Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế

pdf 93 trang thiennha21 25/04/2022 8575
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cho_vay_khach_hang_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế

  1. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khóa luận này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Huế. Sau khi tìm hiểu về cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại nói chung, tôi đã đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế. Cụ thể là tìm hiểu về quy trình, quy định liên, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng và những kết quả mà ACB, Chi nhánh Huế đã đạt được trong nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân. Cùng với đó, là tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân. Từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được của ACB, Chi nhánh Huế trong cho vay khách hàng cá nhân. Qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Cuối cùng là đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới. Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Huế, được sự quan tâm giúp đỡ của khoa Tài chính – Ngân hàng và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hoàng Văn Liêm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng cùng toàn thể Quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Văn Liêm đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế, đặc biệt là chị Lê Thị Thanh Lan phòng Khách hàng cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế. Mặc dù đã đã cố gắng, nỗ lực để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do mới làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế công việc cũng như còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót mà bản thân chưa nhận ra. Rất mong được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. TrườngXin chân thành c ảĐạim ơn. học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Đặng Quang Huy
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 4 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 4 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 5 1.2. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 8 1.2.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 8 1.2.2. Điều kiện vay vốn trong cho vay khách hàng cá nhân 9 1.2.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 10 1.2.4.TrườngVai trò của choĐại vay khách học hàng cáKinh nhân tế Huế 11 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân 12 1.3.1. Các chỉ tiêu định tính 12 1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 21
  4. 1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 21 1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 23 1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ 24 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 24 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 28 2.2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 28 2.2.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 30 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 31 2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 35 2.3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 35 2.3.2. Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ThươngTrường mại Cổ phầ nĐại Á Châu, Chihọc nhánh KinhHuế thông qua tế hệ thHuếống các chỉ tiêu định lượng 36 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 61 2.4.1. Kết quả đạt được trong cho vay khách hàng cá nhân 61 2.4.2. Những hạn chế trong cho vay khách hàng cá nhân 66
  5. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ 70 3.1. Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 70 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 70 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 71 3.2.2. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định trong cho vay khách hàng cá nhân 71 3.2.3. Xử lý nợ xấu, phòng ngừa rủi ro 72 3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 1. Kết luận 75 2. Kiến nghị 76 2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu 76 2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 2 DNCV Dư nợ cho vay 3 DSCV Doanh số cho vay 4 DSTN Doanh số thu nợ 5 KHCN Khách hàng cá nhân 6 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 TMCP Thương mại Cổ phần Trường Đại học Kinh tế Huế Trang i
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi 25 nhánh Huế Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh số cho vay và doanh số cho vay khách 37 hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 38 2017. Biểu đồ 2.3. Tình hình doanh số thu nợ và doanh số thu nợ khách hàng 39 cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 40 2017. Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ cho vay và dư nợ cho vay khách hàng cá 41 nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu 42 tổng dư nợ cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay khách hàng cá nhân 44 tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi 49 nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu Trườngđồ 2.9. Tỷ lệ nợ xấ uĐại nhóm khách học hàng cáKinh nhân tại ACB, tế Chi Huế 51 nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.10. Vòng quay vốn tín dụng nhóm khách hàng cá nhân tại 53 ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.11. Hệ số thu nợ nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi 55 nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Trang ii
  8. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.12. Tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 58 tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.13.Tỷ trọng lợi nhuận cho vay KHCN trong cơ cấu tổng lợi 59 nhuận của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang iii
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Tên bảng Trang 28 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. 31 Bảng 2.2. Tình hình cho vay của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015- 2017. 32 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng 45 doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, 47 Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. 48 Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. 50 Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. 56 Bảng 2.8 Tình hình lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang iv
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang dần gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới, thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Môi trường kinh doanh quốc tế đang phát triển đòi hỏi sự cạnh tranh, hội nhập gay gắt đối với các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng trong nước cũng không phải là một ngoại lệ. Để giải quyết bài toán đó, các ngân hàng phải tìm cách hoạt động hiệu quả hơn để vừa mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng kịp thích ứng với môi trường kinh tế năng động và cạnh tranh hiện nay. Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn và tín dụng là 2 hoạt động song song với nhau, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay luôn được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn đã huy động được một cách hiệu quả. Đặc biệt, những năm gần đây, khi kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng chú trọng tới việc chi tiêu nhằm đáp ứng, nâng cao đời sống bản thân. Do đó, cho vay nhóm khách hàng cá nhân có tiềm năng trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng nào nắm bắt được vấn đề này nhanh chóng và thực hiện nó hiệu quả thì sẽ đạt được nhiều thành công vượt bậc trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề vô cùng cấp thiết cần được quan Trườngtâm. Nhận thấy đi ềuĐại này, kế t hhọcợp với th ựKinhc tiễn thực tậtếp tại NgânHuế hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế, với mong muốn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế nói riêng, tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế” Trang 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. - Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân. Phân tích và đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. - Thời gian: Giai đoạn 2015 – 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp, là các số liệu do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế cung cấp. - TrườngPhương pháp xử lý Đại số liệu: Thọcừ các số liKinhệu thu thập đưtếợc, tiHuếến hành tính toán với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel. - Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu đã được xử lý, tiến hành so sánh về số tuyệt đối và số tương đối. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa vào số liệu đã được xử lý, tiến hành phân tích và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. Trang 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp 5. Kết cấu đề tài - Phần I: Đặt vấn đề. - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này được chia làm 3 chương chính sau đây: Chương 1: Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng và hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế. - Phần III: Kết luận. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại - “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng là tổ chức và cá nhân.” [3, trang 52] - Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 [1, điều 4, khoản 3]: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đống thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chức năng trung tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại, đó là đi vay để cho vay, Trườngquyết định sự tồn tạĐạii và phát họctriển của ngânKinh hàng, đ ồtếng th ờHuếi cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh Trang 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng. Chức năng này của ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, chức năng này của ngân hàng thương mại đã góp phần giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp tiết kiệm các chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, bảo quản tiền, 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hệ thống ngân hàng thương mại chứ bản thân một ngân hàng thương mại thì không thể tạo ra tiền được. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiền thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh Trườngtế. Đại học Kinh tế Huế Nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại, bao gồm: vốn của ngân hàng, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận và các nguồn vốn khác. 1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn Trang 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp Nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới việc sử dụng các khoản vốn huy động được từ nghiệp vụ tài sản nợ, bao gồm: - Thiết lập dự trữ: Để đáp ứng nhu cầu thanh toán, các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Phần vốn này được gọi là dự trữ. Dự trữ là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mọi ngân hàng, để đảm bảo an toàn chung cho toàn hệ thống. - Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm an toàn để giữ được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán, đó là đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy, các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này được gọi là dự trữ. - Cấp tín dụng: Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân, bao gồm: + Cho vay trực tiếp: Là một nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Căn cứ các tiêu thức sau để phân loại nghiệp vụ cho vay: Căn cứ theo tiêu thức thời hạn tín dụng, cho vay chia làm 3 loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn TrườngCăn cứ theo tiêu th Đạiức đảm b ảhọco tiền vay Kinh, cho vay chia tế làm Huế2 loại: cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo. Căn cứ vào tiêu thức phương pháp cấp tiền vay, cho vay chia làm 2 loại: Cho vay chỉ có 1 kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần đến khi đáo hạn và cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. Trang 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp + Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ tín dụng gián tiếp, theo đó ngân hàng thương mại sẽ mua lại các chứng từ có giá trước khi đến hạn thanh toán với một số tiền nhỏ hơn giá trị thanh toán của chứng từ khi đến hạn, chênh lệch giữa hai giá trị này chính là lợi tức chiết khấu mà ngân hàng thương mại được hưởng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác. + Tín dụng thuê mua: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê, người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê. Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. + Thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số dư trong phạm vi hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai hay tài khoản sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Kỹ thuật này giúp khách hàng sử dụng vốn linh hoạt và tiện lợi, thường áp dụng đối với khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh và có uy tín. + Tín dụng chấp nhận: Ngân hàng thương mại tiến hành ký chấp nhận vào thương phiếu, hối phiếu, thực hiện cam kết thanh toán. Nếu đến hạn, người trả tiền khôngTrường thanh toán thì ngân Đại hàng th ươnghọc mại chKinhấp nhận sẽ đứtếng ra Huế thanh toán thương phiếu, hối phiếu. + Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của ngân hàng thương mại (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực Trang 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. + Các hình thức khác: như đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, cho vay liên kết, bao thanh toán, - Đầu tư: Đây là khoản mục có vị trí quan trọng thứ hai sau cho vay, mang lại khoản thu nhập lớn và chia sẻ rủi ro với các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ sử dụng vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như: + Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty, xí nghiệp, việc hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng. + Mua trái phiếu của Chính phủ, Chính quyền địa phương, trái phiếu công ty, - Sử dụng vốn cho mục đích khác: Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác. 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian Bao gồm các hoạt động sau: + Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng. + Nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ quan trọng. + Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng. + Kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. + Tư vấn tài chính. 1.2. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.1.TrườngKhái niệm cho Đại vay khách học hàng cá Kinhnhân tế Huế Để hiểu rõ khái niệm cho vay khách hàng cá nhân, trước hết ta cần nắm rõ khái niệm về cho vay. Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ta có một số khái niệm liên quan đến cho vay: - “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một Trang 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” [8, điều 2, khoản 1] - “Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: a) Ngân hàng thương mại; b) Ngân hàng hợp tác xã; c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; d) Tổ chức tài chính vi mô; đ) Quỹ tín dụng nhân dân; e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” [8, điều 2, khoản 2] - “Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.” [8, điều 2, khoản 3] Như vậy, ta có thể hiểu về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại như sau: Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại giao hoặc cam kết giao cho khách hàng là cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyênTrường tắc có hoàn trả c ảĐạigốc và lãi. học Kinh tế Huế 1.2.2. Điều kiện vay vốn trong cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Trang 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp - Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp - Có phương án sử dụng vốn khả thi - Có khả năng tài chính để trả nợ. 1.2.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân - Căn cứ vào thời hạn cho vay: dựa theo tiêu thức này thì cho vay khách hàng cá nhân được chia làm các loại sau: + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, mục đích cho vay thường là để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. + Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng tới 60 tháng, mục đích cho vay thường là để tài trợ cho việc đầu tư mua sắm tài sản dài hạn, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. + Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, mục đích cho vay thường là để tài trợ cho các dự án đầu tư như xây dựng nhà ở, thiết bị. - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: dựa theo tiêu thức này thì cho vay khách hàng cá nhân được chia làm các loại sau: + Cho vay không đảm bảo: là cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Loại cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng quen thuộc, có hệ số tín nhiệm cao. + Cho vay có đảm bảo: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của bênTrường thứ ba. Hình th ứcĐại tín dụng họcnày áp dụ ngKinh đối với nh ữtếng khách Huế hàng không đủ uy tín, khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc phải có người bảo lãnh. Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của người vay nợ thiếu hụt, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Trang 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp - Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay: dựa theo tiêu thức này, cho vay khách hàng cá nhân được chia làm các loại sau: + Cho vay chỉ có 1 kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần đến khi đáo hạn. + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. - Căn cứ vào phương thức cho vay: dựa vào tiêu thức này, cho vay khách hàng cá nhân chia làm các loại sau: + Cho vay theo món: là loại cho vay theo đó ngân hàng xem xét, quyết định cho vay và khách hàng phải lập hồ sơ theo từng món vay. Phương thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng nào không có nhu cầu vay vốn thường xuyên và tốc độ quay vòng của vốn tương đối chậm. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay theo đó ngân hàng xem xét, quyết định cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Khách hàng chỉ cần lập hồ sơ xin vay vào đầu kỳ kế hoạch còn trong kỳ, mỗi khi phát sinh nhu cầu vay trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp, không cần phải lập hồ sơ mà chỉ cần lập các chứng từ chứng minh nhu cầu vay vốn để ngân hàng xem xét phát tiền theo hạn mức. 1.2.4. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân - Vai trò đối với nền kinh tế: Cho vay khách hàng cá nhân có một số vai trò tích cực sau đây: + Cho vay khách hàng cá nhân góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, giúp nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các cá nhận, hộ gia đình, qua đó giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển. + GTrườngóp phần kích cầu tiêuĐại dùng: Cáchọc sản ph Kinhẩm cho vay ctếủa ngân Huế hàng như là cho vay mua nhà ở, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình, đã kích thích các cá nhân, hộ gia đình tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư năng lực sản xuất, mở rộng kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi trên thị trường. Với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, các cá nhân, hộ gia đình sẽ dễ dàng tiếp cận Trang 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp nguồn vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý và từ đó sẽ hạn chế nạn vay lãi suất cao ở thị trường tín dụng đen. - Vai trò đối với khách hàng: + Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng phát huy tối đa khả năng sản xuất, kinh doanh. + Góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho khách hàng. - Vai trò đối với ngân hàng: + Đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro. + Về mặt tài chính, cho vay khách hàng cá nhân góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem lại hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân 1.3.1. Các chỉ tiêu định tính Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại được thể hiện qua khả năng thu được nợ gốc và lãi theo khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng cho vay giữa ngân hàng thương mại và khách hàng; khả năng sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn từ ngân hàng thương mại và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, về mặt định tính, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân được đánh giá qua các mặt sau: Thứ nhất, cho vay khách hàng cá nhân được đánh giá có hiệu quả khi nó ngoài việc mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập đủ để trang trải các chi phí liên quan thì cũng cần mang đến cho ngân hàng một số lãi nhất định, đồng thời phải hạn chế thấp nhấtTrường nguy cơ rủi ro nhĐạiư không học thu hồi đ ưKinhợc vốn cho vaytế hoặc Huế thu hồi chậm. Như vậy, một khoản cho vay khách hàng cá nhân chỉ được coi là hiệu quả khi nó sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các điều kiện về tài sản đảm bảo, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo cam kết tại hợp đồng cho vay và được thực hiện theo đúng quy trình cho vay. Trang 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp Thứ hai, hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác, đối với bên đi vay thì điều này trước hết biểu hiện ở chỗ thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm những nguyên tắc an toàn cần thiết và theo những quy trình nhất định. Qua đó, bên đi vay sẽ tiết kiệm được các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ những cơ hội sản xuất kinh doanh tốt. Thứ ba, khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả của bên đi vay. Điều này có nghĩa hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại còn được thể hiện ở việc bên đi vay sử dụng vốn vay được từ ngân hàng thương mại phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu khi đi vay đề ra. Thứ tư, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng, địa phương và cả nước. Đây là hệ quả tất yếu đạt được khi cả bên đi vay và ngân hàng thương mại đều hoạt động tốt. Điều này được biểu hiện ở chỗ, cho vay của ngân hàng thương mại sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một chỉ tiêu rất tổng hợp, được đánh giá trên quan điểm của cả ba đối tượng: ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại và nền kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu định tính chỉ là những căn cứ đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại một cách khái quát, nó thường khó xác định và mang nhiều yếu tố chủ quanTrường vì chủ yếu là dĐạiựa vào kinh học nghiệm Kinh của người đánh tế giá Huế. Do đó, muốn có những kết luận chính xác hơn, cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể liên quan đến ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiệu quả xét trên góc độ cả nền kinh tế rất khó đo lường nên hệ thống các chỉ tiêu định lượng sau đây chỉ xét hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân đứng trên góc nhìn của ngân hàng thương mại. Trang 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô a/ Doanh số cho vay - Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư vốn cho nền kinh tế của ngân hàng trong thời kỳ đó và được tính toán như sau: DSCV trong kỳ = Dư nợ cho vay cuối kỳ - Dư nợ cho vay đầu kỳ + DSTN trong kỳ - Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân: Doanh số cho vay KHCN TDỷ tra ọvàong chdoanhtiêu s này,ố cho ngân vay hàngKHCN bi% c doanh s cho vay khách hàng 100% cá nhân ự ỉ ết đượ Tổng doanhố số cho vay chiếm bao nhiêu % so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ nhất định. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chú ý phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. b/ Doanh số thu nợ - Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vốn gốc mà ngân hàng thương mại thu được từ khách hàng trong 1 thời kỳ nhất định kể cả vốn thanh toán khi kết thúc hợp đồng vay vốn hay vốn gốc thanh toán một phần và được tính toán như sau: DSTN trong kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ - Dư nợ cho vay cuối kỳ + DSCV trong kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế - Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân: Doanh số thu nợ KHCN DTỷa trvàoọng ch doanhtiêu này,số thu ngân nợ hàngKHCN bi% c doanh s thu n khách hàng 100% cá nhân ự ỉ ết đượ Tổng doanhố số ợthu nợ chiếm bao nhiêu % so với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng thương mại trong Trang 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp từng thời kỳ nhất định. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chú ý cải thiện công tác thu nợ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. c/ Dư nợ cho vay - Dư nợ cho vay (DNCV) là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu lại được vào một thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ kinh doanh). Trong đó, dư nợ cho vay cuối kỳ được tính toán như sau: DNCV cuối kỳ = DNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ Thông thường, chỉ số dư nợ cho vay cao chứng tỏ ngân hàng thương mại cho vay nhiều, uy tín ngân hàng thương mại tương đối tốt, có khả năng thu hút được khách hàng. Ngược lại, nếu dư nợ cho vay thấp thì chứng tỏ ngân hàng thương mại có yếu kém về khả năng mở rộng và phát triển cho vay, khả năng tiếp thị của ngân hàng thương mại kém. Mặc dù vậy, không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng thương mại, nó phải được xem xét trong mối quan hệ với mức độ an toàn và tính lành mạnh của các khoản vay. - Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân: Dư nợ cho vay KHCN D aT ỷvào trọ chng dưtiêu n ợnày, cho ngân vay KHCNhàng bi% cho vay khách hàng 100% cá nhân ự ỉ ết đượTc ổdưng ndượ nợ cho vay chiếm bao nhiêu % so với tổng dư nợ ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ nhất định. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chú ý phát triển mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. NếTrườngu chỉ tiêu này tăng Đại liên tục quahọc nhiều thKinhời kỳ có th ểtếnói rằHuếng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng. Dù vậy, khi đánh giá cần xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối để có được cái nhìn toàn diện. d/ Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn Dư nợ cho vay KHCN Hiệu suất sử dụng vốn Tổng nguồn vốn huy động Trang 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Nó cho biết cứ mỗi đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng sử dụng để cho vay khách hàng cá nhân. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng sẽ kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm cân đối cơ cấu nguồn vốn cho vay để đáp ứng những điều kiện về an toàn nhưng vẫn tối ưu được hiệu quả kinh doanh. 1.3.2.2.Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng a/ Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay DSCV năm nay DSCV năm trước Tốc độ tăng trưởng DSCV % 100% Chỉ tiêu này dùng để so sánh tăng trưởngDSCV tín dụ nămng qua trư cácớc năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu như các nhân tố cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm khi các yếu tố khác không đổi thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt. b/ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNCV năm nay DNCV năm trước TốChc đỉộtiêu tăng này trư dùngởng DNCVđể so sánh% tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm nh ằ m100%đánh DNCV năm trước giá khả năng mở rộng và phát triển cho vay của ngân hàng thương mại. Dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thường phản ánh khả năng mở rộng cho vay hay mở rộng thị phần của ngân hàng khá hiêu quả. Ngược lại, dư nợ cho vay thấp phản Trườngánh ngân hàng không Đại có khả họcnăng mở rKinhộng cho vay haytế kh Huếả năng tiếp thị của ngân hàng kém. Tuy nhiên, không thể đánh giá chỉ tiêu này một cách độc lập hoàn toản mà cần phải kết hợp các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách chính xác nhất. 1.3.2.3.Nhóm chỉ tiêu rủi ro a/ Chỉ tiêu nợ quá hạn Trang 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp - Nợ quá hạn là nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 trong 5 nhóm nợ được phân loại theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, bao gồm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Theo văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, các nhóm nợ được phân nhóm như sau: a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn - Các khoản NỢ QUÁ HẠN dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; b) Nhóm 2 (nợ cần chú ý) - Các khoản NỢ QUÁ HẠN từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản NỢ QUÁ HẠN từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trã lãi đầTrườngy đủ theo hợp đồng Đạitín dụng; học Kinh tế Huế d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Các khoản NỢ QUÁ HẠN 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Trang 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản NỢ QUÁ HẠN trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại các thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Như vậy theo như tiêu chí phân loại nợ thì chỉ tiêu NỢ QUÁ HẠN cũng không phải là một chỉ tiêu đánh giá hoàn hảo. Để đánh giá chính xác hơn cần xem xét cả chỉ tiêu nợ xấu. - Tỷ lệ nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân được tính như sau: Nợ quá hạn nhóm KHCN ChTỷtiêu lệ n nàyợ quá cho h ạbin nhómt quá h KHCNn chi %m bao nhiêu ph hi n t i c a cho ỉ ế ạ ế Tổng dưầ n ợtrăm cho dưvay n ợnhómệ KHCNạ ủ vay khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao phản ánh việc thu hồi vốn của ngân hàng thương mại càng khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay và ngược lại. Ngoài ra, có thể xem xét thêm chỉ tiêu về tỷ trọng nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trên tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Qua đó, có thể nhận biết nợ xấu của cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ xấu của ngân Trườnghàng thương mại. NhĐạiờ vậy, ngânhọc hàng Kinhthương mại pháttế hiHuếện hoạt động cho vay nào gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ và nguyên nhân do đâu để tập trung đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. b/ Chỉ tiêu nợ xấu Trang 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp - Nợ xấu hay nợ phân loại là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo văn bản hợp nhất 22/ VBHN – NHNN 2014 gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Đối với các khoản nợ xấu này, ngân hàng thương mại cần phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ nhất định nên làm sụt giảm lợi nhuận do phải đội thêm một khoản chi phí tín dụng. Nhìn vào nợ xấu còn có thể đánh giá khả năng quản lý, hiệu quả tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Do vậy duy tri tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp luôn là một nhiệm vụ mà bất cứ định chế nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nào đều quan tâm. - Tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân được tính như sau: Nợ xấu nhóm KHCN Tỷ lệ nợ xấu nhóm KHCN % Tổng dư nợ cho vay KHCN Chỉ tiêu này cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm dư nợ hiện tại của cho vay khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu càng cao phản ánh việc thu hồi vốn của ngân hàng thương mại càng khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay và ngược lại. Ngoài ra, có thể xem xét thêm chỉ tiêu về tỷ trọng nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trên tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Qua đó, có thể nhận biết nợ xấu của cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Nhờ vậy, ngân hàng thương mại phát hiện hoạt động cho vay nào gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ và nguyên nhân do đâu để tập trung đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Trườngc/ Chỉ tiêu vòng quayĐại vốn học Kinh tế Huế Doanh số thu nợ KHCN Ch tiêu trên Vòng ph quayn ánh v ốtn ltíngi dụangdoanh KHCN s thu n v ng t c ỉ ả ỷ ệ ữ ố Dượ nớợi dư cho n ợvaycho KHC vay,N đo lườ ố độ luân chuyển vốn tín dụng. Qua đó có thể thấy được khả năng mở rộng cho vay và hiệu quả công tác thu hồi nợ của ngân hàng thương mại. Vòng quay vốn tín dụng Trang 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ càng thuận lợi, quy mô cho vay sẽ được mở rộng và hầu hết các khoản vay đến hạn trong năm đều được thu hồi đầy đủ. Ngược lại, nếu tỷ lệ càng thấp cho thấy cả cho vay và thu hồi nợ đều đang gặp khó khăn, hoặc cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn. d/ Chỉ tiêu hệ số thu nợ Doanh số thu nợ KHCN Ch tiêu này phHện sánhố thu hi nuợ quKHCNtrong vi c thu n c i, nó ỉ ả ệ ả Doanhệ sốợ choủ avay ngân KHCN hàng thương mạ phản ánh ngân hàng sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn với doanh số cho vay tương ứng trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này cao thể hiện công tác thu hồi nợ thuận lợi, nợ được thu hồi đầy đủ. Ngược lại, nó sẽ phản ứng sự khó khăn, kém hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn. 1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi Lợi nhuận là một mục tiêu mà bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng hướng đến. Ngân hàng thương mại với vai trò là một trung gian chuyển giao vốn cho nền kinh tế và cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận như bao doanh nghiệp khác, mục đích là đế có thể tồn tại và phát triển hoạt động của mình. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại được tạo ra trên cơ sở số dư tín dụng, mức lãi suất và thời gian. Nếu lãi suất không đổi thì lợi nhuận nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào dư nợ cho vay và thời hạn cho vay. a/TTrườngỷ suất sinh lợi trên Đạidư nợ cho học vay khách Kinh hàng cá nhântế Huế Lợi nhuận từ cho vay KHCN T Tỷsu sutấ sinht sinh l ilợ trêni trên dư nchoợ cho vay vay khách KHCN hàng cá nhân là t s gi a l i nhu n t ỷ ấ ợ dư nợ Dư nợ choỷ ố vayữ KHCNợ ậ ừ cho vay khách hàng cá nhân và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng sẽ tạo ra được Trang 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ sự hiệu quả của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn huy động để cho vay khách hàng cá nhân b/ Tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân Lợi nhuận từ cho vay KHCN Ch Ttiêuỷ tr trênọng cholợi nhu bi ận từ cho vayng KHCNl i nhu n c i có bao ỉ ết trong 1 đồ ợ ậ Tổủnga ngân lợi nhu hàngận thương từ cho mvayạ nhiêu đồng do hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạo ra, nó thể hiện vị trí cho vay khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng thương mại đạt đươc là từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, diễn ra khi quy mô cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và hoạt động được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên khi tỷ trọng cho vay cá nhân lớn đồng nghĩa với rủi ro cao, thực tế này đòi hỏi ngân hàng thương mại phải quản lý nghiệp vụ cho vay dự án một cách chặt chẽ và khoa học. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng Thứ nhất, chiến lược kinh doanh. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác các cơ hội mới Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra nhTrườngững kế hoạch bộ phận Đại cho từng học thời kỳ đảmKinh bảo cho nhữngtế Huế mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không. Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không. Các quy định về thời hạn tín Trang 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu. Thứ ba, chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt Với những cán bộ như vậy, các khoản cho vay sẽ diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thứ tư, công tác thông tin. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay. ThTrườngứ năm, công nghệ cĐạiủa ngân hàng. học Kinh tế Huế Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng lớn và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại sẽ vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa hạn chế được những sai sót trong quá trình giao dịch Trang 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp với khách hàng. 1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định. Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe. 1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường Thứ nhất, đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với cácvùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông dân thu nhập vẫn còn thấp và chưa có nhu cầu nhiều về việc vay vốn ngân hàng. Thứ hai, môi trường kinh tế, chính trị. MôiTrường trường kinh tế, chính Đại trị có ảnhhọc hưởng Kinh tới hoạt động tế cho vayHuế của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trang 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005, Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 22/07/2005. Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số điện thoại: 0234 3571 175. Số fax: 0234 3571 234. Tại thời điểm Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế ra đời, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự tham gia hoạt động của bốn Ngân hàng Nhà nước và một số Ngân hàng Thương mại cổ phần khác. Vì vậy, trong thời điểm đó, Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng khác. Vượt qua những khó khăn áp lực ban đầu, Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trong thời gian qua để ngày càng chứng tỏ vị trí của mình. Kết quả là, cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế đã chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng và được biết đến như một thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực tài chínhTrường ngân hàng. Đại học Kinh tế Huế 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Trang 24
  34. Khóa lu Trường Đại học Kinh tế Huế ậ n t ố t nghi t ệ p Trang 25 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế (Nguồn: ACB, Chi nhánh Huế)
  35. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan bộ máy hoạt động của ACB – Huế có thể phân thành những phòng ban với cơ cấu tổ chức cụ thể như sau:  Ban giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho. Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc. - Bộ phận KHCN: Thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân (KHCN) như:  Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng, thực hiện chào bán và phát triển thị phần sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân.  Chăm sóc khách hàng cá nhân theo định hướng chính sách của ACB, Chi nhánh Huế.  Phân tích thẩm định và đề xuất cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. - Bộ phận KHDN: Thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (KHDN) như:  Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp.  Tiếp nhận thông tin về thị trường phản hồi từ khách hàng về chất lượng dịch vụ, cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chăm sóc khách hàng theo định hướng của ACB, Chi nhánh Huế.  Phân tích thẩm định và đề xuất cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệTrườngp. Đại học Kinh tế Huế - Bộ phận Vận hành: bao gồm 3 bộ phận nhỏ: Bộ phận Hỗ trợ nghiệp vụ: Quản lý và thực hiện nghiệp vụ sau: Tiếp nhận, quản lý tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng, quản lý hồ sơ, các khoản vay được các cấp tín dụng phê duyệt cấp cho các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Trang 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp Bộ phận Giao dịch – Ngân quỹ:  Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch: cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng cá nhân và tổchức.  Cuối ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với bộ phận kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý. Bộ phận Kế toán:  Thực hiện việc thanh toán và hạch toán chi phí điều hành, chi phí mua sắm tài sản cố định và công cụ lao động, chi phí xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện đúng chế độ tài chính và đúng quy định của ACB, Chi nhánh Huế.  Thực hiện các công tác kế toán thanh toán thông qua quản lý tài khoản tiền gửi của ACB, Chi nhánh Huế tại các tổ chức tín dụng.  Thực hiện các công tác quản lý thuế tuân thủ các quy định của Bộ tài chính.  Thực hiện các công tác xác nhận giao dịch, thanh toán chuyển tiền và hạch toán bút toán chuyển tiền và hoạch toán bút toán các giao dịch ngân quỹ chính xác, kịp thời.  Lưu trữ dữ liệu, bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán theo quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015 – 2017 2.2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Nhu cầu về vốn cho vay ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ để cho vay. Vốn của ngân hàng được chia làm nhiều loại khác nhau, bao gồm: vốn của ngân hàng, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận và các nguồn vốn khác. Trong đó nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra một số tiền lớn hơn. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT:Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Theo kỳ 845.096 860.586 877.798 15.490 1,833 17.212 2,000 hạn Không kỳ hạn đến 169.019 152.117 133.906 -16.902 -10,000 -18.211 -11,972 12 tháng Trên 12 tháng đTrườngến 676.077 708 Đại.469 743 học.892 32Kinh.392 4,791 tế Huế35.423 5,000 60 tháng Trên 60 0 0 0 0 0 0 0 tháng (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Trang 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp Theo số liệu đã tính toán, ta thấy tổng vốn huy động tại ACB, Chi nhánh Huế có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, tổng vốn huy động vào năm 2016 là 860.586 triệu đồng, tăng 15.490 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 1,833%. Vào năm 2017, tổng vốn huy động là 877.798 triệu đồng, tăng 17.212 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 2,000%. Như vậy, trong giai đoạn 2015-2017, tổng vốn huy động của ACB, Chi nhánh Huế đều có sự tăng nhẹ qua từng năm. Đây là một dấu hiệu tốt đối, chứng tỏ được sức hút của ngân hàng đối với khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn. Theo kỳ hạn, vốn huy động được chia thành 3 loại gồm: vốn huy động ngắn hạn (không kỳ hạn đến 12 tháng), vốn huy động trung dài hạn (từ 12 tháng tới 60 tháng) và vốn huy động dài hạn (trên 60 tháng). Trong giai đoạn 2015-2016, vốn huy động ngắn hạn và vốn huy động trung dài hạn tại ACB, Chi nhánh Huế có sự biến động nhẹ. Cụ thể, vốn huy động ngắn hạn vào năm 2016 là 152.117 triệu đồng, giảm 16.902 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 10,000%. Trong khi đó, vốn huy động trung dài hạn vào năm 2016 là 708.469 triệu đồng, tăng 32.392 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 4,791%. Trong giai đoạn 2016-2017, xu hướng gửi tiền của khách hàng vẫn diễn ra như giai đoạn 2015-2016, và có chút biến động mạnh hơn. Cụ thể, vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng vào năm 2017 là 133.906 triệu đồng, giảm 18.211 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 11,972%, trong khi đó, vốn huy động trung dài hạn của ngân hàng vào năm 2017 là 743.892 triệu đồng, tăng 35.423 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 5,000%. TrườngTrong giai đoạn 2015 Đại-2017 thì học vốn huy Kinhđộng dài hạn tếtại ACB, Huế Chi nhánh Huế hầu như là không có. Có thể thấy trong giai đoạn 2015-2017, phần lớn khách hàng tại ACB, Chi nhánh Huế có xu hướng gửi tiền trung dài hạn (từ 12 tháng tới 60 tháng) nhiều hơn so với gửi tiền ngắn hạn (bé hơn 12 tháng) và xu hướng này không có dấu hiệu giảm mà tăng liên tục qua các năm từ 2015-2017. Trang 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Đây là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Do đó hoạt động này rất được chú trọng và phải tiến hành một cách thận trọng để có thể tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng và đồng thời phải hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vốn gốc mà ngân hàng thương mại thu được từ khách hàng trong 1 thời kỳ nhất định kể cả vốn thanh toán khi kết thúc hợp đồng vay vốn hay vố n gốc thanh toán một phần. Dư nợ cho vay (DNCV) là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu lại được vào một thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ kinh doanh). Quy mô của cho vay của ngân hàng thể hiện qua dư nợ cho vay, tức việc mở rộng cho vay của ngân hàng có thể hiểu là dư nợ tăng bao nhiêu. Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở bảng 2.2, ta thấy doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2015-2017 cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 310.401 triệu đồng, tăng 8.242 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 2,728%. Mặc dù vào năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn so với năm 2015,Trường thương mại giảm sútĐại kéo dài, học lạm phát Kinhthấp và có chi tếều hư Huếớng biến động khó lường, nhưng doanh số cho vay vào năm này vẫn tăng lên so với năm 2015 chứng tỏ ACB, Chi nhánh Huế vẫn đáp ứng tốt nhiệm vụ của mình, đó là khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Sang năm 2017, doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 335.460 triệu đồng, tăng 25.059 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 8,073%. Năm 2017 Trang 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp của Việt Nam khép lại với mức tăng trưởng kinh tế là 6,81%, cao nhất trong 6 năm qua kể từ năm 2001. Và đây cũng là 1 trong những nguyên nhân giúp cho doanh số cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế tăng mạnh vào năm 2017. Bảng 2.2. Tình hình cho vay của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT:Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu +/- % +/- % Doanh số 302.159 310.401 335.460 8.242 2,728% 25.059 8,073% cho vay Doanh số 281.519 290.760 321.358 9.241 3,283% 30.598 10,520% thu nợ Dư nợ cho 500.950 520.591 534.693 19.641 3,921% 14.102 2,709% vay (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Về dư nợ cho vay, dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế cũng có xu hướng tăng liên tục qua các năm như doanh số cho vay. Cụ thể, dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 520.591 triệu đồng, tăng 19.641 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 3,921%. Sang năm 2017, dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 534.693 triệu đồng, tăng 14.102 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 2,709%. Điều này cho thấy tình hình khả quan của ACB, Chi nhánh Huế trong việc mở rộng và phát triển cho vay. 2.2.3.TrườngKết quả hoạt đĐạiộng kinh học doanh c ủKinha Ngân hàng tế Thương Huế mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng phải đi kèm với việc phát triển bền vững. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp cũng như các Ngân Trang 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp hàng Thương mại. Đối với Ngân hàng TMCP Á châu, Chi nhánh Huế cũng thế, phát triển lợi nhuận gắn liền với hiệu quả tín dụng đảm bảo cho sự phát triển bền vững là vấn đề đặt lên hàng đầu của Chi nhánh. Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT:Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % I. Tổng thu 212.108 211.948 209.675 -160 -0,075 -2.273 -1,072 nhập 1-Thu nhập lãi và các khoản 202.446 200.404 197.071 -2.042 -1,009 -3.333 -1,663 tương tự 2-Thu nhập từ hoạt động dịch 6.031 6.630 6.486 599 9,932 -144 -2,172 vụ 3-Thu nhập từ hoạt động kinh 3.284 4.567 5.743 1.283 39,068 1.176 25,750 doanh ngoại hối 4-Các khoản 347 347 375 0 0 28 8,070 thu nhập khác II. TổngTrường chi Đại học Kinh tế Huế 196.649 184.754 196.718 -11.895 -6,049 11.964 6,476 phí 1-Chi phí lãi và các khoản 184.551 170.082 180.458 -14.469 -7,840 10.376 6,101 tương tự Trang 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp 2-Chi phí hoạt 204 344 365 140 68,628 21 6,105 động dịch vụ 3-Chi phí hoạt động kinh 1.476 1.827 2.128 351 23,781 301 16,475 doanh ngoại hối 4-Chi phí hoạt 10.418 12.501 13.767 2.083 19,994 1.266 10,127 động III. Lợi nhuận 15.459 27.194 12.957 11.735 75,910 -14.237 -52,353 (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) - Về thu nhập: Ta thấy nguồn thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế đến từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: Thu nhập lãi và các khoản tương tự, Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và Các khoản thu khác. Trong đó, nguồn thu từ thu nhập lãi và các khoản tương tự là chủ yếu. Nhìn chung, tình hình thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2015- 2017 là không đi theo chiều hướng tốt, thu nhập giảm dần qua các năm từ 2015 đến 2017. Cụ thể, tổng thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 211.948 triệu đồng, giảm 160 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 0,075%. Sang năm 2017, tổng thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế lại giảm nhiều hơn, tổng thu nhập vào năm 2017 là 209.675 triệu đồng, giảm 2.273 triệu đồng so với năm 2016, tươngTrườngứng giảm 1,072%. ĐạiNguyên họcnhân chính Kinh dẫn tới việ ctế giả mHuế thu nhập qua các năm trong giai đoạn 2015-2017 là đến từ việc giảm thu nhập lãi và các khoản tương tự. Lý do là vì thu nhập lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế và khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm từ 2015 đến 2017. Trang 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp - Về chi phí: Chi phí của ACB, Chi nhánh Huế đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Chi phí lãi và các khoản tương tự, Chi phí hoạt động dịch vụ, Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và Chi phí hoạt động. Trong đó, Chi phí lãi và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Ta thấy Tổng chi phí của ACB, Chi nhánh Huế có sự biến động không đồng đều qua các năm từ 2015 đến 2017. Tổng chi phí của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 184.754 triệu động, giảm 11.895 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 6,049%. Sang năm 2017, tổng chi phí của ACB, Chi nhánh Huế lại tăng lên so với năm 2016, cụ thể là tăng 11.964 triệu đồng, tương ứng tăng 6,476%. Có thể thấy được, nguyên nhân chính dẫn tới sự biến động này chủ yêu là do sự tác động của khoản mục Chi phí lãi và các khoản tương tự. Vào năm 2016, Chi phí lãi và các khoản tương tự của ACB,Chi nhánh Huế là 170.082 triệu đồng, giảm 14.469 triệu đồng so với 2015, tương ứng giảm 7,840%. Sang năm 2017, Chi phí lãi và các khoản tương tự của ACB,Chi nhánh Huế có xu hướng tăng so với năm 2016, cụ thể là tăng 10.376 triệu đồng, tương ứng tăng 6,101%. - Về lợi nhuận: Ta thấy lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế có sự biến động không đồng đều trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 27.194 triệu đồng, tăng 11.735 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 75,910%. Đây là một dấu hiệu tốt đối với ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016. Lý giải choTrường sự tăng lợi nhu Đạiận này là họcvì trong nKinhăm 2016, cả tếthu nhHuếập và chi phí của ACB, Huế đều giảm nhưng giá trị giảm của thu nhập là bé hơn so với giá trị giảm của chi phí. Cụ thể, vào năm này thu nhập của ngân hàng giảm 160 triệu đồng so với năm 2015, nhưng chi phí lại giảm đến 11.895 triệu đồng. Chính điều này đã giúp cho lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế tăng lên vào năm 2016. Trang 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp Sang năm 2017, ngân hàng không giữ được xu hướng tăng lợi nhuận đó mà ngược lại, lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế lại có xu hướng giảm so với năm 2016. Cụ thể, là giảm 14.237 triệu đồng, tương ứng giảm 52,353%. Đây không phải là một dấu hiệu tốt đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận này là vì vào năm 2017, mặc dù thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế giảm so với 2016 nhưng chi phí lại có xu hướng tăng so với năm 2016. Cụ thể, vào năm này thu nhập của ngân hàng giảm 2.273 triệu đồng nhưng chi phí thì lại tăng lên 11.964 triệu đồng so với năm 2016. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận 2017 tăng trưởng âm so với năm 2016. 2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế 2.3.1. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế Sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Huế bao gồm các loại sau: - Vay kinh doanh: + Cơ ngơi bền vững. + Vay đầu tư sản xuất kinh doanh. + Vay đầu tư tài sản cố định. + Vay bổ sung vốn lưu động. - Vay mua nhà: + VayTrường mua nhà - đất. Đại học Kinh tế Huế + Vay xây dựng – sửa chữa nhà. + Vay mua căn hộ dự án. - Vay tiêu dùng: + Vay tiêu dùng linh hoạt. Trang 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp + Vay tiêu dùng tín chấp. + Vay phục vụ nhu cầu đời sống có tài sản bảo đảm. + Vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá. + Vay mua xe ô tô. + Vay du học. - Vay đặc thù: + Vay đặc thù dành cho khách hàng trồng lúa. + Vay đặc thù dành cho khách hàng trồng cà phê. + Vay đặc thù dành cho khách hàng trồng cao su. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Huế thông qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng 2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô a/ Doanh số cho vay khách hàng cá nhân Doanh số cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng là cá nhân vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh số cho vay và doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu ở phụ lục 1) Ta thấy tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 302.159 triệu đồng. Sang năm 2016, doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên thành 310.401 triệu đồng. Doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt giá trị là 335.460 triệu đồng vào năm 2017. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 138.503Trường triệu đồng vàĐại tăng lên học thành 145.201 Kinh triệu đ ồtếng vào Huế năm 2016. Năm 2017, doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt giá trị là 161.213 triệu đồng vào năm 2017. Nhìn chung, những diễn biến về tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay khách hàng cá nhân đã cho thấy dấu hiệu tích cực của ACB, Chi nhánh Huế trong cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng trong giai đoạn 2015- 2017. Trang 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 1) Về tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân, vào năm 2015, tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 45,838%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên vào 2 năm tiếp theo khi đạt giá trị là 46,779% vào năm 2016 và 48,057% vào năm 2017. Nhìn chung, tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số cho vay của ACB, Chi nhánh Huế luôn đạt giá trị khá lớn và tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Dấu hiệu này cho thấy ACB, Chi nhánh Huế Trườngngày càng chú trọng Đại vào mả nghọc cho vay Kinhđối với nhóm tế khách Huế hàng cá nhân, và điều này phù hợp với chiến lược đã được ACB đề ra, đó là phát triển toàn diện mảng ngân hàng bán lẻ của ACB trong giai đoạn 2014-2018. b/ Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân Hoạt động chính của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, do đó các ngân hàng thương mại phải luôn bảo toàn và phát triển được nguồn vốn của mình. Trang 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp Để bảo toàn được nguồn vốn đã cho vay thì công tác thu nợ của ngân hàng cũng rất quan trọng và doanh số thu nợ là 1 trong những chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động thu nợ của ngân hàng như thế nào. Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã thu được từ những khách hàng cá nhân đã vay vốn trong một thời gian nhất định. Biểu đồ 2.3. Tình hình doanh số thu nợ và doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu ở phụ lục 2) Ta thấy tổng doanh số thu nợ và doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánhTrường Huế tăng dần Đạiqua các năm học trong giai Kinh đoạn 2015 -tế2017. Huế Cụ thể, doanh số thu nợ của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 281.519 triệu đồng. Sang năm 2016, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên thành 290.760 triệu đồng. Doanh số thu nợ của ACB, Chi nhánh Huế tiếp tục xu hướng tăng lên khi đạt giá trị là 321.358 triệu đồng vào năm 2017. Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 118.512 triệu đồng và tăng lên thành 124.249 triệu đồng vào năm 2016. Năm 2017, Trang 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên khi đạt giá trị là 152.360 triệu đồng vào năm 2017. Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 2) Về tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân, vào năm 2015, tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ của ACB, Chi nhánh Huế là 42,097%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên vào 2 năm tiếp theo khi đạt giá trị là 42,732% vào năm 2016 và 47,411% vào năm 2017. Nhìn chung, tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ của ACB, Chi nhánhTrường Huế luôn đạ t giáĐại trị khá họclớn và tăng Kinh liên tục qua tế các nămHuế trong giai đoạn 2015-2017. Những diễn biến trên phần nào phản ánh dấu hiệu tích cực của ACB, Chi nhánh Huế trong hoạt động thu nợ nói chung và thu nợ khách hàng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác thì cần phải kết hợp thêm các chỉ tiêu khác liên quan. Trang 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp c/ Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng là cá nhân vay nhưng chưa thu lại được vào một thời điểm nhất định. Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ cho vay và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu ở phụ lục 3) Ta thấy tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 500.950 triệu đồng. Sang năm 2016, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên thành 520.591 triệu đồng. Dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt giá trị làTrường534.693 triệu đồng vàoĐại năm 2017.học Kinh tế Huế Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 280.301 triệu đồng và tăng lên thành 301.253 triệu đồng vào năm 2016. Năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt giá trị là 310.106 triệu đồng vào năm 2017. Trang 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp Nhìn chung, những diễn biến về tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đã phản ánh dấu hiệu tích cực của ACB, Chi nhánh Huế trong việc mở rộng quy mô cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng ở giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 3) Về tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, vào năm 2015, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 55,954%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên vào 2 năm tiếp theo khi đạt giá trị là 57,868Trường% vào năm 2016 vàĐại57,997 %học vào năm Kinh2017. tế Huế Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế luôn đạt giá trị khá lớn và tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Việc tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế tăng liên tục có thể là vì tác động của cả 2 nguyên nhân. Trang 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân thứ nhất là đến từ các khoản cho vay khách hàng cá nhân trung dài hạn trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, căn cứ vào phụ lục 11, ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trung dài hạn trong cơ cấu doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng dần qua các năm khi đạt giá trị là 55,628% vào năm 2015, 56,870% vào năm 2016 và 59,120% vào năm 2017. Vì đặc điểm các khoản cho vay trung dài hạn thường có thời hạn lớn nên ngân hàng chưa thể thu hồi vốn đối với các khoản cho vay này. Do đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ngày càng tăng qua các năm. Và điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến việc tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng liên tục trong giai đoạn 2015-2017. Nguyên nhân thứ hai có thể là vì ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu nợ đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân ngắn hạn. Kết quả là vốn của ngân hàng cứ bị khách hàng chiếm dụng trong một thời gian dài, làm cho dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế tăng dần trong giai đoạn 2015-2017, dẫn đến việc tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng liên tục trong giai đoạn 2015-2017. Do đó, những diễn biến trên chưa cho thấy rõ dấu hiệu tốt hay xấu đối với ngân hàng, để nhận xét chính xác hơn thì cần phải kết hợp thêm các chỉ tiêu khác liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp d/ Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay khách hàng cá nhân Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Nó cho biết cứ mỗi đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được ngân hàng sử dụng để cho vay khách hàng cá nhân. Biểu đồ 2.7 Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 4) Ta thấy trong giai đoạn 2015-2017, hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng qua các năm và đạt giá trị trong khoảng từ 33% đến 36%.TrườngNếu so sánh tương Đạiquan vớ i họctỷ trọng dưKinh nợ cho vay tếkhách Huế hàng cá nhân (đạt giá trị trong khoảng từ 55,9% đến 58%) thì giá trị này vẫn còn khá thấp, cho thấy ACB, Chi nhánh Huế không sử dụng nhiều vốn huy động để phục vụ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và hoạt động cho vay nói chung. Số vốn huy động còn lại có thể đã được ACB, Chi nhánh Huế dùng để phục vụ các hoạt động khác ngoài hoạt động cho vay. Trang 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, thông thường lợi nhuận của một ngân hàng thương mại phần lớn là đến từ hoạt động cho vay, nên trong trường hợp này, ACB, Chi nhánh Huế cần xem xét phân bổ lại nguồn vốn huy động một cách hợp lý để tối đa được hiệu quả kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được tính an toàn của các khoản vay. 2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng a/ Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu dùng để so sánh tăng trưởng tín dụng qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng cá nhân và tình hình thực hiện kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu +/- % +/- % Doanh số cho vay 138.503 145.201 161.213 6.698 4,836% 16.012 11,027% KHCN Tổng doanh số cho 302.159 310.401 335.460 8.242 2,728% 25.059 8,073% vay (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) TổTrườngng doanh số cho vay Đại tại ACB, học Chi nhánh Kinh Huế vào năm tế 2016 Huế là 310.401 triệu đồng, tăng 8.242 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 2,728%. Qua năm 2017, tổng doanh số cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế tiếp tục xu hướng tăng, cụ thể tổng doanh số cho vay vào năm 2017 là 335.460 triệu đồng, tăng 25.059 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 8,073%. Trang 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp Về doanh số cho vay khách hàng cá nhân, trong năm 2016, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế là 145.201 triệu đồng, tăng 6.698 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 4,836%. Sang năm 2017, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế vẫn tiếp tục tăng trưởng, doanh số cho vay khách hàng cá nhân vào năm này là 161,213 triệu đồng, tăng 16,012 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 11.027%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số cho vay khách hàng cá nhân đều tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Đặc biệt là vào năm 2017, cả doanh số cho vay và doanh số cho vay khách hàng cá nhân đều tăng trưởng vượt bậc so với năm 2016. Nguyên nhân một phần có thể là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế tích cực tại Việt Nam vào năm 2017, ngoài ra cũng phải kể đến những nỗ lực của ACB, Chi nhánh Huế trong việc phát triển doanh số cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. b/ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Chỉ tiêu này dùng để so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng cá nhân của ngân hàng, ngoài ra chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá khả năng mở rộng cho vay của 1 ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu +/- % +/- % Dư nợ cho vay 280.301 301.253 310.106 20.952 7,475% 8.853 2,939% KHCN (triệu đồng) Tổng dư nợ cho vay 500.950 520.591 534.693 19.641 3,921% 14.102 2,709% (triệu đồng) (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Về tổng dư nợ cho vay, vào năm 2016 tổng dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 520.591 triệu đồng, tăng 19.641 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 3,921%. Sang năm 2017, tổng dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế vẫn tiếp tục tăng trưởng khi đạt giá trị 534.693 triệu đồng vào năm 2017, tăng 14.102 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 2,709%. Về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2016 là 301.253 triệu đồng, tăng 20.952 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 7,475%. Sang năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế đạt giá trị 310.106 triệu đồng, tăng 8.853 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 2,939%. NhìnTrường chung, cả dư n ợĐạicho vay vàhọc dư nợ choKinh vay khách tế hàng Huế cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế đều có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Điều này cho thấy những nỗ lực của tập thể ACB, Chi nhánh Huế trong công tác phát triển, mở rộng quy mô cho vay. Mặc dù có xu hướng tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2015-2017, nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lại giảm Trang 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp dần. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng 2 chỉ tiêu này giảm dần là vì vào năm 2017, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ của 2 chỉ tiêu này đều lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay vào năm 2017 giảm so với năm 2016. 2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro a/ Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn là nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 trong 5 nhóm nợ được phân loại theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, bao gồm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT: Triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu +/- % +/- % Nợ quá hạn 17.533 14.577 7.004 -2.957 -16,863% -7.572 -51,947% Nợ quá hạn đối 10.175 9.640 4.838 -535 -5,256% -4.802 -49,817% với nhóm KHCN (Nguồn: Số liệu từ bộ phận Hỗ trợ nghiệp vụ ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Đối với chỉ tiêu nợ quá hạn, vào năm 2016, nợ quá hạn của ACB, Chi nhánh Huế là 14.577 triệu đồng, giảm 2.957 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 16,863%.Trường Sang năm 2017, Đại nợ quá hhọcạn của ACB, Kinh Chi nhánh tế Huế tiHuếếp tục giảm mạnh khi đạt giá trị là 7.004 triệu đồng, giảm 7.572 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 51,947%. Đối với chỉ tiêu nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân, vào năm 2016, nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân là 9.640 triệu đồng, giảm 535 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 5,256%. Năm 2017, nợ quá hạn đối với nhóm khách Trang 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp hàng cá nhân giảm mạnh khi đạt giá trị 4.838 triệu đồng, giảm 4.802 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 49,817%. Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 5) Đối với tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân, chỉ tiêu này vào năm 2015 là 3,63%, qua năm 2016 giảm xuống còn 3,2% và tiếp tục giảm còn 1,56% vào năm 2017. Nhìn chung, tổng nợ quá hạn và nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân đều có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Đặc biệt vào năm 2017, nợ quá hạn và nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân đều giảm mạnh so với năm 2016.TrườngCùng với đó, dư nĐạiợ cho vay học khách hàng Kinh cá nhân ctếũng tăngHuế theo từng năm trong giai đoạn này nên tổng hợp 2 biến động đó đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân giảm liên tục trong giai đoạn 2015-2017. Nguyên nhân của xu hướng giảm nợ quá hạn tại ACB, Chi nhánh Huế có thể là do ảnh hướng một phần từ những dấu hiệu tích cực trong hoạt động xử lý nợ cũ liên quan tới Nguyễn Đức Kiên (Nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị ACB) của tập Trang 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp đoàn ACB. Ngoài ra cũng không thể không kể đến những nỗ lực của ACB, Chi nhánh Huế trong cho vay và thu hồi nợ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nợ quá hạn nói chung và nợ quá hạn nhóm khách hàng cá nhân nói riêng tại ACB, Chi nhánh Huế giảm dần qua các năm 2015, 2016, 2017. Ngoài ra, căn cứ thêm vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 5, ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân tăng liên tục từ năm 2015 đến năm 2017. Cụ thể, tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân vào năm 2015 là 58,032% và tăng lên thành 69,065% vào năm 2017. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế mặc dù có cải thiện qua từng năm nhưng nhìn chung vẫn tương đối kém so với công tác quản lý nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp của chính ACB, Chi nhánh Huế. b/ Chỉ tiêu nợ xấu Nợ xấu hay nợ phân loại là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo văn bản hợp nhất 22/ VBHN – NHNN 2014 gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ĐVT: Triệu đồng. 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu +/- % +/- % N 14.878 12.754 6.416 -2.124 -14,274% -6.338 -49,694% ợ xấuTrường Đại học Kinh tế Huế Nợ xấu đối với nhóm 7.120 6.567 3.752 -552 -7,758% -2.815 -42.,864% KHCN (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Đối với chỉ tiêu nợ xấu, vào năm 2016, nợ xấu của ACB, Chi nhánh Huế là 12.754 triệu đồng, giảm 2.124 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm Trang 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp 14,274%. Sang năm 2017, nợ xấu của ACB, Chi nhánh Huế tiếp tục giảm mạnh khi đạt giá trị là 6.416 triệu đồng, giảm 6.338 triệu đồng so với 2016, tương ứng giảm 49,694% Đối với chỉ tiêu nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân, vào năm 2016 nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân là 6.567 triệu đồng, giảm 552 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 7,758%. Năm 2017, nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân giảm mạnh so với năm 2016 khi đạt giá trị 3.752 triệu đồng, giảm 2.815 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 42,864%. Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 6) Trường Đại học Kinh tế Huế Đối với tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân, chỉ tiêu này vào năm 2015 là 2.54% qua năm 2016 giảm xuống còn 2.18% và tiếp tục giảm còn 1.21% vào năm 2017. Nhìn chung, tổng nợ xấu và nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân đều có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Đặc biệt vào năm 2017, nợ xấu Trang 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp và nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân đều giảm mạnh so với 2016. Cùng với đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng tăng theo từng năm trong giai đoạn này nên tổng hợp 2 biến động đó đã làm cho tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân giảm liên tục trong giai đoạn 2015-2017. Việc nợ xấu tại ACB,Chi nhánh Huế giảm liên tục trong giai đoạn 2015-2017 có thể một phần là do ảnh hướng từ những hoạt động tích cực trong công tác xử lý nợ xấu của ACB. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2017, nợ xấu của ACB đã giảm đáng kể so với giai đoạn khủng hoảng trước đó, kết quả này có được là nhờ vào việc ACB bán nợ cho công ty VAMC và những hoạt động xử lý thu hồi nợ tích cực của ACB. Đặc biệt, phải kể đến những nỗ lực của cả tập thể ACB, Chi nhánh Huế trong cho vay và thu hồi nợ, góp phần giảm nợ xấu nói chung và nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân nói riêng tại ACB, Chi nhánh Huế. Ngoài ra, căn cứ thêm vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 6, ta thấy tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng liên tục từ năm 2015 đến năm 2017. Cụ thể, tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân vào năm 2015 là 47,853% và tăng lên thành 58,480% vào năm 2017. Qua đó cho thấy công tác quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế mặc dù có cải thiện qua từng năm nhưng nhìn chung vẫn tương đối kém so với công tác quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp của chính ACB, Chi nhánh Huế. c/ Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Đồng thời, Trườngvòng quay vốn tín Đạidụng càng học lớn đồng Kinh nghĩa với vitếệc càng Huế có nhiều người được hưởng lợi ích từ vốn vay của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì được coi là tốt và việc cho vay của ngân hàng càng được an toàn. Trang 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.10 Vòng quay vốn tín dụng nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 7) Vòng quay vốn tín dụng nhóm khách hàng cá nhân vào năm 2015 là 0,423 vòng, năm 2016 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,412 vòng. Vòng quay vốn tín dụng khách hàng cá nhân giảm vào năm 2016 là vì trong năm này, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân (tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vào năm 2016 là 7,475%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân chỉ là 4,841%). CănTrường cứ vào phụ lục 11Đại, ta thấy vàohọc năm 2015,Kinh tỷ trọng tếdoanh Huế số cho vay khách hàng cá nhân trung dài hạn là 55,628% và chỉ tiêu này tăng lên trong năm 2016 khi đạt giá trị là 56,870%, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân bé hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân một phần là vì trong năm này cơ cấu doanh số cho vay KHCN trung dài hạn Trang 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp tăng lên, chứ không hẳn là do hoạt động thu nợ tại ACB, Chi nhánh Huế kém hiệu quả. Năm 2017 vòng quay vốn tín dụng khách hàng cá nhân tăng lên thành 0,491 vòng, nguyên nhân là vì trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân là lớn hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân (tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân vào năm 2017 là 22,62%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chỉ là 11,027%). Căn cứ vào phụ lục 11, ta thấy vào năm 2016, tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trung dài hạn là 56,870% và chỉ tiêu này tăng lên trong năm 2017 khi đạt giá trị là 59,120%, điều này cho thấy sự thay đổi cơ cấu doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2017 vẫn thiên về trung dài hạn. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân vào năm này lại lớn hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động thu nợ của ACB, Chi nhánh Huế năm 2017 đã được cải thiện so với năm 2016. Qua đó, phản ánh những nỗ lực của cả tập thể ACB, Chi nhánh Huế trong hoạt động thu hồi nợ vào năm 2017. d/ Chỉ tiêu hệ số thu nợ Để đánh giá hiệu quả cho vay cá nhân của ngân hàng, chúng ta cũng cần xem xét hệ số thu nợ từ hoạt động này. Hệ số thu nợ là chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả của hoạt động thu nợ hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, đồng thời chỉ tiêu này cũng cho biết số tiền mà chi nhánh thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định Trườngtừ một đồng doanh Đạisố cho vay họcmà ngân Kinhhàng đã cung tếứng raHuế thị trường. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng chứng tỏ sự hiệu quả của cho vay khách hàng cá nhân. Trang 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.11 Hệ số thu nợ nhóm khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 8) Hệ số thu hồi nợ nhóm khách hàng cá nhân vào năm 2015 là 85,566%, tăng lên thành 85,570% vào năm 2016, và tăng mạnh vào năm 2017 khi đạt giá trị là 94,509%. Có thể thấy hệ số thu nợ nhóm khách hàng cá nhân tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2015-2017 là vì tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ nhóm khách hàng cá nhân trong năm 2016 và 2017 luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay nhóm khách hàng cá nhân. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân vào năm 2016Trường là 4,841% trong khi Đại tốc độ tănghọc trưởng Kinhcủa doanh sốtếcho Huếvay khách hàng cá nhân chỉ là 4,836%. Sang năm 2017, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ khách hàng cá nhân là 22,62% lớn hơn nhiều so với giá trị 11,027% của tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân. Điều này phần nào cho thấy sự nỗ lực của cả tập thể ACB, Chi nhánh Huế trong việc cải thiện hiệu quả công tác thu hồi nợ ở giai đoạn 2015-2017. Trang 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi a/ Tình hình lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu khá quan trọng khi đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Bảng 2.8 Tình hình lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế. ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Lợi nhuận cho vay 7.086 9.220 6.389 2.134 30,116% -2.831 -30,705% nhóm KHCN Tổng lợi nhuận của 15.459 27.194 12.957 11.735 75,910% -14.237 -52,353% ngân hàng (Nguồn: Số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của ACB, Chi nhánh Huế và tính toán của sinh viên làm khóa luận) Tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 15.459 triệu đồng. Sang năm 2016, tổng lợi nhuận của ngân hàng là 27.194 triệu đồng, tăng 11.735 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 75,910%. Lý giải cho sự tăng lợi nhuận này là vì trong năm 2016, cả thu nhập và chi phí của ACB, Huế đều giảm nhưng giá trị giảm của thu nhập là bé hơn so với giá trị giảm của chi phí. Cụ thể, vào năm này thu nhTrườngập của ngân hàng Đạigiảm 160 học triệu đồ ngKinh so với năm tế2015, Huế nhưng chi phí lại giảm đến 11.895 triệu đồng. Chính điều này đã giúp cho lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế tăng lên vào năm 2016. Đi ngược lại với xu hướng tăng trưởng trước đó, vào năm 2017 tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế giảm mạnh, cụ thể tổng lợi nhuận vào năm này là 12.957 triệu đồng, giảm 14.237 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 52,353%. Trang 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận này là vì vào năm 2017, mặc dù thu nhập của ACB, Chi nhánh Huế giảm so với 2016 nhưng chi phí lại có xu hướng tăng so với năm 2016. Cụ thể, vào năm này thu nhập của ngân hàng giảm 2.273 triệu đồng nhưng chi phí thì lại tăng lên 11.964 triệu đồng so với năm 2016. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận 2017 tăng trưởng âm so với năm 2016. Về lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân, lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 7.086 triệu đồng. Sang năm 2016, lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân là 9.220 triệu đồng, tăng 2.134 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 30,116%. Lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân vào năm 2016 tăng so với năm 2015 là một dấu hiệu tốt, phản ánh tình hình khả quan trong cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế. Nguyên nhân của xu hướng tăng trưởng này một phần là đến từ sự hiệu quả trong công tác phân bổ nguồn vốn huy động để cho vay của ACB, Chi nhánh Huế. Vào năm 2017, lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân có cùng xu hướng biến động với tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế. Cụ thể, vào năm này, lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế là 6.389 triệu đồng, giảm 2.831 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 30,705%. Lợi nhuận khách hàng cá nhân vào năm 2017 giảm so với năm 2016 là một dấu hiệu xấu trong cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế. Nguyên nhân sự giảm lợi nhuận khách hàng cá nhân vào năm này có thể một phần là vì chi phí huy động vốn tăng mạnh hơn so với doanh thu từ cho vay khách hàng cá nhân, qua đó gián tiếp phản ánh công tác phân bổ nguồn vốn huy động để cho vay tại ACB, Chi nhánh Huế chưa thực sự hợp lý. Trường Đại học Kinh tế Huế Trang 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp b/ Tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Biểu đồ 2.12 Tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 9) Tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế vào năm 2015 là 2,528%. Sang năm 2016, tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế tăng lên và đạt giá trị là 3,061%. Nguyên nhân của xu hướng tăng tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vào năm 2016 là vì vào năm này, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng Trườngcá nhân. Cụ thể, vàoĐại năm nàyhọc tốc độ Kinhtăng trưởng ltếợi nhu Huếận cho vay khách hàng các nhân của ACB, Chi nhánh Huế là 30,116%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế năm này chỉ là 7,475%. Điều này phản ánh sự hiệu quả của ACB, Chi nhánh Huế trong việc sử dụng nguồn vốn đã huy động được. Hay hiểu theo một cách khác, công tác phân bổ Trang 58
  68. Khóa luận tốt nghiệp và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế đã diễn ra khá hiệu quả. Năm 2017, tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế có xu hướng giảm so với năm 2016 khi đạt giá trị là 2,060%. Nguyên nhân của xu hướng giảm tỷ suất sinh lợi trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế là vì vào năm này, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân bé hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có giảm so với năm 2016 khi đạt giá trị là 2,939%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân lại giảm mạnh hơn. Nếu như ở năm 2016, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân là 30,116% thì vào năm 2017, chỉ số này lại giảm rất mạnh khi đạt giá trị là -30,705%. Qua đó, phản ánh công tác phân bổ và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khách hàng cá nhân của ACB, Chi nhánh Huế chưa thực sự hợp lý. c/ Tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.13 Tỷ trọng lợi nhuận cho vay KHCN trong cơ cấu tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. (Nguồn: Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở phụ lục 10) Trang 59
  69. Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015, tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế là 45,837%. Sang năm 2016, tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế có xu hướng giảm. Cụ thể, lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân chỉ chiếm 33,905% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân giảm là vì trong năm này, tốc độ tăng trưởng của tổng lợi nhuận là lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể, vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng của tổng lợi nhuận là 75,910%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân là 30,116%. Lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân tăng lên nhưng tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân giảm xuống còn 33,905% vào năm 2016 (trong năm này, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay của ACB, Chi nhánh Huế là 57,868%) cho thấy tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế năm 2016 tăng mạnh (tổng lợi nhuận của ngân hàng vào năm 2016 tăng 11.735 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 75,910%) là không chỉ đến từ lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và lợi nhuận cho vay nói chung mà còn đến từ nhiều nguồn khác ngoài hoạt động cho vay. Năm 2017, tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng lợi nhuận của ACB, Chi nhánh Huế có xu hướng tăng so với năm 2016. Cụ thể, vào năm này lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân chiếm tới 49,309% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân vì trong năm này, tốc độ tăng trưởng của tổng lợi nhuận là bé hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân.Trường Cụ thể, vào năm 2016,Đại tốc đhọcộ tăng trư Kinhởng của tổng tế lợi nhuHuếận là -52,353%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân là -30,705%. Lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân giảm xuống nhưng tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân trong cơ cấu tổng lợi nhuận tăng lên thành 49,309% vào năm 2017 (trong năm này, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 57,997% trong Trang 60