Khóa luận Hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp

pdf 71 trang thiennha21 25/04/2022 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_huy_dong_von_tai_quy_tin_dung_nhan_dan_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN MY HOÀNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN MY HOÀNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ:7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Thực hiện Đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Tân Hiệp tỉnh Tiền Giang được thành lập năm 1996. Sau hơn 20 năm hoạt động QTDND Tân Hiệp đã góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của người dân, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi trên đại bàn nông thôn. Với mục tiêu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn vốn và các nguồn vốn huy động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân, bằng phương pháp phân loại và hệ thống hóa các lý thuyết về QTDND và nghiệp vụ huy động vốn, khóa luận cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về QTDND nói chung và QTDND Tân Hiệp nói riêng. Càng đi sâu khóa luận tập trung phân tích nghiệp vụ huy động vốn của QTDND Tân Hiệp gồm các nội dung như quy mô và cơ cấu huy động vốn, chi phí, mỗi quan hệ giữa huy động và sử dụng nguồn vốn, chất lượng dịch vụ và những rủi ro trong hoạt động huy động vốn thông qua phương pháp thu thập và phân tích số liệu. Từ đó giúp QTDND Tân Hiệp nói riêng và những QTDND khác trên địa bàn tỉnh nói chung thấy được những điểm mạnh cần phát huy, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ có những đề xuất, kiến nghị góp phần cái thiện hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp, giúp quỹ phát triển bền vững, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn vốn cần thiết cho người dân trong địa bàn hoạt động.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Lê Nguyễn My Hoàng Sinh ngày: 09/10/1996. Nơi sinh: huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Quê quán: huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Hiện là sinh viên năm 4 chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Mã số sinh viên: 030630140515 Cam đoan đề tài: “Hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp”. Người hướng dẫn khóa luận: TS. Đỗ Thị Hà Thương. Khóa luận được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được trích dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả khóa luận
  5. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Trường đại học ngân hàng TP.HCM và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hà Thương. Tôi đã thực hiện đề tài “Hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy, Cô đã tận tình hướng dân, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu các môn học tài Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM từ 2014- 2018. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hà Thương đã tận tình chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã tập trung nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng cũng hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận ra. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả khóa luận
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 NHNN Ngân hàng Nhà nước 2 TCTD Tổ chức tín dụng 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 5 QTD Quỹ tín dụng 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 LNST Lợi nhuận sau thuế 8 TGTKKKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 9 TGTKCKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 10 TVHĐ Tổng vốn huy động 11 TNV Tổng nguồn vốn
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ HIỆU TÊN BẢNG SỐ TRANG BẢNG 2.1 Chỉ tiêu thành viên của QTDND Tân Hiệp từ 26 năm 2015-30/6/2017 2.2 Các chỉ tiêu về tình hình tài chính của 28 QTDND Tân Hiệp từ năm 2015-30/6/2017 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn VHĐ của QTDND 32 Tân Hiệp từ năm 2015-2017 2.4 Tình hình nguồn vốn của QTDND Tân Hiệp 32 từ năm 2015-2017 2.5 Tình hình vốn huy động của QTDND Tân 34 Hiệp từ năm 2015-2017 2.6 Thống kê 50 khách hàng có tiền gửi lớn nhất 34 tại QTD từ năm 2015-30/6/2017 2.7 Chi phí huy động vốn của QTDND Tân Hiệp 36 từ năm 2015-2017 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy 37 động vốn của QTDND từ năm 2015-2017
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỐ HIỆU TÊN BIỂU ĐỒ SỐ TRANG BIỂU ĐỒ 2.1 Tình hình nguồn vốn của QTDND Tân Hiệp từ 33 năm 2015-2017 2.2 Tình hình vốn huy động tại QTDND Tân Hiệp từ 34 năm 2015-2017 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động 37 vốn của QTDND Tân Hiệp từ nă 2015-2017 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP tại tỉnh Tiền Giang từ 40 năm 2015-2017 2.5 Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang từ năm 2015-2017 41 2.6 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng 42 xã hội tại Tiền Giang từ năm 2015-2017
  9. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ 1 1.1. Những vấn đề cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1 1.1.2. Chức năng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 3 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 3 1.1.4. Hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 6 1.2. Hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân 7 1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn 7 1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 8 1.2.3. Các hình thức huy động vốn của QTDND cơ sở 11 1.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn 14 1.3.1. Đối với nền kinh tế 14 1.3.2. Đối với hoạt động của QTDND 15 1.3.3. Đối với khách hàng 16 1.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 17 1.4.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 17 1.4.2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn 17 1.4.3. Chi phí huy động vốn 18 1.4.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 19 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 20 1.5.1. Nhân tố bên ngoài 20 1.5.2. Nhân tố bên trong 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
  10. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP 24 2.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 24 2.1.2. Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 25 2.1.3. Tình hình hoạt động tài chính của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015 – 30/06/2017 27 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 29 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 31 2.2.1. Tình hình nguồn vốn QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 31 2.2.2. Tình hình chung về vốn huy động vốn của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 33 2.3. Đánh giá chung tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 39 2.3.1. Bối cảnh hoạt động huy động vốn của QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 2015-2017 39 2.3.2. Những kết quả đạt được 45 2.3.3. Những tồn tại, hạn chế 46 2.3.4. Nguyên nhân 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP 49 3.1. Định hướng phát triển chung của hệ thống QTDND 49 3.2. Định hướng phát triển của QTDND Huy Hoàng 49
  11. 3.2.1. Định hướng phát triển chung 49 3.2.2. Định hướng huy động vốn 49 3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 50 3.3.1. Giải pháp đối với QTDND Tân Hiệp 50 3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và NHNN 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 52 KẾT LUẬN 53
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, không chỉ trên địa bàn thành phố, các tỉnh ở nông thôn cũng đang phấn đấu phát triển để góp phần trong bước chuyển mình của nền kinh tế quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Trong khi ở khu vực thành thị, vấn đề về vay vốn dường như không quá khó khăn khi có rất nhiều ngân hàng, quỹ đầu tư với hệ thống hiện đại thì tại địa bàn nông thôn lại gặp khá nhiều khó khăn. Người dân ở khu vực nông thôn lại đang thay đổi hướng sản xuất từ thuần nông sang công nghệ hiện đại, cũng như mở rộng kinh doanh, đẩy mạnh các ngành công nghiệp, xây dựng. Với tình hình đó, nhu cầu về vốn ở các tỉnh nông thôn càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tình trạng khu vực nông thôn vẫn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Tiền Giang có nhiều biến chuyển tích cực, đời sống kinh tế xã hội ngày mở rộng nâng cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên. Có nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư vào nền kinh tế, trong đó các quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Tiền Giang nói chung và quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp nói riêng đã trở thành nơi giải quyết nhu cầu vay vốn đáng kể trên địa bàn tỉnh này. Việc huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp vừa trực tiếp góp phần khắc phục tình hình thực tế trên, vừa góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên điạ bàn thị trấn Tân Hiệp. Đối với một quỹ tín dụng nhân dân, huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn cũng như đề ra những giải pháp cải thiện, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  13. - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn vốn và các nguồn vốn huy động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân. - Phân tích thực trạng huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017. Từ đó rút ra đánh giá chung về những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn của Quỹ. - Đề ra một số giải pháp tăng cường trong thời gian tới trong hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp. 3. Đối tương nghiên cứu Hoạt động huy động vốn của QTDND Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Qũy tín dụng nhân dân Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang Về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015-2017 Về nội dụng: nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học về QTDND như thông tin chung về hoạt động QTDND; chức năng nhiệm vụ, vai trò của QTDND; các thông tin về quá trình huy động vốn, thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu; sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn về hoạt động huy động vốn của QTDND. - Phương pháp thu thập số liệu: thống kê, tổng hợp, thu thập số liệu thông qua việc tiếp xúc thực tế và tham khảo thêm các sách giáo trình, sách chuyên
  14. khảo, các tạp chí và báo cáo khoa học liên quan để nắm rõ thông tin về tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp. Cụ thể như báo cáo nhiệm kỳ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, qua các năm 2015, 2016, 2017. Sử dụng các bảng số liệu, biểu đồ, số tương đối nhằm làm nổi bật thêm vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: phân tích tổng hợp để thấy được tổng quan tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp, so sánh sự biến động của số liệu qua các năm. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Nghiệp vụ huy động vốn đối với các TCTD bao giờ cũng được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu, vì chất lượng và hiệu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, uy tín, thương hiệu và hiệu quả sử dụng vốn của TCTD. Đối với QTDND cũng không ngoại lệ, tuy nhiên lý luận về linh vực QTDND còn khá mới mẻ và ít được phổ biến, các công trình nghiên cứu về QTDND chưa nhiều, đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu, tham khảo các công trình, luận văn khoa học có nội dung tương tự đã được công nhận để tiến hành nghiên cứu với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau: Doãn Hữu Tuệ (2010), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động, bản chất và tính đặc thù của hệ thống QTDND; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Dak Lak, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở lý luận khái niệm huy động vốn, tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHTMCP Công
  15. thương Việt Nam chi nhánh Dak Lak, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề ra những biện pháp tăng cường huy động vốn phù hợp. Tuy nhiên, luận văn chưa đánh giá được tiêu chí chi phí huy động vốn hợp lý trong hoạt động này; chưa nêu được các giải pháp để huy động vốn mà NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Dak Lak đang áp dụng. Trần Minh Hồng (2015), Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích thực trạng huy động vốn tịa NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh TP.HCM. Qua đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp mở rộng huy động vốn tại NHNN&PTNN chi nhánh TP.HCM. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích, đánh giá bối cảnh, môi trường cũng như những đặc điểm của NHNN&PTNT chi nhánh TP.HCM có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động huy động vốn. Nguyễn Thị Bạch Yến (2015), Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lê Hồng Phong – Dak Lak. Luận văn đã nêu được lý luận cơ bản về huy động vốn, các hình thức, vai trò của hoạt động huy động vốn. Luận văn cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn, đồng thời cũng đã nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích thực trạng huy động vốn tại NHNN&PTNN Việt nam chi nhánh Lê Hồng Phong – Dak Lak giai đoạn 2012-2014 và đưa ra những giải pháp cải thiện hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, một số giải pháp rất khó khả thi, vì phạm vi chi nhánh không đủ thẩm quyền mà thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở. Vấn đề tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn của các QTDND đang được xã hội quan tâm. Tuy nhiên hiện tại chưa có công trình nghiên cứu khoa học độc lập nào về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại QTDND
  16. Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, luận văn được lựa chọn và thực hiện nghiên cứu được xem như một tài liệu khoa học có ý nghĩa quan trọng có thể giúp cho các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang định hướng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của mình, đồng thời có thể tham khảo để đánh giá chung đối với hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chương 2: Thực trang hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp
  17. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ 1.1. Những vấn đề cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.1.1.1. Khái niệm Theo Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND khái niệm như sau: "QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND là phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển". Theo Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2011/QH12 ngày 16/6/2011 giải thích QTDND như sau: "QTDND là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động TCTD theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống". Như vậy, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng được thành lập, quản lý và kiểm soát bởi các thành viên gồm những người có cùng những đặc điểm về nơi cư trú nghề nghiệp hoặc các đặc điểm chung khác. QTDND tuân thủ mục đích, tôn chỉ và các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của loại hình HTX. 1.1.1.2. Đặc điểm - Mục tiêu hoạt động: QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động trên địa bàn một xã (phường, thị trấn) hoặc địa bàn liên xã (phường, thị trấn) hoặc theo địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp, công ty có cùng đặc tính chung. Vì vậy, thành viên của QTDND có cùng tập quán, quan hệ làng xóm gần gũi. Mục tiêu hoạt động của QTDND chủ yếu là tương trợ thành viên, hỗ trợ thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên,
  18. 2 huy động vốn của người có nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi để cho vay các thành viên khác đang có nhu cầu về vốn thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cải thiện đời sống. - Đối tượng phục vụ: Mục đích hoạt động của QTDND là tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên được hưởng dịch vụ tài chính tại chổ với những điều kiện tốt nhất; thông qua QTDND để hợp tác, tương trợ lẫn nhau có hiệu quả, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, trên cơ sở bù đắp được chi phí hoạt động và có tích lũy cùng phát triển an toàn bền vững. Không giống như các NHTM có thể huy động vốn, cho vay tất cả các khách hàng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, không bị giới hạn về địa bàn hoạt động. Thì ngược lại, QTDND cho vay chủ yếu khách hàng là các thành viên của mình, giới hạn trên đại bàn đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động. - Hình thức sở hữu: Sự khác biệt lớn nhất giữa QTDND so với các NHTM là ở hình thức sở hữu. QTDND thuộc hình thức sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức quản lý và hình thức ra quyết định. Các thành viên vừa là khách hàng vừa là chủ sở hữu của QTDND, được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, góp ý kiến để cùng nhau quyết định phương hướng hoạt động, cách thức hoạt động, nhân sự, phân chia lợi nhuận. Ngược lại, các thành viên phải có trách nhiệm đảm bảo cho QTDND hoạt động tốt và được quản lý lành mạnh. - Quản lý điều hành: Hình thức hoạt động của QTDND mang tính hợp tác xã, nghĩa là nó liên kết thành viên; tổ chức và hoạt động của QTDND tuân thủ theo nguyên tắc hợp tác xã, đó là nguyên tắc tự nguyện, hợp tác tương trợ lẫn nhau; tự quản lý một cách dân chủ, bình đẳng; tự chủ và tự chịu trách nhiệm. - Phân phối lợi nhuận: Trong suốt quá trình tham gia QTDND, thành viên được quyền sở hữu tư nhân đối với phần vốn góp của mình. Tuy nhiên, những tài sản hình thành từ hoạt động của QTDND là tài sản chung không chia trong mọi trường hợp. Hay nói cách khác, những tài sản này thuộc sở
  19. 3 hữu tập thể. Điều đó có nghĩa nếu ra khỏi thành viên QTDND, thành viên chcir được rút phần vốn góp chứ không được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu tập thể. 1.1.2. Chức năng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.1.2.1. Huy động vốn QTDND cơ sở được huy động vốn góp của thành viên gồm vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên. Đặc điểm của nguồn vốn này là chỉ huy động của thành viên. Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm, QTDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và người ngoài thành viên kể cả cá nhân và tổ chức kinh tế kể cả trong địa bàn và ngoài địa bàn. QTDND cơ sở được vay vốn từ các nguồn vốn dự án của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, Thông qua QTDND Trung ương làm đầu mối, nhận được vốn điều hòa từ QTDND Trung ương và được khai thác các nguồn khác như: Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các nguồn vốn ủy thác cho vay theo quy định của NHNN. 1.1.2.2. Cho vay Chức năng cho vay theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn giữa QTDND cơ sở với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi. Cho vay là một trong những chức năng quan trọng nhất của QTDND cơ sở, đem lại nguồn thu nhập chính cho QTDND cơ sở và cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Có thể nói rằng hoạt động thành công của một QTDND tùy thuộc vào hoạt động cho vay. Đối với QTDND cơ sở, đối tượng cho vay phải là thành viên của QTDND cơ sở theo quy định của NHNN. 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
  20. 4 Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 nêu lên QTDND muốn thực hiện được mục tiêu hỗ trợ thành viên thì phải đảm bảo những nguyên tắc sau: 1.1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và rút khỏi QTDND Đây là nguyên tắc rất cơ bản của hoạt động QTDND cơ sở vì chỉ có những gì thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở phát triển và tồn tại lâu dài. Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn toàn tự nguyện khi họ thấy có lợi và nhu cầu của họ được thỏa mãn mà không phải bị ép buộc, cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi QTD, vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự nguyện tham gia, các thành viên mới quan tâm, nhiệt tình và hết lòng tâm huyết với QTDND và như thế QTDND mới có cơ sở vững chắc để tập hợp được sức mạnh lâu dài về vật chất và tinh thần từ các thành viên cho sự phát triển. Tuy nhiên, muốn họ trở thành thành viên của QTD thì các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các tổ chức đoàn thể phải tuyên truyền, vận động để họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của họ khi tham gia QTDND. Đây cũng chính là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. 1.1.3.2. Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng Các thành viên được tự mình toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của QTD trong khuôn khổ và theo quy định của pháp luật, mà không chịu bất cứ sự can thiệp, chi phối hay sự chỉ đạo nào từ bên ngoài. Các thành viên tự quản lý thông qua việc tham gia và chỉ có họ duy nhất mới được quyền tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của QTDND, đó là Đại hội thành viên hoặc là Đại hội đại biểu thành viên. Tại Đại hội họ thể hiện quyền và trách nhiệm của mình để lựa chọn, đề cử, ứng cử, bầu cử đề nghị TCTD Nhà nước (NHNN) tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm ban điều hành, ban kiểm soát của QTD nhằm thực hiện quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của QTD. Tự quản lý ở đây được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, mọi thành viên của QTD đều có quyền và trách nhiệm tham gia quản
  21. 5 lý và quyết định như nhau, không phân biệt giàu nghèo địa vị xã hội và đặc biệt là không phân biệt số vốn góp vào QTD. Người góp nhiều cũng như người góp ít đều chỉ có một quyền biểu quyết ngang nhau. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong quản lý của QTDND so với các TCTD khác. 1.1.3.3. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Điều này thể hiện các chủ sở hữu là thành viên phải đóng góp đủ số vốn cần thiết, tối thiểu phải ở mức vốn theo quy định của NHNN, để QTDND hoạt động tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và kết quả hoạt của mình, đoàn kết thống nhất cao cùng chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của QTD. Thực hiện nghĩa vụ đối với QTDND sự tự chịu trách nhiệm không phải là vô hạn mà chỉ tự chịu trách nhiệm bằng số vốn góp vào QTDND và các nghĩa vụ thỏa thuận đóng góp bổ sung khác nếu được quy định trong điều lệ của từng QTDND. Như vậy, nếu QTDND nào hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì thành viên không chỉ thiệt thòi trong việc hưởng các dịch vụ mà còn phải chịu thiệt thòi về tài chính như: Lợi tức vốn góp, cũng như đối với chủ sở hữu của bất kỳ loại hình kinh tế nào khác. Chính vì vậy nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi vừa là động lực vừa tạo sức ép với các thành viên phải tham gia tích cực vào công tác quản lý và giám sát hoạt động của QTDND. 1.1.3.4. Nguyên tắc chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của QTDND Kết thúc năm tài chính, sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước, lãi còn lại được phân phối như thế nào cho hợp lý để vừa tăng tích lũy mở rộng và duy trì cho hoạt động vừa đảm bảo lợi ích của thành viên khuyến khích thành viên tích cực tham gia xây dựng QTD. Mặt khác, phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài chính về phân phối lợi nhuận của QTD và được Đại hội thành viên quyết định. 1.1.3.5. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng
  22. 6 QTDND hoạt động và phát triển dựa trên sự hợp tác sức mạnh của các thành viên, tự nguyện cùng nhau góp vốn thành lập, phát huy sức mạnh nội lực của thành viên với mong muốn là duy trì và ngày càng phát triển của QTD để thành viên thông qua đó nhận được sự hỗ trợ, các dịch vụ tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống. Phần lớn thành viên QTDND sống tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn có nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ các TCTD vì: tài sản thế chấp còn hạn chế đi lại xa, tốn nhiều chi phí, tham gia vào QTDND là cần thiết và có lợi cho thành viên, nên họ có ý thức hợp tác với nhau, tương trợ lẫn nhau. Như vậy cac thành viên QTD sẵn sàng đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong Quỹ và trong cộng đồng xã hội, nhờ đó QTDND đã phát huy được tác dụng tạo ra thế mạnh cho hoạt động của mình phù hợp với mô hình và nguyên tắc hoạt động của QTD. (Theo Nghị định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ngày 13/8/2001) 1.1.4. Hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở QTDND là loại hình TCTD hợp tác có mục tiêu hoạt động chủ yếu là huy động vốn tại chỗ để cho vay thành viên nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống thành viên. Căn cứ vào Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/05/2005 của Chính phủ Quy định về tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thì hoạt động của QTDND bao gồm: 1.1.4.1. Huy động vốn QTDND được huy động vốn (HĐV) của thành viên, tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, QTDND còn được vay vốn từ NHHTX Việt Nam và vay vốn của các TCTD khác (trừ QTDND khác). Các món HĐV của QTDND thường có giá trị nhỏ với kỳ hạn ngắn, do các thành viên không có nhiều tài sản, dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào sản xuất,
  23. 7 kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhiều, nên khả năng gửi tiết kiệm tiền nhàn rỗi dài hạn ít, do vậy chi phí huy động tiền gửi tính theo đồng vốn huy động thường cao hơn so với các TCTD lớn khác (theo quy định hiện hành NHNNVN cho phép QTDND huy động vốn chênh lệch cao hơn 0,5%/năm so với NHTM đối với kỳ hạn huy động dưới 6 tháng). Những năm gần đây do uy tín của QTDND tăng lên, hoạt động có hiệu quả hơn do vậy mức chênh lệch lãi suất của QTDND so với các TCTD khác trên địa bàn là không đáng kể. 1.1.4.2. Cấp tín dụng Hoạt động cho vay chủ yếu của QTDND chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên. QTDND được cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các thành viên của mình phù hợp với khả năng về nguồn vốn. Ngoài ra, còn cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của QTD. Việc cho vay hộ nghèo căn cứ vào khả năng tài chính và nguồn vốn của QTD. Cho vay những khách hàng có tiền gửi tại QTD dưới hình thức bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính QTD đó phát hành. Đồng thời, QTDND cùng với NHHTX Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của QTDND theo quy định của pháp luật. 1.1.4.3. Các hoạt động khác Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ nói trên QTDND còn được tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân; vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính khác; mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, mở tài khoản thanh toán tại NHTM; nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động TCTD; cung ứng dịch vụ tư vấn về TCTD, tài chính cho các thành viên. 1.2. Hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân 1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn
  24. 8 “Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động đưuọc dung để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác” (Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER)) Bất cứ một TCTD nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có những khoản tiền ban đầu để làm phương tiện hoạt động như mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cho vay và làm các dịch vụ ngân hàng khác. Theo Nghị định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ngày 13/8/2001, vốn ban đầu của QTDND cơ sở do các thành viên đóng góp, đó là vốn điều lệ. Gọi theo tính chất sở hữu vốn điều lệ là vốn riêng, thuộc quyền sở hữu của QTDND. Khi có đầy đủ khoản vốn này thì QTDND mới được phép triển khai hoạt động. Trong quá trình hoạt động, QTDND cơ sở phải huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của thành viên, các tổ chức cá nhân trong và ngoài địa bàn hoạt động để cho vay. Đồng thời để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán và mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, QTD phải tạo thêm nguồn vốn bằng cách đi vay của NHNN hoặc đi vay của các TCTD khác. 1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Căn cứ vào Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ Quy định về tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân thì cơ cấu nguồn vốn của QTDND bao gồm: 1.2.2.1. Vốn tự có Vốn tự có của QTDND cơ sở là những giá trị tiền tệ do Quỹ tạo lập được, thuộc sở hữu của Quỹ. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có tính chất thường xuyên ổn định. Quy mô và sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định đến năng lực và vị thế phát triển của QTD. Vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ giữ vai trò quan trọng trong nguồn vốn tự có.
  25. 9 - Vốn điều lệ Vốn điều lệ là nguồn vốn riêng thuộc quyền sở hữu riêng của QTDND cơ sở, được ghi trong Điều lệ QTDND cơ sở, trong giấy phép thành lập và hoạt động, đồng thời là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của QTDND cơ sở là tổng số vốn do các thành viên góp. Mức vốn tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của NHNN, thành viên của QTDND cơ sở được góp vốn theo quy định của điều lệ, mức góp vốn để xác lập tư cách thành viên do Đại hội thành viên quyết định nhưng tối thiểu là 50.000 đồng. Tổng mức góp tối đa của các thành viên không vượt quá 30% so với tổng số vốn điều lệ của QTDND cơ sở tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng. Vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do chính phủ quy định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định vững chắc. - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được chia thành 2 nguồn Nguồn trích lập từ lợi nhuận hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế: Theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là 100% sẽ trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không vượt quá vốn điều lệ của QTD. Nguồn bổ sung từ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà Quỹ được miễn giảm không phải nộp ngân sách theo quy định của Chính phủ, của Bộ tài chính và hướng dẫn của NHNN. Mục tiêu của việc thành lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm để bổ sung vốn điều lệ, bảo toàn và không ngừng nâng cao khả năng về vốn của QTD. Tuy nhiên việc chuyển vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
  26. 10 QTDND cơ sở phải thực hiện theo cơ chế và hướng dẫn của NHNN. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định, vững chắc và là một bộ phận của vốn tự có. Nguồn vốn này của QTD có xu hướng ngày càng tăng do hàng năm được trích lập theo kết quả kinh doanh. 1.2.2.2. Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà một ngân hàng huy động được của các tổ chức cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá ). Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, QTDND cơ sở chỉ có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của QTD và là một trong những nguồn vốn chủ lực của QTDND cơ sở, thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại nguồn vốn khác. Bao gồm: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể kể cả trong và ngoài nước. 1.2.2.3. Vốn đi vay Là nguồn vốn được hình thành từ quan hệ vay vốn giữa QTDND cơ sở với các NHNN hoặc vay của các ngân hàng, TCTD tài chính và các tổ chức khác. Vốn đi vay giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của QTD không chỉ về mặt quy mô đơn thuần mà chủ yếu mang ý nghĩa như là một biện pháp quản lý các mục tài sản nợ. QTD có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau. QTDND cơ sở có thể vay vốn của Ngân hàng hợp tác, vay của các ngân hàng, TCTD tài chính khác. Trong trường hợp cần thiết nếu gặp khó khăn về tài chính QTDND cơ sở còn được vay vốn của QTDND cơ sở khác khi NHNN cho phép. 1.2.2.4. Các loại vốn và quỹ khác
  27. 11 - -Vốn tài trợ của nhà nước, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - -Vốn dịch vụ ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước phục vụ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp- nông thôn là nguồn vốn luôn được quan tâm. Khi được NHNN cho phép, QTDND cơ sở có thể kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư các mục đích nhất định hoặc được nhận vốn tài trợ để cung ứng cho thành viên. - Vốn hình thành trong dịch vụ thanh toán, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý thu chi hộ khách hàng, dịch vụ giữ hộ, tạm giữ được hình thành từ hoạt động nghiệp vụ của QTDND cơ sở. - Các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài trợ cấp mất việc làm, Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận ròng hàng năm theo nghị quyết của Đại hội thành viên và hướng dẫn của Bộ tài chính. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích từ chi phí. 1.2.3. Các hình thức huy động vốn của QTDND cơ sở Theo Thông tư Số: 04/2015/TT-NHNN Quy định về Quỹ tín dụng nhân dân ngày 31/3/2015, nguồn vốn huy động của QTDND cơ sở bao gồm các loại sau: 1.2.3.1. Phân loại theo bản chất nghiệp vụ - Tiền gửi không kỳ hạn Cũng tương tự như các NHTM, tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn được dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt qua QTDND mà khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào và QTDND phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu này của khách hàng. Đây là hình thức tạo cho khách hàng gửi tiền được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, đáp ứng nhu
  28. 12 cầu chi tiêu, chi trả, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí phát sinh một cách an toàn và thuận lợi. Nhưng QTDND lại rất khó chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Vì đặc tính này nên chi phí cho nguồn huy động theo hình thức này rất rẻ, lãi suất phải trả cho khách hàng thấp nên số dư tài khoản thanh toán thường không nhiều. - Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng và QTDND có sự thỏa thuận về lãi suất và thời hạn rút tiền cụ thể. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quá trình hoạt động của các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình và được gửi vào QTDND nhằm mục đích sinh lời. Tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định, QTDND xác định được thời gian rút tiền của khách hàng nên có thể sử dụng một cách chủ động số tiền gửi vào mục đích kinh doanh của mình trong thời gian ký kết. Loại hình tiền gửi này thường có số dư cao, tạo nguồn vốn tương đối lớn cho hoạt động của các QTDND. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ kinh doanh của các khách hàng, nên khách hàng rút tiền với số lượng lớn sẽ tạo nhiều áp lực cho QTDND. - Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm với mục đích bảo toàn và tích lũy, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của một TCTD nói chung cũng như QTDND nói riêng; loại tiền gửi này có tính ổn định khá cao. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm thường có lãi suất cao, do ddoss chi phí trả lãi đối với nguồn vốn này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của các QTDND. Có hai hình thức tiền gửi tiết kiệm, đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
  29. 13 Là tiền gửi mà người gửi tiền có thể gửi vào và bất cứ lúc nào theo nhu câu sử dụng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi được gửi với mục tiêu an toàn, sinh lời và chưa thiết lập được kế hoạch sử dụng tương lai. Khác với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng không được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào mục đích thanh toán; do đó, tương tự với loại tiền gửi không kỳ hạn, tính chất của loại tiền gửi này khkoong ổn định nên có lãi suất tương đối thấp. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với QTDND. Đây là khoản tiền nhàn rỗi được gửi với mục đích an toàn, sinh lời và đã thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai. Do đó, đây là một nguồn vốn tương đối ổn định, QTDND có thể dự tính được lượng và thời gian rút tiền; lãi suất áp dụng cho loại hình này cao hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, hình thức trả lãi. 1.2.3.2. Phân loại theo đối tượng - Tiền gửi khách hàng là cá nhân Là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào QTDND với mục đích an toàn, thanh toán và sinh lời. Hình thức huy động đối với khách hàng cá nhân chính là thu hút được tiền gửi phí giao dịch. Do nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng, tùy theo kế hoạch sử dụng tiền của họ trong hiện tại cũng như trong tương lai nên QTDND đưa ra nhiều loại kỳ hạn tiền gửi cho khách hàng lựa chọn. - Tiền gửi khách hàng là tổ chức kinh tế Hình thức mà QTDND có thể huy động nhiều nhất từ các tổ chức kinh tế là tiền gửi giao dịch. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các TCTD thường xuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thu hút khách hàng gửi tiền và cung cấp thêm dịch vụ. Ngoài ra, các TCTD còn cung cấp các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đối với các tổ chức kinh tế
  30. 14 khi việc sử dụng vốn trong tương lai được lập kế hoạch. Các tổ chức này gửi tiền theo kỳ hạn phù hợp một mặt nhờ TCTD bảo quản, mặt khác họ thu thêm một khoản tiền lời do TCTD chi trả. Để thu hút nguồn vốn tiền gửi vừa có chi phí rẻ vừa có lượng tiền lớn này, các TCTD thường xuyên đưa ra các sản phẩm tiện ích theo kỳ hạn khác nhau nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng. - Tiền gửi của các TCTD khác Đây là nguồn tiền gửi có quy mô nhỏ, mục đích nhằm đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình. Trong quá trình hoạt động, Các TCTD thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán như thu hộ, chi hộ. 1.2.3.3. Phân loại theo thời gian huy động - Huy động ngắn hạn Nguồn vốn huy động ngắn hạn là loại nguồn vốn có thời hạn huy động dưới 12 tháng trở xuống, thường chiếm tý trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn từ 12 tháng trở lại, lãi suất được huy động thường thấp hơn so với loại có kỳ hạn huy động dài hơn. - Huy động trung hạn Loại nguồn vốn huy động này có thời hạn từ 12 đến 60 tháng, nguồn vốn này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của QTDND, sử dụng chủ yếu cho thành viên vay để đầu tư trung hạn: đầu tư chăn nuôi bò, dê, mua máy móc thiết bị - Huy động dài hạn Đây là khoản huy động có thời hạn từ 60 tháng trở lên, chi phí huy động cao, được dùng cho các khoản tín dụng dài hạn: đầu tư cải tọa vườn cà phê, mở rộng sản xuất, kinh doanh 1.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn 1.3.1. Đối với nền kinh tế
  31. 15 Hệ thống TCTD nói chung, QTDND nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Là định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế, các TCTD đã làm cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Thông qua chức năng của mình bằng hoạt động huy động vốn, hệ thống TCTD đã tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Từ đó, giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư sản xuất, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp gia tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho hộ gia đình, cá nhân và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHNN có thể kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá Chẳng hạn muốn thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông, NHNN tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng, và ngược lại nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kiềm chế làm phát, bình ổn giá cả. 1.3.2. Đối với hoạt động của QTDND Tương tự các NHTM khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có nguồn vốn. QTDND cũng là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ nên phải có nguồn vốn mới có thể hoạt động kinh doanh tốt. Vì vậy, huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các QTDND - Vốn là cơ sở để QTDND chủ động trong kinh doanh Đối với bất kỳ TCTD nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì cần có vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, QTDND phải huy động từ các nguồn vốn khác như nhận tiền gửi, đi vay, Tuy nhiên, QTDND không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiêp vụ hoàn toàn phụ
  32. 16 thuộc vào vốn đi vay. Một QTDND với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt đọng kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động lớn cũng làm tăng khả năng hoạt động của QTDND như chủ động đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập. - Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của QTDND Vốn của QTDND quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Các QTDND có quy mô nhỏ sẽ có các khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay nhỏ hơn. Trong khi đó, các QTDND có quy mô lớn sẽ có thuận lợi hơn trong việc tài trợ cho hoạt động tín dụng, đầu tư và có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động. Nếu khả năng về vốn của QTDND dồi dào thì có thể mở rộng được các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu về vay vốn của khách hàng. - Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của QTDND Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tịa và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các QTDND phải coi uy tín của mình trên thị trường là điều quan trọng. Uy tín đó trước hết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng. Khả năng thanh toán của QTDND càng cao thì vốn khả dụng càng lớn. Mặt khác, uy tín của QTDND còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của QTDND. Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của QTDND. Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của QTDND. Với tiềm năng vốn là khả năng huy động vốn lớn, QTDND có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả. 1.3.3. Đối với khách hàng Thông qua hoạt động huy động vốn, QTDND đã cung cấp cho khách hàng các phương thức tiết kiệm và đầu tư hợp lý, nhằm mục đích sinh lời
  33. 17 và sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Là nơi an toàn để cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngoài ra, thông qua hoạt động huy động vốn đã giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của QTDND như dịch vụ thanh toán, dịch vụ cấp tín dụng 1.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.4.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của QTDND đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của Quỹ. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho QTD trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của QTD đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn. ổ푛𝑔 Đ ỳ 푛à − ổ푛𝑔 Đ ỳ 푡 ướ Tốc độ tăng trưởng VHĐ = ổ푛𝑔 Đ ỳ 푡 ướ *100 1.4.2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn Vốn huy động/Vốn tự có: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Qũy so với vốn tự có. Chỉ tiêu này khoảng 20 lần là tốt. Vốn huy động/tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của Qũy có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động. 퐿표ạ𝑖 푡𝑖ề푛 𝑔ử𝑖 Tỷ trọng các loại tiền gửi = ổ푛𝑔 푣ố푛 ℎ độ푛𝑔
  34. 18 Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của các nguồn tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động được. Nó thể hiện cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm Tỷ trọng tiền gửi khách hàng ngắn hạn (dài hạn) = 𝑖ề푛 𝑔ử𝑖 ℎá ℎ ℎà푛𝑔 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛 ( à𝑖 ℎạ푛) ổ푛𝑔 푡𝑖ề푛 𝑔ử𝑖 ℎá ℎ ℎà푛𝑔 Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nguồn ngắn hạn và dài hạn trong tổng tiền gửi. Tỷ trọng này cho thấy xu hướng gửi tiền của khách hàng và việc cân đối vốn của QTDND để quyết định cho các hoạt động sử dụng vốn. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc cân đối nguồn vốn, phát hiện tiềm năng và sự thiếu hụt để kịp thời đẩy mạnh công tác huy động vốn theo từng tiêu chí, cơ cấu cho vay của QTDND. 1.4.3. Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí mà QTDND bỏ ra để hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi. Chi phí lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí vốn và được coi là hợp lý khi nó vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu lợi nhuận của QTDND. Các khoản chi phí phi lãi bao gồm chi trả tiền lương, chi khấu hao, chi quảng cáo, chi thiết lập mạng lưới Quy mô QTDND càng lớn, cơ cấu tổ chức càng chặt chẽ, năng lực quản lý của ban giám đốc càng tốt thì chi phí này càng giảm. Hầu hết các QTDND đều xác định chi phí huy động vốn thông qua chi phí bình quân gia quyền. Chi phí Tổng chi phí cho hoạt động huy động vốn = huy động vốn Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động được của QTDND. Nguồn vốn huy động được coi là có hiệu quả nếu chi
  35. 19 phí huy động thấp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời nhất. 1.4.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Đây là một yêu cầu quan trọng khi xác định quy mô và cơ cấu vốn hợp lý cho QTDND vì xét cho cùng thì QTDND huy động vốn là để sử dụng chúng với mục đích sinh lời. Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay dư nợ trên vốn = huy động Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động được. Ngoài ra chỉ tiêu này lớn thể hiện tiền gửi huy động tham gia vào hoạt động cho vay cao, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, chỉ tiêu này còn đánh giá Qũy có sử dụng hiệu quả vốn huy động để cho vay hay không. từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của QTDND. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, cho thấy Qũy chưa sử dụng vốn hợp lý, số vốn huy động về còn dư thừa chưa sử dụng hết. Dư nợ cho vay ngắn hạn Tỷ trọng dư nợ = ngắn hạn Tổng vốn huy động tiền gửi ngắn hạn Tỷ trọng dư nợ Dư nợ cho vay dài hạn = dài hạn Tổng vốn huy động tiền gửi dài hạn Các chỉ tiêu này phản ánh trong tổng vốn huy động thì có bao nhiều phần trăm sử dụng để cho vay, vì nếu tỉ lệ này thấp thì lợi nhuận của QTDND có thể thấp do trả lãi tiền gửi cao hơn thu tiền lãi vay, lãi nhận được do điều chuyển vốn đi thấp. Ngược lại tỉ trọng này cao sẽ phản ánh xu thế có lợi cho QTDND vì QTDND sẽ thu được lãi cho vay nhiều hơn phải trả lãi tiền gửi.
  36. 20 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.5.1. Nhân tố bên ngoài Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của QTDND. Đối với nhóm yếu tố này QTDND cần thích ứng một cách tốt nhất, nó bao gồm: môi trường kinh tế chính trị xã hội, các điều kiện về pháp lý, sự chỉ đạo của NHNN, tâm lý tập quán của khách hàng 1.5.1.1. Điều kiện pháp lý Các hoạt động của QTDND cơ sở chịu sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Trong sự giàng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạt động huy động vốn. 1.5.1.2. Các điều kiện về mặt kinh tế Tình trạng phát triển kinh tế của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của QTDND cơ sở, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định thì số vốn huy động được của QTDND cơ sở ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay ngày càng được mở rộng. Nền kinh tế suy thoái, khả năng huy động vốn của QTDND cơ sở không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào Quỹ cũng có nguy cơ bị rút ra. 1.5.1.3. Điều kiện về môi trường cạnh tranh Sự cạnh tranh của các QTD và các Ngân hàng trên địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của QTDND cơ sở. Để tồn tại và phát triển, QTDND cơ sở phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể cạnh tranh được với các QTD khác và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong quá trình cạnh tranh QTDND cơ sở buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kĩ thị trường và làm tốt công tác maketing.
  37. 21 1.5.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội, tâm lý khách hàng Khách hàng của QTDND cơ sở bao gồm những người có vốn gửi tại QTDND cơ sở và những người sử dụng vốn đó. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có 2 yếu tố quan trọng tác động là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà QTDND cơ sở có thể huy động được trong tương lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng. Bất cứ khách hàng nào khi đem vốn của mình đi đầu tư cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Đó là sự mong muốn của công chúng đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế một số QTDND không quan tâm đúng mức yếu tố này. Đây cũng là một nguyên nhân gây mất lòng tin của khách hàng đối với QTDND, do vậy QTDND mất đi một lượng khách hàng lớn (đồng nghĩa với việc giảm quy mô của nguồn vốn huy động) làm ảnh hưởng tới uy tín của QTDND trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà quản lý QTDND phải nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khơi dậy lòng tin của khách hàng đối với QTDND. QTDND phải có địa điểm giao dịch thuận tiện, đây là yếu tố cần thiết nhằm thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi đến giao dịch. Tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng khối lượng giao dịch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn. Nhân viên QTDND phải thường xuyên giúp đỡ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng vào QTDND. Từ đó khách hàng thấy được sự quan tâm của QTDND đối với mình và sẵn sàng tìm đến QTDND khi có nhu cầu. 1.5.2. Nhân tố bên trong 1.5.2.1. Quy mô và vị thế của QTD Quy mô và vị thế của QTDND cơ sở ảnh hưởng rất lớn đến vốn huy động của QTD. Một QTDND cơ sở có quy mô lớn tạo hình ảnh tốt cho Quỹ, tạo niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, uy tín của QTDND cơ sở cũng rất
  38. 22 quan trọng, khách hàng thường cân nhắc và lựa chọn QTD hoặc Ngân hàng nào được họ thừa nhận có uy tín nhất đối với người gửi tiền. 1.5.2.2. Khả năng quản lý của ban lãnh đạo Khả năng quản lý của ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của QTDND cơ sở. Nếu như ban lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, có tầm nhìn và không ngừng đổi mới, sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường thì sẽ tăng hiệu quả hoạt động của Quỹ. 1.5.2.3. Khả năng sinh lời và khả năng đối phó với rủi ro Một QTD có lợi nhuận cao sẽ tạo ra lòng tin với khách hàng tốt bởi khách hàng tin tưởng vào khả năng thanh khoản của Quỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn đồng nghĩa với việc QTD phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, yêu cầu các nhà quản trị của Quỹ phải dự báo và phải có những biện pháp tránh rủi ro hiệu quả. 1.5.2.4. Lãi suất huy động Lãi suất huy động có tác động rất lớn đến lượng vốn huy động và chi phí huy động của QTDND. QTDND không thể đẩy lãi suất lên quá cao và cũng không thể để lãi suất quá thấp vì đều làm giảm lợi nhuận. Vì vậy QTDND phải tính đến chi phí vốn để có thể xác định lượng vốn tăng đến bao nhiêu, huy động loại vốn nào thì chi phí huy động là thấp nhất, mang lại lợi nhuận, hiệu quả và sự an toàn nhất. 1.5.2.5. Công nghệ của Quỹ tín dụng nhân dân Công nghệ QTDND đã trở thành một nhân tố quyết định uy thế, sức cạnh tranh của QTDND không chỉ hoạt động huy động vốn mà cả trong các hoạt động của QTDND. Công nghệ QTDND là nền tảng để QTDND cung ứng các dịch vụ QTDND hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng. Công nghệ QTDND hiện đại sẽ đảm bảo nhanh chóng, an toàn và thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch với QTDND. Các QTDND đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, bởi chỉ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ
  39. 23 hiện đại thì các QTDND mới có điều kiện triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tượng và phạm vi khách hàng. 1.5.2.6. Hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng Đây là hoạt động mà thông qua đó, QTDND sẽ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh cũng như lựa chọn các loại hình dịch vụ mà QTDND cung cấp. Thông qua nghiệp vụ này, QTDND sẽ giúp khách hàng hiểu rõ tác dụng của việc khong sử dụng tiền mặt trong lưu thông và tác dụng của việc gửi tiền, tài sản vào QTDND hơn là cất trữ tại nhà. Hoạt động chăm sóc khách hàng góp phần giúp QTDND củng cố được mối quan hệ với khách hàng, đồng thời thông qua đó có thể mở rộng phạm vi hoạt động. Một QTDND muốn thành công thì cần phải biết kết hợp tổng thể mọi chính sách, trong đó có chính sách quan tâm và chăm sóc khách hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 của luận văn đã trình bày một cách hệ thống những lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: những vấn đề cơ bản của QTDND cơ sở, khái quát về nguồn vốn, các hình thức huy động, các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn. Những lý luận được trình bày trên hình thành khung lý thuyết nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu, thực hiện mục tiêu của đề tài. Phần chương 2 tiếp theo của bài nghiên cứu là tập trung làm rõ tình hình huy động vốn của QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 2015-2017, những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
  40. 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP 2.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp - Tên cơ quan: Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp - Vốn điều lệ hiện tại: 2.392 triệu đồng - Địa chỉ: 164/3 ấp Me, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - Tổng số cán bộ, nhân viên: 15 người Thị trấn Tân Hiệp là một địa phương nằm dọc quốc lộ 1A trục đường chính của Tỉnh. Là nơi có đông dân cư với nền kinh tế đang trên đà phát triển. Vì vậy nạn cho vay nặng lãi thường xuyên xảy ra làm cho đời sống của người dân lâm vào cảnh bế tắc, đời sống xã hội bị phân hóa rõ nét. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã nhận thấy được sự cần thiết khi thành lập Quỹ tín dụng nhân dân tại thị trấn Tân Hiệp để giúp cho người dân phát triền kinh tế. Được sự thống nhất của Ủy ban nhân dân thị trấn Tân Hiệp và chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Tiền Giang, ngày 11 tháng 7 năm 1996 Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp được thành lập, với chức năng và nhiệm vụ là huy động tiền gửi từ dân cư và cho vay vốn thành viên để phát triển kinh tế gia đình. Khi mới thành lập Quỹ tín dụng đã gặp một số khó khăn như: Số thành viên tham gia còn ít, món vay còn nhỏ lẽ, số vốn điều lệ còn thấp, hoạt động trên địa bàn nhỏ, kinh tế địa phương còn khó khăn, đội ngũ nhân viên kinh nghiệm chưa cao Nhưng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của ban lãnh đạo, nhân viên QTD đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp tạo được uy tín đối với mọi tầng lớp khách hàng. Hiện nay sau hơn 20 năm năm đi vào hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp đã thật sự là nơi đáng tin cậy để gửi tiền và vay vốn của các
  41. 25 thành viên trên địa bàn. Và luôn là một trong những quỹ tín dụng hoạt động mang lại hiệu quả hàng đầu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 2.1.2. Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 2.1.2.1. Tổ chức, quản trị điều hành tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp QTDND Tân Hiệp hoạt động theo mô hình hoạt động liện xã, thực hiện huy động tiền gửi, cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt các thành viên. Thực hiện dịch vụ chuyển hiền thông qua dự án CF-Ebank của NHHTX. QTDND Tân Hiệp tổ chức bộ máy quản trị riêng, điều hành riêng để đáp ứng yêu cầu công tác quản trị điều hành đối với quy mô hoạt động hiện nay. Chủ tịch Hội đồng quản trị làm việc chuyên trách tại QTD, Giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành. Trưởng ban kiểm soát đồng thời là kiểm soát viên chuyên trách tại QTD. QTDND Tân Hiệp hoạt động theo mô hình liên xã bao gồm địa bàn chính là thị trấn Tân Hiệp và 3 xã ven liền kề là xã Tân Lý Tấy, xã Tân Lý Đông, xã Tân Hương. Hiện tại cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của QTD luôn được chú trọng đầu tư khá tốt về chất lượng trang thiết bị, thường xuyên cập nhật đổi mới cơ sở dữ liệu, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng yêu cầu báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước. Quỹ tín dụng còn thực hiện ứng dụng công nghệ tin học trong các lĩnh vực khác như chuyển tiền điện tử, khai thác thông tin tín dụng quốc gia phục vụ lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng
  42. 26 2.1.2.2. Thành viên Qũy tín dụng nhân dân Tân Hiệp Bảng 2.1 Chỉ tiêu thành viên của QTDND Tân Hiệp từ năm 2015 đến 30/6/2017 Tốc độ tăng trưởng qua 2015 2016 30/06/2017 các thời kỳ(%) Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ 201 30/6/20 lượng trọn lượng trọn lượng trọn 6 so 17 so (ngườ g (ngườ g (ngườ g 201 2016 i) (%) i) (%) i) (%) 5 15 Thành viên 1213 1398 1198 % -14,3% 15 - Cá nhân 1213 100 1398 100 1198 100 % -14,3% Thành viên gửi tiền 137 149 150 Thành viên vay tiền 969 970 922 (Nguồn: QTDND Tân Hiệp) Đến 30/6/2017, QTDND Tân Hiệp có 1.198 thành viên (thành viên là cá nhân, không có thành viên là hộ gia đình và pháp nhân). Thực hiện Thông tư số 04/TT-NHNN ngày 31/03/2015, QTD đã tiến hành cơ cấu lại thành viên, cho ra khỏi thành viên lâu năm không còn giao dịch vay gửi, đầu năm 2015 có 2.597 thành viên, đến 30/06/2017 còn 1.198 thành viên, giảm 1.399 thành viên. Kết quả quá trình cơ cấu lại thành viên từ năm 2015 đến nay đã nâng cao được chất lượng thành viên của QTD. Thành viên tham gia QTD chấp hành tốt nội quy điều lệ hoạt động của QTD, đáp ứng được các điều kiện về góp vốn, vay vốn, gửi vốn tịa QTDND Tân Hiệp. Trong đó có 922 thành viên là khách hàng vay vốn, 150 khách hàng thành viên gửi tiền (đạt 90% số lượng thành viên giao dịch tại QTD), huy động vốn trong thành viên luôn đạt tỷ lệ trên 60% tổng số dư tiền gửi theo quy định của NHNN.
  43. 27 2.1.2.3. Quản trị, điều hành và kiểm soát Hội đồng quản trị có 5 thành viên, thực hiện chức năng nhiệm vụ theo nhiệm kỳ 5 năm (2013-2018), các thành viên HĐQT đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định của NHNN, trong đó Chủ tịch HĐQT làm việc chuyên trách tại QTD. HĐQT duy trì chế độ họp thường kỳ, đột xuất để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội thành viên đề ra hàng năm, đảm bảo cho QTD hoạt động đúng pháp luật. Ban điều hành có 9 người, trong đó có 5 người đạt trình độ Đại học, 1 Cao đăng và 3 trung cấp. Ban điều hành hoàn thành tốt công việc được giao theo Nghị quyết HĐQT đề ra hàng năm. Ban kiểm soát theo quy định, có ý kiến phản ánh kịp thời đến Chủ tịch HĐQT, Giám đốc để khắc phục sai sót trong quá trình hoạt động. 2.1.3. Tình hình hoạt động tài chính của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015 – 30/06/2017 Trong thời gian từ năm 2015 đến nay, hoạt động của QTDND Tân Hiệp đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh luôn có lãi. Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau:
  44. 28 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về tình tình tài chính của QTDND Tân Hiệp từ năm 2015 đến 30/06/2017 2015 2016 30/06/2017 Chỉ tiêu (triệu đồng) Tổng thu nhập 12.647 13.192 6.346 Tổng chi phí 10.795 11.353 5.782 LNST 1.482 1.526 468 Tổng TSBQ 153.674 159.962 158.294 Vốn CSH BQ 2.166 2.291 2.397 ROA 0.96 0.95 0.3 ROE 68.4 66.6 19.7 (Nguồn: phòng kế toán – QTDND Tân Hiệp) QTDND Tân Hiệp luôn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm, đảm bảo kinh doanh có lãi để tích lũy phát triển. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đáng kể. Chỉ tiêu ROA không cao là do QTD đang trong tình trạng thừa vốn nhiều nhưng không ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của QTD. Từ đó ta thấy hoạt động của QTDND Tân Hiệp đã đạt hiệu quả ngay trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến cố vì trong giai đoạn này đã có không ít doanh nghiệp phá sản và giải thể vì không thể vượt qua sự biến động của nền kinh tế. Sự thành công này là do nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của QTD và do Qũy đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận lợi do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều NHTM trên địa bàn nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc. Hoạt động kinh doanh có lãi thì
  45. 29 đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động của QTD và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 2.1.4.1. Thuận lợi và những mặt đã đạt được Trụ sở QTDND Tân Hiệp được đặt trên tuyến đường giao thông chính của thị trấn, của thị trấn xuống trung tâm thành phố Mỹ Tho thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và QTD. Bộ máy tổ chức linh hoạt, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, thủ tục hồ sơ nhanh gọn thu hút được nhiều khách hàng, có sự kết hợp chặ chẽ với các phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Thời gian hoạt động lâu dài tạo được uy tín và niềm tin cho khách hàng, từ đó vốn huy động tăng, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của QTD. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang, từ đó đưa QTDND Tân Hiệp đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cân đối trong tăng trưởng và hài hòa các mối quan hệ xã hội làm cho thu nhập của người dân ngày càng cao, có nhiều tiềm năng để huy động vốn và doanh số cho vay tăng. Do đó khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn khá ổn định và phát triển hàng năm. Trong nhiệm kỳ (2013-2018), dưới sự điều hành chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước để tái cơ cấu hệ thống QTDND, Hội đồng quản trị luôn chấp hành tốt các văn bản chỉ đạo của ngành; Trong nhiệm kỳ này, Hội đồng quản trị đã chỉ đạo QTD thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể: - QTD thực hiện tốt Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2013-2015 theo Công văn 4187/ NHNN ngày 05/4/2013. Kết quả thực hiện Phương án
  46. 30 này, QTD đã nâng cao được năng lực quản trị điều hành, tăng trưởng tín dụng và kiềm chế nợ xấu. - Thực hiện tốt Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày quy định về QTDND, trên cơ sở đó QTD thực hiện tốt việc cơ cấu lại thành viên, thu hồi vốn cho vay ngoài địa bàn, tăng cường khả năng vốn tự có. - Hiện nay QTD đang thực hiện có hiệu quả Phương án cơ cấu lại QTD giai đoạn 2016-2020. Với tinh thần trách nhiệm trước các thành viên, nhân viên trong QTD và sự phát triển của đơn vị, Hội đồng quản trị QTD đã hoàn thành khá tốt chức trách nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ trong việc giám sát đối với Ban điều hành trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, cũng như các quyết định của Hội đồng quản trị. Chính vì vậy mà mặc dù trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, song các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội thường niên hàng năm cơ bản hoàn thành tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định của QTD. So tương quan với các QTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đến năm 2017 QTD Tân Hiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau: - Tổng nguồn vốn hoạt động xếp thứ 01/16 quỹ - Vốn điều lệ 02/16 quỹ - Tổng nguồn vốn huy động 01/16 quỹ - Tổng dư nợ cho vay 01/16 quỹ - Lợi nhuận 01/16 quỹ Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của QTDND Tân Hiệp, giúp Quỹ hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của QTDND Tân Hiệp. 2.1.4.2. Khó khăn, những hạn chế và nguyên nhân
  47. 31 Nợ xấu tuy được xử lý và duy trì được ở mức nhỏ hơn 1% nhưng cận ngưỡng 1% vào thời điểm 31/12/2015. HĐQT chưa thật sự phát huy hết khả năng của từng thành viên trong HĐQT. Trong điều hành vốn thì chưa khắc phục và giải quyết tốt tình trạng mất cân đối giũa huy động vốn và cho vay ( thừa vốn ) nên hiệu quả kinh doanh chưa cao do chi phí quản lý vốn cao, trong nhiệm kỳ tới cần có giải pháp linh hoạt hơn cũng như có sự chia sẽ trong thành viên QTD. Đôi khi tăng trưởng tín dụng còn chạy theo chỉ tiêu bằng mọi cách để hạn chế thấp nhất nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng đén chất lượng hoạt động của QTD. Tình hình lãi suất trên thị trường ngày càng biến động kinh tế thị trường biến động ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình huy động vốn của Quỹ tín dụng. Không được một số lợi thế như các ngân hàng thương mại như: tham gia thị trường vốn, thị trường liên ngân hàng, được ngân hàng nhà nước cho vay tái cấp vốn, Vì vậy khả năng huy động vốn của QTD bị hạn chế. Trên địa bàn có rất nhiều NHTM hoạt động cạnh tranh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của QTDND Tân Hiệp cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động, Quỹ luôn tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 2.2.1. Tình hình nguồn vốn QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. QTDND Tân Hiệp cũng như các doanh nghiệp khác luôn xem vốn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của tổ chức. Vì vậy việc Quỹ tín dụng phát huy tốt nguồn
  48. 32 vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Quỹ tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nguồn VHĐ của QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 2015-2017 như sau: Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn VHĐ của QTDND Tân Hiệp từ năm 2015-2017 Năm 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng nguồn 2.21% 0.07% 5.92% VHĐ Trong giai đoạn 2015-2017, tốc dộ tăng trưởng nguồn VHĐ của QTDND Tân Hiệp tăng 3.71% mặc dù có giảm mạnh vào năm 2016. Tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của QTD đang dần được cải thiện. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm của QTDND Tân Hiệp đạt được kết quả như sau: Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 2017 Vốn huy động 140.773 140.883 149.224 Vốn điều lệ 2.210 2.354 2.417 Vốn tự có 6330 6950 7665 Vốn vay 0 5300 3500 Tổng nguồn vốn 149313 155487 162806 (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp)
  49. 33 Biểu đồ 2.1 Tình hình nguồn vốn của QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 2015-2017 170000 165000 160000 155000 150000 145000 140000 135000 130000 125000 2015 2016 2017 Đơn vị tính: triệu đồng Vốn huy động Vốn điều lệ Vốn tự có Vốn vay Column1 (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.4 trên cho thấy tình hình nguồn vốn của QTDND Tân Hiệp qua ba năm có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng vốn huy động đến cuối năm 2015 là 140.773 triệu đồng. Năm 2016 tổng nguồn vốn là 155487 triệu đồng, tăng 110 triệu đồng so với năm 2015, tương đương với tốc độ tăng 0.07%. Năm 2017 đạt 162806 triệu đồng, tăng lên so với năm 2016 là 7319 triệu đồng và tương đương với tốc độ tăng 4.7%. Sự gia tăng nguồn vốn trên đã giúp cho QTDND Tân Hiệp đảm bảo hoạt động liên tục và đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân. QTD không đề ra chỉ tiêu tăng trưởng trong tình trạng thừa vốn nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm đạt 6.84%/năm. 2.2.2. Tình hình chung về vốn huy động vốn của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 Vốn huy động của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2012- 2014 như sau:
  50. 34 Bảng 2.5: Tình hình vốn huy động của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng Số phát sinh Chỉ tiêu Số dư đầu năm Số huy động Số rút ra Số dư lũy kế Năm 2015 137728 140773 65925 212576 Năm 2016 212576 140883 70443 283016 Năm 2017 283016 149224 74474 357766 (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Biểu đồ 2.2 Tình hình vốn huy động của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 2015 2016 2017 Đơn vị tính: triệu đồng Số dư đầu năm Số huy động Số rút ra Số dư lũy kế (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Tình hình huy động vốn của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015- 2017 phát triển mạnh. Số dư lũy kế huy động tăng dần qua 3 năm. Năm 2015 số dư lũy kế đạt 212576 triệu đồng. Năm 2016 số dư lũy kế đạt 283016 triệu đồng tăng lên so với năm 2014 là 70440 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 35.01%. Năm 2017 số dư lũy kế đạt 357766 triệu đồng, tăng lên so với năm 2016 là 74750 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 26.41%.
  51. 35 Số dư lũy kế qua 3 năm tăng rất cao chứng tỏ nguồn vốn huy động được của QTDND Tân Hiệp rút vốn ra sử dụng cho vay được thực hiện chưa thật sự hợp lý gây ra tình trạng thừa vốn. 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn của QTDND Tân Hiệp theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.6 Thống kê 50 khách hàng có tiền gửi tại QTDND Tân Hiệp lớn nhất từ năm 2015-30/6/2017 CHỈ NĂM 2015 NĂM 2016 30/6/2017 TIÊU Kỳ hạn Kỳ hạn Kỳ hạn Dưới 6 Từ 6 tháng Dưới 6 Từ 6 Dưới 6 Từ 6 tháng trở lên tháng tháng trở tháng tháng trở lên lên TỔNG 55184 16272 31364 14621 28917 14872 TIỀN (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) 50 khách hàng có số dư tiền gửi cao nhất là 43789 triệu đồng. QTD luôn đảm bảo khả năng chi trả đối với các khoản tiền gửi của khách hàng. Đối với những khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lại khách hàng có nhu cầu rút thì QTD đáp ứng khả năng chi trả ngay do QTD luôn duy trì dư lượng tồn quỹ trên 500 triệu đồng hàng ngày để đáp ứng khả năng chi trả. Đối với những khoản tiền gửi trên 500 triệu đồng đến hạn thanh toán thì QTD và khách hàng xác nhận thông tin trước ngày đến hạn thanh toán 01 ngày làm việc để chuẩn bị nên khả năng thanh khoản tại QTD hiện nay rất tốt. 2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp - Phân tích về chi phí huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2012- 2014 Nguồn vốn huy động tăng lên dẫn đến chi phí huy động cũng gia tăng hàng năm. Bảng sau thể hiện tổng chi phí huy động của QTDND Tân Hiệp qua các năm:
  52. 36 Bảng 2.7 Chi phí huy động vốn của QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng chi phí huy động 26661 30952 31397 2. Tổng vốn huy động 140773 140883 149224 Chi phí huy động/ tổng vốn huy 18.94% 21.97% 21.04% động (%) (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Qua bảng 2.6 ta thấy, trong năm 2015, để huy động 100 đồng tiền gửi, QTDND Tân Hiệp cần phải trả bình quân 18,94 đồng trên lãi suất thỏa thuận với khách hàng. Nhưng đến năm 2016, chỉ tiêu lại tăng lên 21,97% và năm 2017 có giảm đi đôi chút còn 21,04%. Có được mức chi phí giảm như vậy là do chủ yếu QTD huy động tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân. Nếu như các Ngân hàng khác huy động tiền gửi cá nhân bằng loại tiền gửi không kỳ hạn, quy mô nhỏ nên chi phí không cao thì QTDND Tân Hiệp tập trung tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn tương ứng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, quy mô tiền gửi lớn nên chi phí huy động mà QTD cần bỏ ra cũng phải cao để tăng lượng huy động hàng năm. Tuy nhiên, tổng thể để huy động được một đồng tiền gửi, chi phí mà QTDND Tân Hiệp đã phải bỏ ra là hợp lý. QTD cần xem xét và duy trì chi phí ở mức này để tránh sự gia tăng cho chi phí huy động, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để không làm mất cân đối thanh toán QTD phải thường xuyên giám sát cơ cấu tiền gửi sao cho hợp lý. - Phân tích các chỉ tiêu khác Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị tính: %)
  53. 37 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. VHĐ/TNV 94.28 90.61 91.65 2. VHĐCKH/VHĐ 99.09 99.6 99.9 3. VHĐKKH/VHĐ 0.903 0.356 0.04 4. DN/VHĐ 46.83 50.00 49.90 (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Biểu đồ 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 100 80 60 40 20 0 Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.6 trên ta thấy hiệu quả huy động vốn tại 2015 2016 2017 Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn VHĐ/TNV VHĐCKH/VHĐ VHĐKKH/VHĐ DN/VHĐ (Nguồn: Phòng Kế toán – QTDND Tân Hiệp) Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nên sự tăng giảm của vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn ổn định trong 3 năm. Nhìn chung tỷ số này luôn đạt ở mức cao cho thấy uy tín của QTDND Tân Hiệp ngày càng được nâng cao, với nguồn vốn huy động lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động
  54. 38 Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTDND Tân Hiệp. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động thì Quỹ có thể an tâm, chủ động hơn trong cho vay. Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động tương đối ổn định. Luôn đạt ở mức 99%. Điều này làm cho QTDND Tân Hiệp nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này giúp cho Quỹ dễ dàng xây dựng kế hoạch và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động Tỷ số này trong 3 năm chỉ nằm ở mức rất nhỏ 0.903%. Nguyên nhân là do QTDND Tân Hiệp chưa tập chung nhiều vào khai thác loại hình hoạt động này bởi tính không ổn định của nó. Nếu tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ lớn hơn tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ sẽ làm cho Quỹ không chủ động trong việc sử dụng vốn và rủi ro về tín dụng nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2015-2017 tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ làm cho cơ cấu VHĐ của Quỹ tín dụng mất cân đối. VHĐKKH là loại vốn có tính biến động cao nhưng nếu khai thác đúng cách thì nó sẽ góp phần tạo nên lợi nhuận đáng kể do sử dụng nó ít chi phí hơn các nguồn vốn khác nhưng lợi nhuận từ nó thì không thua gì các nguồn vốn khác. Do vậy trong thời gian tới cần xem lại tầm quan trọng của nguồn vốn này và phải có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút được nhiều thêm VHĐKKH. Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Quỹ tín dụng vào công tác cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng rất tốt do bởi tất cả đồng vốn huy đồng đều tham gia vào hoạt động kinh doanh, phần chi phí lãi huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi cho vay. Qua 3 năm tỷ số này có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tỷ số này là 46.83% sang năm 2015 tăng lên 50.00%, và đến năm
  55. 39 2014 đạt 49.50%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động đã đạt ở mức cao trong tổng nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tài trợ vốn của QTD. Và trong thời gian sắp tới Qũy vẫn cần phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng để tránh lãng phí nguồn vốn huy động. Qua việc phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn cho thấy QTDND Tân Hiệp đang tập trung rất nhiều vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn với tình trạng thừa vốn. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động có kỳ hạn mà QTD huy động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là dấu hiệu tốt trong giải pháp về nguồn vốn hoạt động, nhưng điều này sẽ làm giảm bớt lợi nhuận cho QTD do Quỹ phải chi trả một mức lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn. 2.3. Đánh giá chung tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp giai đoạn 2015-2017 2.3.1. Bối cảnh hoạt động huy động vốn của QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 2015-2017 2.3.1.1. Bối cảnh kinh tế tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2015-2017 - Tốc độ tăng trưởng theo GDP Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tuy kinh tế của tỉnh có gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng so với mục tiêu kế hoạch thì nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành, nền kinh tế phát triển tương đối đồng đều.
  56. 40 Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP tại tỉnh Tiền Giang từ 2015 - 2017 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Đơn vị tính: % 2015 2016 2017 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tiền Giang) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2015-2017 là 8,83%/ năm. Trong đó nổi bật là khu vực công nghiệp xây dựng tăng 17,13%/ năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2017 đạt 76.101 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 43,4 triệu đồng/ người/ năm (năm 2016 đạt 40,4 triệu đồng, kế hoạch 2017 là 43,1- 43,3 triệu đồng). Việc phát triển kinh tế còn nhiều bất cập giữa các khu vực, tốc độ tăng trưởng giữa các ngành không đồng đều. Riêng đối với ngành nông lâm ngư nghiệp, mặc dù tốc độ tăng trưởng luôn ở mức thấp qua các năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Ngành công nghiệp trong năm 2017 tiếp tục là ngành tăng trưởng cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, thu hút đầu tư về công nghiệp còn thiếu những sản phẩm có giá trị tăng cao, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với phát triển các vùng nguyên liệu. Tốc
  57. 41 độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tuy có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn giữ vững mức tăng trưởng khá qua các năm. - Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Biểu đồ 2.5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2017 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Nông lâm nghiệp và thủy Công nghiệp xây dựng Dịch vụ sản Đơn vị tính: % 2015 2016 2017 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tiền Giang) Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang chuyển dịch theo hướng giảm dần nông-lâm-ngư nghiệp (39.9% năm 2015 xuống còn 38.6% năm 2017), tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng lên (24.9% năm 28.6% năm 2017), ngành dịch vụ giảm nhẹ do nhóm ngành công nghiệp tăng mạnh (35.2% năm 2015 xuống còn 32.8% năm 2017) Trong năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 55.309 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 13.6% so với năm 2015. GRDP tính theo giá thực tế đạt 76.716 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 43.8 triệu đồng/người/năm, tăng 7.7 triệu đồng so với năm 2015 (năm 2015 đạt 36.1 triệu đồng). - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội
  58. 42 Biểu đồ 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng xã hội tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến 2017 60000 299.6 306.8 50000 195 40000 30000 50867.8 44380 47843.4 20000 10000 4383 4461.1 4661.6 0 2015 2016 2017 Đơn vị tính: tỷ đồng Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tiền Giang) Từ năm 2015 đến 2017, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện tăng 12.3% từ 48.959 tỷ đồng lên 55.829 tỷ đồng; kinh tế nhà nước thực hiện tăng 6.3%%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện tăng 14.6% từ 44.380 tỷ đồng lên 50867.8 tỷ đồng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng 53.6%. Kim ngạch xuất khẩu vẫn tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, các mặt hàng chủ lực của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu tăng như: gạo, hàng rau quả, hàng may mặc. Hàng nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm. 2.3.1.2. Bối cảnh thị trường huy động vốn của QTDND Tân Hiệp Hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn vẫn ổn định và các chỉ tiêu có sự tăng trưởng so với đầu năm. Các ngân hàng chấp hành tốt trần lãi suất huy động theo quy định, một số ngân hàng có điều chỉnh tăng nhẹ đối với các mức lãi suất huy động với kỳ hạn dài nên đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục tăng trưởng, đến nay đã tăng trưởng 12,9% so với đầu năm. Hoạt động tín dụng tương đối thuận lợi, tín dụng liên tục tăng trưởng qua các
  59. 43 tháng, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 1,5%/tháng, trong đó tăng mạnh nhất vào tháng 3, tháng 4. Tổng thu tiền mặt 9 tháng ước thực hiện được 176.317 tỷ đồng, tăng 14,8% so cùng kỳ; tổng chi tiền mặt thực hiện được 176.582 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Nguồn vốn huy động đến cuối tháng 8 đạt 53.991 tỷ đồng, tăng 5.907 tỷ đồng so đầu năm; ước đến cuối tháng 9 tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 54.423 tỷ đồng, tăng 6.339 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 84,7% trên tổng vốn huy động. Dư nợ cho vay đến cuối tháng 8 đạt 39.790 tỷ đồng, tăng 4.721 tỷ đồng so đầu năm; ước đến cuối tháng 9, tổng dư nợ cho vay đạt 40.188 tỷ đồng, tăng 5.119 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm 43,1%. (Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng năm 2017, cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, ngày 29/09/2017) Trong giai đoạn 2003 - 2017, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã đạt tổng doanh số cho vay trên 5.718 tỷ đồng, với trên 640.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng. Bình quân mỗi năm có gần 43.000 lượt đối tượng được vay, tổng giá trị giải ngân trên 381 tỷ đồng. Cụ thể, trong 15 năm hoạt động (2003 - 2017), qua các chương trình tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã giúp trên 101.000 lượt hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho trên 70.000 lượt lao động tìm được việc làm, trên 73.000 lượt học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn tiếp tục con đường học vấn, Ngoài ra, còn giúp vốn xây dựng trên 158.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, xây 2.121 căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, cất 11.624 căn nhà hộ nghèo và hộ gia đình chính sách có nhu cầu về nhà ở, gần 400 lượt lao động có nhu cầu về vay vốn xuất khẩu lao động.
  60. 44 Đặc biệt, vốn tín dụng chính sách xã hội được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Để phát huy hiệu quả đồng vốn, giúp các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, đơn vị luôn quan tâm quản lý tốt về công tác tín dụng chính sách, phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để kịp thời triển khai phương thức cho vay có ủy thác, hợp đồng ủy thác với các Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Chi nhánh liên kết với các đoàn thể thành lập, Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã liên kết với các đoàn thể gồm: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thành lập được 3.134 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, với gần 113.000 khách hàng tham gia. Đây thực sự là cánh tay nối dài của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang tại cơ sở, góp phần giúp các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, thiết thực góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo nông thôn, giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, kênh huy động vốn của ngân hàng đa dạng hơn so với QTDND. Cụ thể là ngân hàng sẽ huy động vốn từ dân cư, phát hành giấy tờ có giá, từ NHNN và các định chế tài chính khác. Sản phẩm huy động vốn cũng đa dạng hơn các QTDND như: tiền gửi thanh toán, tiền gừi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tích lũy, tiền gửi kinh doanh chứng khoán Bên cạnh đó, trong khi các QTDND chỉ có thể cho vay trong phạm vi bốn xã liền kề trên địa bàn tỉnh thì các ngân hàng có phạm vi cho vay rộng hơn. Trang thiết bị của ngân hàng cũng hiện đại và tiên tiến hơn so với QTDND. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng được chú trọng từ khâu đào tạo chuyên
  61. 45 môn cho đến các kỹ năng mềm về chăm sóc khách hàng tốt hơn so với các Quỹ. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho các ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng. 2.3.2. Những kết quả đạt được Hoạt động nguồn vốn nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của QTDND Tân Hiệp đã đạt được những thành công nhất định. Thành tựu nổi bật là Quỹ đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ đầy đủ và hiệu quả cho các mặt kinh doanh. Nguồn vốn huy động không những đủ giải ngân cho các tiểu dự án đầu tư, thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng mà còn dư khá nhiều. Các kết quả cụ thể đã đạt được là: Về công tác huy động vốn: Quỹ tín dụng đã có nhiều biện pháp nhằm huy động tối đa tiền nhàn rỗi trong dân cư, tùy theo tình hình kinh tế mà Quỹ đã áp dụng những mức lãi suất cho thích hợp, tạo cho người gửi tiền cảm thấy phù hợp và tin tưởng hơn. Kết quả đạt được là nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm, với số vốn huy động được Quỹ đã có một nguồn vốn hoạt động ổn định dồi dào, làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động được công tác tín dụng của mình. Về sản phẩm huy động vốn: Các sản phẩm huy động vốn có kỳ hạn gửi dưới 12 tháng rất phong phú, phù hợp với nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng như: kỳ hạn gửi đa dạng và linh hoạt, nhiều tiện ích kèm theo tùy loại sản phẩm khách hàng lựa chọn, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng và thu hút được vốn lớn. Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động: Vốn huy động tăng trưởng theo từng năm, đặc biệt là giai đoạn 2015- 2017. Tăng nhanh ở loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn. Điều này chứng tỏ QTDND Tân Hiệp đã tạo được niềm tin lớn ở khách hàng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Quỹ.
  62. 46 QTDND Tân Hiệp cũng đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường nên cũng đã đáp ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng đối với hoạt động của Quỹ, thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế địa phương. Mức lãi suất mà QTDND Tân Hiệp huy động phù hợp với khách hàng, nên việc huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tương đối tốt. Quỹ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng một phần cũng nhờ vào phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, vui vẻ, phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, chính xác. 2.3.3. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những mặt đạt được, QTDND Tân Hiệpcũng không tránh khỏi những hạn chế còn tồn tại. Qua phân tích tình hình huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp trong giai đoạn 20115-2017, em xin rút ra một số tồn tại như sau: Vốn huy động chủ yếu là có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng, còn kỳ hạn lớn hơn 12 tháng thì chiếm tỷ lệ rất ít. Huy động vốn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng còn chiếm tỷ trọng rất thấp và không ổn định trong cơ cấu huy động vốn tiền gửi Trong điều hành vốn thì chưa khắc phục và giải quyết tốt tình trạng mất cân đối giũa huy động vốn và cho vay (thừa vốn) nên hiệu quả kinh doanh chưa cao do chi phí quản lý vốn cao, trong nhiệm kỳ tới cần có giải pháp linh hoạt hơn cũng như có sự chia sẽ trong thành viên QTD. Công tác quảng bá và chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp. Chưa có sự mở rộng và đa dạng hóa khách hàng, chưa có những sản phẩm tiền gửi đặc thù. 2.3.4. Nguyên nhân 2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan
  63. 47 - Môi trường kinh doanh là vấn đề muôn thuở của Việt Nam. Đó là sự can thiệp quá mức của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động kinh tế, đặc biệt là cách thức quản lý mang tính chất hành chính. - Có những địa phương cho đến nay giải quyết chưa dứt điểm tồn đọng do HTXTD để lại. Vì vậy rất ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi nói đến HTXTD, do đó nhiều người vẫn chưa tin tưởng vào hoạt động QTDND cơ sở, nên chưa tin tưởng gửi tiền cho QTDND cơ sở, nhất là những món tiền gửi lớn. - Sự cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động giữa các ngân hàng. 2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan - Trên địa bàn huy động còn có các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và NHTM khác được thành lập và đi vào hoạt động lâu dài hơn. Vì thế sức cạnh tranh cũng như kinh nghiệm áp dụng các biện pháp lôi kéo khách hàng còn yếu kém hơn. - Lãi suất ít thay đổi và chênh lệch giữa các kỳ hạn hạn là không đáng kể. - Sản phẩm huy động còn chưa đa dạng phong phú, hấp dẫn như NHTM, còn đơn điệu với các sản phẩm truyền thống. - Công tác tuyên truyền, động viên khách hàng một số nơi trong địa bàn hoạt động của Quỹ thực hiện chưa tốt, chưa thực sự linh hoạt trong chính sách huy động vốn như: chính sách lãi suất hợp lý, điều hành chưa linh hoạt, chưa kịp thời.
  64. 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng tình hình huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp, cụ thể với những nội dung sau: Luận văn đã nêu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của QTDND Tân Hiệp và kết quả hoạt động của Qũy trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017. Luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm được nghiên cứu trong luận văn. Qua phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn cho chúng ta có cái nhìn bao quát về hoạt động huy động vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp. Trên cơ sở những nội dung phân tích trên, ở chương 3, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp trong thời gian tới.
  65. 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HIỆP 3.1. Định hướng phát triển chung của hệ thống QTDND Xây dựng hệ thống QTDND trở thành một bộ phận quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông thôn trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm khuyến khích tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiết kiệm của các thành viên để hỗ trợ các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. 3.2. Định hướng phát triển của QTDND Huy Hoàng 3.2.1. Định hướng phát triển chung Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và của ngành ngân hàng về thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng và hệ thống QTDND để phát triển bền vững, củng cố mục tiêu hoạt động của QTD là “Tương trợ thành viên phát triển ổn định và bền vững”. Nghiên cứu cải tiến và đưa ra các gói sản phẩm tín dụng mới phù hợp, tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và hiệu quả. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, xây dựng nội bộ đoàn kết để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh hàng năm, phấn đấu hàng năm xếp loại A theo tiêu chí xếp loại QTD của NHNN. - Về phát triển thành viên: thành viên phấn đấu tăng trưởng 5%/năm, đến cuối năm 2022 có 1.415 thành viên. - Về kế hoạch tăng vốn điều lệ: vốn điều lệ tăng 5.2%/năm. - Dư nợ cho vay tăng bình quân 10%/năm. - Nợ xấu: nợ xấu duy trì ở mức <1% so với tổng dư nợ. - Lợi nhuận tăng bình quân 5%/năm. (Báo cáo Số 01/BC-ĐHTV - Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2018-2023 của QTDND Tân Hiệp) 3.2.2. Định hướng huy động vốn
  66. 50 Với tình trạng thừa vốn trong giai đoạn 2015-2017, QTDND Tân Hiệp trong thời gian tới có chỉ tiêu giảm vốn huy động đến năm 2020, giảm 5%/năm, mục tiêu là duy trì ổn định nguồn vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản. 3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp 3.3.1. Giải pháp đối với QTDND Tân Hiệp Với tình trạng thừa vốn khá nhiều như hiện nay, tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp, cụ thể: - Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng cả về mảng huy động vốn lẫn cho vay. Quỹ nên chú trọng hơn nữa về hình thức truyền thông cho phù hợp và hiệu quả. Để thực hiện chính sách khách hàng thành công, phải tổ chức chăm sóc đối với khách hàng đã quan hệ một cách thường xuyên và chu đáo, phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng như: độ tuổi, nghề nghiệp, địa vị, điều kiện thu nhập Quỹ nên xây dựng từng chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin để có thể tổ chức chăm sóc khách hàng được hiệu quả, cân đối được nguồn chi phí - Để mở rộng quy mô, nâng cao được vị thế và phát triển khách hàng trong thời gian tới, Quỹ cần có kế hoạch khảo sát, tìm kiếm những địa điểm phù hợp để mở thêm điểm giao dịch hoặc phòng giao dịch. - Mặc dù hoạt động trên địa bàn nông thôn nhưng QTDND Tân Hiệp cũng phải cạnh tranh với các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn. Vì vậy Quỹ cũng cần phải áp dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, bám sát các diễn biến của thịt rường và có tính cạnh tranh ở mức độ hợp lý. - Bên cạnh việc phát triển và đa dạng hóa hình thức huy động vốn, QTDND Tân Hiệp cần mở rộng và đa dạng hóa khách hàng vì điều
  67. 51 này không những giúp gia tăng lượng khách hàng mà còn giúp Quỹ có thể giảm rủi ro, đồng thời có cơ cấu vốn hợp lý hơn. - QTDND Tân Hiệp cần xây dựng một cơ chế trả lương hoàn thiện hơn, theo đó iệc chi trả lương phải được đánh giá sát sao năng suất và hiệu quả công việc của từng cán bộ, tạo được động lức cho mỗi cán bộ nhân viên cố gắng phát huy hết khả năng của mình để làm việc ngày càng hiệu quả hơn. - Có thể thông qua Ngân hàng hợp tác xã làm đầu mối để tham gia các dự án đầu tư vào khu nông nghiệp, nông thôn. 3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và NHNN - Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của QTDND, Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chinh sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh. - Chính phủ cần có các văn bản quán triệt nhận thức về vai trò hoạt động của QTDND đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn đến các cấp ủy, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân. - Có chính sách ưu đãi về thuế cho các QTDND, tạo điều kiện cho các QTD tiếp cận các nguồn vốn từ Chính phủ và các nguồn vốn dự án cho vay lãi suất thấp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - NHNN cần có những chính sách điều hành đồng bộ và dài hạn, hạn chế việc sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính. - Thực hiện giải pháp kiểm soát chặt chẽ, có chế tài xử lý để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong huy động vốn. - Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trọng hoạt động làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước, của nhân dân để tọa niềm tin cho người dân.
  68. 52 - NHNN làm đầu mối, phối hợp với Hiệp hội QTDND Việt Nam tổ chức thực hiện các khóa đào tọa nghiệp vụ chuyên sâu cho các QTDND, nâng cao hơn nữa chất lượng các khóa đào tạo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở vận dụng những lý luận đã trình bày ở chương 1; sau khi phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn ở chương 2, tác giả đã đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước; NHNN để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ QTDND hoạt động và phát triển, trong đó có hoạt động huy động vốn.
  69. 53 KẾT LUẬN Huy động vốn là nghiệp vụ trọng tâm trong mọi hoạt động của bất kỳ TCTD nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của TCTD. Do vậy, làm thế nào để tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn, đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý quan tâm. Trong thời gian qua, QTDND Tân Hiệp đã ấp dụng một số biện pháp huy động vốn, qua đó đã đáp ứng được nguồn vốn cho vay khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, QTDND Tân Hiệp cũng tồn tịa nhiều hạn chế cần khắc phục. Để công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao hơn nữa, QTDND Tân Hiệp cần phát huy những mặt mạnh, đồng thời không ngừng đổi mới, cải tiến nghiệp vụ trong hoạt động. Qua số liệu thực tế về hoạt động huy động vốn của QTDND Tân Hiệp từ năm 2015-2017, khóa luận đã phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại trong công tác huy động vốn, đồng thời đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm tháo gỡ khó khắn, tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho hoạt động của QTDND trong huy động vốn. Khóa luận trên là kết quả đạt được của tác giả từ những nghiên cứu lý luận và số liệu thực tế. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà quản lý và những ai quan tâm đến hoạt động của QTDND.
  70. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Doãn Hữu Tuệ (2010), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Dak Lak, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Trần Minh Hồng (2015), Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM. Nguyễn Thị Bạch Yến (2015), Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lê Hồng Phong – Dak Lak. Các văn bản quy phạm pháp luật: Công văn số 44/CV–TDHT ngày 18/2/2003 hướng dẫn thực hiện Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các QTDND cơ sở, Hà Nội. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội. Chính phủ (2005), Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội. Chính phủ(2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính phủ(2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.