Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái

pdf 59 trang thiennha21 13/04/2022 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nen_du_an_dau_tu_xa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THẮM TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM NHỰA EUROSTARK TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA NAM TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THẮM TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM NHỰA EUROSTARK TẠI KCN PHÍA NAM TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp : K 48 – LT KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 -2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Minh Hòa Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Khoa môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã được giới thiệu tới Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tại Yên Bái để thực tập nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tới cô ThS. Dương Thị Minh Hòa, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em, cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn đến Giám đốc và toàn thể anh chị nhân viên Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tại Yên Bái đã tạo điều kiện cho em học tập và làm việc trong suốt thời gian qua. Đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập thông tin, số liệu của nhà máy. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập cũng như là hành trang cho tương lai của em sau này. Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do kinh nghiệm và năng lực của em còn hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Dương Thị Thắm
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ký hiệu, vị trí tọa độ lấy mẫu quan trắc hiện trạng khu vực dự án 21 Bảng 4.1. Bảng diện tích chiếm đất của các hạng mục công trình 27 Bảng 4.2. Nhu cầu nguyên liệu chính, nhiên liệu và vật liệu phụ 34 Bảng 4.3. Nhu cầu nhân sự của nhà máy 38 Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 40 Bảng 4.5. Kết quả phân tích môi trường đất 46
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí thực hiện dự án 23 Hình 4.2. Quy trình sản xuất tấm nhựa Profile 29 Hình 4.3. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh 31 Hình 4.4. Quy trình nghiền bột gỗ 32 Hình 4.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 38 Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích bụi lơ lửng tổng số (TSP) 42 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích tiếng ồn 43 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích khí SO2 44 Hình 4.9. Biểu đồ kết quả phân tích khí NO2 44 Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích khí CO 45 Hình 4.11. Biểu đồ kết quả phân tích môi trường đất 47
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BXD Bộ xây dựng BYT Bộ Y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CNV Công nhân viên CP Cổ phần CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường GĐ Giai đoạn GS Giáo sư KL Khối lượng KT-XH Kinh tế - Xã hội MESH Chỉ kích thước mắt lưới sang hạt bột gỗ NĐ-CP Nghị định Chính phủ NXB Nhà xuất bản NXB KH&KT Nhà xuất bản Khoa học và kinh tế PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QH Quốc hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học UBND Ủy Ban Nhân Dân VLXD Vật liệu xây dựng WHO Tổ chức Y tế Thế giới XDCB Xây dựng cơ bản
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Một số khái niệm 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý 4 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 4 2.1.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án 6 2.1.2.3. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 7 2.2. Nội dung của báo cáo Đánh giá tác động môi trường 8 2.3. Thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường 8 2.4. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
  8. vi 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa 20 3.4.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 21 3.4.3.Phương pháp tổng hợp số liệu và viết báo cáo 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Mô tả tóm tắt dự án 23 4.1.1. Vị trí địa lý của dự án 23 4.1.2. Mục tiêu của dự án 25 4.1.2.1. Giai đoạn 1 26 4.1.2.2. Giai đoạn 2 26 4.1.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 27 4.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 28 4.1.4.1. Dây chuyền sản xuất tấm nhựa Profile 28 4.1.4.2. Dây chuyền nghiền sản xuất hạt nhựa tái sinh 30 4.1.4.3. Dây chuyền nghiền bột gỗ 32 4.1.5. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án . 33 4.1.5.1. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào)khi dự án đi vào hoạt động 33 4.1.5.2. Các sản phẩm (đầu ra) của dự án 37 4.1.6. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 37 4.1.6.1. Tổ chức quản lý dự án 37 4.1.6.2. Phương án sử dụng lao động 38 4.2. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án 39 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 39 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
  9. vii 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 1. Tiếng Việt 50 2. Tiếng Anh 50
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã và đang góp phần vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách hợp lý, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ. Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này ở trong nước. Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá hiện trạng môi trường nền. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nền giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển. Dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu làm chủ đầu tư, dự kiến đặt tại Ô đất CN 01, CN 02 Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Trước khi dự án đi vào hoạt động, dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyển thẩm định, phê duyệt. Để lập được báo cáo đánh giá tác động môi
  11. 2 trường, dự án cần thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nền để có cơ sở thực hiện ĐTM và là cơ sở để so sánh đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động Xuất phát từ thực tiễn đó, em tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường nền phục vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Xây dựng dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái sẽ có tác động nhất định đến môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực thực hiện dự án nhằm cung cấp thêm những chứng cứ khoa học, giúp cho cơ quan xét duyệt có cơ sở xem xét, quyết định lựa chọn phương pháp xây dựng các công trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, gắn xây dựng phát triển đô thị, công nghiệp với cải tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên khu vực dự án.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm - Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu dưới đây: Luật Bảo vệ môi trường [4] do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”. Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường”. Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát phù hợp”. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án ”. - Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp
  13. 4 giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. - Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình. 2.1.2. Cơ sở pháp lý 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường a) Các văn bản pháp luật - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP[11] ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu; - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; (QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
  14. 5 gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung)346; - Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh); - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; - Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; - Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất); b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng * Môi trường không khí - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh; - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
  15. 6 * Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung - Thông tư số24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép của tiếng ồn tại nơi làm việc. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; * Môi trường nước - QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. * Môi trường đất - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. * Phòng cháy chữa cháy - TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình; - TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt. * Phế liệu nhập khẩu - QCVN 32:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. 2.1.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án - Căn cứ Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 15/9/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết KCN phía Nam tỉnh Yên Bái; Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN phía Nam tỉnh Yên
  16. 7 Bái; Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng khu công nghiệp phía Nam ( khu A) tỉnh Yên Bái; - Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/07/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 31/05/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Căn cứ địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK được Ban quản lý các khu công nghiêp tỉnh Yên Bái giới thiệu cho Công ty khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ dự án. 2.1.2.3. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường - Đề xuất dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa EUROSTARK” - Sơ đồ tổng mặt bằng dự án; - Số liệu phân tích hiện trạng môi trường của phòng thí nghiệm môi trường – Công ty TNHH nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ Môi trường; - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, tự nhiên, khí tượng, thủy văn, tình hình kinh tế xã hội của địa điểm thực hiện dự án là khu vực xã Văn Tiến, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái do các cơ quan khoa học có thẩm quyền cung cấp. - Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án. - Tài liệu hướng dẫn đánh giá nhanh của WHO (Rapid Assessment). - Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí
  17. 8 và chất thải rắn) trong và ngoài nước. 2.2. Nội dung của báo cáo Đánh giá tác động môi trường Theo Điều 22 của Luật bảo vệ môi trường 2014 [4], nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: 1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường. 2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án. 4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 6. Biện pháp xử lý chất thải. 7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 8. Kết quả tham vấn. 9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. 11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. 2.3. Thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường * Trách nhiệm tổ chức thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 14 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP [5], quy định:
  18. 9 1. Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này. 2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau: a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này; c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
  19. 10 3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên. Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. 4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định. 5. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường. * Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 6 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm
  20. 11 2014 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm: 1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. 2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. 3. Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác. * Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường - Điều 18 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: Thành phần và nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau: 1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) được thành lập cho từng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, từng báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.1 Thông tư . 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định về kết quả thẩm định.
  21. 12 3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc chủ dự án (sau đây gọi chung là chủ dự án). 4. Các hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện thông qua cơ quan thường trực thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phân công. Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 25 Thông tư này. - Điều 19 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định về Điều kiện, tiêu chí đối với các chức danh của hội đồng thẩm định như sau: 1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ, hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định. 2. Ủy viên phản biện phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ. 3. Ủy viên thư ký phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. 4. Ủy viên hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến dự án với ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất một (01) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ. * Nội dung và trình tự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 29 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định:
  22. 13 1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ thẩm định, cung cấp thông tin về các hoạt động của hội đồng thẩm định và cơ quan thường trực thẩm định đã thực hiện. 2. Người chủ trì phiên họp điều hành phiên họp theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư này. 3. Chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn được chủ dự án ủy quyền trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Chủ dự án và các thành viên hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của hồ sơ. 5. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác trong hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét. 6. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt (nếu có). 7. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến (nếu có). 8. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng (do người chủ trì phiên hợp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của hội đồng thẩm định. 9. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định. 10. Các thành viên hội đồng thẩm định có ý kiến khác với kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra (nếu có). 11. Chủ dự án phát biểu (nếu có). 12. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp. * Hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 9 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: 1. Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện
  23. 14 phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm: a) Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung; b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục (trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư này) với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục). 2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thẩm định có trách nhiệm: a) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.7 Thông tư này và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.8 Thông tư này; b) Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi xác nhận đến chủ dự án và các cơ quan liên quan, cụ thể như sau: a) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền tổ
  24. 15 chức thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường: gửi quyết định phê duyệt kèm báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; b) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: gửi quyết định phê duyệt đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, trừ dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh; c) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: gửi quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường và đến Ban quản lý các khu công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp. 4. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp. * Thời gian phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 25 của Luật bảo vệ môi trường 2014 [4], quy định: 1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  25. 16 2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau: a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư; b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản; c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí; d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng; đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. 2.4. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt * Điều 26 của Luật bảo vệ môi trường 2014 [4], quy định: 1. Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  26. 17 * Điều 16 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP[5], quy định: 1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường. 4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản. 6. Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp
  27. 18 thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án. 7. Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. * Điều 10 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: 1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. 2. Lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường thì phải cập nhật kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.9 và 2.10 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. 3. Gửi kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng. Mẫu văn bản của chủ dự án gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2.11 Thông tư này. 4. Thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đến các tổ chức đã tiến hành tham vấn và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.12 Thông tư này; tổ
  28. 19 chức vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án. Trường hợp gây ra sự cố môi trường thì phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 5. Trường hợp khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung tiếp nhận dự án đầu tư không phù hợp ngành nghề thu hút đầu tư trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phải có văn bản giải trình gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chỉ thực hiện các thủ tục tiếp nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 6. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.
  29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng môi trường nền Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đánh giá hiện trạng môi trường phục vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. - Phạm vi thời gian: từ ngày 23/12/2018 đến ngày 30/4/2019. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tại Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 23/12/2018 đến ngày 30/4/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Mô tả tóm tắt về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường tỉnh Yên Bái của các Viện và các Trung tâm nghiên cứu. Kế thừa các nội dung trong Báo cáo ĐTM của dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại
  30. 21 KCN phía Nam tỉnh Yên Bái” và các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt động. 3.4.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Để đánh giá chất lượng môi trường không khí và môi trường đất khu vực dự án, đơn vị tư vấn cùng Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường đã tiến hành đo kiểm, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực thực hiện dự án. Việc lấy mẫu và phân tích do Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường thực hiện ngày 18 tháng 02 năm 2019. Các vị trí đo, lấy mẫu phân tích không khí và đất và được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.1. Ký hiệu, vị trí tọa độ lấy mẫu quan trắc hiện trạng khu vực dự án Ký Tọa độ VN 2000 TT hiệu Vị trí mẫu X Y Môi trường không khí xung quanh Khu vực dự kiến xây dựng nhà văn 1 K1 2398595 520959 phòng điều hành Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng 2 K2 sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ 2398535 520984 giai đoạn 1 Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản 3 K3 2398460 521025 xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng 4 K4 sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ 2398351 521072 giai đoạn 2 Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản 5 K5 2398300 520969 xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 Môi trường đất 6 Đ.01 Khu vực trong dự án 2398483 520955 7 Đ.02 Khu vực ngoài dự án 2398643 521000 Môi trường không khí xung quanh lấy 5 mẫu, các mẫu được lấy và kí hiệu lần lượt là K1, K2, K3, K4, K5. Các chỉ tiêu phân tích không khí như: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lửng tổng số(TSP), tiếng ồn, SO2, NO2, CO.
  31. 22 Môi trường đất được lấy 2 mẫu và được kí hiệu là Đ.02, Đ.02. Vị trí lấy mẫu đất là 02 vị trí gồm: 01 mẫu tại khu vực trong dự án; 01 mẫu tại khu vực ngoài dự án. Các chỉ tiêu phân tích đất như: Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn). - Phương pháp phân tích + Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46 : 2012/BTNMT về quan trắc khí tượng. + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5067:1995 về chất lượng không khí - phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2 - Xác định mức tiếng ồn môi trường. + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5971:1995 (ISO 6767 : 1990) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararo sanilin. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh -Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griess-Saltzman cải biên. + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6649:2000 (ISO 11466 : 1995) về chất lượng đất - Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thuỷ. + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6496:1999 (ISO 11047 : 1995) về chất lượng đất - xác định cađimi, crom, coban, đồng chì, mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa. 3.4.3.Phương pháp tổng hợp số liệu và viết báo cáo Số liệu được xử lý, so sánh với các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất, nước, không khí.
  32. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mô tả tóm tắt dự án 4.1.1. Vị trí địa lý của dự án Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK do Công ty cổ phần và phát triển nhựa gỗ Châu Âu là chủ đầu tư. Dự án đặt tại Ô đất CN 01, CN 02 Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Ranh giới tiếp giáp: Phía Bắc: Giáp đường trục A2. Phía Nam: Giáp đường trục B kéo dài; Phía Tây: Giáp đất đồi rừng; Phía Đông: Giáp Công ty cổ phần khoáng sản công nghiệp Yên Bái. Hình 4.1. Vị trí thực hiện dự án * Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án như sau: Tổng diện tích dự kiến sử dụng là khoảng 85.000 m2 tại Ô đất CN 01, CN 02 , Khu công nghiệp phía nam tỉnh Yên Bái.
  33. 24 Toàn bộ diện tích của khu đất đều là đất đồi thấp trồng cây công nghiệp (keo, bồ đề ) của các hộ dân chưa được đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngay sau khi được cấp phép đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhựa gỗ Châu Âu cam kết sẽ ứng trước kinh phí để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được giao. * Các đối tượng tự nhiên Khu vực thực hiện dự án có hệ sinh thái khá nghèo nàn chủ yếu toàn các cây công nghiệp như: keo, chè, bồ đề . các cây còn lại chủ yếu là cây bụi, mọc thưa thớt bao phủ. Giao thông: Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái có diện tích 532,8 ha nằm trên địa bàn 2 xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái và xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cách Hà Nội 160 km, cách cửa khẩu Lào Cai 180 km và cách tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai 5,5 km. Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua thành phố Yên Bái, khu vực thực hiện dự án cách ga Văn Phú khoảng 3,6 km. Đường thủy: Dự án cách sông Hồng 2 km, dự án cách hồ đầm Bềnh là nơi tiếp nhận nước mặt của toàn Khu công nghiệp phía Nam 1 km, các Ngòi Sen chạy quanh Khu công nghiệp phía Nam khoảng 1,5 km. Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất đồi trồng cây công nghiệp (cây keo, bồ đề ). Khu vực thực hiện dự án không có công trình tôn giáo tín ngưỡng, không nằm trong khu vực quốc phòng an ninh, không có nguồn khoáng sản nào có trữ lượng khai thác công nghiệp. * Các đối tượng kinh tế - xã hội Khu dân cư, khu đô thị: Khu dân cư xã Văn Tiến cách dự án khoảng 1 km và khu dân cư xã Văn Lãng cách dự án khoảng 4,7 km (cách 1,2 km theo đường chim bay).
  34. 25 * Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Cơ sở sản xuất: Vị trí thực hiện Dự án nằm trong KCN phía Nam tỉnh Yên Bái, đang là địa điểm thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái. KCN có các dự án thuộc các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản Các đối tượng sát dự án đó là: Phía Bắc: Giáp đường trục A2. Phía Nam: Giáp Công ty Cổ phần NEVN Hoàng Liên Sơn, Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An. Phía Tây: Giáp đất đồi rừng; Phía Đông: Giáp Công ty cổ phần khoáng sản công nghiệp Yên Bái, Công ty CP khoáng sản Công nghiệp Miền Bắc. Trong khu dân cư gần khu vực dự án có một số hộ gia đình kinh doanh dịch vụ nhỏ. Các loại hình kinh doanh như: Nhà nghỉ, quán ăn, bán hàng tạp hóa, * Các công trình văn hóa, tôn giáo, lịch sử Dự án không nằm gần các khu di tích lịch sử 4.1.2. Mục tiêu của dự án Dự án được xây dựng nhằm mục tiêu góp phần phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Yên Bái theo mục tiêu quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt. Công suất của nhà máy sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa EUROSTARK như sau: - Tấm nhựa Profile: 200.000 m3/năm (Cung cấp cho thị trường) - Hạt Nhựa tái sinh: 200.000 tấn/năm (Trong đó 153.356 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 46.644 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa
  35. 26 Profile) - Bột gỗ: 50.000 tấn/năm (Trong đó 4.370 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 45.630 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) Do đó sản phầm đầu ra của dự án như sau: - Tấm nhựa Profile: 200.000 m2/năm - Hạt Nhựa: 153.356 tấn/năm - Bột gỗ: 4.370 tấn/năm Dự án sẽ tiến hành phần chia kỳ đầu tư thành 02 giai đoạn: 4.1.2.1. Giai đoạn 1 Công suất - Tấm nhựa Profile: 100.000 m2/ năm (cung cấp cho thị trường) - Hạt Nhựa tái sinh: 100.000 tấn/ năm (76.678 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 23.322 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) - Bột Gỗ Công suất: 25.000 tấn/ năm (2.185 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 22.815 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) 4.1.2.2. Giai đoạn 2 Công suất - Tấm nhựa Profile: 100.000 m2/ năm (cung cấp cho thị trường) - Hạt Nhựa tái sinh: 100.000 tấn/ năm (76.678 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 23.322 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) - Bột Gỗ Công suất: 25.000 tấn/ năm (2.185 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 22.815 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile). Tạo ra lượng sản phẩm, nguyên liệu đủ cung cấp đáp ứng cho nhu cầu của ngành tiêu dùng. Khi dự án đi vào hoạt động đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư thì dự án còn nhằm mục đích góp phần tăng thu ngân sách địa phương, tạo công ăn việc
  36. 27 làm có thu nhập ổn định cho một bộ phận người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. 4.1.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án Tổng diện tích nhà máy rộng 85.000 m2 được phân chia thành các khu: Bảng 4.1. Bảng diện tích chiếm đất của các hạng mục công trình Giai đoạn 1 I Các hạng mục công trình chính 15,500 1 Nhà văn phòng điều hành 500 Nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 5,000 1 3 Nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 5,000 4 Kho chứa nguyên liệu đầu vào và kho thành phẩm 5,000 II Các hạng mục công trình phụ trợ 59,500 5 Nhà Bảo vệ (02 nhà) 40 6 Nhà để xe (02 nhà) 400 7 Nhà ăn 250 8 Bể nước sinh hoạt 150 9 Trạm biến áp 50 10 Bể nước phòng cháy chữa cháy 300 11 Bể xử lý nước thải SX 1,000 12 Kho chứa chất rắn, chất thải nguy hại 500 13 Nhà vệ sinh công nhân 50 14 Đường trục chính, đường liên khu 7,000 15 Sân đường và phụ trợ trong khu vực phân xưởng 17,550 16 Cây xanh 13,730 Các công trình phụ trợ khác: Cổng, Tường rào, cây xanh, hệ 17 18,480 thống sân đường bê tông, kè Giai đoạn 2 III Các hạng mục công trình chính 10,000 Nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 18 2 5,000 19 Nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 5,000 Tổng cộng: 85,000 (Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu) [1].
  37. 28 4.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành - Tên công nghệ: Dây chuyền sản xuất tấm nhựa Profile; Dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh; Dây chuyền nghiền bột gỗ. - Xuất xứ công nghệ: Theo công nghệ được sản xuất tại Trung Quốc. - Năm sản xuất: năm 2018. - Phương án lựa chọn công nghệ: Đấu thầu chọn gói theo quy định của pháp luật. Đây là 03 dây chuyền hiện đại, tiến tiến và đồng bộ với những đặc tính nổi bật là: Trình độ công nghệ tiến tiến, có độ chính xác cao, phù hợp với quy mô đầu tư xây dựng và công suất nhà máy, sử dụng nguyên - nhiên liệu, năng lượng và nguồn nhân lực tiết kiệm và hiệu quả, chất lượng sản phẩm đầu ra được khẳng định và đảm bảo trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn lao động và thân thiện với môi trường. 4.1.4.1. Dây chuyền sản xuất tấm nhựa Profile * Thuyết minh quy trình Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm gồm bột gỗ 55%, hạt nhựa pp tái sinh, hạt nhựa PE tái sinh 36% và một số phụ gia khác 9%. Nguyên liệu sau khi được cân đúng tỷ lệ yêu cầu được cho vào máy trộn siêu tốc. Trong máy trộn siêu tốc các loại nguyên liệu và phụ gia được trộn đều với nhau và được gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp khoảng 300oC. Hỗn hợp nguyên liệu sau khi trộn được cấp cho máy tạo hạt, qua máy tạo hạt hỗn hợp nguyên liệu trở nên đồng nhất. Hạt nhựa gỗ tạo ra được đóng bao theo khối lượng quy định lưu kho hoặc chuyển qua máy đùn. Hạt nhựa gỗ sau khi được tạo ra sẽ được cấp cho máy đùn, tùy theo các khuôn mà ta sẽ có các sản phẩm tương ứng. Các tấm nhựa gỗ ra khỏi khuôn đùn được đi qua hệ thống làm mát bằng nước, sau đó đi vào bàn cắt theo chiều dài đã được chọn bởi nhân viên vận hành máy. Thanh nhựa gỗ sau khi
  38. 29 Bụi tiếng ồn, Bột gỗ, hạt nhựa PP tái Trộn nhiệt sinh, hạt nhựa PE tái s phụ gia Gia nhiệt Nhiệt Sản phẩm Phễu chứa không đạt Máy đùn tạo Hơi nhựa hạt Hạt nhựa gỗ Phễu chứa Máy đùn Hơi nhựa Sản phẩm Khuân ép không đạt Làm mát Máy cắt Bụi, tiếng ồn Chà nhám Bụi, tiếng ồn, CTR Tạo vân Tấm nhựa gỗ Profile Nhập kho/ xuất bán theo đơn hàng Hình 4.2. Quy trình sản xuất tấm nhựa Profile được cắt ra sẽ được chuyển ra khâu chà nhám bề mặt, tạo vân và cuối
  39. 30 cùng đóng gói. Công đoạn tạo vân cho sản phẩm được thực hiện như sau: Bật gia nhiệt cho lu vân. Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 lu (lên hoặc xuống) để phù hợp với bề dày của sản phẩm cần in và độ sâu của vân cần in. - Bật động cơ và điều chỉnh tốc độ quay của lu đến mức cần thiết. Công nhân 1 đưa sản phẩm vào phía trước và công nhân 2 đón sản phẩm từ phía sau rồi sắp vào Pallet thành phẩm. Tất cả các khâu sản xuất sẽ chịu sự giám sát và kiểm tra của nhân viên, sau khi có xác nhận của nhân viên thì thủ kho tiến hành cho nhập kho sản phẩm và xuất bán theo đon hàng của nhà máy. 4.1.4.2. Dây chuyền nghiền sản xuất hạt nhựa tái sinh * Thuyết minh quy trình Nguyên liệu thô là phế liệu nhựa được thu mua qua băng tải được chuyển đến hệ thống băm (máy xay băm) tại đây nguyên liệu được băm thành những miếng nhỏ có kích thước 4 – 5 cm để thuận tiện cho công đoạn rửa phía sau. Hệ thống rửa nguyên liệu: Máy rửa gồm một bể nước có gắn cánh khuấy hoạt động liên tục. Chất bẩn chủ yếu là đất cát sẽ lắng xuống và nhựa sạch được vớt lên. Do lượng nguyên liệu mua tương đối sạch nhưng để đảm bảo chất lượng sản phẩm nên vẫn tiến hành rửa nguyên liệu. Ở công đoạn này sẽ phát sinh ra một lượng lớn nước thải có chủ yếu có chứa một hàm lượng các chất hữu cơ và cặn bẩn. Tuy nhiên có thể hạn chế lượng nước thải phát sinh bằng cách đưa vào bể lắng xử lý sơ bộ sau đó xử lý qua bể vi sinh, loại bỏ các chất gây ô nhiễm rồi tuần hoàn nước để sử dụng lại. Công đoạn sấy khô: Sau khi nguyên liệu được rửa sạch sẽ được băng tời vận chuyển đến hệ thống sấy khô bằng điện tại đây nguyên liệu được sấy khô bằng hơi nước trước khi vận chuyển đến hệ thống đùn tạo hạt.
  40. 31 Dây truyền tạo hạt: Tại đây nguyên liệu được gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 1650C – 2250C, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua máy đùn ép nóng và được đùn ra ngoài với hình dạng các sợi hạt. Các sợi hạt này sẽ được đi qua máng nước làm mát để tạo cường độ cho sợi nhựa và chuyển nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng. Sau đó các sợi nhựa sẽ được chạy qua máy cắt để tạo thành các hạt nhựa. Nhựa phế liệu Băng truyền Hệ thống rửa Nước thải, CTR Nhiệt thừa Sấy khô Tiếng ồn Đùn ép Mùi nhựa, VOC Nhiệt Nhiệt thoát Nước làm mát Tạo hạt Không đạt Phân loại Đóng gói Nhập kho Hình 4.3. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh Đóng bao nhập kho: Hạt nhựa được chuyển qua hệ thống sàng rung nhằm phân loại thành các cỡ hạt khác nhau. Tiếp theo các hạt nhựa được thổi lên phễu tự động và tại đây quá trình tự động lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói thành phẩm, với
  41. 32 những sản phẩm sau khi kiểm tra không đạt được kích cỡ sẽ tiếp tục cho quay lại tái sản xuất. Sản phẩm sau khi đóng báo được vận chuyển đến kho lưu trữ sản phẩm. 4.1.4.3. Dây chuyền nghiền bột gỗ Gỗ vụn, gỗ tròn Băm, sàng cát, Bụi, tiếng ồn Sản lọc kim loại phẩm không Nghiền Bụi đạt Nhiệt Sấy Máy nén tạo hạt Bụi Đóng bao bột Viên nén gỗ gỗ Nhập kho Hình 4.4. Quy trình nghiền bột gỗ * Thuyết minh quy trình - Quy trình tạo nguyên liệu có kích thước ban đầu: Các nguyên liệu nhập về nhà máy nếu có kích thước lớn đường kính khoảng 8 – 10 cm sẽ được đưa qua máy băm gỗ để băm nhỏ nguyên liệu đến kích thước ban đầu sau đó qua băng tải và hệ thống tách chất rắn và kim loại, được quạt đẩy và thùng chứa dăm gỗ. Từ thùng chứa nguyên liệu được băng tải dưới đáy thùng chứa vận chuyển đến máy nghiền thô dăm gỗ, tại đây dăm gỗ được nghiền đến kích thước dăm khoảng 3x3x1mm và được vận chuyển đến thùng chứa sau nghiền. - Quy trình sấy và nghiền bột gỗ: Dăm gỗ nghiền được hệ thống vít tải
  42. 33 và băng tải vận chuyển tới hệ thống sấy thùng quay bằng điện để sấy khô dăm gỗ đến độ ẩm còn 10-14%. Sau khi sang lọc xong dăm gỗ được đưa vào máy nghiền mịn dăm gỗ tạo bột gỗ và máy tạo hạt viên nén, tại đây dăm gỗ được nghiền mịn đến kích thước (0,5x0,5x0,1mm) và viên nén đường kính: 6-8 mm, chiều dài: 10-40 mm đạt yêu cầu đóng gói sản phẩm. 4.1.5. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 4.1.5.1. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào)khi dự án đi vào hoạt động - Nguyên liệu: Hạt nhựa tái sinh, bột gỗ, chất phụ gia. * Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hạt nhựa tái sinh Dự án sử dụng nhựa tái sinh nhập khẩu (bao gồm mảnh nhựa phế liệu và phế liệu nhựa) để làm nguyên liệu sản xuất hạt nhựa tái sinh. Các loại nguyên liệu gồm: Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polymer etylen (PE): Dạng xốp, không cứng; Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polymer etylen (PE): Loại khác; Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác. Các loại phế liệu này thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Theo quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quyết định chu trương đầu tư và đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà máy, lắp đặt xong máy móc thiết bị, Công ty sẽ làm các thủ tục để được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương cấp phép nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. - Nguồn cung cấp: Nhập khẩu từ các nước Châu Âu (Anh, Đức, Ý ), Châu Mỹ (Mỹ ). * Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bột gỗ - Nguyên liệu: gỗ vụn, gỗ tròn. - Nguồn cung cấp: Công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH kinh doanh
  43. 34 và sản xuất Tân Nhật để cung cấp nguyên liệu lâu dài và ổn định. * Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tấm nhựa Profile - Nguyên liệu: Hạt nhựa tái sinh, bột gỗ, chất phụ gia. - Nguồn cung cấp: Công ty sử dụng luôn sản phẩm bột gỗ và hạt nhựa tái sinh do đơn vị sản xuất ra. Nhìn chung, nguồn nguyên liệu trong nước cho Nhà máy sản xuất là ổn định, dồi dào. Các vật liệu khác mua sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm phục vụ cho quy trình sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện nay. * Nhu cầu nguyên liệu chính, nhiên liệu và vật liệu phụ Nguồn nguyên liệu đầu vào được tính dựa trên quy mô, công suất hoạt động của nhà máy cụ thể như sau: Tấm nhựa Profile công suất: 200.000 m2/năm tương đương khối lượng 101.400 tấn/năm (thành phần 46% nhựa tái sinh, 45% bột gỗ, 9% chất phụ gia) để đáp ứng công suất nhu cầu nguyên liệu như sau: - Nhựa tái sinh = 46%*101.400= 46.644 tấn - Phụ gia= 9%*101.400= 9.126 tấn - Bột gỗ= 45%*101.400= 45.630 tấn Nhu cầu nguyên liệu chính, nhiên liệu và vật liệu phụ như sau: Bảng 4.2. Nhu cầu nguyên liệu chính, nhiên liệu và vật liệu phụ Số lượng Số lượng TT Tên Đơn vị Ghi chú (GĐ 1) (GĐ 2) 1 Nhựa phế liệu nhập khẩu Tấn 110.000 110.000 Mua 2 Gỗ tạp: (gỗ vụn, gỗ tròn) Tấn 26.000 26.000 Mua Phụ gia (Sợi thủy tinh, bột tan, 3 bột đá ) và chất kết dính (Keo Tấn 4.563 4.563 Mua dán gỗ nhựa SPUADHESIVE) (Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu) [1] * Nhu cầu sử dụng điện
  44. 35 Nguồn điện: Là tuyến đường điện trên không 35KV đã được bố trí trên tuyến đường trục A của Khu công nghiệp phía Nam. Do sản xuất của Nhà máy yêu cầu cấp điện đáng tin cậy qua khảo sát hiện tại đã có 01 nguồn điện của Điện lực Yên Bái. Nguồn điện cấp điện là đường dây trên cao 35 KV(đến từ trạm biến thế 110 KV). Đường dây cấp điện nói trên theo thoả thuận là do ngành điện lực thiết kế nhưng từ thiết kế hạng mục này yêu cầu: - Khoảng cách từ cột đầu cuối đường dây trên không nguồn điện ngoài đến trạm giảm áp tổng 35 KV của Nhà máy 30 m. - Trên cột đầu cuối yêu cầu lắp thêm một kim chống sét cao 22 m. - Điện áp cung cấp phân phối điện + Điện áp thứ cấp bộ biến áp phân xưởng ~10 kV,50 Hz + Hệ thống phân phối điện hạ thế ~220/380 V,50 Hz + Điện áp điều khiển động cơ và chiếu sáng ~220V,50 Hz + An toàn chiếu sáng ~24 V,50 Hz + Điện áp điện nguồn bảo vệ, tín hiệu, biến áp, điều khiển trạm phân phối - 220 V Trạm biến thế tổng + Trong nhà máy xây một trạm biến thế tổng 35 KV, dùng 1 máy biến thế 1500 KVA, 35/10,5 KV. (Dự phòng cho giai đoạn mở rộng sau) Đường 35 KV là đường dây cái đơn theo phương thức đấu dây phân đoạn có độ tin cậy và tính linh hoạt. + Để chống ăn mòn nên các thiết bị như máy biến thế, cầu dao đều đặt trong nhà. Trạm biến thế tổng và các trạm biến thế phân xưởng chọn vị trí phù hợp, gần các thiết bị tiêu thụ điện lớn để giảm bớt dây dẫn, hạ thấp tiêu hao. - Tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế và chế tạo thiết bị điện, đo lường điều
  45. 36 khiển: IEC, JIS, VDE và các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của Điện lực Việt Nam. * Nhu cầu sử dụng nước Nước nguồn cung cấp cho sản xuất và cho sinh hoạt khu Văn phòng trước mắt được lấy từ nguồn nước của khu công nghiệp do Công ty cấp nước Yên Bái đầu tư và cung cấp. Nguồn nước này được dự trữ tại các bể của nhà máy đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt, cho sản xuất, phòng cháy và dự phòng, lượng nước trong bể sẽ dùng được trong 3 ngày. Lượng nước sử dụng tại nhà máy dự kiến như sau: + Nước cho sản xuất: Theo tính toán, nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất hàng ngày của Nhà máy là 100 m3/ngày đêm. Lượng nước này chủ yếu dùng cho công đoạn rửa phế liệu nhựa, công đoạn làm mát trong quá trình trộn nguyên liệu. Lượng nước bù do thất thoát nước làm mát: Theo công thức tính lượng nước thất thoát: E = Q/1000*L = (T1-T2)/1000*L trong đó: E là lượng nước bốc hơi, Q là tải nhiện, T1 là nhiệt lượng nước đầu vào, T2 là nhiệt lượng nước đầu ra, L là lưu lượng nước tuần hoàn ta tính được lượng nước bù do hao hụt sẽ là 1,125 m3/ngày (với nhiệt lượng nước đầu vào là 100 0C và nhiệt lượng nước đầu ra là 25 0C). Lượng nước cấp bổ sung là 1,125 m3/ngày. Lượng nước tuần hoàn là 15 – 1,125= 13,875 m3/ngày. Như vậy, có 2 giai đoạn làm mát lượng nước này sẽ được tuần hoàn trong quá trình sản xuất là 27,75 m3/ngày đêm , do vậy lượng nước tiêu hao thực sự đối với dây truyền sản xuất là 2,25 m3/ngày đêm (do bốc hơi). + Nước cho sinh hoạt bao gồm cán bộ khối Văn phòng & công nhân sản xuất: 96 người x 0,12 m3/ ngày ≈ 11,52 m3/ngày. Nước cho công tác khác: rửa đường, tưới cây: 5 m3/ngày.Tổng cộng = 16,52 m3/ngày đêm.
  46. 37 + Nước dùng cho phòng cháy: Theo tính toán, giả định số lần hỏa hoạn trong cùng một thời gian là 1, thời gian hỏa hoạn kéo dài 2h, lượng nước phòng cháy 15 l/s, tính toán sử dụng hết 108m3 nước. Lượng nước phòng cháy chứa trong bể với lượng nước tối đa 300m3. Tổng lượng nước Công ty dự kiến sử dụng trong một ngày 117m3/ngày đêm (không tính lượng nước phòng cháy chữa cháy trong bể dự kiến tối đa 108m3). - Thoát nước: Thoát nước trong khu vực nhà máy được thiết kế theo hệ thống thoát nước riêng theo quy hoạch của khu công nghiệp: Hệ thống thoát nước được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN-7957:2008. Khi bố trí một vài đường cống áp lực song song với nhau khoảng cách giữa mặt ngoài ống phải đảm bảo khả năng thi công và sửa chữa khi cần thiết. 4.1.5.2. Các sản phẩm (đầu ra) của dự án * Sản phẩm và quy cách sản phẩm đầu ra - Tấm nhựa gỗ Profile: 200.000 m2/năm. Độ dày là 8 mm và 12 mm. Chiều dài là 0,8 m và 1,2 m. Chiều rộng là 110 mm và 190 mm. - Hạt Nhựa: 153.356 tấn/năm. Kích thước 1 mm x 0.2 mm. - Bột gỗ: 4.370 tấn/năm. (100 Mesh) * Thị trường tiêu thụ Sản phẩm của công ty dự kiến cung ứng cho thị trường trong nước khoảng 30% sản lượng và xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc khoảng 70%. 4.1.6. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 4.1.6.1. Tổ chức quản lý dự án Công ty CP đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu là đơn vị chủ đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý và điều hành Dự án. Ngay khi hoàn thiện các
  47. 38 thủ tục pháp lý, công ty sẽ nhanh chóng lựa chọn và ký kết với các nhà thầu thực hiện công tác triển khai xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình và máy móc thiết bị để đảm bảo thời gian triển khai Dự án theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra. 4.1.6.2. Phương án sử dụng lao động - Giai đoạn vận hành dự án: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau: Hình 4.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tổng nhu cầu về nhân lực của nhà máy là 96 người Việt Nam, trong đó: Bảng 4.3. Nhu cầu nhân sự của nhà máy STT CƠ CẤU NHÂN SỰ SỐ LƯỢNG 1 Giám đốc NM 1 2 Phó giám đốc 2 3 Nhân viên văn phòng + Kỹ thuật 19 4 Bảo vệ, phục vụ 4 5 Công nhân 70 Tổng cộng 96 (Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu) [1]. Đối với cán bộ chuyên trách về Môi trường, Công ty sẽ bố trí 01 cán bộ thực hiện chế độ kiêm nhiệm với trình độ và chuyên môn phù hợp. Căn cứ vào công việc thực tế sẽ tuyển chọn và bổ nhiệm từng chức danh
  48. 39 để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Cán bộ chủ chốt và cán bộ kỹ thuật được tuyển chọn đúng yêu cầu của công việc về trình độ, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn. Công nhân được tuyển đúng yêu cầu tay nghề, sức khoẻ tốt và ưu tiên tuyển công nhân tại địa phương. - Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Được tuyển mới từ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp và được bố trí phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công việc khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động. - Lao động trực tiếp sản xuất: Gồm lao động đã có kinh nghiệm, sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng và lao động đã qua đào tạo nghề được tuyển mới tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận. 4.2. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án Đánh giá hiện trạng môi trường là việc hết sức cần thiết nhằm xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại thời điểm hiện tại trước khi dự án đi vào hoạt động và đây là cơ sở khoa học để so sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và hiệu quả của các biện pháp quản lý, kỹ thuật xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động ổn định. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường được trình bày như sau: 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Vị trí lấy mẫu: - K1: Khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành - K2: Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 1 - K3: Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 - K4: Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và
  49. 40 bột gỗ giai đoạn 2 - K5: Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường không khí được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Kết quả QCVN Thông TT Đơn vị 05:2013/BTNMT số KXQ.01 KXQ.02 KXQ.03 KXQ.04 KXQ.05 Trung bình 1 giờ Nhiệt 1 oC 23,1 24,2 24,1 23,4 23,6 - độ 2 Độ ẩm %RH 69,7 70,2 68,4 69,1 70,3 - Tốc độ 3 m/s 1,1 0,9 1,2 1,1 0,95 - gió Bụi lơ lửng 4 µg/m3 112 126 132 106 114 300 tổng số (TSP) Tiếng 5 dBA 60,7 58,8 61,4 58,6 61,3 70a ồn 3 6 SO2 µg/m 87 92 96 97 84 350 3 7 NO2 µg/m 66 74 71 78 81 200 8 CO µg/m3 <5.000 5.210 5.180 5.180 5.040 30.000 (Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu) [1] * Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - (a) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - (-): không quy định. * Nhận xét So sánh kết quả phân tích với các QCVN cho thấy: Giá trị hàm lượng tất
  50. 41 cả các chỉ tiêu đã phân tích trong mẫu môi trường không khí xung quanh cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu vi khí hậu ở các khu vực dự kiến xây dựng nhà máy khá ổn định, cụ thể: - Nhiệt độ: Kết quả phân tích cho thấy ở các khu vực thực hiện dự án nhiệt độ dao động từ 23,10C - 24,10C thấp nhất là khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành với nhiệt độ khoảng 23,10C và cao nhất là khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 1. Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí, liên quan đến quá trình bay hơi các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí là yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào hạt bụi lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyễn nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như sau: SO2, NOx hóa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành axit. Độ ẩm ở khu vực thực hiện dự án dao động từ 68,4%, có lúc lên tới 70,3%. - Tốc độ gió: Tốc độ gió ở khu vực thực hiện dự án khá nhẹ, cụ thể tốc độ
  51. 42 gió ở khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành là 1,1 m/s; Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 1 là 0,9 m/s; Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 là 1,2 m/s; Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 là 1,1 m/s và Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 là 0,95 m/s. - Bụi lơ lửng tổng số (TSP) Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích bụi lơ lửng tổng số (TSP) Qua hình 4.6 cho thấy kết quả Bụi lơ lửng tổng số (TSP) khá cao tuy nhiên so với QCVN 05:2013/BTNMT vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Cao nhất là khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 khoảng 132 µg/m3, thấp nhất là : Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 khoảng 106 µg/m3. - Tiếng ồn Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn
  52. 43 (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tiếng ồn ở ngưỡng cao có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác. Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích tiếng ồn Qua hình 4.7 kết quả phân tích cho thấy: Khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành có tiếng ồn là 60,7 dBA; Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 1 là 58,8 dBA ; Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 có tiếng ồn cao nhất trong các vị trí lấy mẫu với 61,4 dBA chỉ thấp hơn QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn 8,6 dBA tuy nhiên khu vực này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 là 58.6 dBA thấp nhất so với các vị trí đo khu vực khác; Tiếng ồn ở Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 cũng khá cao với 61,3 dBA. - Khí SO2 Qua hình 4.8 dưới dây ta thấy khí SO2 trong khu vực thực hiên dự án khá thấp. Cao nhất là Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 với nồng độ là 97 µg/m3, so với QCVN
  53. 44 05:2013/BTNMT thấp hơn 253 µg/m3; Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 có nồng độ thấp nhất với 84 µg/m3, so với QCVN 05:2013/BTNMT thấp hơn 266 µg/m3. Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích khí SO2 - Khí NO2 Hình 4.9. Biểu đồ kết quả phân tích khí NO2 Nhìn chung khí NO2 thấp hơn nửa so với QCVN 05:2013/BTNMT, cụ thể: Khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành nồng độ khí chỉ 66 µg/m3 thấp nhất trong các khu vực lấy mẫu. Cao nhất là Khu vực dự kiến xây
  54. 45 nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 với nồng độ lên đến 81 µg/m3. - Khí CO Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích khí CO Khí CO ở khu vực thực hiện dự án khá thấp. Tại Khu vực dự kiến xây dựng nhà văn phòng điều hành nồng độ khí CO đo được <5.000 µg/m3; Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 1 là 5.210 µg/m3; Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 1 và Khu vực dự kiến xây dựng nhà xưởng sản xuất tấm nhựa Profile và bột gỗ giai đoạn 2 đều đo được kết quả là 5.180 µg/m3; Kết quả phân tích tại Khu vực dự kiến xây nhà xưởng sản xuất hạt nhựa tái sinh giai đoạn 2 là 5.040 µg/m3. Qua các nhận xét trên có thể kết luận chất lượng môi trường không khí xung quanh của khu vực còn khá tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất Đánh giá hiện trạng môi trường đất là việc hết sức cần thiết đối với dự án này nhằm xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại thời điểm hiện tại trước khi dự án đi vào hoạt động, và đây là cơ sở khoa học để so sánh, đánh giá
  55. 46 mức độ ô nhiễm môi trường và hiệu quả của các biện pháp quản lý, kỹ thuật xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động ổn định. Các thông số của mẫu được đất được lấy tại khu vực dự án được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4.5. Kết quả phân tích môi trường đất QCVN 03 - Kết quả MT:2015/BTNMT TT Thông số Đơn vị Đất công nghiệp Đ.01 Đ.02 1 Asen (As)(*) mg/kg 1,53 0,86 25 2 Cadimi (Cd)(*) mg/kg 0,87 0,37 10 3 Đồng (Cu)(*) mg/kg 5,64 4,15 300 4 Chì (Pb)(*) mg/kg 4,56 3,51 300 5 Kẽm (Zn)(*) mg/kg 5,32 3,62 300 (Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu) [1] * Ghi chú Vị trí lấy mẫu: - Đ.01: Khu vực trong dự án - Đ.02: Khu vực ngoài dự án - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - (-): không quy định. * Nhận xét So sánh kết quả phân tích với các QCVN cho thấy: Ở khu vực trong dự án các chỉ số phân tích cao hơn so với khu vực ngoài dự án, tuy nhiên tất cả các thông số đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực trong và ngoài nhà máy đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
  56. 47 Hình 4.11. Biểu đồ kết quả phân tích môi trường đất Cụ thể, Qua phân tích cho thấy kết quả Asen (As) đo được ở khu vực trong dự án là 1,53 mg/kg, so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất) thấp hơn 23,47 mg/kg và chỉ cao hơn khu vực ngoài dự án 0.67 mg/kg. Chỉ số Cadimi (Cd) trong khu vực dự án là 0,87 mg/kg so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT thì thấp hơn 9,13 mg/kg, cao hơn khu vực ngoài dự án 0,5 mg/kg. Kết quả phân tích Đồng (Cu) cho thấy ở khu vực trong dự án là 5,64 mg/kg, khu vực ngoài dự án là 4,15 mg/kg, so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT cả hai khu vực đều thấp hơn rất nhiều. Kết quả phân tích Chì (Pb) và Kẽm (Zn) trong khu vực dự án và ngoài khu vực dự án cũng đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
  57. 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài, em xin rút ra một số kết luận sau: 1. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái, khu đất thuộc xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu là chủ đầu tư với công suất như sau: - Tấm nhựa Profile: 200.000 m3/năm (Cung cấp cho thị trường) - Hạt Nhựa tái sinh: 200.000 tấn/năm (Trong đó 153.356 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 46.644 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) - Bột gỗ: 50.000 tấn/năm (Trong đó 4.370 tấn/năm cung cấp cho thị trường và 45.630 tấn/năm phục vụ sản xuất tấm nhựa Profile) 2. Hiện trạng môi trường - Hiện trạng môi trường không khí: So sánh kết quả phân tích với các QCVN cho thấy: Giá trị hàm lượng tất cả các chỉ tiêu đã phân tích trong mẫu môi trường không khí xung quanh như các chỉ tiêu như vi khí hậu, SO2, NO2, CO, tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép. - Hiện trạng môi trường đất: So sánh kết quả phân tích với các QCVN cho thấy: Ở khu vực trong dự án các chỉ số phân tích cao hơn so với khu vực ngoài dự án, tuy nhiên tất cả các thông số đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực trong và ngoài nhà máy đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. 5.2. Kiến nghị - Công ty cần thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
  58. 49 - Công ty phải chấp hành thực hiện các yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Công ty phải hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng trong việc tiến hành kiểm tra, theo dõi và giám sát môi trường đối với các hoạt động trong quá trình xây dựng và sản xuất của Công ty. - Chủ đầu tư phải cam kết xây dựng hoàn chỉnh các hệ thống xử lý chất thải trước khi dự án đi vào vận hành. - Chủ đầu tư phải cam kết sẽ thực hiện chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường cho dự án như đã trình bày ở Chương V của Báo cáo ĐTM; Báo cáo định kỳ kết quả Quan trắc môi trường cho Sở TN&MT tỉnh Yên Bái theo quy định. - Công ty phải kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật trong giai đoạn hoạt động của nhà máy.
  59. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 1. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu (2019), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. 2. Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hà (2003), Kiểm toán chất thải công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia. 4. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. 5. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường. 6. Phạm Đức Nguyên (2000), Âm học kiến trúc – Cơ sở lý thuyết và các giải pháp ứng dụng, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 7. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 2. Tiếng Anh 8. Economopoulos, WHO, Geneva 1993 9. Michigan Department Of Environmental Quality - Environmental Science And Services Division. 10. WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993.