Khóa luận Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_cam_nhan_cua_khach_hang_doi_voi_hoat_dong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI NGUYỄN THỊ THU PHƯỢNG NIÊN KHÓA: 2017 - 2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Phượng PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Lớp: K51A KDTM Niên khóa: 2017 – 2021 Thừa Thiên Huế, 1/2021
- Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên. Trước tiên, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới PGS-TS.Nguyễn Khắc Hoàn là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy, em đã nhận ra những hạn chế, sai sót của mình trong quá trình viết khóa luận để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà Trường cùng toàn thể các giảng viên trường Đại học Kinh Tế Huế, nhất là các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh đã truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt những năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên Học viện Đào tạo quốc tế ANI đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu, nắm bắt tình hình thực tế tại chi nhánh. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – những người đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi không ngừng cố gắng vươn lên. Tuy có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Huế, tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Phượng i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3 4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4 4.2.1 Nghiên cứu định tính 4 4.2.2 Nghiên cứu định lượng 4 5. Kết cấu đề tài 8 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1 Cơ sở lý luận 9 1.1.1 . Lý luận về Marketing 9 1.1.1.1 Khái niệm 9 1.1.1.2 Vai trò 10 1.1.1.3 Chức năng 11 1.1.2 . Lịch sử hình thành khái niệm Content marketing 13 1.1.2.1 Khái niệm Content Marketing 14 1.1.2.2 Phân loại Content marketing 15 ii
- 1.1.3 Lý luận về cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động content marketing trực tuyến 18 1.1.3.1 Khái niệm khách hàng 18 1.1.3.2 Gía trị cảm nhận của khách hàng 19 1.1.4 . Tổng quan về Website trong marketing online 21 1.1.5 . Các lý thuyết về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 23 1.1.5.1 Khái niệm về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 23 1.1.5.2 Vai trò của SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 24 1.1.6 Tổng quan về Facebook marketing 25 1.1.6.1 Tổng quan về mạng xã hội Facebook 25 1.1.6.2 Vai trò của mạng xã hội Facebook trong marketing online. 25 1.1.7 Mô hình hành vi khách hàng trong marketing trực tuyến 29 1.1.7.1 Các mô hình được ứng dụng phổ biến 29 1.1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 31 1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động Content Marketing 33 1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước 33 1.2.2 Thực trạng hoạt động Content Marketing trên thế giới 36 1.2.3 Thực trạng hoạt động Content Marketing tại Việt Nam 37 1.2.4 Thực trạng hoạt động Content Marketing cho các trung tâm anh ngữ ở Thừa Thiên Huế 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI 40 2.1 Tổng quan về Học viện đào tạo quốc tế ANI 40 2.1.1 Giới thiệu về Học viện đào tạo quốc tế ANI 40 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Học viện đào tạo quốc tế ANI 40 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 40 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 42 2.1.1.4 Sản phẩm dịch vụ của Học viện đào tạo quốc tế ANI. 44 2.1.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh và một số quan điểm về tình hình hoạt động hiện tại của Học viện đào tạo quốc tế ANI 48 2.1.1.6 Hoạt động đào tạo tại Học viện đào tạo quốc tế ANI 53 iii
- 2.2. Phân tích thực trạng Content marketingqua kênh online 54 2.2.1 Sơ lược về hoạt động Content marketing qua kênh trực tuyến tại Công ty 54 2.2.1.1 Cách thức tổ chức và vận hành Website 55 2.2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động Content marketing thông qua Website 58 2.2.2. Kênh Facebook: 59 2.2.2.1. Cách thức tổ chức, vận hành và thực hiện hoạt động Content marketing thông qua Facebook 62 2.2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động Content marketing thông qua facebook.63 2.3 Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing tại Học viện đào tạo quốc tế ANI 67 2.3.1 Thống kê mô tả 67 2.3.2 Mã hóa thang đo nghiên cứu 71 2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) 72 2.3.4 Phân tích EFA cho biến độc lập 77 2.3.5 Kiểm định đánh giá của khách hàng về hoạt động Content Marketing trực tuyến (One Simple T-test) 80 2.3.6 Phân tích tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing 86 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI 88 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 88 3.2. Một số giải pháp Content Marketing trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Học viện Đào tạo quốc tế ANI 89 3.2.1 Thực hiện Content Marketing trực tuyến có chiến lược 89 3.2.2 Giải pháp cụ thể cho hoạt động Content Marketing trực tuyến dựa trên kết quả thu được: 91 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Kiến nghị 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 100 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng nhân sự tại Học viện Đào tạo quốc tế ANI 44 Bảng 2.2: Khóa Tiếng Anh Basic 45 Bảng 2.3: Khóa tiếng Anh Giao tiếp 45 Bảng 2.4: Khóa học IELTS 46 Bảng 2.5: Khóa học TOEIC 47 Bảng 2.6: Khoá tiếng anh Trẻ Em 47 Bảng 2.7. Tình hình hoạt động kinh doanh Thời kì I 49 Bảng 2.8.Tình hình hoạt động kinh doanh Thời kì II 50 Bảng 2.9.Tình hình hoạt động kinh doanh thời kì III 51 Bảng 2.10. Số lượng học viên 52 Bảng 2.11. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – sự chú ý 73 Bảng 2.12. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Sự thu hút 74 Bảng 2.13. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – sự mong muốn 75 Bảng 2.14. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – quá trình hành động 76 Bảng 2.15. Giá trị KMO của biến quan sát 77 Bảng 2.16. Ma trận xoay nhân tố 78 Bảng 2.17.Giá trị KMO của biến phụ thuộc 80 Bảng 2.18. Hệ số xoay nhân tố cho biến phụ thuộc 80 Bảng 2.19. Kết quả kiểm định One Sample T-test với sự Chú ý 81 Bảng 2.20. Kết quả kiểm định One Sample T-test với nhân tố Thu hút 83 Bảng 2.21. Kết quả kiểm định One Sample T-test với nhân tố Mong muốn 84 Bảng 2.22. Kết quả kiểm định One Sample T-test với nhân tố Hành động 85 Bảng 2.23. Ma trận tương quan tuyến tính 87 v
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu 7 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện đào tạo quốc tế ANI 42 Biểu đồ 2.1: Thiết bị truy cập vào Website giai đoạn 1/12/2020 - 30/12/2020 59 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu về giới tính của mẫu quan sát 67 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về Tuổi của mẫu quan sát 68 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu về Nghề nghiệp của mẫu quan sát 69 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu về Thu nhập của mẫu quan sát 70 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu về trực tuyến học khách hàng tiếp cận của mẫu quan sát 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình AIDA 31 Hình 1.2. Hoạt động Content Marketing trực tuyến 36 Hình 2.1. Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI 40 Hình 2.2. Trang chủ website của học viện đào tạo quốc tế ANI 55 Hình 2.3. Các bài viết chia sẽ những bí quyết, kinh nghiệm trong tiếng anh 58 Hình 2.4: Fanpage Trung tâm ngoại ngữ ANI 60 Hình 2.5. Trang chủ của fanpage ANI English School Huế 61 Hình 2.6.Tổng quan fanpage trong 28 ngày qua kết quả kể từ ngày 20/12/2020 63 Hình 2.7. Lượt tiếp cận, tương tác các bài viết ở Học viện Đào tạo Quốc tế ANI 65 Hình 2.8. Sự kiện diễn ra trong 90 ngày qua ( tháng 11 – tháng 12) 66 Hình 2.9. Cảm xúc, bình luận, lượt chia sẻ và những hoạt động khác tại fanpage “Trung tâm Ngoại ngữ ANI” từ ngày 1/12/020 đến ngày 31/12/2020 66 vi
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại hiện nay – thời đại bùng nổ của công nghệ và kĩ thuật số.Mọi thứ điều chuyển dịch sang môi trường online. Có thể thấy các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng hơn bao giờ hết khi Internet là quá phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp nào tận dụng được sức mạnh của tất cả các yếu tố công nghệ sẽ có được những lợi thế nổi bật. Cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã kéo theo sự bùng nổ của hệ thống các website, mạng xã hội. Vì thế, các doanh nghiệp cũng ngày càng gắn chặt các chiến lược marketing của mình với thế giới trực tuyến. Minh chứng gần đây là sự thống trị của các hoạt động chuyên về Digital Marketing, trong đó không thể không kể đến hoạt động tiếp thị nội dung (Content marketing). Các công việc viết bài chuẩn SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để quảng cáo cho hình ảnh thương hiệu cũng được các doanh nghiệp coi trọng hơn và trở thành một chiến lược marketing hiệu quả. Ngoài tác dụng quảng bá và tuyên truyền rộng rãi thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng, tiếp thị nội dung (Content marketing) cũng không nằm ngoài mục đích đưa sản phẩm đến gần với công chúng, thuyết phục khách hàng thực hiện một số hành vi đối với sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo niềm tin thương hiệu với cộng đồng. Việc đưa những nội dung cần tiếp thị đăng lên website, diễn đàn, mạng xã hội có thể tăng mức độ tiếp xúc với khách hàng mục tiêu, tăng độ tin cậy nhưng ít tốn chi phí hơn so với những loại hình quảng cáo đa phương tiện khác, không những thế chúng còn có thể đem lại hiệu quả lâu dài hơn. Học viện Đào tạo Quốc tế ANI là một trong những nơi đào tạo tiếng anh uy tín, chất lượng tại thị trường Huế. Hiểu được rằng hoạt động Content Marketing càng hiệu quả thì công ty càng đạt được nhiều lợi ích khác nhau như: nhận diện thương hiệu, túc đẩy khách hàng lựa chọn dịch vụ, Tuy nhiên, vì Học viện Đào tạo Quốc tế ANI được thành lập chưa lâu, đội ngủ nhân viên còn non trẻ chính vì thế hoạt động content marketing chưa thật sự mang đến những thông điệp lợi ích, chưa thu hút được nhiều lượt tương tác, theo dõi của khách hàng cũng như nội dung, chủ đề còn khá hạn chế, 1
- thiếu sự sáng tạo và đa dạng trên mỗi bài được đăng tải. Thực tế đặt ra yêu cầu đòi hỏi Học viện Đào tạo Quốc tế ANI cần phải xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để có thể có lợi thế vượt trội nâng cao sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ thông qua hoạt động Content Marketing trực tuyến. Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá của khách hàng về hoạt động Content Marketing trực tuyến của Học viện, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Content Marketing + Tìm hiểu thực trạng hoạt động content marketing truyến + Phân tích đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến của Học viện Đào tạo Quốc tế ANI + Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Content marketing trực tuyến của Học viện Đào tạo quốc tế ANI trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận của khách hàng về hoạt động Content marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI - Đối tượng điều tra: là các khách hàng đã và đang học, các khách hàng tiềm năng có tiếp xúc với hoạt động Content Marketing trực tuyến của ANI 2
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Do phạm vi giới hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp Content marketing trên hai phương tiện trực tuyến là Website và Facebook, không đi sâu phân tích các kênh truyền thông khác. Cụ thể: Website: Facebook gồm: Phạm vi không gian: , 04 Lê Hồng Phong, phường Phú Nhuận, TP Huế Phạm vi thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2019 đến năm 2020. Các dữ liệu sơ các được thu thập trong vòng 3 tháng (từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phụ thuộc vào từng giai đoạn nghiên cứu thu thập các dữ liệu khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính xác, nghiên cứu thu thập những nguồn dữ liệu thứ cấp như sau: - Dữ liệu từ bộ phận sales, phòng kế toán tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI - Các tài liệu trong Học viện đào tạo quốc tế ANI, các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước; các đề tài khoa học có liên quan; Giáo trình tham khảo; Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học. - Thu thập các hoạt động Content Marketing cùng với các công cụ đang được áp dụng tại học viện. Các thống kê từ website, facebook về lượt tương tác, số lượng tiếp cận, phản hồi. 3
- 4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4.2.1 Nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp từ 3 chuyên gia gồm: - Giám đốc bộ phận Marketing tại ANI và 2 nhân viên trong bộ phận Marketing đã thực hiện các hoạt động có liên quan đến Content marketing để hoàn thiện mô hình và phát thảo thang đo đề xuất - Sau đó tiến hành điều tra thử 30 khách hàng tiềm năng, đã và đang học tại học viện đào tạo quốc tế ANI. Mục đích nhằm hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành điều tra chính thức đánh giá cảm nhận của khách hàng về hoạt động Content Marketing trực tuyến tại ANI 4.2.2 Nghiên cứu định lượng Thực hiện thiết kế bảng hỏi điều tra khách hàng của học viện. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá thông qua các thông tin thu thập. Đưa ra các giải pháp, kết luận, kiến nghị. 4.2.2.1 Cỡ mẫu Qua tìm hiểu, nghiên cứu nhận thấy hiện nay có hai công thức xác định cỡ mẫu được sử dụng phổ biến, đó là: xác định kích thước cỡ mẫu mẫu theo trung bình. Phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo trung bình lại được sử dụng khá phổ biến bởi việc tính toán khá đơn giản, không yêu cầu tồn tại các điều kiện về thang đo, xử lý dữ liệu như phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ, chỉ cần có một quá trình điều tra thử để tính giá trị độ lệch chuẩn thì có thể áp dụng công thức này. Về mức độ tin cậy của cỡ mẫu, do đều là những công thức được xây dựng và kiểm nghiệm qua rất nhiều đề tài trong nước và trên thế giới nên độ tin cậy của công thức rất tốt. Chính vì hai lý do trên, nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài xác định cỡ mẫu nghiên cứu thông qua công thức tính kích cỡ mẫu theo trung bình n = : phương sai 4
- : độ lệch chuẩn n: kích cỡ mẫu e: sai số mẫu cho phép Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, độ tin cậy mà tôi lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z=1,96. Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,05. Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với mẫu 30 bảng hỏi nghiên cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn. Kết quả thu được giá trị = 0,302 n = = = 139,8666 , × , Nhằm đảm bảo việc phân tích nhân. tố là đáng tin cậy, số mẫu điều tra càng lớn thì thông tin thu thập được càng chính xác. Trong phạm vi nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy và ý nghĩa của nghiên cứu, cỡ mẫu cần điều tra của đề tài là 140 bảng, phù hợp với điều kiện cỡ mẫu n ≥ 40. Sau khi điều tra chính thức 150 bảng hỏi, thu về được 140 bảng hỏi hợp lệ, sử dụng 140 bảng hỏi đã điều tra tiến hành phân tích. 4.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu - Đối với học viên đã và đang học tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Nghiên cứu được tiến hành điều tra tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI. Nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Dựa trên danh sách học viên đang theo học tại trung tâm và sau đó tiến hành chạy hàm random Excel cứ ba người sẽ chọn 1 người. Lượng khách hàng theo học tại ANI khá đông khoảng 430 học viên Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng hỏi được tiến hành với hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức. Nghiên cứu áp dụng phương thức phỏng vấn trực tiếp và điều tra thông qua bảng hỏi nhằm thu thập thông tin có mức độ tin cậy cao. 5
- - Đối với khách hàng tiềm năng của Học viện Đào tạo Quốc tế ANI: phi ngẫu nhiên thuận tiện. Vì đối tượng này quá rộng và rất khó để chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tuy nhiên sẽ tập trung điều tra vào các khách hàng ở các trường mục tiêu như: phụ huynh của các bé mầm mon, cấp 1, cấp 2, cấp 3 gần trung tâm, sinh viên các trường đại học Kinh tế, luật, nông lâm, y dược, Việc điều tra sẽ được tiến hành bằng cách khảo sát khách hàng trước các cổng trường đại học, tiếp cận và hỏi dựa theo bảng hỏi 4.2.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 Các bước xử lý số liệu: Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS Tiến hành nhập các dữ liệu đã thu thập trên phần mềm Excel (kiểm tra lại dữ liệu đã nhập tương ứng với dữ liệu đã thu thập được) Tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu Cách mã hóa dữ liệu: Các thang đo được mã hóa theo đúng số thứ tự câu hỏi trong bảng hỏi, mã hóa thang đo likert 5 thứ bậc: 1 = “rất không đồng ý”, 2 = “không đồng ý”, 3 = “trung lập”, 4 = “đồng ý”, 5 = “rất đồng ý”. Các thang đo định danh được mã hóa theo đúng số thứ tự của câu trả lời gh trong bảng hỏi. Mã hóa thang đó Scale cho than đo likert, thang đo Nominal cho thang đo định danh Cách làm sạch dữ liệu: Sử dụng bảng tần số theo lệnh Analyze > Descriptive> Statistics. Frequencies. Nếu phát hiện giá trị lạ trong bảng tần số, sử dụng lệnh Edit > Find để tìm và sửa giá trị lạ. Đề tài trên sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện việc phân tích, thống kê các số liệu sơ cấp. Đề tài còn sử dụng một vài phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê mô tả Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định sự tin cậy của thang đo: hệ số Cronbach’s Alfa Phương pháp tương quan tuyến tính bội Kiểm định One sample T test 6
- 4.2.2.4 Quy trình thực hiện nghiên cứu Xác định vấn đề và mục tiêu Điều tra thử và hiệu chỉnh nghiên cứu bảng hỏi Tìm hiểu cơ sở lý luận và Điều tra chính thức các nghiên cứu liên quan Xây dựng đề cương Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng, Phân tích dữ liệu điều tra bảng hỏi định tính Xây dựng bảng hỏi định lượng Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu: Trước tiên cần xác định rõ mục tiêu cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đăng ký học lặp lại của học viên. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó và căn cứ vào tình hình thực tế của Trung tâm, xây dựng đề cương nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu ban đầu và nghiên cứu xây dựng bảng hỏi định tính và định lượng. Tiến hành nghiên cứu qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ bằng cách trao đổi và phỏng vấn thử một số học viên qua đó hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát. Giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân thông qua bảng hỏi. Tiếp theo điều tra chính thức để lấy số liệu điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ bảng hỏi khảo sát, tiến hành xử lý và phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS. Cuối cùng, kết luận và đưa ra kiến nghị đối với Trung tâm. 7
- 5. Kết cấu đề tài Đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu về hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện đào tạo quốc tế Ani Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI Phần III: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị 8
- PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về Marketing 1.1.1.1 Khái niệm Marketing là làm việc với khách hàng. Mặc dù chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu về định nghĩa của marketing sau, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản nhất marketing là quản lý các mối quan hệ khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận. Hai mục tiêu của marketing là thu hút thêm nhiều khách hàng mới bằng việc đưa ra những giá trị vượt trội và tạo ra sự thõa mãn để giữ gìn và phát triển lực lượng khách hàng hiên tại. Như vậy, marketing là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của mọi tổ chức. Từ những doanh nghiệp lớn như P&G, Google, Toyota, đến các tổ chức phi lợi nhuận như trường hoc, bênh viện, bão tàng, nhà hát hay thâm chí nhà thờ đều vân dụng marketing vào hoạt động của minh. Thực ra, marketing diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta. Ở nhà, ở trường, ở nơi làm việc hay ở bất cứ khu vui chơi nào chúng ta sẽ thấy sự hiện diện của marketing. Trước đây marketing xuất hiện dưới những dạng hoạt động truyền thống như: hàng hóa được trưng bày phong phú trên các kệ hàng, mẫu quảng cáo tràn ngập trên màn hình tivi và tạp chí. Nhưng, trong những năm gần đây các chuyên gia marketing bắt đầu bàn về những cách tiếp cận mới từ việc làm chủ những trang web sáng tạo hay các mạng xã hội ảo đến việc khai thác chiếc điện thoại di động. Điều này đòi hỏi người làm marketing không chỉ dừng lại ở việc gửi đi những thông điệp hàng loạt cho cộng đồng mà họ cần phải tiếp xúc khách hàng một cách trực tiếp và đòi hỏi sự cá nhân hóa cao. Ngày nay, các nhà marketing trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, kết nối chúng ta với các thuơng hiệu. Vậy marketing là gì? Rất nhiều người vẫn thường nghĩ rằng marketing chỉ là việc bán hàng và quáng cáo. Thực sự mỗi ngày chúng ta bị tấn công không ngừng bởi những quảng cáo trên tivi, trên catalog, những cuộc điện thoại hay thư điện tử. Tuy nhiên, bán hàng và quảng cáo chỉ là một phần nổi trong tảng băng trôi marketing . 9
- Ngày nay, marketing cần được hiểu theo một lối tư duy mới đó là cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chứ không phải là lối mòn cố gắng bán được hàng. Nếu như người làm marketing thực sự hiểu được nhu cầu của khách hàng từ dó phát triển những sản phẩm mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng, ấn định một mức giá hợp lý, tổ chức phân phối và xúc tiến hiệu quả thì việc bán được hàng hóa sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Thật vậy, đúng như chuyên gia quản lý Peter Drucker nhận định "mục đích của marketing là khiến cho việc bán hàng trở nên không cần thiết". Quảng cáo và bán hàng chỉ là một phần nhó nằm trong một khái niệm lớn hơn,marketing hỗn hợp - một bộ công cụ marketing họat động đồng bộ, phối hợp với nhau để thoả mãn nhu cầu khách hàng và xây dựng nên những mối quan hệ với khách hàng. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, "marketing là hoạt động, tập hợp các tổ chức, và các quá trình để tạo ra, truyền thông, phân phối và trao đổi những thứ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung" Hiểu một cách rộng hơn marketing là một tiến trình quản lý mang tính chất xã hội được thực hiện bởi những chủ thể và tổ chức mà qua đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn của họ được tạo ra, trao đổi và thoả mãn. Theo nghĩa hẹp trong phạm vi kinh doanh, marketing là các hoạt động liên quan đến việc xây dựng những mối quan hệ khách hàng hữu ích. Vì vậy, Philip Kotler và Gary Amstrong (2014) đã định nghĩa “marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận” 1.1.1.2 Vai trò Theo thời gian, vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp cũng dần có sự thay đổi. Khi mới xuất hiện marketing được xem là một trong những chức năng hỗ trợ họat động kinh doanh có tầm quan trọng ngang bằng với các hoạt động khác. Sau đó, với tình trạng khan hiếm nhu cầu thị trường marketing được đánh giá là một chức năng quan trọng hơn các chức năng khác. Một thời gian sau marketing được khẳng định là một chức năng chủ chốt của doanh nghiệp còn các chức năng khác chỉ là những chức năng hỗ trợ. Tuy nhiên, tất cả hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến khách hàng 10
- nên khách hàng mới là trung tâm, các bộ phận còn lại cần hợp tác để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Cuối cùng, các chuyên gia đồng ý rằng marketing phải giữ vai trò kết nối, hợp nhất các bộ phận để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng Đối với doanh nghiệp, marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do marketing cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.Thành công của doanh nghiệp phu thuộc vào việc doanh nghiệp có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng chi trả của người tiêu dùng hay không. Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền tin về doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩmmới, tiêu thụ sản phẩm. cung cấp dịch vụ khách hàng Đối với người tiêu dùng, những thông tin được cung cấp bởi các nhà marketing cho người tiêu dùng như đặc điểm, lợi ích của sản phẩm dịch vụ, giá, phân phối và xúc tiến. Những thông tin này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong muốn và khá năng chi trả của bản thân, mà còn giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, cũng như mua được những sản phẩm có giá trị cao hơn mức chi phí mà họ bỏ ra . 1.1.1.3 Chức năng Marketing hiện đại bao gồm những hoạt động và những tính toán về ý đồ trước khi sản xuất sản phẩm, cho đến những hoạt động tiêu thụ và cả những hoạt động sau tiêu thụ. Việc áp dụng marketing trong những lĩnh vực khác nhau đều có những mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Song, nhìn chung dù ở lĩnh vực nào, marketing cũng đều có các chức năng chủ yếu sau. Thăm dò nhu cầu tiềm năng của thị trường và dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Vận dụng chức năng này đòi hỏi nhà marketing phải thường xuyên nghiên cứu phân tích những biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh các 11
- chính sách marketing của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng này sẽ tạo điều kiện để các chức năng khác cua marketing phát huy tác dụng. Tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường. Thực hiện chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp quyết định nên sản xuất loại sản phẩm gì? Chủng loại bao nhiêu là thích hợp? Yêu cầu về chất lượng? Nên sản xuất bao nhiêu? Các yêu cầu về kiểu dáng bao bì, mẫu mã? Thời điểm nào nên đưa sản phẩm ra thị trường và tung ra ở đâu? Loại sản phẩm nào đang bão hòa cần cải tiến hoặc rút lui? Không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống phân phối sản phẩm. Chức năng này gắn kết toàn bộ họat động kinh doanh của doanh nghiệp với người tiêu thụ, tức là chuyển sản phẩm từ người bán đến người mua. Để quá trình này được hoàn chỉnh, nhà marketing cần phải xác định chính sách giá thích hợp và tạo điều kiện dễ dàng cho người mua bằng hệ thống phân phối hữu hiệu. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu biết về sở thích của khách hàng, biết cách thu thập thông tin một cách hiệu quả về sản phẩm và doanh nghiệp và cũng cần phải có chính sách khuyến khích hợp lý đối với việc bán hàng Cùng với các yếu tố khác của quá trình kinh doanh (sản xuất, nhân sư tài chính ), hoạt động marketing góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu của marketing mà hiệu quả marketing thường được xem xét trên 3 khía cạnh: lợi nhuận doanh nghiệp, nhu cầu khách hàng và phúc lợi xã hội. Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất tài chính, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán, cung ứng vật tư. Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của doanh nghiệp. Chức năng cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó, xét về mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing là một chức năng có nhiệm vụ kết nối nhằm đảm bảo sự thống nhất hữu cơ với các chức năng khác 12
- 1.1.2. Lịch sử hình thành khái niệm Content marketing Cách đây 4200 năm trước công nguyên, những hình vẽ có nội dung bắt đầu xuất hiện và được tìm thấy trên những bức tường bên trong những hang động. Điều đặc biệt đáng chú ý nhất trong số đó là bản vẽ hướng dẫn: “6 cách sử dụng 1 ngọn giáo giúp thoát khỏi lợn rừng”. Phát hiện này được cho là đánh dấu những bước tiến đầu tiên của nền công nghiệp Content Marketing. Đến khoảng năm 1895 – John Deere xuất bản cuốn tạp chí The Follow, phát hành tới 1.5 triệu bản, trên 40 quốc gia và được dịch sang hơn 12 thứ tiếng khác nhau. Sự ra đời của The Follow đặt nền móng đầu tiên và được đánh giá là mở đầu cho sự phát triển của Content Marketing. Với nội dung hơn 400 trang sách nói về cách hướng dẫn lái xe, bảo quản xe hơi an toàn, du lịch và ăn ở trong khi di chuyển. Thương hiệu xe hơi Michelin phát hành cuốn sách The Michelin Guides. Năm 1900 họ bắt đầu bán The Michelin Guides để kiếm lợi nhuận sau khi đã phát hành 35.000 bản in miễn phí. Hơn 30 năm sau đó, vào thập niên 1930s. Thương hiệu nổi tiếng P&G mở đầu cho trào lưu quảng cáo khi họ bắt đầu bằng bước đột phá quảng cáo kịch trên radio cho sản xuất xà phòng Duz & Oxydol. Tiếp tục hơn nửa thế kỷ vào năm 1996, với những khách hàng lớn đầu tiên như Hewlett-Packard, Intel, Sun Microsystems và PBS. Placaware một phòng thí nghiệm độc lập của Xerox PARC bắt đầu giới thiệu dịch vụ giao lưu trực tuyến - Web conferencing là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên ở xa nhau, có thể từ phòng này đến phòng khác trong một tòa nhà hay từ quốc gia này đến quốc gia khác. Đây được cho là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực này. Đến năm 2001 là thời điểm mà cụm từ Content Marketing bắt đầu được đưa vào sử dụng. Khởi nguồn từ công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Bắt đầu cho ra đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu (custom content) lên tới 20 tỉ USD. Tính đến năm 2008 đã có hơn 5 thương hiệu lớn bắt đầu làm content. BeingGirl.Com Là trang web được đánh giá là hiệu quả gấp 4 lần so với cách quảng cáo truyền thống, được thương hiệu nổi tiếng P&G cho ra mắt với nội dung chuyên biệt dành riêng cho các cô gái tuổi teen. Vào cùng thời điểm đó, American Express cũng đi đầu với việc xây dựng một Open Forum dành riêng cho khách hàng, với tốc độ trưởng hơn trước 13
- điển hình tăng 23 lần trong 2 năm. Đặc biệt đến năm 2011, sự bùng nổ của hoạt động Content Marketing được cho là thực sự bắt đầu khi tạp chí dành cho giám đốc Content marketing - Chief Content Officer đã được cho ra đời với bản in và bản online và có đến 88% doanh nghiệp có sử dụng Content marketing và 25% kinh phí dành cho Content marketing là những con số đã được thống kê từ các doanh nghiệp. (Theo Admicro, 2014) 1.1.2.1 Khái niệm Content Marketing Theo định nghĩa của Joe Pulizzi về tiếp thị nội dung: “Content marketing là cách tiếp cận thị trường, thay vì gây cho khách hàng mất tập trung với những quảng cáo không liên quan đến họ, chúng ta sẽ tạo ra những nội dung có giá trị, hấp dẫn và có liên quan dựa trên nền tảng nhất quán, từ đó theo thời gian tạo nên nhóm khách hàng và sự thay đổi về hành vi của khách hàng mang tính lợi nhuận”. (Theo Tạp chí AdAge, 2015). Tiếp thị nội dung có nghĩa là thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng bằng cách tạo và chia sẻ nội dung miễn phí có giá trị. Mục đích của tiếp thị nội dung là giúp các công ty tạo ra sự trung thành thương hiệu bền vững và cung cấp thông tin có giá trị cho người tiêu dùng cũng như tạo ra sự sẵn lòng mua sản phẩm từ công ty trong tương lai. Hình thức tiếp thị tương đối mới này không liên quan đến bán hàng trực tiếp. Thay vào đó, nó tạo dựng lòng tin và mối quan hệ với khách hàng (Theo Le D., 2013). Theo Vincent Do, CEO của GTV SEO (2017): “Content marketing là một chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối các content giá trị, liên quan và liên tục tới thị trường nhằm mục đích biến họ thành khách hàng và từ khách hàng sang khách hàng mua lại. Loại content (nội dung) bạn chia sẻ liên quan chặt chẽ đến những gì bạn bán; nói cách khác, bạn đang giáo dục mọi người để họ biết, thích và tin tưởng đủ để làm ăn với bạn. Thay vì quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn cung cấp nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn để giúp họ giải quyết các vấn đề của họ đang gặp phải.” 14
- Tiếp thị nội dung là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng xác định - và cuối cùng là thúc đẩy hành động của khách hàng để thu về lợi nhuận (Theo Content Marketing Institute, 2012). Tóm lại, tiếp thị Nội dung (Content marketing) là lập ra kế hoạch chi tiết về những chuyên mục, chủ đề bao quát; kế hoạch viết bài, đăng bài với nội dung đã được đưa ra trong chiến lược; kế hoạch đi bài trên website cũng như trên những kênh truyền thông phù hợp để tạo ra những phản ứng và thảo luận (theo hướng tích cực) về nội dung truyền tải, từ đó có thể thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành động của khách hàng mục tiêu. (Theo Brandsvietnam, 2014). 1.1.2.2 Phân loại Content marketing - Dựa vào mục đích của chiến lược marketing người ta phân Content marketing làm 3 loại chính: Content để ra đơn hàng: Với mục đích này, bài viết của doanh nghiệp phải giải quyết được nỗi lo của khách hàng. Khách hàng đang muốn cái gì và sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì cho họ. Với loại bài viết này, cần đánh đúng vào tâm điểm của khách hàng, làm cho họ nghĩ bạn đang giải quyết vấn đề của họ, bạn đồng cảm với họ. Từ đó sẽ tạo ra được sự kết nối giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ngoài ra khi viết xong, bạn cần phải dùng một câu chốt mang tính hành động cực kỳ cao. Làm cho khách hàng phải thực hiện ngay khi đọc xong bài. Nếu bạn đạt được những bước trên này thì chắc chắn rằng khách hàng của bạn sẽ là một trong những nhóm người trung thành của công ty. Bài viết tăng tương tác: Đây là loại bài viết đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi liên tục, nắm bắt đúng sở thích và hành vi đối tượng khách hàng như các chiến thuật tâm lý: tặng quà (tài liệu free, gift, voucher tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty), góc giao lưu với khách hàng (kích thích khách hàng comment), nội dung kích thích cảm xúc, trends (trào lưu, nhân vật và sự kiện đang được chú ý). Bài viết xây dựng thương hiệu: Là quá trình tạo ra những giá trị cốt lõi cho 15
- thương hiệu, hay có thể hiểu là việc doanh nghiệp đưa ra những đặc điểm và những thông điệp riêng để nhằm xây dựng tính cách thương hiệu, hình thành sự liên kết giữa thương hiệu với cảm xúc của khách hàng từ đó tạo ra các giá trị cộng đồng. Giá trị này cần được tối ưu thành những điểm khác biệt, nhằm khác biệt hoá thương hiệu so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đồng thời có ý nghĩa đối với khách hàng mục tiêu. - Dựa vào mức độ phổ biến hiện nay, người ta phân thành 8 dạng tiếp thị nội dung hiệu quả nhất: (Theo ECPVietnam, 2018) Infographics Đây là dạng hình ảnh kèm chữ phổ biến nhất trên Facebook, có thể sử dụng để giới thiệu các tính năng sản phẩm, quá trình hình thành công ty hoặc là các thủ thuật, mẹo vặt đơn giản và dễ hiểu với hình ảnh minh họa. Đây được coi là dạng Visual content quyền lực nhất khi phân loại vào dạng Visual Image (hình ảnh trực quan). Tất cả thông tin bạn cần biết đều được tổng hợp đầy đủ chỉ trong một trang hình ảnh, hoặc nhiều hình ảnh nhỏ được phân ra với câu từ ngắn gọn, câu từ cũng không dài dòng mà cô đọng nhất có thể. Quote/ Meme – Trích dẫn Nghĩa là khi chèn những câu trích dẫn hay hoặc vui nhộn, hài hước, tình cảm để tạo lượt tương tác tốt nhất trên bài viết của mình. Các câu trích dẫn visual marketing (tiếp thị lan truyền) sẽ được đặt trên những hình ảnh thu hút (background), từ đó thu hút người xem quan tâm tới Fanpage của bạn. Trích dẫn ở đây chúng ta phân thành hai loại, rất dễ nhận diện: + Quote: câu trích dẫn danh ngôn, tục ngữ, các câu nói nổi tiếng của người nổi tiếng. + Meme: câu trích dẫn mang tính giải trí cao như mang ý nghĩa hài hước, vui nhộn hoặc tình cảm. Đặc điểm chung của hai dạng trích dẫn này là chúng gây ấn tượng và dễ đi vào tâm trí của người xem, khiến họ nhớ mãi. Từ đó thúc đẩy các tương tác trên bài viết như like, 16
- share, comment, và tag. Khả năng tương tác của loại visual content này rất cao, nếu bạn chăm chỉ và chia sẻ đúng thời điểm sẽ giúp bạn tăng lượt like trên Fanpage cao mà không cần phải đổ quá nhiều tiền vào chạy quảng cáo. Chart – Biểu đồ hoạt họa màu sắc Sử dụng hình ảnh biểu đồ mô tả quá trình tăng trưởng hoặc phát triển của một sản phẩm, dịch vụ hay xu hướng đang đi lên của thị trường. Với quá nhiều con số và biểu đồ phức tạp đem đến khó khăn khi xem cho người xem trên Facebook, thay bằng biểu đồ màu sắc đơn giản và rõ ràng khiến người xem vừa chú ý và tương tác được tăng cao. Hình ảnh thương hiệu được đăng tải đẹp mắt Mỗi bài viết được đăng tải đều phải chứa hình ảnh thương hiệu, phong cách thương hiệu để mọi người có thể nhận biết được thương hiệu ngay lập tức. Hình ảnh visual marketing (tiếp thị trực tiếp) không cần quá cầu kì, đơn giản mà đẹp mắt mới mang lại giá trị cao nhất, vì quá màu mè khiến người xem không tập trung được vào sản phẩm. Ngoài ra bạn có thể đính kèm link rút gọn trên mạng xã hội để khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm. Để làm được điều này hãy xác định đâu là phong cách cho hình ảnh mà bạn muốn làm nổi bật. Điểm đặc trưng trong sản phẩm mà bạn muốn truyền tải là gì (cụ thể như là cảm giác bạn muốn mang lại cho người xem). Từ đó xây dựng bố cục hình ảnh và chụp ảnh như thế nào để làm nổi bật và có cái nhìn rõ ràng nhất. Hãy luôn nhớ: “Đúng chủ đề – Đúng phong cách – Rõ ràng trong nhận diện thương hiệu” sẽ tạo nên hình ảnh đậm phong cách của thương hiệu. Video Content – Nội dung bằng video Đây là xu hướng marketing nổi bật nhất trong những năm vừa qua. Các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào nội dung này để vừa thu hút khách hàng, vừa có thể tăng nhận diện thương hiệu, gọi là viral video marketing (tiếp thị video lan truyền). Thậm chí, trên Facebook cũng ưu tiên loại quảng cáo thông qua video nhiều hơn, có thể thấy khi lướt NewsFeed thì hơn 60% – 70% là chia sẻ video. Video là một trong những dạng content thu hút người xem nhất từ: ảnh động, âm thanh, chữ, và các hiệu ứng nổi bật đa dạng. Bạn có thể tạo ra được nhiều chủ đề hài hước, ý nghĩa, để chia sẻ cho người xem. 17
- Ngoài ra còn một dạng Visual content đang rất thịnh hành là GIF, ảnh động với các hình ảnh lặp đi lặp lại. Những Fanpage cộng đồng rất hay dùng hình ảnh này để miêu tả cho một status hoặc trạng thái nào đó vui nhộn trong ngày. Sử dụng lời kêu gọi hành động trên hình ảnh/ video (Call-to-Action) Được sử dụng nhiều trong các hình ảnh quảng cáo trên Facebook, chúng dùng để kích thích và khuyến khích người đọc nhấp vào link bạn muốn chia sẻ, hay vào bài viết trực tiếp trên Facebook. Đó như một dạng gợi mở và hướng người xem tới bước tiếp theo mà họ cần làm sau khi đánh trúng nhu cầu của họ. Sử dụng các hiệu ứng và font chữ đa dạng để tạo ấn tượng cho câu kêu gọi hành động mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Hình ảnh hướng dẫn thủ thuật – mẹo vặt đơn giản Với các hình ảnh đơn có kèm các bước thực hiện đơn giản và ngắn gọn cũng mang lại tương tác cao khi đăng tải bài viết trên Facebook. Biết cách lồng ghép thông tin đi kèm với hình ảnh sản phẩm vừa nâng cao thương hiệu mà lại mang cho người dùng cảm giác an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn. (Nguồn: kyna.vn, 2016). Hình ảnh chứa câu hỏi gợi mở Nó không phải là hình ảnh trích dẫn, nó gần như là hình ảnh để dẫn đường cho bài viết của bạn, dạng bài viết kèm theo hình ảnh trên Facebook. Câu hỏi mở dễ dàng tạo sự kích thích, khiến người xem phải suy nghĩ xem làm thế nào để trả lời câu hỏi đó. Từ đó kích thích trí tò mò để người xem phải vào xem để trả lời được câu hỏi. Vô tình giữa bạn và người xem có được một sự tương tác, dễ dàng tạo ấn tượng và phủ rộng hơn thương hiệu của bạn. 1.1.3 Lý luận về cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động content marketing trực tuyến 1.1.3.1 Khái niệm khách hàng Khách hàng là người có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm. Việc mua của họ có thể diễn ra nhưng không có nghĩa mua là chính họ sẽ sử dụng sản phẩm đó (Tống Bảo Hoàng, 2016). 18
- Khách hàng cá nhân – Người tiêu dùng (Consumer) là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người (Tống Bảo Hoàng, 2016). Khách hàng tổ chức bao gồm những người mua sắm sản phẩm/dịch vụ không nhằm cho mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng cho hoạt động của tổ chức. Khách hàng tổ chức phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi tổ chức của họ (Tống Bảo Hoàng, 2016). 1.1.3.2 Gía trị cảm nhận của khách hàng Gía trị đích thực của sản phẩm/ dịch vụ xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì sản phẩm/ dịch vụ mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị sản phẩm/ dịch vụ thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng, họ chọn dùng sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có một số sản phẩm/ dịch vụ có được những tình cảm rất tốt của người tiêu dùng nhưng họ lại không chọn dùng. Ngược lại, một số sản phẩm/ dịch vụ được chọn dùng thì người tiêu dùng lại không có những tình cảm tốt. Trong hai trường hợp trên thì sản phẩm/ dịch vụ không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và vì thế không được định giá cao. Vấn đề ở đây là làm sao có thể khắc phục được các tình trạng trên? Khái niệm về giá trị cảm nhận sẽ mang đến lời giải đáp? Khi nói đến giá trị nhận được thì người ta luôn hàm ý đó chính là giá trị cảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau về mức độ quan trọng và chi phí họ phải trả cho sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, mỗi người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ gọi đó là giá trị cảm nhận. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra một sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm. 19
- Từ những năm cuối thế kỷ 20 khái niệm “giá trị cảm nhận” đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến, nó nổi lên như một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để định nghĩa “giá trị cảm nhận” của khách hàng. Chẳng hạn như: giá trị cảm nhận (perceived value), giá trị của khách hàng (customer value), giá trị cho khách hàng (value for the customer), giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value), giá trị khách hàng cảm nhận (perceived customer value), giá trị của người tiêu dùng (consumer value), giá trị tiêu dùng (consumption value) Thuật ngữ thường được dùng nhiều trong các nghiên cứu là giá trị cảm nhận (perceived value) hoặc giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value). Đã có nhiều học giả kinh tế trên thế giới về giá trị cảm nhận của khách hàng từ các thập niên trước đây và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Khái niệm giá trị cảm nhận phổ biến nhất là của Zeithaml (1988): “Giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra”. Giá trị cảm nhận của khách hàng là giá trị được cảm nhận tính theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có (Anderson, Jain and Chintagunta 1993:5). Butz và Goldstein (1990) định nghĩa giá trị cảm nhận là mối quan hệ cảm xúc được thiết lập giữa khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp và thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng. Nhận thức của người mua về giá trị là miêu tả sự cân đối giữa chất lượng sản phẩm hoặc lợi ích mà họ cảm nhận được từ sản phẩm và chi phí mà họ phải trả cho sản phẩm đó (Monroe, 1990). Theo Wooddruff (1997) định nghĩa giá trị cảm nhận như là một sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện của 20
- đặc tính và những kết quả đạt được từ việc sử dụng để đạt một cách dễ dàng ý định và mục tiêu của khách hàng trong các trường hợp sử dụng. Tóm lại, mỗi người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm và dịch vụ đó chính là giá trị cảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người. Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đối với tổ chức. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt – một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm 1.1.4. Tổng quan về Website trong marketing online Trang web, có thể hiểu là một tập hợp các trang web con với các nội dung vô cùng đa dạng từ văn bản, hình ảnh, video, flash, landing page Trang web được truy cập và nằm trong một tên miền chính hoặc các tên miền phụ. Về khía cạnh marketing, Website được hiểu là một công cụ truyền tải thông tin đến người dùng dựa trên nền tảng ứng dụng Internet để tiếp thị cho các doanh nghiệp. Marketing qua website là quá trình bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông, công cụ tìm kiếm, viết blog, video, email, để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Website marketing sẽ đưa thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới những trang web rộng lớn. Với rất nhiều người sử dụng internet mỗi ngày, có rất nhiều cơ hội để sản phẩm hoặc dịch vụ đó xuất hiện trước những người cần hoặc muốn nó, làm thúc đẩy mong muốn mua hàng của họ, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi họ thành khách hàng. Vai trò của Website trong marketing online Hoạt động Digital Marketing lấy Internet làm cơ sở để thực hiện các hoạt động Marketing và truyền thông, bên cạnh đó để thực hiện thành công các chiến lược Digital Marketing thì điều cơ bản đầu tiên chính là doanh nghiệp cần có một website. Hầu hết các hoạt động Marketing Online đều sẽ bắt đầu từ website bán hàng của doanh 21
- nghiệp. Website là nguồn thông tin chính để người làm Digital Marketing tiến hành các hoạt động khác trên mạng xã hội cũng như các công cụ khác. Khách hàng có thể biết về doanh nghiệp thông qua thông tin quảng cáo ở Email Marketing, các kênh quảng cáo online hay các trang mạng xã hội thì cuối cùng địa chỉ khách hàng tìm về cũng chính là website. Thông qua website, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách rõ ràng, chi tiết nhất. Một website có giao diện chuyên nghiệp và nội dung sâu sắc sẽ thu hút được người dùng truy cập vào và giữ chân họ ở lại website lâu hơn, điều này là khá quan trọng trong Marketing Online. Ý nghĩa của việc giữ chân người dùng không chỉ là tăng khả năng bán hàng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao về website của doanh nghiệp, giúp website đạt được thứ hạng tìm kiếm cao một cách tự nhiên trên công cụ tìm kiếm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển, con người thường có xu hướng làm mọi việc trên internet, từ hành vi tìm kiếm, đánh giá đến quyết định mua hàng. Hiển nhiên, Internet là nơi quy tụ lượng người dùng lớn nhất thế giới và hầu hết con người hiện nay có xu hướng tìm đến website để tìm kiếm và tra cứu thông tin. Do đó, nội dung website chính là mấu chốt quan trọng để người đọc xác định xem có nên đọc tiếp không. Nếu nội dung thú vị, hữu ích với người dùng, họ sẽ thích thú và tin tưởng, dần trở thành khách hàng tiềm năng và khả năng cao sẽ chia sẻ cho những người khác. Nội dung hay còn cần kết hợp những hình ảnh bắt mắt, chắc chắn sẽ đi vào tâm trí của người xem. Có thể nói, website giống như một cửa hàng, một địa điểm trực tuyến nơi mà người dùng có thể tìm kiếm mọi thông tin họ cần về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiều website còn là nơi giao tiếp, giao dịch hay trao đổi thông tin giữa khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Với website họ sẽ không cần phải đi đâu xa mà vẫn có thể truy cập thông tin bất kì lúc nào mong muốn, điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí lại làm cho quá trình tìm kiếm thông tin diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, một số các lợi ích khác của Website trong marketing là: - Là nơi tiếp thị nhanh nhất những sản phẩm chiến lược của công ty trên mạng toàn cầu, giúp sản phẩm của doanh nghiệp luôn nổi bật và được nhiều người biết đến. 22
- - Giúp doanh nghiệp giới thiệu đầy đủ về đơn vị hoặc công ty của mình đến khách hàng nhằm tạo sự tin tưởng về dịch vụ và sản phẩm của công ty. - Chi phí dành cho website so với những loại hình dịch vụ marketing truyền thống là thấp hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn. - Website giúp doanh nghiệp luôn nhận được phản hồi nhanh nhất từ phía khách hàng. - Website góp phần giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chung của thị trường cũng như nắm được những thông tin về thị hiếu của khách hàng chính xác và nhanh nhất. 1.1.5. Các lý thuyết về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 1.1.5.1 Khái niệm về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn. (Theo Bách khoa toàn thư - Wikipedia). Theo chuyên gia Rand Fishkin: “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc làm tăng số lượng và chất lượng của lưu lượng truy cập mà bạn kiếm được qua những kết quả tìm kiếm cơ bản, tự nhiên trong công cụ tìm kiếm”. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng được xem một trong những kỹ thuật phổ biến nhất trong việc gia tăng lưu lượng truy cập đến Website của bạn, giúp bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng một cách chính xác hơn. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc tổng hợp của nhiều phương pháp nhằm cải thiện độ thân thiện của website với máy tìm kiếm. Các phương pháp này có thể bao gồm việc tối ưu phần nội dung, tối ưu cấu trúc website với mục tiêu để công cụ tìm kiếm ưu tiên hiển thị website đến người dùng khi họ có nhu cầu tìm kiếm những thông tin liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Về mục tiêu của các chiến dịch SEO hiện nay, hầu hết các đơn vị đều lựa chọn mục tiêu thấp nhất là đưa website lên trang kết quả đầu tiên, cao hơn có thể là vị trí top 3, top 4, 23
- 1.1.5.2 Vai trò của SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO tốt sẽ giúp website có vị trí cao trong công cụ tìm kiếm, thu hút số lượng đông đảo khách hàng truy cập, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng hơn. SEO hoạt động tốt sẽ giúp tăng tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm cho người tiêu dùng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu giữa một loạt những trang web khác. Từ khi kinh doanh trực tuyến phát triển, lợi ích từ hoạt động kinh doanh trực tuyến thúc đẩy nhiều đơn vị kinh doanh đầu tư cho hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng. Chính vì điều này mà mức cạnh tranh giữa các đơn vị bắt đầu xuất hiện, lúc này thì doanh nghiệp nào có khả năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến nhiều người dùng hơn thì đương nhiên hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp này có được là cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Với hoạt động marketing online hiện nay thì SEO đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhanh chóng giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận khách hàng mà không yêu cầu mức chi phí đầu tư quá lớn. Đối với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay, họ đang đầu tư song song giữa hoạt động marketing bằng quảng cáo và marketing thông qua các chiến dịch SEO nhằm đảm bảo lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập web ổn định. Thói quen của người tiêu dùng lúc này đơn giản chỉ là họ có nhu cầu với một sản phẩm, dịch vụ nào đó, họ truy cập vào các công cụ tìm kiếm trực tuyến và bắt đầu gõ tìm những sản phẩm, dịch vụ họ cần thông qua các từ khóa được lựa chọn. Ngay tại thời điểm đó, nếu như website của doanh nghiệp xuất hiện ở những vị trí tốt, thu hút lượng truy cập của người dùng thì chắc chắn cơ hội bán hàng sẽ đến với doanh nghiệp Để có được những khách hàng thông qua những lần tìm kiếm của người dùng như thế, yêu cầu website của doanh nghiệp sẽ phải có được một thứ hạng tốt. Và để có được thứ hạng tốt như vậy yêu cầu doanh nghiệp cần đầu tư cho một chiến dịch SEO. Vai trò của SEO bắt đầu được thể hiện, một chiến dịch SEO mang lại kết quả tốt, mà cụ thể là thứ hạng cao cho website sẽ giúp doanh nghiệp: - Phát triển được lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập website một cách ổn định. - Thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến và phát triển nhờ vào lượng truy cập người dùng kể trên. 24
- - Cơ hội bán hàng được cải thiện đáng kể nhờ vào việc website có được lượng truy cập người dùng tốt từ những khách hàng tiềm năng. - SEO đang là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến hơn 98% người dùng internet với một mức chi phí đầu tư tương đối thấp. (Theo Brandsvietnam, 2018) 1.1.6 Tổng quan về Facebook marketing 1.1.6.1 Tổng quan về mạng xã hội Facebook Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí. Tên của nó xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một số trường đại học tại Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau. Facebook được sáng lập vào tháng 2 năm 2014 bởi Mark Zuckerberg và các bạn đại học Harvard của ông như Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustun Moskovits và Chris Hughes Mới đây , người đứng đầu bộ phận sản phẩm của Facebook là Chris Cox đã có trao đổi với trang tin công nghệ TechCrunch và cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay vừa đạt thêm cột mốc mới. Sau 13 năm ra mắt chính thức công chúng và chỉ chưa tới 5 năm sau đã cán mốc 1 tỷ ngườu dùng, và giờ Facebook đã có 2 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. (Nguồn: Techcrunch, 2017) Với con số 2 tỷ người dùng tích cực đã đưa Facebook trở thành ứng dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này khi xét về yếu tố người dùng có đăng nhập sử dụng, vượt lên cả YouTube với 1,5 tỷ người. Ở Việt Nam Facebook cũng là trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, mức độ nhận biết thương hiệu là tuyệt đối 100%, cứ 100 người thì có đến 99 người đăng kí tài khoản Facebook. (Theo Brandsvietnam, 2018) 1.1.6.2 Vai trò của mạng xã hội Facebook trong marketing online. Theo số liệu thống kê năm 2013, Việt Nam có tới 31 triệu người sử dụng Internet, trong đó 66% người dùng truy cập Internet mỗi ngày và 86% người dùng Internet có thói quen truy cập mạng xã hội tức là có đến 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 25
- 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013 (Theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013). Theo IM Group, năm 2017 lần đầu tiên lợi nhuận và doanh thu từ quảng cáo của Facebook là lớn hơn doanh thu của cả những công ty quảng cáo truyền thống lớn nhất, chỉ xếp sau Google. Theo nghiên cứu giám sát marketing của TNS (Taylor Nelson Sofres: tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu thị trường và thông tin thị trường), lần đầu tiên các marketer khắp châu Á xem truyền thông trên Social media (truyền thông mạng xã hội) quan trọng hơn bất kì yếu tố nào khác. Sau đây là số liệu thống kê của Zephoria – một công ty tư vấn internet marketing tại Mỹ - thể hiện tầm quan trọng của mạng xã hội Facebook: (Được cập nhật vào 02/2018) Trên toàn thế giới, có hơn 2,13 tỷ tài khoản Facebook hoạt động hàng tháng cho quý 4 năm 2017 (Facebook MAUs), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (Nguồn:Facebook, 31/01/2018). Điều này có nghĩa là: Trong trường hợp các doanh nghiệp có bất cứ sự nghi ngờ gì, thì số liệu này cho thấy Facebook là nền tảng quá lớn mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Có 1,15 tỷ người sử dụng di động hoạt động mỗi ngày (Mobile DAU) vào tháng 12 năm 2016, tăng 23% so với năm trước. (Nguồn: Facebook, 02/01/2017) Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của lưu lượng truy cập bằng điện thoại di động trên Facebook. Doanh thu quảng cáo di động được Facebook báo cáo chiếm khoảng 88% doanh thu quảng cáo trong quý 3 năm 2017 so với 84% trong quý 3 năm 2016. Trung bình có 1,4 tỷ người đăng nhập trên Facebook mỗi ngày và được xem là người dùng hoạt động hàng ngày (Facebook DAU) vào tháng 12 năm 2017, tăng 14% so với năm trước. (Nguồn: Facebook, 31/01/2017). Có 1,74 tỷ người sử dụng hoạt động di động (Mobile Facebook MAU) trong tháng 12 năm 2016, tăng 21% so với năm trước (Nguồn: Facebook,02/01/2017). 26
- Trung bình, nút Thích và Chia sẻ được xem trên hầu hết 10 triệu trang web mỗi ngày (Nguồn: Facebook, 10/02/2014). Ở châu Âu, có trên 307 triệu người trên Facebook (Nguồn: Tạp chí Search Engine). Độ tuổi 25-34 chiếm 29,7% người dùng, là nhóm độ tuổi phổ biến nhất. (Nguồn: Emarketer, 2012). Đây là đối tượng mục tiêu chính về nhân khẩu học cho nhiều nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp và có cơ hội thu hút những người tiêu dùng quan trọng này trên Facebook. Có 5 tài khoản mới được tạo ra mỗi giây (Nguồn: Facebook, 2012), đây được xem là đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp tiếp thị trên Facebook. Lượng truy cập cao nhất là vào giữa tuần trong khung giờ từ 1-3h chiều (Nguồn: Bit.ly blog). Ở một lưu ý khác, post Facebook vào lúc 7h tối sẽ thu hút được nhiều lượt click hơn lúc 8h tối (Nguồn: tạp chí Forbes). Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn và điều hướng lượng truy cập vào trang web trong khung giờ vàng, nhưng đồng thời lượng người dùng cũng có thể sẽ tham gia nhiều hơn vào mỗi buổi tối. Con số thống kê này sẽ là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi lên kế hoạch tiếp thị qua mạng xã hội xung quanh múi giờ của thị trường mục tiêu. Vào thứ Năm và thứ Sáu, lượng tương tác cao hơn 18% (Nguồn: Bit.ly blog). Thông tin này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về thời gian đăng bài sao cho có thể tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị qua mạng xã hội. Có 83 triệu tài khoản Facebook giả mạo. (Nguồn: CNN). Không có thứ gì là hoàn hảo, vì vậy các doanh nghiệp hãy luôn theo sát và duy trì chiến lược bằng tất cả nỗ lực của mình. Dù là tài khoản giả hay thật, đây vẫn là những đối tượng tiềm năng. Có hàng ngàn lý do để người ta tạo tài khoản ảo, bao gồm cả việc thực hiện những nghiên cứu và kiểm tra chuyên sâu, và người dùng vì muốn phân loại việc dùng Facebook của họ mà họ sẽ sử dụng nhiều hơn 1 tài khoản. Có 300 triệu tấm ảnh được tải lên mỗi ngày (Nguồn: CNN). Đây là một dấu hiệu để doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ. Đồng thời, điều này cũng chỉ ra rằng, có rất nhiều hình ảnh cũng như thông tin khác phân tán sự chú ý của người dùng. 27
- Thời gian trung bình mỗi lần lướt Facebook của người dùng là 20 phút (Nguồn: Infodocket). Bạn chỉ có một khoảng thời gian ngắn để gây ấn tượng về mình, vì vậy hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan với những bài đăng và đề xuất có liên quan, thú vị và độc đáo để thu hút được nhiều nhất lượt trở lại. Cứ mỗi 60 giây trên Facebook sẽ có: 510.000 bình luận được đăng, 293.000 trạng thái mới được cập nhật và 136.000 bức ảnh được đăng tải (Nguồn: The Social Skinny). Có rất nhiều tài khoản tích cực hoạt động trên Facebook nhưng cũng có rất nhiều luồng thông tin phân tán sự chú ý của họ, nên hãy nâng cao chất lượng những thông tin bạn đưa lên Facebook và có chiến lược rõ ràng cho những điều đó. 4,75 tỷ mẫu nội dung được chia sẻ hàng ngày vào tháng 5 năm 2013, tăng 94% so với tháng 8 năm 2012 (Nguồn: Facebook). 50% người trong độ tuổi 18-24 lướt Facebook khi họ thức dậy. (Nguồn: The Social Skinny). Facebook là điều quan trọng đối với những người dùng này, và có khả năng nếu được thực hiện đúng thì nội dung bạn đăng có thể nằm trong đó. Ở Hoa Kỳ, một trong năm lượt xem trang xảy ra trên Facebook (Nguồn: Infodocket,2012). Đây là một thị trường khổng lồ trên website; nếu bạn sử dụng các nỗ lực tiếp thị trên Facebook xã hội tốt, bạn có thể có một lượng lớn lượt xem trang. 42% các marketer báo cáo rằng Facebook là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ (Nguồn: State of Inbound Marketing,2012). Đây là một thị trường cực kỳ đông đúc, nhưng bạn cũng không thể chiếm một vị trí ở đó bởi vì tỷ lệ cạnh tranh cũng cực kỳ khốc liệt. Chìa khóa chỉ có một, đó là hãy sử dụng Facebook marketing một cách chính xác và đảm bảo rằng những nỗ lực của bạn sẽ giúp bạn khác biệt và nổi bật giữa đám đông. 16 triệu trang kinh doanh địa phương đã được tạo ra vào tháng 5 năm 2013, tăng 100% so với 8 triệu trong tháng 6 năm 2012 (Nguồn: Facebook). Facebook marketing đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, và việc sử dụng các doanh nghiệp địa phương để mở rộng thị trường của họ tiếp tục được đẩy mạnh. (Nguồn: Zephoria, 02/2018). 28
- Facebook là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sự nhận biết thương hiệu, tăng doanh số và tăng lưu lượng truy cập đến website. Nếu như SEO giúp doanh nghiệp có khách hàng miễn phí đến từ công cụ tìm kiếm thì Social Media giúp bạn có khách hàng miễn phí đến từ mạng xã hội (Theo Nguyễn Trọng Thơ, 2014). 1.1.7 Mô hình hành vi khách hàng trong marketing trực tuyến 1.1.7.1 Các mô hình được ứng dụng phổ biến a/ Mô hình AIDMA AIDMA là mô hình miêu tả về sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do Roland Hall (Mỹ) đưa ra từ những năm 20 của thế kỉ trước. Nội dung của mô hình này như sau: Attention: chú ý Interest: Quan tâm Desire: mong muốn Memory: ghi nhớ Action: hành động Ý nghĩa của AIDMA là: Khách hàng chú ý sản phẩm, dịch vụ của bạn; họ quan tâm, có mong muốn đối với sản phẩm dịch vụ đó; ghi nhớ nó và hành động. Mô hình này đã tồn tại được gần một trăm năm qua và hiện tại vẫn đang có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng AIDMA trong hoạt động marketing. b/ Mô hình AISAS Mô hình AISAS là một mô hình hành vi tâm lý khách hàng khá phổ biến trong Online marketing. Ngoài ra đã được sử dụng khá thành công trong một số lĩnh vực. Đây là mô hình miêu tả sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do công ty quảng cáo cải tiến hàng đầu thế giới Dentsu đưa ra vào năm 2004 và đăng ký bản quyền vào năm 2005 tại Nhật Bản. Nội dung của mô hình này là: 29
- Attention: Chú ý Interest: Quan tâm Search: Nghiên cứu Action: Hành động Share: Chia sẻ Ý nghĩa của AISAS là: Khách hàng chú ý sản phẩm, dịch vụ của bạn; họ quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó; sau đó hành động và cuối cùng là chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ ấy ( hoặc là chia sẻ về hành động của họ). c/ Mô hình AIDA AIDA được biết là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển giúp cho các doanh nghiệp hiểu được người mua hàng. Các doanh nghiệp, cá nhân có thể biết được nhu cầu của người dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Sau đó, họ sẽ đưa ra những chiến lược truyền thông thích hợp với mỗi giai đoạn. AIDA là cụm từ viết tắt của 4 giai đoạn: . Attention – Sự chú ý . Internet – Sự thu hút . Desire – Sự mong muốn .Action – Sự hành động Đây được xem như là một mô hình, là một công thức vô cùng quan trọng trong các công tác tiếp thị quảng cáo cũng như một bài viết Pr bán hàng. Cùng với những hiệu quả lớn và đặc tính nổi bật mà AIDA đang ngày càng được phổ biến. Dường như AIDA đã trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing. Hình thức này đơn giản chỉ là cần phải thu hút được sự chú ý của khách hàng ngày từ ban đầu. Rồi sau đó, bày cho khách hàng những đặc điểm hữu ích của sản phẩm đó, tạo sự thú vị để khơi lên sự hào hứng, thu hút với khách hàng. 30
- Bước tiếp theo là tạo sự khao khát, kích thích mong muốn mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Cuối cùng là hướng niềm khát khao đó của khách hàng chuyển thành hành động theo chủ đích của bạn. AIDA được coi là một trong các công thức hay nhất, ấn tượng nhất và được ứng dụng thành công nhất. AIDA được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: quảng cáo, tiếp thị, giao tiếp, bán hàng 1.1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình AIDA Mục tiêu đầu tiên của các doanh nghiệp, dịch vụ đó chính là tạo sự thu hút, dễ tiếp cận khách hàng bằng bất cứ phương thức nào. Và một công thức hiệu quả nhất phải kể đến chính là công thức mô hình AIDA. Mô hình này sẽ phát huy được tác dụng của nó trong hầu hết những ngành cần đến nó. Một số ngành cần đến mô hình này có thể kể đến như: tiếp thị, quảng cáo, bán hàng hay thậm chí là cả trong SEO Onpage. Khi bạn áp dụng 4 bước của AIDA đầy đủ vào trong bài viết của mình, thì việc bán hàng của bạn sẽ đạt được thành công hơn mong đợi. Hình 1.1: Mô hình AIDA (Nguồn: 31
- Thu hút sự chú ý (Attention) Bước đầu tiền và đóng vai trò quan trọng trong mô hình AIDA chính là thu hút sự chú ý của khách hàng – Attention. Bước này có nghĩa là bạn cần phải lôi kéo, hướng sự chú ý của mọi người vào phần nội dung của sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo, giới thiệu. Phần này giống như phần mở bài của 1 bài văn, nếu phần mở bài càng hay, càng hấp dẫn thì sẽ dễ dàng thu hút. Người đọc sẽ nhanh chóng tìm hiểu về những gì tiếp theo của sản phẩm. Nếu như phần mở đầu không tốt thì sẽ không có lý do gì để người dùng chú ý đến những điều sau. Để có thể tạo được ấn tượng ngay từ khi khách hàng mới nhìn thấy bài viết, chúng ta có thể sử dụng cách giật tít, đặt tiêu đề ấn tượng. Hoặc bạn có thể dùng những ngôn từ ấn tượng, đi theo các xu hướng đang thịnh hành trên thị trường Tạo sự thích thú (Interest) Khi áp dụng mô hình AIDA thì bước tạo sự thích thú được coi là giai đoạn khó khăn nhất. Trong bước này, cần phải kể ra một cách mạch lạc nhất, gọn gàng nhất về thông tin sản phẩm, dịch vụ. Có thể nêu ra những tính năng, ưu nhược điểm của sản phẩm của mình với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Đồng thời, cũng cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu, mong muốn của đối tượng mà mình hướng đến. Mục đích là để sắp xếp, chọn lọc các yếu tố, thông điệp thích hợp nhất cho khách hàng. Hãy cho khách hàng của mình thấy được là mình sẽ được nhận những lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm và khuyến mãi đi kèm. Điểm nhấn quan trọng của bước này chính là bạn cần phải làm sao để khiến cho khách hàng quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngay. Tiến xa hơn với mong muốn của khách hàng (Desire) Khi đến bước thứ 3 ở mô hình AIDA trong content, tạo mong muốn của khách hàng thì nghĩa là đã nắm chắc được 1 phần thành công trong tay. Rủi ro có thể đến từ 32
- tâm lý lưỡng lự và chưa chắc chắn của khách hàng. Lúc này, cần thêm 1 chút điểm để đẩy tâm lý khát khao mua hàng của người dùng lên đỉnh điểm. Lúc này, bạn cần phải đưa ra quyết định để chốt lần cuối, cho người dùng thấy được lợi ích và tác dụng thế nào khi mua sản phẩm mà bạn cung cấp. Với các sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể gắn kèm với các ưu đãi khác như khuyến mãi, bảo hành, hay tặng kèm thêm sản phẩm khác Biến mong muốn của khách hàng trở thành hành động (Action) Đây là bước cuối cùng trong khi áp dụng mô hình content AIDA và cũng rất quan trọng để xem khách hàng có lựa chọn dịch vụ của mình không. Khi bạn đã thu hút được sự chú ý của mọi người, tạo sự thích thú, mong muốn của khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể chủ động. Bạn có thể chủ động dẫn dắt khách hàng đi theo hướng mà bạn đang mong muốn. Bạn chỉ cần chỉ rõ các cách thức để khách hàng sở hữu sản phẩm của mình. Mọt số phương pháp thường được áp dụng là gắn thêm nút Call, phần cách thức thanh toán, đặt link đặt hàng trong phần cuối bài viết. AIDA là mô hình cho phép người dùng có thể dễ dàng theo dõi ý đồ quảng cáo của người viết. Sau đó, đưa ra hành động mua hàng ngày khi đọc hết đoạn quảng cáo của bạn. Mỗi khi đã đầy đủ được các thông tin cần thiết, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt và quyết định mua sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động Content Marketing 1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước Trong 1 nghiên cứu khác tại Nam Phi, 2017 về vai trò của tiếp thị nội dung trong cộng đồng truyền thông xã hội, tác giả Charmaine Du Plessis cho rằng: tiếp thị nội dung đã trở thành một kỹ thuật tiếp thị hàng đầu trong truyền thông tiếp thị kỹ thuật số và sử dụng quan điểm của người tiêu dùng để xây dựng mối quan hệ bằng cách tạo và chia sẻ nội dung hấp dẫn trên phương tiện truyền thông xã hội giúp nâng cao cuộc sống hàng ngày của họ. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra vai trò của tiếp thị nội dung trong cộng đồng nội dung truyền thông xã hội để thu hút đối tượng mục tiêu một 33
- cách bẩm sinh. Nghiên cứu này đã phân tích nội dung quy nạp của 51 tài liệu thực hành liên quan đến thực tiễn tiếp thị nội dung từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng để thêm một góc nhìn khác cho nghiên cứu hiện có về cộng đồng trên phương tiện truyền thông xã hội. Việc phân tích nội dung được hỗ trợ bằng cách sử dụng QDA Miner - một chương trình phần mềm phân tích dữ liệu định tính đáng tin cậy và được áp dụng rộng rãi. Kết quả là ba danh mục xuất hiện từ dữ liệu là xây dựng cộng đồng nội dung, nội dung nền tảng cụ thể và các kênh hiểu biết. Các danh mục này cung cấp bằng chứng rõ ràng về cách các thương hiệu sử dụng cộng đồng nội dung truyền thông xã hội để kết nối với đối tượng mục tiêu một cách không phô trương, ngoài việc có mặt trong cộng đồng thương hiệu ảo. Những phát hiện này đã cung cấp một sự khác biệt rõ ràng hơn giữa các cộng đồng nội dung truyền thông xã hội và thương hiệu, mở rộng thêm các quan niệm về cộng đồng truyền thông xã hội để bao gồm các cộng đồng nội dung và cung cấp bằng chứng đầy đủ về cách tiếp thị nội dung có thể giúp thương hiệu trở thành một phần của các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong 1 nghiên cứu ở New Zealand về việc sử dụng Web để tiếp thị du lịch, các tác giả Bill Doolina, Lois Burgessb và Joan Cooperc cho rằng: bản chất thông tin của ngành du lịch cho thấy một vai trò quan trọng của Internet và website trong việc quảng bá và tiếp thị các điểm đến. Bài viết này sử dụng mô hình áp dụng thương mại Internet mở rộng để đánh giá mức độ phát triển trang web trong các tổ chức du lịch khu vực New Zealand, đồng thời nêu bật tiện ích của việc sử dụng tính tương tác để đo lường sự trưởng thành tương đối của các trang web du lịch. (2002, Elsevier Science Ltd). Cũng theo các tác giả, du lịch là một sản phẩm bất thường, nó chỉ tồn tại dưới dạng thông tin tại điểm bán và không thể lấy mẫu trước khi quyết định mua được đưa ra (WTO Business Council, 1999). Bản chất của việc cung cấp thông tin cho sản phẩm này là Internet, nơi cung cấp khả năng tiếp cận và đa phương tiện toàn cầu, là một phương tiện ngày càng quan trọng để quảng bá và phân phối dịch vụ du lịch (cf. Walle, 1996). Sự dễ sử dụng, tính tương tác và tính linh hoạt của các giao diện dựa trên Web cho thấy vai trò đồng minh và quan trọng đối với Công nghệ web toàn cầu trong tiếp thị điểm đến và dấu hiệu cho thấy các trang web du lịch liên tục được tạo ra nhiều tương tác hơn (Gretzel, Yuan, & Fesenmaier, 2000; Hanna & Millar, 1997; 34
- Marcussen, 1997; WTO Business Council, 1999). Các trang web chuyển từ truyền thông tin sang cho phép người dùng tương tác với nội dung trên trang web giúp các tổ chức du lịch thu hút sự quan tâm và tham gia của người tiêu dùng (tăng khả năng họ sẽ quay lại trang web), nắm bắt thông tin về sở thích của họ và sử dụng thông tin đó để cung cấp thông tin liên lạc và dịch vụ cá nhân. Nội dung của những trang web viết về điểm đến du lịch là đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cảm nhận của điểm đến, tạo ra trải nghiệm ảo cho người tiêu dùng và trải nghiệm này được tăng cường đáng kể khi các trang web cung cấp khả năng tương tác (Cano & Prentice, 1998; Gretzel et al., 2000). Nghiên cứu này với mục đích đánh giá sự trưởng thành tương đối của các trang web được sử dụng trong ngành du lịch và cách tiếp cận liên quan đến Mô hình mở rộng của việc áp dụng thương mại Internet (eMICA - the extended Model of Internet Commerce Adoption) được phát triển bởi Burgess và Cooper (2000). Kết quả của nghiên cứu là một xác nhận hữu ích về cách tiếp cận theo giai đoạn để phát triển các trang web được đề xuất bởi eMICA. Cùng với các cấp độ chức năng của các trang web du lịch được xác định trong nghiên cứu, mô hình eMICA cung cấp một công cụ hữu ích cho các tổ chức cá nhân để đánh giá và giám sát theo thời gian của họ. Đồng thời đánh giá sự phát triển của ngành du lịch trong lĩnh vực này trên toàn cầu thông qua nghiên cứu so sánh ở cấp độ quốc tế. Còn hiện tại ở thị trường Việt Nam các đề tài liên cứu liên quan về content marketing tương đối ít. Họ chú trọng nghiên cứu, nâng cao hiệu quả cũng như giải pháp hoàn thiện cho hoạt động Marketing tổng thể và ít đề tài nghiên cứu đi sau vào hoạt động Content Marketing Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khái niệm về Content marketing có lẽ vẫn chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nên hầu như có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Vào năm 2019 đã có một đề tài nghên cứu đánh giá sự cảm nhân cuae khách hàng đối với hoạt đọng Content Marketing thông qua kênh online tại công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại bành theo mô hình nghiên cứu AISAS, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được cảm nhận của khách hàng qua thang đo nghiên cứu. 35
- Hình 1.2. Hoạt động Content Marketing trực tuyến (Nguồn: bí quyết Content Marketing hiệu quả) 1.2.2 Thực trạng hoạt động Content Marketing trên thế giới Thực tiễn hoạt động Content Marketing của các doanh nghiệp bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 19, giai đoạn 1880-1890, khi mà sách báo ra đời. Tiêu biểu cho giai đoạn này là John Deere – công ty cung cấp những thiết bị, máy móc, giải pháp để cải thiện nông nghiệp đã cho ra mắt tạp chí Furrow vào năm 1885, mục đích của tờ tạp chí này là cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp người nông dân cải thiện hoạt động canh tác của mình. Đến những năm 1960-1970 giữa thế kỉ 20, khi mà truyền hình phát triển, các doanh nghiệp bắt đầu tận dụng cơ hội để tạo ra một thông điệp nhất quán về thương hiệu và sản phẩm của họ trên nhiều phương tiện. Đây là nền tảng cho Content Marketing trong tương lai. Tiêu biểu như Exxon đã phát triển một “Call-to-action” hấp dẫn xung quanh logo thương hiệu của họ, một chú hổ đại điện cho người nhân viên đổ xăng, chúng được phát trên nhiều kênh khác nhau. Những năm 1980, Content Marketing góp mặt trong lĩnh vực truyện tranh. Sự kiện đánh dấu cho sự chuyển đổi Content Marketing mới là năm 1982, Hasbro tạo ra một 36
- quảng cáo truyền hình chỉ để quảng cáo cho bộ truyện tranh của ông khi luật chính phủ hạn chế việc số lượng phim hoạt hình liên quan đến quảng cáo đồ chơi trên truyền hình. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, kể từ lần phát hành truyện tranh đầu tiên, khoảng 20% số bé trai từ 5 đến 12 tuổi đều có 2 hoặc nhiều đồ chơi GI-Joe. Đến năm 1987, hai trong số 3 cậu bé cùng tuổi có ít nhất một món đồ chơi GI-Joe. Lúc này bộ truyện tranh GI-Joe là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất của Marvel. Những năm 1990, khi Internet bắt đầu phát triển, máy tính được sử dụng phổ biến hơn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng chuyển từ truyền hình, phương tiện in ấn, gửi thư tay thay thế bằng các phương tiện kỹ thuật số. Các trang web, blog bắt đầu mọc lên nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu tìm thấy nhiều cơ hội tiếp thị thông qua Email Giờ đây, bất cứ ai có internet đều có thể tạo ra nội dung và quảng bá rộng rãi mà chi phí mức chi phí rất thấp. Lúc này kênh truyền thông phổ biến nhất để cung cấp nội dung chính là những blog. Cụm từ Content Marketing thực sự bắt đầu được đưa vào sử dụng một cách phổ biến là từ năm 2001. Mở đầu cho hoạt động Content Marketing là công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Công ty cho ra đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu lên tới 20 tỉ USD. Nhưng mãi đến năm 2011 mới gọi là thời kỳ bùng nổ của hoạt động Content Marketing. Tiêu biểu cho sự bùng nổ này là tạp chí dành cho giám đốc Content marketing - Chief Content Officer. Theo Theo Admicro, 2014 tạp chí này đã được cho ra đời với bản in và bản online và có đến 88% doanh nghiệp có sử dụng Content marketing và 25% kinh phí dành cho Content marketing là những con số đã được thống kê từ các doanh nghiệp. 1.2.3 Thực trạng hoạt động Content Marketing tại Việt Nam Content Marketing là một xu thế marketing bắt đầu trên thế giới từ những năm 2000. Tuy nhiên phải đến những năm 2012-2013, Content Marketing mới bắt đầu trở thành xu thế tại Việt Nam và được giới marketing cũng như doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Điển hình cho việc sử dụng hoạt động Content Marketing trong giai đoạn này phải 37
- nhắc đến Big C - một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng Content Marketing cho dòng sản ,phẩm điện máy. Điện máy là mặt hàng có giá trị cao và phức tạp, vì vậy, lựa chọn sản phẩm điện máy là việc không dễ dàng đối với khách hàng. Nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, Big C cải tiến phương pháp bán hàng điện máy truyền thống sang phương pháp bán hàng hiện đại với 3 mục tiêu chính: .Chủ động cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ và có chiều sâu hơn. .Đa dạng hóa gian hàng. .Tăng cường tư vấn trực tiếp cho khách hàng Với việc bố trí các video hướng dẫn phát liên tục trên các LCD cùng các bảng thông tin dán cố định trên tường. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào, khách hàng có thể đến tại khu vực được phân chia riêng biệt cho mặt hàng đó, chủ động theo dõi các video đang phát hoặc các hướng dẫn trên tường, sẽ nhanh chóng nắm bắt được những thông tin cần thiết về đặc tính, nguyên tắc lựa chọn, ý nghĩa các thông số kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, bảo quản sản phẩm một cách cụ thể và chi tiết Đồng thời việc sử dụng hệ thống máy vi tính cảm ứng được bố trí tại các « quầy bar » hiện đại và năng động. Chỉ với những cái click chuột đơn giản, khách hàng có thể xem thông tin liên quan đến một sản phẩm bất kỳ: hình ảnh, đặc tính, thông số kỹ thuật, giá, cận cảnh từng góc cạnh chi tiết của sản phẩm một cách sống động qua đó giúp khách hàng nắm bắt rõ thông tin và hiểu thông thạo về sản phẩm. Ngoài ra khách hàng cũng có thể đối chiếu, so sánh các sản phẩm với nhau dựa trên những tiêu chí làm chuẩn rất đa dạng như: giá, nhà sản xuất, đặc tính qua đó giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về mặt hàng để có thể cân nhắc, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen sử dụng Bằng việc sử dụng loại Content Marketing này, Big C có thể giới thiệu đến khách hàng một lượng hàng hóa hết sức đa dạng và phong phú mà không cần một không gian quá lớn. Từ đó khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và dễ dàng tập trung hơn. Big C chủ động hơn trong việc cập nhật được số lượng hàng tồn kho, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mãi một cách chính xác, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh 38
- chóng. Từ việc quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học và đầy đủ, Big C dễ dàng hơn trong việc chăm sóc khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi một cách chu đáo nhất. 1.2.4 Thực trạng hoạt động Content Marketing cho các trung tâm anh ngữ ở Thừa Thiên Huế Trong bối cảnh kinh tế hội nhập toàn cầu, nhu cầu về việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành yêu cầu thiết yếu đối với học sinh, sinh viên đặc việt hơn là nhân viên trong nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm hỗ trợ các học viên trong mục tiêu đào tạo trình độ tiếng Anh tốt, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp với đối tác ngoại quốc, nâng cao cơ hội làm viêc và thăng tiến trong công việc của mình. Như ở nhiều thành phố khác tại Huế cũng có rất nhiều trung tâm tiếng anh được mở ra có trên dưới hàng 100 trung tâm lớn nhỏ. Thực tiễn cho thấy Marketing trực tuyến được các trung tâm anh ngữ ở Huế rất chú trọng, đặc biệt hoạt động Content Maketing trực tuyến. Tùy vào bề dày thành lập mà cho thấy sự chuyên nghiệp ở các mức độ khác nhau. Đối với các trung tâm lớn chẳng hạn như AMA, AMES, ILEAD, nội dung bài viết được đầu tư chỉnh chu về từ ngữ, hình ảnh, chủ đề, sự sáng tạo, để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ. Chiến lược cho hoạt động này được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm thu hút và khẳng định thương hiệu vững mạnh của họ trên thị trường đầy tiềm năng. Các trung tâm vừa và nhỏ cũng đang dần chú trọng đầu tư vào hoạt động marketing trực tuyến nói chung và hoạt động content marketing nói riêng. Họ kể câu chuyện về mình khá tốt, nâng tầm thương hiệu và thu hút học viên đăng kí ngày càng tăng. 39
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI 2.1 Tổng quan về Học viện đào tạo quốc tế ANI 2.1.1 Giới thiệu về Học viện đào tạo quốc tế ANI 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Học viện đào tạo quốc tế ANI Tên công ty: Học viện đào tạo quốc tế ANI Tên giao dịch tiếng anh: Academy Of Network and Innovations Tên viết tắt: ANI Địa chỉ: 04 Lê Hồng Phong, Phường Phú Nhuận, TP.Huế Điện thoại: 0234.3627.999 Email: anihue01@ani.edu.vn Website: Ngành kinh doanh: Dịch vụ giáo dục đào tạo tiếng Anh Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI Hình 2.1. Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Học viện đào tạo quốc tế ANI được thành lập 16/06/2019 tại 20 Lê Lợi, Thành Phố Huế. Học viện chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19/06/2019 và chính thức nhận Quyết định về việc cho phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. 40
- Hoạt động được hơn 5 tháng, Học viện ANI di chuyển từ 20 Lê Lợi sang 04 Lê Hồng Phong vào tháng 8 cho đến nay - Mục tiêu thành lập: Đem đến môi trường học tập tiếng Anh toàn diện, cùng những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp nhất cho học sinh, sinh viên và người đang đi làm. Tạo dựng niềm yêu thích và sự tự tin với ngôn ngữ Anh ở học sinh, sinh viên và người đi làm, góp phần phát triển phong trào dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chức năng của học viện: Học viện đạo quốc tế ANI có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho các đối tượng học viên có nhu cầu phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề. - Nhiệm vụ của học viện: Tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho học viên Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của học viện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, của địa phương và cơ sở tại. Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu hoạt động của học viện Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn nghiên cứu, tổng kết và rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của học viện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ. Quản lý tài chính, tài sản của học viện theo quy định của học viện và pháp luật hiện hành Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật như đóng tiền thuế đất, giấy cấp phép Theo số liệu tính đến 18/11/2019, đã có hơn 1000 học viên tốt nghiệp tại Học viện đào tạo quốc tế ANI Hiện tại đã có 3 cơ sở: - Cơ sở 1: Đại học Luật Huế - Cơ sở 2: Đại học Du lịch Huế - Cơ sở 3: Đại học Khoa Học – 77 Nguyễn Huệ 41
- 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIÁM ĐỐC MARKETING GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Marketing thiết kế sự kiện đào tạo tư vấn văn phòng Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện đào tạo quốc tế ANI (Nguồn: Học viện đào tạo quốc tế ANI) Chức năng mỗi bộ phận của Học viện đào tạo quốc tế ANI Bộ phận Marketing - Thiết kế ý tưởng Marketing, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động Marketing của học viện - Tổ chức nghiên cứu, giám sát các hoạt động kinh doanh, doanh số theo từng tháng, từng quý 42
- Bộ phận thiết kế - Thực hiện kế hoạch hàng tuần, hàng tháng xây dựng nội dung hình ảnh của học viện - Đào tạo và hướng dẫn nhân viên sử dụng phần mềm Photoshop, Slide - Thực hiện gửi các hình ảnh, video các công việc được giao trong các sự kiện hoặc hoạt động của học viện diễn ra Bộ phận sự kiện: - Lên kế hoạch sắp xếp worshop, tổ chức con người và giữ gìn trật tự trong các sự kiện diễn ra tại học viện - Huy động nhận sự bổ sung để tổ chức sự kiện khi cần thiết Bộ phận đào tạo - Quản lý, triển khai các chương trình đào tạo bao gồm các kế hoạch chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và đảm bảo chất lượng giảng dạy theo quy chế của Bộ giáo dục và học viện đưa ra - Quản lý các khóa học và chương trình học, danh sách học viên, quản lý học viên - Xây dựng thư viện cho học viện và trực tiếp đưa ra các giáo trình, giáo cụ học tập cần bổ sung - Xây dựng bộ đề thi thử, bộ đề test đầu vào, - Hằng tuần livestream các chương trình như: Mosktest, những skill cần thiết Bộ phận tư vấn - Thực hiện các cuộc gọi hỏi thăm học viên, và chăm sóc học viên trong quá trình học tập và sau kết thúc khóa học - Giải quyết các vấn đề liên quan tại đến thông tin khóa học, học phí, việc làm sau khi học, cho các học viên có nhu cầu tìm hiểu và tham gia học tập tại học viện 43
- Bộ phận văn phòng - Lên kế hoạch mua trang thiết bị cho học viện và báo cáo về sản phẩm, chi phí cần mua trong các đợt sự kiện hoặc thay đổi một số chỗ trong học viện - Trả lương cho giáo viên, nhân viên và tổng kết lương tháng, lương quý, lương năm - Đảm bảo cơ sở vật chất tại học viện luôn luôn được sạch sẽ và được bảo quản giữ gìn tốt nhất 2.1.1.3.2 Nhân sự Bảng 2.1 Số lượng nhân sự tại Học viện Đào tạo quốc tế ANI Tiêu chí 19/06/2019 đến nay Tổng số lao động 50 Phân theo giới tính Nam 10 Nữ 40 Phân theo trình độ Sau đại học 9 Đại học 33 Cao đẳng 2 Người đang đi làm tại các cơ quan 6 (Nguồn: Học viện đào tạo quốc tế ANI) 2.1.1.4 Sản phẩm dịch vụ của Học viện đào tạo quốc tế ANI. Học viện đào tạo quốc tế ANI là một tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ giáo dục, cụ thể là những khóa học tiếng Anh cho nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra hiện đang có thêm một loại hình kinh doanh nữa là: Chấm sửa bài IELTS Writting trực tuyến và ANI- Coworking Space hiện đang trong giai đoạn mới mở nên chỉ mang tính chất bổ sung thêm, chính yếu là các khóa học sau: 44
- - Khóa Tiếng anh Basic Bảng 2.2: Khóa Tiếng Anh Basic BASIC Khóa Đầu vào Đầu ra Thời lượng Học phí Basic focus Beginner Elementary 36h (2 tháng) 1.445 triệu VNĐ Pronounciation- focus Beginner Elementary 24h (2 tháng) 1.445 triệu VNĐ Basic-Focus: Trang bị cho học viên nền tảng về các chủ điểm ngữ pháp đồng thời tích lũy được vốn từ vựng ít nhất 3000 từ để phát triển ngôn ngữ của bản thân. Đối tượng tham gia là những học viên chưa có nền tảng về tiếng Anh. Tài liệu học tập về ngữ pháp và bài tập ngữ pháp và tận dụng công cụ App bổ trợ là English Central. Pronuciation-Focus: Trang bị nền tảng về phát âm. Đối tượng tham gia là những học viên chưa từng được rèn luyện phát âm chuẩn IPA và những học viên mong muốn được đào tạo về phát âm Anh-Mỹ và Anh-Anh. Tài liệu học tập về cách phát âm chuẩn và sử dụng App bổ trợ English Central. - Tiếng anh Giao tiếp Bảng 2.3: Khóa tiếng Anh Giao tiếp TIẾNG ANH GIAO TIẾP Khóa Đầu vào Đầu ra Thời lượng Học phí Focus Elementary Intermediate 36h (2 tháng) 1.360 triệu VNĐ Level up Intermediate Upper Intermediate 36h (2 tháng) 1.530 triệu VNĐ Communication-Focus: Tháng đầu tiên học viên sẽ học và thực hành các mẫu hội thoại xoay quanh cuộc sống thường ngày. Vào cuối tháng học viên sẽ thực hành ngoài trời dưới sự hướng dẫn của giáo viên để lấy điểm đánh giá giữa kỳ. Đối tượng là những học viên chưa có nền tảng về tiếng anh hạn chế về tiếng anh chậm về ngôn từ vựng và ngữ pháp. Sử dụng công cụ App bổ trợ hỗ trợ học viên học tập hiệu quả hơn. 45
- Communication-Level Up: Sau khóa học, học viên có thể giao tiếp tiếng anh trong những tình huống đơn giản, quen thuộc nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp vẫn bị hạn chế, có thể gặp khó khăn khi giao tiếp trong các tình huống mới. Có sử dụng App bổ trợ và tài liệu học tập cho học viên. - IELTS Bảng 2.4: Khóa học IELTS IELTS Khóa Đầu vào Đầu ra Thời lượng Học phí Pre Ielts Beginner Elementary English 36h (2 tháng) 1.785 triệu VNĐ Ielts Bronze 2.0+ 4.0 – 4.5+ 54h (3 tháng) 3.060 triệu VNĐ Ielts Silver 3.0+ 5.0 – 5.5+ 54h (3 tháng) 3.315 triệu VNĐ Ielts Golden 4.0+ 6.0 – 6.5+ 54h (3 tháng) 3.570 triệu VNĐ Ielts Diamon Tùy nhu cầu Pre IELTS: Đây là cấp độ tiếng anh cơ bản đầu tiên, học viên chỉ có thể nói và hiểu tiếng anh một cách rất giới hạn, và gần như không thể giao tiếp tiếng anh ngoài một số tình huống giao tiếp cơ bản. Sử dụng các bài giảng do ANI cung cấp có phần kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cho học viên. Sử dụng App bổ trợ cho việc học tập của học viên tại ANI. IELTS Bronze: Dành cho những học viên có điểm Placement Test từ 30/50 ở hai phần Grammar và Writting. Công cụ hỗ trợ là English Central và tài liêu học tập từ band 4-5 thêm phần viết. IELTS Silver: Dành cho những học viên có điểm Placement Test theo format IELTS từ 5.0-5.5 cho mỗi kỹ năng: Speaking, Writting, Reading và Listening. Tài liệu giảng dạy và học tập được cung cấp đầy đủ cho giáo viên và học viên theo bộ giáo trình Cambridge từ band 5-6.5. Sử dụng App bổ trợ cho học viên là IELSTS Speaking Assistant. 46
- IELTS Golden: Dành cho những học viên có điểm Placement Test cho BAND 6.0-6.5 cho mỗi kỹ năng và những học viên đã hoàn tất khóa IELTS Silver tại học viện. Cung cấp tài liệu giảng dạy và học tập chất lượng bởi đội ngũ ANI. Và có sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. IELTS Diamond hoặc IELTS cấp tốc: Học phí từ 2.500.000 trở lên và tùy theo nhu cầu của học viên để Học viện ANI đáp ứng sẽ mở lớp giảng dạy. - TOEIC Bảng 2.5: Khóa học TOEIC TOEIC Khóa Đầu vào Đầu ra Thời lượng Học phí Toeic Bronze 300+ 550+ 54h (3 tháng) 2.168 triệu VNĐ Toeic Silver 500+ 650+ 54h (3 tháng) 2.78 triệu VNĐ Toeic Golden 600+ 750+ 54h (3 tháng) 3.188 triệu VNĐ - Tiếng anh trẻ em Bảng 2.6: Khoá tiếng anh Trẻ Em KHÓA HỌC OUR DISCOVERY ISLAND Học phí 2.250 triệu VNĐ Thời lượng 54h (3 tháng) Vì đặc điểm là trẻ em nên dạy theo giáo trình 6 bài suyên suốt 3 tháng Khác để phát triển các kỹ năng của bé trong đó ANI đặt trọng tâm là ngoại ngữ cho các bé khi học tập tại Học viện ANI - Tiếng anh A2- B1 Thời gian luyện tập trong vòng 3 tháng. Trong tháng đầu tiên ôn tập lại ngữ pháp 12 chủ điểm theo khung tham chiếu Châu Âu. Trong tháng thứ hai trở đi luyện tập kỹ năng làm theo bộ 10 dự đoán từ Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế, tập trung giải 47
- quyết từng kỹ năng làm đề và giới thiệu các kỹ thuật làm bài hiệu quả. Trong tháng cuối cùng tập trung 9 buổi học ôn luyện 10 bộ đề với độ chính xác được dự báo sát với đề thi thật nhất, 3 buổi cuối cùng chuyên về kỹ năng viết CV, soạn thảo văn bản, phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh từ chuyên gia. Đối tượng ở đây là những học viên chưa có nền tảng về tiếng anh theo cấp độ này tiếng anh cơ bản đầu tiên, học viên chỉ có thể nói và hiểu tiếng anh một cách rất giới hạn và gần như không thể giao tiếp tiếng anh ngoài một số tình huống giao tiếp cơ bản. Những học viên chưa nắm vững các chủ điểm ngữ pháp cần thiết trong khi học tiếng anh. Những học viên muốn được ôn tập lại các chủ điểm ngữ pháp chính theo định hướng của B1. Những học viên chưa đáp ứng được các yêu cầu của lớp B1. (Nguồn: Học viện đào tạo quốc tế ANI) 2.1.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh và một số quan điểm về tình hình hoạt động hiện tại của Học viện đào tạo quốc tế ANI Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phản ánh và so sánh rõ từng thời kì phát triển của ANI, kết quả hoạt động kinh doanh được chia thành ba thời kì: Thời kì I: Từ khi thành lập đến cuối năm 2019 Thời kì II: Đầu năm 2020 đến tháng 6 năm 2020 Thời kì III: Từ tháng 6 năm 2020 đến cuối năm 2020 Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh tại Học Viện Đào Tạo Quốc Tế ANI. 48
- Bảng 2.7. Tình hình hoạt động kinh doanh Thời kì I Tháng Doanh thu Chi phí 5/2019 0 62.570.000 6/2019 6,372,000 57,337,500 7/2019 13.650.000 83.500.000 8/2019 152.000.000 94.700.000 9/2019 407.700.000 113.209.000 10/2019 246.800.000 101.351.000 11/2019 272.350.000 93.142.000 12/2019 89.450.000 76.470.000 Tổng 1.188.322.000 682.279.500 Lợi nhuận 506.042.500 Theo như bảng đã thống kê trên, doanh thu của công ty trong 8 tháng vừa qua từ tháng 5 đến tháng 12 có sự biến động rõ rệt. Tháng 5, là thời điểm Học Viện đang tất bật cho việc khai trương, vì thế chi phí ở đây cũng khá lớn. Thời điểm đầu tháng 8, học viên tăng mạnh nhờ vào việc đẩy mạnh marketing, quảng bá thông qua các website, chạy quảng cáo, treo băng rôn và kết nối các bạn cộng tác viên tại các trường. Vì thế doanh thu tháng 8 tăng 138.350.000 VND tương đương tăng gấp 11 lần so với tháng trước. Khách hàng đã dần biết đến thương hiệu Học Viện Đào Tạo Quốc tế ANI. Tuy nhiên, việc tổ chức các chương trình marketing quảng cáo sản phẩm khóa học, tiếp cận đến các bạn sinh viên cũng khiến tốn khá nhiều chi phí. Chi phí trong tháng 8 tăng từ 83.500.000 VND lên 94.700.000 VND. Tháng 9 doanh thu tiếp tục tăng mạnh đến tháng 12 có sự sút giảm do mua thi cử của sinh viên và mùa đông đến. Lợi nhuận tổng của thời kì I được 506.042.500 VND lợi nhuận dương cho thấy hoạt động kinh doanh đang khá thuận lợi. 49
- Sau hơn 8 tháng, mức doanh thu tăng dần nghĩa là số lượng học viên theo học cũng tăng lên. Cho đến hiện tại, lượng học viên vẫn có xu hướng tăng, một phần cũng nhờ các chương trình khuyến mãi ngắn hạn thu hút học sinh, sinh viên, người đi làm quan tâm. Bên cạnh đó, Học viện cũng thường xuyên tổ chức các buổi workshop thu hút nhiều khách hàng tham gia và giao lưu học hỏi. Bảng 2.8.Tình hình hoạt động kinh doanh Thời kì II Tháng Doanh thu Chi phí 1/2020 23.500.000 33.450.000 2/2020 10.230.000 67.000.000 3/2020 57.809.000 55.030.000 4/2020 29.900.000 25.340.000 5/2020 50.620.100 69.304.000 6/2020 71.920.000 89.230.000 Tổng 243.979.100 339.354.000 Lợi nhuận -95.374.900 Theo như bảng đã thống kê trên, doanh thu của công ty năm vừa qua biến động khá rõ rệt. Tháng 1 và tháng 2 là thời điểm nghỉ tết nên lượng học viên tuyển sinh trong 2 tháng này cực kì ít. Vì thế, doanh thu của 2 tháng này khá là thấp. Tiếp tục là tháng 3, 4 các tháng dịch Corona nên các trung tâm buộc phải đóng cửa và trung tâm ngoại ngữ ANI cũng không ngoại lệ nên doanh thu thấp hơn chi phí.Tiếp tục, dịch qua đi các trung tâm hoạt động trở lại, tháng 5, 6, doanh thu của trung tâm cũng tăng dần tuy nhiên vì sự dãn cách xã hội và hạn chế di chuyển vì dịch nên học viên tuyển sinh các tháng này cũng hơi khó. Lợi nhuận cuối Thời kì II âm 95.374.900 VND, đây là thời kì khá khó khăn của Học viện. 50
- Bảng 2.9.Tình hình hoạt động kinh doanh thời kì III Tháng Doanh thu Chi phí 7/2020 105.818.000 120.349.000 8/2020 50.560.000 78.048.000 9/2020 175.970.000 139.230.000 10/2020 345.739.000 156.090.000 11/2020 250.890.000 130.409.000 12/2020 150.870.000 140.890.200 Tổng 1.079.847.000 765.016.200 Lợi nhuận 314.830.800 Tháng 7 doanh thu có tăng một cách sau thời kì dịch nhưng tháng 8 dịch xuất hiện lại đợt 2, lại tiếp tục đóng cửa trung tâm. Chuyển qua làm việc và dạy học online. Mọi người ở trung tâm cũng đã quen với tuyển sinh online nên cũng tuyển sinh được học viên. Tháng 9, là thời điểm sinh viên nhập học, Học Viện chuẩn bị chương trình nhập học tại các trường. Học Viện quảng bá thông qua các website, chạy quảng cáo, treo băng rôn và kết nối các bạn cộng tác viên tại trường học. Vì thế doanh thu tháng 9, 10, 11 đạt tới 770.000.000 VND tương đương tăng gấp 2, 3 lần so với tháng trước. Khách hàng đã dần biết đến thương hiệu Học Viện Đào Tạo Quốc tế ANI. Tuy nhiên, việc tổ chức các chương trình marketing quảng cáo sản phẩm khóa học, tiếp cận đến các bạn sinh viên cũng khiến tốn khá nhiều chi phí. Chi phí trong tháng 9, 10, 11 tăng lên đến hơn 426 triệu đồng. Đó chính là kết quả của việc ANI luôn nỗ lực không ngừng trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu bằng việc tổ chức các hoạt động chào đón Tân Sinh Viên tại trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại Học Sư Phạm Huế, trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế, trường Đại Học Khoa Học Huế, trường Đại học Nông Lâm Huế và Khoa Du Lịch. 51
- Tháng 10/2019 doanh thu trung tâm đạt 345.739.000 VND. Từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2020 doanh thu có xu hướng giảm. Vì đây là mùa thi cử, mùa bận rộn ở trường học, bên cạnh đó, khoảng thời gian này cũng là kì nghỉ tết vì thế nhu cầu học tiếng Anh không cao. Lợi nhuận cuối Thời kì III đạt 314.830.800 VND, sau thời kì khủng hoảng dịch bệnh thì Học viện cũng dần vực lại một cách mạnh mẽ để đưa lợi nhuận tăng lên. Qua ba bảng thống kê trên cho thấy, ở Thời kì I Học viện mới khai trương nhưng bằng các chính sách marketing, quảng cáo mạnh mẽ đã đưa lợi nhuận Học viện tăng trưởng một cách thần kì, qua Thời kì II dịch bệnh kéo dài làm lợi nhuận tổng thời kì II âm nặng nhưng qua Thời kì III Học viện đã dần thích ứng và khắc phục được khó khăn làm cho lợi nhuận tăng trưởng một cách thần kì. Bảng sau sẽ phản ánh tình hình số lượng học viên đang theo học tại Học Viện Đào Tạo Quốc Tế ANI: Bảng 2.10. Số lượng học viên Số lượng học viên theo học các khóa (Đơn vị: Học viên) Giao tiếp 30 Ielts 135 Toeic 40 B1,B2 165 KIDS 53 Tiếng anh du lịch 0 Tiếng anh chuyên ngành 0 Tiếng anh nhà hàng và khách sạn 0 Tổng 423 (Nguồn: Phòng kế toán – nhân sự ANI Huế) 52
- 2.1.1.6 Hoạt động đào tạo tại Học viện đào tạo quốc tế ANI Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của Học Viện Đào Tạo Quốc Tế ANI được biên soạn trực tiếp bởi bộ phận đào tạo của Học Viện, đứng đầu là bà Lê Thị Kiều Trinh chủ biên. Giáo trình được thiết kế phù hợp cho học viên với từng mức độ đầu vào khác nhau, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng đối tượng cụ thể. Ứng với mỗi khoá học đều có chương trình giảng dạy riêng, để làm sao khi học xong học viên vẫn đảm bảo đầu ra của mình. Đặc biệt đối với các khoá học giao tiếp, ngoài những giờ học lý thuyết trên lớp thì chương trình học còn có thêm các buổi học ngoại khoá. Do đó, chương trình vẫn đảm bảo cho học viên có đủ kiến thức, vẫn tạo cơ hội cho các bạn được áp dụng ngay các kiến thức đó. Đội ngũ giảng viên Để trở thành giảng viên của Học Viện đòi hỏi phải trải qua quá trình tuyển chọn nhiều vòng thi, sau đó phải hoàn thành các buổi dạy thử. Đồng thời, yếu tố bằng cấp cũng không thể thiếu. Những giảng viên của ANI phải đảm bảo được 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Học viện hiện có 10 giảng viên thường trực, trong đó 3 giảng viên nam, 7 giảng viên nữ, nổi bật là: Giảng viên Nguyễn Thị Kiều Trinh IELTS 8.0, speaking skills 8.5 (overal) Giảng viên Cung Huyền Anh IELTS 8.5 Năng lực phục vụ Trước khi vào học thì học viên được test đầu vào để đánh giá năng lực, sau đó dựa vào kết quả đánh giá và nhu cầu của từng học viên để xếp lớp học phù hợp. Đảm bảo đầu ra theo đúng cam kết. Bên cạnh đó, học viên cũng được nhân viên tư vấn đưa ra lộ trình học tốt nhất. Đối với những trường hợp học viên không có thể tham gia đúng theo lịch học thì vẫn được hỗ trợ học các lớp khác với thời gian linh động hơn. Đặc biệt, trong quá trình học, học viên còn được sự hỗ trợ của các trợ giảng. 53