Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM - SX Hưng Việt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM - SX Hưng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM - SX Hưng Việt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX HƯNG VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm MSSV: 1154030546 Lớp: 11DKKT2 TP. Hồ Chí Minh, 2015
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX HƯNG VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm MSSV: 1154030546 Lớp: 11DKKT2 TP. Hồ Chí Minh, 2015 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm i
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thực hiện tại công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Hưng Việt, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm ii
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI CẢM N Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn qu Thầy Cô trường Đại h c Công nghệ TP.HCM đ tận t nh truyền đạt những iến thức qu u trong quá trình h c tập cũng như tạo điều kiện cho em được đi thực tập để có cơ hội củng cố và phát triển những kiến thức đ được h c, giúp chúng em trang bị những kiến thức thực tế bổ ích trước hi ước vào nghề. Đặc biệt, em in chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly, người trực tiếp hướng dẫn, gi p em c định hướng đi đ ng đ n trong qu tr nh thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em in cảm ơn Ban Gi m đốc công ty TNHH TM – SX Hưng Việt đ tạo điều iện thuận lợi cho em đến thực tập tại C ng ty. Đồng thời, em cũng in chân thành cảm ơn tập thể c c anh chị Phòng Kế toán đ nhiệt t nh gi p đỡ em trong thời gian kiến tập, đặc biệt là Anh Nguyễn Thanh Sơn, người đ tận t nh hướng dẫn, gi p đỡ và cung cấp các tài liệu kế toán cần thiết để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô, Cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly, Ban Giám Đốc cùng tất cả anh chị phòng Kế toán của Công ty Hưng Việt luôn khỏe mạnh và gặt hái được nhiều thành công, chúc cho công ty TNHH TM – SX Hưng Việt ngày càng phát triển lớn mạnh, h ng định vị trí trên thương trường. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm iii
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 01 BCTC Báo cáo Tài chính 02 BTP Bán thành phẩm 04 CP Chi phí 05 CCDC Công cụ dụng cụ 06 HKT Hàng tồn kho 07 NCTT Nhân công trực tiếp 08 NVL Nguyên vật liệu 09 PX Phân ưởng 10 PXK Phiếu xuất kho 11 SX Sản xuất 12 SXC Sản xuất chung 13 SP Sản phẩm 14 SPDD Sản phẩm dở dang 15 TK Tài khoản 16 TLTC Tiền lương tiền công 17 TSCĐ Tài sản cố định 18 TP Thành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm iv
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng ết cấu chi phí sản uất Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của từng phân ưởng th ng 3/2015 Bảng 2.3: Chi tiết chi phí nguyên vật liệu của dòng sản phẩm CT4 phát sinh tại từng phân ưởng tháng 3/2015 Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương tiền công nhà máy tháng 3/2015 Bảng 2.6: Chi tiết chi phí tiền lương tiền công của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân ưởng tháng 3/2015 Bảng 2.7: Chi tiết chi phí CCDC của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân ưởng tháng 3/2015 Bảng 2.8: Chi tiết chi phí SXC khác của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân ưởng tháng 3/2015 Bảng 2.9: Chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho dòng sản phẩm CT4 tháng 3/2015 Bảng 3.9: Chi tiết tình hình sản xuất dòng sản phẩm CT4 tháng 3/2015 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, S ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ t nh tự tính gi thành theo phương ph p phân ước có tính giá thành n thành phẩm Sơ đồ 1.2: Sơ đồ t nh tự tính gi thành theo phương ph p phân ước không tính giá thành n thành phẩm Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán sản xuất chung Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM – SX Hưng Việt Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH TM – SX Hưng Việt SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm v
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯ NG 1. C SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3 1.1. Kh i niệm, vai trò và nhiệm vụ của ế to n tập hợp chi phí sản uất và tính gi thành sản phẩm 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ 3 1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản uất 4 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất 4 1.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 6 1.2.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 7 1.3. Những vấn đề chung về gi thành sản phẩm 7 1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7 1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 7 1.3.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 8 1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 8 1.4. Kế to n tập hợp chi phí sản uất và tính gi thành sản phẩm 12 1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12 1.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Error! Bookmark not defined. CHƯ NG 2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX HƯNG VIỆT 20 2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2. C ng t c ế to n tập hợp chi phí sản uất và tính gi thành sản phẩm tại c ng ty TNHH TM – SX Hưng Việt Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Khái quát chung về sản phẩm, quy trình sản xuất Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Error! Bookmark not defined. CHƯ NG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined. 3.1. Nhận ét Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Nhận xét chung về công ty Error! Bookmark not defined. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm vi
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 3.1.2. Nhận xét về bộ máy kế toán tại công ty Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Error! Bookmark not defined. 3.2. Kiến nghị 62 3.2.1. Kiến nghị chung về công ty 62 3.2.2. Kiến nghị về bộ máy kế toán tại công ty 62 3.2.3. Kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm vii
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, thu hút vốn đầu tư , song cũng có không ít những khó khăn, thách thức đan xen và một trong những thách thức đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Do đó hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải tìm cho mình một phương án kinh doanh tối ưu nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, một phương án khá hiệu quả là tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố chi phí sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh, làm gia tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hiểu được những vấn đề trên, nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM – SX Hưng Việt em đã tập trung tìm hiểu công tác kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM – SX Hưng Việt” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trong bài luận văn tốt nghiệp này, em muốn mô tả công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thực tế tại một doanh nghiệp sản xuất, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa thực tế bên ngoài và lý thuyết trên sách vở, ưu và nhược điểm của những điểm khác đó. Ngoài ra, em cũng tìm hiểu thêm về quan điểm của người quản trị đối với công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung bài luận văn tốt nghiệp này được viết dựa trên thực trạng và số liệu thực tế tại công ty TNHH TM – SX Hưng Việt, một doanh nghiệp sản xuất nên trong bài luận văn này em chỉ em nghiên cứu đề tài trong phạm vi loại hình doanh nghiệp sản xuất. Thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp là từ đầu tháng 03/2015 đến giữa tháng 08/2015. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 1
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các thông tin, số liệu, nội dung trong bài là kết quả của quá trình quan sát, thu thập, ghi chép sự việc thực tế phát sinh tại công ty, phân tích và đánh giá số liệu thu thập và qua trao đổi thông tin với các kế toán viên, ban quản lý công ty. 5. Kết cấu đề tài: gồm có 3 chương Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chƣơng 2: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH TM – SX Hưng Việt Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 2
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Khái niệm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công tác kế toán tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định theo từng nội dung, công dụng, tính chất của chi phí. Tính giá thành sản phẩm là căn cứ vào các chi phí phát sinh về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để tập hợp chúng theo từng đối tượng sản phẩm, nhằm xác định giá thành các loại sản phẩm. 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ 1.1.2.1. Vai trò Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện một cách chính xác, kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng để xác định kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý. Tóm lại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. 1.1.2.2. Nhiệm vụ Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng. Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 3
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm. Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành, tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất, công dụng, yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như công tác kế toán phù hợp tình hình sản xuất của từng doanh nghiệp phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh, bao gồm các yếu tố: o Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. o Chi phí nhân công là toàn bộ tiền lương tiền công, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho người lao động tham gia sản xuất sản phẩm. o Chi phí khấu hao TSCĐ là phần giá trị hao mòn của những TSCĐ dùng cho sản xuất dịch chuyển vào chi phí sản xuất trong kỳ. o Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm như tiền nước, tiền điện, tiền thuê mặt bằng o Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ các chi phí sản xuất khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 4
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Phân loại theo chức năng hoạt động của chi phí Chi phí sản xuất sẽ bao gồm: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, phụ , nhiên liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. o Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương tiền công, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. o Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) như lương nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài, bằng tiền khác Đối với doanh nghiệp sản xuất, ba khoản mục chi phí này là cơ sở tạo nên giá thành sản xuất sản phẩm. Riêng đối với doanh nghiệp xây lắp, do tính chất của hoạt động sản xuất mà chi phí sản xuất được chia thành 4 khoản mục, gồm 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung gần như tương tự với một doanh nghiệp sản xuất và một khoản mục chi phí mang tính đặc thù ngành nghề – chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao, dịch vụ mua ngoài, bằng tiền liên quan, phục vụ cho xe, máy thi công. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại: o Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng có liên quan, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương. Chi phí trực tiếp thường được đo lường, ghi nhận chính xác cho từng đối tượng nên không có sự sai lệch về chi phí này khi xác định giá thành sản phẩm. o Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 5
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng sản xuất hai hay nhiều loại sản phẩm riêng biệt, có thể phân bổ theo số giờ lao động, số giờ máy, số lượng sản phẩm Chi phí gián tiếp rất khó đo lường, ghi nhận chính xác cho từng đối tượng vì vậy nó thường tạo nên sự khác biệt giữa thực tế và mức phân bổ chi phí gián tiếp vào giá thành sản phẩm. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất được phân thành 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. o Biến phí là những chi phí sản xuất mà giá trị của nó sẽ biến độngkhi mức độ hoạt động sản xuất thay đổi trong phạm vi phù hợp. o Định phí là những khoản chi phí không biến đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. o Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố chi phí bất biến và khả biến. 1.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh và nơi chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng trong công tác kế toán hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm; là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu, tổ chức hạch toán cũng như xây dựng hệ thống sổ sách kế toán chi tiết liên quan đến chi phí sản xuất. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất Loại hình sản xuất sản phẩm Yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu về tính giá Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình Từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 6
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.2.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng cho những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí ngay từ những chứng từ hạch toán ban đầu. Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Những chi phí sản xuất này sẽ được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan theo một tiêu thức phân bổ thích hợp. Một số tiêu thức phân bổ chi phí thường được sử dụng như: Phân bổ theo định mức tiêu hao Phân bổ theo hệ số tiêu hao Phân bổ theo số giờ máy thi công (áp dụng trong xây lắp) Phân bổ theo khối lượng sản phẩm Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu Phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất 1.3. Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm 1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí khác, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc hay một dịch vụ đã hoàn thành trong một kỳ nhất định. 1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại theo thời điểm xác định giá thành Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: o Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. o Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanhcho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. o Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản và kết quả sản xuất thực tế đạt được SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 7
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Cũng với cách phân loại này, đối với doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm sẽ được phân thành: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Phân loại theo nội dung kinh tế cấu thành giá thành Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại: o Giá thành sản xuất: là giá thành hình thành từ các chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong quá trình sản xuất. o Giá thành toàn bộ: là giá thành được hình thành từ toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thànhtừ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm; bao gồm giá thành sản xuất và các chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý ) 1.3.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để phân tích và tổng hợp chi phí sản xuất phù hợp và tính giá thành chính xác. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần phải dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất tương tự như xác định đối tượng tập hợp chi phí. Giữa đối tượng tính giá thành sản phẩm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường có mối quan hệ với nhau. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng với một hoặc nhiều đối tượng tính giá thành hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm tùy thuộc vào quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm. Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Thông thường, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm. 1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, yêu cầu quản lý về giá thành có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp giản đơn Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 8
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Quy trình tính giá thành giản đơn như sau: Chi phí Chi phí sản Chi phí Trị giá Tổng giá thành = SXDD + xuất phát sinh SXDD khoản điều chỉnh sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp hệ số Áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng nguồn lực kinh tế đầu vào nhưng kết quả tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau và những sản phẩm này có kết cấu giá thành có thể quy đổi được với nhau theo hệ số. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí thường là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó. Trình tự tính giá thành như sau: Bước 1: Quy đổi sản phẩm chuẩn Số lượng sản phẩm (i) Hệ số qui đổi Tổng sản phẩm chuẩn = x hoàn thành sản phẩm (i) * i là từng loại sản phẩm Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế tất cả các loại sản phẩm (theo phương pháp giản đơn) Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành thực tế tất cả các loại sản phẩm = phẩm chuẩn Tổng sản phẩm chuẩn Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số qui đổi = x sản phẩm (i) sản phẩm chuẩn sản phẩm (i) Tổng giá thành Số lượng sản phẩm (i) Giá thành đơn vị = x sản phẩm (i) hoàn thành sản phẩm (i) Phương pháp tỷ lệ Áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng một nguồn lực kinh tế đầu vào, kết quả tạo ra một nhóm sản phẩm cùng loại với phẩm cấp, quy cách, kiểu dáng khác nhau và không thể quy đổi được với nhau. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 9
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Trình tự tính giá thành theo các bước sau: Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm (theo phương pháp giản đơn) Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch Số lượng sản phẩm (i) Giá thành định mức = x của nhóm sản phẩm hoàn thành sản phẩm (i) Bước 3: Tính tỷ lệ tính giá thành Tỷ lệ tính giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm = của nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Số lượng sản Giá thành đơn vị Giá thành đơn Tỷ lệ tính giá thành = phẩm (i) hoàn x x sản phẩm (i) vị sản phẩm (i) của nhóm sản phẩm thành Tổng giá thành Số lượng sản phẩm (i) Giá thành đơn vị = x sản phẩm (i) hoàn thành sản phẩm (i) Phương pháp đơn đặt hàng Được áp dụng tính giá thành sản phẩm của các hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là thành phẩm của đơn đặt hàng. Cách tính giá thành theo phương pháp này như sau: Tổng chi phí sản xuất Trị giá khoản điều Tổng giá thành thực = thực tế tập hợp theo x chỉnh giảm giá thành tế đơn đặt hàng (i) đơn đặt hàng (i) đơn đặt hàng (i) Giá thành đơn vị Tổng giá thành thực tế đơn đặt hàng (i) = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng (i) Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng đối với các quy trình công nghệ sản xuất mà ngoài tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Giá trị của sản phẩm phụ thường được ước tính theo giá thành kế hoạch hay theo giá bán thực tế trừ lợi nhuận định mức Tổng giá thành sản phẩm chính theo phương pháp này được tính như sau: Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Trị giá Giá trị thực tế sản = SXDD + sản xuất SXDD khoản điều ước tính phẩm chính đầu kỳ phát sinh cuối kỳ chỉnh giảm sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 10
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly trong kỳ giá thành phụ Phương pháp phân bước Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước (còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối tùy thuộc vào phương án tính giá được chọn. Phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành hai phương án tính là: - Phương pháp phân bước có tính giá thành bán sản phẩm: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ t nh tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm CP NVL Tổng Z BTP Tổng Z BTP trực tiếp GĐ1 GĐ (n-1) + + + CP sản xuất CP sản xuất CP sản xuất khác GĐ1 khác GĐ2 khác GĐn Tổng Z BTP Tổng Z BTP Tổng Z GĐ1 GĐ2 thành phẩm - Phương pháp phân bước không tính giá thành bán sản phẩm: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ t nh tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm CP sản xuất CP sản xuất CP sản xuất GĐ1 GĐ2 GĐn CP sản xuất CP sản xuất CP sản xuất của GĐ1 trong của GĐ2 trong của GĐn trong Z thành phẩm Z thành phẩm Z thành phẩm Giá thành thành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 11
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp trong quy trình chế tạo sản phẩm. Đây là loại chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp sản xuất. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ và sử dụng những tài khoản sau: Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Bảng định mức nguyên vật liệu Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”, dùng để theo dõi tình hình tập hợp và phát triển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong hoạt động sản xuất sản phẩm, tài khoản có kết cấu như sau: TK 621 Số phát sinh nợ: Số phát sinh có: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu Trị giá nguyên liệu, vật liệu không xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản dùng hết nhập lại kho xuất sản phẩm/ dịch vụ trong kỳ. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường vào TK 632 “Giá vốn hàng bán” Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” Không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: o Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí, thì căn cứ vào chứng từ ban đầu ghi vào từng sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng. o Nếu chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, thì kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu, phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 12
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (PP Kê khai thường xuyên/ PP Kiểm kê định kỳ) TK152/TK611 TK621 SẢN XUẤTTK154/TK kho NVL để SX sản K/c chi phí NVL trực tiếp 631 phẩm vào chi phí SXDD TK112, TK331, TK141 thẳng để SX sản phẩm NVL thừa nhập lại kho 1.4.1.2. Tâp hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất được tính vào chi phí sản xuất như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ và sử dụng những tài khoản sau: Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản có kết cấu như sau: TK 622 Số phát sinh nợ: Số phát sinh có: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia Kết chuyển chi phí nhân công trực quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiếp vượt trên mức bình thường tiền lương, tiền công và các khoản trích vào TK 632 theo lương Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc bên nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” Không có số dư cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 13
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí: o Nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ ban đầu ghi vào từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng. o Nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, thì kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu, phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (PP Kê khai thường xuyên/ PP Kiểm kê định kỳ) TK334 TK622 TK154/TK631 Chi phí lương của CN K/c chi phí NC trực tiếp trực tiếp SX vào chi phí SXDD TK338 Khoản trích theo lương CN trực tiếp SX TK338 Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX 1.4.1.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh cho việc phục vụ và quản lí sản xuất tại phân xưởng, bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí như: Chi phí lao động gián tiếp phục vụ quản lí sản xuất tại phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy móc thiết bị Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất Chi phí khấu hao máy móc thiết bị tài sản cố định dùng trong sản xuất Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Để tập hợp chi phí sản xuất chung căn cứ vào các chứng từ và sử dụng những tài khoản sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 14
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao Tài khoản sử dụng: Tài khoảng 627 “Chí phí sản xuất chung”, dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong sản xuất, tài khoản có kết cấu như sau: TK 627 Số phát sinh nợ: Số phát sinh có: Các chi phí sản xuất chung phát sinh Các khoản giảm chi phí sản xuất chung trong kỳ, bao gồm: lương, các khoản Chi phí sản xuất chung cố định trích theo lương, chi phí khấu hao, và không phân bổ được ghi nhận vào những chi phí khác liên quan tới hoạt giá vốn hàng bán trong kỳ động sản xuất phát sinh tại phân xưởng Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” Không có số dư cuối kỳ Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như phân xưởng, quy trình sản xuất, Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (PP Kê khai thường xuyên/ PP Kiểm kê định kỳ) TK334, TK338 TK627 TK154/TK631 Lương và các khoản trích theo K/c chi phí SXC vào chi phí lương của NV phân xưởng SXDD TK142, TK152, TK153 Xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ TK214 Khấu hao TSCĐ TK154/TK631 TK331, TK335 Các khoản giảm chi phí SXC Chi phí mua ngoài, bằng tiền SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 15
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4.2.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng theo từng khoản mục sẽ được tổng hợp lại theo từng đối tượng chịu chi phí về cả ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung; để phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý cũng như phương pháp kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tổng hợp chi phí sản xuất có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên: Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. TK 154 có kết cấu như sau: TK 154 Số phát sinh nợ: Số phát sinh có: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được xuất chung phát sinh trong kỳ để sản ngoài định mức xuất sản phẩm. Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập kho Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc chuyển đi bán. Số dư bên nợ: Chi phí SXDD cuối kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. TK 631 có kết cấu như sau: TK 631 Số phát sinh nợ: Số phát sinh có: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu Phản ánh và kết chuyển trị giá sản kỳ được kết chuyển để tính giá thành phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154 Phản ánh phần chi phí nguyên vật Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản liệu trực tiếp, chi phí nhân công phẩm hỏng không sửa chữa được SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 16
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly trực tiếp, chi phí sản xuất chung Phản ánh giá thành thực tế của sản được kết chuyển để tính giá thành phẩm hoàn thành trong kỳ vào TK 632 sản phẩm. Không có số dư cuối kỳ 1.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà đến kỳ tính giá thành vẫn còn trong quá trình sản xuất, đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định và tính toán phần chi phí sản xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ, là một trong những yếu tố quyết định tính hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể tiến hành trước hoặc song song với việc tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có thể vận dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này áp dụng ở những quy trình sản xuất có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động. Theo phương pháp này, chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại như chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí sản xuất dở Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí sản dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng sản xuất dở dang = x phẩm dở dang Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ b/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Đối với những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức 100% như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính là: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 17
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất Chi phí sản + Số lượng sản dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ xuất dở dang = x phẩm dở dang Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ Đối với những chi phí sản xuất bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì giá trị sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành sản phẩm, theo công thức sau: Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng Tỷ lệ + sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản phẩm hoàn = x x dở dang x Tỷ lệ dở dang thành Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ hoàn cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang thành thành trong kỳ cuối kỳ c/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có hệ thống định mức chi phí sản xuất có độ chính xác cao. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê cuối kỳ, mức độ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất, để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm Định mức chi = x Tỷ lệ hoàn thành x dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ phí sản xuất 1.4.2.3. Tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là công việc cuối trong quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Từ tổng chi phí đầu vào (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ), tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và loại trừ chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ra tổng chi phí đầu vào để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm. Giá thành sản phẩm được xác định theo một trong các phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp và chính xác nhất. Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được ghi vào bên nợ TK 155 “Thành phẩm” khi cho nhập kho, vào bên nợ TK 632 khi xuất bán ngay đồng thời ghi vào bên có TK 154 phần chi phí sản xuất kết chuyển vào giá trị sản phẩm hoàn thành. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 18
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (PP Kê khai thường xuyên/ PP Kiểm kê định kỳ) TK621 TK154/631 TK155 Kết chuyển chi phí NVL Nhập kho thành phẩm trực tiếpTK152/TK611 TK 622 TK632 Kết chuyển chi phí nhân công Xuất bán thẳng trực tiếp TK627 TK157 Kết chuyển chi phí SXC Xuất thẳng gửi bán SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 19
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly CHƢƠNG 2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM – SX HƢNG VIỆT 2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hưng Việt được thành lập vào năm 2006 theo giấy phép kinh doanh số 0304339443 ngày 19/04/2006 và bắt đầu hoạt động vào ngày 19/04/2006. à một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nước mắm, dầu ăn và gia vị. Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Hưng Việt Tên công ty bằng tiếng Anh: Hưng Việt Production & Trading Company Limited Tên công ty viết tắt:Hưng Việt Foods. Trụ sở:166/20 Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Văn phòng đại diện:704 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Trung tâm phân phối:2A Phan Văn Trị, Phường 10,Quận Gò Vấp, TP.HCM Nhà máy sản xuất: 3/31 Khu phố Bình Đường 1, P. An Bình, Dĩ An, Bình Dương Tel: (08) 2216 9679 - 3977 3664 – Fax: (08) 3977 3663 Email: hv@nuocmamhungviet.com.vn Website: www.nuocmamhungviet.com.vn Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Xuất Hưng Việt tiền thân là cơ sở sản xuất dưới dạng bán lẻ hoạt động với quy mô nhỏ. Đến nay công ty đã có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp phân thành từng kênh ứng với từng nhóm khách hàng. Là một doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trên đà phát triển, với cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ. công nhân viên gần 50 người, Công ty đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh hướng đến thị trường toàn quốc. Trong thời gian đầu, các sản phẩm chủ yếu của công ty chưa được phân phối rộng rãi trên thị trường mà chủ yếu chỉ tiêu thụ ở các vùng miền Tây và các Quận, Huyện nhỏ tại khu vực TP.HCM. Nhưng qua quá trình hoạt động, bằng việc tìm tòi, sáng tạo để cải tiến phương thức sản xuất, chế biến, sản phẩm của công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Hưng Việt đã dần chinh phục được thị trường và được đại đa số người tiêu dùng yêu thích. Công ty đã và đang đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng lớn đồng thời tạo được uy tín đối với khách SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 20
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly hàng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bán hàng. Qua nhiều năm phát triển, Hưng Việt đã khẳng định được vị trí – thương hiệu của mình trên thị trường miền Nam từ đó vươn rộng ra các khu vực khác như Tây Nguyên và một số tỉnh khác tại miền Trung. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ b má tổ chức của C ng t NHH M – SX Hƣng Việt BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG GIAO KINH DOANH KẾ TOÁN SẢN XUẤT NHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN QUẢN LÝ Ban Giám đốc Cấp lãnh đạo cao nhất, điều hành, quản lý và giám sát chung tất cả các hoạt động trong công ty cũng như các hoạt động đối ngoại khác của công ty. Định kỳ xây dựng các quy định, chính sách của công ty cũng như lập kế hoạch, mục tiêu chiến lược kinh doanh cho công ty. Phòng kinh doanh Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, phát triển thị trường, tham mưu giúp cho Ban giám đốc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý lượng khách hàng cũ, thông tin thị trường, giá cả Phụ trách việc tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp NVL cho công ty, đồng thời theo dõi, quản lý và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng cho công ty. Nghiên cứu và thực hiện các hợp đồng mua bán theo đúng quy định pháp luật. Phòng kế toán Thực hiện công tác kế toán của công ty theo đứng các chuẩn mực, chế độ kế toán và pháp luật quy định. Đảm nhận công viêc báo cáo doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, hoạt động đối ngoại với cơ quan thuế, lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về BCTC của công ty, SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 21
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Chịu trách nhiệm thực hiện theo dõi công tác kiểm kê, quản lý toàn bộ tài sản của công ty về mặt sổ sách cũng như hiện vật. Tham mưu cho ban quản trị công ty việc xác định kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty. Phòng Quản lý sản xuất: gồm bộ phận kiểm nghiệm và bộ phận sản xuất Bộ phận kiểm nghiệm: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nước mắm nguồn đầu vào, thành phẩm nước mắm đầu ra; nghiên cứu các công thức sản phẩm. Bộ phận sản xuất: thực hiện chức năng sản xuất sản phẩm khi có lệnh sản xuất, điều phối quá trình sản xuất đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời gian, quản lý máy móc và an toàn lao động cho công nhân. Phòng giao nhận Kiểm tra hàng hóa đúng theo phiếu xuất hàng trước khi vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu một cách an toàn, nhanh chóng, kịp thời. Nhân viên giao hàng có thể nhận các khoản thanh toán tiền hàng của các kênh phân phối nhỏ lẻ và phải nộp lại các khoản tiền này vào cuối ngày. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty Công ty Hưng Việt tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung để phù hợp với quy mô, đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của mình. Hình thức này giúp cho công tác kế toán đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ b má kế toán tại C ng t NHH M – SX Hƣng Việt KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Thủ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ kho HTK Giá thành Công nợ Bán hàng Tiền quỹ SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 22
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Kế toán t ƣởng Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán tại công ty, giúp Ban giám đốc tổ chức và vận hành bộ máy kế toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của bộ máy kế toán, phân công phân nhiệm;phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể chế tài chính – kế toán do Nhà nước ban hành cho các kế toán viên. Thiết lập, giám sát quy trình luân chuyển chứng từ; kiểm tra, xét duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán – tài chính của công ty. Đại diện công ty làm việc với cơ quan thuế, chịu trách nhiệm lập các báo cáo thuế, quyết toán thuế, thực hiện thủ tục hoàn thuế như một kế toán Thuế của Công ty. Cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty khi có yêu cầu. Tham mưu, đưa ra các ý kiến đóng góp cho Ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty để tìm kiếm phương án quản lý tối ưu. Kế toán Tổng hợp Tập hợp số liệu từ các kế toán phần hành chi tiết, tiến hành hạch toán tổng hợp. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các kế toán phần hành, kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Định kỳ hàng tháng báo cáo cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng của doanh nghiệp. Cung cấp các số liệu kế toán cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu. Lập Báo cáo tài chính, các báo cáo tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty. Chịu trách nhiệm theo dõi và hạch toán tiền lương, tình hình biến động tài sản của toàn công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 23
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Kế toán Hàng tồn kho Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL, NPL, CCDC và hàng hóa. Lập Phiếu Nhập kho, Phiếu Xuất kho; ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ xuất – nhập kho phát sinh. Cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về tình hình nhập – xuất – tồn kho cho Ban giám đốc khi có yêu cầu. Theo dõi tình hình biến động về giá của NVL, NPL, CCDC; cuối tháng báo cáo với Kế toán trưởng. Định kỳ cuối tháng, lập Báo cáo NXT, tham gia kiểm kê kho. Kế toán Giá thành Định kỳ nhận các báo cáo sản xuất của bộ phận sản xuất, chứng từ kế toán có liên quan đến sản xuất sản phẩm từ các kế toán phần hành và tiến hành kiểm tra, tập hợp các khoản chi phí sản xuất để tính giá thành vào cuối mỗi tháng. Ngoài ra, kế toán Giá thành còn hỗ trợ kế toán HTK theo dõi tình hình nhập – xuất kho BTP, TP tại phân xưởng; tham gia xét duyệt chi phí NLV, NPL dùng cho sản xuất sản phẩm. Định kỳ, lập Bảng tính giá thành và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban giám đốc. Kế toán Công nợ Quản lý công nợ phải thu, phải trả của toàn công ty, chi tiết theo từng khách hàng, từng hóa đơn. Theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng cũng như việc thanh toán của công ty với nhà cung cấp. Báo cáo với cấp trên về tình hình các khoản nợ quá hạn, nợ cần phải thanh toán, các khoản nợ khách hàng sắp đến hạn cũng như các khoản phải thanh toán với nhà cung cấp sắp đến hạn. Có trách nhiệm đôn đốc các khách hàng trả các khoản nợ đã đến hạn cũng như các khoản nợ quá hạn. Kế toán Bán hàng Theo dõi tổng hợp và chi tiết tình hình bán hàng của công ty trong kỳ. Theo dõi, quản lý các chính sách, chương trình khuyến mãi của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 24
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Đơn đặt hàng của phòng kinh doanh chuyển sang với các chương trình khuyến mãi đang áp dụng để áp dụng chính sách khuyến mãi thích hợp cho từng đơn hàng. Theo dõi các hoạt động bán hàng, lập Phiếu Giao hàng, xuất hóa đơn bán hàng, ghi chép, phản ánh chính xác nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa. Đối chiếu sổ sách với số liệu thực xuất (số liệu của thủ kho) hàng ngày. Hỗ trợ kế toán Công nợ trong việc cung cấp số liệu phải thu khách hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn. Lập báo cáo bán hàng theo định kỳ hàng tháng gửi cho Ban giám đốc. Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng. Kế toán Tiền Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tình hình thu – chi của toàn công ty, báo cáo tình hình thu – chi theo yêu cầu của Ban giám đốc. Kiểm tra chứng từ, phiếu đề nghị thanh toán, và cân đối ngân sách trước khi thực hiện chi tiền; kiểm tra chứng từ, sổ nộp tiền của bộ phận Giao nhận, trước khi ghi nhận việc thu tiền. Lập phiếu kế toán (Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, ) và ghi nhận đầy đủ, chính xác các khoản thu – chi phát sinh tại công ty. Chịu trách nhiệm liên hệ với ngân hàng (về rút tiền, trả triền cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng ) Định kỳ đối chiếu số liệu với sổ quỹ do thủ quỹ, sổ phụ Ngân hàng để kịp thời theo dõi phát hiện và xử lý chênh lệch. Thủ kho Quản lý toàn bộ hàng hóa có trong kho chi tiết theo từng nhóm, từng loại về cả số lượng và chất lượng. Phụ trách nhập – xuất kho theo đúng quy định, kiểm tra hàng trước khi nhập – xuất kho, ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh. Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, tránh mất cắp, hư hỏng; đưa ra những biện pháp giúp bảo quản hàng hóa cho Ban giám đốc. Thực hiện kiểm kê kho định kỳ hàng tháng. Thủ quỹ Quản lý toàn bộ tiền mặt của công ty SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 25
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Thực hiện thu – chi theo đúng quy định và ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh. Cuối mỗi ngày thực hiện kiểm kê quỹ để đảm bảo phù hợp với số liệu trên sổ quỹ,định kỳ tham gia kiểm kê quỹ hàng tháng. 2.1.3.2. Các chính sách, chế độ kế toán đang áp dụng Từ khi bắt đầu hoạt động đến trước ngày 01/01/2015, công ty Hưng Việt áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của quyết định này. Nhưng bắt đầu từ ngày 01/01/2015, công ty tiến hành cập nhật và áp dụng theo chế độ kế toán mới – theo thông tư số 200/2014/TT-BTC. Trong những ngày đầu áp dụng chế độ mới, bộ phận kế toán của công ty phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp ngắn để cùng nhau trao đổi, giải đáp thắc mắc của các kế toán viên về các vấn đề liên quan đến Thông tư 200, đặc biệt là những thay đổi của chính sách mới trong việc giảm giá, khuyến mại, hay những thay đổi trong hệ thống tài khoản, cách chuyển đổi số dư sang năm nay. Đến nay, công tác kế toán thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành một cách nhuần nhuyễn và đang áp dụng: o Kỳ kế toán: chọn kỳ kế toán năm – 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch o Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ o Chế độ kế toán: áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC o Hình thức kế toán: kế toán tập trung. o Hình thức ghi sổ: sử dụng hình thức Kế toán máy theo nguyên tắc ghi sổ Nhật ký chung o Hình thức xử lý kế toán: Áp dụng kế toán máy với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Công ty sử dụng phần mềm kế toán 1C để ghi chép các nghiệp vụ, lên sổ chi tiết các tài khoản cũng như sổ tổng hợp để lập báo cáo tài chính. o Phương pháp kế toán thuế GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên o Phương pháp tính giá xuất kho: áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. o Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: ghi nhận theo giá gốc o Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 26
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2.1.3.3. Tổ chức kế toán quản trị tại công ty Công ty Hưng Việt không xây dựng bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt mà tổ chức kết hợp công tác kế toán tài chính với công tác kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó, ngoài ra Kế toán trưởng là người quản lý toàn bộ thông tin kế toán quản trị của toàn công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị tại công ty không được quy định rõ ràng thành quy trình hay nguyên tắc thực hiện mà chủ yếu thực hiện theo yêu cầu quản lý của Ban giám đốc, nhằm phục vụ công tác quản trị nội bộ, ra quyết định quản trị và đánh giá hoạt động của công ty. Kế toán quản trị tập trung vào các nội dung bán hàng, chi phí và giá thành,công nợ, là những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động và phát triển của công ty cũng như được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Việc quản lý dữ liệu, thông tin kế toán quản trị cũng áp dụng hệ thống kế toán trên nền máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán 1C tương tự như kế toán tài chính nhưng việc khai thác các chức năng của phần mềm đối với thông tin kế toán quản trị chưa được tận dụng triệt để. Tại công ty, kế toán quản trị được thể hiện qua các công việc như: o Cân đối ngân sách thu – chi o Phân tích chi phí bán hàng – kết quả bán hàng o Phân tích biến động giá NVL o Phân tích biến động chi phí sản xuất sản phẩm o Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc: Báo cáo phải thu theo tuổi nợ, báo cáo bán hàng theo từng kênh, 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty Trong gần 10 năm hoạt động, toàn công ty TNHH TM – SX Hưng Việt đã phải nỗ lực làm việc không ngừng từ công tác quản lý, giám sát đến thực hiện công việc. Hiện nay, tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Thương hiệu có độ nhận biết khá tốt tại thị trường đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Sản phẩm của công ty có nhiều phân khúc hướng tới các thị trường khác nhau từ thấp đến cao. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 27
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Hưng Việt có lợi thế một công ty trong nước, hiểu tình hình thị trường, thị hiếu của người Việt Nam về sản phẩm nước mắm và biết cách xử lý vấn đề hơn nhà đầu tư nước ngoài. Có quan hệ mạnh với các nhà cung cấp nước mắm nguồn trên cả nước. Am hiểu rõ về quy trình sản xuất nước mắm công nghiệp là một trong những doanh nghiệp tham gia sản xuất nước mắm công nghiệp sớm nhất. Được BigC chọn là nhà cung cấp tiêu biểu và được chọn là đối tác gia công cho BigC và Lotte. Khó khăn: Phần lớn nguyên liệu không được nhập trực tiếp và thông qua nhà phân phối. Công tác Marketing và xây dựng thương hiệu gặp khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức. Đây cũng là lý do chính yếu làm cho doanh nghiệp chưa thể tăng trưởng và đẩy mạnh sản xuất. Vốn hoạt động đang được huy động với chi phí cao. Nhà máy chưa có sự đồng bộ hóa và tự động hóa nên chi phí sản xuất chưa tối ưu khi sản xuất với sản lượng tiềm năng. Với những kết quả đạt được trong thời gian qua cũng như những khó khăn đang gặp phải, công ty Hưng việt đã đề ra chiến lược phát triển trong thời gian tới như sau: Tạo điều kiện các mặt hàng có cơ hội xâm nhập vào các thị trường lớn, thị trường tiềm năng. Tung ra thị trường các sản phẩm thông qua chiến lược chiêu thị mạnh mẽ. Xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt dối với các thương hiệu khác. Thị trường có thể gia tăng giá trị, tập trung vào khẩu vị và sức khoẻ người tiêu dùng. Duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Tạo hệ thống phân phối rộng khắp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và tiện lợi nhất. 2.2. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH TM – SX Hƣng Việt Công ty TNHH TM – SX Hưng Việt sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu là các loại nước mắm sạch, nước mắm dinh dưỡng và nước mắm cao đạm truyền thống nên trong phần này em chỉ tập trung đề cập đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm nước mắm của công ty. Hiện tại, do công ty sử dụng hình thức kế toán máy kết hợp với phần mềm kế toán 1C trong công tác kế toán nên toàn bộ công tác theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất cũng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 28
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly như quy trình kế toán tính giá thành sản phẩm sẽ được thực hiện tự động trên phần mềm theo nguyên tắc, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành đã cài đặt sẵn. 2.2.1. Khái quát chung về sản phẩm, quy trình sản xuất 2.2.1.1. Giới thiệu về sản phẩm Dòng sản phẩm nước mắm của công ty Hưng Việt gồm nhiều sản phẩm có chất lượng cao, dung tích đa dạng như: Nước Mắm Hưng Việt Cá Cơm loại 500ml - 750ml - 2000ml, Nước Mắm Hưng Việt Cá Hồi loại 600ml, Nước Mắm Phú Quốc Hảo Hương loại 1000ml và 5000ml, các sản phẩm đặc sản cao đạm 40N - 45N - 58N độ đạm. Để có được sản phẩm nước mắm cuối cùng, từ nước mắm nguồn phải trải qua 3 giai đoạn Nấu – Chiết rót – Hoàn thiện (dán nhãn, đóng gói) với nhiều khâu xử lý phức tạp như gia nhiệt, phối trộn, lọc tinh, giải nhiệt, Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào nhập từ Phú Quốc có chất lượng cao, công nghệ sản xuất hiện đại với quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt trong từng giai đoạn, từng khâu xử lý. Những sản phẩm nước mắm của công ty sản xuất ra đảm bảo vừa có chất lượng vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy công ty Hưng Việt sản xuất trên 20 loại nước mắm khác nhau từ công thức sản phẩm đến quy cách mẫu mã nhưng có chung một phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên trong bài báo cáo này em chỉ tính tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành cho 2 loại sản phẩm: Hưng Việt 2l và Hưng Việt 400ml (dòng sản phẩm CT4) để làm ví dụ minh họa. 2.2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm Nhà máy sản xuất đặt tại Bình Dương được đầu tư theo mô hình bán thủ công, tập trung sản xuất với 33 công nhân viên và 7 cán bộ quản lý rất tinh gọn. Nhà máy có 1 bộ phận quản lý, 1 bộ phận kỹ thuật và 3 phân xưởng hoạt động theo dây chuyền, ứng với 3 giai đoạn của quy trình sản xuất là Nấu – Chiết rót – Hoàn thiện để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong quy trình sản xuất, giai đoạn Nấu là quan trọng nhất – quyết định chất lượng sản phẩm nên thường gọi một quy trình sản xuất là một mẻ nấu. Mỗi mẻ nấu sẽ tiến hành theo một công thức có sẵn để tạo ra một dòng sản phẩm (có chung độ đạm) gồm nhiều loại sản SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 29
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly phẩm khác nhau về dung tích như yêu cầu. Có thể khái quát các giai đoạn hình thành sản phẩm như sau: BTP (chi tiết TP (chi tiết Lệnh SX (chi tiết BTP (chi tiết công thức SP – công thức SP – công thức SP công thức SP) quy cách SP quy cách SP Quá trình SX tại Quá trình SX tại Quá trình SX tại PX1 PX2 PX3 Ví dụ: Để có được sản phẩm nước mắm Hưng Việt 2 lít sẽ phải trải qua các giai đoạn: BTP HV_2L TP HV_2L Lệnh SX CT4 BTP CT4 BTP TP HV_400ML HV_400ML Quá trình SX tại Quá trình SX tại Quá trình SX tại PX1 PX2 PX3 Sơ đồ quy trình trình công nghệ sản xuất nước mắm pha chế: xem Phụ lục 1. Trong đó, nhiệm vụ của từng phân xưởng: PX1: chịu trách nhiệm giai đoạn Nấu, từ lúc bắt đầu quy trình sản xuất đến khâu phối trộn hương liệu. PX2: chịu trách nhiệm giai đoạn Chiết rót, từ khâu chiết suất, đóng nắp cho ra bán thành phẩm nước mắm đóng chai. PX3: chịu trách nhiệm giai đoạn Hoàn thiện sản phẩm, từ khâu dán nhãn, đóng gói đến cho ra thành phẩm nhập kho. Sản lượng trung bình 2 mẻ/ngày, khi có nhu cầu về sản phẩm có thể tăng thêm 1 mẻ/ngày. Thời gian hoàn thành sản phẩm trung bình từ 3 đến 5 ngày. Trong đó, giai đoạn nấu mỗi mẻ từ 3 đến 4 tiếng, các giai đoạn còn lại nhanh hay chậm tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm và thời gian lưu kho bán thành phẩm ở mỗi gian đoạn (không quá: 2 ngày ở giai đoạn nấu và 3 ngày ở giai đoạn chiết rót). SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 30
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm Đặc điểm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất tại công ty TNHH TM – SX Hưng Việt được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Cụ thể, chi phí sản xuất tại công ty phân thành: Chi phí sản xuất trực tiếp: là những chi phí phát sinh trực tiếp để tạo nên giá trị của 1 sản phẩm (BTP) cụ thể, như chi phí NV . Tài khoản sử dụng để hạch toán TK 1541 – Chi phí sản xuất chính. Công ty không mở các tài khoản con để theo dõi chi tiết mà theo dõi chung các chi phí sản xuất trực tiếp trên TK 1541 nhưng có chi tiết theo từng khoản mục phân xưởng – nhóm/loại SP – dạng chi phí, chi tiết từng chi phí phát sinh. Chi phí sản xuất gián tiếp: là những chi phí phát sinh để tạo ra hàng loạt sản phẩm và không xác định được chi phí phát sinh tương ứng cho 1 sản phẩm cụ thể nên cần phải phân bổ những chi phí này theo một tiêu thức nhất định để xác định giá trị chi phí phát sinh trên 1 đơn vị sản phẩm. Hầu hết chi phí sản xuất của công ty Hưng Việt đều là chi phí gián tiếp do công ty thực hiện sản xuất hàng loạt nhiều dòng, loại sản phẩm khác nhau, như chi phí tiền lương tiền công, chi phí khấu hao và các chi phí khác. Tài khoản sử dụng để hạch toán TK 1547 – Chi phí sản xuất chung. Tương tự như TK 1541, công ty cũng không mở các tài khoản con để theo SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 31
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly dõi chi tiết mà theo dõi chung trên TK 1547 nhưng có chi tiết theo từng khoản mục phân xưởng – dạng chi phí. Các dạng chi phí sản xuất chủ yếu tại công ty: Chi phí nguyên vật liệu: chi phí nước mắm nguồn, phụ gia, chai, nhãn, Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm của công ty (65-70%). Về đặc điểm, do công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ có tính chất của phương pháp tính giá này, đó là giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước sẽ là chi phí nguyên vật liệu của giai đoạn sau. Chi phí tiền lương tiền công: gồm chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên và các khoản trích vào chi phí theo lương tương ứng. Chi phí khấu hao: chi phí khấu hao máy móc, thiết bị tại nhà máy. Chi phí khác: bao gồm các chi phí CCDC, chi phí thuê xưởng, chi phí mua ngoài Cụ thể kết cấu chi phí trong thành phẩm, BTP của công ty Hưng Việt như sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 32
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bảng 2.1: Bảng kết cấu chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp CP PX1 PX2 PX3 oại CP Dạng CP Ngu ên vật liệu CP nước mắm CP BTP PX1 CP BTP PX2 nguồn CP phụ gia CP chai + nắp CP màng co Chi phí Chi sản CP nhãn SP – xuất chính xuất CP tấm lót TK 1541 1541 TK CP thùng carton iền lƣơng tiền CP NCTT PX1 CP NCTT PX2 CP NCTT PX3 công CP lương Q + KT Chi phí khấu CP khấu hao CP khấu hao hao TSCĐ PX1 TSCĐ PX2 Chi phí Chi SXC Chi phí khác CP phân bổ CCDC CP phân bổ CCDC CP phân bổ CCDC – PX1 PX2 PX3 CP SXC khác PX1 CP SXC khác PX2 CP SXC khác PX3 (điện năng, thuê (điện năng, thuê (điện năng, thuê TK 1547 1547 TK xưởng, mua xưởng, mua ngoài xưởng, mua ngoài ) ngoài ) ) CP QL + KT Đối tƣợng tính giá BTP PX1 BTP PX2 hành phẩm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 33
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do hoạt động sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH TM – SX Hưng Việt phải trải qua nhiều khâu chế biến liên tiếp ở các phân xưởng, tại mỗi phân xưởng sẽ phát sinh những chi phí khác nhau tương ứng với quá trình chế tạo sản phẩm tại mỗi giai đoạn. Nên để tập hợp các chi phí trên một cách hợp lý nhất để phục vụ cho việc tính giá thành được chính xác, công ty tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất sản phẩm. Cụ thể có 3 đối tượng tập hợp chi phí là: PX1, PX2 và PX3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Chi phí sản xuất tại công ty được tập hợp theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng cho những chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu. Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng cho những chi phí sản xuất gián tiếp, với tiêu thức phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu. 2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu Phương pháp tập hợp: Chi phí nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp theo nhóm SP/ loại SP tùy thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí. Đối với PX1: Chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo nhóm SP Đối với PX2, PX3: Chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo loại SP Nguyên tắc tập hợp Việc sử dụng NVL được quy định trong Lệnh SX do Trưởng phòng SX lập (Phụ lục 2) trên cơ sở định mức tiêu hao NVL theo bảng Định mức công thức sản phẩm (phân theo 0N) do phòng Kiểm nghiệm (Phòng R&D) đặt ra (Phụ lục 3). Chi phí nguyên vật liệu sẽ được theo dõi, ghi nhận về mặt số lượng cho mỗi lần phát sinh và sẽ được tính toán về mặt giá trị vào cuối mỗi tháng. Hằng ngày, căn cứ vào yêu cầu sản xuất sản phẩm theo Lệnh SX và định mức công thức sản phẩm, các Quản đốc của từng phân xưởng sẽ lập Phiếu yêu cầu vật tư, căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư, kế toán lập PXK (không có giá xuất). PXK được ký duyệt là căn cứ để thủ kho tiến hành xuất kho đồng thời cũng là chứng từ để kế toán theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối tháng, khi có Báo cáo sản xuất (Phụ lục 4) từ các phân xưởng cung cấp thông tin số lượng BTP, TP nhập kho, kế toán tiến hành cập nhật các SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 34
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Báo cáo sản xuất vào phần mềm để làm cơ sở cho việc tính toán và phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ. Đồng thời kế toán thực hiện thao tác đóng sổ cuối kỳ, khi đó phần mềm sẽ tự động tính giá NVL xuất kho trong kỳ - giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, tập hợp, tính toán chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng và kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất trực tiếp, chi tiết theo từng phân xưởng – nhóm SP. Tài khoản, chứng từ sử dụng Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản TK 1541 – Chi phí sản xuất chính, chi tiết theo từng khoản mục phân xưởng – nhóm/loại SP – các chi phí thuộc dạng chi phí nguyên vật liệu phát sinh (Tương đương với TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Ví dụ: Để tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp của 2 sản phẩm Hưng Việt 2l và Hưng Việt 400ml (dòng sản phẩm CT4) ta sử dụng TK 1541 và theo dõi chi tiết như sau: TK 1541 – Chi phí sản xuất chính – PX1 – BTP CT4 – chi tiết chi phí nước mắm nguồn, chi phí phụ gia TK 1541 – Chi phí sản xuất chính – PX2 – BTP HV2000 – chi tiết chi phí chai + nắp TK 1541 – Chi phí sản xuất chính – PX2 – BTP HV400 – chi tiết chi phí chai + nắp TK 1541 – Chi phí sản xuất chính – PX3 – TP HV2000 – chi tiết chi phí màng co, nhãn, tấm lót, thùng carton TK 1541 – Chi phí sản xuất chính – PX3 – TP HV400 – chi tiết chi phí màng co, nhãn, tấm lót, thùng carton Chứng từ sử dụng: Phiếu yêu cầu vật tư, PXK, Báo cáo sản xuất Hạch toán, ghi sổ kế toán: Căn cứ vào PXK nguyên vật liệu, kế toán thực hiện lệnh chuyển kho, từ kho nguyên vật liệu sang kho sản xuất, phần mềm hạch toán: Nợ TK 1521 – Nguyên vật, vật liệu chính - Kho sản xuất Có TK 1521 – Nguyên vật, vật liệu chính - Kho nguyên vật liệu Khi hạch toán tại thời điểm xuất kho, phần mềm kế toán chủ yếu ghi nhận về mặt số lượng còn giá trị thì ghi nhận theo giá xuất kho tạm tính (giá tạm tính được SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 35
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly phần mềm 1C tính theo phương pháp bình quân gia quyển sau mỗi lần nhập). Đồng thời, sau mỗi định khoản kế toán, phần mềm sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ Cái và các sổ chi tiết tài khoản. Cuối tháng, sau khi kế toán cập nhật các Báo cáo sản xuất và thực hiện đóng sổ cuối kỳ, phần mềm tự động ghi nhận bút toán tăng chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 1541 (chi tiết theo từng khoản mục phân xưởng – nhóm/loại SP – dạng chi phí, chi tiết các chi phí phát sinh) Có TK 1521 (chi tiết loại nguyên vật liệu - Kho sản xuất) (Kế toán cập nhật Báo cáo sản xuất của các phân xưởng theo các chỉ tiêu trong Báo cáo sản xuất của phần mềm 1C đồng thời đánh dấu vào ô “Ghi giảm nguyên vật liệu” để phần mềm ghi giảm NVL ở kho sản xuất và ghi tăng chi phí sản xuất sản phẩm) Kế toán thực hiện thao tác đóng sổ cuối kỳ, phần mềm sẽ tự động cập nhật tính toán lại giá trị của các định khoản liên quan. Ví dụ: 1) Căn cứ vào PXK số 0374 (Phụ lục 5) ngày 29/03/2015, xuất kho nguyên vật liệu cho PX1 để sản xuất 5.225 lít BTP CT4, kế toán thực hiện lệnh chuyển kho và phần mềm sẽ hạch toán: Nợ TK 1521 – I+G – Kho sản xuất : 1.350.250 Có TK 1521 – I+G – Kho nguyên vật liệu : 1.350.250 Nợ TK 1521 – Nước mắm nguồn 20N Hoà Hiệp – Kho sản xuất :12.800.000 Có TK 1521 – NMN 20N Hoà Hiệp – Kho nguyên vật liệu :12.800.000 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 36
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nợ TK 1521 – Nước mắm nguồn 15N – Kho sản xuất : 6.171.600 Có TK 1521 – NMN 15N – Kho nguyên vật liệu : 6.171.600 Nợ TK 1521 – Bột ngọt VEYU – Kho sản xuất : 1.819.950 Có TK 1521 – Bột ngọt VEYU – Kho nguyên vật liệu : 1.819.950 Nợ TK 1521 – Muối – Kho sản xuất : 1.751.500 Có TK 1521 – Muối – Kho nguyên vật liệu : 1.751.500 (Hạch toán tương tự cho các nguyên vật liệu được xuất kho còn lại. úc này phần mềm đang hạch toán giá trị xuất kho theo giá tạm tính.) Cuối tháng, kế toán thực hiện đóng sổ cuối kỳ để tính giá thành, phần mềm sẽ tự động tính lại giá trị xuất kho thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, tính tổng chi phí NV phát sinh trong tháng 3/2015 cho BTP CT4 tại PX1 và điều chỉnh giá trị các hạch toán liên quan. Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 – CP phụ gia : 4.050.750 Có TK 1521 – I+G – Kho sản xuất : 4.050.750 Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 – CP nước mắm nguồn :38.610.000 Có TK 1521 – NMN 20N Hoà Hiệp – Kho sản xuất :38.610.000 Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 – CP nước mắm nguồn :18.480.000 Có TK 1521 – NMN 15N – Kho sản xuất :18.480.000 Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 – CP phụ gia : 5.459.850 Có TK 1521 – Bột ngọt VEYU – Kho sản xuất : 5.459.850 Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 – CP phụ gia : 5.254.500 Có TK 1521 – Muối – Kho sản xuất : 5.254.500 (Hạch toán tương tự cho các nguyên vật liệu được xuất kho trong kỳ) 2) Căn cứ vào PXK số 0381 (Phụ lục 6) ngày 30/03/2015, xuất kho nguyên vật liệu cho PX2, PX3 để sản xuất tiếp tục sản xuất dòng sản phẩm CT4, kế toán thực hiện lệnh chuyển kho và phần mềm sẽ hạch toán: Nợ TK 1521 – Chai 2L – Kho sản xuất : 6.638.562 Có TK 1521 – Chai 2L – Kho nguyên vật liệu : 6.638.562 Nợ TK 1521 – Chai 400ML – Kho sản xuất : 441.375 Có TK 1521 – Chai 400ML – Kho nguyên vật liệu : 441.375 Nợ TK 1521 – Băng keo trong – Kho sản xuất : 44.004 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 37
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Có TK 1521 – Băng keo trong – Kho nguyên vật liệu : 44.004 Nợ TK 1521 – Màng co – Kho sản xuất : 1.490.680 Có TK 1521 – Màng co – Kho nguyên vật liệu : 1.490.680 Nợ TK 1521 – Tấm lót – Kho sản xuất : 415.000 Có TK 1521 – Tấm lót – Kho nguyên vật liệu : 415.000 (Hạch toán tương tự cho các nguyên vật liệu được xuất kho còn lại. úc này phần mềm đang hạch toán giá trị xuất kho theo giá tạm tính.) Quy trình hạch toán chi phí NV ở PX2 và PX3 cũng tương tự như tại PX1. Tổng hợp số liệu trên Sổ chi tiết tài khoản 1541 (Phụ lục 7) trong tháng 3/2015 có số liệu về chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho các mẻ mẻ nấu CT4 như sau: Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của từng phân xƣởng tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu PX1 PX2 PX3 Tổng chi phí NV 921.121.641 175.000.650 408.334.850 Chi phí NVL dòng 92.583.300 22.387.648 13.904.513 sản phẩm CT4 Trong đó, chi phí NV chi tiết cho 2 loại sản phẩm HV2000 và HV400 như sau: Bảng 2.3: Chi tiết chi phí nguyên vật liệu của dòng sản phẩm CT4 phát sinh tại từng phân xƣởng tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu CP NV tại PX1 CP NV tại PX2 CP NV tại PX3 Hưng Việt 2l 19.101.053 12.007.508 92.583.300 Hưng Việt 400ml 3.286.595 1.897.005 2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí tiền lương, tiền công Phương pháp tập hợp: Chi phí tiền lương, tiền công được tập hợp chung theo từng bộ phận (gồm 3 phân xưởng, 1 bộ phận quản lý và 1 bộ phận kỹ thuật) và được phân bổ cho từng dòng SP – từng loại SP theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu (gồm chi phí NVL phát sinh tại từng phân xưởng và chi phí BTP của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau) Nguyên tắc tập hợp: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 38
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Chi phí tiền lương, tiền công bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành, cụ thể: Tiền lương = ương CB tháng + ương công việc tháng + ương tăng ca Phụ cấp = Phụ cấp trách nhiệm + Tiền cơm + Điện thoại, năng suất + Độc hại + Chuyên cần Tiền thưởng: phát sinh khi sản xuất đạt được 100% chỉ tiêu đã đăng ký trước đó với BGĐ Các khoản trích theo lương gồm: Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ các khoản t ích theo lƣơng Các khoản trích theo Kinh phí CĐ BHXH BHYT BHTN Cộng lương (TK 3382) (TK 3383) (TK 3384) (TK 3389) (%) Tính vào chi phí (%) Công ty không 18 3 1 22 trích chi phí Trừ vào lương (%) Công đoàn 8 1,5 1 10,5 Cộng (%) - 26 4,5 2 32,5 Hằng ngày, Quản lý của từng bộ phận theo dõi tình hình lao động của công nhân viên tại bộ phận bằng việc thực hiện chấm công cho từng công nhân. Cuối mỗi tháng, các Quản lý gửi Bảng chấm công cho kế toán tính toán để lập Bảng tính lương nhà máy (Phụ lục 8). Bảng tính lương được lập thủ công trên Excel, sau khi lập xong kế toán đem trình Bảng tính lương cho cấp trên phê duyệt. Bảng tính lương đã được phê duyệt là căn cứ hạch toán chi phí tiền lương tiền công. Phần mềm sẽ tự động tập hợp và phân bổ chi phí tiền lương tiền công tại các phân xưởng cho từng nhóm/loại SP theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu đã được cài đặt sẵn khi kế toán thực hiện đóng sổ cuối kỳ và tính giá. Chi phí tiền lương, tiền công tại các phân xưởng được phân bổ cho từng loại SP theo công thức sau: CP NVL phát sinh trong kỳ Chi phí tiền lương của của TP/BTP A tại PX(1,2,3) CP tiền lương phát TP/BTP A tại = x sinh trong kỳ tại PX(1,2,3) CP NVL phát sinh trong PX(1,2,3) kỳ tại PX(1,2,3) (Tổng chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên vật liệu phát sinh tại từng phân xưởng và chi phí BTP giai đoạn trước chuyển sang, đối với PX2, PX3) SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 39
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Riêng Chi phí tiền lương của bộ phận Quản lý và Kỹ thuật sẽ được đưa vào nhóm chi phí PX3, cùng thực hiện việc phân bổ tương tự như chi phí lương NCTT PX3 để phân bổ chi phí cho từng loại SP. Tài khoản, chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân tiền công tiền lương, kế toán sử dụng tài khoản 1547 – Chi phí sản xuất chung (vì đây là những chi phí gián tiếp sẽ phải phân bổ cho nhiều loại sản phẩm). Tài khoản được theo dõi chi tiết theo từng bộ phận, gồm có: 1547 – Chi phí SXC – PX1 – CP NCTT PX1 (tương tự TK 622 – Chi phí NCTT) 1547 – Chi phí SXC – PX2 – CP NCTT PX2 (tương tự TK 622 – Chi phí NCTT) 1547 – Chi phí SXC – PX3 – CP NCTT PX3 (tương tự TK 622 – Chi phí NCTT) 1547 – Chi phí SXC – PX3 – CP ương Quản lý và Kỹ thuật (tương tự TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng) Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng tính lương nhà máy Hạch toán, ghi sổ kế toán Cuối tháng, căn cứ vào Bảng tính lương nhà máy, kế toán thực hiện thao tác định khoản tiền lương vào phần mềm, hạch toán: Nợ TK 1547 (chi tiết theo từng khoản mục) Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên Nợ TK 1547 (chi tiết theo từng khoản mục) Có TK 338 (BHXH, BHYT, BHTN) Sau đó, kế toán thực hiện thao tác đóng sổ cuối kỳ và tính giá để phần mềm tự động tính toán, phân bổ chi phí tiền lương tiền công cho từng nhóm/loại sản phẩm cũng như hạch toán và ghi các sổ Nhật ký chung, sổ Cái và các sổ chi tiết tài khoản 1547, 1541, 3341 và 338. Ví dụ: Tổng hợp chi phí tiền lương, tiền công tháng 3/2015 theo Bảng tính lương nhà máy trong tháng 3/2015 (Phụ lục 98), ta có các số liệu: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 40
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí tiền lƣơng tiền công nhà máy tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) Chi phí lương Chi phí các khoản Tổng chi phí tiền lương trích theo lương tiền công NCTT PX1 41.210.000 3.261.060 44.471.060 NCTT PX2 20.483.000 635.580 21.118.580 NCTT PX3 31.920.000 0 31.920.000 BP Quản lý 42.191.000 1.545.940 43.736.940 BP Kỹ thuật 64.017.000 3.334.100 67.351.100 Kế toán thực hiện định khoản tiền lương tương ứng trên phần mềm như sau: Nợ TK 1547 – PX1 – CP NCTT PX1 : 41.210.000 Có TK 3341 – Phải trả người lao động : 41.210.000 Nợ TK 1547 – PX2 – CP NCTT PX2 : 20.483.000 Có TK 3341 – Phải trả người lao động : 20.483.000 Nợ TK 1547 – PX3 – CP NCTT PX3 : 31.920.000 Có TK 3341 – Phải trả người lao động : 31.920.000 Nợ TK 1547 – PX3 – CP ương BP Quản lý + Kỹ thuật :106.208.000 Có TK 3341 – Phải trả người lao động :106.208.000 Nợ TK 1547 – PX1 – CP NCTT PX1 : 2.668.140 Có TK 3383 – Chi phí bảo hiểm : 2.668.140 Nợ TK 1547 – PX1 – CP NCTT PX1 : 444.690 Có TK 3384 – Chi phí bảo hiểm : 444.690 Nợ TK 1547 – PX1 – CP NCTT PX1 : 148.230 Có TK 3389 – Chi phí bảo hiểm : 148.230 (Hạch toán tương tự cho các nghiệp vụ trích các khoản bảo hiểm còn lại của PX2, PX3) SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 41
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sau khi đóng sổ cuối kỳ kế toán thực hiện thao tác tính giá, phần mềm tự động phân bổ chi phí tiền lương tiền công cho từng nhóm/loại sản phẩm. Cụ thể, chi phí tiền lương tiền công phân bổ cho BTP CT4 tại PX1 và BTP HV2000 tại PX2 trong tháng 3/2015 được tính như sau: 92.583.300 Chi phí tiền luơng của = x 44.471.060 = 4.469.852 (đồng) BTP CT4 921.121.641 19.101.053 + 95.147.689 Chi phí tiền luơng của = x 21.118.580 BTP HV2000 175.000.650 + 1.044.399.492 = 1.978.654 (đồng) (Trong đó: 19.101.053 đồng là chi phí NVL của BTP HV2000 phát sinh tại PX2, 95.147.689 đồng là chi phí BTP CT4 dùng để sản xuất BTP HV2000 ở PX1 chuyển sang; 175.000.650 đồng là tổng chi phí NVL của phát sinh tại PX2, 1.044.399.492 đồng là tổng chi phí BTP ở PX1 chuyển sang) Tương tự, phần mềm phân bổ chi phí tiền lương tiền công cho BTP HV400, thành phẩm HV2000 và HV400. Tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 1547 (Phụ lục 9) có số liệu như sau: Bảng 2.6: Chi tiết chi phí tiền lƣơng tiền công của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân xƣởng tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu CP T TC tại PX1 CP T TC tại PX2 CP T TC tại PX3 Hưng Việt 2l 1.978.654 11.173.157 4.469.852 Hưng Việt 400ml 227.103 1.326.402 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 42
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ được trích khấu hao trong kỳ tại nhà máy là máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm. Dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty được đầu tư từ năm 2006, năm 2013 có tiến hành sửa chữa lớn, , đến nay, nguyên giá của TSCĐ này là 1.869.678.720 đồng, thời gian sử dụng 7 năm và bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 3/2013. Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào nguyên giá, thời gian sử dụng của TSCĐ, ta tính được mức trích khấu hao tháng theo công thức: Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ = TSCĐ/tháng Số năm sử dụng x 12 Phương pháp tập hợp: Chi phí khấu hao tại nhà máy sẽ được phân bổ cho PX1 và PX2 theo tỷ lệ 7:3 (Công ty không phân bổ chi phí này cho PX3 do tại PX3 sử dụng lao động thủ công là chính.) và cũng được phân bổ cho từng nhóm SP – từng loại SP theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu tương tự như chi phí tiền lương tiền công. CP NVL phát sinh trong Chi phí KH TSCĐ kỳ của TP/BTP A tại PX(1,2) CP KH TSCĐ phát TP/BTP A tại PX(1,2) = x sinh trong kỳ tại CP NVL phát sinh trong PX(1,2) kỳ tại PX(1,2) Tài khoản, chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 1547 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản được theo dõi chi tiết theo từng bộ phận, gồm có: 1547 – Chi phí SXC – CP KH TSCĐ PX1 (tương tự TK 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công) 1547 – Chi phí SXC – CP KH TSCĐ PX2 (tương tự TK 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công) Chứng từ sử dụng: Bảng tính khấu hao TSCĐ Hạch toán, ghi sổ kế toán: Cuối tháng, khi thực hiện đóng sổ cuối kỳ, phần mềm kế toán sẽ tự động trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng nhóm/loại sản phẩm, hạch toán và ghi sổ theo bút toán: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 43
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nợ TK 1547 – Chi phí khấu hao TSCĐ (chi tiết theo từng phân xưởng – từng nhóm/loại sản phẩm) Có TK 21411 – Hao mòn TSCĐ hữu hình đang sử dụng Phần mềm sẽ tự động hạch toán và ghi vào các sổ Nhật ký chung, sổ Cái và các sổ chi tiết tài khoản có liên quan. Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng 3/2015 là 22.258.080 đồng trong đó chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí cho PX1 là 15.580.656 đồng, PX2 là 6.677.424 đồng (phân bổ theo tỷ lệ 7:3), phần mềm từ động hạch toán và ghi sổ các bút toán: Nợ TK 1547 – PX1 – CP KH TSCĐ PX1 : 15.580.656 Có TK 21411 – Hao mòn TSCĐHH đang sử dụng : 15.580.656 Nợ TK 1547 – PX2 – CP KH TSCĐ PX2 : 6.677.424 Có TK 21411 – Hao mòn TSCĐHH đang sử dụng : 6.677.424 Khi thực hiện thao tác tính giá, phần mềm tự động tính toán, phân bổ chi phí khấu hao cho từng nhóm/loại sản phẩm. Cụ thể, chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho BTP CT4 tại PX1 và BTP HV2000 tại PX2 trong tháng 3/2015 được tính như sau: 92.583.300 CP KH TSCĐ của = x 15.580.656 = 1.566.035 (đồng) BTP CT4 921.121.641 19.101.053 + 95.147.689 CP KH TSCĐ của = x 6.677.424 BTP HV2000 175.000.650 + 1.044.399.492 = 625.625 (đồng) Tính tương tự, ta được chi phí KH TSCĐ phân bổ cho BTP HV400 là 71.807 đồng. 2.2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí SXC khác Chi phí SXC khác thực chất là các chi phí sản xuất chung phát sinh tại nhà máy để sản xuất sản phẩm mà không phải dạng chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương tiền công hay chi phí khấu hao như: chi phí thuê xưởng, tiền điện chạy máy, chi phí phân bổ CCDC, các chi phí mua ngoài khác Phương pháp tập hợp: Chi phí khác được tập hợp chung theo từng bộ phận (3 phân xưởng, 1 bộ phận quản lý và 1 bộ phận kỹ thuật) và cũng được phân bổ cho từng nhóm SP – từng loại SP theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu tương tự như chi phí tiền lương tiền công. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 44
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Chi phí khác được phân bổ cho từng nhóm/loại SP theo công thức sau: CP NVL SPA phát sinh Chi phí khác của trong kỳ tại PX(1,2,3) Chi phí khác phát dòng/loại SPA tại = x sinh trong kỳ tại CP NVL phát sinh trong PX(1,2,3) PX(1,2,3) kỳ tại PX(1,2,3) Tài khoản, chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí SXC khác, kế toán cũng sử dụng tài khoản 1547 – Chi phí SXC tương tự chi phí tiền lương tiền công và cũng chi tiết theo từng bộ phận, gồm có: 1547 – Chi phí SXC – chi tiết PX1 (tương tự TK 627 – Chi phí SXC) 1547 – Chi phí SXC – chi tiết PX2 (tương tự TK 627 – Chi phí SXC) 1547 – Chi phí SXC – chi tiết PX3 (tương tự TK 627 – Chi phí SXC) 1547 – Chi phí SXC – Chi phí Quản lý và Kỹ thuật (tương tự TK 627 – Chi phí SXC) Tương tự, Chi phí Quản lý và Kỹ thuật sẽ được đưa vào nhóm chi phí PX3 như chi phí lương Quản lý và Kỹ thuật, thực hiện việc phân bổ giống như các chi phí SXC khác tại PX3 để phân bổ chi phí cho từng loại SP. Chứng từ sử dụng: các hóa đơn mua hàng, Phiếu chi, Phiếu kế toán và các chứng từ hợp pháp khác phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hạch toán chi tiết chi phí khác: các loại chi phí thường phát sinh Hạch toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ Chi phí CCDC bao gồm chi phí găng tay, khẩu trang, chi phi thay lõi lọc, dụng cụ sữa chữa, chi phí phát sinh đối với những CCDC này là những khoản chi phí cố định (xuất dùng chung trong tháng), thường có giá trị nhỏ nên kế toán sẽ phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ cho từng bộ phận. Hàng ngày, kế toán tiến hành hạch toán thủ công để đưa CCDC vào sử dụng cho từng phân xưởng. Nợ TK 1532 – CCDC đang sử dụng Có TK 1531 – CCDC trong kho Nợ TK 1547 (chi tiết theo từng phân xưởng) (tương tự TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất) Có TK 1532 – CCDC đang sử dụng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 45
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Cuối tháng, khi thực hiện đóng sổ cuối kỳ phần mềm kế toán sẽ tự động tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, phân bổ chi phí CCDC cho từng nhóm/loại sản phẩm và ghi các bút toán vào các sổ tổng hợp và chi tiết có liên quan. Ví dụ: Căn cứ vào PXK số 0331 (Phụ lục 10) ngày 15/03/2015, xuất kho CCDC cho PX1, kế toán hạch toán vào phần mềm: Nợ TK 1532 – Găng tay – CCDC đang sử dụng : 2.356.000 Có TK 1531 – Găng tay – CCDC trong kho : 2.356.000 Nợ TK 1532 – Găng tay – CCDC đang sử dụng : 1.550.000 Có TK 1531 – Găng tay – CCDC trong kho : 1.550.000 Nợ TK 1547 – PX1 – CP CDCD PX1 : 2.356.000 Có TK 1531 – Găng tay – Kho CCDC : 2.356.000 Nợ TK 1547 – PX1 – CP CDCD PX1 : 1.550.000 Có TK 1531 – KTYT – Kho CCDC : 1.550.000 Cuối tháng 3/2015, tình hình tập hợp và phân bổ chi phí CCDC với số liệu như sau: Chi phí CCDC tại PX1: 30.262.860 đồng Chi phí CCDC tại PX2: 9.078.858 đồng Chi phí CCDC tại PX3: 21.184.002 đồng Được phân bổ chi tiết cho dòng sản phẩm CT4 với 2 loại sản phẩm như sau: Bảng 2.7: Chi tiết chi phí CCDC của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân xƣởng tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu CP CDCD tại PX1 CP CCDC tại PX2 CP CCDC tại PX3 Hưng Việt 2l 850.622 1.655.097 3.041.765 Hưng Việt 400ml 97.631 196.482 Hạch toán tập hợp chi phí SXC khác Các khoản chi phí SXC khác phát sinh tại nhà máy như chi phí thuê xưởng, điện chạy máy, điện thoại, sữa chữa máy móc, và các chi phí phục vụ cho việc quản lý nhà máy. Các khoản chi phí này thường là các khoản chi phí mua ngoài hay chi bằng tiền. Mỗi khi có chi phí phát sinh, kế toán hạch toán vào phần mềm: Nợ TK 1547 (chi tiết theo từng bộ phận) (tương tự TK 6278 – Chi phí SXC khác) Có TK 1111, 1121, 331, 141 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 46
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Trong đó, chi phí điện năng và chi phí thuê nhà xưởng sẽ được phân bổ cho các phân xưởng theo một tỷ lệ nhất định do công ty quy định và cũng được phân bổ cho từng nhóm SP – từng loại SP theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu như các dạng chi phí khác trong chi phí SXC. Sau mỗi hạch toán, phần mềm kế toán sẽ tự động ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ liên quan. Ví dụ: Ngày 16/03/2015, tại PX1 phát sinh nghiệp vụ chi tiền hiệu chỉnh máy PH, số tiền là 1.470.000 đồng, kế toán sẽ thực hiện định khoản vào phần mềm bút toán: Nợ TK 1547– PX1– Chi phí SXC khác : 1.470.000 Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ : 147.000 Có TK 1111 : 1.617.000 Cuối tháng, tổng hợp số liệu, phân bổ chi phí SXC khác phát sinh trong tháng 3/2015 cho nhóm sản phẩm CT4 và cho 2 loại sản phẩm nước mắm HV2000 và HV400 có số liệu như sau: Bảng 2.8: Chi tiết chi phí SXC khác của dòng sản phẩm CT4 tại từng phân xƣởng tháng 3/2015 (ĐVT: đồng) BTP BTP Chỉ tiêu BTP CT4 TP HV2000 TP HV400 HV2000 HV400 CP Điện năng 752.356 490.920 56.346 175.446 20.828 CP thuê xưởng 1.767.896 823.979 94.573 687.111 81.569 CP mua ngoài, chi 792.935 756,684 86.849 946.490 112.361 bằng tiền khác CP QL + KT 0 0 0 1.730.804 205.469 Tổng CP SXC khác 3.313.187 2.071.583 237.769 3.539.851 420.227 2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Nguyên tắc tổng hợp: Chi phí sản xuất trong kỳ được tổng hợp căn cứ vào các Báo cáo sản xuất. Sau khi cập nhật các Báo cáo sản xuất vào phần mềm, kế toán thực hiện đóng sổ cuối kỳ và tính giá, phần mềm sẽ tự động tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 47
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Đối với chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu): tổng hợp chi tiết theo từng nhóm sản phẩm/ từng loại sản phẩm. Đối với chi phí gián tiếp (chi phí tiền lương tiền công, chi phí khấu hao, chi phí khác): được phân bổ cho từng dòng sản phẩm/ từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu. Khi thực hiện phân bổ chi phí gián tiếp phần mềm 1C sẽ hạch toán bút toán kết chuyển phần chi phí gián tiếp đã phân bổ cho từng loại TP/BTP sang chi phí trực tiếp của loại TP/BTP đó tức kết chuyển từ TK 1547 – Chi phí SXC sang TK 1541 – Chi phí sản xuất chính của từng TP/BTP (Phần mềm thực hiện bút toán trên do chi phí SXC khi chưa phân bổ là chi phí chung của nhiều nhóm/loại SP nên được xem là chi phí gián tiếp, nhưng khi chi phí SXC đã phân bổ riêng cho từng nhóm/loại SP thì sẽ trở thành chi phí trực tiếp của từng nhóm/loại SP đó nên phải chuyển thành chi phí trực tiếp): Nợ TK 1541 – CP sản xuất chính – Bộ phận – Nhóm/loại SP – Dạng CP Có TK 1547 – CP SXC – Bộ phận – Dạng CP Tài khoản sử dụng: TK 1541 – Chi phí sản xuất chính Ví dụ: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong tháng 3/2015 cho nhóm/loại sản phẩm theo công thức sản phẩm CT4 có số liệu như sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 48
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bảng 2.9: Chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho dòng sản phẩm CT4 tháng 3/2015 PX1 PX2 1541 NVL 92,583,300 NVL 19,101,053 NVL 3,286,595 1547 NCTT 4,469,852 NCTT 1,978,654 NCTT 227,103 CCDC 3,041,765 CCDC 850,622 CCDC 97,631 KH TSCĐ 1,566,035 KH TSCĐ 625,625 KH TSCĐ 71,807 Điện năng 752,356 Điện năng 490,920 Điện năng 56,346 Thuê xưởng 1,767,896 Thuê xưởng 823,979 Thuê xưởng 94,573 Mua ngoài 792,935 Mua ngoài 756,684 Mua ngoài 86,849 SXC khác 3,313,187 3,313,187 SXC khác 2,071,583 2,071,583 SXC khác 237,769 237,769 CP phát BTP CT4 (lít) 104,974,139 BTP 2000 (chai) 24,627,537 BTP 400 (chai) 3,920,904 sinh PX3 1541 NVL 12,007,508 NVL 1,897,005 1547 NCTT 2,493,896 NCTT 296,059 CCDC 1,655,097 CCDC 196,482 KH TSCĐ - KH TSCĐ - Điện năng 175,446 Điện năng 20,828 Thuê xưởng 687,111 Thuê xưởng 81,569 Mua ngoài 946,490 Mua ngoài 112,361 SXC khác 1,809,047 1,809,047 SXC khác 214,758 214,758 Lương QL + KT 8,679,261 Lương QL + KT 1,030,343 QL chung 1,730,804 QL chung 205,496 CP phát TP 2000 (chai) 28,375,612 TP 400 (chai) 3,840,116 sinh SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 49
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Sau khi kế toán thực hiện thao tác tính giá, phần mềm sẽ tự động hạch toán các bút toán kết chuyển chi phí, đưa phần chi phí SXC được phân bổ cho từng TP/BTP sang chi phí sản xuất chính của từng TP/BTP tương ứng như sau: Nợ TK 1541 – PX1 – BTP CT4 :12.390.839 Có TK 1547 – PX1 :12.390.839 Nợ TK 1541 – PX2 – BTP HV2000 : 5.526.484 Có TK 1547 – PX2 : 5.526.484 Nợ TK 1541 – PX2 – BTP HV400 : 634.309 Có TK 1547 – PX2 : 634.309 Nợ TK 1541 – PX3 – TP HV2000 :16.368.105 Có TK 1547 – PX3 :16.368.105 Nợ TK 1541 – PX3 – TP HV400 : 1.943.111 Có TK 1547 – PX3 : 1.943.111 2.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang trong sản xuất chủ yếu là bán thành phẩm nước mắm đã qua pha chế ở PX1 nhưng chưa qua các giai đoạn chiết rót, đóng chai, dán nhãn. Số lượng SPDD thường không lớn (dưới 300 lít/mẻ) phát sinh do quá trình chuyển từ giai đoạn nấu sang giai đoạn chiết rót không đủ 100%, các SPDD này vẫn được chứa trong các bể chứa của hệ thống sản xuất và sẽ được bổ sung xử lý vào các mẻ tiếp theo. Như vậy, với cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá bán thành phẩm hiện nay của công ty thì sẽ không có SPDD trong từng giai đoạn tính giá thành TP/BTP. Riêng đối với lượng nước mắm bán thành phẩm ở PX1 chưa chuyển sang giai đoạn chiết rót, công ty không chuyển phần giá trị (giá thành BTP) này vào kỳ sau – kỳ đem bổ sung xử lý mà phân bổ toàn bộ phần giá trị này (chi tiết theo công thức SP) cho khối lượng BTP thực xuất chiết rót (chi tiết theo dòng SP) trong kỳ. Nên khi đưa nước mắm BTP ở PX1 vào bổ sung xử lý ở kỳ sau thì chi phí của lượng BTP này sẽ bằng không. Ví dụ: Trong tháng 3/2015 có số liệu các báo cáo sản xuất cho dòng sản phẩm CT4 như sau: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 50
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bảng 2.10: Chi tiết tình hình sản xuất dòng sản phẩm CT4 tháng 3/2015 PX1 PX2 PX3 Chi tiêu Tổng khối Chuyển sang Tổng khối Chuyển Tổng khối lượng lượng SX PX2 lượng SX sang PX3 SP hoàn thành TP/BTP 14.423,52 (lít) 7.248 (chai) 7.248 (chai) 7.248 (chai) HV2000 16.045 (lít) TP/BTP 1.489,60 (lít) 3.724 (chai) 3.724 (chai) 3.724 (chai) HV400 Cụ thể, tình hình sản xuất tại PX1: Số lít BTP CT4 thực nấu trong tháng :15.795 (lít) Số lít nước mắm bổ sung xử lý : 250 (lít) Tổng số lít BTP CT4 sản xuất trong tháng :16.045 (lít) Số lít BTP CT4 xuất chiết rót : 15.913,12 (lít) Số lít BTP CT4 chưa chiết rót : 131,88 (lít) Theo đó, 250 lít nước mắm BTP của các mẻ nấu trước đưa vào bổ sung xử lý sẽ không tính giá trị của nó vào chi phí sản xuất CT4 trong tháng 3 (vì giá trị của 250 lít này đã được phân bổ cho khối lượng BTP đem chiết rót của các mẻ nấu trước). Như vậy, phần giá trị của 131,88 lít BTP CT4 trong tháng 3 sẽ được phân bổ cho 15.913,12 lít BTP CT4 đem chiết rót, lúc này kế toán phải thực hiện điều chỉnh thủ công giá trị BTP CT4 xuất cho PX2 sao cho phần giá trị này phân bổ hết cho 15.913,12 lít BTP CT4 đem chiết rót thay vì 16.045 lít BTP CT4 thực tế sản xuất ra. 2.2.3.3. Tính giá thành sản phẩm Đối tượng, kỳ tính giá Đối tượng: đối tượng tính giá thành là thành phẩm nước mắm chai được đóng theo thùng hoàn thành ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất và bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 51
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Đối tượng Đối tượng tính giá tính giá Đối tượng tính giá BTP HV_2L TP HV_2L Lệnh SX CT4 BTP CT4 BTP TP HV_400ML HV_400ML Quá trình SX Quá trình SX Quá trình SX tại PX1 tại PX2 tại PX3 Kỳ tính giá: theo tháng, cuối mỗi tháng tiến hành tính giá một lần. Phương pháp tính giá thành Căn cứ vào đối tượng tính giá cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nhu cầu quản lý, công ty Hưng Việt thực hiện tính giá theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Quy trình tổng hợp chi phí và tính giá thành: xem Phụ lục 11 Tính giá thành BTP, TP Cuối mỗi tháng, sau khi đã tập hợp tất cả chi phí sản xuất sản phẩm, số liệu TP, BTP hoàn thành trong kỳ, kế toán thực hiện tính giá một lần cho toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ bằng việc thực hiện lệnh tính giá thành trên phần mềm 1C. Để hạch toán giá thành BTP, TP kế toán sử dụng: TK 1549 – Bán thành phẩm (chi tiết theo từng loại) TK 155 – Thành phẩm (chi tiết theo từng loại) Ví dụ: Quy trình tính giá thành cho dòng sản phẩm theo công thức sản phẩm CT4 tháng 3/2015 dựa trên các báo cáo sản xuất trong tháng (Bảng 3.9) được thực hiện như sau: 1) Tính giá BTP CT4 tại PX1: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí SXC đã phân bổ BTP CT4 = + của BTP CT4 tại PX1 cho BTP CT4 tại PX1 = 92.583.300 + 12.390.839 = 104.974.139 (đồng) Phần mềm hạch toán bút toán kết chuyển tài khoản chi phí sản xuất chính BTP CT4 sang tài khoản bán thành phẩm CT4: Nợ TK 1549 – BTP CT4 : 104.974.139 Có TK 1541 – PX1 – BTP CT4 : 104.974.139 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 52
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Trong kỳ sản xuất được 16.045 lít BTP CT4 suy ra giá thành đơn vị của BTP CT4 trong tháng 3/2015 là: ĐV BTP CT4 = 104.974.139 / 16.045 = 6.542,48 (đồng) 2) Tính giá BTP HV2000 và HV400 tại PX2: Chi phí BTP CT4 Chi phí NVL của Chi phí SXC đã BTP HV2000 = s ử dụng sản xuất + BTP HV2000 tại + phân bổ cho BTP BTP HV2000 PX2 HV2000 tại PX2 = 95.147.689 + 19,101,053 + 5.526.484 = 119.775.227 (đồng) Chi phí BTP CT4 Chi phí NVL của Chi phí SXC đã BTP HV400 = s ử dụng sản xuất + BTP HV400 tại + phân bổ cho BTP BTP HV400 PX2 HV400 tại PX2 = 9.826.450 + 3.286.595 + 634.309 = 13.747.354 (đồng) Trong đó chi phí BTP CT4 sử dụng sản xuất BTP HV2000 được tính như sau: Số lít BTP PX1 sử dụng sản Chi phí BTP PX1 sử x Giá thành xuất từng loại BTP ở PX2 BTP PX1 dụng sản xuất từng = loại BTP ở PX2 Số lít BTP PX1 sử dụng sản xuất BTP ở PX2 CP BTP CT4 để sản xuất BTP HV2000 = 14.423,52 x 104.974.139/ 15.913,12 = 95.147.689 (đồng) CP BTP CT4 để sản xuất BTP HV400 = 1.489,60 x 104.974.139/ 15.913,12 = 9.826.450 (đồng) Khi thực hiện lệnh tính giá, phần mềm tự động hạch toán bút toán đưa giá trị BTP CT4 ở PX1 vào chi phí sản xuất chính cho từng BTP HV2000 và HV400 ở PX2: Nợ TK 1541 – PX2 – CP BTP CT4 : 95.147.689 Có TK 1549 – BTP CT4 : 95.147.689 Nợ TK 1541 – PX2 – CP BTP CT4 : 9.826.450 Có TK 1549 – BTP CT4 : 9.826.450 Sau đó, phần mềm kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chính BTP HV2000 và HV400 sang tài khoản bán thành phẩm HV2000, HV400 tương ứng: Nợ TK 1549 – BTP HV2000 : 119.775.227 Có TK 1541 – PX2 – BTP HV2000 : 119.775.227 Nợ TK 1549 – BTP HV400 : 13.747.354 Có TK 1541 – PX2 – BTP HV400 : 13.747.354 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm 53