Khóa luận Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý

pdf 59 trang thiennha21 7690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_chat_luong_nuoc_cap_cho_trang_trai_bo_sua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ BẮC VIỆT LONG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO TRANG TRẠI BÒ SỮA VINAMILK THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ BẮC VIỆT LONG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO TRANG TRẠI BÒ SỮA VINAMILK THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm hệ thống toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường tại số nhà 52/3 Quan Nhân, phường Thịnh Liệt quận Cầu Giấy, Hà Nội Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tâp tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt thời gian qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Lê Bắc Việt Long
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Phương pháp lấy mẫu nước phân tích 14 Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước tại GK1 33 Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước tại GK2 34 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước tại GK3 35 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước tại bể lắng ( BL) 36 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước tại bể chứa ( BC) 37
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ cấp nước đầu vào cho trang trại bò sữa từ bể dự trữ nước của trang trại 32 Hình 4.2. Công nghệ xử lý nước của trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 40 Hình 4.3. Tháp làm thoáng 41 Hình 4.4. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 44 Hình 4.5. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 45
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý Nghĩa 1 BYT Bộ Y Tế 2 BL Bể lắng 3 BC Bể chứa 4 GK Giếng khoan 5 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 6 SMEWW Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải. 6 TCVN Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Việt Nam 7 US EPA Phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3 Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2. Cơ sở pháp lý 5 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7 2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới 7 2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước 9 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 13 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 13 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 13 3.3. Nội dung nghiên cứu 13 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.13 3.3.2. Tổng quan về trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 13 3.3.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 13 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 13 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu 13 3.4.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: 16 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh. 17
  8. vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 4.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 33 4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 38 4.4.1.Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm 38 4.4.1.1. Thuận lợi 38 4.4.1.2. Khó khăn 38 4.4.2. Đề xuất công nghệ xử lý 39 PHẦN 5 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang trên đà hội nhập và phát triển, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện ,Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90% [1] Với lợi thế về kinh nghiệm cũng như khí hậu thuận lợi, ngành nông nhgiệp Việt Nam đang lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ mang lại rất nhiều cơ hội mới và sự phát triển cho nghành nông nghiệp định hướng xuất khẩu Việt Nam Ngành chăn nuôi cũng đang rất được chú trọng và phát triển. Nhiều trang trại chăn nuôi tập trung được mở rộng, áp dụng khoa học công nghệ và quy trình chăn nuôi khoa học, hiện đại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa cũng nằm trong những chuỗi các trang trại có vốn đầu tư nước ngoài Đi cùng với phát triển chăn nuôi thì hệ thống nước cấp cho trang trại là điều không thể thiếu. Nguồn nước trong chăn nuôi rất quan trọng bởi vì nếu cho vật nuôi sử dụng nguồn nước ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vật nuôi mà còn có thể làm chết cả đàn vật nuôi. Tại nhiều trang trại chăn nuôi mạng nước máy vẫn chưa thể phủ tới được, các trang trại thường sử dụng nước giếng khoan hoặc nguồn nước mặt( nước từ ao, hồ, sông, suối .) để lấy nước dùng cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nguồn nước này đều nhiễm khuẩn và chứa các tạp chất độc hại như: Sắt, Clo, mangan, thạch tín gây bệnh cho vật nuôi.
  10. 2 Thông thường, nguồn nước giếng khoan sẽ được các chủ trang trại sử dụng để vệ sinh chuồng trại và dùng nước đó để đun nấu thức ăn, làm nước uống cho vật nuôi. Việc tắm rửa cho vật nuôi cũng được các chủ trang trại sử dụng nguồn nước này. Trong nước giếng khoan có chứa các chất độc như phèn, mangan, thủy ngân và có nồng độ chất vượt ngưỡng cho phép Vì thế, các trang trại chăn nuôi nên sử dụng một hệ thống lọc nước để có thể tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo sự an toàn và phát triển cho vật nuôi. Trong chăn nuôi, nước có vai trò rất quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự tăng trọng của gia súc, gia cầm. Nước có liên quan đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã, ngoài ra nước còn tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi, nước là thành phần cơ bản của tế bào rất quan trọng trong mọi hoạt động sống của động vật chiếm tỷ lệ đến 60 - 70% khối lượng cơ thể, ở gia súc non tỷ lệ này đến 80%. Nguồn nước trong chăn nuôi phải mát, sạch sẽ, không chứa các khoáng độc, cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Nếu sử dụng nguồn nước mặt như nước từ ao, hồ, sông, suối, thì cần chú ý đến khía cạnh vi sinh vật và các tạp chất có hại. Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì cần phải xem xét lượng chất khoáng hòa tan trong nước. Nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi động vật như lợn, bò vì nó gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chúng. Vì vậy vấn đề nước sạch cung cấp cho chăn nuôi là một vấn đề cấp thiết.[2] Xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, Thành Phố Thanh Hóa, là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi. Trang trại đang hoạt động trên địa bàn với quy mô lớn. Như vậy, sẽ cần phải sử dụng một nguồn nước khá lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của trang trại. Việc đánh giá nhu cầu cấp nước cho trang trại, là một vấn đề cấp thiết, để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, hạn chế rủi ro không đáng mắc phải trong chăn nuôi.
  11. 3 Xuất phát từ vấn đề trên, nhận được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường cùng Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng đẫn của cô Nguyễn Thị Huệ cùng thầy cô trong khoa và sự giúp đỡ của anh Đặng Xuân Thường Viện trưởng Viện Kỹ thuật và công nghệ môi trường , em tiến hành thực hiện đề tài:“ Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý“ 1.2. Mục tiêu của đề tài − Đánh giá nhu cầu cấp nước cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý − Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa − Đề xuất công nghệ xử lý nước và cung cấp nước sạch cho các hoạt động của trang trại 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập - Vận dụng kiên thức đã học vào quá trình làm việc thực tế. - Rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết về cách thức, yêu cầu của công tác lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu và tính toán, xử lý số liệu. - Hiểu biết về các quá trình, công nghệ xử lý nước ô nhiễm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Bồi dưỡng rèn luyện các kỹ năng cần có trong công việc sau này. - Là cơ hội giúp rèn luyện các kỹ năng làm việc, đặc biệt là kỹ năng làm việc đội nhóm. - Đề xuất cho trang trại một số phương án giải quyết ô nhiễm nguồn nước phù hợp với điều kiện thực tế của trại.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận − Các khái niệm liên quan Khái niệm nước Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hiđro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđro và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống, 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.[3] Khái niệm nguồn nước Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012 Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác Khái niệm nước sạch Là nước hợp vệ sinh. Khi mang đi thử nghiệm đạt giới hạn cho phép tất cả các chỉ tiêu theo qui định tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống hay QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018. Khái niệm nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
  13. 5 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tối đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng môi trường nước bị các hoạt động của con người làm nguồn nước nhiễm các chất độc, gây biến đổi về thành phần và chất lượng nguồn nước Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật à quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm 2.2. Cơ sở pháp lý - QCVN 09:2015-MT/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất biên soạn, sửa đổi QCVN 09:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT do Cục Quản lý môi trường y tế biên
  14. 6 soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018. -Thông tư số 41/2018/TT-BYT do bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. -Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường, được Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - TCVN 9121:2012 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với trại chăn nuôi gia súc lớn. - Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, do Quốc hội ban hành. - Thông tư số 05/2009TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, ban hành ngày 17/06/2009, có hiệu lực ngày 1/12/2009. - Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ban hàn ngày 06/05/2011, có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành: Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y . - Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước uống, sinh hoạt, do Bộ Y Tế ban hành ngày 11/12/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2016. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống , QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên sạn và được Bộ
  15. 7 trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi, QCVN 01-39 :2011/BNNPTNT ngày 06/05/2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con Bò sữa nhưng được phân bố không đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự nhiên của mỗi nước tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc. Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu chăn nuôi bò hướng thịt và kéo cày. Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,Thái Lan và Việt Nam. Trong đó có một số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2017 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sũa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa. Thái Lan đã sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng trong cả nước.[4] Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa + Loại hình 1: sản xuất sưa chủ yếu dựa trên sông (River Baffalo) và bò U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và thành thị. Nhóm này chủ yếu gầm các nước ở Nam á : Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet, Nepan, Xrilacan, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền thống.
  16. 8 + Loại hình 2: gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải truyền thống, chỉ nuôi bò hạn chế ở 1 số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ , đòi hỏi đầu tư à trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề . Nhóm này gồm các nước Thái Lan, Malaixia, Philipphin, Inđonexia và Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000). Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nghành chăn nuôi trâu bò sữa nói chung và bò sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người. Đứng hàng đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Úc, Thụy Sỹ, Ba Lan. Từ 300- 500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada, Nhật, Thụy Điển. Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 4-7kg sữa/đầu người. [5] − Tình hình cần nước của bò sữa Cũng như vậy nguồn sữa đảm bảo chất lượng thì phải có một nguồn nước sạch cung cấp cho bò, hiện trạng trên thế giới vấn đề thiếu nước sạch đang ngày càng nghiêm trọng từ đó nước dùng cho chăn nuôi lại càng thiếu gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn. Hàm lượng nước trong cơ thể của một loại gia súc gần như ổn định. Kết quả nghiên cứa cho thấy, cơ thể mất hết toàn bộ mỡ và 1/2 protein vẫn tồn tại, nhưng nếu mất khoảng 10% lượng nước có thể dẫn đến chết. Nước thực hịên các chức năng khác nhau trong cơ thể. Đó là môi trường điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển sản phẩm tiêu hoá, mang các chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn và là thành phần của tất cả các tế bào sống. Nó cũng vận chuyển tất cả các sản phẩm bài tiết để thải ra khỏi cơ thể. Nước còn hoạt động như là dung môi cho các chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý
  17. 9 của cơ thể.Tăng thêm lượng protein, khoáng và muối vào thức ăn có thể tăng nhu cầu nước, vì cơ thể cần phải thải những sản phẩm trao đổi và lượng muối dư thừa qua thận bằng con đường thải nước tiểu. Có mối quan hệ qua lại giữa lượng VCK thu nhận và nhu cầu về nước. Bò trưởng thành không tiết sữa cần được cung cấp khoảng 3-8,5 kg nước đối với mỗi kg VCK thu nhận. Số lượng này sẽ tăng thêm 50% đối với bò cái có thai ở giai đoạn cuối. Bò đang tiết sữa cần thêm 0,87 kg nước cho mỗi kg sữa. Khối lượng này được xác định ở vùng ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Mỗi vùng có điều kiện môi trường riêng, có các giống gia súc đặc trưng và nguồn thức ăn riêng, do vậy cần phải xác định nhu cầu nước thích hợp. ở vùng lạnh (<100 độ C) lượng nước thu nhận ở bò (Bos taurus) có thể thấp, khoảng 3kg/kg VCK, nhưng nhu cầu nước sẽ tăng lên khoảng 8kg/kg VCK khi nhiệt độ tăng cao trên 320 độ C. Do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước nên khó xác định chính xác nhu cầu về nước. Nguồn nước đầu tiên cung cấp cho gia súc là từ thức ăn và nước uống tự do. Một phần nhỏ bắt đầu từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể (oxy hoá sinh học). Nước mất khỏi cơ thể theo các con đường khác nhau thông qua nước tiểu, phân, sự bốc hơi qua hô hấp và tiết mồ hôi. Nước cung cấp cho trâu bò phải đảm bảo yêu cầu sạch (không nhiễm các chất bẩn), lành (không mang mầm bệnh, không có chất độc) và ngon (không có mùi lạ, thoáng khí, trung tính, nhiệt độ thích hợp, bò thích uống). Tốt nhất là cho trâu bò uống tự do ở mọi thời gian để con vật tự điều chỉnh lượng nước uống theo nhu cầu của cơ thể.[6] 2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước Nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước đang tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới khi mà mức bình quân thu nhập đầu người của người dân tăng, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2001 lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 7,0
  18. 10 kg/người/năm, thì 2012 con số này đã gấp đôi 14 kg/người/năm, tới năm 2014 lượng tiêu thụ là 20 kg/người/năm. Trước những con số thể hiện sự vượt bậc của nghành sữa, thì vấn đề đặt ra làm sao để sản xuất ra lượng sữa lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Ngày 2/6, Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Công ty CP Hội chợ Triển lãm, Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi bò sữa”. Tại hội thảo, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ngành chăn nuôi bò hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt và sữa cho hơn 90 triệu người dân. Một số tỉnh, thành phố có số lượng bò sữa lớn như: Tp. Hồ Chí Minh (nhiều nhất cả nước với hơn 90.000 con), Nghệ An (hơn 62.000 con), Sơn La, Lâm Đồng (khoảng 20.000 con), Hà Nội (hơn 15.000 con) nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi cá thể gặp nhiều khó khăn. [7] Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang có những thay đổi đáng mừng và tích cực. Để cho người tiêu dùng được sử dụng sữa bò chính hiệu, các doanh nghiệp sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk đang đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa chuyên biệt, áp dụng các dây chuyền khoa học kỹ thuật cao. Những trang trại này sẽ cho ra những sản phẩm sữa chất lượng và an toàn cho người sử dụng, phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung sữa và nhập siêu sữa ngoại.
  19. 11 Ngoài ra, trang trại cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Năm vừa qua, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa số 1 với quy mô 4.000 con, sử dụng công nghệ cao. Để đáp ứng cung - cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò sữa, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi, nhất là lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò. Đáng chú ý là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy mô lớn áp dụng công nghệ cao, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sữa. Theo ông Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội chăn nuôi Gia súc lớn, từ chỗ không có bò sữa đến nay Việt Nam đã có trên 24.000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 283.000 con, sản lượng sữa tươi sản xuất đạt gần 800.000 tấn, đáp ứng khoảng 39 - 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng, trên 60% còn lại phải nhập từ bên ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013, 2014, Việt Nam phải bỏ ra trên 1 tỷ USD để nhập sữa, năm 2015 con số này là hơn 900 triệu USD và năm 2016 giảm còn hơn 849 triệu USD; riêng 3 tháng đầu năm 2017 là hơn 214 triệu USD, giảm 10,6% so cùng kỳ năm trước. Tính bình quân ở Việt Nam tiêu thụ sữa tươi mới đạt gần 8,74 lít/người, sữa quy đổi ước chừng 22 lít/người/năm, trong khi bình quân của thế giới là 103-104 lít/người/năm. Tại Việt Nam cũng có một số tỉnh thành lớn đầu tư hợp tác với nước bạn để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa như Tại tỉnh Sơn La Chăn nuôi bò sữa chủ yếu phát triển ở huyện Mộc Châu nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và lực lượng lao đọng có kinh nghiệm lâu năm với chăn nuôi bò sữa từ những năm 60-70. Theo tổng cục thống kê, tổng đần bò sữa của tỉnh này tăng từ 7.365 con (2011) tăng thêm 2.846 con, đạt tốc đọ tăng trưởng là 38,6%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 46,8%. Tỉnh này có đàn bò đứng
  20. 12 đầu vùng Miền núi và Trung du, chiếm tới 77,6%, và đứng thứ , chiếm 6,1% đàn bò cả nước. Cùng xu hướng đó, sản lượng sũa tươi nguyên liệu năm 2012 tăng thêm 4.730 tấn từ 26,870 tấn trong năm 2011 lên 31.600 tấn trong năm 2017, đạt tốc đọ tăng trưởng là 17,6%. Tại tỉnh Thanh Hóa Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 788 con (2011) lên 1.208 con (2012) , tăng thêm 420 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 53,56%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 41,1% Tỉnh này có đàn bò đứng thứ ba vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, chiếm 0,7% và đứng thứ 14 so với đàn bò cả nước. Sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2012, đạt tốc đọ tăng trưởng là 30%. Chăn nuôi bò sữa tỉnh này chủ yếu do công ty Vinamilk đầu tư. Hiện tại công ty đã có 1 trang trại bò và 1 nhà máy chế biến sữa tại Lam Sơn Tỉnh Nghệ An Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 16.436 con (2011) lên 25.910 con (2012), tăng đột biến thêm 9.474 con, đạt tốc đọ tăng trưởng 57,6%. Việc tăng cơ học số lượng đầu bò sữa ở Nghệ An chủ yếu là việc nhập bò sữa từ Úc và New Zealein của hai công ty sữa là Vinamilk và TH True Milk. Hiện nay số lượng đàn bò cái vắt sữa của tỉnh là 42,7%. Tỉnh này có đàn bò đứng thứ nhất Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung nam bộ, chiếm 89,8% và đứng thứ hai sau Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm 15,5% đàn bò sữa cả nước Bên cạnh đó, các công ty lớn như Vinamilk, TH True Milk cũng đang đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô lớn tầm cỡ Đông Nam Á với tiêu chuẩn quốc tế global GAP.[8]
  21. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian thực tập tại trang trại, từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. 3.3.2. Tổng quan về trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 3.3.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội và các vấn đề môi trường của xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa; thu thập số liệu đánh giá nước đầu vào của trang trại bò sữ Vinamilk Thanh Hóa 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu: Lấy 5 mẫu để phân tích
  22. 14 Bảng 3.1 Phương pháp lấy mẫu nước phân tích Tên mẫu Giếng Giếng Giếng Bể lắng Bể chứa khoan 1 khoan 2 khoan 3 (nước chưa (nước đã qua xử lý) qua xử lý) Thời 29/12/2017 29/12/2017 29/12/2017 29/12/2017 10/07/2018 gian lấy mẫu Số 1,5 lít 1,5 lít 1,5 lít 1,5 lít 1,5 lít lượng Vị trí Dưới độ Dưới độ Dưới độ Tại bể Tại bể sâu 10m, sâu 12m, sâu 15m, chứa nước chứa nước tính từ mặt tính từ mặt tính từ mặt chưa qua đã chưa đất đất đất xử lý qua xử lý Kí hiệu GK1 GK2 GK3 BL BC − Phương thức lấy mẫu Đối với giếng khoan 1 Vị trí: sâu 10m, bật máy bơm nước chờ 3-5 phút cho toàn bộ nước trên đường ống đi lên, mở van ở vị trí máy bơm, dẫn nước vào vật đựng mẫu, thu được mẫu GK1, ghi rõ người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, lượng lấy mẫu, số lượng mẫu, kí hiệu mẫu trên vật lấy mẫu, đem mẫu đi bảo quản, đem mẫu đi phân tích. Đối với giếng khoan 2 Vị trí: sâu 12m, bật máy bơm nước chờ 3-5 phút cho toàn bộ nước trên đường ống đi lên, mở van ở vị trí máy bơm, dẫn nước vào vật đựng mẫu, thu được mẫu GK2, ghi rõ người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, lượng lấy mẫu, số lượng mẫu, kí hiệu mẫu trên vật lấy mẫu, đem mẫu đi bảo quản, đem mẫu đi phân tích. Đối với giếng khoan 3
  23. 15 Vị trí: sâu 15m, bật máy bơm nước chờ 3-5 phút cho toàn bộ nước trên đường ống đi lên, mở van ở vị trí máy bơm, dẫn nước vào vật đựng mẫu, thu được mẫu GK3 ghi rõ người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, lượng lấy mẫu, số lượng mẫu, kí hiệu mẫu trên vật lấy mẫu, đem mẫu đi bảo quản, đem mẫu đi phân tích. Vị trí tại bể lắng ( nước chưa qua xử lý) Mẫu được lấy tại bể dự trữ, dùng 1 vật sạch, khấy đều nước trong bể, sử dụng 1 gậy buộc đầu chai dung tích 1,5 lít múc nước vừa được khấy, đậy nắp, ta được mẫu BL, ghi rõ người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, lượng lấy mẫu, số lượng mẫu, kí hiệu mẫu trên vật lấy mẫu, đem mẫu đi bảo quản, đem mẫu đi phân tích. Vị trí tại bể chứa ( nước đã qua xử lý) Mẫu được lấy tại bể chứa, đã qua các công đoạn xử lý, ta dùng 1 vật sạch, khấy đều nước trong bể, sử dụng 1 gậy buộc đầu chai dung tích 1,5 lít múc nước vừa được khấy, đậy nắp ta được mẫu BL, ghi rõ người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, lượng lấy mẫu, số lượng mẫu, kí hiệu mẫu trên vật lấy mẫu, đem mẫu đi bảo quản, đem mẫu đi phân tích. − Thời gian lấy mẫu Căn cứ theo quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01:2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống: Thời gian lấy mẫu và phương thức lấy mẫu được thể hiện ở bảng sau: − Dụng cụ lấy mẫu Gáo đựng nước - Vệ sinh gáo: Sử dụng nước cất rửa sạch gáo đựng nước - Chai đựng nước Chai lavi dung tích 1,5 lít
  24. 16 Số lượng: 5 chai - Vệ sinh chai + Rửa sạch bằng nước sạch + Pha nước khử trùng tỷ lệ 1:400, rửa chai thật sạch + Sử dụng nước cất để rửa sạch chai 3.4.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: Bảng 3.2. các chỉ tiêu phân tích nước theo TCVN TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích 1 pH - TCVN 6492/2011 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 3 Mùi - Cảm quan 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 9 Tổng chất rắn hòa tan mg/l SMEWW 2540 C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 11 Amoni mg/l USEPA Method 350.2 Sử dụng hóa chất và thiết bị có sẵn để tiến hành phân tích mẫu thu được kết quả + Màu sắc, mùi vị: Sử dụng phương pháp cảm quan. + pH, nhiệt độ: Sử dụng máy test nhanh. + Clo (Clorua): chuẩn độ bằng AgNO3 và dung dịch K2CrO4. + Fe, Nitrat, Nitrit, Mg: Sử dụng máy đo quang phổ.
  25. 17 + Độ cứng theo CaCO3: Theo phương pháp chuẩn độ bằng EDTa- Axit Ethylendiamin Tetraacetic. 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh. Tập hợp dữ liệu đã thu thập và kết quả phân tích , đo đạc được đem phân tích đánh giá mức độ sạch của nguồn nước cấp.
  26. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Phú, Huyện Thọ Xuân, Thành phố Thanh Hóa. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. Nguồn: Bản đồ địa giới hành chính xã Xuân Phú Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính xã Xuân Phú. Xuân Phú là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nước Việt Nam. Xã có tổng số diện tích theo km2 là 24,29 km². Tổng số dân vào năm 1999 là 920 người, mật độ dân số tương ứng 38 người/km². Mã hành chính: 14920 - Phía Đông giáp xã Xuân Thắng- Huyện Thọ Xuân - Phía Tây giáp xã Luận Thành- Huyện Thường Xuân.
  27. 19 - Phía Nam giáp xã Bình Sơn- Huyện Triệu Sơn. - Phía Bắc giáp xã Thọ Xương- Huyện Thọ Xuân. Xuân Phú là một xã vùng cao, điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi nên khó khăn trong canh tác sản xuất nông nghiệp; kinh tế của xã chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp, thành phần dân cư có tới 98% là người dân tộc thiểu số. Diện tích và địa hình. - Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3180,92 ha. Trong đó: - Diện tích đất thổ cư là: 195,97 ha - Diện tích đất canh tác là: 2,662,88 ha - Diện tích nghĩa địa: 8,69 ha Khái quát chung về điều kiện tự nhiên xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân. - Diện tích xây dựng công cộng là: 459,57 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại: 331.31 ha. - Diện tích đất trông cây lâu năm: 128,22 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng: 58,47 ha. Xã Xuân Phú là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn của huyện Thọ Xuân có tới 98% là người dân tộc thiểu số và có diện tích canh tác được chia làm 2 phần rõ rệt. Vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam của xã, chủ yếu có độ dốc cao trên 250 (cấp 4). Là xã không có núi đá mà chỉ có núi đất và đồi liên tiếp nối nhau, không có diện tích riêng cũng như chiều cao từng núi. Những núi đồi đó được gọi là: Núi Nhót, Dốc Cao, Bái Tây, Bái cả, Đồi Tình, Cây Cua, Cây Thềnh, Măng Mọc, Náng Đai, Cây Dao, Ao Tiên, Cây Gạo, Bai Sung, Hòn Sen, Cây Bai, Cò Chùa, Nứa Đề, Cây Đa, Vật Tư, Cây Đẻn, Cây Lôm, Cây Khế, Lạt Nhà, Lò Vôi, Đồi Tang, Hố Mít, Đồi Điếm, Đồi Đa, Đồi Măng, Núi Mướt, Đa ma, Tạng Đồn, Xoóng Xiềng, Keo Danh, Núi Cái, Bai Thuyền, Đòi Dong,
  28. 20 Xoóng iệng, Đá Đâm, Núi rơi, Đổm Lai, Trại Tru, Cò Chè, Choáng Phu, Đồi 30, Cò Đền, Các đồi núi này xưa kia chủ yếu là rừng tự nhiên, quá trình sinh sống dân địa phương đã khai thác để làm nương rãy tỉa lúa, trồng sắn, trồng ngô. Nay diện tích rừng tự nhiên còn rất ít đã được giao đến hộ. Còn lại chủ yếu là trồng mía, trồng luồng và trồng cây lâm nghiệp ngắn ngày. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước số quả đồi được bố trí trận địa hỏa lực súng máy để trực phòng không, đề phòng đánh quân đổ bộ đó là Đồi 30, Đồi Cò Đền, Núi Nhót Vùng đồng bằng nằm ở phía đông của xã. Chủ yếu là đất trồng lúa nước và xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi cùng với khu dân cư sinh sống, số diện tích này thường là đồi núi cao việc canh tác các loại cây hoa màu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.1.1.3. Xưa kia có sông Hón Lu có hai nhánh chính, một nhánh từ Ba Ngọc, một nhánh từ Làng Pheo gặp nhau thành ngã ba tại Làng Sung. Thời Trần- Lê thuyền lớn lên tận ngã ba này. Do vậy mới có tên là Bến Đình, sông chảy qua Làng Bài xuống Làng Hồ, Làng Lù và chảy ra Sông Đần. Nay sông cạn và nhỏ lại chỉ còn lại con khe. 4.1.2. Điều kiện kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, xã Xuân Phú đang tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được một cách thực chất. Một trong những nhiệm vụ được xã ưu tiên hàng đầu là tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Kinh tế. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 52,032 tỷ đồng đạt 37% KH Nông nghiệp: 40.119,7 tỷ đồng
  29. 21 Lâm nghiệp: 11.245 tỷ đồng Thủy sản: 667,6 triệu đồng. - Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 2,017 tấn đạt 79% KH. * Trong đó: + Vụ chiêm xuân: Đạt 256 tấn. + Vụ đông: Đạt 1,761 tấn - Tổng đàn gia súc gia cầm: + Trâu: 1.015 con. + Bò: 295 con. + Lợn: 1815 con. + Gia cầm 55 nghìn con. - Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể: 1.560 hộ. + Trong đó hộ nông lâm ngư nghiệp: 1.560 hộ. + Hộ tiểu thủ công nghiệp: 115 hộ. + Hộ Dịch vụ 155 hộ. - Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là 12 doanh nghiệp. Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác sản xuất; Xây dựng đề án về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2017 – 2020, Cải tạo vườn tạp; Xây dựng các mô hình gia trại theo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với ưu thế thương hiệu của địa phương như: Rau sạch, lợn cỏ, lợn lòi, gà đồi Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh đối với vật nuôi. Xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác rừng trái phép. Ruộng đất trước năm 1945, toàn xã có 45 ha, trong đó diện tích tư điền chiếm 50% = 5.000m2 = 20 ha, diện tích công điền chiếm 5000 m2. Ruộng tập chung trong tay địa chủ. Diện tích canh tác của xã nằm rải rác ở các cánh
  30. 22 đồng như: Bàn Lai, Nậm Nai, Cây Sổ, Thâm Định, Khai Hoang, Gốc Luồng, Gò Đống, Đồng Hố, Ao Kè, Đồng Bị, Cây Đa, Trước Làng, Đồng Cạn, Cây Gạo, Đồng Mạ, Đồng Đình, Đồng Lách, Bai Khoai, Bai Luồng, Gốc Xoan, Cổng Nàng, Đồng Khang, Đồng Quần, Ngàn Ngạn, Ngọc Đàng, Đồng Xựa, Đồng Tải, Đồng Phèn, Hố Ngục, Hố Men, Hố Ngấn, Cò Đẻ, Hố Mùn, Giếng Men, Vọng Nong, Hố Mơ, Gạc Nai, Đồng Bài + Cơ cấu cây trồng: Với điều kiện chất đất và điều kiện thâm canh của đồng ruộng xã Xuân Phú trước đây chủ yếu là đồi núi nên phù hợp với các giống lúa như lúa nương cấy trên diện tích của các thung lũng, sườn đồi và dọc các bờ suối. Số diện tích cũn lại chủ yếu là canh tácc cây Luồng, cây sắn, cây ngô. Hiện nay bằng sức lao động của nhân dân được sự đầu tư sâu rộng của nhà nước hiện nay bà con dân bản đó khai hoang được các diện tích đầm lầy trước đây san ủi diện tích đất đồi thấp để canh tác cây lúa và một số các loại hoa màu khác bằng các loại lúa như: Tám Xoan, Nếp bà lão, Nếp sắt, Nếp Cẩm, Nếp đa, Nếp ong, Nếp no, Nếp củ, Nếp hoa vàng, Lúa dự, Thông đỏ, Thông trắng, Tràng kén, Lúa hương, Lúa chớp, Lúa Lốc. Không có loại đặc sản nào Trong tổng diện tích canh tác của xã được cơ cấu số diện tích hai lúa 1 màu chiếm 30%. Diện tích 2 lúa là đại đa số chiếm 60%. Ngoài sản lượng lương thực chủ yếu là lúa nếp, các sản phẩm khác như: ngô, khoai, sắn, bầu, bí + Chăn nuôi: Với điều kiện của Xuân Phú ngoài cây lúa nước, nhân dân trong xã còn tăng nguồn thu nhập xưa kia chăn nuôi chủ yếu là trâu để cày kéo, Ngựa, lợn, gà, chó, vịt Nay thêm bò, dê, thỏ Đàn bò, đàn lợn nay đã được nuôi chu đáo, không thả rông như trước đã được lai ghép cải tạo. Góp phần tăng thu nhập vừa đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình. Công nghiệp:
  31. 23 Công nghiệp chủ còn lạc hậu, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy sản lượng đạt được còn thấp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hình thức chưa đẹp mắt, khó đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Thủ công nghiệp truyền thống: Nghề thủ công là nghề phụ của nhân dân trong xã lúc nông nhàn, rãnh rỗi, đồng thời tăng nguồn thu nhập. Ngoài nghề trồng lúa, nghề dệt thổ cẩm, nuôi tằm kéo kén, trồng bông dệt vải, đan dón thủ công khá phát triển. Nổi tiếng nhất là làng Sung, làng pheo, Ba Ngọc, Làng Bài sản lượng hàng tháng ước tính khoảng trên 300 sản phẩm ngoài ra còn có một số nghề khác như nghề làm sản xuất đũa, tăm tre và một số vật dụng khác làm bằng cây luồng, cây tre, cây mây, đan thúng, mủng, rổ rá + Nghề săn bắn chim thú trên rừng: Xưa kia các cụ thưởng tổ chức đi săn tập thể, chọn cử các tay súng giỏi, chủ yếu bằng súng kíp, súng Hỏa mai tự chế, ngoài ra còn dùng nỏ, đánh bẩy, chọn ngày tốt để đi săn, đánh 3 hồi chiêng để tập kết Chó, dùng Chó lùng xục, người đón lỏng. Địa điểm săn trong rừng, các đồi. Thú chủ yếu là Lợn Lòi, Hoảng, Nhím, thú rừng hiện nay còn rất ít và chủ yếu nằm trong các khu rừng sâu hoặc đồi núi cao. + Nghề khai thác lâm sản: Việc khai thác thường được đóng thành bè mảng xuôi theo Hón Lù ra sông Đần để bán cho lái buôn- Sau khi có quốc lộ 15e được mở việc khai thác: Luồng, gỗ, củi được bán cho lâm nghiệp. Nghề gỗ đã hết rừ lâu, chỉ còn lại luồng khai thác quanh năm. Thương nghiệp- dịch vụ: Trước những năm cải cách, chợ Ngã ba là một chợ nổi tiếng, tụ tập được khá đông người dân đến tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài chợ Ngã ba còn có các HTX, cửa hàng mua bán, cửa hiệu nhỏ của các hộ gia đình tập trung rìa quốc lộ 47. Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu vẫn là các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp do nhân dân trong xã sản xuất được. 4.1.3. Điều kiện xã hội.
  32. 24 Xã Xuân Phú huy động, thực hiện lồng ghép các nguồn lực. Riêng trong năm 2017 xã đã đầu tư, xây dựng mới 3 tuyến đường sản xuất, dân sinh tại Bản cổi 1 tuyến; Bản Chăm 2 tuyến, với tổng chiều dài gần 2km; Sửa chữa tường rào nhà văn hóa Bản Chăm, xây mới tường rào nhà văn hóa Bản Khiêu; Sửa chữa nhà văn Hóa Bản Cang. Ngoài ra còn huy động vốn tự có của hộ dân hàng chục nhà đã được xây kiên cố hóa; Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tiếp tục được quan tâm, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm 75%, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, giữ vững, 100% hộ dân được sử dụng điện − Về Y tế Y tế: trong những năm qua, trên địa bàn xã Xuân Phú, chất lượng đội ngũ thầy thuốc, cán bộ trực trạm đã được nâng lên, mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao, quan tâm, thực hiện đầy đủ. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên. Hiện nay, trên địa bàn có 1 trạm y tế, trong năm 2011 đã khám và chữa bệnh cho 2.128 lượt người, điều trị tại trạm 1.858 người, khám và điều trị tại nhà 270 lượt người, chuyển viện tuyến trên trên 200 người. Công tác truyền thông dân số, gia đình và trẻ em luôn được quan tâm và phát huy có hiệu quả, thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về công tác dân số, tăng cường công tác truyền thông và thực hiện các biện pháp tránh thai, từ đó đã hạn chế thấp nhất người sinh con thứ 3. Công tác phòng chống bệnh dịch được chú trọng. Cấp phát thuốc cho người nghèo, trẻ em, tiêm phòng gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng, không để dịch bệnh lan tràn. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong khám và điều trị bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm chưa sâu, thiếu kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở y tế tư nhân bốc thuốc, bán thuốc tại nhà.
  33. 25 − Giáo dục Xã Xuân Phú tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương trong trường học; quan tâm thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, tổ chức, duy trì các hoạt động thể dục thể thao, thành lập được 01 câu lạc bộ bóng đá của xã, nâng số người luyện tập thể dục thể thao trên toàn xã chiếm khoảng 35% dân số. Xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp với các tổ chức đóng trên địa bàn tuyển dụng, đào tạo sử dụng nguồn lao động địa phương đã từng bước giải quyết được việc làm cho lao động nhà rỗi, nâng cao thu nhập, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện đúng nề nếp chuyên môn trong các trường học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, quan tâm chú trọng giáo dục Mầm non. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển. Tổng kết năm học 2017- 2018, giáo dục Tiểu học và trung học cơ sở có 16 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện và cấp trường. Công tác dạy và học tiếp tục được duy trì tốt, nề nếp chuyên môn phấn đấu thi đua nâng cao chất lượng dạy và học để năm học 2017- 2018 đạt kết quả tốt nhất ổn định cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn. Công tác phổ cập giáo dục được coi trọng. Xã lập ra các ban vận động khuyến học, khuyến tài ở tất cả các thôn nhằm động viên con em đến trường. Những ngày lễ giáo dục như 20/11 được đông đảo nhân dân tham gia tri ân thầy cô, mang lại nét đẹp truyền thống trong nhân dân. Xã có Trường Tiểu học và trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
  34. 26 Các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề cũng được mở ra, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã (Trung tâm học tập cộng đồng). Phát động các phong trào: gia đình, dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học. Với những cố gắng của nhân dân, đến nay, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%, hàng năm, con em trong xã có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc. − Về Văn hóa- xã hội: Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; đảm bảo quốc phòng- an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác bảo tồn các di tích lịch sử- Đền chùa. Từ xưa để lại có đền thờ Đồng Lau ( ở Làng Bài ngày nay). thờ vị tướng quân Thượng đẳng Thần Đại Vương Long Đỗ là vị tướng của vua Trần Thái Tông- Trải qua năm tháng đến nay chỉ còn để lại một khu miếu nhỏ. Nhân dân trong làng lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày hội làng. Đền thờ thứ hai ở làng Bến Đình (nay là Làng Sung) thờ vị thần Đỗ Phương Nương Công Chúa gọi là Đền Mường Tiên Bạn. Năm 1938 ngôi đền 5 gian trồng giường bảy kẻ làm bằng gỗ được dựng lên. Tường bao gạch trong đền vẫn còn rất nhiều hiện vật quý hiếm của nhà vua bộ phong sắc đó là: Bộ Cồng chiêng, trống, cờ, áo, mũ, mã tấu, kiếm, án thư, tắc hải và một số hiện vật có giá trị khác Tháng 11 năm 2010 di tích lịch sử Đền Mường Tiên Bạn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh.
  35. 27 Trong công tác xây dựng làng văn hóa hiện nay, toàn xã đã có 13/13 thôn xây dựng và khai trương làng văn hóa. Và đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện.[9] 4.2. Tổng quan về trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 4.1.2. Tổng quan về trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Sáng 28/3/2014 , tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa. Tham dự buổi Lễ có Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư, Ông Trịnh Văn Chiến – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa. Công tyTNHH Bò sữa Thanh Hóa được Vinamilk quy hoạch là tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao áp dụng các qui trình và công nghệ hiện đại nhất của Thế giới và chăn nuôi bò sữa công nghiệp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sữa bò tươi cho sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trang trại bò sữa số 1 có quy mô 1.500 con, diện tích xây dựng 40 hecta với vốn đầu tư 400 tỷ đồng là trang trại đầu tiên được chính thức đi vào hoạt động trong tổ hợp 5 trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa. Tổng diện tích canh tác cả tổ hợp trang trại là 2.500 ha, trong đó diện tích xây dựng trung tâm các trang trại chăn nuôi bò sữa là hơn 200ha. Từ nay đến năm 2020, lần lượt 4 trang trại khác trong tổ hợp này cũng sẽ được hoàn thành theo đúng kế hoạch, trong đó có một trang trại bò sữa organic, đưa quy mô của Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa lên 20 nghìn con, cung cấp sản lượng sữa ước tính 110 triệu lít sữa/năm. Tương tự như hệ thống các trang trại đạt chuẩn quốc tế của Vinamilk trên cả nước, trang trại số 1 nói riêng và cụm tổ hợp trang trại bò sữa công
  36. 28 nghệ cao Thọ Xuân Thanh Hóa được đầu tư xây dựng với công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn Trang trại bò sữa đạt chuẩn thực hành Nông nghiệp Quốc tế GLOBAL GAP về quản lý trang trại và chất lượng sữa tươi thuần khiết. Bộ chứng chỉ GLOBAL GAP gồm 16 tiêu chuẩn gắt gao, đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất bền vững, có chính sách chăm sóc sức khỏe và quản lý an toàn cho người lao động, thân thiện với động vật, thức ăn hỗn hợp đạt chuẩn theo luật định. Trang trại được áp dụng Công nghệ quản lý đàn Dairy Plan hiện đại nhất thế giới hiện nay được thiết kế bởi tập đoàn GEA Farm Technologies (Hoa Kỳ) kết nối thẻ chip điện tử trên mỗi cá thể bò/ bê với hệ thống giám sát trung tâm. Hệ thống CowScout™ liên tục giám sát và cập nhật thời gian ăn của bò, khẩu phần ăn được tính toán tỷ lệ dinh dưỡng tối ưu, không dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu, cho chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất. Tại đây bên con được nuôi dưỡng với hệ thống cho bê uống sữa tự động, liên tục giám sát tình trang sức khoẻ và tình hình sinh trưởng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh, xử lý chất thải cũng áp dụng công nghệ thu gom khép kín hiện đại của tập đoàn GEA- Hoa Kỳ, nguồn nước được thu hồi và tái sử dụng vào việc xả rửa chuồng trại và tưới cho đồng cỏ rộng lớn. Bảo đảm tiết kiệm tài nguyên nước, tạo dựng cảnh quan môi trường trong lành, với hệ thống trang trại qui mô và qui trình chăm sóc khép kín, cũng như các trang trại khác, trang trại bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh cũng đã được tổ chức Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Toàn Cầu Global Gap cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Global Gap, cho nguồn sữa tươi giàu dinh dưỡng, thơm ngon, thuần khiết. Với kế hoạch phát triển các trang trại, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) hiện lên tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên
  37. 29 liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, đáp ứng được 50% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm sữa bò tươi thuần khiết thiên nhiên dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.[10] 4.2.2. Tình hình sử dụng nguồn nước cấp của trang trại bò sữ Vinamilk Thanh Hóa Nước uống đối với bò sữa cũng quan trọng như thức ăn. Nước uống giúp ổn định và tăng khả năng cho sữa Về lượng: nhu cầu nước uống của bò thay đổi tùy theo mùa. Mùa hè cần nhiều nước uống hơn mùa đông. Trung bình vào mùa hè, cứ 100 kg khối lượng cơ thể bò cần 15 - 20 lít nước uống. Về chất lượng: nước uông phải bảo đảm trong sạch không bị ô nhiễm. Thực tế là nên luôn có nước uống để bò có thể uống tự do, trong chuồng nuôi cũng như trên bãi chăn. Tốt nhất là dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ tháp chứa dẫn tới, vừa bảo đảm chủ động vừa tiết kiệm lại vừa giữ được vệ sinh nguồn nước. Nếu không có máng uống tự động thì có thể lợi dụng nguyên tắc bình thông nhau để xây máng uống bán tự động theo cách như sau: nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống. Nước từ bể chảy xuống máng và do mực nước hạ nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại. Hiện trạng sử dụng nước của trang trại: Hiện trang trại đang có hơn 100 công nhân trực tiếp sinh hoạt và làm việc tại trang trại. Trang trại dùng nước chủ yếu từ 3 nguồn giếng khoan, khai thác trực tiếp từ nguồn nước ngầm. Nước được sử dụng sau khi qua bể lắng và sử lý bằng clo .
  38. 30 Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước- mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, quy định tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người là 100 lít/người/ngày. Và khối lượng nước cung cấp cho đàn bò rất lớn ,bò ít nhất cần 3 lít nước để tạo ra 1 lít sữa, như vậy 1 con bò 1 ngày. Điều này có nghĩa là , trang trại bò sữa Thanh Hóa với tổng đàn bò sữa giai đoạn 1 lên đến 1.500 con thì lượng nước cần dùng là rất lớn Mỗi ngày lượng nước cung cấp cho cả trang trại là không nhỏ, tuy nhiên lại qua xử lý thô sơ, như vậy không đảm bảo, do vậy trang trại cần kiểm tran chất lượng nước và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý Xuất xứ nguồn nước của trang trại. Nước cấp tại trang trại hiện có 2 nguồn cấp: − Nguồn bể chứa: nước từ 3 giếng khoan đổ chảy vào bể lắng sơ cấp đã được xử lý Clorua, dự trữ trong bể chứa. − Nguồn nước từ 3 giếng khoan được sử dụng để dùng cho bò sữa. Hiện tại nước cấp cho bò chủ yếu từ nguồn thứ nhất: nước từ bể chứa đã được xử lý Clorua Bể chứa nước cách chuồng nuôi khoảng 500m đường chim bay, bể chứa được xây dựng trên đồi. Bể chứa có diện tích khoảng 100m2. Trong bể luôn có nước, lượng nước trong bể khoảng 10-1500 m2. Nguồn nước trong bể chủ yếu từ 3 giếng khoan bơm vào. Trong bể có 1 hệ thống dẫn nước dùng phục vụ cho sản xuất của trang trại − Hiện trạng sử dụng nước cấp cho trang trại từ bể chứa Đặc điểm của nguồn nước cấp từ bể chứa: + Mục đích sử dụng: o Cung cấp nước uống và nước vệ sinh cho bò sữa o Cung cấp nước phục vụ cho công tác vệ sinh chuồng trại o Cung cấp nước cho dàn mát, giúp điều hòa nhiệt đọ trong chuồng
  39. 31 - Hiện trạng: đã qua 2 cấp xử lý + Cấp 1: xử lý lắng sơ cấp + Cấp 2: xử lý bằng việc khử Clorua Khử clo
  40. 32 Bể lắng Ao dự Bể lắng sơ cấp 2 trữ MB sơ cấp 1 MB Chuồng Chuồng Chuồng Chuồng Khu nuôi 1 nuôi 2 đẻ 1 bầu cách ly Hình 4.2: Sơ đồ cấp nước đầu vào cho trang trại bò sữa từ bể dự trữ nước của trang trại − Nhu cầu sử dụng nước uống của trang trại. Nước uống cho bò sữa: - Nhu cầu nước của bò sữa theo loại bò và chế độ ăn - Hiện trạng sử dụng nước uống cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Hiện tại mỗi con bò sữa 1 lít sữa sẽ phải cần 3 lít nước, mà mỗi ngày 1 con bò có thể cung cấp được 3-4 lít sữa mỗi ngày 3*4*1000 = 12000 lít/ngày Mỗi ngày cần cấp một lượng nước lớn cho bò uống như vậy nguồn nước có thể đảm bảo chất lượng hay không. Nước dùng trong vệ sinh chuồng trại: Đối với chuồng đẻ, cần cung cấp 800 lít nước/ngày để vệ sinh chuồng trại Mỗi ngày chuồng đẻ cần trung bình 3*1000 = 3000 ( lít/ngày) Chuồng bầu cần: 1400 lít Khu vực cách ly cần: 800 lít Vậy để phục vụ nhu cầu cấp nước cho công tác vệ sinh trang trại cần:
  41. 33 3000 + 1400 + 800 = 5200 (lít/ngày ) Nước dùng trong công tác điều hòa nhiệt độ chuồng trại: Cung cấp nước cho dần phun mưa được lắp đặt ở quang chuồng. Nước cho mỗi dàn mưa là 1000 lít/ngày, đã bao gồm phần hao phí do nước bốc hơi và bắn ra ngoài Tổng lượng nước cần dùng cho công tác làm mát là: 5*1000 = 5000 lít/ngày 4.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Kết quả được thể hiện ở các bảng dưới đây Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước tại GK1 T Thông số Đơn Phương pháp Kết QCVN T vị phân tích quả 01:09/BYT 1 pH - TCVN 6492/2011 6,90 6,5-8,5 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 173,6 300 3 Mùi - Cảm quan Mùi hơi Không có tanh mùi, vị lạ 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 41 15 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 0,02 50 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 <0,01 3 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 <5 250-300 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 8,64 0,3 9 Tổng chất rắn mg/l SMEWW 2540 159 1000 hòa tan C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 0,42 0,3 11 Amoni mg/l USEPA Method <0,10 3 350.2
  42. 34 Theo kết quả phân tích mẫu nước đầu vào tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Qua bảng 4.1 cho ta thấy tại vị trí giếng khoan 1 ( GK1) các thông số như: Màu, mùi vượt quá mức quy định theo QCVN01:09/BYT gần gấp 3 lần, do nước giếng khoan tại vị trí dưới độ sâu 10m so với mặt đất nước bị vẩn đục có màu vàng, mùi hơi tanh Trong nước bị nhiễm sắt, mangan rất nhiều so với QCVN 01:09/BYT, thông số sắt trong nước cao hơn 28,8 lần, thông số Mangan cao hơn 1,4 lần so với QCVN, còn các thành phần khác như Nitrat, Nitrit, Clorua, tổng chất rắn hòa tan nằm trong QCVN. Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước tại GK2 Kết QCVN Phương pháp TT Thông số Đơn vị quả 01:09/BY phân tích II T 1 pH - TCVN 6492/2011 6,90 6,5-8,5 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 162 300 3 Mùi - Cảm quan Mùi hơi Không có tanh mùi, vị lạ 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 32 15 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 0,20 50 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 <0,01 3 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 <5 250-300 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 1,58 0,3 9 Tổng chất rắn mg/l SMEWW 2540 146 1000 hòa tan C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 0,34 0,3 11 Amoni mg/l USEPA Method <0,10 3 350.2 Theo kết quả phân tích mẫu nước đầu vào tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Qua bảng 4.2. cho ta thấy tại vị trí giếng khoan 2 ( GK2) các thông số như:
  43. 35 - Trong nước vẫn có mùi tanh, màu nước vẫn bị đục do bùn trong nước cao, thông số sắt ở trong nước vẫn cao hơn 5,26 lần, thông số Mangan cao hơn 1,13 lần so với QCVN 01:09/BYT. - Còn các thông số như độ cứng lại thấp hơn nhiều so với QCVN. Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước tại GK3 Đơn Phương pháp Kết quả QCVN TT Thông số vị phân tích III 01:09/BYT 1 pH - TCVN 6492/2011 6,70 6,5-8,5 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 176 300 3 Mùi - Cảm quan Mùi hơi Không có tanh mùi, vị lạ 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 108 15 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 1,85 50 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 0,015 3 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 23 250-300 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 2,12 0,3 9 Tổng chất rắn mg/l SMEWW 2540 173 1000 hòa tan C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 0,65 0,3 11 Amoni mg/l USEPA Method <0,10 3 350.2 Theo kết quả phân tích mẫu nước đầu vào tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Qua bảng 4.3. cho ta thấy tại vị trí giếng khoan 3 (GK2) các thông số như: - Màu nước cao hơn 7,2 lần, sắt cao hơn 7,06 lần, Mangan cao hơn 2,16 lần so với QCVN 01:09/BYT, nước tại giếng vẫn có mùi tanh, còn các thông số khác như pH, độ cứng, Nitrit, Nitrat, Clo, Amoni đều đã đạt tiêu chuẩn.
  44. 36 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước tại bể lắng ( BL) Kết QCVN T Phương pháp Thông số Đơn vị quả 01:09/B T phân tích NN1 YT 1 pH - TCVN 6492/2011 6,90 6,5-8,5 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 173,6 300 3 Mùi - Cảm quan Mùi hơi Không tanh có mùi, vị lạ 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 41 15 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 0,02 50 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 <0,01 3 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 <5 250- 300 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 8,64 0,3 9 Tổng chất rắn mg/l SMEWW 2540 159 1000 hòa tan C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 0,42 0,3 11 Amoni mg/l USEPA Method <0,10 3 350.2 Theo kết quả phân tích mẫu nước bể lắng tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa - Qua kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho ta thấy 3 nguồn giếng khoan được đổ vào bể lắng và được xử lý sơ cấp như đổ Clo vào nước, và để nước trong bể lắng cặn, bùn , vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cung cấp nước cho trang trại, như ta thấy nước trong bể vẫn có mùi hơi tanh, nước vẫn có màu đục, thông
  45. 37 số sắt trong nước vẫn cao hơn 28,8 lần, Mangan trong nước cao hơn 1,4 lần so với QCVN 01:09/BYT. Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước tại bể chứa ( BC) Kết QCVN T Phương pháp Thông số Đơn vị quả 01:09/B T phân tích NN2 YT 1 pH - TCVN 6492/2011 7,0 6,5-8,5 2 Độ cứng mg/l TCVN 6224/1996 89,7 300 3 Mùi - Cảm quan Mùi hơi Không tanh có mùi, vị lạ 4 Màu Pt/Co TCVN 6185-1996 4.0 15 5 Nitrat mg/l TCVN 6180:1996 0,01 50 6 Nitrit mg/l TCVN 6178:1996 <0,01 3 7 Clorua mg/l TCVN 6194:1996 <5 250- 300 8 Sắt mg/l TCVN 6177:1996 0.05 0,3 9 Tổng chất rắn mg/l SMEWW 2540 121 1000 hòa tan C:2012 10 Mangan mg/l TCVN 6002:1995 0,02 0,3 11 Amoni mg/l USEPA Method <0,10 3 350.2 Theo kết quả phân tích mẫu nước bể lắng tại trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa - Qua hệ thống xử lý nước, nước được lấy đi phân tích từ bể chứa nước đã qua xử lý, như bảng 4.5 ta thấy tuy nước vẫn còn có mùi hơi tanh, nhưng các chỉ số như Fe, Mangan, Nitrat đã giảm xuống mức thấp, còn các thông số
  46. 38 nhứ pH, độ cứng màu, Clo, Nitrit, tổng chất rắn hòa tan, Amoni trong nước đã đạt được yêu cầu của trang trại Nhận xét chung: - Nguồn nước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, vi khuẩn do ảnh hưởng trực tiếp bởi công tác chăn nuôi tại trang trại, cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng - Từ bảng 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 kết quả phân tích nước tại GK1, GK2, GK3, BL và BC, nguồn nước cấp của trang trại đang bị ô nhiễm Nitrit, Nitrat, Sắt, Clorua, Mangan, vượt quá mức cho phép nhiều lần, tổng khuẩn tăng nhiều so với giới hạn cho phép. Đối với kim loại nặng: do tồn dư trong đất do nước giếng khoan. Vậy nguồn nước này cần được sử lý trước khi sử dụng. Nếu không sử lý sẽ gây nhiều bệnh cho công nhân và bò sữa 4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 4.4.1.Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm 4.4.1.1. Thuận lợi Giáo viên hướng dẫn nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập. Các anh chị và làm tại công ty Viet-Sing luôn nhiệt tình giúp đỡ. Các cô, chú kỹ thuật trong trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa nhiệt tình giúp đỡ , giải đáp các thắc mắc. Điều kiện thời tiết, địa hình phù hợp cho việc lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu. 4.4.1.2. Khó khăn Kiến thức chuyên môn còn chưa sâu, còn nhiều vướng mắc trong quá trình bảo quản và phân tích mẫu.
  47. 39 Kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc của bản thân chưa tốt, đôi khi gặp khó khăn trong vấn đề tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin số liệu. 4.4.1.3 Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực tập phải nhiệt tình, năng nổ, hòa đồng, đoàn kết với mọi người. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, đơn vị thực tập, địa phương tiến hành thực tập. Lấy mẫu, bảo quản mẫu phải đúng các bước theo quy định, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, nếu chưa rõ cần hỏi ý kiến giảo viên để nhận được sự trợ giúp kịp thời 4.4.2. Đề xuất công nghệ xử lý a, Công nghệ xử lý Đối với trang trại Vinamilk Thanh Hóa: Hệ thống 15 m3/h Công nghệ được lựa chọn và áp dụng cho trang trại là một công nghệ lọc áp lực với nguồn nước đầu vào là giếng khoan. Quy trình xử lý gồm các giay đoạn sau - Oxy hóa, khấy trộn nước bằng tháp oxy hóa - Hòa trộn hóa chất, lắng sơ bộ, lọc xifo bằng bể công nghệ - Lọc áp lực bằng vật liệu chuyên dụng - Khử trùng nước bằng Clo b, Thiết bị và vật liệu xử dụng trong hệ thống lọc nước - Tháp làm thoáng D350 * H3600 - 2 thùng composite chứa hóa chất 10001 + 1 bộ khuấy trộn - 2 bơm định lượng hóa chất, 2 bơm nước đặt cạn - Thiết bị đo pH - 3 cột lọc áp lực bằng Inox 304 KT: D1000*H3000mm
  48. 40 - Vật liệu lọc: sỏi đỡ, cát thạch anh làm lớp đệm, cát mangan, quặng zeonit (ODF-2F), than hoạt tính - Hóa chất: chất keo tụ PAC, Clo - Kết nối thiết bị trong hệ thống xử lý bằng ống kẽm D50 c, Thuyết minh công nghệ Nước giếng khoan Tháp làm thoáng Hóa chất PAC Cụm công nghệ ( 3 ngăn ) Thiết bị lọc áp lực Clo Bể chứa nước sạch Hình 4.3. Công nghệ xử lý nước của trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Tháp làm thoáng
  49. 41 Hình 4.4. Tháp làm thoáng Nước giếng khoan đi vào sẽ được cho đi qua tháp làm thoáng, tháp làm thoáng tải trọng cao là một thiết bị công nghiệp trong công nghệ lọc nước đuwjc chết tạo bằng inox D350*H3600 nhằm tác dụng oxy hóa nguồn nước đầu vào của hệ thống xử lý nước Nguyên lý hoạt động : Tháp làm thoáng tải trong cao (tháp oxy hóa) được xử dụng trong công trình xử lý nước ngầm với mục đích lấy oxy từ không khí để oxy hóa sắt và
  50. 42 mangan hóa trị II hòa tan trong nước thành hóa trị III dạng kết tủa để tách ra khỏi nước ở các công đoạn lắng, lọc tiếp theo, ngoài ra còn có tác dụng khử CO2, năng cao pH trong nước và khử các chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước. Đặc điểm tháp: - Tháp oxy hóa được chế tạo bằng inox 304, 316, với độ bền cao - Tháp làm thoáng được kết cấu một cách đặc biệt nhờ vào các cửa hút khí, sàng tung tăng mức độ xé dòng chảy, phá tan các hạt nước giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa. - Các mối hàn được hàn 2 lớp, hàn trong tháp và ngoài tháp, tháp được vệ sinh đánh bóng bằng axit trước khi đưa vào sử dụng, loại bỏ các nốt cháy hàn, loại bỏ khả năng ăn mòn khi đưa vào sử dụng. Ưu điểm: - Thiết bị được sản xuất bằng inox sus 304 có độ bền cao . - Có thể oxi hóa nước nguồn nhanh, hạn chế quá trình lắng đọng . - So với dàn mưa thông thường tháp oxi hóa vượt trội về khả năng hòa tan nước vào không khí - Không tốn diện tích xây dựng như dàn mưa thông thường và có thể di chuyển khi cần thiết. - Thiết kế nhỏ gọn, hiệu quả xử lý cao, chi phí đầu tư và quản lý thấp - Thi công lắp đặt nhanh Công suất thiết bị: Q = 100 – 1.000 m3/ngày đêm − Cụm công nghệ 3 ngăn Bể được xây dựng với 3 ngăn - Ngăn 1 để cho nước giếng khoan chảy vào từ tháp làm thoáng - Ngăn 2 nước từ tháp làm thoáng từ ngăn 1 chảy qua và được lọc bằng màng xifo.Hạt lọc nổi XIFO có tác dụng lọc cặn lơ lửng (PS2), sắt,
  51. 43 mangan hoặc giá thể sinh học xử lý nước thải (PS5). Hạt polystyrene (còn gọi là hạt lọc xốp) có hình cầu, màu trắng, nhẹ hơn nước. Diện tích bề mặt tiếp xúc: 600 m2/m3 (hạt 3-5mm); 1.150 m2/m3 (hạt 2-3mm). Dạng hạt, gốc styrofor, PS; PS2: loại nhỏ 2-3mm, PS5: loại lớn 3-5mm là hạt xốp, có tác dụng lọc sắt và mangan theo hình thức hấp phụ. Nước sẽ chảy từ dưới lên, len lỏi vào các khe của hạt xốp lọc nước và sắt, mangan bị giữ lại trên bề mặt của hạt xốp. - Ngăn 3 chứa nước khi đã được lọc qua màng xifo − Thiết bị lọc áp lực Sản xuất 100% chất liệu INOX 304, chống ăn mòn và oxy hóa, tiện lợi cho việc sử dụng ngoài trời. Được thiết kế van 3 chiều tiện cho việc lọc nước và sử dụng, bảo trì. Không ngả vàng,không để lại vết ố, với 100% chật liệu Inox cho khả năng chịu áp lực tương đối tốt. Cột lọc là kín, không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Hệ thống xương valve ngoài, dễ thao tác và thay thế, không bị tắc valve. + Công dụng Lọc nước giếng khoan, lọc kim loại nặng, Fe, mangan, Pb, mùi hôi tanh, khử màu + Cách lắp đặt
  52. 44 Hình 4.5. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa + Quy trình công nghệ Nước được bơm vào bồn chứa nước đầu nguồn, chảy qua tháp làm thoáng sau đó chảy tự do qua thiết bị lọc tại đây dưới tác dụng của vật liệu lọc đa tầng, các chât bản được giữ lại trong thiết bị lọc và được thải ra ngoài bằng an theo định kỳ, còn nước sạch sẽ được chảy vào bồn chứa nước sạch. Tại bồn chứa nước sạch sẽ được gắn phao cơ nhằm phục vụ mục đích ngắt nước khi bồn đã chứa nước đầy và cho nước chảy vào khi nước bị hao hụt. − Bể nước sạch
  53. 45 Hình 4.6. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Bể nước sạch: Bể được chứa nước sạch sau khi đã qua xử lý C, Hướng dẫn vận hành Trước khi vận hành ta phải tiến hành kiểm tra các điều kiện cần thiết sau để đảm bảo an toàn thiết bị + Kiểm tra hệ thống điện, van, phao trước khi vận hành + Kiểm tra van nước sạch ( Trạng thái mở ) + Kiểm tra các van xả đáy, xả tràn, xả khí ( Trạng thái đóng ) Nguyên lý làm việc:  Tủ điều khiển máy bơm điện 3 pha  Nước giếng khoan được bơm đưa vào tháp làm thoáng sau đó chảy xuống bể công nghệ. Bể công nghệchia làm ba ngăn, một ngăn phản ứng, một ngăn lọc và một ngăn lọc sau.
  54. 46  Nước từ ngăn sau lọc được bơm qua bình lọc áp lực: quá trình lọc diễn ra từ trên xuống qua các lớp vật liệu lọc và lọc từ bình lọc 1 sang bình lọc hai và bình lọc ba sau đó chảy vào bể chứa nước sạch.  Với kết quả phân tích nước đầu vào và công suất hoạt động của hệ thống thì sau khoảng 5-7 ngàycàn tiến hành sục rửa hệt thiết bị. Đường nước được sục rửa ngược lại với quá trình lọc sau khi đã sục rửa hết các bình lọc thì đưa hệ thống về trạng thái hoạt động bình thường.  Trước khi lấy nước sạch phải xả nước lọc đầu vào khoảng 5 phút rồi mới cho nước sạch vào bể chứa nước sạch  Sơ đồ không gian bình lọc áp lực Hình 4.7. Sơ đồ không gian bình lọc áp lực Hệ thống van áp lực: - Van mở: V1,V3, V5, V8 - Van đóng: các van còn lại ở trạng thái đóng − Sục rửa xả cặn bẩn Sau khi hoạt động một thời gian 7-15 ngày (phụ thuộc vào chất lượng nước ) lượng cặn được giữ lại trên lớp vật liệu lọc dày lên và ngấm sau trong
  55. 47 lớp vật liệu lọc khi đó xảy ra hiện tượng công xuất bị giảm và chất lượng nước kém tức là bị đục. Khi đó ta tiến hành sục rửa cột lọc − Quy trình sục rửa Sục rửa bình lọc 1 - Van mở: V9, V15, V2 - Van đóng: V1, V12, V3, V4 - Bật máy bơm nước sẽ đi từ dưới lên khi đó lớp vật liệu được xới tơi nhờ áp lực đẩy ngược của máy bơm, cặn bẩn được tách ra khỏi bề mặt vật liệu và được đẩy lên theo dòng nước tràn qua đường xả tràn qua van V9 khoảng 5- 10 phút (hoặc thấy nước trong) khi đó ta tiến hành mở van xả đáy V12 mở van V1và đóng van V2 , đóng van V9 để xả đáy lọc xuôi. - Sau khi xả đáy thấy trong ta lại tiếp tục sục ngược bằng cách mở van V2 , mở van V9 đóng van V1 , đóng vanV12 và tiến hành lặp lại 2-3 lần đến khi nước sục rửa trong thì ngừng rửa. - Khi tiến hành lọc lại thì chú ý khi van V15 có nước chảy ra thì đóng van V15 vào và tiến hành lọc Sục rửa bình lọc 2: - Van mở: V10, V16, V4 - Van đóng: V3, V13 - Bật máy bơm, nước sẽ đi từ dưới lên khi đó lớp vật liệu được xới tơi nhờ áp lực đẩy ngược của máy bơm, cặn bẩn được tách ra khỏi bề mặt vật liệu và được đấy lên theo dòng nước tràn qua đường xả, tràn qua van V10 khoảng 5-10 phút khi đó ta mở van V3, mở van V13, đóng van V4 và V10 để xả đấy đến khi trong. - Xả đáy trong ta lại tiếp tục xục rửa bằng cách mở van V14, mở van V10, đóng van V3, đóng van V13 và tiến hành 2-3 lần đén khi nước xục rửa trong thì ngừng lại.
  56. 48 - Khi tiến hành lọc lại thì chú ý khi van V16 có nước chảy ra thì đóng van V16 vào và tiến hành lọc. Sục rửa bình lọc 3 - Van mở: V11, V17, V6, V18 - Van đóng: V1, V2, V3, V4, V5 - Bật máy bơm, nước sẽ đi từ dưới lên khi đó lớp vật liệu được xới tơi nhớ áp lực đẩy ngược của máy bơm, cặn bẩn được tách ra khỏi bề mặt vật liệu và được đấy lên theo dòng nước tràn qua đường xả, tràn qua van V11 khoảng 5-10 phút khi đó ta mở van V5, mở van V14, đóng van V6, V11, để xả đáy bình lọc. - Xả đáy trong khi ta tiếp tục xục rửa bằng cách mở van V6, mở van V11, đóng van V5, đóng van V14, và tiến hành 2-3 lần đến khi nước sục rửa trong thì dừng. - Khi tiến hành lọc lại thì chú ý khi van V17 có nước chảy ra thì đóng van V17 vào và tiến hành lọc Sau khi tiến hành sục rửa xong cả ba bình ta tắt bơm, mở lại các van về vị trí lọc bình thường như sau: - Mở van: V1, V3, V5, V7 - Đóng van: V2, V4, V6, V8, V9, V10, V11, V12, V13, V14, V15,V16, V17, V18 − Sử dụng vật liệu lọc Vật liệu lọc sử dụng lâu ngày sẽ bị bão hòa dẫn đến khả năng hấp thụ kém nhanh bị tắc dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng và công xuất của hệ thống giảm do đó sau 6 tháng – 1 năm sử dụng thay thế vật liệu lọc 1 lần − Hóa chất Hóa chất châm vào ngăn phản ứng là hóa chất keo tụ PAC, hóa chất sẽ được cài đặt châm tự hoạt động bằng bơm định lượng. Do đặc thù khí hậu của vùng nên chất lượng nước có sự thay đổi theo mùa. Đặc biệt vào mùa mưa, nước có độ đục, các huyền phù lớn nên khi có nồng độ hóa chất PAC và PAM có sự thay đổi
  57. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Đánh giá chất lượng nước đầu vào của trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa Qua kết quả phân tích mẫu nước đầu vào sử dụng cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa ta thấy - Nước tại bể lắng gồm 3 nguồn giếng khoan được đổ vào bể lắng và được xử lý sơ cấp như đổ Clo vào nước, và để nước trong bể lắng cặn, bùn , vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cung cấp nước cho trang trại, như ta thấy nước trong bể vẫn có mùi hơi tanh, nước vẫn có màu đục, thông số sắt trong nước vẫn cao hơn 28,8 lần, Mangan trong nước cao hơn 1,4 lần so với QCVN 01:09/BYT. - Nước cấp cho trang trại bị nhiễm kim loại nặng: hàm lượng tổng chất rẳn hòa tan trong nước cao - Hàm lượng sắt, mangan trong nước vượt nhiều lần so với QCVN01:09/BYT - Xử lý bằng clo không đem lại hiệu quả cao, làm tăng hàm luwọng tồn dư Clo trong nước, kim loại nặng và bùn chưa được xử lý - Cần thay đổi phương pháp xử lý đối với nguồn nước này - Nước được lấy đi phân tích từ bể chứa nước đã qua xử lý, ta thấy tuy nước vẫn còn có mùi hơi tanh, nhưng các chỉ số như Fe, Mangan, Nitrat đã giảm xuống mức thấp, còn các thông số nhứ pH, độ cứng màu, Clo, Nitrit, tổng chất rắn hòa tan, Amoni trong nước đã đạt được yêu cầu của trang trại 5.2. Kiến nghị Qua quá trình tìm hiểu phương pháp xủ lý nước, lên lựa chọn công nghệ lọc áp lực với nguồn nước đầu vào là giếng khoan do + Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của trang trại + Áp dụng được xủ lý nguồn nước là giếng khoan của trang trại + Dễ lắp đặt, thiết kế, vận hành
  58. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I: Tiếng việt 1. Nguyễn Tuấn Anh và Dương Thị Minh Hòa (2014). Giáo trình quan trắc và phân tích môi trường. 2. Nguyễn Văn Bảo (2011), Giáo trình Hoá Nước, do NXB Xây Dựng phát hành 3. Nguyễn Ngọc Dung (2015). Giáo trình xử lý nước cấpS 4. Luật môi trường (2014). Luật số: 55/2014/QH13. 5. Đỗ Thị Lan (2014). Giáo trình độc học môi trường, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 6. Dư Ngọc Thành (2014). Bài giảng công nghệ môi trường. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Lê Thu Thủy và Trịnh Thị Thủy (2010), giáo trình quan trắc và phân tích môi trường nước. Bộ tài nguyên và môi trường Hà Nội, trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội 8. UBND xã Xuân Phú(2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. II: Internet 9. Cổng thông tin điện tử xã Xuân Phú cu/khai-quat-chung-ve-dieu-kien-tu-nhien-xa-xuan-phu-huyen-tho-xuan.htm 10. Trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa thanh-hoa-vinamilk-khang-dinh-vi-the-dan-dau-d80892.html 11. Nhu cầu cấp nước cho bò sũa emID=16733 12. Giáo trình chăn nuôi bò sữa
  59. 44 13. Luật bảo vệ môi trường d1.html 14. Giáo trình mô đun chăn nuôi trâu, bò sữa sua.htm 15. Các khái niệm về môi trường. truong-32173/ 16. Tongcucthongke.com 17. Cucchannuoi.gov.vn 18. Hội thảo ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa. 19. VinamilkThanhHoa.com