Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 87 trang thiennha21 21/04/2022 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_hoat_dong_cho_vay_thau_chi_tai_khoan_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Nhật Anh Giảng viên hướng dẫn Lớp: K47 Tài chính TS. Hoàng Văn Liêm Khóa: 2013 – 2017 Trường ĐạiHuế, thánghọc 5 năm Kinh 2017 tế Huế
  2. LỜI CẢM ƠN Được trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của ngân hàng và quá trình thực hiện bài nghiên cứu này là khoảng thời gian rất ý nghĩa và hữu ích đối với tôi. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả quý cơ quan và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành bài báo cáo thực tập nghề nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu trong thời gian vừa qua, đó không chỉ là nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào con đường sự nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Văn Liêm người hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành báo cáo thực tập nghề nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tâp thực tế tại Ngân hàng, đặt biệt các anh chị Phòng Tín dụng đã hướng dẫn nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Nhật Anh Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank CN Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn 2014 – 2016, mục đích của của đề tài là nghiên cứu và đề ra giải pháp phát triển cho hoạt động này trong tương lai, nhằm tăng giá trị cho KH, tối đa hóa lợi nhuận cho NH và tạo được nhiều giá trị cho nền kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: - Tìm hiểu sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank CN Thừa Thiên Huế. - Phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank CN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 3 năm 2014 – 2016. - So sánh hình thức cho vay thấu chi tài khoản và hình thức cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank CN Thừa Thiên Huế, nhằm xác định ưu nhược điểm của hai hình thức này. - So sánh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản của Agribank CN Thừa Thiên Huế và 3 NHTM (DongA Bank, VP Bank, ACB) trên địa bàn, để có được cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ này. Từ những trải nghiệm thực tế và việc đánh giá tổng quan về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 – 2016, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm củng cố và phát triển hoạt động này tại chi nhánh trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU i DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 1. Lý do chọn đề tài . . . . .1 2. Mục tiêu nghiên cứu . 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài .3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY THẤU CHI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM . 4 1.1.1. Khái niện cho vay . 4 1.1.2. Phân loại cho vay 4 1.1.3. Nguyên tắc cho vay 6 1.1.4. Vai trò của cho vay . 6 1.2. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 7 1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 7 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 8 1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng . .9 Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. 1.3. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NHTM .11 1.3.1. Khái niệm cho vay thấu chi .11 1.3.2. Đặc điểm của cho vay thấu chi 11 1.3.3. Các hình thức cho vay thấu chi 12 1.3.4. Lợi ích của cho vay thấu chi 12 1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NHTM . . 12 1.4. Điều kiện kỹ thuật liên quan đến cho vay thấu chi .14 1.4.1. Công nghệ Ngân hàng. .14 1.4.2. Một số hợp đồng cần thiết trong cho vay thấu chi. 15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .17 2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế 17 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank CN Thừa Thiên Huế . .17 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý chi nhánh . .19 2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động 21 2.1.4. Nguồn lực cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 21 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2014 – 2016 26 2.1.6. Đánh giá chung 35 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank chi nhánh TTH 37 2.2.1. Quy định về sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản của Agribank chi nhánh Thừa TrườngThiên Huế Đại học Kinh tế Huế 37
  6. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương . 39 2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay thấu chi tại Agribank CN Thừa Thiên Huế 40 2.3. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank 45 2.3.1. Các tiêu chí so sánh hai sản phẩm 45 2.3.2. Nhận xét sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank 47 2.3.3. So sánh hoạt động cho vay thấu chi tài khoản và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank 49 2.4. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của Agribank với các NHTM khác trên cùng địa bàn Thừa Thiên Huế 51 2.4.1. Lãi suất cho vay thấu chi .51 2.4.2. Một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi . 52 2.4.3. Điều kiện cho vay thấu chi . . 53 2.4.4. Hạn mức cho vay thấu chi . 54 2.4.5. Thời hạn cho vay thấu chi . 55 2.4.6. Thủ tục cho vay thấu chi 56 2.5. Đánh giá chung hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng 57 2.5.1. Những kết quả đạt được 57 2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 62 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của Agribank chi nhánh ThTrườngừa Thiên Huế trong Đại tương laihọc . Kinh tế Huế 62
  7. 3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 63 3.2.1. Hoàn thiện sản phẩm . 63 3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng . 65 3.2.3. Các giải pháp về Marketing 66 3.2.4. Các chính sách khác 67 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 1. Kết luận 69 2. Những kiến nghị .70 PHỤ LỤC 72 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thừa 22 Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.2 Tình hình lao động tại Agribank CN TTH giai đoạn 24 2014- 2016 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động huy động huy động vốn của 27 Agribank chi nhánh TTH giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.4 Tình hình hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh 30 TTH giai đoạn 2014- 2016 Bảng 2.5 Kết quả HĐKD của Agribank chi nhánh Thừa Thiên 33 Huế giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.6 Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi trong tổng dư nợ 40 cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.7 Tình hình hoạt động cho vay theo hạn mức thấu chi 41 tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.8 Tổng hạn mức cho vay thấu chi theo đối tượng KH 43 tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 Bảng 2.9 Tình hình khách hàng đăng ký hình thức cho vay 44 theo hạn mức thấu chi tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Trường Đại học Kinh tế Huế i
  9. Bảng 2.10 So sánh sản phẩm cho vay thấu chi và sản phẩm cho 45 vay tiêu dùng từng lần của Agribank – chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.11 Bảng dư nợ cho vay thấu chi và tiêu dùng từng lần 49 tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2014 – 2016 Bảng 2.12 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng đối với CB – CNV 50 thuộc khối HCSN của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 2.13 So sánh lãi suất cho vay thấu chi của Agribank và VP 51 Bank, DongA Bank, ACB Bảng 2.14 So sánh một số phí và lệ phí cho vay thấu chi của 52 Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB Bảng 2.15 So sánh điều kiện cho vay thấu chi của Agribank và 53 VP Bank, DongA Bank, ACB Bảng 2.16 So sánh hạn mức cho vay thấu chi của Agribank và 54 VP Bank, DongA Bank, ACB Bảng 2.17 So sánh thời hạn cho vay thấu chi của Agribank và 55 VP Bank, DongA Bank, ACB Bảng 2.18 So Sánh thủ tục cho vay thấu chi của Agribank và 56 VP Bank, DongA Bank, ACB Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên hình Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TTH 19 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 TTH Thừa Thiên Huế 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 CN Chi nhánh 5 TCKT Tổ chức kinh tế 6 DN Doanh nghiệp 7 NH Ngân hàng 8 KH Khách hàng 9 KHCN Khách hàng cá nhân 10 GTCG Giấy tờ có giá 11 HĐLĐ Hợp đồng lao động 12 HMTC Hạn mức thấu chi 13 TK Tài khoản 14 TSĐB Tài sản đảm bảo 15 CVTD Cho vay tiêu dùng 16 HĐKD Hoạt động kinh doanh 17 KDNH Kinh doanh ngắn hạn 18 KD Kinh doanh 19 CB - CNV Cán bộ - công nhân viên 20 TG Tiền gửi 21 NQH Nợ quá hạn Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đất nước chúng ta đã có những bước phát triển nhảy vọt và tạo một dấu ấn sâu đậm với bạn bè trong khu vực và trên toàn thế giới. Để đạt được những điều đó, ta không thể không nhắc đến sự nổ lực hết mình của các ngành Kinh tế, cũng như các thành phần Kinh tế và quan trọng hơn cả là sự tham gia của hệ thống các ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng quốc gia phát triển, minh bạch và hoạt động có hiệu quả là tiền đề cho các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, có hiệu quả trong vấn đề an sinh xã hội. Cùng với đó, để theo kịp nhịp độ của cả nước, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đang và sẽ luôn hoạch định cho mục tiêu của đợn vị mình là mở rộng tín dụng đới với mọi thành phần kinh tế. Do đó, hệ thống ngân hàng cần phát triển và hoàn thiện hệ thống dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác nhất. Bên cạnh đó, để đáp ứng được chủ trương của NHNN về việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông, các NHTM trên toàn quốc đã chủ động tiếp cận và giới thiệu các phương tiện và dịch vụ phù hợp. Để nắm bắt với xu thế của thị trường ngành tài chính – Ngân hàng hiện nay là phát triển toàn diện nghiệp vụ Tín dụng sẽ rất cần thiết. Tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng đặt ra vô vàn thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ lâu đã triển khai hoạt động cho vay thấu chi tài khoản - là việc Ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số tiền nằm trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng trong một hạn mức nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nảy sinh trong trường hợp cấp bách qua tài khoản thẻ. Đối với thị trường Việt Nam, đây là một sản phẩm không phải là mới, tuy nhiên vẫn còn số đông khách hàng chưa tiếp cận sản phận này, mặt dù trên thế giới sản phẩm này đã được sử dụng phổ biến. Tại Việt Nam, hoạt động này vẫn chưa đếnTrường gần hơn với từng Đạikhách hàng, học làm cho Kinh sản phẩm chotế vay Huế thấu chi tại ngân 1
  13. hàng hoạt động ít hiệu quả hơn. Trong tương lai, việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ trở nên phổ biến và gần gũi với người dân Việt Nam. Vì vậy, các ngân hàng muốn duy trì và phát triển mạnh mẽ hoạt động cho vay thấu chi tài khoản, cần khắc phục những điểm yếu cũng như phát triển những điểm mạnh qua đó nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của khách hàng. Việc đưa ra những giải pháp thiết thực để phát triển loại hình này là rất cần thiết, nhằm mang lại lợi ích cho từng cá nhân, ngân hàng và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, kết hợp với quá trình thực tập tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, tôi xin viết đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Nghiên cứu đưa ra giải pháp, kế hoạch về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong tương lai. b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay, cho vay tiêu dùng và cho vay thấu chi tại các Ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay thấu chi tại Agribank CN Thừa Thiên Huế, Nhận thức được những điểm yếu về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản để nhanh chóng khắc phục trong thời gian sớm nhất, đồng thời phát triển những điểm mạnh để phát triển tốt hơn trong tương lai. - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản đến với Ngân hàng Nông Nghiệp chi nhánh Huế, để dễ dàng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, cũng như tăng hiệu quả hoạt động vượt trội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng cho đề tài này là: Hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. - PhTrườngạm vi thời gian: SĐạiố liệu đư ợhọcc tổng h ợKinhp cho nghiên tế cứu làHuế số liệu chung của 2
  14. chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016 - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Agibank, CN Thừa Thiên Huế 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu Bài nghiên cứu sử dụng những tài liệu từ các nguồn sau: Tham khảo các tài liệu có liên quan như sách, vở, báo, các website, các khóa luận từ các năm trước, các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ cần nghiên cứu, các Thông tư của NHNN, các văn bản pháp quy của Bộ Tài Chính để làm cơ sở cho bài nghiên cứu này. b) Phương pháp thu thập số liệu Số liệu cho bài nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo, các tài liệu tín dụng, từ các phòng Tín dụng Tỉnh, phòng Tín dụng Hội Sở, phòng Kế toán tỉnh, phòng Dịch vụ Marketing, phòng Tổ chức của Agribank, chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn 2014 - 2016. c) Phương pháp xử lý số liệu Từ những số liệu thu thập được, sử dụng công cụ hổ trợ Excel để chọn lọc và xử lý. d) Phương pháp phân tích số liệu Từ những số liệu có được, so sánh sự chênh lệch theo từng năm, đưa ra nhận xét cho từng vấn đề. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần Đặt vấn đề; Kết luận và Kiến nghị, khóa luận gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và cho vay thấu chi của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  15. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHO VAY THẤU CHI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Khái niện cho vay Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (Theo Khoản 14, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, Quyết định số 47/2010/QH2012) Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Theo Khoản 16, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, Quyết định số 47/2010/QH2012) Hoạt động cho vay là một hoạt động cơ bản của các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng trong đó, do vậy các NHTM phải luôn quan tâm tới chất lượng Tín dụng để hạn để tối đa rủi ro xảy ra. 1.1.2. Phân loại cho vay 1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Cho vay kinh doanh: Là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình. Nếu bên vay vi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên cho vay có quyền áp dụng các chế tài thích hợp . - Cho vay tiêu dùng: Bên tham gia vay cam kết sử dụng số tiền vay vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay mục đích học tập 1.1.2.2. Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn: - ChoTrường vay ngắn hạn: ĐạiLà hình thhọcức cho vayKinh của các ttếổ ch ứHuếc tín dụng đối với 4
  16. khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là một năm. Hình thức này đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của KH trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong một thời hạn ngắn. - Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn sử dụng vốn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm. Đây là loại tín dụng được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 1.1.2.3. Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay: - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản (thế chấp): Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp): Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của KH vay hoặc của người thứ ba. 1.1.2.4. Căn cứ theo xuất xứ khoản vay - Cho vay trực tiếp: Đây là các khoản cho vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn. Ngân hàng trực tiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoả thuận. - Cho vay gián tiếp: Là hình thức khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ phát sinh còn trong thời hạn thanh toán. Các loại hình cho vay gián tiếp: + Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị. + NghiTrườngệp vụ thanh tín (Factoring)Đại học Kinh tế Huế 5
  17. + Chiết khấu thương phiếu (Commercial Paper Discounting) 1.1.2.5. Căn cứ theo phương thức hoàn trả - Cho vay không có thời hạn: Đây là loại hình cho vay mà NH có thể yêu cầu người đi vay hoặc họ có thể lựa chọn tự nguyện trả bất kì lúc nào, nhưng thời gian phải được báo trước một cách hợp lý, và thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng. - Cho vay có thời hạn: Đây là loại hình cho vay mà thời hạn trả nợ phải được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Có 3 loại cho vay có thời hạn: + Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (cho vay phi). + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể (cho vay). + Cho vay hoàn trả nợ nhều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể. 1.1.3. Nguyên tắc cho vay - Nguyên tắc hoàn trả: Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời gian vay vốn thỏa thuận trong HĐTD. Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng lĩnh tiền vay lần đầu tiên đến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi, phí. - Nguyên tắc tài sản đảm bảo: Các giá trị tương đương làm đảm bảo có thể là vật tư hàng hoá trong kho, trên đường, TSCĐ của doanh nghiệp, số dư trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bị nhập hàng, thậm chí có thể là uy tín của chủ DN Tài sản đảm bảo giúp bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. - Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn, có kế hoạch rõ ràng và đạt được hiểu quả theo yêu cầu. Trên cơ sở đó ngân hàng kiểm tra xem xét, nếu thấy đồng vốn vay ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế và trả nợ đúng hạn thì mới quyết định cho vay. 1.1.4. Vai trò của cho vay - Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Lãi thu từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tất cả các nguồn thu, quyết định cho một ngân hàng hoạt động kinh doanh cóTrường hiệu quả, chiếm trênĐại 80% doanhhọc thu tKinhại ngân hàng. tế Huế 6
  18. - Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận rất lớn cho NH. Bên cạnh đó, vốn cho vay đi vào lưu thông đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và các nhu cầu khác cho mọi hành phần kinh tế từ các tổ chức kinh tế đến hộ cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Hoạt động cho vay góp phần điều hoà cung - cầu dịch vụ hàng hoá: Doanh nghiệp muốn sản xuất hoặc mở rộng kinh doanh nếu thiếu vốn doanh nghiệp phải vay vốn của Ngân hàng. Người tiêu dùng với một mức thu nhập nhất định sẽ rất khó khăn trong việc mua sắm sản phẩm. Sự phối hợp cân bằng giữa cung và cầu, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đã giúp cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển mạnh. - Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn: Vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất. Ngân hàng thương mại đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn. - Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Nhiều thành phần kinh tế, phần lớn nguồn vốn đi vay từ Ngân hàng để bắt tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những ngành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. - Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới: Thông qua vốn vay của Ngân hàng, doanh nghiệp dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trong và ngoài nước. 1.2. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu đối với cá nhân và hộ gia đình như: nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch, người đi lao động nước ngoài cũng có Trườngthể được tài trợ b ởiĐại cho vay tiêuhọc dùng. Kinh tế Huế 7
  19. 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 1.2.2.1. Đặc điểm về khách hàng - Khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình, những người đang có nhu cầu tiêu dùng hoặc những khoản chi tiêu cấp bách nhưng chưa tích lỹ đủ. NH căn cứ vào: mục đích sử dụng vốn hợp pháp và khả năng tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay. Đây là hoạt động cho vay tiêu dùng nên khi cho vay ngân hàng chỉ căn cứ vào mức thu nhập, nguồn trả nợ để quyết định mức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. - Tư cách, phẩm chất của KH vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Điều này rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 1.2.2.2. Đặc điểm về khoản vay Cho vay tiêu dùng không khống chế mức vay tối thiểu, chỉ dựa vào thu nhập người vay, đối tượng vay, tài sản thế chấp và sự uy tín của khách hàng, do vậy khách hàng rất dễ tiếp cận nguồn vốn này. Việc thẩm định khi cho vay tiêu dùng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt thông tin về nơi làm việc của người vay cũng như tính cách, đạo đức của họ để xác định mức độ uy tín. - Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng càng cao. - Về lãi suất, đa phần quy mô các khoản vay thường nhỏ, dẫn đến rủi ro và chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại. Tuy nhiên, KH vẫn chấp nhận do đây là nguồn vốn dễ tiếp cận và dễ dàng trả nợ. - Việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người tiêu dùng thường không đem lại thu nhập, nên nguồn trả nợ được lấy từ lương hoặc thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác. Việc sử dụng tiền vay Ngân hàng sẽ tạo cho người vay một tâm lý tích luỹ, tăng động lực làm việc của khách hàng. - QTrườnguy mô khoản vay nhĐạiỏ nhưng học số lượng Kinh các khoản vaytế lạ i Huếlớn. Thông thường 8
  20. không có một ngân hàng nào cho vay tiêu dùng với 100% nhu cầu vốn, khách hàng phải tích luỹ một tỷ lệ nhất định so với tổng nhu cầu vốn cần đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. - Các khoản CVTD có rủi ro cao vì tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc hay sức khoẻ của họ. Việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng thường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ. - Chi phí quản lí khoản vay tiêu dùng lớn do các NH thường phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin về người vay tiền trước khi đưa ra các quyết định phê duyệt khoản vay. - CVTD là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Lãi suất CVTD luôn hấp dẫn và số lượng KH vay tiêu dùng thường xuyên nên lợi nhuận NH thu được từ hoạt động này là rất đáng kể so với tổng lợi nhuận của ngân hàng. 1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.2.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ Theo phân cách này CVTD được chia làm 2 loại: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó NH mua lại các khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá cho người tiêu dùng. Hình thức này NH cho vay thông qua các công ty bán lẻ mà không trực tiếp tiếp xúc với KH. CVTD gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau: + Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này khi bán cho NH các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu hàng hoá, CTBL cam kết sẽ thanh toán cho NH toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho NH. + Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này trách nhiệm của CTBL đối với khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa ngân hàng và CTBL. Trường Đại học Kinh tế Huế 9
  21. + Tài trợ miễn truy đòi: theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho NH, CTBL không còn chịu trách nhiệm cho việc các khoản nợ có được hoàn trả hay không. + Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần. Nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì NHTM phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. CVTD trực tiếp được thực hiện theo các phương thức sau: + Tín dụng trả theo định kỳ: Ngân hàng cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể. Kỳ hạn hoàn trả có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người vay, thường là 1 lần/ tháng. + Thấu chi: Đây là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn mức tín dụng, được thực hiện bằng cách cho phép KH được sử dụng dư nợ trong một giới hạn nhất định trên tài khoản và mức dư nợ tối đa bằng với hạn mức tín dụng đã cam kết. + Thẻ tín dụng: Là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng. 1.2.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng - Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí giáo dục, y tế, giải trí 1.2.3.3. Căn cứ vào phương thức hoàn trả - Cho vay tiêu dùng hoàn trả theo kỳ hạn nợ: Là khoản cho vay ngắn, trung, dài hạn đồng thời hoàn trả theo kỳ hạn nợ được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhằm mục đích mua sắm hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt có thời gian sử dụng vốn dài như muaTrường hoặc sửa chữa nhà Đại ở, mua phươ họcng tiệ nKinh đi lại, ngườ i đitế lao Huếđộng nước ngoài 10
  22. - Cho vay trả một lần: Là các khoản cho vay ngắn hạn của các cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn. Quy mô của những khoản vay tương đối nhỏ và bao gồm cả phí tài khoản với yêu cầu thanh toán trong vòng 30 ngày hoặc trong thời gian tương đối ngắn. Phần lớn các khoản vay loại này được dùng để chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua các dụng cụ gia đình, sửa chữa ô tô 1.2.3.4. Căn cứ vào hình thức đảm bảo - Cho vay tiêu dùng có đảm bảo: Là hình thức cho vay mà người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. - Cho vay tiêu dùng không có đảm bảo: Là hình thức mà người vay không buộc phải sử dụng tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng, đơn vị bảo đảm cho khách hàng vay. 1.3. Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NHTM 1.3.1. Khái niệm cho vay thấu chi Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Theo Khoản 8 Điều 16 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN) 1.3.2. Đặc điểm của cho vay thấu chi - Được thể hiện trên tài khoản thanh toán. - Mục đích cho vay chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh bất chợt, nên NH có thể tùy vào uy tín hoặc chính sách của mình mà cấp cho hạn mức thấu chi có TSĐB hoặc không. - Lãi suất thấu chi rất cao, gấp 1,5 lần lãi suất cho vay thông thường. - Cho vay thấu chi rủi ro cao, song quy mô khoản vay nhỏ, phân tán nên ít ảnh hưởngTrường đến hoạt động kinh Đại doanh chọcủa NH. Kinh tế Huế 11
  23. - Nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập của người vay. 1.3.3. Các hình thức cho vay thấu chi - Thấu chi có tài sản đảm bảo (thế chấp). - Thấu chi không có tài sản đảm bảo (tín chấp). 1.3.4. Lợi ích của cho vay thấu chi 1.3.4.1. Đối với khách hàng Khi sử dụng hình thức vay thấu chi, KH sẽ hưởng được những lợi ích sau: - Người sử dụng được phép chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán. - Khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và nó cần thiết cho những trường hợp cấp bách, như nhu cầu về đời sống, giáo dục, y tế . 1.3.4.2. Đối với ngân hàng NH được lợi từ việc cho vay thấu chi như sau: - CVTC giúp tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH và tổ chức tín dụng khác, thu hút được nhiều đối tượng KH, từ đó có thể mở rộng quan hệ với KH. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay thấu chi, số lượng KH đến với NH ngày càng tăng và hình ảnh của NH sẽ càng đẹp hơn trong mắt KH từ đó uy tín của NH ngày càng được nâng cao. - Cho vay thấu chi cũng là một công cụ Marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn, tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ khác, nhờ vậy nâng cao thu nhập cho ngân hàng. 1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NHTM 1.3.5.1. Số lượng khách hàng đăng ký thấu chi Nếu số lượng KH thấu chi tăng lên cho thấy NH đang gia tăng thị phần cho vay thấu chi trên địa bàn hoạt động của mình, phản ảnh được sản phẩm đưa ra có tính ứng dụng và thực tế cao, dẫn đến quan tâm được sự chú ý của KH, và ngược lại. Trường Đại học Kinh tế Huế 12
  24. 1.3.5.2. Hạn mức thấu chi Hạn mức thấu chi là tổng mức thấu chi tối đa mà Ngân hàng cấp cho Chủ thẻ trong một thời gian nhất định. Hạn mức thấu chi càng tăng so với năm trước có nghĩa là hoạt động cho vay thấu chi của ngân hàng đang được mở rộng. Bởi vì đây là con số mang tính thời kì, phản ánh khái quát hoạt động cho vay thấu chi của NH trong năm tài chính. 1.3.5.3. Dư nợ thấu chi Dư nợ thấu chi là số dư nợ gốc mà KH đã sử dụng trong thời hạn thấu chi. Khi hoạt động cho vay thấu chi phát triển thì dư nợ thấu chi thường đạt ở mức cao. Do vậy, dư nợ trong cho vay thấu chi cho ta biết hoạt động cho vay thấu chi có phát triển hay không. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác việc mở rộng cho vay thấu chi của ngân hàng, ta phải kết hợp chỉ tiêu dư nợ thấu chi với hạn mức thấu chi và số lượng khách hàng sử dụng thấu chi trong cùng một thời gian. 1.3.5.4. Lãi thu từ cho vay thấu chi Là thu nhập thu từ hoạt động cho vay thấu chi của NH, con số này phản ảnh hiệu quả của nghiệp vụ này đối với NH. 1.3.5.5. Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi Tổng dư nợ cho vay thấu chi Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi = x 100% Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng Đây là chỉ tiêu biểu thị sự tăng trưởng của cho vay thấu chi so với cho vay tiêu dùng. Nếu tỷ trọng càng lớn cho thấy hoạt động cho vay thấu chi càng được mở rộng và chiếm được vị trí cao trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NH. 1.3.5.6. Dư nợ thấu chi quá hạn Dư nợ thấu chi quá hạn là số tiền dư nợ thấu chi mà KH chưa thanh toán cho NH khi đã quá thời hạn thấu chi. Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  25. 1.4. Điều kiện kỹ thuật liên quan đến cho vay thấu chi 1.4.1. Công nghệ Ngân hàng 1.4.1.1 Máy ATM (Automated Teller Machine) Máy rút tiền tự động là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 34, Thông tư số 39 của NHNN cấp ngày 30/12/2016, Khách hàng vay thấu chi tại các NHTM chỉ được thanh toán trên tài khoản thanh toán (không được rút tiền mặt tại các trụ điểm ATM). Nên trong tương lai công nghệ máy ATM sẽ không còn được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho hình thức vay theo hạn mức thấu chi. 1.4.1.2. Thẻ Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chúng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Đối với hoạt động cho vay thấu chi, thẻ là một phương tiện không thể thiếu. Khi NH ghi báo Có tài khoản thông qua tài khoản thẻ, thì KH được quyền sử dụng thẻ để thực hiện thấu chi trong hạn mức cho phép. KH có thể thực hiện nghiệp vụ này tại máy ATM hoặc thanh toán hóa đơn thông qua các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Với ba công nghệ kể trên, KH có thể sử dụng dịch vụ của NH cho việc chi tiêu hằng ngày một cách dễ dàng. Điều này sẽ góp phần hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân. Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  26. 1.4.1.3. Máy POS (Point of Sale) Máy POS là máy chấp nhận thanh toán thẻ. Máy cà thẻ POS và máy rút tiền tự động ATM đều có một điểm chung là giao dịch được qua thẻ ATM. Máy POS có những tính năng như có thể thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư Máy POS được sử dụng khá phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu hết về lợi ích mà nó mang lại. - Máy có ưu điểm gọn nhẹ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt nhiều nơi. - Máy POS tạo thêm sự đẳng cấp và chuyên nghiệp trong quá trình làm việc, tạo được sự thoái mái cho nhân viên khi làm việc và củng cố sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng vì máy POS làm việc có độ chính xác rất cao. - Việc thanh toán qua thẻ mang lại lợi ích cho khách hàng do việc thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng không phải sử dụng số tiền mặt lớn trong giao dịch tránh được sự rủi ro. - Máy tính tiền POS thực hiện thao tác thanh toán trong rất nhanh chóng, đơn giản, chính xác chỉ trong vài giây, máy POS có thể xử lý số lượng lớn công việc mà không để xảy ra tình trạng quá tải. - So với phương thức sử dụng tiền mặt, việc sử dụng máy POS an toàn và bảo mật hơn so với các phương thức khác. 1.4.2. Một số hợp đồng cần thiết trong cho vay thấu chi - Hợp đồng sử dụng thẻ: Là hợp đồng giữa Tổ chức Phát hành thẻ và chủ thẻ thoả thuận các điều kiện và điều khoản về việc sử dụng thẻ. - Hợp đồng thanh toán thẻ: Là hợp đồng giữa Tổ chức phát hành thẻ, Tổ chức thanh toánTrường thẻ, Đơn vị ch ấĐạip nhận th ẻhọc, Tổ chứ cKinh cung ứng dtếịch v ụHuế thanh toán bù trừ 15
  27. giao dịch thẻ và các bên liên quan khác thoả thuận các điều khoản về việc thanh toán thẻ. - Hợp đồng dịch vụ chi lương: HĐ ký kết giữa NH và đơn vị chi lương qua thẻ - Hợp đồng lao động: Là hợp đồng ký kết giữa KH thấu chi và đơn vị sử dụng lao động. - KH thấu chi cung cấp HĐLĐ cho NH khi làm hồ sơ đề nghị cung cấp HMTC. Trường Đại học Kinh tế Huế 16
  28. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank CN Thừa Thiên Huế. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Việt Nam Đường lối đổi mới nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã được đề ra tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986). Ngày 26/03/1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, Agribank trở thành NHTM lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến ngày 31/10/2012 Agribank có: - Tổng tài sản trên 560.000 tỷ đồng. - Vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn trên 513.000 tỷ đồng. - Tổng dư nợ trên 469.000 tỷ đồng. - Đội ngũ cán bộ nhân viên gần 42.000 người với gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch. Agribank là Ngân hàng Thương mại có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước; gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương. Agribank là định chế tài chính có uy tín, có quan hệ với gần 1.000 NH đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là NH tiên phong, giữ vị trí chủ đạo hoạt động thanh toán biên mậu với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia.Trường Năm 2005, Agribank Đại đã họcmở Văn phòngKinh đại diện tế tại ThủHuế đô Phnômpênh 17
  29. và ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác Campuchia. Ngày 28/6/2010, Agribank khai trương Chi nhánh Agribank tại Vương quốc Campuchia. Hiện tại, Agribank xúc tiến triển khai sự hiện diện tại CHDCND Lào, với mong muốn tiếp tục thiết lập “cầu nối” thị trường tài chính - ngân hàng giữa Việt Nam với các nước láng giềng và tạo tiền đề để Agribank mở rộng mạng lưới vươn ra khu vực và thế giới, hội nhập thành công kinh tế quốc tế. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế Agribank chi nhánh tỉnh TTH được thành lập theo Quyết định số: 198/1998/QĐ- NHNN5 ngày 02/06/1998, của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trụ sở: số 10 đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Ninh thành phố Huế. - Thời kỳ đầu: Thừa Thiên Huế có 4 chi nhánh ở 4 huyện (Huyện Hương Phú, Huyện A Lưới, Huyện Hương Điền, Huyện Phú Lộc) và chi nhánh ở thành phố Huế với nguồn vốn ban đầu chỉ có 2.260 triệu đồng, cùng với vốn vay của Ngân hàng Nhà nước là 3.575 triệu đồng. - Giai đoạn 1991-1996: Agribank CN Thừa Thiên Huế đã hướng hoạt động của NH về thị trường nông thôn, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp. NH đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, có được niềm tin của KH và được các cấp ủy đánh giá cao. - Giai đoạn 1997-2002: ở thời kỳ này mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Agribank CN Thừa Thiên Huế đã mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Giai đoạn 2003 đến nay: Trong giai đoạn này chi nhánh cũng có được bước phát triển mới, sáng tạo cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên sử dụng thẻ ATM tại Agribank CN Thừa Thiên Huế. Ngay từ khi mới ra đời, NH đã đề ra nhiệm vụ chính trong từng thời kỳ kinh doanh là:Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  30. - Cung cấp các dịch vụ nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng. - Tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng. - Xây dựng các nội quy, quy chế điều hành khoa học, hợp lý, hiệu quả cao Agribank xác định nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn. Đồng thời, NH còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một DN lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước như sứ mệnh, mục tiêu mà Agribank đã đề ra: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý chi nhánh 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Từ khi thành lập cho đến nay, Agribank chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế nổ lực không ngừng trong việc mở rộng mạng lưới với 1 Hội sở tỉnh, 11 chi nhánh loại 3 và 16 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên đến 28, đưa Agribank chi nhánh tỉnh TTH đến gần với khách hàng hơn. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế Phòng Kế Dịch Kinh Kiểm Phòng Hành Tín Điện hoạch toán- vụ- doanh tra chính nguồn dụng Ngân Market ngoại kiểm toán Nhân vốn qu ỹ ing hối soát sự nội bộ (Nguồn: Phòng Hành chính Agribank chi nhánh tỉnh TTH) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TTH 2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban - Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc + GiámTrường đốc (GĐ): là Đạingười đứ nghọc đầu Chi Kinh nhánh, ngư ờtếi trự cHuế tiếp điều hành cao 19
  31. nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo cho bộ máy hoạt động một cách nhịp nhàng, an toàn và có hiệu quả. + Phó giám đốc (PGĐ): Dưới quyền GĐ có 2 PGĐ chuyên thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do GĐ phân công. - Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn: Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược thu hút KH; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. - Phòng Tín dụng: Chuyên thẩm định, đề xuất cho vay các đối tượng khác nhau; thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro của Chi nhánh. - Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank; quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng. Kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định. - Phòng Dịch vụ - Marketing: Tiến hành công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu của Chi nhánh, tìm kiếm khách hàng cũng như đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. - Phòng Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tư vấn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, cung cấp đa dạng danh mục sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của KH. - Phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ: Thực hiện việc kiểm tra - kiểm soát theo định kỳ kế hoạch của đơn vị, phát hiện những thiếu sót cũng như những tiềm ẩn rủi ro, báo cáo kịp thời cho cấp trên để đưa ra hướng khắc phục. - Phòng Điện toán: Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Tiến hành lưu trữ các thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Cập nhật, xử lý thông tin báo cáo thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định. - Phòng Hành chính - Nhân sự: Quản lý công tác hành chính, nhân sự, sắp xếp mạng lưới cán bộ một cách hợp lý. Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cánTrường bộ một cách công Đạibằng. học Kinh tế Huế 20
  32. 2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các đối tượng nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm. - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Phát hành kỳ phiếu để huy động vốn. - Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: + Phát hành thẻ nội địa; thẻ quốc tế VISA, MasterCard; thẻ Lập nghiệp cho học sinh, sinh viên. + Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking (SMS Banking, VnMart, ), Internet Banking 2.1.4. Nguồn lực cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh TTH 2.1.4.1. Nguồn vốn Với Ngân hàng thương mại vốn chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  33. Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015/2014 2016/2015 STT CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (+/-) % (+/-) % I. TÀI SẢN 1.137.852 1.594.888 1.601.341 457.036 40,17 6.453 0,40 1. Tiền mặt và số dư tại NHNN 26.694 28.642 38.115 1.948 7,30 9.473 33,07 2. Đầu tư cho vay 971.399 1.424.632 1.456.229 453.233 46,66 31.597 2,22 3. Tiền lãi cộng dồn dự thu 25.004 26.278 34.433 1.274 5,10 8.155 31,03 4. Bất động sản và thiết bị 28.498 29.134 35.463 636 2,23 6.329 21,72 5. Các tài sản Có khác 86.257 86.202 37.101 -55 -0,06 -49.101 -56,96 II. II. Nguồn vốn 1.137.852 1.594.888 1.601.341 457.036 40,17 6.453 0,40 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 1.095.256 1.501.125 1.457.239 405.869 37,06 -43.886 -2,92 2. Phát hành GTCG 1.191 1.022 1.569 -169 -14,19 547 53,52 3. Vốn và các quỹ 41.405 92.741 142.533 51.336 123,99 49.792 53,69 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh của Agribank và tính toán của tác giả) 22 Trường Đại học Kinh tế Huế
  34. Qua bảng 2.1, ta thấy tình hình Nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng lên theo từng năm. Năm 2014, nguồn vốn tại NH là 1.137.825 triệu đồng đến năm 2015, tăng lên 1.594.888 triệu đồng (tăng 457.036 triệu đồng tương ứng 40,17%) đây là một mức tăng khá ấn tượng đối với một ngân hàng thương mại. Năm 2016, nguồn vốn đã tăng nhẹ lên 129.070 triệu đồng (tăng 6.453 triệu đồng tương ứng 0,40%) so với năm 2015. Năm 2015 đến năm 2016 tuy ngân hàng có một sự tăng trưởng nhẹ nhưng đó cũng là một nổ lực không ngừng của đội ngũ Cán bộ - Công nhân viên, bởi vậy đây là năm kinh tế khó khăn của NH. Song với một mức tăng ấn tượng trong 3 năm cho thấy NH đã thực hiện tốt trong hoạt động nguồn vốn của mình. Để có được một sự tăng trưởng ấn tượng trong nguồn vốn là nhờ sự tăng lên vượt trội của Nguồn tiền gửi tại NH. Năm 2014 tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế là 1.095.256 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 1.501.125 triệu đồng. Đến năm 2016 thì giảm nhẹ, đạt 1.457.239 triệu đồng, giảm 43.886 triệu đồng tương ứng giảm 2,92% so với năm 2015. Năm 2015 chỉ có một sự tăng trưởng đáng kể song chưa phải là vượt trội, bởi đây là một năm kinh tế thị trường khó khăn, có nhiều biến động bất thường nên ảnh hưởng đến nhu cầu tiền gửi của KH mở lại CN. Tuy vậy, đó là sự nổ lực và phấn đấu, CN đã áp dụng tốt các biện pháp, sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn từ việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Năm 2016 là một năm đầy biến động của thị trường Tài chính – Ngân hàng trên địa bàn thành phố Huế. Do đó, đây là một năm tương đối khó khăn trong việc huy động vốn tiền gửi, nên đó cũng là thách thức cho những năm sau này, về việc giữ vững và phấn đấu nhiều hơn nữa để luôn đạt được con số tăng trưởng đều hơn. Trong 3 năm gần đây, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đang phát triển về việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Song các hoạt động khác trong lĩnh vực Nguồn vốn như: Phát hành giấy tờ có giá, vốn và các quỹ lại tăng trưởng không đều. Tuy nhiên đây là một điều đáng khích lệ đối với NH. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  35. 2.1.4.2. Lao động Mỗi NH muốn hoạt động suôn sẻ và phát triển trong mọi lĩnh vực, đều một phần nhờ vào đội ngũ lao động của NH. Agribank chi nhánh TTH cũng vậy, để đánh giá tình hình lao động của chi nhánh, chúng ta nghiên cứu tình hình lao động của NH qua giai đoạn 2014 - 2016 dựa trên 3 tiêu thức được sử dụng để phân chia nguồn lao động: - Giới tính: Nam/ Nữ. - Trình độ lao động: - Tính chất công việc: Trực tiếp/ Gián tiếp. Bảng 2.2: Tình hình lao động tại Agribank chi nhánh TTH giai đoạn 2014- 2016. Đơn vị tính: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2014/2015 2015/2016 CHỈ TIÊU SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % Tổng số LĐ 86 100 85 100 84 100 -1 -1,16 -1 -1,18 1. Theo giới tính Nam 43 50,00 42 49,41 40 47,6 -1 -2,33 -2 -4,76 Nữ 43 50,00 43 50,59 44 52,38 0 0,00 1 2,33 2. Theo trình độ Đại học, cao đẳng 74 86,05 75 88,24 76 90,48 1 1,35 1 1,33 Trung cấp, sơ cấp 4 4,65 3 3,53 3 3,57 -1 -25,00 0 0,00 LĐ phổ thông 8 9,30 7 8,24 5 5,95 -1 -12,50 -2 -28,57 3. Theo tính chất công việc Trực tiếp 42 48,84 40 47,06 41 48,81 -2 -4,76 1 2,50 Gián tiếp 44 51,16 45 52,94 43 51,19 1 2,27 -2 -4,44 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Agribank và tính toán của tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế 24
  36. Tổng số lao động của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giảm đều qua các năm. Cụ thể số lao động năm 2015 (86 lao động) giảm 1 người so với năm 2014 tương ứng với 1,16%; năm 2016 giảm 1 người so với 2015, tương ứng giảm 1,18%. Năm 2015, tại Hội Sở Chi nhánh Tỉnh có 85 lao động. Trong đó lao động nữ và lao động nam có trọng số như nhau. Năm 2016 số lượng nhân viên nữ là 44 người chiếm 52,38% tổng số lao động, năm 2015 là 43 người, chiếm 50,59%. Đa phần theo các năm số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam do đặc thù công việc ngành ngân hàng cần nhiều giao dịch viên, nhân viên nữ thường mềm mỏng, chu đáo và cẩn thận trong công việc. Ngân hàng là một môi trường làm việc đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, xét về trình độ học vấn, tỷ lệ lao động tại Chi nhánh có trình độ Đại học và trên Đại học luôn chiếm đại đa số (>85% trong tổng số lao động). Năm 2016 số lượng lao động có trình độ Đại học cao đẳng là 76 người, tăng 1 người so với năm 2015, tương ứng 1,33%. Tuy số lượng lao động giảm, nhưng số lượng lao động ở trình độ này lại tăng, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho NH. Việc tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng cũng như khả năng ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, công nghệ mới cũng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, số lượng lao động có bằng trung cấp và sơ cấp của Chi nhánh tại Hội Sở đã giảm 1 người và lao động trình độ phổ thông cũng giảm 3 người sau 3 năm. Tuy vậy, số nhân viên có trình độ dưới Đại học vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng số lao động của Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý cho Ban lãnh đạo Ngân hàng khi phân công nhiệm vụ cho các nhân viên của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế 25
  37. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016 2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn Mọi ngân hàng đều hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng. Nhằm thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã không ngừng nổ lực phấn đấu để cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Dưới đây là bảng Tình hình hoạt động huy động vốn của NH giai đoạn 2014 - 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  38. Bảng 2.3: Tình hình hoạt động huy động huy động vốn của Agribank chi nhánh TTH giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 STT CHỈ TIÊU Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) % (+/-) % (%) (%) (%) Tổng vốn huy động 1.037.684 100,00 1.468.698 100,00 1.370.375 100,00 431.014 41,54 -98.323 -6,69 I. Theo loại tiền 1. VND 1.003.881 96,74 1.422.212 96,83 1.342.906 98,00 418.331 41,67 -79.306 -5,58 2. Ngoại tệ (quy đổi VND) 33.802 3,26 4.646 3,17 27.470 2,00 -29.156 -86,26 22.824 491,26 II. Theo tính chất nguồn vốn 1. Tiền gửi cá nhân 965.227 93,02 1.311.962 89,33 1.296.325 94,60 346.735 35,92 -15.637 -1,19 2. Tiền gửi của DN và các TCKT khác 72.457 6,98 156.736 10,67 74.050 5,40 84.279 116,32 -82.686 -52,75 III. Theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 168.011 16,19 456.019 31,05 204.343 14,91 288.008 171,42 -251.676 -55,19 2. Kỳ hạn 12 tháng 297.550 28,67 373.370 25,42 481.449 35,13 75.820 25,48 108.079 28,95 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) 27 Trường Đại học Kinh tế Huế
  39. Qua Bảng 2.3, ta thấy tình hình hoạt động huy động vốn tại Agribank CN Thừa Thiên Huế biến động không đều theo từng năm. Năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 1.468.698 triệu đồng, tăng thêm 431.041 triệu đồng (tương ứng 41,54%) so với năm 2014. Đây là một mức tăng khá tốt, song đến năm 2016 tổng vốn huy động của NH lại có một sự giảm nhẹ, giảm còn 1.370.375 triệu đồng, giảm 98.323 triệu đồng tương ứng giảm 6,69% so với năm 2015. Nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh trong thị trường lãi suất với các NH khác trên địa bàn. Điều này cũng chi phối đến sự lựa chọn NH của phần nhiều khách hàng. Bên cạnh đó cũng một phần do 2016 là năm kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn, nổi bật là nhiều DN gặp khó khăn trong HĐKD, thậm chí dẫn đến phá sản, kéo theo việc thay đổi trong quyết định sử dụng đồng tiền của nhiều người dân. Sự biến động của nguồn vốn huy động trong 3 năm được phân ra cụ thể theo các chỉ tiêu như sau: - Theo loại tiền: Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi là VND trên tổng số Vốn huy động lớn nhất trên địa bàn (trên 90%). Năm 2015, con số này tăng ấn tượng, đạt 1.422.212 triệu đồng, tăng 418.331 triệu đồng, tương ứng 41,67% so với năm 2014. Đến năm 2016 tuy có 1 sự giảm nhẹ về tổng số tiền gửi VND tại NH, cụ thể giảm 79.306 triệu đồng (tương ứng giảm 5,58%) so với năm 2015. Tuy nhiên tỷ trọng này lại tăng lên, bởi vì Agribank là một ngân hàng không mạnh về vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng. Do vậy, KH có xu hướng tìm đến những NH mạnh trong mảng này để gửi tiền. - Theo tính chất nguồn vốn: Nếu phân theo tính chất nguồn vốn, Tiền gửi cá nhân chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số vốn huy động (trên 80%). Tiền gửi cá nhân là một thế mạnh của Agribank chi nhánh TTH, Ngân hàng đẩy mạnh xúc tiến những sản phẩm mới cho đối tượng KHCN như: Tiết kiệm học đường, Tiết kiệm gửi góp theo/ không theo định kỳ, Tiết kiệm linhTrường hoạt, Huy động tiĐạiết kiệm dhọcự thưởng, Kinh giúp ngu tếồn huy Huế động từ tiền gửi 28
  40. cá nhân có phần tăng trưởng. Năm 2015 tăng 346.735 triệu đồng, tương ứng 35,92% so với năm 2014, song đến năm 2016, con số này có giảm nhẹ, giảm 15.637 triệu đồng, tương ứng giảm 1,19% so với năm 2015. Do đây là một năm khó khăn chung của nền kinh tế. Vì đây là một con số không tốt, nên NH sẽ lấy đó làm động lực cho việc huy động vốn từ KHCN trong những năm sau. Ngoài ra, tiền gửi từ DN và các TCKT khác cũng góp một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2014, tiền gửi từ DN và các TCKT là 72.457 triệu đồng (chiếm tỷ trọng là 6,98%); và đã tăng lên đến 156.736 triệu đồng năm 2015. Tuy nhiên năm 2016 do nhiều DN gặp nhiều khó khăn làm lợi nhuận của họ giảm nên lượng tiền gửi cũng giảm dẫn đến kết quả vốn huy động từ tiền gửi DN và các tổ chức kinh tế trong năm 2016 chỉ đạt 74.050 triệu đồng, giảm 52,75% so với năm 2015. - Theo kỳ hạn: Agribank với sự tín nhiệm cao của KH, nên tỷ trọng giữa các loại tiền gửi không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, năm 2016 đạt 684.583 triệu đồng, chiếm gần 50% trong tổng số vốn huy động. Đây là một gói tiết kiệm được ưa thích tại Agribank, bởi mức lãi suất vừa phải, và KH có thể kiểm soát phần vốn của mình trong thời gian ngắn hạn. Con số này tăng dần đều theo từng năm, cho thấy NH hoạt động tốt trong lĩnh vực huy động mảng dịch vụ này. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi trên 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn huy động của NH. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, số lượng tiền gửi tăng mạnh từ năm 2014 đến 2015, tăng 288.008 triệu đồng, tương ứng 171,42%, nhưng lại giảm 251.676 triệu đồng, tương ứng giảm 55,19% so với năm 2015. Do tính không ổn định của TG không kỳ hạn mà tỷ trọng trong tổng vốn huy động của chi nhánh vẫn còn thấp; tuy nhiên đây là loại tiền gửi có chi phí huy động vốn thấp sẽ giảm chi phí đầu vào đáng kể của NH. Do đó cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng TG không kỳ hạn để giảm được chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuTrườngận. Đại học Kinh tế Huế 29
  41. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng vẫn tăng đều đặn từ năm 2014 – 2016, đây là một điều đáng mừng. Bởi NH luôn giữ được lượng khách trung thành và tin cậy NH trong những năm qua. Kết luận: Qua quá trình phân tích, ta thấy Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã làm tốt công tác huy động vốn của mình trong 3 năm qua. Nhờ vào đội ngũ CB – CNV đã làm tốt trong công tác huy động vốn, luôn phấn đấu, nổ lực duy trì những con số mà NH đã đạt được trước đây. Hơn thế nữa, với những chính sách ưu đãi cho KH đã giúp NH cải thiện được số vốn huy động đáng kể. 2.1.5.2. Hoạt động cho vay Đi kèm với việc kinh tế ngày càng phát triển, doanh số cho vay của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng. Cho vay của các Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Dưới đây là bảng tình hình hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh TTH. Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh TTH giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 (+/-) % (+/-) % 1. Doanh số cho vay 2.238.954 2.895.364 3.458.249 656.410 29,32 562.885 19,44 2. Doanh số thu nợ 1.824.951 2.478.426 2.895.769 653.475 35,81 417.343 16,84 3. Dư nợ cho vay 971.399 1.424.632 1.456.229 453.233 46,66 31.597 2,22 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) Từ bảng 2.4 ta thấy tình tình hoạt động cho vay của Agribank CN Huế tương đối ổn định, các chỉ tiêu tăng dần đều theo từng năm, cụ thể như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  42. - Doanh số cho vay: Năm 2015, doanh số cho vay của NH đạt gần 3.000 tỷ, tăng 656.410 triệu đồng (tương ứng 29,32%) so với năm 2014. Lý do là lãi suất cho vay do NHNN điều chỉnh ở mức độ ổn định, phù hợp với nền kinh tế vĩ mô. Năm 2016 là một năm khó khăn với nền kinh tế biến động khó lường và việc cạnh tranh mạnh mẽ với các NH đối thủ, nhưng với sự nổ lực của đội ngũ CB – CNV cũng như nhiều chính sách ưu đãi, NH đã thu hút được ngày càng nhiều KH đến với chi nhánh, đưa doanh số cho vay đạt 3.458 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm trước. - Doanh số thu nợ: Qua 3 năm 2014 – 2016, doanh số thu nợ của NH tăng hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng mừng đối với một NHTM. Năm 2016, con số này là 2.895.769 triệu đồng, tăng 417.343 triệu đồng tương ứng 16,84% so với năm 2015. Điều này cho thấy NH đã thực hiện phù hợp và hiệu quả công tác quản lý cũng như chính sách sử dụng vốn của mình. - Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2016 là 971.399 triệu đồng, tăng gần 500 tỷ dồng so với năm 2014. Đây là con số đáng ghi nhận đối với NH. Dư nợ cho vay tăng lên là do NH đã tạo được uy tín đối với các KH doanh nghiệp trong tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó số lượng KHDN cũng ngày tăng thêm. Bên cạnh đó, NH cũng áp dụng những sản phẩm cho vay hấp dẫn đối với KH cá nhân, nên đã thu hút được một lượng lớn KH sử sụng các sản phẩm cho vay của NH. Kết luận: Trong 3 năm qua, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực huy động vốn của mình. Phải kể đến đó là hoạt động tín dụng nông nghiệp năm 2016 vô cùng khó khăn, do sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiên tai, sự cố môi trường biển Song Agribank vẫn đạt mục tiêu, chất lượng đề ra, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, Agribank vẫn đang dẫn đầu hệ thống về huy động vốn và quy mô tín dụng trên toànTrường hệ thống. Đại học Kinh tế Huế 31
  43. 2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thừa Thiên Huế qua báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của NH và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của của mỗi NHTM, nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của NH có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị, cũng như những kế hoạch cho hoạt động trong tương lai của NH. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  44. Bảng 2.5: Kết quả HĐKD của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 GT % GT % GT % (+/-) % (+/-) % Thu nhập 153.335 100,00 162.340 100,00 187.186 100,00 9.005 5,87 24.846 15,30 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 129.859 84,69 137.122 84,47 144.610 77,25 7.263 5,59 7.488 5,46 + Thu lãi tiền gửi 1.662 1,08 1.680 1,23 1.662 0,89 18 1,08 -18 -1,07 + Thu lãi cho vay 127.357 83,06 134.472 98,07 142.055 75,89 7.115 5,59 7.583 5,64 + Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 839 0,55 969 0,71 891 0,48 130 15,49 -78 -8,05 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 6.424 4,19 5.822 3,59 5.111 2,73 -602 -9,37 -711 -12,21 Thu nhập từ hoạt động KDNH 733 0,48 519 0,32 893 0,48 -214 -29,20 374 72,06 Thu nhập từ hoạt động KD khác 1.119 0,73 1.921 1,18 1.421 0,76 802 71,67 -500 -26,03 Thu nhập khác 15.198 9,91 16.954 10,44 25.149 13,44 1.756 11,55 8.195 48,34 Chi phí 145.604 100,00 126.633 100,00 149.360 100,00 -18.971 -13,03 22.727 17,95 Chi phí hoạt động tín dụng 73.987 58,43 74.105 58,52 87.243 58,41 118 0,16 13.138 17,73 Chi phí hoạt động dịch vụ 935 0,74 786 0,62 992 0,66 -149 -15,94 206 26,21 Chi phí hoạt động kinh KDNH 92 0,07 96 0,08 140 0,09 4 4,35 44 45,83 Chi nộp thuế, phí, lệ phí 63 0,05 54 0,04 87 0,06 -9 -14,29 33 61,11 Chi phí HĐKD khác 2.156 1,70 2.491 1,97 2.010 1,35 335 15,54 -481 -19,31 Chi phí cho nhân viên 28.658 22,63 23.330 18,42 22.820 15,28 -5.328 -18,59 -510 -2,19 Chi phí cho việc quản lý,công vụ 5.874 4,64 7.297 5,76 8.690 5,82 1.423 24,23 1.393 19,09 Chi về tài sản 2.823 2,23 2.701 2,13 2.820 1,89 -122 -4,32 119 4,41 Chi phí bảo toàn tiền gửi của KH 21.747 17,17 1.116 0,88 14.726 9,86 -20.631 -94,87 13.610 1219,53 Chi phí khác 9.265 7,32 14.653 11,57 9.829 6,58 5.388 58,15 -4.824 -32,92 Lợi nhuận 7.731 35.707 37.826 27.976 361,87 2.119 5,93 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  45. Qua bảng 2.5 ta thấy được:  Về thu nhập: Tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có sự biến động trong ba năm. Năm 2015 với thu nhập 162.340 triệu đồng tăng 9.005 triệu đồng tương ứng với 5,87% so với năm 2014. Sang năm 2016, thu nhập đạt 187.186 tăng 24.846 tương ứng với 15,30%. Thu nhập chủ yếu xuất phát từ thu lãi cho vay với phần trăm chiếm đến 98,07% trong năm 2015 và 75,89% năm 2016 trong thu lãi tín dụng. Do vậy không sai khi nói rằng cho vay là hoạt động mang lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2015 mức thu lãi cho vay đạt 134.472 triệu đồng tăng 7.115 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với mức tăng 5,59%. Năm 2016, mức thu lãi cho vay tăng 5.64% so với năm 2015 đạt mức 142.055 triệu đồng. Việc thu lãi cho vay chiếm tỉ trọng lớn làm cho việc thu lãi tín dụng đóng vai trò quan trọng việc tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.  Về chi phí: Chi phí kinh doanh thể hiện những hao phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xem xét chi phí để đưa ra những đánh giá liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn như thế nào. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. Tại Agribank chi nhánh TTH chi phí được thể hiện qua 3 năm như sau: Năm 2015 đạt 126.633 triệu đồng, giảm 18.971 tương ứng giảm 13,03% so với năm 2014. Sang năm 2016, chi phí có sự tăng nhẹ lên mức 149.360 triệu đồng, tương ứng tăng 27.727 triệu đồng so với năm 2015. Chí phí có sự biến động phụ thuộc rất nhiều vào ba nhóm chi phí chính đó là chi phí hoạt động tín dụng, chi phí cho nhân viên và chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng. Đây là ba nhóm chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong năm 2015, chi phí hoạt động tín dụng và chi phí cho nhân viên gia tăng Trườngtuy nhiên sự giảm thiĐạiểu trong học chi phí dKinhự phòng, bả otế hiể mHuế tiền gửi khiến cho 34
  46. tổng chi phí có sự sụt giảm. Năm 2016 chứng kiến sự gia tăng trong tổng chi phí. Sự tăng chi phí chủ yếu là do tăng về chi phí tín dụng với mức tăng 13.138 triệu đồng và tăng chi phí trong dự phòng và bảo đảm tiền gửi với mức tăng 13.610 triệu đồng. Sự gia tăng chi phí có thể bắt nguồn từ việc tăng số lượng giao dịch diễn ra trong ký. Việc này cần xem xét với số lượng khách hàng và doanh thu tăng hay không khi chi phí tăng để kết luận rằng việc tăng chi phí là hợp lí.  Về Lợi nhuận: Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của một đơn vị kinh doanh. Đây chính là động lực thôi thúc họ hoạt động tích cực hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đối với Agribank chi nhánh TTH trong ba năm vừa qua, lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2015 mức lợi nhuận đạt 35.707 triệu đồng, tăng 27.976 triệu đồng, tương ứng tăng 361,87% so với năm 2014. Bước qua năm 2016, lợi nhuận tăng 2.119 triệu đồng, tương ứng tăng 5,93% so với năm 2015 và đạt mức lợi nhuận 37.826 triệu đồng. Mức lợi nhuận gia tăng cho thấy Hội sở hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Đây là dấu hiệu đáng mừng và là động lực cho toàn thể nhân viên cùng đoàn kết phát triển ngân hàng. 2.1.6. Đánh giá chung 2.1.6.1. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng  Thuận lợi: - Khi nói đến Agribank, người dân sẽ nghĩ đến ngay là sự uy tín và sự an toàn đối với tất cả các dịch vụ mà NH đưa ra. Với lợi thế là một trong những NH ra đời sớm nhất trong thị trường Tài chính – Ngân hàng, Agribank với số vốn điều lệ lớn nhất và những kinh nghiệm dày dặn đã đem đến cho KH sự tin tưởng tuyệt đối khi KH thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào tại NH. - Một lợi thế rất lớn là NH có vị trí ngay trung tâm thành phố, là một thuận lợi rất lớn trong việc nắm bắt thông tin kinh tế, chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, trụ sở nằm tại vị thếTrường thuận lợi, tạo đi ềuĐại kiện cho học việc huy Kinh động vốn vàtế mở Huếrộng các sản phẩm 35
  47. kinh doanh. Chưa kể đến hệ thống Agribank có 27 chi nhánh và phòng giao dịch đặt tại 9 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp NH đến gần hơn với khách hàng. - Mọi hoạt động của chi nhánh luôn được sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả của hệ thống Agribank Việt Nam, cũng như các ban ngành các cấp ủy tại Thành phố Huế, luôn sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện cho mọi hoạt động của chi nhánh được diễn ra thuận lợi. - Với một bộ phận lãnh đạo giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng với đội ngũ nhân viên yêu nghề và trình độ nghiệp vụ sâu rộng, thường xuyên được đưa đi đào tạo nghiệp vụ là một lợi thế lớn của NH để phát triển mạnh mẻ hơn. - Tập thể CB – CNV của Ngân hàng với sự tận tâm và năng động trong công việc, luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khuyến kích của Ban lãnh đạo đúng lúc. Từ đó, đã phát huy được tình thần trách nhiệm, sự đoàn kết trong tập thể các cán bộ của NH.  Khó khăn: - Sự cạnh tranh gay gắt với các NH khác trên địa bàn là một khó khăn rất lớn của NH. Để cạnh tranh với hơn 20 NH lớn nhỏ đang muốn tồn tại và phát triển trên địa bàn, đòi hỏi phải nổ lực phấn đấu không ngừng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng và huy động vốn. - Sự cạnh tranh về lãi suất là một áp lực không hề nhỏ đối với NH, điều này đang ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh hằng ngày của NH. Cùng với đó, chính sách thắc chặt tiền tệ của NHNN bằng việc giảm lãi suất gây khó khăn cho NH trong việc huy động vốn và cho vay. - Người dân vẫn còn tâm lý muốn giữ tiền trong nhà, họ ngại sử dụng những tiện ích của NH, cũng như không muốn khám phá những nghiệp vụ mới. Cũng có những KH muốn trải nghiệm những cái mới, họ muốn đến những NH mới xuất hiên trên thị trường với lãi suất ưu đãi hơn, Agribank với sự tồn tại lâu đời không thu hút họ quay trở lại. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  48. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank chi nhánh TTH 2.2.1. Quy định về sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Mô tả nghiệp vụ Agribank cung cấp đến KH sản phẩm Thấu chi tài khoản, tạo điều kiện cho KH giải quyết nhanh chóng những vấn đề cấp bách về tài chính khi chưa đến kỳ nhận lương hoặc các nguồn thu nhập khác. 2.2.1.2. Hình thức bảo đảm tiền vay Cho vay Thấu chi tại Agribank không có đảm bảo bằng tài sản. 2.2.1.3. Loại tiền thấu chi Việt Nam Đồng (VND) 2.2.1.4. Đối tượng và điều kiện vay vốn Khách hàng nhận lương qua tài khoản thẻ: CB – CNV của các Tổ chức (HCSN, Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, ) có tài khoản trả lương tại Agribank, thời hạn hợp đồng lao động >1 năm. Người vay phải không có dư nợ vay tiêu dùng (trả nợ từ tiền lương) tại Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội sở, các Chi nhánh khác và Phòng Giao dịch trực thuộc). 2.2.1.5. Hạn mức thấu chi - Đối với CB - CNV trong Khối HCSN: tối đa 50 triệu đồng. - Đối với CBNV của các Tổ chức có ký hợp đồng dịch vụ chi lương tại Agribank: tối đa 20 triệu đồng. 2.2.1.6. Thời hạn thấu chi Thời hạn thấu chi tối đa tại Agribank là 12 tháng. Chủ thẻ phải thanh toán tổng nợ thấu chi khi đến hạn. Trường hợp muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ này, chủ thẻ phải đến NH để tiến hành đăng ký sử dụng dịch vụ thấu chi Trườngmới. Đại học Kinh tế Huế 37
  49. 2.2.1.7. Lãi suất cho vay thấu chi Lãi suất cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank là cố định, hoặc thả nổi. - Lãi suất thấu chi trong hạn: Agribank đã quy định tính lãi suất thấu chi theo biểu lãi suất hiện hành. Số tiền thấu chi Số dư nợ Lãi suất thấu chi trong Số ngày thực tế = x x trong hạn thấu chi hạn (theo ngày) thấu chi - Lãi suất thấu chi quá hạn: Ngoại trừ những trường hợp đã có thỏa thuận, lãi suất thấu chi trong hạn được tính bằng 1,5 lần lãi suất thấu chi trong hạn. Số tiền thấu chi = Số dư nợ x Lãi suất thấu chi quá x Số ngày thực thế quá hạn thấu chi hạn (theo ngày) thấu chi quá hạn Trong trường hợp KH được cấp HMTC, song KH đó không sử dụng thì vẫn không bị tính lãi. Tiền lại chỉ phát sinh khi KH thực hiện giao dịch trong HMTC được cấp. 2.2.1.8. Phương thức trả tiền nợ thấu chi và lãi thấu thi NH sẽ tiến hành thu tiền từ Tài khoản của KH, khi trên tài khoản báo Có. 2.2.1.9. Thủ tục vay thấu chi - Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu. - Giấy tờ chứng minh cư trú - Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị cấp/ Gia hạn/ hủy hạn mức thấu chi thẻ ghi nợ (Mẫu: 08/THE) + Hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ (Mẫu: 10/TKDV) - Hồ sơ chứng minh tài chánh: + Xác nhận của đơn vị công tác. + Hợp đồng lao động. + Hồ sơ tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương Quy trình cho vay nói chung và cho vay thấu chi nói riêng là một chuỗi các bước theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo tính nguyên tắc của NH trong việc cho vay. Cán bộ tín dụng căn cứ vào những bước căn bản này để thực hiện, tuy nhiên, mỗi nhân viên có thể linh động cho nhiều trường hợp để phù hợp với từng tình huống. Dưới đây là quy trình cho vay thấu chi lương của Agribank.  Bước 1: Tư vấn và giới thiệu khách hàng về sản phẩm thấu chi lương Nhân viên Agribank tư vấn và giới thiệu cho KH về sản phẩm thấu chi lương.  Bước 2: Phát hồ sơ cho khách hàng.  Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hoàn chỉnh của khách hàng.  Bước 4: Thẩm định hồ sơ của khách hàng Tiến hành thẩm định hồ sơ thấu chi tài khoản của khách hàng  Bước 5: Trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt hồ sơ của khách hàng Lập tờ trình cùng với kết quả thẩm định trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt.  Bước 6: Xét duyệt hồ sơ thấu chi và thông báo khách hàng 6.a. Trong tường hợp HMTC đề nghị từ khách hàng vượt quá thẩm quyền xét duyệt của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo đơn vị lập tờ trình để trình hồ sơ lên Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền phê duyệt. 6.b. Khi hồ sơ đã được duyệt bởi lãnh đạo đơn vị hoặc Tổng Giám đốc, thực hiện thông báo cho khách hàng. 6.c. Trong trường hợp HMTC không được duyệt: thông báo KH và lý do rõ ràng.  Bước 7: Chuyển hồ sơ thấu chi đã được duyệt sang trung tâm thẻ Đơn vị Agribank gửi danh sách KHTC được duyệt thấu chi cho Trung tâm thẻ, để nhập vàoTrường hệ thống và kích hoĐạiạt thấu chi.học Kinh tế Huế 39
  51.  Bước 8: Quản lý hồ sơ, theo dõi, thu nợ, thu lãi. Thực hiện việc theo dõi hồ sơ, thu lãi, thu nợ khi có phát sinh thấu chi.  Bước 9: Tất toán/ thanh lý hồ sơ thấu chi hoặc chuyển nợ quá hạn. - Khi hồ sơ thấu chi đến hạn hoặc KHTC yếu cầu tất toán trước hạn tiến hành thu đầy đủ nợ và lãi để thực hiện tất toán/ thanh lý hồ sơ. - Khi hồ sơ thấu chi đến hạn, KHTC chưa trả đầy đủ nợ và lãi: chuyển hồ sơ sang nợ quá hạn.  Bước 10: Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ. 10.a. Thực hiện theo dõi hồ sơ nợ quá hạn và thực hiện thu hồi nợ. 10.b. Trình lãnh đạo về hồ sơ quá hạn để xử lý nợ quá hạn. 2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay thấu chi tại Agribank CN Thừa Thiên Huế 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Để đánh giá được sơ bộ về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, ta tiến hành đánh giá hai chỉ tiêu nổi bật là tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi/ Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ thấu chi. Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015 STT CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 (%) (%) 1 Dư nợ cho vay TC 2.134 3.356 4.821 57,26 43,65 2 Dư nợ cho vay TD 65.342 87.211 132.096 33,47 51,47 Tỷ trọng Dư nợ CVTC/ 3 3,27 3,85 3,65 Dư nợ CVTD (%) Trường(Nguồn: Đại Phòng Tín học dụng T ỉKinhnh Agribank tếvà tính Huế toán của tác giả) 40
  52. Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cho vay TD với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn, Có thể coi đây là mảng tín dụng nhiều tiềm năng được rất nhiều KH quan tâm. Qua bảng 2.6, ta thấy tốc độ tăng của Dư nợ cho vay thấu chi và Dư nợ cho vay TD tăng theo từng năm trong giai đoạn 2014 – 2016. Cho thấy quy mô của hoạt động cho vay thấu chi đang dần được mở rộng trên địa bàn. Tỷ trọng của Dư nợ CVTC/ Dư nợ CVTD biến động không đều qua 3 năm: Năm 2014 là 3,27%; năm 2015 là 3,85%; năm 2016 là 3,65%. Con số này là rất nhỏ đối với một NH luôn hướng đến việc phát triển đều mọi nghiệp vụ như Agribank. Do vậy, NH cần chú trọng hơn nữa về hoạt động này trong thời gian tới. Bảng 2.7: Tình hình hoạt động cho vay theo hạn mức thấu chi tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng ST Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU T 2014 2015 2016 (+/-) % (+/-) % 1 Tổng HMTC 2.694 3.652 5.549 958 35,56 1.897 51,94 2 Dư nợ thấu chi 2.134 3.356 4.821 1.222 57,26 1.465 43,65 3 Nợ quá hạn 52 38 12 - 14 - 26,92 - 26 - 68,42 4 Lãi thấu chi 355 502 725 147 41,41 223 44,42 5 Tỷ lệ NQH/ Dư 2,44 1,13 0,25 nợ TC (%) (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi trên dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là không cao, nhưng xét riêng về kết quả hoạt động cho vay thấu chi thời gian qua tại NH khá khả quan. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. - Tổng HMTC của CN tăng đều trong 3 năm gần đây. Nhờ vào sự nổ lực trong việc tìm kiếm khách hàng và một số ưu đãi từ phía NH, giúp tăng số lượng hợp đồng thấu chi cũng như HMTC đã tăng lên gần 3 tỷ đồng trong vòng 3 năm. Năm 2016 với Tổng HMTC đạt 5.549 triệu đồng, tăng 1.897 triệu đồng, tương ứng tăng 51,94% so với năm 2015, đây là một mức tăng đáng khen ngợi trong một năm kinh tế thị trường khó khăn. NH đạt được tốc độ tăng nhanh như vậy, nhưng nếu so sánh Tổng HMTC của chi nhánh với một vài NH đối thủ trên địa bàn thì con số này vẫn còn rất nhỏ. - Số tiền thu lãi từ hoạt động cho vay thấu chi là một con số rất nhỏ trong tổng thu nhập của NH. Tuy nhiên, con số này sẽ phản ánh được hiệu quả của hoạt động cho vay thấu chi của toàn chi nhánh. Tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, lãi thu từ hoạt động cho vay thấu chi tăng đều theo từng năm, cụ thể đến năm 2016 con số này là 725 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng so với năm 2015. - Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cho vay theo HMTC đối với những khách hàng có độ tin tưởng cao đối với NH, nên Nợ quá hạn của hoạt động này là rất nhỏ. Bởi vì đối tượng KH là CB – CNV có tài khoản trả lương tại NH, kết hợp với công tác quản lý vốn ổn định nên NQH giảm dần theo tùng năm. Từ 52 triệu đồng năm 2014, xuống còn 12 triệu đồng năm 2016, đây là một con số đáng mừng đối với một NH. Điều này dẫn đến tỷ lệ NQH/ dư nợ cho vay thấu chi cũng rất nhỏ và giảm dần trong giai đoạn 3 năm 2014 – 2016. Năm 2016 là 0,25%; nếu NH cần tiếp tục duy trì những chính sách quản lý vốn, hỗ trợ KH để con số này là nhỏ nhất trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  54. 2.2.3.2 Hạn mức thấu chi theo đối tượng khách hàng Bảng 2.8: Tổng hạn mức cho vay thấu chi theo đối tượng KH tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng HMTC 2.694 100 3.652 100 5.549 100 Theo đối tượng 1 CB - CNV của 2.502 92,87 3.511 96,14 5.396 97,24 Agribank 2 KH được trả lương 192 7,13 141 3,86 153 2,76 qua Agribank (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) Hạn mức cho vay theo HMTC tại Agribank CN Thừa Thiên Huế với đối tượng KH là CB – CNV của các TCKT được trả lương qua TK mở tại Agribank khá thấp. Cụ thể: năm 2014, tỷ trọng của KH chi lương là 7,13% và giảm xuống còn 3,86% vào năm 2015, và 2,76% vào năm 2016. Tỷ trọng còn lại là của CB - CNV của Agribank. Như vậy, hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của chi nhánh chủ yếu là CB – CNV của NH, điều đó giúp hạn chế rủi ro trong cho vay thấu chi của NH. Tuy nhiên, tỷ trọng này là tương đối thấp đối với NH. Để mở rộng thị trường cho vay thấu chi tín chấp chi nhánh cần đẩy mạnh liên kết với các đơn vị tiến hành chi lương qua NH, giúp tăng lượng KH thấu chi lương với chi nhánh, qua đó triển khai sản phẩm thấu chi đến nhiều đối tượng KH khác. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  55. 2.2.3.3. Tình hình khách hàng đăng ký hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi Bảng 2.9: Tình hình khách hàng đăng ký hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: người STT Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 (+/-) % (+/-) % 1. Số KH chi lương qua thẻ 2.705 3.015 3.475 310 11,46 460 15,26 2. Số KH đăng ký dịch vụ TC 115 126 146 11 9,57 20 15,87 CB - CNV của Agribank chi 86 85 84 -1 -1,16 -1 -1,18 nhánh TTH KH được trả lương qua 29 41 62 12 41,38 21 51,22 Agribank của các TCKT 3. Tỷ lệ KH đăng ký TC/ KH 4,25 4,18 4,20 chi lương (%) (Nguồn: Phòng Dịch vụ Marketing Agribank và tính toán của tác giả) Qua bảng 2.9, ta thấy số lượng KH đăng ký dịch vụ vay theo HMTC tăng lên theo từng năm. Năm 2016 đạt 146 khách hàng, tăng 15,87% so với năm trước đó 2015). Nhờ cung cấp gói sản phẩm thích hợp, vừa chi lương vừa thấu chi tài khoản mà số lượng KH có chi lương tại NH biết đến và đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi ngày càng tăng. Mặc dù, con số này tăng lên, nhưng so sánh với các NH khác trên địa bàn thì số lượng KH đăng ký dịch vụ thấu chi tại Agribank còn rất thấp. Sự gia tăng của số lượng KH đăng kí thấu chi tại NH là do sự tiện lợi và lợi ích của hình thức này mang lại. KH được cấp một HMTD để có thể chi tiêu trước trả tiền sau, đồng thời KH không phải mang nhiều theo tiền mặt nhưng vẫn có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Hơn nữa, chính sự phát triển của khoa học côngTrường nghệ cũng như hĐạiệ thống cơhọc sở hạ t ầngKinh phục vụ chotế ho Huếạt động thanh toán 44
  56. thẻ đang được đầu tư và cải thiện là một trong những yếu tố để thúc đẩy số lượng KH sử dụng thẻ NH. Tuy nhiên, tỷ lệ KH đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi/ KH chi lương của NH. Tỷ lệ KH đăng ký TC/ KH chi lương tại NH còn rất khiêm tốn: 4,25% (năm 2014); 4,18% (năm 2015); 4,20% (năm 2016). Nguyên nhân chủ yếu là do NH vẫn chưa xây dựng một bộ phận chuyên phát triển về dịch vụ thấu chi, do đó KH chưa biết đến nhiều về sản phẩm này, cũng như khai thác các tính năng sản phẩm này của NH. Cho thấy NH vẫn chưa thực sự quan tâm đến phát triển hoạt động cho vay này. 2.3. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank 2.3.1. Các tiêu chí so sánh hai sản phẩm Người tiêu dùng được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hình thức cho vay tiêu dùng từng lần và cho vay thấu chi mang lại. Hai nghiệp vụ này đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp thiết trong đời sống mà không được dự tính trước. Song mỗi hình thức lại có một đặt điểm riêng, tùy vào khả năng và kiều kiện của từng đối tượng khách hàng để lựa chọn hình thức vay phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh những đặc điểm của hai hình thức này, qua đó ta có hình dung rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm của hai sản phẩm cho vay thấu chi và cho vay tiêu dùng từng lần. Bảng 2.10: So sánh sản phẩm cho vay thấu chi và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần của Agribank – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đặc điểm Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay tiêu dùng từng lần Đối KH có tài khoản trả lương tại Đối tượng thỏa mãn điều kiện: tượng Agribank thuộc các đối tượng sau: - Hộ gia đình, cá nhân có thu cho vay - Đối tượng 1: CB – CNV khối nhập thường xuyên, ổn định có TrườngHCSN củ a ĐạiAgribank học. Kinhnhu c ầutế vay đHuếể mua sắm nhà ở, 45
  57. - Đối tượng 2: KH có tài khoản phương đi lại trả lương của các tổ chức khác - Các hộ kinh doanh tại một địa được mở tại Agribank điểm ổn định (cửa hàng tại gia đình, kiốt, trung tâm thương mại ). Mức vay - Đối tượng 1: tối đa 50 triệu đồng. Không quá 50 triệu đồng. - Đối tượng 2: tối đa 20 triệu đồng. Thời hạn Tối đa 12 tháng Tối đa 60 tháng vay Bảo đảm Vay không có đảm bảo bằng tài - Có TSĐB cho khoản vay tiền vay sản - Không có TSĐB cho khoản vay. Phương Hệ thống tự động trích tiền để trả KH trả gốc và lãi hằng tháng. thức trả nợ nợ và lãi vay của KH khi TK báo Có. Lãi suất 1,2%/ tháng 0,875%/tháng Thủ tục - Giấy CMNN/ Hộ chiếu. - Giấy CMNN/ Hộ chiếu. vay - Hồ sơ vay vốn theo mẫu. - Giấy tờ chứng minh cư trú. - Hợp đồng lao động. - Giấy đề nghị vay vốn theo - Hồ sơ tài chính. mẫu. - Xác nhận của đơn vị công tác. - Danh sách chi lương tháng gần nhất. (Nguồn: Website www.agribank.com.vn) Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. 2.3.2. Nhận xét sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản và sản phẩm cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank 2.3.2.1. Đối với ngân hàng - Đối tượng của hình thức vay tiêu dùng từng lần và cho vay thấu chi đều áp dụng cho khách hàng có điểm chung là thu nhập đều đặn và ổn định, song hình thức vay tiêu dùng từng lần hướng đến phạm vi KH rộng hơn so với hình thức vay thấu chi. Vì vậy, điều kiện cho vay tiêu dùng từng lần chặt chẽ hơn, chẳng hạn như: KH vay tiêu dùng từng lần phải khai báo rõ ràng mục đích vay vốn, - Hạn mức cho vay đối với cả hai loại hình cho vay trên là như nhau, tối đa 50 triệu đồng. Đối với hình thức vay thấu chi đối tượng có thu nhập ổn định, được tin tưởng hơn sẽ cấp HMTC cao hơn và ngược lại. Việc đưa ra một hạn mức cho vay hợp lý sẽ hạn chế những tổn thất không đáng có cho NH khi rủi ro xảy ra. Hạn mức cho vay không ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức vay của NH mà nó phục thuộc vào những yếu tố khác như sở thích, mục đích sử dụng - Đặc điểm của hình thức cho vay thấu chi là tính rủi ro cao, do vậy thời hạn cho vay của hình thức phải là ngắn hạn, trong khi đó thời hạn của hình thức cho vay tiêu dùng từng lần là ngắn và trung hạn. Thời hạn cho vay thấu chi là dưới 1 năm sẽ giúp NH quản lý chặt chẽ những khoản vay và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. - Hình thức đảm bảo tiền vay của hình thức vay thấu chi và hình thức vay tiêu dùng từng lần là khác nhau. Hình thức vay thấu chi chỉ cấp tín dụng cho những KH có độ tin cậy, và uy tín cao với NH. Do đó, Agribank áp dụng hình thức vay không cần TSĐB cho nghiệp vụ này. Ngược lại, với hình thức cho vay tiêu dùng từng lần, NH tùy vào món vay và thỏa thuận với KH để áp dụng hình thức đảm bảo món vay phù hợp. - Phương thức trả nợ của hình thức cho vay thấu chi là thông qua tài khoản thẻ, khi tài khoản báo Có (chẳng hạn: Lương của KH được chuyển vào tài khoản, KH nộp tiền vào TK ), NH sẽ tự động trích tiền để trả nợ và lãi vay, đây là một phương thức trả nợ rất thuận tiện cho KH, song lại khó khăn cho NH trong việc quản lý khoản vay. Đối với hìnhTrường thức cho vay TDĐại từng lầhọcn, NH ti ếKinhn hành thu lãi tế và gốHuếc hằng tháng, điều 47
  59. này hạn chế khả năng thất thoát vốn của NH. - Lãi suất cho vay thấu chi hiện tại cao hơn cho vay TD từng lần (1,2% > 0,75%), nên NH sẽ thu lợi cao hơn từ hoạt động cho vay thấu chi. Do vậy, nếu đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ này và quản lý tốt các khoản chi phí thì NH sẽ đạt được lợi nhuận cao. - Thủ tục vay thấu chi đơn giản hơn so với thủ tục vay tiêu dùng, vì tính chất và thời hạn của nó. Nên NH sẽ giảm được nhiều thời gian và chi phí đối với hoạt động này. - Cho vay TD từng lần với các hợp đồng cho vay với các cửa hàng, hộ gia đình thì NH sẽ phải chờ đợi KH tìm đến vay khi có nhu cầu. Trong khi đó, cho vay thấu chi sẽ khích thích KH sử dụng khoản vay của mình qua HMTC. 2.3.2.2. Đối với khách hàng - Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay thấu chi là hình thức cấp tín dụng linh hoạt hơn cho vay TD từng lần, KH chỉ cần đến NH làm thủ tục vay vốn một lần thì có thể sử dụng dịch vụ trong 1 năm, trong thời gian đó KH có thể thay đổi khoản vay trong giới hạn cho phép mà không cần thay đổi hồ sơ vay vốn. - Thủ tục đăng ký vay thấu chi đơn giản hơn so với thủ tục vay tiêu dùng từng lần, tạo điều kiện thuận lợi cho KH trong thủ tục vay, tiết kiệm được thời gian và chi phí. - Lãi suất cho vay thấu chi cao hơn gấp khoảng 1,3 lần so với lãi suất cho vay tiêu dùng từng lần, song xét về chi phí lãi phải trả KH vay thấu chi chỉ phải trả lãi trên khoản vay tính theo ngày thực tế sử dụng, điều này sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay cho KH. - Hình thức cho vay thấu chi tài khoản rất thuận tiện cho KH trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản nhờ liên kết các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking , giúp thỏa mãn được mọi nhu cầu của KH mọi lúc mọi nơi mà không cần đến giao dịch tại NH. Trong khi đó, khách hàng vay tiêu dùng từng lần phải đến giao dịch tại ngân hàng và phải đợi kết quả xét duyệt của NH mỗi lần giao dịch. - Cho vay thấu chi có phương thức trả nợ linh hoạt, đơn giản và chủ động hơn hoạt động cho vay tiêu dùng từng lần: chỉ khi TK của KH báo Có thì NH mới tiến hành thuTrường nợ; còn cho vay tiêuĐại dùng thọcừng lần KHKinh phải trả n ợtế theo Huế thời gian quy định 48
  60. đã thỏa thuận từ trước với NH, hình thức trả nợ này mặc dù KH có kế hoạch trả nợ song lại chi phối kế hoạch về dòng tiền của KH trong tương lai. 2.3.3. So sánh hoạt động cho vay thấu chi và cho vay tiêu dùng từng lần tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.3.3.1. So sánh dư nợ cho vay thấu chi và CVTD từng lần tại chi nhánh Bảng 2.11: Bảng dư nợ cho vay thấu chi và tiêu dùng từng lần tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2014 – 2016. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014/2015 2015/2016 STT CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 (+/-) % (+/-) % 1 Dư nợ cho vay TC 2.134 3.356 4.821 1.222 57,26 1.465 43,65 2 Dư nợ CVTD từng lần 60.331 81.449 106.539 21.118 35,00 25.090 30,80 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) Bảng 2.11 cho thấy tốc độ tăng của dư nợ cho vay thấu chi nhanh và lớn hơn so với dư nợ CVTD từng lần. Tuy nhiên dư nợ cho vay thấu chi nhỏ hơn rất nhiều so với dư nợ CVTD từng lần. Năm 2016, dư nợ CVTD từng lần đạt 106,539 triệu đồng, tăng 25.090 triệu đồng (tương ứng tăng 30,80%) so với năm 2015. Từ đó, ta thấy được hoạt động CVTD từng tại chi nhánh có quy mô lớn và phát triển mạnh hơn so với hoạt động cho vay theo HMTC. Nguyên nhân chính do đây là hình thức vay truyền thống, KH thường sử dụng khi có nhu cầu chi tiêu; hình thức CVTD từng lần đem đến rất nhiều lợi ích cho KH, hình thức vay này KH dễ tiếp cận hơn so với hình thức cho vay thấu chi tài khoản. Mặt khác, hình thức vay theo HMTC là một sản phẩm đầy tiện ích nhưng NH còn dè dặt khi cung cấp sản phẩm này vì yêu cầu cho vay thấu chi là KH phải đáp ứng độ tin cậy với NH, đối tượng phù hợp với yêu cầu này là những người có thu nhập cao, ổn định, đang công tác tại cơ quan Nhà nước, doanh nghiTrườngệp uy tín trong Đại địa bàn họctỉnh TTH. Kinh tế Huế 49
  61. 2.3.3.2. So sánh dư nợ cho vay thấu chi và dư nợ CVTD từng lần với đối tượng KH là CB - CNV tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng đối với CB – CNV thuộc khối HCSN của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % Tổng dư nợ CVTD đối với 57.380 100 63.809 100 87.414 100 CB – CNV khối HCSN 1 Dư nợ cho vay thấu chi 2.013 3,51 3.264 5,11 4.722 5,4 2 Dư nợ CVTD từng lần 55.367 96,49 60.545 94,88 82.692 94,6 (Nguồn: Phòng Tín dụng Tỉnh Agribank và tính toán của tác giả) Bảng 2.12 cho ta thấy tổng du nợ CVTD đối với CB – CNV khối HCSN tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng lên theo từng năm. Điều này cho thấy hoạt động CVTD cho CB – CNV khối HCSN của NH đang ngày càng phát triển và được mở rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Dư nợ CVTD trả góp chiếm một tỷ trọng lớn trong dư nợ CVTD đối với khối HCSN (trên 90%). Điều đó cho ta thấy, đa phần KH khối HCSN ưu tiên chọn sản phẩm CVTD trả góp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình hơn là dịch vụ thấu chi tài khoản. Mặt dù tổng dư nợ cho vay thấu chi đối với CB – CNV khối HCSN không lớn, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ CVTD khối HCSN lại tăng nhẹ theo từng năm. Mặt dù KH vẫn chưa quan tâm đến sản phẩm vay thấu chi, nhưng hoạt động này vẫn đang dần phát triển. Cùng với sự nổ lực của đội ngũ nhân viên NH, hoạt động này kỳ vọng sẽ tiến triển hơn trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  62. 2.4. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của Agribank với các NHTM khác trên cùng địa bàn Thừa Thiên Huế Sản phẩm cho vay theo HMTC là một sản phẩm khá mới đối với đa phần các NHTM trên địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên, ngoài Agribank đang nổ lực mở rộng lĩnh vực này, các NH khác trên địa bàn cũng không ngoài mục tiêu đó. Đại diện có 3 NH tiêu biểu đang phát triển mạnh mẽ hoạt động này: NH Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank), NH TMCP Đông Á (DongA Bank), NH TMCP Á Châu (ACB). Để đánh giá được sản phẩm cho vay thấu chi của Agribank so với các NH khác trên cùng địa bàn, cũng như có được cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực này trong tương lai, ta tiến hành so sánh các đặc điểm của cho vay theo HMTC của Agribank và các NH kể trên. Các tiêu chí để phân biệt sản phẩm cho vay thấu chi giữa các NH này: 2.4.1. Lãi suất cho vay thấu chi Bảng 2.13: So sánh lãi suất cho vay thấu chi của Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB Ngân hàng Agribank VP Bank DongA Bank ACB Tên sản Vay thấu chi tài Thấu chi cá Thấu chi tài Vay thấu chi tài phẩm khoản nhân tiêu dùng khoản thẻ khoản Lãi suất 1,2%/tháng 1,55%/tháng 1,4%/tháng 1,5%/tháng (Nguồn: Website của các Ngân hàng trên) Agribank có mức lãi suất thấp hơn rất nhiều (1,2%/ tháng) so với 3 ngân hàng VP Bank, DongA Bank, ACB. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các NH khác, bởi lãi suất là yếu tố hàng đầu cho một quyết định vay vốn. Agribank đã nổ lực trong nhiều mặt để có được mức lãi suất này. Phải kể đến NH đã nổ lực giảm rất nhiều chi phí vận hành, chi phí quản lý nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Ngoài ra, không những được hưởng các ưu đãi về lãi suất thấp, các chi phí chậm trả nợ, phíTrường rút tiền của Agribank Đại lu họcôn thấp hơn Kinh so với các tếngân Huếhàng cổ phần khác. 51
  63. 2.4.2. Một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi Bảng 2.14: So sánh một số phí và lệ phí cho vay thấu chi của Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB Ngân hàng Agribank VP Bank DongA Bank ACB Phí đăng 20.000 đồng/ - KH chi lương Miễn phí Miễn phí ký sử dụng lần qua VP Bank: dịch vụ TC miễn phí. - KH khác: 100.000 đồng /lần Phí quản lý Miễn phí 30.000 – 50.000 Miễn phí 50.000 – 150.000 TK có gắn đồng/tháng đồng/tháng với HMTC Phí gia hạn Miễn phí 75.000 đồng/lần Miễn phí Miễn phí HMTC (Nguồn: Website của các Ngân hàng trên) Đa phần mọi NHTM trên địa bàn đều áp dụng các mức phí đối với dịch vụ vay thấu chi, riêng NH Đông Á miễn phí hoàn toàn, VP Bank có nhiều khoản phí và lệ phí nhất. Mặc dù vậy, nếu so sánh mặt bằng chung tất cả các NHTM, thì Agribank áp dụng một mức thu phí thấp và có thể chấp nhận được (20.000 đồng/1 lần đăng ký sử dụng dịch vụ). Đầu năm 2014, Agribank đã từng áp dụng mức phí mở tài khoản và duy trì sử dụng tài khoản, song 3 năm trở lại đây NH đã xem xét và bỏ khoản phí này. Đây là một điểm lợi rất lớn cho sản phẩm này ở Agribank, giúp KH có được ấn tượng ban đầu, đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh lớn đối với các NHTM khác. Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  64. 2.4.3. Điều kiện cho vay thấu chi Bảng 2.15: So sánh điều kiện cho vay thấu chi của Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB NH Agribank VP Bank DongA Bank ACB Đối - Khách hàng - Điều kiện thấu chi Chủ thẻ là: Khách hàng: tượng có tài khoản trả thế chấp: Có TSĐB - Đối tượng 1: - Tuổi từ 22 vay lương qua theo quy định của KH chi lương đến 55 với nữ Agribank : VPBank. qua Thẻ Đa năng và 60 với nam. + CB – CNV - Điều kiện thấu chi tín Đông Á - Thu nhập của Agribank. chấp: - Đối tượng 2: ròng hàng + CB – CNV + Thời gian công tác CBCNV Khối tháng: của các tổ chức chính thức: từ 12 tháng HCSN + Trên 6 triệu kinh tế khác. trở lên. - Đối tượng 3: đồng - Khách hàng + Mức lương tối Chủ thẻ Vàng tạiTP.HCM và chưa từng có thiểu: 5 triệu đồng/ của NH Đông Á Hà Nội. nợ xấu tại NH tháng. - Đối tượng 4: + Trên 4 triệu và các TCTD + Không có nợ xấu Khách hàng có đồng tại các khác. tại các TCTD trong 12 tài sản thế chấp là tỉnh, thành phố tháng tính đến thời bất động sản. khác. điểm đề nghị vay vốn. - Đối tượng 5: - Thâm niên + Có khả năng tài Cổ đông Ngân công tác trên 24 chính đảm bảo trả nợ hàng Đông Á tháng, tối thiểu đúng hạn. 06 tháng tại + Đạt điểm tín nhiệm đơn vị hiện tại. theo quy định của - Có điện thoại VPBank. cố định. Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Website tếcủa cácHuế Ngân hàng trên) 53
  65. Điều kiện cho vay của sản phẩn cho vay theo hạn mức thấu chi của cả 4 NH trên đưa ra đều được phân loại theo đối tượng KH. Nhìn chung đối tượng của Agribank có phần thu hẹp và chặt chẽ hơn các NH khác. Qua bảng so sánh, ta có thể thấy mỗi NH đều có mỗi tiêu chí phân loại khác nhau, cụ thể: - VP Bank đưa ra điều kiện vay theo hình thức đảm bảo tài sản; NH Đông Á phân loại KH sử dụng thấu chi không theo các tiêu chí cụ thể mà phân thành các nhóm khách hàng riêng biệt với điều kiện chung là chủ thẻ Đông Á; Ngân hàng Á Châu (ACB) đưa ra điều kiện vay căn cứ theo độ tuổi được vay vốn kết hợp với mức thu nhập ròng. - Trong khi đó, Agribank chỉ nhắm đến đối tượng là KH có tài khoản trả lương tại NH. Đây là một phạm vi khách hàng rất nhỏ, mặt dù những đối tượng này sẽ tạo cho NH một sự an toàn nhất định trong việc quản lý khoản vay, song với một phạm vi nhỏ như vậy sẽ rất khó tạo nhiều cơ hội cho những khách hàng uy tín khác có nhu cầu. Do vậy, NH nên mạnh dạn bàn bạc và đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng KH hơn nữa, để tạo được lợi nhuận đáng kể trong hoạt động dịch vụ này. 2.4.4. Hạn mức cho vay thấu chi Bảng 2.16: So sánh hạn mức cho vay thấu chi của Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB NH Agribank VP Bank DongA Bank ACB Hạn - CB – CNV của - Thấu chi - Đối tượng 1: 3 tháng Tối đa 100 mức Agribank: tối đa không có lương nhưng không triệu đồng, thấu 50 triệu đồng TSĐB: 6 tháng quá 50 triệu đồng. tùy theo nhu chi - CB – CNV của lương nhưng - Đối tượng 2: 5 cầu và thu các TCKT có TK không quá 200 tháng lương,không nhập của trả lương qua triệu đồng. quá 50 triệu đồng. KH. Agribank: tối đa - Thấu chi có - Đối tượng 3: tối đa 20 triệu đồng. TSĐB: tối đa 50 triệu đồng. Trường Đại300 triệ u họcđồng. -Kinh Đối tượng 4: tế 70% Huếtrị 54
  66. giá tài sản thế chấp, không quá 50 triệu. - Đối tượng 5: tối đa 1 tỷ đồng. (Nguồn: Website của các Ngân hàng trên) Qua bảng so sánh, ta thấy Agribank có hạn mức thấu chi tối đa nhỏ hơn các NHTM khác. Nói cách khác thì với hạn mức được ấn định như vậy, Agribank rất khó cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Đối với NH VP Bank và DongA Bank, hạn mức thấu chi cao nhất lần lượt là 300 triệu đồng và 1 tỷ đồng. Có thể nói đây là những hạn mức rất cao đối với hình thức này. Do vậy, Agribank sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong việc khai thác sản phẩm, bởi ngoài các yếu tố khác như lãi suất, thời hạn thì người vay sẽ rất quan tâm đến số tiền họ được vay. Do đó, việc đưa ra một HMTC thấp sẽ ít hấp dẫn KH, khiến hoạt động cho vay thấu chi của Agribank hoạt động ít hiệu quả hơn. Tuy vậy, HMTC này phù hợp với 2 nhóm đối tượng của NH, trong khi những NHTM khác lại khá chung chung cho từng đối tượng. Mặc dù HMTC của NH không cao, song với cách ấn định rõ ràng như vậy sẽ giúp KH dễ hiểu, dễ nắm bắt thông tin của sản phẩm và KH cũng hạn chế được rủi ro trong trường hợp không trả được nợ cho NH. 2.4.5. Thời hạn cho vay thấu chi Bảng 2.17: So sánh thời hạn cho vay thấu chi của Agribank và VP Bank, DongA Bank, ACB NH Agribank VP Bank DongA ACB Bank Thời hạn Tối đa 12 Tối đa 12 Tối đa 12 - Tối đa 12 tháng: KH lần cho vay tháng tháng tháng đầu được cấp hạn mức. - Tối đa 24 tháng: KH có đủ điều kiện được NH gia hạn. Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Website tếcủa cácHuế Ngân hàng trên) 55