Khóa luận Điều chế và mô tả một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-Cyclodextrin

pdf 58 trang thiennha21 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Điều chế và mô tả một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-Cyclodextrin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dieu_che_va_mo_ta_mot_so_dac_tinh_cua_phuc_hop_flu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Điều chế và mô tả một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-Cyclodextrin

  1. ĐẠI HỌC QUỐ C GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC HỒ THỊ QU ỲNH XUÂN ĐIỀU CHẾ VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA PHỨC HỢP FLURBIPROFEN/β -CYCLODEXTRIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐ C GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC HỒ THỊ QU ỲNH XUÂN ĐIỀU CHẾ VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA PHỨC HỢP FLURBIPROFEN/β -CYCLODEXTRIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ ẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thiện khóa luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía Khoa Y – Dược, các thầy/cô giáo, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tài trợ kinh phí và tạo điều kiện tối đa để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Nghiên cứu là một phần của đề tài KHCN cấp cơ sở mã số CS.19.05. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, giảng viên bộ môn Hóa dược & Kiểm nghiệm thuốc, khoa Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cô luôn hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền cho em nhiều kinh nghiệm đáng quý và động viên khích lệ để em có được thành quả như ngày hôm nay. Và em cũng xin cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Khanh, Dược sĩ Bùi Thị Thương, ThS. Nguyễn Xuân Tùng bộ môn Bào chế, khoa Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, em rất biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành và giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Hồ Thị Quỳnh Xuân
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDs Cyclodextrins DSC Nhiệt quét vi sai (Differential scanning calorimetry) FTIR Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier-transform infrared spectroscopy) HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography) NSAIDs Thuốc chống viêm không steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drugs) SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscope) XRD Nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction)
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1. Cấu trúc 2D và 3D của flurbiprofen 2 Hình 2. Cấu trúc của β-cyclodextrin 3 Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi lượng flurbiprofen đã hòa tan 16 theo lượng β-cyclodextrin khác nhau ở 37oC Hình 4. Phổ FTIR của flurbiprofen 17 Hình 5. Phổ FTIR của β-cyclodextrin 18 Hình 6. Phổ FTIR của mẫu M1 18 Hình 7. Phổ FTIR của mẫu M2 19 Hình 8. Phổ FTIR của mẫu M3 19 Hình 9. Phổ FTIR của mẫu M4 20 Hình 10. Giản đồ DSC của các mẫu 21 Hình 11. Giản đồ XRD của flurbiprofen (a), β-cyclodextrin (b), 23 phức hợp điều chế bằng phương pháp M3 (c) Hình 12. Đồ thị biểu diễn khả năng giải phóng hoạt chất trong 25 môi trường nước Hình 13. Ảnh chụp SEM của flurbiprofen (A), β-cyclodextrin (B), 26 phức hợp điều chế bằng phương pháp M3 (C)
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1. Lượng flurbiprofen đã hòa tan theo những lượng β- 15 cyclodextrin khác nhau ở 37oC Bảng 2. Nguyên liệu sử dụng và hiệu suất điều chế của một số 16 phương pháp tạo phức flurbiprofen/β-cyclodextrin Bảng 3. Tổng lượng dược chất giải phóng tích lũy theo thời 25 gian
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 – TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan chung về flurbiprofen 2 1.1.1. Cấu trúc, danh pháp IUPAC 2 1.1.2. Tính chất vật lý 2 1.1.3. Tác dụng dược lý 2 1.2. Tổng quan chung về β-cyclodextrin 3 1.2.1. Cấu trúc của β-cyclodextrin 3 1.2.2. Tính chất vật lý 4 1.2.3. Độ an toàn của β-cyclodextrin 4 1.2.4. Ứng dụng trong ngành dược 4 1.3. Tình hình nghiên cứu về phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 5 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6 1.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu 7 1.4.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 7 1.4.2. Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) 8 1.4.3. Nhiệt quét vi sai (DSC) 8 1.4.4. Nhiễu xạ tia X (XRD) 9 1.4.5. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) 10 Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu 11 2.2. Dung môi, hóa chất 11 2.3. Thiết bị, dụng cụ 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu 11 2.4.1. Phương pháp điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 11
  8. 2.4.2. Phương pháp khảo sát tương tác tạo phức giữa flurbiprofen và β- cyclodextrin 13 2.4.3. Phương pháp định lượng flurbiprofen 13 2.4.4. Phương pháp xác định độ tan trong nước của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 13 2.4.5. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 14 Chương 3 – KẾT QUẢ 15 3.1. Khảo sát tỷ lệ tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin 15 3.2. Điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 16 3.3. Mô tả một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin . 22 3.3.1. Sơ bộ khảo sát cấu trúc của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin22 3.3.2. Hàm lượng flurbiprofen trong phức hợp 24 3.3.3. Độ tan trong nước của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 24 3.3.4. Khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 24 3.3.5. Hình dạng tiểu phân 26 Chương 4 – BÀN LUẬN 28 4.1. Về phương pháp điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin . 28 4.2. Về các đặc tính của phức hợp điều chế được 28 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 30 1. Kết luận 30 2. Đề xuất 30
  9. MỞ ĐẦU Flurbiprofen là dẫn xuất của axit propionic, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Flurbiprofen được sử dụng bằng đường uống để điều trị tấn công trong các bệnh viêm gan cấp tính, viêm xương khớp cấp tính, đau thắt lưng. Viên nén và gel dùng ngoài chứa flurbiprofen có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cột sống dính khớp. Thuốc nhỏ mắt flurbiprofen được sử dụng tại chỗ trước các phẫu thuật nhãn khoa nhằm ngừa và giảm co đồng tử trong lúc mổ [13, 17, 27, 42]. Một tính chất đáng lưu ý của flurbiprofen là độ tan trong nước kém, chỉ đạt khoảng 5-13 µg/ml ở 25oC [7]. Điều này hạn chế tốc độ hấp thu của flurbiprofen và ảnh hưởng đến sinh khả dụng cũng như hiệu quả điều trị của thuốc. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm mục đích gia tăng độ hòa tan của flurbiprofen trong nước, có thể kể đến việc bào chế thuốc dưới dạng elixir [25], hệ phân tán rắn [21, 32], đưa về dạng muối [20], hệ vi nhũ tương [23, 34], tạo phức với cycloamyloses [9]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đề xuất phương án sử dụng β-cyclodextrin, một chất có tính tương thích sinh học cao, để bao lấy các phân tử flurbiprofen. Mục tiêu của đề tài bao gồm: 1. Điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin. 2. Mô tả một số đặc tính của hệ như tương tác tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin, hàm lượng flurbiprofen trong phức hợp, độ tan trong nước, khả năng giải phóng dược chất in vitro và hình dạng tiểu phân. 1
  10. Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan chung về flurbiprofen 1.1.1. Cấu trúc, danh pháp IUPAC Cấu trúc: Hình 1. Cấu trúc 2D và 3D của flurbiprofen Danh pháp IUPAC: 2-(3-fluoro-4-phenylphenyl)propanoic acid [36] Công thức hóa học: C15H13FO2 Khối lượng mol phân tử: 244,26 g/mol 1.1.2. Tính chất vật lý Độ tan trong nước: 5-13 µg/ml ở 25°C [7]; 5,12 ± 1,22 µg/ml ở 25°C [9]; 61,5 ± 3,5 μg/ml ở 37 ± 1°C [14] LogP: 3.8 [36] Nhiệt độ nóng chảy: 113-114oC [36] 1.1.3. Tác dụng dược lý Flurbiprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và là dẫn xuất của acid propionic. Flurbiprofen được sử dụng bằng đường uống trong điều trị các bệnh viêm gan cấp tính, viêm xương khớp cấp tính, đau thắt 2
  11. lưng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng flurbiprofen mỗi ngày với liều từ 120-150mg trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho hiệu quả tương đương với aspirin liều 3-4g và có ít tác dụng phụ hơn [11]. Dạng xịt có hiệu quả trong việc giảm đau tại chỗ cho những bệnh nhân được phẫu thuật cắt amidan, phẫu thuật cắt bỏ túi mật [30]. Dạng viên ngậm flurbiprofen hàm lượng 8,75mg được nghiên cứu có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau, sưng họng và khó nuốt [8]. Bên cạnh đó, dược chất nhóm NSAIDs này cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc ức chế viêm ở bệnh viêm màng bồ đào trên thỏ [10]. Ngoài ra, đồng phân dạng R của flurbiprofen cũng đã được chứng minh có hiệu quả đối với bệnh Alzheimer’s trên mô hình chuột và lâm sàng, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh lý về tâm thần [17]. 1.2. Tổng quan chung về β-cyclodextrin 1.2.1. Cấu trúc của β-cyclodextrin Hình 2. Cấu trúc của β-cyclodextrin Công thức hóa học: C42H70O35 hay (C6H10O5)7 Khối lượng mol phân tử: 1135 g/mol Các tên gọi khác: Betadex, cyclomaltoheptaose, cycloheptaglucan, cycloheptaamylose, kleptose, 3
  12. Cyclodextrins (CDs) là một nhóm các hợp chất oligosaccharide vòng có cấu trúc gồm các đơn bị α-D-glucopyranose được nối với nhau bằng liên kết α- 1,4-glycosid. Các CDs tự nhiên được tạo thành bởi quá trình phân cắt tinh bột bằng enzym cyclodextrin glucotransferase. Cấu trúc của các CDs ở dạng phức lồng hình nón cụt, với khoang nội phân tử có đặc tính thân dầu và bề mặt bên ngoài có tính thân nước. Chính vì đặc điểm này mà các CDs có thể làm thay đổi độ tan, tính ổn định hoặc khả năng phản ứng của những phân tử được gói trong khoang. 3 loại CDs tự nhiên là α, β và γ-cyclodextrin lần lượt là các phân tử có chứa 6, 7, 8 đơn vị glucose trong cấu trúc. Trong đó, β-cyclodextrin là loại được sử dụng nhiều hơn cả trong ngành dược bởi đặc tính cấu trúc, kích thước khoang và giá thành rẻ hơn [35]. 1.2.2. Tính chất vật lý pKa = 12,202 ở 25oC Nhiệt độ nóng chảy: 280oC Độ tan: 1,85 (g/100ml, 25oC) trong môi trường nước, tăng khi nhiệt độ tăng. β-cyclodextrin có thể tan trong dung dịch pyridin, 2-metyl metformamide, 2-methyl sulfoxide, ethylene glycol, ít tan trong ethanol, không tan trong methanal và propanol. [27] 1.2.3. Độ an toàn của β-cyclodextrin Trên thực tế, sử dụng β-cyclodextrin theo đường uống không gây ra bất kỳ độc hại nào. Các phân tử thuốc bao gói trong khoang nội phân tử của β- cyclodextrin được giảm thiểu tối đa các độc tính trên cơ thể do chỉ sử dụng với liều lượng thấp nhất, đồng thời hạn chế tiếp xúc với màng sinh học do đó tránh được những kích ứng tại chỗ [4]. 1.2.4. Ứng dụng trong ngành dược Trong lĩnh vực dược, β-cyclodextrin đã được nghiên cứu và sử dụng trong các công thức thuốc để giúp cải thiện độ tan, tốc độ hòa tan, tăng tính thấm qua màng và sinh khả dụng của những dược chất ít tan trong nước [16]. 4
  13. Ngoài ra, β-cyclodextrin cũng giúp tăng độ ổn định của các loại dược chất nhạy cảm với phản ứng dehydrat hóa, oxy hóa, thủy phân, ánh sáng, chính vì vậy giúp kéo dài tuổi thọ của thuốc. 1.3. Tình hình nghiên cứu về phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới đã có các nghiên cứu liên quan đến việc bào chế một số sản phẩm dựa trên sự tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin. Một số tính chất của hệ cũng đã được mô tả. Bên cạnh đó, việc sử dụng β-cyclodextrin cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện độ hòa tan và sinh khả dụng của flurbiprofen. Sau đây là một số nghiên cứu về phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin đã được công bố: Năm 2005, Marzia C. và cộng sự đã tiến hành bào chế viên nén hòa tan nhanh dựa trên phức hợp flurbiprofen/cyclodextrin [15]. Ba loại cyclodextrin khác nhau đã được đánh giá, bao gồm β-cyclodextrin và 2 dẫn xuất có độ hòa tan cao hơn là methyl-β-cyclodextrin và hydroxyethyl-β-cyclodextrin. Phức hợp được điều chế theo 5 kỹ thuật khác nhau gồm có trộn vật lý, trộn ướt, đun nóng trong buồng kín, cô quay loại bỏ dung môi và đông khô. Các phức hợp tạo thành sau đó được mô tả bằng các phương pháp như nhiệt quét vi sai (DSC), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại (IR), kính hiển vi quang học. Độ tan và tốc độ hòa tan của các sản phẩm cũng được đánh giá. Từ đó cho thấy độ tan của dược chất được cải thiện từ 2,5 đến 120 lần tùy vào loại cyclodextrin sử dụng cũng như phương pháp điều chế. Các phức hợp sau đó được dùng để bào chế viên nén có hàm lượng tương đương 50mg flurbiprofen với tá dược chitosan và/hoặc lactose phun sấy. Kết quả cho thấy sản phẩm bào chế được cho nồng độ dược chất hoà tan cao hơn so với viên nén flurbiprofen 100mg. Ngoài ra, độ tan của flurbiprofen cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi công thức viên nén. Ví dụ, tùy thuộc vào loại tá dược sử dụng, thời gian để hòa tan 50% dược chất là từ 5 phút cho tới hơn 60 phút. Đặc biệt, chỉ có viên nén bào chế theo kỹ thuật trộn ướt flurbiprofen với methyl-β-cyclodextrin hoặc đông khô với β- cyclodextrin và lactose phun sấy đáp ứng được các yêu cầu của FDA đối với viên hòa tan nhanh: 85% flurbiprofen được giải phóng trong vòng 30 phút. Tốc 5
  14. độ hoà tan được cải thiện có thể là cơ sở cho việc tăng sinh khả dụng, giảm liều dùng và nhờ đó, giảm được các tác dụng phụ của loại dược chất này. Năm 2004, Muraoka A. và cộng sự tiến hành đánh giá khả năng hòa tan và sinh khả dụng đường uống của flurbiprofen so với phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin tại 4 liều khác nhau trên chuột [31]. Trong thử nghiệm đầu tiên, các dữ liệu về độ hòa tan của các chất này ở những pH khác nhau được ghi lại. Tại pH 8,0 và 6,8, gần như toàn bộ dược chất được hòa tan chỉ sau 15 phút đối với cả hai trường hợp. Tuy nhiên, tại các dung dịch có pH thấp hơn (4,0 và 1,2), tốc độ hòa tan của flurbiprofen giảm khá nhiều. Trong khi đó phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin có độ hòa tan cao hơn đáng kể, sau 1 giờ tỷ lệ hòa tan tại các pH này đạt lần lượt là 41,3 và 33,4 %, gấp khoảng 10 lần so với flurbiprofen. Sinh khả dụng đường uống trên chuột của flurbiprofen và phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin được tiếp tục được đánh giá ở liều tương đương 1, 3, 10 và 30mg flurbiprofen/kg. Kết quả cho thấy có sự tuyến tính giữa liều dùng, nồng độ đỉnh Cmax và diện tích dưới đường cong AUC. Tuy vậy, Cmax và AUC của flurbiprofen ở liều 30 mg/kg thấp hơn rất nhiều so với giá trị được dự đoán từ các liều 1-10 mg/kg. Cmax và AUC sau khi sử dụng phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin cũng thấp hơn so với giá trị được dự đoán, nhưng sự khác biệt này tương đối nhỏ. Nghiên cứu đã cho thấy sự hấp thu flurbiprofen bằng đường uống ở chuột đã bão hòa ở liều 10 mg/kg và khả năng cải thiện tốc độ hòa tan dược chất của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin đã làm gia tăng liều bão hòa lên mức 30 mg/kg. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Flurbiprofen hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc châu Âu và Bắc Mỹ dưới nhiều tên thương mại khác nhau như Antadys, Flufen, Maprofen, Ocufen, Zentofen, Tuy nhiên, các thuốc này lại chưa phổ biến ở Việt Nam, trong dược điển Việt Nam V cũng chưa có chuyên luận về flurbiprofen. Liên quan đến hướng nghiên cứu này, hai bài báo trong nước tập trung vào việc xây dựng quy trình định lượng hoạt chất này trong dược phẩm đã được 6
  15. công bố [2], [3]. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về flurbiprofen của nhóm tác giả nào khác được báo cáo. 1.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, các phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin gồm có: 1.4.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Nguyên lý HPLC là một kỹ thuật tách chất trong đó pha tĩnh chứa trong cột và pha động di chuyển nhờ áp suất cao. Pha động là chất lỏng và pha tĩnh là một chất rắn dưới dạng tiểu phân, hoặc một chất lỏng phủ trên một chất mang rắn, hoặc một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Pha tĩnh là yếu tố quan trọng quyết định cơ chế và loại sắc ký. Nếu pha tĩnh là chất hấp thụ thì đó là sắc ký hấp phụ. Nếu pha tĩnh là chất trao đổi ion thì đó là sắc ký trao đổi ion. Nếu pha tĩnh là gel thì đó là sắc ký gel/rây phân tử. Thứ tự giải rửa các chất ra khỏi cột phụ thuộc vào ái lực tương đối của chất đó với pha tĩnh và pha động. Các chất sau khi ra khỏi cột sẽ được phát hiện bằng detector. Nếu mẫu phân tích là hỗn hợp gồm nhiều thành phần, ta sẽ thu được một sắc ký đồ gồm nhiều pic. Ứng dụng Định tính: so sánh thời gian lưu, hình dạng pic của mẫu thử và chất chuẩn, hoặc chồng phổ. Định lượng: dựa vào nguyên tắc nồng độ của một chất tỷ lệ thuận với chiều cao hoặc diện tích pic để tính toán. Kiểm tra độ tinh khiết của mẫu. [1, 5, 6] 7
  16. 1.4.2. Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) Nguyên lý Đo quang phổ hồng ngoại (IR - Infrared) là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở của sự hấp thụ quang phổ, được thực hiện tại vùng hồng ngoại của phổ bức xạ điện từ. Kỹ thuật này ghi nhận các dao động đặc trưng của các loại liên kết khác nhau trong cấu trúc chất. Kết quả thu được là một phổ đồ trong đó trục hoành biểu diễn bước sóng, trục hoành thể hiện độ truyền qua và mỗi đỉnh đặc trưng cho từng nhóm chức. FTIR là phương pháp đo phổ hồng ngoại thế hệ mới với điểm cải tiến là cho phép thực hiện với lượng mẫu thấp (bề dày khoảng 50nm), cho độ nhạy cao, có thể sử dụng để xác định cấu trúc chất, định tính, định lượng Ứng dụng Nghiên cứu về sự đồng nhất của các chất. Xác định sự có mặt của các nhóm chức trong cấu trúc phân tử. Nhận biết chất dựa vào phổ hồng ngoại và tần số nhóm chức đặc trưng có sẵn. Xác định độ tinh khiết. Nghiên cứu động học phản ứng. Phân tích định lượng. 1.4.3. Nhiệt quét vi sai (DSC) Nguyên lý Nhiệt quét vi sai DSC là kỹ thuật nghiên cứu các đặc điểm chuyển pha của chất khi thay đổi nhiệt độ tác dụng. DSC có thể đo được các hiện tượng nóng chảy, kết tinh, thủy tinh hóa Sau khi đo mẫu, kết quả thu được là một phổ đồ trong đó trục tung biểu diễn nhiệt lượng mà chất hấp thụ hoặc tỏa ra và trục hoành là nhiệt độ tác dụng lên mẫu. Các đỉnh thu nhiệt/tỏa nhiệt tương ứng với nhiệt độ tại đó mà chất chuyển pha sang trạng thái mới. Ứng dụng Xác định đặc tính của mẫu theo các tính chất vật lý như nóng chảy, kết tinh, thủy tinh hóa, sự thay đổi enthalpy khi tăng nhiệt. 8
  17. Đánh giá độ bền của chất dưới tác động của nhiệt, giúp kiểm soát chất lượng. Phát hiện tạp chất trong mẫu. 1.4.4. Nhiễu xạ tia X (XRD) Nguyên lý Hiện tượng nhiễu xạ tia X lần đầu tiên được phát hiện bởi Max Von Laue vào năm 1912. Nhiễu xạ được hiểu là tập hợp các tán xạ đàn hồi (sau tán xạ bước sóng không thay đổi) từ các vị trí khác nhau trên tinh thể đảm bảo điều kiện giao thoa tăng cường. Hiện tượng tán xạ xảy ra khi chiếu tia X vào một điểm trên nguyên tử, điểm vật chất này hấp thụ bức xạ, trở thành một nguồn bức xạ thứ cấp và tái phát xạ bức xạ điện từ này ra các hướng khác nhau. Kết quả, chúng ta thu được các chùm tia nhiễu xạ theo các hướng xác định đặc trưng cho tinh thể và được ghi lại dưới dạng giản đồ hoặc ảnh nhiễu xạ. Sự phụ thuộc của cường độ nhiễu xạ vào góc nhiễu xạ (thường sử dụng đơn vị tính là 2 lần góc nhiễu xạ thực tế) được biểu diễn bằng phổ nhiễu xạ tia X tạo thuận tiện cho quá trình phân tích. Trong đó, các đỉnh nhiễu xạ tia X được tạo ra bởi sự giao thoa tăng cường của các chùm tia tán xạ nằm ở các góc cụ thể của mỗi mặt phẳng mạng tinh thể trong mẫu [12]. Ứng dụng Định danh chất rắn mới. Xác định pha của mẫu tinh thể bằng cách so sánh với cơ sở dữ liệu nhiễu xạ tia X của Trung tâm Quốc tế về Dữ liệu nhiễu xạ (The International Centre for Diffraction Data – ICDD). Xác định các đặc tính của tinh thể. Phát hiện các hạt khoáng chất mịn. Định lượng các thành phần trong khoáng chất. Xác định kích thước của đơn vị tinh thể. Kiểm tra độ tinh khiết của mẫu. 9
  18. 1.4.5. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) Nguyên lý Kính hiển vi điện tử quét (SEM) là loại kính hiển vi có độ phóng đại lên tới 300.000x thậm chí là 1.000.000x, nhờ đó mà giúp tạo ra hình ảnh rất chính xác của nhiều vật liệu có kích thước từ nanomet đến micromet [43]. Thiết bị này sử dụng các điện tử để tạo hình ảnh của mẫu thay vì ánh sáng như thông thường [44]. Do chùm electron sử dụng rất hẹp, SEM có khả năng chụp được các hình dạng 3 chiều đặc trưng cho cấu trúc của vật liệu [45]. Ứng dụng Cung cấp thông tin về cấu trúc bề mặt, hình dạng, thành phần của chất. Xác định vi khuẩn, virus mới, độc lực, thử nghiệm vắc xin. Phục vụ quá trình kiểm soát chất lượng và phân tích lỗi của vật liệu. Hỗ trợ trong thiết kế và sản xuất vi mạch. Điều tra hình sự và pháp y. 10
  19. Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là phức hợp flurbiprofen và β- cyclodextrin được điều chế theo 4 phương pháp khác nhau. 2.2. Dung môi, hóa chất Hai chất được sử dụng để nghiên cứu, điều chế phức hợp là flurbiprofen và β-cyclodextrin. Trong đó, flurbiprofen đạt tiêu chuẩn Dược dụng và β- cyclodextrin (Roquette, Pháp) được tặng bởi Brenntag Việt Nam đã được rây qua rây số 150. Dung môi sử dụng trong điều chế phức gồm ethanol đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích, nước khử ion được tinh chế bằng máy Barnstead™ GenPure (Thermo Scientific, Mỹ). Dung môi sắc ký acetonitrile (Merck) đạt tiêu chuẩn HPLC, acid acetic băng (Merck) đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích. 2.3. Thiết bị, dụng cụ Hệ thống sắc ký HPLC với detector DAD và bộ phận tiêm mẫu tự động: UHPLC+ Dionex UltiMate 3000 (Thermo Scientific, Mỹ). Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi: Agilent Cary 630 FTIR (Agilent Technologies, Mỹ). Máy phân tích nhiệt quét vi sai: Linseis DSC PT1000 (Linseis, Đức). Máy thử độ hòa tan: Agilent 708-DS Dissolution Apparatus (Agilent Technologies, Mỹ). 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 2.4.1.1. Khảo sát tỷ lệ tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin Trong nghiên cứu này, thí nghiệm khảo sát sự thay đổi độ tan của flurbiprofen theo những lượng khác nhau của β-cyclodextrin dựa theo phương 11
  20. pháp được mô tả bởi Tirunagari M. và cộng sự [40], có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực nghiệm. Cho 50mg flurbiprofen và 10ml nước khử ion vào 7 ống nghiệm. Thêm β-cyclodextrin (0, 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 7 mmol) vào rồi khuấy ở 37oC trong 72 giờ. Lọc hỗn dịch sau phản ứng qua màng lọc Cellulose Acetate. Định lượng flurbiprofen trong các dung dịch thu được theo phương pháp được mô tả trong mục 2.4.3. Vẽ đồ thị biểu diễn lượng flurbiprofen đã hòa tan theo lượng β- cyclodextrin sử dụng. Xác định hệ số góc của phần tuyến tính trong đồ thị và từ đó suy ra tỷ lệ tạo phức. 2.4.1.2. Điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin được bào chế bằng 4 phương pháp khác nhau theo tỷ lệ tạo phức đã xác định được ở mục 2.4.1.1. 1. Trộn vật lý (M1): Trộn hỗn hợp bột khô flurbiprofen và β-cyclodextrin bằng chày cối trong 30 phút [35]. 2. Trộn ướt (M2): Hỗn hợp bột khô flurbiprofen và β-cyclodextrin được trộn đều trong cối mã não. Thêm dung dịch ethanol – nước (1:1, v/v) dần dần, vừa đủ và nhào trộn bằng chày trong 30 phút. Sản phẩm thu được đem sấy đến khối lượng không đổi ở 50oC [35]. 3. Đồng kết tủa trong nước (M3): β-cyclodextrin được hòa tan trong nước theo tỷ lệ 1:52 (tt/kl) ở 100oC. Flurbiprofen được thêm vào và khuấy trong 30 phút. Để nguội về nhiệt độ phòng và làm lạnh trong ngăn mát. Lọc sản phẩm thu được bằng phễu lọc Brucher. Tủa thu được đem sấy đến khối lượng không đổi ở 50oC [33]. 4. Đồng kết tủa trong nước – cồn (M4): β-cyclodextrin được hòa tan trong nước theo tỷ lệ 1:52 (kl/kl) ở 100oC. Flurbiprofen hòa tan trong một lượng ethanol tối thiểu rồi cho từ từ vào dung dịch trên và khuấy trong 30 phút. Để nguội về nhiệt độ phòng và làm lạnh ở 2-8oC. Lọc thu tủa bằng phễu Brucher, rồi sấy đến khối lượng không đổi ở 50-55oC [35]. 12
  21. 2.4.2. Phương pháp khảo sát tương tác tạo phức giữa flurbiprofen và β- cyclodextrin Để đánh giá tương tác giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin trong phức, chúng tôi khảo sát phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) và nhiệt quét vi sai (DSC) rồi tiến hành so sánh giữa sản phẩm điều chế được với các nguyên liệu ban đầu. 2.4.3. Phương pháp định lượng flurbiprofen Định lượng flurbiprofen trong dung dịch bằng phương pháp HPLC trong các điều kiện đã được công bố [2]: Pha tĩnh: cột silica gel pha đảo C8 (5 μm, 120 Å, 4,6×150 mm). Pha động: hỗn hợp acetonitrile: nước: acid acetic băng (65: 32,5: 2,5; tt/tt/tt). Tốc độ dòng: 1 ml/phút. Thể tích tiêm mẫu: 10µl. Bước sóng phát hiện: 247 nm. Thời gian sắc ký: 8 phút. Xử lý các mẫu dung dịch hoặc hỗn dịch nước không chứa β-cyclodextrin: Lọc qua màng Minisart RC 0,45 μm (Sartorius), pha loãng 3 lần bằng acetonitrile, tiếp tục pha loãng đến tỷ lệ thích hợp bằng hỗn hợp dung môi acetonitrile – nước (2:1, tt/tt). Xử lý mẫu dung dịch hoặc hỗn dịch nước chứa β-cyclodextrin: Lọc qua màng Minisart RC 0,45 μm (Sartorius), pha loãng 3 lần bằng acetonitrile để kết tủa β-cyclodextrin. Siêu âm 5 phút, để lắng, hút lớp dịch phía trên, lọc qua màng Minisart RC 0,45 μm (Sartorius), pha loãng đến tỷ lệ thích hợp bằng hỗn hợp dung môi acetonitrile – nước (2:1, tt/tt). 2.4.4. Phương pháp xác định độ tan trong nước của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin Độ tan của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin ở 37oC được xác định dựa theo phương pháp được mô tả bởi Baek H. và cộng sự [9]: 13
  22. Cân một lượng phức chứa tương đương 50 mg flurbiprofen. Thêm 10ml nước khử ion và khuấy trong 72 giờ ở 37oC. Lọc hỗn dịch thu được qua giấy lọc, rồi qua màng Minisart RC 0,45 μm (Sartorius). Hút chính xác 1ml dung dịch đem sấy ở 50-55oC đến khối lượng không đổi. Xác định khối lượng chất rắn thu được m (g) bằng cân phân tích. Độ tan của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin ở 37oC là m x 106 (µg/ml). 2.4.5. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin được đánh giá trong môi trường nước ở 37oC, so sánh với flurbiprofen, sử dụng thiết bị đo độ hòa tan kiểu cánh khuấy. 100mg flurbiprofen hoặc một lượng phức hợp chứa tương đương 100mg flurbiprofen được cho vào bể thử nghiệm chứa 300mL nước khử ion ở 37 ± 0,3oC, tốc độ cánh khuấy 100 vòng/phút. Hút chính xác 3mL dịch tại các thời điểm 10 phút, 20 phút, 60 phút, 120 phút. Sau mỗi lần lấy mẫu, bổ sung lượng nước khử ion tương đương vào bể. Định lượng flurbiprofen trong các mẫu theo phương pháp được mô tả trong mục 2.4.3. Lập đồ thị biểu diễn lượng flurbiprofen giải phóng tích lũy theo thời gian. 14
  23. Chương 3 – KẾT QUẢ 3.1. Khảo sát tỷ lệ tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin Đồ thị biểu diễn lượng flurbiprofen đã hòa tan theo những lượng β- cyclodextrin khác nhau có dạng Bs. Đường tuyến tính đi qua các điểm ở phần đầu của đồ thị có phương trình y = 0.0039x + 0.0028. Hệ số góc của phần tuyến tính trong đồ thị (hình 3) là 0.0039 (<1), điều này chứng tỏ rằng một phân tử thuốc sẽ tạo phức với một phân tử chất mang và tỷ lệ tạo phức giữa flurbiprofen/β-cyclodextrin được xác định là 1:1 [39]. Bảng 1. Lượng flurbiprofen đã hòa tan theo những lượng β-cyclodextrin khác nhau ở 37oC β- AUC Nồng Hệ Độ tan của Flurbiprofen cyclodextrin (mAU*min) độ số flurbiprofen đã hòa tan (mmol) (µg/ml) pha (µg/ml) (mmol) loãng 0 1,707 2,510 15 37,647 0,002 1 8,893 13,078 15 196,171 0,008 2 12,037 17,702 15 265,526 0,011 3 8,276 12,170 30 365,109 0,015 4 9,644 14,182 30 425,462 0,017 5 10,304 15,154 30 454,606 0,019 7 10,948 16,100 30 483,009 0,020 Nghiên cứu của Tirunagari M. và cộng sự về sự ảnh hưởng của β- cyclodextrin tới độ tan của flurbiprofen cũng cho kết quả tương tự với đồ thị có dạng Bs và tỷ lệ tạo phức là 1:1 [40]. 15
  24. Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi lượng flurbiprofen đã hòa tan theo lượng β-cyclodextrin khác nhau ở 37oC 3.2. Điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin được tiến hành điều chế bằng 4 phương pháp được mô tả trong mục 2.4.1.2 theo tỷ lệ tạo phức flurbiprofen:β- cyclodextrin là 1:1 (mol/mol) vừa xác định được ở trên, thu được các thông số như sau: Bảng 2. Nguyên liệu sử dụng và hiệu suất điều chế của một số phương pháp tạo phức flurbiprofen/β-cyclodextrin Trộn vật Trộn ướt Đồng kết Đồng kết tủa lý (M1) (M2) tủa trong trong nước – nước (M3) cồn (M4) Flurbiprofen (g) 0,2492 0,2432 0,2500 0,2454 β-cyclodextrin (g) 1,1337 1,1392 1,1377 1,1350 Nước (ml) 0 1,000 22,000 22,000 Ethanol (ml) 0 1,000 0 2,000 Hiệu suất điều chế 98,597 76,186 86,434 76,175 (%) 16
  25. Có thể thấy hiệu suất các quá trình điều chế phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin theo 4 kỹ thuật khác nhau tương đối cao (trên 76%), trong đó phương pháp trộn vật lý cho hiệu suất cao nhất (98,597%). Để đánh giá khả năng tạo phức, tiến hành phân tích các sản phẩm thu được bằng các phương pháp FTIR và DSC, so sánh với nguyên liệu ban đầu là flurbiprofen và β-cyclodextrin. Hình 4. Phổ FTIR của flurbiprofen 17
  26. Hình 5. Phổ FTIR của β-cyclodextrin Hình 6. Phổ FTIR của mẫu M1 18
  27. Hình 7. Phổ FTIR của mẫu M2 Hình 8. Phổ FTIR của mẫu M3 19
  28. Hình 9. Phổ FTIR của mẫu M4 Hình 4 cho thấy pic đặc trưng của nhóm carbonyl trong cấu trúc phân tử flurbiprofen tại số sóng 1695 cm-1. Phổ FTIR của các phức hợp sau điều chế không có sự dịch chuyển của pic này, tuy nhiên trong các phổ đồ đều cho thấy độ truyền qua tại số sóng 1695 cm-1 có sự giảm sút đáng kể, nhiều nhất là ở các mẫu M2, M3 và M4. Ngoài ra, các phức hệ flurbiprofen/β-cyclodextrin cũng có hình dạng phổ đồ tương tự với phổ FTIR của β-cyclodextrin (hình 5). Những dẫn chứng trên đây chứng tỏ sự tạo thành của phức hợp và flurbiprofen được bao bọc trong khoang kỵ nước của β-cyclodextrin. 20
  29. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) được tiến hành với lượng khoảng 5mg cho mỗi mẫu, gia nhiệt từ 35oC đến 300oC, tốc độ 10oC/phút [38]. Hình 10. Giản đồ DSC của các mẫu Giản đồ DSC của flurbiprofen (hình 10) cho thấy một pic sắc nhọn, rõ nét ở khoảng 112oC, đây chính là nhiệt độ nóng chảy của dược chất. β- cyclodextrin không có đỉnh đặc trưng nào trong khoảng 110 – 250oC, tuy nhiên, xuất hiện một pic nhọn ở khoảng 275oC chính là điểm nóng chảy của chất trên thực tế. Pic đặc trưng của flurbiprofen dường như vẫn quan sát thấy ở trong mẫu M1 tuy nhiên độ sâu và nhọn đã giảm đi đáng kể. Ở các mẫu M2, M4, đỉnh này đã dịch chuyển tới những nhiệt độ cao hơn là khoảng 150oC, 250oC. Riêng ở mẫu M3, pic này gần như biến mất. Những thay đổi về pic đặc trưng của flurbiprofen và β-cyclodextrin chứng tỏ có sự tương tác tạo phức giữa hai thành phần này. Khả năng tạo phức thay đổi tùy theo phương pháp bào chế. Đặc biệt là ở mẫu M3 được bào chế theo phương pháp đồng kết tủa trong nước, sự tạo phức diễn ra gần như hoàn toàn. Phương pháp này cũng cho hiệu suất tương đối cao (86,434%). 21
  30. Từ những phân tích nêu trên, sản phẩm thu được từ phương pháp M3 được lựa chọn để tiếp tục mô tả các đặc tính khác như độ tan, hàm lượng flurbiprofen trong phức hợp, khả năng giải phóng dược chất in vitro cũng như nghiên cứu về nhiễu xạ tia X và hình dạng tiểu phân. 3.3. Mô tả một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin 3.3.1. Sơ bộ khảo sát cấu trúc của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Cấu trúc của sản phẩm điều chế được khảo sát sơ bộ bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD). Giản đồ XRD của phức flurbiprofen/β-cyclodextrin được so sánh với flurbiprofen và β-cyclodextrin nguyên liệu. 22
  31. XuanYD HX flobiprofen 600 a 500 d=12.106 400 300 d=4.281 Lin (Cps) Lin d=4.118 d=3.739 200 d=5.543 d=8.087 d=5.350 d=2.961 d=4.505 d=3.480 d=3.003 100 d=3.943 d=3.823 d=3.042 d=5.726 d=2.627 d=3.300 d=2.414 d=3.432 d=8.555 d=2.879 d=3.143 d=6.252 d=2.487 d=2.775 d=4.976 d=2.106 d=2.069 d=2.197 d=2.242 d=2.356 d=1.911 d=1.943 d=1.736 d=16.637 0 2 10 20 30 40 50 60 2-Theta - Scale XuanYD HX flobiprofen - File: XuanYD HX flobiprofen.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - XuanY D HX flobiprofen 600 500 d=12.106 b 400 300 d=4.281 Lin (Cps) Lin d=4.118 d=3.739 d=5.543 XuanYD HX beta cyclodextrin 200 190 180 d=8.087 170 d=5.350 160 150 d=2.961 140 130 d=4.505 120 d=3.480 d=3.003 110 d=3.943 100 d=3.823 d=7.016 90 d=3.042 Lin (Cps) Lin d=5.726 d=2.627 80 d=3.300 d=2.414 70 d=3.432 d=3.878 d=8.555 d=2.879 d=4.662 d=3.143 d=4.513 d=4.877 60 d=4.230 d=6.252 d=3.646 d=3.269 d=4.800 d=4.966 d=3.532 d=5.158 d=5.099 d=2.487 d=3.319 d=8.218 d=2.775 50 d=2.570 d=19.041 d=3.470 d=4.976 d=5.983 d=4.391 d=2.106 d=2.069 d=5.686 d=2.197 d=3.089 d=2.242 d=2.945 d=2.356 d=2.794 d=2.547 d=5.500 40 d=2.492 d=5.236 d=1.911 d=3.001 d=9.719 d=2.637 d=2.737 d=1.943 d=2.448 d=1.736 d=2.205 d=2.265 d=2.294 d=6.675 30 d=2.022 d=16.637 d=2.114 d=2.082 d=2.059 d=9.015 d=1.964 d=7.488 d=2.008 d=13.786 d=6.477 20 d=1.753 d=1.674 d=10.299 10 d=32.890 0 2 10 20 30 40 50 60 2-Theta - Scale 2 XuanYD HX beta cyclodextrin10 - File: XuanYD HX beta cyclodextrin.raw20 - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 30° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time:40 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started:50 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Thet 60 2-Theta - Scale XuanYD HX flobiprofen - File: XuanYD HX flobiprofen.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - c XuanYD HX Flur BCD complexe 200 190 d=8.004 180 170 160 d=15.984 150 140 130 120 110 100 90 Lin (Cps) Lin 80 70 60 d=4.999 50 d=5.118 40 d=4.831 d=2.826 d=2.774 d=5.344 30 d=5.546 d=12.070 20 d=7.146 10 0 2 10 20 30 40 50 60 2-Theta - Scale XuanYD HX Flur BCD complexe - File: XuanYD HX Flur BCD complexe.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Hình 11. Giản đồ XRD của flurbiprofen (a), β-cyclodextrin (b), phức hợp điều chế bằng phương pháp M3 (c) Từ giản đồ XRD của các mẫu, có thể thấy sự thay đổi của vị trí pic, cường độ của pic và giá trị d ở phức hệ flurbiprofen/β-cyclodextrin so với các nguyên liệu ban đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc tinh thể đã bị thay đổi sau quá trình điều chế [19]. Điều này chứng tỏ sự có mặt của một vài kiểu tương tác giữa 2 thành phần trong phức hệ. Thêm vào đó, giản đồ XRD 23
  32. của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin điều chế bằng phương pháp M3 với những đỉnh trải rộng hơn và có cường độ giảm đi nhiều thể hiện bản chất vô định hình của phức hợp tạo thành. 3.3.2. Hàm lượng flurbiprofen trong phức hợp Hàm lượng lý thuyết của flurbiprofen trong phức hợp là 17,71%. Để xác định hàm lượng flurbiprofen thực tế, sử dụng hỗn hợp dung môi acetonitrile – nước (2:1, tt/tt) để chiết flurbiprofen ra khỏi phức hợp rồi sử dụng phương pháp HPLC mô tả trong mục 2.4.3 để định lượng dược chất này. Tiến hành như sau: Cân 50,4 mg phức hợp cho vào bình định mức 50ml, thêm dung môi acetonitrile – nước (2:1, tt/tt) đến vạch. Siêu âm 5 phút rồi lọc qua màng Minisart RC 0,45 μm (Sartorius). Pha loãng 20 lần với cùng dung môi thu được dung dịch có nồng độ flurbiprofen lý thuyết là 8,9259 µg/ml. Nồng độ thực tế của dung dịch này là 13,0560 µg. Như vậy, hàm lượng thực tế của flurbiprofen trong phức hợp sau điều chế là HLTT = 25,90% cao hơn so với hàm lượng lý thuyết. Nguyên nhân có thể là do trong quá trình bào chế, một lượng β-cyclodextrin không tạo phức, hòa tan trong dung môi và đã bị mất đi khi lọc. 3.3.3. Độ tan trong nước của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Cân 0,2847g phức hợp để tiến hành xác định độ tan trong nước theo phương pháp được mô tả trong mục 2.4.4. Sau khi sấy ở 50oC đến khối không đổi, làm nguội trong bình hút ẩm, thu được 0,0011g chất rắn màu trắng. Như vậy, độ tan của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin ở 37oC là 1100 (µg/ml). 3.3.4. Khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin Tiến hành đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin theo phương pháp được mô tả bởi Baek H. và cộng sự. Tổng lượng hoạt chất giải phóng tích lũy mi (mg) tại lần lấy mẫu thứ i được tính theo công thức: 4 mi = 300 x Ci + ∑푖=1 3 Ci-1 24
  33. Trong đó: i là số thứ tự của lần lấy mẫu (i = 1,2,3,4) Ci (mg/ml) là nồng độ flurbiprofen trong bể đo tại lần lấy mẫu thứ i Kết quả được trình bày trong bảng 3 và hình 11 dưới đây. Bảng 3. Tổng lượng dược chất giải phóng tích lũy theo thời gian STT Thời gian Tổng lượng dược chất giải phóng tích lũy (mg) (phút) Flurbiprofen Phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin 1 10 6.73 28.90 2 20 9.43 49.45 3 60 11.56 50.96 4 120 11.70 51.89 Hình 12. Đồ thị biểu diễn kh ả năng giải phóng hoạt chất trong môi trường nước 25
  34. Tốc độ giải phóng dược chất từ phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin đạt cực đại sau khoảng 30 phút với tổng lượng flurbiprofen được giải phóng là 49,45 mg. Trong khi đó, flurbiprofen nguyên liệu đạt tốc độ cực đại ở thời điểm 60 phút với lượng dược chất giải phóng tích lũy là 11,56 mg, bằng 23% so với phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin. Như vậy tốc độ và mức độ giải phóng hoạt chất in vitro của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin cao hơn hẳn so với flurbiprofen. 3.3.5. Hình dạng tiểu phân A B C Hình 13. Ảnh chụp SEM của flurbiprofen (A), β-cyclodextrin (B), phức hợp điều chế bằng phương pháp M3 (C) Kết quả chụp SEM (hình 13) cho thấy các tinh thể flurbiprofen có bề mặt nhẵn, trong khi đó tinh thể β-cyclodextrin có bề mặt khá thô ráp với những 26
  35. đường nứt. Phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin điều chế bằng phương pháp M3 cho hình ảnh SEM khá giống với β-cyclodextrin, chứng tỏ rằng các phân tử flurbiprofen đã được bao gói trong khoang nội phân tử của chất mang. 27
  36. Chương 4 – BÀN LUẬN 4.1. Về phương pháp điều chế phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin Đề tài này đã tiến hành khảo sát và tìm được tỷ lệ tạo phức giữa flurbiprofen/β-cyclodextrin dựa vào phương pháp được mô tả bởi Tirunagari M. và cộng sự [40]. Kết quả thu được trên thực tế cũng có sự tương đồng với nghiên cứu này. Kết hợp phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier cùng với giản đồ DSC cũng đã lựa chọn ra được phương pháp điều chế phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin tối ưu là đồng kết tủa trong nước với hiệu suất tương đối cao (86,434%). Đây là quy trình đơn giản, sử dụng dung môi là nước khử ion do đó dễ dàng thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời, phương pháp này cũng đã được sử dụng ở một số đề tài nghiên cứu ngoài nước về tạo phức giữa flurbiprofen (hoặc những dược chất khác thuộc nhóm chống viêm không steroid) với β-cyclodextrin (hoặc các dẫn xuất khác của cyclodextrin). 4.2. Về các đặc tính của phức hợp điều chế được Như vậy, đề tài này đã tiến hành đánh giá được một số đặc tính của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin bao gồm tương tác tạo phức, hàm lượng flurbiprofen, độ tan, khả năng giải phóng dược chất in vitro và hình dạng tiểu phân. Qua các phép phân tích FTIR, DSC và XRD cho thấy có sự hiện diện của các tương tác tạo phức, flurbiprofen đã được bao bọc trong khoang nội phân tử của β-cyclodextrin tạo thành sản phẩm có dạng chủ yếu là vô định hình. Độ tan của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin trong nước ở 37oC là 1100µg/ml. Hàm lượng flurbiprofen trong phức hợp được xác định bằng phương pháp HPLC là 25,90% cao hơn so với hàm lượng lý thuyết (17,71%). Có thể giải thích là do một lượng β-cyclodextrin không tạo phức, hòa tan trong dung môi và đã bị mất đi trong quá trình bào chế. Hình ảnh được chụp dưới kính hiển vi điện tử quét cho thấy tiểu phân phức hợp có bề mặt tinh thể khá tương đồng với β-cyclodextrin, chứng tỏ sự tạo thành của phức hợp và flurbiprofen đã được bao gói bởi β-cyclodextrin. 28
  37. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng giải phóng hoạt chất in vitro của phức flurbiprofen/β-cyclodextrin tốt hơn hẳn so với flurbiprofen. Sản phẩm điều chế có thể được ứng dụng trong việc bào chế các dạng thuốc như viên nén hòa tan nhanh, thuốc bột/cốm/hạt pha uống hòa tan nhanh 29
  38. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Như vậy, đề tài đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu, cụ thể là: Đã điều chế được phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin bằng phương pháp đồng kết tủa trong nước theo tỷ lệ tạo phức 1:1. Đã mô tả được các đặc tính của hệ là tương tác tạo phức giữa flurbiprofen và β-cyclodextrin, hàm lượng flurbiprofen, độ tan trong nước ở 37oC, khả năng giải phóng dược chất in vitro và hình dạng tiểu phân. 2. Đề xuất Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi đề xuất tiếp tục tiến hành nghiên cứu theo hướng: Theo dõi và đánh giá độ ổn định của phức hợp. Mở rộng quy mô điều chế. Ứng dụng sản phẩm để bào chế các thuốc kháng viêm, giảm đau. Đánh giá sinh khả dụng, tác dụng dược lý và ADR của các thuốc này. 30
  39. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ môn hóa phân tích (2006), Trường Đại học Dược Hà Nội, Hóa phân tích II, tr. 17, 99-146, 173-222. 2. Nguyễn Thị Thanh Bình, Đặng Ngọc Anh, Trần Mai Anh, Nguyễn Thanh Hải (2017), “Xây dựng quy trình định lượng flurbiprofen trong viên nén bao phim 100 mg bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò diode-array”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 33(2), tr. 41-49. 3. Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Mai Anh, Dương Hải Thuận, Nguyễn Hữu Tùng, Bùi Thanh Tùng (2018), “Xây dựng quy trình định lượng flurbiprofen trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò huỳnh quang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34(2), tr. 1-6. 4. Phùng Đức Truyền (2009), Tổng hợp hydroxyalkyl β cyclodextrin ứng dụng trong bào chế một số dạng thuốc, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 5. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2007), Bộ y tế, Đảm bảo chất lượng thuốc và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc, tr. 107-113, 216- 250. 6. Vụ khoa học và đào tạo (2007), Bộ y tế, Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB y học, tr. 79-82, 84-110. Tiếng Anh 7. Anderson, B. D., & Conradi, R. A. (1985), “Predictive relationships in the water solubility of salts of a nonsteroidal anti‐inflammatory drug”, Journal of pharmaceutical sciences, 74(8), tr. 815-820. 8. Aspley, S., Shephard, A., Schachtel, E., Sanner, K., Savino, L., & Schachtel, B. (2016), “Efficacy of flurbiprofen 8.75 mg lozenge in patients with a swollen and inflamed sore throat”, Current medical research and opinion, 32(9), tr. 1529-1538.
  40. 9. Baek, H. H., Kwon, S. Y., Rho, S. J., Lee, W. S., Yang, H. J., Hah, J. M., & Yong, C. S. (2011), “Enhanced solubility and bioavailability of flurbiprofen by cycloamylose”, Archives of pharmacal research, 34(3), tr. 391-397. 10. Blazaki, S., Tsika, C., Tzatzarakis, M., Naoumidi, E., Tsatsakis, A., Tsatsanis, C., & Tsilimbaris, M. K. (2017), “Pharmacokinetics and efficacy of intraocular flurbiprofen”, Graefe's Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology, 255(12), tr. 2375-2380. 11. Brogden, R. N., Heel, R. C., Speight, T. M., & Avery, G. S. (1979), “Flurbiprofen: a review of its pharmacological properties and therapeutic use in rheumatic diseases”, Drugs, 18(6), tr. 417-438. 12. Bunaciu, A. A., UdriŞTioiu, E. G., & Aboul-Enein, H. Y. (2015), “X-ray diffraction: instrumentation and applications”, Critical reviews in analytical chemistry, 45(4), tr. 289-299. 13. Calapai, G., Imbesi, S., Cafeo, V., Ventura Spagnolo, E., Minciullo, P. L., Caputi, A. P., & Milone, L. (2013), “Fatal hypersensitivity reaction to an oral spray of flurbiprofen: a case report”, Journal of clinical pharmacy and therapeutics, 38(4), tr. 337-338. 14. Chandran, S., Roy, A., & Saha, R. N. (2008), “Effect of pH and formulation variables on in vitro transcorneal permeability of flurbiprofen: a technical note”, Aaps Pharmscitech, 9(3), tr. 1031-1037. 15. Cirri, M., Rangoni, C., Maestrelli, F., Corti, G., & Mura, P. (2005), “Development of fast-dissolving tablets of flurbiprofen-cyclodextrin complexes”, Drug development and industrial pharmacy, 31(7), tr. 697- 707. 16. Erden, N., & Çelebi, N. (1988), “A study of the inclusion complex of naproxen with β-cyclodextrin”, International journal of pharmaceutics, 48(1-3), tr. 83-89. 17. Geerts, H. (2007), “Drug evaluation:(R)-flurbiprofen an enantiomer of flurbiprofen for the treatment of Alzheimer's disease”, IDrugs: the investigational drugs journal, 10(2), tr. 121-133.
  41. 18. Geerts, H. (2007), “Drug evaluation:(R)-flurbiprofen an enantiomer of flurbiprofen for the treatment of Alzheimer's disease”, IDrugs: the investigational drugs journal, 10(2), tr. 121-133. 19. Green, A. R., Miller, E. S., & Guillory, J. K. (1991), “Physical properties of the complexes formed between heptakis (2, 6‐di‐O‐methyl)‐β‐ cyclodextrin, β‐cyclodextrin, and chlorambucil”, Journal of pharmaceutical sciences, 80(2), tr. 186-189. 20. Gupta, G. D., Jain, S., & Jain, N. K. (1997), “Formulation of an aqueous injection of flurbiprofen”, Die Pharmazie, 52(9), tr. 709-712. 21. Habib, M. J., Phan, M. T., & Owusu-Ababio, G. (1998), “Dissolution profiles of flurbiprofen in phospholipid solid dispersions”, Drug development and industrial pharmacy, 24(11), tr. 1077-1082. 22. Higuchi, T. K. A. C. (1965), “A phase solubility technique”, Adv. Anal. Chem. Instrum., 4, tr. 117-211. 23. Jadhav, K. R., Ambade, K. W., Jadhav, S. L., Gambhire, M. N., Kurmi, S. D., & Kadam, V. J. (2008), “Formulation and evaluation of flurbiprofen microemulsion”, Current drug delivery, 5(1), tr. 32-41. 24. Jin, W., Xu, W., Liang, H., Li, Y., Liu, S., & Li, B (2016), “Nanoemulsions for food: properties, production, characterization, and applications”, Emulsions Academic Press, tr. 1-36. 25. Kim, C. K., Yoon, Y. S., & Kong, J. Y. (1995), “Preparation and evaluation of flurbiprofen dry elixir as a novel dosage form using a spray- drying technique”, International journal of pharmaceutics, 120(1), tr. 21- 31. 26. Li, D. X., Han, M. J., Balakrishnan, P., Yan, Y. D., Oh, D. H., Joe, J. H., & Choi, H. G. (2010), “Enhanced oral bioavailability of flurbiprofen by combined use of micelle solution and inclusion compound”, Archives of pharmacal research, 33(1), tr. 95-101. 27. Maazaoui, R., & Abderrahim, R. (2015), “Applications of cyclodextrins: formation of inclusion complexes and their characterization”, International Journal of Advanced Research, 3(2), tr. 1030-1030. 28. Mironov, G. G., Logie, J., Okhonin, V., Renaud, J. B., Mayer, P. M., & Berezovski, M. V. (2012), “Comparative study of three methods for
  42. affinity measurements: capillary electrophoresis coupled with UV detection and mass spectrometry, and direct infusion mass spectrometry”, Journal of the American Society for Mass Spectrometry, 23(7), tr. 1232- 1240. 29. Mohammed, A., & Abdullah, A. (2019), “Scanning Electron Microscopy (SEM): A Review”, In Proceedings of 2018 International Conference on Hydraulics and Pneumatics–Hervex. 30. Muderris, T., Gul, F., Yalciner, G., Babademez, M. A., Bercin, S., & Kiris, M. (2016), “Oral flurbiprofen spray for posttonsillectomy pain”, Otolaryngology Head and Neck Surgery, 155(1), tr. 166-172. 31. Muraoka, A., Tokumura, T., & Machida, Y. (2004), “Evaluation of the bioavailability of flurbiprofen and its β-cyclodextrin inclusion complex in four different doses upon oral administration to rats”, European journal of pharmaceutics and biopharmaceutics, 58(3), tr. 667-671. 32. Oh, D. H., Park, Y. J., Kang, J. H., Yong, C. S., & Choi, H. G. (2011), “Physicochemical characterization and in vivo evaluation of flurbiprofen- loaded solid dispersion without crystalline change”, Drug delivery, 18(1), tr. 46-53. 33. Otero-Espinar, F. J., Anguiano-Jgea, S., Garcia-Gonazalez, N., Vila-Jato, J. L., & Blanco-Mendez, J. (1992), “Inclusion complexes of beta- cyclodextrin with flurbiprofen, ketoprofen and naproxen”, Int J Pharm, 79, tr. 149-57. 34. Park, K. M., Gao, Z. G., & Kim, C. K. (1997), “Assay of flurbiprofen in rat plasma using HPLC with fluorescence detection”, Journal of liquid chromatography & related technologies, 20(12), tr. 1849-1855. 35. Pereva, S., Sarafska, T., Bogdanova, S., & Spassov, Т. (2016), “Efficiency of “cyclodextrin-ibuprofen” inclusion complex formation”, Journal of Drug Delivery Science and Technology, 35, tr. 34-39. 36. PubChem (2016), Flurbiprofen, NCBI, truy cập ngày 18/5/2020 tại 37. Salouti, M., & Derakhshan, F. K. (2019), “Phytosynthesis of Nanoscale Materials. In Advances in Phytonanotechnology”, Academic Press, tr. 45- 121.
  43. 38. Salústio, P. J., Feio, G., Figueirinhas, J. L., Pinto, J. F., & Marques, H. C. (2009), “The influence of the preparation methods on the inclusion of model drugs in a β-cyclodextrin cavit”, European journal of pharmaceutics and biopharmaceutics, 71(2), tr. 377-386. 39. Saokham, P., Muankaew, C., Jansook, P., & Loftsson, T. (2018), “Solubility of cyclodextrins and drug/cyclodextrin complexes”, Molecules, 23(5), tr. 1161. 40. Tirunagari, M., Mehveen, N., Qureshi, M. F., Sultana, J. P., & Tirunagari, V. (2012), “Solubility Enhancement of Flurbiprofen using Different Solubilization Techniques”, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 4, tr. l. 41. Tokumura, T., Muraoka, A., & Machida, Y. (2009), “Improvement of oral bioavailability of flurbiprofen from flurbiprofen/β-cyclodextrin inclusion complex by action of cinnarizine”, European journal of pharmaceutics and biopharmaceutics, 73(1), tr. 202-204. 42. Zhou, S. F., Zhou, Z. W., Yang, L. P., & Cai, J. P. (2009), “Substrates, inducers, inhibitors and structure-activity relationships of human Cytochrome P450 2C9 and implications in drug development”, Current medicinal chemistry, 16(27), tr. 3480-3675.
  44. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sắc ký đồ HPLC của dung dịch định lượng Phụ lục 2. Giản đồ DSC của flurbiprofen Phụ lục 3. Giản đồ DSC của β-cyclodextrin Phụ lục 4. Giản đồ DSC của phức hợp M1 Phụ lục 5. Giản đồ DSC của phức hợp M2 Phụ lục 6. Giản đồ DSC của phức hợp M3 Phụ lục 7. Giản đồ DSC của phức hợp M4 Phụ lục 8. Chồng phổ FTIR của các mẫu Phụ lục 9. Giản đồ XRD của flurbiprofen Phụ lục 10. Giản đồ XRD của β-cyclodextrin Phụ lục 11. Giản đồ XRD của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin (M3) Phụ lục 12. Hình ảnh chụp SEM của flurbiprofen (5000x, 20000x) Phụ lục 13. Hình ảnh chụp SEM của β-cyclodextrin (5000x, 20000x) Phụ lục 14. Hình ảnh chụp SEM của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin M3 (5000x, 20000x)
  45. Phụ lục 1. Sắc ký đồ HPLC của dung dịch định lượng
  46. Phụ lục 2. Giản đồ DSC của flurbiprofen
  47. Phụ lục 3. Giản đồ DSC của β-cyclodextrin
  48. Phụ lục 4. Giản đồ DSC của phức hợp M1
  49. Phụ lục 5. Giản đồ DSC của phức hợp M2
  50. Phụ lục 6. Giản đồ DSC của phức hợp M3
  51. Phụ lục 7. Giản đồ DSC của phức hợp M4
  52. Phụ lục 8. Chồng phổ FTIR của các mẫu
  53. Phụ lục 9. Giản đồ XRD của flurbiprofen Lin (Cps) 100 200 300 400 500 600 0 2 XuanYD HX flobiprofen - File: XuanYD HX flobiprofen.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - - ° 1.000 Theta: - ° 2.000 2-Theta: - s 0 Started: Time - °C(Room) 25 Temp.: - s 1. time: Step - ° 0.020 Step: - ° 60.000 End: - ° 2.000 XuanYDXuanYD File: - HXHX Start: - flobiprofen flobiprofen.raw Type: 2Th/Thlocked - d=16.637 d=12.106 10 d=8.555 d=8.087 d=6.252 d=5.726 d=5.543 d=5.350 d=4.976 20 d=4.505 d=4.281 d=4.118 d=3.943 d=3.823 d=3.739 XuanYDflobiprofen HX d=3.480 d=3.432 d=3.300 2-Theta - Scale d=3.143 d=3.042 30 d=3.003 d=2.961 d=2.879 d=2.775 d=2.627 d=2.487 d=2.414 d=2.356 40 d=2.242 d=2.197 d=2.106 d=2.069 d=1.943 d=1.911 50 d=1.736 60
  54. Phụ lục 10. Giản đồ XRD của β-cyclodextrin Lin (Cps) 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 2 d=32.890 XuanYD HX beta cyclodextrin - File: XuanYD HX beta cyclodextrin.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Thet - ° 2.000 2-Theta: - s 0 Started: Time - °C(Room) 25 Temp.: - s 1. time: Step - ° 0.020 Step: - ° 60.000 End: - ° 2.000 XuanYDXuanYDFile: - Start: HXHX cyclodextrin.rawcyclodextrin - beta beta Type:2Th/Th locked - d=19.041 d=13.786 d=10.299 d=9.719 10 d=9.015 d=8.218 d=7.488 d=7.016 d=6.675 d=6.477 d=5.983 d=5.686 d=5.500 d=5.236 d=5.099d=5.158 d=4.966 d=4.877 d=4.800 d=4.662 d=4.513 20 d=4.391 d=4.230 XuanYD HX beta cyclodextrin XuanYDbeta HX d=3.878 d=3.646 d=3.532 d=3.470 d=3.319 d=3.269 2-Theta - Scale d=3.089 30 d=3.001 d=2.945 d=2.794 d=2.737 d=2.637 d=2.570 d=2.547 d=2.492 d=2.448 d=2.294 40 d=2.265 d=2.205 d=2.114 d=2.082 d=2.059 d=2.022 d=2.008 d=1.964 50 d=1.753 d=1.674 60
  55. Phụ lục 11. Giản đồ XRD của phức hợp flurbiprofen/β-cyclodextrin (M3) Lin (Cps) 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 2 XuanYD HX Flur BCD complexe - File: XuanYD HX Flur BCD complexe.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - ° 2.000 2-Theta: - s 0 Started: Time - °C(Room) 25 Temp.: - s 1. time: Step - ° 0.020 Step: - ° XuanYD60.000 End: HX- XuanYD° File: - 2.000 FlurBCDHX complexe FlurBCDStart: complexe.raw- Type:2Th/Th- locked d=15.984 d=12.070 10 d=8.004 d=7.146 d=5.546 d=5.344 d=5.118 d=4.999 d=4.831 20 XuanYD BCD complexe HX Flur 2-Theta - Scale 30 d=2.826 d=2.774 40 50 60
  56. Phụ lục 12. Hình ảnh chụp SEM của flurbiprofen (5000x, 20000x)
  57. Phụ lục 13. Hình ảnh chụp SEM của β-cyclodextrin (5000x, 20000x)
  58. Phụ lục 14. Hình ảnh chụp SEM của phức hợp flurbiprofen/β- cyclodextrin M3 (5000x, 20000x)