Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sữa chữa ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình

pdf 104 trang thiennha21 25/04/2022 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sữa chữa ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_dich_vu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sữa chữa ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân thì tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên rất lớn từ các thầy cô cũng như các anh chị ở đơn vị thực tập. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến quý thầy, cô của Trường Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán của trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và vô cùng quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Và đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thầy giáo – Thạc sĩ Đào Nguyên Phi đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo và các anh, chị trong bộ phận kế toán của Công ty CP ôtô Trường Hải - CN Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty, dù rất bận rộn với công việc của mình nhưng các anh, chị vẫn dành chút ít thời gian quý báu để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc cũng như cho tôi thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình thực tập tại công ty. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của tôi còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy, Cô giáo, quý anh, chị ở công ty để bài khóa luận hoàn thiện hơn cũng như có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. TrườngCuối cùng, tôi xin kínhĐại chúc quýhọc Thầy, CôKinh và các anh, tế chị ởHuếcông ty luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc và cuộc sống. Tôi xin chân thành cám ơn! Quảng Bình, tháng 12 năm 2018 Sinh Viên Lê Thị Hồng Đào SVTH: Lê Thị Hồng Đào i
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 NVL TT Nguyên vật liệu trực tiếp 2 CCDC Công cụ dụng cụ 3 TSCĐ Tài sản cố định 4 SXC Sản xuất chung 5 NCTT Nhân công trực tiếp 6 SPDD Sản phẩm dở dang 7 TCKT Tài chính kế toán 8 CP Chi phí 9 GĐ Giám đốc 10 SR Showroom 11 DV Dịch vụ 12 DVSC Dịch vụ sửa chữa 13 KT Kế toán 14 BHYT Bảo hiểm y tế 15 BHXH Bảo hiểm xã hội 16 KPCĐ Kinh phí công đoàn 17 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp Trường18 ĐạiCPSX học KinhChi phí sản xutếất Huế 19 CN Chi nhánh 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 DDCK Dở dang cuối kỳ 22 SL Số lượng SVTH: Lê Thị Hồng Đào i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 – 2017 38 Bảng 2.3: Tình hình kết quả SXKD của công ty giai đoạn 2015- 2017 40 Bảng 2.4: Bảng tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho RO18100049 46 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu 48 Bảng 2.6: Bảng chấm công tháng 10 năm 2018 .56 Bảng 2.7: Bảng kế toán các khoản trích theo lương .57 Bảng 2.8: Bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương NC trực tiếp 57 Bảng 2.9: Bảng phân bổ TK 622102 cho từng RO 61 Bảng 2.10: Bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương NC gián tiếp 64 Bảng 2.11: Nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng sửa chữa .67 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp tài sản tháng 10 năm 2018 69 Bảng 2.13: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ tháng 10/2018 70 Bảng 2.14: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 10/2018 74 Bảng 2.15: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng RO 77 Bảng 2.16: Thẻ tính giá thành cho lệnh sửa chữa RO 18100049 83 Bảng 2.17: Bảng tính giá thành dịch vụ tháng 10/2018 .83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Đào ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu vật tư 43 Biểu 2.2: Phiếu xuất kho phụ tùng .44 Biểu 2.3: Phiếu xuất kho sơn 45 Biểu 2.4: Sổ chi tiết vật tư hàng hóa 47 Biểu 2.5: Sổ cái tài khoản 621102 .52 Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 621102 .53 Biểu 2.7: Số chi tiết TK 622102 .58 Biểu 2.8: Sổ chi tiết TK 6271102 65 Biểu 2.9: Hóa đơn tiền điện tháng 10 năm 2018 71 Biểu 2.10: Hóa đơn tiền nước tháng 10 năm 2018 .72 Biểu 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 627808 .75 Biểu 2.12: Sổ cái TK 154002 - Chi phí SXKD cho lượt SC RO 18100049 .78 Biểu 2.13: Sổ cái TK 154002 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .79 Biểu 2.14: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tháng 10/2018 81 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Đào iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 Sơ đồ 1.2- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 15 Sơ đồ 1.3- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .18 Sơ đồ 1.4- Kế toán chi phí sản xuất chung 19 Sơ đồ 1.5- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. .20 Sơ đồ 1.6- Sơ đồ hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” 23 Sơ đồ 2.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần ôtô Trường Hải 27 Sơ đồ 2.2- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 29 Sơ đồ 2.3- Quy trình sửa chữa ôtô tại công ty cổ phần ôtô Trường Hải 33 Sơ đồ 2.4- Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung 76 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Đào iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC BIỂU iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 I.4. Phương pháp nghiên cứu 4 I.5. Cơ sở khoa học 5 I.6. Kết cấu khóa luận 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ SỬA CHỮA TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về CPSX và tính giá thành dịch vụ trong DN. 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ, DV sửa chữa 7 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 8 1.1.2.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 8 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất 9 1.1.3. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 11 1.1.3.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 11 1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 11 Trường1.1.4. Mối quan h ệĐạigiữa chi phíhọc sản xu ấKinht và giá thành tế sản phHuếẩm dịch vụ 12 1.2. Nội dung công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. 13 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm DV. 13 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 13 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 13 1.2.1.3.Mqh giữa đối tượng tập hợp CP và đối tượng tính giá thành 14 SVTH: Lê Thị Hồng Đào v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2.2. Phương pháp tập hợp CPSX và phương pháp tính giá thành 15 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.2.2. Phương pháp tính giá thành 15 1.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 16 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18 1.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 19 1.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 21 1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.2.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.2.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 22 1.2.5. Các hình thức ghi sổ kế toán 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KT TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DV TẠI CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI - CN QUẢNG BÌNH 25 2.1. Tổng quan về công ty 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh 27 2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27 2.1.3.1. Chức năng 27 2.1.3.2. Nhiệm vụ 27 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 28 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 30 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 30 Trường2.1.5.2. Tổ chứ c Đạivận dụng họcchế độ kế toánKinh tế Huế 32 2.1.5.3. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 34 2.1.6. Đặc điểm quy trình CN SC ôtô của công ty CP ôtô Trường Hải 34 2.1.7. Tình hình lao động của công ty 36 2.1.8. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 - 2017 38 2.1.9. Tình hình kết quả SXKD của công ty giai đoạn 2015 -2017 40 SVTH: Lê Thị Hồng Đào vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - CN Quảng Bình 42 2.2.1. Đối tượng và PP tập hợp CPSX tại Công ty CP ôtô Trường Hải 42 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 42 2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 42 2.2.2. Đặc điểm, đối tượng và phương pháp tính giá thành DV tại công ty 83 2.2.2.1. Đặc điểm công tác tính giá thành dịch vụ của công ty 83 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành dịch vụ 83 2.2.2.3. Kỳ tính giá thành 83 2.2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 83 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KT CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DV TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI 85 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần ôtô Trường Hải. 85 3.1.1. Ưu điểm 85 3.1.2. Hạn chế 86 3.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ôtô tại công ty Cổ phần ôtô Trường Hải- Chi nhánh Quảng Bình. 87 3.2.1. Đánh giá về chứng từ sử dụng 87 3.2.2. Đánh giá về tài khoản sử dụng 87 3.2.3. Đánh giá về phương pháp hạch toán 88 3.2.4. Đánh giá về sổ kế toán liên quan 89 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại CN Quảng Bình - Công ty CP ôtô Trường Hải 90 Trường3.3.1. Giải pháp v ềĐạichứng t ừhọc Kinh tế Huế 90 3.3.2. Giải pháp về phương pháp hạch toán 90 3.3.3. Giải pháp về sổ kế toán 91 3.3.4. Các giải pháp khác 91 PHẦN III: KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 SVTH: Lê Thị Hồng Đào vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo động lực lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm. Góp phần đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Tuy nhiên điều này cũng sẽ đồng thời tạo ra nhiều thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động và có các chính sách chính xác, phù hợp để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, muốn tồn tại và có chỗ đứng vững chắc thì các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn đạt được lợi nhuận cao, thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp thì tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt. Bên cạnh việc tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thì công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế cũng không kém phần quan trọng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải hoàn thiện tất cả từ khâu tập hợp chi phí đến xác định giá thành sản phẩm. Để hoàn thiện điều này, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạTrườnggiá thành sản ph ẩmĐại được coi học là biện phápKinh quan tr ọngtế đ ểHuếđứng vững trong cạnh tranh thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Tổ chức kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp lý của chi phí phát sinh SVTH: Lê Thị Hồng Đào 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi trong doanh nghiệp ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm có hiệu quả. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh. Nhận thấy rõ vai trò và sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ, nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần ôtô Trường Hải, được tiếp cận với điều kiện thực tế cùng với kiến thức được học từ nhà trường, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sữa chữa ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ về những lý luận cơ bản của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại doanh nghiệp.  Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất: Trình bày một cách tổng quan về bộ máy quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đi sâu vào tìm hiểu cụ thể về phương pháp, kỹ thuật tập hợp các chi phí sản xuất, từ đó tính ra giá thành sản phẩm dịch vụ. Thứ hai: Tìm ra những điểm giống và khác nhau trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ giữa thực tế tại doanh nghiệp với cơ sởTrườnglý luận. Đại học Kinh tế Huế Thứ ba: Thông qua quá trình tìm hiểu đó, đưa ra ý kiến, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sửa chữa xe ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải- Chi nhánh Quảng Bình. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sửa chữa xe ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình. Từ đó, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của bản thân, đồng thời tìm ra những mặt hạn chế để hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại công ty.  Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình. -Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 24/09/2018 đến 30/12/2018. Số liệu mô tả các nghiệp vụ về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ sửa chữa xe ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình trong tháng 10/2018. Số liệu phân tích tài sản nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh được thu thập qua 3 năm 2015-2017. Số liệu phân tích tình hình lao động tại công ty được thu thập qua 3 năm 2016- 2018. Trường-Về nội dung: Công Đại ty cổ phhọcần ôtô Trư Kinhờng Hải vớ itế các hoHuếạt động chính là kinh doanh xe ôtô, bán phụ tùng, sữa chữa, bảo dưỡng xe. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn lực có hạn nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về cách thức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành của loại hình dịch vụ sửa chữa xe ôtô tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi I.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được năm mục tiêu đã đề ra và đạt hiệu quả cao nhất, trong bài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như sau:  Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: giáo trình kế toán giá thành của TS. Phan Đức Dũng, giáo trình kế toán tài chính 1- Đại học kinh doanh Hà Nội, các nguồn thông tin trên Internet, tạp chí kế toán (2013) “Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức”, các văn bản, quy định của nhà nước trong doanh nghiệp như thông tư 200/2014/ TT- BTC, chuẩn mực số 01 nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để nghiên cứu các văn bản, quy định của nhà nước trong doanh nghiệp. - Phương pháp quan sát: Đầu tiên là quan sát một cách tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp đến là đi sâu quan sát các công việc của bộ phận kế toán, các chứng từ kế toán Phương pháp này giúp nắm được quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên kế toán tại công ty. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty, thu thập thông tin, số liệu. Đồng thời xác minh những thông tin tự tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp nhà quản Trườnglý và các nhân viên Đạikế toán c ủhọca công ty. Kinh tế Huế - Phương pháp ghi chép, in ấn: Ghi chép lại những gì quan sát được như công việc mà kế toán viên thực hiện hằng ngày, hằng tháng hoặc cuối mỗi quý, mỗi năm, quy trình luân chuyển chứng từ Ghi chép lại những thông tin được chia sẻ từ kế toán hướng dẫn mình. Tiến hành in ấn các tài liệu, các chứng từ cần thiết phục vụ cho bài khóa luận. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp xử lý số liệu: Các công cụ được sử dụng để xử lý số liệu là phần mềm excel, máy tính - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng kỹ thuật so sánh số tương đối, số tuyệt đối. Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh để xử lý và phân tích biến động của từng chỉ tiêu. Phương pháp này là để phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tình hình lao động của công ty. - Phương pháp phân tích số liệu: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập được và so sánh để tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty. Phân tích những khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận thích hợp. - Phương pháp sơ đồ: Phương pháp này sử dụng để vẽ các sơ đồ tập hợp chi phí, các sơ đồ kết chuyển. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu (sách, báo ) đã thu thập được, cũng như tổng hợp những kiến thức đã được học. I.5. Cơ sở khoa học  Cơ sở lý luận: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ là một phần hành rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Qua nghiên cứu các đề tài của các anh chị khóa trước, tôi thấy rằng đề tài tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ đã được thực hiện khá nhiều nhưng chủ yếu là trong các lĩnh vực như du lịch, khách sạn, ăn uống, Ví dụ như khóa luận của Trần Thị Hoa Ly - Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịTrườngch DMZ, Còn trong Đại lĩnh v ựchọc sửa chữ aKinh xe ôtô thì v ẫntế chưa Huế thấy một nghiên cứu nào trước đây.  Cơ sở thực tiễn Đề tài này không phải là mới nhưng có một điểm đặc biệt ở đề tài này là tính giá thành của một sản phẩm vô hình đó là dịch vụ sửa chữa xe ôtô chứ không phải là một sản phẩm hữu hình. Đề tài được đánh giá là khá phức tap. Điểm mạnh SVTH: Lê Thị Hồng Đào 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi của tôi chính là đã mạnh dạn thực hiện đề tài này. Đặc biệt địa điểm thực tập tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình là một địa điểm thực tập rất mới. Chính vì vậy, bài khóa luận sẽ giúp công ty nhận diện được những hạn chế còn tồn tại trong công ty để từ đó có hướng giải quyết thích hợp. Hy vọng rằng với kiến thức được học tại trường và qua tìm hiểu thực tế sẽ giúp tôi hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. I.6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo thì bài khóa luận gồm có ba phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ sửa chữa trong doanh nghiệp dịch vụ. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - Chi nhánh Quảng Bình. Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - CN Quảng Bình. Phần III: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Đào 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ SỬA CHỮA TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ, dịch vụ sửa chữa  Khái niệm: - Theo Luật giá 2013, dịch vụ được định nghĩa như sau: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau” ( Luật giá 2013) - Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu marketing hiện đại như Philip Kotler và Armstrong, dịch vụ lại được định nghĩa như sau: “Dịch vụ là bất kỳ hành động hay lợi ích nào một bên có thể cung cấp cho bên khác mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào cả” (Nguyên lý tiếp thị, Philip Kotler và Armstrong - 2012) - Từ các khái niệm về dịch vụ, chúng ta có thể hiểu dịch vụ sửa chữa xe ôtô là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa bộ phận cung ứng dịch vụ sửa chữa xe ôtô và khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ sửa chữa của khách hàng.  Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ: Trường- Dịch vụ là ngành Đại kinh tế họccó đặc đi ểKinhm riêng, khác tế biệ t Huếso với các ngành sản xuất vật chất thông thường. Ngành dịch vụ là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. - Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy thường không có hình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện bằng lợi ích cho khách hàng thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng phục vụ. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tính không thường xuyên, phụ thuộc vào yếu tố khách quan của đối tượng nhiều hơn. - Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụ thường thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo quy trình thực hiện dịch vụ hoặc theo từng đơn đặt hàng. - Đối tượng của ngành dịch vụ luôn di động và rất phức tạp, số lượng dịch vụ, mức độ phức tạp và thời gian thực hiện dịch vụ là khác nhau. Vì có những đặc điểm trên nên đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ cũng sẽ khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới sự chuẩn xác, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí sản xuất. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 1.1.2.1. Khái niệm về chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau: - Theo TS. Ngyễn Thế Khải, CPSX được định nghĩa như sau: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”. ( Kế toán sản xuất, TS. Nguyễn Thế Khải - 2010) Trong đó: + Hao phí lao động sống: Là toàn bộ tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm. Trường+ Hao phí lao độ ngĐại vật hóa: học Là toàn bKinhộ giá trị tư litếệu sả nHuế xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, dich vụ. - Theo TS. Phan Đức Dũng, chi phí sản xuất lại được định nghĩa như sau: “Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm” ( Kế toán giá thành, TS. Phan Đức Dũng - 2006) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tóm lại, chúng ta có thể hiểu rằng CP kinh doanh DV là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các CP khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Những nhận định về CPSX có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí, nhưng tất cả đều thừa nhận: Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích SXKD của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất Thông thường người ta hay sử dụng các tiêu thức phân loại chủ yếu sau:  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí - Chi phí NVL: Là toàn bộ chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, các NVL khác tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương phải trả gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương của người lao động. - Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao của tất cả các tài sản cố định phải trích trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng Trườngtiền tại doanh nghi ệĐạip như tiế phọc khách, h ộKinhi họp tế Huế  Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chi phí NCTT: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, tổ sản xuất ). - Chi phí bán hàng: Bao gồm lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao động trong hoạt động bán hàng, chi phí về CCDC, NVL, nhiên liệu, khấu hao thiết bị, TSCĐ sử dụng trong hoạt động bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương của người quản lý tại các bộ phận của doanh nghiệp, các chi phí như: chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm của bộ phận quản lý. - Chi phí khác: Bao gồm những chi phí phát sinh không thuộc các nhóm chi phí trên như: chi phí tài chính, chi phí bất thường  Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.  Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử chi phí - Chi phí khả biến: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương đương tỉ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Ngược lại, nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số. Trường- Chi phí bất biến Đại: Là những học chi phí khôngKinh thay đổi tế về tổngHuế số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định. Nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những CP bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí. Mỗi cách phân loại CP nêu trên đều có tác dụng và có ý nghĩa riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Các doanh nghiệp cần phải đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét, nghiên cứu các cách phân loại này. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.1.3. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 1.1.3.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Theo Ths.Đường Thị Huỳnh Liên, giá thành sản phẩm được định nghĩa như sau: “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.” (Kế toán tài chính II, Ths. Đường Thị Huỳnh Liên - 2011) Theo TS. Nguyễn Thế Khải, giá thành sản phẩm lại được định nghĩa như sau: “ Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm, hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành (Kế toán sản xuất, TS. Nguyễn Thế Khải- 2010) Tóm lại, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất. Là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kết quả hoạt động SXKD của DN. 1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại chủ yếu sau:  Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở các định Trườngmức chi phí hiện h ànhĐại và ch ỉ họctính cho đKinhơn vị sản phẩm. tếG iáHuế thành định mức cũng được tính toán trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành - Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC tính cho những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ CPSX và giá thành sản phẩm là hai phạm trù giống nhau về bản chất, đều là hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mặt khác nhau: - Xét về mặt phạm vi: Trong khi chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí nhất định còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã sản xuất hoàn thành. - Xét về mặt lượng: CPSX trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại có liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. CPSX dở dang ĐK Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí thiệt hại Chi phí sản xuất dở trong sản xuất dang cuối kỳ TrườngSơ đồ 1.1: Mối quan Đại hệ giữa học chi phí sản Kinh xuất và giá tế thành Huế sản phẩm - Xét về mặt công tác kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và kế toán giá thành sản phẩm là hai bước công việc kế tiếp nhau. Chỉ khi công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ hoàn thành thì việc tính giá thành mới được thực hiện. Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Khái niệm: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất. ( Kế toán tài chính 1- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Phạm vi giới hạn là nơi phát sinh chi phí (địa điểm phát sinh), như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình công nghệ hay nơi gánh chịu chi phí, như sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng v.v Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, ) hoặc đối tượng chi phí ( sản phẩm, đơn đặt hàng, ) Xác định đối tượng tập hợp chi phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành  Đối tượng tính giá thành - Theo TS. Phan Đức Dũng, đối tượng tính giá thành được định nghĩa như sau: “TrườngĐối tượng tính giá Đại thành là nhhọcững sản phKinhẩm, chi phí tếsản phHuếẩm, là lao vụ mà các chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí” (Kế toán giá thành, TS. Phan Đức Dũng - 2006) - Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành là dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất ( Đơn chiếc hay hàng hoạt) và dựa vào quy trình công nghệ ( Giản đơn hay phức tạp). SVTH: Lê Thị Hồng Đào 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Khác với doanh nghiệp sản xuất, với doanh nghiệp dịch vụ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng hợp đồng và đối tượng tính giá thành là dịch vụ hoàn thành theo hợp đồng đó.  Kỳ tính giá thành sản phẩm - Là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành được các doanh nghiệp xác định khác nhau. - Thông thường, những doanh nghiệp thực hiện dịch vụ với khối lượng lớn, chu kỳ thực hiện ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Với những doanh nghiệp tổ chức tiến hành một dịch vụ hoặc hàng loạt theo từng hợp đồng, chu kỳ tiến hành dịch vụ dài thì kỳ tính giá thành có thể là hàng quý hoặc vào thời điểm mà dịch vụ hay hợp đồng đó hoàn thành. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có điểm giống và khác nhau như sau: - Giống nhau: Về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tưTrườngợng tính giá thành trongĐại doanh học nghiệp. Kinh tế Huế - Khác nhau: Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định những phạm vi, giới hạn cần được tập hợp, phục vụ cho công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ, còn đối với đối tượng tính giá thành thì có liên quan đến kết quả quá trình sản xuất kinh doanh làm căn cứ để lập bảng tính giá thành theo đối tượng đã xác định. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định, tập hợp chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình phương thức tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để tập hợp chi phí sản xuất có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau: - Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. 1.2.2.2. Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp. Có các phương pháp tính giá thành như sau: - Phương pháp giản đơn Trường- Phương pháp h ệĐạisố học Kinh tế Huế - Phương pháp tỷ lệ - Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm - Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Để phục vụ cho khóa luận này, tôi xin nghiên cứu kỹ vào phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp). SVTH: Lê Thị Hồng Đào 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn giản: Sản xuất ít mặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục và có rất ít sản phẩm dở dang, đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành được xác định theo công thức: Tổng giá thành của Giá trị sản CPSX thực Giá trị sản khối lượng SP, DV = phẩm dịch + tế phát sinh - phẩm, dịch vụ hoàn thành vụ DDĐK trong kỳ DDCK Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế sản phẩm đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi trình độ cao. Nhược điểm: Khi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất không trùng với đối tượng tính giá thành thì không thể áp dụng phương pháp này. Mỗi phương pháp tính giá thành đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo vào doanh nghiệp mình để đem lại lợi nhuận tối đa. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. 1.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phươngTrường pháp kê khai thưĐạiờng xuyên học. Phương Kinh pháp kê tế khai Huế thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho, vật liệu, công cụ dụng cụ một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, chính xác. Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vât liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dịch vụ, lao vụ. (Kế toán giá thành, TS. Nguyễn Thế Khải - 2010) Chi phí này thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất kho sử dụng, bao gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi thu mua về nơi nhập kho.  Chứng từ sử dụng: Phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu nhập kho nguyên vật liệu, hóa đơn GTGT  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản trung tâm: Tài khoản 621– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tài khoản liên quan: Tài khoản 152, TK 111, TK 112, TK 331  Phương pháp hạch toán: TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVLTT Kết chuyển chi phí NVLTT để thực hiện dịch vụ trong định mức TK 111, 112, 331 TK 632 Mua NVL chyển thẳng Trườngđể th ựĐạic hiện DV học KinhKết chuy ểntế chi phíHuế TK 133 NVL vượt định mức Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên SVTH: Lê Thị Hồng Đào 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 621  Báo cáo tài chính: Nguyên vật liệu khi mua về nhập kho sẽ được đưa vào TK 152. Hình thành nên chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (mã số 140) trên bảng cân đối kế toán. Khi xuất kho đưa vào sử dụng, tài khoản 152 sẽ được tập hợp sang tài khoản 621, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154. Số dư bên nợ TK 154 sẽ được ghi vào chỉ tiêu “CPSX kinh doanh dở dang dài hạn” (mã số 241). Sau khi việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành thì sẽ hình thành nên giá vốn dịch vụ. Chỉ tiêu giá vốn dịch vụ này sẽ được ghi vào chỉ tiêu thứ 4 - Giá vốn hàng bán (mã số 11) trên báo cáo kết quả SXKD. 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm. (Kế toán sản xuất, TS. Nguyễn Thế Khải - 2010) Bao gồm: + Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương + Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) Chi phí nhân công trực tiếp liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó còn nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tiến hành phân bổ theo các tiêu thức phù hợp.  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy đề nghTrườngị tạm ứng lương Đại học Kinh tế Huế  Tài khoản sử dụng: -Tài khoản trung tâm: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp -Tài khoản liên quan: +TK 334 – Phải trả người lao động + TK 335 – Chi phí phải trả + TK 338 – Phải trả phải nộp khác SVTH: Lê Thị Hồng Đào 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp hạch toán: TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả NCTT tiến hành DV Kết chuyển chi phí NCTT TK 335 trong kỳ Trích trước tiền lương TK 632 nghỉ phép của CN TK 338 Kết chuyển chi phí NCTT Trích các khoản vượt định mức trích theo lương Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp  Sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 622  Báo cáo tài chính: Tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp sẽ ghi vào TK 334, hình thành nên chỉ tiêu “Phải trả người lao động” (mã số 314) trên bảng cân đối kế toán. Còn các khoản trích theo lương sẽ được ghi vào TK 338 hình thành nên chỉ tiêu “Phải trả ngắn hạn khác” (mã số 319) trên bảng cân đối kế toán. Các TK này sẽ được tập hợp sang TK 622, cuối kỳ sẽ được kết chuyển vào TK 154, số dư bên nợ TK 154 sẽ được ghi vào chỉ tiêu “CPSX kinh doanh dở dang dài hạn” (mã số 241) trên bảng cân đối kế toán. Rồi sau đó hình thành nên giá vốn dịch vụ. Thì chỉ tiêu giá vốn dịch vụ này sẽ được ghi vào chỉ tiêu thứ 4 - Giá vốn hàng bán (mã số 11) trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Trường1.2.3.3. Kế toán chi Đại phí sản xu ấhọct chung Kinh tế Huế Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý cho các hoạt động ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội; chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý của phân xưởng, tổ đội; chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. (Kế toán sản xuất, TS. Nguyễn Thế Khải - 2010) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương của nhân viên phân xưởng, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, hóa đơn GTGT của dịch vụ mua ngoài  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản trung tâm: TK 627- Chi phí sản xuất chung - TK liên quan: TK 152, TK 334, TK 338, TK 242, TK 214, TK 141, TK 335, TK 336, TK 331, TK 111, TK 112.  Phương pháp hạch toán TK 334 TK 627 TK 154 Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng Kết chuyển chi phí SXC TK 338 Trích các khoản trích theo lương của NV TK 152 Chi phí nguyên vật liệu TK 214 TK 632 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 153, 242 CPSXC không được phân bổ Phân bổ công cụ dụng cụ ghi nhận CPSXKD trong kỳ TK 111, 112, 331 TrườngCP dịch v ụĐạimua ngoài học Kinh tế Huế TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất chung SVTH: Lê Thị Hồng Đào 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 627  Báo cáo tài chính: Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng sẽ ghi vào TK 334, hình thành nên chỉ tiêu “Phải trả người lao động” (mã số 314); Còn các khoản trích theo lương sẽ được ghi vào TK 338 hình thành nên chỉ tiêu “Phải trả ngắn hạn khác” (mã số 319); NVL, CCDC thì sẽ được ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (mã số141); chi phí khấu hao TSCĐ sẽ được ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn lũy kế” (mã số 223); CP dịch vụ mua ngoài bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng sẽ được ghi vào chỉ tiêu “Tiền” (mã số 111), còn nếu như vẫn chưa trả cho người bán thì sẽ ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người bán ngắn hạn” (mã số 311). Các TK này sẽ được tập hợp sang TK 627, cuối kỳ sẽ được kết chuyển vào TK 154, số dư bên nợ TK 154 sẽ được ghi vào chỉ tiêu “CPSX kinh doanh dở dang dài hạn” (mã số 241) trên bảng cân đối kế toán. Rồi sau đó hình thành nên giá vốn dịch vụ. Được ghi vào chỉ tiêu thứ 4 - Giá vốn hàng bán (mã số 11) trên báo cáo kết quả SXKD. 1.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp trên từng khoản mục, cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển và tổng hợp tất cả vào bên Nợ của tài khoản 154.  Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Phương pháp hạch toán TK 621 TK 154 TK 111, 152 Kết chuyển chi phí Các khoản thu TK 622 NVLTT hồi sau dịch vụ TrườngKết chuyĐạiển chi họcphí Kinh tế Huế TK 632 NCTT TK 627 Kết chuyển giá thành Kết chuyển chi phí Dịch vụ tiêu thụ Sản xuất chung Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên SVTH: Lê Thị Hồng Đào 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 154  Báo cáo tài chính: Số dư bên nợ TK 154 sẽ được ghi vào chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn (mã số 241) trên bảng cân đối kế toán. 1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, dịch vụ chưa kết thúc giai đoạn thực hiện còn đang nằm trong quá trình sản xuất ( chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý). Để tính được giá thành dịch vụ, doanh nghiệp cần kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Trong doanh nghiệp dịch vụ, giá trị sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp dịch vụ bao gồm tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh tính đến thời điểm cuối kỳ. Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm. 1.2.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có phương pháp đánh giá SPDD khác nhau. Dưới đây là ba phương pháp kiểm kê và đánh giá SPDD đang được sử dụng tại các DN:  Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Điều kiện áp dụng: + Áp dụng khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất ( trên 80% tổng chi phí) Trường+ Số lượng sản ph Đạiẩm dở dang họcít so vớ iKinh số lượng sản tếphẩm Huếhoàn thành Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NVL TT dùng cho sản xuất SPDD, các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản để thực hiện, khối lượng tính toán ít nên đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả của kế toán. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Nhược điểm: Chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào sản phẩm dở dang cuối kỳ mà không tính các chi phí sản xuất khác nên thiếu tính chính xác.  Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính hoàn thành tương đương Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. - Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở dang nhiều và không đều nhau. Chi phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng lớn. - Ưu điểm: Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho SPDD. - Nhược điểm : Tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, mang nặng tính chủ quan.  Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Phương pháp này căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thành phẩm, bán thành phẩm và sản phẩm dở dang để tính ra giá trị sản phẩm dở dang. - Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định. - Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn. - Nhược điểm: Mức độ chính xác không được cao vì chi phí không thể đúng bằng chi phí định mức được. 1.2.5. Các hình thức ghi sổ kế toán TrườngTheo điều 122, TT Đại 200/2014/TT học- BTC Kinhcó 5 hình th tếức ghi Huếsổ kế toán sau: - Hình thức nhật ký- sổ cái - Hình thức nhật ký chung - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức nhật ký- chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính SVTH: Lê Thị Hồng Đào 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Căn cứ vào quy mô, đặc điểm SXKD và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán trong công ty. Hiện nay, Công ty cổ phần ôtô Trường Hải đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo nguyên tắc ghi sổ nhật ký chung. Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” Tóm tắt quy trình: Hàng ngày: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó dựa vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK. Nếu doanh nghiệp có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào các sổ chi tiết liên quan. TrườngĐịnh kỳ: Đại học Kinh tế Huế - Cộng số liệu trên Sổ Cái - Lập bảng cân đối số phát sinh - Đối chiếu số liệu sổ cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết - Dựa vào số liệu trên sổ cái đã được kiểm tra lập Báo cáo tài chính. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn ôtô Trường Hải được thành lập vào ngày 29/4/1997, người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị THACO. Trụ sở chính đặt tại số 19 đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Năm 2007, Công ty trách nhiệm hữu hạn ôtô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO). Hiện nay, THACO có 3 văn phòng đặt tại TP.HCM, Hà Nội và Chu Lai. Hiện nay, THACO có 5 văn phòng quản trị đặt tại TP.HCM, Biên Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng và Chu Lai. Từ một cơ sở phân phối ôtô tại KCN Biên Hòa II, Đồng Nai, đến nay Trường Hải đã trở thành công ty ôtô có quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam với đầy đủ chủng loại ôtô, dẫn đầu thị trường về doanh số bán xe thương mại. Sự phát triển bền vững của THACO tại Việt Nam chính là nhờ vào nền tảng Trườngcơ sở hạ tầng vững Đại chắc, các họcSR trưng Kinh bày đi kèm vtếới các Huế xưởng DV phụ tùng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc bảo dưỡng xe định kỳ và nhất là nhờ vào chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn. Tính đến hết năm 2015, Thaco đã xây dựng được hệ thống phân phối gồm 137 showroom/đại lý trải dài trên toàn quốc, cùng với siêu thị ôtô Cần Thơ, Trung tâm TMDV khách sạn Gò Dầu (Tây Ninh), Trạm dừng chân Thaco Bình Phước SVTH: Lê Thị Hồng Đào 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Hiện nay, Thaco là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: Xe du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% - 50%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Năm 2014 và 2015, Thaco là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA). Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ôtô tại Việt Nam, mục tiêu của Thaco là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực.  Một số thông tin về CN Quảng Bình - Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải: Tên công ty: Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải Tên viết tắt: THACO Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần ôtô Trường Hải đăng ký hoạt động chi nhánh ngày 03/04/2009. Mã số chi nhánh: 3600252847-019 Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Phường Phú Hải, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 33.031 m2, trong đó diện tích trưng bày sản phẩm là 2.330 m2, diện tích khối văn phòng 250 m2, diện tích khu nhà xưởng dịch vụ 4.400 m2. Chi nhánh đi vào hoạt động năm 2010 với cơ sở hạ tầng Trườnghiện đại, tiện nghi, trangĐại thiế t bhọcị đồng b ộKinhtheo tiêu chu ẩtến 3S Huếcủa Thaco. Tên người đứng đầu: Nguyễn Thiện Mỹ Điện thoại: 0234.3854444 Fax: 02343854555 Hotline kinh doanh: 0938.907.568 Hotline dịch vụ: 0933.806.408 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh của Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 30/10/2015 bao gồm: Sản xuất và kinh doanh xe thương mại ( THACO bus, THACO trucks) Cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng Ôtô 2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng - Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp. - Sản xuất và kinh doanh xe thương mại, cung cấp dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô. - Nâng cao khả năng kinh doanh, đuổi kịp trình độ quản lý, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển, góp phần phát triển kinh tế đất nước. - Hỗ trợ khách hàng cần bằng mọi cách trong khả năng có thể của công ty. - Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành và thương hiệu Việt có vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng tầm đội ngũ nhân sự. - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và nộp thuế theo đúng quy định nhà nưTrườngớc. Đại học Kinh tế Huế - Tuân thủ các điều luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại . - Không ngừng phát triển nhân lực, tiềm lực tài chính, hiệu quả trong quản lý, kinh doanh cho công ty. - Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tuân thủ các quy định của nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường. - Thaco xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, triết lý kinh doanh của THACO là “Tạo dựng giá trị đóng góp, nâng cao giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ” và nguyên tắc “8 chữ T: Tận tâm - Trung Thực - Trí Tuệ - Tự Tin - Tôn Trọng - Trung Tín - Tận Tình - Thuận Tiện”. - Tạo công ăn việc làm cho công nhân viên. Xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chuyên môn để có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty. - Văn hóa Thaco còn được thể hiện qua chế độ đãi ngộ và phúc lợi (lương, thưởng, các loại bảo hiểm, phụ cấp ) luôn được công ty thực hiện đầy đủ. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty TGĐ CN Quảng Bình NGUYỄN THIỆN MỸ PGĐ CN Quảng Bình TRẦN CÔNG THÂN Trưởng phòng NVQT PGĐ CN PT xe tải –bus TRẦN CÔNG THÂN(K) NG PH NAM TrưởngTrường phòng TCKT ĐạiGĐ SR Foton học QĐKinh xưởng SC xetế tải-bus HuếGĐ SR xe Fuso NGÔ HOÀNG NG P NAM NG KH THÔNG NG P NAM Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Nguồn phòng Hành Chính - Nhân sự) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chức năng nhiệm vụ của từng người trong bộ máy quản lý:  Tổng giám đốc Nguyễn Thiện Mỹ: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh. Phụ trách điều hành công ty.  Phó giám đốc Trần Công Thân: Tham mưu đắc lực cho tổng giám đốc trong mọi lĩnh vực. Giúp cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc. Quản lý tất cả các hoạt động của công ty, có trách nhiệm giải quyết các công việc được giám đốc ủy quyền và có quyền chỉ đạo các phòng ban chức năng. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các công việc do mình trực tiếp thực hiện.  Phó giám đốc chi nhánh xe tải – bus Nguyễn Phương Nam: Quản lý, điều hành các hoạt động liên quan đến dòng xe tải – bus. Phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên.  Giám đốc showroom xe Foton và xe Fuso Nguyễn Phương Nam: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động sản xuất, quản lý các hoạt động trong showroom liên quan đến dòng xe Foton và xe Fuso.  Quản đốc xưởng sửa chữa xe tải - bus Nguyễn Khắc Thông: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động sản xuất, quản lý các hoạt động liên quan đến dịch vụ sửa chữa xe tải - bus trong chi nhánh.  Trưởng phòng nghiệp vụ quản trị Trần Công Thân: Tham gia xây dựng, triển khai và kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động của đơn vị. Tham mưa cho Ban giám đốc về công tác nhân sự, tuyển dụng, tổ chức bộ máy, các chế độ làmTrường việc theo đúng quy Đại định củ ahọc Nhà Nư ớKinhc. tế Huế  Trưởng phòng tài chính kế toán Ngô Hoàng: Cung cấp thông tin về mọi hoạt động kinh doanh cho lãnh đạo, tổng hợp các số liệu và lên báo cáo tài chính đúng kỳ và đúng niên độ. Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của công ty thường xuyên để thuận tiện cho việc ra các quyết định điều hành, quản lý công ty của ban giám đốc. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty cổ phần ôtô Trường Hải – Chi nhánh Quảng Bình được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Nghĩa là toàn bộ công việc kế toán của công ty được thực hiện tại phòng kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính theo quy định. Với cách tổ chức bộ máy quản lý như trên, mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán sẽ trở nên đơn giản, được thực hiện trong một cấp kế toán tập trung, đảm bảo phục vụ tốt, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý ra các quyết định. Trưởng phòng TCKT NGÔ HOÀNG KT bán xe Kế toán Kế toán bán Kế toán Foton kiêm DVPT, Thủ kho xe Fuso tổng hợp thủ quỹ DVSC xe TRƯƠNG HOÀNG LÊ HOÀNG NGUYỄN TUẤN THỊ MINH CHIÊU THỊ MINH THỊ THÙY BAN TRANG LỘC TRANG TRANG Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: (Nguồn phòng Hành Chính - Nhân sự) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng TCKT Ngô Hoàng Điều hành và chịu trách nhiệm trước GĐ về toàn bộ công tác kế toán tại công ty, giúp GĐ về công tác chuyên môn, lập các BCTC, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, tổng kết đánh giá phân tích hoạt động kế toán tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn lưu động và vốn cố định. Cụ thể: Kiểm tra số phát sinh thực tế trong quy trình kinh doanh để phản ánh hiệu quả đạt được của công ty; lập sổ sách theo quy định nhà nước, ghi chép số liệu trên cơ sở số phát sinh thực tế đã được duyệt; chấp hành chế độ báo cáo theo các mẫu biểu do Nhà nước quy định; cập nhật thông tin, chính sách của Nhà nước, phổ biến cho các kế toán viên. Phân công công việc cho kế toán viên. Thiết lập, tổ chức và quản trị dữ liệu tài chính kế toán, quản lý sử dụng phần mềm kế toán tại đơn vị.  Chức năng nhiệm vụ của KT xe Foton và Fuso Hoàng Thị Minh Trang Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán. Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hằng ngày báo cáo cho KT trưởng Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ. Hỗ trợ bộ phận KT khi cần, các công việc khác theo yêu cầu của ban GĐ.  Chức năng nhiệm vụ của Kế toán dịch vụ phụ tùng, dịch vụ sửa chữa xe Nguyễn Thị Thùy Trang TrườngPhản ánh kịp th ờĐạii các CP, nghihọcệp vụ Kinhphát sinh, xác tế định Huếđúng đắn KQKD liên quan đến hoạt động DV sửa chữa xe. Cuối kỳ thực hiện tập hợp chi phí, tính giá thành từng lệnh sửa chữa, xác định KQKD của hoạt động dịch vụ sửa chữa. Bên cạnh đó cũng phải quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức sử dụng nguyên vật liệu, đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Quản trị giá bán phụ tùng: Cung cấp thông tin, giá bán phụ tùng cho tư vấn dịch vụ, kiểm soát giá bán lẻ phụ tùng qua xưởng và khách hàng bên ngoài. Tham gia xây dựng giá bán lẻ phụ tùng mua ngoài.  Chức năng nhiệm vụ chính của kế toán tổng hợp Lê Chiêu Lộc Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thu thập số liệu của tất cả KT viên và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính, thực hiện tập hợp CP và xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và phân tích đánh giá hiệu quả SXKD của đơn vị. Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong ngày.  Chức năng nhiệm vụ của thủ quỹ Hoàng Thị Minh Trang Quản lý, theo dõi, thực hiện các lệnh thu chi tiền mặt. Hỗ trợ khách hàng nhập thông tin đơn hàng và thông tin số tiền thanh toán, in hóa đơn, kiểm tra tiền thừa cho khách hàng  Chức năng nhiệm vụ của thủ kho Trương Tuấn Ban Kiểm tra số lượng chủng loại hàng hoá nhập kho theo chứng từ. Nhập hàng hoá vào kho, sắp xếp đúng nơi quy định, cập nhật thẻ kho, lập hồ sơ, lưu hồ sơ và bảo quản. Lập báo cáo hàng nhập, xuất, tồn cho Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch. Xuất nguyên liệu theo phiếu xuất kho. 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán  Tổ chức hệ thống tài khoản Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp I và cấp II do nhà nước ban hành. NgoàiTrường ra công ty đã chi tiĐạiết đến TK họccấp III, c ấKinhp IV để tiệ ntế cho viHuếệc theo dõi. Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính.  Tổ chức hệ thống chứng từ Công ty cổ phần ôtô Trường Hải sử dụng đầy đủ các biểu mẫu chứng từ theo đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ đó bao gồm: SVTH: Lê Thị Hồng Đào 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Chứng từ về tiền gửi ngân hàng: Ủy nhiệm chi, Séc, phiếu chuyển khoản - Chứng từ lao động tiền lương : Bảng chấm công, sổ theo dõi lao động - Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, thẻ kho - Chứng từ bán hàng : Hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng mua bán ôtô, hợp đồng sửa chữa ôtô - Chứng từ về quỹ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, biên bản kiểm kê quỹ, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán - Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, hóa đơn GTGT, thẻ tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định  Hình thức ghi sổ kế toán Căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán trong công ty. Hiện nay, Công ty cổ phần ôtô Trường Hải – Chi nhánh Quảng Bình đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo nguyên tắc ghi sổ nhật ký chung.  Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Các báo cáo tài chính tại Công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trường- Báo cáo lưu chuy Đạiển tiền tệhọc Kinh tế Huế - Thuyết minh báo cáo tài chính Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phải gửi các báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, chi cục thuế, và các cơ quan quản lý khác. Ngoài những báo cáo bắt buộc, công ty còn phải lập thêm các biểu mẫu khác như: Báo cáo giá thành, báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.5.3. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng - Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC - Kỳ kế toán: Năm (từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch) - Đơn vị tiền tệ: VNĐ (Không sử dụng ngoại tệ) - Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phần mềm kế toán mà đơn vị đang sử dụng: Phần mềm Bravo - Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Hình thức nhật ký chung - Hệ thống tài khoản kế toán công ty: Áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC - Hình thức kế toán: Kế toán trên máy vi tính 2.1.6.Đặc điểm quy trình công nghệ sửa chữa ôtô của công ty CP ôtô Trường Hải. Tiếp nhận Lập lệnh sửa Đàm phán Thực hiện dịch vụ chữa sửa chữa sửa chữa Theo dõi sau sửa Quyết toán sửa chữa, Hoàn tất sửa chữa và chữa xuất HĐ và giao xe kiểm tra chất lượng Sơ đồ 2.3 : Quy trình sửa chữa ôtô tại công ty cổ phần ôtô Trường Hải TrườngQuy trình sửa ch ữĐạia ôtô tại Công học ty cổ phKinhần ôtô Trư ờtếng H ảHuếi trải qua 7 bước: - Bước 1: Tiếp nhận dịch vụ Khi khách hàng đến trạm dịch vụ thì nhân viên tư vấn dịch vụ sẽ tiếp đón khách hàng, ghi thông tin xe và yêu cầu của khách hàng rồi tiến hành kiểm tra xung quanh xe, xác nhận phương án sửa chữa với quản đốc/tổ trưởng. Quản đốc/tổ trưởng từ đó sẽ đưa ra phương án sửa chữa và thời gian hoàn thành. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Bước 2: Lập lệnh sửa chữa Nhân viên tư vấn dịch vụ sẽ tiến hành lập lệnh sửa chữa, yêu cầu thông tin phụ tùng từ thủ kho. Sau khi nhận được thông tin, tư vấn dịch vụ sẽ dự tính chi phí sửa chữa và hoàn tất lệnh sửa chữa. Chuyển lệnh sửa chữa đến trưởng phòng dịch vụ để kiểm tra. - Bước 3: Đàm phán sửa chữa Tư vấn dịch vụ giải thích nội dung sửa chữa và xin chữ ký khách hàng lên lệnh sửa chữa. Nếu như khách hàng đồng ý sửa chữa thì tư vấn dịch vụ lập quyết toán sữa chữa. Quyết toán sửa chữa được gửi đến trưởng phòng dịch vụ để kiểm tra và ký nhận. - Bước 4: Thực hiện sửa chữa Quản đốc/ tổ trưởng sau khi kiểm tra thông tin trên lệnh sửa chữa tiến hành giao việc cho kỹ thuật viên. Thủ kho sau khi nhận lệnh sửa chữa từ quản đốc, lập phiếu xuất kho 2 liên. 1 liên gửi đến KT dịch vụ phụ tùng để hạch toán, liên còn lại chuyển về kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên nhận phụ tùng và tiến hành sữa chữa. - Bước 5: Hoàn tất sửa chữa và kiểm tra chất lượng Sau khi đã hoàn tất sửa chữa, quản đốc/ tổ trưởng sẽ kiểm tra chất lượng sửa chữa và ký xác nhận. - Bước 6: Quyết toán sửa chữa, xuất hóa đơn và giao xe Tư vấn dịch vụ ký tên lên quyết toán sửa chữa, giải thích về các chi phí và công việc sửa chữa. Khách hàng ký xác nhận và thanh toán. Kế toán dịch vụ phụ tùng xuất hóa đơn, chuyển đến thu ngân để thu tiền và viết giấy ra cổng. Bộ phận tư vấn dịch vụ xác nhận lại triệu chứng với khách hàng rồi giao xe. Trường- Bước 7: Theo dõiĐại sau sữ a họcchữa Kinh tế Huế Nhân viên sửa chữa lấy danh sách khách hàng sửa chữa đưa cho bộ phận tư vấn dịch vụ để bộ phận này gọi cho khách hàng sau 2-5 ngày kể từ ngày giao xe. Sau khi nhận được các thông tin phản hồi từ khách hàng, bộ phận này sẽ ghi nhận lại rồi chuyển thông tin cho nhân viên sửa chữa để tổng hợp thông tin phản hồi. Lập báo cáo thông tin phản hồi và tìm ra nguyên nhân, biện pháp tránh tái diễn. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.7. Tình hình lao động của công ty Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 – 2018 BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2016 – 2018 ĐVT: Người Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng lao động 65 72 76 7 10,769 4 5,556 1. Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 41 46 49 5 12,195 3 6,522 Lao động gián tiếp 24 26 27 2 8,333 1 3,846 2. Phân theo giới tính Nam 58 64 66 6 10,345 2 3,125 Nữ 7 8 10 1 14,286 2 25,000 3. Phân theo trình độ Đại học 32 38 40 6 18,750 2 5,263 Cao đẳng, trung cấp 20 22 26 2 10,000 4 18,182 Lao động phổ thông 13 12 10 -1 -7,692 -2 -16,667 (Nguồn phòng Hành Chính – Nhân sự) Qua quan sát bảng 2.1, ta thấy tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 như sau: Tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2017 tổng số lao động là 72 người, tăng 7 người tương ứng tốc độ tăng 10,769% so với năm 2016Trường. Năm 2018 tổng sĐạiố lao độ nghọc là 76 ngưKinhời, tăng 4 tế ngườ iHuế tương ứng tăng 5,556% so với năm 2017. Nguyên nhân của việc tăng lao động là do nhu cầu tuyển dụng của công ty để đáp ứng nhu cầu làm việc, đảm bảo tốt yêu cầu của khách hàng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động. Đồng thời thể hiện được sự thành công của công ty trong việc thu hút nguồn nhân lực, thể hiện sự quản lý nhân sự tốt. Chính sách, ưu đãi đối với người lao động tốt. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Xét theo giới tính: Số lao động nam trong công ty chiếm phần lớn (>86%) trong tổng số lao động của công ty và đang có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2017 tăng 6 người, tương ứng tăng 10,345% so với năm 2016, năm 2018 tăng 2 người tương ứng tăng 3,125% so với năm 2017. Tuy giữa lao động nam và lao động nữ có một sự chênh lệch rất lớn nhưng đây là một xu hướng thích hợp đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe ôtô. Nam giới là lực lượng chủ yếu tham gia vào trong quá trình bán xe, bán phụ tùng cũng cũng như sửa chữa xe ôtô. Còn lao động nữ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu ở khối văn phòng, nhân viên bếp, tạp vụ. - Xét theo trình độ: Số lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động của công ty và đang có xu hướng tăng, chủ yếu là lao động trong khối văn phòng ( như phòng tài chính kế toán, bộ phận kinh doanh DV phụ tùng ). Tiếp đến là trình độ cao đẳng trung cấp, chủ yếu là lao động ở phân xưởng sửa chữa xe ôtô. Còn trình độ lao động phổ thông thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng giảm, chủ yếu là tổ bảo vệ, tạp vụ, bếp Điều này cho thấy công ty đang ngày càng yêu cầu cao về trình độ để nâng cao chất lượng lao động trong công ty. Công ty đang ngày càng đưa vào sử dụng nhiều máy móc, dụng cụ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Vì vậy, việc đòi hỏi trình độ lao động cao là yêu cầu cần thiết để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Xét theo tính chất công việc: Số lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 tăng 5 người, tương ứng tăng 12,195% so với năm 2016; năm 2018 tăng 3 người, tương ứng tăng 6,522% so với năm Trường2017. Còn số lao đ ộĐạing gián ti ếhọcp chiếm tKinhỷ lệ nhỏ hơn. tếNăm 2016Huế là 24 người, năm 2017 tăng 2 người tương ứng tăng 8,333% và năm 2018 tăng 1 người tương ứng tăng 3,846%. Đây là tỷ lệ hợp lý vì công ty hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là kinh doanh xe ôtô và cung cấp dịch vụ sửa chữa ôtô. Lao động trực tiếp có sự tăng lên như vậy là do nhu cầu mua xe cũng như sửa chữa của khách hàng ngày càng tăng qua các năm. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.8. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 - 2017 Qua quan sát bảng 2.2 (xem ở trang sau), ta thấy tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua ba năm 2015 - 2017 như sau: Trước hết ta thấy tổng giá trị TS qua 3 năm đang có xu hướng tăng. Năm 2016 so với năm 2015 thì tổng TS tăng lên 16.781 triệu đồng. Đến năm 2017, tổng TS tăng 633,8 triệu đồng so với năm 2016. Dựa vào bảng cơ cấu TS công ty giai đoạn 2015 - 2017, ta thấy rằng cơ cấu TS công ty đang có xu hướng giảm tỷ trọng TS ngắn hạn và tăng tỷ trọng TS dài hạn: -Tỷ trọng TS ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. Năm 2015 là 68,033%, năm 2016 đã giảm xuống còn 46,468% và đạt mức 43,493% vào năm 2017. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Điều này có thể làm giảm tính thanh khoản của công ty. Khả năng thanh toán của công ty ít được đảm bảo hơn. - Tỷ trọng tài sản dài hạn thì tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2015 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng là 31,967% trong tổng tài sản thì đến năm 2016 con số đó đã tăng lên thành 53,532% và tiếp tục tăng lên thành 56,507% vào năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng TSCĐ hữu hình qua 3 năm. Điều này có thể là do công ty đầu tư, nâng cấp, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng để phục vụ cho hoạt động SXKD. Nguồn vốn của công ty cũng tăng liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng. Cụ thể năm 2015, nợ phải trả là 40.107,58 triệu đồng. Đến năm 2016Trường tăng lên thành 56.888,58 Đạitri ệhọcu đồng. VàKinh đạt 57.522,38 tếtri ệHuếu đồng vào năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục phải trả nội bộ về vốn kinh doanh tăng mạnh qua 3 năm. Nhìn vào bảng có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty là bằng 0. Nguyên nhân là do đây chỉ là một chi nhánh trực thuộc của công ty cổ phần nên khi nhận vốn kinh doanh từ tổng công ty cấp sẽ ghi vào tài khoản 336 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Khoản mục Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 27.286,53 68,033 26.434,98 46,468 25.018,20 43,493 -851,55 -3,121 -1.416,78 -5,359 II. Tài sản dài hạn 12.821,05 31,967 30.453,60 53,532 32.504,18 56,507 17.632,56 137,528 2.050,58 6,733 Tổng cộng tài sản 40.107,58 100,00 56.888,58 100,00 57.522,38 100,00 16.781,00 41,840 633,80 1,114 B. NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 40.107,58 100,00 56.888,58 100,00 57.522,38 100,00 16.781,00 41,840 633,80 1,114 II. Vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 40.107.58 100,00 56.888,58 100,00 57.522,38 100,00 16.781,00 41,840 633,80 1,114 Trường(Ngu Đạiồn phòng học Tài chính Kinh kế toán) tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Đào 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.9. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2017 Qua bảng 2.3 (xem ở trang sau), ta thấy tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2015 - 2017 như sau: - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2016 giảm 1.648,32 triệu đồng tương ứng giảm 6,793% so với năm 2015. Nguyên nhân là do cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán ( 19,012%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 17,88%). Năm 2017 giảm mạnh 14.172,96 triệu đồng tương ứng giảm 62,666% so với năm 2016. Nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV giảm mạnh từ 652.225,1 triệu đồng vào năm 2016 xuống chỉ còn 255.056,51 triệu đồng vào năm 2017. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Năm 2016, lợi nhuận thuần giảm 6.179,13 triệu đồng tương ứng giảm -51,024% so với năm 2015. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV giảm, đồng thời cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Đến năm 2017 thì tiếp tục giảm mạnh, cụ thể giảm 9.882,57 triệu đồng tương ứng giảm 166,62% so với năm 2016, lợi nhuận ở mức âm. Tuy ở giai đoạn 2016-2017 cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Nhưng tốc độ giảm của chi bán hàng và chi phí quản lý còn thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV. - Năm 2016, thu nhập khác tăng trong khi CP khác lại giảm rất mạnh làm lợi nhuận khác tăng lên 797,10 triệu tương ứng tăng 149,728% so với năm 2015. Đến Trườngnăm 2017 thì lợi nhu Đạiận khác họclại giảm doKinh cả thu nh ậptế khác Huế và CP khác đều giảm. Nhưng tốc độ giảm của CP khác thấp hơn tốc độ giảm của thu nhập khác. - Tổng lợi nhuận trước thuế: Có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2015-2017. Cụ thể năm 2016 giảm 5.382.03 triệu đồng tương ứng giảm 42,570% so với năm 2015. Năm 2017 giảm 10.397,32 triệu đồng tuương ứng giảm 143,2% so với năm 2016. Do đó lợi nhuận sau thuế cũng giảm qua 3 năm (vì thuế TNDN phải nộp=0). SVTH: Lê Thị Hồng Đào 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 +/- % +/- % 01. Doanh thu thuần về bán hàng 553.293,97 652.225,10 255.056,51 98.931,13 17,880 (397.168,59) -60,894 và cung cấp dịch vụ 02. Giá vốn hàng bán 529.029,01 629.608,46 246.612,83 100.579,45 19,012 (382.995,63) -60,831 03. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 24.264,96 22.616,64 8.443,68 (1.648,32) -6,793 (14.172,96) -62,666 cung cấp dịch vụ 04. Doanh thu hoạt động tài chính 11,73 11,79 7,73 0,06 0,523 (4,06) -34,456 05. Chi phí tài chính 06. Chi phí bán hàng 7.306,39 9.681,70 6.423,65 2.375,31 32,510 (3.258,05) -33,652 07. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.859,95 7.015,51 5.979,11 2.155,56 44,354 (1.036,40) -14,773 08. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 12.110,35 5.931,22 (3.951,35) (6.179,13) -51,024 (9.882,57) -166,620 kinh doanh 09. Thu nhập khác 539,86 1.330,81 815,82 790,95 146,509 (514,99) -38,697 10. Chi phí khác 7,50 1,35 1,11 (6,15) -81,993 (0,24) -17,663 11. Lợi nhuận khác 532,36 1.329,46 814,71 797,10 149,728 (514,75) -38,719 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 12.642,71 7.260,68 (3.136,64) (5.382,03) -42,570 (10.397,32) -143,200 13. Thuế TNDN phải nộp 0 0 0 0 0 0 0 14. Lợi nhuận sau thuế Trường12.642,71 Đại7.260, 6học8 (3.136.6 Kinh4) (5.382.0 tế 3Huế) -42,570 (10.397,32) -143,200 (Nguồn phòng Tài chính kế toán) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Công ty cổ phần ôtô Trường Hải - CN Quảng Bình. 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX tại Công ty CP ôtô Trường Hải 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty cổ phần ôtô Trường Hải với dịch vụ chủ yếu là sửa chữa ôtô theo yêu cầu của khách hàng và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của công ty. Dịch vụ sửa chữa mang đặc điểm gắn liền với chu kỳ sản xuất ngắn nhưng chi phí lại rất đa dạng và phức tạp. Mặt khác công việc sửa chữa ôtô lại mang tính chất đơn chiếc, theo từng lượt xe sửa chữa. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí của công ty là theo từng lượt sửa chữa xe ôtô ( ký hiệu là RO). 2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đây là loại chi phí đầu vào quan trọng trong quá trình sửa chữa xe ôtô, nó thường chiếm tỷ trọng cao trong giá thành dịch vụ sữa chữa ôtô của công ty. Để thuận tiện cho công tác quản lý, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu. Điều này giúp nhận biết được số lượng cũng như tình hình biến động của nguyên vật liệu đó. - Nguyên vật liệu chính: Là những loại máy móc, động cơ ôtô, các loại phụ tùng thay thế, các loại sắt, thép, kính, đèn, Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành dịch vụ. Trường- Nguyên vật liệu Đạiphụ: học Kinh tế Huế + Vật tư chính: Ví dụ như sơn, đá cắt, dây cáp, sợi thủy tinh, dao rọc giấy, băng keo, băng xô, giẻ lau, lọc nhớt, mỡ bò + Vật tư phụ: Chi phí này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành dịch vụ. Ví dụ như co nối phi 6 hai đầu, ốc vít, bông, đệm, đinh ốc - Nhiên liệu: Xăng, dầu, SVTH: Lê Thị Hồng Đào 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu vật tư - Phiếu xuất kho - Hoá đơn GTGT (đối với trường hợp mua nguyên vật liệu về xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất).  Tài khoản sử dụng Để phán ánh, hạch toán và theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng những tài khoản như sau: - Tài khoản trung tâm: TK 621102: Chi phí NVL trực tiếp hoạt động dịch vụ sửa chữa - Các tài khoản liên quan: TK 15201: Nguyên vật liệu chính TK 15203: Nguyên vật liệu phụ +TK 1520301: Vật tư chính +TK 1520302: Vật tư phụ +TK 1520303: Nhiên liệu TK 154002: CPSX kinh doanh dở dang hoạt động dịch vụ sửa chữa  Phương pháp hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được công ty tập hợp trực tiếp theo từng lệnh Trườngsửa chữa (RO). Khi Đại có lệnh s ửhọca chữa, b ộKinhphận sửa ch ữtếa sẽ gHuếửi phiếu yêu cầu vật tư hàng hóa để được bộ phận kỹ thuật xét duyệt. Trên phiếu yêu cầu đó có ghi rõ lượng vật tư, loại vật tư cần dùng, ngày tháng, tên người đề nghị, sử dụng cho lệnh sửa chữa (RO) nào. Sau đó, phòng kế toán căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư hàng hóa đó để lập phiếu xuất kho. Tại kho, khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho sẽ xuất vật tư và ký nhận vào phiếu xuất kho. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Theo đó, trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu. Kế toán vật tư kết hợp với thủ kho tiến hành theo dõi nguyên vật liệu sử dụng trong tháng. Do công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nên Phiếu xuất kho sẽ được lập vào thời điểm cuối kỳ. Căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu (mở cho từng loại vật liệu) theo chỉ tiêu số lượng, đơn giá nhập, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Căn cứ vào đó, kế toán tính ra giá vốn nguyên vật liệu xuất dùng và lên Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu.  Sổ sách sử dụng Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 621, 152, 154. Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu vật tư PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ HÀNG HÓA Ngày 5/10/2018 Họ và tên: Cao Tiến Thành Lý do yêu cầu: Phục vụ sửa chữa RO 18100049 Số STT Tên vật liệu ĐVT lượng 1 KEO SIMSON ISR 7008AP (400ml) Tuýp 8 2 Băng keo trong (5cmx60m) Cuộn 1 3 Kính chắn gió, phải (màu xanh, kt: 1563 x 1216 - mode 2016) Tấm 1 4 CompoxitMCOMPXIT kg 2 5 Dao rọc giấy Cái 5 6 STrườngợi thủy tinh Đại học Kinh tế HuếKg 1 Người lập phiếu Kế toán trưởng P. Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Các chứng từ như: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho phản ánh tình hình nhập xuất NVL, hàng hóa hàng ngày của Công ty, là căn cứ để kế toán ghi sổ và lập Báo cáo. Dưới đây là Phiếu xuất kho ngày 05/10/2018 cho sửa chữa RO18100049. SVTH: Lê Thị Hồng Đào 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.2: Phiếu xuất kho phụ tùng CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH-CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI Quốc lộ 1A, P. Phú Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình ĐT: 0232 3854444 FAX: 0232 3854444 MST: 3600252847-019 PHIẾU XUẤT KHO Số phiếu: SI-1810-0067 Ngày 5/10/2018 Người nhận : Cao Tiến Thành Đơn vị: Cao Tiến Thành [E-M1203-0171] Nội dung: Xuất vật tư phụ tùng RO 18100049 Kho: Kho phụ tùng thương mại (PT-M1203-001) Thành STT Mã PT Tên phụ tùng ĐVT SL Đơn giá tiền Keo Simson ISR 7008AP 1 ISR7008AP02 Tuýp 8 106.363,23 850.906 (400ml) 2 THD00A000541 Băng keo trong (5cmx60m) Cuộn 1 11.817,04 11.817 Kính chắn gió, phải (màu 3 THI04H100389A Tấm 1 1.500.000 1.500.000 xanh, kt:1563 x 1216 -2016) COMPOS- 4 CompoxitMCOMPXIT kg 2 69.967,72 139.936 0000000-001 DAOCAT- 5 Dao rọc giấy Cái 5 2.310,33 11.552 000000-017 SOI000- 6 Sợi thủy tinh Kg 1 65.000 65.000 TTINH00-001 Tiền xuất: 2.579.211 Tổng cộngTrường Đại học Kinh tế HuếTiền thuế: 0 Tổng tiền: 2.579.211 Tổng tiền (viết bằng chữ): Hai triệu năm trăm bảy mươi chín nghìn hai trăm mười một đồng. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.3: Phiếu xuất kho sơn CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH-CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI Quốc lộ 1A, P. Phú Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình ĐT: 0232 3854444 FAX: 0232 3854444 MST: 3600252847-019 PHIẾU XUẤT KHO Số phiếu: SISO18100012 Ngày 16/10/2018 Người nhận: Hồ Văn Khánh Đơn vị: Hồ Văn Khánh [E-M1203-0112] Nội dung: Xuất sơn theo số RO 18100049 Kho: Vật tư (VT-M1203-001] Thành STT Mã PT Tên phụ tùng ĐVT SL Đơn giá tiền Băng keo ni lon 1 BANGKE-000000-055 Mét 33,0 1.324,79 43.718 0.55mX 33m Giấy nhám tròn 6 lổ 2 DUNGCH-GIAYNH-320 Tờ 20,0 9.511,38 190.228 P320 3 DUNGCH-GIAYNH-P80 Giấy nhám thanh P80 Tờ 10,0 10.003,30 100.033 4 MATIT00-210000-007 Matit P99 Kg 1,8 142.500 256.500 Xăng pha loãng sơn 5 ND000B000982 Lít 0,5 49.636,37 24.818 dr-421s ( 20 lít/can) Sơn màu vàng 6 ND000B000995 Lít 1,0 602.592,9 602.593 (ths205n) 7 PHEULOC-000000-004 Phểu lọc sơn cái 5,0 1.075,46 5.377 Sơn lót 2K màu xánh 8 SONLOT-000000-CS4 Lít 0,5 96.820,92 48.410 grey CS4 9 XANGSU-000000-001 Xăng SUPER Lít 1,0 37.502,29 37.502 Trường Đại học Kinh tế HuếTiền xuất: 1.309.179 Tổng cộng Tiền thuế: 0 Tổng tiền: 1.309.179 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu ba trăm lẻ chín nghìn một trăm bảy mươi chín đồng. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tính giá xuất kho trong kỳ: Căn cứ vào giá thực tế nhập, tồn đầu kỳ để kế toán xác định đơn giá bình quân của một sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Như vậy, giá trị vật liệu xuất kho trong tháng 10 cho sửa chữa RO 18100049 được tính như sau: Bảng 2.4. Bảng tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho RO18100049 BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT KHO SỐ RO: 18100049 ĐVT: Đồng Đơn giá Thành Tên vật liệu Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ xuất SL tiền trong kỳ Compoxitmcompxit (314.532+700.000)/(4,5+10)= 69.967,72 69.967,72 2 139.936 Keo Simsom ISR 7008AP (5.424.046+10.210.909)/(51+96)=106.363,23 106.363,23 8 850.906 (400ml) Sợi thủy tinhsoi000-001 (1.105.000+0)/(17+0)= 65.000 65.000 1 65.000 Băng keo trong (5cmx60m) (673.571+0)/(57+0)=11.817,04 11.817,04 1 11.817 Kính chắn gió, phải (màu (9.000.000+0)/(6+0)= 1.500.000 1.500.000 1 1.500.000 xanh, kt: 1563 x 1216 -2016) Dao rọc giấy (91.101+200.000)/(26+100)=2.310,33 2.310,33 5 11.552 Băng keo ni lon 0.55m X33m (1.499.508+2.300.000)/(1.218+1650)= 1324,79 1.324,79 33 43.718 Giấy nhám tròn 6 lổ P320 (281.519+4.750.000)/(29+500)= 9.511,38 9.511,38 20 190.228 Giấy nhám thanh P80 (160.713+2.000.000)/(16+200)= 10.003,3 10.003,30 10 100.033 Matit P99 (1.710.000+1.425.000)/(12+10)= 142.500 142.500 1,8 256.500 Xăng pha loãng sơn dr-421s (2.308.091+0)/(46,5+0)= 49.636,37 49.636,37 0,5 24.818 (20 l/can) Sơn màu vàngTrường (ths205n) (2.468.212+10.849.091)/(4,1+18)=602.592,9 Đại học Kinh tế602.592,90 Huế 1 602.593 Phểu lọc sơn (411.392+150.000)/(372+150)=1.075,46 1.075,46 5 5.377 Sơn lót 2K màu xánh GREY (718.200+1.562.901)/(7,56+16)=96.820,92 96.820,92 0,5 48.410 CS4 Xăng SUPER (596.424+2.250.000)/(15,9+60)=37.502,29 37.502,29 1 37.502 Tổng cộng 90,8 3.888.390 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán nhập các số liệu vào mã vật tư tương ứng, mã vật tư sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp Nhập- Xuất-Tồn nguyên vật liệu. Sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biểu 2.4: Sổ chi tiết vật tư hàng hóa CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH-CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI Quốc lộ 1A, P. Phú Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình ĐT: 0232 3854444 FAX: 0232 3854444 MST: 3600252847-019 SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA Tháng 10/2018 Tên vật tư: CompoxitMCOMPXIT Đơn vị: Kg Mã vật tư: COMPOS-0000000-001 TK Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn ĐƯ SH NT SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị Tồn đầu kỳ 69.896,00 4,5 314.532 Xuất dùng cho SI 1810-0067 05/10 621102 69.967,72 2,0 139.936 2,5 174.596 SC RO18100049 Xuất dùng cho SI 1810-0169 10/10 621102 69.967,72 2,0 139.936 0,5 34.660 SC RO18100208 Nhập kho vật tư AP1810066 18/10 phụ tùng 331 70.000,00 10 700.000 10,5 734.660 HĐ:0007256 Xuất dùng cho SI 1810-0522 25/10 621102 69.967,72 0,5 34.984 10,0 699.676 TrườngSC RO18100586 Đại học Kinh tế Huế Xuất dùng cho SI 1810-0583 26/10 621102 69.967,72 0,5 34.984 9,5 664.692 SC RO18100612 Cộng phát sinh 10 700.000 5,0 349.840 Tồn cuối kỳ 69.967,72 9,50 664.692 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu BẢNG TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 10/ 2018 Đầu kỳ Nhập Xuất Cuối kỳ Mặt hàng ĐVT SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị Keo Simson ISR 7008AP Tuýp 51 5.424.046 96 10.210.909 100 10.636.323 47 4.998.632 Băng keo trong Cuộn 57 673.571 17 200.890 40 472.681 Dao rọc giấy Cái 26 91.101 100 200.000 121 279.549 5 11.552 Sợi thủy tinhSOI000-001 kg 17 1.105.000 4 260.000 13 845.000 Kính chắn gió, phải ( xanh) Tấm 6 9.000.000 3 4.500.000 3 4.500.000 CompoxitMCOMPXIT kg 4,5 314.532 10 700.000 5 349.840 9,5 664.692 Băng keo ni lon0.55mX33m Mét 1.218 1.499.508 1.650 2.300.000 1.369 1.813.642 1.499 1.985.866 Giấy nhám tròn 6 lổ P320 Tờ 29 281.519 500 4.750.000 337 3.205.334 192 1.826.185 Giấy nhám thanh P80 Tờ 16 160.713 200 2.000.000 111 1.110.366 105 1.050.347 Matit P99 Kg 12 1.710.000 10 1.425.000 14,35 2.044.875 7,65 1.090.125 Xăng pha loãng sơn dr-421S Lít 46,5 2.308.091 22,6 1.121.782 23,9 1.186.309 Sơn màu vàng (ths205n) Lít 4,1 2.468.212 18 10.849.091 5,2 3.133.483 16,9 10.183.820 Phểu lọc sơn Cái 372 411.392 150 150.000 192 206.489 330 354.903 Sơn lót 2K màu xánh grey Lít 7,56 718.200 16 1.562.901 5,52 534.451 18,04 1.746.649 Xăng SUPER Lít 15,9 596.424 60 2.250.000 41,9 1.571.346 34 1.275.078 . TỔNG CỘNG 92.206,69 3.822.571.643 11.448,5 888.594.994 11.093,86 947.074.684 92.561,33 3.764.091.953 Ngày tháng năm Người lập Trường Đại học Kinh Ktếế toán Huế trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lê Thị Hồng Đào 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trong tháng 10/2018 có phát sinh các nghiệp vụ sau: Ví dụ 1: Ngày 05/10/2018, Xuất kho 8 tuýp keo SIMSON, 1 cuộn băng keo trong, 1 tấm kính chắn gió phải màu xanh, 2 kg Compoxit, 5 cái dao rọc giấy, 1 kg sợi thủy tinh phục vụ sửa chữa RO18100049. - Kế toán của công ty sử dụng các chứng từ sau làm căn cứ ghi sổ: + Phiếu yêu cầu vật tư + Phiếu xuất kho phụ tùng số SI-1810-0067 - Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán ở công ty: + Tài khoản 621102 + Tài khoản 15201 + Tài khoản 1520301 - Phương pháp hạch toán: Kế toán tại công ty đã định khoản như sau: Nợ TK 621102 2.579.211 Có TK 15201 850.906 Có TK 15201 11.817 Có TK 15201 1.500.000 Có TK 1520301 139.936 Có TK 1520301 11.552 Có TK 1520301 65.000 TrườngKế toán công ty nhậĐạip số liệu học lên ph ầnKinh mềm máy tính,tế quy Huế trình này được thể hiện như sau: SVTH: Lê Thị Hồng Đào 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Sổ kế toán: Khi có các nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc như: Phiếu yêu cầu vật tư, phiếu xuất kho Kế toán tiến hành kiểm tra các chứng từ đó rồi nhập vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu lên sổ cái, sổ chi tiết tài khoTrườngản 621. Định kỳ hĐạiàng tháng, học kế toán tiến Kinh hành khóa stếổ. Huế Ví dụ 2: Ngày 16/10/2018, Xuất sơn phục vụ sửa chữa RO18100049. - Kế toán của công ty sử dụng các chứng từ sau làm căn cứ ghi sổ: + Phiếu yêu cầu vật tư + Phiếu xuất kho sơn số SISO18100012 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán ở công ty: + Tài khoản 621102 + Tài khoản 1520301 - Phương pháp hạch toán: Kế toán công ty định khoản như sau: Nợ TK 621102 1.309.179 Có TK 1520301 1.309.179 Kế toán công ty nhập số liệu lên phần mềm máy tính, quy trình này được thể hiện như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế - Sổ kế toán: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 621102 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.5: Sổ cái tài khoản 621102 CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH - CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI Quốc lộ 1A, P. Phú Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 10 năm 2018 Tên TK: 621102- CP NVL hoạt động cung cấp DV Ngày Chứng từ NKC Số hiệu Số tiền tháng Ngày Diễn giải Trang STT TK đối Số hiệu Nợ Có ghi sổ tháng số dòng ứng A B C D E F G 1 2 - Số dư đầu Số phát sinh trong tháng Xuất vật tư phụ tùng RO: 01/10 SI-1810-0001 01/10 15201 281.903 18100002 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 15201 850.906 18100049 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 15201 1.500.000 18100049 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 1520301 139.936 18100049 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 15201 11.817 18100049 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 1520301 11.552 18100049 Xuất vật tư phụ tùng RO: 05/10 SI-1810-0067 05/10 1520301 65.000 18100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10 SISO18100012 16/10 1520301 256.500 18100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10 SISO18100012 16/10 1520301 43.718 18100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10 SISO18100012 16/10 1520301 100.033 Trường Đại18100049 học Kinh tế Huế Xuất sơn theo số RO: 16/10 SISO18100012 16/10 1520301 24.818 18100049 Kết chuyển CP trực tiếp 31/10 AZP2018103101 31/10 154 750.678.386 621102 /154002 Cộng số PS trong tháng 750.678.386 750.678.386 - Số dư cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý 4.852.480.586 4.852.480.586 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biểu 2.6. Sổ chi tiết TK 621102 CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH - CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI Quốc lộ 1A, P. Phú Hải, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 10/ 2018 Tài khoản 621102 Tài khoản : 621102- Chi tiết NVL trực tiếp RO18100049 Chứng từ TK đối Phát sinh Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có Dư đầu kỳ Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 15201 1.500.000 RO: 18100049 Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 15201 850.906 RO: 18100049 Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 1520301 11.552 RO: 18100049 Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 15201 11.817 RO: 18100049 Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 1520301 65.000 RO: 18100049 Xuất vật tư phụ tùng 05/10/18 SI-1810-0067 1520301 139.936 RO: 18100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 5.377 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 43.718 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 37.502 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 24.818 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 48.410 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18TrườngSISO18100012 Đại học Kinh1520301 tế190.228 Huế 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 100.033 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 602.593 180100049 Xuất sơn theo số RO: 16/10/18 SISO18100012 1520301 256.500 180100049 K ài 31/10/18 ết chuyển về t 154 3.888.390 khoản 154 SVTH: Lê Thị Hồng Đào 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Như vậy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 10 là 750.678.386 đồng. Cuối kỳ, số tiền này sẽ được kết chuyển sang TK 154. b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: Tiền lương chính và các khoản phụ cấp phải trả cho NCTT sửa chữa. Ngoài ra, chi phí NCTT còn có cả BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà công ty phải trích theo tỷ lệ 35% tiền lương của NCTT sửa chữa. Lương của người lao động tại công ty được tính như sau: Tổng thu nhập = Lương chính +Lương tăng ca+ Lương nghỉ phép +Thu nhập khác Trong đó: Lương chính = Lương cơ bản x ô à ệ Lương tăng ca = X Công tăng ca ươ ơ ả Lương nghỉ phép = x Công nghỉ phép ươ ơ ả Thu nhập khác = Thu nhập khác theo thỏa thuận (nếu công làm việc = 26) =70% X Thu nhập khác theo thỏa thuận (nếu công làm việc < 26) Lương thực nhận = Tổng thu nhập - Các khoản trích theo lương Công ty áp dụng tỷ lệ trích các khoản trích theo lương như sau: Doanh Người Các khoản trích theo lương Cộng (%) Trường Đại họcNghiệp (%)KinhLao tếĐộng Huế(%) 1. BHXH 17,5 8 25,5 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 1 3 Cộng (%) 23,5 11,5 35 Các khoản trích theo lương = Lương cơ bản x Tỷ lệ các khoản trích SVTH: Lê Thị Hồng Đào 55
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Ví dụ: Tính lương tháng 10/2018 của anh Cao Tiến Thành. Số ngày làm việc của anh tháng này là 25 ngày. Mức lương cơ bản của anh là 4.552.000 đồng. Thu nhập khác theo thỏa thuận là 948.000 đồng. Ta có: Lương chính= 4.552.000 X = 4.376.923 đồng Trong tháng 10 anh có 1 công nghỉ phép nên lương nghỉ phép được tính như sau: Lương nghỉ phép = X 1 = 175.077 đồng . . Thu nhập khác = 70% x 948.000 = 663.600 đồng Tổng thu nhập của anh Cao Tiến Thành tháng 10 là: Tổng thu nhập = 4.376.923 + 175.077 + 663.600 = 5.215.600 đồng BHXH + BHYT + BHTN + KPCĐ = 11,5% x 4.552.000 = 523.480 đồng Như vậy lương thực nhận là: 5.215.600 - 523.480 = 4.692.120 đồng  Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, Phiếu chi, phiếu tạm ứng.  Tài khoản sử dụng - Tài khoản trung tâm: TK 622102: Chi phí nhân công trực tiếp cho hoạt động dịch vụ sửa chữa - Các tài khoản liên quan: TrườngTK 334, TK 338 Đại học Kinh tế Huế TK 3311101: Phải trả cho người bán hoạt động SXKD ngắn hạn trong nước TK 335001: Chi phí phải trả cho công nhân viên như: lương tháng 13 TK 335008: Chi phí phải trả khác TK 336801: Phải trả nội bộ giữa công ty với chi nhánh (HH&DV) TK 141104: Tạm ứng khác ngắn hạn SVTH: Lê Thị Hồng Đào 56
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phương pháp hạch toán Hằng ngày, nhân viên chấm công trên máy chấm công, được kế toán tiền lương theo dõi hằng ngày. Đến cuối mỗi tháng được tổng hợp lại tính toán và trích lương. Do công ty áp dụng trả lương theo thời gian nên bảng chấm công là chứng từ ban đầu để làm căn cứ tính lương cho nhân viên. Bảng chấm công sau khi đã được lập sẽ được chuyển về phòng Hành chính – Nhân sự để ghi chép, xác nhận, sau đó chuyển sang phòng kế toán làm căn cứ để tính lương. Tính lương xong sẽ đưa cho kế toán trưởng kiểm tra xét duyệt. Sau đó làm phiếu đề nghị thanh toán gửi lên P.GĐ ký đồng ý. Cuối cùng chuyển đến thủ quỹ để thanh toán tiền lương.  Sổ sách sử dụng Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 622102, 154 Bảng 2.6: Bảng chấm công tháng 10 năm 2018 BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2018 Ngày làm việc STT H à Tên Ch CHẤM CÔNG ọ v ức vụ trong tháng Cộng trừ T Công công ổng Ngh công Ốm ỉ 1 2 3 4 31 tháng tăng phép chính ca đau Tổ máy gầm điện 1 Lê Văn Thùy KTV máy gầm điện X X X X X 26 0 0 1 2 Nguyễn Ngọc Linh KTV máy gầm điện X X X X 25 0 0 0 3 Hoàng Văn Hai KTV máy gầm điện X X X X X 26 0 0 0 4 Lê Đức Thuấn KTV máy gầm điện X X X X X 26 0 0 0 5 Cao Tiến Thành KTV máy gầm điện X X X X 25 0 0 1 Tổ Đồng 6 Trần Đại Tuấn P.QĐ Đồng sơn X X X X X 1 25 0 0 1 7 Hoàng ThanhTrường Bình Tổ trưởng Đại Tổ Đồng họcX X XKinhX X tế1 Huế26 0 0 0 8 Nguyễn Văn Lợi Kỹ thuật viên Đồng X X X X X 26 1 0 1 9 Nguyễn Mậu Ngọc Kỹ thuật viên Đồng X X X X X 25 0 0 2 Tổ Sơn DV 10 Hồ Văn Khánh Tổ trưởng Tổ Sơn X X X X X 1 24 0 0 2 11 Phan Khắc Long Kỹ thuật viên sơn X X X X X 25 1,75 1 1 12 Phan Khắc Lĩnh Kỹ thuật viên sơn X X X X X 26 0 0 1 13 Nguyễn Ngọc Thắng Kỹ thuật viên sơn X X X X X 24 0 3 0 . SVTH: Lê Thị Hồng Đào 57