Khóa luận Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

pdf 68 trang thiennha21 5470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_va_dinh_huong_su_dung_dat_doi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TÒNG THỊ SÂM TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TÒNG THỊ SÂM TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K46 - ĐCMT - N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Anh Tuấn Thái Nguyên, 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; thầy, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường em đã được phân công thực tập tốt nghiệp tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành đợt thực tập và viết khóa luận được tốt em đã được sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan và nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Em vô cùng cảm ơn thầy giáo ThS. Hà Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đềtài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cácBan ngành, đoàn thể, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Bình đã tạo mọi điều kiện giúp em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, cộng tác giúp em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Tòng Thị Sâm
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình 15 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình 16 Bảng 4.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn của huyện Phú Bình từ năm 2012 - 2017 38 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 39 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 40 Bảng 4.4: Tình hình biến động về sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 41 Bảng 4.5: Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 42 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của LUT 45 Bảng 4.7: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 46 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 47 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên ấđ t lâm nghiệp 48 Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của LUT 50 Bảng 4.11: Hiệu quả môi trường của LUT 51
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nguyên nghĩa BCĐ : Ban chỉ đạo BVTV : Bảo vệ thực vật FAO : Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc KHKT : Khoa học kỹ thuật LUT : Loại hình sử dụng đất TN & MT : Tài nguyên và môi trường UBND : Ủy ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1.1. Khái niệm đất 4 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp 4 2.1.1.3. Khái niệm đất đồi núi 4 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông lâm nghiệp. 5 2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất 5 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. 5 2.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất là gì? 5 2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 6 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững 8 2.3. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới và Việt Nam. 9 2.3.1. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới. 9 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam 12 2.3.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình 14 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 16 2.4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi 16
  7. v 2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 17 2.5. Định hướng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp 19 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 24 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 24 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 25 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế 25 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội 26 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường 26 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 26 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình. 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.1.1. Vị trí địa lý 28 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 28 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu 29 4.1.1.4. Thủy văn 30 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu 31 4.1.1.6. Điều kiện cảnh quan môi trường 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 37 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 39
  8. vi 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 39 4.2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 40 4.3. Các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 42 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 42 4.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 44 4.4.1. Hiệu quả kinh tế 44 4.4.2. Hiệu quả xã hội 49 4.4.3. Hiệu quả môi trường 50 4.5. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 52 4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững 52 4.5.2. Nguyên tắc lựa chọn 53 4.5.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả cao 53 4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp cho huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 54 4.6.1. Giải pháp về chính sách 54 4.6.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 55 4.6.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 55 4.6.4. Giải pháp về cải tạo đất và bảo vệ môi trường 55 4.6.5. Về tổ chức thực hiện 56 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Đề nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Do sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất đồi núi đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất hợp lý, xây dựng một nền nông lâm nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là một vấn đề toàn cầu. Thực chất của vấn đề này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất đồi núi là hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế bền vững và cân bằng sinh thái. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi ỏh i ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm ọm i cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng đó. ậV y là đất đai, đặc biệt là đất đồi núi có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái dưới tác ộđ ng của thiên nhiên cũng như là sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất đồi núi do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất đồi núi từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
  10. 2 đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông lâm nghiệp chủ yếu như Việt Nam thì nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết [1] Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số tính đến năm 2018 là 146.086 người, mật độ đạt 586 người/km. Về địa hình, Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Từ phía Đông ắB c xuống Đông Nam địa hình của huyện có chiều hướng xuống dần. Từ thực trạng địa hình như vậy, việc xây dựng định hướng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả cho các mục đích kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển chung của địa phương là nhiệm vụ quan trọng cần được Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm; nó không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho từng vùng miền, cho quốc gia mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề phát triển bền vững. Xuất phát từ mục tiêu như trên và căn cứ vào tình hình sử dụng đất, tiềm năng, vai trò của đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Hà Anh Tuấn em tiến hành nghiên cứu đề tài:
  11. 3 “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện để lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình và hiện trang sử dụng đất đai của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi và lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đánh giá cácế y u tố về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đối với loại đất đồi núi. - Đề xuất được hướng sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố được kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Khái niệm đất Đất là một phần của vỏ trái ấđ t, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác ộđ ng qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản [2]. 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích ảs n xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [3]. 2.1.1.3. Khái niệm đất đồi núi Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha, thì có tới khoảng 3/4 diện tích là đất đồi núi. Đất đồi núi có mặt trên 41 tỉnh thành của Việt Nam, mặc dù dân cư hiện nay sống ở vùng này chỉ chiếm khoảng 1/3 so với toàn quốc. Vùng ồđ i núi Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm nghiệp, mà còn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của đất nước. Đặc điểm thuận lợi của đất vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng. Nhưng trở ngại nổi bật
  13. 5 là do địa hình chia cắt, dốc dễ bị thoái hóa đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống thấp kém Có thể nói đây là vùng còn khó khăn nhất đất nước hiện nay. Tùy nhiên, do vị trí quan trọng của nó và đây là nguồn tài nguyên, là hướng mở rộng cho phát triển nông - lâm nghiệp của đất nước, cho nên chúng ta cần nắm chắc được quỹ đất đai của vùng này. Trên cơ sở đó ịđ nh hướng quy hoạch sử dụng cho có hiệu quả và lâu bền [4]. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông lâm nghiệp. - Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. - Trong nông lâm nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: + Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. + Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển [11,12] 2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. 2.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định về mặt sinh thái, quyết định mục tiêu chung và phương hướng sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai để phát huy tối đa công dụng của đất để đạt được hiệu quả về kinh tế- xã hội và lợi ích sinh thái [5].
  14. 6 2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Đất là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy, quá trình sử dụng đất bao gồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng luôn luôn chịu sự chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bao gồm: - Yếu tố điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậy khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các ếy u tố bao quanh mặt đất như: nhiệt độ, ánh sang, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế với sinh trưởng, sinh sản và quá trình quang hợp của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng đảm bảo khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sự sinh trưởng của thực vật + Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp.
  15. 7 Đối với sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình và địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Bên cánh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao nhất. + Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. - Yếu tố về kinh tế- xã hội: Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Nhân tố kinh tế, xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. - Yếu tố không gian: Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi dân số và xã hội luôn phát triển.
  16. 8 Tài nguyên đất đai có hạn lại giới hạn về không gian vì vậy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và nhân tố không gian là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào các yếu tố này trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994). FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất. - Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tạo được mà không làm phá vỡ chức năng chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nhân dân [10]. Vào năm 1991 ở Nairobi đã ổt chức hội thảo về “khung đánh giá việc quản lý đất đai” đã đưa ra định nghĩa quản lý bền vững đất đai bao gồm các
  17. 9 công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên kết và phối hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: - Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất). - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn). - Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền). - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất đai, nguồn nước (bảo vệ). - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Chúng có mối quan hệ với nhau, nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu nêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được một hoặc một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. Vận dụng những nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái ấthóa đ và bảo vệ môi trường sinh tháit đấ [6] 2.3. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới và Việt Nam. 2.3.1. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới. Trên thế giới, đất đồi núi được người dân khai thác và sử dụng cho các mục đích nông lâm ngư nghiệp rất lâu đời. Đất đồi núi chiếm 14.7% tổng tài nguyên đất trên thế giới. Nhìn chung, đối với các nước có trình độ phát triển vấn đề sử dụng đất
  18. 10 đồi núi được người ta nhìn nhận một cách thích hợp trên cơ sở khai thác một cách hợp lý nhưng đối với các nước đang và chậm phát triển do sức ép về đảm bảo lương thực và do sự bùng nổ dân số diễn ra trong những thập kỉ gần đây đã đẩy các nước này phải khai thác một cách triệt để cả những vùng đất đồi núi ở mức giới hạn hoặc thậm chí rất ít có khả năng sử dụng được vào mục đích sản xuất và điều này đã làm cho phần lớn các diệm tích đất đồi núi sau khi đã phá rừng, khai thác đất không bao lâu đã bị thoái hóa hay thậm chí mất khả năng sản xuất. Ở vùng Đông Nam Á thậm chí có tới 1/3 đất canh tác được sử dụng theo kiểu nương rẫy. Người ta ước tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 80 triệu người du canh, du cư và sử dụng 120 triệu ha đất nương rẫy. Ở Philippin nơi mà ¾ đất đai là rừng vào cuối thế chiến thứ 2 nhưng đến năm 1970 chỉ còn 38% diện tích là rừng cùng với việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp tăng với tốc độ 500km2/năm của 350 ngàn người du canh. Ở Indonexia, hàng năm có khoảng 2000 ha đất bị nghèo kiệt chất dinh dưỡng do canh tác nương rẫy. Ở Ấn Độ hàng năm có đến 9-10 triệu ha rừng bị chặt đốt để làm nương rẫy [2]. Hệ thống đất canh tác trên đất dốc là hệ thống canh tác diễn ra vào mùa mưa và thường xuyên gặp hạn hán, trong khi đó từ trước tới nay canh tác trên đất đồi núi chủ yếu theo kiểu canh tác nương rẫy, đây là biện pháp canh tác có thể chấp nhận được khi mật độ dân số thưa thớt và thời gian bỏ hóa kéo dài từ 10-30 năm. Đây là kiểu canh tác điển hình có ưu điểm là tiết kiệm được năng lượng của hoạt động sống, số năng lượng cần thiết để đầu tư cho sản xuất ra một đơn vị thức ăn là rất thấp. Tuy nhiên kiểu canh tác nương rẫy đã làm phá vỡ cân bằng của các hệ thống đang tồn tại trong tự nhiên dẫn đến các tácộ đ ng tiêu cực và bất ngờ về mặt xã hội - môi trường.
  19. 11 Nhiều tác giả đã công bố những cộng trình nghiên cứu về sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất đồi ở các khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đất đồi, xói mòn trên đất đồi được tiến hành trong 15 năm gần đây tại Srilanka, Ấn độ, Oxtraylia, Nhật bản, Thái Lan Đã đi đến kết luận là: hiện tượng nghiêm trọng xẩy ra ở vùng nhiệt đới là do tính xâm kích rất mạnh của khí hậu hơn là do tính cảm ứng hay tính bền vững của đất nhiệt đới. Ngoài các trận mưa làm đất bị rửa trôi và suy thoái còn một nhân tố khí hậu khác tác dụng thay đổi tính chất vật lý của đất đó là sự bốc hơi nước xảy ra mãnh liệt về mùa khô, làm phần trên của phẫu diện đất bị khô, sự kết đinh tăng mạnh gây bất lợi cho sự phát triển và sinh trưởng của thực vật. Về sự rửa trôi những cơn mưa nhiệt đới có cường độ mạnh đã mang theo những nguyên tố khoáng kéo chúng xuống sâu vượt khỏi tầm hút của rễ cây. Người ta nhận thấy rằng tình trạng nghèo chất hoá học do rửa trôi ở vùng nhiệt đới rất khác nhau tuỳ từng nơi, đặc biệt khác nhau lớn ở những vùng nhiệt đới ẩm xích ạđ o. Sản xuất trên đất đồi núi gặp khó khăn nhất là xói mòn, ở Liên xô theo Xô-bô-lép mỗi năm xói mòn đã làm trôi mất 535 triệu tấn đất màu, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn tương đương 4,5 tỷ rúp tại thời điểm những năm 1978. Ở Hoa kỳ, theo H.N Benet, hàng năm xói mòn làm phá hỏng 113 triệu ha đất canh tác và điều này đã àml mất đi giá trị tương đương với 10 tỷ đô la. Mặt khác qua nghiên cứu, nhiều công trình trên thế giới đã xác định dùng cây phân xanh xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ chống được rửa trôi, xói mòn và sự chiếu thẳng của ánh sáng mặt trời. Do đó làm giảm bớt sự mất chất dinh dưỡng của đất, đặc biệt là mùn và đạm. Cây họ đậu được đưa vào xen canh có thể cải thiện sự hấp thụ nitơ của các cây ngũ cốc và cây trồng chính thức làm tăng hiệu quả của phân đạm bón vào đất. Như vậy vấn đề sử dụng đất đồi đã được nhiều quốc gia và các nhà khoa học đất trên thế giới quan tâm như: những biện pháp công trình cắt, dẫn
  20. 12 dòng chảy, những mô hình canh tác ruộng bậc thang, các mô hình canh tác trên đất đồi, các mô hình nông - lâm kết hợp tăng khả năng che phủ đất Đây là những biện pháp kỹ thuật sử dụng có hiệu quả và bảo vệ chống suy thoái ở điều kiện canh tác trên đất đồi, có rất nhiều cuộc hội thảo quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng và bảo vệ đất đồi đã giúp cho việc xác định các giải pháp canh tác bền vững trên đất đồi 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam Việt Nam là một nước có lịch sử canh tác trên đất đồi lâu đời và các tập quán truyền thống như đốt nương làm rẫy để trồng lúa, ngô và Các cây hoa màu ngắn ngày. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, kết hợp với canh tác du canh du cư đốt nương làm rẫy đã làm cho hiện tượng mất rừng và diện tích che phủ rừng của nước ta bị suy giảm nhanh chóng theo số liệu thống kêtừ 43% năm 1945 xuống chỉ còn 28% vào năm 1993. Tỷ lệ này rất thấp ở vùng Tây Bắc chỉ còn khoảng 9-11% do hậu quả của việc chặt phá rừng và sử dụng đất dốc không có kiểm soát dẫn đến đất bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn trơ sỏi đá làm cho đất không có khả năng sản xuất và điều đáng lưu tâm ởđây là khi lớp đất màu mỡ bị phá hủy thì phải đòi hỏi một thời gian rất dài mới phục hồi lại được và trong nhiều trường hợp hầu như không có khả năng phục hồi. Theo Bùi Quang Toản, ở vùng Tây Bắc nước ta chỉ tính riêng 10 vạn ha đất canh tác thì hàng năm sói mòn đã cuốn đi khoảng 27 triệu tấn đấttương đương với khoảng 4-6 vạn tấn Đạm, 2-3 vạn tấn Lân và hàng chục vạn tấn Kali. Một trận mưa lớn có thể làm mất đi lớp đất dày một đến vài cm, trong khi để tạo ra lớp đất tơi xốp dày từ 5mm - 2cm thì cần có thời gian khoảng 100 năm [8]. Diện tích đồi núi nước ta chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Do vậy, việc sử dụng đất đồi núi sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm một vụ trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái của cả nước thì có 7 vùng
  21. 13 thuộc vùng đồi núi. Trong tổng số 22 triệu ha đất đồi núi thì diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng gần 4.5 triệu ha có khả năng khai thác đưa vào sử dụng. Các nghiên cứu về đặc điểm và hướng sử dụng của đất đồi núi nước ta đang được đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ ngưỡng Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô V.M Fridland đã dày công điều tra phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm như quá trình Ferralit, Alit Về sử dụng đất đồi núi, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã phân cấp độ dày tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất đồi. Theonhóm biên tập bản đồ đất năm 1995 ở nước ta đất đồi thì Trung du miền núi chiếm 24 triệu ha và phân ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi nơi có độ dốccao. Trước đây diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp khoảng 9,6 triệu ha cho đến nay, diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp lên tới 9,3 triệu ha, cho lâm nghiệp 11,6 triệu ha còn diện tích đất trồng cỏ và trồng cỏđể phục vụ chăn nuôi có khoảng 534.000,0 ha. Đất đồi núi thuận tiện cho việc mở ra những vùng chuyên canh cây trồng mang tính hàng hoá cao. Ở những diện tích đã được khai phá ở vùng đồi núi thì diện tích trồng các loại câylâu năm mới chỉ khoảng 2,2 triệu ha tập trung chủ yếu các loại cây có giá trị như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu ở Tây Nguyên; cao su, điều ở vùng Đông Nam bộ; vùng đồi núi phía Bắc được trồng các loại cây chè, quế, mía đồi và các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mận, hồng những cây trồng này cho thu nhập cao hơn hẳn so với cây lương thực và mở ra nhiều ngành sản xuất như chế biến nông sản, dịch vụ tạo thêm công việc cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi.
  22. 14 Vùng đồi núi nước ta có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh mạng lưới sông suối dày đặc, sông ngắn có độ dốc lớn, kết hợp với mưa nhiều vàtập trung đã tạo nên dòng chảy trên mặt cuốn trôi đi nhiều chất dinh dưỡng làm đất bị chua nhanh và thoái hoá rất mạnh, năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, thậm trí nhiều nơi không cho thu hoạch. Một số nghiên cứu khác về hiện tượng xói mòn trên đất đỏ bazan ở vùngĐắk Lắk của Thái Phiên và các cộng tác viên (1998) đã xác định lượng đất mất đi do xói mòn trên đất Bazan trồng lúa nương có thể đạt 72,2 tấn/ha/năm. Nếu trồng theo đường đồng mức và có băng chắn bảo vệ thì lượng đất mất giảm 48% còn 35 tấn/ha/năm. Nhiều tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề canh tác trên đất dốc, trước hết là luân canh và xem canh trong hệ thống cây trồng. Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất dốc về khía cạnh nông - lâm nghiệp nhiều tác giả cho rằng phương thức nông lâm kết hợp phải được coi là phương thức canh tác chiến lược phổ cập, chỉ có như vậy mới giải quyết được 3 vấn đề: - An toàn lương thực và sản phẩm hàng hóa. - Đồng cỏ nơi chăn thả gia súc. - Củi đun và nguyên liệu làm nhà [9,13]. 2.3.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình Theo kết quả thống kê đất đai từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 như sau: Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện: 25.220,36 ha. Trong đó: - Nhóm đất nông nghiệp 21.117,89 ha chiếm khoảng 83,73%. - Nhóm đất phi nông nghiệp 4.095,95 ha chiếm khoảng 16,24%. - Nhóm đất chưa sử dụng 6,51 ha chiếm khoảng 0,03%.
  23. 15 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình Tỷ lệ STT Loại đất Mã Diện tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.220,36 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 21. 117,89 83,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.060,58 71,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.522,16 49,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.535,09 35,68 1.1.1.2 Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.987,06 14,14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.538,42 21,49 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.613,37 26,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.613,37 26,58 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nông nghiệp khác NNK 36,41 0,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.095,96 16,24 2.1 Đất ở OTC 1.141,90 27,88 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.076,25 26,27 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 65,66 16,03 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1784,49 43,57 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CTS 12,75 0,31 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 154,01 3,76 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,55 0,01 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 157,65 3,85 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.320,78 32,24 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 123,01 3,00 2.4 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 6,51 0,03 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3,98 61 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,54 39 (Nguồn: báo cáo thống kê đất đai năm 2016 huyện Phú Bình)
  24. 16 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình STT Loại đất Mã Diện tích Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 21.117,89 83,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.060,58 71,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.522,16 49,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.535,09 35,68 1.1.1.2 Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.987,06 14,14 1.2 Đất lâm nghiệp CLN 5.613,37 26,58 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 407,54 1,93 1.4 Đất nông nghiệp khác NNK 36,41 0,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.095,95 16,24 3 Đất chưa sử dụng CSD 6,51 0,03 (Nguồn: báo cáo thống kê đất đai năm 2016 huyện Phú Bình) 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi Trong giai đoạn tới, huyện Phú Bình có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất đồi núi trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần phải xác ịđ nh rõ các quan điểm phát triển như sau: - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất đồi núi, đặc biệt là diện
  25. 17 tích sử dụng vào mục đích nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng cụ thể. - Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất. - Sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. - Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ. 2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích ủc a sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của toàn xã hội càng khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tính hiệu quả theo Cac Mac thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Ông cho rằng: nâng cao năng suất lao động, vượt qua nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội. Như vậy theo quan điểm của Cac Mac, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả tăng hiệu quả kinh tế và xã hội.
  26. 18 Hiệu quá kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được các vấn đề sau: - Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian, đó là động lực cho lực lượng sản xuất và là điều kiện quyết định sự phát triển văn minh xã hội, nâng cao đời sống con người. - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế mà quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con người. Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế, đặc biệt là phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn với một chi phí bỏ ra ít nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất xã hội. * Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội có liên hệ mật thiết đến hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động của con người như tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và mức sống của mọi tầng lớp dân cư, phát triển xã hội, nâng cao dân trí, duy trì được những truyền thống tốt đẹp vốn có của nhân dân trong địa phương. * Hiệu quả môi trường Đất đai là một yếu tố hình thành môi trường và chịu tác động của môi trường. Con người tác động vào đất đai nhằm thong qua đất đai để thu sản phẩm phục vụ cho lợi ích của mình. Tất cả những tác động đó của con người vào đất đai phải luôn lấy bảo vệ, cải tạo bồi dưỡng đất và bảo vệ cải thiện môi trường làm mục tiêu.
  27. 19 Mọi hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có những tác động xấu đến môi trường, đó là đất, nước, không khí và sinh vật. đây là mục tiếu quan trọng mang tính quyết định đến sự hoạt động lâu bền trong quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó đảm bảo được các yếu tố bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ phì cho đất, mang lại hiệu quả cao cho cả hiện tại và tương lai. 2.5. Định hướng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội và môi trường Đặc biệt là chủ trương chính sáchủ c a nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. 1. Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trồng đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm Cây có bộ rễ khoẻ sẽ giúp chúng ta: Cải tạo lý tính của đất thông qua việc phá lớp đất rắn làm cho đất tơi xốp và thấm nước tốt hơn. Bộ rễ ăn sâu sẽ tận dụng được dinh dưỡng ở các tầng đất (cây bơm dinh dưỡng) tạo ra sinh khối lớn phục vụ chăn nuôi và bảo vệ đất, chống xói mòn và cải tạo đất cũng như để sản xuất vật liệu che phủ tại chỗ. Lưu thông dinh dưỡng, nước và không khí, giúp cây trồng phát triển bộ rễ để hấp thụ nhiều dinh dưỡng và nâng cao năng suất. Tăng cường hoạt động sinh vật đất, làm giàu đất nhờ giun, dế, vì sinh vật cố định đam, phân giải lân và xenluylô. Các loài cỏ đều có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt nhờ bộ rễ khoẻ như cỏ Humi, cỏ Tín hiệu, cỏ Ghi nê, cỏ Ruzi. Chúng có bộ rễ sum sê, phát triển mạnh nên khi phân giải sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Ngoài ra chúng còn có sinh khối lớn (50 - 70 tấn/ha) làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, hoặc làm cho vật liệu che phủ đất. Các loài đậu đỗ có triển vọng nhất là lạc dại, đậu mèo, muồng lá tròn kép, đậu stylo, rút dại, đậu kiếm, đậu nho nhe và một số đậu đỗ thực phẩm khác như đậu tương, đậu dải áo, đậu rồng, đậu ván, v.v Hiện nay chúng đang được tiếp tục thu
  28. 20 thập và khảo sát kết hợp nhân giống các loài này để triển khai cải tạo đất, trừ cỏ dại và sản xuất thức ăn chăn nuôi. 2. Hạn chế xói mòn trênấ đ t dốc bằng cây phủ đất Việc tạo thảm thực vật che phủ đất sẽ giảm đáng kể hiện tượng xói mòn đất. Ngoài ra, cây che phủ đất còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đất được che phủ sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Cây che phủ có thể được trồng thuần trên các bãi đất trồng, luân canh trong hệ thống cây ngắn ngày, các hàng đồng mức, trong vườn cây ăn quả, trong rừng thưa hoặc rừng mới trồng chưa khép tán. 3. Thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện pháp sinh học. Điều này có thể đạt được nhờ sử dụng các loài cây ngắn ngày, mọc nhanh, có bộ rễ khoẻ, ăn sâu, cây cố định đạm. Bộ rễ khoẻ sẽ phá vỡ lớp đất rắn và tăng dung tích hấp thụ của đất, trai đổi oxy và nước. Bộ rễ ăn sâu sẽ khai thác các chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất để tạo nên một lượng sinh khối lớn trên mặt đất (bơm dinh dưỡng). Tiếp đó, cần sử dụng lượng sinh khối này để che phủ đất và làm thức ăn gia súc. Không được đốt mà phải sử dụng sinh khối này làm phân bón. Bằng cách làm này có thể phục hồi sức sản xuất của đất trong 3 năm. Chức năng của các loài cây này là bảo vệ đất chống xói mòn,làm thức ăn gia súc, tái chế và luân chuyển dinh dưỡng, khống chế cỏ dại, kích động hoạt tính sinh học trong đất, kết quả là tái tạo hiệu quả sức sản xuất của đất. 4. Xen canh và luân canh. Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với các loài cây che phủ cải tạo đất và các loài cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập. a) Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè. b) Xen canh ngô xuân với đậu mèo. c) Mùa ngô xen đậu mèo.
  29. 21 d) Ngô hoặc lúa trồng xen cây lạc lưu niên. e) Trồng sắn xen lạc g) Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng. 5. Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hoá. Thông thường qua 3 đến 4 vụ trồng lúa nương, nông dân trồng sắn và thu hoạch dần trong 3 năm, sau đó bỏ hoá. Có thể trồng xen sắn với các loài cây họ đậu như Stylo, Cassia spp, đậu nho nhe để bảo vệ và cải tạo đất. Sau khi thu hoạch sắn có thể tiếp tục trồng cây lương thực. Cũng có thể cải tạo đất bỏ hoá bằng các loài cỏ chuyên dùng và cây học đậu để cải tạo thu nhập từ chăn nuôi trong giai đoạn bỏ hoá "tích cực" như vậy. 6. Quản lý tích cực đối với đất bỏ hoá. Trồng các loài cây bụi, cây gỗ mọc nhanh như keo tai tượng, keo lai, đậu công, đậu triều, cốt khí, muồng lá nhọn. Các loài cây này sẽ cải tạo đất nhanh trong vòng 3 đến 5 năm mà vẫn cho thu nhập (thức ăn cho người, gia súc, gỗ, củi, hạt). 7. Cải tạo đất nhanh bằng phương pháp hun đất. Trên thực tế nông dân thích đốt rừng và tàn dư cây trồng vì họ thấy rằng ở những điểm đốt, cây trồng mọc tốt hơn. Một số nông dân đã dùng đất bùn đắp vào vỏ lò gạch, sau đó đem bón ruộng để giảm đầu tư phân bón mà năng suất cây trồng vẫn cao. Hun đất tại chỗ cũng cho tác dụng tương tự. Cách làm như sau: Đào các rãnh sâu 30cm x rộng 30cm; lót đáy rãnh bằng cành cây nhỏ, rơm, cỏ khô dày 15- 20cm; rải một lớp rơm mồi dày 5cm sau đó lấp đất 10cm; trừ những điểm trống để mồi lừa cách nhau 1m; châm lửa đốt các mối rơm; chú ý để lửa bén tốt xuống dưới. Sau đó lửa sẽ chay âm ỉ và om đất trong 2-3 ngày. Nhớ chọn những ngày nắng để lượng chất khô cháy hết. Có thể tranh thủ mùa khô để hun đất, sau đó trồng cây che phủ.
  30. 22 Đến vụ gieo trồng, cần phải tiêu diệt cây che phủ. Nếu là cây họ đậu thì cần dùng dao, liềm phát cây sát đất; nếu là loài cỏ 1 là mầm thì phải phan thuốc diệt cỏ (nên dùng Glyphosate không độc cho người, gia súc và tôm cá); 10 ngày sau thì chọc lỗ tra hạt dọc theo hai mép rãnh. Cần duy trì lớp phủ và trồng xen cây họ đậu để tiếp tục cải tạo đất, nếu không cây trồng sẽ khó phát triển ở các vụ sau. Không dùng cành cây to vì chúng khó cháy hết, nếu có cháy hết thì nhiệt độ đốt tăng cao ảnh hưởng xấu đến lý tính của đất. Không nên liên tục hun đất mà phải thực hiện hun đất theo chu kỳ 4-5 năm. Tốt nhất chỉ sử dụng phương pháp hun đất sau khi đã được tập huấn kỹ để tránh rủi ro. 8. Làm tiểu bậc thang trên đất quá dốc Đất càng dốc càng chóng bị thoái hoá. Làm tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất sẽ khắc phục được hiện tượng này. Tiêu bậc thang còn có ích cho thâm canh vì giữ được phân bón, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch. Cách làm như sau: Dọn cỏ dại và xếp sang bên cạnh; dùng bai, cuốc để san ruộng thành các tiểu bậc thang có bề mặt 30- 40cm. Phải làm từ dưới chân dốc lên đỉnh dốc để lớp đất mặt của bậc thang sau (ở trên) sẽ che phủ mặt bậc thang trước (ở dưới) và không bị dồn quá nhiều đất. Dùng thân lá cỏ dại che phủ bề mặt rồi chọc lỗ tra hạt. Nếu cây mọc yếu thì phải bón thêm phân. Trồng lạc lưu niên hoặc cỏ vào mép bậc thang để cố định bậc thang và tạo sinh khối che phủ đất. Khi cỏ mọc ở mép bậc thang mọc tốt thì dùng liềm cắt và phủ lên mặt, không dùng cuốc hoặc bai để làm cỏ. Sau khi thu hoạch, giữ lại thân cây ngô, lúa để che phủ và cải tạo đất. Đến vụ sau, chỉ việc dọn cỏ và chọc lỗ tra hạt. Làm như vậy năng suất ngô, lúa sẽ tăng dần theo thời gian [9,10].
  31. 23 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên các loại hình sử dụng đất đồi núi 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: từ tháng 14/08/2017 - 12/11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững. Đề xuất, định hướng các giải pháp sử dụng đất hiệu quả. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Các nội dung của để tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm:
  32. 24 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau: a, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tại phòng TN &MT huyện Phú Bình. b, Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai (đất đồi núi) trên địa bàn huyện Phú Bình Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2017 trên địa huyện Phú Bình tại phòng TN&MT huyện. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của thị xã từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 được thu thập tại VP đăng ký QDS đất, phòng TN&MT huyện. 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau: Cơ sở chọn mẫu điều tra: Đề tài sẽ chọn 30 hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. -Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp: Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng dụng đất đồi núi ổn định trên địa bàn huyện. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và
  33. 25 chính xác. Chúng tôi phỏng vấn một số đối tượng sử dụng đất theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. -Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều hơn vấn đề mới quan trọng và thú vị. 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1 +p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + q: khối lượng của từng sản phẩm được sản xuất/ ha/ năm. + p: giá của rừng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N= T - CSX Trong đó: + N là thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm. + Csx là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm. - Hiệu quả đồng vốn: Hv=T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLd=N/số ngày công lao động/ha/năm. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
  34. 26 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội Ngoài việc xác ịđ nh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: - Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. - Hiệu quả của việc đầu tư tiền vốn trong sản xuất của các kiểu sử dụng đất. 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường Đánh giáứ m c độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề khó, đòiỏ h i phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: - Mức sử dụng phân bón, đặc biệt là phân hoá học. - Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ. Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan ữgi a các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất - Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dưới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Phú Bình, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử
  35. 27 dụng đất của các tổ chức kinh tế. Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Phú Bình để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất. - Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp. - Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Phú Bình, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.
  36. 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. - Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. Phú Bình có diện tích tự nhiên 25.220,36 ha, chiếm 7.15% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: 20 xã và 01 thị trấn có 7 xã được xếp vào diện miền núi, dân số của huyện năm 2015 là 144.940 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển [15,16]. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính: - Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước
  37. 29 kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có ộ đ cao trung bình từ 20  30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn. - Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã miền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn. Một số cảnh quan địa hình nhân tác nằm trong loại cảnh quan địa hình gò đồi, miền núi được tạo bởi các công trình xây dựng thủy lợi hồ đập nhân tạo giữ nước, tạo lên các hồ lớn như: Hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, hồ Hố Cùng cảnh quan nhân tác khá đẹp có thể khai thác cho du lịch sinh thái, nơi nghỉ dưỡng. 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt haimùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè (mùa mưa) có gió đông nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông (mùa Khô ) có gió mùa đông bắc độ ẩm thấp thời tiết hanh khô. - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình từ 23,1 - 24,20c, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất tháng 1 - Lượng mưa:
  38. 30 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 132,6 mm, cao nhất vào tháng 7 là 367,1 mm và thấp nhất vào tháng 11, lượng mưa là 2,1 mm. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm từ năm 2000 đến năm 2012 là 79,6% đến 83%; tháng có độ ẩm không khí cao là từ tháng 4 đến tháng 8 (độ ẩm không khí trên 86%); tháng có độ ẩm không khí thấp là tháng 1 và tháng 12 (từ 68% đến 79%). 4.1.1.4. Thủy văn - Hệ thống sông: Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Đào (sông Máng). Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trên sông Cầu có đập Thác Huống nằm ở đoạn giáp ranh giữa xã Đồng Liên, huyện Phú Bình và phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên; giữ nước tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và huyện Hiệp Hoà, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài khoảng 29 km, chiều rộngrung t bình từ 100 - 200 m với nhiều uốn khúc, các bãi bồi khá lớn. Lưu lượng nước mùa mưa là3.500 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s. Chảy qua địa phận các xã Đồng Liên, Đào Xá, Thượng Đình, Nhã Lộng, Xuân Phương, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, chảy về Bắc Giang. Đây cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất trong khu vực. Sông Đào (sông Máng) nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu tổng dài khoảng 53km, được xây dựng từ năm 1936, chảy qua địa bàn huyện Phú Bình gồm 2 đoạn: Đoạn 1 từ đập Thác Huống xã Đồng Liên qua thịtrấn Hương Sơn về xã Tân Đức với chiều dài 24,5 Km, rộng trung bình 33 m, chảy tiếp sang huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Đoạn 2 từ ngã ba sông Đào - Xóm Mảng xã Lương Phú đến Cầu Ca xã Kha Sơn chảy tiếp sang huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang, đoạn này dài 5,1 Km rộng trung bình 25 - 30 m.
  39. 31 - Hệ thống suối: Phú Bình có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông - Bắc của huyện chảy qua các xã Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, đổ ra sông Cầu. - Hệ thống kênh mương chính: Phú Bình có 2 hệ thống kênhng mươ chính: + Hệ thống sông Đào nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã nằm ở phía đông nam của huyện. + Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc cung cấp nước tưới cho các xã phía tây của huyện. Ngoài ra còn có các công trình thuỷ nông hồ đập chứa nước tưới cho các xã vùng núi Đông - Bắc huyện có địa hình cao thấp không đều, mặt ruộng cao hơn mặt nước sông Máng, đó là hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, Đập Hố Cùng 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu a. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 25.220,36 ha. Chiếm 7,15% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (352.664,02 ha). Bao gồm có 3 nhóm đất chính sau: - Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 21.117,89 ha chiếm khoảng 83,73% diện tích tự nhiên của huyện. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.095,95 ha chiếm khoảng 16,24% diện tích tự nhiên của huyện. - Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích 6,51 ha chiếm 0,03% diện tích tự nhiên của huyện. * Về thổ nhưỡng: Đất đai trên địa bàn huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (theo tài liệu thổ nhưỡng Thái Nguyên và huyện Phú Bình):
  40. 32 - Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích khoảng 3.485 ha, chiếm khoảng 13,82% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã ven sông Cầu như: xã Xuân Phương, Úc Kỳ, Nhã Lộng, Nga My, Hà Châu, một phần của các xã: Bảo Lý, Đào Xá, Đồng Liên. Nhìn chung nhóm đất phù sa có tầng đất mặt khá dày, độ phì tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm ăn quả, song cần đầu tư thuỷ lợi, cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ngập úng khi mưa lũ lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới. - Nhóm đất cát: Đất cát tại lưu vực sông Cầu có diện tích khoảng 12 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất dốc tụ gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc mầu, đất dốc tụ trồng lúa nước bạc mầu, đất thung lũng không trồng lúa nước. Có diện tích khoảng 6.369.49 ha chiếm 25,3 % diện tích tự nhiên. Nhóm đất dốc tụ có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các loại cây màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi. - Nhóm đất nâu vàng, đỏ vàng (Đại diện cho đất khu vực gò đồi ): Có diện tích khảng 15.305 ha, chiếm 60,8 % diện tích tự nhiên của huyện. b.Tài nguyên nước b1. Tài nguyên nước mặt Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình chủ yếu nước mặt của sông Cầu, sông Đào, các suối và hồ đập. Trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra còn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 4 đến 8 m, một số khu vực đồi núi từ 10 đến 20 m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu
  41. 33 cầu sinh hoạt của nhân dân (có thể dùng giếng đào hoặc giếng khoan, tuy nhiên ở một số nơi đã bị thẩm thấu ô nhiễm bởi nước mặt ). c. Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 huyện Phú Bình có 5613,37 ha đất lâm nghiệp, toàn bộ diện tích là đất rừng sản xuất. Diện tích rừng được trồng theo các dự án của tỉnh, huyện, các tổ chức lâm nghiệp, không cógỗ quý, chủ yếu là Bạch đàn, keo lá tràm, thông. Các xã có nhiều rừng như Tân Khánh, Tân Hòa, Điềm Thụy, Bàn Đạt, Tân Thành, Tân Kim, Bảo Lý. Trên địa bàn hiện đã có các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp mở ra một hướng mới cho việc chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả. Nhìn chung, rừng ở Phú Bình chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình còn ít. Trong những năm gần đây công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tiếp tục thực hiện dự án 661 thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ) nên diện tích trồng rừng mới được tăng lên, đã nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, cải thiện môi trường sinh thái. d. Tài nguyên khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản Phú Bình không có các mỏ khoáng sản kim loại mầu như các huyện khác trong tỉnh, Phú Bình có nguồn cát, sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu khá dồi dào phục vụ cho các hoạt động khai thác, đáp ứng cho ngành xây dựng trong và ngoài huyện. đ. Tài nguyên nhân văn Là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, với 21 đơn vị hành chính, dân số tính ếđ n năm 2016 là 144.940 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Tập thể cán bộ và nhân dân trong huyện với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, với những con người giàu tài
  42. 34 năng, yêu lao động, cần cù học tập, lao động và sáng tạo, hiền lành giản dị, thân thiện và mến khách, với các lễ hội mùa xuân Phú Bình cũng mang nhiều bản sắc văn hoá trong cộng đồng văn hoá Việt Nam, người dân nơi đây đã góp phần công sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây cũng như công cuộc xây dựng tổ quốc hiện nay. Phú Bình đã có nhiều con, em là những cán bộ khoa học đang công tác và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước. 4.1.1.6. Điều kiện cảnh quan môi trường a. Môi trường nước - Môi trường nước mặt các sông, hồ: Trên địa bàn huyện đã có nhiều nỗ lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nước, chất lượng nước các sông, hồ có xu hướng cải thiện rõ rệt; những năm gần đây ô nhiễm có xu hướng giảm so với giai đoạn trước và ở mức độ cho phép theoQuy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn huyện vẫn có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt ở những khu đông dân cư có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực phát triển thương mại tập chung, trường học, bệnh viện, khu du lịch Nguyên nhân ô nhiễm là chịu hậu quả của nguồn nước sông Cầu và do tất cả các loại rác thải, vỏ bao chứa hoá chất bảo vệ thực vật, nước thải không qua sử lý hoặc đã qua xử lý nhưng chưa đủ tiêu chuẩn đều thải ra sông, suối, đồng ruộng Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các giêng đào, giếng khoan đều có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. b. Môi trường không khí và tiếng ồn Môi trường không khí của huyện Phú Bình tương đối sạch, Hàm lượng 3 bụi dao động trong khoảng nhỏ hơn 0,1 - 0,92 mg/m . Nồng độ SO2, NO2, CO và nồng độ chì đều thấp hơn MCP trong QCVN 05: 2009. Tuy vậy, tại 3/30
  43. 35 điểm quan trắc, hàm lượng bụi trong không khí vượt MCP trong QCVN 05: 2009. Độ ồn tại phần lớn các điểm đều đạt MCP đối với khu dân xem kẽ khu thương mại, nhưng không đạt MCP đối với khu dân cư. Đặc biệt các điểm nằm cạnh đường giao thông có mật độ xe cơ giới cao bị ô nhiễm do tiếng ồn ở mức cao (trên 75 dbA vào giờ cao điểm về hoạt động giao thông). Các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành và đang trong giai hoạt động, sản xuất chất lượng không khí thuộc loại ô nhiễm nhẹ. Độ ồn đạt MCP theo TCVN. c. Tình hình ô nhiễm đất Hiện tượng suy giảm hệ động, thực vật, độ che phủ của rừng thấp dẫn đến sói mòn, rửa trôi đất, do sử dụng phân bón hóa học, các loại hoá chất bảo vệ thực vật tùy tiện dẫn đến làm nghèo chất sinh dưỡng của đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái d. Chất thải rắn Bao gồm chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế được xử lý theo hình thức thu gom chôn lấp hoặc đốt. Đi liền với tăng trưởng về dân số, mức sống, tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, khối lượng chất thải rắn các loại sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2020. Đây là vấn đề nan giải phải được giải quyết trong các quy hoạch phát triển của huyện, xã. đ. Công tác quản lý, giám sát môi trường Nhìn chung, công tác quản lý, giám sát môi trường đã được thực hiện tốt bằng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường, đẩy mạnh cải cách thể chế trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Sở TNMT tỉnh đã thẩm định báo cáo ĐTM trên hàng trăm dự án thuộc nhiều loại hình sản xuất kinh doanh: khai thác vật liệu, luyện kim, cơ khí, phát triển đô
  44. 36 thị, dịch vụ Công tác thẩm định ĐTM góp phần đáng kể vào công tác quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn huyện. Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn một số hạn chế nhất định: (1) Lãnh đạo các cấp chưa chỉ đạo cụ thể về việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; (2) Quản lý môi trường còn thiếu thống nhất, chồng chéo giữa một số sở, ngành; (3) Công tác kiểm tra, giám sát các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi thẩm định báo cáo ĐTM đã được triển khai nhưng chưa toàn diện; (3) Nhận thức và hành động bảo vệ tài nguyên môi trường và gắn kết bảo vệ môi trường trong phát triển sản xuất kinh doanh của cán bộ Đảng, chính quyền các cấp và doanh nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt. e. Các vấn đề về môi trường cần được ưu tiên giải quyết - Kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ô nhiễm môi trường đang và sẽ là một vấn đề cấp bách trên địa bàn huyện Phú Bình. Do vậy kiểm soát ô nhiễm công nghiệp là một trong các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH và là một nội dung quan trọng trong việc bảo vệ môi trường huyện. - Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: Hiện nay, nước thải từ các đô thị, các khu dân cư và nước thải công nghiệp từ những nhà máy xí nghiệp vẫn đang xả trực tiếp ra các sông suối trên địa bàn huyện, và sẽ ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước các sông, suối là vấn đề cần ưu tiên giải quyết để bảo vệ môi trường huyện. Ngoài ra, việc xử lý các cơ ở s gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nâng cao năng lực quản lý môi trường và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường cũng nằm trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ môi trường huyện.
  45. 37 4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội * Dân số và lao động Dân số trung bình năm 2017 trên địa bàn huyện tăng khoảng 2.443 người so với năm 2016, chủ yếu tăng do nhập cư từ các tỉnh khác đến thường trú tại huyện để làm việc tại các khu công nghiệp. Dân số thuộc khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số của huyện (chiếm 94,33%) và có xu hướng giảm dần qua các năm do có sự chuyển dịch trong cơ cấu dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn, nhất là năm 2015 (dân số đô thị tăng lên từ 5,68% năm 2016 lên 6,43% năm 2017 và dân số nông thôn giảm xuống từ 94,32% xuống 93,57% năm 2017). Dân số khu vực thành thị tăng lên và dân số khu vực nông thôn giảm xuống nên tỷ lệ đô thị hóa tăng một phần do có Dự án Tổ hợp Khu Đô thị, Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Bình thuộc các xã Nga My, Hà Châu, Điềm Thụy Toàn huyện có số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 80.700 người, số lao động trong nền kinh tế quốc dân là 80.471 người, lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 44.259 người, lao động ngành công nghiệp là 20.118 người, lao động ngành dịch vụ là 16.094 người. Số người có việc làm mới bình quân hàng năm là 2.878 người (trong đó lao động xuất khẩu là 100 người), Lao động được đào tạo mới trong năm là 3.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động là 25%. Lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên, nhưng việc làm chưa đủ và không thường xuyên dẫn tới một bộ phận không nhỏ trong nhân dân đời sống còn khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp mang rõ tính thời vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa ổn định, quy mô còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao, thu nhập hạn chế.
  46. 38 Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 33 triệu/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 3,28%. - Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2016 có 49.122 người (chiếm 60,87% tổng dân số), năm 2017 tăng lên 3.809 người (tăng 4,72%% so với năm 2016). Khu vực kinh tế nông lâm nghiệp thủy sản chiếm phần lớn lực lượng lao động của huyện với 44.659 người, chiếm 55,34% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và chiếm 33,70% dân số của huyện; lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có 16.094 người, chiếm 21,39%; - Năm 2017 Ngành chức năng và các đơn ịv triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động, bằng các hình thức như: Tổ chức hội chợ việc làm, tư vấn; giới thiệu việc làm; xuất khẩu lao động với nhiều doanh nghiệp tham gia với nhu cầu cần tuyển trên 10 nghìn lao động; giới thiệu 17 doanh nghiệp về tuyển dụng lao động tại địa phương. Bên cạnh đó ổt chức điều tra thu thập thông tin nhu cầu sử dụng lao động trong 39 doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Bảng 4.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn của huyện Phú Bình từ năm 2012 - 2017 Đơn vị tính: Số lượng (người); tốc độ tăng, cơ cấu (%) Tốc độ Phân theo giới tính Phân theo khu vực Năm Tổng số tăng Nam Nữ Thành thị Nông thôn (%) Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2012 134.336 100,30 66.159 49,25 68.177 50,75 7.620 5,67 126,716 94,33 2013 136.883 101,90 66.321 48,45 70.562 51,55 7.622 5,57 129,261 94,43 2014 137.914 100,75 66.820 48,45 71.094 51,55 7.679 5,57 130,235 94,43 2015 138.819 100,66 67.258 48,45 71.561 51,55 7.730 5,57 131,089 94,43 2016 142.497 102,65 69.040 48,45 73.457 51,55 8.088 5,68 134,409 94,32 2017 144.940 101,71 70.220 48,45 74.720 51,55 9.313 6,43 135,627 93,57 (Nguồn: Ủy ban nhân dân Huyện Phú Bình)
  47. 39 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 25220,36 ha Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 STT Loại đất Mã Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 25220,36 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 21117,89 83,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15060,58 71,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10522,16 49,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7535,09 35,68 1.1.1.2 Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2987,06 14,14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5613,37 26,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nông nghiệp khác NNK 36,41 0,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4095,96 16,24 2.1 Đất ở OTC 1141,90 27,88 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1076,25 26,27 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 65,66 16,03 2.2 Đất chuyên dùng CDG 11784,49 43,57 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CTS 12,75 0,31 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 154,01 3,76 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,55 0,01 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 157,65 3,85 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1320,78 32,24 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 123,01 3,00 2.4 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 6,51 0,03 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3,98 61 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,54 39 (Nguồn: báo cáo thống kê đất đai năm 2017 huyện Phú Bình)
  48. 40 Tính đến 31/12/2017 tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Bình là 25.220,36 ha, trong đó phân bổ theo các đơn ịv hành chính cấp xã là: - Thị trấn Hương Sơn: 1.030,2 ha /- Xã Bàn ạĐ t: 1.740,15 ha /- Xã ồĐ ng Liên: 883,38 ha /- Xã Tân Khánh: 2.094,46 ha /- Xã Tân Kim: 2.189,03 ha /- Xã Tân Thành: 2.856,06 ha /- Xã Đào Xá: 958,58 ha- / Xã Bảo Lý: 1.411,72 ha /- Xã Thượng Đình: 1.193,82 ha /- Xã Tân Hòa: 2.039,93 ha /- Xã Nhã Lộng: 599,65 ha /- Xã Điềm Thụy: 1.290,38 ha /- Xã Xuân Phương: 775,33 ha /- Xã Tân Đức: 1.066,71 ha /- Xã Úc Kỳ: 582,93 ha /- Xã Lương Phú: 462,47 ha/- Xã Nga My: 1.242,4 ha /- Xã Kha Sơn: 1.021,7 ha -/ Xã Thanh Ninh: 493,73 ha /- Xã Dương Thành: 757,99 ha -/ Xã Hà Châu: 529,76 ha 4.2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên STT Loại đất Mã Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.220,36 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 21.117,89 83,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.060,58 71,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.522,16 49,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.535,09 35,68 1.1.1.2 Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.987,06 14,14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.538,42 21,49 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.613,37 26,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nông nghiệp khác NNK 36,41 0,17 (Nguồn: báo cáo thống kê đất đai năm 2016 huyện Phú Bình)
  49. 41 * Tình hình biến động về sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 . Tình hình biến động đất đai: * Từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 đã có sự biến động về sử dụng đất, cụ thể như sau: Bảng 4.4: Tình hình biến động về sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 So với năm 2015 Diện tích STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích Tăng (+) năm 2017 năm 2015 giảm (-) Tổng diện tích 25220.36 25220.38 - 0,02 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 21.117,89 21.185,68 - 67,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.060,58 15.124,79 - 64,21 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.522,16 10.584,55 - 62,39 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.535,09 7.589,19 - 54,10 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.987,06 2.995,37 - 8,31 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.538,42 4.5440,24 - 1,82 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.613,37 5.615,57 - 2,20 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.613,37 5.615.57 - 2,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 407,54 408.90 - 1,36 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 36.41 36.41 0.00 (Nguồn: báo cáo thống kê đất đai năm 2017 huyện Phú Bình) Các loại đất từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 có sự biến động tăng lên hoặc giảm xuống do: - Do chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất.
  50. 42 - Do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Biến động diện tích đối với các loại đất từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2017 đều phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.3. Các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.5 sẽ cho ta thấy các loại hình sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình. Bảng 4.5: Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất Ngô xuân - Ngô đông Ngô xuân - Rau Đậu tương - Ngô xuân LUT1: Chuyên rau -Màu Cây hàng năm Đậu tương - Lạc - Cây CNNN Rau - Khoai lang Sắn Mía LUT2: Cây ăn quả Vải, nhãn, na, quýt Cây lâu năm LUT3: Cây CN lâu năm Chè LUT4: Rừng trồng Keo, mỡ, bạch đàn NTTS LUT5: Nuôi cá Nuôi cá, tôm (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) - LUT chuyên rau - màu - cây công nghiệp ngắn ngày (LUT1): Có diện tích 2.987,06 ha, phân bố trên chân đất vàn cao, hoặc các vùng đất bãi. Trong đó, kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất là Ngô xuân - Ngô đông với 2.987,06 ha có ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, nhiều nhất ở các
  51. 43 xã Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Đức, Kha Sơn, Tân Hòa, với hình thức trồng mía, lạc, đậu tương, sắn, các loại rau mầu. Diện tích trồng màu đang tăng do xu hướng chuyển từ đất lúa năng suất thấp tại các vàn cao không chủ động nước sang trồng màu. - LUT cây ăn quả (LUT2): Có diện tích 208,2 ha, các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế là: Vải, nhãn, na, xoài. Người dân đã biết tận dụng địa hình đồi gò để trồng các loại cây này. Năng suất vải 43 tạ/ha; Nhãn 24 tạ/ha; Xoài 37 tạ/ha; Na 144 tạ/ha. Các loại cây ăn quả này hiện đang trồng nhiều trên các loại đất: đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát. - LUT cây công nghiệp lâu năm (LUT3): Cây trồng trong kiểu sử dụng đất này là cây chè. Cây chè được trồng ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất tại các xã Đào Xá, Đồng Liên. Đất trồng chè chủ yếu là đất đồi có ộđ cao dưới 300 m, độ dốc dưới 150, tầng dày trên 50 cm. - LUT rừng trồng (LUT4): Các loại cây trồng của loại hình sử dụng đất lâm nghiệp là các loại cây: Keo, mỡ, bạch đàn, Tập trung chủ yếu ở các xã có diện tích ấđ t lâm nghiệp lớn và địa hình đồi núi cao như: Lương Phú, Thanh Ninh, Xuân Phương, Dương Thành, Tân Thành - LUT nuôi cá (LUT5): chuyên nuôi tôm, cá với quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng tại chỗ. Loại hình sử dụng đất này cũng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng không mang tính chất công nghiệp. Thường tập trung tại những vùng có gò đồi thấp và có nguồn nước tự nhiên để cung cấp, chủ yếu tại các xã Nhã Lộng, Úc Kỳ, Bảo Lý, Tân Kim
  52. 44 4.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác ịđ nh: - Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của huyện. - Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.
  53. 45 Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình được thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của LUT (tính cho 1 đơn vị ha) Thu Hiệu Giá trị Giá trị Chi phí nhập quả sử ngày STT LUT sản xuất sản xuất thuần dụng công LĐ (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (lần) (1000đ) 1 Ngô xuân - Ngô đông 54.776 37.631 17.145 1.46 147 2 Ngô xuân - Rau 70.659 43.377 27.282 1.63 129 3 Đậu tương - Ngô xuân 52.106 25.389 26.717 2.05 149 4 Đậu tương - Lạc 59.602 17.509 42.093 3.40 130 5 Rau - Khoai lang 72.600 38.915 33.685 1.87 123 6 Sắn 53.896 11.736 42.160 4,59 80 7 Mía 31.394 12.785 18.609 2,46 40 8 Vải 47.644 17.250 30.394 2,76 68 9 Nhãn 42.021 14.640 27.381 2,87 62 10 Na 158.400 29.970 128.430 5,29 145 11 Xoài 53.200 19.120 33.880 2,77 83 12 Chè 117.910 50.280 67.630 2,35 75 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 4.6 cho thấy - Trong các cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp thì cây na được đánh giá đem hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu quả sử dụng vốn là 5,29 lần. Giá trị sản xuất là 158.400.000 đồng/ha, chi phí sản xuất là 29.970.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 128.430.000 đồng/ha.
  54. 46 - Sắn có giá trị sản xuất là 53.896.000 đồng/ ha, chi phí sản xuất là 11.736.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 42.160.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn tương đối cao là 4,59 lần. - Đậu tương - Lạc có giá trị sản xuất là 59.602.000 đồng/ha, chi phí sản xuất là 17.509.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 42.093.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn là 3,40 lần - Vải có giá trị sản xuất là 47.644.000 đồng/ ha, chi phí sản xuất là 17.250.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 30.394.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn tương đối thấp là 2,76 lần. Bảng 4.7: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (Tính bình quân/1ha) Chỉ tiêu Công lao Giá trị sản Chi phí Thu nhập Hiệu quả động xuất trực tiếp thuần đồng vốn (1000đ/ (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) Mức ngày công) RC (rất cao) >150.000 >100.000 >65.000 >150 >1,5 100.000- 70.000- 40.000- C (cao) 120-150 1,3-1,5 150.000 100.000 65.000 50.000- 50.000- 30.000- TB (trung bình) 80-120 1,1-1,3 100.000 70.000 40.000 10.000- 30.000- 20.000- T (thấp) 40-80 0,90-1,1 50.000 50.000 30.000 RT(rất thấp) <10.000 <30.000 <20.000 <40 <0,90 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
  55. 47 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất GT ngày Hiệu quả Giá trị Chi phí Thu nhập công LĐ đồng vốn sản xuất trực tiếp thuần Kiểu sử dụng đất (1000đ/ (lần) (GO) (Ic) (NVA) ngày công) 1000đ Mức 1000đ Mức 1000đ Mức 1000đ Mức Lần Mức Ngô xuân - Ngô 54.776 TB 37.631 T 17.145 RT 147 C 1.46 C đông Ngô xuân - Rau 70.659 TB 43.377 T 27.264 T 129 C 1.61 RC Đậu tương - Ngô 52.106 TB 25.389 RT 26.717 T 149 C 2.775 RC xuân Đậu tương - Lạc 59.602 TB 17.509 RT 42.093 C 130 C 3.58 RC Rau - Khoai lang 72.600 TB 38.915 T 33.667 TB 123 C 1.885 RC Sắn 53.896 TB 11.736 RT 42.160 C 80 TB 4.59 RC Mía 31.394 T 12.785 RT 18.609 RT 40 T 2.46 RC (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) - Với 7 kiểu sử dụng đất đặc trưng cho các cây trồng cạn, đây là vùng mà nước tưới không có khả năng đến được hoặc có tưới nhưng rất hạn chế, canh tác dựa chủ yếu vào nước trời. Kiểu sử dụng đất có ưu thế về giá trị sản xuất là Ngô xuân - rau và Rau - khoai lang cho giá trị sản xuất 70,659 và 72,6 triệu đồng/năm, tuy nhiên kiểu sử dụng đất cho hiệu quả đồng vốn cao nhất là chuyên sắn và Đậu tương - lạc với hiệu quả đồng vốn là 4,59 và 3,58. Kiểu sử dụng đất Chuyên mía cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với giá trị sản xuất là 31,394 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp 18,609 triệu đồng/năm được trồng trên đất vườn đồi chuyển đổi từ vườn tạp không có hiệu kinh tế, mặc dù giá trị sản xuất không cao nhưng góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Các kiểu sử dụng đất Đậu tương - ngô xuân, Ngô xuân - rau và Rau - khoai lang cũng cho hiệu quả kinh tế tương đối cao.
  56. 48 Mặt khác, các loại cây ăn quả trên cần được quan tâm đầu tư chăm sóc tốt hơn để cho năng suất, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp tăng sức cạnh tranh trên thị trường sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, chiếm ưu thế so với các cây trồng khác. Thực tế sản xuất đã chứng tỏ khả năng phát triển các loại cây ăn quả này trong vùng, hay nói cách khác điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của vùng phù hợp với yêu cầu của những loại cây ăn quả: vải, nhãn, na, xoài Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất lâm nghiệp Bảng 4.9 thể hiện kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế của một số loại cây điển hình được trồng trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm nghiệp Giá trị Chi phí Thu nhập Hiệu quả Số công STT LUT sản xuất sản xuất thuần sử dụng lao động (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (lần) (ngày) 1 Keo tai tượng 56.340 21.350 34.990 2,64 605 2 Keo lá tràm 54.130 23.770 30.360 2,28 530 3 Mỡ 25.160 16.100 9.060 1,56 350 4 Bạch đàn trắng 42.170 20.320 21.850 2,08 700 5 Bạch đàn đỏ 45.255 26.455 18.800 1,71 580 6 Bạch đàn lá liễu 52.760 32.980 19.780 1,60 605 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Bảng 4.9 cho thấy LUT4 gồm nhiều loại cây trồng trong đó: Keo, Bạch Đàn và Mỡ là ba loại cây trồng chính trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. Trong đó: - Keo Tai Tượng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu quả sử dụng vốn là 1,64 lần. Giá trị sản xuất là 56.340.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 21.350.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 34.990.000 đồng/ha. - Keo Lá Tràm là cây đem lại hiệu quả kinh tế thứ hai với hiệu quả sử dụng vốn là 1.28 lần. Giá trị sản xuất là 54.130.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 23.770.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 30.360.000 đồng/ha.
  57. 49 - Bạch Đàn Trắng có giá trị sản xuất là 42.170.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 20.320.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 21.850.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 1.08 lần. - Bạch Đàn Đỏ có giá trị sản xuất là 45.255.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 26.455.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 18.800.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0.71 lần. - Bạch Đàn Lá Liễu có giá trị sản xuất là 52.760.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 32.980.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 19.780.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0,60 lần. - Mỡ giá trị sản xuất là 25.160.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 16.100.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 9.060.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0,56 lần. Trong các loại hình sử dụng đất, đất trồng rừng sản xuất (LUT 4) đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất (2,2 lần) so với các loại hình sử dụng đất khác, tuy nhiên hiệu suất được đánh giá vẫn là thấp do chi phí sản xuất cao Với các kiểu sử dụng của cây chuyên màu chỉ chỉ là cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa được xác định là cây làm giàu. 4.4.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
  58. 50 nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Để đánh giá khái quátả kh năng thích ợh p của các loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất trên lao động nghề nông và lâm nghiệp, mức độ chấp nhận của xã hội, khả năng sản xuất hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của LUT Đảm bảo an Đáp ứng nhu Giảm tỷ lệ Thu hút TT LUT ninh lương cầu nông hộ đói nghèo lao động thực 1 Chuyên rau - Màu - Cây CNNN 2 Cây ăn quả 3 Cây CN lâu năm 4 Rừng trồng * 5 Nuôi cá (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp: * 4.4.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài. Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản
  59. 51 xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. Bảng 4.11: Hiệu quả môi trường của LUT Khả năng Tỷ lệ Ảnh hưởng bảo vệ, STT LUT che của thuốc cải tạo phủ BVTV đất 1 Chuyên rau - Màu - Cây CNNN * * 2 Cây ăn quả 3 Cây CN lâu năm * 4 Rừng trồng * 5 Nuôi cá * * (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cao: Trung bình: Thấp: *
  60. 52 Bảng 4.11 cho thấy trong các loại hình sử dụng đất trên đất đồi núi đất trồng cây ăn quả đem hiệu quả môi trường thấp nhất bởi trong tất cả các loại hình sử dụng đất trên đây là loại hình chịu sự ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất, còn các loại hình sử dụng đất còn lại được đánh giá là đem lại hiệu quả môi trường khá cao vì hầu hết là các loại hình sử dụng đất để trồng rừng nên có tỷ lệ che phủ và khả năng bảo vệ, cải tạo đất cao. 4.5. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các LUT có triển vọng - Đảm bảo đời sống nhân dân. - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Tác động tốt tới môi trường. - Thu hút nguồn lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau đây: - Bền vững về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất bao gồm những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn các quá trình thoái hóaấ đ t và bảo vệ môi trường đất. - Bền vững về mặt xã hội: Loại hình sử dụng đất phải thu hút được nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm, mang lại thu nhập cao, đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động.
  61. 53 4.5.2. Nguyên tắc lựa chọn Để lựa chọn các LUT phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đai hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hôi và môi trường cần căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các LUT có triển vọng - Phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, môi trường và cơ sở vật chất của vùng. - Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phù hợp với phong tục tập quán của địa phương đồng thời phát huy được kinh nghiệm sản xuất của người dân. - Bảo vệ được độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường sinh thái. 4.5.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả cao Các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng phải đảm bảo đạt hiệu quả sử dụng đất về 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện Phú Bình. Từ kết quả điều tra xác ịđ nh mức độ thích hợp các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường tôi tiến hành lập bảng phân cấp hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trong huyện Phú Bình cũng như phục vụ nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản của thành phố Thái Nguyên. Dự kiến giai đoạn từ nay đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp giảm 1.440 ha cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu dân cư nông thôn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. - Đất lúa hàng năm: Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dự báo trong 10 năm tới đất trồng cây hàng năm sẽ tiếp tục giảm sang mục đích phi nông nghiệp và
  62. 54 các mục đích khác khoảng 200 ha. Đến năm 2020 đất trồng cây hàng năm của huyện còn khoảng 2.600 ha - 2.700 ha. - Đất trồng cây lâu năm: Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 3.464,93 ha, giảm khoảng 1.000 ha sang các mục đích sử dụng khác để tăng hiệu quả kinh tế. - Đất lâm nghiệp: Khoanh nuôi, bảo vệ và tái tạo rừng là nhiệm vụ chiến lược nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái; phấn đấu ổn định độ che phủ rừng 70%. Dự kiến đến 2020, diện tích đất lâm nghiệp có khoảng 5.863,51 ha, chiếm khoảng trên 22 % diện tích tự nhiên của huyện. - Đất nông nghiệp khác: Đến năm 2020, diện tích đất này sẽ chuyển dân vào các mục đích công ộc ng và đất phi nông nghiệp nhằm phục vụ tất nhất nhu cầu sử dụng đất của địa phương. 4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp cho huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 4.6.1. Giải pháp về chính sách - Rà soát để hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách trong sử dụng đất đai và quản lý đất đai đã được duyệt. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao vai trò người sử dụng đất. - Củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ huyện đến cơ sở. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. - Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các xã, thị trấn làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. - Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.