Khóa luận Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

pdf 121 trang thiennha21 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_cong_no_doi_voi_nguoi_mua_ban_hang_hoa_dic.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

  1. z ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ LÊ THỊ THÚY VY Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 – 2020 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 1
  2. z z ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Vy Th.s Nguyễn Quốc Tú Lớp: K50D_ Kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2020 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian ba tháng thực tập cuối khóa, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, quý thầy cô, các anh chị trong công ty cũng như gia đình và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo khoa Kế toán-Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quốc Tú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú, các anh chị Phòng Tài chính Kế toán ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế và đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hoàng Liên người trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tại Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Vy Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy i
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐSĐT Bất động sản đầu tư BGĐ Ban giám đốc CPSX Chi phí sản xuất CTCP Công ty Cổ phần GĐĐH Giám đốc điều hành HĐQT Hội đồng quản trị NM Nhà máy NPL Nguyên phụ liệu NV Nguồn vốn PTGĐ Phó tổng giám đốc SXKD Sản xuất kinh doanh TGĐ Tổng giám đốc TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn XDCB Xây dựng cơ bản Trường ĐạiXNCĐ họcXí nghi Kinhệp cơ điện tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy i
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân tích TS, NV Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 34 Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 38 Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 42 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 89 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018 89 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 95 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018 95 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy ii
  6. DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động Tài sản, Nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 35 Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động DTT, LNST giai đoạn 2016-2018 41 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 90 Biểu đồ 2.4. Số vòng quay các khoản phải thu của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 91 Biểu đồ 2.5. Số vòng quay các khoản phải trả của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 92 Biểu đồ 2.6. Hệ số nợ của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016- 2018 94 Biểu đồ 2.7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 96 Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 99 Biểu 2.1. Hợp đồng gia công số 06/2019/GC/LS-DMH 46 Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT số 0001051 49 Biểu 2.3. Sổ chi tiết phải thu khách hàng tháng 8/2019 52 Biểu 2.4. Sổ thổng hợp phải thu khách hàng tháng 8/2019 53 Biểu 2.5. Bảng kê chứng từ theo TK 131 tháng 08/2019 54 Biểu 2.6. Giấy báo có ngày 02/10/2019 56 TrườngBiểu 2.7. Hợp đồng s ố 08/19Đại HUE- EDPAhọc Kinh tế Huế 57 Biểu 2.8. Hóa đơn số 08.2/19 HUE-EDPA 59 Biểu 2.9. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 60 Biểu 2.10. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu 61 SVTH: Lê Thị Thúy Vy iii
  7. Biểu 2.11. Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan 63 Biểu 2.12. Giấy báo có ngày 16/09/2019 65 Biểu 2.13. Hợp đồng nguyên tắc số 01 68 Biểu 2.14. Đơn đặt hàng ngày 26/08/2019 70 Biểu 2.15. Hóa đơn GTGT số 0000831 71 Biểu 2.16. Biên bản nghiệm thu chất lượng 72 Biểu 2.17. Phiếu nhập kho số VTPT-567/T08/216 73 Biểu 2.18. Sổ chi tiết phải trả người bán tháng 8/2019 75 Biểu 2.19. Sổ tổng hợp phải trả người bán tháng 8/2019 76 Biểu 2.20. Bảng kê chứng từ theo TK 331 77 Biểu 2.21. Đề nghị chi tiền 79 Biểu 2.22. Ủy nhiệm chi số 295 80 Biểu 2.23. Hợp đồng số VSC 41C1918-2185 81 Biểu 2.24. Hóa đơn thương mại số AB 0398 82 Biểu 2.25. Hợp đồng tín dụng cụ thể số 01/18/01/18/7131332/HĐTD 83 Biểu 2.26. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 102799703052 84 Biểu 2.27. Biên bản giám định hiện trường 87 Biểu 2.28. Phiếu nhập kho số 063KB 88 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy iv
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng 11 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán 14 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 25 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Dệt may Huế. 29 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 33 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy v
  9. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc của khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ 5 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ 5 1.1.2. Khái niệm kế toán nợ phải thu 5 Trường1.1.3. Khái niệm kế toán Đại nợ phải trả học Kinh tế Huế6 1.1.4. Quan hệ thanh toán 7 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán công nợ 7 1.1.6. Nguyên tắc kế toán công nợ 7 SVTH: Lê Thị Thúy Vy vi
  10. 1.2. Nội dung kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ 8 1.2.1. Kế toán phải thu khách hàng 8 1.2.2. Kế toán phải trả người bán 11 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 14 1.3.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 14 1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 15 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ 15 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 18 1.3.5. Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 21 2.1. Tổng quan về CTCP Dệt May Huế 21 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 22 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 22 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty 23 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24 2.1.5. Nguồn lực và tình hình SXKD của công ty giai đoạn 2016-2018 33 2.2. Thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ tại CTCP Dệt May Huế 44 Trường2.2.1. Kế toán phải thu Đạikhách hàng học Kinh tế Huế44 2.2.2. Kế toán phải trả người bán 66 2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 89 SVTH: Lê Thị Thúy Vy vii
  11. 2.3.1. Phân tích tình hình công nợ của Công ty giai đoạn 2016-2018 89 2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2016-2018 95 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CTCP DỆT MAY HUẾ 102 3.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty 100 3.1.1. Ưu điểm 100 3.1.2. Hạn chế 102 3.2. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán tại công ty 102 3.2.1. Ưu điểm 102 3.2.2. Hạn chế 103 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như phần hành kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ nói riêng và nâng cao khả năng thanh toán tại công ty 104 3.3.1. Về công tác kế toán 104 3.3.2. Về việc nâng cao chất lượng quản lý các khoản nợ 105 3.3.3. Về việc nâng cao khả năng thanh toán 105 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 1. Kết luận 106 2. Kiến nghị 107 TrườngDANH MỤC TÀI LI ỆUĐại THAM KH ẢhọcO Kinh tế Huế 109 SVTH: Lê Thị Thúy Vy viii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ với nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ, nhà đầu tư, Trong đó, mối quan hệ chủ yếu, thường xuyên, chiếm tỷ lệ cao nhất và xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. Doanh nghiệp càng mở rộng quy mô hoạt động, thu hút thêm được nhiều khách hàng càng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm thêm nhiều nguồn hàng từ nhiều nhà cung cấp hơn. Từ mối quan hệ nêu trên sẽ dẫn đến sự xuất hiện các khoản mục nợ phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán. Đây được xem là khoản mục quan trọng vì chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kế toán công nợ giữ vai trò quan trọng thiết yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Đánh giá sức mạnh tài chính, dự đoán được tiềm lực trong thanh toán của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhà quản lý, nhà đầu tư cũng như các chủ nợ. Trên cơ sở biết được chất lượng tài chính cũng như tiềm lực thanh toán, các nhà quản trị có kế hoạch đều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả để thu hồi công nợ, đảm bảo thanh toán các khoản nợ kịp thời để nâng cao hoạt động SXKD. Đồng thời, các nhà đầu tư quyết định có nên tiếp tục đầu tư và các chủ nợ quyết định có nên tiếp tục cho vay vốn hay không. Để làm được điều đó thì việc tiến hành phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là rất cần thiết và quan trọng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, song song với đó là sự tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may do nhu cầu may mặc ngày càng cao. Do đó, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Tiêu biểu cho lĩnh vực Trườngdệt may với quy mô lớĐạin ở Huế nói riênghọc và khu cựKinhc miền trung nói tếchung làHuế Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Công ty không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển, đặc biệt quan tâm đến kế toán công nợ cũng như sử dụng vốn hiệu quả, chú trọng khả năng thanh toán để mang lại hiệu quả kinh doanh cao và nâng cao uy tín. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán công nợ, khả năng thanh toán và sự phát triển của ngành dệt may nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản về kế toán công nợ nói chung cũng như kế toán nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp nói riêng và phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thứ hai, tìm hiểu tổng quan về CTCP Dệt May Huế, thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Thứ ba, đánh giá được thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ, từ đó so sánh với cơ sở lý luận để đưa ra những ưu, nhược điểm về phân hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của CTCP Dệt May Huế. Thứ tư, trên cơ sở ưu điểm và hạn chế tìm hiểu được để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng kế toán công nợ nói chung và kế toán nợ phải Trườngthu khách hàng, nợ ph ảĐạii trả người bánhọc nói riêng. ĐKinhồng thời, phân tíchtế tình Huếhình công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Tài Chính-Kế toán của CTCP Dệt May Huế. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong báo cáo tài chính trong ba năm 2016- 2018 để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2016-2018. Đồng thời đi sâu nghiên cứu phân hành kế toán công nợ năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu BCTC của công ty qua các năm, các chứng từ, sổ sách liên quan đến công nợ. Đồng thời, tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu về chuyên ngành kế toán, các thông tin liên quan đến đề tài, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thông qua Internet, các trang web như: Luật kế toán, Thông tư 200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, giáo trình, các bài khóa luận tốt nghiệp đề tài kế toán công nợ các năm trước, nhằm tổng hợp cơ sở lý luận phục vụ cho bài khóa luận. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát công việc hàng ngày của kế toán công nợ, đồng thời ghi chép lại trình tự công việc mà kế toán công nợ thực hiện từ việc nhận chứng từ từ các bộ phận liên quan, kiểm tra chứng từ, hạch toán chứng từ trên phần mềm, Tiến hành hỏi, trao đổi trực tiếp với nhân viên kế toán những vấn đề liên quan đến đề tài, những thắc mắc gặp phải về thực trạng kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê: Khi thu thập được dữ liệu, tiến hành sắp xếp, thống kê Trườngnhững thông tin, dữ li ệuĐại đó nhằm ph ụhọcc vụ cho quá Kinhtrình phân tích. tế Huế Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu cả về tương đối và tuyệt đối. Phương pháp ngày thường được sử dụng khi so sánh các chỉ tiêu giữa các SVTH: Lê Thị Thúy Vy 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú năm để phát hiện chệnh lệch cũng như biến động về tài sản, nguồn vốn, nguồn lao động, kết quả SXKD và các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào kết quả so sánh, kết hợp với cơ sở lý thuyết tiến hành phân tích các chỉ số công nợ và khả năng thanh toán của công ty, từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể. 6. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm 3 phần PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại CTCP Dệt May Huế Chương III: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và nâng cao khả năng thanh toán tại CTCP Dệt May Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ Theo Nguyễn Tấn Bình (2011), Kế toán tài chính: “Công nợ chính là các khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giũa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên, nhà cung cấp, đối tác Người đảm nhận công việc theo dõi – quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục xuyên suốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là kế toán công nợ.” Kế toán công nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả. 1.1.2. Khái niệm kế toán nợ phải thu Theo Võ Văn Nhị (2009), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính “Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của Doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời.” Phân loại các khoản phải thu theo thời gian Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời Trườnghạn thu hồi hoặc thanh Đại toán dưới m ộhọct năm hoặc trongKinh một chu kì kinhtế doanh Huế sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh sau khi trừ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. Phân loại các khoản phải thu theo đối tượng Phải thu khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Phải thu nội bộ: Là khoản phải thu giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ, Phải thu khác: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; Trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, khoản phải thu của khách hàng thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. 1.1.3. Khái niệm kế toán nợ phải trả Theo Chuẩn mực kế toán số 01 trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.” Phân loại nợ phải trả theo thời gian Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. TrườngPhân loại nợ phải trĐạiả theo đối tưhọcợng Kinh tế Huế Phải trả người bán: Là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với người bán về việc mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Phải trả nội bộ: Là khoản phải trả giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ, Phải trả khác: thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, vay và nợ thuê tài chính, các loại quỹ, dự phòng phải trả, 1.1.4. Quan hệ thanh toán Quá trình SXKD của doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch gắn liền với các đối tượng khác nhau nên phát sinh nhiều mối quan hệ thanh toán, bao gồm: Thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp; thanh toán với Nhà nước, thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán với nội bộ công ty và thanh toán với các cá nhân, tổ chức khác. Trên cơ sở các đối tượng thanh toán khác nhau, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp thanh toán tương ứng, chủ yếu có hai loại thanh toán phổ biến: - Thanh toán trực tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt, chuyển khoản trực tiếp, - Thanh toán gián tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán thông qua một bên thứ ba như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác để làm trung gian thanh toán thể hiện bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán công nợ Thứ nhất, ghi chép kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng kèm thời gian thanh toán cụ thể. Thứ hai, theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu, phải trả để tiến hành thanh toán cũng như có phương pháp thu nợ kịp thời. Thứ ba, đối với những khoản nợ có giá trị lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán công nợ cần tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng. TrườngThứ năm, lập các báoĐại cáo được quyhọc định theo đKinhịnh kỳ cũng nh ư tếcung cấHuếp đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu, thông tin về công nợ cho các cấp quản lý. 1.1.6. Nguyên tắc kế toán công nợ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Thứ nhất, các khoản phải thu, phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn, đối tượng, loại nguyên tệ và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thứ hai, việc phân loại các khoản phải thu, phải trả phải theo nguyên tắc: Phải thu của khách hàng, phải trả người bán: gồm các khoản mang tính chất thương mại sinh ra từ giao dịch có tính chất mua, bán. Phải thu, phải trả nội bộ: gồm các khoản phải thu, phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. Phải thu khác: gồm các khoản không không liên quan đến giao dịch mua, bán. Thứ ba, khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu, phải trả để phân loại là dài hạn hay ngắn hạn. Thứ tư, kế toán phải xác định các khoản phải thu, phải trả thỏa mãn yêu cầu các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập BCTC. (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.2. Nội dung kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ 1.2.1. Kế toán phải thu khách hàng  Khái niệm Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành ( Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC).  Chứng từ kế toán sử dụng Các chứng từ làm cơ sở để kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản phải thu khách hàng bao gồm: Hợp đồng bán hàng; hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng; phiếu Trườngxuất kho; biên bản nghi Đạiệm thu, thanh học lý, phiếu thu, Kinh giấy báo có của ngântế hàng Huế,  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng” để theo dõi nợ phải thu khách hàng. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú  Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Không phản ánh vào khoản phải thu những nghiệp vụ thu tiền ngay. Khoản phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung. Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận các hoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường. Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ. Nếu hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. Đối với các khoản có gốc ngoại tệ thì phải vừa theo dõi bằng nguyên tệ, vừa quy đổi thành Việt Nam đồng theo tỷ giá thích hợp và điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán. ( Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng TK 131-PHẢI THU KHÁCH HÀNG Bên nợ Bên có - Số tiền phải thu của khách hàng phát - Số tiền khách hàng đã trả nợ. sinh trong k khi bán s n ph m, hàng ỳ ả ẩ - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ. khách hàng. - S ti n th a tr l i cho khách hàng. ố ề ừ ả ạ - Khoản giảm giá hàng bán cho khách - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng Trườngngoại tệ (trường hợp tỷĐạigiá ngoại t ệ họctăng có khi ếuKinh nại. tế Huế so v ng Vi t Nam). ới Đồ ệ - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. - Đánh giá lại các khoản bằng ngoại tệ. Số dư bên nợ Số dư bên có Số tiền còn phải thu của khách hàng. Số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng. ( Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)  Sơ đồ hạch toán TK 131 TK 131- Phải thu khách hàng TK 511,515 TK 635 Doanh thu Tổng giá Chiết khấu thanh toán chưa thu tiền phải thanh toán TK 33311 TK 521 Thuế GTGT Chiết khấu thương mại, (nếu có) giảm giá, hàng bán bị trả lại TK 33311 TK 711 Thuế GTGT Thu nhập do Tổng số tiền KH thanh lý, phải thanh toán TK 111,112,113 nhượng bán Khách hàng ứng trước hoặc TSCĐ chưa thu tiền thanh toán tiền TK111, 112 TK 331 TrườngCác khoản chiĐại hộ KH họcBù tr ừ Kinhnợ tế Huế TK 337 Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD SVTH: Lê Thị Thúy Vy 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú TK 3331 TK 2293,642 Nợ khó đòi xử lý xóa sổ Thuế GTGT TK 152,153,156 TK 413 Khách hàng thanh toán nợ bằng HTK Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản PT của KH bằng ngoại tệ cuối kỳ TK 133 Chệnh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ Thuế GTGT Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng (Nguồn: TT 200/2014/TT-BTC)  Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 131 - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết TK 131 - Sổ chi tiết thanh toán người mua 1.2.2. Kế toán phải trả người bán  Khái niệm Phải trả người bán là các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC).  Chứng từ kế toán sử dụng Các chứng từ làm cơ sở để kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản phải trả người bán bao gồm: Hợp đồng mua hàng, hóa đơn thuế GTGT, phiếu nhập kho, biên bản nhận hàng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, phiếu chi/ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, Trường Tài khoản sử d ụngĐại học Kinh tế Huế Kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả người bán” để theo dõi nợ phải trả người bán. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú  Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả người bán Không phản ánh vào khoản phải trả các nghiệp vụ mua trả tiền ngay. Nợ phải trả cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận khoản phải trả là số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu như khoản phải trả người bán thông thường. Hàng hóa nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn. Hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. Đối với các khoản có gốc ngoại tệ thì phải vừa theo dõi bằng nguyên tệ, vừa quy đổi thành Việt Nam đồng theo tỷ giá thích hợp và điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán. (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 - Phải trả cho người bán TK 331-PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN Bên nợ Bên có - Số tiền đã trả cho người bán. - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, i cung c p d ch v và - Số tiền ứng trước cho người bán nhưng hàng hoá, ngườ ấ ị ụ i nh n th u xây l p; chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch ngườ ậ ầ ắ vụ, khối lượng SPXL hoàn thành bàn - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm giao; tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, d ch v ã nh n, khi có hoá Trường- Số tiền người bán ch ấĐạip thuận giả mhọc giá Kinhị ụ đ tếậ Huế c thông báo giá chính th c; hàng hóa, dịch vụ đã giao theo hợp đồng; đơn hoặ ứ - i các kho n ph i tr cho - Chiết khấu thanh toán, thương mại Đánh giá lạ ả ả ả SVTH: Lê Thị Thúy Vy 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú được người bán chấp thuận cho doanh người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả cho giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). người bán; - Giá trị hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ. Số dư bên nợ Số dư bên có - Số tiền đã ứng trước cho người bán - Số tiền còn phải trả cho người bán, hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả người cung cấp, người nhận thầu xây cho người bán theo chi tiết của từng đối lắp. tượng ( Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)  Sơ đồ hạch toán TK 331 TK 331- Phải trả người bán TK 111,112,341 TK 151,152,153,156,611 Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư, hàng hóa nhập kho Thanh toán các khoản phải trả TK 133 TK 515 Thuế GTGT Chiết khấu thanh toán TK 211,213 Đưa TSCĐ vào sử dụng TK 152,153,156,211,611 TrườngGiảm giá, hàng mua Đại trả lại, chiết học Kinh tế HuếTK 152,153,157,211 khấu thương mại Giá trị của hàng nhập khẩu TK 133 TK 333 Thuế GTGT Thuế NK SVTH: Lê Thị Thúy Vy 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú (nếu có) TK 133 TK 711 Trường hợp khoản nợ phải trả cho người TK 156,241,242,623,627 bán không tìm ra chủ nợ Nhận dịch vụ cung cấp TK 111,112,131 TK 511 Khi nhận hàng bán đại lý bán đúng giá Hoa hồng đại lý được hưởng hưởng hoa hồng TK 3331 TK 151,152,156,211 Thuế GTGT Phí nhập khẩu ủy thác phải trả (nếu có) TK 133 TK 111,112 Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho Thuế GTGT (nếu có) đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu TK 632 Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi phí Nhà thầu chính xác định liên quan đến hàng nhập khẩu cho đơn giá trị khối lượng xây vị nhận ủy thác nhập khẩu lắp phải trả cho nhà TK 413 thầu phụ Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ TK 413 đánh giá các khoản phải trả người bán đánh giá lại các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán (Nguồn: TT 200/2014/TT-BTC)  Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái TK 331 - Sổ chi tiết TK 331 - Sổ chi tiết thanh toán người bán 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 1.3.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán TrườngCông nợ bao gồm cácĐại khoản ph ải họcthu và các kho Kinhản phải trả là m ộtết vấn đềHuếphức tạp và rất quan trọng vì nó tồn tại xuyên suốt quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Bằng việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng nợ kéo dài. Ngược lại, một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài, mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lực bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ thì chắc chắn chất lượng hoạt động tài chính không cao, khả năng thanh toán thấp. Trên cơ sở kết quả phân tích này sẽ giúp các nhà quản trị có kế hoạch đều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi đồng thời đảm bảo thanh toán các khoản nợ kịp thời để nâng cao hoạt động SXKD của doanh nghiệp và tránh nguy cơ phá sản. 1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Giúp nhà quản lý thấy được những biến động bất thường của khoản phải thu, khoản phải trả, từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp kịp thời và hiệu quả để tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ, lập ra kế hoạch trả nợ đúng hạn. Đối với nhà đầu tư: Giúp nhà đầu tư có thể nắm được tình hình SXKD cũng như sức thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư quyết định tiếp tục đầu tư hay không. Đối với chủ nợ: Giúp chủ nợ có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, chủ nợ xem xét có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Trường1.3.3. Các chỉ tiêu ph ảĐạin ánh tình hình học công nợ Kinh tế Huế  Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả cho biết tỉ lệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Tỷ lệ các khoản phải thu Tổng các khoản phải thu = ×100 (%) so với các khoản phải trả Tổng các khoản phải trả (Theo Học viện Tài chính.) Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng tức là doanh nghiệp đang chủ động tài chính. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn bên ngoài cao tức là doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào bên ngoài.  Hệ số vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu= (vòng) Các khoản phải thu bình quân (Theo Học viện Tài chính.) Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động.  Kỳ thu tiền bình quân (DOS) DOS phản ánh thời gian của một dòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được tiền từ các khoản phải thu thì cần một khoản thời gian là bao nhiêu ngày. Số ngày trong kỳ (360) Kỳ thu tiền bình quân= (ngày) Trường ĐạiS ốhọcvòng quay cácKinh khoản phải thu tế Huế (Theo Học viện Tài chính.) Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ chứng tỏ tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, tức là việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp tốt. Ngược lại, chỉ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp càng chậm, số vốn bị chiếm dụng nhiều, ảnh hưởng đến quá trình SXKD. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân sẽ có ý nghĩa hơn khi được so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng.  Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Số vòng luân chuyển Giá vốn hàng bán +Tăng (giảm) HTK = (vòng) các khoản phải trả Các khoản phải trả bình quân (Theo Học viện Tài chính) Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn) sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản.  Thời gian quay vòng các khoản phải trả Thời gian quay vòng các khoản phải trả là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp chiếm dụng các khoản phải trả nhà cung cấp. Thời gian quay vòng Thời gian của kỳ phân tích (360) = (ngày) các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (Theo Học viện Tài chính.) Chỉ tiêu thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng ngắn, giúp Trườngdoanh nghiệp tăng uy tín.Đại Ngược l ại,học chỉ tiêu này Kinh càng lớn chứng ttếỏ khả năngHuế thanh toán của doanh nghiệp chậm, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.  Hệ số nợ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Hệ số nợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không. Nợ phải trả Hệ số nợ= (lần) Tổng tài sản (Theo Học viện Tài chính.) Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn, và ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.  Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ= (lần) Tổng tài sản (Theo Học viện Tài chính.) Trị số của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Trường1.3.4. Các chỉ tiêu ph ảĐạin ánh khả năng học thanh toán Kinh tế Huế  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Tổng giá trị tài sản thuần Hệ số khả năng thanh toán tổng quát= (lần) Tổng nợ phải trả (Theo Học viện Tài chính.) Nếu H1≥1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn. Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ngắn hạn) (H2) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn= (lần) Tổng nợ ngắn hạn (Theo Học viện Tài chính.) Nếu H2 ≥1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu H2<1, doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu H2 càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng thấp.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tổng giá trị tài sản ngắn hạn - HTK Hệ số khả năng thanh toán nhanh= (lần) Trường Đại học TKinhổng nợ ngắn hạ ntế Huế (Theo Học viện Tài chính) H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng SVTH: Lê Thị Thúy Vy 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại. H3 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4) Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản TĐT. Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời= (lần) Tổng nợ ngắn hạn (Theo Học viện Tài chính) Chỉ tiêu H4 cao chứng tỏ khả năng thanh toán được đảm bảo, tuy nhiên nếu chỉ tiêu quá cao dẫn đến vốn bằng tiền bị nhàn rỗi khiến cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nếu chỉ tiêu H4 quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín hoặc dẫn đến nguy cơ phá sản.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. EBIT Hệ số khả năng thanh toán lãi vay= (lần) Chi phí lãi vay (Theo Học viện Tài chính) Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty Trườngkinh doanh kém đến m ứĐạic lợi nhuận thuhọc được không Kinh đủ trả lãi vay. tế Huế 1.3.5. Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân SVTH: Lê Thị Thúy Vy 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, bao gồm: Mức biến động tuyệt đối: so sánh giữa kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm các chỉ tiêu của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mức biến động tuyệt đối có điều chỉnh: so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc và có điều chỉnh với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc. Mức biến động tương đối theo tỷ lệ phần trăm: mức biến động tương đối theo tỷ lệ của kỳ phân tích so với kỳ gốc, tức là tỷ số giữa mức biến động tuyệt đối và trị số chỉ tiêu kỳ gốc. Mức biến động tương đối cơ cấu: thể hiện biến động tỷ trọng phần trăm của một bộ phận so với tổng thể ở kỳ gốc hoặc kỳ phân tích. Phương pháp phân tích tỷ số: Đây là phương pháp phổ biến trong việc phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán thông qua các chỉ số như: hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán, Phương pháp này được thực hiện dựa trên các ngưỡng, khoản định mức của từng chỉ tiêu cũng như so sánh với các doanh nghiệp khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ TrườngPHÂN Đại TÍCH KHhọcẢ NĂNG Kinh THANH TOÁN tế Huế TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Tổng quan về CTCP Dệt May Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HUEGATEX Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 Mã số thuế: 3300100628 Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VND (Một trăm tỷ đồng). Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT Huế Điện thoại: 0234.3864337 - 0234.3864957 Fax: 0234.864338 Website: : Mã cổ phiếu: HDM Đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Văn Phong – Tổng Giám đốc. Logo: 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 26/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừ Thiên Huế. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của TrườngTổng Công ty Dệt May Đại Việt Nam. học Kinh tế Huế Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy MayII. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc về quy mô sản xuất, góp vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát và một số Công ty khác. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.3.1. Chức năng Công ty Cổ phần Dệt May Huế chuyên sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi, vải, các sản phẩm may mặc các loại; nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may Công ty huy động vốn và sử dụng vốn của các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới các hình thức: - Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật - Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước - Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm 2.1.3.2. Nhiệm vụ Công ty cổ phần Dệt May Huế là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế. Công ty thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Công ty thực hiện phân phối thu nhập cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ Trườngcông nhân viên. Đại học Kinh tế Huế 2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động SVTH: Lê Thị Thúy Vy 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên SXKD, xuất nhập khẩu các sản phẩm: - Sản phẩm may mặc: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm khác. - Sản phẩm Dệt-Nhuộm. - Sản phẩm sợi. - Thiết bị, nguyên liệu thuộc ngành dệt may và các mặt hàng tiêu dùng. Ngoài ra, công ty cổ phần Dệt may Huế còn kinh doanh địa ốc, khách sạn, nhà nghỉ. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH GĐĐH GĐĐH (Dệt nhuộm) (Khối May) (May) (Nội chính) (Khối sợi) GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ TP TP TP Cửa TP GĐ xí TP Ban TP TT TB TB TP GĐ nhà nhà nhà nhà nhà CN kế điều quản hàng Tài nghiệp kỹ Kiểm Nhân Đời Bảo Kinh Nhà Y máy máy máy máy máy Quảng hoạch hành lý KD chính cơ thuật soát sự sống vệ doanh máy tế Dệt may may may may Bình may chất giới kế điện đầu nội sợi XNK Nhuộm 1 2 3 4 lượng thiệu toán tư bộ May SP Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế. SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Tổng Giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính Kế toán, phòng Kỹ thuật Đầu tư, Ban Kiểm soát nội bộ, Xí nghiệp Cơ điện. Phó Tổng Giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về những việc được ủy uyền, phân công giải quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong Công ty. Cụ thể: PTGĐ phụ trách Dệt Nhuộm: Giúp TGĐ Công ty điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực Dệt Nhuộm có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác do TGĐ giao cho. PTGĐ phụ trách khối May: Giúp TGĐ điều hành công tác sản xuất kinh doanh lĩnh vực May. Tham mưu cho TGĐ về chiến lược phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu HUEGATEX. Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành khối Sợi, khối Nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. Cụ thể: GĐĐH phụ trách Sợi: Giúp TGĐ Công ty tổ chức lập dự án đầu tư nâng cấp thiết bị sợi và một số công tác khác theo sự phân công của TGĐ. GĐĐH phụ trách Nội chính: Quản lý công tác nguồn nhân lực, văn phòng, bảo vệ, đời sống và sức khỏe người lao động, công tác hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội, an toàn vệ sinh lao động. Là người đại diện phát ngôn của Công ty. Phòng Kinh doanh: tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa. Phòng Kỹ thuật Đầu tư : Có chức năng xây dựng hoạch định và triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị Trườngphụ tùng, lắp đặt thiết bĐạiị. học Kinh tế Huế Phòng Quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất, SVTH: Lê Thị Thúy Vy 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty. Phòng Kế hoạch XNK May: khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt động SXKD ngành May để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Phòng Điều hành May: Tổ chức tiếp nhận, cung ứng và cấp phát nguyên phụ liệu ngành may, vật tư; quản lý thành phẩm may. Phòng Tài chính Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán,phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Nhân sự: Tham mưu về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Ban Kiểm soát nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của Công ty. Trạm Y tế: Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Ban Đời sống: Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho CBCNV. Ban Bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại Công ty, giám sát khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác huấn luyên bảo vệ quân sự. TrườngCác đơn vị trực ti ếĐạip sản xuất: (Ghọcồm Nhà máy Kinh Sợi, nhà máy Dtếệt nhu ộHuếm, 5 nhà máy May và Xí nghiệp cơ điện) Tổ chức thực hiện theo kế hoạch Công ty giao, phân phối tiền lương theo quy chế được duyệt. Cụ thể: Nhà máy Sợi: Tổ chức sản xuất sản phẩm sợi theo kế hoạch của Công ty. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Nhà máy Dệt Nhuộm: Tổ chức quản lý và sản xuất sản phẩm sợi theo kế hoạch của Công ty, sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn. Các Nhà máy May: Công ty có 5 nhà máy may trực thuộc, sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo jacket, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm. Xí Nghiệp cơ Điện: Chuyên vận hành trạm 110/6 KV, gia công cơ khí, sữa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính Kế toán Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, điều lệ và quy chế tài chính của công ty. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch. Giúp giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính. Xây dựng trình giám đốc và hội đồng quản trị ban hành quy chế quản lý quản lý tài chính của công ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài chính kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán doanh tiền gửi, công nợ Đầu tư giá tiền mặt công nợ tiền TSCĐ, phải thu, tổng NVL thu,công thành tiền vay phải trả xây thành tạm ứng lương, CCDC phải trả hợp, nợ phải phẩm thu người dựng cơ BHXH khác thuế khách bán bản và TNDN hàng, sửa chữa thuế lớn GTGT, thuế TSCĐ khác Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Dệt may Huế. SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành Kế toán trưởng: Là người tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, kế toán trưởng là người có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc toàn bộ công tác điều hành, tổ chức và hoạt động của phòng Tài chính Kế toán theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Quy chế tổ chức của Công ty. Trực tiếp đảm nhiệm công việc kế toán tiền vay Ngân hàng. Quản lý phần hành kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, thuế, kế toán tiền gửi Ngân hàng, kế toán giá thành. Kiểm soát hồ sơ chứng từ phát sinh ở Chi nhánh Quảng Bình; kiểm soát công nợ phải trả người bán, phiếu đề nghị chi tiền. Phó phòng: Trực tiếp đảm nhiệm công việc kế toán tổng hợp; kế toán thuế TNDN; kế toán công nợ phải thu phải trả khác. Quản lý phần hành kế toán thành phẩm, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu bán hàng và công nợ phải thu khách hàng. Kế toán tiền gửi, tiền vay Ngân hàng: Phản ánh, theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi, tiền vay của Công ty tại các ngân hàng và các đối tượng khác. Đề xuất phương án sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả. Kế toán công nợ phải trả người bán: Phản ánh và theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối Trườngtượng, theo thời gian. ThĐạiực hiện, bả ohọc đảm chế độ thanhKinh toán với nhà tếcung c ấp.Huế Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ: Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ trong Công ty. Quyết toán, kết chuyển giá trị công SVTH: Lê Thị Thúy Vy 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú trình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ. Kế toán giá thành: Tập hợp CPSX và tính giá thành cho từng loại sản phẩm của Công ty. Phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành. Kế toán tiền mặt: Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Đảm bảo thực hiện việc thu chi tiền mặt đúng chế độ Kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của Công ty. Kế toán công nợ tạm ứng: Theo dõi, quản lý công nợ tạm ứng của CNV trong Công ty. Đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ đúng chế độ Kế toán Tài chính hiện hành và quy chế quản lý tài chính của Công ty. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. Tính và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đối với các cơ quan liên quan. Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty theo Chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập. Lưu giữ, bảo quản các giấy tờ có giá trị như tiền của Công ty. Kế toán TSCĐ, CCDC đang dùng: Theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm, hiện trạng của TSCĐ, CCDC trong toàn Công ty và tại các đơn vị sử dụng theo chủng loại và tính chất hao mòn. Tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh, chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Kế toán các khoản thuế: Theo dõi và phản ánh số liệu về các khoản thuế. Tính đúng và nộp kịp thời các khoản thuế. TrườngKế toán công nợ phĐạiải thu, ph ải họctrả khác: Theo Kinh dõi và phản ánhtế và kịpHuế thời các nghiệp vụ phải thu, phải trả khác theo từng đối tượng, thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi công nợ, đôn đốc hoàn tất chứng từ nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng: Phản ánh và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi công nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của Công ty. Kế toán thành phẩm: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho Thành phẩm, hàng hóa tại các kho, Cửa hàng, đại lý của Công ty. Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL và CCDC, tình hình sử dụng NVL, CCDC của công ty. 2.1.4.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty Chế độ kế toán: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: VNĐ, cũng là đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập và trình bày BCTC. Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản vào hoạt động. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. TrườngPhần mềm kế toán mà CôngĐại ty đang shọcử dụng là ph ầKinhn mềm Bravo 7.0. tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ Sổ tổng hợp TOÁN PHẦN Sổ chi tiết MỀM KẾ TOÁN BRAVO 7.0 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ Báo cáo tài chính KẾ TOÁN Báo cáo kế toán CÙNG LO I MÁY VI TÍNH Ạ quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 2.1.5. Nguồn lực và tình hình SXKD của công ty giai đoạn 2016-2018 2.1.5.1. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.1: Bảng phân tích TS, NV Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 ( Đơn vị: triệu đồng) 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 + % + % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 396.387 58,36 396.286 61,13 545.192 68,63 -101 -0,03 148.906 37,58 I. Tiền và các khoản TĐT 42.191 6,21 22.968 3,54 28.273 3,56 -19.223 -45,56 5.305 23,10 II. Các khoản đầu tư TCNH - 43.222 6,67 5.000 0,63 - - -38.222 -88,43 III. Các khoản phải thu NH 181.126 26,67 159.045 24,54 224.824 28,30 -22.081 -12,19 65.779 41,36 IV. Hàng tồn kho 163.081 24,01 164.729 25,41 275.490 34,68 1.648 1,01 110.761 67,24 V. Tài sản ngắn hạn khác 9.988 1,47 6.319 0,97 11.604 1,46 -3.669 -36,73 5.285 83,64 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 282.797 41,64 251.950 38,87 249.235 31,37 -30.847 -10,91 -2.715 -1,08 II. Tài sản cố định 272.415 40,11 216.492 33,40 221.000 27,82 -55.923 -20,53 4.508 2,08 IV. Tài sản dở dang dài hạn 195 0,03 26.014 4,01 11.118 1,40 25.819 13.240,51 -14.896 -57,26 V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.451 0,66 5.100 0,79 3.419 0,43 649 14,58 -1.681 -32,96 VI. Tài sản dài hạn khác 5.734 0,84 4.342 0,67 13.696 1,72 -1.392 -24,28 9.354 215,43 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 473.317 69,69 430.266 66,37 581.994 73,26 -43.051 -9,10 151.728 35,26 I. Nợ ngắn hạn 312.632 46,03 286.117 44,14 425.029 53,50 -26.515 -8,48 138.912 48,55 II. Nợ dài hạn 160.684 23,66 144.149 22,24 156.965 19,76 -16.535 -10,29 12.816 8,89 B. VỐN CHỦ SỬ HỮU 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54 I. Vốn chủ sở hữu 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018) SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động Tài sản, Nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 Dựa vào bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy được tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty là khá lớn và biến động không đều giai đoạn 2016-2018. Đặc biệt, năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc cho thấy Công ty có quy mô sản xuất ngày càng cao. Cụ thể: Tổng TS, tổng NV của Công ty giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 679,185 triệu đồng, 648,236 triệu đồng và 794,427 triệu đồng với tình hình biến động như sau: Năm 2017 tổng TS, NV của công ty giảm 30,949 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,56% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng TS, NV của công ty tăng lên đến 146,191 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,55% so với năm 2017. Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản Dựa vào bảng số liệu 2.1 ta thấy được tình hình TS của Công ty như sau: Nhìn chung, TSNH chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với TSDH trong cơ cấu tổng tài sản qua các năm, đó là điều hiển nhiên vì Công ty cổ phần Dệt may Huế với hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc. Cụ thể, tỷ trọng TSNH tăng đều qua các năm, lần lượt chiếm 58,36%, 61,13%, 68,63% trong tổng Tài sản. Tài sản của công ty biến động không đều qua ba năm là do sự biến động của TSNH và TSDH. Cụ thể: TrườngTSNH trong ba năm Đại 2016-2018 bihọcến đổi không Kinh đều. TSNH năm tế 2017 Huếgiảm 101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 0.03%. Nguyên nhân chính là do sự giảm sút của khoản mục Tiền và các khoản TĐT và các khoản phải thu ngắn SVTH: Lê Thị Thúy Vy 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú hạn. Đến năm 2018, TSNH lại có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng đến 148,906 triệu đồng, tương ứng tăng 37,58%. Nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của HTK, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trong TSNH. HTK năm 2018 tăng so với năm 2017 do đơn vị phải tăng cường nguyên vật liệu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được thực hiện kịp thời. TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TSNH trong tổng TS, tuy nhiên nó cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. TSDH của công ty giảm dần qua ba năm 2016-2018. TSDH năm 2017 giảm 30,847 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 10,91%. Nguyên nhân chính là do khấu hao TSCĐ, đồng thời công ty tiến hành thanh lý một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và thiết bị quản lý làm khoản mục TSCĐ giảm. Đến năm 2018, TSDN chỉ giảm 2,715 triệu đồng, tương ứng giảm 1,08%. Nguyên nhân chính là do khoản mục tài sản sở dang dài hạn giảm. Sỡ dĩ như vậy là do các công trinh xây dựng cơ bản dở dang lớn đã hoàn thành và chuyển sang tài sản cố định hữu hình như: Nhà máy May 4, Nhà máy Sợi. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Dựa vào bảng số liệu 2.1, ta thấy tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2016-2018 như sau: Nhìn chung qua các năm thì NPT có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với VCSH, lần lượt chiếm 66,69%, 66,37% và 73,26% giai đoạn 2016- 2018. Điều này chứng tỏ Nguồn vốn của công ty chủ yếu là huy động từ vốn từ bên ngoài. Từ đó, Công ty giảm được chi phí sử dụng vốn, dẫn đến nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Nguyên nhân tổng Nguồn vốn của CTCP Dệt may Huế biến động không đều qua ba năm 2016-2018 là do sự biến động của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể: NPT trong ba năm 2016-2018 biến đổi không đều. NPT năm 2017 giảm 43,051 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 9,10%. Nguyên nhân là do sự Trườnggiảm sút của cả khoả n Đạimục nợ ngắ n họchạn và nợ dài Kinh hạn. Năm 2017, ntếợ ngắ nHuế hạn giảm 26,515 triệu đồng, tương ứng giảm 8,48% và khoản mục nợ dài hạn giảm 16,535 triệu đồng, tương ứng giảm 10,29%. Sỡ dĩ nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do công ty đã giảm SVTH: Lê Thị Thúy Vy 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú bớt được các khoản phải trả các nhà cung cấp lớn và các khoản vay ngắn hạn các ngân hàng. Khoản mục nợ dài hạn giảm là do công ty đang có xu hướng giảm bớt các khoản vay dài hạn hầu hết tất cả các ngân hàng. Đến năm 2018, NPT lại có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng đến 151,728 triệu đồng, tương ứng tăng 35,26%. Nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng NPT. Nợ ngắn hạn tăng 138,912 triệu đồng, tương ứng tăng 48,55% so với năm 2017 do đơn vị đặc biệt tăng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, để tăng trưởng quy mô, công ty chủ trương chiếm dụng vốn ngày càng cao, dẫn đến tăng các khoản nợ phải trả các nhà cung cấp lớn. VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn NPT trong tổng NV, tuy nhiên nó cũng góp phần quan trọng, thể hiện mức độ độc lập tài chính của công ty. VCSH của công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018. VCSH năm 2017 tăng 12,101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 5,88%. Nguyên nhân chính là do công ty tăng khoản trích lập quỹ đầu tư và phát triển từ lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2018, VCSH giảm 5,537 triệu đồng, tương ứng giảm 2,54%. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm, thay vào đó công ty tăng cường trích lập quỹ đầu tư và phát triển. 2.1.5.2. Tình hình SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Triệu đồng) 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 + % + % 1. Doanh thu BH và CCDV 1.478.606 1.653.863 1.733.843 175.257 11,85 79.980 4,84 2. Các khoản giảm trừ 292 - 325 3. DTT về BH và CCDV 1.478.314 1.653.863 1.733.518 175.549 11,87 79.655 4,82 4. Gía vốn hàng bán 1.341.164 1.508.275 1.588.538 167.111 12,46 80.263 5,32 5. Lợi nhuận gộp 137.150 145.588 144.980 8.438 6,15 -608 -0,42 6. Doanh thu HĐTC 10.405 10.275 11.103 -130 -1,25 828 8,06 7. Chi phí tài chính 19.032 14.173 22.429 -4.859 -25,53 8.256 58,25 8. Chi phí bán hàng 52.198 55.373 53.925 3.175 6,08 -1.448 -2,61 9. Chi phí QLDN 26.850 39.822 44.212 12.972 48,31 4.390 11,02 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 49.475 46.495 35.517 -2.980 -6,02 -10.978 -23,61 11. Thu nhập khác 5.381 7.268 3.591 1.887 35,07 -3.677 -50,59 12. Chi phí khác 2.226 3.374 2.871 1.148 51,57 -503 -14,91 13. Lợi nhuận khác 3.155 3.894 720 739 23,42 -3.174 -81,51 14. Tổng LNTT 52.630 50.389 36.237 -2.241 -4,26 -14.152 -28,09 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.848 9.785 6.773 -63 -0,64 -3.012 -30,78 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 42.782 40.604 29.464 -2.178 -5,09 -11.140 -27,44 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018) SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Dựa vào bảng số liệu 2.2, ta thấy Doanh thu BH và CCDV qua các năm liên tục tăng, dẫn đến giá trị của doanh thu thuần của công ty qua 3 năm tăng đều và tương đối ổn định. Cụ thể năm 2017, Doanh thu thuần tăng 175.549 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 11,87%, sang năm 2018 giá trị này tiếp tục tăng thêm 79.655 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,82%. Sỡ dĩ có sự tăng trưởng liên tục qua ba năm là do việc đầu tư nâng cấp bổ sung thiết bị sợi đã hoàn tất nhờ đó đã nâng cao sản phẩm sợi. Mặc khác, công ty thay đổi chiến lược kinh doanh sản phẩm sợi là tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu nhờ đó đã tăng sản lượng bán hàng. Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán qua ba năm cũng tăng trưởng là đều dĩ nhiên. Năm 2017, giá vốn hàng bán tăng 167.111 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,46%, sang năm 2018 giá trị này tăng thêm 80.263 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 5,32%. Lợi nhuận gộp của công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018 là do sự biến động của cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2017 tăng 8,438 triệu đồng, tương ứng tăng 6,15% so với năm 2016. Sỡ dĩ lợi nhuận gộp tăng là do Công ty thực hiện tăng trưởng doanh thu với một lượng lớn hơn giá vốn hàng bán tăng thêm. Qua đó, cho thấy công ty đang quản lý tốt chi phí trong khâu sản xuất, đặc biệt là tìm được nguồn nguyên vật liệu tốt với giá cả hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận. Sang năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty giảm 608 triệu đồng, tương ứng giảm 0,42%. Đây là sự biến động tương đối nhỏ, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh nguồn thu chính từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn thu lợi từ hoạt động tài chính. Cụ thể năm 2017, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 130 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 1,25%, nguyên nhân là do giảm lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Đến năm 2018, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 828 triệu Trườngđồng tương ứng tốc đ ộĐạităng 8,06% chhọcủ yếu nhờ vào Kinhsự tăng trưởng ctếổ tức vàHuế lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Ngoài ra, sự biến động của khoản mục chi phí tài chính cũng tác động đến lợi nhuận của công ty. Năm 2017, chi phí tài chính giảm 4.859 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 25,53%. Đến 2018 khoản mục này tăng 8,256 triệu đồng tương SVTH: Lê Thị Thúy Vy 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú ứng tốc độ tăng 58,25%. Nhìn chung, sự biến động của doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều có lợi, riêng năm 2018, chi phí tài chính tăng chủ yếu là do chi phí lãi vay vì công ty tăng cường vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô. Bên cạnh chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận chung. Năm 2017, chi phí bán hàng tăng 3.175 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 6,08%. Ta thấy, sự tăng của chi phí bán hàng đi kèm với sự tăng của doanh thu, tuy nhiên trong khi tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng, đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã biết điều tiết để tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Đến năm 2018, chi phí này có dấu hiệu tốt hơn khi giảm 1.448 triệu đồng, tương ứng giảm 2,61% do công ty đã điều tiết giảm được phí giám sát đơn hàng nhưng vẫn đảm bảo doanh thu tăng vượt bậc. Một khoản mục khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận chung là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của khoản mục này là tăng liên tục trong ba năm 2016-2018. Cụ thể, năm 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 12.972 triệu đồng tương ứng tăng 48,31%, sang năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, tăng 4.390 triệu đồng tương ứng tăng 11,02% so với 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm do công ty mở rộng quy mô với việc xây dựng Nhà máy May 4 và tiếp nhận thêm chi nhánh Quảng Bình. Từ những biến động của các chỉ tiêu nêu trên trên dẫn đến sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, làm cho khoản mục này giảm đều giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2017 lợi nhuận thuần giảm 2.980 triệu đồng, tương ứng giảm 6,02%, năm 2018 giá trị của lợi nhuận thuần giảm 10.978 triệu đồng tương ứng giảm 23,61%. Sỡ dĩ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm đều như vậy chủ yếu là do khoản mục giá vốn hàng bán và các chi phí của công ty. Ngoài ra, công ty cũng tồn tại một số khoản mục khác ảnh hưởng đến lợi nhuận Trườngchung của toàn công tyĐại như thu nh ậphọc khác, chi phí Kinh khác. Cụ thể, năm tế 2017 Huếlợi nhuận khác tăng 23,42%, năm 2018 lại giảm 81,51% so với 2017. Tuy nó biến động không đều nhưng mức độ ảnh hưởng của các khoản mục này đến lợi nhuận chung là không đáng kể vì nó chiểm tỷ lệ khá nhỏ. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biến động của các chỉ tiêu trên kéo theo sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Theo bảng số liệu, lợi nhuận trước thuế năm 2017 giảm 2,241 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tốc độ giảm 4,26%, năm 2018 giá trị này giảm 14,152 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 28,09%. Bên cạnh đó thì biến động của chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Công ty có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước thuế thu nhập bằng 20% trên lợi nhuận chịu thuế. Từ đó, ta thấy được lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm dần qua ba năm Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2017 so với năm 2016 2,178 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 5,09%, đến năm 2018 thì giá trị khoản mục này giảm 11.140 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 27,44%. Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động DTT, LNST giai đoạn 2016-2018 Tóm lại, dựa vào bảng 2.2, biểu đồ 2.2 và kết quả phân tích nêu trên, mặc dù doanh thu giai đoạn 2016-2018 ngày càng vượt mức so với năm trước tuy nhiên lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra và giảm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thị trường khó khăn. Đối với lĩnh vực sợi, giá nguyên liệu biến động liên tục với biên độ lớn. Đối với lĩnh vực Dệt Nhuộm, đơn hàng Dệt Nhuộm thiếu, sản xuất thấp Trườnghơn kế hoạch và giảm soĐại với năm trư họcớc đã ảnh hư ởKinhng chung đến hi ệutế quả c ủHuếa công ty. Ngoài ra, các đơn hàng may mặc dù đáp ứng được nhu cầu, nhưng việc đưa hai nhà máy mới cùng lúc hoạt động đã tạo áp lực tài chính lên công ty, hiện nay công ty đang bù lỗ theo dự kiến nên hiệu quả công ty giảm nhiều so với năm trước. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú 2.1.5.3. Tình hình nguồn lao động giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Số Số Số % % % lượng lượng lượng + % + % Tổng số lao động 3960 100 3936 100 5186 100,00 -24 -0,61 1250 31,76 Phân loại theo giới tính Nam 1233 31,14 1184 30,08 1629 31,41 -49 -3,97 445 37,58 Nữ 2727 68,86 2752 69,92 3557 68,59 25 0,92 805 29,25 Phân loại theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 3573 90,23 3535 89,81 4744 91,48 -38 -1,06 1209 34,20 Lao động gián tiếp 387 9,77 401 10,19 442 8,52 14 3,62 41 10,22 Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại học, trên đại học 202 5,10 207 5,259 235 4,53 5 2,48 28 13,53 Cao đẳng, trung cấp 416 10,51 410 10,42 420 8,10 -6 -1,44 10 2,44 Sơ cấp 3342 84,39 3319 84,32 4531 87,37 -23 -0,69 1212 36,52 Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Người) Dựa vào Bảng số liệu 2.3, ta thấy tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế biến động không đều qua ba năm 2016-2018. Năm 2017 số lao động giảm không đáng kể so với năm 2016, cụ thể giảm 24 người, tương ứng giảm 0.61% so với năm 2016. Đặc biệt, năm 2018 tăng mạnh vượt bậc so với năm 2017, với số lao động tăng lên đến 1250 người, tương ứng tốc độ tăng 31.76%. Sỡ dĩ số lượng lao động tăng là do Công ty ngày càng mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đưa vào hoạt động TrườngNhà máy May 4 và Nhà Đạimáy Chi nhánh học Quảng Bình. Kinh tế Huế Phân loại theo giới tính, ta thấy lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam. Đây được xem là điều hiển nhiên vì đặc điểm của Công ty là may mặc nên lao SVTH: Lê Thị Thúy Vy 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú động chủ yếu tập trung ở phái nữ. Cụ thể, tỷ lệ lao động nữ giai đoạn 2016-2018 lần lượt chiếm 68,86%, 69,92% và 68,59% trong tổng lao động. Từ năm 2016 đến năm 2017, lao động nam giảm 49 người, tương ứng giảm 3,97%, trong khi lao động nữ lại tăng 25 người, tương ứng tăng 0.92%. Qua đó cho thấy biến động lao động năm 2017 so với năm 2016 là không đáng kể. Đến năm 2018, lao động nữ và lao động nam của Công ty đều tăng, tương ứng tăng lần lượt là 445 người và 805 người so với năm 2017. Nhìn chung, việc tăng lao động đặc biệt là lao động nữ để đáp ứng nhu cầu sản xuất may mặc khi mở rộng các Nhà máy May. Phân loại theo tính chất lao động, ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động, cụ thể chiếm lượt lượt 90,23%, 89,81% và 91,48% giai đoạn 2016- 2018. Công ty Cổ phần Dệt May Huế chuyên về may mặc với nhiều Nhà máy gồm: Nhà máy May, Nhà máy Dệt Nhuộm và Nhà máy Sợi nên cần nhiều lao động trực tiếp để tiến hành vận hành dây chuyền, sản xuất sản phẩm. Nhìn chung, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có xu hướng tăng nhằm đảm bảo sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Phân loại theo trình độ chuyên môn, ta thấy trình độ sơ cấp chiếm tỷ trong lớn nhất, lần lượt chiếm 84,39%, 84,32% và 87,37% qua ba năm 2016-2018. Đây là điều dễ hiểu vì trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các nhà máy. Trong khi trình độ sơ cấp và cao đẳng, trung cấp biến động tăng giảm không đều qua ba năm thì trình độ đại học và trên đại học lại tăng đều qua ba năm, cụ thể năm 2017 tăng 2.48% và năm 2018 tăng lên đến 13,53%. Qua đó, ta thấy Công ty đang từng bước nâng cáo chất lượng lao động để tăng trưởng hiệu quả kinh doanh thông qua việc tăng mạnh tốc độ lao động trình độ cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú 2.2. Thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ tại CTCP Dệt May Huế 2.2.1. Kế toán phải thu khách hàng 2.2.1.1. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng để hạch toán khoản Phải thu khách hàng tại Công ty cổ phần Dệt may Huế bao gồm những chứng từ cụ thể sau: Hợp đồng bán hàng, Hóa đơn GTGT ghi đầy đủ thông tin, đầy đủ chữ ký theo quy định, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Tờ khai hải quan, Giấy báo có. 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán tài khoản Phải thu khách hàng, Công ty sử dụng Tài khoản 131: Phải thu khách hàng Tại Công ty cổ phần Dệt may Huế, TK 131 được phân cấp cụ thể như sau: Tài khoản cấp 1 TK 131: Phải thu khách hàng Tài khoản cấp 2 TK 1311: Phải thu khách hàng - ngắn hạn TK 1312: Phải thu khách hàng - dài hạn Tài khoản cấp 3 TK 1311-1: Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Ngoài Tập đoàn TK 1311-2: Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Trong Tập đoàn Ngoài ra, Tài khoản 131 còn được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: 331-LEE SHIN là tài khoản phải thu Công ty TNHH Lee Shin International. Trường2.2.1.3. Quy trình kế toán Đại công nợ phả i thhọcu khách hàng Kinh tại CTCP Dệt May tếHuế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Kế toán công nợ phải thu khách hàng nhận chứng từ bán từ chuyên viên của các đơn vị chuyển đến, kiểm tra đầy đủ yêu cầu về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và sự đầy đủ của bộ chứng từ bán hàng. Phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan, đôn đốc về việc luân chuyển chứng từ trong nội bộ được nhanh chóng nhằm giúp kế toán phản ánh kịp thời công nợ phải thu khách hàng. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ, nếu có chênh lệch thì chuyển lại cho các phòng ban chịu trách nhiệm để chỉnh sửa. Đối với bộ chứng từ đã đáp ứng yêu cầu: Định khoản, hoàn thiện vào phần mềm kế toán theo từng đối tượng khách hàng, chi tiết ngày hóa đơn, số hóa đơn, số seri, theo dõi chứng bán hàng trên excel, lưu chứng từ theo ngày hóa đơn. Thường xuyên theo dõi công nợ trên hệ thống ngân hàng, cập nhật vào phần mềm giảm công nợ khi khách hàng đã thanh toán. Đồng thời, kiểm tra công nợ hàng ngày khi các phòng ban khác yêu cầu để tiến hành thu nợ. Cuối tháng đối chiếu với các phần hành kế toán liên quan, cân đối số liệu, tổng hợp công nợ phải thu khách hàng. Lập Báo cáo doanh thu, công nợ gửi Kế toán trưởng xác nhận, sau đó phân phối các phòng ban. Định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu công nợ với khách hàng lập Biên bản đối chiếu công nợ, đối chiếu công nợ số phát sinh, số dư với khách hàng, đối chiếu số liệu chi tiết công nợ so với Sổ tổng hợp TK 131. 2.2.1.4. Ví dụ minh họa  Ví dụ 1: Kế toán nợ phải thu khách hàng trong nước Ngày 13/08/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế hoàn thành việc gia công áo Trườngcác loại cho Công Đại ty TNHH Leehọc Shin International. Kinh tế Huế Ngày 01/06/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế nhận gia công sản phẩm áo cho Công ty TNHH Lee Shin Intrernational . Hai bên ký kết hợp đồng gia công với các SVTH: Lê Thị Thúy Vy 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú điều khoản cụ thể về giá cả, quy cách, phẩm chất, ngày giao hàng, cách thức thanh toán cũng như trách nhiệm của mỗi bên Biểu 2.1. Hợp đồng gia công số 06/2019/GC/LS-DMH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG GIA CÔNG Số:6/2019/GC./LS-DMH Căn cứ pháp luật hiện hành Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên về gia công may Hôm nay, ngày 01 tháng 06 năm 2019, chúng tôi gồm Bên A: CÔNG TY TNHH LEE SHIN INTERNATIONAL ( Bên giao gia công ) Địa chỉ: Lô 18, đường Tân Tạo, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TPHCM Điện thoại:08-37541826 Fax: 08-37507961 Mã số thuế: 0303148710 Do ông : CHEN LEN LONG- Tổng giám đốc làm đại diện. Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ (Bên nhận gia công) Địa chỉ: Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Huế. Điện thoại: 0234-3864458 Fax: 0234-3864338 Mã số thuế: 3300100628 Do ông: NGUYỄN THANH TÝ- Phó Tổng Giám Đốc làm đại diện Sau khi bàn bạc Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: TÊN HÀNG HÓA- SỐ LƯỢNG- GIÁ CẢ- LỊCH XUẤT HÀNG STT Tên Style Mã xưởng Số Đơn Trị giá Ngày phát Ngày giao hàng lượng giá NVL hàng Trường01 Áo 6-6501 B1908200Đại10,000 học23,000 230,000,000Kinh5/06/2019 tế 20/7/Huế2019 02 Áo 6-6502 B1908201 15,000 24,500 367,500,000 5/06/2019 20/7/2019 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú 03 Áo 6-6503 B1908202 20,000 23,000 460,000,000 5/06/2019 20/7/2019 04 Áo 2-6703 B1908204 6,000 23,000 138,000,000 05/06/2019 20/7/2019 Tổng 51,000 1,195,500,000 cộng Tổng giá trị thực hiện hợp đồng là: 1,195,500,000 VND Số tiền bằng chữ: Một tỷ một trăm chín mưới lăm triệu năm trăm nghàn đồng chẳn. Đơn giá trên chưa bao gồm 10% VAT. Đớn giá trên bao gồm: Công cắt, may, kiểm hàng, ủi, đóng gói, chỉ, thùng giấy, băng keo dán thùng và vận chuyển giao nhận. (Nhận nguyên phụ liệu từ kho bên A và giao hàng thành phẩm đến kho bên A- Bốc xếp mỗi bên chịu một đầu). Ghi chú: Đơn giá trên của 2 mã hàng 6-6502 đã bao gồm đơn giá Thêu (Đơn giá Thêu đã bao gồm Chỉ thêu và chi phí vận chuyển giao nhận bán thành phẩm) ĐIỀU 2: QUY CÁCH, PHẨM CHẤT: Bên B phải gia công cắt, may, kiểm hàng, ủi và đóng gói theo những tiêu chuẩn của bên A hướng dẫn. Thành phẩm phải sạch sẽ. ĐIỀU 3: NGUYÊN PHỤ LIỆU, KỸ THUẬT VÀ GIAO NHẬN Thời gian giao thành phẩm: Theo liệt kê như trên Định mức nguyên phụ liệu từ 0%-3% (trường hợp nhãn bị lỗi, bên A sé chấp nhận bổ sung để đảm bảo đủ số lượng cho sản xuất) áp dụng theo bảng hướng dẫn của bên A. Nếu bên B sử dụng quá định mức thì bên B phải trả cho bên A tiền nguyên liệu vượt định mức theo giá thực tế. Sau khi nhận nguyên phụ liệu về bên B phải kiểm tra, nếu số lượng thiếu do vải bị lỗi sợi, khác màu thì phải báo cho bên A biết để bên A có kế hoạch đổi lại số nguyên phụ liệu không đạt chất lượng trong vòng 7 ngày. Nếu quá thời hạn trên mà bên B không thông báo thì bên B phải chịu trách nhiệm. Sau khi nhận vải và phụ liệu để gia công, bên B có trách nhiệm bảo quản, những trường hợp phát sinh như: mất trộm, tổn thất, bên A phải chịu trách nhiệm. TrườngĐIỀU 4: QUI CÁCH- PHĐạiẨM CHẤT, ĐÓNGhọc GÓI VÀ HÀNGKinh MẪU: tế Huế Ngay sau khi được hướng dẫn, bên B sẽ sản xuất 3 mẫu cho mỗi mã hàng và được bên A xác nhận. Thành phẩm mẫu sẽ là cơ sở đối chứng. Bên A giữ 1 mẫu, bên B giữ 1 mẫu và khách hàng giữ một mẫu. SVTH: Lê Thị Thúy Vy 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Bên B sản xuất theo đúng mẫu mã đã được bên A duyệt, qui cách và kích cỡ do bên A hướng dẫn. Bao bì đóng gói theo đúng chỉ định của bên A. Thành phẩm phải sạch sẽ, không ngàu nát dơ bẩn. Bên B phải chịu hoàn toàn về phẩm chất và số lượng hư hỏng và phải bồi thường theo đơn giá nhập và các loại thuế (nếu có). Hàng thành phẩm đóng gói xong bên B phải giao hàng qua kho bên A đúng theo thời gianq uy định. Mọi vấn đề về phát sinh như giao hàng bị trễ, hàng không đủ số lượng, chất lượng phải xuấ air thì mọi chi phí bên B chịu. Bên B phải may cho bên A Mẫu đầu tàu của mỗi mã hàng với số lượng từ 8 đến 12 cái và Mẫu đầu tàu này sẽ không được tính phí giá công. ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Bên A sẽ thanh toán cho bên B trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận hàng và nhận được hóa đơn GTGT kèm bộ chứng từ thanh toán. Bên B giao chứng từ cho bên A gồm có - Hóa đơn xuất hàng (GTGT) - Biên bản thanh lý hợp đồng có xác nhận của 2 bên - Bản thanh lý nguyên phụ liệu có đóng dấu xác nhận của hai bên ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Hai bên phải thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đè phát sinh, hai bên chủ động gặp nhua bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì nhờ cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp, phán quyết của cơ quan chức năng là quyết định cuối cùng và bên thua kiện phải chịu toàn bộ án phí. Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai bản có giá trị pháp lý như nhau và hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Đại diện bên A Đại diện bên B TrườngCTY TNHH LEE SHIN INTERNATIONALĐại học Kinh CTYtế CP HuếDỆT MAY HUẾ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Ngày 13/08/2019, khi việc gia công đã hoàn thành, Phòng Điều hành May của Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiến hành lập Hóa đơn GTGT về phí gia công cho Công ty Lee Shin International theo Hợp đồng gia công may số 06/2019/GC/LS-DMH kết hợp với mức chi phí gia công thực tế. Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT số 0001051 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ Mẫu số: HUE TEXTILE-GARMENT JOINT STOCK COMPANY 01GTKT3/006 ng Th HUEGATEX ĐC: Số 122 Dương Thiệu Tước, Phườ ủy Dương Thị xã Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế Ký hiệu: ĐT: 054.3864337 – Fax: 054.3864338 AA/15P MST/Tax code: 3300100628 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG VAT INVOICE Ngày 13 tháng 08 năm 2019 Họ và tên người mua hàng/(Buyer): Tên đơn vị/ (Company): Công ty TNHH Lee Shin International MST/(Tax code): .0303148710 Mã KH/(Cust. Code): Địa chỉ/(Address): Lô 18, đường Tân Tạo, Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP HCM Hình thức thanh toán/(Method of payment): Chuyển khoản TT TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền No Description Unit Quantity Unit price Amount Phí gia công theo HĐ số 06/2019/GC/LS-DMH ngày 01/06/2019 1 Áo mã 6-6501 PO#LS Cái 9.901 23.000 227.723.000 Trường2 Áo mã 6-6503 PO#LSĐại Cáihọc19.961 Kinh23.000 tế459.103.000 Huế 3 Áo mã 2-6703 PO#LS Cái 5.983 23.000 137.609.000 4 Áo mã 6-6502 PO#LS Cái 14.408 24.500 352.996.000 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Tổng cộng/ (Total): 50.253 1.177.431.000 Thuế suất GTGT/(VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT/(VAT Amount): 117.743.100 Tổng cộng tiền thanh toán/ (Grand total): 1.295.174.100 Số tiền viết bằng chữ/(Amount in words): Một tỉ hai trăm chín mươi lăm triệu một trăm bảy mươi tư ngàn một trăm đồng. NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BUYER SALES EXECUTIVE GENERAL DIRECTOR Kế toán công nợ phải thu khách hàng nhận bộ chứng từ bao gồm Hợp đồng gia công và Hóa đơn GTGT được Phòng Điều hành May chuyển lên. Kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ rồi hoàn thiện trên phần mềm kế toán. Hạch toán nợ phải thu khách hàng Nợ TK 131 (Công ty TNHH Lee Shin International) 1.295.174.100 đ Có TK 3331 117.743.100 đ Có TK 5111 1.177.431.000 đ Khi việc hạch toán lên phần mềm đã hoàn tất, hệ thống sẽ tự cập nhật lên các sổ: Sổ chi tiết phải thu khách hàng, Sổ tổng hợp phải thu khách hàng và Bảng kê chứng từ theo TK 131. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.3. Sổ chi tiết phải thu khách hàng tháng 8/2019 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa SỔ CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG Tháng 08 năm 2019 Tài khoản: 131 - Phải thu của khách hàng Chứng từ Tài khoản Phát sinh Phát sinh ngoại tệ Diễn giải Mã Ngày Số đối ứng Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Dư đầu kỳ 119.569.100.920 2.043.665.659 3.734.320,08 30.385,94 HD 01/08/2019 00001008 Áo quần các loại 175 Trần 33311-1 181.727 Hưng Đạo xuất bán HD 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 33311-1 117.743.100 06/2019 ngày 01/06/2019 HD 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 51123-4 352.996.000 06/2019 ngày 01/06/2019 HD 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 51123-5QB 824.435.000 06/2019 ngày 01/06/2019 XK 24/08/2019 08.2/19HUE- SP sợi xuất khẩu ( giao tại 51121 1.076.310.299 46.523,03 EDPA cảng Đà Nẵng ) ( PX: 1427- 21/08/2019) HĐ: 8/19HUE- EDPA Tổng phát sinh 137.191.767.234 138.120.651.754 4.401.245,14 4.444.983,02 Dư cuối kỳ 116.596.550.741 3.660.196,26 Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . . . Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.4. Sổ thổng hợp phải thu khách hàng tháng 8/2019 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên SỔ TỔNG HỢP PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG Tháng 08 năm 2019 Tài khoản: 131 Dư đầu Phát sinh Dư cuối Mã Tên khách hàng Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Khách hàng nước ngoài 86.547.678.925 699.414.574 101.869.459.028 102.988.699.903 84.902.906.342 173.882.866 131-EDPA EDPA USA 3.290.339.418 2.152.853.213 3.290.339.418 2.152.853.213 INCORPORATDE Khách hàng trong nước 30.300.301.954 1.336.123.659 29.814.089.066 30.186.853.213 29.993.854.813 1.402.440.665 ngoài tập đoàn ( Mua bán khác ) 331-LEESHIN Công ty TNHH LEE SHIN 1.295.174.100 1.295.174.100 INTERNATIONAL Khách hàng trong nước 2.247.262.228 1.452.759.057 819.671.735 2.880.349.550 ngoài tập đoàn ( Gia công ngoài, Xây dựng cơ bản ) Khách hàng trong nước 343.106.226 8.127.426 3.892.367.083 3.922.569.903 309.468.980 4.693.000 trong tập đoàn Nội bộ Công ty 117.052.987 163.093.000 202.857.000 77.288.987 Đối tượng khác 13.698.600 13.698.600 Tổng cộng: 119.569.100.920 2.043.665.659 137.191.767.234 138.120.651.754 118.177.567.272 1.581.016.531 Ngày . . . . . tháng . . . . . Kế toán ghi sổ Kếnăm toán . . trưởng. . . . . SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.5. Bảng kê chứng từ theo TK 131 tháng 08/2019 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 122HUẾ Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN Tháng 08 năm 2019 Tài khoản: 131 - Phải thu của khách hàng Vế phát sinh: * - Tất cả Chứng từ Phát sinh Diễn giải Tk đối ứng Ngày Nợ Có Nợ Có 131 - Phải thu của khách hàng Dư đầu kỳ - 131 119.569.100.920 2.043.665.659 Tổng phát sinh - 131 137.191.767.234 138.120.651.754 Dư cuối kỳ - 131 116.596.550.741 1311 - Phải thu của khách hàng - ngắn hạn Dư đầu kỳ - 1311 119.569.100.920 2.043.665.659 Tổng phát sinh - 1311 137.191.767.234 138.120.651.754 Dư cuối kỳ - 1311 116.596.550.741 1311-1 - Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Ngoài Tập đoàn Dư đầu kỳ - 1311-1 119.225.994.694 2.035.538.233 01/08/2019 00001008 Áo quần các loại 175 Trần Hưng Đạo 33311-1 181.727 xuất bán 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 06/2019 33311-1 117.743.100 ngày 01/06/2019 SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 06/2019 51123-4 352.996.000 ngày 01/06/2019 13/08/2019 0001051 Gia công theo hợp đồng số 06/2019 51123-5QB 824.435.000 ngày 01/06/2019 24/08/2019 08.2/19HUE- SP sợi xuất khẩu ( giao tại cảng Đà 33311-1 EDPA Nẵng ) ( PX: 1427-21/08/2019) HĐ: 8/19HUE-EDPA 24/08/2019 08.2/19HUE- SP sợi xuất khẩu ( giao tại cảng Đà 51121 1.076.310.299 EDPA Nẵng ) ( PX: 1427-21/08/2019) HĐ: 8/19HUE-EDPA Tổng phát sinh - 1311-1 133.299.400.151 134.198.081.851 Dư cuối kỳ - 1311-1 116.291.774.761 1311-2 - Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Trong Tập đoàn Dư đầu kỳ - 1311-2 343.106.226 8.127.426 07/08/2019 0000984 SP sợi gia công 33311-1 14.288.400 Tổng phát sinh - 1311-2 3.892.367.083 3.922.569.903 Dư cuối kỳ - 1311-2 304.775.980 1312 - Phải thu của khách hàng - dài hạn Dư đầu kỳ - 1312 Tổng phát sinh - 1312 Dư cuối kỳ - 1312 Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . . . Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng SVTH: Lê Thị Thúy VyTrường Đại học Kinh tế Huế 55
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Ngày 02/10/ 2019, Công ty TNHH Lee Shin International thanh toán cho Công ty Cổ phần Dệt May Huế thông qua Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Huế. Sau khi hoàn tất quá trình thanh toán, Ngân hàng gửi Giấy báo có cho doanh nghiệp. Biểu 2.6. Giấy báo có ngày 02/10/2019 Căn cứ vào Giấy báo có của Ngân hàng, kế toán đối chiếu với hóa đơn và tiến hành hạch toán giảm khoản phải thu trên phần mềm: TrườngNợ TK 112 Đại học Kinh 1.294.461.754tế Huếđ Nợ TK 641 712.346 đ Có TK 131(Công ty TNHH Lee Shin International) 1.295.174.100 đ SVTH: Lê Thị Thúy Vy 56
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú  Ví dụ 2: Kế toán nợ phải thu khách hàng nước ngoài: Ngày 21/08/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế bán sản phẩm sợi cho EDPA USA, INC. Ngày 03/08/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế ký hợp đồng số 08/19 HUE- EDPA về việc bán sản phẩm sợi cho EDPA USA, INC. Biểu 2.7. Hợp đồng số 08/19 HUE-EDPA HỢP ĐỒNG MUA BÁN Số: 08/19 HUE-EDPA Ngày: 03/08/2019 NGƯỜI BÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên- Huế. NGƯỜI MUA: EDPA USA, INC. Địa chỉ: 350 FIFTHAVE.STE 6405 NEW YORK, NY 10118 Qua bàn bạc, trao đổi hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán bao gồm các điều khoản, điều kiện cam kết sau: Điều 1. MẶT HÀNG-SỐ LƯỢNG-GIÁ CẢ: Số lượng (Kg) Đơn giá Thành tiền STT Mặt hàng (+/- 5%) (đ/kg) (USD) Sợi Ne 30/1 48% 1 Polyester/52% Cotton chải 42,000 2.22 93,240 thô dệt kim - Cộng thành tiền bằng chữ: Chín mươi ba ngàn hai trăm bốn mươi dollars. Điều 2. CHẤT LƯỢNG - Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn như mô tả đã đề cập ở trên. TrườngĐiều 3. BAO BÌ ĐÓNG Đại GÓI học Kinh tế Huế - Đóng gói trong thùng carton 12 quả/thùng. Trọng lượng tịnh: 22,68 kg. Điều 4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Thanh toán bằng Thư tín dụng trả ngay được lập trước ngày 10/08/2019 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 57
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú - Bên thụ hưởng: Công ty Cổ phần Dệt May Huế Địa chỉ: 122 Dương thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương việt Nam, Chi nhánh Huế Số TK: 016.137.000.4025 Điều 5. VẬN CHUYỂN Hạn cuối vận chuyển: 05/09/2019 Cảng chất hàng: Cảng Đà Nẵng Cảng nhận hàng: Turkey Chứng từ thanh toán: Vận đơn, Hóa đơn 03 bản gốc, danh sách kiện hàng 03 bản gốc, giấy chứng nhận xuất xứ 01 bản gốc và 01 bản photo Điều 6. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Tất cả các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này không đạt được thỏa thuận hòa giải cuối cùng sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Tất cả các chi phí cho trọng tài và các khoản phí khác sẽ do bên thua kiện chịu. Điều 7. NHỮNG THỎA THUẬN KHÁC Tất cả sửa đổi hợp đồng, thỏa thuận bổ sung chỉ có hiệu lực sau khi hai bên xác nhận bằng văn bản. Trong trường hợp nghi ngờ về việc giải thích các điều khoản thương mại có trong hiện tại văn bản, cả hai bên sẽ đề cập đến các điều khoản thương mại quốc tế. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này có hiệu lực qua fax hoặc email. ĐẠI ĐIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 58
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Ngày 21/08/2019, căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa hai bên, Phòng Kinh doanh (Chuyên quản lý về Sợi) tiến hành lập hóa đơn số 08.2/19 HUE-EDPA kèm Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ gồm 3 liên: Liên 1 lưu trữ, liên 2 gửi phòng Kế hoạch XNK và liên 3 gửi Phòng Tài chính kế toán. Biểu 2.8. Hóa đơn số 08.2/19 HUE-EDPA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ HUE TEXTILE-GARMENT JOINT STOCK COMPANY ĐC: Số 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương Thị xã Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI Số: 08.2.19 HUE-EDPA Ngày: 21/08/2019 Bên mua: EDPA USA INCORPORATED, 350 5TH AVENUE, STE 6405, 10118 NY U.S.A Bên bán: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 122 DUONG TRIEU TUOC, THUY DUONG WARD, HUONG THUY TOWN, T.T HUE TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Sợi Ne 30/1 48% Polyester/52% Kg 20,956.32 2.22 USD/KG 46,523.03 USD Cotton chải thô dệt kim Tổng giá CIF Bằng chữ: Bốn mươi sáu ngàn năm 46,523.03 USD trăm hai mươi ba dollars ba cent Tổng giá FOB 44,345.68 USD Giá trị bảo hiểm 102.35 USD TrườngPhí khác Đại học Kinh2,075.00 USD tế Huế ĐẠI DIỆN CÔNG TY SVTH: Lê Thị Thúy Vy 59
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.9. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ Mẫu số: HUE TEXTILE-GARMENT JOINT STOCK COMPANY 03XKNB3/006 ĐC: Số 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương HUEGATEX Thị xã Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế Ký hiệu: ĐT: 054.3864337 – Fax: 054.3864338 AA/19P MST/Tax code: 3300100628 PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Ngày 21 tháng 08 năm 2019 Căn cứ lệnh đều động số: 2/19/Hue Ngày: 21 Tháng 8 Năm 2019 Của: GIÁM ĐỐC ĐỀU HÀNH về việc: Xuất khẩu EDPA Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Văn Lộc Hợp đồng số: 08/19 HUE-EDPA Xuất tại kho: Sợi-Đ/c Toàn Nhập tại kho: Cảng Đà Nẵng TÊN NHÃN HIỆU, QUI CÁCH, ĐƠN VỊ SỐ ĐƠN THÀNH TT PHẨM CHẤT VẬT TƯ TÍNH LƯỢNG GIÁ TIỀN Sợi Ne 30/1 48% Polyester/52% Cotton chải thô dệt kim Gồm: 924 kiện=11.088 lõi Kg 20.956,32 2,220 46.523,03 1 *Gồm:1 mục *Xe Container 43C 181 06 V/c Tổng cộng 20.956,32 46.523,03 Người lập Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 60
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Phòng Kế hoạch XNK căn cứ vào hóa đơn, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và làm việc với phía nước ngoài, tiến hành khai tờ khai hải quan. Biểu 2.10. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 61
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Vy 62