Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035

pdf 131 trang thiennha21 12/04/2022 5651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_quan_ly_c.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035 Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Phạm Công Nhở MSSV: 1151080157 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP M ỤC L ỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích đề tài 1 3. Nội dung thực hiện 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa của đồ án 4 7. Kết cấu của đồ án 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 6 1.1. Định nghĩa 6 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR 6 1.2.1. Phân loại CTR 6 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh 9 1.3. Tính chất của CTR 10 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR 10 1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR 15 1.3.3. Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR 17 1.4. Ảnh hưởng của CTR 19 1.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị 19 1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường 19 1.5. Các phương pháp quản lý và xử lý CTR 20 i
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.5.1 Hệ thống quản lý CTR 20 1.5.2 Các phương pháp xử lý 25 Giảm thể tích cơ học: 32 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 34 2.1 Điều kiện tự nhiên 34 2.1.1 Vị trí địa lý 34 2.1.2 Địa hình 35 2.1.3 Khí hậu 35 2.1.4 Thủy văn 38 2.1.5 Tài nguyên 38 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 41 2.2.1 Điều kiện kinh tế: 44 2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: 44 2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020. Quan điểm và định hướng và phát triển 46 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE 50 3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 50 3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 50 3.1.2 Thành phần CTRSH 50 3.1.3 Khối lượng CTRSH 52 ii
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR 55 3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH 61 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE 75 4.1. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR 75 4.1.1 Đối với công tác thu gom 75 4.1.2 Đối với công tác vận chuyển 77 4.1.3 Đối với công tác xử lý 77 4.2 Đề xuất các giải pháp 79 4.2.1 Lưu trữ 79 4.2.2 Tính toán thu gom 83 4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR 98 4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH 100 CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ 116 5.1 Thu gom rác hữu cơ 116 5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ 116 5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ 116 5.2 Thu gom rác vô cơ 117 5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ 117 5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119 KẾT LUẬN 119 KIẾN NGHỊ 120 iii
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt UBND Ủy Ban Nhân Dân QĐ Quyết Định NĐ – CP Nghị Định - Chính Phủ THPT Trung Học Phổ Thông LHPN Liên Hiệp Phụ Nữ TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn CTĐT Công Trình Đô Thị THCS Trung học cơ sở CCN Cụm công nghiệp BQL Ban quản lý KH&CN Khoa học và Công nghệ BCL Bãi chôn lấp XH Xã Hội PHSH Phân Hủy Sinh Học iv
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý 7 Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt 9 Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt 11 Bảng 1.4 Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh 12 Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải 13 Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của rác thải các đô thị 16 Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của rác thải đô thị 16 Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau 24 Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý chất thải rắn 32 Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2014 45 Bảng 3.1 Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt 50 Bảng 3.2 Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 52 Bảng 3.3 Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre. 53 Bảng 3.4. Tổng Hợp Kinh Phí Mua Thiết Bị 56 Bảng 3.5. Thống Kê Nhu Cầu Thu Gom Và Vận Chuyển Rác Trên Địa Bàn Huyện Giồng Trôm 58 Bảng 3.6 Đăng Ký Nhu Cầu Nhân Lực Thu Gom Rác 59 Bảng 3.7 Thống Kê Khối Lượng Và Cư Ly Vận Chuyển Rác Về Bãi Rác Tập Trung Của Huyện Quý 1 + 2 Năm 2015 (Đến 27/06/2015) 60 Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình 62 Bảng 4.1. Thành phần và tính chất rác tại Huyện Gồng Trôm 85 v
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 4.2. Dân số dự đoán từng năm của Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre từ 2015 – 2035. 86 Bảng 4.3. Lượng rác hữu cơ và vô cơ từng năm từ 2015 đến 2035 86 Bảng 4.4. Khối lượng rác ước tính từ năm 2015 – 2035: 87 Bảng 4.5. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác hữu cơ từ năm 2015 đến năm 2035 91 Bảng 4.6. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác vô cơ từ năm 2015 đến năm 2035 92 Bảng 4.7 Tính toán lượng rác thải ở từng xã trong huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2015 94 Bảng 4.8 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải hữu cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015. 96 Bảng 4.9 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải vô cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015 97 Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật chi tiết 105 Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ 116 Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ 117 Bảng 5.3 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: 118 Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ 118 vi
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex 26 Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre 34 Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 54 Hình 3.2. Xe ép rác 2 tấn 55 Hình 3.3. Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh 61 Hình 3.4. Đốt rác tại hộ gia đình 63 Hình 3.5. Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ 63 Hình 3.6. Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh 64 Hình 3.7. Biểu đồ phương pháp xử lý của các hộ gia đình 65 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện cách xử lý rác của các hộ gia đình 66 Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng compost 68 Hình 3.10. Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý rác thải bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014. 69 Hình 4.1. Bãi rác Tân Thanh tại Huyện Giồng Trôm 77 Hình 4.2. Hố Thu nước rỉ rác tại Bãi Rác Tân Thanh 78 Hình 4.3. Phân loại rác tại nguồn 80 Hình 4.4. Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 104 Hình 4.5.Lò đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 105 Hình 4.6.Quy trình tái chế giấy 107 Hình 4.7.Tái chế túi xách thân thiện môi trường 111 vii
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 4.8.Quy trình tái chế nhựa 112 Hình 4.9. Các chai thủy tinh được tái chế 104 viii
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, đồng thời con người còn thải ra nhiều CTR hơn. Có rất nhiều loại CTR trong đó CTRSH chiếm chủ yếu. CTRSH là một mối đe dọa cho môi trường con người. Việc thu gom, vận chuyển CTRSH đang là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý môi trường. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý CTR do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Bến Tre là một tỉnh đang phát triển, trong đó huyện Giồng Trôm là một huyện lớn, là một huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre với số dân 171.167 người. Tình hình quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Giồng Trôm còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy tỉ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác chưa có phân loại tại nguồn nên gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý CTR. CTR chưa được thu gom triệt để, việc thải bỏ, xử lý rác còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện. Do đó, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035” được thực hiện nhằm mục đích quản lý CTRSH của huyện, đảm bảo mỹ quan đô thị, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. 2. Mục đích đề tài 1
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Xây dựng các giải pháp quản lý CTR, quy hoạch đến năm 2035 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và xử lý hợp vệ sinh. 3. Nội dung thực hiện - Đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy văn, tình hình dân số và cơ cấu ngành nghề của huyện) - Giới thiệu tổng quan về CTR và hệ thống quản lý CTR. - Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện. - Đề xuất các biện pháp quản lý (dự báo khối lượng CTR phát sinh, tính toán xe thu gom, vận chuyển ) - Dự báo khối lượng rác phát sinh. - Tính toán cụ thể các quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển. - Quản lý chất CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm. + Thực trạng phát sinh CTR của huyện: Thành phần CTR, lượng bình quân + Lượng CTR hộ gia đình (kg/người/ ngày) + Điều tra công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn huyện: Hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình + Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý CTR ở địa bàn huyện. Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý CTRSH, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTR bao gồm 2
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp. Dựa trên đánh giá hiện trạng, đề tài nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của CTR.  Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. - Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng CTR công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Giồng Trôm và Công ty Công Trình đô Thị - Tỉnh Bến Tre. - Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet Phương pháp tính toán dự báo dân số Được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTRSH của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Phương pháp tính toán khối lượng rác. - Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải CTR trên đầu người. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và Excel. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu - Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Phương pháp xã hội học Khảo sát 220 hộ dân trên toàn địa bàn Huyện Giồng Trôm về các nội dung như: 3
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hiện trạng sinh hoạt và sản xuất - Lượng CTR phát sinh - Phương pháp lưu trữ - Phương pháp thu gom và xử lý - Nhận thức về tác hại của CTR Phiếu điều tra được đính kèm ở Phụ lục Kết quả điều tra được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và trình bày ở Chương 3. Phương pháp chuyên gia Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt. 5. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.  Phạm vi không gian Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.  Phạm vi thời gian Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015. 6. Ý nghĩa của đồ án  Ý nghĩa khoa học 4
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý theo CTR SH cho huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, có giá trị đến năm 2035.  Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm: - Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR SH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn. - Nâng cao hiệu quả quản lý CTR SH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. - Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn huyện Giồng Trôm. - Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR SH trên địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại huyện cũng như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân Compost, Biogas và nâng cao nhận thức của người dân. - Đề tài còn cung cấp các giải pháp thực tiễn giúp cho các nhà quản lý huyện Giồng Trôm quản lý CTR từ đây đến năm 2035. 7. Kết cấu của đồ án Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận – Kiến Nghị, đề tài bao gồm 5 chương: . Chương 1. Tổng quan về chất thải rắn . Chương 2. Giới thiệu tổng quan về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre . Chương 3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre. . Chương 4. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre. . Chương 5. Dự toán kinh tế 5
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Định nghĩa Chất thải rắn (Solid Waste) dùng để chỉ tất cả các thứ vật chất dạng rắn và bán rắn mà chúng được thải bỏ trong quá trình hoạt động, phát triển của con người, sinh vật hoặc thiên nhiên tạo ra. Nó bao gồm những thứ mà con người ta thường gọi là rác và các đồ vật dụng vô giá trị, chúng không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa. Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng CTR tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng , đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến CTR cũng được quy định cụ thể trong luật Bảo vệ Môi Trường 2005 và các văn bản quy về bảo vệ môi trường dưới luật. Quyết định số 152/1999/ QĐ-TT ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ Chính Phủ chủ động đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai. 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR 1.2.1. Phân loại CTR Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng lạo, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm 6
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại như: Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý: Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Thí dụ - Các túi giấy, các 1. Các chất cháyđược: - Các vật liệu làm từ giấy. mảnh bìa, giấy vệ - Giấy sinh - Hàng dệt - Có nguồn gốc từ sợi. - Vải, len - CTR - Các chất thải ra từ đồ ăn, - Các rau quả, thực thực phẩm. phẩm - Cỏ, rơm, gỗ củi - Các thực phẩm và vật liệu - Đồ dùng bằng gỗ được chế tạo từ gỗ, tre như bàn ghế, vỏ dừa - Chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, bịch từ chất dẻo. nilon - Da và cao su - Các vật liệu và sản phẩm - Túi xách da, cặp thuộc da và cao su. da, vỏ ruột xe 2. Các chất không cháy được: - Các loại vật liệu và sản - Hàng rào, da, nắp - Kim loại sắt phẩm được chế tạo từ sắt. lọ - Kim loại không - Các kim loại không bị nam - Vỏ hộp nhôm, đồ phải sắt. châm hút đựng bằng kim loại - Thủy tinh - Các vật liệu và sản phẩm - Chai lọ, đồ dùng chế tạo bằng thủy tinh. bằng thủy tinh, bóng 7
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đèn - Đá và sành sứ - Các vật liệu không cháy - Vỏ trai, ốc, gạch, khác ngoài kim loại và thủy đá, gốm sứ, tinh. - Tất cả các vật liệu khác 3. Các chất hỗn hợp không phân loại ở phần 1 và 2 - Đá, đất, cát đều thuộc loại này. (Nguồn: Bảo vệ Môi Trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999) Phân loại theo quan điểm thông thường: Rác thực phầm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn, Đặc điểm quan trọng của các loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi khó chịu. Rác bỏ đi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại, Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da gỗ, và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại, Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá, ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp, Chất thải xây dựng và phá hủy công trình: Chất thải từ quá trình xây dựng, sữa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán. Chất thải từ nhà máy xử lý: Chất thải này có từ hệ thống xử lý nước, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là CTR hoặc bùn (nước chiếm 25-95%). 8
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện nghiên cứu. Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Các hoạt động và vị trí Nguồn phát sinh Loại CTR phát sinh chất thải Chất thải thực phẩm, giấy bìa cứng, hàng dệt, đồ gia, chất thải vườn, Những nơi ở riêng của đồ gỗ, thủy tinh, hộp một gia đình hay nhiều thiết, nhôm, kim loại Nhà ở gia đình. Những căn hộ khác, tàn thuốc, rác thấp vừa và cao tầng đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị, điện ) chất thải sinh hoạt nguy hại. Cửa hàng, nhà hàng, Giấy, bìa cứng, nhựa Thương mại chợ, văn phòng, khách dẻo, chất thải thực sạn, dịch vụ, cửa hiệu phẩm, gỗ, thủy tinh, 9
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP in kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Giấy, bìa cứng, nhựa Trường học, bệnh viện, dẻo, chất thải thực Cơ quan nhà tù, cơ quan chính phẩm, gỗ, thủy tinh, phủ kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Nơi xây dựng mới, sữa đường, san bằng các Xây dựng và phá vỡ Gỗ, thép, bê tông, đất công trình xây dựng, vỉa hè hư hại Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, Chất thải đặc biệt, rác, Dịch vụ đô thị (Trạm làm sạch theo lưu vực, CTR đường phố, bãi xử lý) công viên và bãi tắm, tắm và các khu vực tiêu những khu vực tiêu khiển khiển khác Qúa trình xử lý nước, Trạm xử lý, lò thiêu nước thải và chất thải Khối lượng lớn bùn dư. đốt công nghiệp, các chất thải được xử lý. (Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993) 1.3. Tính chất của CTR 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong CTR: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, 10
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần CTR. Tỷ trọng của CTR Trọng lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng một đơn vị vật chất trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như: xốp, chứa trong các container, không nén, nén, nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu trọng lượng riêng rấy cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác phải quản lý. Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đia lý,mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3(300kg/m3). Việc xác định tỷ trọng của CTR có thể tham khảo trên cơ sở các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt. Tỷ trọng của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó. Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt Tỷ trọng (kg/m3) Thành phần Dao động Trung bình Thực phẩm 4.75-17.8 10.68 Giấy 1.19-4.75 3.03 Carton 1.19-2.97 1.84 Nhựa( plastics) 1.19-4.75 2.37 Vải 1.19-3.56 2.37 Cao su 3.56-7.12 4.75 Da 3.56-9.49 5.93 Rác làm vườn 2.37-8.31 3.86 11
  21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Gỗ 4.75-11.87 8.90 Thủy tinh 5.93-17.8 7.18 Đồ hộp 1.78-5.93 3.26 Kim loại màu 2.37-8.9 5.93 Kim loại đen 4.75-41.53 11.87 Bụi, tro, gạch 11.87-35.6 17.80 Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006 Bảng 1.4 Tỷ trọng CTR theo các nguồn phát sinh Tỷ trọng (kg/m3) Nguồn thải Dao động Trung bình Khu dân cư (rác không ép) Rác rưởi 89 -178 131 Rác làm vườn 59 -148 104 Tro 653 -831 742 Khu dân cư(rác đã được ép) Trong xe ép 178 297 Trong bãi chôn lấp(nén 356 -504 445 thường) Trong bãi chôn lấp (nén tốt) 593 -742 593 Khu dân cư( rác sau xử lý) Đóng kiện 593 -1068 712 Băm, không ép 119 -267 214 Băm, ép 653 -1068 771 Khu thương mại công nghiệp (rác không ép) 12
  22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chất thải thực phẩm (ướt) 475 -949 534 Rác rưởi đốt được 47 -178 119 Rác rưởi không đốt được 178 -356 297 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006) Độ ẩm Là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Xác định độ ẩm được tuân theo công thức: Trong đó: a – Trọng lượng ban đầu của mẫu; b- Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở t0 =1050C. Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong CTR đô thị được biểu diễn ở bảng dưới đây. Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải Thành phần Định nghĩa Thí dụ 1. Các chất thấy được a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy Các túi giấy, các và bột giấy mảnh bìa, giấy vệ b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi sinh, c. Thực phẩm Các chất thải ra từ đồ ăn Vải, len, nilon, thực phẩm Các cọng rau, vỏ d. Cỏ, gỗ củi, rơm, rạ, Các vật liệu và sản phẩm quả, thân cây, lõi được chế tạo từ tre, gỗ ngô, e. Chất dẻo và rơm, Đồ dùng bằng gỗ Các vật liệu và sản phẩm như bàn ghế, thanh được chế tạo từ chất dẻo. giường, đồ chơi, vỏ 13
  23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP dừa, f. Da và cao su Phim cuộn, túi chất Các vật liệu và sản phẩm dẻo, chai, lọ,chất 2. Các chất không cháy được chế tạo từ da và dẻo, các đầu voi a. Các kim loại sắt cao su bằng chất dẻo, dây bện b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giày, ví, được chế tạo từ sắt mà băng cao su, c. Thủy tinh dễ bị nam châm hút Các loại vật liệu không d. Đá và sành sứ bị nam châm hút. Vỏ hộp, dây điện, Các vật liệu và sản phẩm hàng rào, dao, nắp được chế tạo từ thủy tinh lọ 3. Các chất hỗn hợp Vỏ hộp nhôm, giấy Bất kì các loại vật liệu bao gói, đồ đựng nào không cháy khác Chai lọ, đồ đựng ngoài kim loại và thủy thủy tinh, bóng tinh. đèn Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở Vỏ trai, ốc, xương, bảng này. Loại này có gạch đá, gốm thể chia thành hai phần: Kích thước lớn hơn 5mm Đá cuội, cát, đất, và loại nhỏ hơn 5mm. tóc (Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006) 14
  24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương thức xử lý và tái sinh chất thải. Thành phần hóa học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt lượng. Chất hữu cơ Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ ẩm đem đốt ở 9500C Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 46% giá trị trung bình 53% Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau: Chất hữu cơ (%) = c – d/c *100 Trong đó: c: là trọng lượng ban đầu d: là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 9500C. tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ và được tính: Chất vô cơ (%)=100 – Chất hữu cơ (%) Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm 95%. Các thành phần phần trăm của C (carbon), H (hydro), N(nitơ), S(lưu huỳnh) và tro được dùng để xác định nhiệt lượng của rác. Hàm lượng carbon cố định Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác, không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500C. Hàm lượng này chiếm khoảng 5 -12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%. Nhiệt lượng: 15
  25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR, giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong: Btu = 145.4C + 620 (H 1/8 O) +41S Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của CTR các đô thị Giá trị nhiệt lượng (KJ/Kg) Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Thực phẩm 3489 – 6978 4652 Giấy 11630 – 1608 16747.2 Plastic 27912 – 37216 32564 Vải 15119 – 18608 17445 Cao su 20934 – 27912 23260 Da 15119 – 19771 17445 Gỗ 17445 – 19771 17445 Rác làm vườn 2326 – 18608 6512.8 Thủy tinh 116.3 – 22.6 18608 Kim loại 232.6 – 1163 697.8 Tro, bụi, gạch 2326 - 11630 697.8 Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006 Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của CTR đô thị % Trọng lượng Thành phần CTR C H O N S Tro Thực phẩm 48 6.4 38 2.5 0.5 5 Giấy 43.5 6 44 0.3 0.2 6 Nhựa 60 7 23 10 Thủy tinh 0.5 0.1 0.4 <0.1 99 Kim loại 5 0.6 4.3 0.1 90 16
  26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Da, cao su, vải 55 7 30 5 0.2 3 Tro, bụi, gạch 26 3 2 0.5 0.2 68 Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006 Trong đó: + C: Carbon (%) +H: Hydro(%) +O : Oxy (%) +S : Lưu huỳnh (%) 1.3.3. Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR Sự hình thành mùi: mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở những vùng khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác đô thị. Sự phát triển của ruồi: vào mùa hè ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Sự phát riển từ trứng thành ruồi khoảng 9 – 11 ngày tính từ ngày đẻ trứng, đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả như sau: - Trứng phát triển 8 – 12h - Giai đoạn đầu của ấu trùng 20h - Giai đoạn hai của ấu trùng 24h - Giai đoạn ba của ấu trùn 3 ngày - Giai đoạn thành công 4 – 5 ngày Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR 17
  27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP trong thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng. Chuyển hóa sinh học Quá trình phân hủy kị khí: là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong điều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước: + Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng. + Quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn. + Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu là CH4 và CO2. Ưu điểm: + Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao. + Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất + Trong quá trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ ngày mới có hiệu quả kinh tế. Nhược điểm: + Thời gian phân hủy lâu 4 – 12 tháng; +Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe. Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có mặt của oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C, sau 6 – 7 ngày nhiệt độ đạt từ 70 – 750C. Đây là khỏang nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Ưu điểm: + Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao; + Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; 18
  28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +Chất thải phân hủy nhanh sau 2 – 4 tuần; +Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng; + Mùi hôi bị khử do quá trình ủ. Nhược điểm: + Chi phí xử lý cao. + Kỹ thuật khó, phức tạp. + Trong quá trình vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình. 1.4. Ảnh hưởng của CTR 1.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị Hiện tượng vứt rác bừa bãi sẽ là nơi rất lý tưởng cho vi khuẩn, vi sinh vật và các loại côn trùng phát triển, ruồi muỗi là nơi lan truyền các loại bệnh. Một số vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây các loại bệnh cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh ngoài da khác. Tại các bãi rác lộ thiên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. 1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường  Ảnh hưởng tới môi trường đất Rác khi được vi sinh vật phân hủy trong môi trường hiếu khí hay kị khí nó sẽ gây ra hàng loạt các sản phẩm trung gian và kết quả sẽ tạo ra các sản phẩm CO2 và CH4, với một lượng rác có thể gây tác động tốt cho môi trường nhưng khi vượt quá khả năng làm sạch của môi trường thì sẽ gây ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất. Ngoài ra đối với một số rác không có khả năng phân hủy như nhựa, cao su, túi nilon đã trở nên phổ biến ở mọi nơi mọi chỗ. Đây chính là thủ phạm của môi trường vì cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ 10 năm đến cả nghìn năm. Khi lẫn vào trong đất nó có khả năng cản trở quá trình sinh trưởng của cây dẫn tới xói mòn đất. Túi nilon làm tắc các đường dẫn nước thải, gây ngập lụt cho đô thị. Nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa nguồn nước ngầm và giảm độ phì nhiêu của đất. 19
  29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Ảnh hưởng đến môi trường nước Hiện nay do việc quản lý môi trường không chặt chẽ dẫn tới tình trạng vứt rác bữa bãi đến các kênh rạch, lượng rác này chiếm chủ yếu là thành phần hữu cơ nên sự phân hủy xảy ra rất nhanh và tan trong nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước như gây ra hôi thối và chuyển màu nước. Ngoài ra hiện tượng rác trên các đường phố không được thu gom, gặp trời mưa rác sẽ theo nước mưa chảy xuống các kênh rạch gây tắc nghẽn các đường ống và ô nhiễm nước. Ở các bãi chôn lấp rác nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ra tình trạng nước rác chảy ra đất sau đó ngẫm xuống gây ô nhiễm tầng nước ngầm.  Ảnh hưởng tới môi trường không khí Nước ta lượng rác sinh hoạt chiếm thành phần chủ yếu là rác hữu cơ, hợp chất hữu cơ khi bay hơi sẽ gây mùi rất khó chịu hôi thối ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh.Những hợp chất có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, rác có thành phần phân hủy cao như thành phần hữu cơ ở nhiệt độ thích hợp (350C và độ ẩm 70 – 80%) vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi thối và sinh ra nhiều loại chất khí có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường đô thị. 1.5. Các phương pháp quản lý và xử lý CTR 1.5.1 Hệ thống quản lý CTR Việc quản lý CTR gồm nhiều khâu liên quan đến nhau từ nguồn phát sinh đến khâu thải bỏ cuối cùng vì vậy cần có sự quản lý đồng bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến chôn lấp. Một hệ thống quản lý tốt sẽ có các tác dộng như: trang thiết bị, kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ, kinh nghiệm quản lý và luật pháp. 1.5.1.1 Giải pháp về mặt chính sách a) Công cụ pháp lý  Sử dụng các văn bản pháp lý để quản lý môi trường như sau: 20
  30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được chủ tịch nước công bố vào ngày 10/1/1994 theo nghị định 175/CP về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường được chính phủ ban hàn ngày 18/10/1994. - Quyết định 2149/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về quản lý CTR đến 2025, tầm nhìn đến 2050 , được chính phủ ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2009. - Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quyết định số 199/QD/TC-LD-CL của Bộ Trưởng Khoa học Công Nghệ và Môi Trường. - Nghị quyết số 26/CP của Thủ Tướng Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường và thông tư số 3/TT-KCM của Bộ Khoa Học Công Nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 26/CP.  Các văn bản dưới pháp luật và các quy định pháp luật khác: - Thông tư số 1448 – MTG của bộ khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của thanh tra về bảo vệ môi trường. - Thông tư số 276 – TTMTG hướng dẫn về việc kiểm tra việc kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi quyết định phê chuẩn báo cáo về đánh giá tác động môi trường. - Thông số 81 – TT/MTG về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất. b) Công cụ kinh tế Nhằm khích lệ bảo vệ môi trường, sở có kế hoạch hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị nhằm giảm thiểu chất thải và áp dụng sản xuất sạch hơn. c) Công cụ hành chính - Lập quỹ môi trường nhằm giảm thiểu các vấn đề rũi ro về môi trường. - Tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền. - Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện về môi trường cho các đoàn thể, cá nhân, tổ chức chuyên ngành và cho cộng đồng. 1.5.1.2 Các biện pháp khác 21
  31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Xây dựng đồng bộ các văn bản quy định. Đảm bảo nâng cao hiệu luật của bảo vệ môi trường. - Tổ chức đo đạc thường xuyên, phân tích CTR theo tỷ lệ trọng lượng các thành phần cơ bản giúp cho các cấp quản lý cơ sở đề ra những biện pháp tối ưu quản lý chất thải một cách hiệu quả. - Huấn luyện, đào tạo các cán bộ phục vụ công tác quản lý CTR. - Tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục cho người dân về môi trường. - Trao đổi với các chuyên gia để học tập kinh nghiệm, kiến thức và tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới. 1.5.1.3 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTR  Thu gom CTR Quy hoạch thu gom CTR là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom CTR bao gồm: - CTR được tạo ra : số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành - Phương thức thu gom: thu gom riêng biệt hay kết hợp - Mức độ dịch vụ cần cung cấp: lề đường, lối đi - Tần suất thu gom và năng suất thu gom: số công nhân và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật kí và báo cáo. - Sử dụng hợp đồng huyện hoặc các dịch vụ tư nhân. - Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác. - Khôi phục nguồn lực: giá thành, thị trường, thu gom, phân loại - Tiêu hủy: phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý - Mật độ dân số: kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng CTR tại mỗi điểm, những điểm dừng công cụ. 22
  32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Các đặc điểm vật lý của khu vực: hình dạng và chiều rộng của đường phố, địa hình, mô hình giao thông ( giờ cao điểm, đường một chiều ) - Khí hậu: mưa gió, nhiệt độ - Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư ( các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy, khu thương mại. - Các nguồn tài chính và nhân lực. Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom: - Khối lượng chất thải được thu gom trong một giờ. - Chi phí của một ngày thu gom. - Chi phí cho mỗi lần dừng thu gom. - Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần.  Các phương thức thu gom: Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình: trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thỏa thuận trước. Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa điểm đã được quy định trước. Thu gom ven đường: trong một số trường hợp chính quyền địa phương cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chinh xác.  Hệ thống thu gom rác và vận chuyển CTR Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định. - Hệ thống xe thùng di động: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo ra nhiều CTR. 23
  33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hệ thống xe thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên và đổ rác vào xe thu gom. Những loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau được trình bày ở bảng 1.8 Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau Dung tích xe Kiểu thùng chứa (yd3) - Sử dụng với bộ phận 6 – 12 Hệ thống thùng chứa ép cố định di động - Hở phía trên 12 – 50 Xe nâng - Sử dụng bộ phận ép 15 – 40 cố định Xe sàn nghiêng - Thùng chứa được 20 – 40 trang bị máy ép 14 – 40 - Hở kín phía trên có nóc kéo 20 – 40 Xe có tời kéo - Thùng kín có móc phía trên được trang bị máy ép 1 – 8 Hệ thống thùng chứa cố - Phía trên kín và bốc 0.23 – 0.45 định dở bên cạnh. (60- 120gal) Xe ép, bốc dở bằng máy - Thùng chứa đặc biệt để thu gom rác sinh hoạt 0.08 – 0.21 từ các nhà ở riêng lẻ (22-55gal) 24
  34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn. 1.5.2 Các phương pháp xử lý  Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex - Đây là loại công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý CTR đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, - Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó hòa polymer và sử dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy CTR không cần phân loại được đưa vào cát, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải, chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hòa và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại. 25
  35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1.1.Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex Công nghệ Hydromex có những ưu điểm sau: + Công nghệ đơn giản, chi phí không cao +Xử lý được CTR và lỏng; +Rác sau xử lý bán thành phẩm. + Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi chôn lấp. + Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định.  Phương pháp xử lý sinh học Ủ rác thành phân compost : Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. 26
  36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của CTRSH có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn. Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khỏang 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 - 750C. nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hòan tòan. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếm khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị chậm lại. Ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở An Độ ( chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau: - Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng 27
  37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp. - Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu. Ưu điểm : - Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần CTR để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. - Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện đời sống cộng đồng. - Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. - Phân loại CTR được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa ) phục vụ cho công nghiệp. Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độ ẩm. Nhược điểm: - Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. - Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. - Nạp liệu thủ công, năng suất kém. - Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang, tự chế. Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều. Biogas : 28
  38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu.  Phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý sau cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp dụng để xử lý các loại CTR có thành phần dễ cháy. Thường đốt bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C. Ưu điểm: + Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại CTR. + Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. + Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần dùng nhiệt và phát điện.  Phương pháp chôn lấp - Chôn lấp là một phương pháp kiêm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bể chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất giàu amon và một số khí như CO2, CH4. - Như vậy chôn lấp CTR vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. - Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý CTR. Ưu điểm: + Có thể xử lý một lượng lớn CTR. + Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao. 29
  39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở. + Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn có thể giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. + Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt. + Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác. + Ngoài ra trong quá trình hoạt động các bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí gas phục vụ phất điện hoặc các hoạt động khác. +BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất. + BCL là một phương pháp xử lý CTR triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (Trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học, ). Nhược điểm: + Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên còn đang khan hiếm. + Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác. + Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4. H2S; + Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.  Phương pháp nhiệt phân - So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân có nhiều ưu điểm hơn cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện. - Quá trình xử lý đơn giản vì xử lý trong nhiệt độ ( khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phát sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý.  Phương pháp sử lý cơ học Các phương pháp xử lý cơ học bao gồm: . Phân loại 30
  40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP . Giảm thể tích cơ học . Giảm kích thước cơ học Phân loại CTR Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất thải rắc sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp tạo sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sử dụng được trong CTRSH, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm có: Phân loại rác bằng tay: Quá trình này nên thực hiện từ hộ gia đình, trạm trung trung chuyển và trạm xử lý trung tâm. Việc phân loại rác bằng tay được thực hiện tốt nhất từ hộ gia đình. Phân loại rác bằng khí: Việc phân loại rác bằng khí được dùng cho các loại rác có trọng lượng khác nhau và khô. Rác sẽ được khí nén chia ra gồm hai thành phần nặng và nhẹ. Thành phần nhẹ như giấy, chất dẻo, vải, nilon, Thành phần nặng như kim loại, sắt, Trong các cách phân loại này, các thành phần rác được dòng khí mang đi xa hay gần tùy thuộc vào tỷ trọng của chúng, sau đó chúng được thu gom theo mục đích phân loại. Phân loại rác bằng từ tính: là công việc thường dùng để chọn các vật liệu có chứa săt. Vật liệu có sắt được thu gom trước khi rác bị cắt nhỏ ra. Trong hệ thống thiêu rác hiện nay, sắt được tách ra từ bộ phận tro tàn còn lại. Người ta cũng có thể thiết lập hệ thống từ tính tùy vào mục đích mong muốn như làm giảm độ hao mòn các thiết bị xử lý rác, hay độ tinh khiết của sản phẩm được thu hồi. Sàng: là cách thức chọn lựa từ hỗn hợp rác nhiều thành phần có kích cỡ khác nhau thành hai hay ba kích cỡ rác bằng một hay nhiều hơn lớp lưới sàng. Sàng cũng có thể là khâu nằm trước hay sau khâu cắt rác nằm sau khâu phân loại bằng khí. 31
  41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép được áp dụng để giảm thiểu chất thải. Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường lắp đặt bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác có thể thu gom trong mốt chuyến. Giấy, carton, nhựa và lon nhôm, lon thiếc được thu gom từ CTRSH được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và chi phí vận chuyển đến trung tâm xử lý. Thông thường các trạm trung chuyển để lắp đặt hệ thống ép rác để giảm chi phí vận chuyển CTR đến BCL, để tăng thời gian sử dụng BCL, rác được nén trước khi phủ đất. - Máy nén bao gồm các loại sau: o Máy nén yếu có sức nén 8kg/cm3 và đôi ki đạt tới sức nén 350 kg/cm3 tạo ra khối lượng rác có tỷ trọng cao tương đương 1 tấn/m3. Thể tích rác sau khi nén giảm từ 3 phần còn 1 hay 8 còn 1. Giảm kích thước cơ học: Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng. Cần lưu ý rằng giảm kích thước chất thải không có ý nghĩa là thể tích chất thải cũng giảm theo. Trong một số trường hợp, thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu của chúng.  Tái sử dụng/ tái chế phế liệu Tái chế hay tái sử dụng CTR là một trong những lựa chọn hàng đầu của việc quản lý CTR. Những biện pháp này có thể giảm được việc thiếu diện tích đất dành cho BCL, tiết kiệm được năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, cung cấp những sản phảm hữu ích và đem lại lợi ích về kinh tế. Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý CTR Năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân phối chai lọ Chai lọ tái sử dụng (8 Chai lọ dùng một Năng lượng sử dụng lần) lần 32
  42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (kWht) (kWht) Vật liệu thô 0,36 1,9 Vận chuyển vật liệu thô 0,02 0,09 Sản xuất chai lọ 2,83 14,93 Sản xuất nắp chai lọ 0,57 0,57 Vận chuyển chai lọ 0,05 0,27 Đóng chai 1,79 1,79 Vận chuyển đến nơi bán 0,17 0,12 Tổng 5,79 19,66 Chú thích: kWht = kWh nhiệt (1kWHt= 0,256 kWh điện, phản ảnh công suất chuyển hóa từ nhiệt sang điện). Có hai hình thức tái chế: trực tiếp và gián tiếp - Tái chế Trực tiếp: tái chế một vật dụng ở dạng sẵn có, ví dụ như chai lọ, sử dụng dạng thủy tinh để làm lọ mới, làm chảy lon nhôm để làm sản phẩm từ nhôm. Tái chế Gián tiếp: tái chế sử dụng vật liệu cho một mục đích khác với mục đích ban đầu như thu hồi năng lượng từ phế thải. 33
  43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre Huyện Giồng Trôm có dạng hình thang, nằm giữa cù lao Bảo có diện tích tự nhiên là 315,02km2, đứng hàng thứ năm trong tám huyện. Trung tâm huyện Giồng Trôm cách Thành phố Bến Tre 19km theo đường tỉnh 885, cách các thị trấn Ba Tri 18km, Mỏ Cày Bắc 33km, Chợ Lách 53km (theo các tuyến quốc lộ đường tỉnh); 34
  44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cách 2 huyện ven biển Bình Đại 28km, Thạnh Phú 29km (theo các tuyến đường tỉnh và đường sông Ba Lai, Hàm Luông). Ranh giới hành chánh của huyện giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Giồng Trôm và huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai. - Phía Nam – Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày; phía Nam – Đông Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông. - Phía Đông và Đông Nam giáp Huyện Ba Tri. - Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Bến Tre. - Tọa độ địa lý: 106o21’27’’- 106o35’12’’ kinh độ Đông. 10o01’32’’- 10o15’55’’ vĩ độ Bắc. 2.1.2 Địa hình Nền đất được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông, địa hình gồm hệ thống mạng lưới sông rạch chằng chịt. Do đó, Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. - Cao trình thiên nhiên trên các bờ dừa bình quân: 1,000. - Cao trình thiên nhiên trên mạng ruộng lúa bình quân: 0,350. - Cao trình đất ở bình quân: 1,700. Nhìn chung khu vực thuộc vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, chênh lệch cao trình không nhiều. 2.1.3 Khí hậu Giồng Trôm chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu chung của tỉnh Bến Tre. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện khí địa hình và mặt đêm của những vườn dừa, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lớn đang xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, không có sự phân hóa mạnh theo không gian giữa các huyện, giữa các vùng ven biển và xa biển. Nhiệt độ 35
  45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bến Tre thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC đến 27oC. Nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy quá trình bay hơi dung môi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Nhiệt độ tại khu vực tỉnh Bến Tre thay đổi theo mùa trong năm. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng không lớn lắm. Nhiệt độ giao động trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Độ ẩm không khí Độ ẩm tương đối của không khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ của khối không khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì đội ẩm tương đối càng lớn, ngược lại nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối càng giảm. Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ, là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm, chuyển hóa chất ô nhiễm và sức khỏe người lao động tại khu vực. Độ ẩm không khí phụ thuộc vào các mùa trong năm. Các tháng 7, 8, 9, 10 là thời kỳ mưa nhiều nên độ ẩm đạt trị số cao nhất trong năm. Các tháng 2, 3 nhiệt độ không khí cao và lương mưa rất nhỏ nên độ ẩm có giá trị thấp nhất trong năm. Lương mưa Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất trên bề mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mua tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Mưa có tác dụng lọc bớt các chất ô nhiễm 36
  46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Vì vậy, vào mùa mưa, các chất ô nhiễm trong không khí thường thấp hơn vào mùa khô. Tuy nhiên, mùa mưa cũng dễ kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt. Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 11 hàng năm. Lương mưa trong mùa chiếm khoảng 90% tổng lượng mua cả năm. Nhìn chung, mưa tại khu vực mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh), thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa quá lớn và dồn dập. Các tháng 7, 8, 9, 10 là các tháng có lượng mua cao. Các tháng 1, 2 hầu như không có mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 152 ngày. Bốc hơi Chế độ bốc hơi trong năm chia thành 2 mùa trái ngược với mùa khô và mùa mưa. Từ tháng XII đến IV độ bốc hơi lớn đạt bình quân khoảng 3,3mm/ngày đêm. Các tháng còn lại khi mà độ ẩm lớn, độ bốc hơi nhỏ hơn chỉ khoảng 2,3mm/ngày đêm. Trong cả năm độ bốc hơi bình quân khoảng 2,8mm/ngày đêm. Độ bốc hơi đo bằng ống Piche và bằng chậu chữ A của khu dự án được xác định trực tiếp từ số liệu thực đo tại Bến Tre. Độ bốc hơi lớn nhất tuyệt đối đo bằng chữ A: ZmaxA = 29,1mm/ngày đêm và bằng ống Piche: ZmaxP = 12,2mm/ngày đêm. Gió Trong năm hình thành 2 mùa gió chính: Gió mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chủ yếu Đông - Đông Bắc. Vận tốc gió trung bình khoảng 2,4m/s đến 4,5m/s. Gió mùa hạ từ tháng 5 đến 11 theo hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình quân chỉ vào khoảng 2,2m/s đến 4,2m/s. 37
  47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hai mùa gió chính đã tạo nên hai mùa khí hậu riêng biệt. Gió mùa mùa đông lạnh, khô và gió mùa mùa hạ mang nhiều hơi ẩm gặp các nhiễu loạn thời tiết khác gây mưa. 2.1.4 Thủy văn Chế độ thủy văn của huyện Giồng Trôm thuộc vùng cửa sông ven biển, nên phụ thuộc chính vào chế độ thủy triều biển Đông qua sông Hàm Luông, sông Bến Tre, sông Giồng Trôm, sông Bình Chánh. Nhìn chung điều hòa và khá ổn định. Sông Bến Tre dài khoảng 30km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thành phố, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh Bến Tre. Huyện Giồng Trôm nằm giữa 2 sông huyết mạch Ba Lai và Hàm Luông nối liền với mạng lưới kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài đường sông 241km nên việc giao thông thủy rất tiện lợi. Nhân dân thường sử dụng thường sử dụng phương tiện vận tải thủy nhỏ để vận chuyển hàng hóa phục vụ nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa từ huyện đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Diễn biến mực nước trong khu vực theo chế độ bán nhật triều không điều, trong tháng có 2 chu kỳ là triều cường và triều kém. Đỉnh nước bình quân cao nhất vào tháng 10 (130 cm), tháng 11 (132cm), chân triều bình quân cao nhất vào tháng 1 (-39cm), thấp nhất vào tháng 6 (-159cm), với biên độ triều trong năm biến thiên 201 - 242cm. 2.1.5 Tài nguyên 2.1.5.1 Nước mặt Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển, với 4 nhánh sông lớn của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Trong đó huyện Giồng Trôm bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Ba Lai, Hàm Luông và hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chằng chịt. 38
  48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59km, lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 240m3/s, vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau) khoảng 59m3/s. - Sông Hàm Luông: có chiều dài khoảng 71km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, lòng sông rộng và sâu nên cung cấp lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác. Vào mùa lũ, lưu lượng nước vào khoảng 3.360m3/s, mùa khô khoảng 828m3/s. 2.1.5.2 Nước ngầm - Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu 10m. Nước có độ PH từ 6 - 7.5, hàm lượng sắt cao từ 0.04 - 10mg/l, độ mặn dao dộng lớn từ 454 - 15.071mg/l, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Hiện nay, nước ngầm nhạt tầng nông đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của tỉnh. - Nước ngầm tầng sâu (trên 100m): gồm 2 phức hệ chứa nước Pleistocène và Miocene. Phức hệ chứa nước Pleistocene có chứa nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395m, quan trọng nhất là tầng sâu 290 - 0350m, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Diện tích phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112km2 trãi dài từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nước lợ, mặn. Phức hệ chứa nước Miocene tồn tại ở độ sâu >400m, gồm nhiều tầng nước: trong đó tầng sâu 410 - 440m có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18m. Nước có 39
  49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh, thường bị nhiễm phèn lại nhiễm mặn cao. 2.1.5.3. Đất Trên điạ bàn huyện Giồng Trôm có 5 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát và đất xáo trộn với 14 loại đất. - Nhóm đất phù sa chiếm 18,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất, phân bố tại khu vực Tây Bắc của huyện; độ phì từ khá đến cao, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm, kali khá, nghèo lân dễ tiêu, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa nước và kinh tế vườn trong điều kiện lên tiếp. - Nhóm đất phèn chiếm 6,5% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất, phân bố chủ yếu tại khu vực phiá Đông Nam, hầu hết có tầng sinh phèn sâu trên 50cm; đất giàu mùn đạm và kali nhưng pH và độ no bazơ thấp, nghèo lân, thích nghi canh tác lúa nước, trong điều kiện lên liếp phải qua cải tạo và có biện pháp canh tác hợp lý. - Nhóm đất mặn chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 2 loại đất, phân bố tại các xã Hưng Nhượng, Hưng Lễ, thành phần cơ giới nặng, kém thuần thục, giàu mùn đạm và kali, nghèo lân dễ tiêu, bị nhiễm mặn trung bình và ít theo mùa, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa hoặc có thể ngăn mặn lên tiếp. - Nhóm đất cát chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phân bố tại Tân Lợi Thạnh, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, dung tích hấp thụ thấp, thoát nước tốt, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn hàng năm và cây lâu năm. - Nhóm xáo trộn chiếm 59,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất, phân bố trên khắp địa bàn huyện; độ phì từ trung bình đến cao tùy vào loại đất trước khi lên liếp, thích nghi kinh tế vườn. 2.1.5.4 Khoáng sản Cũng như tỉnh Bến Tre, huyện Giồng Trôm hầu như không có các loại khoáng sản có giá trị cao, nhất là có trữ lượng công nghiệp. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số 40
  50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP loại khoáng sản có chất lượng, trong đó sét gạch ngói, cát lòng sông là những khoáng sản chính của tỉnh, cụ thể một số lại khoáng sản như: Cát lòng sông: Bến Tre có tổng chiều dài sông rạch khoảng 2.367km, nhưng tiềm năng cát sông thực sự chỉ có ở 4 sông lớn: sông Tiền, Cổ Chiên, Hàm Luông và Ba Lai. Trữ lượng qua thăm dò vào khoảng 316.773 ngàn m3. Trong đó, huyện Giồng Trôm hiện có 04 mỏ cát trân sông Hàm Luông. Định hướng đến năm 2020 huyện bổ sung 02 xã thăm dò khai thác là Hưng Phong, Hưng Lễ. Sét dùng cho sản xuất gạch ngói, tồn tại ở 3 dạng: loại sét vàng, đỏ có khi xám đen, pha đất thịt và các mịn ở các cồn. Loại đất xám xanh nằm ở khu vực nước lợ, có độ nhớt cao. Loại sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng dẻo, xuất hiện ở những trũng giữa hai dòng cát, do đồng thủy triều tạo nên. 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch thực hiện năm 2014 theo từng vùng như sau: Khu vực I phía Bắc ĐT.885 (Nông - Lâm - Thủy sản): tổng GDP năm 2013 ước là 1.497.257 triệu đồng, đạt 45,56% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.645.807 triệu đồng đạt 42,27%. Khu vực II nằm giữa ĐT.885 và ĐT.887 (Công nghiệp - Xây dựng): GDP năm 2013 ước là 575.082 triệu đồng, đạt 23,04% và kế hoạch năm 2014, GDP là 975.241 triệu đồng đạt 24,85%. Khu vực III phía Nam ĐT.887 (Dịch vụ): GDP năm 2013 ước là 1.032.288 triệu đồng, đạt 31,41% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.249.304 triệu đồng đạt 32,43%. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2013 ước tính khoảng 21,33 triệu đồng và kế hoạch năm 2014 khoảng 25,10 triệu đồng. 2.2.1 Điều kiện kinh tế Sản xuất nông nghiệp - thủy sản: so với năm 2013, giá trị sản xuất tăng 14,48% đối với các loại hình sản xuất như sau: 41
  51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +Trồng trọt: Giồng Trôm là huyện đã từ lâu nổi trội về sớm phát triển mạnh lĩnh vực trồng trọt so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Đây cũng là huyện đi đầu trong xây dựng nhiều mô hình trồng trọt đạt hiệu quả và được nhân rộng trong toàn tỉnh. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp - thủy sản toàn huyện là 24.300 ha ( trong đó nuôi thủy sản 1.202 ha), cây dừa chiếm 16.770 ha, cây lúa chiếm 3.083 ha, cây ăn trái chiếm trên 4.782 ha. Như vậy, còn lại chỉ trên 1.000 ha là trồng mía, rau màu, cỏ, nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích mía còn chiếm hơn 500 ha (tập trung chủ yếu tại xã Châu Bình). +Hoạt động chăn Nuôi tăng 25,32% so với năm 2013. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện: các ổ bệnh xảy ra trên gia cầm đã được sử lý kịp thời; công tác tiêm phòng định kỳ, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại phòng chống dịch bệnh trên gia súc - gia cầm đợt I, đạt 100% chỉ tiêu phân bổ; tiêu độc khử trùng 1.083 xe vận chuyển động vật. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 240,53 tỷ đồng, 51,03% kế hoạch, tăng 23,02% so với cùng kỳ năm 2013. + Một số mặt hàng công nghiệp, thủ công công nghiệp tăng so cùng kỳ như: chỉ sơ dừa, cơ khí, may mặc, cơm dừa nạo sấy, Các mặt hàng còn lại sản xuất ổn định. + Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là CCN Phong Nẫm thiếu vốn cho việc đầu tư hạ tầng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu hút đầu tư nên hiện nay các dự án đầu tư vào CCN còn ít, trong đó có 03 nhà máy: Công ty Cổ phần thực phẩm và Đồ uống dừa Mê kông (với diện tích 5,1 ha đã khởi công xây dựng, dư kiến vào hoạt động cuối năm 2014), công ty TNHH Ươm Mầm Xanh và Công ty cổ phần sản xuất chế biến chỉ sơ dừa 25/8. + Trên địa bàn huyện có 05 làng nghề được duy trì cũng cố và phát triển giải quyết hơn 3.760 lao động. Các làng nghề đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh 42
  52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tế - lao động theo định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn của huyện. Ngoài các hộ sản xuất tại các làng nghề, mỗi làng nghề thành lập 01 hợp tác xã như làng nghề bánh tráng, bánh phồng, kềm kéo. - Thương mại - dịch vụ: Giá trị thương mại, dich vụ ước đạt 632,05 tỷ đồng, 50,8% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 350,50 tỷ đồng, giá trị dịch vụ ước đạt 281,54 tỷ đồng. Hoàn thành nhà lồng chính chợ Lương Quới và bố trí, sắp xếp các hộ tiểu thương vào hoạt động kinh doanh tại các chợ: Lương Quới, chợ Sơn Đốc xã Hưng Nhượng. Các tổ hợp tác trên địa bàn huyện ngày càng được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả gớp phần tăng thu nhập cho người dân như: Tổ hợp tác dừa ở xã Châu Bình, Tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp đan giỏ cọng dừa, nuôi bò sinh sản, Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Thành lập mới 01 trang trại chăn nuôi cút ở Lương Quới. Hiện có 09 trang trại, 10 Hợp tác xã, 05 làng nghề, 55 tổ hợp tác theo nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ. Xây dựng kế hoạch phát triển các ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị: Tiến độ dựng nông thôn mới của các xã đã có chuyển biến tốt. Tuy nhiên vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra, một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác xây dựng nông thôn mới, vẫn còn một phần nhỏ cán bộ công chức và lãnh đạo địa phương chưa hiểu hết nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, còn tập trung nhiều ở các xã điểm, công tác huy động vốn các xã xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn huy động trong nhân dân. Phát triển đô thị: Thị Trấn Giồng Trôm hoàn chỉnh đề án công nhận đô thị loại V và đã thông qua Hội đồng nhân dân Thị Trấn, kết quả đạt 44/49 tiêu chí; xã Phước Long (đạt 31/49 tiêu chí), Mỹ Thạnh (đạt 38/49 tiêu chí) và đã hoàn thành 43
  53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP công tác lập quy hoạch chung theo tiêu chuẩn đô thị loại V, hiền đang quản lý theo quy hoạch. Để thực hiện tốt kế hoạch tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 -2015 và định hướng đến năm 2020. Huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể giao nhiệm vụ cho các ngành phối hợp triển khai thực hiện, trong đó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò chủ đạo trong giám sát quá trình triển khai thực hiện. 2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: Trong năm học 2013 - 2014 đã xây dựng 32 phòng, sửa chữa và nâng cấp ở 35 trường với kinh phí gần 8,5 tỷ đồng và đang thi công 54 phòng. Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2013- 2014, có 67 trường với 26.088 học sinh từ bậc Mầm non đến trung học cơ sở, tăng 02 nhóm Mầm non. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014 đạt 99,67%. Riêng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên có 102 tham gia dự thi đạt 97,05% ( tăng 14,16% so với năm 2012 - 2013). Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ công tác xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, chỉ đạo các trường tổng kết năm học và chuẩn bị các hoạt động hè. - Y tế Tiến độ thi công xây dựng 05 Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia đúng tiến độ (Châu Bình, Lương Quới, Tân Lợi Thạnh, Phong Mỹ, Thị Trấn), đã bàn giao xong mặt bằng các Trạm: Hưng Lễ, Châu Hòa, Bình Thành, Hưng Nhượng, Thạnh Phú Đông, Lương Hòa và Bình Hòa. Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng các Trạm này. Hiện nay, các trạm y tế tại xã đã có lò đốt rác và hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt. Một vạn dân thì có 03 bác sĩ và 9,14 giường bệnh phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện, các xã có bác sĩ đạt 90,91%, định hướng năm 2014 số bác sĩ đạt 100%. - Dân số 44
  54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Dân số của huyện Giồng Trôm năm 2013 khoảng 169,487 người, mật độ là 542người/km2. Tốc độ gia tăng dân số 0,4%/năm. Các hoạt động về dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt được các mục tiêu đề ra, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,55% (giảm 0,02%). Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2015 Diện tích Dân số trung Mật độ dân số Đơn vị hành chính (Km2) bình ( người) ( người/km2) Tổng số 315,2 171167 543,04 Thị Trấn 11,55 9910 858,01 Xã Bình Hòa 15,49 8798 567,98 Xã Bình Thành 16,05 9483 590,84 Xã Châu Bình 27,16 8267 304,38 Xã Châu Hòa 19,03 9449 496,53 Xã Hưng Lễ 18,2 7052 387,47 Xã Hưng Nhượng 19,24 10715 556,91 Xã Hưng Phong 13,19 5221 395,83 Xã Long Mỹ 12,21 7189 588,78 Xã Lương Hòa 16,92 10835 640,37 Xã Lương Phú 10,45 6350 607,66 Xã Lương Quới 6,06 4485 740,1 Xã Mỹ Thạnh 9,15 8130 888,52 Xã Phong Mỹ 10,26 3766 367,06 Xã Phong Nẫm 10,29 5461 530,71 Xã Phước Long 14,87 8592 577,81 Xã Sơn Phú 14,02 6846 488,3 45
  55. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Xã Tân Hào 9,98 6676 668,94 Xã Tân Lợi Thạnh 12,14 6676 549,92 Xã Tân Thanh 17,11 11554 675,28 Xã Thạnh Phú 21,59 9842 455,86 Đông Xã Thuận Điền 10,24 5870 573,24 - Chính sách xã hội Công tác chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, hộ nghèo, bảo trợ xã hội được giải quyết kịp thời. Triển khai công tác giảm ghèo lồng ghép dự án kinh doanh với người nghèo (DBRP) năm 2014, tổ chức họp mặt người nghèo 22/22 xã, thị trấn kết quả có 2.069/3.222 người nghèo tham dự đạt 64,21%. Cấp 10.337 bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 5.853 thẻ cho hộ nghèo chuyển cận nghèo theo Quyết định 705/2003/QĐ - TTg, cấp bảo hiểm y tế cho đối tượng con liệt sĩ 2.487/3.987 hồ sơ và 1.294/1.803 người hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ - TTg. Quyết định trợ cấp và điều chỉnh trợ cấp xã hội thường xuyên cho 2.743 người, lũy kế 6.698 người đang hưởng trợ cấp. Năm 2013 huyện có 5,527 hộ nghèo, tỉ lệ 10,97%, cận nghèo 3.313 hộ, tỉ lệ 6,58%, hộ có thu nhập từ 130 đến 150% chuẩn hộ nghèo có 1.051 hộ, tỉ lệ 2,09%. Tình hình kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy lợi và phòng, chống hạn, mặn, bảo vệ môi trường được tập trung thực hiện. Công tác xây dựng nông thôn mới được các ngành, đoàn thể quan tâm, đặc biệt là hỗ trợ cho xã Châu Bình hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối tháng năm 2014. 2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020. Quan điểm và định hướng và phát triển Quan điểm 46
  56. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, phát huy sức mạnh của tất cả thanh phàn kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo định hướng bền vững. - Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn kinh tế. - Phát triển nguồn lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư. - Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội - Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. - Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Định hướng chiến lược phát triển thời kỳ 2006 - 2020 - Huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực trong Tỉnh, Huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài Tỉnh, kể cả ngoài nước, tạo ra một tiểu vùng sản xuất - kinh doanh hàng hóa quan trọng của Tỉnh, với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, bền vững. - Lấy nông ngư nghiệp làm nền tảng, lấy thương mại dịch vụ, công nghiệp và đô thị hóa làm lực đẩy phát triển kinh tế. - Gắn phát triển kinh tế xã hội của Huyện với kinh tế xã hội của thành phố Bến Tre và thị trấn Ba Tri, hình thành trục phát triển vùng trung tâm tỉnh Bến Tre, tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng ngang bằng với 2 thị xã nêu trên. - Định hướng đầu tư chiến lược là: + Hình thành 3 cụm công nghiệp tại thị trấn Giồng Trôm, Phong Nẫm và Thạnh Phú Đông, tạo sức hút kinh tế - đầu tư trong và ngoài Huyện, làm vệ tinh hữu hiệu cho các khu cụm công nghiệp, các chợ vựa nông sản của thị xã Bến Tre và 47
  57. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP huyện Giồng Trôm. Khu vực trước đây dự kiến quy hoạch Cụm công nghiệp Phước Long - Sơn Phú. + Nhanh chóng hoàn chỉnh xây dựng khu đô thị trung tâm tại thị trấn Giồng Trôm đạt tiêu chuẩn loại 5, phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển mạnh thương mại dịch vụ. + Phát triển nhanh 2 đô thị loại 5 mới Mỹ Thạnh, Phước Long và 5 thị tứ Châu Hòa, Lương Quới, Tân Hào, Sơn Đốc, Thạnh Phú Đông theo hướng làm điểm tập kết hàng hóa, sơ chế, trung tâm phân phối và cung ứng hàng hóa cho tiểu vùng, trong đó Thạnh Phú Đông có khả năng tiếp cận chuẩn đô thị loại 5 chung quanh năm 2020; xây dựng hoàn chỉnh chợ vựa nông sản Lương Quới. + Khu vực nông thôn phát triền nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, rau màu thực phẩm, dừa, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ. -Với định hướng chung như trên, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ như sau: +Vùng I (Bắc ĐT.885), diện tích 12.100 ha (39% diện tích tự nhiên) dự kiến là vùng phát triển nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010 và ổn định dần tốc độ tăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất với 2 đô thị ở 2 cực là thị trấn Giồng Trôm và Mỹ Thạnh, đô thị trung gian là thị tứ Lương Quới. + Vùng II (giữa ĐT.885 và ĐT.887), diện tích 8.300 ha (27% diện tích tự nhiên), là vùng phát triển chủ yếu là nông nghiệp, đô thị quan trọng nhất là thị tứ Tân Hào. + Vùng III (Nam ĐT.887), diện tích 10.800 ha (35% diện tích tự nhiên), dự kiến là vùng sẽ phát triển nhanh sau năm 2010 và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng hàng thứ hai của huyện với khu công nghiệp Phước Long - Sơn Phú; các đô thị quan trọng là TT Phước Long, TT Thạnh Phú Đông, thị tứ Sơn Đốc. 48
  58. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tóm lại, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của huyện Giồng Trôm sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn, bền vững, có hiệu quả, góp phần với tỉnh Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ và công nghiệp và tiến dần sang Thương mại dịch vụ- Nông công nghiệp. 49
  59. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE 3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 3.1.1 Nguồn gốc phát sinh Trong quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phụ phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy CTR xuất phát từ nhiều nguồn nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà cũng tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại CTR có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người phải tìm ra biện pháp khống chế mức nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng của rác đến môi trường mà con người sống. Các nguồn phát sinh CTRSH - Hộ gia đình - Chợ - Cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp làng nghề - Cơ quan, trường học - Bệnh viện, trung tâm y tế - Công trình xây dựng 3.1.2 Thành phần CTRSH Bảng 3.1. Phân loại thành phần CTRSH Tỷ lệ % thành phần Stt Loại rác CTR 1 Thực phẩm 24,5 2 Rác vườn 12,4 3 Giấy 13,4 4 Carton 3,2 50
  60. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 Nhựa và nilon 10,8 6 Vải, len sợi 2,7 7 Cao su 1,55 8 Da 1,35 9 Gỗ 6,2 10 Thủy tinh 5,3 11 Lon, thiếc 5,2 12 Kim loại khác 3,1 13 Bụi, tro 10,3 Nguồn Báo cáo hiện trạng môi trường huyện giồng trôm năm 2014 Kết quả phân tích cho thấy thành phần CTR đô thị rất đa dạng bao gồm các chủng loại: sành sứ, bao bì, giấy, nilon, kim loại, lá cây, gỗ mục, các loại rau quả, thực phẩm hư hỏng, trong đó thành phần rác có khả năng tái chế chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu về thành phần chung CTR của Huyện nêu trên cho thấy CTR trên địa bàn Huyện Giồng Trôm có khả năng thu hồi, tái sử dụng rất lớn. Do thành phần rác đa dạng.  Dự báo tải lượng, thành phần CTRSH Dân số của Huyện năm 2010 là 168.284 người giảm 2.2% trên năm so với năm 2005 là 189.941 người, đến năm 2014 số dân là 170.486 tăng 0.4% so với năm 2010. Dân số Huyện Giồng Trôm có xu hướng tăng chậm trong những năm gần đây, trung bình khoảng 0.4%/ năm. Căn cứ theo quy định mức CTR sinh hoạt nông thôn là 0.4/kg/người/ngày(Dựa theo báo cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2010 – Bộ TN & MT) dự báo được lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn Huyện Giồng Trôm đến 2020 như sau: 51
  61. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.2. Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 Dự báo lượng CTR sinh hoạt Năm Dự báo dân số ( người) (kg/ngày) 2015 171.167 68.467 2016 171.851 68.740 2017 172.538 69.015 2018 173.228 69.291 2019 173.981 69.592 2020 174.676 68.870 Về thành phần CTR của nông thôn vẫn là thành phần hữu cơ, chai lọ, túi nilon và các vận dụng thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bãi rác Huyện đang trong tình trạng bị ô nhiễm, nếu không được xử lý kịp thời thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ bãi rác sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. 3.1.3 Khối lượng CTRSH Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện năm 2013 là 5.183 tấn/ năm. Hiện nay tỉ lệ thu gom của huyện là 12/22 xã, trong đó 10 xã ( Thị trấn, Lương Quới, Bình Hòa, Bình Thạnh, Tân Thanh, Hưng Nhượng, Tân Hào, Long Mỹ, Tân Lợi Thạnh, Thạnh Phú Đông) được Huyện kí hợp đồng với Công ty Công Trình đô thị Bến Tre thu gom và xử lý tại bãi rác Tân Thanh ( theo hợp đồng 6 tháng đầu năm năm 2014, khối lượng thu gom của 10 xã là 1128 tấn/ 6 tháng, bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng 6.1 tấn/ ngày). Ngoài ra, còn 2 xã Mỹ Thạnh và Sơn Phú tiến hành thu gom và vận chuyển đến bãi rác Phú Hưng để xử lý với khối lượng rác 1.4 tấn/ ngày, Sơn Phú 500kg rác/ ngày. Riêng xã Phước Long, không nằm trong những xã được thu gom và xử lý tại bãi rác nhưng Ủy ban xã đã hợp đồng với một hộ Gia đình cho Ấp Chợ và đổ tại đất vườn của họ để giảm bớt lượng rác phát sinh hàng ngày. Nhìn chung nguồn phát sinh chát thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện chủ 52
  62. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP yếu từ hộ gia đình, chợ, khu kinh doanh dịch vụ mua bán, nơi công cộng, với số lượng thành phần CTRSH tùy thuộc vào quy mô dân số, quá trình đô thị hóa cũng như mức sống người dân trên địa bàn Huyện. Theo điều tra trên 220 hộ Gia Đình thuộc 10 xã, với câu hỏi về khối lượng CTRSH phát sinh trên 1 người, kết quả cho thấy: Bảng 3.3. Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre Khối lượng Xã số người KLR rác/ người (kg) Sơn Phú 38 15 0,39 Phong Mỹ 40 19 0,48 Thuận Điền 35 10 0,29 Phước Long 27 17 0,63 Lương Hòa 34 15 0,44 Lương Quới 39 15 0,38 Phong Nẫm 36 15 0,42 Tân Hào 43 10 0,23 Châu Hòa 31 13 0,42 Thạnh Phú Đông 47 24 0,51 Hưng Lễ 35 10 0,29 Tân Thanh 35 11 0,31 Long Mỹ 36 12,5 0,35 Hưng Nhượng 37 10 0,27 Tân Lợi Thạnh 37 17,5 0,47 Mỹ Thạnh 32 9,5 0,3 Châu Bình 35 10,5 0,3 Lương Phú 37 14 0,38 Bình Thành 40 21 0,53 Bình Hòa 40 20 0,5 Hưng Phong 33 15 0,45 Thị Trấn Giồng 35 17 0,49 Trôm 53
  63. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên đại bàn huyện Giồng Trôm 54
  64. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR  Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTR Hiện nay, công tác thu gom và vận chuyển rác do Công ty Công Trình Đô Thị trực tiếp thu gom tất cả. Thu gom rác tại chợ, khu dân cư quanh chợ, các hộ dân dọc đường tỉnh, đường huyện tại một số xã trong huyện, các cơ quan trong huyện vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Tân Thanh nhằm từng bước cải thiện môi trường, hạn chế việc xả rác ra dọc tuyến đường và khu vực xung quanh Hình 3.2. Xe ép rác 2 tấn  Phạm vi thu gom Thu gom rác ở các chợ và dân cư cập đường tỉnh, đường huyện ở các xã sau: Lương Quới, Bình Hòa, Thị Trấn, Bình Thành, Tân Thanh, Hưng Nhượng, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Tân Phú Đông, Long Mỹ. Phạm vi thu gom rác cụ thể như sau: - Đường tỉnh 885: Từ cầu Lương Quới đến khu vực ngã ba Sơn Đốc. Các chợ Lương Quới, Bình Hòa, Bến Miễu, Thị Trấn, Trũng Xình, Giồng Trường. Các điểm tập kết rác: Chợ Lương Quới, khu vực Quán Tre vàng, chợ Bình Hòa, chợ Cát Lỡ, chợ Bến Miễu, chợ Thị trấn, chợ Trũng xình, chợ Gồng trường, ngã ba Sơn đốc. ( 55
  65. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Riêng khu dân cư cập ĐT 885 đoạn tuyến tránh Thị trấn đến ngã ba ĐH 11 để rác trước nhà sẽ có xe trực tiếp đến lấy theo giờ quy định. Tại các chợ BQL hoặc Tổ quản lý chợ cử người quét dọn và thu gom rác tại vị trí quy định sẽ có xe đến lấy rác, vị trí do BQL hoặc Tổ quản lý chợ chọn nhưng phải đảm bảo xe chở rác vào được) - Đường huyện 10: Từ ĐT 885 đến ngã tư Bình đông. Điểm tập kết rác: Khu vực tiếp giáp đường tránh, ngã tư Bình đông. - Đường K20: Từ ĐH 10 đến giáp lộ Bình Tiên. Điểm tập kết rác: Khu vực chợ Ấp 6 Bình thành. - Đường Giồng Trường: Từ ĐT885 đến giáp ĐH 11. Điểm tập kết rác khu vực máy kéo. - Đường huyện 11: Tiếp giáp ĐH 11 đến chợ Cái Mít, các chợ: Tân Thanh, Hưng điểm, Tân lợi Thạnh, Tân Phú Đông. Điểm tập kết rác ngã ba ĐT 885 – ĐH 10, khu vực chợ Tân Thanh, khu vực Lộ Quẹo, chợ Hưng Điểm, ngã ba ĐT 887 – ĐH 11, Ngã ba Tư khối, chợ Cái Mít. - Đường tỉnh 887: Đoạn từ cầu lương ngang – cầu Ba Lạt. Điểm tập kết rác: Chợ Linh Phụng. - Đường vào xã Hưng Nhượng: Từ ĐT 887 đến cầu Trường học ( cách Ủy ban nhân dân xã Hưng Nhượng 300m về phía nhà thờ La Mã). Điểm tập kết rác tại chợ Sơn Đốc. BẢNG 3.4 TỔNG HỢP KINH PHÍ MUA THIẾT BỊ LOẠI THIẾT BỊ STT ĐỊA ĐIẺM THÙNG THÙNG XE XE CẢI 120L 240L ĐẨY TIẾN 1 Chợ Lương Quới 1 4 2 Quán Tre Vàng 1 3 Chợ Bình Hòa 1 4 Chợ Cát Lỡ 1 56
  66. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Tiểu Học Bình 5 1 Hòa Trường ThPT Phan 6 1 Văn Trị 7 Đình Bình Hòa 1 8 Chợ Thị Trấn 6 9 Chợ Giồng Trường 1 10 Ngã Ba Sơn Đóc 1 11 Chợ Hưng Nhượng 4 Khu Vực Viện Kiểm 12 1 Sát Ngã Tư Tuyến Tránh – 13 1 Đh 10 Trường THCS Bình 14 1 Thành 15 Ngã Tư Bình Đông 1 16 Chợ Ấp 6 Bình Thành 1 Khu Vực Máy Kéo 17 1 Giồng Trường 18 Chợ Tân Thanh 2 19 Chợ Hương Điểm 3 20 Trường Lê Thọ Xuân 1 Ngã Ba Đền Thờ 21 1 Đồng Văn Cống 22 Ngã 3 Tư Khối 1 Trường THCS Thạnh 23 1 Phú Đông 24 Ngã Ba Đi Hưng Lễ 1 25 Chợ Cái Mít 4 26 Trường Hoàng Lam 1 27 Chợ Linh Phụng 2 Tổng cộng: 6 16 24 6 57
  67. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BẢNG 3.5 THỐNG KÊ NHU CẦU THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM Khối Tên xã, thị Số hộ dân Số hộ kinh lượng rác TT Ghi chú trấn cư (hộ) doanh (hộ) dự kiến (tấn) 1 Lương Quới 38 136 1 2 Bình Hòa 75 15 0.4 Kể cả các 3 Thị Trấn 473 357 2.7 cơ quan, chợ 4 Bình Thành 79 10 0.5 5 Tân Thanh 100 6 0.5 Kể cả các 6 Hưng Nhượng 126 244 1 cơ quan, chợ Kể cả các 7 Tân Hào 58 65 1 cơ quan, chợ Thạnh Phú 8 5 26 0.3 Đông 9 Long Mỹ 4 8 0.2 Tổng cộng 958 867 7.6 58
  68. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BẢNG 3.6 ĐĂNG KÝ NHU CẦU NHÂN LỰC THU GOM RÁC Số STT Phạm vi họạt động Ghi chú lượng 6 Cầu Lương Quới – Tuyến 1 1 tránh Thị trấn Giồng Trôm - Việc thu gom rác ở các chợ: Các hẻm Thị Trấn – Ngã Lương Quới, Bình Hòa, Thị ba ĐH 11 đến cống Cấy Trấn, Bến Miễu, Trùng Xình, 2 2 da, Đường Huyện 10, chợ ấp 6 Bình thành, Tân Thanh, Đường K20 Giồng Trôm, Sơn Đốc, Hưng Điểm, Cái Mít, tân lợi thạnh, Cống Cây Da – Ngã Ba Linh Phụng sẽ do Ban quản lý 3 Sơn Đốc, đường 887 – 1 chợ ( hoặc tổ quản lý hay cá Cầu Trường học nhân quản lý) bố trí người quét dọn, thu gom để đúng nơi qui Đường huyện 11 từ ngã tư định để xe đến vận chuyển về Giồng Trường đến đường bãi rác. 4 1 887, khu vực cầu Lương Ngang – cầu Hương Điểm Đường huyện 11 từ đường 887 – chợ Cái Mít, Đường 5 1 887 từ cầu Hương Điểm, cầu Ba Lạt 59
  69. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BẢNG 3.7 THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ CƯ LY VẬN CHUYỂN RÁC VỀ BÃI RÁC TẬP TRUNG CỦA HUYỆN QUÝ 1 + 2 NĂM 2015 (Đến 27/06/2015) Khối lượng Hình thức thu Khối lượng lần Tổng khối Khối lượng rác 01 Cự ly thu gom STT Tên xã lần cân thứ I gom cân thứ II (kg) lượng (kg) ngày (kg) (km) (Kg) 1 Lương Quới Thu rác điểm - - 793,875 13,0 Thu rác điểm - - - 370,50 11,0 2 Bình Hòa Thu rác đường 1.035 2.378 2.378 594,50 7,0 Thu rác điểm 2.640 5.060 5.060 2.530,000 7,0 3 Thị Trấn Thu rác đường 870 1.528 1.528 382,00 5,0 4 Bình Thành Thu rác điểm 559 1.340 1.340 670,00 5,0 Hưng 5 Thu rác điểm - - - 543,50 8,0 Nhượng 6 Tân thanh Thu rác điểm - - - 365,125 2,5 7 Tân Hào Thu rác điểm - - - 850,875 4,0 8 Long Mỹ Thu rác điểm - - - 147,50 6,0 Tân lợi 9 Thu rác điểm 575 347 922 230,50 7,0 Thạnh Thạnh Phú 10 Thu rác điểm - - - 305,25 8,0 Đông Tổng cộng 5.679 5.549 11.228 7.783,63 Đối với hình thức thu gom rác điểm Công Ty Công Trình Đô Thị Bến Tre thực hiện thu gom rác 2 ngày/1 chuyến. Đối với hình thức thu gom rác đường Công Ty Công Trình Đô Thị Bến Tre thực hiện thu gom rác 1 ngày/1 chuyến. 60
  70. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH Rác sau khi được thu gom sẽ đưa đến bãi rác Tân Thanh(Thị trấn, Lương Quới, Bình Hòa, Bình Thạnh, Tân Thanh, Hưng Nhượng, Tân Hào, Long Mỹ, Tân Lợi Thạnh, Thạnh Phú Đông) và bãi rác Phú Hưng (xã Sơn Phú, Mỹ Thạnh), hình thức là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần. Trong quá trình ủ có hỗ trợ bằng cách phun thuốc diệt ruồi và dùng vôi. Nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Tại đây, tình hình xử lý nước rò rỉ là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rò rỉ chảy ra bên ngoài. Hiện tại bãi rác Phú Hưng đang quá tải, UBND đã phê duyệt thêm 2 ha đất. Hình 3.3 Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh Công nghệ xử lý hoặc tái chế chưa có chủ yếu là khai thác mụt (sàn) cung ứng cho nông dân với giá 120.000 – 150.000 đồng/ tấn. Nhằm hạn chế sự quá tải cho bãi rác. Theo điều tra 220 hộ gia đình không đăng kí thu gom cho công trình đô thị ta được bảng 3.8 dưới dây: 61
  71. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình Phương pháp xử lý Xã Giao cho đội Đốt Chôn lấp thu gom Ấp, xử lý khác Xã Sơn Phú 90% 70% Phong Mỹ 100% 80% Thuận Điền 100% 80% 10% Phước Long 80% 30% 10% 20% Lương Hòa 100% 20% 30% Lương Quới 100% 40% 50% Phong Nẫm 100% 50% Tân Hào 100% 60% Châu Hòa 80% 70% 10% Thạnh Phú Đông 80% 50% 30% Hưng Lễ 30% 30% 40% Tân Thanh 90% 70% Long Mỹ 100% 90% Hưng Nhượng 70% 80% 10% Tân Lợi Thạnh 100% 100% Mỹ Thạnh 90% 80% 20% Châu Bình 40% 70% 20% Lương Phú 100% 90% 30% Bình Thành 90% 70% 10% Bình Hòa 70% 30% 10% 40% Hưng Phong 70% 30% 10% Thị Trấn Giồng 30% 40% 40% Trôm 62
  72. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.4 Đốt rác tại hộ gia đình Hình 3.5 Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ 63
  73. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.6 Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh 64
  74. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.7. Phương pháp xử lý rác thải của các hộ Gia đình 65
  75. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÁCH XỬ LÝ RÁC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH 2% Đốt rác vô cơ và rác hữu 11% cơ được đổ xuống hố 9% Đốt rác vô cơ và rác hữu 7% cơ được dùng lấp mương, ao 10% 61% Đốt rác vô cơ và đổ rác hữu cơ ra vườn(ủ làm phân) Hình 3.8. Cách xử lý rác của các hộ gia đình Nhận xét: Điều tra 220 hộ gia đình về phương pháp thu gom, xử lý, có thể thấy được phương pháp phổ biến nhất là đốt. Nhiều hộ gia đình kết hợp nhiều phương pháp để xử lý rác như đốt, chôn lấp hoặc xử lý sinh học. Phương pháp đốt phổ biến vì phương pháp này dễ thực hiện, lượng rác các hộ gia đình không nhiều, thành phần rác dễ cháy ( rác vườn, nilon, nhựa ) Người dân không giao rác cho Công ty Công trình đô thị mà tự xử lý là vì: - Các hộ gia đình tự nhận thấy số lượng rác tại gia đình không đáng kể, có thể tự xử lý được, quảng đường từ các hộ gia đình đến các khu vực tập kết rác xa, - các hộ gia đình không nhận được thông tin về việc đăng ký thu gom rác. - Do đường giao thông không thuận lợi, xe thu gom không đến được các xã. - Do ở cấp xã không đăng ký thu gom, các xã tuyên truyền hướng dẫn các ấp tự xử lý rác bằng phương pháp đốt rác vô cơ cơ ( nilon, nhựa ) và chôn rác hữu cơ ( rác thực phẩm, rác vườn ) Phương pháp xử lý rác gây ra các vấn đề: Tác hại của việc đốt CTR: 66
  76. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trong CTR thường chứa các loại vật liệu thừa như chai nhựa, cao su, túi nilon ; khi đốt ở nhiệt độ thấp chúng cháy không triệt để và các khí độc thoát ra ngoài, trong đó có các chất nguy hại như oxit carbon, hydro carbon dễ bay hơi và cả benzen, dioxin – những chất có thể gây ung thư. Đốt rác theo phương pháp thủ công trong khu dân cư thì các chất có hại trên sẽ phân tán trong không khí đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ; hậu quả không chỉ dừng lại ở hiện tượng khó thở, ho, nôn mửa, viêm đường hô hấp, đau mắt mà còn tăng nguy cơ các bệnh ung thư. Biện pháp tốt nhất là tách riêng các loại chất thải nói trên để tái chế thành sản phẩm hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng. Tác hại của hố rác không hợp vệ sinh là nơi ẩn chứa những nguy cơ lớn về sức khoẻ và môi trường: - Mầm bệnh trong rác mang đến những dịch bệnh có hai cho sức khoẻ như bệnh tiêu chảy và dịch tả, bệnh ghẻ, uốn ván, bệnh nấm, các nhiễm trùng da và mắt. - Các hoá chất độc hại trong rác rỉ nước đi vào nguồn nước và đất, làm nhiễm độc cho người. .- Rác trong các túi nilon và khi đem đổ xuống hố hoặc lấp mương thì không chỉ có túi phân huỷ chậm mà nó còn ngăn cản sự phân huỷ của các chất đựng bên trong đó. Túi ninol nằm lẫn trong đất sẽ cản trở hệ vi sinh vật đất hoạt động, dễ rửa trôi đất, gây bạc màu. 67
  77. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô hình ủ phân compost của các hộ dân tại xã Châu Bình và xã Thạnh Phú Đông Mô hình ủ phân compost là một quá trình sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ. Mô hình hướng đến các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng compost Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" được Trung ương Hội LHPN triển khai vào đầu năm 2010, sau đó được Tỉnh Hội chọn xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, làm điểm để triển khai vào tháng 9/2011. 68
  78. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hình 3.10 Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý CTR bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014. Hội LHPN tỉnh đã xã hỗ trợ 40 thùng rác ủ phân compost cho 40 hộ gia đình diện hộ nghèo và chính sách tại ấp điểm 1B, xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm; đồng thời, tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng thùng compost, tạo phân hữu cơ trồng hoa màu tại hộ gia đình. Thùng rác này có nhiều lỗ nhỏ để thoát không khí, có một cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Theo đó, hằng ngày, các loại CTR sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, cá cặn và rau quả hư hỏng sẽ được cho vào thùng và đậy kín nắp. Cứ thế, sau khoảng 60 ngày, CTR sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy biến thành phân hữu cơ, hay còn gọi là phân Compost, rất có lợi cho cây trồng. Đến nay, mô hình này đã phát huy hiệu quả cao tại đây. Từ đó, Hội LHPN xã đã phát động nhân rộng 7/8 ấp, có 25 cán bộ, hội viên tự trang bị thùng compost xử lý CTR cho gia đình. 69
  79. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ưu điểm của cách làm này là chi phí không cao (mỗi thùng trị giá hơn 300 nghìn đồng) và cách thực hiện đơn giản: ủ rác lá cây và các loại rác có thể phân huỷ vào thùng và tưới nước ủ lại, phía dưới thùng có chiếc hộc để lấy phân hữu cơ khi rác đã phân huỷ. Ngoài xã điểm Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai mô hình xử lý CTR bằng thùng compost tại xã Châu Bình với trợ 40 thùng ủ phân compost cho 40 hộ gia đình diện hộ nghèo và chính sách.  Qui trình ủ rác hữu cơ làm phân compost (gồm 03 bước) Bước 1: Làm thùng ủ rác hữu cơ và chọn vị trí đặt thùng - Chọn loại thùng bằng nhựa, hình tròn, dung tích 160 lít được bán phổ biến tại các chợ; - Đối với thùng nhựa, vách thùng được khoan nhiều lỗ nhỏ cách nhau 10 cm -15 cm đều nhau. Hai bên thành thùng gần mép đáy thùng được khoan 2 cửa vuông khoảng 2 - 3 tấc vuông để lấy phân (xem hình đính kèm); - Chọn vị trí đặt thùng: Cách xa nguồn nước sinh hoạt, làm bệ bằng gạch, bệ xi măng, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác. Nước rỉ được dùng tưới lên đống rác ủ trong thùng giúp rác mau phân hủy thành phân. Bước 2: Phân loại rác và bỏ rác hữu cơ vào thùng - Rác hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh (vài tháng) như các loại rau, trái, rơm, các loại lá non, thực phẩm, phân gia súc bỏ nguyên liệu rác hữu cơ đã được phân loại vào thùng ủ. * Lưu ý: Không đưa vào lá bạch đàn, lá tràm, lá xả tươi, vỏ cam, quýt vì các loại này chứa tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật. - Rác vô cơ: Là các loại rác khô, khó phân hủy như vỏ ruột của các loại xe, sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, thân, cát, Rác vô cơ có thể được tái sử dụng hoặc tái chế. Bước 3: Quá trình ủ rác thành phân compost 1. Kiểm tra độ ẩm - Nếu bóp thấy nước rỉ ra ngoài kẻ tay là thừa nước, cần bổ sung thêm lá cỏ 70
  80. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm. - Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. - Nếu bóp thấy rác không dính chặt (bời rời) thì không đủ nước, cần bổ sung thêm nước (vừa đủ). 2. Đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ - Sau 10 ngày đảo phân trộn đều rác trong thùng một lần (chú ý đảo từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần đảo nếu thấy phân bị khô ta cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới để độ ẩm luôn đạt 60%; - Sau 2 tháng, rác sẽ phân hủy thành phân compost. - Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu. - Nếu nhiệt độ không tăng lên thì đống phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu ẩm, thiếu vi sinh vật hoặc do nén lên các vật liệu quá chặt. 3. Khi rác có mùi hôi, ruồi nhặng - Rải một lớp đất mỏng khô hoặc rơm rạ, lá cỏ khô; - Hoặc dùng tro bếp rải lên bề mặt đống ủ để giảm mùi hôi và ruồi, sau đó tiếp tục bổ sung thêm rác; - Không nên bổ sung thêm nước vào thùng rác. 4. Lấy phân compost ra ngoài - Sau 2-3 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra từ 2 cửa bên dưới. - Phân tơi xốp, hạt mịn, không có mùi hôi thối, ngã màu nâu đen (đặc điểm của phân compost) lấy ra ở cửa bên dưới bón cho rau màu, cây kiểng. - Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này ủ trở lại vào thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn ướt). 71
  81. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP * Một số vấn đề cần lưu ý: - Phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1- 2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng. - Thời điểm ủ phân tốt nhất trong năm là khi có sẵn nhiều loại vật liệu từ phân xanh, rơm, rạ, Lợi ích về môi trường của mô hình xử lý rác hữu cơ làm phân compost: + Hạn chế ô nhiễm không khí do đốt rác và diện tích chôn lắp rác (trung bình 4 tấn rác hữu cơ sau khi xử lý thu hồi 1 tấn phân compost). + Có nguồn phân hữu cơ bổ sung chất dinh dưỡng trong đất trồng. + Giảm bớt sự lạm dụng phân hóa học trong sản xuất và chi phí sản xuất do giá phân hóa học ngày càng cao. + Mang tính giáo dục môi trường vì đòi hỏi tổ chức cộng đồng phân loại rác tại nguồn. Đây là lĩnh vực thuộc về mặt xã hội - kinh tế, giáo dục ý thức cho cộng đồng chuyển đổi hành vi và trở thành thói quen bảo vệ môi trường về lâu dài. Lợi ích về kinh tế: Mô hình xử lý rác hữu cơ thành phân compost đã được thử nghiệm trong nông hộ và phân compost đã được đem bón trong đất trồng một số loại rau, củ, hoa kiểng với kết quả khả quan; đồng thời, giảm được chi phí mua phân bón. Vì vậy, để tìm ra cách xử lý rác hiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và con người đồng thời tiết kiệm tài nguyên, công ty TNHH 01 thành viên Công trình Đô thị tỉnh Bến Tre đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo thiết bị và hoàn chỉnh quy trinh phân loại rác đã qua phân hủy tại bãi rác Phú Hưng – Thành phố Bến Tre”. Thông qua đề tài này nhóm tác giả đã tiến hành khảo nghiệm và đưa ra quy trình công nghệ để thực hiện và xử lý CTR sinh hoạt có sự hỗ trợ của doanh nghiệp cơ khí Phương Nhi.  Quy trình phân loại rác gồm các bước sau: - Từ bãi rác, trong nhà máy rác được xe xúc chuyển đến phễu cấp liệu của nhà máy đánh tơi, máy có nhiệm vụ định lượng và làm tơi các thành phần rác tạo điều kiện để không khí hòa trộn, giúp quá trình phân loại tốt hơn. 72
  82. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Từ nhà máy đánh tơi, rác được đưa xuống trống phân loại thô (phân loại kích thước lớn). quá trình quay, đảo lộn nhờ các răng nâng bên trong trống sẽ phân loại rác theo 2 nhóm: nhóm có kích thước lớn và nhóm có kích thước nhỏ. . Nhóm có kích thước lớn chủ yếu là rác vô cơ như: túi nilon, vải, thủy tinh, tiếp tục được phân loại trên băng tải. Phần túi nilon chiếm đa số được băng tải chuyển đến máy ép kiện với tỷ lệ ép 10/1. Các rác vô cơ khác được thu gom và chuyển đi chôn lấp. . Đối với nhóm có kích thước nhỏ bao gồm: rác hữu cơ và một số rác vô cơ có kích thước nhỏ được tiếp tục phân loại trên một băng tải khác. Rác vô cơ như kim loại, đá sỏi, được thu gom và chôn lấp. Hỗn hợp rác hữu cơ và một phần rác vô cơ nhỏ tiếp tục chuyển sang thiết bị nghiền tinh. - Tại thiết bị nghiền tinh có nhiệm vụ làm nhỏ phần rác hữu cơ (có độ cứng kém hơn rác vô cơ) giúp cho quá trình phân loại tinh tốt hơn. Phân loại tinh chia thành 2 sản phẩm: rác hữu cơ (và số ít bả vô cơ nhỏ) được đóng bao dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hay phân vi sinh. Hỗn hợp các loại rác vô cơ có kích thước nhỏ được thu gom và chuyển đi chôn lấp. - Ngoài dây chuyền công nghệ trên, còn có một số xe máy, thiết bị khác phục vụ cho hệ thống máy nghiền rác như: xe đào, xe xúc, xe trung chuyển 2 cầu, nhân công cho mỗi công đoạn. - Máy được lắp ráp hoàn chỉnh và đưa vào vận hành với công suất hơn 4,5 tấn/ giờ. Điện năng tiêu thụ 100kwh. Ưu điểm của công nghệ sử dụng động cơ nhỏ, gọn. việc điều chỉnh khoảng cách, bố trí vị trí lắp đặt thay đổi tùy vào địa hình, ít tốn diện tích và công nghệ và kết cấu đơn giản, có thể thực hiện ở các xưởng vừa, vận hành đơn giản, ít công nhân. Giá thành thấp, nguyên liệu tạo ra là mùn có thể tận dụng bón cây trồng cho công ty.  Đề tài được hội đồng KH&CN đánh giá cao và nghiệm thu loại xuất sắc. Các thành viên trong hội đồng cho rằng thiết kế phù hợp, hiệu quả. Thông qua đề tài đã gỉai quyết được vấn đề CTR và ô nhiễm môi trường. Chi phí đàu tư thiết bị 73