Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái

pdf 115 trang thiennha21 25/04/2022 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XD BẢO THÁI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trường ĐạiNGUYỄ Nhọc THỊ THU Kinh UYÊN tế Huế KHÓA HỌC 2016 – 2020 i
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XD BẢO THÁI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THU UYÊN TH.S TRẦN THỊ THANH NHÀN TrườngLớp: K50D KĐạiẾ TOÁN học Kinh tế Huế Huế, 12/2019 ii
  3. Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý Thầy/ Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế và đặc biệt là quý Thầy/ Cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết, quý báu trong suốt quãng thời gian tôi học tập tại trường. Những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích được học đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập và hoàn thiện đề tài tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực tập và làm việc tại Công ty TNHH XD Bảo Thái, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Phòng/ Ban trong Công ty, đặc biệt là các anh chị kế toán tại Phòng Kế toán, những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực tập. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức chuyên môn chưa sâu và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cũng như năng lực bản thân có hạn nên trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài còn những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến từ quý Thầy/ Cô để khóa luận của mình được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 TrườngSinh viên thực hi ệĐạin học Kinh tế Huế Nguyễn Thị Thu Uyên i
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CCDC Công cụ dụng cụ GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán MTC Máy thi công MTV Một thành viên NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty TNHH XD Bảo Thái 2016-2018 44 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016-2018 47 Bảng 2.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016-2018 50 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Phiếu yêu cầu vật tư 56 BIỂU 2.2. HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG SỐ 0000237 57 Biểu 2.3. Phiếu xuất kho đá sử dụng công trình 59 Biểu 2.4. Sổ Nhật ký chung 60 Bảng 2.5. Sổ chi tiết TK 1541 – NCT: công trình Đường Nguyễn Chí Thanh 61 Biểu 2.6. Bảng thanh toán lương lao động thời vụ 65 Biểu 2.7. Phiếu chi lương lao động thời vụ tháng 11/2018 66 Biểu 2.8. Sổ Nhật ký chung 68 Biểu 2.9. Sổ chi tiết TK 1541 – NCT: Công trình Đường Nguyễn Chí Thanh 69 Biểu 2.10. Hóa đơn GTGT số 0000583 73 Biểu 2.11. Bảng thanh toán tiền lương công nhân sử dụng máy thi công tháng 11 năm 2018 của Công ty 74 Biểu 2.12. Sổ chi tiết của Tài khoản 1541 – NCT 76 Biểu 2.13. Sổ Nhật ký chung 77 Biểu 2.14. Phiếu chi thanh toán tiền cước di động 79 Biểu 2.15. Hóa đơn GTGT số 0006267 80 Biểu 2.16. Hóa đơn GTGT số 0001698 81 Biểu 2.17. Sổ Nhật ký chung 82 Biểu 2.18. Sổ chi tiết tài khoản 632 – NCT : Giá vốn hàng bán 86 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp 20 Sơ đồ 1.2. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NVLTT 21 Sơ đồ 1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NVLTT 21 Sơ đồ 1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NCTT 22 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT 23 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 25 Sơ đồ 1.7. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí sử dụng MTC 26 Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 28 Sơ đồ 1.9. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí SXC 29 Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 30 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 37 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 39 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính 43 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 I.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu 3 I.5. Kết cấu của khóa luận 4 I.6. Các đề tài nghiên cứu trước đây 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 6 1.1.Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6 1.1.1 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 6 1.1.2.Tổng quan về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 8 1.1.3.Tổng quan về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 13 1.2 Nội dung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 18 1.2.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 18 1.2.2.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 29 Trường1.2.3.Đánh giá sản ph ẩmĐại dở dang cu ốhọci kỳ Kinh tế Huế 31 1.2.4.Kế toán tính giá thành sản phẩm 32 vi
  9. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 34 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 35 2.1.3. Đặc điểm về ngành nghề hoạt động của Công ty 36 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 37 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 39 2.1.6. Tình hình một số nguồn lực cơ bản của Công ty 43 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 52 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí 52 2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 52 2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm 52 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 53 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 83 2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm 84 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG BẢO THÁI 88 3.1. Nhận xét những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 88 3.1.1. Ưu điểm 88 3.1.2. Nhược điểm 90 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 TrườngIII.1. KẾT LUẬN Đại học Kinh tế Huế 97 III.2. KIẾN NGHỊ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 100 vii
  10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh đều có cho mình một hướng đi để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình là tối đa hóa lợi nhuận. Trong cuộc chiến hội nhập ngày một khốc liệt, mỗi một doanh nghiệp đều có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Doanh nghiệp phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, lựa chọn những cách thức, chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao doanh thu và lợi nhuận đề ra. Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi hạng mục chi phí liên quan trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp ngày nay càng quan tâm nhiều đến việc tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý nhất, làm sao để đảm bảo tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, đúng đắn có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì những yếu tố trên, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm càng ngày càng có ý nghĩa thiết thực, được xem là khâu quan trọng, trung tâm của của công tác kế toán, chi phối đến các phân hành kế toán khác, tạo tiền đề để khắc phục những tồn tại, phát huy những thế mạnh, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện công tác kế toán tại công ty, do tính chất của ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp xây lắp, hằng năm thực hiện thi công nhiều công trình, hạng mục công trình có Trườngquy mô lớn, thời gian Đạidài, đòi hỏi caohọc về nhiều mKinhặt, các chi phí pháttế sinh Huế nhiều và phức tạp, vì vậy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là công việc được quan tâm chú trọng hàng đầu. 1
  11. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu này, qua quá trình và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, tôi xin chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái” để làm đề tài tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đặt được mục tiêu chính là nắm rõ thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. Để đạt được mục tiêu chung đó thì cần phải làm rõ các mục tiêu cụ thể sau:  Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.  Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái.  Thứ ba, đưa ra những nhận xét, đánh giá và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. Ở đây cụ thể là công trình xây dựng “Đường Nguyễn Chí Thanh”. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu TrườngPhạm vi nghiên cứĐạiu của đề tài baohọc gồm: Kinh tế Huế  Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập là các số liệu, chứng từ sổ sách, tài liệu liên quan trong giai đoạn 2016-2018. Ví dụ chủ yếu trong bài lấy số liệu của năm 2018. 2
  12.  Về không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái với số liệu, thông tin chủ yếu từ phòng kế toán tài vụ, cùng với thông tin từ phòng kỹ thuật và các phòng ban khác trong công ty.  Về nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. I.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra và đạt hiệu quả nghiên cứu, trong bài kết hợp sử dụng 2 phương pháp chủ yếu như sau:  Phương pháp thu thập số liệu:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tham khảo các tài liệu từ các giáo trình, sách, vở, các thông tư, nghị định, luận văn, tìm hiểu thông tin từ internet liên quan đến đề tài tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.  Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn kế toán của công ty về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, công tác kế toán của công ty nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Phương pháp này giúp nắm bắt các thông tin ban đầu về công tác kế toán tại công ty.  Phương pháp quan sát, mô tả: Quan sát quá trình xử lý hóa đơn chứng từ kế toán, từ đó mô tả quy trình luân chuyển chứng từ của công tác kế toán tại công ty. Phương pháp này giúp nắm được quy trình, cách thức tiến hành công việc kế toán của các nhân viên kế toán tại công ty.  Phương pháp ghi chép: ghi chép lại những điều quan sát được như công việc của các kế toán viên thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý hay cuối năm; ghi chép lại những công việc, thông tin được chia sẻ từ kế toán hướng dẫn mình.  Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Trường Phương pháp soĐại sánh, đối chihọcếu: sử dụng Kinhphương pháp so sánhtế số tươngHuế đối, số tuyệt đối. Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh để xử lý và phân tích biến động của từng chỉ tiêu. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình 3
  13. biến động về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tình hình lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp này dựa trên các chứng từ, số liệu đã thu thập được và so sánh để tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét các vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất của công ty, tình hình thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. I.5. Kết cấu của khóa luận Kết cấu của khóa luận gồm ba phần chính:  Phần I: Đặt vấn đề  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu  Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp.  Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái  Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. Ngoài ra, còn có lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo cùng phần phụ lục. I.6. Các đề tài nghiên cứu trước đây Đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” không phải là một đề tài mới lạ, đã được rất nhiều anh/chị sinh viên ở các khóa trước lựa chọn để làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, mỗi bài khóa luận đều có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo cách nghiên cứu, tìm hiểu và trình Trườngbày của mỗi người. Do Đại đó, với mỗ i bàihọc khóa luậ n đKinhều có tính mới vàtế khác biHuếệt, không giống nhau. Khóa luận “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng và Thương mại 195” của tác giả Nguyễn 4
  14. Thị Thùy Trinh (năm 2018). Đề tài này đã nêu đầy đủ, chi tiết các cơ sở lý luận cơ bản, sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và tìm hiểu của tôi thì đề tài này được thực hiện tại Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Trong khi đó, đề tài tôi nghiên cứu ở Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, vì vậy trong công tác hạch toán kế toán sẽ có sự khác biệt nhất định do chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp không giống nhau. Ở Khóa luận “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bình Long Quảng Bình” của tác giả Phạm Thị Lựu (năm 2014). Đề tài này đã nêu rõ cách tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình thi công có thời gian dài kéo dài qua các năm nhưng đã đến giai đoạn hoàn thành. Chi phí phát sinh được tập hợp chặt chẽ và chi tiết. Khác với đề tài này, đề tài tôi nghiên cứu với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng là công trình đang thi công có thời gian kéo dài qua các năm, nhưng đang ở giai đoạn khởi công và vẫn chưa hoàn thành. Do đó công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang sẽ có sự khác biệt nhất định. Mỗi một đề tài nghiên cứu đều có một mục đích duy nhất là thể hiện mức độ quan trọng của đề tài đối với doanh nghiệp, sự cần thiết và sự khác biệt về đề tài nghiên cứu tại doanh nghiệp, chứ không phải là số lượng nhiều hay ít người lựa chọn. Do đó, với đề tài “Thực trạng công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái”, tôi muốn thông qua sự tìm hiểu, Trườngnghiên cứu để đánh giáĐại tổng quát vàhọc đưa ra nh ữKinhng giải pháp (nế utế có) đ ể Huếgóp phần nâng cao công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp tôi đang thực tập. 5
  15. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1.Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Xây dựng là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hóa, khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, nhà cửa nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống của xã hội. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm XDCB cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất XDCB gắn bó chặt chẽ với nhau, liên hệ giữa các khâu trong cùng một quy trình sản xuất. Nếu một khâu gặp vấn đề hay bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu khác. Sản xuất xây lắp có các đặc điểm: Sản xuất xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ: Sản phẩm của sản xuất xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm đều có yêu cầu về thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng Trườngkhác nhau. Chính vì vậĐạiy mỗi sản ph ẩhọcm xây lắp đềKinhu có yêu cầu về tổtếchức quHuếản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể , có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục. 6
  16. Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài, có khi là từ năm này sang năm khác, hay có công trình xây dựng cả chục năm mới hoàn thành. Trong thời gian sản xuất thi công xây dựng chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó khi lập kế hoạch xây dựng cần cân nhắc, thận trọng, các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công phải được nêu rõ ràng. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải thật chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kì tính giá thành sản phẩm thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tùy thuộc vào kết cấu, đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi nghiêm trọng , lâu dài và rất khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. Sản phẩm xây dựng cơ bản được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kĩ về điều kiện kinh tế, địa chất, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, Trườngvăn hóa xã hội. sau khi Đại đi vào sử d ụhọcng, công trình Kinh không thể di d ời,tế cho nênHuế nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp 7
  17. nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Một công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn bất cứ việc gì liên quan ở công trình đó nữa. Lúc đó, người công nhân sẽ chuyển đến một công trình khác và việc di chuyển, điều động công nhân, máy móc thi công sẽ dẫn đến phát sinh thêm các chi phí về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân cho máy móc thi công. Cũng vì điểm này mà để tiện lợi hóa cho công tác thi công và giảm bớt chi phí sản xuất mà các đơn vị, doanh nghiệp xây lắp thường sử dựng lao động thuê ngoài tại chỗ, tại địa điểm thi công công trình. Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính thời vụ. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần tổ chức quản lí lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo tiến độ thi công và nhanh chóng khi điều kiện môi trường thời tiết còn thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Các đặc điểm nêu trên chi phối đến toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp từ việc tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu thập thông tin, chứng từ kế toán, chế độ kế toán , các phương pháp xử lý và ghi nhận thông tin trên các tài khoản, lập và trình bày các báo cáo tài chính và các phương pháp tính toán liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Có thể nói, đặc điểm của ngành xây lắp là cơ sở để đưa ra các chế độ kế toán và các doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán cho phù hợp. 1.1.2. Tổng quan về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trường1.1.2.1. Chi phí sảĐạin xuất trong xây học lắp Kinh tế Huế a. Khái niệm về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí là một khái niệm được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Một số định nghĩa về chi phí như sau: 8
  18. Theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam thì chi phí được định nghĩa như sau: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài khoản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.” Theo giáo trình Kế toán tài chính 2010 của PGS.TS Võ Văn Nhị, chi phí được định nghĩa là: “Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã kí kết”. Theo giáo trình Kế toán chi phí 2010 của TS. Huỳnh Lợi, chi phí được định nghĩa: “Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định; hoặc chi phí là những tổn thất phát sinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp kiểm soát trong kỳ gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh và tác động làm giảm vốn chủ sở hữu”. Từ các định nghĩa khác nhau, có thể khái quát “Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”. Chi phí của đơn vị xây lắp gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây lắp. Nó là toàn bộ chi phí cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp. TrườngChi phí sản xuất ngoàiĐại xây lắp làhọc toàn bộ các Kinhchi phí sản xuất pháttế sinh Huếtrong lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ. 9
  19. b. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất là một tiêu thức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi loại chi phí đều có nội dung và đặc tính khác nhau. Việc quản lí, giám sát chi phí cũng là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi một doanh nghiệp, đặc biệt trong doanh nghiệp xây lắp khi mà chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm của sản xuất xây lắp và các yếu tố nêu trên, để có thể quản lý tốt thì cần phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp. Việc phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp không những phải phải dựa vào các yếu tố tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình ở mỗi thời điểm nhất định. Có nhiều cách để phân loại chi phí, trong đó có các cách phân loại cơ bản và chủ yếu như sau:  Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí (công dụng kinh tế): Cách phân loại này nhằm tính giá thành sản phẩm và phân tích cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này dựa vào công dụng kinh tế của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Các khoản mục chi phí phát sinh trong kì được phân loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm những chi phí nguyên vật liệu để cấu thành nên giá trị thực tế của công trình như nguyên vật liệu chính (xi măng, cát, gạch, thép, đá, sỏi, ), nguyên vật liệu phụ (sơn, phụ gia, đinh, vít ), các loại phụ tùng đi kèm. Đây là loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí. - Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương chính, phụ cấp và các khoản có tính chất lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình ( cả công nhân trực tiếp hay công nhân thuê ngoài). Nó bao gồm tiền lương trả theo thời gian, trả Trườngtheo sản phẩm, làm thêm Đại giờ, tiền thưhọcởng thường Kinh xuyên, tiền thư ởngtế vượ t Huếnăng suất lao động. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp. 10
  20. - Chi phí sử dụng máy thi công: là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên lương của nhân nhân điều khiển máy. - Chi phí sản xuất chung gồm: Những chi phí phục vụ cho công tác sản xuất xây lắp tại các đội và các bộ: Khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội. Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho việc quản lý sản xuất chung, chi phí công cụ sản xuất phục vụ thi công, chi phí khấu hao TSCĐ như nhà xưởng, thiết bị dùng cho quản lý đội. Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, tiền điện thoại. Chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động của đội. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản mục chi phí ngoài sản xuất, phục vụ cho việc tính giá thành toàn bộ của doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân loại theo yếu tố chi phí. Chi phí nguyên vật liệu: Là giá trị của toàn bộ các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình thi công. Yếu tố này bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế và các chi phí nguyên vật liệu khác. Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như BHYT, TrườngBHXH, KPCĐ, BHTN, Đại của ngườ i họclao động. Kinh tế Huế Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ, tài sản dài hạn, máy móc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 11
  21. Chi phí công cụ, dụng cụ: bao gồm giá mua và chi phí mua công cụ xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài (trừ tiền lương công nhân sản xuất) phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như chi phí thuê ca máy, tiền điện, nước Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí khác chưa phản ánh ngoài các chi phí treenphast sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với công việc hoàn thành, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi, tuy nhiên định phí trên một đơn vị sản phẩm lại biến đổi. Định phí bao gồm các chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương nhân viên cán bộ quản lý Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí. Tuy nhiên, nếu ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện quá mức các đặc điểm của định phí thì nó lại thể hiện các đặc điểm của biến phí. Chi phí hỗn hợp thường bao gồm các khoản mục chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.1.2.2.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo giáo trình Kế toán xây dựng cơ bản 2004 của TS Đỗ Minh Thành: “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Sản phẩm xây lắp thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mỗi công trình đều Trườngcó thiết kế và dự án thiĐại công riêng họcbiệt nên đố i Kinhtượng tập hợp chi tế phí trong Huế doanh nghiệp xây lắp thường được chọn là từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng hay từng giai đoạn thi công”. 12
  22. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là công việc đầu tiên cần để tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào công dụng kinh tế , đặc điểm phát sinh trong sản xuất. Mỗi doanh nghiệp đều có quy mô và cơ cấu tổ chức, quản lí riêng biệt cũng như yêu cầu hạch toán kế toán riêng, do đó tùy thuộc vào những yếu tố trên mà có cách tập hợp chi phí riêng. 1.1.2.3.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau: Phương pháp trực tiếp: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (nhiều công trình) thì được tập hợp chung lại đến cuối kỳ phân bổ cho từng công trình đến cuối kỳ phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: chi phí sản xuất được phân loại và tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi phát sinh đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: Chi phí sản xuất mà phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công như tổ, đội thi công Trong từng đơn vị thi công, chi phí sản xuất lại được tập hợp như chi phí công trình hay hạng mục công trình. 1.1.3. Tổng quan về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.3.1. Giá thành sản phẩm xây lắp a. Khái niệm giá thành: Theo giáo trình Kế toán chi phí 2010 của TS Huỳnh Lợi: “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá Trườngthành sản phẩm là mộ t Đạithước đo giá họctrị và cũng là Kinhmột đòn bẩy kinh tế tế. Giá Huếthành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một loại đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí”. 13
  23. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, người ta có thể tính toán giá thành cho một loạt sản phẩm được sản xuất ra trong một thời kỳ và giá thành đơn vị của sản phẩm, đó là một cơ sở quan trọng để xác định giá bán ở doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt. Mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng. b. Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp  Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành: Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của chi phí định mức. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn. Giá thành dự toán: là công tác xây lắp được xác định trên khối lượng công tác xây lắp theo khối lượng thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá cả trên thị trường. Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với đặc điểm và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định Trườngmức và các chi phí khác. Đại Giá thành họcthực tế là ch ỉKinhtiêu kinh tế tổng htếợp, ph ảHuến ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: 14
  24. Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành tiêu thụ sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ để xác định mức lợi nhuận kế toán trước thuế. c. Đối tượng và kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Theo giáo trình Kế toán chi phí 2009 của TS Huỳnh Lợi: “Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành bàn giao hoặc đã được nghiệm thu đúng tiêu chuẩn kĩ thuật chờ bán”. Kỳ tính giá thành là thời gian tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá thành nhất định. Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành tổng hợp số liệu thực tế cho các đối tượng. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chu kỳ sản xuất và hình thức bàn giao công trình. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây lắp, kỳ tính Trườnggiá thành có thể xác đ ịnhĐại như sau: học Kinh tế Huế - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian thi công tương đối dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng, hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành. 15
  25. - Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài, thì chỉ khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thì lúc đó kỳ tính giá thành là thời gian thực tế hoàn thành bộ phận đó. - Ngoài ra, với công trình lớn, kết cấu công trình phức tạp, thời gian thi công kéo dài thì kỳ tính giá thành có thể được xác định là quý. d. Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục chi phí đã quy định. Tùy theo đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu quản lý của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành. Các phương pháp tính giá thành được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp xây lắp là phương pháp tính giá thành trực tiếp, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng và phương pháp tính giá thành theo định mức.  Phương pháp tính giá thành trực tiếp Đây là phương pháp thường được áp dụng, đơn giản và dễ thực hiện. Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao. Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành theo giai đoạn bàn giao thì: Giá thành thực tế Chi phí thực tế dở Chi phí thực tế Chi phí thực tế khối lượng xây lắp = + - dang đầu kì phát sinh trong kì dở dang cuối kì Trườnghoàn thành bàn giao Đại học Kinh tế Huế 16
  26. Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lí theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ tính: Ztt = Gdt x H Trong đó: Ztt : giá thành thực tế của hạng mục công trình Gdt : giá trị dự toán của hạng mục công trình đó H: hệ số phân bổ giá thành thực tế Với H được tính là: ổ í ự ế ủ ô ì ổ í ự á ủ ấ ả ạ ụ ô ì  Phương pháp tính giá thành= theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất đơn giản, ít mặt hàng, nhỏ lẻ, công việc căn cứ vào các đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất thực tế sản xuất phát sinh trong kì được tập hợp theo từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.  Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phương pháp này cụ thể: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chênh lệch do thoát ly định mức. Khi có sự Trườngthay đổi định mức kinh Đại tế kỹ thuật, chọcần kịp thời tínhKinh toán được số chênhtế lệchHuế chi phí sản xuất do thay đổi định mức. Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức để tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm sản xuất. 17
  27. Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch của công trình, mức của công = +(-) thay đổi định +(-) do thoát ly hạng mục công trình, hạng mục mức định mức trình công trình Trong đó: Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới – Định mức cũ 1.2. Nội dung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu phụ và chi phí nhiên liệu. Trong giá thành sản phẩm xây lắp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn. Khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Các nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp chi phí trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế và số lượng thực tế của nguyên vật liệu đã sử dụng. Trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tập hợp chi phí riêng được thì phải áp dụng phương phân bổ chi phí để phân bổ chi phí cho các đối tượng của liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được áp dụng là theo định mức tiêu hao hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm Công thức phân bổ được tính như sau: Tổng chi phí NVLTT cần Tiêu thức phân bổ phân b Chi phí NVL phân bổ ổ = cho từng đối x Trườngcho từng đối tượng Đại học Kinh tế Huế tượng Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng 18
  28. b. Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư + Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng + Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, ủy nhiệm chi c. Sổ sách kế toán + Sổ Nhật ký chung + Sổ chi tiết + Sổ cái d. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan như 111, 112, 133, để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp và tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán sản xuất ( từng công trình, hạng mục công trình ). Kết cấu tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: (Phụ lục 1). Trường Đại học Kinh tế Huế 19
  29. e. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp Chú thích: (1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho công trình (2): Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho công trình (3a): Tạm ứng chi phí nguyên vật liệu cho các đội xây lắp Trường(3b): Quyết toán tĐạiạm ứng chi phíhọc NVL trực tiếKinhp khi công trình đtếã bàn giaoHuế (4): NVL dùng không hết nhập lại kho (5): Chi phí NVL vượt mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm 20
  30.  Quy trình luân chuyển chứng từ:  Mua nguyên vật liệu xuất sử dụng trực tiếp tại công trình: Biên bản giao Sổ nhật ký Phiếu yêu cầu Đơn đặt hàng nhận hàng + chung + Sổ chi vật tư HĐGTGT tiết + Sổ cái Sơ đồ 1.2. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NVLTT  Xuất nguyên vật liệu tại kho của công ty: Sổ nhật ký Phiếu yêu cầu Phiếu giao Phiếu xuất kho chung + sổ chi v nh n v ật tư ậ ật tư tiết + sổ cái Sơ đồ 1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NVLTT 1.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, phụ cấp Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cần tôn trọng các nguyên tắc: Tiền công, tiền lương phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán riêng cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Trường hợp không thể hạch toán trực tiếp trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp thì phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng Trườngtheo tiền lương định m ứĐạic, giờ công đhọcịnh mức hay giKinhờ công thực tế. tế Huế b. Chứng từ sử dụng + Bảng chấm công, bảng thanh toán lương 21
  31. + Hợp đồng giao khoán, phiếu chi + Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành c. Sổ sách kế toán + Sổ Nhật ký chung + Sổ chi tiết + Sổ cái d. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Kết cấu tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: (Phụ lục 1). Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan như TK 334, 111, 112, 133,  Quy trình luân chuyển chứng từ: Phiếu yêu cầu Bảng thanh toán Sổ Nhật ký Bảng chấm tiền lương + chung + sổ chi công thanh toán lương + Hợp đồng lao động Phiếu chi lương tiết + sổ cái Sơ đồ 1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí NCTT Trường Đại học Kinh tế Huế 22
  32. e. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT Chú thích: (1): Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất (2a): Tạm ứng chi phí nhân công trực tiếp cho các đội xây lắp (2b): Quyết toán tạm ứng về chi phí nhân công trực tiếp khi công trình bàn giao (3): Chi phí nhân công trực tiếp vượt mức không tính vào giá thành sản phẩm 1.2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công a. Nội dung: Máy thi công xây lắp: là một bộ phận của TSCĐ, gồm các loại xe, máy kể cả các thiết bị được chuyển động bằng động cơ ( chạy bằng hơi nước, diesel, xăng dầu, ) được sử dụng trực tiếp cho công tác xây lắp trên công trường thay thế cho sức lao Trườngđộng của con người trongĐại các việc làmhọc đất, đá, bêKinh tông, nền móng, tếxúc, v ậHuến chuyển, nâng cao như máy xúc, máy nền, máy trộn bê tông, máy nghiền đá, máy san nền 23
  33. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các khoản chi phí khác có liên quan đến quá trình sử dụng máy thi công phục vụ cho hoạt động xây lắp các công trình đối với doanh nghiệp xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên: bao gồm chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài ( chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời: là chi phí phát sinh một lần thường được phân bổ hoặc trích trước theo thời gian sử dụng máy thi công ở công trường, bao gồm chi phí sửa chữa lớn xe, máy thi công; chi phí tháo lắp, chạy thử; các chi phí công trình tạm thời cho máy thi công ( lều, lán, bệ, đường ray chạy máy ). b. Chứng từ sử dụng +Nhật trình máy thi công: có ghi rõ tên máy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc, số ca lao động + Phiếu yêu cầu vật tư, phiếu nhập kho + Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng + Biên bản nghiệm thu sửa chữa máy thi công, bảng chấm công, bảng thanh toán lương c. Sổ sách kế toán + Sổ Nhật ký chung + Sổ chi tiết + Sổ cái d. Tài khoản sử dụng TrườngĐể hạch toán chi phíĐại sử dụng máyhọc thi công, kKinhế toán sử dụng tàitế khoả n Huế154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan như 152, 153, 111, 112, 113, 331, 334 để tập hợp chi phí máy thi công dùng sản xuất phát sinh trong kỳ để 24
  34. tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình,hạng mục công trình. Kết cấu tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: (Phụ lục 1). e. Phương pháp hạch toán TrườngSơ đồ 1.6 Đại. Sơ đồ hạch họctoán chi phí sKinhử dụng máy thi côngtế Huế 25
  35. Chú thích: (1): Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ máy thi công (2): Tính lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công (3): Khấu hao máy thi công (4): Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng ngay không nhập kho (5): Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (6): Chi phí MTC vượt mức không tính vào giá thành sản phẩm  Quy trình luân chuyển chứng từ:  B ng ch m Biên b n nghi m Phiếu xuất kho ả ấ Bảng khấu ả ệ nhiên liệu, Hóa công, bảng thi sửa chữa MTC, hao TSCĐ đơn GTGT tính lương hóa đơn GTGT Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái Sơ đồ 1.7. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí sử dụng MTC 1.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Nội dung Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp là những chi phí phục vụ xây lắp, những chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắng liền với từng công Trườngtrình, hạng mục công Đại trình. Chi phí học sản xuất chung Kinh bao gồm: tiề ntế lương nhânHuế viên quản lí đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lí đội, của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công; chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi 26
  36. công, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ sử dụng cho thi công, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh phí ( tổ, đội thi công ), cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Tổng chi phí sản xuất chung c n phân b Chi phí sản xuất chung phân Tiêu thức phân bổ ầ ổ = + b ng i c ng i ổ cho đối tượ ủa đối tượ Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ b. Chứng từ sử dụng + Phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư + Biên bản phân bổ khấu hao máy móc + Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng + Bảng chấm công, bảng thanh toán lương c. Sổ sách kế toán + Sổ Nhật ký chung + Sổ chi tiết + Sổ cái d. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản khác có liên quan như TK 152, 153, 111, 112, 331, 334, dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung dùng trong kỳ và làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. TrườngKết cấu tài khoả n Đại154 – Chi phí học sản xuất kinh Kinh doanh dở dang: (Phtếụ lụ c 1).Huế 27
  37. e. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Chú thích: (1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên đội xây dựng, nhân viên quản lý đội (2): Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân (3): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng (4): Chi phí điện nước, điện thoại, chi phí khác (5): Trích khấu hao máy móc thiết bị thuộc đội xây dựng (6): Chi phí sản xuất chung vượt mức không tính vào giá thành sản phẩm Trường Quy trình luânĐại chuyển chhọcứng từ: Kinh tế Huế Hóa đơn giá trị gia tăng Phiếu chi + Bảng Sổ Nhật ký + phi u yêu c u thanh ế ầ thanh toán tiền chung + Sổ chi toán + bảng tính lương lương tiết + sổ cái nhân viên quản lý 28
  38. Sơ đồ 1.9. Quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí SXC 1.2.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất a. Nội dung Trong xây lắp, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí chi tiết theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung trên cơ sở chi phí thực tế. Theo giáo trình Kế toán chi phí 2009 của TS Huỳnh Lợi: “Trên cơ sở nguyên tắc giá gốc, chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ cho đối tượng tính giá thành phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Vì vậy, chi phí sau khi được tập hợp theo số thực tế phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp với giá gốc”. b. Chứng từ sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng lao động, các phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng tính lương, c. Sổ sách kế toán + Sổ Nhật ký chung + Sổ chi tiết + Sổ cái d. Tài khoản sử dụng Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các tài khoản liên quan khác như tài khoản 155, 152, 111, Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  39. e. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Chú thích: (1): Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh của công trình (2): Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công, bán ra ngoài (3): Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi nhập kho (4): Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên thi công chịu Trường(5): Giá thành th ựĐạic tế hạng m ục,học công trình hoànKinh thành chờ bán tế Huế (6): Giá thành thực tế khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ 30
  40. 1.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng còn dở dang trong kỳ, chưa được nghiệm thu thanh toán. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng. Để xác định được sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách chính xác thì công tác kiểm tra khối lượng dở dang phải thật chính xác, đúng đắn. + Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế chính là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh của công trình, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất dở Tổng chi phí NVL trực tiếp + Chi phí NC trực tiếp + = dang cuối kỳ Chi phí sử dụng MTC + Chi phí SXC thực tế phát sinh + Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có thể đánh giá bằng các phương pháp sau:  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức: Chi phí sản xuất Khối lượng công việc thi công Định mức chi phí = x dở dang cuối kỳ xây lắp dở dang cuối kỳ sản xuất Trong đó: Định mức chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  41.  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất phát + u k sinh trong k Giá thành dự toán Chi phí sản dang đầ ỳ ỳ của khối lượng xuất dở dang = x Giá thành dự toán Giá thành dự toán của công việc dở dang cuối kỳ của khối lượng công + khối lượng công việc cuối kỳ việc hoàn thành dở dang cuối kỳ 1.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí, kế toán mở cho mỗi đối tượng một sổ chi tiết theo dõi chi phí từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Căn cứ vào chi phí tập hợp được và bảng kê đánh giá sản phẩm dở dang để xác định giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành bàn giao hay sản phẩm chưa hoàn thành chỉ mới nghiệm thu theo giai đoạn hoàn thành. Chi phí sản Giá thành Chi phí sản Chi phí sản Các khoản xuất phát thực tế sản = xuất dở dang + - xuất dở dang - giảm giá sinh trong phẩm đầu kỳ cuối kỳ thành kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  42. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua chương 1, đã hệ thống hóa được những lý thuyết cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; trình bày được những đặc điểm của sản xuất xây lắp, vai trò, nhiệm vụ và những vấn đề cơ bản liên quan của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống hóa các kiến thức về tập hợp các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nêu rõ các nội dung, tài khoản sử dụng, hệ thống chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển chứng từ. Từ những lý thuyết cơ bản trên tạo tiền đề cho việc nghiên cứu phần thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  43. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty - Tên Công ty: Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái - Tên viết tắt: XADAVATA Ltd., Company. - Mã số thuế: 3300383214 - Điện thoại: 0234 3566005 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 2005 tại thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Người đại diện theo pháp luật: Trương Văn Lợi - Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, cầu đường; kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô; mua bán vật liệu xây dựng, xăng dầu; san lấp mặt bằng; sản xuất giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ, đồ cổ xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản. Qua gần 14 năm từ khi thành lập, Công ty đã có những thành tựu nhất định và nổi bật. Từ một doanh nghiệp non trẻ chập chững bước vào thị trường kinh doanh, trải qua những giai đoạn khó khăn và thử thách, Công ty đã gặt hái được những thành công, trở thành một trong số những Công ty tiêu biểu về xây dựng ở huyện nhà, cũng như ở các địa bàn lân cận khác. Bắt đầu chỉ với những công trình, hạng mục xây dựng Trườngnhỏ, cùng với sự tận tâmĐại trong công học việc và nhi ệtKinh huyết của mình ctếộng v ớiHuế năng lực làm việc, Công ty đã từng bước khẳng định được vị thế của mình. Hằng năm, công ty đều nhận nhiều công trình trọng điểm của huyện, từ đó góp phần giải quyết và tạo được công ăn việc làm, giúp tăng thêm thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, 34
  44. Công ty còn đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhân đạo của địa bàn huyện như ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, khắc phục thiên tai, đóng góp vào phong trào yêu nước nhận được nhiều bằng khen, giấy chứng nhận của huyện. Từ đó giúp nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên địa bàn. Trong suốt quá trình phát triển của mình, với đặc thù của ngành xây dựng có nhiều yêu cầu về bảo hộ lao động, công ty đã thực hiện tốt vai trò của mình, đảm bảo tốt an toàn lao động cho người lao động. Công ty cũng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng phấn đấu, kiên trì trong việc học hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên nhằm thực hiện tốt những sứ mệnh, mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Những thành quả đặt được hiện tại chính là sự nỗ lực của Công ty cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía. Công ty luôn đặt ra mục tiêu hoàn thiện về mọi mặt, đảm bảo chất lượng hàng đầu trong mọi công trình, hạng mục công trình thực hiện, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư, khẳng định năng lực làm việc và giá trị của Công ty trên thị trường. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty  Chức năng: Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái được thành lập với chức năng chính là nhận thi công các công trình dân dụng, công trình giao thông, thủy lợi, cầu đường trên địa bàn huyện, các thị xã lân cận, tỉnh và các công trình ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, công ty còn mua bán nguyên vật liệu xây dựng như đất, đá, vận chuyển đất đá đến các công trình Công ty luôn chủ trương, đề cao nhiệm vụ xây dựng các công trình đúng tiến độ, đảm bảo đúng kỹ - mỹ thuật, chất lượng công trình luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và luôn nỗ lực phát triển, Công ty Trườngluôn tạo được chỗ đứ ngĐại vững chắc vàhọc để lại ấn tư ợKinhng tốt với các ch ủtếđầu tư Huếcũng như các bạn hàng đã từng hợp tác với Công ty. 35
  45.  Nhiệm vụ: + Tổ chức sản xuất xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng đúng chất lượng, đảm bảo yêu cầu của khách hàng và chủ đầu tư. + Tổ chức vận dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả công việc. + Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, ngân sách hàng năm. + Mở rộng thị trường hoạt động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm số lượng lao động thất nghiệp trong địa bàn. 2.1.3. Đặc điểm về ngành nghề hoạt động của Công ty Ngành sản xuất xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường công tác xây lắp do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất có các đặc điểm sau: + Sản xuất xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Do vậy, việc tổ chức hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. + Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ. + Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất,còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Hiện nay, tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta chủ yếu và phổ biến theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình hay khối lượng Trườngxây lắp cho các đơn vịĐạitrong nội b ộ họcdoanh nghiệ pKinh ( đội, xí nghiệp ). tế Theo Huế đó, trong một công trình hay hạng mục công trình được khoán gọn sẽ bao gồm các chi phí như chi phí nhân công, chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí máy thi công, công cụ dụng cụ, chi phí chung cho sản xuất. 36
  46. Công ty chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, do đó việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty có thể khái quát như sau: Quy trình sản xuất của công ty là quy trình hốn hợp vừa thi công bằng lao động phổ thông vừa sử dụng máy móc. Đối với các công việc đơn giản như dọn dẹp để giải phóng mặt bằng, đào đất, xúc đất hay tát nước công ty có thể sử dụng lao động thuê ngoài. Đến các giai đoạn như đào móng, thi công phần nền móng và thô thì thường sử dụng máy móc. Các loại máy móc đều do phòng kỹ thuật quản lý, được điều động theo yêu cầu của đội thi công xây dựng. Tiếp theo đó giai đoạn thi công xây dựng và hoàn thiện là giai đoạn chủ yếu do lao động thực hiện bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc. Sau đó đến giai đoạn nghiệm thu công trình hay hạng mục công trình và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Đối với các công trình có thời gian thi công kéo dài thì có thể tiến hành nghiệm thu theo giai đoạn tùy vào thỏa thuận của bên chủ đầu tư và công ty. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KĨ THUẬT TÀI VỤ TrườngĐỘI THI CÔNG Đại họcĐỘI XE CƠ Kinh GIỚI, tếĐỘI THIHuế CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN VẬN TẢI CÔNG TRÌNH GIAO DỤNG THÔNG, THỦY LỢI Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 37
  47. 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận + Ban giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày và quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty và các chức năng khác theo quy định của pháp luật. + Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm quản lý, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán của công ty. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Tham mưu cho Giám đốc về việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của đơn vị, cấp vốn cho từng công trình, báo cáo cho Giám đốc về nguồn tài chính của đơn vị. Kiểm tra quản lý thu chi tài chính đảm bảo đúng chế độ của nhà nước quy định, hoàn thành tốt các công tác hành chính, lao động, tiền lương trong công ty. Tiến hành thanh quyết toán công trình đã được bàn giao, nghiệm thu. + Phòng kỹ thuật: Thiết kế, lập dự án thi công các công trình, tư vấn cho các doanh nghiệp và đơn vị khi có nhu cầu, giám sát kỹ thuật thi công công trình; khảo sát công trường. Lập dự toán khối lượng , dự toán tổng thể và chi tiết cho các dự án, công trình. Cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ của một kế toán tại công trình được phân công. + Đội thi công công trình dân dụng: Tiến hành thi công các dự án tại công trường bao gồm các loại nhà ở, nhà và các công trình dân dụng. TrườngĐảm bảo chất lư ợĐạing công trình, học an toàn lao Kinhđộng cũng như titếến độ hoànHuế thành của công trình. 38
  48. + Đội xe cơ giới, vận tải: Kiểm tra, theo dõi về mặt kỹ thuật xe thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định. Quản lý, sử dụng các chủng loại xe hoạt động tại công trình phục vụ cho công tác xây dựng của từng công trình. Lập kế hoạch dự trù sửa chữa xe, thanh quyết toán chi phí hàng tháng. + Đội thi công công trình giao thông, thủy lợi: Tiến hành thi công các dự án công trình giao thông, thủy lợi. Đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ công trình, đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình xây dựng. 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ, THANH LƯƠNG, THỦ QUỸ TSCĐ TOÁN CÔNG NỢ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 2.1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: là người tổ chức, giám sát công việc kế toán tại công ty; tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch cho sự phát Trườngtriển của Công ty. Ký duyĐạiệt các báo họccáo, các chứ ngKinh từ kế toán, cập nhtếật các Huếchế độ kế toán, những thay đổi về các thông tư và nghị định để kịp thời báo cáo và điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật. Lập các báo cáo, thống kê tình hình tài chính; phân tích 39
  49. tình hình tài chính của công ty trước mỗi dự án thực hiện, từ đó tham mưu cho Giám đốc về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở kí kết các hợp đồng với các đối tác. - Kế toán vật tư, TSCĐ: Ghi chép, phản ánh kịp thời và đầy đủ tình hình nhập – xuất- tồn của nguyên vật liệu. Lập và lưu trữ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Ghi chép, tổng hợp chính xác số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong công ty. Thực hiện công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán: quản lí tình hình luân chuyển dòng tiền của công ty, hạch toán thu – chi tiền mặt, theo dõi, thực hiện giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, theo dõi tiền vay, trả nợ ngân hàng. Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ; lưu trữ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành công việc hợp lý theo quy định của công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm. - Kế toán lương, công nợ: Theo dõi các khoản công nợ với người bán, các khoản phải thu khách hàng. Kiểm tra đối chiếu sổ sách với các đơn vị, tiến hành nhập số liệu phát sinh hàng tháng về công nợ khách hàng, nhà cung cấp. Tiến hành theo dõi các khoản nợ đến thời hạn thanh toán, tiến hành thanh toán nợ, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ tránh bị chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tổng hợp, kiểm tra kịp thời và đầy đủ về tình hình công nợ (nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ có khả năng không thể thanh toán ) để có biện pháp xử lý kịp thời. Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, tính số công và tính lương phải trả cho người lao động. Tính các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí và trừ từ thu nhập của người lao động; tiến hành trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau. Lập các báo cáo về lao động, tiền Trườnglương, các khoản trích theoĐại lương thu họcộc phạm vi tráchKinh nhiệm kế toán. tế Huế - Thủ quỹ: Thu – chi tiền mặt tại quỹ, đối chiếu, báo cáo quỹ với kế toán để đảm bảo tính chính xác; tập hợp thu chi hằng ngày, lập phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi số 40
  50. thực chi với số liệu trong sổ sách, báo cáo thu chi hàng ngày; kiểm tra tính hợp lệ, hợp lí của chứng từ gốc thu chi theo đúng quy định trước khi trình lên cho giám đốc. 2.1.5.3. Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty a. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng + Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp ghi nhận TSCĐ: phương pháp giá gốc. + Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. + Kỳ kế toán: Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ. + Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm Kế toán Việt Nam dưới hình thức ghi sổ Nhật ký chung. b. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty  Hệ thống tài khoản kế toán: Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp Công ty mở được hệ thống tài khoản phù hợp cho công tác hạch toán kế toán. Ngoài những tài khoản được cài đặt sẵn trong phần mềm như tài khoản 111, 112, 133, 331, 152, 154, 156, 632, công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiết cấp 1, cấp 2 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công Trườngtrình. Đại học Kinh tế Huế 41
  51.  Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm: + Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, sổ này vừa dùng để đăng ký nghiệp vụ kinh tế, quản lí chứng từ ghi sổ đối chiếu kiểm tra số liệu với bảng cân đối số phát sinh và căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ sau khi đã kiểm tra. + Sổ chi tiết bao gồm: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ công nợ thanh toán với người bán, sổ công nợ thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết TSCĐ, + Sổ cái: là sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản, cơ sở để ghi sổ là các chứng từ gốc đã được ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, số tổng công trên sổ cái là cơ sở để lập bảng cân đối phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính như sau: + Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính. Thông tin sau khi nhập vào phần mềm sẽ được ghi nhận lên các sổ sách, tài khoản liên quan như sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản. + Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng sẽ kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết trước khi nộp cho Giám đốc. Cuối năm, các báo cáo tài chính và các sổ kế toán chi tiết sẽ được in ra giấy, đóng thành các tập báo cáo tài chính và sổ chi tiết tài khoản để lưu trữ lại. Sổ kế toán CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Phần mềm -Sổ Tổng hợp Phần mềm KẾ TOÁN -Sổ chi tiết Trường Đại họcKVIẾỆTTOÁN NAM Kinh tế Huế VIỆT NAM BẢNG TỔNG HỢP Báo cáo tài CHỨNG TỪ KẾ chính TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH 42
  52. Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính.  Ghi chú: Nhập liệu hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra:  Công ty sử dụng các chứng từ kế toán bao gồm: + Chứng từ hàng tồn kho: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư + Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền + Chứng từ bán hàng: các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành + Chứng từ lao động, tiền lương lao động: Hợp đồng thuê khoán lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, + Các hóa đơn mua sắm TSCĐ, hợp đồng mua TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ,  Công ty sử dụng hệ thống BCTC do Nhà nước ban hành, BCTC gồm có: + Bảng cân đối kế toán + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh Báo cáo tài chính + Bảng cân đối tài khoản (*) + Tờ khai quyết toán thuế TNDN Trường2.1.6. Tình hình một s ốĐạinguồn lực cơ họcbản của Công Kinh ty tế Huế 2.1.6.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 43
  53. Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định của quá trình này. Chính vì vậy, cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo số liệu thống kê của công ty, tình hình lao động của công ty qua 3 năm như sau: Bảng 2.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty TNHH XD Bảo Thái 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Người Người Người ± % ± % % % % Tổng số 44 100 46 100 51 100 2 4,55 5 10,87 lao động 1.Phân theo giới tính -Nam 40 90,91 42 91,3 47 92,16 2 5,00 5 11,90 -Nữ 4 9,09 4 8,7 4 7,84 0 - 0 - 2.Phân theo trình độ -Đại học, 6 13,64 6 13,04 7 13,73 0 0 1 16,67 Cao đẳng -Trung cấp, sơ 9 20,45 10 31,74 13 25,49 1 11,11 3 30,00 cấp -Lao động 29 65,91 30 65,22 31 60,78 6 20,69 1 3,33 phổ thông 3. Phân theo tính chất công việc -Lao động 15 34,09 13 28,26 17 33,33 (2) (13,33) 4 30,77 trực tiếp -TrườngLao động Đại học Kinh tế Huế 29 65,91 33 71,74 34 66,67 4 13,79 1 3,03 gián tiếp (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty TNHH XD Bảo Thái) 44
  54. Qua bảng 2.1, ta có thể nhận thấy rằng xu hướng lao động của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên sự biến động này rất nhỏ. Năm 2017 tăng 2 người so với năm 2016, tương ứng tốc độ tăng 4,55%. Năm 2018 tăng 5 người so với năm 2017, tương ứng tốc độ tăng 10,87%. Mặc dù sự tăng số lượng không nhiều nhưng điều này cho thấy Công ty đang dần mở rộng hơn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.  Phân theo giới tính: Đặc thù của xây dựng là công việc nặng, đòi hỏi sức khỏe và thể lực tốt nên thông thường số lượng lao động nam sẽ chiếm nhiều hơn lao động nữ. Qua 3 năm, số lượng lao động nam có xu hướng tăng lên. Năm 2017, số lượng lao động nam là 42 người, tăng 2 người so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng là 5,00%. Năm 2018, số lượng lao động nam tăng 5 ngườ so với năm 2017, cụ thể là tăng 5 người, tương ứng tốc độ tăng 11,90%. Số lượng lao động nữ qua 3 năm không có sự biến động.  Phân theo trình độ: Vì đặc điểm của Công ty là công ty xây lắp, nên lao động phổ thông thường chiếm tỷ trọng cao ( chiếm hơn 60% ). Số lượng lao động tăng lên qua 3 năm, trong đó trình độ Đại học – Cao đẳng cũng có xu hướng tăng lên trong năm 2018. Năm 2018, số lao động trình độ Đại học – Cao đẳng tăng lên 1 người so với năm 2017 tương ứng tốc độ tăng 16,67%; số lao động trình độ Trung cấp – Sơ cấp tăng 3 người so với năm 2017 tương ứng tăng 30,00%. Sự tăng lên của đội ngũ lao động trình độ cao cho thấy Công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn có trình độ cao phù hợp, đủ năng lực và hiểu rõ, nắm bắt kiến thức chuyên ngành xây dựng.  Phân theo tính chất công việc: Qua bảng phân tích tình hình lao động công ty, ta thấy lao động trực tiếp chiếm Trườngkhoảng 30% lao động côngĐại ty và lao học động gián ti ếKinhp chiếm khoảng 70%.tế M ặHuếc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, cần lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, nhưng cũng với lĩnh vực này, công ty thi công công trình ở các địa điểm khác nhau, mỗi nơi có khoảng cách khác nhau, do đó trong quá trình xây dựng không thể thiếu việc thuê 45
  55. thêm lao động gián tiếp. Ta thấy số lượng lao động trực tiếp có sự biến động không đều, cụ thể năm 2017 giảm so với năm 2016 2 người, tương ứng tốc độ giảm 13,33%; năm 2018 lại tăng lên 17 tương ứng tốc độ tăng 30,77%. Trong khi lao động trực tiếp có chênh lệch không đồng đều thì số lượng lao động gián tiếp lại tăng lên qua mỗi năm. Năm 2017 số lao động gián tiếp là 33 người, tăng 4 người so với năm 2016 tương ứng tăng 13,79%. Năm 2018 số lao động gián tiếp là 34 người, tăng 1 người tương ứng tăng 3,03%. Nhìn chung, với việc phân tích tình hình lao động của công ty, ta bước đầu có thể thấy Công ty có đội ngũ lao động với tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, xây dựng công trình, thích ứng nhanh chóng việc áp dụng máy móc, công nghệ vào hỗ trợ công tác. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động quản lý của Công ty cũng không ngừng tìm hiểu và bồi dưỡng các kiến thức, cập nhật các thông tin về các thông tư, nghị định, các thay đổi của pháp luật để áp dụng kịp thời và phù hợp với quy định đề ra. 2.1.6.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  56. Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.797.868.989 50,00 6.120.483.830 46,10 11.248.791.322 64,75 (1.677.385.159) (21,51) 5.128.307.492 83,79 I. Tiền và các khoản tương 26.970.710 0,17 27.653.077 0,21 83.205.164 0,43 682.367 2,53 55.552.087 200,89 đương tiền III. Các khoản phải thu 7.447.782.662 47,75 4.588.453.252 34,56 5.190.461.235 32,05 (2.859.329.410) (38,39) 602.007.983 13,12 ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 323.115.617 2,07 1.474.842.425 11,11 5.866.136.397 31,68 1.151.726.808 356,44 4.391.293.972 297,75 V. Tài sản ngắn hạn khác - - 29.535.076 0,22 108.988.526 0,59 29.535.076 79.453.450 269,01 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 7.799.292.364 50,00 7.154.864.496 53,90 6.527.185.414 35,25 (644.427.868) (8,26) (627.679.082) (8,77) I. Các khoản phải thu dài - - - - - hạn II. Tài sản cố định 7.522.378.196 48,23 6.993.721.496 52,68 6.360.232.358 34,35 (528.656.700) (7,03) (633.489.138) (9,06) III. Bất động sản đầu tư - - - - - IV. Tài sản dài hạn khác 276.914.168 1,78 161.143.000 1,21 166.953.056 0,90 (115.771.168) (41,81) 5.810.056 3,61 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 15.597.161.353 100,00 13.275.348.326 100,00 17.775.976.736 100,00 (2.321.813.027) (14,89) 4.500.628.410 33,90 C - NỢ PHẢI TRẢ 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 8.882.598.493 51,97 (2.309.512.701) (33,98) 4.396.067.450 97,98 I. Nợ ngắn hạn 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 5.382.598.493 33,06 (2.309.512.701) (33,98) 896.067.450 19,97 II. Nợ dài hạn - - 3.500.000.000 18,90 - 3.500.000.000 D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 8.893.378.243 48,03 (12.300.326) (0,14) 104.560.960 1,19 I. Vốn chủ sở hữu 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 8.893.378.243 48,03 (12.300.326) (0,14) 104.560.960 1,19 TỔNG CỘNG NGUỒN 15.597.161.353 100,00 13.275.348.326 100,00 17.775.976.736 100,00 (2.321.813.027) (14,89) 4.500.628.410 33,90 VỐN (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái) Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  57. Qua bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty giai đoạn 2016-2018, ta thấy: Về tài sản: Tổng tài sản của Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2017, tổng tài sản là 13.275.348.326 đồng, giảm 2.321.813.027 đồng tương ứng tốc độ giảm 14,89%. Năm 2018, tổng tài sản lại có xu hướng tăng lên, tăng 4.500.628.410 đồng, tương ứng tốc độ tăng 33,90 %. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm có sự chênh lệch rõ rệt. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm của công ty có tốc độ tăng giảm không ổn định. Năm 2017 tài sản ngắn hạn là 6.120.483.830 đồng, giảm 1.677.385.159 so với năm 2016, tương ứng tốc độ giảm 21,51%. Nguyên nhân là do khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn giảm, khoản mục hàng tồn kho tăng nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho thấp hơn so với tốc độ giảm của các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2018, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên, tăng 5.128.307.492 đồng, tương ứng tốc độ tăng 83,79%. Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn trong năm 2018 chủ yếu do sự tăng lên của các khoản mục như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, trong đó khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh cả về tỷ trọng và giá trị, tăng 4.391.293.972 đồng tương ứng với tốc độ tăng 297,75%. Nguyên nhân là do trong năm 2018, Công ty đã nhận thầu một khối lượng công trình lớn nhưng vẫn còn đang thi công dở dang và một số công trình đã thi công nhưng chưa được nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2017, tài sản dài hạn giảm 644.427.868 đồng tương ứng tốc độ giảm 8,26% so với năm 2016. Năm 2018, tài sản dài hạn tiếp tục giảm so với năm 2017 là 627.679.082 đồng, tương ứng tốc độ giảm 8,77%. Nguyên nhân của sự suy giảm tài sản ngắn hạn là do sự Trườnggiảm đi của khoản mụ cĐại tài sản cố đ ịnh.học Nguyên nhân Kinh là do năm 2017 tế và 2018, Huế công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản hư hỏng, trích các khoản khấu hao. Về nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty có sự biến động qua 3 năm. Năm 2016, tổng nguồn vốn Công ty là 15.597.161.353 đồng, đến năm 2017, tổng nguồn vốn giảm 48
  58. còn 13.275.348.326 đồng, giảm 2.321.813.027 đồng tương ứng giảm 14,89%. Năm 2018, tổng nguồn vốn là 17.775.976.739 đồng, tăng 4.500.628.410 đồng so với năm 2017, tương ứng tốc độ tăng 33,90%. Sự biến động này chủ yếu là do sự thay đổi của khoản mục nợ phải trả. Năm 2017, do có nhiều công trình hoàn thành nghiệm thu và thanh toán nên công ty giảm đi số nợ phải trả so với năm 2016. Năm 2018, khoản nợ phải trả của công ty lại tăng mạnh, do công ty trong năm này tiến hành nhiều công trình lớn và thời gian thi công dài, nên nhu cầu về vốn tăng mạnh; cụ thể trong năm này, nợ phải trả công ty tăng 4.396.067.450 đồng, tương ứng tốc độ tăng 97,98 %. Về nguồn vốn chủ sở hữu công ty không có sự biến động lớn. Năm 2017, vốn chủ sở hữu là 8.788.817.283 đồng, so với năm 2016 giảm 12.300.326 đồng, tốc độ giảm tương ứng 0,14%. Năm 2018. Vốn chủ sở hữu lại tăng lên so với năm 2017 là 104.560.960 đồng, tương ứng tăng 1.19%. Qua 3 năm 2016-2018, mặc dù giá trị tài sản và nguồn vốn công ty có nhiều biến động nhưng nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn hàng năm tương đối ổn định. Như vậy, thông qua phân tích sơ bộ Tài sản và Nguồn vốn của Công ty đã cho thấy phần nào tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2016-2018. Mặc dù trong xu thế biến động và cạnh tranh không ngừng của môi trường kinh doanh, nhưng Công ty đã có những nỗ lực để giữ vững và cải thiện hơn hiệu quả kinh doanh. 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016- 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. Bảng 2.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 16.121.521.694 7.479.013.070 14.965.390.689 (8.642.508.624) (53,61) 7.486.377.619 100,10 vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 16.121.521.694 7.479.013.070 14.965.390.689 (8.642.508.624) (53,61) 7.486.377.619 100,10 cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 14.131.724.285 6.150.141.293 12.629.700.084 (7.981.582.992) (56,48) 6.479.558.791 105,36 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 1.989.797.409 1.328.871.777 2.335.690.605 (660.925.632) (33,22) 1.006.818.828 75,76 cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.989.416 791.400 781.181 (1.198.016) (60,22) (10.219) (1,29) 7. Chi phí tài chính 15.869.444 - 190.121.417 (15.869.444) (100,00) 190.121.417 - Trong đó: Chi phí lãi vay - - - - - 8. Chi phí quản lí kinh doanh 1.433.519.548 1.185.716.102 1.869.378.395 (247.803.446) (17,29) 683.662.293 57,66 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 542.397.833 143.947.075 276.971.974 (398.450.758) (73,46) 133.024.899 92,41 doanh 10. Thu nhập khác 172.727.272 - 72.727.273 (172.727.272) (100,00) 72.727.273 11. Chi phí khác 287.834.371 - 78.619.047 (287.834.371) (100,00) 78.619.047 12. Lợi nhuận khác (115.107.099) - (5.891.774) 115.107.099 (100,00) (5.891.774) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 427.290.734 143.947.075 271.080.200 (283.343.659) (66,31) 127.133.125 88,32 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 85.458.147 28.789.415 54.216.040 (56.668.732) (66,31) 25.426.625 88,32 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 341.832.587 115.157.660 216.864.160 (226.674.927) (66,31) 101.706.500 88,32 nghiệp (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái) Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  60. Qua bảng 2.3, ta thấy Lợi nhuận sau thuế của Công ty biến động qua các năm. So với năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 226.674.927 đồng tương ứng với mức giảm 66,31%. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 101.706.500 đồng tương ứng với mức tăng 88,32%. Nguyên nhân có sự biến động này là năm 2017, Công ty gặp các vấn đề nên hoạt động kinh doanh không tốt, nhưng đến năm 2018, Công ty dần bình ổn hoạt động, có các hợp đồng thi công, dự án lớn làm lợi nhuận Công ty tăng lên. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty biến động không đều qua 3 năm. Năm 2017, doanh thu thuần giảm 8.642.508.624 đồng tương ứng giảm 53,61% so với năm 2016. Việc doanh thu giảm là một dấu hiệu không tốt cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Lúc này, Công ty đang trong giai đoạn bắt đầu đổi mới các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất; các loại máy móc cũng trong quá trình xuống cấp làm ảnh hưởng đến khả năng thi công, thời gian thanh lý máy móc lại kéo dài. Tuy nhiên bên cạnh đó, công ty không có khoản giảm trừ doanh thu cho thấy chất lượng công trình thi công vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Đến năm 2018, doanh thu thuần tăng lên 7.486.377.619 đồng, tương ứng tăng 100,10% so với năm 2017. Đây là một dấu hiệu tốt khi doanh thu thuần của Công ty tăng và công ty không có khoản giảm trừ doanh thu trong năm này. Cùng với sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán cũng có sự biến động lớn qua 3 năm. Năm 2017, giá vốn hàng bán là 6.150.141.293 đồng, giảm 7.981.582.992 đồng tương ứng với mức giảm 56,48%. Năm 2018, giá vốn hàng bán tăng 6.479.558.791 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 105,36%. Mặc dù giá vốn tăng mạnh nhưng doanh thu thuần tăng với mức cao hơn nên lợi nhuận gộp công ty vẫn tăng, điều này cho thấy công ty đang quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào sản xuất. TrườngTổng lợi nhuận kếĐạitoán trước thuhọcế của Công Kinhty biến động không tế đều. NămHuế 2017, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty giảm 283.343.659 đồng, tương ứng giảm 66,31% so với năm 2016. Năm 2018, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng so với năm 2017 là 127.133.125 đồng, tương ứng với mức tăng 88,32%. Tổng lợi nhuận kế 51
  61. toán trước thuế của công ty không ngừng biến động, dẫn đến khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng biến động theo. Qua việc phân tích tình hình kết quả kinh doanh, Công ty cần quản lý tốt chi phí để tránh sự gia tăng chi phí quá mức làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, Công ty cũng cần có những chiến lược cụ thể và dài hạn để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí Tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi đối tượng đều được tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công cho đến khi nghiệm thu hoàn thành bàn giao cho khách hàng, chủ đầu tư. 2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành được xác định là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao theo giai đoạn xây lắp hoặc theo điểm dừng kĩ thuật hợp lí. Ngoài ra, công ty còn tính giá thành cho những lao vụ mà công ty cung cấp cho các công trình thi công hoặc cung cấp cho bên ngoài như hoạt động cung cấp vật tư, cung cấp dịch vụ 2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.2.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình, theo phương pháp này các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp ở công trình nào thì được tập hợp trực tiếp tại công trình đó. Trường2.2.3.2. Phương pháp Đại tính giá thành học sản phẩm Kinh tế Huế Sau khi tập hợp, tính toán và xác định số liệu về chi phí sản xuất, chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình cũng như khối lượng sản phẩm dở dang, ta có thể xác định được giá thành khối lượng hoàn thành của từng công trình, hạng mục công 52
  62. trình. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng đối tượng cần tính giá thành theo công thức sau: Giá thành sản Giá trị sản Chi phí sản Chi phí sản Các khoản phẩm hoàn = phẩm dở + xuất phát - xuất dở dang - điều chỉnh thành trong kỳ dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành Để minh họa cho đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, tôi xin lấy công trình “ Đường Nguyễn Chí Thanh – được khởi công xây dựng từ tháng 5 năm 2018” làm ví dụ minh họa. 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái 2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng to lớn trong chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình. Do đó, việc hạch toán đầy đủ nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty gồm có: xi măng, đất, đá, thép các loại, cát, gạch, gỗ,  Chứng từ sử dụng: Phiếu yêu cầu vật tư, phiếu giao nhận vật tư, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, ủy nhiệm chi, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,  Tài khoản sử dụng: + Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 1541 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình xây dựng – mở chi tiết cho từng công Trườngtrình, hạng mục công trình.Đại học Kinh tế Huế + Tại Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái, tài khoản 154 chỉ chi tiết theo từng loại hình sản phẩm, chứ không chi tiết theo công dụng kinh tế. Vì vậy tất cả các chi phí liên quan đến công trình xây dựng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công 53
  63. trực tiếp, sản xuất chung đều được tập hợp vào tài khoản 1541 – Chi tiết cho từng công trình xây dựng. 1541 – NCT: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng Đường Nguyễn Chí Thanh.  Quy trình luân chuyển chứng từ: Các công trình xây dựng của Công ty chủ yếu ở các địa điểm khác nhau, khoảng cách giữa các công trình Công ty là không giống nhau, do đó để tiết kiệm chi phí vận chuyển qua lại thì tại mỗi công trình sẽ có một kho trực tiếp tại đó để thuận tiện cho việc mua, xuất – nhập nhập nguyên vật liệu dùng cho công trình, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của công trình thi công. Khi thi công công trình, chỉ huy trưởng căn cứ vào tiến độ thi công, mức tiêu hao nguyên vật liệu, dự toán tiêu hao nguyên vật liệu và tình hình thi công cụ thể, tiến hành lập dự toán cung ứng vật tư cần thiết phục vụ công trình theo từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào dự toán được lập và nhu cầu nguyên vật liệu, chỉ huy trưởng lập phiếu yêu cầu vật tư gồm 3 liên trình bộ phận kỹ thuật và Giám đốc ký duyệt. Sau khi ký duyệt, 1 liên được gửi cho phòng kế toán lưu, 1 liên giao cho Thủ kho tại công trình để kiểm tra, đối chiếu khi nhận nguyên vật liệu. Liên còn lại giao cho thủ kho chính của Công ty chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình để xuất kho sử dụng, xem xét nguyên vật liệu còn tồn trong kho hay cần mua bổ sung nhập kho, xem xét nguyên vật liệu yêu cầu có thể xuất từ kho hay mua nguyên vật liệu nhập cho công trình. Đối với trường hợp mua nguyên vật liệu nhập thẳng công trình, không qua kho: Căn cứ vào giấy yêu cầu vật tư, kế toán vật tư tiến hành mua nguyên vật liệu chuyển thẳng đến công trình, không qua kho của Công ty. Căn cứ vào chứng từ, kế toán nhập liệu lên phần mềm, từ đây phần mềm tự động cập nhật các số liệu vào các sổ sách liên Trườngquan. Đại học Kinh tế Huế Đối với trường hợp nguyên vật liệu xuất kho: Thủ kho lập phiếu xuất kho gồm 3 liên trình Giám đốc, kế toán trưởng kí duyệt. Một liên được chuyển cho Thủ kho, Thủ kho tiến hành xuất vật tư theo đúng số lượng và yêu cầu trong phiếu xuất kho. Một 54
  64. liên của phiếu xuất kho được lưu tại phòng kế toán. Liên còn lại được đưa đến công trình cùng với vật tư xuất giao, tại đây chỉ huy trưởng công trình và thủ kho tại công trình tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, quy cách các loại nguyên vật liệu sau đó lập Phiếu giao nhận vật tư gồm 3 liên: một liên lưu tại công trình, một liên được lưu tại kho chính, liên còn lại cùng các chứng từ liên quan khác được tập hợp lại chuyển cho phòng kế toán công ty lưu trữ.  Hệ thống sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết tài khoản 1541- chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình; sổ Nhật kí chung  Phương pháp hạch toán: + Sau đây là ví dụ minh họa về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công trình “ Đường Nguyễn Chí Thanh” của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. Ví dụ: + Trường hợp mua vật tư xuất thẳng sử dụng cho công trình: Ngày 21 tháng 11 năm 2018, chỉ huy trưởng công trình “Đường Nguyễn Chí Thanh” lập phiếu yêu cầu vật tư, yêu cầu cấp vật liệu để phục vụ công trình. Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  65. Biểu 2.1. Phiếu yêu cầu vật tư Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Ngày 21 tháng 11 năm 2018 Số: PYC35 Người yêu cầu: Phan Gia Khánh Bộ phận: Chỉ huy trưởng Đề xuất vật tư theo bảng liệt kê đính kèm Công trình sử dụng: Đường Nguyễn Chí Thanh Mục đích sử dụng: Thi công BẢNG LIỆT KÊ VẬT TƯ STT V Đơn vị S ng Ghi chú ật tư tính ố lượ 1 Xi măng PCB t n 15 30 ấ 2 Đá M3 5 Người đề nghị Phòng kỹ thuật Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Ngày 22 tháng 11 năm 2018, mua xi măng theo Phiếu yêu cầu vật tư số 35 chuyển thẳng đến công trình “ Đường Nguyễn Chí Thanh” để phục vụ thi công công trình theo phiếu yêu cầu vật tư số 35. Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  66. BIỂU 2.2. HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG SỐ 0000237 CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY Mẫu số: DỰNG TOÀN TÂM 01GTKTT3/004 Mã số thuế: 3301520199 Kí hiệu: TT/18P Địa chỉ: 4/66 Lê Lợi, phường Phú Hội, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện thoại: 02343965333 Email: toantam333@gmail.com Số: 0000237 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho người mua Ngày 22 tháng 11 năm 2018 Họ tên người mua hàng: . Tên đơn vị: Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái Mã số thuế: 3300383214 Địa chỉ: Thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế Hình thức thanh toán: TM/CK. Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số Đơn giá Thành tiền lượng 01 Xi măng bao PCB 30 ĐL Tấn 15 1.195.454,55 17.931.818 CK 1.022.727 Cộng tiền hàng: 16.909.091 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.690.909 Tổng cộng tiền thanh toán: 18.600.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu sáu trăm nghìn đồng. Người mua hàng Người bán hàng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên ) Trường( Cầ n Đạikiểm tra, đố i chihọcếu khi lập, giao,Kinh nhận hóa đơn tế ) Huế Ngày 22 tháng 11 năm 2018, kế toán căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư số 35, phiếu giao nhận vật tư, hóa đơn giá trị gia tăng số 0000237 để nhập liệu số liệu vào phần mềm kế toán, máy tính tự động cập nhật lên các sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký 57
  67. chung và các sổ sách khác. Cụ thể với trường hợp mua 15 tấn xi măng PCB 30 ĐL của Công ty TNHH MTV kinh doanh vật liệu xây dựng Toàn Tâm, kế toán tiến hành kiểm tra các chứng từ phát sinh, dối chiếu sau đó ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi nhận lên sổ cái, sổ chi tiết. Kế toán tiến hành vào phần mềm Kế toán Việt Nam và hạch toán như sau: Nợ TK 1541-NCT: 16.909.091 đồng Nợ TK 1331: 1.690.909 đồng Có TK 1111: 18.600.000 đồng Ở trường hợp mua 15 tấn xi măng PCB 30ĐL của Công ty TNHH MTV kinh doanh vật liệu xây dựng Toàn Tâm, công ty được chiết khấu một khoản tiền là 1.022.727 đồng, do đó khi ghi nhận số tiền phát sinh, kế toán đã trừ đi khoản chiết khấu thanh toán và chỉ ghi nhận đơn giá thực chi. + Trường hợp vật tư trong kho còn, phù hợp với yêu cầu của công trình thi công thì tiến hành xuất vật tư từ kho đến công trình. Ngày 30/11/2018, theo yêu cầu cần cung cấp vật tư là đá 1x2 của công trình Đường Nguyễn Chí Thanh, theo phiếu yêu cầu vật tư số 24, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra kho của công ty, nhận thấy số lượng vật tư yêu cầu có thể đủ để cung cấp cho công trình, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho đá 1x2 theo phiếu yêu cầu vật tư số 24. Sau khi bộ phận kế toán nhận được phiếu xuất kho và phiếu giao nhận vật tư do thủ kho của công trình chuyển về thì tiến hành nhập liệu số liệu, căn cứ trên chứng từ phát sinh của nghiệp vụ xuất kho đá 1x2, kế toán hạch toán nghiệp vụ vào phần mềm kế toán. Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 30/11/2018, xuất kho 3,5 m3 đá 1x2 để thi công công trình, kế toán hạch toán như sau: TrườngNợ TK 1541 – NCT: Đại 843.182 đồhọcng Kinh tế Huế Có TK 1562: 843.182 đồng Dưới đây là Phiếu xuất kho đá sử dụng cho công trình đường Nguyễn Chí Thanh. 58
  68. Biểu 2.3. Phiếu xuất kho đá sử dụng công trình Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái ( Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính ) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 11 năm 2018 Nợ TK 1541 Số PX01D Có TK 1562 Họ tên người nhận hàng: Phan Gia Khánh Địa chỉ: Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái Lý do xuất kho: Xuất kho đá sử dụng công trình Xuất tại kho: Kho hàng chung Tên, nhãn hiệu, quy cách, ph m Số lượng ẩ Mã Đơn Thành STT chất vật tư, dụng vị Đơn giá số tiền cụ sản phẩm, tính Yêu Thực hàng hóa cầu nhận A B C D 1 2 3 4 1 Đá 1x2 M3 3,5 3,5 240.909,10 843.182 Cộng Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Tám trăm bốn mươi ba nghìn một trăm tám mươi hai đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 30 tháng 11 năm 2018 Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc phiếu hàng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Kế toán xác định số vật tư xuất dùng cho công trình tháng 11 là 63.307.728 đồng. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng ngày thủ kho lên thẻ kho, kế toán tổng hợp các chứng Trườngtừ và ghi nhận vào sổ nhĐạiật ký chung, họcsổ chi tiết 152, Kinh 154, tế Huế Sau đây là nhật ký chung và sổ chi tiết công trình “ Đường Nguyễn Chí Thanh”. 59
  69. Biểu 2.4. Sổ Nhật ký chung CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI Quảng Phú - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế SỔ NHẬT KÝ CHUNG MST: 3300383214 Tháng 11 năm 2018 Ngày Số chứng từ Ngày chứng từ Diễn giải Mã TK Số tiền nợ Số tiền có ghi sổ 22/11 PC30 22/11 Thanh toán tiền mua gỗ coppha 154 15.600.000 22/11 PC30 22/11 Thanh toán tiền mua gỗ coppha 133 1.560.000 22/11 PC30 22/11 Thanh toán tiền mua gỗ coppha 111 17.160.000 22/11 PC35 22/11 Thanh toán tiền mua xi măng 154 16.909.091 22/11 PC35 22/11 Thanh toán tiền mua xi măng 133 1.690.909 22/11 PC35 22/11 Thanh toán tiền mua xi măng 111 18.600.000 30/11 PX01D 30/11 Xuất kho đá sử dụng công trình 154 843.182 30/11 PX01D 30/11 156 843.182 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Trần Đình Tuấn Trương Văn Lợi Trường Đại học Kinh tế Huế 60