Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế

pdf 110 trang thiennha21 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ Trường ĐạiLÊ TH họcỊ THU KinhHIỀN tế Huế KHÓA HỌC: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ SVTH: Lê Thị Thu Hiền Giáo viên hướng dẫn: MSV: 14K4051063 Th.S Phan Xuân Quang Minh Lớp: K48C – Kế toán KhóaTrường học: 2014 - 2018 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế, được sự chỉ bảo và giảng dạy của Quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học tại trường. Và trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế tôi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở Công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại Công ty. Cùng sự nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế”. Trước hết, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc tới Quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên – Th.S. Phan Xuân Quang Minh đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này trong thời gian qua. Tiếp đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị Phòng Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Với trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Cuối cùng, tôi kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sTrườngự nghiệp cao quý. Đại Đồng họckính chúc Kinh các anh, chtếị trong Huế Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Lê Thị Thu Hiền SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  4. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SXKD: Sản xuất kinh doanh. NVL: Nguyên vật liệu. CCDC: Công cụ dụng cụ. TSCĐ: Tài sản cố định. BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh. BCĐKT: Bảng cân đối kế toán. CPSX: Chi phí sản xuất. CP BTP: Chi phí bán thành phẩm. NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp. NCTT: Nhân công trực tiếp. SXC: Sản xuất chung. KLXLDD: Khối lượng xây lắp dở dang. GTGT: Giá trị gia tăng. TK: Tài khoản. GĐ: Giai đoạn. PP KKTX: Phương pháp kê khai thường xuyên. PP KKĐK: Phương pháp kiểm kê định kỳ. BHXH: Bảo hiểm xã hội. BHYT: Bảo hiểm y tế. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp. KPCĐ: Kinh phí công đoàn. TTBTDTCTrườngĐ: Trung tâm bĐạiảo tồn di họctích Cố đô Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động trong Công ty qua 3 năm 2015-2017 45 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 48 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 52 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 631 19 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 41 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán 42 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu 57 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản qua 3 năm 2015 - 2017 49 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm 2015 - 2017 50 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  6. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU Biểu 2.1: Trích Giấy đề nghị xuất vật tư số YC00015 57 Biểu 2.2: Trích Phiếu xuất kho số XK00013 58 Biểu 2.3: Trích sổ chi tiết TK 15421 59 Biểu 2.4: Trích Phiếu xuất kho công cụ lao dộng số XK00015 60 Biểu 2.5: Trích Bảng chấm công xưởng men tháng 11/2017 62 Biểu 2.6: Trích Bảng tính lương nhân công xưởng men tháng 11/2017 63 Biểu 2.7: Trích chứng từ phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ số KH0004 65 Biểu 2.8: Trích Phiếu chi số PC000085 66 Biểu 2.9: Trích Sổ chi tiết TK 1542 Quý 4/2017 68 Biểu 2.10: Trích Bảng tính giá thành Quý 4/2017 70 Biểu 2.11: Trích Bảng kê sản phẩm nhập kho Quý 4/2017 72 Biểu 2.12: Trích Phiếu xuất kho số XK00025 75 Biểu 2.13: Trích Phiếu xuất kho số XK00018 76 Biểu 2.14: Trích Bảng tổng hợp vật tư cho từng hạng mục Quý 4/2017 77 Biểu 2.15: Trích Bảng tính lương nhân công tu bổ tháng 11/2017 80 Biểu 2.16: Trích Bảng tổng hợp chi phí nhân công tu bổ Quý 4/2017 81 Biểu 2.17: Trích Bảng tổng hợp chi phí thuê máy tháng 10 83 Biểu 2.18:Trường Trích Bảng tổng Đạihợp chi phí học máy thi côngKinh Quý 4 cho tế từ ngHuế hạng mục 84 Biểu 2.19: Trích Bảng tính lương nhân viên quản lý thi công tháng 10 85 Biểu 2.20: Trích Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Quý 4 86 Biểu 2.21: Trích Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1541 chi tiết cho hạng mục 87 Biểu 2.22: Trích Bảng tính giá thành sản phẩm tu bổ 89 SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  7. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Kết cấu đề tài: 4 7. Tính mới của đề tài: 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 5 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí. 5 1.1.1.1. Khái niệm. 5 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 5 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành. 8 1.1.2.1. Khái niệm. 8 1.1.2.2. Phân loại giá thành. 8 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành 9 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10 1.1.5. Xác định đối tượng tập hợp chí phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10 1.1.5.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí. 10 1.1.5.2. Xác định đối tượng tính giá thành. 11 1.1.5.3. Phương pháp phân bổ chi phí: 11 1.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhTrường nghiệp sản xuất côngĐại nghi ệp.học Kinh tế Huế 12 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí: 12 1.2.2. Phân loại và tập hợp chi phí: 12 1.2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: 12 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 14 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 15 1.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 17 1.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 18 SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  8. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 20 1.2.6. Tính giá thành sản phẩm. 22 1.2.6.1. Đối tượng tính giá thành: 22 1.2.6.2. Phương pháp tính giá thành: 22 1.2.7. Kỳ tính giá thành. 25 1.3. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 25 1.3.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp. 25 1.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí: 26 1.3.3. Phân loại và tập hợp chi phí: 26 1.3.3.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: 26 1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 28 1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: 30 1.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: 31 1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất. 33 1.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 34 1.3.6. Tính giá thành sản phẩm. 35 1.3.6.1. Đối tượng tính giá thành. 35 1.3.6.2. Phương pháp tính giá thành. 35 1.3.7. Kỳ tính giá thành. 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ. 38 2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. 38 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 38 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 39 2.1.2.1. Chức năng. 39 2.1.2.2. Nhiệm vụ. 40 2.1.3.Trường Cơ cấu tổ ch ứĐạic bộ máy quhọcản lý tại CôngKinh ty. tế Huế 41 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 42 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 42 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty. 43 2.1.5. Tình hình nguồn lực của Công ty trong 3 năm 2015-2017. 44 2.1.5.1. Tình hình lao động trong Công ty. 44 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn trong Công ty. 47 2.1.5.3. Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm. 51 SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  9. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. 54 2.2.1. Đặc điểm về sản xuất vật liệu truyền thống và tu bổ công trình tại Công ty. . 54 2.2.2. Đặc điểm về chi phí sản xuất và hệ thống tài khoản: 55 2.2.3. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vật liệu truyền thống tại Công ty. 55 2.2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vật liệu truyền thống.55 2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 56 2.2.3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 67 2.2.3.4. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 69 2.2.3.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 69 2.2.4. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tu bổ tại Công ty. 73 2.2.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tu bổ. 73 2.2.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 73 2.2.4.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 87 2.2.4.4. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 88 2.2.4.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ 91 3.1. Đánh giá chung về công tác bộ máy kế toán tại Công ty. 91 3.1.1. Ưu điểm. 91 3.1.2. Nhược điểm. 91 3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 91 3.2.1. Ưu điểm. 91 3.2.2. Nhược điểm. 93 3.3.Trường Một số giải pháp Đạinhằm cải thihọcện công Kinhtác kế toán chi tế phí sHuếản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 95 3.3.1. Đối với công tác kế toán chung tại Công ty. 95 3.3.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 99 1. Kết luận. 99 2. Kiến nghị. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập theo xu thế phát triển chung của thế giới là một điều tất yếu trong mục tiêu chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc hội nhập trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam ta hiện nay mang lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng không ít những khó khăn, thử thách. Để có thể trả lời cho câu hỏi: “Hội nhập như thế nào? Làm sao để có thể song hành cùng các doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung?”, các doanh nghiệp Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng tìm cho mình một vị thế xứng đáng, một chỗ đứng vững chắc trong thị trường ngày nay, họ không ngừng mở rộng thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao để thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, điều quan trọng hơn hết là mỗi doanh nghiệp, công ty cần phải hiểu rõ được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của mình nhằm đưa ra các quyết định quản trị, quyết định sản xuất phù hợp. Doanh nghiệp cần làm tốt công tác phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh để có những định hướng, thay đổi đúng đắn cũng như đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Một trong những chỉ tiêu kinh tế luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, nắm giữ yếu tố quan trọng trong việc thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung, đó chính là chỉ tiêu chi phí. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp sản xuất, trong tất cả các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất chiếm phần lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp mình để đưa ra những quyết định về việc quản lýTrường chi phí sản xuất m Đạiột cách h ợhọcp lý, kiể mKinh soát chi ph ítế hiệu Huếquả giúp giảm giá thành sản phẩm. Đi đôi với việc tập hợp chi phí sản xuất thì tính giá thành sản phẩm theo phương pháp nào cũng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần xem xét để quyết định xem tính giá thành phẩm theo phương pháp nào là có lợi cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng đắn, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được những chi phí bất hợp lý, giảm giá thành, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế là công ty hoạt động trên 2 mảng: tu bổ công trình và sản xuất vật liệu truyền thống dưới sự kiểm soát của Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phục chế, sản xuất lại những vật liệu xây dựng truyền thống phục vụ, cũng như trùng tu, sửa chữa, tôn tạo di tích lịch sử đang xuống cấp với chi phí sản xuất, trùng tu thấp nhất. Chính vì vậy, Công ty cần quản lý tốt chi phí các yếu đố đầu vào cấu thành nên sản phẩm nhằm giảm giá thành sản xuất cũng như thi công công trình. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế, vận dụng những kiến thức đã học ở trường cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán tại công ty, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau: - Hệ thống lại những lý luận cơ bản của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xây lắp để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu vấn đề. - Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất và sản phẩm tu bổ tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - ĐTrườngề xuất một số biện Đạipháp, kiế nhọc nghị nhằ mKinh cải thiện công tế tác Huếkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán của đơn vị nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp 4. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. Về thời gian: - Số liệu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty giai đoạn 2015 – 2017. - Số liệu sử dụng để phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quý IV năm 2017 của công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này, nhằm mục đích tìm hiểu, thu thập số liệu để phân tích và đi đến kết luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: - Phương pháp quan sát: quan sát quy trình thực hiện việc xử lí các chứng từ kế toán, định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như các công việc hằng ngày của các anh, chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. - Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị hoặc các nhân viên kế toán của công ty. - Phương pháp thu thập: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các số liệu, tài liệu kế toán của công ty. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu cácTrường tài liệu liên quan Đại đến đề tài học như sách, Kinh giáo trình, cáctế ngu Huếồn thông tin trên Internet và các tài liệu kế toán khác nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu.  Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: - Phương pháp so sánh: Đối chiếu số liệu, phân tích số liệu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng lao động tại công ty. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Dùng để tổng hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phân tích số liệu để đưa ra nhận định, kết luận. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hạch toán theo các tài khoản đối ứng vào các sổ sách kế toán có liên quan. Từ đó, đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ sách và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 6. Kết cấu đề tài: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. Chương 3: Một số giải pháp cải thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 7. Tính mới của đề tài: - Tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hoạt động trên cả hai mảng là tu bổ, tôn tạo di tích và sản xuất vật liệu truyền thống. - Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí. 1.1.1.1. Khái niệm. “Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD); hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực kinh tế, về tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động SXKD. Nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, góc độ, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh” (Huỳnh Lợi, “Kế toán chi phí”, 2009) 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm rất nhiều loại với những nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích, công dụng khác nhau. Vì vậy, phụ thuộc vào mục đích hoạt động, cách thức quản lý mà nhà quản trị lựa chọn tiêu thức để Trườngphân loại chi phí ph Đạiù hợp, đạ t họcmục tiêu quKinhản lý chi ph ítế trong Huế doanh nghiệp. Sau đây là một số cách phân loại:  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: Theo tiêu thức này, chi phí trong kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: giá mua và chi phí mua của nguyên vật liệu (NVL) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thi công công trình. Yếu tố này bao gồm các chi phí NVL chính, NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí vật liệu khác. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí nhân công: gồm các khoản tiền lương chính, phụ; phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. - Chi phí công cụ dụng cụ: gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ vào hoạt động SXKD hoặc thi công công trình. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động SXKD hoặc thi công công trình. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động SXKD như giá dịch vụ điện nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa phương tiện. - Chi phí khác bằng tiền: gồm tất cả các chi phí SXKD bằng tiền tại doanh nghiệp. Với cách phân loại này, những chi phí có tính chất, nội dung kinh tế giống nhau được xếp vào một yếu tố chi phí giúp nhà quản lý biết được kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng chi phí, qua đó đánh giá được tình hình thực hiện dự toán chi phí. Cách phân loại này còn là cơ sở để doanh nghiệp lập Bảng thuyết minh BCTC, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất thi công cho kỳ sau.  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế. Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc hạng mục công trình. Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác,Trường kịp thời khi phát Đạisinh. học Kinh tế Huế - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất sản phẩm. - Chi phí sử dụng máy thi công (trong hoạt động xây lắp, thi công xây dựng công trình): gồm chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình bao gồm: tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, khấu hao máy thi công, SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí sản xuất chung: gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng, tại công trình thi công; chi phí công cụ dụng cụ (CCDC) dùng trong sản xuất; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định (TSCĐ) khác dùng trong hoạt động sản xuất; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất. - Chi phí bán hàng (chi phí lưu thông): là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Cách phân loại này được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp kể cả sản xuất sản phẩm và thi công công trình. Với cách phân loại này sẽ giúp nhà quản trị quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kỳ tính kết quả, chi phí trong kỳ kế toán chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ. Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong hoạt động sản xuất. Chi phí sản phẩm phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ SXKD, kỳ tính kết quả kinh doanh. - ChiTrường phí thời kỳ: là nh Đạiững chi phí học phát sinh Kinh và ảnh hưở ngtế trự cHuế tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ là những chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận, chúng không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào. Ví dụ: chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, Ở những doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm phát sinh dưới hình thức chi phí sản xuất. Sau đó, chúng chuyển hóa thành giá trị thành phẩm tồn kho, giá trị thành phẩm chờ bán. Khi tiêu thụ, chúng chuyển hóa thành giá vốn hàng bán được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) trong kỳ. Ngược lại, chi phí thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ được ghi nhận trên BCKQKD. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp  Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác về chi phí. - Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động bao gồm định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. - Căn cứ vào khả năng kiểm soát chi phí, chi phí được phân thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành. 1.1.2.1. Khái niệm. “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.” (Huỳnh Lợi, “Kế toán chi phí”, 2009) Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí khác nhau. Cụ thể: - Đối với ngành sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Đối với ngành xây lắp, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. 1.1.2.2. Phân loại giá thành. CóTrường nhiều loại giá thành Đại khác nhau, học tuỳ theo Kinh lĩnh vực ho tếạt độ ng,Huế yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng. Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm thường được chia thành: Giá thành định mức: giá thành được xây dựng trên tiêu chuẩn của chi phí định mức, là cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, chi phí tiêu chuẩn. Giá thành kế hoạch (dự toán): giá thành được xây dựng trên cơ sở giá thành định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp Giá thành thực tế: giá thành được tính toán dựa trên chi phí thực tế phát sinh. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành. Chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành được biểu hiện như sau: - Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế khai thác trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc đã sản xuất hoàn thành. - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. - Giá thành sản phẩm sản xuất được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ báo cáo. Có thể khái quát qua biểu đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí Chi phí thiệt hại trong sản xuất Trường Đại học Kinh tếsản xuHuếất dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Và quan hệ này được biểu hiện bằng công thức sau: Giá thành CPSX dở CPSX phát CPSX dở Điều chỉnh = + - - sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ giảm giá thành SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.  Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành phẩm. - Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng yêu cầu quản lý. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, tổng hợp kết quả qua hạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. - Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.  Mục tiêu của kế toán chi phí và tính giá thành phẩm. - Cung cấp thông tin về chi phí, giá thành của sản phẩm để xác định giá vốn thành phẩm, giá vốn hàng bán. - Cung cấp thông tin về chi phí, giá thành của sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí, đánh giá chi phí. - Cung cấp thông tin về chi phí, giá thành của sản phẩm phục vụ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. 1.1.5. Xác định đối tượng tập hợp chí phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.1.5.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí (phânTrường xưởng, bộ phận, quyĐại trình shọcản xuất, ) Kinh và nơi chịu tếchi phí Huế (sản phẩm A, sản phẩm B, ) Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất dựa vào các căn cứ sau đây: - Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. - Dựa vào đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh. - Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm. - Dựa vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ sách chi tiết về chi phí sản xuất. 1.1.5.2. Xác định đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. 1.1.5.3. Phương pháp phân bổ chi phí:  Phân bổ trực tiếp: Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí được tập hợp vào từng đối tượng chịu chi phí (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ).  Phân bổ gián tiếp: Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí được thành từng nhóm và chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng như số ca máy hoạt động, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, . Ta có công thức tính hệ số và mức phân bổ chi phí như sau: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí Hệ số phân bổ Tiêu thức phân bổ Trường Đại= học Kinhx tế Huế cho đối tượng i chi phí của đối tượng i Vì Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và hoạt động trên cả 2 mảng sản xuất và xây lắp nên tôi xin trình bày cơ sở lý luận về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo cả 2 mảng hoạt động theo Thông tư 133. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí: Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, tùy theo cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, công tác tính giá thành sản phẩm mà các đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác định là phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm, 1.2.2. Phân loại và tập hợp chi phí: Trong lĩnh vực sản xuất, giá thành của sản phẩm sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm; - Chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm; - Chi phí sản xuất chung phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. 1.2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:  Khái niệm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất. Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, khoản mục chi phí NVL trực tiếp bao gồm: chi phí về NVL chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất. Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.  ChTrườngứng từ. Đại học Kinh tế Huế - Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng. - Phiếu xuất kho NVL, vật tư, công cụ dụng cụ. - Bảng phân bổ NVL và CCDC. - Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ cái TK 154. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ. Bên Có: - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập kho lại. - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có). - Kết chuyển chi phí NVL vượt trên mức bình thường. - Kết chuyển chi phí NVL vào bên Nợ TK 155 khi hoàn thành sản xuất, nhập kho thành phẩm. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  Nguyên tắc hạch toán: Đối với sản xuất công nghiệp, chi phí NVL trực tiếp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.  Phương pháp hạch toán: - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang TrườngCó TK 152,153 Đại học Kinh tế Huế - Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm. + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331,141, 111,112, SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp + Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua đã có thuế GTGT) Có các TK 331,141, 111,112, . - Trường hợp số nguyên liệu,vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:  Khái niệm. Đối với sản xuất công nghiệp, chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất.  Chứng từ. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng thanh toán lương. - Phiếu chi lương.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ Cái TK 154.  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từngTrường khoản mục chi phí Đạiđể tập hợ phọc chi phí nhân Kinh công trực titếếp, k ếHuết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 155 khi nhập kho thành phẩm. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  Phương pháp hạch toán: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. - Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3382,3383,3384, 3385, 3388). - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 335 - Chi phí phải trả. 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung  Khái niệm. Chi phí sản xuất chung: gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên liên quan đến quá trình sản xuất. Đối với sản xuất công nghiệp, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng; chi phí NVLTrường dùng trong máy móc Đại thiết b ị;học chi phí CCDC Kinh dùng trong tế sả nHuế xuất; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác dùng trong hoạt động sản xuất; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất.  Chứng từ. - Hóa đơn điện nước, thuê nhà xưởng. - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Bảng phân bổ chi phí CCDC. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Phiếu xuất kho. - Bảng lương.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ Cái TK 154  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí sản xuất chung, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung trong quá trình sản xuất với nội dung kinh tế và kết cấu như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có). - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 155 khi nhập kho thành phẩm. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  Phương pháp hạch toán: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả, cho nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. - CácTrường khoản trích theo Đại lương cho học nhân viên Kinh quản lý phân tế xưở ngHuế sản xuất, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3382,3383,3384, 3385, 3388). - Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng chung cho hoạt động sản xuất sản phẩm, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152,153 SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp - Khi xuất kho công cụ dụng cụ có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước Có TK 153 – công cụ dụng cụ. - Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 242 – Chi phí trả trước. - Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. - Chi phí điện, nước, điện thoại, thuộc phân xưởng, bộ phận, sản xuất, công trình ghi; + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (giá mua chưa thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 (tổng thanh toán). + Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (giá mua đã có thuế GTGT) TrườngCó TK 331,141, Đại 111,112, học (tổng Kinh thanh toán). tế Huế - Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. 1.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sau khi tiến hành phân loại, tập hợp và phân bổ chi phí, kế toán sẽ thực hiện tổng hợp và kết chuyển chi phí sản xuất vào từng đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp theo Thông tư 133 thì tất cả chi phí phát sinh trong kỳ từ đầu đều được hạch toán vào TK 154 nên ở đây không có bước kết chuyển chi phí sản xuất nữa. Cuối kỳ, kế toán thực hiện kiểm tra, tổng hợp các chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm. - Giá thành của sản phẩm sản xuất là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. + Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho, ghi: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. + Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng hoặc các công ty về dịch vụ khi hoàn thành dịch vụ, kế toán hạch toán, ghi: Nợ TK 632 –Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 1.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Với phương pháp này: - Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục; - Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ; - Mọi biến động vật tư không được theo dõi, phản ánh trên TK 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản “Mua hàng” (TK 611); - Cuối kỳ, không kết chuyển chi phí vào TK 154 để xác định giá thành sản phẩm, mà đượcTrường kết chuyển vào tài Đạikhoản 631. học Kinh tế Huế  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất”: tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm với nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ; SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 “ Giá vốn hàng bán”. - Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 631 – “Giá thành sản xuất” 611 154 Kết chuyển chi phí Kết chuyển chi phí sản NVL trực tiếp xuất dở dang cuối kỳ 334, 338 632 Kết chuyển chi phí Tổng sản phẩm hoàn thành nhân công trực tiếp 111, 112, 331, 334, 338, 214, Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 631 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm hay quá trình thi công. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có 4 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:  Đánh giá chi phí sản xuất dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (cả chính và phụ) Phương pháp này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% - 80% trở lên). Phương pháp này chỉ tính chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, các chi phí khác tính cho thành phẩm. Như vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: CP NVL chính dở CP NVL (chính hoặc trực + Số lượng sản CPSX dở dang đầu kỳ tiếp) phát sinh trong kỳ = x phẩm dở dang dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở cuối kỳ + hoàn thành trong kỳ dang cuối kỳ  Đánh giá chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. PhTrườngương pháp này tính Đại toàn b ộ họcchi phí s ảKinhn xuất cho s ảtến ph ẩmHuế dở dang cuối kỳ theo mức độ thực hiện. Như vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: - Chi phí nhóm 1: Những chi phí phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp CP nhóm 1 dở dang CP nhóm 1 thực tế + CP nhóm 1 đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng sản dở dang = x phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ + hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ - Chi phí nhóm 2: Những chi phí phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và các sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: CP nhóm 2 dở CP nhóm 2 thực tế phát CP + dang đầu kỳ sinh trong kỳ x Số lượng Tỷ lệ nhóm 2 = sản phẩm dở x hoàn dở dang Số lượng sản Số lượng sản Tỷ lệ + dang cuối kỳ thành cuối kỳ phẩm hoàn phẩm dở x hoàn thành trong kỳ dang cuối kỳ thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp này tuy tính toán phức tạp nhưng đạt được kết quả chính xác cao, có độ tin cậy cao và phù hợp với chuẩn mực hàng tồn kho. Vì vậy, phương pháp này được áp dụng phổ biến để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở nhiều doanh nghiệp.  Đánh giá chi phí sản xuất dở dang theo chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch). Các phương pháp trên, chi phí sản xuất dở dang được tính trên cơ sở chi phí thực tế. Đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất chuTrườngẩn xác, đánh giá s ảĐạin phẩm dởhọc dang cu ốKinhi kỳ có thể tínhtế theo Huế chi phí kế hoạch hay chi phí định mức. Như vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm Tỷ lệ hoàn Chi phí kế hoạch = ∑ x x dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ thành của mỗi sản phẩm SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.6. Tính giá thành sản phẩm. 1.2.6.1. Đối tượng tính giá thành: Trong sản xuất công nghiệp, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý; đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm; khả năng, điều kiện hạch toán và yêu cầu quản lý, đối tượng tính giá thành có thể được xác định là từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng, từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất. 1.2.6.2. Phương pháp tính giá thành: Tính giá thành, thực chất là tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng sản phẩm. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành các sản phẩm sản xuất có những phương pháp sau đây: - Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). - Phương pháp hệ số. - Phương pháp tỷ lệ. - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. - Phương pháp phân bước. Trong bài nghiên cứu này, tôi chỉ giới thiệu các tính giá 3 phương pháp được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.  Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). Phương pháp này thường áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đốiTrường tượng tập hợp chi phĐạií được chhọcọn trùng vKinhới đối tượng tếtính giHuếá thành. Tính giá thành được thực hiện như sau: Tổng giá CPSX CPSX CPSX Điều chỉnh thành thực = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm giá tế sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Áp dụng với những quy trình công nghệ sản xuất mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ. Đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành gắn liền với sản phẩm chính. Để tính tổng giá thành của một loại hay một nhóm sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ có thể được tính theo giá vốn ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu. Tính giá thành theo phương pháp này được thực hiện như sau: B1: Ước tính giá vốn sản phẩm phụ. Giá vốn sản phẩm phụ = Giá bán - Chi phí ngoài sản xuất - Lợi nhuận hoặc Giá vốn sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất x Tỷ lệ giá vốn ước tính B2: Loại trừ khỏi chi phí sản xuất để tính tổng giá thành sản phẩm chính: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị các khoản Giá vốn thực tế sản = dở dang + phát sinh - dở dang - điều chỉnh giảm - ước tính sản phẩm chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành phẩm phụ B3: Từ tổng giá thành thực tế sản phẩm chính tiếp tục sử dụng phương pháp giản đơn, hệ số, tỷ lệ để tính giá thành từng loại sản phẩm tùy thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ, kết quả sản xuất.  Phương pháp hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất nhưng kết quả Trườngtạo ra nhiều loại s ảnĐại phẩm khác học nhau nhưngKinh các sản tếphẩm Huếnày có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của quy trình. Quy trình tính toán như sau: B1: Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm. Tổng giá thành CPSX dở CPSX phát CPSX dở Điều chỉnh = + - - thực tế sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ giảm giá thành SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp B2: Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm. Giá thành định mức sản phẩm i Hệ số quy đổi sản phẩm i = Giá thành định mức nhỏ nhất của 1 loại SP trong nhóm B3: Xác định tổng sản phẩm chuẩn. Tổng số lượng Số lượng sản phẩm i = ∑ x Hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn hoàn thành B4: Xác định giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm. Tổng giá thành thực tế của nhóm SP Giá thành thực tế đơn vị SP chuẩn = Tổng số lượng SP chuẩn B5: Xác định giá thành thực tế của từng sản phẩm. Giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn Hệ số quy đổi = x đơn vị sản phẩm i vị sản phẩm chuẩn sản phẩm i B6: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm. Tổng giá thành thực Giá thành thực tế đơn Số lượng sản phẩm i = x tế của sản phẩm i vị sản phẩm i hoàn thành  Phương pháp tỷ lệ. Áp đụng đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ giản đơn sử dụng cùng loại các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị. Kết quả cho ra nhóm sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về quy cách, phẩm cấp. Giữa các sản Trườngphẩm không thể quy Đại đổi lẫn họcnhau do kKinhết cấu chi ph ítế khô ngHuế tương ứng tỷ lệ. Quy trình tính toán như sau: B1: Xác định giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Tổng giá thành CPSX dở CPSX phát CPSX dở Khoản giảm giá = + - - thực tế sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ thành sản phẩm B2: Xác định giá thành định mức của sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp Tổng giá thành sản Số lượng sản phẩm Chi phí định mức cho = ∑ x phẩm định mức hoàn thành 1 sản phẩm hoàn thành B4: Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục. Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành định mức B4: Xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm. Giá thành đơn vị Chi phí định mức cho 1 = ∑ Tỷ lệ tính giá thành x của sản phẩm i sản phẩm hoàn thành B5: Xác định tổng giá thành của từng loại sản phẩm. Tổng giá thành Số lượng sản phẩm i Giá thành đơn vị = x của sản phẩm i hoàn thành sản phẩm i 1.2.7. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Thông thường, trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán. Cụ thể: Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng, hoặc sau khi sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành. 1.3. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongTrường doanh nghi ệĐạip xây lắ phọc. Kinh tế Huế 1.3.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp. Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại hay hiện đại hóa các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, công trình dân dụng khác. Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi ngành trong nền kinh tế. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp Một số đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp như sau: - Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. - Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài. - Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yêu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ. - Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành vật chất khác. 1.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí: Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. 1.3.3. Phân loại và tập hợp chi phí: Trong lĩnh vực xây lắp, giá thành của sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản mục chi phí: - Chi phí vật liệu; - Chi phí nhân công; - Chi phí sử dụng máy thi công; - ChiTrường phí chung. Đại học Kinh tế Huế 1.3.3.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:  Khái niệm. Đối với hoạt động xây lắp, khoản mục chi phí NVL trực tiếp bao gồm: giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung). SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp  Chứng từ. - Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng. - Phiếu xuất kho NVL, vật tư, công cụ dụng cụ. - Bảng phân bổ, tổng hợp vật tư công trình. - Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ cái TK 154.  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp trong quá trình thi công với nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ. Bên Có: - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập kho lại. - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có). - Kết chuyển chi phí NVL vượt trên mức bình thường. - Kết chuyển chi phí NVL vào bên Nợ TK 632 sau khi hoàn thành nghiệm thu hạng mục công trình. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  NguyênTrường tắc hạch toán: Đại học Kinh tế Huế Đối với xây lắp, nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho (giá bình quân gia quyền; giá nhập trước, xuất trước; thực tế đích danh).  Phương pháp hạch toán: - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động thi công công trình trong kỳ, ghi: SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152 - Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hoặc thi công công trình. + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331,141, 111,112, + Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua đã có thuế GTGT) Có TK 331,141, 111,112, . - Trường hợp không xác định được nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho từng công trình, hạng mục công trình: Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi phí vật liệu) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. 1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:  KháiTrường niệm. Đại học Kinh tế Huế Đối với xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương) kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài. Chi phí này không bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công và các khoản trích theo lương và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp thi công xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp  Chứng từ. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng thanh toán lương. - Phiếu chi lương.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ Cái TK 154.  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình thi công với nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 632 sau khi hoàn thành nghiệm thu hạng mục công trình. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  Phương pháp hạch toán: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân xây lắp ghi: NợTrường TK 154 – Chi phí Đại sản xuất, họckinh doanh Kinh dở dang tế Huế Có TK 334 - Phải trả người lao động. - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân xây dựng ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 335 - Chi phí phải trả. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:  Khái niệm. Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công chỉ tập hợp trong ngành xây lắp, để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện, (kể cả loại máy phục vụ xây, lắp). Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, gồm: - Chi phí thường xuyên: chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy, ; chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu, ) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy, ). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (được hạch toán vào bên Nợ Tài khoản 242) sau đó sẽ phân bổ dần vào Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi Có Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả”, Nợ Tài khoản 154 chi tiết chi phí sử dụng máy thi công.  Chứng từ. - Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy. - Bảng trích khấu hao máy sử dụng. - PhiTrườngếu xuất kho. Đại học Kinh tế Huế - Bảng lương. - Phiếu chi  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ Cái TK 154  Tài khoản sử dụng. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công trong quá trình xây lắp với nội dung kinh tế và kết cấu như sau: Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công. Bên Có: - Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm. - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 632 sau khi hoàn thành nghiệm thu hạng mục công trình. Số dư cuối kỳ: Bên Nợ  Phương pháp hạch toán: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân chạy máy thi công ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. - Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi tiết theo từng công trình) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường) Có các TK 111,112,242,152,153,331,334,335,338 1.3.3.4. TrườngKế toán chi phí sảĐạin xuất chung học: Kinh tế Huế  Khái niệm. Đối với xây lắp, khoản mục chi phí chung bao gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên trực tiếp xây lắp, sử dụng máy thi công và SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp quản lý phân xưởng, tổ, đội; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội,  Chứng từ. - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Bảng phân bổ chi phí CCDC. - Phiếu xuất kho. - Bảng lương.  Sổ sách. - Sổ chi tiết và sổ Cái TK 154  Tài khoản sử dụng. TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản có thể mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí sản xuất chung, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung trong quá trình thi công với nội dung kinh tế và kết cấu như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có). - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 632 sau khi hoàn thành nghiệm thu hạng mục công trình. STrườngố dư cuối kỳ: Bên NĐạiợ học Kinh tế Huế  Phương pháp hạch toán: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả, cho nhân viên quản lý công trình thi công, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp - Các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp thi công công trình, công nhân chạy máy thi công công trình, nhân viên quản lý công trình thi công, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3382,3383,3384, 3385, 3388). - Khi các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, - Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 352 – Dự phòng phải trả. - Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338, 1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất. Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp hạTrườngch toán hàng tồn khoĐại theo phương học pháp Kinh kiểm kê đị nhtế kỳ nênHuế Tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp. Cuối kỳ, kế toán thực hiện kiểm tra, tổng hợp các chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm. Giá thành của sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung đã được tập hợp và phân bổ cho từng hạng mục, công trình tính giá. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp Sau khi hoàn thành, bàn giao cho Bên A (kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho doanh nghiệp nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi tiết xây lắp). 1.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa hai bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh công trình đến cuối tháng đó. Nếu quy định giá trị hoàn thành sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt (giá trị mang tính dự toán). Căn cứ vào phương pháp giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau :  Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh. Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức : CP thực tế của KLXLDD CP thực tế của KLXL đầu kỳ + thực hiện trong kỳ Chi phí CP theo dự toán = x XLDD CP theo dự toán của KLXL CP theo dự toán của của KLXLDD cuối kỳ cuối kỳ hoàn thành bàn giao + KLXLDD cuối kỳ  PhươngTrường pháp đánh giáĐại chi phí shọcản xuất xây Kinh lắp dở dang tế theo giáHuế trị dự toán. Chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau : CP thực tế của CP thực tế của KLXL + KLXLDD đầu kỳ thực hiện trong kỳ Chi phí sản = Giá trị dự toán của x Giá trị dự toán phẩm dở dang Giá trị dự toán của của KLXLDD KLXL hoàn thành bàn + cuối kỳ KLXLLDD cuối kỳ cuối kỳ giao trong kỳ SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.6. Tính giá thành sản phẩm. 1.3.6.1. Đối tượng tính giá thành. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. 1.3.6.2. Phương pháp tính giá thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá sau:  Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục thi công từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Công thức tính giá thành như sau: Giá thành thực tế Chi phí Chi phí thi Chi phí Điều chỉnh khối lượng, hạng thi công công xây lắp thi công = + - - giảm giá mục công trình hoàn XLDD phát sinh XLDD thành thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ  Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm (hạng mục, công trìnhTrường) khác nhau trên Đạicùng mộ t họcquy trình .Kinh Đối tượng t ậtếp hợ pHuế chi phí là toàn bộ quy trình thi công xây lắp, đối tượng tính giá thành là hạng mục, chi tiết. B1: Tính tổng giá thành thực tế của công trình: Giá thành thực tế Chi phí Chi phí thi Chi phí Điều chỉnh khối lượng, hạng thi công công xây lắp thi công = + - - giảm giá mục công trình hoàn XLDD phát sinh XLDD thành thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp B2: Tính giá thành dự toán và tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục: Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao Tỷ lệ tính giá thành = Giá thành dự toán hạng mục công trình hoàn thành B3: Tính giá thành thực tế từng hạng mục. Giá thành thực tế của hạng mục i = Tỷ lệ tính giá thành x Giá thành dự toán hạng mục i  Phương pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Giá thành được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội xây dựng, từng công việc, từng hạng mục công trình lại, như sau: Z = CPSX dở dang đầu kỳ + C1 + C2 + + Cn – CPSX dở dang cuối kỳ. Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm hoàn thành. C1, C2, , Cn: Chi phí sản xuất mỗi giai đoạn. 1.3.7. Kỳ tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây lắp kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau : - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian thi công tương đối dài, công việTrườngc được coi là hoàn Đạithành khi họckết thúc mKinhọi công việc trongtế đơnHuế đặt hàng, hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành. - Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài, thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó. Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thành có thể được xác định là quý. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp Kết luận chương I Với mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, Chương 1 này đã tập hợp khá đầy đủ những kiến thức lý thuyết đã học trên ghế nhà trường để làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu. Chương 1 đề cập đến các vấn đề lý luận sau: khái niệm chi phí và giá thành; cách phân loại chi phí, giá thành và mối quan hệ của chúng; nội dung kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp theo 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho và nội dung kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở đó, trong Chương 2, tôi sẽ vận dụng, đi sâu tìm hiểu và phân tích để làm rõ hơn công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế vừa có hoạt động sản xuất vừa có hoạt động xây lắp, sửa chữa công trình là hoạt động chính. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH HUẾ. 2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế phát triển, đô thị hóa nhanh, ra đời nhiều thành phố trực thuộc tỉnh. Hệ thống đô thị của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng. Nhiều đô thị cũ đã được đầu tư, cải tạo, mở rộng, nâng cấp thành đô thị mới, hiện đại hóa hơn. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để xây dựng thành phố văn minh hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn những di tích văn hóa của đô thị trong tình trạng “đô thị hóa, hiện đại hóa” hiện nay. Chính vì vấn đề đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) được thành lập với chức năng quản lý, bảo tồn, và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi, Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống và Đội tu bổ của TTBTDTCĐ Huế đã được thành lập và được TTBTDTCĐ Huế đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu lý và hoàng lưu ly, Các ngành nghề khác như: sơn thếp, hội họa, lắp ghép sành sứ, mộc, sản xuất pháp lam, đúc đồng truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phươngTrường cũng đã được hỗ trĐạiợ, tạo điề uhọc kiện để phKinhục hồi và phát tế tri ểHuến theo định hướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích. Theo Quyết định số 1637 QĐ-UB ngày 17/05/2005 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt phương án chuyển Xưởng sản xuất vật liệu Truyền thống và Đội Tu Bổ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sang Công ty Cổ phần với trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp - Tên chính thức : Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế. - Tên giao dịch: HJCMRR. - Mã số thuế: 3300374234. - Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 01/06/2005. - Trụ sở chính: 74 Đặng Dung - Phường Thuận Thành – Thành phố Huế - TT Huế. - Vốn điều lệ: 1.530.000.000 đồng, chi tiết như sau: Nhà đầu tư Giá trị (VND) Tỷ lệ (%) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 990.000.000 64,71% Các cổ đông khác 540.000.000 35,29% Cộng 1.530.000.000 100% Đến nay, Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phục chế các sản phẩm vật liệu truyền thống phục vụ công tác trùng tu di tích; đồng thời bảo tồn, tôn tạo, cải tạo lại cảnh quan, cơ sở hạ tầng của các di tích lịch sử dưới sự kiểm soát của Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế đã đem lại những thành quả đáng kể về mặt du lịch của địa phương cho Công ty nói riêng và Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế nói chung. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 2.1.2.1. Chức năng. Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch SXKD theoTrường đúng ngành ngh Đạiề đã đăng họcký trên Gi ấKinhy chứng nhậ ntế đăng Huếký doanh nghiệp: - Xây dựng công trình công ích. (Chi tiết: Thi công, tu bổ, tôn tạo và phục hồi các công trình di tích); - Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác. (Chi tiết: Sản xuất phục chế và kinh doanh các loại vật liệu cổ phục vụ công tác trùng tu tôn tạo di tích); - Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ. (Chi tiết: Chế biến gỗ các loại); - Xây dựng nhà các loại; SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. (Chi tiết: Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi vừa và nhỏ); - Hoạt động kiến trúc và tư vấn thủy lợi có liên quan. (Chi tiết: Tư vấn xây dựng các công trình văn hóa); - Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. (Chi tiết: Kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng các vật liệu như: gỗ, gạch, đá và một số loại vật liệu khác trước khi đưa vào tu bổ, phục hồi di tích. Xử lý bảo quản công trình, hiện vật và cây cổ thụ trong di tích); - Hoạt động thiết kế chuyên dụng. (Chi tiết: Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp). 2.1.2.2. Nhiệm vụ. - Sản xuất và kinh doanh theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đã đăng kí. - Tuân thủ các quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước bên cạnh việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương. - Thực hiện việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc một cách tốt nhất cho người lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp Giám đốc P. Giám đốc Phòng Kế Phòng Kỹ Phòng Tổ toán- Tài thuật chức-Hành chính chính Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến Phân xưởng sản xuất tại Đội tu bổ : Quan hệ chức năng Đại Nội Huế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2014, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.  Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước.  PhóTrường giám đốc: Là ngưĐạiời trợ giúphọc cho giám Kinh đốc và đư tếợc giám Huế đốc giao phó một số công việc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao.  Phòng Kế toán – Tài chính: Làm tốt công tác quản lý tài chính, lập sổ sách kế toán, ghi chép theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, hóa đơn.  Phòng Kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công các dự án, công trình tu bổ, công ích nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty; quản lý, theo dõi tiến trình chuẩn bị, sản xuất các sản phẩm khi có đơn đặt hàng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.  Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự, giải quyết việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác bảo vệ trong toàn Công ty.  Phân xưởng sản xuất tại Đại Nội Huế: Phân xưởng sản xuất chính của Công ty, thực hiện sản xuất ra các sản phẩm theo đơn đặt hàng; chịu sự giám sát của Ban giám đốc và Phòng Kỹ thuật.  Đội tu bổ: có nhiệm vụ thực hiện hoàn thành các hạng mục công trình tu bổ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban giám đốc và Phòng kỹ thuật. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán thu- Kế toán kho Kế toán chi chi, công nợ vật tư và phí, tính giá (kiêm Thủ TSCĐ (kiêm thành quỹ) Thủ kho) Ghi chú: Trường : Quan h ệĐại trực tuy ếnhọc Kinh tế Huế : Quan hệ chức năng và phối hợp Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại Phòng kế toán.  Kế toán trưởng: Là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán; chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế trong toàn bộ Công ty; SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp là người phụ trách phần hành kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm ghi sổ Cái, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế bảo quản và lưu trữ hồ sơ.  Kế toán thu - chi, công nợ: Thực hiện việc thu- chi, quản lý theo dõi tình hình tiền mặt, đối chiếu sổ sách kế toán với các khoản thu, khoản chi trong công ty; kiểm tra chi tiết công nợ; đôn đốc trực tiếp tham gia vào quá trình thu hồi nợ.  Kế toán kho vật tư và TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi nhập-xuất-tồn vật tư trong kỳ; hạch toán theo dõi tình hình tăng giảm, các TSCĐ, tính và trích khấu hao trong kỳ. Ngoài ra, còn hạch toán các chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của tài sản.  Kế toán chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm vật liệu truyền thống; cũng như chi phí sử dụng cho các dự án, công trình tu bổ phát sinh trong kỳ. Từ đó, tính giá thành sản phẩm sản xuất và giá thành công trình nghiệm thu. 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.  Chế độ kế toán: Trước năm 2017, Công ty Cổ phẩn Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành. Từ ngày 01/01/2017, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành thay thế cho Quyết định 48.  Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức Nhật ký - Sổ Cái. Phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng là phần mềm MISA. Ngoài ra, bộ phận kế toán tại Công ty còn sử dụng Excel để hỗ trợ cho Trườngcông tác kế toán tạ i ĐạiCông ty. học Kinh tế Huế - Công việc hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp từ chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký-sổ cái) và các sổ, thẻ chi tiết liên quan. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp - Công việc cuối tháng: kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu chi tiết đuợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Tổ chức vận dụng phương pháp kế toán, chính sách kế toán áp dụng: - Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài Chính và Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 03 năm 2013 sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 228. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính. - Phương pháp tính giá thành: + Sản phẩm vật liệu truyền thống: phương pháp hệ số. + Sản phẩm tu bổ: phương pháp giản đơn. - Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. 2.1.5. TìnhTrường hình nguồn lự c Đạicủa Công họcty trong 3 Kinhnăm 2015-2017. tế Huế 2.1.5.1. Tình hình lao động trong Công ty. Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất. Phân tích tình hình lao động trong Công ty biết được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động. Từ đó, ta có thể đánh giá được việc sử dụng lao động ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động tại một doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1: Tình hình lao động trong Công ty qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị tính: người Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 59 100 58 100 58 100 (1) (1.69) - - 1. Phân loại theo tính chất sản xuất Trực tiếp tu bổ 30 50.85 30 51.72 30 51.72 - - - - Trực tiếp sản xuất 16 27.12 16 27.59 16 27.59 - - - - Gián tiếp 13 22.03 12 20.69 12 20.69 (1) (7.69) - - 2. Phân loại theo trình độ chuyên môn Thạc sĩ, ĐH, CĐ 27 45.76 27 46.55 27 46.55 - - - - Phổ thông 32 54.24 31 53.45 31 53.45 (1) (3.13) - - 3. Phân theo giới tính Nam 43 72.88 42 72.41 42 72.41 (1) (2.33) - - Nữ 16 27.12 16 27.59 16 27.59 - - - - 4. Phân theo độ tuổi Trên 55 - - - - - - - - - - Từ 41 đến 55 8 13.56 8 13.79 8 13.79 - - - - Từ 25 đến 40 34 57.63 37 63.79 37 63.79 3 8.82 - - Dưới 25 17 28.81 13 22.41 13 22.41 (4) (23.53) - - (Phòng Tổ chức- Hành chính – Công ty CP Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế) Nhận xét: TTrườngừ lực lượng lao độ ngĐại đó có th họcể thấy Cô ngKinh ty có quy mtếô ho ạHuết động nhỏ. Do đặc điểm của ngành tu bổ bảo tồn di tích yêu cầu những lao động có tay nghề cao để thực hiện các công trình tu bổ nhưng vẫn giữ gìn tính lịch sử của di tích. Qua 3 năm 2015-2017, số lượng lao động trong Công ty không có sự biến động lớn. Căn cứ vào bảng số liệu phân tích trên, ta có thể thấy: Xét theo tính chất sản xuất: đa số lao động trong Công ty là lao động trực tiếp, chiếm hơn 70% trong tổng số lao động. Trong đó, lao động trực tiếp sản xuất vật liệu truyền thống chiếm khoảng 27% trong tổng số lao động và lao động trực tiếp tu bổ SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp chiếm 50% trong tổng lao động Công ty. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sửa chữa, tôn tạo di tích và phục chế, sản xuất các sản phẩm truyền thống nên tỷ trọng lao động trực tiếp lớn. Còn lao động gián tiếp có chức năng trợ giúp trong quá trình sản xuất và quản lý hoạt động của Công ty nên chiếm tỷ trọng ít hơn, khoảng 20 – 25% trong tổng số lao động. Năm 2016, lao động gián tiếp giảm 1 người so với năm 2015, do trong Công ty có người đến độ tuổi nghỉ hưu nên số lượng nhân viên quản lý giảm. Điều này không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xét theo trình độ chuyên môn: lao dộng phổ thông chiếm hơn phân nửa tổng số lao động trong Công ty (53% -54%), và lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng chiếm khá cao trong Công ty, khoảng 45 - 46% trong tổng lao động. Phần lớn số lao động phổ thông này là lao động trực tiếp sản xuất và lao động trực tiếp tu bổ, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu truyền thống nên cần những lao động có tay nghề, không kể bằng cấp. Mặc khác, Công ty cũng cần những lao động có chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn, tu bổ, phục chế di tích, vật liệu truyền thống nên số lao động có trình độ đại học, cao đẳng cũng chiếm khá cao. Xét theo giới tính: lao động nữ chiếm rất ít trong tổng số lao động, khoảng 27% và đa số lao động nữ trong Công ty là lao động gián tiếp, thuộc bộ phận Kế toán và Tổ chức – hành chính trong Công ty. Xét theo độ tuổi: năm 2015, lao động dưới 25 tuổi chiếm 28,81% trong tổng số lao động, lao động trong độ tuổi 25 – 40% chiếm đến 57,63% trong tổng số lao động. Sang năm 2016, số lao động trong Công ty thuộc độ tuổi từ 25-40 tuổi tiếp tục tăng, chiếm 63,79% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy độ tuổi lao động trong doanh nghiệp có xu hướng già hóa do lĩnh vực tôn tạo di tích, phục chế sản xuất vật liệu truyền thTrườngống cần những ngư Đạiời có tay nghhọcề cao, kinhKinh nghiệm dtếày d ặnHuế trong nghề để đạt được tiêu chuẩn trong hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét và bổ sung nguồn nhân lực, trau dồi kinh nghiệm cho những lao động trẻ để tạo thêm nhiều lợi thế trong quá trình hoạt động. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn trong Công ty. Tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp cơ bản công bố trên Bảng Cân đối kế toán (BCĐKT) thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên BCĐKT để phân tích, đánh giá về sự biến động, chênh lệch của các khoản mục tài sản và nguồn vốn, so sánh số tổng cộng về tài sản và nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, ta có thể hiểu được tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đang ở trong trạng thái như thế nào, sự biến động thay đổi đó là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 % Năm 2016 % Năm 2017 % Chênh lệch % Chênh lệch % A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 3,492,286,480 82.93 2,313,136,600 78.12 2,307,557,913 72.64 (1,179,149,880) (33.76) (5,578,687) (0.24) I. Tiền và các khoản tương 3,714,297 0.09 60,261,549 2.04 109,673,402 3.45 56,547,252 1522.42 49,411,853 82.00 đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0.00 - - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn 1,459,661,146 34.66 916,976,552 30.97 598,236,196 18.83 (542,684,594) (37.18) (318,740,356) (34.76) hạn IV. Hàng tồn kho 2,022,296,037 48.02 1,325,428,099 44.76 1,589,177,915 50.03 (696,867,938) (34.46) 263,749,816 19.90 V. Tài sản ngắn hạn khác 6,615,000 0.16 10,470,400 0.35 10,470,400 0.33 3,855,400 58.28 - - B - TÀI SẢN DÀI HẠN 718,814,284 17.07 648,038,329 21.88 681,660,595 22.80 (70,775,955) (9.85) 33,622,366 5.19 I. Tài sản cố định 614,013,194 14.58 563,873,907 19.04 586,020,422 19.60 (50,139,287) (8.17) 22,146,515 3.93 II. Bất động sản đầu tư - 0.00 - - - - - 0.00 - - III. Đầu tư tài chính dài hạn - 0.00 - - - - - 0.00 - - VI. Tài sản dài hạn khác 104,801,090 2.49 84,164,422 2.84 95,640,273 3.20 (20,636,668) 0.00 11,475,851 13.64 TỔNG TÀI SẢN 4,211,100,764 100.00 2,961,174,929 100.00 2,989,218,608 100.00 (1,249,925,835) (29.68) 28,043,679 0.95 C – NỢ PHẢI TRẢ 1,994,429,360 47.36 733,725,177 24.78 742,700,751 24,85 (1,260,704,183) (63.21) 8,975,574 1.22 I. Nợ ngắn hạn 1,994,429,360 47.36 733,725,177 24.78 742,700,751 24,85 (1,260,704,183) (63.21) 8,975,574 1.22 II. Nợ dài hạn - 0.00 - - - - - - - - D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,216,671,404 52.64 2,227,449,752 75.22 2,246,517,857 75,15 10,778,348 0.49 19,068,105 0.86 I. Vốn chủ sở hữu 2,216,671,404Trường 52.64 2,227,449,752 Đại 75.22 học 2,246,517,857 Kinh 75,15 tế 10,778,348Huế 0.49 19,068,105 0.86 TỔNG NGUỒN VỐN 4,211,100,764 100.00 2,961,174,929 100.00 2,989,218,608 100.00 (1,249,925,835) (29.68) 28,043,679 0.95 (Phòng Kế toán – Công ty CP Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế) SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét:  Về tài sản: Cơ cấu tài sản triệu đồng 4000.00 3492.29 3500.00 3000.00 2500.00 2313.14 2307.56 2000.00 1500.00 1000.00 718.81 648.04 681.66 500.00 0.00 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản qua 3 năm 2015 - 2017 Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tổng tài sản trong doanh nghiệp có sự biến động, nhưng không quá lớn qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản giảm 1.249.925.835 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 29,68%. Sang năm 2017, tổng tài sản tăng nhưng tăng với mức nhẹ chỉ 0.95% so với năm 2016. Điều này xảy ra do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và trong 3 năm tài sản ngắn hạn giảm dần. - Tài sản ngắn hạn chiếm 73-83% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2016 tài sản ngắn hạn giảm 1.179.149.880 đồng, tương ứng tốc độ giảm đến 33,76% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độ giảm này đã chậm lại chỉ còn 0,24% so với năm 2016. Do các khoản phải thu ngắn hạn trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm cho thấy doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồnTrường kho chiếm tỷ trọng Đại lớn nhất vhọcà bằng 1,325,428, Kinh099 đồngtế vHuếào năm 2016, giảm 696,867,938 đồng so với năm 2015 nhưng tăng lại vào năm 2017. Dù vậy, do đặc điểm hình thức sản xuất của Công ty là sản xuất theo số lượng yêu cầu của khách hàng nên tránh được rủi ro về bị ứ đọng hàng hóa không bán được và rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” từ năm 2015 có xu hương tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng ít trong tài sản ngắn hạn. Đây có thể là một rủi ro cho Công ty khi nắm giữ lượng tiền mặt ít và không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đang đến hạn. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp - Tài sản dài hạn chủ yếu trong Công ty là tài sản cố dịnh hữu hình chiếm tỷ trọng khoảng 17 – 23% trong tổng cơ cấu tài sản. Các chỉ tiêu khác chỉ chiếm rất nhỏ hoặc không có trong cơ cấu tổng tài sản. Đây là cơ cấu tài sản dài hạn thường có trong các doanh nghiệp sản xuất do đặc điểm và tính chất sản xuất của Công ty cần phải đầu tư nhiều vào các máy móc thiết bị. Tuy nhiên, trong tổng tài sản của Công ty, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này có thể hiểu khi Công ty thuộc lĩnh vực bảo tồn di tích, các di tích khi tôn tạo, sữa chữa cần giữ được nét lịch sử và giá trị văn hóa của nó. Vì vậy, việc thực hiện đa số điều được làm khá thủ công, sử dụng ít máy móc hiện đại nên Công ty không cần đầu tư quá nhiều vào các loại tài sản, máy móc thiết bị có giá trị lớn.  Về nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn triệu đồng 2500.00 2216.67 2227.45 2246.52 1994.43 2000.00 1500.00 1000.00 733.73 742.7 500.00 0.00 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ phải trả Nguồn vốn Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm 2015 - 2017 Tổng nguồn vốn trong năm 2015 là 4.211.100.764 đồng, trong đó, nợ phải trả là 1.994.429.360 đồng, chiếm hơn 47% trong tổng nguồn vốn, còn vốn chủ sở hữu chiếm hơn 52%Trường trong tổng nguồ nĐại vốn. Sang học năm 2016, Kinh nguồn vố ntế của doanhHuế nghiệp giảm 1.249.925.835 đồng, tương ứng giảm 29,68% so với năm 2015. Điều này do nợ phải trả của Công ty giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng rất ít. Trong cơ cấu nợ phải trả trong Công ty trong 3 năm 2015-2017 chỉ bao gồm nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả nợ quá lớn từ nợ dài hạn. Nợ phải trả ngắn hạn trong năm 2015 là 1.994.429.360 đồng. Sang năm 2016, nợ phải trả ngắn hạn giảm đến 1.260.704.183 đồng, tương ứng giảm 63,21% so với năm 2015. Năm 2017, nó chỉ tăng nhẹ với tốc độ 1,22%. Điều này cho SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp thấy, doanh nghiệp rất quan tâm đến các khoản nợ phải trả và có khả năng trả đúng hạn nợ, cân bằng được khoản nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu để nợ ngắn hạn không chiếm tỷ trọng quá lớn tránh gây nguy hiểm cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn bằng nợ ngắn hạn. Cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng chỉ bao gồm nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu và từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong hoạt động kinh doanh. Năm 2015, vốn chủ sở hữu là 2.216.671.404 đồng, chiếm 52,64% trong cơ cấu nguồn vốn Công ty. Trong 3 năm, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu khá chậm, chỉ tăng 0,49% trong năm 2016 và 0,86% trong năm 2017. Do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty trong 3 năm có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ trong khi vốn đầu tư trong doanh nghiệp không thay đổi. Mặc dù, doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn hơn nợ phải trả cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính nhưng lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp chưa cao. Doanh nghiệp cần xem xét tận dụng nguồn vốn vay để tối đa hóa được lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.1.5.3. Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Qua đó thấy được lợi nhuận từ các hoạt động tăng, giảm như thế nào so với kế hoạch và so với kì trước, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp có đạt mức kế hoạch đề ra hay không và xu hướng phát triển so với năm trước. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu cung cấp dịch vụ 5,465,476,762 4,195,023,833 4,956,927,468 (1,270,452,929) (23.25) 761,903,635 18.16 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 16,315,959 110,556,118 37,586,387 94,240,159 577.59 (72,969,731) (66.00) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 5,449,160,803 4,084,467,715 4,919,341,081 (1,364,693,088) (25.04) 834,873,366 20.44 dịch vụ Tu bổ 1,478,511,524 2,095,108,183 1,984,751,244 616,596,659 41.70 (110,356,939) (5.27) Sản xuất vật liệu truyền thống 3,970,649,279 1,989,359,532 2,934,589,837 (1,981,289,747) (49.90) 945,230,305 47.51 4. Giá vốn hàng bán 4,337,151,080 3,633,651,776 4,235,228,589 (703,499,304) (16.22) 601,576,813 16.56 Tu bổ 1,285,105,881 1,809,263,916 1,739,463,733 524,158,035 40.79 (69,800,183) (3.86) Sản xuất vật liệu truyền thống 3,052,045,199 1,824,387,860 2,495,764,856 (1,227,657,339) (40.22) 671,376,996 36.80 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 1,112,009,723 450,815,939 684,112,492 (661,193,784) (59.46) 233,296,553 51.75 vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 6,856,028 187,288 1,836,482 (6,668,740) (97.27) 1,649,194 880.57 7. Chi phí tài chính - - - - - - 0.00 - Trong đó: Chi phí lãi vay - - - - - - 0.00 9. Chi phí quản lý kinh doanh 876,602,185 350,298,931 584,759,246 (526,303,254) (60.04) 234,460,315 66.93 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 242,263,566 100,704,296 101,189,728 (141,559,270) (58.43) 485,432 0.48 11. Thu nhập khác - - 73,385,926 - 0.00 73,385,926 0.00 12. Chi phí khác 28,983,885 26,265,696 50,286,483 (2,718,189) (9.38) 24,020,787 91.45 13. Lợi nhuận khác (28,983,885) (26,265,696) 23,099,443 2,718,189 (9.38) 49,365,139 (187.95) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 213,279,681 74,438,600 124,289,171 (138,841,081) (65.10) 49,850,571 66.97 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành Trường42,417,328 Đại 14,887,720 học Kinh24,273,643 tế(27,529,608) Huế (64.90) 9,385,923 63.04 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 170,862,353 59,550,880 100,015,528 (111,311,473) (65.15) 40,464,648 67.95 (Phòng Kế toán – Công ty CP Tu bổ Tôn tạo Di tích Huế) SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Qua BCKQKD 3 năm 2015 – 2017 và bảng số liệu phân tích trên, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2016 sụt giảm mạnh so với năm 2015, làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2016 giảm 111.311.473 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 65,15%. Điều này xảy ra là các khoản giảm từ doanh thu trong năm quá lớn, tăng đến 94.240.159 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 577,59%. Năm 2017, tình hình hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đáng kể do các khoản giảm trừ doanh thu giảm 72.969.731 đồng, tương ứng giảm 66% so với năm 2016 đã giúp doanh thu thuần trong năm tăng 834.873.366 đồng, tăng 20,44% so với năm 2016. Doanh thu từ hoạt động tu bổ và sản xuất vật liệu truyền thống của Công ty qua 3 năm có sự biến động đáng kể đến lợi nhuận trong năm. Năm 2016, doanh thu từ sản xuất vật liệu truyền thống chiếm 49% trong tổng doanh thu thuần, giảm 47,70% so với năm 2016 đã làm giảm doanh thu thuần một cách đáng kể. Năm 2017, tỷ trọng doanh thu từ tu bổ giảm 5,27% so với năm 2016 nhưng doanh thu từ sản xuất vật liệu truyền thống tăng 47,51%. Doanh thu tăng đi đôi với giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Năm 2017, tốc độ tăng của giá vốn 16,56% so với năm 2016, trong đó, giá vốn tu bổ giảm 3,86% nhưng giá vốn sản xuất vật liệu truyền thống lại tăng 36,80% so với năm 2016. Đây là điều đáng lo ngại trong Công ty khi giá vốn tăng, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và kiểm soát tốt chi phí tăng lên để có biện pháp xử lý kịp thời. Doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Bởi, Công ty chú trọng vào hoạt động sản xuất chính. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2017 tăng với tốc độ 66,93% so với năm 2016. Chi phí Trườngnày bao gồm chi ph Đạií bán hàng học và chi ph Kinhí quản lý doanh tế nghi Huếệp. Điều này cho thấy Công ty đang nâng cao khả năng quản lý cũng như bán hàng để cải thiện tình hình hoạt động giảm sút trong năm 2016. Từ những phân tích về số liệu kết quả kinh doanh trong 3 năm 2015 – 2017 và đặc biệt là trong năm 2016 – 2017, ta có thể nhận thấy Công ty đã có những nổ lực nhất định để vượt qua khó khăn, cho thấy một dấu hiệu khả quan khi lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2017 tăng 40.464.648 đồng, tương ứng tốc đọ tăng 67,95% so với năm 2016. SVTH: Lê Thị Thu Hiền – K48C Kế toán 53