Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

pdf 69 trang thiennha21 26/04/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_yeu_to_anh_huong_den_tinh_kip_thoi_bao_cao_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Sinh viên thực hiện TRẦN DƢƠNG NGỌC THIỆN MSSV: 13D340301066 LỚP: ĐH Kế toán 8A Cần Thơ, 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Minh Nhật Trần Dƣơng Ngọc Thiện MSSV: 13D340301066 Lớp: ĐHKT 8A Cần Thơ, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Trƣờng Đại học Tây Đô đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi có đƣợc cơ hội học lớp Đại học Kế toán niên khóa 2013 – 2017 tại trƣờng. Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy Nguyễn Minh Nhật, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học tại lớp Đại học Kế toán 8A tại trƣờng Đại học Tây Đô. Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng môn đã giúp đỡ, hỗ trợ, cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ quá trình làm khóa luận. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những ngƣời thân đã luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tất cả những nội dung đƣợc kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Cần Thơ, tháng 03 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Dƣơng Ngọc Thiện ii
  5. TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Nghiên cứu này nhằm thực hiện để đánh giá tính kịp thời và các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của 158 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố quy mô công ty và đòn bẫy tài chính có tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Bên cạnh đó, hai nhân tố có ý nghĩa trong các nghiên cứu trƣớc đây là lợi nhuận (ROE) và loại công ty kiểm toán không ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty nghiên cứu. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Thành phố Cần Thơ, ngày tháng . năm 2017 Giảng viên hƣớng dẫn Nguyễn Minh Nhật iv
  7. MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.1. Mục tiêu chung 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2 1.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1. Về không gian 2 1.4.2. Về thời gian 2 1.5. Kết cấu đề tài 2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính 3 2.1.1. Khái niệm, vai trò và mục đích của báo cáo tài chính 3 2.1.1.1. Khái niệm của báo cáo tài chính 3 2.1.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính 14 2.1.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính 15 2.1.2. Các giả thuyết và nguyên tắc kế toán chi phối đến việc lập báo cáo tài chính 16 2.1.2.1. Các giả thuyết kế toán 16 2.1.2.2. Các nguyên tắc kế toán 17 2.1.3. Các đặc điểm chất lƣợng của báo cáo tài chính 18 v
  8. 2.1.4. Khái niệm tính kịp thời báo cáo tài chính 21 2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc 21 2.2.1. Lý thuyết cơ sở 21 2.2.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm 21 2.2.1.2. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định 22 2.2.2. Một số nghiên cứu trƣớc đây 22 2.2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài 22 2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc 24 2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị 25 2.3. Khung nghiên cứu và các giả thuyết 26 2.3.1. Nhân tố quy mô công ty (SIZE) 26 2.3.2. Nhân tố lợi nhuận kinh doanh (ROE) 27 2.3.3. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DEBT) 27 2.3.4. Nhân tố loại công ty kiểm toán (AUD) 27 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 28 2.4.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 28 2.4.2 . Mô hình nghiên cứu 29 2.4.3. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu 30 2.4.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu 30 2.4.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 30 2.5. Quy trình nghiên cứu 30 2.5.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu 30 2.5.2. Quy trình nghiên cứu 30 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 32 vi
  9. 3.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Công ty chứng khoán VCBS) 32 3.1.1. Thị trƣờng chứng khoán là gì? 32 3.1.2. Chức năng của thị trƣờng chứng khoán 32 3.1.3. Cơ cấu thị trƣờng chứng khoán 33 3.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trƣờng chứng khoán 34 3.2. Thực trạng công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán (Nguồn: Vietstock.vn) 35 3.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 38 3.4. Thực trạng vấn đề công bố thông tin trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 41 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 4.1. Mô tả mẫu điều tra 43 4.2. Thống kê mô tả 43 4.3. Phân tích tƣơng quan 44 4.4. Kết quả phân tích hồi quy 44 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Các kiến nghị 47 5.2.1. Tăng cƣờng giám sát của Ủy ban chứng khoán đối với việc công bố thông tin của các công ty niêm yết 48 5.2.2. Các kiến nghị liên quan đến việc ban hành các chuẩn mực kế toán 48 5.2.3. Hoàn thiện phƣơng tiện công bố thông tin 49 5.3 Hạn chế của đề tài 49 5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo 50 vii
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT HOSE Ho Chi Minh City Stock Exchange HNX Ha Noi Stock Exchange IASB International Accounting Standard Board FASB Financial Accounting Standards Boar ROE Return on equity RE Random Effects FE Fixed Effects GDCK Giao dịch chứng khoán CBTT&MB Công bố thông tin và minh bạch BCTC Báo cáo tài chính TT-BTC Thông tƣ – Bộ tài chính QĐ-TTg Quyết định – Thủ tƣớng viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BảNG 2.1: MÔ Tả VÀ ĐO LƢờNG CÁC BIếN ĐộC LậP TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CứU 29 BảNG 4.1 PHÂN Bổ MẫU ĐIềU TRA 43 BảNG 4.2 THốNG KÊ MÔ Tả CÁC BIếN ĐịNH LƢợNG TRONG MÔ HÌNH 43 BảNG 4.3 MA TRậN Hệ Số TƢƠNG QUAN GIữA CÁC BIếN TRONG MÔ HÌNH 44 BảNG 4.4: KếT QUả PHÂN TÍCH HồI QUY THEO PHƢƠNG PHÁP RE VÀ FE 45 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: : Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của BCTC các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thành phố Hà Nội” 26 ix
  12. Chƣơng 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Thị trƣờng chứng khoán đã trải qua gần 20 năm hoạt động. Trong tất cả các hoạt động nói chung trên thị trƣờng chứng khoán thì thông tin luôn là yếu tố hàng đầu và không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tƣ. Thông tin lại càng quan trọng hơn đối với các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Trong đó, thông tin báo cáo tài chính lại càng có ý nghĩa hơn đối với quyết định của các nhà đầu tƣ. Sự chính xác và kịp thời là yếu tố quan trọng của thông tin giúp cho nhà đầu tƣ có những quyết định chính xác. Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp nhà đầu tƣ có những phân tích, xem xét và đƣa ra những quyết định kinh tế. Chính vì vậy, việc công khai, minh bạch và sự kịp thời của thông tin tài chính là một trong những nhân tố giúp cho việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ và giúp cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động ngày càng hiệu quả. Thông tin của báo cáo tài chính càng có giá trị khi thời gian công bố càng ngắn. Ở Việt Nam, khung pháp lý quy định về thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính đã đƣợc quy định cụ thể kể từ khi thị trƣờng chứng khoán hình thành. Tuy nhiên, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán làm cho tính minh bạch và công khai của thông tin bị sụt giảm vì một số bất cập. Trong đó, việc công bố chậm thông tin báo cáo tài chính của các công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán là khá phổ biến. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn chƣa có ý thức trong việc công bố thông tin, việc công bố thông tin chỉ nhằm mục đích đối phó, chất lƣợng thông tin đƣợc công bố thấp. Xuất phát từ thực tiễn nhƣ vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 1
  13. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mô tả tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và thực trạng vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết. - Phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu này sử dụng số liệu đƣợc thu thập từ thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đƣợc công bố website công ty và trên website Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các trang website chứng khoán từ năm 2014 – 2016. 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu này tiến hành tính toán các chỉ tiêu trên bảng excel và đƣa vào chạy dữ liệu trên phần mềm Eviews 6. Nội dung chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 2. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Về không gian Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 1.4.2. Về thời gian - Số liệu sử dụng cho đề tài đƣợc lấy từ năm 2014 - 2016. - Thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài từ 02/2017 đến 05/2017. 1.5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Mở đầu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công bố thông tin trên Sở GDCK Hà Nội Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị 2
  14. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính 2.1.1. Khái niệm, vai trò và mục đích của báo cáo tài chính 2.1.1.1. Khái niệm của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế của doanh nghiệp đƣợc trình bày dƣới dạng các bảng biểu, cung cấp cho ngƣời sử dụng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và các luồng tiền trong doanh nghiệp để ngƣời sử dụng có thể đƣa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp nhà đầu tƣ, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng, ). Ở Việt Nam, báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Thời hạn nộp báo cáo tài chính ở Việt Nam đƣợc quy định trong Thông tƣ 200/2014/TT-BTC: Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc a) Thời haṇ nôp̣ Báo cáo tài chính quý : - Đơn vi ̣kế toán phải nôp̣ Báo cáo tài chính quý châṃ nhất là 20 ngày, kể tƣ̀ ngày kết thúc kỳ kế toán quý ; Đối với công ty mẹ , Tổng công ty Nhà nƣớc châṃ nhất là 45 ngày; - Đơn vi ̣kế toán trƣc̣ thuôc̣ doanh nghiêp̣ , Tổng công ty Nhà nƣớc nôp̣ Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ , Tổng công ty theo thời haṇ do công ty me ̣, Tổng công ty quy điṇ h. b) Thời haṇ nôp̣ Báo cáo tài chính năm: - Đơn vi ̣kế toán phải nôp̣ Báo cáo tài chính năm châṃ nhất là 30 ngày, kể tƣ̀ ngày kết thúc kỳ kế toán năm ; Đối với công ty mẹ , Tổng công ty nhà nƣớc châṃ nhất là 90 ngày; - Đơn vi ̣kế toán trƣc̣ thuôc̣ Tổng công ty nhà nƣớc nôp̣ Báo cáo tài chính năm cho công ty me,̣ Tổng công ty theo thời haṇ do công ty me ,̣ Tổng công ty quy điṇ h. 3
  15. Đối với các loại doanh nghiệp khác: a) Đơn vi ̣kế toán là doanh nghiêp̣ tƣ nhân và công ty hơp̣ danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể tƣ̀ ngày kết thúc kỳ kế toán năm ; đối với các đơn vị kế toán khác, thời haṇ nôp̣ Báo cáo tài chính năm châṃ nhất là 90 ngày; b) Đơn vi ̣kế toán trƣc̣ thuôc̣ nôp̣ Bá o cáo tài chính năm cho đơn vi ̣kế toán cấp trên theo thời haṇ do đơn vi ̣kế toán cấp trên quy điṇ h. Theo thông tƣ 155 của Bộ tài chính phát hành ngày 06 tháng 10 năm 2015 “Hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán” quy định về việc công bố thông tin nhƣ sau: Nguyên tắc công bố thông tin 1. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật và bảo đảm: a) Đối tƣợng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố. Trƣờng hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tƣợng công bố thông tin phải công bố nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trƣớc đó; b) Trƣờng hợp có sự kiện, thông tin làm ảnh hƣởng đến giá chứng khoán, đối tƣợng công bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính về sự kiện, thông tin đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận biết đƣợc về sự kiện, thông tin đó hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán; c) Việc công bố các thông tin cá nhân bao gồm số Thẻ căn cƣớc công dân, số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thƣờng trú, số điện thoại, số fax, email, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lƣu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng chỉ đƣợc thực hiện nếu chủ thể liên quan đồng ý. 2. Các công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu, Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nƣớc ngoài tại Việt Nam, quỹ đại chúng, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lƣu ký chứng khoán Việt Nam, Nhà đầu tƣ thuộc đối tƣợng công bố thông tin theo quy định pháp luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố, bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định. Trƣờng hợp thông tin công bố bao gồm các thông tin cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và các đối tƣợng công bố thông tin 4
  16. không muốn công khai các thông tin này thì phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Sở giao dịch chứng khoán 02 bản tài liệu, trong đó 01 bản báo cáo về việc công bố thông tin bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân và 01 bản báo cáo không bao gồm thông tin cá nhân để Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện công bố thông tin. 3. Các đối tƣợng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lƣu giữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định sau: a) Các thông tin công bố định kỳ phải đƣợc lƣu giữ dƣới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm. Các thông tin này phải đƣợc lƣu giữ trên trang thông tin điện tử của đối tƣợng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm; b) Các thông tin công bố bất thƣờng hoặc theo yêu cầu phải lƣu giữ trên trang thông tin điện tử của đối tƣợng công bố thông tin trong tối thiểu 05 năm. 4. Ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trƣờng chứng khoán là tiếng Việt. Việc công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc áp dụng đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lƣu ký chứng khoán theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lƣu ký chứng khoán đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc chấp thuận. Các đối tƣợng khác đƣợc khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh theo hƣớng dẫn tại Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Trƣờng hợp công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì nội dung thông tin công bố bằng tiếng Anh chỉ có tính tham khảo. Ngƣời thực hiện công bố thông tin 1. Các đối tƣợng công bố thông tin là tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thông qua 01 ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc 01 cá nhân là ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin của tổ chức đó. a) Ngƣời đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời về thông tin do ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin công bố. Trƣờng hợp phát sinh sự kiện công bố thông tin mà cả ngƣời đại diện theo pháp luật và ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin đều vắng mặt thì thành viên giữ chức vụ cao nhất của Ban Điều hành có trách nhiệm thay thế thực hiện công bố thông tin; b) Tổ chức phải đăng ký, đăng ký lại ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tƣ này cùng với Bản cung cấp thông tin của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tƣ 5
  17. này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Sở giao dịch chứng khoán tối thiểu 24 giờ trƣớc khi việc ủy quyền có hiệu lực. 2. Nhà đầu tƣ thuộc đối tƣợng công bố thông tin là cá nhân có thể tự thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc ủy quyền cho 01 tổ chức (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, thành viên lƣu ký, Trung tâm lƣu ký chứng khoán hoặc tổ chức khác) hoặc 01 cá nhân khác thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin nhƣ sau: a) Trƣờng hợp tự thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, trong lần công bố thông tin đầu tiên, nhà đầu tƣ cá nhân phải nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Sở giao dịch chứng khoán Bản cung cấp thông tin theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tƣ này và có trách nhiệm cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin khi có sự thay đổi các nội dung trong Bản cung cấp thông tin nêu trên; b) Trƣờng hợp ủy quyền công bố thông tin, nhà đầu tƣ cá nhân phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời về thông tin do ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin công bố. Nhà đầu tƣ có trách nhiệm cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin về tình trạng sở hữu chứng khoán của mình và mối quan hệ với ngƣời có liên quan (nếu có) cho tổ chức hoặc cá nhân đƣợc ủy quyền công bố thông tin để những ngƣời này thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định pháp luật; Nhà đầu tƣ cá nhân đăng ký, đăng ký lại ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ này cùng Bản cung cấp thông tin của nhà đầu tƣ cá nhân đó và của ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tƣ này (trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin là cá nhân) cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán tối thiểu 24 giờ trƣớc khi việc ủy quyền có hiệu lực. 3. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin theo quy định của Thông tƣ này và pháp luật chứng khoán hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 4. Việc công bố thông tin của quỹ đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện. Phƣơng tiện công bố thông tin 1. Các phƣơng tiện công bố thông tin bao gồm: a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tƣợng công bố thông tin; 6
  18. b) Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc; c) Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán; d) Trang thông tin điện tử của Trung tâm lƣu ký chứng khoán; đ) Các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử ). 2. Tổ chức là đối tƣợng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử theo quy định sau: a) Công ty đại chúng phải lập trang thông tin điện tử trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày trở thành công ty đại chúng. Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải lập trang thông tin điện tử trƣớc khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải lập trang thông tin điện tử khi chính thức hoạt động. Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch phải lập trang thông tin điện tử khi thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; b) Các tổ chức khi lập trang thông tin điện tử phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán và công khai địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc lập trang thông tin điện tử hoặc khi thay đổi địa chỉ trang thông tin điện tử này; c) Trang thông tin điện tử phải có các nội dung về ngành, nghề kinh doanh và các nội dung phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và mọi thay đổi liên quan tới các nội dung này; chuyên mục riêng về quan hệ cổ đông (nhà đầu tƣ), trong đó phải công bố Điều lệ công ty, Quy chế quản trị nội bộ (nếu có), Bản cáo bạch (nếu có) và các thông tin công bố định kỳ, bất thƣờng và theo yêu cầu quy định tại Thông tƣ này; d) Trang thông tin điện tử phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin, đồng thời phải đảm bảo nhà đầu tƣ có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận đƣợc các dữ liệu trên trang thông tin điện tử đó. 3. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải thực hiện công bố thông tin trên các phƣơng tiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. 7
  19. 4. Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch; công ty chứng khoán thành viên; quỹ đại chúng niêm yết, công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng thực hiện công bố thông tin trên các phƣơng tiện quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này. 5. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện công bố thông tin trên phƣơng tiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. 6. Trung tâm lƣu ký chứng khoán thực hiện công bố thông tin trên phƣơng tiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 7. Trƣờng hợp nghĩa vụ công bố thông tin phát sinh vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, đối tƣợng nêu tại khoản 3 và 4 Điều này thực hiện công bố thông tin trên phƣơng tiện quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật sau khi ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc. 8. Việc công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán thực hiện theo hƣớng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán. Tạm hoãn công bố thông tin 1. Đối tƣợng công bố thông tin đƣợc tạm hoãn công bố thông tin trong trƣờng hợp vì những lý do bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn, ). Đối tƣợng công bố thông tin phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán về việc tạm hoãn công bố thông tin ngay khi xảy ra sự kiện, trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời công bố về việc tạm hoãn công bố thông tin. 2. Ngay sau khi đã khắc phục đƣợc tình trạng bất khả kháng, đối tƣợng công bố thông tin có trách nhiệm công bố đầy đủ các thông tin mà trƣớc đó chƣa công bố theo quy định pháp luật. Xử lý vi phạm về công bố thông tin Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định pháp luật. Công bố thông tin định kỳ 1. Công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng theo nguyên tắc sau: 8
  20. a) Báo cáo tài chính phải bao gồm đầy đủ các báo cáo, phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; Trƣờng hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác, công ty đại chúng phải công bố 02 báo cáo: báo cáo tài chính năm của riêng đơn vị mình và báo cáo tài chính năm hợp nhất theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; Trƣờng hợp công ty đại chúng là doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tƣ cách pháp nhân thì phải công bố báo cáo tài chính năm của riêng đơn vị mình và báo cáo tài chính năm tổng hợp theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; b) Toàn văn báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán phải đƣợc công bố đầy đủ, kể cả báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đó. Trƣờng hợp kiểm toán không chấp nhận toàn phần báo cáo tài chính, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm, báo cáo kiểm toán kèm theo văn bản giải trình của công ty. c) Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm: 1. Công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhƣng không vƣợt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Trƣờng hợp công ty đại chúng không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính năm trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhƣng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan. 2. Công ty đại chúng phải lập báo cáo thƣờng niên theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tƣ này và công bố báo cáo này chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán nhƣng không vƣợt quá 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thông tin tài chính trong báo cáo thƣờng niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán. 3. Công bố thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên 9
  21. a) Chậm nhất 10 ngày trƣớc ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch) về việc họp Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ đƣờng dẫn đến toàn bộ tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên, bao gồm: thông báo mời họp, mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp, chƣơng trình họp, phiếu biểu quyết, danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trƣờng hợp bầu thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị; các tài liệu tham khảo làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chƣơng trình họp; Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông phải đƣợc đăng tải và cập nhật các sửa đổi, bổ sung (nếu có) cho tới khi kết thúc Đại hội đồng cổ đông; b) Trƣờng hợp không tổ chức thành công cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, công ty đại chúng phải công bố về chƣơng trình và thời điểm dự kiến tổ chức các cuộc họp kế tiếp, tiếp tục duy trì việc đăng tải và cho phép cổ đông tải tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm a khoản này cho tới khi tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông. Thời điểm tổ chức các cuộc họp kế tiếp thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp; c) Biên bản họp, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên phải đƣợc công bố theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tƣ này. 4. Công bố thông tin về hoạt động chào bán và báo cáo sử dụng vốn a) Công ty đại chúng thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật về chào bán chứng khoán; b) Trƣờng hợp huy động vốn để thực hiện dự án đầu tƣ, định kỳ 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cho đến khi hoàn thành dự án; hoặc cho đến khi đã giải ngân hết số tiền huy động đƣợc, công ty đại chúng phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt chào bán. Trƣờng hợp thay đổi các nội dung tại phƣơng án sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn, trong vòng 10 ngày kể từ khi ra quyết định thay đổi các nội dung này, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và công bố thông tin nội dung thay đổi trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành. Mọi thay đổi phải đƣợc báo cáo lại tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất. 10
  22. Tổ chức phát hành phải công bố báo cáo sử dụng vốn đƣợc kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông hoặc thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt chào bán trong báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán xác nhận. Quy định này không áp dụng đối với trƣờng hợp công ty đại chúng chào bán cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ hoặc hoán đổi cổ phần, phần vốn góp. 5. Công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài Công ty đại chúng phải công bố thông tin về giới hạn tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài của công ty mình và các thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu này trên trang thông tin điện tử của công ty, của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lƣu ký chứng khoán theo quy định pháp luật chứng khoán hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Công bố thông tin bất thƣờng 1. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thƣờng trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc đƣợc phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa, ngoại trừ trƣờng hợp phong tỏa theo yêu cầu của chính công ty; b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bổ sung hoặc rút bớt một hoặc một số ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh; bị đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; thay đổi thông tin trong Bản cáo bạch sau khi đã đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán; c) Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông (bao gồm nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu (trong trƣờng hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản)). Trƣờng hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy niêm yết, công ty phải công bố thông tin về việc hủy niêm yết kèm theo tỷ lệ thông qua của cổ đông không phải là cổ đông lớn; d) Quyết định mua hoặc bán cổ phiếu quỹ; ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của ngƣời sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu; quyết định chào bán chứng khoán ra nƣớc ngoài và các quyết định liên quan đến việc chào bán chứng khoán theo quy định pháp luật về doanh nghiệp; đ) Quyết định về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức; quyết định tách, gộp cổ phiếu; e) Quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp), giải thể doanh nghiệp; thay đổi tên công ty, con dấu của công ty; 11
  23. thay đổi địa điểm, thành lập mới hoặc đóng cửa trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; g) Quyết định thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng (trừ trƣờng hợp thay đổi chính sách kế toán áp dụng do thay đổi quy định pháp luật); thông báo doanh nghiệp kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm hoặc thay đổi doanh nghiệp kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng); doanh nghiệp kiểm toán từ chối kiểm toán báo cáo tài chính của công ty; kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính (nếu có); ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính; h) Quyết định tham gia góp vốn thành lập, mua để tăng sở hữu trong một công ty dẫn đến công ty đó trở thành công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc bán để giảm sở hữu tại công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết dẫn đến công ty đó không còn là công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc giải thể công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; đóng, mở chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện; i) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng, giao dịch giữa công ty với ngƣời nội bộ hoặc ngƣời có liên quan; k) Quyết định phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ƣu đãi; l) Khi có sự thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lƣu hành. Thời điểm công bố thông tin thực hiện nhƣ sau: Trƣờng hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu, tính từ thời điểm công ty báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc về kết quả phát hành theo quy định pháp luật về phát hành chứng khoán; Trƣờng hợp công ty giao dịch cổ phiếu quỹ, tính từ thời điểm công ty báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu quỹ; Trƣờng hợp công ty mua lại cổ phiếu của cán bộ công nhân viên theo chƣơng trình lựa chọn của ngƣời lao động trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu lẻ của công ty thông qua công ty chứng khoán; công ty chứng khoán mua cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu của khách hàng hoặc để sửa lỗi giao dịch, công ty công bố thông tin trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng trên cơ sở các giao dịch đã hoàn tất và cập nhật đến ngày công bố thông tin. m) Khi nhận đƣợc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động của công ty đƣợc sửa đổi, bổ sung; n) Công ty thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm ngƣời nội bộ. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày công bố thông tin về việc thay đổi, bổ 12
  24. nhiệm mới, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm ngƣời nội bộ, công ty gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết, đăng ký giao dịch Bản cung cấp thông tin của ngƣời nội bộ mới (nếu có) theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tƣ này; o) Khi nhận đƣợc quyết định khởi tố, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời nội bộ của công ty; p) Khi nhận đƣợc bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế; q) Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu dẫn đến tổng giá trị các khoản vay của công ty có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét. Trƣờng hợp tổng giá trị các khoản vay của công ty đạt từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét, công ty công bố thông tin về các quyết định vay thêm hoặc phát hành thêm trái phiếu có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đƣợc soát xét; r) Công ty nhận đƣợc thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp; s) Khi xảy ra các sự kiện khác có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của công ty. 2. Công bố thông tin về Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng hoặc thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông dƣới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản: a) Việc công bố thông tin về Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tƣ này; b) Trƣờng hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản, chậm nhất 10 ngày trƣớc thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi cho tất cả các cổ đông phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết. 3. Khi công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục (nếu có). 4. Công bố thông tin liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu. Công ty đại chúng báo cáo và nộp đầy đủ các tài liệu là căn cứ pháp lý liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng dự kiến thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu cho 13
  25. Trung tâm lƣu ký chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch), báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, đồng thời công bố thông tin chậm nhất 10 ngày trƣớc ngày đăng ký cuối cùng dự kiến. 5. Công bố thông tin trong các trƣờng hợp đặc biệt khác nhƣ sau: a) Sau khi thay đổi kỳ kế toán, công ty đại chúng công bố báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán đã đƣợc kiểm toán theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán; b) Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, công ty đại chúng công bố báo cáo tài chính sau khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán theo quy định của pháp luật kế toán doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán; c) Sau khi chia, tách, sáp nhập, công ty đại chúng là doanh nghiệp bị chia, bị tách hoặc bị sáp nhập công bố Báo cáo tài chính khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán theo quy định của pháp luật kế toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán. Công bố thông tin theo yêu cầu 1. Trong các trƣờng hợp sau đây, công ty đại chúng phải công bố thông tin trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận đƣợc yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết, đăng ký giao dịch: a) Khi xảy ra sự kiện ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ; b) Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hƣởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. 2. Nội dung thông tin công bố theo yêu cầu phải nêu rõ sự kiện đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu công bố; nguyên nhân và đánh giá của công ty về tính xác thực của sự kiện đó, giải pháp khắc phục (nếu có). 2.1.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính Đối với doanh nghiệp: Trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp thì báo cáo tài chính đóng một vai trò rất quan trọng. Các số liệu do báo cáo tài chính cung cấp giúp cho các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp nắm bắt đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định để can thiệp và đầu tƣ hợp lý. Các cổ đông trong công ty có thể sử dụng báo cáo tài chính để theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tƣ: Các nhà đầu tƣ có thể sử dụng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để theo dõi thực trạng hoạt động, tình hình tài chính của các doanh 14
  26. nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ. Ngƣời cho vay vốn và cung ứng vật liệu có thể xem xét tình hình thanh khoản từ báo cáo tài chính của các công ty để đƣa ra quyết định có giao dịch với doanh nghiệp hay không. Đối với nền kinh tế: Các cơ quan chức năng có thể sử dụng báo cáo tài chính để theo dõi quá trình hoạt động của các doanh nghiệp , cấu trúc tài chính, từ đó các nguy cơ khủng hoảng kinh tế cũng đƣợc giảm bớt. Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn dùng báo cáo tài chính để đƣa ra các chính sách kinh tế hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 2.1.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB, 2010) cho rằng mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về tài chính của một doanh nghiệp cho nhiều đối tƣợng sử dụng các thông tin này để đƣa ra các quyết định kinh tế. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 –Mục đích của báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính , tình hình kinh doanh và các luồng tiền của môṭ doanh nghiêp̣ , đáp ƣ́ ng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiêp̣ , cơ quan Nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của nhƣ̃ng ngƣời sƣ̉ duṇ g trong viêc̣ đƣa ra các quyết điṇ h kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a) Tài sản; b) Nơ ̣ phải trả; c) Vốn chủ sở hƣ̃u; d) Doanh thu, thu nhâp̣ khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; e) Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này , doanh nghiêp̣ còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải t rình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lâp̣ và trình bày Báo cáo tài chính. Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc cung cấp chủ yếu qua Bảng cân đối kế toán. Thông tin về tình hình tài chính giúp ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp đó, dự đoán 15
  27. khả năng trả nợ vay, phân phối cổ tức, nhu cầu thanh toán và khả năng huy động vốn từ các nguồn tài trợ. Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc cung cấp qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính dự đoán đƣợc khả năng sinh lời trong tƣơng lai, khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Thông tin về những biến động trong tình hình tài chính đƣợc cung cấp qua Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Ngƣời sử dụng Báo cáo tài chính có thể đánh giá khả năng tạo ra các nguồn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cũng nhƣ việc sử dụng nguồn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền này thông qua Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, những thông tin khác liên quan đến trình bày báo cáo tài chính đƣợc thể hiện trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo này đƣợc dùng để mô tả hoặc phân tích các thông tin số liệu đã đƣợc trình bày trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể. 2.1.2. Các giả thuyết và nguyên tắc kế toán chi phối đến việc lập báo cáo tài chính 2.1.2.1. Các giả thuyết kế toán a/ Giả thuyết kỳ kế toán Giả thuyết kỳ kế toán yêu cầu kế toán phải công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp theo từng kỳ bằng cách phân chia đời sống của doanh nghiệp thành từng niên độ. Điều này xuất phát từ nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin tài chính muốn biết tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. b/ Giả thuyết về tính độc lập và trọn vẹn của một đơn vị kế toán Giả thuyết này bao gồm: - Phân biệt tình hình hoạt động và tài sản của từng doanh nghiệp. - Phân biệt kết quả hoạt động và tài sản của doanh nghiệp với các giao dịch thƣơng mại và tài sản của chủ sở hữu. c/ Giả thuyết về đơn vị tính toán 16
  28. Thông tin do kế toán cung cấp phải đƣợc thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Tất cả tài sản và mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp đều đƣợc kế toán ghi chép và thể hiện bằng đơn vị đo lƣờng tiền tệ. Nhờ vậy, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đƣợc kế toán ghi nhận một các kịp thời và chính xác. 2.1.2.2. Các nguyên tắc kế toán Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”, việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm những nguyên tắc sau: a/ Nguyên tắc dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. b/ Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thƣờng trong tƣơng lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng nhƣ không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trƣờng hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. c/ Nguyên tắc giá gốc Tài sản phải đƣợc ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản đƣợc tính theo số tiền hoặc khoản tƣơng đƣơng tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đƣợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đƣợc thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. d/ Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tƣơng ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trƣớc hoặc chi phí phải trả nhƣng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. e/ Nguyên tắc nhất quán 17
  29. Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trƣờng hợp có thay đổi chính sách và phƣơng pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. f/ Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ƣớc tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: - Phải lập các khoản dự phòng nhƣng không lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; - Doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. g/ Nguyên tắc trọng yếu Thông tin đƣợc coi là trọng yếu trong trƣờng hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót đƣợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải đƣợc xem xét trên cả phƣơng diện định lƣợng và định tính. 2.1.3. Các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính cần thỏa mãn các đặc điểm chất lƣợng nếu muốn cung cấp thông tin hữu ích đến ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Hai nhóm đặc điểm chất lƣợng báo cáo tài chính đƣợc đƣa ra trong khuôn mẫu lý thuyết IASB (2010) bao gồm: - Nhóm đặc điểm về chất lƣợng cơ bản: Thích hợp và phản ánh trung thực. - Nhóm đặc điểm về chất lƣợng nâng cao: Có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu đƣợc. Các đặc điểm chất lƣợng cơ bản bao gồm: - Thích hợp: Thông tin đƣợc xem là thích hợp khi thông tin đó có thể giúp cho ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra quyết định khác hơn khi không có thông tin này. Thông tin có tính thích hợp khi thông tin đó có giá trị dự đoán và giá trị khẳng định. 18
  30. Giá trị dự đoán là khả năng giúp dự đoán kết quả cuối cùng của các sự kiện đã diễn ra hay đang diễn ra. Ngƣời đọc thông tin có thể tự đƣa ra dự đoán của mình khi có giá trị dự đoán. Giá trị khẳng định là cung cấp phản hồi về dự đoán trƣớc đó. Tính thích hợp của thông tin liên quan đến nội dung và mức trọng yếu của thông tin. Thông tin đƣợc xem là trọng yếu khi thông tin trình bày sai hoặc thiếu thông tin sẽ ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng thông tin. Nhƣ vậy, tính trọng yếu đƣợc xem là một khía cạnh của thích hợp. - Phản ánh trung thực: Thông tin báo cáo tài chính đƣợc xem là hữu ích khi chúng đƣợc lập trên cơ sở các thông tin kế toán phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra và có liên quan đến việc xác định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ngay tại thời điểm lập và trình bày báo cáo tài chính. Thông tin cần phải đầy đủ, khách quan và không sai sót thì thông tin đó mới đƣợc xem là trung thực. Thông tin đầy đủ nghĩa là phải bao gồm những thông tin cần thiết để hiểu đƣợc bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không bỏ sót phần nào kể cả giải thích, diễn giải. Thông tin khách quan nghĩa là khi lựa chọn và trình bày thông tin đó sẽ không có sự thiên vị. Để thông tin đƣợc trình bày trung thực đòi hỏi không có sai sót hay bỏ sót trong các thông tin cần thiết để hiểu đƣợc những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các đặc điểm chất lƣợng nâng cao: - Có thể so sánh: Báo cáo tài chính chỉ hữu ích cho ngƣời sử dụng khi có thể so sánh với các năm trƣớc, với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, các nghiệp vụ giống nhau phải đƣợc ghi nhận một cách nhất quán trong toàn doanh nghiệp, giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp. - Có thể kiểm tra: Đây là đặc điểm cần thiết để đảm bảo sự trình bày trung thực của thông tin. Có thể kiểm tra là khả năng thông qua sự đồng thuận giữa những ngƣời đánh giá (đủ năng lực và độc lập) để đảm bảo thông tin phù hợp với nghiệp vụ muốn trình bày hoặc phƣơng pháp đánh giá đƣợc chọn không có sai sót hoặc thiên lệch. Có hai loại kiểm chứng là kiểm chứng trực tiếp và kiểm chứng gián tiếp. Kiểm chứng trực tiếp là xác minh lại thông tin bằng phƣơng pháp quan sát trực tiếp. Loại kiểm chứng này có thể phát hiện đƣợc thiên lệch do phƣơng pháp, ví dụ nhƣ kiểm chứng giá trị của một nhà xƣởng có thể kiểm chứng đƣợc thiên lệch do ngƣời đo lƣờng và phƣơng pháp đo lƣờng. Kiểm chứng gián tiếp là làm lại thủ tục kế toán, loại kiểm chứng này có thể phát hiện đƣợc sai lệch do ngƣời đo lƣờng gây ra, ví dụ nhƣ kiểm tra lại phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định. 19
  31. - Kịp thời: Báo cáo tài chính đƣợc xem là kịp thời khi báo cáo tài chính cung cấp thông tin đến ngƣời sử dụng ngay khi ngƣời sử dụng cần đƣa ra quyết định. Thông tin càng cũ thì tính hữu dụng của thông tin ấy càng sẽ càng thấp. - Có thể hiểu đƣợc: Thông tin báo cáo tài chính chỉ hữu ích khi thông tin ấy phải đƣợc ngƣời sử dụng hiểu đƣợc và đƣa ra quyết định. Thông tin phức tạp cần phải đƣợc trình bày và giải thích trên thuyết minh báo cáo tài chính. Dựa vào khuôn mẫu lý thuyết IASB, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” đã đƣa ra các yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán nhƣ: Trung thực, đầy đủ, kịp thời, khách quan, dễ hiểu và có thể so sánh đƣợc. Ngoài ra, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” cũng quy định các đặc điểm chất lƣợng của thông tin đƣợc cung cấp từ báo cáo tài chính trong phần quy định về chính sách kế toán, theo đó báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đáp ứng đƣợc các yếu tố sau: a/ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng; b/ Đáng tin cậy, khi: - Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; - Trình bày khách quan, không thiên vị; - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Nhƣ vậy, hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện tại cũng thể hiện chi tiết các yêu cầu về việc lập, trình bày và công bố báo cáo tài chính. Các yêu cầu này cũng đồng nhất với các quy định về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính của IASB. Có thể thấy, việc lập và trình bày báo cáo tài chính đã đƣợc quy định trong một khuôn khổ pháp lý thống nhất và tƣơng đối ổn định thông qua hệ thống chế độ và chuẩn mực kế toán, đã đạt tới mức độ hòa hợp đáng kể với thông lệ và chuẩn mực Kế toán quốc tế về quan điểm đo lƣờng, ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính. 20
  32. 2.1.4. Khái niệm tính kịp thời báo cáo tài chính Theo FASB và IASB, kịp thời là một trong những đặc tính giúp cho chất lƣợng thông tin đƣợc nâng cao. Kịp thời có nghĩa là việc cung cấp thông tin đến ngƣời sử dụng kịp thời có khả năng ảnh hƣởng đến quyết định của họ. Mức độ hữu dụng của thông tin sẽ càng bị giảm khi thông tin đó càng lỗi thời (FASB, 2010). Hay phƣơng tiện kịp thời với thông tin có sẵn giúp cho ngƣời sử dụng thông tin ra các quyết định trong tƣơng lai, do đó quyết định của ngƣời sử dụng thông tin sẽ bị ảnh hƣởng nếu thông tin đó không đƣợc cung cấp kịp thời. Nói cách khác, thông tin sẽ bị giảm đi tính hữu ích nếu nhƣ thông tin đó quá cũ. Ngoài ra, theo chuẩn mực chung trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, tính kịp thời đƣợc hiểu là các thông tin và số liệu kế toán phải đƣợc ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trƣớc thời hạn quy định, không đƣợc chậm trễ. 2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc 2.2.1. Lý thuyết cơ sở 2.2.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm Lý thuyết ủy nhiệm xuất hiện vào những năm 1970, nội dung của lý thuyết ủy nhiệm đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (một ngƣời hoặc nhiều ngƣời) và bên đƣợc ủy nhiệm, trong đó bên đƣợc ủy nhiệm sẽ thay mặt bên ủy nhiệm điều hành doanh nghiệp và thực hiện một số công việc đƣợc ủy nhiệm. Lý thuyết này giả định rằng hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên đƣợc ủy nhiệm hành động vì lợi ích của riêng mình mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, ví dụ nhƣ nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thông qua việc chi tiêu nhƣ xây dựng văn phòng lớn, chi phí đi lại lớn, và số tiền này đƣợc lấy từ doanh nghiệp, qua đó làm giảm lợi nhuận của các cổ đông. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty phát sinh ra các mâu thuẫn. Những vấn đề này làm phát sinh ra chi phí ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm gồm có chi phí giám sát (Monitoring cost), chi phí liên kết (Bonding cost) và chi phí khác (Residual cost) nhằm chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên. Theo lý thuyết ủy nhiệm, mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm là rất đáng kể vì ngƣời điều hành doanh nghiệp thƣờng có cổ phần rất ít trong doanh nghiệp. Vì vậy, để hạn chế chi phí ủy nhiệm và đạt đƣợc sự cân bằng lợi ích giữa hai bên, bên ủy nhiệm yêu cầu thông tin cần đƣợc công bố nhiều hơn và kịp thời. Do đó, lý thuyết ủy nhiệm đã góp phần giải thích ảnh hƣởng của yếu tố quy mô công ty đến việc công bố thông tin. Ngoài ra, lý thuyết ủy nhiệm cũng cho rằng yếu tố lợi nhuận có ảnh hƣởng đến việc công bố thông tin, vì đối với những công ty có lợi nhuận cao, 21
  33. ngƣời quản lý thƣờng muốn công bố thông tin nhiều hơn nhằm thể hiện khả năng quản lý, nâng cao uy tín của bản thân và tạo lòng tin đối với bên ủy nhiệm. 2.2.1.2. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory) xuất phát từ mục tiêu của kế toán là giúp cho ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định kinh tế bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích. Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng báo cáo tài chính đƣợc xác định. Trƣớc hết, báo cáo tài chính phải gồm những thông tin hữu ích, nghĩa là các thông tin đó có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc tình hình quá khứ và dự đoán đƣợc tình hình tƣơng lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thông tin này còn phản ảnh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những yêu cầu khác trình bày dễ hiểu, khả năng kiểm tra, khả năng so sánh và tính kịp thời. Các đặc điểm chất lƣợng đã nêu trên là nền tảng để xây dựng hoặc lựa chọn chính sách kế toán cho doanh nghiệp (IASB, 2010). Áp dụng vào vấn đề công bố thông tin báo cáo tài chính, lý thuyết này yêu cầu báo cáo tài chính công bố phải đầy đủ thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. 2.2.2. Một số nghiên cứu trước đây 2.2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Năm 1989, nghiên cứu của Robert H.Ashton và cộng sự thực hiện tại thị trƣờng chứng khoán Canada từ năm 1977 - 1982 khảo sát dựa trên 465 công ty. Kết quả cho thấy, có 4 biến tác động đến tiến độ hoàn tất báo cáo kiểm toán bao gồm: Lĩnh vực hoạt động, loại kiếm toán viên, các sự kiện đặc biệt và dấu hiệu của thu nhập ròng. Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Uddin Ahmed năm 2005 tại thị trƣờng chứng khoán Bangladesh cho thấy sự thay đổi của các quy định pháp lý có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Karim và các cộng sự vào năm 2006 lại cho thấy những thay đổi trong pháp lý không có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Bangladesh. Stepen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis trong nghiên cứu năm 2006 đã tiến hành xem xét sự ảnh hƣởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của 95 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty đƣợc kiểm toán bởi các công ty 22
  34. kiểm toán thuộc Big 4 và các công ty dịch vụ thì thời gian công bố báo cáo tài chính ngắn hơn. Năm 2008, trong nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính qua mạng (corporate internet reporting) của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006, Amr Ezat và Ahmed El-Masry đã phát hiện mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, cơ cấu cổ đông, tính thanh khoản, lĩnh vực hoạt động, thành phần ban quản trị và quy mô ban quản trị với tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng. Cụ thể, việc công bố báo cáo tài chính sẽ kịp thời hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, thành phần hội đồng quản trị độc lập với doanh nghiệp cao và số lƣợng thành viên trong hội đồng quản trị càng nhiều. Nghiên cứu của Hussein Ali Khashermeh và Khaled Aljifri năm 2010 đƣợc thực hiện trên mẫu là 83 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình doanh nghiệp, tỷ số nợ, khả năng sinh lời và tỷ số chi trả cổ tức có ảnh hƣởng mạnh đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính. Trong khi đó, nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa quy mô công ty, loại công ty kiểm toán, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần và tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính là yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu của Clatworthy và Peel năm 2010 và Akle năm 2011 đều cho thấy việc lập báo cáo tài chính kịp thời của các công ty niêm yết bị ảnh hƣởng bởi yếu tố cơ chế quản trị công ty. Trong năm 2011, kết quả nghiên cứu của Rabia Aktas và Mahmut Kargin cho thấy tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố loại báo cáo tài chính và đặc điểm của công ty, ngành nghề kinh doanh. Các nghiên cứu của Turel và Asli năm 2010, Rabia Aktas và Mahmut Kargin năm 2011, Iyoha năm 2012 đều cho rằng loại báo cáo tài chính (riêng lẻ hay hợp nhất), ngành nghề kinh doanh, các đặc điểm của công ty (quy mô, tuổi đời, kết quả kinh doanh) có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Khalid Alkhatib và Qais Marji năm 2012 tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán của 137 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Jordan năm 2010. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại công ty kiểm 23
  35. toán, tỷ số sinh lời và quy mô công ty ở các công ty dịch vụ không tác động đến tính kịp thời trong khi đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ mật thiết với tính kịp thời. Năm 2012, cũng trên thị trƣờng chứng khoán Jordan, mô hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat đƣợc thực hiện trên mẫu gồm 120 công ty niêm yết đã đƣa ra kết luận rằng theo thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính nhanh hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để công bố thông tin báo cáo tài chính. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tuổi thọ doanh nghiệp, tỷ suất nợ, quy mô công ty và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính có tƣơng quan thuận với nhau về mặt thống kê. 2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính còn khá ít. Năm 2013, trong nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Tân đã đƣa ra kết luận về sự ảnh hƣởng của loại báo cáo tài chính hợp nhất, loại kiểm toán viên và thời gian kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011. Năm 2013, trong nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên trên sàn chứng khoán Việt Nam”, tác giả Nguyễn An Nhiên đã nhận thấy đƣợc những nhân tố ROE, ROA có mối quan hệ nghịch chiều so với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong khi đó, các yếu tố nhƣ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, loại công ty kiểm toán lại không tác động đến tính kịp thời. Nghiên cứu của ba tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam và Lê Thụy Diễm Trang năm 2015 về tính kịp thời trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cho rằng các nhân tố tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, loại công ty kiểm toán, loại ý kiến kiểm toán, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng có tác động đến tính kịp thời. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố sự thay đổi công ty kiểm toán và loại báo cáo tài chính không có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Năm 2016, trong nghiên cứu “Tác động của đặc trƣng doanh nghiệp đến tính kịp thời của công bố thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khƣơng đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính là 24
  36. số lƣợng công ty con, biến đổi trong khả năng sinh lời, đa dạng trong hoạt động và ý kiến của kiểm toán. Cũng trong năm 2016, nghiên cứu “Ảnh hƣởng của quy mô, lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Kim Nam đã đƣa ra kết luận yếu tố quy mô và lợi nhuận đều có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, trong đó yếu tố quy mô tác động cùng chiều và yếu tố lợi nhuận nghịch chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính. 2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị Các nghiên cứu trƣớc đây đã đánh giá mức độ kịp thời của báo cáo tài chính bằng nhiều biến khác nhau. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu này chọn ra bốn nhân tố: (1) Quy mô công ty, (2) Lợi nhuận (ROE), (3) Đòn bẩy tài chính, (4) Loại công ty kiểm toán, để tiến hành đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc xây dựng các nhân tố dựa trên các cơ sở sau: - Các nhân tố có ảnh hƣởng trong phân tích từ các nghiên cứu trƣớc đây; - Các nhân tố có thể thu thập, đo lƣờng dễ dàng; - Dữ liệu có sẵn, dễ dàng ghi nhận; - Nhân tố có liên quan đến môi trƣờng kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam. Mô hình đƣợc khái quát trong hình sau: 25
  37. Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hà Nội”. Quy mô công ty Lợi nhuận Tính kịp thời của BCTC Đòn bẩy tài chính Loại công ty kiểm toán 2.3. Khung nghiên cứu và các giả thuyết 2.3.1. Nhân tố quy mô công ty (SIZE) Có hai quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa nhân tố quy mô công ty và tính kịp thời của báo cáo tài chính trong các nghiên cứu trƣớc đây: - Quan điểm thứ nhất cho rằng những công ty lớn thì khối lƣợng công việc và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn. Do đó khối lƣợng thông tin kế toán ở các công ty này là rất nhiều, bộ phận kế toán sẽ cần nhiều thời gian để tổng hợp, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính. Các công ty kiểm toán cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho việc kiểm toán khối lƣợng số liệu lớn. Quan điểm này đã đƣợc Frost và Panel ủng hộ trong nghiên cứu năm 1994. - Quan điểm thứ hai cho rằng các công ty lớn thƣờng sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho việc ghi nhận và tính toán các nghiệp vụ phát sinh. Số lƣợng kế toán viên trong công ty có quy mô lớn sẽ nhiều hơn, giúp cho việc tổng hợp, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính nhanh hơn. Hơn nữa các công ty có quy mô lớn thƣờng có số lƣợng cổ đông nhiều, nên thông tin cần đƣợc công bố nhanh hơn để giúp cho việc ra quyết định của các cổ đông. Quan điểm này đƣợc El Gabr trình bày trong nghiên cứu năm 2006. Vì vậy, giả thuyết đƣợc đặt ra là: 26
  38. H1: Quy mô công ty càng lớn thì thời gian công bố báo cáo tài chính sẽ càng nhanh. (+/-) 2.3.2. Nhân tố lợi nhuận kinh doanh (ROE) Theo Al-Ajmi (nghiên cứu năm 2008), các doanh nghiệp có những thông tin xấu thƣờng sẽ trì hoãn việc công bố thông tin về hiệu quả của công ty, do đó lợi nhuận là yếu tố tác động đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính. Một số nhà nghiên cứu khác nhƣ Trueman (1990), Carslaw và Kaplan (1991), Afify (2009) đã sử dụng các dấu hiệu kinh doanh lỗ lãi để giải thích cho tính kịp thời của báo cáo tài chính. Đa phần các nghiên cứu đều cho rằng các công ty báo cáo lãi trong kì sẽ phát hành báo cáo nhanh hơn so với các công ty có báo cáo lỗ. Carslaw và Kaplan (1991) cho rằng công ty đối mặt với một sự thua lỗ sẽ yêu cầu thời gian kiểm toán chậm hơn nhằm trì hoãn thời gian công bố thông tin. Nghiên cứu của Ahmed và Hossain (2010) đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để kiểm định sự tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Công ty hoạt động càng hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao, đây đƣợc xem là một thông tin tốt và có xu hƣớng công bố sớm hơn. Vậy giả thuyết đƣợc đặt ra là: H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì thời hạn công bố báo cáo tài chính càng nhanh.(-) 2.3.3. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DEBT) Trong nghiên cứu năm 2000 của Owusu-Ansah, Ahmed và Hossain năm 2010 đều cho rằng nhân tố đòn bẩy tài chính có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là các công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao có nhiều khả năng phá sản hơn nên các nhân viên kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán một cách khá chi tiết do kiểm toán viên phải đối mặt với nguy cơ bị kiện tụng khá cao nếu không làm đúng quy định và chuẩn mực. Do đó, thời gian kiểm toán có thể sẽ kéo dài và tính kịp thời của báo cáo tài chính sẽ bị ảnh hƣởng. Giả thuyết đƣợc đặt ra cho yếu tố đòn bẩy tài chính là: H3: Đòn bẩy tài chính của công ty càng cao thì tính kịp thời báo cáo tài chính của công ty càng thấp.(-) 2.3.4. Nhân tố loại công ty kiểm toán (AUD) Trƣớc đây đã có nhiều nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán và tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu của Gilling (1977), các công ty kiểm toán quốc tế sẽ có thời gian kiểm toán ngắn hơn so với các 27
  39. công ty kiểm toán khác. Nguyên nhân đƣợc giải thích là do các công ty kiểm toán quốc tế là những doanh nghiệp lớn, có thể thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả, linh hoạt trong cách lập kế hoạch kiểm toán nên thời gian kiểm toán sẽ đƣợc rút ngắn hơn các công ty kiểm toán khác. Loại công ty kiểm toán đƣợc chia thành 2 nhóm: Nhóm công ty Big 4 và phi Big 4. Trong đó, nhóm công ty Big 4 bao gồm 4 công ty kiểm toán: KPMG, Ernst & Young, Pricewaterhouse Coopers và Deloitte. Đây là những công ty lớn và đã hoạt động lâu năm, do đó có thể thực hiện, do đó có sự linh hoạt trong việc sắp xếp công việc kiểm toán để có thể rút ngắn thời gian kiểm toán và đạt hiệu quả cao. Giả thuyết đƣợc đặt ra là: H4: Các công ty đƣợc kiểm toán bởi các công ty trong nhóm Big 4 thì có tính kịp thời cao. (+) 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Đo lƣờng biến phụ thuộc Tính kịp thời của báo cáo tài chính đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ, ở nhiều khác nƣớc nhau trên thế giới: Năm 1991, Carslaw và Kaplan cho rằng tính kịp thời là khoảng thời gian tính từ ngày kết thúc năm tài chính cho đến ngày kiểm toán viên ký báo cáo tài chính. Theo Ahmed và Hossain (2010), tính kịp thời đƣợc hiểu là báo cáo tài chính phải đƣợc công bố đến ngƣời sử dụng báo cáo tài chính ngay khi họ cần để đƣa ra quyết định. Trong nghiên cứu của Aktar và Kargin năm 2011, tính kịp thời đƣợc cho là số ngày giữa ngày kết thúc kỳ kế toán năm và ngày công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Phần lớn các nghiên cứu đều tiếp cận tính kịp thời theo Carslaw và Kaplan bởi nó giúp cho việc thu thập dữ liệu dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn thể hiện rõ hơn các cách đo lƣờng. Trong nghiên cứu này, tính kịp thời đƣợc tính từ ngày kết thúc năm tài chính theo cho đến ký báo cáo kiểm toán và đƣợc ký hiệu là ADL. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính đƣợc tổng hợp trong bảng 2.1 nhƣ sau: 28
  40. Bảng 2.1: Mô tả và đo lường các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Nhân tố Nghiên cứu cơ sở Đo lƣờng các biến Chiều ảnh hƣởng Quy mô công ty Carlaw và Kaplan = Logarit cơ số 10 +/- (SIZE) (1991) của tổng tài sản El Gabr (2006) Al- Ghanem và Hegazy (2011) Lợi nhuận kinh Carlaw và Kaplan = Lợi nhuận sau - doanh (ROE) (1991) thuế / Vốn chủ sở Trueman (2010) hữu Đòn bẫy tài Owusu – Ahsah = Nợ phải trả / + chính (2010) Tổng tài sản (DEBT) Ahmed và Hossain (2010) Công ty kiểm Gilling (1977) 1: Công ty kiểm + toán (AUD) Raja và Khairul toán thuộc Big 4 (2003) 0: Công ty kiểm toán không thuộc Big 4 2.4.2 . Mô hình nghiên cứu Với các giả thuyết nói đã nêu về các nhân tố quy mô công ty, lợi nhuận kinh doanh (ROE), đòn bẩy tài chính và loại công ty kiểm toán, mô hình hồi quy đƣợc đề xuất để kiểm định các giả thuyết đƣợc đề xuất có dạng nhƣ sau: ADL = β0 + β1*SIZE + β2*ROE + β3*DEBT + β4*AUD + ε Trong đó: Biến phụ thuộc ADL: Tính kịp thời của báo cáo tài chính. Biến độc lập SIZE : Quy mô công ty. ROE : Lợi nhuận công ty. 29
  41. DEBT : Đòn bẩy tài chính. AUD : Loại công ty kiểm toán. 2.4.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 2.4.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là báo cáo tài chính đƣợc chọn từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 2.4.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ hai website: cafef.vn và vietstock.vn, gồm có 158 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có đầy đủ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó, báo cáo tài chính đƣợc chọn là các báo cáo tài chính hợp nhất. 2.5. Quy trình nghiên cứu 2.5.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu Khóa luận dùng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 2.5.2. Quy trình nghiên cứu Bƣớc 1: Nghiên cứu các tài liệu và thiết lập mô hình. Trong bƣớc này, các công việc bao gồm: (1) Nghiên cứu các tài liệu đã thực hiện trƣớc đây, (2) Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu tài liệu là bƣớc rất quan trọng, thông qua bƣớc này, tìm hiểu đƣợc những nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và ở Việt Nam, cụ thể là tính kịp thời của báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Bƣớc 2: Nghiên cứu định lƣợng. 1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu. 2. Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây có liên quan, tổng quan về báo cáo tài chính và các lý thuyết về báo cáo tài chính. Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đƣa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. 3. Chọn mẫu, mô hình nghiên cứu chính thức. 30
  42. 4. Kết quả nghiên cứu: Thống kê mô tả mẫu quan sát, phân tích hồi quy, kiểm định tính phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 5. Đề xuất và hƣớng nghiên cứu tiếp theo. 31
  43. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Công ty chứng khoán VCBS) Thị trƣờng chứng khoán là nơi ngƣời ta mua bán, chuyển nhƣợng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Đó có thể là thị trƣờng tập trung hoặc phi tập trung. 3.1.1. Thị trường chứng khoán là gì? Thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng mà ở nơi đó ngƣời ta mua bán, chuyển nhƣợng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là thị trƣờng chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch đƣợc tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình của thị trƣờng chứng khoán tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch đƣợc tập trung tại một địa điểm; các lệnh đƣợc chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trƣờng OTC (over the counter). Trên thị trƣờng OTC, các giao dịch đƣợc tiến hành qua mạng lƣới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và đƣợc nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trƣờng này đƣợc hình thành theo phƣơng thức thoả thuận. 3.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tƣ mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ đƣợc đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phƣơng cũng huy động đƣợc các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng Thị trƣờng chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trƣờng rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tƣ có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. 32
  44. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có thị trƣờng chứng khoán các nhà đầu tƣ có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với ngƣời đầu tƣ. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tƣ. Thị trƣờng chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trƣờng càng cao. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp đƣợc nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trƣờng chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tƣ đang mở rộng, nền kinh tế tăng trƣởng; ngƣợc lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trƣờng chứng khoán đƣợc gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trƣờng chứng khoán nhằm định hƣớng đầu tƣ đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 3.1.3. Cơ cấu thị trường chứng khoán Xét về sự lƣu thông của chứng khoán trên thị trƣờng, thị trƣờng chứng khoán có hai loại: Thị trƣờng sơ cấp Là thị trƣờng mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trƣờng này, vốn từ nhà đầu tƣ sẽ đƣợc chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tƣ mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trƣờng thứ cấp 33
  45. Là nơi giao dịch các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị trƣờng sơ cấp. Thị trƣờng thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 3.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Nguyên tắc cạnh tranh Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trƣờng chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tƣơng quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trƣờng sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tƣ, các nhà đầu tƣ đƣợc tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trƣờng thứ cấp, các nhà đầu tƣ cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả đƣợc hình thành theo phƣơng thức đấu giá. Nguyên tắc công bằng Công bằng có nghĩa là mọi ngƣời tham gia thị trƣờng đều phải tuân thủ những quy định chung, đƣợc bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó. Nguyên tắc công khai Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tƣợng nên thị trƣờng chứng khoán phải đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thƣờng xuyên và đột xuất thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan. Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán đƣợc thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trƣờng sơ cấp, các nhà đầu tƣ không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trƣờng thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Nguyên tắc tập trung Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trƣờng OTC dƣới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức tự quản. Các thành phần tham gia thị trƣờng chứng khoán 34
  46. Nhà phát hành Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán dƣới hình thức phát hành các chứng khoán. Nhà đầu tƣ Là những ngƣời thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ có thể đƣợc chia thành 2 loại: - Nhà đầu tƣ cá nhân: là những ngƣời có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán với mục đích kiếm lời. - Nhà đầu tƣ có tổ chức: là các định chế đầu tƣ thƣờng xuyên mua bán chứng khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Các định chế này có thể tồn tại dƣới các hình thức công ty đầu tƣ, công ty bảo hiểm, Quỹ lƣơng hƣu, công ty tài chính, ngân hàng thƣơng mại và các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tƣ, bảo lãnh phát hành, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán và tự doanh. Các tổ chức có liên quan đến thị trƣờng chứng khoán - Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán ở Việt nam. - Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trƣờng và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán. - Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán. - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. 3.2. Thực trạng công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán (Nguồn: Vietstock.vn) Công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam . Kể tƣ̀ năm 2016 thì việc công bố thông tin đƣợc áp 35
  47. dụng theo Thông tƣ 155/2015/TT-BTC với nhiều điểm mới hƣớng đến chuẩn mực quốc tế (trƣớc đây tuân thủ theo Thông tƣ 52/2012/TT-BTC). Trong môṭ cuôc̣ khảo sát toàn diện về mức độ tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán do Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) và Vietstock thƣc̣ hiêṇ , số doanh nghiêp̣ đáp ƣ́ ng đầy đủ nghiã vu ̣công bố thông tin trong 5 năm qua chỉ chiếm môṭ con số khá nhỏ . Cụ t hể nhƣ vào năm 2012 chỉ có 23 doanh nghiêp̣ trên tổng số 688 doanh nghiêp̣ niêm yết , tƣơng ƣ́ ng tỷ lê ̣ 3.3% hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin theo quy điṇ h. Tỷ lệ này tăng lên 4.2% vào năm sau đó và là 9.7% vào năm 2015. Măc̣ dù thị trƣờng chứng khoán Viêṭ Nam so với quy mô với các thi ̣trƣờng khác trên trƣờng quốc tế vẫn còn rất nhỏ , tuy nhiên không thể phủ nhâṇ rằng thị trƣờng chƣ́ ng khoán đa ̃ và đang trở thành môṭ kênh huy đôṇ g vốn vô cùng quan trọng cho nền kinh tế. Thông tin tƣ̀ Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, huy động vốn 7 tháng đầu năm 2016 đạt gần 254.5 nghìn tỷ đồng, ƣớc tăng 81%. Đấu giá cổ phần hóa cho 58 doanh nghiệp Nhà nƣớc với tổng giá trị đạt 5,291 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trƣớc; 21 đơṭ đấu giá thoái vốn Nhà nƣớc với tổng giá trị 1,899 tỷ đồng, tăng 112%. Đó là chƣa kể thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc đánh giá là 1 trong 5 thị trƣờng thế giới có mức tăng trƣởng cao nhất và có mức sinh lời lớn nhất trong quý 2/2016 tại khu vực Đông Nam Á. Sang năm 2016, hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán đa ̃ bắt đầu áp duṇ g theo quy chuẩn mới là Thông tƣ 155 với muc̣ đích giúp thi ̣trƣờng minh bac̣ h hóa hơn . Số doanh nghiêp̣ không vi phaṃ nghiã vu ̣công bố thông tin thống kê đƣơc̣ là 118 đơn vi,̣ tăng đáng kể so với các năm trƣớc đó . Tuy nhiên xét trên tổng thể thì cũng chỉ chiếm 18.5% trong tổng số 639 doanh nghiêp̣ niêm yết khảo sát. Trong hoaṭ đôṇ g này , kể tƣ̀ năm 2011 đến nay , REE và VNM hai là ông lớn đảm bảo thƣc̣ hiêṇ đúng nghiã vu ̣ công bố thông tin thƣờng xuyên nhất. Còn DPM, HSG và HPG thì hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ này trong 4 năm qua tƣ̀ năm 2013. Cũng có nhiều doanh nghiệp lớn khác đã không duy trì đƣợc việc công bố thông tin đúng quy điṇ h, chẳng haṇ EIB và BCI chỉ thực hiện đúng vào năm 2013, rồi 3 năm sau đó đều vắng măṭ . Xét riêng trong năm 2016, thì có nhiều gƣơng mặt mới thực hiện đúng việc công bố thông tin theo quy điṇ h nhƣ NLG, TDH, LHG, AMD, BIC, EVE, PGD 36
  48. hay AAA Đây đều là nhƣ̃ng doanh nghiêp̣ có kết quả kinh doanh ấn tƣơṇ g trong thời gian qua và nhâṇ đƣơc̣ sƣ ̣ thu hút đáng kể tƣ̀ giới đầu tƣ. Đừng để công bố thông tin thành áp lực nặng nề Cũng theo thống kê của VAFE và Vietstock , trong số các doanh nghiêp̣ đang niêm yết trên sàn thì vấn đề hay vi phaṃ nhất trong công bố thông tin chính là trễ nộp báo cáo tài chính rồi mới đến lỗi bi ̣Sở nhắc nhở và vi phaṃ về chuyển nhƣơṇ g cổ phần. Theo số liêụ mới nhất tƣ̀ cuôc̣ khảo sát trong năm 2016, có đến 344 lỗi thuôc̣ về vi phaṃ công bố thông tin điṇ h kỳ . Trong đó , dâñ đầu về số lần vi phaṃ nôp̣ các báo cáo định kỳ phải kể đến những cái nhƣ tên VAT , S74, LUT, KTT, QCG, PNC, HAI, PPE, QNC, VBC, TVC, VCC, HDO, HVG . Điều này cho thấy rằng các doanh nghiêp̣ chƣa th ực sự chủ động trong việc công bố thông tin về kết quả hoaṭ đôṇ g kinh doanh . Cụ thể hơn, tƣ̀ quý 3/2015 đến nay, số doanh nghiêp̣ vi phaṃ về thời haṇ công bố thông tin báo cáo tài chính điṇ h kỳ luôn chiếm một tỷ trọng lớn . Theo đó , 196 doanh nghiêp̣ vi phaṃ về công bố thông tin báo cáo tài chính trong quý 3/2015, chiếm tỷ lê ̣ 31% trong tổng số các doanh nghiêp̣ niêm yết. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 45% vào quý 4/2015. Sang năm 2016, khi áp duṇ g Thông t ƣ 155, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trong quý đầu tiên cũng còn khá cao , đaṭ 38%, tƣơng ƣ́ ng 243 đơn vi .̣ Song, đến quý 2/2016 thì đã có chiều hƣớng tích cực hơn khi chỉ có 165 đơn vi ̣vi phaṃ , tƣơng ƣ́ ng tỷ lệ 26%. Đáng chú ý, có 25 doanh nghiêp̣ tƣ̀ quý 3/2015 đến hết quý 2/2016 đều mắc lỗi vi phaṃ công bố báo cáo tài chính không đúng quy điṇ h . Trong số này, có nhiều đơn vị ngập trong thua lỗ nhƣ BHT, FDT, NST, L44, SDE, VIE, S7. Rõ ràng việc vi phaṃ về thời haṇ công bố thông tin là môṭ vấn đề phổ biến . Măc̣ dù thời gian qua đa ̃ có nhiều trƣờng hơp̣ bi ̣Ủ y ban chƣ́ ng khoán Nhà nƣớc (SSC) xƣ̉ phaṭ do châṃ công bố báo cáo điṇ h kỳ nhƣng nghiã vu ̣công bố thông tin vâñ chƣa đƣơc̣ chú troṇ g . Viêc̣ các doanh nghiêp̣ vâñ tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề công bố thông tin cũng đồng nghiã với viêc̣ không quan tâm đến cổ đông của công ty nói riêng và tất cả nhà đầu tƣ trên thi ̣trƣờng nói chung. Khi môṭ công ty niêm yết thƣc̣ hiêṇ tốt nghiã vu ̣công bố thông tin cũng là môṭ cách tƣơng tác tốt với nhà đầu tƣ . Và trong thị trƣờng vốn (xét trên thị trƣờng chƣ́ ng khoán) thì điều đó mang ý nghĩa lớn trong việc huy động vốn của của một doanh 37
  49. nghiêp̣ . Nếu không làm tốt những vấn đề ấy , doanh nghiêp̣ niêm yết tự đánh mất giá trị của mình trong mắt không ít nhà đầu tƣ tiềm năng. 3.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) đƣợc thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trƣơng hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu. Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trƣờng giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nƣớc và vận hành 03 thị trƣờng giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trƣờng cổ phiếu niêm yết, thị trƣờng trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trƣờng giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM). Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trƣờng giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trƣờng, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tƣ và doanh nghiệp tham gia thị trƣờng. Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội 08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bƣu điện (Postef), mở màn cho chƣơng trình đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc qua các Sở GDCK. 14/07/2005: Khai trƣơng, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phƣơng thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận. 02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phƣơng thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phƣơng thức giao dịch thoả thuận. 20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu trái phiếu chính phủ tại Việt Nam. 38
  50. 19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h). 19/03/2008: Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự đƣợc đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nƣớc về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các công ty chứng khoán kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tƣ. 02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nƣớc. 24/06/2009: Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trƣơng vận hành thị trƣờng đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM). 24/09/2009: Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trƣờng giao dịch trái phiếu chính phủ thứ cấp theo chuẩn quốc tế. Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1.000 chính thức đƣợc thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1.000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ đƣợc trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nƣớc, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tƣ, tổng mức vốn hóa thị trƣờng tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trƣờng tại thời điểm khai trƣơng. 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trƣờng giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tƣ nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống. 15/04/2010: Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dƣơng (AOSEF). 39
  51. 21/6/2010: Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR). 18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nƣớc ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. 19/07/2010: Áp dụng bổ sung phƣơng thức khớp lệnh liên tục đối với thị trƣờng UPCoM, bên cạnh phƣơng thức giao dịch thỏa thuận. 11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trƣờng trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là "thành viên chính thức cấp quốc gia". 30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đoàn các Sở GDCK Thế giới (WFE) và chính thức đƣợc kết nạp "thành viên thông tin" vào tháng 6/2011. 2/12/2011:Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012. 15/1/2012: Khánh thành và đƣa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trƣờng vốn và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00). 09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trƣờng cổ phiếu niêm yết. 06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trƣờng, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trƣờng với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ. 40
  52. 24/08/2012: Khai trƣơng Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ. 1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. 18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trƣờng, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trƣờng nợ sơ cấp và thứ cấp. 18/03/2013: Triển khai hệ thống Đƣờng cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tƣ nhận định xu hƣớng thị trƣờng và định giá trái phiếu. 29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch. 29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trƣờng cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trƣờng) trên thị trƣờng cổ phiếu niêm yết. 2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính). 3.4. Thực trạng vấn đề công bố thông tin trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Theo nghiên cứu trong Báo cáo đánh giá tình hình CBTT&MB của các công ty niêm yết trên HNX 2015 – 2016 do HNX phát hành thì điểm trung bình CBTT&MB theo trọng số của các công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội đạt 51,3%, cao hơn 0,5% so với năm 2015. Trong đó, số công ty niêm yết đạt chất lƣợng “xuất sắc” CBTT&MB là 2,1%; 17,7%, công ty đạt mức “tốt” và 41,3% công ty đạt mức “trung bình”. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra còn khoảng 39% số công ty niêm yết cần phải cải thiện chất lƣợng CBTT&MB. Các công ty niêm yết thuộc nhóm HNX30 có điểm trung bình CBTT&MB cao hơn 4,2%. Một điểm đáng lƣu ý là các công ty thuộc nhóm HNX30 có điểm tuân thủ cao hơn 3,9% và điểm thông lệ cao hơn 0,7% so với toàn bộ công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội. 41
  53. Điểm trung bình CBTT&MB còn có sự thay đổi lớn theo ngành, các công ty thuộc ngành Tài chính có chất lƣợng CBTT&MB tốt nhất trong năm 2016. Sau các công ty thuộc ngành Tài chính là các công ty thuộc ngành Vận tải kho bãi và ngành Y tế. Các công ty niêm yết thuộc ngành Thông tin và truyền thông có chất lƣợng CBTT&MB thấp nhất, tiếp đến công ty thuộc ngành Bất động sản và Xây dựng. Bên cạnh đó, tính kịp thời cũng là một yếu tố đáng quan tâm, một số công ty niêm yết đã phải xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính nhƣ: CTCP Xây dựng Phục Hƣng Holdings (PHC), CTCP Ligogi 166 (LCS), CTCP Đầu tƣ và phát triển Công nghiệp Bảo Thƣ (QNC), CTCP Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (QNC) và một số công ty khác. Tình đến thời điểm ngày 28/04/2016, đã có tổng cộng 373 công ty niêm yết công bố báo cáo tài chính, chiếm 97,64% số lƣợng công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, tuy nhiên, vẫn còn 9 công ty chƣa công bố báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán năm 2016 mặc dù đã quá hạn 90 ngày theo quy định, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm và cải thiện trong thời gian tới. 42
  54. Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu điều tra Mẫu điều tra gồm 474 quan sát (BCTC của 158 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2016) đƣợc phân bổ nhƣ sau: Tiêu thức Số quan sát Tỷ lệ trong mẫu (%) Loại công ty kiểm Big 4 72 15,19 toán Non-Big 4 402 84,81 Nguồn: Dữ liệu thu thập của nghiên cứu do tác giả thống kê Bảng 4.1 Phân bổ mẫu điều tra Qua bảng 4.1 Phân bổ mẫu điều tra, số lƣợng báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán bởi các công ty thuộc Big 4 là 72 báo cáo tài chính (chiếm 15,19%), số lƣợng báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big 4 là 402 báo cáo tài chính (chiếm 84,81%). 4.2. Thống kê mô tả TT Tên biến Số Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch (Variables) mẫu nhất nhất bình chuẩn quan (Minimum) (Minimax) (Mean) (Std.) sát (N) 1 SIZE 474 10,13225 12,96941 11,41724 0,556199 2 ROE 474 -1,432376 0,711500 0,106307 0,149084 3 DEBT 474 0,010988 0,928134 0,482065 0,237996 4 ADL 474 10 358 69,48312 25,18298 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình Bảng 4.2 thống kê mô tả các biến định lƣợng trong mô hình. Trong số báo cáo tài chính khảo sát thì quy mô công ty thấp nhất là 10,13225 và cao nhất là 12,96941; Lợi nhuận (ROE) thấp nhất là -1,432376 và cao nhất là 0,711500. Đòn bẫy tài chính thay đổi từ mức 0,010988 đến 0,928134. Số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đến 43
  55. ngày ký báo cáo kiểm toán dao động từ 10 ngày cho đến 358 ngày, thời hạn trung bình là 69,48312 ngày. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân giữa thời gian ký báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết trong mẫu xấp xỉ 25,18298 ngày. 4.3. Phân tích tƣơng quan ADL SIZE ROE DEBT AUD ADL 1,000000 SIZE -0,093242 1,000000 ROE -0,179419 0,120951 1,000000 DEBT -0,069955 0,509039 0,028928 1,000000 AUD -0,050886 0,376330 0,024640 0,211310 1,000000 Ghi chú: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Bảng 4.3 cho thấy hệ số tƣơng quan giữa tính kịp thời của báo cáo tài chính (biến ADL) và các biến độc lập dao động từ -0,179419 đến -0,050886. Ngoài ra, hệ số tƣơng quan giữa các cặp biến độc lập có giá trị lớn nhất là 0,509039, nhỏ hơn 0,8. Nhƣ vậy, hiện tƣợng đa cộng tuyến sẽ ít xảy ra trong quá trình chạy mô hình hồi quy. 4.4. Kết quả phân tích hồi quy Do dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu bảng nên nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích hồi quy bằng phƣơng pháp tác động cố định (FE) và phƣơng pháp tác động ngẫu nghiên (RE), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa phƣơng pháp FE và phƣơng pháp RE. 44
  56. Biến số Phƣơng pháp RE Phƣơng pháp FE Hệ số β Mức ý nghĩa Hệ số β Mức ý nghĩa Hằng số 132,3187 0,0000 916,5654 0,0000 SIZE -5,324837 0,0696 -76,12002 0,0000 ROE -20,53473 0,0097 11,32422 0,3029 DEBT 0,266940 0,9667 41,45336 0,0187 AUD 0,090093 0,9815 5,085887 0,5911 Số quan sát 474 474 R-squared 0,024250 0,566610 Durbin- 1,845395 2,322668 Watson Kiểm định P-value: 0,0000 Hausman Ghi chú: , có ý nghĩa thống kê tƣơng ứng ở mức 5% và 10% Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp RE và FE Để rõ hơn, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp kiểm định Hausman để lựa chọn giữa phƣơng pháp RE và phƣơng pháp FE. Kết quả kiểm định Hausman có P-value = 0,0000 nhỏ hơn 5%. Do đó phƣơng pháp FE sẽ đƣợc lựa chọn thay cho phƣơng pháp RE. Dựa vào kết quả chạy mô hình hồi quy bằng phƣơng pháp tác động cố định (FE) cho thấy biến SIZE và biến DEBT có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Còn lại hai biến ROE và AUD không có ý nghĩa thống kê ở cả mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp FE ở bảng 4.4 cho thấy các hệ số hồi quy mang dấu dƣơng thể hiện ảnh hƣởng các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hƣởng tỷ lệ thuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính và ngƣợc lại, các yếu tố có hệ số hồi quy âm ảnh hƣởng nghịch chiều đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Nhân tố quy mô trong mô hình hồi quy trên tác động nghịch chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là khi nhân tố quy mô tăng lên 1% thì thời gian công bố của báo cáo tài chính sẽ giảm xuống 76,120023 ngày. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của El Gabr năm 2006. Điều này đƣợc lý giải là do các công ty lớn thì số lƣợng nhân viên kế toán sẽ nhiều hơn, sử dụng các phần mềm kế toán hỗ trợ 45
  57. nên số ngày tổng hợp và xử lý số liệu, lập báo cáo tài chính sẽ nhanh hơn. Công việc kiểm toán cũng nhờ vậy mà dễ dàng hơn. Nhƣ vậy, giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Nhân tố đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là khi đòn bẩy tài chính tăng 1% thì xu hƣớng công bố thông tin chậm trễ của công ty sẽ tăng lên, có nghĩa là thời gian báo cáo tài chính sẽ tăng thêm ngày 41,45336. Từ đó ta thấy đƣợc giả thuyết H3 cũng đƣợc chấp nhận. Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu của của Owusu-Ansah năm 2000 và nghiên cứu của Ahmed và Hossain năm 2010. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết ủy nhiệm áp dụng vào lĩnh vực công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Sở GDCK Hà Nội. Theo lý thuyết ủy nhiệm, các công ty lớn thƣờng có chi phí ủy nhiệm liên quan đến sự tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu. Chi phí ủy nhiệm có xu hƣớng tăng cùng với quy mô công ty. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ phải cung cấp nhiều thông tin hơn để nỗ lực làm giảm chi phí ủy nhiệm này. Cụ thể các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cung cấp báo cáo tài chính kịp thời hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra hai biến là ROE và AUD đều không có ý nghĩa thống kê ở cả hai mức ý nghĩa 5% và 10%. Có thể là do số quan sát về lợi nhuận (ROE) và loại công ty kiểm toán không đủ để suy rộng ra cho tổng thể dẫn đến các nhân tố này chƣa có ý nghĩa về mặt thống kê. Để nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, khóa luận đƣa ra một số kiến nghị ở chƣơng tiếp theo. 46