Khóa luận Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

pdf 51 trang thiennha21 5991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hien_trang_moi_truong_khong_khi_tai_nha_may_thuy_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– PHAN THANH THÙY Tên đề tài: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM NHÙN 2, XÃ PHÚ NHUẬN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– PHAN THANH THÙY Tên đề tài: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM NHÙN 2, XÃ PHÚ NHUẬN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K47 - KHMT N02 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Minh Hòa Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đồng thời được sự tiếp nhận của Viện kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sinh. Em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Dương Thị Minh Hòa người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập vừa qua và đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Phan Thanh Thùy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu 16 Bảng 4.1. Bảng tọa độ vị trí Dự án 18 Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật của Nhà máy 20 Bảng 4.3. Bảng các thông số chính Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 21 Bảng 4.4. Kết quả phân tích không khí khu vực xây dựng tuyến đập chính 28 Bảng 4.5. Kết quả phân tích không khí khu vực xây dựng nhà máy 30 Bảng 4.6. Kết quả phân tích không khí tại trạm trộn bê tông 31 Bảng 4.7. Kết quả phân tích không khí tại kho vật tư tổng hợp 32 Bảng 4.8. Kết quả phân tích không khí tại khu vực xây dựng đập phụ 34 Bảng 4.9. Kết quả phân tích không khí tại tuyến đường vận hành 35
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại nhà máy Thủy điện Nậm Nhùn 2 16 Hình 4.1: Vị trí địa lý khu vực nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 19 Hình 4.2. Sơ đồ khai thác sử dụng nước Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 21
  6. iv MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Các khái niệm 4 2.1.2.Cơ sở pháp lý 6 2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới và Việt Nam 7 2.2.1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới 7 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí 9 2.3.1. Ô nhiễm không khí tự nhiên 9 2.3.2. Ô nhiễm không khí do con người 9 2.4. Vai trò không khí đối với con người 10 2.5. Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí 11 2.5.1. Các phương pháp xử lý bụi 11 2.5.2. Các phương pháp xử lý khí 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành 15 3.3. Nội dung nghiên cứu: 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1. Phương pháp kế thừa 15
  7. v 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. Tổng quan về nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 18 4.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 18 4.1.2. Quy mô hoạt động của nhà máy Thủy điện 19 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy thủy điện 21 4.1.4. Quy trình khai thác, sử dụng nước của nhà máy Thủy điện 21 4.1.5.Chế độ làm việc và điều tiết của hồ thuỷ điện Nậm Nhùn 2 22 4.2. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý chất thải của Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 25 4.2.1. Nước thải 25 4.2.2. Khí thải 26 4.2.3. Chất thải rắn 27 4.3. Hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 28 4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực xây dựng tuyến đập chính 28 4.3.2. Hiện trạng môi trường không khí khu vực xây dựng nhà máy 29 4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí tại trạm trộn bê tông 31 4.3.4. Hiện trạng môi trường không khí tại kho vật tư tổng hợp 32 4.3.5. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực xây dựng đập phụ 33 4.3.6. Hiện trạng môi trường không khí tại tuyến đường vận hành 35 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường không khí tại Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 36 4.4.1. Đánh giá chung 36
  8. vi 4.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường không khí tại Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 AIQ : Chỉ số chất lượng không khí 2 BYT : Bộ Y tế 3 KK1 : Không khí 1 4 KK2 : Không khí 2 5 KK3 : Không khí 3 6 KK4 : Không khí 4 7 KK5 : Không khí 5 8 KK6 : Không khí 6 9 MNC : Mực nước chết 10 MNDBT : Mực nước dâng bình thường 11 MNLKT : Mưc nước lũ kiểm tra 12 MNLTK : Mưc nước lũ thiết kế 13 MT : Môi trường 14 MTKK : Môi trường không khí 15 NĐ-CP : Nghị định - Chính Phủ 16 NMTĐ : Nhà máy thủy điện 17 ONKK : Ôi nhiễm không khí 18 QCVN : Quy chuẩn Việt Nam 19 QĐ : Quyết định 20 QĐ-BCT : Quyết định-Bộ Công Thương 21 QĐ-BYT : Quyết định- Bộ Y Tế 22 QH : Quốc hội 23 QTMT : Quan trắc môi trường 24 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 25 TN&MT : Tài Nguyên và Môi Trường 26 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 27 TT : Thông tư 28 XD : Xây dựng 29 XT : Xúc tác
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới ở Tây Bắc của nước ta, diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 8057km2. Với nhu cầu phụ tải tăng nhanh, trong khi ở hệ thống điện Quốc gia thì Lào Cai lại nằm ở cuối mạng nên tỉnh vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Toàn bộ lưu vực sông Hồng và sông Chảy chảy từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam nằm trong địa phận tỉnh Lào Cai. Khu vực lưu vực có địa hình phức tạp, hầu hết lãnh thổ là đồi núi, độ dốc địa hình lớn nên các chi lưu của 2 sông chính có độ dốc lớn tạo tiềm năng thuỷ điện dồi dào và phong phú. Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên lưu vực có trữ năng lý thuyết vào khoảng 1668MW, tương đương 14,6.109kWh. Nguồn điện của hệ thống điện miền Bắc cấp điện cho tỉnh Lào Cai chưa thật sự dồi dào nên vẫn còn tình trạng hạn chế công suất tối đa ở cao điểm. Trong thời điểm hiện tại và 1 vài năm tới khi vào mùa khô tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam rất căng thẳng nhất là miền Bắc nên việc phân phối truyền tải điện từ hệ thống điện miền Bắc cho tỉnh là khó khăn. Thực tế chúng ta phải mua điện của Trung Quốc để cung cấp điện cho các tỉnh vùng biên giới như Lào Cai Nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 bên phải suối Nậm Nhùn trên địa hình khá núi thấp. Hồ điều tiết nằm trên độ cao 960m nên thuận lợi cho hoạt động của nhà máy. Các bậc thang thủy điện trên suối Nậm Nhùn thì nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 là thuỷ điện ở phía thượng lưu của nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 1. Nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 xây dựng trên suối Nậm Nhùn, một phụ lưu cấp 1 bờ trái của Ngòi Nhù, là phụ lưu cấp 2 của sông Hồng.
  11. 2 Từ những lý do trên cho thấy việc xây dựng dự án Thủy điện Nậm Nhùn 2 cấp cho nhu cầu phụ tải của địa phương và các tỉnh lân cận là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoạt động của Nhà máy cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Xuất phát từ thực tế trên, em thực hiện đề tài: “Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Đề tài viết về hiện trạng môi trường không khí trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu về công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Xác định được các nguồn chất thải phát sinh và biện pháp xử lý chất thải và công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại công trình Thủy điện Nậm Nhùn. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục, làm giảm sự tác động tiêu cực của việc sản xuất điện đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường - Bổ sung tư liệu cho học tập 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
  12. 3 - Giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế và đồng thời tạo lập thói quen làm việc độc lập. - Bổ sung tư liệu cho học tập. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho công việc của sinh viên sau khi ra trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Các khái niệm Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014 [8] đã định nghĩa: - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014) [1]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2005 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật.” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014). Theo chương I, điều 3, mục 8 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014) [1]. - Ô nhiễm môi trường không khí. Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi -bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí.” [6]. - Khái niệm suy thoái môi trường
  14. 5 Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường, mất nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức ô nhiễm. Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng gồm sự biến động của tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam,2014) [1]. - Các khái niệm chất thải Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 Chất thải rắn là tất cả các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng). Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014) [1]. - Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: ”Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà mước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014) [1]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
  15. 6 dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014) [1]. 2.1.2.Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
  16. 7 2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày 26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người. (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.) [12]. Bên cạnh đó, theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí [12]. Ở Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi [12]. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân Trung Quốc chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước [12]. 2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam Trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm với mức bình quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (MTKK) [14]. Ô nhiễm không khí (ONKK) không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. ONKK được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng [14]. Cụ thể:
  17. 8 - “Tại Hà Nội, hiện chỉ số PM2.5 đang cao hơn mức bình thường, còn các chỉ số ô nhiễm khác về không khí như khí CO, NO2, SO2, O3 vẫn ở ngưỡng cho phép. Về nguyên nhân hình thành bụi mịn, có tới 60-70% do các phương tiện giao thông, còn lại do quản lý các công trình xây dựng không tốt, bụi từ các nơi sản xuất xi măng, sắt thép, hoá chất ở các tỉnh bay về Hà Nội, bụi mịn cũng hình thành do đốt rơm rạ, đốt rác” [10]. -“ ngày 27/3, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội đã lên mức báo động: thấp nhất: 102, cao nhất: 197, cao nhất châu Á, cao hơn cả Bắc Kinh, Delhi, Mumbai Đây đều là những thành phố công nghiệp, đông dân và vốn "nổi tiếng" ô nhiễm nhất thế giới.” [9]. - “Theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 100 μg/m3; tuy nhiên, chỉ số bụi ghi nhận ở trạm An Sương luôn vượt mức cho phép 5-8 lần. Cá biệt, trạm Cát Lái vượt mức cho phép hơn 9 lần, khiến người đi đường như muốn nín thở mỗi khi đi qua vòng xoay Mỹ Thủy. Đại diện Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường lý giải chỉ số bụi ở các giao lộ trên luôn ở mức cao là do có nhiều xe cộ qua lại. Không chỉ bụi vượt mức cho phép mà tại nhiều giao lộ, chỉ số khí NO2cũng vượt quy chuẩn nhiều lần. Khí NO2 phát ra từ hoạt động đốt nhiên liệu của các động cơ. Ngoài chỉ số bụi và khí NO2, tiếng ồn từ động cơ, còi xe tại các giao lộ cũng vượt mức cho phép” [11]. Với mục đích cung cấp bức tranh tổng thể về chất lượng MTKK, Bộ TN&MT đã xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 với chủ đề Môi trường không khí. Báo cáo phân tích cụ thể hiện trạng MTKK xung quanh (không bao gồm MTKK trong nhà và trong khu vực sản xuất) giai đoạn 2008 - 2013, chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho những năm sắp tới.
  18. 9 2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay đó là: Ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm không khí do con người gây nên trong đó ô nhiễm không khí do con người tạo ra là yếu tố chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay cũng là nguyên nhân chính cho con số 3 triệu đáng thương tâm. 2.3.1. Ô nhiễm không khí tự nhiên Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng; Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên. Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu. Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí Metan, Clo, Lưu huỳnh cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí. 2.3.2. Ô nhiễm không khí do con người Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt, công việc mà con người tạo ra. Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nhất là với các nước đang phát triển – nơi mà được ví như bãi rác của thế giới khi mà tại các nước phát triển các vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên cao thì những nước đang phát triển trở thành một điểm đến cho các tập đoàn sản xuất lớn tập trung về đây
  19. 10 khiến cho không khí bị ô nhiễm nhanh chóng và tồi tệ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người: Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển. Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này. Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than. 2.4. Vai trò không khí đối với con người Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút. Môi trường không khí xung quanh chúng ta có tác động rất lớn trực tiếp đến con người và các hoạt động khác của chúng ta. Khi cuộc sống con người đã
  20. 11 được nâng cao thì nhu cầu về việc tạo ra môi trường nhân tạo phục vụ cuộc sống và mọi hoạt động của con người trở nên vô cùng cấp thiết. Môi trường không khí tác động lên con người và các quá trình sản xuất thông qua nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến con người: - Nhiệt độ không khí t, oC; - Độ ẩm tương đối φ, %; - Tốc độ lưu chuyển của không khí ω, m/s; - Nồng độ bụi trong không khí Nbụi, %; - Nồng độ của các chất độc hại Nz; % - Nồng độ ôxi và khí CO2 trong không khí; NO2, NCO2, %; - Độ ồn Lp, dB. 2.5. Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí 2.5.1. Các phương pháp xử lý bụi 2.5.1.1. Lọc túi * Nguyên tắc: Thiết bị được cấu tạo từ nhiều túi vải dệt từ các loại sợi như len, bông, vải, sợi thuỷ tinh, sợi tổng hợp, lồng vào khung lưới thép để bảo vệ. Khi hỗn hợp khí chứa bụi đi qua các túi này, ban đầu bụi lắng trên lớp vải tạo thành một lớp lọc mới, môi trường lọc mới này cho hiệu suất tách bụi cao hơn. Khi lớp bụi dày phải tái sinh lớp vải bằng một cơ cấu rung rũ bụi. Bụi bong ra nhưng vẫn còn một phần ở các sợi tạo màng lọc đảm bảo cho hiệu suất lọc cao [7]. 2.5.1.2. Phương pháp ly tâm (Cyclon) * Nguyên lý: Là phương pháp làm tách bụi ra khỏi dòng khí chứa bụi nhờ tác dụng của lực ly tâm. Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy)
  21. 12 thì các hạt bụi có khối lượng lớn sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm văng ra phía xa trục hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ. Nếu giới hạn dòng xoáy trong một vỏ hình trụ thì bụi sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy. Nghĩa là dòng khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thân hình trụ của thiết bị nên sẽ chuyển động xoáy ốc bên trong thiết bị từ trên xuống. Do chuyển động xoáy, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng bị văng về phía thành hình trụ của Cyclon rồi chạm vào đó được tách ra khỏi dòng khí. Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt bụi này sẽ rơi xuống đáy phễu thu bụi ở phía dưới của Cyclon. Khi ta đạt ở tâm dòng xoáy một ống dẫn khí ra, ta sẽ thu được khí không có bụi hoặc lượng bụi giảm đi đáng kể [7]. 2.5.1.3. Phương pháp lọc tĩnh điện * Nguyên lý: Trong một điện trường đều, có sự phóng điện từ từ cực âm sang cực dương. Trên đường đi nó có thể va vào các phân tử khí và ion hóa chúng hoặc có thể gặp các hạt bụi làm cho chúng tích điện âm và chúng sẽ chuyển động về phía cực dương. Tại đây chúng được trung hoà về điện tích và nằm lại đó. Lợi dung nguyên lý này mà người ta tác được bụi ra khỏi dòng khí và khí đi qua sạch bụi. - Như vậy dưới tác dụng của lực điện trường, các hạt bụi tích điện và sẽ chuyển động đến gần và lắng ở bản cực. - Ứng dụng: Tách bụi có kích thước nhỏ, độ ẩm cao, lưu lượng khí thải lớn [7]. 2.5.2. Các phương pháp xử lý khí 2.5.2.1. Phương pháp hấp thụ. * Nguyên lý: Cơ sở của phương pháp này là dựa trên sự tương tác giữa các chất cần hấp thụ (khí, hơi) với chất lượng hấp thụ (thường là lỏng – nước hoặc dung dịch vô cơ, hữu cơ loãng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác nhau của các chất trong
  22. 13 chất lỏng để tách. Kết quả khí hay hơi ô nhiễm được tách khỏi hỗn hợp khí cần xử lý [7]. 2.5.2.2. Phương pháp hấp phụ. * Nguyên lý: Chất ô nhiễm được tách khỏi dòng khí do bị giữ lại trên bề mặt của chất rắn. Chất rắn này gọi là chất hấp phụ. Khí ô nhiễm được hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ. - Nếu ta chọn được các chất hấp phụ chọn lọc thì ta có thể loại bỏ được các chất độc hại mà khoonh ảnh hưởng đến thành phần của các chất khí không độc hại [7]. 2.5.2.3. Phương pháp thiêu hủy. * Nguyên tắc: Dưới tác dụng của nhiệt và sự có mặt của ô xi trong không khí. Các chất ô nhiễm được ô xi hóa thành những chất không độc hại (CO2, H2O) hoặc dễ xử lý hơn bằng các phương pháp khác so với chất ô nhiễm ban đầu. * Ứng dụng: Xử lý khói của nhà máy rang cà phê, khí thải khu vực chế biến rác, hơi các dung môi và các khí hơi hữu cơ [7]. 2.5.2.3. Phương pháp ngưng tụ. * Nguyên lý: phương pháp này được sử dụng để thu hồi các dung môi hữu cơ bay hơi như xăng dầu, axeton, axit etylen, toluen. Phương pháp ngưng tụ phổ biến nhất là phương pháp giảm nhiệt độ (làm lạnh). Thường hơi dung môi có nồng độ cao người ta dùng phương pháp này để thu lại dung môi bay hơi. Còn ở nồng độ thấp ta nên sử dụng phương pháp hấp phụ hay hấp thụ [7]. 2.5.2.4. Phương pháp thụ sinh học * Nguyên lý: Dòng khí ô nhiễm dưới tác dụng của vi sinh vật bị phân hủy chất ít hoặc không độc hại Khí ô nhiễm phải hòa tan trong nước (được hấp thụ) sau đó được vi sinh vật xử lý.
  23. 14 Nhiệt độ dòng khí giới hạn trong 15-16°C, tốt nhất là 30-40°C Sau khi hấp thụ khí ô nhiễm dung dịch xử lý có pH = 5-8, không chứa khí gây độc hại cho vi sinh vật [7]. 2.5.2.5. Phương pháp trao đổi ion Phương pháp này xuất hiện trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới. Ionit (chất trao đổi ion) là những chất rắn không hòa tan trong nước, là các vật chất polyme có tính axit, kiềm, muối. Công thức hóa học của chúng là: HR, ROH (R- biểu thị trạng thái polyme của vật chất). * Ứng dụng + Quá trình khử NOx diễn ra khi tiếp xúc với khí khử trên bề mặt xúc tác. + Chất xúc tác có thể là kim loại nhóm platin (paladi, rutenit, rodi ) hoặc niken, crom, đồng, kẽm. + Để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, phủ lên các chất XT các vất liệu xốp như xứ, oxit nhôm, siliagen vv [7].
  24. 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường không khí khu vực nhà máy Thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường không khí khu vực sản xuất và khu vực xung quanh nhà máy Thủy điện Nậm Nhùn 2. 3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành - Địa điểm thực hiện: Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 - Địa điểm thực tập: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing. - Thời gian tiến hành: Từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu 4 nội dung sau: - Tổng quan về Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, Bảo Thắng, Lào Cai. - Các nguồn phát sinh chất thải và biện pháp giảm thiểu của Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2. - Hiện trạng môi trường không khí khu vực Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2. - Đánh giá chung và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
  25. 16 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu - Đề tài lấy 06 mẫu khí. Trong đó có: 05 mẫu tại vị trí sản xuất và 01 mẫu khí xung quanh, mỗi mẫu khí lấy 4 đợt/ năm, vị trí lấy mẫu được thể hiện tại bảng sau: Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu Ký Vị trí lấy mẫu TT Tên điểm quan trắc Loại quan trắc hiệu X Y Khu vực XD tuyến đập 1 KK1 QTMT sản xuất 2459729 437304 chính Tại khu vực xây dựng 2 KK2 QTMT sản xuất 2459636 437220 Nhà máy 3 Tại trạm trộn bê tông KK3 QTMT sản xuất 2457722 434566 4 Tại kho vật tư tổng hợp KK4 QTMT sản xuất 2457648 434616 Tại tuyến đường Vận 5 KK5 QTMT xung quanh 2457882 435741 hành Tại khu vực xây dựng 6 KK6 QTMT sản xuất 2458286 434247 đập phụ Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại nhà máy Thủy điện Nậm Nhùn 2
  26. 17 - Chỉ tiêu theo dõi: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, SO2, CO, NO2 - Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: Mẫu được bảo quản và phân tích tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau: + Tiếng ồn Leq: TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2 - Xác định mức tiếng ồn môi trường. + SO2: TCVN 5971:1995 (ISO 6767 : 1990) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - phương pháp tetracloromercurat (TCM). + NO2: TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. + CO: CDATET.HDHT.CO: Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm. + Bụi tổng : TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm excel và tiến hành so sánh với QCVN. - Khí khu vực sản xuất so sánh với Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động - Khí khu vực xung quanh so với QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  27. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 4.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 Suối Nậm Nhùn, một phụ lưu cấp 1 bờ trái của Ngòi Nhù, là phụ lưu cấp 2 của sông Hồng. Nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 bên phải suối Nậm Nhùn trên địa hình khá bằng phẳng là 1 trong các bậc thang thuỷ điện suối Nậm Nhùn. Thuỷ điện Nậm Nhùn 2 thuộc địa phận xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Phố Lu khoảng 10,5 km theo đường thẳng về phía Tây Nam, cách thành phố Lào Cai khoảng 37 km về phía Đông Nam. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 được cung cấp nước từ hai hồ là Hồ 1 (lưu vực của đập phụ là 4,70 km2) và Hồ 2 (lưu vực của đập chính là 10,75 km2), trong đó: Hồ 1 không có dung tích điều tiết ngày đêm, Hồ 2 là hồ cung cấp nước chính có hồ điều tiết ngày đêm. Tổng diện tích lưu vực tính đến các tuyến đập của Công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 là 15,45 km2; tính đến Nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 là 23,0 km2. Vị trí địa lý dự án thuỷ điện Nậm Nhùn 2 được chi tiết trong bảng sau: Bảng 4.1. Bảng tọa độ vị trí Dự án STT Hạng mục Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông 1 Đập chính 104006'55'' 22012'58'' 2 Đập phụ 104006'40'' 22013'31'' 3 Nhà máy 104008'10'' 22014'02'' (Nguồn: Quyết định số 1828/QĐ-BCT ngày 22/05/2017 của Bộ Công thương)
  28. 19 Hình 4.1: Vị trí địa lý khu vực nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 4.1.2. Quy mô hoạt động của nhà máy Thủy điện - Tổng công suất đặt toàn bậc thang là: 17MW. - Tổng năng lượng toàn bậc thang là: 56,76.106kWh. Dự án thuỷ điện Nậm Nhùn 2 có công suất lắp máy 10,0MW thuộc cấp IV. - Đập BTCT có chiều cao lớn nhất H=23,50m đặt trên nền đá lớp đá IB thuộc công trình cấp III. Vậy cấp thiết kế của công trình thuỷ điện Nậm Nhùn 2 là cấp III.
  29. 20 Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật của Nhà máy TT Hạng mục công trình Ký hiệu Đơn vị Trị số I Thủy văn A Tuyến đập chính 2 1 Diện tích lưu vực Flv km 10,75 3 2 Lưu lượng lũ kiểm tra P= 0,5% Q0,5% m /s 190,20 3 3 Lưu lượng lũ thiết kế P= 1,5% Q1,5% m /s 145,80 3 4 Dòng chảy bình quân nhiều năm Qo m /s 0,61 B Tuyến đập phụ 2 1 Diện tích lưu vực Flv km 4,70 3 2 Lưu lượng lũ kiểm tra P= 0,5% Q0,5% m /s 94,60 3 3 Lưu lượng lũ thiết kế P= 1,5% Q1,5% m /s 66,70 3 4 Dòng chảy bình quân nhiều năm Qo m /s 0,27 II Thuỷ năng 1 Công suất lắp máy Nlm MW 10,00 2 Công suất đảm bảo (P = 85%) Nđb MW 0,66 3 Số tổ máy z tổ 02 4 Cột nước tính toán Htt M 550,00 Mực nước hạ lưu nhà máy nhỏ MNHL 5 mi M 383,50 nhất n 3 6 Lưu lượng thiết kế qua nhà máy Qtk m /s 2,16 6 7 Điện năng bình quân Eo 10 kWh 35,67 8 Số giờ sử dụng công suất lắp máy T giờ 3566 III Hồ chứa 1 Mực nước dâng bình thường MNDBT M 960,00 2 Lưu lượng lũ kiểm tra P= 0,5% MNLKT M 961,71 3 Lưu lượng lũ thiết kế P= 1,5% MNLTK M 962,01 4 Mực nước chết MNC M 957,00 3 3 5 Dung tích toàn bộ Wtb 10 m 116,55 3 3 6 Dung tích hữu ích Whi 10 m 39,64 3 3 7 Dung tích chết Wc 10 m 76,91
  30. 21 Bảng 4.3. Bảng các thông số chính Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn Thông số Đơn vị Nậm Nhùn 1 Nậm Nhùn 2 104o07’45’’ 104o06’55’’ Toạ độ đập chính 22o14’00’’ 22o12’58’’ 104o08’11’’ Toạ độ bể điều tiết 22o14’07’’ 104o08’18’’ 104o08’10’’ Toạ độ nhà máy 22o15’03’’ 22o14’02’’ Flv km2 24 15,45 MNDBT m 380 960 Nlm MW 7 10 Số tổ máy 2 2 Enam Tr.kWh 24.57 35,58 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy thủy điện Cơ cấu tổ chức của nhà máy thuỷ điện Nậm Nhùn 2 có công suất thì biên chế vận hành cho nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 không quá 10 người, bao gồm: - Giám đốc điều hành 01 người - Trưởng ca 02 người - Công nhân vận hành 04 người - Tạp vụ và bảo vệ 01 người 4.1.4. Quy trình khai thác, sử dụng nước của nhà máy Thủy điện Hình 4.2. Sơ đồ khai thác sử dụng nước Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2
  31. 22 + Đập phụ (tuyến đập phụ nằm trên nhánh suối bờ trái của suối Nậm Nhùn, diện tích lưu vực 4,7 km2) là đập dâng nước khai thác dòng chảy cơ bản, nước được dẫn từ Chiron về hồ chứa nước của đập chính thông qua hầm thông hồ dài khoảng 692.96m, đường kính D=1.8m và lấy nước bằng cống chiron. + Đập chính (tuyến đập chính nằm trên suối Nậm Nhùn nhánh cấp I bên bờ trái của suối Ngòi Nhù, diện tích lưu vực 10,75 km2) có dung tích điều tiết ngày đêm là hồ cung cấp nước chính cho NMTĐ, tuyến năng lượng bao gồm các hạng mục sau: cửa lấy nước, hầm dẫn nước dài khoảng 2003.05m, đường kính D=1.8m; Giếng điều áp, sau giếng điều áp là đường ống áp lực, NMTĐ và kênh dẫn ra. + Nhà máy thuỷ điện sử dụng turbine Gáo trục ngang được xây dựng phía trên bề điều tiết thủy điện Nậm Nhùn 1, có vị trí tương đối thuận lợi ở cao độ lòng suối khoảng 383m. Công suất lắp máy là 10,0MW và số tổ máy là 2 tổ máy. Nguồn điện sản xuất ra sẽ truyền tải đến trạm phân phối điện ngoài trời để đấu nối điện với hệ thống điện. Nguồn nước sau khi làm quay tuabin chảy về phía hạ lưu. 4.1.5.Chế độ làm việc và điều tiết của hồ thuỷ điện Nậm Nhùn 2 Việc vận hành các thiết bị thủy công và thiết bị thủy lực công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 phải tuân thủ quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị do giám đốc công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn phê duyệt trên cở sở thực tế vận hành và tài liệu của cơ quan tư vấn thiết kế, nhà chế tạo và cung cấp thiết bị. Hồ chứa thuỷ điện Nậm Nhùn 2 vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm. Mực nước trong hồ chứa được duy trì trong phạm vi từ cao trình Mực nước chết 957.0m đến cao trình Mực nước dâng bình thường 960.0m. Trong quá trình vận hành công trình điều tiết nước phát điện, đảm bảo mực nước hạ du nhà máy không dao động lớn. Phối hợp vận hành giữa các công trình thủy điện trên bậc thang.
  32. 23 Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa do cấp có thẩm quyền ban hành, trong thời gian hồ chứa thủy điện Nậm Nhùn 2 chưa được bổ sung trong quy trình vận hành liên hồ chứa, giám đốc công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn phê duyệt trên cở sở thực tế vận hành và tài liệu của phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan. Các nguyên tắc vận hành hồ chứa: Nước từ chiron lấy nước sau khi đã xả lưu lượng môi trường thì lượng nước còn lại sẽ được chuyển về đập chính thông qua tuyến hầm thông hồ. Sau đó nước từ đập chính sẽ được cung cấp cho nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 theo yêu cầu phát điện thông qua cửa lấy nước, hầm dẫn nước, tháp điều áp và đường ống áp lực. Biểu đồ điều phối là cơ sở quan trọng giúp cho người điều độ có các quyết định đúng đắn trong việc tăng, giảm công suất (so với Nbd) của NMTĐ trong điều kiện các thông tin dài hạn về phân bố lưu lượng thiên nhiên không đáng tin cậy. Nhưng biểu đồ điều phối không cho biết nên tăng và giảm công suất bao nhiêu. Phân bố lưu lượng thiên nhiên trong năm đối với công trình thủy điện là rất không ổn định. Trong tình hình đó để đảm bảo an toàn, tránh các hậu quả nghiêm trọng thì ở thời đoạn đầu mùa kiệt và đầu mùa lũ nên cho NMTĐ làm việc với công suất bảo đảm. Sau đó tiến hành so sánh mực nước thực tế trong hồ với mực nước cùng thời điểm nằm trên các đường của biểu đồ điều phối. Kết quả so sánh cho phép người điều độ đưa ra được một trong các quyết định quan trọng sau đây về điều chỉnh công suất NMTĐ trong thời đoạn tiếp theo. Hồ chứa điều tiết ngày của NMTĐ Nậm Nhùn 2 được xây dựng dự kiến không có dung tích điều tiết lớn, mà chỉ có dung tích điều tiết ngày đêm. Mô phỏng quá trình tính toán điều tiết dòng chảy:
  33. 24 - Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, thời kỳ này thuỷ điện Nậm Nhùn 2 làm việc với mục tiêu điện năng ngày max, thời gian 24h/24h, công suất phát điện là công suất khả dụng. - Mùa kiệt: từ tháng 11 đến tháng 5, thời kỳ này thuỷ điện Nậm Nhùn 2 làm việc theo chế độ ngày không hoàn toàn, lưu lượng đến hồ nhỏ không đủ để chạy toàn bộ số tổ máy, nên chỉ chạy 1 tổ máy với Qmin của 1 tổ máy, để nhà máy phát điện vào giờ cao điểm trong ngày mùa kiệt bắt buộc nhà máy ngừng toàn bộ trong một thời gian nhất định để tích nước vào hồ. Các thời gian còn lại khi lưu lượng đến hồ không đủ lớn để chạy toàn bộ số tổ máy thì tuỳ theo diễn biến thực tế quá trình dòng chảy đến hồ mà cho nhà máy vận hành 1 tổ hoặc 2 tổ máy với mục tiêu phát công suất nhỏ nhất bằng công suất đảm bảo ứng với Qmin. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh công suất trung bình ngày đêm của nhà máy thủy điện và để cho nó làm việc với công suất mới điều chỉnh đó trong thời đoạn tiếp theo. Sau đó tiến hành so sánh mực nước thực tế của hồ với mực nước cùng thời điểm trên các đường điều phối và quá trình điều chỉnh công suất NMTĐ được lặp lại như trên. Ban quản lý nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 và nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 1 phối hợp chặt chẽ thông báo về chế độ điều tiết hồ mùa lũ. * Nguyên tắc: Cơ chế phối hợp được trình bày cụ thể tại quy trình vận hành liên hồ chứa dựa trên nguyên tắc: - Bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ lưu hồ chứa. - Các hồ sử dụng dung tích cố định để đón lũ, đồng thời khi dự báo có khả năng xuất hiện mưa, lũ thì vận hành hạ thêm mực nước hồ để đón lũ.
  34. 25 - Các hồ thực hiện chế độ vận hành giảm lưu lượng xả lũ ở mức tối đa khi ở dưới hạ lưu đã xuất hiện dòng chảy tương đối lớn, đạt ngưỡng quy định tại các trạm thủy văn. - Sau khi đã vận hành giảm lũ cho hạ lưu, nếu lũ ở dưới hạ lưu đã giảm, tiến hành vận hành đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ để sẵn sàng đón trận lũ tiếp theo (nếu có). - Bảo đảm nguồn nước cho mùa cạn: sau khi các hồ tham gia cắt, giảm lũ cho hạ lưu, chủ hồ sẽ được chủ động tích nước trong thời kỳ cuối mùa lũ nhằm nâng cao khả năng tích đầy hồ để cấp nước trong mùa cạn và đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu. 4.2. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý chất thải của Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 4.2.1. Nước thải * Nguồn gốc: - Nước thải sinh hoạt: với khối lượng 2,4 m3/ngày.đêm cán bộ công nhân vận hành công trình . - Nước mưa chảy tràn: khoảng 0,049m3/s khu vực nhà máy thủy điện mặt bằng sân công nghiệp, trên các tuyến đường giao thông. - Nước thải sản xuất: 23,256 m3/ngày nước thải từ trạm trộn bê tông. * Biện pháp xử lý: - Xử lý qua hệ thống bể tự hoại cải tiến - Thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý định kỳ. Tần suất thu gom là 6 tháng/ lần. - Định kỳ 6 tháng/lần bổ sung chế phẩm vi sinh Biox -1 - Nước mưa và nước thải được thu gom chung vào hệ thống rãnh thoát nước và được đấu nối với hệ thống thoát nước của khu nhà quản lý và nhà ở cán
  35. 26 bộ, nhân viên. Nước mưa chảy tràn được thu theo đường rãnh thoát nước vào hố ga lắng cặn. - Tại hố ga bố trí song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1cm chảy theo nước mưa, sau đó chảy ra suối Nậm Nhùn. - Do đặc thù của nhà máy, nước sau khi chảy qua tuabin không thay đổi hàm lượng, nồng độ và chất lượng. Bởi vậy các nhà máy thủy điện không xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất. - Đối với tuabin, Nhà máy đã lựa chọn loại thiết bị tiên tiến trong quá trình vận hành không gây rò rỉ dầu mỡ khi nước qua tuabin. - Lượng dầu mỡ thải phát sinh chủ yếu từ các cơ sở bảo trì và sửa chữa cơ khí, bảo dưỡng xe. Chủ đầu tư tiến hành thu gom toàn bộ dầu mỡ thải vào các thùng chuyên dụng dung tích 200 lít, lưu giữ tại kho chứa CTNH của Nhà máy và thuê đơn vị chức năng thu gom xử lý. 4.2.2. Khí thải * Nguồn gốc: - Khí thải và bụi: lượng bụi phát sinh tại trạm trộn bê tông 0,96 kg/ngày; hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu. * Biện pháp xử lý: - Trong quá trình vận hành chỉ diễn ra hoạt động duy tu, bảo dưỡng các tổ máy, TBA, kiểm tra định kỳ hành lang tuyến nên lượng khí thải phát sinh không đáng kể. - Khu vực công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 cơ bản chất lượng môi trường không khí không thay đổi so với hiện trạng. - Nhà để xe được bố trí hợp lý, các vị trí để xe của cán bộ, công nhân viên và khách được bố trí riêng - Giáo dục ý thức sử dụng xe gắn máy của cán bộ, công nhân vận hành.
  36. 27 - Bê tông hóa toàn bộ tuyến đường giao thông trong và ngoài công trình thủy điện. - Thường xuyên vệ sinh đường giao thông trong khu vực Nhà máy để giảm thiểu bụi phát tán vào môi trường không khí. - Không thực hiện việc vận chuyển nguyên liệu,vật tư ra vào Nhà máy, TBA vào các giờ cao điểm. 4.2.3. Chất thải rắn * Nguồn gốc: - Chất thải rắn sinh hoạt: 15kg/ ngày từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ và nhân viên nhà máy thủy điện. - Chất thải rắn sản xuất: 5-8kg/ tháng đất đá thải, phế liệu từ hoạt động sản xuất. - Chất thải rắn nguy hại: 344kg/ năm trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị (giẻ lau, thùng, hộp chứa dầu mỡ). * Biện pháp xử lý: - Quá trình vận hành TBA và các tổ máy của Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 sử dụng cán bộ công nhân tại nhà máy, vì vậy không phát sinh thêm CTR sinh hoạt. - Trang bị các thùng nhựa chứa rác thải sinh hoạt có nắp đậy kín (02 thùng), dung tích 240 lít đặt trong khu vực văn phòng và nhà vệ sinh của khu nhà quản lý và nhà ở cán bộ, nhân viên để thu gom toàn bộ rác sinh hoạt. - Số rác thải sinh hoạt này sẽ được thu gom và vận chuyển đến vị trí đổ thải của Dự án, tần suất thu gom 1 tuần/lần. - Định kỳ phun các chế phẩm sinh học tại khu chôn lấp rác thải sinh hoạt của dự án nhằm khử mùi tại khu vực này. - Bùn cặn từ hệ thống bể tự hoại định kỳ sẽ được hút định kỳ 6 tháng/lần và thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng nơi quy định.
  37. 28 - Các CTR như: Mẩu giấy cách điện, mẩu dây dẫn, silicagen, các thiết bị, máy móc hư hỏng, sứ cách điện, gioăng được thu gom trong kho chứa có mái che và bàn giao cho bộ phận kho của Công ty quản lý. - Bộ phận kho sẽ tiến hành phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại chất thải. - Loại có thể tái sử dụng sẽ đem sửa chữa và tái sử dụng. Loại không sử dụng được sẽ thuê đơn vị môi trường địa phương tới thu gom và xử lý. - Đăng kí chủ nguồn thải; - Thu gom, phân loại và tập kết lưu giữ tại kho chứa chất thải nguy hại; - Thuê xử lý. 4.3. Hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực xây dựng tuyến đập chính Qua quan trắc hiện trường khu vực xây dựng tuyến đập chính, ta có bảng sau: Bảng 4.4. Kết quả phân tích không khí khu vực xây dựng tuyến đập chính Kết quả phân tích QĐ TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 3733:2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 28,1 32,4 32 2 Độ ẩm % 72,6 67,5 80 3 Tốc độ gió m/s 0,5 0,6 1,5 4 Tiếng ồn dBA 64,8 65,8 85 3 5 CO µg/m 2125 1896 40.000 µg/m3 6 NO2 68 62 10.000 µg/m3 7 SO2 125 114 10.000 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing)
  38. 29 Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Nhiệt độ: đợt 1: 28,10C, đợt 2: 33,50C so với QĐ 3733:2002/BYT 320C , nhiệt độ đợt 1 nằm trong ngưỡng cho phép, nhiệt độ đợt 2 tuy có vượt nhưng không đáng kể. - Độ ẩm đợt 1: 72,6%, đợt 2: 67,5% so với QĐ 3733:2002/BYT 80%, độ ẩm đợt 1 và độ ẩm đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tốc độ gió đợt 1: 0,5 m/s, đợt 2: 0,6 m/s so với QĐ 3733:2002/BYT 1,5 m/s, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tiếng ồn đợt 1: 64,8 dBA, đợt 2: 65,8 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85dBA, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - CO đợt 1: 2125 µg/m3, đợt 2: 1896 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3, CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - NO2 đợt 1: 68 µg/m , đợt 2: 62 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 mg/µm , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - SO2 đợt 1: 125 µg/m , đợt 2: 114 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 3 10.000 mg/µm , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.3.2. Hiện trạng môi trường không khí khu vực xây dựng nhà máy Qua quan trắc hiện trường khu vực xây dựng nhà máy ta có bảng sau:
  39. 30 Bảng 4.5. Kết quả phân tích không khí khu vực xây dựng nhà máy Kết quả phân tích QĐ TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 3733:2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 28,7 33,5 32 2 Độ ẩm % 72,2 66,9 80 3 Tốc độ gió m/s 1,2 0,8 1,5 4 Tiếng ồn dBA 66,7 67,2 85 3 5 CO2 µg/m 2235 2014 40.000 3 6 NO2 µg/m 63 67 10.000 3 7 SO2 µg/m 134 126 10.000 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing) Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Nhiệt độ đợt 1: 28,70C, đợt 2: 33,50C so với QĐ 3733:2002/BYT 320C , nhiệt độ đợt 1 nằm trong ngưỡng cho phép, nhiệt độ đợt 2 tuy có vượt nhưng không đáng kể. - Độ ẩm đợt 1: 72,2%, đợt 2: 66,9% so với QĐ 3733:2002/BYT 80%, độ ẩm đợt 1 và độ ẩm đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tốc độ gió đợt 1: 1,2 m/s, đợt 2: 0,8 m/s so với QĐ 3733:2002/BYT 1,5 m/s, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tiếng ồn đợt 1: 66,7 dBA, đợt 2: 67,2 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85dBA, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép.
  40. 31 - CO đợt 1: 2235 µg/m3, đợt 2: 2014 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3 , CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3, 3 - NO2 đợt 1: 63 mg/µm đợt 2: 67 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 3 10.000 µg/m , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3, 3 - SO2 đợt 1: 134 µg/m đợt 2: 126 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 3 10.000 µg/m , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí tại trạm trộn bê tông Qua quan trắc hiện trường tại trạm trộn bê tông ta có bảng sau: Bảng 4.6. Kết quả phân tích không khí tại trạm trộn bê tông Kết quả phân tích QĐ TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 3733:2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 28,5 32,8 32 2 Độ ẩm % 71,9 68,1 80 3 Tốc độ gió m/s 0,9 0,5 1,5 4 Tiếng ồn dBA 68,5 67,9 85 5 CO µg/m3 2186 2068 40.000 3 6 NO2 µg/m 59 61 10.000 3 7 SO2 µg/m 128 122 10.000 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing) Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Nhiệt độ đợt 1: 28,50C, đợt 2: 32,80C so với QĐ 3733:2002/BYT 32 0C , nhiệt độ đợt 1 nằm trong ngưỡng cho phép, nhiệt độ đợt 2 tuy có vượt nhưng không đáng kể.
  41. 32 - Độ ẩm đợt 1: 71,9%, đợt 2: 68,1% so với QĐ 3733:2002/BYT 80%, độ ẩm đợt 1 và độ ẩm đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tốc độ gió đợt 1: 0,9 m/s, đợt 2: 0,5 m/s so với QĐ 3733:2002/BYT 1,5 m/s, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tiếng ồn đợt 1: 68,5 dBA, đợt 2: 67,9 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85dBA, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - CO đợt 1: 2186 µg/m3, đợt 2: 2068 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3, CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - NO2 đợt 1: 59 µg/m , đợt 2: 61 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3, 3 - SO2 đợt 1: 128 µg/m đợt 2: 122 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.3.4. Hiện trạng môi trường không khí tại kho vật tư tổng hợp Qua quan trắc hiện trường tại kho vật tư tổng hợp ta có bảng sau: Bảng 4.7. Kết quả phân tích không khí tại kho vật tư tổng hợp Kết quả phân tích QĐ TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 3733:2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 29,8 31,6 32 2 Độ ẩm % 70,5 68,3 80 3 Tốc độ gió m/s 0,6 0,4 1,5 4 Tiếng ồn dBA 62,1 64,4 85 5 CO µg/m3 2085 2059 40.000 3 6 NO2 µg/m 57 59 10.000 3 7 SO2 µg/m 121 131 10.000 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing)
  42. 33 Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Nhiệt độ đợt 1: 29,80C, đợt 2: 31,60C so với QĐ 3733:2002/BYT 320C , nhiệt độ đợt 1 và nhiệt độ đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Độ ẩm đợt 1: 70,5%, đợt 2: 68,3% so với QĐ 3733:2002/BYT 80%, độ ẩm đợt 1 và độ ẩm đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tốc độ gió đợt 1: 0,6 m/s, đợt 2: 0,4 m/s so với QĐ 3733:2002/BYT 1,5 m/s, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tiếng ồn đợt 1: 62,1 dBA, đợt 2: 64,4 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85dBA, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - CO đợt 1: 2085 µg/m3, đợt 2: 2059 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3 , CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - NO2 đợt 1: 57 µg/m , đợt 2: 59 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3, 3 - SO2 đợt 1: 121 µg/m đợt 2: 131 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.3.5. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực xây dựng đập phụ Qua quan trắc hiện trường tại khu vực xây dựng đập phụ ta có bảng sau:
  43. 34 Bảng 4.8. Kết quả phân tích không khí tại khu vực xây dựng đập phụ Kết quả phân tích QĐ TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 3733:2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 29,5 32,9 32 2 Độ ẩm % 70,2 69,1 80 3 Tốc độ gió m/s 1,1 0,9 1,5 4 Tiếng ồn dBA 67,3 67,3 85 5 CO µg/m3 2129 1964 40.000 3 6 NO2 µg/m 69 65 10.000 3 7 SO2 µg/m 132 125 10.000 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing) Ghi chú: - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Nhiệt độ đợt 1: 29,50C, đợt 2: 32,90C so với QĐ 3733:2002/BYT 320C , nhiệt độ đợt 1 nằm trong ngưỡng cho phép và nhiệt độ đợt 2 tuy có vượt nhưng không đáng kể. - Độ ẩm đợt 1: 70,2%, đợt 2: 69,1% so với QĐ 3733:2002/BYT 80%, độ ẩm đợt 1 và độ ẩm đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tốc độ gió đợt 1: 1,1 m/s, đợt 2: 0,9 m/s so với QĐ 3733:2002/BYT 1,5 m/s, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. - Tiếng ồn đợt 1: 67,3 dBA, đợt 2: 67,3 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85dBA, tốc độ gió đợt 1 và tốc độ gió đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép.
  44. 35 - CO đợt 1: 2129 µg/m3, đợt 2: 1964 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3, CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3, 3 - NO2 đợt 1: 69 µg/m đợt 2: 65 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - SO2 đợt 1: 132 µg/m đợt 2: 125 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 3 µg/m , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.3.6. Hiện trạng môi trường không khí tại tuyến đường vận hành Qua quan trắc hiện trường tại tuyến đường vận hành ta có bảng sau: Bảng 4.9. Kết quả phân tích không khí tại tuyến đường vận hành Kết quả phân tích QCVN TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ °C 29,3 31,1 - 2 Độ ẩm % 70,8 67,2 - 3 Tốc độ gió m/s 0,9 1,2 - 4 Tiếng ồn dBA 64,4 65,9 70(*) 3 5 CO µg/m 2108 1985 30.000 3 6 NO2 µg/m 62 66 200 3 7 SO2 µg/m 136 129 350 (Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường Việt Sing) Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - (*) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - "-": Không quy định.
  45. 36 Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại công ty đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. - Các chỉ tiêu Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió tại tuyến đường vận hành – môi trường không khí xung quanh không được quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT. - CO đợt 1: 2108µg/m3, đợt 2: 1985 µg/m3 so với QCVN 05: 2013/BTNMT 30.000 µg/m3, CO đợt 1 và CO đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 - NO2 đợt 1: 62 µg/m3, đợt 2: 66 µg/m so với QCVN 05:2013/BTNMT 200 3 µg/m , NO2 đợt 1 và NO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 - SO2 đợt 1: 136 µg/m ,đợt 2: 129 µg/m so với QCVN 05: 3 2013/BTNMT 350 µg/m , SO2 đợt 1 và SO2 đợt 2 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường không khí tại Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 4.4.1. Đánh giá chung Qua các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy chất lượng không khí khu vực sản xuất và xung quanh nhà máy đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, Quyết định số 3733/2002 /QĐ-BYT. 4.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường không khí tại Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 - Phủ bạt kín khi vận chuyển đất đá thải. Không được chở quá đầy, quá tải, không được chạy quá tốc độ. - Tưới nước ở những khu vực thi công và đường vận chuyển - Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý
  46. 37 - San lấp đến đâu lu đầm kỹ mặt bằng đến đấy. - Xi măng và các vật liệu hạt mịn khác được tập kết trong kho kín. - Không sử dụng máy móc, thiết bị thi công quá cũ. - Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, máy móc. - Trồng cây xanh quanh khu vực giảm thiểu lượng bụi, nâng cao chất lượng không khí. - Tập huấn về rủi ro và an toàn lao động cho cán bộ, công nhân thi công. Cắm biển báo nguy hiểm tại khu vực nổ mìn, khu vực có nguy cơ xảy ra trượt lở, đổ lở đất đá và tại các đoạn đường nguy hiểm. Không cho người dân, công nhân hoạt động trong phạm vi an toàn cho nổ mìn
  47. 38 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua đề tài đánh giá hiện trạng môi trường của Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 có thể kết luận như sau: 1. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 nằm trong địa phận xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nhà máy có Tổng công suất đặt toàn bậc thang là: 17MW; Tổng năng lượng toàn bậc thang là: 56,76.106kWh. 2. Các nguồn chất thải: Nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng nên phát sinh nước thải, bụi, khí thải và chất thải rắn. Các nguồn chất thải đã được Nhà máy thực hiện các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý, giảm thiểu ô nhiễm khu vực nhà máy và môi trường xung quanh. 3. Hiện trạng môi trường không khí - Khí khu vực sản xuất: + Nhiệt độ dao động từ 28,10°C đến 33,5°C , cho thấy nhiệt độ tuy có vượt QĐ 3733:2002BYT 32°C nhưng không đáng kể. + Tiếng ồn dao động từ 62,1 dBA đến 68,5 dBA so với QĐ 3733:2002/BYT 85 dBA đều nằm trong ngưỡng cho phép. + CO dao động từ 1896 µg/m3 đến 2129 µg/m3 so với QĐ 3733:2002/BYT 40.000 µg/m3 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 + NO2 dao động từ 57 µg/m đến 69 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 µg/m3 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 + SO2 dao động từ 114 µg/m đến 136 µg/m so với QĐ 3733:2002/BYT 10.000 µg/m3 đều nằm trong ngưỡng cho phép.
  48. 39 - Khí khu vực xung quanh: + Tiếng ồn dao động từ 64,4 dBA đến 65,9 dBA so với QCVN 05:2013/BTNMT 70(*) dBA đều nằm trong ngưỡng cho phép. + CO dao động từ 1985 µg/m3 đến 2108 mg/µm3 so với QCVN 05:2013/BTNMT 30.000 µg/m3 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 + NO2 dao động từ 62 µg/m đến 66 mg/µm so vớiQCVN 05:2013/BTNMT đều nằm trong ngưỡng cho phép. 3 3 + SO2 dao động từ 129 µg/m đến 136 µg/m so với QCVN 05:2013/BTNMT 350 µg/m3 đều nằm trong ngưỡng cho phép. 5.2. Kiến nghị - Thực hiện đúng các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty, các bản cam kết bảo vệ môi trường luật. - Chú trọng sử dụng những phương pháp xử lý mới, hiện đại hiệu quả và tiết kiệm. - Đóng góp ý kiến xây dựng cho kế hoạch bảo vệ môi trường theo các cấp. - Cơ chế quản lý của cơ quan chức năng địa phương cần được cải thiện. Không chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế, xây dựng địa phương, nâng cao đời sống nhân dân mà cần tập chung cho môi trường. - Tăng cường công tác tuyên truyền về môi trường trên mọi hình thức từ thông tin đại chúng, loa, đài phát thanh địa phương hay các buổi tọa đàm, học tập tập chung. - Kính đề nghị các cơ quan quản lý có sự quan tâm và chỉ đạo hướng dẫn để công ty thực hiện ngày một tốt hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
  49. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 số: 55/2014/QH13 được quốc hội ban hành ngày 26/3/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. 2. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn (2018), Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. 3. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn (2018), Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn xây dựng dự án nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 (năm 2018) 4. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn (2018), Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường đợt 2 năm 2018. 5. Nhà máy thủy điện Nậm Nhùn (2018), Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường đợt 4 năm 2018. 6. Hà Đình Nghiêm (2018), “Bài giảng Ô nhiễm môi trường”, Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Dư Ngọc Thành, Trần Hải Đăng (2018), “Bài giảng Công nghệ môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Trang web 8. “Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí” , ác_tác_nhân_nào_gây_ô_nhiễm_khô ng_khí%3F, ngày truy cập 30/05/2019. 9. “Hà Nội ngập trong sương bụi mù mịt bao phủ tầm nhìn: Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động!”, man-suong-mu-mit-bao-phu-tam-nhin-tinh-trang-o-nhiem-khong-khi- dang-bao-dong-20190327232301652.chn, ngày truy cập 31/05/2019.
  50. 41 10. “Không khí Hà Nội ô nhiễm báo động, khẩu trang thường không tác dụng”, nhiem-bao-dong-khau-trang-thuong-khong-tac-dung-516880.html, ngày truy cập 31/05/2019. 11. “Không khí Sài Gòn ô nhiễm vượt mức, tăng nguy cơ ung thư phổi”, ung-thu-phoi-post936268.html, ngày truy cập 31/05/2019. 12. “Mối nguy hiểm từ ô nhiễm không khí”, Mối-nguy- hiểm-từ-ô-nhiễm-không-khí—50255, ngày truy cập 23/05/2019. 13. “Ô nhiễm không khí nguyên nhân và biệp pháp khắc phục”, phuc/, ngày truy cập 28/05/2019. 14. “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay”, nuoc-ta-hien-nay.html, ngày truy cập 27/05/2019.
  51. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI