Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

pdf 116 trang thiennha21 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ QUỲNH Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Tên sinh viên: Lê Thị Quỳnh Giảng viên hướng dẫn Lớp: K49C Kế Toán Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Niên khóa: 2015- 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt chặn đường học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết cũng như thực tiễn vô cùng quý giá. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy cô. Đồng thời cho em xin phép gửi lời chân thành cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo quý Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế, Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 trực thuộc công ty, đặc biệt là anh chị phòng tài vụ tại công ty đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận với thực tiễn và vận dụng những kiến thức được học đồng thời biết được những nhược điểm để khắc phục, sửa đổi và hoàn thành tốt cho bài báo cáo này. Tuy vậy, do thời gian cũng như kinh nghiệm còn có hạn của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Sau cùng,Trường em xin kính chúc Đại quý th ầhọcy cô giáo trongKinh khoa K ếtếtoán -HuếKiểm toán nói riêng và quý thầy cô giáo của trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung thật dồi dào sức khỏe, thành đạt và thăng tiến trong công việc. Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên Lê Thị Quỳnh
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Sơ lược tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty (2015 – 2017) . 46 Bảng 2.2 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2015 – 2017) 49 Bảng 2.3 - Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Xí nghiệp XDGT Số 1 57 Bảng 2.4 - Tình hình KQHĐKD của Xí nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 61 Bảng 2.5 - Tình hình lao động của Xí nghiệp giai đoạn năm 2015 – 2017 . .64 Bảng 2.6 - Bảng định mức tính lương bộ phận thảm . 71 Bảng 2.7. Bảng định mức tính lương cho từng bộ phận 76 Bảng 2.8 - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành về công trình HTKT KDC Liền kề KĐTM 86 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 - Phiếu Xuất kho của công ty xuất cho Xí nghiệp .66 Biểu 2.2 - Khối lượng dự toán . 68 Biểu 2.3 - Phiếu hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . 72 Biểu 2.4 - Quyết toán nhiên liệu máy lu hai bánh 74 Biểu 2.5 - Phiếu hạch toán quyết toán nhiên liệu cho máy thi công 75 Biểu 2.6 - Phiếu hạch toán khấu hao thầu phụ 78 Biểu 2.7 - Phiếu hạch toán khấu hao TSCĐ Qúy II/2017 79 Biểu 2.8 - Phiếu hạch toán tiền điện phải trả 80 Biểu 2.9 - Phiếu chi tiền 82 Biểu 2.10 - Phiếu hạch toán chi phí sản xuất chung 83 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Trường- Sơ đồ hạch toán chiĐại phí nguyên học vật li ệuKinh trực tiếp tế . Huế 20 Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22 Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ hạch toán không tập hợp chi phí riêng cho máy thi công 24 Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung .26 Sơ đồ 1.5 - Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí .28 Sơ đồ 1.6 - Sơ đồ hạch toán tại đơn vị giao khoán xây lắp nội bộ 34 Sơ đồ 1.7 - Sơ đồ hạch toán tại đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ 35
  5. Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 42 Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại công ty .45 Sơ đồ 2.4 - Tổ chức bộ máy quản lý tại đội, xí nghiệp .52 Sơ đồ 2.5 - Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông số 1 53 Sơ đồ 2.6 - Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí của công trình .85 DANH MỤC LƯU ĐỒ Lưu đồ 2.1 - Luân chuyển chứng từ khi xuất nguyên vật liệu 70 Lưu đồ 2.2 - Luân chuyển chứng từ khi lập phiếu chi 81 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BCĐKT Bảng cân đối kế toán BKQHĐKD Bảng kết quả hoạt động kinh doanh CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSX Chi phí sản xuất CCDC Công cụ dụng cụ CNXL Công nhân xây lắp CN-KT Công nhân kỹ thuật DDĐK Dở dang đầu kỳ DDCK Dở dang cuối kỳ GVHB Giá vốn hàng bán HMCT Hạng mục công trình NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp NNH Nợ ngắn hạn NDH Nợ dài hạn MTC Máy thi công KPCĐ Kinh phí công đoàn SXKD Sản xuất kinh doanh XDCB Xây dựng cơ bản SPDD Sản phẩm dở dang TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Trường Đại họcTài sản dàiKinh hạn tế Huế TGNH Tiền gửi ngân hàng TC - CĐ Trung cấp - Cao đẳng VAT Thuế GTGT VCSH Vốn chủ sở hữu XL Xây lắp
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 I.4. Phương pháp nghiên cứu 3 I.5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP 5 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5 1.1.1.1. Một số khái niệm 5 1.1.1.2. Phân loại . 5 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 8 1.1.2.1. Khái niệm 8 1.1.2.2. Phân loại 8 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 11 1.2.1. MộtTrường số khái niệm Đại học Kinh tế Huế 11 1.2.2. phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 11 1.3. Những vấn đề chung về kế toán hoạt động xây lắp 12 1.3.1. Phương thức nhận thầu xây lắp 12 1.3.1.1. Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng) 12 1.3.1.2. Giao nhận thầu từng phần 13 1.3.2. Đặc điểm ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán 13 1.3.3. Giá trị dự toán xây lắp và tính giá thành công tác xây lắp 14
  8. 1.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp . 15 1.4.1. Sự khác biệt giữa giá thành và giá vốn 15 1.4.2. Sự khác biệt giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất với doanh nghiệp hoạt động xây lắp 16 1.4.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức xây lắp giao khoán nội bộ 17 1.4.3.1. Những vấn đề chung 17 1.4.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 1.4.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 21 1.4.3.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 23 1.4.3.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 25 1.4.3.6. Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp 26 1.4.3.7. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 29 1.4.3.8. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 30 1.4.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức xây lắp giao khoán nội bộ 33 1.4.4.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ có tổ chức kế toán riêng 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 38 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 38 2.1.1. Khái quát chung về công ty 38 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 39 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 40 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 40 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 41 2.1.4. Tổ chTrườngức công tác kế toán Đại học Kinh tế Huế 42 2.1.4.1. Bộ máy kế toán 42 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy kế toán 43 2.1.5. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 44 2.1.6. Sơ lược tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty 46 2.1.7. Sơ lược tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 48 2.1.8. Sơ lược tình hình lao động của Công ty 49
  9. 2.2. Khái quát về Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 50 2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển 50 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 51 2.2.2.1. Chức năng 51 2.2.2.2. Nhiệm vụ 51 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý 51 2.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 52 2.2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 52 2.2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của của từng vị trí trong bộ máy kế toán 52 2.2.5. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 54 2.2.5.1. Chế độ và chính sách kế toán 54 2.2.5.2. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ kế toán 54 2.2.6. Một số yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh của Xí nghiệp 55 2.2.6.1. Đặc điểm Tài sản cố định tại Xí nghiệp 55 2.2.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Xí nghiệp 56 2.2.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 58 2.2.6.4. Tình hình lao động giai đoạn 2015 - 2017 60 2.3.1. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 62 2.3.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 84 3.1. Đánh giá chung về công ty 84 3.1.1. Về bTrườngộ máy quản lý Đại học Kinh tế Huế 84 3.1.2. Về tổ chức công tác kế toán 84 3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 86 3.2.1. Ưu điểm 86 3.2.2. Nhược điểm 89 3.3. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 90
  10. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 III.1. Kết luận 91 III.2. Kiến nghị 92 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã diễn ra từ lâu và hiện nay quá trình này diễn ra ở đất nước ta rất mạnh mẽ. Trong những năm gần đây bộ mặt đất nước đang ngày một thay đổi, phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Song song với quá trình này yêu cầu xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chính vì vậy mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp hiện nay đang phát triển mạnh. Song bên cạnh đó, không ít những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Để nắm bắt được cơ hội đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện các công cụ quản lý, trong đó kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng. Tại Hội Nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 ngành xây dựng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay “Năm 2017 là năm bứt phá ngoạn mục của ngành xây dựng với việc đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển chủ yếu. Sau nhiều năm hoạt động xây dựng lấy đà nhảy vọt và duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7%. Con số này đã ghi nhận mức đóng góp 0,54 điểm phần trăm của ngành xây dựng vào mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng giữ vị trí thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng tăng GDP cả nước. Ngành xây dựng sáu tháng đầu năm duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 7,93% , đóng góp 0,48 điểm phần trăm”. (Nguồn: BNEWS/TTXVN, 16.01.2018) VớiTrường tầm quan trọng củ aĐại nó trong họcnền kinh tKinhế, và ngành Xâytế d ựHuếng là ngành đặc thù nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá SVTH: Lê Thị Quỳnh 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cùng với những kiến thức đã học cũng như quá trình tìm hiểu thực tế tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế với mong muốn tìm hiểu sâu hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành của hoạt động xây lắp trong thực tế nên em quyết định chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm chung của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp. Tìm hiểu tổ chức kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần Xây Dụng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Bổ sung kiến thức, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Để từ những kiến thức có thể đưa ra các đề xuất, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sảnTrường xuất và tính giá thànhĐại sản phhọcẩm xây Kinhlắp tại Xí Nghi tếệp XâyHuế Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. SVTH: Lê Thị Quỳnh 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông số 1 thuộc Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Đề tài tập trung vào Công trình Hạ Tầng Kỹ Thuật Khu dân cư liền kề Khu Đô Thị Mới Công ty xây dựng số 8 – Hạng mục: Tưới nhựa dính bám và thảm bê tông nhựa của Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 được ký hợp đồng kinh tế vào ngày 30 tháng 03 năm 2017 và thanh toán hợp đồng vào ngày 30 tháng 08 năm 2017. Thời gian thi công bắt đầu từ ngày 06/05/2017 và kết thúc vào ngày 30/08/2017.  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 thuộc công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian Lấy số liệu tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình Hạ Tầng Kỹ Thuật Khu dân cư liền kề Khu Đô Thị Mới Công ty Xây Dựng Số 8 – Hạng mục: Tưới nhựa dính bám và thảm bê tông nhựa. Từ ngày 06/05/2017 đến ngày 30/09/2017. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng số liệu kế toán 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. I.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ, sổ sách về chi phí sản xuất và tính giá thành công trình cùng với các tài liệu liên quanTrường khác để tiền hành Đạixử lý. học Kinh tế Huế Phương pháp so sánh: Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh giữa số liệu thực tế phát sinh so với chi phí theo dự toán rồi từ đó đưa ra kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý chi phí của đơn vị. Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Nhằm hiểu rõ về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị bằng cách tiến hành phỏng vấn SVTH: Lê Thị Quỳnh 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên nhân viên kế toán tại đơn vị để tìm hiểu về tổ chức hoạt động của đơn vị và phòng kế toán. Tìm hiểu về chế độ kế toán và phương pháp kế toán đang áp dụng và từ đó thu thập thêm những thông tin liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích: Phương pháp này áp dụng việc tính toán, so sánh số liệu của các phương pháp nêu trên để phân tích những khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận thích hợp. Phương pháp kế toán: Là đưa ra các nguyên tắc, quy định chung để kế toán dự vào đó tiến hành thực hiện và là cơ sở cho việc đánh giá đới chiếu mọi phần hành kế toán trong công việc. I.5. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong đó gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp hoạt động xây lắp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công ty Cổ phần Xây dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Một số khái niệm “Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh”.( TS. Huỳnh Lợi, 2009) “Chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể, sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh”.(TS. Phan Đức Dũng, 2009) “Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định”. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định”.( TS. Phan Đức Dũng, 2009) 1.1.1.2. Phân loại QuTrườngản lý chi phí sản xuĐạiất là ngoài học việc qu ảKinhn lý số liệu phtếản ánh Huế tổng hợp chí phí mà phải dựa trên nhiều yếu tố phân loại chi phí để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Theo nhiều phương diện, những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để quản lí và hạch toán một cách chính xác và dễ dàng hơn, từ đó thông tin được cung cấp sẽ hữu ích hơn. SVTH: Lê Thị Quỳnh 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Một số cách phân loại chi phí phổ biến sau: a) Theo nội dung kinh tế ban đầu Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân bổ. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:  Chi phí nhân công: tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản trích theo tỷ lệ quy định về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trả cho công nhân viên chức.  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, động lực sử dụng trong sản xuất kinh doanh.  Chi phí công cụ, dụng cụ: gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.  Chi phí khấu hao TSCĐ: Máy móc, TSCĐ được sử dụng trong quá trình sản xuất được tính hao mòn theo từng kỳ. Lượng hao mòn này được chuyển vào chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: những chi phí sử dụng phục vụ gián cho quá trình sản xuất mà doanh nghiệp không thể tự cung ứng hoặc sản xuất, mà cần mua từ bên ngoài như: điện, nước,  Chi phí bằng tiền khác: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh Trườngbằng tiền tại doanh Đại nghiệ p.học Kinh tế Huế Phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại (yếu tố) chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong tổng chi phí và cũng là căn cứ để lập Thuyết minh báo cáo tài chính (phần Chi phí SXKD theo yếu tố), cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho việc lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí SVTH: Lê Thị Quỳnh 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên b) Theo công dụng kinh tế Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được chia thành bốn khoản mục chi phí đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận tham gia cấu thành nên sản phẩm, giúp cho khối lượng xây lắp được đảm bảo thực hiện và hoàn thành đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Khoản mục này không bao gồm vật liệu cho máy thi công và hoạt động sản xuất chung.  Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá xây lắp.  Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến máy thi công như chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy  Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, không trực tiếp cấu thành sản phẩm như: lương nhân viên quản lí Trườngđội, công trư ờĐạing, các kho họcản trích BHXH,Kinh BHYT, tế BHTN Huế trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động tại công trường. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí là cơ sở để xác định số chi phí đã chi ra cho từng khâu, từng lĩnh vực, từng mục đích cụ thể, là căn cứ SVTH: Lê Thị Quỳnh 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên để tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch. 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm “Giá thành là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thự của tư liệu tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp đơn giản hao phí lao động sống”. (TS. Phan Đức Dũng, 2009) “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành”.( TS. Huỳnh Lợi, 2009) 1.1.2.2. Phân loại a) Căn cứ theo thời điểm tính giá thành TS. Phan Đình Dũng cho rằng “Chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế”. (TS. Phan Đức Dũng, 2009)  Giá thành dự toán Là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình xây dựng cơ bản. Nó là tiêu thức để đơn vị phấn đấu hạ thấp định mức chi phí thực tế, đồng thời là căn cứ xây dựng giá nhận thầu. Do đó căn cứ vào giá trị dự toán ta có thể xác định giá thành dự toán của từng công trình,Trường hạng mục công trìnhĐại như sau:học Kinh tế Huế Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình = Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình - Lợi nhuận tính trước (định mức). Trong đó: Lợi nhuận định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do nhà nước quy định với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể. Hoặc: SVTH: Lê Thị Quỳnh 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Giá thành dự toán = Khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức.  Giá thành định mức Là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp.  Giá thành kế hoạch Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, DN tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các DN xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch. Giá thành Giá Lãi do Chênh = - +/- kế hoạch thành dự hạ giá lệch so toán thành với dự Trường Đại học Kinh tế Huếtoán  Giá thành thực tế Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên b) Căn cứ theo phạm vi phát sinh chi phí TS. Phan Đình Dũng cho rằng “Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ”.(TS. Phan Đức Dũng, 2009)  Giá thành sản xuất Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp, giá thành sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chip hí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.  Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chi phí quản Giá thành Giá thành Chi phí bán = + lý doanh + toàn bộ sản xuất hàng nghiệp Nhà quản lý có thể dựa vào cách này để quản lý hàng hóa và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách này chỉ mang tính chất tương đối. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệTrườngm khác nhau nhưng Đại luôn đi kèm học và có mKinhối quan hệ m ậtết thi ếtHuế với nhau. Để tính được giá thành sản phẩm thì việc xác định chính xác, hợp lý đối tượng kế toán để tổng hợp chi phí là điều kiện kiên quyết. Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí và ngược lại. Thực tế, một đối tượng tính giá thành chính là đối tượng tập hợp chi phí. Vì vậy, việc doanh nghiệp lựa chọn phương thức phân bổ chi phí cũng như phương pháp tính giá thành ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. SVTH: Lê Thị Quỳnh 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Mối quan hệ của 2 đối tượng được thể hiện qua công thức: Giá thành thực tế CPSX CPSX CPSX phát sinh khối lượng xây lắp = dở dang + - dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ hoàn thành bàn 1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Một số khái niệm “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc này là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào và thời kỳ phát sinh chi phí để ghi nhận vào nơi chịu chi phí”. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) “Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng chi phí đã xác định. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phải luôn được thống nhất trong kỳ”. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị”. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong lĩnh vực xây lắp thường là từng giai đoạn thi công, từng hạng mục công trình, từng công trình hoặc địa bàn thi công. “Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương thức kế toán sử dụng để tổng hợp cácTrường khoản mục chi phí Đạiliên quan đhọcến đối tư ợKinhng được tập tếhợp, tHuếừ đó đem lại thông tin về giá trị thực tế của đối tượng”. (TS. Huỳnh Lợi, 2009) 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất a) Phương pháp tập hợp trực tiếp Áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực SVTH: Lê Thị Quỳnh 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Phương pháp này tuy có độ chính xác cao nhưng đòi hỏi việc ghi chép phải cẩn thận, tỉ mỉ. b) Phương pháp phân bổ gián tiếp Được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Việc tính toán phân bổ gồm có hai bước: Tính hệ số phân bổ: H = C/T Trong đó: H là hệ số phân bổ C là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ T là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ Phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan: Cn = Tn x H Trong đó: Cn là chi phí phân bổ cho từng đối tượng Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n 1.3. Những vấn đề chung về kế toán hoạt động xây lắp 1.3.1. Phương thức nhận thầu xây lắp Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách. 1.3.1.1. Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng) Theo phương thức này, một doanh nghiệp xây lắp nhận thầu tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã đượcTrường duyệt do chủ đầu tưĐại giao thầ u.học Kinh tế Huế Ngoài ra, tổng thầu xây dựng có thể thực hiện thêm các công việc mà chủ đầu tư có thể ủy nhiệm thêm như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng Tùy theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao nhận thầu lại cho các đơn vị nhận thầu khác. SVTH: Lê Thị Quỳnh 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.1.2. Giao nhận thầu từng phần Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như: Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng. Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán chi tiết các hạng mục công trình. Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã duyệt. Hoặc là theo phương thức này, nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập do chủ đầu tư giao thầu gọn. Trong trường hợp này, chủ đầu tu có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình tương đối độc lập. 1.3.2. Đặc điểm ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với nghành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tổ chức kế toán: Công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấu dự toán làm thước đo. Được tiêu thụ theo giá trị dự toán xây lắp. Nên tính chất của hàng hóa không được thTrườngể hiện rõ (vì đã quy Đạiđịnh giá học cả, ngườ iKinh mua, người bántế s ảHuến phẩm xây lắp có trước khi xây lắp thông qua hợp đồng giao nhận thầu ). Thực hiện cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. o vậy, công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, và dễ mất mát hư hỏng SVTH: Lê Thị Quỳnh 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp rất lâu dài. Tổ chức quản lý và hạch toán sao cho chất lượng công trình đảm bảo đúng dự toán thiết kế, bảo hành công trình (Bên A giữ lại từ 3% đến 5% giá trị công trình). 1.3.3. Giá trị dự toán xây lắp và tính giá thành công tác xây lắp 1.3.3.1. Giá trị dự toán xây lắp Là giá trị sản phẩm xây lắp được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định cộng thêm phần lãi định mức của doanh nghiệp xây lắp (giá trị dự toán có thuế sẽ cộng thêm thuế GTGT). Giá trị dự toán XL Giá trị dự toán XL = + VAT đầu ra (10%) sau thuế của công trước thuế trình Trong đó: Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: giá được xác định dựa theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy, và mặt bằng giá cả khu vực từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Giá trị dự toán trước thuế gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.  Chi phí trực tiếp: Chi phí dựa trên cơ sơ khối lượng công tác lắp đặt và đơn giá xây dựng của công tác XL tương ứng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Trường Chi phí Đại chung: Đư họcợc tính theoKinh tỷ lệ % so tếvới tr ựHuếc tiếp dự toán xây lắp (quy định cho từng loại công trình).  Thu nhập chịu thuế tính trước: Được tính bằng % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán XL (quy định cho từng loại công trình). SVTH: Lê Thị Quỳnh 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp a) Giá thành dự toán Toàn bộ các chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản phẩm tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB. Giá thành dự Giá tr d toán Thu nhập chịu = ị ự - toán XL của XL trước thuế thuế tính trước công trình Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định trên cơ sở lãi định mức trong xây dựng cơ bản được Nhà nước xác định trong từng thời kỳ, cho từng loại công trình. b) Giá thành định mức Là tổng số các chi phí để hoàn thành một đối tượng xây lắp cụ thể, giá thành định mức được xác định trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, phương pháp tổ chức thi công theo các định mức chi phí đã được trong doanh nghiệp đó ở thời điểm bắt đầu thi công công trình. Giá thành định mức phản ánh mức độ chi phí đã được, nên khi các định mức thay đổi và được tính toán lại cho phù hợp với định mức chi phí đạt được trong từng thời gian. c) Giá thành thực tế Là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để hoàn thành công tác xây lắp và được xác định theo số liệu kế toán. TùyTrường theo sự nỗ lực cĐạiủa các đơn học vị có liên Kinh quan, mà giátế thành Huế thực tế nhỏ hơn hoặc lớn giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, giá trị dự toán. 1.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động xây lắp 1.4.1. Sự khác biệt giữa giá thành và giá vốn Trong kế toán, giá thành chính là giá nhập kho của thành phẩm, bán thành phẩm được DN sản xuất, giá thành chỉ có ở các DN sản xuất. Giá thành có nguồn gốc SVTH: Lê Thị Quỳnh 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên từ số liệu tập hợp chi phí phát sinh của TK chi phí 621, 622, 623 và 627 trong kỳ và được kết chuyển vào TK 154. Giá thành trong kỳ chính là phát sinh Nợ TK 155 và phát sinh Có TK 154. Trong lúc đó giá vốn hay còn gọi là Giá vốn hàng bán chính là giá xuất kho được tính theo phương pháp tính giá xuất kho, thông thường khi bán hàng giá vốn chính là phát sinh Nợ TK 632. Đến khi xuất kho sản phẩm để bán thì gọi là giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán được xác định tại thời điểm:  Giá vốn hàng bán tại thời điểm xuất kho = Giá thành sản xuất nhập kho  Giá vốn hàng bán tại thời điểm tiêu thụ = Giá thành SX nhập kho + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành và giá vốn thông thường là khác nhau, sự chênh lệch giữa giá vốn và giá thành chính là do bình quân với lượng tồn đầu và các lần nhập kho với giá khác nhau. 1.4.2. Sự khác biệt giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất với doanh nghiệp hoạt động xây lắp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất và doanh nghiệp hoạt động xây lắp có phần giống nhau, bên cạnh đó có một số điểm khác biệt cơ bản do đặc thù của ngành nghề.  Chi phí sử dụng máy thi công Ở doanh nghiệp sản xuất sẽ không phát sinh chi phí này, máy móc sẽ được trích khấu haoTrường và phân bổ cho tĐạiừng phân họcxưởng s ảnKinh xuất được tínhtế vào Huế chi phí sản xuất chung. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp, máy móc thi công sẽ được tập hợp vào chi phí riêng. Tập hợp cho từng công trình hoặc phân bổ cho từng công trình, hạng mục thi công nếu như sử dụng chung.  Chi phí nhân công trực tiếp Ở doanh nghiệp sản xuất, tài khoản này sẽ gồm các khoản trích theo lương. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp, tài khoản này chỉ bao gồm lương của nhân SVTH: Lê Thị Quỳnh 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên công trực tiếp tham gia xây lắp, không bao gồm các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung.  Về việc đánh giá SPDD Do khác nhau về đặc thù công việc thực hiện nên phương pháp đánh giá sẽ có phần khác. Ở doanh nghiệp sản xuất: Cách đánh giá sản phẩm dở dang phải phù hợp với sản phẩm dở dang. Ở doanh nghiệp xây lắp: do đặc thù ngành nghề nên ít gặp một số trường hợp công trình thi công có SPDD cuối kỳ. Cách đánh giá sản phẩm dở dang chủ yếu là tập hợp tất cả các chi phí liên quan lại.  Kỳ tính giá Ở doanh nghiệp sản xuất sẽ có kỳ tính giá cố định theo tháng hoặc theo quý. Còn ở doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá thường là thời gian bắt đầu thi công đến khi công trình được hoàn thành hoặc từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật. 1.4.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức xây lắp giao khoán nội bộ 1.4.3.1. Những vấn đề chung  Đối tượng hạch toán chi phí Tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp có đặc điểm là thường phân chia thành nhiều công trường, khu vực thi công, đơn vị tính giá thành thường là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Do vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của các doanh nghiTrườngệp xây lắp có th ểĐạilà: hợp đhọcồng xây dKinhựng, công trình, tế h ạngHuế mục công trình, khu vực thi công  Đối tượng tính giá thành Trong hoạt động xây lắp, việc xác định đối tượng tính giá thành tùy thuộc vào: đối tượng lập dự toán và phương pháp thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận thầu. SVTH: Lê Thị Quỳnh 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Do vậy, đối tượng tính giá thành: Sản phẩm xây lắp hoàn thành: khi đối tượng lập dự toán là công trình, hạng mục công trình; phương thức thanh toán là thanh toán một lần. Sản phẩm xây lắp hoàn thành theo giai đoạn quy ước: khi đối tượng lập dự toán là công trình, HMCT chưa kết thúc toàn bộ mà chỉ kết thúc đến một giai đoạn nhất định; phương pháp thanh toán được thanh toán theo từng giai đoạn quy ước. Khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định: khi đối tượng lập dự toán: công trình, HMCT; phương thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch xây dựng.  Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời gian tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá thành nhất định. Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành tổng hợp số liệu thực tế cho các đối tượng. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN, chu kỳ sản xuất và hình thức bàn giao công trình. Sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như thông thường mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận thầu. Với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng) kỳ tính giá thành là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình. Với những công trình lớn, thời gian dài (hơn 12 tháng) khi nào có một bộ phận hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và được nghiệm thu, kế toán tiến hành tính giá bộ phận, hạng mục đó. VTrườngới những công trình Đại có thờ i họcgian kéo dàiKinh nhiều năm, tế nh ữHuếng bộ phận không tách ra để đưa vào sử dụng được, khi từng phần việc lắp đặt đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế tính toán sẽ tính giá thành cho khói lượng công tác được hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật. SVTH: Lê Thị Quỳnh 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a) Nội dung “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp. Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng”.(PGS.TS Võ Văn Nhị, 2009) Chi phí NVL trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp: là những chi phí NVLTT thực tế để thi công xây lắp công trình, HMCT như: Vật liệu xây dựng:  Vật liệu chính: gạch, gỗ, sắt, cát, sỏi, đá, xi măng,  Vật liệu phụ: đinh kẽm, dây buộc,  Nhiên liệu: Than, củi, nhựa đường,  Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn, vỉ kèo lắp sẵn,  Vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực tế sản phẩm: ván, khuôn, giàn giáo,  Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông hơi, chiếu sáng, truyền dẫn hơi nóng, hơi lạnh, b) Nguyên tắc hạch toán Phương pháp trực tiếp: tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng. Phương pháp phân bổ: tập hợp chung cho quá trình sản xuất, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức thích hợp. c) Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. TrườngHóa đơn bán hàng, Đại hóa đơn GTGT.học Kinh tế Huế Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi. Biên bản nghiệm thu. Giấy đề nghị cung cấp vật tư. d) Kế toán chi tiết Chi phí NVLTT được theo dõi riêng cho từng công trình, HMCT. Trường hợp không theo dõi được riêng, theo dõi chung sau đó phân bổ theo tiêu thức phù hợp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên e) Kế toán tổng hợp TK sử dụng: TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp,kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: Trị giá nguyên liệu,vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm,dịch vụ lao vụ TK 621 không có số dư cuối kỳ. TK 152 TK 621 (1) TK 632 (4) (5) TK 111, 112, 331 (2) TK 154 TK 133 Trường Đại học Kinh tế Huế (3) Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SVTH: Lê Thị Quỳnh 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chú thích: (1) Khi xuất kho vật liệu, thiết bị dùng cho hoạt động xây lắp, lắp đặt (2) Khi mua NVL, thiết bị đưa ngay vào công trình (3) Giá thực tế NVL chưa dùng hết nhập kho (4) Vật liệu thừa để lại: ghi âm (5) Cuối kỳ kết chuyển 1.4.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a) Nội dụng Chi phí nhân công trực tiếp lá các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ, cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí lao động trực tiếp thuộc hoạt động sản xuất xây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Các khoản phải trả bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương) kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài không bao gồm các khoản trích theo lương và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước, vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ quản lý). b) Nguyên tắc hạch toán PhươngTrường pháp trực ti ếĐạip: tập hợ phọc riêng biệ t Kinhcho từng đố i tưtếợng Huếsử dụng. Phương pháp phân bổ: tập hợp chung cho quá trình sản xuất, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức thích hợp. c) Chứng từ sử dụng Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng tổng hợp lương. SVTH: Lê Thị Quỳnh 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Phiếu chi. Bảng phân bổ tiền lương. d) Kế toán chi tiết Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng công trình, HMTC. Trường hợp không theo dõi riêng được thì theo dõi chung sau đó phân bổ theo tiêu thức cho phù hợp. e) Kế toán tổng hợp TK sử dụng: TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 622 không có số dư cuối kỳ. TK 334, 111 TK 622 TK 632 (1) (3) TK 335 TK 154 (2) Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chú thích: (1) Khi tính ra tiền lương phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, kể cả tiền công phải trả lao động thuê ngoài (2) Trường hợp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (3) Cuối kỳ kết chuyển SVTH: Lê Thị Quỳnh 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.3.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Ở công ty xây dựng thì chi phí 621, 622, 627 dường như là tương tự ở các loại hình doanh nghiệp khác, điểm khác biệt lớn nằm ở chi phí 623 (chi phí sử dụng máy thi công). Tài khoản 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của công nhân sử dụng máy thi công. a) Nội dung Máy thi công xây lắp là một bộ phận TSCĐ, bao gồm tất cả các loại xe, máy kể cả thiết bị được chuyển động bằng động cơ (chạy bằng hới nước, xăng dầu ) được sử dụng trực tiếp cho công tác xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao động của con người. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp. Do đặc điểm của máy thi công được sử dụng ở nhiều công trình thuộc các địa điểm khác nhau nên chi phí máy thi công chia thành hai loại: Chi phí thường xuyên: chi phí phát sinh hằng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy như: Tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, kể cả công nhân phục vụ máy; Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ động lực dùng cho máy và chi phí vật liệu khác; Khấu hao máy thi công; Chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê máy thi công (nếu có), chi phí sTrườngữa chữa thường xuyên, Đại điện, nưhọcớc, ; ChiKinh phí khác. tế Huế Chi phí tạm thời: chi phí phát sinh một lần tương đối lớn nên được phân bổ hoặc trích trước theo thời gian sử dụng máy thi công ở công trình như: Chi phí tháo, lắp, chạy thử sau khi lắp để sử dụng; Chi phí vận chuyển máy thi công đến địa điểm xây dựng, chi phí trả máy về nơi đặt máy ; Chi phí sữa chửa lớn máy thi công; Chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ máy thi công: lều lán che, bê đế máy, SVTH: Lê Thị Quỳnh 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên b) Kế toán chi tiết Mở sổ chi tiết chi phí sử dụng xe, MTC. Phiếu theo dõi ca xe, máy hoạt động. c) Chứng từ sử dụng Nhật trình lái xe, máy. Bảng khấu hao xe, máy. Phiếu xuất kho, Phiếu chi, hóa đơn GTGT. Bảng thanh toán nhật trình. Bảng thanh toán lương tổ xe, máy. d) Kế toán tổng hợp Tài khoản sử dụng TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2. Bên Nợ Các chi phí liên quan đến máy thi công (Chi phí nguyên liệu cho máy hoạt động,chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy,chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công ). Bên Có Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. TK111, 152, 153, 214 TK 623 TK 154 242, 334, 335, TrườngTập h ợpĐại chi phí sửhọc KinhCuối ktếỳ, kế tHuế chuyển máy thi công chi phí TK 632 Phần vượt mức Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí cho máy thi công SVTH: Lê Thị Quỳnh 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.3.5. Kế toán chi phí sản xuất chung a) Nội dung Chi phí SXC bao gồm chi phí sản xuất của đội của công tình xây dựng bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của CNXL, các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo % quy định trên tiền lương phải trả của CN trực tiếp xây lắp (thuộc biên chế DN). Chi phí vật liệu: vật liệu dùng sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. Trường hợp lán trại tạm thời thường do bộ phận xây lắp phụ xây dựng trên công trường phục vụ cho công nhân trực tiếp xây lắp, phải sử dụng TK 154 – Xây lắp phụ và phải phân bổ dần trong nhiều tháng theo thời gian sử dụng công trình tạm hoặc theo thời gian thi công (nếu thời gian thi công ngắn hơn thời gian sử dụng công trình tạm). Trường hợp vật liệu sử dụng luân chuyển (ván khuôn) thì kế toán phân bổ dần, còn giá trị vật liệu phụ đi kèm (đinh kẽm, dây buộc, ) và công lắp dựng tháo dỡ thì được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình có liên quan. Chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ dung chung cho HĐ của đội. Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến đội xây lắp. Chi phí bằng tiền khác liên quan đến đội xây lắp. b) Nguyên tắc hạch toán Chi phí SXC được tập hợp theo từng bộ phận, đội từng công trình, HMCT, do đội đó thiTrường công. Trường h ợĐạip CPSXC họctập hợp liênKinh quan đến nhitếều Huếcông trình, HMCT thì phải phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. c) Chứng từ sử dụng Bảng chấm công. Bảng khấu hao TSCĐ. Phiếu xuất kho CCDC. SVTH: Lê Thị Quỳnh 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên d) Kế toán chi tiết Sổ chi tiết CPSXC Bảng phân bổ chi phí SXC. e) Kế toán tổng hợp Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí SXC. Bên Nợ Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm: lương nhân viên quản lý đội xâydựng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ (%) quy định hiện hành trên lương phải trả nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội. Bên Có Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. TK627 không có số dư cuối kỳ. 152, 153, 334, 338, 214, 627 154 Tập hợp CP SXC Cuối kỳ, phân bổ kết chuyển 632 CPSXC cố định Trường Đại học Kinhphần không tế phân Huế bổ Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 1.4.3.6. Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp a) Nội dung Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, không áp dụng phương pháp hạch toán SVTH: Lê Thị Quỳnh 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK nên TK 154 dùng để tập hợp CPSX, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào GVHB của kỳ kế toán. Tài khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2: TK 1541 – Xây lắp TK 1542 – Sản phẩm khác TK 1543 – Dịch vụ TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, HMCT và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sử dụng máy thi công; Chi phí sản xuất chung. Riêng chi phí chung được tập hợp bên Nợ TK 1541 “Xây lắp”: Chỉ bao gồm chi phí chung phát sinh ở đội nhận thầu hoặc công trường xây lắp. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp xây lắp (là một bộ phận của chi phí chung) được tập hợp bên Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Chi phí này sẽ được kết chuyển vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” tham gia vào giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành và bán ra trong kỳ. b) Kế toán tổng hợp BênTrường Nợ Đại học Kinh tế Huế Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. SVTH: Lê Thị Quỳnh 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Bên Có Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho DN nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ; Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Phương pháp hạch toán được thể hiện rõ ở sơ đồ dưới đây: SDĐK: TK 154 (621) 152, 1388, 111, 112 (622) (1) (2) (623) (627) 632 (3) (4) 155 (5) 3368 (6) SDCK: Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí Chú thích: (1) Tập hợp chi phí sản xuất Trường(2) Vật li ệuĐại thừa, ph ếhọcliệu, bồi thưKinhờng, thanh tếlý máy Huế móc thiết bị chuyên dùng (3) Thiệt hại (Sau bồi thường) (4) Tổng giá thành sản phẩm khi tiêu thụ (5) Tổng giá thành sản phẩm khi chờ bán (6) Khi bàn giao công trình cho đơn vị cấp trên SVTH: Lê Thị Quỳnh 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.3.7. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định kỳ hàng tháng hoặc quý, DN phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay đang dở dang. Phương pháp đánh giá SPDD trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Trường hợp quy định nhà thầu được thanh toán sản phẩm xây lắp 1 lần sau khi hoàn thành toàn bộ, thì giá trị sản phẩm dở dang được tính là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm tính (cuối tháng hoặc quý). Chi phí sản Tổng chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công = xuất DDCK trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chu phí sản xuất chung thực tế phát sinh Đối với doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng một trong những phương pháp đánh giá SPDD như sau: a) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí dự toán Chi phí thực tế Chi phí thực tế của Chi phí Chi phí của khối lượng khối lượng xây lắp + c a kh i thực tế xây lắp DDĐK thực hiện đầu kỳ ủ ố ng của = x lượ xây lắp khối Chi phí c a kh ng Chi phí c a kh i ủ ối lượ ủ ố DDCK lượng xây lắp hoàn thành bàn lượng xây lắp DDCK theo dự DDCK giao trong k + theo d toán ỳ ự toán Trườngb) Đánh giá sản phĐạiẩm dở danghọc cuối kKinhỳ theo tỷ lệ hoàn tế thành Huế tương đương Giá Chi phí SXDD CPSX phát + thành dự đầu kỳ sinh trong k Chi phí ỳ toán của = x SXDD khối cuối kỳ Giá thành dự toán Giá thành dự lượng của khối lượng công toán của khối công trình hoàn thành + lượng công việc việc dở dang cuối kỳ DDCK SVTH: Lê Thị Quỳnh 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên c) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá trị dự toán Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Giá tr d Chi phí khối lượng xây lắp khối lượng xây lắp ị ự + toán c a thực tế DDĐK thực hiên trong kỳ ủ của = x khối khối lượng xây Chi phí của khối Giá trị dự toán lượng + lắp lượng xây lắp hoàn của khối lượng DDCK DDCK thành bàn giao xây lắp DDCK trong kỳ 1.4.3.8. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Nó mang tính thuần túy kỹ thuật, tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh xây lắp, đối tượng tính giá thành thường là hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành. Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mà kế toán lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng. Trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành như sau: a) Phương pháp trực tiếp (phương pháp tính giá thành đơn giản) Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành: sản phẩm (công trình, HMCT ) Khi sản phẩm hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là Z đơn vị sản phTrườngẩm. Đại học Kinh tế Huế Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các DN xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất dơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện. SVTH: Lê Thị Quỳnh 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, HMCT đó. Trường hợp công trình, HMCT chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì: Giá thành thực tế khối Chi phí thi Khoản Chi phí Chi phí lượng, công xây điều thi công thi công HMCT hoàn lắp phát chỉnh = xây l ắ p + - xây lắp - thành bàn sinh trong giảm giá DDĐK DDCK giao kỳ thành Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng HMCT thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng HMCT. Khi đó giá thành thực tế của từng HMCT sẽ là: ∑C = ∑G dt * H Trong đó: H là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế. ∑ C * 100 TrườngH = Đại học Kinh tế Huế ∑G dt ∑C: Tổng chi phí thực tế của các công trình ∑Gdt: Tổng dự toán của tất cả các công trình b) Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản SVTH: Lê Thị Quỳnh 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội, cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Z = DDĐK + C1 + + Cn – DDCK Trong đó C1, Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoặc từng HMCT. c) Phương pháp hệ số Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng đối tượng tính giá là từng công trình, từng HMCT hoàn thành. Căn cứ vào tổng CPSX phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định giá thành đơn vị. d) Phương pháp tỷ lệ Được áp dụng trong trường hợp giống như phương pháp hệ số nhưng cưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm. Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế và tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế (hay Z kế hoạch của các HMCT) để xác định Z thực tế của từng HMCT (thông qua việc xác định tỷ lệ tính Z). Tổng CPSX thực tế * 100% Tỷ lệ tính Z = Tổng CPSX kế hoạch các HMCT (Tổng giá trị dự toán) Trường Đại học Kinh tế Huế CPSX kế hoạch Giá thành thực tế HMCT tương ứng Tỷ lệ tính = * từng HMCT (giá thành dự toán Z tương ứng) SVTH: Lê Thị Quỳnh 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên e) Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phương pháp này cụ thể như sau: Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí được duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức. So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế của = định mức +/- do thay đổi +/- so với định sản phẩm sản phẩm định mức mức Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệ thống định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ. 1.4.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức xây lắp giao khoán nội bộ 1.4.4.1.TrườngTrường hợp đơn Đại vị nhận khoánhọc xây lắKinhp nội bộ có tổ chtếức kHuếế toán riêng Đơn vị cấp trên có thể giao khoán cho đơn vị cấp dưới toàn bộ giá trị của công trình, HMCT, khối lượng xây lắp; hoặc chỉ giao khoán phần chi phí nhân công của khối lượng xây lắp. Đơn vị nhận khoán tổ chức công tác kế toàn gồm chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành và định kỳ nộp báo cáo về phòng kế toán của đơn vị cấp trên để tổng hợp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng đơn vị nhận khoán chịu hoàn toàn trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh xây lắp. a) Tài khoản sử dụng Đơn vị giao khoán (cấp trên): Tài khoản 1368 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ. Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xây lắp giao khoán hoàn thành. Đơn vị nhận khoán (cấp dưới): Tài khoản 3368 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ. Để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ. b) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh  Trường hợp đơn vị nhận khoán tổ chức kế toán riêng nhưng không xác định kết quả kinh doanh riêng Kế toán ở đơn vị giao khoán xây lắp nội bộ: TK 111, 112, 152, 153 TK 1368 TK 154 (1) (3) TK 214 TK 621, 622, 623, 627 (2) (4) TK 111, 112 Trường(6) Đại học Kinh(5) tế HuếTK 133 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán tại đơn vị giao khoán xây lắp nội bộ SVTH: Lê Thị Quỳnh 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chú thích: (1) Khi ứng trước tiền, NVL, chi phí cho đơn vị nhận khoán (2) Chi phí khấu hao phân bổ cho đơn vị nhận khoán (3) Nhận giá trị khối lượng xây lắp của đơn vị nhận khoán bàn giao (theo giá thực tế) (4) Chi phí xây lắp phát sinh tại đơn vị giao khoán đã tập hợp được liên quan đến công trình trên các TK 621, 622, 623, 627 được kết chuyển để tính giá thành của công trình khi hoàn thành. (5) Nhận VAT do đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ bàn giao (6) Thanh toán số tiền còn lại cho đơn vị nhận khoán Kế toán tại đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ TK 3368 TK 111, 112 (9) (1) TK 133 TK 152 TK 621 (10) (2) (4) TK 111 (3) TK 133 TK 154 TK 334 TK 622 (5) (8) TK 111, 152, 141, 214, 334 TK 623 Trường Đại học(6) Kinh tế Huế TK 111, 112, 141, 331, 334, 338 (7) TK 627 Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán tại đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ SVTH: Lê Thị Quỳnh 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chú thích: (1) Khi nhận khoản ứng trước của đơn vị giao khoán bằng tiền. (2) Khi nhận khoản ứng trước của đơn vị giao khoán bằng nguyên vật liệu. (3) Khi mua vật liệu, CCDC nhập kho (4) Khi phát sinh chi phí NVLTT dùng trực tiếp cho xây dựng, lắp đặt (5) Khi phát sinh chi phí NCTT (6) Khi phát sinh chi phí sử dụng MTC (7) Khi phát sinh chi phí sản xuất chung (8) Tổng hợp chi phí xây dựng, lắp đặt để tính giá thành khi hoàn thành (9) Bàn giao giá trị nhận khoán xây lắp nội bộ hoàn thành với đơn vị cấp trên (theo giá thành thực tế) (10) Bàn giao VAT cho đơn vị cấp trên  Trường hợp đơn vị nhận giao khoán hạch toán riêng và có xác định kết quả kinh doanh riêng Việc hạch toán kế toán ở đơn vị giao khoán và nhận khoán xây lắp nội bộ tương tự như trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không xác định kết quả kinh doanh riêng. Kế toán ở đơn vị giao khoán Khi nhận giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ do đơn vị nhận khoán bàn giao Nợ TK 1541 – Xây lắp (tính theo giá trị giao khoán, không phải giá của đơn vị nhận giao khoán) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1368 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Trường Kế toán ở đơn Đại vị nhận khoánhọc Kinh tế Huế Khi bàn giao khối lượng xây lắp đã hoàn thành cho đơn vị giao khoán. Phản ánh giá thành của công trình hoàn thành bàn giao. Nợ TK 632 – GVHB (giá thành sản xuất) Có TK 1541 – Xây lắp SVTH: Lê Thị Quỳnh 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Phản ánh doanh thu của khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao cho đơn vị giao khoán (cấp trên) Nợ TK 3368 - Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ Có TK 511 – DT bán hàng và cung cấp dịch vụ nội bộ Có TK 3331 – Thuế GTGT Thu phần còn lại Nợ TK 111, 112 Có TK 3368 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh tương tự như các DN bình thường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 2.1.1. Khái quát chung về công ty Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Construction Transportation Joint stock Company Tên viết tắt: HCTC Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300101011 Vốn điều lệ: 27.355.000.000 VNĐ (Hai mươi bảy tỷ ba trăm năm mươi lăm triệu đồng). Tính đến thời điểm 31/12/2107. Địa chỉ: Trụ sở chính: Lô 77, Phạm Văn Đồng, Vĩ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên HuTrườngế Đại học Kinh tế Huế Số điện thoại: 0234.3812 849 - 3823 865 Số fax: 0234.3823 486. Website: www.xdgt-tth.com.vn; Email: hc@xdgt-tth.com.vn Mã cổ phiếu: GTH SVTH: Lê Thị Quỳnh 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông TT Huế tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa từ đầu năm 2006. Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sở Giao thông vận tải TT.Huế đã ra quyết định số 20/TC ngày 22/07/1989 về việc thành lập Công ty Xây dựng cầu đường. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc bấy giờ là xây dựng các công trình giao thông, sản xuất vật liệu, đúc kết kiện bê tông. Năm 2004 có Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 về việc chuyển đổi Công ty Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế thành công ty Cổ Phần Xây Dựng-Giao Thông Thừa Thiên Huế. Với kinh nghiệm và uy tín từ nhiều năm hoạt động trong ngành Xây dựng giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng, các công trình Dân dụng và công nghiệp, phục vụ xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế không ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, trở thành một Công ty phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong tỉnh, khu vực và trên toàn quốc, thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và thị trường. Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế cũng tạo dựng một nền tảng tài chính đủ mạnh để công ty phát triển bền vững. Công ty cũng đang áp dụng một chính sách quản lý chặt chẽ và minh bạch, đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. NiêmTrường yết trên thị trư Đạiờng UPCoM học ngày 28/10/2009. Kinh tế Huế Mục tiêu của Công ty là “Chất lượng, tiến độ, mỹ thuật, phát triển bền vững”, Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế sẵn sàng hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác trong khu vực và cả nước trên lĩnh vực xây dựng đầu tư và phát triển với phương châm bình đẳng các bên cùng có lợi. SVTH: Lê Thị Quỳnh 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kỹ thuật kế hoạch Phòng Phòng Phòng Chi Phòng kế kỹ tổ nhánh tài vụ hoạch thuật chức Quảng Trị Các xí nghiệp thi công cơ giới Các xí nghiệp khai thác chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng Các đội xây lắp Trường Các đội liên kĐạiết xây dự nghọc Kinh tế Huế Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế Cửa hàng xăng dầu Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Nguồn: Phòng Tài vụ - CTCP Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế) SVTH: Lê Thị Quỳnh 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Ghi chú : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng : 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề thuộc Pháp luật và điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị: Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành Công ty. HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho các giám đốc Công ty thực hiện, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của Công ty. - Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện. Tổng giám đốc của công ty là ông Trần Chính. Phó Tổng Giám Đốc: Các Phó Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh công trình hằng ngày, hằng quý, hằng năm và tổ chức kiểm tra tiến độ công trình, ký hợp đồng kinh tế, đấu thầu các công trình thi công theo đúng các điều khoản hợp đồng. PhòngTrường Kỹ thuật: Tính Đại toán chi học phí theo phânKinh cấp hạch tế toán cHuếủa các đội đầy đủ; kiểm tra kế hoạch sản xuất của từng đơn vị trực thuộc; phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo hành công trình; tham gia khảo sát thiết kế trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Công ty. Phòng Tổ chức - Hành chính: Theo dõi, thực hiện, kiểm tra, giải quyết các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động, việc thực hiện SVTH: Lê Thị Quỳnh 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên những nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và phương hướng nhiệm vụ trong năm tiếp theo, quản lí và bảo quản tài liệu, hồ sơ nhân sự toàn công ty. Phòng Tài vụ: Cân đối các nguồn vốn để có các kế hoạch vay vốn ngân hàng và chuyển vốn vay cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch đã được duyệt từng tháng, quý; cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồi công nợ, thanh quyết toán công trình; lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên. Có 12 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc gồm: 2 Chi nhánh (chi nhánh Quảng Điền, chi nhánh Quảng Trị), 1 Cửa hàng Xăng dầu (Cửa hàng Xăng dầu An Lỗ , 3 Đội liên kết xây dựng ( số 1, số 3, số 4), 1 nhà máy gạch ( Nhà máy gạch Tuynen Hải Lăng) và 5 Xí nghiệp trực thuộc ( số 1, số 2, xây lắp 6, thi công cầu, cơ khí). Tất cả các đơn vị này đều chịu sự quản lý của công ty về tài chính cũng như công tác hạch toán. Đồng thời các đơn vị này phải lập báo cáo chi tiết về tình hình thu chi của từng đội và thực hiện quyết toán vào cuối mỗi quý. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế Kế Kế toán Kế Kế Kế Thủ toán toán vật tư, toán toán toán quỹ tổng công giá TSCĐ TGN thuế hợp nợ thành H, Trường Đại học Kinhtiền tế Huế Chi Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán nhánh các đội các đội các xí của nhà xây lắp cơ giới nghiệp máy gạch Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Nguồn: Phòng Tài vụ - CTCP Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế) SVTH: Lê Thị Quỳnh 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chú thích: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán của công ty trước giám đốc. Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính của công ty để lập báo cáo, từ đó giúp cho Tổng Giám đốc về công tác quản lý tài chính của công ty đạt hiệu quả. Kế toán tổng hợp: Tập hợp các thông tin kế toán để xác định kết quả kinh doanh của công ty và lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê; theo dõi và kiểm tra chứng từ, sổ sách các đơn vị trực thuộc; hướng dẫn các đơn vị hạch toán theo đúng quy định, đảm bảo tính thống nhất trong toàn công ty. Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của công ty, tổ chức việc ghi chép đầy đủ vào các tài khoản tương ứng, theo dõi chi tiết công nợ; định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ với các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp có liên quan. Tiến hành kiểm tra các công nợ, lập báo cáo công nợ, lập thông báo thanh toán công nợ. Kế toán vật tư giá thành: Tiến hành mở sổ theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. KTrườngế toán TSCĐ: M ởĐạisổ theo dõihọc chi tiết TSCĐ,Kinh phân lotếại, tổHuếng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ. Theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ, lên thẻ tài sản. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ theo chế độ quy định Kế toán các đội trực thuộc: Kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị như ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ SVTH: Lê Thị Quỳnh 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ và phân cấp hạch toán của công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán định kì theo quy định của công ty. Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền lương: Người kế toán có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thanh toán với ngân hàng. Theo dõi chi tiết tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng, thường xuyên đối chiếu số dư với ngân hàng. Xây dựng đơn giá tiền lương cho các bộ phận liên quan, tính lương và trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản. Kế toán thuế: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch toán vào các tài khoản có liên quan theo chế độ về quản lý tài chính, thuế vụ. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, các thông báo mới về thuế để kịp thời áp dụng và hạch toán cho đúng. Thủ Quỹ: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và kế toán phần hành có liên quan. Quản lý lượng tiền mặt thu và chi hiện có tại công ty, thực hiện thu chi đúng chế độ, lập báo cáo quỹ. 2.1.5. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ tài chính. Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế tuân thủ hệ thống báo cáo kế toánTrường do Bộ tài chính Đạiquy định. học Kinh tế Huế Hệ thống báo cáo tài chính được lập ở công ty gồm: Bảng cân đối kế toán;Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán còn lập thêm các báo cáo chi tiết giúp cho công tác quản trị tại công ty có hiệu quả hơn. SVTH: Lê Thị Quỳnh 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên  Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N.  Công ty lập Báo cáo tài chính theo từng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND).  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.  Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Ghi nhận theo giá vốn và được đánh giá theo ba chỉ tiêu: Nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ.  Với phương pháp khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng  Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ Hình thức kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán UNESCO 2.04 dựa trên hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán UNESCO 2.04, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản có liên quan. Cuối tháng, cuối quý thì kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kế toán trên máy vi tính vẫn dựa trên hình thức Nhật ký – Chứng từ. Chứng từ kế toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN Sổ UNESCO 2.04 tổng hợp Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Máy vi tính cùng loại Báo cáo tài chính Trường Đại học Kinh tế HuếBáo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại công ty Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày: Ghi sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý: Đối chiếu, kiểm tra: SVTH: Lê Thị Quỳnh 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.6. Sơ lược tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty Bảng 2.1. Sơ lược tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty (2015 – 2017) Đơn vị tính: Đồng 2015/2016 2016/2017 Chỉ tiêu 2 015 2 016 2017 Giá trị % Giá trị % Tổng Tài sản Tài sản ngắn hạn 195.021.449.586 174.121.294.217 185.731.382.974 (20.900.155.369) (10,72) 11.610.088.757 6,67 Tài sản dài hạn 42.009.325.722 37.664.510.814 33.459.352.355 (4.344.814.908) (10,34) (4.205.158.459) (11,16) Tổng cộng tài sản 237.030.775.308 211.785.805.031 219.190.735.329 (25.244.970.277) (10,65) 7.404.930.298 3,50 Tổng nguồn vốn Nợ Phải trả 206.008.006.046 178.349.715.336 185.788.082.834 (27.658.290.710) (13,43) 7.438.367.498 4,17 Nợ dài hạn 11.637.298.445 10.429.408.832 8.971.732.375 (1.207.889.613) (10,38) (1.457.676.457) (13,98) Vốn chủ sở hữu 31.022.769.262 33.436.089.695 33.402.652.495 2.413.320.433 7,78 (33.437.200) (0,10) Tổng cộng nguồn vốn 237.030.775.308 211.785.805.031 219.190.735.329 (25.244.970.277) (10,65) 7.404.930.298 3,50 Trường Đại(Ngu họcồn: Phòng Kinh Tài vụ - CTCP tếXây Huế Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế) SVTH: Lê Thị Quỳnh 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Tài sản – Nguồn vốn của Công ty biến động liên tục qua 3 năm. Năm 2016 giảm 10,65% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 3,5% so với năm 2016. Trong tổng tài sản thì Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với Tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn biến động liên tục qua 3 năm (2015 – 2017). Cụ thể như sau: TSNH năm 2016 giảm 10,72% so với năm 2015, năm 2017 tăng 6,67% so với năm 2016. TSDH giảm liên tục qua 3 năm. TSDH năm 2016 giảm 10,34% so với năm 2015, năm 2017 giảm 11,16% so với năm 2016. TSDH giảm là chủ yếu do TSCĐ, tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác giảm. Còn đối với trong tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn của công ty, là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu tổng nguồn vốn. Và đây cũng được xem là nguyên nhân chính làm cho nợ phải trả có sự biến động qua ba năm. Nợ ngắn hạn năm 2016 giảm 13,43% so với năm 2015, năm 2017 tăng nhẹ so với năm 2016, tăng 4,17%. Nhận thấy tỷ trọng khoản mục này qua ba kỳ đều thấp đối với công ty. Trước mắt đây là một dấu hiệu không tốt vì đây là nguồn vốn có tính ổn định, nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đối với tình hình của thực tế Công ty, công ty cần có sự luân chuyển vốn nhanh và dùng số vốn luân chuyển có được để tái đầu tư nên không cần Nợ dài hạn quá nhiều. Nợ dài hạn giảm liên tục qua 3 năm lần lượt với tỷ lệ giảm là 10,38% và 13,98%. Vốn chủ sở hữu biến độngTrường nhưng không đáng Đạikể, năm học 2016 tăng Kinh 7,78% so vtếới năm Huế 2015, năm 2017 giảm với tỷ lệ thấp là 0,1%. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán thì chưa thể kết luận chắc chắn được là công ty có làm ăn hiệu quả hay không mà chỉ kết luận được rằng quy mô của công ty có chiều hướng thu hẹp nhưng không nhiều. SVTH: Lê Thị Quỳnh 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.7. Sơ lược tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Đồng 2015/2016 2016/2017 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 231.605.721.879 202.209.291.167 126.708.556.843 (29.396.430.712) (12,69) (75.500.734.324) (37,34) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 231.605.721.879 202.209.291.167 126.708.556.843 (29.396.430.712) (12,69) (75.500.734.324) (37,34) Giá vốn hàng bán 210.996.790.790 177.373.480.971 109.144.473.648 (33.623.309.819) (15,94) (68.229.007.323) (38,47) Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 20.608.931.089 24.835.810.196 17.564.083.195 4.226.879.107 20,51 (7.271.727.001) (29,28) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 65.631.691 7.473.874 4.550.174 (58.157.817) (88,61) (2.923.700) (39,12) 7. Chi phí tài chính 9.312.041.586 8.564.372.945 8.522.008.130 (747.668.641) (8,03) (42.364.815) (0,49) - Trong đó: Chi phí lãi vay 9.312.041.586 8.564.372.945 8.522.008.130 (747.668.641) (8,03) (42.364.815) (0,49) 8. Chi phí bán hàng 5.637.100.565 4.417.388.406 2.920.427.840 (1.219.712.159) (21,64) (1.496.960.566) (33,89) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.040.733.880 8.228.774.594 5.811.463.277 (2.811.959.286) (25,47) (2.417.311.317) (29,38) Lợi nhuận thuần từ HĐKD (5.315.313.251) 3.632.748.125 314.734.122 8.948.061.376 168,34 (3.318.014.003) (91,34) 11. Thu nhập khác 8.902.689.167 332.920.262 1.510.730.176 (8.569.768.905) (96,26) 1.177.809.914 353,78 12. Chi phí khác 929.268.506 2.073.658.839 521.057.306 1.144.390.333 123,15 (1.552.601.533) (74,87) Lợi nhuận khác 7.973.420.661 (1.740.738.577) 989.672.870 (9.714.159.238) (121,83) 2.730.411.447 156,85 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.658.107.410 1.892.009.548 1.304.406.992 (766.097.862) (28,82) (587.602.556) (31,06) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 774.550.841 937.420.270 365.092.860 162.869.429 21,03 (572.327.410) (61,05) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN Trường1.883.556.569 Đại954.589.278 học 939.314.132Kinh tế(928.967.291) Huế(49,32) (15.275.146) (1,60) (Nguồn: Phòng Tài vụ - CTCP Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế) SVTH: Lê Thị Quỳnh 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm đều giảm, năm 2016 giảm 28,82%, năm 2017 giảm 31,06%. Qua bảng số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, cộng thêm yếu tố khách quan bên ngoài như cạnh tranh gây gắt của các doanh nghiệp cùng ngành, nền kinh tế không mấy khả quan, Lợi nhuận của công ty thu được chủ yếu là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh biến đổi không ổn định. Năm 2015, lợi nhuận đang âm đều này là do chi phí của công ty quá nhiều trong khi đó doanh thu lợi nhuận không thể bù đắp được, qua năm 2016 tăng mạnh, tăng 168,34%. Nhưng đến năm 2017 lại giảm nhanh, giảm tốc độ nhanh, giảm 91,34% so với năm 2016. Lợi nhuận khác của công ty cũng biến động nhiều, năm 2015 nguồn thu nhập khác của công ty cao hơn nhiều so với chi phí khác nên lợi nhuận khác năm 2015 tương đối cao. Nhưng đến năm 2016 giảm mạnh xuống âm, tương đương giảm 121,83% so với năm 2015 vì chi phí quá lớn, chi phí năm 2016 tăng so với năm 2015 là 123,15% nhưng thu nhập khác lại giảm mạnh. Đến năm 2017 lợi nhuận khác tăng 156,85% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế giảm qua các năm nên lợi nhuận sau thuế TNDN cũng giảm. Tình hình như sau, năm 2015 LNST là 1.883.556.569 đồng. Năm 2016 là 954.589.278 đồng, đến năm 2017 là 939.314.132 đồng. 2.1.8. Sơ lược tình hình lao động của Công ty Công Trườngty đang trong qua trĐạiình cắt gi họcảm nhân lKinhực, và công tytế đã giHuếảm được nhiều lao động gián tiếp. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn tình hình biến động lao động của công ty giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Trong năm 2015 tổng số lao động của công ty là 293 lao động và giảm xuống thành 221 người năm 2016. Năm 2017 số lao động tiếp tục giảm còn 187 người. Vì đặc điểm của Công ty là xây lắp, công việc nặng nhọc nên số lao động công nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, đặc biệt trong năm 2017 có một lao động có trình độ thạc sĩ. SVTH: Lê Thị Quỳnh 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Như vậy qua 3 năm 2015, 2016, 2017 số lượng lao động của công ty giảm đáng kể tuy nhiên chất lượng lao động vẫn được đảm bảo, việc cắt giảm số lượng lao động giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình nền kinh tế có sự biến động. Với trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao và sự bố trí nhân sự hợp lý thì chắc chắn công ty sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. 2.2. Khái quát về Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 là một đơn vị trực thuộc của Công ty CP XDGT Thừa Thiên Huế. Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 tiền thân là Xí nghiệp khai thác đá Phú Lộc, được thành lập theo Quyết định 205/QĐ-CT ngày 21/03/2003 của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Tháng 2/2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa DN của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty XDGT Thừa Thiên Huế được chuyển đổi thành Công ty CP XDGT Thừa Thiên Huế. Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế đã quyết định sát nhập Xí nghiệp khai thác đá Hương Trà vào Xí nghiệp khai thác đá Phú Lộc và lấy tên là: Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Đồng thời, chuyển trụ sở của Xí nghiệp từ Xã Lộc Biền, huyện Phú Lộc lên Thành phố Huế để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch kinh doanh. Năm 2007, nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, chủ động Trườngnguồn vật liệu trong Đại thi công học các công Kinh trình, Xí nghi tếệp đHuếã tiến hành xây dựng thêm trạm bê tông nhựa đóng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong bước đầu sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự đoàn kết nhất trí của toàn thể đội ngũ lao động, sự năng động sáng tạo của đội ngũ quản lý đã giúp Xí nghiệp dần đi vào hoạt động ổn định, làm ăn có hiệu quả và ngày càng mở rộng thị phần của mình ở thị trường trong nước. SVTH: Lê Thị Quỳnh 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Tháng 6/2012, Xí nghiệp chính thức đổi tên Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp thành Xí nghiệp xây dựng giao thông số 1 trực thuộc Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu và tài khoản riêng. 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.2.2.1. Chức năng Tổ chức khai thác và chế biến đá; Tổ chức sản xuất mặt hàng bê tông nhựa thương phẩm; Mua và cung ứng xăng dầu cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu; Nhận thi công các công trình do Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế giao và thi công các công trình do Xí nghiệp tự đứng ra đấu thầu; Không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.2.2.2. Nhiệm vụ Tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của Xí nghiệp; Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quy trình khai thác, sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường; Không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống và đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ nhân viên. 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc xí nghiệp TrườngPhòng kế NhânĐại viên học KinhChỉ huy tế HuếPhòng kỹ toán hành chính công trình thuật Thủ kho Lái xe Lái máy Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại đội, xí nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán - Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1) SVTH: Lê Thị Quỳnh 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chú thích: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ : 2.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán chính Kế toán Kế toán Kế toán công nợ Thủ tổng hợp, công nợ, nội bộ, quỹ vật tư bán hàng ngân hàng Nghiệp vụ các phân xưởng trực thuộc Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông số 1 (Nguồn: Phòng kế toán - Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1) Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ 2.2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của của từng vị trí trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinhTrường tế trong toàn đơnĐại vị theo học cơ chế qu Kinhản lý mới và tế theo Huếđúng điều lệ kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành . Tổ chức bộ máy kế toán , đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong Chi nhánh. Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán nhà nước và của Tông công ty . Tổ chức việc tạo nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn. SVTH: Lê Thị Quỳnh 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp và Kế toán trưởng Tông công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán . Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư: Giúp kế toán chính trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, phụ trách tổng hợp số liệu từ các bộ phận, lập các báo cáo theo định kỳ. Theo dõi tình hình biến động vật tư và các nghiệp vụ nhập xuất vật tư, cung cấp các loại sổ sách có liên quan. Kế toán công nợ, bán hàng: Theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tiêu thụ của Xí nghiệp, kiểm tra tình hình thanh toán của khách hàng. Phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua các yếu tố đầu vào, các dịch vụ từ bên ngoài. Theo dõi, kiểm tra tình hình tăng giảm các khoản phải trả người bán, sổ chi tiết phải trả người bán và cung cấp các sổ sách liên quan đến hoạt động tiêu thụ. Kế toán công nợ nội bộ, ngân hàng, thuế: Theo dõi các khoản công nợ nội bộ, tiến hành lập các báo cáo thuế, tờ khai thuế theo đúng quy định. Trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ thanh toán bằng chuyển khoản, theo dõi, tài khoản tiền gửi ngân hàng của Xí nghiệp, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dư các TK có liên quan. ChTrườngịu trách nhiệm cung Đại cấp các họcsổ sách liên Kinh quan đến phtếần hànhHuế kế toán mà mình đang đảm nhận. Thủ quỹ: Phụ trách thu, chi và quản lý tiền mặt của Xí nghiệp và lập các báo cáo quỹ để tổng hợp việc thu chi tiền mặt theo quy định. SVTH: Lê Thị Quỳnh 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.5. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 2.2.5.1. Chế độ và chính sách kế toán Xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ tài chính.  Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính giá xuất kho NVL: phương pháp bình quân gia quyền (theo Qúy).  Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Xí nghiệp tiến hành lập báo cáo tài chính theo từng quý. Nộp Báo cáo kế toán từng quý lên cho Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế. Hệ thống các báo cáo được lập ở Xí nghiệp (lập theo Qúy) gồm: Bảng cân đối phát sinh; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng thuyết minh báo cáo tài chính; 2.2.5.2. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ kế toán Xí nghiệp là một đơn vị lớn, trực thuộc Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông ThừTrườnga Thiên Huế. Phầ n Đạilớn hoạt đhọcộng sản xu Kinhất, kinh doanh tế của HuếCông ty đều tập trung tại Xí nghiệp, nên số lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hằng ngày là rất lớn. Ngoài việc, tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, nâng cao trình độ của các kế toán viên thì việc lựa chọn một hình thức kế toán tối ưu phù hợp với các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. SVTH: Lê Thị Quỳnh 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên Đồng thời, cũng phải đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng chế độ chính sách kế toán được áp dụng trong toàn công ty. Hiện tại, Xí nghiệp đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Với việc áp dụng hình thức kế toán này, các kế toán viên đã giảm được thời gian xử lý số liệu, dễ đối chiếu, kiểm tra tránh được các sai sót hay trùng lặp. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ 2.2.6. Một số yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh của Xí nghiệp 2.2.6.1. Đặc điểm Tài sản cố định tại Xí nghiệp Đối với Xí nghiệp với đặc điểm là sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công xây lắp các công trình xây dựng thì TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng và chiếm giá trị lớn. TSCĐ tại Xí nghiệp chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp và phương tiện truyền dẫn. Tuy nhiên phần lớn giá trị TSCĐ tại Xí nghiệp chủ yếu là do Công ty đầu tư và nâng cấp. Một số nhóm TSCĐ phục vụ sản xuất và thi công xây lắp: Máy làm đất gồm máy ủi, máy đầm, máy xúc, máy san, máy lu ; Thiết bị xử lý nền móng gồm gầu khoan, búa đóng cọc ; Máy xây dựng gồm cần cẩu, máy cuốn lồng sắt, trạm trộn bê tông; Máy làm đá gồm máy nén khí, máy khoan đá, máy nổ mìn, máy xay Ngoài ra trong số nhà cửa vật kiến trúc của Xí nghiệp cũng có loại tham gia gián tiếp vào quá trình thi công như nhà ở lưu động Bên cạnh đó là các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý của Xí nghiệp. Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 tiến hành lập báo cáo theo từng quý. Do công trìnhTrườngđược tiến hành tậ p Đạihợp chi phíhọc và tính giáKinh thành tại Qtếúy IIIHuế năm 2017 nên lấy báo cáo tài chính trong Qúy III năm 2017 để phân tích sự biến động tài sản nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Xí nghiệp Bảng 2.3. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Xí nghiệp XDGT Số 1 Đơn vị tính: Đồng 2015/2016 2016/2017 Chỉ tiêu Qúy III/2015 Qúy III/2016 Qúy III/2017 Giá trị % Giá trị % A. Tài sản ngắn hạn 28.496.658.602 14.102.224.876 14.072.718.596 (14.394.433.726) (50,51) (29.506.280) (0,21) I. Tiền,các khoản tương đương tiền 1.432.174.229 3.541.961.366 2.458.836.723 2.109.787.137 147,31 (1.083.124.643) (30,58) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.809.135.608 5.990.397.556 6.466.991.201 (3.818.738.052) (38,93) 476.593.645 7,96 IV. Hàng tồn kho 17.222.767.793 4.564.310.679 5.116.001.516 (12.658.457.114) (73,50) 551.690.837 12,09 V. Tài sản ngắn hạn khác 32.580.972 5.555.275 30.889.156 (27.025.697) (82,95) 25.333.881 456,03 B. Tài sản dài hạn 2.644.453.834 960.407.129 748.254.608 (1.684.046.705) (63,68) (212.152.521) (22,09) I. Các khoản phải thu dài hạn 133.171.500 133.171.500 133.171.500 II. Tài sản cố định 958.096.942 763.391.650 600.692.959 (194.705.292) (20,32) (162.698.691) (21,31) VI. Tài sản dài hạn khác 1.553.185.392 63.843.979 14.390.149 (1.489.341.413) (95,89) (49.453.830) (77,46) Tổng cộng tài sản 31.141.112.436 15.062.632.005 14.820.973.204 (16.078.480.431) (51,63) (241.658.801) (1,60) C. Nợ Phải trả 31.036.644.790 15.055.686.470 14.856.706.425 (15.980.958.320) (51,49) (198.980.045) (1,32) I. Nợ ngắn hạn 4.913.933.800 15.055.686.470 14.856.706.425 10.141.752.670 206,39 (198.980.045) (1,32) II. Nợ dài hạn 26.122.710.990 - - (26.122.710.990) (100,00) D. Vốn chủ sở hữu 104.467.646 6.945.535 (45.733.221) (97.522.111) (93,35) (52.678.756) (758,45) I. Vốn chủ sở hữu 104.467.646 6.945.535 (45.733.221) (97.522.111) (93,35) (52.678.756) (758,45) Tổng cộng nguồn vốn 31.141.112.436Trường15.062.632.005 Đại học14.810.973.204 Kinh (16.078.480.431)tế Huế (51,63) (251.658.801) (1,67) (Nguồn: Phòng kế toán - Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1) SVTH: Lê Thị Quỳnh 56