Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na

pdf 97 trang thiennha21 23/04/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Nam Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Huyền Trang MSSV: 1054031094 Lớp: 10DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu sử dụng trong bài báo cáo được thực hiện tại Công Ty TNHH TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người viết LƯU THỊ HUYỀN TRANG SVTH: Lưu Thị Huyền Trang i
  3. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na, em đã gặp không ít khó khăn trong việc làm quen với công việc kế toán thực tế nhưng nhờ nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, các anh chị trong công ty, đến nay em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập của em. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thanh Nam - giáo viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến để em hoàn thành xong đề tài. Em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na. Đặc biệt là chị Trần Thị Nga - kế toán trưởng, cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình chỉ dẫn những vấn đề thực tế phát sinh tại công ty cũng như chỉ ra những thiếu sót để em dễ dàng tiếp xúc với những số liệu của công ty và có dịp vận dụng, nâng cao trình độ bản thân. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế ít ỏi, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, đặc biệt là những ý kiến riêng của bản thân. Em rất mong nhận được nhiều sự nhận xét, đóng góp của quý thầy cô để em rút ra kinh nghiệm, ngày càng hoàn thiện hơn đề tài của mình. Cuối cùng em xin chúc sức khỏe tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na, và quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Lưu Thị Huyền Trang ii
  4. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.Hồ Chí Minh, ngày . Tháng .năm 2014 Giảng viên hướng dẫn SVTH: Lưu Thị Huyền Trang iii
  5. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CNV Công nhân viên CN Công nhân CBL Cán bộ quản lý CNPX Công nhân phân xưởng NV Nhân viên KPCĐ Kinh phí công đoản GĐ Giám đốc PGĐ Phó giám đốc QĐPX Quản đốc phân xưởng TrP Trưởng phòng TNCN Thu nhập cá nhân NLĐ Người lao động TCHC Tổ chức hành chính TLNP Tiền lương nghỉ phép NVPX Nhân viên bán hàng NVBH Nhân viên phân xưởng NVQL Nhân viên quản lý SVTH: Lưu Thị Huyền Trang iv
  6. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương áp dụng trong năm 2014 Bảng 1.2. Quy định thời gian nghỉ hưởng BHXH và Tỷ lệ mức trợ cấp BHXH Bảng 2.1. Quy trình xây dựng nhà thép, nhà dân dụng Bảng 2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch Doanh thu–Chi phí–Lợi nhuận năm 2013 Bảng 2.3. Bảng hệ số lương Bảng 2.4. Hệ số trách nhiệm Bảng 2.5. Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương áp dụng trong năm 2013 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang v
  7. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán TK 334 Hình 1.2. Trình tự luân chuyển chứng từ tính và chi trả lương Hình 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 338 Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy kế toán Hình 2.3. Trình tự luân chuyển chứng từ tính lương Hình 2.4. Trình tự luân chuyển chứng từ thanh toán BHXH Hình 3.1. Trình tự luân chuyển chứng từ SVTH: Lưu Thị Huyền Trang vi
  8. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vi LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3 1.1. Khái niệm, chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương 3 1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 3 1.1.1.1. Tiền lương 3 1.1.1.2. Các khoản trích theo lương 3 1.1.2. Chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương 3 1.1.2.1. Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp: 3 1.1.2.2. Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động 3 1.1.2.3. Chức năng tái sản xuất lao động: 4 1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 4 1.3. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 5 1.3.1. Qũy tiền lương 5 1.3.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương 5 1.3.1.2. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương năm kế hoạch 5 1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn 7 1.3.2.1. Quỹ bảo hiểm xã hội 7 1.3.2.2. Qũy bảo hiểm y tế 7 1.3.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp 8 1.3.2.4. Kinh phí công đoàn 8 1.4. Các hình thức trả lương 8 1.4.1. Trả lương theo thời gian 8 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang vii
  9. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 1.4.2. Trả lương theo sản phẩm 9 1.4.3. Trả lương khoán 11 1.5. Kế toán tiền lương 11 1.5.1. Nguyên tắc trả lương 11 1.5.2. Hình thức trả lương 12 1.5.3. Nguyên tắc hạch toán 14 1.5.4. Tài khoản sử dụng 15 1.5.4.1. Chứng từ và sổ sách kế toán 15 1.5.4.2. Trình tự luân chuyển chứng từ 16 1.5.4.3. Phương pháp hạch toán 17 1.6. Kế toán các khoản trích theo lương 19 1.6.1.1. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội 19 1.6.1.2. Nguyên tắc bảo hiểm y tế 19 1.6.1.3. Chứng từ kế toán 20 1.6.1.4. Nguyên tắc hạch toán 20 1.6.1.5. Tài khoản kế toán sử dụng 21 1.6.1.6. Trình tự luân chuyển chứng từ 22 1.6.1.7. Phương pháp hạch toán 22 1.7. Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép 23 1.7.1. Chứng từ kế toán 23 1.7.2. Nguyên tắc hạch toán 23 1.7.3. Tài khoản sử dụng 25 1.7.4. Phương pháp hạch toán 26 1.7.5. Chứng từ sử dụng 26 1.8. Những trường hợp khác 27 1.8.1. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá 27 1.8.2. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp: 27 1.8.3. Thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động 28 1.8.3.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 28 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang viii
  10. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 1.8.3.2. Thời gian nghỉ hưởng và mức trợ cấp BHXH 28 1.8.3.3. Ngày nghỉ được hưởng trợ cấp 29 1.8.3.4. Thủ tục hồ sơ 29 1.8.4. Thanh toán chế độ thai sản cho người lao động 30 1.8.4.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 30 1.8.4.2. Thời gian nghỉ hưởng BHXH 30 1.8.4.3. Mức trợ cấp BHXH 30 1.8.4.4. Thủ tục hồ sơ 30 1.8.5. Thanh toán chế độ hưu trí cho người lao động 31 1.8.5.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 31 1.8.5.2. Mức hưởng BHXH 32 1.8.5.3. Thủ tục hồ sơ 32 1.8.6. Thanh toán chế độ tai nạn lao động cho người lao động 33 1.8.6.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 33 1.8.6.2. Thủ tục hồ sơ 33 1.8.7. Trợ cấp thất nghiệp 33 1.8.7.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp 33 1.8.7.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 34 1.8.7.3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 34 1.8.7.4. Thời điểm hường trợ cấp thất nghiệp 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA 35 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na35 2.1.1 Giới thiệu chung 35 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 35 2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 35 2.1.1.3 Đặc điểm quy trình xây dựng, sản xuất, kinh doanh 36 2.1.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty 37 2.1.2 Gioi thiệu phòng kế toán 39 2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 39 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang ix
  11. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 39 2.1.2.3 Chính sách kế toán 43 2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây 43 2.1.4 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 44 2.1.4.1 Thuận lợi 44 2.1.4.2 Khó khăn 44 2.1.4.3 Phương hướng phát triển 45 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 45 2.2.1 Phân loại lao động 45 2.2.2 Phương pháp xây dựng quỹ lương 45 2.2.3 Kế toán tiền lương phải trả 46 2.2.3.1 Nguyên tắc trả lương 46 2.2.3.2. Chính sách tiền lương, thưởng, tăng ca 47 2.2.3.3. Hình thức trả lương 51 2.2.3.4. Nguyên tắc hạch toán: 51 2.2.3.5. Tài khoản sử dụng 51 2.2.3.6. Chứng từ và sổ kế toán 51 2.2.3.7. Trình tự luân chuyển chứng từ 51 2.2.3.8. Phương pháp hạch toán 54 2.2.4 Kế toán các khoản trích theo lương cho công nhân viên 62 2.2.4.1 Chứng từ và sổ kế toán: 62 2.2.4.2. Nguyên tắc hạch toán 62 2.2.4.3. Tài khoản sử dụng 62 2.2.4.4. Trình tự luân chuyển chứng từ 62 2.2.4.5. Phương pháp hạch toán 63 2.2.5. Kế toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên 68 2.2.6 Những trường hợp khác 68 2.2.6.1. Thanh toán chế độ hưu trí cho người lao động 68 2.2.6.2. Tính thuế thu nhập cá nhân nộp thay người lao động 69 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 70 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang x
  12. GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 3.1. Nhận xét 70 3.1.1. Ưu điểm 70 3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức 70 3.1.1.2. Hệ thống chứng từ sổ sách 70 3.1.1.3. Hệ thống tài khoản 70 3.1.1.4. Phương pháp tính lương 70 3.1.1.5. Hạch toán 71 3.1.2. Nhược điểm 71 3.1.2.1. Phương pháp tính lương 71 3.1.2.2. Luân chuyển chứng từ 71 3.1.2.3. Hình thức trả lương 72 3.2. Kiến nghị 72 3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán 72 3.2.1.1. Phương pháp tính lương 72 3.2.1.2. Hình thức trả lương 74 3.2.1.3. Luân chuyển chứng từ 75 3.2.2. Kiến nghị khác 78 KẾT LUẬN 79 PHỤC LỤC 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang xi
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình lớn. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO đã tạo ra một bước ngoặc mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.Nhiều cơ hội kinh doanh trải rộng trước mắt nhưng cũng không ít những khó khăn, thử thách đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.Tham gia vào sân chơi quốc tế đầy biến động này muốn tồn tại, phát triển và đứng vững thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả.Một trong những chiến lược quan trọng làm nên sự thành bại của doanh nghiệp phải kể đến là chiến lược “tìm đầu ra cho sản phẩm của mình”. Đối với các doanh nghiệp hay các nhà sản xuất hàng hoá thì tiêu thụ là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm càng mạnh thì càng thể hiện uy tín, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cùng với đó là sự thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển nhờ vào việc thu hồi vốn nhanh, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Tất cả những điều đó đều không ngoài mục đích là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Đó chính là lý do để các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là tài liệu ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Nhận thức được vấn đề này, sau 2 tháng thực tập ở Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na, tôi đã quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Kết cấu đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 1
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Sản xuất Lê Na Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 2
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Khái niệm, chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1.1. Tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán dựa trên kết quả lao động cuối cùng, tuân theo nguyên tắc cung - cầu, giá cả thị trường và quy định hiện hành theo từng thời kỳ của Nhà nước. 1.1.1.2. Các khoản trích theo lương Bên cạnh tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệm, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương được áp dụng theo quy định trong từng thời kỳ. 1.1.2. Chức năng của tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.2.1. Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp: Tiền lương là động lực kích thích khả năng sáng tạo của người lao động và tăng năng suất lao động hiệu quả nhất trong doanh nghiệp. Tiền lương gắn liền với quyền lợi thiết thực nhất của người lao động, nó không chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chất mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của ngưòi lao động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi người lao động nhận được khoản tiền lương xứng đáng với công sức lao động mà họ đã bỏ ra, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, minh bạch sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên. 1.1.2.2. Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động Có thể nói động lực lớn nhất để làm việc của người lao động chính là thu nhập (tiền lương). Vì vậy, để có thể khuyến khích tăng năng suất lao động, nhà quản trị SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 3
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam doanh nghiệp phải nhận ra được chức năng và vai trò quan trọng của tiền lương. Mặt khác, hình thức quản trị ngày nay được áp dụng phổ biến là biện pháp kinh tế nên tiền lương càng phát huy được hết chức năng là tạo ra động lực để tăng năng suất lao động. 1.1.2.3. Chức năng tái sản xuất lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Có thể nói đây chính là nguồn nuôi sống người lao động và gia đình họ, vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo để người lao động duy trì và tăng năng suất lao động, tái sản xuất sức lao động và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, từ đó nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện tốt chức năng này của tiền lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng suất cao. 1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính và thanh toán tiền lương cho từng người trong đơn vị, kiểm tra tình hình chấp hành chính xác chế độ tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương. Tính toán, phân bổ chính xác, kịp thời các khoản chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng có liên quan. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động và tiền lương, đồng thời phải mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương theo đúng chế độ. Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, vi phạm các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương. Tham mưu cho giám đốc về quỹ tiền lương và cách chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động kịp thời, đúng chế độ, chính sách, công bằng và đúng quy dịnh của pháp luật theo từng thời kỳ. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 4
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.3. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 1.3.1. Qũy tiền lương Qũy tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp sử dụng, quản lí, kể cả trong và ngoài doanh nghiệp. Qũy tiền lương gồm có các khoản sau: lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán, phụ cấp, trợ cấp Về phương diện kế toán, tiền lương được chia làm hai loại: Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động, gồm tiển lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp cấp bậc, trách nhiệm, khu vực ). Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khách quan ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian người lao động được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, hội họp, nghỉ vì ngừng sản xuất ) 1.3.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương Qũy tiền lương được hình thành từ sự ự bổ sung của Nhà nước, Từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang 1.3.1.2. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương năm kế hoạch Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức: Vkh = [Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc ) + Vvc ] x 12 tháng Trong đó: - Vkh : Tổng quỹ lương kế hoạch - Lđb : Lao động định biên - TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp - Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân - Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 5
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. Các thông số Lđb, TLmindn, Hcb, Hpc và Vvc được xác định như sau: Lđb: được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ quy đổi. Lđb = Lch + Lpv + Lbs + Lq1 Trong đó: - Lch: Lao động chính định biên - Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên - Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ - Lql: Lao động quản lý định biên. TLmindn: là mức lương tối thiểu chung được công bố trong từng thời kỳ. Kể từ ngày 01/01/2014 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 182/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ là: 2.700.000 – vùng I 2.400.000 – vùng II 2.100.000 – vùng III 1.900.000 – vùng IV TLminđc = TLmin x (1 + Kđc) Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định theoc công thức: Kđc = K1 + K2 Trong đó: - K1 : hệ số điều chỉnh theo vùng; - K2 : hệ số điều chỉnh theo ngành. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 6
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Hcb: căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương. Hpc: căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định các khoản phụ cấp bình quân. Các khoản phụ cấp thường có trong doanh nghiệp gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp chức vụ. Vvc: gồm quỹ tiền lương của hội đồng quản trị, bộ phận hành chính văn phòng, công Đoàn. Tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. 1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn 1.3.2.1. Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH được thành lập nhằm mục đích trả lương cho CNV khi họ nghỉ hưu, nghỉ do thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, mất sức. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập các quỹ BHXH theo tỉ lệ 26% trên lương cấp bậc, chức vụ lao động của NLĐ, trong đó: 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 8% được trừ vào lương của NLĐ Số tiền BHXH hàng tháng sẽ được nộp lên cơ quan BHXH để chi trả cho những trường hợp NLĐ nghỉ hưu, nghỉ thai sản, ốm đau, hay mất sức lao động Các khoản chi cho người lao động sẽ được thanh toán dựa trên chứng từ thực tế phát sinh. 1.3.2.2. Qũy bảo hiểm y tế Qũy BHYT là một khoản trợ cấp khám chữa bệnh cho người lao động khi bị ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích trên tiền lương cơ bản của CBCNV theo tỉ lệ quy định hiện nay là 4.5%. trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 7
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.5% trừ vào lương của người lao động. 1.3.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp BHTN là một khoản trợ cấp dự phòng khi người lao động bị mất việc làm. Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP. Hàng tháng, người sử dụng lao động tiến hành trích lập qũy BHTN theo tỉ lệ 2% trên lương cấp bậc, chức vụ lao động của NLĐ, trong đó: 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% được trừ vào lương của NLĐ 1.3.2.4. Kinh phí công đoàn KPCĐ là kinh phí xây dựng nên quỹ công đoàn với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp như chi trợ cấp khó khăn, chi nghỉ an dưỡng, chi cho đai hội công đoàn Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích là 2% tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.4. Các hình thức trả lương 1.4.1. Trả lương theo thời gian Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn nhà nước quy định. Đơn vị tính lương theo thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. Tùy theo nhu cầu và khả năng quản lí thời gian lao động của từng doanh nghiệp, việc trả lương cho NLĐ theo thời gian sẽ được tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn hay trả lương theo thời gian có thưởng. Công thức Tiền lương = Thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương thời gian theo thời gian  Trả lương theo thời gian giản đơn: đây là tiền lương chính tính theo thời gian làm việc và đơn giá tiền lương, hình thức này có thể chia ra thành các loại sau: SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 8
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Tiền lương tháng: là lương đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương, thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lí hành chính, quản lí kinh tế. Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc. Tiền lương ngày: căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày làm việc để tính trả lương cho người lao động. Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động. Ưu điểm: đơn giản, dễ tính Nhược điểm: mang nặng tính bình quân, chưa gắn với năng suất của người lao động.  Trả lương theo thời gian có thưởng: do hạn chế của lương theo thời gian giản đơn mang tính chất bình quân chưa được thực sự gắn bó với kết quả sản xuất kinh doanh nên để khắc phục, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng để tính lương cho CB CNV. Đây là hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất để khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương Tiền lương Tiền = + theo thời gian có thưởng theo thời gian giản đơn thưởng Ví dụ: Một công nhân trong tháng vừa qua đã hoàn thành công việc vượt mức kế hoạch là 3%. Theo quy định của công ty, cứ hoàn thành vượt mức 1% thì sẽ được hưởng 1,5% tiền lương theo thời gian giản đơn. Tiền lương theo thời gian giản đơn của công nhân đó trong tháng là 4.050.000 Tiền lương theo thời gian có thưởng = 4.050.000 + 4.050.000 x 3% x 1.5 = 4.232.250 1.4.2. Trả lương theo sản phẩm Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc mà người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm công việc đó. Bao gồm: SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 9
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam  Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: được áp dụng chủ yếu với công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương của họ sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành có đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Công thức: Tiền lương Số sản phẩm Đơn giá tiền lương = x Sản phẩm hoàn thành theo sản phẩm Đơn giá tiền lương Thời gian hoàn thành = Lương cấp bậc / theo sản phẩm một sản phẩm Ví dụ: một công nhân may có mức lương cấp bậc là 120.000đ, thời gian để hoàn thành một bộ quần áo tay dài là 6 giờ. Trong ngày, công nhân đó hoàn thành 9 sản phẩm. Đơn giá tiền lương = 120.000 / 6 = 20.000 Tiền lương thực tế nhận trong ngày = 20.000 x 9 = 180.000  Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: thường áp dụng cho công nhân phục vụ hay phụ trợ sản xuất cho công nhân chính như công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng thiết bị căn cứ vào kết quả lao động trực tiếp để tính tiền lương cho bộ phận này. Tiền lương Mức hoàn thành thực tế Đơn giá = x thực tế của công nhân chính tiền lương Ví dụ: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ là 2.500đ/sản phẩm. Trong ngày công nhân chính sản xuất được 72 sản phầm. Tiền lương thực tế của công nhân phụ = 2.500 x 72 = 180.000 đồng Ưu điểm: khuyến khích công nhận phụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần tăng năng suất lao động của công nhân chính. Nhược điểm: tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào hoạt động của công nhân chính, do vậy có thể làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 10
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam  Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn có phần thưởng thêm căn cứ vào số lượng sản phẩm vượt mức. Hình thức áp dụng trong trường hợp công ty cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất. 1.4.3. Trả lương khoán Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian, chất lượng quy định đối với loại công việc này. Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương. Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc kịp thời gian được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà DN tiến hành khoán quỹ lương. Ví dụ: Một công nhân nhận làm hết 1m2 công trình trong một ngày thì họ sẽ nhận được 300.000. Trong ngày hôm đó, do trời mưa nên công việc bị gián đoạn, vì vậy công nhân này chỉ hoàn thành được 0.7m2 công trình. Số tiền người công nhân này nhận được = 300.000 x 0.7 = 210.000 1.5. Kế toán tiền lương 1.5.1. Nguyên tắc trả lương  Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau trong doanh nghiệp: đây là nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, tránh sự bất bình đẳng trong công tác trả lương. Nguyên tắc này phải được thể hiện trong các thang lương, bảng lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.  Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: trong doanh nghiệp tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh; nguyên tắc này đảm SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 11
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam bảo cho doanh nghiệp có hiệu quả trong công tác sử dụng tiền lương làm đòn bẩy, thể hiện lên hiệu quả trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp.  Tiền lương, tiền thưởng cho cá nhân hoặc tập thể người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động và mức độ đóng góp của cá nhân, tập thể người lao động, đảm bảo sự công khai, công bằng giữa cá nhân và tập thể.  Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động trong các điều kiện khác nhau. Nguyên tắc này làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện công tác tiền lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho công nhân yên tâm trong sản xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trường độc hại.  Quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với chế độ chính sách chung của nhà nước quy định và điều kiện cụ thể của công ty.  Lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn (không bao gồm trình độ học hàm, học vị), kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều công sức và tạo ra hiệu quả kinh doanh thì được trả lương cao hơn. Toàn bộ tiền lương, tiền thưởng phải thể hiện chính xác, đầy đủ vào bảng lương hoặc sổ lương của công ty theo quy định. . 1.5.2. Hình thức trả lương Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc lương khoán. Hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp nếu có sự thay đổi hình thức trả lương thì người sử dụng lao động phải thông báo cho NLĐ biết trước ít nhất 10 ngày. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hang thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với NLĐ về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản cá nhân đó. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 12
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam NLĐ được hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. NLĐ hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng NLĐ được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 13
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.5.3. Nguyên tắc hạch toán TK111,112. TK 334 TK 662 Tiền lương, tiền thưởng trả Thanh toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 TLNP thực tế trích trước TLNP TK 138 Khấu trừ các khoản phải trả khác TK 627 TL,TT phải trả cho NVPX TK641,642 TK141 TL,TT phải trả cho NVBH, NVQL Khấu trừ tạm ứng thừa TK353 Tiền thưởng TK338 TK3383 Phần đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN BHXH phải trả cho NLĐ Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán TK 334 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 14
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.5.4. Tài khoản sử dụng TK 334 – Phải trả CNV: dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV của công ty về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của CNV. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm, bao gồm chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất và những khoản trích theo chế độ. Tài khoản này được ghi chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. TK 627 ( 6271) - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. TK 641- Chi phí nhân viên bán hàng: dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận bán hàng. TK 642 - Chi phí nhân viên quản lí doanh nghiệp: dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Một số TK khác có liên quan như: TK 111, TK 141, TK 335, TK 338 TK 334 Các khoản khấu trừ vào tiền lương, Tiền lương, tiền công và các khoản tiền công của CNV khác còn phải trả cho CNV Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV Kết chuyển tiền lương, tiền công vủa CNV chưa lãnh Dư nợ: Tiền lương, tiền công và các Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác trả thừa cho CNV khoản khác còn phải trả cho CNV 1.5.4.1. Chứng từ và sổ sách kế toán - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 15
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Phiếu xác nhận nhiệm vụ công việc hoàn thành - Phiếu báo làm thêm giờ - Hợp đồng giao khoán - Phiếu chi/UNC thanh toán lương - Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng 1.5.4.2. Trình tự luân chuyển chứng từ 1. Hàng ngày, bộ phận chấm công sẽ tiến hành chấm công cho NLĐ dựa trên ngày đi làm thực tế. Bộ phận chấm công tại các công ty có thể là trưởng các phòng ban, hay bộ phận nhân sự. Hình thức chấm công có thể ghi giấy hay quẹt thẻ. 2. Cuối tháng hay định kỳ vào những ngày nhất định, kế toán lương tiến hành tập hợp bảng chấm công và các chứng từ liên quan như giấy báo làm thêm giờ, giấy nghỉ hưởng BHXH. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán lương sau đó tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương thưởng và các khoản trích nộp bắt buộc gồm BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN phải khấu trừ của NLĐ. 3. Bảng tổng hợp lương cuối cùng sẽ được gửi cho kế toán trưởng kiểm tra và xét duyệt. 4. Nếu đồng ý, kế toán trưởng sẽ gửi bảng này cho giám đốc ký. 5. Nếu không đồng ý, kế toán trưởng chuyển lại cho kế toán lương xem xét và chỉnh sửa. 6. Giám đốc xem xét, duyệt và ký tên vào bảng lương rồi sau đó chuyển lại cho kế toán trưởng. 7. Kế toán lương tiến hành phát lương cho NLĐ. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 16
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Bộ phận Kế toán Kế toán Nhân viên Giám đốc chấm công tiền lương trưởng (1) (2) Tập hợp Đi Chấm công bảng chấm Xem xét và làm hàng ngày công và duyệt bảng các chứng lương từ liên quan (2) Lập bảng thanh toán (3) tiền lương Kiểm và các tra bảng khoản trích lương theo lương (4) Ký vào bảng (5) lương (7) (6) Nhận lại Ký nhận Phát lương bảng lương Hình 1.2. Trình tự luân chuyển chứng từ tính và chi trả lương 1.5.4.3. Phương pháp hạch toán - Hàng tháng khi tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 17
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Nợ TK 241 – XDCB dở dang Có TK 334 – Phải trả công nhân viên - Trích trợ cấp BHXH ( ốm đau, tai nạn, thai sản ) phải trả cho công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 338 3 – Phải trả phải nộp khác Có TK 334 – Phải trả CNV - Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên (lấy từ quỹ khen thưởng), kế toán ghi: Nợ TK 335 - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 - Phải trả CNV - Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV, khoản tạm ứng thừa và BHXH, BHYT, BHTN (10,5% lương cơ bản), tiền bồi dưỡng, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Khấu trừ vào lương Có TK 338 3 – BHXH phải nộp ( 8% lương cơ bản) Có TK 338 4 – BHYT ( 1,5% lương cơ bản) Có TK 338 9 – BHTN ( 1% lương cơ bản) Có TK 141 – Trừ vào tạm ứng thừa - Khấu trừ vào lương các khoản phải thu khác và tiền thuế thu nhập của NLĐ, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Khấu trừ vào lương Có TK 138 8 – Phải thu khác (trừ vào các khoản bồi thường vật chất và các khoản DN chi hộ CNV) Có TK 333 8 – Thuế thu nhập cá nhân phải nộp - Khi tạm giữ lương của CNV đi vắng chưa lĩnh, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 338 8 – Phải trả phải nộp khác - Khi thanh toán các khoản phải trả cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 111 – Tiền mặt SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 18
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng - Khi thanh toán lương cho CNV bằn sản phẩm, hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Tổng giá thành thanh toán Có TK 512 – DT bán hàng nội bộ Có TK 333 1 1 – Thuế GTGT phải nộp 1.6. Kế toán các khoản trích theo lương 1.6.1.1. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 1.6.1.2. Nguyên tắc bảo hiểm y tế Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu). Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 19
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. 1.6.1.3. Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp lương Phiếu nghỉ hưởng BHXH và một số hoá đơn chứng từ liên quan. Bảng thanh toán BHXH Bảng kê chi tiết trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 1.6.1.4. Nguyên tắc hạch toán TK 334 TK 338 TK 622, 627, 641, 642 BHXH phải trả trực tiếp Trích KPCĐ, BHXH BHYT, BHTN tính vào cho người LĐ chi phí kinh doanh TK 334 TK111, 112 Nộp KPCĐ, BHYT Trích BHXH, BHTN BHXH, BHTN BHYT, KPCĐ trừ vào thu nhập người lao động TK111, 112 thu nhập lao đ ộng Chỉ tiêu KPCĐ tại cơ sở KPCĐ chi vượt được cấp bù Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 338 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 20
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.6.1.5. Tài khoản kế toán sử dụng TK 338: Phải trả phải nộp khác – Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trị giá tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản vay mượn, giữ hộ - TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý. - TK 3382: Kinh phí công đoàn. - TK 3383: BHXH. - TK 3384: BHYT. - TK 3389: BHTN. - TK 3388: Phải trả phải nộp khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 138, TK 333 TK 338 Các khoản đã nộp cho cơ quan quản Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lý kệ quy định Các khoản đã chi về KPCĐ Tổng số doanh thu nhận trước phát Xử lý giá trị tài sản thừa sinh trong kỳ Kết chuyển doanh thu nhận trước vào Các khoản phải nộp, phải trả hay thu doanh thu bán hàng tương ứng từng hộ kỳ Gía trị tài sản thừa chờ xử lý Các khoản đã trả đã nộp khác Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại Dư nợ: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi Dư có: Số tiền còn phải trả phải nộp chưa được thanh toán và giá trị tài sản thừa chờ xử lý SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 21
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.6.1.6. Trình tự luân chuyển chứng từ Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công để tính lương cơ bản, kế toán sẽ tiến hành trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn theo đúng quy định và lập bảng tổng hợp lương và bảo hiểm xã hội. Trong tháng, kế toán lương tiếp nhận giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên các phòng ban, tổ sản xuất trong công ty và tiến hành lập phiếu thanh toán trợ cấp các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động cho người lao động. Từ bảng thanh toán BHXH, kế toán lập phiếu chi tiền BHXH trả thay lương cho toàn công ty. 1.6.1.7. Phương pháp hạch toán Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương áp dụng trong năm 2014 Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng (%) 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5 Bảng 1.1. Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương áp dụng trong năm 2014 Cuối tháng, căn cứ vào lương cơ bản, kế toán lương tiến hành trích các khoản theo lương theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. 24% tính vào chi phí, 10,5% tính trừ vào lương công nhân viên. Kế toán ghi: Nợ TK 622 – CP NCTT Nợ TK 627 – CP SXC Nợ TK 641 – CP bán hàng Nợ TK 642 – CP quản lí doanh nghiệp Nợ TK 241 – CP SXCB dở dang Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 22
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của người lao động(8,5% lương cơ bản), kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 3389 – BHTN phải nộp ( 1% lương cơ bản) Có TK 3383 – BHXH phải nộp ( 8% lương cơ bản) Có TH 3384 – BHYT phải nộp ( 1,5% lương cơ bản) - Phản ánh trợ cấp BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 3383 – BHXH Có TK 334 - Phải trả CNV - Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan theo chế độ: Nợ TK 338 ( 3382 - KPCĐ, 3383 - BHXH, 3384 - BHYT, 3389 - BHTN) – Phải trả phải nộp khác Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. 1.7. Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép 1.7.1. Chứng từ kế toán Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán BHXH Phiếu thu, phiếu chi 1.7.2. Nguyên tắc hạch toán Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 23
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính). Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Tỷ lệ trích Tổng tiền lương nghỉ phép trước theo kế = phải trả theo kế hoạch / Tổng tiền lương chính phải hoạch trong năm trả theo kế hoạch trong năm Tổng tiền lương Số ngày nghỉ phép Mức lương bình nghỉ phép phải trả Số công nhân thường niên 1 = x quân 1 công x theo kế hoạch trong trong DN công nhân sản nhân sản xuất năm xuất. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 24
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Ví dụ: Năm 2013, công ty Hoàng Nam có 26 công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. Số ngày nghỉ phép của một công nhân theo quy định là 12 ngày. Mức lương bình quân của công nhân là 167.154/ngày. Quỹ tiền lương chính trong năm của công nhân sản xuất theo kế hoạch là 2.897.336.000. Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả = 26 x 167.154 x 12 = 52.152.048 theo kế hoạch trong năm Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch = 52.152.048 / 2.897.336.000 = 1.8% 1.7.3. Tài khoản sử dụng TK335 “Chi phí phải trả” Tài khoản này dùng để hạch toán những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. V Việc hạch toán khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. TK 335 Các khoản chi phí thực tế phát sinh Chi phí phải trả dự tính trước và ghi được tính vào chi phí phải trả; nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí. Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 25
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.7.4. Phương pháp hạch toán Ví dụ:  Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX theo kế hoạch là 1.8%/năm. Trong tháng 3/2013, tiền lương chính thực tế phải trả công nhân sản xuất là 112.990.020 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả = 112.990.020 x 1.8% = 2.033.820 trong tháng cho CNSX Kế toán định khoản: Nợ 622: 2.033.820 Có 335: 2.033.820  Thực tế trong tháng có phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất là 128.000 Nợ 335: 128.000 Có 334: 128.000  Cuối năm, kế toán tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. - Nếu số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí : Nợ TK 622 Có TK 335 - Nếu số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí : Nợ TK 335 Có TK 622 1.7.5. Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán BHXH Phiếu thu, phiếu chi SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 26
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.8. Những trường hợp khác 1.8.1. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá TK 512, 3331 TK 334 Phải trả NLĐ Trường hợp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ TK 512 Phải trả NLĐ Trường hợp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp Ví dụ: Trong tháng, công ty có xuất 2 quạt máy trả thay lương cho công nhân Nguyễn Văn Lam và Dương Mai Thu. Gía bán quạt máy chưa thuê GTGT là 1.818.000/cái. Kế toán định khoản: Nợ 334: 1.188.000 Có 152: 1.080.000 Có 331: 108.000 1.8.2. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp: TK111, 112 TKTK 334 TK 622, 623, 627, 641, 642 Chi tiền trả cho NLĐ Tiền ăn phải trả NLĐ SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 27
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.8.3. Thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động 1.8.3.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH Bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở y tế. 1.8.3.2. Thời gian nghỉ hưởng và mức trợ cấp BHXH Thời gian Thời gian Tỷ lệ mức trợ cấp nghỉ/năm tham gia BHXH BHXH Điều kiện 30 ngày = 30 năm 65% Bảng 1.2. Quy định thời gian nghỉ hưởng BHXH và Tỷ lệ mức trợ cấp BHXH SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 28
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Mức trợ cấp BHXH được tính theo công thức sau: Mức Số ngày nghỉ Tỷ lệ mức Lương cơ bản/ ngày trợ cấp = x được hưởng x trợ cấp của tháng liền kề BHXH trợ cấp BHXH BHXH 1.8.3.3. Ngày nghỉ được hưởng trợ cấp Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp. Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết. 1.8.3.4. Thủ tục hồ sơ - Sổ Bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Ví dụ: Ngày 15/2/2013, công nhân Hoàng Cúc xin nghỉ 5 ngày làm việc để chăm con nhỏ 4 tuổi bị ốm. Chị Cúc đã đóng BHXH được 6 năm kể từ ngày bắt đầu đi làm. Lương cơ bản tháng 01/2013 của chị Cúc là 2.730.000 Lương cơ bản/ngày = 2.730.000/26 = 105.000 Mức trợ cấp BHXH chị Cúc nhận được = 105.000 x 5 x 45% = 236.250 Kế toán định khoản: TK 111, 112 TK334 TK3383 (2) (1) 236.250 236.250 236.250 236.250 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 29
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 1.8.4. Thanh toán chế độ thai sản cho người lao động 1.8.4.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi; - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. - Lao động nữ mang thai và người lao động nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 1.8.4.2. Thời gian nghỉ hưởng BHXH Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp): - Tối đa 5 lần trong một thai kỳ. - Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa). Nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng. 1.8.4.3. Mức trợ cấp BHXH - Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. - Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. 1.8.4.4. Thủ tục hồ sơ - Sổ BHXH. - Sổ khám thai hoặc giấy khám thai, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH - Giấy ra viện SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 30
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con. - Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền - Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ CNV, công ty có trách nhiệm làm thủ tục giải quyết chế độ thai sản và chuyển lên cơ quan BHXH. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH có trách nhiệm quyết toán, trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ví dụ: Công nhân Nguyễn Thị Dung ở tổ sản xuất xin nghỉ chế độ thai sản 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/2013. Trước khi xin nghỉ, chị Dung đã làm việc cho công ty được 18 tháng. Mức trợ cấp BHXH là 100% mức bình quân của 6 tháng liền trước khi nghỉ Vậy chị Dung sẽ nhận được số tiền là 3.763.000 * 6 = 22.578.000 Kế toán tính và ghi sổ: Nợ TK 3383: 22.578.000 Có TK 334: 22.578.000 Cơ quan BHXH chi tiền cho doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 112: 22.578.000 Có TK 3383: 22.578.000 Doanh nghiệp tiến hành chi trả 1 lần cho chị Dung: Nợ TK 3383: 22.578.000 Có TK 112: 22.578.000 1.8.5. Thanh toán chế độ hưu trí cho người lao động 1.8.5.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH - Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau: - Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi; - Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7; SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 31
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn); - Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn); - Đủ 50 đến dưới 55 tuổi (nam/nữ), trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò; - Không kể tuổi đời đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 1.8.5.2. Mức hưởng BHXH Mức lương hưu Tỷ lệ hưởng Lương bình quân = x hàng tháng lương hưu đóng BHXH Tỷ lệ hưởng lương hưu: - 45% trong 15 năm đầu và cộng thêm mỗi năm kế tiếp 2% (nam) hoặc 3% (nữ) - Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%. Cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH: - 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 1995 - 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001 - 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007 - 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ 2007 trở đi - Thời gian đóng BHXH không theo thang bảng lương nhà nước: bình quân toàn bộ thời gian. 1.8.5.3. Thủ tục hồ sơ - Sổ BHXH. - Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 32
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí Ví dụ: Bác Phạm Văn Hải công tác trong ngành xây dựng được 13 năm. Bác đã tham gia BHXH từ năm 1992. Tháng 6/2013, bác chính thức được nghỉ hưu. Mức lương hưu của bác Hải / tháng = Bình quân lương 5 năm cuối x 75% = (7.023.000 + 7.689.500 + 8.461.723 + 9.022.000 + 9.721.056) / 5 x 75% = 6.287.591 1.8.6. Thanh toán chế độ tai nạn lao động cho người lao động 1.8.6.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. Bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh. 1.8.6.2. Thủ tục hồ sơ - Sổ BHXH - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động - Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản tai nạn giao thông - Giấy ra viện . - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. 1.8.7. Trợ cấp thất nghiệp 1.8.7.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệm khi đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động đã đăng ký thất nghiệp với trung tâm giới thiệu việc làm khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 33
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày. 1.8.7.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị thất nghiệp. 1.8.7.3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp - Ba tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN. - Sáu tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN. - Chín tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN. - Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng BHTN trở lên. 1.8.7.4. Thời điểm hường trợ cấp thất nghiệp Thời điểm hưởng các chế độ BHTN: được tính từ ngày thứ mười sáu và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. Trong vòng 30 ngày, NLĐ tự mang sổ BHXH và quyết định nghỉ việc đến trung tâm giới thiệu việc làm để làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thấ nghiệp. Ví dụ: Ngày 15/6/2013 nhân viên Lê Thị Thảo chính thức nghỉ việc. Ngay sau đó, ngày 17/6/2013 Chị Thảo đã đến trung tâm giới thiệu việc làm đang ký trợ cấp thất nghiệp. Đến ngày 30/6/2013, chị Thảo vân chưa tìm được việc làm. Theo quy định, chị Thảo sẽ được nhận tiền trợ cấp BHTN từ ngày 01/7/2013, trong vòng tối đa 3 tháng do chị Thảo mới tham gia BHTN được 18 tháng. Mức trợ cấp = 60% lương của 6 tháng liền kề = 5.236.489 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 34
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na 2.1.1 Giới thiệu chung 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Sáng lập vào năm 2012 bởi ông Trần Trọng Qúy, Công Ty Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na đã phát triển nhanh và trở thành một công ty có sức cạnh tranh cao trong thị trường nhà thép tiềm năng. Địa chỉ: 331 Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh MST : 0311801394 GPKD: 0311801394 Ngày cấp phép: 23/05/2012 Email : Lena@hcm.vnn.vn Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LE NA TRADING PRODUCTION CONSTRUCTION COMPANY LIMITED. Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Trọng Qúy 2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - Sản xuất, xây dựng nhà các loại - Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công trình công ích, đường bộ. - Sản xuất khung nhà thép tiền chế, gia công lắp đặt các kết cấu thép, các loại bồn chứa áp lực, xây dựng công nghiệp. - Lắp đặt hệ thống điện nước, lò sưởi, máy điều hòa không khí - Hoạt động thiết kế chuyên dụng, chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ. - Sản xuất sản phẩm khác bằng kim kim loại ( sản xuất bù lon, đinh vít). - Xây dựng nhà các loại, công trình kỹ thuật dân dụng khác SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 35
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam - Sản xuất bê tông và các sản phẩm bằng xi măng và thạch cao (sản xuất gạch bằng bê tông). - Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp. - Cho thuê, bán buôn các máy móc thết bị ngành xây dựng 2.1.1.3 Đặc điểm quy trình xây dựng, sản xuất, kinh doanh  Do đặc điềm ngành nghề xây dựng và địa bàn nhận thi công công trình của công ty rộng (bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An) nên các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động ) thường phải di chuyển.  Quy trình xây lắp từ khi khởi công công trình cho đến khi hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng thường kéo dài do phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.  Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn và diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các yếu tố môi trường. Đặc điểm này đòi hỏicông ty phải tự xây dựng các quy định về quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán ban đầu.  Quy trình xây dựng nhà thép, nhà dân dụng tại công ty STT Tiến trình Phòng ban chịu trách nhiệm 1 Nhận và ký hợp đồng xây dựng Phòng kinh doanh và phòng dự án Thành lập hồ sơ thiết kế gồm bản vẽ Phòng kỹ thuật 2 kiến trúc và bản vẽ gia công Lên dự toán, dự trù kinh phí cho Phòng kinh doanh và phòng dự án 3 công trình 4 Thành lập hồ sơ thi công Phòng kỹ thuật Gia công cấu kiện: Cắt, gia công Phòng vật tư bản mã, ráp, hàn, nặn, ráp bản mã, Nhà máy: tổ ra phôi, tổ hàn, tổ sơn, 5 vệ sinh, sơn tổ điện, tổ chế tạo Tiếp nhận và bảo quản vật tư 6 Tiến hành thi công xây dựng gồm: Đội xây dựng SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 36
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Thi công, lắp đặt bulong móng Thi công lắp dựng phần khung chính Lắp dựng tôn tường Hoàn thiện 7 Bàn giao công trình Phòng dự án và đội xây dựng 8 Bảo hành, sửa chữa Đội xây dựng Bảng 2.1. Quy trình xây dựng nhà thép, nhà dân dụng 2.1.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty Trần Trọng Quý Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Phó chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám hành chính tài chính kinh doanh đốc kỹ thuật nhân sự kế toán sản xuất Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty, trước các cơ quan banh ngành cấp trên và trước Pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó chủ tịch hội đồng quản trị: là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp quản lý và điều hành mọi công việc do Tổng giám đốc phân công, được giám đốc ủy quyền trong những trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị của công ty. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 37
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Hiện nay, trong công ty, giúp việc cho phó chủ tịch hội đồng quản trị là ba phó giám đốc, phụ trách ba mảng khác nhau: Phó giám đốc hành chính - nhân sự: thực hiện vông tác tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuộc lĩnh vực hành chính; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm; thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển của công ty, tổ chức tuyển dụng, bố trí, điều động CBCNV một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ nguồn nhân lực. Phó giám đốc tài chính – kế toán: chịu trách nhiệm xây dựng và trình giám đốc kế hoạch tài của công ty theo tháng, quý, năm; điều hành công tác tài chính, kế toán tài vụ, quản lý tài sản, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người được phân công giúp việc tổng giám đốc trong việc điều hành kinh doanh của công ty, lập và triển khai kế hoạch kinh doanh, sản xuất, nhận và đấu thầu xây dựng trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của giám đốc; thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác được phân công theo quy định; chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất: là người trực tiếp chịu trách nhiệm và điều hành khâu kỹ thuật, vật tư thiết bị, đảm bảo sản xuất kinh doanh trong công ty có hiệu quả. Căn cứ theo quy định, quy chế do hội đồng quản trị ban hành, phó giám đốc kỹ thuật thường xuyên phải hướng dẫn, đôn dốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ và báo cáo cho tổng giám đốc. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 38
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 2.1.2 Gioi thiệu phòng kế toán 2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG BÁO CÁO THUẾ BÁO CÁO QT Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán công nợ NH, khai báo giao dịch kho vật tư, công nợ (phải thu, nhập xuất thuế VAT, theo dõi lãi thành (phải thu, phải trả). NVL TNDN. vay NH. phẩm. phải trả). Kế toán BH, Thủ quỹ Kho Kho tiền lương. nhà máy công trình Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy kế toán 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ - Kế toán trưởng Trách nhiệm: Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của Công ty. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ. Đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng (nếu có). SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 39
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Lập, tổng hợp đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định. Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty. - Kế toán kho, vật tư NVL Trách nhiệm của Kế toán vật tư, NVL: Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu xuất ) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ. Cùng Kế toán công nợ, Kế toán thanh toán, đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng ). Nhập liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất. Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, NVL, theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng. Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, NVL phục vụ cho công tác kiểm kê. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. - Kế toán thanh toán, công nợ Trách nhiệm: Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng Cùng Kế toán vật tư, hàng hóa, thành phẩm, Kế toán thanh toán đối chiếu các khoản công nợ phát sinh. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phát sinh này. Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý qui định, chi tiết theo từng đối tượng. Phát hiện những bất hợp lý, mất cân đối, các hiện tượng nợ SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 40
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam đọng, không có khả năng thu hồi báo cáo với Kế toán trưởng và Ban Giám đốc để có biện pháp xử lý. Báo cáo tình hình công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc . - Kế toán ngân hàng, báo cáo thuế Trách nhiệm của Kế toán Ngân hàng – Thuế: Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán. Đối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với Kế toán công nợ. Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho công ty, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế GTGT hàng tháng. - Kế toán tổng hợp Trách nhiệm của Kế toán Tổng hợp: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo VAT hàng tháng. Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp. Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán. - Kế toán thanh toán Trách nhiệm: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định (bao gồm các loại thanh toán - tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng). Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của BTGĐ. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 41
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm Trách nhiệm: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động . Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Thực hiện các công việc của kế toán tiền lương:Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định - Thủ quỹ Trách nhiệm: SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 42
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo qui định. Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ. Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận. Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu 2.1.2.3 Chính sách kế toán Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao:Theo đường thẳng. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND). 2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây Năm 2013 có thể gọi là năm “Vượt khó – Có Doanh thu”. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 vượt mức kế hoạch đề ra: doanh thu đạt hơn 164 tỷ đồng, tăng 1.3% so với kế hoạch năm. Trong năm 2013 vừa qua, thị trường xây dựng xuất hiện nhiều biến động cùng với tình hình kinh tế bất ổn nhưng Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng mong đợi và đang trên đường vươn tới vị trí số 1 về nhà thép tại thị trường Việt Nam. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 43
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam ĐVT:1.000 đồng Kế hoạch Thực hiện Thực hiện so với Chỉ tiêu năm 2013 năm 2013 kế hoạch (%) 1. Doanh thu 13.369.237.431 13.543.037.520 101,3 2. Lợi nhuận trước thuế 11.340.593.710 12.483.725.560 100,8 3. Lợi nhuận sau thuế 122.300.000 138.443.600 113,2 Bảng 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch Doanh thu–Chi phí–Lợi nhuận năm 2013 2.1.4 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 2.1.4.1 Thuận lợi Đến nay sản phẩm nhà thép của Công ty Lê Na đã đạt được những thành công nhất định. Nhiều công trình tại các khu công nghiệp và nhiều tỉnh thành đã lựa chọn sản phẩm của công ty Lê Na bởi chất lượng, kỹ thuật cùng nhiều tính năng ưu việt. Với phương thức cung cấp "dịch vụ trọn gói" từ tư vấn, thiết kế cho đến sản xuất lắp dựng nhà xưởng ,nhà thép và thi công các hạng mục khác (nhà văn phòng, căn tin, nhà tổng hợp ), công ty Lê Na đã thực hiện rất nhiều loại công trình khác nhau, như: nhà máy, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, nhà thép từ đơn giản đến phức tạp. 2.1.4.2 Khó khăn Do bị ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản “đóng băng” khiến nhiều dự án xây dựng của công ty bị đình trệ. Sản phẩm thép trong nước lại phải cạnh tranh khốc liệt với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Lượng thép thành phẩm còn tồn kho tăng so với cùng kỳ năm trước; phôi chuẩn bị cho sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong thời gian tời sẽ trầm lắng, vì đây là giai đoạn trùng với mùa mưa ở phía Nam, nên nhu cầu tiêu thụ thấp. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 44
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 2.1.4.3 Phương hướng phát triển Nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến công nghệ là giải pháp cần làm ngay đối với các doanh nghiệp nhà thép nói chung và công ty Lê Na nói riêng. Tự nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và nước ngoài. Cắt giảm chi phí không hợp lý. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 2.2.1 Phân loại lao động Bộ phận lao động trực tiếp sản xuất gồm: công nhân các tổ bảo vệ, tổ ra phôi, tổ hàn, tổ sơn, tổ chế tạo. Bộ phận lao động gián tiếp gồm: nhân viên các phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng dự án, phòng vật tư; nhân viên tạp vụ, bảo vệ. 2.2.2 Phương pháp xây dựng quỹ lương Quỹ tiền lương năm kế hoạch VKH năm 2013 của công ty được xác định theo công thức: VKH = [ Ldb x TLminDN x ( Hcb+ Hpc) ] x 12 tháng - Trong đó: Lđb là lao động định biên. Năm 2013, tổng lao động định biên tại công ty là 183 người TLmindn: Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn trong khung quy định TLminDN = TLmin (1 +KDc) = 225.000 x (1 + 1.5) = 562.500 - Trong đó: Tlmin là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Năm 2013, Tlmin = 225.000/tháng (áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ) KDC: Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương của công ty KDc= Ki+ K2 = 0.3 + 1.2 = 1.5 - Trong đó: Ki = 0.3 (Hệ số điều chỉnh theo vùng TP.HCM) SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 45
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam K2 = 1.2 (Hệ số điều chỉ/nh của ngành xây dựng cơ bản) Hcb = 2.3 (hệ số lương cấp bậc công việc bình quân) Hpc = 2.1 (hệ số các khoản phụ cấp bình quân) Quỹ tiền lương năm kế hoạch VKH năm 2013 của công ty sẽ bằng: VKH = 183 x 562.500 x (2.3 + 2.1) x 12 = 3.915.190.000 2.2.3 Kế toán tiền lương phải trả 2.2.3.1 Nguyên tắc trả lương Quy chế trả lương, thưởng phải được sự thống nhất của ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và giám sát thực hiện. Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động – Thương binh xã hội TP Hồ Chí Minh thừa nhận, bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy chế này. Công ty áp dụng Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 quy định hệ thống bảng lương, thang lương và phụ cấp lương của các công ty Nhà nước để xếp lương cơ bản cho người lao động. Trong mọi trường hợp chưa quy định trong quy chế này sẽ thực hiện quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, tiền công. Việc trả lương phải đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế lao động – công đoàn của công ty, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, công bằng, công khai giữa các CBCNV trong công ty. Đối với nhân viên gián tiếp, bố trí lao động phải phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu trách nhiệm của mỗi chức danh. Khi có quyết định thay đổi chức danh, công việc của người lao động thì tiền lương sẽ được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Việc trả lương phải dựa trên đánh giá hiệu quả công tác. Trả lương và phân phối thu nhập phải đảm bảo công bằng, công khai, trả lương ngang nhau cho những vị trí công việc ngang nhau, tính cả chất lượng và năng suất lao động. Người lao động trực tiếp ký vào bảng nhận lương sau khi đã nhận đủ lương. Việc trả lương cho toàn bộ CBCNV công ty áp dụng theo lương thời gian SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 46
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Cuối tháng, phòng TCHC có nhiệm vụ thông báo chính xác ngày trả lương theo chỉ thị của ban TGĐ công ty đến các bộ phận và toàn thể CBCNV công ty được biết. Trưởng các bộ phận, phòng ban trực tiếp đến nhận tổng lương và bảng lương của từng bộ phận. Sau đó giao lương cho từng nhân viên và yêu cầu CBCNV trực tiếp ký tên vào bảng lương của bộ phận, trưởng bộ phận không được phép ký thay. 2.2.3.2. Chính sách tiền lương, thưởng, tăng ca  Chính sách xét nâng lương Vào tháng 6 hàng năm, lãnh đạo công ty sẽ họp xét nâng lương cho CBCNV công ty, một năm một lần . Đối tượng được xét nâng lương là các CBCNV đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới), với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét, năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động. Việc nâng lương đột xuất thực hiện đối với CBCNV làm việc tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao, do trưởng bộ phận đề xuất. Mức nâng của mỗi bậc lương từ 10% - 20% mức lương hiện tại, tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong năm.  Chính sách chi trả lương khi người lao động làm thêm giờ Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 47
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày  Chính sách trả thưởng cho người lao động - Thưởng cuối năm Hàng năm nếu công ty kinh doanh có lãi công ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm. Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của công ty. Được tính = tỷ lệ % * [tổng lương thực tế trong năm / 12 tháng]. Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết. - Thưởng lễ 30/4 & 1/5, ngày Quốc kháNh, Tết dương lịch: Số tiền thưởng từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Phòng HCNS có trách nhiệm lập tở trình BGĐ về số tiền thưởng, dự toán tiền thưởng trình BGĐ trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng, lập danh sách CBCNV được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng. - Thưởng đạt doanh thu: Phòng kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao được thuởng phần trăm doanh thu hàng tháng, trường hợp vượt doanh thu thì phòng kinh doanh làm tờ trình về việc đạt doanh thu, mức được hưởng cho từng CNV trình BGĐ duyệt và chuyển cho Phòng Kế toán trả cùng với lương tháng.  Chính sách phụ cấp, trợ cấp - Phụ cấp công việc, chức vụ, trách nhiệm: các khoản phụ c61p náy phục thuộc vào hệ số phụ cấp của CBCNV. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 48
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Tiền phụ cấp = Tiền lương cơ bản x Hệ số phụ cấp - Tiền công tác phí. Đối với CNV đi công tác thì được hưởng công tác phí theo bảng công tác phí của Công ty. Cụ thể: CBCNV đi công tác ở các tỉnh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Phú Quốc, Hà Tiên, Vũng Tàu được hưởng trợ cấp 140.000đ/ngày CBCNV đi công tác ở các tỉnh còn lại được hưởng trợ cấp 100.000đ/ngày Công ty sẽ chi trả tiền chỗ ở theo quy định, phù hợp với chức danh của CBCNV nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán hợp lệ, nếu không, CBCNV sẽ chỉ được chi trả 100.000đ Tiền tàu xe khi đi công tác cũng sẽ được công ty thanh toán nếu có vé hợp lệ, giác cước xe khách theo quy định nhà nước công bố.  Trợ cấp Trợ cấp điện thoại: cấp cho CNV thường xuyên công tác ngoài để phục vụ cho công việc. Tiền trợ cấp nghỉ việc: mỗi năm làm việc được trợ cấp 50% tiền tháng lương theo tiền lương cơ bản tháng gần nhất. Tiền trợ cấp nghỉ chờ việc: đối với trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của người lao động, giám đốc công ty sẽ trợ cấp cho NLĐ bằng 100 % mức lương quy định . Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương: Nghỉ lễ Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày Con kết hôn: nghỉ 01 ngày Cha, mẹ qua đời (kể cả bên chồng ,vợ ), vợ hoặc chồng, con qua đời được nghỉ 03 ngày .  Nghỉ phép. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 49
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Người lao động thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ này . Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký HĐLĐ thì chưa được hưởng các chế độ của nhà nước quy định .  Phục cấp chế độ thai sản Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp): Tối đa 5 lần trong một thai kỳ. Mỗi lần khám: nghỉ 1 ngày Thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Người lao động nữ có thể đi làm lại trước khi hết thời gian nghỉ thai sản nếu đáp ứng điều kiện sau: sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên; có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Khi đi làm lại trước thời hạn, ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động chi trả, người lao động còn được hưởng đầy đủ mức hưởng chế độ sinh con theo quy định. Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.  Các phúc lợi khác Bản thân người lao động kết hôn được mừng 500.000 đồng . Cha mẹ hai bên, con, chồng, vợ chết được viếng 1.000.000 đồng . Thiên tai, hỏa hoạn được trợ cấp: 1.000.000 đồng . SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 50
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 2.2.3.3. Hình thức trả lương Lương của CBQL, CNV trong tháng sẽ được trả vào ngày mùng 5 của tháng kế tiếp, bằng tiền mặt. CBQL, CNV khi nhận lương từ trưởng các bộ phận, phòng ban và sẽ ký tên vào bảng tổng hợp tiền lương do phòng kế toán lập. 2.2.3.4. Nguyên tắc hạch toán: Kế toán dùng tài khoản 334 “phải trả người lao động” theo dõi các khoản nợ phải trả người lao động. Khoản này được theo dõi chi tiết từng trường hợp: về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. 2.2.3.5. Tài khoản sử dụng Tài khoản 334 - Tài khoản “phải trả người lao động”, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: TK.3341 “phải trả công nhân viên” TK.3348 “phải trả người lao động khác” 2.2.3.6. Chứng từ và sổ kế toán - Bảng chấm công - 01a-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương – 02-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH – 11-LĐTL - Sổ chi tiết tài khoản 334 - Sổ nhật kí chung. - Sổ cái 2.2.3.7. Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày, trưởng các phòng, ban, bộ phận, các tổ sản xuất tiến hành chấm công cho nhân viên, công nhân thuộc quyền kiểm soát. Cuối tháng, các chứng từ gồm bảng chấm công và các chừng từ có liên quan sẽ được tập hợp về phòng Tài chính – Kế toán. Kế toán tiền lương sẽ dựa vào các chứng từ đó để tiến hành tính lương và cá khoản trích theo lương theo đúng quy định. Sau đó, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp tiền lương SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 51
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Kế toán trưởng kiểm tra tính chính xác của bảng tính lương dựa trên bảng chấm. Nếu đồng ý, kê toán trưởng chuyển cho giám đốc xem xét và ký duyệt, nếu không, sẽ trả lại cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và chuyển cho kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. Kế toán tiền lương nhận lại bảng lương đã được ký duyệt từ kê toán trưởng và bắt đầu hạch toán vào hệ thống sổ sách kế toán, đồng thời chuyển bảng lương sang bộ phận kế toán thanh toán để lập phiếu chi, chuẩn bị thanh toán tiền lương cho CNV. . Đại diện các bộ phận nhận lương từ thủ quỹ và tiến hành chi lương cho CNV trong bộ phận. Nhân viên nhận lương và ký xác nhận. Đối với những cán bộ công nhân viên của công ty nhận lương bằng hình thức chuyển khoản, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp và gửi lệnh chi lương có xác nhận của kế toán trưởng và giám đốc, sau đó gửi tới ngân hàng mở tài khoản chi lương. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 52
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Hình 2.3. Trình tự luân chuyển chứng từ tính lương SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 53
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam 2.2.3.8. Phương pháp hạch toán Thực hiện Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và căn cứ vào thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na hiện đang sử dụng chế độ tiền lương theo thời gian. Chế độ trả lương theo thời gian áp dụng cho bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương được hưởng của mỗi người phụ thuộc vào tiền lương cơ bản và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Trong đó: - Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước hiện nay là 1,150,000 - Số ngày làm việc quy định trong tháng tại công ty là 26 ngày. - Hệ số mức lương cấp bậc, chức vụ được Nhà nước quy định. Cấp bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 GĐ 7.27 8.00 8.80 9.68 10.65 11.71 12.88 14.17 15.59 17.15 PGĐ 6.2 6.82 7.50 8.25 9.08 9.98 10.98 12.08 13.29 14.62 TrP 5.62 6.18 6.80 7.48 8.23 9.05 9.96 10.95 12.05 13.25 QĐPX 2.07 2.27 2.5 2.75 3.03 3.33 3.66 4.03 4.43 4.87 NV 2.2 2.4 2.6 2.8 3.00 3.20 3.40 3.60 3.80 4.00 CN 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3 Bảng 2.3 Hệ số lương Số ngày công thực tế là số ngày làm việc thực tế của người lao động trong tháng. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 54
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Số ngày làm việc thực tế được theo dõi qua bảng chấm công. Bảng chấm công được phòng Tổ chức hành chính xác nhận. Sau đó sẽ được Giám đốc duyệt đó làm căn cứ để tính lương. Bên cạnh tiền lương cơ bản, công nhân viên còn được trả một số khoản lương khác như: Trả lương làm thêm giờ: Ngoài giờ hành chính: 150% lương cơ bản. Ngày nghỉ: 200% lương cơ bản. Ngày lễ, tết: 300% lương cơ bản. Tiền thưởng do hoàn thành tốt công việc, trước tiến độ, Phụ cấp công việc, trách nhiệm, thâm niên: các khoản phụ cấp này phụ thuộc vào hệ số phụ cấp của CBCNV. Tiền phụ cấp = Tiền lương cơ bản x Hệ số phụ cấp Hệ số trách nhiệm: STT Thâm niên Hệ số 1 Tổng giám đốc 0.6 2 Phó tổng giám đốc 0.5 3 Kế toán trưởng 0.4 4 Trưởng phòng 0.4 Bảng 2.4: Hệ số trách nhiệm. Vào thời điểm cuối năm, nhiều hợp đồng dịch vụ phát sinh thì CBCNV trực tiếp ở phòng nghiệp vụ tạo ra doanh thu thì được cộng thêm 0.2 vào hệ số trên, gián tiếp thì cộng 0.1. Các khoản phụ cấp khác như phụ cấp công tác, phụ cấp đi lại, tiền điện thoại, tiền chuyên cần. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 55
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Thu Tiền = Lương cơ bản + Phụ cấp, tiền thưởng + nhập tăng ca Tiền lương thực nhận cuối mỗi tháng công nhân viên là thu nhập sau khi đã trừ các khoản giảm trừ. Tiền lương thực nhận = Thu nhập - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ thu nhập của người lao động gồm: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Thuế TNCN Tạm ứng lương Nghiệp vụ tính lương thực tế: Bà Nga là kế toán trưởng của công ty, có hệ số lương là 6.18. Trong tháng 8, bà Nga xin nghỉ phép năm 1 ngày và đi làm 26 ngày, trong đó có 1 ngày công là tăng ca vào chủ nhật. Tiền lương cơ bản = 1,150,000 x 6,18 = 7,107,000 . Phụ cấp trách nhiệm = 1,150,000 x 0,4 = 460,000 . Phụ cấp công việc = 1,150,000 x 1,7 = 1,955,000 . Phụ cấp chức vụ = 1,150,000 x 1,2 = 1,380,000 . Tăng ca = 7,107,000 x 200% / 26 = 546,692 . Thu nhập = 7,107,000 + 460,000 + 1,955,000 + 1,380,000 + 546,692= 11,448,692 . Tạm ứng lương = 500,000 . Thuế TNCN = 0 . Tổng các khoản giảm trừ (BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN, tạm ứng lương) = 568,560 + 106,605 + 710,700 + 500,000 = 1,884,865 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 56
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam . Số tiền lương bà Nga nhận trong tháng = 11,448,692 – 1,884,865 = 9,563,847 Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 8/2013 tại công ty: Ngày 4/8/2013: Công ty rút tiền ở ngân hàng về để chuẩn bị trả lương là Nợ 111: 350,000,000 Có 112: 350,000,000 Ngày 5/8//2013:Chi trả lương cho CN PXSX, CBQL tháng 7/2013 là Nợ 334: 343,360,240 Có 111: 343,360,240 Ngày 6/8/1013: Chi tạm ứng tiền lương cho công nhân viên bằng tiền mặt là 1,500,000 Nợ 3341: 1,500,000 Có 111: 1,500,000 Ngày 11/8/2012: Tính trợ cấp BHXH cho công nhân Ngân nghỉ thai sản là 1,522,200 Nợ 3383: 1,522,200 Có 334: 1,522,200 Ngày 12/8/2012: Nộp tiền BHXH tháng 7/2013 Nợ 338:27,947,160 Có 1111: 27,947,160 Ngày 20/8/2012: Chi tiền BHXH trợ cấp cho công nhân Ngân nghỉ thai sản bằng tiền mặt: Nợ 334: 1,522,200 Có 1111: 1,522,200 Ngày 30/8/2012: - Hạch toán lương phải trả CBQL, CNPX tháng 8/2013 là: SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 57
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Nguyễn Thanh Nam Nợ 6271: 217,576,537 Nợ 6421: 177,966,806 Có 334: 395,543,343 - Hạch toán trích nộp BHTN, BHXH, BHYT trừ vào lương của CBQL và CNPX tháng 8/2013 là: Nợ 334: 12,900,316 Có 3383: 9,505,496 Có 3384: 2,036,892 Có 3389: 1,357,928 - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành, tính vào chi phí SXKD: Nợ 6271: 50,042,604 (lương phải trả x 23%) Nợ 6421: 40,932,365 Có 338: 90,974,969 - Khấu trừ vào lương tiền thuế thu nhập của CNV phải nộp Nhà nước, kế toán ghi: Nợ334: 7,965,904 Có 3338: 7,965,904 TRÌNH TỰ GHI SỔ SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 58
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam Đơn vị: Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na Bộ phận: Phòng kế toán BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 08 năm 2013 S Ngày trong tháng Chức Số T Họ tên ngày vụ 1 1 1 T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 công 0 1 2 KT 1 Trần Thị Nga trưởn + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + 27 g 2 Lưu Tiến Đạt NV + + + + P P + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 Trần Thị 3 NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 Mộng Tuyền Cộng Lương thời gian: + Tai nạn: T Ốm, điều dưỡng: Ô Nghỉ phép: P Con ốm: Cô Hội nghị, học tập: H Thai sản: Ts Nghỉ bù: Nb SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 59
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 8/2013 Số ngày làm việc trong tháng: 26 ngày K ý Trừ ngày n Stt Lương & Các khoản phụ cấp Tăng ca Thu nhập Các khoản giảm trừ Còn nhận nghỉ h ậ n Lương cơ PC Công PC Trách PC Chức BHXH BHYT BHTN Thuế Tạm ứng bản việc nhiệm vụ 8,0% 1,5% 1,0% TNCN PHÒNG KẾ 1 12,305,600 2,918,700 729,500 4,675,200 769,231 546,692 24,559,169 - 1,384,448 259,584 173,056 0 24,059,166 TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC 2 10,034,400 2,401,600 117,000 - 3,096,154 20,656,846 2,500,000 862,408 150,516 100,344 43,822 11,393,578 HÀNH CHÍNH PHÒNG 3 KINH 21,272,800 11,184,200 5,082,000 7,961,000 1,750,000 62,250,000 13,000,000 2,789,096 369,092 212,728 2,106,087 48,179,084 DOANH PHÒNG KỸ 4 23,657,600 9,478,400 8,496,000 6,855,000 9,259,616 61,627,384 8,500,000 1,956,032 354,864 36,576 2,314,974 51,829,912 THUẬT PHÒNG DỰ 5 14,059,200 4,963,800 4,118,000 2,059,000 288,462 37,211,538 2,000,000 1,124,736 210,888 140,592 1,162,631 35,004,814 ÁN SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 60
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam PHÒNG 6 8,634,400 2,859,600 1,771,000 635,000 - 10,100,000 - 690,752 129,516 863,440 9,754,732 VẬT TƯ Tổng cộng 60,415,200 80,583,800 52,566,000 24,075,000 15,163,463 217,576,537 26,000,000 3,529,064 756,228 504,152 6,015,697 180,771,396 NHÀ MÁY VP NHÀ 7 19,520,000 14,386,000 12,804,000 3,942,000 2,930,770 50,721,230 3,300,000 1,016,400 217,800 145,200 1,056,973 46,041,830 MÁY 8 TỔ BẢO VỆ 7,145,600 3,193,400 1,370,000 135,000 - 12,730,000 2,000,000 500,150 107,175 71,450 10,051,225 9 TỔ RA PHÔI 9,785,600 8,030,400 2,571,000 674,000 2,331,538 19,698,462 2,300,000 684,992 146,784 97,856 5,126 16,468,830 Tổng cộng 85,377,600 83,041,400 30,562,000 7,229,000 39,435,194 177,966,806 17,400,000 5,976,432 1,280,664 853,776 1,950,207 150.505.727 Cộng 135,792,800 163,625,200 83,128,000 31,304,000 54,598,657 395,543,343 43,400,000 9,505,496 2,036,892 1,357,928 7,965,904 331,277,123 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 61
  74. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam 2.2.4 Kế toán các khoản trích theo lương cho công nhân viên 2.2.4.1 Chứng từ và sổ kế toán: - Bảng tổng hợp lương - Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH - Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Sổ chi tiết tài khoản 338 - Sổ nhật kí chung - Sổ cái 2.2.4.2. Nguyên tắc hạch toán Kế toán dùng tài khoản 334 “phải trả người lao động” theo dõi các khoản nợ phải trả người lao động. Khoản này được theo dõi chi tiết từng trường hợp: về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. 2.2.4.3. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản này có các tài khoản cấp 2: TK 3382 “Kinh phí công đoàn” TK 3383 “Bảo hiểm xã hội” TK 3384 “Bảo hiểm y tế” TK 3389 “Bảo hiểm thất nghiệp” 2.2.4.4. Trình tự luân chuyển chứng từ Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cơ bản, kế toán sẽ tiến hành trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn theo đúng quy định và lập bảng tổng hợp lương và bảo hiểm xã hội. Trong tháng kế toán lương tiếp nhận giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên các phòng ban, tổ sản xuất trong công ty và tiến hành lập phiếu thanh toán trợ cấp các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động cho người lao động. Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH và giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH sau đó sẽ được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ký duyệt. Kế toán thanh toán sẽ tiến hành lập phiếu chi và gửi sang thủ quỹ, thủ quỹ tiến hành chi tiền cho CBCNV. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 62
  75. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam Từ bảng thanh toán BHXH tháng 8/2013 kế toán lập phiếu chi tiền BHXH trả thay lương cho toàn công ty. Đối với các khoản trợ cấp thai sản, trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ CBCNNV, kế toán có trách nhiệm làm thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho CBCNV, có chữ ký xét duyệt của kế toán trưởng và giám đốc, sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển lên cơ quan BHXH quận 8. Hình 2.4. Trình tự luân chuyển chứng từ thanh toán BHXH 2.2.4.5. Phương pháp hạch toán - Cuối tháng, căn cứ vào lương cơ bản, kế toán lương tiến hành trích các khoản theo lương theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. 24% tính vào chi phí, 10,5% tính trừ vào lương công nhân viên. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 63
  76. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng (%) 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 23 9,5 32,5 Bảng 2.5. Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương áp dụng trong năm 2013 Nghiệp vụ thực tế: Ông Nguyễn Nam An là công nhân tổ sơn có lương cơ bản trong tháng là 1,188,000. Các khoản trích theo lương trong tháng của ông như sau: BHXH = 1,188,000 x 7% = 83,160 BHYT = 1,188,000 x 1,5% = 17,820 BHTN = 1,188,000 x 1% = 11,880 - Hàng tháng kế toán lương tiếp nhận phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên. Nghiệp vụ thực tế: Ngày 9/9/2013, nhân viên kế toán Dương Huỳnh Ngân có lương cơ bản là 4,500,000 xin nghỉ do con ốm từ ngày 10/8/2013 đến hết ngày 10/11/2013 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 64
  77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam TÊN CƠ SỞ Y TẾ Mẫu số C65-HD Quận 8 GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH Quyển số: 1477 Số: 147644 Họ và tên: Dương Huỳnh Ngân Năm sinh: 1988 Đơn vị công tác: Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na Lý do nghỉ việc: Nghỉ con ốm Số ngày cho nghỉ: (Từ ngày 10/8/2013 đến hết ngày 10/11/2013) XÁC NHẬN CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ Ngày 8 Tháng 8 Năm 2013 Số ngày thực nghỉ: 6 ngày Y, BÁC SĨ (Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)  Căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ BHXH, kế toán tiến hành lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Số tiền trợ cấp được tính theo công thức: Lương cơ bản x Số ngày nghi x 75% Số tiền trợ cấp = 26 Dựa vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, kế toán tiến hành lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH và phiếu chi cho CNV SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 65
  78. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH Họ và tên: Dương Huỳnh Ngân 28 tuổi Nghề nghiệp: Công Nhân Đơn vị công tác: Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na Thời gian đóng BHXH: 6 năm Số ngày được nghỉ: 4,500,000 x 75% x 6 / 26 = 778,846 Trợ cấp mức : Cộng 778,846đ Bằng chữ: Bảy trăm bảy mươi tám nghìn, tám trăm bốn mươi sáu đồng chẵn./. Thủ tục nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH: Công ty nộp BHXH cho cơ quan BHXH Quận 8. Đồng thời làm thủ tục thanh toán BHXH cho công nhân viên trong tháng gửi lên chứng từ hợp lệ để cấp tiền thanh toán BHXH cho công nhân viên của công ty. Sau khi tổng hợp tất cả các phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên trong công ty, kế toán lập bảng thanh toán gửi lên BHXH Quận 8 Từ bảng thanh toán BHXH tháng 8/2013 kế toán lập phiếu chi tiền BHXH trả thay lương cho toàn công ty. SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 66
  79. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam PHIẾU CHI Mẫu số 02-Tti Ngày 30/8/2013 QĐ số 1141-TCKD/CĐH Ngày 1-1-95 của Bộ tài chính Họ và tên: Hoàng Văn Ba Địa chỉ: Quận 8, TP.HCM Lí do: Chi BHXH cho công ty Số tiền: 28.685.000 đồng Bằng chữ: Hai tám triệu sáu trăm tám năm nghìn đồng chẵn Đã nhận đủ số tiền: 28.685.000 đồng Kèm theo một tập chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 8 năm 2013 Thủ trưởng Kế toán trưởng Kế toán Thủ quỹ Người nhận tiền đơn vị lập phiếu BHYT: Công ty mua thẻ BHYT năm cho công nhân viên theo lương cấp bậc, sau đó đến cuối tháng khấu trừ vào lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. KPCĐ: Công ty thực hiện trích nộp theo quý, chuyển sang công đoàn quản lý và hoạt động. Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 8/2013 tại công ty Ngày 11/8/2013: Tính trợ cấp BHXH cho công nhân Ngân nghỉ thai sản là 1,522,200 Nợ 3383: 1,522,200 Có 334: 1,522,200 Ngày 12/8/2013: Nộp tiền BHXH tháng 7/2012 Nợ 338:27,947,160 Có 1111: 27,947,160 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 67
  80. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam Ngày 20/8/2013: Chi tiền BHXH trợ cấp cho công nhân Ngân nghỉ thai sản bằng tiền mặt: Nợ 334: 1,522,200 Có 1111: 1,522,200 Ngày 30/8/2013: - Hạch toán trích nộp BHTN, BHXH, BHYT trừ vào lương của CBQL và CNPX tháng 8/2012 là: Nợ 334: 12,900,316 Có 3383: 9,505,496 Có 3384: 2,036,892 Có 3389: 1,357,928 - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành, tính vào chi phí SXKD: Nợ 6271: 50,042,604 (lương phải trả x 23%) Nợ 6421: 40,932,365 Có 338: 90,974,969 2.2.5. Kế toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên Hiện nay, công ty không thực hiện chế độ trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên. Công ty quy định : ngoài những ngày nghỉ theo quy định của Luật lao động, thì khi CB CNV nghỉ việc ngày nào sẽ không được tính lương ngày đó. 2.2.6 Những trường hợp khác 2.2.6.1. Thanh toán chế độ hưu trí cho người lao động - Số tiền lương hưu hàng tháng người lao động nhận được được tính theo công thức: Mức lương hưu Tỷ lệ hưởng = x Lương bình quân hàng tháng lương hưu đóng BHXH SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 68
  81. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS Nguyễn Thanh Nam Thủ tục hồ sơ - Sổ BHXH. - Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. - Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí. Ví dụ: Bác Nguyễn Hoàng Phương công tác ở bộ phận dự án đầu tư trong công ty được 2 năm. Ngày 1/8 bác bắt đầu nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí. Trước đây bác đã tham gia BHXH từ năm 1992. Mức lương hưu của bác/tháng = Bình quân lương 5 năm cuối x 75% = (5.340.890 + 6.234.000 + 7.461.723 + 7.903.022 + 8.4711.088) / 5 x 75% = 6.431.089 2.2.6.2. Tính thuế thu nhập cá nhân nộp thay người lao động Anh Nguyễn Hoàng Quân là tổ trưởng tổ ra phôi, trong tháng 8/2013 anh có thu nhập từ tiền lương, tiền công là 10.300.000. Anh Quân không có người phụ thuộc. Anh Quân được giảm trừ các khoản sau: + Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) = 10.300.000 * 9.5% = 952.850 + Cho bản thân là: 9 triệu đồng. Tổng các khoản giảm trừ = 952.850 + 9.000.000 = 9.952.850 Thu nhập tính thuế PIT: 10.300.000 – 9.952.850 = 77.150 Thu nhập tính thuế PIT áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp: = 77.150 * 0.05 = 3.858 Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thay cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334: 7.965.904 Có TK 333: 7.965.904 Khi nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 3335: 7.965.904 Có TK 112: 7.965.904 SVTH: Lưu Thị Huyền Trang 69