Khóa luận Đánh giá tác dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thể đàm thấp tại Bệnh viện YHCT - Bộ Công An

pdf 70 trang thiennha21 4761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tác dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thể đàm thấp tại Bệnh viện YHCT - Bộ Công An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tac_dung_phuong_phap_cay_chi_trong_dieu_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tác dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thể đàm thấp tại Bệnh viện YHCT - Bộ Công An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐẶNG ĐÌNH THIÊM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THỂ ĐÀM THẤP TẠI BỆNH VIỆN YHCT- BỘ CÔNG AN NĂM 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA KHÓA 2012 – 2018 HÀ NỘI – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐẶNG ĐÌNH THIÊM ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THỂ ĐÀM THẤP TẠI BỆNH VIỆN YHCT- BỘ CÔNG AN NĂM 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA KHÓA 2012 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ Th.S. PHAN MINH ĐỨC HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, các thầy cô giáo đã cung cấp cho em kiến thức, kỹ năng trong suốt 6 năm học. Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Y học cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban giám đốc bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Điều trị cao cấp - Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em cũng xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Thị Huệ Th.S Phan Minh Đức Th.S Đỗ Thị Nhung Những người thầy cô đã tận tâm hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo, cho em nhiều ý kiến quý báu về phương pháp tư duy và động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành được khóa luận này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Đánh giá tác dụng cấy chỉ trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thể đàm thấp tại bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an năm 2016” là đề tài do bản thân em thực hiện. Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kì nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Đặng Đình Thiêm
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3 1.1.1 Lipid và sự chuyển hóa lipid 3 1.1.2 Hội chứng rối loạn lipid máu 5 1.1.3 Biến chứng và hậu quả 8 1.1.4 Điều trị 8 1.2 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 10 1.2.1Các khái niệm và nguyên lý cơ bản của rối loạn Lipid máu theo Y học cổ truyền 10 1.2.2 Các nguyên nhân gây ra đàm 12 1.2.3 Các thể đàm ẩm theo Y học cổ truyền 13 1.2.4 Sự tương đồng giữa chứng đàm ẩm của y học cổ truyền và hội chứng rối loạn lipid máu của y học hiện đại 14 1.2.4 Điều trị chứng đàm thấp theo Y học cổ truyền 15 1.2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác dụng của các bài thuốc Y học cổ truyển trong điều trị rối loạn lipid máu 19 1.3. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ 21 1.3.1Sơ lược về học thuyết kinh lạc 21 1.3.2 Châm cứu 22 1.3.3 Cấy chỉ 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 2.2 Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26
  6. 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 26 2.2.3 Kỹ thuật thu thập thông tin 27 2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá 27 2.2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1 Các đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu 30 3.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM 31 3.3 Các chỉ số lipid máu trước điều trị 32 3.4 Phân loại bệnh nhân 33 3.5 Đặc điểm bệnh nhân RLLPM theo YHCT 34 3.6 Các chỉ số lipid máu sau điều trị (D30) 35 3.7 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp sau điều trị 36 3.8 Sự thay đổi chỉ số BMI sau điều trị 37 3.9 Các tác dung không mong muốn của phương pháp cấy chỉ 37 3.10 Đánh giá hiệu quả sau điều trị rllpm bằng phương pháp cấy chỉ 38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39 4.1Một số đặc điểm chung của bệnh nhân rối loạn Lipid máu 39 4.1.1Tuổi 39 4.1.2Giới tính 39 4.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM 40 4.2.1Chỉ số khối cơ thể (BMI) 40 4.2.2 Thói quen sinh hoạt (lối sống) 40 4.3. Các chỉ số Lipid máu trước điều trị 41 4.4 Phân lọai 41 4.4.1Theo phân loại của De Gennes 41 4.4.2 Phân loại theo EAS 41 4.5 Đặc điểm bệnh nhân theo Y học cổ truyền 42 4.6 Đánh giá tác dụng điều trị qua các chỉ số lipid máu 42
  7. 4.6.1Chỉ số cholesterol toàn phần 42 4.6.2 Chỉ số triglyceride 43 4.6.3 Chỉ số HDL-C 43 4.6.4 Chỉ số LDL-C 43 4.7 Sự thay đổi chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp động mạch 44 4.8 Đánh giá tác dụng dựa trên sự thay đổi các triệu chứng đàm thấp 44 4.9 Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp cấy chỉ trên bệnh nhân RLLPM 45 4.10 Các tác dụng không mong muốn 46 KẾT LUẬN 47 KIẾN NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 53
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại RLLPM theo Fredrickson 6 Bảng 1.2. Phân loại RLLPM theo De Gennes, tương ứng với các typ RLLPM của Fredrickson 6 Bảng 1.3. Phân loại RLLPM theo EAS 7 Bảng 1.4. Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001) 9 Bảng 1.5. Sự giống nhau giữa rối loạn chuyển hóa lipid và đàm thấp 15 Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của các đối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.2 Phân loại BMI của các bệnh nhân trước điều trị 31 Bảng 3.3 Thói quen sinh hoạt và tiền sử mắc bệnh nội khoa khác 32 Bảng 3.4 Các chỉ số lipid của các bệnh nhân trước khi điều trị 32 Bảng 3.5 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo De Gennes 33 Bảng 3.6 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo EAS 33 Bảng 3.7 Các biểu hiện bênh lí của đàm thấp 34 Bảng 3.8 Sự thay đổi Cholesterol toàn phần của bệnh nhân trước và sau điều trị 35 Bảng 3.9 Sự thay đổi Triglycerid của bệnh nhân trước và sau điều trị 35 Bảng 3.10 Sự thay đổi nồng độ HDL- c của bệnh nhân trước và sau điều trị 35 Bảng 3.11 Sự thay đổi nồng độ LDL-C của bệnh nhân trước và sau điều trị. 36 Bảng 3.12 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp 36 Bảng 3.13 Sự thay đổi BMI sau khi điều trị 37 Bảng 3.14 Sự thay đổi huyết áp động mạch của bệnh nhân sau điều trị 37 Bảng 3.15 Các tai biến xảy ra sau khi cấy chỉ 37
  9. CÁC CHỮ VIẾT TẮT Apo ; Apolipoprotein ALT : Alanin transaminase AST : Aspartat transaminase BMI : Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) BN : Bệnh nhân CM : Chylomicron CE : Cholesterol ester D0 : Ngày thứ 0 D30 : Ngày thứ 30 EAS : European Atherosclerosis Society FC : Free cholesterol (cholesterol tự do) HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HDL-C : High density lipoprotein- Cholesterol IDL-C : Intermediate density lipoprotein - Cholesterol LDL -C : Low density lipoprotein - Cholesterol Lp (a) : Lipoprotein a LP : Lipoprotein LPL : Lipoprotein Lipase PL : Phospholipdid RLLPM : Rối loạn lipid máu THA : Tăng huyết áp TG : Triglycerid TC : Total cholesterol VLDL-C : Very low density lipoprotein - Cholesterol YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Con đường chuyển hóa lipid trong cơ thể 5 Sơ đồ 1.2 Cơ chế hình thành đàm trong cơ thể 12 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Giới tính dối tượng nghiên cứu 30 Biểu đồ 3.2 Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện 31 Biểu đồ 3.3 Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cấy chỉ theo tiêu 38 chuẩn YHHĐ 38 Biểu đồ 4.1 So sánh hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ với một số phương pháp khác 45
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào “Ngày tim mạch thế giới” 29-9-2017, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố con số hơn 17,7 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến tim mạch trên toàn thế giới [40]. Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong các bệnh lí liên quan đến tim mạch thì xơ vữa động mạch chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ và một trong các yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến xơ vữa động mạch chính là hội chứng rối loạn lipid máu [39,40]. Hiện nay, vấn đề rối loạn lipid máu là một trong những mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe trên thế giới, như ở Mỹ có Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia (NCEP), ở châu Âu có Hiêp hội xơ vữa động mạch châu Âu (EAS), Các tổ chức này thường xuyên đưa ra các hướng dẫn về quản lí và điều trị rối loạn lipid máu. Cũng theo tổ chức Y tế thế giới, 75% số ca tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - nước ta là một nước nằm trong nhóm này [40]. Do đó vấn đề dự phòng và điều trị các bệnh tim mạch mà nhất là các bệnh xơ vữa động mạch là rất quan trọng và cấp thiết. Một trong những biện pháp dự phòng có hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch chính là điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu. Y học hiện đại đã tìm ra và chứng minh được hiệu quả của rất nhiều loại thuốc trong việc điều chỉnh rối loạn lipid máu như nhóm statin, nhóm fibrat, nhóm resin, [33]. Bên cạnh tác dụng ổn định lipid máu, các nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và một hạn chế khác là chi phí điều trị cũng khá tốn kém. Do đó nhiều bệnh nhân rối loạn lipid máu hiện nay đang sử dụng các phương pháp và bài thuốc y học cổ truyền để điều trị. Nhiều công trình trong và ngoài nước cũng đã chứng minh hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của các bài thuốc nổi tiếng như: “Giáng chỉ ẩm”, “Nhị trần thang”, “Lục quân tử thang”, [13,15] hay các chế phẩm mới như viên nén “ 1
  12. Hạ mỡ”, cao lỏng Đại an, [17, 24].Vì vậy có thể khẳng định y học cổ truyền hoàn toàn có khả năng điều chỉnh rối loạn lipid máu. Phương pháp cấy chỉ có thể coi là một dạng châm cứu đặc biệt. Phương pháp này đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1960 [23].và đã được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị hen phế quản, đau nhức xương khớp, phục hồi vân động, Hiện nay tại một số bệnh viện trong và ngoài nước đang áp dụng cấy chỉ để điều trị rối loạn lipid máu và đã đạt được nhiều thành công[23], nhưng lại chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này được công bố rộng rãi, do vậy đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu: - Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ trong điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân thể đàm thấp. - Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ. 2
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1 Lipid và sự chuyển hóa lipid 1.1.1.1 Lipid Lipid trong cơ thể tồn tại dưới các dạng: - Lipid dự trữ: chủ yếu là triglycerid còn gọi là mỡ trung tính, được đưa tới các mô mỡ và dự trữ ở các mô mỡ [7, 8]. - Lipid màng: chủ yếu là phospholipid và cholesterol, tham gia vào thành phần cấu tạo của các tế bào ở các mô, các cơ quan trong cơ thể [7, 8]. - Lipid vận chuyển trong máu: gồm các acid béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần, phospholipid. Các lipid này vận chuyển trong máu dưới dạng các lipoprotein [7, 8]. Lipid có hai chức năng chính: tham gia cấu trúc tế bào và sản sinh năng lượng. Ngoài ra, lipid còn tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể như: đông máu, dẫn truyền xung thần kinh, tham gia cấu tạo một số hormone, acid mật và muối mật, [7, 8]. Nhu cầu lipid của cơ thể Năng lượng do lipid cung cấp từ 15-20 % nhu cầu năng lượng trong một ngày [7, 8]. Cần cung cấp 60-100g lipid/ngày với người trưởng thành, con số này ở trẻ em là khoảng 30-80g lipid/ngày và chủ yếu dưới dạng triglycerid [7]. 1.1.1.2 Lipoprotein Lipid không tan trong nước nên để có thể lưu hành trong máu lipid phải liên kết với protein đặc hiệu gọi là apoprotein để tạo nên các phân tử lipoprotein có khả năng hòa tan trong nước và đây là dạng vận chuyển của lipid trong máu tuần hoàn [7]. 3
  14. Cấu trúc của lipoprotein Lipoprotein được mô tả lần đầu năm 1929 bởi Machebocuf. Các phân tử lipid và protein liên kết với nhau chủ yếu bởi liên kết Vander Waals. Theo mô hình của Shen (1997), lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa đựng những phân tử không phân cực là triglycerid và cholesterol este, xung quanh bao bọc bởi lớp các phân tử phân cực: phospholipid và apoprotein (apo), giữa 2 phần là cholesterol tự do. Các apo có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của lipoprotein [7]. Các loại lipoprotein Bằng phương pháp điện di và siêu ly tâm người ta phân ra các loại lipoprotein chính theo tỷ trọng là: - Chylomycron (CM): là LP lớn nhất, được tạo thành duy nhất bởi tế bào niêm mạc ruột, thành phần chủ yếu là TG từ thức ăn [7,8]. -Very low density lipoprotein (VLDL): là LP có tỷ trọng rất thấp, được tạo thành chủ yếu ở gan, chứa nhiều TG (65%) [7,8]. - Intermediate-density-lipoprotein (IDL): là LP có tỷ trọng trung gian, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant) [7,8]. - Low-density-lipoprotein (LDL): là LP có tỷ trọng thấp, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50% CE và 10% TG) [7,8]. - High-density-lipoprotein (HDL): là LP có tỷ trọng cao, được tổng hợp ở gan và một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL trong máu. Thành phần của HDL gồm nhiều protein (55%) [7,8]. - Lipoprotein(a) (LP(a)): đuợc tổng hợp ở gan với số luợng ít, có cấu trúc tương tự như LDL nhưng có thêm 1 protein gắn vào apo B-100 gọi là apo (a). [7,8]. 1.1.1.3 Sự chuyển hóa của lipid trong cơ thể Con đường ngoại sinh - Gọi đây là con đường ngoại sinh vì lipid được đưa từ bên ngoài vào dưới dạng thức ăn (chủ yếu là triglycerid). Sau khi được phân giải và hấp thu ở 4
  15. ruột dưới dạng CM, lipid được đưa đến các mô cơ, mô mỡ để tiêu thụ hoặc tích lũy một phần ở đây. Phần còn lại được vận chuyển đến gan để tham gia vào chu trình nội sinh [4,7,8,37]. Con đường nội sinh - Gọi đây là con đường nội sinh vì phần lớn lượng lipid có trong cơ thể chúng ta được tổng hợp ở gan. Từ các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể như acetyl CoA, gan sẽ thông qua chuỗi phản ứng để tạo thành lipid trong cơ thể [4,7,8,37]. Ta có thể minh họa 2 con đường chuyển hóa của lipid trong cơ thể như ở sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1 Con đường chuyển hóa lipid trong cơ thể 1.1.2 Hội chứng rối loạn lipid máu 1.1.2.1 Định nghĩa Chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu (RLLPM) khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau đây [6, 27]. TC > 5,2 mmol/L (200mg/dL) 5
  16. TG > 1,7 mmol/L (150mg/dL HDL-C 2,58 mmol/L (100mg/dL) 1.1.2.2 Phân loại rối loạn lipid máu Bảng 1.1. Phân loại RLLPM theo Fredrickson [6]. Type Tăng lipoprotein Tăng lipid I Chylomicron TC ↔↑ TG ↑↑↑ IIa LDL TC ↑↑ TG ↔ IIb LDL, VLDL TC ↑↑ TG ↔ III IDL TC ↑↑ TG ↑ IV VLDL TC ↑ TG ↑↑ V Chylomicron và VLDL TC ↑↑ TG ↑↑↑ Chú thích: ↔ bình thường ↑ tăng Phân loại của De Gennes và phân loại của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (EAS) đơn giản hơn và dễ áp dụng trên lâm sàng hơn. Bảng 1.2. Phân loại RLLPM theo De Gennes, tương ứng với các typ RLLPM của Fredrickson [34] Nhóm Type Lipoprotein Lipid Tăng cholesterol IIa LDL TC/TG >2,5 huyết thanh đơn thuần Tăng TG huyết I IV V Chylomicron và TG/TC >2,5 thanh đơn thuần VLDL Tăng lipid máu hỗn IIb III LDL TC/TG <2,5 hợp VLDL TG/TC <2,5 IDL 6
  17. Bảng 1.3. Phân loại RLLPM theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu) [33] type Cholesterol mmol/l Triglycerid mmol/l A 5,2 ≤ TC < 6,5 TG < 2,2 B 6,5 ≤ TC < 7,8 TG < 2,2 C TC < 5,2 2,2 ≤ TG < 5,5 D 5,2 < TC ≤ 7,8 2,2 ≤ TG < 5,5 E TC ≥ 7,8 TG ≥ 5,5 1.1.2.3 Nguyên nhân của rối loạn lipid máu Gồm 2 nhóm nguyên nhân: Tiên phát và thứ phát [6]. Nguyên nhân tiên phát RLLPM tiên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglicerid (TG), LDL-C hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-C hoặc giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau: Tăng triglycerid tiên phát: Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng. Tăng lipid máu hỗn hợp: Là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh. Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường típ 2, tăng acid uric máu. Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ phát khác của 7
  18. RLLPM như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm. 1.1.3 Biến chứng và hậu quả Rối loạn lipid máu không được điều trị có thể gây ra biến chứng ở các cơ quan: Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu: cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương [6]. Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu: nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis), gan nhiễm mỡ, có thể gây viêm tụy cấp [6]. Xơ vữa động mạch: tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây tai biến mạch não, tổn thương động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân [6]. 1.1.4 Điều trị Dựa theo phác đồ của bộ Y tế [6]. 1.1.4.1 Nguyên tắc chung Điều trị RLLPM phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, và điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc. Để chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay người ta thường dựa trên báo cáo lần ba của Chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol tại Mỹ (NCEP-National Cholesterol Education program) và của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành (ATPIII-Adult Treatment Panel III). Hướng dẫn của NCEP dựa trên điểm cắt lâm sàng tại đó có sự gia tăng nguy cơ tương đối của bệnh lý mạch vành. 8
  19. Bảng 1.4. Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001) Thông số lipid Nồng độ Đánh giá nguy cơ CT (mg/dL) < 200 Bình thường 200-239 Cao giới hạn ≥ 240 Cao TG (mg/dL) < 150 1 Bình thường 50-199 Cao giới hạn 200-499 Cao ≥ 500 Rất cao LDL-c (mg/dL) < 100 Tối ưu 100-129 Gần tối ưu 130-159 Cao giới hạn 160-189 Cao ≥ 190 Rất cao HDL-c (mg/dL) < 40 Thấp ≥ 60 Cao 1.1.4.2 Tập luyện - vận động thể lực [6] Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng. Giảm TC, TG, LDL-C và Tăng HDL-C . Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp . Thời gian tập luyện - vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim 1.1.4.3 Chế độ tiết thực [6] Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì. Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu , giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, trong mỡ cá 9
  20. Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%). Hạn chế bia rượu. Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả. 1.1.4.4 Thuốc giảm lipid máu [6] Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu (chỉ định, chống chỉ đinh, liều lượng, tác dụng phụ được nêu cụ thể ở phụ lục 3): Nhóm statin (HMG-CoA reductase inhibitors) Nhóm fibrate Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP) Nhóm Resin (Bile acid sequestrants) Ezetimibe Omega 3 (Fish Oils)  Chú ý: Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan [6]. 1.2 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.2.1 Các khái niệm và nguyên lý cơ bản của rối loạn Lipid máu theo Y học cổ truyền 1.2.1.1 Tân dịch Tân dịch là chất nước của cơ thể, chất trong là tân, chất đục là dịch. Tân dịch do chất dinh dưỡng đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi khắp mọi nơi và nuôi dưỡng cơ thể [9,11,19]. Tân tạo thành huyết dịch và không ngừng bổ sung dịch thể cho huyết dịch. Dịch bổ sung cho tinh, tủy làm cho các khớp xương cử động được dễ dàng, làm nhuận da lông [9]. 10
  21. Sự rối loạn chuyển hóa tân dịch là nguyên nhân gây ra chứng đàm ẩm, đàm thấp [9,22]. 1.2.1.2 Đàm Định nghĩa: Đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý, đàm là chất đặc, ẩm không đặc như đàm, đàm ẩm sau khi sinh sẽ gây ra những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnh của đàm rất rộng ( không phải chỉ có ho khạc đờm) [9]. Sách “Nội kinh” chỉ có nói tích ẩm mà không danh từ đàm ẩm, bệnh danh “đàm ẩm” này đầu tiên thấy trong sách “Kim quỹ yếu lược” [16]. Theo y văn cổ: Trăm bệnh đều do đờm sinh ra cho nên chữa bệnh thì quá bán là chữa đờm [21]. Sự hình thành của đàm trong cơ thể Đàm thấp là do tân dịch ngưng tụ hóa thành [9,11]. Tân dịch vận hóa trong cơ thể được điều hòa bởi 3 tạng: tỳ, phế, thận. Do đó đàm thấp có liên quan trực tiếp đến chức năng của tỳ, phế, thận. Trong đó: phế chủ trị tiết, tỳ chủ vận hóa, thận coi khai hạp, khi 3 tạng này bị ảnh hưởng, tân dịch không vận hóa được sẽ ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm [9,11]. Có 2 loại đàm: đàm hữu hình và đàm vô hình. Đàm hữu hình là chất đàm sinh ra từ phế và thận, còn đàm vô hình phải thông qua triệu chứng mới biết được [16, 19]. Đàm ẩm sau khi hình thành: theo khí đến tất cả mọi nơi trên cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà gây ra các chứng ở các bộ phận trên cơ thể [9]. Theo Cảnh Nhạc: Đờm vốn không sinh ra bệnh mà vì bệnh mới sinh ra đờm [21]. Quá trình hình thành các sản phẩm bệnh lí này tuân theo một quy luật như sau: thấp tụ lại thành thủy, thủy tích thành ẩm, ẩm ngưng lại thành đàm. 11
  22. Có thể hình dung một cách dễ hiểu, chất đục là đàm, trong và loãng hơn là ẩm, thủy, thấp. Do thủy, thấp, đàm, ẩm đều hình thành từ sự ngưng trệ của tân dịch trong cơ thể nên sự tồn tại của chúng không thể phân biệt rạch ròi mà thưởng được gọi chung là “thủy thấp”, “thủy ẩm”, “đàm thấp”, “đàm ẩm” [4]. Con đường hình thành đàm trọc nội sinh có thể tóm tắt qua sơ đồ sau Can khí uất Tỳ hư Thận dương Phế khí hư k ết hư Mất khả Không Thủy thấp năng túc vận hóa tân dịch Kiện vận giảng, được không thông thất điều thủy hóa khí điều thủy thấp được đạo Đàm trọc nội sinh Sơ đồ 1.2 Cơ chế hình thành đàm trong cơ thể 1.2.2 Các nguyên nhân gây ra đàm Do tiên thiên bất túc: Khi tiên thiên bất túc thận dương hư, không ôn ấm được tỳ dương hoặc cũng có thể thiên quý suy, tỳ khí hư nhược, công năng vận hóa suy giảm, tỳ hư không thể vận hóa, thận dương không khai thông làm thấp trệ mà hóa đàm [9,11,19]. Do ăn uống không điều độ: ăn uống quá nhiều đồ cao lương làm công năng tỳ vị bị tổn thương, chức năng vận hóa thất điều, đàm thấp nội sinh mà dẫn đến bệnh tật [9,11,19]. 12
  23. Do ngũ tổn( thói quen vận động): vận động ít, khí huyết không lưu thông, dẫn đến khí trệ, huyết ứ. Sách Tố vấn thiên “Tuyên minh ngũ khí luận” viết: “Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục” (nằm nhiều hại khí, ngồi nhiều hại cơ nhục). Khí và cơ nhục đều được nuôi dưỡng bởi tạng tỳ, khiến công năng vận hóa của tỳ thổ bị ảnh hưởng mà sinh bệnh. Do thất tình( yếu tố tinh thần): lo nghĩ nhiều hại tỳ, giận dữ quá khiến can khí uất khắc tỳ thổ, tỳ vị hư yếu công năng vận hóa suy giảm, đàm trọc ứ trệ mà sinh ra bệnh [9,11,19]. 1.2.3 Các thể đàm ẩm theo Y học cổ truyền [4]  Thể đàm thấp: Triệu chứng: Thể trạng béo bệu, tức ngực, chân tay nặng nề, cảm giác rã rời vô lực, bụng chướng, miệng dính, khó nuốt, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, lưỡi dính nhớt mạch huyền hoạt. Pháp điều trị: Táo thấp hóa đàm, lý khí giáng trọc.  Thể thấp nhiệt: Triệu chứng : Cảm giác đau đầu hoa mắt chóng mặt, tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó lại, miệng khô khát, đại tiện phân nát hoặc lỏng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch hoạt hoặc hoạt sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp  Thể khí trệ huyết ứ: Triệu chứng : Đau tức ngực hoặc đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau cố định ở một chỗ, chân tay tê bì, chất lưỡi tía hoặc có điểm ứ huyết, mạch vi sáp hoặc kết đại. Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ  Thể Thận dương hư: 13
  24. Triệu chứng : Hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu nhiều, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đạm nhạt, rêu trắng nhớt, mạch trầm vi. Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương . 1.2.4 Sự tương đồng giữa chứng đàm ẩm của y học cổ truyền và hội chứng rối loạn lipid máu của y học hiện đại Trong tài liệu y học cổ truyền không có bệnh danh “rối loạn lipid máu” nhưng dựa trên các biểu hiện lâm sàng và các nghiên cứu, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước đều đồng tình rằng hội chứng này thuộc phạm vi các nhóm bệnh gây ra do yếu tố “đàm ẩm”. Trong đó bệnh danh “đàm thấp” được dùng phổ biến nhất, phù hợp nhất với chứng RLLPM [16,19]. Sự phù hợp này đến từ việc chứng đàm thấp và hội chứng RLLPM có rất nhiều điểm tương đồng về: biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị. 14
  25. Sự tương đồng này được thể hiện rõ qua bảng 1.5 Bảng 1.5. Sự giống nhau giữa rối loạn chuyển hóa lipid và đàm thấp Yếu tố gen ( tiên phát) Tiên thiên bất túc Chế độ ăn:ăn nhiều đồ béo ngọt, Ẩm thực không điều độ hút thuốc lá, uống nhiều bia khiến tỳ hư, thấp trệ hóa rượu, đàm Lối sống tĩnh tại, hạn chế vận động Cửu ngọa thương khí, Nguyên nhân thể lực cửu tọa thương nhục. Các nguyên nhân thứ phát khác Thiên quý suy, công của RLLPM như đái tháo đường, năng tạng phủ suy giảm. bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm, Tinh thần căng thẳng Do Thất tình Biểu hiện Tăng lipid máu, thừa cân, tăng Thể trạng đàm thấp, huyết áp, bệnh lý tim mạch nặng nề, huyễn vựng, tâm quý Hướng điều Chế độ ăn, luyện tập, thuốc hỗ trợ Chế độ ăn, sinh hoạt, trị chuyển hóa. thuốc trừ đàm, kiện vận tạng phủ 1.2.4 Điều trị chứng đàm thấp theo Y học cổ truyền 1.2.4.1 Nguyên tắc chung Theo Trương Cảnh Nhạc: “ nếu chỉ biết chữa đàm mà không biết đàm từ đâu sinh ra thì kết quả đàm càng nhiều ” [21]. Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Chữa đàm phải điều hòa khí trước và khí thuận thì đàm tự tiêu”. Chữa đàm không có phép bổ, không có phép công mà chỉ là vỗ về khéo léo mà thôi, vì đàm vốn có sẵn từ lúc đứa trẻ được sinh ra, là 15
  26. vật chất để nuôi sống cơ thể nữa. Trong chữa bệnh không nên vét sạch đàm đi mà chỉ loại bỏ phần đàm dư thừa mà thôi ” [21]. Theo Chu Đan Khê: “Người giỏi chữa đàm, không chữa đàm mà chữa khí, khí thuận thì tân dịch toàn thân cũng thuận theo khí” [21].  Như vậy có thể rút ra những mấu chốt trong điều trị đàm thấp như sau: Vì bệnh có đặc điểm “bản hư tiêu thực” cho nên trong điều trị phải chú trọng cả 2 phương diện hư và bản. Chú trọng chữa đàm vì đàm vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả. Trị đàm chú ý nguyên tắc: “Trị đàm tiên trị khí,khí thuận đàm tự tiêu”. .2.4.2 Các phương pháp cụ thể o Phương pháp không dùng thuốc [4] Ngoài các phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động giống như trong YHHĐ, y học cổ truyền còn có nhiều phương pháp điều trị đàm thấp hay rối loạn mỡ máu không dùng thuốc khác, có thể kể ra các phương pháp tiêu biểu như: Thể châm Đây là phương pháp châm phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất trong điều trị các bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc của YHCT. Nhĩ châm Tập luyện dưỡng sinh Trên thế giới có rất nhiều phương pháp tập liệu để nâng cao sức khỏe và phòng ngữa bệnh tật như Yoga ở Ấn Độ, Khí công ở Trung Quốc, võ thuật, thể dục thể thao, ở nhiều nơi. Ở nước ta từ hàng trăm năm trước các đã có rất nhiều những danh y đồng thời cũng là những nhà dưỡng sinh tiên phong như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Điều này chứng tỏ tập luyện dưỡng sinh thực sự có tác dụng trong việc cải thiện thể chất qua đó nâng cao công năng của các tạng phủ, góp phần chống lại các tác nhân gây rối loạn mỡ máu hay đàm thấp. o Các phương pháp dùng thuốc: 16
  27. Đàm trong hội chứng RLLPM là đàm vô hình, ứ đọng ở huyết mạch nên để điều trị nguyên nhân ta dùng phép hóa đàm làm đàm tự hết. Do chứng đàm thấp có đặc điểm là “bản hư tiêu thực” nên khi điều trị ta tùy theo thể bệnh là cấp hay hoãn mà lấy phù chính hay khứ tà làm chủ hoặc kết hợp cả 2 theo nguyên tắc “tiêu bản đồng trị” [9,19] Trị bản phải chú ý bổ tỳ, ích thận. Trị tiêu phải chú ý phép hóa đàm trừ thấp, thanh lý thông hạ, hoạt huyết hóa ứ [9, 19] Các bài thuốc theo các thể bệnh cụ thể [4] Thể đàm trệ: Dùng bài cổ phương “Nhị trần thang”gia vị Trần bì 10g Bán hạ chế 08g Bạch linh 15g Cam thảo 06g Sơn tra 12g Thương truật 15g Hậu phác 15g - Tỳ khí hư kiêm đàm thấp: Người mệt mỏi, ăn kém, khó tiêu, bụng chướng đầy, đau, đại tiện phân nát, rêu lưỡi trắng dày nhớt, dùng bài “Hương sa lục quân tử thang” Nhân sâm 15g Bạch linh 15g Bạch truật 15g Chích thảo 15g Trần bì 08g Bán hạ chế 08g Mộc hương 08g Sa nhân 06g - Nếu kèm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đàm tích trệ lâu ngày hóa hỏa, hỏa động sinh phong, dùng bài “ Bán hạ bạch truật thiên ma thang” Trần bì 10g Bán hạ chế 08g 17
  28. Bạch linh 15g Cam thảo 06g Bạch truật 12g Thiên ma 12g Thể thấp nhiệt: Dùng bài cổ phương “Tứ linh tán” hợp “Lục nhất tán” gia vị Bạch linh 15g Trư linh 15g Bạch truật 15g Trạch tả 15g Hoạt thạch 25g Cam thảo 04g Thảo quyết minh 12g Kim ngân đằng 12g Ý dĩ 12g Thể khí trệ huyết ứ: Dùng bài cổ phương “Huyết phủ trục ứ thang” gia vị Đào nhân 08g Xuyên khung 10g Đương quy 15g Xích thược 15g Thục địa 10g Ngưu tất 10g Sài hồ 10g Cát cánh 08g Chỉ xác 08g Cam thảo 06g Hồng hoa 08g Uất kim 08g Thể thận dương hư: Dùng bài cổ phương “ Bát vị hoàn” gia vị Thục địa 320g Hoài sơn 160g Sơn thù 160g Trạch tả 120g Bạch linh 120g Đan bì 120g Phụ tử chế 40g Quế nhục 40g Ngưu tất 120g Ba kích 160g Sa tiền tử 160g Trư linh 40g Dâm dương hoắc 160g 18
  29. 1.2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác dụng của các bài thuốc Y học cổ truyển trong điều trị rối loạn lipid máu 1.2.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị rối loạn lipid máu, đặc biệt là tại Trung Quốc, việc điều trị RLLPM bằng Y học cổ truyền (Trung Y) được quan tâm rất lớn, một vào công trình tiêu biểu : Bài thuốc "Đan sâm cát căn", gồm Đan sâm và Cát căn: giảm nhẹ nồng độ TC và LDL-C ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành; giảm nồng độ TC và LDL ở phụ nữ mãn kinh có tăng TC máu [32]. Bài thuốc “Quế tinh phương”, gồm: Quế nhục, Chế nam tinh, Quyết minh tử, Nhộng tằm, Vỏ đậu đen. Kết quả: giảm TC 58 mg %; giảm TG 56 mg% [24]. Bài thuốc "Thư tâm hoạt huyết phương", gồm: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Đương quy, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Kết quả: giảm TC 39 mg%, giảm TG 170 mg% (Thẩm Đạt Minh, Bệnh viện trực thuộc Viện Trung y Hồ Bắc) [31]. Bài thuốc "Linh quế truật cam thang", gồm Phục linh, Quế chi, Bạch truật, Cam thảo. Có tác dụng làm giảm nồng độ TG và TC ở chuột gây mô hình gan nhiễm mỡ [41]. Ngoài ra nhiều vị thuốc cũng đã được Trung Y nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị RLLPM như: Linh chi, Nhân trần, Một dược, Thảo quyết minh, Sài hồ, Bồ hoàng, Thiên hoa phấn, Hà thủ ô, Nhân sâm, Giảo cổ lam, 1.2.5.2 Các nghiên cứu trong nước: Các tác giả trong nước cũng đã và đang nghiên cứu trên cả thực nghiệm và lâm sàng để đánh giá tác dụng của các bài thuốc điều trị đàm ẩm (RLLPM): Bài thuốc "Lục quân tử thang" (Đỗ Quốc Hương và cs., 2010) gồm: Đẳng sâm, Trần bì, Bạch linh, Bán hạ, Bạch truật và Cam thảo chích. Kết quả: 19
  30. bài thuốc đã làm giảm TC 13,54%, TG 24,29%, LDL-C 18,07% và làm tăng HDL-C 16,5% [15]. Cốm tan “Tiêu phì linh” (Hà Thị Thanh Hương, 2012) gồm các vị: Thảo quyết minh, Sơn tra, Hà diệp, Hà thủ ô đỏ, Nga truật, Trạch tả. Điều trị 70 bệnh nhân mắc hội chứng RLLPM, sau 60 ngày thấy có tác dụng làm giảm cholesterol 17,19%, triglyceride 26,82%, LDL-C 18,29% và làm tăng HDL-C 10,57% [18]. Viên nén "Hạ mỡ" (Nguyễn Thùy Hương, 2013) gồm Hà thủ ô, Ngưu tất, Sa nhân, Thảo quyết minh, Sơn tra, Đại hoàng. Sau 2 tháng điều trị thấy thuốc có tác dụng làm giảm chỉ số cholesterol và LDL-C [17]. Nghiên cưu Vũ Việt Hằng (2013) cho thấy bài thuốc "Giáng chỉ tiêu khát linh" có tác dụng điều trị RLLPM rõ rệt ở ngày thứ 60 trên chuột cống trắng gây RLLPM: nồng độ TG, TC, LDL-C huyết tương giảm lần lượt là 40,1%, 50,1%, 16,3%. Nồng độ HDL-C tăng thêm 82,9% [14]. Viên nang Cholestin, gồm hoè hoa, nghệ, ngưu tất (Nguyễn Văn Ánh, 2006) có tác dụng làm giảm 15,3% TC, 8,1% TG, làm tăng 16,0% HDL-C và làm giảm 13,5% LDL-C [1]. Bài thuốc “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” (Hoàng Khánh Toàn và cộng sự, 1999) có tác dụng làm giảm 16% TC, 31,5% TG, làm tăng 19,8% HDL-C và làm giảm 20,2% LDL-C [25]. Bài thuốc “Giáng chỉ ẩm”, gồm Đan sâm 20g, Hà thủ ô 20g, Sơn tra 20g, Kỷ tử 15g, Thảo quyết minh 20g (Phan Việt Hà, 1998). Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bị RLLPM, thuốc làm giảm TC 13,54%, giảm LDL-C 15,23%, giảm TG 32,67%, tăng HDL-C 17,07% sau 40 ngày điều trị [13]. Như vậy, hiệu quả của các bài thuốc Y học cổ truyền trong việc điều trị chứng đàm ẩm hay rối loạn lipid máu đã được chứng minh ở Việt Nam và thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế như nghiên cứu chưa đánh giá được tất cả các chỉ số, các tiêu chuẩn còn chưa thống nhất, bên cạnh đó còn ít các công 20
  31. trình nghiên cứu về cơ chế tác dụng của thuốc cũng như đưa ra được biện chứng luận trị đầy đủ. 1.3. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ 1.3.1 Sơ lược về học thuyết kinh lạc 1.3.1.1 Định nghĩa - Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thế. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông [9]. - Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương kết thành một chỉnh thể thống nhất [9]. 1.3.1.2 Cấu tạo hệ kinh lạc Hệ kinh lạc gồm 3 thành phần chính [9]. Kinh mạch và lạc mạch - Mười hai kinh mạch chính - Tám kinh mạch phụ - Hệ kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc Huyệt - 690 huyệt nằm trên đường kinh: 638 huyệt trên đường kinh chính ( 319 mỗi bên) và 52 huyệt nằm trên đường kinh phụ. - Khoảng 200 huyệt nằm ngoài đường kinh. - Việc tìm và đặt tên cho các huyệt mới vẫn đang được tiếp tục trên toàn thế giới. Kinh khí và kinh huyết - Được vận hành trong kinh lạc. - Ngoài tác dụng chung còn mang tinh chất của đường kinh mà nó cư trú 1.3.1.3 Ý nghĩa của hệ thống kinh lạc 21
  32. - Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết và liên kết các tổ chức thành một khối thống nhất [9]. - Khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh [9]. - Do kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định trên cơ thể nên người ta căn cứ vào những bất thường trên đường đi của kinh mạch để chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nảo, đó gọi là kinh lạc chẩn [9]. - Học thuyết kinh lạc được ứng dụng vào các phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ, đường kinh hay còn gọi là sự quy kinh của thuốc [9]. 1.3.2 Châm cứu Châm cứu là một nghệ thuộc chữa bệnh cổ truyền của Trung Quốc và Việt Nam. Ngày nay châm cứu đã trở nên phổ biến ở rất nhiều nước như Nhật Bản, Nga, Pháp, Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Đức, Ucraina và đã được khoa học hiện đại chứng minh là có tác dụng to lớn trên lâm sàng. 1.3.2.1 Định nghĩa Châm là dùng kim đâm và huyệt, cứu là dùng sức nóng cứu trên huyệt để gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh [9]. 3.1.1 Cơ chế tác dụng Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm - Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc [9,10,21,23]. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý (theo Volganic và Kassin bao gồm tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân) [9,10,23] 1.3.2.2 Tác dụng của châm cứu 22
  33. Các tác dụng khách quan của châm cứu đã được liệt kê trong các tài liệu bao gồm [9,10,23]. - Tác dụng giảm đau - Tác dụng an thần - Tác dụng tạo ra trạng thái tĩnh tại của cơ thế (ổn định nội môi) - Tác dụng tăng cường miễn dịch - Tác dụng kích thích và hồi phục vận động - Tác dụng tâm lý 1.3.2.3 Chỉ định và chống chỉ định cơ bản khi châm Chỉ định [5, 9] Một số bệnh cơ năng và các triệu chứng của một số bệnh, ví dụ: - Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau các dây thần kinh ngoại biên, - Tuần hoàn: tim đập nhanh, cao huyết áp, - Tiêu hóa: bài tiết, bí đái, đái dầm - Sinh dục: rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh, Một số bệnh do viêm nhiễm: viêm tuyến vú, chắp, lẹo, Chống chỉ định [5, 9] - Không nên điều trị đơn thuần bằng châm cứu đối với các bênh thuộc diện cấp cứu. - Các cơn đau cần theo dõi ngoại khoa. - Người sức khỏe yếu, thiếu máu, tinh thần không ổn định, vừa lao động mệt nhọc, đói. - Cấm châm vào các huyệt ở rốn, đầu vú và không được châm sâu vào các huyệt: phong phủ, á môn, liêm tuyền, các huyệt vùng bụng, ngực. 1.3.3 Cấy chỉ 23
  34. 1.3.3.1 Sơ lược về lịch sử của phương pháp cấy chỉ - Phương pháp cấy chỉ bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam lần đầu tiên là vào năm 1960. Các cơ sở đã áp dụng phương pháp này là Viện quân y 103, Viện quân y 108 và một số cơ sở nhỏ lẻ khác [23]. - Giáo sư Nguyễn Tài Thu là người có công rất lớn trong việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp cấy chỉ điều trị nhiều mặt bệnh (đặc biệt là hen phế quản) [23]. - Từ năm 1982, GS Nguyễn Tài Thu và Viện Châm cứu Trung ương đã điều trị hàng loạt bệnh nhân nội trú bằng phương pháp cấy chỉ. - Năm 1988- 1989, quân y Tổng cục chính trị cấy chỉ cho các thể bệnh như đau nhức xương khớp, bại liệt, chân tay tê bì, và đạt kết quả rất tốt [23]. - Từ những năm 1990, phương pháp cấy chỉ bắt đầu được áp dụng cả ở các nước phương Tây như vào năm 1992, 1996 tại Hungary, tháng 8- 1998 tại Pháp, năm 2000 tại Đức, [23]. - Từ một phương pháp phụ trợ của châm cứu, ngày nay cấy chỉ được xem như một phương pháp châm cứu đặc biệt và ngày càng cho thấy nhưng ưu điểm nổi bật và tiện lợi [5,23]. 1.3.3.2 Định nghĩa và cơ chế tác dụng của cấy chỉ Định nghĩa Cấy chỉ phương pháp châm cứu kết hợp cổ truyền và hiện đại, được tiến hành bằng cách dùng một loại protein lạ (chỉ catgut) vùi vào huyệt để phòng và chữa bệnh [5]. Cơ chế - Chỉ catgut bản chất là một protit tự tiêu ( thời gian tiêu khoảng 20- 25 ngày) và không xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Chỉ catgut được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật ngoại khoa [23]. - Khi được cấy vào huyệt, trong quá trình tự tiêu nó sẽ tạo ra kích thích cơ học vào huyệt đó, phát huy tính chất chữa bệnh của huyệt này. Do đó có thể 24
  35. coi cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt và có cùng cơ chế với cơ chế của châm cứu truyền thống [23]. 1.3.3.3 Chỉ định và chống chỉ định Chỉ định - Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính sau khi điều trị bằng châm cứu chờ điều trị liệu trình tiếp theo [5]. - Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính mà không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên [5]. Chống chỉ định [5]. - Phụ nữ có thai. - Tăng HA kịch phát. - Cơ thể suy kiệt, giảm sức đề kháng, sốt cao. - Da vùng huyệt bị viêm nhiễm. - Có các chống chỉ định với châm cứu. - Dị ứng với chỉ Catgut. 25
  36. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn Đối tượng nghiên cứu được chon là những bệnh án đáp ứng các điều kiện sau: - Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu theo quy định của Bộ Y tế. - Bệnh nhân được chẩn đoán đàm thấp. - Bệnh nhân vào viện điều trị trong khoảng thời gian 01/01/2016- 31/12/2016. - Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ. 2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không điều trị đủ 30 ngày. - Bệnh nhân không cấy chỉ đủ 3 lần. - Bệnh nhân ngoài cấy chỉ còn được điều trị bằng các phương pháp khác. - Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không đầy đủ. 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.2.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân vào viện trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. 2.1.2.2 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Điều trị cao cấp, bệnh viện Y học cổ truyền- bộ Công an 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng kỹ thuật hồi cứu. 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 26
  37. Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ đã nêu trong thời gian và địa điểm tại mục 2.1.2 2.2.3 Kỹ thuật thu thập thông tin - Phiếu thu thập số liệu xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu và các biến số nghiên cứu - Thu thập số liệu dựa trên ghi chép hồ sơ bệnh án - Các thông tin thu thập bao gồm: 1. Tên bệnh nhân 2. Tuổi 3. Địa chỉ 4. Nghề nghiệp 5. Tiền sử ( bệnh tật, lối sống, gia đình) 6. Tình trạng lúc vào viện ( mạch, nhiệt độ, huyết áp, chiều cao, cân nặng) 7. Triệu chứng lúc vào (nôn, béo bệu, hoa mắt chóng mặt, miệng dính, bụng chướng, tức ngực, nặng nề tay chân, lưỡi, rêu, mạch, mệt mỏi) 8. Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu lúc vào 9. Triệu chứng sau 30 ngày điều trị 10. Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu thời điểm 30 ngày 11. Các tai biến xảy ra 2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá 2.2.4.1 Đánh giá BMI Phân loại thừa cân - béo phì theo tiêu chuẩn của cơ quan khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế (IDI) năm 2000 Theo đó khi BMI: 27
  38. - <18.5 : Nhẹ cân - 18.5 – 22.9: Bình thường - 23 – 24.9: Thừa cân - 25 – 29.9: Béo phì độ 1 - ≥ 30: Béo phì độ II 2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị Dựa theo tiêu chuẩn nghiên cứu lâm sàng của Bộ Y tế Trung Quốc Hiệu quả tốt khi đạt 1 trong các tiêu chuẩn: - TC giảm ≥ 20% - TG giảm ≥ 40% - HLD-C tăng ≥ 0,26 mmol/l - LDL-C giảm đạt < 3,90 mmol/l Hiệu quả khá khi đạt được: - 10% ≤ TC giảm < 20% - 20% ≤ TG giảm < 40% - HLD-C tăng từ 0,12 - 0,26 mmol/l - LDL-C giảm đạt 3,90 - 4,90 mmol/l Không hiệu quả: Không thay đổi các chỉ tiêu hoặc thay đổi ít (ở dưới mức các chỉ tiêu của hiệu quả khá). Xấu đi - TC tăng ≥ 10% - TG tăng ≥ 10% - HLD-C giảm ≥ 0,12 mmol 2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu - Các số liệu thu thập sẽ được xử lý trên máy vi tính theo phương pháp thống kê y học với chương trình phần mềm: SPSS - Sử dụng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm, trung bình, phương sai,test χ2 28
  39. 2.2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được sự cho phép của khoa Y- Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Được sự đồng ý của Bệnh viện YHCT – Bộ Công an - Các bệnh án được sử dụng đều có sự đồng ý của bệnh nhân. - Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. 29
  40. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Các đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của các đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi 30-40 40-50 50-60 >60 Số bệnh nhân 2 4 22 2 (n=30) Tỷ lệ 6.7 13.3 73.3 6.7 (%) 퐱̅ ± 푺푫 55.7 ± 8.0 Nhận xét: tuổi trung bình của các bệnh nhân là 55.7 ± 8.0. Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm từ 50-60 tuổi. Nữ 13% Nam 87% Biểu đồ 3.1 Giới tính dối tượng nghiên cứu 30
  41. Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 ta thấy hầu hết các đối tượng nghiên cứu là nam giới (87%). Nữ giới chỉ chiếm 13% trong số các bệnh nhân RLLPM được chọn. 3.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM Bảng 3.2 Phân loại BMI của các bệnh nhân trước điều trị BMI Nhẹ cân Bình Thừa cân Béo phì Béo phì thường Độ I Độ II Số bệnh nhân 0 20 9 1 0 (n=30) Tỷ lệ 0 66.7 30 3.3 0 (%) Nhận xét: Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường chiếm đa số (66.7%). Có 30% số bệnh nhân thuộc diện thừa cân, 3,3% thuộc diện béo phì độ I, không có ai nhẹ cân cũng như béo phì độ II. 17% 56% 27% Dưới 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Trên 3 tháng Biểu đồ 3.2 Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện Nhận xét: Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện của các bệnh nhân RLLPM nghiên cứu chủ yếu là dưới 1 tháng (56%). 27% sô bệnh nhân có 31
  42. bệnh sử kéo dài từ 1-3 tháng, chỉ có 17% số bệnh nhân đến viện sau khi triệu chứng xuất hiện dài hơn 3 tháng. Bảng 3.3 Thói quen sinh hoạt và tiền sử mắc bệnh nội khoa khác Tiền sử đã từng mắc Tiền sừ chưa từng mắc các bệnh nội khoa khác các bệnh nội khoa khác Lối sống không tích cực 14 4 (n=18) (47%) (13%) Lối sống tích cực 9 3 (n=12) (30%) (10%) Nhận xét: Trong số 30 bệnh nhân nghiên cứu thì có 47% số bệnh nhân có lối sống không tích cực và có tiền sử các bệnh nội khoa khác. Chỉ có 10% số bệnh nhân có lối sống tích cực nhưng lại đã từng mắc bệnh nội khoa khác. 3.3 Các chỉ số lipid máu trước điều trị Bảng 3.4 Các chỉ số lipid của các bệnh nhân trước khi điều trị Chỉ số 퐱̅ ± 푺푫 Cao nhất Thấp nhất Cholesterol 6.11 ± 0.59 7.6 5.0 (mmol/L) Triglycerid 3.86 ± 1.96 7.9 0.9 (mmol/L) HDL-C (mmol/L) 1.1 ± 0.21 1.6 0.8 LDL-C (mmol/L) 4.16 ± 0 .56 5.4 3.3 TC/HDL-C 5.75 ± 1.06 7.5 3.8 LDL-C/HDL-C 3.9 ± 0.75 5.78 2.73 Nhận xét: Các giá trị trung bình của các chỉ số Lipid máu các bệnh nhân trước điều trị đều nằm ngoài khoảng bình thường. 32
  43. 3.4 Phân loại bệnh nhân Bảng 3.5 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo De Gennes Số bệnh nhân Tỷ lệ Phân loại (n=30) (%) Tăng cholesterol huyết thanh 10 33.3 đơn thuần Tăng Triglycerid huyết thanh 0 0 đơn thuần Tăng lipid máu hỗn hợp 20 66.7 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm Tăng lipid máu hỗn hợp theo phân loại của De Gennes là cao nhất (66.7 %), đứng thứ 2 là nhóm Tăng cholesterol huyết thanh đơn thuần (33.3%), không có bệnh nhân nào thuộc nhóm Tăng Triglycerid đơn thuần. Bảng 3.6 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo EAS Type Số bệnh nhân Tỷ lệ (n=30) (%) A 6 20 B 1 3.3 C 0 0 D 16 53.4 E 7 23.3 Nhận xét: Dựa vào bảng 3.6 ta thấy số bệnh nhân thuộc type D theo phân loại của EAS chiếm tỷ lệ cao nhất( 53.4%), tiếp theo là type E (23.3%), type A(20%), type B chiếm tỷ lệ 3.3% và không có bệnh nhân nào thuộc type C. 33
  44. 3.5 Đặc điểm bệnh nhân RLLPM theo YHCT Bảng 3.7 Các biểu hiện bênh lí của đàm thấp Có Không Béo bệu 16 14 53.3% 46.7% Hoa mắt chóng mặt 10 20 33.3% 66.7% Nôn 1 29 3.3% 96.7% Miệng dính 19 11 63.3% 36.7% Bụng chướng 15 15 50% 50% Tức ngực 5 25 16.7% 83.3% Nặng nề chân tay 13 17 43.3% 56.7% Lưỡi bè nhợt 22 8 73.3% 26.7% Rêu nhờn dính 23 7 76.7% 23.3% Mạch huyền hoạt 17 13 56.7% 43.3% Mệt mỏi 19 11 63.3% 36.75 Nhận xét: Dựa vào bảng 3.7 ta có thể thấy rất ít bệnh nhân vào viện só nôn (1BN) và tức ngực (5BN), các triệu chứng chủ yếu là rêu nhờn dính (23BN), lưỡi bè nhợt (22BN), miệng dính (19BN), mệt mỏi (19BN). 34
  45. 3.6 Các chỉ số lipid máu sau điều trị (D30) Bảng 3.8 Sự thay đổi Cholesterol toàn phần của bệnh nhân trước và sau điều trị Trước điều trị (D0) Sau điều trị (D30) 퐱̅ ± 푺푫 (mmol/L) 6.11 ± 0.59 5.05 ± 0.5 Mức thay đổi (%) ↓ 16.7 P0-30 0.565) 35
  46. Bảng 3.11 Sự thay đổi nồng độ LDL-C của bệnh nhân trước và sau điều trị Trước điều trị (D0) Sau điều trị (D30) 퐱̅ ± 푺푫 (mmol/L) 4.16 ± 0.56 3.19 ± 0.6 Mức thay đổi (%) ↓ 23 P0-30 < 0.001 Nhận xét: chỉ số LDL-C của bệnh nhân sau 30 ngày điều trị giảm trung bình 23% và kết quả này có ý nghĩa thống kê (p<0.05) 3.7 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp sau điều trị Bảng 3.12 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp D60 Triệu chứng D0 Hết Giảm Không đổi Béo bệu 16 0 5 11 Hoa mắt chóng mặt 10 1 9 0 Nôn 1 1 0 0 Miệng dính 19 1 18 0 Bụng chướng 15 2 13 0 Tức ngực 5 1 4 0 Tay chân nặng nề 13 3 8 2 Mệt mỏi 19 7 12 0 Lưỡi bè nhợt 22 4 15 3 Rêu nhờn dính 23 4 11 8 Mạch huyền hoạt 17 3 8 6 Nhận xét: Tất cả các triệu chứng của thể đàm thấp đều giảm sau 30 ngày điều trị, trong đó giảm nhiều nhất là triệu chứng hoa mắt chóng mặt (9/10), 36
  47. miệng dính (18/19), bụng chướng (13/15), tức ngực (4/5). Nhưng cũng có triệu chứng giảm rất ít như béo bệu (5/16). 3.8 Sự thay đổi chỉ số BMI sau điều trị Bảng 3.13 Sự thay đổi BMI sau khi điều trị BMI D0 BMI D30 퐱̅ ± 푺푫 22.36 ± 1.22 22.33 ± 1.23 Mức thay đổi (%) ↓ 0.15 P0-30 0.208 Nhận xét: qua bảng 3.13 ta thấy chỉ số BMI của các bệnh nhân sau 30 ngày điều trị có xu hướng giảm ( mức giảm trung bình 0.15%) nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) Bảng 3.14 Sự thay đổi huyết áp động mạch của bệnh nhân sau điều trị Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) D0 (퐱̅ ± 푺푫) 122±9.9 74±5.3 D30 (퐱̅ ± 푺푫) 120±7.3 73.4±3.6 P0-30 0.178 0.489 Nhận xét: sau 30 ngày điều trị, giá trị trung bình của cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều giảm nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) 3.9 Các tác dung không mong muốn của phương pháp cấy chỉ Bảng 3.15 Các tai biến xảy ra sau khi cấy chỉ Chảy máu Mắc kim Dị ứng Nhiễm Tổn Khác trung thương thần kinh D0-30 1 0 0 0 0 0 Nhận xét: chỉ có duy nhất 1 trường hợp chảy máu khi tiến hành thủ thuật cấy chỉ. 37
  48. 3.10 Đánh giá hiệu quả sau điều trị rllpm bằng phương pháp cấy chỉ 50 46.7 45 40 35 30 30 25 Tỷ lệ lệ Tỷ % 20 20 15 10 5 3.3 0 Hiệu quả tốt Hiệu quả khá Không hiệu quả Hiệu quả xấu Biểu đồ 3.3 Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cấy chỉ theo tiêu chuẩn YHHĐ Nhận xét: trong số các bệnh nhân điều trị RLLPM bằng phương pháp cấy chỉ thì tỷ lệ đạt hiệu quả khá là cao nhất (46.7%), tiếp theo là nhóm đạt hiệu quả cao (30%), nhóm không hiệu quả (20%) và có 3.3% số bệnh nhân đạt kết quả xấu. 38
  49. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Một số đặc điểm chung của bệnh nhân rối loạn Lipid máu 4.1.1 Tuổi Dựa vào bảng 3.1 ta thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân là 55.7 ± 8.0. Trong đó phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm từ 50-60 tuổi (73.3%) So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016) ta thấy có sự tương đồng: tuổi trung bình của bênh nhân RLLPM là 63.4, nhóm tuổi trên 60 chiếm đa số (66.7%) [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ánh (2006) cũng cho kết quả tương tự: tuổi trung bình của bệnh nhân RLLPM là 56.3, trong đó hầu hết thuộc nhóm từ 45-60 tuồi (75%), tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi là 13.3% và dưới 45 là 11.7% [1] Y học cổ truyền giải thích vấn đề này là do thiên quý suy kém. Theo “Hải thượng y tông tâm lĩnh” thì “ Bốn mươi tuổi thiên quý suy kém hết một nửa”, theo “Tố vấn kinh” thì lão suy là quy luật phát triển tất yếu của con người. Con người từ tuổi trung niên, thận tinh thận khí bắt đầu suy thoái, tỳ vận khí cũng không còn tốt như trước, điều này có thể dẫn đến sự bất thường trong chuyển hóa dinh huyết. Vì vậy RLLPM thường gặp ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên 4.1.2 Giới tính Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ các bệnh nhân RLLPM thể đàm ẩm thuộc là nam giới (87%) cao hơn so với nữ giới (13%) Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu trên 60 bệnh nhân của Nguyễn Văn Ánh (2006), có 34 nam (56,7%) và 26 nữ (43.3%) [1] nhưng lại có sự khác biệt với nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016) trên 120 bệnh nhân: tỷ lệ bệnh nhân nữ giới là 71.7% và nam giới là 28.3% [24]. Sự khác biệt về tỷ lệ này có thể đến từ việc đặc thù của Bệnh Viện Y học cổ truyền- bộ Công an là một bệnh viện ngành nên phần lớn bệnh nhân điều trị tại đây thuộc biên chế các đơn vị Công an. Theo quy định năm 2016 của Bộ 39
  50. Công An về tuyển sinh vào các trường An ninh thì tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ không vượt quá 10% [3]. Điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu như trên. 4.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM 4.2.1 Chỉ số khối cơ thể (BMI) Rất nhiều nghiên cứu trước đây đều chỉ ra thừa cân, béo phì thường đi đôi với rối loạn lipid máu và các biến chứng xơ vữa mạch máu. Theo kết quả bảng 3.2, các bệnh nhân nghiên cứu có chỉ số BMI bình thường chiếm 66.7%, số bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ khá cao 33.3%, không có bệnh nhân nào thuộc nhóm nhẹ cân. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016): tỷ lệ thừa cân béo phì ở bệnh nhân RLLPM là 45% [24];nghiên cứu của Nguyễn Văn Ánh (2006) có 41.7% số bệnh nhân thừa cân béo phì [1]; của Lê Thị En (2010) là 65% [12]. Theo Y học hiện đại : lối sống tĩnh tại, sử dụng nhiều bia rượu, thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa là một trong các nguyên nhân thứ phát gây nên RLLPM. Những thói quen xấu trên cũng là nguyên nhân của tình trạng thừa cân, béo phì dẫn đến việc thừa cân béo phì và RLLPM thường cùng xuất hiện trên một bệnh nhân. 4.2.2 Thói quen sinh hoạt (lối sống) Theo bảng 3.3 cho ta thấy có 18 bệnh nhân (60%) có lối sống không tích cực trước khi vào viện. Trong số này có 14 người (47%) đã từng mắc các bệnh nội khoa trước đây. Số bệnh nhân có lối sống tích cực trước đây là 12 người (40%), trong đó có 3 người (10%) đã từng mắc các bệnh nội khoa khác. So sánh kết quả này với các nghiên cứu trước đây ta thấy có sự tương đồng: Nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016): có 60,8% số bệnh nhân RLLPM có thói quen lười vận động [24] và nghiên cứu của Nguyễn Văn Ánh (2006) trên 60 bệnh nhân thì có 32/60 bệnh nhân thường xuyên ăn thức ăn nhiều mỡ, đạm động vật [1]. 40
  51. Lối sống không tích cực là một trong số các nguyên nhân gây nên RLLPM thứ phát nhưng việc thay đổi để có các thói quen tốt không phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn được mà yêu cấu phải có quyết tâm trong một thời gian dài. Sau khi nhập viện điều trị, các bênh nhân được cung cấp khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn của viện và hạn chế đến mức tối đa việc hút thuốc, uống rượu bia. 4.3. Các chỉ số Lipid máu trước điều trị Theo bảng 3.4 thì giá trị trung bình của các chỉ số Lipid máu trước điều trị như sau: TC: 6.11mmol/L; TG: 3.86 mmol/L; HDL-C: 1.1 mmol/L; LDL- C: 4.16 mmol/L. Trong đó khoảng giao động của TG là cao nhất: Maximum =7.9mmol/L, Minimum = 0.9 mmol/L. So sánh với kết quả nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016) thì thấy các chỉ số đều có xu hướng cao hơn: TC: 5.86 mmol/L, TG: 3.00mmol/L; HDL-C: 1.07 mmol/L; LDL-C: 4.16 mmol/L [24]. 4.4 Phân lọai 4.4.1 Theo phân loại của De Gennes Số bệnh thuộc nhóm tăng lipid máu hỗn hợp chiếm đa số (66.7%), tiếp đến là nhóm tăng cholesterol huyết thanh đơn thuần (33.7%), đặc biệt không có bệnh nhân nào thuộc nhóm tăng triglycerid huyết thanh đơn thuần. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016): tỷ lệ nhóm tăng lipid máu hỗn hợp ở nhóm uống Axore là 60% [24], của Trần Thị Tới (2006) là 64.7% [26]. 4.4.2 Phân loại theo EAS Theo kết quả bảng 3.6 thì số bệnh nhân thuộc Type D theo phân loại của EAS chiếm tỷ lệ cao nhất (53.4%), tiếp đến là type E ( 23.3%), type A (20%), chỉ có 1 bệnh nhân (3.3%) thuộc type B và không có bệnh nhân nào thuộc type C. 41
  52. So sánh với nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016) ta thấy có sự tương đồng:Tỷ lệ type D ở nhóm 60 bệnh nhân dùng Axore là cao nhất (56.7%)và tỷ lệ type D ở cả 120 bệnh nhân cũng là cao nhất (42,5%) [24]. 4.5 Đặc điểm bệnh nhân theo Y học cổ truyền Dựa vào bảng 3.7 ta có thê thấy các biểu hiện chủ yếu của đàm thấp trên các bệnh nhân nghiên cứu là rêu nhờn dính (76.7%), lưỡi bè nhợt (73.3%), miệng dính (63.3%), mệt mỏi (63.3%), mạch huyền hoạt (56.7%), biểu hiện hiếm gặp nhất là nôn (chỉ có 1/30 bệnh nhân). Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Tạ Thu Thủy: tỷ lệ bệnh nhân rối loạn mỡ máu có rêu nhờn dính (53.3%), mạch huyền hoạt (73.3%), mệt mỏi ăn uống kém (50%) [24]. Các biểu hiện này được giải thích theo y học cổ truyền là biểu hiện của việc đàm ẩm sau khi hìn thành theo khí đến tất cả mọi nơi trên cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà gây ra các chứng ở các bộ phận trên cơ thể ( các biểu hiện cụ thể đã được nêu ở phần Tổng quan tài liệu). 4.6 Đánh giá tác dụng điều trị qua các chỉ số lipid máu 4.6.1 Chỉ số cholesterol toàn phần Nồng dộ cholesterol toàn phần sau điều trị 30 ngày của phương pháp cấy chỉ giảm rõ rệt: trước điều trị giá trị TC trung bình là 6.11 mmol/L, sau 30 ngày con số này là 5.05 mmol/L, tương ứng với mức giảm 16,7% và p<0.001. So sánh với một số nghiên cứu khác, hiệu quả giảm cholesterol toàn phần của phương pháp cấy chỉ cao hơn viên nén “Hạ mỡ” của Nguyễn Thùy Hương (2013): giảm TC: 13% [17]; bài thuốc “Giáng chỉ ẩm” của Phan Việt Hà: giảm TC 13.54% [13]. Nhưng kết quả này còn thấp hơn tác dụng hạ TC máu của Cao lỏng Đại An trong nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016): sau 30 ngày điều trị TC giảm 24.7% [24]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng TC máu cao là một trong các nguyên nhân gây ra xơ vữa mạch và sự giảm TC máu có tác dụng hạn 42
  53. chế tỉ lệ mắc và tử vong của bệnh này [29]. Vì vậy việc làm giảm TC máu 16.7% sau 30 ngày điều trị là rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa xơ vữa mạch ở bệnh nhân RLLPM. 4.6.2 Chỉ số triglyceride Cùng với TC, đây cũng là một thông số cơ bản của nguy cơ xơ vữa mạch Từ bảng 3.9, ta có thể khẳng định phương pháp cấy chỉ có tác dụng làm giảm TG máu rõ rệt (p 0.05). Kết quả này tương đồng với kết quả tác dụng sau 30 ngày điều trị bẳng cao lỏng Đại An của Tạ Thu Thủy (2016): mức tăng 6.5% nhưng không có ý nghĩa thống kê [24] và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Bạch Yến về nấm hồng chi Đà Lạt: tăng HDL-C 17.5 % sau điều trị 40 ngày [28]. 4.6.4 Chỉ số LDL-C Nếu HDL-C được gọi là “cholesterol tốt” thì ngược lại LDL-C lại được gọi là “cholesterol xấu” vì nó góp phần quan trọng trong việc hình thành vữa 43
  54. xơ mạch máu. NCEP ATPIII đã khuyến cáo mục tiêu chính của quản lí bệnh nhân RLLPM là hạ LDL-C, tương tự như vậy một trong các chỉ số để quyết định mức can thiếp điều trị RLLPM theo hướng dẫn của Hội xơ vữa mạch Châu Âu (EAS) là nồng độ LDL-C máu [33]. Dựa vào bảng 3.11 ta có thể thấy sau 30 ngày điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, chỉ số LDL-C máu trung bình của bệnh nhân giảm rõ rệt: từ 4.16 mmol/L trước điều trị xuống chỉ còn 3.19 mmol/L sau 30 ngày tương ứng với mức giảm 23% có ý nghĩa thống kê (p 0.05). Theo kết quả ở bảng 3.14 thì cả huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình của các bệnh nhân RLLPM sau 30 ngày điều trị đều giảm nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). So sánh với nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016) ta thấy có sự tương đồng khi sự thay đổi BMI và huyết áp động mạch trước và sau điều trị đều không mang lại ý nghĩa thống kê [24]. 4.8 Đánh giá tác dụng dựa trên sự thay đổi các triệu chứng đàm thấp Dựa vào kết quả bảng 3.12 có thể thấy tất cả các triệu chứng của thể đàm thấp đều giảm sau 30 ngày điều trị, trong đó giảm nhiều nhất là triệu chứng hoa mắt chóng mặt (9/10), miệng dính (18/19), bụng chướng (13/15), tức ngực (4/5). Nhưng cũng có triệu chứng giảm rất ít như béo bệu (5/16). 44
  55. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Tạ Thu Thủy (2016): Lưỡi:mức độ bệu giảm; rêu đỡ trắng nhờn hoặc dính; cử động đỡ chậm chạp, đỡ nặng nề hơn; hết hoặc giảm các triệu chứng: mệt mỏi, tê nặng chân tay, tê nặng thân mình, giảm các biểu hiện đau đầu và hoa mắt [24]. Do đàm thấp có đặc điểm là “bản hư, tiêu thực” gây ra đàm trọc, huyết ứ, công năng tạng phụ hư tổn nên việc điều trị làm cho các triệu chứng đã nêu biến mất hoàn toàn trong vòng 30 ngày là không thể. Sau 30 ngày cấy chỉ các triệu chứng biến mất hoặc thuyên giảm một phần là một dấu hiệu tốt, việc điều trị RLLPM cần có thời gian và sự quyết tâm của người bệnh. 4.9 Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp cấy chỉ trên bệnh nhân RLLPM Dựa theo tiêu chuẩn đã đưa ra và biểu đồ 3.3 ta nhận thấy, nhóm bệnh nhân điều trị đạt hiệu quả khá chiếm tỷ lệ cao nhất 46.7%, tiếp theo là hiệu quả tốt 30%, hiệu quả kém 20% và chỉ có 3.3% có hiệu quả xấu. Ta có thể so sánh hiệu quả của phương pháp cấy chỉ với một số phương pháp khác khi điều trị RLLPM [1,13,24 ] giáng chỉ ẩm viên nang cholestin cao lỏng Đại an cấy chỉ 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ (%) Hiệu quả tốt Hiệu quả khá Hiệu quả kém Hiệu quả xấu Biểu đồ 4.1 So sánh hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ với một số phương pháp khác 45
  56. 4.10 Các tác dụng không mong muốn Dựa vào số liệu tại bảng 3.15 ta có thế nói cấy chỉ là một thủ thuật khá an toàn khi trong tất 90 lần làm thủ thuật chỉ xảy ra chảy máu 1 lần (1,1%), không ghi nhận được bất kì một biểu hiện không mong muốn nào khác, nhưng vẫn còn cần theo dõi bệnh nhân lâu dài hơn để đánh giá các tác dụng không mong muốn khác về chuyển hóa và giải phẫu. 46
  57. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu hồi cứu 30 trường hợp điều trị rối loạn mỡ máu thể đàm thấp bằng phương pháp cấy chỉ tại bệnh viện YHCT- Bộ Công an năm 2016, tôi đưa ra một số kết luận sau: Phương pháp cấy chỉ có tác dụng điều trị bệnh nhân rối loạn lipid máu thể đàm thấp. Phương pháp này an toàn, hầu như không có tai biến và tác dụng phụ trên lâm sàng 1. Cấy chỉ có tác dụng điều chỉnh các chỉ số lipid máu trên những bênh nhân RLLPM thể đàm thấp: sau 30 ngày điều trị, nồng độ TC giảm 16.7% (p 0.05). 2. Sau 30 ngày điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, các biểu hiện của chứng đàm thấp đều có xu hướng giảm. 3. Hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ trên bệnh nhân RLLPM thể đàm thấp: có 30% số bệnh nhân đạt hiệu quả tốt, hiệu quả khá chiếm tỷ lệ cao nhất 46.7%, ít hiệu quả là 20% và chỉ có 3.3% có hiệu quả xấu. 4. Cấy chỉ là một phương pháp an toàn: Trong tất cả các lần làm thủ thuật của 30 bệnh nhân chỉ có duy nhất 1 trường hợp chảy máu và trong 30 ngày điều trị của tất cả các bệnh nhân nghiên cứu không ghi nhận được biểu hiện không mong muốn nào. 47
  58. KIẾN NGHỊ 1. Nên sử dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị cho bệnh nhân RLLPM thể đàm thấp. Có thể sử dụng rộng rãi phương pháp có hiệu quả điều trị tốt, quy trình thực hiện khá đơn giản, tiện lợi cho người bệnh, giá thành không quá cao và ít tai biến. 2. Tiếp tục nghiên cứu, lí luận, cải tiến phương pháp để đạt được hiệu quả cao hơn. 48
  59. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn Ánh (2006), “Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên Cholestin”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Viện YHCTQĐ. 2 Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc (2000), Chữa bệnh nội khoa bằng y học cổ truyền Trung Quốc, Viện nghiên cứu y học dân tộc Thượng Hải, Nhà xuất bản Thanh Hóa. 3 Bộ Công an (2016), “Thông tư quy định tuyển sinh vào các trường Công an nhân nhân”. 4 Bộ Y tế (2009), Lão khoa Y học cổ truyền. 5 Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu”. 6 Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa”. 7 Bộ môn hoá sinh Trường Đại học Y Hà Nội (2012), "Chuyển hoá lipid và lipoprotein", Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học. 8 Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội (2016) “Chuyến hóa lipid”, Sinh lý học, Nhà xuấy bản Y học. 9 Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền 2 tập, Nhà xuất bản Y học. 10 Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Châm cứu, Nhà xuất bản y học. 11 Hoàng Bảo Châu (1997),"Đàm thấp", Nội khoa YHCT, Nhà xuất bản Y học. 12 Lê Thị En (2010), “Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc TMP1”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 13 Phan Việt Hà (1998), “So sánh tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc Giáng chỉ ẩm với Lipanthyl”, Luận văn thạc sỹ Y học, Viện Y học cổ truyền Quân đội. 49
  60. 14 Vũ Việt Hằng (2013), “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm “Giáng chỉ tiêu khát linh” điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường typ 2 thực nghiệm”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 15 Đỗ Quốc Hương, Trần xuân Thảo (2010), “Đánh giá tác dụng bài thuốc "Lục quân tử thang" trong điều trị hội chứng RLLP máu, trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng”, Y học thực hành . 16 Nguyễn Thùy Hương (1993), “Tìm hiểu mối liên quan giữa chuyển hóa lipid và đàm ẩm”, Một số vấn đề lý luận về Lão khoa cơ bản, Nhà xuất bản Y học. 17 Nguyễn Thùy Hương, Nguyễn Minh Trang, Hoàng Thị Liên và cs. (2013), “Nghiên cứu tác dụng của viên nén “Hạ mỡ” trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu”, Y học thực hành. 18 Hà Thị Thanh Hương (2012), “Nghiên cứu độc tính bán trường diễn và hiệu quả điều trị hội chứng rối loạn lipid máu nguyên phát của cốm tan Tiêu phì linh”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 19 Nguyễn Nhược Kim (1996), “Đàm và phương pháp điều trị đàm qua các bài thuốc cổ phương”, Tạp chí Y học cổ truyền số 11, tr 7 - 8. 20 Dương Thị Mộng Ngọc, Hà Thị Hồng Linh, Lý Bá Tước và cs. (2012), “Đánh giá hiệu quả điều trị của viên nang cứng “Ruvintat” trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid”, Y Học TP. Hồ Chí Minh. 21 Nhà xuất bản Y học (2012), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. 22 Nhà xuất bản Y học (2004), Tuệ Tĩnh toàn tập 23 Lê Thúy Oanh (2010), Cấy chỉ, Nhà xuất bản Y học. 24 Tạ Thu Thủy (2016), “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 50
  61. 25 Hoàng Khánh Toàn, Chu Quốc Trường (1999), “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu thể phong đàm của Bán hạ bạch truật thiên ma thang”, Tạp chí YHCT, số 300. 26 Trần Thị Tới (2006). Nghiên cứu tác dụng điều trị của chế phẩm Lexka trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu thể đàm nhiệt”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Viện YHCTQĐ. 27 Nguyễn Lân Việt (2010), “Rối loạn lipid máu”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học. 28 Phạm Thị Bạch Yến (2009), “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của nấm hồng chi Đà Lạt (Ganoderma Lucidum)”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 29 Asmann G. (1993), “Lipid metabolism disorders and coronary heart disease”, MMV medicine. 30 Benlian P. (2001), “The metabolism of lipoproteins”, Genetics of dyslipidemia, Kluwer Academic Publishers. 31 Chinese Pharmacopoeia Commission (2010), Pharmacopoeia of the People's Republic of China, Chinese Medical Science Press, Beijing, China. 32 Dou X. B., Wo X. D., Fan C. L. (2008), “Progress of research in treatment of hyperlipidemia by monomer or compound recipe of Chinese herbal medicine,” Chinese Journal of Integrative Medicine. 33 ESC/EAS Guidelines (2011), "ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias", European Heart Journal. 34 Fredrickson D.S., Lees R. S. (1965), “A system of phenotyping hyperlipoproteinemia”, Circulation. 35 IDI and WPRO (2003). 36 Ministry of health China (1989), “Clinical application of lipid lowering drugs” vol 9. 51
  62. 37 Rader D.J. and Hobbs H.H. (2005), "Disorders of Lipoprotein Metabolism", Harrison's principles of Internal medicin . 38 Vương Giai, Hà Khánh Dũng (2010). Bệnh chứng kết hợp Trung y chứng hậu học, NXB Khoa học kỹ thuật Y dược Trung Quốc. 39 WHO (2011), “Global atlas on cardiovascular disease prevention and control”. 40 WHO (2017), “Death from CVD”, World Heart Day 2017. 41 Y. Yang, J. Qin, B. Ke, et al., (2013). “Effect of Linguizhugan decoction on hyperlipidemia rats with intermittent fasting”, Journal of Traditional Chinese Medicine. 52
  63. PHỤ LỤC Phụ lục 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 1. Họ và tên: 2. Tuổi: 3. Giới 4. Địa chỉ: 5. Ngày vào viện ; 6. Tiền sử . - Bệnh nội khoa khác ( có thì ghi rõ): □ - Gia đình □ - Uống rượu □ - Hút thuốc - Ăn các thức ăn nhiều mỡ dộng vật ( 1: nhiều, 2: ít) □ - Vận động (1: thường xuyên, 2: ít) □ 7. Thời gian mắc bệnh: (tháng) 8. Triệu chứng ( 1: có, 2: không, 3:giảm) Trước điều trị (D0) Sau điều trị (D30) Béo bệu Nôn Hoa mắt, chóng mặt Miệng dính Bụng chướng Tức ngực Tay chân nặng nề Mệt mỏi Lười bè nhợt Rêu nhờn dính Mạch huyền hoạt 53
  64. 9. Các chỉ số Trước điều trị (D0) Sau điều trị (D30) Chiều cao Cân nặng Nhịp tim HA tâm trương HD tâm thu Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu AST ALT Ure Creatinin Cholesterol Triglycerid HDL-C LDL-C Khác( ghi rõ) 10. Tai biến sau khi làm thủ thuật - Mắc kim □ - Chảy máu □ - Dị ứng □ - Nhiễm trùng □ - Tổn thương thần kinh □ - Khác( ghi rõ): 54
  65. Phụ lục 2: QUY TRÌNH CẤY CHỈ 1. CHUẨN BỊ 1.1. Người thực hiện Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 1.2. Phương tiện: - Panh, kéo, bông, cồn sát trùng, gạc vô trùng, cồn iôt, băng dính. - Kim chọc ống sống cỡ G18, chỉ Catgut số 2/0 dùng cho người lớn. Kim, chỉ đảm bảo vô trùng. - Kim chọc ống sống cỡ G20, chỉ Catgut số 3/0 dùng cho trẻ em; kim, chỉ đảm bảo vô trùng. - Khay men, kẹp có mấu, bông gạcbăng dính - Hộp thuốc chống choáng. 1.3. Người bệnh - Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định. - Người bệnh nằm tư thế thoải mái, chọn tư thế sao cho vùng huyệt. cấy chỉ được bộc lộ rõ nhất. 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 2.1. Thủ thuật : - Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng. - Cắt chỉ Catgut thành từng đoạn khoảng 1cm. Luồn chỉ vào nòng kim. - Xác định chính xác huyệt định cấy chỉ : huyệt Phong long và Túc tam lý. - Sát trùng vùng huyệt. - Châm kim nhanh qua da và đẩy từ từ tới huyệt. - Đẩy nòng kim để chỉ nằm vào huyệt, đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, ấn tay lên rồi rút kim ra, dán băng dính lên để giữ gạc. 2.2 Liệu trình điều trị 55
  66. - Mỗi lần cấy chỉ Catgut có tác dụng trong khoảng 7 – 10 ngày , sau thời gian người bệnh đến để điều trị liệu trình tiếp theo. 3. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 3.1. Theo dõi Toàn trạng Người bệnh trong thời gian mỗi lần làm thủ thuật 3.2. Xử trí tai biến - Chảy máu: Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day - Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm nóng, thuốc chống phù nề hoặc kháng sinh uống nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn. 56
  67. Phụ lục 3: CÁC NHÓM THUỐC, TÊN BIỆT DƯỢC, CHỈ ĐỊNH, LIỀU DỤNG VÀ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG ĐIỀU TRỊ RLLPM THEO PHÁC ĐỒ CỦA BỘ Y TẾ [6]. Nhóm statin (HMG-CoA reductase inhibitors) Tác dụng: ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase là một enzym tổng hợp TC, làm giảm TC nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-C nên tăng thu giữ LDL-C tại gan. Kết quả sẽ giảm LDL-C, VLDL, TC, TG và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm statin còn giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái triển mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide (ON) của tế bào nội mạc. Liều lượng và tên thuốc: Atorvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày. Rosuvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày. Simvastatin: 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày. Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày. Fluvastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày. Pravastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày. Tác dụng không mong muốn có thể gặp: tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc đang dùng nhiều loại thuốc như kháng sinh nhóm macrolide. Thận trọng đối với người bệnh có bệnh lý gan. Chỉ định: tăng LDL-C, tăng TC. Nhóm fibrate Tác dụng: làm giảm TG do kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa acid béo, tăng tổng hợp enzym LPL, làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu 57
  68. TG, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL. Các fibrat cũng làm tăng HDL do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II. Liều lượng và tên thuốc: Gemfibrozil: liều thường áp dụng trên lâm sàng: 600 mg/ngày. 261 Clofibrat: 1000 mg/ngày. Fenofibrat: 145 mg/ngày. - Tác dụng không mong muốn: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban. Tác dụng phụ thường xẩy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc có bệnh lý thận, gan trước. Làm tăng tác dụng thuốc chống đông, nhất là nhóm kháng vitamin K. - Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bệnh suy gan, suy thận. - Chỉ định điều trị: tăng TG. Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP). - Thuốc có tác dụng giảm TG do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apo B, giảm VLDL, giảm LDL, và tăng HDL (do giảm thanh thải apoA-I). Liều lượng và các biệt dược (Niacor, Niaspan, Slo-niacin): + Loại phóng thích nhanh: 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày. Loại phóng thích nhanh: 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày. Loại phóng thích nhanh: 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: đỏ phừng mặt, ngứa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban, tăng đề kháng insulin. Tác dụng 58
  69. phụ thường xẩy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa tuổi người già, hoặc có bệnh lý thận, gan trước. Chỉ định: tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng TG. Nhóm Resin (Bile acid sequestrants) Resin trao đổi ion Cl với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-c, tăng thải LDL-c. Liều lượng và tên thuốc: Cholestyramin: 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày. Colestipol liều: 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày. Colesevelam: 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày. Chỉ định trong trường hợp tăng LDL-C. Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón. Ezetimibe Thuốc ức chế hấp thụ TC tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C. Tác dụng phụ: thuốc rất ít tác dụng phụ, có thể gặp tăng men gan. Liều lượng: 10mg/ngày. Chỉ định: tăng LDL-C. Omega 3 (Fish Oils) Cơ chế tăng dị hóa TG ở gan. Liều thường áp dụng trên lâm sàng: 3g/ngày, liều tối đa 6g/ngày. Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy. Chỉ định trong trường hợp tăng TG. 59
  70. Phụ lục 4: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU Tên bệnh nhân Địa chỉ Giới tính Tuổi Lò Thị H Hà Nội Nữ 43 Phạm Tiến D Hà Nội Nam 58 Lê Minh G Hà Nội Nam 55 Vương Tài Quân Hà Nội Nam 55 Nguyễn Duy P Thái Bình Nam 58 Trương Văn T Hà Nôi Nam 58 Tô Văn B Hà Nội Nam 59 Ngô Triệu H Hà Nội Nam 59 Hà Long B Hà Nội Nam 53 Ngô Xuân P Hà Nội Nam 55 Mai Xuân B Hà Nội Nam 59 Đào Văn C Hà Nội Nam 58 Trần T.Hồng T Hà Nội Nữ 55 Nguyễn Văn Q Thái Nguyên Nam 59 Hồ Trọng T Hà Nội Nam 59 Nguyễn Văn T Hà Nội Nam 58 Trần Kim N Lào Cai Nam 58 Bùi Văn Đ Hà Nội Nam 56 Trần Văn Đ Hưng Yên Nam 58 Nguyễn Quy C Hà Nội Nam 56 Vũ Văn K Hà Nội Nam 76 Vũ Văn Đ Hà Nội Nam 52 Nguyễn Hữu S Hà Nội Nam 54 Ngô Văn P Hà Nội Nam 56 Lê Đình P Hà Nội Nam 76 Lê Đào Giáng T Hà Nội Nữ 40 Hoàng Thị Hồng N Hà Nội Nữ 39 Phùng Văn C Hà Nội Nam 49 Bùi Văn N Nghệ An Nam 59 Nguyễn Hữu P Hà Nội Nam 42 60