Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế

pdf 95 trang thiennha21 4841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế Nguyễn Quang Quỳnh Như Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 THỪA THIÊN HUẾ Họ và tên sinh viên: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Quỳnh Như ThS.Phan Thị Hải Hà TrườngLớp: K49C K ếĐạitoán học Kinh tế Huế Huế, 1/2019
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã tận tình dạy bảo, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi, đó là hành trang, những món quà quý báu mà thầy cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học. Đặc biêt, tôi xin chân thành chân thành cảm ơn cô Phan Thị Hải Hà, người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cần thiết trong quá trình thực tập tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2019 Trường Đại học Kinh Sinhtế viên Huế thực hiện Nguyễn Quang Quỳnh Như
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu đề tài 4 7. Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài liên quan 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 6 1.1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 6 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 6 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 6 1.1.2. Giá thành sản phẩm 9 1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 9 1.1.2.2.Trường Phân loại giá thành Đại sản ph ẩhọcm Kinh tế Huế 10 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 13 1.3. Những nội dung về công tác kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 15 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 15 SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.3.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 15 1.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục 16 1.3.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.3.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17 1.3.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 18 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp 20 1.3.6. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 20 1.3.7. Đánh giá điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm 22 1.3.7.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 22 1.3.7.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 22 1.3.8. Tính giá thành sản phẩm 23 1.3.8.1 Đối tượng tính giá thành 23 1.3.8.2 . Kỳ tính giá thành 23 1.3.8.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 24 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 TT HUẾ 27 2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế 27 2.1.1. Giới thiệu chung vê công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế 27 2.1.2. Lịch sử hình thành của công ty 27 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty 28 2.1.3.1. Chức năng 28 2.1.3.2. Nhiệm vụ 28 2.1.3.3. Định hướng và phát triển của công ty 29 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và thụ trường tiêu thụ gạch của công ty 29 2.1.5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty 30 2.1.6. CơTrường cấu tổ chức của công Đại ty học Kinh tế Huế 32 2.1.7. Các nguồn lực tại công ty 34 2.1.7.1. Tình hình lao động của công ty 34 2.1.7.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 35 2.1.7.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty 38 2.1.8 Tổ chức công tác kế toán 39 2.1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán 39 2.1.8.2. Tổ chức chế độ kế toán 40 SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.8.3. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 42 2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường kinh doanh đến công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 42 2.3. Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 45 2.3.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty 45 2.3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45 2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 45 2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung 46 2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 46 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục tại công ty 46 2.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty: 46 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty: 52 2.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung tại doanh nghiệp: 59 2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp: 65 2.2.5. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 67 2.3.6. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm 68 2.3.7 Tính giá thành sản phẩm 69 2.3.7.1. Đối tượng tính giá thành 69 2.3.7.2. Kỳ tính giá thành 69 2.3.7.3. Phương pháp tính giá thành 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 74 3.1. Đánh giá chung công tác kế toán tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế 74 3.1.1. Ưu điểm 74 3.1.2. HTrườngạn chế Đại học Kinh tế Huế 74 3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 75 3.2.1. Ưu điểm 75 3.2.1.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 75 3.2.1.2. Về phân loại chi phí sản xuất 75 3.2.1.3. Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 75 3.2.1.4. Về kế hoạch tập hợp chi phí sản xuất 75 SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 3.2.2. Hạn chế 76 3.2.2.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 76 3.2.2.2. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76 3.3.2.3. Về chi phí nhân công trực tiếp 77 3.3.2.4. Về chi phí sản xuất chung 77 3.3.2.5. Tính giá thành sản phẩm 77 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 77 3.3.1. Về công tác kế toán tại công ty 77 3.3.2. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 78 3.3.3. Về chi phí nhân công trực tiếp 78 3.3.4. Về chi phí sản xuất chung 78 3.3.5. Tính giá thành sản phẩm 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Kiến nghị 81 DANH MỤC THAM KHẢO 82 Phụ lục 1 83 Phụ lục 2 84 Phụ lục 3 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BTP: Bán thành phẩm CBCNV: Cán bộ công nhân viên CCDC: Công cụ dụng cụ CPSX: Chi phí sản xuất DN: Doanh nghiệp GTGT: Giá trị gia tăng KPCĐ: Kinh phí công đoàn NCTT : Nhân công trực tiếp NVL: Nguyên vật liệu NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp PXK: Phiếu xuất kho GTSP: Giá thành sản phẩm SPDD: Sản phẩm dở dang SXC: Sản xuất chung TK: Tài khoản Trường ĐạiTSCĐ: Tài học sản cố đ ịnhKinh tế Huế KH: Khấu hao ĐQĐ: Đã quy đổi CQĐ: Chưa quy đổi SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1-Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 35 Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2016-2017 36 Bảng 2.4 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2015-2016 38 Biểu số 2.1 47 Biểu số 2.2 48 Biểu số 2.2 49 Biểu số 2.4 50 Biểu số 2.5 51 Biểu số 2.6 52 Biểu số 2.7 53 Biểu số 2.8 54 Biểu số 2.9 54 Biểu số 2.10 55 Biểu số 2.11 55 Biểu số 2.12 56 Biểu số 2.13 57 Biểu số 2.14 58 Biểu số 2.15 60 Biểu số 2.16 61 Biểu sô 2.17 62 Biểu số 2.18 63 Biểu số 2.19 64 Biểu số 2.20 66 Biểu sốTrường2.21 Đại học Kinh tế Huế 67 Biểu số 2.22 68 Biểu số 2.23 70 Biểu số 2.24 71 Bảng 2.5 – Bảng giá thành đơn vị của mỗi loại gạch quý II/2018 71 Bảng 2.6- Bảng giá thành thực tế 72 SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quá trình tập hợp chi phí NCTT 18 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung 19 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổng hợp quá trình tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty 20 Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ SX gạch tại công ty 30 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cấu tạo lò nung 31 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế32 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 39 Sơ đồ 2.5 Hình thức ghi sổ trên máy tính 41 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Muốn đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tính toán để hoạt động một cách có hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận. Muốn được như vậy ngoài bắt kịp xu thế của thị trường mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, nâng cao chất cao chất lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Những thông tin chi phí từ bộ phận này sẽ giúp nhà quản trị có một cái nhìn khách quan để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm có vượt quá giá thành kế hoạch không, nguyên nhân tại sao và từ đó khắc phục. Nhờ có kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhà quản trị có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc hoạch định chính sách phù hợp nhằm mang lại kết quả mong muốn. Công ty gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất và thương mại, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm gạch cung cấp cho thị trường xây dựng. Trong thời gian vừa qua công ty đã có những nỗ lực đầu tư vào khâu cải thiện mẫu mã, kích thước, chủng loại sản phẩm phù hợp với từng công trình xây dựng mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Để làm được điều này, công ty cần phải xây dựng được bảng chi phí định mức, chi phí kế hoạch sát với thực tế. Do đó có thể nói kế toán chi phí và tính giá thành có vai trò quan trọng đối với công ty. Nắm rõ phần hành về kế toán chi phí sẽ giúp công ty đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành,Trường nâng cao vị thế soĐại với các đhọcối thủ cạ nhKinh tranh và đạ t tếđược Huếlợi nhuận cao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Khóa luận được thực hiện nhằm hướng đến 3 mục tiêu sau: 1 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Hệ thống hóa lại kiến thức về chi phí sản xuất, tính giá thành và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành để làm khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. -Tìm hiểu công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. -Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế bao gồm: -Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình sản xuất gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. -Nội dung và phương pháp tính giá thành thành sản phẩm của quy trình sản xuất gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế, được giới hạn trong các thông số, tài liệu của công ty và các phòng ban liên quan. -Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình tổng quan của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây (2016-2017-2018). Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quý II/2018. -Phạm vi nội dung: Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần gạTrườngch Tuynen số 1 Th ừĐạia Thiên Hu họcế. Kinh tế Huế 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu -Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gắn với việc thực hiện công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm, gồm có các phương pháp sau: 2 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: tham khảo tại thư viện trường, tìm hiểu thông qua các văn bản luật, thông tư, Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về CPSX và tính giá thành sản phẩm. -Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phương pháp này dùng để thu thập thông tin về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng như làm rõ thắc mắc trong quá trình được giải đáp vấn đề thông qua việc trao đổi với kế toán trưởng. Phương pháp này được thực hiện thường xuyên và trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Phương pháp xử lý số liệu: -Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích (so sánh tình hình lao động, tài sản-nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh). Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. -Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu: Bảng biểu, đồ thị và tổng hợp dữ liệu, tính các tham số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu, trung vị. -Phương pháp chứng từ kế toán: Thu thập các bằng chứng kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hoạch toán theo các tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần công tác kế toán chi phí sản Trườngxuất và tính giá thành Đại sản ph ẩm.học Kinh tế Huế -Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; Sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo nguyên tắc nhất định. Phương pháp này giúp kế toán xác định được giá trị vốn kinh doanh và giá trị các giao dịch làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của đơn vị. 3 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát nhất về vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh và việc tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nó giúp cộng dồn các con số phát sinh trên các tài khoản và sổ sách kế toán, từ đó tính toán và trình bày một cách hợp lý lên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. 6. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành tại công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị 7. Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài liên quan  Tính mới của đề tài: Mặc dù đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học và các đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhưng lần đầu tiên đề tài này được thực hiện tại công ty gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, chế Trườngđộ kế toán doanh nghiệp Đại có nhiều học sự thay Kinh đổi ảnh hư ởngtế đến Huế công tác kế tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó em muốn tìm hiểu phần hành kế toán này và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí – giá thành tại công ty.  Tổng hợp các đề tài liên quan:Em đã nghiên cứu 2 đề tài cùng lĩnh vực như sau: 4 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Đề tài 1: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và tư vấn bình lợi” của tác giả Phan Thị Huê – Trường đại học Kinh tế Huế. Đề tài 2: “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần sợi Sài Gòn Long An Việt Nam” Của tác giả Lê Huỳnh Minh Hằng – Đại học công nghệ thành phố Hồ chí Minh. Ưu điểm:  Bố cục rõ ràng, hợp lý.  Nội dung trình bày đầy đủ các phần, các thông tin, nội dung cần thiết của một đề tài nghiên cứu.  Có trình bày lưu đồ luân chuyển chứng từ và giải thích quá trình luân chuyển chứng từ kế toán trong công ty. Nhược điểm:  Chưa có phần giải thích điểm mới trong luận văn về kế toán chi phí và tính giá thành của công ty.  Các đề tài đề cập đến vấn đề thực tế dựa trên cơ sở lý thuyết là chính, chưa đi sâu vào công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại đơn vị thực tập. Trường Đại học Kinh tế Huế 5 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất Bât kỳ các một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó chính là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự kết hợp ba yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người. Việc tiêu hao một lượng nhất định các yếu tố trên để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ gọi là chi phí. Theo nguyên lý chung nhận thức vê chi phí: “Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với hoặc động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.” (Huỳnh Lợi, 2009) Hoặc chi phí có thể được định nghĩa là: “Những tổn thất phát sinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp kiểm soát trong kỳ gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh và tác động làm giảm vốn chủ sở hữu.” (Huỳnh Lợi, 2009) Chi phí sản xuất không những bao gồm yếu tố lao động sống liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương), lao động hóa (khấu hoa TSCĐ, chi phí NVL, ) mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra như các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHCĐ), các loại thuế không được hoàn trả (VAT, thuế tài Trườngnguyên, ) Đại học Kinh tế Huế Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền và gắn liền với một thời gian nhất định như: tháng, quý, năm. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm và kiểm 6 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh. Theo TS. Huỳnh lợi (2009), chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức sau:  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: -Chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này bao gồm những thành phần sau: chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. -Chi phí nhân công bao gồm: các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểu xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. -Chi phí công cụ dụng cụ: yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền đề để nhà quản lý hoạch định luân chuyển qua kho, định mức dự trữ, nhu cầu thu mua công cụ dụng cụ hợp lý. -Chi phí khấu hao TSCĐ: yếu tố này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động SXKD. -Chi phí dịch vụ thuê ngoài bao gồm: chi phí mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền nước, tiền điện, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chửa, -Chí phí khác bằng tiền là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD cTrườngủa doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế bao gồm các khoản mục sau -Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vât liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, 7 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền thưởng và tiền phụ cấp khác. -Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí NVL dùng trong máy móc thiết bị, chi phí CCDC dùng trong sản xuất, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản xuất, chi phí thuê ngoài, -Chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Khoản mục chi phí bán hàng bao gồm: chi phí lương và các khoản trích theo lương, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong hoạt động bán hàng, -Chi phí quản lý bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn bao gồm tất cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào các khoản mục nói trên. -Chi phí khác: ngoài những khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, trong chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại chi phí khác. Về cơ bản chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong một doanh nghiệp nhỏ, chi phí này có thể bằng không.  1.1.1.2.3. Phân loại chi phí theo cách quy nạp chi phí vào đối tượng -Chi phí trực tiếp: là chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng ) Các khoản chi phí này được ghi nhận trựTrườngc tiếp vào từng đố i Đạitượng ch ịuhọc chi phí nhưKinh chi phí NVL tế tr ựcHuế tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. -Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau, được ghi nhận chung sau đó được phân bổ cho từng đối tượng. 8 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức hoạt động (mô hình ứng xử chi phí) -Biến phí: là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. -Định phí: là các chi phí mà tổng không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động hoặc khối lượng sản phẩm lao vụ sản xuất trong kỳ. -Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biến phí.  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả -Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào. Chi phí bày phát sinh một thời kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và kỳ tính kết quả kinh doanh. -Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán như: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp  Phân loại chi phí theo phương thức quy nạp -Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như NVLTT, NCTT. Loại chi phí này thường chiếm một tỷ lên rất lớn trong tỏng chi phí nhưng lại dễ nhận dạng và hạch toán chính xác. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác kế toán quản trị, chi phí còn được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: Chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được, chiTrường phí chênh lệch, c hiĐại phí chìm học, chi phí cơKinh hội. tế Huế 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Theo TS. Phan Đức Dũng (2006): “Giá thành sản phẩm là các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.” 9 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách hàng và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí khác nhau. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau. Theo TS. Phan Đức Dũng (2006) có những cách phân loại giá thành sản phẩm như sau:  Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo cách này thì giá thành được chia thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Gía thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công Trườngcụ quản lý định m ứĐạic của doanh học nghiệp Kinhlà thước đo chínhtế xácHuế để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã 10 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho). Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2002): “Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là nguyên nhân, kết quả của nhau. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm 2 mặt: hao phí sản xuất và kết quả hao phí sản xuất được phản ánh thông quaTrường giá thành.” Đại học Kinh tế Huế -Xét về mặt bản chất: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm tương đương nhau, chúng đều thể hiện hao phí lao động sống và các chi tiêu khác của doanh nghiệp. -Xét về mặt nội dung: giữa CPSX và GTSP lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp và số lượng sản phẩm được hoàn thành từ chi 11 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà phí. Nội dung giá thành sản phẩm chính là các khoản mục chi phí đã tập hợp và tính cho số lượng chủng loại sản phẩm. -Xét về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất được giới hạn trong một kỳ nhất định mà không cần biết nó chi cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn của một khối lượng về một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành. -Xét về mặt lượng: mối quan hệ này được biểu hiện bằng công thức tổng quát sau: Tổng giá thành sản phẩm= Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang (giá trị sản phẩm dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất. -Xét về mặt công tác kế toán: Kế toán CPSX và kế toán tính GTSP là hai bước công việc kế tiếp nhau. Chỉ khi nào công tác tập hợp chi phí trong kỳ hoàn thành thì việc tính giá thành mới được thực hiện. Chính vì vậy và chi phí sản xuất và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó yêu cầu quản lý đặt ra là phải tổ chức hạch toán đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, phải hạch toán chi tiết và quản lý chi tiết đối với từng loại chi phí trong hoạt động kinh doanh, phải luôn kiểm tra, đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xét ở gócTrường độ doanh nghiệ pĐạithì việc khọcế toán tậ pKinh hợp đầy đủ tếchi phí Huế và tính đúng giá thành trước hết liên quan mật thiết đến lợi ích của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này giúp cho doanh nghiệp xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, trong giáo trình kế toán chi phí, TS. Huỳnh lợi (2009) đã đưa ra một số nhiệm vụ cơ bản của kế toán chi phí như sau: 12 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận của các quyết định quản trị sản xuất, định hướng kinh doanh, thương lượng với khách hàng, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường. -Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh. -Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp Theo Michael R, Kinney và cộng sự (2011) có thể chia làm 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm: -Nhóm 1: Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất: Đối với các DN sản xuất, yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ góp phần quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng SP, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành SP. Đặc thù về kỹ thuật liên quan đến quy mô, thiết kế nhà máy, công suất, mức độ cơ giới hóa, các bộ phận phục vụ và kiểm soát xuất. Những nội dung này ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán chi phí trong các DN như: Lựa chọn TK kế toán chi tiết, hệ thống báo cáo chi phí, phương pháp tính gía thành sản phẩm. Nhân tố về quy mô, thiết kế nhà máy, công suất, mức độ cơ giới hóa ảnh hưởng đến việc bố trí các bộ phận sản xuất, các bộ phận phục vụ sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến các chi phí cố định trong cơ cấu sản phẩm. - Nhóm 2: Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính DN . “Các yếTrườngu tố về tổ chức qu ảĐạin lý ảnh hưhọcởng đế nKinh kế toán chi phítế như Huế : Quy mô và mô hình tổ chức; Số cấp quản trị; Mức độ ủy quyền và trách nhiệm; Tập trung hay phân quyền; Số lượng các bộ phận; Mức độ hiện đại của các thiết bị quản lý; Số lượng các nhân viên quản trị và giám sát. Các yếu tố này ảnh hưởng đến yêu cầu của nhà quản lý (yêu cầu cung cấp thông tin chi phí). Mức độ hiện đại của các thiết bị quản lý cũng góp phần đáng kể. Trang thiết bị phải kể đến hệ thống mạng, máy tính, phần mềm, máy in, máy fax đáp ứng yêu cầu quản lý.” 13 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà - Đối với các DN nhỏ, mới đi vào hoạt động hầu hết các nhà quản lý không cân đòi hỏi nhiều ở bộ phận kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng, miễn sao tuân thủ pháp luật. - Đối với các DN có quy mô lớn, làm ăn lâu năm có hiệu quả, nhà quản lý cân nhiều thông tin chi phí để đánh giá trách nhiệm quản lý cho các bộ phận, để kiểm soát chi phí, hoạch định chi phí. Các DN này tổ chức bộ phận kế toán chi phí một cách đầy đủ hơn phục vụ cho các thông tin quản lý cụ thể. Chẳng hạn, bộ phận tính giá thành sẽ được chia nhỏ thành mục tiêu quản lý như tính giá thành phục vụ cho việc chống bán phá giá, tính giá thành phục vụ cho nội bộ DN. Bên cạnh đó, tài chính cũng tác động mạnh mẽ tới CPSX và hạ giá thành SP, bởi lẽ CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá. Qua đó ta thấy để sản xuất ra sản phẩm, DN cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, qua qua trình sản xuất lượng vốn tiền tệ này sẽ bị tiêu hao nên việc quản lý và sử dụng chúng tốt là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của DN. Hoạt động tài chính có động lớn tới việc hạ thấp CPSX kinh doanh và giá thành SP, tăng lợi nhuận của DN. Ngoài ra còn các yếu tố như điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí và tính giá thành SP của DN. Các biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến CPSX và giá thành SP, các DN cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để tìm ra các biện pháp thích hợp: -Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong DN, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động , giảm thTrườngời gian làm việc nhưng Đại vẫn đảhọcm bảo ti ếKinht kiệm chi phí. tế Tuy Huế nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật , công nghệ sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy DN phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho DN một cách đúng đắn để đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong DN để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trình sản xuất . . . từ đó có thể 14 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và giá thành SP của DN. - Đồng thời, cần phải xác định rõ nội dung, phạm vi sử dụng từng loại chi phí để có biện pháp quản lý phù hợp: Đối với các khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, thông thường những khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn trong CPSX kinh doanh và giá thành sản xuất, nếu tiết kiệm những khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành SP. Chi phí NVL phụ thuộc hai nhân tố: số lượng NVL tiêu hao và giá cả NVL. Vì vậy để tiết kiệm chi phí phải xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp với DN và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cho phép làm cơ sở cho việc quản lý; đồng thời kiểm tra chặt chẽ đơn giá từng loại vật tư sử dụng. 1.3. Những nội dung về công tác kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Theo TS. Huỳnh Lợi (2009): “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động phục vụ thường được chọn là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất của từng hoạt động phục vụ” Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào: -Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ là giản đơn hay phức tạp, là quy trình công nghệ liên tục hay song song. -Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay hàng loạt. -Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. -Đặc điểTrườngm cơ cấu tổ chức sảĐạin xuất doanh học nghiệ p.Kinh tế Huế -Đặc điểm tính chất của sản phẩm và bán thành phẩm. 1.3.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Theo TS. Huỳnh Lợi (2009), để tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải nhận diện được từng loại chi phí, tập hợp chi phí bằng phương pháp thích hợp với từng loại chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu 15 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Quy trình này được tiến hành như sau: Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến trừng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất như nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp, Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Hệ số phân bổ chi phí = ổ í ả ấ á ỳ Mức phân bổ chi Hệ số phânổ bổê ứ Tiêu â th ứổc phân bổ của = x phí cho đối tượng i chi phí đối tượng i 1.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục 1.3.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2016): “Chi phí NVLTT là chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu để sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành nông, lâm, ngư, bưu chính, viễn thông, ” Trong kỳ, việc thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí NVL phát sinh theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên vật liệu này hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng các tiêu thức phân bổ thích hợp. Đối với Trườngnhững nguyên vật liĐạiệu khi xu ấhọct dùng có Kinh liên quan trự ctế tiếp đHuếến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tính và hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng chi phí, không thể hạch toán riêng lẽ thì áp dụng phương pháp phân bổ để phân bổ các đối tượng liên quan.  Chứng từ sử dụng 16 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Phiếu xuất kho (02-VT) -Phiếu nhập kho (01-VT) -Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (04-VT) -Hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ,  Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm/dịch vụ trong kỳ Phương pháp hạch toán : TK 621 TK 152 (Chi phí NVL trực tiếp) TK 154 Xuất kho NVL dùng cho sản Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ liệu, vật liệu trực tiếp sang TK 154 TK 152 TK111,112,331 Nguyên vật liệu thừa dùng Mua NVL dùng ngay không hết nhập lại kho vào sản xuất sản phẩm thực hiện dịch vụ TK 632 Phần chi phí NVL trực tiếp TK 133 vượt trên mức bình thường Thuế GTGT Trườngđược khấu trừ Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng hợp quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2010) ) 1.3.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2002): “Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định, tiền ăn ca phải trả cho công nhân sản xuất, phụ cấp theo quy định của công ty.” 17 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Chí phí phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp CPSX. Phần vượt chi phí trên mức bình thường không được tính vào giá thành mà phải được kết chuyển sang giá vốn hàng bán.  Chứng từ sử dụng -Bảng chấm công -Bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất -Bảng kế hoạch trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất -Bảng phân bổ tiền lương và các BHXH  Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp hạch toán: TK622 TK334 (Chi phí nhân công trực tiếp) TK 154 Tiền lương phải trả CNTT sản xuất Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NCTT TK 335 Ti phép ền lương nghỉ Trích trước tiền phải trả cho người LĐ lương nghỉ phép TK 338 TK632 Tính BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ Phần chi phí NCTT vượt mức Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quá trình tập hợp chi phí NCTT (theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2010) ) 1.3.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Theo PGS.Trường TS. Võ Văn Nh Đạiị (2002): học“Chi phí Kinhsản xuất chung tế là nhHuếững chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho việc quản lý hoạt động ở các phân xưởng sản xuất. Kế toán chi phí SXC được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ hay đội sản xuất. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí SXC của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt thì chi phí SXC được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.” 18 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà  Chứng từ sử dụng -Bảng thanh toán tiền lương của nhân viên phân xưởng -Bảng thanh toán tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng -Bảng phân bổ khấu hao .  Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để phản ảnh các chi phí sản xuất chung. Phương pháp hạch toán TK627 TK 334,338 (Chi phí sản xuất chung) TK154 Chi phí nhân viên quản lý Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất phân xưởng( lương và các KTTL) chung vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào GTSP theo mức công suất bình thường TK152,153,242 Chi phí vật liệu, dụng cụ SX TK632 TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Khoản chi phí sản xuất chung cố định TK 111,112,331 không phân bổ vào GTSX, được ghi Chi phí dịch vụ mua ngoài nhận vào GVHB TK 133 Thuế GTGT TK 111,112 TrườngChi phí bắ ngĐại tiền khác học Kinh tế HuếTK 111, 112, 138 TK 335, 242 Các khoản thu giảm chi Chi phí đi vay phải trả Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung (theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2010) ) 19 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp -Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: là sự phân tích chi phí đã được tập hợp ở từng đối tượng tập hợp CPSX để kết chuyển hoặc phân bổ CPSX vào giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó để tiến hành tính giá thành sản phẩm. -Các CPSX sẽ được tập hợp vào bên nợ TK 154: CPSX kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ và các bộ phận SXKD chính, phụ (kể cả vật tư, hàng hóa và SP thuê ngoài gia công, chế biến). Phương pháp hạch toán TK154 TK621 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) TK152 Phân bổ, kết chuyển chi phí nguyên Trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi liệu, vật liệu trực tiếp thường, phế liệu thu hồi TK 155 TK622 Giá thành thực tế SP nhập kho Phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 157 Giá thành thức tế của SP TK627 gửi bán không qua kho Phân bổ, kết chuyển chi phí TK 632 sản xuất chung GT thực tế của SPHT bán Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổng hợp quá trình tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty (Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2010) ) 1.3.6. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Theo PhanTrường Đức Dũng (2006 Đại): “Sản học phẩm dở Kinhdang là nhữ ngtế sả nHuế phẩm chưa hoàn thành, là sản phẩm còn đang dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các công cụ kế toán (được thực hiện bằng các phương pháp như phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi phí trực tiếp, ) để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang.” 20 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Cuối mỗi tháng, kế toán phải tiến hành kiểm kê SPDD và phải xác định mức độ hoàn thành của SPDD và đánh giá SPDD. Việc đánh giá SPDD cuối kỳ, kế toán phải áp dụng một trong các phương pháp sau:  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp) Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Kế toán áp dụng phương pháp này áp trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất. Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất.  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp uớc lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp định mức chi phí. Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuấtTrường định mức. Đại học Kinh tế Huế Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = CP định mức x Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỉ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ 21 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.3.7. Đánh giá điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm 1.3.7.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. (TS. Huỳnh Lợi (2009)) -Theo mức độ hư hỏng: gồm sản phẩm hỏng có thể sửa chữa và không thể sửa chữa + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. + Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế. -Về mặt quản lý: gồm sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức +Sản phẩm hỏng trong định mức là sản phẩm hỏng nằm trong dự kiến của doanh nghiệp và không thể tránh khỏi. Phần thiệt hại này (chi phí sửa chữa, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chửa được) được tính vào giá trị sản phẩm trong kỳ. +Sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản xuất do các nguyên nhân bất thường xảy ra như mất điện, hỏng máy, thiếu nguyên vật liệu, thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên, Phần thiệt hại này doanh nghiệp phải xử lý. Phương pháp kế toán Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung từng khoản chiTrườngphí sửa chữa để cuĐạiối kỳ kế thọcchuyển vàoKinhgiá thành cuattếs ảnHuếphẩm hoàn thành trong kỳ, Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất). 1.3.7.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 22 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu.) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dưỡng đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường. Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời ( do tính thời vụ, do bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngững sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính chi phí sản xuất kinh doanh. 1.3.8. Tính giá thành sản phẩm 1.3.8.1 Đối tượng tính giá thành Theo TS. Huỳnh Lợi (2009) “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.” Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phẩm của sản phẩm dịch vụ. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để xây dựng thẻ tính giá thành từ đó việc tổng hợp chi phí và tính giá thành phù hợp, chính xác. 1.3.8.2 . Kỳ tính giá thành “Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản Trườngxuất để tính tổng giá Đại thành và họcgiá thành đơnKinh vị” (TS. Hutếỳnh HuếLợi, 2009) Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau. Thông thường, kế toán chọn kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo kế toán như tháng, quý hoặc năm. 23 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 1.3.8.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Theo TS Huỳnh Lợi (2009) “Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành.” Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành mà kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá thành phù hợp với đơn vị của mình. Theo TS.Huỳnh lợi (2009), các phương pháp tính giá thành được áp dụng phổ biến trong các DN bao gồm: - Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp): Phương pháp tính giá thành giản đơn thường được áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. - Phương pháp hệ số: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và các sản phẩm có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của quy trình. Quy trình tính toán theo phương pháp này như sau: - Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm SP: Tổng giá CPSX dở CPSX phát CPSX dở dang Khoản điều thành thực = dang đầu kỳ + sinh trong kỳ - cuối kỳ của - chỉnh giảm tế nhóm SP của nhóm SP của nhóm SP nhóm SP giá thành - Xác địTrườngnh hệ số quy đổi cho Đại từng SP học: Kinh tế Huế Hệ số quy đổi cho SP i á à đị ứ - Xácá đ ịnhà tổng đị sản phứ ẩ m chuỏ ẩnấ ủ ộ ạ ó 24 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Tổng số lượng sản Hệ số quy đổi = x phẩm chuẩn ố ượ sản phẩm i ả ẩ -Xác định giá thành đơn vị thức tế của sản àphẩ mà chuẩn (hệ số = 1) Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm chuẩn ổ á à ự ế ủ ó ả ẩ ổ ố ượ ả ẩ ẩ -Xác định giá thành thực tế đơn vị của từng sản phẩm Giá thành thực tế đơn Giá thành thực tế đơn Hệ số quy đổi = vị sản phẩm i vị sản phẩm chuẩn sản phẩm i -Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm Tổng GT thực tế đơn vị SP i = GT thực tế đơn vị SP i x Số lượng SP i hoàn thành - Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau hoặc trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm không có kế cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm. - Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ: Phương pháp này áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ (hay sản phẩm song song). Đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm gắn liền với sản phẩm chính. - PhươngTrường pháp phân bướ c:Đại Phương pháphọc này dùngKinh để tính tế giá thànhHuế sản phẩm của những quy trình sản xuất phức tạp , tạo ra một loại sản phẩm, gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước (bán thành phẩm) là nguyên vật liệu chính của giai đoạn sau: - Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng hay những sản phẩm yêu cầu đặt biệt, ít được 25 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà lặp lại. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 26 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN SỐ 1 TT HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu chung vê công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế Tên công ty: Công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế Tên nước ngoài: Thua Thien Hue Tuynen Brick Joint Stock Company No.1 Tên giao dịch: HUBRICO-1 Địa chỉ: Km9, Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Số điện thoại:0234.355.7079/0234.355.8303 Fax: 0234.355.8303 Giấy chứng nhận kinh doanh số: 3300348594 ngày 17/09/2012 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Mã số thuế 3300348594 được cấp ngày17/09/2002 do cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Duy Ý-Giám đốc công ty Ngành nghề kinh doanh chính: +Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét +Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại +Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Cơ cấu Trườngvốn của công ty Đại học Kinh tế Huế +Vốn điều lệ: +Tỷ lệ góp vốn: 20,7% 2.1.2. Lịch sử hình thành của công ty Công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế có tên viết tắt là HUBRICO.1 là công ty con của công ty Cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế. Ngày 01/09/2002 nhà máy 27 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà xây dựng gạch thứ 2 chính thức đi vào hoạt động với công suất khoảng 15 triệu viên/năm. Sau hơn 15 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường và tạo được uy tín với khách hàng. Ngoài việc chú trọng đến mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp còn chú trọng đến thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm xây dựng và phát triển bền vững. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chứng nhận đăng ký số 3300348594 ngày 17/09/2012 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế theo luật Doanh nghiệp, điều lệ hoạt động của công ty và các quy đinh pháp lý hiện hành có liên quan. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất, cung cấp gạch Tuynen và các loại vật liệu xây dựng khác cho thị trường Thừa Thiên Huế nói chung và thị trường Bắc sông Hương nói riêng. Ngoài ra công ty còn gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại, bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là một đơn vị sản xuất và thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, công ty có những nhiệm vụ sau đây: -Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. -Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước như kê khai, nộp thuế đủ và đúng hạn. -Chấp hànhTrường nghiêm chỉnh luĐạiật pháp chọcủa nhà nư ớKinhc trong quá trìnhtế sảHuến xuất kinh doanh và kinh doanh trong ngành nghề cho phép. -Thực hiện chế độ thu chi hóa đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán của nhà nước. -Nghiêm chỉnh thức hiện chế độ bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT cho người lao động; cải thiện và bảo vệ môi trường. 28 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.3.3. Định hướng và phát triển của công ty Nâng cao chất lượng đời sống và thu nhập của người lao động, bảo vệ và cải thiện môi trường sản xuất, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa. 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và thụ trường tiêu thụ gạch của công ty Gạch Tuynen là loại gạch được sản xuất với nguyên liệu chính là đất sét chất lượng cao được ngâm ủ kỷ trong vong 3-6 tháng sau đó qua hệ thống đùn nén và lò nung để cho ra thành phẩm. Công ty sản xuất tất cả 10 loại gạch với nhiều kích cỡ, mẫu mã đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng của thị trường. -Gạch đặc to (ĐT) dùng để xây tường, rào, móng, hầm đòi hỏi cường độ nén cao, cách âm, cách nhiệt. -Gạch đặc nhỏ (ĐN) cũng dùng để xây tường, rào, móng, hầm đòi hỏi có độ nén cao cách điện, cách nhiệt hoặc dùng để trang trí tường thô. -Gạch 2 lỗ (2L) dùng để xây dựng biệt thự, các công trình kiến trúc dân dụng. -Gạch 4 lỗ nhỏ (4N) dùng để xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp. -Gạch 6 lỗ nhỏ (6N) được ưa chuộng đối với thị trường kiến trúc nhà ở. -Gạch 6 lỗ ½ nhỏ (61/2N) được sử dụng với gạch 6 lỗ nhỏ nhằm mục đích chêm khi thi công tường. -Gạch 6 lỗ lớn (6L) chuyên dùng để xây dựng nhà, biệt thự, tường yêu cầu độ dày cao, ít tốn nhân công. -Gạch 6 lỗ ½ lớn (61/2L) được sử dụng cùng với gạch 6 lỗ lớn nhằm mục đích chêm khi thi côngTrường tường. Đại học Kinh tế Huế -Gạch vồ 60 (GV): dùng để xây cất tường thành, bó móng nền -Gạch vồ 50 (GV): dùng để xây cất tường thành, bó móng nền Công ty có thị trường tiêu thụ gạch của công ty tập trung chủ yếu ở thành phố Huế. 29 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty Công ty sử dụng công nghệ sản xuất gạch Tuynen theo dây chuyền công nghệ Châu Âu đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, được áp dụng vào Việt Nam năm 1985. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gạch Tuynen là đất sét, tham cám, nhiên liệu chủ yếu là than đá, dầu, Quy trình công nghệ sản xuất: Kho than Kho đất sét Băng tải 1 Máy nghiền than Máy cán thô Than nghiền Băng tải 2 Máy cán mịn Nước Máy nhào 2 trục Máy đùn 2 trục liên hợp Máy cắt gạch tự động Gạch mộc Trường ĐạiSân chhọcứa mộc đKinhể phơi khô tế Huế Kho đất sét Lò sấy Than tổ ong Lò nung Kho thành phẩm Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ SX gạch tại công ty (Phòng Kỹ thuật- Điều hành) 30 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Công nghệ sản xuất gạch Tuynen được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tạo gạch mộc: Đất sét được công ty mua về đã qua ngâm ủ ít nhất 3 tháng để có tính dẻo, đồng đều về độ ẩm, tăng chất lượng của đất sét trong quá trình sản xuất gạch. Sau đó đưa đất sét vào máy cán thô qua băng tải số 1. Tại đây đất sét được ép rồi nghiền thô và rơi xuống băng tải 2. Than cám sau khi được nghiền mịn sẽ được rải đều xuống băng tải 2, lượng pha than cám vào đất sét bằng 80 đến 85% lượng than cần thiết để nung chín sản phẩm. Sau khi sơ chế nguyên liệu, đất sét được đưa vào máy trộn 2 trục để trộn cùng với than cám nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn liên hợp hút chân không. Tại đây phối liệu được đưa vào buồng chân không để hút không khí ra nhằm tăng độ đặc chắc của khối gạch. Sau đó nén phối liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm mộc (gạch chưa nung). Tùy vào hình dáng và kích thước của loại gạch muốn sản xuất mà ép và cắt cho phù hợp. Giai đoạn 2: Lò nung sấy Quạt tuần hoàn Quạt thu hồi nhiệt 1 2 3 Zone làm nguội Zone nung Zone sấy đốt nóng Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cấu tạo lò nung Gạch mộc sau khi được tạo hình sẽ có đổ ẩm từ 18-20% được phơi từ 5-8 ngày cho đến khi Trườngđộ ẩm giảm còn 14 -Đại16%. Gạ chhọc mộc sau Kinh khi phơi sẽ đưtếợc tậHuếp kết lên xe goòng để đưa đến lò sấy. Sau khi qua lò sấy, độ ẩm của gạch mộc còn khoảng 5% thì được đưa qua lò nung. Gạch được nung theo thứ tự như sau: Zone sấy đốt nóng, sấy khô kiệt nước trong gạch; Zone nung nóng, nung gạch trong nhiệt độ từ 600-1000 độ C; Zone làm nguội từ 900 xuống còn 45 độ C đến khi đạt yêu cầu. Sản phẩm sau nung sẽ được phân loại và tập kết ở kho thành phẩm. 31 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.6. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Với mô hình này người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt của công viêc và có toàn quyền quyết định. Theo đó mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng, bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu, đưa ra các lời khuyên mà không chỉ đạo trực tiếp cho cấp dưới. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KINH KỸ THUẬT HÀNH DOANH K TOÁN ĐIỀU HÀNH CHÍNH Ế TỔ TỔ VẬN TỔ TỔ TỔ TỔ PHƠI CHUYỂN THAN THÀNH CƠ KHÍTrườngBTP ĐạiGỘ Phọc KinhSẮP tế VÀHuế PHẨM GOÒNG ĐỐT LÒ Sơ đồ 2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: -Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được luật pháp và điều lệ công ty quy định 32 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà như quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải thể, phá sản công ty; Quyết định các kế hoạch đầu tư phát triển, cơ cấu vốn; bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên hội đông quản trị, ban kiểm soát. -Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết đinh các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. -Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của công ty theo quy định tại điều 123 Luật Doanh nghiệp sô 60/2005/QH11 ngày 29/11/2015 của Quốc hội. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thế liên quan đến vấn đề tài chính khi xét thấy cần thiết theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. -Giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng tài chính-kế toán. Các phòng ban chức năng: -Phòng tổ chức hành chính: +Công tác tổ chức lao động, tiền lương: Tham mưu về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố trí điều động, đề bạt, bỗ nhiệm, miễn nhiệm, tăng lương, khen thường, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên; sắp xếp bộ máy công ty, tổ chức thực hiện phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành. +Công tácTrường hành chính: Lưu Đại trữ công thưhọc đến và Kinhđi, phát hành tếcác lo Huếại tài liệu; quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc do nhà nước quy định, quản lý hệ thống thông tin liên lạc, dụng cụ hành chính thiết bị văn phòng; thực hiện lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị định kỳ. -Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức quản lý về công tác tài chính, kế toán theo sự phân cấp của giám đốc; tổ chức hạch toán theo đúng 33 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà luật kế toán, các thông tư, nghị định và chuẩn mực kế toán; lập báo cáo kế toán; theo dõi công nợ của khách hàng, nhà cung cấp; lập dự phòng, -Phòng kinh doanh: Khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược khai thác gạch nội địa và tung ra loại sản phẩm phù hợp với như cầu của khách hàng theo từng thời điểm. -Phòng kỹ thuật điều hành: có nhiệm vụ lập, quản lý, theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý, kiểm tra kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong công ty. Điều hành và đôn đốc các tổ làm việc theo đúng tiến độ. -Tổ cơ khí: sửa chửa, bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị, chiu trách nhiệm tạo hình và kiểm tra chất lượng gạch -Tổ bán thành phẩm: sắp gạch bán thành phẩm ra sân phơi, bốc vào kho khi đã phơi xong. -Tổ phơi gộp: làm công việc phơi gạch, bảo quản che chắn gạch khi gặp thời tiết xấu và gộp gạch. -Tổ vận chuyển sắp goòng: sau khi gạch BTP đã được phơi khô, chuyển vào kho, tổ này có nhiệm vụ bốc lên xe và đưa vào hầm sấy khô. -Tổ than và tổ đốt lò: Thực hiện quá trình mua nguyên liệu, đảm bảo lò luôn có đủ nghiên liệu v hành, thực hiện đốt lò theo quy trình sản xuất gạch của công ty -Tổ thành phẩm: gạch đã được nung xong được tổ thành phẩm kê lên xe và vận chuyển đến khách hàng, dở gạch xuống cho khách hàng và thu tiền. 2.1.7. CácTrường nguồn lực tại công Đại ty học Kinh tế Huế 2.1.7.1. Tình hình lao động của công ty 34 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.1-Tình hình sử dụng lao động của công ty năm 2015-2017(ĐVT:Người) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng 170 100 161 100 158 100 (9) (5,29) (3) (1,86) Phân theo giới tính Nam 103 60,59 96 59,63 93 58,86 (7) (6,80) (3) (3,13) Nữ 67 39,41 65 40,37 65 41,14 (2) (21,76) 0 0 Phân theo trình độ Đại học 8 4,71 10 6,21 10 6,33 (2) (25) 0 0 Trung cấp 2 1,18 2 1,24 2 1,27 0 0 0 0 Cao đẳng 6 3,53 5 3,06 7 4,43 (1) (16,67) 2 40 Còn lại 154 90,58 144 89,49 138 87,97 (10) (6,45) (6) 4,12 ( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Dựa vào bảng tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế ta thấy: tổng số lao động có xu hướng giảm qua 3 năm từ năm 2015 đến 2017 từ 170 xuống còn 158 người. Về giới tính, công ty có số lượng nam giới đông hơn nữ giới, số lượng nam giới thường chiếm hơn 50% đến gần 60%. Do tính chất công việc thường Trườngxuyên tiếp xúc với côngĐại việc nhọcặng cho nênKinh số lượng namtế gi Huếới chiếm phần lớn. Số lượng nam giảm 6,8% và 3,13% qua 3 năm. Số lượng nữ giảm 3 người từ năm 2015 đến năm 2016 và giữ nguyên đến năm 2017. Vì có kế hoạch thu hẹp quy mô sản xuất do đó số công nhân có xu hướng giảm đi qua các năm. Về trình độ của công nhân viên, do yêu cầu chủ yếu là công nhân lao động nên công nhân viên không có bằng cấp chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra các công nhân có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cũng tăng qua các năm nhằm đáp ứng như cầu sản xuất, quản lý và điều hành công ty. 2.1.7.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 35 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2016-2017 ĐVT:VNĐ 2017/2016 CHỈ TIÊU 2016 % 2017 % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.137.194.661 56,06 18.358.515.007 58,87 3.221.320.346 21,28 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.109.904.933 4,11 2.081.277.939 6,67 971.373.006 87,52 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.000.000.000 11,11 7.500.000.000 24,05 4.500.000.000 150,00 IV. Hàng tồn kho 9.770.819.677 36,19 7.809.636.323 25,04 -1.961.183.354 -20,07 V. Tài sản ngắn hạn khác 41.164.301 0,15 0,00 -41.164.301 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 11.864.428.089 43,94 12.827.566.672 41,13 963.138.583 8,12 II. Tài sản cố định 2.437.597.218 9,03 1.844.724.186 5,92 -592.873.032 -24,32 V. Đầu tư tài chính dài hạn 9.251.354.046 34,26 10.676.830.161 34,24 1.425.476.115 15,41 VI. Tài sản dài hạn khác 175.476.825 0,65 306.012.325 0,98 130.535.500 74,39 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 27.001.622.750 100,00 31.186.081.679 100,00 4.184.458.929 15,50 C - NỢ PHẢI TRẢ 4.093.239.230 15,16 6.210.168.545 19,91 2.116.929.315 51,72 I. Nợ ngắn hạn 4.093.239.230 15,16 6.210.168.545 19,91 2.116.929.315 51,72 D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 22.908.383.520 84,84 24.975.913.134 80,09 2.067.529.614 9,03 I. Vốn chủ sở hữu 22.908.383.520 84,84 24.975.913.134 80,09 2.067.529.614 9,03 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Trường27.001.622.750 Đại100,00 học31.186.081.679 Kinh tế100,00 Huế 4.184.458.929 15,50 36 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp: Năm 2017 tài sản ngắn hạn của công ty là 18 tỷ 358 triệu tăng hơn 3 tỷ 221 triệu so với năm 2016 tương ứng tăng 21,28%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản mục tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác đều tăng. Tài sản dài hạn năm 2017 tăng hơn 950 triệu so với năm 2016 tương ứng tăng 8,12%. Mặc dù tài sản cố định giảm gần 600 triệu qua 2 năm nhưng do chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh xấp xỉ 1 tỷ 500 triệu do đó tài sản dài hạn năm 2017 tăng so với năm 2016. Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của công ty chiếm từ 56%-59%, tài sản dài hạn chiếm từ 41%-44%, cơ cấu giữa TSNH và TSDH xấp xỉ 1:1. Đây là một tỷ trọng hợp lý đối với công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế - doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Vốn chủ sỡ hữu chiếm gần 85% trong khi nợ phải trả chiếm khoảng 15% chứng tỏ tài sản của công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn của cổ đông. Điều này giúp giảm rủi ro phá sản do các khoản nợ quá nhiều và không có khả năng trả nợ. Nợ phải trả năm 2017 tăng hơn 51% tương ứng tăng hơn 2 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã biết cách chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Vốn chủ sở hữu có tăng hơn 2 tỷ qua hai năm từ năm 2016 đến năm 2017 tương ứng tăng 9,03%. Trường Đại học Kinh tế Huế 37 Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Quang Quỳnh Như
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Bảng 2.4 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016-2017 ĐVT: VNĐ 2017/2016 Chỉ tiêu 2016 2017 +/- % 1. Doanh Thu 25.199.205.574 37.965.811.167 12.766.605.593 50,66 2.Giá vốn hàng bán 19.342.286.887 25.818.969.393 6.476.682.506 33,48 3. Lợi nhuận gộp 5.856.918.687 12.146.841.774 6.289.923.087 107,39 4. Doanh thu ho ạt động 132.338.017 333.841.946 201.503.929 152,26 tài chính 5. Chi phí bán hàng 992.816.486 1.650.894.018 658.077.532 66,28 6. Chi phí qu ản lý 1.406.832.329 2.499.789.957 1.092.957.628 77,69 doanh nghiệp 7. L ợi nhuận thuần từ 3.589.607.889 8.329.999.745 4.740.391.856 132,06 hoạt động kinh doanh 8.T ổng lợi nhuận kế 3.589.607.889 8.329.999.745 4.740.391.856 132,06 toán trước thuế 9. Chi phí thu ế TNDN 717.921.579 1.665.999.948 948.078.369 132,06 hiện hành 10. L ợi nhuận sau thuế 2.871.686.311 6.663.999.797 3.792.313.487 132,06 thu nhâp doanh nghiệp 11. Lãi c ên c ơ bản tr ổ 3.947 4.361 414 10,49 phiếu(*) 2.1.7.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty Doanh thu và giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên qua 2 năm từ năm 2016 đến năm 2017. Doanh thu năm 2017 so với năm 2016 là 50,66% tức tăng hơn 12 tỷ 766 triệu đồng. Giá vốn hàng bán tăng gần 6 tỷ 477 triệu tương tứng tăng 33,48%. Lợi nhuận gộp nămTrường 2017 tăng hơn 100% Đại so với nămhọc 2016, Kinh nguyên nhân tếlà do Huếtốc độ tăng của chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2017, doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn đối với hoạt động tài chính, cụ thể là doanh thu do hoạt động tài chính mang lại vào năm 2016 là hơn 132 triệu đồng, và chỉ tiêu này tiếp tục tăng đến gần 334 triệu đồng vào năm 2017 tương ứng tăng hơn 150%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng hơn 3 tỷ 792 38 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà triệu từ năm 2016 đến năm 2017 chứng tỏ doanh nghiệp đã đạt kế hoạch và thu được lợi nhuận. 2.1.8 Tổ chức công tác kế toán 2.1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán Do công ty Cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ nên bộ máy kế toán khá đơn giản và gọn nhẹ. Phòng kế toán có tất cả 3 nhân viên, trong đó mỗi người có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (KIÊM KẾ TOÁN THANH THỦ QUỸ TOÁN) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: -Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp, kế toán bán hàng công nợ và kế toán CPSX và tính Trườnggiá thành): có nhiệ mĐại vụ tổ ch ứhọcc công tác Kinh kế toán và đitếều hànhHuế mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các công việc tài chính. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát công tác thu chi, phân công chỉ đạo nhân viên, tổng hợp sổ sách và chứng từ, ký và xét duyệt chứng từ. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ của kế toán công nợ khách hàng, kế toán CPSX và tính giá thành là theo dõi công nợ, đốc thúc thu tiền từ các khoản nợ quá hạn, lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định, lập, xử lý và lưu trữ chứng từ liên quan đến CPSX và tính giá thành. Đồng thời kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho ban 39 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước cấp trên. -Kế toán NVL, kiêm kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình nhập xuất NVL, CCDC, TSCĐ đảm bảo NVL luôn được cung ứng kịp thời cho hoạt động SXKD diễn ra liên tục và thuận lợi. Theo giỏi tình hình phải trả người bán, các khoản thuế, các khoản tạm ứng, Lưu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định. -Thủ quỹ: Thu tiền, giữ tiền, bảo quản ngân phiếu và lưu trữ chứng từ liên quan một cách trung thực và chính xác. Cuối tháng, năm thủ quỹ kiểm kê tiền, lập tờ kê và báo cáo. 2.1.8.2. Tổ chức chế độ kế toán -Tổ chức hệ thống tài khoản: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ tài chính. -Tổ chức hệ thống báo cáo: Hệ thống báo cáo của doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống BCTC quy định cho các DN theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC. Các BCTC phản ánh tổng quát về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và một số tình hình khác cần thiết cho các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán với những mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài BCTC,Trường hệ thống báo Đạicáo kế toán học của DN Kinhcòn bao gồm cáctế báo Huế cáo kế toán quản trị như Báo cáo kế hoạch định mức chi phí hàng năm. Báo cáo quản trị là báo cáo kế toán không mang tính chất bắt buộc, việc lập báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ đơn vị. -Hình thức sổ và hệ thống sổ Hình thức sổ kế toán áp dụng: công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm Misa để hạch toán, hình thức sổ công ty đang áp dụng là nhật ký chung. 40 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN PHẦN KẾ TOÁN MỀM KẾ -Sổ nhật ký chung TOÁN MISA -Sổ cái BẢNG TỔNG -Báo cáo tài HỢP CHỨNG TỪ chính KẾ TOÁN -Báo cáo kế toán CÙNG LO I MÁY VI TÍNH Ạ quản trị Ghi chú: Nhập liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.5 Hình thức ghi sổ trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,Trường trung thực theo thôngĐại tin đhọcã được nh Kinhập trong kỳ. Ngưtếờ i Huếlàm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. 41 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.1.8.3. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng -Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1014 của Bộ tài chính. -Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng nm. -Đơn vị tiền tệ sử dụng: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng đồng Việt Nam (VNĐ) -Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ -Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện dc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho là phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. -Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao lũy kế được tính theo Phương Pháp đường thẳng. -Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: theo chi phí sản xuất định mức. -Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp hệ số. 2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường kinh doanh đến công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Môi trường bên ngoài: Môi trường vi mô: - Môi trường tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bTrườngản thường tác động Đạibất lợi đối học với các hoạtKinh động của doanhtế Huếnghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch Ngành chính của công ty là sản xuất gạch phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Do đó để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử 42 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà dụng: dự phòng (dự phòng than đốt lò khi vào mùa mưa), san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp phải giải quyết. -Môi trường kinh tế (Economical): Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn - Môi trường Kỹ thuật - Công nghệ (Technological): đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. -Môi trưTrườngờng Văn hóa - Xã hĐạiội (Socio -họccultural): ảnhKinh hưởng sâu tế sắc đếnHuế hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. -Môi trường Chính trị (Political) - Pháp luật (Legal): gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến 43 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. Môi trường vĩ mô: -Đối thủ cạnh tranh: Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh. Cụ thể đối thủ canh tranh của doanh nghiệp là công ty Cổ phần gạch Tuynen Hương Thủy, công ty TNHH gạch Tuynel số 2 Thừa Thiên Huế. Để bảo vệ thị phần của mình, doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể có. -Nhà cung ứng: Chi phí các yếu tố đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng. Chi phí đầu vào được cung cấp bởi các nhà cung ứng thấp sẽ dẫn đến giá cả gạch cung ứng trên thị trường thấp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình về giá, bảo vệ và mở rộng thị phần cung cấp gạch Tuynen của doanh nghiệp. -Khách hàng: Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động vềTrườnghoạch định chiến lưĐạiợc và sách học lược kinh Kinh doanh của mtếọi công Huế ty. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị của nó nói riêng. Ví dụ, hiện nay người Huế đang có nhu cầu lớn sử dụng gạch nung để xây nhà do đó doanh nghiệp tập trung sản xuất mặt hàng này để đáp ứng như cầu của khách hàng địa phương. 44 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.3. Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 2.3.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty CPSX của công ty được phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. 2.3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất gạch tại doanh nghiệp bao gồm đất sét, than cám, điện và dầu chạy máy. Trong đó đất sét và than cám là nguyên lật liệu chính và chiếm tỷ trọng lớn. -Đất sét: công ty tiến hành mua ngoài, mua thường xuyên theo từng tháng, mỗi tháng khoảng 3-4 lần cộng với tiền vận chuyện, bốc dỡ được tính vào giá nhập kho. -Than cám: tương tự như đất sét, công ty cũng nhập than cám từ đối tác bên ngoài về nhập kho, mỗi quý mua từ 1-2 lần, tiền vận chuyển và tiền bốc dỡ đã được tính vào giá nguyên vật liệu. Chi phí NVLTT được xác định dựa trên số lượng thực tế xuất ra để dùng sản xuất gạch thành phẩm. Riêng với than cám, chỉ tính lượng than cám xuất kho để trộn vào gạch là chi phí NVLTT. Ngoài ra chi phí NVLTT còn bao gồm các khoản chi phí sau: -Chi phí điện: Khi có hóa đơn thanh toán tiền điện thì phản ánh khoản chi phí này vào chi phí NVLTT. 2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí TrườngNCTT bao gồm ti ềnĐại lương và học các kho ảnKinh trích theo l ươngtế nhưHuế BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương của nhân viên được trả bằng hình thức đưa tiền mặt trực tiếp và thường nhận lương vào ngày 10 tháng sau. Công ty áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên sản xuất theo sản phẩm, là hình thức trả lương thông qua số lượng gạch mà công nhân sản xuất được trong tháng. 45 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung Chi phí SXC bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ; chi phí tiền ăn trưa cho công nhân viên; bảo hộ lao động vật tư phục vụ sản xuất; lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng; phụ cấp độc hại; chi phí khấu hao TSCĐ; các khoản phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn; chi phí dầu chạy máy, chi phí tiền nước. 2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty Cổ phần gạch Tuynen sô 1 Thừa Thiên Huế hiện nay đang có 10 loại gạch khác nhau về mẫu mã và kích thước nhưng đều được sản xuất cùng một quy trình công nghệ nên đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynen của công ty. 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục tại công ty 2.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty: TK sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 621: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đi kèm với các tài khoản đối ứng như TK111, TK112, TK331, TK152, để theo dõi chi phí NVLTT tại công ty Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, phiếu định khoản chứng từ. Sổ sách kế toán sử dụng: sổ chi tiết, sổ cái TK 621 Quy trình luân chuyển chứng từ -Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: Quy trìnhTrườngxuất kho nguyên Đạivật liệu chính học (đất sétKinh, than cám): tếKhi cóHuế yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu từ bộ phận điều hành-sản xuất, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho gồm có 2 liên, ký tên rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, sau đó kế toán trưởng sẽ lưu liên 1 tại bộ phận kế toán đồng thời kế toán vật tư sẽ dựa vào chứng từ đó để định khoản và tiến hành nhập sổ, liên 2 gửi về cho thủ kho lưu tại bộ phận kho và tiến hành ghi vào thẻ kho. 46 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.1 Căn cứ vào chứng từ kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621: 3.829.760.270 Có TK 152 (tham cám 7B): 1.584.543.870 Có TKTrường 152 (Tham cám) Đại: 179.772.727 học Kinh tế Huế Có TK 152 (Than cám 4A): 69.234.000 Có TK 152(Than cám 4A.2): 35.796.000 Có TK 152(SX gạch mộc Q2): 1.951.413.673 47 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà -Đối với tiền điện Hàng tháng sau khi nhận được hóa đơn GTGT tiền điện, kế toán thanh toán tiến hành lập chứng từ kế toán gồm 2 liên, chứng từ sau khi được kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt liên 2 sẽ được gửi cho kế toán nguyên vật liệu để hạch toán chứng từ, cập nhật sổ chi tiết và sổ cái 621. Dựa trên liên 1 chứng từ kế toán và hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán thanh toán căn cứ vào bộ hóa đơn để ghi sổ 331 sau đó 2 liên chứng từ kế toán cùng liên hóa đơn GTGT sẽ được lưu lại tại phòng kế toán. Biểu số 2.2 EVNCPC HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN) Mẫu số: 01GTKT0/003 Tổng công ty điện lực miền Trung (Bản thể hiện của hóa đơn điện tử) Kí hiệu: AC/18E Từ ngày: 26/03/2016 Đến ngày 11/04/2018 Số: 0994296 Công ty Điện Lực TT-Huế ID HĐ: 1010796823 102 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện lực Hương Trà Địa chỉ: Lý Nhân Tông, phường Hương Vân, Thị xã Hương Trà Điện thoại: MST: 3300348594 Số công tơ:14154829 Số hộ: 0 Mã KH: PC03TTC811884 Mã T.toán:PC03TTC811884 Mã NN: 2105 Mã tố Mã trạm: TD530179 Cấp ĐA 1 Số GCS: TR203X P GCS: 11 Mã giá: BT 100%*1572-SXBT-ACD: 100%*2882-SXBT-ATD: 100%*1004-SXBT-A Bộ CS CHỈ SỐ MỚI CHỈ SỐ CŨ HS NHÂN ĐN TIÊU THỤ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN BT 6232 5980 160 40320 40.320 1.572 63.383.040 CD 1616 1573 160 7200 7.200 2.662 20.606.460 TD 1211 1172 160 6240 6.240 1.004 6.264.960 Cộng 53.760 90.254.960 Thuế suất GTGT 10% Thuế GTGT: 9.025.440 Tổng cộng tiền thanh toán: 99.279.840 Số tiền viết bằng chữ: Chín mươi chin triệu hai trăm bảy mươi chin nghìn tám trăm bốn mưới đồng Ngày ký: 13/04/2018 Người ký: ĐIỆN LỰC HƯƠNG TRÀ Trường Đại học Kinh tế Huế 48 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.2 Kế toán căn cứ vào chứng từ, tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621: 90.254.400 Nợ TK 1331: 9.025.440 Có TK 331:99.279.840 Cuối tháng, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán thanh toán tiến hành lập ủy nhiệm chi gồm 2 liên kế toán trưởng ký tên, sau đó thủ quỹ mang ủy nhiệm chi gồm 2 liên đến ngân hàng để thanh toán. Liên 1 ngân hàng giữ, liên 2 cùng giấy báo nợ của ngân hàng sẽ đượcTrường thủ quỹ đem về và lưuĐại tại phòng học kế toán. Kinh tế Huế Cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp theo từng nhóm TK đối ứng với TK 621 trên sổ chi tiết TK 621 rồi lập chứng từ kế toán của nghiệp vụ kết chuyển chi phí NVLTT sang TK 154 để tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 49 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.4 Công ty Cổ Phần Gạch Tuynen Số 1 Thừa Thiên Huế KM 9, Phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Tên: Số: KC003 Địa chỉ: Ngày: 30/06/2018 Diễn giải: Kết chuyển chi phí sản xuất kỳ tính giá thành 01/04/2018 đến ngày 30/06/2018 STT Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có Thành tiền K t chuy n chi phí 621 c ng 1 ế ể ủa đối tượ 1541 621 4.379.332.430 gạch 2 lỗ (60x105x220) K t chuy n chi phí 622 c ng g ch 2 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 622 3.405.518.403 2 lỗ (60x105x220) K t chuy n chi phí 6271 c ng g ch 3 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 6271 2 lỗ (60x105x220) 330.067.902 K t chuy n chi phí 6272 c ng g ch 4 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 6272 2 lỗ (60x105x220) 360.081.387 K t chuy n chi phí 6273 c ng g ch 5 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 6273 2 lỗ (60x105x220) 192.532.942 K t chuy n chi phí 6274 c ng g ch 6 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 6274 2 lỗ (60x105x220) 129.308.745 K t chuy n chi phí 6277 c ng g ch 7 ế ể ủa đối tượ ạ 1541 6277 2 lỗ (60x105x220) 14.028.763 Cộng 8.828.870.572 Thành tiền bằng chữ: Tám tỷ tám trăm hai mươi tám triệu tám trăm bảy mươi nghìn năm trăm bảy mươi hai đồng chẳn. Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán tiến hành định khoản bút toán kết chuyển như sau Nợ TK Trường1541: 4.397.332.430 Đại học Kinh tế Huế Có TK 621: 4.397.332.430 50 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.5 Công ty Cổ phần Gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế KM9, Phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Quý 2 năm 2018 Tài khoản: 621-Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chứng từ Nhật ký chung Số Số tiền Ngày, hiệu tháng ghi Diễn giải Trang STT TK Ngày Số hiệu Nợ Có sổ số dòng đối ứng A B C D E G H 1 2 -Số dư đầu kỳ -Số phát sinh trong kỳ Ti n kì 01/04/18 13/04/18 13/04/18 MDV07 ền điệ 331 90.254.400 (53.760KW) Ti n kì 02/04/18 26/04/18 26/04/18 MDV08 ền điệ 331 80.145.600 (46.720KW) Ti n kì 01/05/18 13/05/18 13/05/18 MDV09 ền điệ 331 97.266.560 (54.560KW) Ti n kì 02/05/18 25/05/18 25/06/18 MDV10 ền điệ 331 103.401.920 (56.320KW) Ti n kì 01/06/18 13/06/18 13/06/18 MDV11 ền điệ 331 114.490.880 (64.640KW) Ti n k 02/06/18 27/06/18 27/06/18 MDV12 ền điệ ỳ 331 91.012.800 (52.320KW) Kết chuyển chi phí sản xu t k tính giá thành t 30/06/18 30/06/18 KC003 ấ ỳ ừ 1541 4.397.332.430 ngày 01/04/2018 đến ngày 30/06/2018 Xuất nguyên vật liệu 30/06/18 30/06/18 XK119 chính SX gạch mộc quý 152 3.820.760.270 2/2018 -Cộng số phát sinh 4.397.332.430 4.397.332.430 -Số dư cuối kỳ -C t u ộng lũy kế ừ đầ 6.401.452.322 6.401.452.322 năm -Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 01 -Ngày mở sổ: Trường Đại học Kinh tếNgày , Huế tháng , năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 51 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty: TK sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 (chi phí NCTT) và các tài khoản liên quan như TK 334, TK 338, Chứng từ sử dụng: bảng tính lương bộ phận sản xuất và bốc xếp quý II/2018; Bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm tháng quý II/2018; phiếu định khoản chứng từ, Sổ sách kế toán sử dụng: sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 622 Cách tính lương theo sản phẩm của công ty: Công ty trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Căn cứ vào số lượng gạch làm ra trong tháng đã quy chuẩn và đơn giá của từng bộ phận (căn cứ vào quy định mức lương khoán của công ty), kế toán tiến hành tình lương bộ phận sản xuất như sau: Lương=Tổng số lượng gạch làm ra trong tháng(ĐQC)xĐơn giá lương bộ phận sản xuất Sau đó tổng hợp tiền lương của quý II (tháng 4,5,6) làm cơ sở để tính chi phí nhân công trực tiếp. Biểu số 2.6 CÔNG TY CP GẠCH TUYNEN SÔ 1 TT.HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUBRCO 01 Độc lập - Tự do -Hạnh phúc BẢNG KÊ NHẬP KHO THÀNH PHẨM TRONG THÁNG 5 NĂM 2018 STT CHỦNG LOẠI ĐVT HỆ SỐ SỐ LƯỢNG CQĐ ĐQĐ 1 Gạch 2 lỗ (60x102x220) Viên 1,000 300 300 2 Gạch 4 lỗ nhỏ (95x95x200) Viên 1,2066 0 0 3 Gạch 6 lỗ nhỏ(95x135x200) Viên 1,6431 936.306 1.538.444 4 Gạch 6 lỗ ½ nhỏ(95x135x100) Viên 0,8215 92.470 75.964 5 TrườngGạch 6 lỗ to (105x150x220) Đại họcViên Kinh2,0443 tế 706.690Huế 1.444.687 6 Gạch 6 lỗ ½ to (105x150x110) Viên 1,0221 81.020 82.811 7 Gạch đặc nhỏ (60x95x200) Viên 1,1842 462.180 547.314 8 Gạch đặc to (60x105x220) Viên 1,4397 3.160 4.549 9 Gạch vồ (60x195x290) Viên 2,5305 0 0 10 Gạch vồ (50x180x360) Viên 3,600 0 0 TỔNG 2.282.126 3.694.069 BIỂU – KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC 52 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Hải Hà Biểu số 2.7 CTY CP GẠCH TUYNEL SỐ 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUBRICO-1 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BẢNG TÍNH LƯƠNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT VÀ BỐC XẾP THÁNG 05 NĂM 2018 (Cơ sở tính lương căn cứ vào số lượng gạch thành phẩm nhập kho và tiêu thụ trong tháng) SỐ LƯỢNG NỘI DUNG ĐVT ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN ĐQĐ Bộ phận sản xuất Viên 3.694.069 224,000 827.471.456 Bộ phận bốc xếp lên Viên 3.609.755 16,900 61.004.860 Cộng 888.476.316 Bằng chữ: Tám trăm tám mươi tám triệu bốn trăm bảy mươi sáu ngàn ba trăm mười sáu đồng. LẬP BIỂU – KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Quy trình luân chuyển chứng từ: Cuối mỗi tháng căn cứ vào biên bản xác nhận gạch thành phẩm nhập kho trong tháng, bảng chẩm công do bộ phân sản xuất gửi lên, kế toán tiến hành tính lương, lập bảng lương rồi trình lên kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Còn biên bản xác nhận và bảng chấm công được lưu tại bộ phận kế toán theo ngày. Bảng lương sau khi được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt được gửi cho kế toán tiền lương để lập bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được gửi đến cho kế toán trưởng (kiêm CPSX và tính giá thành), còn bảng lương được lưu tại bộ phận theo ngày. Kế toán trưởng (kiêmCPSX và tính giá thành) dựa theo bảng thanh toán tiền lương để lập phiếTrườngu định khoản chứng Đại từ, chứng học từ kế toán, Kinh bảng kê ph tếải trả HuếCBNV, sau đó ghi sổ vào sổ chi tiết và sổ cái TK 622. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được lưu lại theo ngày, còn bộ chứng từ sẽ được chuyển đến cho bộ phận kế toán thanh toán kiểm tra và xác nhận trước khi đưa cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền mặt trả cho công nhân viên. 53 Sinh viên thực hiện đề tài : Nguyễn Quang Quỳnh Như