Khóa luận Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_tieu_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_ta.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HOÀI LY Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 1 năm 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ HOÀI LY T.S NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN LTrườngớp: K49A – Kế Đạitoán học Kinh tế Huế Niên khoá: 2015-2019 Huế, tháng 1 năm 2019
- Sau gần bốn năm học tại trưLờờng iĐ ạCámi học Kinh TƠế Hunế và hơn ba tháng thực tập, em đã hoàn thành khóa luận của mình. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu:”Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế”, ngoài nổ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô, quý cơ quan thực tập, bạn bè. Trước hết em xin chân thành cám ơn Thầy giáo T.S. Nguyễn Đình Chiến, người thầy đã dành rất nhiều công sức và thời gian quý báu của mình để trực tiếp hướng dẫn bọn em hoàn thành bài khóa luận này. Qua đây, em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế, đặc biệt là phòng kế toán của Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập đã cung cấp số liệu và những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt được bài khóa luận này. Ngoài ra, em cũng xin cám ơn Qúy thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình chỉ ra những điểm thiếu sót trong quá trình bảo vệ bài khóa luận để hoàn thiện những kiến thức thiếu sót đó cũng như hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận của mình. Và cũng không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài khóa luận này, em xin chân thành cám ơn. Do thời gian thực tập chưa được nhiều và những kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh được những thiết sót trong bài khóa luận này. Kính mong quý thầy cô cùng bạn bè góp ý để giúp cho bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em Trườngxin chân thành cám Đại ơn! học Kinh tế Huế Huế, ngày 6 tháng 1 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Hoài Ly i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho SXKD Sản xuất kinh doanh CKTM Chiết khấu thương mại GVHB Giá vốn hàng bán HB Hàng bán BĐS Bất động sản TKĐK Tồn kho đầu kỳ HH Hàng hóa BĐSĐT Bất động sản đầu tư NVL Nguyên vật liệu TSCĐ Tài sản cố định DV Dịch vụ QLKD Quản lý kinh doanh CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí ĐTTC Đầu tư tài chính HĐKT Hoạt động kinh tế TNDN Thu nhập doanh nghiệp VTNN Vật tư nông nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng 10 Sơ đồ 1.2. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng ở phương thức bán hàng 10 qua đại lý 10 Sơ đồ 1.3. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán trả chậm, trả góp. 11 Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán doanh thu theo phương thức tiêu thụ hàng trao đổi 12 Sơ đồ 1.5. Trình tự hạnh toán tiêu thụ nội bộ 12 Sơ đồ 1.6. Trình tự hạch toán ác khoản giảm trừ doanh thu 13 Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 16 Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 18 Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20 Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 21 Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 23 Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán chi phí khác 24 Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN 24 Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 25 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 31 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức kế toán tại Công ty 35 Sơ đồ 2.3. Hình thức sổ kế toán – trình tự ghi sổ 36 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 39 Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 40 Bảng 2.3: Tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 42 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 45 Bảng 2.5. Bảng Tồn – Nhập – Xuất các mặt hàng chủ yếu trong năm: 59 Bảng 2.6. Bảng tập hợp giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong năm 2017 60 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu mẫu số 1: Mẫu hóa đơn số 354 50 Biểu mẫu số 2: Sổ chi tiết công nợ 51 Biểu mẫu số 3: Mẫu số hóa đơn 356 52 Biểu mẫu số 4: Sổ Cái tài khoản 511 54 Biểu mẫu số 5: Chứng từ ghi sổ Giảm giá hàng bán 1 55 Biểu mẫu số 6: Chứng từ ghi sổ Giảm giá hàng bán 2 56 Biểu mẫu số 7: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại vốn 3 57 Biểu mẫu số 8: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại 2 57 Biếu mẫu số 9: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại 3 58 Biểu mẫu số 10: Gía vốn hàng bán 1 59 Biểu mẫu số 11: Giá vốn hàng bán 2 60 Biểu mẫu số 12: Kết chuyển Gía vốn hàng bán 61 Biểu mẫu số 13: Sổ cái tài khoản Gía vốn hàng bán 62 Biểu mẫu số 14: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính 63 Biểu mẫu số 15: Sổ cái tài khoản Chi phí hoạt động tài chính 64 Biểu mẫu sô 16: Chi phí bán hàng 1 65 Biểu mẫu số 17: Chi phí bán hàng 2 66 Biểu mẫu số 18: Chi phí bán hàng 3 66 Biểu mẫu số 19: Kết chuyển chi phí bán hàng 67 Biểu mẫu số 20: Sổ cái tài khoản Chi phí bán hàng 68 Biểu mẫu số 21: Chi phí quản lí doanh nghiệp 1 69 Biểu mẫu số 22: Chi phí quản lý doanh nghiệp 2 70 Biểu mẫu số 23: Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 70 Biểu mẫu số 24: Chi phí quản lý doanh nghiệp 4 71 Biểu mẫu 25: Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 71 Biểu mẫu số 26: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 72 Biểu mẫTrườngu số 27: Sổ cái tài khoĐạiản Chi phíhọc quản lýKinh doanh nghi ệptế Huế 73 Biểu mẫu số 28: Kết chuyển thu nhập khác 74 Biểu mẫu số 29: Kết chuyển doanh thu thuần 77 Biểu mẫu số 30: Chi phí Thuế TNDN 79 Biểu mẫu số 31: Lợi nhuận chưa phân phối 79 Biểu mẫu sô 32: Sổ cái tài khoản Xác định kết quả kinh doanh 80 v
- MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU MẪU v MỤC LỤC vi PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu: 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 3 1.6. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp: 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Khái quát về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: 5 1.1.1.1. Tiêu thụ hàng hóa: 5 1.1.1.2. Xác định kết quả kinh doanh: 5 1.1.2. Vai trò của quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 6 1.1.3. NhiTrườngệm vụ và ý nghĩa c ủĐạia kế toán tiêuhọc thụ và xácKinh định kết qu ảtếkinh doanh:Huế 6 1.1.3.1. Nhiệm vụ: 6 1.1.3.2. Ý nghĩa: 7 1.2. Nội dung kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 7 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7 1.2.1.1. Khái niệm doanh thu: 7 1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: 7 vi
- 1.2.1.3. Chứng từ sử dụng: 8 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng: 8 1.2.1.5. Một số nguyên tắc hạch toán doanh thu: 9 1.2.1.6. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa: 9 1.2.1.6.1. Phương pháp tiêu thụ trực tiếp: 9 1.2.1.6.2. Phương pháp chuyển hàng: 9 1.2.1.6.3. Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi: 10 1.2.1.6.4. Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp: 11 1.2.1.6.5. Các phương thức tiêu thụ khác: 11 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 12 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng: 12 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán: 13 1.2.3.1. Nội dung: 13 1.2.3.2. Các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: 14 1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng: 16 1.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 19 1.2.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 21 1.2.7. Kế toán Chi phí hoạt động tài chính: 21 1.2.8. Thu nhập khác: 22 1.2.9. Kế toán chi phí khác: 23 1.2.10. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: 24 1.2.11. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ: 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KTrườngẾT QUẢ KINH DOANHĐại ChọcỦA CÔNG Kinh TY CỔ PHtếẦN Huế VẬT TƯ THỪA THIÊN HUẾ 28 2.1. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Vật Tư Thừa Thiên Huế 28 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 28 2.1.1.1. Lịch sử hình thành: 28 2.1.1.2. Sự phát triển của Công ty: 29 vii
- 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 29 2.1.2.1. Chức năng: 29 2.1.2.2. Nhiệm vụ: 30 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế 31 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty: 31 Tổ chức bộ máy Công ty được tổ chức theo hình thức như sau: 31 2.1.3.2. Nhiệm vụ, chức năng từng phòng ban: 32 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 34 2.1.5. Tổ chức kế toán tại Công ty: 35 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức kế toán: 35 2.1.5.2. Các chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán: 35 2.1.6. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: 36 2.1.8. Tình hình nguồn lực của Công ty năm 2017: 37 2.1.8.1. Tình hình lao động của Công ty năm 2017: 37 2.1.8.2. Tình hình tài sản của Công ty: 39 2.1.8.3. Tình hình tài chính: 40 2.1.8.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 42 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 46 2.2.1. Khái quát hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 46 2.2.1.1. Mặt hàng tiêu thụ: 46 2.2.1.3. TrườngPhương thức tiêu th Đạiụ: học Kinh tế Huế 47 2.2.1.4. Đặc điểm về tổ chức chứng từ kế toán tiêu thụ áp dụng tại Công ty: 48 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty: 49 2.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng: 49 2.2.2.3. Quy trình và phương pháp hạch toán: 49 2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty: 55 2.2.3.1. Giảm giá hàng bán: 55 viii
- 2.2.3.2. Hàng bán bị trả lại: 56 2.2.4. Kế toán giá vốn tại công ty: 58 2.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính: 63 2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng: 65 2.2.6. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp: 69 2.2.8. Kế toán Thu nhập khác: 74 2.2.8. Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp: 74 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 81 3.1. Nhận xét về tình hình hoạt động của công ty và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 81 3.1.1. Về hoạt động kinh doanh của Công ty: 81 3.1.2. Về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 82 3.2. Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán và xác định kết quả kinh doanh của công ty: 84 PHẦN III: KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 89 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới thì nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến khá tích cực không chỉ trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, mà trong lĩnh vực kinh tế nó cũng có những đóng góp không kém phần quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa như hiện nay, để hòa nhập một cách hữu hiệu nhất thì nền kinh tế Việt Nam đang từng bước vừa cố gắng học hỏi vừa tiếp thu các thành tựu của các nước khác trên thế giới, ngoài ra còn phát huy được khả năng kinh doanh của mình nên phần nào thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế được diễn ra nhanh hơn. Do đó mà nền kinh tế Việt Nam trên trường kinh tế quốc tế được đánh giá là nước có tiềm năng thu lợi nhiều nên được coi là nơi thu hút nguồn đầu tư lớn không chỉ trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ nói riêng và các doanh nghiệp lớn nói chung trong nước. Thách thức dễ thấy cho các doanh nghiệp nhỏ trong nước là sự cạnh tranh và sức ép tiêu thụ hàng hóa đối với các doanh nghiệp lớn trong nước, khu vực và đặc biệt là các doanh nghiệp lớn khác ở trong khu vực tổ chức Thương Mại có nguồn vốn vững mạnh và trình độ quản lí cao ngày cáng gay gắt hơn. Trước tình hình đó để tồn tại và phát triển thì đói hỏi các doanh nghiệp nhỏ phải có những biện pháp thiết thực hơn trong tất cả các khâu nhằm nâng caoTrường quá trình kinh doanh, Đạiđặc bihọcệt là trong Kinh khâu tiêu thutế– khâuHuế quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì chỉ có bán hàng, tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có doanh thu để chi trả các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong những biện pháp hiệu quả phải kể đến là thực hiện tốt công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng cơ hội và ra những quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có những thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh đó thì cần lượng thông tin chính xác và rõ ràng nhất, muốn có lượng thông tin này thì bộ 1
- phận quản lí phải thông qua nguồn từ kế toán. Vì vậy, muốn đưa ra các quyết định đúng đắn thì cần phải có nguồn thông tin từ kế toán tốt, muốn vậy đòi hỏi phải có chính sách quản lí và tổ chức công tác kế toán hiệu quả. Một trong những công cụ đắc lực giúp các nhà quản lí thực hiện được mục tiêu đó là kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là phần hành chủ yếu giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ cho công bộ phận quản lí đưa ra những quyết định cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thể phân tích và đánh giá được các phương án đầu tư hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, vận dụng những kiến thức mà em đã học được tại trường và từ thấy cô nên em đã chọn đi sâu nghiên cứu về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Với sự giúp đỡ của các anh (chị) trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – T.S. Nguyễn Đình Chiến nên em đã lựa chọn đề tài là: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Đánh giá những ưu, nhược điểm về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. ĐTrườngề xuất những biện Đạipháp góp phhọcần hoàn Kinhthiện công tác tế kế toánHuế tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán và thông tin khác liên quan đến công ty. 2
- 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập và nghiên cứu từ năm 2015 – 2017. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Phương pháp này được sử dụng và bổ sung thêm về cơ sở lý luận trong trong chương 1 của bài khóa luận. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được áp dụng trong việc thu thập số liệu từ các phòng ban khác nhau để phục vụ cho việc tính toán và so sánh các số liệu khác nhau giữa các năm trong chương 2 của bài khóa luận. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, phương pháp đối ứng, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp thống kê: là phương pháp phân tích, thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để đối chiếu, so sánh nhằm hoàn thành công tác nghiên cứu. Trong bài này, em đã sư dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và từ đó rút ra nhận xét. Phương pháp phân tích tài chính: Là phương pháp dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính để phân tích tình trạng tài chính, cũng như đánh giá tính hình hoạt động của công ty. Từ đó, Trường tìm ra nguyên nhân Đạiảnh hưở nghọc và đưa raKinh các giải pháp tế kh Huếắc phục nằm trong chương 3. 1.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Thông qua tìm hiểu và tham khảo một số bài khóa luận về “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” em nhận thấy rằng, sự khác biệt giữa bài nghiên cứu của em so với các bài nghiên cứu khác ở điểm như sau: 3
- Thuế suất thuế GTGT của phân bón thông thường trước đây thì áp dụng với mức thuế suất là 5% khi bán ra. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của em thì Công ty Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế vào năm 2017 lại áp dụng với mức thuế suất là 0%. Vì sao lại như vậy? Theo như nguồn mà em tìm hiểu được từ Công ty và trên các mạng xã hội thì vào năm 2015, Bộ tài chính đã có công văn về việc áp dụng thuế suất thuế GTGT cho phân bón là từ không chịu thuế lên chịu thuế suất 0% hoặc là 5%. Với mục đích nhằm khuyến khích các ngành liên quan đến nông nghiệp phát triển hơn nên áp cho các Công ty chịu thuế 0% nhằm giảm một số khoản chi phí được khấu trừ. Làm giảm chi phí và tăng nguồn lợi nhuận của công ty lên. 1.7. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận gồm có 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế. Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế. Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 4
- PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Tiêu thụ hàng hóa: Xét trên góc độ kinh tế thì tiêu thụ hàng hóa là sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc cung cấp ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho việc chuyển quyền sở hữu đó. Hay nói cách khác đó là quá trình chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Về nguyên tắc thì kế toán phải ghi nhận vào sổ sách các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm xảy ra. Doanh nghiệp tuy không còn quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm nhưng doanh nghiệp lại có quyền sở hữu về tiền hoặc có quyền đòi tiền khách hàng nếu như khách hàng chấp nhận mua nợ khi doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hàng hóa và thành phẩm cho khách hàng. Hoạt động tiêu thụ có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Bán trực tiếp, tiêu thụ thông qua đại lý, chuyển hàng thông qua hợp đồng, 1.1.1.2. Xác định kết quả kinh doanh: Là quá trình tiếp theo của quá trình tiêu thụ, là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, nó được so sánh giữa các khoản doanh thu và thuTrường nhập từ tiêu th ụĐạihàng hóa học(thành ph ẩKinhm, dịch vụ, ) tế vớ iHuế các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh tế để có được các khoản doanh thu và thu nhập. Kết quả kinh doanh được thể hiện thông qua tiêu chí lợi nhuận, một tiêu chí tổng hợp thể hiện kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là hoạt động mang tính khoa học, nó theo dõi chặt chẽ quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể cho thấy 5
- được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra những biện pháp trong các khâu phù hợp hơn, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm. 1.1.2. Vai trò của quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Đối với doanh nghiệp: là quá trình thu hồi vốn và tiếp tục quá trình tái tạo sản xuất mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh. Qúa trình tiêu thụ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Thực hiện tốt quá trình tiêu thụ hàng hóa (thành phẩm) là cơ sở điều hòa giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiền và hàng, bảo đảm sự cân đối giữa các ngành với nhau hoặc trong từng ngành của nền kinh tế. 1.1.3. Nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 1.1.3.1. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng nhất là cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lí và những người có nhu cầu quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các nhà quản lí có thể đánh giá, phân tích và đưa ra những biện pháp tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo dõi, phản ánh kịp thời, chi tiết hàng hóa (thành phẩm) ở tất cả các trạng thái: Hàng trong kho, hàng gửi đi bán hay hàng đang đi trên đường. Nhằm đảm bảo tính đầy đủ không những ở mặt hiện vật mà còn ở mặt giá trị hàng hóa. Đồng thời giám sát sự tiêu thụ của từng mặt hàng cụ thể hơn, chi tiết hơn. Phản ánh chính xác, đầy đủ, trung thực các khoản chi phí nhằm xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ của doanh nghiệp. Phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, doanh thu thuần để xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh. TheoTrường dõi và thanh toán Đại các kho họcản công nKinhợ của khách hàngtế tránhHuế bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp hoặc công nợ với nhà cung cấp. Cung cấp số liệu đầy đủ, lập quyết toán kịp thời và thực hiện đầy đủ các nghĩ vụ đối với nhà nước. Tóm lại: Chỉ khi tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có lãi và có thể tái sản xuất kinh doanh mở rộng nhằm nâng cao lợi nhuận đem lại hiệu 6
- quả kinh tế cao. Chính vì thế việc tổ chức nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. 1.1.3.2. Ý nghĩa: Hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mang ý nghĩa sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ là một trong những điều kiện giúp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ giúp cho người sử dụng thông tin lý giải và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn phân tích được khả năng thu lại nguồn lợi cao từ việc đầu tư vốn. Đối với các nhà quản lí thì nó giúp cho họ đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả về mức độ, tính chất, xu hướng ảnh hưởng của chúng trong tương lai, từ đó giúp quản lí đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Việc tiêu thụ tốt hàng hóa (thành phẩm) thì còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường, qua đó có thể giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận lên mới cao hơn. 1.2. Nội dung kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.1. Khái niệm doanh thu: Theo chuẩn mực số 14 ban hành ngày 31/12/2001 của BTC: “Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. 1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng: DoanhTrường thu bán hàng đư ợĐạic ghi nh ậhọcn khi thỏ a Kinhmãn đồng th ờtếi 5 đi ềHuếu kiện sau đây: 1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. 2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. 3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 7
- 4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. 5) Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng. Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được ghi nhận và doanh thu bán hàng được ghi nhận. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu của giao dịch cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của cuộc giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu trong kỳ là phần dịch vụ đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau đây: 1) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 3) Xác định được phần công việc được hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. 4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 1.2.1.3. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (Phụ lục 3) Phiếu xuất kho Phiếu thu Bảng thanh toán hàng đại lý, Lệnh xuất hàng (Phụ lục 4) 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng: TàiTrường khoản 511 – Doanh Đại thu bán hànghọc và cung Kinh cấp dịch v ụtế Huế Nội dung: là tổng giá trị được thực hiện do cung cấp sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tài khoản 511 không có số dư. Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2: TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm (mở chi tiết theo yêu cầu quản lý) 8
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư TK 5118: Doanh thu khác. 1.2.1.5. Một số nguyên tắc hạch toán doanh thu: “Theo điều 78 của Thông tư 200 BTC”: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được thỏa thuận bởi doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) đi các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền chưa được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Gía trị thực tê tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi hàng hóa và dịch vụ dùng để trao đổi để lấy hàng hóa và dịch vụ tương tự về thì bản chất và giá trị đó không được coi như một nghiệp vụ tạo ra doanh thu. 1.2.1.6. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa: 1.2.1.6.1. Phương pháp tiêu thụ trực tiếp: Theo phương pháp tiêu thụ này, bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho hoặc tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi giao hàng xong, bên mua ký vào chứng từ bán hàng thì hàng được xác định là tiêu thụ. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa về đơn vị do người mua chịu. (“Kế toán tài chính 2, trang 142”) 1.2.1.Trường6.2. Phương pháp Đại chuyển hàng: học Kinh tế Huế Theo phương thức này, doanh nghiệp chuyển hàng đến cho người mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi hàng được giao xong và người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (đã ký vào chứng từ giao nhận hàng) thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến cho khách hàng do 9
- doanh nghiệp chịu. Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp. (“Kế toán tài chính 2”) Sơ đồ 1.1. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng. 1.2.1.6.3. Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi: Theo phương thức này, doanh nghiệp chuyển hàng đến hệ thống các đại lý theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Số hàng chuyển đến các đại lý này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được xác định là tiêu thụ. Sau khi kết thưc hợp đồng bán hàng, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý một khoản thù lao về việc bán hàng này gọi là hoa hồng đại lý. Hoa hồng đại lý được tính theo phần trăm trên tổng giá bán. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng ở phương thức bán hàng qua đại lý 10
- 1.2.1.6.4. Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp: Đối với một số mặt hàng có giá trị tương đối cao, để người có thu nhập trung bình có thể tiêu dùng được những mặt hàng này, các doanh nghiệp tiến hành bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp. Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì xác định là tiêu thụ. Người mua sẽ thanh toán ngay lần đầu tại thời điểm mua một phần số tiền phải trả, phần còn lại trả dần trong nhiều kỳ và phải chịu một khoản lãi nhất định gọi là lãi trả chậm, trả góp. Thông thường số tiền trả ở các kỳ là bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. (“Kế toán tài chính 2”) TK 511 TK 111, 112, 131 Doanh thu bán hàng TK 3331 Thuế GTGT đầu ra TK 515 TK 3387 Doanh thu lãi bán Tiền lãi phải thu bán hàng trả góp hàng trả chậm Sơ đồ 1.3. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán trả chậm, trả góp. 1.2.1.6.5. Các phương thức tiêu thụ khác: Ngoài các phương thức tiêu thụ nói trên, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho lao động, trao đổi vật tư, hàng hóa khác hoTrườngặc cung cấp theo yêu Đại cầu của nhàhọc nước, Kinh(“Kế toán tàitế chính Huế 2”) 11
- Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán doanh thu theo phương thức tiêu thụ hàng trao đổi. TK 911 TK 511 TK 334, 335 Trả lương trả thưởng bằng Sản phẩm, hàng hóa K t chuy n doanh thu ế ể TK 3331 Thuế GTGT đầu ra TK 642 Doanh thu tính bằng giá vốn TrườngSơ đ ồĐại1.5. Trình học tự hạnh Kinhtoán tiêu th ụtếnội bHuếộ 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT Phiếu nhập kho Biên bản hàng bán bị trả lại Biên bản giảm giá hàng bán 12
- 1.2.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (không có số dư) bao gồm: - Chiết khấu thương mại: TK 521 – Là khoản mà người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với khối lượng lớn. - Hàng bán bị trả lại: TK 5212 – Là sô hàng được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết hợp đồng kinh tế, hàng bị kém phẩm chất, - Giảm giá hàng bán: TK 5213 – Là số tiền giảm trừ cho khách hàng do các nguyên nhân thuộc về người bán như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, hàng lạc hậu, 1.2.2.3. Phương pháp kế toán: TrườngSơ đồ 1.6. Trình Đại tự hạch họctoán các khoKinhản giảm trtếừ doanh Huế thu 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán: 1.2.3.1. Nội dung: Gía vốn hàng bán là giá thành thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa đã bán được trong kỳ kế toán. Là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh số tiền được trừ ra khỏi doanh thu để xác định kết quả kinh doanh của từng kỳ kế toán. Trong điều kiện 13
- doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá vốn hàng bán là một chi phí được ghi nhận đồng thời với doanh thu theo nguyên tắc phù hợp. 1.2.3.2. Các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: Gía vốn của hàng xuất kho được xác định theo 3 phương pháp sau đây: Phương pháp đích danh: Khi xuất kho, hàng hóa thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Phương pháp này nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Với việp áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại HTK được tính theo giá trị trung bình của từng loại HTK đầu kỳ và giá trị từng loại HTK được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp này có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một lô hàng phù thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Gía thực tế xuất kho HH = Số lượng HH xuất kho Gía đơn vị bình quân × trong kỳ = trong kì HH Khi sử dụng giá đơn vị bình quân, có thể sử dụng dưới dạng sau: +) Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán HTK căn cứ vào giá mua, giáTrường nhập, lượng HTK trongĐại kỳ vàhọc nhập trong Kinh kỳ để tính giátế đơn Huế vị bình quân. Đơn giá mua bình quân cả = Trị giá mua hàng TKĐK+Trị giá mua hàng nhập kho trong kỳ kỳ dự trữ Số lượng TKĐK+Số lượng nhập kho trong kỳ Với tính cách này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ cính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. +) Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: 14
- Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực của HTK và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau: Đơn giá mua bình quân mỗi lần nhập = Trị giá mua HTK sau mỗi lần nhập Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại HTK, có lưu động nhập xuất ít. +) Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này HTK đầu kỳ được giả định là xuất bán trước tiên, số hàng xuất hiện thêm sau đó được xuất theo đúng thứ tự như chúng mua vào nhập kho. Như vậy giá trị mua của hàng xuất khi được tính theo đơn giá của hàng mua vào nhập kho tại các thời điểm đầu, giá trị mua của hàng mua sau cùng được tính cho HTK cuối kỳ. Ưu điểm: Gía mua của HTK trên báo cáo kế toán sát với giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo. Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại bởi doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời, làm cho khối lượng công việc kế toán chi phí sẽ tăng lên nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục. 1.2.3.3. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho Thẻ kho BTrườngảng kê chi tiết xuấ t Đại– Nhập – Thọcồn Kinh tế Huế 1.2.3.4. Tài khoản sử dụng: TK 632 “Gía vốn hàng bán” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 không có số dư cuối kì. 15
- 1.2.3.5. Phương pháp kế toán: TK 155, 156 TK 632 TK 911 Trị giá vốn của hàng nh hóa xuất bán K/C GVHB để xác đị KQKD TK 154 TK 155, 156 Gía thành thực tế của sản Hàng bán bị trả lại nhập kho phẩm TK 217 TK 2294 Bán BĐSĐT Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng: ChiTrường phí bán hàng là nh Đạiững chi phí học phát sinh Kinh trong quá trìnhtế tiêuHuế thụ các loại sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. 1.2.4.1. Chứng từ sử dụng: Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mình mà các công ty lựa chọn hệ thống chứng từ, sổ sách cho phù hợp. Một số chứng từ, sổ sách thương dùng: phiếu xuất kho, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn, phiếu chi, 16
- 1.2.4.2. Tài khoản sử dụng: TK 641 – chi phí bán hàng. Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2: - TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng - TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì - TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm - TK 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6418: Chi phí bằng tiền khác 1.2.4.3. Phương pháp kế toán: Trường Đại học Kinh tế Huế 17
- TK 111, 112, 131 TK 641 TK 111, 112, 152 Chi phí DV mua ngoài Các khoản ghi giảm chi phí Chi phí bằng Bán hàng Tiền khác TK 152,153 TK 2293 Chi phí NVL, CCDC dùng Hoàn nhập dự phòng Cho bán hàng phải thu khó đòi TK 242,335 TK 352 Hoàn nh p d phòng CP trả trước ậ ự bảo hành sản phẩm, dự TK 352 phòng phải trả khác TK 911 Trích lập dự phòng Cuối kì kết chuyển chi TK 334, 338 phí bán hàng để xác định KQKD Tiền lương và các khoản trích theo lương TK 229 Lập dự phòng phải thu khó đòi TTrườngK 214 Đại học Kinh tế Huế Trích khấu hao TSCĐ Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 18
- 1.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến bộ máy quản lý hành chính và quản lý hoạt động kinh doanh chung của toán doanh nghiệp. 1.2.5.1. Chứng từ sử dụng: Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà các công ty lựa chọn hệ thống chứng từ, sổ sách cho phù hợp. Một số chứng từ, sổ sách thường dùng: bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi, hóa đơn, sổ cái TK 642, 1.2.5.2. Tài khoản sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp - TK 6422: Chi phí vật liệu doanh nghiệp - TK 6423: Chi phí đồ uống văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí, lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TK 642 không có số dư cuối kỳ. 3.5.3. Phương pháp kế toán: Trường Đại học Kinh tế Huế 19
- TK 152, 153 TK 642 TK 111, 112, 152 Chi phí NVL, CCDC, dùng Các khoản giảm trừ chi phí cho QLKD QLKD TK 111, 112, 131 TK 2293 Chi phí DV mua ngoài, chi Hoàn nhập dự phòng phải thu phí bằng tiền khác khó đòi TK 242, 335 TK 352 Chi phí trả trước, chi phí phải Hoàn nhập dự phòng bảo trả tính vào chi phí QLKD hành sản phẩm, dự phòng phải trả khác TK 334, 338 TK 911 Tiền lương, các khoản Cuối kỳ kết chuyển chi trích lương cho QLDN phí QLKD để xác định kết quả kinh doanh TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 352 Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả khác. TTrườngK 229 Đại học Kinh tế Huế Lập dự phòng phải thu khó đòi Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20
- 1.2.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm; Bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, doanh thu hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. 1.2.6.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu thu Sổ phụ ngân hàng Bảng kê tiền lãi 1.2.6.2. Tài khoản sử dụng TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 1.2.6.3. Phương pháp kế toán: TK 111, 112, 338 TK 515 TK 111, 112, 152 Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu bán hàng bị Doanh thu hoạt động tài trả lại thuộc hoạt động chính ĐTTC TK 911 Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động tài chính TrườngSơ đồ 1.10. SơĐại đồ hạch học toán doanh Kinh thu hoạt đtếộng tàiHuế chính 1.2.7. Kế toán Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản lỗ, các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí đi vay và cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, chi phí giao dịch chứng khoán, 21
- 1.2.7.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Bảng khấu hao TSCĐ, 1.2.7.2. Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính. 1.2.7.3. Phương pháp kế toán: Tập hợp chi phí thuộc hoạt động tài chính (chi phí liên doanh, chi phí đầu tư ngắn hạn, ): Nợ TK 635: Tập hợp chi phí hoạt động tài chính Có TK liên quan (111, 112, 229, ): Chi phí hoạt động đầu tư tài chính phát sinh trong kì. Gía vốn hàng bị trả lại thuộc hoạt động tài chính: Nợ TK liên quan Có TK 635: Gỉa giá đầu tư tài chính. Kết chuyển chi phí đầu tư tài chính trừ vào kết quả cuối kỳ: Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 635: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính vào cuối kỳ. 1.2.8. Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngoài các khoản doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lí TSCĐ - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê tài sản - Tiền thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng - Các khoản thuế được nhà nước hoàn lại - Các khoản nợ không xác định được chủ - Thu được tiền từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ - CácTrường khoản tiền thư ởĐạing của khách học hàng Kinh liên quan đế ntế tiêu Huế thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu - Thu nhập quà biếu tặng bằng tiền, hiện vật cúa các cá nhân, tổ chức tặng cho doanh nghiệp - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. 22
- 1.2.8.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, giấy đề nghị thanh toán, Biên bản thanh lý TSCĐ, 1.2.8.2. Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác 1.2.8.3. Phương pháp kế toán: Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 1.2.9. Kế toán chi phí khác: Là chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, bao gồm: - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. - Bị phạt thuế, truy thu thuế - Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ - ChênhTrường lệch lỗ đánh giáĐại lại vậ t họctư, hàng hóa,Kinh TSCĐ đưa tế đi gópHuế vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác - Các khoản chi phí khác. 1.2.9.1. Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lí, nhượng bán TSCĐ, phiếu chi, Giấy báo nợ, 1.2.9.2. Tài khoản sử dụng: TK 811 – Chi phí khác. 23
- 1.2.9.3. Phương pháp kế toán: Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán chi phí khác 1.2.10. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế TNDN bao gồm: Chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong chính năm hiện hành. 1.2.10.1. Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế TNDN 1.2.10.2. Tài khoản sử dụng: TK 821, TK 911, 1.2.10.3. Phương pháp kế toán: Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN 1.2.11. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh 24
- doanh bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. 1.2.11.1. Chứng từ sử dụng: Các sổ cái các tài khoản liên quan: TK 511, TK 632, TK 515, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711, 1.2.11.2. Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản TK 911 không có số dư cuối kỳ. 1.2.11.3. Phương pháp kế toán: TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển GVBH Kết chuyển Doanh thu thuần TK 641 TK 515 Kết chuyển CPBH Kết chuyển Doanh thu tài chính TK 711 TK 642 Kết chuyển Thu nhập khác Kết chuyển Chi phí QLDN TK 512 TK 635 Kết chuyển Doanh thu nội bộ Kết chuyển chi phí HĐTC TK 421 Kết chuyển lỗ TKTrường 811 Đại học Kinh tế Huế Kết chuyển chi phí khác TK 421 Kết chuyển lãi Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 25
- 1.3. Đặc điểm hình thức sổ kế toán Mỗi doanh nghiệp sẽ có những hình thức sổ kế toán khác nhau. Nó được hiểu như là một hệ thống các sổ sách được liên kết với nhau theo một trình tự hạch toán dựa trên các chứng từ gốc. Nó bao gồm các loại sổ có chức năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế xảy ra. Một doanh nghiệp để có thể xây dựng một hình thức sổ kế toán có thể dựa vào các tiêu chí như sau: Đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh thương mại cũng như quy mô của quá trình sản xuất. Yêu cầu và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trình độ nghiệp vụ và năng lực của nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Điều kiện và phương thức hiện vật hiện có của doanh nghiệp. Hiện nay theo thông tư 200 được ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán mới thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐ – BTC thì có các hình thức sổ kế toán như sau: - Hình thức ghi sổ Nhật kí chung. - Hình thức ghi sổ Nhật kí chung – Sổ cái. - Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ. - Hình thức ghi sổ trên máy vi tính. - Hình thức ghi sổ Nhật kí – Chứng từ. Công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế sử dụng theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùngTrường loại đã được kiểm Đại tra, đư ợchọc dùng làm Kinh căn cứ ghi sổ,tế kế Huếtoán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. 26
- . KẾT LUẬN CHƯƠNG I Trong chương này, tác giả đã nêu lên những lý luận chung về Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như các khái niệm cơ bản, các chứng từ sử dụng cũng như phương pháp hạch toán của các khoản mục. Tóm lại, chương này sẽ là cơ sở nền tảng để em tìm hiểu chuyên sâu hơn về khóa luận để thực hiện và co sự so sánh giữa thực tế công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế 27
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Vật Tư Thừa Thiên Huế 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 2.1.1.1. Lịch sử hình thành: Tên gọi: Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế. Tên tiếng anh: Thua Thien Hue Agricultural Material Joint – Stock Company Tên giao dịch: TAMACO Trụ sở chính: Đường Tản Đà – Phường Hương Sơ – Thành Phố Huế Mã số thuế: 3300101244 Giấy CNĐKKD: Số 3300101244 đăng ký lần đầu ngày 06/02/2006 thay đổi lần sau ngày 22/03/2011 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Ngày hoạt động: 06/02/2006 Giám đốc: Trần Thuyên Điện thoại: 02343588330. Fax: 02343588332 Websibe: Email: vtnn.tthue@gmail.com Theo quyết định số 1069/QĐ – UB ngày 05/04/2005 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế được chuyển đổi thành CôngTrường ty Cổ phần. Quy Đạiết định nàyhọc là một bưKinhớc ngoặt m ớtếi phù Huế hợp với xu hướng chung của cơ chế cạnh tranh trong giai đoạn kinh tế hội nhập ngày nay, mở ra thời kỳ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: thời kỳ tự túc tài chính, tự chi và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty. 28
- 2.1.1.2. Sự phát triển của Công ty: Từ khi việc chia cắt Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành ba công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được lập theo quyết định số 71/QĐ-UB (17/07/1989) của UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết đinh số 126/QĐ-UBNN của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì công ty được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cung ứng và trao đổi vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Theo quyết định số 1069/QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy, kể từ tháng 1/2006, để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn chủ yếu của ngân sách nhà nước để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Trong những năm qua với sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ công nhân viên của công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm Trườnggiao dịch bán hàng Đạiphục vụ chohọc 8 huy ệKinhn và thành ph tếố Hu ếHuếlà: Trạm Phú Đa, trạm Truồi, trạm An Lỗ và trạm A Lưới. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 2.1.2.1. Chức năng: Từ khi công ty mới thành lập, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã giao cho những chức năng sau: 29
- Cung cấp dịch vụ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản xuất các loại phân bón, phân hữu cơ sinh học Sông Hương, các loại phân bón hỗn hợp NPK bông lúa và các loại phân khác. Thu mua chế biến nông sản. Sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, thức ăn gia súc. Nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Với những chức năng trên, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cụ thể là: Đảm bảo cung ứng kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu. Thực hiện các chủ trương cung ứng các mặt hàng thuộc chính sách, chủ trương miền núi theo chương trình trợ giá, trợ cước của Nhà nước và tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho khu vực miền núi trên toàn tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương trong chế độ Nhà nước. Đặc biệt công ty phải thực hiện nhiệm vụ duy trì phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo và an toàn vốn góp cổ phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Với những chức năng và nhiệm vụ trên đã cho thấy những năm trở lại đây, công ty đã tổ chức được bộ phận quản lý khá hoàn chỉnh và ổn định, hoạt động kinh doanh trong cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu đã đạt kết quả khả quan. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
- 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công Ty: Tổ chức bộ máy Công ty được tổ chức theo hình thức như sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH- PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN – KINH DOANH HÀNH CHÍNH TÀI VỤ Nhà máy Tr m A Tr m Tr m Tr m ạ ạ ạ ạ PLHCSH Lưới Truồi Phú Đa An Lỗ Sông Hương Trường Đại học Kinh tế Huế Cửa C a Cửa Nhà Cửa ử Cửa Nhà hàng i i hàng i i máy hàng Đạ hàng Đạ Đạ hàng Đạ máy bán lý bán lý bán lý lý vi xăng bán lẻ NPK lẻ lẻ lẻ sinh dầu (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế 31
- 2.1.3.2. Nhiệm vụ, chức năng từng phòng ban: Kể từ năm 2006, khi Công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng. Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội đồng quản trị là 5 thành viên đại diện cổ đông để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng cổ đông đề ra quy chế hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho Giám đốc thực hiện. Kiểm soát viên: gồm 3 người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, trình báo cáo thẩm định đến chủ sở hữu công ty. Kiến nghị các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của công ty. Giám đốc: là người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Là đại diện pháp nhân của đơn vị trực tiếp điều hành tổ chức nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện mục tiêu đề ra. Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trong khâu mua bán hàng hóa, có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng về ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh để mua hàng cho công ty. Ngoài ra phó giám đốc còn tổ chức việc bán ra, chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hóa. Giữa Giám đốc và Phó giám đốc của công ty có mối quan hệ chặt chẽTrườngvà thống nhất vớ i Đạinhau trong học tiêu thụ Kinhsản phẩm nói tếriêng Huếvà hoạt động kinh doanh nói chung của công ty. Phòng kế hoạch - kinh doanh: Có nhiệm vụ báo cáo thông tin chính xác, kịp thời về tình hình tiêu thụ hàng hóa hiện tại của Công ty, tình hình tiêu thụ và khả năng cung cấp hàng hóa phía đối tác, nhu cầu thị trường để từ đó tham mưu kịp thời cho Ban lãnh đạo công ty, đề ra phương hướng nhiệm vụ mang tính khả thi nhất, đồng thời phân phối bố trí hàng hóa cho các trạm phụ thuộc. 32
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính như văn thư bảo mật, bảo vệ cơ quan, tiếp khách, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, thôi việc, Phòng Kế toán - Tài vụ: Có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp kịp thời các báo cáo định kỳ chính xác tình hình tài chính của công ty cho Ban lãnh đạo, ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu cho quá trình kinh doanh, theo dõi tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty. Dưới các phòng ban chức năng có các chi nhánh phụ thuộc: chi nhánh A Lưới, chi nhánh Truồi, chi nhánh Phú Đa, chi nhánh An Lỗ, nhà máy PLHCSH Sông Hương. Hàng tháng, các chi nhánh tiến hành tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa của đơn vị mình và gửi báo cáo lên Ban lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng và các đại lý bán lẻ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng quản trị, giám đốc và các phòng ban chức năng cũng như chi nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hoạt động công ty đạt hiệu quả cao. Các chi nhánh: Có chức năng cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành, phục vụ cho sản xuất, phân phối sản phẩm đến với khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng tìm kiếm thị trường. Nhà máy phân lân: Sản xuất phân lân, phân NPK nhãn hiệu Bông Lúa Với cơ cấu tổ chức như thế, ta thấy Công ty có sự phân cong theo ngành và đi sâu sát đến người tiêu dùng. Điều này tạo điều kiện cho Công ty tăng cường việc nghiên cứu thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Về Trườngmối quan hệ chức Đại năng đượ chọc thể hiện Kinh những mối quantế hHuếệ qua lại giữa các phòng ban chức năng và các chi nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ này rất chặt chẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả. Tóm lại, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nhưng nói chung đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa có mối quan hệ trực tuyến vừa có mối quan hệ chức năng nên cho phép nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận, gắn trách nhiệm của mọi người với kết quả cuối cùng. 33
- 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiê Huế là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con nông dân. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế có những đặc điểm sau: Hoạt động kinh doanh ở Công ty mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ như phân bón, thuốc trừ sâu, phục vụ cho bà con nông dân. Mặt hàng kinh doanh là phân bón thuốc trừ sâu, việc tiêu thụ phụ thuộc vào mùa vụ sả xuất giống loại cây trồng (mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào giống cây trồng). Mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào từng thời điểm phát triển của cây trồng. Vì vậy việc tiêu thụ mặt hàng phân bón theo từng thời điểm. Công ty kinh doanh theo từng thời vụ, vì vậy lúc vào vụ Công ty có đội ngũ lái xe tải vận chuyển hàng xuống các cửa hàng, các đại lý trong toàn tỉnh, cung ứng đầy đủ lượng hàng về tận nơi mà khách hàng yêu cầu công ty hoạt động kinh doanh chịu nhiều biến động của yếu tố thời gian. Chu kỳ kinh doanh của Công ty biến động theo nhiều năm, trong năm có hai vụ chính. Vụ đông xuân từ tháng 12 đến tháng 4, vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 8 kinh doanh tăng cao, các tháng còn lại xuống thấp. Vì vậy việc kinh doanh của Công ty không đều trong năm, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tổ chức kinh doanh nói chng và tổ chức hạch toán kế toán nói riêng trong công ty. Đặc điểm thị trường Thị trường đầu vào: Công ty có một đội ngũ nhân viên năng động và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc để tìm hiểu thị trường và khai thác nguồn hàng (Ví dụ: Thị trường nào có giấ mềm, hàng hóa đảm bảo chất lượng kiểm định của nhà nước, mẫu mã bao bì đẹp). Công ty đã có sự liên kết và hợp tác với các công ty trong vàTrường ngoài tỉnh để phố i Đạihợp kinh doanhhọc như: Kinh Công ty VTNN tế Qu Huếảng Bình, Công ty VTNN II – Đà Nẵng, Công ty VTNN Nghệ An, nhằm đảm bảo nguồn hàng về kho kịp thời cho việc kinh doanh. Thị trường đầu ra: Trong tỉnh Thừa Thiên Huế lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần lớn nên nhu cầu về vật tư nông nghiệp là rất lơn, nhưng cũng không ít đối thủ cạnh tranh. 34
- 2.1.5. Tổ chức kế toán tại Công ty: 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức kế toán: ( Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức kế toán tại Công ty 2.1.5.2. Các chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán: Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty, giám sát chỉ đạo các bộ phận kế toán, tổ chức hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh cho Công ty mình và chịu trách nhiệm về tài chính trước giám đốc. Kế toán tổng hợp: Thực hiện kế toán tổng hợp toàn Công ty và kế toán tổng hợp của văn phòng Công ty. Kiểm tra, kiểm soát tất cả các chứng từ gốc từ các đơn vị kế toán trực thuộc, các bộ phận kế toán chi tiết gửi về tổng hợp chi phí, doanh thu, lập bảng kết chuyển chi phí, doanh thu để lập quyết toán quý, năm. Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính, theo dõi các sổ tổng hợp, lập các biểu quyết toánTrường (quý, năm) cho CôngĐại ty. học Kinh tế Huế Kế toán tiêu thụ: Theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn, ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ khối lượng hàng hóa bán ra, số hàng đã giao dịch cho các cửa hàng tiêu thụ, số hàng gửi đi bán, chi phí bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu. Thủ quỹ: với nhiệm vụ trực tiếp quản lý thu, chi tiền mặt, khi có chứng từ hợp lệ, cuối ngày kế toán đối chiếu với số tiền mặt của kế toán thanh toán để đảm bảo rút tiền mặt và thanh toán các khoản một cách thuận tiện khi có quyết định quản lý Công ty. 35
- 2.1.6. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Hiện nay Công ty Cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế sử dụng hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ và thực hiện trên máy tính theo phần mềm kế toán FAST. Các loại sổ kế toán mà công ty đang áp dụng: Sổ chi tiết: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết các tài khoản, sổ theo dõi công nợ. Sổ tổng hợp: Sổ cái. Hệ thống tài khoản áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, rồi đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày vào chứng từ ghi sổ. Sau đó được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các Sổ kế toán chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ cái đợc sử dụng lập “ Bảng cân đối tài khoản”. Cuối tháng tiến hành cộng sổ chi tiết lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ cái của tài khoản đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi được đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán Sổ Kế toán BảTrườngng tổng hợp Đại học Kinh tế Huế chứng từ kế toán Báo cáo tài chính cùng loại Sơ đồ 2.3. Hình thức sổ kế toán – trình tự ghi sổ Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng, hoặc định 36
- 2.1.7. Các chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay theo Thông tư 200 được ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán mới thay thế cho quyết định sô 15/2006/QĐ – BTC. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 2.1.8. Tình hình nguồn lực của Công ty năm 2017: 2.1.8.1. Tình hình lao động của Công ty năm 2017: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cũng như Công ty Cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế nói riêng thì lao động là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc sủ dụng nguồn lao động một cách hợp lý và hiệu quả, phù hợp với năng lực, trình độ của con người đang là một trong những vấn đề chủ chốt đang được các doanh nghiệp hướng đến. Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình nguồn lao động qua 3 năm 2015-2017 của Công ty có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Trong 3 năm thì số lượng người lao động có xu hưTrườngớng tăng lên cụ th ểĐạinăm 2015 học là 186 ngưKinhời nhưng quatế năm Huế 2016 thì đã tăng lên 218 người tăng 32 người, tương ứng với mức tăng là 17,2%. Và qua năm 2017 là 237 người tăng 19 người tương ứng với mức tăng 8,71% so với năm 2016. Theo giới tính: do tính chất công việc nên số lượng nhân viên nam có sự chênh lệch nhiều hơn nhân viên nữ, tuy nhiên nhân viên nam và nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2016 nhân viên nam là 156 người tăng 28 người tương ứng tăng 21,88%, nhân viên nữ là 62 người tăng 4 người tương ứng tăng 6,9% so với năm 2015. Đến 37
- năm 2017 thì nhân viên nam là 169 người tăng 13 người tương ứng tăng 8,33%, nhân viên nữ là 68 tăng 6 người tương ứng tăng 9,68% so với năm 2016. Theo tính chất lao động: thành phần chủ yếu của công ty là lao động trực tiếp và có xu hướng tăng qua các năm, với năm 2016 là 147 người tăng 23 người tương ứng tăng 18,55% so với 2015, vào năm 2017 thì lao động trực tiếp là 158 người tăng 11 người tương ứng tăng 7,48% so với năm 2016. Lao động gián tiếp có sự tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không đáng kể. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu về phân bón có thị trường tương đối rộng nên lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia quá trình sản xuất chiếm số lượng lớn hơn lao động gián tiếp. Theo trình độ học vấn: bất kì công ty nào khi kinh doanh cũng rất chú trọng về trình độ lao động, trình độ tay nghề lao động bởi vì nó là vấn đề cốt lõi ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên số lượng lao động có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là: Lao động có trình độ đại học tăng đều qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng số lao động, năm 2016 có 22 người tăng 5 người tương ứng tăng 29,41% so với năm 2015, năm 2017 là 27 người tiếp tục tăng 5 người tương ứng tăng 22,73% so với năm 2016. Đối với lao động có trình độ cao đẳng, năm 2016 tăng 29,17% so với năm 2015, sang năm 2017 thì tăng 35.48% so với năm 2016. Lao động khác có xu hướng tăng giảm không đều, năm 2016 có 120 người tăng 6 người tương ứng tăng 5,26% so với năm 2015, nhưng qua năm 2017 thì chỉ có 117 người giảm 3 người tương ứng giảm 2,50% so với năm 2016. Tóm lại, qua 3 năm 2015 -2017 tình hình lao động có nhiều thay đổi cả về số lượng cũng như chất lượng tuy nhiên sự biển đổi không lớn, sự thay đổi này là do công ty mở rộTrườngng hoạt động kinh doanhĐại nên họccần thêm laoKinh động để ph tếục v ụHuếcho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với quy mô kinh doanh ngày càng lớn thì với số lượng nhân viên như vậy là chưa đủ để có thể mở hoạt động sản xuất trong thời gian sắp tới vì vậy công ty cần tuyển dụng thêm lao động và chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV, chuyển đổi cơ cấu lao động để có thể phù hợp với nhu cầu và tình hình kinh doanh của công ty hiện nay. 38
- Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 STT Chỉ tiêu Số Số Số % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Tổng số 1 186 100 218 100 237 100 32 117,2 19 108,71 lao động 2 1. Phân theo giới tính 3 Nam 128 68,82 156 71,56 169 71,31 28 121,88 13 108,33 4 Nữ 58 31,18 62 28,44 68 28,69 4 106,90 6 109,68 5 2. Phân theo tính chất lao động Lao động 6 124 66,67 147 67,43 158 66,67 23 118,55 11 107,48 trực tiếp Lao động 7 62 33,33 71 32,57 79 33,33 9 114,52 8 111,27 gián tiếp 8 3. Phân theo trình độ 9 Đại học 17 9,14 22 7,80 27 11,39 5 129,41 5 122,73 10 Cao đẳng 24 12,90 31 11,01 42 17,72 8 129,17 11 135,48 11 Trung cấp 31 16,67 45 14,22 51 21,52 14 145,16 6 113,33 12 Khác 114 61,29 120 52,29 117 49,37 6 105,26 -3 97,50 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2.1.8.2. Tình hình tài sản của Công ty: CôngTrường ty phải có một ngu Đạiồn lực nhấthọc định về Kinh tài sản để có tế thể tiếnHuế hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị. Nhìn chung trong 3 năm (2015, 2016, 2017) tình hình tài sản của Công ty biến động không đều. Trong đó năm 2016, tổng tài sản tăng gần 8,5tỷ đồng (tương ứng với 29,0%) so với năm 2015, nhưng đến năm 2017 lại tăng 18 tỷ đồng (tương ứng với tăng 39
- 16,5%). Trong cơ cấu tổng tài sản thì yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động như vậy chủ yếu là Tài sản ngắn hạn (trong đó sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho là chính). Năm 2016 tốc độ tăng của TSNH là 30,3% (hơn 8 tỷ đồng), nhưng đến năm 2017 lại tăng hơn 15 tỷ đồng (tương ứng với hơn 15,8%). Còn tài sản dài hạn ảnh hưởng đến tổng tài sản không đáng kể. Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: 1000 đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 STT Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Tổng tài sản 101.918.426 100 110.418.426 100 128.624.720 100 2 TS ngắn hạn 90.896.902 89,2 99.196.902 89,8 114.857.870 89,3 3 TS dài hạn 11.021.524 10,8 11.221.524 10,2 13.766.849 10,7 2.1.8.3. Tình hình tài chính: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì nguốn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ. Một doanh nghiệp nếu không đủ vốn thì rất có thể phải đóng cửa vì không đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy nguồn vốn chính là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 thì ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động và không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2016 là 183.479 triệu đồng tăng 38.229 triệu đồng tương ứng tăng 26,32% so với năm 2015, đến năm 2017 là 240.743 triệu đồng tăng 57.264 triệu đồng tương ứng tăng 31,21% so với năm 2016. Sở dĩ tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn năm 2017/2016 lớn hơn tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn 2016/2015 là vì năm 2017 công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở các thị trường mới nên cần nhiều vốn. Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn là vốn chTrườngủ sở hữu và vốn vay,Đại 2 ngu ồhọcn vốn này Kinh của công ty đtếều tăng Huế qua các năm và vốn vay chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn. Năm 2016, vốn chủ sở hữu là 98.093 triệu đồng (chiếm 53,46%) tăng 9.959 triệu đồng tương ứng tăng 11,30% so với năm 2015 (chiếm 60,68%), đến năm 2017 là 130.341 triệu đồng (chiếm 54,14%) tăng 32.248 triệu đồng tương ứng tăng 32,87% so với năm 2016. Trong khi đó nguồn vốn vay 2015 là 85.386 triệu đồng (chiếm 46,54%) tăng 28.270 triệu đồng tương ứng tăng 49,50% so với năm 2015 (chiếm 39,32%), năm 2017 là 110.402 triệu 40
- đồng (chiếm 45,86%) tăng lên 25.016 triệu đồng tương ứng tăng 29,30 % so với năm 2016. Đây là một dấu hiện tốt cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty, bên cạnh đó việc tăng vốn vay cho thấy công ty đã rất linh hoạt trong việc tận dụng nguồn vốn vay bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên công ty cần tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn nữa để có nguồn lực tài chính mạnh hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn vì không phải trả chi phí từ lãi vay, từ đó có thể đương đầu và giải quyết với những khó khăn của công ty hay những biến động từ thị trường. Xét theo đặc điểm vốn: trong 3 năm vừa qua thì nguồn vốn cố định và vốn lưu động đều tăng và tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng nguồn vốn, cụ thể: vốn cố định năm 2016 là 45.973 triệu đồng (chiếm 25,06%) tăng 6.870 triệu đồng tương ứng tăng 17,57% so với năm 2015 (chiếm 26,92%), năm 2017 là 78.249 triệu đồng (chiếm 32,50%) tăng 32.276 triệu đồng tương ứng tăng 70,21% so với năm 2016. Trong khi đó nguồn vốn lưu động cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2016 là 137.506 triệu đồng (chiếm 74,94%) tăng 31.359 triệu đồng tương ứng tăng 29,54% so với năm 2015 (chiếm 73,08%), đến 2016 là 162.494 triệu đồng (chiếm 67,50%) tăng 24.988 triệu đồng tương ứng tăng 18,17% so với năm 2016. Qua đó ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ cao hơn là khá hợp lý vì ngành nghề kinh doanh của công ty là đa dạng nên việc đầu tư vào vốn lưu động là điều cần thiết để có thể quay vòng vốn nhằm tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với tình hình nguồn vốn như vậy công ty đã sử dụng nguồn vốn khá hợp lý và có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh, vốn của công ty tăng lên qua các năm giúp công ty có thể đầu tư vào nâng cấp trang máy móc thiết bị, mở rộng kho bãi, mở rộng thị trường và địa điểm bán hàng, Nhờ đó giúp công ty đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của của mình, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao để mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
- Bảng 2.3: Tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng vốn sản xuất 145.250.000 100 183.479.000 100 240.743.000 100 38.229.000 126,32 57.264.000 131,21 kinh doanh 1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn Vốn cố định 39.103.000 26,92 45.973.000 25,06 78.249.000 32,50 6.870.000 117,57 32.276.000 170,21 Vốn lưu động 106.147.000 73,08 137.506.000 74,94 162.494.000 67,50 31.359.000 129,54 24.988.000 118,17 2. Phân theo nguồn hình thành Nợ phải trả 57.116.000 39,32 85.386.000 46,54 110.402.000 45,86 28.270.000 149,50 25.016.000 129,30 Nguồn VCSH 88.134.000 60,68 98.093.000 53,46 130.341.000 54,14 9.959.000 111,30 32.248.000 132,87 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) 2.1.8.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta sẽ biết hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay lỗ? Đối với Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế thì doanh thu thuần của công ty cũng chính là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chủ yếu thu từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón và khu vực thương mại dịch vụ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu thuần không ngừng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2016 doanh thu thuần đạt mức 492.763 triệu đồng tăng 93.803 triệu đồng tương ứng tăng 23,51% so với nămTrường 2015, qua năm 2017 Đại doanh thuhọc lên đế nKinh 572.364 tri ệutế đồ ngHuế tăng 79.601 triệu đồng tương ứng tăng 16,15% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu thuần từ năm 2015-2017 là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng qua từng năm. Doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng, cụ thể: năm 2016 giá vốn hàng bán là 450.122 triệu đồng tăng 82.919 triệu đồng tương ứng tăng 22,58% so với năm 2015 là 367.203 triệu đồng, năm 2017 giá vốn hàng bán đạt mức cao hơn là 519.943 42
- triệu đồng tăng 69.821 triệu đồng tương ứng tăng 15,51% so với năm 2016. Tỷ lệ % tăng doanh thu thuần cao hơn tỷ lệ % tăng giá vốn hàng bán trong 3 năm vừa qua, điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả về chi phí, tăng sản lượng tiêu thụ. Sự biến động của doanh thu và giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp cũng biến động theo, lợi nhuận gộp có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2016 lợi nhuận gộp là 42.641 triệu đồng tăng 10.884 triệu đồng tương ứng tăng 34,27% so với năm 2015, năm 2017 lợi nhuận gộp là 52.421 triệu đồng tăng 9.780 triệu đồng tương ứng tăng 22,94 % so với năm 2016. Ta nhìn thấy tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận gộp năm 2017/2016 thấp hơn tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận gộp 2016/2015 là vì năm 2017 công ty phải đối mặt với nền kinh tế có nhiều biến động nên có phần nào làm cho tỷ lệ tăng chậm hơn năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo, cụ thể: năm 2016, lợi nhuận trước thuế là 33.214 triệu đồng tăng 10.640 triệu đồng tương ứng tăng 47,13% so với năm 2015 là 22.574 triệu đồng, sang năm 2017 là 43.774 triệu đồng tăng 10.560 triệu đồng tương ứng tăng 31,79% so với năm 2016. Về chi phí thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác có sự biến động qua các năm, nếu như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng lên thì chi phí tài chính lại có sự giảm dần trong 3 năm 2015-2017, cụ thể như sau: Chi phí bán hàng năm 2015 là 6.458 triệu đồng sang năm 2016 là 7.257 triệu đồng tăng 799 triệu đồng tương ứng tăng 12,37% so với năm 2015, năm 2017 chi phí bán hàng tăng lên 8.026 triệu đồng tăng 769 triệu đồng tương ứng tăng 10,60% so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 4.731 triệu đồng sang năm 2016 là 5.642 triệu đồng tăng 911 triệu đồng tương ứng tăng 19,26% so với năm 2015, đến năm 2017 là 5.861 triệu đồng tăng 219 triệu đồng tươngTrườngứng tăng 3,88% Đại so với năm học 2016. Trong Kinh khi đó chi tế phí tàiHuế chính năm 2015 là 5.832 triệu đồng sang năm 2016 là 5.381 triệu đồng giảm 451 triệu đồng tương ứng giảm 7,73% so với năm 2015, đến năm 2017 lại tiếp tục xuống còn 5.042 triệu đồng giảm 339 triệu đồng tương ứng giảm 6,30% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng, công ty đang tập trung vào việc đầu tư nâng cao hình ảnh sản phẩm, mở rộng thị trường cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và làm cho lợi nhuận công ty tăng lên do chi phí tài chính giảm. 43
- Từ kết quả phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua thì công ty đã kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2015 là 16.930,50 triệu đồng, đến năm 2016 là 24.910,50 triệu đồng tăng 7.980 triệu đồng tương ứng tăng 47,13% so với năm 2015, sang năm 2017 lại tiếp tục tăng lên 32.830,50 triệu đồng tăng 7.920 triệu đồng tương ứng tăng 31,79% so với năm 2016. Ta thấy tỷ lệ % tăng lên của lợi nhuận sau thuế cao hơn tỷ lệ % tăng lên của doanh thu chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí và giá thành khá hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế 44
- Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: 1000đồng Chênh l Chênh l 2015 2016 2017 ệch ệch STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1 Doanh thu thuần 398.960.000 492.763.000 572.364.000 93.803.000 123,51 79.601.000 116,15 2 Giá vốn hàng bán 367.203.000 450.122.000 519.943.000 82.919.000 122,58 69.821.000 115,51 3 Lợi nhuận gộp 31.757.000 42.641.000 52.421.000 10.884.000 134,27 9.780.000 122,94 4 Doanh thu hoạt động tài chính 7.631.000 8.592.000 9.957.000 961.000 112,59 1.365.000 115,89 5 Chi phí tài chính 5.832.000 5.381.000 5.042.000 -451.000 92,27 -339.000 93,70 6 Chi phí bán hàng 6.458.000 7.257.000 8.026.000 799.000 112,37 769.000 110,60 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.731.000 5.642.000 5.861.000 911.000 119,26 219.000 103,88 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 22.367.000 32.953.000 43.449.000 10.586.000 147,33 10.496.000 131,85 9 Thu nhập khác 280.000 357.000 460.000 77.000 127,50 103.000 128,85 10 Chi phí khác 73.000 96.000 135.000 23.000 131,51 39.000 140,63 11 Lợi nhuận khác 207.000 261.000 325.000 54.000 126,09 64.000 124,52 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 22.574.000 33.214.000 43.774.000 10.640.000 147,13 10.560.000 131,79 Thu ế thu nhập doanh nghiệp phải 5.643.500 8.303.500 10.943.500 2.660.000 147,13 2.640.000 131,79 13 đóng 14 Lợi nhuận sau thuế 16.930.500 24.910.500 32.830.500 7.980.000 147,13 7.920.000 131,79 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Trường Đại học Kinh tế Huế 45
- 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 2.2.1. Khái quát hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế: 2.2.1.1. Mặt hàng tiêu thụ: Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế chủ yếu kinh doanh các mặt hàng phục vụ trong ngành nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nông sản, các máy móc thiết bị, phụ tùng nông nghiệp, giống cây trồng, thức ăn gia súc, Trong đó, mặt hàng chủ lực của công ty là phân bón với các loại phân hỗn hơp như NPK, Ure, Lân, Kali (chiếm hơn 70% tổng doanh thu tiêu thụ mỗi năm). Trong đó, mặt hàng NPK do nhà máy PLHCSH Sông Hương sản xuất là thế mạnh của công ty với hai loại được bán trên thị trường, mỗi loại có một quy trình sản xuất và cách phân phối trộn khác nhau, thích hợp với từng vùng đất mà từng loại cây trồng, đảm bảo năng suất cao và giá cả hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cũng như việc nắm bắt nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế không chỉ tự sản xuất phân bón mà công ty còn nhập các sản phẩm phân bón của các công ty khác để bán, đồng thời công ty đã tạo ra một chuỗi các sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cấp cao đến sản phẩm cấp trung, từ các sản phẩm chỉ cung cấp cho lúa cho đến sản xuất thêm các sản phẩm dành cho các loại cây khác nhằm đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau. * Mặt hàng của công ty - Phân bón NPK “Bông lúa” gồm 2 dòng sản phẩm riêng biệt: + SảTrườngn phẩm phân bón phĐạiổ thông ghọcồm 8 loạ i:Kinh tế Huế NPK Bông lúa chuyên dùng cho cây lúa: Lúa trên đất nghèo đinh dưỡng (cát, cát pha): loại 10-12-5, Đất giàu dinh dưỡng (đất thịt, thịt nhẹ): loại 16-16-8; Lúa trên đất phù sa: loại 20-20-15. + Sản phẩm cao cấp gồm 2 loại: Loại 1: NPK Bông lúa 16-16-8+HC(3 màu) cao cấp 46
- Loại 2: NPK Bông lúa 20.20.15(3 màu) cao cấp - Phân vi sinh + Phân vi sinh cao cấp loại 25 kg + Phân vi sinh cao cấp loại 50 kg + Phân vi sinh loại 1 kg + Phân vi sinh loại 2 kg - Phân Hữu cơ sinh học Sông hương Đối với Đạm Ure các loại, Kali và Lân công ty chủ yếu đặt hàng thu mua cảu đơn vị sản xuất trong nước và ngoài nước để bán lại cho người tiêu dùng và một phần được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất phân hỗn hợp NPK. - Phân Urê Phú Mỹ - Phân Kali - Phân Đạm Hà Bắc - Phân Lân Ninh Bình - Phân super lân Lâm Thao Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh lân cận thuộc khu vực miền trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa bàn thuộc khu vực miền Nam. 2.2.1.3. Phương thức tiêu thụ: Phương thức bán buôn với hợp đồng kinh tế: được công ty áp dụng theo hai hình thức: Bán buôn trực tiếp qua kho của Công ty: Khách hàng đến nhận trực tiếp tại kho công ty, chứng từ trong trường hợp này là hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho và biên bản giao nhậTrườngn hàng, hợp đồng kinhĐại tế. học Kinh tế Huế Bán buôn không qua kho của Công ty: Theo hợp đồng đã ký kết giữa công ty với khách hàng, công ty sẽ vận chuyển thẳng đến kho của khách hàng hoặc địa điểm đã ghi rõ trong hợp đồng để bán. Chứng từ trong trường hợp này là hóa đơn (GTGT, vận chuyển), hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng. Bán lẻ: Theo phương thức này người bán giao hàng trực tiếp cho người mua tại kho của Công ty và các chi nhánh, đại lý, cửa hàng, Hàng hóa khi bàn giao cho 47
- người mua, được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì xem như đã được tiêu thụ. Hình thức này được áp dụng chủ yếu với khách mua hàng hóa với số lượng ít. 2.2.1.4. Đặc điểm về tổ chức chứng từ kế toán tiêu thụ áp dụng tại Công ty: Hệ thống chứng từ kế toán tiêu thụ tahi công ty: Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế vận dụng hệ thống chứng từ trong quá trình tiêu thụ khác là đơn giản bao gồm một số chứng từ như sau đây: Hóa đơn GTGT, Lệnh xuất hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiêu thụ: Hóa đơn GTGT: Công ty sử dụng hóa đơn GTGT theo mẫu hóa đơn do Bộ Tài Chính ban hành, hóa đơn GTGT sẽ do kế toán hoặc phòng kinh doanh lập. Khi tiêu thụ hàng hóa căn cứ vào hợp đồng kinh tế, lệnh xuất hàng kế toán sẽ tiến hành viết hóa đơn GTGT. Nếu trường hợp bán lẻ thì không lập hóa đơn cho từng lần bán hàng chỉ khi nào khách hàng yêu cầu lập hóa đơn thì khi đó kê toán mới lập hóa đơn GTGT. Hóa đơn là căn cứ để ghi nhận doanh thu, thủ quỹ thu tiền bán hàng và dùng để xuất kho thành phẩm. Hóa đơn GTGT gồm có 2 liên: - Liên 1: Mài tím: Lưu tại cuốn - Liên 2:Màu đỏ: Giao cho khách hàng Hợp đồng kinh tế: Phòng kinh doanh có trách nhiệm liên hệ với khách hàng để ký kết hợp đồng, hợp đồng phải có chữ ký của Giám đốc và được lập thành 6 bản. Bên khách hàng giữ 3 bản và bên công ty giữ 3 bản. Trong đó: kế toán giữ 1 bản, phòng kinh doanh giữ 1 bản và Giám đốc giữ 1 bản. Căn cứ vào bản hợp đồng sau khi được ký kết thì hai bên được tiến hànhTrường thực hiện như đúng Đại trong th ỏhọca thuận củKinha bản hợp đ ồtếng. Huế Phiếu thu: Do kế toán lập (phiếu thu phải có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc), phiếu thu dùng để xác định số tiền thực tế nhập quỹ đồng thời là căn cứ để thủ quỹ tiến hành thu tiền. Kế toán tiêu thụ xuất hàng và ghi số lượng thực xuất và ký xác nhận vào lệnh xuất hàng, sau đó chuyển lệnh xuất hàng lên cho kế toán tổng hợp để làm căn cứ ghi sổ kế toán. 48
- 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty: 2.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng: Để theo dõi việc ghi nhận doanh thu của Công ty, kế toán thường dùng một số loại chứng từ sau đây: Hóa đơn GTGT Sổ chi tiết bán hàng 511 Sổ Cái TK 511 Phiếu thu, 2.2.2.2. Tài khoản mà kế toán sử dụng để theo dõi các khoản bán hàng của công ty là TK 511 (gồm có 6 loại). 2.2.2.3. Quy trình và phương pháp hạch toán: Quy trình hạch toán của Công ty được thực hiện như sau: Khi khách hàng đặt hàng tại bộ phận kinh doanh thì khi đó sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành viết lệnh xuất hàng, lệnh xuất hàng sẽ được chuyển đến Giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh ký duyệt, sau đó lại chuyển về kế toán tiêu thụ để tiến hành xuất kho. Dựa vào lệnh bán hàng và hợp đồng kinh tế đặt hàng đó kế toán tổng hợp viết hóa đơn GTGT (2 liên) và cập nhật lên phần mềm trên máy tính. Theo trình tự được cài đặt sẵn trên máy tính thì nó sẽ tự động cập nhật vào bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra, bảng kê chứng từ TK 511, sổ chi tiết tk 511, Sổ cái tk 511, Cuối kỳ chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Phương pháp hạch toán: Trích nghiệp vụ Nghiệp vụ 1: Ngày 16/12/1017 Công ty bán cho Ông Đặng Quang Thanh theo số hóa đơn GTGT số 000354 và chưa thu tiền, khách hàng chấp nhận thanh toán với số lượng là:Trường Đại học Kinh tế Huế Phân đạm UREA : 1.500 (kg) * 7250 (đồng) = 10.875.000 Phân Kalyclorua : 3.000 (kg) * 6.700 (đồng) = 6.700.000 Phân lân Lâm Thao: 2.000 (kg) * 2.750 (đồng) = 5.500.000 Tổng số tiền thu được là 36.475.000 đồng (thuế GTGT khấu trừ). Kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT gồm 2 liên: Liên 1: Lưu tại cuốn, Liên 2: Giao cho khách hàng. 49
- Biểu mẫu số 1: Mẫu hóa đơn số 354 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP Mẫu số: 01GTKT2/003 THỪA THIÊN HUẾ Ký hiệu: NN/18P THUA THIEN HUE AGRICUL TURAL MATERIAL JOINT Số: 000354 -STOCK COMPANY Mã số thuế: 3300101244 Địa chỉ: Tản Đà, Phường Hương Sơ, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện thoại: 0234.3551365 – 3588328 * Fax: 0234. 3588332 Số tài khoản: 4000211002008 tại Ngân hàng NN & PTNT TT. Huế HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Ngày 16 tháng 12 năm 2017 Họ tên người mua hàng: Đặng Quag Thanh Tên đơn vị: Mã số thuế: Địa chỉ: Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4×5 1 Phân đạm UREA Kg 1.500 7.250 10.875.000 2 Lân Lâm Thao Kg 2.000 2.750 5.500.000 3 Kaly Clorua Kg 1.000 6.700 6.700.000 4 Kaly Clorua Kg 2.000 6.700 13.400.000 Trường Đại họcCộng tiềKinhn hàng: tế Huế36.475.000 Thuế suất GTGT: % Tiền thuế GTGT: 0 Tổng cộng tiền thanh toán: 36.475.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi sáu triệu bốn trăm bảy mươi lăm ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) 50
- Kế toán bắt đầu nhập số liệu vào máy vi tính dựa trên các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ (Hóa đơn, Lệnh bán hàng, ). Trình tự hạch toán sẽ xảy ra tuần tự như sau: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán nhập số liệu vào Sổ chi tiết công nợ Tài khoản 131: Biểu mẫu số 2: Sổ chi tiết công nợ Sổ chi tiết công nợ 131 Phải thu khách hàng Đối tượng công nợ: Đặng Quang Thanh Địa chỉ khách hàng: Phong Xuân – Phong Điền Thừa Thiên Huế Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán nhập số liệu vào Sổ chi tiết công nợ 131. Chứng từ Số tiền Ngày,tháng Tài khoản đối Ngày Diễn giải ghi sổ ứng Số HĐ chứng từ Nợ Có Phân đạm 16/12/2017 HĐ000354 16/12/2017 UREA 5111 10.875.000 Phân Kalyclorua 5111 6.700.000 Phân Kalyclorua 5111 13.400.000 Phân Lâm Thao 5111 5.500.000 Cộng 36.475.000 Ngày 16 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Gíam đốc (Ký, ghi họ, tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi họ tên) Nghiệp vụ 2: Ngày 26/12/2017, Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế căn cứ vào lệnh xuất hàng xuất bán cho đại lý chị Trương Thị Diễm chưa trả tiền hàng ngay mà đại lý chấp nhận thanh toán theo HĐ số 000356 với số lượng hàng xuTrườngất như sau: Đại học Kinh tế Huế 1 Phân NPK”Bông lúa”16.16.8+HC(Ccấp) Kg 4.000 8.650 34.600.000 2 Lân Lâm Thao Kg 1.000 3.000 3.000.000 3 Phân NPK”Bông lúa” 20.20.15 cao cấp Kg 2.000 9.600 19.200.000 4 NPK”Bông lúa”16.16.8 (3 màu) Kg 2.000 8.100 16.200.000 5 NPK”Bông lúa”10.12.5 (3 màu) Kg 1.000 5.600 5.600.000 Tổng 78.600.000 51
- Biểu mẫu số 3: Mẫu số hóa đơn 356 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP Mẫu số: 01GTKT2/003 THỪA THIÊN HUẾ Ký hiệu: NN/18P THUA THIEN HUE AGRICUL TURAL MATERIAL JOINT Số: 000356 -STOCK COMPANY Mã số thuế: 3300101244 Địa chỉ: Tản Đà, Phường Hương Sơ, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện thoại: 0234.3551365 – 3588328 * Fax: 0234. 3588332 Số tài khoản: 4000211002008 tại Ngân hàng NN & PTNT TT. Huế HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: Lưu Ngày 26 tháng 12 năm 2017 Họ tên người mua hàng: Trương Thị Diễm Tên đơn vị: Mã số thuế: Địa chỉ: Hải Sơn, Quảng Trị Hình thức thanh toán: Số tài khoản: Đơn vị Số Đơn Thành STT Tên hàng hóa,dịch vụ tính lượng giá tiền 1 1 Phân NPK”Bông Lúa”16.16.8+HC (Ccấp) Kg 4.000 8.650 34.600.000 2 Lân Lâm Thao Kg 1.000 3.000 3.000.000 3 Phân NPK”Bông Lúa”20.20.15 cao cấp Kg 2.000 9.600 19.200.000 4 NPK”Bông Lúa”16.16.8 (3m) Kg 2.000 8.100 16.200.000 5 NPK”Bông Lúa”10.12.5 (3m) Kg 1.000 5.600 5.600.000 Trường Đại họcCộng ti ềnKinh hàng: tế Huế78.600.000 Thuế suất GTGT: 0% Tiền thuế GTG: 0 Tổng cộng tiền thanh toán: 78.600.000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi tám triệu sáu trăm ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) 52
- Trong kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ (ghi có TK 5111) của các loại hàng hóa và sản phẩm dựa vào Bảng thống kê tiêu thụ hàng tháng, hóa đơn GTGT bán hàng tại công ty. Sau đó dựa vào Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ đó kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết doanh thu: Trường Đại học Kinh tế Huế 53
- Biểu mẫu số 4: Sổ Cái tài khoản 511 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2017 Nợ Có Dư đầu kỳ 0 0 Phát sinh 268.384.590.737 268.384.590.737 Dư cuối kỳ 0 0 Chứng từ Diễn Gỉai TK Số tiền 197 01/01/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Đạng Quang Thanh 131 0 331.225.560 212 02/02/2017 Doanh thu bán hàng cho khách hàng lẻ 112 0 32.654.780 226 02/03/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Đỗ Văn Huy 112 0 43.278.880 227 03/03/2017 Doanh thu gửi bán phân cho đại lý ở Hương Sơ 112 0 43.267.568 228 14/03/2017 Doanh thu bán phân cho kho tại Quảng Trị 112 0 34.245.756.489 272 08/06/2017 Doanh thu bán hàng cho kho ở An Lỗ 112 0 428.844.785 273 09/06/2017 Doanh thu bán hàng cho khách hàng lẻ 112 0 67.432.280 332 13/10/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Đạng Quang Thanh 131 0 549.508.500 348 12/12/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Đạng Quang Thanh 131 0 73.418.176 354 16/12/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Đạng Quang Thanh 131 0 36.475.000 355 16/12/2017 Doanh thu bán hàng cho kho ở Quảng Trị 131 0 5.374.817.568 356 26/12/2017 Doanh thu bán phân cho đại lý Trương Thị Diễm 131 0 78.600.000 364 29/12/2017 Doanh thu bán hàng cho khách hàng lẻ 131 0 65.242.431 368 31/12/2017 Kết chuyển doanh thu bán hàng 911 268.384.590.737 Số dư phát sinh 268.384.590.737 268.384.590.737 TrườngSố dư cuối kỳ Đại học Kinh tế Huế Người ghi sổ Giám đốc (Ký, họ tên) (Đóng dấu, ký, họ tên) Từ sổ chi tiết doanh thu và các chứng từ liên quan như Hóa đơn GTGT bán hàng, Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ thì kế toán sẽ ghi vào sổ cái tài khoản doanh thu. 54
- 2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty: 2.2.3.1. Giảm giá hàng bán: Chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng một số chứng từ sau đây: Biên bản kiểm kê điều chỉnh giá vốn, chứng từ ghi sổ, Tài khoản sử dụng: Một số tài khoản liên quan như sau: TK 5213, TK 131, Phương pháp hạch toán: Công ty thực hiện giảm giá hàng bán cho khách hàng khi hàng hóa bán ra bị kém chất lượng, đồng thời cũng có kiểm tra lại hàng hóa khi thực hiện việc giảm giá. Nghiệp vụ: Trong kì do lô hàng xuất bán cho ông Đặng Quang Thanh theo số hóa đơn 354 vào ngày 16/12/2017 (khách hàng chưa thanh toán tiền cho công ty) có 500Kg phân Lâm Thao kém chất lượng nên vào ngày 20/12/2017 công ty đã xuống cơ sở kiểm tra lập biên bản và thống nhất giảm giá 5% giá bán cho bên ông Đặng Quang Thanh. Căn cứ vào biên bản làm việc ngày 20/12/2017 (phụ lục 1) kế toán lập chứng từ ghi sổ điều chỉnh giảm giá hàng bán đồng thời giảm khoản phải thu khách hàng Đặng Quang Thanh như sau: Biểu mẫu số 5: Chứng từ ghi sổ Giảm giá hàng bán 1 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 109 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Giảm giáTrường hàng bán cho Đại học Kinh tế Huế ông Đặng Quang Thanh 5111 5213 68.750 HĐ 354 Cộng 68.750 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 55
- Biểu mẫu số 6: Chứng từ ghi sổ Giảm giá hàng bán 2 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 110 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Giảm giá hàng bán cho ông Đặng Quang Thanh 5213 131 68.750 HĐ 354 Cộng 68.750 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản 5213 – Phản ánh giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán trong kỳ. 2.2.3.2. Hàng bán bị trả lại: Chứng từ sử dụng: Công ty thường sử dụng một số chứng từ sau đây: Biên bản hàng bán bị trả lại, Phiếu nhập kho, Chứng từ ghi sổ, Tài khoản sử dụng: Một số tài khoản liên quan: TK 5212, TK 5111, TK 131, Phương pháp hạch toán: Nghiệp vụ: Lô hàng bán cho ông Trần Văn Mãi vào ngày 12/11/2017- HĐ GTGT số 6112. Do hàng bán không hết nên vào ngày 13/12/2017 nên ông Mãi đề nghị trả lại hàng choTrường Công ty với số lư ợĐạing như sau: học Kinh tế Huế STT Mặt hàng Số lượng (Kg) 1 NPK”Bông Lúa”10.12.5 (3 màu) 500 2 Lân Lâm Thao 1000 Công ty đã xuốn cơ sở kiểm tra lập biên bản và thống nhất cho trả lại số hàng bán nói trên cho công ty và tiến hành nhập kho. 56
- Căn cứ vào Biên bản hàng bán bị trả lại và phiếu nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi chứng từ ghi sổ phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại. Biểu mẫu số 7: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại vốn 3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 111 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Nhập kho Lân Lâm Thao 1561 632 7.945.250 HĐ 6112 Nhập NPK”Bông Lúa”10.12.5 (3 màu) 1561 632 5.987.500 HĐ 6112 Cộng 13.932.750 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Và phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại: Biểu mẫu số 8: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại 2 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 112 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Giảm doanhTrường thu do hàng bán Đại bị trả lại học5111 Kinh5212 13.932.750tế HuếHĐ 6112 Cộng 13.932.750 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời lập chứng từ ghi giảm công nợ cho ông Trần Văn Mãi: 57
- Biếu mẫu số 9: Chứng từ ghi sổ hàng bán bị trả lại 3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 113 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Hàng bán bị trả lại 5212 131 13.932.750 HĐ 6112 Cộng 13.932.750 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi sổ cái Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại. 2.2.4. Kế toán giá vốn tại công ty: Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, Phiếu giao hàng, Tài khoản sử dụng: TK 632, TK 111/112, TK 1561, Phương pháp tính giá xuất kho tại công ty: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán phân bổ chi phí mua hàng vào giá vốn hàng bán: Chi phí mua hàng bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng hóa và vận chuyển hàng hóa về kho như: chi phí bốc xếp, công tác phí của cán bộ thu mua, Trườngcác khoản chi phí nàyĐại được kế học toán theo Kinh dõi trên sổ chi tế tiết tHuếài khoản 1562. Trong kỳ kế toán tập hợp và lên Bảng cân đối Nhập – Xuất – Tồn các mặt hàng chủ yếu như sau: 58
- Bảng 2.5. Bảng Tồn – Nhập – Xuất các mặt hàng chủ yếu trong năm: Tồn Nhập Xuất Tồn Tên Vật tư ĐVT đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ Phân đạm UREA Tấn 328 3.476 2.986 818 Phân Kali Tấn 195 2.318 2.154 359 Lân Lâm Thao Tấn 234 6.700 5.990 944 Phân Đạm Hà Bắc Tấn 358 3.800 3.785 373 Phân Lân Ninh Bình Tấn 326 3.282 3.152 456 NPK"Bông Lúa"10.12.5 (3 màu) Tấn 167 4.673 4.237 603 NPK"Bông Lúa"16.1.8 (3 màu) Tấn 253 5.870 5.431 692 NPK"Bông Lúa"20.20.15 cao cấp Tấn 179 6.500 6.439 240 NPK"Bông Lúa"16.16.8+HC (Cao cấp) Tấn 218 8.730 7.864 1,084 Cộng 2.258 45.349 42.038 5.569 (Nguồn: Phòng kế toán của Công ty) Căn cứ lượng nhập xuất hàng trong kỳ kế toán lập bảng phân bố hàng hóa bán ra trong kỳ. Từ bảng phân bổ chi phí mua hàng kế toán ghi sổ chi tiết tài khỏan 1562, sau đó sẽ tiến hành lập chứng từ ghi sổ về phân bổ chi phí mua hàng bán ra trong năm 2017. Biểu mẫu số 10: Gía vốn hàng bán 1 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 197 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Gía vốnTrường hàng bán Đại632121 học1561 Kinh1.247.936.450 tế Huế Cộng Kèm theo: 2 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 59
- Bảng 2.6. Bảng tập hợp giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong năm 2017 ĐVT: 1000 đồng Tài khoản Số Thành Tên Vật tư ĐVT đối ứng lượng tiền Phân đạm UREA Tấn 1561 2.986 20.752 Phân Kali Tấn 1561 2.154 13.462 Lân Lâm Thao Tấn 1561 5.990 12.908 Phân Đạm Hà Bắc Tấn 1561 3.785 21.120 Phân Lân Ninh Bình Tấn 1561 3.152 8.617 NPK"Bông Lúa"10.12.5 (3 màu) Tấn 1561 4.237 25.866 NPK"Bông Lúa"16.16.8 (3 màu) Tấn 1561 5.431 40.064 NPK"Bông Lúa"20.20.15 cao cấp Tấn 1561 6.439 56.856 NPK"Bông Lúa"16.16.8+HC (Cao cấp) Tấn 1561 7.864 57.540 Cộng 42.038 257.190 (Nguồn: Phòng kế toán của Công ty) Từ bảng tập hợp giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong năm kế toán tiến hành ghi chứng từ ghi sổ: Biểu mẫu số 11: Giá vốn hàng bán 2 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 198 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Gía vốnTrường hàng bán 632121Đại học1561 Kinh257.190.148 tế Huế Cộng 257.190.148 Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 60
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 197, 198 và 202 để tiến hành ghi sổ cái Tài khoản 632. Ngoài ra, như đã tìm hiểu ở phòng kế toán thì phần hàng hóa bị trả lại trong năm 2017 có giá vốn là 81.200.000đồng. Biểu mẫu số 12: Kết chuyển Gía vốn hàng bán CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 202 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú A B C 1 D Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 632121 258.438.084.450 258.438.084.450 Cộng Kèm theo: 1 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 61
- Biểu mẫu số 13: Sổ cái tài khoản Gía vốn hàng bán Đơn vị: Công ty CP Vật tư Nông Nghiệp TT Huế Mẫu số S02c2-DN Địa chỉ: 22 Tản Đà – Hương Sơ – TT Huế (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Năm 2017 Tên tài khoản: Gía vốn hàng bán Số hiệu: 632121 Chứng từ Số tiền Ngày, tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Diễn giải Tài khoản đối ứng Nợ Có A B C D H 1 2 Số dư đầu năm 16/12/2017 GS178 16/12/2017 Xuất bán phân bón 1561 36.475.000 26/12/2017 GS193 26/12/2017 Xuất bán phân bón 1561 2.794.287 26/12/2017 GS193 26/12/2017 Xuất bán phân bón 1561 67.788.117 31/12/2017 GS197 31/12/2017 Phân bổ chi phí mua hàng 1562 1.247.936.450 31/12/2017 GS198 31/12/2017 Hàng bán bị trả lại 1561 81.200.000 31/12/2017 GS202 31/12/2017 Kết chuyển cuối kì 911 258.356.884.450 Tổng phát sinh 258.438.084.450 258.438.084.450 Phát sinh lũy kế Số dư cuối kỳ 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế 62