Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

pdf 76 trang thiennha21 20/04/2022 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_trang_trai_vit_nong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH HẢI YẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG TRẠI VỊT NÔNG LÂM TẠI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Lưu Thị Thùy Linh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đặc biệt là mọi người trong trang trại đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2020 Sinh viên thực hiện Đinh Hải Yến
  3. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm về trang trại 4 2.1.2. Các đặc trưng của trang trại 5 2.1.3. Phân loại trang trại 5 2.1.4. Tiêu chí nhận dạng trang trại 6 2.1.5. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại 7 2.1.6. Một số vấn đề cơ bản về vịt Grimaud 8 2.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất mô hình trang trại 9 2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế 9 2.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế 12 2.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế 14
  4. iii 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại trên thế giới. 15 2.3.2. Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam 19 2.3.3. Tình hình phát triển trang trại ở Bắc Giang 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 24 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu 25 3.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên KTXH của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 27 4.1.3. Kết cấu hạ tầng 28 4.1.4. Nguồn nhân lực 28 4.1.5. Kinh tế - xã hội 28 4.2. Thực trạng chăn nuôi của trang trại 29 4.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại vịt Nông Lâm 29 4.2.2. Thực trạng sản xuất của trang trại vịt Nông Lâm 29
  5. iv 4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 36 4.3.1. Tình hình chi phí trong chăn nuôi 36 4.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại 43 4.3.3. Kết quả chăn nuôi và chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 47 4.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của trang trại 51 4.3.5. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của trang trại 52 4.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi của trang trại 53 4.4.1. Phân tích SWOT của trang trại 53 4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi của trang trại 55 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của trang trại 55 4.5.1. Đối với trang trại 56 4.5.2. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lí nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại 58 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 60 5.2.1. Đối với trang trại 60 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT 19 Bảng 4.1: Độ tuổi, trình độ lao động của trang trại 32 Bảng 4.2: Kết quả thực hiện công tác chăm sóc chuồng trại 34 Bảng 4.3: Quy trình tiêm phòng của trại trong suốt thời gian nuôi vịt 35 Bảng 4.4: Chi phí thức ăn từ tháng 10/2019- tháng 3/2020 37 Bảng 4.5: Chi phí điện nước của trang trại từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020 38 Bảng 4.6: Chi phí trấu từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 39 Bảng 4.7: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi vịt đẻ của trang trại từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 40 Bảng 4.8: Bảng thể hiện giá trứng biến động qua các tháng của trang trại 43 Bảng 4.9: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng cuối năm 2019 45 Bảng 4.10: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng đầu năm 2020 46 Bảng 4.11: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3 tháng cuối năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 48 Bảng 4.12: Ước tính kết quả kinh tế trong 6 tháng tiếp theo của trang trại 49 Bảng 4.13: Ước tính kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ trong vòng 1 năm (một chu kì kinh doanh) của trang trại 50 Bảng 4.14: Tình hình lao động và thu nhập theo vị trí việc làm của trang trại 52
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của trang trại 31 Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi cho vịt đẻ từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019 40 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi cho vịt đẻ từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020 41 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện biến động giá trứng qua các tháng của trang trại 43 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3 tháng cuối năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 48
  8. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐB : Đồng bằng ĐVT : Đơn vị tính CLB : Câu lạc bộ HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã KTTT : Kinh tế trang trại NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ : Nghị quyết TSCĐ : Tài sản cố định TT : Trang trại TW : Trung ương
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt, trứng và sữa là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gia cầm ngày từng bước được mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều giống gia cầm nuôi theo những mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di truyền, hoá sinh, dinh dưỡng đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương đối sớm trên thế giới, tùy từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hóa tự chủ với quy mô lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam nhưng Bắc Giang là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu. Với diện tích đất nông nghiệp 302.000 ha, chiếm 77,6% tổng diện tích tự nhiên, tỉnh Bắc Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Huyện Việt Yên là một huyện của tỉnh Bắc Giang có diện tích đất nông nghiệp chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên, giao thông thuận tiện. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng nơi đây vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo
  10. 2 hộ gia đình. Những năm gần đây đã có nhiều mô hình trang trại phát triển nhưng số lượng không nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả cao nhất? Để kinh tế trang trại thực sự mang lại hiệu qủa, góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái nhìn đúng đắn nhất về việc phát triển trang trại. Tôi quyết định tìm hiểu và tiến hành phân tích, nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất của một trang trại trên địa bàn huyện với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của trang trại. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng sản xuất của trang trại vịt Nông Lâm - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ của trang trại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trang trại. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. Rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực cho bản thân trong nghiên cứu khoa học.
  11. 3 Cung cấp những thông tin về tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại, để từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển trang trại hoạt động hiệu quả hơn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, trang trại có thể áp dụng triển khai các giải pháp từ đề tài cho những định hướng phát triển trang trại trong thời gian tới nhằm hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả hơn. Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các bạn sinh viên khóa tiếp theo.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Các khái niệm về trang trại Theo GS.TS Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường” [8]. Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nông hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá” [13]. Theo Nghị Quyết TW số 06/NQ – TW ngày 10/11/1998, đã xác định: “trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả” [7]. - Khái niệm về kinh tế trang trại: Theo PGS.TS Lê Trọng:” Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước bảo hộ theo luật định” [12]. Theo tác giả Trần Trác: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một nông hộ theo cơ chế thị trường” [11]. Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ - CP về việc “khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng: “Bản chất của kinh tế trang trại là hình
  13. 5 thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình” [6]. Về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và các chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. 2.1.2. Các đặc trưng của trang trại Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó kết hợp thêm ngành nghề, dịch vụ phụ trợ phi nông nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau trong nông thôn, được hình thành chủ yếu trên cơ sở kinh doanh nông hộ, có quy mô sản xuất, thu nhập và giá trị hàng hóa cao vượt xa kinh tế nông hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn. Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: Đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ [10]. 2.1.3. Phân loại trang trại
  14. 6 1. Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau: a) Trang trại trồng trọt; b) Trang trại chăn nuôi; c) Trang trại lâm nghiệp; d) Trang trại nuôi trồng thủy sản; đ) Trang trại sản xuất muối. 2. Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm [9]. 2.1.4. Tiêu chí nhận dạng trang trại Theo thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT, theo đó tiêu chí xác định trang trại trong thông tư nêu rõ: Điều 3: Tiêu chí kinh tế trang trại 1. Đối với trang trại chuyên ngành: a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên; b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên; c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn; d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
  15. 7 đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên. 2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên [9]. 2.1.5. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hóa cao. Mặt khác, qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.
  16. 8 2.1.6. Một số vấn đề cơ bản về vịt Grimaud Một số vấn đề cơ bản về giống vịt Grimaud - Nguồn gốc: Vịt Grimaud hay còn gọi là vịt siêu nạc là giống vịt công nghiệp có nguồn gốc từ Pháp do tập đoàn GRIMAUD Pháp lai tạo thành, chúng là một trong những giống vịt có xuất xứ từ Châu Âu. - Đặc điểm ngoại hình: Vịt Grimaud có bộ lông màu trắng tuyền, mỏ và chân mà da cam, đầu thanh, mắt sáng tinh nhanh, mỏ dài và dẹt, mình thon dài, dáng đi nhanh nhẹn. - Đặc điểm sinh sản: Khối lượng trưởng thành của vịt đực khoảng 3,3 - 3,5kg, con cái 3 - 3,2kg. Thời gian đẻ trứng thường là vào ban đêm và sáng sớm. - Một số đặc điểm sinh sản của vịt đẻ Thông thường quy trình nuôi vịt được chia là 3 giai đoạn chính: Giai đoạn vịt con: 1 - 8 tuần tuổi Giai đoạn vịt hậu bị: 9 - 24 tuần tuổi Giai đoạn vịt đẻ: Tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ (66 tuần tuổi đối với vịt hướng thịt và 72 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng). Tuần tuổi của vịt liên quan đến tỷ lệ đẻ trứng: Sản xuất trứng bắt đầu khi vịt đạt 24 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao khoảng 6 - 8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng sẽ giảm dần xuống còn 50 - 55% sau 12 tháng đẻ, sau đó vịt sẽ bị loại thải. Khả năng sản xuất: Ngoài giá trị là một giống vịt siêu thịt, vịt Grimaud còn đẻ khá nhiều trứng. Trung bình trong 46 tuần một con vịt Grimaud sẽ đẻ 260 trứng. Tỷ lệ trứng cao, có khả năng đẻ tới 260 trứng/mái/46 tuần. Vịt giống bố mẹ cho trứng sớm (ở 22 tuần tuổi), năng suất trứng cao (trên 85% trong thời gian dài), tỉ lệ
  17. 9 phôi đạt trên 90% và ấp nở trên 80% trong tổng trứng có phôi. Khả năng thụ tinh và ấp nở của vịt đạt tỉ lệ cao (90%) nhờ vào quá trình chọn giống thay thế gen liên tục từ việc lai tạo những cá thể không đồng huyết. 2.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất mô hình trang trại 2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội. Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết
  18. 10 quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP - Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng” [2]. Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một số quan điểm về hiệu quả kinh tế. Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó. Q H = K Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất vốn bằng cách lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng cách đó sẽ xác định được hiệu suất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn như nhau [5]. Quan điểm thứ 2: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT = KQSX – CPSX (H = Q – K)
  19. 11 Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thì phản ánh rõ nét về quy mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có quy mô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh [5]. Quan điểm thứ 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả đỳ hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. K H = C Trong đó: H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung C: Tổng chi phí bổ sung K: Kết quả bổ sung. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất [5]. Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên. K H = C Trong đó: K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội
  20. 12 C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội Theo quan điểm này, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau [5]. Bên cạnh đó còn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Quan điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó người ta xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai” [4]. Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích lũy. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó còn thể hiện trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian. Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoạt động kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả
  21. 13 kinh tế cao song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu quả và ngược lại, bởi vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Việc nỗ lực tìm cách để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoạt động được coi là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển. Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau: + Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản đó là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được từ chi phí đó. Mối quan hệ của hai yếu tố này là nội dung cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất. + Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Đây là một trong những quy luật cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội. + Mức độ hiệu quả đạt được nó phản ánh trình độ phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của xã hội. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất trên một đơn vị sảm phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế có nội dung là tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Đối với nước ta, xuất phát từ một nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề kinh tế được đánh giá và xem xét lại. Trong đó, vấn đề hiệu quả được coi là một nội dung quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Việc xem xét hiệu quả trên tất cả các khâu sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm có nội dung phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh [4]. Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phải phân định sự khác nhau giữa hiệu quả, kết quả và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, kết quả là phần vật chất thu
  22. 14 được từ mục đích hoạt động của con người, nó được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, mà yêu cầu người ta phải xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh người ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên phạm vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội. Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội cùng tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định [4]. 2.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế a. Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất [5] + Hiệu quả kinh tế nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: Bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội, + Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng lãnh thổ, của một quốc gia, đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng . b. Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét [5] Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định quản lý, có thể phân loại phạm trù này như sau: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ
  23. 15 nền sản xuất xã hội. + Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, . Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm, + Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng vùng, khu vực và địa phương, + Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như: Hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất. + Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư với sản xuất như: biện pháp về giống, chi phí thức ăn c. Phân loại hiệu quả kinh tế theo từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất [5] + Hiệu quả sử dụng đất + Hiệu quả sử dụng lao động + Hiệu quả sử dụng vốn + Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới + Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại trên thế giới 2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển Kinh tế trang trại có lịch sử phát triển lâu đời, các chuyên gia về sử học và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc trang trại có từ đời nhà Đường. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại,
  24. 16 năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại. Quá trình phát triển công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới; ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản (chiếm 3,7% dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu người. Như vậy, trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ở Nhật Bản, từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh ở các ngành sản xuất nông lâm và ngư nghiệp, sản xuất ra một khối lượng hàng hóa lớn về lúa gạo, rau củ, thịt cá và hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn. Cũng như các quốc gia khác, kinh tế trang trại ở Nhật Bản chú trọng hướng phát triển tăng quy mô, giảm số lượng, tăng quy mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm 1950, Nhật Bản cứ 6.176 nghìn trang trại thì đến năm 1995 con số này là 5.382 trang trại (giảm 794 nghìn trang trại trong 45 năm). Mặc dù số lượng trang trại giảm đáng kể nhưng quy mô diện tích bình quân 1 trang trại tăng chậm do quỹ đất nông nghiệp của Nhật Bản bị hạn chế. Năm 1995, trong tổng số gần 2,5 triệu trang trại trồng trọt cứ gần 60% trang trại có quy mô từ 0,5 - 1 ha; 31% có quy mô lớn hơn: khoảng 30% số trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô dưới 100 con, 32% có quy mô 100 - 500 con, 28% có quy mô 500 - 2.000 con và 5% có quy mô trên 2.000 con. Đối với chăn nuôi gà thịt, cứ trang trại nào quy mô dưới 300 con, chỉ có trang trại gà thịt quy mô từ 300 - 100.000 con [3].
  25. 17 Về lao động, phần lớn các trang trại trồng trọt đều sử dụng lao động gia đình là chính, ít sử dụng lao động làm thuê do quy mô diện tích nhỏ. Trang trại lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê với mức độ khác nhau tuỳ trình độ cơ giới hoá. Đến nay, bình quân 1 trang trại với 1 ha đất nông nghiệp có từ 1 - 1,1 lao động nông nghiệp, còn những lao động khác của trang trại hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở trong và ngoài trang trại [3]. Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch từ thuần nông sang đến các hình thức sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực tiếp thu được tại trang trại. Như vậy không phải lo lắng vấn đề tiêu thụ nông sản mà còn có thể tạo được thương hiệu sản phẩm của trang trại mình một cách dễ dàng. Bởi vậy thu nhập ngoài nông nghiệp và ngoài trang trại ngày càng tăng. Trong 40 năm gần đây các trang trại thuần nông của Nhật Bản giảm khoảng 3 lần, từ 45% xuống 15% trong tổng số trang trại. Các trang trại có quy trình sản xuất tiêu thụ khép kín tăng lên đến 85% trong tổng số trang trại và đã có thu nhập từ ngoài nông nghiệp là chính [3]. Về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, các trang trại ở Nhật Bản tuy có quy mô nhỏ nhưng trong quá trình công nghiệp hoá đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư kỹ thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn công nghiệp cho gia súc, năng lượng có điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao (như năng suất lúa từ 5 - 6 tấn/ha) và năng suất lao động nông nghiệp cao. Từ năm 1950 đến năm 1990, chi phí lao động làm lúa nước giảm dần từ 2.000 giờ công xuống dưới 500 giờ công (giảm 5 lần). Nhiều trang trại trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học và tự động hoá trong sản xuất. Nhờ vậy, tỷ suất hàng hoá của các trang trại
  26. 18 rất cao, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho 125 triệu dân: 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu cầu thịt, trên 90% nhu cầu về trứng, sữa; 76% nhu cầu về rau, quả [3]. Đài Loan và Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá sau Nhật Bản nên kinh tế trang trại cũng phát triển sau. Quy mô diện tích các trang trại ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng nhỏ trên dưới 1 ha và quá trình hình thành và phát triển cũng giống Nhật Bản. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá (1952 - 1970) số lượng trang trại tăng từ 679.750 lên 880.274 và quy mô trang trại bình quân giảm từ 1,29 xuống 1,03 ha. Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ cao (1970 - 1996) số lượng trang trại giảm xuống 779.000 và quy mô bình quân tăng lên 1,2 ha [3]. Số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ở Đài Loan tăng đều trong suất thời kỳ công nghiệp hoá. Năm 1974 số trang trại chăn nuôi lợn dưới 100 con lợn chiếm 99,5% trong tổng số trang trại và 68,63% tổng sống đàn lợn. Đến năm 1994 số trang trại nuôi dưới 100 con lợn giảm xuống còn 53,52% trong tổng số trang trại và tổng đàn lợn. Số trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 100 - 5.000 con trở lên, năm 1994 chiếm 45% tổng số trang trại và 78% tổng số đàn lợn [3]. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại ở Đài Loan cũng có sự chuyển dịch từ thuần nông sang hình thức sản xuất, tiêu thụ kinh doanh khép kín như Nhật Bản. Thời gian 1955 - 1990, số trang trại thuần nông giảm từ 39,67% xuống còn 8,98% và số trang trại theo hình thức trên tăng từ 60,13% lên 91,02%.Các trang trại ở Đài Loan đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá cao, đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu [3]. Ở Hàn Quốc, công nghiệp hoá cũng như kinh tế trang trại phát triển sau Nhật Bản và Đài Loan. Đặc điểm của trang trại ở Hàn Quốc cũng là quy mô nhỏ. Từ thời kỳ 1953 - 1965 số lượng trang trại tăng từ 2.249 cơ sở lên 2.507 cơ sở, với quy mô bình quân 0,9 ha. Thời kỳ 1970 - 1990 số lượng trang trại giảm xuống 1.700 cơ sở và quy mô tăng đến 1,2 ha. Trang trại Hàn Quốc
  27. 19 cũng nhanh chóng tiến lên công nghiệp hoá sản xuất, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá nhiều tỷ suất cao [3]. 2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số nước đang phát triển Ở các nước đang phát triển châu Á, công nghiệp hoá mới bắt đầu và kinh tế trang trại cũng mới hình thành và phát triển. Công nghiệp hoá phát triển đã nảy sinh nhu cầu ngày càng lớn về nông sản hàng hoá và tất yếu phải hình thành kinh tế trang trại thay thế kinh tế tiểu nông. Kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển châu Á được hình thành từ các hộ nông dân tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hoá và các hộ công nhân lao động ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình trang trại. 2.3.2. Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam Bảng 2.1: Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Chỉ tiêu Số % so Số % so Số % so Số % so lượng với cả lượng với cả lượng với cả lượng với cả nước nước nước nước CẢ NƯỚC 15.068 100 20.869 100 21.158 100 19.639 100 Đồng bằng sông Hồng 5.998 39,8 8.726 41,8 8.841 41,8 7.882 40,1 Trung du và miền núi phía Bắc 1.327 8,8 2.331 11,2 2.339 11,1 2.429 12,4 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 1.390 9,2 1.982 9,5 2.041 9,6 2.086 10,6 Trung Tây Nguyên 0.907 6,0 1.108 5,3 1.162 5,5 1.182 6,0 Đông Nam Bộ 3.886 25,8 4.868 23,3 4.739 22,4 4.274 21,8 Đồng bằng sông Cửu Long 1.560 10,4 1.854 8,9 2.036 9,6 1.786 9,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng 2.1 nhận thấy:
  28. 20 Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại có giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 1000 triệu đồng/năm ngày càng tăng, năm 2015 chỉ có 15.068 trang trại nhưng đến năm 2018 số trang trại đạt tiêu chí đã tăng lên 19.639 trang trại. Như vậy, phải khẳng định chăn nuôi trong những năm qua phát triển mạnh, đóng góp lớn vào nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Số lượng trang trại nhiều nhất là ĐB Sông Hồng chiếm 39,8 - 40,1% số trang trại trong cả nước, tiếp đến là Đông Nam Bộ chiếm từ 25,8 - 21.8%, thứ 3 là Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm từ 10,4 - 9,1%, trung du và miền núi phía bắc chiếm từ 8,8 - 12,4%. Vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung tuy có điều kiện mặt bằng để phát triển trang trại nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên quy mô của trang trại không đủ lớn để giá trị hàng hóa đạt được các chỉ tiêu kinh tế trang trại. Tỷ lệ các trang trại của 2 vùng này chiếm tỷ lệ ít so với tổng trang trại trong toàn quốc, tương ứng chỉ 6% và 9,2 - 10,6%. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số địa phương Đồng Nai Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung. Luôn là một trong 10 tỉnh có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước. Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2018 tỉnh Đồng Nai có 3261 trang trại, trong đó có 2.826 TT chăn nuôi, 397 TT trồng trọt, 23 TT nuôi trồng thủy sản, 15 TT khác. Trong hơn 20 năm, kinh tế trang trại Đồng Nai đã phát triển mạnh không chỉ về số lượng, loại hình mà ngày càng đi vào phát triển chiều sâu, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại thể hiện trên các mặt: KTTT đã phát triển nhanh về số lượng và đa dạng hình thức tổ chức sản xuất; Quy mô trang trại ở Đồng Nai có sự gia
  29. 21 tăng về vốn, lao động, diện tích đất sử dụng và có sự chuyển dịch theo hướng phát triển trang trại chăn nuôi; Trình độ quản lí, lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong kinh tế trang trại được nâng cao; KTTT đã tạo ra khối giá trị hàng hóa dịch vụ lớn, mang lại thu nhập cao cho các hộ làm KTTT và cho người lao động trong các trang trại. Những năm gần đây, kinh tế trang trại của Đồng Nai đã khẳng định được vị thế trong phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các trang trại đã đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất quy mô lớn, bình quân 6,6 ha/trang trại, qua đó giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Hà Nội Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT, ngày 13/4/2011, của Bộ NN&PTNT về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.064 trang trại, trong đó: 2.033 TT chăn nuôi, 480 TT nuôi trồng thủy sản, 341 TT tổng hợp, 209 trang trại trồng trọt, 1 TT lâm nghiệp. Tổng số 178 trang trại đã được cấp GCN. Trong đó, có 15 TT trồng trọt; 115 TT chăn nuôi; 32 TT nuôi trồng thủy sản và 16 trang trại tổng hợp. Hiện nay, nhiều trang trại ngoài tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm nhằm thu hút các trường học trên địa bàn trong, ngoài thành phố, khách du lịch để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, điển hình như: Trang trại hữu cơ Hoa Viên (huyện Thạch Thất), Vạn An (huyện Thanh Trì), Dê Trắng và Đồng quê (huyện Ba Vì) Nhìn chung, kinh tế trang trại của Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, sử dụng hiệu quả đất đai, tạo việc làm và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Vĩnh Phúc
  30. 22 Nếu như năm 2013, toàn tỉnh có 589 trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản thì đến năm 2018 tăng lên 1.076 trang trại; trong đó, có 1 trang trại trồng trọt, 1.021 trang trại chăn nuôi, 25 trang trại nuôi trồng thủy sản, 2 trang trại lâm nghiệp và 27 trang trại tổng hợp với gần 3.000 lao động, doanh thu bình quân đạt trên 2 tỷ đồng/trang trại/năm. KTTT phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo ra các vùng sản xuất tập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông - lâm sản, cải thiện môi trường và nâng cao đời sống nông dân. 2.3.3. Tình hình phát triển trang trại ở Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh trung du và miền núi có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mô hình kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây kinh tế trang trại tại Bắc Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng, tuy nhiên mức độ phát triển vẫn còn hạn chế bởi số lượng trang trại ít so với các tỉnh trong cả nước. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến hết năm 2015, toàn tỉnh Bắc Giang có 540 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tăng 60 trang trại so với năm 2014, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa và Lục Ngạn. Trong đó có khoảng 400 trang trại chăn nuôi, còn lại là trang trại thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp và tổng hợp. Các trang trại mỗi năm mang lại doanh thu hơn 1,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 3 tỷ đồng/trang trại; đồng thời tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương với mức thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã được nhiều trang trại đầu tư công nghệ phát triển ở quy mô lớn.
  31. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại, về hiệu quả kinh tế trang trại, tập trung chủ yếu về thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của trang trại vịt Nông Lâm. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động chăn nuôi của trang trại, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của trang trại. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ 10/1/2020 đến 10/5/2020 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng sản xuất của trang trại chăn nuôi vịt Nông Lâm. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của trang trại. - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ của trang trại. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
  32. 24 Thực hiện nghiên cứu và thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến các vấn đề trang trại của Việt Nam và Bắc Giang được thu thập qua báo chí, tham khảo thông tin của tổng cục thống kê, cục chăn nuôi thông qua internet về tình hình chăn nuôi theo quy mô trang trại, cũng như số lượng trang trại trên cả nước. Thu thập số liệu về tình hình hoạt động, giá bán, doanh thu từ báo cáo hoạt động của trang trại. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thu thập các số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu này là thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất của trang trại. Sử dụng các phương pháp sau để thu thập số liệu sơ cấp. Quan sát trực tiếp: Trực tiếp quan sát các hoạt động sản xuất của trang trại, các hoạt động nhập xuất sản phẩm ra sao? Cơ cấu tổ chức quản lí và nhân công như thế nào? Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn quản lí trang trại để tìm hiểu về thông tin chung của trang trại, tình hình sản xuất của trang trại, thông tin về chi phí và thị trường tiêu thụ của trang trại. Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của trang trại. 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp: + Tổng hợp ý kiến trả lời của đối tượng phỏng vấn. + Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan. - Phương pháp đánh giá: Đánh giá hiệu quả sản xuất, hoạt động chăn nuôi của trang trại. Tìm ra những khó khăn tồn tại để đưa ra giải pháp khắc phục. - Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập các tài liệu phù hợp thì tiến hành sử dụng phương pháp này nhằm thống kê được tất cả các tài liệu và số liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: So sánh cùng một chỉ tiêu phân tích giữa các tháng.
  33. 25 - Phương pháp tỷ trọng: Dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích như các chỉ tiêu về chi phí chăn nuôi. - Phương pháp tỉ số: Phương pháp này nhằm xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động như các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động chăn nuôi của trang trại. 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng các hàm toán trong phần mềm excel để xử lí số liệu thu thập được và tiến hành xử lí thành các bảng, biểu đồ. 3.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.4.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất - Số lượng nhân công - Quy mô trang trại - Quy mô sản xuất 3.4.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất a, Chi phí + Tổng chi phí (TC): TC = FC + VC Trong đó: FC là chi phí cố định VC là chi phí biến đổi Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của trang trại. b, Doanh thu + Tổng doanh thu (TR): TR = ∑ Qi *Pi Trong đó: TR là doanh thu bán hàng Qi là khối lượng thứ i bán ra Pi: là giá sản phẩm i Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
  34. 26 trang trại, doanh thu càng lớn và lợi nhuận lợi nhuận của trang trại càng cao và ngược lại. c, Lợi nhuận (Pr) Pr = TR - TC Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất của trang trại và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. 3.4.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi thì hiệu quả sản xuất được hiểu là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra trong quá trình sản xuất. Lợi nhuận/chi phí = Tổng lợi nhuận/tổng chi phí (Pr/TC) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận/doanh thu = Tổng lợi nhuận/tổng doanh thu (Pr/TR) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu/chi phí = Tổng doanh thu/tổng chi phí (TR/TC) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
  35. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên KTXH của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí: Huyện Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Phía bắc giáp huyện Tân Yên Phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh) Phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang Phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà. - Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện. Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuống nam và tây tây bắc sang đông đông nam. - Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C - 240C, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1, tháng 2. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%. Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp. - Nguồn nước: Huyện có nguồn nước tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim, hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt nước phục vụ sản xuất và đời sống.
  36. 28 4.1.3. Kết cấu hạ tầng - Cấp điện: Điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình. - Cấp nước: Người dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng nước từ sông suối tự nhiên hoặc nước mưa. Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giếng khoan và 2.653 bể nước mưa. Hiện nay, tại khu trung tâm huyện đã có công trình cấp nước sạch sinh hoạt. Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Giao thông: Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. - Thông tin liên lạc: Tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hoá xã tại khu trung tâm. Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại. Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới người đọc trong ngày. 4.1.4. Nguồn nhân lực Năm 2014, dân số toàn huyện là 17,3 vạn người. Số người trong độ tuổi lao động 70.000 người, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%. 4.1.5. Kinh tế - xã hội Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Vân Trung, khu công nghiệp Đình Trám. Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng, với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động (số liệu tháng 11/2011). Ngoài ra, xã Quảng Minh huyện Việt Yên là xã có những làng trồng rau xanh có diện tích lớn vào loại nhất khu vực miền bắc như: làng Đông Long, làng Mật Ninh,
  37. 29 làng Khả lý Thượng, làng Đình Cả cung cấp ra cho cho hầu hết miền Bắc. Đây cũng là 4 làng quan họ cổ thuộc danh sách 23 làng quan họ Bắc giang, nơi lưu truyền những làn điệu quan họ của Kinh Bắc xưa ven dòng sông Cầu huyền thoại và lịch sử. Các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện: THPT Việt Yên số 1 THPT Việt Yên số 2 THPT Lý Thường Kiệt Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 4.2. Thực trạng chăn nuôi của trang trại 4.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại vịt Nông Lâm Trại vịt Nông Lâm thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là một cơ sở của công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh được xây dựng và đi vào hoạt động tháng 5 năm 2018. Ban đầu, trang trại chăn nuôi lợn thịt nhưng đầu năm 2019 do ảnh hưởng của dịch tả Châu Phi nên đàn lợn chết hết, vì vậy trang trại đã chuyển hướng sang chăn nuôi vịt đẻ và nhập lứa vịt đầu tiên vào đầu tháng 10 năm 2019. 4.2.2. Thực trạng sản xuất của trang trại vịt Nông Lâm Tổng diện tích trang trại khoảng 1ha, trong đó diện tích chăn nuôi vịt đẻ khoảng 3000m2. Hiện tại trại đang có và khai thác hơn 9000 vịt bố mẹ thuộc giống vịt STAR 53. Đây là giống vịt có nguồn gốc từ Pháp do tập đoàn GRIMAUD Pháp lai tạo, chúng là một trong những giống vịt có xuất xứ từ Châu Âu. Giống vịt này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mô hình trang trại và có giá trị kinh tế cao được xuất bán rộng rãi ở nhiều nơi. Tỷ lệ đẻ hiện nay dao động từ 60 - 70%, cung cấp trứng cho lò ấp của công ty GRIMAUD, cung cấp giống cho người chăn nuôi. Ngoài ra, trứng còn được công ty Hưng Phú và các đại lí thu mua.
  38. 30 Phương thức chăn nuôi: Nuôi khô hoàn toàn không cần bơi lội, việc lựa chọn phương thức chăn nuôi này giúp chủ động trong việc kiểm soát được dịch bệnh hạn chế việc lây lan, phát tán mầm bệnh, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước. Trại sử dụng thức ăn do nhà máy chế biến đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho vịt 2 bữa/ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Khi tỉ lệ đẻ đạt 50% thì cho vịt ăn tự do trong thời gian ban ngày. Trại được thiết kế nằm xa khu dân cư, rộng rãi, thoáng mát. Có nhà sát trùng ở cổng vào. - Được lắp đặt, trang bị hệ thống đường ống uống và máng ăn tự động. - Trang trại gồm 2 chuồng, diện tích mỗi chuồng khoảng 1500 m2 + Chuồng 1 chia làm 3 ô nuôi vịt khỏe mạnh và 1 ô vịt loại, được ngăn cách bởi lưới quây. Số lượng vịt đầu vào là 4150 con. + Chuồng 2 chia làm 3 ô nuôi vịt khỏe mạnh và 1 ô vịt loại, tiếp giáp với chuồng 1 và được ngăn cách bằng 1 bức tường cao 1,8 mét. Số lượng vịt đầu vào là 5141 con. - Bao quanh trại là hệ thống tường bao cao trên 2 mét để đảm bảo an ninh và an toàn dịch tễ của trại. - Hướng chuồng trại theo hướng Đông Nam. - Chuồng có hệ thống làm mát hiện đại phía đầu của mỗi chuồng có tác dụng chống nóng rất tốt, điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi cho vịt vào mùa hè, hệ thống quạt gió đảm bảo độ thông thoáng cao. - Tất cả hệ thống quạt gió, hệ thống nâng máng và hệ thống điện đều điều khiển bằng cầu giao tự động. - Trại có nhà sát trùng riêng cho công nhân và kỹ sư khi ra vào chuồng Trại có nhà kho chứa thức ăn cho vịt và nhà kho chứa thuốc. * Các công trình phụ trợ: Phía bên phải khu vực sản xuất chăn nuôi có khu nhà ở, bếp cho công nhân
  39. 31 Dãy nhà kho chứa vôi sát trùng và vật tư xây dựng, 1 số máy móc phục vụ cho chăn nuôi. 4.2.2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng đối tượng trong trang trại Quản lí trại Thủ kho Công nhân Sinh viên thực tập Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của trang trại (Nguồn: Quản lí trại cung cấp) Quản lí trại (kiêm kỹ thuật trang trại): Là người chịu trách nhiệm chung của trại, bao gồm quá trình sản xuất và quản lí nhân công. Công việc của quản lí là quan sát và theo dõi chuồng trại, ghi chép sự khác lạ để có biện pháp xử lí kịp thời. Theo dõi, phân công và hướng dẫn công nhân làm việc. Theo dõi tình hình số trứng tăng giảm trong ngày, ghi sổ hoạt động và nhận xét hàng ngày. Thủ kho: Thực hiện việc nhập, xuất trứng hàng ngày. Theo dõi số lượng cám và trấu trong kho. Chịu trách nhiệm quản lí nguồn thu chi của toàn trang trại. Công nhân: Là người trực tiếp chăm sóc chuồng trại. Cụ thể như sau: 4h30 -> 5h30: Nhặt trứng lần 1. Dọn dẹp chuồng trại. 7h -> 9h: Nhặt trứng lần 2. Kiểm tra máng ăn máng uống sạch sẽ trước khi cho vịt ăn, phân loại trứng. 9h ->10h: Nhặt trứng lần 3 và phân loại trứng. 14h ->15h: Nhặt trứng lần 4 và phân loại trứng. 15h ->16h: Vận chuyển cám vào chuồng để chuẩn bị cho ngày tiếp theo. 16 ->17h: Rải trấu, rắc men vi sinh. Tiến hành điều chỉnh độ to nhỏ của quạt thông gió dựa vào thời tiết để luôn tạo sự thông thoáng trong chuồng. Kiểm tra hệ thống điện nước kỹ càng trước khi ra khỏi chuồng.
  40. 32 17h ->17h30: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sử dụng và đồ bảo hộ. Ngoài những việc chính trên còn phát sinh những công việc khác như: Tiêm vacxin, hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa trang thiết bị khi gặp sự cố, chọn lọc vịt nhỏ, vịt yếu và bệnh sang ô loại nhằm tạo sự đồng đều cho vịt và tránh lây bệnh sang cho nhau, phân loại vịt trống mái vào từng ô để gần đúng với tỷ lệ 1 trống/6 mái, vệ sinh xung quanh trang trại. Mọi việc đều dưới sự phân công của quản lí trại. Sinh viên thực tập: Chủ yếu là sinh viên thuộc các chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y của các trường đại học: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đại học Nông lâm Bắc Giang, Học viện Nông nghiệp Hà Nội và học sinh các trường nghề. Tham gia các công việc thực tế tại trại. Thực hiện các công việc mà quản lí trại phân công. Do tính chất sản xuất của trang trại không đòi hỏi nhiều lao động cho nên nhìn chung cơ cấu tổ chức của trang trại tương đối đơn giản. Tuy nhiên trang trại có sự phân công lao động một cách hợp lý và đảm bảo tiêu chuẩn cho ngành sản xuất. Bảng 4.1: Độ tuổi, trình độ lao động của trang trại Số lượng Trình độ Chỉ tiêu Độ tuổi (người) học vấn Quản lí trại 1 Đại học 26 Thủ kho 1 TH Phổ thông 50 Công nhân 2 TH Phổ thông 25-30 Sinh viên thực tập 2 Đại học 22-25 (Nguồn: Quản lí trại cung cấp) Nhìn từ bảng 4.1 ta thấy: Trình độ học vấn của trang trại tương đối cao. Đây là lợi thế trong việc vận dụng linh hoạt, tiếp thu thông tin nhanh, tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Trong chăn nuôi bên cạnh
  41. 33 việc dựa vào kinh nghiệm thực tế, thì đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức chuẩn khi đó mới nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Nhìn chung độ tuổi của trang trại khá trẻ, độ tuổi của công nhân phù hợp bởi chăn nuôi đòi hỏi có sức khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó. 4.2.2.2. Công tác chăm sóc, phòng dịch của trang trại Đây là một trang trại được đầu tư khá quy mô và hiện đại, các công tác liên quan đến vấn đề an toàn sinh học rất được chủ trang trại và các công nhân viên trong trại hết sức quan tâm và chú trọng khu chăn nuôi đều có tường rào không cho người và gia súc ở ngoài ra vào, có treo bảng nội quy phòng bệnh, kiểm soát người và phương tiện ra vào trại. - Tất cả mọi người trong trại không được phép ra khỏi trại trừ trường hợp cần thiết. Nếu người trong trại ra khỏi trại và quay lại cũng như khách đến trại hay bất kì loại xe nào từ ngoài vào trại đều phải đi qua cổng phun sương sát trùng. Nếu vào chuồng phải tắm rửa và thay quần áo bảo hộ lao động trong trại, đeo khẩu trang và đi ủng. Chuồng nuôi phải được quét dọn hàng ngày, cọ rửa máng, phun thuốc sát trùng. Khu vực ngoài chuồng nuôi. Môi trường xung quanh chuồng nuôi phải được vệ sinh 2 lần/tuần. +) Rắc vôi bột xung quanh lối đi lại và trước cổng trại 50m ra phía ngoài. +) Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi. +) Phun thuốc sát trùng ngoài chuồng nuôi 1 lần/ tuần.
  42. 34 A, Công tác chăm sóc của trang trại Các công việc thực hiện trong thời gian thực tập tại trang trại: Bảng 4.2: Kết quả thực hiện công tác chăm sóc chuồng trại Số lượng Kết quả Tỷ lệ STT Công việc yêu cầu đã thực (%) (lần) hiện 1 Quét dọn chuồng vịt 120 120 100 2 Vệ sinh máng ăn, máng uống 120 120 100 3 Rắc men vi sinh 16 16 100 4 Vệ sinh màng nhện, tường xung quanh 8 8 100 5 Vệ sinh quạt công nghiệp 8 8 100 (Nguồn: Nhật kí thực tập của tác giả) Kĩ thuật thu nhặt trứng Vịt thường đẻ trứng vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 4 - 5 giờ sáng để tránh trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị dập, vỡ. Trứng xếp vào khay để vào sọt chuyên dụng và chuyển vào kho lạnh để bảo quản. Vịt đẻ tập trung vào 2 - 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn đến 7 - 8 giờ. Nên nhặt trứng làm 2 - 3 lần để trứng sạch sẽ. Trứng sau khi nhặt xong được phân làm nhiều loại: + Trứng ấp loại 1 (là loại to đều, không méo, lớp vỏ trứng dày, không dập vỡ nặng trên 72g). + Trứng ấp loại 2 (là trứng đủ các tiêu chuẩn trứng ấp như trứng loại 1, nặng từ 65 - 72g). + Trứng loại nhỏ (là trứng không đủ tiêu chuẩn ấp, vỏ bị biến dạng hoặc vỏ mỏng, nặng dưới 65g). + Trứng hai lòng (là loại trứng to hơn bình thường, soi thấy 2 lòng đỏ bên trong).
  43. 35 + Trứng dập. Trứng bẩn có thể rửa bằng dung dịch có sát trùng, tỉ lệ pha 1/300, nhiệt độ nước trong quá trình rửa là 370C. Tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước bẩn, vì như vậy vi sinh vật dễ xâm nhập làm thối trứng. Trứng cần bảo quản ở nhiệt độ 18 - 200C và bảo quản từ 3 - 5 ngày, tối đa là 7 ngày phải đưa vào ấp. Nếu để lâu hơn tỉ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng. B, Biện pháp phòng chống dịch tại trang trại Bảng 4.3: Quy trình tiêm phòng của trại trong suốt thời gian nuôi vịt Tuổi vịt Tên vacxin Liều dùng Vị trí tiêm 10 ngày Dịch tả vịt 0,5ml/con Dưới da 2 tuần Cúm gia cầm 0,5ml/con Dưới da 4 tuần Dịch tả vịt 0,5ml/con Dưới da 5 tuần Cúm gia cầm 0,5ml/con Dưới da 7 tuần Tụ huyết trùng 0,5ml/con Dưới da 9 tuần Dịch tả vịt 0,5ml/con Dưới da 10 tuần Viêm gan vịt 0,5ml/con Dưới da 11 tuần Tụ huyết trùng 1ml/con Dưới da 17 tuần Viêm gan vịt 0,5ml/con Dưới da 18 tuần Cúm gia cầm 1ml/con Dưới da 34 tuần Cúm gia cầm 1ml/con Dưới da 37 tuần Tụ huyết trùng 1ml/con Dưới da 50 tuần Cúm gia cầm 1ml/con Dưới da (Nguồn: Quản lí trại cung cấp) LƯU Ý: - Vacxin phải thực hiện đúng lịch, đúng liều lượng và đúng vị trí tiêm. - Một ngày trước và sau chủng vacxin, phải cho vịt uống Glucvit C - Ngày làm vacxin, và ngày tiếp theo, cho uống Paracetamol và Glucovit C.
  44. 36 4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại Để phân tích hiệu quả kinh tế của trang trại, đề tài chọn hướng phân tích dựa trên sự tổng hợp chi phí, doanh thu của trang trại trong từng tháng và tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình excel. Qua đó, trên cơ sở tính toán các khoản lợi nhuận của từng tháng, đồng thời đánh giá sự biến động các loại chi phí của trang trại qua các tháng để từ đó thấy được xu hướng biến động của doanh thu và lợi nhuận qua các tháng. Do tính phức tạp của các khoản chi phí trong chăn nuôi nên việc thu thập số liệu gặp không ít khó khăn. Mặt khác, do tình hình giá trứng, giá thức ăn chăn nuôi, giá thuốc thú y biến động bất thường cho nên để số liệu thu thập và kết quả không bị sai lệch lớn, bài báo cáo chọn mốc thời gian gần nhất để phân tích hiệu quả chăn nuôi của trang trại. Trong bài phân tích này đề cập đến lứa vịt đầu tiên của trang trại nhập đàn tháng 10 năm 2019. 4.3.1. Tình hình chi phí trong chăn nuôi Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi, chi phí càng thấp chứng tỏ người nuôi có phương pháp chăn nuôi hiệu quả. Để đánh giá tính hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi đòi hỏi cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí điều này giúp người chăn nuôi kết hợp các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi của trang trại gồm có các khoản sau: - Các biến phí: chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí lao động, chi phí khác. - Các định phí: chi phí chuồng trại, máy móc, tính định phí phân bổ cho mỗi năm sau đó chia cho 12 tháng. Chi phí lao động: Theo quản lí trại tổng đàn vịt nuôi là hơn 9000 con cộng với quy mô chuồng kiên cố và cách thiết kế máng ăn thuận tiện, thức ăn
  45. 37 cho vịt ăn hoàn toàn là thức ăn tổng hợp nên ước tính chỉ cần 2 lao động chính và 2 sinh viên thực tập kết hợp với sự hỗ trợ chăm sóc của kỹ thuật trại mỗi khi tiêm vacxin hay điều trị bệnh. A, Biến động chi phí của trang trại giai đoạn từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020. Thứ nhất: Chi phí thức ăn Bảng 4.4: Chi phí thức ăn từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020 Chi phí thức ăn Tổng chi phí Tỷ trọng Năm Tháng (1000đ) (1000đ) (%) Tháng 10 178.250 286.377 62,24 2019 Tháng 11 255.750 372.976 68,57 Tháng 12 333.831 454.714 73,42 Tổng 767.831 1.114.067 68,92 Tháng 1 479.162 599.745 79,89 2020 Tháng 2 309.858 437.982 70,75 Tháng 3 224.055 339.357 66,02 Tổng 1.013.075 1.377.084 73,57 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy, tỷ trọng chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Cụ thể: Năm 2019 chi phí thức ăn tháng 12 chiếm tỷ trọng cao nhất là 73,42%. Năm 2020, tháng 1 chiếm tỷ trọng cao nhất 79,89%, tháng 2 chiếm 70,75%, tháng 3 chiếm 66,02%. Ta thấy chi phí này có nhiều biến động qua các tháng, chi phí tháng 12 và tháng 1 cao nhất, do 2 tháng này vịt đã bước vào giai đoạn đẻ nhiều cần cho vịt ăn liên tục cả ngày lẫn đêm nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng để vịt đẻ tốt nhất.
  46. 38 Thứ 2: Chi phí điện nước Bảng 4.5: Chi phí điện nước của trang trại từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020 Chi phí điện Tổng chi phí Tỷ trọng Năm Tháng nước (1000đ) (1000đ) (%) Tháng 10 10.000 286.377 3,49 2019 Tháng 11 11.000 372.976 2,95 Tháng 12 12.000 454.714 2,64 Tổng 33.000 1.114.067 2,96 Tháng 1 12.000 599.745 2,00 2020 Tháng 2 11.000 437.982 2,51 Tháng 3 13.000 339.357 3,83 Tổng 36.000 1.377.084 2,61 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Nhìn vào bảng số liệu 4.5 ta thấy: Chi phí điện nước chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí. Cụ thể, năm 2019 tỷ trọng chi phí điện nước tháng 10 chiếm tỷ trọng cao nhất là 3,49%. Năm 2020, tháng 2 chiếm 2,51%, tháng 3 chiếm 3,83%. Do mô hình chăn nuôi đòi hỏi hệ thống điện thắp sáng thường xuyên và quạt mát mùa hè nên khoản chi phí này có xu hướng tăng về tháng 3, nguyên nhân là do thời tiết nóng hơn nên chi phí điện tăng hơn so với 2 tháng trước.
  47. 39 Thứ 3: Chi phí trấu rắc chuồng Bảng 4.6: Chi phí trấu từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 Chi phí trấu Tổng chi phí Tỷ trọng Năm Tháng (1000đ) (1000đ) (%) Tháng 10 4.500 286.377 1,57 2019 Tháng 11 12.600 372.976 3,38 Tháng 12 13.600 454.714 2,99 Tổng 30.700 1.114.067 2,76 Tháng 1 11.900 599.745 1,98 2020 Tháng 2 14.000 437.982 3,20 Tháng 3 7.700 339.357 2,27 Tổng 33.600 1.377.084 2,44 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2019 tỷ trọng chi phí mua trấu trong tháng 11 là cao nhất 3,38% và tháng 2 năm 2020 chiếm 3,20% nguyên nhân là do tháng này mưa nhiều độ ẩm cao khiến chuồng trại ẩm ướt nên cần số lượng lớn trấu hơn những ngày bình thường, cụ thể như tháng 3 chi phí về khoản này đã giảm do thời tiết khô ráo. Khác với chăn nuôi lợn hay chăn nuôi gia cầm theo hướng thịt, ngoài điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thích hợp thì chăn nuôi vịt đẻ phải chú ý đến chuồng trại khô ráo để không ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Trên đây chỉ là những phân tích về các khoản chi phí biến động qua các tháng, tuy nhiên có những khoản chi phí không thay đổi qua các tháng nên để thấy rõ hơn tỷ trọng ảnh hưởng của từng khoản chi phí ta phân tích bảng 4.7 sau:
  48. 40 B, Tỷ trọng các khoản chi phí chăn nuôi từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020 Bảng 4.7: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi vịt đẻ của trang trại từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 ĐVT: 1000 đ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2020/2019 STT Khoản mục Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Giống 127.751 11,47 127.751 9,28 0 0 2 Thức ăn 767.831 68,92 1.013.076 73,57 245.245 32 3 Thuốc thú y 3.036 0,27 12.788 0,93 9.752 321 4 Men vi sinh 4.200 0,38 6.320 0,46 2.120 50 5 Trấu 30.700 2,76 33.600 2,44 2.900 9 6 Chi phí điện nước 33.000 2,96 36.000 2,61 3.000 9 Khấu hao tài sản 7 57.833 5,19 57.833 4,20 0 0 cố định 8 Chi phí lao động 84.000 7,54 84.000 6,10 0 0 Mức phân bổ công 9 5.715 0,51 5.715 0,42 0 0 cụ dụng cụ 10 Tổng chi phí 1.114.067 100,00 1.377.084 100,00 263.017 24 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) 5.19 7.54 0.51 2.96 Giống 11.47 2.76 Thức ăn 0.38 0.27 Thuốc thú y Men vi sinh Trấu 68.92 Chi phí điện nước Khấu hao tài sản cố định Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi cho vịt đẻ từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại)
  49. 41 4.20 2.61 6.10 0.42 9.28 2.44 0.46 Giống 0.93 Thức ăn Thuốc thú y Men vi sinh Trấu 73.57 Chi phí điện nước Khấu hao tài sản cố định Chi phí lao động Mức phân bổ công cụ dụng cụ Hình 4.3: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi cho vịt đẻ từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Kết quả bảng 4.7 cho ta thấy chi phí thức ăn, chi phí con giống ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí của trang trại. Năm 2019, chi phí thức ăn có giá trị 767.831 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (68,92%). Do trang trại sử dụng nguồn thức ăn hoàn toàn là thức ăn tổng hợp và nhu cầu thức ăn cho vịt đẻ nhiều hơn vịt hướng thịt cho nên khi chi phí thức ăn tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí chăn nuôi làm cho giá thành chăn nuôi tăng cao điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận chăn nuôi của trang trại. Tuy nhiên, so với năm 2020 thì lượng chi phí này vẫn nhỏ hơn 245.245 nghìn đồng vì giai đoạn này vịt bước vào giai đoạn đẻ nhiều cần cho vịt ăn liên tục cả ngày lẫn đêm nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng để vịt đẻ tốt nhất. Chi phí con giống của trang trại cũng tương đối cao có giá trị 127.751 nghìn đồng chiếm 11,47% tổng chi phí năm 2019 và 9,28% năm 2020. Nguyên nhân là do trại nhập đàn giống vịt giai đoạn hậu bị nên giá cao hơn giá vịt con giống nhưng đồng thời sẽ giảm được thời gian chăm sóc và chi phí lao động.
  50. 42 Chi phí lao động: Trang trại sử dụng hoàn toàn bằng lao động thuê nhưng do chuồng trại được xây dựng kiên cố và thuận lợi cộng thêm thức ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp không phải qua pha chế nên theo ước tính với lượng nuôi khoảng 9000 vịt chỉ cần 4 người chăm sóc trực tiếp. Do đó loại chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí, cụ thể năm 2019 chiếm 7,54%, năm 2020 chiếm 6,1% tổng chi phí. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Ở đây trang trại có sự đầu tư rất kiên cố về chuồng trại nhằm mục đích nuôi lâu dài (ước tính thời hạn sử dụng 15 năm) nên tỷ lệ khấu hao cho một tháng tương đối thấp. Tiếp theo là chi phí trấu. Việc chăn nuôi vịt đẻ trong môi trường nuôi nhốt hoàn toàn như vậy cần sử dụng đệm lót sinh thái bằng nguyên liệu trấu trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu giảm khí độc và mùi hôi, tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm. Song chất lượng trứng cao hơn, ít dập vỡ, điều đó làm cho doanh thu của trang trại cao hơn. Cụ thể chi phí trấu năm 2020 cao hơn so với năm 2019 là 2.900 nghìn đồng, nguyên nhân là do thời tiết đầu năm 2020 mưa nhiều độ ẩm cao khiến chuồng trại ẩm ướt nên cần số lượng lớn trấu hơn những ngày bình thường. Chi phí điện nước chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí, cụ thể năm 2019 chi phí này có giá trị 33.000 nghìn đồng, chiếm 2,96% tổng chi phí. So với năm 2020 thì chi phí này thấp hơn 3.000 nghìn đồng. Những chi phí khác của trang trại chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trên tổng chi phí. Điển hình như chi phí về men vi sinh, chi phí thuốc thú y, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng chi phí. Tổng chi phí 3 tháng cuối năm 2019 là 1.114.067 nghìn đồng và 3 tháng đầu năm 2020 là 1.377.084 nghìn đồng với tốc độ tăng là 24% ứng với mức tăng là 263.017 nghìn đồng. Nguyên nhân là do đặc điểm sinh sản, yếu tố thời tiết và thực hiện tiêm vacxin trong giai đoạn này làm cho chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí trấu, chi phí điện nước và chi phí men vi sinh tăng làm cho tổng chi phí tăng.
  51. 43 Nhìn chung, chi phí chăn nuôi của trang trại ở mức tương đối cao. Chính vì vậy thời điểm nào giá trứng tăng cao thì trang trại mới có lợi nhuận, còn ngược lại, nếu giá giảm thì có thể bị lỗ. Do đó trang trại cần có biện pháp đầu tư hợp lí để đem lại hiệu quả cao. 4.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại 4.3.2.1. Giá trứng trong giai đoạn từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 Bảng 4.8: Bảng thể hiện giá trứng biến động qua các tháng của trang trại ĐVT: đồng Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Trứng loại 1 7000 7000 8000 8000 7000 3000 Trứng loại 2 4000 4000 5000 5000 4000 3000 Trứng Nhỏ 1500 1500 1800 1200 1600 1700 Trứng dập 1200 1200 1400 1400 1000 1000 Hai lòng 2500 2500 2800 2500 2300 2300 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Trứng loại 1 Trứng loại 2 Trứng Nhỏ Trứng dập Hai lòng 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 T H Á N G 1 0 T H Á N G 1 1 T H Á N G 1 2 T H Á N G 1 T H Á N G 2 T H Á N G 3 N Ă M 2 0 1 9 N Ă M 2 0 2 0 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện biến động giá trứng qua các tháng của trang trại (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại)
  52. 44 Qua bảng 4.8 ta thấy: Giá của các loại trứng giữa các tháng có sự thay đổi khác nhau, cụ thể: Năm 2019, giá của trứng loại 1 dao động 7000 - 8000đ/quả, là loại trứng được chọn lọc để ấp và có giá cao nhất, vì đây là trứng có chất lượng và tỷ lệ ấp cho vịt con giống khỏe mạnh, với giá 7000đ - 8000đ/quả thì giá vịt giống tương ứng khoảng 18.000 - 20.000đ/con. Năm 2020 giá trứng loại 1 giảm sâu từ 8000đ/quả xuống còn 3000đ/quả, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch covid- 19 làm cho thị trường vịt giống giảm nên bắt đầu từ tháng 3/2020 trại tiến hành dập vịt bằng phương pháp giảm khẩu phần ăn vì vậy tỷ lệ ấp không được cao nên giá trị của trứng loại 1 lúc này bằng trứng loại 2 nên giá của 2 loại trứng này là như nhau. Giá trứng loại 2 không có sự thay đổi nhiều, dao động từ 3000 - 5000đ/quả. Trứng loại dập và loại nhỏ có giá thấp nhất, giá cao nhất của trứng dập là 1400đ/quả và cao nhất của trứng loại nhỏ là 1800đ/quả. Tháng 12 năm 2019 và tháng 1 năm 2020 là 2 tháng có giá bán cao nhất nguyên nhân là do ảnh hưởng từ dịch tả Châu Phi, nhu cầu về thịt gia cầm và trứng tăng mạnh, người dân chuyển đổi sang nuôi vịt khá nhiều, nguồn giống khan hiếm khiến giá vịt giống tăng cao nên giá bán trứng được đẩy lên cao. Việc giá trứng tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công ty thu mua và theo giá của thị trường vịt giống. Nhìn chung qua 6 tháng giá trứng của từng loại có sự diễn biến phức tạp, lúc tăng lúc giảm do có lúc cung, cầu về sản phẩm trên thị trường không cân bằng, lúc thì cung vượt cầu làm cho giá giảm, lúc thì cầu vượt cung làm cho giá tăng. Kết luận: Giá của sản phẩm trứng ảnh hưởng đến doanh thu của trại, việc thay đổi giá bán cao hay thấp phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, để đảm bảo doanh thu, phải luôn bám sát thị trường để mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng để giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận. Nếu bán ở trên các thị trường khác nhau, vào những thời điểm khác nhau thì giá cũng có sự khác nhau.
  53. 45 4.3.2.2. Doanh thu của trang trại Doanh thu của trang trại là từ tiêu thụ sản phẩm chính là trứng và vịt loại, để phân tích biến động doanh thu qua các tháng của trang trại ta tiến hành phân tích các bảng số liệu sau: Bảng 4.9: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng cuối năm 2019 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng % Trứng loại 1 0 8.414 261.120 269.534 63,78 Trứng loại 2 356 41.840 92.950 135.146 31,98 Trứng Nhỏ 1.176 5.432 2.707 9.315 2,20 Trứng dập 68 731 4.068 4.868 1,15 Hai lòng 58 730 2.951 3.739 0,88 Vịt loại 0 0 0 0 0 Tổng doanh thu 1.658 57.146 363.797 422.601 100,00 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Từ bảng 4.9 ta thấy doanh thu giữa ba tháng cuối năm 2019 có sự chênh lệch lớn. Trong đó, doanh thu tháng 10 thấp nhất là 1.658 nghìn đồng chủ yếu thu được từ doanh thu bán trứng nhỏ, do đây là tháng đầu tiên bước vào giai đoạn sinh sản của vịt nên tỷ lệ đẻ thấp, chất lượng trứng không đồng đều, nên sản lượng trứng bán ra thấp, doanh thu thấp. Tuy nhiên từ tháng 11 đến tháng 12 doanh thu tăng mạnh từ 57.146 nghìn đồng lên đến 363.797 nghìn đồng, nguyên nhân là sản lượng trứng tăng và giá trứng tăng làm cho doanh thu tăng. Trong các chỉ tiêu trong bảng phân tích, ta thấy chỉ tiêu trứng loại 1 chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 63,78% tổng doanh thu, tiếp theo là trứng loại 2 chiếm 31,98%, các chỉ tiêu còn lại chiếm tỉ trọng khá nhỏ. Vì đây là 2 loại trứng chất lượng hơn cả và có giá bán cao hơn nên chiếm tỷ trọng cao hơn các loại
  54. 46 trứng khác. Bảng 4.10: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng đầu năm 2020 ĐVT: 1000đ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng % Chỉ tiêu Trứng loại 1 739.200 899.640 280.200 1.919.040 89,22 Trứng loại 2 86.475 81.712 32.736 200.923 9,34 Trứng Nhỏ 4.402 6.611 1.214 12.227 0,57 Trứng dập 2.411 7.992 3.548 13.951 0,65 Hai lòng 1.803 2.371 405 4.579 0,21 Vịt loại 135 135 0 270 0,01 Tổng doanh thu 834.425 998.462 318.103 2.150.989 100,00 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại) Từ bảng 4.10 ta thấy: Trong 2 tháng đầu năm tháng 1 và tháng 2 doanh thu khá cao lần lượt là 834.425 (nghìn đồng) và 998.462 (nghìn đồng), nguyên nhân là do sản lượng trứng và giá bán của 2 tháng này cao hơn so với tháng còn lại, ngoài ra trong tháng 2 trang trại còn bán thêm một số lượng lớn sản phẩm phụ vịt loại, trong khi tháng 3 không có. Từ tháng 2 đến tháng 3 doanh thu giảm dần từ 998.462 nghìn đồng xuống còn 318.103 nghìn đồng tại tháng 3, nguyên nhân là do sản lượng và giá bán đều giảm mạnh làm cho doanh thu giảm. Cũng giống như năm 2019, trong các chỉ tiêu trong bảng phân tích, ta thấy chỉ tiêu trứng loại 1 chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 89,22% tổng doanh thu, tiếp theo là trứng loại 2 chiếm 9,34%, các chỉ tiêu còn lại chiếm tỉ trọng khá nhỏ chưa đến 1%. 4.3.2.3. Thị trường tiêu thụ trứng của trang trại Trứng sau khi được phân loại sẽ được đem vào kho lạnh để bảo quản, thị trường tiêu thụ trứng của từng loại là khác nhau, cụ thể:
  55. 47 Trứng loại 1, trứng loại 2 là hai loại trứng có trọng lượng lớn và to đều, không dập vỡ, tỷ lệ ấp nở cao nên thị trường tiêu thụ của hai loại trứng này là lò ấp trứng của công ty Grimaud và công ty Hưng Phú. Vì là loại có chất lượng tốt nhất nên giá của hai loại trứng này cũng cao hơn so với các loại trứng khác, tuy nhiên giá bán thường thay đổi tùy thuộc vào giá vịt con giống. Trứng loại nhỏ là trứng không đủ tiêu chuẩn ấp như không đủ trọng lượng, tròn, méo. Loại trứng này sẽ được thương lái đến trại thu mua, sau đó phân phối cho các chợ đầu mối, hay các lò ấp trứng vịt lộn và cuối cùng là đến người tiêu dùng, do đó giá trứng có thể thấp hơn giá bán tại chợ và có nguy cơ bị thương lái ép giá, nhưng bù lại trang trại sẽ tiết kiệm được thời gian và lao động vận chuyển sản phẩm ra chợ bán. Trứng loại dập và hai lòng được tiêu thụ cho các cửa hàng quán ăn, cửa hàng đồ khô, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn và căng teen trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, tuy không thay đổi về giá trị dinh dưỡng, nhưng giá bán thường rất thấp. 4.3.3. Kết quả chăn nuôi và chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại Để đánh giá kết quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại, bài viết tiến hành tính toán lợi nhuận thông qua doanh thu và chi phí. Còn để đánh giá hiệu quả chăn nuôi của trang trại, bài viết sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất doanh thu trên chi phí. Để biết được các khoản chỉ tiêu kết quả, hiệu quả cũng như biến động của chúng, ta tiến hành phân tích bảng 4.11 sau:
  56. 48 Bảng 4.11: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3 tháng cuối năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 Năm Năm Năm 2020/2019 Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 Giá trị % Tổng doanh thu (TR) Nghìn đồng 422.601 2.150.989 1.728.388 409 Tổng chi phí (TC) Nghìn đồng 1.114.067 1.377.084 263.017 24 Lợi nhuận (Pr) Nghìn đồng -691.466 773.905 1.465.371 212 Pr/ TC Lần -0,62 0,56 1,18 191 Pr/ TR Lần -1,64 0,36 2,00 122 TR/ TC Lần 0,38 1,56 1,18 312 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại và tính toán của tác giả) 2,500,000 2,150,989 2,000,000 1,500,000 1,377,084 1,114,067 1,000,000 773,905 422,601 500,000 0 Năm 2019 Năm 2020 -500,000 -691,466 -1,000,000 Tổng doanh thu (TR) Tổng chi phí (TC) Lợi nhuận (Pr) Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3 tháng cuối năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của trang trại và tính toán của tác giả) Thứ nhất: Phân tích chỉ tiêu kết quả Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận cụ thể năm 2019 là - 691.466 nghìn đồng và năm 2020 là 773.905 nghìn đồng với tốc độ tăng là 212% ứng
  57. 49 với mức tăng là 1.465.371 nghìn đồng. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Cụ thể, tốc độ tăng doanh thu của năm 2020 là 409% còn tốc độ tăng chi phí là 24%. Thứ hai: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả Năm 2019, tỷ suất lợi nhuận/chi phí là -0,62 nghĩa là cứ một đồng chi phí trang trại sẽ -0,62 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2020 tỷ số này là 0,56 nghĩa là lúc này một đồng chi phí bỏ ra trang trại thu được 0,56 đồng lợi nhuận. Vậy tỷ suất lợi nhuận/chi phí năm 2020 cao hơn năm 2019 với giá trị tuyệt đối là 1,18 với tốc độ tăng tương ứng là 191%. Xét về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ta thấy năm 2019 là -1,64 nghĩa là trong một đồng doanh thu thu được trang trại sẽ -1,64 đồng lợi nhuận. Năm 2020, trong một đồng doanh thu đem lại cho trang trại 0,36 đồng lợi nhuận. Vậy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2020 cao hơn năm 2019 với giá trị tuyệt đối là 2,00 lần với tốc độ tăng tương ứng là 122%. Về tỷ suất doanh thu/chi phí ta thấy năm 2019 là 0,38 nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí trang trại thu được 0,38 đồng doanh thu. Năm 2020, cứ bỏ ra một đồng chi phí trang trại thu được 1,56 đồng doanh thu. Vậy tỷ suất doanh thu/chi phí năm 2020 cao hơn năm 2019 với giá trị tuyệt đối là 1,18 lần với tốc độ tăng tương ứng là 312%. Vì chu kì kinh doanh của vịt là 12 tháng, hiện tại trang trại đã chăn nuôi được 6 tháng (giai đoạn 1) và đang lãi 82.439 nghìn đồng, ước tính trong 6 tháng còn lại (giai đoạn 2) kết quả kinh tế của trang trại như sau: Bảng 4.12: Ước tính kết quả kinh tế trong 6 tháng tiếp theo của trang trại GĐ 2/GĐ 1 Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 (%) Tổng doanh thu (TR) Nghìn đồng 2.573.590 3.036.690 17,99 Tổng chi phí (TC) Nghìn đồng 2.491.151 2.549.464 2,34 Lợi nhuận (Pr) Nghìn đồng 82.439 487.226 491,01 (Nguồn: Tính toán của tác giả)
  58. 50 Ước tính tổng doanh thu trong giai đoạn 2 của trang trại là 3.036.690 nghìn đồng tăng 17,99% so với giai đoạn 1 giả sử giá bán không thay đổi, tỷ lệ đẻ đạt khoảng 60%. Ước tính tổng chi phí trong giai đoạn 2 là 2.549.464 nghìn đồng, tăng 2,34% so với giai đoạn 1 giả sử chi phí thức ăn thay đổi trong khi mọi chi phí khác không đổi. Ước tính lợi nhuận của trang trại là 487.226 nghìn đồng, tăng 491,01%. So với giai đoạn 1 thì giai đoạn này đặc điểm sinh sản của vịt đã ổn định, vịt cho trứng đều và chất lượng, tỷ lệ đẻ không quá thấp như cuối năm 2019 cũng không quá cao như đầu năm 2020. Bảng 4.13: Ước tính kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ trong vòng 1 năm (một chu kì kinh doanh) của trang trại Một chu kì Chỉ tiêu ĐVT kinh doanh Tổng doanh thu (TR) Nghìn đồng 5.610.280 Tổng chi phí (TC) Nghìn đồng 5.040.615 Lợi nhuận (Pr) Nghìn đồng 569.665 Pr/ TC Lần 0,11 Pr/ TR Lần 0,10 TR/ TC Lần 1,11 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Qua quá trình phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của giai đoạn 1 và ước tính kết quả kinh tế của giai đoạn 2, ước tính trong một chu kì kinh doanh trang trại bỏ ra 5.040.615 nghìn đồng tổng chi phí, đem lại 5.610.280 nghìn đồng doanh thu, thu về cho trang trại 569.665 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 0,11 nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí trang trại sẽ thu được 0,11 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 0,10 nghĩa là trong một đồng doanh thu đem lại cho trang trại 0,10 đồng lợi nhuận.
  59. 51 Tỷ suất doanh thu/chi phí là 1,11 nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí trang trại sẽ thu được 1,11 đồng doanh thu. 4.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của trang trại Chăn nuôi vịt đã tồn tại từ lâu của người dân Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi của người dân nơi đây đa số là chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ lẻ. Trang trại vịt Nông Lâm là trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp nuôi nhốt hoàn toàn, sự ra đời của mô hình chăn nuôi trên địa bàn sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người dân về phương thức chăn nuôi, từ đó có ảnh hưởng nhất định đến ngành chăn nuôi của địa phương. Kinh tế trang trại phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức, giữa trang trại và các thành viên kinh tế khác như: HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các nhà máy chế biến nông sản, các công ty xuất khẩu nông sản, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp nông thôn phát triển. Kinh tế trang trại còn là một mô hình tốt để mọi người, các trang trại khác đến tham quan học tập kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức chăn nuôi. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Nhưng vấn đề ý nghĩa hơn cả là trang trại đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập, và là nơi để sinh viên tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, áp dụng kiến thức vào thực tế. Cụ thể như sau:
  60. 52 Bảng 4.14: Tình hình lao động và thu nhập theo vị trí việc làm của trang trại Số lượng Trình độ Mức lương Chỉ tiêu (người) học vấn (đồng/tháng/người) Quản lí trại 1 Đại học 8.000.000 Thủ kho 1 TH Phổ thông 5.000.000 Công nhân 2 TH Phổ thông 5.500.000 Sinh viên thực tập 2 Đại học 2.000.000 (Nguồn: Quản lí trại cung cấp) Vì trang trại sản xuất theo mô hình công nghiệp nên số lượng lao động tương đối thấp, nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập có sự khác nhau theo từng vị trí việc làm. Trong đó quản lí trại có mức thu nhập cao nhất do tính chất công việc nhiều hơn và trình độ học vấn cao hơn. Với mục đích trải nghiệm thực tế và vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành nên với mức lương 2 triệu đồng/tháng, tuy khiêm tốn hơn so với những vị trí khác nhưng với những gì học hỏi được từ hoạt động thực tế tại trang trại thì đây là mức lương phù hợp đối với sinh viên thực tập. Thủ kho và công nhân là hai vị trí không đòi hỏi trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm làm việc nhưng lại giữ vị trí quan trọng trong quá trình trực tiếp chăm sóc vật nuôi và quản lí ghi ghép số liệu của trang trại, vì vậy cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ này. Nhìn chung chính sách tiền lương cho lao động của trang trại là cao so với loại hình sản xuất nông nghiệp. 4.3.5. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của trang trại Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân sống quanh khu vực chăn nuôi. Khi các mô hình trang trại được hình thành, đã đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường: Trang trại vịt Nông Lâm được bố trí xa khu dân cư và được xây dựng
  61. 53 theo chuẩn mô hình chăn nuôi công nghiệp, áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học trong chăn nuôi, sử dụng hỗn hợp giữa chất trộn là trấu kết hợp với men vi sinh vật có lợi giúp phân giải nước tiểu, phân thải, hạn chế mùi hôi,thối; không còn khí độc; đồng thời xử lí chất thải tại chuồng nuôi giúp trang trại tiết kiệm được chi phí điện nước, nhân công trong việc rửa chuồng trại. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và tiêu diệt sinh vật có hại. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đã tạo được môi trường không khí trong lành, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cho sinh hoạt của công nhân trong trại cũng như người dân xung quanh. Đây có thể được coi là mô hình chăn nuôi an toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hỗn hợp trấu - phân vịt còn là nguồn phân bón hữu cơ được trang trại bán rẻ cho người dân vừa tạo doanh thu cho trang trại vừa góp phần trong việc cải thiện độ màu mỡ cho đất bằng phương pháp hữu cơ, góp phần phát triển ngành trồng trọt theo hướng hữu cơ, bền vững. Để tạo không khí trong lành mát mẻ hơn, trang trại đã trồng thêm một số cây trồng như cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm không những phủ mát cho trang trại mà còn góp phần tạo môi trường trong lành cho khu vực xung quanh. 4.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi của trang trại 4.4.1. Phân tích SWOT của trang trại Điểm mạnh Quản lí trại là người có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức chuyên môn tốt, trách nhiệm và tận tâm với công việc. Trang trại vừa xây dựng mới nên cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ và hoàn thiện cho việc phục phát triển chăn nuôi hoạt động tốt. Trang trại ứng dụng công nghệ chuồng kín, sử dụng hệ thống máng ăn, núm uống tự động,
  62. 54 giúp trang trại giảm được công cho ăn, hạn chế rơi vãi, chất lượng thức ăn đảm bảo tốt hơn, không lãng phí, chuồng nuôi luôn sạch sẽ. Chất lượng vịt tốt tỉ lệ hao hụt ít, hệ thống phân phối rộng. Trang trại có diện tích đất rộng, thoáng mát, cây cối xanh tốt, không khí trong lành mát mẻ, có hệ thống cống rãnh dẫn thải nước tiểu tốt, công tác vệ sinh xung quanh chuồng trại và bên trong trại sạch sẽ Điểm yếu Đa phần là trình độ phổ thông, số người có bằng cấp về chuyên môn cũng rất ít. Vì vậy, trong công việc công nhân vẫn còn thụ động, chưa sắp xếp công việc làm một cách khoa học. Công nhân thường chỉ làm việc trong một thời gian ngắn, không gắn bó lâu dài nên phải thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân mới dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Cơ hội Chính phủ có nhiều kế hoạch đầu tư, hỗ trợ chăn nuôi. Hiện nay chăn nuôi vịt vẫn đang được mọi người dân phát triển chăn nuôi, mở rộng quy mô. Vì vậy nhu cầu về vịt giống cũng ngày càng tăng. Thách thức Mặc dù vấn đề dịch bệnh được trang trại rất quan tâm, tuy nhiên rất khó có thể kiểm soát được, đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều dịch bệnh lạ và môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay. Thường gặp khó khăn trong quá trình mua yếu tố đầu vào như chi phí cao mà giá trứng giảm. Mặt khác trứng vịt còn có sản phẩm thay thế (như trứng gà, trứng chim cút, trứng ngỗng) nên lúc trứng vịt nhiều dễ bị ép giá, ảnh hưởng đến tính ổn định của giá vịt con giống.
  63. 55 4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi của trang trại Thuận lợi: Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: nằm phía trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang thuận tiện cho khách tham quan đến trang trại học tập kinh nghiệm chăn nuôi, cách xa khu dân cư vì vậy đảm bảo an toàn về mặt ô nhiễm môi trường. Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi vì thế trang trại rất dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất. Khó khăn: Việc chăn nuôi vịt đẻ phải sử dụng nhiều đến trấu để rắc chuồng và ổ đẻ, việc này phụ thuộc nhiều vào mùa vụ trồng lúa, vậy nên khi hết mùa vụ nguồn chấu rất khan hiếm, phải sử dụng ít đi làm cho chuồng trại ẩm ướt gây ảnh hưởng đến đàn vịt và chất lượng trứng. Tổng chi phí chăn nuôi cao trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trang trại sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp, chưa tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ như phụ phế phẩm nông nghiệp, nên dù doanh thu cao nhưng chi phí cũng cao nên hiệu quả còn thấp. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịch tả châu phi và dịch covid -19 nên kéo theo giá trứng biến động. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi của trang trại. 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của trang trại Có thể nói rằng lợi nhuận là phần quan trọng nhất đối với chăn nuôi, nó cho thấy việc đầu tư của họ có hiệu quả hay không để tái đầu tư hoặc chuyển sang ngành khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi là các yếu tố giá bán, quy mô chăn nuôi và các loại chi phí trong chăn nuôi như: Giống, thức ăn, thuốc thú y, chi phí điện nước, Các chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động chăn nuôi của trang trại.
  64. 56 Như vậy để nâng cao hơn hiệu quả cho hoạt động chăn nuôi của trang trại vịt Nông Lâm Bắc Giang, căn cứ vào phần phân tích SWOT tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau: 4.5.1. Đối với trang trại Giải pháp về chi phí chăn nuôi Theo kết quả phân tích ta thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chăn nuôi. Nó được xem là nhân tố tác động tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận chăn nuôi. Vì vậy, cần phân tích khẩu phần ăn cho vịt đẻ và kiểm soát các loài gặm nhấm để tránh sự lãng phí thức ăn. Ngoài ra, trang trại có thể kết hợp với nông dân trong vùng cung cấp thêm những loại thức ăn truyền thống như thân chuối, ngô, đỗ tương để có thể giảm bớt sự ảnh hưởng của chi phí thức ăn trong tổng chi phí chăn nuôi khi giá thức ăn tổng hợp trên thị trường tăng cao. Hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro, trong thời gian gần đây xuất hiện những dịch bệnh lạ. Do đó cần tăng cường công tác kiểm tra quá trình phát triển và tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ chết và loại thải vịt trong quá trình chăn nuôi làm giảm chi phí chăn nuôi. Ngoài việc sử dụng trấu làm nền đệm lót, trang trại cần chủ động tìm kiếm nguyên liệu khác ví dụ như mùn cưa, lõi bắp, vỏ bào để kết hợp trong thời gian nguồn nguyên liệu trấu khan hiếm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trứng trong quá trình chăn nuôi trang trại không nên sử dụng quá nhiều thuốc để điều trị bệnh điều này vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm Hiện nay chăn nuôi vịt vẫn đang được mọi người dân phát triển chăn nuôi, mở rộng quy mô. Vì vậy nhu cầu về vịt giống cũng ngày càng tăng. Hơn
  65. 57 nữa chất lượng trứng của trang trại có chất lượng tốt, tỷ lệ trứng loại 1 và tỷ lệ ấp cao, có khả năng cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, trang trại tiêu thụ những loại trứng không đạt chất lượng ấp với giá cả phù hợp cho các thương lái và người dân. Tuy nhiên giá trứng trên thị trường hay biến động tùy thuộc vào giá vịt giống và công ty thu mua làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại, vì vậy: Tiếp tục tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các công ty thu mua, thương lái để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Cần tiếp cận thêm thông tin thị trường trước khi bán để hạn chế rủi ro về giá cả trong quá trình bán sản phẩm đế từ đó có kế hoạch chăn nuôi hợp lí. Tạo mối quan hệ tốt với nhiều người mua trong và ngoài địa phương để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hạn chế tối đa tình trạng bị thương lái ép giá khi bán sản phẩm. Giải pháp về lao động Lao động của trang trại phần lớn không gắn bó lâu dài với trang trại do tính chất công việc khá vất vả và không có ngày nghỉ, vậy nên cần quan tâm đến đời sống sinh hoạt của công nhân cũng như trong công việc như tạo điều kiện để công nhân thay phiên nhau nghỉ, phân công sắp xếp công việc khoa học. Mỗi tuần nên tiến hành họp nội bộ một lần để cùng đưa ra nhận xét những công việc đã hoàn thành và chưa làm được trên cơ sở đó lập kế hoạch phân công công việc của tuần tiếp theo. Cần có nội quy phạt thưởng rõ ràng cho những ai thực hiện tốt và không thực hiện nghiêm túc nội quy của trang trại (VD: nghỉ tự do, dậy muộn, sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc, không vệ sinh đồ bảo hộ .)
  66. 58 Giải pháp về phòng bệnh Càng hạn chế được người ngoài vào trại càng tốt vì như vậy sẽ giảm tối thiểu khả năng lây nhiễm từ ngoài vào trại. Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ không được mang sản phẩm gia cầm (trứng, thịt gia cầm) vào trại để sử dụng. Vệ sinh định kì bể chứa và dụng cụ chứa đựng nước uống. 4.5.2. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lí nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại Thực hiện quản lí nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, quyền lợi của trang trại, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vũ đối với nhà nước. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm tạo ra sự liên kết, trao đổi kinh nghiệm, trình độ quản lí, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích thành lập các CLB, tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các hợp tác, chủ trang trại với các hộ nông dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
  67. 59 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua bốn tháng thực tập tại trang trại và cùng với việc phân tích, tổng hợp số liệu điều tra, tôi rút ra kết luận như sau: Trang trại vịt Nông Lâm hiện nay đang chăn nuôi hơn 9000 con vịt đẻ thuộc giống Grimaud với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với diện tích chuồng nuôi là 3000m2 và diện tích toàn trang trại là khoảng 1ha. Tổng số lao động của trang trại là 6 lao động với chi phí 28 triệu đồng/tháng. Trang trại thực hiện biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy trình tiêm phòng của trang trại. Trang trại được đầu tư cơ sở vật chất kiên cố và giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển các yếu tố đầu vào đầu ra của trang trại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của giá cả thức ăn và giá con giống khá cao, giá cả đầu ra biến động, khó dự báo nên hiệu quả mang lại không ổn định. Đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động chăn nuôi. Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của trang trại từ khi nhập đàn đến nay có đem lại lợi nhuận nhưng hiệu quả đem lại thấp. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2019 tổng chi phí là 1.114.067 nghìn đồng; Doanh thu là 422.601 nghìn đồng; Lợi nhuận âm 691.466 nghìn đồng. Trang trại bỏ ra một đồng chi phí thu được 0,38 đồng doanh thu và -0,62 đồng lợi nhuận, trong một đồng doanh thu thu được âm 1,64 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2020 lợi nhuận tăng nhanh chóng giúp trang trại bù được phần lỗ, cụ thể trong ba tháng đầu năm 2020 tổng chi phí là 1.377.084 nghìn đồng, doanh thu là 2.150.989 nghìn đồng; Lợi nhuận là 773.905 nghìn đồng, trang trại bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,56 đồng doanh thu và 0,56 đồng lợi nhuận, trong một đồng doanh thu thu được đem lại 0,36 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi
  68. 60 phí năm 2020 cao hơn năm 2019 là 191%, tỷ suất doanh thu/chi phí năm 2020 cao hơn 2019 là 312%, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2020 cao hơn năm 2019 là 122%. Ước tính trong một chu kì kinh doanh trang trại bỏ ra 5.040.615 nghìn đồng chi phí, đem lại 5.610.280 nghìn đồng doanh thu, thu về cho trang trại 569.665 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 0,11 lần; Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 0,10 lần; Tỷ suất doanh thu/chi phí là 1,11 lần. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại chăn nuôi còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. Trang trại không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn là nơi để sinh viên trải nghiệm thực tế phục vụ cho quá trình học tập. Hiện nay trang trại sản xuất theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn, việc áp dụng mô hình này giúp trang trại kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn và giải quyết tốt vấn đề môi trường, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, giảm lượng khí thải so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Những thuận lợi trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ của trang trại đó là: Trang trại được xây dựng kiên cố và ở vị trí thuận lợi, có diện tích đất rộng thoáng mát, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như: Nguyên liệu trấu phải phụ thuộc vào mùa vụ, tổng chi phí chăn nuôi cao, nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới, trang trại cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 giải pháp chủ yếu, đó là: Giải pháp về chi phí, giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, giải pháp về lao động, giải pháp về phòng bệnh, nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lí nhà nước, chính quyền địa phương, đồng thời chú trọng phát huy những mặt mạnh có được, tìm cách khắc phục những hạn chế tiêu biểu là việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí ở mức tối ưu nhất. 5.2. Kiến nghị