Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương

pdf 132 trang thiennha21 25/04/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_hoat_dong_ki.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN CẦU RESORT VỊNH KIM CƯƠNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, KHÁNH HÒA Trường Đại Trhọcần Thị Liên Kinh tế Huế Khóa học: 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN CẦU RESORT VỊNH KIM CƯƠNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, KHÁNH HÒA Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Họ và tên: Trần Thị Liên. ThS. Trần Thị Thanh Nhàn. Lớp: K50D- Kế toán. Niên khóa: 2016-2020. Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019.
  3. Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân thì tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ đơn vị thực tập, gia đình, bạn bè, giảng viên và từ phía nhà trường. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nhàn- người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài để được hoàn thiện nhất có thể. Tiếp đó,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh Tế Huế tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm qua. Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là những năm tháng quý báu được thầy cô tận tâm giảng dạy, được trang bị kiến thức để đủ tự tin bước vào đời. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các phòng ban Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương đã tạo điều kiện cho phép tôi được đến và thực tập tại công ty. Đặc biệt, tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến anh chị phòng Kế toán của công ty luôn nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chân thành tới gia đình, những người thân của tôi luôn đồng hành tạo điều kiện tốt nhất để được học tập, cảm ơn những người bạn luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Lần đầu tiên được trải nghiệm quá trình thực tế, nghiên cứu đề tài cùng với kiến thức hạn chế nên không tránh khõi sự thiết sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. TrườngXin nhận lời chúcĐại của tôi học đến quý ThKinhầy, Cô, Ban lãnhtếđạ o,Huế những người thân yêu và bạn bè, cũng như các anh chị ở công ty sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Và một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! i
  4. Huế, tháng 12 năm 2019. Sinh viên thực hiện Trần Thị Liên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản. BH : Bán hàng BVMT : Bảo vệ môi trường CCDV : Cung cấp dịch vụ DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng KQKD : Kết quả kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt VCSH : Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng danh mục chứng từ sử dụng tại công ty. Bảng 2.2 .Bảng tổng hợp tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.4. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  6. . DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Trình từ ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 1.2. Kế toán hạch toán doanh thu BH, CCDC không chịu thuế GTGT Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán doanh thu BH, CCDV chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán doanh thu BH, CCDV chịu thuế XK, TTĐB, BVMT. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán bán hàng trả tiền ngay. Sơ đồ 1.7. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hoạch toán chi phí hoạt động tài chính. Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hoạch toán thu nhập khác Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hoạch toán chi phí khác Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hoạch toan chi phí thuế thu nhận doanh nghiệp hiện hành Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hoạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Sơ đồ 1.16. Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT II DANH MỤC BẢNG BIỂU II DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ III MỤC LỤC V PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 I.4. Phương pháp nghiên cứu: 3 I.5. Kết cấu của khóa luận: 4 I.6. Một số nghiên cứu trước đây: 5 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU 7 VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.1.Khái quát nội dung chung về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 7 1.1.1.Một số khái niệm: 7 1.1.2.Vai trò của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 12 1.1.3.Ý nghĩa của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 12 1.1.4.Nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 13 1.1.5. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa: 14 1.1.6.Các phương thức thanh toán: 16 1.2.Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 17 1.2.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 17 .2.1.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 21 .2.2.Kế toán giá vốn hàng bán: 23 .2.3.Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 29 .2.4.Kế toán chi phí hoạt động tài chính: 31 .2.5.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 32 .2.6.Kế toán thu nhập khác: 35 1.2.8.Kế toán chi phí khác: 37 1.2.9.Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 38 1.2.10.Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 40 TrườngCHƯƠNG 2. THỰC TRĐạiẠNG KẾ TOÁN học DOANH Kinh THU VÀ XÁC tếĐỊNH KHuếẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN CẦU RESORT VỊNH KIM CƯƠNG 43 2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần Hoàn Cầu resort Vịnh Kim Cương: 43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 44 v
  8. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn: 45 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ: 45 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 46 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán: 52 2.1.6. Tổng quan nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2016-2018): 55 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2016-2018): 55 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương: 65 2.2.1. Đặc điểm kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty: 65 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 66 2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 80 2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán: 80 2.2.5. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 82 2.2.6. Kế toán chi phí hoạt động tài chính: 84 2.2.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 85 2.2.8. Chi phí bán hàng 86 2.2.9. Kế toán thu nhập khác: 88 2.2.11. Kế toán chi phí khác: 92 2.2.12. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 93 2.2.13. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 96 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN HOÀN CẦU RESORT VỊNH KIM CƯƠNG 100 3.1. Đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Diamond Bay Resort & Spa 100 3.1.1. Ưu điểm 100 3.1.2. Nhược điểm: 104 3.2. Một số giảm pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương 105 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 III.1. Kết luận 109 III.2.Kiến nghị 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 TrườngPHỤ LỤC Đại học Kinh tế Huế112 vi
  9. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì mức độ cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ ngày càng gay gắt. Trong năm 2017, là năm xác lập nhiều kỉ lục của nền kinh tế như số lượng doanh nghiệp thành lập mới, lượng khách quốc tế, Cụ thể tăng 30%, tương đương 13 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2017- ngành du lịch Việt Nam không chỉ vượt kế hoạch, mà còn có bước nhảy vọt trên trường quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt 500.000 tỷ đồng (23 tỷ USD), đóng góp khoảng 7% vào GDP.1 Do đó, mỗi doanh nghiệp phải phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Hình ảnh của Việt Nam ngày càng mở rộng giúp cho nhiều người biết đến Việt Nam hơn, đây cũng là thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, ngành dịch vụ được tập trung phát triển, trong đó ngành du lịch là ngành được quan tâm và khai thác mạnh mẽ.Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, con người cùng với những đời sống vật chất càng được cải thiện, nhu cầu du lịch và muốn trải nghiệm tinh thần nhiều hơn ở những địa điểm du lịch trong nước cũng như trên thế giới càng cao và phong phú hơn.Việt Nam là quốc gia có nhiều tài nguyên tự nhiên kì vĩ, tiềm năng về du lịch với những cảnh quan đẹp và nền văn hóa dân tộc đặc sắc nên việc hội nhập và phát triển du lịch có lợi thế hơn một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á nói chung và thế giới nói riêng. Hai điều kiện để phát triển du lịch đó là tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật. Ngoài thuận lợi về tự nhiên, hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn, khu nghĩ dưỡng cũng được quan tâm để thõa mãn nhu cầu khác của khách. Cùng với sự phát triển về du lịch thì vấn đề về chất lượng phục vụ càng được chú trọng. Những khu nghỉ dưỡng, khách sạn được xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế mọc lên ngày càng nhiều nên việc cạnh tranh giữa thị trường du lịch cũng là vấn đề nóng đang Trườngđược quan tâm. Vì vậy, Đạicác doanh nghi họcệp kinh doanh Kinh trong lĩnh vựcd ịchtế vụ nói Huế chung và Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương nói riêng đang đứng trước sự cạnh 1 1
  10. tranh gây gắt. Mỗi doanh nghiệp đều muốn kinh doanh có hiệu quả, vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm đó là: “Vấn đề hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Bất cứ khi kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận tối đa, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường, muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải ra sức tìm tòi, đầu tư trang thiết bị, đầu tư quản lý, tổ chức hạch toán kế toán. Trong đó, công tác tổ chức hoạch toán kế toán nói chung, đặc biệt là công tác tổ chức hoạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh (KQKD) có vị trí tác động trực tiếp thể hiện chất lượng hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Nó là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn là cơ sở để đảm bảo quá trình đúng đủ doanh thu, xác định chi phí phù hợp, hợp pháp để xác định tính chính xác KQKD trong các kỳ quyết toán. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, vừa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, vừa nhận thấy kinh doanh dịch vụ là thế mạnh của Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương nên tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện hai mục tiêu chính sau:  Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương.  Mục tiêu cụ thể: Trường Tập hợp, hệ th ốĐạing hóa, làm rõhọccơ sở lý lu ậKinhn về công tác k ế toántế doanh Huế thu và xác định kết quả kinh doanh trong DN. 2
  11. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty, xem xét tình hình KQKD trong thời gian 03 năm 2016-2018. Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu, xác định KQKD tại công ty. Rút ra được những ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hệ thống kế toán về xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương. - Phạm vi không gian:Nghiên cứu tại văn phòng kế toán Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương. - Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích đánh giá tình hình lao động, tình hình tài sản nguồn vốn và kết quả kinh doanh trong 03 năm (2016-2018). I.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, sử dụng 02 phương pháp chủ yếu sau đây:  Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp nghiên cứu từ các tài liệu: Thông qua các thông tin giáo trình, internet, những tài liệu nghiên cứu ở trường, báo cáo tài chính, phục vụ cho việc phân Trườngtích làm rõ đề tài nghiên Đại cứu. học Kinh tế Huế - Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này bao gồm thu thập số liệu từ quan sát và thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp các cá nhân trong lĩnh vực 3
  12. có liên quan. Số liệu thu thập được qua việc thu thập những số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. + Số liệu sơ cấp: Những thông tin được cung cấp trực tiếp qua việc phỏng vấn câu hỏi bởi những người có liên quan. + Số liệu thứ cấp: Những số liệu báo cáo đã được qua xử lý thu thập từ các nguồn có sẵn như số liệu về tình hình lao động, báo cáo tài chính,  Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Là phương pháp dựa vào những số liệu có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu lượng tương đối và tuyệt đối. Trong đề tài là so sánh giữa 03 năm nghiên cứu, xác định mức độ biến động tài chính qua các năm. - Phương pháp tổng hợp:Tổng hợp các số liệu theo quy trình, tập hợp các chứng từ, sổ sách kế toán để thông tin mang tính thuyết phục cao. I.5. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần lời cám ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, các biểu đồ, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, bài luận gồm 03 phần chính: - Phần I. Đặt vấn đề - Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Chương 2. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương Chương 3.Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương Trường- Phần III. Kết lu ậĐạin và kiến ngh họcị Kinh tế Huế 4
  13. I.6. Một số nghiên cứu trước đây: Đề tài: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh”, nó không phải là đề tài xa lạ, đã được các anh chị khóa trước lựa chọn để làm khóa luận tốt ngiệp. Một số đề tài khóa luận trong trường Đại học Kinh tế Huế gần đây như: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Tiến Phú” của tác giả Trần Duy Nguyên Anh (năm 2019 khóa K49 của trường Đại học Kinh tế Huế. Trong quá trình tìm hiểu thì đề tài này đã nêu đầy đủ, chi tiết các cơ sở lý luận cơ bản, sự cần thiết của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, qua đó cũng đã đưa ra các đề xuất giải pháp cơ bản của việc góp phần nâng cao công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên theo nghiên cứu đề tài này cũng về lĩnh vực dịch vụ như đề tài của tôi và được thực hiện theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính còn Công ty hiện tại tôi nghiên cứu áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ Quyết định 15, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015. Do đó việc nghiên cứu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương được xem là có sự khác biệt về chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Khóa luận: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương Giang-Resort & Spa” (năm 2016) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Trinh của trường Đại học Kinh tế Huế. Đề tài này cũng đã chỉ ra sự cần thiết, quy trình của kế toán doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ. Đề tài này ở Khách sạn có một vài điểm tương đồng trong công tác kế toán với Công ty hiện tại tôi nghiên cứu đó là cùng áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC và kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ du lịch, tuy nhiên quy mô của Khách sạn Hương Giang- Resort & Spa nhỏ hơn nhiều so với quy mô Tại Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương nên đề tài cũng xem xét được là tính mới và từ Trườngviệc nghiên cứu đề tài Đạiđể quy mô hohọcạt động có ảKinhnh hưởng đến t ổ tếchức côngHuế tác kế toán hay không. Hai khóa luận dẫn chứng trên đã cho thấy đề tài này có rất nhiều người đã lựa chọn và số năm thực hiện đã từ lâu nhưng tính mới của đề tài không chỉ đề cập đến số lượng nhiều hay ít người lựa chọn mà thể hiện ở mức độ quan trọng đối 5
  14. với doanh nghiệp, sự cần thiết ở thời điểm và sự khác biệt đề tài trong doanh nghiệp. Việc đề cập tôi nói ở đây là vì thêm một số những lý do chọn đề tài này để nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, đề tài kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đã cũ, tuy nhiên công ty mà tôi xin thực tập- Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương từng có người thực tập tại vị trí kế toán nhưng chưa làm đề tài chuyên sâu mà chỉ dừng lại ở nghiên cứu khảo sát bộ phận kế toán. Việc thực tập ở vị trí kế toán với đề tài này chưa có anh chị nào nghiên cứu thực tế, việc tiếp cận công tác kế toán doanh thu cũng là một điều mới học hỏi kiến thức sâu rộng hơn nên - Thứ hai, Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển ngành nghề du lịch- dịch vụ đang ngày càng phổ biến. Sự cạnh tranh giữa các công ty tronh lĩnh vực này ngày càng cao, doanh nghiệp có xu hướng bắt kịp xu hướng của thời đại. Như vậy, việc học hỏi trong môi trường như vậy giúp tầm nhìn của bản thân rộng hơn. Công ty có quy mô lớn, sự phân chia công việc giữa các nhân viên kế toán rõ ràng cụ thể, vì vậy được thực tập trong môi trường như vậy có thể hiểu rõ sâu hơn mỗi quy trình kế toán. Để đáp ứng sự cạnh tranh yêu cầu công ty phải đưa ra chiến lược về nguồn lực, nỗ lực hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Chính vì các lý do trên nên đề tài: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương” được lựa chọn. Tôi muốn thông qua sự tìm hiểu, phân tích số liệu để đánh giá tổng quát và đưa ra một số giải pháp (nếu có) để góp phần nâng cao công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doah của doanh nghiệp tôi đang thực tập. Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  15. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát nội dung chung về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Một số khái niệm: 1.1.1.1. Doanh thu: a) Khái niệm doanh thu: - “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.2. - Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu (VCSH) nhưng không là doanh thu.3 b) Điều kiện ghi nhận doanh thu:  Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:4 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở Trườnghữu sản phẩm hoặc hàng Đạihóa cho ngư họcời mua; Kinh tế Huế 2 Đoạn 03, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 3 Đoạn 04, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 4 Đoạn 10, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 7
  16. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã bán hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Điều kiện ghi nhận doanh thu về cung cấp dịch vụ: Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thõa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:5 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; Xác định được phần lớn công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó; c) Xác định doanh thu:6 - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thu đã thu và sẽ thu được. - Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay khi doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị doanh nghĩa của các khoản sẽ thu Trườngđược trong tương lai vềĐạigiá trị thự c họctế tại thời đi ểKinhm ghi nhận doanh tế thu theo Huế tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. 5 Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 6 Các đoạn 05, 06, 07, 08, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 8
  17. - Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. 1.1.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kì kế toán. Bao gồm: “- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Giá trị hàng hóa bị trả lại: Là số hàng mà khách hàng trả lại cho DN khi DN bán hàng hóa, thành phẩm nhưng bị kém phẩm chất, chủng loại ”7 1.1.1.3. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán hiểu một cách đơn giản là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoản thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.8 Trường1.1.1.4. Doanh Đại thu hoạt động họctài chính: Kinh tế Huế 7 Điều 81, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. 8 7879m_giaacute_v7889n_hagraveng_baacuten_lagrave_gigrave 9
  18. “Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp”. Được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau: a. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch nào đó; b. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.”9 1.1.1.5. Thu nhập khác “Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm: - Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm bồi thường; - Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; - Thu các thuế được giảm, được hoàn lại; - Các khoản thu khác.”10 1.1.1.6. Chi phí khác: “Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt độngthanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; Trường- Giá trị còn lạ i cĐạiủa TSCĐ thanh học lý, nhượng Kinhbán TSCĐ; tế Huế - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; 9 Đoạn 24, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 10 Đoạn 30, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 10
  19. - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác.”11 1.1.1.7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành Trong đó:  Xác định chi phí Thuế TNDN hiện hành: Thuế TNDN hiện hành là số thuế TND phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của doanh nghiệp hiện hành. Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế X thuế suất thuế TNDN Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Hàng quý, kế toán cần phải xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của luật thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán sẽ ghi bổ sung số thuế TNDN phải nộp hoặc ghi giảm chi phí số thuế TNDN hiện hành  Xác định chi phí thuế TNDN hoãn lại: Theo quy định thì thuế TNDN hoãn lại phải trả sẽ được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại. Thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là thuế TNDN sẽ được hoãn lại trong tương lai tính Trườngtrên các khoản chênh lĐạiệch tạm thờ i đưhọcợc khấu tr ừKinh, giá trị được kh ấtếu trừ chuyHuếển sang 11 Điều 94, Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. 11
  20. các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng và giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng.12 1.1.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: - “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.”13 1.1.2. Vai trò của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: Doanh thu tiêu thụ là nhân tố phản ánh sự thành công hay thất bại của một công ty. Chỉ tiêu doanh thu thể hiện sức mạnh kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của hoạt động kinh doanh có trong doanh nghiệp. Dựa vào đó, nếu tình hình tài chính tốt chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Nhà quản trị nắm bắt được mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu kết quả kinh doanh, xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng, các ưu nhược điểm, Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 1.1.3. Ý nghĩa của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: TrườngDoanh nghiệp kinh Đại doanh với mhọcục đích hướ ngKinh đến lợi nhuận t ối tếđa.Vi ệcHuế thực hiện các quy trình để xác định lợi nhuận là yếu tố quan trọng. Bộ phận kế toán thực hiện giám 12 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” 13 Điều 96, Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính 12
  21. sát các thông tin doanh thu tiêu thụ, chi phí, các khoản thu nhập khác để tiến hành xác định kết quả kinh doanh là vấn đề thiết yếu. Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với nhiều tổ chức cũng như bộ phận khác trong doanh nghiệp như: - Đối với doanh nghiệp:Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng đối với toàn bộ doanh nghiệp. Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp có căn cứ thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia liên doanh, liên kết, thực hiện phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Dựa vào số liệu phân tích đánh giá được tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Từ các khoản thu so sánh với chi phí bỏ ra cùng những thông tin cần thiết để nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. - Đối với nhà đầu tư: Dựa vào các thông tin tài chính thu thập được, nhà đầu tư đánh giá chính xác tình hình tài chính để xem xét việc có hay không nên đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thu được hiệu quả tối ưu. - Đối với nhà cung cấp: Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh cùng với số liệu thời hạn thanh toán cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. -Đối với nhà nước: Dựa trên các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cơ quan thuế xác định các khoản thu đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Từ đó thực hiện chiến lược phát triển đất nước, đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống an ninh-chính trị. -Đối với các tổ chức tài chính trung gian: Căn cứ vào doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh các tổ chức xem xét có nên quyết định cho vay vốn đầu tư. 1.1.4. Nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: - Phải đáp ứng đầy đủ thông tin của nhà quản lý thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ giúp cho nhà quản lý nắm rõ tình hình kinh doanh, qua đó Trườngđánh giá, phân tích và đưaĐại ra các chi ếhọcn lược kinh doanhKinh cho mỗi doanh tế nghi ệp.Huế - Phản ánh chính xác doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (CCDV) để thực hiện công tác xác định kết quả kinh doanh. Đảm bảo công tác thu tiền thực hiện đúng, đủ tránh bị chiếm dụng bất hợp pháp. 13
  22. - Định kì theo dõi, kiểm tra đối chiếu hàng hóa, phản ánh chi tiết kịp thời trạng thái hàng hóa ở tất cả các kho để đảm bảo đủ lượng hàng hóa để kinh doanh cũng như xác định được tình hình tiêu thụ. - Xác định chính xác các chi phí phát sinh, các khoản mục liên quan khác để tiến hành cung cấp thông tin và tiến hành lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý. - Tham mưu cho nhà lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình kinh doanh, đảm bảo nhà lãnh đạo nắm được thực trạng kinh doanh để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. 1.1.5. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa: Việc xác định phương thức tiêu thụ hàng hóa là một vấn đề quan trọng trong quá trình bán hàng và các chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa. Lựa chọn phương thức tiêu thụ hàng hóa phù hợp đảm bảo khâu lưu thông hàng hóa đến người tiêu dùng hiệu quả nhất, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có cơ sở mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng có thể thực hiện theo các phương thức sau:14 a. Phương thức bán buôn hàng hóa: Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mai, các doanh nghiệp sản xuất, để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra. Trong bán buôn thường gồm hai phương thức sau đây:  Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có hai hình thức: Theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, khách hàng cử Trườngngười mang giấy ủy nhiĐạiệm đến kho học của doanh nghiKinhệp trực tiếp nh tếận hàng Huế và áp tải hàng về. Sau khi giao, nhận hàng hóa đại diện bên mua kí nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán, đồng thời trả tiền ngay hoặc kí nhận nợ. 14 Tập thể tác giả, TS. Trần Thị Hồng Mai (Chủ biên), giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán), nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, trang 54. 14
  23. Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc đặt theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa mới được chuyển giao từ người bán sang người mua.  Phương thức bán buôn qua vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua từ nhà cung cấp không được nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo các hình thưc sau: Giao hàng trực tiếp (Hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏa thuận. Sau khi giao hàng hóa cho khách hàng thì đại diện bên mua sẽ kí nhận vào chứng từ bán hàng hóa và quyền sở hữu hoặc kiểm soát hàng hóa đã được chuyển giao cho khách hàng, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Theo hình thức gửi hàng: Doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng hóa đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận. Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ. b. Phương thức bán lẻ hàng hóa: TrườngLà phương th ứĐạic bán hàng trựhọcc tiếp cho ngư Kinhời tiêu dùng ho ặctế các t ổ Huếchức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Hình thức bán lẻ thường có các hình thức sau: 15
  24.  Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Hình thức bán hàng mà trong đó việc thu tiền ở người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau. Theo hình thức này, mỗi quầy có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách rồi viết hóa đơn, tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ở quầy hàng do mậu dịch viên bán hàng giao. Hết ca hoặc ngày bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn, tích kê giao hàng cho khách và kết quả kiểm tra hàng tồn quầy, xác định số lượng đã bán trong ngày, trong ca làm cơ sở lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền lập giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.  Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách. Cuối này kiểm kê hàng tồn để lập báo cáo bán hàng đồng thời lập giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. c. Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp, khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành. d. Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm: Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Tuy nhiên, khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vào doanh Trườngthu hoạt động tài chính Đạivào nhiều k ỳ họcsau giao dịch Kinhbán. tế Huế 1.1.6. Các phương thức thanh toán: - Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở 16
  25. hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa bị chuyển giao. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng). Ở hình thức này, sửa vận động của hàng hóa gắn liền với sự vận động của tiền tệ. - Phương thức thanh toán chậm trả: Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán, quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian.15 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:  Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT (Mẫu 01- GTGT-3LL) - Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02- GTGT- 3LL) - Bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi ( Mẫu 01-BH) - Thẻ quầy hàng (Mẫu 02- BH) - Đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc thanh toán, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng, - Phiếu xuất kho bán hàng.  Hệ thống sổ sách: - Sổ kho, sổ chi tiết hàng hóa; Trường- Sổ theo dõi chi Đại tiết và số kếhọctoán tổng hợKinhp doanh thu bán hàngtế và Huế cung cấp dịch vụ (Sổ chi tiết và sổ cái Tài khoản 511); 15 Tập thể tác giả, TS. Trần Thị Hồng Mai (Chủ biên), giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, trang 62 17
  26. - Chứng từ ghi sổ  Tài khoản sử dụng:16 - Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Tài khoản này phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: + Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoa mua vào và bán bất động sản đầu tư. + Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng, + Doanh thu khác. - Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 06 tài khoản cấp 2:  Kết cấu tài khoản 511: NỢ TK 511 CÓ - Các khoản thuế gián thu phải nộp - Doanh thu bán sản phẩm, hàng (GTGT, TTĐB, XK, BVMT) hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp - Doanh thu bán hàng bị trả lại kết dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện chuyển cuối kỳ; trong kỳ kế toán. - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Trường- Tài khoản 511 khôngĐại có số dư học cuối kỳ. Kinh tế Huế 16 Điều 79, Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính 18
  27.  Phương pháp kế toán: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được hạch toán theo nhiều trường hợp: Không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chịu thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), bảo vệ môi trường (BVMT),  Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT. 911 511 111, 112, 131 521 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hàng bán bị tr l i, b gi m giá, chi t Kết chuyển doanh Doanh thu bán hàng và cung ả ạ ị ả ế kh i thu thuần cấp dịch vụ ấu thương mạ Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, kết chuyển chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ. Sơ đồ 1.2. Kế toán hạch toán doanh thu BH, CCDC không chịu thuế GTGT.  Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. 911 511 111, 112, 521 131 Doanh thu bán hàng và Kết chuyển Doanh thu doanh thu cung cấp dịch vụ hàng bán bị thuần trả lại, bị 33311 giảm giá, Thuế GTGT chiết khấu đầu ra thương mại Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiết khấu thương mại Chiết khấu doanh thu bán hàng bị trả lại, bị giảm Trường giá,Đại bị chiết khhọcấu thương m ạKinhi phát sinh trong kìtế Huế Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán doanh thu BH, CCDV chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. 19
  28.  Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường: 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 112, 131 521 Doanh thu bán hàng và cung Số tiền trả cho người bán về c p d ch v ch u thu hàng bán bị trả lại , bị giảm 911 ấ ị ụ ị ế XK,TTĐB, BVMT. giá, chiết khấu thương mại Kết chuyển doanh thu 333 333 Thuế XK. TTĐB, thuần Thuế XK, TTĐB, BVMT của hàng BVMT phải nộp bán bị trả lại, bị giảm giá Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiết khấu thương mại Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán doanh thu BH, CCDV chịu thuế XK, TTĐB, BVMT  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trả góp, trả chậm 511 111,112,131 111,112 (2) 133 155,156 632 (1) (3) 515 3387 (4) Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm TrườngChú thích: Đại học Kinh tế Huế (1): Ghi nhận doanh thu bán hàng trả góp theo giá tiền trả ngay. (2): Khi thu được tiền bán hàng. 20
  29. (3): Ghi nhận giá vốn hàng bán: (4): Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ.  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trả tiền ngay. 154,155 632,157 3331 111,112,131 (a) (b) 511,512 Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán bán hàng trả tiền ngay Chú thích: (a): Bán trực tiếp hoặc gửi bán thành phẩm. (b): Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ . 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:  Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Biên bản xác nhận giảm giá hàng bán, hợp đồng kinh tế - Phiếu giao hàng - Phiếu chi, giấy báo nợ - Đối với hàng hóa bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn hay bản sao hóa đơn và đính kèm chứng từ nhập lại tại kho của doanh nghiệp số hàng bị trả lại. Trường Hệ thống sổ sách Đại: học Kinh tế Huế - Sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản 521 - Chứng từ ghi sổ 21
  30.  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521- “Các khoản giảm trừ doanh thu”. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:.  Kết cấu tài khoản:17 NỢ TK 521 CÓ - Số chiết khấu thương mại đã chấp Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn nhận thanh toán cho khách hàng; bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá - Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận hàng bán, doanh thu của hàng bán bị cho người mua hàng; trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ định doanh thu thuần của kỳ báo cáo” vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán - Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 17 Điều 81, Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính 22
  31.  Phương pháp kế toán: 111,112,131 521 511 Khi phát sinh các khoản chiết khấu Kết chuyển chiết khấu thương mại, thương mại, giảm giá hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hàng bán bị trả lại. 333 Giảm các khoản thuế phải nộp Kế toán nhận lại sản phẩm, hàng hóa 632 154,155,156 632 Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (PP kê Giá trị thành phẩm, hàng hóa đưa đi khai thường xuyên) tiêu thụ 611,631 Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (PP Giá trị thành phẩm, hàng hóa kiểm kê định kỳ) được xác định là tiêu thụ trong kỳ Hạch toán chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại. 111,112,14 641 1, 334 911 Khi phát sinh chi phí liên quan đến Kết chuyển chi phí hàng bán hàng bán bị trả lại Sơ đồ 1.7. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán:  Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho Trường- Bảng tổng hợp xuĐạiất- nhập- t ồnhọc Kinh tế Huế - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa - Hóa đơn bán hàng thông thường - Biên bản giao nhận hàng hóa 23
  32. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.  Hệ thống sổ sách: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ chi tiết và sổ cái Tài khoản 632.  Tài khoản sử dụng:Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán”.  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 632 CÓ - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ. hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” nhân công vượt trên mức bình thường và - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh chi phí sản xuất chung cố định không doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán xác định kết quả hoạt động kinh doanh; trong kỳ - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng hàng tồn kho cuối năm tài chính ( chênh tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay trách nhiệm cá nhân gây ra nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho; trên mức bình thường không được tính - Khoản hoàn nhập chi phi trích trước vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây đối với hàng hóa BĐS được xác định là dựng, tự chế hoàn thành. đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng sinh); Trườnggiảm giá hàng tồn kho Đại phải lập năm học nay - Kho Kinhản chiết khấu thươngtế mHuếại, giảm lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua chưa sử dụng hết) đã tiêu thụ 24
  33. - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào trị giá hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp Kê khai thường xuyên:18 - Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Trị giá HTK Trị giá HTK Trị giá HTK Trị giá HTK = + - tồn cuối kỳ đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế 18 Bộ Tài Chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 1 Hệ thống tài khoản kế toán- Thông tư 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, trang 142. 25
  34.  Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên 154,155 632 911 Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí xác định kết quả 156,157 kinh doanh, Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán 138,142,153,155,156 Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán 627 155,156 Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán trong kì 154 Hàng bán bị trả lại nh p kho Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử ậ dụng cho SXKD Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lý tính vào giá vốn hàng bán 217 Bán bất động sản đầu tư 2147 Trích khấu hao bất động sản đầu tư 241 Chi phí tự XD TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ 111,112,331,334 Chi phí phát sinh liên quan đến BĐSĐT không được ghi bằng giá trị BĐSĐT 242 2294 Nếu chưa phân bổ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 335 Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS đã bán Trườngtrong kỳ Đại học Kinh tế Huế Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 26
  35. Phương pháp xác định giá trị xuất kho của hàng tồn kho: - Căn cứ vào chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho (Ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính). Điều số 13: Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong những phương pháp sau: a. Phương pháp tính theo giá đích danh; b. Phương pháp bình quân gia quyền; c. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO); d. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO). - Tại thông tư 200/2014/TT-BTC có một số điểm mới so với QĐ số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 244/2009/TT-BTC đó chính là sự thay đổi về Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho, cụ thể gồm 4 phương pháp cơ bản: Phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp bán lẻ (đây là phương pháp mới bổ sung). Phương pháp bình quân gia quyền:19 Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp . Bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng): TrườngTheo phương pháp này, Đại đến cuối kỳ mhọcới tính giá vốKinhn của hàng xuất khotế trong Huế kỳ. Đơn giá= á ị à ồ đầ ỳ á ị à ậ ỳ ố ượ à ồ đầ ỳ ố ượ à ậ ỳ. 19 Đoạn 15, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” 27
  36. Theo phương pháp này, tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp, căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính đơn giá bình quân. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của nó là độ chính xác không cao, công việc sẽ được dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến những phân việc khác; đồng thời cũng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin kế toán ngay tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. . Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm): Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn bị bình quân. Giá trị bình quân được tính như sau: Đơ á ấ ℎ ầ ℎứ ị á ậ ư ℎà ồ ℎ đầ ỳ + ị á ậ ư ℎà ℎó ℎậ ướ ầ ấ ℎứ = ố Phươngượ ậ pháp ư ℎà này ℎó có ưuồ điđầểm ỳlà+ khốắ cư phợ ục đưậ ợưc ℎànhững ℎó h ạnℎ ậch ế cưủớa phươngầ ấ phápℎứ trên, độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu kịp thời nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Phương pháp Nhập trước- Xuất trước: Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.20 Phương pháp giá bán lẻ: Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) Trườngcó thể áp dụng kỹ thu ậtĐại xác định giá trhọcị hàng tồn khoKinh cuối kỳ theo phương tế pháp Huế giá bán lẻ. Phương pháp này được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không 20 Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” 28
  37. thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng. Phương pháp giá thực tế đích danh: Được áp dụng dựa trên giá thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.21 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:  Chứng từ sử dụng: - Giấy báo Có - Phiếu thu, phiếu tính lãi. - Bảng sao kê tiền gửi ngân hàng  Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết, sổ Cái TK 515  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính.  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 515 CÓ - S thu GTGT ph i n p tính ố ế ả ộ Các khoản doanh thu hoạt động tài c ti p; theo phương pháp trự ế chính phát sinh trong kỳ - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản Trường911- “Xác định kết quĐạiả kinh doanh” học Kinh tế Huế - Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ 21 Bộ tài chính(2015)- Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 1- Hệ thống Tài khoản kế toán- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính, trang 142 29
  38.  Phương pháp kế toán: 911 515 138 Nhận thông báo về quyền nhận cổ tức lợi nhuậCnổ tức lợi nhuận được chia 121,221, Cuối kỳ, kết 222, 228 Phần cổ tức, LN trước khi chuyển doanh mua khoản đầu tư thu hoạt động tài 121,228,638 chính Hoán đổi cổ phiếu 331 Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng hưởng 1112,1122 1111,1121 Bán ngoại tệ Tỷ giá bán Tỷ giá ghi sổ Lãi bán ngoại tệ 228, 128, Nhượng bán, thu hồi các 221, 222 khoản đầu tư tài chính Lãi các khoản đầu tư 1112,1122 331,334 Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ Lãi tỷ giá 111, 112 152,156,211, 627, 642 Mua vật tư hàng hóa, tài sản bằng ngoại tệ Lãi tỷ giá 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước. 1113,1123 Đánh giá lại vàng ngoại tệ Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư 413 ngoại tệ cuối kỳ 1112,1122 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Trường Đại131,136,138 học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 30
  39. 1.2.5. Kế toán chi phí hoạt động tài chính:  Chứng từ sử dụng: - Giấy báo Nợ, phiếu chi, bảng sao kê tiền gửi ngân hàng.  Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết, sổ Cái TK 635. - Chứng từ ghi sổ  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 635- “Chi phí tài chính”  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 635 CÓ - Hoàn nh p d phòng gi m giá - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả ậ ự ả ch ng kho n kinh doanh, d phòng t n chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; ứ ả ự ổ th khác; - Lỗ bán ngoại tệ; ất đầu tư vào đơn vị - Các kho c ghi gi m chi phí tài - Chiết khấu thanh toán cho người ản đượ ả mua; chính; - Cu i k k toán, k t chuy n toàn b - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng ố ỳ ế ế ể ộ chi phí tài chính phát sinh trong k bán các khoản đầu tư; ỳ để nh k t qu ho ng kinh doanh. - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; xác đị ế ả ạt độ Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; - Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Trường- Các khoản chi phíĐại của hoạt đ ộhọcng đầu Kinh tế Huế tư tài chính khác 31
  40. - Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ;  Phương pháp kế toán: 413 635 2291,2292 Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ kết chuyển vào chi phí tài chính. 121,228,221,222 Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá Lỗ về bán các khoản đầu tư đầu tư chứng khoán và tổn thất đầu tư vào các Tiền thu bán các 111,112 đơn vị khác khoản đầu tư CP hoạt động liên 2291,229 doanh, liên kết 2 Lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. 111,112,331 Chiết khấu thanh toán cho người mua 111,112,335,242 Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp 911 1112,1122 1111,1121 Cuối kỳ, kết chuyển chi Bán ngoại tệ phí tài chính. Lỗ bán ngoại tệ 152, 156, 211,642 Mua vật tư, hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ Lỗ tỷ giá Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hoạch toán chi phí hoạt động tài chính. 1.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Trường Chứng từ sử d ụng:Đại học Kinh tế Huế - Giấy báo Nợ, phiếu chi, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng thanh toán lương, bảng trích BHXH, BHYT,  Hệ thống sổ sách:Sổ chi tiết và sổ Cái TK 642 32
  41.  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản 642 có 8 tài khoán cấp 2:  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 642 CÓ - Các chi phí quản lý doanh nghiệp - Các khoản được ghi giảm chi phí thực tế phát sinh trong kỳ; quản lý doanh nghiệp; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó phòng phải trả; đòi, dự phòng phải trả; - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh” - Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp kế toán: Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  42. 111,112 111,112,152, 642 153, 242,331 Các khoản thu giảm chi Chi phí vật liệu, CCDC 133 334,338 Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp theo lương. 911 214 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khấu hao TSCĐ 242,335 Chi phí phân bổ dần, chi phí 2293 trích trước. Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự 352 phòng phải thu khó đòi đã trích lập D phòng ph i tr v u ự ả ả ề tái cơ cấ năm trước chưa sử dụng hết lớn hơn DN, ho ng có r i ro l n, d ạt độ ủ ớ ự số phải trích lập năm nay. phòng phải trả khác 2293 Dự phòng phải thu khó đòi 111, 112, 153, 352 141, 331, 335 Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi Hoàn nhập dự phòng phải trả về phí bằng tiền khác chi phí bảo hành sản phẩm, 133 hàng hóa Thuế GTGT Thuế GTGT (nếu có) đầu vào không 333 được khấu trừ Thuế môn bài, tiền thuê đất phải nộp NSNN 155,156 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộcho mục đích quản lý doanh nghiệp TrườngSơ đồ 1.11 Đại. Sơ đồ hoạ chhọc toán chi phí Kinhquản lý doanh nghi tếệp. Huế 34
  43. 1.2.7. Kế toán thu nhập khác:  Chứng từ sử dụng: - Giấy báo có, Phiếu thu, biên bản thanh lý TSCĐ. 2. Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết và sổ cái TK 711- “Thu nhập khác” - Chứng từ ghi sổ.  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản sử dụng: TK 711- “ Thu nhập khác”  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 711 CÓ a) Số thuế GTGT phải nộp (nếu Các khoản thu nhập khác phát sinh trong có) tính theo phương pháp trực tiếp đối kỳ. với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. b) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản 711- “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  44.  Phương pháp kế toán: 911 711 111,112 Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, Kết chuyển thu nhập khác tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường. vào tài khoản 911 333 338,344 Các khoản thuế Tiền phạt tính trừ vào tài khoản nhận ký trừ vào thu nhập quỹ, ký cược khác (n u có) ế 111,112 Thu được khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ 331,338 Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ 333 Các khoản thuế XNK, TTĐB, BVMT, được NSNN hoàn lại 3387 Định kỳ phân bổ doanh thu chưa thực hiện nếu được tính vào thu nhập khác. Hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình 352 xây lắp không sử dụng hoặc chi bảo hành số thực tế nhỏ hơn số đã trích trước 152,1523,155,156 Đánh giá lại tổng giá trị tài sản khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 221,222,228 Đầu tư bằng vật tư hàng hóa (Trường hợp đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại) 152,153,155,156 Giá trị ghi sổ 221,222,228 Đầu tư bằng TSCĐ (Trường hợp đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ) 331,213 224 Nguyên giá Hao mòn lũy kế 156 Trường Đại họcTrị giá hàng khuyKinhến mãi không ph tếải trả l ạiHuế Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hoạch toán thu nhập khác 36
  45. 1.2.8. Kế toán chi phí khác:  Chứng từ sử dụng: - Phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý TSCĐ.  Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết và sổ cái Tài khoản 811- “Chi phí khác”; - Chứng từ ghi sổ  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 811- “Chi phí khác”  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 811 CÓ Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh; Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”  Phương pháp kế toán 111,112,131,141 811 911 Các chi phí khác phát sinh (chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ ) Khoản bị phát do vi 338, 331 phạm hợp đồng. Khi nộp phạt Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh 211, 213 214 111,112,138 Giá trị Nguyên giá hao Thu bán hồ sơ thầu hoạt TSCĐ góp 222,223 động thanh lý, nhượng vốn liên Giá trị góp liên bán TSCĐ doanh, liên doanh, liên kết kết Chênh lệch giữa đánh giá TrườngTài sản Đạilại nhỏ hơn giáhọc trị còn lại Kinh tế Huế Đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản khi chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hoạch toán chi phí khác 37
  46. 1.2.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:  Chứng từ sử dụng: - Tờ khai tạm tính thuế TNDN; - Tờ khai quyết toán thuế TNDN;  Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết, sổ cái TK 821.  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 821- “Chi phí thuế TNDN”. Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 821 CÓ - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hiện hành phát sinh trong năm; hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hành của các năm trước phải nộp bổ sung tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí do phát hiện sao sót không trọng yếu của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã các năm trước được ghi tăng chi phí thuế ghi nhận trong năm; thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải hiện tại; nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót - Chi phí thuế thu nhập doanh nghệp không trọng yếu của các năm trước được hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả; nghiệp hiện hành trong năm hiện tại; Trường- Ghi nhận chi phí thuĐạiế thu nhập doanhhọc- Ghi Kinh giảm chi phí thu tếế thu nhHuếập doanh nghiệp hoãn lại; nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát thu nhập hoãn lại; sinh bên Có TK 8212- “Chi phí thuế thu - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh 38
  47. nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số nghiệp hoãn lại; phát sinh bên Nợ TK 8212- “Chi phí thuế - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong kỳ bào bên Có tài khoản 911- “Xác phát sinh trong năm lớn hơn khoản được định kết quả kinh doanh” ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh” - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TL 8212- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” - Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp kế toán:  Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (TK8211): 333 (3334) 8211 911 Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện Kết chuyển chi phí thuế hành phải nộp trong kỳ do doanh TNDN hiện hành nghiệp tựxácđịnh Chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hoạch toan chi phí thuế thu nhận doanh nghiệp hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  48. b. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TK8212): 347 8212 347 Số chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phải Số chênh lệch giữa số thuế TNDN 2 trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế TN hoãn hoãn lại nhỏ hơn số thuế TN hoãn lại lại phải trả được hoàn nhập trong năm phải trả được hoàn nhập trong năm. 243 243 Số chênh lệch giữa số tài sản thuế TNDN Số chênh lệch giữa số tài sản thuế hoãn lại phát sinh nhỏ hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh lớn hơn tài sản TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm. 911 911 Kết chuyển chênh lệch số phát sinh Có Kết chuyển chênh lệch số phát sinh lớn hơn số phát sinh Nợ tài khoản 8212 Có nhỏ hơn số phát sinh Nợ tài khoản 8212 Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hoạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:  Chứng từ sử dụng: - Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác;  Hệ thống sổ sách: - Sổ chi tiết và sổ cái TK 911  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản sử dụng: TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”  Kết cấu tài khoản: NỢ TK 911 CÓ - Doanh thu thu n v s s n ph m, - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, ầ ề ố ả ẩ hàng hóa, b ng s ch v bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. ất độ ản đầu tư và dị ụ Trường Đại họcã bán Kinh trong k ; tế Huế - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí đ ỳ - Doanh thu ho ng tài chính, các thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí ạt độ khác; khoản thu nhập khác và các khoản ghi 40
  49. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp. - Kết chuyển lỗ. - Kết chuyển lãi.  Phương pháp kế toán: 632, 635, 641, 911 511, 515, 711 642, 811 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác. 8211, 8212 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển khoản giảm chi phí hiện hành và chi phí thuế TNDN thuế TNDN hoãn lại hoãn lại 421 421 Kết chuyển lãi hoạt động kinh Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ. doanh trong kỳ Sơ đồ 1.16. Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  50. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, tôi đã đưa ra các cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cụ thể như nêu các khái niệm liên quan đến doanh thu và các tài khoản liên quan trong quá trình xác định kết quả kinh doanh thông qua các thông tư và chuẩn mực kế toán phù hợp, bên cạnh đó đã làm rõ vai trò, nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu. Những cơ sở lý luận này là nền tảng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương trong quá trình thực tập và dựa vào đó tìm hiểu sâu hơn về các quy trình liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  51. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN CẦU RESORT VỊNH KIM CƯƠNG 2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần Hoàn Cầu resort Vịnh Kim Cương: - Tên đơn vị : Công ty Cổ Phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương - Tên nước ngoài : Hoan Cau Diamond Bay Resort Joint Stock Company - Trụ sở chính : Đại lộ Nguyễn Tất Thành, thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. - Vị trí : Nằm giữa sân bay quốc tế Cam Ranh và thành phố Nha Trang. - Mã số thuế : 4201295537 - Điện thoại : (0258).3711.711 - Fax : (0258). 3711.666 - Giám đốc : Nguyễn Quốc Cường. - Email : info@diamondbayresort.vn - Website : - Facebook : - Vốn điều lệ : 3888.888.888.889 VNĐ - Xếp hạng : 5 sao - Ngành nghề kinh doanh: Khách sạn TrườngNhà hàng- dịch Đạivụ học Kinh tế Huế Thương mai- các công ty Địa điểm du lịch- nghỉ mát. 43
  52. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Công ty cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương ra đời năm 2008 với tên thương hiệu là Diamond Bay Resort & Goft. Đến ngày 01/07/2011 đổi tên thương hiệu thành Diamond Bay Resort & Spa. - Công ty Cổ Phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương là một trong những công ty thuộc tập đoàn Hoàn Cầu. Năm 2008 nhằm phục vụ cho công tác tổ chức Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế Giới, tháng 4/2008 tập đoàn Hoàn Cầu đã cho xây dựng và hoàn thành xong Công ty TNHH Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương. Doanh nghiệp được hình thành theo tư cách pháp nhân Việt Nam, theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4201295537 do sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15/04/2008. - Ngày cấp giấy phép: 15/06/2011 - Ngày hoạt động: 15/06/2011 - Trước đó, Công ty Cổ Phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương có tên là Công ty TNHH Hoàn Cầu Vịnh Kim Cương, sau quá trình chuyển đổi Công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần. - Công ty có diện tích 140000 mét vuông, nằm ngay trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, thành phố Nha Trang. Vị trí này chỉ cách sân bay Cam Ranh khoảng 15 phút và cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10 phút đi đường bộ. Hiện tại khu nghỉ dưỡng Diamond Bay Resort & Spa có 340 phòng nghỉ dưỡng tách biệt cùng các nhà hàng cao cấp. Khu nghỉ dưỡng đang ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và trên toàn thế giới. - Những điểm nổi bật của Diamond Bay Resort & Spa: Hồ bơi lớn nhất trong đất liền của thành phố Nha Trang, có phòng hội nghị lớn nhất, có phòng tổ chức sự kiện lớn nhất Trường- Quá trình hình Đạithành và phát họctriển từ một đơnKinh vị có cơ sở v ậttế chất đ ầHuếy đủ được tân trang theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. 44
  53. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn: - Trải qua quá trình hình thành và phát triển hiện nay Diamond Bay Resort & Spa đã trở thành một đơn vị kinh doanh du lịch tổng hợp và tự hào là một điểm đến lí tưởng cho khách du lịch. Khu nghỉ dưỡng cung cấp những sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng , cùng với lối trang trí, kiến trúc, và sự chăm sóc khách hàng đáp ứng với chất lượng cao, tạo niềm tin cho khách hàng. - Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, hiện tại khu nghỉ dưỡng không ngừng nâng cao chất lượng và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển nếu có nhu cầu đi vui chơi, mua sắm tại trung tâm thành phố Nha Trang hoặc đi Sân Bay, dịch vụ nghỉ dưỡng với những căn Bungalow nhỏ xinh, dịch vụ massage với khu Sông Lô Spa, dịch vụ bán hàng lưu niệm tại cửa hàng Gift Shop, dịch vụ chụp hình lưu niệm, 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ: 2.1.3.1. Chức năng: - Với đội ngũ quản lý có năng lực cùng những nhân viên tâm huyết, công ty xây dựng những chính sách phát triển thu hút khách du lịch, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ đem đến sự tín nhiệm cho khách hàng, nâng cao địa vị công ty trong lĩnh vực dịch vụ. - Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất theo phong cách chuyên nghiệp vừa hiện đại vừa truyền thống. 2.1.3.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý, đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo mục đích của công ty. - Nâng cao năng lực nhân viên trong trình độ ngoại ngữ và tăng kỹ năng xử lý tình Trườnghuống, tăng cường xây Đạidựng cơ sở vậhọct chất kỹ thu ậKinht. tế Huế - Thực hiện đúng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên, đảm bảo công bằng hợp lý chế độ thưởng phạt, thực hiện đúng chế độ thời gian làm việc. 45
  54. - Nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Đề xuất những kế hoạch đầu năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hoàn thành các chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý trong công ty là hệ thống các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty, thấy được công ty có cơ cấu tổ chức quy mô lớn và chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận phù hợp với đặc thù kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty, đó là các hoạt động phát sinh thường xuyên liên tục. Tất cả các bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể: Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  55. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHỤ TRÁCH TÀI PHỤ TRÁCH DỰ ÁN CHÍNH TỔNG QUẢN LÝ PHÓ TỔNG QUẢN LÝ BP BP BP BP BP BP BP BP BP BP BP thanh BP ẩm đào kĩ BP BP BP lễ buồng thẩm kinh kế cung an phục tra thực tạo- thuật spa bếp IT tân phòng mỹ doanh nhân toán ứng - cây ninh vụ nội sự xanh vụ . Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chú thích: : Điều hành : Phồi hợpTrường Đại học Kinh tế Huế 47
  56. 2.1.4.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận: a. Ban Tổng giám đốc Công ty:  Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong hoạt động kinh doanh tại công ty, có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt động tại công ty và báo cáo với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước. Tổng giám đốc trên cơ sở đề xuất cùng các tham mưu cấp dưới để vạch ra (Mr. Nguyễn các mục tiêu kinh doanh, phê duyệt các hoạt động kinh doanh và kế Quốc Cường) hoạch bồi dưỡng hay kỉ luật đối với nhân viên. Quản lý tài sản, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của công ty  Phó Tổng giám đốc điều hành: Giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý hệ thống nhân sự, phê duyệt và đề xuất tuyển dụng nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên, ký kết các hợp đồng lao động. Đề ra các quy chế, tiêu chuẩn đối với nhân viên, đảm bảo hệ thống nhân sự ổn định. Kiểm tra và nâng cao trình độ nhân sự bằng việc mở lớp (Ms. Lê Hà tập huấn bồi dưỡng kiến thức. Thực hiện theo dõi biến động nhân Giang) sự, công tác tiền lương và chế độ bảo hiểm cho nhân viên.  Phó Tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc trong quản lý công ty, theo dõi kiểm tra việc thực hiện của từng bộ phận dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc. Đề xuất các chiến lược kinh doanh và vạch ra các mục tiêu đảm bảo tình hình kinh doanh có hiệu quả. Mr. Nguyễn Mr.Nguyễn Thành Joe John Tuấn Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  57.  Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính: Giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý hoạt động tình hình tài chính của công ty. Xem xét các báo cáo tài chính cuối năm để đưa ra các chính sách, quản lý chi tiêu tài chính trong công ty. Xây dựng các chính sách quy trình hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm phân tích các chỉ tiêu tài Mr. Nguyễn chính nhằm tham mưu cho tổng giám đốc, báo cáo trực tiếp cho Ngọc Thành tổng giám đốc.  Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án: Giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý các dự án đầu tư. Đại diện cho công ty đối với đối tác hợp tác lữ hành và một số nhà đầu tư khác. Quản lý trong một số dự án đầu tư của công ty dưới sự giám sát của Tổng giám đốc. Mr. Trương Minh Khai b. Ban quản lý khu nghỉ dưỡng và các phòng ban:  Tổng quản lý: Tổng quản lý các ban trong hệ thống quản trị của mỗi bộ phận. Truyền đạt các chỉ thị của cấp trên xuống cho những bộ phận bên dưới đồng thời truyền đạt ý kiến của các bộ phận cho Tổng giám đốc.  Phó tổng quản lý: Hỗ trợ cho Tổng quản lý giám sát các bộ phận. Phó tổng quản lý chia cho mỗi người phụ trách các mảng khác nhau về hành chính sự nghiệp, pháp lý, buồng phòng, cung ứng,  Bộ phận lễ tận: - Chào đón, hướng dẫn khách và chuẩn bị hồ sơ đăng kí khách Trường- Xác định tình trạng Đại đặt phòng và họcthời gian lưu Kinhtrú cho khách tế Huế - Phân phòng và đáp ứng các nhu cầu về phòng cho khách, xác định phương thức thanh toán của khách. 49
  58.  Bộ phận buồng phòng: - Cập nhật thông tin đặt phòng kịp thời và chính xác để quản lý và nắm vững tình hình đặt phòng. - Giặt ủi đồng phục nhân viên, các loại vải hàng ngày trong công ty cũng như giặt ủi khi khách có nhu cầu.  Bộ phận ẩm thực: - Xây dựng thực đơn cũng như các chương trình lễ tiệc với nhiều sự lựa chọn phục vụ khách hàng và chuẩn bị bữa ăn cho nhân viên  Bộ phận thẩm mỹ: - Tạo ra các hoạt động nghệ thuật có khả năng tạo ra các nguồn cảm hứng sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo. Trang trí các hoạt động và sự kiện cho công ty.  Bộ phận kinh doanh: - Tìm hiểu khách hàng, tạo hình ảnh và phát triển thương hiệu - Tổ chức các sự kiện và xây dựng các chương trình quảng bá công ty.  Bộ phận nhân sự và đào tạo: - Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mới, kết hợp với các phòng ban tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viện. - Chịu trách nhiệm tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực cho công ty. - Đề xuất và thực hiện công tác bảo hộ lao động trong Công ty theo quy định hiện hành.  Bộ phận kế toán: - Chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc và ban quản trị của công ty về mọi mặt Trườngtài chính của doanh nghi Đạiệp, tổ chứ c họcghi chép lập chKinhứng từ, sổ sách theotế quy Huế định của Nhà nước. Lập bảng tổng kết tài sản, tình hình sử dụng vốn, đề ra các kế hoạch và quan sát thực hiện các kế hoạch tài chính, lập báo cáo thống kê đầy đủ. 50
  59. - Tham mưa cho Bam giám đốc quản lý tốt về mặt tài chính, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế theo Pháp luật và hạch toán thuế thực hiện nghĩa vụ nhà nước.  Bộ phận cung ứng: Bộ phận kỹ thuật và vườn: chịu trách nhiệm sửa chữa, trùng tu trang thiết bị, hệ thống điện nước trong resort, chăm sóc cây trồng cũng như quang cảnh cho công ty.  Bộ phận kỹ thuật- cây xanh: - Chịu trách nhiệm cảnh quan trong khu resort: chăm sóc các khu vườn, cây cảnh trong khuôn viên và trước khu resort - Đồng thời có trách nhiệm sửa chữa và bảo trì các tài sản bị hư hỏng của khu nghỉ mát, đề xuất mua tài sản mới nếu cần thiết.  Bộ phận an ninh: - Tham mưu với bộ phận nhân sự chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh nổi bộ, trật tự an toàn của khu nghỉ mát. - Bảo vệ tài sản và tính mạng của khách hàng cũng như nhân viên trong khu nghỉ.  Bộ phận phục vụ: - Chuyên tổ chức, phân bổ nhân lực phục vụ khách tại các nhà hàng, quầy bar và các sự kiện do công ty tổ chức.  Bộ phận spa: - Thực hiện các công việc liên quân đến các dịch vụ chăm sóc làm đẹp.  Bộ phận bếp: Cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng vì vậy bộ phận bếp là người quyết định thực đơn của nhà hàng, khách sạn trên cơ sở có sự tham gia của các trưởng bộ phận Trườngbếp, giám sát các hoạ t Đạiđộng dưới quy họcền và của cácKinh nhân viên, kiể mtế soát k ỹHuếthuật chế biến chất lượng món ăn, lên kế hoạch về nguyên vật liệu, tư vấn về ciệc mua sắm các trang thiết bị.  Bộ phận IT: 51
  60. - Thiết lập và duy trì các hoạt động trong công ty, máy chủ của hệ thống để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả hệ thống mạng Internet  Bộ phận thanh tra nội vụ: - Kiểm soát và quản lý, thanh lý bên trong nội bộ công ty. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán: 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Thu ngân Tổ kế toán Thủ kho Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán toán toán toán toán toán toán toán tiền tài sản doanh phải phải chi kho tổng lương thu thu trả phí hợp Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại CT CP Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương Chú thích: Trong đó: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng. 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy kế toán: Trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, mỗi phân hành có một chức năng và nhiệm vụ Trườngkhác nhau. Các nhân viênĐại đảm nhiệ mhọc chức năng tạKinhi các bộ phận bổ sungtế và hHuếỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, hướng đến mục tiêu chung của công ty hoạt động ngày càng phát triển. 52
  61.  Kế toán trưởng: - Hỗ trợ giám đốc tài chính, giám sát các phần hành kế toán hàng ngày; - Giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới để họ có thể tiến hành công việc một cách hiệu quả trong mỗi phần hành của mình; - Tiến hành phân tích tài chính dựa trên các báo cáo hàng tháng và báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc tài chính; - Thực hiện các yêu cầu của giám đốc tài chính và ban quản lý.  Phó phòng kế toán: - Giúp đỡ Kế toán trưởng trong công tác quản lý, hệ thống tổng hợp các nghiệp vụ. Tham mưu hỗ trợ cho Kế toán trưởng và giám sát tổng hợp tình hình tài chính.  Thủ kho: - Đảm bảo hàng hóa được bảo quản tốt trong kho ngay cả khi hết ca làm việc; - Thực hiện kiểm kê định kỳ và báo cáo yêu cầu bổ sung hàng trong kho;  Thu ngân: - Thực hiện các hoạt động thu tiền tại Tiền sảnh, giám sát báo cáo tình hình đặt phòng của khách. Thông báo với kế toán doanh thu việc ghi nhận tiền của khách hoặc thông báo khách treo công nợ.  Kế toán tổng hợp: - Xử lý và giám sát các phân hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác và hoàn thành các báo cáo đúng tiến độ; - Giám sát và xử lý các nhân viên phòng kế toán để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả; Trường Kế toán tiền lương: ĐạiChịu trách nhihọcệm hạch toánKinh theo dõi tiền lươngtế và Huếbảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm lập các phiếu chi, ủy nhiệm chi để thanh toán lương cho nhân viên, thực hiện các báo cáo về thuế thu nhập cá nhân cho công ty. 53
  62.  Kế toán tài sản: - Giám sát và bảo đảm tất cả các tài sản của công ty đều được ghi và lại đánh mã một cách chính xác; - Ghi chép lại tất cả các tài sản đều được mua, giám sát việc di dời hay chuyển nhượng tất cả các tài sản cũng như hủy hay bể vỡ;  Kế toán doanh thu: - Kiểm tra doanh thu bộ phận phòng, nhà hàng có chính xác hay không; - Hạch toán tất cả các doanh thu vào hệ thống.  Kế toán phải thu: - Đảm bảo tính chính xác của tất cả các khoản nợ và tài khoản của các khoản nợ đó, đảm bảo chứng được ghi hận vào hệ thống đúng lúc; - Có trách nhiệm chuẩn bị và gửi bản sao kê tài khoản cho khách hàng kịp thời;  Kế toán phải trả: - Thu nộp và xem xét các chứng từ cần thiết để chuẩn bị thanh toán; - Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và hoàn chỉnh của các giao dịch trước khi thanh toán; - Chuẩn bị bảng kế hoạch thanh toán hàng tháng đẻ đảm vảo thanh toán được nhanh chóng và chính xác;  Kế toán chi phí: - Kiểm soát các chi phí nhân viên quản lý sử dụng, chi phí tiếp khách theo đúng quy định của khách sạn và lập báo cáo hàng tháng; - Tính chi phí cho tất cả các khoản định lượng của món ăn và thức uống; Trường Kế toán kho: Đại học Kinh tế Huế - Kịp thời hạch toán vào hệ thống tất cả hàng hóa nhập vào và bán ra, đảm bảo dữ liệu được lưu trữ cẩn thận; 54
  63. - Chịu trách nhiệm theo dõi các chứng từ và việc tiếp hận hàng hóa và báo cáo về hoạt động kho hàng ngày của thu kho; 2.1.5.3. Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty: - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, luật kế toán Việt Nam. - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. + Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Được ghi nhận đầy đủ năm (5) điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 14. - Hiện nay công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán máy vi tính, sử dụng bộ chứng từ sổ sách của hình thức Chứng từ ghi sổ.Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Smile trong công tác kế toán. 2.1.6. Tổng quan nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2016-2018): 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2016-2018): TrườngQua quan sát bảng, ta thĐạiấy tình hình laohọcđộng của côngKinh ty qua 3 năm nhưtế sau:T Huếổng số lao động của công ty khá lớn, biến động giảm trong năm 2017 và không biến động vào năm 2018. Cụ thể: Năm 2017 tổng số lao động là 434 người, giảm 43 người so với năm 2016 tương ứng với mức giảm là 9,01%. Năm 2018 tổng số lao động không thay đổi. Nguyên 55
  64. nhân của việc giảm lao động trong năm 2017 là do tình hình kinh doanh của năm 2017 bị giảm so với năm 2016. Một số bộ phận của công ty cắt giảm nhân sự không tập trung, để giảm bớt một phần chi phí cho công ty, đồng thời hoạch định lại tình hình nhân sự trong công ty, nâng cao bồi dưỡng trình độ chuyên môn đối với nhân viên, tập trung theo phương châm mỗi người làm việc tối đa đạt hiệu quả và chất lượng. Bên cạnh đó, công ty đưa ra những chính sách ưu đãi, khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên, tập trung đào tạo nhân viên hiệu quả. Bảng 2.2 .Bảng tổng hợp tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2016-2018. 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Nội dung SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 477 100 434 100 434 100 -43 (9.01) 0 - 1. Theo tính chất công việc a. LĐ trực tiếp 240 50.31 211 48.62 230 53.00 -29 (12.08) 19 9.00 b. LĐ gián tiếp 237 49.69 223 51.38 204 47.00 -14 (5.91) -19 (8.52) 2. Theo giới tính a. Nam 265 55.56 224 51.61 253 58.29 -41 (15.47) 29 12.95 b. Nữ 212 44.44 210 48.39 181 41.71 -2 (0.94) -29 (13.81) 3. Theo trình độ a. Đại học và trên đại học 77 16.14 80 18.43 63 14.52 3 3.90 -17 (21.25) b. Trung cấp và cao đẳng 160 33.54 164 37.79 170 39.17 4 2.50 6 3.66 c. LĐ phổ thông 240 50.31 190 43.78 201 46.31 -50 (20.83) 11 5.79 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) - Trong vấn đề nhân sự tại công ty thì phân loại theo các tiêu chí: Theo tính chất công việc, theo giới tình và theo trình độ. Tính chất của công việc cũng đòi hỏi sự tỉ Trườngmỉ, khéo léo trong khâu Đại trang trí ti ệhọcc, chăm sóc buKinhồng phòng, nh ữtếng công Huế việc văn phòng liên quan đến sổ sách giấy tờ chủ yếu là lao động nữ và một số công việc về kĩ thuật, chăm sóc vườn, an ninh, công tác hậu cầu, chủ yếu cần số lượng lao động nam. 56
  65. Việc phân bổ lao động nam và nữ trên là phù hợp cho các hoạt động của công ty. Còn một vài nét đặc trưng khác được phân tích sau đây: - Theo tính chất công việc: Với lĩnh vực kinh doanh khu nghỉ dưỡng nên việc phân chia giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khá khó khăn. Số lượng người giữa trực tiếp và gián tiếp là tương đương nhau, một phần cũng vì hoạt động chính của công ty là cung cấp phòng lưu trú, dịch vụ tiệc. Số lượng lao động trực tiếp biến động liên tục trong 3 năm 2016-2018: Năm 2017 giảm 29 người, tương ứng giảm 12,08% so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 19, tương ứng tăng 9% so với năm 2017. Năm 2017 số lượng lao động gián tiếp giảm 14 người, tương ứng giảm 5,91% so với năm 2016. Năm 2018 số lượng lao động gián tiếp tiếp tục giảm 19 người (tương ứng giảm 8,52%) so với năm 2017. - Xét theo trình độ: Số lượng lao động trình độ phổ thông là cao nhất trong công ty (chiếm xấp xỉ 50% toàn bộ lao động), số lượng trình độ đại học và trên đại học là thấp nhất. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng trung cấp tăng nhẹ và tăng liên tục trong 3 năm. Số lượng lao động phổ thông giảm mạnh vào năm 2017 (giảm 50 người), đến năm 2018 tăng 11 người (tương ứng tăng 5,79%) so với năm 2017. Còn số lượng trình độ đại học năm 2017 tăng nhẹ 3 người, qua năm 2018 giảm 17 (tương ứng giảm 21,25%) so với năm 2017. Điều này cũng phù hợp trong tính chất công việc, tuy nhiên công ty cần xem xét tăng chất lượng lao động, tăng chất lượng phục vụ cho công ty. 2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 03 năm 2016-2018: Trường Đại học Kinh tế Huế 57
  66. Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 1018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/ - % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 271.750.985.421 59,75 351.763.999.088 68,90 345.917.383.916 67,74 80.013.013.667 29,44 -5.846.615.172 (1,66) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.017.858.869 1,76 4.830.725.840 0,95 5.072.145.794 0,99 -3.187.133.029 (39,75) 241.419.954 5,00 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.125.833.493 0,47 0 - 0 - -2.125.833.493 (100) 0 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 250.930.416.360 55,17 336.556.988.398 65,93 332.750.470.559 65,16 85.626.572.038 34,12 -3.806.517.839 (1,13) 1. Phải thu khách hàng 2.560.153.618 0,56 4.374.788.676 0,86 5.738.294.477 1,12 1.814.635.058 70,88 1.363.505.801 31,17 2. Trả trước người bán 1.073.593.051 0,24 2.275.876.654 0,45 926.411.744 0,18 1.202.283.603 111,99 -1.349.464.910 (59,29) 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 247.296.669.691 54,38 330.102.978.487 64,66 322.412.161.133 63,13 82.806.308.796 33,48 -7.690.817.354 (2,33) 6. Phải thu ngắn hạn khác 0 - 0 - 3.930.363.128 0,77 0 - 3.930.363.128 - 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0 - -196.655.419 (0,04) -256.759.923 (0,05) -196.655.419 - -60.104.504 30,56 III. Hàng tồn kho 8.155.471.283 1,79 7.573.379.968 1,48 7.045.184.786 1,38 -582.091.315 (7,14) -528.195.182 (6,97) IV.Tài sản ngắn hạn khác 2.521.405.416 0,55 2.802.904.882 0,55 1.049.582.777 0,21 281.499.466 11,16 -1.753.322.105 (62,55) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.915.902.326 0,42 1.988.449.428 0,39 1.049.582.777 0,21 72.547.102 3,79 -938.866.651 (47,22) B. Tài sản dài hạn 183.045.447.869 40,25 158.742.636.156 31,10 164.770.892.050 32,26 -24.302.811.713 (13,28) 6.028.255.894 3,80 I. Tài sản cố định 176.501.720.915 38,81 154.514.027.051 30,27 162.078.714.179 31,74 -21.987.693.864 (12,46) 7.564.687.128 4,90 1. Tài sản cố định hữu hình 171.611.114.651 37,73 149.808.289.739 29,35 157.498.866.545 30,84 -21.802.824.912 (12,70) 7.690.576.806 5,13 - Nguyên giá 286.763.982.615 63,05 312.036.748.661 61,12 313.454.623.992 61,38 25.272.766.046 8,81 1.417.875.331 0,45 Trường Đại học Kinh tế Huế 58
  67. - Giá trị hao mòn lũy kế -115.152.867.964 (25,32) -162.228.458.922 (31,78) -155.955.757.447 (30,54) -47.075.590.958 40,88 6.272.701.475 (3,87) 2. Tài sản cố định vô hình 4.829.967.724 1,06 4.705.737.312 0,92 4.579.847.634 0,90 -124.230.412 (2,57) -125.889.678 (2,68) - Nguyên giá 5.143.736.227 1,13 5.222.202.627 1,02 5.305.829.712 1,04 78.466.400 1,53 83.627.085 1,60 - Giá trị hao mòn lũy kế -313.768.503 (0,07) -516.465.315 (0,10) -725.982.078 (0,14) -202.696.812 64,60 -209.516.763 40,57 II. Tài sản dở dang dài hạn 60.638.540 0,01 1.321.877.099 0,26 1.544.034.588 0,30 1.261.238.559 2.079,93 222.157.489 16,81 1. Chi phí xây dựng dở dang 60.638.540 0,01 1.321.877.099 0,26 1.544.034.588 0,30 1.261.238.559 2.079,93 222.157.489 16,81 III. Tài sản dài hạn khác 6.543.726.954 1,44 2.906.732.006 0,57 1.148.143.283 0,22 -3.636.994.948 (55,58) -1.758.588.723 (60,50) 1. Chi phí trả trước dài hạn 3.543.726.954 0,78 695.272.006 0,14 1.148.143.283 0,22 -2.848.454.948 (80,38) 452.871.277 65,14 2. Tài sản dài hạn khác 3.000.000.000 0,66 2.211.460.000 0,43 0 - -788.540.000 (26,28) -2.211.460.000 (100) TỔNG TÀI SẢN 454.796.433.290 100 510.506.635.244 100 510.688.275.966 100 55.710.201.954 12,25 181.640.722 0,04 C. Nợ phải trả 104.947.464.845 23,08 108.871.332.715 21,33 85.617.375.285 16,77 3.923.867.870 3,74 -23.253.957.430 (21,36) I. Nợ ngắn hạn 99.360.236.305 21,85 69.289.206.765 13,57 74.214.884.285 14,53 -30.071.029.540 (30,26) 4.925.677.520 7,11 II. Nợ dài hạn 5.587.228.540 1,23 39.582.125.950 7,75 11.402.491.000 2,23 33.994.897.410 608,44 -28.179.634.950 (71,19) D. Nguồn vốn chủ sở hữu 349.848.968.445 76,92 401.635.302.529 78,67 425.070.900.681 83,23 51.786.334.084 14,80 23.435.598.152 5,84 I. Vốn chủ sở hữu 349.848.968.445 76,92 401.635.302.529 78,67 425.070.900.681 83,23 51.786.334.084 14,80 23.435.598.152 5,84 1. Vốn khác của chủ sở hữu 308.679.668.770 67,87 338.888.888.889 66,38 338.888.888.889 66,36 3.020.9220.119 9,79 0 - 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 41.169.299.675 9,05 62.746.413.640 12,29 86.182.011.792 16,88 21.577.113.965 52,41 23.435.598.152 37,35 TỔNG NGUỒN VỐN 454.796.433.290 100 510.506.635.244 100 510.688.275.966 100 55.710.201.954 12,25 181.640.722 0,04 (Nguồn: Phòng kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế 59
  68. Qua quan sát 2.3 bảng trên ta thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 03 năm 2016-2018 tăng liên tục. Năm 2017 có tổng giá trị là 510.506.635.244 đồng, tăng 55.710.201.954 đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 12,25%. Năm 2018, có mức tăng nhẹ 181.640.722 đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 0,04%. Sự chuyển biến tăng này là dấu hiệu tốt trong tình hình tài sản và nguồn vốn. Nhìn chung trong 03 năm tất cả các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn đều có sự biến động lớn, đa số là nhiều khoản mục lớn (trên 50%), một số ít dưới 10%. Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Resort Vịnh Kim Cương hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng, tổ chức tiệc và ăn uống, do đó Tài sản ngắn hạn trong Công ty luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản.  Phân tích tài sản: - Nguyên nhân tổng tài sản biến động tăng qua 03 năm 2016-2018 là do sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên sự tăng giảm của tài sản ngắn hạn ảnh hưởng lớn đến cơ cấu toàn bộ tài sản. Tài sản ngắn hạn: - Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2017 là 351.763.999.088 đồng, tăng 80.013.013.667 đồng, tương ứng tăng 29,44% so với năm 2016. Năm 2018, tài sản ngắn hạn giảm 5.846.615.172 đồng tương ứng giảm 1,66% so với năm 2017. Chi tiết vào từng yếu tố biến động ta thấy tài sản ngắn hạn tăng giảm không đều do các khoản phải thu ngắn hạn (chủ yếu là do phải thu về cho vay ngắn hạn), tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, - Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2017 là 336.556.988.398 đồng tăng 85.626.572.038 đồng (tương ứng tăng 34,12%) so với năm 2016 và năm 2018 giảm 3.806.517.801 đồng so với năm 2017. Trong khoản phải thu ngắn hạn thì tỷ trọng phải Trườngthu về cho vay ngắn hĐạiạn lớn (>50%) học vì vậy sự Kinhbiến động của kho tếản m ụcHuế này ảnh hưởng lớn đến các khoản phải thu ngắn hạn, ngoài ra còn có sự tác động của phải thu khách hàng, trả trước người bán 60
  69. + Phải thu khách hàng năm 2017 là 4.374.788.676 đồng, tương ứng tăng 1.814.635.058 đồng (tương ứng tăng 70,88%) so với năm 2016. Mặc dù tốc độ tăng của phải thu khách hàng lớn nhưng do tỷ trọng trong tổng tài sản nhỏ (chiếm 0,86% năm 2017, chiếm 0,56% năm 2016 trong tổng tài sản) nên ảnh hưởng không đáng kể đến tổng tài sản. Khoản phải thu khách hàng năm 2018 là 5.738.294.477 đồng tăng 1.363.505.801 đồng (tương ứng tăng 31,17%) so với năm 2017. Do kinh doanh về dịch vụ phòng nên việc nợ của khách chiếm tỷ trọng ít bởi khách thanh toán trực tiếp nhiều và khách theo tour sẽ có đặt cọc trước cho công ty. + Trả trước người bán biến động tăng giảm nhất: Tăng mạnh từ 1.073.593.051 đồng năm 2016 lên 2.275.876.654 đồng (tương ứng tăng 111,99%) năm 2017, đến năm 2018 giảm còn 926.411.744 đồng giảm 1.349.464.910 đồng (tương ứng giảm 59,29%) so với năm 2017. Khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản nên dù tốc độ tăng giảm biến động liên tục cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản ngắn hạn. + Phải thu về cho vay ngắn hạn năm 2017 là 330.102.978.487 đồng tăng 82.806.308.796 đồng (tương ứng tăng 33,48%) so với năm 2016. Năm 2018 đạt 322.412.161.133 đồng giảm 7.690.817.354 đồng (tương ứng giảm 2,33%) so với năm 2017. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (>50%) nên biến động dù nhỏ hơn so với những tiêu chí trên nhưng ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn trong Công ty tăng giảm không đều qua các năm, năm 2017 là 158. 742.636.156 đồng giảm 21.987.693.864 đồng tương ứng giảm 13,28% so với 2016; năm 2018 tăng 6.028.255.894 đồng tương ứng tăng 3,8% so với năm 2017. Trong đó còn khoản mục tài sản cố định hữu hình vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự biến động lớn nhất là của tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác. Trường- Tài sản dở dang Đạidài hạn năm học2017 là 1.321.877.099 Kinh đồng, tăngtế 1.261.238.559 Huế đồng, tương ứng tăng đến 2.079, 93% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 222.157.489 đồng, tương ứng tăng 16,81% so với năm 2017. Tài sản dở dang dài hạn sự thay đổi 61
  70. trực tiếp là chi phí xây dựng dở dang tăng vượt trội là do năm năm công ty có nhiều hạn mục xây dựng nâng cấp. - Chi phí trả trước dài hạn năm 2017 là 695.272.006 đồng, giảm đến 2.848.454.948 đồng so với năm 2016 (tương ứng giảm đến 80,38%). Đây cũng được là một dấu hiệu tốt giảm chi phí phát sinh trong năm của công ty. Năm 2018 tăng 452.871.277 đồng, tương ứng tăng 65,14% so với năm 2017.  Phân tích nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn do cơ cấu từ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm ty trọng lớn (>70%) trong tổng nguồn vốn. Biến động của VCSH chủ yếu do tác động của vốn khác của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu 03 năm phân tích liên tục tăng. Còn nợ phải trả đặt biệt là nợ dài hạn có sự biến động lớn nhất trong sự biến động toàn bộ nguồn vốn mặc dù tỷ trọng của nó là tương đối nhỏ (< 3% trong năm 2016 và năm 2018). - Nợ dài hạn năm 2017 là 39.582.125.950 đồng, tăng đến 33.994.897.410 đồng (tương ứng tăng đến 608,44%) so với năm 2016. Năm 2018 nợ dài hạn giảm 28.179.6334.950 đồng tương ứng giảm 71,19% so với năm 2017. Việc này thể hiện công ty cũng đang chiếm dụng vốn của đối tác khá hiệu quả mà không làm mất uy tín của công ty cũng như khả năng thanh toán nợ. 2.1.6.3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 03 năm 2016-2018: Trường Đại học Kinh tế Huế 62
  71. Bảng 2.4. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chi tiêu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 277.014.621.322 262.135.993.949 167.245.434.088 (14.878.627.373) -5,37 (94.890.559.861) -36,20 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 160.984.820 105.853.822 160.984.820 - (55.130.998) -34,25 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 277.014.621.322 261.975.009.129 167.139.580.266 (15.039.612.193) -5,43 (94.835.428.863) -36,20 4. Giá vốn hàng bán 123.762.545.174 122.646.476.677 94.863.611.339 (1.116.068.497) -0,90 (27.782.865.338) -22,65 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 153.252.076.148 139.328.532.452 72.275.968.927 (13.923.543.696) -9,09 (67.052.563.525) -48,13 6. Doanh thu hoạt động tài chính 375.353.693 1.576.005.315 200.544.965 1.200.651.622 319,87 (1.375.460.350) -87,28 7. Chi phí tài chính 2.563.995.812 2.140.058.091 3.968.873.429 (423.937.721) -16,53 1.828.815.338 85,46 Trong đó : Lãi vay phải trả 2.017.269.700 1.454.254.984 1.793.683.816 (563.014.716) -27,91 339.428.832 23,34 8. Chi phí bán hàng 4.208.316.777 4.909.814.541 4.777.079.530 701.497.764 16,67 (132.735.011) -2,70 9. Chi phí quản lý Doanh nghiệp 98.954.966.300 105.055.978.958 34.557.042.735 6.101.012.658 6,17 (70.498.936.223) -67,11 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 47.900.150.952 28.798.686.177 29.173.518.198 (19.101.464.775) -39,88 374.832.021 1,30 11. Thu nhập khác 180.778.069 522.408.386 3.622.582.355 341.630.317 188,98 3.100.173.969 593,44 12. Chi phí khác 166.178.701 407.509.740 1.214.453.022 241.331.039 145,22 806.943.282 198,02 13. Lợi nhuận khác 14.599.368 114.898.646 2.408.129.333 100.299.278 687,01 2.293.230.687 1995,87 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 47.914.750.320 28.913.584.823 31.581.647.531 (19.001.165.497) -39,66 2.668.062.708 9,23 15. Chi phí thuế TN hiện hành 9.582.950.064 5.782.716.965 6.316.329.506 (3.800.233.099) -39,66 533.612.542 9,23 16. Lợi nhuận sau thuế 38.331.800.256 23.130.867.858 25.265.318.025 (15.200.932.398) -39,66 2.134.450.166 9,23 (Nguồn: Phòng kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế 63