Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

pdf 140 trang thiennha21 23/04/2022 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Trường PHANĐại THhọcỊ THÙY Kinh NHIÊN tế Huế Niên khóa: 2014 - 2018
  2. Lời Cảm Ơn! Quãng thời gian bốn năm sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế là quãng thời gian đẹp đẽ của tuổi thanh xuân của mỗi một sinh viên. Và kết thúc cho chuỗi ngày dài đẹp đẽ ấy là việc sinh viên bước vào khoảng thời gian thực tập cuối khóa, đó là cột mốc quan trọng nhằm giúp sinh viên củng cố lại và vận dụng kiến thức tích lũy được khi ngồi trên ghế nhà trường vào thực tiễn, từ đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của sinh viên. Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn đến tập thể quý thầy cô giáo khoa kế toán – kiểm toán, những người cầm cân nảy mực, luôn tận tình truyền dạy những kiến thức bổ ích để sinh viên có được những kiến thức tuyệt vời nhất. Có như vậy, bản thân tôi cũng như mọi sinh viên khác mới có cơ sở để hoàn thành bài tốt nghiệp tốt nhất có thể. Để có được kết quả này, lời cảm ơn đặc biệt tôi cũng xin gửi đến thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Quang Huy đã luôn giúp đỡ những lúc tôi cần nhất, thầy đã luôn tận tình quan tâm, chỉ dẫn giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua. Không thể không nhắc đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế khi đã cho tôi cơ hội được vào công ty thực tập, tôi thật sự cảm kích về điều đó. Tất nhiên là không thể thiếu lời cảm ơn chân thành nhất đến các cô, các anh chị kế toán tại phòng kế toán cuả công ty, đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong việc hướng dẫn thực tập, giải đáp thắc mắc và cung cấp số liệu, chứng từ để đến hôm nay tôi đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình. Với điều kiện giới hạn bởi thời gian cũng như hạn chế của bản thân về kiến thức và kinh nghiệm thực tập, hẳn khóa luận của tôi sẽ tồn tại nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phan Thị Thùy Nhiên
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMKT Chuẩn mực kế toán TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn VCSH Vốn chủ sở hữu CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp TK Tài khoản HĐ Hóa đơn HTK Hàng tồn kho BHXH Bảo hiểm xã hội BĐSĐT Bất động sản đầu tư SXKD Sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 5 1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Doanh thu 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Vai trò kế toán doanh thu trong doanh nghiệp 5 1.1.2. Xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.2.1. Khái niệm 5 1.1.2.2. Sự cần thiết của việc xác định kết quả kinh doanh 6 1.1.3. Nhiệm vụ công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6 1.1.4. Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 7 1.1.5. Các phương thức tiêu thụ 8 1.1.5.1. Phương thức bán buôn 8 1.1.5.2. Phương thức bán lẻ 8 1.1.5.3. Phương thức bán hàng trả góp 9 1.1.5.4.Trường Phương thức bán Đại hàng thông học qua đ ạKinhi lý tế Huế 9 1.1.5.5. Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại 9 1.1.5.6. Phương thức bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng 9 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 10 1.2.1.Kế toán doanh thu bán hàng 10 1.2.1.1. Điều kiện ghi nhận 10 1.2.1.2. Nguyên tắc kế toán 10 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 1.2.1.3.Tài khoản sử dụng 12 1.2.1.4. Chứng từ sử dụng 13 1.2.1.5. Phương pháp hạch toán 13 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 13 1.2.2.1. Nội dung 13 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng 14 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán 14 1.3. Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh 15 1.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 15 1.3.1.1. Khái niệm giá vốn hàng bán 15 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng 15 1.3.1.3. Chứng từ sử dụng 16 1.3.1.4. Các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho 16 1.3.1.5. Phương pháp hạch toán giá vốn 17 1.3.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp 18 1.3.2.1. Khái niệm 18 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng 18 1.3.2.3. Chứng từ sử dụng 19 1.3.2.4. Phương pháp hạch toán 19 1.3.3. Kế toán các hoạt động tài chính 20 1.3.3.1. Kế toán doanh thu tài chính 20 1.3.3.2. Kế toán chi phí tài chính 21 1.3.4. Kế toán thu nhập và chi phí khác 22 1.3.4.1.Trường Kế toán thu nh ậĐạip khác học Kinh tế Huế 22 1.3.4.2. Kế toán chi phí khác 23 1.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 24 1.3.5.1. Khái niệm 24 1.3.5.2. Tài khoản sử dụng 25 1.3.5.4. Phương pháp hạch toán 26 1.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 27 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 1.3.6.1. Khái niệm 27 1.3.6.2. Tài khoản sử dụng 27 1.3.6.3. Phương pháp hạch toán 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 30 2.1.2.1. Chức năng 30 2.1.2.2. Nhiệm vụ 30 2.1.3. Khái quát tình hình nguồn lực và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015 - 2017 31 2.1.3.1. Khái quát tình hình lao động qua ba năm 2015-2017 31 2.1.3.2. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn qua ba năm 2015-2017 33 2.1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2015 - 2017 38 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 41 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 41 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 42 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 43 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 43 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 44 2.1.5.3.Trường Chế độ và mộ t sĐạiố chính sáchhọc kế toán Kinh áp dụng tế Huế 44 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 46 2.2.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ 46 2.2.2. Các phương thức tiêu thụ và hình thức thanh toán 46 2.2.2.1. Các phương thức tiêu thụ 46 2.2.2.2. Các hình thức thanh toán 47 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty 48 2.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng 48 2.2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 54 2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty 55 2.2.4.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 55 2.2.4.2. Phương pháp hạch toán 56 2.2.4.3. Ví dụ minh họa 57 2.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty 60 2.2.5.1. Kế toán chi phí bán hàng 60 2.2.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 62 2.2.6. Kế toán doanh thu tài chính tại công ty 66 2.2.6.1. Quy trình luân chuyển chứng từ 66 2.2.6.2. Ví dụ minh họa 67 2.2.7. Kế toán chi phí tài chính tại công ty 68 2.2.7.1. Quy trình luân chuyển chứng từ 68 2.2.7.2. Ví dụ minh họa 69 2.2.8. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác tại công ty 70 2.2.8.1. Kế toán thu nhập khác 70 2.2.8.2. Kế toán chi phí khác 72 2.2.9. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty 73 2.2.9.1. Nội dung và tài khoản sử dụng 73 2.2.9.2. Phương pháp hạch toán 73 2.2.9.3. Ví dụ minh họa “Xác định thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2017” 73 2.2.10.Trường Kế toán xác định kĐạiết quả kinh học doanh tạKinhi công ty tế Huế 76 2.2.10.1. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 76 2.2.10.2. Ví dụ minh họa “Xác định kết quả kinh doanh quý IV năm 2017” 78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 82 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 82 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 3.1.1. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty 82 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý 82 3.1.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán 83 3.1.1.3. Về tổ chức công tác kế toán 83 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 85 3.1.2.1. Ưu điểm 85 3.1.2.2. Hạn chế 86 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 88 3.2.1. Một số giải pháp liên quan đến các chính sách kế toán trong công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 88 3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu 89 3.2.3. Giải pháp cắt giảm chi phí 90 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 1. Kết luận 91 2. Kiến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015 - 2017 31 Bảng 2.2. Tình hình tài sản của công ty qua ba năm 2015 – 2017 34 Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của công ty qua ba năm 2015 – 2017 36 Bảng 2.4. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2015 - 2017 40 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán doanh thu bán hàng 13 Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 15 Sơ đồ 1.3 : Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 18 Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 19 Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán doanh thu tài chính 20 Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán chi phí tài chính 22 Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán thu nhập khác 23 Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán chi phí khác 24 Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 26 Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 26 Sơ đồ 1.11: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh 28 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 41 Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 44 Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của công ty trên phần mềm kế toán 45 Sơ đồ 2.4:TrườngTrình tự hạch toán Đại xác định học kết quả kinhKinh doanh củ atế sản phHuếẩm ống bi trong quý IV năm 2017 của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 78 Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh của sản phẩm bê tông trong quý IV năm 2017 của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 79 Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh của roăng cao su trong quý IV năm 2017 của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 81 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy DANH MỤC BIỂU Biểu mẫu 2.1: Phiếu xuất ống bi số 133 49 Biểu mẫu 2.2: Hóa đơn GTGT số 0000975 50 Biểu mẫu 2.3: Hóa đơn GTGT số 0001085 52 Biểu mẫu 2.4: Sổ chi tiết TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 53 Biểu mẫu 2.5: Sổ cái TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 54 Biểu mẫu 2.6: Phiếu xuất kho số 1355 58 Biểu mẫu 2.7: Sổ chi tiết TK 632 - Giá vốn 59 Biểu mẫu 2.8: Sổ cái TK 632 – Giá vốn 60 Biểu mẫu 2.9: Chứng từ mua dịch vụ số 323 62 Biểu mẫu 2.10: Uỷ nhiệm chi số 450 của Ngân hàng Ngoại thương 65 Biểu mẫu 2.11: Chứng từ trả phí bảo lãnh công ty luks 66 Biểu mẫu 2.12: Giấy báo có của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Huế 67 Biểu mẫu 2.13: Chứng từ thu lãi tiền gửi tháng 12/17 68 Biểu mẫu 2.14: Uỷ nhiệm chi 69 Biểu mẫu 2.15: Chứng từ thanh toán lãi tiền vay 70 Biểu mẫu 2.16: Phiếu kế toán số 259 71 Biểu mẫu 2.17: Phiếu chi số 413 72 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 2.1: Biên bản nghiệm thu bê tông (Hóa đơn GTGT số 1085) PHỤ LỤC 2.2: Hóa đơn GTGT số 0004783 PHỤ LỤC 2.3: Sổ chi tiết TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu PHỤ LỤC 2.4: Báo cáo nhập xuất tồn bê tông quý IV năm 2017 PHỤ LỤC 2.5: Hóa đơn GTGT số 0000260 PHỤ LỤC 2.6: Sổ chi tiết TK 641 – Chi phí bán hàng PHỤ LỤC 2.7: Sổ cái TK 641 – Chi phí bán hàng PHỤ LỤC 2.8: Sổ chi tiết TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp PHỤ LỤC 2.9: Sổ cái TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp PHỤ LỤC 2.10: Sổ chi tiết TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính PHỤ LỤC 2.11: Sổ cái TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính PHỤ LỤC 2.12: Sổ chi tiết TK 635 - Chi phí tài chính PHỤ LỤC 2.13: Sổ cái TK 635 - Chi phí tài chính PHỤ LỤC 2.14: Biên bản cấn trừ công nợ PHỤ LỤC 2.15: Sổ chi tiết TK 711 - Thu nhập khác PHỤ LỤC 2.16: Sổ cái TK 711 – Thu nhập khác PHỤ LỤC 2.17: Sổ chi tiết TK 811 – Chi phí khác PHỤ LỤC 2.18: Sổ cái TK 811 – Chi phí khác PHỤ LỤC 2.19: Sổ chi tiết TK 821 – Chi phí thuế TNDN PHỤ LỤC 2.20: Sổ cái TK 821 – Chi phí thuế TNDN PHỤ LỤC 2.21: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính PHỤ LỤC 2.22: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 PHỤ LỤTrườngC 2.23: Sổ chi tiế t ĐạiTK 911 – Xáchọc định kKinhết quả kinh doanhtế Huế PHỤ LỤC 2.24: Sổ cái TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh PHỤ LỤC 2.25: Sổ chi tiết TK 911A – Xác định kết quả kinh doanh - Ống bi PHỤ LỤC 2.26: Sổ chi tiết TK 911B – Xác định kết quả kinh doanh - Bê tông PHỤ LỤC 2.27: Sổ chi tiết TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả thì sẽ có nguy cơ bị đào thải khỏi nền kinh tế, chính vì vậy muốn đứng vững trên thương trường thì mỗi một doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những vũ khí bí mật để vượt qua sóng gió thương trường. Một vũ khí có thể nói là có sức mạnh bền vững giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường đó là lợi nhuận, bởi một khi đã đặt chân vào thương trường thì mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí, bởi đây là hai chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó tăng doanh thu là một biện pháp rất đáng được các doanh nghiệp quan tâm. Để tăng được doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các khâu từ sản xuất đến khâu cuối cùng là đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng và phải làm sao để sản phẩm được tiêu thụ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh việc hết sức quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như đẩy mạnh thực hiện các chính sách bán hàng tốt để nâng cao khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp còn phải chú ý quan tâm đến thông tin kế toán từ bộ phận kế toán. Hệ thống thông tin kế toán tài chính trong các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý đưa ra được các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Việc tổ chức thực hiện hệ thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hệ thống thông tinTrường kế toán, kế toán vĐạiề doanh thuhọc và xác đKinhịnh kết quả kinhtế doanhHuế tại các doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý trong doanh nghiệp chú trọng đến đầu tiên mặc dù đây là khâu cuối cùng của công tác kế toán nhưng nó lại có vai trò có thể đánh giá được thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình ra sao, để từ đó đưa ra được những quyết định chính xác và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Vì vậy, có thể thấy việc công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được hạch Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 1
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy toán một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời là một điều tất yếu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lâu năm, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã và đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Trong quá trình tìm hiểu thông tin về công ty, tôi nhận thấy công ty đang hoạt động có lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu các năm gần đây rất cao, điều này làm tôi suy nghĩ vì sao công ty có thể hoạt động tốt như vậy, liệu rằng trong sự thành công này thì sự đóng góp của hệ thống thông tin kế toán về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh như thế nào. Cùng với đó bản thân tôi khá hứng thú với phần hành kế toán doanh thu nên tôi rất mong muốn được biết việc thực hiện hạch toán doanh thu sẽ như thế nào tại một công ty phát triển như vậy. Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự mong muốn được thỏa mãn niềm hứng thú tìm hiểu công tác kế toán tại công ty nên trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Ba mục tiêu nhằm đạt được của việc nghiên cứu đề tài: - Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. - Thứ hai: Tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhTrường tại Công ty Cổ phĐạiần Bê tông học và Xây Kinhdựng Thừa Thiên tế HuHuếế. - Thứ ba: Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 2
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả hoạt động xản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2015-2017 và tìm hiểu sâu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty quý IV năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu là đọc, tham khảo các tài liệu liên quan đến kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng qua các giáo trình, chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn, các trang web, diễn đàn kế toán, nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu. - Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu là dựa trên những số liệu đã thu thập được rồi tiến hành xử lý số liệu thô chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học nhất. Tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được, chia nhỏ các vấn đề làm đơn giản hóa, từ đó nêu nhận xét đánh giá các chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp phỏng vấn, quan sát làtìm hiểu trực tiếp tại đơn vị để quan sát hóa đơn, chứng từ, cách thức thu nhận, luân chuyển, xử lí và lưu trữ hóa đơn chứng từ. Kết hợp việc phỏng vấn nhân viên trong suốt quá trình thực tập. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Từ những số liệu thu thập được tiến hành tính toán, phân tích sự biến động và so sánh sự biến động qua các năm của tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn . - PhươngTrường pháp kế toán Đạilà cách th ứhọcc và thủ Kinhtục cụ thể đ ể tếthực hiHuếện từng nội dung công việc kế toán. + Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. + Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành và phát sinh chi phí liên quan đến các hoạt động của đơn vị. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 3
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy + Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự vận động của vốn kinh doanh trong đơn vị. Nó được vận dụng thông qua hệ thống tài khoản kế toán. + Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát nhất vè vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh và việc tạo ra itền từ hoạt động kinh doanh của đơn vị. 5. Kết cấu đề tài Khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 4
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Doanh thu 1.1.1.1. Khái niệm Theo đoạn 03, chuẩn mực kế toán (CMKT) số 14 Doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng VCSH”. 1.1.1.2. Vai trò kế toán doanh thu trong doanh nghiệp Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trong doanh nghiệp, doanh thu chính là phần nguồn thu đặc biệt quan trọng nhằm bù đắp các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động, không chỉ đòi hỏi phải bù đắp đủ chi phí mà còn phải tạo ra lợi nhuận, bởi đó mới là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp. Doanh thu có vai trò quan trọng như vậy nên công tác kế toán doanh thu trong doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm, bởi một khi kế toán doanh thu làm tốt phần việc của mình sẽ giúp cho các nhà quản trị biết được công ty có đang đi đúng hướng sản xuất kinh doanh hay không. Và một khi trả lời được câu hỏi đó thì công ty sẽ tự biết được mình cần phải làm gì tiếp theo để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó đạt đến những mục đích cao hơn. 1.1.2. XácTrường định kết quả kinh Đại doanh học Kinh tế Huế 1.1.2.1. Khái niệm Việc xác định kết quả kinh doanh nhằm xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 5
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: là số chệnh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.  Công thức xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng LN kế toán trước thuế – Chi phí thuế TNDN Tổng LN kế toán trước thuế = Lợi nhuận hoạt động SXKD + Lợi nhuận ĐTTC + Lợi nhuận khác Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí tài chính Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 1.1.2.2. Sự cần thiết của việc xác định kết quả kinh doanh Cùng với việc hạch toán doanh thu thì việc xác định kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được kết quả mà doanh nghiệp đã bỏ công sức ra để đạt được từ đó nhận ra ưu, nhược điểm và các vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, đề ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo. Đồng thời, đây cũng chính là chỉ tiêu mà các bên có liên quan như ngân hàng, chủ nợ và các nhà đầuTrường tư quan tâm nhất. Đại học Kinh tế Huế 1.1.3. Nhiệm vụ công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một việc hết sức cần thiết trong doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh, biết được doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả không để kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 6
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy  Nhiệm vụ của kế toán doanh thu: - Tổ chức ghi chép, theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. - Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản doanh thu theo yêu cầu của đơn vị. - Phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình hiện có và biến động tăng giảm về mặt lượng và mặt giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa. Theo dõi chi tiết thanh toán với người mua, ngân sách nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí các sản phẩm hàng hóa bán ra.  Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh: - Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động, từng thời kỳ. - Hạch toán chính xác, kịp thời kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quyết toán, ra quyết định của nhà quản trị. - Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. 1.1.4. Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh  Đối với Nhà nước: Trên cơ sở các số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia  Đối với Doanh nghiệp: Việc tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp: - XácTrường định hiệu quả c ủĐạia từng lo ạihọc hoạt động Kinh trong doanh tếnghi ệp;Huế - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; - Thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh; - Đề ra chiến lược tài chính cũng như giải pháp SXKD để đạt được hiệu quả cao nhất trong tương lai. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 7
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy  Đối với nhà đầu tư: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên BCTC, các nhà đầu tư sẽ phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.  Đối với các tổ chức tài chính trung gian: Các số liệu này là căn cứ để đưa ra các quyết định cho vay vốn đầu tư.  Đối với nhà cung cấp: Căn cứ vào kết quả kinh doanh, lịch sử thanh toán mà nhà cung cấp quyết định cho doanh nghiệp thanh toán chậm hay không. 1.1.5. Các phương thức tiêu thụ 1.1.5.1. Phương thức bán buôn Theo phương thức này, doanh nghiệp bán trực tiếp cho người mua, do bên mua trực tiếp đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc tại địa điểm mà doanh nghiệp đã quy định. Thời điểm bán hàng là thời điểm người mua đã ký nhận hàng, còn thời điểm thanh toán tiền bán hàng phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi của hợp đồng. Cụ thể bán buôn có hai hình thức: - Bán buôn qua kho là hình thức bán hàng mà hàng bán được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho bao gồm theo hình thức giao hàng trực tiếp hoặc bán buôn qua kho theo hình thức vận chuyển hàng. - Bán buôn vận chuyển thẳng gồm thanh toán luôn và nợ lại: Bán buôn vận chuyển thẳng là hình thức bán mà doanh nghiệp thương mại sau khi tiến hành mua hàng không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng đến cho bên mua. Thuộc hình thức này bao gồm bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp và bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng. 1.1.5.2. PhươngTrường thức bán lẻ Đại học Kinh tế Huế Bán lẻ được hiểu là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, không thông qua các trung gian. Thuộc phương thức bán lẻ gồm có các hình thức sau: - Bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này, quá trình bán hàng được tách thành hai giai đoạn: Giai đoạn thu tiền và giai đoạn giao hàng. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 8
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, việc thu tiền và giao hàng cho bên mua không tách rời nhau. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Hết ngày hoặc ca bán, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo cáo bán hàng sau khi đã kiểm kê hàng tồn trên quầy. 1.1.5.3. Phương thức bán hàng trả góp Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần và người mua thường phải chịu một phần lãi suất trên số trả chậm. Và thực chất, quyền sở hữu chỉ chuyển giao cho người mua khi họ thanh toán hết tiền, nhưng về mặt hạch toán, khi hàng chuyển giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ. Số lãi phải thu của bên mua được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính, còn doanh thu bán hàng vẫn tính theo giá bình thường. 1.1.5.4. Phương thức bán hàng thông qua đại lý Là phương thức bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi để bán và thanh toán thù lao bán hàng dưới hành thức hoa hồng đại lý. Bên đại lý sẽ ghi nhận hoa hồng được hưởng vào doanh thu tiêu thụ. Hoa hồng đại lý có thể được tính trên tổng giá thanh toán hay giá bán (không có VAT) của lượng hàng tiêu thụ. Khi bên mua thông báo đã bán được số hàng đó thì tại thời điểm đó kế toán xác định là thời điểm bán hàng. 1.1.5.5. Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại Theo phương thức này bên bán chuyển hàng đi để giao cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng. Hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi nào người mua chấp nhận (thanh toán một phần hay toàn bộ) mới được coi là tiêu thụ, bên bán mất quyền sở hữu về toàn bộ số hàng này. 1.1.5.6. PhươngTrường thức bán hàng Đại theo hình họcthức hàng đKinhổi hàng tế Huế Để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giải quyết lượng hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc trao đổi sản phẩm hàng hoá của mình để nhận các loại sản phẩm khác. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị xác định doanh thu. Trong trường hợp này doanh nghiệp vừa là người bán hàng lại vừa là người mua hàng. Khi doanh nghiệp xuất hàng Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 9
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy đi trao đổi và nhận hàng mới về, trị giá của sản phẩm nhận về do trao đổi sẽ trở thành hàng hoá của đơn vị. 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.1.Kế toán doanh thu bán hàng 1.2.1.1. Điều kiện ghi nhận Theo đoạn 10, CMKT số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.2.1.2. Nguyên tắc kế toán Theo thông tư 200/2014/TT-BTC tại điều 78 quy định nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu như sau: a) Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. b) Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyênTrường tắc phù hợp. tuyĐại nhiên tronghọc một sốKinh trường hợp, tế nguy Huếên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. - Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán doanh thu. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 10
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tyên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. - Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện. c) Doanh thu lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế. việc phân loại các khoản lãi lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa. - Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả. d) Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba. Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để lợi nhuận cho công tác kế toán có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kì kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. tuy nhiên, khi lập báo cáo tài chính kế toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp. e) Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để các địnhTrường số thuế phải nộp theoĐại luật định. học Doanh Kinhthu ghi nhận trtếên s ổHuế kế toán để lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. f) Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hoạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động , phân cấp quản lý của từng đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 11
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy không phụ thuộc vào các chứng từ kèm theo. Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ DN đều phải được loại trừ. g) Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kì báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kì kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.1.3.Tài khoản sử dụng TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu của TK 511: Bên Nợ TK 511 Bên Có - Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và - Doanh thu bán sản phẩm, thuế GTGT tính theo phương pháp trực hàng hóa và cung cấp dịch vụ, tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán doanh thu BĐSĐT của doanh hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán. - Các khoản giảm trừ doanh thu. - Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần, doanh thu BĐSĐT sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. TK 511 cuối kỳ không có số dư. TK 511 có các tài khoản cấp 2 sau: - TKTrường 5111 “Doanh thu Đạibán hàng hóa”.học Kinh tế Huế - TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”. - TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”. - TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”. - TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản”. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 12
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 1.2.1.4. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng ). Chứng từ khác: Phiếu xuất kho bán hàng, hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ. 1.2.1.5. Phương pháp hạch toán 111, 112, 131 911 511 521 Kết chuyển doanh thu thuần Doanh thu bán hàng và Doanh thu hàng bán bị cung cấp dịch vụ trả lại, bị giảm giá, CKTM 33311 33311 521 Thuế GTGT hàng bán Thuế GTGT bị trả lại, bị giảm giá, Kết chuyển doanh thu đầu ra CKTM hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, CKTM 333 333 Thu XK, ế Thuế XK, TTĐB TTĐB, BVMT của hàng bán bị trả ph i n p ả ộ lại, bị giảm giá, CKTM Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán doanh thu bán hàng 1.2.2. KTrườngế toán các khoản giảm Đại trừ doanh học thu Kinh tế Huế 1.2.2.1. Nội dung Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 13
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Về thực chất, chiết khấu thương mại được coi là một khoản chi phí cho những khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn, thanh toán trước thời hạn thoả thuận nhằm mục đích khuyến khích khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp. - Hàng bán bị trả lại là những hàng hoá đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của khách. - Giảm giá hàng bán là những khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho bên mua vì những lý do như hàng bán bị kém phẩm chất, khách hàng mua hàng với số lượng lớn 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản được sử dụng để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu là TK 521 (theo thông tư 200/2014/TT-BTC). Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5211 “Chiết khấu thương mại”. - Tài khoản 5212 “ Hàng bán bị trả lại”. - Tài khoản 5213 “ Giảm giá hàng bán”. Kết cấu TK 521: Bên Nợ TK 521 Bên Có S ã ch ố chiết khấu thương mại đ ấp nhận Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương thanh toán cho khách hàng. mại sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán TK 521Trường không có số dư cu ốĐạii kỳ. học Kinh tế Huế 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 14
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 111, 112, 131 521 511 Khi phát sinh các khoản Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu giảm trừ doanh thu 333 Giảm các khoản thuế phải nộp Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3. Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán 1.3.1.1. Khái niệm giá vốn hàng bán “Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ; các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư”. (Trích Võ Văn Nhị, 2009). 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng Theo Điều 89 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vTrườngụ cho thuê bất độ ngĐại sản đầu họctư theo phương Kinh thức cho tế thuê Huế hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư. Kết cấu TK 632: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 15
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bên Nợ TK 632 Bên Có - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi - Giá vốn hàng bán bị trả lại. phí nhân công, chi phí sản xuất chung - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng vượt trên mức công suất tính vào giá vốn hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và toàn bộ hàng bán tiêu thụ trong kỳ. các chi phí phát sinh trong kỳ sang tài - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn năm trước. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. 1.3.1.3. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn 1.3.1.4. Các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho Có 3 phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ: - Phương pháp FIFO: (nhập trước - xuất trước) theo phương pháp này phải xác định chính xác giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, hàng nào nhập trước thì xuất trước và lần lượt theo thứ tự. Ưu điểm của phương pháp này: giúp tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo. Nhược điểm: Chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thụ nhanh.Trường Đại học Kinh tế Huế - Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập trong kỳ để tính giá bình quân của một đơn vị hàng hóa. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. + Theo giá bình quân cuối kỳ: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 16
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Giá thực tế xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân để tính. Ưu điểm của phương pháp này là: đơn giản, dễ làm chỉ cần tính toán 1 lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: độ chính xác không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. + Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm): Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức: Đơn giá xuất kho lần thứ i= (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(số lượng vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ + số lượng vật tư hàng hóa nhập trươc lần xuất thứ i). Ưu điểm của phương pháp này là: độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin, tuy nhiên việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. - Phương pháp thực tế đích danh: Thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Ưu điểm của phương pháp này là: độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm.; Phù hợp với với những thành phẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng. Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. 1.3.1.5.Trường Phương pháp hạch Đại toán giá vốhọcn Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 17
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 154, 155 632 911 Trị giá vốn của sp, dịch vụ xuất bán Kết chuyển GVHB và các CP khác xác định KQKD 156, 157 Trị giá vốn của hh xuất bán 156, 155 Hàng bán bị trả lại nhập kho 155, 156 Phần hao hụt, mất mát HTK được tính vào GVHB 2294 Hoàn nh p d phòng gi m giá HTK 627 ậ ự ả CPSXC cố định không được phân bổ ghi vào GVHB Trích lập dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.3 : Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp 1.3.2.1. Khái niệm “CPBH là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.” “CPQLND là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp”. (Trích HuTrườngỳnh Lợi, Nguyễn KhĐạiắc Tâm, học2002). Kinh tế Huế 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng Theo Điều 91, 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định tài khoản phản ánh chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp là TK 641, TK 642. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 18
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bên Nợ TK 641/642 Bên Có Tập hợp CPBH, CPQLDN thực tế Các khoản ghi giảm CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ. để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, bên Nợ còn tập hợp các khoản trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, phải trả và bên Có ghi giảm khoản hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, phải trả đã trích lập lớn hơn số phải trích cho kỳ tiếp theo. TK 641, TK 642 không có số dư cuối kỳ. 1.3.2.3. Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán tạm ứng, bảng thanh toán lương, các chứng từ khác có liên quan, 1.3.2.4. Phương pháp hạch toán 152, 153 641, 642 111, 112 CP vật liệu, dụng cụ Các khoản thu làm giảm chi phí 334, 338 CP tiền lương và các 911 khoản trích theo lương Trường Đại học KinhKết chuy ểntế chi phíHuế 214 Chi phí khấu hao TSCĐ 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 19
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 1.3.3. Kế toán các hoạt động tài chính 1.3.3.1. Kế toán doanh thu tài chính a) Khái niệm Theo CMKT số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: “Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán”. b) Tài khoản sử dụng TK 515 được dùng để phản ánh các khoản doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ. Bên Nợ 515 Bên Có - Số thuế GTGT phải nộp tính theo Doanh thu hoạt động tài chính phát phương pháp trực tiếp (nếu có). sinh trong kỳ. - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”. TK 515 không có số dư cuối kỳ. c) Chứng từ sử dụng Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính, bảng kê mua lại cổ phiếu, ngoại tệ, Giấy báo có d) Phương pháp hạch toán 131 911 515 (1) (4) 155 Trường Đại học Kinh(2) tế Huế 111 3387 (3) Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán doanh thu tài chính Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 20
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Chú thích: (1) Định kỳ doanh nghiệp nhận được thông báo phân phối lợi nhận của các bên tiếp nhận vốn, của các nhà phát hành chứng khoán về cổ tức, trái tức. (2) Doanh nghiệp đã thực nhận lợi nhuận, cổ tức, trái tức bằng tiền, bằng chứng khoán hoặc bổ sung vốn góp trả nợ. (3) Thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ. (4) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh. 1.3.3.2. Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm “Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp.” (Trích Ngô Thế Chi, 2010). b) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính” để phản ánh và theo dõi các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính. Kết cấu TK 635: Bên Nợ TK 635 Bên Có Các khoản chi phí tài chính phát sinh - Các khoản giảm chi phí tài chính. trong k . ỳ - Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế TK 635 không có số dư cuối kỳ. c) Chứng từ sử dụng Biên bản thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, bảng kê bán cổ phiếu, ngoại tệ, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi d) Phương pháp hạch toán Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 21
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Tài khoản 635 dùng để phản ánh các khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số phát sinh sang bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 111, 112, 331 635 Các khoản chiết khấu thanh toán trả lãi vay, nợ 111, 112, 242, 335 911 Kết chuyển chi phí tài chính Tổn thất thua lỗ về đầu tư 121, 222, 228 Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán chi phí tài chính 1.3.4. Kế toán thu nhập và chi phí khác 1.3.4.1. Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm: Theo đoạn 03, CMKT số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”: Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tiền thu phạt được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế, bTrường) Tài khoản sử dụng: Đại học Kinh tế Huế Kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác” để phản ánh và theo dõi các khoản thu nhập từ hoạt động khác của công ty. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ Kết cấu TK 711: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 22
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bên Nợ TK 711 Bên Có Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) Các khoản thu nhập khác phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp đối với trong kỳ. các khoản thu nhập khác (nếu có). Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. c) Chứng từ sử dụng Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản cấn trừ công nợ, hóa đơn GTGT , các chứng từ liên quan đến tiền tệ, hàng tồn kho, d) Phương pháp hạch toán TK 711 “Thu nhập khác” được dùng để phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ nay lại thu được tiền; các trường hợp giảm thuế, miễn thuế GTGT phải nộp Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác đã phát sinh trong kỳ này để xác định kết quả kinh doanh 911 711 111, 112 Thu nhập khác bằng tiền Kết chuyển thu nhập khác 152, 211, Trường Đại họcNhận quà, Kinh biếu tặng bằ ngtế Huế tài sản, vật tư, Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán thu nhập khác 1.3.4.2. Kế toán chi phí khác a) Khái niệm Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 23
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy “Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp”. (Trích Ngô Thế Chi, 2010). b) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 811 “Chi phí khác” để phản ánh các khoản chi khác theo các nội dung trên của doanh nghiệp. Kết cấu TK 811: Bên Nợ TK 811 Bên Có Phản ánh các khoản chi phí khác Kết chuyển chi phí khác để xác định thực tế phát sinh. kế quả. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. c) Phương pháp hạch toán 111,112,131 811 911 Các chi phí khác phát sinh (Chi hoạt động thanh lý, Kết chuyển chi phí khác nhượng bán TSCĐ, ) 338,331 111,112,138 Khi nộp phạt Khoản nộp phạt Thu bán hồ sơ thầu hoạt do vi phạm hợp động thanh lý, nhượng Trường Đạiđồng học Kinhbán TSCĐ tế Huế Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán chi phí khác 1.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.5.1. Khái niệm Theo CMKT số 17 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”, quy định chung: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 24
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính theo thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TDND trong năm hiện hành. 1.3.5.2. Tài khoản sử dụng TK 821 “Chi phí thuế TNDN” được kế toán sử dụng để phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Bên Nợ TK 821 Bên Có - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải sinh trong năm. nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hi n hành t m ph i n p. - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát ệ ạ ả ộ sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí TNDN hoãn lại phải trả. thuế TNDN hiện hành phát sinh trong c ghi gi m chi - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát năm lớn hơn khoản đượ ả phí thu TNDN hi sinh bên Có, phát sinh bên Nợ TK ế ện hành trong năm vào TK 911. 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911 - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có Trường Đại họcTK 8212 Kinh trong kỳ vào tế bên HuếNợ TK 911. - Tài khoản 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”, có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 25
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy + Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”. 1.3.5.3. Chứng từ sử dụng Tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai quyết toán thuế TNDN, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra, 1.3.5.4. Phương pháp hạch toán 333 (3334) 8211 911 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ do doanh nghiệp tự xác định Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 347 8212 347 (1) (2) 243 243 (3) (4) Trường Đại học Kinh tế Huế 911 911 (5) (6) Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại Chú thích: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 26
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy (1): Số chênh lệch giữa số thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. (2): Số chênh lệch giữa số thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. (3): Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. (4): Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. (5): Kết chuyển số phát sinh có lớn hơn số phát sinh nợ TK 812. (6): Kết chuyển số phát sinh có nhỏ hơn số phát sinh nợ TK 812. 1.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3.6.1. Khái niệm (Theo điều 96 Thông tư 200/2014-TT/BTC) - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.3.6.2. TàiTrường khoản sử dụng Đại học Kinh tế Huế Kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để thực hiện việc kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Kết cấu của TK 911: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 27
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bên Nợ TK 911 Bên Có - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí trong kỳ; thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản khác; thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. - Kết chuyển lãi. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.3.6.3. Phương pháp hạch toán 632, 641, 642, 911 511, 515, 711 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu, thu nhập khác 8211, 8212 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại thuế TNDN hoãn lại 421 421 TrườngKết chuyển lãi trongĐại kỳ họcK ếtKinh chuyển lỗ trong tế kỳ Huế Sơ đồ 1.11: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 28
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được chuyển đổi từ xí nghiệp sản xuất bê tông - Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế từ năm 2006 theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước ta hiện nay. Khi nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc xây dựng không chỉ đòi hỏi đẹp mà phải kiên cố có chất lượng cao, nhưng với quy trình thủ theo phương pháp truyền thống cho ra chất lượng công trình kém hiệu quả lao động thấp đã không còn đáp ứng và không thoã mãn nhu cầu của xã hội được nữa. Nhận thấy được nhu cầu bức thiết đó của xã hội và sự cần thiết phải thay đổi chất lượng của các công trình xây dựng tại địa phương, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình sở xây dựng và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xin thành lập xí nghiệp chuyển trách về bê tông và xây dựng. Theo chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước cũng như để xí nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động thì xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được tách riêng ra thành Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với Công ty Xây lắp theo quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 12/12/2005 của Uỷ ban Nhân dânTrường Tỉnh Thừa Thiên ĐạiHuế. học Kinh tế Huế Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 29
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Từ khi thành lập đến nay, công ty đã 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 03/07/2015. Một số thông tin khác:  Tên công ty: Công Ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.  Trụ sở chính: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.  Tel: (84) 0234.3812945  Fax: (84) 0234.3820217  Email: betonghue@gmail.com.  Vốn điều lệ hiện nay: 12.000.000.000 đồng.  Vốn đầu tư chủ sở hữu đến thời điểm 31/12/2016: 12.000.000.000 đồng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Chức năng - Sản xuất, cung ứng bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn và ống cống ly tâm các loại; - Xây dựng các công trình dân dụng; - Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất, tổ chức việc sử dụng và giữ gìn tài sản, máy móc thiết bị theo quy định nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuấtTrường một cách hợp lý vàĐại tận dụng học cao nhất côngKinh suất máy tế móc Huếthiết bị để đạt hiệu quả cao. Củng cố và nâng cao chế độ hạch toán kinh tế, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất. Xây dựng, ban hành các nội quy, quy chế phù hợp áp dụng tại đơn vị Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 30
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 2.1.3. Khái quát tình hình nguồn lực và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015 - 2017 2.1.3.1. Khái quát tình hình lao động qua ba năm 2015-2017 Trong doanh nghiệp, yếu tố lao động luôn giữ một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục, góp phần giúp công ty tồn tại và phát triển. Trong nền công nghiệp hóa như hiện nay, máy móc công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng, dù vậy máy móc có tốt có hiện đại đến đâu cũng phải cần có khối óc và bàn tay con người, máy móc sẽ mang tính chất hỗ trợ con người giúp cho hoạt động được diễn ra trôi chảy và chính xác hơn. Do vậy, mọi doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển bên vững và lâu dài đòi hỏi họ phải có cách bố trí và sử dụng lao động thật hiệu quả. Để thuận tiện trong quản lý, chi trả lương lao động tại công ty được phân loại và quản lý theo các tiêu thức thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015 - 2017 Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 94 100 94 100 98 100 0 0.00 4 4.26 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 31 32.98 31 32.98 30 30.61 0 0.00 -1 -3.23 Trực tiếp 63 67.02 63 67.02 68 69.39 0 0.00 5 7.94 Phân theo trình độ Đại học 18 19.15 18 19.15 18 18.37 0 0.00 0 0.00 Cao đẳng 4 4.26 4 4.26 5 5.10 0 0.00 1 25.00 Trung cấp 6 6.38 6 6.38 5 5.10 0 0.00 -1 -16.67 Công nhânTrường kỹ thuật Đại66 70.21 học66 70.21 Kinh70 71.43 tế Huế0 0.00 4 6.06 Phân theo giới tính Nam 87 92.55 88 93.62 92 93.88 1 1.15 4 4.55 Nữ 7 7.45 6 6.38 6 6.12 -1 -14.29 0 0.00 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế) Từ bảng 2.1 ta thấy được số lao động của công ty qua ba năm 2015 – 2017 có sự thay đổi nhưng không biến động nhiều. Cụ thể, qua hai năm 2015 và 2016 không có sự Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 31
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy thay đổi về tổng số lao động, số lao động vẫn là 94 lao động. Nhưng đến năm 2017 đã có tăng thêm 4 lao động thành 98 lao động tương ứng tăng 4,26%.  Xét theo tính chất công việc: Với đặc điểm là một công ty sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp sản xuất sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động gián tiếp, bởi đây là nguồn lực tạo ra sản phẩm cho công ty. Cụ thể, năm 2015 và 2016 số lao động trực tiếp là 63 người, chiếm 67,02% trong tổng số lao động. Số lao động trực tiếp đến năm 2017 đã tăng lên 5 người, tương ứng tăng 7,94% thành 98 lao động và chiếm 69,39% trong tổng số lao động. Trong khi đó, lao động gián tiếp năm 2015 và 2016 là 31 người, chiếm 32,98% trong tổng số lao động. Sang đến năm 2017 số lao động gián tiếp giảm đi 1 người, tương ứng giảm 3,23% chỉ còn 30 người và chiếm 30,61% trên tổng số lao động.  Xét theo trình độ học vấn: Là công ty sản xuất nên số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) và số lao động tăng lên cũng chủ yếu do công nhân kỹ thuật tăng. Lao động có trình độ đại học năm 2015 và 2016 là 18 người, chiếm 19,15%, lao động có trình độ cao đẳng là 4 người chiếm 4,26%, lao động có trình độ trung cấp là 6 người chiếm 6,38% và công nhân kỹ thuật là 66 người chiếm đến 70,21%. Đến năm 2017 đã có sự thay đổi nhẹ, cụ thể lao động trình độ đại học vẫn là 18 người nhưng chỉ chiếm 18,37%, lao động trình độ cao đẳng tăng lên 1 người thành 5 người (tương ứng tăng 25%) chiếm 5,1%, lao động trình độ trung cấp lại giảm đi 1 người chỉ còn 5 người (tương ứng giảm 16,67%) chiếm 5,1% và công nhân ký thuật tăng thêm 4 người thành 70 người (tương ứng tăng 6,06%) chiếm 71,43% trên tổng lao động.  TrườngXét theo giới tính: Đại học Kinh tế Huế Đặc thù là công ty sản xuất hơn nữa là công ty xây dựng nên số lao động nam chiếm phần lớn là đều dễ hiểu, bởi công việc sản xuất đòi hỏi sức khỏe tốt nên chỉ phù hợp với nam giới, nữ giới sẽ phù hợp với công việc văn phòng, kế toán. Qua ba năm số lao động nam và nữ có thay đổi nhưng không nhiều, lao động nam có xu hướng tăng còn lao động nữ thì ngược lại. Năm 2015 số lao động nam là 87 người chiếm đến Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 32
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 92,55% trên tổng số lao động, lao động nữ chỉ có 7 người và chiếm 7,45%. Năm 2016, lao động nam tăng thêm 1 người thành 88 người (tương ứng tăng 1,15%) và chiếm 93,62% trên tổng lao động; lao động nữ lại giảm 1 người chỉ còn 6 người (tương ứng giảm 14,29%) chiếm 6,38% trên tổng lao động. Năm 2017, lao động nữ không thay đổi vẫn là 6 người và chiếm 6,12%; lao động nam thì tăng thêm 4 người (tương ứng tăng 4,55%) thành 92 người chiếm 93,88% trên tổng lao động. Nhìn chung qua ba năm tình hình lao động của công ty biến động không có nhiều sự thay đổi. Đội ngũ lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, thích nghi cao với môi trường làm việc khắc nghiệt, có khả năng nắm bắt nhanh với sự thay đổi công nghệ mới. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi nó giúp công ty đạt hiệu quả trong việc cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.1.3.2. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn qua ba năm 2015-2017 Tài sản và nguồn vốn là hai nhân tố quan trọng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Thông qua các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn công ty cso thể biết được về hiện trạng nguồn lực kinh tế của đơn vị, là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định như đầu tư mua sắm, thay thế một cách đúng đắn nhất. Về tổng tài sản: Qua bảng dưới đây ta thấy được, tổng tài sản tăng có xu hướng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tổng tài sản là 67,562, 665,917 đồng sang năm tăng lên 2,557,818,516 đồng tương ứng tăng 3,79%, thành 70,120,484,433 đồng. Sang đến năm 2017 tổng tài sản tăng thêm 14,388,521,724 đồng tương ứng tăng 20,52% so với năm 2016 thành 84,509,006,157 đồng. Để đánh giá chính xác hơn sự biến động này, ta cần đi phân tích từng chỉ tiêu tài sản. Về tài sản ngắn hạn: Qua bảng trên có thể thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơnTrường50% so với tỷ trĐạiọng của tàihọc sản dài hKinhạn và có xu hưtếớng Huế tăng qua các năm. Năm 2015, TSNH của công ty là 43,944,440,721 đồng chiếm 65,04% trong tổng tài sản. Năm 2016 TSNH là 46,420,407,797 đồng chiếm 66,2% trong tổng tài sản, như vậy so với năm 2015 TSNH đã tăng 2,475,967,076 đồng tương ứng tăng 5,63%. Sang đến năm 2017 TSNH đã tăng 9,859,766,635 đồng tương ứng tăng 21,24% thành 56,280,174,432 đồng so với năm 2016. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 33
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bảng 2.2. Tình hình tài sản của công ty qua ba năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 TÀI SẢN Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) (+/-) (%) (+/-) % A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 43,944,440,721 65.04 46,420,407,797 66.20 56,280,174,432 66.60 2,475,967,076 5.63 9,859,766,635 21.24 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,328,063,749 6.41 6,546,087,983 9.34 9,748,901,804 11.54 2,218,024,234 51.25 3,202,813,821 48.93 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 35,608,902,856 52.70 36,078,995,472 51.45 40,349,468,751 47.75 470,092,616 1.32 4,270,473,279 11.84 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 39,249,593,167 58.09 41,848,277,163 59.68 48,686,376,484 57.61 2,598,683,996 6.62 6,838,099,321 16.34 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 775,603,550 1.15 2,583,073,092 3.68 841,252,972 1.00 1,807,469,542 233.04 (1,741,820,120) (67.43) 3. Phải thu ngắn hạn khác 200,159,450 0.30 218,794,238 0.31 176,234,179 0.21 18,634,788 9.31 (42,560,059) (19.45) 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (4,616,453,311) (6.83) (8,571,149,021) (12.22) (9,354,394,884) (11.07) (3,954,695,710) 85.67 (783,245,863) 9.14 IV. Hàng tồn kho 3,619,138,831 5.36 3,472,730,342 4.95 5,365,803,652 6.35 (146,408,489) (4.05) 1,893,073,310 54.51 1. Hàng tồn kho 3,619,138,831 5.36 3,472,730,342 4.95 5,365,803,652 6.35 (146,408,489) (4.05) 1,893,073,310 54.51 V. Tài sản ngắn hạn khác 388,335,285 0.57 322,594,000 0.46 816,000,225 0.97 (65,741,285) (16.93) 493,406,225 152.95 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 65,741,285 0.10 0 0.00 493,406,225 0.58 (65,741,285) (100.00) 493,406,225 100.00 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 322,594,000 0.48 322,594,000 0.46 322,594,000 0.38 0 0.00 0 0.00 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 23,618,225,196 34.96 23,700,076,636 33.80 28,228,831,725 33.40 81,851,440 0.35 4,528,755,089 19.11 II. Tài sản cố định 20,381,302,291 30.17 21,119,188,566 30.12 26,057,362,920 30.83 737,886,275 3.62 4,938,174,354 23.38 1. Tài sản cố định hữu hình 20,381,302,291 30.17 21,119,188,566 30.12 26,057,362,920 30.83 737,886,275 3.62 4,938,174,354 23.38 - Nguyên giá 70,382,950,184 104.17 76,215,713,820 108.69 84,780,382,986 100.32 5,832,763,636 8.29 8,564,669,166 11.24 - Giá trị hao mòn lũy kế (50,001,647,893) (74.01) (55,096,525,254) (78.57) (58,723,020,066) (69.49) (5,094,877,361) 10.19 (3,626,494,812) 6.58 V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,520,000,000 3.73 1,935,060,401 2.76 2,036,468,805 2.41 (584,939,599) (23.21) 101,408,404 5.24 1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 2,520,000,000 3.73 2,520,000,000 3.59 2,520,000,000 2.98 0 0.00 0 0.00 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 0 0.00 (584,939,599) (0.83) (483,531,195) (0.57) (584,939,599) 0.00 101,408,404 (17.34) VI. Tài sản dài hạn khác 716,922,905 1.06 645,827,669 0.92 135,000,000 0.16 (71,095,236) (9.92) (510,827,669) (79.10) 1. Chi phí trả trước dài hạn 716,922,905 1.06 645,827,669 0.92 135,000,000 0.16 (71,095,236) (9.92) (510,827,669) (79.10) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 67,562,665,917 100.00 70,120,484,433 100.00 84,509,006,157 100.00 2,557,818,516 3.79 14,388,521,724 20.52 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 34
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Trong khoản mục TSNH, các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng với tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng lần lượt trong năm 2016, 2017 là 51,25% và 48,93%. Các khoản phải thu ngắn hạn có tăng nhưng với tốc độ không nhanh, tốc độ tăng lần lượt năm 2016, 2017 là 1,32% và 11,84%. Trong khi đó khoản mục hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác biến động không ổn định, giảm trong năm 2016 và tăng trong năm 2017. Đáng chú ý là cả hai khoản mục này trong năm 2017 tăng lên rất nhiều, so với năm 2016 hàng tồn kho tăng với tốc độ 54,51% nguyên nhân là từ năm 2017 quy mô sản xuất công ty tăng lên nên lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Còn tài sản dài hạn khác so với năm 2016 thì năm 2017 đã tăng với tốc độ rất nhanh là 152,95% và sự tăng lên này là hoàn toàn do chi phí trả trước người bán ngắn hạn tăng lên. Về tài sản dài hạn: Ta có thể thấy tỷ trọng của TSDH chiếm nhỏ hơn so với TSNH, có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2017. Cụ thể, năm 2015 TSDH là 23,618,225,196 đồng chiếm 34,96% trong tổng tài sản, qua năm 2016 tăng 81,851,440 đồng tương ứng tăng 0,35% thành 23,700,076,636 đồng so với năm 2015. Năm 2017 TSDH là 28,228,831,725 đồng chiếm 33,4% trong tổng tài sản, so với năm 2016 nó đã tăng 4,528,755,089 đồng tương ứng tăng 19,11%. Trong khoản mục TSDH, khoản mục tài sản cố định có xu hướng tăng; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn biến động không ổn định, giảm trong năm 2016 và tăng trong năm 2017; Tài sản dài hạn khác lại giảm cả trong năm 2016 và năm 2017. Tài sản cố định tăng có thể do đáp ứng quy mô sản xuất tăng mở rộng nên công ty cần mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ sản xuất, trong đó tài sản tăng chủ yếu là phương tiện vận tài, truyTrườngền dẫn. Tốc độ tăngĐại trong nămhọc 2016 Kinh và năm 2017 tế lần Huế lượt là 3,62% và 23,38%. Các khoản đầu tư dài hạn chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, trong năm 2016 giảm với tốc độ 23,21% so với năm 2015, trong năm 2017 tăng với tốc độ 5,24% so với năm 2016. Tài sản dài hạn khác chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2017, năm 2016 và năm 2017 giảm với tốc độ lần lượt là 9,92% và 79,1%. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 35
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của công ty qua ba năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 NGUỒN VỐN Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) (+/-) (%) (+/-) % NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 40,204,185,911 59.51 41,560,721,026 59.27 49,098,861,559 58.10 1,356,535,115 3.37 7,538,140,533 18.14 I. Nợ ngắn hạn 35,781,155,911 52.96 39,680,721,026 56.59 43,828,161,559 51.86 3,899,565,115 10.90 4,147,440,533 10.45 1. Phải trả người bán ngắn hạn 20,528,471,329 30.38 22,138,633,479 31.57 19,326,164,531 22.87 1,610,162,150 7.84 (2,812,468,948) (12.70) 2.Người mua trả tiền trước ngắn hạn 489,673,342 0.72 489,962,197 0.70 437,832,001 0.52 288,855 0.06 (52,130,196) (10.64) 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1,330,098,320 1.97 1,149,145,576 1.64 1,576,989,276 1.87 (180,952,744) (13.60) 427,843,700 37.23 4. Phải trả người lao động 1,463,348,815 2.17 2,667,619,838 3.80 6,453,913,567 7.64 1,204,271,023 82.30 3,786,293,729 141.94 5. Phải trả ngắn hạn khác 279,697,247 0.41 872,629,196 1.24 319,567,196 0.38 592,931,949 211.99 (553,062,000) (63.38) 6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 10,997,642,212 16.28 11,775,590,278 16.79 13,977,545,869 16.54 777,948,066 7.07 2,201,955,591 18.70 7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 692,224,646 1.02 587,140,462 0.84 278,511,982 0.33 (105,084,184) (15.18) (308,628,480) (52.56) 8. Chi phí phải trả ngắn hạn 0 0.00 0.00 1,457,637,137 1.72 0 0.00 1,457,637,137 100.00 II. Nợ dài hạn 4,423,030,000 6.55 1,880,000,000 2.68 5,270,700,000 6.24 (2,543,030,000) (57.50) 3,390,700,000 180.36 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 27,358,480,006 40.49 28,559,763,407 40.73 35,410,144,598 41.90 1,201,283,401 4.39 6,850,381,191 23.99 I. Vốn chủ sở hữu 27,358,480,006 40.49 28,559,763,407 40.73 35,410,144,598 41.90 1,201,283,401 4.39 6,850,381,191 23.99 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12,000,000,000 17.76 12,000,000,000 17.11 12,000,000,000 14.20 0 0.00 0 0.00 2. Quỹ đầu tư phát triển 10,990,832,728 16.27 11,551,030,117 16.47 13,261,162,953 15.69 560,197,389 5.10 1,710,132,836 14.81 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4,367,647,278 6.46 5,008,733,290 7.14 10,148,981,645 12.01 641,086,012 14.68 5,140,248,355 102.63 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kì trước 667,400,542 0.99 667,400,541 0.95 667,400,541 0.79 (1) (0.00) 0 0.00 - LNST chưa phân phối kì này 3,700,246,736 5.48 4,341,332,749 6.19 9,481,581,104 11.22 641,086,013 17.33 5,140,248,355 118.40 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 67,562,665,917 100.00 70,120,484,433 100.00 84,509,006,157 100.00 2,557,818,516 3.79 14,388,521,724 20.52 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 36
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Về nguồn vốn: Nguồn vồn công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và qua bảng dưới đây ta có thể thấy nó có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2017. Tỷ trọng của nợ phải trả chiếm hơn 50% so với tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Khoản mục nợ phải trả đều tăng qua ba năm nhưng tăng với tốc độ không nhiều, năm 2016 và năm 2017 tăng với tốc độ lần lượt là 3,37% và 18,14%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, nợ ngắn hạn có xu hướng đều tăng trong năm 2016 và năm 2017 nhưng chỉ tăng với tốc độ khá thấp lần lượt là 10,9% và 10,45%. Trong khoản mục nợ ngắn hạn, các khoản mục đáng chú ý là phải trả người lao động, phải trả ngắn hạn khác và quỹ khen thưởng phúc lợi, bởi chúng có sự biến động khá lớn và không ổn định. Phải trả người lao động liên tục tăng qua ba năm và tăng với tốc độ rất cao, so với năm 2015 thì năm 2016 nó tăng với tốc độ là 82,3%, đến năm 2017 thì tăng lên tốc độ rất nhanh là 141,94% so với năm 2016. Điều này cho thấy hiện công ty đang nợ công khá nhiều, công ty cần phải tìm hướng giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng đến người lao động cả về tài chính và tinh thần làm việc của họ. Phải trả ngắn hạn khác trong năm 2016 thì tăng đột biến với tốc độ tăng là 211,99%, mà chủ yếu tăng là do khoản phải trả khác các bên liên quan (cổ tức phải trả). Nhưng năm 2017 khoản mục này đã giảm được với tốc độ giảm là 63,38% so với năm 2016. Qũy khen thưởng phúc lợi thì liên tục giảm, nhất là trong năm 2017 giảm với tốc độ 52,56% so với năm 2016. Khoản mục nợ dài hạn có xu hướng biến động giảm mạnh trong năm 2016, đến năm 2017 thì tăng mạnh, trong nợ dài hạn chỉ có khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Trong năm 2016 vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm với tốc độ là 57,5% so với năm 2015, nhưng năm 2017 lại tăng vớiTrường tốc độ cao là 180,36% Đại so với họcnăm 2016. Kinh Mục đích sử tếdụng Huếvốn vay là để công ty thực hiện các dự án và mua tài sản cố định (xe xúc, xe bơm bê tông) để phục vụ hoạt động sản xuất. Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua ba năm, năm 2016 và năm 2017 tăng với tốc độ lần lượt là 4,39% và 23,99%. Trong vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn là vốn đầu tư của chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển. Vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi qua ba năm vẫn là 12 tỷ đồng. Qũy đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 37
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy chưa phân phối kỳ này đều tăng mạnh trong năm 2017, so với năm 2016 thì hai khoản mục này tăng với tốc độ rất cao lần lượt là 102,63% và 118,4%. Như vậy, nhìn chung tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2015 – 2017 mặc dù về mặt giá trị tài sản và nguồn vốn có nhiều sự biến động, cũng có những khoản mục có sự thay đổi đáng chú ý nhưng về mặt cơ cấu của tài sản và nguồn vốn tương đối ổn định. 2.1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2015 - 2017 Kết quả kinh doanh là mối quan tâm lớn nhất của công ty, bởi nó phản ánh rõ nhất những gì đã làm của công ty trong một năm có đem lại kết quả như mong đợi, hoạt động có thực sự hiệu quả hay không. Nó còn quyết định sự sống còn, là bộ mặt mà các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, chủ nợ nhìn vào để có sơ sở đưa ra quyết định hợp tác với công ty. Vì vậy trong những năm qua công ty luôn cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao kết quả kinh doanh. Qua bảng dưới đây ta nhận thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua ba năm đều có xu hướng tăng, thậm chí còn tăng khá nhiều. Cụ thể, năm 2015, doanh thu thuần là 87.040.753.268 đồng, năm 2016 là 126.150.720.544 đồng tức đã tăng 39.109.967.276 đồng tương ứng tăng 44,93% so với năm 2015, đây là một con số ấn tượng, một sự tăng lên rất đáng kể. Năm 2017 là 158.312.136.096 đồng so với năm 2016 đã tăng 32.161.415.552 đồng tương ứng tăng 25,49%. Đây là một dấu hiệu tốt cho công ty, do khối lượng sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ mạnh, ngoài ra còn do các khoản giảm trừ doanh thu của công ty phát sinh rất ít nên dẫn đến doanh thu thuần tăng lên. ĐốiTrường với giá vốn hàng bánĐại đều tăng học qua các Kinhnăm, bởi lẽ nhiềutế sảnHuế phẩm được tiêu thụ thì chắc hẳn giá vốn cũng sẽ tăng lên, nhưng tốc độ tăng của giá vốn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần gần như là bằng nhau, đây là điều cần phải chú ý. Nguyên nhân tăng giá vốn có thể là do các chi phí đầu vào tăng làm giá thành sản xuất tăng lên (nguyên vật liệu, nhân công, ). Đây là một điều đáng lo ngại, vì vậy công ty cần phải xem xét và tìm cách để giải quyết kịp thời. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 38
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Doanh thu tài chính của công ty không phải là khoản thu quan trọng, nó chỉ có giá trị khá thấp, có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2016 tăng 11,95% so với năm 2015, năm 2017 tăng 15,19% so với năm 2016. Đối với các khoản chi phí tài chính, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có những sự biến động khác nhau. Cụ thể, chi phí tài chính tăng trong năm 2016 tăng 12,01% so với năm 2015, năm 2017 giảm 40,62% so với năm 2016. Chi phí bán hàng thì năm 2016 giảm 42,15% so với năm 2015 và có giá trị là 2.680.713.135 đồng; năm 2017 chi phí bán hàng là 5.338.234.909 đồng, đã tăng 99,13% so với năm 2016. Chi phí quản lý có sự tăng đột biến trong năm 2016 so với năm 2015, tăng đến 156,3% nhưng đến năm 2017 đã giảm 20,76%. Thu nhập khác tăng qua ba năm, năm 2016 tăng 14,06% so với năm 2015, năm 2017 tăng 21,9% so với năm 2016. Chi phí khác có điều chú ý là năm 2016 có sự tăng đột biến tăng lên đến 1101,81% từ 16.954.846 đồng lên 203.765.440 đồng. Năm 2017 đã giảm 49,13% so với năm 2016. Mặc dù trong năm 2016 chi phí khác tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều nhưng về giá trị thì thu nhập khác lại hơn hơn nhiều vì vậy lợi nhuận khác vẫn có lãi, trong năm 2017 cũng thế lợi nhuận khác là 2.203.136.794 đồng. Từ những yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 2.342.854.261 đồng tương ứng tăng 49,43% so với năm 2015, năm 2017 lợi nhuận trước thuế tăng tăng với tốc độ 69,39% so với năm 2016. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty không ngừng tăng kéo theo khoản thuế đóng cho nhà nước cũng tăng lên. Khoản thuế đóng cho nhà nước tăng lên đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế của công ty không tăng cao. Trong năm 2015 tổng lợi nhuận trước thuế là 4.739.745.43 đồng công ty đóng thuế thuTrường nhập là 1.039.498. Đại698 đ ồng.họcNăm Kinh 2016 tổng lợitế nhuận Huế trước thuế là 7.082.599.695 đồng công ty đóng thuế thu nhập là 1.541.266.947 đồng. Năm 2017 tổng lợi nhuận trước thuế là 11.997.101.269 đồng và đóng thuế thu nhập là 2.515.520.166 đồng. Vậy khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên là do lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên. Lợi nhuận sau thuế đều tăng từ năm 2015 đến năm 2017. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đã tăng 49,76% so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế đã tăng với tốc độ tăng là 71,11% so với năm 2016. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 39
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Bảng 2.4. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2015 - 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 87,040,753,268 126,174,566,000 158,325,624,732 39,133,812,732 44.96 32,151,058,732 25.48 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 23,845,456 13,488,636 23,845,456 100.00 (10,356,820) (43.43) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 87,040,753,268 126,150,720,544 158,312,136,096 39,109,967,276 44.93 32,161,415,552 25.49 4. Giá vốn hàng bán 74,183,426,498 106,997,662,785 134,723,932,054 32,814,236,287 44.23 27,726,269,269 25.91 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,857,326,770 19,153,057,759 23,588,204,042 6,295,730,989 48.97 4,435,146,283 23.16 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7,553,256 8,456,058 9,740,409 902,802 11.95 1,284,351 15.19 7. Chi phí tài chính 1,435,048,178 1,607,357,011 954,476,920 172,308,833 12.01 (652,880,091) (40.62) Trong đó: Chi phí lãi vay 1,435,048,178 1,022,417,412 1,055,885,324 (412,630,766) (28.75) 33,467,912 3.27 8. Chi phí bán hàng 4,633,663,915 2,680,713,135 5,338,234,909 (1,952,950,780) (42.15) 2,657,521,774 99.13 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,698,595,635 9,479,486,878 7,511,268,147 5,780,891,243 156.30 (1,968,218,731) (20.76) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,097,572,298 5,393,956,793 9,793,964,475 2,296,384,495 74.13 4,400,007,682 81.57 11. Thu nhập khác 1,659,127,982 1,892,408,342 2,306,792,488 233,280,360 14.06 414,384,146 21.90 12. Chi phí khác 16,954,846 203,765,440 103,655,694 186,810,594 1,101.81 (100,109,746) (49.13) 13. Lợi nhuận khác 1,642,173,136 1,688,642,902 2,203,136,794 46,469,766 2.83 514,493,892 30.47 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,739,745,434 7,082,599,695 11,997,101,269 2,342,854,261 49.43 4,914,501,574 69.39 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,039,498,698 1,541,266,947 2,515,520,166 501,768,249 48.27 974,253,219 63.21 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3,700,246,736 5,541,332,748 9,481,581,103 1,841,086,012 49.76 3,940,248,355 71.11 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán -Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 40
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Nhìn chung qua báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích sự biến động về kết quả kinh doanh có thể thấy một điều là hiện công ty đang hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, công ty cần phát huy để tiếp tục đạt được thành công lớn hơn. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng trên cơ sở ngày càng hoàn thiện và hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 41
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát về việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ công ty. - Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm 2 thành viên, 1 giám đốc và 1 Phó giám đốc là cơ quan tổ chức điều hành, quản lí mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu định hướng, kế hoạch của Hội đồng quản trị. + Giám đốc là người chịu hoàn toàn trách nhiệm các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các thành viên trong ban giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn. + Phó Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện trước pháp luật. Phó Giám đốc là người tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. - Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên bầu 1 thành viên làm Chủ tịch, và Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm luôn giám đốc công ty. - Phòng kinh doanh: Là nơi chịu trách nhiệm về việc xác định chiến lược và phương Trườngán kinh doanh đã đư Đạiợc duyệt. học Kinh tế Huế - Phòng kế toán: Là nơi tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý công ty và thực hiện công tác tổ chức tài chính kế toán nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của công ty, thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ do nhà nước quy định. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 42
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy - Phòng hành chính tổng hợp: Là nơi thừa hành thực hiện công tác quản trị hành chính, quản trị nhân sự, thi đua tuyên truyền, là chiếc cầu nối công tác từ ban lãnh đạo xuống các phòng và ngược lại. Là nơi quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ văn phòng phẩm theo phân cấp. - Phòng kỹ thuật - kế hoạch - tiếp thị: + Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động SXKD của công ty và báo cáo thống kê, tổng hợp, phân tích kế hoạch. Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất. + Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật thi công ở xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. + Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng hàng năm. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của công ty. Để phù hợp với yêu cầu kinh doanh và đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty Trườngáp dụng hình thứ c Đạikế toán tậhọcp trung t ạKinhi phòng Kế toántế- tàiHuế vụ của công ty. Theo hình thức đó, phòng kế toán của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu thập, ghi sổ đến xử lý thông tin kế toán. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 43
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ công nợ, tiền mặt, tiền lương hàng tồn thanh toán TGNH kho Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Đứng đầu bộ máy là kế toán trưởng, là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động tài chính trong công ty và chỉ đạo trực tiếp nhân viên kế toán trong phòng kế toán. - Kế toán công nợ, thanh toán là người lập các phiếu thu, phiếu chi theo yêu cầu công việc, bảo quản, lưu trữ các kỳ phiếu này khi kết thúc quy trình lưu chuyển. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tiền lương: là người hàng tháng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Kế toán hàng tồn kho: là người thường xuyên theo dõi, xem xét số lượng hàng hóa đầu kỳ, cuối kỳ trong kho của doanh nghiệp. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý, thu chi tiền mặt khi có lệnh. 2.1.5.3. ChTrườngế độ và một số chính Đại sách kế toánhọc áp dụ ngKinh tế Huế  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 44
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy  Hình thức kế toán áp dụng: Hiện công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy tính (phần mềm kế toán Trần Công Vỹ) theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ đã được kiểm tra, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tính trên giao diện của phần mềm kế toán. Khi đó, máy sẽ tự động cập nhật vào bảng kê, sổ chi tiết các loại của các tài khoản liên quan. Cuối tháng, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tiến hành kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh thông qua các sổ trên máy. Định kỳ cuối quý, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết, bảng kê phân loại tài khoản để lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản và sổ cái. Đối chiếu, khóa sổ và in ra các sổ nhằm làm cơ sở tổng hợp phân tích và lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiện theo sơ đồ như sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Phần mềm Trần Công Vỹ Sổ chi tiết Sổ kế toán Tổng hợp phân tích Sổ tổng hợp, sổ Cái Báo cáo kế toán Sơ đồ Trường2.3 : Trình tự ghi sĐạiổ theo hình học thức ch Kinhứng từ ghi s ổtếcủa côngHuế ty trên phần mềm kế toán. Chú thích: Nhập liệu hàng ngày Định kỳ cuối quý Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 45
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy  Các chính sách kế toán áp dụng: Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ Hệ thống tài khoản: Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT - BTC và được mở chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm. Hệ thống báo cáo - Bảng cân đối kế toán B01- DN. - Báo cáo kết quả kinh doanh B02- DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03- DN. - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính B09- DN. 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ Hiện nay, khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty xây lắp, các đơn vị nhà thầu thi công công trình trong tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, công ty còn tiTrườngến hành bán lẻ cho kháchĐại hàng học khi họ có Kinh nhu cầu mua tế sản phHuếẩm của công ty. 2.2.2. Các phương thức tiêu thụ và hình thức thanh toán 2.2.2.1. Các phương thức tiêu thụ Công ty đang áp dụng 2 phương thức tiêu thụ thành phẩm là bán theo phương thức ký hợp đồng kinh tế và phương thức bán lẻ. a) Phương thức ký hợp đồng kinh tế: Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 46
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Theo phương thức này, đại diện bên bán và bên mua thỏa thuận và thống nhất ký hợp đồng về việc mua bán hàng hóa. Công ty có trách nhiệm cung cấp sản phẩm cho bên mua và bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán theo như các điều khoản đã kí trong hợp đồng. Phương thức này được áp dụng cho những hợp đồng có giá trị lớn. b) Phương thức bán lẻ Phương thức này áp dụng cho những hóa đơn có số lượng và giá trị không lớn. c) Hình thức giao hàng Công ty có hai hình thức giao hàng cho khách hàng là bên mua đến nhận hàng trực tiếp và công ty giao hàng tại công trình (địa điểm) mà bên mua yêu cầu.  Đối với hình thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử nhân viên đến nhận hàng tại kho của công ty. Sau khi kiểm tra hàng và đồng ý nhận hàng, người nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, lúc này hàng được xác định là tiêu thụ và hạch toán vào doanh thu.  Đối với hình thức giao hàng tại công trình (địa điểm) mà bên mua yêu cầu: Theo hình thức này, công ty sẽ phải vận chuyển hàng bán đến tận nơi công trình hay địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Nếu công ty vận chuyển đến nơi mà khách hàng yêu cầu thì giá thanh toán sẽ bao gồm cả chi phí vận chuyển. 2.2.2.2. Các hình thức thanh toán Hiện nay, công ty đang áp dụng cả 2 hình thức thanh toán là thanh toán trực tiếp và thanhTrường toán chuyển khoĐạiản. học Kinh tế Huế a) Thanh toán trực tiếp Theo phương thức này người mua sẽ thanh toán trực tiếp cho công ty tại phòng kế toán bằng tiền mặt. Hình thức này áp dụng cho phương thức bán lẻ và có giá trị nhỏ dưới 20 triệu đồng. b) Thanh toán bằng chuyển khoản Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 47
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy Với phương thức thanh toán bằng chuyển khoản giúp công ty tiết kiệm thời gian, an toàn cao. Khách hàng sẽ chuyển tiền cho công ty theo số tài khoản đã ghi trong hợp đồng. Hình thức này áp dụng với những hợp đồng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty 2.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng a) Tài khoản và chứng từ sử dụng - Công ty sử dụng TK 511 để phán ánh doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ, TK 511 được hạch toán chi tiết như sau: + TK 511A “Doanh thu - Ống bi”. + TK 511B “Doanh thu - Bê tông”. + TK 511C “Doanh thu - Roăng cao su”. - Chứng từ: Hóa đơn GTGT; Phiếu xuất ống bi; Biên bản nghiệm thu bê tông. b) Quy trình lập và luân chuyển chứng từ Khi có nhu cầu mua hàng thì khách hàng đến tại công ty hoặc gọi điện đến phòng kinh doanh để đặt mua với số lượng, chủng loại, thỏa thuận giá cả cụ thể và ký hợp đồng bán hàng. Khi nghiệp vụ bán hàng xảy ra, kế toán bán hàng có nhiệm vụ tổng hợp khối lượng hàng bán theo từng hợp đồng từ phòng kỹ thuật đưa sang, cùng với đó là căn cứ vào phiếu xuất ống bi (nếu hàng xuất bán là ống bi) hoặc biên bản nghiệm thu bê tông (nếu hàng bán là bê tông thương phẩm) tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán và xuất hóa đơn GTGT 3 liên, liên 1,3 lưu hành nội bộ và liên 2 giao cho khách hàng. (Phiếu xuất ống bi, biên bản nghiệm thu bê tông phải có chữ ký xác nhận từ phía Trườngkhách hàng). Sau đó,Đại phần m ềhọcm sẽ tự độKinhng cập nhậ t lêntế s ổHuếcái, sổ chi tiết TK 511 và các tài khoản liên quan khác. c) Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ngày 16 tháng 12 năm 2017, theo yêu cầu mua hàng của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1.5, công ty đã xuất bán ống bi fi 800 vỉa hè với số lượng 20 mét. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất ống bi tiến hành nhập liệu vào phần mềm. Kế toán chỉ nhập Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 48
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Huy đúng sản phẩm ống bi fi 800 vỉa hè và số lượng hàng xuất bán, rồi xuất hóa đơn GTGT 3 liên (hóa đơn GTGT số 975), liên 2 giao cho khách hàng, liên 1 và 3 lưu hành nội bộ; cập nhật số liệu lên sổ cái, sổ chi tiết TK 511 và các tài khoản liên quan. Biểu mẫu 2.1: Phiếu xuất ống bi số 133 Số: 133 CÔNG TY CỔ PHẦN PHIẾU XUẤT ỐNG BI BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT-HUẾ Đơn vị nhận: Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1.5 Công trình: Phong Điền Ngày 16 tháng 12 năm 2017 STT Tên hàng và quy cách Loại hàng Số ượng Xe vận chuyển Ống Mét số 1 D1000x2500 Vỉa hè 08 20 75C02951 (Phước Nguyên) Cộng Bằng chữ: Hai mươi mét Bảo vệ Thủ kho Người vận chuyển Người nhận Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Nhiên Trang 49