Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ts. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: K49B - Kế toán Niên khóa: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế v Huế, tháng 5 năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Trải qua bốn năm gắn bó với trường Đại Học Kinh Tế Huế và gần ba tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần May Vinatex Hương Trà, nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô, các anh chị nhân viên kế toán tại công ty và bạn bè cùng với những nổ lực của bản thân em đã có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến ông Lê Thanh Liêm – P. Giám đốc Công ty đã tạo cơ hội cho em được thực tập tại công ty, và cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Huy là kế toán trưởng tại công ty cùng các anh chị nhân viên kế toán khác đã giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt quá trình tìm hiểu cũng như thu thập số liệu để hoàn thành bài khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế và đặc biệt là các thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức lý thuyết cũng như kiến thức thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Ts. Nguyễn Thị Thanh Huyền là người hướng dẫn trực tiếp, bỏ ra nhiều thời gian quý báu của mình để tận tình chỉ dạy trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bài khóa luận của mình. Do trình độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế cùng với kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện bài khóa luận của mình khó tránh khỏi nhưng sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhNguyễn Thị Ng tếọc Anh Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung BCTC Báo cáo tài chính CPSX Chi phí sản xuất TSCĐ Tài sản cố định CCDC Công cụ dụng cụ SPDD Sản phẩm dở dang DDĐK Dở dang đầu kỳ PSTK Phát sinh trong kỳ DDCK Dở dang cuối kỳ BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 38 Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 40 Bảng 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 - 2017 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp 16 Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17 Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 20 Sơ đồ 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 22 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 34 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy 36 Sơ đồ 2.4. Quy trình công nghệ sản sản xuất 46 Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ và các bộ phận liên quan 52 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU Biểu 2.1. Trích lệnh cấp phát vật tư theo hạn mức 48 Biểu 2.2. Trích phiếu xuất kho số 133/10/GC 49 Biểu 2.3. Trích bảng chấm công tháng 11 năm 2018 của công nhân trực tiếp sản xuất54 Biểu 2.4. Trích bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 11 năm 2018 55 Biểu 2.5. Bảng phân bổ tiền lương NCTT và các khoản trích theo lương 56 Biểu 2.6. Trích sổ chi tiết tài khoản 622 quý 4 năm 2018 58 Biểu 2.7.Trích sổ cái tài khoản 622 của quý 4 năm 2018 59 Biểu 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng quý 4 năm 2018 62 Biểu 2.9. Trích mẫu phiếu xuất kho 64 Biểu 2.10. Bảng kê chi phí nguyên phụ liệu 65 Biểu 2.11. Trích bảng kê chi phí CCDC 66 Biểu 2.12. Trích Bảng tính khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng năm 2018 68 Biểu 2.13. Trích sổ cái chi phí khấu hao tài sản cố định 69 Biểu 2.14. Trích bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài 70 Biểu 2.15.Trích bảng kê chi phí bằng tiền phát sinh quý 4 năm 2018 71 Biểu 2.16. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 72 Biểu 2.17. Trích sổ chi tiết tài khoản 627 quý 4 năm 2018 73 Biểu 2.18. Trích sổ cái tài khoản 627 quý 4 năm 2018 75 Biểu 2.19. Trích sổ chi tiết Tài khoản 154A quý 4 năm 2018 76 Biểu 2.20. Bảng tính giá thành sản phẩm áo jacket mã FN8015 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5 1.1.1. Chi phí sản xuất 5 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 5 1.1.1.2. Phân loại về chi phí sản xuất 6 1.1.2. Giá thành sản phẩm 9 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 9 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 9 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.1.4.1. Vai trò 11 1.1.4.2. Nhiệm vụ 11 1.2. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 12 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 12 1.2.2. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất: 12 1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 12 Trường1.2.4. Kế toán tập hợ p Đạichi phí sản xu họcất Kinh tế Huế 14 1.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15 1.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16 1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 21 1.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 23 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 23 1.3.1.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp 23 1.3.1.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương 24 1.3.1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch 25 1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 25 1.3.2.1. Đối tượng tính giá thành 25 1.3.2.2. Kỳ tính giá thành 26 1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 26 1.3.4. Điều chỉnh giảm giá thành 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ 29 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà 29 2.1.1. Thông tin chung 29 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động 31 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 32 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 32 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 33 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 34 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán 34 2.1.6.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 36 Trường2.1.7.Tình hình Lao độĐạing, Tài sản, Nguhọcồn vốn vàKinh kết quả hoạt độ ngtế kinh doanhHuế của công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà 38 2.1.7.1. Tình hình lao động của công ty 38 2.1.7.2. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.7.3. Tình hình Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43 2.2.Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà 46 2.2.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất 46 2.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà 47 2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 47 2.2.4. Khái quát về công tác quản lý nguyên vật liệu gia công 48 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 50 2.2.5.1. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 50 2.2.5.1.1.Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 50 2.2.5.1.2.Hình thức trả lương 50 2.2.5.1.3.Tài khoản sử dụng 51 2.2.5.1.4.Chứng từ và sổ sách sử dụng 52 2.2.5.1.5.Phương pháp hạch toán 53 2.2.5.2. Kế toán chi phí sản xuất chung 60 2.2.5.2.1.Tài khoản sử dụng 60 2.2.5.2.2.Chứng từ và sổ sách sử dụng 61 2.2.5.2.3.Phương pháp hạch toán 61 2.2.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 76 2.2.5.3.1.Tài khoản sử dụng 76 2.2.5.3.2.Phương pháp hạch toán 76 2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 77 2.2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm 78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ 80 Trường3.1.Đánh giá công tác kĐạiế toán chi phí học sản xuất và Kinhtính giá thành sả n tếphẩm tạHuếi Công ty 80 3.1.1. Ưu điểm 80 3.1.1.1. Về công tác kế toán nói chung 80
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.1.1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 80 3.1.2. Nhược điểm 81 3.1.2.1. Về công tác kế toán nói chung 81 3.1.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 81 3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 82 3.2.1. Về công tác kế toán nói chung 83 3.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 83 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 86 1. Kết luận 86 2. Kiến nghị 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay trong xu thế của thời đại “khu vực hóa” và “toàn cầu hóa”, để hội nhập và phát triển trong bối cảnh các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú nên mức độ cạnh tranh ngày càng ngay gắt. Do đó để tồn tại và phát triển nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu qua trọng đối với doanh nghiệp. Muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề và đứng vững trên thị trường thì phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cho ra những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập kế hoạch, tính toán chính xác cũng như quản lý tốt các loại chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đây là các khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên việc quản lý tốt các yếu tố này sẽ cho ra giá thành chính xác, hợp lý. Qua đó góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có ý nghĩa cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho ban quản trị để họ có thể đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề cùng với những kiến thức được trang bị tại trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, cũng Trườngnhư sự giúp đỡ của các Đại anh chị tại phònghọc kế toán cKinhủa công ty, tôi đ ã tếđi sâu tìmHuế hiểu và nghiên cứu đề tài : “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Vinatex Hương Trà”. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Tìm hiểu, phân tích thực trạng về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà. Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Từ đó đưa ra nhận xét, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phòng kế toán công ty Về nội dung: + Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2015 – 2017 về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh. + Số liệu phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quý 4 của 2018 của công ty. Tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với sản phẩm áo jacket mã FN8015 trong hợp đồng gia công số 04/18/GC-VNT/HTRA bắt đầu sản xuất trong tháng 10 năm 2018 và đã hoàn thành trong quý 4 năm 2018 (Phụ lục 1) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Trường Dữ liệu sơĐại cấp: học Kinh tế Huế + Phương pháp quan sát, phỏng vấn: đến trực tiếp đơn vị để quan sát công tác tổ chức kế toán; cách thức giao, nhận hóa đơn, chứng từ, sổ sách; quy trình xử lý và nhập dữ liệu; kết hợp với việc đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề hơn. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Dữ liệu thứ cấp: + Đề tài này thu thập số liệu thứ cấp về các nội dung liên quan đến: chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, phương pháp tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phân loại và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Thông tin và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may Vinatex Hương trà tại các nguồn cung cấp sau: Báo cáo tài chính Các công trình nghiên cứu có liên quan Một số bài báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài Ghi chép lại bằng cách viết tay, đánh máy hoặc photo hóa đơn, chứng từ, sổ sách, 4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài; các tài liệu về cơ cấu tổ chức và tài liệu về báo cáo tài chính các năm 2015 – 2017 của công ty. 4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Phương pháp phân tích, so sánh: nhằm phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cũng như thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty, từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty, để hệ thống hóa và tìm hiểu thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 5. Kết cấu của đề tài Ngoài những phần Đặt vấn đề, Kết luận và Kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, Nội dung chính của khóa luận gồm có ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất a. Khái niệm về chi phí “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm Vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.(Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung) “Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”. “Chi phí là những tổn thất phát sinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp kiểm soát trong kỳ gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh và tác động làm giảm vốn chủ sở hữu”.(Huỳnh Lợi – 2010) b. Khái niệm về chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất, ngoài những hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ còn có các hoạt động khác như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp, Nhưng chỉ những chi phí để tiến hành sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ mới được coi là chi phí sản xuất. Sau đây là Trườngmột số khái niệm về chi Đại phí sản xuấ t:học Kinh tế Huế “Chi phí sản xuất là những tổn thất về nguồn lực kinh tế, về tài sản sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.(Huỳnh Lợi, 2010) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)”.(Võ Văn Nhị, 2007) “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh gnhiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)”.(Nguyễn Văn Công, 2007) 1.1.1.2. Phân loại về chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí cùng tính chất đặc trưng vào một nhóm. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có nội dung, công dụng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý mà người ta tiến hành phân loại chi phí theo những tiêu thức thích hợp. Để tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí và quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh kế toán, ta có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau : a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế Theo tiêu chí này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau : Chi phí nguyên liệu, vật liệu: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính (phụ), nhiên liệu, bao bì, phụ tùng thay thế sử dụng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương, kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH trong kỳ báo cáo. Nhận diện yếu tố chi phí nhân công sẽ giúp nhà quản lý xác định được tổng quỹ lương Trườngcủa doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ các khoản trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Chi phí công cụ, dụng cụ: bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ thuê ngoài: bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện, nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa phương tiện, Chi phí khác bằng tiền: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. Nhận diện tốt yếu tố này sẽ giúp nhà quản lý hoạch định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn đọng tiền mặt, tránh bớt những tổn thất, thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí Cách phân loại này giúp kế toán cũng như nhà quản lý thấy được vai trò, vị trí chi phí trong hoạt động doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý đánh giá được kết cấu chi phí trong sản xuất kinh doanh, xây dựng dự toán theo khoản mục. Theo cách phân loại này, chi phí trong kỳ bao gồm các khoản sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ như: Chi phí nguyên vật liệu chính, chí phí nguyên vật liệu phụ, Thường chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm : chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức, quản lý tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy Trườngmóc, thiết bị, chi phí côngĐại cụ dụng cụhọcdùng trong sKinhản xuất, chi phí khtếấu hao Huếmáy móc, thiết bị, tscđ khác dùng trong hoạt động sản xuất, chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất (như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất, ) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền c. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng, ). Các khoản chi phí này được ghi nhận trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau, được ghi nhận chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp. d. Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Biến phí : Là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ngược lại nếu xét trên một mức độ hoạt động, biến phí là một hằng số. Định phí: Là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét đến một mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả định phí và biến phí. Ở mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí; Ở mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm định phí và biến phí. Phân loại theo tiêu thức này có vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản trị định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng. e. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ tính kết quả, chi phí trong kỳ được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ: Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hoặc được mua vào trong kỳ. Chi phí sản phẩm phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng Trườngđến nhiều kỳ sản xuất kinhĐại doanh, k ỳhọctính kết quả kinhKinh doanh. tế Huế Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua vào mà chúng là những chi phí được khấu trừ vào kỳ lợi nhuận. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như Chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng, Những chi phí này đều là chi phí thời kỳ, chúng được tính vào chi phí giảm lợi tức trong kỳ tính kết qua kinh doanh. 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.(Huỳnh Lợi, 2010) 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Cũng như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cũng được phân loại để phục vụ công tác và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. a. Theo phạm vi tính giá thành Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm/dịch vụ hoàn thành gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp b. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch có thể được lập cho từng loại sản phẩm hoặc một khối lượng sản Trườngphẩm, công việc nhất đĐạiịnh trong từ nghọckỳ sản xuấ t. Kinh tế Huế Giá thành định mức: là giá thành được tính toán dựa trên chi phí định mức tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được lập cho từng SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch và xác định chi phí tiêu chuẩn. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn thành định mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng sản phẩm cụ thể. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế khai thác trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn. Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm Luôn gắn với kỳ hoạt động sản Luôn gắn liền với khối lượng sản xuất kinh doanh của doanh phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. nghiệp. Gồm: Gồm: Chi phí để sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang kỳ trước hoàn thành Chi phí sản xuất phát sinh trong Chi phí để sản xuất sản phẩm kỳ dở dang Trừ đi: Trường Đại học ChiKinh phí sản xuất dởtếdang cuHuếối kỳ (Huỳnh Lợi, 2010) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1. Vai trò Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh. Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý. Tóm lại, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. 1.1.4.2. Nhiệm vụ Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng. Phản ánh và giám sát một cách chính xác kịp thời từng khoản mục chi phí và toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, từng loại sản xuất và từng thời kỳ báo cáo. Tính toán và phản ánh một cách chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Cung cấp số liệu kịp thời cho việc lập kế hoạch kỳ sau, cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định giới hạn hoặc phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí như giai đoạn sản xuất, toàn bộ quy trình công nghệ, phân xưởng sản xuất, hoặc đối tượng chịu chi phí như loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất phải dựa vào căn cứ sau: Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm. Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất: Là thời điểm mà kế toán tiến hành tập hợp chi phí. Việc xác định kỳ tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình, 1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng Trườngtập hợp chi phí đã xác đĐạiịnh. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp + Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng đó. + Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng. Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp + Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng. + Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh kế toán phải tiến hành tập hợp chung cho các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh chi phí hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ cho chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được xác định theo công thức sau: Chi phí phân Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu thức bổ cho đối = phân bổ của Trườngtượng i Đại Tổnghọc tiêu thức phânKinh bổ đối tưtếợng i Huế + Mức độ chính xác của việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ, vì vậy tùy thuộc vào từng đối tượng mà SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ cho tổng chi phí sản xuất cần phân bổ hoặc tách chúng thành nhiều yếu tố để phân bổ theo các tiêu thức phù hợp. Trong các doanh nghiệp sản xuất, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên và tập hợp chi phí trực tiếp theo khoản mục chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế xuất kho. b. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Phiếu báo vật tư còn tồn lại cuối kỳ Hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, c. Tài khoản sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm/ dịch vụ trong kỳ. Bên Nợ: Nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm Bên Có: Kết chuyển chi phí NVL vào TK154 Tài khoản không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền d. Kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 621 TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp TK 152 TK 154 Xuất kho NVL dùng cho sản xuất Cuối kỳ, kết chuyển chi sản phẩm, thực hiện dịch vụ phí NVL trực tiếp TK 111, 112, 331, TK 152 Mua NVL về dùng ngay NVL dùng không hết Không qua kho nhập lại kho TK 133 TK 632 Thuế GTGT Kết chuyển chi phí vượt định được khấu trừ mức vào giá thành Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp 1.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca (nếu có) phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích bao hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. b. Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Trườngc. Tài khoản sử d ụngĐại học Kinh tế Huế TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công vào TK154 Tài khoản không có số dư cuối kỳ. d. Kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 622 TK 622 TK 334 Chi phí nhân công trực tiếp TK 154 Tiền lương phải trả công nhân trực Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện nhân công trực tiếp dịch vụ TK 335 Tiền lương Trích trước tiền nghỉ phép lương nghỉ phép của phải trả cho công nhân sản xuất công nhân TK 338 TK 632 Tính BHXH, BHYT, BHTN, Phần chi phí nhân công trực KPCĐ cho công nhân sản xuất, tiếp vượt trên mức bình thường thực hiện dịch vụ Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho việc quản Trườnglý hoạt động ở các ph ânĐại xưởng sản xuhọcất. Kinh tế Huế b. Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Bảng thanh toán tiền ăn giữa ca. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Phiếu xuất kho. Bảng phân bổ khấu hao. Hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, c. Tài khoản sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” phản ánh chi phí phục vụ sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, và có thể được phản ánh chi tiết theo các tài khoản cấp 2. TK6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng): tiền lương, tiền ăn giữa ca (nếu có), các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn trên tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng. TK6272 (Chi phí vật liệu): Sử dụng cho quản lý phân xưởng. TK6273 (Chi phí dụng cụ sản xuất): công cụ sử dụng cho quản lý phân xưởng. TK6274 (Chi phí khấu hao TSCĐ): dùng ở phân xưởng. TK6277 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): như điện, nước, điện thoại, thuê tài sản, thuê sửa chữa tài sản, TK 6278 (Chi phí bằng tiền khác): chi phí khác phục vụ cho phân xưởng. Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng thời điểm phát sinh: Phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất theo nội dung từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ tổng hợp lại và phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu chuẩn thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ thường dùng là: Phân bổ mức chi phí theo định mức chi phí chung Trường Phân bổ theoĐại chi phí trựhọcc tiếp Kinh tế Huế Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, theo giờ máy, TK627 “Chi phí sản xuất chung” phản ánh các chi phí sản xuất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung được tập hợp trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK154 Tài khoản không có số dư cuối kỳ. d. K ế TK 627 TK 334, 338 Chi phí sản xuất chung TK 154 t Chi phí nhân viên phân xưởng Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản o (lương, BHXH, BHYT, BHTN, xuất chung vào giá thành sản á KPCĐ) phẩm, dịch vụ n TK 152, 153, 242 m Chi phí vật liệu, dụng cụ SX ộ t TK 632 TK 214 s Chi phí khấu hao TSCĐ ố Khoản chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 331 n cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất, được ghi nhận g vào giá vốn hàng bán. h Chi phí dịch vụ mua ngoài i TK 133 ệ p Thuế GTGT TK 111, 112 Trườngv Đại học Kinh tế Huế ụ Chi phí bằng tiền khác l SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền iên quan đến tài khoản 627 Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất a. Chứng từ sử dụng Phiếu (thẻ) tính giá thành Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh b. Tài khoản sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Bên Nợ: Tập hợp các chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: Tập hợp các khoản giảm giá thành (TK111, 152, 155, ) và giá thành thành phẩm nhập kho/ gửi bán (TK155, 157, 632). Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền c. Kế toán một số nghiệp vụ liên quan TK 154 TK 621 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 152, 111 Phân bổ, kết chuyển chi phí Các khoản làm giảm giá thành nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK 138, 334 TK 622 Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người thiệt hại phải Phân bổ, kết chuyển chi bồi thường phí nhân công trực tiếp TK 157 TK 627 Hàng gửi bán Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 155 TK 632 Nhập kho Xuất bán thành phẩm thành phẩm Bán không qua kho Sơ đồ 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc các giai đoạn công nghệ đã quy định trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm về mặt kỹ thuật, chưa nhập kho thành phẩm và đang nằm tại các phân xưởng. Cuối kỳ kế toán hành kiểm kê SPDD và phải xác định mức độ hoàn thành của SPDD và đánh giá SPDD. Việc đánh giá SPDD cuối kỳ, kế toán phải áp dụng một trong các phương pháp sau: 1.3.1.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ vào giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Điều kiện áp dụng: + Số lượng sản phẩm dở dang ít biến động + Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn (>80% Tổng chi phí sản xuất) Nếu tất cả NVL trực tiếp (không phân biệt chính phụ) được sử dụng ngay từ đầu của quy trình sản xuất và tham gia trong SPDD và thành phẩm ở cùng một mức độ thì tính như sau: Chi phí NVL Chi phí trực tiếp + NVL trực Số Chi phí DDĐK tiếp PSTK lượng sản xuất = Số lượng sản x Số lượng SPDD DDCK phẩm hoàn + SPDD cuối kỳ thành trong cuối kỳ Trường Đại kỳhọc Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nếu NVL chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia trong SPDD và thành phẩm cùng một mức độ; NVL phụ sử dụng theo mức độ sản xuất và chi phí tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tính theo công thức sau: Chi phí NVL Chi phí NVL Chi phí + chính DDĐK chính PSTK NVL Số lượng SPDD = Số lượng SP X chính S cuối kỳ hoàn thành trong + ố lượng SPDD DDCK cuối kỳ kỳ Chi phí NVL phụ Chi phí NVL phụ Chi phí + DDĐK PSTK (S NVL ố lượng SPDD = Số lượng SP (Số lượng SPDD X cuối kỳ x tỷ lệ phụ hoàn thành trong + cu hoàn thành) DDCK ối kỳ x tỷ lệ kỳ hoàn thành) Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí SPDD cuối kỳ kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên, độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí khác nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ. 1.3.1.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Trước hết cần xác định khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. Đối với chi phí nhóm 1: Là những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản Trườngxuất, tham gia vào sả n Đạiphẩm dở dang học và sản phẩ mKinh hoàn thành cùng 1tế mức đHuếộ (thường là chi phí NVL chính) CP nhóm 1 DDĐK+CP nhóm 1 PSTK CP nhóm 1= X Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SPHT trong kỳ+Số lượng SPDD cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Đối với chi phí nhóm 2: Là những chi phí phát sinh theo quy trình sản xuất, tham gia vào SPDD theo mức độ hoàn thành (Chi phí NVL phụ nếu phát sinh theo quy trình, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, ) CP nhóm 2 + CP nhóm 2 PSTK Chi phí DDĐK (Số lượng nhóm 2 = (Số lượng SPDD x SPDD cuối DDCK Số lượng SPHT + cuối kỳ x Tỷ lệ kỳ x Tỷ lệ trong kỳ hoàn thành) hoàn thành) 1.3.1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch Đối với chi phí nhóm 1 CP nhóm 1 DDCK=Σ Số lượng SPDD cuối kỳ x chi phí kế hoạch của mỗi sản phẩm Đối với chi phí nhóm 2 Chi phí kế hoạch Chi phí nhóm Số lượng sản Tỷ lệ hoàn = x x của mỗi sản 2 DDCK phẩm DDCK thành phẩm 1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 1.3.2.1. Đối tượng tính giá thành Là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định là doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình, Căn cứ để xác định: Đặc điểm về sản xuất và tổ chức sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng hoàn thành thì từng loạt Trườngsản phẩm và đơn vị sả nĐại phẩm thuộc thọcừng đơn đặt hàngKinh hoàn thành là tếđối tư ợngHuế tính giá thành. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Quy trình công nghệ: Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. Yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên quản lý. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh ngiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp và kỹ thuật tính giá thành ở mỗi doanh nghiệp. 1.3.2.2. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm là thời điểm mà kế toán tính giá thành tiến hành tiến hành tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình, 1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống phương pháp phân tích, phân bổ, tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Lựa chọn phương pháp tính giá thành tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất, tính chất quy tình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và điều kiện của kế toán. Phương pháp giản đơn Áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng chi phí sản xuất được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Trường Đại học ChiKinh phí tế Huế T Chi phí Chi phí ổng giá s Điều thành th s ản xuất s ch ực = ản xuất + phát - ản xuất ỉnh t d d - gi giá ế sản ở dang sinh ở dang ảm phẩm đầu kỳ cuối kỳ thành trong kỳ SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổng giá thành thực Giá thành th tế sản phẩm ực tế = đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp hệ số + Áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn + Sử dụng cùng loại các yếu tố đầu vào như NVL, nhân công, máy móc thiết bị. Kết quả cho ra các sản phẩm khác nhau nhưng giữa các sản phẩm có thể quy đổi lẫn nhau, do kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ (giữa các sản phẩm có mối quan hệ hệ số với nhau). + Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm phẩm tiêu chuẩn = Tổng số sản phẩm gốc + Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định: Số sản phẩm tiêu = Số sản phẩm x Hệ số quy đổi chuẩn từng loại từng loại + Xác định giá thành của từng loại sản phẩm: Số lượng sản phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản tiêu chuẩn của từng sản phẩm tiêu xuất sản phẩm = x loại chuẩn Phương pháp theo đơn đặt hàng: + Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng . Trường+ Theo phương Đại pháp này học thì đối tư ợngKinh tập hợp chi phí tế là từ ngHuế đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng . Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau . Phương pháp tỷ lệ : + Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng) v.v để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. + Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm. Phương pháp phân bước: + Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn. + Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. 1.3.4. Điều chỉnh giảm giá thành Các khoản giảm giá thành là các khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản xuất thực tế nhưng không được tính vào giá thành sản phẩm hoặc những chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như chi phí thiệt hại trong sản xuất, phế liệu thu hồi từ vật tư sử dụng, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà Tên giao dịch: HUONG TRA VINATEX GARMENT JOINT STOCK COMPANY Mã số thuế: 3301519436 Đại diện pháp luật: Nguyễn Long Dũng Địa chỉ: Lô CN3 cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Tx Hương Trà, tỉnh T-T- Huế Vốn Điều lệ: 30 tỷ đồng Ngày cấp giấy phép: 30/05/2013 Tài khoản ngân hàng: 0161001618823 Tại ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Căn cứ chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 36/2008/QĐ- TTg ngày 10/03/2008, Quyết định 42/2008/QĐ – BTC ngày 19/01/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, công ty cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Vinatex được thành lập vào tháng 06 năm 2012 để đầu tư phát triển 300 chuyền may góp phần mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh Trườngtranh, tăng năng lực ngành Đại may củ a họcTập Đoàn D ệKinht May Việt Nam. Vàtế đặ t biHuếệt là xây dựng một mô hình sản xuất tiên tiến, tiện nghi và hiệu quả cho ngành Dệt may Việt Nam. Sản phẩm sản xuất ra sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho xuất khẩu đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hàng ngàn lao động. Trên cơ sở đó ngày 30/05/2013 công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà được cấp giấy phép thành lập dưới hình thức là một công ty thành viên của Công ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển Vinatex và chính thức đi vào hoạt động. Với vị trí địa lý thuận lợi cách sân bay Phú Bài 40km, Cách cảng Đà Nẵng 110km, diện tích rộng 66.000 m2, trang bị hàng trăm máy móc thiết bị hiện đại công ty đã không ngừng phát triển, số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày một tăng cao với chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cho thị trường trong nước cũng như những tiêu chuẩn khắt khe khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đến năm 2015, công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất lên 15 chuyền may, năng lực sản xuất mỗi tháng đạt 80.000 sản phẩm áo suit nữ, áo coat và áo jacket nữ, 50.000 sản phẩm quần nam nữ. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, phát triển hoạt động kinh doanh và xác định sản phẩm mũi nhọn mà công ty hướng đễn là hàng may gia công các loại áo như áo jacket, áo coat, phục vụ xuất khẩu và xây dựng đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công việc. Cho đến nay có thể nói công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động và tạo lập được nhiều quan hệ kinh doanh uy tín với thị trường trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho công nhân tại địa phương củng như làm cho nền kinh tế tỉnh nhà tăng trưởng. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Tổ chức xây dựng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng ngành nghề đã đăng ký, sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Trườngdoanh. Đại học Kinh tế Huế Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động như tiền lương, bảo hiểm, giờ làm, ăn trưa, Thực hiện tốt các SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nước bên cạnh việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương. 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động Công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà là một công ty thành viên thuộc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư phát triển Vinatex hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu và kinh doanh các mặt hàng dệt may. Cụ thể công ty chuyên nhận gia công áo coat, áo jacket, suit nam nữ phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng. Các hoạt động chính của công ty là: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); Hoàn thiện sản phẩm dệt; Sản xuất sản phẩm từ da lông thú; Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng dệt, may, da giày; Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt. Bán buôn nguyên phụ liệu may mặc và giày dép; Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh; Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác. Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị ngành dệt may; Lắp đặt hệ thống điện. Chi tiết: Lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện, nước; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. Chi tiết: Thi công lắp đặt hệ thống làm Trườngmát, khí hơi Đạiáp lực, thiết bhọcị nâng hạ; Kinh tế Huế Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá; Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ; SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Do đặc điểm của quy trình sản xuất và nhu cầu quản lý nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình Trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự quản lý của ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc: là người đứng đầu và là người đại diện pháp lý của công ty, ban hành các quy định và điều hành hoạt động của Công ty. Hai phó giám đốc: trực tiếp giám sát, quản lý các phòng ban; đưa ra một số quyết định trong quyền hạn; thay mặt điều hành hoạt động của Công ty. Các phòng ban chức năng: Phòng KH- XNK: Có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán, dự thảo các hợp đồng tình giám đốc ký duyệt. Quyết toán các hợp đồng sau khi tổ chức thực hiện các hợp đồng sau khi tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết, trong đó: Bộ phận kế hoạch: Xây dựng và phân bổ kế hoạch theo yêu cầu sản xuất để giao cho phân xưởng, xây dựng kế hoạch tác nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Tổ chức tiếp nhận NVL sau đó cân đối NVL để tiến hành sản xuất theo đúng tiến độ được giao. Bộ phận XNK: đàm phán, làm thủ tục xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh chứng từ thanh toán, vận chuyển bốc xếp thành phẩm. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ sản xuất các mẫu sản phẩm, kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy tình công nghệ sản xuất, trực tiếp đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng chuyền, xây dựng định mức NVL cũng như các chỉ tiêu khác về mặt kỹ thuật nhằm phục vụ công tác quản lý sản xuất, công tác kế toán. Phòng kế toán: Đảm nhiệm công tác kế toán tài chính của công ty, phản ánh Trườngtổng hợp, chính xác chiĐại phí sản xu ấthọc kinh doanh, Kinhtính giá thành s ảntế phẩm, Huếhạch toán tiêu thụ, tính lãi lỗ và lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bộ phận kế toán phải đảm bảo thông tin liên tục, đầy đủ, chính xác, giúp giám đốc quản lý quy trình sản xuất chặt chẽ, hiệu quả và từ đó đề ra phương hướng kinh doanh, phương hướng đầu tư đúng đắn, kịp thời. Phòng KCS: Tiếp nhận và phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới nhất, tiến hành nghiên cứu thử nghiệm chế tạo sản phẩm mới cho công ty. Tổ chức, kiểm tra sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất, đồng thời tổ chức đánh giá quản lý các sáng kiến cai tạo kỹ thuật và tổ chức các cuộc kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân viên. Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ giải quyết việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác bảo vệ, y tế, ăn trưa trong toàn công ty, phụ trách tiếp tân khách hàng. 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG K toán ti n m t, K toán chi phí s n ế ề ặ Kế toán kho, vật tư, ế ả TGNH, công nợ xuất và tính giá CCDC, TSCĐ (kiêm thủ quỹ) thành Nhân viên thống kê tại phân xưởng Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán, làm công việc tổng hợp các phần hành kế toán trong công ty, tư vấn cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp phân công chỉ đạo tốt công việc của các nhân viên phòng kế toán, có trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhân viên phòng kế toán trong giờ làm việc, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhân viên làm việc thực hiện đúng chế độ, chính sách kế toán của nhà nước, có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ, chính xác số liệu, báo cáo kế toán khi giám đốc cần, đồng thời lập các báo cáo định kỳ cho các đối tượng có liên quan. Kế toán Tiền mặt, TGNH, công nợ: theo dõi quản lý công nợ, các khoản thu chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả của công ty. Kế toán kho, vật tư, CCDC, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm kê việc nhập, xuất, tồn các loại vật tư, CCDC, tình hình tăng giảm TSCĐ, lập bảng phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định để phân bổ chi phí này cho các đối tượng có liên quan, chịu trách nhiệm về vật chất và lượng hàng tại kho, có trách nhiệm bảo quản kho hàng hóa và nắm vũng nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa, chỉ xuất hàng khi có lệnh của giám đốc hoặc kế toán trưởng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: có nhiệm vụ theo dõi các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh, tiến hành phân tích và tính giá thành sản phẩm, lập bảng tính giá thành và các báo cáo liên quan đến các tài khoản 622,627,154. Nhân viên thống kê tại phân xưởng: chịu trách nhiệm cập nhật, báo cáo tình hình năng suất sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tại xưởng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.6.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) b. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà là một doanh nghiệp hoạt động SXKD trong lĩnh vực dệt may nên công tác kế toán ở công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông Tư 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan do Bộ tài chính ban hành. Các BCTC được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. c. Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng là ROSY. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG Báo cáo tài chính TỪ KẾ TOÁN Máy vi tính CÙNG LOẠI Báo cáo kế toán Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày Trường Đại: In sổ, báo họccáo cuối tháng ,Kinh cuối năm tế Huế : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. d. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng Nguyên tắc ghi nhận HTK: Giá gốc Phương pháp hạch toán HTK: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá trị HTK: bình quân gia quyền Phương pháp khấu hao TSCĐ: tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ e. Tổ chức hệ thống BCTC gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN) Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 09 – DN) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.7. Tình hình Lao động, Tài sản, Nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà 2.1.7.1. Tình hình lao động của công ty Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 ĐVT: Người Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 526 543 621 17 3.23 78 14.36 1. Phân loại theo tính chất sản xuất Trực tiếp 336 63,88 349 64,27 410 66,02 13 3,87 61 17,48 Gián tiếp 190 36,12 196 36,10 211 33,98 6 3,16 15 7,65 2. Phân loại theo trình độ chuyên môn Thạc sĩ, ĐH, CĐ 55 10,46 64 11,79 69 11,11 9 16,36 5 7,81 Trung cấp 38 7,22 40 7,37 61 9,82 2 5,26 21 52,50 Phổ thông 433 82,32 439 80,85 491 79,07 6 1,39 52 11,85 3. Phân theo giới tính Nam 60 11,41 67 12,34 76 12,24 7 11,67 9 13,43 Nữ 466 88,59 476 87,66 545 87,76 10 2,15 69 14,50 4. Phân theo độ tuổi Trên 55 6 1,14 5 0,92 3 0,48 (1) (16,67) (2) (40,00) Từ 41 đến 55 18 3,42 17 3,13 14 2,25 (1) (5,56) (3) (17,65) Từ 25 đến 40 130 24,71 140 25,78 156 25,12 10 7,69 16 11,43 Dưới 25 372 70,72 381 70,17 448 72,14 9 2,42 67 17,59 (Nguồn: Phòng nhân sự công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn lao động của Công ty có sự biến động tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể được thể hiện như sau: Là công ty hoạt động sản xuất may mặc nên lao động là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thức được điều này nên đội ngũ lao động và trình độ lao động của Công ty đã được nâng cao một cách đáng kể và Trườngđang được tiếp tục hoàn Đại thiện dần. học Điều này đư ợKinhc thể hiện rõ qua tế bảng cơHuế cấu lao động qua 3 năm 2015 – 2017 ở trên. Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn lao động của công ty có sự biến động tăng dần qua 3 năm. Cụ thể được thể hiện như sau SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trong năm 2015 tổng số lao động ở công ty là 526 người, trong đó có 60 lao động nam chiếm 11,41% và 466 lao động nữ chiếm 88,59%. Năm 2016 tổng số lao động là 543 người, tăng 17 người tương ứng tăng 3,23% so với năm 2015, trong đó lao động nam là 67 người chiếm 12,34% và lao động nữ là 476 người chiếm 87,66%. Đến năm 2017 tổng số lao động của công ty là 62 người, tăng 78 người tương ứng tăng 14,36% so với năm trước. Trong đó lao động nam tăng 9 người, tương ứng tăng 13,43%, lao động nữ tăng 69 người tương ứng tăng 14,50%. Về trình độ chuyên môn, lao động của công ty đã qua đào tạo có xu hướng tăng. Năm 2015 lao động đã qua đào tạo là 93 người trong tổng số 526 lao động chiếm 17,68%, lao động phổ thông chiếm 82,32% với 433 lao động. Năm 2016, lao động đã qua đào tạo chiếm 19,16% với 104 lao động và lao động phổ thông chiếm 80,85% tương ứng với 439 lao động trong tổng số 543 lao động. Đến năm 2017, số lao động đã qua đào tạo tại công ty là 130 lao động và lao động phổ thông là 491 lao động chiếm tỷ lệ lần lượt là 60,31% và 11,85% trong tổng số lao động trong năm là 621 lao động. Về tính chất, vì đây là ngành may mặc nên lao động trực tiếp chiếm đa số, số lượng lao động trực tiếp năm 2015 là 336 lao động chiếm 63,88% trên tổng số lao động, còn lao động gián tiếp là 190 người chiếm 36,12%. Đến năm 2016 lao động trực tiếp của công ty là 349 người tăng 13 người tương ứng tăng 3,87% so với năm 2015, lao động gián tiếp là 196 người tăng 6 người tương ứng tăng 3,16% so với năm 2015. Năm 2017, số lao động trực tiếp và gián tiếp lần lượt là 410 người tăng 61 người tương ứng tăng 17,48% và 211 người, tăng 15 người tương ứng tăng 7,65% so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 39
- 2.1.7.2. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Đơn vị tính: VND 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu KHOẢN MỤC SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%) chênh lệch chênh lệch TỔNG TÀI SẢN 75.540.896.514 100,00 65.313.081.608 100,00 70.956.720.452 100,00 (10.227.814.906) 5.643.638.844 Tài sản ngắn hạn 7.591.464.659 10,05 7.336.674.577 11,23 7.373.890.852 11,49 (254.790.082) 37.216.275 Ti à các kho ền v ản tương đương 67.445.212 0,09 185.604.481 0,28 187.202.311 0,29 118.159.269 1.597.830 tiền Các khoản phải thu ngắn hạn 225.283.206 0,30 1.021.506.243 1,56 964.858.476 1,50 796.223.037 (56.647.767) Hàng tồn kho 7.089.162.690 9,38 5.930.852.626 9,08 6.034.129.880 9,40 (1.158.310.064) 103.277.254 Tài sản ngắn hạn khác 209.573.551 0,28 198.711.227 0,30 187.700.185 0,29 (10.862.324) (11.011.042) Tài sản dài hạn 67.949.431.855 89,95 57.976.407.031 88,77 56.795.079.755 88,51 (9.973.024.824) (1.181.327.276) Tài sản cố định 57.588.294.108 76,23 52.693.497.827 80,68 52.477.402.865 81,78 (4.894.796.281) (216.094.962) Tài sản dở dang dài hạn 30.595.876 0,04 (30.595.876) Tài sản dài hạn khác 10.330.541.871 13,68 5.282.909.204 8,09 4.333.576.890 6,75 (5.047.632.667) (949.332.314) NGUỒN VỐN 75.540.896.514 100,00 65.313.081.608 100,00 70.956.720.452 100,00 (10.227.814.906) 5.643.638.844 Nợ phải trả 45.846.518.304 60,69 35.611.156.733 54,52 41.227.085.403 58,10 (10.235.361.571) 5.615.928.670 Nợ ngắn hạn 19.169.198.304 25,38 11.724.136.733 17,95 15.480.323.321 21,82 (7.445.061.571) 3.756.186.588 Nợ dài hạn 26.677.320.000 35,32 23.887.020.000 36,57 25.746.762.082 36,29 (2.790.300.000) 1.859.742.082 Vốn chủ sở hữu 29.694.378.210 39,31 29.701.924.875 45,48 29.729.635.049 41,90 7.546.665 27.710.174 (Nguồn: Phòng Kế toán công ty) SVTH: Nguyễn ThịTrườngNgọc Anh Đại học Kinh tế Huế 40
- Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể qua 2 năm, cụ thể: Quy mô tài sản và nguồn vốn năm 2017 có vẻ mở rộng hơn năm 2016, năm 2016 tổng tài sản là 65.313.081.608 đồng còn năm 2018 thì tổng tài sản là 70.956.720.452 đồng đã tăng 5.643.638.844 đồng. Phần tài sản: Nhìn chung tài sản của công ty chủ yếu là tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, cụ thể: Năm 2015 TSDH của công ty là 67.949.431.855 đồng chiếm 89,95% tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là TSCĐ chiếm 76,23% tổng tài sản, còn tài sản ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, chiếm 10,05%. Năm 2016 và năm 2017 TSDH có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2016 là 57.976 triệu đồng chiếm 88,77% tổng tài sản. Năm 2017 là 56.795 triệu đồng chiếm 88,51% tổng tài sản. TSDH chiếm phần lớn trong tổng tài sản vì tài sản chủ yếu của công ty là nhà xưởng, các máy móc thiết bị, . Phần nguồn vốn: Đối với mỗi công ty vốn có tầm quan trọng trong sự hình thành và phát triển, với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có những chính sách để quản lý vốn hợp lý, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tránh mất cân bằng trong cơ cấu vốn. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty biến động không đồng đều qua các năm cụ thể như sau: Năm 2015 nguồn vốn của công ty là 75.540.896.514 đồng, năm 2016 là 65.313.081.608 đồng và năm 2017 là 70.956.720.452 đồng. Năm 2016 giảm 10.227.814.906 đồng so với năm 2015 song năm 2017 lại tăng 5.643.638.844 đồng so Trườngvới năm 2016. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 41
- Nợ phải trả: Để phục vụ cho việc kinh doanh ngoài nguồn vốn tự có công ty đã giảm vốn để đầu tư kinh- doanh. Năm 2016 NPT là35.611.156.733 đồng giảm so với năm 2015 là 45.846.518.304 tương ứng giảm 10.235.361.571 đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu: Thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của một doanh nghiệp, năm 2016 VCSH là 29.701.924.875 đồng, năm 2017 là 29.729.635.049 đồng đã tăng 27.710.174 đồng so với năm 2016. Cho thấy công ty đã bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, như vậy chứng tỏ có kế hoạch bổ sung nguồn vốn để tăng mức độ độc lập về tài chính. Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà chúng ta thấy: Công ty đã sử dụng tài sản và nguồn vốn tối ưu nhất, biết vận dụng những gì có thể để nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí nhưng cũng đặt chất lượng hàng đầu, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 42
- 2.1.7.3. Tình hình Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015 - 2017 Đơn vị tính: VND 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu bán hàng và cung c ấp 45.479.138.616 60.724.302.169 63.124.531.677 15.245.163.553 33,52 2.400.229.508 3,95 dịch vụ Doanh thu thu àng và ần về bán h 45.479.138.616 60.724.302.169 63.124.531.677 15.245.163.553 33,52 2.400.229.508 3,95 cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 40.166.566.372 56.489.312.430 58.241.521.239 16.322.746.058 40,64 1.752.208.809 3,10 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 5.312.572.244 4.234.989.739 4.883.010.438 (1.077.582.505) (20,28) 648.020.699 15,30 cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 11.510.787 7.552.496 9.062.995 (3.958.291) (34,39) 1.510.499 20,00 Chi phí tài chính 2.693.474.933 1.313.896.461 1.496.374.963 (1.379.578.472) (51,22) 182.478.502 13,89 Chi phí bán hàng 1.048.025.194 1.724.035.235 1.886.445.349 676.010.041 64,50 162.410.114 9,42 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.268.671.629 2.197.247.843 2.288.799.836 (71.423.786) (3,15) 91.551.993 4,17 Lợi nhuận thuần từ hoạt động (686.088.725) (992.637.304) (779.546.716) (306.548.579) 44,68 213.090.588 (21,47) kinh doanh Thu nhập khác 1.034.949.981 1.414.014.301 1.293.687.476 379.064.320 36,63 (120.326.825) (8,51) Chi phí khác 324.287.058 413.830.332 486.430.587 89.543.274 27,61 72.600.255 17,54 Lợi nhuận khác 710.662.923 1.000.183.969 807.256.889 289.521.046 40,74 (192.927.080) (19,29) Lợi nhuận sau thuế 24.574.198 7.546.665 27.710.174 (17.027.533) (69,29) 20.163.509 267,18 (Nguồn: Phòng Kế toán công ty) SVTH: Nguyễn ThịTrườngNgọc Anh Đại học Kinh tế Huế 43
- Nhận xét: Tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta sẽ biết hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay lỗ? Thông thường khi nói đến kết quả kinh doanh thì thường họ sẽ nghĩ tới chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trong thời gian đó. Đối với Công ty Cổ phần Vinatex Hương trà hiệu quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau: doanh thu, chi phí và lợi nhuận Về doanh thu Tổng doanh thu của công ty gồm Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Nhìn chung tổng doanh thu biến động tăng dần qua các năm. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng 15.245 triệu đồng tương ứng tăng 33,52%. Năm 2017 tăng 2.400 triệu đồng tương ứng tăng 3,95% so với năm 2016. Doanh thu hoạt động tài chính biến động không đồng đều, năm 2016 giảm 3.958.291 đồng tương ứng giảm 34,39% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 1.510.499 đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2016. Đối với chỉ tiêu thu nhập khác lại có sự biến động không đồng đều. Năm 2016 thu nhập khác tăng 379 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 36,63%, song đến năm 2017 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm, giảm từ 1000 triệu đồng xuống còn 807 triệu đồng tương ứng giảm 193 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,29%. Qua đó ta thấy doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nên việc tăng giảm chỉ tiêu này sẽ kéo theo sự tăng giảm của tổng doanh thu. TrườngVề chi phí Đại học Kinh tế Huế Tổng chi phí của doanh nghiệp gồm các khoản sau: GVHB, Chi phí tài chính, Chi phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp, Chi phí khác (doanh nghiệp không có khoản giảm trừ doanh thu). GVHB năm 2016 tăng. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 44
- Xét sự thay đổi giá vốn hàng bán trong mối quan hệ thay đổi với doanh thu, năm 2017 so với năm 2016 tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 1.752.208.809 đồng, tương ứng tăng 3,10%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 là 2.197.247.843 đồng đến năm 2017 tăng lên 2.288.799.836 đồng tương ứng tăng 4,17%. Chi phí bán hàng năm 2017 tăng so với năm 2016, tăng 162.410.114 đồng tương ứng tăng 9,42%. Chi phí tài chính năm 2017 là 1.496.374.963 đồng tăng so với năm 2016 là 1.313.896.461 tương ứng tăng 182.478.502 đồng. Khoản mục chi phí khác năm 2017 cũng tăng so với năm 2016 tăng 72.600.255 đồng tương ứng tăng 17,54%. Về Lợi nhuận Lợi nhuận trong doanh nghiệp gồm: Lợi nhuận gộp từ BH và CCDV, lợi nhuận thuần từ Hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Do Doanh thu và Chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của công ty năm 2017 tăng so với năm 2016. Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Lợi nhuận của công ty gồm lợi nhuận từ nhiều hoạt động trong công ty tạo thành, trong đó hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2016 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt -992 triệu đồng, giảm so với năm 2015 là 307 triệu đồng tương ứng với 44,68%. Đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng nhưng lợi nhuận vẫn âm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 45
- 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà 2.2.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất Công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà hoạt động với bản chất là một xưởng may chỉ chuyên gia công các hợp đồng may mặc từ công ty mẹ chuyển giao xuống nên quy trình sản xuất đơn giản: NVL, phụ Bộ phận BP may Bộ phận liệu để sản cắt ghép thành là xuất phẩm Nhập kho Bao bì, Kiểm tra, thành phẩm đóng kiện đóng gói Sơ đồ 2.4. Quy trình công nghệ sản sản xuất Nguyên liệu từ công ty mẹ chuyển xuống được tiến hành kiểm tra chất lượng, mẫu mã, số lượng xem đã đúng như trong hợp đồng chưa rồi tiến hành nhập kho. Dựa trên yêu cầu chi tiết của sản phẩm theo từng hợp đồng bộ phận kỹ thuật tiến hành vẽ mẫu, lập định mức về chi phí NVL cũng như NCTT trên một đơn vị sản phẩm rồi trình lên cho giám đốc ký duyệt. Khi có lệnh sản xuất từ cấp trên bộ phận kho tiến hành xuất nguyên liệu cho các tổ cắt, tạo ra các bán thành phẩm cắt. TrườngCác bán thành phĐạiẩm cắt trướ c họckhi được chuy Kinhển đến cho các chuytếền mayHuế để tiến hành may sẽ được kiểm tra chất lượng bán thành phẩm bởi KCS cắt. Sản phẩm từ các chuyền may sau khi được KCS chuyền may kiểm tra chất lượng thì được chuyển sang bộ phận là, gấp sản phẩm và đóng gói. Sản phẩm sau khi SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 46
- đóng gói sẽ được kiểm tra chất lượngtại bộ phận KCS hoàn thành rồi tiến hành nhập kho thành phẩm, kết thúc quy trình sản xuất. 2.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Vinatex Hương Trà Công ty với đặc điểm là loại hình sản xuất chuyên sản xuất hàng gia công cho khách hàng nên có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất khác, mà ở đây sự khác biệt rõ rệt nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà chỉ thể hiện ở hai khoản mục chi phí là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí nguyên vật liệu chính chỉ theo dõi về mặt số lượng, vì khi nhận đơn hàng từ Tổng công ty giao cho thì nguyên vật liệu chính do phía khách hàng chịu trách nhiệm giao, phía công ty chi kiểm tra theo đúng số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Các chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh trong quá tình sản xuất sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Công ty sử dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí sản xuất: TK622: Chi phí nhân công trực tiếp TK627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Hàng năm công ty nhận gia công rất nhiều loại sản phẩm may mặc với những quy cách, chủng loại khác nhau. Trong nghiên cứu của mình tôi chọn phạm vi nghiên cứu là sản phẩm áo jacket mã FN8015 trong hợp đồng gia công số 04/18/GC- VNT/HTRA (Phụ lục 1). Hợp đồng này công ty nhận may gia công từ công ty Cổ phần đầu tư Vinatex 45.000 sản phẩm áo jacket. Đơn đặt hàng được bắt đầu từ tháng 10 năm 2018 và công ty đã hoàn thành xong đơn hàng trong quý 4 năm 2018. 2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Từng mã sản phẩm TrườngĐối tượng tính giáĐại thành: Từ nghọc mã sản ph ẩmKinh tế Huế Kỳ tính giá thành: theo quý trong nghiên cứu của mình tôi chọn là quý 4 năm 2018 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 47
- 2.2.4. Khái quát về công tác quản lý nguyên vật liệu gia công Công ty Cổ phần may Vinatex Hương Trà chủ yếu sản xuất theo loại hình gia công hàng may mặc nên hầu như toàn bộ nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp. Số lượng sản phẩm và định mức nguyên vật liệu tính cho một đơn vị sản phẩm được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên các điều kiện cụ thể của mỗi bên. Do đó phần nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp được kế toán theo dõi về mặt số lượng chứ không hạch toán vào chi phí sản xuất. Khi có lệnh cấp phát vật tư theo yêu cầu sử dụng nguyên vật lệu, kho nguyên vật liệu gia công tiến hành lập phiếu xuất kho và xuất kho nguyên vật liệu chính cho các tổ cắt, căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành nhập dữ liệu và xuất các chứng từ tương ứng. Biểu 2.1. Trích lệnh cấp phát vật tư theo hạn mức LỆNH CẤP PHÁT XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC Căn cứ hợp đồng số: 04/18/GC-VNT/HTRA SL: 45000pcs Nơi nhận: Tổ cắt Order No./PO: FN8015 Xuất tại kho: Nguyên liệu Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Lệnh cấp phát Số lượng thực xuất STT ĐVT Số lượng Ghi chú Tên Art Màu Khổ ĐM 1sp Tổng HM Ngày Cộng 1 Vải chính Crepe Blue m 45000 1,50 25.728 25.728 2 Vải lót thân Poly taff Blue m 45000 0,20 5.631 5.631 3 Keo CMX 9437 Charcoal m 45000 0,10 12.153 12.153 4 Dựng 1035 Blue m 45000 0,05 957 957 5 Da ART29 Blue m 45000 0,00 - 105 - 105 Thu hồi Ngày 8 tháng 10 năm 2018 Giám đốc PT. Phòng KHSX Người nhận Thủ kho CBMH Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng kế toán công ty) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 48
- Biểu 2.2. Trích phiếu xuất kho số 133/10/GC CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Mẫu số: 02 - VT Lô CN3, Cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, tx. Hương Trà, Tỉnh (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) T-T-Huế PHIẾU XUẤT KHO Ngày 8 tháng 10 năm 2018 Nợ N002:0 Số: 133/10/GC Có N002:0 Họ tên người nhận hàng: Tổ cắt Lý do xuất kho: Xuất nguyên vật liệu chính FN8015 - Xuất tại kho (ngăn lô): Kho nguyên liệu gia công (NLGC) Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Đơn vị STT phẩm chất vật tư, dụng cụ Mã số theo Đơn giá Thành tiền tính Thực xuất sản phẩm, hàng hóa chứng từ A B C D 1 2 3 4 1 Vải chính-POLY OKD57486 VC318 m 25.728,00 25.728,00 2 Vải lót-TAFETA VL366 m 5.631,00 5.631,00 3 Keo-CMX9437 KEO067 m 12.153,00 12.153,00 4 Dựng 1035HB D039 m 957,00 957,00 5 Vải lót-PU VL371 m - 105,00 - 105,00 Tổng cộng m 44.364,00 44.364,00 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 8 tháng 10 năm 2018 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu (Ký, họ tên, đóng dấu) cầu nhập) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tế kế toán Huế công ty) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 49
- 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.2.5.1. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.5.1.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Tại Công ty Cổ phần May Vinatex Hương Trà chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm thêm giờ, tiền tăng ca, tiền công ăn ca, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng. Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong lĩnh vực may mặc nên chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.2.5.1.2. Hình thức trả lương Do đặc thù là ngành may mặc có sản phẩm cụ thể, lượng công nhân lao động lớn nên hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Chế độ trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cơ sở tính lương cho công nhân sản xuất là Bảng chấm công. Bảng này do các liên chuyền trưởng (được ủy quyền) căn cứ vào tình hình đi làm thực tế tại đơn vị của từng cá nhân để chấm công và ghi vào mẫu in sẵn. Cuối tháng dựa vào đó để tính tổng số ngày công thực tế của từng lao động. Tiền lương trả cho công nhân sản xuất căn cứ vào số lượng và đơn giá tiền lương sản phẩm làm ra. Công ty xây dựng đơn giá tiền lương căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công đoạn và đơn giá của một đơn vị sản phẩm chuẩn và xây dựng bản định mức đơn giá cho từng công đoạn. Đồng thời với mỗi mã hàng khác nhau, dựa Trườngtrên bảng định mức cho Đại từng công đohọcạn phòng k ỹKinhthuật sẽ có tính toántế và điHuếều chỉnh sao cho phù hợp. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 50
- Lương sản phẩm Công nhân sản xuất tính theo công thức: Tổng LSP = ΣQi x Dgi Trong đó: Tồng LSP: Tổng lương sản phẩm của công nhân ΣQi : Số lượng sản phẩm làm ra Dgi : Đơn giá tiền lương sản phẩm Tổng LSP Lương 1h CNSX= Tổng h làm việc Lương theo giờ của CNSX: Lương giờ hành chính = Lương 1 giờ x số giờ làm Lương tăng ca = Lương 1 giờ x Số giờ làm x 1,5 Lương ngày Chủ nhật = Lương 1 giờ x số giờ làm x 2 T BHYT, ổng lương Lương h Lương Ph tháng CN = hành + Lương + làm ngày + ụ - BHXH, tăng ca cấp thực nhận chính chủ nhật BHTN Hình thức trả lương theo thời gian: Áp dụng cho nhân viên quản lý phân xưởng. Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHYT, BHXH, BHTN được công ty trích lập theo chế độ hiện hành là 32%. Trong đó tính vào chi phí sản xuất là 21,5%, cụ thể như sau: BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN1%. Còn lại 10,5% trừ vào thu nhập người lao động. 2.2.5.1.3. Tài khoản sử dụng TrườngTài khoản 622 Đại– “ Chi phí họcnhân công trKinhực tiếp”: Dùng đtếể tập hHuếợp và kết chuyển chi phí tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành. Và một số tài khoản liên quan như: SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 51
- TK 334 – “Phải trả người lao động” TK 338 – “Phải trả, phải nộp khác” + TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội” + TK 3384 – “Bảo hiểm y tế” + Tk 3386 – “Bảo hiểm thất nghiệp” 2.2.5.1.4. Chứng từ và sổ sách sử dụng Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương Phiếu chi Sổ sách kế toán Sổ cái tài khoản: 622, 334, 338,111, Sổ chi tiết tài khoản 622 BP ch m K toán K toán Bộ phận ấ BP nhân sự ế ế công trưởng,GĐ lương Chứng từ Bảng Bảng thanh Bảng TT Phiếu chi chấm công toán tiền tiền lương lương đã ký Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ và các bộ phận liên quan Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 52
- 2.2.5.1.5. Phương pháp hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty không được tập hợp riêng cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm hay từng mã sản phẩm mà tiến hành tập hợp chung cho toàn bộ công nhân phân xưởng trong suốt kỳ tính giá thành đến cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã sản phẩm theo tiêu thức doanh thu. Hàng ngày, các liên chuyền trưởng chấm công cho mỗi nhân viên theo từng chuyền sản xuất. Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo năng suất của nhân viên thống kê tại xưởng cùng với bảng chấm công mà các chuyền trưởng gửi lên. Bộ phận nhân sự sẽ tính và lập bảng thanh toán lương, lập bảng ăn ca và các khoản phải nộp cho công nhân trực tiếp sản xuất. (Tiền ăn ca sẽ tính là 20000 đồng/ 1 bữa, và tính theo số công đã chấm trên bảng chấm công). Tất cả các công việc này điều được thực hiện trên excel, sau khi hoàn thành thì gửi cho kế toán trưởng kiểm tra và ký xác nhận. Sau đó trình cho giám đốc phê duyệt và ký. Khi có xác nhận của giám đốc thì gửi về lại cho phòng kế toán, kế toán dựa vào bảng lương đã ký duyệt, tiến hành trả lương cho nhân viên. Nhân viên nhận lương và ký nhận. Sau đó kế toán lập phiếu chi Tổng tiền lương thực trả cho nhân viên (phiếu chi gồm 2 liên). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 53
- Biểu 2.3. Trích bảng chấm công tháng 11 năm 2018 của công nhân trực tiếp sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Lô CN3, Cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế BẢNG CHẤM CÔNG GIỜ HÀNH CHÍNH Từ ngày: 01/11/2018 - đến ngày 30/11/2018 BỘ PHẬN: CHUYỀN 8 Ngày trong tháng Ngày công STT Mã NV Họ và tên Chức danh 1 2 3 4 5 11 26 27 28 29 30 T4 T5 T6 T7 CN T7 CN T2 T3 T4 T5 1 CH8001 Hoàng Khánh Lâm Công nhân 8.0 8.0 8.0 0.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 25.0 2 CH8002 Dương Thị Ái Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 3 CH8003 Hoàng Tôn Nữ Diệu Thiện Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 25.0 4 CH8004 Hồ Thị May Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 5 CH8005 Lê Thị Nga Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 6 CH8006 Lý Văn Nhân Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 20 CH8020 Tôn Thất Nhiên Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 21 CH8021 Trần Bê Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 22 CH8022 Trần Thị Lệ Quyên Công nhân 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 24.0 23 CH8023 Trần Thị Phương Linh Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 24 CH8024 Trần Thị Phương Nhi Công nhân 8.0 8.0 8.0 8.0 0.0 8.0 0.0 8.0 8.0 8.0 8.0 26.0 (Nguồn: Phòng nhân sự công ty) SVTH: Nguyễn ThịTrườngNgọc Anh Đại học Kinh tế Huế 54
- Biểu 2.4. Trích bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 11 năm 2018 TIỀN LÀM BHXH+BHYT LƯƠNG SP TỔNG STT BỘ PHẬN THÊM CHỦ +BHTN THỰC LÃNH THEO GIỜ CỘNG NHẬT (10.5%) 1 Chuyền 1 88.765.466 9.765.432 112.611.343 10.403.445 102.207.898 2 Chuyền 2 118.941.900 11.263.454 143.273.868 13.404.072 129.869.796 3 Chuyền 3 93.657.489,00 6.387.980 115.134.924 10.592.499 104.542.425 4 Chuyền 4 87.677.727 9.655.389 114.521.190 10.055.912 104.465.278 5 Chuyền 5 111.236.722 12.922.798 141.777.405 12.464.459 129.312.945 6 Chuyền 6 109.356.728 11.326.098 133.471.290 12.384.693 121.086.597 7 Chuyền 7 89.045.347 9.729.398 113.091.240 10.232.164 102.859.076 8 Chuyền 8 115.327.990 8.132.698 137.733.445 13.086.972 124.646.473 9 Chuyền 9 112.489.677 6.535.998 137.227.133 12.958.400 124.268.733 Tổ hoàn 22 thành 139.024.567 9.339.255 170.312.675 15.574.758 154.737.917 Tổng 1.723.692.357 144.422.949 2.122.632.692 195.777.282 1.926.855.410 (Nguồn: Phòng kế toán công ty) SVTH: Nguyễn ThịTrườngNgọc Anh Đại học Kinh tế Huế 55
- Biểu 2.5. Bảng phân bổ tiền lương NCTT và các khoản trích theo lương BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG NCTT VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN Quý 4 – 2018 TK 334 - Phải trả Tổng chi phí TK 338 - Phải trả, phải nộp khác người lao lương động BHYT BHTN Lương thực tế BHXH (3383) trả (3384) (3386) Tháng 10 2.165.884.615 317.604.808 54.446.538 3.137.885 2.541.073.846 Tháng 11 2.122.632.692 310.035.721 53.148.981 2.985.231 2.488.802.625 Tháng 12 1.969.678.846 288.833.798 49.514.365 2.923.442 2.310.950.452 T ổng 6.258.196.154 916.474.327 157.109.885 9.046.558 7.340.826.923 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lập bút toán định khoản lương theo từng tháng: Ví dụ tháng 11/2018 Nợ TK 622: 2.488.802.625 đồng Có TK 334: 2.122.632.692 đồng Có TK 3383: 310.035.721 đồng Có TK 3384: 53.148.981 đồng Có TK 3386: 2.985.231 đồng Trên cơ sở tập hợp chi phí NCTT trong quý, cuối quý kế toán tiến hành phân bổ Trườngchi phí NCTT cho từng Đại mã sản phẩ mhọc theo tiêu th ứcKinh doanh thu. tế Huế Trên cơ sở lập bảng kê doanh thu quý 4/ 2018 (Phụ lục 2) kế toán xác định được tổng doanh thu bán ra trong quý là 22.654.779.433 đồng. Theo hợp đồng số 04/18/GC-VNT/HTRA (Phụ lục 1) công ty đã gia công hoàn thành 45.000 cái áo SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 56
- Jacket có mã sản phẩm là FN8015 cho khách hàng với đơn giá gia công là 62.450 đồng/cái, tổng doanh thu của FN8015 là 2.810.250.000 đồng. Tổng chi phí NCTT tập hợp được trong quý 4 năm 2018 là 7.340.826.923 đồng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho mã sản phẩm trên theo tiêu thức doanh thu như sau: Doanh thu của mã SP Chi phí NCTT = x Chi phí NCTT quý 4 quý 4 của mã SP Doanh thu của toàn công ty trong quý Chi phí NCTT phân bổ cho mã hàng FN8015 là 2.810.250.000 X 7.340.826.923 = 910.605.151,62 đồng 22.654.779.433 Kế toán tiến hành lập bút toán định khoản: Nợ TK 154A: 910.605.151,62 đồng Có TK 622: 910.605.151,62 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 57
- Biểu 2.6. Trích sổ chi tiết tài khoản 622 quý 4 năm 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Mẫu số: S38-DN Lô CN3, Cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Đối tượng: Áo Jacket FN8015 Ngày, Chứng từ TK Số tiền tháng Số Ngày, Diễn giải đối Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ứng A C B D E 1 2 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12/2018 12/18 31/12/2018 Chi phí lương quý 4 3341 776.308.407,39 31/12/2018 12/18 31/12/2018 BHXH 17,5% 3383 113.685.590,49 31/12/2018 12/18 31/12/2018 BHYT 3% 3384 19.488.958,37 31/12/2018 12/18 31/12/2018 BHTN 1% 3386 1.122.195,38 K 31/12/2018 12/18 31/12/2018 ết chuyển chi phí sản 154A 910.605.151,62 xuất để tính giá thành - Cộng số phát sinh 910.605.151,62 910.605.151,62 - Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tế kế toán Huế Công ty) SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 58
- Biểu 2.7.Trích sổ cái tài khoản 622 của quý 4 năm 2018 Mẫu số: S03b-DN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Lô CN3, Cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Ngày, tháng Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Tài khoản ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng đối ứng Nợ Có A C B D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/10/2018 10/2018 31/10/2018 Chi phí lương tháng 10 622 3341 2.165.884.615 31/10/2018 10/2018 31/10/2018 BHXH 17,5% 622 3383 317.604.808 31/12/2018 12/2018 31/12/2018 BHYT 3% 622 3384 49.514.365 31/12/2018 12/2018 31/12/2018 BHTN 1% 622 3386 2.923.442 Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá 31/12/2018 12/2018 31/12/2018 622 154 7.340.826.923 thành - Cộng số phát sinh 7.340.826.923 7.340.826.923 - Số dư cuối kỳ - Cộng lũy kế từ đầu năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 59
- 2.2.5.2. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tính bao gồm các khoản chi phí khác nhau phát sinh tại phân xưởng mà không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản chi phí đó là: Chi phí nhân công quản lý phân xưởng, chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ tại phân xưởng, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí khấu hao TSCĐ, điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài khác, Các chi phí này không thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí bởi nó liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải tập hợp chung, cuối kỳ kết chuyển vào bên nợ TK 154 để tình giá thành sản phẩm. 2.2.5.2.1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung công ty sử dụng các tài khoản: TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất phát sinh ở phân xưởng, bộ phận phục vụ sản xuất sản phẩm. TK 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 + TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 – Chi phí vật liệu + TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền Và một số tài khoản có liên quan như TK 242 – Chi phí trả trước TK 214 - Khấu hao Tài sản cố định TK 334 - Phải trả người lao động Trường TK338 - PhĐạiải trả, phả i nhọcộp khác Kinh tế Huế + TK 3383 - Bảo hiểm xã hội + TK 3384 - Bảo hiểm y tế + TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 60
- TK 111 - Tiền mặt TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 2.2.5.2.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng a. Chứng từ sử dụng Bảng phân bổ khấu hao Phiếu xuất kho nguyên vật liệu Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ Hóa đơn GTGT dịch vụ mua ngoài Phiếu chi b. Sổ sách kế toán Sổ cái TK: 627, 242, 214, 334, 338, 111, Sổ chi tiết TK: 627 2.2.5.2.3. Phương pháp hạch toán a. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Nhân viên quản lý phân xưởng gồm: Quản lý phân xưởng, liên chuyền trưởng, thủ kho, Do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng không được tập hợp vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà được tập hợp vào TK 627 “ chi phí sản xuất chung”. Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng được tính như sau: Lương 1 h của QLPX = Mức lương khoán/ 208 Lương theo h của QLPX: Lương h hành chính = Lương 1h x số h làm Lương tăng ca = Lương 1h x số h làm x 1,5 Trường Lương ng Đạiày chủ nhật =học lương 1h x sốKinhh làm x 2 tế Huế Lương Lương BHYT, QLPX Lương Lương làm Ph = h hành + + + ụ - BHXH, th tăng ngày c ực chính ca ấp BHTN nhận chủ nhật SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 61
- Biểu 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng quý 4 năm 2018 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG Quý 4 – 2018 TK 334 - Phải Tổng chi phí trả người lao TK 338 - Phải trả, phải nộp khác lương động Lương thực tế BHXH BHYT BHTN trả (3383) (3384) (3386) Tháng 10 514.326.190 44.667.846 7.444.641 2.481.547 568.920.224 Tháng 11 530.302.008 43.008.885 7.168.148 2.389.383 582.868.424 Tháng 12 578.632.144 45.336.727 7.534.993 2.567.884 634.071.748 Tổng 1.623.260.342 133.013.458 22.147.782 7.438.814 1.785.860.396 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Qua bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng quý 4 năm 2018 ta có bút toán định khoản sau: Ví dụ hạch toán chi phí lương quản lý phân xưởng tháng 12 năm 2018 như sau: Nợ TK 6271: 634.071.748 đồng Có TK 334: 578.632.144 đồng Có TK 3383: 45.336.727 đồng Có TK 3384: 7.534.993 đồng Có TK 3386: 2.567.884 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 62
- b. Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất là toàn bộ vật liệu phụ xuất dùng chung cho toàn phân xưởng như chỉ, giấy lót, vải lót, Trường hợp phát sinh nhu cầu sử dụng vật tư phục vụ cho sản xuất chung ở phân xưởng. Kế toán vật tư căn cứ giấy đề nghị xuất vật tư đã được phê duyệt để lập phiếu xuất kho gồm 2 liên. Phiếu xuất kho được chuyển qua cho giám đốc ký duyệt, sau đó được chuyển qua cho thủ kho để xuất nguyên vật liệu đồng thời thủ kho ký nhận đã thực xuất số lượng như yêu cầu rồi chuyển cho bộ phận sản xuất. Khi nhận được nguyên liệu cùng phiếu xuất kho, người nhận kiểm tra hàng đã đủ số lượng và chủng loại, rồi ký xác nhận là đã nhận hàng. Liên 1 của phiếu xuất kho được chuyển về bộ phận kế toán cùng với phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu được lưu giữ theo thứ tự, liên 2 được giữ tại bộ phận kho để đối chiếu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 63
- Biểu 2.9. Trích mẫu phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Mẫu số: 02 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Lô CN3, Cụm CN Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, tx. Hương Trà, Tỉnh Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) T-T-Huế PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 tháng 10 năm 2018 Nợ: 6272 Số: 169/10/GC Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Chuyền 8 Lý do xuất kho: Xuất nguyên phụ liệu FN8015 cho chuyền 8 - Xuất tại kho (ngăn lô): Kho Phụ liệu (KPL), Kho phụ liệu gia công (PLGC) Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Đơn vị STT phẩm chất vật tư, dụng cụ Mã số Thực Đơn giá Thành tiền tính Yêu cầu sản phẩm, hàng hóa xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đệm vai DEM004 cặp 90.00 90.00 2 Nhãn care theo size NH001 cái 120.00 120.00 3 Dây satin 3mm DAY003 m 38.00 38.00 4 Dây viền xén xéo 2.8cm DAY024 m 25.00 25.00 5 Nhãn chính NH005 cái 60.00 60.00 6 Chỉ 40/2 C002 -P012 cuộn 15.00 15.00 7 Đệm nách DEM005 cặp 65.00 65.00 Cộng - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 25 tháng 10 năm 2018 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên, đóng dấu) nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Cuối quý căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán lập bảng kê xuất kho nguyên phụ liệu để tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh trong toàn phân Trườngxưởng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 64
- Biểu 2.10. Bảng kê chi phí nguyên phụ liệu CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VINATEX HƯƠNG TRÀ Lô CN3, cụm CN Tứ Hạ, phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế BẢNG KÊ CHI PHÍ NGUYÊN PHỤ LIỆU Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 Đvt: đồng Chứng từ Diễn giải Thành tiền Ngày CT Số CT 02/10/2018 302/81GC Xu ùng chung ất phụ liệu d 2.543.750 Xu 03/10/2018 249/10GC ất phụ liệu FN8023 cho kỹ thuật may mẫu 376.500 25/12/2018 305/12GC Xu ùng chung ất phụ liệu d 125.500 T ổng cộng 835.246.992 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập biểu (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Căn cứ vào bảng kê chi phí nguyên phụ liệu, kế toán lập bút toán định khoản: Nợ TK 6272: 835.246.992 đồng Có TK 152: 835.246.992 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh 65