Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên - Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Tây Ninh

pdf 112 trang thiennha21 4841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên - Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên - Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN Ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chuyên Ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phụng Sinh viên thực hiện: Dương Thị Kiều Oanh MSSV: 1311181636 Lớp: 13DKTC08 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN Ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chuyên Ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phụng Sinh viên thực hiện: Dương Thị Kiều Oanh MSSV: 1311181636 Lớp: 13DKTC08 TP. Hồ Chí Minh, 2017 I
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại phòng Bán hàng Tân Biên, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả (ký tên) II
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của cô TS. Phạm Thị Phụng đã dẫn dắt, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại phòng bán hàng Tân Biên. Là một sinh viên lần đầu đi thực tập, với hai tháng thực tập đáng quý đã cho em nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích và có thêm kinh nghiệm. tuy thời gian thực tập không dài nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đã tạo điều kiện và môi trường giúp em rất nhiều trong việc nắm vững, liên hệ thực tế, hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập để thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng với sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn các anh chị tại phòng bán hàng Tân Biên, những người đã luôn theo sát, hướng dẫn tận tình luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. III
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCD Kinh phí công đoàn SXKD Sản xuất kinh doanh CNV Công nhân viên KH Khách hàng TSCĐ Tài sản cố định QLDN Quản lý doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân GTGT Giá trị gia tăng GĐ Giám đốc BTC Bộ tài chính TTKD Trung tâm kinh doanh PBH Phòng bán hàng NLĐ Người lao động KQL Khối quản lý CBCNV Cán bộ công nhân viên NVKD Nhân viên kinh doanh GS Ghi sổ CN Chi ngân PGS Phiếu ghi sổ TM Thu mặt CM Chi mặt IV
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2017 Bảng 4.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016 Bảng 4.2 Danh sách xếp bậc và hệ số lương chức danh (P1) nhân viên PBH Bảng 4.3 Kết quả BSC tháng 3 năm 2017 của các PBH Bảng 4.4 Tiền lương khuyến khích cho nhân viên kinh doanh trả trước Bảng 5.1 Bảng đánh giá năng lực thực tế nhân viên VI
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 334 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 338 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 335 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 334 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 338 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 335 Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý DN Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế toán phòng bán hàng Tân Biên Sơ đồ 3.3 Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 4.1 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tính lương VII
  8. Mục lục CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 4 2.1. Đặc điểm vai trò vị trí của tiền lương và các khoản trích theo lương 4 2.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 4 2.1.2. Bản chất và chức năng của tiền lương 5 2.1.3. Vai trò ý nghĩa của tiền lương 6 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương 7 2.2. Chế độ tiền lương và các hình thức tiền lương 8 2.2.1. Chế độ tiền lương 8 2.2.2. Các hình thức tiền lương 10 2.2.3. Một số chế độ khác khi tính lương 14 2.3. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 14 2.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội 15 2.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế 15 2.3.3. Kinh phí công đoàn 16 2.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp 16 2.4. Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17 2.4.1. Yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17 2.4.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 17 2.5. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp . 18 2.5.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 18 2.5.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 25 VIII
  9. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN – TRUNG TÂM KINH DOANNH VNPT – TÂY NINH 31 3.1. Giới thiệu chung 31 3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 31 3.3. Chức năng nhiệm vụ đặc điểm sản xuất kinh doanh 32 3.3.1. Chức năng 32 3.3.2. Nhiệm vụ 32 3.3.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 33 3.4. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại phòng bán hàng Tân Biên 34 3.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý 34 3.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán 36 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN – TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – TÂY NINH 39 4.1. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng Tân Biên. 39 4.1.1. Đặc điểm về lao động 39 4.1.2. Các hình thức trả lương doanh nghiệp áp dụng 39 4.1.3. Quỹ tiền lương 41 4.1.4. Thời điểm trả lương 44 4.1.5. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các tài khoản trích tại phòng bán hàng 44 4.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 47 4.2.1. Chứng từ sử dụng 47 4.2.2. Tài khoản sử dụng 48 4.2.3. Phương pháp hạch toán 48 4.2.4. Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 58 4.2.5. Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN – TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – TÂY NINH 71 5.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 71 5.1.1. Ưu điểm 71 IX
  10. 5.1.2. Nhược điểm 73 5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC X
  11. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tế cũng như xã hội. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì tiền lương là sự cụ thể hóa của quá trình phân phối vật chất do người lao động làm ra. Do đó việc xây dựng hệ thống trả lương phù hợp để tiền lương thật sự phát huy được vai trò khuyến khích vật chất và tinh thần lao động là hết sức cần thiết, quan trọng đối với mọi DN sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối với người lao động tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu đảm bảo cho cuộc sống của họ và gia đình, thúc đẩy người lao động trong công việc. Đối với doanh nghiệp tiền lương là khoản chi phí sản xuất, việc hạch toán tiền lương được thực hiện một cách chính xác hợp lý. Ngoài tiền lương chính người lao động còn được hưởng các khoản thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là các quỹ mà người lao động được hưởng nó thể hiện sự quan tâm của xã hội của doanh nghiệp đối với lợi ích của từng cá nhân phục vụ cho doanh nghiệp cũng như góp phần cho sự phát triển đất nước. Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý vì vậy đối với người lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu phấn đấu để đạt được mức lương mong muốn, với DN việc tìm cách đảm bảo mức tiền lương tương xứng với năng lực của mỗi nhân viên làm động lực thúc đẩu họ nâng cao năng suất lao động gắn bó DN nhưng cũng đảm bảo tối thiểu hóa chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động để tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó thì công tác hạch toán kế toán tiền lương phải được chú trọng, như vậy mới cung cấp đầy đủ chính xác về số lượng, kết quả lao động cho các nhà quản trị từ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra những chiến lược đúng đắn trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt tại mỗi DN phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất hay loại hình kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của DN cùng với sự hướng dẫn của giảng Khóa luận tốt nghiệp 2017 1
  12. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh viên TS. Phạm Thị Phụng, em đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên – Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Tây Ninh.” 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên. Tìm hiểu sâu về thực tế và cái nhìn về lý thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu cơ sở lý luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phản ánh thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Đưa ra nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong quá trình thực tập thực tế tại phòng bán hàng Tân Biên. - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề nghiên cứu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân Biên. - Số liệu sử dụng trong chuyên đề là số liệu thực tế do DN cung cấp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tham khảo tài liệu: đọc tham khảo các giáo trình do giảng viên biên soạn, các sách tại thư viện để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: đặt câu hỏi phỏng vấn đối tượng làm công tác kế toán tiền lương vấn đề chi tiết công việc hạch toán. - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu lien quan đến đề tài nghiên cứu, chọn lọc và xử lý đưa vào khóa luận một cách khoa học Khóa luận tốt nghiệp 2017 2
  13. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Phương pháp thống kê: sau khi phân tích tìm hiểu kỹ đề tài, đưa ra nhận xét kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại DN. 1.5. Kết cấu đề tài - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chương 3: Giới thiệu khái quát về phòng bán hàng Tân Biên – Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Tây Ninh. - Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng Tân Biên – Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Tây Ninh. - Chương 5: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng Tân Biên. Khóa luận tốt nghiệp 2017 3
  14. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1. Đặc điểm vai trò vị trí của tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương Khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới: - Tại Pháp “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. - Tại Nhật Bản tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật được trả cho người làm công một cách đều đặn, theo thời gian làm việc hoặc theo lao động thực tế cùng với thù lao cho khoản thời gian không làm việc như là nghỉ mát hằng năm, các ngày nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ. - Việt Nam tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tóm lại, tiền lương là giá cả sức lao động mà người lao động bỏ ra khi họ hoàn thành công việc mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương là yếu tố nhằm thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc, ra sức sản xuất nâng cao trình độ tay nghề nhằm nâng cao năng suất lao động. Các khoản trích theo lương Dựa vào quỹ tiền lương, người lao động và DN phải trích một số tiền nhất định theo tỷ lệ quy định để hình thành các quỹ nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động. - Quỹ BHXH dùng để chi BHXH thay lương trong thời gian người lao động đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại DN. Khóa luận tốt nghiệp 2017 4
  15. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, viện phí, thuốc than cho người lao động trong thời gian ốm đau, bệnh tật, thai sản - KPCĐ dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. - BHTN dùng để trợ cấp cho người lao động khi bị mất việc. Để quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN có một ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động, góp phần trợ giúp, động viên người lao động trong các trường hợp khó khăn tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. 2.1.2. Bản chất và chức năng của tiền lương Bản chất tiền lương Tiền lương trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt, tập quán tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp. Tiền lương phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tay nghề và thời gian lao động. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động dùng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Chức năng tiền lương Tiền lương có các chức năng sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động: cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cũng cần phải được cải tạo. Quá trình tái tạo sức lao động được thực hiện bằng việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có nguồn thu nhập ổn định để có thể duy trì và phát triển sức lao động của mình cũng như là nâng cao tay nghề, chất lượng lao động. Khóa luận tốt nghiệp 2017 5
  16. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Chức năng là thước đo giá trị sức lao động: tiền lương biểu thị giá cả sức lao động là thước đo xác định mức tiền công, là căn cứ để thuê mướn và xác định đơn giá tiền lương sản phẩm. - Chức năng là đòn bẩy kinh tế: khi người lao động được trả công một cách xứng đáng thì họ cố gắng làm việc một cách tích cực hơn và cố gắng hoàn thiện mình hơn ngược lại nếu họ cố gắng nhiều nhưng nhận lại đồng lương không xứng đáng thì sẽ có những dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tệ hơn có thể xảy ra công nhân đình công, bạo loạn xảy ra tình trạng mất trật tự xã hội. - Chức năng công cụ quản lý nhà nước: quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động thường chịu sức ép chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Bộ luật lao động ra đời trong đó có chế độ tiền lương để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động một cách hợp lý nhất và tạo mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động, tiến bộ xã hội và hiệu quả trong việc quản lý nguồn lao động. 2.1.3. Vai trò ý nghĩa của tiền lương Đối với người lao động: tiền lương luôn là mối quan tâm bởi lẽ có thu nhập thì mới giúp họ ổn định được cuộc sống. Mức lương cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân phản ánh năng lực thật sự của mỗi người. Khả năng kiếm tiền cao hơn tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập nâng cao giá trị bản thân đối với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: chính sách tiền lương luôn là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên mọi chi phí phải được chi trả một cách hợp lý vì việc chi trả hợp lý lương cũng là cách thu hút nguồn lao động. Tiền công, tiền lương cùng các loại thù lao khác là công cụ quản lý chiến lược nguồn nhân lực. Đối với xã hội: tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động phục vụ cho nhu cầu ăn uống, may mặc, chi tiêu hàng ngày. Đó là yếu tố xã hội, trao đổi sản phẩm hàng hóa nhu cầu cần thiết bằng những đồng tiền mình làm ra. Ngoài ra có ảnh hưởng trực tiếp tới Khóa luận tốt nghiệp 2017 6
  17. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh nguồn thu của nhà nước thông qua con đường thuế thu nhập điều tiết được thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương Xác định đơn giá và quỹ lương của doanh nghiệp Xác định doanh nghiệp phải chi trả bao nhiêu tiền lương trên tỷ lệ doanh thu và đó cũng chính là đơn giá tiền lương. Đơn giá này sẽ là cơ sở xác định mức lương cơ bản phù hợp với từng chức danh, căn cứ để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị lao động. Trình độ lao động Trình độ lao động càng cao thì có thu nhập cao hơn với người có trình độ lao động thấp. Để có được trình độ đó thì họ phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo. Tại doanh nghiệp có thể mở các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ tay nghề, cũng có thể tự mình bổ sung kỹ năng bên ngoài. Việc nâng cao kiến thức kỹ năng phục vụ cho nhu cầu công việc hết sức cần thiết vì có những công việc cần có trình độ cao mới thực hiện được nhằm đem lại hiệu quả cao thì việc hưởng lương cao là điều tất yếu. Thâm niên công tác Một người có nhiều thâm niên công tác thì kinh nghiệm làm việc cũng nhiều hơn vì đã rút được nhiều kinh nghiệm cũng như bài học thực tế trong quá trình làm việc, hạn chế được những sai sót rủi ro vì vậy thu nhập của họ cao hơn là điều không khó hiểu. Mức độ hoàn thành Tiền lương được đánh giá qua mức độ hoàn thành công việc. Mặc dù về năng lực của mỗi lao động là như nhau nhưng khả năng hoàn thành công việc của mỗi người là không giống nhau thì việc trả lương dựa trên tính chất hoàn thành công việc nhằm thể hiện tính công bằng trong chính sách chi trả lương đồng thời tạo động lực cho những nhân viên có kết quả làm việc cao hơn. Khóa luận tốt nghiệp 2017 7
  18. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Tiềm năng nhân viên Những cá nhân có tiềm năng là người sở hữu khả năng và tham vọng trở thành nhà lãnh đạo tài ba là những người chủ động cho việc lập kế hoạch tương lai, luôn cố gắng tiếp thu, học hỏi không ngừng chủ động tìm kiếm cơ hội đóng góp khả năng và thể hiện bản thân trong công việc. Có thể lúc đầu họ chỉ có thể làm những việc nhỏ tuy nhiên tương lai họ có thể làm những việc khó hơn thông qua việc đào tạo và phát triển tiềm năng cho nhân viên chính thức. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, mức độ và tính chất công việc. 2.2. Chế độ tiền lương và các hình thức tiền lương 2.2.1. Chế độ tiền lương Chế độ tiền lương là sự cụ thể hóa chính sách tiền lương, là văn bản quy định của Nhà nước mà các tổ chức dựa vào đó để trả lương cho cán bộ nhân viên của mình. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có hai đối tượng với nhiều đặc điểm tính chất với nội dung công việc khác nhau: công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và cán bộ nhân viên quản lý sản xuất kinh doanh. Tương ứng với hai đối tượng có hai chế độ trả lương khác nhau phù hợp với từng đối tượng là chế độ tiền lương theo cấp bậc và chế độ tiền lương theo chức vụ. Chế độ tiền lương theo cấp bậc Hệ số tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của nhà nước mà DN phải dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý hạn chế được tính chất bình quân trong việc trả lương, đồng thời còn có tác dụng bố trí công việc thích hợp với trình độ hành nghề của công nhân. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: - Thang lương là bảng diễn tả số bậc lương, hệ số bậc lương và mức lương của cùng một ngạch (hoặc cùng một nhóm lương). Mỗi thang lương gồm số lượng bậc nhất định, các nhóm thuộc ngành nghề công việc khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhọc với phức tạp Khóa luận tốt nghiệp 2017 8
  19. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh của công việc. Hệ số bậc lương trong một thang lương phải tăng dần đều nhau hoặc tăng dần đều cơ bản bằng nhau. Ví dụ: bảng lương công nhân viên sản xuất điện (đối với trưởng ca vận hành các nhà máy điện, kỹ sư điều hành hệ thống điện) có 5 bậc lương, các bậc lương có hệ số lương tăng đều là 0,4: 4,00 - 4,40 – 4,8 – 5,2 – 5,6. - Mức lương là số lượng tiền tệ mà Nhà nước quy định để trả lương cho lao động đơn giản nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tương ứng với mỗi bậc lương của mỗi ngạch (nhóm) là một mức lương, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu, còn các mức lương khác dựa vào hệ số bậc lương trong thang lương để tính. Hiện nay mức lương cơ sở (hay là mức lương tối thiểu chung)được thực hiện theo Điều 3 của Nghị định 47/2016/NĐ- CP quy định mức lương cơ sở, theo đó từ ngày 01 tháng 05 năm 2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng. Mức lương bậc n = Mức lương tối thiểu x Hệ số bậc lương - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo tay nghề, là cơ sở để xác định bậc lương của công nhân. Tiêu chuẩn này phản ánh đặc điểm kỹ thuật của nghề, phải xét đến trình độ kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ văn hóa và các hiểu biết về nghề nghiệp của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phải được bổ sung, thay đổi để phù hợp với trình độ sản xuất ngày càng cao, việc xác định cấp bậc thợ, cấp bậc lương một cách chính xác từ đó khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn để đạt được cấp bậc kỹ thuật cao hơn. - Chế độ tiền lương theo chức vụ Chế độ tiền lương theo chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các DN áp dụng để trả lương cho lao động quản lý. Khác với công nhân, những người lao động trực tiếp, lao động quản lý tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại đóng vai trò quan trọng lập kế hoạch, tổ chức điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp 2017 9
  20. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Chế độ này được thực hiện thông qua bảng lương do Nhà nước ban hành. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy định trả lương cho từng nhóm Mức lương theo chế độ chức vụ được xác định bằng cách lấy mức lương bậc một nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện của bậc đó so với bậc một. Trong đó mức lương bậc một được xác định bằng cách lấy mức lương tối thiểu trong nền kinh tế nhân với hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Các mức lương của các bậc khác nhau được xác định bằng cách lấy mức lương bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng. Hiện nay các hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng tại các DN là hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm, tùy theo đặc thù riêng của mỗi DN mà áp dụng hình thức tiền lương nào cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng nên hầu hết các DN đều áp dụng cả hai hình thức trên. 2.2.2. Các hình thức tiền lương 2.2.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian Đây hình thức tính lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc và lương cấp bậc kỷ thuật và thang lương của người lao động . Áp dụng theo hình thức tiền lương thời gian phải trả được tính bằng thời gian nhân với đơn giá (lương bình quân một ngày). Công thức tính lương theo thời gian: Lương theo thời gian làm việc = Số ngày làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương Hình thức trả lương theo thời gian là một trong các hình thức trả lương chủ yếu trong nền kinh tế ngày nay. Hầu hết các DN đều áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, trong đó có 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian đơn giản và trả lương theo thời gian có thưởng. Khóa luận tốt nghiệp 2017 10
  21. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người là do mức lương cấp bậc là cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày và giờ tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi DN. - Lương tháng: Là tiền lương được quy định cho từng bậc trong bảng lương, thường áp dụng cho nhân viên khối quản lý, các nhân viên thuộc ngành không có tính chất sản xuất. Công thức tính lương tháng: Mức lương tối thiểu Số ngày công làm X Lương tháng = việc thực tế trong Ngày công chuẩn của tháng tháng Trong đó: - Lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. - Mức lương tối thiểu bao gồm lương chính thức và các khoản phụ cấp (nếu có). - Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ ngày chủ nhật. - Lương ngày: Là lương trả cho người lao động theo số ngày làm việc thực tế trong tháng, thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hay trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ tính trợ cấp, bảo hiểm xã hội. Khóa luận tốt nghiệp 2017 11
  22. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Công thức tính lương ngày: Mức lương tháng Lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng - Lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động, áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Nhìn chung chế độ trả lương theo thời gian đơn giản dể tính, dể hiểu giúp cho người lao động có thể hiểu rõ được mức lương mình được tính như thế nào. Tuy nhiên vì đây là hình thức mang tính chất đơn giản nên không đảm bảo nguyên tắc trả lương bằng năng lực của mỗi lao động, không khuyến khích tạo động lực để mỗi cá nhân lao động phấn đấu nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao. - Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: đây là hình thức trả lương kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi người lao động đạt được chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng theo quy định. Các hình thức tiền thưởng là các loại tiền thưởng mà DN hiện nay thường hay áp dụng như: - Thưởng do hoàn thành tốt nhiệm vụ trước quy định. - Thưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng. - Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu. - Thưởng năng suất chất lượng. - Thưởng sáng kiến trong công việc. Khi áp dụng hình thức trả lương này nhằm khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm, giúp người lao động gắn bó với DN. Trong trường hợp cần hoàn thành công việc trong thời gian ngắn thì tiền thưởng là động lực thúc đẩy nhằm hoàn thành công việc sớm hơn dự định. Khóa luận tốt nghiệp 2017 12
  23. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Tuy trả lương theo hình thức có tiền thưởng mang lại nhiều ưu điểm tuy nhiên không tránh khỏi những nhược điểm nếu xây dựng hình thức tiền thưởng không đồng đều trong các mặt của quá trình lao động thì người làm công chỉ chú ý đến những việc làm có thưởng. điều đó sẽ làm công việc hoàn thành không đồng bộ, gây ra bất đồng trong quá trình lao động. 2.2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Với hình thức này, tiền lương được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và được áp dụng đối với những DN làm ra sản phẩm trực tiếp, kế toán căn cứ biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đế tính lương cho người lao động. Công thức tính tiền lương theo sản phẩm: Lương theo sản phẩm = Sản lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá 1 sản phẩm Tùy theo yêu cầu kích thích lao động để nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ sản xuất mà có từng dạng tiền lương khác nhau: - Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Là tiền lương thanh toán cho nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. - Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Áp dụng cho đối tượng là công nhân phục vụ cho công nhân chính thức, tiền lương của công nhân viên được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của người lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Do đó, cách tính này có tác dụng làm cho người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả lao động, hoạt động sản xuất mà họ phục vụ. - Tiền lương sản phẩm có thưởng: Là hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất Khóa luận tốt nghiệp 2017 13
  24. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. - Tiền lương sản phẩm lũy tiến: Là dựa trên mức sản phẩm hoàn thành khác nhau, mỗi mức lương được thiết lập ứng với đơn giá tăng dần, loại này áp dụng cho những công việc gấp rút. 2.2.3. Một số chế độ khác khi tính lương Chế độ trả lương khi ngừng việc, theo điều 98 của bộ luật lao động quy định như sau: “ Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”. Các chế độ phụ cấp tiền lương, nâng bậc lương và các chế độ khuyến khích khác, có thể được thỏa thuận trong hợp đồng thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của DN, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của từng người lao động, từng tổ sản xuất. như vậy, quản lý lao động vừa đảm bảo chấp hành kỷ luật vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động kích thích trong thi đua lao động sản xuất, đồng thời là cơ sở để đánh giá và trả thù lao cho người lao động một cách đúng đắn và hợp lý nhất. 2.3. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch sản xuất có hiệu quả nhất đơn giá tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, DN phải xây dựng quỹ lương chi ra cho người lao động thuộc quyền quản lý sử Khóa luận tốt nghiệp 2017 14
  25. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh dụng lao động của DN, là toàn bộ tiền lương mà DN phải trả cho tất cả các loại lao động đang làm việc tại DN trong một thời gian nhất định là 1 tháng hoặc 1 năm gồm: - Quỹ lương thời gian - Quỹ lương sản phẩm - Quỹ lương phụ cấp và các chế độ khác - Quỹ lương bổ sung chung, bao gồm: quỹ lương thực tế chi trả cho công nhân lao động không tham gia sản xuất nhưng được hưởng lương theo chế độ như nhà nước quy định bao gồm tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng do chủ DN cho phép nghỉ lễ, hội họp Tổng quỹ tiền lương thực hiện được xác định là chi phí hợp lý trong giá thành. Quỹ lương của người lao động trực tiếp sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất trong các loại sản phẩm. 2.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội Là quỹ dùng để chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động, trong đó cơ quan BHXH nhà nước được quyền tổ chức, quản lý và sử dụng BHXH, thực hiện các chế độ BHXH nhằm đảm bảo vật chất tinh thần góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động tham gia đóng BHXH và gia đình có trường hợp ốm đau thai sản, suy giảm khả năng lao động mất sức, hết tuổi lao động hoặc chết. Toàn bộ số tiền BHXH trích lập là 25,5%. Các DN nộp lên cơ quan BHXH cấp trên ttheo quy định, trong đó: - Người sử dụng lao động phải chịu 17,5% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Người lao động phải chịu 8% trên tổng quỹ lương bằng cách khấu trừ vào lương của họ. 2.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế Khóa luận tốt nghiệp 2017 15
  26. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, toàn bộ 4,5% trích được DN nộp hết cho phòng BHXH. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người tham gia đóng bảo hiểm. Nguồn quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng lương phải trả thực tế cho công nhân viên trong đó: - Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm cho người lao động 3% và được tính vào chi phí SXKD. - Người lao động phải có mức đóng 1,5% trên tổng quỹ lương bằng cách trừ vào lương của họ. 2.3.3. Kinh phí công đoàn Để có nguồn chi tiêu hoạt động cho công đoàn hàng tháng DN phải trích theo một tỷ lệ quy định so với tổng quỹ lương của DN và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nguồn hình thành quỹ theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng lương phải trả cho từng kỳ kế toán được tính hết vào chi phí SXKD trong đó 1% dành cho cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên. 2.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp Là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định, đối tượng được nhận bảo hiểm là những người bị mất việc mà lỗi không do cá nhân họ, người lao động cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nổ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương đảm bảo, theo quy định tỷ lệ đóng BHTN là 2%, trong đó. - Người lao động đóng 1% được khấu trừ vào lương. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN. Khóa luận tốt nghiệp 2017 16
  27. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Đối với người Đối với DN (tính Tổng Các khoản trích theo lương LĐ (trừ vào vào chi phí) % cộng lương) % Bảo hiểm xã hội (BHXH) 17,5 8 25,5% Bảo hiểm y tế (BHYT) 3 1,5 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1 1 2% Tổng cộng 21,5% 10,5% 32% Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 2% Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2017 2.4. Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.4.1. Yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là phải dựa trên văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương, các quy định của Bộ lao động – thương binh xã hội hướng dẫn để giải quyết các chế độ lao động của người lao động như: chế độ tiền lương, chế độ thanh toán bảo hiểm xã hội khi người lao động ốm đau, thai sản Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải tính đúng, tính đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên chức trong kỳ. 2.4.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp 2017 17
  28. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của DN, liên quan đến tình hình chấp hành về các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở DN phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính lương, các khoản phải trả, phải nộp, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán hạch toán đúng phương pháp đúng chế độ tiền lương. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản theo lương vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH qua đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của DN để có biện pháp sử dụng lao động hiệu quả hơn. 2.5. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 2.5.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 2.5.1.1. Chứng từ sử dụng Để quản lý lao động về mặt số lượng các doanh nghiệp sử dụng danh sách lao động. các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để chi trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động và tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý lao động áp dụng tại DN. Do đó DN phải áp dụng và lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng và chất lượng lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động gồm có: Khóa luận tốt nghiệp 2017 18
  29. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Bảng chấm công (mẫu 01a - LĐTL): bảng này do các tổ chức sản xuất hoặc các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công cho từng người lao động theo tháng hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương của mỗi DN). - Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu 01b - LĐTL). - Bảng thanh toán tiền lương (mẫu 02 - LĐTL): là chứng từ thanh toán và phụ cấp cho người lao động, đồng thời là căn cứ thống kê về lao động tiền lương. - Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu 03 – LĐTL) là chứng từ xác nhận số tiền thưởng theo lương cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người và ghi sổ kế toán. - Giấy đi đường (mẫu 04 – LĐTL): là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phi, tàu xe sau khi về DN. - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu 05 – LĐTL): là chứng từ dùng để xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị, hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu 06 – LĐTL). - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (mẫu 07 – LĐTL). - Hợp đồng giao khoán (mẫu 08 – LĐTL): là biên bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận giao khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời phiếu này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (mẫu 09 – LĐTL): là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu 10 – LĐTL): là bảng kê xác định số tiền BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan có thẩm quyền. chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương. Khóa luận tốt nghiệp 2017 19
  30. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu 11 – LĐTL): là bảng dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. 2.5.1.2. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN kế toán sử dụng các TK chủ yếu: TK 334: phải trả người lao động: TK này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. TK 334 có 2 TK cấp 2: - TK 3341 – phải trả CNV: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của DN về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV. - TK 3348 – phải trả người lao động khác: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài CNV của DN về tiền công, tiền thưởng có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác về thu nhập của người lao động. Kết cấu và nội nội dung phản ánh của TK 334: Bên nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. - Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác phải chi trả cho người lao động. Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Khóa luận tốt nghiệp 2017 20
  31. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Số dư bên nợ: Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Nợ TK 334 Có - Lương và các khoản đã trả cho người lao động SDDK: Các khoản tiền lương, tiền - Các khoản khấu trừ lương công, tiền thưởng, BHXH và (bồi thường, nộp thay cac các khoản khác phải trả CNV khoản BH, thuế TNCN) SDCK: số tiền đã trả lớn SDCK: các khoản tiền lương hơn số phải trả về tiền và các khoản phải trả cho lương và các khoản khác CNV cho CNV Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 334 TK 338: phải trả, phải nộp khác: TK này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác liên quan đến BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và các khoản khác có liên quan đến tiền lương. TK 338 chi tiết làm 8 TK cấp 2: - TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết: phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền. - TK 3382: Kinh phí công đoàn: phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ ở đơn vị. - TK 3383: Bảo hiểm xã hội: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH ở đơn vị. - TK 3384: Bảo hiểm y tế: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT ở đơn vị. - TK 3385: Phải trả về cổ phần hóa: phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước. - TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHTN ở đơn vị. Khóa luận tốt nghiệp 2017 21
  32. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện: phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của DN trong kỳ kế toán. - TK 3388: Phải trả, phải nộp khác: phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các TK khác từ 3381 đến 3387. Kết cấu nội dung phản ánh TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386): Bên nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính. - Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. - Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. - Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. - Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước. - Các khoản đã trả và đã nộp khác. Bên có: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. Khóa luận tốt nghiệp 2017 22
  33. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên. - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ. - Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay; - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính. - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động. - Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước; Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân. - Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại. - Các khoản phải trả khác. Số dư bên có: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết. - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán. - Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại chưa kết chuyển. - Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước hoặc khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển Khóa luận tốt nghiệp 2017 23
  34. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn phải trả đến cuối kỳ kế toán. - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác. Số dư bên nợ: Số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi trả CNV chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. Nợ TK 338 (2,3,4,6) Có SDDK: số đã trích chưa sử dụng hết - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ - Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, cho cấp trên. BHTN theo tỷ lệ quy định. - Chi BHXH, BHYT, KPCĐ - Các khoản thanh toán với CNV trực tiếp tại đơn vị về tiền nhà, điện, nước ở tập thể. - Chi mua BHYT, BHXH cho - KPCĐ vượt chi được cấp bù. người lao động. - Số BHXH đã chi trả cho CNV khi được cơ quan BHXH thanh SDCK: số đã trả, đã nộp nhiều SDCtoán K: số đã trích chưa sử hơn số phải trẩ, phải nộp, dụng hết. BHXH đã chi chưa được thanh toán, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 338 TK 335: chi phí phải trả: TK này dùng để phản ánh các khoản trích trước trong kỳ như trích trước phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước. điều kiện sử dụng TK 335 là DN phải có kế hoạch. TK 335 không có TK cấp 2. Khóa luận tốt nghiệp 2017 24
  35. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Kết cấu nội dung tài khoản: Bên nợ: - Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả. - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số thực tế được ghi giảm vào chi phí. Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. Số dư bên có: Số dư phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Nợ TK 335 Có - Các khoản chi trả thực tế Chi phí phải trả dự tính trước phát sinh đã được tính vào và ghi nhận vào chi phí sản chi phí phải trả xuất kinh doanh - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số thực tế được ghi giảm vào chi phí SDCK: số dư đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 335 2.5.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ TK 334 – phải trả người lao động (1) Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nợ TK 627 – Tiền lương phải tra nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 641 – Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 – Tiền lương phải trả nhân viên QLDN. Nợ TK 241 – Tiền lương phải trả công nhân xây dựng cơ bản. Khóa luận tốt nghiệp 2017 25
  36. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Có TK 334 – Tổng số tiền thù lao phải trả cho CNV. (2) Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV như tiền tạm ứng, tiền bồi thường, BHYT , kế toán ghi. Nợ TK 334 – Tổng các khoản khấu trừ. Có TK 338 (3383, 3384, 3389) – Các khoản phải trả, phải nộp khác. Có TK 141 – Thu hồi các khoản tạm ứng. Có TK 138 – Thu các khoản bắt bồi thường, phạt, nợ khác. Có TK 333 (3335) – Thu thuế TNCN phải nộp của nhân viên. (3) Tính tiền thưởng phải trả CNV, kế toán ghi: Nợ TK 353 (3531) – Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Có TK 334 – Phải trả người lao động. (4) Xuất quỹ chi trả tiền thưởng. Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gởi ngân hàng. (5) Số tiền BHXH phải trả trực tiếp cho CNV trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động , kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) – Phải trả, phải nộp khác. Có TK 334 – Phải trả người lao động. (6) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên, kế toán ghi: Nợ các TK 622, 627, 641, 642. Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (nếu đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép). Có TK 334 – Phải trả người lao động. Khóa luận tốt nghiệp 2017 26
  37. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh (7) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho nhân viên và người lao động khác của DN bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331 (33311) – Thuế GTGT phải nộp. (8) Thanh toán lương và các khoản phải trả CNV, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gởi ngân hàng. 138, 141, 334 241, 622, 627, 333, 338 641, 642 Các khoản khấu trừ vào Lương và các khoản phụ lương và thu nhập NLĐ cấp phải trả cho NLĐ 111, 112 335 Tạm ứng và thanh toán Trích trước tiền lương lương cho NLĐ nghỉ phép của CNSX 511 353 Chi trả lương, thưởng và Tiền lương phải trả NLĐ từ các khoản khác cho NLĐ quỹ phúc lợi, khen thưởng bằng SP,HH 33311 338 Thuế GTGT đầu ra BHXH phải trả CNV (nếu có) Sơ đồ 2.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 334 TK 338 – phải trả, phải nộp khác Khóa luận tốt nghiệp 2017 27
  38. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh (1) Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả, kế toán tiến hành trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 334 – Phải trả người lao động = Quỹ lương x 10,5%. Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất = Tiền lương thực tế x 23,5%. Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung = Tiền lương thực tế x 23,5%. Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng = Tiền lương thực tế x 23,5%. Nợ TK 642 – Chi phí QLDN = Tiền lương thực tế x 23,5%. Có TK 3382 – KPCĐ = Quỹ lương x 2%. Có TK 3383 – BHXH = Quỹ lương x 25,5%. Có TK 3384 – BHYT = Quỹ lương x 4,5%. Có TK 3386 – BHTN = Quỹ lương x 2%. (2) DN chuyển tiền nộp BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ về cho các cơ quan chuyên môn, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) – Phải trả, phải nộp khác. Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gởi ngân hàng. (3) BHXH phải trả cho CNV khi ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động , kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) – Phải trả, phải nộp khác. Có TK 334 – Phải trả người lao động. (4) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382) – Phải trả, phải nộp khác. Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – Tiền gởi ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp 2017 28
  39. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh (5) Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù, khi nhận được tiền ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt. Nợ TK 112 – Tiền gởi ngân hàng. Có TK 338 (3382) – Phải trả, phải nộp khác. 111, 112 338 622, 627, 641, 642 Chi nộp tiền BHXH, Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHYT, KPCĐ, BHTN BHTN 334 334 Trừ vào lương BHXH phải trả cho CNV 111, 112 111, 112 Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Nhận được tiền cấp bù số KPCĐ chi vượt Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 338 TK 335 – chi phí phải trả (1) Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 – Chi phí phải trả. (2) Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, nếu số trích trước lớn hơn số thưc tế phải trả. Nợ TK 335 – chi phí phải trả (số đã trích trước). Khóa luận tốt nghiệp 2017 29
  40. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Có TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. (3) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số phát sinh thực tế. Nếu thiếu, kế toán bổ sung. Nợ TK 622. Có TK 335. Nếu thừa, kế toán ghi: Nợ TK 335. Có TK 622. 334 335 622 Tiền lương nghỉ phép Hàng tháng tiến hành trích trực tiếp phát sinh trước tiền lương nghỉ phép Các khoản trích thêm Các khoản trích thừa Sơ đồ 2.6. Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 335 Khóa luận tốt nghiệp 2017 30
  41. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN – TRUNG TÂM KINH DOANNH VNPT – TÂY NINH 3.1. Giới thiệu chung - Tên đơn vị: Phòng bán hàng Tân Biên. - Địa chỉ: số 80A, đường Phạm Hùng, khu phố 2, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Điện thoại: 0663744806 - Mã số thuế: 0106869738-063-00368 - Người đại diện: Nguyễn Tấn Tài 3.2. Lịch sử hình thành và phát triển Phòng bán hàng Tân Biên là đơn vị trực thuộc dưới sự quản lý của trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh, được quyết định thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 2014. Sự ra đời của các phòng bán hàng không năm ngoài mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về lĩnh vực dịch vụ chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong mỗi khu vực nhằm nâng cao vị thế trên thị trường cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với thế mạnh mặt bằng được đặt tại trung tâm của huyện, với cơ sở vật chất được hiện đại, tiện nghi cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo nhiều năm tại trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh trả qua các khóa tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ bán hàng với mong muốn dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu, thi hiếu của khách hàng trên địa bàn một cách nhanh chóng. Ngay sau khi thành lập trong năm 2014, phòng đã tập trung xây dựng quan hệ với các đơn vị quản lý hành chính địa phương từ cấp phường, các tổ chức, DN trong địa bàn. Qua năm 2015, phòng đã xây dựng được mối quan hệ với các trường học từ cấp trung học cơ sở tới cấp trung học phổ thông trên địa bàn cùng với nhiều đơn vị xây dựng đầu tư hoặc cung cấp hạ tầng viễn thông khác nhau. Đồng thời, phòng còn thường xuyên mở những đợt bán Khóa luận tốt nghiệp 2017 31
  42. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh hàng trực tiếp, bán hàng tại các điểm trên khắp địa bàn nên làm cho quá trình mở rộng địa bàn, phát triển thương hiệu VNPT cho những người dân chưa hề biết đến, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Đến nay, phòng bán hàng đã đi vào hoạt động và ổn định, với lòng quyết tâm ý chí sáng tạo và bản lĩnh của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên phòng bán hàng Tân biên luôn cố gắng vươn lên so với các phòng bán hàng trong khu vực khác, không ngừng phát triển để hoàn thiện mình xứng đáng là điểm sáng của trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh. 3.3. Chức năng nhiệm vụ đặc điểm sản xuất kinh doanh 3.3.1. Chức năng Phòng bán hàng Tân Biên có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin như sau: - Tổ chức quản lý kinh doanh và điều hành kênh bán hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn huyện Tân Biên. - Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hàng chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng cáo, duy trì và phát triển thương hiệu theo chiến lược của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Tây Ninh, quản lý thông tin dữ liệu khách hàng. - Tổ chức quản lý thực hiện nghiệp vụ giá cước, tính cước theo quy định; thanh toán cước phí sử dụng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin và truyền thông. - Kinh doanh, cung ứng vật tư, trang thiết bị chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin. - Khảo sát tư vấn lắp đặt bảo dưỡng các hệ thống công trình viễn thông, công nghệ thông tin. 3.3.2. Nhiệm vụ Xây dựng các phương án kinh doanh phát triển theo mục tiêu kế hoạch chiến lược của trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh. Thực hiện chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên tại phòng. Khóa luận tốt nghiệp 2017 32
  43. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Nghiên cứu địa bàn, đưa ra chiến lược, phân phối và xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thêm khách hàng trong vùng để phát triển mạng lưới và phục vụ nhu cầu khách hàng. Ra sức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao từ trung tâm, tận dụng mọi ưu thế, khắc phục những mặt tồn tại, vượt qua khó khăn thử thách, tạo động lực mới để góp phần xây dựng phát triển thương hiệu, vượt lên so với những phòng bán hàng của các khu vực khác. 3.3.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Phòng bán hàng Tân Biên thuộc đơn vị trực thuộc dưới sự giám sát của trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động và nhiều lĩnh vực khác, cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ di động: Dịch vụ di động trả sau vinaphone là loại hình dịch vụ được ra đời từ ngày thành lập mạng di động, thuê bao vinaphone được cung cấp các dịch vụ chặc cuộc gọi, hiển thị số điện thoại gọi đi, gọi đến, chuyển cuộc gọi, nhắn tin ngắn sms, chuyển vùng quốc tế, gọi quốc tế, dịch vụ cấm hiển thị số gọi đi, dịch vụ chờ, giữ cuộc gọi, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ fax- data. Dịch vụ di động trả trước là gói cước linh hoạt và tiện dụng để khách hàng lựa chọn, khách hàng không cần phải ký hợp đồng thuê bao tháng, không phải trả phí hòa mạng và cước thuê bao hàng tháng mà thực hiện trả cước cho từng cuộc gọi và tin nhắn để kiểm soát cước phí sử dụng của mình. Dịch vụ cố định: Là dịch vụ thông tin liên lạc được thiết lập qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng giữa một máy điện thoại bàn đến một máy điện thoại cố định hoặc một máy điện thoại di động, là phương tiện thông tin không thể thiếu với bất kỳ DN, tổ chức nào khi hoạt động, và cũng rất tiện lợi, uy tín cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Dịch vụ internet Khóa luận tốt nghiệp 2017 33
  44. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Mobile internet là dịch vụ giúp khách hàng truy cập internet trực tiếp từ điện thoại di động ở bất cứ nơi nào có song Vinaphone. Fiber Vnn là dịch vụ internet cáp quang hiện đại với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao. Dịch vụ Mytv: Là dịch vụ truyền hình đa phương tiện, chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau qua chiếc tivi. 3.4. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại phòng bán hàng Tân Biên 3.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Tổ kinh doanh Trung tâm kinh GĐ phòng bán doanh VNPT - Tây Phòng kế toán hàng Tân Biên Ninh Phòng quản lý cước Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý DN Chức năng của từng phòng ban: - Trung tâm kinh doanh VNPT – Tây Ninh là đơn vị hạch toán phụ thuộc viễn thông Tây Ninh, chức năng quản lý, tổ chức kinh doanh điều hành mọi hoạt động của các phòng bán hàng, giám sát điều hành sản xuất kinh doanh các hoạt động tiếp thị bán hàng, cung cấp Khóa luận tốt nghiệp 2017 34
  45. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông viễn thông giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các huyện trong tỉnh. - GĐ phòng bán hàng Tân Biên có nhiệm vụ quản lý tổ chức điều hành đôn đốc và trực tiếp tham gia các hoạt động tiếp thị bán hàng, thu tiền của nhân viên bán hàng và các kênh bán hàng tại địa bàn nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của Trung tâm giao. Quản lý đôn đốc quá trình thu cước, quản trị dòng tiền một cách hiệu quả đúng quy định, kiểm soát tài sản vật tư hàng hóa được cấp và các chứng từ hóa đơn theo quy định, triển khai các công văn đến phòng, cập nhật hướng dẫn cho các nhân viên về chính sách quy định của Trung tâm. Triển khai tổ chức các chiến dịch truyền thông tiếp thị bán hàng chăm sóc, tiếp nhận điều tra tổng hợp thông tin về khách hàng thị trường đối thủ cạnh tranh kịp thời báp cáo lãnh đạo Trung tâm và tham mưu các chính sách phù hợp nhằm phát triển thị trường tăng thị phần, tăng doanh thu. - Tổ kinh doanh thực hiện công tác bán sản phẩm dịch vụ vào khu công nghiệp, khu dự án đô thị, khu dân cư theo khu vực quản lý, triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, kế hoạch tiếp thị khuyến mãi, thăm dò thị trường, duy trì và tạo mối quan hệ với các khách hàng hiện có của Trung tâm, phát triển khách hàng mới. Tham mưu đề xuất các chính sách bán hàng, tiếp thị theo phân cấp. - Phòng kế toán thường xuyên hạch toán số liệu doanh thu, thu tiền bán hàng hằng ngày. Đối soát số liệu hạch toán, kiểm soát dòng tiền. Theo dõi hướng dẫn các bộ phận bán hàng trong việc kê nộp doanh thu. Quản lý, kiểm soát, báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu chi phí của phòng, đề xuất các biện pháp nhằm quản trị tài chính hiệu quả. Tiếp nhận phối hợp các trường hợp khiếu nại của khách hàng, theo dõi đôn đốc quản trị công nợ trên sổ sách kế toán. Thực hiện báo cáo đúng quy định và các nhiệm vụ khác được phân công. - Phòng quản lý có nhiệm vụ cước chăm sóc, tiếp nhận thông tin khách hàng, phát triển cách dịch vụ theo kế hoạch được giao. Theo dõi khách hàng, quản lý cước sử dụng, quản lý tiền mặt, lưu trữ các chứng từ tài chính, hóa đơn theo quy định. Tổ chức phát giấy báo cước, thu cước, thu nợ tại địa chỉ nhà khách hàng sử dụng. thực hiện phân loại nợ lập hồ sơ thanh Khóa luận tốt nghiệp 2017 35
  46. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh lý các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ quá hạn. Tiếp nhận, phối hợp, giải quyết các yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc thanh toán cước, khiếu nại cước. 3.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Thủ quỹ Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế toán phòng bán hàng Tân Biên Các công việc của phòng kế toán: - Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập kế hoạch thu, chi, kiểm tra các định khoản hạch toán, lập các bảng cân đối kế toán, bảng lương và thannh toán lương hàng tháng. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ phòng kế toán. - Kế toán bán hàng: ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp cả về giá trị và số lượng hàng bán trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng và từng phương thức bán hàng. Thủ quỹ kiểm soát và định hướng các vấn đề liên quan đến thu chi tiền mặt, lập và cân đối các báo cáo quỹ và các khoản thu chi trong sổ quỹ tiền mặt. Thủ quỹ là người có nhiệm vụ thu chi khi đã có chứng từ được GĐ và kế toán trưởng ký duyệt. Chế độ kế toán áp dụng - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: tiền Việt Nam đồng. - Chế độ kế toán áp dụng: DN áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp 2017 36
  47. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh tài chính - Hệ thống chứng từ áp dụng tại doanh nghiệp: dựa vào hệ thống chứng từ theo mẫu in sẵn do BTC phát hành. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước - Phương pháp khấu hao áp dụng: TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hình thức kế toán áp dụng Phòng bán hàng Tân Biên là đơn vị trực thuộc nhỏ, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều nhưng do đặc thù dưới sự giám sát của Trung tâm đòi hỏi phải có sự tổ chức quản lý khoa học hợp lý vừa có thể tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán vừa giảm bớt khối lượng công việc. Do vậy công ty đã chọn hình thức kế toán trên máy vi tính. CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TỔNG TOÁN PHẦN MỀM KẾ HỢP TOÁN BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỨNG TỪ KẾ BÀN PHÍM TOÁN CÙNG LOẠI BÁO CÁO QUẢN TRỊ Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Quan hệ đối chiếu Khóa luận tốt nghiệp 2017 37
  48. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Sơ đồ 3.3 Tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: - Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán - Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký- sổ cái) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính, việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Khóa luận tốt nghiệp 2017 38
  49. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN – TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – TÂY NINH 4.1. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng Tân Biên. 4.1.1. Đặc điểm về lao động Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất kinh doanh hàng hóa luôn có sự cạnh tranh gây gắt. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại được phải biết cách sử dụng nguồn lao động chủ yếu của mình một cách có hiệu quả. Việc sử dụng lao động và chế độ trả lương là vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Phòng bán hàng Tân Biên là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy không yêu cầu tất cả lao động đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các nhân viên quản lý, tổ trưởng phải có bằng đại học. Tính đến thời điểm hiện tại đội ngũ lao động tại PBH gồm có: Trình độ chuyên môn: - Đại học: 7 người (lao động trực tiếp) - Cao đẳng, trung cấp: 15 người (lao động gián tiếp) Công tác quản lý lao động: nhân viên chính thức đi làm theo giờ hành chính sáng từ 7h30 đến 11h30 trư nghỉ đến 13h30 làm lại đến 17h30 nghỉ, tổ trưởng tổ kinh doanh phụ trách phân công thời gian làm việc cho lao động gián tiếp. TTKD giao cho GD PBH căn cứ vào kế hoạch phục vụ công tác bán hàng mà phân công bố trí và tuyển dụng lao động tại đơn vị. GĐ căn cứ vào số lao động đã bố trí giao cho các tổ trưởng tiến hành kiểm tra ngày công và giờ đi làm, kết quả làm việc để xác định tiền lương cho nhân viên. 4.1.2. Các hình thức trả lương doanh nghiệp áp dụng Trong năm 2014, Tập đoàn bưu chính viễn thông ra quyết định tái cơ cấu các khối VNPT tỉnh, hầu hết các đơn vị đều tiến hành tách thành 2 khối kinh doanh và kỹ thuật. Cùng Khóa luận tốt nghiệp 2017 39
  50. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh với việc tái cấu trúc theo mô hình mới VNPT Tập đoàn cũng ra quyết định áp dụng cơ chế tiền lương 3P và tiền lương theo đơn giá/sản phẩm, dịch vụ thay vì trước đó trả lương cho nhân viên gồm phần lương cứng và lương khoán. Căn cứ vào quyết định và hình thức trả lương của GĐ Trung tâm kinh doanh đối với tập thể bao gồm KQL và các đơn vị trực thuộc Trung tâm kinh doanh và cá nhân người lao động thuộc Trung tâm, với mục tiêu trả lương công bằng với mọi người lao động theo nguyên tắc: “Người làm nhiều hưởng nhiều – người làm ít hưởng ít – người không làm không hưởng”. Trung tâm đã áp dụng hình thức trả lương theo phương pháp 3P: - P1: Trả lương theo vị trí công việc mà nhân viên đảm nhận là việc xác định lương cho nhân viên theo vị trí họ đang làm - P2: Trả lương theo năng lực thực tế của nhân viên căn cứ vào 4 yếu tố là khả năng giải quyết công việc, hiệu quả công việc thực hiện, thái độ làm việc và kinh nghiệm công tác của nhân viên để đánh giá năng lực của từng cá nhân. - P3: Trả lương theo kết quả hoàn thành công việc của NLĐ, DN lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị công việc trên hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC (thông qua các chỉ số KPI được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của cá nhân thông qua các chỉ tiêu được giao) và đơn giá tiền lương/sản phẩm, dịch vụ Ưu điểm của hình thức trả lương theo phương pháp 3P: - Giúp người sử dụng lao động trả lương phù họp với tầm ảnh hưởng của vị trí đối với DN, tạo tính cạnh tranh so với thị trường của cùng một tập hợp các chức năng. - Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi nhờ tạo động lực thông qua thực thi sự công bằng khi trả lương xứng với năng lực. - Khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc do trả lương xứng đáng với đóng góp của nhân viên vào kết quả DN. Ngoài trả lương cho lao động chính thức bằng hình thức trên DN còn sử dụng lao động thuê ngoài. Lao động thuê ngoài áp dụng hình thức trả lương khoán, khi công việc hoàn Khóa luận tốt nghiệp 2017 40
  51. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh thành thì DN sẽ trả hết lương cho cá nhân đó. Hàng tháng các đơn vị tổng hợp tiền lương và báo cáo rõ số lượng lao động cho Trung tâm. 4.1.3. Quỹ tiền lương Nguồn hình thành quỹ lương - Tiền lương do Tổng công ty giao. - Tiền lương bổ sung từ Tổng công ty Thành phần quỹ lương Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, DN xác định quỹ lương tương ứng. Tiền lương được trích từ doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm kinh doanh gồm có quỹ tiền lương kế hoạch (QLKH) được xác định căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ và dùng để xác định tổng chi về lương. Quỹ tiền lương thực hiện (QLTH) được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, năng suất lao động và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm. Quỹ tiền lương được trích từ doanh thu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh cụ thể gồm: - Tiền lương trả theo kết quả thực hiện BSC. - Tiền lương theo sản phẩm (đơn giá tiền lương/ sản phẩm, dịch vụ) thực hiện. - Các khoản phụ cấp, tiền lương của những ngày nghỉ, tiền lương làm thêm giờ. Phân bổ quỹ tiền lương Theo quy định trong quy chế trả lương của Tổng công ty thì quỹ lương được phân bổ thành 2 phần: - Quỹ lương phân bổ trực tiếp cho người lao động (chiếm 90% tổng quỹ lương). Quỹ tiền lương này trả cho NLĐ gồm 2 phần, phần tiền lương theo BSC và tiền lương theo đơn giá/ sản phẩm, dịch vụ. Khóa luận tốt nghiệp 2017 41
  52. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Trả lương theo kết quả thực hiện BSC được xác định dựa trên 3 yếu tố là hệ số chức danh công việc, đánh giá năng lực của nhân viên và kết quả hoàn thành công việc. Quỹ lương phân phối bộ phận quản lý Quỹ lương phân TP1P2 của tập thể i Quỹ lương phân phối phối theo kết quả = x theo BSC của tập thể i BSC tháng của TP1P2 của toàn PBH i phòng BH i Quỹ lương phân phối bộ phận kinh doanh 60% TP1P2 của tập thể Quỹ lương phân Quỹ lương phân phối kinh doanh trả sau phối theo kết quả = x theo BSC của tập thể i BSC tháng của phòng PBH i TP1P2 của toàn PBH i Cụ thể: TP1P2 của tổ kinh doanh = 478 x 4 x 60% = 1147,2 TP1P2 của toàn PBH = 506 + 476 + 286,8 + 286,8 + 286,8 + 286,8 + 562 = 2691,2 Quỹ lương phân phối Qũy lương quyết toán theo kết quả BSC = x HP3 PBH tháng 3 TTKD phân phối tháng 3 = 53.279.132 x 90.1% = 48.004.498 Khóa luận tốt nghiệp 2017 42
  53. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Quỹ lương phân phối 506+476 theo kết quả BSC của = x 48.004.498 tổ quản lý 2691,2 = 17.561.504,55 đồng Quỹ lương phân phối (562 + 286,8 x 4) theo kết quả BSC của = x 48.004.498 tổ KD 2691,2 = 30442993,45 đồng Trả lương theo đơn giá/sản phẩm, dịch vụ chỉ áp dụng đối với nhân viên kinh doanh (trả trước, trả sau) được xác định trên sản lượng thuê bao phát triển mới của bộ phận kinh doanh trả trước và doanh thu phát sinh từ thuê bao phát triển mới của bộ phận kinh doanh trả sau. Quỹ lương phân phối Tổng sản lượng thuê theo đơn giá sản phẩm, = bao phát triển mới PS X Đơn giá sản phẩm dịch vụ của tập thể kinh > 5000 doanh trả trước Quỹ lương phân phối Doanh thu phát sinh theo đơn giá sản phẩm, = từ thuê bao phát triển X Đơn giá/1000đ dịch vụ của tập thể kinh mới của khách hàng doanh thu doanh trả sau Quỹ tiền lương dự phòng (10% quỹ lương) Quỹ này gồm 2 phần: tiền lương khuyến khích (chiếm 5% quỹ lương) và quỹ dự phòng chung (chiếm 5% quỹ lương). Khóa luận tốt nghiệp 2017 43
  54. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Tiền lương khuyến khích nhằm khen thưởng đối với NLĐ làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, khuyến khích NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. - Quỹ dự phòng chung có tác dụng nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo việc chi trả đầy đủ lương cho người lao động khi DN gặp những bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1.4. Thời điểm trả lương Lương cán bộ công nhân viên được trả bằng đồng Việt nam hàng tháng, thành 2 kỳ: - Kỳ 1: tạm ứng lương trước ngày 15 hàng tháng - Kỳ 2: quyết toán lương trước ngày 5 của tháng tiếp theo Tất cả các chứng từ liên quan phải được tập hợp đầy đủ cuối tháng để kế toán tiến hành tính toán và lập bảng lương cho các nhân viên. 4.1.5. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các tài khoản trích tại phòng bán hàng Ngoài tiền lương thì DN cũng rất quan tâm đến việc trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương. Trong đó, CBCNV được hưởng BHYT, BHXH đúng theo quy định của Nhà nước. Kế toán trích lập các khoản trích theo lương dựa trên mức lương cơ bản và hệ số bậc lương tương ứng với chức danh công việc. Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Trong đó: - Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước hiện nay là 1.210.000 - Hệ số bậc lương ứng với chức danh công việc (PHỤ LỤC BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG) Các khoản trích lập gồm: Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH phòng bán hàng được hình thành bằng cách trích 26% trên tổng quỹ lương hàng tháng ghi trong hợp đồng lao động. trong đó: - 18% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh Khóa luận tốt nghiệp 2017 44
  55. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - 8% trừ vào thu nhập người lao động Toàn bộ quỹ BHXH nộp lên cơ quan BHXH cấp trên. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghề nghiệp, hưu trí. DN chỉ thanh toán chi phí BHXH cho người lao động khi có chứng từ hợp lệ. cuối tháng, kế toán thanh toán tiền lương lập bảng thanh toán BHXH để quyết toán với cơ quan BHXH Quỹ bảo hiểm y tế Quỹ BHYT phòng bán hàng được hình thành bằng cách tính 4.5% trên tổng quỹ lương hàng tháng ghi trong hợp đồng lao động. trong đó: - 3% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh - 1.5% trừ vào thu nhập người lao động DN trích tiền mua thẻ BHYT năm cho người lao động theo lương cấp bậc, sau đó đến cuối tháng khấu trừ vào lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Cứ 6 tháng một lần, DN trích tiền để mua thẻ BHYT cho người lao động theo bảng lương được quy định. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Đối với trường hợp nghỉ ốm: bảo hiểm trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm, nên các đơn vị không trả lương năng suất chất lượng cho người lao động trong thời gian này. Đối với trường hợp nghỉ thai sản: trong thời gian nghỉ hộ sản sẽ do bảo hiểm chi trả theo luật bảo hiểm 58/2014/QH13. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Quỹ BHTN phòng bán hàng được hình thành bằng các trích 2% trên tổng quỹ lương hàng tháng, trong đó: - 1% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh Khóa luận tốt nghiệp 2017 45
  56. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động Quỹ BHTN được hình thành nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc theo quy định của pháp luật. Kinh phí công đoàn Để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn. Hàng tháng, DN còn trích thêm 2% trên tổng quỹ lương thực hiện. trong đó: - 1% nộp lên cho công đoàn cấp trên - 1% giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại DN Đối với người lao Đối với DN (tính Các khoản trích theo lương động (trừ vào Tổng cộng vào chi phí) (%) lương) (%) Bảo hiểm xã hội (BHXH) 18 8 26% Bảo hiểm y tế (BHYT) 3 1.5 4.5% Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1 1 2% Tổng cộng 22 10.5 32.5% Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 1% Bảng 4.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016 Quỹ chính sách xã hội Ngoài các khoản trích theo lương được ban hành, Tổng công ty tập đoàn bưu chính viễn thông còn ban hành quy định tạo lập và sử dụng quỹ chính sách xã hội của cán bộ công nhân viên chức Tổng công ty tập đoàn bưu chính viễn thông quyết định số 136/2002/QĐ-LT Quỹ chính sách xã hội được tạo lập từ 0.5% tiền lương của CBCNV tự nguyện đóng góp sau khi đã trừ thuế thu nhập (nếu có) và các nguồn phúc lợi của dơn vị, tài trợ, ủng hộ và thu khác. Quỹ chính sách xã hội được tạo lập từ một phần thu nhập của CBCNVC Tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam tự nguyện tham gia đóng góp và trích từ nguồn phúc lợi tập Khóa luận tốt nghiệp 2017 46
  57. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh trung của Tổng công ty để giúp đỡ cho cán bộ công nhân viên chức đã và đang làm việc trong ngành, các đối tượng chính sách xã hội ngành và tham gia các hoạt động từ thiện xã hội khác. Đoàn phí Đoàn phí công đoàn là khoản thu phí hàng tháng bằng 1% mức lương thực lĩnh (lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN). Đối tượng đóng đoàn phí là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt tại doanh nghiệp. tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời và báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của các công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn, 40% nộp về công đoàn cấp trên. Đảng phí Công ty mẹ - Tập đoàn bưu chính viễn thông là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ nên đối với công nhân viên làm việc trong DN là đảng viên thì mức đóng đảng phí hàng tháng bằng 1% các khoản sau: - Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh hoặc tiền công - Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh tăng thêm từ quỹ tiền lương của đơn vị theo quy định của chính phủ - Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội. Đảng phí được trích sử dụng hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ sở Đảng gặp khó khăn. 4.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 4.2.1. Chứng từ sử dụng - Bảng báo cáo chấm công theo BSC nhân viên. - Bảng chi tiền phụ cấp. Khóa luận tốt nghiệp 2017 47
  58. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Bảng tạm ứng lương chuyển khoản/tiền mặt. - Bảng thanh toán lương. - Lệnh chuyển tiền ngân hàng hoặc ủy nhiệm chi - Bảng chi tiền mặt (nếu có) 4.2.2. Tài khoản sử dụng TK 334 (3341) – Phải trả người lao động: TK này dùng để phán ánh các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập họ. TK 338 – Phải trả khác: dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp khác. TK 338 chi tiết thành các TK: - TK 3382 – Kinh phí công đoàn: phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ tại đơn vị - TK 3383 – bảo hiểm xã hội: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH tại đơn vị - TK 3384 – bảo hiểm y tế: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT tại đơn vị - TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: phản ánh tình hình trích và thanh toán BHTN tại đơn vị - TK 338 (338888) – đảng phí, quỹ chính sách xã hội: phản ánh tình hình trích và sử dụng các quỹ tại đơn vị TK 15421 – chi phí khác: phản ánh về các chi phí của DN trong đó bao gồm có chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong đó, DN mã hóa TK 15421 thành những nội dung chi tiết bằng mã thống kê.(PHỤ LỤC) 4.2.3. Phương pháp hạch toán Trung tâm kinh doanh áp dụng cơ chế trả lương theo phương pháp 3P và đơn giá tiền lương theo sản phẩm, dịch vụ, trong đó chế độ trả lương theo kết quả thực hiện BSC áp dụng 100% đối với nhân viên làm việc tại PBH, ngoại trừ nhân viên kinh doanh dịch vụ trả trước, Khóa luận tốt nghiệp 2017 48
  59. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh trả sau được hưởng 60% lương theo kết quả BSC và 40% lương theo đơn giá sản phẩm, dịch vụ. Công thức tính lương: Thu nhập = Lương BSC + Lương theo đơn giá (NVKD) + Các khoản khác Tiền lương thực nhận vào cuối mỗi tháng của nhân viên là thu nhập sau khi đã trừ các khoản giảm trừ: Tiền lương thực nhận = Thu nhập – Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ thu nhập của người lao động bao gồm: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ - Đảng phí - Qũy chính sách xã hội - Thuế TNCN - Tạm ứng lương 4.2.3.1. Phương pháp trả lương theo kết quả BSC Hình thức tiền lương trả theo kết quả BSC áp dụng 100% đối với GĐ phòng bán hàng, nhân viên tổ quản lý ( kế toán, nhân viên quản lý cước ), tổ trưởng tổ kinh doanh và áp dụng 40% lương BSC cho nhân viên tổ kinh doanh ( nhân viên kinh doanh trả trước, nhân viên kinh doanh trả sau). Xây dựng thang lương theo vị trí công việc (P1) Căn cứ vào quyết định số 251/QQD-TTKD TNH-THNS, GĐ TTKD đã ra quyết định về việc ban hành chức danh và hệ số chức danh (P1) của CNCNV phòng bán hàng Tân Biên. Khóa luận tốt nghiệp 2017 49
  60. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Hệ số lương chức danh (P1) Stt Họ và tên Chức danh và bậc lương Hệ số Bậc P1 1 Nguyễn Tấn Tài GĐ PBH khu vực 954 3 2 Tạ Hoàng Vinh Hiển Kế toán trưởng PBH khu vực 506 3 3 Nguyễn Thị Thu Hiền Nhân viên quản lý cước 476 4 4 Trần Đức Trọng Tổ trưởng bán hàng khu vực 562 3 5 Võ Thanh Tiền Nhân viên quản lý địa bàn 478 3 6 Nguyễn Ngọc Anh Nhân viên quản lý địa bàn 478 3 7 Nguyễn Quốc Đống Nhân viên kinh doanh địa bàn 478 3 8 Đỗ Thị Thu Trang Nhân viên giao dịch 478 3 Bảng 4.2 Danh sách xếp bậc và hệ số lương chức danh (P1) nhân viên PBH Xác định lương theo năng lực (P2) Hệ số P2 của cá nhân là điểm năng lực thực tế của cá nhân so với điểm năng lực tiêu chuẩn vị trí công việc mà cá nhân đảm nhiệm. Các đơn vị thực hiện đánh giá, chấm điểm năng lực cá nhân P2 thực tế đối với từng cá nhân lao động khi mới tuyển dụng, khi thay đổi vị trí công việc và theo định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để xác định so với điểm năng lực tiêu chuẩn vị trí công việc mà cá nhân đó đảm nhận. Hệ số P2 đánh giá tối đa bằng 1. Phân cấp đánh giá, xác định điểm P2 thực tế của cá nhân theo các cấp cụ thể: ban GĐ Trung tâm kinh doanh đánh giá, xác định điểm P2 thực tế cho các GĐ phòng bán hàng và các phòng chức năng thuộc trung tâm. Trưởng phòng đánh giá, xác định điểm P2 thực tế cho các cá nhân phòng. Xác định lương theo kết quả quả công việc (P3) Hệ số P3 được đánh giá dựa trên hệ thống bảng điểm cân bằng (BSC là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường đánh giá) và hệ thống đo lường đánh giá hiệu Khóa luận tốt nghiệp 2017 50
  61. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh quả công việc (KPI là công cụ đo lường đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua các chỉ số đánh giá thực hiện công việc nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân). BSC với 4 viễn cảnh: tài chính, quan hệ khách hàng, hoạt động nội bộ và học hỏi, phát triển. Mỗi viễn cảnh tài chính được đánh giá, đo lường thông qua các chỉ số KPI, mỗi chỉ số đều có giá trị chuẩn nói lên rằng mục tiêu có thể đạt được trong thời gian cần thiết. (PHỤ LỤC). Tuy nhiên đối với GĐ hệ số P3 được đánh giá trên kết quả xếp hạng BSC của phòng bán hàng so với các phòng bán hàng khác dưới sự quản lý của Trung tâm kinh doanh. Cách tính lương Đối với GĐ PBH tiền lương được phân phối hàng tháng dựa trên thời gian làm việc, kết quả công việc thông qua kết quả BSC của cả phòng bán hàng và tiền lương kế hoạch do TTKD phân phối. Lương HP3 tháng quyết toán Hệ số của PBH do = X Hệ số ngày X Lương kế hoạch X tháng GĐ nhóm công của GĐ Giám đốc đó PBH lãnh đạo Trong đó: - Hệ số nhóm: Hàng tháng căn cứ vào kết quả BSC đã đạt được, các phòng bán hàng sắp xếp thành 3 nhóm, có thứ hạng từ cao xuống thấp như sau: + Nhóm 1 (3 đơn vị có thứ hạng từ 1 – 3), có hệ số lương 1.1 + Nhóm 2 (3 đơn vị có thứ hạng từ 4 – 6), có hệ số lương 1.0 + Nhóm 3 (3 đơn vị có thứ hạng từ 7 – 9 ), có hệ số lương 0.9 Khóa luận tốt nghiệp 2017 51
  62. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Hệ số ngày công: Ngày công thực tế Hệ số ngày công = Ngày công chuẩn (22 ngày) - Lương kế hoạch của GĐ: Quỹ lương KH TTKD Lương kế hoạch của GĐ = 9 - HP3 tháng của PBH do GĐ lãnh đạo đo TTKD thẩm định kết quả BSC thông qua các chỉ tiêu được giao để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị, cũng là điểm HP3 của GĐ. Stt Đơn vị Mức độ hoàn thành % 1 Phòng BH Thành Phố 89.7 2 Phòng BH Châu Thành 89.9 3 Phòng BH Gò Dầu 98.1 4 Phòng BH Hòa Thành 98.6 5 Phòng BH Dương Minh Châu 92.5 6 Phòng BH Bến Cầu 83.6 7 Phòng BH Trảng Bàng 84.6 8 Phòng BH Tân Biên 90.1 9 Phòng BH Tân Châu 91.0 Bảng 4.3. Kết quả BSC tháng 3 năm 2017 của các PBH Đối với tiền lương cá nhân thuộc tập thể kinh doanh được tính dựa trên tỷ lệ tích điểm các hệ số P1, P2, P3 so với tổng điểm hệ số P1, P2, P3 của tất cả các cá nhân trong tập thể, hệ số ngày công và quỹ tiền lương theo BSC cho bộ phận kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp 2017 52
  63. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Điểm P1P2 của cá nhân x Hệ Lương của Quỹ lương phân số HP3 của cá nhân i Hệ số phối theo BSC cá nhân i Ngày = x x của bộ phận Tổng (Điểm P1P2 x Hệ số P3) công kinh doanh của các cá nhân trong tập thể Đối với tổ quản lý (kế toán, quản lý cước) tiền lương cá nhân thuộc tập thể kinh doanh được tính dựa trên tỷ lệ tích điểm các hệ số P1, P2, P3 so với tổng điểm hệ số P1, P2, P3 của tất cả các cá nhân trong tập thể, hệ số ngày công và quỹ tiền lương theo BSC cho bô phận quản lý. Điểm P1P2 của cá nhân x Hệ Lương của Hệ số Quỹ lương phân số HP3 của cá nhân i cá nhân i ngày phối theo BSC = x x công của bộ phận Tổng (Điểm P1P2 x Hệ số P3) quản lý của các cá nhân trong tập thể Qua cách tính lương được áp dụng theo phương pháp 3P mà TTKD đã áp dụng là hợp lý, cho thấy được cách áp dụng hình thức trả lương BSC một cách công bằng đạt hiệu quả cao, trả lương vừa gắn với tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động. tuy nhiên đối với nhân viên tổ kinh doanh việc đòi hỏi thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu nhiều hơn nên TTKD đã kết hợp phương thức trả lương theo đơn giá sản phẩm, dịch vụ với hình thức tiền thưởng, tiền trừ một cách ròng ràng minh bạch, để nhân viên cố gắng hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu mà TTKD đã đề ra. Khóa luận tốt nghiệp 2017 53
  64. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh 4.2.3.2. Phương pháp trả lương theo đơn giá/sản phẩm, dịch vụ Đây là phương pháp trả lương cho người lao động theo kết quả lao động, sản phẩm dịch vụ hoàn thành đảm bảo tính công bằng và hợp lý, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. tiền lương được tính căn cứ vào chỉ tiêu hoàn thành. Cách tính lương: Hình thức này chỉ áp dụng đối với nhân viên bộ phận kinh doanh gồm: Nhân viên kinh doanh trả trước Lương nhân viên kinh doanh di động trả trước được tính theo đơn giá tiền lương/ sản phẩm, dịch vụ và tiền lương khuyến khích (nếu có). Lương theo Đơn giá Sản lượng thuê bao Tiền lương khuyến khích = x đơn giá có phát sinh cước > + đối với các thuê bao có tiền lương 5000đ phát sinh cước > 20000đ Trong đó: - Đơn giá tiền lương đối với thuê bao phát triển có phát sinh cước > 5000đ là 10000đ/thuê bao. - Tiền lương khuyến khích được cộng cho các thuê bao có phát sinh cước lớn hơn 20000đ/ thuê bao cụ thể: Khóa luận tốt nghiệp 2017 54
  65. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Tài khoản chính khách hàng Tiền khuyến khích thuê bao PSC > 20000đ Từ 20.000đ đến 50.000đ 2.000đ Từ 51.000 đến 100.000đ 5.000đ Từ 101.000 đến 200.000đ 10.000đ Từ 201.000 đến 300.000đ 20.000 Từ 301.000 đến 400.000đ 30.000đ Từ 401.000 đến 500.000đ 40.000đ Bảng 4.4. Tiền lương khuyến khích cho nhân viên kinh doanh di động trả trước Nhân viên kinh doanh trả sau (nhân viên quản lý địa bàn): Lương nhân viên kinh doanh trả sau được tính đơn giá tiền lương được hưởng bằng 45% doanh thu phát sinh từ thuê bao phát triển mới hoặc khôi phục trong tháng và đơn giá tiền lương giảm trừ bằng 45% doanh thu mất đi do khách hàng rời mạng trong tháng hoặc tạm ngưng từ trên 2 tháng. Lương theo _ đơn giá = 45% doanh thu phát sinh từ KH mới 45% doanh thu giảm trừ 4.2.3.3. Các khoản thu nhập khác. Tiền thưởng: Là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích lao động có đóng góp tích cực trong công việc. - Thưởng cuối năm: Hàng năm nếu DN kinh doanh có lãi thì sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của mỗi năm khác nhau. Mức thưởng hàng năm được đánh giá cao hay thấp dựa trên khả năng, thành tích trong công việc, chấp hành đầy đủ các nội quy mà DN đưa ra. Tiền thưởng = Tỷ lệ % x (Tổng lương thực tế trong năm / 12 tháng) - Thưởng lễ 30/4, Quốc Khánh, Tết Dương lịch: Số tiền thưởng từ 300.000 đến 1.000.000 tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, kế toán lập danh Khóa luận tốt nghiệp 2017 55
  66. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh sách các nhân viên được hưởng tiền gởi cho GĐ TTKD ký duyệt và chuyển khoản cho từng cá nhân được nhận thưởng. - Phụ cấp - Phụ cấp trách nhiệm: Khoản phụ cấp này phụ thuộc vào hệ số phụ cấp áp dụng đối với công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Tiền phụ cấp = Tiền lương cơ bản x Hệ số phụ cấp - Công tác phí: Đối với CNV đi công tác thì được hưởng công tác phí cụ thể: + CBCNV đi công tác tại tỉnh Tây Ninh được hưởng trợ cấp 200.000đ/ngày. + CBCNV đi công tác tỉnh xa hơn được hưởng trợ cấp 250.000đ/ ngày. + DN sẽ chi trả tiền chỗ ở, tiền vé tàu xe trong quá trình đi công tác nếu có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ thanh toán hợp lệ. - Tiền ăn ca: Tiền ăn ca cho các CBCNV được chi hàng tháng là 597.000 đồng. Áp dụng tính lương thực tế: Anh NGUYỄN TẤN TÀI chức vụ GĐ PBH Tân Biên, kết quả BSC của PBH Tân Biên tháng 3 năm 2017 xếp hạng 5, hệ số kết quả hoàn thành chỉ tiêu BSC giao cho PBH được đánh giá đạt 90.1% (bảng). Trong tháng anh Tài đi làm đủ 22 ngày công, lương kế hoạch của GĐ là 18.886.850,44 đồng. - Lương cá nhân = 1 x 1 x 18.886.850,44 x 90.1% = 17.017.052 đồng - Tiền ăn = 597.000 đồng  Tổng lương = 17.017.052 + 597.000 = 17.614.052 đồng - Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.500.000 x 2.56 x 10.5% = 940.800 đồng - Trích công đoàn = ( 17.614.052 -597.000 – 940.800) x 1% =121.000 (trích tối đa 121.000) - Trích CSXH = ( 17.614.052 – 597.000 ) x 0.5% = 85.085 đồng - Trích đảng phí = ( 17.614.052 – 597.000 ) x 1% = 170.071 đồng - Tạm ứng GĐ = 7.000.000 đồng Khóa luận tốt nghiệp 2017 56
  67. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Thuế TNCN = (17.614.052 – 597.000 – 940.800 – 9.000.000 – 3.600.000) x 5% = 173.813 đồng.  Tổng các khoản giảm trừ = 940.800 + 121.000 + 85.085 + 170.071 + 173.813 + 7.000.000 = 8.490.769 đồng  Tiền lương thực lãnh = 17.614.052 – 8.490.769 = 9.123.283 đồng Chị ĐỖ THỊ THU TRANG là nhân viên trả trước của tổ kinh doanh tại PBH Tân Biên, hệ số chức danh (P1) là 478, hệ số đánh giá năng lực (P2) trong tháng 3 là 1, hệ số kết quả BSC (P3) đạt được 0.9607. Trong tháng chị Trang đi làm đủ 22 ngày công, đi tập huấn 5 ngày tại TTKD được phụ cấp 200.000 đ/ngày, quỹ lương BSC của tổ kinh doanh là 30.487.993,45 đồng. 478 x 1 x 0.9607 x 60% Lương cá nhân = x 1 x 30.487.993,45 (562 x 0.8712 + 286.8 x 1.0003 + 286.8 x 0.9607 + 286.8 x 1.0209 + 286.8 x 0.9428) = 5.200.733 đồng. Chị ĐỖ THỊ THU TRANG sản lượng thuê bao có phát sinh cước > 5000đ trong tháng 3 là 149 thuê bao và 104 thuê bao khuyến khích có phát sinh cước > 20000đ.(PHỤ LỤC) - Lương theo đơn giá = 10.000 x 149 + 541.000 = 2.031.000 đồng. - Tiền ăn = 597.000 đồng - Công tác phí = 5 x 200.000 = 1.000.000 đồng. - Thưởng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 200.000 đồng  Tổng tiền lương = 5.200.733 + 2.031.000 + 597.000 + 200.000 + 1.000.000 = 9.028.733 đồng - Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.500.000 x 1.47 x 10.5% = 540.225 đồng - Trích công đoàn = (9.028.733 – 597.000 – 540.225) x 1% = 78.915 đồng - Trích CSXH = ( 9.028.733 – 597.000 – 400.000) x 0.5% = 36.159 đồng Khóa luận tốt nghiệp 2017 57
  68. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh - Trích đảng phí = (9.028.733 – 597.000) x 1% = 80.111 đồng - Tạm ứng nhân viên = 3.000.000 đồng - Thuế TNCN = 0  Tổng các khoản giảm trừ = 540.225 + 78.915 + 36.159 + 80.111 + 3.000.000 = 3.735.410 đồng  Tiền lương thực lãnh = 9.028.733 – 3.735.410 = 5.293.323 đồng 4.2.4. Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hàng ngày các bộ phận, đơn vị tiến hành chấm công cho nhân viên.Cuối tháng tập hợp các chứng từ bảng chấm công thời gian và bảng chấm công kết quả BSC và các chứng từ có liên quan về phòng kế toán. Dựa trên những chứng từ đó kế toán sẽ tiến hành tính lương và các khoản trích theo lương đúng quy định. Kế toán sẽ lập bảng thanh toán tiền lương. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra lại tính chính xác của bảng lương, nếu đồng ý sẽ chuyển tiếp cho GĐ xem xét ký duyệt, nếu không trả lại cho kế toán tiền lương. Kế toán lương nhận lại bảng lương và tiến hành hạch toán chứng từ vào sổ sách có liên quan. Đồng thời kế toán lập bảng tổng hợp tiến hành chi lương qua ngân hàng đã mở tài khoản chi lương. Khóa luận tốt nghiệp 2017 58
  69. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Bộ phận, đơn vị Chấm công GĐ, tổ trưởng Ký duyệt Kế toán tiền lương tính lương, lập bảng thanh Kế toán tiền lương toán tiền lương Kiểm tra, xác nhận, ký Kế toán trưởng duyệt GĐ Ký duyệt Kế toán tiền lương Lập danh sách chi lương Gởi lệch chi lương tại ngân hàng đã mở TK Sơ đồ 4.1. Trình tự luân chuyển chứng từ tính lương 4.2.5. Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3 Cuối tháng căn cứ vào bảng lương, kế toán tiến hành hạch toán tiền lương. - Ngày 5/3/2017: Chi tiền lương kỳ 2 cho nhân viên PBH tháng 2: Nợ 3341: 46.802.726 Có 112: 46.802.726 - Ngày 15/3/2017: Chi tạm ứng tiền lương cho nhân viên tháng 3: Khóa luận tốt nghiệp 2017 59
  70. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Nợ 3341: 28.000.000 Có 112 28.000.000 - Ngày 31/3/2017: Hạch toán lương phải trả tháng 3 cho nhân viên: Nợ 15421: 83.296.080 Có 3341: 83.296.080 Hạch toán trích nộp BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương nhân viên tháng 3: Nợ 3341: 8.746.088 Có 3383: 6.663.686 Có 3384: 1.249.441 Có 3386: 832.961 Trích BHXH, BHYT, BHTN hiện hành vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ 15421: 24.155.863 Có 3382: 1.665.922 Có 3383: 14.993.294 Có 3384: 2.498.882 Có 3386: 832.961 Khấu trừ vào lương nhân viên tiền thuế TNCN phải nộp: Nợ 334: 173.813 Có 3335: 173.813 Hạch toán các khoản trích trừ vào lương (Đảng phí – Công đoàn – Qũy CSXH): Nợ 334: 1.834.093 Có 338888: 1.834.093 Khóa luận tốt nghiệp 2017 60
  71. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Sau khi kế toán hạch toán phần mềm tự động kết chuyển các số liệu hạch toán vào sổ cái và phiếu hạch toán kế toán (PGS). Tổng công ty dịch vụ viễn thông Số CT: PGS17 TTKD VNPT – Tây Ninh PHIẾU HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 03 năm 2017 Đơn vị tính: đồng Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Tiền Nợ Thống kê Có Thống kê Chi phí phát sinh - Tiền lương phải 15421 01 78.520.080 trả CNV 3341 - Tiền ăn ca 15421 01.04 4.776.000 Cộng 83.296.080 Khóa luận tốt nghiệp 2017 61
  72. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Tổng công ty dịch vụ viễn thông Số CT: PGS18 TTKD VNPT – Tây Ninh PHIẾU HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 03 năm 2017 Đơn vị tính: đồng Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Tiền Nợ Thống kê Có Thống kê Phải trả công nhân viên - BHXH 3383 6.663.686 - BHYT 3384 1.249.441 3341 - BHTN 3386 832.961 - Đảng phí, công 338888 1.834.093 đoàn, quỹ CSXH - Thuế TNCN 3335 173.813 Cộng 10.753.994 Khóa luận tốt nghiệp 2017 62
  73. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh Tổng công ty dịch vụ viễn thông Số CT: PGS19 TTKD VNPT – Tây Ninh PHIẾU HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 03 năm 2017 Đơn vị tính: đồng Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Tiền Nợ Thống kê Có Thống kê Chi phí phát sinh - BHYT 15421 01.02.01 3383 6.663.686 - BHXH 15421 01.02.02 3384 14.993.294 - KPCĐ 15421 01.02.03 3382 1.665.922 - BHTN 15421 01.02.04 3386 832.961 Cộng 24.155.863 Khóa luận tốt nghiệp 2017 63
  74. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN VỊ: PHÒNG BÁN HÀNG TÂN BIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỔ CÁI Từ ngày 01/03/2017 đến ngày 31/03/2017 Tên tài khoản: phải trả công nhân viên Số hiệu TK 3341 Số hiệu tài khoản đối Chứng từ ghi sổ Số Số tiền ứng chứng Diễn giải Số Ngày Tài Đối từ gốc Yếu tố Nợ Có hiệu tháng khoản tượng CN Chi tiền lương kỳ 05/03/2017 CN17 2 cho nhân viên 1121 01 B800 46.802.726 tháng 2 CN Chi tạm ứng 15/03/2017 CN01 lương cho nhân 1121 01 B800 28.000.000 viên tháng 3 GS Hạch toán tiền 31/03/2017 PGS17 lương phải trả 15421 01 B800 78.520.080 nhân viên tháng 3 GS Hạch toán tiền ăn 31/03/2017 PGS17 ca của nhân viên 15421 01.04 B800 4.776.000 tháng 3 GS Trích BHXH 31/03/2017 PGS18 khấu trừ và lương 3383 B800 6.663.686 nhân viên GS Trích BHYT 31/03/2017 PGS18 khấu trừ và lương 3384 B800 1.249.441 nhân viên GS Trích BHTN 31/03/2017 PGS18 khấu trừ vào 3386 B800 832.961 lương nhân viên GS Hạch toán trích 31/03/2017 PGS18 338888 B800 1.834.093 Đảng phí – Công Khóa luận tốt nghiệp 2017 64
  75. GVHD: TS. PHẠM THỊ PHỤNG SVTH: Dương Thị Kiều Oanh đoàn - quỹ CSXH GS Khấu trừ thuế 31/03/2017 PGS18 TNCN vào 3335 B800 173.813 lương. - Số dư đầu kỳ 46.802.726 - Cộng phát sinh trong kỳ 85.556.720 83.296.080 - Cộng lũy kế từ đầu kỳ 85.556.720 83.296.080 - Số dư cuối kỳ 44.542.086 Khóa luận tốt nghiệp 2017 65