Khóa luận Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

pdf 66 trang thiennha21 20/04/2022 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hien_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ KIM HUỆ Tên đề tài: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên – 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ KIM HUỆ Tên đề tài: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Phát triển nông thôn Lớp : K48 - PTNT Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Cù Ngọc Bắc Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Số liệu và kết quả nghiên cứu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều có ghi nguồn gốc. Tác giả đề tài Hoàng Thị Kim Huệ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Cảm on các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiếm thức quý giá trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đặc biệt xin trân thành cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành kháo luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Phương Viên cũng như toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng em xin bày tỏ và biết ơn tới gia đình, bạn bè và người than đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những lí do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếm của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thành khoá luận được tốt hơn!
  5. iii DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019 27 Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019 30 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên 31 Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã 34 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên 41 Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động 43 Bảng 4.7. Tình hình tập huấn cán bộ thực hiện công tác XD NTM xã Phương Viên 44 Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân 44 Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai trên địa bàn thôn, xã 45 Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn 46 Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn 47 Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng 47
  6. iv DANH TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá GT Giao thông NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VH Văn hoá XHCN Xã hội chủ nghĩa XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG CÁC BẢNG BIỂU iii DANH TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học lý luận 5 2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn 5 2.1.2. Nông thôn mới 6 2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới 7 2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM 8 2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM 11 2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 17 2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới 17 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một số địa phương 19
  8. vi Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.2. Thời gian nghiên cứu 23 3.3. Địa điểm nghiên cứu 23 3.4. Nội dung nghiên cứu 23 3.5. Phương pháp nghiên cứu 23 3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 23 3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin 23 3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25 3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới 25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Tình hình sử dụng đất 27 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 30 4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá 32 4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng 33 4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 35 4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương 35 4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đễn người dân 40 4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã PhươngViên năm 2019 41 4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực 42 4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 43 4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động 43
  9. vii 4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM 46 4.5. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới 48 4.6. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của xã 49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 53 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền 53 5.2.2. Đối với người dân địa phương 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước”. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã không ngừng triển khai các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy và phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề đời sống và đáp ứng nhu cầu cho nông dân, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế. Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ theo phạm vi làng, xã. Cùng với nền văn minh lúa nước, làng, xã đã trở thành nét văn hóa riêng biệt của người Việt Nam từ muôn đời nay. Trong tiến trình phát triển, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống đô thị, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra. Trong suốt 10 năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã huy động tối đa nguồn lực, dồn sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới.Công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân, xác định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Điều này thể hiện rõ nét qua phong trào xây dựng nông thôn mới lan tỏa khắp các địa phương trong tỉnh, bà con nhân dân tích cực ủng hộ xây dựng nông thôn mới, tự giác thực hiện các phần việc do nhân dân làm, tự nguyện tham gia đóng góp tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động, hiến đất
  11. 2 để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua trọng tâm của địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng nông thôn, các thiết chế văn hóa từng bước xây dựng, hoàn thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn. Kết quả xây dựng nông thôn mới mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng nhiều địa phương, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn, xã thuộc huyện nghèo việc triển khai nông thôn mới còn hạn chế, có sự chênh lệch khá lớn. Nhu cầu xây dựng nông thôn mới của các xã trong tỉnh là rất lớn, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khả năng huy động nguồn lực còn hạn chế, ngân sách của tỉnh hạn hẹp chủ yếu trông chờ từ trung ương nên cũng ảnh hưởng phần nào đến việc hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn. Vì các lý do trên nên em đề xuất thực hiện đề tài: “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá công tác tuyên truyền vận động người dân trong quá trình tham gia thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền vận động người dân trong việc xây dựng nông thôn mới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian qua. -Tìm hiểu được công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây
  12. 3 dựng Nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác tuyên truyền và vận động trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phương Viên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứ, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường, khoa và các viện nghiên cứu về phát triển nông thôn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM và sự tham gia của cộng động ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. - Giúp người dân nhận thức đủ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. - Kết của của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định chính sách
  13. 4 xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng cường, nâng cao công tác tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng NTM mới tại các địa phương trên cả nước.
  14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học lý luận 2.1.1. Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, đó có nhiều nông dân.Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức. Khác với đô thị, nông thôn có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn so với đô thị. Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs (2005) [6]:“Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều cách khác nhau. Đây là một quá trình thu hút mội người dân tham gia vào các cư dân nông thôn, đồng thời, phát triển nông thôn là quá trình phát triển thực hiện hiện đại hoá nền văn hoá nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhay giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường.Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương
  15. 6 trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. 2.1.2. Nông thôn mới Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [7] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Trong quyết định số 800/QĐ-TTg [13] đưa ra mục tiêu chung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn chứ không phải thị trấn, thị tứ, có thể khát quát gắn gọn theo năm nội dung cơ bản sau: 1. Làng xã văn minh, 2. Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hoá; 3. Đời sống vật chẩ và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; 4. Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; 5. Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính chất tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sây giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
  16. 7 mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Sự hình dung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hoá của người Việt Nam. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá và văn minh hoá. Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội), tiến độ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Có thể quan niệm NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt. 2.1.3. Một số điều kiện và tiêu chí xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT - Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. - Về chính trị, phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. - Về văn hoá - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu vực dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. - Về con người, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản
  17. 8 xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch, giám sát điều chỉnh và đánh giá công trình phát triển thôn, xóm. - Về môi trường, xây dựng, củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. 2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009) [9] ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, bưu diện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội; và được chia thành 5 nhóm cụ thể: + Về quy hoạch + Về hạ tầng kinh tế - xã hội + Về văn hoá - xã hội - môi trường + Về hệ thống chính trị 2.1.4. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM 2.1.4.1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Vai trò tuyên truyền Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên, nhân dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; qua đó, làm cho các thành viên, tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình; nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình.
  18. 9 Vai trò vận động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vận động thành viên, nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nội dung cụ thể thông qua các phong trào do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Trong thời gian qua, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động xây dựng nông thôn mới như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo” 2.1.4.2. Hội Nông dân Việt Nam Vai trò tuyên truyền Hội Nông dân tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên và nông dân chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, nông dân tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. Vai trò vận động Hội Nông dân các cấp vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện những công việc chính như: Về kinh tế - xã hội: Vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tham gia xây dựng đường giao thông liên thôn, nội thôn; công trình thủy lợi nội đồng, các công trình cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải Thực hiện chức năng giám sát các công trình nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương; làm nòng cốt trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi
  19. 10 2.1.4.3. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Vai trò tuyên truyền Các cấp bộ Đoàn tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, thanh niên chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; qua đó làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. Vai trò vận động Vận động đoàn viên, thanh niên tích cực thực hiện những phần việc trong Bộ tiêu chí phù hợp với khả năng của mình. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng đề án “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 324/QĐ-TTg (18/2/2013). [11] 2.1.4.4. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Vai trò vận động Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua các chương trình của mình và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc phát động. Hiện nay, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang phát động phong trào xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” trên phạm vi toàn quốc. Đây là cuộc vận động có nhiều nội dung thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới.
  20. 11 Vai trò tuyên truyền Hội Phụ nữ các cấp tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, hội viên, phụ nữ chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Các cấp hội tuyên truyền để hội viên, phụ nữ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, phụ nữ tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. 2.1.4.5. Hội cựu chiến binh Việt Nam Vai trò tuyên truyền Các cấp hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến trong hội viên, cựu chiến binh chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới; qua đó làm cho hội viên, cựu chiến binh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi hội viên, cựu chiến binh ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu tự giác tham gia phong trào một cách tích cực phù hợp với điều kiện của mình. 2.1.5. Vai trò của thôn và cộng đồng trong xây dựng NTM 2.1.5.1. Vai trò, trách nhiệm của BPT thôn Để tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng trong xây dựng NTM, BPT thôn cần phát huy các vai trò và trách nhiệm của mình. BPT thôn có 03 vai trò cơ bản là: Một là: Hai là: Ba là: Lãnh đạo cộng đồng tổ Khơi dậy, phát huy tiềm Dẫn dắt cộng đồng vượt chức thực hiện có hiệu năng, sức mạnh cộng qua những khó khăn, quả và thành công các đồng, thay đổi tư duy, thử thách, duy trì sự ổn hoạt động phát triển nhận thức của người dân. định, tăng cường sự cộng đồng. phát triển bền vững.
  21. 12 Gắn với 03 vai trò trên, BPT thôn có 08 trách nhiệm chính sau đây, trong đó có 04 trách nhiệm chung (là những trách nhiệm cần thực hiện trong mọi hoạt động phát triển cộng đồng) và 04 trách nhiệm cụ thể (là những hành động cụ thể để hiện thực hóa các hoạt động phát triển cộng đồng) - Nhiệm vụ và quyền hạn của BPT thôn Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 [16], BPT thôn phải gồm những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai của hoạt động phát triển cộng đồng, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có Quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM). BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây: - Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn. - Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của BQL xã. - Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do BQL xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn). - Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo
  22. 13 hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo. - Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao. - Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn. Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, BPT thôn phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động để nâng cao nhận thức cho người dân, phát huy dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng NTM. Các nội dung cụ thể của tuyên truyền, vận động và những kỹ năng thực hiện sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần tiếp theo. 2.1.5.2. Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, được thể hiện là: - Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Chủ động và sang tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. - Trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
  23. 14 - Tích cực, sáng tạo trong xây dựng và giữ gìn đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn. - Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai cấp tiếp theo. [12] 2.1.6. Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM a. Khái niệm về tuyên truyền, vận động Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền.Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể. b. Nguyên tắc của tuyên truyền, vận động - Nội dung tuyên truyền, vận động phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực. - Công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. - Người làm công tác tuyên truyền, vận động phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, chỉ đạo, không làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
  24. 15 - Người làm công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM cần nắm rõ đặc điểm nông thôn, đặc điểm con người, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn và đối tượng để xác định, lựa chọn biện pháp tuyên truyền cho phù hợp. c. Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nhờ công tác tuyên truyền, vận động thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: - Công tác tuyên truyền nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn; - Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân cũng như yêu cầu, mục đích của tuyên truyền; - Thông tin tuyên truyền xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục; - Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại, nhất là vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”; - Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, việc vận động thay đổi các tập quán, lối sống, sản xuất lạc hậu của một số vùng cũng còn rất chậm. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM cần thiết phải tăng cường hơn nữa, đặc biệt đối với người dân để thực hiện nguyên tắc chung của Chương trình MTQG xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng nông thôn trong toàn bộ quá trình xây dựng NTM, đồng thời để thực
  25. 16 hiện triệt để quan điểm của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X trong đó nêu rõ “nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM” và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 [8] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó phát huy quyền làm chủ, động viên sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. d. Trách nhiệm của người dân – đối tượng được tuyên truyền, vận động Lực lượng nòng cốt đi tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM là BPT thôn.Đây vừa là vai trò, vừa là trách nhiệm của BPT thôn (như đã nêu trong Phần 1). Nhưng khi thực hiện công việc này, ngoài các nội dung cần tuyên truyền, vận động, BPT thôn cũng phải nắm được quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng mà mình đi tuyên truyền, vận động – đó là người dân. Nói cách khác, xây dựng NTM là “của dân, do dân và phục vụ lợi ích của nhân dân” thì bản thân người dân cũng phải có trách nhiệm phối hợp với BPT thôn để cùng thực hiện các nội dung tuyên truyền, vận động. Cụ thể, trách nhiệm của người dân là: - Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. - Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. - Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; động viên con em trong độ tuổi đi học đến trường và học hành chăm chỉ, không có tình trạng bỏ học giữa chừng. - Chỉnh trang nơi ở của gia đình như: nhà ở sạch sẽ, có nước sạch để dùng, có nhà vệ sinh, bố trí chăn nuôi xa khu dân cư; đảm bảo vệ sinh môi trường; cải tạo vườn tạp, ao hồ, làm tường rào quanh nhà để tạo cảnh quan đẹp; có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, giữ đường thôn, ngõ
  26. 17 xóm trước nhà sạch, đẹp; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đề án, kế hoạch, nội dung xây dựng NTM của địa phương mình. - Cùng cộng đồng dân cư chủ động đề xuất với Chính quyền địa phương những công việc cần làm trước, những việc cần làm sau để đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. - Tham gia đóng góp xây dựng NTM và vận động cộng đồng cùng tham gia với Nhà nước để xây dựng NTM. - Tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã, thôn, tổ chức nhóm hộ trực tiếp nhận xây dựng các công trình vừa và nhỏ. f. Các hình thức tuyên truyền, vận động Có rất nhiều biện pháp tuyên truyền và vận động như: treo băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh; phát tờ rơi; sử dụng loa phát thanh; sử dụng phương tiện thông tin như tivi, đài, báo; thăm mô hình trình diễn; tổ chức các cuộc họp, văn nghệ, thể thao, hội thi, lễ ra quân Mỗi hình thức, phương tiện tuyên truyền, vận động có những ưu, nhược điểm khác nhau.Trong đó, hình thức tuyên truyền miệng thông qua trao đổi trực tiếp hai chiều là hình thức phát huy hiệu quả tốt nhất khi thực hiện tuyên truyền, vận động đối với người dân. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
  27. 18 Tương tự như ở Việt Nam, chương trình xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới đi trước, thực hiện trong nhiều năm qua. Với tầm nhìn, sự tập trung đầu tư của Chính phủ và toàn xã hội, các phong trào này đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt nông thôn ở các nước, với các đặc thù riêng dựa trên thế mạnh tự nhiên, xã hội, con người của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Thực tế đã chứng minh, nhiều mô hình nông thôn mới thành công trên thế giới có thể được áp dụng và là bài học kinh nghiệm hết sức quý giá đối với chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta, có thể kể đến như: kinh nghiệm phát huy nội lực từ trong dân và phong trào làng mới tại Hàn Quốc nó được thể hiện rõ qua cách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; kinh nghiệm mô hình nông hội, trẻ hóa nông thôn và phát triển du lịch nông thôn tại Đài Loan là tập trung phát huy nguồn lực cộng đồng và các mô hình kinh tế hợp tác; mô hình xây dựng đô thị làng quê đối với vùng ven đô và gần đây còn có chủ trương phát triển doanh nghiệp đầu rồng tại Trung Quốc lại chú trọng hơn đến các vấn đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, liên kết các vùng, miền, kinh tế hợp tác; hay như mô hình mỗi làng một sản phẩm (OVOP) mà các nước Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia hiện nay đang áp dụng thì đang tập trung vào phát triển làng nghề, mở rộng phạm vi và liên kết vùng thực hiện tái cơ cấu; mô hình ABCD là phát huy nội lực cộng đồng gắn với tăng cường vai trò của cấp huyện. Bên cạnh đó, chia sẻ về những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các nước cũng sẽ là bài học hữu dụng giúp Việt Nam vượt qua để có thể sớm tăng tốc và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đặt ra, một chương trình mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội ở nước ta.
  28. 19 Một số kinh nghiệm nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[5] 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở trong nước và một số địa phương 2.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong nước Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM có thể thấy rằng, vai trò phối hợp của chính quyền địa phương và người dân là hết sức quan trọng.Kinh nghiệm rút ra xuất phát từ sự học hỏi và điều kiện thực tế triển khai phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM. Nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn, ngoài gắn với xây dựng NTM, thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia. Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Thứ ba, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn
  29. 20 lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc. Thứ tư, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất [2] 2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn. Nhận thức được điều này, thời gian qua với sự định hướng của các cấp chính quyền, nhiều địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh và gắn chặt việc phát triển kinh tế nông thôn với xây dựng NTM, qua đó đã thu nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết điểm xuyết một số địa phương đã phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM thành công như sau: Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Kinh tế nông nghiệp tại Đông Triều không phải là thế mạnh của Thị xã, song có vai trò hết sức quan trọng đến sự ổn định và phát triển (trên 70% dân số của huyện sống ở khu vực nông thôn). Vì vậy, Đông Triều hết sức chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và xác định xây dựng NTM là bước tiến quan trọng để mở ra định hướng phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại
  30. 21 địa phương. Ngay từ năm 2011, Đông Triều đã đăng ký về đích xây dựng NTM vào năm 2014. Với phương châm chỉ đạo bám sát thực tiễn, kế hoạch, quy hoạch, thị xã Đông Triều đã ưu tiên các xã làm tốt, các xã đăng ký về đích sớm, vận động các doanh nghiệp ủng hộ kinh phí, tạm ứng vật tư thanh toán trả chậm để hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kênh mương Trong xây dựng NTM, Đông Triều còn hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Lao động nông thôn cũng được quan tâm đào tạo nghề, tạo nhiều việc làm mới trong sản xuất công nghiệp than, nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung để chuyển dịch cơ cấu lao động. Tính chung 4 năm gần đây, Thị xã đã tổ chức đào tạo nghề cho 10.654 người, đạt tỷ lệ 65%. Hệ thống hạ tầng nông thôn Thị xã Đông Triều theo đó cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Trong 4 năm gần đây, Thị xã đã cứng hóa được 250,46 km đường giao thông xã, thôn và trục chính nội đồng; 30 hồ đập với dung tích 43 triệu m3 đều được duy tu nâng cấp cùng hệ thống kênh mương thủy lợi được cứng hóa 260,5km/400,25km, đảm bảo nước tưới cho sản suất và sinh hoạt; xây dựng mới và cải tạo 200 trạm biến áp, 722,6 km đường điện, 100% hộ dân được sử dụng điện an toàn từ lưới điện quốc gia; xây dựng mới và nâng cấp 29 trường học đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 73/87 trường; xây dựng và đưa vào sử dụng 50 phòng học thông minh; xây mới các công trình văn hóa gần 1.000 tỷ đồng, xây mới 76 nhà và sửa chữa, nâng cấp 48 nhà văn hóa thôn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trên địa bàn Thị xã hiện nay đã đạt trên 90%
  31. 22 Tỉnh Nam Định: Nam Định là tỉnh ven biển ở trung tâm phía Nam Đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiện là 1.652,3 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 115.000ha, với đất lúa là 75.000ha. Nam Định có 10 huyện, thành phố với 229 xã, phường, thị trấn, trong đó có 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp. Tổng số dân là 1.828 nghìn người, trong đó có gần 80% dân số sống ở nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 31% cơ cấu kinh tế của Tỉnh, do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định quán triển đẩy mạnh triển khai. Khảo sát cho thấy, mô hình NTM được Nam Định triển khai đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân; góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản đã chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị tăng bình quân trên 3% năm. Sản lượng lương thực hằng năm đạt gần 1 triệu tấn, trong đó có từ 350-400 ngàn tấn thóc hàng hóa. Sản xuất muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản, ngành nghề nông thôn tiếp tục được duy trì, phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn được củng cố. Đến nay, 209/209 xã, thị trấn trên địa bàn Nam Định đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng NTM; 96/96 xã lập và được UBND huyện, thành phố phê duyệt Đề án xây dựng NTM. [5] Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  32. 23 Các công việc liên quan đến công tác tuyên truyên, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới của xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu thực hiện từ ngày 10/01/2020 - 10/05/2020. 3.3. Địa điểm nghiên cứu Xã Phương Viên - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. 3.4. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng tronng quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết định tới sự thành công của đề tài. Chọn xã điều tra: em chọn xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn làm địa bàn nghiên cứu bởi đây là địa phương của huyện Chợ Đồn có phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triền khai khá mạnh mẽ đồng thời trong những năm gần đây hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn nghiên có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
  33. 24 Thu thập thông tin thứ cấp Số liệu này được thu nhập từ các báo thống kế, báo cáo hàng năm của UBND xã Phương Viên và tổng hợp từ các sách báo, trang web điện tử, các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan. Thu thập thông tin sơ cấp  Điều tra bảng hỏi Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên.  Phỏng vấn bán cấu trúc Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và các cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phóng vấn  Phương pháp phân tích SWOT Là công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động phát triển. Ma trận SWOT được thực hiện như sau: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
  34. 25  Phương pháp chọn mẫu điều tra Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện N=40 hộ trên địa bàn xã, chọn 40 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái quát và chính xác cho toàn xã, mẫu tối thiều là 40. Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài. 3.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3.5.3.1. Số liệu thông tin thứ cấp Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài. 3.5.3.2. Số liệu thông tin sơ cấp Phiếu điều tra khi hoàn thành sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel theo mục nghiên cứu của đề tài. 3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới - Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền. - Vai trò của người dân trong các mô hình sản xuất, các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật. - Số ngày công người dân tham gia lao động trực tiếp. - Tổng hợp các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động. 퐾𝑖푛ℎ ℎíđó푛𝑔𝑔ó Tỷ lệ đóng góp kinh phí = ổ푛𝑔 𝑖푛ℎ ℎí - Vai trò của người dân trong công tác giám sát
  35. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Phương Viên có địa hình đồi núi cao, thuộc vùng đầu nguồn sông Cầu, có nhiều suối nhỏ chia cắt, nên việc đi lại giao thông thuận tiên, rất có lợi cho việc phát triển giao thương kinh tế - xã hội, như sản xuất nông nghiệp sản phẩm hàng hóa, kết hợp chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Vị trí địa lý xã Phương Viên: + Phía Bắc giáp xã Bằng Phúc, Quảng Bạch + Phía đông giáp xã Rã Bản, + Phía tây giáp xã. Thị trấn Bằng Lũng, Ngọc Phái + Phía nam giáp xã Đại Sảo 4.1.1.2. Địa hình Là xã miền núi cho nên địa hình không đồng nhất, độ dốc địa hình tương đối lớn, gây ảnh hưởng nhiều đến xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt thủy lợi. Nhiều dãy đồi núi tạo cho xã Phương Viên có hệ thống sông, suối khá dày; đa số là các nhánh thượng nguồn. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh, một số suối cạn nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xẩy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân 4.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn Đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 4 mùa rõ rệt là Xuân, hạ, thu, đông; tài nguyên nước có trữ lượng trung bình.Nhiệt độ trung bình của cả năm là 210C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 26,50C, trung
  36. 27 bình tháng thấp nhất là 120C.Là địa phương có số giờ nắng cả năm hơn 1.300 giờ, thấp hơn các nơi khác trong huyện, tỉnh khác. Với lượng mưa trung bình một năm từ 1500-2400mm, là nơi có lượng mưa thấp so với một số địa phương trong tỉnh.Mưa lớn tập trung vào các tháng 5, 8; mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể tập trung vào tháng 11, tháng 12. Là khu vực nằm sâu trong nội địa, độ ẩm xã Phương Viên thường thấp hơn so với một số nơi trong tỉnh. Độ ẩm tương đối 84% rất thích hợp phát triển cây lương thực, nông nghiệp, cây ăn quả. 4.1.2. Tình hình sử dụng đất Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Phương Viên năm 2019 Tổng diện Cơ cấu diện tích các tích loại đất LOẠI ĐẤT loại đất STT Mã so với tổng trong đơn diện tích vị hành trong toàn xã chính Tổng diện tích đất của toàn xã 3,722.76 100,00 I Đất nông nghiệp NNP 3,598.79 96,67 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 408.49 10,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 358.50 9,63 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 272.53 7,32 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 85.96 2,31 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 49.99 1,34 2 Đất lâm nghiệp LNP 3,161.98 84,94 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2,011.11 54,02 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1,150.87 30,91 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 24.23 0,65 4 Đất nông nghiệp khác NKH 4.10 0,11 II Đất phi nông nghiệp PNN 119.51 3,21 1 Đất ở OCT 22.38 0,60
  37. 28 Tổng diện Cơ cấu diện tích các tích loại đất LOẠI ĐẤT loại đất STT Mã so với tổng trong đơn diện tích vị hành trong toàn xã chính 1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 22.38 0,60 2 Đất chuyên dùng CDG 43.34 1,16 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.31 0,01 2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.59 0,04 2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.21 0,01 2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 41.24 1,11 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 0.39 0,01 3 lễ, NHT NTD 4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 53.40 1,43 III Đất chưa sử dụng CSD 4.46 0,12 1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.46 0,12 (Nguồn: UBND xã Phương Viên) Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, Tổng diện tích tự nhiên xã Phương Viên là 3722.76 ha, phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết như sau: Nhóm đất nông nghiệp 3598.79 ha, chiếm 96,67% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: a. Đất sản xuất nông nghiệp 408.49 ha, chiếm 10,97% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó:Đất trồng cây hàng năm: 358.50 ha, chiếm10,97% tổng diện tích đất trong toàn xã. (bao gồm: Đất lúa là 272.53 ha, chiếm 7,32%, đất trồng cây hàng năm khác là 85.96 ha, chiếm 2,31%). b. Đất lâm nghiệp: 3161.98 ha, chiếm 84,94% tổng diện tích đất trong toàn xã.
  38. 29 c. Đất nuôi trồng thủy sản toàn xã: 24,23 ha, chiếm 0,65% tổng diện tích đất trong toàn xã. d. Đất nông nghiệp khác: 4.10 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất trong toàn xã. Nhóm đất phi nông nghiệp119.51 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: a. Đất ở toàn xã có 22.34 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó: - Đất ở tại nông thôn: 22.38 ha, chiếm 0,60%. - Đất ở tại đô thị: Không có b. Đất chuyên dùng toàn xã có 43.23 ha, chiếm 1,16% tổng diện tích đất trong toàn xã. Trong đó: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0.31ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 1.59 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0.21 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất trong toàn xã. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 41.24 ha, chiếm 1,11% tổng diện tích đất trong toàn xã. c. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng toàn xã: 0.39ha, chiếm 0.01% tổng diện tích đất trong toàn xã. d. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối toàn xã: 53.40 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích đất trong toàn xã.
  39. 30 Nhóm đất chưa sử dụng 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, bao gồm: - Đất bằng chưa sử dụng có 4.46 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất trong toàn xã. 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên năm 2019 STT Hạng mục Giá trị Cơ cấu 1 Nông nghiệp 19.698,0 70% 2 TTCN và Xây Dựng 2.814,0 10% 3 Thương mại, DV, thu khác 5.628,0 20% Tổng giá trị sản xuất 28.140,0 100,0 (Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019) Theo báo cáo năm 2019 của UBND xã Phương Viên, tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 28.140,0 triệu đồng, trong đó lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị đạt 19.638,0 triệu đồng (chiếm 70%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 5.628,0triệu đồng (chiếm 20%) và lĩnh vực Công nghiệp đạt 2.814,0 triệu đồng (chiếm 10%) Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của xã Phương Viên diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành Nông nghiệp vẫn còn cao, thu nhập bình quân trên đầu người trong xã chưa cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
  40. 31 4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Phương Viên Tốc độ phát Năm 2018 Năm 2019 Chỉtiêu ĐVT triển (%) SL CC(%) SL CC(%) 19/18 1.Tổng số nhân khẩu Khẩu 3.692 - 3.751 - 101,60 2.Tổng số hộ Hộ 876 - 886 - 101,14 3.Tổng số lao động Người 2.502 100 2.524 100 100,87 - Lao động nam Người 1.246 49,8 1.236 48,97 99,19 - Lao động nữ Người 1.256 50,2 1.288 51,03 102,54 - Lao động nông nghiệp Người 2.473 98,84 2.486 98,49 100,52 - Lao động phi nông Người 29 1,16 38 1,51 131,03 nghiệp 4.Một số chỉ tiêu bình quân + Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,26 - 4,19 - 98,35 + Lao động/hộ Người/hộ 2,78 - 2,73 - 98,2 + Nhân khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,53 - 1,53 - 100 (Nguồn: UBND xã Phương Viên, 2019) Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn động lực tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp. Lực lượng lao động trong xã dồi dào, trình độ văn hóa, tay nghề trong những năm qua ngày càng được nâng lên. Số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ còn thấp (khoảng 35%). Lực lượng lao động được đào tạo chủ yếu ở khối cơ quan quản lý Nhà nước như: UBND xã, Đảng uỷ và các tổ
  41. 32 chức chính trị xã hội, Lao động nông nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật trộng trọt, chăn nuôi do đó lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 3% trên tổng số người có khả năng lao động. 4.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế, văn hoá * Đặc điểm về giáo dục: - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp): 100%. - Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã đã được cấp văn bằng, chứng chỉ (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): khoảng 300 người. - Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): khoảng 2500người. - Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 90%. * Đặc điểm về y tế: Trạm y tế xã đã được chuyển đến địa điểm mới, trạm được xây dựng kiên cố, đảm bảo đủ các phòng làm việc, phòng khám, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.Năm 2015 trạm y tế được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Trạm y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám chứa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân xã, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra định kỳ cơ sở thực phẩm. Công tác khám chữa bệnh chung năm 2019: 2130 lượt. Khám tại trạm y tế: 1815 lượt. Số bệnh nhân khám bảo hiểm y tế: 678 lượt. Số bệnh nhân kê đơn: 137 lượt. Số bệnh nhân chuyển tuyến: 213 lượt. Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
  42. 33 - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở. - Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng, vùng miền, dân tộc. - Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá năm 2016: 87%. - Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá (Thôn văn hóa, làng văn hóa, bản văn hóa): 88,2%. Đặc điểm Quốc phòng - an ninh - Về xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốcphòng. - Thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. - Hiện trạng an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên trên địa bàn xã; không có khiếu kiện, không xảy ra trọng án. - Kết quả thực hiện đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn vẫn còn xảy ra vi phạm luật giao thông đường bộ, trộm cắp vặt và phát sinh tệ nạn xã hội trao đổi và sử dụng các chất ma tuý. 4.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng Cũng như các xã khác trên địa bàn Huyện, xã Phương Viên trong những năm qua được tỉnh quan và Huyện tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng giao thông từng bước đã được tăng cường, với tuyến đường Quốc lộ 3B và tuyến Tỉnh lộ 257B chạy qua địa bàn xã đã tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa huyện với các huyện bạn và các tỉnh khác có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên mạng lưới giao thông trên địa bàn xã nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, giao thông nông thôn chưa được đổ bê tông hết. Đến nay, toàn xã đã các trục đường liên thôn, liên xã đổ bê tông khoảng 90%; 9/9 thôn đã có đường ô tô vào đến trung tâm thôn bản.
  43. 34 Là xã miền núi vùng cao, nhưng nhờ tạo hoá ra nơi đây địa hình tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống giao thông nội đồng cũng chưa đầu tư thích đáng khiến cho việc cấy, gặt, vận chuyển lúc trời mưa gió gặp nhiều khó khăn, tăng công và chi phí vận chuyển. Bảng 4.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Đơn vị Số Tỷ lệ STT Nội dung tính lượng % 1 Giao thông thôn - Số thôn có đường giao thông cứng hoá đến trung 09 100 tâm xã - Số thôn chưa có đường giao thông cứng hoá đến 0 trung tâm xã 2 Điện thôn - Số thôn sử dụng điện lưới quốc gia 09 100 - Số thôn sử dụng điện khác 0 - Số thôn không có điện 0 3 Nhà văn hoá nhà 0 - Nhà văn hoá được kiên cố hoá - Nhà văn hoá chưa được kiên cố hoá - Số nhà văn hoá thôn đã được kiên cố hoá - Số nhà văn hoá thôn chưa được kiên cố hoá 4 Trường, lớp học 03 - Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường - Số phòng học đã được kiên cố hoá Phòng 27 - Số phòng học chưa được kiên cố hoá Phòng 11 5 Trạm y tế Trạm - Trạm y tế chuẩn quốc gia 1 - Trạm y tế đã được kiên cố hoá - Trạm y tế chưa được kiên cố hoá 6 Nước sinh hoạt Hộ 904 - Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt 859 95 - Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 42 5 (Nguồn: UBND xã Phương Viên,2019)
  44. 35 4.2. Đánh giá tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương 4.2.1.1. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã Hiện nay xã Phương Viên mới có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Các quy hoạch thiếu cần bổ sung đó là: Quy hoạch phát triền hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu chuẩn mới như Giao thông, Thủy lợi, Điện, Môi trường (thu gom rác thải, nghĩa trang ) Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, trang trại Quy hoạch phát triển các khu dân cư, chỉnh trang khu dân cư hiện có theo hướng hiện đại. Các quy hoạch cần phải bổ sung điều chỉnh là: Nhà Văn hóa xã, Nhà Văn hóa thôn, cần phải quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt 4.2.1.2. Hạ tầng kinh tế -xã hội * Giao thông: Tổng số đường giao thông trong xã khoảng 42 km. Trong đó: Tỉnh lộ 257 và 257B là trục giao thông huyết mạch chính qua trung tâm xã vừa đóng vai trò là đường liên xã. Tuyến 257 dài 5km, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8m, kết cấu đường bê tông nhựa; Tuyến 257B dài 6 km mặt đường rộng 3,5m nền đường rộng 5,5m, kết cấu đường nhựa; tuyến đường trục xã từ trung tâm đến Nà Đon dài 4km, rộng 3,5m, kết cấu bê tông + nhựa. - Trục đường thôn có 31km, trong đó có 2,130 km đã được bê tông, nhựa hóa. - Đường giao thông được cứng và nhựa hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải) 17,13km chiếm 40,8% . - Đường xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện 17,13 km chiếm 40,8%.
  45. 36 - Đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa 5km chiếm 16%. * So sánh với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Thủy lợi: Toàn xã có 15 phai, đập đến nay mới được đầu tư xây dựng cứng hóa 05 phai đập và 8 km kênh mương đã đựơc cứng hóa trên tổng số 20 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Điện: - Số trạm biến áp 6 trạm đều đã đạt yêu cầu. - Số km đường dây hạ thế 27 km đã đạt chuần theo quy định của ngành điện. - Tỷ lệ hộ dùng điện: 100% * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Trường học: Trường học trên địa bàn hiện có 3 trường: Trường mầm non , Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở. a) Trường mầm non xã Phương Viên - Số phòng học đã có 9 phòng, số phòng học chưa đạt chuẩn: 9 phòng - Số phòng chức năng đã có 0 số còn thiếu 2 - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.000m2 số còn thiếu: 0. b) Trường tiểu học Xã Phương Viên: - Số Phòng học đã có 13 số phòng chưa đạt chuẩn:13 - Số phòng chức năng đã có: 0, Số còn thiếu 2. - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 8.000 m2 số còn thiếu: 0. c)Trường Trung học cơ sở xã Phương Viên - Số Phòng học đã có 6, số phòng chưa đạt chuẩn: 0. - Số phòng chức năng đã có: 0, số còn thiếu 2. - Số diện tích sân chơi bãi tập đã có 2.200m2 số còn thiếu 0.
  46. 37 * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt * Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện Nay xã Phương viên chưa có trung tâm văn hóa xã và trung tâm văn hóa thôn. Cần xây mới 13 trung tâm (Trong đó: TTVH xã 1; TTVH Thôn 12). * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Chợ: Chợ Phương Viên vừa được xây dựng mới với diện tích 3.000m2.Cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Bưu điện - Xã Phương Viên có một Bưu điện văn hóa nằm tại khu vực trung tâm xã đạt theo tiêu chuẩn. - Các thôn đã truy cập Internet. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt. * Nhà ở dân cư nông thôn: - Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã Phương Viên có tổng số nhà là 876 nhà. Trong đó: + Số nhà tạm dột nát 02 nhà chiếm 0,22 % + Số nhà kiên cố và bán kiên cố 874 nhà chiếm 99,8% Nhà ở dân cư nông thôn trên địa bàn xã chủ yếu cấu trúc không gian đơn giản kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ chủ yếu nhà 1 tầng xây dựng dàn trải chiếm nhiều diện tích đất tự nhiên. Hình thức kiến trúc một số vẫn còn giữ được nét văn hóa truyền thống, có 35% nhà được xây dựng bằng gạch bê tông cốt thép theo kiểu kiến trúc hiện đại. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt.
  47. 38 4.2.1.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất * Kinh tế: - Cơ cấu kinh tế của xã Phương Viên được xác định là Nông nghiệp - Lâm nghiệp- Dịch vụ. Trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm 70%; Lâm nghiệp chiếm 20%; Dịch vụ chiếm 10%. - Thu nhập bình quân đầu người 14.000.000đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo là 12 hộ chiếm 1,38 %. * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Chưa đạt. * Lao động: - Lao động trong độ tuổi 2.157 người chiếm 62,36% dân số. - Lao động nông lâm nghiệp 1.082 người chiếm 96,53% tổng số lao động. Hầu hết lao động chưa qua đào tạo. - Lao động phi nông nghiệp 75 người chiếm 3,47% tổng số lao động (chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức). - Tỷ lệ lao động theo kiến thức phổ thông + Tiểu học chiếm 3,5% + Trung học cơ sở chiếm 61% + Trung học phổ thông chiếm 35,5% - Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: 12,5% + Sơcấp: 7% + Trung cấp: 5% + Đại học: 0,5 % + Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 20 ngày/tháng = 92% * So với bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đạt.
  48. 39 * Hình thức tổ chức sản xuất: Hiện tại trên địa bàn xã Phương Viên có 01 Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 02 xưởng chế biến lâm sản có khoảng 12 lao động và 01 tổ móc tóc giả 20 lao động hoạt động thường xuyên: Chưa đạt. 4.2.1.4. Văn hóa xã hội và môi trường: * Văn hóa giáo dục: - Tỷ lệ thôn bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 70,5%. - Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 95% so với tổng số học sinh trong độ tuổi: Đạt * Y Tế: Năm 2015: Xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. * Môi trường: - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100% - Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hỗ xí, bể nước) đạt chuẩn 63% - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 8% - Xử lý chất thải: đã tổ chức thu gom và xử lý rác thải:40% - Các thôn bản chưa có hệ thống thoát nước. - Trên địa bàn xã nghĩa trang chưa được quy hoạch. 4.2.1.5. Hệ thống chính trị: Đạt. - Hiện nay đội ngũ cán bộ xã đã đạt chuẩn theo quy định. - Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Hàng năm Đảng Bộ, Chính quyền xã luôn đạt tiêu chuẩn trong sách vững mạnh.
  49. 40 - Thực trạng về công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thời gian qua tổ chức khá tốt và hoạt động có hiệu quả. 4.2.2. Các công việc đã và đang thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới có liên quan đễn người dân Các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn xã: + Nâng cấp tuyến đường 257. Đoạn qua địa bàn xã 5km + Xây mới kè chống sói bờ sông Cầu. + Dự án trồng rừng 147. Từ năm 1999 được sự quan tâm của cấp trên đã đầu tư kinh phí từ ngân sách theo chương trình 135 và các chương trình dự án khác để xây dựng hạ tầng cơ sở như: - Đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở xã Tổng nguồn lực theo các chương trình cơ cấu vốn chủ yếu là nguồn vốn Trung ương cấp. - Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy động vốn đóng góp của dân còn hạn chế.
  50. 41 4.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã PhươngViên năm 2019 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới xã Phương Viên STT Tiêu chí Kết quả I QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH Đạt II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông Chưa đạt 3 Thủy lợi Đạt 4 Điện Đạt 5 Trường học Chưa đạt 6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Đạt 8 Thông tin và truyền thông Đạt 9 Nhà ở dân cư Chưa đạt III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10 Thu nhập Chưa đạt 11 Hộ nghèo Đạt 12 Tỷ lệ lao động có việc làm Đạt 13 Tổ chức sản xuất Đạt IV VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục Đạt 15 Y tế Đạt 16 Văn hóa Đạt 17 Môi trường và an toàn thực phẩm Chưa đạt V HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Chưa đạt 19 Quốc phòng an ninh Đạt (Nguồn: UBND xã Phương Viên)
  51. 42 4.2.4. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực 4.2.4.1. Kết quả huy động các nguồn lực Tổng kinh phí huy động: 544 triệu đồng, trong đó: - Vốn trực tiếp cho Chương trình: 400 triệu đồng, chiếm 73%, trong đó: + Ngân sách Trung ương 380 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng; + Ngân sách huyện 40 triệu đồng; + Ngân sách xã 120 triệu đồng; - Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm %; - Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm %; - Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm %; - Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32triệu đồng, ngày công: 30 triệu đồng). 4.2.4.2. Kết quả thực hiện các nguồn vốn Tổng kinh phí đã thực hiện: 264 triệu đồng, trong đó: - Vốn trực tiếp cho Chương trình: 240 triêu đồng, chiếm 53%; + Ngân sách Trung ương 100 triệu đồng; + Ngân sách tỉnh 0 triệu đồng; + Ngân sách huyện 0 triệu đồng; + Ngân sách xã 0 triệu đồng; - Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 0 triệu đồng, chiếm %. - Vốn vay tín dụng 0 triệu đồng, chiếm %; - Doanh nghiệp 0 triệu đồng, chiếm %; - Vốn huy động của cộng đồng dân cư 164 triệu đồng, chiếm 41% (tiền mặt: 60 triệu đồng, hiến đất: 42 triệu đồng, vật liệu: 32 triệu đồng, ngày công: 30 triệu đồng).
  52. 43 4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu 4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Bảng 4.6. Đánh giá trình độ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động STT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người) 1 * Trình độ học vấn 1.1 Số người học hết lớp 12 14 1.2 Số người học hết lớp 8 6 1.3 Hết cấp 1 2. * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 2.1 Trình độ đại học 7 2.2 Trình độ trung cấp 5 2.3 Trình độ sơ cấp 4 2.4 Không có bằng cấp 4 3 *Thâm niên công tác 3.1 Từ 1 – 5 năm 20 3.2 Từ 6 – 10 năm 11 3.3 Từ 11 – 15 năm 4 3.4 Từ 16 – 20 năm 3 3.5 Từ 21 – 25 năm 2 4 *Khả năng của cán bộ 4.1 Khả năng nắm bắt thông tin 20 4.2 Khả năng ngoại giao 16 4.3 Khả năng tổ chức điều hành công việc 17 4.4 Khả năng tuyên truyền 20 4.5 Khả năng vận động 20 4.6 Khả năng lập kế hoạch và hành động 14 (Nguồn: Số liệu điều tra,2020)
  53. 44 Qua số liệu trên ta thấy hầu hết các cán bộ trên địa bàn xã đều là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn. Có khả năng nắm bắt thông tin, ngoại giao, khả năng tổ chức điều hành công việc, tuyên truyền, vận động. Ưu tiên lựa chọn, bầu cử những người có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đã qua các khoá đào tạo, tập huấn làm cán bộ thôn. Bảng 4.7. Tình hình tập huấn cán bộ thực hiện công tác XD NTM xã Phương Viên STT Số lớp tập huấn được tham gia Số người 1 Từ 1-5 lớp 20 2 Từ 5-10 lớp 3 3 Không được tham gia lớp tập 0 huấn nào (Nguồn: Số liệu điều tra 2020) Qua số liệu cho thấy 100% cán bộ đều được tham gia tập huấn. Nhưng số cán bộ được tập huấn từ 5 lớp trở lên là người có thâm niên công tác lâu dài. Các lớp tập huấn của cán bộ tham gia do cấp Huyện, Tỉnh tổ chức. Thời gian tập huấn từ 3 - 5 ngày là phù hợp. Bảng 4.8. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân (n=40) Cách thức tuyên Số người dân được Tỷ lệ (%) STT truyền, nghe phổ biến phổ biến 1 Qua loa truyền thanh 28 70% 2 Qua các buổi họp 40 100% 3 Cán bộ phổ biến tại 0 - nhà
  54. 45 Tổng số hộ điều tra 40 100% (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Qua điều tra người dân được nghe tuyên truyền chủ yếu là qua các buổi họp do thôn, các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên, Ban phát triển thôn, Ban phát triển xây dựng NTM phổ biến chiếm 100%. Vì lí do khách quan nên chỉ một số địa điểm thôn nghe được qua truyền thanh chiếm 70%. Không có số người dân nào được cán bộ phổ biến tại nhà. Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai trên địa bàn thôn, xã (n=40) Tỷ lệ Không Tỷ lệ Tham (%) tham (%) STT Nội dung gia gia (hộ) (hộ) Tham gia góp ý kiến vào bản quy 77,5 22,5% 1 31 9 hoạch chung xây dựng ntm của xã % 2 Tham gia bầu ban phát triển thôn 40 100% 0 - Các thông báo về thông tin các 100% - 3 40 0 công trình xây dựng trên địa bàn xã Các thông báo về thông tin các 100% - 4 công trình xây dựng trên địa bàn 40 0 thôn Tham gia họp bàn các nội dung 30% 70% 5 thực hiện khi xây dựng các công 12 28 trình trên địa bàn xã
  55. 46 Tham gia họp bàn các nội dung 100% - 6 thực hiện khi xây dựng các công 40 0 trình trên địa bàn xã (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, người dân đều được tham gia đóng góp ý kiến trong việc triển khai XDMTM trên địa bàn thôn, xã. Sau khi khảo sát cho kết quả như sau: Được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng NTM của xã (chiếm 77,5%). 100% người dân đều được tham gia bầu ban phát triển thôn, được thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn xã, thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn và được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã. Được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã (chiếm 30%), không được tham gia (chiếm 70%). 4.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, đa dạng gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, từ đó làm cho từng người dân, nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ trách nhiệm vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM với phương châm “Dân biết , dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ“ thành quả xây dựng NTM. Xã phấn đấu tốt công tác tuyên truyền như vận động, đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút đầu tư vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có chất lượng để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Bảng 4.10.Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn (n=40)
  56. 47 Tổng Số Tỷ lệ Tổng số tiền STT Hoạt động người (%) (ng.đ) tham gia 1 Đường GT của xã 0 0 0 2 Nhà văn hóa 40 100 40.000 3 Đường GT của thôn 0 0 0 4 Hệ thống thoát nước 0 0 0 5 Bãi thu gom rác thải 40 100 23.000 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Bảng 4.11.Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn (n=40) Tổng số người Tổng số ngày Tỷ lệ STT Hoạt Động tham gia công lao động (%) (người) (công) 1 Đường GT của xã 40 100 5 2 Trường học 0 0 0 3 Nhà VH thôn 0 0 0 4 Đường GT của thôn 40 100 5 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Qua số liệu cho thấy, phần lớn địa phương hoàn toàn được hỗ trợ kinh phí xây dựng dường giao thông của thôn, xã.Người dân chỉ đóng góp công sức lao động. Bên cạnh việc được hỗ trợ đường thôn xã, thì người dân phải đóng góp kinh phí xây dựng bãi thu gom rác thải, mỗi thôn đều có 1 - 2 bãi thu gom rác thải. Bảng 4.12. Kết quả của công tác vận động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (n=40) Không hài STT Chỉ tiêu Hài lòng lòng
  57. 48 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (hộ) (%) (hộ) (%) Hài lòng với các hình thức tuyên truyền, 1 40 100 0 0 vận động, huy động của xã, thôn Sự huy động của xã, thôn có vượt quá 2 34 85 6 15 khả năng đóng góp của gia đình Sự công khai minh bạch các thông tin 3 40 100 0 0 của công trinh Tham gia quản lý, sử dụng các công 4 40 100 0 0 trình trên địa bàn xã, thôn Mức độ sẵn sàng đóng góp khi tiếp tục 5 40 100 0 0 xây dựng các công trình của thôn, xã (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Người dân địa phương đều có ý thức tự nguyện trong việc xây dựng nông thôn mới, việc tham gia xây dựng nông thôn mới người được hưởng là người dân và mọi người đều sẵn sàng đóng góp kinh phí, công sức của mình khi công trình mới được tiếp tục thực hiện. Sự huy động của thôn, xã không vượt quá khả năng đóng góp của mỗi hộ gia đình. Các công trình được công bố công khai minh bạch, người dân có quyền tham gia quản lý, sử dụng các công trình khi đã hoàn thành. 4.5. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới Điểm mạnh Điểm yếu - Được nhà nước đầu tư vốn để xây dựng - Tỷ lệ đói nghèo còn cao. hạ tầng cơ sở phục vụ các nhu cầu sinh - Đời sống người dân chủ yếu dựa hoạt và sản xuất của người dân góp phần vào nền sản xuất nông lâm nghiệp.
  58. 49 thúc đẩy phát triển toàn diện các mặt - Trình độ chung của người dân kinh tế - văn hóa - xã hội. địa phương còn thấp. - Trình độ, học vấn, chuyên môn nghiệp - Phong tục lạc hậu còn phổ biến, vụ của các cán bộ. ý thức chấp hành pháp luật trong - Người dân tích cực tham gia vào công nhân dân chưa cao. cuộc XDNTM. - Trình độ, năng lực của đội ngũ - Công tác vận động người dân trong cán bộ còn hạn chế, chưa am hiểu việc tham gia XDNTM được tuyên về đường lối, chính sách cũng như truyền kịp thời, thường xuyên, phổ biến phong tực tập quán ở địa phương. - Nhà ở nông thôn được xây dựng theo - Chưa biết cách tuyên truyền vận quy chuẩn ngày càng tăng. động người dân, hình thức tuyên - Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên truyền chưa đa dạng, phong phú, tự nhiên của xã thuận lợi cho trồng trọt, hấp dẫn, chưa tạo ấn tượng được phát triển kinh tế. cho người nghe. Cơ hội Thách thức - Được sự quan tâm thường xuyên của - Đời sống nhân dân còn gặp Đảng và Nhà nước, các ngành cấp trên, nhiều khó khăn, lưu giữ nhiều sự thống nhất đồng lòng của người dân. phong tục tập quán lạc hậu. - Chính sách hỗ trợ của nhà nước - Người dân ít được tham gia cạnh - Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. tranh với các địa phương khác. - Thời tiết, khí hậu ôn hoà, ít xảy ra thiên - An ninh, quốc phòng còn thấp, tai. chưa được đẩy mạnh. - Môi trường sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm - Người dân chưa nhận thức được - Địa hình thuận lợi cho việc vận chuyển các hệ thống thông tin tuyên hàng hoá, cơ sở hạ tầng ngày càng được truyền, mạng nào là mạng chính cải thiện. thống. 4.6. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới của xã
  59. 50 - Nâng cao trình độ nhận thức của người dân, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nông thôn mới cho người dân dùng các lớp bồi dưỡng kiến thức đời sống và pháp luật. - Các cán bộ thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, có đủ trình độ, được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đủ điều kiện thực hiện công tác tuyên truyền vận động. - Xây dựng, hoàn chỉnh tài liệu hướng dẫn về đánh giá mức độ đạt 19 tiêu chí để phổ biến cho các địa phương căn cứ thực hiện, tổ chức tham gia các mô hình xây dựng nông thôn mới trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm. - Tổ chức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp xã và ban phát triển, giám sát, thi công của mỗi thôn bản. - Tổ chức tuyên truyền và xây dựng nông thôn mới trên đài phát thanh về xây dựng nông thôn mới và tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. - Tuyên truyền sâu về vấn đề nông thôn mới, nhấn mạnh các mội dung, lợi ích của chương trình. - Động viên sự tham gia của người dân trong các cuộc họp để người dân cùng thảo luận và bàn bạc về nội dung nông thôn mới, thu hút sự tham gia của họ trong tất cả các khâu, đặc biệt là những khâu thảo luận chiến lược phát triển cần khuyến khích tham gia đóng góp của người dân, để người dân thấy được tính tự quyết của mình - Cán bộ chính quyền xã nên thường xuyên đến tham dự các cuộc họp thôn, để người dân biết được có sự quan tâm của chính quyền và người dân có thể được hỏi đáp những thắc mắc, được trao đổi những thông tin mà họ cần biết.
  60. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Phương viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, được sự giúp đỡ tận tình của UBND xã cùng một số hộ nông dân (thông qua phỏng vấn trực tiếp) trong xã tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài nghiên cứu: “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiểu quả công tác tuyên truyền,vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phương Viên,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Từ kết quả nghiên cứu, trong thời gian thực tập tôi đã rút ra được kết luận sau: Xã Phương Viên có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khá thuận lợi, cơ sở hạ tầng đang được cải thiện tích cực. Tuy nhiên, người dân địa phương chủ yếu là làm nông nghiệp với trình độ dân trí chưa đồng đều, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân chưa cao, giá cả không ổn định khiến người dân gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. Qua quá trình điều tra thực tế về hiện trạng sự tham gia của người dân trong xã vào chương trình xây dựng nông thôn mới cho thấy, 100% tỷ lệ người dân trong xã đều được thông tin truyền thông và sự hiều biết về chương trình xây dựng nông thôn mới, với hình thức tự nguyện, không bắt buộc hay có áp lực từ chính quyền địa phương. Sự tham gia của người dân được thể hiện qua những công việc, sự đóng góp, tham gia của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân được tham gia họp bàn các nội dung liên quan tới công trình trên địa bàn thôn, xã, bao gồm các nội dung: Lựa chọn ưu tiên xây dựng các loại công trình, lựa chọn quy mô công trình, lựa chọn nhà thầu, quyết định mức đóng góp, thời gian đóng góp, các thức đóng góp, bầu ban giám sát thi công, tham gia nghiệm thu công trình, Phần lớn người dân đóng góp
  61. 52 xây dựng công trình bằng sức lao động là chủ yếu, các nguồn chi phí, tài sản được nhà nước hỗ trợ. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn nên để có sự tham gia nghiên cứu của người dân và phát huy tính làm chủ của người dân cũng là một thách thức lớn của xã Phương Viên, khó khăn và trở ngại ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân là: + Trình độ dân trí của người dân còn thấp, nên người dân cập nhật thông tin chưa thực sự hiệu quả + Trình độ chuyên môn của người tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới chưa cao, chưa nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương + Chưa thực sự quan tâm, tin tưởng, và lắng nghe ý kiến của người dân + Cán bộ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, chưa nắm rõ được đặc điểm, con người , kinh tế - xã hội của địa phương + Các phương pháp tuyên truyền chưa hấp dẫn, phù hợp và chưa tạo được ấn tượng mạnh cho người dân Cũng từ những khó khăn đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM ở xã cơ bản đã được hiểu rõ về các chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và những đóng góp nguồn lực sẵn có tại cơ sở, trong nhân dân. Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn vừa qua đã phản ánh sinh động, chân thực của ý Đảng - lòng dân. Tin tưởng rằng với truyền thống của quê hương mỗi cán bộ, đảng viên và người dân sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
  62. 53 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền * Đối với cơ quan nhà nước - Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Nâng cao trình độ dân trí thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân - Có những chính sách phù hợp với điều kiện của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển những thế mạnh sẵn có của mình như trợ giá, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông, để nâng cao năng lực của người dân. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về các chuyên đề nông thôn mới cho các cán bộ cấp xã,
  63. 54 * Đối với chính quyền địa phương - Đề nghị UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới của xã. - Khi triển khai kế hoạch nông thôn mới phải lấy ý kiến trực tiếp từ người dân, và đánh giá được khả năng của người dân, không mang tính áp đặt từ trên xuống. - Thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh, báo chí, kênh truyền hình từ địa phương về vấn đề nông thôn mới, để người dân nắm bắt và hiểu biết rõ hơn về chương trình nông thôn mới 5.2.2. Đối với người dân địa phương - Tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi từ các địa phương khác đã đạt chuẩn nông thôn mới. - Chủ động chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện gia đình. - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới như tuyên truyển, vận động bạn bè, người thân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tự nguyện đóng góp sức người, sức của, quản lí và bảo vệ tài sản cộng đồng. - Mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình, tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và người dân nông thôn. - Có ý thức tự giác trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới.
  64. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1) Bộ NN&PTNT về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. 2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình phát triển nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội. 3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, ban hành theo Quyết định số 2614/QĐ-BNN-HTX ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4) Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ. Yêu cầu đối với công tác tuyên truyền vận động. 5) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nồn thôn mới tỉnh Hưng Yên. 6) Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp. 7) Nghị quyết 26 – NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệ, Nông dân, Nông thôn. 8) Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó phát huy quyền làm chủ, động viên sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. 9) Quyết định số 491/ QĐ – TTg ngày 16/4/2010 về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 10) Quyết định số 3670/QĐ-BNN-VPĐP ngày 07/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án Truyền thông, thông tin tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).
  65. 56 11) 12) nong-thon-moi-o-viet-nam-40645/ 13) Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định 800/QĐ – TTg ngày 16/4/2010 của Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 14) Tình hình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. 15) Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. 16) Trần Tuấn Anh (2012), Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Cộng sản;