Khóa luận Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế

pdf 73 trang thiennha21 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quan_tri_khoan_phai_thu_tien_nuoc_tai_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ ĐẶNG QUÝ NGÂN GIANG Khóa học 2013 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Quý Ngân Giang TS. Hoàng Văn Liêm K47 – TCDN Niên khóa: 2013 – 2017 Huế, tháng 5 năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Lời Cảm Ơn Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Quý Thầy Cô trường Đại họ c Kinh Tế Huế, đặc biệt là Quý Thầy Cô khoa Tài Chính - Ngân hàng đã truyền đạt kiến thức trong suố t 4 năm tôi được họ c tập trên giảng đường, đó chính là hành trang giúp tôi vững bước trong tương lai. Để có thể hoàn thành khóa luận tố t nghiệp cuố i khóa này tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Văn Liêm – giảng viêng hướng dẫn, là người đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồ ng thời tôi xin bày tỏ lời cảm ơn của mình đến Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã trao đổ i và giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suố t thời gian thực tập. Với nguồ n kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm Trường chuyên môn cònĐại nhi ềhọcu hạn Kinh chế, nên tế đề Huếtài không thể
  4. tránh khỏ i những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuố i cùng, xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại Họ c Kinh Tế Huế, tập thể cán bộ nhân viên Công Ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế nhiều sức khỏ e, hạnh phúc và thành công trong cuộ c số ng. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đặng Quý Ngân Giang Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Quản trị khoản phải thu khách hàng là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh khoản phải thu là điều không thể tránh khỏi và quản trị tốt khoản phải thu sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được nguồn tài chính. Mặc dùng công tác quản lý khoản phải thu khách hàng dùng nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế là tương đối tốt, tuy nhiên việc thu hồi nợ của Công ty vẫn còn gặp một số hạn chế. Do đó mục tiêu chính của đề tài này là tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây. Việc tìm hiểu và phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phân tích và tổng hợp lại những thông tin thu thập đươc. Dựa trên những kết quả phân tích được, đề tài đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của công tác quản trị khoản phải thu để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước, một số kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế và đối với Nhà trường với mong muốn những sinh viên khóa sau sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nghiên cứu được những đề tài chất lượng tốt hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ii DANH MỤC BIỂU BẢNG iii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC 4 1.1. Cơ sở lý luận về khoản phải thu 4 1.1.1. Khái niệm khoản phải thu 4 1.1.2. Phân loại các khoản phải thu 4 1.1.3. Bản chất của khoản phải thu khách hàng 5 1.1.4. Lợi ích và rủi ro của việc bán chịu 5 1.1.5. Các yếu tố quyết định đến mức “các khoản phải thu khách hàng” 6 1.1.6. Các chỉ tiêu phân tích khoản phải thu khách hàng 7 1.2. Quản trị khoản phải thu khách hàng 8 1.2.1. Khái niệm quản trị khoản phải thu khách hàng 8 1.2.2. Mục đích của việc theo dõi khoản phải thu 9 1.2.3. Vai trò của quản trị khoản phải thu 9 1.2.4. Chức năng của quản trị khoản phải thu khách hàng 9 1.2.5. Nội dung quản trị khoản phải thu khách hàng 10 1.2.6. Các mô hình quản trị khoản phải thu 11 1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi 15 1.3.1.Phòng ngừa rủi ro 15 1.3.2.Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi 16 1.4. Dịch vụ cung cấp nước 16 1.4.1.Trường Đối tượng sử dụng Đại nước học Kinh tế Huế 16 1.4.2. Chính sách hỗ trợ giá 18
  7. 1.4.3. Biểu giá nước sạch từ 2013 – 2015 18 1.4.4. Phương thức thanh toán tiền nước được áp dụng hiện tại 21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ - HueWACO 24 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế - HueWACO 24 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 24 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 26 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động 30 2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32 2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 37 2.2.1. Chính sách bán hàng của Công ty 37 2.2.2. Quản lý tiền nước bằng phần mềm EBILLING 39 2.2.3. Tình hình thực hiện quản trị khoản phải thu tiền nước 44 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước tại Công ty 52 2.3.1. Ưu điểm 52 2.3.2. Nhược điểm 53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ 55 3.1. Định hướng phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty 55 3.1.1. Định hướng phát triển 55 3.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn 55 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước nước 56 3.2.1. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm như là công cụ để thúc đẩy việc thanh toán của khách hàng 56 3.2.2. Mở rộng liên kết thêm các kênh thanh toán 57 3.2.3. Khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt 57 3.2.4. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận liên quan 58 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên dịch vụ KH 58 3.2.6. Tăng cường hệ thống kiểm soát khoản phải thu 58 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 DANH MỤTrườngC TÀI LIỆU THAM Đại KH ẢhọcO Kinh tế Huế . 62
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KH Khách hàng DN Doanh Nghiệp TSCĐ Tài sản cố định BĐSĐT Bất động sản đầu tư CNTT Công nghệ thông tin DVKH Dịch vụ khách hàng QHCĐ Quan hệ cộng đồng SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng TNHH Trách nhiệm hữu hạn NN Nhà nước MTV Một thành viên UBND Ủy ban nhân dân CBCNV Cán bộ công nhân viên KHCN Khoa học công nghệ CNAT Cấp nước an toàn XDCB Xây dựng cơ bản CLN Chất lượng nước NTK Nước tinh khiết ĐT Đào tạo PPNNL Phát triển nguồn nhân lực PPN Phân phối nước SXN Sản xuất nước SL Sản lượng KD Kinh doanh LN Lợi nhuận TNDNTrường Đại Thu nhhọcập doanh Kinh nghiệp tế Huế TNCN Thu nhập cá nhân i
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hình thức thanh toán tiền nước qua Payoo 22 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty 26 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Biểu giá nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2013 – 2015 19 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2015 32 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013-2016 33 Bảng 2.3: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2016 35 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2016 36 Bảng 2.5: Bảng kê thu tiền nước trên Ebilling 39 Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình thu tiền theo tháng trên Ebilling 40 Bảng 2.7: Bảng kê hóa đơn khách hàng chưa thu tiền nước trên Ebilling 40 Bảng 2.8: Bảng thống kê tình hình tồn theo tháng trên Ebilling 40 Bảng 2.9: Tình hình các khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn năm 2013 – 2016 44 Bảng 2.10: Tình hình khoản phải thu tiền nước tại Công ty giai đoạn năm 2013 – 2016 46 Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nước giai đoạn 2013 – 2016 47 Bảng 2.12 : Tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nước trên doanh thu giai đoạn 2013- 2016 48 Bảng 2.13: Tỷ lệ tồn tiền nước của HueWACO cuối năm 2015 49 Bảng 2.14: Tổng giá trị các khoản phải thu tiền nước quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi (nợ xấu) cuối năm 2015 51 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát sinh các khoản phải thu là điều tất yếu không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp. Để DN tồn tại và phát triển bền vững, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, các nhà quản trị cần phải vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để xây dựng một hiện trạng tài chính vững mạnh. Muốn làm được như vậy thì một trong những vấn đề quan trọng là phải quản lý khoản phải thu một cách hiệu quả. Khoản phải thu là một loại tài sản của DN nhưng là loại tài sản đang bị chiếm dụng. Giá trị các khoản phải thu của mỗi DN sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình sản phẩm dịch vụ mà DN đang kinh doanh, từ mức không đáng kể tới mức không thể kiểm soát được, nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Sản phẩm dịch vụ mà Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế cung cấp cho khách hàng có nhiều điểm khác biệt so với các Công ty khác đó là hầu hết các khách hàng sử dụng nước sạch đều được Công ty cung cấp dịch vụ và chấp nhận thu tiền trễ, do đó mức độ rủi ro cũng có phần cao hơn so với các DN khác. Hiện nay việc thu hồi nợ của Công ty gặp một số khó khăn do khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán. Vì vậy, việc quản lý tốt công tác khoản phải thu là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với Công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị khoản phải thu tiền nước, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về quản trị khoản phải thu tiền nước để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung ThôngTrường qua việc phân tích, Đại đánh giáhọc thực tr ạKinhng quản trị khotếả n Huếphải thu tiền nước trong giai đoạn 2013 - 2016 để từ đó có cái nhìn bao quát và đưa ra các giải pháp 1
  12. nhằm hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị khoản phải thu khách hàng. - Đánh giá thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013 - 2016 - Đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị khoản phải thu tiền nước khách hàng tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2013 – 2016 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận điều tra, thu thập thông tin: thu thập số liệu và quan sát thực tế tại Công ty, lấy thông tin từ những người có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách tham khảo tài liệu tại Trung tâm học liệu và thư viện trường, tham khảo các bài báo, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu trên mạng Internet, các tài liệu có liên quan tại đơn vị thực tập - Phương pháp phân tích, so sánh: dựa vào số liệu từ phía Công ty cung cấp, tiến hành tính toán các chỉ tiêu; từ đó so sánh, phân tích tình hình quản trị khoản phải thu khách hàng từ các số liệu thu thập được để từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin và tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu đã thu thập được và rút ra những kết luận cần thiết. Trường Đại học Kinh tế Huế 2
  13. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị khoản phải thu tiền nước. Chương 2: Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  14. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC 1.1. Cơ sở lý luận về khoản phải thu 1.1.1. Khái niệm khoản phải thu Theo Ngô Thế Chi (2013) thì các khoản phải thu là “Khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài DN về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho DN.” Khoản phải thu là “Một bộ phận quan trọng trong tài sản của DN, phát sinh trong quá trình hoạt động của DN khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của DN bị chiếm dụng tạm thời.” (Võ Văn Nhị, 2009) Theo Stockbiz Learning Center “Các khoản phải thu là một loại tài sản của Công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho Công ty. Các khoản phải thu được kế toán của Công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ Công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.” 1.1.2. Phân loại các khoản phải thu Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC việc phân loại các khoản phải thu là phải thu KH, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc: a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa DN với người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa Công ty mẹ và Công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhTrườngận ủy thác. Đại học Kinh tế Huế 4
  15. b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán như: Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia. Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý 1.1.3. Bản chất của khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu KH là khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của DN cho KH mà KH chưa thanh toán cho DN. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh như hiện nay thì hình thức “bán hàng trước trả tiền sau” khá phổ biến. Thời hạn, quy mô các khoản phải thu KH của mỗi DN là khác nhau tùy thuộc vào chính sách tín dụng mà DN áp dụng với KH của mình. Khoản phải thu KH là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận và dễ xảy ra sai sót. Việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính mang tính chủ quan của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng xảy ra sai sót và khó kiểm tra. Bản chất của các khoản dự phòng khoản phải thu KH là làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận trong kì báo cáo, các DN thường có xu hướng khai tăng các khoản phải thu. Các DN cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về trích lập dự phòng khoản phải thu để xác định được chính xác giá trị thực của các khoản phải thu. 1.1.4. Lợi ích và rủi ro của việc bán chịu Bán chịu là là xu thế tất yếu của thị trường hiện này. Ngoài những lợi ích đạt được thì cũng có những rủi ro tiềm ẩn đối với DN  Lợi ích: - Bán chịu mang lại lợi ích cho cả DN và KH. Người bán thu hút được KH về mình và mở rộng nhiều quan hệ với KH nên lượng KH sẽ tăng lên, làm tăng doanh thu và giảm tồn kho cho DN. Người mua được tạo điều kiện tốt nhất để mua hàng trong những trườTrườngng hợp KH gặp khóĐại khăn vhọcề tài chính Kinh nhưng mu ốtến th ỏHuếa mãn nhu cầu về hàng hóa dịch vụ. 5
  16. - Một DN với những chính sách về thanh toán nợ đối với KH hấp dẫn thì sẽ dễ dàng thu hút KH, luôn được KH nhắc đến đầu tiên khi lựa chọn nhà cung cấp. từ đó DN sẽ tạo được uy tín và ổn định cho DN, tạo dựng hình ảnh đẹp trong lòng KH và trên thị trường.  Rủi ro Bên cạnh những lợi ích mang lại thì không thể tránh khỏi những rủi ro khi việc bán chịu và các khoản nợ ngoài vòng kiểm soát của DN - Gánh nặng nợ khó đòi: khi đã chấp nhận bán chịu cho KH thì chi phí bán hàng, chi phí thu nợ và khả năng mất mát ngày càng tăng lên. Không xác định được rõ ràng về đối tượng bán chịu sẽ khiến DN đối mặt với gánh nặng nợ khó đòi chồng chất. Nếu việc quản lý khoản phải thu vượt ngoài tầm kiểm soát của DN thì không những không mang lại lợi ích mà còn gây ra tác hại nghiêm trọng. - Nguy cơ phá sản cao: bán chịu sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” khi DN mất khả năng kiểm soát các khoản nợ, DN dễ lâm vào khủng hoảng do mất lợi thế tài chính, thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Không đủ vốn để đầu tư mở rộng SXKD khiến cho DN không phát triển theo kịp thị trường và bị đẩy lùi về phía sau so với đối thủ cạnh tranh. 1.1.5. Các yếu tố quyết định đến mức “các khoản phải thu khách hàng” Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ của khoản phải thu KH là:  Khối lượng hàng bán ra: Trong trường hợp muốn khuyến khích người mua, DN thường áp dụng phương thức bán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với KH. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của KH (chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro ). Đổi lại DN cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ.  Doanh thu thay đổi theo mùa Đối với những DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ có doanh thu thay đổi theo mùa thì mức độ của khoản phải thu KH chịu ảnh hưởng của nhân tố này nhiều hơn. Trong một kỳ có Trườngdoanh thu cao thì chĐạiứng tỏ lưhọcợng hàng Kinh hóa bán ra tếnhiề uHuế do đó khoản phải thu KH cũng cao hơn. 6
  17.  Chính sách tín dụng của mỗi DN: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ khoản phải thu của KH. Chính sách tín dụng được thể hiện thông qua thời hạn bán chịu và chiết khấu. Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian mà khoản tín dụng được phép kéo dài. Thông thường với thời hạn càng dài thì KH có xu hướng nợ lớn và khoản phải thu KH tăng. Chiết khấu thì ngược lại, nó khuyến khích KH thanh toán sớm và làm cho mức độ các khoản phải thu KH giảm xuống.  Chính sách thu tiền: Mức độ của khoản phải thu KH sẽ giảm xuống khi DN áp dụng chính sách thu tiền hợp lý để thu hồi nợ. Nếu DN có chính sách thu tiền tốt thì sẽ tận dụng được những lợi ích mà việc bán chịu mang lại. 1.1.6. Các chỉ tiêu phân tích khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu KH là một phần quan trọng trong tổng tài sản của DN, vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ. Để đánh giá được tình hình khoản phải thu của một DN như thế nào thì người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau: a) Vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản Doanh thu thuần = (vòng) phải thu Bình quân giá trị khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN trong công tác quản trị khoản phải thu. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao. Ngược lại, nếu vòng quay khoản phải thu càng thấp thì số tiền của DN bị chiếm dụng càng nhiều. b) Kỳ thu tiền bình quân của các khoản bán chịu Từ chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu ta tính được chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân của của cácTrường khoản bán chịu theo Đại công thhọcức: Kinh tế Huế 7
  18. Kỳ thu tiền bình Số ngày trong năm = (ngày) quân Vòng quay khoản phải thu Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để Công ty thu hồi được khoản phải thu. Ngược lại với chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi nợ phải thu của DN càng nhanh. c) Tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu Tỷ lệ khoản phải Khoản phải thu trong kỳ = (%) thu trên doanh thu Doanh thu tuần trong kỳ Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu. Tỷ lệ này càng cao, công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều. 1.2. Quản trị khoản phải thu khách hàng 1.2.1. Khái niệm quản trị khoản phải thu khách hàng Quyết định quản trị khoản phải thu gắn với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa. Theo bài “Quản trị khoản phải thu tại các DN ngành xây dựng Việt Nam”, Thư điện tử Việt Nam (2009), quản trị khoản phải thu đòi hỏi trả lời năm câu hỏi sau: - DN đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì? Dành cho KH thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng? DN có chuẩn bị để giảm giá cho KH thanh toán nhanh không? - DN cần đảm bảo gì về số tiền KH nợ? Chỉ cần KH ký vào biên nhận, hay bắt KH ký một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác? - Phân loại KH: loại KH nào có thể trả tiền vay ngay? Để tìm hiều, DN có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của KH hay không? Hay DN dựa vào chứng nhận của Ngân hàng? - DN chuẩn bị dành cho từng KH với những hạn mức tín dụng như thế nào để tránh rủi ro? DN có từ chối cấp tín dụng cho các KH mà DN nghi ngờ? Hay DN chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhómTrường lớn KH thườ ngĐại xuyên? học Kinh tế Huế 8
  19. - Biện pháp nào mà DN áp dụng thu nợ đến hạn? DN theo dõi thanh toán như thế nào? DN làm gì với những KH trả tiền miễn cưỡng hay kiệt sức vì họ? Sau khi trả lời được các câu hỏi trên thì những nhà quản trị sẽ làm tốt hơn công tác quản trị khoản phải thu KH và đem lại lợi ích thiết thực cho DN. 1.2.2. Mục đích của việc theo dõi khoản phải thu Khoản phải thu là một loại tài sản quan trọng của DN, để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý loại tài sản này thì DN cần phải theo dõi nó, việc theo dõi khoản phải thu KH nhằm những mục đích sau: - Thứ nhất, Xác định chính xác thực trạng khoản phải thu KH tại DN Việc theo dõi khoản phải thu giúp DN biết được tình hình hiện tại các khoản phải thu tại DN như thế nào về mặt giá trị, thời gian thu nợ, để từ đó có những chính sách đúng đắn, hợp lý và kịp thời đối với những khoản nợ đến hạn hay quá hạn. - Thứ hai, Đánh giá tính hữu hiệu của chính sách thu nợ tại DN Từ việc theo dõi các khoản phải thu KH thì DN sẽ biết được chính sách thu nợ mà DN đang áp dụng có thực sự hữu hiệu hay không. Nếu như các khoản nợ được thu hồi tốt, đúng thời hạn thì có nghĩa là DN đang áp dụng chính sách hữu hiệu. Nếu như các khoản phải thu khó đòi còn lớn thì chính sách thu nợ mà DN đang sử dụng cần phải được thay đổi để hạn chế rủi ro xảy ra đối với DN. 1.2.3. Vai trò của quản trị khoản phải thu Vai trò của quản trị khoản phải thu KH được thể hiện qua những khía cạnh sau: - Khoản phải thu là loại tài sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản lưu động của DN. Do vậy việc quản trị khoản phải thu hiệu quả sẽ có ảnh hưởng tốt đến vòng quay vốn và mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. - Quản trị khoản phải thu KH tốt giúp cho DN hạn chế tối đa các rủi ro không thu hồi được nợ và chi phí thu hồi nợ sẽ thấp. 1.2.4. Chức năng của quản trị khoản phải thu khách hàng Quản trị khoản phải thu KH có những chức năng như sau: - Thứ nhất, kiểm soát nợ xấu và những khoản phải thu hiện hành nhằm duy trì khả năng linhTrường hoạt về tài chính. Đại học Kinh tế Huế 9
  20. Việc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ khoản phải thu KH giúp cho DN quản lý tốt khoản phải thu trong thời hạn và kịp thời phát hiện những khoản nợ xấu để từ đó áp dụng chính sách thu tiền hợp lý nhằm đảm bảo khả năng tài chính của DN không bị ảnh hưởng. - Thứ hai, tối ưu hóa tài sản DN, chuyển khoản phải thu thành tiền đúng theo thời hạn. DN sẽ xác định được những khoản thu nào đã đến hạn thông qua việc theo dõi, quản lý khoản phải thu KH. Từ đó DN sẽ tối ưu hóa tài sản của mình bằng việc thu hồi các khoản nợ theo đúng thời hạn để phục vụ cho họat SXKD. - Thứ ba, phân tích rủi ro KH và quyết định đáp ứng yêu cầu mua chịu của KH Dựa vào công tác phân tích đánh giá KH sẽ giúp DN xác định được mức độ rủi ro của từng KH, từ đó đưa ra quyết định có đáp ứng yêu cầu mua chịu của họ hay không. Tuy nhiên, việc cho KH mua chịu nhằm thu hút KH giúp cho doanh số tăng lên nhưng bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, DN cần chú trọng công tác đánh giá KH nhằm giảm thiểu rủi ro. 1.2.5. Nội dung quản trị khoản phải thu khách hàng Để quản trị khoản phải thu KH đạt được hiệu quả là điều không hề đơn giản đối với các nhà quản trị. DN muốn quản trị tốt khoản phải thu KH cần áp dụng những chính sách phù hợp với tình hình SXKD của DN, cũng như KH của DN. quản trị khoản phải thu KH gồm một số nội dung như sau: 1.2.5.1. Xây dựng tiêu chuẩn tín dụng Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn về mặt uy tín tín dụng của KH để được DN chấp nhận bán chịu hàng hóa dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của DN. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của DN. Những tiêu chuẩn tín dụng của KH được cân nhắc trên những khía cạnh như: uy tín thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của KH, 1.2.5.2. Thiết lập điều khoản tín dụng Điều Trườngkhoản tín dụng là Đạiđiều kho ảhọcn xác đ ịnhKinh độ dài th ờtếi gian Huế hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu KH thanh toán sớm hơn thời hạn. 10
  21. Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): là việc quy định độ dài của các khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức khoản tín dụng. Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích KH trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn. Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng” Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định thời hạn tín dụng là 3/10 net 90 điều này có nghĩa là DN áp dụng tỷ lệ chiết khấu 3% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, hoặc KH sẽ phải thanh toán 100% tiền hàng trong vòng 90 ngày. 1.2.5.3. Xây dựng chính sách thu nợ Là những quy định của Công ty trong việc thu hồi các khoản nợ trả chậm, các quy định này có thể chặt chẽ hoặc lỏng lẻo,các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ quá hạn. Khi KH chậm thanh toán, thủ tục thông thường là gửi thư đến cho KH, gọi điện thoại, nhắn tin, viếng thăm cá nhân và cuối cùng là các hành động mang tính luật pháp. 1.2.6. Các mô hình quản trị khoản phải thu  MH1 – Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu Tăng khoản phải thu Tăng chi phí vào khoản phải thu Nới lỏng chính Tăng doanh Tăng lợi nhuận đủ bù đắp sách bán chịu thu tăng chi phí không? Trường Tăng Đại lợi nhu họcận Kinh tế HuếRa quyết định 11
  22.  MH2 – Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu Giảm khoản phải thu Tiết kiệm chi phí cho khoản phải thu Thắt chặt chính sách bán Giảm doanh thu Tiết kiệm chi phí đủ bù chịu đắp lợi nhuận giảm không? Giảm lợi nhuận Ra quyết định  MH3 – Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu Tăng kỳ thu tiền Tăng chi phí vào Tăng khoản phải thu bình quân khoản phải thu Mở rộng thời hạn Tăng lợi nhuận đủ bù bán chịu đắp tăng chi phí không? Tăng doanh thu Tăng lợi nhuận Ra quyết định Trường Đại học Kinh tế Huế 12
  23.  MH4 – Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu Giảm kỳ thu tiền Tiết kiệm chi phí Giảm khoản phải thu bình quân vào khoản phải thu Rút ngắn thời hạn Tiết kiệm chi phí đủ bán ch ịu bù đắp lợi nhuận giảm không? Giảm doanh thu Giảm lợi nhuận Ra quyết định  MH5 – Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu Giảm kỳ thu tiền bình Tiết kiệm chi phí Giảm khoản phải thu quân vào khoản đầu tư Tăng tỷ lệ chiết khấu Tiết kiệm chi phí đủ bù đắp lợi nhuận giảm không? Giảm doanh thu ròng Giảm lợi nhuận Ra quyết định Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  24.  MH6 – Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu Tăng kỳ thu tiền Tăng khoản Tăng chi phí khoản bình quân phải thu phải thu Giảm tỷ lệ chi ết khấu Tăng lợi nhuận đủ bù đắp tăng chi phí không Tăng doanh thu ròng Tăng lợi nhuận Ra quyết định  MH7 – Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ bán chịu Tăng kỳ thu tiền Tăng chi phí vào Tăng khoản phải thu bình quân khoản phải thu Nới lỏng chính sách Tăng tổn thất do nợ Tăng chi phí do nới bán chịu không thu hồi được lỏng chính sách bán chịu Tăng lợi nhuận đủ bù Tăng doanh thu Tăng lợi nhuận đắp tăng chi phí Ra quyết định Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  25.  Mô hình tổng quát – mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu Bán chịu hàng hóa Tăng doanh thu Tăng khoản phải thu Tăng lợi nhuận Tăng chi phí So sánh Cơ hội Rủi ro Quyết định chính sách bán chịu 1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi 1.3.1. Phòng ngừa rủi ro Khi doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng thường góp phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi ro đối với khoản phải thu thường bao gồm: - Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng). - Rủi Trườngro do tác động của Đại sự thay đổihọc tỷ giá, lãiKinh suất. tế Huế 15
  26. Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu, hoặc theo khách nợ đáng ngờ. Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể chọn các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay 1.3.2. Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng khoản nợ, doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp một số giải pháp sau: - Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn nợ cơ cấu lại. - Xóa một phần nợ cho khách hàng. - Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng. - Bán nợ. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ. - Khởi kiện trước pháp luật. 1.4. Dịch vụ cung cấp nƣớc 1.4.1. Đối tƣợng sử dụng nƣớc Theo Điều 2 - quyết định số 44/2014/QĐ – UBND về việc phê duyệt phương án giá nước sạch và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế quy địTrườngnh về đối tượng s ử Đạidụng nư ớhọcc như sau: Kinh tế Huế 16
  27. Đối tượng sử dụng nước sinh hoạt, bao gồm: các cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu. Định mức nước sinh hoạt được xác định trên số nhân khẩu thường trú, tạm vắng và tạm trú dài hạn theo số hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp nhiều hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp người nhập cư; học sinh, sinh viên và người thuê nhà, cư xá để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào giấy đang ký tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương) được tính định mức theo số nhân khẩu như quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều 1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập; Các trường học, trường dạy nghề công lập; Các đơn vị, lực lượng vũ trang; Các cơ quan đoàn thể; Các cơ sở tôn giáo; Các hiệp hội nghề nghiệp; Cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp khác. Các hoạt động sản xuất hàng hóa, xây dựng, kinh doanh- dịch vụ của các đơn vị này phải được tính giá theo mục đích sử dụng tương ứng trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị cấp nước về tỷ lệ nước sử dụng cho từng mục đích. Các hoạt động sản xuất vật chất, bao gồm: Các khu công nghiệp; khu chế xuất; các đơn vị, cơ sở sản xuất, chế biến, gia công; các nhà máy thủy điện; các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, xử lý chất thải, lò thiêu; Nước phục vụ cho công trình xây dựng và các hoạt động sản xuất vật chất khác. Kinh doanh - dịch vụ, bao gồm: Các nhà máy, cơ sở sản xuất: nước đá, rượu, bia, kem, nước giải khát; Các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống, giải khát; Các cơ sở thẩm mỹ, rửa xe, giặt là, các khu vui chơi; Các khu chợ, siêu thị, đại lý, cửa hàng thương mại; Các dịch vụ cấp nước cho ghe, tàu, thuyền, cảng biển; Cảng hàng không, ga tàu, bến xe, bến thuyền; Các hoạt động của tổ chức, cá nhân mang tính kinh doanh khác. Tổ chứcTrường nhân đạo là các Đại tổ chức học đơn vị hoạt Kinh động vì mụctế tiêu Huế nhân đạo xã hội, phi lợi nhuận, gồm: Các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công với cách 17
  28. mạng, trẻ mồ côi, người tàn tật; Các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề cho người khuyết tật; Các hội người mù; các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý và các trường hợp khách hàng mua nước qua đồng hồ tổng cho mục đích sinh hoạt sẽ áp dụng chính sách 1 giá, giá bán được xác định là mức giá SH2. Các đối tượng sử dụng nước phức hợp nhiều mục đích (bao gồm cho sinh hoạt; hành chính; sản xuất, xây dựng; kinh doanh, dịch vụ) thì đơn vị cấp nước và đối tượng sử dụng nước phải thỏa thuận để xác định tỷ lệ nước sử dụng cho từng mục đích để tính giá theo quy định. Các cá nhân, hộ gia đình đăng ký sử dụng nước cho từng mục đích sinh hoạt nhưng thực tế có sử dụng cho các mục đích khác thì sản lượng nước tối đa được tính giá sinh hoạt là SH2, phần sản lượng vượt sẽ tính giá tương ứng với mục đích sử dụng phát sinh. 1.4.2. Chính sách hỗ trợ giá Từ năm 2014 Công ty áp dụng chính sách hỗ trợ giá theo Điều 3 – Quyết định số 44/2014/QĐ – UBND Tỉnh về việc phê duyệt phương án giá nước sạch và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt năm 2014 trên địa bàn Tỉnh TT.Huế: - Giảm 20% giá nước sinh hoạt ở các mức SH1, SH2 đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số. - Giảm 15% giá nước sinh hoạt ở các mức SH1, SH2 đối với hộ nghèo còn lại và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số. 1.4.3. Biểu giá nƣớc sạch từ 2013 – 2015 - Căn cứ Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND tỉnh TT.Huế về việc Phương án giá bán nước sạch và giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh TT.Huế; - Căn cứ Quyết định số 159/2013/QĐ/XD-CN ngày 26/3/2013 của Giám đốc HueWACO về việc Quy định giá tiêu thụ nước sạch cho các đối tượng hành chính - sự nghiệp, sản xuất vật chất, kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức nhân đạo. - Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của UBND Tỉnh về việc phê duyệtTrường phương án giá Đạinước sạch học và ban hànhKinh biểu giá nướctế Huếsạch sinh hoạt năm 2014 trên địa bàn Tỉnh TT.Huế; 18
  29. - Căn cứ Quyết định số 533/QĐ-CNH ngày 01/8/2014 của Giám đốc HueWACO về việc quy định giá tiêu thụ nước sạch cho các đối tượng hành chính - sự nghiệp, sản xuất vật chất - xây dựng, kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức nhân đạo. Năm 2013 giá nước mới được áp dụng từ ngày 1/4/2013, năm 2014 giá nước mới được áp dụng từ 11/8/2014, giá bán nước sạch cho các đối tượng, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài được quy định như sau: Bảng 1.1: Biểu giá nƣớc sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2013 - 2015 ĐVT: đồng/m3 Đối tƣợng sử 2013 2014 2015 dụng nƣớc Phí Phí Giá bán Giá bán Giá bán Phí BVMT BVMT BVMT chưa có chưa có chưa có đối với nước đối với đối với VAT VAT VAT thải nước thải nước thải 1. Sinh hoạt hộ gia đình a. Sinh hoạt các hộ dân cư thông thường - SH1: Từ 1m3 đến 2.5m3 đầu tiên 4.610 620 5.470 550 5.470 550 (người/tháng) - SH2: Từ trên 2.5m3 đến 5.0 m3 6.229 620 7.150 720 7.150 720 tiếp theo (người/tháng) - SH3: Từ 5.0m3 đến 7.5m3 tiếp 7.467 620 8.570 860 8.570 860 theo (người/tháng) - SH4: trên 7.5m3 Trường9.848 Đại620 học10.470 Kinh1.050 tế10.470 Huế 1.050 (người/tháng) 19
  30. b. Sinh hoạt hộ nghèo dân tộc thiểu số - SH1: từ 1.5m3 đến 2.5m3 đầu Không áp Không 4.376 440 4.376 440 tiên dụng áp dụng (người/tháng) - SH2: từ trên 2.5m3 đến 5.0m3 Không áp Không 5.720 570 5.720 570 tiếp theo dụng áp dụng (người/tháng) c. Sinh hoạt hộ nghèo khác và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số - SH1: từ 1.5m3 đến 2.5m3 đầu Không áp Không 4.650 470 4.650 470 tiên dụng áp dụng (người/tháng) - SH2: từ trên 2.5m3 đến 5.0m3 Không áp Không 6.078 610 6.078 610 tiếp theo dụng áp dụng (người/tháng) 2. Hành chính – 7.371 930 8.367 840 8.367 840 sự nghiệp 3. Sản xuất vật 9.371 930 9.745 970 9.745 970 chất, xây dựng 4. Kinh doanh – 13.181 930 13.714 1.370 13.714 1.370 dịch vụ 5. Tổ chức nhân 6.229 930 7.150 720 7.150 720 đạo Trường Đại học KinhNguồn: tế Phòng Huế DVKH - QHCĐ 20
  31. Giá bán trên chưa có thuế VAT, năm 2015 giá nước sạch không tăng và áp dụng mức giá của năm 2014. Đối tượng và mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thực hiện theo Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% giá bán 1m3 nước chưa bao gồm thuế GTGT được áp dụng từ năm 2014 theo Quyết định số 51/2014/QĐ – UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 2013 – 2015 phí dịch vụ môi trường rừng là 40 đồng/m3 được áp dụng cho mọi đối tượng sử dụng nước sạch kể cả vùng nông thôn theo Nghị định 99/2010/NĐ – CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, phí dịch vụ môi trường rừng là khoản nộp ngân sách. Lộ trình điều chỉnh giá nước sạch được thực hiện hàng năm theo quy định. 1.4.4. Phƣơng thức thanh toán tiền nƣớc đƣợc áp dụng hiện tại KH của Công ty có thể lựa chọn các hình thức thanh toán trực hoặc gián tiếp như sau: a) Trực tiếp KH có thể lựa chọn 1 trong 112 quầy thu thuận lợi nhất. Quầy thu giao dịch 7 ngày trong tuần: 02 Lê Quý Đôn & 37 Trần Quốc Toản Thanh toán qua dịch vụ Payoo tại địa chỉ - Bách Khoa Computer: 197B Bà Triệu, 03 Hùng Vương - Viễn Thông A: 186 Hùng Vương, 09 Trân Hưng Đạo - FPT Shop: 10 – 105 – 107 – 109 Hùng Vương - Thăng Bình Mobile: 164 Mai Thúc Loan, 53 Trần Hưng Đạo - Quang Long Mobile: 10 Bến Nghé Hội sở, bưu điện văn hóa xã có hợp tác với Công ty Hội sở, Phòng giao dịch 10 ngân hàng liên kết: - NgânTrường hàng TMCP An BìnhĐại (ABBANK) học Kinh tế Huế - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) 21
  32. - Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Ngân hàng TMCP Đông Á (DONGA Bank) - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) - Ngân hàng Quân đội (MB) - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK) - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP BANK) b) Gián tiếp Khấu trừ tự động hoặc chuyển khoản Ngân hàng. Internet Banking. Qua điện thoại di động thông qua hệ thống Bankplus của mạng Viettel với nhiều ưu điểm vượt trội, tiện lợi cho người sử dụng. Ngoài ra KH có thể sử dụng một số ứng dụng như: MoMo, Ví Việt, Payoo. Sơ đồ 1.1: Hình thức thanh toán tiền nƣớc qua Payoo Trường ĐạiNguồn: học Công tyKinh Cổ phần Cấp tế nước Huế Thừa Thiên Huế 22
  33. Ứng trước tiền nước 6 tháng (có tính lãi suất không kỳ hạn)  Đối với KH già cả, neo đơn, không đủ khả năng đi lại (khoảng 400 hộ, chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 0.2% tổng số KH của Công ty) và khoảng 5000 KH ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, Công ty đã giải quyết bằng cách thu tại nhà KH, đồng thời tư vấn, hỗ trợ các phương thức thanh toán phù hợp cho các đối tượng này. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  34. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ - HueWACO 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế - HueWACO 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tiền thân là Nhà máy nước Huế, được chuyển đổi theo Quyết định số 4324/QĐ – UBND ngày 23/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt : CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ Tên bằng tiếng nước ngoài : THUA THIEN HUE CONSTRUCTION AND WATER SUPPLY STATE ONE MEMBER COMPANY LIMITED Địa chỉ: 103 Bùi Thị Xuân, Phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại : (84-54) 3.815555 Fax : (84-54) 3.826580 Website : www.huewaco.com.vn Email : info@huewaco.com.vn Vốn điều lệ : 140.713.006.427 đồng (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi tỷ, bảy trăm mười ba triệu, không trăm lẻ sáu ngàn, bốn trăm hai mươi bảy đồng) Đăng ký doanh nghiệp : Số 3300101491 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 27/12/2005, cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 31/01/2015. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế - đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – tiền thân là nhà máy nước Huế được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào năm 1909. Công suất ban đầu chỉ vài ngàn m3/ngày đêm, đến nay công suất đã lên 200 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của 1 triệu dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế). Năm Trường 1992 được đổi tên Đại thành Cônghọc ty C ấKinhp thoát nư ớtếc Th ừHuếa Thiên Huế theo quyết định số 878/QĐ/UB ngày 16/12/1992 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 24
  35. Tháng 12/2005, thực hiện Quyết định số 3979/QĐ – UBND của UBND tỉnh về việc chuyển Công ty Cấp thoát Nước Thừa Thiên Huế thánh Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Với bề dày lịch sử 107 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, chung sức chung lòng, thống nhất trong mọi ý chí và hành động với trên 500 CBCNV có trình độ cao, nhiệt tình, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý của Công ty đã có khả năng chủ động thiết kế, thi công nhiều công trình quan trọng trong ngành nước. Một số công trình tiêu biểu như Nhà máy nước sạch Bạch Mã, Hòa Bình Chương, Tứ Hạ, nhất là dự án mở rộng Nhà máy nước Quảng Tế 2 nâng công suất từ 27.500 lên 82.500 m3/ngày đêm với công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng hệ thống SCADA điều khiển, giám sát tự động từ xa, phần xây dựng áp dụng công nghệ đúc không trát mác 300 lần đầu tiên tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nhà máy có mức đầu tư thấp hơn 4 lần so với mức nhà nước quy định. Từ một cơ sở nhỏ bé trước đây, công ty đã từng bước vươn lên khẳng định mình với sự nỗ lực cao độ và luôn khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy năng động sáng tạo với ý thức trách nhiệm, hiệu quả cao và có rất nhiều sáng kiến được ra đời. Một số sáng kiến đạt các giải thưởng cao về sáng tạo KHCN cấp tỉnh và toàn quốc. Nhờ vậy, công ty là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc công bố cấp nước uống an toàn, được WHO chọn mô hình điểm CNAT tại Việt Nam (9/2009). Những sáng kiến của công ty đều có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trở thành giá trị cốt lõi công ty, góp phần tác động đến định hướng phát triển công ty. Đến tháng 12/2015, công ty đã có 30 nhà máy và 30 trạm tăng áp với tổng công suất thiết kế gần 200.000 m3/ngày đêm (gấp 33 lần so với năm 1975). Sản lượng nước thương phẩm năm 2015 đạt trên 43,8 triệu m3. Hệ thống phân phối nước từ nội đô đã vươn lên các thị trấn thị tứ, vùng sâu, vùng xa băng qua vùng đầm phá ven biển, miền núi, đã đến 127/152 phường xã, nước sạch đến các vùng nguồn nước bị ô nhiễm, vùng khan hiếm nước. Hệ thống đường ống đã vươn dài trên 3.400 km (gấp 42 lần so với năm 1975). Đến năm 2015, Công ty đã có 215.000 đấu nối, cấp nước an toàn cho trên 80% dân số toàn tỉnh, trong đó dân đô thị đạt 91,5%, riêngTrường tại thành phố Hu Đạiế đạt g ầnhọc 100%. Kinh tế Huế 25
  36. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp QLM&PPN Phó giám Phòng quản lý CLN đốc XDCB Phòng thiết kế Kiểm Xí nghiệp xây lắp soát viên Ban ISO 9001 Phó giám Xí nghiệp NTK Bạch Mã đốc kinh Chủ doanh Phòng DVKH – QHCĐ - CNTT Tịch, Giám Phòng ĐT - PTNNL đốc Công Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật ty Phòng TC - KT Xí nghiệp cấp nước Phú Lộc Xí nghiệp cấp nước Hương Phú Xí nghiệp cấp nước Hương Điền Phó giám đốc sản Xí nghiệp bảo trì MMTB và SXN Huế xuất nước Ban ISO 17025 14001 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty Quan Trườnghệ trực tuyến Đại học KinhNguồ n:tế Phòng Huế DVKH - QHCĐ Quan hệ chức năng 26
  37. 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Chủ tịch Chủ tịch Công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Công ty, nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.  Kiểm soát viên Kiểm soát viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước; kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty nhằm bảo toàn phát triển và kinh doanh có hiệu quả; giám sát công tác tổ chức cán bộ tiền lương; giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát tình hình tài chính của Công ty.  Ban giám đốc Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, các phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.  Phòng Tài chính – Kế toán Quản lý tài chính theo quy chế quản lý tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty theo các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính hiện hành.  Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Tham mưu hoạch định, xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty, xây dựng kế hoạch SXKD từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty. QuảTrườngn lý tài sản nhà máy Đại, trạm tăng học áp, các Kinh trạm trung chuytếể n,Huế điều áp. 27
  38. Nghiên cứu đề xuất ứng dụng thiết bị, giải pháp công nghệ, kỹ thuật mới liên quan đến ngành cấp nước, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, tham mưu công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.  Phòng Đào tạo Phát triển Nguồn nhân lực: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc quản lý, sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy. Quản lý và tham mưu chi trả tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách cho người lao động. Quản lý định mức và năng suất lao động.  Phòng Dịch vụ khách hàng – Quan hệ cộng đồng – Công nghệ thông tin Quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng DVKH. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ cộng đồng. Quản lý và tham mưu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong toàn Công ty.  Phòng Quản lý chất lượng nước: Tham mưu, tổ chức thực hiện các công tác, giải pháp nhằm duy trì, đảm bảo cấp nước an toàn, hướng tới cấp nước an toàn và ngon. Tham mưu công tác duy trì và thực hiện các hoạt động Phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025:2005, ISO 9001:2008, ISO 14001:2004. Nghiên cứu khoa học về xử lý nước, chất lượng nước.  Phòng Thiết kế: Tham mưu thực hiện quy hoạch tổng thể chiến lược cấp nước toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm định các công trình cấp nước, xây dựng cơ bản trong và ngoài Công ty.  Phòng Hành chính: Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế. QuảTrườngn lý, tổ chức công táĐạic bảo v ệhọc, vệ sinh, Kinhcây cảnh. tế Huế 28
  39.  Xí nghiệp Duy tu và sản xuất nước Huế: Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, lắp đặt, khắc phục sự cố máy móc thiết bị và hệ thống điện các Nhà máy sản xuất nước và trạm tăng áp. Quản lý, vận hành, tổ chức sản xuất Nhà máy nước Quảng Tế 1 – 2, Vạn Niên và Dã Viên.  Xí nghiệp Xây lắp: Thực hiện quản lý, giám sát và thi công các công trình xây dựng cơ bản. Xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty.  Xí nghiệp QLM và phân phối nước: Quản lý tài sản, quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến ống truyền tải có đường kính  100 trên toàn mạng cấp. Tư vấn, hỗ trợ các Xí nghiệp cấp nước trong công tác quản lý mạng, đảm bảo lưu lượng và áp lực hợp lý. Quản lý, vận hành mạng cấp nước, đảm bảo cung cấp nước an toàn và ngon trên toàn mạng cấp thuộc địa bàn thành phố Huế và huyện A Lưới.  Xí nghiệp Quản lý và Kiểm định Đồng hồ Quản lý đồng hồ nước khách hàng toàn Công ty. Kiểm định đồng hồ nước. Thay thế, súc rửa đồng hồ theo định kỳ và theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.  Xí nghiệp cấp nước Hương Phú: Quản lý, vận hành mạng cấp nước, đảm bảo cung cấp nước an toàn , ngon trên toàn mạng cấp nước thuộc địa bàn thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Quản lý, chăm sóc và phát triển thuộc địa bàn phụ trách.  Xí nghiệp cấp nước Hương Điền: Quản lý, vận hàng mạng cấp nước, đảm bảo cung cấp nước an toàn, ngon trên toàn mạng cấp thuộc địa bàn thị xã Hương trà và 02 huyện Quảng Điền, Phong Điền. QuảTrườngn lý, chăm sóc và phátĐại triền kháchhọc hàng Kinh thuộc địa bàntế ph Huếụ trách. 29
  40.  Xí nghiệp cấp nước Phú Lộc: Quản lý, vận hành mạng cấp nước; Đảm bảo cung cấp nước an toàn, ngon trên toàn mạng cấp thuộc thuộc địa bàn huyện Phú Lộc và Nam Đông Quản lý, chăm sóc và phát triển khách hàng thuộc địa bàn phụ trách.  Xí nghiệp Nước tinh khiết Bạch Mã Sản xuất - kinh doanh nước uống đóng chai Bạch Mã và I-on Health. 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động  Sản xuất, kinh doanh nước sạch: Với quy mô hiện tại gồm 30 nhà máy sản xuất nước sạch trực thuộc, tổng công suất thiết kế đạt trên 200.000 m3/ngày đêm. Công ty luôn đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch, an toàn phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân toàn tỉnh đến năm 2020.  Sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai tinh khiết: Nước uống đóng chai Bạch Mã là sản phẩm nước uống tinh khiết cao cấp được sản xuất từ nguồn nước chất lượng cao của HueWACO. Sản phẩm được sản xuất bởi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và dày dạn kinh nghiệm trong ngành nước, cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ, hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO, than hoạt tính, tiệt trùng hai lần bằng tia cực tím và Ozone nên đảm bảo độ tinh khiết cao. Sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025. Nước I – ON kiềm công nghệ Nhật Bản ION HEALTH Nước i-on kiềm được đánh giá là dòng nước cao cấp vì đây là loại nước được ưa chuộng tại các khách sạn cao cấp ở Nhật và cũng là loại nước đang rất phổ biến và được cả thế giới ưa chuộng. Mỗi năm có khoảng 2 tỷ lít được tiêu thụ tại Nhật và nhiều tỷ lít nước khác được tiêu thụ trên khắp thế giới. Nhân dịp chào mừng Festival Huế 2016, HueWACO đã cho ra mắt sản phẩm nước uống cao cấp Ion kiềm mang thương hiệu Ion Health. Nước uống cao cấp i-on kiềm được sản xuất dựa trên công nghệ điện giải tiên tiến của Nhật Bản. Đây là công nghệ đã được cấp bằng sáng chế độc quyền Trườngvà được giới khoa Đạihọc đánh học giá là m ộKinht trong nhữ ngtế phát Huế minh vĩ đại, sáng chế quan trọng bậc nhất đối với sức khỏe con người trong vòng 30 năm qua. 30
  41.  Sản xuất và kinh doanh sản phẩm gia công cơ khí, máy móc, vật tư, thiết bị ngành nước: Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch, nước uống tinh khiết đóng chai, Công ty còn đảm nhận cung cấp các sản phẩm gia công cơ khí, máy móc, vật tư, thiết bị ngành nước do Công ty sản xuất hoặc phân phối sản phẩm từ các Công ty cung ứng thiết bị chuyên ngành đảm bảo chất lượng và có uy tín cao ở trong và ngoài nước.  Lập dự án đầu tư, tư vấn, thiết kế và xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị và nông thôn: Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm, các công trình do HueWACO đảm nhận tư vấn, thiết kế và thi công luôn có chất lượng cao, tiến độ nhanh, giá thành thấp và đảm bảo cả về mặt mỹ thuật. Công ty đã tham gia tư vấn, khảo sát, thiết kế và thi công nhiều công trình cấp thoát nước có quy mô lớn tại trong và ngoài tỉnh. Thêm vào đó, Công ty còn tiếp nhận quản lý, vận hành công trình cấp thoát nước từ những dự án phúc lợi của tỉnh.  Tư vấn chuyển giao công nghệ xử lý nước; cấp nước an toàn; giảm thiểu nước không doanh thu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cấp nước Công ty đã thực hiện tư vấn, triển khai hóa đơn điện tử; thiết kế và xây dựng các công trình cấp nước; thi công tuyến ống băng ngầm qua sông, đầm phá; hệ thống khoan kích ống ngầm, thi công treo ống HDPE qua sông bằng hệ cáp dây võng; thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước di động In Filter DAF. Cải tiến, nâng công suất bể lắng Accelator trong xử lý nước sạch; đan lọc bằng Inox, tư vấn triển khai kế hoạch cấp nước an toàn; giảm thiểu nước không doanh thu, quản lý mạng lưới, phân vùng tách mạng. Ứng dụng năng lượng thủy điện cho nhà máy xử lý nước miền núi; xử lý, phục hồi và nâng cấp các loại ống gang thép cũ; chuyển giao các sản phẩm, thiết bị: Thiết bị thu hồi bùn; Tháp trung hòa khẩn cấp khí clo, Thiết bị châm clo tự động trên mạng, Hố van đúc sẵn, Phụ kiện HDPE Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  42. 2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.5.1. Tình hình về nguồn lực Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng, kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng cao rõ rệt, tất cả các vị trí đều đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, một số cán bộ tốt nghiệp từ hai đến ba chuyên ngành đại học, hầu hết lao động quản lý đều biết ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ), có trình độ tin học đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. Với việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo, đến nay hầu hết lao động của Công ty đều qua đào tạo với những chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc trong hiện tại và tương lai. Cơ cấu lao động qua đào tạo của Công ty năm 2015 như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2015 Diễn giải Số lƣợng Nam Nữ Sau đại học 6 4 2 Đại học 167 104 63 Cao đẳng 30 18 12 Trung cấp 89 60 29 Cử nhân Kinh tế và LĐ đã qua đào tạo 258 225 33 Tổng cộng 550 411 139 (Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế) - Ngân sách hàng năm dành cho đào tạo: Số tuyệt đối: 2.7 tỷ đồng Tỷ lệ trên tổng doanh thu: 1% Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. 2.1.5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua a) Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016. 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % SL nước Triệu 45.6 52.4 60.5 68.9 6.8 114.91 8.1 115.46 8.4 113.88 sản xuất m3 SL nước Triệu 40 42.1 43.8 46.1 2.1 105.25 1.7 104.038 2.3 105.25 tiêu thụ m3 Số KH KH 194.391 212.940 229.004 239.157 18.549 109.54 16.064 107.54 10.153 104.43 dùng nước Tổng doanh Trđ 314.038 384.272 431.369 446.349 70.234 122.36 47.097 112.26 14.977 103.47 thu Doanh thu Trđ 239.618 283.166 318.043 347.008 43.548 118.17 34.877 112.32 28.965 109.11 KD nước Doanh thu KD % 76.30 73.69 73.73 77.74 -2.61 96.58 0.04 100.05 4.01 105.44 nước/Tổng doanh thu LN trước Trđ 19.420 21.035 22.825 24.759 1.615 108.32 1.79 108.51 1.934 108.47 thuế LN trước thuế/doanh % 6.184 5.474 5.291 5.547 -0.71 88.52 -0.183 96.66 0.256 104.84 thu LN sau Trđ 14.565 16.407 17.803 18.904 1.842 112.65 1.396 108.51 1.101 106.18 thuế TNDN (Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.) Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  44. Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi tất cả các DN phải thực sự quan tâm tới hiệu quả SXKD của mình. Sự tồn tại của DN gắn liền với kết quả hoạt động SXKD, trong đó tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá vấn đề này là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì DN càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho KD. Cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Qua bảng 2.2, kết quả hoạt động SXKD cho thấy tổng doanh thu của Công ty trong 4 năm qua đều có sự tăng trưởng; cụ thể tổng doanh thu năm 2014 so với 2013 tăng 22.36% tương đương với 70.234 triệu đồng, tổng doanh thu năm 2015 so với 2014 tăng 12.26% tương ứng với 47.097 triệu đồng và năm 2016 so với năm 2015 tăng 3.47%. Doanh thu của Công ty đến từ hoạt động chính là sản xuất và cung cấp nước sạch với tỷ trọng hàng năm đều đạt trên 70% tổng doanh thu trong giai đoạn 2013- 2016. Điều đó cho thấy được Công ty đã tập trung nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính. Năm 2014 so với 2013 doanh thu kinh doanh nước tăng 18.17% và so với 2014 thì năm 2015 tăng 12.32%. Sản lượng nước tiêu thụ năm 2014 so với 2013 của Công ty tăng 5.25%, năm 2015 so với 2014 tăng 4.038%, sản lượng nước tiêu thụ tăng chậm so với tốc độ phát triển của KH do khu vực thành phố gần như đã bão hòa, nhiều DN và cơ sở KD thu hẹp quy mô do tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, trong khi khu vực nông thôn KH sử dụng nước rất ít, chủ yếu chỉ để phục vụ cho mục đích ăn, uống. Mặc dù doanh thu hàng năm của Công ty tăng mạnh nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với 2013 chỉ tăng 8.32% tương ứng 1.615 triệu đồng, năm 2015 so với 2014 tăng 8.51% tương ứng 1.79 triệu đồng, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu ngày càng giảm từ 6.184% năm 2013 xuống còn 5.291% năm 2015. Điều đó có thể xem là đặc trưng riêng của ngành cấp nước nói chung và của Công ty nói riêng. Sự sụt giảm này có thể do một số nguyên nhân sau: sản lượng tiêu thụ nước máy chủ yếu phục vụ đối tượng sử dụng là hộ gia đình với mục đích sinh hoạt, theo quy định của NhàTrường nước giá bán nư Đạiớc cho đ ốhọci tượng nàyKinh phải thấp tếhơn giáHuế thành xây dựng. Hơn nữa, do tốc độ phát triển KH của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu là về 34
  45. các vùng nông thôn, vùng xa đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng sản lượng tiêu thụ thấp. Lạm phát tăng cao, giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng. Thời gian khấu hao các tuyến ống dài (từ 10 – 20 năm) làm giảm lợi nhuận thực hiện của Công ty. b) Kết cấu tài sản Đối với tài sản Bảng 2.3: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % Tổng tài 1 Trđ 647.640 797.275 842.913 894.658 123.105 149.635 105.72 45.638 106.14 51.745 sản Tài sản 1.1 Trđ 130.212 198.703 153.411 186.157 152.60 68.491 77.21 -45.292 121.35 32.746 ngắn hạn Tiền mặt Trđ 22.551 27.925 3.912 6.648 123.83 5.374 14.01 -24.013 169.94 2.736 Tài sản 1.2 Trđ 517.428 598.572 689.502 708.501 115.68 81.144 115.19 90.929 102.76 18.999 dài hạn Tài sản ngắn 2 % 20.11 24.92 18.20 20.81 123.92 4.81 73.03 -6.72 114.34 2.61 hạn/Tổng tài sản (Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế) Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2015 là 842.913 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 153.411 triệu đồng chiếm 18.20% trong tổng giá trị tài sản và tài sản dài hạn là 689.501 triệu đồng chiếm 81.8% trong tổng giá tị tài sản. Nhìn chung qua các năm giá trị tổng tài sản của Công ty đều có sự tăng trưởng. Tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2015 so với 2014 tăng 5.72% tương đương với 45.638 triệu đồng nhưng lượng tiền mặt giảm 85.9% tương đương 24.013 triệu đồng. Tài sản ngắn hạn có sự biến động, đặc biệt là tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng từ 20.11% nămTrường 2013 lên 24.92% Đại năm 2014 học và giả mKinh về mức 18.20% tế nămHuế 2015. 35
  46. Qua kết cấu tài sản của Công ty được thể hiện ở bảng 2.3 cũng cho thấy phần lớn tài sản của Công ty là tài sản dài hạn, bình quân chiếm gần 80%, bao gồm toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật, Do đó, việc sử dụng có hiệu quả loại tài sản này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty, điều đó thể hiện qua việc phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của Công ty. Đối với nguồn vốn Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2016. 2014/2013 2015/2014 2016/2015 STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % Tổng 1 nguồn Trđ 647.640 797.275 842.913 894.658 123.105 149.635 105.724 45.638 106.14 51.745 vốn Nợ phải 1.1 Trđ 165.522 273.801 287.918 314.157 165.42 108.28 105.16 14.117 109.11 26.239 trả Nguồn 1.2 vốn chủ Trđ 482.118 523.474 554.995 580.501 108.58 41.356 106.02 31.52 104.60 25.506 sở hữu Nguồn vốn chủ sở 2 % 74.44 65.66 65.84 64.89 88.21 -8.78 100.27 0.18 98.56 -0.95 hữu/Tổng nguồn vốn Lợi nhuận ròng/vốn 3 % 3.021 3.13 3.21 3.26 103.61 0.109 102.56 0.08 101.56 0.05 chủ sở hữu (ROE) Trường (Nguồn: Phòng Đại Kế toán –học Công ty KinhCổ phần Cấ ptế nướ cHuế Thừa Thiên Huế.) 36
  47. Trong giai đoạn 2013 – 2016, tổng nguồn vốn của Công ty có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, năm 2014 so với 2013 tăng 23.105% tương ứng 149.635 triệu đồng nhưng từ năm 2014 đến năm 2015 chỉ tăng 5.724% tương ứng 45.638 triệu đồng. Năm 2014 so với 2013 tình hình nợ phải trả tăng cao đến 65.42% tương ứng 108.28 triệu đồng, đến năm 2015 mức tăng này chậm lại còn 5.16% tương ứng tăng 14.117 triệu đồng. Trong giá trị tổng nguồn vốn, chiếm phần lớn là nguồn vốn chủ sở hữu, từ năm 2013 đến năm 2015 tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đều trên 65%. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng cao, từ 482.118 triệu đồng năm 2013 tăng lên 523.475 triệu đồng năm 2014 tức tăng thêm 8.58% và đến năm 2015 đã tăng thêm 31.52 triệu đồng thành 554.995 triệu đồng, có được điều này là do công ty đạt được lợi nhuận khá cao trong năm 2014 và 2015, bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Các khoản nợ đến hạn được thanh toán giúp Công ty giảm bớt gánh nặng về chi phí tài chính, tăng cường khả năng tự chủ về nguồn vốn, mức độ tự lập về tài chính. Theo bảng số liệu tỷ số ROE ít biến động qua các năm, điều đó cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận chưa thực sự có hiệu quả, hoạt động của công ty chưa mang lại hiệu quả cao. Như vậy, với nguồn vốn lớn và được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện cho Công ty mở rộng đầu tư công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nƣớc tại Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế 2.2.1. Chính sách bán hàng của Công ty 2.2.1.1. Tiêu chuẩn tín dụng Những tiêu chuẩn tín dụng của KH được cân nhắc trên những khía cạnh như: uy tín thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của KH, Nhưng đối với Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế thì hiện tại Công ty không đưa ra bất kỳ tiêu chuẩn tín dụng nào đối với những KH sử dụng dịch vụ nước do Công ty cung cấp, cho dù KH tiêu dùng với số lượng lớn. Bất kỳ KH nào có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ thì Công ty sẽ cung ứng. Do đó Công ty không tiến hành việc phân tíchTrường các yêu cầu tín Đạidụng đố i họcvới KH. ĐiKinhều này mang tế lạ i thuHuếận lợi cho Công ty vì đã giảm được một phần chi phí lớn. 37
  48. 2.2.1.2. Điều khoản tín dụng  Thời hạn tín dụng Bên cạnh việc tạo điều kiện cho mọi KH tiêu dùng sản phẩm và thu hút thêm nhiều KH, hiện tại Công ty đang có thời hạn tín dụng cho tất cả các KH theo hợp đồng mua bán là: Sau khi nhận được giấy báo, KH có thể thanh toán từ ngày nhận được giấy báo hoặc là thanh toán theo thời gian ghi trong giấy báo (thường là 5 – 7 ngày trong giấy báo). Và sau 2 tháng sử dụng dịch vụ nếu KH không thanh toán thì Công ty sẽ gián đoạn dịch vụ và cắt nước. Như vậy, hiện tại KH có tối đa là 60 ngày sử dụng dịch vụ trong kỳ, nhưng thực ra tính thời hạn từ khi KH nhận giấy báo là khoảng 45 ngày, và Công ty chủ yếu khuyến khích KH thanh toán sớm ngay sau khi nhận được giấy báo.  Chính sách chiết khấu Chính sách chiết khấu là biện pháp khuyến khích KH trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn. Do đặc tính của dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty có nhiều nét khác biệt so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác trên thị trường và do đặc thù giá trị thanh toán được thanh toán theo tiến độ thực hiện của Công ty nên không có bất kỳ một quy tắc chung nào, do đó rất khó khăn để Công ty xây dựng được một chính sách chiết khấu. Và hiện tại Công ty không đưa ra chính sách chiết khấu nào đối với KH của mình. 2.2.1.3. Chính sách thu nợ Việc xây dựng quy trình thu nợ của Công ty có nhiều nét khác biệt so với các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường. Chu kỳ ghi thu đối với 1 KH dùng nước sinh hoạt sẽ là 2 tháng/lần; các cơ sở SXKD, cơ quan xí nghiệp lượng tiêu thụ lớn (thường >1 triệu đồng/hóa đơn) thì chu kỳ ghi thu sẽ là 1 tháng/lần. Và chu kỳ 2 tháng/ lần sẽ được phân chia tùy theo khu vực; ví dụ khu vực đường A, đường B sẽ ghi vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 thì khu vực đường C, đường D sẽ ghi vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10,12. Công ty thường bắt đầu đi ghi vào ngày 22 hàng tháng và ghi trong vòng 7 ngày, sau đó tiến hành thu từ đầu tháng tiếp theo, đến ngày 15 thì Công ty chốt số hóa đơn KH chưa thanh toán và thông báo nhắc nhở cho KH thông qua hình thức nhắn tin hoặc gọi điện, trong vòng 24h sau khi nhận được thông báo nếu không nộp tiền thì sẽ bị cắt nước. NhữngTrường KH bị cắt nướ cĐại muốn sử họcdụng lại phKinhải đến Công tế ty nHuếộp 150 ngàn đồng phí mở nước và thanh toán tiền nợ. 38
  49. 2.2.2. Quản lý tiền nƣớc bằng phần mềm EBILLING Công ty đã áp dụng phần mềm Ebilling vào trong việc quản lý tiền nước và triển khai mô hình quầy thu tiền nước và thanh toán tiền nước thông qua hệ thống ngân hàng từ tháng 6/2014, mang lại cho Công ty rất nhiều tiện ích và tiết kiệm được phần lớn chi phí nhân lực ghi thu. Tất cả quá trình trong việc ghi thu và quản lý công nợ tiền nước đều được thực hiện trên Ebilling. Phần mềm này chỉ những người được phân công tại Công ty mới có quyền được truy cập. Người quản lý chỉ cần đăng nhập vào phần mềm sẽ ngay lập tức kiểm tra được đến thời điểm đó có bao nhiêu hóa đơn và số tiền đã thanh toán, tồn bao nhiêu hóa đơn, bao nhiêu tiền. Đây là một mô hình quản lý rất hiện đại, giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí, hội nhập theo xu hướng phát triển của Thế giới.  Tình tình thu tiền nước và tồn tiền nước sẽ được thống kê trên Ebilling như bảng sau: Ví dụ chọn kỳ tiền nước tháng 03/2017 và ngày kiểm tra là 04/04/2017 tại tất cả các chi nhánh thu Tình hình thu tiền nước Bảng 2.5: Bảng kê thu tiền nƣớc trên Ebilling Số Khách Danh Danh Số Thu STT IDKH Địa chỉ Tháng Ngày phiếu hàng bộ bộ cũ tiền ngân 5 Hải Triều Nguyễn 1 1 026 A45 DG54 Phường 03/2017 04/04/2017 200 B A An Cựu 2 Thiên Thai 2 2 486 Văn C S54 EH48 03/2017 04/04/2017 300 B phường An Tây Trường ĐạiTổng cộ nghọc: Kinh tế Huế500 39
  50. Người quản lý chỉ cần chọn ngày tháng hoặc kỳ muốn xem thì phần mềm sẽ tự động chạy ra, sau khi xem xong chi tiết bảng kê thu tiền nước thì sẽ có bảng thổng kê tổng hợp lại như sau: Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình thu tiền theo tháng trên Ebilling Tháng Số HĐ Số tiền 03/2017 02 500 Tổng 02 500 Tình hình tồn tiền nước: Cũng tương tự như như bảng kê thu tiền nước, bảng kê chưa thu tiền nước tại Ebiliing như sau: Bảng 2.7: Bảng kê hóa đơn khách hàng chƣa thu tiền nƣớc trên Ebilling Tên lộ Khách Danh Danh Số Thu STT IDKH Địa chỉ Tháng trình hàng bộ bộ cũ tiền ngân Thôn 1 Xã A 1 457 Lê E S45 SE15 Xã A 03/2017 150 C Ngo Ngo Thôn 7 Hồng 2 578 Hồ U N75 SO54 Xã Hồng 03/2017 120 D Thủy 2 Thủy Tổng cộng 270 Và bảng tổng kết số hóa đơn tồn và tổng số tiền tồn hoàn toàn giống bảng thống kê ở phần tình hình thu tiền nước. Bảng 2.8: Bảng thống kê tình hình tồn theo tháng trên Ebilling Tháng Số HĐ Số tiền 03/2017 2 270 TrườngTổng Đại học2 Kinh tế Huế270 40
  51. 2.2.2.1. Quy định ghi chỉ số đồng hồ nước bằng máy PDA - Nhân viên biên đọc chỉ số đồng hồ nước phải thực hiện đúng các quy định tại Sổ tay văn hóa HueWACO, mặc đồng phục Công ty, mang bảng tên theo đúng quy định. - Nhân viên biên đọc đồng hồ nước ghi chỉ số đồng hồ theo thời gian quy định của Công ty bắt đầu từ ngày 22 của tháng và thời gian ghi là 7 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ quy định của Công ty). Trường hợp nhân viên ghi đau ốm, bận việc gia đình thì phải báo bộ phận trưởng để có kế hoạch tăng cường công tác ghi đồng hồ nước kịp thời và kết thúc chu kí ghi không chậm quá 2 ngày so với quy định. - Nhân viên biên đọc đồng hồ phải nhập vào máy PDA ngày đọc, chỉ số mới và in giấy báo tiền nước cho khách hàng bằng máy in di động sau khi nhập chỉ số đồng hồ vào máy PDA. - Các trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng nước, súc rửa, thay đồng hồ định kì phải lưu lại và báo về bộ phận tính toán hóa đơn để điều chỉnh kịp thời, và gửi lại giấy báo tiền nước cho khách hàng sau khi điều chỉnh. - Trong quá trình ghi (thu) nếu có sự thay đổi thông tin của KH như số nhà, địa chỉ, họ tên, số điện thoại thì nhân viên ghi (thu) điện thoại cho Call center để sửa đổi hoặc ghi nhận thông tin sau đó tự mình cập nhật trên Ebilling bằng laptop cá nhân đã trang bị cho nhân viên. - Bộ phận theo dõi quản lý nhân viên ghi thu phải lập bảng phân công lộ trình, lịch hoạt động quầy thu theo từng khu vực của từng thu ngân gửi cho nhân viên nhập chỉ số đồng hồ và bộ phận CNTT trước ngày 20 hàng tháng để khởi tạo và đổ dữ liệu vào máy PDA. - Thay đổi lịch trình ghi chỉ số đồng hồ nước phải có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Dịch vụ KH. - Sau ngày khởi tạo dữ liệu, bộ phận CNTT bàn giao máy PDA cho bộ phận phát hành hóa đơn, bộ phận phát hành hóa đơn đổ dữ liệu lộ trình ghi vào PDA theo lịch phân công đã gửi từ trước và phát cho thu ngân trước ngày 21 hàng tháng. 2.2.2.2. Quy định nhập dữ liệu thiết bị PDA - Căn Trườngcứ vào thời gian nhĐạiận PDA học và các quyKinh định về năngtế suHuếất đi ghi của các nhân viên, nhân viên phải gửi dữ liệu ghi chỉ số vào cuối ngày và báo cho nhân viên 41
  52. của Bộ phận phát hành hóa đơn biết để tiến hành kiểm tra và tính tiền nước cho khách hàng trên Ebilling để phát hành hóa đơn điện tử và giấy biên nhận thanh toán. - Trong quá trình tính tiền nước trên Ebilling, nếu nhân viên phát hành hóa đơn phát hiện nhân viên ghi sót chỉ số đồng hồ, dữ liệu truyền về không đủ và đúng như đã thông báo thì liên hệ nhân viên thu ngân và bộ phận CNTT để kiểm tra và khắc phục ngay nếu có sự cố. - Sau khi kiểm tra và tính tiền nước trên Ebilling, bộ phận phát hành hóa đơn ký hóa đơn điện tử theo sự phân công và quy trình đã được bộ phận CNTT đào tạo. - Đối với giấy nhận thanh toán, nhân viên bộ phận phát hành hóa đơn giao kèm bảng kê theo từng lộ trình cho nhân viên quản lý các xí nghiệp (ký nhận theo sổ giao giấy biên nhận thanh toán), không giao trực tiếp cho thu ngân. 2.2.2.3. Quy định chỉnh sửa hóa đơn tiền nước - Trường hợp nhân viên ghi, nhân viên phát hành hóa đơn phát hiện có sai sót nhưng chưa phát hành hóa đơn, ký hóa đơn điện tử thì được tiến hành sửa trực tiếp và lập phiếu xử lý hóa đơn hỏng (nội bộ) theo quy định. - Trường hợp đã phát hành hóa đơn điện tử nhưng phát hiện sai do nhân viên ghi sai, chia sẻ rủi ro, đồng hồ đứng, sai mục đích sử dụng nước, thay đổi thông tin khách hàng thì phải lập phiếu xử lý theo quy định ISO. - Thời gian chỉnh sửa hóa đơn, giải quyết khiếu nại chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. 2.2.2.4. Quy định thu và chốt tồn hóa đơn tiền nước. - Nhân viên thu tiền nước tại quầy phải tạo dựng phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả. Thực hiện tốt nguyên tắc 4 xin và 4 luôn khi giao tiếp với KH. - Có thái độ tôn trọng, thân thiện, niềm nở, ân cần, tận tình, chu đáo với KH. Phải cám ơn khi KH thanh toán tại quầy. - Nắm vững nội dung của các điều khoản ghi trong Hợp đồng dịch vụ cấp nước và quyết định về giá bán nước máy đang có hiệu lực thi hành. Có năng lực giải thích choTrường KH những v ấĐạin đề vướ nghọc mắc vềKinh giá cả, thanh tế toán Huế tiền nước, thay đồng hồ định kỳ 42
  53. - Có trách nhiệm quản lý tài sản, phương tiện làm việc do công ty trang bị trong thời gian làm việc tại quầy, hết thời gian thu phải bàn giao các tài sản do Công ty trang bị cho xí nghiệp quản lý để chuyển sang các quầy thu khác của xí nghiệp. - Có mặt trước giờ làm việc của Công ty quy định tối thiểu 5 phút, để vệ sinh chuẩn bị sổ sách, kiểm tra máy tính, máy in, phôi in phiếu thu - Trong giờ làm việc phải đeo bảng tên, mặc quần áo đồng phục Công ty cấp, không nói to làm ồn, không làm việc riêng trong giờ làm việc làm ảnh hưởng đến người khác. - Tổ chức thực hiện tốt công tác thu tiền nước tại quầy, an toàn, đáp ứng kịp thời cho KH khi đến thanh toán. - Cuối ngày ký xác nhận trên sổ theo dõi thanh toán hóa đơn và bảng kê hóa đơn đã thu được tiền, làm thủ tục nộp tiền vào tài khoản Công ty ở Ngân hàng tại các điểm giao dịch của Ngân hàng có quầy thu tiền nước và các điểm nộp tiền nước đã quy định. - Hết kỳ thu phải kiểm kê hóa đơn còn lại chưa thu của quầy mình, lập báo cáo hóa đơn tình hình thu trong kỳ. Nêu rõ lý do không thu được, nộp cho kế toán theo dõi cấp phát hóa đơn của xí nghiệp. - Phòng dịch vụ KH, xí nghiệp cấp nước tiến hành chốt tồn công nợ tiền nước vào ngày cuối cùng hàng tháng, nếu ngày 31 hàng tháng trùng ngày nghỉ, lễ theo quy định thì được tiến hành chốt tồn công nợ tiền nước vào ngày làm việc kế tiếp và lập biên bản chốt tồn hàng tháng. - Hàng ngày xí nghiệp phải đối chiếu với bảng sao kê tiền nước chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng để đối chiếu công nợ tiền nước khách hàng đảm bảo tính chính xác và kịp thời để có kế hoạch đốc thúc thu hồi nợ. - Định kỳ hàng tháng phòng kế toán và phòng DVKH phải có kế hoạch kiểm tra, đối chiếu công nợ thực tế tại xí nghiệp, phòng DVKH. - Phòng DVKH, các xí nghiệp cấp nước thường xuyên phân tích tuổi nợ, xác định nguyên nhân những khoản nợ không thể thu hồi, khó đòi đồng thời phải có đầy đủ những thủ tục như: quyết định cắt nước, biên bản đối chiếu công nợ, quyết định giải thể, giải tỏa,Trường biên bản thu h ồiĐại hệ thống học cấp nướ cKinh và các chứ ngtế từ Huếliên quan để xử lý các khoản nợ trên. 43
  54. - Phát triển dịch vụ ủy nhiệm thu tiền nước qua ngân hàng. Định kỳ cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ tiền nước với KH, theo dõi đối chiếu biên bản xác nhận sản lượng nước tiêu thụ, giá trị thanh toán, tiền ứng còn lại của các đơn vị theo hợp đồng sử dụng nước. 2.2.3. Tình hình thực hiện quản trị khoản phải thu tiền nƣớc 2.2.3.1. Thực trạng các khoản phải thu của Công ty Bảng 2.9: Tình hình các khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn năm 2013 – 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % Phải thu ngắn Trđ 40.350 40.634 42.068 45.135 0.284 100.70 1.434 103.53 3.067 107.29 hạn Phải thu Trđ 22.192 31.431 29.032 24.784 9.239 141.63 -2.399 92.37 -4.248 85.37 KH Trả trước cho Trđ 16.047 4.545 1.774 1.002 -11.502 28.32 -2.771 39.03 -0.772 56.48 người bán Các khoản Trđ 2.454 4.999 11.605 17.689 2.545 203.71 6.606 232.15 6.084 152.43 phải thu khác Phải thu KH/Phải % 55 77.35 69.01 77.64 22.35 140.64 -8.34 89.22 8.63 112.51 thu ngắn hạn Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.) 44
  55. Nhìn chung giá trị khoản phải thu qua các năm đều tăng lên, nhưng mức tăng không lớn. So với năm 2013 thì năm 2014 giá trị khoản phải thu chỉ tăng lên 0.70% tương đương với 0.284 triệu đồng, năm 2015 so với năm 2014 tăng 3.53 % tương ứng với 1.434 triệu đồng và năm 2016 so với năm 2015 tăng 7.29%. Đặc biệt là sự tăng lên vượt bậc của khoản phải thu KH, trong năm 2014 khoản phải thu KH tăng 41.63 % so với năm 2013 tương ứng với 9.239 triệu đồng; nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống 7.63% so với năm 2014, tương ứng giảm 2.399 triệu đồng; đến năm 2016 thì giá trị này tiếp tục giảm xuống còn 24.784 triệu đồng. Và giá trị khoản phải thu KH qua các năm đều tương đối cao, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị các khoản phải thu (mỗi năm đều trên 55%). Điều này là do các khoản nợ từ việc bán hàng hóa dịch vụ cho KH, thời gian thu hồi nợ lâu nên giá trị khoản phải thu KH thường chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ giá trị khoản phải thu. Giai đoạn 2013 – 2016, tỷ lệ khoản trả trước cho người bán giảm dần qua các năm, năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ này giảm đến 71.68% tương ứng giảm 11.502 triệu đồng; đến năm 2015 tỷ lệ này giảm 60.97% tương ứng giảm 2.771 triệu đồng. Điều này có nghĩa là khoản nợ phải trả cho người bán qua các năm sẽ tương ứng tăng lên, tỷ lệ khoản trả trước cho người bán giảm đối với Công ty là dấu hiệu tốt vì chứng tỏ Công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp tốt. Khoản trả trước cho người bán này chủ yếu là trả cho những nhà cung cấp trong nước. Giá trị khoản phải thu khác tăng khá cao qua các năm, mỗi năm giá trị này đều tăng trên 103%, tăng cao nhất là năm 2015 so với năm 2014 lên đến 132.15% tương ứng với 6.606 triệu đồng. Sở dĩ như vậy là do phần thuế GTGT chưa kê khai trong năm này tăng khá cao đến 3.787 triệu đồng trong khi phần giá trị này ở năm 2014 là không có. Trong khoản mục giá trị khoản phải thu khác, chiếm tỷ lệ lớn nhất là thuế TNCN phải thu người lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  56. 2.2.3.2. Thực trạng khoản phải thu khách hàng dùng nước của Công ty 2.2.3.2.1. Tình hình khoản phải phu khách hàng dùng nước của Công ty Bảng 2.10: Tình hình khoản phải thu tiền nƣớc tại Công ty giai đoạn năm 2013 – 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % Phải thu Trđ 22.192 31.431 29.032 27.363 9.239 141.63 -2.399 92.37 -1.669 94.25 KH Công nợ Trđ 20.348 29.615 25.233 23.354 9.267 145.54 -4.382 85.20 -1.879 92.55 tiền nước Công nợ tiền % 91.69 94.22 86.91 85.35 2.53 102.76 -7.31 92.24 -1.56 98.21 nước/Phải thu KH (Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.) Trong tổng giá trị khoản phải thu của KH qua các năm thì giá trị khoản phải thu của KH dùng nước là chiếm tỷ lệ cao nhất, do hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng và đặc trưng riêng của ngành này là cung cấp trước cho KH sử dụng sau đó mới thu tiền, vì vậy hàng năm tỷ lệ công nợ tiền nước đều chiếm tỷ lệ cao trong khoản mục phải thu KH. Đặc biệt là cuối năm 2014, giá trị khoản phải thu KH dùng nước là 29.615 triệu đồng, tỷ lệ này chiếm đến 94.22 % trong tổng giá trị khoản phải thu KH, cao nhất trong 4 năm từ năm 2014 – 2016. Nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 86.91% tương ứng giảm 7.31 triệu đồng, sang năm 2016 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 85.35%. So với năm 2014 thì năm 2015 giá trị công nợ tiền nước giảm 14.8 % tương ứng 4.382 triệu đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  57. 2.2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu tiền nước của Công ty giai đoạn 2013 – 2016. a) Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nước Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nƣớc giai đoạn 2013 – 2016 Chỉ tiêu Đvt 2013 2014 2015 2016 Vòng quay khoản phải Vòng 11.42235 11.29997 11.59725 14.28399 thu Kỳ thu tiền Ngày 31.51716 31.85849 31.04184 25.20305 bình quân Dựa vào bảng 2.11 có thể thấy hệ số vòng quay khoản phải thu KH dùng nước có sự biến động rất ít qua các năm. Cụ thể là năm 2014 hệ số này giảm từ 11.42235 vòng xuống còn 11.29997 vòng nhưng đến năm 2015 lại tăng lên 11.59725 vòng và năm 2016 là 11.91301 vòng. Sự biến động nhẹ của vòng quay khoản phải thu ảnh hướng đến kỳ thu tiền bình quân, nhưng sự biến động này không cao, trung bình vòng quay khoản phải của Công ty là 11 vòng và Công ty mất 31 ngày để thu hồi nợ. Qua 4 năm, các chỉ tiêu này không biến động nhiều chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty khá ổn định. Do đặc trưng riêng của ngành cấp nước và chu kỳ thu nợ của Công ty có tính cố định nên hệ số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân không chênh lệch nhiều. Hệ số vòng quay khoản phải thu của năm 2016 cao hơn so với 3 năm trước và kỳ thu tiền bình quân thấp nhất trong 4 năm chứng tỏ trong năm 2016 tình hình thu hồi nợ của Công ty đã thực hiện tốt hơn, Công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn, khả năng chuyển đổi khoản phải thu sang tiền mặt cao hơn, tạo sự chủ động trong hoạt động SXKD. Có thể thấy nguyên nhân làm cho hệ số này tăng cao ở năm 2016 là do khoản phải thu KH dùng nước có dấu hiệu giảm so với năm 2015 nhưng doanh thu KD nước lại tăng lên. Đây là dấu hiệu chứng tỏ chính sách quản lý khoản phải thu của Công ty áp dụng tốt, vì vậy Công ty cần phát huy nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  58. b) Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng dùng nước trên doanh thu Bảng 2.12 : Tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nƣớc trên doanh thu giai đoạn 2013-2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 % % % Doanh thu KT Trđ 239.618 283.166 318.043 347.008 43.548 118.17 34.877 112.32 28.965 109.11 nước Phải thu KH dùng Trđ 20.348 29.615 25.233 23.354 9.267 145.54 -4.382 85.20 -1.879 92.55 nước Tỷ lệ % 8.50 10.46 7.93 6.73 1.96 123.06 -2.53 75.81 -1.2 84.87 KPT/DTT (Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế) Một chỉ tiêu nữa có thể giúp chúng ta đánh giá được Công ty có bị chiếm dụng vốn nhiều hay không đó là chỉ tiêu tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu. Từ bảng 2.12 có thể thấy tỷ lệ khoản phải thu KH trên doanh thu có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là năm 2013 tỷ lệ này đạt 8.50%, sau đó tăng lên thành 10.46% vào năm 2014 và giảm xuống còn 7.93% năm 2015, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 6.73% năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2014 doanh thu KD nước của Công ty và khoản phải thu KH dùng nước đều tăng cao hơn so với năm 2013 làm cho tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu tăng. Chứng tỏ năm 2014 Công ty bị chiếm dụng vốn hay khả năng thu hồi nợ của Công ty chưa tốt. Đến năm 2016, doanh thu KD nước của Công ty tăng lên 28.965 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tăng 9.11%, trong khi đó khoản phải thu KH dùng nước có sự giảm nhẹ 7.45% tương ứng giảm 1.879 triệu đồng đã làm giảm tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nước trên doanh thu KD nước của năm 2016. Điều này một lần nữa cho thấy sang năm 2016 vốn của Công ty ít bị chiếm dụng, chứng tỏ Công ty đã quản lý và thu hồi nợ tốt. Tóm Trường lại, qua những con Đại số thể họchiện số vòngKinh quay kho tếản phHuếải thu KH dùng nước, kỳ thu tiền bình quân KH dùng nước, tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nước 48
  59. trên doanh thu KD nước có thể thấy Công ty có một dấu hiệu tốt trong công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu KH dùng nước, góp phần tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tốt kế hoạch SXKD cho những năm tiếp theo trong điều kiện nền Kinh tế gặp nhiều khó khăn. c) Tỷ lệ tồn nợ tiền nước tại Công ty năm 2015. Doanh thu nước ở quý II và quý III của năm 2015 có sự tăng cao hơn so với quý I và quý IV là do 2 quý này rơi vào các tháng mùa hè, người tiêu dùng sử dụng nước nhiều hơn và thường thời gian bắt đầu điều chỉnh giá nước sẽ rơi vào mùa hè nên doanh thu nước 2 quý này sẽ cao hơn. Quý I rơi vào tháng có Tết vì vậy các cơ sở hành chính sự nghiệp, xí nghiệp sản xuất, nghỉ lễ không hoạt động, và các tháng mùa xuân thời tiết mát mẻ nên lượng nước tiêu thụ ít hơn, vào đầu năm thì mức sản xuất hàng hóa của các xí nghiệp cũng ít hơn giai đoạn cuối năm do đó doanh số nước của của này thấp hơn những quý còn lại. Quý IV là quý cuối cùng của năm rơi vào các tháng mùa đông nên lượng nước sinh hoạt của các hộ gia đình giảm mạnh, nhưng các cơ sở xí nghiệp thường gia tăng sản xuất hàng hóa tích trữ vào những tháng này để phục vụ cho dịp Tết vì vậy doanh thu nước quý IV thấp hơn quý II và quý III nhưng có cao hơn so với quý I. Bảng 2.13: Tỷ lệ tồn tiền nƣớc của HueWACO cuối năm 2015 ĐVT: Triệu đồng Quý Công nợ nƣớc Doanh thu KD nƣớc/quý Tỷ lệ tồn tiền nƣớc (%) I 0.601 64.947 0.93 II 0.843 88.647 0.951 III 0.987 90.765 1.09 IV 22.802 73.684 30.95 (Nguồn: Phòng DVKH – QHCĐ) Mặc dù tỷ lệ nợ tồn tiền nước hàng tháng ở Công ty là rất thấp, khoảng 0.3%/1 tháng nhưng số công nợ tiền nước cuối năm 2015 là 25.233 triệu đồng, đây là số tiền lớn so với tỷ lệ nợ tồn của Công ty. Sở dĩ như vậy là bởi vì trong tháng 12 sau khi bắt đầu tiến hành điTrường đọc chỉ số đồng hĐạiồ vào ngày học 22/12 Kinhđến 31/12 r ồtếi mớ i Huếbắt đầu thu tiền từ 49
  60. ngày 1/1, trong khoảng thời gian từ 22/12 đến 31/12 sẽ có một số KH thanh toán liền sau khi nhận được thông báo, tỷ lệ KH thanh toán nhanh này là không đáng kể, những KH này chủ yếu là những người có sử dụng thẻ Ngân hàng do đó Ngân hàng trừ tiền trực tiếp qua thẻ. Đến ngày 31/12 là ngày hết kỳ kế toán và mặc dù số tiền chưa thu được còn lớn nhưng đã phát hành hóa đơn thì phải ghi nhận vào doanh thu, do đó cho dù tỷ lệ nợ tồn hàng tháng thấp nhưng cuối năm số công nợ tiền nước vẫn cao. Tỷ lệ nợ tồn tiền nước hàng tháng của Công ty rất thấp là bởi vì sau khi KH sử dụng nước công ty sẽ đo chỉ số mức sử dụng của KH và phát giấy thông báo sau đó tiến hành thu tiền tại quầy, sau khi kỳ thu tiền hết hạn mà KH không đóng tiền đầy đủ thì Công ty sẽ tiến hành cắt dịch vụ. Nhưng sử dụng nước dường như là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ ai, vì vậy KH sẽ tránh để tình trạng cắt nước xảy ra nên sẽ đóng tiền muộn nhất là trước ngày Công ty cắt nước, do đó số công nợ hàng tháng thường được thu hồi với tỷ lệ tồn rất nhỏ. Việc tồn tiền nước này có thể là do nhiều nguyên nhân như: KH chấp nhận cắt nước 1 thời gian vì một vài lý do cá nhân đến tháng sau nộp phí để sử dụng lại dịch vụ thì sẽ nộp luôn khoản nợ tiền nước tháng trước, mặc dù khoản nợ vẫn được trả nhưng tại tháng mà Công ty tiến hành phát hành hóa đơn thì đó được ghi nhận là khoản nợ tồn; Có thể có trường hợp là do gia chủ đi xa hoặc đi công tác trong thời gian dài nhưng lại không sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ do đó không thể đóng tiền nước đúng hạn vì vậy khoản nợ này cũng sẽ được chuyển thành nợ tồn trong tháng, các cơ sở hành chính sự nghiệp chưa đến ngày nhận ngân sách nên chi trả chậm, xảy ra rủi ro bị rò rỉ hoặc vỡ ống do đó tiền nước tăng cao và mặc dù Công ty đã có chính sách chia sẻ rủi ro với KH nhưng KH vẫn không đủ khả năng để thanh toán 1 lần vì vậy KH xin chia ra trả nhiều lần .và những khoản này đều được tính vào phần tiền nước chưa thu được. d) Nợ xấu Đến cuối năm 2015 tổng nợ xấu của Công ty là 140.043.134 đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 36.683.92 đồng. Những khoản nợ xấu này là do 1 số nguyên nhân như: Cơ sở sản xuất KD, các DN làm ăn bị phá sản mất khả năng thanh toán; hộ gia đình chuyển đi đTrườngịnh cư nước ngoài Đạikhông còn học sinh số ngKinh trên địa bàn tế; hộ Huếgia đình thuộc diện khó khăn bị sự cố rò rỉ nước làm cho tiền nước phải trả của họ quá cao và họ gặp khó 50
  61. khăn trong việc thanh toán, mặc dù đã được Công ty chia sẻ rủi ro nhưng số tiền đó quá lớn đối với hộ gia đình khó khăn nên họ xin Công ty được thanh toán nhiều lần, mỗi lần 1 ít với thời gian dài; Giá trị có thể thu hồi 36.683.923 đồng là do Công ty dự kiến tính toán và đưa ra mức đó, nhưng chưa chắc chắn là có thể thu hồi được. Bảng 2.14: Tổng giá trị các khoản phải thu tiền nƣớc quá hạn thanh toán hoặc chƣa quá hạn nhƣng khó có khả năng thu hồi (nợ xấu) cuối năm 2015 Giá trị ĐVT Giá gốc Đối tƣợng nợ có thể thu hồi Tiền nước năm Đồng 56.365.172 0 Quá hạn trên 3 năm 2007,2008 Tiền nước năm 2009 Đồng 39.753.072 11.925.922 Quá hạn trên 3 năm Tiền nước năm 2010 Đồng 29.947.110 14.973.555 Quá hạn trên 3 năm Tiền nước 1-6/2011 Đồng 13.977.780 9.784.446 Quá hạn trên 3 năm Tổng cộng Đồng 140.043.134 36.683.923 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty năm 2015) Đối với Công ty thì những khoản nợ mà quá 3 năm KH vẫn không đủ khả năng chi trả thì Công ty sẽ đưa vào nợ khó đòi và được trích lập dự phòng theo Thông tư số 228/2009/TT – BTC ngày 7/12/2009. Sau khi trích lập dự phòng cho những khoản nợ quá hạn trên 3 năm thì sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý của DN hoặc thu nhập khác. Những khoản nợ dưới 3 năm thì Công ty vẫn tiến hành treo nợ, không trích lập dự phòng và thu bình thường khi KH trả, khi đó giá trị khoản phải thu sẽ giảm xuống. Tổng giá trị những khoản nợ khó có khả năng thu hồi trong kinh doanh nước là rất nhỏ so với doanh thu kinh doanh nước mà Công ty đạt được, do tính thiết yếu của việc sử dụng nước sạch nên nếu không trả tiền thì sẽ bị cắt nước, chỉ có những trường hợp mất khả năng thanh toán nên mới khiến cho tình trạng nợ xấu xảy ra. 2.2.3.3. Mô hình quản trị khoản phải thu mà Công ty áp dụng Với đặc trưng riêng của ngành cung cấp nước sạch và chủ trương mục tiêu phát triển của Công ty, hiện nay Công ty đang áp dụng mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm thu hút mở rộng thị trường tăng khả năng lợi nhuận, phù hợp với đặc trưng của ngành cTrườngấp nước sạch. Đại học Kinh tế Huế 51
  62. Bên cạnh nới lỏng chính sách bán chịu là những điều khoản bán chịu bao gồm các điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu, và Công ty không áp dụng tỷ lệ chiết khấu nếu KH thanh toán sớm trước thời hạn cho phép của Công ty. 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nƣớc tại Công ty Hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc quản trị khoản phải thu, và các nhà quản trị cần phối hợp với các bộ phận để đưa ra các quyết định chính xác và mang lại hiệu quả trong hoạt động SXKD. Tại HueWACO, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý công nợ tiền nước là phòng DVKH – QHCĐ. Toàn bộ quá trình từ công tác phân công nhân lực ghi chỉ số, thu tiền, kiểm tra nợ đã thu và nợ tồn, dịch vụ chăm sóc KH đều được phòng DVKH – QHCĐ quản lý trên hệ thống Ebilling. Việc kiểm soát và đánh giá công tác khoản phải thu được tiến hành bởi các nhà quản trị tài chính. Cuối mỗi kỳ báo cáo là một quý hay một năm, phòng DVKH – QHCĐ tổng kết tình hình thu và tồn nợ và chuyển cho phòng Kế toán – tài chính tổng hợp phân tích; đánh giá tình hình thu nợ và tồn nợ, tỷ lệ tồn nợ so với doanh thu đạt được như thế nào, KH có chậm trễ thanh toán hay không và tiến hành báo cáo tình hình trực tiếp với ban Giám đốc hoặc thông qua các cuộc họp của Công ty. Các báo cáo sau khi được phân tích thì các nhà quản trị cùng tiến hành đánh giá, và từ những kết quả đánh giá đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại để tìm ra cách cải thiện các quy trình liên quan đến quản trị khoản phải thu để mang lại hiệu quả tốt nhất. Qua phân tích tình hình KD của HueWACO cùng với việc phân tích thực trạng khoản phải thu, cho thấy tình hình hiện tại Công ty đang có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể thiếu những nhược điểm. Vì vậy, Công ty cần phát huy những ưu điểm của mình và khắc phục những nhược điểm để việc hoạt động sản xuất KD mang lại hiệu quả cao 2.3.1. Ƣu điểm - Hiện tại, Công ty không đưa ra tiêu chuẩn tín dụng đối với KH nên việc KH có nhu cầu tìm đến và sử dụng dịch vụ của Công ty sẽ dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng, hoàn toàn khôngTrường có khó khăn Đạigì cho KH. học Kinh tế Huế 52
  63. - Sử dụng giải pháp ghi chỉ số bằng máy PDA giúp KH biết được ngay số tiền nước phải trả, chủ động được thời gian thanh toán. - Với chính sách thu nợ hiện nay, thời hạn thanh toán tương đối dài, nhiều phương thức thu để KH thuận tiện trong việc lựa chọn hình thức phù hợp nhất tạo sự thoải mái cho KH. - Công ty có áp dụng giải pháp tin nhắn thương hiệu HueWACO nhằm thông báo cho KH số tiền, địa điểm và thời gian thanh toán, thúc nợ lần 2. - Giải pháp trả tiền qua Payoo tạo thuận lợi cho KH có thể trả tiền qua Web, các cửa hàng, trả tiền ngoài giờ. - Công tác ghi thu và mô hình quản lý khoản phải thu trên hệ thống phần mềm Ebilling mà Công ty áp dụng được đánh giá là đơn giản nhất nên đã giúp cho Công ty tiết kiệm được khoản chi phí tương đối lớn chi trả cho nguồn nhân lực, chi phí quản lý, - Đội ngũ nhân viên làm việc năng động, nhiệt tình, được đào tạo chuyên môn bài bản, luôn thực hiện nguyên tắc 4 xin và 4 luôn. - Đối với dịch vụ cung cấp nước sạch thì trên địa bàn Công ty không có đối thủ cạnh tranh. - Là Công ty thuộc sở hữu Nhà nước và được sự cho phép của UBND Thành phố Huế. Công ty đưa ra chế tài cưỡng chế bằng việc cắt dịch vụ cung cấp nước đối với các KH chậm trễ thanh toán. 2.3.2. Nhƣợc điểm - KH thường chậm trễ, trì hoãn việc trả nợ do Công ty không đưa ra các điều kiện tín dụng ràng buộc cao mà thời gian thanh toán dài. - Số lượng KH sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ, các ứng dụng trên điện thoại còn thấp. - Giải pháp ghi chỉ số bằng máy PDA có nhược điểm là: mã vạch dễ bị bóc tách, mờ máy PDA không đọc được. Giấy báo sau thời gian bị mờ do công nghệ in Laser đốt giấy của máy in. - Số điTrườngện thoại di động cĐạiủa KH chưa học thu th ậKinhp đủ, hay thay tế đổ iHuế sim nên việc nhắn tin, gọi điện thúc nợ lần 2 có thể gặp khó khăn. 53
  64. - Giải pháp trả tiền qua Payoo mặc dù tiện lợi nhưng đơn vị liên kết chưa nhiều, KH chưa quen với hình thức thanh toán này. - Nhiều KH có thu nhập thấp vẫn không đủ khả năng để thanh toán phí. - Công ty thường chậm trễ trong việc thu thập thông tin KH. - Các cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ quan, thường chậm trễ thanh toán do chưa có ngân sách. Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hƣớng phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty 3.1.1. Định hƣớng phát triển Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm mục đích khẳng định và nâng cao vị thế của DN nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu HueWACO là: - Nâng cao năng lực sản xuất, phát triển Công ty thành một trong những Công ty cấp nước hàng đầu tại Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và Thế giới. Cung cấp nước sạch an toàn và ngon theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế. - Phấn đấu đến năm 2020 đưa mạng lưới cấp nước đến 140/152 phường xã, chiếm hơn 90% dân số toàn tỉnh, riêng Thành phố Huế có 100% người dân được dùng nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước giảm dưới 10%, công suất đạt 300m3/ngày đêm. - Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho KH. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đưa Công ty phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. - Phấn đấu phát triển đa dạng hóa ngành nghề KD trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực cung cấp nước sạch. - Đảm bảo KD có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của Cộng đồng và góp phần vào sự phát triển Kinh tế, xã hội, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn  Sứ mệnh: Trên 80% dân số toàn tỉnh sử dụng nước sạch vào năm 2015 và trên 90% vào năm 2020. Mang đến cho KH nước sạch an toàn và ngon, với dịch vụ hoàn hảo, thỏa mãn nhu cầu KH, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Sẻ chia với cộng đồng, nângTrường cao nhận thức củ aĐại người dân học về bảo Kinhvệ hệ thống tếcấp nưHuếớc và môi trường nhất là nguồn nước. 55
  66.  Tầm nhìn: Đến năm 2020, trở thành Công ty có hệ thống cấp nước thông minh với các tiêu chí sau: - Quản trị tiên tiến: quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính kế toán, quản trị sản xuất, quản lý thông minh hệ thống cấp nước, quản trị tài sản, quản lý KH, quản trị tiêu chuẩn – chất lượng, quản lý thông tin, quản trị tri thức. - Công nghệ hiện đại: Công nghệ xử lý cấp thoát nước, CNTT, công nghệ cơ khí và tự động hóa, sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng xanh, công nghệ vật liệu - Mở rộng, phát triển SXKD những lĩnh vực công ty có lợi thế: Nâng cấp và phục hồi ống gang thép, tư vấn cấp nước an toàn, tư vấn thiết kế hệ thống cấp thoát nước, sản xuất và cung cấp thiết bị châm clo tự động trên mạng, sản xuất máy xử lý nước di động DAF, khoan kích ống ngầm, thi công ống ngầm qua sông, đầm phá, ven biển, 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nƣớc nƣớc Việc quản lý khoản phải thu có vai trò quan trọng đối với các DN trong môi trường KD như hiện nay. Việc quản lý hiệu quả các khoản phải thu không chỉ giúp Công ty chủ động nguồn tài chính mà còn giúp Công ty xây dựng tốt mối quan hệ với KH. Hoạt động cung cấp nước sạch là hoạt động chính của Công ty và khoản phải thu KH dùng nước đóng vai trò quan trọng đối với Công ty, vì vậy Công ty cần phải có những chính sách hợp lý nhằm quản trị tốt khoản phải thu này. Mặc dù công tác quản lý khoản phải thu KH dùng nước của Công ty tương đối tốt nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế, Công ty có thể xem xét một số giải pháp sau: 3.2.1. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm nhƣ là công cụ để thúc đẩy việc thanh toán của khách hàng Hiện tại KH sử dụng nước của Công ty được chia làm 2 nhóm: - Nhóm A: KH là các hộ gia đình - Nhóm B: KH là các đơn vị tổ chức Thường KH nhóm B sẽ có giá trị hóa đơn hàng tháng cao hơn, khả năng thanh toán cao hơn,Trường có mối quan h ệĐại mật thi ếhọct hơn vớ i KinhCông ty. Nhưng tế sHuếố tiền nước tồn lại thường rơi vào KH ở nhóm này bởi vì ngân sách thường cấp theo quý nên khi chưa 56
  67. được cấp ngân sách mà hết quỹ thì đơn vị không đủ kinh phí chi trả. Do đó Công ty nên lựa chọn nhóm KH này để áp dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm nhằm khuyến khích KH ưu tiên thanh toán tiền nước sớm. Công ty nên tính toán và đưa ra mức chiết khấu phù hợp cho nhóm KH này khi thanh toán sớm trong vòng bao nhiêu ngày sau khi nhận được thông báo sao cho Công ty vẫn có lợi nhuận sau khi trừ đi phần chi phí đã chiết khấu cho KH. Việc này có thể giúp cho Công ty thu hồi vốn nhanh trước thời hạn và triệt để, giảm tỷ lệ nợ tồn. 3.2.2. Mở rộng liên kết thêm các kênh thanh toán Ngoài 10 NH mà Công ty đã liên kết thì Công ty nên mở rộng liên kết thêm với các NH hiện đang có mặt tại địa bàn để khi KH sử dụng bất cứ dịch vụ thẻ của NH nào cũng có thể dễ dàng trong việc thanh toán, chỉ cần KH có sử dụng dịch vụ thẻ của NH và đăng ký thanh toán tiền nước qua thẻ thì đến tháng khi có thông báo NH sẽ tự động trừ tiền nước của KH nếu số tiền của KH trong thẻ đủ để chi trả. Bên cạnh việc liên kết với nhiều NH thì Công ty có thể liên kết thêm nhiều ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động để phục vụ cho nhóm KH không sử dụng thẻ NH. Đặc biệt là Công ty có thể tạo cho mình một ứng dụng riêng của HueWACO trên điện thoại di động với cấu hình androi, ios thậm chí là windows phone. Thông qua ứng dụng đó KH có thể thanh toán tiền nước của mình bằng cách nạp tiền vào tài khoản bằng thẻ cào điện thoại rất đơn giản, tài khoản của KH chính là ID trên giấy báo mà hàng tháng KH nhận được 3.2.3. Khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay số lượng KH thanh toán trực tiếp tại quầy vẫn còn khá cao, do đó Công ty không chủ động được trong thời gian thanh toán của KH. Trong thời gian tới, Công ty cần có những chính sách, biện pháp khuyến khích KH thanh toán không dùng tiền mặt. Tuyên truyền cho KH biết đến và sử dụng nhiều hơn cách thanh toán qua Payoo, MoMo, Ví Việt, Nếu KH sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động thì chỉ cần ngồi ở nhà thực hiện một vài thao tác là đã thanh toán được ngay, tiết kiệm thời gian và công sức thậm chí là hạn chế rủi ro so với việc đi đóng tiền trực tiếp tại quầy. HàngTrường tháng khi nhân viên Đại đến đ ọhọcc chỉ số vàKinh phát giấy báotế cho Huế KH thì ngay lập tức số tiền nước của KH sẽ được thanh toán nếu KH có sử dụng tài khoản liên kết với 57