Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng phuc tại Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Niên Kỷ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng phuc tại Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Niên Kỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_day_manh_tieu_thu_san_pham_dong_phuc_tai_cong_ty_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng phuc tại Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Niên Kỷ
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN NIÊN KỶ TRẦN THỊ HẰNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa 2015-2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN NIÊN KỶ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: TrườngTrần Thị Hằng Đại học KinhTS . HOÀNG tế QUANG Huế THÀNH Lớp: K49A - KDTM Mã SV: 15K4041033 Huế 01/2019
- Hoàn thành khóaL luờậni t ốCt nghiảmệp Ơnày,n lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Quang Thành đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất tới Ban giám đốc, lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ ( TNHH SX TMDV) Thiên Niên kỷ cùng các anh chị tại – Phòng kinh doanh của Công ty, đặc biệt là người hướng dẫn trực tiếp anh Nguyễn Văn Nguyên trưởng phòng kinh doanh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ điều tra thực tế để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng quý thầy, cô giáo của Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận cuối khóa. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, vì thế đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng góp ý để giúp đề tài ngàyTrường càng hoàn thi Đạiện hơn. học Kinh tế Huế Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Phương pháp thu thập thông tin 4 4.1.1. Thông tin thứ cấp 4 4.1.2. Thông tin sơ cấp 4 4.2. Tổng hợp và phân tích tài liệu 5 5. Kết cấu đề tài 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6 1. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6 1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Vai trò của khâu tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ 9 1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.5. NTrườngội dung của tiêu th ụĐạisản phẩm học Kinh tế Huế 10 1.1.6. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 14 1.1.6.1. Tiêu thụ trực tiếp 14 1.1.6.2.Tiêu thụ gián tiếp 15 1.1.7. Chính sách marketting hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 16 1.1.7.1. Chính sách về sản phẩm 16 1.1.7.2. Chính sách về giá 17 SVTH: Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 1.1.7.3. Chính sách phân phối 18 1.1.7.4. Chính sách khuếch trương sản phẩm 18 1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 19 1.1.8.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 19 1.1.8.2.Các nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp 22 1.1.9. Một số chỉ tiêu phán ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 23 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Khái quát về ngành may mặc đồngphục tại Việt Nam 24 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm đồng phục 26 1.2.3. Kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm đồng phục của một số doanh nghiệp 27 1.2.4. Một số bài học đối với công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên kỷ 28 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH SX TMDV THIÊN NIÊN KỶ 29 2.1. Giới thiệu công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 31 2.1.4.Tình hình lao động của Công ty 33 2.1.5.Tình hình vốn và tài sản của Công ty 35 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 38 2.1.7. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng phục của Công ty 39 2.1.7.1. Đặc điểm 39 2.1.7.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty 43 2.1.8. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty 46 2.1.8.1. Mỗi trường vĩ mô 46 2.1.8.2.MôiTrường trường vi mô Đại học Kinh tế Huế 47 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2015- 2016 50 2.2.1.Tình hình tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty trong giai đoạn 2015- 2017 50 2.2.2. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm đồng phụccủa Công ty trong giai đoạn 2015- 2017 52 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về tiêu thụ sản phẩm của Công ty 53 SVTH: Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường giai đoạn 2015 – 2017 55 2.2.5. Tỷ trọng sản lượng theo từng thị trường năm 2017 57 2.2.6. Tình hình tiêu thụ qua các kênh phân phối chủ đạo 58 2.2.7. Yếu tố nhân lực trong công tác bán hàng 60 2.2.8. Một số chính sách xúc tiến trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 60 2.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty 66 2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát 64 2.3.2. Mô tả cơ cấu của mẫu kháo sát qua sự đánh giá của khách hàng 64 2.3.3. Đánh giá của các dối tượng điều tra về chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ 66 2.3.4. Đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm đồng phục của Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ 72 2.3.4.1. Những ưu điểm 72 2.3.4.2. Những tồn tại và hạn chế 73 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN NIÊN KỶ 74 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới 74 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty 74 3.2.1. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thi trường 74 3.2.2. Hoàn thiện chính sách marketting mix 75 3.2.3. Chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực. 77 3.2.4. Các giải pháp khác 78 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 1. KẾT LUẬN 79 2. Kiến nghị. 80 2.1. ĐốiTrường với tỉnh Thừa Thiên Đại Huế học Kinh tế Huế 80 2.2. Đối với nhà nước. 80 PHỤ LỤC 82 SVTH: Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 34 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017 36 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Qua 3 năm 2015-2017 38 Bảng 4. Các dòng sản phẩm của Công ty 40 Bảng 5. Đặc điểm các loại vải của công ty 41 Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty giai đoạn 2015-2017 50 Bảng 7: Doanh thu têu thụ sản phẩm đồng phục theo lọai sản phẩm của Công ty giai đoạn 2015-2017 52 Bảng 8. Tình hình thực hiện kế hoạch về sản lượng năm 2017 53 Bảng 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 55 Bảng 10 .giá các loại sản phẩm của Công ty 62 Bảng 11. Đặc điểm mẫu khảo sát 64 Bảng 12: Cơ cấu mẫu khảo sát 65 Bảng 13: Mô tả thống kê các chích sách tiêu thụ sản phẩm của công ty 66 Bảng 14: Kết quả kháo sát 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 7 Sơ đồ 2: Tiêu thụ trực tiếp 15 Sơ đồ 3: Tiêu thụ gián tiếp 16 Sơ đồ 4: cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thiên Niên kỷ 31 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hằng
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào trên thị trường, khâu tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng. Nó đóng vai trò kết thúc một kỳ sản xuất, thực hiện việc thu hồi vốn tiền tệ về cho doanh nghiệp để chuẩn bị cho một kỳ sản xuất kinh doanh mới với các mục tiêu cao hơn. Trong thế giới khi mà môi trường kinh doanh thay đổi từng ngày, thị trường tồn tại những cạnh tranh gay gắt và buộc mỗi doanh nghiệp luôn tìm cách vươn lên bằng những chỉ số về doanh thu đầy ấn tượng, thì công tác tiêu thụ cần phải được thực hiện một cách bài bản hơn nữa, có chiến lược tốt hơn nữa để có thể để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách hàng, cũng như đạt được các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói khâu tiêu thụ là khâu mang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, giải quyết tốt bài toán về tiêu thụ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó không hoàn toàn là vấn đề mới mẻ, nhưng chưa bao giờ là lỗi thời khi xét đến các khía cạnh mà mỗi một doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm. Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong những thách thức của thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên. Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ được thực hiện không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần, dần tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đầy cạnh tranh. Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâmTrường hàng đầu của các Đại doanh nghihọcệp đặ cKinh biệt là doanh tế nghi Huếệp sản xuất. Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ ( TNHH SX TMDV ) Thiên Niên Kỷ là một Công ty chuyên kinh doanh về các loại sản phẩm đồng phục cho nhà hàng, khách sạn, cafe, công ty, học sinh sinh viên, đồ bảo hộ Công ty được thành lập vào năm 2008, sau 8 năm hoạt động công ty đã và đang trở thành một thương hiệu đồng phục lớn và có uy tín trên thị trường Huế. Để có được những điều này đòi hỏi rất nhiều nổ lực nội tại từ phía Công ty, SVTH: Trần Thị Hằng 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành không những chỉ về khía cạnh phải có những dòng sản phẩm tốt mà còn phải tổ chức và thực hiện tốt ở rất nhiều khâu khác nữa như quảng cáo, phân phối, tiêu thụ Trong đó khâu tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó là cầu nối giữa nhà phân phối và người tiêu dùng cuối, nó đánh giá kết quả của các khâu còn lại. Trong bối cảnh thị trường đồng phục Huế ngày càng phát triển và có sự cạnh tranh cao,xuất hiện nhiều đôi thủ mạnh như LION, đồng phục H.P thì vấn đề tiêu thụ đang được các Công ty hết sức quan tâm và phát triển. Nhận thức được vấn đề này khá thú vị và đáng để đi sâu nghiên cứu, nên trong quá trình thực tập tại Công ty tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng phuc tại Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Niên Kỷ”, làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình, nhằm đi sâu tìm hiểu, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ các sản phẩm đồng phục tại Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cở phân tích, tích đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng phục tại Công ty trách nhiệm hữu hạng sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Niên Kỷ từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đồng phục này tại Công ty trong thời gian tới 2.2. Mục tiêu cụ thể -TrườngHệ thống hóa nh ữĐạing vấn đhọcề lý luậ nKinh và thực tiễ ntế về hoHuếạt động tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm đồng phục tại Công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên Kỷ trong những năm vừa qua - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đồng phục cho Công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên Kỷ trong những năm tới SVTH: Trần Thị Hằng 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng phục tại công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ như thế nào? - Các chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ? Đánh giá của khách hàng đối với các chính sách tiêu thụ sản phẩm đồng phục của công ty như thế nào? - Những giải pháp nào nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm đồng phục của công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm đồng phục của Công TNHH SX TM DV Thiên Niên Kỷ thông qua số liệu về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận của công ty Đối tượng khảo sát: Khách hàng đãvà đang sử dụng sản phẩm đồng phục tại công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ 3.2. Phạm vi nghiên cứu . Phạm vi thời gian Tình hình thực trạng tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty Thiên Niên Kỷ được phân tích đánh giá tronggiai đoạn từ năm 2015 – 2017 ; số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018; các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2020 .TrườngPhạm vi không gian:ĐạiNghiên học cứu đư Kinhợc thực hiệ ntế tại đHuếịa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế . Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến tình hình hoạt động tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty và đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng, đồng thời tìm ra một số giải pháp để đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty Thiên Niên Kỷ SVTH: Trần Thị Hằng 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin 4.1.1. Thông tin thứ cấp - Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ về một số vấn đề như cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty, các số liệu báo cáo về doanh thu, tình hình về người lao động, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sản lượng tiêu thụ từ mỗi trung gian phân phối, qua các năm từ 2015 – 2017, từ các phòng kinh doanh, Kế toán, bộ phận Sales, bộ phận Marketing trong thời gian thực tập tại Công ty - Ngòa ra tác giả còn tham khảo các loại tài liệu trên sách, báo, giáo trình, bài giảng, khóa luận tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế, và các công trình nghiên cứu,bài viết đăng tải trên các nguồn thông tin điện tử, website khác. 4.1.2. Thông tin sơ cấp - Thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra, phỏng vấn khách hàng, nhân viên bán hàng bằng cách sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp khách hàng về các chính sách tiêu thụ của công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ Xác định quy mô mẫu: n = z2( p.q ) Để tính kích cỡ mẫu, sử dụng công thức sau: e2 Với n là cỡ mẫu, z= 1,44 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy 85%. Do tính chất p+q= 1, vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p=q= 0.5 nên p.q = 0,25, Trườngsai số mẫu cho phép Đại là e = 9,5%học mứ cKinh độ sai lệch trongtế chHuếọn mẫu. Lúc đó mẫu ta chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất: 1,44²*0,5*(1- 0,5) n = = 57,44 0,095² Để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính đại diện của mẫu kết hợp với nguồn lực và kinh phí nên tác giả quyết định sẽ điều tra 60 bảng hỏi SVTH: Trần Thị Hằng 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 4.2. Tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để đánh giá tình hình chung của công ty, tình hình tiêu thụ các sản phẩm đồng phục. Sử dụng các bảng phân bố tần suất với các thông số thống kê để mô tả cho nhiều loại biến. Khảo sát dữ liệu thông qua các công cụ như: Tần số xuất hiện, phần trăm, phần trăm tích lũy Phương pháp so sánh: Dùng các chỉ số nhằm so sánh sự biến động số liệu qua các năm từ đó đưa ra các kết luận tăng giảm cho các yếu tố cụ thể cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua - Phương pháp sơ đồ: Sử dụng các sơ đồ nhằm mô tả hệ thống kênh phân phối của công ty để biết được hiện công ty đang sử dụng loại kênh phân phối nào? Cách thực hiện ra sao? Có hiệu quả không? - Phương pháp phân tích: Chia tổng thể vấn đề nghiên cứu thành những mảng nhỏ, những mặt cụ thể để nghiên cứu. Cụ thể, tiến hành phân tích hệ thống tổ chức mạng lưới kênh phân phối, các chính sách hỗ trợ kênh tiêu thụ và các đánh giá của khách hàng về các kênh đó. Từ đó thấy rõ hơn những yếu tố tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực và sát hơn với công ty 5. Kết cấu đề tài Đề tài được thiết kế gồm 3 phần: Phần I: - Đặt vấn đề PhầnII: - Nôi dung nghiên cứu Chương I: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ChTrườngương II: - Thực Đạitrạng tình học hình tiêu Kinh thụ sản ph ẩmtế đồ ngHuế phục của Công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên Kỷ Chưng III: - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng phục của Công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên Kỷ Phần III. Kết luận và kiến nghị SVTH: Trần Thị Hằng 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm 1.1.1. Khái niệm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc quyền thu tiền bán hàng Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn phải xem xét đến bản chất của tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị (H-T). Sản phẩm chỉ được xem là sản phẩm đích thực khi được khách hàng sử dụng, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lợi nhuận. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là tổng Trườngthể các biện pháp Đại về mặt thọcổ chức, kinhKinh tế và k ếtếhoạ chHuế nhằm thực hiện việc nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ cho đến các dịch vụ sau bán hàng Quá trình tiêu thụ sản phẩm có thể được minh họa một cách dễ hiểu thông qua sơ đồ dưới đây SVTH: Trần Thị Hằng 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Lập các kế Thông hoạch tiêu Thị trường Nghiên cứu tin th ị thụ sản thị trường trường phẩm Quản lý hệ thống phân phối Phối hợp Hàng hóa Quản lý dự trữ và tổ chức dịch vụ và hoàn thiện thực hiện sản phẩm các kế Thị trường hoạch Quản lý lực lượng bán hàng Sản phẩm Tổ chứ\ c bán hàng Dịch vụ Gá cả Phân phối và giao tiếp Ngân quỹ Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm Trường Đại học(Ngu ồn:Kinh Thư viện Htếọc li ệHuếu Mở Việt Nam ) 1.1.2. Vai trò của khâu tiêu thụ sản phẩm - Đối với người tiêu dùng: Góp phần thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiếp cận với các hình thức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Có được sự phục vụ và điều kiện ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa, được cung cấp các dịch vụ cần thiết nhờ sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp hiện nay. SVTH: Trần Thị Hằng 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Có sự lựa chọn khi mua sắm hàng hóa và được hưởng các chính sách hỗ trợ bán hàng của các doanh nghiệp. Mặt khác người tiêu dùng được hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình mua sắm hàng hóa, góp phần nâng cao mức sống văn minh của toàn xã hội - Đối với doanh nghiệp: + Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của toàn doanh nghiệp trên cơ sở giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo doanh thu, trang trải những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần tích lũy để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. + Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của mình là lợi nhuận. Nó là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các quỹ ở doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp như: nghiên cứu thị trường, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, dự trữ + Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng thông qua tiêu thụ, hàng hóa của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp từ đó được giữ vững và cũng cố trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm có quan hệ mật thiết với khách hàng ảnh hưởng đến niềm tin và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng, đây được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranhTrường trên thương trư Đạiờng. học Kinh tế Huế + Kết quả của hoạt động tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, phán ánh sự nổ lực của doanh nghiệp trên thị trường, trên cơ sở đó đánh giá được ưu nhược điểm của quá trình tiêu thụ, khắc phục những thiếu sót và phát huy hơn nữa những ưu điểm mà doanh nghiệp hiện có SVTH: Trần Thị Hằng 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Đối với toàn xã hội: Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung cầu, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển các hình thức thương mại phong phú đa dạng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của xã hội. Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được quan tâm tổ chức tốt. Việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường được tiến hành dựa trên cở sở các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm. Do vậy, không ngừng nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu cho bất kỳ doanh nghiệp nào 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ - Đó là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. - Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng. - Doanh nghiệp giao hàng hóa sang khách hàng, khách hàng sẽ đưa lại khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh. - Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp 1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Thứ nhất là mục tiêu về lợi nhuận: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mục đích chính cũng là tạo ra lợi nhuận, vì vậy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đốiTrường với doanh nghiệ p.Đại Tiêu th ụhọcsản phẩ mKinh tốt thì thu đưtếợc nhiHuếều lợi nhuận và ngược lại nếu việc tiêu thụ sản phẩm không tốt thì sản phẩm sẽ ứ đọng, gián đoạn sản xuất, lợi nhuận sẽ ít hoặc là không có, cũng có thể là lỗ. Nếu lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp có thể có điều kiện thuận lợi để thực hiện một số mục tiêu khác. - Thứ hai là mục tiêu về vị thế của doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, bởi nó là biểu hiện của số lượng hàng hóa bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ càng mạnh SVTH: Trần Thị Hằng 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành thì càng có thể khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, ngược lại lượng tiêu thụ ít hay không tiêu thụ được thì doanh nghiệp không có vị thế trên thị trường. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu hàng hóa tới khách hàng, có cơ hội phục vụ khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường lâu dài. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thành công cũng tạo thế đứng cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ cạnh tranh, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Thứ ba là mục tiêu an toàn: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra mau chóng và thuận lợi thì sẽ là cơ sở đảm bảo sự an toàn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thứ tư là mục tiêu đảm bảo tái sản xuất: Quá trình tái sản xuất là một quá trình liền mạch bao gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, quá trình tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục -TrườngNgoài ra còn có cácĐại mục tiêu:học Kinh tế Huế + Là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và một bên là người tiêu dùng. + Kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước 1.1.5. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên, cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất SVTH: Trần Thị Hằng 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành kinh doanh, là khâu đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu, khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó, khi ấy có thị trường (Hoàng and Nguyễn 2005). Thị trường là nơi tập hợp những khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn (Trần 2009). Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý, phân tích các số liệu về thị trường một cách có hệ thống để làm cơ sở cho các quyết định trong quản trị. Đó là một quá trình nhận thức có khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động đến thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, từ đó doanh nghiệp tiến hành các điều chỉnh cần thiết trong mối quan hệ với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tới chúng. Nghiên cứu thị trường bao gồm quá trình nghiên cứu thông tin về khách hàng và tìm hiểu quá trình mua hàng của người tiêu dùng: từ nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các khả năng, quyết định mua đến việc đánh giá sau khi mua của khách hàng. Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệuTrường quả của công tác tiêuĐại thụ s ảhọcn phẩm. NóKinh còn giúp doanhtế Huế nghiệp biết được xu hướng sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp các vấn đề sau: - Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? SVTH: Trần Thị Hằng 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? - Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? - Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất từng thời kỳ? - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẩu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ, - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường. Là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phươngTrường pháp như phương Đại pháp cân học đối, phương Kinh pháp qua tến h ệHuếđộng và phương pháp tỷ lệ cố định Bước này được thực hiện nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra một cách suôn sẻ, liên tục. Có 2 vấn đề cần được giải quyết, đó là: - Thiết lập các mục tiêu cần đạt: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, SVTH: Trần Thị Hằng 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Xây dựng phương án tối ưu cho các công tác chuẩn bị sản phẩm xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketting mix hỗ trợ, Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm để tiêu thụ. Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kẻ ký mã liệu, và bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ xuất bán. Lựa chọn hình thức tiêu thụ. - Tiêu thụ trực tiếp: Trong quá trình tiêu thụ chỉ có mặt hai đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng, không qua trung gian phân phối - Tiêu thụ gián tiếp: Trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của trung gian phân phối (đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, ) Xúc tiến bán hàng. Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng qua đó doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạTrườngnh cả về số lượng vàĐại thời gian học Kinh tế Huế Thu hút khách hàng là điều tối cần thiết để công tác tiêu thụ được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao, vì vậy các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ trợ như: quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, PR, Tổ chức hoạt động bán hàng: Là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh, hoạt động này mang tính nghệ thuật. Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác SVTH: Trần Thị Hằng 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành động vào tâm lý khách hàng. Sự diễn biến tâm lý khách hàng thường trải qua bốn giai đoạn: sự chú ý, quan tâm hứng thú, nguyện vọng mua, quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Thực tế hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức như: bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử Hoạt động này cần sự góp mặt quan trọng của nhân viên bán hàng. Đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng có chuyên môn giỏi là việc làm cần thiết. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, để kịp thời có các biện pháp thích hợp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá trị các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốTrườngt công tác, đồng th Đạiời làm rõ họcđược nh ữKinhng điểm mạ nh,tế đi ểHuếm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. 1.1.6. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 1.1.6.1. Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần thông qua các trung gian khác. SVTH: Trần Thị Hằng 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Ưu điểm: Giảm chi phí lưu thộng, sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhược điếm: Doanh nghiệp tốn kém nhiều công sức và thời gian cho quá trình tiêu thụ, tốc độ chu chuyển do lượng hàng bán ra mỗi lần ít. Doanh nghiệp Ngươi tiêu dùng cuối cùng Sơ đồ 2: Tiêu thụ trực tiếp (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam ) 1.1.6.2.Tiêu thụ gián tiếp Tiêu thụ gián tiếp là hình thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối, và có sự tham gia các trung gian phân phối Ưu điểm:khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn nhất, khả năng thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hàng hóa nhờ các trung gian. Nhược dểm: Thời gian để lưu thông hàng hóa nhiều hơn, tăng chi phí cho phân phTrườngối và tiêu thụ đ ồĐạing thời doanhhọc nghi Kinhệp khó ki ểmtế soát Huế được các khâu trung gian, khoảng cách trao đổi phản hồi thông tin giữa nha sản xuất và người tiêu dùng dài hơn do không tiếp xúc trực tiếp nhiều SVTH: Trần Thị Hằng 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Môi giới Doanh Nhà bán Nhà bán Người tiêu nghiệp buôn lẻ dùng cuối Đại lý Sơ đồ 3: Tiêu thụ gián tiếp (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam ) Mỗi hình thức tiêu thụ đều có ưu nhược, điểm riêng, tùy vào đặc điểm của sản phẩm, tình hình của doanh nghiệp để có lựa chọn hợp lý, hiệu quả nhất. Việc các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ phần lớn là do đặc điểm sản phẩm quyết định và có sự khác nhau trong các hình thức tiêu thụ sản phẩm sử dụng cho mục đích tiêu dùng sản xuất hay mục đích tiêu dùng cá nhân. 1.1.7. Chính sách marketting hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.7.1. Chính sách về sản phẩm Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muTrườngốn được đưa ra chào Đại bán trênhọc thị trư Kinhờng với mụ ctế đích Huế thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng . - Chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm hàng hóa của SVTH: Trần Thị Hằng 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh, chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng. Chính sách sản phẩm là nội dung cốt lõi của maketing mix vì thông qua đó doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khuyếch trương, 1.1.7.2. Chính sách về giá Chính sách giá của doanh nghiệp là tập hợp cá cách thức quy định mức giá cơ sở và biên độ giao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc quy định giá tùy vào tình hình thị trường để linh động điều chỉnh giá cho phù hợp. Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức giá là vấn đề hết sức quan trọng. Mục tiêu của chính sách giá cả là tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng đặc biệt bị tác động của giá cả vì nó phụ thuộc vào khả năng thanh toán của họ. Nếu giá bán quá cao, lượng tiêu thụ sản phẩm được ít nên doanh thu đạt được thấp, ngưTrườngợc lại nếu giá bán Đại thấp thì học lượng tiêu Kinh thụ là rất lớtến, doanh Huế thu có thể rất lớn nhưng lợi nhuận thực sự lại thấp. Vì vậy việc định giá phải hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và doanh số bán ra. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ. Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế SVTH: Trần Thị Hằng 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp - Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay 1.1.7.3. Chính sách phân phối Xây dựng chính sách phân phối là việc làm quan trọng để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Sản phẩm tiêu thụ được coi là tốt khi vừa được khách hàng yêu thích và còn là sự hài lòng về chính sách phân phối. Tức là phải làm sao cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm. Do đó doanh nghiệp phải tổ chức đội ngũ cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng một cách đầy đủ, kịp thời. Một chính sách phân phối gọi là hợp lý chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần trung gian. Trong chính sách phân phối, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến mức chiết khấu sao cho các trung gian cảm thấy là hợp lý. Vì vâỵ cầnTrường thiết kế số cấp trong Đại kênh họcphân ph ốKinhi để đảm bả otế cho Huếgiá thành khi đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức mong muốn. 1.1.7.4. Chính sách khuếch trương sản phẩm Chính sách giao tiếp khuyếch trương là một chính sách tập trung vào việc giới thiệu thông tin về sản phẩm hàng hóa. Mục đích là mang những thông tin về lợi ích của nó tới người tiêu dùng, kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. SVTH: Trần Thị Hằng 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Các hình thức của khuyếch trương là quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân. Quảng cáo là hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, mang tính phi cá nhân. Quảng cáo trình bày một thông điệp có các chuẩn mực nhất định trong cùng một lúc có thể tác động đến một lượng lớn những người nhận phân tán nhiều nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một phạm vi không gian thời gian nhất định, do cá nhân (tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền để thực hiện. Khuyến mãi: Nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn. Các hình thức khuyến mại chủ yếu: Giảm giá, phân phát mẫu hàng miễn phí, phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền, thương vụ có chiết khấu nhỏ, phần thưởng cho khách hàng thường xuyên, dùng thử hàng hóa không trả tiền, phần thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo, chiết khấu, thêm hàng hóa cho khách hàng mua hàng với lượng hàng nhất định Quan hệ công chúng: là những quan hệ với quần chúng nhằm truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện Bán hàng cá nhân: là hoạt động thông tin mang tính cá nhân, truyền đi một thông điệp mang tính thích nghi cao độ tới một đối tượng nhận tin có chọn lọc. Bán hàng cá nhân được thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua. 1.Trường1.8. Các nhân t ốĐạiảnh hưở nghọc đến ho Kinhạt động tiêu tế thụ sHuếản phẩm 1.1.8.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh Môi trường văn hóa xã hội, dân số, vận động dân số Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Thị trường luôn bao gồm con người thực với các ngân sách cá nhân ứng với khả năng chi trả. Các thông tin về môi trường văn hoá - xã hội cho phép doanh nghiệp biết ở SVTH: Trần Thị Hằng 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Các tiêu thức được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá xã hội và ảnh hưởng của nó đến thị trường của doanh nghiệp bao gồm: - Dân số và xu hướng vận động - Hộ gia đình và xu hướng vận động - Sự di chuyển của dân cư - Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động; phân phối thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý - Việc làm và vấn đề phát triển việc làm - Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lý Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm lực của mình. Thị trường của doanh nghiệp phải có quy mô và cấu trúc phù hợp với môi trường kinh tế và công nghệ, nếu không nó sẽ là một sự bất hợp lý, tạo ra các lực cản làm giảm hiệu quả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp gồm: - Tiềm năng tăng trưởng kinh tế - Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối -TrườngLạm phát, thất nghiĐạiệp sự pháthọc triển ngoKinhại thương tế Huế - Các chính sách tiền tệ tín dụng - Tiến bộ kỹ thuật của nền kkinh tế và khả năng ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Chiến lược phát triển kỹ thuật, công nghệ SVTH: Trần Thị Hằng 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Môi trường chính trị pháp luật Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thị trường. Sự ổn định của môi trường luật pháp là một trong những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Những biến động trong chính trị, những sự thay đổi về pháp luật có thể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có tác động lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố gồm có: - Sự ổn định về chính trị đường lối ngoại giao - Sự cân bằng các chính sách của nhà nước - Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước - Sự điều tiết kinh tế của nhà nước - Sự phát triển các quyền lợi bảo vệ người tiêu dùng - Hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và thi hành. Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với quy luật ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn người đó sẽ chiến thắng. Gắn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của thị trường. Trong một thị trường chung, mỗi doanh nghiệp cố gắng dành lấy một phân khúc thị trường riêng cho mình. Sự thành công hay thất bại trong cTrườngạnh tranh quyết đĐạiịnh sự hình học thành Kinh thị trường ctếủa doanh Huế nghiệp. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động kinh doanh trên thị trường càng gặp khó khăn và hiệu quả của công tác phát triển thị trường cũng bị ảnh hưởng. Mối quan hệ giữa môi trường cạnh tranh và phát triển thị truờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào phương hướng và tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh có thể thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành phát triển thị trường một cách tích cực hoặc triệt tiêu thị trường của doanh nghiệp . SVTH: Trần Thị Hằng 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Tham gia vào quá trình xác định cơ hội kinh doanh và khả năng khai thác, phát triển thị trường còn có các yếu tố thuộc tự nhiên địa lí, sinh thái. Trước hết, khi nói đến thị trường, người ta thường nói đến một vị trí địa lí nhất định, vị trí địa lí là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên xác định thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trường tốt để khai thác và ngược lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả phát triển thị trường thông qua khoảng cách thị trường với nhóm khách hàng, thị trường với nguồn cung ứng hàng hoá lao động Các yếu tố của môi trường sinh thái như khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa gây khó khăn cho xe vận tải di chuyển. Thêm vào đó nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được 1.Trường1.8.2.Các nhân tốĐạithuộc vhọcề nội tại cKinhủa doanh nghi tếệ pHuế Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp. Một thị trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp. SVTH: Trần Thị Hằng 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn lưu động, giá cố phiếu trên thị trường, khả năng sinh lời Yếu tố con người Con người là nhân tố duy nhất thực hiện mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Con người có tri thức, khả năng thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố quan trọng liên quan đến tiềm lực con người như lực lượng lao động có năng lực, có khả năng phân tích, sáng tạo và chiến lược con người cùng với vấn đề phát triển nguồn nhân lực Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên phong giúp doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng tạo nên uy tín đối với khách hàng và bạn hàng. Với uy tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng đón nhận sản phẩm và góp phần tạo nên ưu thế nhất định cho doanh nghiệp. Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và một xu thế tất yếu là họ sẽ ưa chuộng những sản phẩm từ các doanh nghiệp có uy tín, nổi tiếng 1.Trường1.9. Một số chỉ tiêuĐại phán ánhhọc kết quKinhả và hiệu qutếả tiêu Huế thụ sản phẩm - Doanh số tiêu thụ: là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ gá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong thời gian báo cáo Doanh thu tiêu thụ (DTTT) được tính theo công thức: DTTT = Qi * Pi Trong đó: DTT: Doanh thu tiêu thụ trong năm SVTH: Trần Thị Hằng 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i trong năm Qi: Là lượng bán sản phẩm loại i trong năm 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về ngành may mặc đồngphục tại Việt Nam. Chưa có thống kê hay số liệu cụ thể về số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam trong ngành đồng phục. Tuy nhiên những năm gần đây kinh doanh đồngphục đang ngày càng phát triển và có thị trường có thể liệt kê các loại hình đồng phục chủ yếu như sau: - Đồng phục học sinh - Đồng phục công sở - Đồng phục của các công ty bán hàng, quảng cáo sản phẩm - Đồng phục của các Hội, nhóm - Đồng phục nhóm bạn - Đồng phục gia đình - Đồng phục cho nhân viên quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, Các hướng để tiếp cận thị trường: - Xưởng may gia công đồng phục: tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, các xưởng may sẽ thiết kế và gia công theo yêu cầu riêng của khách hàng: về kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cách tiếp cận này giúp phục vụ tới từng yêu cầu chi tiết của khách hàng, tuy nhiên đòi hỏi chi phí tương đối lớn, phù hợp với các khách hàng đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồngTrường phục của các côngĐại ty, quảng học cáo Kinh tế Huế - In theo mẫu yêu cầu trên áo phông có sẵn: Đối với các yêu cầu ít phức tạp hơn, một số doanh nghiệp chọn hình thức in thông điệp trên các mẫu áo phông sẵn có. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với các Hội, nhóm, nhóm bạn, không yêu cầu quá khắt khe về hình ảnh SVTH: Trần Thị Hằng 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Nhập các mặt hàng hình thức tương đồng: Để tiết kiệm chi phí hơn nữa, các nhóm bạn / gia đình có thể chọn mua các set quần áo sẵn có, với họa tiết tương đồng để làm đồng phục. Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, sau đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp sẽ là bước khởi đầu cho việc khởi nghiệp kinh doanh thời trang đồng phục. Quy trình đặt may đồng phục của khách hàng - Triển khai kế hoạch - Tìm hiểu, tham khảo những công ty may đồng phục có uy tính, chất lượng - Chọn kiểu mẫu đồng phục, màu sắc, chất liệu vải, phụ kiện kèm theo (nếu có), nhận báo giá - Thống nhất đồng ý kiến chung - Duyệt sản phẩm mẫu - Lập danh sách người may đồng phục, số lượng đặt may chính xác. - Ký kết hợp đồng - Thanh toán - Nhận hàng - Phân phối sản phẩm đưa vào sử dụng. Quy trình xử lý một đơn hàng của doanh nghiệp ngành may đồng phục Tiếp nhận và điều phối đơn hàng - Tư vấn và báo giá -TrườngKý hợp đồng Đại học Kinh tế Huế - Thiết kế - Lên mẫu - Giao hàng Các công ty lớn thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh lý do có thể giải thích đồng phục cũng được xem là một ngành thời trang với đối tượng khách hàng tập trung chủ yếu ở các ngành SVTH: Trần Thị Hằng 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành dịch vụ như giáo dục, vui chơi giải trí, nhà hàng, cafe Và những đối tượng này tập trung và phát triển manh có nhu cầu lớn ở các thành phố lớn này. Trước đây đồng phục còn khá xa lạ với nhiều người và còn suy nghĩ là không cần thiết. Nhưng hiện nay đồng phục đang dần trở thành một sản phẩm được yêu thích vừa thời trang và ý nghĩa tại các công ty, trường học, hay bất kỳ chỗ làm vệc nào cũng có sự hiện diện của những chiếc áo đồng phục thời trang , sáng tạo thể hiện được tác phong chuyên nghiệp khi làm việc, sự năng động gắn kết trong vui chơi. Đồng phục dần trở thành một nét văn hóa thể hiện cho sự đoàn kết, phát triển của doanh nghiệp hay của một tổ chức tập thể nào đó. 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm đồng phục Đồng phục được xem là một sản phẩm thời trang may mặc đặc biệt do tính chất ứng dụng của nó. Các sản phẩm đồng có các đặc điểm như: Về mẫu mã và thiết kế: Các sản phẩm đồng phục thường có các mẫu mã đa dạng như các sản phẩm thời trang , với nhiều kiểu cách , form dáng khác nhau đực may phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các sản phẩm đồng phục có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng , phong cách và tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với đối tượng và mục đích khách hàng sử dụng. Tuy nhiên điều đặc biệt của các sản phẩm đồng phục là ít được may sẵn mà hầu hết đều may theo yêu cầu của khách hàng. Đồng phục thể hiện cho nét riêng của một tập thể, doanh nghiệp hay tổ chức nhóm đối tượng nào đó nên thường được đặt may theo một số lượng nhất định và có đặc điểm khá tương đồng nhau.Trường Việc may đề uĐại theo yêu học cầu của Kinhkhách hàng ttếừ thi ếHuết kế cho tới màu sắc , kểu dáng , size làm cho khách hàng yên tâm và hài lòng về sản phẩm may ra. Các sản phẩm đồng phục thường được may theo các thể loại như áo với chân váy, cả bộ áo quần hặc chỉ áo ngoài ra còn một số thể loại các. Những sản phẩm này thường có các đặc điểm hoặc thiết kế thể hiện điểm riêng biệt của người đặt may như họa hoạt tiết riêng, in tên riêng của từng người,logo, tên các SVTH: Trần Thị Hằng 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành hội nhóm , tổ chức, công ty, tên đại diện các cơ quan, tổ chức kinh doanh riêng. Vì vậy mà các mẫu đồng phục rất đa dạng và ít trùng lặp nhau. Về tính thời trang: Các sản phẩm đồng phục thường mang nét thời trang độc đáo riêng biệt đại diện cho từng nhóm khách hàng sử dụng. Các sản phẩm thường mang hai xu hướng chính là: phá cách hoàn toàn và đơn giản an toàn theo kiểu dáng đồng phục thông thường Về màu sắc: Các sản phẩm đồng phục có màu sắc đa dạng như những mặt hàng thời trang khác, có thể kết hợp nhiều màu sắc họa tiết theo yêu cầu của khách hàng cũng như thể hiện nét riêng, phong cách riêng của họ Về tính ứng dụng: Như đã nới đồng phục có thể ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đi chơi, đi học,đi làm hay tham gia các hoạt động tuy nhiên các sản phẩm đồng phục của khách hàng đã may họ ít thay đôit kể cả qua một thời gian dài các năm thì đồng phục của họ vẫn giữ nguyên chỉ may lại may thêm chứ ít khi thay đổi kiểu dáng mẫu mã hoàn toàn. Vì các đối tượng sử dụng đồng phục đi làm như các doanh nghiệp, Công ty, tổ chức đồng phục thể hiện cho nét văn hóa riêng và đôi khi đã trở thành thương hiệu đặc điểm nhận dạng của họ nên không thể thay đổi. 1.2.3. Kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm đồng phục của một số doanh nghiệp Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Công ty đồng phục lớn có uy tín và phát triển mạnh với lượng tiêu thụ và đáp ứng cực tốt vơi nhiều kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm như: Đồng phục Bốn Mùa: Đây là một thương hiệu đồng phục lớn tại Hà Nội có lượng tiêu thụ lớn nhờ vào chất lượng sản phẩm cũng như chính sách tiêu thụ thích hợTrườngp. Công ty luôn cóĐại nhân viên học trực đ ểKinhtư vấn nhận tếđơn hànHuếg 24/24 giờ, có chương trình ưu đãi lớn đối với tất cả khách hàng, đặc biệt là giảm giá cho các tổ chức công ty may số lượng lớn và miễn phí vận chyển trên toàn quốc. Thế giới đồng phục – UniWorl: Đây là doanh nghiệp đồng phục với giá cả luôn ở mức thấp nhất thị trường, đây là ưu điểm lớn nhât của Công ty thu hút được nhiều khách hàng. SVTH: Trần Thị Hằng 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đồng phục Mộc Lan: Với chính sách chăm sóc tư vấn khách hàng tận nơi, tư vấn in thêu logo đẹp nhất và miễn phí cho khách hàng Mon Amie Veston :xây dựng thương hiệu theo phong cách Italia với chất liệu vải ngoại nhập cao cấp. Nổi tiếng với các dịch vụ : “May không đẹp hoàn tiền 100%”, “may gấp 24h không tăng giá” Mon Amie còn biết đến là hệ thống may đo lớn nhất tại Sài Gòn. Viet Style: Là một trong những công ty may đồng phục tại TP.HCM uy tín, chất lượng nhất, những tiêu chí này được đánh giá qua số lượng khách hàng đặt may tại Viet Style. Những khách hàng cũ của Công ty thường có xu hướng quay lại để tiếp tục đặt hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc cùng hệ thống xưởng may hiện đại và đội ngũ công nhân lành nghề khác Vì là xưởng may trực tiếp sản xuất và không thông qua bất cứ khâu trung gian nào nên Viet Style luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành rẻ 1.2.4. Một số bài học đối với công ty TNHH SX TM DV Thiên Niên kỷ Để thu hút được khách hàng đến với công ty không chỉ bởi sản phẩm mà còn phải chú trọng đến các công tác tiêu thụ, dịch vụ hỗ trợ liên qua đáp ứng mọi mong muốn của khách hàng. Từ những kinh nghiệp sư học hỏi trên thị trường Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên kỷ cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý như: - Đầu tư nâng cao chất lượng nhưng vẫn đảm bảo mức giá cả hợp lý cho khách hàng -TrườngHỗ trợ các dịch vĐạiụ tư vấn ,học thiết kế miKinhễn phí mọ itế lúc mHuếọi nơi - Có các chính sách khuyến mãi hỗ trợ riêng cho từng đối tượng khách hàng hợp lý - Lựa chọn và phát triển sản phẩm trọng tâm của Công ty có thương hiệu, uy tín và phong cách riêng để tạo sự khác biệt cho Công ty nhằm thu hút khách hàng. SVTH: Trần Thị Hằng 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH SX TMDV THIÊN NIÊN KỶ 2.1. Giới thiệu công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ - Tên doanh nghiệp : công ty TNHH SX TMDV Thiên Nhiên Kỷ - Mã số thuế: - Địa chỉ : 91 Phan Bội Châu – văn phòng đại diện 14/28 Huyền Trân công Chúa – xưởng may - Người đại diện: Huỳnh Ngọc Nam - Điện thoại: 0919990414 - 0931990414 - Website: nanguniform@gmail.com - Văn phòng đại diện: đồng phục Nắng Uniform – 91 Phan Bội Châu- Thành Phố Huế. - Nghành nghề kinh doanh: Công ty chuyên kinh doanh các loại đồng phục cho học sinh, sinh viên, nhà hàng , cafe, khách sạn, công ty ngoài ra còn kinh doanh các phụ phục khác như tạp giề, mũ, lót ly, bảng tên, là nhà phân phối may mặc, dịch vụ in ấn, nhà thiết kế thời trang. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ với phương châm “ Tiên phong dẫn lối . Đón đầu thử thách”. Ra đời từ ngày 10/10/2010 trải qua 8 năm không ngừng xây dựng và phát triển đến nay Thiên Niên Kỷ đã có cơ sở hạ tầng vững mTrườngạnh với văn phòng Đại hiện đ ạihọc và xưở ngKinh sản xuất riêng. tế VHuếới đội ngũ CB – CNV chuyên nghiệp, luôn tận tâm và nhiệt huyết trong công việc. Sứ mệnh và tôn chỉ hoạt động: Đối với khách hàng: Chúng tôi luôn “ lấy khách hàng làm cốt lõi” phát triển từ nhu cầu của khách hàng, luôn nỗ lực thiết kế, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cũng như dịch vụ tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của quý khách hàng khi đặt may đồng phục SVTH: Trần Thị Hằng 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Đối với nhân viên: Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn đặt mục tiêu xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp nhiều giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. Đối với cộng đồng: Cố gắng tạo ra nhiều giá trị để góp phần vào sự phát triển của cộng đồng. Định hướng phát triển: 2010-2018: Ra đời công ty chuyên về may mặc; xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất cùng xưởng sản xuất chuyên nghiệp. 2018-2020: Mục tiêu phấn đấu chiếm lĩnh thị trường đồng phục áo lẻ; đứng trong top 2 Công ty đồng phục mạnh nhất Huế vào năm 2020. 2020-2025: Đứng trong top 3 Công ty đồng phục mạnh nhất khu vực miền Trung Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Thiên Niên Kỷ luôn đặt mục tiêu đem lại cho quý khách hàng những sản phẩm đồng phục và dịch vụ tốt nhất không chỉ từ khâu thiết kế, in ấn, sản xuất mà còn là kết tinh từ những thành quả lao động mà mỗi nhân viên của Thiên Niên Kỷ gửi gắm Khách hàng mục tiêu của Công ty: Tại thị trường Huế thì khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng đến là các quán kinh doanh các dich vụ cafe, nhà hàng, khách sạn và các trường học trên địa bàn Tỉnh Tại các thị trường xa đối tượng hướng đến là cá trường học 2Trường.1.2. Chức năng, nhiĐạiệm v ụhọccủa Công Kinh ty tế Huế - Thực hiện sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực may mặc đồng phục - Sử dụng hiệu quả và phát triển các nguồn nhân lực ban đầu - Thực hiện quyền lợi và nghia vụ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật - Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành của nhà nước,chịu trách nhiệm về độ chính xác của nó SVTH: Trần Thị Hằng 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành - Công ty có nhiệm vụ, nghĩa vụ thực hiện các khoản nộp đối với nhà nước như thuế,bảo hiểm xã hội, v.v 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng kinh Trưởng phòng sản doanh xuất Marketing sale Thiết Kế BP cắt BP BP là BP kế toán vải may in, ủi kiểm tra hàng hóa Sơ đồ 4: cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thiên Niên kỷ Công ty Thiên Nhiên kỷ kinh doanh chủ yếu theo hình thức trực tiếp , nhận đơnTrường đặt hàng và làm Đại ttheo đơn học đặt hàng Kinh nên bộ máy tếtổ ch Huếức của Công ty là tương đối đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô Công ty và tính chất công việc. Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm điều hành , quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc hoạt động theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao về kết quả, hiệu quả hoạt động SVTH: Trần Thị Hằng 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành của Công ty. Nhiệm vụ về quyền hạn của giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh được quy định tại điều lệ Công ty và luật doanh nghiệp. Kế toán: Thamquỹ mưunhư: giúpđảm vibệảoc chongu Giámồn vố đnố phc đụểcquvụảchon lý cônghoạt đtácộng tài kinh vụ, kdoanhế toán, và th làmống kê,tốt ngh khoĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức thực hiện kế toán thống kê phục vụ cho hoạt động của Công ty. Xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật. Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của Công ty có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính của Công ty cho lãnh đạo khi có yêu cầu. Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định. Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế. Văn phòng đại diện: Nghiên cứu thị trường tại nơi đặt văn phòng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Xem xét và xử lý các hợp đồng đã ký kết Có trách nhệm báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng với Công ty tổng. XâyTrường dựng thương hiĐạiệu , kế t họchợp chặ t Kinhchẽ với tổng tế công Huế ty để có những phương án kịp thời Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch định hướng hoạt động kinh doanh của toàn Công ty qua từng tháng, quý, năm và nộp báo cáo thống kê, báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh cho Giám đốc Công ty và các ban ngành chức năng theo quy SVTH: Trần Thị Hằng 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành định của nhà nước. Quan hệ khách hàng để tìm kiếm thị trường, đồng thời thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất và mua bán kịp thời. • Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh • Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm • Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. • Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh • Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết • Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh • Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng. • Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh • Xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng. • Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu + Trưởng in/ may - Chịu trách nhiệm về hoạt động in/ may của Công ty. - Quản lý tình hình in/ may về số lượng, chất lượng, thời gian ghi chép thông kế và tính toán các khoản chi phí phát sinh. - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động phục vụ in/ may để đề xuất với ban GiámTrường đốc. Đại học Kinh tế Huế - Quản lý lao động đang làm việc tại xưởng. 2.1.4.Tình hình lao động của Công ty Có thể nói, bất kì một doanh nghiệp, Công ty hay tổ chức nào muốn thành công và đạt hiệu quả cao thì đằng sau đó chính là một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, vì lẽ đó nên nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc tổ chức lao động hợp lý và khoa học là vô cùng quan trọng, nó trực tiếp quyết SVTH: Trần Thị Hằng 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tác tổ chức lao động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy thế mạnh con người. Bảng 1: Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 Đơn vị: Người 2015 2016 2017 2016/2017 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 47 100 51 100 53 100 4 8,51 2 3,92 Phân theo giới tính Nam 27 57,44 30 58,82 31 56.6 3 1,11 1 3,33 Nữ 20 42,56 21 41,48 22 43,4 1 5 1 4,76 Phân theo trình độ học vấn Đại học và trên đại học 17 36,17 20 39,21 22 41,5 3 17,64 2 10 Cao đẳng và trung cấp 10 21,27 11 21,58 11 20,75 1 10 0 0 Lao động phổ thông 20 42,56 20 39,21 20 37,75 0 0 0 0 ( Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Thiên Niên Kỷ) Nhìn chung nguồn lao động của Công ty khá ổn định ít biến động qua các năm, điều này thể hiện một phần nào đó về chính sách nhân sự hợp lý của Công ty, các chính sách lương thưởng đãi ngộ, phúc lợi thích hợp với từng nhân viên. Đây cũng là yếu tố quan trọng níu giữ nhân lực lâu dài và ổn định cho Công ty. Năm 2015 Công ty khai trương văn phòng mới mang tên Nắng Unform và có nhu cầu thêm nhân lực nên nên năm 2016 nguồn lao động tăng thêm 4 người nhằm đápTrườngứng công việc .Đại đến năm học 2017 do Kinhnhu cầu khách tế hàng Huế ngày càng tăng công ty tăng cường thêm 2 nhân công để đáp ứng nhu cầu thị trường Về trình độ học vấn: Công ty luôn chứ trọng đến chất lượng lao động nhằm đảm bảo chât lượng công việc nên Công ty luôn tăng cường nhân lực có trình độ cao như đại học, cao đẳng hay nhân công có tay nghề. Đặc biệt năm 2015 khai trương văn SVTH: Trần Thị Hằng 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành phòng nên nhân lực có trình độ cao được tuyển dụng cụ thể là nguồn lao động có tay nghề và trình độ luôn được bỏ sung qua các năm. Năm 2016 tăng thêm 3 lao động bậc đại học và 1 cao đẳng so với năm 2015. Năm 2017 bổ sung thêm 2 nguồn nhân lực bậc đại học. Về giới tính lao động : Nhân công chủ yếu của Công ty nghiêng về nam nhiều hơn do tính chất công việc đi thị trường nhiều và có cường độ làm việc cao như đi thị trường , vận chuyển hàng , làm việc ở xưởng nhân viên nữ chủ yếu làm các công việc văn phòng , quản lý khách hàng và một số vấn đề hành chính khác và một số chủ yếu trực tiếp vào công tác sản xuất. Với đặc thù công việc kinh doanh đồng phục và với quy mô thị trường Huế thì tổ chức nhân lực của công ty là khá phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thị trường để ngày càng phát triển nâng tầm sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng 2.1.5.Tình hình vốn và tài sản của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Hằng 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % % % % Tổng tài sản 6.238 6.531 7140 293 4,70 609 9,32 A.Tài sản ngắn 4.353 69,78 4.734 72,5 5.280 73,94 382 8,78 545 11,51 hạn 1. Tiền và các 449 10,31 597 12,6 602 11,4 148 32,96 5 0,84 khoản tương đương tiền 2. Các khoản phải 2.355 54,1 2.547 53,79 2.797 52,97 192 8,15 250 9,82 thu ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 1.549 36,54 1.591 39,72 1.881 35,62 42 2,71 290 18,23 B. Tài sản dài hạn 1.885 30,21 1.796 27,49 1.860 26,05 -89 -4,72 64 3,56 1. Tài sản cố định 1.885 100 1.796 100 1.860 100 -89 -4,72 64 3,56 2. Nguyên giá 2.401 127,37 2.383 132,68 2.519 135,43 -18 -0,75 136 5,71 3. Giá trị hao mòn -516 -21,49 -587 -24,663 -659 -35,43 -71 13,76 -72 12,27 lũy kế Tổng nguồn vốn 6.238 6.531 7.140 293 4,70 609 9,32 A. Nợ phải trả 1.453 23,29 1.853 28,37 1.672 23,41 400 27,53 -181 -9,77 1. Nợ ngắn hạn 834 57,39 855 46,14 906 54,18 21 2,52 51 5,96 1. Nợ dài hạn 619 42,6 998 53,85 766 45.81 379 61,23 -232 -23,25 B. Vốn chủ sở hữu 4.785 76,7 4.678 71,62 5.468 76,58 -107 -2,24 790 16,89 1. Vốn đầu tưTrường cuả 3.720 77,64 Đại3.600 76,95học 4.200Kinh76,81 tế-120 Huế-3,23 600 16,67 chủ sở hữu 2. Lợi nhuận sau 1.065 22,25 1.078 23,04 1.268 23,18 13 1,22 190 17,63 thuế chưa phân phối ( Nguồn: phòng kế toán công ty Thiên Niên kỷ) SVTH: Trần Thị Hằng 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Để tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo sự vững mạnh trong suốt quá trình phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các nguồn lực tài chính của Công ty, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và tạo sự an toàn thông suốt quá trình chuyển từ tiền sang hàng và ngược lại. Vì vậy nguồn vốn là một trong những nguồn lực hàng đầu của một doanh nghiệp. Dựa vào phân tích bảng trên ta có thể hấy tổng sản 3 năm của công ty có sự tăng trưởng rõ rệt. Từ năm 2015 đến năm 2016 giá trị tài sản tăng nhẹ chỉ 4.7% do năm 2015 công ty mới khai trương văn phòng và đang trong quá trình hoàn thiện . đến năm 2017 khi mà văn phòng hoàn thiện được tăng cường hoạt động thì giá trị tổng tài sản tăng mạnh hơn so vớ năm 2016 đến 9.32%. Về tài sản ngắn hạn , tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn tăng theo tổng tài sản, cụ thể như sau: năm 2016 tăng 8.78% so với năm 2016, năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 khi tăng 11.51%. tuy nhiên giá tri hàng tồn kho của Công ty lại tăng khá lớn qua các năm từ năm 2015 đến 2016 tăng 2.71% và sang đến năm 2017 con số này tăng vọt lên tới 18.23%. điều này cho thấy tuy giá trị tai sản tăng nhưng giá trị hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng cao, Công ty chưa thực sự quản lý tốt hàng tồn kho đặc biệt là nguyên vật liệu để mang lai hiệu quả cao hơn. Về tài sản dài hạn, giá trị tài sản dài hạn lại có sự biến động giảm so với tổng giá trị tài sản . năm 2016 có sự giảm nhẹ so với năm 2015 4.72%, đến năm 2017 thìTrường giá trị này lại ti ếĐạip tục giả mhọc do Công Kinh ty đang th ựtếc hi ệHuến kế hoạc loại bỏ những thiết bị cũ và chuân bị đầu tư cho thiết bị mới hiện đại vào năm sau. Về cơ cấu nguồn vốn thì nhìn chung từ năm 2015-2016 công ty có sự biến động tăng giảm khi Công ty có nhiều bước chuyển mình và tạo lập nhiều hướng đi mới, từ đó cơ cấu tỷ trọng trong nguồn vỗn có sự thay đổi. Vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguồn vốn. SVTH: Trần Thị Hằng 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng và cung 5.632 5.920 6.419 288 5.11 499 8,43 cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu 11 15 26 4 36,36 11 73,33 Doanh thu thuần về bán hàng 5.621 5.905 6.393 284 5.05 488 8,26 và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 3.166 3.261 3.425 95 3.00 164 5,03 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 2.455 2.644 2.968 189 7.70 324 12,25 cung cấp dịch vụ Chi phí quản lý kinh doanh 1.124 1.226 1.383 102 9,07 157 12,81 Lợi nhuần thuần từ hoạt động 1.331 1.347 1.585 16 1,20 238 17,67 kinh doanh Tổng lợi nhuận kế toán trước 1.331 1.347 1.585 16 1,20 238 17,67 thuế Chi phí thuế thu nhập doanh 266 269 317 3 1,20 48 17,67 nghiệp Lợi nhuTrườngận sau thuế thu Đại nhập 1.065 học1.078 Kinh1.268 13tế 1,Huế20 190 17,67 doanh nghiệp (Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán của Công ty) Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiếu chi phí là mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hinh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiên Nhiên kỷ được thể hiện trong bảng trên. SVTH: Trần Thị Hằng 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Doanh thu của Công ty nhìn chung qua các năm đều có sự tăng theo cơ cấu kinh doanh của công ty. Mức doanh thu này thường là từ việc tăng các đơn hàng, thì như đã nói kinh tế Huế ngày càng phát triển cơ hội , khách hàng ngày càng có nhu cầu về đồng phục cao nên doanh thu qua các năm của công ty dều co sự thay đổi tích cực. Năm 2016 tăng 5.11% so với năm 2015, và đạt được sự tăng trưởng ấn tượng vào năm 2017, tăng 8.43%. Cùng với doanh thu thì chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty cũng tăng qua các năm do tính chất đơn hàng thì kèm theo các chi phí về lưu trữ nguyên vật liệu đầu tư thiết bị và chi phí bán hàng tăng. Nhìn chung chi phí chú yếu là chi phí kinh doanh. Từ năm 2017(12,81%) tuy chi phí vẫn tăng nhưng có sự tăng thấp hơn so với giai đoanh từ 2015-2016(9,07%). Điều này cho thấy Công ty cũng đang dần cố gắng chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để có kết quả cao hơn 2.1.7. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng phục của Công ty 2.1.7.1. Đặc điểm Đối với nghành đồng phục là nghành liên quan đến thời trang, nhu cầu thị trường không ngừng thay đổi, thời thượng và đẳng cấp hơn Công ty luôn chú trọng sự đổi mới, sáng tạo và những thiết kế nổi bật. Các sản phẩm của Công ty luôn sử dụng các chất liệu vải tốt, chât lượng được sản xuất, in, may trên máy móc hiện đại, với đội ngũ nhân công có tay nghề. Vì vậy các sản phẩm của Công ty luônTrường đáp ứng được v ềĐạimặt chấ t họclượng giá Kinh cả và thời ttếrang, Huếphù hợp với mọi đặc tính của công việc và mục đích của khách hàng khi đặt may. SVTH: Trần Thị Hằng 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bảng 4. Các dòng sản phẩm của Công ty Aó bóng đá Áo bóng đá là một sản phẩm chủ chốt của công ty với nhiều mẫu mã đa đạng phù hợp với thi trường. Áo được là với 2 chất liệu chính là thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều Áo thun cổ tròn. Đây là sản phẩm rất được yêu thích của khách hàng với mẫu đa dạng, màu sắc phong phù có thể thiết kế được nhiều kiểu dáng khác nhau . Sản phẩm này có các dòng như áo thun 100% cotton, áo thun 65/35 ngoài ra còn có áo thun cá sấu, cá sáu thể thao, thun Thái Áo thun có cổ: Cũng như áo thun cổ tròn , áo thu có cổ gồm có các dong vải như thun lạnh, thun 65/35, vài cá sấu, thun thái Tạp giề: Tạp giề gồm có 2 loại là tạp giề ngắn và tặp giề dài. Vải chủ yếu làm từ chất liệu vải tuyết mưa. Đồ bảo hộ lao động : Chất liệu chủ yếu là vải kaky, gồm có bộ tay ngắn và bộ tay dài Áo sơ mi: Chất liệu là vải kate gồm các loại kate USA, kate Trường ĐạiSILK, học kate FORKinh tế Huế Lót ly: Chất liệu là vải nỉ ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ) SVTH: Trần Thị Hằng 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành BẢNG 5. Đặc điểm các loại vải của công ty Vải Chất liệu Ưu điểm Nhược điểm Cotton 100% (sợi Cotton Hút ẩm, thấm mồ hôi giảm Có giá thành cao, có cảm Cotton làm từ sợi quả bong hay nhiệt và làm mát cơ thể. Có giác khô khi mang vào. sợi xenlulozo ) khả năng co giãn 4 chiều ngang dọc, ít nhăn Cotton 65/35( tỷ lệ 65% Mình vải mềm mại, chất Vải ít hút ẩm, mang vào rất cotton và 35% PE) lượng tương đối và giá nóng, mình vải không đẹp thành ổn định nhanh bị xù lông Cá sấu 65/35 Có bề mặt dệt đẹp, độ dày Khi mang tạo cảm giác tương đối dung may áo có nóng và tính Chất vải sẽ bị cổ sẽ tạo form đứng đẹp, xù lông vải mềm ít nhàu. Cá sấu 100% cotton Thấm hút mồ hôi tốt, Giá thành cao, ít màu vải không nóng, ít bám bẩn, xù vải có chất lượng cao, có độ ma sát rất da dạng về mẫu mã Cá sấu thể thao Vải đẹp, bền không bị ra Hơi nóng, màu vải ít màu khong cù lông hay dính lông. Bề mặt vải dệt đẹp có tính thời trang cao Thun lạnh 4 chiều Cõ dãn 4 chiều ngang dọc, Giá thành cao, màu in bị vải trơn mịn và mát, không hạn chế Trường Đại họcbị xù hay nhăn,Kinh giặt nhanh tế Huế khô. In nhiệt và 3 dê đẹp 2 chiều Cõ dãn 2 chiều ngang hoặc Hạn chế về kiểu dáng dọc, vải mịn mát, có theerin nhiệt và 3 đê , đây là dòng vải chuyên về áo bóng đá. SVTH: Trần Thị Hằng 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành KATE Kate USA Chất vải dày, ít nhăn bề Có giá thành cao và hạn mặt vải rất phẳng mịn, tạo chế về màu sắc kiểu và cắt mẫu đẹp, thấm hút mồ hôi cực tốt. Kate SILK Chứa nhiều Poly nên khả Ít thấm mồ hôi năng hút ẩm cao, giữ màu tốt có 100% thành phần PE Kate for Thấm hút mồ hôi cực tốt, Vải hơi dày, bị xù lông sau bề mặt vải mềm mịn khi mặc vài lần. KAKY KAKY ruby Vải dày, cầm màu tốt, ít Giá thành cao , chất liệu nhăn và có độ co dãn nhẹ vải cứng KAKY lụa Chất liệu vải mềm mỏng, Giá thành cao sờ có cảm giác mát, bề mặt vải láng mịn. KAKY Thành Công Có độ cầm màu tốt, thấm Giá thànhcao hút tuyệt đối bề mặt vải mềm mịn. KAKY Nhật Vải dày có độ bền ít bị Thấm hút mồ hôi kém, độ nhăn bền màu không cao, vải không co giãn Vải tuyết Có độ co giãn cao, vải Bề mặt vải xốp không mịn mưa không quá mỏng cũng các sợi vải dệt không khít. không quá dày và rất bền màu. Không bị nhăn không Trường Đại họcbám lông buiKinh , đa dạng v ề tế Huế màu sắc Thun Thái Vải mềm , mát, mịn thấm Giá thành cao hút mồ hôi nhanh, kháng khuẩn , chống bám bụi , độ co giãn tốt SVTH: Trần Thị Hằng 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Qua hai bảng trên có thể thấy tuy là công ty đồng phục nhưng các loại sản phẩm của Công ty là hết sức đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng vơi nhiều mục đích khác nhau. Công ty cũng có nhiều chât liệu vải đa dạng phù hợp với từng loại sản phẩm có thể đáp ứng được các mong muốn yêu cầu của khách hàng về mẫu mã và chất lượng. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng như chất liệu là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của khách hàng, khi có nhiều sự lựa chọn cho họ sẽ hài lòng và tin dùng sản phẩm của Công ty 2.1.7.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty 2.1.7.2.1. Đặc điểm thị trường Thị trường tiêu thụ của Công ty bao gồm trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường chính vẫn là Tỉnh Thừa Thiên Huế và các Tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, và một số tỉnh thành khác như Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc điểm của các thị trường này là đều nằm ở khu vực miền Trung với khí hậu 2 mùa nóng lạnh nên có nhu cầu với cả sản phầm đồng phục đông và hẹ. Đối với thị trường Huế và Đà Nẵng đây là hai thành phố lớn có ngành đồng phục đã phát triển nên có sự cạnh tranh cao nhưng cũng có nhiều cơ hội lớn để tiêu thụ sản phẩm. đối với các thị trường khác như Hà Tĩnh, Nghệ An những thị trường này thường gặp khó khăn về địa lý cũng như không bắt kịp thị trường tại đây. Tuy nhiên đây được xem là những thị trường tiềm năng với nền kinh tế đang phátTrường triển, nhu cầu Đạivề các s ảhọcn phẩm đKinhồng phục ngày tế càng Huế cao, ít đối thủ cạnh tranh nên được xem là những thị trường tiềm năng của Công ty. Ngoài ra các thị trường trong cả nước Công ty cũng đều tìm kiếm khách hàng và sẵn sàng cung cấp sản phẩm, tuy nhiên những thị trường xa khác có rất nhiều khó khăn về vận chuyển, làm việc với khách hàng, nhiều đối thủ cạnh tranh mà Công ty không nắm bắt được nên những thị trường này chiếm tỷ trọng thấp và chỉ là đang trong những bước đầu nắm bắt và chinh phục SVTH: Trần Thị Hằng 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.7.2.2. Đặc điểm khách hàng khách hàng của Công ty rất đa dạng bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm đồng phục. Tuy nhiên những đối tượng khách hàng chính của Công ty bao gồm: Học sinh – sinh viên, các câu lập bộ đội nhóm; các quán, cơ sở nhà hàng,cafe; các cơ quan, tổ chức, Công ty; các tổ chức tự do khác Đối với khách hàng là học sinh- sinh viên: đối tượng này thường có nhu cầu khá lớn về các sản phẩm đồng phục với hai mục đich chính: Dành cho đi học như áo sơ mi, quần tây, chân váy, áo khoác những loại sản phẩm này thường được đặt may bởi các trường với số lượng lớn và có kiểu dáng màu sắc, mẫu mã tương tự nhau. Những loại sản phẩm này thường có thiết kế đơn giản, lịch sự vơi các gam màu chính là trắng, đen, xanh với cường độ sử dụng thường xuyên nên chú trọng đến chất lượng, độ bền và sự thoải mái cho người mặc.các đối tượng này thường có nhu cầu lớn vào cac dịp đầu năm học mới và là lượng khách hàng ổn định của Công ty. Dành cho các hoạt động vui chơi: Thường là các lớp làm áo lớp hoặc các câu lập bộ đội nhóm làm đồng phục những đối tượng này thường có nhu cầu chú yếu là áo thun với thiết kế năng động sáng tạo thể hiện được tính cách hay cá tính của mình , phù hợp với các hoạt động vui chơi hướng tới sự tươi trẻ và thoái mái. Mẫu mã, thiết kế và màu sắc của những khách hàng này cũng đa dạng và phong phú hơn với các họa tiết nổi trội, hợp xu hướng chung hay mang nét riêng biệt nhưTrường in tên, hình ảnh lênĐại sản ph ẩhọcm mang Kinhthương hiệu tếriêng Huếcủa mình Ngoài các mặt hàng đồng phục áo quần đối tượng khách hàng này còn có nhu cầu về các sản phẩm như mũ, bảng tê Các quán kinh doanh nhà hàng, cafe: Những đối tượng này thường có nhân viên từ vài người đế vài chục người, sản phẩm chủ yếu là áo thun có cố và chân váy với thiết kế vừa lịch sự vừa trẻ trung năng động. Thiết kế chú yếu với các hình ảnh ,logo dòng chữ về quán của SVTH: Trần Thị Hằng 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành mình. Và với mục đích chính là sử dụng đồng phục đi làm nên những khách hàng này quan tâm nhiều tới chất lượng và hình ảnh của mình nên sản phẩm. nhóm đối tượng này còn có nhu cầu lớn về các sản phẩm tạp giề, lót ly, đồ bếp những sản phẩm này thường được đặt may theo gói bao gồm tất cả sản phẩm đi kèm liên quan. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu khá lớn và tương đối thường xuyên, một khách hàng trong nhóm này thường có chu kỳ từ 3 đến 6 tháng quay lại một lần nên lượng tiêu thụ khá ổn định. Và họ thường quan tâm tới các dịch vụ chăm sóc, các ưu đãi đi kèm để gắn bó lâu dài Các cơ quan, Công ty: Đây nhóm khách hàng thường có nhu cầu đa dạng về các sản phẩm đồng phục với nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: Các sản phẩm quần tây,sơ mi ,chân váy cho các nhân viên văn phòng, các lãnh đạo cấp cao những mặt hàng này thường chiếm tỷ lệ lớn tại các ngân hàng, các Công ty dịch vụ, cơ quan nhà nước những công việc làm văn phòng nhiều. Bên cạnh đó là các sản phẩm cho công nhân như đồ bảo hộ lao động, áo thun,các sản phẩm này thường đề cao chất lượng, sự thoái mãi linh hoạt cho người mang hơn là tính thời trang. Các thiết kế này khá đơn giản với logo của Công ty và ít thay đổi. Do tính chất công việc nên mỗi doanh nghiệp thường trung thành với đồng phục của mình qua nhiều năm vì đối với nhóm khách hàng này đồng phcj chính là một nét văn hóa , một phần hình ảnh, thương hiệu của Công ty Tất các nhóm khách hàng đều có một nhu cầu chung về sản phẩm là đồ bóng đá.Trường Đối với sản ph ẩĐạim này h ọhọcthường đKinhặt may theo tế đội nhómHuế với thiết kế thể thao năng động hay mẫu đồ của những câu lập bọ họ yêu thích. Các sản phẩm này có thiết kế thường chỉ in số, logo câu lập bộ hay đội nhóm của mình. Họ thường có nhu cầu không ổn định và mang tính tự do. SVTH: Trần Thị Hằng 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành 2.1.8. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Công ty 2.1.8.1. Mỗi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế (thông qua chỉ số GDP) ảnh hưởng đến sự phát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức độ khá b. Môi trường văn hóa – xã hội Việt nam là đất nước có dân số đông và trẻ. Nền kinh tế không ngừng phát triển. Trong đó kinh tế miền trung nói chung và kinh tế Huế nói riêng đang ngày càng phát triển. Đặc biệt các ngành dịch vụ như nhà hàng ,cafe, khách sạn mọc lên như nấm, ngoài ra các Công ty ngày càng đầu tư phát triển mở rộng quy mô cùng với đólà các Công ty doanh nghiệp nước ngoài ngày càng du nhập vào thị trường này. Và khi mà kinh tế hội phát triển nhu cầu khá của xã hội cũng ngày càng tăng. Trong đó đồng phục trở thành một mặt hàng được ưa chuộng không chỉ để làm đông phục mà nó còn thể hiện văn hóa làm việc tác phong chuyên nghiệp, an toàn của các Công ty, các quán cafe nhà hàng hay khách sạn. Ngoài ra đối với đối tượng giới trẻ, học sinh đồng phục còn thể hiện sự năng động sáng tạo, đoàn kết. Vì vậy với nền văn hóa xã hội hiện nay là cơ hội lớn cho nghành đồng phục phát triển , lớn mạnh và trở thành một nghành kinh doanh chủ chôt trong tương lai. c.TrườngMôi trường công Đại nghệ học Kinh tế Huế Công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ngày càng hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các máy móc công nghệ hiện đại của thế giới. Với ngành may đo đồng phục có cơ hội được sản xuất trên các máy móc thiết bị , may hiện đại tiên tiến phù hợp với nhiều chất liệu vải, nâng cao được SVTH: Trần Thị Hằng 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành chất lượng về mẫu mã, thời trang của sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất đáp ứng được nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng. - Các sản phẩm của Công ty được may, in trên thiết bị may móc mới nhất tiên tiến nhất. Có thể in trên nhiều chất liệu vải và các thiết kế phức tạp. - Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. d. Môi trường pháp luật. Huế là thành phố có nền chính trị -pháp luật ổn định, đồng bộ , chặt chẽ là điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 2.1.8.2.Môi trường vi mô a. Lực lượng bên trong công ty Gồm những bộ phận kế toán, marketing, thiết kế, sale, may, in ấn, kiểm tra hàng hóa. Các bộ phận đều có đội ngũ nhân sự có trình độ và tay nghề cao đúng chuyên môn của mình. Đối với Công ty Thiên Niên kỷ qua nhiều lần thay đổi thì hiện nay được xem là khá ổn định và phù hợp với hoạt động của Công ty. Các nhân viên vẫn không ngừng được cải thiện kỹ năng cũng như chất lượng để ngày càng hoàn thiện hơn. Đào tạo nội bộ: Công ty luôn bố trí các nhân viên kỳ cựu có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn những nhân viên mới hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. Các nhân viên có thể trực tiếp học hỏi trao đổi với nhau nhằm bổ sung nâng cao kiến thức hoàn thành tốt công việc. Đào tạo bên ngoài: đối với các bộ phận cần có bộ phận chuyên môn nghiệp Trườngcáo hoặc phù hợ p Đạivới sự thay học đổi c ủKinha môi trường tế kinh Huế tế Công ty sẽ hỗ trợ mọi mặt để học tập nâng cao chuyên môn như: Bộ phận kế toán, bộ phận thiết kế, quản lý kinh doanh tuy nhiên với việc đào tạo bên ngoài khá tốn nhiều chi phí nên Công ty sẽ xem xét kỹ lưỡng mà hàng năm hay theo đợt có những bố trí nhân viên đào tạo hợp lý. SVTH: Trần Thị Hằng 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành b. Lực lượng bên ngoài Công ty Khách hàng: Khách hàng của Công ty là các đối tượng có nhu cầu bất kể ngành nghề độ tuổi. Tuy nhiên đối tượng khách hàng chính mà Công ty hướng đến là học sinh , sinh viên các trường trung học đại học cao đẳng trên địa bàn Huế, các nhà hàng khách sạn, quán cafe, các Công ty đang hoạt động trên thừa thiên huế. Các sản phẩm đồng phục của Công ty hướng đến sự đa dạng và có thể thay đổi tùy thiết kế của khách hàng do đó không có sự phân cấp lớn hoàn toàn đáp ứng mọi khả năng và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Công ty vẫn có những định hướng cho từng sản phẩm với từng đối tượng. Áo thun cổ tròn năng động thường đối tượng chính là học sinh- sinh viên, áo thun có cổ là nhà hàng , cafe, áo sơ mi là công ty, khách sạn, Như vậy đối tượng khách hàng của Công ty rất đa dạng và ổn định. Trong thời gian tới khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng tới là: Tại thị trường Huế thì khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng đến là các quán kinh doanh các dich vụ cafe, nhà hàng, khách sạn và các trường học trên địa bàn Tỉnh. Tại các thị trường xa đối tượng hướng đến là cá trường học . vì vậy nhu cầu của các đối tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách sản phẩm và tiêu thụ của Công ty Nhà cung ứng. Những nguyên liệu chính như vải, kim, chỉ, và các nguyên phụ liệu khác Công ty nhập hàng từ các xưởng sản xuất lớn tại thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo chấTrườngt lượng và giá cả Đại học Kinh tế Huế Còn các thiêt bị máy móc Công ty nhập khẩu từ nước ngoài với công nghệ hiện đại Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đối thủ chính và cạnh tranh trực tiếp của Công ty Thiên Nhiên Kỷ trên địa bàn thành phố Huế là Công ty đồng phục H.P, thương hiệu đồng phục LION và xưởng may Phương Khánh. SVTH: Trần Thị Hằng 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành . Công ty đồng phục H.P Đây là Công ty chuyên sản xuất in may các loại đồng phục như Thiên Niên Kỷ và được xem là Công ty số 1 trong ngành đồng phục tại đây. Ra đời đã hơn 10 năm H.P được xem là Công ty mở đầu cho ngành đồng phục tại Huế được nhiều người yêu mến và có lượng khách hàng ổn định HP cũng là Công ty có xưởng may riêng nên về giá cả rất cạnh tranh và phù hợp với thị trường rất được nhiều người chọn lựa. H.P rất coi trọng đầu tư vào các phương tiện marketing quảng cáo trên các trang mạng lớn như google hay facebook. Đây là yếu tố mà công ty đã tận dụng tốt để quáng bá thương hiệu. Các sản phẩm của HP rất đa dạng và sinh động . Đặc biệt HP có thể làm được các loại áo khoác mùa đông đây là điểm mạnh lớn nhất của công ty. Thị trường tiêu thụ của HP là khá lớn và mở rộng được nhiều thành phố tỉnh thành trên cả nước . . Thương hiệu đồng phục LION. Lion là thương hiệu đồng phục khá quen thuộc và phổ biến trên thị trường trong những năm gàn đây. Công ty theo hướng phát triển thương hiệu nên mọi hoạt động marketting quảng cáo rất được đầu tư và phát triển. Đặc biệt Công ty rất biết tận dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo hay google để phổ biến thương hiệu điều này đã mang về cho Công ty lượng đối tượng khách hàng trẻ như học sinh, sinh viên. Đây được xem là đối tượng khách hàng chính của Công ty. Các sản phẩm của Công ty có thương hiệu riêng và khá đa dạng. TuyTrường nhiên Lion là ĐạiCông ty trunghọc gian Kinh họ không có tế xư ởngHuế may mà chỉ là nhà trung gian giữa khách hàng với xưởng may khác nên đây được xem là một bất lợi lớn của Công ty so với các đổi thủ khác. Giá ở Lion cũng không thấp như những Công ty khác đồng thời những rủi ro về đơn hàng có tỷ lệ cao hơn nên làm cho khách hàng còn e ngại khi sử dụng sản phẩm của Công ty. SVTH: Trần Thị Hằng 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành . Xưởng may Phương Khánh Đây được xem là xưởng may đồng phục lớn nhất ở huế. Với quy mô lớn và đội ngũ công nhân may nhiều . Ngoài ra còn có các Công ty ở các thị trường lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Hà Tĩnh đây cũng là các đối thủ mà công ty cần chú ý để không đánh mất thị trường hiện tại. Các đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đồng phục thuộc mặt hàng thời trang nên khá phổ biến trên thị trường nên bên cạnh các Công ty làm trong ngành thì còn có các shop trên địa bàn thành phố Huế, các nhà may nhỏ lẻ có thể mở rộng quy mô hay nhận may các đơn hàng đồng phục 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2015- 2016. 2.2.1.Tình hình tiêu thụ các sản phẩm đồng phục của Công ty trong giai đoạn 2015- 2017 Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Cái 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Sản phẩm Sản Sản Sản % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Áo thun 25347 48,34 28144 35,9 32099 44,33 2797 11,03 3955 14,05 Đồ bóng đá 12801 4,83 11301 14,42 14590 20,15 -780 -6,09 3289 29,1 Tạp giề 18775 35,8 17364 22,16 17975 24,82 -1411 -7,5 611 3,52 Lót ly 5632 10,74 5919 7,56 4815 6,65 287 5,09 -1104 -18,65 Đồ bảo hộTrường55 0,1 77 Đại9,9 học210 Kinh0,3 22 tế40 Huế133 172,72 lao động áo sơ mi 79 0,15 55 7,03 149 0,2 -24 -30,37 94 170,9 Mũ 0 0 2368 3,03 2568 3,55 2368 100 200 8,44 Tổng 52432 100 65228 100 72406 100 3259 112,16 7187 380,08 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ) SVTH: Trần Thị Hằng 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Sản lượng tiêu thu các sản phẩm của Công ty thiên Niên Kỷ được tính bằng đơn vị tính là cái. Qua bảng sản lượng ta có thể thấy , dòng sản phẩm tại thị trường Huế chủ yếu là áo thun , áo bóng đá, ngoài ra còn có tạp giề và Lót ly. Sản lựơng áo thun không ngừng tăng trong 3 năm qua. Và qua từng giai đoạn con số lại tăng lên rất nhiều. Điều này phán ánh đúng nhu cầu thị trường cũng như quy mô công ty. Khi mà kinh tế Huế ngày càng phát triển thì dịch vụ nhà hàng, cafe , khách sạn ngày một tăng mà đây lại là đối tượng khách hàng chính của mặt hàng áo thun. Ngoài ra từ năm 2015 Công ty đã có văn phòng mới cũng như phát triển hơn, đầu tư hơn vào mảng tìm kiếm khách hàng. Vì vậy mà sản lượng áo thun bán ra ngày càng tăng. Áo bóng đá là sản phẩm có sự biến động tăng giảm mạnh. Khi giai đoạn 2015-2016 có sự giảm mạnh 6, 09%. Nhưng sang đến năm 2017 lại có sự tăng trưởng lớn khi tắng trở lại với 29,1%. Điều này có thể giải thích do nhu cầu thị trường tăng, bóng đá là môn thể thao phổ biến và yêu thích của việt nam. Đặc biệt trong năm 2017 với cơn sốt đội tuyển U23 Việt Nam thì nhu cầu về áo bóng đá tăng rất lớn tăng 29,1% so với năm 2016. Cùng với đó các phẩm đi kèm như tạp giề hay lót ly cũng tăng theo nhu cầu. Hai loại sản phẩm này thường được đặt hàng kèm với áo thun phục vụ tại các nhà hàng, cafe nên số lượng cũng tăng theo mặt hàng là áo thun. Tuy nhiên do tính chất cường đô sử dụng 2 loại mặt hàng này ít hơn nên khả năng làm mới và làm Trường lại thường trong Đại khoảng thhọcời gian dàiKinh hơn . đi ềtếu này Huế thể hiện về sản lượng tăng qua 2 giai đoạn. đối với tạp giề, từ năm 2015-2016 tăng mạnh với 24,8% đến năm 2017 chỉ tăng nhẹ 3,52 %. Còn đối với sản phẩm lót ly thì lại có sự biến động tăng giảm, giai đoạn 2015-2016 tăng 5,09% sang đến năm 2017 lại giảm tới 18,65%. Ngoài ra các sản phẩm khác như đồ bảo hộ lao động, áo sơ mi ngày càng cải thiện sản lượng tiêu thụ qua các năm. SVTH: Trần Thị Hằng 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Nhìn chung các sản phẩm của Công ty có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Điêu này phán ánh đúng thị trường cũng như khả năng đáp ứng của Công ty. Công ty đang không ngừng phát triển các dòng sản phẩm để tăng lượng tiêu thụ trong tương lai 2.2.2. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm đồng phụccủa Công ty trong giai đoạn 2015- 2017 Bảng 7: Doanh thu têu thụ sản phẩm đồng phục theo lọai sản phẩm của Công ty giai đoạn 2015-2017 đơn vị: triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Sản phẩm Doanh Doanh Doanh % % % +/- % +/- % thu thu thu Áo thun 2535 45 2841 48 3210 50 306 12,07 369 12,99 Áo bóng đá 1408 25 1243 21 1605 25 -165 -11,72 362 29,12 Tạp giề 1126 20 1302 22 1348 21 176 15,63 46 3,53 Lót ly 113 2 118 2 962 1,5 5 4,42 -22 -18,64 Đồ bảo hộ lao 169 3 237 4 64 1 68 40,24 -173 -73 động Áo sơ mi 17 3 12 2 32 0,5 -5 -29,41 20 166,67 Mũ 0 0 59 1 64 1 59 100 5 8,47 Tổng 5215 100 5812 100 6419 100 444 131,23 607 129,15 ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên Kỷ) Qua bảng trên có thể nhận thấy doanh thu của Công ty qua các sản phẩm có sự biến động lớn. Các sản phẩm chủ lực như áo thu, áo bóng đa hay tạp giề vẫn chiTrườngếm tỷ trọng cao trongĐại tổng học số doanh Kinh thu và tăng tế dần Huếtrong 3 năm. Áo thun vẫn là sản phẩm có sự gia tăng lớn nhất. Riêng tạp giề vào năm 2016 có sự biến động nhỏ khi giảm 15,63% so với năm 2015 tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của năm 2016 với 21%. Các sản phẩm khác như lót ly, đồ bảo hô , hay áo sơ mi lại có sự giảm mạnh qua các năm điều này cho thấy Công ty vẫn chưa coi trọng và đẩy mạnh tiêu thụ tốt các dòng sản phẩm này. SVTH: Trần Thị Hằng 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Bên cạnh đó mũ là sản phẩm có sự vượt trội khi năm 2015 hầu như không nằm trong mục đóng góp doanh thu thì tới năm 2016 đã chiếm 1% trong tổng tăng hoàn toàn 100% so với năm 2015 và giữ mức ổn định trong năm 2017. Nhìn chung tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng hằng năm và có sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng. Điều này là do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu thay đổi của thị trường cũng như chiến lược phát triển của Công ty. 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 về tiêu thụ sản phẩm của Công ty Ở mỗi Công ty đều có kế hoạch về sản lượng tiêu thụ hằng năm Công ty Thiên Niên Kỷ cũng không ngoại lệ. Kế hoạch này do phòng sale thực hiện và nộp lên ban giám đốc công ty duyệt. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập ra dựa trên căn cứ là kết quả tiêu thụ của năm báo cáo và các đơn đặt hàng đã ký kết với khách hàng, cùng với đó là các hợp đồng với các đại lý, điểm bán thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối. Bảng 8. Tình hình thực hiện kế hoạch về sản lượng năm 2017 Đơn vị: cái Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thực Thực Thực Sản phẩm hi n/ K Th c ệ K Th c hi n/k K Th c hi n/k ế ự k ế ự ệ ế ế ự ệ ế ho ch hi n ế ho ch hi n ho ch ho ch hi n ho ch ạ ệ ho ch ạ ệ ạ ạ ệ ạ ạ (%) (%) (%) Áo thun 25500 25347 -0,6 28100 28144 0,16 31205 32099 2,88 Áo bóng đá 12800 12801 0,01 11200 11301 0,9 12327 14590 18,36 Tạp giề 18550 18775 1,21 18500 17364 -6,14 18015 17975 -0,22 Lót ly Trường5650 5632 Đại-0,32 học5900 Kinh5919 0,32 tế 4800Huế4815 0,31 Đồ bảo hộ lao động 50 55 10 90 77 -14,44 220 210 -4,55 Áo sơ mi 70 79 12,86 50 55 10 160 149 -6,88 mũ 10 0 0 2400 2368 -1,33 2750 2568 -6,62 Tổng 62630 62,689 22,16 66240 65228 -10,53 69477 72406 3,28 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH SX TMDV Thiên Niên kỷ) SVTH: Trần Thị Hằng 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Quang Thành Năm 2015 nhìn chung Công ty đã vượt được kế hoạch đề ra 22,16%. Trong đó áo bóng đá, tạp giề, đồ bảo hộ lao động là các sản phẩm vượt kế hoạch với áo sơ mi vượt cao nhất 12,68%. Bên cạnh đó các sản phẩm không vươt chỉ tiêu gồm áo thun, mũ và lót ly. Đáng chú ý áo thun là mặt hàng chính của Công ty nhưng không đạt kế hoạch điều này do đối tựng khách hàng đối với sản phẩm này có nhiều sự biến động cùng với môi trường kinh tế.ngoài ra mũ không đạt được một mức nào so với kế hoạch cho thấy sự thất bại của sản phẩm này khi đây là năm đầu tiên đối mới sản phẩm này. Năm 2016 với nhiều sự đối mới trong hệ thống Công ty cũng như thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng và kế hoạch của Công ty điều này thể hiện ở việc không đạt được kế hoạch để ra 10,53%. Tuy nhiên mặc dù không đạt được kế hoạch nhưng vẫn có nhiều sản phẩm có sự khởi sắc như lượng áo thun đã tăng trở lại , mũ đã có lượng tiêu thụ khá lớn trong năm. Bên cạnh đó là sự giảm sút của một số mặt hàng chủ chốt như đồ bóng đá hay lót ly. Qua bảng trên ta thấy tổng sản lượng thực hiện được năm 2017 vượt kế hoạch để ra 4,21%, ứng với mức tăng thêm sản lượng là 2949 cái. Tổng sản lượng thực hiện được năm 2017 ở mức 72406 cái. Đây là điều khá tích cực, bởi lẽ, năm 2017 là năm có nhiều biến động đối với thị trường cũng như có nhiều cơ hội phát triển của Công ty. Ngành dịch vụ không ngừng tăng cùng với đó là các hoạt động sự kiện lớn diễn ra điều này phán ánh đúng con số mà Công ty đã đạt được. ĐTrườngể hiểu rõ hơn về Đạimức so sánhhọc giữa Kinhthực hiện và tế kế ho Huếạch của Công ty năm 2017 ta đi sâu phân tích từng loại sản phẩm. Về sản phẩm áo thun đây là sản phẩm chủ lực của Công ty khi chiếm 44,33% trong tổng sản lượng thực hiện, tiếp theo là áo bóng đá chiếm 20,15%. Và khi so sánh với kế hoạch đặt ra thì cho thấy áo bóng đá có sự tăng vượt bậc khi sản lượng tăng thêm là 2263 cái đạt 76,73% trong tổng sản lượng . Điều này cho thấy Công ty đã tận dụng được những sự kiện bóng đá lớn trong năm để đạt SVTH: Trần Thị Hằng 54