Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

pdf 120 trang thiennha21 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện HỒ THỊ NHƯ Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sih viên thực hiện: Hồ Thị Như Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K49B – Kế toán Th.s Trần Thị Thanh Nhàn TrườngNiên khóa: 2015 – 2019 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Quãng thời gian bốn năm sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế là quãng thời gian đẹp đẽ của tuổi thanh xuân của mỗi sinh viên. Và kết thúc cho chuỗi ngày dài đẹp đẽ ấy là việc sinh viên bước vào khoảng thời gian thực tập cuối khóa, đó là cột mốc quan trọng giúp sinh viên củng cố lại và vận dụng kiến thức tích lũy được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, từ đó tích lũy kinh nhiệm cho bản thân. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của sinh viên. Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn đến tập thể quý thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán, những người cầm cân nảy mực, luôn tận tình truyền dạy những kiến thức bổ ích cho sinh viên có được những kiến thức tuyệt vời nhất. Có như vậy, bản thân tôi cũng như mọi sinh viên mới có cơ sở hoàn thành bài tốt nghiệp tốt nhất có thể. Để có được kết quả này, lời cám ơn đặc biệt tôi cũng xin gửi đến cô giáo là Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nhàn đã luôn giúp đỡ những lúc tôi cần nhất, cô đã luôn tận tình quan tâm, chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua. Không thể không nhắc đến ban lãnh đạo công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế khi đã cho tôi cơ hội được vào công ty thực tập, tôi thực sự cảm kích về điều đó. Tất nhiên là không thể thiếu lời cám ơn chân thành đến các cô, các anh chị kế toán tại phòng kế toán của công ty, đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong việc hướng dẫn thực tập, giải đáp thắc mắc và cung cấp số liệu, chứng từ để đến hôm nay tôi đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình. Với điều kiện giới hạn bởi thời gian cũng như hạn chế của bản thân về kiến thức và kinh nghiệm thực tập, hẳn khóa luận của tôi sẽ tồn tại nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng Trườngcao kiến thức của mình, Đại phục vụ tố t hơnhọc công tác thKinhực tế sau này. tế Huế Sinh viên thực hiện Hồ Thị Như
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CTCP Công ty cổ phần DDCK Dở dang cuối kỳ DDĐK Dở dang đầu kỳ KPCĐ Kinh phí công đoàn KT Kế toán LNST Lợi nhuận sau thuế NCTT Nhân công trực tiếp NDH Nợ dài hạn NNH Nợ ngắn hạn NPT Nợ phải trả NVL Nguyên vật liệu SX Sản xuất TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định Trường ĐạiTSDH họcTài sản dài hKinhạn tế Huế TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 – Tình hình lao động của công ty 39 Bảng 2.2 – Tình hình tài sản của công ty 42 Bảng 2.3 – Tình hình nguồn vốn của công ty 45 Bảng 2.4 – Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 47 Bảng 2.5 – Định mức NVL có trong 1m3 Bê tông thương phẩm Mac 250 55 Bảng 2.6 - Bảng tổng hợp NVL sản xuất Bê tông Mac 250 96 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ kế toán chi phí NVL trực tiếp 17 Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ kế toán chi phí NCTT 18 Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 20 Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 22 Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 32 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy KT công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 35 Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ trên phần mềm KT 38 Sơ đồ 2.4 – Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm 51 Lưu đồ 2.5 – Lưu đồ kế toán nguyên vật liệu 56 Lưu đồ 2.6 – Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương 65 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 I.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 I.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 I.4. Phương pháp nghiên cứu 3 Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính sau: 3 I.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 3 I.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 4 I.5. Kết cấu khóa luận 4 I.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 6 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 6 1.1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 6 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 6 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 6 1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9 Trường1.1.1.4. Phương pháp tậpĐại hợp và phân bhọcổ chi phí sản xuKinhất tế Huế10 1.1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm 11 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 11
  8. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 12 1.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 13 1.1.2.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm 13 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 14 1.2. Nội dung của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1.2.1.1. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 18 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 20 1.2.3.1. Khái niệm 20 1.2.3.2. Hệ thống sổ sách sử dụng 21 1.2.3.3. Tài khoản sử dụng 21 1.2.3.4. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 22 1.2.4. Kế toán sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.2.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.2.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 23 1.2.5. Tính giá thành sản phẩm 25 TrườngCHƯƠNG 2. THỰC TR ĐạiẠNG CÔNG họcTÁC KẾ TOÁN Kinh CHI PHÍ SẢN XUtếẤT VÀHuế TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Tổng quan về công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 29
  9. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 30 2.1.2.1. Chức năng 30 2.1.2.2. Nhiệm vụ 30 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 31 2.1.4. Tổ chức công tác quản lý của công ty 32 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 32 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty 35 2.1.5.1. Tổ chức kế toán tại công ty 35 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 35 2.1.5.3. Hình thức và chế độ kế toán áp dụng 36 2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2016, 2017, 2018 39 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016, 2017, 2018 39 2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 41 2.1.6.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 47 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 49 2.2.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất bê tông tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 49 2.2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm bê tông 49 2.2.1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm bê tông 50 Trường2.2.2. Đặc điểm và phân loĐạiại chi phí s ảnhọc xuất tại Công Kinhty tế Huế52 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 53 2.2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí 53
  10. 2.2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 53 2.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 54 2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 54 2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 54 2.2.4.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm 54 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm Bê tông Mac 250 tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 54 2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54 2.2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 65 2.2.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 73 2.2.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 92 2.2.7. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 95 2.2.8. Tính giá thành sản phẩm 95 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 101 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 101 3.1.1. Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 101 3.1.1.1. Ưu điểm 101 3.1.1.2. Nhược điểm 101 3.1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần TrườngBê tông và Xây dựng Th ừĐạia Thiên Huế học Kinh tế Huế102 3.1.2.1. Ưu điểm 102 3.1.2.2. Nhược điểm 103
  11. 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 103 3.2.1. Đối với tổ chức công tác kế toán tại công ty 103 3.2.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 104 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 III.1. Kết luận 106 III.2. Kiến nghị 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập và đón nhận những luồng gió mới từ các nền kinh tế trên thế giới. Sự giao lưu và hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi sự đổi mới và cải tiến không ngừng để có thể đứng vững trên thị trường. Xu thế quốc tế hóa toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đều hòa nhập cùng thế giới đã làm cho thị trường nước ta ngày một phong phú về hàng hóa, sản phẩm trong và ngoài nước. Nhìn vào những thành phố phát triển của đất nước ta có thể thấy sự thay đổi rõ rệt, tiêu biểu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Khi nền kinh tế thay đổi, ngành công nghiệp sản xuất phát triển, những cơ hội mới mở ra đã thu hút nhiều người muốn gia nhập thị trường này, do đó số lượng doanh nghiệp chuyên về công nghiệp sản xuất được mở ra và phát triển nhanh chóng. Đây có thể xem là một cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển kinh doanh nhưng đồng thời cũng bao hàm vô vàn thách thức, bất lợi, đòi hỏi sự nỗ lực hết mình ở các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp sản xuất muốn hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao thì phải phát huy mọi lợi thế mà mình có, nắm bắt nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, công tác này đồng nghĩa với việc quản lý các nguồn vốn, nâng cao năng suất lao động, giảm thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là ưu tiên quan tâm hàng đầu của mỗi doanh Trườngnghiệp. Đại học Kinh tế Huế Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lâu năm, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã tạo dựng được lòng tin trong khách hàng, công ty đã và đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Để làm được điều này 1
  13. công ty đã không ngừng nỗ lực từng ngày đưa đến các sản phẩm tốt nhất đến khách hàng, bên cạnh đó công ty đã đặc biệt quan tâm đến công tác kế toán, trong đó có đẩy mạnh công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bởi đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bởi lẽ việc quản lý các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung một cách có hiệu quả là một vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề này thì không những đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn giúp nhà quản trị nắm bắt chính xác, kịp thời các thông tin về chi phí trong quán trình sản xuất kinh doanh của công ty. Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự học hỏi muốn tìm hiểu công tác kế toán tại công ty nên trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. I.2. Mục tiêu nghiên cứu I.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế I.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa một cách chi tiết và rõ ràng cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu vấn đề. Cụ thể, đề tài nêu ra khái niệm, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp. Tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản Trườngphẩm bê tông tạĐạii CTCP Bê tônghọc và Xây dựKinhng Thừa Thiên Hutếế. Cụ thHuếể, đề tài nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bê tông Mac 250, nêu rõ phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, hệ thống sổ sách, chứng từ và tài khoản sử dụng, mô tả quá trình nhập liệu vào máy tính các 2
  14. nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm bê tông tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: phòng Kế toán tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động sản xất kinh doanh của công ty trong ba năm từ 2016 – 2018. Số liệu sử dụng để phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông được thu thập trong quý IV năm 2018 của công ty. Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tôi không thể nghiên cứu được tất cả các sản phẩm do công ty sản xuất ra. Do đó, tôi chỉ nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho thành phẩm bê tông sản xuất ra, cụ thể là sản phẩm Bê tông Mac 250. I.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính sau: TrườngI.4.1. Phương pháp thu Đại thập thông tin,họcsố liệu Kinh tế Huế Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thu thập được qua sách, giáo trình, thông tin trên các website chính thống 3
  15. và trong quá trình thực tế tại công ty nhằm hệ thống lại chi tiết, rõ ràng những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp quan sát: phương pháp này để tìm hiểu kỹ hơn về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thông qua việc quan sát quy trình thực hiện việc xử lý các chứng từ sổ sách kế toán, định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như quan sát các công việc hằng ngày của các nhân viên trong phòng kế toán, phòng tổ chức của CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, số liệu, các nhân viên phòng KT tài chính nhằm nắm bắt được những thông tin cần thiết đồng thời giúp tôi giải đáp thắc mắc chưa rõ, để từ đó có được thông tin chính xác để phục vụ việc hoàn thành khóa luận. Phương pháp tổng hợp, ghi chép: phương pháp này được sử dụng để thu thập các số liệu thực tế, tài liệu kế toán từ phòng kế toán, photo và ghi chép lại các hóa đơn, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính của công ty. I.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Phương pháp phân tích, so sánh: Từ những số liệu thu thập được tiến hành tính toán, phân tích sự biến động và so sánh sự biến động qua các năm về tình hình lao động, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Phương pháp tổng hợp: dùng để tổng hợp các số liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Phương pháp hạch toán kế toán: từ những số liệu, các chứng từ kế toán thu thập được cùng với những kiến thức đã học để xác định, chứng minh các nghiệp Trườngvụ kinh tế phát sinhĐại tại đơn vịhọc. Đồng thời ghiKinh nhận, hạch toán tế các tài Huế khoản kế toán đối ứng vào các sổ sách kế toán có liên quan. I.5. Kết cấu khóa luận PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Kế toán chi phí SX và tính giá thành SP là một đề tài khá quen thuộc và thường được sinh viên lựa chọn khi làm khóa luận tốt nghiệp, dưới đây là một số nghiên cứu: Nguyễn Thị Như Quỳnh (2013) với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ khí Ôtô Thống nhất Thừa Thiên Huế” đã hệ thống lại một cách đầy đủ và chi tiết về cơ sở khoa học liên quan đến nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, đưa ra được nhận xét, đánh giá hay góp phần nâng cao công tác kế toán tại công ty. Đinh Thị Diễn (2016) với đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại Siêu Việt” đã nêu đầy đủ, chi tiết cơ sở lý luận, sự cần thiết của việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, đánh giá tình hình sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty. Qua đó đưa ra đánh giá, đề xuất giải pháp yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. TrườngQua quá trình tìm hiĐạiểu tại công ty,học tôi nhận th ấKinhy đã có khá nhiề u tếđề tài nghiênHuế cứu được thực hiện tại CTCP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế như kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp, Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này chỉ dừng ở việc tìm hiểu các chứng từ, sổ sách, 5
  17. tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán mà chưa đề cập chi tiết đến quy trình luân chuyển chứng từ và nhập liệu vào máy tính các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Đây là cơ hội và động lực để tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm nội dung nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC). Chi phí chính là những biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là những hao tốn về tài sản hay nợ phải trả phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm (Võ Văn Nhị, 2009). 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất TrườngChi phí sản xuất trong Đại các doanh họcnghiệp sản xuKinhất bao gồm rất nhi tếều loạ i vHuếới những nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích, công dụng khác nhau. Vì vậy, việc phân loại chi phí sản xuất giúp cho việc quản lý, hạch toán trở nên dễ dàng hơn. Thông thường người ta hay sử dụng các tiêu thức phân loại chủ yếu sau: 6
  18.  Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ trừ nguyên vật liệu bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính: bao gồm giá mua và chi phí mua những loại nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu dùng để kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chi phí nhiên liệu: bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu Chi phí phụ tùng thay thế: bao gồm giá mua và chi phí mua của các loại phụ tùng thay thế Chi phí nguyên vật liệu khác Chi phí nhân công: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương phải trả của người lao động, các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồm giá mua và chi phí mua công cụ dụng cụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác liên quan để đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí dịch vụ thuê ngoài: bao gồm giá mua dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh như giá mua dịch vụ điện, nước, phí bảo hiểm Trườngtài sản, giá thuê Đạinhà cửa phương học tiện, (Hu ỳKinhnh Lợi, 2010). tế Huế Chi phí bằng tiền khác: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên (Huỳnh Lợi, 2010).  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế 7
  19. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, khoản mục này thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhưng vẫn được nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất (Huỳnh Lợi 2010). Chi phí sản xuất chung: là tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên, bao gồm chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, TSCĐ khác đang dùng trong sản xuất, chi phí dịch vụ thuê ngoài như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí bán hàng: là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng và vận chuyển hàng hóa tiêu thụ, chi phí về nguyên vật liệu, phụ liệu, công cụ dụng cụ, bao bì sử dụng, chi phí khấu hao thiết bị, TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao động, quản lý ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp, chi phí liên quan đến phục vụ cho công việc hành chính quản trị như điện, nước, bảo hiểm, điện thoại, (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí khác: ngoài những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh Trườngchức năng của doanhĐại nghiệp, họctrong chi phí Kinhcủa doanh nghiệ p tếcòn tồ n Huếtại những chi phí khác như chi phí tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Những chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc bằng không. (Huỳnh Lợi, 2010).  Phân loại theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả 8
  20. Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ. Chi phí này phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí thời kỳ: là những CP phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ KT như CP bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Huỳnh Lợi, 2010).  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Biến phí: là những chi phí nếu xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lượng SP sản xuất ra, số lượng SP tiêu thụ, số giờ máy vận hành thì tỷ lệ thuận chỉ trong một phạm vi hoạt động. Nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số (Huỳnh Lợi, 2010). Định phí: là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ họat động (Huỳnh Lợi, 2010).  Một số cách phân loại khác về chi phí Chi phí chìm: là những chi phí luôn xuất hiện trong tất cả các quyết định của nhà quản lý hoặc trong các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau như: tiền thuê nhà xưởng, (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí cơ hội: là những lợi ích tiềm tàng bị mất đi hay phải hi sinh để lựa chọn, thực hiện hành động khác (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí chênh lệch: là những chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các phương án sản xuất kinh doanh (Huỳnh Lợi, 2010). Chi phí kiểm soát được: chi phí thuê nhà, Chi phí không kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản lý không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ (Huỳnh Lợi, 2010). Trường1.1.1.3. Đối tượng tậ p Đạihợp chi phí s ảnhọc xuất Kinh tế Huế Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ 9
  21. chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí (Huỳnh Lợi, 2010). Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thường là sản phẩm, phân xưởng, đơn đặt hàng, Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ cấu tổ chức sản xuất, địa bàn sản xuất, tính chất và quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. 1.1.1.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Có hai phương pháp chủ yếu để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: Phương pháp tập hợp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (Huỳnh Lợi, 2010). Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh ban đầu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên không thể tổ chức ghi chép riêng rẽ cho từng đối tượng (Huỳnh Lợi, 2010). Việc phân bổ chi phí được tiến hành như sau: Xác định hệ số phân bổ chi phí: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ TrườngXác định chi phí phân bĐạiổ: học Kinh tế Huế Mức phân bổ chi phí = hệ số phân bổ chi phí × tiêu thức phân bổ của đối tượng i cho đối tượng i 10
  22. (Phan Thị Hải Hà, 2017) 1.1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành sản phẩm là thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản trị chi phí.  Bản chất của giá thành Có nhiều quan điểm khác nhau về giá thành, sau đây là một số quan điểm phổ biến: Quan điểm thứ nhất: giá thành là hao phí lao động sống và lao động vật hóa được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Quan điểm thứ hai: giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. Quan điểm thứ ba: giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí sản xuất và kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.  Chức năng của giá thành Giá thành là thước đo bù đắp chi phí: giá thành sản phẩm là biểu hiện của toàn bộ hao phí vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm. Những hao phí này phải được bù đắp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác Trườngđịnh chính xác, doanhĐại nghiệ p họccó thể bù đắ p Kinhđược chi phí sản xutếất đã bHuếỏ ra. Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp đều phụ thuộc trực tiếp vào mức giá thành sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm là biện 11
  23. pháp cơ bản để tăng doanh lợi, tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Cùng với các phạm trù như giá cả, lãi giá thành sản phẩm là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh. Chức năng lập giá: Sản phẩm của các doanh nghiệp được trao đổi, mua bán trên thị trường theo mỗi mức giá bán mà doanh nghiệp đó đặt ra, một trong những cơ sở quan trọng để xác định một mức giá bán phù hợp chính là giá thành của sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí và duy trì sản xuất hay mở rộng hơn quy mô. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Tùy theo yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như các yêu cầu cần xây dựng giá cả hàng hóa mà có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm.  Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm Giá thành định mức: Được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau trong quá trình sản xuất (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành kế hoạch: Được xây dựng trên cơ sở giá thành định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch. Đây là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, làm cơ sở để phấn đấu trong quá trình sản xuất (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành thực tế: Là giá thành được tính toán dựa trên chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tính giá thành, được tính cuối kỳ tính giá thành. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh (Võ Văn Nhị, 2009). Trường Phân loại giá thành Đại theo phạ mhọc vi tính toán Kinh tế Huế Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu 12
  24. trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành hoặc dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được chia thành: Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành sản xuất theo biến phí: là giá thành bao gồm các biến phí sản xuất kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: là giá thành bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và phần định phí sản xuất chung cố định được phân bổ trên cơ sở công suất hoạt động thực tế so với công suất hoạt động chuẩn thiết kế và định mức (Võ Văn Nhị, 2009). Giá thành toàn bộ sản pẩm tiêu thụ: là giá thành sản xuất sản phẩm toàn bộ cộng các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2009). 1.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định những đối tượng mà những hao phí vật chất bỏ ra trong sản xuất đã được kết tinh trong đó, nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Ví dụ như: một chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, chủng loại và đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. 1.1.2.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp Trườngchi phí sản xuất để tính Đại tổng giá thành học và giá thành Kinh đơn vị đại lư ợtếng, k ết Huếquả hoàn thành. 13
  25. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (quý, tháng , năm). Xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành để cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phí thể hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có cùng bản chất là hao phí lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra nhưng lại khác nhau về mặt lượng như thời kỳ, phạm vi, giới hạn. Cụ thể, chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, được giới hạn bởi thời gian, không tính đến những chi phí có liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa còn giá thành sản phẩm chỉ đề cập đến chi phí sản xuất của một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, ngược lại, giá thành sản phẩm là thước đo của chi phí sản xuất trong kỳ đã bỏ ra để có được sản phẩm đó. 1.2. Nội dung của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.1. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh Trườngcủa mỗi doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời là điều kiện quan trọng để xác định kết quả kinh doanh. 14
  26. Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức hạch toán đúng đắn, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp bộ máy quản lý của doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, xây dựng các mức định phí, dự toán chi phí phù hợp để phân tích, đánh giá hiệu quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính giá thành là cơ sở quan trọng để xác định giá bán hợp lý. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Một số nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp dựa vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, xác định chính xác, kịp thời chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Cung cấp định kỳ các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Phát hiện các hạn chế và khả năng rủi ro tiềm tàng để kịp thời đề xuất các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên Trườngvật liệu phụ cấu tạo nên Đại hình thái v ậthọc chất, màu sắKinhc, chức năng của stếản ph ẩmHuế. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.  Chứng từ sử dụng: Kế toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ như: Hóa đơn bán hàng 15
  27. Hóa đơn GTGT Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Phiếu yêu cầu vật tư Lệnh xuất kho Bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất.  Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết TK 621 Sổ cái TK 621 Các sổ sách liên quan khác.  Tài khoản sử dụng: TK 621 – “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”: TK này phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, Kết cấu và nội dung TK 621 Bên Nợ: giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng trong kỳ vào bên Nợ TK154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Trường Nguyên liệu, v ậtĐại liệu trực tiế p họcsử dụng không Kinh hết được nhập lạtếi kho. Huế TK 621 không có số dư cuối kỳ  Phương pháp hạch toán Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16
  28. TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL dùng Cuối kỳ kết chuyển cho sản xuất chi phí NVL trực tiếp TK111,112,331 TK 152 Mua NVL sử dụng ngay NVL thừa không dùng cho SXKD hết nhập lại kho TK 133 TK 632 Thuế GTG Phần chi phí NVL vượt được khấu trừ trên mức bình thường Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ kế toán chi phí NVL trực tiếp 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ. (Thông tư 200/2014/TT-BTC)  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Phiếu tạm ứng Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.  Sổ sách sử dụng: Trường Sổ chi tiết TK 622Đại học Kinh tế Huế Sổ cái TK 622 Các sổ sách có liên quan khác  TK sử dụng 17
  29. TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: TK này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Bên Nợ: chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công lao động, các khoản trích theo tiền lương, tiền công theo quy định. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” Kết chuyển phần chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường vào bên Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”. TK622 không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK334, 338 TK 622 TK 154 Tính lương và các khoản Cuối kỳ, phân bổ và kết trích theo lương chuyển chi phí NCTT TK 335 TK 632 Tiền lương nghỉ Trích trước tiền Chi phí NCTT vượt trên phép phải trả lương nghỉ phép mức bình thường công nhân SX công nhân SX Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ kế toán chi phí NCTT 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại phát sinh trong phạm vi Trườngphân xưởng tính vào giáĐại thành sản phhọcẩm nhưng chưaKinh được ghi nhậ ntế vào chi Huế phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT như: điện nước mua ngoài, tiền văn phòng phẩm, tiền sửa chữa tài sản,  Chứng từ sử dụng 18
  30. Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Hóa đơn mua hàng Phiếu thu Phiếu chi Hóa đơn GTGT Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và CCDC Hóa đơn điện nước và một số chứng từ khác  Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết TK 627 Sổ cái TK 627 Các sổ sách có liên quan khác.  Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: TK này dùng để phản ánh chi phí phục vụ SX, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Kết cấu và nội dung TK: Bên Nợ: các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí SX chung. Chi phí SX chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. Kết chuyển chi phí SX chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. TrườngTK 627 không có sốĐạidư cuối kỳ học Kinh tế Huế 19
  31.  Phương pháp hạch toán Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí lương, các khoản trích theo Cuối kỳ kết chuyển chi phí lương phải trả cho nhân viên quản SX chung lý phân xưởng TK 632 TK 152, 153 Chi phí SX chung cố định Chi phí vật liệu, CCDC sản xuất không phân bổ được ghi nhận TK 111, 112, 331 vào GVHB trong kỳ Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 111, 112, 138 TK 133 Các khoản giảm Thuế GTGT chi phí SX chung được khấu trừ TK111, 112 Chi phí bằng tiền khác TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 335 Chi phí đi vay phải trả Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.2.3.1. Khái niệm TrườngKế toán tổng hợp chiĐại phí sản xu ấthọc là giai đoạ n kKinhế tiếp của giai đo ạtến tập hHuếợp chi phí sản xuất của quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh (Huỳnh Lợi, 2010). 20
  32. Mỗi doanh nghiệp tùy vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà lựa chọn phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. 1.2.3.2. Hệ thống sổ sách sử dụng Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản chi phí NCTT Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung 1.2.3.3. Tài khoản sử dụng Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kế toán sử dụng tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Bên Nợ: các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm. Bên Có: Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ hay sử dụng ngay vào hoạt động xây dựng cơ bản. Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Giá trị nguyên liệu, vật liệu gia công xong nhập lại kho. TK 154 có số dư bên Nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  33. 1.2.3.4. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu TK 154 TK 621 TK 152, 153 Kết chuyển chi phí NVL Giá trị phế liệu trực tiếp cuối kỳ thu hồi TK 622 TK 155, 157 Kết chuyển chi phí NCTT Sản phẩm thực tế hoàn thành cuối kỳ nhập kho gửi đi bán TK 632 TK 627 Sản phẩm hoàn thành đã Kết chuyển chi phí sản xuất tiêu thụ trong kỳ chung cuối kỳ TK 138 Các khoản bồi thường sản xuất Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.2.4. Kế toán sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình chế biến công nghệ sản phẩm (Huỳnh Lợi, 2010). Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không những tùy thuộc vào quy trình sản xuất Trườngmà còn phụ thuộc vào viĐạiệc chọn lự a khọcỳ tính giá thành. Kinh tế Huế Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm. 22
  34. 1.2.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp sau:  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này thường vận dụng phù hợp với doanh nghiệp mà trong cấu thành giá trị sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, thường trên 70%. Nếu tất cả nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của quy trình sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm với cùng một mức độ thì chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí NVL trực tiếp Chi phí SX dở dang đâu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng sản dở dang = × phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành trong kỳ + dở dang cuối kỳ Nếu nguyên vật liệu chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm ở cùng mức độ, nguyên vật liệu phụ sử dụng theo mức độ sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Đối với chi phí NVL chính: Chi phí NVL trực Chi phí NVL trực tiếp chính dở dang + tiếp chính phát sinh Chi phí NVL đầu kỳ trong kỳ Số lượng sản chính dở dang = × phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành + dở dang trong kỳ cuối kỳ Trường Đại học Kinh(Phan tế Thị H ảiHuế Hà, 2017) 23
  35. Đối với chi phí NVL phụ: Chi phí NVL Chi phí NVL phụ dở dang + phụ phát sinh Chi phí NVL đầu kỳ trong kỳ Số lượng Tỷ lệ phụ dở dang = × SPDD × hoàn cuối kỳ Số lượng sản Số lượng Tỷ lệ cuối kỳ thành phẩm hoàn thành + SPDD × hoàn trong kỳ cuối kỳ thành Chi phí sản Chi phí NVL chính Chi phí NVL phụ xuất dở dang = dở dang + dở dang cuối kỳ cuối kỳ cuối kỳ (Phan Thị Hải Hà, 2017)  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này phù hợp với hầu hết các loại hình doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được phân thành 2 nhóm: Chi phí nhóm 1: là những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang ở cùng một mức độ như chi phí nguyên vật liệu chính được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Chi phí nhóm 1 Chi phí nhóm 1 Chi phí nhóm dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Số lượng sản 1 dở dang = × phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành trong kỳ + dở dang cuối kỳ (Phan Thị Hải Hà, 2017) Chi phí nhóm 2: là những chi phí phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia Trườngvào sản phẩm hoànĐại thành và họcsản phẩm d ở Kinhdang theo tỷ lệ hoàntế thanh Huế như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: 24
  36. Chi phí nhóm 2 Chi phí nhóm 2 Chi phí nhóm dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Số lượng Tỷ lệ 2 dở dang = × SPDD × hoàn cuối kỳ Số lượng sản Số lượng Tỷ lệ cuối kỳ thành phẩm hoàn thành + SPDD × hoàn trong kỳ cuối kỳ thành (Phan Thị Hải Hà, 2017)  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức và sử dụng phương pháp tương tự như những phương pháp trên. Phương pháp này chỉ có tính chính xác cao khi doanh nghiệp có hệ thống định mức chi phí sản xuất chuẩn xác. Chi phí sản Số lượng sản Tỷ lệ Chi phí định xuất dở dang = Σ phẩm dở dang × hoàn × mức của mỗi cuối kỳ cuối kỳ thành sản phẩm (Phan Thị Hải Hà, 2017) 1.2.5. Tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm thực chất là tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng sản phẩm. Đây được coi là bước cuối cùng của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Những phương pháp tính giá thành cơ bản được áp dụng để tính giá thành sản phẩm:  Phương pháp giản đơn Áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Điều chỉnh Trườngthực tế = xuĐạiất dở dang +họcxuất phát sinh Kinh- xuất dở dang tế- Huếgiảm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành thực tế = 25
  37. đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành (Phan Thị Hải Hà, 2017)  Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về phẩm cấp, quy cách, chất lượng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Quy trình tính giá thành được thực hiện như sau: Xác định giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Khoản giảm thực tế của = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang - giá thành nhóm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ sản phẩm Xác định giá thành định mức của sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành của = Σ Số lượng sản phẩm + Chi phí định mức cho sản phẩm định mức hoàn thành một sản phẩm hoàn thành Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành định mức Xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm Giá thành đơn vị = Σ Tỷ lệ tính × Chi phí định mức cho một sản phẩm i giá thành sản phẩm hoàn thành Trường Xác định tổng giáĐại thành của từhọcng loại sản phKinhẩm tế Huế Tổng giá thành của = số lượng sản phẩm i × Giá thành đơn vị của sản phẩm i hoàn thành sản phẩm i 26
  38. (Phan Thị Hải Hà, 2017)  Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có cùng chất lượng khác nhau về cùng khối lượng, dung tích, bao bì giữa chúng có mối quan hệ hệ số với nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm hoặc của quy trình sản xuất. Trình tự các bước thực hiện tính giá thành theo phương pháp hệ số Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tổng giá thành Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX Điều chỉnh thực tế = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm Giá thành định mức sản phẩm i Hệ số quy đổi sản phẩm i = Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm Xác định tổng lượng sản phẩm chuẩn Tổng số lượng SP chuẩn = Σ Số lượng SP i hoàn thành × Hệ số quy đổi SP i Xác định giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị SP chuẩn = Trường Đại họcTổng sKinhố lượng sản phẩ m tếchuẩn Huế Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị SP = Giá thành thực tế đơn vị SP chuẩn × Hệ số quy đổi SP i Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm 27
  39. Tổng giá thành thực tế SP = Giá thành thực tế đơn vị SP i × Số lượng SP i hoàn thành (Phan Thị Hải Hà, 2017) Kết luận chương 1 Chương 1 của đề tài nghiên cứu nêu ra cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể, làm rõ khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu về các loại chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng trong các doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  40. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được chuyển đổi từ xí nghiệp sản xuất bê tông - Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế từ năm 2006 theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nước ta hiện nay. Khi nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc xây dựng không chỉ đòi hỏi đẹp mà phải kiên cố có chất lượng cao, nhưng với quy trình thủ theo phương pháp truyền thống cho ra chất lượng công trình kém hiệu quả lao động thấp đã không còn đáp ứng và không thỏa mãn nhu cầu của xã hội được nữa. Nhận thấy được nhu cầu bức thiết đó của xã hội và sự cần thiết phải thay đổi chất lượng của các công trình xây dựng tại địa phương, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình sở xây dựng và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xin thành lập xí nghiệp chuyển trách về bê tông và xây dựng. Theo chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước cũng như để xí nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động thì xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được tách riêng ra thành Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với Công ty Xây lắp theo quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 12/12/2005 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2005 do Sở Kế hoạch Trườngvà Đầu tư tỉnh Thừa ThiênĐại Huế cấ p,học Luật Doanh Kinhnghiệp, Điều lệ côngtế ty vàHuế các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã 04 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 03/07/2015. 29
  41. Một số thông tin khác: Tên công ty: Công Ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company. Trụ sở chính: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tel: (84) 0234.3812945 Fax: (84) 0234.3820217 Mã số thuế: 3300384426 Email: betonghue@gmail.com. Vốn điều lệ hiện nay: 12.000.000.000 đồng. Vốn đầu tư chủ sở hữu đến thời điểm 31/12/2016: 12.000.000.000 đồng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Sản xuất, cung ứng bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn và ống cống ly tâm các loại cho các công trình xây dựng. Xây dựng các công trình dân dụng. Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất, tổ chức việc sử dụng và giữ gìn tài sản, máy móc thiết bị theo quy định nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất một cách hợp lý và tận dụng cao nhất công suất máy móc thiết Trườngbị để đạt hiệu qu Đạiả cao. học Kinh tế Huế Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 30
  42. Tổ chức, thi hành, củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế doanh nghiệp theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý. Phải tạo sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. Tổ chức cải tiến quản lý, xây dựng phương án tiêu thụ vật tư hàng hóa thích hợp. Chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chính sách của người lao động. Thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước dưới dạng nộp các khoản thuế, các khoản lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, ống bi, Mỗi sản phẩm bê tông của công ty có sự khác nhau về định mức vật tư và giá thành khác nhau tùy thuộc vào hình thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Việc trộn bê tông thực hiện bằng máy, sản phẩm được bán theo đơn đặt hàng do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  43. 2.1.4. Tổ chức công tác quản lý của công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ TRẠM XƯỞNG TỔ TÀI VỤ THUẬT BÊ ỐNG ĐỘI XE CHỨC KẾ KẾ TÔNG CỐNG MÁY HÀNH TOÁN HOẠCH TỨ HẠ LY TÂM CHÍNH TIẾP THỊ CÁC THÀNH VIÊN LIÊN KẾT Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Trường Đại Quanhọc hệ chức năngKinh tế Huế 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 32
  44. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty,bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình htức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát về việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ công ty. Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm hai thành viên, một Giám đốc và một Phó giám đốc là cơ quan tổ chức điều hành, quản lí mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu định hướng, kế hoạch của Hội đồng quản trị. Giám đốc là người chịu hoàn toàn trách nhiệm các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các thành viên trong ban giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn. Phó Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện trước pháp luật. Phó Giám đốc là người tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Phòng tài chính kế toán: Là nơi tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý công ty và thực hiện công tác tổ chức tài chính kế toán nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của công ty, thực hiện thu nộp ngân sách nhà Trườngnước theo chế đĐạiộ do nhà nư ớchọc quy định. Kinh tế Huế Phòng tổ chức hành chính: Là nơi thừa hành thực hiện công tác quản trị hành chính, quản trị nhân sự, thi đua tuyên truyền, là chiếc cầu nối công tác từ ban 33
  45. lãnh đạo xuống các phòng và ngược lại. Là nơi quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ văn phòng phẩm theo phân cấp. Phòng kỹ thuật - kế hoạch - tiếp thị: Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động SXKD của công ty và báo cáo thống kê, tổng hợp, phân tích kế hoạch. Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất. Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật thi công ở xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng hàng năm. Trạm bê tông Tứ Hạ: bao gồm 03 bộ phận chính: Bãi chứa cốt liệu: là bãi đất trống để chứa cốt liệu như cát, đá, Hệ thống máy trộn bê tông: gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu thành bê tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn gồm máy bơm nước, máy bơm phụ gia, xi lô chứa xi măng, Hệ thống cung cấp điện: cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm. Xưởng ống cống ly tâm: bao gồm hệ thống thiết bị, máy móc và đội ngũ công nhân thực hiện sản xuất ống cống các loại. Trường Đội xe máy: làm Đại nhiệm vụ vậhọcn chuyển v ật Kinhtư, sản phẩm cung tế cấp cho Huế các đơn vị khách hàng và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. Ngoài ra, đội xe máy còn có nhiệm vụ quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty. 34
  46. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty 2.1.5.1. Tổ chức kế toán tại công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG BỘ PHẬN NHÂN VIÊN KẾ BỘ PHẬN KHO QUỸ TOÁN KẾ KẾ KẾ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN THỦ THỦ THANH VẬT TƯ, DOANH CÔNG QUỸ KHO TOÁN THUẾ THU NỢ Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy KT công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về toàn bộ hoạt Trườngđộng tài chính trongĐại công ty vàhọc chỉ đạo trự cKinh tiếp nhân viên k ếtếtoán trong Huế phòng kế toán. Tổ chức công tác kế toán trong công ty phù hợp với chế độ tài chính của nhà nước. 35
  47. Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền, thực hiện kiểm tra, đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản nợ khó đòi, các khoản chi bất hợp lý. Thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ của Nhà nước. Kế toán công nợ: Lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết công nợ, thanh toán lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán. Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ. Kế toán doanh thu: Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ. Kế toán vật tư: chịu trách nhiệm mở các sổ sách theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến sự hình thành và hao phí nguyên vật liệu của công ty. Kiểm tra, đối chiếu các số liệu về vật tư, thực hiện tổ chức ghi chép, theo dõi số lượng hàng nhập, xuất, tồn theo từng ngày, tháng, quý, năm. Kế toán thuế: Căn cứ vào chứng từ đầu vào hóa đơn GTGT theo dõi hạch toán các hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khai báo thuế. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ, có đầy đủ các chữ ký của từng người có trách nhiệm để tiến hành việc thu, chi, đồng thời theo dõi tồn kho quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu tồn quỹ thực tế so với sổ sách để phát hiện kịp thời những sai sót và có hướng xử lý. Thủ kho: Chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho, kiểm tra, kiểm nhận trước Trườngkhi nhập kho, sắĐạip xếp hàng hóa học trong kho theoKinh trật tự nhất đ ịnh.tế Huế 2.1.5.3. Hình thức và chế độ kế toán áp dụng 36
  48.  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng: Hiện công ty đang áp dụng hình thức KT trên máy tính (phần mềm kế toán Trần Công Vỹ) theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ đã được kiểm tra, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tính trên giao diện của phần mềm kế toán. Khi đó, máy sẽ tự động cập nhật vào bảng kê, sổ chi tiết các loại của các tài khoản liên quan. Cuối tháng, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tiến hành kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh thông qua các sổ trên máy. Định kỳ cuối quý, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết, bảng kê phân loại tài khoản để lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản và sổ cái. Đối chiếu, khóa sổ và in ra các sổ nhằm làm cơ sở tổng hợp phân tích và lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiện theo sơ đồ như sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Phần mềm Trần Công Vỹ Sổ chi tiết Sổ kế toán Sổ tổng hợp, sổ cái TrườngTổng h ợpĐại phân tích học Kinh tế Huế Báo cáo kế toán 37
  49. Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ trên phần mềm KT Chú thích: Nhập liệu hằng ngày Định kỳ cuối quý Đối chiếu kiểm tra Giao diện của phần mềm kế toán Trần Công Vỹ mà công ty sử dụng:  Các chính sách kế toán áp dụng: Kỳ kế toán theo năm, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trường Phương pháp khĐạiấu hao tài sảhọcn cố định: đưKinhợc tính theo phương tế phápHuế đường thẳng. Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ 38
  50. Hệ thống tài khoản: Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT - BTC và được mở chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm.  Hệ thống báo cáo: Bảng cân đối kế toán B01- DN. Báo cáo kết quả kinh doanh B02- DN. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03- DN. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính B09- DN 2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2016, 2017, 2018 2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016, 2017, 2018 Bảng 2.1 – Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % Tổng số lao động 94 100 98 100 101 100 4 4,26 3 3,06 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 31 32,98 30 30,61 31 30,69 -1 -3,23 1 3,33 Trực tiếp 63 67,02 68 69,39 70 69,31 5 7,94 2 2,94 Phân theo trình độ 0 Đại học 18 19,15 18 18,37 18 17,82 0 0 0 0 Cao đẳng 4 4,26 5 5,1 5 4,95 1 25 0 0 Trung cấp 6 6,38 5 5,1 5 4,95 -1 -16,67 0 0 Công nhân kỹ thuật 66 70,21 70 71,43 73 72,28 4 6,06 3 4,29 Phân theo giới tính Nam 88 93,62 92 93,88 95 94,06 4 4,55 3 3,26 Nữ 6 6,38 6 6,12 6 5,94 0 0 0 0 Trường(Nguồn Phòng tổ chĐạiức - Hành chính họccông ty CP Kinh Bê tông và Xây d ựngtế Thừa ThiênHuế Huế) Qua bảng 2.1, ta thấy tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng qua mỗi năm. Cụ thể, trong năm 2016, tổng số lao động của công ty là 94 người, đến năm 2017 là 98 người, tăng thêm 4 người, tức là tăng thêm 4,26% so với năm 2016. Năm 2018, số lao 39
  51. động tăng lên 101 người, tức là tăng thêm 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 3,06%. Điều này cho thấy quy mô lao động của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng dần là do nhu cầu của công ty về công nhân kỹ thuật ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.  Phân theo tính chất công việc Do đặc thù của công ty là chuyên về sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao so với số lượng công nhân gián tiếp và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, trong năm 2016, số lao động trực tiếp của công ty là 63 người, chiếm 67,02% trong tổng số lao động và đến năm 2017 thì tăng lên 68 người, tương ứng tăng 7,94%. Năm 2018, số lao động trực tiếp của công ty là 70 người, chiếm 69,31% tổng số lao động của công ty, tăng 2 người so với năm 2017, tương ứng tăng 2,94%. Số lượng lao động gián tiếp có sợ biến động không đáng kể qua các năm.  Phân theo trình độ Dựa vào bảng 2.1, ta thấy trình độ lao động của công ty khá đa dạng, trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có tỷ lệ thấp nhất. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có sợ biến động không đáng kể trong ba năm qua. Cụ thể, số lượng lao động có trình độ đại học trong ba năm 2016, 2017, 2018 là 18 người. Số lao động có trình độ cao đẳng năm 2017, 2018 là 5 người, tăng 1 người so với năm 2016, tương ứng tăng 25%. Số lao động có trình độ trung cấp năm 2017, 2018 là 6 người, giảm 1 người so với năm 2016, tương ứng giảm 16,67%. Số công nhân kỹ thuật của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2017, số công nhân kỹ thuật của công ty là 70 người, tăng 4 người so với năm 2016, tương ứng tăng 6,06%. Năm 2018, số công nhân kỹ thuật là 73 người, tăng 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 4,29%. Nguyên nhân của sự biến động này là do công ty chuyên về sản xuất bê tông các loại nên cần nguồn công nhân kỹ thuật Trườnglớn để phục vụ hoạt đ ộngĐại sản xuất kinh học doanh có hiKinhệu quả. tế Huế  Phân theo giới tính 40
  52. Số lao động nam luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với số lao động nữ trong công ty, luôn chiếm trên 90% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016, số lao động nam của công ty là 88 người, chiếm 93,62% trong tổng số lao động thì đến năm 2017 tăng thêm 4 người, tương ứng tăng 4,55%. Năm 2018, số lao động nam của công ty là 95 người, tăng 3 người so với năm 2017, tương ứng tăng 3,26%. Số lao động nữ của công ty là 6 người và không thay đổi qua ba năm. 2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty a. Tình hình tài sản của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. Bảng 2.2 – Tình hình tài sản của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 46.420.407.797 66,20 56.280.174.432 66,60 51.149.638.617 67,70 9.859.766.635 21,24 -5.130.535.815 -9,12 I. Tiền và các khoản tương đương 6.546.087.983 9,34 9.748.901.804 11,54 11.990.017.043 15,87 3.202.813.821 48,93 2.241.115.239 22,99 tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.078.995.472 51,45 40.349.468.751 47,75 34.658.185.885 45,87 4.270.473.279 11,84 -5.691.282.866 -14,10 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 41.848.277.163 59,68 48.686.376.484 57,61 48.325.007.134 63,96 6.838.099.321 16,34 -361.369.350 -0,74 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 2.583.073.092 3,68 841.252.972 1,00 275.618.500 0,36 -1.741.820.120 -67,43 -565.634.472 -67,24 3. Phải thu ngắn hạn khác 218.794.238 0,31 176.234.179 0,21 479.524.719 0,63 -42.560.059 -19,45 303.290.540 172,10 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -8.571.149.021 -12,22 -9.354.394.884 -11,07 -14.421.964.468 -19,09 -783.245.863 9,14 -5.067.569.584 54,17 IV. Hàng tồn kho 3.472.730.342 4,95 5.365.803.652 6,35 3.822.135.532 5,06 1.893.073.310 54,51 -1.543.668.120 -28,77 V. TSNH khác 322.594.000 0,46 816.000.225 0,97 679.300.157 0,90 493.406.225 152,95 -136.700.068 -16,75 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0,00 493.406.225 0,58 85.821.716 0,11 493.406.225 0,00 -407.584.509 -82,61 2. Thuế và các khoản khác phải thu 322.594.000 0,46 322.594.000 0,38 593.478.441 0,79 0 0,00 270.884.441 83,97 Nhà nước B. TÀI SẢN DÀI HẠN 23.700.076.636 33,80 28.228.831.725 33,40 24.403.805.190 32,30 4.528.755.089 19,11 -3.825.026.535 -13,55 II. Tài sản cố định 21.119.188.566 30,12 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,24 4.938.174.354 23,38 -3.969.104.271 -15,23 1. Tài sản cố định hữu hình 21.119.188.566 30,12 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,24 4.938.174.354 23,38 -3.969.104.271 -15,23 V. Các khoản đầu tư tài chính dài 1.935.060.401 2,76 2.036.468.805 2,41 2.315.546.541 3,06 101.408.404 5,24 279.077.736 13,70 hạn 1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 2.520.000.000 3,59 2.520.000.000 2,98 2.520.000.000 3,34 0 0,00 0 0,00 doanh 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -584.939.599 -0,83 -483.531.195 -0,57 -204.453.459 -0,27 101.408.404 -17,34 279.077.736 -57,72 VI. Tài sản dài hạn khác 645.827.669 0,92 135.000.000 0,16 0 0,00 -510.827.669 -79,10 -135.000.000 -100,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70.120.484.433 100,00 84.509.006.157 100,00 75.553.443.807 100,00 14.388.521.724 20,52 -8.955.562.350 -10,60 (Nguồn Phòng Kế toán Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  54. Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản của công ty hơn 70 tỷ đồng, đến năm 2017, tổng tài sản tăng lên 84,5 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 14,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,52%. Tổng tài sản năm 2018 khoảng 75,5 tỷ đồng, giảm gần 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 10,6%.  Về tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 65%) trong tổng tài sản so với tài sản dài hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSNH của công ty, đặc biệt là khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (trên 55%). Điều này là do công ty chuyên sản xuất bê tông phục vụ cho xây dựng nên giá trị hợp đồng thường rất lớn. Năm 2017, TSNH của công ty khoảng 46,4 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 56,3 tỷ đồng, tăng khoảng 9,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,24%. Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác đều tăng mạnh so với năm 2016. TSNH năm 2018 khoảng 51 tỷ đồng, giảm hơn 5 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 9,32%. Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục đều giảm mạnh ngoại trừ khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng khoảng 22,99%.  Về tài sản dài hạn Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tài sản so với tài sản ngắn hạn (dưới 35%) và có xu hướng giảm dần qua các năm. Đối với TSDH, khoản mục tài sản cố định của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 29% tổng tài sản. Với đặc điểm kinh doanh là sản xuất và cung cấp bê tông, ống cống thì việc công ty tập trung đầu tư vào TSCĐ như máy trộn, xe bồn, Trườngphương tiện vận chuy ển Đại là điều h ợhọcp lý. Việc đ ầuKinh tư cho TSCĐ s ẽ góptế ph ầHuến gia tăng quy mô của Công ty, giúp cho việc huy động vốn hiệu quả hơn vì lượng TSCĐ lớn sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn, khả năng tạo ra tiền từ việc sử dụng TSCĐ gia tăng, từ đó mức độ tin cậy của các nhà cung cấp cũng tăng lên. 43
  55. Ta có thể thấy, TSDH biến động chủ yếu là do sợ biến động của khoản mục TSCĐ. Trong năm 2016, TSDH của công ty khoảng 23,7 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 28,2 tỷ đồng, tăng khoảng 4,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,11%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản mục TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn hơn tốc độ giảm của khoản mục TSDH khác. TSDH của công ty năm 2018 khoảng 24 tỷ đồng, giảm gần 4 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 13,55%. Nguyên nhân là do các khoản mục TSCĐ, TSDH khác giảm mạnh còn khoản mục các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng nhẹ. b. Tình hình nguồn vốn của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  56. Bảng 2.3 – Tình hình nguồn vốn của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. NỢ PHẢI TRẢ 41.560.721.026 59,27 49.098.861.559 58,10 39.612.577.452 52,43 7.538.140.533 18,14 -9.486.284.107 -19,32 I. Nợ ngắn hạn 39.680.721.026 56,59 43.828.161.559 51,86 36.152.877.452 47,85 4.147.440.533 10,45 -7.675.284.107 -17,51 1. Phải trả trước người bán ngắn hạn 22.138.633.479 31,57 19.326.164.531 22,87 26.808.499.064 35,48 -2.812.468.948 -12,70 7.482.334.533 38,72 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 489.962.197 0,70 437.832.001 0,52 944.079.501 1,25 -52.130.196 -10,64 506.247.500 115,63 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà 1.149.145.576 1,64 1.576.989.276 1,87 152.839.417 0,20 427.843.700 37,23 -1.424.149.859 -90,31 nước 4. Phải trả cho người lao động 2.667.619.838 3,80 6.453.913.567 7,64 4.136.711.901 5,48 3.786.293.729 141,94 -2.317.201.666 -35,90 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 0 0,00 1.457.637.137 1,72 0 0,00 1.457.637.137 0 -1.457.637.137 -100,00 6. Phải trả ngắn hạn khác 872.629.196 1,24 319.567.196 0,38 229.298.532 0,30 -553.062.000 -63,38 -90.268.664 -28,25 7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 11.775.590.278 16,79 13.977.545.869 16,54 3.285.000.000 4,35 2.201.955.591 18,70 -10.692.545.869 -76,50 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 587.140.462 0,84 278.511.928 0,33 596.449.037 0,79 -308.628.534 -52,56 317.937.109 114,16 II. Nợ dài hạn 1.880.000.000 2,68 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 3.390.700.000 180,36 -1.811.000.000 -34,36 2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 1.880.000.000 2,68 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 3.390.700.000 180,36 -1.811.000.000 -34,36 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.559.763.407 40,73 35.410.144.598 41,90 35.904.866.355 47,52 6.850.381.191 23,99 494.721.757 1,40 I. Vốn chủ sở hữu 28.559.763.407 40,73 35.410.144.598 41,90 35.904.866.355 47,52 6.850.381.191 23,99 494.721.757 1,40 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.000.000.000 17,11 12.000.000.000 14,20 18.000.000.000 23,82 0 0,00 6.000.000.000 50,00 2. Quỹ đầu tư phát triền 11.551.030.117 16,47 13.261.162.953 15,69 9.157.479.174 12,12 1.710.132.836 14,81 -4.103.683.779 -30,95 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.008.733.290 7,14 10.148.981.645 12,01 8.783.387.181 11,63 5.140.248.355 102,63 -1.365.594.464 -13,46 - LNST chưa phân phối lũy kế đến 667.400.541 0,95 667.400.541 0,79 3.894.138.936 5,15 0 0,00 3.226.738.395 483,48 cuối kỳ trước - LNST chưa phân kỳ này 4.341.332.749 6,19 9.481.581.104 11,22 4.889.248.245 6,47 5.140.248.355 118,40 -4.592.332.859 -48,43 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 70.120.484.433 100,00 84.509.006.157 100,00 75.553.443.807 100,00 14.388.521.724 20,52 -8.955.562.350 -10,60 (Nguồn Bảng cân đối kế toán công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  57. Qua Bảng 2.3, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có nhiều biến động trong ba năm 2016, 2017, 2018. Năm 2017 tổng nguồn vốn tăng hơn 14 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 20,52% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 thì giảm gần 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 10,6%. Chỉ tiêu Nợ phải trả luôn chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn của công ty.  Về Nợ phải trả Trong chỉ tiêu Nợ phải trả, chỉ tiêu Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với chỉ tiêu Nợ dài hạn. Năm 2016, NPT của công ty khoảng 41,5 tỷ đồng, chiếm 59,27% tổng nguồn vốn của công ty, đến năm 2017 thì tăng lên khoảng 49 tỷ đồng, tăng 7,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,14%. Nguyên nhân là do cả khoản mục NNH và NDH đều tăng, đặc biệt khoản mục NDH tăng đến 180,36%. Đến năm 2018, NPT vào khoảng 39,6 tỷ đồng, giảm hơn 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 19,32%. Nguyên nhân là do cả hai khoản mục NNH và NDH đều giảm, trong đó NNH giảm 17,51% còn NDH giảm 34,36%.  Về vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, VCSH của công ty vào khoảng 28,5 tỷ đồng, chiếm 40,73% tổng nguồn vốn, đến năm 2017 là 35,4 tỷ đồng, tăng gần 7 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 23,99%. Nguyên nhân là do các khoản mục quỹ đầu tư phát triển và LNST chưa phân phối đều tăng, đặc biệt là khoản mục LNST chưa phân phối tăng đến 102,63%, còn khoản mục vốn đầu tư của chủ sỡ hữu không thay đổi. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 vào khoảng 35,9 đồng, tăng gần 500 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 1,4%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của Trườngkhoản mục vốn đầu tư Đạicủa chủ sở h ữhọcu lớn hơn tố cKinh độ giảm của hai khotếản mHuếục còn lại là quỹ đầu tư phát triển và LNST chưa phân phối. 46
  58. 2.1.6.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 2.4 – Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 126.174.566.000 158.325.624.732 160.085.291.708 32.151.058.732 25,48 1.759.666.976 1,11 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 23.845.456 13.488.636 10.045.455 -10.356.820 -43,43 -3.443.181 -25,53 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 126.150.720.544 158.312.136.096 160.075.246.253 32.161.415.552 25,49 1.763.110.157 1,11 4. Giá vốn hàng bán 106.997.662.785 134.723.932.054 138.109.903.952 27.726.269.269 25,91 3.385.971.898 2,51 5. Lợi nhuận gộp về bàn hàng và cung cấp dịch vụ 19.153.057.759 23.588.204.042 21.965.342.301 4.435.146.283 23,16 -1.622.861.741 -6,88 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.456.058 9.740.409 288.737.385 1.284.351 15,19 278.996.976 2.864,33 7. Chi phí tài chính 1.607.357.011 954.476.920 1.071.318.227 -652.880.091 -40,62 116.841.307 12,24 8. Chi phí bán hàng 2.680.713.135 5.338.234.909 3.068.124.771 2.657.521.774 99,13 -2.270.110.138 -42,53 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.479.486.878 7.511.268.147 12.233.965.674 -1.968.218.731 -20,76 4.722.697.527 62,87 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.393.956.793 9.793.964.475 5.880.671.014 4.400.007.682 81,57 -3.913.293.461 -39,96 11.Thu nhập khác 1.892.408.342 2.306.792.488 293.531.436 414.384.146 21,90 -2.013.261.052 -87,28 12. Chi phí khác 203.765.440 103.655.694 33.313.716 -100.109.746 -49,13 -70.341.978 -67,86 13. Lợi nhuận khác 1.688.642.902 2.203.136.794 260.217.720 514.493.892 30,47 -1.942.919.074 -88,19 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.082.599.695 11.997.101.269 6.140.888.734 4.914.501.574 69,39 -5.856.212.535 -48,81 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.541.266.947 2.515.520.166 1.251.640.489 974.253.219 63,21 -1.263.879.677 -50,24 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.541.332.748 9.481.581.103 4.889.248.245 3.940.248.355 71,11 -4.592.332.858 -48,43 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 5.268 2.716 5.268 0 -2.552 -48,44 (Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  59. Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm 2016, 2017, 2018 có nhiều biến động. Chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 của công ty đạt khoảng 126 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên đến 158,3 tỷ đồng, tăng hơn 32 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,49%. Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu có xu hướng giảm dần qua các năm, chỉ tiêu này chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với tổng doanh thu của công ty nên sự biến động của chỉ tiêu này không ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu thuần. Đến năm 2018, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ, tăng thêm khoảng 1,7 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 1,11%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tốt lên. Điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách về bán hàng, quản lý nhân sự có hiệu quả. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2017 khoảng 134 tỷ đồng, tăng hơn gần 28 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 25,91%. Năm 2018, giá vốn hàng bán vào khoảng 138 tỷ đồng, tăng hơn 3 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 2,51%. Sự biến động của giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận gộp vào khoảng 19 tỷ đồng, thì đến năm 2017 tăng lên 23,5 tỷ đồng, tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng tăng 23,16%. Đến năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty gần 22 tỷ đồng, giảm khoảng 1,6 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 6,88%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng 2,51% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 1,11%. Do doanh thu và chi phí có xu hướng biến đổi bất thường nên chỉ tiêu lợi nhuận thuần của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận thuần gần 5,4 tỷ đồng, đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng trưởng khá mạnh, tăng khoảng 4,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 81,57%. Nhưng đến năm 2018, lợi nhuận thuần của công ty chỉ Trườngđạt khoảng 5,8 tỷ đồng, Đại giảm khá mhọcạnh so với năm Kinh 2017, giảm gầ ntế 4 tỷ đ ồHuếng, tương ứng giảm 39,96%. Vào năm 2017, bên cạnh việc doanh thu thuần tăng mạnh thì sự tăng trưởng của chỉ tiêu thu nhập khác (tăng 21,9%) và việc chỉ tiêu chi phí khác giảm 48
  60. khoảng 49,13% so với năm 2016 cũng góp phần làm cho lợi nhuận thuần của doanh nghiệp tăng mạnh. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty có sự biến động bất thường qua các năm. Cụ thể, năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với năm 2016, tăng gần 5 tỷ đồng, tương ứng tăng 69,39%. Điều này cho thấy công ty đang hoạt động ngày càng có hiệu quả. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng mạnh dẫn đến việc chi phí thuế TNDN cũng tăng mạnh, tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 2,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,21%. Nhưng đến năm 2018, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế lại giảm mạnh, đạt khoảng 6,1 tỷ đồng, giảm gần 6 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 48,81%, kéo theo chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện hành giảm mạnh, giảm gần 1,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 50,24%. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt khoảng 5,5 tỷ đồng, năm 2017 đạt gần 9,5 tỷ đồng, tăng gần 4 tỷ đồng, tương ứng tăng 71,11% so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này đạt khoảng 4,9 tỷ đồng, giảm đến 4,6 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm đến 48,43%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả. Do đó, công ty cần đưa ra các biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình hoạt động của công ty như cắt giảm các khoản mục chi phí một cách hợp lý, đưa ra các chính sách bán hàng hợp lý từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất bê tông tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm bê tông TrườngBê tông là loại vậ t liĐạiệu được sử dụhọcng rất phổ biKinhến trong xây dựng. tế Một sốHuếđặc điểm của bê tông như: Tính phổ biến: nguyên vật liệu để tạo nên bê tông gồm đá, cát, xi măng, là những nguyên vật liệu rất phổ biến. Vì thế, dù hiện nay đã có thêm một số loại 49
  61. vật liệu khác được sử dụng trong xây dựng như kính, gạch, nhưng bê tông thương phẩm vẫn được sử dụng rất phổ biến, được sử dụng để xây dựng các tòa nhà, công trình. Tính bền đẹp, ít bảo dưỡng: bê tông là sản phẩm có tuổi đời dài, ít hư hỏng do đó chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa thấp. Tính an toàn: đặc điểm của bê tông giúp chúng ta an toàn với các tác động bên ngoài, đặc biệt là tác động của thời tiết, ngoài ra, bê tông còn giữ nhiệt khá tốt, giúp nhiệt độ bên trong công trình được duy trì khá ổn định so với bên ngoài. 2.2.1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm bê tông Kho đá Kho cát Phều Phều Phều đá 1 đá 2 cát Cân cốt liệu Phụ gia Xi măng Cân phụ gia Cân xi măng Nước Cân nước Trường Đại học Kinh tế Huế Xe C i tr n ố ộ bồn 50
  62. Sơ đồ 2.4 – Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  63. Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm ở sơ đồ 2.4 được mô tả như sau: Đầu tiên, ở trạm trộn, các nguyên vật liệu cần thiết cần phải đáp ứng về độ sạch, không lẫn tạp chất, cốt liệu phải rõ nguồn gốc. Tiếp theo, các cốt liệu được tập trung và đưa vào các máng chứa cốt liệu, trước khi trộn, cốt liệu được cân theo đúng tỷ lệ đã định trước để đảm bảo đúng cấp phối cho từng mác bê tông. Mỗi loại bê tông thương phẩm như Mac 100, 150, 200, 200 R7, 250, 250 R7, 300, 300 R7 có từng định mức nguyên vật liệu khác nhau. Sau khi cân cốt liệu, hệ thống băng truyền tự động đưa thành phẩm cốt liệu vào cối trộn, đồng thời những silo chứa nước, chất phụ gia cũng tự động được bơm vào cốt liệu theo định mức quy định để trộn. Sau khi hoàn thành các bước trên, bê tông thành phẩm sẽ được đưa vào các thùng của xe bồn chuyên chở bê tông tươi đến các công trình xây dựng. 2.2.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và cung ứng vật liệu xây dựng nên chi phí sản xuất ở công ty khá đơn giản, thể hiện ở ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Để thuận tiện cho công tác quản lý và tập hợp chi phí cũng như giúp các nhà quản trị thuận tiện trong việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo công dụng kinh tế, bao gồm ba khoản mục sau:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản sử dụng: TK 621 Bao gồm toàn bộ chi phí NVL trực tiếp sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm như: đá, cát, xi măng Trường Chi phí nhân công Đại trực tiếp học Kinh tế Huế Tài khoản sử dụng: TK 622 Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp sản xuất. 52
  64.  Chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng: TK 627 Bao gồm các chi phí cần thiết còn lại phát sinh trong phạm vi nhà máy, xí nghiệp ngoài hai khoản mục chi phí trên. Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ thuê ngoài như tiền điện nước, chi phí bằng tiền khác,  Ngoài ra, công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là công ty chuyên về sản xuất bê tông, ống bi cung ứng cho các công trình xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trong Công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là phân xưởng sản xuất bê tông và ống bi, nếu sản xuất bê tông thì chi phí được tính vào sản phẩm bê tông. 2.2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất tại công ty được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cụ thể, chi phí nhiên liệu và chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  65. 2.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Do quy trình sản xuất sản phẩm bê tông tại công ty được thực hiện liên tục, sản phẩm hoàn thành được tiêu thụ ngay nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm bê tông hoàn thành ở cuối dây chuyền sản xuất. Riêng mảng bê tông của công ty có nhiều loại bê tông khác nhau với định mức nguyên vật liệu khác nhau như Mac 100, Mac 150, Mac 200, Mac 250, trong đề tài này, tôi chọn đối tượng tính giá thành là sản phẩm Bê tông Mac 250, đây là loại bê tông được khách hàng ưa chuộng và có khối lượng tiêu thụ lớn nhất tại công ty. 2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn trùng với nhau. Sản phẩm của công ty được sản xuất ra hàng loạt với quy cách khác nhau nhưng chi phí đầu vào gần như là giống nhau. Vì vậy, phương pháp tính giá thành mà Công ty lựa chọn là tính giá thành theo phương pháp giản đơn. 2.2.4.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chọn kỳ tính giá thành theo quý, vì vậy tôi chọn kỳ tính giá thành quý IV năm 2018 cho đề tài nghiên cứu của mình. 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm Bê tông Mac 250 tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp được coi là yếu tố đầu tiên, quyết định của quá trình sản Trườngxuất của công ty, là nh ữĐạing chi phí đưhọcợc sử dụng trKinhực tiếp cho việc sảtến xuấ t sHuếản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm. 54
  66. Sản phẩm bê tông của công ty nhiều quy cách khác nhau, tùy tỷ lệ khác nhau thì cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng nguyên vật liệu trực tiếp gần như là giống nhau. Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm Bê tông Mac 250: Nguyên vật liệu chính: xi măng Kim Đỉnh PCB 40, đá 1×2, cát vàng, nước, Nguyên vật liệu phụ: phụ gia Sika 96, Để tìm được khối lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất sản phẩm Bê tông Mac 250, công ty đã đưa ra bảng định mức tiêu hao NVL như sau: Bảng 2.5 – Định mức NVL có trong 1m3 Bê tông thương phẩm Mac 250 Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Định mức Xi măng Kim Đỉnh PCB 40 Kg 369,055 Cát vàng M3 0,632 Đá 1×2 M3 0,843 Phụ gia Sika 96 Lít 1,75 Nước M3 0,195 (Nguồn Phòng Kế toán công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế) a. Chứng từ và sổ sách sử dụng Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu yêu cầu vật tư, Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu. Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết TK 621B, Sổ cái TK 621B, và các sổ sách có liên quan khác. Trườngb. Tài khoản sử dụĐạing học Kinh tế Huế Kế toán sử dụng TK 621B “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Vào cuối kỳ tính giá thành, kế toán kết chuyển số dư TK 621B sang TK 154B. 55
  67. c. Quy trình luân chuyển chứng từ Bộ phận sản xuất Bộ phận kế toán Bộ phận kho H ng Bảng định ợp đồ Lập phiếu Kiểm tra kho mức NVL xuất kho Bảng định mức H ng Tính số lượng ợp đồ 3 Xuất kho NVL 2 Phiếu xuất 1 N kho Lập phiếu yêu cầu NVL N 1 Phiếu yêu cầu NVL Giám đốc ký Phiếu yêu cầu NVL đã ký Phiếu xuất 2 N 1 kho Lưu đồ 2.5 – Lưu đồ kế toán nguyên vật liệu Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  68. Lưu đồ 2.5 được mô tả như sau: Hằng ngày, khi có hợp đồng cung cấp bê tông cho công trình xây dựng thì căn cứ vào bảng định mức NVL cho từng loại sản phẩm bê tông, công nhân sản xuất tiến hành tính toán số lượng NVL cần sử dụng cho việc sản xuất, từ đó, nhân viên phân xưởng tiến hành viết phiếu yêu cầu vật tư và đưa lên cho giám đốc ký. Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư đã được xét duyệt, kế toán vật tư tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành ba liên, một liên lưu lại tại phòng kế toán, một liên chuyển cho bộ phận kho, một liên giao cho bộ phận sản xuất. Thủ kho nhận phiếu xuất kho và tiến hành kiểm tra kho, nếu NVL còn đủ như trong phiếu yêu cầu vật tư thì tiến hành xuất kho, nếu NVL bị thiếu thì tiến hành mua NVL về nhập kho. Vào cuối ngày, nếu NVL xuất ra không sử dụng hết thì sẽ tiến hành nhập lại kho. d. Phương pháp hạch toán Ví dụ: Ngày 24/12/2018, công ty tiến hành mua nguyên vật liệu của công ty TNHH TMDV Tuấn Phát theo hóa đơn số 0000342. Trường Đại học Kinh tế Huế 57
  69. Biểu 2.1 – Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN Mẫu số:01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: TP/18P Liên 2 : Giao cho người mua Số: 0000342 Ngày : 24 tháng 12 năm 2018 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI TUẤN PHÁT Mã số thuế : 3301563548 Địa chỉ : Tổ 6 khu vực 3, Phường An Tây, Thành phố Huế, Việt Nam Điện thoại : 02343.931.266 Số ngân hàng : 55110000558888 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Họ và tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 33003844426 Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, P An Tây, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4×5 1 Đá 1×2 M3 2.462,00 254.545,45 626.690.909 2 Đá 2×4 M3 18,50 245.454,54 4.540.909 3 Vận chuyển đá 1×2 M3 2.462,00 72.727,27 179.054.545 4 Vận chuyển đá 2×4 M3 18,50 72.727,29 1.354.455 Cộng tiền hàng : 811.631.818 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 81.163.182 Tổng cộng tiền thanh toán : 892.795.000 SốTrườngtiền viết bằng chữ: Tám trăm chínĐại mươi hai trihọcệu bảy trăm chín Kinh mươi lăm ngàn đ ồngtếchẵn Huế Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) 58
  70. Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu mua vào. Sau đó dựa vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho để tiến hành ghi sổ kế toán. Cụ thể, kế toán sẽ vào phần “Phiếu mua hàng “ trên phần mềm kế toán của công ty để tiến hành điền các thông tin cần thiết như mã và tên khách hàng, ngày chứng từ , và thực hiện định khoản như sau: Nợ TK 1521 805 745 454 + 5 886 364 = 811 631 818 Nợ TK 133 81 163 182 Có TK 331 892 795 000 Sau đó, các số liệu sẽ tự động chuyển vào các sổ sách liên quan, cụ thể ở đây là sổ chi tiết, sổ cái TK 1521 và Sổ chi tiết, sổ cái TK 331. Quy trình nhập liệu được thể hiện ở hình ảnh sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 59
  71. Biểu 2.2 – Phiếu nhập kho CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Mẫu số 01 - VT 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm – Tp Huế (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 24 tháng 12 năm 2018 Có : 331 Số: PNM1152 Đơn vị giao hàng: Cty TNHH TMDV vận tải Tuấn Phát Theo hóa đơn số : 0000342 Nhập kho tại : NL Địa điểm: Mã vật Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, TK ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền tư vật tư, sản phẩm, hàng hóa nợ NL018 Đá 1×2 1521 M3 2 462 327 273 805 745 454 NL019 Đá 2×4 1521 M3 18.5 318 182 5 886 364 Tiền hàng : 811 631 818 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 81 163 182 Tổng cộng : 892 795 000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm chín mươi hai triệu bảy trăm chín mươi lăm ngàn đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo: 0 Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2018 Thủ kho Kế toán vật tư Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành lập phiếu yêu cầu cấp nguyên vật liệu rồi giao cho Giám đốc ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, Trườngphiếu yêu cầu vật tư đưĐạiợc chuyển đếhọcn bộ phận k ếKinhtoán, tại đây, kế toántế v ật Huếtư căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư sẽ tiến hành kiểm tra số lượng nguyên vật liệu tồn kho, từ đó lập phiếu xuất kho gồm 03 liên. 60
  72. Trên phần mềm kế toán của công ty, kế toán chọn phần “Phiếu xuất kho”, điền các thông tin cần thiết như ngày chứng từ, mã và tên khách hàng, tên và mã vật tư và thực hiện bút toán như sau: Nợ TK 621B 18 052 471 154 Có TK 1521 18 052 471 154 Sau đó, các số liệu liên quan sẽ tự động chuyển sang sổ chi tiết và sổ cái TK 621B. Quy trình nhập liệu được thể hiện ở hình ảnh sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 61
  73. Biểu 2.3 – Phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT-HUẾ Mẫu số 02 - VT 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm – Tp Huế (Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Nợ: 621B Số: PXK76 Có: 1521 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Ánh Địa chỉ (bộ phận): Trạm BT Lý do xuất kho: Xuất vật tư SX Bê tông tháng 12/2018 Xuất kho tại (ngăn lô) NL địa điểm STT Tên nhãn hiệu, quy cách, Mã số Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền phẩm chất vật tư, dụng cụ vị Yêu Thực xuất sản phẩm, hàng hóa tính cầu A B C D 1 2 3 4 1 Phụ gia Sika Plast 257 NL036 Lít 1 267 21 690 27 480 614 2 Phụ gia Sika Viscocrete 3153 NL030 Lít 2 075 28 847 78 030 725 3 Xi măng Nghi Sơn PCB40 NL001 Kg 150 000 1 096 164 400 000 4 Cát vàng NL016 M3 10 801.6 156 462 1 690 040 849 5 Xi măng Kim Đỉnh PCSR40 NL006 Kg 354 340 1 488 527 133 625 6 Phụ gia Sika MP NL033 Lít 30 334 15 046 456 400 670 7 Phụ gia Sika 96 NL026 Lít 22 601 9 359 211 519 641 8 Đá 1×2 NL018 M3 17 867.4 317 971 5 681 316 524 9 Đá 2×4 NL019 M3 193.5 318 182 61 568 316 524 10 Xi măng Kim Đỉnh PCB40 NL003 M3 1 400 875.3 1 077 1 508 803 995 11 Đá 0.5×4 NL050 M3 600 289 381 173 628 560 12 Xi măng Đồng Lâm PCB40 NL054 Kg 6 261 210.3 1 193 7 468 321 569 13 Phụ gia Sika N NL027 Lít 200 19 131 3 826 200 Cộng 18 052 471 154 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười tám tỷ không trăm năm mươi hai triệu bốn trăm bảy mốt ngàn một trăm năm mươi bốn đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo: 0 Huế, Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 62