Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 70 trang thiennha21 13/04/2022 5190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_cong_tac_quan_ly_va_xu_ly_bao_bi_hoa_chat_bao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU UYÊN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên – Năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU UYÊN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 - KHMT - N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Lan Anh Thái Nguyên – Năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáo ThS. Hoàng Thị Lan Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt ngiệp. Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Uyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV 4 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc BVTV 5 Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 6 Bảng 2.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập 8 Bảng 4.1. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè ở xã Tân Cương 35 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ở địa phương năm 2017 36 Bảng 4.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha chế HCBVTV 38 Bảng 4.4. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng. 40 Bảng 4.5. Diện tích đất nông nghiệp tại xã Tân Cương 41 Bảng 4.6: Thống kê các nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã 42 Bảng 4.7. Lượng phát sinh chất thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật 42 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại xã Tân Cương tháng 12/2016 43 Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại xã Tân Cương vào tháng 5/2017 43 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nồng độ hóa chất BVTV trong đất tại xã Tân Cương 44 Bảng 4.11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 12/2016 44 Bảng 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 05/2017 46 Bảng 4.13. Các loại phương tiện thu gom bao bì thuốc BVTV ở địa phương 48 Bảng 4.14. Nhu cầu trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu chứa bao bì hóa chất BVTV theo tính toán tại xã Tân Cương 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình tượng biểu thị độ độc 5 Hình 4.1. Bản đồ vị trí xã Tân Cương 33 Hình 4.2. Biểu đồ thói quen lựa chọn thuốc BVTV của người dân 37 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện địa điểm người dân chủ yếu mua thuốc BVTV 37 Hình 4.4. Biểu đồ nhận thức của người dân về tác hại đến môi trường của hóa chất BVTV 51 Hình 4.5. Biểu đồ ý kiến của người dân để bảo vệ môi trường. 52
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự BVTV : Bảo vệ thực vật BVMT : Bảo vệ môi trường CP : Chính phủ NĐ : Nghị định TT : Thông tư TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật 3 2.1.2. Tổng quan về bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. 11 2.1.3. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật 24 2.1.4. Cơ sở pháp lý 24 2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước và trên thế giới 25 2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước 25 2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trên thế giới 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
  8. vi 3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành 30 3.3. Nội dung nghiên cứu 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Phương pháp kế thừa 30 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 30 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh 31 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 31 3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Tân Cương 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33 4.2. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thưc vật và hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương 34 4.2.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương 34 4.2.2. Hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương 41 4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương 46 4.3.1. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại địa phương 46 4.3.2. Cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương 48 4.3.3. Những khó khăn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tận Cương 49 4.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân xã Tân Cương trong công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương 51 4.4. Đánh giá chung về quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Tân Cương 52
  9. vii 4.4.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV 52 4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV 53 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp 53 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hóa chất (thuốc) bảo vệ thực vật (BVTV) không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua lượng hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh. Hầu hết hóa chất BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 3 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Theo nhiều chuyên gia, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách và lãng phí. Đặc biệt, sau khi sử dụng bà con nông dân ở phần lớn các tỉnh thành cả nước sau khi phun xịt thường bỏ lại các bao bì chứa hóa chất trên đồng ruộng, sông kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, tác hại tài nguyên sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Khối lượng bao bì có thể đến 5-10% khối lượng bao thuốc, do vậy mỗi năm môi trường nước ta có thể tiếp nhận 5.000 – 10.000 tấn bao bì chứa hóa chất BVTV. Tân Cương là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ. Đất phù sa được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, cây chè. Người dân nơi đây cũng sinh sống dựa vào việc canh tác các loại cây trồng, đặc biệt là cây chè nên việc sử dụng hóa chất BVTV để tránh sâu, bệnh nâng cao năng suất là điều tất yếu. Và các bao bì hóa chất BVTV khi được người dân sử dụng xong thải ra được liệt vào nhóm các chất thải nguy hại, ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người, nếu đốt ở nhiệt độ thấp sẽ phát thải khí điôxin (chất gây ung thư), nếu đốt chung với rác thải thông thường sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, gây độc hại lớn đến hệ sinh thái. Chính vì vậy, bao bì thuốc BVTV phải được thu gom, xử lý và tiêu hủy đúng quy trình với nhiệt độ cao tại những lò đạt tiêu chuẩn tại các đơn vị được cấp
  11. 2 phép xử. Xuất phát từ những thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của cô ThS. Hoàng Thị Lan Anh, giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.” 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đưa ra được những tồn tại trong công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất ra một số giải pháp phù hợp để khác phục những tồn tại. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này. - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh gia đúng thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất BVTV để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật 2.1.1.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật. * Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để phòng và trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng nông nghiệp như: sâu bệnh, cỏ dại, chuột, (Đào Văn Hoằng, 2005) [6]. * Thuốc phòng trừ dịch hại bao gồm thuốc BVTV và các loại thuốc làm rụng lá, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, thuốc phòng trừ các côn trùng hại vật nuôi, côn trùng y tế, (Đào Văn Hoằng, 2005) [6]. Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữ cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể cả về số số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triêu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập lậu qua đường biên giới mà chính quyền không kiểm soát được. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuốc được phép sử dụng trong nông nghiệp gồm 1.710 hoạt chất, trong đó thuốc trừ sâu có 775 hoạt chất với 1.678 tên thương phẩm; thuốc trừ bệnh có 608 hoạt chất với 1.297 tên thương phẩm; thuốc trừ cỏ có 227 hoạt chất với 694 tên thương phẩm; thuốc trừ chuột có 10 hoạt chất với 28 tên thương phẩm; thuốc điều hòa sinh trưởng có 50 hoạt chất với 142 tên thương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng có 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm Trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc
  13. 4 bảo quản lâm sản có 21 hoạt chất; thuốc trừ bệnh có 06 hoạt chất; thuốc trừ chuột có 01 hoạt chất; thuốc trừ cỏ có 01 hoạt chất (Lê Huy Bá, 2008) [1]. 2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 2.1.1.2.1. Phân loại theo tính độc Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. LD50 là lượng hoạt chất gây chết 50% cá thể trên các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ, chó, chim hoặc cá Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV (Theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rât độc ≤ 20 ≤ 40 ≤ 5 ≤ 10 Độc 20 – 200 40 – 400 5 - 50 10 – 100 Độc trung 200 - 2000 400 – 4000 50 - 500 100 – 1000 bình Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] Trong đó: - LD50: Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh
  14. 5 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc BVTV Nhóm độc Nguy hiểm Báo động Cảnh báo Cảnh báo (I) (II) (III) (IV) LD50 qua 5000 miệng (mg/kg) LD50 qua da 20000 (mg/kg) LD50 qua hô 20 hâp (mg/l) Gây hại niêm Đục màng, mạc, đục Không gây Phản ứng niêm sưng mắt và Gây ngứa màng, sung ngứa niêm mạc mắt gây ngứa niêm niêm mạc mắt kéo dài > mạc mạc 7 ngày 7 ngay Mẩn ngứa da Mẩn ngứa 72 Mẩn ngứa nhẹ Phản ứng Phản ứng da kéo dài giờ 72 giờ nhẹ 72 giờ (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] Hình 2.1. Hình tượng biểu thị độ độc
  15. 6 Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn LD50 đối với chuột (mg/kg) Nhóm Chữ Hình tượng Vạch Qua miệng Qua da độc đen (đen) màu Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Đầu lâu Xương chéo Nhóm Rất độc trong hình Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400 độc I thoi vuông trắng Chữ thập Nhóm Độc chéo trong > 50 – > 200 - > 100 – > 400 – Vàng độc II cao hình thoi 500 2000 1000 4000 vuông trắng Đường chéo không liền Xanh Nhóm Nguy 500 – > 2000 - nét trong hình nước > 1000 > 4000 độc III hiểm 2000 3000 thoi vuông biển trắng Cẩn Không biểu Xanh lá > 2000 > 3000 > 1000 > 4000 thận trượng cây (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] 2.1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống Có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau: Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
  16. 7 Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hau diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất, Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides). Thuốc trừ chuột (Rodenticide): là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh hoạc có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên đồng ruộng, trong nhà và các loài gặm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xong hơi. Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc từ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây. Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trè các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại. trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt, Và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng. (Nguyễn Trấn Oánh, 1997) [8]
  17. 8 2.1.1.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại Gồm có: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu Bảng 2.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập Loại chất Con đường câm nhập độc Chất độc tiếp Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy toàn xúc bộ máy thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin, Chất độc vị Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập độc qua đường tiêu hóa của dịch hại như: 666, Dupterex, Chất độc Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi đầu độc bâif không xông hơi khí bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp. Là loại thuốc được câm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành Chất độc nội rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của hấp cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ Chất độc yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống thấm sâu ẩn nấp trong tổ chức tế bào thực vật như: Woàtox, (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] 2.1.1.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học - Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu diệt dịch hại
  18. 9 2.1.1.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với con người và động vật Hóa chất BVTV gây độc cấp tính khi thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Thuốc xâm nhập vào cơ thể con người là do tiếp xúc trực tiếp với thuốc, với môi trường không khí họăc môi trường nước đã bị nhiễm thuốc, đặc biệt là qua thức ăn có dư luợng thuốc BVTV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, thuốc BVTV có thể gây ra nhiều hậu quả đối với con người như: - Gây viêm da khi tiếp xúc, mẫn cảm da, phản ứng dị ứng và phát ban, những biểu hiện muộn và nghiêm trọng về da, bệnh da porphyry nhiễm độc mắc phải bao gồm; mẩn cảm ánh sáng, nổi phỏng, loét sâu, rụng tóc và teo da. - Độc tính thần kinh muộn, thay đổi hành vi, tổn thương thần kinh trung ương, viêm thần kinh ngoại biên. - Ảnh hưởng đến sinh hóa làm cảm ứng men và ức chế men. Gây vô sinh ở nam giới, gây chết thai hoặc gây quái thai và các ảnh hưởng khác như gây ung thư, gây đột biến gen, đục nhân mắt, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch Thuốc BVTV tác động trực tiếp đến động vật gây hiện tượng ăn ít, xút cân, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở giảm, nếu bị ngộ độc nặng, động vật có thể bị chết hàng loạt hoặc thuốc BVTV có thể tích lũy số lượng hay tích lũy hiệu ứng để gây nên những chứng bệnh đặc biệt cho động vật. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [5] 2.1.1.4. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường. * Ảnh hưởng tới môi trường đất Đất là bộ phận quan trọng của môi trường sống và cũng là nơi chủ yếu bị ô nhiễm do thuốc BVTV. Nguyên nhân là do: - Phun thuốc lên đất để loại trừ dịch hại sống trong đất như: tuyến trùng, sâu thép, trùng đất, phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt, - Rơi vãi trong quá trình phun thuốc, rơi vãi trong quá trình pha chế,
  19. 10 - Dư lượng thuốc BVTV trong khí quyển ngưng tụ kết hợp với hơi nước rơi xuống đất do mưa, - Một số loài thuốc BVTV như Clo hữu cơ rất khó bị phân huỷ nên chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất. Sự tồn tại và di chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc hoá học của hợp chất, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức tưới tiêu, loại cây trồng và các loài vi sinh vật có trong đất, . Tác hại của thuốc BVTV đối với đất là nó làm giảm độ màu mỡ, chai hoá, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi trong đất, * Ảnh hưởng đến môi trường nước Nước có thể bị ô nhiễm trong các trường hợp sau: - Đổ thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. - Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. - Quá trình xói mòn, rửa trôi đất đã bị ô nhiễm xuống các nguồn nước. Thuốc BVTV từ khí quyển theo mưa rơi xuống các nguồn nước. - Độ bền vững của thuốc BVTV trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính hoà tan trong nước của thuốc, khả năng tác dụng với nước, bản chất hóa học của hoạt chất như tính bền vững với sự quang phân, thủy phân, oxy hóa trong nước, nhiệt độ, . * Ảnh hưởng đến môi trường không khí Việc sử dụng thuốc BVTV cũng gây ảnh hưởng đến không khí một cách đáng kể là do: - Khi tiến hành phun thuốc cho cây trồng thì một phần thuốc trực tiếp bay vào không khí, đặc biệt là khi phun thuốc bằng máy. - Thuốc có thể bay hơi từ mặt đất, từ mặt thảm thực vật đã được phun thuốc, từ mặt ao hồ sông đã bị nhiễm thuốc, - Thuốc BVTV không tồn tại nguyên trong khí quyển mà chúng tham gia vào quá trình tuần hoàn của các chất hoá học trong khí quyển. Một phần
  20. 11 thuốc cùng với sự ngưng tụ của hơi nước rơi xuống mặt đất, sông, ao, hồ, một phần bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời tạo ra những hợp chất đơn giản như nước, CO2, một phần khác bị oxy hoá bởi ôzôn và ôxy, một phần bị khuếch tán lên phần trên của khí quyển nhưng các hợp chất như thuỷ ngân, asen, chì và một số nguyên tố khác nữa không thể chuyển hoá thành các chất không độc, vì vậy chúng lại đi cùng với khí quyển quay trở lại mặt đất, ao hồ và có thể đi vào chuỗi thức ăn (Nguyễn Văn Tuyến, 2012) [9]. 2.1.2. Tổng quan về bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. 2.1.2.1. Khái niệm chất thải Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [7]. 2.1.2.2. Mối nguy hại từ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. Tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác thải thuốc BVTV ở một số vùng nông thôn đã ở mức báo động. Người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thường có thói quen vứt vỏ chai, bao bì tùy tiện ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, ao hồ; một số hộ còn tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt. Ngoài ra nếu các chất thải bỏ có chứa hóa chất bảo vệ thực vật không được thu gom, vận chuyển và xử lý ngay và đúng theo quy trình sẽ gây tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường gây ô nhiễm hóa chất bảo vệ môi trương nghiêm trọng. Những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của con người.
  21. 12 2.1.2.3. Một số biện pháp xử lý bao bì hóa chất BVTV 2.1.2.3.1. Một số biện pháp xử lý đơn giản * Dùng tro bếp và vôi - Tro bếp (hay tro thực vật) là thành phần còn lại khi đốt rơm rạ, lá và cây khô. Trong tro bếp có chứa hàm lượng kali rất cao tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước, ngoài ra còn có CaO, Silic, P2O5, Mg và các vi lượng khác, Tro bếp là một chất hấp phụ, có tính kiềm (trong đó tro gỗ có tính kiềm mạnh hơn tro rơm rạ), có tác dụng làm giảm nồng độ ion amoni, khử độ chua, làm kết tủa các ion kim loại nặng, nên có khả năng phân hủy một số hóa chất BVTV. Để dung tro bếp xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ta phải pha với dung dịch vôi nồng độ (0,008g/l) được dung dịch độ pH bằng 12. Sau đó cho các bao bì vào ngâm trong một tuần rồi vớt ra phơi khô nhằm làm giảm tính độc của các phân tử trong thuốc BVTV, hay làm phá vỡ các liên kết trong phân tử thuốc BVTV và hình thành nên hợp chất mới kém độc hơn dưới tác dụng của tia tử ngoại. - Các chai nhựa sau khi xử lý, người dân có thể bán ve chai hoặc mang đến các đại lý thuốc để được giảm giá khi mua thuốc BVTV. - Các đại lý sẽ tiếp tục chuyển những vỏ chai đã xử lý sơ bộ đến các công ty thu hồi và tái sử dụng làm dụng cụ chứa thuốc BVTV mới, v.v Ưu điểm: dể thực hiện, công nghệ đơn giản Nhược điểm: không thể áp dung trên quy mô lớn, hiệu quả xử lý không được kiểm soát đánh giá chính xác và đối với một số thuốc bảo vệ có tính bền vững không đạt hiệu quả. * Sử dụng dung dịch NaOH Dung dịch NaOH là chất kiềm hoá, giúp thủy phân nhanh chóng các loại hóa chất BVTV nhóm phospho hữu cơ, carbamat, 1 số clo hữu cơ và nhiều hợp chất khác, được sử dụng nhiều trong việc phân hủy thuốc trừ sâu.
  22. 13 Các thí nghiệm đã cho thấy ở môi trường kiềm thời gian bán huỷ của một số loại thuốc trừ sâu bị rút ngắn một cách đáng kể. Qua kết quả nghiện cứu có thể thấy mùi đặc trưng của các hóa chất BVTV đã được hạn chế tối đa bằng hóa chất NaOH. Ưu điểm: dể thực hiện, công nghệ đơn giản Nhược điểm: không thể áp dung trên quy mô lớn, hiệu quả xử lý không được kiểm soát đánh giá chính xác và đối với một số thuốc bảo vệ có tính bền vững không đạt hiệu quả. 2.1.2.3.2.Một số biện pháp xử lý phức tạp hơn * Phương pháp đốt lò chuyên dụng Các phương pháp đốt là phương pháp được áp dụng từ những năm 70- 80 của thế kỹ trước. Thiết bị đốt bao gồm các thành phần chính: Lò quay/buồng đốt thứ cấp, tháp làm lạnh, hệ thống xử lý khí thải. Phương pháp được sử dụng để xử lý các hoá chất BVTV hữu cơ thành các chất vô cơ không độc hại hoặc ít độc như: CO2, nước và Cl2 Đây thường là biện pháp cuối khi không còn cách tiêu huỷ nào khác hữu hiệu và triệt để đối với những hoá chất BVTV có độc tính cao, quá bền vững. Phương pháp đốt có hai công đoạn chính sau: Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. Tuỳ thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường từ 1500C đến 4500C đối với các hoá chất, thuốc BVTV loại mạch thẳng và từ 3000C đến 5000C đối với hoá chất BVTV loại mạch vòng hoặc có nhân thơm. Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5 . (tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý). Để quá trình ôxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì
  23. 14 ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>1.1000C) nhằm tránh việc tạo ra sản phẩm nguy hiểm. Sản phẩm của phản ứng phân huỷ khi đốt cũng giống như sản phẩm của quá trình phân huỷ bằng plasma và cũng phụ thuộc vào tính chất của thuốc BVTV, có thể mô tả quá trình cháy của chất thải nguy hại nói chung cũng như hóa chất BVTV nói riêng trong quá trình phản ứng như sau: Xúc tác Chất cần tiêu huỷ + O2 SO2 + CO2 + CO + H2O + HCl+ NOx + Tro xỉ t0 Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiệt độ tiêu hủy trên 1.1000C, cần đủ oxy và thời gian tiếp xúc, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 giây, có sự tham gia của chất xúc tác. Các yêu cầu kỹ thuật: - Ở 12000C: đốt với >3% thể tích ôxy; thời gian tiếp xúc: 2 giây; - Ở 16000C: đốt với >2% thể tích ôxy; thời gian tiếp xúc: 15 giây; Hệ thống không được chứa các kim loại nặng. Nhất thiết phải có hệ thống xử lý, kiểm tra khí thải, đặc biệt kiểm soát các khí như PCB, dioxin, furan hình thành trong quá trình đốt. Ưu điểm: - Xử lý nhanh với hiệu suất xử lý cao, hầu như triệt để: 99,99%; - Có khả năng tiêu huỷ các dạng khác nhau của hóa chất BVTV;. - Đối với các loại thuốc BVTV hoà tan bằng dung môi hữu cơ có thể dùng làm nhiên liệu để đốt; - Cặn bã, tro sau khi xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,01%); - Khí thải sinh ra trong quá trình xử lý có thể sử dụng dung dịch hấp thụ nên không gây ảnh hưởng tới môi trường.
  24. 15 Nhược điểm: - Chi phí đầu tư lớn khoảng 3-4 triệu USD/thiết bị, chi phí xử lý cao (khoảng 4.000-5.000 USD/tấn đất); - Nếu không thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, nhiều loại khí vô cùng độc hại như PCB, dioxin, furan được hình thành và thải vào môi trường; - Khó áp dụng với hoá chất bảo vệ thực vật dạng vô cơ, có chứa thuỷ ngân (Hg) và các kim loại nặng do hiệu suất xử lý thấp. - Ở Việt Nam, chưa nhập thiết bị chuyên dụng để thiêu đốt hóa chất BVTV. Song với lượng đất ô nhiễm lớn thì phương pháp này khó áp dụng và chi phí xử lý cao; * Phương pháp thủy phân Mục đích của quá trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có độc tính thấp hơn hoặc không độc. Cân bằng ion của nước bị thay đổi khi thêm vào nước chất có tính axit thì nồng độ H+ trong nước tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính bazơ thì nồng độ OH- trong nước tăng. Chính các ion H+ và OH- là tác nhân tấn công vào các liên kết của các phân tử thuốc BVTV làm chúng chuyển hoá thành chất khác không độc hoặc ít độc. Thông thường, đối với các loại thuốc BVTV dạng dung dịch, trước khi thiêu huỷ được cần thuỷ phân làm giảm độc tính. Nhờ quá trình thuỷ phân, các hoạt chất bị biến đổi tính chất và có thể dẫn đến thay đổi trạng thái vật lý, chuyển thành trạng thái rắn nhờ kết hợp với lượng nhỏ các chất phụ gia hoặc chất xúc tác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ ở nhiệt độ tiếp theo. Quá trình thuỷ phân có thể chia ra làm hai loại: - Thuỷ phân trong môi trường axit: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV các loại axit như axit clohydric (HCl 30%) hoặc axit sunphuric (H2SO4 20%)
  25. 16 hoặc các muối sunphat nhôm hay sắt. Trong môi trường nước các ion Al hay Fe thuỷ phân tạo môi trường axit (với các hóa chất BVTV có chứa nhóm CN-, nhóm phosphat thì không dùng phương pháp thuỷ phân trong môi trường axit vì có thể sinh ra các khí rất độc như HCN, PH3). - Thuỷ phân trong môi trường kiềm: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV các chất bazơ như natri hyđroxit, kali hyđroxit hoặc canxi hyđroxit. Các thuốc BVTV có nguồn gốc phospho hữu cơ bị thuỷ phân triệt để trong môi trường kiềm thành những hợp chất không độc hoặc ít độc. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại hoá chất BVTV mà ta chọn phương pháp và các chất xúc tác thích hợp cho từng quá trình thuỷ phân trên. Các phương pháp này thường sử dụng cho các hợp chất phospho hữu cơ, về mặt cấu trúc các hợp chất phospho hữu cơ bao giờ cũng chứa gốc thuỷ phân, như vậy về mặt nguyên tắc các thuốc này chỉ tồn tại tự do trong thiên nhiên trong khoảng thời gian nhất định, khi nhóm thuỷ phân bị thay thế bằng nhóm OH thì tính độc hại của hợp chất phospho hữu cơ ban đầu bị mất đi. Kết thúc quá trình thuỷ phân các thuốc BVTV dạng có phospho là dạng không độc như Na3PO4 hoặc H3PO4 và một chất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của thuốc. Ưu điểm: - Thiết bị đơn giản dễ chế tạo. - Hoá chất đơn giản, sẵn có trên thị trường. Nhược điểm: - Sản phẩm thuỷ phân thường tạo ra các chất có độc tính thấp nhưng cacbon của phân tử hữu cơ không bị phá vỡ hoàn toàn nên cần có các biện pháp xử lý tiếp theo trước khi thải ra môi trường. - Đối với từng thuốc bảo vệ thực vật có quy trình thuỷ phân riêng vì vậy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý. - Cần có các biện pháp tiếp theo để xử lý các loại vỏ bao bì hóa chất đã được làm sạch.
  26. 17 * Phương pháp oxy hóa bằng tác nhân Fenton Phương pháp này đã được Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) tiến hành thử nghiệm có kết quả tốt trên đối tượng đất nhiễm DDT nồng độ cao ~ 50% tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Quá trình Fenton được phát hiện từ năm 1894, nhưng ngày nay phản ứng này mới được quan tâm áp dụng khá rộng rãi để ôxi hoá chất ô nhiễm hữu cơ. Bản chất của quá trình oxy hóa Fenton như sau: Tại pH 35, trong hỗn hợp Fenton xảy ra phản ứng tạo gốc hydroxyl tự do (•OH) như sau: + 3+ - Fe2 + H2O2 Fe(OH)2+ Fe + •OH + OH (1) 3+ 2+ + Fe + H2O2 Fe + H + HOO• (2) 2H2O2 H2O + OH• +HOO• (3) Các gốc hyđroxyl OH• và perhyddroxyl HOO• mới tạo ra là những chất oxy hóa cực mạnh và tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Đặc biệt gốc hyđroxyl (OH•) là một trong những chất oxy hóa mạnh nhất mà người ta từng biết đến và chỉ đứng sau flo. Gốc OH• có khả năng phá hủy một số axit hữu cơ, các ancol, alđehyt, chất thơm, thuốc nhuộm, hoá chất BVTV v.v và tạo ra các chất không độc hại, như vậy sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Phản ứng Fenton diễn ra thuận lợi ở nhiệt độ khoảng 5-200C (nếu nhiệt + độ quá cao H2O2 dễ phân hủy). Độ pH 5, hiệu suất phản ứng giảm do sự chuyển của sắt từ ion sắt 2 thành dạng Hydroxyt sắt 3 kết tủa.
  27. 18 Ưu điểm: 2+ Tác nhân Fenton (H2O2 + Fe ) là một trong các hệ số oxy hóa mạnh nhất được nghiên cứu một cách hệ thống và được áp dụng để xử lý hiệu quả trên nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau trong đó có POPs, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 2+ Tác nhân Fenton (H2O2 + Fe ) là một tác nhân an toàn nhất đối với môi trường; 2+ Tác nhân Fenton (H2O2 + Fe ) và các hóa chất khác sử dụng trong phương pháp này tương đối sẵn và rẻ trên thị trường. Vì thế giá thành xử lý có thể chấp nhận được; Phương pháp này đạt được hiệu quả cao, đất nhiễm hoá chất BVTV được xử lý gần như triệt để (trong điều kiện thực hiện đúng quy trình xử lý và đảm bảo nghiêm ngặt các yếu tố khác như liều lượng và điều kiện xử lý); Nhược điểm: - Phương pháp này tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm; - Phản ứng xảy ra đòi hỏi phải kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện phản ứng xảy ra; - Đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chặt chẽ nhằm tránh tạo ra nguồn ô nhiễm thứ cấp. - Cần có các biện pháp tiếp theo để xử lý các loại vỏ bao bì hóa chất đã được làm sạch. * Phương pháp phân hủy sinh học Trên thế giới đã phát hiện hơn 300 chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn) có khả năng chuyển hóa và khoáng hóa DDT. Thực vật có khả năng hút DDT, DDD, DDE mạnh nhất và sử dụng tại một số nước là rong biển, bí đỏ và Zucchini.
  28. 19 Có 5 hình thức thực vật tham gia và xử lý ô nhiễm: phân hủy sinh học thực vật, phân hủy sinh học bởi hệ rễ thực vật, phytostabilization, thực vật hút chiết chất ô nhiễm, lọc chất ô nhiễm qua rễ thực vật. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu phân hủy DDT: - Vi khuẩn: Baccilus, Enterrobacterr, Arrthrobacter, échrichia, Hydrogemonas, Klebsiella, Micrococcus, Pseudomonas, - Nấm : Norcadia, Phanerochaete chrysosporrium, Asspergillus, - Xạ khuẩn: Streptomyces - Các sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học bởi VSV và thực vật. Các sản phẩm chuyển hóa DDT, DDD, DDE, DDMU - Sản phẩm của quá trình khoáng hóa: axid hữu cơ, nước, sinh khối vi sinh vật. - Sản phẩm xử lý bằng thực vật: ngọn, rễ tích tụ DDT, DDD, DDE cao (không phân hủy). Xử lý hoá chất, thuốc BVTV bằng phương pháp sinh học là quá trình dùng vi sinh vật để khử các chất thải độc hại nhờ các quá trình phân huỷ do sinh vật thực hiện, biến đổi các chất ô nhiễm thành các sản phẩm ít độc hại như: CO2, H2O và một số chất khác. Tuy nhiên, hiệu suất, tốc độ phân huỷ chất ô nhiễm thường thấp, thời gian xử lý kéo dài. Để tăng tốc độ xử lý các chất ô nhiễm, người ta đã tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: Độ ẩm, nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, và một số cơ chất cần thiết. - pH của môi trường ủ vi sinh giới hạn trong khoảng 410; các vi khuẩn nấm mốc ưa môi trường axit. - Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, hàm lượng Nitơ đạt từ 100-1000 mg/kg đất thì gây cản trở phát triển của vi sinh. Ngược lại hàm lượng Nitơ từ 0-100 mg/kg lại thúc đẩy quá trình phân huỷ của vi sinh.
  29. 20 - Nồng độ thuốc BVTV nhiễm cũng phải nằm trong giới hạn cho phép. - Khi độ ẩm đạt toàn phần thì tốc độ phân huỷ thuốc BVTV là cao nhất. - Độ thoáng khí: Việc bổ sung ôxy trong quá trình phân huỷ vi sinh thuốc BVTV có ảnh hưởng nhất định đến hiệu suất quá trình, điều này đặc biệt rõ rệt khi xử lý phân huỷ thuốc BVTV loại lân hữu cơ. Ngoài ra cần chú ý đến các chất độc sinh học trong đất không được vượt quá giới hạn cho phép làm cản trở quá trình vận động của sinh vật. * Phương pháp chôn lấp an toàn Phương pháp chôn lấp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trên thế giới khi có sự cố hóa học. Các bãi chôn lấp chất thải nguy hại được lựa chọn vị trí ở và thiết kế phù hợp với quy định của từng nước, từng địa phương, và có sự thay đổi phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ và khả năng kinh tế. Ngoài ra còn có phương pháp mà theo đó vật chất nguy hại được chứa trong các container bằng thép dày. Sau đó chôn các container đến một độ sâu cho phép tại các vị trí không có mạch nước ngầm. Một phương pháp cô lập khu vực ô nhiễm bằng cách xây dựng hệ thống rãnh chắn, tường chắc kết hợp với sử dụng các vật liệu cô lập, vật liệu hấp phụ như cát, đất sét, sỏi Mặc dù, đây là phương pháp rẻ tiền đang được thực hiện ở một số nơi đối với đất nhiễm độc và các bãi thải khác, nhưng cộng đồng thế giới đang cố gắng để không sử dụng phương pháp này do nguy cơ tiềm ẩn lâu dài, không lường trước của các hậu quả của các nguồn nhiễm, thời gian kiểm soát không được xác định, do các chất độc di chuyển đến lớp đất nằm cận lớp đất sét. Việc lựa chọn phương pháp này đối với trường hợp ô nhiễm của nước ta được xem như là giải pháp tạm thời. Hiện nay, những nhược điểm của phương pháp chôn lấp trên được khắc phục bằng cách sử dụng các vật liệu polyetylen tỉ trọng cao (HDPE), vật liệu cách ly dạng enviromat đã được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Mặc
  30. 21 dù phương pháp cô lập đó là rất đáng tin cậy nhưng vẫn không loại trừ được mức độ nguy hiểm của đất nhiễm tại khu vực cô lập, thời gian giải phóng khu vực là không xác định, đòi hỏi phải theo dõi lâu dài. Chính vì vậy phải kết hợp với phân hủy bằng vi sinh hoặc hóa chất thích hợp. Các loại hoá chất, thuốc BVTV tồn đọng cần tiêu huỷ là loại nguyên chất, tồn đọng lâu ngày không sử dụng, kém phẩm chất. Các loại thuốc này thường có độc tính rất cao, khó phân huỷ, có khả năng tích luỹ lâu dài trong môi trường, hoặc nhà nước đã cấm sử dụng, như: DDT, 666, Methylparathion. Tuỳ thuộc bản chất của hoá chất, thuốc BVTV cần tiêu huỷ và điều kiện kinh tế, kỹ thuật, địa hình từng vị trí tồn đọng hoá chất, thuốc BVTV mà vận dụng các phương pháp tiêu huỷ và lựa chọn vị trí tiêu huỷ thích hợp. + Ưu điểm: - Đơn giản; - Kinh phí thấp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; + Nhược điểm: - Cần diện tích lớn để xây dựng các hố chôn lấp; - Cần phải kết hợp với các biện pháp xử lý hoá chất và phân huỷ sinh học khác; - Cần có các chương trình quan trắc phù hợp nhằm phòng tránh sự rò rỉ chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh Hiện nay để nâng cao hiệu quả xử lý cũng như tính an toàn tuyệt đối người ta đã kết hợp nhiều phương pháp để xử lý hóa chất bảo vệ thực vật. Có hai phương pháp ứng dụng thông dụng hiện nay. - Phương pháp phân hủy hóa học kết hợp với chôn lấp; - Phương pháp phân hủy sinh học kết hợp chôn lấp;
  31. 22 Phương pháp phân hủy hóa học kết hợp với chôn lấp Nguyên lý của phương pháp dựa trên hai giai đoạn: phân hủy thuốc BVTV bằng phương pháp hóa học nào đó, sau đó chôn lấp theo phương pháp hiện đại. Ưu điểm: - Phương pháp thực hiện tương đối dễ và an toàn; - Kinh phí xử lý thấp; - Hiệu quả xử lý cao; - Phù hợp với điều kiện áp dụng nhiều ở Việt Nam. Nhược điểm: - Cần có diện tích lớn để xây dựng hố chôn lấp; - Thời gian theo dõi lớn. Phương pháp phân hủy sinh học kết hợp chôn lấp Nguyên lý của phương pháp dựa trên hai giai đoạn: phân hủy thuốc BVTV bằng phương pháp sinh học, sau đó chôn lấp theo phương pháp hiện đại. Ưu điểm: - Quy trình xử lý tương đối đơn giản - Vận hành dễ dàng; - Chi phí đầu tư ban đầu thấp; - Nguyên, vật liệu dễ kiếm, giá thành thấp; - Phù hợp với từng địa phương và an toàn cho môi trường. Nhược điểm: - Hiệu quả xử lý chưa cao; - Thời gian phân huỷ dài; - Chỉ phù hợp với khu đất sau khi xử lý để phục vụ trồng rừng; - Chưa được áp dụng thực tế ở Việt Nam.
  32. 23 * Đốt trong lò xi măng Thực chất đây cũng là phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên vì lò xi măng thiết kế để sản xuất clinker nên ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao như trên đã trình bày, thì phương pháp thiêu đốt trong lò xi măng phải đáp ứng thêm các yêu cầu khác như: Chất thải chứa hóa chất BVTV không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị sản xuất clinker; Chất thải chứa hóa chất BVTV phải có hệ số năng lượng cao được sử dụng như một nguồn nhiên liệu thay thế; Các sản phẩm của quá trình đốt không được ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng. Đối với việc tiêu hủy vỏ bao bì hóa chất BVTV trong các lò xi măng phải tuân thuy nghiệm ngặt quy trình công nghệ sản xuất và có các hệ thống kiểm tra, giám sát khí thải. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 02 nhà máy sản xuất xi măng được cấp phép xử lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật là Nhà máy ximăng Holcim và Công ty ximăng Thành Công. Ưu điểm: - Xử lý nhanh với hiệu suất xử lý cao, hầu như triệt để: 99,99%; - Có khả năng tiêu huỷ các dạng khác nhau của hóa chất BVTV;. - Đối với các loại thuốc BVTV hoà tan bằng dung môi hữu cơ có thể dùng làm nhiên liệu để đốt; - Cặn bã, tro sau khi xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,01%); - Khí thải sinh ra trong quá trình xử lý có thể sử dụng dung dịch hấp thụ nên không gây ảnh hưởng tới môi trường. Nhược điểm: - Nếu không thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, nhiều loại khí vô cùng độc hại như PCB, dioxin, furan được hình thành và thải vào môi trường.
  33. 24 2.1.3. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật 2.1.3.1. Sơ lược về công tác thu gom, xử lý bao bì hoá chất BVTV tại địa phương Ở địa bàn xã Tân Cương cũng đã thành lập được tổ thu gom rác ở 15/16 xóm và các tổ thu gom rác cũng đang hoạt động khá là hiệu quả. Tuy nhiên, việc tổ chức thu gom còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển không chuyên dụng, chưa có khu vực lưu chứa tập trung, một số bể đã bị hư hỏng, tại một số khu vực chưa được trang bị đủ số bể thu gom dẫn tới một số nơi vẫn còn tính trạng thải bỏ bừa bãi vỏ bao bì hóa chất BVTV. Người thu gom thay đổi thường xuyên do kinh phí chi trả thấp. 2.1.3.2. Một số mô hình quản lý bao bì hoá chất BVTV đã được áp dụng tại địa phương Vì chưa có kinh phí để xử lý khối lượng vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật đúng quy định. Hiện nay, các bao bì hóa chất bảo vệ thực vật vẫn được vận chuyển cùng rác thải sinh hoạt để xử lý tại bãi rác Đá Mài. 2.1.4. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc BVTV; - Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; - Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015";
  34. 25 - Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Quyết định số 1282/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020. 2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước và trên thế giới 2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước * Tình hình quản lý Theo thống kê của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải nông nghiệp. Trong số đó có khoảng 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc BVTV như các loại chai lọ đựng thuốc, các gói đựng thuốc BVTV, Các loại chất thải này hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường. Hiện trạng dễ nhìn nhận là ở vùng nông thôn, các rác thải từ thuốc BVTV sau khi sử dụng để phun cho cây trồng không được xử lý đúng quy cách, đang lan tràn ra các kênh mương, ao, hồ và các bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Đó còn chưa kể đến chỉ vì lợi nhuận của một bộ phận người vô tình hay cố ý đang “đầu độc” môi trường hàng ngày, hàng giờ, Hiện nay, phần lớn bao bì thuốc BVTV sau sử dụng không được phân loại, thu gom và xử lý đúng kỹ thuật mà được vứt bừa bãi ra ngoài môi trường. Lượng rác thải này tồn đọng tại các kênh, mương, ao, hồ, sông, suối khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật. Thậm chí có những nơi rác thải bao bì thuốc BVTV tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh hưởng trực
  35. 26 tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến môi trường sống của người dân. Cũng chính vì vấn đề rác thải thuốc BVTV thải vào môi trường ngày càng nhiều mà không qua xử lý, vì thế Nước ta hiện đang đối mặt với nhiều thách thức suy thoái về môi trường. * Tình hỉnh xử lý Ở Việt Nam đã sử dụng một số biện pháp xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật chính như: - Dùng tro bếp và vôi: Để dung tro bếp xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật ta phải pha với dung dịch vôi nồng độ (0,008g/l) được dung dịch độ pH bằng 12. Sau đó cho các bao bì vào ngâm trong một tuần rồi vớt ra phơi khô nhằm làm giảm tính độc của các phân tử trong thuốc BVTV, hay làm phá vỡ các liên kết trong phân tử thuốc BVTV và hình thành nên hợp chất mới kém độc hơn dưới tác dụng của tia tử ngoại. - Phương pháp đốt lò chuyên dụng: Phương pháp đốt có hai công đoạn chính sau: Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. Tuỳ thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường từ 1500C đến 4500C đối với các hoá chất, thuốc BVTV loại mạch thẳng và từ 3000C đến 5000C đối với hoá chất BVTV loại mạch vòng hoặc có nhân thơm. Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5 . (tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý). Để quá trình ôxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>1.1000C) nhằm tránh việc tạo ra sản phẩm nguy hiểm.
  36. 27 Sản phẩm của phản ứng phân huỷ khi đốt cũng giống như sản phẩm của quá trình phân huỷ bằng plasma và cũng phụ thuộc vào tính chất của thuốc BVTV, có thể mô tả quá trình cháy của chất thải nguy hại nói chung cũng như hóa chất BVTV nói riêng trong quá trình phản ứng như sau: Xúc tác Chất cần tiêu huỷ + O2 SO2 + CO2 + CO + H2O + HCl+ NOx + Tro xỉ t0 Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiệt độ tiêu hủy trên 1.1000C, cần đủ oxy và thời gian tiếp xúc, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 giây, có sự tham gia của chất xúc tác. - Ngoài ra ở Việt Nam còn sử dụng một số phương pháp như: sử dụng dung dịch NaOH, phương pháp thủy phân, phương pháp oxy hóa bằng tác nhân Fenton, phương pháp phân hủy sinh học, phương pháp chôn lấp an toàn, đốt trong lò xi măng, . Những phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm riêng khi đưa vào thực hiện xử lý. 2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trên thế giới Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng, đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng. Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010). Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa, 10 năm qua (2000 - 2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc
  37. 28 BVTV tăng 200 - 300% nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không tương quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng suất. Lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng phá vỡ sự bền vững của phát triển nông nghiệp. Lạm dụng hóa chất BVTV làm tăng tính kháng thuốc, suy giảm hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng độc trên nông sản, đất và nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc người tiêu dùng nông sản. Trong giai đoạn 1996 - 2000, ở các nước đã phát triển, rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng hóa chất BVTV trên nông sản như: Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng đồng châu Âu - EU là 1,4%, Úc là 0,9%. Hàn Quốc và Đài Loan là 0,8 - 1,3%. Do những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV cho nên ở nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc BVTV. Từ “Chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” sang “Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”. Trên thực tế, “Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” mới mang tính kinh doanh và kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý, đặc biệt là mục tiêu giảm sử dụng thuốc BVTV, còn “giảm nguy cơ của thuốc BVTV” đã thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh tế, kỹ thuật, nó bao gồm các nội dung, a) thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, b) giảm lượng thuốc sử dụng, c) Thay đổi cơ cấu và loại thuốc, d) Sử dụng an toàn và hiệu quả, đ) Giảm lệ thuộc vào thuốc hóa học BVTV thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Chiến lược sử dụng thuốc BVTV mới này đã mang lại hiệu quả ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu, đã thành công trong việc giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV mà vẫn quản lý được dịch hại tốt. Trong vòng 20 năm
  38. 29 (1980 - 2000) Thụy Điển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan Mạch và Hà Lan giảm 50%. Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm lại đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại, (Fruit, 2007) [11]
  39. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành - Địa điểm: xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 28/07/2017 đến ngày 20/12/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tân Cương - Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương - Hiện trạng quản lý thu gom, và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương. - Đánh giá chung về quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Tân Cương - Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các số liệu, tài liệu, báo cáo kết quả thực hiện của dự án: “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm bao bì hóa chất bảo vệ thực vật một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập thông tin số liệu về các bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại địa bàn xã Tân Cường. Điều tra thu thập thông tin công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật của xã Tân Cương.
  40. 31 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh Tổng hợp số liệu điều tra, thu thập, phân tích để chọn lọc ra các số liệu cầm thiết để đưa vào đề tài. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Tính toán, thống kê số liệu theo phân mềm word, exel. Phân tích kết quả đã tính toán. 3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn *Đối tượng phỏng vấn: - Số lượng: 60 hộ trên địa bàn đánh giá - Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp - Lựa chọn 60 hộ dân có đất canh tác trên địa bàn xã Tân Cương *Nội dung phiếu điều tra gồm: - Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, - Nội dung điều tra: + Nguồn thu nhập chính của gia đình. + Loại cây trồng chính trong gia đình. + Loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng, lượng. + Địa chỉ mua thuốc BVTV. + Hỗ trợ của địa phương về xử lý rác thải, bao bì chứa hóa chất BVTV. + Thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV. + Tình hình quản lý bao bì chứa hóa chất BVTV ở địa phương. + Sự cố về hóa chất BVTV ở địa phương. + Nhận thức về tác hại môi trường do hóa chất BVTV của hộ gia đình. + Góp ý về quản lý bao bì hóa chất BVTV. + Các đề nghị khác
  41. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Tân Cương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Tân Cương là vùng đất cổ, thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 12km về phía Tây, có tọa độ 21o29’00” - 21o31’00” vĩ độ bắc; 105o44’00” - 105o46’00” kinh độ đông; phía bắc giáp Phúc Trìu, đông giáp Thịnh Đức, nam giáp Bình Sơn, tây giáp Phúc Trìu và Phúc Tân (Phổ Yên). * Địa hình: Địa hình Tân Cương chủ yếu là dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình từ 30m-100m so với mực nước biển, rải rác có một số đồi cao khoảng 150m. Địa hình tiêu biểu là Núi Guộc và Sông Công. * Khí hậu: Tân Cương mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt. Mưa mưa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 37oC, nhiệt độ thấp nhất 7oC. Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm. * Thủy văn: Về sông suối. Tân Cương có Sông Công chảy qua địa bàn xã theo hướng tây bắc - đông nam. Sông Công là nhánh chính của sông Cầu, dài 96km, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa) chảy qua Đại Từ vào Tân Cương, chia địa bàn Tân Cương thành hai vùng. Vùng phía tây Sông Công là khu rừng nguyên sinh, diện tích khoảng 630ha; phía đông Sông Công là những đồi, gò thấp, xen kẽ là những dải đất bằng phẳng. Trên địa bàn Tân Cương có hai con suối lớn. Suối thứ nhất bắt nguồn từ giữa xã Phúc Trìu, dòng chảy tạo thành ranh giới tự nhiên giữa xã Tân
  42. 33 Cương với xã Phúc Trìu và xã Thịnh Đức (gọi là suối Cầu Tây). Suối thứ hai cũng bắt nguồn từ xã Phúc Trìu, chảy qua xóm Gò Pháo, Đội Cấn, Soi Vàng đổ vào Sông Công. Dòng suối này cùng với Sông Công tạo ra một dải đất phù sa bằng phẳng, ngày nay là xóm Soi Vàng. Có thể nói, hệ thống sông, suối, đặc biệt là Sông Công có đủ điều kiện ổn định để tưới tiêu phát triển nông nghiệp cho Tân Cương. * Tài nguyên đất: Loại đất chủ yếu ở Tân Cương là Feralit vàng đỏ. Đất phù sa được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. (UBND xã Tân Cương) [10] Hình 4.1. Bản đồ vị trí xã Tân Cương 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình dân số: Xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích 14.83 km2 , với dân số trên 5.200 người. * Cơ sở hạ tầng xã Tân Cương: - Mạng lưới giao thông: Giao thông Tân Cương có tỉnh lộ 263 chạy qua, mặt đường trải nhựa rộng khoảng 12m, chạy từ Thịnh Đán qua xã Thịnh Đức và Phúc Trìu, chạy dọc giữa xã lên đập Hồ Núi Cốc.
  43. 34 - Cở sở hạ tầng Tân Cương khá phát triển. Ngày càng có nhiều công trình được xây dựng tại Tân Cương như: Đường Tân Cương, không gian văn hóa trà, chợ chè Tân Cương,v.v (UBND xã Tân Cương) [10]. 4.2. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thưc vật và hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương 4.2.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương 4.2.1.1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương Tân Cương là vùng trồng chè vùng thâm canh cao với trung bình từ 7 - 8 lần hái chè trong 1 năm, trung bình mỗi lần hái chè cách nhau từ 30 - 35 ngày. Do điều kiện thời tiết thích hợp, các loại sâu bệnh có khả năng xuất hiện và phát triển với mật độ cao. Các loại sâu bệnh chủ yếu trên cây chè là sâu như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi và các loại bệnh như nấm tóc, thối búp, thối rễ, mốc trắng, phồng lá chè, héo xanh .Vì vậy khoảng thời gian giữa hai lần hái chè, người dân thường phun hóa chất BVTV từ 2 - 4 lần, trong đó có ít nhất một lần phun trừ bệnh và một lần phun hóa chất diệt trừ sâu hại, các lần phun cách nhau từ 7 - 10 ngày. Tùy vào điều kiện khí hậu trong từng mùa và các loại sâu bệnh phát sinh mà người dân sẽ sử dụng các loại thuốc BVTV khác nhau. Ví dụ như mùa xuân chủ yếu cần phòng trừ nấm bệnh phồng lá chè do loại nấm bệnh này sẽ bùng phát rất mạnh mẽ khi gặp điều kiện ẩm ướt đầu xuân. Thông thường, người dân hay phun thuốc BVTV với liều dùng lớn hơn 4 - 6 lần so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Một số loại dịch hại như nấm tóc cho đến nay vẫn chưa có phương thức diệt trừ triệt để nên mỗi khi bệnh nấm tóc xuất hiện người dân thường cào và nhổ loại nấm này đi kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cho các khu vực lân cận. Sau đây là một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè thường xuyên được các hộ dân sử dụng khi khảo sát:
  44. 35 Bảng 4.1. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè ở xã Tân Cương STT Tên thuốc Hoạt chất Dạng thuốc Trị sâu, bệnh 1 Actador 100WP Imidacloprid >96% Bột hòa nước Nấm, khô vằn Bọ chích hút, 2 Reasgant 3.6EC Abamectin 3,6% Nhũ dầu bọ xít 3 Secsaigon 25EC Cypermethrin >90% Nhũ dầu Sâu cuốn lá, rầy Alpha-cypermethrin 4 Alfathrin 5EC Nhũ dầu Sâu cuốn lá nhỏ (>90%) 5 Javidan 100WP Imidacloprid >96% Bột hòa nước Rầy Chlorpyrifos Ethyl 475 g/l + 6 Chlorphos 500EC Nhũ dầu Rầy Lambdacyhalothrin 25g/l Chlorpyrifos Ethyl Sâu rầy, bọ 7 Wavotox 585 EC 530g/l + Nhũ dầu cánh tơ Cypermethrin 55g/l Chlorpyrifos Ethyl 8 Serpal Super 600EC 500g/l + Nhũ dầu Sâu đục thân Cypermethrin 100g/l 9 Anvado 100WP Imidacloprid >96% Bột hòa nước Rầy, bọ cánh tơ 10 Conphai 10WP Imidacloprid >96% Bột hòa nước Sâu rầy 11 Kola 700WO Imidacloprid >96% Bột hòa tan Rầy xanh 12 Sokupi 0.5SL Matrine Dung dịch Sâu, rầy 13 Valivithaco 5WP Validamycin A >40% Bột hòa nước Sâu, rầy (Nguồn: Tổng kết phiếu điều tra, 2017) So sánh bảng trên với danh mục HCBVTV cho phép sử dụng tại Việt Nam thì các loại HCBVTV mà người dân sử dụng đều nằm trong danh mục này. Một tín hiệu tích cực từ thói quen chọn lựa thuốc BVTV của người dân ở địa phương là việc tất cả các thương phẩm được sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ví dụ như: Alfathrin 5EC, Reasgant 3.6EC, Actador 100WP,
  45. 36 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ở địa phương năm 2017 Số phiếu Kết quả điều TT Tình hình sử dụng Tỷ lệ (%) phỏng vấn tra 1 Thường xuyên sử dụng 43 71.7 2 Sử dụng khi cần thiết 11 18.3 60 3 Không sử dụng 6 10 Tổng 60 100 (Nguồn: Tổng kết phiếu điều tra, 2017) Qua bảng 4.2 cho thấy: Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của người dân ở địa phương là khá lớn. Tình trạng lạm dụng, phun thuốc theo định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại trên địa bàn diễn ra phổ biến. Điều này không chỉ gây nên lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại. Trong khi, việc sử dụng thuốc BVTV chỉ thực sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế. + Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn thương đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. + Ngưỡng kinh tế là mức độ dịch hại mà khi đó nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. Sự đa dạng các loại thuốc BVTV trên thị trường hiện nay đã và đang khiến cho những người nông dân gặp khó trong việc lựa chọn thuốc BVTV để sử dụng. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV của người dân bị tác động bởi nhiều yếu tố như: Tư vấn của nhân viên đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, kinh nghiệm bản thân, giá thuốc, hiệu lực thuốc, Kết quả điều tra thói quen lựa chọn thuốc BVTV của người dân trên địa bàn xã được thể hiện dưới hình 4.2 như sau:
  46. 37 45 % 40 % 35 % 30 % 25 % 20 % 15 % 10 % 5 % 0 % Theo tư vấn Theo kinh Theo giá cả Theo hiệu lực Ý kiến khác 5% của nhân nghiệm của 20% của thuốc 24% viên bán bản thân 42% hàng 9% Hình 4.2. Biểu đồ thói quen lựa chọn thuốc BVTV của người dân Qua biểu đồ trên cho thấy người đân phần lớn vẫn mua thuốc BVTV theo kinh nghiệm của bản thân. Theo kết quả điều tra sơ bộ ban đầu thì địa điểm người dân trên địa bàn xã mua hóa chất BVTV được thể hiện dưới hình 4.3 như sau: 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Mua tại công ty 25% Mua tại cửa hàng 68,3% Mua hàng trôi nổi 6,7% Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện địa điểm người dân chủ yếu mua thuốc BVTV
  47. 38 Qua hình 4.3 ta có thể thấy người dân tại xã Tân Cương chủ yếu mua thuốc BVTV tại các cửa hàng, công ty có trên địa bàn xã, một số rất ít người dân mua trôi nổi trên thị trường. Điều này chính tỏ sự quản lý tốt của chính quyền địa phương, cũng như sự hiểu biết của người dân tại đây. 4.2.1.2. Một số bất cập trong quá trình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương. * Vấn đề lựa chọn loại thuốc BVTV Quan niệm sai lầm khi chọn thuốc BVTV của người nông dân (thường theo kinh nghiệm truyền miệng), thích dùng loại thuốc rất độc, gây chết nhanh để trừ sâu vì cho rằng hiệu quả sẽ tốt hơn. * Pha chế thuốc chưa đúng kỹ thuật - Không cân, đong thuốc đúng liều lượng. - Thích tăng liều và pha trộn nhiều loại thuốc. - Pha thuốc sai cách: đổ thuốc vào bình phun trước rồi đổ nước vào sau. Bảng 4.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha chế HCBVTV Kết quả Tỷ lệ TT Cách pha (số phiếu) (%) 1 Theo chỉ dẫn của cán bố khuyến nông 10 16,7 Sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến nông 2 5 8.3 và mua thêm một số loại thuốc BVTV khác 3 Sử dụng tùy theo lượng sâu bệnh hại 8 13.33 4 Không theo chỉ dẫn 37 61.67 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2017) Việc sử dụng chung 2 hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun nhằm tăng hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp thuốc mang nhiều ưu điểm hơn, hiệu quả phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ.
  48. 39 Ngoài ra, việc sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV còn có thể mở rộng phổ tác dụng và giảm số lần phun thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng hỗn hợp thuốc cần yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Nếu chưa rõ tính năng tác dụng thì không nên sử dụng hỗn hợp. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thu được qua Bảng 4.3 cho thấy: Có đến 65% số người được khảo sát có xu hướng tự ý pha nhiều loại thuốc với nhau không theo tài liệu hướng dẫn để tiết kiệm nhân công và hiệu quả cho việc phun thuốc. Đây là điều không được phép trong kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV vì có thể làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc tạo ra những hợp chất gây cháy lá và tác động xấu đến chính sức khỏe của người nông dân. - Sử dụng nước nhiễm phèn, mặn ngoài đồng ruộng để pha thuốc sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc. - Dùng thuốc hạt hoà nước để phun. * Dụng cụ phun xịt chưa tốt - Bình phun đơn giản, không đủ áp lực tạo mù sương. - Bình phun rò rỉ, da bơm hư. - Bét phun dễ nghẹt, chỉ sử dụng một loại bét. - Nếu phun bằng máy thì áp lực phun thuốc còn lớn (dễ gây dập nát lá, gãy thân hoặc bật gốc cây con ). * Sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc 4 đúng - Dùng chưa đúng thuốc: sử dụng thuốc không đúng đối tượng phòng trừ. (Ví dụ: sử dụng thuốc sâu để trừ bệnh và ngược lại lấy thuốc bệnh để trừ sâu). Thói quen thích dùng thuốc có độ độc cao để làm sâu chết nhanh, không chú ý đến vấn đề môi trường và người tiêu thụ nông sản. - Dùng chưa đúng lúc: phun thuốc sớm để ngừa hoặc phun định kỳ. - Dùng chưa đúng liều lượng: nồng độ thuốc thường tăng hơn so với khuyến cáo. Lượng nước thuốc trên diện tích giảm so với yêu cầu.
  49. 40 - Dùng chưa đúng cách: phun thuốc không đúng nơi dịch hại sống. Phun thuốc khi gió to, nắng gắt, sử dụng thuốc hạt pha với nước để phun. * Chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc, người sử dụng nông sản và môi trường - Không trang bị bảo hộ lao động khi pha thuốc (kiếng đeo, khẩu trang, găng tay). - Không trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc (quần áo dài tay, nón, ủng, găng tay, khẩu trang, mắt kiếng). * Lưu trữ - tiêu huỷ bao bì thuốc BVTV - Không có nơi bảo quản, cất giữ thuốc an toàn. - Còn súc rửa bình phun ở sông, rạch. - Việc xử lý thuốc thừa sau khi phun chưa đúng (đổ trực tiếp thuốc còn dư xuống kinh, rạch). - Vứt bừa bãi vỏ chai, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. Việc đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV là hết sức quan trọng nhằm tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, những người nông dân ở địa phương lại chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Bảng 4.4. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng. TT Cách thải bỏ Kết quả Tỷ lệ (%) 1 Chôn lấp 7 11.7 2 Đốt 19 31.7 3 Thu gom mang về nhà 0 0 4 Thu gom trả lại cơ sở 9 15 5 Vứt vào sông, kênh mương 22 36.6 6 Hình thức khác 3 5 (Nguồn: Tổng kết phiếu điều tra, 2017)
  50. 41 Qua bảng 4.4 ta thấy, phần lớn người dân sau khi sử dụng hóa chất BVTV thì bao bì hóa chất BVTV thường được mang đi đốt hoặc là vứt vào sông, kênh mương, điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của công đồng. Theo đó, nếu địa phương không có các biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến việc phát sinh các vấn đề liên quan đến thuốc BVTV và về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 4.2.2. Hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương 4.2.2.1. Lượng phát sinh chất thải tại xã Tân Cương Khối lượng bao bì hóa chất BVTV phát sinh trên địa bàn xã dự án được tính toán trên cơ sở diện tích canh tác đất nông nghiệp trên địa bàn xã; định mức sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp và tiêu chuẩn phát thải. Theo các kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp Việt Nam và công bố trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.monre.gov.vn) như đã nêu trên, khối lượng bỏ hóa chất BVTV phát sinh tại xã Tân Cương cụ thể như sau: Bảng 4.5. Diện tích đất nông nghiệp tại xã Tân Cương STT Loại đất Diện tích (ha) 1 Đất trồng lúa 215 2 Đất trồng chè 347,7 3 Đất trồng loại cây khác 973,3 4 Đất nông nghiệp 1536 (Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm bao bì hóa chất BVTV một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.”, Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên.) Khối lượng bao bì hóa chất BVTV theo tính toán dựa trên diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 470 kg/năm. Theo thống kê số liệu lượng phát sinh rác thải từ các nguồn thực tế là như sau:
  51. 42 Bảng 4.6: Thống kê các nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã STT Nguồn phát sinh Khối lượng (kg/ngày) 1 Rác thải sinh hoạt 80 2 Rác thải công nghiêp 67 3 Rác thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật 12.3 Tổng 159.3 (Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm bao bì hóa chất BVTV một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chi cục BVMT Thái Nguyên) Có thể thấy lượng phát sinh bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tân Cương là 12.3 kg/ngày tương đương với khoảng 4500 kg/năm Qua trên thấy được khối lượng thực tế phát sinh bao bì hóa chất BVTV lớn gấp gần 10 lần so với số liệu lý thuyết tính toán từ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Sự chênh lệch giữa số liệu về khối lượng bao bì hóa chất BVTV lý thuyết và số liệu báo cáo có thể do do việc lạm dụng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác và một số lượng thuốc được nhập lậu, hoặc trong quá trình thu gom bao bì hóa chất BVTV còn bám dính theo các loại bùn đất Tuy nhiên, cũng có thể do số liệu báo cáo chưa đúng với thực tế phát sinh tại xã do các số liệu này mới chỉ dựa trên ước tính chưa có điều tra, thống kê cụ thể. Và lượng phát sinh bao bì hóa chất BVTV của từng loại cây trông như sau: Bảng 4.7. Lượng phát sinh chất thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật STT Cây trồng Khối lượng (kg/ngày) 1 Cây chè 7,5 2 Cây lúa 3,3 3 Cây khác 1,5 (Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm bao bì hóa chất BVTV một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chi cục BVMT Thái Nguyên)
  52. 43 4.2.2.2. Hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương Chất thải chứa hóa chất BVTV là chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cùng với việc sử dụng thuốc sâu tràn lan, chất thải hóa chất BVTV có khả năng gây ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hệ sinh thái, ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe con người nếu không có biện pháp quản lý phù hợp. * Hiện trạng môi trường nước mặt tại xã Tân Cương. Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại xã Tân Cương tháng 12/2016 QCVN 08- STT Thông số Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT (Cột B) 1 Nhóm Clo hữu cơ µg/L 5,48 2 pH - 5,9 5,5-9 15 3 BOD5 mg/l 13,1 4 COD mg/l 20,6 30 5 TSS mg/l 35,7 50 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên, 2016) Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại xã Tân Cương vào tháng 5/2017 QCVN 08- STT Thông số Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT (Cột B) 1 Nhóm Clo hữu cơ µg/L 6,39 2 pH - 6,4 5,5-9 3 BOD5 mg/l 14,3 15 4 COD mg/l 27,5 30 5 TSS mg/l 41,8 50 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên, 2017)
  53. 44 Ghi chú: Mẫu nước mặt xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên (Tọa độ 21o37’13,9” N; 105o51’10,8” E) Qua các kết quả phân tích trên cho thấy các thông số chất lượng nước tại xã Tân Cương đều ở trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT/BTNMT. Tuy nhiên trong nguồn nước mặt ở xã Tân Cương vẫn còn hàm lượng hóa chất BVTV (nhóm clo hữu cơ), vì vậy cần phải thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật để tránh gây ra ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV. * Hiện trạng môi trường đất tại xã Tân Cương. Bảng 4.10. Kết quả phân tích nồng độ hóa chất BVTV trong đất tại xã Tân Cương STT Thông số Ngày lấy mẫu Đơn vị Kết quả 1 12/2016 mg/kg 0,0130 Nhóm Clo hữu cơ 2 5/2017 mg/kg 0,0172 3 QCVN 15/2008/BTNMT 0,01 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên) Bảng 4.11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 12/2016 QCVN 03- STT Thông số Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT 1 pH - 4,7 - 2 Zn mg/kg 7,1 200 3 As mg/kg 3,9 15 4 Cd mg/kg <1,5 1,5 5 Pb mg/kg 17,9 70
  54. 45 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên, 2016)
  55. 46 Bảng 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 05/2017 QCVN 03- STT Thông số Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT 1 pH - 5,3 - 2 Zn mg/kg 9,2 200 3 As mg/kg 4,1 15 4 Cd mg/kg <1,5 1,5 5 Pb mg/kg 18,7 70 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên, 2017) Ghi chú: Mẫu đất xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên (Tọa độ 21o37’13,9” N; 105o51’10,8” E) Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong bảng 4.11, 4.12 cho thấy các chỉ tiêu đều ở mức quy chuẩn cho phép , tuy nhiên kết quả phân tích mẫu đất cho thấy nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm clo hữu cơ) ở đây xấp xỉ ngưỡng quy chuẩn cho phép, do vậy nếu không thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất nông nghiệp là rất cao. 4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương 4.3.1. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại địa phương 4.3.1.1. Công tác quản lý Các loại chất thải BVTV xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn miền núi trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, vệ sinh giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất hạn chế. Do vậy, người dân nông thôn miến núi đang
  56. 47 hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Việc người nông dân sử dụng các loại hóa chất, các loại thuốc BVTV hoặc các loại thuốc trừ sâu để chăm sóc bảo quản nông sản là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi. Điều này đã gây tác động xấu đến môi trường đất, nước và không khí tại chính nơi người dân sinh sống và canh tác. Toàn xã Tân Cương có 1536 ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp khá lớn, cùng sự thiếu cẩn trọng đối với xử lý vỏ bao bì sau sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nên trong suốt những năm qua, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp của xã rất đáng lo ngại. Việc lạm dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV, vỏ bao bì, vứt tràn lan trên các bờ ruộng gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân. UBND xã Tân Cương đã triển khai kế hoạch tổ chức mô hình công đồng thu gom và xử lý rác thải bao bì thuốc BVTV an toàn trên địa bàn toàn xã. Để triển khai áp dụng mô hình cộng đồng thu gom và xử lý rác thải bao bì thuốc BVTV an toàn trên địa bàn xã, UBND xã đã tiến hành: - Lập ban chỉ đạo do UBND xã phụ trách, phối hợp với các tổ chức đoàn thể kết hợp với việc đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, phát động phong trào bảo vệ môi trường tới toàn thể hội viên HND và nông dân trên địa bàn xã. - Xây dựng các phương án lập các điểm thu gom bao bì thuốc BVTV trên các cánh đồng; tiến hành xử lý các loại vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV bằng hình thức đốt tại ruộng hoặc tại điểm tập kết rác của xã; phân công cán bộ xã phụ trách đôn đốc phát động hội viên HND và nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. - Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường; tác hại của việc lạm dụng và dư lượng bảo vệ thực vật là nguyên nhân phát sinh các bệnh như
  57. 48 ung thư, suy giảm sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống thông qua các buổi họp dân, giao lưu văn nghệ, - Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ, trưởng các thôn, bản, các chi hội nông dân về sơ cứu, cấp cứu nhiễm độc thuốc BVTV; tập huẩn sử dụng thuốc BVTV và quản lý vệ sinh môi trường. - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn tốt để đảm bảo công tác quản lý môi trường tốt hơn - Lập kế hoạch cho chương trình phân loại rác tại nguồn - Kết hợp các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và cộng đồng vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải bao bì thuốc BVTV 4.3.2. Cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương Việc thu gom các loại bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương hiện nay do Tổ thu gom rác thải sinh hoạt thu gom chung với với rác thải sinh hoạt, tập kết về các điểm tập chung để Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên dùng xe chuyên dụng chở về bãi rác Đá Mài để xử lý. Bảng 4.13. Các loại phương tiện thu gom bao bì thuốc BVTV ở địa phương STT Thiết bị Số lượng 1 Xe thu gom (xe) 0 2 Bể chứa (bể) 9 3 Nhà lưu chứa 0 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên) Qua bảng 4.13 thấy được nhìn chung việc thu gom các loại bao bì hóa chất BVTV của các xã Tân Cương hiện nay đều chưa đảm bảo và chưa đúng quy định do xã còn thiếu bể chứa, xe thu gom chyên dụng, nhà lưu chứa.
  58. 49 Để đáp ứng việc thu gom, vận chuyển, lưu chứa các loại bao bì hóa chất BVTV, trên cơ sở số lượng trang thiết bị thu gom, vận chuyển và lưu chứa cần bổ sung các trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển, lưu chứa. Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016, có quy định về số lượng tối thiểu bể chứa bao bì hóa chất BVTV trong canh tác nông nghiệp và trên cơ sở đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Cương và diện tích của các nhà lưu chứa cần thiết để lưu chứa toàn bộ bao bì hóa chất BVTV phát sinh theo lý thuyết tính toán. Các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu chứa bao bì hóa chất BVTV cần bổ đầu tư, bổ sung cho xã, cụ thể như sau: Bảng 4.14. Nhu cầu trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu chứa bao bì hóa chất BVTV theo tính toán tại xã Tân Cương STT Thiết bị Số lượng 1 Xe thu gom (xe) 5 2 Bể chứa (bể) 300 3 Nhà lưu chứa 2 (Nguồn: Chi cục BVMT Thái Nguyên) 4.3.3. Những khó khăn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tận Cương Qua nội dung ở trên, ta thấy công tác thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương còn một số tồn tại cụ thể sau: - Về bể chứa: số lượng bể trang bị cho xã lắp đặt trên các cánh đồng còn ít, trung bình mới đạt tỷ lệ 1 bể/170,6 ha đất cánh tác nông nghiệp. Theo tính toán số lượng bể chứa tùy thuộc vào đặc điểm cây trồng, mức độ sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo chứa đựng hết các loại bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng ở trong vùng. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016, tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện
  59. 50 tích 3 ha đất canh tác cây trồng hàng năm (cây lúa, cây rau, cây màu ) có sử dụng thuốc BVTV, 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm (cây ăn quả, chè, cây lâm nghiệp ) có sử dụng thuốc BVTV. Các bể chứa được xây bằng bêtông, đa số có nắp đậy đường kính 0,8 m, chiều cao 0,5 m. Trong 9 bể chứa được lắp đặt tại xã Tân Cương có một số bể không có nắp đây hiệu quả thu gom không cao, rác thải bỏ thường bị côn trùng làm rơi vãi ra ngoài bể hoặc nước mưa chảy vào bể làm tràn rác ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường cục bộ, một số bể người dân thải bỏ cả rác thải sinh hoạt, số lượng chưa đủ. Ngoài ra, do thể tích các bể chứa có thể tích nhỏ khoảng 0,4m3, chiều cao thấp (0,5m) nên lượng lưu chứa được ít do các loại bao bì hóa chất BVTV chủ yếu là chai lọ nhựa và túi nilon rất tốn thể tích chứa dẫn đến bể chứa nhanh đầy. - Về nhà lưu chứa: Xã Tân Cương chưa được xây dựng nhà lưu chứa bao bì hóa chất BVTV. - Về xe thu gom: Trên địa bàn xã còn thiếu xe thu gom đúng quy định để thu gom các loại bao bì hóa chất BVTV từ các bể chứa trên các cánh đồng về nhà lưu chứa. Hiện xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên đã thực hiện thu gom các loại bao bì hóa chất BVTV, tuy nhiên tại xã các loại bao bì hóa chất BVTV được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt bằng các xe thu gom rác sinh hoạt về các điểm tập kết và được Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên dùng xe chuyên dụng chở về bãi rác Đá Mài để xử lý. - Về kinh phí: Xã chưa được hỗ trợ kinh phí để tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý các loại bao bì hóa chất BVTV đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Về tổ thu gom: xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên đã thành lập thải sinh hoạt và các loại bao bì hóa chất BVTV phát sinh trên địa bàn xã về các đểm tập kết - Về hoạt động thu gom: việc thu gom các loại bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương hiện nay do Tổ thu gom rác thải sinh hoạt thu gom chung
  60. 51 với với rác thải sinh hoạt, tập kết về các điểm tập chung để Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên dùng xe chuyên dụng chở về bãi rác Đá Mài để xử lý. 4.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân xã Tân Cương trong công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương Cộng đồng dân cư là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung. Cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, để thu được những kết quả tích cực hơn nữa trong công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải thuốc BVTV cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Hình 4.4. Biểu đồ nhận thức của người dân về tác hại đến môi trường của hóa chất BVTV Từ hình 4.4 cho thấy: Có 33.33% người dân được hỏi hiểu rõ tác hại của hóa chất BVTV đến môi trường, 55% người dân chỉ biết qua qua, 6.67% người dân hoàn toàn không biết và 5% người dân được hỏi không quan tâm
  61. 52 đến vấn đề này. Về cơ bản người dân ở địa phương đã nhận thức được tác hại của hóa chất BVTV đến môi trường Hình 4.5. Biểu đồ ý kiến của người dân để bảo vệ môi trường. Qua hình 4.5 cho thấy người dân rất quan tâm đến vẫn đề về bảo vệ môi trường, đây là một tín hiệu rất đáng mừng khí có đến 96.67% người dân đã đưa ra ý kiến đóng góp về các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ có 3.33% người dân là không có ý kiến gì về các biện pháp bảo vệ môi trường. 4.4. Đánh giá chung về quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Tân Cương 4.4.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV Hiện nay, một số xã đã bước đầu tổ chức các hoạt động thu gom bao bì hóa chất BVTV vào các bể chứa đặt trên các cánh đồng song việc thực hiện khá manh mún, nhỏ lẻ do thiếu trang thiết bị thu gom vận chuyển, lưu chứa và đặc biệt chưa có các biện pháp xử lý triệt để bao bì hóa chất BVTV. Tuy những nỗ lực nói trên chưa đáp ứng được các yêu cầu về công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV nhưng đã góp phần giải quyết một phần bức xúc tại các xã, thị trấn, khu phát sinh nhiều bao bì hóa chất BVTV trong canh tác nông nghiệp.
  62. 53 4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV Trong nhiều năm qua, tỉnh Thái Nguyên mới tập trung để giải quyết các vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt. Quản lý bao bì hóa chất BVTV đã đến lúc cần phải được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ngành chuyên môn và các cấp chính quyền địa phương để từng bước cải thiện môi trường khu vực nông thôn. Một số tồn tại trong quản lý bao bì hóa chất BVTV bao gồm: - Mới tổ chức dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải bỏ hóa chất BVTV. Hoạt động thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV mới mang tính tự phát, chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền, không có qui hoạch, thiếu nguồn vốn đầu tư, chưa có các giải pháp kỹ thuật phù hợp và đúng quy định trong khi nhu cầu về xử lý chất thải bỏ hóa chất BVTV ngày càng bức xúc. - Thiếu các văn bản quy định, chính sách hỗ trợ, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật cho các hoạt động quản lý bao bì hóa chất BVTV. - Trình độ dân trí và nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến hiện tượng thải bỏ đồng thời chất thải rắn sinh hoạt vào các bề thu gom bao bì hóa chất BVTV. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi như: địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhận thức của người dân còn hạn chế cũng là một trong các yếu tố hạn chế trong tổ chức thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV ở nông thôn. 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp * Đầu tư kinh phí để xây dựng, lắp đặt bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV gồm: - Đầu tư mua sắm bể chứa bao bì hóa chất BVTV bàn giao cho các xã để lắp đặt bổ sung tại các khu vực canh tác đáp ứng việc thu gom. - Xây dựng nhà lưu chứa tạm thời bỏ chứa hóa chất BVTV. - Đầu tư mua xe thu gom chuyên dụng phục vụ vận chuyển bao bì hóa
  63. 54 chất BVTV từ các khu vực thu gom về nơi nhà lưu chứa tạm thời. - Bố trí hỗ trợ kinh phí xử lý lượng bao bì hóa chất BVTV. * Tổ chức các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương. * Tổ chức tuyên truyền tập huấn trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV: - Tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý bao bì hóa chất BVTV: - Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý cấp xã/huyện, trang bị thêm các phương tiện, kỹ năng trong thu thập thông tin về quản lý bao bì hóa chất BVTV để có thể sử dụng trong quá trình quy hoạch và phổ biến thông tin cho cộng đồng. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý bao bì hóa chất BVTV để hạn chế đổ rác bừa bãi các loại bao bì hóa chất BVTV, hạn chế việc thải bỏ rác thải sinh hoạt vào các bể chứa bao bì hóa chất BVTV và nhận thức những tác hại gây ra do quản lý bao bì hóa chất BVTV không đúng cách, cũng như làm cho người dân thấy rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV. - Xây dựng các chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện/xã, trưởng các thôn/xóm, các đoàn thể, người làm công tác thu gom, quản lý bao bì hóa chất BVTV và toàn thể nhân dân. * Xây dựng hướng dẫn quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV - Quy định trách nhiệm của thể của từng đơn vị, tổ chức từ cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng người dân trong quản lý bao bì hóa chất BVTV; - Xây dựng cơ chế kinh phí kết hợp giữa kinh phí từ ngân sách với huy động sự đóng góp của cộng đồng trong quản lý bao bì hóa chất BVTV. Đảm bảo cho người thu gom bao bì hóa chất BVTV cũng được hưởng các chế độ và quyền lợi như đối với người lao động khác tiến tới hoạt động quản lý bao bì hóa chất BVTV theo hướng chuyên môn hóa.
  64. 55 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” tôi đã rút ra được những kết luận như sau: - Đề tài đã nêu ra được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Cương, những thuận lợi trong canh tác nông nghiệp và phát triển kinh tế. - Tân Cương là vùng trồng chè vùng thâm canh cao với trung bình từ 7 - 8 lần hái chè trong 1 năm, do đó về hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại địa bàn là rất lớn qua điều tra khảo sát có tới 90 % người dân trong vùng thường xuyên sử dụng và sử dụng khi cần thiết hóa chất BVTV trong cach tác nông nghiệp năm 2017, còn lại 10% là không sử dụng. - Người dân phần lớn vẫn mua thuốc BVTV theo kinh nghiệm của bản thân, qua điều tra thì địa điểm người dân trên địa bàn xã mua hóa chất BVTV tại công ty và các cửa hàng vật tư nông nghiệp chiếm 93,3 %, cho thấy sự quản lý tốt của chính quyền địa phương, cũng như sự hiểu biết của người dân tại đây. - Về lượng bao bì hóa chất BVTVphát sinh theo tính toán dựa trên diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 470 kg/năm, nhưng trên thực tế lượng phát sinh bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tân Cương là 12.3 kg/ngày tương đương với khoảng 4500 kg/năm gấp gần 10 lần so với số liệu lý thuyết tính toán do đó làm cho môi trường đất và nước ở khu vực xã Tân Cương đã nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật . - Qua đánh giá về nhận thức của người dân xã Tân Cương trong công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương và tác hại của hóa chất BVTV thì 88.33% người dân được biết và biết qua về tác hại của hóa chất BVTV. Về vấn đề bảo vệ môi trường 96.67% người dân đã đưa ra ý kiến
  65. 56 đóng góp về các biện pháp bảo vệ môi trường giúp quá việc thực hiện các biện pháp thu gom và xử lý bao bì hóa chất BVTV đạt hiệu quả cao. 5.2. Kiến nghị - Chính quyền các cấp địa phương cần đầu tư thêm nguồn lực để tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV an toàn, đúng quy định, giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh lao động trong việc sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc thuốc BVTV. - Đầu tư thêm các trang thiết bị, phương tiện thu gom, nhà lưu chứa và tăng cường hoạt động của đội ngũ thưc hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn việc thực hiện thu gom và xử lý bao bì hóa chất BVTV đúng nơi quy định để đạt được hiệu quả cao. - Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, đồng thời xử lý nghiêm minh các cá nhân tập thể vận chuyển, buôn bán, lưu giữ các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam - Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân qua các hoạt động tuyên truyền về sử dụng và an toàn sức khỏe do chính quyền tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
  66. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Lê Huy Bá, (2008), Độc chất môi trường, nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2016), Thông tư 03/2016/TT – BNNPTNT “Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam” 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2017), Thông tư 15/2017/TT – BNNPTNT “Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 03/2016/TT – BNNPTNT ngày 21/4/2016 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã hs đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam” 4. Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Nguyên, “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm bao bì hóa chất BVTV một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2006), Bài giảng hóa chất BVTV, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên 6. Đào Văn Hoằng, (2005), Kỹ thuật tổng hợp hóa chất bảo vệ thực vật, nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 7. Nguyễn Xuân Nguyên, (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 8. Nguyễn Trần Oánh, (1997), Giáo trình Hóa chất bảo vệ thực vật, nxb Nông nghiệp 9. Nguyễn Văn Tuyến, (2012), “Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học Tự nhiên. 10. UBND xã Tân Cương, (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 II. Tài liệu Tiếng Anh 11. Fruit, vegatable exports up 20.6 percent in first half.vccl, 2007
  67. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT (Cá nhân và hộ gia đình) Để có thông tin đầy đủ về dự án tại địa phương, kính đề nghị quý ông/bà cho ý kiến vào các câu hỏi dưới đây về các vấn đề môi trường và xử lý bao bì HCBVTV một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. PHẦN A: THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên Tuổi 2. Địa chỉ: . . 3. Nghề nghiệp chính . 4. Số người trong hộ: 5. Số lao động (16-60 tuổi): 6. Nguồn thu nhập chính của cả gia đình hiện nay: Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Công nhân Công nhân viên chức Ngành nghề khác 7. Các loại cây trồng chính trong gia đình? Rau Lúa Chè Loại khác 8. Gia đình thường sử dụng loại hóa chất bảo vệ thực vật gì, loại và lượng?
  68. - Với cây chè: loại thuốc: ; lượng dùng: lít (hoặc kg)/ha/năm: - Với cây lúa: loại thuốc: ; lượng dùng: lít (hoặc kg)/ha/năm: - Với cây rau: loại thuốc: ; lượng dùng: lít (hoặc kg)/ha/năm 9. Gia đình hay mua thuốc BVTV ở đâu? Công ty (nêu tên): Cửa hàng (nêu tên): Hàng trôi nổi 10. Gia đình có được địa phương hỗ trợ về xử lý rác thải, bao bì chứa hóa chất BVTV không? Có Có nhưng chưa đủ Không 11. Sau khi sử dụng bao bì chứa HCBVTV gia đình có thực hiện việc thu gom, xử lý không? Có (nếu có cho biết hình thức): Chôn lấp ; Đốt Thu gom mang về nhà ; Thu gom trả lại cơ sở bán thuốc ; Đổ vào sông, kênh mương ; Hình thức khác : . Có nhưng không thường xuyên Không (nếu không thì cho biết lý do):
  69. 12. Tình hình quản lý bao bì chứa hóa chất BVTV ở địa phương? Được hướng dẫn/ thường xuyên Nếu có: (b) xin cho biết cơ quan/đơn vị nào hướng dẫn: (b): Hình thức hướng dẫn: Có hướng dẫn/ không thường xuyên Không được hướng dẫn 13. Sự cố về hóa chất BVTV ở địa phương? Chưa có sự cố Có (nếu có: xin cho biết cụ thể: PHẦN B: Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 14. Nhận thức về tác hại môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật của hộ gia đình:
  70. 15. Góp ý về quản lý bao bì hóa chất BVTV: 16. Các đề nghị khác : Ngày tháng năm 2017 Người được phỏng vấn Điều tra viên (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)