Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

pdf 58 trang thiennha21 13/04/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_va_xu_ly_bao_bi_hoa_chat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– VŨ LINH TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN – 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– VŨ LINH TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Minh Hòa THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập là thời gian quan trọng nhất của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiên thức nhằm phục vụ chuyên môn sau này. Để hoàn thành tốt được đề tài tốt nghiệp, tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông lâm - Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ Chi Cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Dương Thị Minh Hòa trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Vũ Linh Trang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừd ịch hại (theo quy định của WHO) 6 Bảng 2.2. Bảng phân loạit huốc BVTV theo mức độ bền vững 7 Bảng 2.3. Dạngt huốc BVTV 8 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh 30 Bảng 4.2. Cách sử dụng hóa chất BVTV của người dân xã Tức Tranh 31 Bảng 4.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở xã Tức Tranh 32 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng hóa chất BVTV 34 của các hộ dân 34 Bảng 4.5. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ dân 37 Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường nước mặt xã Tức Tranh 38 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường đất xã Tức Tranh 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ thể hiện vị trí xã Tức Tranh 26 Hình 4.2. Hình ảnh chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trên cánh đồng của xã Tức Tranh 35 Hình 4.3. Nhà lưu chứa và bể thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật 36
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Viết đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn CT - UBND Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân tỉnh HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật KHCN Khoa học công nghệ NĐ - CP Nghị định Chính phủ QH13 Quốc hội khóa 13 QĐ - UBND Quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh QĐ – TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ TT Thông tư TT - BTNMT Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường TTLT - BTC Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1.1. Các khái niệm liên quan 4 2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 5 2.1.1.3. Các dạng thuốc BVTV 8 2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc BTVT tới con người và môi trường .8 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 18 2.2. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật tại địa phương 19
  8. vi 2.2.1. Sơ lược về công tác thu gom chất thải bỏ chứa hoá chất BVTV tại địa phương 19 2.2.2. Hiện trạng xử lý 20 2.3. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong nước và trên thế giới 21 2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 21 2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 22 Phần 3 24 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp kế thừa 24 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 25 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 25 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25 Phần 4 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tức Tranh 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.1.1. Vị trí địa lý 26 4.1.1.2. Địa hình tự nhiên 27 4.1.1.3. Khí hậu 27 4.1.1.4. Lượng mưa 27
  9. vii 4.1.1.5. Thủy văn 28 4.1.1.6. Tài nguyên 28 4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 28 4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế 28 4.1.2.2. Điều kiện về xã hội 29 4.2. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 30 4.3. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 34 4.3.1. Khối lượng bao bì hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh 34 4.3.2. Hiện trạng về công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh 35 4.4. Hiện trạng môi trường nước và đất tại xã Tức Tranh 38 4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh 39 4.5.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV 39 4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV 40 4.5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp 41 Phần 5 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hóa chất bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc bảo vệ thực vật còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản xuất. Vì vậy, việc tìm hiểu việc quản lý và sử dụng về hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống nhằm nâng cao kiến thức nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng là điều rất cần thiết. Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã có nhiều làng nghề truyền thống canh tác chè nhất trên địa bàn huyện Phú Lương. Là một trong những xã được coi là có diện tích canh tác chè và hoạt động nông nghiệp gần như là nghề chính của người dân trên địa bàn xã. Để đạt được lượng chè tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu trên thị trường ngày càng lớn, vấn đề sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong canh tác để nâng cao năng suất cây trồng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy các cơ quan quản lý luôn đưa ra các biện pháp giúp người dân trên địa bàn vừa sử dụng được lượng hóa chất hợp lý, không gây hại đến sức
  11. 2 khỏe và ảnh hưởng đến môi trường và năng suất cây trồng vẫn luôn ổn định, đảm bảo nhu cầu kinh tế - xã hội cho người dân. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá ợđư c công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tức Tranh - Đánh giá được hiện trạng trong công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước và môi trường đất của xã Tức Tranh. - Đề xuất ra một số giải pháp phù hợp để khác phục những tồn tại. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này. - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
  12. 3 - Đánh gia đúng thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất BVTV để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Các khái niệm liên quan - Khái niệm Hóa chất BVTV: Là danh từ chung dùng để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng (Trần Văn Hải, 2008) [11]. - Khái niệm thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008) - Khái niệm về chất độc Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6]. - Khái niệm về độc tính Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối
  14. 5 với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng: + Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước) thì được ký hiệu LC50 ( Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong một m3 không khí hoặc một lit nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. + Độc mãn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người và sinh vật [7]. 2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật Hóa chất BVTV được sử dụng ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng loại. Theo thông tư số 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng có 1201 hoạt chất với 3107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau. Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại khácn hau tùy theo mục đích nghiên cứu: * Phân loại theo mục đích sử dụng - Nhóm các chất trừs âu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại - Nhóm các chất trừn ấm, trừ bệnh, trừv i sinh vật gây hại - Nhóm các chất trừc ỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng
  15. 6 - Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: photphua kẽm và warfarin. * Phân loại theo nguồn gốc hóa học - Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả ănn g diệt trừ âs u bệnh. - Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm đượcch iết xuất từ cây cỏ có khả năngu tiê diệt dịch hại. * Phân loại theo tính độc Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn đã đưa ra các nhóm độc tố theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da như sau: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc), và IV (rất ít độc). Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rất độc     Độc 20 – 200 40 – 400 5 – 50 10 – 100 Độc trung bình 200 – 2000 400 – 4000 50 – 500 100 – 1000 Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [6]
  16. 7 Trong đó: - LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. - Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt. - Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê. - Liều 50-500mg/kg thểt rọng tương đương hai thìa súp. * Phân loại theo mức độ bền vững Các hóa chất BVTV có độ bền vững khác nhau, nhiều chất có thể đọng lại trong môi trường đất nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hóa chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Dựa vào độ bền vững của chúng có thể sắp xếp hc úng vào các nhóm sau: Bảng 2.2. Bảng phân loại thuốc BVTV theo mức độ bền vững Các nhóm thuốc Đặc điểm BVTV Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ, Nhóm chất không cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững bền vững kéo dài trong vòng 1-12 tuần Nhóm chất bền Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1-18 tháng vững trung bình Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2-5 năm. Nhóm chất bền Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử vững dụng ở Việt Nam như là: DDT, 666 là các hợp chất clo bền vững. Là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa kim loại nặng không bị phân hủy theo thời gian như Nhóm rấtb ền vững thủy ngân (Hg), Asen. chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam. (Nguồn: Đặng Quốc Nam, 2014) [13]
  17. 8 2.1.1.3. Các dạng thuốc BVTV Bảng 2.3. Dạng thuốc BVTV Dạng thuốc Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú Tilt 250 ND, Basudin Thuốc ởt hể lỏng, Nhũ dầu ND, EC 40 EC, DC-Trons trong suốt. Plus 98.8 EC Dễ bắt lửa cháy nổ Bonanza 100 Hòa tan đều trong DD, SL, L, DD,Baythroid 5 Dung dịch nước, không chứa AS SL,Glyphadex 360 chất hóa sữa AS Viappla 10 BTN, BTN, BHN, Dạng bột mịn, phân Vialphos 80 BHN, Bột hòa nước WP, DF, tán trong nước thành Copper-zinc 85 WP, WDG, SP dung dịch huyền phù Padan 95 SP Appencarb super 50 Lắc đều trước khi Huyền phù HP,FL, SC FL, Carban 50 SC sử dụng Basudin 10 H, Regent Hạt H, G, GR Chủ yếu rãi vào đất 0.3 G Orthene 97 Pellet, Chủ yếu rãi vào đất, Viên P Deadline 4% Pellet làm bả mồi. Dạng bột mịn, Thuốcph un BR, D Karphos 2 D không tan trong bột nước, rắc trực tiếp (Nguồn: Trần Văn Hải, 2008) [11] 2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc BTVT tới con người và môi trường * Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới con người Hầu hết các loại thuốc BVTV đều là độc hại đối với con người, có thể là tác ộđ ng trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó người lao động nông nghiệp thường
  18. 9 xuyên tiếp xúc với HCBVTV là có nguy cơ nhiễm độc cao nhất. Theo tổ chức y tế liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nông nghiệp tiếp xúc với HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động trên thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hằng năm. Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người theo nhiều con đường khác nhau như: Tiếp xúc qua da, qua thức ăn và qua đường hô hấp do trực tiếp hít phải thuốc hay do môi trường bị ô nhiễm. Các biểu hiện nhiễm độc thường thấy như: Đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn Trong một công trình nghiên cứu của mình Cao Thúy Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm độc HCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết quả cho thấy người tiếp xúc HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm da sau khi phun gấp 2 lần trước khi phun (Cao Thúy Tạo, 2003) [8]. Nhiều công trình điều tra nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đã đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng các căn bệnh ung thư não, ung thư phổi, ung thư bàng quang, thận có liên quan tới HCBVTV. Cũng theo điều tra của Cục Y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV phải cấp cứu tại các bệnh viện và trên 300 trường hợp tử vong. Có thể nói đây là ộm t con số thực sự báo động và nó đã chỉ ra rằng, thuốc BVTV không chỉ gây hại đến môi trường đất, nước, hệ sinh thái Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người theo chiều hướng ngày càng tiêu cực hơn. * Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường - Ảnh hưởng tới môi trường đất Khi phun thuốc trên cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất đó là chưa kể các biện pháp bón trực tiếp vào đất, ước tính có tới 90% thuốc
  19. 10 sử dụng gây nhiễm độc cho đất. Thuốc xâm nhập vào đất làm thay đổi tính lý của đất, “chai hóa” đất và tiêu diệt các sinh vật có ích cho đất. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV trên cây cà chua và bắp cải tại Hóc Môn Củ Chi trên 6 động vật không xương sống có trong đất thấy rằng: Thuốc BVTV có tác động mạnh mẽ, làm giảm số lượng các loài động vật sống trong đất, đặc biệt là giun đất ở tầng đất 0 -10 cm, trên ruộng phun thuốc theo quy trình an toàn, sau phun thuốc 15 ngày, số lượng giun đất giảm 46 - 90% (Nguyễn Thị Hai, 2011) [10] . - Ảnh hưởng tới môi trường nước Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh. Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách: + Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất. + Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước. + Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV. + Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV. - Ảnh hưởng tới môi trường không khí Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp. Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau:
  20. 11 + Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết. + Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa bào mòn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí. + Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV. - Ảnh hưởng tới thiên dịch “Bảo vệ cây diệt hại con vật” hiện nay thuốc BVTV thường được chiết xuất từ các hợp chất hóa học khác dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh vật có hại cho cây trồng. Vì thế nếu không sử dụng hợp lý thì hoàn toàn có thể giết hại những sinh vật có lợi khác. Các nghiên cứu cho thấy, việc phun thuốc trừ sâu, bệnh trên cây dưa leo, bầu bí đã làm giảm đáng kể số lượng các loài côn trùng thụ phấn vì vậy năng suất các loài rau ở ruộng phun thuốc bị giảm 60% so với ruộng sản xuất theo hướng an toàn. Ngoài ra, các hóa chất BVTV bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các loài động vật thủy sinh là thiên địch của sâu hại. 2.1.1.5. Tổng quan về chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật - Khái niệm chất thải Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác. - Mối nguy hại từ chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật Tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác thải thuốc BVTV ở một số vùng nông thôn đã ở mức báo động. Người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV
  21. 12 thường có thói quen vứt vỏ chai, bao bì tùy tiện ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, ao hồ; một số hộ còn tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt. Ngoài ra nếu các chất thải bỏ có chứa hóa chất bảo vệ thực vật không được thu gom, vận chuyển và xử lý ngay và đúng theo quy trình sẽ gây tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường gây ô nhiễm hóa chất bảo vệ môi trương nghiêm trọng. Những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của con người. - Một số biện pháp xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV * Một số biện pháp xử lý đơn giản 1. Dùng tro bếp và vôi: Tro bếp (hay tro thực vật) là thành phần còn lại khi đốt rơm rạ, lá và cây khô. Trong tro bếp có chứa hàm lượng kali rất cao tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước, ngoài ra còn có CaO, Silic, P2O5, Mg và các vi lượng khác, Tro bếp là một chất hấp phụ, có tính kiềm (trong đó tro gỗ có tính kiềm mạnh hơn tro rơm rạ), có tác dụng làm giảm nồng độ ion amoni, khử độ chua, làm kết tủa các ion kim loại nặng, nên có khả năng phân hủy một số hóa chất BVTV. Để dung tro bếp xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật ta phải pha với dung dịch vôi nồng độ (0,008g/l) được dung dịch độ pH bằng 12. Sau đó cho các bao bì vào ngâm trong một tuần rồi vớt ra phơi khô nhằm làm giảm tính độc của các phân tử trong thuốc BVTV, hay làm phá vỡ các liên kết trong phân tử thuốc BVTV và hình thành nên hợp chất mới kém độc hơn dưới tác dụng của tia tử ngoại. - Các chai nhựa sau khi xử lý, người dân có thể bán ve chai hoặc mang đến các đại lý thuốc để được giảm giá khi mua thuốc BVTV. - Các đại lý sẽ tiếp tục chuyển những vỏ chai đã xử lý sơ bộ đến các công ty thu hồi và tái sử dụng làm dụng cụ chứa thuốc BVTV mới, v.v
  22. 13 2. Sử dụng dung dịch NaOH: Dung dịch NaOH là chất kiềm hoá, giúp thủy phân nhanh chóng các loại hóa chất BVTV nhóm photpho hữu cơ, carbamat, 1 số clo hữu cơ và nhiều hợp chất khác, được sử dụng nhiều trong việc phân hủy thuốc trừ sâu. Các thí nghiệm đã cho thấy ở môi trường kiềm thời gian bán huỷ của một số loại thuốc trừ sâu bị rút ngắn một cách đáng kể. Qua kết quả nghiện cứu có thể thấy mùi đặc trưng của các hóa chất BVTV đã được hạn chế tối đa bằng hóa chất NaOH. * Một số biện pháp xử lý phức tạp hơn 1. Phương pháp đốt lò chuyên dụng Các phương pháp đốt là phương pháp được áp dụng từ những năm 70- 80 của thế kỹ trước. Thiết bị đốt bao gồm các thành phần chính: Lò quay/buồng đốt thứ cấp, tháp làm lạnh, hệ thống xử lý khí thải. Phương pháp được sử dụng để xử lý các hoá chất BVTV hữu cơ thành các chất vô cơ không độc hại hoặc ít độc như: CO2, nước và Cl2 Đây thường là biện pháp cuối khi không còn cách tiêu huỷ nào khác hữu hiệu và triệt để đối với những hoá chất BVTV có ộđ c tính cao, quá bền vững. Phương pháp đốt có hai công đoạn chính sau: Công đoạn 1: Công đoạn tách chất ô nhiễm ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. Tuỳ thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm, thường từ 1500C đến 4500C đối với các hoá chất, thuốc BVTV loại mạch thẳng và từ 3000C đến 5000C đối với hoá chất BVTV loại mạch vòng hoặc có nhân thơm. Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO2, H2O, HCl, NOx, P2O5 . (tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý). Để quá trình ôxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì
  23. 14 ở mức lớn hơn 6% và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>1.1000C) nhằm tránh việc tạo ra sản phẩm nguy hiểm. 2. Phương pháp thủy phân Mục đích của quá trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có ộđ c tính cao thành chất có độc tính thấp hơn hoặc không độc. Cân bằng ion của nước bị thay đổi khi thêm vào nước chất có tính axit thì nồng độ H+ trong nước tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính bazơ thì nồng độ OH- trong nước tăng. Chính các ion H+ và OH- là tác nhân tấn công vào các liên kết của các phân tử thuốc BVTV làm chúng chuyển hoá thành chất khác không độc hoặc ít độc. Thông thường, đối với các loại thuốc BVTV dạng dung dịch, trước khi thiêu huỷ được cần thuỷ phân làm giảm độc tính. Nhờ quá trình thuỷ phân, các hoạt chất bị biến đổi tính chất và có thể dẫn đến thay đổi trạng thái vật lý, chuyển thành trạng thái rắn nhờ kết hợp với lượng nhỏ các chất phụ gia hoặc chất xúc tác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ ở nhiệt độ tiếp theo. Quá trình thuỷ phân có thể chia ra làm hai loại: - Thuỷ phân trong môi trường axit: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV các loại axit như axit clohydric (HCl 30%) hoặc axit sunphuric (H2SO4 20%) hoặc các muối sunphat nhôm hay sắt. Trong môi trường nước các ion Al hay Fe thuỷ phân tạo môi trường axit (với các hóa chất BVTV có chứa nhóm CN-, nhóm phosphat thì không dùng phương pháp thuỷ phân trong môi trường axit vì có thể sinh ra các khí rất độc như HCN, PH3). - Thuỷ phân trong môi trường kiềm: đưa vào dung dịch hoá chất BVTV các chất bazơ như natri hyđroxit, kali hyđroxit hoặc canxi hyđroxit. Các thuốc BVTV có nguồn gốc phospho hữu cơ bị thuỷ phân triệt để trong môi trường kiềm thành những hợp chất không độc hoặc ít độc.
  24. 15 Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại hoá chất BVTV mà ta chọn phương pháp và các chất xúc tác thích hợp cho từng quá trình thuỷ phân trên. Các phương pháp này thường sử dụng cho các hợp chất phospho hữu cơ, về mặt cấu trúc các hợp chất phospho hữu cơ bao giờ cũng chứa gốc thuỷ phân, như vậy về mặt nguyên tắc các thuốc này chỉ tồn tại tự do trong thiên nhiên trong khoảng thời gian nhất định, khi nhóm thuỷ phân bị thay thế bằng nhóm OH thì tính độc hại của hợp chất phospho hữu cơ ban đầu bị mất đi. Kết thúc quá trình thuỷ phân các thuốc BVTV dạng có phospho là dạng không độc như Na3PO4 hoặc H3PO4 và một chất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của thuốc. 3. Phương pháp phân hủy sinh học Trên thế giới đã phát hiện hơn 300 chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn) có khả năng chuyển hóa và khoáng hóa DDT. Thực vật có khả năng hút DDT, DDD, DDE mạnh nhất và sử dụng tại một số nước là rong biển, bí đỏ và Zucchini. Có 5 hình thức thực vật tham gia và xử lý ô nhiễm: Phân hủy sinh học thực vật, phân hủy sinh học bởi hệ rễ thực vật, phytostabilization, thực vật hút chiết chất ô nhiễm, lọc chất ô nhiễm qua rễ thực vật. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu phân hủy DDT: - Vi khuẩn: Baccilus, Enterrobacterr, Arrthrobacter, échrichia, Hydrogemonas, Klebsiella, Micrococcus, Pseudomonas, - Nấm : Norcadia, Phanerochaete chrysosporrium, Asspergillus, - Xạ khuẩn: Streptomyces - Các sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học bởi VSV và thực vật. Các sản phẩm chuyển hóa DDT, DDD, DDE, DDMU - Sản phẩm của quá trình khoáng hóa: axid hữu cơ, nước, sinh khối vi sinh vật.
  25. 16 - Sản phẩm xử lý bằng thực vật: ngọn, rễ tích tụ DDT, DDD, DDE cao (không phân hủy). Xử lý hoá chất, thuốc BVTV bằng phương pháp sinh học là quá trình dùng vi sinh vật để khử các chất thải độc hại nhờ các quá trình phân huỷ do sinh vật thực hiện, biến đổi các chất ô nhiễm thành các sản phẩm ít độc hại như: CO2, H2O và một số chất khác. Tuy nhiên, hiệu suất, tốc độ phân huỷ chất ô nhiễm thường thấp, thời gian xử lý kéo dài. Để tăng tốc độ xử lý các chất ô nhiễm, người ta đã tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật như: Độ ẩm, nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, và một số cơ chất cần thiết. - pH của môi trường ủ vi sinh giới hạn trong khoảng 410; các vi khuẩn nấm mốc ưa môi trường axit. - Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, hàm lượng Nitơ đạt từ 100-1000 mg/kg đất thì gây cản trở phát triển của vi sinh. Ngược lại hàm lượng Nitơ từ 0-100 mg/kg lại thúc đẩy quá trình phân huỷ của vi sinh. - Nồng độ thuốc BVTV nhiễm cũng phải nằm trong giới hạn cho phép. - Khi độ ẩm đạt toàn phần thì tốc độ phân huỷ thuốc BVTV là cao nhất. - Độ thoáng khí: Việc bổ sung ôxy trong quá trình phân huỷ vi sinh thuốc BVTV có ảnh hưởng nhất định đến hiệu suất quá trình, điều này đặc biệt rõ rệt khi xử lý phân huỷ thuốc BVTV loại Lân hữu cơ. Ngoài ra cần chú ý đến các chất độc sinh học trong đất không được vượt quá giới hạn cho phép làm cản trở quá trình vận động của sinh vật. 4. Phương pháp chôn lấp an toàn Phương pháp chôn lấp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trên thế giới khi có sự cố hóa học. Các bãi chôn lấp chất thải nguy hại được lựa chọn vị trí ở và thiết kế phù hợp với quy định của từng nước, từng địa
  26. 17 phương, và có sự thay đổi phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ và khả năng kinh tế. Ngoài ra còn có phương pháp mà theo đó vật chất nguy hại được chứa trong các container bằng thép dày. Sau đó chôn các container đến một độ sâu cho phép tại các vị trí không có mạch nước ngầm. Một phương pháp cô lập khu vực ô nhiễm bằng cách xây dựng hệ thống rãnh chắn, tường chắc kết hợp với sử dụng các vật liệu cô lập, vật liệu hấp phụ như: cát, đất sét, sỏi Mặc dù, đây là phương pháp rẻ tiền đang được thực hiện ở một số nơi đối với đất nhiễm độc và các bãi thải khác, nhưng cộng đồng thế giới đang cố gắng để không sử dụng phương pháp này do nguy cơ tiềm ẩn lâu dài, không lường trước của các hậu quả của các nguồn nhiễm, thời gian kiểm soát không được xác ịđ nh, do các chất độc di chuyển đến lớp đất nằm cận lớp đất sét. Việc lựa chọn phương pháp này đối với trường hợp ô nhiễm của nước ta được xem như là giải pháp tạm thời. Hiện nay, những nhược điểm của phương pháp chôn lấp trên được khắc phục bằng cách sử dụng các vật liệu polyetylen tỉ trọng cao (HDPE), vật liệu cách ly dạng enviromat đã được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Mặc dù phương pháp cô lập đó là rất đáng tin cậy nhưng vẫn không loại trừ được mức độ nguy hiểm của đất nhiễm tại khu vực cô lập, thời gian giải phóng khu vực là không xác định, đòi hỏi phải theo dõi lâu dài. Chính vì vậy phải kết hợp với phân hủy bằng vi sinh hoặc hóa chất thích hợp. 5. Đốt trong lò xi măng Thực chất đây cũng là phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên vì lò xi măng thiết kế để sản xuất clinker nên ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao như trên đã trình bày, thì phương pháp thiêu đốt trong lò xi măng phải đáp ứng thêm các yêu cầu khác như: Chất thải chứa hóa chất BVTV không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị sản xuất clinker;
  27. 18 Chất thải chứa hóa chất BVTV phải có hệ số năng lượng cao được sử dụng như một nguồn nhiên liệu thay thế; Các sản phẩm của quá trình đốt không được ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng. Đối với việc tiêu hủy vỏ bao bì hóa chất BVTV trong các lò xi măng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất và có các hệ thống kiểm tra, giám sát khí thải. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 02 nhà máy sản xuất xi măng được cấp phép xử lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật là Nhà máy Xi măng Holcim và Công ty Xi măng Thành Công. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 - Luật Xây dựng số số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; - Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược Quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải về phế liệu; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại;
  28. 19 - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc BVTV; - Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; - Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Quyết định số 1282/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020; 2.2. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật tại địa phương 2.2.1. Sơ lược về công tác thu gom chất thải bỏ chứa hoá chất BVTV tại địa phương Việc thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc lắp đặt các bể thu gom trên các cánh đồng tại các khu vực tập trung pha chế thuốc BVTV, tuyên truyền vận động bà con nông dân thải bỏ các loại chất thải chứa hóa chất BVTV vào các bể chứa theo quy
  29. 20 định. Ở một số địa phương áp dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap (sản xuất chè sạch tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương) đã hình thành các điểm thu gom thứ cấp. Theo đó, các hộ gia đình đã thực hiện thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV ngay sau khi sử dụng, tập trung tại bể lưu chứa tại khu vực sản xuất nông nghiệp của gia đình; định kỳ chi hội phụ nữ sẽ thực hiện thu gom, sau đó tập trung về nhà lưu chứa chất thải bỏ chứ hóa chất BVTV để lưu chứa. Mặc dù vậy, do thiếu kinh phí và chế tài nên việc tổ chức thực hiện còn manh mún và gặp khó khăn như: thiếu các bể chứa, nhà lưu chứa, xe thu gom chuyên dụng, Đồng thời ý thức của người nông dân còn hạn chế dẫn tới việc thải bỏ cả rác thải sinh hoạt vào bể chứa bỏ chứa hóa chất BVTV phát sinh khối lượng chất thải lớn cần phải xử lý 2.2.2. Hiện trạng xử lý Việc xử lý hợp vệ sinh chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV chưa được thực hiện ở hầu hết các ịđ a phương trên địa bàn tỉnh. Do thiếu hướng dẫn kỹ thuật nên một số địa phương sau khi thu gom các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV vào các bể chứa đã thực hiện đốt hở tại nhiệt độ thường là nguyên nhân hình thành lên các điểm ô nhiễm cục bộ. Các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV được vận chuyển về các nhà lưu chứa ngày càng gia tăng nhưng chưa có phương án xử lý triệt để. Ở các huyện hiện mới chỉ được đầu tư bãi chôn lấp chất thải rắn chủ yếu để xử lý rác thải sinh hoạt; không có chức năng xử lý đối với chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 Công ty được cấp phép xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV là Công ty TNHH Dịch vụ môi trường Anh Đăng - Nhà máy xử lý chất thải tại xóm Quyết Tiến 2, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và Công ty Cổ phần môi trường Việt Xuân Mới tại Xóm 2, Xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế tài chính, chưa quy định trách nhiệm của các đơn ịv , tổ chức,
  30. 21 cá nhân liên quan trong việc quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV nên việc thuê các đơn vị trên xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV chưa được thực hiện. 2.3. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong nước và trên thế giới 2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới Việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu chomôi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp . Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hoá chất trừ cỏ mới, các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp, các HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên. Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai trò của biện pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần, do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về công thức hoá học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hoá chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời . Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV. Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc
  31. 22 và Hoa Kỳ. Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn2.500 nhà máy sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 1.731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1.902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đôi 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD . Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: Thái Lan, Nhật Bản, Brazil Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hoá chất tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. HCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Thực trạng sử dụng HCBVTV, theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 - 2009,
  32. 23 tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 - 17,8%, trong đó không đảm bảo thời gian cách ly là 2,0 - 8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng là 10,24 - 14,34%; sử dụng thuốc cấm: 0.19 - 0.0%; thuốc ngoài danh mục: 2.17 - 0.52%. Theo số liệu Cục BVTV giai đoạn 1981 - 1986, trong vòng 10 năm (2000 - 2011) số lượng HCBVTV được sử dụng tăng 2.5 lần; số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần. Số hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1000 loại, còn các nước trong khu vực là 400 - 600 loại (Nguyễn Quang Hiếu, 2012) [12] . Ở Việt Nam hệ thống văn bản pháp quy về quản lý HCBVTV tương đối đầy đủ. Pháp lệnh về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật của Ủy Ban thường vụ Quốc hội công bố vào tháng 8/2001. Kèm theo là hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các Pháp lệnh này như: Các nghị định 58/2002/NĐ - CP về điều lệ BVTV, Nghị định 26/2003/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Chính phủ, các Thông tư của Bộ NN& PTNT, Bộ Y tế Về quản lý và sử dụng HCBVTV, về quản lý Nhà nước mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu HCBVTV tuy nhiên thực tế công tác quản lý còn rất nhiều bất cập. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng còn phát hiện việc buôn bán, sử dụng HCBVTV cấm, HCBVTV ngoài danh mục, HCBVTV giả, HCBVTV kém chất lượng, HCBVTV quá hạn sử dụng. Tình trạng thông tin, quảng cáo, ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại. Để tăng cường công tác quản lý HCBVTV từ đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 03/06/2009, Bộ NN & PTNT vừa ra chỉ thị số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng HCBVTV. Đặc biệt là thuốc BVTV theo đó Bộ NN & PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển khai thực hiện
  33. 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh thái nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành - Địa điểm: xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên - Thời gian tiến hành: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/05/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tức Tranh. - Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. - Hiện trạng công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. - Hiện trạng môi trường nước và đất tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương - Đánh giá chung về quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa
  34. 25 Kế thừa các số liệu, tài liệu, báo cáo kết quả thực hiện của dự án: “Xây dựng mô hình quản lý thí điểm chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật một số xã chuyên canh chè, lúa và rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép lại cách người dân sử dụng hóa chất BVTV, số lượng bao bì hóa chất BVTV còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm và cách xử lý bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng của người dân. 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn các đối tượng sau: Cán bộ khuyến nông xã, các chủ cửa hàng bán hóa chất BVTV trên địa bàn xã và người dân địa phương. Việc phỏng vấn đối với đối tượng là người dân địa phương được tiến hành ở tất cả 24 xóm của xã Tức Tranh. Tổng số phiếu phỏng vấn là 50 phiếu, chia đều cho các xóm. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề: Các loại hóa chất BVTV thường dùng, cách dùng, liều lượng dùng, cách xử lý bao bì hóa chất BVTV, nhận thức của người dân về ảnh hưởng của bao bì hóa chất BVTV đến con người và môi trường . 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn từ người dân trên địa bàn xã Tức Tranh để đưa ra kết quả khách quan cho việc đánh giá hiện trạng và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do bao bì hóa chất BVTV, từ đó đề ra giải pháp quản lý và xử lý thích hợp để bảo vệ môi trường.
  35. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tức Tranh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Tức Tranh là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 9,0km, giáp gianh với các xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện: + Phía Bắc giáp xã Yên Lạc. + Phía Nam giáp xã Vô Tranh. + Phía Đông giáp xã Phú Đô + Phía Tây giáp xã Phấn Mễ Hình 4.1. Bản đồ thể hiện vị trí xã Tức Tranh
  36. 27 Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như: Phú Đô, Vô Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó với địa hình có nhiều sông suối, giáp với sông Cầu ở phía đông nam, bên kia sông là xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ, nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, xã Tức Tranh có 24 xóm: Bãi Bằng, Tân Thái, Khe Cốc, Đập Tràn, Minh Hợp, Quyết Thắng, Đồng Hút, Đồng Danh, Quyết Tiến, Thâm Găng, Tân Hòa, Làng Mai, Mỹ Khánh, Bò 1, Bò 2, Bún 1, Bún 2, Giang 1, Giang 2, Phú Sơn, Làng Hin, Bầu 1, Bầu 2, Cọ 1, Cọ 2, Phú Yên, Lân 1, Lân 2, Hoa 1, Hoa 2 [15] 4.1.1.2. Địa hình tự nhiên Do là một xã thuộc vùng trung du miền núi, cho nên khu vực xã có địa hình khá phức tạp, tỉ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và chủ yếu nằm rải rác ở khắp các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác, không thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa. 4.1.1.3. Khí hậu Là khu vực có chung ặđ c điểm khí hậu với huyện Phú Lương, mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông ắb c hanh khô. Mùa nóng từ tháng 4 ếđ n tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa ớl n tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,20C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200. Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2. 4.1.1.4. Lượng mưa
  37. 28 Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều, chiếm 90% lượng mưa trong năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất bình quân từ 410 – 420mm/tháng và có số ngày mưa nhiều nhất từ 17 – 18 ngày/ tháng. Tháng 11 và 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ từ 24 – 25mm/tháng. 4.1.1.5. Thủy văn Tức tranh có một hệ thống sông suối khá dày đặc. Có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt cục bộ ở các vùng ven suối. Tuy nhiên hướng Đông Nam của xã tiếp giáp với sông Cầu, cho nên có thể kết hợp với các hệ thống sông suối nhỏ trên địa bàn để tiêu lũ nếu như có biện pháp khai thông và quản lý tốt hệ thống thoát nước trên địa bàn. 4.1.1.6. Tài nguyên Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2559,35 ha, Trong đó chủ yếu là đất đồi thấp dành riêng cho việc phát triển trồng các loại cây như: cây chè, cây ăn quả Diện tích đất phục vụ cho mục đích sản xuất cây nông nghiệp và đất ở chiếm tỷ lệ nhỏ. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt là nguồn nước chính bảo đảm cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân lấy từ các hệ thống sông suối trên địa bàn. Nguồn nước ngầm hiện vẫn chưa có khảo sát về trữ lượng nước ngầm, qua thực tế khảo sát tại các hộ dân dùng giếng khoan thì cho thấy chất lượng khá tốt. 4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế Xã Tức Tranh trồng chè trên diện tích 1.250ha và có tới 9 làng nghề truyền thống chuyên canh tác, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây chè. Người dân nơi đây phát triển kinh tế chủ yếu bằng nông nghiệp. Nghề trồng
  38. 29 chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá đã giúp bà con từng bước nâng cao đời sông vật chất và tinh thần. Nhận thấy sức mạnh của sự đoàn kết, một số hộ trong xã đã cùng nhau thành lập hợp tác xã nhằm giúp các xã viên, người lao động làm giàu trên chính quê hương mình. Hàng năm, xã Tức Tranh có khoảng trên 2.000 tấn chè búp khô được sản xuất, chế biến và bán ra thị trường. Riêng HTX cũng góp phần tiêu thụ khoảng 100 tấn chè của các xã viên và bà con trong xã. Nhờ việc mua và bán, HTX đã góp phần đưa thương hiệu sản phẩm chè của các Làng nghề: Khe Cốc, Thác Dài, Gốc Gạo, Quyết Thắng, Bãi Bằng, Minh Hợp, Đồng Danh, Đập Tràn, Tân Thái trở nên nổi tiếng và lan rộng ra các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, việc đầu tư và định hướng phát triển đàn gia súc của HTX Dịch vụ tổng hợp chăn nuôi xã Tức Tranh cũng là hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro. Với tổng số đàn trâu hiện lên tới 120 con đang được các xã viên, hội viên Hội chọi trâu và HTX tiếp tục đầu tư, nhân giống, chăm sóc để phục vụ Lễ hội văn hóa Chọi trâu diễn ra hàng năm vào mùng 10 tháng giêng âm lịch và cung cấp nguồn thương phẩm thịt trâu sạch, chất lượng, không sử dụng thức ăn tăng trọng, phục vụ bà con, nhân dân quanh vùng. 4.1.2.2. Điều kiện về xã hội * Dân số Tính đến nay dân số xã Tức Tranh là 8.766 người với 2.282 hộ, bình quân đạt 4 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số cơ học giảm do dân địa phương chuyển đến nơi khác làm ăn. Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đều, chủ yếu tập trung tâm xã và các xóm Đông Nam của xã. * Lao động
  39. 30 Lao động ở xã Tức Tranh chiếm phần lớn ở các nghề Nông, lâm, ngư nghiệp, ngoài ra số còn lại hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp * Dân tộc Trên địa bàn xã hiện đang tập trung nhiều dân tộc anh em bao gồm: Kinh, Sán Chí, Mông Mỗi dân tộc có một truyền thống và lối sống riêng. Trong đó tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30 - 40% tổng dân số toàn xã. * Văn hóa Do địa bàn xã tập trung nhiều dân tộc nên văn hóa rất đa dạng, các loại hình văn hóa ở đây hầu như vẫn còn được lưu giữ. Trong đó có các loại hình văn hóa tiêu biểu gồm: Văn hóa làng nghề, văn hóa truyền thống hát Ví, múa Tắc Xình 4.2. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương Để đánh giá hiện trạng và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do bao bì hóa chất BVTV của người dân, đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn50 phiếu điều tra. Theo kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ dân được hỏi đều trả lời là có sử dụng hóa chất BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đa số các nông hộ đều sử dụng hóa chất BVTV khi cần thiết, nhưng vẫn còn một số gia đình lại sử dụng một cách thường xuyên. Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh TT Tần suất sử dụng HCBVTV Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên sử dụng 18 36 2 Sử dụng khi cần thiết 32 64 3 Không sử dụng 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra)
  40. 31 Qua bảng 4.1 ta thấy, đa số người dân chỉ sử dụng hóa chất BVTV khi cần thiết (chiếm 64%), nhưng vẫn còn nhiều người sử dụng hóa chất BVTV một cách thường xuyên (chiếm 36%). Nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức về sử dụng hóa chất BVTV còn hạn chế, người dân thường sử dụng theo thói quen mà không đọc hướng dẫn sử dụng và không tham gia các lớp tập huấn sử dụng hóa chất BVTV. Khi được hỏi về cách sử dụng hóa chất BVTV, người dân trả lời như sau: Bảng 4.2. Cách sử dụng hóa chất BVTV của người dân xã Tức Tranh TT Cách sử dụng HCBVTV Số lượng Tỷ lệ (%) Sử dụng theo hướng dẫn của 1 14 28 cán bộ 2 Sử dụng tùy ý 6 12 3 Sử dụng theo lượng sâu hại 0 0 Sử dụng theo hướng dẫn của 4 25 50 người bán thuốc Sử dụng theo hướng dẫn trên 5 5 10 bao bì Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng 4.2 ta thấy, người dân xã Tức Tranh sử dụng hóa chất BVTV chủ yếu sử dụng theo sự hướng dẫn của người bán thuốc (chiếm 50%),sử dụng theo sự hướng dẫn của cán bộ (chiếm 28%) và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì (chiếm 10%), cho thấy người dân tại xã Tức Tranh đã có sự hiểu biết rất nhiều về cách sử dụng các loại hóa chất BVTV trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn số ít người dân sử dụng hóa chất BVTV một cách tùy ý (chiếm 12%). Với đặc thù sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây chè, lúa và
  41. 32 rau và các loại cây hoa màu khác, nên chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn xã Tức Tranh cũng khá phong phú và đa dạng gồm một số loại được sử dụng phổ biến như: Thuốc BVTV thường dùng trong trồng cây lúa và rau chủ yếu gồm: Actara 25WG; Admire 050EC, Bulty 400EC, Bassa 50EC, Victory 585EC, Sairifos 585EC; Samole 700WP, Pazol 700WP, Ossal 700WP; Fuji One 40EC, Kabim 30WP, Filia 525SE; Validacin 3L, Cavil 50SC, Vida 3SC, Vanicide 15WP, Rill 800WG, Penalti Gold 52EC, Wapotoc 858 FC, Kamxu 2EN, Virtaco 40WG, Neda 95FP, Cowbol 600WB, Drogon 585EC, Paran 95SP, Thuốc BVTV thường dùng đối với trồng chè chủ yếu gồm: Anvado 100WP, Tilt Super 300ND, Starsuper 20WP hoặc thuốc trừ bệnh gốc đồng (Oxyclorua đồng, Sunphat đồng), Applaud10WP, Butyl10WP, Chlorphos 500EC, Admixe050EC, Sutin5EC, Scocpion36, Actamec40EC, Catex306EC, Reasegant 3.6EC, Dygan5.4EC, Ortuss5SC, Alfathrin 5EC, Dylan2EC, Serpal Super 600EC, Secsaigon 25EC, Actador 100WP, Wavotox 585 EC, Javidan 100WP Bảng 4.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở xã Tức Tranh Dạng Trị sâu, TT Tên thuốc Hoạt chất thuốc bệnh Bột hòa Nấm, khô 1 Actador 100WP Imidacloprid >96% nước vằn Bọ chích 2 Reasegant 3.6EC Abamectin 3,6% Nhũ dầu hút, bọ xít Sâu cuốn 3 Secsaigon 25EC Cypermethrin >90% Nhũ dầu lá, rầy
  42. 33 Alpha-cypermethrin Sâu cuốn 4 Alfathrin 5EC Nhũ dầu (>90%) lá nhỏ Bột hòa 5 Javidan 100WP Imidacloprid >96% Rầy nước Chlorpyrifos Ethyl 475 6 Chlorphos 500EC g/l + Lambdacyhalothrin Nhũ dầu Rầy 25g/l Chlorpyrifos Ethyl 530g/l Sâu rầy, 7 Wavotox 585 EC Nhũ dầu + Cypermethrin 55g/l bọ cánh tơ Serpal Super Chlorpyrifos Ethyl 500g/l Sâu đục 8 Nhũ dầu 600EC + Cypermethrin 100g/l thân Bột hòa Rầy, bọ 9 Anvado 100WP Imidacloprid >96% nước cánh tơ (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên) Qua bảng 4.3 cho thấy, số lượng các loại hóa chất được sử dụng trong hoạt động nông nghiệp trên địa bàn xã rất nhiều, với nhiều chủng loại khác nhau. Việc theo dõi, thống kê chính xác khối lượng hóa chất BVTV trên địa bàn xã còn gặp khó khăn do việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ canh tác nông nghiệp còn tràn lan và vẫn còn hiện tượng sử dụng thuốc BVTV nhập lậu. Theo Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, định mức sử dụng hóa chất BVTV khoảng 2,75 kg/ha/năm, tổng diện tích đất nông nghiệp của xã Tức Tranh là 1.379,1 ha, tổng lượng hóa chất BVTV sử dụng trên địa bàn xã là 3,80 tấn/năm. - Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng hóa chất BVTV: Qua điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã, vẫn còn một số người dân không quan tâm đến việc mang đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay khi tiến hành pha trộn, phun xịt hóa chất BVTV.
  43. 34 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng hóa chất BVTV của các hộ dân TT Sử dụng đồ bảo hộ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Có 41 82 2 Không 9 18 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng 4.4 ta thấy, đa số người dân tại xã Tức Tranh đã nhận thức được việc an toàn về vấn đề sức khỏe trong hoạt động sử dụng hóa chất BVTV để canh tác nông nghiệp, 82% người dân sử dụng đồ bảo hộ khi dùng hóa chất BVTV, tuy nhiên vẫn còn 18% người dân chưa thực sự nhận thức được về vấn đề an toàn, vấn đề về sức khỏe trong khi sử dụng hóa chất BVTV. Nguyên nhân ở đây là do người dân không tham gia các lớp tập huấn về an toàn lao động khi sử dụng hóa chất BVTV hoặc là do một số người dân còn chủ quan về vấn đề này. 4.3. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 4.3.1. Khối lượng bao bì hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh Hàng năm, trên địa bàn xã sử dụng khoảng 3,80 tấn hoá chất BVTV. Việc bao gói thuốc BVTV hiện nay chủ yếu là sử dụng chai nhựa và túi nilon là những vật liệu rất bền vững trong môi trường. Theo tính toán của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,85% lượng hóa chất dính vào. Tỷ lệ bao bì / khối lượng thuốc BVTV đối với chai nhựa là khoảng 12-15%, gói và các loại khác khoảng 3-5%. Trong đó chai nhựa chiếm 70-80%, gói và loại khác chiếm 20-30%. Do vậy khối khối lượng bỏ hóa chất vảo vệ thực vật phát sinh trên địa bàn xã là 423 kg/năm.
  44. 35 Hình 4.2. Hình ảnh chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trên cánh đồng của xã Tức Tranh Qua đó cho thấy hiện trạng phát sinh khối lượng bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã phát sinh theo hàng năm không lớn, nhưng đây là nguồn chất thải nguy hại, nếu không được thu gom, xử lý thì đây sẽ nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 4.3.2. Hiện trạng về công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tức Tranh Trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng bể thu gom và nhà chứa chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV.
  45. 36 Hình 4.3. Nhà lưu chứa và bể thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật Số lượng bể thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV là 300 bể, được xây dựng bằng bê tông và có nắp đậy, các bể mới lắp đặt năm 2015 nên còn rất mới, tuy nhiên số lượng chưa đủ, vẫn còn tình trạng thải bỏ bừa bãi tại một số khu vực trên địa bàn xã. Hiện tại một số bể chứa đã đầy, chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV rơi ra khu vực xung quanh bể chứa. Về nhà lưu chứa, có mái che, tường bao đảm bảo việc lưu chứa, diện tích 95m2/nhà, có khả năng đáp ứng việc lưu chứa khoảng 03 tấn/nhà đảm bảo việc lưu chứa toàn bộ các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV phát sinh trên địa bàn xã. Tuy nhiên địa bàn xã trải rộng lên một số khu vực cách xa 02 nhà lưu chứa đã xây dựng gây khó khăn trong việc vận chuyển các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV về lưu chứa tại 02 nhà chứa này. Chưa được trang bị xe thu gom chuyên dụng. Các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV vẫn lưu chứa tại các bể chứa, một số ít được đóng bao vận chuyển về 02 nhà lưu chứa bằng phương tiện xe máy, xe đạp của người dân. Công tác thu gom được Ban Quản lý vệ sinh môi trường huyện Phú Lương thực hiện nhưng chỉ thu gom rác thải sinh hoạt về bãi rác Phú Lương để xử lý, không thực hiện thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV.
  46. 37 Hoạt động thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực hiện nay mới dừng lại ở việc tuyên truyền vận đồng các hộ dân tự nguyện thải bỏ chất thải vào các bể chứa được lắp đặt và huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tham gia thu gom rác thải bỏ bao bì hóa chất BVTV tại các bể chứa về 02 nhà lưu chứa bằng phương tiện xe máy, xe đạp của người dân. Tuy nhiên, người lao động không được hưởng các chế độ như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và phụ cấp độc hại Sau khi thu gom xong, xử lý bằng phương pháp đốt tự nhiên tại các khu vực chống trên địa bàn, gây ô nhiễm thứ cấp do phát sinh ra các chất khí độc trong quá trình ốđ t. Khối lượng bao bì hóa chất BVTV được thu gom là 50 kg/năm, đạt 11,8%. Tỷ lệ bao bì, chất thải bỏ hóa chất BVTV được thu gom, xử lý còn rất thấp. Kết quả phù hợp với kết quả điều tra người dân, khi được hỏi về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng, người dân trả lời như sau: Bảng 4.5. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ dân Cách xử lý bao bì TT Số lượng Tỷ lệ (%) HCBVTV 1 Đêm đốt 6 12 2 Thu gom riêng 4 8 3 Chôn lấp 0 0 4 Vứt ngay tại ruộng 15 30 Vứt chung trong rác thải sinh 5 16 32 hoạt 6 Vứt vào bể chứa hóa chất 9 18 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra)
  47. 38 Qua bảng 4.5 ta thấy, khối lượng bao bì hóa chất BVTV được thu gom và xử lý sau khi sử dụng của các hộ dân trên địa bàn xã Tức Tranh là rất thấp, khối lượng bao bì sau khi sử dụng được được thu gom riêng để xử lý rất thấp (chiếm 8%), đem đốt chiếm 12% và vứt vào bể chứa hóa chất chiếm 18%. Đa số người dân tại xã sau khi sử dụng bao bì xong thường vứt ngay tại ruộng và vứt chung với rác thải sinh hoạt (chiếm 62%) gây khó khăn cho việc thu gom để xử lý riêng, từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước của khu vực. Nguyên nhân ở đây là do người dân còn chưa ý thức được tác hại của bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng, không thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về ảnh hưởng và tác hại của hóa chất BVTV. 4.4. Hiện trạng môi trường nước và đất tại xã Tức Tranh Để thấy được ảnh hưởng của việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác của người dân và quá trình sử dụng không đem thải bỏ đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng đến môi trường, nhiễm độc cho hệ sinh thái từ đó ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe con người. Trong quá trình thực hiện đề tài, em tiến hành lấy 2 mẫu (đất, nước) tại các địa điểm trên địa bàn xã Tức Tranh để phân tích nhóm Clo hữu cơ. Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường nước mặt xã Tức Tranh Kết quả phân tích QCVN TT Lần lấy mẫu (g/L) 08:MT-2015/BTNMT 1 05/2017 5,82 - 2 12/2017 8,52 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên) Ghi chú: Mẫu nước mặt tại xóm Thác Dài, Tức Tranh, Phú Lương (Tọa độ 21o42’24,6” N; 105o46’58,7” E.
  48. 39 Nhận xét: Qua bảng 4.6 ta thấy, mẫu nước mặt khu vực xã Tức Tranh đã bị nhiễm nhóm Clo hữu cơ, một trong những thành phần chính có trong các hóa chất BVTV. Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhóm Clo hữu cơ trong môi trường đất xã Tức Tranh Kết quả phân tích TT Lần lấy mẫu QCVN 15:2008/BTNMT (mg/kg) 1 5/2017 0,0109 0,01 2 12/2017 0,0268 0,01 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên) Ghi chú: Mẫu đất tại xóm Thác Dài, Tức Tranh, Phú Lương (Tọa độ 21o42’24,6” N; 105o46’58,7” E) Nhận xét: Qua bảng ta có thể thấy gốc clo trong đất ruộng tại xã ở cả 2 thời điểm đều có nồng độ vượt quá QCVN với nồng độ Clo vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép. Các thời điểm lấy mẫu đều thực hiện ngay sau thời điểm phun thuốc BVTV của bà con nông dân trong chính vụ canh tác do vậy các mẫu kết quả phân tích chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tại các vùng sản xuất nông nghiệp là rất cao. 4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tức Tranh 4.5.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV
  49. 40 Hiện nay xã đã bước đầu tổ chức các hoạt động thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV vào các bể chứa đặt trên các cánh đồng. Song việc thực hiện khá manh mún, nhỏ lẻ do thiếu trang thiết bị thu gom vận chuyển, lưu chứa và đặc biệt chưa có các biện pháp xử lý triệt để chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. Tuy những nỗ lực nói trên chưa đáp ứng được các yêu cầu về công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV nhưng đã góp ầph n giải quyết một phần bức xúc tại các khu vực phát sinh nhiều chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trong canh tác nông nghiệp. 4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV Trong nhiều năm qua, tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Tức Tranh nói riêng mới tập trung để giải quyết các vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt. Quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV đã ếđ n lúc cần phải được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ngành chuyên môn và các cấp chính quyền địa phương để từng bước cải thiện môi trường khu vực nông thôn. Một số tồn tại trong quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV bao gồm: - Mới tổ chức dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải bỏ hóa chất BVTV. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV mới mang tính tự phát, chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền, không có quy hoạch, thiếu nguồn vốn đầu tư, chưa có các giải pháp kỹ thuật phù hợp và đúng quy định trong khi nhu cầu về xử lý chất thải bỏ hóa chất BVTV ngày càng bức xúc. - Thiếu các văn bản quy định, chính sách hỗ trợ, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật cho các hoạt động quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. - Trình độ dân trí và nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến hiện tượng thải bỏ đồng thời chất thải rắn sinh hoạt vào các bề thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV.
  50. 41 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi như: địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhận thức của người dân còn hạn chế cũng là một trong các yếu tố hạn chế trong tổ chức thu gom, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV ở nông thôn 4.5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp * Về trang thiết bị phương tiện phục vụ cho việc quản lý, xử lý chất hải bỏ chứa hóa chất BVTV. - Đầu tư kinh phí để xây dựng, lắp đặt bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. - Đầu tư mua sắm bể chứa chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV bàn giao cho các xã để lắp đặt bổ sung tại các khu vực canh tác đáp ứng việc thu gom. - Xây dựng nhà lưu chứa tạm thời bỏ chứa hóa chất BVTV. - Đầu tư mua xe thu gom chuyên dụng phục vụ vận chuyển chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV từ các khu vực thu gom về nơi nhà lưu chứa tạm thời. - Bố trí hỗ trợ kinh phí xử lý lượng chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. * Về công tác quản lý - Tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV: - Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý cấp xã/huyện, trang bị thêm các phương tiện, kỹ năng trong thu thập thông tin về quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV để có thể sử dụng trong quá trình quy hoạch và phổ biến thông tin cho cộng đồng. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV để hạn chế đổ rác bừa bãi các loại chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV, hạn chế việc thải bỏ rác thải sinh hoạt vào các bể chứa chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV và nhận thức những tác hại gây ra do quản lý chất thải bỏ chứa hóa
  51. 42 chất BVTV không đúng cách, cũng như làm cho người dân thấy rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. - Xây dựng các chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện/xã, trưởng các thôn/xóm, các đoàn thể, người làm công tác thu gom, quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV và toàn thể nhân dân. - Quy định trách nhiệm của thể của từng đơn vị, tổ chức từ cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng người dân trong quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV; - Xây dựng cơ chế kinh phí kết hợp giữa kinh phí từ ngân sách với huy động sự đóng gópủ c a cộng đồng trong quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV. Đảm bảo cho người thu gom chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV cũng được hưởng các chế độ và quyền lợi như đối với người lao động khác tiến tới hoạt động quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV theo hướng chuyên môn hóa.
  52. 43 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập điều tra, khảo sát đề tìm hiểu về công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tức Tranh, tôi rút ra được một số kết luận như sau: 1. 100% người dân được hỏi đều sử dụng hóa chất BVTV trong quá trình sản xuất. 64% là sử dụng khi cần thiết, và 36% là sử dụng thường xuyên. Tổng lượng hóa chất BVTV sử dụng trên địa bàn xã là 3,8 tấn/năm với nhiều loại chủng loại khác nhau. 2. Tổng khối lượng bao bì, chất thải bỏ hóa chất BVTV phát sinh trên địa bàn xã là 423 kg/năm. Khối lượng thu gom được là 50 kg/năm chiếm 11,8%. Xã Tức Tranh đã đầu tư phương tiện thu gom bao bì, chất thải bỏ hóa chất BVTV gồm 02 nhà chứa và 300 bể thu gom. Tuy nhiên, xã chưa có giải pháp xử lý lượng bao bì, chất thải bỏ hóa chất BVTV này mà lại thu gom cùng rác thải sinh hoạt hoặc đốt tại chỗ. 3. Môi trường nước mặt và môi trường đất tại xã Tức Tranh bị nhiễm nhóm Clo hữu cơ. Hàm lượng nhóm Clo hữu cơ trong môi trường đất ở hai lần quan trắc đều vượt QCVN. 4. Đề tài đã đánh giá những mặt đạt được và tồn tại trong công tác thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải bỏ chứa BVTV cho UBND xã Tức Tranh. 5.2. Kiến nghị Kính đề nghị UBND xã Tức Tranh thực hiện những biện pháp tại địa phương, giải quyết vấn đề bức xúc về chất thải chứa hóa chất BVTV trên địa bàn xã, nhằm giải quyết tận gốc vấn đề chất thải vỏ bao bì hóa chất BVTV,
  53. 44 khép kín từ khâu thu gom đến lưu giữ, trung chuyển và xử lý tiêu hủy chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV, từng bước kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trong canh tác nông nghiệp và góp phần giúp xã hoàn thành nội dung về quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất BVTV trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên và làm cơ sở nhân rộng kết quả ra các ịđ a phương khác trong tỉnh Thái Nguyên.
  54. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, NXB Lao động & Xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006), Bài giảng hóa BVTV, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Phùng Văn Hoàn (1997), “Tình hình sử dụng an toàn HCBVTV và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe nhân dân”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội, tr.27 32. 4. Đỗ Văn Hòe (2005), “Thực hiện,g iám sát và chấp nhậnquy tắc ứng xử Quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu”, Báo cáo trình bày tại Hội nghị hội thảo khu vực châu Á ngày 26 – 28/7/2005, Bangkok, Thái Lan. 5. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng(2006), “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của người phun thuốc”, Tạp chí Phát triển Khoa học vàCông nghệ, TP HCM, số 2/2006 tập 9, tr.7280. 6. Nguyễn Trần Oánh, Phạm Văn Viên, Bùi Trọng Thủy (2007), Giáo trình sử dụng thuốc BVTV, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), “Luật bảo vệ Môi trường”. 8. Cao Thúy Tạo và cs (2003), “Nguy cơ nhiễn độc HCBVTV trên người sử dụng ở một số vùng chuyên canh”, Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr.148. 9. Bùi Thanh Tâm và Hoàng Văn Khóa (2002), “Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc”, Đề tài cấpB ộ, Trường Đại học Y tế Côngc ộng Hà Nội.
  55. 46 II. Tài liệu Internet 10. Nguyễn Thị Hai (2011), “Thực trạng sử dụng HCBVTV và giải pháp để phát triển bền vững cho sản xuất rau ở Việt Nam” 11. Trần Văn Hải (2008), Hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV, Bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, 12. Nguyễn Quang Hiếu(2012), “Tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc BVTV”, nam.gplist.286.gpopen.198585.gpside.1.gpnewtitle.tang-cuong-quan-ly- viec-su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat.asmx 13. Đặng Quốc Nam (2014), “Phân loại và tác dụng của thuốc BVTV”, nong-nghiep/1895-phan-loai-va-tac-dung-cua-thuoc-bao-ve-thuc-vat.html. 14. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, hoach-xay-dung-nong-thon-moi-xa-tuc-tranh-huyen-phu-luong-tinh-thai- nguyen-den-nam-2015.htm 15. Tức Tranh, Phú Lương C6%B0%C6%A1ng 16. Xã Tức Tranh (huyện Phú Lương): Phát triển kinh tế tập thể xây dựng nông thôn mới, tuc/xa-tuc-tranh-huyen-phu-luong-phat-trien-kinh-te-tap-the-xay-dung- nong-thon-moi-70.html
  56. 47 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN Thời gian phỏng vấn: Ngày tháng năm 2018 Xin Ông, (bà) vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (Hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp) Xin trân trọng cảm ơn ! I. THÔNG TIN CHUNG Họ và tên: Tuổi: Giới tính: (Nam/nữ) Địa chỉ: Trình độ văn hóa: Số điện thoại liên hệ (nếu có): II. NỘI DUNG ĐIỂU TRA Câu 1: Nghề nghiệp của ông, (bà) hiện nay : Làm việc trong cơ quan nhà nước Nông dân Sản xuất nhỏ Buôn bán Nghề khác: Câu 2: Ước lượng một ngày gia đình ông/ bà thải ra bao nhiêu kg rác tổng hợp? Số kg rác: Kg/ ngày Câu 3: Thành phần rác thải chủ yếu của gia đình ông/ bà: Rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả ) Rác thải phó phân hủy (nhựa, thủy tinh, cao su, túi nilon ) Rác thải nguy hại (acquy, mạch điện tử, hóa chất độc hại ) Thành phần khác:
  57. 48 Câu 4: Hiện nay, trên địa bàn có tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt không? Có Không Khác: Nếu ”Có” thì tần suất thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào: 1 ngày / lần 1 tuần / lần Không thu gom 2 ngày / lần Thỉnh thoảng Khác: . . Nếu “Không” thì ông / bà có sẵn lòng chi trả phí để được tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt không? Có Không Mức phí ông / bà sẵn lòng chi trả là: 3.000đ/người/tháng; 5.000đ/người/tháng Kiến nghị: Câu 5: Theo ông/ bà việc thu gom rác thải như hiện nay đã đảm bảo vệ sinh môi trường hay chưa? Đãđ ảm bảo Chưa đảm bảo Kiến nghị : Câu 6: Thói quen xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình ông/ bà như thế nào? Đổ rác tại nơi tập kết Chôn lấp Vứt thải trực tiếp ra môi trường Đốt toàn bộ Khác: Câu 7: Theo ông/ bà ô nhiễm rác thải có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Có Không Nếu “Có” thì những bệnh nào ông/ bà cho là do rác thải sinh hoạt gây nên trong thời gian gần đây tại khu vực đang sinh sống: Các bệnh về da Bệnh về đường tiêu hóa Bệnh về đường hô hấp Không có bệnh nào Bệnh khác: .