Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh

pdf 56 trang thiennha21 13/04/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_chat_luong_nuoc_thai_san_xuat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÚY NGA Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ BAO BÌ YUZHAN VIỆT NAM TẠI KCN QUẾ VÕ, BẮC NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÚY NGA Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ BAO BÌ YUZHAN VIỆT NAM TẠI KCN QUẾ VÕ, BẮC NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT - N02 Khoa : Môi trường Khoá học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Minh Ngọc Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH - tỉnh Bắc Ninh. Đến nay em đã hoàn thành xong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình. Lời đầu, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong quá trình em nghiên cứu và học tập; Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty mình. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tư vấn và chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. Dương Minh Ngọc đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những lý thuyết chuyên ngành còn thiếu cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế trong đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nga
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam 21 Bảng 2.2: Công suất nước ngầm ở một số vùng 22 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước thải 27 Bảng 3.2: Phương pháp lấy mẫu 27 Bảng 3.3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước 28 Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất 39 Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước mưa 42
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Vị trí lô đất của công ty 29 Hình 4.2: Quy trình sản xuất của Công ty 32 Hình 4.3: Quy trình công nghệ sản xuất hộp quà 34 Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy 36 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh độ màu giữa NTSX của công ty và QCVN 40 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh BOD5 giữa NTSX của công ty và QCVN 41 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh COD giữa NTSX của công ty và QCVN 41 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh nồng độ các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, NO3 giữa mẫu nước mưa của công ty với QCVN 43
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CP Chính Phủ ĐTM Đánh giá tác động môi trường NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định SMEWW Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TN & MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước 10 2.1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới môi trường và sức khỏe con người 12 2.2. Cơ sở pháp lý 18 2.3. Cơ sở thực tiễn 19 2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên Thế giới 19 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam 20 2.3.3. Hiện trạng công nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam 23 2.3.4. Vấn đề sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong sản xuất giấy 24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.3.3. Hiện trạng nước thải sản xuất của công ty 26 3.3.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất của công ty gây ra. 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
  8. vi 3.4.1. Phương pháp kế thừa, điều tra thu thập thông tin, số liệu thứ cấp 26 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải 27 3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 28 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Tổng quan về công ty 29 4.1.1. Vị trí địa lý 29 4.1.2. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa 30 4.1.3. Quy mô, quy trình công nghệ sản xuất của công ty 31 4.2. Quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại công ty 35 4.3. Đánh giá hiện trạng các nguồn thải của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam 38 4.3.1. Hiện trạng nước thải sản xuất của công ty 38 4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước mưa chảy tràn 42 4.4. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất của công ty gây ra 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1 Kết luận 46 5.2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cũng như không khí và ánh sáng, nước đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, quá trình sống của con người và các sinh vật. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp), trong quá trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước, là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất Vì vậy, nước được coi như cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều không thể diễn ra nếu thiếu nước. Đất nước ta trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại như tình hình tăng trưởng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, Việc phát triển ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất bao bì giấy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cải thiện đời sống người lao động. Nhưng cũng kèm theo đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất gây ra. Vấn đề về ô nhiễm môi trường nước cũng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Bắc Ninh được coi là một trong các tỉnh có nền công nghiệp phát triển, trong đó Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam là một đơn vị tiêu biểu trong công nghiệp sản xuất tại Bắc Ninh đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế của tỉnh và giải quyết được nhiều việc làm cho người dân. Tuy nhiên, lượng nước
  10. 2 thải trong quá trình sản xuất của công ty thải ra cũng tương đối lớn có hàm lượng gây ô nhiễm cao cần được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Dương Minh Ngọc, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam: cơ cấu quản lý, tổ chức, quy trình sản xuất, ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tới môi trường. - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của công ty đến môi trường. - Đánh giá chất lượng nước mưa tại hố ga thu gom trong công ty. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu. - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin.
  11. 3 - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn phục vụ công tác sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty về hoạt động sản xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực quanh công ty.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Khái quát chung về nước Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.[13] Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống như iốt (I), sắt (Fe), Flo(F), kẽm (Zn), đồng (Cu) Tuy nhiên nước bẩn cũng có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc trừ sâu, các hóa chất gây ung thư khác. Do đó, nước dung cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn chất lượng. Con người cần phải biết xử lý các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an toàn về chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho chính mình, đồng thời giải quyết hậu quả của chính mình.[7] 2.1.1.2. Vai trò của nước Nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng
  13. 5 lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.[16] Không chỉ góp phần lớn làm thay đổi diện mạo và phát triển thế giới tự nhiên, nước còn có ảnh hưởng và mối liên hệ chặt chẽ đối với đời sống xã hội, con người. Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).[14] - Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loài cây trồng,vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất - Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
  14. 6 - Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển.Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta. - Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia. - Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vì lý do nào đó mà thiếu nước sẽ vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ thể. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thiếu nước sạch, các vấn đề về y tế cũng sẽ nảy sinh. Vừa là một nguồn tài nguyên vô giá của thế giới tự nhiên, vừa là nhân tố quan trọng của đời sống xã hội. Nước thực sự đang ngày càng được con người đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vô giá của nó.[15] 2.1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường - Khái niệm môi trường Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 23/6/2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.[9] Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chưa đựng các chất phế thải do con người trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
  15. 7 - Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Tiêu chuẩn môi trường Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.[9] Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau: Những quy định chung: - Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải - Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải( các chất thải)vv - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác,sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. - Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học. - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa. - Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v [17] - Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo khoản 8 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô
  16. 8 nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[9] - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Theo hiến chương Châu Âu về nước có định nghĩa như sau: “Ô nhiễm môi trường nước là do tác động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng nước, chính sự thay đổi này gây nên nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,với động vật nuôi và động vật hoang dã”. [8] - Khái niệm về tài nguyên nước + Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trạng thiếu nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước. (Dư Ngọc Thành, 2006).[11] Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trên thế giới tài nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng của nguồn nước. Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng thêm trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày càng trở nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đô thị, nông thôn, hoặc giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều đó khiến cho nước đang dần trở thành một trong những vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới. + Nhằm hạn chế nhu cầu cũng như chống thất thoát nước, đồng thời tăng cường quản lý tài nguyên nước, nhiều chính sách đã được áp dụng. Luật pháp về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước đã được ban hành tại nhiều quốc gia. Song, trên thực tế, những cải cách, đổi mới này vẫn chưa thực sự có hiệu quả, công việc thường chỉ giới hạn trong ngành nước. Vì vậy, muốn thực sự có hiệu lực, các quyết định cho vấn đề nước cần thiết có sự tham gia của lãnh đạo của
  17. 9 tất cả các ngành, trong đó có các ngành nông nghiệp, năng lượng, thương mại và tài chính, bởi tất cả các ngành này đều có ảnh hưởng quyết định đến quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra, sự cộng tác, phối hợp giữa khối nhà nước với khối tư nhân và cộng đồng xã hội cũng hết sức quan trọng. + Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch, + Tài nguyên nước được phân thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng. Đó là nguồn nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm) và nước trong khí quyển (hơi nước). - Về mặt hóa học nước có công thức là H2O tuy nhiên trong tự nhiên nước còn bao gồm nhiều các chất hòa tan, các chất lơ lửng và các sinh vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào điều kiện nguồn phát sinh, môi trường xung quanh. - Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được bao gồm: sông suối, kênh rạch, biển, hồ, ao, đầm, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác. - Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. - Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người. - Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam. - Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế. - Nguồn nước Quốc tế là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
  18. 10 - Phát triển tài nguyên nước là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước. - Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước. - Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước. - Sử dụng tổng hợp nguồn nước là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp nhiều mục đích. - Suy thoái cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. - Công trình thủy lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. - Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa các ngành dùng nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, cân đối giữa nước khai thác và nhu cầu dùng nước, xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại và quyền lợi của các đối tượng có liên quan. 2.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước + Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn. + Màu sắc: Nước tinh khiết thì không có màu. Nước thường có màu do sự tồn tại một số chất như các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy (các chất humic); sắt và mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan làm nước có màu vàng, đỏ, đen. + Độ đục: Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn hoặc hàm lượng chất lơ lửng cao. + Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu cơ
  19. 11 hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần và hàm lượng muối khoáng hòa tan nước. + Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Chất lơ lửng là các hạt rắn vô cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo, sự có mặt của chất lơ lửng trong nước mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các chất rắn được giữ lại trong quá trình nước thấm qua các tầng đất.[14] + Độ cứng Độ cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi nó do các muối cacbonat hoặc bicacbonat . Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 và MgCO3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây nên do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg. Độ cứng vĩnh cửu thường rất khó loại trừ. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước ngầm. Nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất. Độ cứng của nước được tính bằng Mg/l CaCO3. (Đặng Đình Bạch)[4] Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi trong nước chứa nhiều ion H+ hơn ion OH- thì nước có tính axit (PH 7). + Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước (DO) Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hòa tan oxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do tan trong nước khoảng 8 -10 mg/l, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất,sự quang hợp của tảo. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá ô nhiễm của thủy vực, nhất là ô nhiễm hữu cơ.[4] + Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxy hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất
  20. 12 hữu cơ có trong nước thành CO2, nước, tế bào mới và các sản phẩm trung gian. (Clair N – 2003)[13] + Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong nước, còn BOD chỉ là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất dễ phân hủy sinh học. (Clair N – 2003)[13] + Kim loại nặng Các kim loại như: Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe, có trong nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia, hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể sinh vật, vì vậy chúng là các chất độc gây hại cho cơ thể sinh vật. Các kim loại nặng này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nước thải công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ có tính axit làm tăng quá trính hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật. ( Đặng Đình Bạch)[4] + Các thông số sinh học Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích bao gồm có E.coli và Colifom chịu nhiệt.[4] 2.1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới môi trường và sức khỏe con người 2.1.3.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước tới môi trường a) Nước và sinh vật nước Nước - Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua
  21. 13 đất, làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng ),bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nước ngầm, làm cho lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay càng hiếm hơn nữa. - Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ, ) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo, ) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.[13] Sinh vật nước Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết. Đại dương tuy chiếm ¾ diện tích trái đất, nhưng cũng không thể không chịu tác động bởi việc nước bị ô nhiễm, mà một phần sự ô nhiễm nước đại dương là do các hoạt động của con người như việc khai thác dầu, rác thải từ người đi biển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đại dương và các sinh vật đại dương, làm xuất hiện nhiều hiện tượng lạ, đồng thời làm cho nhiều loài sinh vật biển không có nơi sống, một số vùng có nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt, , [13] b) Đất và sinh vật đất Đất Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất.
  22. 14 Nước ô nhiễm thấm vào đất làm: - Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ. - Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất. - Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh. - Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất: - Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn). - Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa.[13] Sinh vật đất Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. - Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật. - Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình. - Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất. - Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết. Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.[13] c) Không khí Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất,
  23. 15 nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen, [13] 2.1.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người a) Trong nước nhiễm chì Chì tác động lên hệ enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển hiđro. Khi bị nhiễm độc, người bệnh bị một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương) . Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến lão nếu nặng có thể gây tử vong. Tác dụng hóa sinh của chì chủ yếu gây ảnh hưởng đến tổng hợp máu, phá vỡ hồng cầu. Chì ức chế một số enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp máu do tích đọng các hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất. Chì kìm hãm quá trình sử dụng O2 và glucozo để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Sự kìm hãm này có thể nhận thấy khi nồng độ chì trong máu khoảng 0,3mg/l. Khi nồng độ chì trong máu lớn hơn 0,8mg/l có thể gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Nếu hàm lượng chì trong máu khoảng 0,5-0,8mg/l sẽ gây rối loạn chức năng của thận và phá hủy não. JECFA đã thiết lập giá tri tạm thời cho lượng chì đưa vào cơ thể có thể chịu đựng được đối với trẻ sơ sinh và thiếu nhi là 25mg/kg thể trọng. Triệu chứng ngộ độc chì gồm: Đau bụng trên, táo bón, nôn mửa. Ở trên lợi của bệnh nhân, ngưới ta nhận thấy một đường xanh đen do chì sufua đọng lại.
  24. 16 Chứng viêm não tuy rất hiếm nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng ở người trong trường hợp nhiễm độc chì, trường hợp cũng thường hay gặp ở trẻ em.[13] b) Trong nước nhiễm thủy ngân Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận, trong khi đó methyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu gắt, kích thích, xúc động, rối loạn tiêu hóa rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể tử vong. Độc tính của thủy ngân tác dụng len nhóm sunfuahydryl (-SH) của hệ thống enzyme. Sự liên kết của thủy ngân với màng tế bào ngăn cản sự vận chuyển đường qua màng và cho phép dịch chuyển kali tới màng. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong tế bào và gây rối loạn thần kinh. Chính vì nguyên nhân này những trẻ sơ sinh nhiễm methyl thủy ngân từ mẹ sẽ bị tác động lên hệ thần kinh trung ương, mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, kém phát triển trí tuệ, co giật. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn tới phân lập thể nhiễm sắc, phá vỡ thể nhiễm sắc và ngăn cản sự phân chia tế bào. Trong môi trường nước, thủy sinh vật có thể hấp thụ thủy ngân vào cơ thể, đặc biệt là cá và các loài động vật không xương sống, cá hấp thụ thủy ngân và chuyển hóa thành methyl thủy ngân (CH3Hg+ ) rất độc với cơ thể người. Chất này hòa tan trong mỡ, phần chất béo của các màng và trong tủy. Tác hại cấp tính do nhiễm độc thủy ngân: Khi bị nhiễm độc thủy ngân nặng bệnh nhân thường ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nôn, nôn ọe và có cảm giác đau thắt ở ngực. Có những bệnh nhân có biểu hiện bị rét run, tím tái. Trong trường hợp nhẹ hiện tượng khó thở có thể kéo dài cả tuần lễ, nếu ở cấp độ năng hơn bệnh nhân có thể bị ngất đi và dẫn đến tử vong. Tác hại mạn tính: Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động nghiêm trọng tới hệ thần kinh và thận. Những triệu chứng đầu tiên là vàng da, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị long và rụng, những chiếc còn lại có thể bị xỉn và mòn vẹt, trên lợi có những đường
  25. 17 màu đen sẫm màu. Tiếp xúc thường xuyên với hợp chất thủy ngân vô cơ có thể bị xạm da và những bệnh bột phát ngứa viêm da, lở loét. Những biểu hiện rối loạn thần kinh do nhiễm độc thủy ngân kinh niên như run tay, tiếp theo là mí mắt, môi, luỡi, tay chân và cuối cùng là nói lẫn. Ngoài ra còn có các triệu chứng như rối loạn thần kinh, dáng đi co cứng, các phản xạ gân cốt bị rối loạn, đặc biệt là đầu gối co giật nhiều. Các triệu chứng rối loạn cảm giác như: rối loạn khứu giác, vị giác, mất cảm giác ở đầu ngón tay ngón chân, khi chạm vào thường thấy đau. Có trường hợp bị điếc, ngộ độc thủy ngân hữu cơ gây co thắt thần kinh ngoại biên, teo vỏ não.[13] c) Trong nước nhiễm Asen Asen gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là: làm đông keo protein, tạo phức với asen(III) và phá hủy quá trình phốt pho hóa. Các triệu chứng của nhiễm độc asen như: Ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh niên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móngtay Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung thư nội tạng( bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da( chứng tăng mô biểu bì, chứng tăng sắc tố mô và ung thư da). Bệnh sạm da, mất sắc tố da, cahi cứng da, và rối loạn tuần hoàn ngoại biên là các triệu chứng do tiếp xúc thường xuyên với asen. Ung thư da và nhiều ung thư nội tạng cũng do vậy. Các bênh như tim mạch cũng được phất hiện có lien quan đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc với asen. Trong nghiên cứu số người dân uống nước có nồng độ asen cao cho thấy, tỷ lệ ung thư gia tăng theo liều lượng asen và thời gian uống nước.[13] d) Trong nước nhiễm Crom Hợp chất CR+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non,
  26. 18 viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim Crom xâm nhập vào nguồn nước từ nước thải của các nhà máy mại điện, nhuộn thuộc da, chất nổ, đò gốm, sản xuất mực viết, mực in, in tráng ảnh e) Trong nước nhiễm Mangan Mangan di vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, sói mòn và chất thải công nhiệp luyện kim, acquy, phân hóa học Với hàm lượng cao mangan gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng và tử vong.[13] 2.2. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014. - Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012. - Thông tư số: 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ tài nguyên môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT. - Nghị định số: 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số: 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ tài nguyên môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. * Một số TCMT , QCMT liên quan đến chất lượng nước - TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
  27. 19 - TCVN 6185:2015 Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định độ màu. - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3: 2012) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. - QCVN 40:2011/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên Thế giới Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề đáng lo ngại của toàn cầu, ô nhiễm nước đã hủy hoại môi trường tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại. Kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước, ô nhiễm nước đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Mỗi năm, thế giới tạo ra 400 tỷ tấn chất thải công nghiệp, phần lớn trong số đó chưa qua xử lý mà được đổ thẳng xuống sông, hồ, đại dương, Có thể kể đến ví dụ điển hình về sự ô nhiễm ở các dòng sông trên thế giới như tại sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14
  28. 20 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy, ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật, [10] 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam - Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà cho cả phát triển thủy điện, giao thông vận tải Nguồn tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. - Nguồn nước mặt: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Mật độ sông ngòi là 0,12km/km2, dọc ven biển cứ khoảng 10km lại có một cửa sông. Nếu chỉ kể các sông suối có chiều dài 10km trở lên đã có khoảng 2.560 con sông, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng diện tích lưu vực 292.470km2, được phân bố ở khắp các vùng. Ở phía bắc có hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có sông Tiền, sông Hậu; ở Tây Nguyên có sông Xêrê pốk, sông Xê Xan, sông Ba, ở Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 840 tỷ m3, trong đó riêng lượng nước hình thành trong nội địa là 328 tỷ m3 chiếm 38,8% lưu lượng dòng chảy. Tổng trữ lượng nước của các hệ thống sông khá lớn như sông Hồng, sông Thái Bình là 137 tỷ m3/năm, sông Tiền, sông Hậu 500 tỷ m3/năm; sông Đồng Nai 35 tỷ m3/năm.[5] - Do nhiều hệ thống sông nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ các nước láng giềng (như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long từ Trung Quốc, hệ thống sông Mã, sông Cả từ Lào ) nên khối lượng nước mặt lớn hơn lượng nước mưa. Sự phân bố nguồn nước mặt ở nước ta được thể hiện tại bảng 2.1
  29. 21 Bảng 2.1: Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam Tổng số Trong nội địa Các vùng sinh thái và lưu vực Lưu lượng Lưu lượng % % (tỷ m3/năm) (tỷ m3/năm) Cả nước 840,0 100,0 328,0 100,0 Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 137,0 16,3 90,6 27,6 Lưu vực sông vùng Quảng Ninh 8,5 1,0 7,2 2,2 Lưu vực sông vùng Cao Bằng, Lạng Sơn 8,9 1,0 7,2 2,2 Lưu vực sông Mã 18,5 2,3 14,7 4,5 Lưu vực sông Cả 24,7 2,9 19,8 6,3 Lưu vực sông vùng Bình Trị Thiên 23,8 2,8 23,8 7,3 Khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng 21,6 2,6 21,6 6,6 Khu vực Quảng Ngãi, Bình Định 14,6 1,7 14,6 3,2 Khu vực Phú Yên, Khánh Hòa 12,5 1,4 12,5 4,4 Khu vực sông Đồng Nai 30,0 3,0 8,4 2,6 Lưu vực sông Ninh Thuận, Bình Thuận 8,4 1,0 Lưu vực sông Cửu Long 505,0 60,0 50,0 15,2 (Nguồn: Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm) - Hiện nay, chất lượng nguồn nước mặt tại một số sông suối, ao hồ đang có chiều hướng bị ô nhiễm do lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý từng ngày, từng giờ thải xuống các dòng sông và ao hồ. Ở các khu vực ven biển, nước mặt đang có chiều hướng tiến sâu vào đất liền gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở một số dòng sông (sông Hồng mặn lấn sâu 20km, sông Thái Bình là 40km, sông Tiền là 50km, sông Hậu 40km). - Nguồn nước ngầm của nước ta là một bộ phận quan trọng của nguồn nước thiên nhiên. Nguồn nước này từ lâu đã được khai thác và sử dụng nhưng những năm gần đây mới được điều tra nghiên cứu toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nguồn nước ngầm phần lớn chứa trong
  30. 22 các thành tạo cách mặt đất thường từ 1-200m. Dưới đây bảng 2.2 thể hiện công suất nước nước ngầm một số vùng của nước ta. Bảng 2.2: Công suất nước ngầm ở một số vùng STT Vùng Công suất ước tính (m3/s) 1 Tây Bắc 262,0 2 Đông Bắc 262,0 3 Đồng bằng sông Hồng 98,0 4 Bắc Trung Bộ 8,5 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 307,0 6 Tây Nguyên (tại Playcu) 16,4 7 Đông Nam Bộ 138,3 8 Đồng bằng sông Cửu Long 11,5 (Nguồn: Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm) - Trữ lượng nước ngầm của nước ta phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, theo diện tích cũng như chiều sâu. Vùng đồng bằng mực nước ngầm ở độ sâu từ 1- 200m có thể đạt 10triệu m3/ngày đêm, nhưng ta mới chỉ khai thác khoảng 48.000m3/ngày đêm, ở vùng đồi núi mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ 10 -150m, đặc biệt ở vùng đá vôi mực nước ngầm có thể nằm ở độ sâu 100m, nước ở đây thường cứng và nhiều canxi. Việc sử dụng nước ngầm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mới chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn nước mặt nhưng cũng đã đem lại hiệu quả tốt, nhất là những lúc gặp hạn hán và ở những vùng ít sông suối. Ở các vùng ven biển nước ngầm thường bị nhiễm mặn. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ngầm thường có hàm lượng sắt và độ axit cao. - Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, ở các thành phố lớn, hàng trăm
  31. 23 cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. - Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xảy ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải, một lượng chất thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết là những nguồn gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, mật độ ô nhiễm trong kênh, các sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội , tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 1,1triệu m3/ngày nhưng chỉ có 100m3 trong số đó được xử lý, còn lại thải thẳng ra sông, hồ, Hiện Hà Nội chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý. Ở thành phố Hồ Chí Minh các chỉ số ô nhiễm trong nước thải đều ở mức rất cao như: TSS là 12.694 kg/ngày, BOD5 là 7.905 kg/ngày, COD là 18.406 kg/ngày. Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 8/12 bệnh viện có hệ thống bể lắng lọc. 2.3.3. Hiện trạng công nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam Ở Việt Nam công nghiệp giấy còn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy đạt khoảng 150-170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sở sản xuất giấy vào khoảng 250 ngàn tấn/ năm. Gần đây sản lượng giấy trong nước đạt khoảng 200-250 ngàn tấn/năm, trong đó bột giấy khoảng 120-150 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt được bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu. Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh – sinh hoạt, giấy bao bì, giấy hàng mã nội địa và xuất khẩu. Chất lượng giấy nói chung chỉ đạt mức trung bình so với khu vực và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ thuật như: các loại giấy lọc, giấy cách điện, ) được nhập khẩu. Trung bình
  32. 24 những năm qua, nước ta nhập khoảng trên dưới 100 ngàn tấn giấy các loại mỗi năm. Tính về số giấy sản xuất trong nước thì Việt Nam mỗi năm tiêu thụ gần 300 ngàn tấn, tính theo đầu người đạt xấp xỉ 4kg/năm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển văn hóa. Theo chỉ số này Việt Nam đứng cuối cùng trong khu vực và thuộc loại thấp nhất thế giới. Các nước phát triển có mức sử dụng giấy tính theo đầu người là 200-300kg/năm, các Đông Nam Á cũng đạt khoảng 30-100kg/năm. Đặc điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là rất phân tán. Với tổng sản lượng (trên 200 ngàn tấn/năm) tương đương với 1 xí nghiệp trung bình ở các nước phát triển, ngành giấy Việt Nam có hơn 100 cơ sở sản xuất. Quy mô vô cùng đa dạng và phân bổ khắp 3 miền. Ngoài 3 cơ sở Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai có quy mô sản xuất trên 10 ngàn tấn/năm đến 50 ngàn tấn/năm, các cơ sở còn lại có quy mô rất nhỏ chỉ từ vài trăm tấn đến 5000-7000 tấn/năm. 2.3.4. Vấn đề sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong sản xuất giấy 2.3.4.1. Tiêu thụ nguyên, nhiên liệu Ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng hai loại nguyên liệu chủ yếu đó là tre nứa và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn, khuynh diệp, ). Một số cơ sở sử dụng bã mía nhưng không đáng kể. Để sản xuất khoảng 130- 150 ngàn tấn bột giấy một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên liệu quy chuẩn (độ ẩm 50%). Nếu tính sinh khối rừng nguyên liệu tăng trưởng mỗi năm khoảng 12-15 tấn và sản lượng rừng nguyên liệu giấy đến kỳ khai thác của Việt Nam dưới 100 tấn/ha, thì diện tích rừng bị khai thác cho ngành giấy không phải nhỏ. Đó là con số khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế giới chỉ số này đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan) nhập khẩu rất nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất có hiệu quả vì vừa không phải khai thác rừng tự nhiên vừa không phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tổn kém, vừa ô nhiễm môi trường. 2.3.4.2. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong sản xuất giấy Sản xuất giấy được liệt vào ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường
  33. 25 đáng kể cả trực tiếp cũng như gián tiếp. * Ô nhiễm môi trường trực tiếp: - Nước thải có lưu lượng, tải lượng cũng như độc tính của các chất ô nhiễm cao, các chất ô nhiễm hữu cơ (dịch chiết từ thân cây, các axit béo, một số sản phẩm phân hủy của ligin và các dẫn xuất của ligin đã bị clo hóa) phát sinh từ ngành giấy là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất và nước ngầm nếu được thải thẳng ra bên ngoài không được xử lý. Đặc biệt là dịch đen thải ra từ quá trình nghiền bột bằng phương pháp hóa học. - Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu sản xuất hơi nước bão hào. Ngoài ra, trong quá trình nghiền bột giấy hóa học các khí nặng mùi như hydro sulphite, mercaptan, - Dioxin xuất phát từ quá trình tẩy trắng bột giấy bằng chlorine. * Ô nhiễm môi trường gián tiếp: - Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. - Góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. - Gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc sử dụng năng lượng điện và mất thảm thực vật.
  34. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sản xuất của công ty. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2019 đến 01/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tổng quan về công ty - Vị trí địa lý - Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa - Quy mô sản xuất của công ty 3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất và hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại công ty - Quy trình, công nghệ sản xuất - Hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại công ty 3.3.3. Đánh giá hiện trạng các nguồn nước thải của công ty - Hiện trạng nước thải sản xuất của công ty - Đánh giá hiện trạng nước mưa chảy tràn trong công ty 3.3.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất của công ty gây ra. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa, điều tra thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Tổng quan về công ty - Kế thừa tham khảo kết quả phân tích nước thải của công ty. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật tài nguyên nước. - Thu thập các thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thu thập tài liệu số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất của công ty.
  35. 27 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải * Địa điểm lấy mẫu: Xác định điểm lấy mẫu từ nguồn nước thải do Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam xả thải được thể hiện tại bảng 3.1 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước thải Kí hiệu STT Vị trí Tọa độ mẫu Tại cửa xả nước thải sau hệ thống xử 21o08.492’N;106o0 1 NT1 lý của công ty ra ngoài môi trường 7.370’E 21o08.561’N; 2 NM1 Nước mưa tại hố ga thu gom 106o07.386’E * Thời gian lấy mẫu - Vào buổi sáng là thích hợp nhất vì lúc đó sự biến động các chất diễn ra chậm. * Dụng cụ lấy mẫu - Thiết bị: chai, lọ bằng PE hoặc bằng thủy tinh có nút kín. - Yêu cầu: đối với các thiết bị chứa mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi chứa mẫu. * Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu Bảng 3.2: Phương pháp lấy mẫu STT Loại mẫu Theo tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn TCVN 5993:1995, Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy 1 Nước thải TCVN 5999:1995, mẫu nước thải. TCVN 6663:2008 Bảo quản Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: 2 TCVN 6663-3:2008 mẫu Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
  36. 28 - Khi lấy mẫu nước thải, phải tiến hành đồng thời với việc bảo quản mẫu bằng các chất bảo quản như: HCL, H2SO4, NAOH, H3PO4, Mục đích để giữ nguyên được hiện trạng tính chất mẫu ban đầu, tránh biến đổi. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu được thể hiện qua bảng 3.2 3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Bảng 3.3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước STT Thông số Phương pháp thử 1 Độ màu SMEWW 2120C:2012 2 BOD5 SMEWW 5120D:2012 3 COD SMEWW 5220C:2012 4 TSS SMEWW 2540D:2012 5 Pb SMEWW 3113B:2012 6 Zn SMEWW 3111B:2012 7 Dầu, mỡ khoáng SMEWW 5520B&F:2012 8 Fe SMEWW 3111B:2012 9 Tổng N SMEWW 4500-N.C:2012 10 Tổng P SMEWW 4500-P.B&E:2012 11 Coliform SMEWW 9221B:2012 + 12 NH4 TCVN 5988:1995 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê - Tổng kết số liệu thông qua phần mềm Microsoft office excel, Microsoft office word. - Tổng hợp các số liệu thu thập được, phân tích được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, trên cơ sở phương pháp luận sẵn có để đưa ra các đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường nước thải tại khu vực nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng.
  37. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về công ty 4.1.1. Vị trí địa lý Hình 4.1: Vị trí lô đất của công ty Công ty TNHH Công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam với tổng diện tích 16.924 m2 thuộc L-4, L-5, L-9, KCN Quế Võ (Khu vực mở rộng), xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Trong giai đoạn 1, công ty chỉ sử dụng nhà xưởng, nhà văn phòng thuộc lô L-4 với tổng diện tích sử dụng là 7.774 m2 (trong đó khu nhà xưởng diện tích 7.224 m2, khu văn phòng diện tích 550 m2) và khu vực văn phòng lô L-5 với diện tích 550 m2. Trong giai đoạn mở rộng, công ty sử dụng phần nhà xưởng thuộc lô L-5 (diện tích 5.160 m2) và phần nhà xưởng thuộc lô L-9 (diện tích 3.440 m2). Ranh giới tiếp giáp cụ thể của khu vực thực hiện dự án như sau: + Phía Tây Nam giáp kênh Nam thuộc xã Nam Sơn. + Phía Đông Nam giáp khu đất trống của KCN Quế Võ.
  38. 30 + Phía Tây Bắc giáp công ty TNHH Goertek Vina. + Phía Đông Bắc giáp đường D2 KCN Quế Võ.[2] 4.1.2. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa * Nhu cầu sử dụng nước Nguồn cấp nước cho hoạt động của nhà máy được mua của Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP theo hợp đồng mua bán nước sạch giữa 2 bên. Nước chủ yếu được cung cấp cho các hoạt động sản xuất của nhà máy, nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy và phục vụ nhu cầu phòng cháy chữa cháy trong công ty. Ngoài ra, một số hoạt động khác như tưới cây, rửa sân, đường nội bộ, cũng sử dụng nước; tuy nhiên những hoạt động này không diễn ra thường xuyên, nên nhu cầu sử dụng nước là không đáng kể. Tổng nhu cầu nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của toàn bộ nhà máy giai đoạn hiện tại trung bình khoảng 1.607 m3/tháng. Trong đó: - Nước cấp cho sinh hoạt: Phục vụ cho 88 công nhân với tiêu chuẩn cấp nước là 80 lít/người/ngày là: 88 x 80/1000 = 7,04 m3/ngày đêm (tương đương 183,04 m3/tháng). - Nhu cầu nước cho sản xuất: Chủ yếu phục vụ quá trìnhhồ giấy, rửa máy móc, thiết bị. Lượng nước này khoảng 1.405 m3/tháng, tức khoảng 54 m3/ngày đêm. - Nhu cầu nước cho mục đích khác (tưới cây, rửa sân đường nội bộ, vệ sinh nhà xưởng, PCCC, ) khoảng gần 2 m3/ngày (01 tháng nhà máy thực hiện hoạt động này khoảng 10 ngày, tương đương 18,96 m3/tháng).[2] * Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải - Hệ thống thoát nước thải và nước mưa của nhà máy đã được Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP đầu tư xây dựng sẵn. - Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa từ trên mái nhà xưởng được thoát theo hệ thống các ống dẫn PVC D114 từ trên mái dẫn xuống, có lắp quả cầu
  39. 31 chắn rác bên trên, dọc hai bên nhà xưởng là hệ thống thoát nước mưa sử dụng cống BTCT Ф300. Độ dốc của rãnh thoát nước mưa là 4/1000, các hố ga hình vuông; nắp hố ga làm bằng nắp bê tông cốt thép hình vuông. Sau đó xả ra ngoài môi trường tại 03 điểm đấu nối. - Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt: Gồm 03 bể tự hoại 03 ngăn đặt ngầm dưới khu nhà vệ sinh để xử lý nước thải sinh hoạt, bể khu vực văn phòng có dung tích 10,8 m3, bể khu vực xưởng sản xuất có dung tích 18 m3. Bể tự hoại 03 ngăn này đã được Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP thi công và xây dựng hoàn thiện.[2] 4.1.3. Quy mô, quy trình công nghệ sản xuất của công ty - Sản xuất bột giấy, giấy và bìa. - Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, giấy sóng, bao bì từ giấy và bìa. Cụ thể: sản xuất sản phẩm bao bì đóng gói (hộp đựng điện thoại, hộp đựng quà) với quy mô 18.000.000 sản phảm/năm tương đưởng khoảng 810 tấn/năm. a) Đặc điểm của công nghệ sản xuất Khi đi vào hoạt động, các sản phẩm của công ty bao gồm: sản phẩm bao bì đóng gói (bao bì điện thoại) và các loại bao bì hộp quà. Dây chuyền công nghệ sản xuất được áp dụng cho dự án rất mới, tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và được sử dụng ở một số doanh nghiệp mới ở những nước phát triển. Đặc điểm nổi bật của dây chuyền này là: - Công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao; - Phù hợp với quy mô đầu tư đã được lựa chọn; - Sử dụng lao động, năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý; - Chất lượng sản phẩm được bảo đảm; - Đảm bảo an toàn cho môi trường.[2] b) Sơ đồ quy trình sản xuất kèm theo dòng thải
  40. 32 Quy trình sản xuất của công ty hiện tại: Giấy bột Nghiền Hồ giấy Nước HTXL NT công suất thải Định hình Nhiệt thải, ồn 72 m3/ngày.đêm sản phẩm Cắt CTR, ồn Xả thải theo tiêu chuẩn của KCN Quế Võ CTR Đóng gói Lưu kho Hình 4.2: Quy trình sản xuất của Công ty  Thuyết minh quy trình sản xuất
  41. 33 Nghiền giấy: Giấy nguyên liệu được đưa vào máy nghiền thành dạng bột với kích thước yêu cầu. Hồ giấy: Là quá trình khuấy trộn đều bột giấy với nước và các chất phụgia như màu, chất tạo độ giai, để tạo thành 1 thể quyện lại với nhau. Định hình sản phẩm: Sản phẩm sau quá trình hồ được chuyển qua công đoạn định hình sản phầm. Ở công đoạn này, nước được tách khỏi hỗn hợp bột giấy và chất phụ gia để đảm bảo độ ẩm của sản phẩm sau khi qua máy ép còn rất thấp, khoảng 5 – 15%, các kệ này để khô tự nhiên trong khu vực chứa trước khi chuyển sang công đoạn cắt. Nước thải từ quá trình các máy ép được thu gom và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải công suất 72 m3/ngày.đêm. Bên cạnh nước thải, công đoạn này còn phát sinh nhiệt thải và tiếng ồn từ hoạt động của các máy ép. Cắt: Bán sản phẩm được đưa qua máy cắt nhằm loại bỏ các bavia, đầu mẩu thừa. Do đó sản phẩm thải chủ yếu của công đoạn này cũng là tiếng ồn do hoạt động của động cơ và chất thải rắn (các đầu mẫu thừa, mùn giấy từ quá trình cắt). Lắp ráp: Sản phẩm sau khi được cắt bavia, sẽ qua công đoạn lắp ráp tạo sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói, lưu kho, chờ xuất hàng. Nhũng sản phẩm bị lỗi, bị biến dạng sẽ bị loại bỏ.
  42. 34 Nguyên liệu (Giấy cuộn, giấy bản) Cắt quy cách CTR, bụi In mặt ngoài (In UV) Nước thải, khí thải, CTNH sản phẩm Sấy khô Nhiệt sản phẩm Dán Khuôn cắt CTR Xử lý viền CTR Ghép thành hình CTR Kiểm tra Đóng gói Hình 4.3: Quy trình công nghệ sản xuất hộp quà
  43. 35  Thuyết minh quy trình sản xuất Nguyên liệu giấy nhập về gồm 2 loại là giấy cuộn và giấy bản (giấy cuộn nhập về dưới dạng các cuộn giấy có kích thước lớn). Và tùy từng loại sản phẩm mà nguyên liệu sẽ được cắt ra theo kích thước yêu cầu. Vỏ hộp quà được cấu tạo từ 3 lớp (Giấy mặt ngoài, giấy bản và giấy mặt trong). Giấy mặt ngoài và giấy mặt trong được cắt theo các kích thước yêu cầu từ nguyên liệu là giấy cuộn. Tiếp theo giấy mặt ngoài qua công đoạn in ấn (in UV) theo các mẫu mã khác nhau theo yêu cầu. Giấy mặt ngoài sau khi qua công đoạn in sẽ được phủ bóng bằng dầu (dầu UV, dầu sáng ) và được sấy khô bằng đèn UV. Và qua máy dán tự động dán liên kết ba lớp giấy (giấy mặt ngoài, giấy bản, giấy mặt trong) lại với nhau (tùy từng loại sản phẩm sẽ sử dụng các loại keo dán tương ứng). Sau khi qua công đoạn dán 3 lớp lại với nhau vỏ hộp sẽ được đưa qua công đoạn khuôn cắt để cắt theo kích thước tiêu chuẩn của sản phẩm. Vỏ hộp sau khi cắt được chuyển đến công đoạn xử lý viền (mục đích của công đoạn này nhằm hoàn thiện các chi tiết của sản phẩm). Tiếp theo sản phẩm lắp ghép thành hình của sản phẩm. Sản phẩm được lắp ráp thành hình được kiểm tra rồi đóng gói.[2] 4.2. Quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại công ty Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình ép, rửa máy móc, thiết bị có chứa các cặn lơ lửng, chất phụ gia tạo màu tại lô L4. Chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 72 m3/ngày.đêm.
  44. 36 Quy trình công nghệ như sau: Nước thải sản xuất Bể thu gom Bể điều hòa Máy thổi khí Bể phản ứng Bể lắng 1 Nước tuần hoàn Bùn tuần hoàn Bể điều chỉnh pH Bể thiếu khí Bể hiếu khí Bể lắng 2 Bể chứa bùn Clorin Bể khử trùng Màng lọc MBBR Tái sử dụng Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn KCN Quế Võ Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy
  45. 37  Thuyết minh quy trình sản xuất - Bể gom: Nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom vào bể gom. Từ bể gom tiến hành bơm đến bể điều hòa. Bể có thiết kế song chắn rác nhằm loại bỏ các cặn lớn và các loại tạp chất lớn trong nước thải. - Bể điều hòa: Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu đủ lớn để cần bằng về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Tại bể điều hòa có lắp đặt hệ thống đĩa phân phối khí (9 đĩa – D127) dưới đáy bể giúp khuấy trộn đều nước thải, tránh tạo điều kiện phân hủy sinh học kỵ khí, nên không phát sinh mùi hôi. Hai bơm chìm (1 hoạt động, 1 dự phòng) giúp bơm nước thải vào cụm xử lý sinh học. Bể điều hòa tiếp nhận các nguồn hồi lại từ các công trình xử lý phía sau: +) Nước hồi từ bể thiếu khí, phục vụ quá trình khử nitrat hóa diễn ra tại bể thiếu khí ngay sau bể điều hòa. +) Bùn hồi từ bể lắng nhằm tránh mất mát bùn hoạt tính trong quá trình khởi động ban đầu của trạm xử lý. - Bể phản ứng kết hợp bể lắng: Do tính chất của nước thải có hàm lượng các chất BOD5, COD, TSS ở mức rất cao, do vậy cần có bể phản ứng để tách pha nước, giảm thiếu các chất ô nhiễm cho các công trình phía sau. Tại bể phản ứng có châm PAC là chất keo tụ và PAM là chất trợ lắng thông qua bơm định lượng và các bồn hóa chất đặt trong nhà điều hành. - Bể điều chỉnh pH: Nước thải sau bể phản ứng và lắng có pH không phù hợp với quá trình phát triển của vi sinh. Tại bể có lắp đặt bộ điều chỉnh pH, bơm hóa chất nhằm đạt được pH tối ưu nhất đối với sự phát triển của vi sinh ở các công trình phía sau. - Bể thiếu khí: Tại bể anoxic, dưới tác dụng của bùn hoạt tính, nitrat sẽ được khử về dạng nitrit và thành nitơ tự do thoát ra ngoài không khí. - Bể hiếu khí: Nguyên tắc của công nghệ xử lý hiếu khí là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH thích hợp. Hoạt động của vi sinh vật hiếu khí bao
  46. 38 gồm: quá trình dinh dưỡng: vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng kim loại để xây dựng tế bào mới tăng sinh khối và sinh sản. Quá trình phân hủy: Vi sinh vật oxy hóa các chất hữu có hòa tan hoặc ở dạng các hạt keo phân tán nhỏ thành nước và CO2 hoặc tạo ra các chất khí khác. - Bể lắng: Nước sau cụm bể xử lý hiếm khí và hiếu khí, nước tự chảy tràn vào bể lắng ly tâm. Quá trình lắng là quá trình tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực lên hạt lơ lửng có tỉ trọng nặng hơn tỉ trọng nước. Ngoài ra, trong bể lắng, các thành váng nổi có tỉ trọng nhẹ hơn nước nổi trên bề mặt cũng được tách ra khỏi nước thải. Bể lắng được thiết kế có dạng hình tròn được trang bị thiết bị gạt bùn dư đáy bể. Bùn dư một phần được tuần hoàn lại bể chứa bùn cấp cho hệ thống xử lý, phần còn lại được bơm tới bể chứa bùn. - Bể khử trùng: Nước trong được dẫn qua bể khử trùng, để khử trùng nước thải bằng Clorin trước khi thải ra ngoài hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp. - Hệ thống màng lọc MBBR: Qua các lớp màng lọc MBBR sẽ làm giảm độ cứng, tăng chất lượng nước nhằm mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất. Khoảng 80% nước thải sau xử lý sẽ được tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất của công ty, phần nước còn lại sẽ thoát ra hệ thống thoát nước chung của toàn nhà máy rồi đổ vào hố ga đấu nối ra hệ thống thu gom chung của KCN.[2] 4.3. Đánh giá hiện trạng các nguồn nước thải của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam 4.3.1. Hiện trạng nước thải sản xuất của công ty Hoạt động sản xuất chủ yếu làm phát sinh nước thải là từ công đoạn ép định hình, vệ sinh máy móc, thiết bị. Nước thải có thành phần chủ yếu chứa các cặn lơ lửng, hóa chất phụ gia, tạo màu, .Nước thải sản xuất phát sinh khoảng 67,5 m3/ngày đêm chứa các chất có nồng độ các chất độc hại tương đối cao, khi trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận không qua xử lý, chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật
  47. 39 sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nhưng nước thải sản xuất sau khi xử lý được sử dụng tuần hoàn lại để sản xuất, lượng nước thải phát sinh ra ngoài chiếm khoảng 20% lượng nước sau xử lý khoảng 13,5m3/ngày.đêm. Hiện tại, lượng nước thải phát sinh từ công đoạn ép định hình và vệ sinh máy móc thiết bị được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 72 m3/ngày đêm. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của công ty được thể hiện qua bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất QCVN Kết 40:2011/BTN TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử quả MT Cột B 1 Nhiệt độ oC SMEWW 2550B:2012 32 40 2 Độ màu Pt/Co SMEWW 2120BC:2012 163 150 3 pH - TCVN 6492:2011 7,06 5,5 ÷ 9 Nhu cầu ôxy sinh 4 mg/L SMEWW 5210D:2012 91,7 50 hóa (BOD5) Nhu cầu oxi hóa học 5 mg/L SMEWW 5220C:2012 185,95 150 (COD) Tổng chất rắn lơ 6 mg/L SMEWW 2540D:2012 24 100 lửng (TSS) 7 Chì (Pb) mg/L SMEWW 3113B:2012 <0,003 0,5 8 Kẽm (Zn) mg/L SMEWW 3111B:2012 <0,03 3 9 Dầu, mỡ khoáng mg/L SMEWW 5520B&F:2012 1,09 10 10 Sắt (Fe) mg/L SMEWW3111B:2012 0,121 5 11 Tổng Nitơ mg/L SMEWW 4500-N.C:2012 32,6 40 SMEWW 4500- 12 Tổng Photpho mg/L 1,09 6 P.B&E:2012 MPN/1 13 Coliform SMEWW 9221B:2012 4,600 5.000 00mL Amoni (tính theo 14 + mg/L TCVN 5988:1995 7,64 10 NH4 ) (Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH)
  48. 40 Ghi chú: - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. + Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dung cho mục đích cấp nước sinh hoạt. + ( - ): Chưa có quy định. Căn cứ vào các kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất theo bảng 4.1 cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp – cột B. Nhưng vẫn còn các thông số vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép như: Độ màu, BOD5, COD. Cụ thể như sau: + Độ màu Hình 4.5: Biểu đồ so sánh độ màu giữa NTSX của công ty và QCVN Nhìn vào biểu đồ Hình 4.5 cho thấy: Độ màu của nước thải sản xuất tại công ty đạt 163 Pt/Co vượt gấp 1,09 lần so với QCVN.
  49. 41 + BOD5 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh BOD5 giữa NTSX của công ty và QCVN Nhìn vào biểu đồ Hình 4.6 cho thấy: BOD5 của nước thải sản xuất tại công ty đạt 91,7 mg/L vượt gấp 1,83 lần so với QCVN. + COD Hình 4.7: Biểu đồ so sánh COD giữa NTSX của công ty và QCVN Qua vào biểu đồ Hình 4.7 có thể thấy: COD của nước thải sản xuất tại công ty đạt 185,95 mg/L vượt gấp 1,24 lần so với QCVN. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nồng độ các chỉ tiêu Độ màu, BOD5, COD
  50. 42 trong nước thải sản xuất tại cửa xả thải của Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam tăng khá cao, vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép được nhận định là do nước thải từ công đoạn tẩy trong quá trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học chứa các chất hữu cơ , lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó ở dạng độc hại. 4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước mưa chảy tràn Dưới đây là bảng kết quả phân tích mẫu nước mưa tại hố ga thu gom của công ty: Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước mưa QCVN 08- TT MT:2015/BTN Thông số Đơn vị Phương pháp thử Kết quả MT Cột B1 1 pH - TCVN 6492:2011 6,9 5,5 ÷ 9 Nhu cầu ôxy sinh hóa 2 mg/L TCVN 6001-1:2008 12,5 15 (BOD5) Nhu cầu oxi hóa học 3 mg/L SMEWW 5220C:2012 21,5 30 (COD) 4 Độ màu Pt-Co SMEWW 2120C:2012 23 - 5 Oxy hòa tan (DO) mg/L TCVN 7325:2005 4,34 ≥ 4 Tổng chất rắn lơ lửng 6 mg/L SMEWW 2540D:2012 25,7 50 (TSS) SMEWW 4500- 7 NH + mg/L 0,45 0,9 4 NH3.B&F:2012 8 Cl- mg/L SMEWW 4500-Cl-.B:2012 11,5 350 - - 9 NO2 mg/L SMEWW 4500-NO2 .B:2012 <0,008 0,05 - - 10 NO3 mg/L SMEWW 4500-NO3 .E:2012 1,56 10 11 Sắt ( Fe ) mg/L SMEWW 3111B:2012 <0,05 1,5 12 Chất hoạt động bề mặt mg/L TCVN 6622-1:2009 0,065 0,4 MPN/10 13 Coliform SMEWW 9221B:2012 450 7.500 0Ml VK/100 SMEWW 9222G:2012 14 E.coli 6 100 mL 15 Dầu mỡ mg/L SMEWW 5520B:2012 <0,3 - (Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH)
  51. 43 Ghi chú: - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. + ( - ): Không xác định. Hình 4.8: Biểu đồ so sánh nồng độ các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, NO3 giữa mẫu nước mưa của công ty với QCVN Qua biểu đồ hình 4.8 có thể thấy các chỉ tiêu phân tích mẫu nước mưa của công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt – cột B1. - Kết luận: Nước mưa thu gom tại các hố ga cho thấy nước không bị ô nhiễm. Nước mưa từ trên mái nhà xưởng được thoát theo hệ thống các ống dẫn từ trên mái dẫn xuống, có lắp quả cầu chắn rác bên trên, các hố ga hình vuông, nắp hố ga làm bằng nắp bê tông cốt thép hình vuông. Sau đó xả ra ngoài môi trường tại 03 điểm đấu nối, đảm bảo nước mưa không bị nhiễm các chất ô nhiễm trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty.
  52. 44 4.4. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất của công ty gây ra Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam đã có những biện pháp bảo vệ môi trường và hệ thống xử lý các chất thải do quá trình sản xuất, sinh hoạt tạo ra như: chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung nên hầu như ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Dù vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất sẽ không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các vấn đề phát sinh bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất của công ty. Vì vậy cần phải có những biện pháp và nghiêm túc thực hiện để hạn chế tới mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường: - Thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo đúng nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Chú trọng công tác quy hoạch phát triển trồng cây xanh phục vụ công tác bảo vệ môi trường. - Cam kết thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường và chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật và Luật Bảo vệ môi trường. - Cam kết bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra sự cố khi tiến hành triển khai các hoạt động. Ngoài ra, hoạt động của công ty còn có thể xảy ra các sự cố như cháy nổ kho nguyên liệu, tai nạn lao động, cháy nổ trạm biến áp Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh các rủi do như sau: - Tổ chức cho cán bộ và các công nhân viên nghe về quy định, quy tắc về an toàn lao động, xây dựng các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn lao động, hạn chế sự cố do tai nạn lao động, cháy nổ, - Ban lãnh đạo công ty cần xây dựng và ban hành nội quy lao động, bắt
  53. 45 buộc người lao động phải mặc các trang bị phòng hộ của công ty. - Xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy tại các phân xưởng, luyện tập định kì cho công nhân viên các tình huống phòng cháy chữa cháy. - Tuyển dụng đội ngũ y tế có trình độ bằng cấp để làm việc trong nhà máy. - Kiểm tra định kì và bảo dưỡng các trang thiết bị sản xuất, lò hơi, hệ thống xử lí khí thải nước thải. - Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường hàng năm. Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam nên nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ các bộ chuyên trách công tác môi trường. Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến để phục vụ có hiệu quả trong hệ thống xử lý nước thải. Đối với cơ quan quản lý môi trường thì phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của công ty. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến môi trường của công ty. PHẦN 5
  54. 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Theo kết quả lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường nước thải sản xuất, nước mưa tại hố ga thu gom của Công ty TNHH Công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam có thể đi đến một số kết luận sau: - Hầu hết nồng độ các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước thải sản xuất có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Ngoại trừ các thông số: COD vượt 1,24 lần; BOD5 vượt 1,83 lần; Độ màu trong nước vượt 1,09 lần giới hạn cho phép. - Về phía nước mưa tại hố ga thu gom của công ty, tất cả các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. 5.2. Kiến nghị Từ các kết luận trên, một số kiến nghị được đề xuất như sau: - Công ty cần bổ sung chế phẩm vi sinh vào hệ thống bể tự hoại, cải tạo, bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải để đợt quan trắc tới, nồng độ các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành. - Công ty TNHH Công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam phải thường xuyên cải tiến các thiết bị trong sản xuất và cải tạo hệ thống xử lý nước thải. - Đề nghị các cấp quản lý thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong công tác bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước, có chế tài xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị gây ô nhiễm nguồn nước.
  55. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH, Báo cáo tổng hợp kết quả đo phân tích các chỉ tiêu nước thải. 2. Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH, Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3. Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH, Báo cáo quan trắc giám sát môi trường định kỳ. 4. Đặng Đình Bạch – Nguyễn Văn Hải, Giáo trình hóa học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật. 5. Nguyễn Thế Đặng (2009), Nguyễn Ngọc Nông, Hoàng Hải, Nông Thị Thu Huyền, Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB Nông Nghiệp. 6. Đỗ Thị Minh Đức (2007), Nguyễn Viết Thịnh, Vũ Như Vân, Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. 7. Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình Quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 8. Nguyễn Thanh Hải (2013), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Luật Bảo vệ môi trường (2014), NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 10. Koichiro Matsuura (2010), Tài nguyên nước trong tình hình Thế giới biến đổi. 11. Dư Ngọc Thành (2006), Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 12. Lê Thị Thủy ( 2009 ), Bài báo cáo ô nhiễm nước và hậu quả của nó, Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 13. Wikipedia, “Tài nguyên nước”
  56. 48 II. Tài liệu nước ngoài 13. Clair N. Sawyer, Perry L. McCarty, Gene F. Parkin (2003). Chemistry for Environmental Engineering and Science. New York: McGraw-Hill. III. Trang Website 14. 15. Nước sinh hoạt gia đình, “Vai trò của nước đối với đời sống” 16. Tủ sách khoa học, “Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?” ước_đóng_vai_trò_quan_trọng _như_thế_nào%3F 17. Tủ sách khoa học, “Tiêu chuẩn môi trường là gì?” êu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F