Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn

pdf 98 trang thiennha21 23/04/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Ngành :Kế toán Chuyên ngành :Kế toán – Kiểm toán Giảng viên hướng dẫn : THS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY Sinh viên thực hiện : TRẦN MINH THÚY HẰNG MSSV:0854030068 Lớp: 08DKT2 TP.Hồ Chí Minh, 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.Những kết quả và các số liệu trong Luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Garmex Sài Gòn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2012 Tác giả
  3. LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tại Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM, được sự dạy bảo tận tâm của các thầy cô, em đã phần nào nắm được những kiến thức mới mẻ, bổ ích về ngành Kế toán. Đầu tiên em xin gời lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM, Thầy Cô Khoa Kế toán-Kiểm toán, đặc biệt là cô THS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô, chú, anh chị nhân viên tại Công ty Garmex Sài Gòn, đặc biệt là chị NGUYỄN MINH HẰNG – Kế toán trưởng, chị TRẦN THỊ MỸ HẠNH đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Qua đó, em tích lũy được kinh nghiệm và hòa nhập với môi trường làm việc của Công ty.Điều đó đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM và Quý Công ty lời chúc sức khỏe, thành công trong công tác và đạt được những bước tiến mới trong công việc cũng như trong cuộc sống. TP.HCM, Ngày 20 Tháng 7 Năm 2012 SVTT TRẦN MINH THÚY HẰNG
  4. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng sử dụng viii Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ix Lời mở đầu 1 Chương1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.1.Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 1.1.1.Chi phí sản xuất 4 1.1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất 4 1.1.1.2.Phân loại chi phí 5 a. Phân loại CPSX theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. 5 b. Phân loại CPSX theo chức năng hoạt động 5 c. Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí 6 d. Phân loại chi phí theo PP tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí 6 e. Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động 6 1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 7 1.1.2.Giá thành sản phẩm 7 1.1.2.1.Khái niệm về giá thành sản phẩm 7 1.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 8 a. Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu 8 b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí 8 1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1.2.Hạch toán chi phí sản xuất 10 1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10 1.2.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 10 1.2.1.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10 i
  5. 1.2.2.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 11 1.2.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 a. Nguyên tắc hạch toán 11 b. Chứng từ sử dụng 11 c.Tài khoản sử dụng 11 d.Sơ đồ hạch toán 12 1.2.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12 a. Nguyên tắc hạch toán 12 b. Chứng từ sử dụng 13 c.Tài khoản sử dụng 13 d.Sơ đồ hạch toán 13 1.2.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung 14 a. Nguyên tắc hạch toán 14 b. Chứng từ sử dụng 15 c.Tài khoản sử dụng 15 d.Sơ đồ hạch toán 15 1.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 16 a. Nguyên tắc hạch toán 16 b. Sơ đồ hạch toán 16 1.2.4.Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 17 1.2.4.1.Khái niệm sản phẩm dở dang 17 1.2.4.2.Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 18 a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 18 b.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 18 c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 19 1.3.Tính giá thành sản xuất sản phẩm 20 1.3.1.Đối tượng tính giá thành sản xuất 20 1.3.2.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 20 1.3.3.Phương pháp tính giá thành sản xuất 21 ii
  6. 1.3.3.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn 21 1.3.3.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số 22 1.3.3.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 23 1.3.3.4.Phương pháp tính giá thành phân bước 23 a. PP tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 24 b. PP tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm 25 1.3.3.5. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ 26 1.3.3.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 27 1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 27 1.3.4.1.Theo phương pháp kê khai thường xuyên 27 1.3.4.2.Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 1.3.5.Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất 29 1.3.5.1.Thiệt hại về sản phẩm hỏng 29 1.3.5.2.Thiệt hại về ngừng sản xuất 30 .1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 31 1.4.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán 31 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 33 1.4.3.1. Kế toán chi phí sản xuất 33 a. Xử lý nghiệp vụ 33 b.Nhập dữ liệu 33 c. Xử lý, in sổ sách, báo cáo 33 1.4.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ 33 1.4.3.3. Kế toán giá thành sản phẩm 34 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KÊ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GARMEX SÀI GÒN 2.1.Khái quát chung về công ty Garmex Sài Gòn 35 iii
  7. 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 35 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất của công ty 37 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành 37 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý và các phòng ban 38 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 42 2.1.3.1.Một số chính sách kế toán của Công ty 42 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 43 a.Cơ cấu tổ chức 43 b.Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán 45 2.1.3.3. Hình thức tổ chức sổ sách kế toán 47 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Garmex Sài Gòn 49 2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 49 2.2.1.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty 49 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 49 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 50 2.2.1.4. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 50 2.2.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất 50 2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,công cụ,dụng cụ 51 a.Nguyên tắc hạch toán 51 b.Chứng từ sử dụng 54 c.Tài khoản sử dụng 54 d.Trình tự ghi sổ 55 e.Sơ đồ hạch toán 56 f.Nghiệp vụ thực tế minh họa 56 2.2.2.2. Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp 60 a.Nguyên tắc hạch toán 60 b.Chứng từ sử dụng 66 c.Tài khoản sử dụng 66 d.Trình tự ghi sổ 66 e.Sơ đồ hạch toán 66 iv
  8. f.Nghiệp vụ thực tế minh họa 67 2.2.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung 68 a.Nguyên tắc hạch toán 68 b.Chứng từ sử dụng 69 c.Tài khoản sử dụng 69 d.Trình tự ghi sổ 69 e.Sơ đồ hạch toán 69 f.Nghiệp vụ thực tế minh họa 69 2.2.3. Kế toán sản phẩm dở dang của Công ty 72 2.2.4. Tính giá thành sản phẩm 73 2.2.4.1.Tổng hợp chi phí sản xuất 73 2.2.4.2. Tính giá thành sản phẩm 73 Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GARMEX SÀI GÒN 3.1. Nhận xét đánh giá chung 76 3.1.1.Về mặc tích cực 76 3.1.2.Về mặc hạn chế 78 3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Garmex Sài Gòn 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí. 80 3.2.2.Xây dựng Tài khoản 153.2 “Bao bì luân chuyển” 80 3.2.3. Xây dựng tài khoản chi tiết 621, 622 để phù hợp với QĐ 15 /2006. 80 3.2.4. Tổ chức hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất . 81 3.2.5. Theo dõi các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 82 3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định. 83 3.2.7. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý. 83 v
  9. 3.2.8. Về bộ máy quản lý của Công ty 84 3.2.9. Về bộ máy kế toán của Công ty 84 Kết luận. 85 Tài liệu tham khảo. 86 Phụ lục 01(Phụ lục các Sổ Cái) Phụ lục 02 (Phụ lục các Bảng biểu, Hóa đơn) vi
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: FOB : Phương thức xuất khẩu theo kiểu nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Lean :Phương pháp giá trị sản xuất theo hướng tinh gọn, mục tiêu là giảm đến mức tối thiểu hàng tồn kho và tỷ lệ lỗi. CPNVLTT :Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp. CPSXC : Chi phí sản xuất chung. CP SXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh. SPDD : Sản phẩm dở dang. CP DDĐK :Chi phí dở dang đầu kỳ. CP DDCK : Chi phí dở dang cuối kỳ. CP TTPS : Chi phí trực tiếp phát sinh. TSCĐ :Tài sản cố định. SXKD :Sản xuất kinh doanh. BHXH :Bảo hiểm xã hội. BHYT :Bảo hiểm y tế. BHTN :Bảo hiểm thất nghiệp. KPCĐ : Kinh phí công đoàn. 155.2J :Thành phẩm hàng Jacket. 155.2QS :Thành phẩm hàng Quần Short. 155.2P :Thành phẩm hàng Polo. 155.2S :Thành phẩm hàng Sơ mi. 155.2PĐ :Thành phẩm hàng Pants ĐK. 155.2K :Thành phẩm các mặt hàng khác. vii
  11. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.6: Bảng cân đối định mức nguyên vật liệu đơn hàng Áo Jacket 53 Bảng 2.10: Bảng đơn giá tiền lương cho từng công đoạn đơn hàng Áo Jacket 63 Bảng 2.11: Bảng đơn giá tiền lương cho các bộ phận khác 65 Bảng 2.13: Bảng phân bổ tiền lương cho từng sản phẩm Xí nghiệp An Nhơn tháng 12/2011 68 Bảng 2.15:Bảng tính giá thành tại Xí nghiệp An Nhơn tháng 12/2011 75 viii
  12. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH SỬ DỤNG Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. 14 Sơ đồ 1.3: Sơ dồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân sản xuất chung .15 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất. 17 Sơ đồ 1.5: Quy trình tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm 25 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tính giá thành thành phẩm 26 Sơ đồ 1.7:Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất 28 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được 29 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được 30 Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch 30 Sơ đồ 1.12: Quy trình xử lý kế toán máy 32 Sơ đồ 2.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty. 38 Sơ đồ 2.2:Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm tại Công ty. 41 Sơ đồ2.3:Sơ đồ bộ máy kế toán. 44 Sơ đồ 2.4:Sơ đồ hình thức nhật ký chung. 48 Sơ đồ 2.5.Sơ đồ quy trình kế toán tập hợp chi phí tại Công ty 51 Sơ đồ 2.7:Sơ đồ trình tự ghi sổ nguyên vật liệu 56 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tại Công ty. 56 Sơ đồ 2.9:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 12/2011 59 Sơ đồ 2.12:Sơ đồ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty. 66 Sơ đồ 2.14:Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất chung tại Công ty. 69 Sơ đồ 3.1:Sơ đồ trình tự hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 82 ix
  13. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách của Nhà nước, không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó, việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, mật thiết với nhau. Thông qua chỉ tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 1 MSSV:0854030068
  14. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Công ty Cổ phần sản xuất May Sài Gòn là một đơn vị sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng dệt may. Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như ngày nay, một mặt Công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đã chú trọng đến công tác quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày một phát triển. Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi để nghiên cứu, nắm vững cách thức thực hành kế toán trong thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu: Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tính ứng dụng cao như: Luận văn kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty thương mại và du lich Hồng Trà, Luận văn kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty May Thăng Long. 3. Mục đích nghiên cứu: Khi chọn đề tài này, em muốn tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của riêng Công ty Cổ Phần SX - TM May Sài Gòn. Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty có những mặc tích cực song cũng có nhiều hạn chế nên em muốn đóng góp một số ý kiến để có thể hoàn thiện công tác kế toán cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu, em sẽ ứng dụng vào thực tế trong Công ty cổ phần SX-TM Sài Gòn, nghiên cứu về cách tập hợp và phân bổ chi phí để tính giá thành sản phẩm. Xem Công ty có áp dụng đúng Chuẩn mực kế toán hiện hành và theo Quy định 15/2006 hay không. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 2 MSSV:0854030068
  15. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5. Phương pháp ngiên cứu: *Phương pháp thu thập số liệu. - Số liệu sơ cấp: +Phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các khu của dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng thể về quy trình sản xuất. - Số liệu thứ cấp: + Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất chính và phòng kế toán căn cứ trên các Sổ Chi Tiết chi phí sản xuất kinh doanh. + Tham khảo những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Tìm hiểu tính đặc thù của ngành. *Phương pháp xử lý số liệu. +Phương pháp so sánh đối chiếu, tổng hợp số liệu. 6. Các kết quả đạt được của đề tài: 7. Kết cấu của đề tài: Gồm có 3 chương Chương 1: Lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Garmex Sài Gòn. Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Garmex Sài Gòn. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 3 MSSV:0854030068
  16. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.1.Lý luận về chi phí sản xuất: 1.1.1.Chi phí sản xuất 1.1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất: Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc, lao vụ nhất định. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động SXKD mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ hạch toán. Mặt khác, khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ: - Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong 1 khoảng thời gian xác định. - Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau. Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn. Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định. Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 4 MSSV:0854030068
  17. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.1.2.Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phần cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. a. Phân loại CPSX theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Toàn bộ CPSX được chia ra các yếu tố chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. - Chi phí tiền lương: Bao gồm các khoản phải trả cho công nhân viên như tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ các khoản trích khấu hao của những TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sữa chữa - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi khác bằng tiền mặt. Cách phân loại này có tác dụng cho biết doanh nghiệp đã chỉ ra những yếu tố chi phí nào, kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX. Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp được để lập báo cáo CPSX theo yếu tố. b. Phân loại CPSX theo chức năng hoạt động: Toàn bộ CP SXKD được chia làm 2 loại: CPSX và CP ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong 1 kỳ, biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. + Chi phí máy thi công (đối với ngành xây dựng). SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 5 MSSV:0854030068
  18. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chi phí ngoài sản xuất: Gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX theo định mức, nó cung cấp số liệu để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Nó dùng để phân tích tình hình thực hiện giá thành và là tài liệu tham khảo để lập CPSX định mức và lập giá thành cho kỳ sau. c. Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí - Biến phí: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của doanh nghiệp. - Định phí: Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi hoạt động của đơn vị. - Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả biến phí và định phí. Cách phân loại này có tác dụng cho các nhà quản lý thấy được những chi phí nào thay đổi, những chi phí nào cố định khi hoạt động thay đổi. Từ đó, có những phương án điều chỉnh thích hợp để tăng hoặc giảm giá thành. d. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc SXKD một loại sản phẩm, một hoạt động kinh doanh nhất định. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Đối với những chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chung, sau đó tính toán, phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. e. Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động: Có 3 loại: - CP hoạt động SXKD: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc SX và bán sản phẩm đó. - CP hoạt động đầu tư tài chính: Là chi phí liên quan đến việc dùng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 6 MSSV:0854030068
  19. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - CP của hoạt động khác: Là chi phí của các nghiệp vụ không xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp như: giá trị còn lại của TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, chi phí bồi thường bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế thị trường. Để tồn tại cùng nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi quy luật cạnh tranh luôn luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt. Bởi vậy, một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất muốn đứng vững trên thị trường thì sản phẩm của họ sản xuất ra phải đạt hai yêu cầu chiến lược là chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý. Để làm được điều này bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp luôn luôn cần những thông tin chính xác, đầy đủ, đáp ứng kịp thời thực tế quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi xuất xưởng tiêu thụ. Từ đó đưa ra những biện pháp, chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa CPSX. Vì vậy tổ chức tốt công tác quản lý CPSX trong quá trinh hoạt động SXKD có ý nghĩa rất lớn không chỉ với doanh nghiệp sản xuất mà đối với cả nhà nước và các tổ chức liên quan.Cụ thể: Với doanh nghiệp: Sẽ cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất mà vẫn tiết kiệm được CPSX. Với nhà nước: Giúp nhà nước nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan sự phát triển của nền kinh tế đất nước từ đó đưa ra những đường lối, chính sách đúng đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. 1.1.2.Giá thành sản phẩm: 1.1.2.1.Khái niệm về giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc là công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong đó phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 7 MSSV:0854030068
  20. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm: a. Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu: Giá thành kế hoạch: Được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành định mức: Thường căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành để tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung(CPSXC) tính trên sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó. Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng. 1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Giống nhau: Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng giống nhau về chất, cùng là loại chi phí sản xuất sản phẩm và được biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa. Khác nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 8 MSSV:0854030068
  21. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là chi phí phát sinh cho tất cả sản phẩm sản xuất ra trong một thời điểm nhất định, không phân biệt công việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Giá thành sản phẩm là khoản chi phí sản xuất gắn liền với một số lượng sản phẩm hay một công việc, dịch vụ cụ thể. Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất chi ra ở kỳ này, nhưng không nằm trong giá thành sản phẩm ở kỳ này như chi phí chờ phân bổ, chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, hoặc có những khoản chi phí đã chi ở kỳ trước nhưng tính vào giá thành sản phẩm kỳ này như chi phí dở dang đầu kỳ, hoặc chi phí không chi ra trong kỳ này nhưng được tính vào giá thành sản phẩm kỳ này như chi phí trích trước. 1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kế hoạch hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan. - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp, khoa học. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận- xử lý- hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 9 MSSV:0854030068
  22. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.2.Hạch toán chi phí sản xuất: 1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: 1.2.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi và giới hạn để tập hợp CPSX theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Xác định đối tượng kế toán CPSX là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán CPSX. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối tượng chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng ) Như vậy, xác định đối tượng CPSX một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán CPSX, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết CPSX kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất. 1.2.1.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Việc tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Ta có thể khái quát chung việc tập hợp CPSX qua các bước sau: + Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan. + Bước 2: Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã xác định. + Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 10 MSSV:0854030068
  23. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Bước 4: Tính gía thành sản phẩm của thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuỳ theo từng phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.2.2.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: 1.2.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a. Nguyên tắc hạch toán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan. Kế toán sử dụng TK 621- CPNVLTT để theo dõi CPNVL dùng sản xuất sản phẩm. Tùy theo yêu cầu quản lý, theo dõi và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán có thể sử dụng TK cấp 2, 3 của TK 621. CPNVLTT vượt mức không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPNVLTT vào TK 154. Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được chính xác thì chi phí NVLTT còn phải chú ý trừ giá trị NVL đã lĩnh dùng nhưng chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có): Giá trị CPNVL Giá trị NVL Giá trị NVL phế thực tế = xuất dùng để - chưa sử dụng - liệu trong kỳ SXSP cuối kỳ thu hồi b.Chứng từ sử dụng: Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, hóa đơn (GTGT), hóa đơn bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ NVL. c.Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung kết cấu TK621: SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 11 MSSV:0854030068
  24. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm + Bên có : - Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho - Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm + Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư. d.Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp TK 152 TK621 TK152 Nvl xuất dùng trực tiếp để sản NVL không dùng hết trả lại nhập kho xuất TK 111, 112, 331 TK154 Giá trị NVL mua Kết chuyển CPNVLTT để ngoài dùng trực tiếp sx dùng tính giá thành SP TK1331 Thuế VAT được khấu trừ của VL mua ngoài 1.2.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: a. Nguyên tắc hạch toán: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 12 MSSV:0854030068
  25. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán sử dụng TK 622- CPNCTT để phản ánh chi phí nhân công của người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tùy theo yêu cầu quản lý, theo dõi và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán có thể sử dụng TK cấp 2, 3 của TK 622. CPNCTT vượt mức không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Đối với các khoản chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thì tính theo tỷ lệ quy định. Kể từ ngày 01/01/2012 các khoản trích theo lương được tính vào CPSX theo quy định là BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ như sau: Khoản Doanh Người lao Tổng mục nghiệp(%) động(%) cộng(%) BHXH 17 7 24 BHYT 3 1.5 4.5 BHTN 1 1 2 KPCĐ 2 0 2 Tổng cộng(%) 23 9.5 32.5 Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPNVTT vào TK 154. b.Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH c.Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung kết cấu TK622: + Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm + Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Số dư : TK622 cuối kỳ không có số dư d.Sơ đồ hạch toán: SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 13 MSSV:0854030068
  26. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK622 TK154 Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp TK 338 Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí K/chuyển CP nhân công TT để tính giá thành sản phẩm TK 335 Trích trước tiền lương của công nhân sx vào chi phí 1.2.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung: a. Nguyên tắc hạch toán: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Kế toán sử dụng TK 627- CPSXC để theo dõi chi phí sản xuất chung. Tùy theo yêu cầu quản lý, theo dõi và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán có thể sử dụng TK cấp 3,4 của TK 627. Trường hợp có nhiều loại sản phẩm mà CPSXC của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì CPSXC được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPSXC vào TK 154. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 14 MSSV:0854030068
  27. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP b.Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan khác c.Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung. * Nội dung kết cấu TK 627: - Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người ta thường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất và phân bổ theo tiền lương trực tiếp của công nhân sản xuất sản phẩm. d.Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Chung TK 338, 334 TK 627 TK 111, 112, 152 Các khoản giảm CPSX Tập hợp cp nhân viên px TK 152 TK 154 Tập hợp CPNVL K/C CPSX TK 153 Tập hợp CP CCDC TK 214 Tập hợp CP khấu hao TK 331,111, 112 Tập hợp CP dịch vụ mua ngoài,CP khác SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 15 MSSV:0854030068
  28. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: a. Nguyên tắc hạch toán: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Kế toán vẫn sử dụng các TK621, 622, 627 để tập hợp chi phí và TK 154 nhưng TK 154 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Bên nợ TK 631 tập hợp các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ chuyển sang. Cuối kỳ sau khi đã kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ thì kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ từ TK 631 sang TK 154. Và trên cơ sở số dư đầu kỳ cộng chi phí tập hợp được trong kỳ trừ giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ thì sẽ tính được giá thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho. * Nội dung kết cấu TK 631: - Bên nợ: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, các chi phí phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) - Bên có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ + Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập TK 631 cuối kỳ không có số dư. b. Sơ đồ hạch toán: SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 16 MSSV:0854030068
  29. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 154 K/chuyển giá trị sp dở K/chuyển giá trị sp dang đầu kỳ làm dở kiểm kê cuối kỳ TK 632 TK 621 K/chuyển CPNVTT TK622 Giá thành thực tế sp đã K/chuyển CPNCTT hoàn thành nhập kho TK 627 K/ chuyển CPSX chung 1.2.4.Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 1.2.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang: Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành 1 vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mời hoàn thành). Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm làm dở. Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo 1 trong các phương pháp sau: SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 17 MSSV:0854030068
  30. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.2.Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Áp dụng đối với trường hợp CPNVL chiếm tỷ trọng cao (từ 80% trở lên) trong tổng giá thành sản phẩm, NVL được bỏ ngay từ đầu quá trình SX và SP đang chế tạo giữa các kỳ ổn định. Theo phương pháp này thì trị giá SPDDCK được tính theo trị giá NVLTT, còn CPNCTT và CPSXC được tính hết vào trị giá sản phẩm hoàn thành trong kỳ. CPSXKD dở dang CPNVLTT(chính) Số + lượng Trị giá đầu kỳ phát sinh = x SP dở SPDDCK dang Số lượng SP hoàn Số lượng SP làm dở + cuối kỳ thành trong kỳ cuối kỳ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác. b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, áp dụng cho các đơn vị có tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất không chênh lệch nhiều trong tổng giá thành và NVL bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất. Do vậy chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ đều cho các sản phẩm đã và đang sản xuất không phân biệt là đã hoàn thành hay còn dở dang. Còn đối với các chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì được bỏ dần vào sản xuất theo mức độ hoàn thành tương đương hoặc theo chi phí tiêu hao thực tế. Trình tự tiến hành như sau: Bước 1: Quy đổi số lượng SP dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Số lượng SPDD quy Số lượng sản phẩm dở Tỷ lệ hoàn thành của = * đổi dang SPDD Bước 2: Xác định CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC của SPDDCK theo công thức: SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 18 MSSV:0854030068
  31. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính như sau: CPNVLTT DDĐK + CPNVLTT PS Số lượng CPNVLTT SP dở = Số lượng SP hoàn Số lượng SP làm x DDCK + dang cuối thành trong kỳ dở cuối kỳ kỳ Chi phí nhân công trực tiếp được tính như sau: CPNC phát sinh CPNCTT đầu kỳ + Số lượng CPNCTT của Trong kỳ = x SPDD quy SPDD Số lượng SP hoàn Số lượng SPDD + đổi thành trong kỳ quy đổi Chi phí sản xuất chung được tính như sau: CPSXC phát sinh Số CPSXC đầu kỳ + CPSXC của Trong kỳ lượng = x SPDD Số lượng SP hoàn Số lượng SPDD SPDD + thành trong kỳ quy đổi quy đổi Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: TrƯuị giá điể SPDDCK=CPm: Phương pháp NVLTT này tính của toán SPDD đư ợ+CPc chính NCTT xác c vàủa khoaSPDD+CP học hơn SXC phương của pháp trên. SPDD Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan. c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Đối với doanh nghiệp sản xuất SP tính giá thành định mức cho từng công đoạn SX, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính trị giá SPDD và cuối kỳ. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng SPDD, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra SPDD cuối kỳ. Trị giá SPDD cuối kỳ=CPSX định mức cho 1 đơn vị SP *Số lượngSPDD(hoặc số lượng SPDD quy đổi theo tỷ lệ hoàn thành) SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 19 MSSV:0854030068
  32. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác. 1.3.Tính giá thành sản xuất sản phẩm: 1.3.1.Đối tượng tính giá thành sản xuất: Trong doanh nghiệp đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được từ những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng phải căn cứ đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất sản phẩm, yêu cầu hạch toán kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, tuỳ đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. - Từng sản phẩm, chi tiết, bộ phận sản xuất. - Từng công trình, hạng mục công trình. Thông thường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối luợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ tính. Giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó hoàn thành như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo. 1.3.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 20 MSSV:0854030068
  33. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc 1 đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở 1 doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó. Trên thực tế, khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế, các bộ phận, một chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không cần phải cân nhắc đến các mặt như: chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có phải là hàng hoá hay không để xác định cho phù hợp. 1.3.3.Phương pháp tính giá thành sản xuất : 1.3.3.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất có loại hình sản xuất giản đơn, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất ra nhiều sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Do đó đối tượng tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành thường vào cuối tháng. Trong trường hợp không cần phải đánh giá sản phẩm làm dở vì không có hoặc nếu có thì rất ít, rất ổn định do đó thường thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và: Tổng giá thành Giá thành đơn vị = Số lượng SP hoàn thành Còn nếu cần phải đánh giá sản phẩm làm dở thì DN sẽ vận dụng phương pháp thích hợp và tổng giá thành sẽ là: Tổng giá thành sản = Giá trị sp làm dở + CPSX trong - Giá trị sp làm dở phẩm đầu kỳ kỳ cuối kỳ Và: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị = Khối lượng sp hoàn thành Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao. Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 21 MSSV:0854030068
  34. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.3.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên sản phẩm, và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Đối với loại hình sản xuất này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó đã sản xuất hoàn thành. Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó lấy loại có hệ số là 1 là sản phẩm tiêu chuẩn.Trình tự tính toán các bước như sau: Bước 1: Quy đổi số lượng SP hoàn thành và SPDD của tất cả các loại SP ra thành 1 loại SP tiêu chuẩn theo 1 hệ số cho sẵn. Tổng số lượng SP quy = Tổng số lượng SX thực tế x Hệ số quy đổi từng đổi từng SP SP Tổng số lượng SPDD quy = Số lượng SPDD của x Hệ số quy đổi từng đổi SP SP Bước 2: Xác định CPSX của SPDDCK theo phương pháp đánh giá SPDD. Bước 3: Xác định tổng giá thành của SP quy đổi. Tổng giá thành sản = Giá trị sp làm dở + CPSX trong - Giá trị sp làm dở phẩm đầu kỳ kỳ cuối kỳ Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của SP quy đổi. Tổng giá thành sản phẩm Giá thành 1 SP quy đổi = Tổng số lượng SP quy đổi Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng SP. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 22 MSSV:0854030068
  35. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng giá thành Số lượng SPSX thực Hệ số của Giá thành của 1 = x x thực tế từng SP tế của SP đó SP đó SP quy đổi Bước 6: Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng SP. Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế 1 SP = Số lượng thực tế của SP hoàn thành 1.3.3.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách kích cỡ, chủng loại khác nhau như doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau, các công ty dệt kim, công ty may mặc, đóng giày Với phương pháp tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách . Trình tự tính giá thành như sau: Xác định tiêu chuẩn phân bổ = sản lượng thực tế x giá đơn vị kế hoạch Tổng CP thực tế của nhóm SP Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục = Tổng tiêu chuẩn phân bổ - Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách. Tổng giá thành SP có Tiêu chuẩn phân bổ của nhóm Tỷ lệ tính giá = x quy cách i SP quy cách i thành 1.3.3.4.Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp với một trình tự nhất định, khi kết thúc 1 giai đoạn công nghệ có bán thành phẩm hoàn thành được cung cấp sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếp theo. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 23 MSSV:0854030068
  36. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Do vậy có 2 phương án: a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1. Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục. Như vậy, cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Theo phương pháp này, kế toán có thể tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác, khi có nửa thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh. Do đó phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến liên tục mà nửa thành phẩm có tiêu thụ ra ngoài như là các công ty dệt có bán sợi và vải mộc ra ngoài hoặc đối với những công ty luyện gang nếu có bán nửa thành phẩm gang ra ngoài. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 24 MSSV:0854030068
  37. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5: Quy trình tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm được khái quát qua sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí nguyên Chi phí nửa CP nửa TP n-1 vật liệu trực tiếp thành phẩm GĐ chuyển sang 1 chuyển sang + + + Chi phí khác Chi phí khác Chi phí khác giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n Giá thành nửa Giá thành nửa Giá thành thành phẩm 1 thành phẩm 2 thành phẩm b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn. Nhưng, để sản xuất sản phẩm ở từng giai đoạn cuối cùng trong giá thành của thành phẩm sẽ chứa đựng chi phí sản xuất của tất cả các giai đoạn trong doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp này, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm. Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác,nhưng do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có được số liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho. Điều kiện áp dụng: sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 25 MSSV:0854030068
  38. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tính giá thành thành phẩm có thể khái quát như sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n sang Chi phí s ả n xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong giai đoạn 2 trong giai đoạn n trong thà nh ph ẩ m thà nh phẩm thành phẩm Giá thành thành phẩm 1.3.3.5. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ngoài việc chế tạo sản phẩm chính ra còn thu thêm được sản phẩm phụ. Nói là sản phẩm phụ vì nó không thuộc danh mục của sản phẩm chủ yếu của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, về khối lượng và giá trị của sản phẩm phụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành trên cơ sở tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trừ phần chi phí của sản phẩm phụ được tính theo quy ước nhất định. Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí định mức hoặc giá kế hoạch hoặc giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế (nếu có). Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm chính được chính xác cần phải lựa chọn cách tính về chi phí sản xuất của sản phẩm phụ thích hợp và cách tính CPSX của sản phẩm phụ phải được thống nhất trong doanh nghiệp và trong quy tắc tính giá thành. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 26 MSSV:0854030068
  39. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.3.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất theo đơn chiếc hoặc là hàng loạt mặt hàng, sản phẩm nhiều nhưng không ổn định, sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua sau 1 lần sản xuất không sản xuất lại nữa. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến song song, lắp ráp, chu kỳ sản xuất dài, khi kết thúc chu kỳ sản xuất mới tính giá thành còn nếu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó đều là chi phí của sản phẩm làm dở. Tính giá thành theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là những sản phẩm đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng. VD: các doanh nghiệp đóng tàu, các doanh nghiệp chế tạo máy Khi tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng mở ra một phiếu tính giá thành, cuối tháng tập hợp chi phí có liên quan theo từng đơn đặt hàng và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp thì sẽ tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng có liên quan theo tiêu chuẩn thích hợp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành kế hoạch căn cứ vào số liệu trên phiếu giá thành để tính ra tổng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng. Phương pháp này có tác dụng: Việc tính toán giản đơn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng do đó thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của đơn đặt hàng. Tuy nhiên, chu kỳ sản xuất của đơn đặt hàng dài do đó nó có hạn chế trong việc tính toán hiệu quả sản xuất, thời gian tính giá thành bị kéo dài. 1.3.4. Kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: 1.3.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán (tháng, quý) phải kết chuyển vào bên nợ của TK154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành. * Nội dung kết cấu TK 154: + Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) + Bên có: - Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 27 MSSV:0854030068
  40. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho + Số dư: (Bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành. Sơ đồ 1.7 : Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất TK 621 TK 154(chi tiết ) TK 152, 111 x x x Các khoản ghi giảm K/chuyển CPNVLTT CPSX TK 155 TK 622 K/chuyển CPNCTT Nhập kho TK 157 TK 627 Tổng giá Gửi bán K/chuyển CPSXC thành sx thực tế của TK 632 sp hoàn thành x x x 1.3.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 154 K/chuyển giá trị sp dở K/chuyển giá trị sp dang đầu kỳ làm dở kiểm kê cuối kỳ TK 632 TK 621 K/chuyển CPNVTT TK622 Giá thành thực tế sp đã K/chuyển CPNCTT hoàn thành nhập kho TK 627 K/ chuyển CPSX chung SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 28 MSSV:0854030068
  41. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.5. Hạch toán thiệt hại trong quá trình sàn xuất: 1.3.5.1.Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật về sản xuất sản phẩm như mẫu mã, kích cỡ, cách lắp ráp, màu sắc của sản phẩm Tuỳ theo mức độ hư hỏng của sản phẩm mà sản phẩm hỏng chia ra làm hai loại khác nhau: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được, chi phí về sửa chữa mặc dù có bỏ ra nhưng vẫn còn lợi ích kinh tế. Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không sửa chữa được, không khôi phục lại được giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm và chi phí sửa chữa bỏ ra không mang lại lợi ích kinh tế. Hiện nay trong một số doanh nghiệp ở nước ta có quy định sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thường được quy định theo một tỷ lệ nhất định và những chi phí đối với sản phẩm hỏng trong định mức được coi như là chi phí chính phẩm. Còn đối với chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến, ngoài những quy định do những nguyên nhân bất thường không lường trước được và khi đã được xác định và có ý kiến giải quyết thì xem như đó là một khoản chi phí về thiệt hại những tổn thất bất thường. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí đó vẫn tính vào chi phí chung trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì phải hạch toán riêng vào TK 154 và được chi tiết theo sản phẩm hỏng ngoài định mức. Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (sản phẩm hỏng trong định mức). TK 152,155,334 TK 621, 622, 627 TK 154 TK155 CP sửa chữa SP Giá thực tế sp K/chuyển vào TK154 hỏng hthành nhập kho để tính giá thành SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 29 MSSV:0854030068
  42. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.10:Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (sản phẩm hỏng ngoài định mức). TK 154 (sp hỏng ngoài định TK1388, 1528 TK 621, 622, 627 TK 154(SP) mức) K/chuyển cp để tính Số sp hỏng ngoài định mức Xử lý bồi thường giá thành sp hoặc thu hồi phế liệu TK 821 Khoản thiệt hại về sp hỏng 1.3.5.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất: Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch thường do một nguyên nhân chủ quan (máy móc hư hỏng) hoặc nguyên nhân khách quan (bão lụt, thiên tai ) gây ra. Trong thời gian ngừng sản xuất các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phải được theo dõi riêng và sau khi đã trừ phần bồi thường, trừ phần thu hồi phế liệu (nếu có) thì số còn lại được coi là khoản thiệt hại ngừng sản xuất và ghi vào TK 821. Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. TK 152,334,111,112,331 TK 621,622, 627 TK154(T/hại ngừng sx) TK1388, 152 CP phát sinh liên K/chuyển cp về thiệt hại Bồi thường, thu hồi quan t/hại ngừng ngừng sx ngoài k/hoạch sx ngoài kế hoạch phế liệu TK 811 Thiệt hại ngừng sx ngoài kế hoạch SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 30 MSSV:0854030068
  43. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy: 1.4.1.Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán: Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định. - Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng, Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.4.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán: - Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 31 MSSV:0854030068
  44. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Sơ đồ 1.12: Quy trình xử lý kế toán máy. Bước chuẩn bị - Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng, - Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. - Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. - Các tài liệu khấu hao khác. Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái, SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 32 MSSV:0854030068
  45. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.4.3.1. Kế toán chi phí sản xuất: a. Xử lý nghiệp vụ: Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu 1 chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản. Kế toán chi phí nhân công: phần mềm thường cho phép người dùng tạo ra bảng lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động. Kế toán chi phí sản xuất chung: tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công. b.Nhập dữ liệu: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng qui mô thêm vào danh mục. Kế toán chi phí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương chỉ cần nhập một số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản, máy sẽ tự tính. Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các chuyên mục. Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. c. Xử lý, in sổ sách, báo cáo: 1.4.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ: Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế 1 chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154, nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 33 MSSV:0854030068
  46. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chi ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.4.3.3. Kế toán giá thành sản phẩm: Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 34 MSSV:0854030068
  47. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GARMEX SÀI GÒN 2.1.Khái quát chung về công ty Garmex Sài Gòn: Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Tên viết tắt: GARMEX SÀI GÒN JS COMPANY Địa chỉ: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, P.17,Q.Gò Vấp, Tp.HCM Điện thoại: (08).39.844.822 Fax: (08).39.844.746 Email: gmsg@hcm.fpt.vn Mã số thuế: 0300742387 Đại diện trước pháp luật: Ông Nguyễn Ân – Tổng Giám Đốc Công ty Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 0300742387 (đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002036 ngày 07/01/2004) do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp. Trong quá trính hoat động, Công ty đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp bổ sung các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ lần 1 đến lần 7 về việc bổ sung chức năng kinh doanh, tên và địa chỉ các chi nhánh, thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty và tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ :88.685.710.000đ. 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Được thành lập vào năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Saigon (Garmex Saigon js) khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Lúc đầu Công ty được gọi là Liên hiệp Các Xí nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị chủ quản quản lý một số lượng khá lớn các xí nghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, Garmex Saigon js được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước chỉ còn sở hữu 10% số lượng cổ phiếu phát hành. Hiện nay, Garmex Saigon js có 2 xí nghiệp trực thuộc gồm Xí nghiệp May An Nhơn và Xí nghiệp May An Phú đều tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 35 MSSV:0854030068
  48. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Để mở rộng năng lực sản xuất, Garmex Saigon js đã đầu tư xây dựng Công ty May Tân Mỹ trên một khu đất rộng 50.000 m2, đặt tại Cụm Công nghiệp Hắc Dịch, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thị trường xuất khẩu chính của Garmex Saigon js là EU, Mỹ và Nhật Bản với 3 khách hàng lớn là Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển) và Columbia (Mỹ). Ngoài hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng may mặc được xác định là năng lực cốt lõi mang lại lợi nhuận chủ yếu, Garmex Saigon js đang tìm kiếm cơ hội phát triển dự án các khu đất thuộc quyền sở hữu, trong đó có Dự án Trung tâm Dịch vụ Ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật Cao Y Khoa (hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh) tọa lạc tại 213 Hồng Bàng, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Sản phẩm: Sản phẩm dệt kim và dệt thoi. Xí nghiệp: - Xí nghiệp trực thuộc XÍ NGHIỆP MAY AN NHƠN 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. XÍ NGHIỆP MAY AN PHÚ 14/5 Quốc lộ 22, Ấp Chánh 2, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Công ty trực thuộc: CÔNG TY TNHH MAY TÂN MỸ Cụm Công nghiệp Hắc Dịch, Ấp Trảng Cát, Xã Hắc Dịch, Huyện Tần Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam. - Công ty liên kết: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ MỸ Ấp Trảng Cát, Xã Hắc Dịch, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam. - BỘ PHẬN MAY MẪU: Do Phòng Kỹ thuật và Quản lý Chất lượng Công ty Garmex Saigon điều hành. Thị trường chính: EU, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 36 MSSV:0854030068
  49. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chức năng ngành nghề chủ yếu: - Chức năng chủ yếu của công ty là may gia công xuất khẩu, làm hàng FOB, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành may công nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm may mặc ra nước ngoài, sản xuất tiêu thụ trên thị trường nội địa. - Ngoài ra công ty còn tổ chức kinh doanh sang lĩnh vực thương mại như: kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng . - Những mặt hàng xuất khẩu chính của Garmex Sài Gòn js là: Jacket cao cấp, Quần tây, T-Shirt, Polo Shirt, quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao bằng áo dệt kim- dệt thoi các loại áo len. - Garmex Sài Gòn js đang ủy nhiệm sản xuất các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới: Nike, NorthFace, Reebook, Columbia Sportswear, Championship Product USA, Ellesse, Nautica, JC Penny, cho các khách hàng chính như: Ni.Teijin Shoji, Yee Tung, Charter, Columbia, Decathlon, để xuất khẩu sang thị trường : Hoa kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Nhiệm vụ: - Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký. Tổ chức mở rộng quy mô sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn cho nhu cầu xã hội. - Hợp tác kinh doanh để cải thiện quy trình công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng quan hệ trong và ngoài nước. - Làm tròn nghĩa vụ với đất nước, thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, chăm lo đời sống, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Bảo toàn phát triển mở rộng nguồn vốn và đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, uy tín đối với khách hàng. 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất của công ty: 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành: - Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu vừa trực tuyến, vừa phối hợp tham mưu. Thông tin từ các phòng ban chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho cấp lãnh đạo. Việc ra quyết định cho các xí nghiệp, nội bộ của công ty phải SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 37 MSSV:0854030068
  50. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thông qua sự phê duyệt của ban Tổng Giám Đốc dựa trên các thông tin cung cấp các phòng ban tham mưu vẫn theo chế độ trực tuyến. Giữa các phòng ban có quyền hướng dẫn và kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện kế hoạch cho các xí nghiệp trực thuộc. Sơ đồ 2.1:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 2.1.2.2.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CÁC PHÒNG BAN: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công Ty. ĐHCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, bổ sung sửa đổi điều lệ của công ty, thông qua các chiến lược phát triển, bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (HĐQT): Là cơ quan cao nhất của Công ty, HĐQT có quyền nhân danh để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi Công Ty trừ những vấn đề của Hội Đồng Cổ Đông. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 38 MSSV:0854030068
  51. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY: Do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 5 năm. Là người đứng đầu Công Ty trong mọi giao dịch, là người quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động Công Ty. Tổng Giám Đốc còn là người đại diện giám sát, quản lý, điều hành và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU: Tổ chức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu là giao nhận hàng hóa. Thống kê, báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng theo quy định. Thanh khoản hợp đồng: Thực hiện việc thanh lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh khoản đơn đặt hàng, hợp đồng lập hồ sơ kê khai thuế xuất nhập khẩu, kiểm soát, định mức khai báo hải quan tương thích giữa định mức nhập khẩu và định mức xuất khẩu Đảm bảo đúng luật không bị cưỡng chế hoặc đưa vào diện quản lý rủi ro. Xúc tiến quan hệ khách hàng để tiếp nhận các đơn hàng gia công theo yêu cầu sản xuất. Phối hợp phòng Kế hoạch trong chào giá và bố trí kế hoạch. Phối hợp các phòng nghiệp vụ, xuất nhập có liên quan để thực hiện theo quy trình phù hợp quy định của Hải Quan và Bộ Tài Chính. PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ: Thu nhận và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh về SX-KD của Công ty hàng ngày một cách có hệ thống. Phân loại các nghiệp vụ thành nhóm-loại. Tổng hợp thành báo cáo kế toán theo nguyên tắc “Tôn trọng theo chuẩn mực kế toán” và các quy định hiện hành của nhà nước, Bộ tài chính. Kế toán vốn bằng tiền (Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng). Kế toán tài sản cố định. Phản ánh và cung cấp thông tin đến lãnh đạo Công ty, giải thích các thông tin kế toán khi cần thiết. Kế toán nguyên liệu (mua hàng-công nợ). Kế toán chi phí và giá thành tổng hợp. Kế toán bán hàng và công nợ. Kế toán thuế. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 39 MSSV:0854030068
  52. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÒNG PHÁT TRIỂN DỰ ÁN VÀ DỊCH VỤ: Xúc tiến, tham mưu phát triển các dự án nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, kinh doanh của Công ty theo nghị quyết ĐHCĐ. Tham mưu lựa chọn nhà thầu,thiết kế, thẩm định, xây dựng, giám sát các dự án Công ty. Tổ chức nghiệm thu và thanh lý hợp đồng dự án. Quản lý cơ sở hạ tầng và tham mưu việc tôn tạo và nâng cấp cơ sở vật chất Công ty. PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT: Tham mưu quản lý và phát triển năng lực sản xuất (May, Thêu, In) toàn Công ty trên cơ sở cải tiến công tác quản lý, bố trí kế hoạch sản xuất khoa học. Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý. Tiếp nhận đơn đặt hàng FOB từ phòng kinh doanh và đơn hàng gia công từ phòng XNK và cân đối năng lực. Bố trí, phân bổ kế hoạch, theo dõi tiến độ và điều phối sản xuất khi có sự cố ảnh hưởng đến kế hoạch xuất hàng. PHÒNG KINH DOANH: Xúc tiến đơn hàng FOB phù hợp với năng lực sản xuất đã xác định qua kế hoạch tổng thể năm. Quan hệ và mở rộng khách hàng FOB theo chiến lược thị trường, khách hàng của HĐQT Công ty. Mở rộng, chọn lựa nhà cung cấp nguyên phụ liệu (trong và ngoài nước) tốt nhất về chất lượng giá cả, thời gian và phương thức thanh toán. PHÒNG KỸ THUẬT-QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: Cung cấp định mức nguyên phụ liệu chính xác cho phòng kinh doanh xây dựng giá và duyệt định mức cho xí nghiệp khi triển khai sản xuất. Cung cấp áo mẫu, quy trình công nghệ từng mã hàng kịp thời, chính xác phù hợp thực tế sản xuất. Đồng thời xác định nhu cầu máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất đơn hàng ngay khi xây dựng quy trình công nghệ để phòng kế hoạch, xí nghiệp chuẩn bị. PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH: Hoạch định nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển Công ty. Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực đạt SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 40 MSSV:0854030068
  53. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hiệu quả cao. Định kỳ báo cáo, phân tích tình hình biến động nhân sự trong Công ty và đề xuất biện pháp khắc phục. Quản lý, cập nhật và phát huy quảng bá Công ty thông qua Internet. Sơ đồ 2.2:QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY: Công đoạn 1:Thiết kế Công đoạn 2:Cắt Khách hàng Công đoạn 3:May,Ủi Công đoạn 5:Đóng gói Công đoạn 4:Kiểm hóa CÔNG ĐOẠN 1: THIẾT KẾ Thiết kế mẫu khi khách hàng đặt hàng. Ở công đoạn này, Phòng Kỹ Thuật sẽ nhận mẫu mã hàng, xem mức độ của sản phẩm khách hàng cần đặt và có thể thỏa thuận với khách hàng một số điểm yếu kỹ thuật, kích cỡ, chuẩn mực. Tính tiêu hao nguyên liệu cho từng nguyên liệu. Căn cứ định mức tiêu hao cho 1 sản phẩm và số lượng sản phẩm của đơn vị đặt hàng mà tính ra nguyên vật liệu mà khách hàng sẽ cung cấp. CÔNG ĐOẠN 2:CẮT Dựa vào tài liệu mà phòng Kỹ Thuật chuyển qua, tiến hành trên vải và cắt dựa trên sơ đồ thiết kế trên giấy đúng với thông số kỹ thuật và số lượng quy định. Đồng thời thực hiện 1 số thao tác đơn giản như ép keo, các chi tiết theo lô và theo số chi tiết để chuyển qua phân xưởng may. CÔNG ĐOẠN 3:MAY ỦI Khâu này nhận các chi tiết cắt sẵn từ bộ phận cắt chuyển sang, căn cứ vào tài liệu kỹ thuật và sự hướng dẫn của Phòng Kỹ Thuật để bố trí công đoạn, các chi tiết theo trình độ và tay nghề của công nhân. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 41 MSSV:0854030068
  54. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG ĐOẠN 4:KIỂM HÓA Tiếp nhận sản phẩm công đoạn 3 và căn cứ vào các thông số kỹ thuật về quy cách sản phẩm để kiểm tra, xem xét sản phẩm có đạt yêu cầu hay không? Đồng thời cắt bỏ chỉ thừa và tiến hành thao tác kiểm tra sản phẩm. CÔNG ĐOẠN 5:ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM Tại đây, các nhân viên sẽ thực hiện sắp xếp các sản phẩm theo màu sắc, kích cỡ, chủng loại , và đóng gói thành từng kiện theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty: 2.1.3.1.Một số chính sách kế toán của Công ty: Niên độ kế toán: Từ 01/01/2011 đến 31/12/2011. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành theo QĐ số 15/2006-QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và được sửa đổi phù hợp theo các Thông tư hướng dẫn hiện hành. Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Theo tỷ giá thực tế của ngân hàng thương mại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định và bất động sản đầu tư: Theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao áp dụng: Đường thẳng. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Các khoản đầu tư vào Công ty liên kết, các khoản đầu tư ngắn hạn: được đánh giá một cách chính xác và được xác định một cách đáng tin cậy. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 42 MSSV:0854030068
  55. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyên tắc ghi nhận chi phí trả trước: Chi phí có liên quan đến nhiều niên độ kế toán được ghi nhận tại thời điểm có bằng chứng chắc chắn về sự phát sinh chi phí và được kết chuyển vào các niên độ liên quan. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí được ghi nhận tại thời điểm có bằng chứng phát sinh chi phí nhưng chưa chi tiền. 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: a. Cơ cấu tổ chức: Bộ phận kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả những công việc liên quan đến kế toán tài chính đều tập trung ở phòng Kế Toán như: phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ ban đầu, định khoản kế toán tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ, tính giá thành sản phẩm, tính hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận Công ty trong kỳ để lập báo cáo. Để thuận tiện cho công tác kế toán, Công ty xử lý thông tin kế toán bằng máy vi tính phần mểm Lạc Việt, máy in, mạng nội bộ, làm phương tiện phục vụ kế toán. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 43 MSSV:0854030068
  56. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng kế toán thống kê Kế toán tổng hợp Kế Thủ Kế Kế Kế Kế toán Kế toán quỹ toán toán toán vật tư, toán chứng kê công kê TSCĐ Nguyên công nợ từ khai khai phụ liệu nợ bán thanh thuế ngân mua toán kiêm hàng hàng hàng xuất KT khẩu tiền mặt SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 44 MSSV:0854030068
  57. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP b.Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG: Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán chung toàn Công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán Công ty. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, có nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN TỔNG HỢP: Kiểm tra chỉnh sửa các số liệu kế toán của toàn Công ty trên Accnet. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm theo quy định. Đồng thời theo dõi các khoản vay, thực hiện đúng kế toán nhà nước và công việc theo phân công kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN CÔNG NỢ BÁN HÀNG: Nhập số liệu xuất hàng theo Invoice xuất khẩu vào hệ thống Accnet, tổng hợp doanh thu theo dõi công nợ. Kiểm tra hóa đơn bán hàng, theo dõi đối chiếu hợp đồng, đơn đặt hàng, kê khai thuế gái trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo quy định. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. THỦ QUỸ-CHỨNG TỪ THANH TOÁN XUẤT KHẨU: Không làm thất thoát, thiếu hụt tiền Công ty. Trực tiếp thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, chi đã duyệt của Kế Toán Trường và Tổng Giám Đốc. Nhận tiền mặt từ các Ngân hàng hoặc các đơn vị về nhập quỹ theo phiếu đã phê duyệt của Kế Toán Trưởng và Tổng Giám Đốc. Đồng thời báo cáo quỹ tiền mặt hàng tháng. Chứng từ hàng xuất khẩu Decathlon, Newwave phải chính xác kịp thời dựa đúng theo điều khoản và các quy định khác của hợp đồng và các chứng từ khác được Tổng Giám Đốc phê duyệt. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 45 MSSV:0854030068
  58. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN KÊ KHAI THUẾ KIÊM KẾ TOÁN TIỀN MẶT: Kiểm tra các chứng từ liên quan đến hóa đơn thanh toán, đối chiếu doanh thu và thuế. Kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên, thuế TNCN, lập hồ sơ hoàn thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đầu vào. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN KÊ KHAI NGÂN HÀNG: Kiểm tra các chứng từ liên quan đến thanh toán qua ngân hàng, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh vào hệ thống kế toán Accnet. Báo cáo quỹ hàng tuần. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN TSCĐ: Quản lý, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ toàn Công ty, trích khấu hao TSCĐ theo quy định. Quản lý các hợp đồng nội và đảm bảo giao nhận hồ sơ thanh toán đúng và đủ. Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN VẬT TƯ,NGUYÊN PHỤ LIỆU: Kiểm tra phiếu nhập - xuất kho số lượng, đối chiếu đơn giá và hợp đồng đã ký đúng và chính xác. Chuyển chứng từ cho kế toán công nợ mua hàng để nhập kho vào phần mềm kế toán để theo dõi công nợ và thanh toán. Kiểm tra định mức đối với những lô hàng thanh toán trước và mở luân chuyển. Kiểm tra theo dõi xuất nhập tồn nguyên phụ liệu (riêng FOB thì theo từng đơn hàng). Chịu trách nhiệm trực tiếp các số liệu của mình đối với Công ty và Nhà nước. KẾ TOÁN CÔNG NỢ MUA HÀNG: Nhận chứng từ nhập kho (kèm hóa đơn) và kiểm tra đối chiếu lại số lượng, đơn giá so với chiết tính và hợp đồng đã ký: đúng, chính xác. Nhập vào phần mềm kế toán theo dõi công nợ, thanh toán. Thanh lý hợp đồng (khi có thanh lý hợp đồng, thanh lý nguyên phụ liệu, ). Chuyển chứng từ thanh toán cho kế toán Ngân hàng để thanh toán. Lập phiếu thu, phiếu chi theo quy định sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ. Theo dõi và báo cáo tồn quỹ tiền mặt, báo cáo tồn quỹ hàng tuần. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 46 MSSV:0854030068
  59. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.3.3. Hình thức tổ chức sổ sách kế toán: Hình thức ghi sổ: Công ty Garmex Sài Gòn js là đơn vị kinh tế có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được áp dụng dựa trên hình thức kế toán Nhật ký chung. Đó là hình thức mà các xí nghiệp hạch toán báo sổ và gửi về phòng Kế toán Công ty. Phòng Kế toán Công ty kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến các xí nghiệp, sau đó tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá và xác định lãi, lỗ. Sơ đồ hình thức Nhật ký chung: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Sau đó, căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái. Đối với các tài khoản có mở sổ thẻ kế toán chi tiết, vào cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, lập Bảng báo cáo chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu khớp đúng với các số liệu, Bảng cân đối phát sinh, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối kế toán và báo biểu kế toán khác. Các sổ sách áp dụng tại Công ty gồm có: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gởi ngân hàng, Sổ nhật ký tiền vay ngắn hạn, Sổ tài sản cố định, Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ cái các tài khoản SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 47 MSSV:0854030068
  60. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.4:SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc Sổ Quỹ Nhật ký chung Sổ, Thẻ kế toán chi tiền Sồ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Bảng Cân Đối Tài Khoản Quan hệ đối chiếu Báo cáo kế toán SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 48 MSSV:0854030068
  61. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Garmex Sài Gòn. 2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty: 2.2.1.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy cách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phức tạp vì vậy chi phí phát sinh ở công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh. 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Công ty áp dụng cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố chi phí), bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, gồm: TK 152.1: Nguyên vật liệu chính TK 152.2: Phụ liệu TK 152.3: Phụ tùng thay thế TK 153.1: Công cụ, dụng cụ Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phía dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 49 MSSV:0854030068
  62. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty theo từng xí nghiệp. Chi phí sản xuất phát sinh tại xí nghiệp nào sẽ được tập hợp tại xí nghiệp đó. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các sản phẩm hoàn thành theo hợp đồng FOB, hợp đồng gia công được tập hợp trong kỳ như: Jacket, Quần âu, Sơ mi, Quần short, Trượt tuyết, , song song với việc gia công hàng xuất khẩu, Công ty còn sản xuất các mặt hàng trên để xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa. 2.2.1.4. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành đối với hàng gia công xuất khẩu: Là khi hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành đối với hàng FOB: Là hàng tháng hoặc hàng quý, Công ty sẽ tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo các chi phí đã tập hợp theo từng xí nghiệp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp trực tiếp. 2.2.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Bước 1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng để tiến hành kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản tính giá thành. Bước 2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và các khoản chi phí khác vào chi phí sản xuất chung, rồi tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung về tài khoản tính giá thành. Bước 3: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 50 MSSV:0854030068
  63. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.5.Sơ đồ quy trình kế toán tập hợp chi phí tại Công ty TK152 TK 154 TK 155 0 K/C GIÁ THÀNH K/C CPNVL TK 153 K/C CP CCDC TK 627 K/C CPSXC 0 2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,công cụ,dụng cụ: a. Giới thiệu Nguyên vật liệu trực tiếp, Công cụ - dụng cụ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về các nguyên liệu chính; phụ liệu; phụ tùng thay thế. 1. Nguyên liệu chính: Gồm có vải các loại như: + Vải chính POLY 190T, gồm có các màu: Meadow Violet, Wolverine, Dark Navy, Sangria + Vải lót Nỉ-140g/m2, gồm có các màu: Spirit Purple, Horizon Blue, White, Wolverine. + Vải lót tricot-120g/m2, gồm có các màu: Spirit Purple, Horizon Blue, White, Wolverine. + Dựng 2016. 2. Phụ liệu may: Gồm có các loại như: + Nút các loại như: nút kim loại, nút nhựa, nút bọc vải, nút Jean, + Chỉ các loại. + Dây kéo nẹp 6mm DAHL gồm có các màu: Spirit Purple, Blue, White, Brown. + Thun 42mm. + Dây Tape. + Seam Tape TY 268. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 51 MSSV:0854030068
  64. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Nhãn các loại gồm có: • Nhãn name (Từ size 1 đến size 4). •Nhãn size RN (Nhãn mới từ size 4 đến size 14). •Nhãn Care (Nhãn hướng dẫn sử dụng). •Nhãn tuần + ngày (Để biết sản xuất ở tuần nào, ngày mấy). •Nhãn Barcode (Tùy theo màu áo mà có những size tương ứng). 3. Phụ liệu đóng gói: Gồm có: + Thẻ bài size Leaflet. + Bao nylon D32*R44cm. + Đạn bắn 5 inch. 4. Phụ tùng thay thế: Vòng bi, Vòng đệm, Than đá, Xăng thơm, Dầu tẩy, Hóa chất tẩy. 5. Công cụ, dụng cụ: + Bao bì luân chuyển: Gồm có Băng keo, Thùng Carton, Dây đai + Công cụ dụng cụ khác: Gồm có Chân vịt máy may, Thuyền máy may, Suốt đánh chỉ, Kim các loại, Bàn ủi, Phấn vẽ b.Cách xây dựng định mức Nguyên vật liệu: Định mức có liên quan chặt chẽ với quản lý, là công cụ cho nhà quản trị doanh nghiệp, do đó, định mức phải được nghiên cứu, hoàn thiện về phương pháp luận và xác định cho thật phù hợp. Yêu cầu cơ bản để xác định định mức: - Dựa vào tài liệu lịch sử để xem xét tình hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá trị liên quan đến đơn vị sản phẩm, dịch vụ, công việc. - Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố khác tác động đến định mức chi phí trong kỳ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của tài liệu lịch sử và các yếu tố khác tác động đến định mức để có những căn cứ đáng tin cậy khi định mức, nhằm đảm bảo tính tiên tiến của định mức trong một thời gian nhất định. SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 52 MSSV:0854030068
  65. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xây dựng định mức là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải chú ý đến đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại vật liệu sử dụng, địa điểm kinh doanh, nguồn hàng cung cấp để có căn cứ hợp lí. Sau khi nhận đơn đặt hàng của khách hàng, Phòng Kỹ Thuật lên sẽ dựa trên cơ sở chiều dài sơ đồ áo để lên định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm. Sau đó sẽ thỏa thuận với khách hàng về định mức trên và cộng thêm 2% hao hụt, nhân với số lượng sản phẩm để ra được nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, Phòng Kế hoạch của công ty gửi định mức và sản lượng kế hoạch xuống cho các xí nghiệp, dựa vào đó, các xí nghiệp sẽ tính ra tổng định mức vật tư. Đó là cơ sở để cán bộ xuống kho lĩnh vật tư, đồng thời, là căn cứ để thủ kho xuất đủ số lượng theo yêu cầu sản xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào máy về mặt số lượng và được theo dõi trên bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu hàng tháng. Bảng 2.6:BẢNG CÂN ĐỐI ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƠN HÀNG ÁO JACKET SỐ Đ/ NHU THIẾU/ PARKING STT TÊN ĐVT NHẬP LƯỢNG MỨC CẦU HƯ LIST NGUYÊN I LIỆU Vải chính 1 POLY 190T 28.680 Meadow Violet yds 960 1,240 1.190 786 786 Wolverine 1.116 1,240 1.384 0 0 Dark Navy 13.584 1,240 17.048 16.320 16.320 Sangria 13.020 1,240 16.145 984 984 Vải lót Nỉ 2 -140g/m2 28.680 Spirit Purple yds 960 0,455 437 210 210 Horizon Blue 14.700 0,455 6.689 7.119 7.119 White 13.020 0,455 5.924 Vải lót Tricot 3 -120g/m2 yds 28.680 Spirit Purple 960 0,305 293 329 329 Horizon Blue 14.700 0,305 4.484 4.542 4.542 White 13.020 0,305 3.971 3.985 4.000 SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 53 MSSV:0854030068
  66. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 4 Dựng 2016 yds 28.680 0,084 2.409 2.300 2.300 PHỤ SỐ Đ/ NHU THIẾU/ PARKING II LIỆU ĐVT LƯỢNG MỨC CẦU NHẬP HƯ LIST Dây kéo nẹp 1 6mm DALH Cái 960 1,005 36 36 36 2 Thun 42mm Mét 28.680 1,060 30.401 37.629 37.629 3 Dây Tape Mét 28.680 0,102 98 99 99 Seam Tape 4 TY 268 yds 28.680 7,218 207.008 299.500 299.500 5 Nhãn name Cái 18.300 1,00 18.300 25.210 25.210 a.Nguyên tắc hạch toán: Công ty không sử dụng Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, kế toán sử dụng Tài khoản 152, 153 để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và công cụ, dụng cụ. Kế toán sẽ căn cứ vào định mức nguyên vật liệu để quản lý việc Nhập - Xuất – Tồn nguyên vật liệu. Trong đó Tài khoản 152.2 “Nguyên vật liệu chính” và Tài khoản 152.3 “Phụ tùng thay thế” được tập hợp và kết chuyển sang Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh” để tính giá thành. Đối với Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” gồm có Bao bì luân chuyển và Công cụ, dụng cụ khác.Trong đó, Bao bì luân chuyển được phân bổ vào Tài khoản 154, còn các loại Công cụ, dụng cụ khác được phân bổ và tập hợp vào Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” và kết chuyển sang Tài khoản 154 để tính giá thành. Cách phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp,công cụ,dụng cụ: Tổng giá trị NVL,CCDC Số lượng sản Mức phân bổ chi phí thực tế xuất dùng phẩm cho NVL,CCDC cho từng đối = x Tổng số lượng sản phẩm từng đối tượng hoàn thành tượng b.Chứng từ sử dụng: Lệnh sản xuất, Hóa đơn mua nguyên vật liệu, Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, c. Tài khoản sử dụng: Ở đây Công ty chia làm 2 hoạt động: Gia Công hàng xuất khẩu: Đối với mặt hàng gia công xuất khẩu, khách hàng sẽ đưa Nguyên vật liệu cho Công ty về nhập kho và sản xuất theo đúng mẫu SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 54 MSSV:0854030068
  67. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thiết kế mà khách hàng yêu cầu sau đó giao thành phẩm cho khách hàng. Công ty không cần phải mua Nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm. Làm hàng FOB (tự sản xuất để xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa): Đối với mặt hàng FOB, Công ty sẽ tự mua tất cả Nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. Tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng là nước ngoài hay nội địa mà Công ty sẽ sản xuất và tiêu thụ theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng mà đơn đặt hàng đó đề ra. -Kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên vật liệu, phụ tùng” có 5 TK cấp 2: TK 152.16 “Nguyên vật liệu chính văn phòng”. TK 152.22 “Nguyên liệu, vật liệu phụ An Nhơn”. TK 152.23 “Nguyên liệu, vật liệu phụ Bình Tiên”. TK 152.24 “Nguyên liệu, vật liệu phụ Văn Phòng”. TK 152.25 “Nguyên liệu, vật liệu phụ An Phú”. -Kế toán sử dụng TK 152.3 “Phụ tùng thay thế, Nhiên Liệu” (do Công ty tự mua hoàn toàn), có 4 TK chi tiết: TK152.32 “Phụ tùng thay thế An Nhơn”. TK152.33 “Phụ tùng thay thế Bình Tiên”. TK152.34 “Phụ tùng thay thế Văn Phòng”. TK152.35“Phụ tùng thay thế An phú”. -Kế toán sử dụng TK 153 “Công cụ, bao bì luân chuyển” gồm có: +TK 153.1 “Công cụ, dụng cụ” có 5 TK chi tiết: TK 153.12 “Công cụ, dụng cụ An Nhơn”. TK 153.13 “Công cụ, dụng cụ Bình Tiên”. TK 153.14 “Công cụ, dụng cụ Văn Phòng”. TK 153.15 “Công cụ, dụng cụ An Phú”. TK 153.16 “Công cụ, dụng cụ Tân Mỹ”. - Trong bài luận văn này, các số liệu được lấy từ đơn hàng FOB sản xuất nội địa. d.Trình tự ghi sổ: - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày, căn cứ vào chứng từ, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan. Định kỳ, kế toán vật tư nhận các chứng từ nhập kho, xuất kho từ thủ kho gởi lên, kế toán tiến hành kiểm tra, đối SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 55 MSSV:0854030068
  68. GVHD:ThS.NGUYỄN QUỲNH TỨ LY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chiếu với các chứng từ liên quan. Sau đó, kế toán tổng hợp chi phí giá thành, sử dụng báo cáo xuất kho vật liệu để tổng hợp chi phí và tính giá thành. Sơ đồ 2.7: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ NGUYÊN VẬT LIỆU Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp Chứng từ xuất Ghi hằng ngày Đối chiếu Tổng hợp cuối tháng e.Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tại Công ty TK 152 TK 154 Gía trị NVL xuất dùng TK 153 Giá trị CCDC xuất dùng f.Nghiệp vụ thực tế minh họa: Căn cứ vào Sổ Cái Tổng Hợp năm 2011 của Tài khoản 15222 “Nguyên liệu, vật liệu phụ An Nhơn” , Tài khoản 15232 “Phụ tùng thay thế An Nhơn” , Tài khoản SVTH:TRẦN MINH THÚY HẰNG 56 MSSV:0854030068