Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76

pdf 104 trang thiennha21 23/04/2022 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Tú Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hoàng Thơ MSSV: 1311180084 Lớp: 13DKTC08 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Tú Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hoàng Thơ MSSV: 1311180084 Lớp: 13DKTC08 TP. Hồ Chí Minh, 2017 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH MTV Đóng tàu 76, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hoàng Thơ ii
  4. LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế Toán đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH MTV Đóng tàu 76 em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành bài khóa luận của mình. Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn: Quý thầy cô Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là thầy Nguyễn Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ban Giám đốc Công Ty TNHH MTV Đóng tàu 76 đã tiếp nhận cho em vào thực tập và tìm hiểu công tác kế toán thực tế tại công ty. Em luôn quý trọng những tình cảm mà các anh chị trong công ty đã giành và giúp đỡ cho em. Đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hà - kế toán trưởng đã chỉ dẫn và giúp đỡ em tiếp cận thực tế về mặt nghiệp vụ cũng như cách ứng xử trong công việc. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty để bài khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hoàng Thơ iii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung HĐLĐ Hợp đồng lao động HĐKT Hợp đồng kinh tế KH Khách hàng MTV Một thành viên LHCXNVTĐS Liên hiệp Các Xí Nghiệp Vận tải Đường Sông NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp TNCN Thu nhập cá nhân TC Tài chính TK Tài khoản TĐCNTTVN Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam TNDN Thu nhập doanh nghiệp TT-BTC Thông tư – Bộ tài chính TSCĐ Tài sản cố định XNLHVTSCL Xí nghiệp Liên hiệp Vận tải Sông Cửu Long PXK Phiếu xuất kho SX Sản xuất SP Sản phẩm iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Sổ chi tiết tài khoản 621 Bảng 4.2 Trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Bảng 4.3 Sổ chi tiết tài khoản 622 Bảng 4.4 Sổ chi tiết tài khoản 627 Bảng 4.5 Sổ chi tiết tài khoản 154 Bảng 4.6 Thẻ tính giá thành sản phẩm v
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 2.3 Sơ đồ chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 2.4 Sơ đồ chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 4.1 Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 4.2 Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 4.3 Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ 4.4 Sơ đồ kết chuyển tập hợp chi phí sản xuất Sơ đồ 4.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hoàn thành và bàn giao vi
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3 2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7 2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 8 2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14 2.5 Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm 16 2.5.1 Khái niệm 16 2.5.2 Phân loại 16 2.5.3 Đối tượng tính giá thành: 17 2.5.4 Kỳ tính giá thành: 17 2.5.5 Phương pháp tính giá thành: 17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH 19 MTV ĐÓNG TÀU 76 19 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 19 1.1.1 Giới thiệu tóm tắt về công ty 19 1.1.2 Lịch sử hình thành 19 1.1.3 Quá trình phát triển của công ty 19 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20 1.2.1 Chức năng 20 vii
  9. 1.2.2 Nhiệm vụ 21 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 22 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 23 1.4 Giới thiệu về bộ máy kế toán của công ty 24 1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 24 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận nhân viên 24 1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 25 1.4.4 Chế độ chính sách kế toán áp dụng 25 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 26 4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 26 4.1.1 Đặc điểm 26 4.1.2 Qui trình luân chuyển chứng từ 26 4.1.3 Chứng từ sử dụng 27 4.1.4 Tài khoản sử dụng 27 4.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh 27 4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 36 4.2.1 Đặc điểm 36 4.2.2 Qui trình luân chuyển chứng từ 36 4.2.3 Chứng từ sử dụng: 36 4.2.4 Tài khoản sử dụng 37 4.2.5 Một số nghiệp vụ minh họa 39 4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 44 4.3.1 Đặc điểm 44 4.3.2 Qui trình luân chuyển chứng từ 44 4.3.3 Chứng từ sử dụng: 44 4.3.4 Tài khoản sử dụng 44 viii
  10. 4.3.5 Một số nghiệp vụ minh họa 45 4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm 49 4.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm 49 4.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 52 4.4.3 Tính giá thành sản phẩm “ Salan Đông Hải 01” 53 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1 Nhận xét chung 56 5.1.1 Ưu điểm 56 5.1.2 Nhược điểm 57 5.2 Kiến nghị 59 5.2.1 Chứng từ 59 5.2.2 Sổ sách kế toán 59 KẾT LUẬN 60 ix
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đang dần hội nhập với khu vực và trên thế giới. Để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các nhà kinh doanh luôn đặt ra câu hỏi: Khi bước chân vào thị trường làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi quan tâm đến lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hàng loạt vấn đề, đặc biệt là vấn đề chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đây là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Qua công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kết hợp tài liệu khác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý sẽ có những thông tin để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn, vật tư, lao động từ đó đi đến những quyết định về chiến lược kinh doanh, tìm ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường mọi thay đổi về kinh tế, xã hội đều ảnh hưởng tới chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng việc tính giá thành sản phẩm trong sản xuất hiện nay. Đồng thời, qua tìm hiểu thực tế em chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76”. Do thời gian thực tập ngắn và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên sẽ không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô cùng các anh chị phòng kế toán để em ngày càng được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ và để bài viết của em được hoàn thành tốt hơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76. - Xác lập cơ sở thực tiễn cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76. 1
  12. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: tại phòng kế toán Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76. - Phạm vi thời gian: đề tài đi sâu nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 theo số liệu quý IV năm 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích chi tiết. - Các phương pháp khác. 1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Chương 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Chương 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 2
  13. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. 2.1.1.2 Đặc điểm: Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí đều được thể hiện bằng tiền. Trong đó chi phí tiền công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về NVL, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật hóa. 2.1.1.3 Phân loại: Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán của đơn vị.  Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này có thể chia CPSX theo 5 cách phân loại sau: - Chi phí nguyên vật liệu: NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ tiền phụ cấp, tiền công, các khoản trích như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm thực hiện trong kỳ. 3
  14. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số tiền trích trong kỳ của TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả do mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiện khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại kể trên mà doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho phép hiểu rõ cơ cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình, cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, huy động vốn, sử dụng vốn.  Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này thì chi phí phân thành 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí liên quan đến các loại nguyên liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu, thực hiện trực tiếp vào chế tạo sản phẩm hay thực hiện công vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền phụ cấp, tiền công, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: là các khỏan chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm các yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu sản xuất, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.  Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc hoàn thành: Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí biến đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trogn kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp 4
  15. - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng - Chi phí hỗn hộp: là những chi phí bao gồm cả chi phí biến phí và định phí. Phân loại chi phí theo cách này để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh.  Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tương tập hợp chi phí: Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí (một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất, ) - Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Do vậy cần phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể, cũng như yêu cầu trình độ quản lý, nhu cầu sử dụng, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà các công ty cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức đã nêu trên. 2.1.2 Giá thành sản phẩm: 2.1.2.1 Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. 2.1.2.2 Đặc điểm: - Bản chất của giá thành là chi phí, chi phí có mục đích được sắp xếp theo yêu cầu của nhà quản lý. 5
  16. - Giá thành thể hiện mối tương quan giữa chi phí với kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. - Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản xuất chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở công ty mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của công ty. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 2.1.2.3 Phân loại:  Căn cứ vào thời điểm tính giá thành và số liệu kế toán: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch và được căn cứ vào các định mức, dự toán chi phí kỳ kế hoạch hoặc có thể còn căn cứ vào giá thành thực tế của kỳ trước. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức đạt được của kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế đạt được.  Căn cứ theo nội dung cấu thành giá thành: - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. 2.1.3 Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. 6
  17. - Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước của kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế, nhưng không bao gồm chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. - Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất kinh doanh. 2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp cho việc kiểm tra, giám sát tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Phụ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là: từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay toàn doanh nghiệp, từng nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết của sản phẩm, từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình công nghệ, nhóm sản phẩm đơn đặt hàng, từng công trình, hạng mục, công trình, mục đích công dụng của chi phí với quá trình sản xuất, yêu cầu và trình độ công nghệ cả từng doanh nghiệp. Xác định đúng đối tượng CPSX là vấn đề then chốt, đảm bảo tổ chức đúng đắn công tác kế toán chi phí sản xuất từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu ghi sổ kế toán, phục vụ tốt công 7
  18. tác hạch toán kinh tế giảm bớt khối lượng công tác kế toán và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời đúng đắn. 2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: 2.3.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.3.1.1 Khái niệm: Chi phí NVLTT là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ. 2.3.1.2 Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 (CPNVLTT) Nợ TK 621 Có - Trị giá thực tế NVL xuất dùng - Trị giá NVL xuất dùng không trực tiếp cho sản xuất, chế tạo hết nhập lại kho. sản phẩm hoặc thực hiện công - Trị giá phế liệu thu hồi. việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL để tính giá thành sản phẩm. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có TK 621 không có số dư cuối kỳ 2.3.1.3 Phương pháp hạch toán: 8
  19. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 152 TK 621 TK 154 Trị giá NVL xuất kho Kết chuyển chi phí NVLTT dùng để sản xuất cho đối tượng tính giá thành TK 111, 331 TK 152 Trị giá NVL mua xuất Vật liệu dùng không hết thẳng cho sản xuất nhập kho hay chuyển kỳ sau TK 133 TK 632 CP NVLTT vượt trên mức bình thường 2.3.1.4 Phương pháp xác định phân bổ: Đối với CPNVLTT việc tập hợp vào đối tượng chịu chi phí có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: đối với trường hợp CPNVLTT chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp gián tiếp: đối với trường hợp CPNVLTT liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trong trường hợp này việc tập hợp và phân bổ CPNVLTT được tiến hành như sau: + Trước hết tập hợp CPNVLTT. + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ rồi xác định số CPNVLTT phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ CPNVLTT có thể là: chi phí nguyên vật liệu định mức, kế hoạch, khối lượng hoạt động. 9
  20. Tổng trị giá nguyên vật liệu Mức phân bổ chi phí chính thực tế xuất sử dụng Khối lượng của các đối nguyên vật liệu chính = x tượng được xác định theo cho từng đối tượng một tiêu thức nhất định Tổng số khối lượng của các đối tượng được xác định theo một tiêu thức nhất định 2.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 2.3.2.1 Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả và các khoản phải trích theo lương của nhân công trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp và trích BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.3.2.2 Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Nợ TK 622 Có - Trị giá thực tế NVL xuất dùng - Trị giá NVL xuất dùng không trực tiếp cho sản xuất, chế tạo hết nhập lại kho. sản phẩm hoặc thực hiện công - Trị giá phế liệu thu hồi. việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL để tính giá thành sản phẩm. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có TK 622 không có số dư cuối kỳ 10
  21. 2.3.2.3 Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 334 TK 622 TK 154 Chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả cho CNTTSX Kết chuyển CP NCTT cho TK 338 đối tượng tính giá thành Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của CNTTSX TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương CP NCTT vượt trên nghỉ phép của CNTTSX mức bình thường 2.3.2.4 Phương pháp xác định phân bổ: Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp giống như NVLTT. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng hoạt động. 2.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: 2.3.3.1 Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. CPSXC bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như: chi phí về tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, 11
  22. 2.3.3.2 Tài khoản sử dụng: Nợ TK 627 Có - Chi phí sản xuất chung phát - Kết chuyển chi phí sản xuất sinh trong kỳ chung cuối kỳ. - Các khoản ghi giảm chi phí phát sinh sản xuất chung ( nếu có). Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có TK 627 không có số dư cuối kỳ 2.3.3.3 Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 2.3 Sơ đồ chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản thu hồi ghi giảm phân xưởng chi phí sản xuất chung TK 152, 153 TK 154 Chi phí vật liệu Phân bổ hoặc kết chuyển chi dụng cụ phí sản xuất chung cho các TK 242, 335 đối tượng tính giá Chi phí theo dự toán TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331,111, 112 Chi phí sản xuất chung mua ngoài TK 1331 Thuế GTGT 12
  23. 2.3.3.4 Phương pháp xác định phân bổ: Chi phí sản xuất chung cần tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Trường hợp CPSXC phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVLTT, số giờ máy chạy, Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý mà chi phí sản xuất chung có thể được phân bổ theo một tiêu thức hợp lý. 2.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: 2.3.4.1 Khái niệm: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, 2.3.4.2 Tài khoản sử dụng Nợ TK 154 Có SDĐK - Tổng hợp các chi phí sản xuất - Các khoản ghi giảm chi phí trong kỳ. sản xuất. - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có SDCK: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành. 13
  24. 2.3.4.3 Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 2.4 Sơ đồ chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154 TK 621 SDĐK: TK 152, 111 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản ghi giảm chi phí SP TK 622 TK 155, 152 Kết chuyển CPNCTT Tổng Nhập kho giá thành vật tư, SP TK 627 thực tế TK 157 SP, lao Kết chuyển CPSXC v ụ Gửi bán ho àn TK 632 thành SDCK: Tiêu thụ thẳng 2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 2.4.1 Đánh giá SPLĐ theo chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC, còn các chi phí khác tính chi sản phẩm hoàn thành. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau: Chi phí SXDD CPSX phát sinh Chi phí sản + Số lượng sản đầu kỳ (NVLTT) trong kỳ (NVLTT) phẩm dở dang = x phẩm dở dang Số lượng SP Số lượng SPDD cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành cuối kỳ 14
  25. Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng mức độ chính xác không cao. Cho nên phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí NVLTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ. 2.4.2 Đánh giá SPLĐ cuối kỳ theo chi phí hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê phải xác định khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó quy đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương và tính tỷ lệ xác định chi phí cho sản phẩm làm dở theo nguyên tắc: - Đối với những chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất, các khoản mục chi phí NVLTT tính theo công thức sau: Chi phí SXDD CPSX phát sinh Chi phí sản + Số lượng sản đầu kỳ (NVLTT) trong kỳ (NVLTT) phẩm dở dang = x phẩm dở dang Số lượng SP Số lượng SP cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành dở dang - Các chi phí khác bỏ dần vào sản xuất như chi phí NCTT và chi phí SXC, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí SXDD CPSX phát sinh Chi phí sản + Số lượng sản đầu kỳ trong kỳ Tỷ lệ phẩm dở dang = x phẩm dở dang x Số lượng SP Số lượng SPHT hoàn thành cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành tương đương 2.4.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc xác định chi phí mà khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm làm dở hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Do đó muốn đánh giá sản phẩm làm dở một cách chính xác kế toán phải tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể về 15
  26. tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang một cách phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. 2.5 Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.5.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ, đã hoàn thành trong một kỳ nhất định. 2.5.2 Phân loại Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác khau. 2.5.2.1 Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành Chỉ tiêu giá thành được chia làm giá thành kế hoạch và giá thành định mức, giá thành thực tế. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được cá nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. - Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Do vậy giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 2.5.2.2 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lỗ, lãi của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 16
  27. - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các loại chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn Giá thành sản Chi phí quản Chi phí bộ của sản = xuất của sản + lý doanh + bán hàng phẩm phẩm nghiệp 2.5.3 Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải được căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như yêu cầu trình độ quản lý. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà xác định đối tượng tính giá thành khác nhau, thường là các sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành. 2.5.4 Kỳ tính giá thành: Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành. Với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì kỳ tính giá thành thường là quý hoặc tháng, còn những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thường là khi kết thúc đơn đặt hàng. 2.5.5 Phương pháp tính giá thành:  Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Theo phương pháp này, giá thành sản xuất được tính theo công thức sau: Chi phí SX dở Chi phí SX phát Chi phí SX dở Tổng giá = + − thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ 17
  28. Giá thành Tổng giá thành = đơn vị Số lượng SP hoàn thành trong kỳ  Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành chỉ được thực hiện vào thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng. Trong kỳ, kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng đơn đặt hàng, tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp khi hoàn thành một đơn đặt hàng, tổng cộng các chi phí đã tập hợp trong kỳ sẽ được tính là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó.  Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như: giá trị có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá NVL ban đầu. Tổng giá Giá trị SP Tổng CPSX Giá trị SP Giá trị SP thành SP = chính làm + phát sinh - phụ thu - chính làm dở chính dở đầu kỳ trong kỳ hồi cuối kỳ Ngoài ra, trong doanh nghiệp sản xuất còn có thể áp dụng nhiều phương pháp giá thành khác nhau:  Phương pháp tính giá thành phân bước  Phương pháp tỷ lệ  Phương pháp hệ số  Phương pháp tính giá thành theo định mức 18
  29. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 1.1.1 Giới thiệu tóm tắt về công ty: - Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76. - Tên viết bằng tiếng anh: 76 SHIP YARD COMPANY LIMITED. - Tên giao dịch: 76 SHIP YARD Co.,LTD. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Trụ sở chính: 15/48A Đoàn Như Hài, phường 12, quận 4, TP.HCM. - Xưởng sản xuất: 30/7 Phạm Hữu Lầu, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP. HCM - Điện thoại: 08 39269054 . Fax: 08 37850101. - Mã số thuế: 0300443073. - Vốn điều lệ: 10.823.273.884 đồng 1.1.2 Lịch sử hình thành: Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 là một Doanh Nghiệp Nhà Nước, đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 63/TC ngày 28/01/1976 của Tổng Cục Giao Thông Vận Tải thành lập nhà máy cơ khí 76 trực thuộc Cục Đường Sông. 1.1.3 Quá trình phát triển của công ty: - Năm 1979 trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Vận tải Sông Cửu Long (XNLHVTSCL). - Năm 1984 XNLHVTSCL chuyển thành Liên hiệp Các Xí Nghiệp Vận tải Đường Sông II (LHCXNVTĐS II). - Năm 1992 LHCXNVTĐS II đổi thành Tổng Công ty Vận Tải Thủy II theo nghị định 388/CP về việc thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước. - Năm 1994 Xí nghiệp mang tên “Xí nghiệp Sửa chữa đóng mới phương tiện thủy 76” theo quyết định 3316QĐ/TCCB-LĐ ngày 13/01/1994 và 325QĐ/TCCB-LĐ ngày 15/03/1994 của Bộ Giao Thông Vận Tải. - Năm 1996 “Xí nghiệp sửa chữa đóng mới phương tiện thủy 76” được tách nguyên trạng từ Tổng Công ty vận tải thủy II sang thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam và đổi 19
  30. tên là Nhà máy đóng tàu 76 theo Quyết định thành lập số 1817/QĐ-TCCB-LĐ ngày 10/7/1996 của Bộ Giao thông vận tải theo Nghị định 33/CP ngày 27/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). - Ngày 07/04/2011 TĐ CNTTVN có quyết định số 218/QĐ-CNT về việc chuyển Nhà máy Đóng tàu 76 thành Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 1.2.1 Chức năng: Với ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 103388 ngày 24/08/1996 của sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp và đăng ký thay đổi kinh doanh lần 2 ngày 20/07/2004 với các ngành nghề chủ yếu: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiện vận tải giao thông đường thủy, sản xuất phục hồi, lắp đặt phụ tùng, phụ kiện, thiết bị cơ khí giao thông đường thủy, các loại dầm thép và kết cấu thép đáp ứng nhu cầu của ngành giao thông vận tải thị trường. - Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc các lĩnh vực công nghiệp tàu thủy, và cơ khí giao thông vận tải có liên quan. - Liên kết liên doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện giao thông đường thủy. - Tổ chức dịch vụ kĩ thuật, thiết kế cải tạo phục hồi sửa chữa các máy móc thiết bị giao thông đường thủy. - Kinh doanh vật tư, phụ kiện, trang thiết bị phương tiện vận tải thủy và các dịch vụ cho thuyền viên. - Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn quy trình công nghệ trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, phục hồi phương tiện giao thông đường thủy. - Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Bổ sung ngành nghề: sửa chữa các thiết bị nâng hạ trên song biển, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở. 20
  31. 1.2.2 Nhiệm vụ: - Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy. - Sửa chữa và đóng mới phương tiện nổi trên sông, biển. - Sản xuất các loại phụ tùng, phụ kiện, thiết bị, phục vụ cho sửa chữa, đóng mới các phương tiện trên sông, biển và các cấu kiện cơ khí khác. Cung ứng các dịch vụ sông biển. - Nạo vét san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi. - Phá dỡ tàu cũ, xuất khẩu phế liệu, gia công kết cấu thép và sửa chữa giàn khoan. Thực hiện và sửa chữa vệ sinh tàu dầu, bồn chứa dầu. 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 21
  32. 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.KD CN.SAO MAI P.TCHC CN.VŨNG TÀU CNXD&DVTM P.TCKT PHÚ XUÂN P.VẬT TƯ TỔ SX TỔ SX XƯỞNG PHÚ XUÂN TỔ SX TỔ SX Nguồn: Phòng tổ chức hành chính tại công ty 22
  33. 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Chủ tịch công ty: - Do HĐTV tập đoàn bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại hoặc thay thế. - Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc: - Điều hành hoạt động SXKD của công ty. - Thành lập và tổ chức bộ máy điều hành hoạt động của công ty, lập văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong bộ máy điều hành. - Đại diện cho công ty trước pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Phó giám đốc: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được giám đốc công ty phân công phụ trách. - Ký kết các HĐLĐ, HĐKT khi được giám đốc ủy quyền. - Đại diện cho công ty làm việc với các cơ quan đơn vị trong và ngoài về các lĩnh vực mình phụ trách. Phòng tài chính kế toán: - Tổ chức thực hiện các công việc kế toán, thống kê, ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách phản ánh đầy đủ, cặn kẽ để làm cơ sở thực hiện về qui chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà Nước. Hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên, tổ chức kiểm toán nội bộ để lập báo cáo tài chính cuối mỗi năm được chính xác, khi cần có thể đề Giám Đốc cho kiểm toán độc lập. - Phòng Tài chính có trách nhiệm nhận và giải quyết các nhu cầu của phòng ban, phân xưởng. - Có biện pháp sử dụng vốn cũng như các quỹ của Nhà máy để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả. - Theo dõi công nợ, phân loại công nợ đến hạn, quá hạn hoặc công nợ không có khả năng 23
  34. thu hồi, đôn đốc thu hồi công nợ. - Lập kế hoạch tài chính hàng năm và có biện pháp quản lý các chi phí đó bằng cách xây dựng định mức và quy chế cụ thể trong việc chi tiêu. Các phòng ban khác: Có trách nhiệm thi hành đúng và hoàn thành trách nhiệm cao. Nếu có sai phạm hoặc phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng xấu đến tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì phải báo cáo lên cấp trên để có biện pháp kịp thời giải quyết thỏa đáng nhằm phát triển công ty theo hướng chính xác, hiệu quả cao hơn. 1.4 Giới thiệu về bộ máy kế toán của công ty: 1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán viên Thủ quỹ Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Chính tại Công ty 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận nhân viên:  Kế toán trưởng: Chỉ đạo toàn bộ công việc kế toán, đồng thời kiểm tra, kiểm soát tài chính của công ty.  Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế TNDN, kế toán các khoản phải thu.  Kế toán viên: Phụ trách phần kế toán ngân hàng, kế toán công nợ, kế toán vật tư, kế toán thanh toán, kế toán tài sản cố định.  Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, kê khai thuế GTGT. 24
  35. 1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là hình thức sổ kế toán. Sơ đồ 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết đặc biệt SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.4.4 Chế độ chính sách kế toán áp dụng: - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào cuối ngày 31/12. - Thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. - Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp khấu hao đường thẳng. 25
  36. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.1.1 Đặc điểm - Do sản phẩm công ty là tàu nên nguyên vật liệu chính là các nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên sản phẩm là: tôn, sắt, thép, ống đen các loại, ống đúc, ống inox, ống tráng kẽm các loại, dung môi, Gió (oxy), inox tròn, khí cacbonic, que hàn - Vật liệu phụ gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm như: ống cao su, đai ốc, đấu, băng keo, béc hàn khí CO2, bao nilon, bulong, công tắc, - Nhiên liệu bao gồm vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xất như: dầu Gasoil - Phụ tùng thay thế là các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn như: dây curoa, chổi than - Đặc điểm của doanh nghiệp là kinh doanh ngành nghề đóng tàu nên nguyên vật liệu chủ yếu là mua ngoài. - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm tại công ty chủ yếu là mua từ đại lý, nhà cung cấp 4.1.2 Qui trình luân chuyển chứng từ - Bộ phận yêu cầu xuất nguyên vật liệu, sẽ làm phiếu yêu cầu xuất vật tư có chữ ký của bộ phận yêu cầu. - Phòng vật tư xuất nguyên vật liệu kèm theo phiếu xuất kho đã thể hiện tên và số lượng vật liệu xuất, không ghi đơn giá và thành tiền, phiếu này có đầy đủ chữ ký của người nhận hàng và thủ kho. Đến cuối tháng, phòng vật tư nhập mã tên vật tư đã xuất và số lượng xuất lên phần mềm, phần mềm tự động tính giá xuất kho. Phòng vật tư xuất từ phần mềm ra phiếu xuất kho đã thể hiện đầy đủ tên đối tượng tập hợp chi phí, tên vật tư, số lượng, đơn giá, thành tiền của 26
  37. vật tư được xuất. Sau đó, phòng vật tư chuyển các phiếu xuất kho và phiếu xuất kho được in đến phòng kế toán. - Bộ phận kế toán đối chiếu thông tin trên phiếu xuất kho với thông tin trên phần mềm, kiểm tra các bút toán và số liệu. Phiếu xuất kho được lưu tại phòng kế toán. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trong “Sổ chi tiết TK621”. 4.1.3 Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu xuất vật tư. - Phiếu xuất kho. 4.1.4 Tài khoản sử dụng  TK 621: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.  Đối ứng với tài khoản: + TK 1521: Nguyên liệu chính như tôn, sắt, thép, ống đen các loại, ống đúc, ống inox, ống tráng kẽm các loại, dung môi, Gió (oxy), inox tròn, khí cacbonic, que hàn + TK 1522: Vật liệu phụ như ống cao su, đai ốc, đấu, băng keo, béc hàn khí CO2, bao nilon, bulong, công tắc, + TK 1523: Nhiên liệu như dầu Gasoil, 4.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, nhân viên có yêu cầu sẽ lập phiếu yêu cầu vật tư. 27
  38. CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2016 PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Người yêu cầu: Nguyễn Thanh Sang Bộ phận: LENGUYEN Công trình sử dụng: SCDONGHAI01 Mục đích sử dụng: SỬA CHỮA SÀ LAN ĐÔNG HẢI 01 BẢNG LIỆT KÊ VẬT TƯ STT VẬT TƯ ĐVT SỐ LƯỢNG GHI CHÚ 1 Khí oxy (gió) 6 m3/chai lớn chai 190,00 2 Gaz kg 312,00 Que hàn thép thường 4,0 mm - 3 kg 400,00 6013 4 Tôn 8mm kg 565,20 5 Tôn 10mm kg 24.727,50 Ngày 30 tháng 11 năm 2017 NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu ) Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư ngày 30/11/2017 thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho số PX025/11/16. 28
  39. CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: 02 - VT 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Nợ: 6211 Số: PX024/11/16 Có: 1522 Họ và tên người nhận hàng: NGUYỄN THANH TÙNG địa chỉ (bộ phận): SNCT – XUẤT CHO CHỦ TÀU Lý do xuất kho: SANG NHƯỢNG CHỦ TÀU ĐÔNG HẢI 01 Xuất tại kho (ngăn lô): SCDONGHAI01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÊN, NHÃN HIỆU, QUY SỐ LƯỢNG CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT TƯ, THÀNH STT MÃ VẬT TƯ ĐVT ĐƠN GIÁ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG YÊU THỰC TIỀN HÓA CẦU XUẤT A B C D 1 2 3 4 1 Khí oxy (gió) 6 m3/chai lớn 1522KHI00001 chai 3,00 48.500,00 145.500 2 Gaz 1522KHI00003 kg 12,00 21.491,23 257.895 CỘNG: 403.395 Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày 30/11/2016 căn cứ vào phiếu xuất kho số PX024/11/16 cho ông Nguyễn Thanh Tùng bút toán ghi: (Phụ lục 01) Nợ TK 6211: 403.395 đồng Có TK 1522: 403.395 đồng 29
  40. CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: 02 - VT 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Nợ: 6211 Số: PX025/11/16 Có: 1522; 1521 Họ và tên người nhận hàng: NGUYỄN THANH SANG địa chỉ (bộ phận): LENGUYEN - Công ty TNHH MTV Công Nghiệp hàng hải Lê Nguyễn Lý do xuất kho: SỬA CHỮA SÀ LAN ĐÔNG HẢI 01 Xuất tại kho (ngăn lô): SCDONGHAI01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÊN, NHÃN HIỆU, QUY SỐ LƯỢNG CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT THÀNH STT MÃ VẬT TƯ ĐVT ĐƠN GIÁ TƯ, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, YÊU THỰC TIỀN HÀNG HÓA CẦU XUẤT A B C D 1 2 3 4 1 Khí oxy (gió) 6 m3/chai lớn 1522KHI00001 chai 190,00 48.500,00 9.215.000 2 Gaz 1522KHI00003 kg 312,00 21.491,23 6.705.264 3 Que hàn thép thường 4,0 1522QHN1A400 kg 400,00 14.455,00 5.782.000 mm – 6013 4 Tôn 8mm 1521ST1T008K kg 565,20 9.225,24 5.214.106 5 Tôn 10mm 1521ST1T010K kg 24.724,50 10.019,71 247.762.379 CỘNG: 274.678.749 Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày 30/11/2016 căn cứ vào phiếu xuất kho số PX025/11/16 cho ông Nguyễn Thanh Sang bên Công ty TNHH MTV Công Nghiệp hàng hải Lê Nguyễn cho việc sửa chữa sà lan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 02)  Nợ TK 6211: 252.976.485 đồng Có TK 1521: 252.976.485 đồng  Nợ TK 6211: 21.702.264 đồng Có TK 1522: 21.702.264 đồng 30
  41. CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: 02 -VT 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Nợ: 6211 Số: PX016/12/16 Có: 1522; 1521 Họ và tên người nhận hàng: NGUYỄN TIẾN HÀO địa chỉ (bộ phận): 76TRTR-TỔ TRANG TRÍ Lý do xuất kho: SỬA CHỮA SÀ LAN ĐÔNG HẢI 01 Xuất tại kho (ngăn lô): SCDONGHAI01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam SỐ LƯỢNG TÊN, NHÃN HIỆU, QUY CÁCH, ĐV THÀNH STT PHẨM CHẤT VẬT TƯ, DỤNG CỤ, MÃ VẬT TƯ ĐƠN GIÁ T YÊU THỰC TIỀN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CẦU XUẤT A B C D 1 2 3 4 1 Cát trắng sấy khô 1522CATTRA00 Tấn 24,00 750.000,00 18.000.000 2 Sơn SHINGUARD HS RED 1521SONDKL01 Lít 220,00 102.291,67 22.504.167 3 Sơn SHINGUARD HB GREY 614 1521SOMDKF02 Lít 45,00 110.000,00 4.950.000 4 Sơn chống hà RP3 1521SONDKCH1 Lít 120,00 207.500,00 24.900.000 5 Dung môi EPOSHIN THINNER 1522SONDKT01 Lít 20,00 55.430,77 1.108.615 6 Sơn chống gỉ M nâu đỏ 1521SONDKL11 Lít 40,00 76.364,00 3.054.560 7 Sơn trắng M 100 1521SONDKF31 Lít 40,00 76.637,00 3.065.480 8 Dung môi M 1522DM00M000 Lít 5,00 32.208,24 161.041 9 Sơn CHLOSHIN PRIMER HB GREY 1521SONDKL02 Lít 100,00 90.000,00 9.000.000 10 Dung môi RA 1522SONDKT02 Lít 25,00 38.222,22 955.556 11 Sơn xanh M 256 1521SONDKF32 Lít 10,00 87.364,00 873.640 CỘNG: 88.573.059 Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 31
  42. Ngày 31/12/2016 căn cứ vào phiếu xuất kho số PX016/12/16 cho ông Nguyễn Tiến Hào bộ phận Tổ trang trí cho việc sửa chữa sà lan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 03)  Nợ TK 6211: 68.275.824 đồng Có TK 1521: 68.275.824 đồng  Nợ TK 6211: 20.224.026 đồng Có TK 1522: 20.224.026 đồng CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: 02 - VT 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Nợ: 6211 Số: PX017/12/16 Có: 1522 Họ và tên người nhận hàng: LÊ NHỰT NAM địa chỉ (bộ phận): SNCT-XUẤT CHO CHỦ TÀU Lý do xuất kho: SANG NHƯỢNG SÀ LAN ĐÔNG HẢI 01 Xuất tại kho (ngăn lô): SCDONGHAI01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÊN, NHÃN HIỆU, QUY SỐ LƯỢNG CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT TƯ, THÀNH STT MÃ VẬT TƯ ĐVT ĐƠN GIÁ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG YÊU THỰC TIỀN HÓA CẦU XUẤT A B C D 1 2 3 4 1 Khí oxy (gió) 6 m3/chai lớn 1522KHI00001 chai 3,00 48.500,00 533.500 2 Gaz 1522KHI00003 kg 12,00 21.491,23 790.909 CỘNG: 1.324.409 Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 32
  43. Ngày 31/12/2016 căn cứ vào phiếu xuất kho số PX017/12/16 cho ông Lê Nhựt Nam cho việc sang nhượng sà lan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 04) Nợ TK 6211: 1.324.409 đồng Có TK 1522: 1.324.409 đồng CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: 02 - VT 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Nợ: 6211 Số: PX018/12/16 Có: 1522; 1523; 1521 Họ và tên người nhận hàng: NGUYỄN THANH SANG địa chỉ (bộ phận): LENGUYEN - Công ty TNHH MTV Công Nghiệp hàng hải Lê Nguyễn Lý do xuất kho: SỬA CHỮA SÀ LAN ĐÔNG HẢI 01 Xuất tại kho (ngăn lô): SCDONGHAI01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÊN, NHÃN HIỆU, QUY SỐ LƯỢNG CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT TƯ, THÀNH STT MÃ VẬT TƯ ĐVT ĐƠN GIÁ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG YÊU THỰC TIỀN HÓA CẦU XUẤT A B C D 1 2 3 4 1 Khí oxy (gió) 6 m3/chai lớn 1522KHI00001 chai 31,00 48.500,00 1.503.500 2 Que hàn thép thường 4,0mm 1522QHD1A400 kg 660,00 14.411,97 9.511.900 3 Vôi nước 1522VOIN0001 kg 12,00 5.000,00 60.000 4 Dầu DO 1523DO000000 lít 3,00 11.746,42 37.026 5 Gaz 1522KHI00003 kg 24,00 21.969,70 527.273 6 Bulon M16x60 – xi kẽm 1522BL11606B bộ 34,00 3.568,04 121.313 7 Sắt tròn D20 1521ST1D020M mét 18,00 32.294,58 581.302 CỘNG: 12.340.527 Ngày tháng năm . NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 33
  44. Ngày 31/12/2016 căn cứ vào phiếu xuất kho số PX018/12/16 cho ông Nguyễn Thanh Sang cho việc sửa chữa sà lan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 05)  Nợ TK 6211: 581.302 đồng Có TK 1521: 581.302 đồng  Nợ TK 6211: 11.723.986 đồng Có TK 1522: 11.723.986 đồng  Nợ TK 6211: 37.026 đồng Có TK 1523: 37.026 đồng Sơ đồ 4.1 Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1521 621 154 321.833.611 321.833.611 321.833.611 1522 55.378.080 55.378.080 55.378.080 377.248.717 1523 37.026 37.026 37.026 34
  45. Bảng 4.1 Sổ chi tiết tài khoản 621 CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: S38-DN 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm” Đối tượng: Tàu Đông Hải 01 Quý IV năm 2016 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TK Ngày, Chứng từ Diễn giải đối Số phát sinh Số dư tháng ứng ghi sổ Số Ngày Nợ Nợ Có hiệu tháng Có A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ: - Số phát sinh trong kỳ: 30/11/16 PX024/11/16 30/11/16 Sang nhượng chủ tàu Đông Hải 01 1522 403.395 30/11/16 PX025/11/16 30/11/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1522 21.702.264 30/11/16 PX025/11/16 30/11/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1521 252.976.485 30/11/16 PKT 30/11/16 Kết chuyển chi phí 6211 sang 1541 15411 0 275.082.144 31/12/16 PX016/12/16 31/12/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1522 20.224.026 31/12/16 PX016/12/16 31/12/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1521 68.275.824 31/12/16 PX017/12/16 31/12/16 Sang nhượng sà lan Đông Hải 01 1521 1.324.409 31/12/16 PX018/12/16 31/12/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1523 37.026 31/12/16 PX018/12/16 31/12/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1522 11.723.986 31/12/16 PX018/12/16 31/12/16 Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 1521 581.302 31/12/16 PKT 31/12/16 Kết chuyển chi phí 6211 sang 1541 15411 0 102.166.573 - Cộng phát sinh: 377.248.717 377.248.717 - Số dư cuối kỳ: Sổ này có trang, đánh từ trang số 01 đến trang . Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 35
  46. 4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 4.2.1 Đặc điểm Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 là chi phí bao gồm tiền lương phải trả cho người lao động tham gia đóng tàu, tiền lương thuê nhân công bên ngoài công ty khác, tiền lương từ chi phí KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN được tính theo tỷ lệ % qui định. 4.2.2 Qui trình luân chuyển chứng từ Phòng tổ chức dựa vào biên bản giao việc, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, bảng chấm công. Bảng dự toán khối lượng công việc của phòng kế hoạch, bảng quyết toán khối lượng công việc, hợp đồng giao khoán để lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Bảng này được chuyển lên phòng kế toán, tại đây kế toán tiến hành phân bổ lương. Dựa trên bảng lương phân bổ này, kế toán lập các chứng từ ghi sổ để hạch toán lương. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên “Sổ chi tiết TK 622”. 4.2.3 Chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ lương. - Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. 36
  47. 4.2.4 Tài khoản sử dụng  TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp  Đối ứng với các tài khoản + TK 334: Phải trả người lao động. + TK 338: Phải trả, phải nộp khác. TK 3382 “Kinh phí công đoàn” TK 3383 “Bảo hiểm xã hội” TK 3384 “Bảo hiểm y tế” TK 3386 “Bảo hiểm thất nghiệp”  Hình thức trả lương: Nhà máy áp dụng hình thức trả lương khoán theo quy định trong văn bản nhận thầu. Đối với bộ phận thuê ngoài, các khoản trích công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT như công nhân biên chế mà tính toán hợp lý trong đơn giá trả cho người lao động dựa trên biên bản bàn giao khối lượng hoàn thành gửi theo lên phòng kế toán phải thanh toán. Nếu công trình thi công dở dang hoặc chưa nghiệm thu bàn giao thì căn cứ vào khối lượng thực tế làm được. Công ty sẽ tạm ứng số tiền nhân công theo khối lượng hoàn thành. Đối với công nhân trong danh sách cán bộ trong biên chế việc trả lương theo thời gian được căn cứ vào cấp bậc, chức vụ, trình độ và khả năng của từng người trực tiếp sản xuất chính, nhà máy căn cứ định mức lao động để tính lương cho các tổ sản xuất hoặc cá nhân trên cơ sở phiếu giao việc làm theo lương của sản phẩm. Lương sản phẩm được trả tính theo công thức sau: Dựa vào bảng lương trực tiếp tháng 11/2016, ta thấy được ô Đoàn Văn Túc thuộc tổ kích kéo với mức lương được tính như sau: Hệ số lương: 1.54 Bậc cấp: 3/5 Phụ cấp: 0.07 Cơm ca: 540.000 đồng 37
  48. Lương cơ bản = (1.54+ 1.54 x 0.07) x 3.500.000 = 5.767.300 đồng 5.767.300 1 ngày lương cơ bản = = 262.150 đồng 22 Lương công ngày lễ, nghỉ phép = lương cơ bản 1 ngày x công ngày lễ, nghỉ phép = 262.150 x 1 = 262.150 đồng - Lương năng suất: + Tiền lương năng suất khoán được tính theo ngày công thực tế. Đơn giá năng suất khoán của tổ là tổng số tiền năng suất khoán chia cho số công khoán thực tế của tổ. + Tiền lương năng suất khoán của mỗi cá nhân bằng số ngày công khoán của mỗi cá nhân nhân với đơn giá năng suất khoán. Trong tháng 11/2016 tổng số tiền lương năng suất khoán của tổ kích kéo 85.654.500 đồng Tổng tiền lương năng suất khoán tổ 85.654.500 Đơn giá năng suất khoán = = = 114.830 đồng Tổng điểm năng suất tổ 745.9 Vậy lương năng suất = điểm năng suất của ông Hải x đơn giá năng suất = 70.5 x 114.830 = 8.095.509 đồng Tổng thu nhập tháng 11/2016 của ông Phạm Văn Hải = 262.150 + 8.095.509 + 540.000 = 8.897.659 đồng Bảng 4.2 Trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Đối với doanh Đối với người Các khoản trích nghiệp (tính vào lao động (Trừ Tổng cộng theo lương chi phí (%) vào tiền lương) BHXH 18 8 26% BHYT 3 1,5 4,5% BHTN 1 1 2% KPCĐ 2 - 2% Tổng 24 10.5 34,5% 38
  49. Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 11/2016 ta biết được khoản tiền bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất sà lan Đông Hải 01 là 961.499 đồng và được tính như sau: (Phụ lục 06) Tổng tiền lương thực tế phải trả CNV tháng 11/2016 là 785.006.896 đồng Bảo hiểm xã hội: Ta đặt X = 158.148.484 – 6.679.400 – 45.708.512 = 105.760.572 đồng X BHXH (SL Đông Hải 01) = x Phải trả CNV từng đối tượng Tổng lương phải trả CNV 105.760.572 Ta có x 7.136.719 = 961.499 đồng 785.006.896 Tương tự, ta tính được: Bảo hiểm y tế: Ta đặt X = 25.690.845 – 1.156.050 – 8.570.346 = 15.964.449 đồng 15.964.449 BHYT (SL Đông Hải 01) = x 7.136.719 = 145.137 đồng 785.006.896 Bảo hiểm thất nghiệp: Ta đặt X = 12.165.268 – 513.800 – 5.713.564 = 5.937.904 đồng 5.937.904 BHTN (SL Đông Hải 01) = x 7.136.719 = 53.983 đồng 785.006.896 Tương tự tính cho kinh phí công đoàn. 4.2.5 Một số nghiệp vụ minh họa  Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 11/2016 Kế toán căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 30/11/2016 số phiếu PK00003 có định khoản như sau: (Phụ lục 07) Nợ TK 622: 7.136.719 đồng Có TK 3341 : 7.136.719 đồng Các khoản trích lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 30/11/2016 số phiếu PK00004 có định khoản như sau: (Phụ lục 08) Trích kinh phí công đoàn tháng 11/2016 Nợ TK 622 : 103.887 đồng 39
  50. Có TK 3382: 103.887 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 30/11/2016 số phiếu PK00005 có định khoản như sau: (Phụ lục 09) Trích BHXH tháng 11/2016 Nợ TK 622 : 961.499 đồng Có TK 3383: 961.499 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 30/11/2016 số phiếu PK00006 có định khoản như sau: (Phụ lục 10) Trích BHYT tháng 11/2016 Nợ TK 622 : 145.137 đồng Có TK 3384: 145.137 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 30/11/2016 số phiếu PK00007 có định khoản như sau: (Phụ lục 11) Trích BHTN tháng 11/2016: Nợ TK 622 : 53.983 đồng Có TK 3386: 53.983 đồng  Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 12/2016 Kế toán căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 31/12/2016 số phiếu PK00023 có định khoản như sau: (Phụ lục 12) Nợ TK 622: 25.997.704 đồng Có TK 3341 : 25.997.704 đồng Các khoản trích lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 31/12/2016 số phiếu PK00024 có định khoản như sau: (Phụ lục 13) Trích kinh phí công đoàn tháng 12/2016 Nợ TK 622 : 325.950 đồng Có TK 3382: 325.950 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 31/12/2016 số phiếu PK00025 có định khoản như sau: (Phụ lục 14) 40
  51. Trích BHXH tháng 12/2016 Nợ TK 622 : 2.778.753 đồng Có TK 3383: 2.778.753 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 31/12/2016 số phiếu PK00026 có định khoản như sau: (Phụ lục 15) Trích BHYT tháng 12/2016 Nợ TK 622 : 482.025 đồng Có TK 3384: 482.025 đồng Căn cứ vào phiếu kế toán tổng hợp ngày 31/12/2016 số phiếu PK00027 có định khoản như sau: (Phụ lục 16) Trích BHTN tháng 12/2016: Nợ TK 622 : 151.067 đồng Có TK 3386: 151.067 đồng 41
  52. Sơ đồ 4.2 Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 334 622 154 33.134.423 33.134.423 3382 429.837 429.837 3383 3.740.252 3.740.252 38.136.724 3384 627.162 627.162 3386 205.050 205.050 42
  53. Bảng 4.3 Sổ chi tiết tài khoản 622 CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: S38-DN 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 622 “ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm” Đối tượng: Tàu Đông Hải 01 Quý IV năm 2016 Đơn vị tính: đồng TK Ngày, Chứng từ Diễn giải đối Số phát sinh Số dư tháng ứng ghi sổ Số Ngày Nợ Nợ Có hiệu tháng Có A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu kỳ: - Số phát sinh trong kỳ: 30/11/16 PK00003 30/11/16 Phân bổ lương tháng 11/2016 33411 6.460.000 30/11/16 PK00003 30/11/16 Phân bổ lương tháng 11/2016 33412 676.719 30/11/16 PK00004 30/11/16 Trích kinh phí công đoàn tháng 11/2016 3382 103.887 30/11/16 PK00005 30/11/16 Trích BHXH tháng 11/2016 3383 961.499 30/11/16 PK00006 30/11/16 Trích BHYT tháng 11/2016 3384 145.137 30/11/16 PK00007 30/11/16 Trích BHTN tháng 11/2016 3386 53.983 30/11/16 PKT 30/11/16 Kết chuyển chi phí 6221 sang 1541 15411 0 8.401.225 31/12/16 PK00023 31/12/16 Phân bổ lương tháng 12/2016 33411 21.235.844 31/12/16 PK00023 31/12/16 Phân bổ lương tháng 12/2016 33412 4.761.860 31/12/16 PK00024 31/12/16 Trích kinh phí công đoàn tháng 12/2016 3382 325.950 31/12/16 PK00025 31/12/16 Trích BHXH tháng 12/2016 3383 2.778.753 31/12/16 PK00026 31/12/16 Trích BHYT tháng 12/2016 3384 482.025 31/12/16 PK00027 31/12/16 Trích BHTN tháng 12/2016 3386 151.067 31/12/16 PKT 31/12/16 Kết chuyển chi phí 6221 sang 1541 15411 0 29.735.499 - Cộng phát sinh: 38.136.724 38.136.724 - Số dư cuối kỳ: 43
  54. 4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 4.3.1 Đặc điểm Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí quản lý hoặc phục vụ sản xuất tại Nhà máy. Chi phí này gồm: Chi phí vật tư trang bị cho phân xưởng. Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của phân xưởng. Trích trước chi phí sửa chữa lớn máy móc, thiết bị. Chi phí điện nước của phân xưởng 4.3.2 Qui trình luân chuyển chứng từ Cuối mỗi tháng kế toán tập hợp các chi phí phát sinh bên Nợ TK 627 trừ đi các khoản thu giảm chi (nếu có) được tập trung ở bên Có TK 154 để tính giá thành. Căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, hóa đơn, phiếu chi hằng ngày kế toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung sau đó ghi vào nhật ký chung cuối cùng lên “Sổ chi tiết TK 627”. 4.3.3 Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Bảng thanh toán lương ở bộ phận quản lý sản xuất. - Bảng tính khấu hao. - Hóa đơn dịch vụ mua ngoài. - Phiếu chi hoặc giấy báo ngân hàng kèm theo chứng từ gốc về các khoản chi. 4.3.4 Tài khoản sử dụng TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu. TK 62721: Sửa chữa thường xuyên. TK 62722: Nhiên liệu. TK 62723: Trang bị phân xưởng, phục vụ phân xưởng. TK 62724: Bảo hộ lao động (vật tư), công cụ. TK 62725: Công tác PCCC, ATLĐ. 44
  55. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 62771: Thuê ngoài gia công. TK 62772: Điện thoại. TK 62773: Điện. TK 62774: Nước. TK 62775: Thuê nhà, thuê xe, thuê máy. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác TK 62781: Chi khác. TK 62782: Tiếp khách. TK 62783: Hội nghị, lễ. TK 62784: Vệ sinh, y tế. TK 62785: Văn phòng phẩm. TK 62786: Trang bị văn phòng. TK 62787: Công tác phí. 4.3.5 Một số nghiệp vụ minh họa Ngày 30/11/2016, ta có các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa sà lan Đông Hải 01, bút toán như sau:  Tiền điện phải trả cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 62773: 47.240.128 đồng Có TK 1121: 47.240.128 đồng  Xuất nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 62722: 6.695.482 đồng Có TK 1523: 6.695.482 đồng  Phân bổ công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 62724: 828.895 đồng Có TK 1531: 828.895 đồng 45
  56.  Khấu hao tài sản cố định phân bổ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 6274: 104.808.912 đồng Có TK 214: 104.808.912 đồng  Các khoản chi khác cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: 24.197.027 đồng Có TK 111: 24.197.027 đồng Ngày 31/21/2016, căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung ta có các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa sà lan Đông Hải 01, bút toán như sau:  Tiền điện phải trả cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 62773: 16.709.633 đồng Có TK 1121: 16.709.633 đồng  Xuất nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 62722: 2.837.370 đồng Có TK 1523: 2.837.370 đồng  Phân bổ công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 62724: 315.445 đồng Có TK 1531: 315.445 đồng  Khấu hao tài sản cố định phân bổ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 6274: 22.814.169 đồng Có TK 214: 22.814.169 đồng  Các khoản chi khác cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: 11.200.596 đồng Có TK 111: 11.200.596 đồng 46
  57. Sơ đồ 4.3 Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung 1111, 1121 627 154 99.347.384 99.347.384 1523 9.532.852 9.532.852 237.647.657 1531 1.144.340 1.144.340 214 127.623.081 127.623.081 47
  58. Bảng 4.4 Sổ chi tiết tài khoản 627 CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: S38-DN 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” Đối tượng: Tàu Đông Hải 01 QUÝ IV năm 2016 Đơn vị tính: đồng Việt Nam Ngày, TK tháng đối ghi sổ Chứng từ Diễn giải ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày, Nợ Có Nợ Có hiệu tháng - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 30/11/16 30/11/16 Điện 1121 47.240.128 30-11-16 30/11/16 Chi khác 1111 24.197.027 30/11/16 30/11/16 Công cụ, dụng cụ 153 828.895 30/11/16 30/11/16 Khấu hao TSCĐ 214 104.808.912 30/11/16 30/11/16 Nhiên liệu 152 6.695.482 30/11/16 PKT 30/11/16 Kết chuyển sang 1541 1541 183.770.444 31/12/16 31/12/16 Chi khác 1111 11.200.596 31/12/16 31/12/16 Công cụ, dụng cụ 153 315.445 31/12/16 31/12/16 Nhiên liệu 152 2.837.370 31/12/16 31/12/16 Điện 1121 16.709.633 31/12/16 31/12/16 Khấu hao TSCĐ 214 22.814.169 31/12/16 PKT 31/12/16 Kết chuyển sang 1541 1541 53.877.213 - Cộng phát sinh 237.647.657 237.647.657 - Số dư cuối kỳ Sổ này có trang, đánh từ trang số 01 đến trang . Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 48
  59. 4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm 4.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm 4.4.1.1 Đặc điểm: - Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Nhà máy là sửa chữa tàu biển và đóng mới sà lan, việc sửa chữa có khi kéo dài đến nhiều tháng. Nhà máy áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên, tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng. - Hàng tháng vẫn tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được chứng từ xác minh sản phẩm làm xong, kế toán giá thành mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp của đối tượng đó từ khi bắt đầu sản xuất, đến khi kết thúc chu trình sản xuất để tính giá thành theo phương pháp thích hợp mà tại Nhà máy phương pháp áp dụng là phương pháp đơn đặt hàng. Như vậy, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất và vai trò của kế toán giá thành thực sự phát huy khi chu kỳ sản xuất đã kết thúc. Kỳ tính giá thành của Nhà máy là một lần/một tháng đối với những sản phẩm đã hoàn thành. - Tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm khi các CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC phát sinh được hạch toán trên các TK 621, 622, 627. 4.4.1.2 Tài khoản sử dụng TK 154: “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Cuối kỳ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm được kết chuyển vào bên Nợ TK 154. Chi phí liên quan đến tài khoản này gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. + Chi phí thầu phụ. 4.4.1.3 Một số nghiệp vụ minh họa Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí thầu phụ vào TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 49
  60. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154: 377.248.717 đồng Có TK 621: 377.248.717 đồng - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 154: 38.136.724 đồng Có TK 622: 38.136.724 đồng - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: 237.647.657 đồng Có TK 627: 237.647.657 đồng - Chi phí thầu phụ Căn cứ vào PKT tổng hợp PK00005, bảng thanh toán tạm ứng, bảng nghiệm thu chi tiết khối lượng thi công giai đoạn 1, hạch toán phải trả công ty Lê Nguyễn cho việc thi công phần sắt hàn salan Đông Hải 01 số 074 ngày 09/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 17, 18, 19) Nợ TK 1541 : 73.800.000 đồng Có TK 3311: 73.800.000 đồng Căn cứ vào hóa đơn mua dịch vụ số DV 00015, hạch toán phải trả công ty Lê Nguyễn cho việc thi công phần sắt hàn salan Đông Hải 01 số 074 ngày 09/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 20, 21) Nợ TK 1541 : 104.790.000 đồng Có TK 3311: 104.790.000 đồng Căn cứ vào hóa đơn mua dịch vụ số DV00008, hạch toán phải trả công ty Duyên Toàn cho việc thi công phần gò rĩ, sơn, vệ sinh khoang két salan Đông Hải 01 số 077 ngày 17/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 22, 23) Nợ TK 1541: 59.490.000 đồng Có TK 3311: 59.490.000 đồng Ngày 31/12/2016, căn cứ vào PC00781 thanh toán tiền tiếp khách salan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 24, 25, 26) Nợ TK 1541: 1.307.000 đồng Có TK 1111: 1.307.000 đồng 50
  61. Sơ đồ 4.4 Sơ đồ kết chuyển tập hợp chi phí sản xuất TK 621 TK 154 377.248.717 TK 622 38.136.724 TK 627 237.647.657 TK 331 239.387.000 51
  62. Bảng 4.5 Sổ chi tiết tài khoản 154 CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: S38-DN 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Đối tượng: Tàu Đông Hải 01 QUÝ IV năm 2016 Đơn vị tính: đồng Việt Nam Ngày, TK tháng đối ghi sổ Chứng từ Diễn giải ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày, Nợ Có Nợ Có hiệu tháng - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 6211 15411 6211 275.082.144 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 6221 15411 6221 8.401.225 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 6271 15411 6271 183.770.444 31/12/16 31/12/16 Kết chuyênt chi phí thầu phu 3311 239.387.000 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 6211 15411 6211 102.166.573 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 6221 15411 6221 29.735.499 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 6271 15411 6271 53.877.213 - Cộng phát sinh 892.420.098 892.420.098 - Số dư cuối kỳ Sổ này có trang, đánh từ trang số 01 đến trang . Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang tại công ty là những sản phẩm trong quá trình sửa chữa như đóng mới, sửa chữa theo đơn hàng nên tập hợp các phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ của sản phẩm chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang. 52
  63. Ví dụ: Đến cuối tháng 12/2016, tàu Đông Hải 01 đã hoàn thành nên không có giá trị sản phẩm làm dở. 4.4.3 Tính giá thành sản phẩm “ Salan Đông Hải 01” 4.4.3.1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành chủ yếu là từng đơn đặt hàng hoàn thành. Ví dụ: Đóng mới một sà lan, sữa chữa tàu biển 4.4.3.2 Kỳ hạn tính giá thành Do đặc điểm sản xuất là dựa vào đơn đặt hàng nên kỳ hạn tính giá thành là khi đơn đặt hàng hoàn thành. 4.4.3.3 Phương pháp tính giá thành - Vào cuối mỗi tháng, kế toán tính giá thành sẽ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng, tiến hành hạch toán vào các TK tương ứng, từ đó kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - Do sản xuất kéo dài nhiều tháng nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành tổng cộng toàn bộ chi phí sản xuất kể từ khi bắt đầu cho đến khi xuất xưởng của đơn hàng Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí DDĐK: 0 Chi phí phát sinh trong kỳ: Chi phí NVLTT: 377.248.717 Chi phí NCTT: 38.136.724 Chi phí SXC: 237.647.657 Chi phí thầu phụ: 239.387.000 Tổng giá thành sản phẩm = 377.248.717 + 38.136.724 + 237.647.657 + 239.387.000 = 892.420.098 đồng Đối với tàu “Đông Hải 01” sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà bàn giao trực tiếp cho khách hàng, thì kết chuyển toàn bộ chi phí của tài khoản 154 sang tài khoản giá vốn hàng bán “TK 632”. Khi sản phẩm hoàn thành số dư trên TK154 là giá thành của công việc sửa chữa. 53
  64. Sau khi tập hợp chi phí sản xuất xong sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm , vì vậy kế toán ghi: (Phụ lục 27) Nợ TK 632: 892.420.098 đồng Có TK 154: 892.420.098 đồng Sơ đồ 4.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hoàn thành và bàn giao TK 621 TK 154 377.248.717 TK 622 TK 632 38.136.724 TK 627 892.420.098 237.647.657 TK 331 239.387.000 54
  65. Giá thành của một sản phẩm được theo dõi trên thẻ tính giá thành. Bảng 4.6 Thẻ tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Tàu Đông Hải 01 Đơn vị tính: đồng Việt Nam Chi phí phát sinh Tên DD CP thầu DD Giá thành dự án ĐK CP NVL CP NC CP SXC phụ Tổng CP CK công trình (8=1+2+3+4+5 1 2 3 4 5 (6=1+2+3+4+5) 7 +6-7) Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 0 377.248.717 38.136.724 237.647.657 239.387.000 892.420.098 0 892.420.098 Cộng: 0 377.248.717 38.136.724 237.647.657 239.387.000 892.420.098 0 892.420.098 55
  66. CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét chung Trong quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 cùng với những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại trường và với những nhận thức của bản thân, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhận xét về ưu điểm, nhược điểm trong việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán của công ty như sau: 5.1.1 Ưu điểm 5.1.1.1 Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy đóng tàu 76 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty là tổ chức kế toán phân tán. Mô hình này hoàn toàn phù hợp vì công ty có các chi nhánh phân tán trên nhiều khu vực địa lý và mô hình này đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý nội bộ các chi nhánh. - Nhìn chung, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với chức năng kinh doanh sản xuất tại công ty. Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán hợp lý, mỗi nhân viên đều được phân công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng người. Do đó công tác hạch toán tại công ty được thực hiện tương đối chính xác, nhanh chóng, tránh được tình trạng chồng chéo dễ xảy ra nhầm lẫn và sai sót. - Bộ máy kế toán gọn nhẹ, thuận lợi cho nhiệm vụ hiện đại hóa công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán cao vì các thông tin xử lý tập trung, tạo điều kiện nâng cao trình độ kế toán. 5.1.1.2 Nhận xét CPSXC và tính giá thành sản phẩm tại công ty Về thông tin giá thành cho các nhà quản lý: Căn cứ vào sổ chi tiết kế toán, kế toán trưởng sẽ giải trình cho BGĐ tình hình giá thành thực hiện của đơn đặt hàng. Giá thành thực tế chênh lệch tăng giảm so vói giá thành dự toán trước khi tham gia đấu thầu là bao nhiêu, nguyên nhân tăng giảm so với giá thành dự toán chủ yếu là do nhân tố nào? Kế toán trưởng tại công ty là người có năng lực trình độ chuyên môn cao và nhiều năm công tác tại công ty nên giá thành được cung cấp cho BGĐ đầy đủ và khá chính xác. 56
  67. 5.1.1.3 Tập hợp chi phí Việc quản lý theo dõi tại công ty được thực hiện tương đối tốt. Sổ kế toán chi tiết, chứng từ, sổ tổng hợp được mở tương đối đầy đủ, cuối kỳ kiểm kê, đánh giá phân loại vật tư theo đúng qui định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vật tư được cung cấp theo tiến độ nhu cầu sản xuất nên vật tư tồn đọng trong kho rất ít, chủ yếu là đang sử dụng vào các sản phẩm chưa hoàn thành. Do đó phương pháp xuất kho nhập trước xuất trước và phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý. 5.1.1.4 Tính giá thành Phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp tính theo đơn đặt hàng. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp công tác tính giá thành tại công ty đơn giản hơn, công việc tính toán của kế toán nhẹ nhàng hơn, tránh được những sai sót không đáng có do nhầm lẫn trong tính toán. 5.1.1.5 Sổ sách kế toán Sổ sách kế toán được mở đầy đủ và được lưu giữ cẩn thận. 5.1.1.6 Chứng từ Hệ thống chứng từ tại công ty được tổ chức đầy đủ căn cứ trên quy định của chế độ chứng từ do Bộ tài chính ban hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nội dung trên các chứng từ hợp lý giúp công tác hạch toán được thực hiện nhanh chóng. Việc thực hiện khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích người công nhân sản xuất trong phân xưởng và tăng cường hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất trong phân xưởng nói riêng và toàn công ty nói chung, hạn chế tối đa sản phẩm làm dở. 5.1.2 Nhược điểm 5.1.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Đóng Tàu 76: - Việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay có ưu điểm là phát huy khả năng chuyên môn của từng nhân viên kế toán, xong lại hạn chế khả năng tổng hợp của từng người. Do tính độc lập cao nên nếu có nhân viên nào nghỉ thì những người còn lại sẽ rất khó có thể đảm nhận công việc đó, điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc. 57
  68. - Đôi khi công việc kế toán dồn dập vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo tài chính. 5.1.2.2 Tập hợp chi phí: - Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phòng kế toán chỉ theo dõi trên phiếu xuất kho, thẻ kho, từ đó số liệu này sẽ tự động chuyển vào sổ chi tiết TK “621”. Như vậy rất khó theo dõi mục đích sử dụng của từng nguyên vật liệu là cho sản xuất hay phục vụ phân xưởng. - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp không được mở chi tiết theo từng sản phẩm, như vậy sẽ không thuận tiện cho việc theo dõi tập hợp chi phí và tính giá thành từng sản phẩm đóng tàu. 5.1.2.3 Tính giá thành: Sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị báo giá trước, việc tính giá thành rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác. 5.1.2.4 Chứng từ: - Trên hai phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán và lưu lại đều không có chữ ký của kế toán. Thiếu chữ ký xác nhận của kế toán, nghiệp vụ trở nên thiếu minh bạch, không đảm bảo tính kiểm soát cao. - Phiếu xuất kho phát sinh được để lại cuối tháng mới tiến hành nhập dữ liệu và hạch toán lên phần mềm. Hạn chế của cách làm này là không cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin khi nhà quản lý yêu cầu. Khả năng kiểm soát tồn kho cũng khó phát huy hiệu quả. - Nhà máy và phòng kế toán đặt ở hai nơi khác nhau nên quá trình lập và luân chuyển chứng từ còn chậm. Cuối tháng kế toán nhà máy mới gửi chứng từ về phòng kế toán, điều này gây nên tình trạng ứ đọng công việc vào cuối mỗi tháng. Việc theo dõi và tập hợp chi phí không được thường xuyên, khiến cho công tác quản lý chưa thật hiệu quả, việc phát hiện và xử ký sai sót chưa được kịp thời. - Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán toàn bộ trên TK 627 mà không tách riêng số khấu hao phục vụ cho bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý doanh nghiệp là không đúng với chế độ hiện hành. 58
  69. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Chứng từ - Phiếu xuất kho in từ phần mềm cần có chữ ký của thủ kho và kế toán. Phiếu xuất kho kèm theo giấy yêu cầu vật tư có đầy đủ chữ ký là căn cứ để tạo chứng từ ghi sổ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sữa chữa tàu. - Phiếu xuất kho từ phòng vật tư nên được tập hợp vào cuối ngày để chuyển cho kế toán kiểm tra. Làm như vậy sẽ giúp kế toán cung cấp được thông tin kịp thời, đầy đủ cho các yêu cầu quản lý. 5.2.2 Sổ sách kế toán - Mở sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm để theo dõi hiệu quả tình hình tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. - Tài khoản 154 ở công ty sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận phân xưởng), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm. Nhưng trong thực tế đơn vị đã không mở chi tiết tài khoản này theo sản phẩm hay bộ phận sản xuất. Vậy nên, để phục vụ tốt cho việc kiểm tra, quản lý, đơn vị cần mở chi tiết cho tài khoản này theo từng sản phẩm. - Chi phí khấu hao TSCĐ: đối với khoản mục này công ty cần tập hợp và phân bổ riêng cho từng bộ phận như: bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý doanh nghiệp để dễ dàng theo dõi và quản lý tình hình sử dụng TSCĐ ở mỗi bộ phận. 59
  70. KẾT LUẬN Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu, nền kinh tế thị trường với những chuyển biến nhanh chóng và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế vừa là thách thức, vừa là động lực để các doanh nghiệp đấu tranh và tồn tại, Công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 cũng không đứng ngoài quy luật đó. Tuy có lợi thế về địa hình có đường bờ biển trải dọc suốt chiều dài đất nước, ngành công nghiệp đóng tàu có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng sẵn có, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn không chỉ riên đối với Nhà máy mà còn là của ngành đóng tàu nói chung, công ty đã cố gắng khắc phục và vạch ra cho mình hướng kinh doanh phù hợp từ đó gây dựng được uy tín kinh doanh trên thị trường. Công ty có đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm, hăng say với công việc. Việc nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác về yếu tố chi phí, giá thành để sản xuất sản phẩm là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, vì vậy đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề cần thiết. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Đóng tàu 76, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Thanh Tú, em đã có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Dưới gốc độ là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với hy vọng trong một chừng mực nào đó sẽ đóng góp một phần nhỏ để hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tú và các thầy cô trong khoa Kế toán cùng tập thể cán bộ phòng kế toán tại công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. TP.HCM ngày tháng năm 2017 Phạm Thị Hoàng Thơ 60
  71. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính (2016). “Sách chế độ kế toán doanh nghiệp”. NXB Kinh tế TPHCM. [2]. Đinh Phúc Tiếu (2016). “Sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp” NXB ĐH KT Quốc Dân. [3]. Đoàn Ngọc Quế (2015). “Sách kế toán chi phí”. NXB Kinh tế TPHCM. [4]. Nguyễn Văn Công (2016). “Sách lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính”. NXB Tài chính. [5]. Lê Thị Thanh Hà (2016). “Sách kế toán doanh nghiệp”. NXB Tài chính. [6]. Các trang web: 61
  72. PHỤ LỤC 62
  73. PHỤ LỤC 01 63
  74. PHỤ LỤC 02 64
  75. PHỤ LỤC 03 65
  76. PHỤ LỤC 04 66
  77. PHỤ LỤC 05 67
  78. PHỤ LỤC 06 68
  79. PHỤ LỤC 07 70
  80. PHỤ LỤC 08 72
  81. PHỤ LỤC 09 73
  82. PHỤ LỤC 10 74
  83. PHỤ LỤC 11 75
  84. PHỤ LỤC 12 76
  85. PHỤ LỤC 13 78
  86. PHỤ LỤC 14 79
  87. PHỤ LỤC 15 80
  88. PHỤ LỤC 16 81
  89. PHỤ LỤC 17 82
  90. PHỤ LỤC 18 83
  91. PHỤ LỤC 19 84
  92. PHỤ LỤC 20 87
  93. PHỤ LỤC 21 88
  94. PHỤ LỤC 22 89
  95. PHỤ LỤC 23 90
  96. PHỤ LỤC 24 91
  97. PHỤ LỤC 25 92
  98. PHỤ LỤC 26 93
  99. PHỤ LỤC 27 94