Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên

pdf 81 trang thiennha21 20/04/2022 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀO A CHỈNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀO A CHỈNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT - N01 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lương Thị Kim Oanh Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một môn rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn, bước đầu làm quên với nhưng kiến thức khoa học. Qua đó giúp cho mỗi bạn sinh viên không những nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn hoàn thiện được kỹ năng thực hành, nâng cao năng lực nhằm giúp đỡ cho công việc trong tương lai. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, em tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên’’. Để có được kết quả như hôm nay trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường, trong khoa đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường, đặc biệt là Cô giáo Ths. Lương Thị Kim Oanh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới Nhà vườn của anh Thanh Tùng đã tạo điều kiện, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới sự động viên của gia đình và các bạn trong lớp đã luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập. Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Thào A Chỉnh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu giống hoa tulip 3 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa tulip 3 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 9 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 9 2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á 14 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 16 2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới và Việt Nam 19 2.3. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam 22 2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới 22 2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam 25
  5. iii PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3. 3. Phương pháp nghiên cứu 31 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm 31 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 31 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip thí nghiệm 33 3.5. Phương pháp xử lí số liệu 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 35 4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip tham gia thí nghiệm 36 4.2.1. Đặc điểm hình thái, màu sắc, hương thơm của các giống hoa tulip tham gia thí nghiêm 37 4.2.2. Tỷ lệ mọc mầm sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống hoa tulip 38 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip 40 4.2.4. Động thái ra lá của các giống hoa tulip tham gia nghiên cứu 43 4.2.5. Động thái tăng trưởng chu vi thân của các giống tulip tham gia thí nghiệm 45 4.3. Tình hình sâu và bệnh hại giống tulip nghiên cứu 48 4.4. Năng suất và chất lượng hoa của các giống tulip nghiên cứu 49 4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế của 4 giống hoa tulip tham gia thí nghiệm 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
  6. iv 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 9 Bảng 2.2. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1997-2013 16 Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm (%) 18 Bảng 2.4. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa tulip và củ giống hoa Lily trên thế giới (2002 – 2003) 20 Bảng 2.5. Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa tulip cắt cành ở một số quốc gia trên thế giới 21 Bảng 3.1. Các giống tulip tham gia thí nghiệm 30 Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông xuân 2018- 2019 35 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống tulip thí nghiệm 37 Bảng 4.3. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống tulip 38 Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip 40 Bảng 4.5. Động thái ra lá của các giống tulip 43 Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chu vi thân các giống tulip thí nghiệm 46 Bảng 4.7. Một số loại sâu bệnh hại chính trên các giống tulip thí nghiệm 49 Bản 4.8. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống tulip 50 Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các giống tulip tham gia thí nghiệm 52
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Thị phần các quốc gia xuất khẩu hoa cắt cành, hoa trang trí trên thế giới 12 Hình 2.2. Doanh thu hoa cắt cành của Hà Lan từng tháng và doanh thu trung bình trong 3 năm 2015, 2016 và 2017 13 Hình 4.1 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao của các giống tulip thí nghiệm 41 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện động thái ra lá của các giống tulip thí nghiệm 44 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện động thái tăng trưởng chu vi thân của các giông tulip thí nghiệm 46
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CC : Chiều cao 2. CD : Chiều dài 3. CT : Công thức 4. ĐK : Đường kính 5. NL : Nhắc lại
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Hoa tulip hay còn gọi khác là Uất Kim Cương là một chi thực vật có hoa trong họ hành Liliaceae, thuộc lớp một lá mầm Liliopsida. Hoa tulip là biểu tượng đặc trưng của đất nước Hà Lan, hoa đẹp với nhiều màu sắc như: màu hồng, màu đỏ, màu tím, màu cam, màu xanh, Hình dáng cũng đa dạng như: Hình vuông, hình trụ, hình chén, Nhờ đó, hoa mang nhiều ý nghĩa cuộc sống và được người dân cả thế giới ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng và lịch sự, đem lại giá trị kinh tế cao. Loài hoa tulip không chỉ tượng trưng cho sự tốt đẹp, sung túc mà còn là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo và sự thành công trong cuộc sống. Ở Việt Nam hoa tulip cũng được nhiều người ưa thích, vì vậy những năm gần đây nhiều doanh nghiệp đã nhập hoa từ Hà Lan về cung cấp cho thị trường Việt Nam vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Mặc dù nhu cầu thị trường cao và giá trị kinh tế lớn nhưng hoa tulip lại là loài hoa ôn đới do đó hoa chủ yếu thích nghi với khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ. Ngoài một số khu vực có khí hậu mát mẻ và tập trung sản xuất hoa theo công nghệ cao như tại Đà Lạt, Mộc Châu thì hầu như tulip chưa xuất hiện nhiều. Tại Thái Nguyên vào mùa đông có đặc điểm thời tiết, khí hậu mang nhiều điểm tương đồng với đặc tính sinh trưởng của hoa tulip nên một số nhà vườn trồng hoa đã nhập một số giống tulip để trồng thử nghiệm. Hoa tulip được trồng dưới cả hai hình thức: Cắt cành và trồng chậu tuy nhiên các giống trồng chậu hiện nay vẫn là chủ yếu, bước đầu đã cho ra kết quả. Tuy nhiên, các giống hoa tulip trong sản xuất còn hạn chế về màu sắc và chủng loại nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi
  11. 2 đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên’’. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển; năng suất và chất lượng của các giống hoa tulip nhập nội từ đó lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển các giống tulip nhập nội. - Đánh giá được mức độ nhiễm sâu bệnh hại các giống tulip nhập nội. - Đánh giá năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa tulip nhập nội. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng giống. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học. - Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đúc rút kinh nghiệm trong thực tế và củng cố những kiến thức lý thuyết đã học. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống hoa tulip nhập nội, từ đó tìm ra được giống hoa thích hợp trồng tại tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dậy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa tulip nói riêng, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hoa tulip trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sự phù hợp của các giống hoa tulip với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần đa dạng hóa các chủng loại hoa của Thái Nguyên, từ đó nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất hoa.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu giống hoa tulip Cây hoa Tulip rất đa dạng và phong phú về giống, tuy nhiên mỗi giống thích hợp với từng điều kiện khí hậu tự nhiên khác nhau, sẽ cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nếu chúng ta nắm được đặc tính của mỗi giống được trồng trên địa bàn. Nghiên cứu về giống cho chúng ta nắm được phương pháp chăm sóc đối với từng giống, mỗi giống thích hợp mỗi kiểu chăm sóc khác nhau để chúng ta nắm được và đưa ra các biện pháp kĩ thuật, quy trình chăm sóc cụ thể cho từng giống. Vì vậy nghiên cứu về giống để đánh giá phẩm chất và phương thức chăm sóc cho từng giống là không thể thiếu trong các nghiên cứu, đánh giá về hoa tulip, làm cơ sở cho việc trồng, chăm sóc và kinh doanh từ loài hoa này. 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa tulip 2.1.2.1. Nguồn gốc cây hoa tulip Hoa tulip xuất xứ là một loài hoa dại, mọc ở Trung Á, lần đầu tiên được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1000 sau công nguyên. Các trung tâm phát sinh của loài hoa này nằm ở dãy Thiên Sơn và dãy Pamir gần Islamabad ngày nay, gần giữa Nga và Trung Quốc. Chính từ khu vực này, loài hoa tulip đã phát triển mau chóng về phía Tây và phía Tây Bắc, về phía Đông sang tận Trung quốc và Mông Cổ. Vùng đất thứ hai của tulip được hình thành là vùng Azerbaijan và Armenia. Từ những khu vực này, loài hoa tulip đã phát triển mạnh sang những vùng lân cận, trong đó có vùng đất bao la của Châu Âu. Sau đó loài hoa này được Carolus Clusius (một nhà sinh vật học nổi tiếng
  13. 4 người Áo) đưa vào Tây Âu và Hà Lan khoảng thế kỉ 17, được trồng trang trí trong vườn để chơi hoa tươi hoặc sử dụng làm thức ăn [29]. Ngày nay, chúng ta vẫn tìm thấy loài hoa này mọc tự nhiên rất nhiều nơi trên các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Vịnh Baikal, Thụy Sĩ, Pháp, Italia. Tại Hà Lan có đến 75 % sản lượng hoa tulip được trồng dành cho việc xuất khẩu [29]. 2.1.2.2. Phân loại thực vật học Tulip là một loại hoa thuộc chi Tulipa gồm 150 loài, trong họ Liliaceae (Jaap và các cộng sự, 2007). Hiện nay có hơn 3.500 giống được đặt tên (J. Van Scheepen, 1996)[24]. Phân loại thực vật học: + Thuộc giới: Plantae + Thuộc lớp: Liliopsida + Thuộc bộ: Liliales + Thuộc họ: Liliaceae + Thuộc chi: Tulipa Tuy cùng hoa đồ nhưng tulip có nhiều kiểu dáng hoa khác nhau. Qua sự lai giống người ta tạo được nhiều giống hoa mới, và chỉ trong vòng 400 năm, nếu kể cả đến tulip hoang dại, tổng số hoa hiện nay có đến 4000 loại. Tuy nhiên trên thị trường tulip ngày nay chỉ có khoảng vài trăm loại là thật sự được phổ biến. Dựa vào quy định quốc tế tùy theo nguồn gốc, đặc điểm của hoa và thời gian nở hoa, người ra chia tulip thành 4 nhóm (Gruppen) A, B, C, D và sắp chúng thành 15 giống (Klassen)[21]. - Nhóm A: Gồm những loài nở sớm, từ giữa đến cuối tháng 4 và được phân ra làm 2 giống. Giống 1 với hoa có tràng hoa đơn giản (einfache Tulpe) như Tulip Princessin Irene, màu cam óng vàng điểm những vệt như ánh lửa
  14. 5 màu đỏ đậm. Hoa giống 2 có nhiều tràng hoa (gefullte Tulpe) như Tulip Hoangho màu vàng đậm. Nhóm tulip này có cuống hoa ngắn (kurzstielig), dễ trồng và cao khoảng 25 – 35 cm. - Nhóm B: Có 3 giống, gồm những giống hoa nở giữa mùa, từ khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, có khi đến tháng 6; với hoa lớn, cánh đơn và thường nhiều màu như tulip Olga màu đỏ với phần trắng trên đầu, tulip Prince Charles với màu tím thật đậm hoặc tulip Apeldoorn màu đỏ cam. So với nhóm A, Tulip nhóm B cao hơn khá nhiều, từ 35 – 60 cm. - Nhóm C: Có 6 giống, gồm những giống hoa nở muộn, từ tháng 5, có khi đến tháng 6. Nhóm tulip này có đặc tính là tăng trưởng tốt, chịu đựng được mưa to, hoa trổ lâu dài có khi hơn cả tháng, và tùy giống cao từ 30 – 75 cm, như tulip Queen of Night (75 cm) màu thật đậm gần như đen, tulip West Point (50 cm) màu vàng tươi, tulip Fantasy màu đỏ hồng, tulip Mount Tascona với nhiều tràng hoa màu trắng ngà (45 cm) hay tulip Cottage – Tulpen chỉ cao 30 cm với cánh hoa màu vàng ánh điểm những sọc xanh lá cây. - Nhóm D: Gồm những giống nguyên thủy hoang dại và các loại giống lai (Hydriden). Năm 1958, nhóm D được chia ra làm 4 giống. Tùy theo giống, hoa có thời gian trổ bông khác nhau, kéo dài từ đầu đến cuối mùa (giữa tháng 4 đến cuối tháng 6).Tulip nhóm này cao khoảng 15 – 40 cm như tulip Giuseppe Verdi màu đỏ đậm với viền vàng (30 cm), tulip Rosa Empress màu hồng tươi (30 cm), tulip Red Riding Hood màu đỏ tươi (30 cm), Và điều đặc biệt cũng nên nhắc tới tulip Tarda, một loại tulip dại có chiều cao thấp, có nhiều hoa trên một cây, không như những tulip trong nhóm thường chỉ có một bông. Sự hệ thống hóa, phân loại về tulip đầu tiên được ghi nhận vào năm 1914 – 1915, tuy nhiên đến nay sự việc này vẫn chưa hoàn hảo vì cứ có thêm
  15. 6 nhiều giống mới. Dẫu sao sự thống kê hóa này cũng giúp ta dễ dàng hơn trong việc lựa chọn tulip thích hợp để trồng trọt. 2.1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa tulip Theo Đặng Văn Đông (2009) [3], (2010) [4], các đặc điểm chung về đặc điểm thực vật của tulip như sau: * Thân củ: củ tulip được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây. Một củ già bao gồm đế củ có lớp vỏ cứng màu nâu, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Củ to hay nhỏ được đo bằng kích thước và khối lượng củ. độ lớn của củ tương quan với độ lớn của hoa. * Rễ: được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh, nằm ở dưới mặt đất có tác dụng giữ cho cây bám vào đất, hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Rễ được trồng trong đất hoặc trong chất nền khác sẽ sinh ra rễ bên hút nước và dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, củ thương phẩm cần phải được bảo vệ tốt bộ rễ. Bộ rễ tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thu hoạch, đóng gói, bảo quản lạnh. Rễ có thể mọc mới sau khi trồng. * Thân trục: được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn lại, trục thân thẳng có chiều cao từ 10 – 70 cm khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá phần lớn do đặc điểm di truyền của giống quyết định. * Lá: lá tulip thông thường có từ 3 - 5 lá, phần lớn trên trục thân có lá, rất ít loại không có lá. Có nhiều dạng khác nhau: Hình huyền, hình thuôn dài, tròn dài lá không có cuống xếp thành vòng xoắn kích thước phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc, lá dòn, rễ gẫy, màu xanh nhạt hoặc xanh đậm phụ thuộc vào giống. Chiều rộng lá từ 5 – 8 cm, chiều dài lá từ 20 – 25 cm.
  16. 7 * Hoa: hoa có cuống thông thường trên cây có một hoa. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu kem, màu xanh, cam viền, trắng, hồng, vàng, tím, tía nhạt, đỏ thẫm và hình dáng hoa cũng rất đa dạng: hình chuông, tháp, lục lăng, hình kim, hình chén Hoa không có lá Bắc, thông thường có từ 6-8 cánh, chia làm hai hàng trong và ngoài, có loại có hương thơm nhẹ có loại không. Hoa có 6 nhị màu đen hoặc màu vàng sáng ngắn hơn cánh. Nhụy màu vàng nhạt có 3 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 hàng hạt. * Quả: quả tulip thuộc loại quả nang, bên trong có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng hạt. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc hình trụ. 2.1.2.4. Yêu cầu sinh thái của hoa tulip * Nhiệt độ: Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [10], nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ thoát hơi nước, hàm lượng nước trong lá, sức hấp thu các chất dinh dưỡng và cường độ quang hợp của cây hoa, thời gian sinh trưởng, quá trình phân hóa mầm hoa, thời gian nở hoa và độ bền hoa cắt, cũng như độ bền hoa tự nhiên ở hầu hết các loài hoa. Một khoảng nhiệt độ thấp là yêu cầu thiết yếu của nhiều loại củ thực vật. Trong hoa tulip, hoa được hình thành qua cảm ứng ở nhiệt độ 20 – 25 oC, sự kéo dài của cuống hoa và nở hoa đúng đúng phụ thuộc vào sự kéo dài của khoảng thời gian nhiệt độ thấp (< 10 oC). Nhiệt độ cao thường gây ra đột biến tạm thời, như số nhân của những cánh hoa. Ở nhiệt độ dưới 8 oC hoa phát triển nhưng không mở. Hoa tulip cần khoảng 3 tuần có nhiệt độ ban ngày trên 10 oC để đảm bảo cho rễ phát triển thích hợp. Nhiệt độ ban đêm từ 4 – 10 oC. Khi bảo quản củ giống ở 5 oC trong một thời gian dài hơn 20 tuần, mầm hoa tulip trong củ giống bị hoại tử (De Hertogh và Le Nard, 1993) [14]. Hoa phát triển bình thường sau 12 tuần lưu trữ khô ở nhiệt độ làm lạnh là 5 oC, từ 18 – 24 tuần hoa bị hoại tử rõ ràng và tỉ lệ tăng từ 36 % lên 95 % khi lưu
  17. 8 trữ đến 6 tuần và khi lưu trữ đến 28 tuần thì hoại tử mầm trực tiếp sau khi trồng (M.G Van Kilsdonk, K. Nicoky, J.M Franssen, Kolloffel, 2001). * Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò quyết định đối với sự sống của cây hoa và cây cảnh, trong tạo năng suất và đặc biệt là chất lượng của hoa nói chung và hoa cắt nói riêng. Theo Haw (1986), xác định thời gian chiếu sáng thích hợp cho các thời kì mọc 10h /ngày; trong điệu kiện nhiệt độ 18 oC thì chất lượng hoa tăng khi thời gian chiếu sáng là 11h. Cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh và côn trùng dịch hại cũng như tính chống chịu của cây hoa, độ bền hoa cắt. Cây hoa tulip cần ánh sáng mặt trời đầy đủ nên trồng theo hướng nam. Ở nơi có vĩ độ từ 7 – 100 tức là những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời lớn nên trồng vào nơi có sự che bóng râm ít nhất là bóng râm vào lúc giữa trưa. * Nước: Hoa tulip tuy thích hợp đất khô những vẫn cần được cung cấp đủ độ ẩm trong suốt mùa xuân. Tránh tưới vào thân cây và hoa sẽ gây ra bệnh thối do nấm. Củ hoa cần phải được giữ khô trong suốt mùa hè và mùa đông. Giống ra hoa vào mùa Thu: Tránh nước đọng trên bề mặt đất trong thời gian giâm. Giống tulip Xuân và Hè: Bắt đầu tưới khi nụ hoa đầu tiên xuất hiện trên cây nếu đất bị khô, tưới ngấm để nước ngấm sâu xuống 15 – 20 cm. Khi cây ra nụ giữu mực nước khoảng 2,5 cm trong một tuần. * Đất: Độ chua pH thuận lợi cho sự phát triển của hoa tulip là 6 – 7. Đất phải thoát nước tốt, kết cấu hạt đất khoảng 30 cm (45 cm thì càng tốt). Nên trồng ở nơi không có cạnh tranh của những cây khác. Không nên trồng tulip ở đất đã trồng tulip 2 – 3 năm.
  18. 9 * Dinh dưỡng: Kali và photpho có vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị hoa tulip còn nitơ thì sử dụng ít hơn. Nếu thừa dinh dưỡng sẽ gây hiện tượng sinh trưởng quá mức dẫn đến cây dễ phát sinh nấm bệnh. N, P, K đều có xu hướng làm tăng chiều cao cây. N làm cho lá xanh đậm, tăng K làm trì hoãn quá trình ra hoa. Trọng lượng và số lượng của củ giống là do N quyết định. Sự khác biệt giữa các chồi được nâng cao bởi N và P mặc dù không bằng K. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới Hiện nay việc sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng nhiều hoa trên thế giới. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Việc sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao cho nền kinh tế của một số nước, đặc biệt là những nước phát triển. Năm 2011, diện tích sản xuất hoa trên thế giới đạt 400.000 ha, lượng tiêu thụ hoa toàn cầu ước tính khoảng 40-60 tỷ USD /năm, các nước tiêu thụ hoa lớn nhất tập trung ở Tây Âu, Pháp, Mỹ, Đức, Anh và Thủy Sỹ, tiêu thụ khoảng 80% tổng sản lượng hoa thế giới. Trong đó, 6 nước tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất đều đến từ thị trường EU là Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha, hai nước Nhật Bản và Mỹ chiếm 20% thị trường. (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, 2014) [23] Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 Vùng Diện tích (ha) Châu Âu 54.815 Nam Mỹ 45.980 Châu Á- Thái Bình dương 244.263 Tổng thế giơi 400.000 (Nguồn: AIPA – Union Fleurs, International Statistics Flowers and Plants, 2014) [20]
  19. 10 Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ thị trường tiêu thụ rộng lớn cho 125 nước trên thế giới bao gồm: hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang trí. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỉ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỉ USD/năm. Hà Lan cũng là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: Công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh như Trung Quốc, Italia, Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, nhiều “nhà máy” sản xuất hoa được ra đời và xuất khẩu hàng tỷ bông hoa chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác phát triển.Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển cao (từ 12 – 15%) trong những năm tới. Đến năm 2017 ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đã có rất nhiều sự thay đổi, từ việc thay đổi thị phần dẫn đến những sự hoán đổi vị trí trên bảng xếp hạng các nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới đến thực trạng biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt hơn hay sự biến động về chính trị đã và đang tác động không nhỏ đến năng suất, chất lượng và giá thành cây hoa cung ứng ra thị trường. Mặc dù đứng trước những khó khăn như vậy nhưng năm 2017 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa, cây cảnh thế giới. [22] Tổng giá trị sản lượng hoa toàn cầu năm 2017 đạt 104.825 tỷ đô la Mỹ (chỉ tính riêng trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2017, tổng doanh thu của ngành trồng hoa toàn cầu tăng khoảng 5%).
  20. 11 Về tình hình xuất khẩu, theo tờ Floridata, sản lượng xuất khẩu hoa toàn cầu trong tháng 10 năm 2017 tăng 2%. Trong đó, xuất khẩu hoa sang Nga tăng mạnh với mức tăng trưởng 40%. Sản lượng hoa xuất khẩu sang Ba Lan và cộng hòa Séc cũng tăng lên đáng kể do nền kinh tế ở 2 quốc gia này đang có những dấu hiệu hồi phục. Trong khi đó, sản lượng hoa xuất khẩu sang Đức vẫn tiếp tục giảm với sự sụt giảm gần 4% do nhu cầu về hoa ở đây đang giảm. Vào tháng 10, xuất khẩu sang Anh vẫn ổn định so với năm 2016. Năm 2017 tiếp tục đánh dấu sự thống trị của ngành xuất khẩu hoa từ Hà Lan trên thị trường hoa thế giới. Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa, cây cảnh của Hà Lan chỉ tính đến tháng 11/2017 đã đạt 6 tỷ Euro, con số kỷ lục của ngành sản xuất hoa toàn cầu nói chung và Hà Lan nói riêng (số liệu được thống kê bởi Floridata và the VGB). Tờ Floridata cho rằng "Nếu các nhà xuất khẩu Hà Lan đạt doanh thu vào tháng 12 tương tự như năm ngoái, họ sẽ vượt qua mốc doanh thu lịch sử 6 tỷ euro" [22] .Bao gồm: *Tình hình sản xuất hoa chậu, hoa trồng thảm: Sản lượng hoa thảm, cây công trình năm 2017 tăng 7%, trong khi giá trung bình giảm 2%, dẫn đến doanh thu tăng 5%. Tuy nhiên, doanh thu hoa, cây cảnh trồng chậu giảm 1% so với năm 2016. Đặc biệt, việc tiêu thụ các loại hoa lan hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn. Trong năm 2017, sản lượng hoa lan Hồ Điệp tăng 4%, nhưng giá trung bình lại giảm đến 14%. Đây là sự sụt giảm khá bất thường đối với một loại hoa thường được thị trường rất ưa chuộng như lan Hồ Điệp. *Tình hình sản xuất hoa cắt cành: Tổng doanh thu ngành công nghiệp hoa toàn cầu năm 2017 tăng lên chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoa cắt cành. Trong 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu hoa cắt cành tăng gần 10% dù sản lượng hoa cắt cành vẫn ở mức tương đương so với năm 2016. Nhìn chung, doanh thu ngành sản xuất hoa cắt cành năm 2017 đã có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau một giai đoạn bị sụt giảm.
  21. 12 Giá thành hoa cắt cành năm 2017 giảm đáng kể so với năm 2016 nhưng không quá thấp so với mức giá trung bình trong 5 năm qua. Điều này xảy ra do sản lượng các loại hoa cắt cành như hoa đồng tiền, hoa ly, hoa cúc năm 2016 bị sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến giá thành hoa cắt cành năm 2016 cao hơn trung bình các năm. Về tình hình xuất khẩu, nhìn chung giá trị xuất khẩu hoa cắt cành, hoa bó toàn cầu giảm trung bình -7,3% kể từ năm 2012, đây là năm các lô hàng hoa cắt cành đạt được giá trị 8,3 tỷ USD. Trong giai đoạn 2015-2016, hằng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt cành toàn cầu đã giảm -4,6%. Trong số các châu lục, các nước Châu Âu có giá trị xuất khẩu hoa cắt cành cao nhất trong năm 2016 với các lô hàng lên đến 4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 52,3% giá trị xuất khẩu hoa toàn cầu. Các nước Châu Mỹ Latin (trừ Mexico) và Caribea chiếm 28,4%, tiếp theo là các nước châu Phi ở mức 10,5%, các nhà cung cấp ở châu Á là 7% và Bắc Mỹ là 1,5%. Hình 2.1. Thị phần các quốc gia xuất khẩu hoa cắt cành, hoa trang trí trên thế giới [22] Trong nhiều năm, Hà Lan luôn là trung tâm của thị trường hoa thế giới. Sản lượng hoa xuất khẩu của Hà Lan chiếm gần 50% sản lượng hoa cắt cành trên toàn thế giới.
  22. 13 Hình 2.2. Doanh thu hoa cắt cành của Hà Lan từng tháng và doanh thu trung bình trong 3 năm 2015, 2016 và 2017 [22] Các vị trí tiếp sau Hà Lan về giá trị sản lượng hoa cắt cành xuất khẩu thuộc về năm nền sản xuất hoa mới nổi lên gồm: Colombia, Kenya, Ecuador, Trung Quốc và Malaysia. Năm nền sản xuất hoa này chiếm đến 40% tổng sản lượng hoa cắt cành xuất khẩu toàn cầu. Trong những năm gần đây, với những bước tiến vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao, Colombia đã trở thành nước xuất khẩu hoa cúc lớn nhất và xuất khẩu hoa cẩm chướng đứng thứ hai trên thế giới Trong số các quốc gia trên thế giới, các nước xuất khẩu hoa cắt cành, hoa bó phát triển nhanh nhất kể từ năm 2012 là: Lithuania (tăng 447,5%), Anh (tăng 87,3%), Kenya (49%) và Tây Ban Nha (tăng 47,3%). Các nước có giá trị xuất khẩu hoa giảm là Bỉ (giảm 63,9%), Hà Lan (giảm 14,3%), Malaysia (giảm 13,6%) và Thái Lan (giảm 7,5%).
  23. 14 Vào năm 2018, tình hình sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới được Michiel de Haan của công ty xuất khẩu Royal Lemkes, Hà Lan dự đoán rằng xuất khẩu hoa sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tương tự trong năm tới. Ông cho biết "Hầu hết các nước châu Âu đã hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính. Và sắc hoa sẽ lại phủ xanh khắp nơi, đặc biệt là ở Hà Lan và ở Scandinavia, đây sẽ là những quốc gia tiên phong đưa ngành công nghiệp hoa toàn cầu tiếp tục phát triển. Và điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản lượng hoa, cây cảnh trong năm tới"[22]. 2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á Nghề trồng hoa ở các nước Châu Á đã có từ lâu đời nhưng trồng hoa mang tính thương mại mới phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60 % diện tích trồng hoa thế giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỉ lệ thị trường hoa Châu Á chiếm 20 % thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn diện tích hoa trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa Nhật Bản là nước dẫn đầu ơ Châu Á về áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của nước này là cây Bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên. Sau hai thập kỉ phát triển, ngành sản xuất hoa Trung Quốc đã trở thành một ngành có hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàng năm. Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số lượng hoa cắt cành được bán là 3,22 tỉ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810 triệu cây. Trung Quốc đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa phát triển và sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hoa.
  24. 15 Các nước có diện tích trồng hoa lớn là Trung Quốc (sản lượng đạt 3,4 tỉ cành/năm trong năm 2012) với các loại hoa chính như hoa hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền; Ấn Độ có 165.000 ha (giá trị 3.884triệu R.S/năm); Thái Lan có 8.532 ha (sản lượng 2.461 cành/năm) ; Việt Nam có 5.500 ha. Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới gồm các loài hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera) Nhóm có nguồn gốc từ ôn đới như hoa hồng (Rosa sp.), hoa cúc (Chrysanthemum sp.), layơn (Gladiolus), huệ Đặc biệt hoa lan là sản phẩm nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưu chuộng. Sản xuất hoa ở châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề trồng hoa phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa ở các nước châu Á gặp các điều kiện thuận lợi và khó khăn sau: *Điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa ở các nước châu Á: + Có nguồn gen cây phong phú và đa dạng. + Khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp ới sinh trưởng và phát triển của nhiều loại hoa. + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp. + Chính phủ đầu tư, khuyến khích phát triển nghề trồng hoa. + Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hoa tười ngày ngày càng lớn. Bên cạnh những thuận lợi trên, nghề trồng hoa châu Á còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
  25. 16 *Các mặt hạn chế trong sản xuất hoa ở các nước châu Á: + Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao, giống hoa thường phải nhập từ bên ngoài. + Chưa đủ kĩ thuật sản xuất hoa thương mại. + Vốn đầu tư cao, vay vốn với lãi suất cao. + Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển còn thiếu. + Thông tin về thị trường chưa đầy đủ. + Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ. + Thuế cao, sự kiểm dịch khắt khe của các nước nhập khẩu hoa. 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam Nghề sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng nó chỉ được coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hóa từ những năm 1980. Cũng như một số ngành trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh. Bảng 2.2. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1997-2013 Năm 1997 2000 2003 2006 2009 2013 Chỉ tiêu Tổng diện tích (ha) 5.500 7.600 10.300 13.400 15.200 17.300 Giá trị sản lượng 319.000 463.000 669.500 1.045.200 1.440.000 6.000.000 (triệu đồng) Giá trị thu nhập TB 55 61 65 78 94,7 346,8 (Tr.đồng/ha/năm) Mức tăng diện tích so với năm 2000 1,0 1,38 1,87 2,34 2,76 6,3 (lần) (Nguồn: Thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả, 2015)
  26. 17 Hoa tươi Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia khó tính như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Australia, Singapore, Pháp, Hà Lan Với kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD trong năm 2010, ngành nông nghiệp xác định phải mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao kim ngạch XK hoa tươi. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Việt Nam có trên 8.000ha trồng hoa. Năm 2010, lượng hoa cung ứng ra thị trường khoảng 4,5 tỷ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỷ cành, đạt kim ngạch 60 triệu USD. Hoa xuất khẩu có 85% là hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Các tỉnh Nam bộ tập trung vào các loại hoa vùng nhiệt đới. Đặc biệt, thủ phủ hoa Đà Lạt với diện tích trên 3.500ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng cả nước. Mỗi năm, thành phố này cung ứng khoảng 10 triệu cây hoa giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hoa Đà Lạt đạt khoảng 16 triệu USD. Nhiều địa phương có thế mạnh về trồng hoa đã xây dựng và hình thành vùng hoa chuyên canh lớn như Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hà Nội Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn, có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Cũng như Đà Lạt, Hà Nội có những thế mạnh về trồng, sản xuất hoa. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi của người dân Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận, Hà Nội đã mở rộng diện tích trồng hoa với khoảng 1.300ha hoa các loại. Ngoài những vùng hoa truyền thống như Tây Tựu, Mê Linh một số huyện như Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển sang trồng một số loại hoa cao cấp như lily, đồng tiền, hoa hồng Pháp. Đặc biệt, dự án hoa Tây Tựu khởi công từ năm 2010 với tổng kinh phí 210 tỷ đồng đã cho sản lượng hoa tươi rất lớn. Dự án có quy mô 10,7ha, chia thành 9 gói thầu xây
  27. 18 lắp và thiết bị phát triển Tây Tựu thành vùng sản xuất hoa công nghệ cao với quy trình khép kín phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Khu "công nghiệp hoa" này cũng có nhiệm vụ nhập khẩu các giống hoa chất lượng cao, có bản quyền tác giả làm cây đầu dòng để sản xuất các loại cây hoa giống, tạo ra sản phẩm hoa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và hội nhập thị trường hoa thế giới. Với 35-40% tổng diện tích trồng hoa hồng, 25-30% trồng hoa cúc, hoa Hà Nội có cơ cấu phù hợp với thị hiếu của nhiều nước trên thế giới. Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam: trước 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng như quất, đào, mai, hông, cúc, lay ơn, thược dược, huệ, Những năm gần đây một số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Bảng 2.3 dưới đây thể hiện được sự thay đổi đó. Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm (%) Chủng loại Năm 1995 Năm 2000 Năm 2009 Cây cảnh 100 100 100 1. Đào 25 24 22 2. Quất 32 32 30 3. Mai 24 23 22 4. Cây cảnh khác 19 21 26 Cây hoa 100 100 100 1. Hồng 25 24 20 2. Cúc 24 23 21 3. Lay ơn 15 14 14 4. Thược dược 6 4 2 5. Huệ 11 11 9 6. Đồng tiền 5 7 8 7. Lily 2 3 6 8. Cẩm chướng 3 3 3 9. Lan 2 3 7 10. Hoa khác 7 8 10 (Số liệu thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả năm, 2010)
  28. 19 * Định hướng phát triển: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, nghiên cứu khoa học về các dự án trồng hoa cũng như dự án về biện pháp kỹ thuật trồng hoa. Đặt ra mục tiêu cụ thể, định hương phát triển rõ rằng nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển hoa của khu vực và thế giới. Đầu tư xây dựng một số vùng sản xuất chuyên canh ở những nơi có điều kiện như Đà Lạt (Lâm Đồng); Mộc Châu, Ngọc Chiến (Sơn La), Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi Phía Bắc, các tỉnh ven Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa theo hướng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các loại sản phẩm hoa có chất lượng cao tương đương với số hóa bởi hoa ngoại nhập, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm hoa cùng loại của các nước trong khu vực. 2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới và Việt Nam 2.2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới Tình hình sản xuất của hoa giống trên thế giới, nhập khẩu và sử dụng hoa cắt cành, hoa phát triển từ củ hoa Tulip và hoa huệ hiện nay chiếm một vị trí rất xác định. Tình hình sản xuất của Tulip diễn ra trong một số 15 quốc gia trên toàn thế giới với diện tích sản xuất lớn nhất ở Hà Lan là 10.800 ha chiếm 88%), 5 quốc gia tiếp theo chính là Nhật Bản (300 ha, 2,5%), Pháp (293 ha, ,4%), Mỹ (280 ha; 2,4 %), Ba Lan (200 ha; 1,6 %) và cuối cùng Đức (155 ha; 1, 3 %). Các quốc gia và vị trí được thể hiện ở bảng 2.4 sau:
  29. 20 Bảng 2.4. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa tulip và củ giống hoa Lily trên thế giới (2002 – 2003) Diện tích trồng hoa tulip Diện tích trồng hoa STT Các quốc gia (ha) lily (ha) 1 Hà Lan 10.800 4.280 2 Nhật Bản 300 189 3 Pháp 293 401 4 Mỹ 280 170 5 Ba Lan 200 - 6 Đức 155 - 7 New Zealand 122 110 8 Australia 70 25 9 Đan Mạch 56 - 10 Vương quốc Anh 50 - 11 Isrelia 50 100 12 Chile 35 205 13 Argentina 22 - 14 Nam Phi 20 20 15 Trung Quốc 10 100 Tổng số 12.463 5.600 (Nguồn Buschman, 2005) Bảng 2.4 cho ta thấy quốc gia sản xuất hoa tulip lớn nhất là Hà Lan với diện tích là 10.800 ha. Chiếm 88 % diện tích trồng tulip trên toàn thế giới. Củ hoa tulip còn được sản xuất ở 14 quốc gia khác, đứng đầu là Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Hầu hết các quốc gia này chỉ sử dụng củ giống hoa cho sản xuất hoa diễn ra trong nước và một phần bán khô (Thông qua các cửa hàng bán lẻ đến tay người tiêu dùng dể sử dụng cho các khu vườn).
  30. 21 Bảng 2.5. Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa tulip cắt cành ở một số quốc gia trên thế giới Củ giống Cắt cành STT Các quốc gia (Triệu USD) (Triệu USD) 1 Hà Lan 1.320 1.320 2 EU 1.900 630 3 Ngoài EU 1.100 370 4 Mỹ 441 147 5 Nhật Bản 238 90 6 Canada 95 48 7 Na Uy 79 60 8 Ba Lan 57 29 9 Thủy Sỹ 36 12 10 Australia 30 15 11 Nga 30 8 12 Trung Quốc 28 14 13 Hàn Quốc 12 11 Tổng số 4.320 2.300 (Nguồn Buschman, 2005) Bảng 2.5 cho ta thấy: Hầu hết các quốc gia này sử dụng củ giống để sản xuất hoa phục vụ nhu cầu nội địa. Ngoại trừ Hà Lan, Pháp, New Zealand, Australia và Chile còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Hà Lan sản xuất 4,32 tỉ củ hoa tulip, trong đó 2,3 tỉ củ (53 %) được sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho việc trồng hoa cắt cành. Không ít hơn 1,3 tỉ củ trong số này được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước. Phần còn lại được xuất khẩu sang các nước trong EU (0,63 tỉ củ) và ngoài EU (0,37 tỉ củ). Những nước nhập khẩu ngoài EU là
  31. 22 hật Bản với 179 triệu củ, Mỹ với 147 triệu củ, Na Uy với 60 triệu củ và Canada với 48 triệu củ. Ở Hà Lan có 1778 giống được trồng trong sản xuất củ giống thương mại trong suốt giai đoạn 2006 – 2007. Tuy nhiên chỉ có 18 giống được trồng với khoảng 31 % tổng diện tích (3.240 ha trong tổng số 10.071 ha). Các giống còn lại được trồng với những diện tích nhỏ hơn. 2.2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip ở Việt Nam Ở nước ta hoa tulip tuy đã được trồng ở một số nơi, loài hoa này vẫn chưa được phổ biến vì nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên và kĩ thuật. Hoa tulip xuất hiện ở nước ta từ mùa xuân năm 1996 do công ty hoa Đà Lạt Hasfarm cung cấp. Hoa tulip ngày càng có sự đa dạng về chủng loại và dần được biết đến. Ở Việt Nam hiện nay có 2 nơi sản xuất hoa tulip lớn nhất là Đà Lạt Hasfarm thuộc tỉnh Lâm Đồng và công ty Hoa nhiệt đới ở Mộc Châu – Sơn La. Năm 2004, hoa tulip bắt đầu được trồng ở Mộc Châu – Sơn La với 15 giống có đủ màu sắc (duy nhất ở Việt Nam). Mùa xuân năm 2007, công ty này cung cấp ra thị trường miền Bắc gần 300.000 cành tulip với giá dao dộng từ 15.000 – 30.000 VND/cây. Còn lại trồng với mục đích phi thương mại không đáng kể. Trong chương trình “Cùng nông dân bàn cách làm giàu” phát trên sóng VCTV 6 ngày 1/1/2010. Qua cuộc trao đổi với anh Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc công ty Hoa nhiệt đới – Mộc Châu, Sơn La – là người thành công từ mô hình trồng hoa tulip, chương trình cung cấp những thông tin về việc chọn hạt giống, vấn đề phân bón, thổ nhưỡng, khí hậu và những trải nghiệm bài học thất bại trong quá trình trồng hoa. 2.3. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới Hoa Tulip được phát hiện khoảng 400 năm, được ông Debusbecq người Đức phát hiện năm 1554. Đến năm 1593 khi nhà thực vật học Carolus Clusius
  32. 23 (1526 – 1609), với những công trình nghiên cứu về các loại cây thuốc đến Hà Lan và trở thành nhà thực vật học đứng đầu vườn thực vật của trường ĐH Leiden. Hoa Tulip đã trở thành một trào lưu mới ở Hà Lan. Nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những giới thương mại khi họ nâng giá bán cao gấp nhiều lần. Ở Mỹ, thành phố Seattle, tiểu bang Washinhton hoa tulip nở từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 5 với những cánh đồng hoa rực rỡ màu sắc. Ngành trồng hoa tulip ở Mỹ chỉ mới phát triển hơn một thập niên qua nhưng hiện quy mô và chủng loại hoa ở nơi đây không thua kém gì Hà Lan. Tại Canada nửa tháng đầu của tháng 5, tại thủ đô Ottawa diễn ra lễ hội hoa Tulip. Lễ hội này thu hút cả triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới và mang lại cho nền kinh tế Ottawa khoảng 50 triệu USD. Từ khi hoa tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về loài hoa đẹp này. Trước tiên phải kể đến sự phân loại thực vật học bởi Hall (1940) dựa trên đặc điểm hình thái học và tế bào học. Sau đó, Botschantzeva (1982) đã xuất bản một luận án toàn diện về hoa tulip [15]. Gần đây một sự sửa đổi của chi Tulip dựa trên các đặc điểm về hình thái học và di truyền học tế bào, vượt qua dữ liệu đó, dữ liệu về việc phân bố địa lí đã được đề xuất bởi Van Raamsdonk và các cộng sự (1997). Theo những phân tích của họ thì chi tulip bao gồm 55 loài phân bố trong 2 phái nhỏ là tulip Gesneriana, loài mà được liên hệ ở các vườn hoa tulip, là loài được trồng trọt nhiều nhất. Ngoài ra sản xuất hoa hạt phấn 2n cũng được báo cáo ở Nhật bản bởi Okazaki (2005) [16]. Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều tra tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho những người trồng và sản xuất củ giống hoa. Đặc biệt những nỗ lực được đặt tính kháng bệnh, chủ yếu là nấm và các virus phá vỡ hoa tulip (TBV). Nghiên cứu cũng đề cập đến các khía cạnh khác, bao gồm cả việc truyền tải đặc điểm,
  33. 24 sự phát triển của các xét nghiệm sàng lọc cho việc lựa chọn kiểu gen kháng và đánh giá đặc điểm của các giống thương mại (Van Eijk và Leegwater, 1975; Van Eijk và các cộng sự, 1978, 1979; Van Eijk và Eikenboom, 1983, 1990 ; Romanov và các cộng sự, 1991 ; Eikenboom và các cộng sự, 1992). Các nghiên cứu đã cho thấy rằng một số chất đề kháng đặc biệt với TBV xảy ra trong Tulip fosteriana (Eikenboom và các cộng sự, 1992 ; Eikenboom và Straathof, 1999). [17] Các chương trình nghiên cứu về sử dụng kĩ thuật chuyển giao giữa các loài khác nhau trong lai giống để cho ra các đặc tính kháng bệnh, các đặc điểm về thẩm mĩ và đặc điểm sinh lí mới trong nguồn giống hoa tulip đã được phát triển ở Hà Lan. Họ chỉ ra khả năng sử dụng các thể giao nhau khác loài là bị hạn chế (Van Eijk và các cộng sự, 1991; Van Raamsdonk và các cộng sự, 1995)[18][19]. Hoặc ức chế hạt phấn không nảy mầm hoặc hạt phấn có sự nảy mầm nhưng sự phát triển của ống phấn kém là những biểu hiện thường được quan sát thấy (Kho và Baer, 1971). Để khắc phục vấn đề này, đã có nhiều kĩ thuật khác nhau, bao gồm kĩ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm invitro như thụ phấn trong ống nghiệm, nuôi cấy noãn, nuôi cấy lát mỏng của bầu nhụy (Van Creij và các cộng sự, 1992, 1999; Okazaki, 2005), nuôi cấy phôi và cứu phôi (Custers và các cộng sự, 1997) đã được điều tra nghiên cứu. Mặc dù một vài kết quả tích cực đã đạt được nhưng chúng lại có nhiều kiểu gen phụ thuộc. Sau đó những nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân trong ống nghiệm kết hợp với nuôi cấy chồi ngẫu nhiên xảy ra sau ở Hà Lan, tỉ lệ nhân giống lên đến 6.000 củ giống sau 2 năm là có thể thu được (De Klerk và các cộng sự, 2005). Hiện nay, không kĩ thuật nào trong số những kĩ thuật này được sử dụng thường xuyên trong các chương trình nhân giống hoa tulip. Nuôi cấy phôi đặc biệt là nuôi cấy phôi chưa trưởng thành được quan tâm cho việc lai giống giữa các loài khác nhau (Custer và các cộng sự, 1992,
  34. 25 1995; Okazaki, 2005). Khả năng tái sinh của hoa tulip trong ống nghiệm là cần thiết cho các nhà lai giống để có được lợi thế của tất cả các kĩ thuật có thể sử dụng được trong chuyên đề cây trồng nông nghiệp. Ví dụ sản xuất thực vật đơn bội chưa được hoàn thiện mặc dù một số kết quả tích cực đã được công bố (Van Den Bulk và các cộng sự, 1994). Do bộ gen của hoa tulip có kích thước lớn hơn nên việc sử dụng phân tử đánh dấu bị hạn chế (Krens và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên việc sử dụng kĩ thuật Isoenzym còn cho phép nhận biết các giống hoa tulip (Booy và các cộng sự,1993). Ngoài ra còn rất nhiều những tài liệu nghiên cứu có giá trị khác. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam Cây hoa tuylip ở Việt Nam cũng đã được chú ý đến trong một vài năm gằn đây, tuy nhiên tình hình nghiên cứu về loài hoa này cũng mới chỉ có một số tài liệu nhắc đến như tài liệu của TS. Đặng Văn Đông và CS (2010)[4] nghiên cứu trồng hoa tulip ở Hưng Yên, Hà Nội cho thấy các giống tulip chủ yếu được nhập từ vùng có vĩ độ cao (Hà Lan) nên có tính chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát và ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-200C, ban đêm là 10 – 150C. Tulip xử lý lạnh thì ở 40C trong 12 tuần, sau khi trồng khoảng 7-15 ngày đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thủy, khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa. Vì vậy, nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho sự phát dục mầm hoa. Sự ra hoa và chất lượng hoa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện trước khi trồng nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng của điều kiện sau khi trồng. TS. Đặng Văn Đông và CS (2010)[4] cũng đưa ra các kỹ thuật bón phân qua các giai đoạn sinh trưởng như sau: Tulip từ khi trồng đến khi thu hoa rất ngắn ở giai đoạn cây sinh trưởng không cần bón phân vì cây sử dụng chất dinh dưỡng ở củ. Khi cây có nụ tiến hành phun phân bón lá hoặc tưới phân với nồng độ loãng.
  35. 26 Lê Thị Phượng (2011)[8], “Nghiên cứu đánh giá giống và biện pháp kỹ thuật trồng hoa tulip tại Mộc Châu – Sơn La” đã chỉ ra: Các giống tulip thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vùng Mộc Châu- Sơn La. Tỷ lệ sống cao giao động từ 97,0 – 98,4 %, tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. + Về thời vụ trồng tulip Strong Gold: Đối với vùng Gia Lâm - Hà Nội tốt nhất trồng tulip để thu hoa bán vào ngày 28 – 30/12 âm lịch (tết Nguyên Đán) cần trồng trước tết từ 45 – 47 ngày. Tại Mộc Châu - Sơn La, để thu hoạch vào dịp tết thì trồng trước tết 53 – 58 ngày. + Sử dụng phương thức trồng trong chậu: 3 củ/chậu (kích thước chậu 25 x 30 cm) là thích hợp nhất. + Sử dụng giá thể trồng 40% mụn xơ dừa + 40% trấu hun + 30% đất là thích hợp nhất. + Trồng hoa tulip có thể áp dụng phương pháp trồng cây theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 trồng cây trong kho lạnh ở nhiệt độ 12 – 130C với thời gian là 15 ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng hoa. + Trong điều kiện vụ Đông ở miền Bắc, cần trồng tulip trong nhà che nilon và không nên che sáng giúp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. Theo Tạ Thị Huê (2011) [5], đưa ra kết luận: - Trong các giống tulip (Strong Gold, Ile de France, Leen Vander Mark, DHI Set Chrismas Dream) cho thấy giống Strong Gold có khả năng sinh trưởng mạnh nhất về chiều cao cây đạt 55,87cm và chu vi thân đạt 2,67cm. Cây cao mập khỏe, đảm bảo cho hoa có chất lượng cao. Các giống tulip khác có động thái tăng trưởng yếu hơn. - Về chất lượng hoa: Độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm của giống Strong Gold đạt 12,84 ngày và 8,43 ngày, bền nhất so với 4 giống tulip
  36. 27 tham gia thí nghiệm, có sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, giống DHI Set Chrismas Dream có chất lượng và độ bền thấp nhất. - Về năng suất: Giống Strong Gold và giống Ile de France có năng suất thực thu cao nhất, tỉ lệ cành hữu hiệu đạt 92%. Về hiệu quả kinh tế, giống Strong Gold có lãi thuần cao nhất so với 3 giống còn lại đạt 22,360 triệu/100 m2/Vụ. Theo TS. Trần Trung Kiên và Cs (2014)[6], “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên” đã đưa ra kết luận: - Giống Ile de France có hoa màu đỏ đẹp, bông to dài cân đối, màu sắc ưa nhìn được nhiều người tiêu dùng yêu thích. - Khả năng sinh trưởng: Giống Ile de France có khả năng sinh trưởng cao nhất, về chiều cao cây đạt 53,76cm, chu vi thân đạt 4,08cm. - Về năng suất: Giống Strong Gold và Ile de France có năng suất thực thu cao nhất đạt 97,6 và 96,6 cây hoa trên 1m2. - Về chất lượng hoa: Độ bền tự nhiên của giống Ile de France và Verandi đạt 10 ngày, bền nhất trong số 4 giống tulip tham gia thí nghiệm. - Về hiệu quả kinh tế: Giống Ile de France và Strong Gold đạt hiệu quả kinh tế cao (177.656 triệu/100m2/vụ và 174.255 triệu/100m2/vụ). Theo Hoàng Mạnh Toàn (2013) [11], “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại Thái Nguyên” cho thấy: Các giống tulip thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vùng Thái Nguyên. Trong đó, giống Leen Vandermark được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao và triển vọng hơn, được nhiều người tiêu dung ưa chuộng.
  37. 28 - Về thời vụ trồng tulip Leen Vandermark: đối với vùng Thái Nguyên để thu bán hoa vào dịp Tết (ngày 28 – 30/12 âm lịch) tốt nhất nên trồng trước tết từ 35 – 36 ngày. - Sử dụng giá thể trồng 40% mùn xơ dừa + 30% trấu hun + 30% đất là thích hợp nhất. - Áp dụng phương pháp trồng xử lý lạnh, trong đó xử lý lạnh cây trong kho lạnh ở nhiệt độ 100C với thời gian là 10 ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Theo Đào Thanh Thùy Linh (2015) [7], “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên” cho thấy: - Trong 4 giống thí nghiệm, giống Lilabella có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất (tỷ lệ mọc mầm cao nhất (100%), thời gian sinh trưởng ngắn (31,3 ngày), chiều cao cây cao nhất (51,2cm), đường kính thân to (1,14cm) , kích thước lá lớn (D23,8 cm – R7,2 cm)); có chất lượng hoa cao hơn các giống khác (tỷ lệ hoa hữu hiệu cao nhất (97,3%), chiều cao đỉnh nụ cao nhất (47,8cm), chiều dài bông hoa dài nhất (7,3cm), đường kính hoa lớn nhất (4,4cm)). Giống Lilabella có hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi 8.995.000 đ, cao hơn giống đối chứng Strong Gold 1,2 lần. Vậy giống Lilabella có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp nhất với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. - Giá thể bã nấm ủ chế phẩm EM 60% + đất 30% + phân chuồng ủ hoai mục 10% giúp giống Lilabella sinh trưởng phát triển tốt nhất (tỷ lệ mọc mầm cao nhất (100%, thời gian sinh trưởng ngắn nhất (30,3ngày), chiều cao cây cao cao nhất (52,5cm), kích thước lá lớn (dài 25,9; rộng 7,6cm), tỷ lệ hoa hữu hiệu cao nhất (98,7%),chiều dài bông dài nhất (7,2cm), đường kính bông lớn
  38. 29 nhất (3,9cm)) và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất lãi 9.495.000đ gấp 1,16 lần so với đối đối chứng. - Chế phẩm kích thích GA3 giúp giống Lilabella sinh trưởng phát triển tốt nhất (chiều cao cây cao cao nhất (53,4cm), kích thước lá lớn (dài 23,1; rộng 6,6cm), tỷ lệ hoa hữu hiệu cao nhất(98,7%),chiều cao đỉnh nụ cao nhất (50,6cm), chiều dài bông dài nhất (7,4cm) và hiệu quả kinh tế cao nhất lãi 9.335.000đ gấp 1,17 lần so với đối chứng.
  39. 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 4 giống hoa tulip nhập nội có nguồn gốc từ Hà Lan được Công ty cổ phần Nông nghiệp Thanh Tùng nhập từ Công ty Oning của Hà Lan tháng 10/2018. Bảng 3.1. Các giống tulip tham gia thí nghiệm STT Tên giống Đặc điểm 1 Strong Gold Hoa màu vàng, nhụy vàng, nhị vàng 2 Ile de France Hoa màu đỏ nhung, nhụy vàng nhạt, nhị đen 3 Christmas Dream Hoa màu hồng đậm 4 Adrem Đỏ cà rốt 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại Công ty cổ phần Nông nghiệp Thanh Tùng thuộc khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông - Xuân 2018-2019 (từ tháng 12/2018 đến 02/2019). 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip Hà Lan. - Nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh hại các giống tulip nhập nội. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa tulip nhập nội. - Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế.
  40. 31 3. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được trồng trong khay nhựa có kích thước 60 x 40 cm, mỗi khay trồng với mật độ 5 x 5 = 25 củ. Tiến hành trong nhà lưới. Thí nghiêm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RBCD), gồm 4 công thức là 4 giống hoa tulip, 3 lần nhắc lại (10 cây/1 lần nhắc lại). Như vậy tổng số cây trên một lần theo dõi thí nghiệm là 120 cây. Số ô thí nghiệm: 4 x 3 = 12 (ô thí nghiệm). Trong đó, mỗi ô thí nghiệm là 2 khay. * Công thức thí nghiệm: - Ký hiệu các công thức: CT1: Giống Strong Gold CT2: Giống Ile de France CT3: Christmas Dream CT4: Giống Adrem - Sơ đồ thí nghiệm NL1 CT1 CT3 CT2 CT4 NL2 CT4 CT2 CT1 CT3 NL3 CT2 CT4 CT3 CT1 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển + Đặc điểm hình thái của một số giống hoa tulip: Thân (màu sắc thân), lá (màu sắc, phiến lá, thế lá, hình dạng lá) và hoa (màu sắc, màu mép hoa, màu nhị và hương thơm).
  41. 32 Số củ mọc + Tỷ lệ mọc (%) = x 100 Tổng số củ trồng + Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): 5 ngày theo dõi 1 lần, đo từ gốc đến ngọn. + Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ gốc đến hết chiều cao hoa. + Động thái ra lá: Tổng số lá/ cây (cứ 5 ngày theo dõi 1 lần, đếm toàn bộ số lá trên cây. Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá đếm trước + số lá mới ra thêm). + Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ sau khi trồng đến lúc hoa nở 100%. + Thời gian mọc mầm (ngày): Theo dõi từ khi bắt đầu trồng đến khi số cây hoa mọc mầm là 100% trên tổng số cây trồng. + Thời gian xuất hiện nụ hoa (ngày): Theo dõi từ khi bắt đầu trồng đến khi số cây hoa ra nụ là 100% trên tổng số cây trồng. + Thời gian báo mầu (ngày): Theo dõi từ khi bắt đầu trồng đến khi số cây hoa báo mầu được 100% trên tổng số cây trồng. 3.3.2.2. Chất lượng và năng suất hoa + Tỉ lệ cây hoa hữu hiệu (%): (Tổng số cây ra hoa/Tổng số cây trồng) x 100. Số cây ra hoa + Năng suất thực thu = 1 ô thí nghiệm (cây/ô thí nghiệm) + Chiều dài nụ (cm): Đo ở thời điểm nụ hoa bắt đầu nứt đầu cánh đo từ đế hoa cho đến đỉnh hoa. + Đường kính nụ (cm): Đo ở thời điểm nụ bắt đầu nứt đến cánh, đo ở chỗ phình to nhất của nụ hoa.
  42. 33 + Đường kính hoa (cm): Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh. + Độ bền hoa khi lấy ra trồng chậu: (ngày). 3.3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi sâu bệnh hại: Áp dụng theo “ Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng (1983) và “Quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ-BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224). - Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm. A + Tỷ lệ bệnh (%) = B X 100 (trong đó: A là số lượng cây bị bệnh, B là tổng số cây điều tra) + Mật độ sâu: con/m2. - Đánh giá mức độ bệnh hại nặng, trung bình, nhẹ: (+) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỷ lệ bệnh (TLB) 40% - Đánh giá mật độ sâu hại: (+) Mức độ lẻ tẻ: < 11% cây bị hại (++) Mức độ phổ biến: 11 - 25% cây bị hại (+++) Mức độ nhiều: 25 – 50% cây bị hại 3.3.2.4. Hiệu quả kinh tế Lãi thuần (đồng) = Tổng thu – Tổng chi Thu nhập Hiệu quả đầu tư = Tổng chi (lần) 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip thí nghiệm Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa tulip thí nghiệm được trình bầy rõ ràng ở phần phụ lục 2.
  43. 34 3.5. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lí theo chương trình phân tích biến động IRRISTAT và Microsoft Excel trên máy tính.
  44. 35 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên Thái nguyên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.[26] Thời tiết khí hậu quyết định đến năng suất cuối cùng của một loại cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Cây hoa Tulip cũng không nằm ngoài quy luật chung đó nó phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu thời tiết trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó việc khảo sát tình hình thời tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên để thử nghiệm xem cây có thích ứng được với điều kiện khí hậu tại đây hay không là việc rất cần thiết. từ đó giúp ta xác định được khung thời vụ cụ thể, thích hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Tulip. Trong thời nghiên cứu thí nghiệm, thời tiết của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 4.1 Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông xuân 2018- 2019 Yếu tố Nhiệt độ Ẩm độ Lượng mưa Số giờ nắng (0C) (%) (mm) (giờ chẵn) Tháng 11/2018 22,7 81 89,1 134 12/2018 18,9 80 37,9 83 1/2019 17,5 81 31,4 27 2/2019 17,1 71 15,3 23 3/2019 22,2 80 59,4 80 (Nguồn: Viện khí tượng thủy văn và môi trường)
  45. 36 Nhận xét: qua bảng 4.1 diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông- Xuân 2018-2019 - Nhiệt độ ở Thái Nguyên từ tháng 11/2018 đến 03/2019 dao động từ 17 - 23° C. Sau khi trồng, nhiệt độ tốt nhất là 15°C -16°C cho 2 tuần đầu. Với nhiệt độ này, củ sẽ tạo bộ rễ tốt nhất. - Ẩm độ đất hay ẩm độ không khí đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Hoa Tulip thích hợp độ ẩm đất từ 75 - 80 %, thời kì ra hoa cây cần ít nước hơn độ ẩm đất 65 - 70 %. Độ ẩm đất trung bình từ 70 - 75 % và độ ẩm không khí 80 - 85 % là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển. Ẩm độ trung bình của Thái Nguyên từ tháng 11/2018- 03/2019 dao động trong khoảng từ 70% - 80%, như vậy là thích hợp với yêu cầu về ẩm độ của cây hoa Tulip. - Lượng mưa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, lượng mưa trung bình của Thái Nguyên từ tháng 11/2018- 03/2019 dao động từ 15,3 mm – 89,1 mm. Tuy nhiên, Tulip được trồng trong nhà lưới có mái che, do đó lượng mưa không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của hoa. -> Nhận xét: Như vậy có thể thấy được rằng, nhiệt độ trung bình, ẩm độ và lượng mưa của tỉnh Thái Nguyên trong vụ Đông Xuân là thích hợp với sự phát triển của cây Tulip. 4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip tham gia thí nghiệm Hàng năm, các nhà nghiên cứu chọn tạo giống không ngừng tạo ra các giống hoa tulip mới nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đưa được các giống hoa tulip vào trong sản xuất cần phải tiến hành đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của từng giống đối với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật canh tác của từng
  46. 37 vùng sinh thái khác nhau. Từ đó, lựa chọn được giống có triển vọng và tác động biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa tulip. 4.2.1. Đặc điểm hình thái, màu sắc, hương thơm của các giống hoa tulip tham gia thí nghiêm Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu về các giống hoa tulip, dùng để nhận biết và phân biệt giữa các giống tulip với nhau. Chỉ tiêu này góp phần tạo nên chất lượng của một giống hoa, tác động đến khả năng thẩm mỹ của người tiêu dùng, từ đó quyết định đến giá cả cũng như hiệu quả kinh tế của giống. Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống tulip thí nghiệm Chỉ tiêu Thân Lá Hoa Màu Màu Phiến Hình Màu Màu Màu Hương Thế lá sắc sắc lá dạng sắc mép hoa nhị thơm Giống Xiên, Phẳng, Xanh Xanh hơi Vàng Thơm Strong Gold Mỏng Ovan đồng Vàng đậm đậm cong tươi nhẹ màu xuống Phẳng, Xanh Xanh Xiên Đỏ Không Ile de France Mỏng Ovan đồng Đen đậm đậm đứng nhung có màu Xiên, Phẳng, Christmas Xanh Xanh hơi Không Mỏng Ovan Hồng mép hơi Vàng Dream Đậm đậm cong có trắng xuống Phẳng, Xanh Xanh Xiên Đỏ cà Không Adrem Mỏng Ovan mép Đen nhạt nhạt đứng rốt có vàng
  47. 38 4.2.2. Tỷ lệ mọc mầm sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống hoa tulip Tìm hiểu tỉ lệ mọc mầm của các giống hoa tulip sẽ giúp chúng ta đánh giá khả năng nảy mầm của từng giống là nhanh hay chậm. Tỷ lệ mọc mầm sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng thích ứng ban đầu và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng với môi trường sống. Giống có tỷ lệ sống cao sẽ đảm bảo mật độ trồng trên một đơn vị diện tích, là cơ sở cho xác định năng suất hoa sau này. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống tulip được trình bày ở bảng 4.3 Bảng 4.3. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống tulip Tỷ lệ Thời gian từ trồng đến (ngày) Thời gian mọc sinh Mọc mầm Ra nụ Báo màu Giống mầm trưởng 100% 100% 100% (%) (ngày) Strong Gold 100 5,0 29 36,3 41,4 Ile de France 100 6,0 27 32,4 36,2 Christmas 98,6 6,0 26 32,6 36,8 Dream Adrem 98,3 7,0 25 29,4 32,2 Từ kết quả theo dõi chúng tôi có nhận xét: Do củ tulip đã được phá ngủ trước khi trồng đã xuất hiện mầm nên các giống tulip thí nghiệm đều có tỷ lệ mọc mầm cao, dao động từ 98,3 – 100%. Trong đó, thấp nhất là giống Adrem, sự chênh lệch tỷ lệ mọc mầm giữa các giống là không đáng kể. Tỷ lệ mọc mầm sau trồng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chất lượng củ giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ), kỹ
  48. 39 thuật gieo trồng Tuy nhiên do thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới, có chế độc hăm sóc tốt và tương đối đồng đều. Sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh là không lớn và đồng nhất như nhau giữa các công thức thí nghiệm. Về thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng: Xác định thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tulip có ý nghĩa quan trọng để từ đó có chế độ canh tác hợp lý. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chia quá trình sinh trưởng, phát triển của tulip làm 3 giai đoạn: từ trồng đến mọc mầm 100%, từ trồng đến ra nụ 100%, từ trồng đến hoa báo màu 100%. Thời gian từ trồng đến khi cây nhú lên khỏi giá thể giữa các giống có sự khác biệt không đáng kể, dao động từ 5,0 - 7,0 ngày là mầm mọc lên khỏi mặt đất được 100%. Trong đó, giống Strong Gold có thời gian mọc mầm ngắn nhất là 5 ngày, sau đó là 2 giống Ile de France và Christmas Dream (6 ngày). Giống mọc mầm muộn nhất là giống Adrem (7 ngày). Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa các giống hoa tulip là thời gian từ trồng đến khi ra nụ và hoa báo màu. Thời gian từ trồng đến ra nụ và hoa báo màu của giống Adrem là ngắn nhất (từ trồng đến ra nụ là 25 ngày đến hoa báo màu là 29,4 ngày), tiếp theo là giống Christmas Dream (từ trồng đến ra nụ là 26 ngày và đến báo màu là 32,6 ngày), giống Ile de France (từ trồng đến ra nụ là 27 ngày và đến báo màu là 32,4 ngày), giống Strong Gold có thời gian sinh trưởng, phát triển dài nhất (từ trồng đến ra nụ là 29 ngày đến hoa báo màu là 36,3 ngày). Qua bảng số liệu trên ta thấy, các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau. Trong đó, giống Strong Gold có thời gian sinh trưởng dài nhất là 41,4 ngày, tiếp theo là giống Christmas Dream với 36,8 ngày, thời gian sinh trưởng của giống Ile de France là 36,2 ngày. Giống Adem có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 32,2 ngày. Các giống hoa tulip trên đều có thể sống tốt trong điều kiên nhiệt độ thấp, có khả năng nẩy mầm tốt, thời
  49. 40 gian nẩy mầm khá nhanh. Với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông Xuân thì hoàn toàn có thể trồng được các giống hoa tulip trên. 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip Động thái tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng phù hợp với môi trường sống và tốc độ sinh trưởng của cây ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn đến giá trị của cành hoa, nó là một yếu tố rất được quan tâm trong hướng sản xuất của người trồng hoa. Tùy vào mục đích sản xuất hoa cắt cành hay hoa chậu mà có những biện pháp tác động làm tăng hay giảm chiều cao cây cho phù hợp, từ đó làm tăng giá trị thẩm mỹ và đảm bảo tính kinh tế. Quá trình theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip thí nghiệm được thể hiện qua bảng số liệu 4.4 Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip Đơn vị: cm Thời gian sau trồng đến (ngày) Chiều cao Công thức 10 15 20 25 30 35 cuối cùng Giống Strong Gold 15,3 21,5 32,1 41,7 47,7 50,2 53,4 Giống Ile de France 13,5 19,4 24,6 32,8 43,1 47,9 48,4 Christmas Dream 12,4 17,6 25,2 34,4 44,8 49,3 50,2 Giống AdRem (đ/c) 11,3 16,8 22,4 30,6 39,3 42,5 42,5 P <0,05 CV (%) - - - - - - 7,3 LSD05 - - - - - - 7,1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống được hiển thị rõ nét qua hình 4.1.
  50. 41 60 50 40 Strong Gold 30 Ile de France 20 Christmas Dream 10 0 10 15 20 25 30 35 chiều cao cuối cùng Hình 4.1 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao của các giống tulip thí nghiệm Hình 4.1 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao của các giống là không giống nhau. Trong đó, giống có chiều cao trung bình lớn nhất là giống Strong Gold, tiếp theo lần lượt là giống Christmas Dream và giống Ile de France, giống có chiều cao trung bình thấp nhất là giống Adrem. Cụ thể: + Sau trồng 10 ngày, giống Giống Strong Gold có động thái tăng trưởng chiều cao nhanh nhất, chiều cao cây trung bình là 15,3 cm tiếp theo là giống Ile de France có chiều cao cây trung bình là 13,5 cm. Giống Adrem có chiều cao cây thấp nhất với 11,3 cm. + Giai đoạn từ 15 - 20 ngày sau trồng: Giống sinh trưởng nhanh nhất là giống Strong Gold với chiều cao cây trung bình lần lượt là 21,5 cm (sau 15 ngày trồng) và 32,1cm (sau 20 ngày trồng)- cao lên 10,6 cm. Tiếp theo là giống Christmas Dream cao thêm 7,6 cm với chiều cao cây trung bình là từ 17,6 cm (sau 15 ngày trồng) lên 25,2 cm (sau 20 ngày trồng). Giống Ile de
  51. 42 France tăng trưởng chiều cao chậm nhất là từ 19,4 cm (sau 15 ngày trồng) và 24,6 cm (sau 20 ngày trồng) chỉ tăng lên 5,2 cm. Trong khi giống Adrem tăng lên 5,6 cm từ 16,8 cm (sau trồng 15 ngày) lên 22,4 cm (sau trồng 20 ngày). + Sau trồng 20 – 25 ngày: Chiều cao cây sinh trưởng mạnh, trong đó 2 giống tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là giống Strong Gold với 9,6 cm và giống Christmas Dream tăng 9,2 cm. Hai giống còn lại đều tăng 8,2cm. + Giai đoạn sau trồng 25 – 30 ngày: đây là giai đoạn cây tăng mạnh do cây đã nhú nụ và cuống nụ vươn nhanh khỏi các bẹ lá. Trong đó, hai giống Christmas Dream và Ile de France có chiều cao trung bình tăng nhanh nhất lần lượt là 10,4 cm và 10,3 cm. Giống có chiều cao trung bình cao nhất vẫn là giống Strong Gold với 47,7 cm, tiếp theo là giống Christmas Dream có chiều cao trung bình là 44,8 cm, giống có chiều cao trung bình thấp nhất là giống Adrem 39,3 cm. + Giai đoạn sau trồng 30 - 35 ngày (giai đoạn báo màu): các giống vẫn tiếp tục sinh trưởng chiều cao nhưng tốc độ giảm dần. Trong đó giống Adrem chỉ có thời gian từ trồng đến nở hoa trung bình ngắn nhất là 32,2 ngày (ở bảng 4.3) và đạt chiều cao cây cuối cùng là 42,5 cm. + Sau trồng 35 ngày đến khi hoa bắt đầu nở: Các giống còn lại sinh trưởng rất chậm và đạt chiều cao cây cuối cùng, dao động từ 42,5 - 53,4 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy trong những giống hoa tulip tham gia thí nghiệm thì 2 giống Strong Gold và giống Christmas dream có chiều cao cây cao hơn chắc chắn giống Adrem (giống có chiều cao thấp nhất) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống Strong Gold đạt cao nhất là 53,4 cm, cao hơn giống Adrem 10,9 cm. Giống Christmas Dream đạt chiều cao 50,2 cm, cao hơn giống 7,7 cm. Giống Ile de France có chiều cao đạt 48,4 cm tương đương giống Adrem (42,5 cm).
  52. 43 4.2.4. Động thái ra lá của các giống hoa tulip tham gia nghiên cứu Lá có tác dụng quang hợp, tích lũy vật chất khô cho cây. Nếu tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ tích lũy được nhiều nguồn dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh và khỏe mạnh. Số lá trên cây nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc tính của giống. Bên cạnh việc theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây, chúng tôi còn tiến hành theo dõi động thái ra lá và tổng số lá của cây tulip ở các công thức thí nghiệm. Dưới đây là bảng 4.5 hiển thị động thái ra lá và tổng số lá của các giống hoa tulip. Bảng 4.5. Động thái ra lá của các giống tulip Đơn vị: lá Số lá Tổng số Thời gian sau trồng ngày Công thức lá/cây 10 15 20 25 30 35 Giống Strong Gold 0,5 1 2,2 2,8 3,3 3,9 Giống Ile de France 0,5 1 2,1 2,7 3,2 3,7 Christmas Dream 0,5 1 2,0 2,6 3,1 3,4 Giống Adrem 0,5 1 1,9 2,5 3,0 3,2 P >0,05 CV (%) 10,6 LSD05 - Qua bảng số liệu 4.5 ta vẽ biểu đồ cột thể hiện động thái ra lá của các giống hoa tulip được nghiên cứu ở hình 4.2.
  53. 44 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện động thái ra lá của các giống tulip thí nghiệm Qua hình 4.2 ta thấy: Cả 4 giống tulip tham gia thí nghiệm đều có số lá tương đương nhau từ 3 – 4 lá, thời gian ra lá và tốc độ ra lá của các giống cũng tương đương nhau qua các giai đoạn 10,15, 20, 25, 30 ngày sau trồng. cụ thể như: Thời gian sau trồng 10 ngày cả 4 giống tulip bắt đầu hình thành lá và đều ở mức 0,5 lá/ cây. Sau trồng 15 ngày cả 4 giống tulip cũng giống nhau là 1 lá, qua đó cho thấy trong khoảng thời gian đầu động thái ra lá rất chậm, chỉ có sự tăng trưởng kích thước lá. Giai đoạn từ 15-20 ngày sau trồng, động thái lá tăng lên rất nhanh. Tỉ lệ ra lá của các giống bắt đầu có sự sai khác. Giống Strong Gold có số lá nhiều nhất là 2,2 lá (sau 20 ngày trồng), tiếp theo là giống Ile de France với 2,1 lá (sau 20 ngày trồng), sau đó là giống Christmas Dream 2,0 lá (sau 20 ngày trồng), cuối cùng là giống Adrem với số lượng lá ít nhất là 1,9 lá (sau trồng 20 ngày).
  54. 45 Từ 25 ngày sau trồng, số lá của các giống tulip dao động trong khoảng từ 2,5 – 2,8 lá. Trong đó, giống Strong Gold đạt cao nhất là 2,8 lá, tiếp theo là giống Ile De France và giống Christmas Dream có số lá lần lượt là 2,7 lá và 2,6 lá, cuối cùng là giống Adrem với 2,5 lá. Thời gian sau trồng 30 ngày, số lá của các giống dao dộng trong khoảng 3-3,3 lá. Trong đó, giống Strong Gold đạt cao nhất với 3,3 lá, tiếp theo lần lượt là giống Ile de France (3,2 lá) và giống Christmas Dream (3,1 lá), số lá thấp nhất vẫn là giống Adrem 3 lá. Sau trồng 35 ngày, động thái ra lá chậm dần và ổn định, dao động trong khoảng 3,2 – 3,9 lá. Trong đó, giống Strong Gold có số lá nhiều nhất đạt 3,9 lá, tiếp theo là giống Ile de France đạt 3,7 lá, giống Christmas Dream đạt 3,4 lá, đứng cuối cùng là giống giống Adrem 3,2 lá. Qua xử lý thông kê cho thấy sự sai khác về số lá của các giống tham gia thí nghiệm là không có ý nghĩa (P> 0,05). Như vậy qua xử lý thống kê cho thấy các giống tulip khác nhau có số lá khác nhau, trong thực hiện thí nghiệm thì giống Strong Gold có số lá nhiều nhất đạt 3,9 lá. 4.2.5. Động thái tăng trưởng chu vi thân của các giống tulip tham gia thí nghiệm Ngoài các chỉ tiêu chính phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng là động thái tăng trưởng chiều cao cây, động thái ra lá, chúng tôi cũng tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng kích thước thân. Sự tăng trưởng kích thước thân ngoài việc phản ánh tình hình sinh trưởng của cây mà còn phản ánh sự hài hòa của thân cây so với chiều cao cây và kích thước lá, đây là một chỉ tiêu quyết định đến phẩm chất hoa tulip. Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả như bảng 4.6 sau:
  55. 46 Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chu vi thân các giống tulip thí nghiệm Đơn vị: cm Giống Thời gian sau trồng ngày 10 15 20 25 30 35 Strong Gold 1,19 1,56 2,07 2,52 2,93 3,26 Ile De France 1,09 1,46 1,78 2,31 2,85 3,15 Christmas Dream 0,87 1,38 1,85 2,39 2,89 3,20 Adrem 0,82 1,36 1,70 2,21 2,74 2,83 P <0,05 CV(%) 2,7 LSD05 0,17 Từ bảng số liệu 4.6 ta có hình sau: Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện động thái tăng trưởng chu vi thân của các giông tulip thí nghiệm
  56. 47 Qua hình 4.3 ta thấy: Nhìn chung các giống đều có sự tăng trưởng chu vi thân một cách rõ nét qua các giai đoạn sau trồng 10, 15, 20, 25, 30, 35 ngày. Tùy thuộc vào từng giống mà có kích thước chu vi thân phát triển không giông nhau, trong đó giống Strong Gold cho chu vi thân lớn nhất, tiếp theo là các giống Christmas Dream, Ile de France và cuối cùng là giống Adrem. Cụ thể như sau: - Giai đoạn sau trồng 10 ngày: Chu vi thân của giống tulip thí nghiệm còn nhỏ, dao động từ 0,82 – 1,19 cm. Trong đó giống có chu vi thân lớn nhất là Strong Gold với 1,19 cm. Tiếp theo lần lượt là giống Ile de France 1,09cm và giống Christmas Dream 0,87 cm. Giống Adrem có chu vi thấp nhất là 0,82 cm. - Sau trồng 15 ngày: Chu vi thân của các giống đã có sự phát triển và dao động từ 1,36 – 1,56 cm. Giống Strong Gold đứng đầu đạt chu vi thân là 1,56 cm, sau đó là các giống Ile de France đạt 1,46 cm và giống Christmas Dream đạt 1,38 cm. Cuối cùng là giống Adrem đạt 1,36 cm. - Sau trồng 20 ngày: Động thái tăng trưởng chu vi thân của các giống bắt đầu có sự sai khác. Chu vi thân của các giống thí nghiêm dao động từ 1,70 -2,07 cm. Giống Strong Gold có kích thước lớn nhất là 2,07cm, sau đó là giống Christmas Dream với 1,85 cm, giống Ile de France đạt 1,78 cm. Giống có chu vi thân thấp nhất vẫn là giống Adrem đạt 1,70 cm. - Giai đoạn sau trồng 25 ngày: Chu vi thân của các giống dao động từ 2,21 - 2,52 cm. Trong đó giống Strong Gold đứng đầu đạt 2,52 cm, tiếp theo lần lượt là giống Christmas Dream với 2,39 cm và giống Ile de France 2,31 cm. Xếp cuối cùng là giống Adrem với 2,21 cm. - Giai đoạn sau trồng 30 ngày, động thái tăng trưởng chu vi thân của các giống dao động trong khoảng 2,74- 2,93 cm. Giống Strong Gold có sự
  57. 48 phát triển mạnh đạt 2,93 cm, sau đó là giống Christmas Dream với 2,88 cm, tiếp theo là giống Ile de France đạt 2,85 cm. Chu vi thân nhỏ nhất là Adrem đạt 2,74 cm. - Sau trồng 35 ngày: Động thái tăng trưởng chu vi của các giống chậm dần và đạt chu vi thân tối đa. Chu vi của các giống dao động trong khoảng 2,83 - 3,26 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy 3 giống hoa tulip Strong Gold, Ile de France và Christmas Dream có chu vi thân tương đương nhau và cao hơn chắc chắn giống Adrem ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, cao nhất là giống Strong Gold đạt 3,26 cm (lớn hơn giống Adrem là 0,43 cm), tiếp theo là các giống Christmas Dream đạt 3,2 cm (lớn hơn giống Adrem là 0,37 cm) và giống Ile De France với 3,15 cm (lớn hơn giống Adrem là 0,32 cm). Giống Adrem có chu vi thân trung bình đạt thấp nhất 2,83 cm. -> Nhận xét: như vậy các giống tulip khác nhau thì có chu vi thân khác nhau trong đó giống có chu vi thân lớn nhất là giống Strong Gold. 4.3. Tình hình sâu và bệnh hại giống tulip nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới nên hoa tulip rất ít sâu hại, chủ yếu một số sâu hại chính như rệp (rệp xanh, rệp đen, rệp bông), ốc sên, sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu sám). Bệnh hại các giống tulip là bệnh thối rễ. Cụ thể, đặc điểm gây hại được thể hiện qua bảng 4.7
  58. 49 Bảng 4.7. Một số loại sâu bệnh hại chính trên các giống tulip thí nghiệm Sâu bệnh hại Sâu bộ Tỷ lệ Tỷ lệ Ốc Bệnh Rệp cánh hại hại Giống sên thối rễ vẩy (%) (%) Strong Gold + + + 7,9 + 8,6 Ile de France + + + 8,4 + 8,7 Christmas Dream + + + 8,2 + 12,1 Adrem + ++ + 12,5 + 16,4 - Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Các giống tulip khác nhau thì có mức độ sâu hại và tỷ lệ hại là khác nhau. Trong đó, ba giống Strong Gold, Ile de France và Christmas Dream có mức độ nhiễm sâu và bệnh nhẹ, không phổ biến. Riêng giống Adrem có mức độ rệp hại ở mức phổ biến. - Nhận xét: Quy mô thí nghiệm nhỏ nên bắt sâu bằng phương pháp thủ công, do đó nhìn chung là không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hoa. - Biện pháp khắc phục: + Vệ sinh sạch sẽ nhà lưới, nhà kính nơi trồng hoa tulip. + Bắt bằng tay với số lượng ít (thủ công). + Phun thuôc trừ rệp, ốc sên như: Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất), có thành phần hoạt chất Metaldehde 4% Karate 2,5 EC liều lượng 10 -15 ml/bình 10 lít, [25] 4.4. Năng suất và chất lượng hoa của các giống tulip nghiên cứu Năng suất và chất lượng hoa quyết định đến giá trị và lợi nhuận trong kinh doanh. Hoa là sản phẩm cuối cùng của việc trồng và chăm sóc trong một quá trình dài, do đó lựa chọn giống sao cho có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, cây cao, nụ hoa mập, lâu tàn là một yếu tố rất quan trọng, giúp chúng ta đánh giá được
  59. 50 năng suất và chất lượng hoa của các giống tulip tham gia nghiên cứu từ đó lựa chọn được giống phù hợp nhất với điều kiện ở Thái Nguyên. Theo dõi về chất lượng hoa của công thức thí nghiêm ta có bảng 4.8 Bản 4.8. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống tulip Tỷ lệ Chỉ tiêu Năng suất Độ bền hoa CD ĐK ĐK thực thu hoa tự hữu nụ nụ hoa (cây/ô thí nhiên hiệu (cm) (cm) (cm) Công thức nghiệm) (ngày) (%) Giống Strong Gold 48,75 97,5 5,4 2,4 7,4 9,2 Giống Ile de France 48,25 96,5 5,2 2,6 8,6 9,4 Christmas Dream 46,15 92 , 3 5,5 2 , 3 7 , 1 8 .2 Giống Adrem 46,75 93,5 5,0 3,3 6,9 7,5 P >0,05 - >0,05 0,05 - CV (%) 2,2 - 8,4 9,9 9,1 - LSD05 - - - 0,53 - - Về năng suất thể hiện qua chỉ tiêu năng suất thực thu và tỷ lệ hoa hữu hiệu: các công thức thí nghiệm đều có năng suất thự thu cao dao động từ 46,15 - 48,75 (cây/ô thí nghiệm), trong đó giống Strong Gold đạt đến 48,75 (cây/ô thí nghiệm) là tỉ lệ cao nhất, giống Ile de France đạt tỉ lệ đat cao đứng thứ 2 là 48,25 (cây/ô thí nghiệm). Giống Adrem đạt tỉ lệ cao đứng thứ 3 là 46,75 (cây/ô thí nghiệm), giống Christmas Dream đạt thấp nhất 46,15 (cây/ô thí nghiệm). Về chiều dài nụ hoa: Đây cũng là một tiêu chí để phân cấp hoa đồng thời xác định được mục đích sử dụng như để trồng trang trí hay cắt cắm bình. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố giống. Qua bảng 4.6 cho thấy giống có chiều dài nụ lớn nhất là giống Christmas Dream với 5,5 cm, ngắn nhất là
  60. 51 giống Adrem 5,0 cm, tuy nhiên chiều dài nụ hoa của các giống thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). Về đường kính nụ: Các giống hoa có đường kính nụ dao động trong khoảng từ 2,3 – 3,3 cm. Qua xử lý thông kê cho thấy các giống Strong Gold, Ile de France và giống Christmas Dream có đường kính nụ tương đương nhau và nhỏ hơn giống Adrem ở mức độ tin cậy là 95%. Trong đó, nhỏ nhất là giống Christmas Dream với 2,3 cm, giống Strong Gold có đường kính lớn hơn giống Christmas Dream và đạt 2,4 cm, cuối cùng là giống Ile de France với 2,6 cm. Về đường kính hoa: Đường kính hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân cấp hoa trước khi đem ra thị trường. Các giống tulip thí nghiệm có đường kính hoa chênh lệch không nhiều dao động từ 6,9 – 8,5 cm. Trong đó, đường kính hoa của giống Ile de France đạt 8,6cm, tiếp theo là giống Strong Gold với 7,4 cm, đứng thứ 3 là giống Christmas Dream đạt 7,1cm và cuối cùng là giống Adrem với 6,9 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác về đường kính giữa các giống tulip thí nghiệm là không có ý nghĩa (P>0,05). Độ bền hoa tự nhiên: Mục đích của việc trồng hoa tulip là để bán hoa chậu vì vậy cây trồng trên khay khi mang đi tiêu thụ chúng ta phải nhổ lên bảo quản và vận chuyển lúc này bộ rễ của cây bị ảnh hưởng, chất lượng giảm sút dẫn đến độ bền hoa tự nhiên giảm. Qua bảng 4.8, ta thấy giống Ile de France là giống có độ bền hoa tốt nhất 9,4 ngày, tiếp đến là giống Strong Gold có độ bền hoa đạt 9,2 ngày. Giống Christmas Dream có độ bền hoa tự nhiên là 8,2 ngày, cuối cùng là giống Adrem có độ bền hoa đạt thấp nhất 7,5 ngày.
  61. 52 4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế của 4 giống hoa tulip tham gia thí nghiệm Căn cứ vào giá cả thị trường vào thời điểm tết Nguyên Đán 2018 chúng tôi đã hạch toán kinh tế khi đầu tư cho 24 khay hoa tulip, sau đó tách ra trồng chậu với tỉ lệ 10 cây/1 chậu để cung cấp ra bên ngoài thị trường. Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các giống tulip tham gia thí nghiệm Đơn vị tính: (đồng) Chỉ tiêu Lãi so Tổng Lãi với tổng Tổng thu Công thức chi phí Thuần chi phí (lần) Giống Strong Gold 6.900.000 3.200.000 3.700.000 1,16 Giống Ile de France 6.875.000 3.250.000 3.625.000 1,12 Christmas Dream 6.500.000 3.300.000 3.320.000 0,97 Giống Adrem 6.580.000 3.250.000 3.330.000 1,02 (ghi chú: Tính cho 1000 củ) Qua bảng 4.9 Cho thấy: Trong các giống tulip thí nghiệm thì giống Strong Gold có lãi cao nhất là 3.700.000 đồng, lãi cao hơn so với tổng chi phí 1,16 lần. Giống Ile de France có lãi cao thứ hai là 3.625.000 đồng, lãi hơn so với tổng chi phí 1,12 lần. Xếp thứ ba là giống Adrem có lãi đạt 3.330.000 đồng, cao hơn 1,02 lần so với tổng chi phí. Giống Christmas Dream lãi ít nhất gấp 0,97 lần so với tổng chi phí. do đó ta kết luận rằng: Trồng giống Strong Gold mang lại hiệu quả kinh tế cao, và triển vọng trong những năm tới.
  62. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau một thời gian làm thí nghiệm so sánh tình hình sinh trưởng và phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống hoa tulip vụ Đông - Xuân năm 2018 - 2019 chúng tôi đi đến kết luận như sau: * Về khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip: Cả 04 giống tulip thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông Xuân ở Thành phố Thái nguyên. Trong đó: - Đặc điểm thực vật học: Giống Strong Gold là giống có triển vọng nhất, bông hoa cân đối, trục hoa cứng và thẳng gọn, ít sâu bệnh, màu sắc hoa đẹp. - Khả năng sinh trưởng: Giống Strong Gold có khả năng sinh trưởng cao nhất về chiều cao cây đạt 53,4 cm; số lá nhiều nhất 3,8 lá/cây; chu vi thân lớn nhất đạt 3,26 cm. * Về tình hình sâu bệnh: Nhìn chung các giống hoa tulip có thời gian sinh trưởng ngắn, do đó rất ít sâu bệnh hại. * Về năng suất và chất lượng của các giống: - Năng suất: Giống Strong Gold và giống Ile de France có năng suất thực thu cao nhất là 48,75 và 48,25 cây hoa trên 2 khay (1 ô thí nghiệm). - Chất lượng: 2 giống Ile de France và Strong Gold có độ bền hoa tự nhiên lâu nhất lần lượt là 9,4 ngày và 9,2 ngày. * Về hiệu quả kinh tế: Giống Strong Gold đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong các giống tham gia thí nghiệm, với lãi thuần đạt 3.700.000 đồng và cao hơn so với tổng chi phí 1,16 lần.
  63. 54 5.2. Đề nghị - Có thể đưa giống Strong Gold vào sản xuất tại Thái Nguyên - Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm giống hoa tulip Strong Gold trên diện rộng để có kết luận đầy đủ và chính xác hơn về khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái các vùng khác.
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Thị Hoài Anh, Nguyễn Hạnh Hoa (2008), Đánh giá nguồn gen hoa cây cảnh họ hành (Liliaceae) tại một số tỉnh, thành phố phia bắc và nghiên cứu đặc điểm sinh học củ một số loài phục vụ chọn giống. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 2. Đặng Văn Đông (2011), “kết quả tuyển chọn giống Tulip cho miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn- Tháng 12/2011: 155-158. 3. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan, Báo cáo thử nghiêm hoa tulip tại Hưng Yên. Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau Quả 01/2009. 4. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan, Báo cáo kết quả thử nghiệm trồng hoa tulip Gia Lâm – Hà Nội. Báo cáo khoa học Viện nghiên cứu Rau quả 01/2010. 5. Tạ Thị Huê (2011), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống hoa tulip vụ Xuân 2011 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – Luận văn tốt nghiệp. 6. Trần Trung Kiên, Trần Văn Điền, Đặng Thị Tố Nga (2014), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại Học Thái Nguyên, Tập 123, số 09/2014, Tr. 17-22. 7. Đào Thanh Thùy Linh (2015), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên. Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ. 8. Lê Thị Phượng (2011), Nghiên cứu đánh giá giống và biện pháp kỹ thuật trồng hoa tulip tại Mộc Châu – Sơn La. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, luận văn thạc sĩ.
  65. 9. Trịnh Khắc Quang (2010), Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển cây hoa – cây cảnh ở Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm- Hà Nội. 10. Hoàng Ngọc Thuận (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. 11. Hoàng Mạnh Toàn (2013), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ. 12. Đào Thanh Vân (2010), Bài giảng bảo quản hoa tươi sau thu hoạch, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 13. Đào Thanh Vân (2016), Đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip tại Thái Nguyên. Tạp chí Công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Viện Khoa học Nông nghiệp Viêt Nam, số 7 (68), 2016. II Tài liệu tiếng Anh 14. M. Benschop, R. Kamenetsky, M. Lenard, H. Okubo, A. De Hotegh. Global flower bulb industry: production, untilization, research. 15. Botschantzeva, Z.P,(1982), “Tulips: taxonomy, morphology, cytology, phytogeography, and physiology”, CRC Press: 120. 16. Okazaki, K.2005. New espects of tulip breeding: embryo culture and olyploid. Acta Hort 673: 127 – 140. 17. Van Eijk, J.P., and W. Eikelboom, 1983. Breeding for resistance to Fusarium oxysporum f.sp.tulipae in tulip (tulipa L). III, Genotypic evaluation of cultivars and effectiveness pre-selection. Euphytica 32:505-510. 18. Van Eijk, J.P., Van Raamsdonk, L.W.D., Eikelboom, W. anh Bino, P.J.(1991) Interspecific crosses between Tulipa gesneriana cultivars and Tulipa species: a survey, Sex Plant Report, 4, 1-5,
  66. 19. Van Raamsdonk, L.W.D. and, Van Eijk, J.P. and Eikelboom W. (1995) Crossability analysis in subgenus Tulipa of the genus Tulipa L., Bot.J Linn.Soc. 117, 147. II. Tài liệu Internet 20. AIPA- Union Fleurs, International Statistics Flowers and Plants, 2014 21. Nguyễn Thị Hoàng, Hoa tulip, đăng trên trang thông tin khoa học và đời sống 2008. 22. Nguồn: Tạp chí Việt Nam Hương sắc tháng 3/2018 23. Nông nghiệp Việt Nam (2014) du-doan-se-kha-quan-va-phat-trien- manh.202395/?fbclid=IwAR3DSFPyudbLwAvO8_PBA5_32HcaOGv2YQ7Car84DW mWI0nQeFXL5rA9CjA 24. 25. qua) 26. ái_Nguyên_(thành_phố)#Khí_hậu. 27. PA8&dq=Buschman+tulip&source=bl&ots=22HEhBWlEy&sig=ACfU3 U2s9MfpqS5WRWzehrE0LpA8w1k1dw&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwj llI7o5OXiAhXXYH0KHZ- FDCgQ6AEwCXoECAgQAQ#v=onepage&q=Buschman%20tulip&f=false 28. iana_and_Tulipa_hybrids. 29. Tulipworld.com
  67. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 1. Tổng chi phí chung Hạng mục đầu tư Đơn Số Đơn giá Thành tiền vị lượng (VNĐ) (VNĐ) Giống Củ 600 10.000 6.000.000 Giá Xơ dừa Bao 10 35.000 350.000 thể Trấu Bao 5 35.000 175.000 Phân hữu cơ kg 2 20.000 40.000 Phân Phân bón lá Gói 3 10.000 30.000 bón (đầu trâu 502) Khay nhựa đen Cái 24 50.000 1.200.000 Chậu sứ Cái 60 80.000 4.800.000 Điện + nước 100.000 Chi phí khác (vận chuyển, 300.000 công lao động, ) Tổng chi phí 13.000.000 2. Tổng thu * Tính toán: + Tổng số cây trồng trên 24 khay là: 600 (cây). + Tổng số giống: 4 (giống). + Tổng số cây của mỗi giống = 600 cây/4 giống = 150 (cây/ giống). + Tổng sô chậu tính cho một giống = 60 chậu/4 giống = 15 (cái/ giống) -* Giá bán ra thị trường được thể hiện ở bảng sau:
  68. Số hoa thực thu Số chậu Thành tiền Giống Số Giá bán Số Giá bán Ghi (đ) lượng (đ) lượng (đ) chú Strong Gold 146 35.000 15 120.000 6.910.000 Ile de France 145 35.000 15 120.000 6.875.000 Christmas Dream 138 35.000 14 120.000 6.510.000 Adrem (đ/c) 140 35.000 14 120.000 6.580.000 - Chậu + giá thể: 120.000 (đ) -> Để cung cấp ra thị trường với 10 cây/ 1 chậu ta có kết quả thu được như bảng 4.9.
  69. PHỤ LỤC 2 QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA TULIP 3.4.1. Thời vụ trồng Ở các vùng khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt, SaPa có thể trồng quanh năm, còn ở Thái Nguyên và nhiều vùng khác chủ yếu trồng để thu vào dịp tết Nguyên đán. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống tulip để chọn thời điểm trồng cho phù hợp. 3.4.2. Chuẩn bị nhà che Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng tulip trong nhà có mái che: Có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới trung bình, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. 3.4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Chọn củ giống: Củ giống phải đồng đều với kích thước củ từ 12 mm trở lên, chiều dài mầm 1,2 cm, sạch bệnh, không bị trầy xước, dã bật mầm, Trước khi trồng, đưa củ tulip vào tủ lạnh khoảng 8 – 10 tuần ở nhiệt độ dưới 5oC, sau khi trồng thì duy trì nhiệt độ 13-15 oC trong 2 – 3 tuần đầu cho đến khi ra rễ. Điều này giúp củ có được độ lạnh cần thiết để khởi động mầm. Củ giống phải được xử lý bằng các chế phẩm diệt nấm. Phổ biến nhất là Captan 50 WP, hoặc cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Biosept (bưởi) và Bio. * Kỹ thuật trồng vào khay: (nghiên cứu trồng trong khay) Chọn khay trồng tulip bằng nhựa có đường kính 60 x 40cm. 1 khay trồng 25 củ. Cho giá thể vào 2/3 khay (giá thể gồm 40 % xơ dừa + 30% trấu + 30% đất) đặt củ tulip vào sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ, đặt khay theo luống cho bằng phẳng. * Kỹ thuật tưới nước: Khoảng 1 tuần đầu sau trồng chú ý giữ đất luôn ẩm tránh để củ khô,
  70. giúp quá trình ra rễ thuận lợi. Sau khi trồng 1 tuần lượng nước tưới giảm dần chỉ cần tưới đủ ẩm để bộ rễ hút nước và dinh dưỡng tốt. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây, không nên tưới ẩm quá hoặc quá khô. * Kỹ thuật bón phân thúc: - Lượng phân bón: tính cho 1 sào Bắc Bộ: + Phân Lân: 7 kg Supe lân + Phân Kali: 5 kg Kali Nitrat + Phân đạm: 4 kg Urê - Cách bón: Trong 1 tuần đầu sau trồng, không cần bón phân. Sau khi mầm tulip cao 10-12cm thì tiến hành bón phân thúc, cứ 7-10 ngày bón 1 lần, hòa loãng phân ở nồng độ 0,5% để tưới. Đối với tulip nên bón các loại phân vi lượng có chứa Ca, Mg, Mn, Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu, - Biện pháp giảm tốc độ sinh trưởng, phát dục: Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của tulip cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng. 3.4.4. Thu hoạch và bảo quản hoa Tulip * Thu hoạch: Thời gian thu tốt nhất là khi nụ phình to và bắt đầu có mầu. - Nếu trồng chậu thì thời điểm này là tốt nhất để chuyển cây từ đất lên trồng chậu. Nếu thu hoạch muộn thì khó khăn hơn cho việc vận chuyển và bảo quản, thời gian bảo quản và sử dụng hoa ngắn. Nếu thu hoạch quá sớm thì hoa nở không được đẹp, mất giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế. * Bảo quản: - Bao gói tại thí nghiệm: Bao giấy cho từng bông trong khay và cho vào
  71. thùng caton có đục lỗ để thông khí. - Đối với hoa cắm bình: Luôn luôn cắt gốc và thay nước, phải rửa lọ cắm hoa thường xuyên. Thả đá lạnh + 2 thìa đường vào bình. Thay nước 1 lần/ngày Buổi tối nên cho vào phòng lạnh - Đối với hoa vận chuyển đem đi tiêu thụ: Tiến hành phân loại đóng gói để dễ dàng bảo quản và vận chuyển hơn. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 5-100C. Xử lí qua các chất khử trùng để tăng tuổi thọ của hoa. Theo nghiên cứu của Văn Dĩnh Cường và các nghiên cứu khác chỉ ra rằng dung dịch bảo quản tươi cho them 8 – HQC (200 mg/l) hoặc 6 – BA (15 mg/l, là chất ức chế ethylene) thì không những làm tuổi thọ hoa tulip cắm bình dài hơn 3 ngày so với giống đối chứng, đồng thời làm tăng độ nở và thời gian nở mỗi ngày của hoa, nâng cao tuổi thọ hoa cắm bình phẩm chất hoa tốt (Đào Thanh Vân 2010)[12]. 3.4.5 Phòng trừ sâu bệnh 3.4.5.1. Sâu hại Tulip rất ít bị sâu hại, một số loại sâu hại chính là: * Ốc sên: khí hậu ẩm có lợi cho sự phát sinh các loài động vật tham mềm, không côn trùng. Phòng trừ: Giữ các khay, vườn luôn sạch sẽ thoáng mát, loại bỏ những tàn dư cây trồng. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt ổ trứng của chúng nhanh nhất có thể. * Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. - Tác hại: Hút chất lỏng trong cây. - Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ xuân hè
  72. và đông xuân. - Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha * Sâu đục rễ, củ: - Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ. - Phòng trừ: Không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ sào Bắc Bộ * Sâu hại bộ cánh vẩy: Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám, - Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non - Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 10 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 10 lít, Ofatox 400 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 10 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 10 lít 3.4.5.2. Bệnh hại * Bệnh thối gốc, rễ: - Triệu chứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn, gãy - Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất; dùng thuốc sát khuẩn phun vào đất lúc trồng; giữ cho đất thoát nước tốt, không được để đất ẩm ướt lâu; che nắng để giảm nhiệt độ đất và giữ ẩm. * Bệnh mốc tro: - Triệu chứng: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá thường thấy các đốm tròn,
  73. bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, khi trời ẩm ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng hoặc lây truyền từ cây này sang cây khác do sự di chuyển và trích hút của rệp vừng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa - Phòng trừ: Ngắt bỏ các lá, nụ giống bị bệnh, không tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh; dùng thuốc phun phòng: Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lượng 15-20 g/bình 10 lít theo công thức: phun 3 bình cho 1 sào - Nhà lưới: có mái che 2 lớp, lớp trên là nilon trắng trong suốt che mưa và ngăn tia tử ngoại, lớp dưới là lớp lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng.
  74. PHỤ LỤC 3 Một số hình ảnh của thí nghiêm nghiên cứu Nụ hoa của giống Strong Gold Hoa của giống Chritsmas Dream Hoa giống AdRem Mầm của giống Strong Gold Giai đoạn ra nụ của giống Adrem
  75. PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. Chiều cao cây cuối cùng của các giống hoa tulip BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO FILE CCAO 3/ 6/19 13:54 :PAGE 1 CHIEU CAO CAY CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP VARIATE V003 CCAO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 CT 3 188.542 62.8475 4.98 0.046 3 2 NL 2 4.63500 2.31750 0.18 0.837 3 * RESIDUAL 6 75.7850 12.6308 * TOTAL (CORRECTED) 11 268.963 24.4511 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCAO 3/ 6/19 13:54 :PAGE 2 CHIEU CAO CAY CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP MEANS FOR EFFECT CT CT NOS CCAO 1 3 48.4000 2 3 42.5000 3 3 53.4000 4 3 50.2000 SE(N= 3) 2.05190 5%LSD 6DF 7.09784 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS CCAO 1 4 47.9500 2 4 49.4500 3 4 48.4750 SE(N= 4) 1.77699 5%LSD 6DF 6.14691 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCAO 3/ 6/19 13:54 :PAGE 3 CHIEU CAO CAY CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 12) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCAO 12 48.625 4.9448 3.5540 7.3 0.0462 0.8371 2. Số lá cuối cùng
  76. BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE SOLA 3/ 6/19 15:29 :PAGE 1 SO LA CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP VARIATE V003 SOLA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 CT 3 .870000 .290000 2.04 0.210 3 2 NL 2 .105000 .525000E-01 0.37 0.709 3 * RESIDUAL 6 .855000 .142500 * TOTAL (CORRECTED) 11 1.83000 .166364 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOLA 3/ 6/19 15:29 :PAGE 2 SO LA CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP MEANS FOR EFFECT CT CT NOS SOLA 1 3 3.70000 2 3 3.20000 3 3 3.90000 4 3 3.40000 SE(N= 3) 0.217945 5%LSD 6DF 0.753906 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS SOLA 1 4 3.65000 2 4 3.42500 3 4 3.57500 SE(N= 4) 0.188746 5%LSD 6DF 0.652902 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOLA 3/ 6/19 15:29 :PAGE 3 SO LA CUOI CUNG CUA CAC GIONG HOA TUYLIP F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 12) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SOLA 12 3.5500 0.40788 0.37749 10.6 0.2103 0.7091 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAINU FILE DAINU 3/ 6/19 14:36 :PAGE 1 CHIEU DAI NU CUA CAC GIONG HOA TUYLIP VARIATE V003 DAINU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 CT 3 .442500 .147500 0.76 0.558 3 2 NL 2 .150000E-01 .750001E-02 0.04 0.963 3 * RESIDUAL 6 1.16500 .194167 * TOTAL (CORRECTED) 11 1.62250 .147500
  77. 3. Động thái tăng trưởng chu vi thân BALANCED ANOVA FOR VARIATE ND FILE CHU VI 4/ 6/19 1:48 :PAGE 1 DONG THAI TANG TRUONG CHU VI THAN VARIATE V003 ND LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 NL 2 .559999E-02 .280000E-02 0.40 0.692 3 2 CT 3 .331800 .110600 15.65 0.004 3 * RESIDUAL 6 .423999E-01 .706666E-02 * TOTAL (CORRECTED) 11 .379800 .345273E-01 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CHU VI 4/ 6/19 1:48 :PAGE 2 DONG THAI TANG TRUONG CHU VI THAN MEANS FOR EFFECT NL NL NOS ND 1 4 3.13000 2 4 3.08000 3 4 3.12000 SE(N= 4) 0.420317E-01 5%LSD 6DF 0.145394 MEANS FOR EFFECT CT CT NOS ND 1 3 3.15000 2 3 3.26000 3 3 3.20000 4 3 2.83000 SE(N= 3) 0.485340E-01 5%LSD 6DF 0.167887 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CHU VI 4/ 6/19 1:48 :PAGE 3 DONG THAI TANG TRUONG CHU VI THAN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT | (N= 12) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | ND 12 3.1100 0.18582 0.84063E-01 2.7 0.6921 0.0037
  78. 4. Chiều dài nụ BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAINU FILE DAINU 3/ 6/19 14:36 :PAGE 1 CHIEU DAI NU CUA CAC GIONG HOA TUYLIP VARIATE V003 DAINU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 CT 3 .442500 .147500 0.76 0.558 3 2 NL 2 .150000E-01 .750001E-02 0.04 0.963 3 * RESIDUAL 6 1.16500 .194167 * TOTAL (CORRECTED) 11 1.62250 .147500 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DAINU 3/ 6/19 14:36 :PAGE 2 CHIEU DAI NU CUA CAC GIONG HOA TUYLIP MEANS FOR EFFECT CT CT NOS DAINU 1 3 5.20000 2 3 5.00000 3 3 5.40000 4 3 5.50000 SE(N= 3) 0.254406 5%LSD 6DF 0.880030 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS DAINU 1 4 5.32500 2 4 5.25000 3 4 5.25000 SE(N= 4) 0.220322 5%LSD 6DF 0.762128 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DAINU 3/ 6/19 14:36 :PAGE 3 CHIEU DAI NU CUA CAC GIONG HOA TUYLIP F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 12) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DAINU 12 5.2750 0.38406 0.44064 8.4 0.5580 0.9628