Khóa luận Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế

pdf 140 trang thiennha21 25/04/2022 3091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hinh_va_hieu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ PHAN THỊ NHƯ Ý Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: PHAN THỊ NHƯ Ý ThS. NGUYỄN QUỐC TÚ Lớp: K50A – Kế Toán Niên khóa: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên nghành– Kế toán, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Các thầy, cô giáo Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích. Kiến thức mà em học được không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu giúp em có thể tự tin trong ngành nghề sau này của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Quốc Tú, người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hoàn chỉnh khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty Scavi Huế, đặc biệt là chị Trần Thị Xuân Phương đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành kỳ thựctập. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng của quý thầy, cô giáo và các anh chị trong Công ty Scavi Huế đểkhóaluậncủaemđượchoànthiệnhơn. Xin chân thành cảmơn! Huế,ngày20tháng12năm2019 Phan Thị NhưÝ Sinh viên thựchiện Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ : Tài sản cố định TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình GTGT : Giá trị gia tăng HĐKT : Hợp đồng kinh tế HMHH : Hao mòn hữu hình HMVH : Hao mòn vô hình KH : Khấu hao SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản VCSH : Vốn chủ sở hữu XDCB : Xây dựng cơ bản TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Scavi Huế qua 3 năm 2016 – 2018 38 Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 42 Bảng 2.3. Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016- 2018 44 Bảng 2.4 Cơ cấu TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 54 Bảng 2.5 Thông tin khấu hao một số tài sản trích từ phần mềm quản lý tài sản 84 Bảng 2.6 Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018 97 Bảng 2.7 Tình trạng kĩ thuật và tình hình trang bị TSCĐHH của Công ty qua ba năm 2016-2018 99 Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 Giao diện phần mềm quản lý tài sản sử dụng trong 55 Biểu 2.2 Giao diện in code quản lý tài sản bằng phần mềm quản lý tài sản 57 Biểu 2.4 Giấy đề nghị mua mới thiết bị Peplink 61 Biểu 2.5 Hóa đơn GTGT mua mới TSCĐ hữu hình số 0000274 62 Biểu 2.7 Giấy đề nghị xây dựng khu phơi hàng phân xưởng 1 66 Biểu 2.8 Hóa đơn GTGT số 0000243 67 Biểu 2.9 Sổ cái tài khoản 211 tháng 03/2019 69 Biểu 2.10 Đề nghị thanh toán chi phí hệ thống xử lý nước thải 71 Biểu 2.11. Hóa đơn GTGT số 0000001 73 Biểu 2.12 Hóa đơn số 0000021 76 Biểu 2.13 Sổ cái tài khoản 211 tháng 10/2019 78 Biểu 2.14 Giấy đề nghị thanh lý TSCĐ-CCDC 81 Biểu 2.15. Hóa đơn GTGT số 0000883 về thanh lý TSCĐ-CCDC 82 Biểu 2.16 Sổ cái tài khoản 211 tháng 04/2019 83 Biểu 2.17 Báo cáo khấu hao chi tiết tháng 01/2019 85 Biểu 2.18 Sổ cái tài khoản 2141 tháng 01/2019 86 Biểu 2.19 Hóa đơn GTGT số 0000001 ngày 17/07/2019 88 Biểu 2.20 Giấy đề nghị thanh toán chi phí mở rộng phòng đóng gói Haddad 89 Biểu số 2.13 Phiếu mượn tài sản nội bộ 91 Biểu số 2.14 Phiếu trả tài sản nội bộ 92 Biểu 2.15 Phiếu mượn/ thuê tài sản ngoài tập đoàn 93 Biểu 2.16 Phiếu trả tài sản mượn/ thuê ngoài tập đoàn 94 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình 17 Sơ đồ 1.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình 21 Sơ đồ 1.3 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính 23 Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy 27 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Scavi Huế 45 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế 49 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú MỤC LỤC Lời Cảm Ơn i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 6. Kết cấu của đề tài: 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 5 1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình: 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình: 5 1.1.1.1. Khái niệm: 5 1.1.1.2 Đặc điểm: 5 1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: 6 1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình: 6 1.1.4 Đánh giá TSCĐ hữu hình: 7 1.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình: 9 Trường1.1.6 Nâng cấp và sửa chĐạiữa TSCĐ hữhọcu hình: Kinh tế Huế11 1.1.7 Thanh lý TSCĐ hữu hình: 12 1.1.8 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình: 13 1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 14 SVTH: Phan Thị Như Ý vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.1 Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ hữu hình: 14 1.2.2 Nhiệm vụ phải hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: 15 1.2.3. Kế toán TSCĐ hữu hình: 15 1.2.3.1 Kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình: 15 1.2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình: 15 1.2.3.1.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình: 18 1.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình: 18 1.2.3.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình: 20 1.2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên: 20 1.2.3.3.2 Kế toán sửa chữa lớn: 20 1.2.3.4. Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình: 22 1.2.3.4.1 Thuê tài chính 22 1.2.3.4.2 Kế toán thuê hoạt động: 24 1.2.3.5 Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán 26 1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 28 1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình: 28 1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: 30 1.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ: 30 1.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: 31 1.3.2 Phương pháp phân tích: 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 34 2.1. Khái quát chung về Công ty Scavi Huế: 34 2.1.1 Thông tin chung: 34 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 35 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: 36 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 36 Trường2.1.5 Sứ mệnh của Công Đại ty: học Kinh tế Huế36 2.1.6 Phương thức sản xuất của Công ty: 37 2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016-2018: 37 2.1.8. Tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2016-2018: 40 SVTH: Phan Thị Như Ý vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.8.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016-2018: 40 2.1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2016-2018: 43 2.1.9 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty: 45 2.1.10. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 48 2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 48 2.1.10.2 Chế độ và hình thức kế toán của Công ty: 50 2.2. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 52 2.2.1 Tình hình tài sản cố định hữu hình tại công ty: 52 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty: 52 2.2.1.2 Tình hình TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018: 53 2.2.1.3 Công tác quản lý, theo dõi tài sản cố định hữu hình tại công ty: 55 2.2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty: 59 2.2.2.1 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: 59 2.2.2.1.1Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình tại Công ty: 59 2.2.2.1.2 Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: 74 2.2.2.2 Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty: 84 2.2.2.3 Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty: 87 2.2.2.4 Kế toán thuê TSCĐ hữu hình tại Công ty: 90 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: 95 2.3.1 Phân tích biến động TSCĐ hữu hình tại công ty: 95 2.3.2 Tình trạng kỹ thuật và tình hình trang bị TSCĐ hữu hình cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 98 2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình qua ba năm 2016-2018: 100 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 102 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi TrườngHuế: Đại học Kinh tế Huế102 3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty: 102 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 102 3.1.2.1 Ưu điểm: 102 SVTH: Phan Thị Như Ý viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 3.1.2.2 Hạn chế: 104 3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty: 105 3.2.1 Ưu điểm: 105 3.2.2 Hạn chế: 105 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: 105 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107 1. Kết luận: 107 2. Kiến nghị: 108 3. Hướng nghiên cứu mới của đề tài: 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải hội tụ ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động. Trong đó, tư liệu lao động là một yếu tố rất quan trọng, tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, giá trị hao mòn của nó được chuyển dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ hay vào giá thành sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Tài sản cố định hữu hình trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của vốn bỏ ra ban đầu. Như vậy, kế toán tài sản cố định hữu hình là một nhiệm vụ tất yếu. Nó là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý quản lý tốt số vốn bỏ ra ban đầu để có biện pháp điều hành sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và đề ra những phương hướng đúng đắn, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Scavi Huế nói riêng, việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có. Do yêu cầu càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ với quá trình sản xuất kinh doanh nên việc tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đòi hỏi phải được quản lý, hạch toán đầy đủ tình hình biến động và sử dụng hiệu quả TSCĐ. Sau khi tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ nên em chọn đề tài “ Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế” làm đề tài tốt nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Tổng hợp và khái quát được những vấn đề mang tính lý luận chung về kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình. - Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty. Từ đó, giúp hiểu sâu hơn về lý thuyết và có thể nắm bắt được thực tế về hạch toán TSCĐ, so sánh, phân tích, xem xét sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân.  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ.  Nghiên cứu và phản ánh được thực trạng hạch toán TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở của thực trạng đã được nghiên cứu có thể rút ra được những ưu nhược điểm của doanh nghiệp từ đó đề xuất một số biện phát nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý TSCĐ hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty Scavi Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ hữu hình và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu tại Công ty Scavi Huế. - Về thời gian: số liệu thu thập để thực hiện đề tài là số liệu, chứng từ và các báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2016-2018 và những tháng đầu năm 2019. Trường5. Phương pháp nghiên Đại cứu: học Kinh tế Huế  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin thứ cấp như nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính; các chuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu SVTH: Phan Thị Như Ý 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp, để hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐ hữu hình, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện những hướng nghiên cứu mới. - Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn của phòng Kế toán và các phòng ban khác tại công ty liên quan đến TSCĐ hữu hình theo các cách đã phân loại. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc hàng ngày của nhân viên trong công ty nói chung và phòng Kế toán nói riêng đã thực hiện. - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với những người liên quan đến vấn đề nghiên cứu để được giải đáp thắc mắc và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc trong thực tế.  Phương pháp xử lí, phân tích số liệu: - Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính công ty, gồm các phương pháp: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo chiều dọc, phân tích các chỉ số tài chính. Cụ thể trong bài phân tích này, em đã sử dụng chủ yếu ba phương pháp chính là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng và còn dùng thêm phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp. Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung, tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.  Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 6. Kết cấu của đề tài:  Phần I: Đặt vấn đề Trường Phần II: Nội dung Đại và kết qu ảhọcnghiên cứu Kinh tế Huế - Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế. SVTH: Phan Thị Như Ý 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế.  Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình: 1.1.1.1. Khái niệm: - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐ hữu hình): Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. - Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ” Tóm lại, TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ do Bộ Tài chính quy định. Trong quá trình sử dụng, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển một phần giá trị vào sản phẩm nhưng hình thái vật chất của nó vẫn giữ nguyên như ban đầu. - Căn cứ vào Điều 3, chương II, Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, thông tư bao gồm 3 tiêu chuẩn như sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;  Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. Trường Nguyên giá tàiĐại sản phải đưhọcợc xác định Kinh một cách tin cậ ytế và có Huế giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên. 1.1.1.2 Đặc điểm: - Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. SVTH: Phan Thị Như Ý 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ hữu hình là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. - Có thể dễ dàng định giá tài sản, TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ hữu hình được tính theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lai. 1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân.  Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.  Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không? Chính vì vậy, trong SXKD của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Nhận thức đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên khái niệm về TSCĐ. 1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình: TSCĐHH có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng trong phần này em Trườngchỉ trình bày 3 hình th ứĐạic phân loại là:học Kinh tế Huế - Phân loại theo hình thái biểu hiện:  Nhà cửa, vật kiến trúc  Máy móc, thiết bị SVTH: Phan Thị Như Ý 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú  Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn  Thiết bị, dụng cụ quản lý  Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm  Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng.  Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào sáu loại trên. - Phân loại theo công dụng kinh tế :  TSCĐHH dùng trong SXKD  TSCĐHH dùng ngoài SXKD - Phân loại TSCĐ HH theo tình hình sử dụng :  TSCĐHH đang sử dụng  TSCĐHH chưa cần dùng  TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý 1.1.4 Đánh giá TSCĐ hữu hình: Đánh giá TSCĐ hữu hình là xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định hữu hình, được đánh giá lần đầu hoặc là đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Như vậy, TSCĐ hữu hình được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. a. Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 - TSCĐHH): nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Cách xác định nguyên giá trong một số trường hợp: TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá Giá mua Các khoản thuế Các chi phí liên quan trực th (không bao g ti TSCĐ HH = ực tế + ồm các + ếp phải chi ra tính đến thời Trườngph ảiĐại trả kho họcản thuế đư ợcKinhđiểm đưatế TSCĐ Huế vào hoàn lại) trạng thái sử dụng SVTH: Phan Thị Như Ý 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Các chi phí liên quan như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.  TSCĐHH do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán + Lệ phí + Các chi phí công trình trước bạ liên quan khác Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. b. Giá trị hao mòn: Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ có 2 loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác. c. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình: Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại trên sổ = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế kế toán của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ Trong đó, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ (hay số hao mòn lũy kế của TSCĐ): là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Trường Đại(Trích học Khoản 8 ĐiKinhều 2 Thông tư 45/2013/TTtế Huế-BTC) SVTH: Phan Thị Như Ý 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình: a. Khái niệm: TSCĐ hữu hình hao mòn theo thời gian và đến một thời điểm nào đó thì nó không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ hữu hình. Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ. b. Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình. - Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ. - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau: Thời gian Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian trích trích khấu hao = X khấu hao của TSCĐ của TSCĐ Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% mới cùng loại xác định (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo TT45 nêu trên) Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác. Trườngc. Phương pháp tríchĐại khấu hao họcTSCĐ: Kinh tế Huế Theo thông tư 45/2003/TT – BTC có 3 phương pháp trích khấu hao: phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng; phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. SVTH: Phan Thị Như Ý 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú  Phương pháp khấu hao đường thẳng: Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Cách xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm cho TSCĐ: Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ trung bình hằng = năm của TSCĐ Thời gian trích khấu hao Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.  Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Công thức tính: Cách xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ: Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỉ lệ khấu hao nhanh = (1/Thời gian trích khấu hao TSCĐ) x Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ: Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Trường ĐạiĐến 4 năm (học t ≤ 4 năm) Kinh 1,5tế Huế Trên 4 năm đến 6 năm 2,0 (4 năm 6 ) 2,5 SVTH: Phan Thị Như Ý 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.  Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế Công thức tính: Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm x Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ sản xuất trong tháng bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ bình quân tính cho một đơn vị = sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp Trườngkhấu hao TSCĐ, doanh Đại nghiệp đư ợchọc lựa chọn phương Kinh pháp trích khtếấu hao Huế phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp. 1.1.6 Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình: a. Khái niệm: SVTH: Phan Thị Như Ý 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ, đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước. Sửa chữa TSCĐ: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ. (Theo Khoản 13, Khoản 14, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC) b. Phân bổ chi phí sửa chữa: Theo điều 7 thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. 1.1.7 Thanh lý TSCĐ hữu hình: a. Quy định về việc thanh lý TSCĐ: Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 TrườngThông tư 133/2016/TT -ĐạiBTC quy đị nh:học Kinh tế Huế TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. SVTH: Phan Thị Như Ý 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “ Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành hai bản, một bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, một bản giao cho bộ phận quản lý TSCĐ. Đối với các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường vào phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. b. Thủ tục thanh lý TSCĐ gồm các hồ sơ sau: - Biên bản họp Hội đồng thanh lý TSCĐ - Quyết định Thanh lý TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý - Hóa đơn bán TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ 1.1.8 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình: a. Yêu cầu quản lý: Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có chứng từ đầy đủ (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). TrườngMỗi TSCĐ phải đượ c Đạiphân loại, đánh học số và có mãKinh riêng, được theo tế dõi chi Huế tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: SVTH: Phan Thị Như Ý 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Giá trị còn lại trên sổ = Nguyên giá của - Số hao mòn luỹ kế kế toán của TSCĐ tài sản cố định của TSCĐ Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. b. Nhiệm vụ của kế toán: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp các số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ. Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định. Tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ. Kế toán hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở sổ sách cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp. 1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 1.2.1 Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuất Trườngkinh doanh của một doanh Đại nghiệp. TSCĐhọc hữu hình Kinh luôn biến đổi liên tế tục vàHuế phức tạp đòi hỏi yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ hữu hình nhằm mục đích theo dõi một cách thường xuyên tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ hữu hình. Việc hạch toán TSCĐ hữu hình có ý nghĩa SVTH: Phan Thị Như Ý 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất TSCĐ hữu hình góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, đổi mới TSCĐ hữu hình. 1.2.2 Nhiệm vụ phải hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hỉnh tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng, cung cấp thông tin cho kiểm tra, giám sát thường xuyên việc bảo quản, giữ gìn TSCĐ và kế hoạch đầu tư mới cho TSCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo gỡ bớt hệ thống làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ. - Tham gia kiểm tra đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn tiến hành phân tích tình hình trang bị, bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Kế toán TSCĐ hữu hình: 1.2.3.1 Kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình: 1.2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình: a. Chứng từ sử dụng: TSCĐ trong các doanh nghiệp biến động tăng giảm theo rất nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi trường hợp kế toán phải sử dụng các loại chứng từ kế toán tương ứng. Với các trường hợp tăng TSCĐ, chứng từ kế toán thường sử dụng là biên bản giao nhận TSCĐ, các Hợp đồng, Hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan với từng trường hợp. Các chứng từ ban đầu này là cơ sở quan trọng để xác định nguyên giá TSCĐ Trườngb. Tài khoản kếĐại toán: học Kinh tế Huế Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐ hữu hình được theo dõi trên tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình. Tài khoản này được mở chi tiết cấp 2. Bên cạnh đó, kế toán TSCĐHH còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK 811, TK 411, 241, SVTH: Phan Thị Như Ý 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 211: TK 211 - Nguyên giá của TSCĐ hữu - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm hình tăng do mua mới, do do điều chuyển, thanh lý xây dựng cơ bản hoàn thành, do phát hiện thừa -Điều chỉnh tăng nguyên giá - Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo của TSCĐ do xây lắp, trang một hoặc một số bộ phận. bị thêm, cải tạo nâng cấp. -Điều chỉnh tăng nguyên giá - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ TSCĐ do đánh giá lại. do đánh giá lại. SD: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp. Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 2111- Nhà cửa vật kiến trúc + Tài khoản 2112- Máy móc thiết bị + Tài khoản 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn + Tài khoản 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý + Tài khoản 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + Tài khoản 2118- TSCĐ khác Trườngc. Phương pháp kĐạiế toán: học Kinh tế Huế Kế toán hạch toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình theo sơ đồ sau: SVTH: Phan Thị Như Ý 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú TK 111, 112, 331 TK 211 TK 811 TK 111, 112, 331 Mua TSCĐ Thanh lý Nhượng bán TK 241 TK 214 Xây dựng cơ bản Giá trị HM TK 711 Hoàn thành bàn giao Thu nhập thanh lý TK 221 TK 221 TK 3331 Nhận lại vốn góp kinh doanh Góp vốn liên doanh TK 411 Thuế GTGT phải nộp Nhận vốn góp bằng TSCĐ TK 1381 TK 3381 Tài sản thiếu chờ xử lý TSCĐ phát hiện thừa TK 214 Chờ xử lý Giá trị hao mòn TK 214 TK 1368 Giá trị hao mòn Luân chuyển TSCĐ Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình SVTH: Phan Thị Như ÝTrường Đại học Kinh tế Huế 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.3.1.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình: a. Chứng từ sử dụng: - Biên bản kiểm kê tài sản cố định - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý. - Hóa đơn bán TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản hủy tài sản cố địnhThanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ b. Tài khoản kế toán: TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá. Bên cạnh đó, còn có các tài khoản như 214 (giá trị hao mòn), TK 711, c. Phương pháp kế toán: Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh cho phù hợp, phương pháp hạch toán được trình bày trong sơ đồ 1.1 (trang 17) 1.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình: a. Chứng từ kế toán: Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao TSCĐ dựa trên các chứng từ như: Trường Biên bản giao nhậnĐại TSCĐ học Kinh tế Huế  Biên bản thanh lý TSCĐ hữu hình b. Tài khoản kế toán - Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao SVTH: Phan Thị Như Ý 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của các loại tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp. c. Phương pháp kế toán: - Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình sử dụng TK 2141 – hao mòn Tài sản cố định hữu hình. Chấp hành quy định của nhà nước và dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch trích khấu hao ở kỳ này, TSCĐ giảm kỳ này thì không trích khấu hao kỳ đó. - Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác,ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh dở dang (chi tiết chi phí khấu hao) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214: hao mòn TSCĐ - Xóa sổ TSCĐ hữu hình khi đã khấu hao hết khi thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Trong trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng phải nhượng bán thanh lý do hư hỏng hoặc không dùng nữa thì phần giá trị còn lại chưa thu hồi được phải được tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đồng thời với việc giảm nguyên giá TSCĐ phải phản ánh giảm giá bị hao mòn của TSCĐ. - Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử Trườngdụng vào hoạt động sản Đại xuất, kinh doanh học thì không Kinhđược tiếp tục trích tế khấu hao.Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.3.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình: 1.2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên: a. Chứng từ sử dụng: Các hoạt động sửa chữa thường xuyên là các nghiệp vụ sửa chữa nhỏ nên các doanh nghiệp thường tự làm. Do đó chứng từ bao gồm:  Hóa đơn do người bán cung cấp  Phiếu xuất kho phụ tùng, vật liệu cho sửa chữa thường xuyên b. Tài khoản kế toán: Các tài khoản tập hợp chi phí tùy thuộc vào phạm vi sử dụng của TSCĐ được sửa chữa: TK 154, TK 631, TK 642. c. Phương pháp kế toán. - Nếu sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau: Nợ TK liên quan 154, 631, 642 Có các TK 111, 112, 152, 214,334 - Nếu sửa chữa do doanh nghiệp thuê ngoài: Nợ TK liên quan 154, 631, 642 Nợ TK 133 (1331): thuế VAT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 152, 214,334 1.2.3.3.2 Kế toán sửa chữa lớn: a. Chứng từ sử dụng Do đặc điểm của sửa chữa lớn là thời gian sửa chữa kéo dài, chi phí sửa lớn nên phải dự kiến trước và phải lập dự toán kinh phí sửa chữa. Do vậy nó thường bao gồm các chứng từ sau: Trường Kế hoạch sửa Đạichữa và dự toánhọc chi phí sửa Kinh chữa được cấp thẩm tế quyền Huế  Hợp đồng sửa chữa  Hóa đơn sửa chữa do bên thực hiện xuất cho đơn vị  Biên bản nghiệm thu, giao khối lượng hoàn thành  Lập thẻ TSCĐ đang sửa chữa để theo dõi. SVTH: Phan Thị Như Ý 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú b. Tài khoản kế toán: Do sửa chữa lớn thường được lập dự toán trước nên chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ bằng cách trích trước vào chi phí. Do vậy, để hạch toán chi phí sửa chữa lớn thì kế toán sử dụng các tài khoản sau: + Tài khoản 2413: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ + Tài khoản 335: Chi phí trả trước trong trường hợp sửa chữa lớn theo kế hoạch. + Tài khoản 242: Chi phí trả trước dùng trong trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch c. Phương pháp kế toán: Kế toán hạch toán theo sơ đồ sau: TK 241 (2413)-SỬA CHỮA LỚN TK 133 TK 623,627,641,642 Nếu tính vào TK 111, 112, 141 chi phí SXKD 151, 331 TK 142, 242 Tập hợp chi phí Kết chuyển chi phí Nếu phân bổ dần Sửa chữa lớn TSCĐ sửa chữa lớn chi phí sửa chữa lớn TK 133 TK 335 Nếu đã trích trước Chi phí sửa chữa lớn TK 331 TK 211 TrườngTổng số tiền TínhĐại vào chi phíhọc KinhNếu ghi tế tăng Huế phải thanh toán sửa chữa lớn nguyên giá TSCĐ Sơ đồ 1.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình SVTH: Phan Thị Như Ý 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.3.4. Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình: 1.2.3.4.1 Thuê tài chính a. Chứng từ sử dụng Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. b. Tài khoản kế toán - Tài khoản 2121: tài khoản này dùng cho hoạt động thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐHH thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp c. Phương pháp kế toán  Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán sau: - Trường hợp có phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TS thuê tài chính, ghi nhận theo sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú TK 111,112 TK 242 TK 212 Khi phát sinh chi phí Kết chuyển chi phí trực tiếp trực tiếp ban đầu ban đầu, ghi tăng nguyên giá khi nhận TS thuê tài chính TK 3412 Ứng trước tiền thuê Nợ gốc phải trả các kỳ TK 244 Khi chi tiền ký quỹ đảm bảo việc thuê tài chính - Định kỳ, hạch toán: TK 111,112 TK 635 Tiền lãi thuê trả kỳ này TK 3412 Nợ gốc trả kỳ này - Khi kết thúc hợp đồng thuê: TK 212 TK 2142 Trả lại tài sản thuê tài chính cho bên cho thuê TK 211 TK 2141 K/c khi tài sản thuê tài chính được mua lại Đồng thời kết chuyển số đã KH khi mua lại TrườngTK 111,112 Đại học Kinhtài sản thuê tài tếchính Huế Chi tiền trả thêm Khi mua lại TS thuê Sơ đồ 1.3 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính SVTH: Phan Thị Như Ý 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú  Đối với đơn vị cho thuê tài chính TSCĐ: - Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK 214 (2141, 2143): GTHM (nếu có) Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê. - Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi). Nợ TK 111, 112, 1388 : Tổng số thu Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp. - Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê: + Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 711 + Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi: Nợ TK 811 Có TK 228 - Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có) Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại. Có TK 228: GTCL chưa thu hồi. 1.2.3.4.2 Kế toán thuê hoạt động: Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài Trườngsản đi thuê trên Bảng cânĐại đối kế toán học của doanh nghiKinhệp, mà chỉ ph ảtến ánh chiHuế phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê. a. Chứng từ kế toán SVTH: Phan Thị Như Ý 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú + Biên bản bàn giao TSCĐ + Hợp đồng thuê b. Tài khoản kế toán Khi nhận TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ ghi Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài”, khi hết thời hạn thuê, trả lại TSCĐ thì kế toán ghi Có TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. c. Phương pháp kế toán  Đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ ) kế toán ghi: + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 154, 642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111, 112: các chi phí khác + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 154, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111: các chi phí khác Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi : TrườngNợ TK 331 (hoặ c Đại3388) học Kinh tế Huế Có TK: 111, 112 Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. SVTH: Phan Thị Như Ý 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú  Đơn vị cho thuê: TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. - Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác - Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112: tổng số thu Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT) Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK: 111, 112 Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT 1.2.3.5 Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến TSCĐ, chúng ta có thể sử dụng các hình thức ghi sổ: Nhật ký chung, Nhật ký- sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký- chứng từ và hình thức ghi sổ trên máy vi tính. Nếu theo hình thức Kế toán máy, mô hình hoạt động của phần mềm sẽ như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP -Báo cáo tài chính CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG -Báo cáo kế toán LOẠI quản trị Ghi chú: : nhập số liệu hằng ngày : đối chiếu, kiểm tra : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy - Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được tự động nhập vào các sổ. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác. - Cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Trường Đặc trưng cơ bĐạiản của hình họcthức này là viKinhệc thực hiện nh ữngtế bút toán,Huế hạch toán các nghiệp vụ, các công việc của kế toán nói chung được thực hiện bằng chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể sử dụng SVTH: Phan Thị Như Ý 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú các chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tiêu chuẩn, tính năng kỹ thuật hay điều kiện áp dụng. 1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình: Trong doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn và đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến công tác quản lý TSCĐ hữu hình để ngày càng hoàn thiện hơn. Muốn vậy nhà quản lý phải yêu cầu kế toán tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thông qua phân tích, đánh giá cho thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trong quá trình trang bị và sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phương thức đầu tư, đổi mới công tác quản lý và có giải pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ. 1.3.1.1 Phân tích biến động TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: Khi phân tích tình hình TSCĐ, trước hết phải xem xét tình hình tăng giảm của TSCĐ giữa thực tế với kế hoạch, giữa cuối kỳ với đầu năm. Đồng thời tính và so sánh tốc độ tăng và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. Xu hướng có tính hợp lý là xu hướng TSCĐ (đặc biệt là máy móc thiết bị) dùng trong sản xuất phải lớn hơn TSCĐ dùng ngoài sản xuất, có vậy mới tăng được năng lực sản xuất của DN, các loại TSCĐ khác vừa đủ cân đối để phục vụ cho các thiết bị sản xuất và giảm đến mức tối đa TSCĐ chờ xử lý. - Hệ số tăng TSCĐ: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Hệ số tăng TCSĐ = Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ TrườngTrong đó : Đại học Kinh tế Huế Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ = ½ (Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ cuối kỳ) Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến. SVTH: Phan Thị Như Ý 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Hệ số giảm TSCĐ: Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm TCSĐ = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác và không bao gồm phần khấu hao. Hai chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng (giảm) TSCĐ do mọi nguyên nhân. Nếu hệ số tăng TSCĐ > Hệ số giảm TSCĐ chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang được mở rộng và ngược lại. - Hệ số đổi mới TSCĐ: Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ Hệ số đổi mới TCSĐ = Giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ Trong đó: Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hóa. Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu TSCĐ mới được bổ sung trong năm. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ năng lực SXKD của DN càng cao. - Hệ số loại bỏ TSCĐ: Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ Hệ số loại bỏ TCSĐ = Giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ, thì có bao nhiêu đơn vị TSCĐ cũ, lạc hậu được loại bỏ trong kỳ. Hệ số này phản ánh mức độ loại thải TSCĐ trong năm. Trường Các hệ số tăng và Đạigiảm TSCĐ phhọcản ánh chung Kinh mức độ tăng gitếảm thu ầHuến thúy về quy mô TSCĐ.  Các hệ số đổi mới TSCĐ và hệ số loại bỏ TSCĐ ngoài việc phản ánh tăng giảm thuần túy về mặt quy mô tài sản cố đinh còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của DN. SVTH: Phan Thị Như Ý 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình SXKD. Nghĩa là sản xuất càng nhiều bao nhiêu thì hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, việc phân tích trình trạng kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, cần phân tích chỉ tiêu Hệ số hao mòn TSCĐ, công thức tính như sau: Giá trị hao mòn TSCĐHH Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐHH  Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa TSCĐ.  Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới. 1.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ: Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu để đánh giá tình hình trang bị trang bị TSCĐ đó là hệ số trang bị TSCĐ cho sản xuất phản ánh trình độ trang bị TSCĐ cho một lao động trực tiếp sản xuất. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ cơ giới hóa của DN càng cao. Công thức như sau: Trường Đại họcNguyên Kinhgiá TSCĐHH tế bình quânHuế Hệ số trang bị TSCĐHH = cho lao động sản xuất Số lao động bình quân SVTH: Phan Thị Như Ý 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho người lao động càng cao và ngược lại. 1.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí về TSCĐ là nhỏ nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố đinh, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bao gồm các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của TSCĐ: Doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu lại đươc bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thể hiện TSCĐ hoạt động tốt. -Sức sinh lợi của TSCĐ: Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu Trườngđồng lợi nhuận sau thu Đạiế. Chỉ tiêu này học càng cao ch Kinhứng tỏ hiệu quả sửtếdụng TSCĐHuế của doanh nghiệp là tốt. SVTH: Phan Thị Như Ý 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Sức hao phí của TSCĐ: Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí của TSCĐ= Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ. 1.3.2 Phương pháp phân tích: Để phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ thường có nhiều biện pháp như phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối), phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chỉ số. Bài báo cáo này chỉ tập trung dùng phương pháp so sánh đề phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Qua so sánh để có thể biết được kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, biết được tốc độ, xu hướng phát triển và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như mức độ tiên tiến hay lạc hậu của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh, gốc so sánh có thể là về không gian hay thời gian. Về không gian có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác, thường được sử dụng khi xác định vị trí hiện tại của công ty với đối thủ cạnh tranh, so với các chỉ tiêu bình quân của ngành, bình quân khu vực kinh doanh Về thời gian, gốc so sánh là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán. Để xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích hay đánh Trườnggiá tình hình thức hiệ n Đạikế hoạch m ụchọc tiêu đặt ra. Kinh tế Huế Trong bài báo cáo gốc so sánh được sử dụng là về thời gian (các năm trước). SVTH: Phan Thị Như Ý 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Điều kiện so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa và chính xác thì điều kiện so sánh là các chỉ tiêu đem đi so sánh phải thống nhất về mặt thời gian, không gian, nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và đơn vị tính. Các phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh bao gồm phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, phương pháp so sánh bằng số tương đối, phương pháp so sánh bằng số tương đối cơ cấu. Phương pháp so sánh số tuyệt đối: phương pháp so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc). Phương pháp này sẽ cho thấy được sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc Phương pháp so sánh số tương đối: khác với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, phương pháp này sẽ cho thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, biến động của các chỉ tiêu. Có nhiều loại số tương đối khác nhau, ví dụ số tương đối động thái, số tương đối theo tỷ lệ %, số tương đối theo cơ cấu trong bài báo cáo chỉ sử dụng số tương đối theo tỷ lệ % và số tương đối theo cơ cấu. So sánh số tương đối theo tỷ lệ %: Mức biến động tuyệt đối Mức biến động tương đối = * 100 theo tỷ lệ % Trị số kỳ gốc So sánh số tương đối cơ cấu: Chênh lệch về tỷ trọng = Cơ cấu kỳ phân tích - Cơ cấu kỳ gốc Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 2.1. Khái quát chung về Công ty Scavi Huế: 2.1.1 Thông tin chung: - Tên đơn vị: Công Ty Scavi Huế. - Tên giao dịch: SCAVI HUE COMPANY. - Mã số thuế: 3300382362. - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. - Số điện thoại/ Fax: 02343751751/ 02343751761 - Email: scavi@scavihue.com - Website: www.scavi.com.vn - Giấy phép đầu tư: Số: 212023000011 Ngày cấp: 27/03/2008 Nơi cấp: Ban quản lý các Khu công nghiệp TT Huế - Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 2.5 triệu USD) - Logo công ty: (Logo của công ty Scavi Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: - Công ty Scavi Huế là công ty con của Tập đoàn Corèle International Pháp. Là tập đoàn đầu tiên tiên phong đầu tư vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam có chính sách hội nhập mở cửa. Đây là tập đoàn dẫn đầu trong ngành công nghiệp nội y tại Pháp và nằm trong top 7 công ty kinh doanh dịch vụ toàn diện cho ngành nội y toàn cầu. - Năm 1988: Thành lập tại Pháp, chủ tịch Trần Văn Phú đầu tư vào Việt Nam, thành lập Scavi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn nước ngoài có giấy phép kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam - Năm 2005: Thành lập Scavi Huế - Được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 3023000011 chứng nhận lần đầu ngày 27 tháng 03 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (thay thế Giấy phép đầu tư số 04/GPKCN-TTH ngày 25 tháng 07 năm 2005 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp). - Năm 2017: Thành lập quỹ B’Lao tại Pháp Xây dựng trường Mầm non Scavi tại Khu Công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Hiện nay, sau gần 15 năm có mặt tại Huế, Scavi đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, khẳng định được thương hiệu, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế (Công ty Scavi Huế) SVTH: Phan Thị Như Ý 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: Công ty kinh doanh 2 lĩnh vực: - Cung cấp tất cả các dịch vụ cần thiết cho khách hàng như thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, làm mẫu, dịch vụ xuất nhập khẩu, - Corèle V. - kinh doanh thương hiệu riêng của công ty - Corèle V. tấn công vào thị trường Việt Nam với ba thương hiệu: Corèle V., Marguerite, Mâlefix. 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: - Tiếp tục tập trung chuyên biệt vào thị trường Lingerie, hướng đến vị trí số 1 trên trường quốc tế dựa trên chính sách cung ứng dịch vụ. - Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính và chiến lược, chính sách kinh doanh. - Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng các chế độ tài chính, bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ chính sách cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Đàm phán ký kết hợp đồng và đảm bảo thu nhập cho người lao động. - Quản lý, điều hành công ty, tự phân phối thu nhập đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện SXKD theo đúng pháp luật. 2.1.5 Sứ mệnh của Công ty: Sứ mệnh của công ty Scavi Huế là mở rộng quy mô nhà máy - tăng sản lượng sản xuất hàng năm - giảm thời gian ngưng việc - giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu - Trườngxuất khẩu hàng đạt ch Đạiất lượng cao học- ổn định và nângKinh cao đời sống tế của cán Huế bộ công nhân viên nhà máy với mục đích gia tăng doanh thu để ngày càng phát triển hơn. SVTH: Phan Thị Như Ý 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.6 Phương thức sản xuất của Công ty: Scavi Việt Nam nói chung và Scavi Huế nói riêng hoạt động, sản xuất và kinh doanh theo phương thức Sourcing và Outsourcing. Tức công ty vừa sản xuất dưới nhãn hiệu của công ty để phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, vừa thực hiện gia công dưới nhãn hiêu của công ty khác. Điểm làm Scavi khác biệt hoàn toàn so với đa số các công ty khác ở Việt Nam đó là công ty thực hiện gia công trọn gói từ khâu thiết kế mẫu mã, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu tới sản xuất và giao hàng cho khách hàng. Trong khi đó, đa số các công ty may ở Việt Nam chỉ thực hiện sản xuất, không phải mua và tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu, mẫu mã, Phương thức sản xuất của Scavi Huế là make-to-order, tức chỉ sản xuất khi nhận được đơn hàng chính thức từ khách hàng. Tuy nhiên đối với một số khách hàng như Decathlon thì công ty sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu trước dựa trên cơ sở Forecast khách hàng gửi trước đó để đảm bảo khi nhận được đơn hàng là có thể tiến hành sản xuất ngay. Đảm bảo đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm. Đối với việc sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty, bộ phận tiếp thị của Scavi Europe sẽ chuyển đơn hàng nội bộ cho Scavi Việt Nam và Scavi Việt Nam sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu, sản xuất theo đơn hàng nội bộ đó. Nhà máy Scavi Huế nhận thông tin, mẫu thiết kế từ các đơn hàng của khách hàng cũng như đơn hàng nội bộ từ Scavi Việt Nam, từ nhà máy Scavi Biên Hòa (Trung ương), các bộ phận liên quan theo đó để tiến hành thực hiện hợp đồng và đặc biệt phòng kế hoạch theo đó để lập kế hoạch sản xuất và triển khai cho nhà máy sản xuất. 2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016-2018: Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng nhất trong một doanh nghiệp, đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất. Lao động là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó quy mô của lao động thể hiện quy mô của doanh nghiệp và chất lượng lao động thể hiện hiệu quả của công việc. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi các máy móc, Trườngthiết bị kỹ thuật dần thayĐại thế cho con học người, nhu cKinhầu lao động có xu tếhướng giHuếảm về số lượng nhưng nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng tăng. Thấy được tầm quan trọng đó, Công ty Scavi Huế luôn chú trọng vào việc tuyển dụng lao động có trình độ cao, năng động, sáng tạo, đáp ứng các giá trị của công ty, điều này được thể hiện thông qua bảng 2.1. SVTH: Phan Thị Như Ý 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.1: Tình hình lao động của Scavi Huế qua 3 năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: người So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 4980 100.00 6231 100.00 6310 100.00 1251 25.12 79.00 1.27 I-Phân theo tính chất lao động Trực tiếp 4646 93.29 5850 93.89 5896 93.44 1204 25.91 46.00 0.79 Gián tiếp 334 6.71 381 6.11 414 6.56 47 14.07 33.00 8.66 II-Phân theo trình độ lao động Đại học, trên đại học 136 2.73 141 2.26 170 2.69 5 3.68 29.00 20.57 Cao đẳng 51 1.02 57 0.91 64 1.01 6 11.76 7.00 12.28 Trung cấp 32 0.64 36 0.58 37 0.59 4 12.50 1.00 2.78 Lao động phổ thông 4761 95.60 5997 96.24 6039 95.71 1236 25.96 42.00 0.70 III-Phân theo giới tính: Nam 998 20.04 1238 19.87 1284 20.35 240 24.05 46.00 3.72 Nữ 3982 79.96 4993 80.13 5026 79.65 1011 25.39 33.00 0.66 IV-Phân theo độ tuổi 18- 35 786 15.78 963 15.45 1152 18.26 177 22.52 189.00 19.63 (Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Scavi Huế) SVTH: Phan Thị Như ÝTrường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động của Công ty tăng dần qua ba năm 2016-2018. Năm 2016, tổng số lao động là 4980 người. Qua năm 2017, tăng lên 6231 người, tăng 1251 người, tương ứng tăng 25,12% so với năm 2016. Năm 2018, chỉ tiêu này đạt 6310 người, tăng 79 người so với năm 2017. Mức tăng trưởng ổn định qua các năm phù hợp với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Phân theo tính chất lao động, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của công ty, chiếm hơn 90% tổng số lao động qua ba năm 2016-2018. Số lượng lao động trực tiếp năm 2017 là 5850 người, chiêm 93,89% trong tổng số lao động và tăng so với năm 2016 là 1204 người, tương ứng tăng 25,91%. Bước sang năm 2018, số lao động trực tiếp tăng lên đạt mức 5896 người, tăng nhẹ so với năm 2017 (0,79%). Nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng lao động trực tiếp và số lượng lao động gián tiếp là do Scavi Huế là công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ nội y, nguồn lao động phần lớn trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phân theo trình độ lao động, chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động trình độ phổ thông, qua ba năm tỷ lệ này đều trên 95%. Số lượng công nhân ngày càng tăng qua 3 năm 2016 – 2018, lần lượt là 4761 người, 5997 người, 6039 người. Cùng với đó, tốc độ tăng của lao động phổ thông năm 2017 là 25,96% và năm 2018 là 0,7%, chậm hơn so vớ tốc độ tăng trưởng của lao động có bằng cao đẳng, trung cấp và đại học, trên đại học. Lần lượt vào năm 2017 và 2018, số lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng 3,68% (tương ứng tăng 5 người) và tăng 20,57 % (tương ứng tăng 29 người) và số lao động đạt trình độ cao đẳng tăng 11,76% (tương ứng tăng 6 người) và tăng 12,28% (tương ứng tăng 7 người). Điều này chứng minh công ty ngày càng chú trọng đào tạo, tuyển dụng lao động có trình độ cao, nâng cao tỷ trọng của lao động có trình độ trong cơ cấu lao động của công ty. Phân theo độ tuổi, lao động có độ tuổi từ 18 đến dưới 25 luôn chiếm tỷ trọng lớn Trườngnhất qua ba năm 2016 -Đại2018. Năm 2017,học số lao độKinhng có độ tuổi từ 18tế đến dưHuếới 25 là 2490 người, tăng 502 người so với năm 2016, tương ứng tăng 25,25%. Tuy nhiên đến năm 2018, lao động ở độ tuổi này giảm còn 2124 người, tương ứng giảm 14,07%. Lao động ở ba độ tuổi còn lại vẫn tăng đều qua các năm. Lao động ở độ tuổi trên 35 tăng SVTH: Phan Thị Như Ý 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú mạnh qua ba năm, năm 2017 đạt 963 người, tăng 22,52% so với năm 2016, năm 2018 chỉ tiêu này đạt 1152 người, tăng 19,63% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ độ tuổi lao động trung bình của Công ty đang ngày càng lớn, lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ trọng ngày càng cao. 2.1.8. Tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2016-2018: 2.1.8.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016-2018: Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Scavi Việt Nam đã trở thành một trong những doanh nghiệp ngành dệt may có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Vì vậy, quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty Scavi Huế cũng rất lớn. Nhìn vào bảng 2.2 – Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 (trang 46), ta có thể thấy tổng tài sản của Công ty Scavi Huế qua ba năm đều tăng dần. Năm 2016, tổng tài sản của công ty là 637,13 tỷ đồng. Năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên 765,59 tỷ đồng, tăng 128,46 tỷ, tương ứng tăng 20,16% so với năm 2016. Nguyên nhân tăng là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng, cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn năm 2017 tăng 31,33 tỷ đồng, tương ứng tăng 58,23%. Một nguyên nhân lớn nữa làm cho tổng tài sản năm 2017 tăng là chỉ tiêu tài sản cố định. Năm 2017, tài sản cố định tăng 60,03 tỷ đồng, tương ứng tắng 31,84% so với năm 2016. Trong đó một trong những tài sản lớn được hình thành trong năm 2017 là việc khánh thành và đưa vào hoạt động Trường mầm non Scavi. Bước sang năm 2018, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng, cụ thể tổng tài sản năm 2018 là 822,31 tỷ đồng, tăng 56,72 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,41 % so với năm 2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu vẫn là do hai chỉ tiêu chính là khoản phải thu ngắn hạn và tài sản cố định. Năm 2018, khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 168,91 tỷ đồng, tăng 83,78 tỷ đồng, tương ứng tăng 98,42% so với năm 2017. Nguyên nhân là do số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2018 tăng mạnh dẫn đến hàng tồn kho năm 2018 giảm 25 tỷ đồng, tương ứng giảm 33,02%, đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn Trườngtăng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Song song với tổng tài sản là tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm tăng dần. Năm 2016 là 637,13 tỷ đồng, năm 2017 là 765,59 tỷ đồng, năm 2018 là 822,31 tỷ đồng. Năm 2017, chỉ tiêu này tăng 20,16% so với năm 2016. Năm 2018, chỉ tiêu này tăng 7,41% so với năm 2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh. Năm 2018, vốn chủ sở hữu của công ty tăng 84,97 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,49% so với năm 2017. Xét về cơ cấu nguồn vốn, mặc dù vốn chủ sở hữu đang có tỷ trọng tăng dần và nợ phải trả đang có xu hướng giảm dần qua ba năm nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao. Công ty cần có các giải pháp cần thiết để chủ động hơn trong nguồn vốn của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN 637,13 100,00 765,59 100,00 822,31 100,00 128,46 20,16 56,72 7,41 A. TSNH 237,81 37,32 283,80 37,07 354,75 43,14 45,99 19,34 70,95 25,00 1. Tiền 87,39 13,72 76,63 10,01 96,17 11,69 (10,76) (12,32) 19,54 25,50 2. Khoản phải thu 53,80 8,44 85,13 11,12 168,91 20,54 31,33 58,23 83,78 98,42 3. Hàng tồn kho 64,90 10,19 75,71 9,89 50,72 6,17 10,82 16,67 (25,00) (33,02) 4. TSNH khác 31,72 4,98 46,33 6,05 38,96 4,74 14,61 46,04 (7,37) (15,91) B. TSDH 399,32 62,68 481,79 62,93 467,56 56,86 82,47 20,65 (14,23) (2,95) 1. Khoản phải thu dài hạn 107,11 16,81 117,95 15,41 41,99 5,11 10,84 10,12 (75,96) (64,40) 2. TSCĐ 188,56 29,60 248,59 32,47 358,12 43,55 60,03 31,84 109,53 44,06 3. Đầu tư dài hạn 103,65 16,27 115,25 15,05 67,45 8,20 11,60 11,19 (47,80) (41,48) NGUỒN VỐN 637,13 100,00 765,59 100,00 822,31 100,00 128,46 20,16 56,72 7,41 A. Nợ phải trả 374,21 58,73 387,82 50,66 359,57 43,73 13,61 3,64 (28,25) (7,28) 1. Nợ ngắn hạn 154,75 24,29 189,03 24,69 164,85 20,05 34,29 22,16 (24,19) (12,79) 2. Nợ dài hạn 219,46 34,45 198,79 25,97 194,73 23,68 (20,67) (9,42) (4,06) (2,04) B. Nguồn vốn CSH 262,92 41,27 377,77 49,34 462,73 56,27 114,84 43,68 84,97 22,49 SVTH: Phan Thị Như ÝTrường Đại học Kinh tế Huế 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2016-2018: Nhìn vào bảng 2.3- kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018, ta thấy: Năm 2016, doanh thu thuần của Công ty đạt 925,32 tỷ đồng, tương đối cao, thể hiện quy mô của Công ty là khá lớn. Năm 2017, doanh thu thuần là 925,32 tỷ đồng, tăng 206,33 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,30% so với năm 2016. Đồng thời mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí nên lợi nhuận trước thuế có tỷ lệ tăng khá cao là 67,33% tương đương tăng đến 123,95 tỷ, điều này cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt và thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng mở rộng và phát triển hơn. Đến năm 2018, doanh thu thuần tiếp tục tăng, đạt mức 1.342,68 tỷ đồng, tăng so với năm 2017 là 211,03 tỷ đồng tương ứng tăng 18,65%. Trong năm 2018 chi phí có tỷ lệ tăng khá cao, đặc biệt là chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là một loại chi phí có thể sử dụng để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Năm 2018, chi phí bán hàng tăng 5,86 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,98%, do đó, lợi nhuận trước thuế chỉ có tỷ lệ tăng 9,34% tương đương tăng 28,78 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với năm trước nhưng công ty vẫn đang giữ được đà tăng trưởng của mình. Tóm lại, tính hình kinh doanh của Công ty là khá tốt, thị trường tiêu thụ đang ngày càng mở rộng và phát triển. Công ty nên xem xét, cân nhắc về các khoản chi phí, đề ra kế hoạch để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.3. Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng 933,24 1.135,85 1.348,86 202,61 21,71 213,01 18,75 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7,92 4,19 6,17 (3,73) (47,05) 1,98 47,18 3. Doanh thu thuần về bán hàng 925,32 1.131,65 1.342,68 206,33 22,30 211,03 18,65 4. Giá vốn hàng bán 674,73 753,62 921,32 78,89 11,69 167,70 22,25 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 250,59 378,03 419,34 127,44 50,86 41,31 10,93 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7,07 3,21 5,20 (3,86) (54,59) 1,99 61,99 7. Chi phí tài chính 6,40 7,71 7,43 1,31 20,51 (0,28) (3,63) 8. Chi phí bán hàng 24,55 29,34 35,21 4,79 19,51 5,86 19,98 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,36 25,88 27,80 0,52 2,04 1,92 7,44 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 203,37 318,31 354,10 114,94 56,52 35,79 11,25 11. Thu nhập khác 1,27 5,32 3,30 4,05 319,36 (2,02) (38,02) 12. Chi phí khác 20,53 15,57 20,56 (4,96) (24,15) 4,99 32,05 13. Lợi nhuận khác (19,26) (10,25) (17,26) 9,01 (46,78) (7,01) 68,42 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 184,11 308,06 336,84 123,95 67,33 28,78 9,34 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 54,12 74,30 78,47 20,18 37,29 4,17 5,61 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 129,99 233,76 258,37 103,77 79,83 24,61 10,53 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Scavi Huế) SVTH: Phan Thị Như ÝTrường Đại học Kinh tế Huế 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.9 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:  Các hình thức cơ cấu tổ chức của công ty: Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Thể hiện vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, tài chính, bán hàng, sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc, người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức phòng ban: nhóm các khách hàng có mối liên hệ với nhau thành phòng ban. Các phòng ban được phân chia được tập trung vào sẽ tập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời các công việc chung của các phòng ban như phân bổ tài chính, các vấn đề liên quan đến luật pháp, các công việc hành chính sẽ được tổ chức ở cấp công ty. Cơ cấu tổ chức giữa chức năng và cơ cấu phòng ban: cho phép tập trung vào sản phẩm và khách hàng đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. Cơ cấu có sự hợp tác, trao đổi thông tin với nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Scavi Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú  Chức năng của các bộ phận trong công ty: - Giám đốc nhà máy: + Là người điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy + Hoạch định chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy + Hoạch định chiến lược kinh doanh của nhà máy, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các phòng ban, phân xưởng để thực thi kế hoạch kinh doanh của nhà máy. Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của nhà máy trước hội đồng quản trị - Bộ phận Hành chính – Nhân sự + Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chứ c th ự c hiện các văn bản quản lý hành chính trong nhà máy. + Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân s ự theo quy định. + Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành. + Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn nhà máy, ngân sách liên quan đến chi phí lao động. + Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động. - Bộ phận Kế toán + Xét duyệt các khoản thu – chi của nhà máy dựa trên yêu cầu xác đáng của từng bộ phận. + Bảo đảm tài chính cho nhà máy, vốn luân chuyển không bị thiếu. + Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của công ty. Trường+ Trực tiếp thực hiện cácĐạichế độ, chính học sách tài chính, Kinh kế toán, thống tếkê, công Huế tác quản lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên. - Bộ phận Thương Mại SVTH: Phan Thị Như Ý 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Tất cả các hoạt động liên quan đến đơn hàng từ giá cả, màu sắc, số lượng, sự cố trong sản xuất cần ý kiến khách hàng thì bộ phận Thương Mại sẽ đứng ra làm việc. Bộ phận Thương Mại gồm hai nhóm: + Nhóm MDS – Market Development Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc bắt đầu làm việc với khách hàng về chi tiết sản phẩm cho đến lúc đúc kết thị trường, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho quá trình vào sản xuất đại trà. Phát triển đơn hàng, phân tích mẫu, tài liệu kỹ thuật từ khách hàng để có cơ sở ước lượng giá thành Phát triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm trước khi đưa vào giai đoạn sản xuất Đảm bảo mục tiêu thắng thị trường và mục tiêu doanh số cho từng mùa đúng thời điểm. Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường và sản phẩm đến các bộ phận liên quan. + Nhóm MS – Manufacturing Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng đến khi hàng xuất khỏi nhà máy. Là cầu nối giữa khách hàng và nhà máy Nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng và đồng thuận ngày xuất hàng mà khách hàng yêu cầu (ETD khách hàng) và ngày xuất hàng mà công ty đáp ứng (ETD nhà máy) sao cho đảm bảo phù hợp với input nguyên phụ liệu và khoảng thời gian sản xuất (Leadtime sản xuất). Xử lý đơn hàng và tính toán nhu cầu mua nguyên phụ liệu sản xuất Mua hàng và theo dõi hàng về để đảm bảo tiến độ sản xuất của nhà máy sao cho đáp ứng được ETD khách hàng yêu cầu. Giải quyết các trở ngại liên quan đến nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, đảm bảo xuất hàng đúng số lượng và chất lượng đã cam kết. TrườngKiểm soát kế hoạch xu ấĐạit hàng và báo học động cho các Kinh bộ phận liên quan tế biết nếHuếu gặp trở ngại để tìm cách giải quyết, khắc phục kịp thời. - Bộ phận sản xuất – supply chain: SVTH: Phan Thị Như Ý 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất các hợp đồng, đơn hàng do bộ phận MS cung cấp kể từ khi nhận được nguyên phụ liệu. Bộ phận sản xuất bao gồm: phòng kế hoạch, bộ phận kho, bộ phận giám định, phân xưởng cắt, Bộ phận sản xuất quản lý, theo dõi, thực hiện từ khi nguyên phụ liệu về nhà máy đưa vào kiểm định, đến cắt nguyên phụ liệu, may và kiểm tra đóng gói. Đây là bộ phận chiếm hầu hết công nhân của công ty và có nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nhà máy. - Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm- AQL AQL là 3 chữ viết tắt Acceptable Quality Limit- Giới hạn chất lượng chấp nhận. Bộ phận AQL sẽ dựa vào kết quả của phòng kế hoạch để kiểm hàng theo tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng kiểm tra hoặc trước khi xuất hàng. - Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin (BP.IT): Quản lý toàn bộ hệ thống điện toán của công ty, nhiệm vụ chính: + Duy trì hệ thống của công ty qua hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo mạng hoạt động tốt, không bị nghẽn mạng hay rớt mạng. + Giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày về máy tính của nhân viên và những trở ngại trong ứng dụng phần mềm. 2.1.10. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Kế toán trưởng Kế Kế toán hàng Kế toán Kế toán Kế Kế toán toán hóa, thành Kế toán Thủ tiền thanh toán tổng hợp CPSX phẩm, doanh TSCĐ quỹ toán thu lương KD thu và xác ế định KQKD Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế Trong đó: - Kế toán trưởng: là người tổ chức và điều hành chung công tác kế toán trong công ty, có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước Ban Giám đốc và cơ quan Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Phụ trách kế toán tổng hợp lập báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. - Kế toán tiền lương: Ghi nhận các số liệu kế toán về tiền lương, hạch toán nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng quy định của Nhà nước - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ gốc, ghi phiếu thu, phiếu chi theo đúng mục đích được duyệt. Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn mua hàng. TrườngĐồng thời có nhiệm v ụĐạikiểm tra, ph ảhọcn ánh các nghi Kinhệp vụ tiền mặt, tiềtến gửi ngânHuế hàng, theo dõi các khoản nợ ngắn hạn. - Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh: Theo dõi chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. SVTH: Phan Thị Như Ý 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Kế toán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: Có nhiệm vụ phản ánh và giám sát việc xuất nhập kho thành phẩm, theo dõi việc tiêu thụ thành phẩm, xác định doanh thu và kết quả lỗ lãi cuả công ty. - Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ giám sát, phản ánh việc mua sắm, trang bị, bảo quản, sử dụng công cụ, dụng cụ và TSCĐ. Phân bổ công cụ, dụng cụ và tính khấu hao tài sản cố định. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cất giữ thu chi các khoản tiền mặt, rút tiền gởi ngân hàng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, giám đốc và pháp luật về việc mất tiền do các nguyên nhân. 2.1.10.2 Chế độ và hình thức kế toán của Công ty:  Hệ thống BCTC: Được lập theo Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Hệ thống BCTC bao gồm bốn loại cơ bản là: Bảng CĐKT, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi công ty khi thành lập và đi vào hoạt động phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ theo các chế độ, chuẩn mực do Bộ tài chính ban hành và luôn cập nhật mọi thông tin khi có quyết định sửa đổi bổ sung.  Hiện công ty Scavi đang áp dụng: - Niên độ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và khóa sổ vào ngày 31 tháng 12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Các báo cáo tài chính của công ty được lập bằng Đô la Mỹ (USD). Việc sử dụng USD làm đơn vị tiền tề báo cáo theo các chính sách kế toán của công ty Cổ phần Scavi - công ty mẹ cao cấp nhất, đã được phê duyệt Bộ Tài chính theo Công văn số 4077TC/CĐKT ngày 04 tháng 05 năm 2001. - Tỷ giá hối đoái: Các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền tệ khác với đồng tiền báo cáo của công ty là USD được chuyển đồi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Tài Trườngsản tiền tệ và công n ợ Đạiphát sinh bằ nghọc đồng tiền khácKinh với đồng tiền báotế cáo Huếđược quy đổi theo tỷ giá tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì phát sinh. SVTH: Phan Thị Như Ý 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Hình thức kế toán áp dụng: hình thức ghi sổ trên máy vi tính. Lưu trữ cất giữ chứng từ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, với tỷ lệ khấu hao hằng năm như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 20 năm Máy móc và thi ết bị: 5 – 10 năm Phương tiện vận tải: 5 năm Thiết bị văn phòng: 4 – 7 năm Khác: 7 năm - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá vốn hàng tồn kho được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Hệ thống tài khoản: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính, thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành heo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, thông tư số 244/2009/TT-BTC. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 2.2.1 Tình hình tài sản cố định hữu hình tại công ty: 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty: a. Đặc điểm TSCĐ hữu hình tại công ty: TSCĐ hữu hình tại Công ty có những đặc điểm đặc thù như sau: - TSCĐ hữu hình của công ty phần lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất, gia công sản phẩm. Máy móc, thiết bị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị TSCĐ hữu hình của Công ty. Mỗi máy móc, trang thiết bị đều có giá trị lớn và được áp dụng công nghệ hiện đại. - TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng giá trị tài sản của công ty cho nên việc quản lí sử dụng cũng như kế toán TSCĐ hữu hình luôn được công ty đặc biệt quan tâm. b. Phân loại TSCĐ HH tại công ty: Căn cứ vào mục đích sử dụng của TSCĐ, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà ăn, chung cư dành cho công nhân, trường mầm non. - Máy móc, thiết bị sản xuất: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dung trong hoạt động sản xuất của Công ty như máy trải vải, máy kiểm vải, máy ủi, máy cắt. - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như xe đưa đón công nhân viên, xe phục vụ quản lý, và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, - Máy móc, thiết bị văn phòng như kệ đựng hồ sơ, hệ thống máy tính Trường- TSCĐ hữu hình Đạikhác học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2.1.2 Tình hình TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018: Scavi huế là một công ty lớn trên địa bàn nên đầu tư thêm TSCĐ hữu hình thường xuyên diễn ra tại công ty. Kể từ năm 2016 đến năm 2018, thông qua các báo cáo tài chính ta thấy công ty đã đầu tư thêm rất nhiều vốn để xây dựng, mua sắm TSCĐ hữu hình. Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản không còn phù hợp với nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của Công ty nữa. Để nhìn thấy rõ hơn về vấn đề này ta tiến hành phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu của TSCĐ hữu hình tại Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018: Nhìn vào bảng 2.4 (trang 58), ta có thể thấy TSCĐ của công ty qua ba năm tăng liên tục và tăng mạnh. Năm 2016, giá tri còn lại là 177,59 tỷ đồng. Đến năm 2017, chỉ tiêu này đạt mức 236,89 tỷ đồng, tăng 59,30 tỷ đồng ( tương ứng tăng 33,39%). Bước sang năm 2018, TSCĐ của Công ty tiếp tục tăng với mức độ mạnh hơn, tăng 106,23 tỷ đồng (44,84%) so với năm 2017. Qua đó, ta có thể thấy được, công ty luôn chú trọng đầu tư, xây dựng, đổi mới đề đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Qua bảng 2.4, ta thấy được nhóm máy móc, thiết bị (TK 2112) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSCĐ từ 42,86%-44,05% trong 3 năm 2016- 2018, nhóm nhà cửa, vật kiến trúc (TK 2111) có giá trị lớn thứ hai trong tổng TSCĐ, chiếm tỷ trọng từ 23,81%-26,36% qua ba năm. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là nhóm TSCĐ hữu hình khác. Cơ cấu tài sản này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuát kinh doanh của công ty. Tình hình TSCĐ qua 3 năm 2016 - 2018 biến động tăng liên tục. Tuy nhiên, mức độ tăng giữa các nhóm tài sản là hoàn toàn khác nhau. Năm 2016, nhóm tài sản máy móc thiết bị đạt 86,12 tỷ đồng. Qua năm 2017, nhóm này đạt mức 98,12 tỷ đồng, tăng 22 tỷ, tương ứng tăng 28,90% so với năm 2016. Bước sang năm 2018, nhóm tài sản này tăng mạnh hơn so với mức tăng của 2017/2016. Năm 2018, máy móc, thiết bị đạt 151,14 tỷ đồng, tăng 50,04%, tương ứng tăng 53,02 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng mạnh là do Công ty Scavi Huế không ngừng mở rộng quy mô sản xuất trong ba năm vừa qua, quy mô sản xuất tăng, đầu tư máy móc thiết bị phụ vụ sản xuất tăng. TrườngMột nhóm tài sả nĐạiảnh hưởng khônghọc nhỏ đế n Kinhsự tăng mạnh trong tế tổng TSCĐHuế hữu hình là nhà cửa, vật kiếm trúc. Năm 2018, tổng giá trị còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc là 90,45 tỷ đồng, tăng lên đến 29,82 tỷ đồng, tương ứng tăng 49,18% so với năm 2017. Đây là dấu hiệu tốt, phản ánh tình kinh kinh doanh của công ty đang tăng trưởng mạnh. SVTH: Phan Thị Như Ý 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.4 Cơ cấu TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị còn Giá trị Giá trị còn còn lại % còn lại % lại % còn lại % lại % Nhà cửa, vật kiến trúc (TK 2111) 42,29 23,81 60,63 25,59 90,45 26,36 18,34 43,37 29,82 49,18 Máy móc, thiết bị (TK 2112) 76,12 42,86 98,12 41,42 151,14 44,05 22,00 28,90 53,02 54,04 Phương tiện vận tải ( TK 2113) 30,32 17,07 40,56 17,12 51,78 15,09 10,24 33,77 11,22 27,66 Thi ết bị, dụng cụ quản lý 18,02 10,15 26,36 11,13 35,86 10,45 8,34 46,28 9,50 36,04 (TK 2114) TSCĐ hữu hình khác (TK 2118) 10,84 6,10 11,22 4,74 13,89 4,05 0,38 3,51 2,67 23,80 Tổng TSCĐ hữu hình 177,59 100,00 236,89 100,00 343,12 100,00 59,30 33,39 106,23 44,84 SVTH: Phan Thị Như ÝTrường Đại học Kinh tế Huế 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2.1.3 Công tác quản lý, theo dõi tài sản cố định hữu hình tại công ty: Mục tiêu của Công ty là cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đòi hỏi nhu cầu về TSCĐ hữu hình là rất lớn. Ngoài việc đầu tư nhà xưởng, các tòa nhà phục vụ hoạt động kinh doanh đặt dưới sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các loại máy móc, thiết bị sản xuất chiếm số lượng rất lớn và đa dạng. Do đó, để tránh tình trạng mất mát, thiếu hụt hay dư thừa TSCĐ hữu hình, đặc biệt là máy móc, thiết bị sản xuất, công ty Scavi Huế sử dụng hai phần mềm chính để theo dõi và quản lý TSCĐ hữu hình là phần mềm quản lý tài sản và phần mềm Iscala. Biểu 2.1 Giao diện phần mềm quản lý tài sản sử dụng trong Công ty  Quản lý TSCĐ hữu hình nhập vào Công ty: TSCĐ hữu hình nhập từ bên ngoài vào Công ty xuất phát từ nhiều lý do như mua Trườngmới, mượn, thuê, lấy vềĐạitừ nội bộ tậ phọc đoàn hoặc bên Kinh ngoài tập đoàn. tế Huế Khi TSCĐ được giao đến Công ty, bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý TSCĐ (thường là bộ phận vật tư cơ điện) tiến hành kiểm tra tình trạng đóng gói, lập biên bản, lưu hình ảnh nếu có kiện hàng nào bị va đập, móp méo, biến dạng. Bộ phận SVTH: Phan Thị Như Ý 55
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú cơ điện nhận đầy đủ các chứng từ liên quan như biên bản giao nhận, hoá đơn giá trị gia tăng, đối với TSCĐ mua nước ngoài thì cần có thêm phiếu đóng gói hàng hóa (packing list), invoice và tờ khai hải quan, sau đó xác nhận với nhà cung cấp nếu mua TSCĐ trong nước và với bộ phận xuất nhập khẩu nếu mua TSCĐ nhập khẩu. Đối với trường hơp đi mượn và đi thuê thì cần nhận các chứng từ liên quan như phiếu cho mượn, cho thuê từ công ty cho mượn, cho thuê. Đối với TSCĐ lấy về thì phải có phiếu trả và biên bản bàn giao. Sau khi bộ phận cơ điện nhận đủ các chứng từ liên quan, tiến hành gửi bộ chứng từ cho bộ phận Kế toán, Kế toán tài sản kiểm tra, đối chiếu với giấy đề nghị, hợp đồng mua bán. Sau đó, kế toán TSCĐ tiến hành hạch toán và thực hiện thêm mới TSCĐ vào phần mềm quản lý tài sản mà công ty đang sử dụng. Thực hiện thêm mới TSCĐ hữu hình vào phần mềm quản lý tài sản: Đối với TSCĐ mua mới, Kế toán tài sản phải tiến hành thêm mới tài sản vào phần mềm quản lý tài sản, nhập đầy đủ các thông tin, thông số kĩ thuật như tên nhà cung cấp, ngày nhận tài sản, số hóa đơn, nguyên giá, thời gian sử dụng, ngày bắt đầu tính khấu hao, số tháng tính khấu hao Sau khi hạch toán vào phần mềm, kế toán tài sản in thông tin các thông số kĩ thuật và các thông tin liên quan đến TSCĐ gửi cho bộ phận cơ điện. Sau khi có tờ thông tin tài sản và phiếu nhập kho do kế toán kho vật tư lập, TSCĐ mới được vào cổng công ty. Khi TSCĐ đã vào Công ty, kế toán dựa theo thông tin tài sản đã nhập trước đó, tiến hành in code quản lý tài sản bằng phần mềm quản lý tài sản, giao cho bộ phận có liên quan đến tài sản đó (bộ phận IT hoặc bộ phận cơ điện) dán lên TSCĐ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 56
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.2 Giao diện in code quản lý tài sản bằng phần mềm quản lý tài sản Biểu 2.3 Thẻ code quản lý tài sản  Quản lý TSCĐ hữu hình điều chuyển nội bộ công ty: TrườngKhi muốn luân chuyĐạiển máy, bộhọcphận có nhu Kinhcầu lập đề nghị luântế chuy Huếển và cập nhật vị trí cũ và mới của máy di chuyển trong giấy đề nghị. Khi đề nghị được phê duyệt và tài sản được luân chuyển, kế toán tài sản căn cứ vào phiếu luân chuyển tiến hành thay đổi vị trí và bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và thay đổi trung tâm chi phí SVTH: Phan Thị Như Ý 57
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú của tài sản trên phần mềm quản lý tài sản của Công ty. Hằng quý, khi tổ chức kiểm kê, sẽ đối chiếu ra được các tài sản có vị trí sai lệch giữa thực tế và trên phần mềm.  Quản lý xuất TSCĐ hữu hình ra ngoài công ty: TSCĐ xuất ra ngoài công ty trong những trường hơp sau: thanh lý TSCĐ hữu hình, luân chuyển TSCĐ hữu hình cho Chi nhánh Scavi Huế tại Đà Nẵng, cho mượn, cho thuê, trả lại TSCĐ hữu hình đi mượn, đi thuê TSCĐ muốn ra được cổng công ty phải được kế toán tài sản kiểm tra đối chiếu giữa thực tế và chứng từ, kí xác nhận bởi các bộ phận liên quan và đặc biệt phải có đầy đủ chứng từ như phiếu xuất, quyết định luân chuyển, phiếu cho mượn, cho thuê đối với trường hợp cho mượn, cho thuê, quyết định thanh lý kèm danh sách máy thanh lý, biên bản thanh lý đối với thanh lý TSCĐ. Sau khi bộ phận bảo vệ kiểm tra đầy đủ chứng từ, đóng dấu xác nhận ra cổng, TSCĐ mới được xuất ra ngoài công ty.  Công tác kiểm kê TSCĐ hữu hình tại Công ty: Định kỳ cuối mỗi quý trong năm, công ty phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản theo từng bộ phận chức năng, thể hiện lũy kế số liệu tồn đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, tồn cuối kỳ theo quy định của tập đoàn. Trước khi kiểm kê, kế toán tài sản in phiếu kiểm kê và gửi phiếu kiểm kê đến các bộ phận quản lý cần kiểm kê. Đồng thời, kế toán tài sản tạo file PDA trong máy scan mã vạch. Để thuận tiện thì việc kiểm kê được tiến hành theo từng bộ phận, từng phòng ban, từng nhà máy. Kế toán tài sản kết hợp với bộ phận cơ điện và bộ phận IT thực hiện kiểm kê, sử dụng máy scan mã vạch quét mã vạch trên thẻ code dán trên tài sản. Khi quét mã vạch thì thông tin về tài sản đó sẽ hiển thị trên máy scan mã vạch. Kế toán đối chiếu giữa Trườngthông tin hiển thị trên Đạimáy scan và danhhọc sách thông Kinh tin tài sản xu ấttế ra từ phHuếần mềm, máy nào bị sai lệch thì kế toán ghi lại thông tin theo thực tế kiểm kê. Sau khi việc kiểm kê tài sản được thực hiện xong, kế toán tài sản kết hợp với bộ phận liên quan ( bộ phận cơ điện và bộ phân IT) tiến hành dò xét, tìm nguyên nhân, điều chỉnh các tài sản bị sai lệch so với thực tế. Và khi hoàn tất việc điều chỉnh, số liệu SVTH: Phan Thị Như Ý 58
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú đã thông nhất giữa các bộ phận quản lý, kế toán tài sản tiến hành ghi sổ và lập báo cáo kiểm kê. Mỗi tháng, kế toán tài sản cũng có thể tiến hành kiểm kê ngẫu nhiên để đối chiếu, đảm bảo sự chắc chắn trong công tác quản lý. 2.2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty: 2.2.2.1 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: 2.2.2.1.1 Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình tại Công ty: a. Mua mới TSCĐ hữu hình: Quy trình: - Căn cứ vào thời gian và mục tiêu cần sử dụng tài sản để phục vụ sản xuất mà các bộ phận có nhu cầu gửi giấy đề nghị lên ban giám đốc xét duyệt. Khi đề nghị được duyệt, bộ phận mua hàng chịu trách nhiệm mua hàng, đề nghị các nhà cung cấp gửi bảng báo giá, sau đó xem xét lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất và đề nghị cung cấp hàng. - Sau khi hàng được giao đến công ty, bộ phận chức năng quản lý tài sản, tiến hành nhập kho, kiểm tra, nghiệm thu tài sản. Kế toán kho lập phiếu nhập kho, sau đó kế toán tài sản sẽ nhận được giấy đề nghị, bảng báo giá, hợp đồng, hóa đơn kèm bảng kê bán hàng, biên bản giao nhận. Kế toán tài sản tiến hành kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của chứng từ và tiến hành tạo code quản lý TSCĐ, hạch toán tăng TSCĐ vào phần mềm quản lý tài sản. - Đồng thời sau khi hoàn tất các khâu từ mua hàng đến nghiệm thu, bộ phận mua hàng tiến hành lập hồ sơ thanh toán chuyển kế toán tài sản. Kế toán tài sản chỉ thực hiện thanh toán khi và chỉ khi hồ sơ thanh toán tới hạn và được duyệt thanh toán bởi bộ phận kiểm soát. Ví dụ: Căn cứ vào nhu cầu mua thiết bị cân tải Peplink BPL- 580- cân bằng tải Trườnginternet, ngày 01/07/2019, Đại Công ty họcScavi Huế ký Kinh kết với Công ty tếCP Tích Huế Hợp Hệ Thống Nam Trường Sơn hợp đồng mua bán thiết bị cân tải Peplink BPL- 580- cân bằng tải internet. Ngày 19/07/2019, Công ty Scavi Huế lập Giấy đề nghị thanh toán và SVTH: Phan Thị Như Ý 59
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú thanh toán trước 50% hợp đồng (59.950.000 đồng đã bao gồm VAT) cho nhà cung cấp. Ngày 02/08/2019 Công ty Scavi Huế nhận thiết bị và kí xác nhận vào biên bản giao nhận. Đồng thời, sau khi giao nhận hoàn thành, kế toán hạch toán: Nợ TK 211410: 109.000.000 (đồng) Nợ TK 133210 : 10.900.000 (đồng) Có TK 112110 : 59.950.000 (đồng) Có TK 331110 : 59.950.000 (đồng) Ngày 26/08/2019, nhận được hóa đơn số 0000274 của Công ty CP Tích Hợp Hệ Thống Nam Trường Sơn, giá trị hóa đơn là 119.900.000 đồng, trong đó tiền hàng là 109.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng (10%) là 10.900.000 đồng. Ngày 19/09/2019, nghiệm thu kỹ thuật, hai bên kí xác nhận vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Ngày 27/09/2019, lập Giấy đề nghị thanh toán và thanh toán 50% giá trị còn lại của hợp đồng (59.950.000 đồng) cho Công ty CP Tích Hợp Hệ Thống Nam Trường Sơn. Chứng từ phát sinh gồm có: Giấy đề nghị số 050/2019/GDN/IT Bảng báo giá (Phụ lục 01) Hợp đồng số 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 Giấy đề nghị thanh toán ngày 19/07/2019 (Phụ lục 02) Biên bản giao nhận ngày 02/08/2019(Phụ lục 03) Biên bản nghiệm thu kỹ thuật ngày 19/09/2019 (Phụ lục 04) Giấy đề nghị thanh toán ngày 27/09/2019 (phụ lục 05) Trường Hóa đơn số 0000274 Đại ngày 26/08/2019 học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Như Ý 60