Khóa luận Biên soạn E-book giáo khoa Hóa học 12 nâng cao bằng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Biên soạn E-book giáo khoa Hóa học 12 nâng cao bằng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_bien_soan_e_book_giao_khoa_hoa_hoc_12_nang_cao_ban.pdf
Nội dung text: Khóa luận Biên soạn E-book giáo khoa Hóa học 12 nâng cao bằng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HOÁ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: BIÊN SOẠN EBOOK GIÁO KHOA HOÁ HỌC LỚP 12 NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT 9.0 PRO EXTENDED TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HOÁ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: BIÊN SOẠN EBOOK GIÁO KHOA HOÁ HỌC LỚP 12 NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT 9.0 PRO EXTENDED Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện Th.S Lê Văn Đăng: Võ Thị Lệ Yến TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2012
- Lời cảm ơn Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng nó giúp em rút ra được cho bản thân rất nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, đó là sự cố gắng, nổ lực và luôn biết học hỏi, tiếp thu kiến thức bổ ích để tiến bộ. Để hoàn thành tốt đề tài, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Đầu tiên em xin được gửi lời tri ân chân thành đến thầy Lê Văn Đăng - người đã trực tiếp hướng dẫn em, thầy đã rất nhiệt tình dẫn dắt, cung cấp tài liệu, chia sẻ những kinh nghiệm và nhận xét, góp ý tận tình, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm luận văn và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của các thầy cô quản lí phòng thí nghiệm, hóa chất là phần không thể thiếu trong quá trình em thực hiện các video clip thí nghiệm phục vụ cho e-book giáo khoa hóa học 12 nâng cao. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Hóa ở trường Đại Học Sư Phạm đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học đại học, giúp em từng bước trang bị những hành trang quý báu để vững bước trên đường đời. Những kiến thức em đã tiếp thu được không chỉ trong học tập mà còn là những kinh nghiệm cuộc sống, thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Và đặc biệt, con xin nói lên lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người, người luôn bên cạnh và chia sẽ mỗi lúc con gặp khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong thời gian và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong thầy cô chia sẻ và đóng góp để em học tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 - 2012 Sinh Viên Thực Hiện Võ Thị Lệ Yến
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 6 1.1. Lí do chọn đề tài 6 1.2. Mục đích nghiên cứu 8 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9 1.5. Phạm vi nghiên cứu 10 1.6. Giả thuyết khoa học 10 1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 10 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 2.1. Cơ sở lý luận của việc dạy học và đổi mới phương pháp dạy học 11 2.1.1. Bốn cột trụ của giáo dục 11 2.1.2. Một số ý tưởng về dạy học 12 2.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 13 2.1.4. Dạy học hướng vào người học 14 2.1.5. Dạy học bằng hoạt động của người học 14 2.1.6. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp 15 2.2. Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học 16 2.2.1. Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học 16 2.2.2. Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy 17 2.2.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học 18 2.2.4. Lựa chọn phương tiện dạy học 19 2.3. Giới thiệu về e-book 19 2.3.1. Khái niệm e-book 19 2.3.2. Đặc điểm của e-book 20 2.3.3 Một số định dạng của e-book 22 2.3.4. Tình hình sử dụng e-book 25 3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ BIÊN SOẠN E-BOOK HÓA HỌC 28
- 3.1. Phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended 28 3.1.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended 29 3.1.2. Các tính năng của phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended 32 3.2. Một số phần mềm hỗ trợ 43 3.2.1. Microsoft Office Word 2007 43 3.2.2. Ulead Video Studio 11 47 3.2.3 SnagIt 8 57 3.2.4. Mathtype 6.7 60 3.2.5. ChemSketch 63 3.2.6. Quicktime 7.8 65 3.2.7 Acrobat Reader 9.13 66 3.3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ BIÊN SOẠN E-BOOK HÓA HỌC 66 3.3.1. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007 66 3.3.2. Thao tác trong Word 2007 67 3.3.3. Vẽ cấu trúc hóa học bằng ChemSketch 69 3.3.4. Chụp hình bằng SnagIt 8 72 3.3.5. Chuyển đổi từ file Word sang file PDF 82 3.4. Thao tác trong ứng dụng Adobe Acrobat 9 Pro Extended 84 3.4.1. Chỉnh sửa tài liệu 84 3.4.2. Chèn phim thí nghiệm vào tài liệu 85 3.4.3. Lập bảng mục lục 86 3.5. E-BOOK GIÁO KHOA HÓA HỌC 12 NÂNG CAO 88 3.6. Kết quả 91 4. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 95 4.1.Kết luận 95 4.2. Đề xuất 98 4.3. Hướng phát triển của đề tài 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hóa học là môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng đối với đời sống, sản xuất và liên hệ với nhiều ngành khoa học khác. Hóa học gồm nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một lĩnh vực khoa học rộng lớn, chuyên sâu và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Bộ môn hóa học ở bậc trung học phổ thông chiếm vai trò vô cùng quan trọng: - Đào tạo con người phát triển toàn diện (môn hóa học cung cấp cho học sinh những cơ sở khoa học của hóa học, góp phần hình thành thế giới quan, nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp học sinh học tốt các môn học khác, ). - Những kiến thức về hóa học rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày (giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các vật dụng hàng ngày, biết cách ăn uống vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên và trong cuộc sống, ). - Những kiến thức về hóa học là cơ sở vững chắc cho việc đào tạo nghề nghiệp cho học sinh (trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp, là nền tảng cho các nghề: y dược, địa chất, công nghiệp thực phẩm, hóa chất, luyện kim, , giúp học sinh hiểu được cơ sở khoa học của nhiều ngành sản xuất cụ thể: chế tạo máy, năng lượng, xây dựng, ). - Những kiến thức về hóa học góp phần giáo dục đạo đức, hình thành thế giới quan cho học sinh. - Thí nghiệm, thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. + Thí nghiệm là một yếu tố của nguồn nhận thức thế giới, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiên và nhận thức của con người. + Thí nghiệm là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo.
- Trong việc dạy học hóa học ở trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học. Hóa học là một môn học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Tuy nhiên, do khó khăn nhiều mặt nên những bài giảng hóa học đa phần chỉ nặng nề kiến thức lí thuyết. Điều đó làm học sinh cảm thấy nhàm chán. Những nhược điểm đó có thể được khắc phục đáng kể bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là các ngành khoa học. Học tập trực tuyến (elearning) và học tập bằng sách điện tử (e-book) đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục. - E-book là một trong những dạng tài liệu phổ biến hiện nay được lưu trữ trong thư viện điện tử. - E-book dạng PDF là một loại tài liệu có thể mô tả chi tiết bằng chữ, lời nói, âm thanh, hình, ảnh, phim rất sinh động. - E-book giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao chưa có tác giả nào biên soạn chi tiết đầy đủ. So với sách in, e-book (electronic book) thể hiện ưu thế vượt trội hơn hẳn. Chúng không chỉ truyền dẫn thông tin dưới dạng văn bản mà còn các ứng dụng đa truyền thông khác như hình ảnh, âm thanh, video, các hiệu ứng, Hơn thế nữa, e- book lại rất gọn nhẹ, khả năng lưu trữ thông tin đồ sộ, tiết kiệm các nguồn nguyên liệu phục vụ cho in ấn do có khả năng tái sử dụng cao và tạo được những tương tác với giữa người học và máy tính, Nên trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, e- book đã trở thành công cụ tiện ích quan trọng cho việc học tập của mỗi người. Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, vai trò của người học càng được nâng cao. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của người học. Khuyến khích học sinh tăng cường sử dụng có chọn lọc thông tin trên mạng và tài liệu tham khảo. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan (về kinh phí, thời gian, ) nên việc tìm được những tài liệu thật sự hữu ích mà lại thuận tiện
- cũng là việc khó khăn. Do đó nguồn tài liệu tham khảo là rất cần thiết cho quá trình tự nghiên cứu của học sinh. Để dễ dàng trao đổi và chia sẻ tài liệu, người ta đã thiết kế tài liệu tham khảo dưới dạng e-book (sách điện tử). Trên các diễn đàn học tập, các trang website trong nước và nước ngoài thì các cuốn e-book hầu hết chỉ tập trung chủ yếu vào phần lí thuyết. Và hiện tại cũng chưa có bất kì tại liệu e-book nào có đầy đủ phần lý thuyết và phần phim thí nghiệm để minh họa cho lý thuyết. Việc ứng dụng công nghệ tin học vào phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế của thời đại bùng nổ công thông tin toàn cầu. Với các lí do trên, em đã chọn đề tài “BIÊN SOẠN E-BOOK GIÁO KHOA HÓA HỌC 12 NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT 9.0 PRO EXTENDED”. Em hi vọng đề tài này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích, cung cấp thêm những thông tin bổ ích một cách trực tuyến về bộ môn hóa học cho học sinh, phát triển kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc học tập, rèn luyện, phát triển tư duy và nghiên cứu của các em học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, hỗ trợ, nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT. - Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại và áp dụng công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, nhất là bộ môn hóa học. - Tạo hứng thú cho học sinh, tạo niềm say mê vào bộ môn hóa học. - Gắn giáo dục kiến thức khoa học với thực tiễn nhằm đưa bộ môn hóa học gần gũi với cuộc sống. - Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh. - Việc sử dụng “E-book giáo khoa hóa học 12 nâng cao” bao gồm lí thuyết, bài tập, đáp án hóa học 12 và một số thông tin hữu ích bên ngoài sách giáo khoa, đặc biệt là video clip về các thí nghiệm hóa học trong chương trình hóa học 12 sẽ hỗ trợ một cách đắc lực cho việc giảng dạy và học tập.
- - Với đề tài này giúp em nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng một cách hiệu quả nhiều phần mềm như Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, Adobe Reader 9.3, Microsoft Office Word 2007, MathType 6.7, ChemSketch, Chemwindow 6.0, Snagit 8, Ulead Studio Video 11, QuickTime 7.8 để ứng dụng cho việc thiết kế cuốn e-book giáo khoa 12 nâng cao phục vụ cho việc học tập và giảng dạy ở trường phổ thông cũng như đại học. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Nghiên cứu vai trò, thế mạnh và thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn hóa học. - Nghiên cứu các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học 12 nâng cao. - Nghiên cứu các phần mềm tạo e-book, chủ yếu là các phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word 2007, Ulead Studio Video 11. - Nghiên cứu các phần mềm bổ trợ như ChemSketch, Chemwindow 6.0, MathType 6.7, Adobe Reader 9.3, Snagit 8, QuickTime 7.8. - Biên soạn cuốn e-book bao gồm cơ sở lí thuyết và video thí nghiệm hóa học dành cho học sinh lớp 12. 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended để biên soạn cuốn e-book giáo khoa hóa học 12 nâng cao. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tiến hành một số thí nghiệm hóa học trong chương trình hóa học 12 và quá trình tiến hành thực hiện e-book giáo khoa hóa học 12 nâng cao. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Chương trình hóa học 12 nâng cao. 1.6. Giả thiết khoa học Nếu nghiên cứu thành công đề tài này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng quá trình dạy và học hóa học: - Nâng cao chất lượng bài giảng dạy của giáo viên.
- - Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin. - Tạo hứng thú cho học sinh, tạo niềm say mê vào bộ môn hóa học. - Thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những người yêu thích hóa học. - Dễ dàng trao đổi các tài liệu hóa học bổ ích, bàn luận các vần đề hóa học thông qua mạng internet. - Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh. 1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. - Tìm kiếm các tư liệu hóa học phục vụ cho việc thiết kế e-book hóa học. - Truy cập và sưu tầm những cuốn e-book hóa học trên internet để học tập và rút kinh nghiệm. - Phân tích, tổng hợp. - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè. Phương tiện nghiên cứu - Các tài liệu về hóa học THPT, đặc biệt là lớp 12. - Máy vi tính có cấu hình mạnh. - Máy quay phim. - Các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
- 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Giáo dục thế kỉ 21 đang chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó đáng kể là các yếu tố sau: - Sự phát triển nhanh chóng và những thành tựu vượt bậc của khoa học, kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. - Sự tương tác ở mức độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội. - Nhu cầu tự khẳng định của từng cộng đồng, vùng và lãnh thổ. - Quá trình toàn cầu hóa. Các yếu tố tác động trên đã dẫn đến những biến đổi cơ bản sau: 1. Sự thay đổi của mục tiêu giáo dục: từ chủ yếu trang bị kiến thức, kĩ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học. 2. Xu hướng giáo dục toàn diện được đề cao. 3. Sư giao thoa giữa các môn học và ngành học ngày càng lớn. 4. Internet trở thành một phương tiện giáo dục quan trọng. 5. Sự thay đổi các phương tiện và phương pháp dạy học. 6. Không gian giáo dục và các loại hình đào tạo được mở rộng. 7. Xuất khẩu giáo dục là một lợi thế đem lại nguồn thu nhập cao cho các cường quốc giáo dục. 2.1.1. Bốn cột trụ của giáo dục Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI do UNESCO thành lập năm 1993 nhằm hỗ trợ cho các nước trong việc tìm tòi các thức tốt nhất để kiến tạo lại nền giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người. Tháng 4 năm 1996, Hội đồng đã cho ra ấn phẩm “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”, trong đó có đề ra phương châm HỌC SUỐT ĐỜI dựa trên 4 cột trụ: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người. Học để biết - Học kiến thức
- - Học cách học (biết học tập theo phương pháp khoa học) - Học cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức - Học cách nhận xét, đánh giá. Học để làm - Nắm được các kĩ năng - Biết cách sử dụng kiến thức (phá vỡ bức tường ngăn giữa kiến thức trí tuệ và kiến thức thực tiễn) - Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống. Học để cùng sống với nhau - Có cách nhìn đúng đắn về thế giới - Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống hiện tại - Hiểu được người khác thông qua hiểu chính mình (giúp cho học sinh khám phá ra mình là ai và chỉ khi đó mới biết đặt mình vào vị trí của người khác) - Biết hòa nhập vào tập thể, biết cộng tác với người khác, cùng sống trong sự tôn trọng lẫn nhau và khoan dung. Học để làm người - Giáo dục là một “hành trình nội tại” dẫn đến sự xây dựng nhân cách mỗi con người. - Thế kỉ XXI đòi hỏi mỗi con người phải có năng lực tự chủ và xét đoán cao hơn, không thể coi nhẹ bất kì tiềm năng nào của mỗi cá nhân: trí nhớ, lập luận, mỹ cảm, thể lực, kỹ năng giao lưu, - Khuyến khích sự phát triển đầy đủ tiềm năng sáng tạo của mỗi người với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của con người. 2.1.2. Một số ý tưởng về dạy học Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những tinh hoa của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những phương pháp hiện đại trên thế giới. Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như là sự phong phú đa dạng của các ý tưởng. Trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là dạy học hướng vào người học.
- Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp là nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng. Người học sinh giỏi là người học sinh có tư duy tốt chứ không phải người học sinh chỉ biết thuộc bài. Người giáo viên giỏi không phải là cho học sinh biết nhiều kiến thức mà là dạy cho học sinh biết cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến thức vào các tình huống mới, vào đời sống thực tế. Giáo viên chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với học sinh. Những điều kiện để học sinh học tập có hiệu quả: - Sức khỏe - Vốn kiến thức - Khả năng ghi nhớ - Khả năng tư duy sáng tạo - Phương pháp học tập - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập - Có thầy giỏi 2.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Trên thế giới và ớ nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau. Sau đây la một số xu hướng đổi mới cơ bản: - Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. - Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời, trang bị cho học sinh phương pháp học tập và phương pháp tự học. - Tăng cường rèn luyện tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. - Cá thể hóa việc dạy học. Việc dạy học thích ứng với năng lực và điều kiện của từng người học ở mức độ từ thấp đến cao. - Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học.
- - Từng bước đổi mới việc kiểm tra và đánh giá kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp. - Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). 2.1.4. Dạy học hướng vào người học Cách gọi khác: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” “Dạy học hướng tập trung vào học sinh” Sau đây là một số nội dung cơ bản của tư tưởng dạy học hướng vào người học: 1. Mục đích dạy học vì sự phát triển nhiều mặt của học sinh Coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú của người học. Phát huy cao nhất các năng lực tiềm ẩn của người học. Hình thành cho người học phương pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường 2. Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học 3. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức ra những tình huống học tập kích thích trí tò mò, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh học tập 4. Người học được tham gia vào quá trình đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 2.1.5. Dạy học bằng hoạt động của người học Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của người thầy chiếm phần phần lớn thời gian trên lớp. Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều chưa rõ hay chưa hiểu. Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế nhiều. Người ta đã tìm cách giảm hoạt động của thầy, tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với cách tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của trò là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức. Ý nghĩa, tác dụng:
- - Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. Học sinh chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết các vấn đề, thích ứng với cuộc sống, nếu như họ có cơ hội hoạt động. - Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến sự thành công của người giáo viên. - Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học - Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi rèn luyện các kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm. 2.1.6. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có ý nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học để đạt hiệu quả dạy học cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp bao gồm các nội dung sau đây: - Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. - Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học. - Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học. - Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi phương pháp dạy học. - Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của học sinh, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp các em lâu mệt mỏi. - Tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. - Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần giáo viên đã tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. - Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn. - Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học
- Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với thực tế dạy học. Sau đây là một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học: - Mục đích dạy học chung và mục tiêu môn học - Đặc trưng của môn học - Nội dung dạy học - Đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh - Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị, ) - Thời gian cho phép và thời điểm dạy học - Trình độ và năng lực giáo viên - Thế mạnh và hạn chế của mỗi phương pháp 2.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG VIỆC SỬ DỤNG TỐI ƯU CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 2.2.1. Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học Khái niệm: Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc, thiết bị, ) dùng để dạy học. Phân loại: Các phương tiện dạy học bao gồm: - Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tạp chí chuyên đề, ). - Các đồ dùng dạy học: bảng, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, mẫu vật, - Các phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các máy móc phục vụ cho giảng dạy và các thiết bị nghe nhìn (ti vi, máy chiếu, vi tính, ). - Các thí nghiệm dạy học. 2.2.2. Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái
- niệm, quy luật làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Thực tiễn sư phạm cho thấy phương tiện dạy học có những đặc trưng chủ yếu sau: - Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như vậy nguồn tin họ nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. - Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được. - Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn. - Giải phóng giáo viên khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học. - Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh. - Tránh được những thí nghiệm phức tạp, nguy hiểm, khó thực hiện được nhưng học sinh vẫn có thể hình dung trong mỗi giờ lên lớp. - Bằng việc sử dụng các phương tiện dạy học giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. 2.2.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học Khi sử dụng phương tiện dạy học cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: Đúng mục đích Trong quá trình dạy học, trước hết giáo viên phải đề ra mục đích dạy học nhất định. Trong mỗi bài giảng cần tập trung xác định mục tiêu cho xác thực. Từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp vì mỗi phương tiện có một chức năng riêng, một thế mạnh riêng. Đúng lúc Trình bày phương tiện lúc cần thiết của bài học, lúc học sinh mong muốn được quan sát nhất, gợi nhớ trong trạng thái tâm lý phù hợp nhất.
- Hiệu quả sử dụng phương tiện được nâng lên rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp giảng dạy cần nó nhất. Trong quá trình sử dụng, hệ thống phương tiện dạy học phải được đưa ra giới thiệu và để học sinh quan sát, phân tích và nhận xét đúng lúc. Tránh hiện tượng đưa ra hàng loạt phương tiện không phù hợp với nội dung và trình tự bài giảng dẫn đến hiện tượng phân tán sự chú ý của học sinh. Đúng chỗ Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc sử dụng phương tiện trên lớp học là phải tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp học có thể quan sát được. Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó về độ chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật khác. Đủ cường độ Từng loại phương tiện có mật độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn phương tiện hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm đi rất nhanh. Sự quá tải khi sử dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn sẽ dẫn đến sự quá tải thông tin đối với học sinh, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thị giác của các em. Vì vậy khi chuẩn bị giáo án có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, người ta hạn chế ở mức độ không sử dụng quá 3 - 4 lần trong một tuần. Kết luận Như vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học có tác dụng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của một tiết học. Để có thể phát huy tốt tác dụng của các phương tiện dạy học và tránh gây phản cảm cho học sinh ta phải chú ý các điều sau đây: Phải áp dụng các phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đa dạng hóa hình thức của các phương tiện. Khi chọn các phương tiện dạy học phải tìm hiểu kỹ nội dung của chúng có phù hợp với nội dung của tiết học hay không. Sử dụng phương tiện dạy học đúng nguyên tắc đã nêu trên. 2.2.4. Lựa chọn phương tiện dạy học Để lựa chọn một phương tiện dạy học phù hợp nhất với nội dung và mục đích dạy học, ta phải xem xét các yếu tố sau:
- Phương pháp dạy học Nhiệm vụ học tập Đặc tính của người học Sự cản trở của thực tế Trình độ và kỹ năng của người giáo viên Không gian, ánh sáng, cơ sở vật chất của lớp học, 2.3. GIỚI THIỆU VỀ E-BOOK 2.3.1. Khái niệm e-book E-book (electronic book), nghĩa là sách điện tử, theo định nghĩa của từ điển Oxford của Anh “là một phiên bản điện tử của một cuốn sách in mà có thể được đọc”. Có thể hiểu nó là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Các loại sách thông thường được in trên giấy và xuất bản rồi phân phối đến người đọc. Sách điện tử không được in trên giấy, nó là một dạng thông tin số đã được mã hóa dưới nhiều định dạng khác nhau, đòi hỏi phải có thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới xem được. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại, có trang bị phần mềm chuyên dụng để đọc. Ngày nay, nhiều nhà xuất bản bên cạnh việc phát hành các bản sách in còn phát hành thêm loại hình sách điện tử với giá cả phải chăng hơn cho một bộ phận người đọc. Sự bùng nổ của internet giúp cho sách điện tử ngày càng được nhiều người quan tâm. 2.3.2. Đặc điểm của e-book Ưu điểm - Thiết bị đọc e-book nhiều chức năng: Có thể được đọc trong ánh sáng thấp hoặc thậm chí cả bóng tối. Có nhiều chế độ đọc khác nhau, có thể chỉnh sửa nội dung
- sách điện tử hay ghi chú, đánh dấu trên sách mà không làm hư hại gì đến sách. Có chức năng tìm kiếm nhanh một từ bất kì trong sách, Ngoài chức năng đọc văn bản và hình ảnh, thiết bị đọc e-book có thể đọc được cả file âm thanh và video. Do đó, nếu người đọc không thích đọc văn bản thì có thể chọn chức năng nghe phiên bản âm thanh. Một số e-book còn có những ứng dụng flash cho phép người đọc tương tác với các nội dung trong e-book. - Không tốn chi phí vận chuyển: Chỉ cần tải e-book từ trang web, không cần phương tiện vận chuyển và không mất thời gian vận chuyển. - Chức năng tìm kiếm tiện lợi: Phần mềm đọc e-book có chức năng tìm kiếm, chỉ cần nhập một từ cần tìm trong ô tìm kiếm, lập tức sẽ nhảy đến trang có chứa từ cần tìm. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần tra cứu tài liệu, chẳng hạn khi tra từ điển. - Chi phí cập nhật thấp: Khi tác giả cần cập nhật một số phần của e-book thì chỉ cần chỉnh sửa trên các tài liệu điện tử và sau đó thông báo cho khách hàng về việc phát hành mới. Điều này giúp tiết kiệm các phiên bản cập nhật của sách in. Trong trường hợp của một cuốn sách in, các nhà xuất bản phải tốn chi phí in ấn lại bản cập nhật, làm tốn kém tiền bạc và thời gian. - Nguồn tài liệu rộng lớn: Hiện có sẵn một kho e-book khổng lồ để người đọc có thể tải về và lưu trữ trong các thiết bị số cầm tay như điện thoại di động, pocket PC, thiết bị đọc e-book - Khả năng lưu trữ và di chuyển: Với một thiết bị đọc e-book nhỏ gọn như kích thước của một cuốn sách thông thường nhưng có thể lưu hàng ngàn sách điện tử tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của nó. Trong khi đó, để chứa được hàng ngàn cuốn sách như thế cần phải có cả một không gian rộng lớn để chứa hết số sách giấy tương ứng đó. Mặt khác, nếu muốn di chuyển số sách giấy này cũng là một vấn đề nan giải. Vậy, với thuận lợi về khả năng lưu trữ và tính cơ động, sách điện tử là lựa chọn hàng đầu cho những người thích đọc sách và đam mê công nghệ. - Đa ngôn ngữ: Hiện nay, một cuốn sách điện tử có thể được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Người đọc có thể lên trang web và chọn mua một cuốn sách phù hợp với ngôn ngữ của mình. Điều này rất thuận lợi cho người đọc ở mọi quốc gia trên thế giới, giúp cuốn sách đến được với nhiều đối tượng khác nhau. - Chi phí thấp: Chi phí cho một cuốn e-book rẻ hơn nhiều lần so với sách in thông thường. Hơn nữa, phần lớn sách điện tử là miễn phí.
- - Phân phối: So với cách xuất bản sách dạng bản in trên giấy, xuất bản sách dưới dạng e-book rẻ hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt thuận lợi cho các tác giả tự xuất bản sách điện tử. Ngoài ra, nếu một cuốn e-book được tải về với số lượng lớn cũng có thể kích thích doanh số bán hàng của bản in. Một cuốn sách điện tử có thể được mua, tải về, và được sử dụng ngay lập tức, không tốn thời gian đi mua sách hay chờ đợi giao hàng. Khuyết điểm - Thiết bị đọc e-book đắt tiền: Sách điện tử yêu cầu một thiết bị điện tử để hiển thị nó. Nhiều định dạng e-book yêu cầu phần mềm chuyên dụng để hiển thị chúng. Một cuốn sách điện tử phụ thuộc vào thiết bị để đọc nó, nếu thiết bị hay phần mềm đọc e- book bị lỗi thì sẽ gây ảnh hưởng đến nó. Giá cả đắt đỏ cũng là trở ngại với việc phổ biến e-book đến với nhiều đối tượng. Tuy nhiên nếu coi đây là sự đầu tư lâu dài thì với chi phí mua một thiết bị đọc e-book và e-book vẫn tiết kiệm hơn so với đầu tư một kho sách in khổng lồ. - Hạn chế quyền sử dụng: Kỹ thuật quản lý quyền kỹ thuật số có thể hạn chế những tác động của người dùng đối với e-book. - Tính phổ cập thấp: Hiện nay, phần lớn độc giả lại thích đọc sách in bình thường hơn so với đọc sách trên màn hình vi tính. - Vi phạm tác quyền: Trong một vài trường hợp, sách điện tử có thể được phổ biến mà không có sự chấp thuận của tác giả hoặc nhà sản xuất. - Vấn đề môi trường: Các thiết bị đọc e-book gây ra vấn đề về môi trường. Nhưng e-book đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên giấy dùng để in sách. Tóm lại, ngoài ưu điểm thì e-book cũng có những khuyết điểm riêng. Nhưng cân nhắc giữa lợi và hại thì e-book vẫn là lựa chọn hàng đầu, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ và trí tuệ con người. 2.3.3. Một số định dạng của e-book E-book có thể được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau, có những định dạng phổ biến và có cả những định dạng chuyên dụng do một số hãng thiết kế riêng
- cho tài liệu của mình. Dưới đây là một số định dạng thường được sử dụng để làm e- book mà chúng ta có thể gặp: 1 – DOC (Document) Đây là định dạng được tạo ra bởi phần mềm Microsoft Word (nằm trong bộ Microsoft Office của Microsoft), là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một e-book. Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng Microsoft Word, nhưng nếu ta không có tiền để mua bản quyền bộ Microsoft Office của Microsoft, ta có thể sử dụng Writer trong OpenOffice.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở với những tính năng không thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngoài ra ta cũng có thể mở một file doc thông qua các ứng dụng office online như Google Docs, ThinkFree Office, Zoho Office, Từ các bản Microsoft Office 2007, Microsoft Office 2010 (mới phát hành năm 2010), Microsoft cung cấp thêm DOCX, sử dụng định dạng Open XML giúp lưu trữ nội dung tốt hơn và đồng thời giảm kích thước của tập tin. 2 – PDF (Portable Document Format) Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, "Định Dạng Tài liệu Di Động") là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Dùng ngôn ngữ mô tả máy in PostScript và có mặt trên hầu hết các nền tảng. PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. File PDF có thể được tạo ra nhờ phần mềm Adobe Acrobat và được đọc bằng chính phần mềm Adobe Acrobat hay Acrobat Reader. Giống như Doc, chúng ta cũng có lựa chọn miễn phí để làm việc với tập tin PDF, đó là bộ sản phẩm Foxit PDF Creator và Reader của Foxit Software. Ngoài ra còn một số chương trình khác như Inkscape (có phiên bản cho Windows, Mac và Linux), Skim, Apple Preview (dành cho Mac), KPDF, Okular (dành cho Linux),
- 3 – CHM (Compiled HTML Help File) Đây vốn là định dạng để lưu trữ những tài liệu trợ giúp dưới dạng HTML được biên soạn và nén lại trong một file duy nhất. Đây cũng là một trong những định dạng phổ biến để làm e-book vì khả năng lưu trữ và sắp xếp tài liệu tốt, dễ truy cập thông tin. Một số e-book CHM có thể được mở bằng chính trình duyệt Web, một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc CHM để mở. Trên Windows, để đọc được CHM chúng ta không cần bất cứ phần mềm nào. Một số ứng dụng khác có thể mở được CHM như xCHM (có phiên bản dành cho cả 3 hệ điều hành Windows, Linux và Mac), GNOCHM (dành cho Linux), Chmox và CHM Viewer (dành cho Mac). Chúng ta có thể tạo và chỉnh sửa e-book định dạng CHM bằng phần mềm Fly Help (bản cũ có tên là Pocket CHM). Trong Windows Vista và Windows 7, đôi khi chúng ta mở file CHM lên nhưng không thấy nội dung và thấy các trang đều báo lỗi, hãy click chuột phải vào file đó, chọn Properties và ấn vào nút Unblock. 4 – PRC (Mobipocket e-book File) Định dạng e-book phổ biến và chuyên dụng. PRC có thể được đọc trên máy tính cá nhân, điện thoại di động, PDA và thiết bị đọc e-book chuyên dụng. Trên Windows, PRC có thể được đọc bằng Mobilepocket Reader. Trên Mac, có thể đọc PRC bằng ứng dụng FBReader (có cả phiên bản dành cho Windows và Linux). 5 – CBR (Comic Book RAR Archive) và CBZ (Comic Book Zip Archive) Đây là định dạng nén các file ảnh thành mDO. Dạng file duy nhất sử dụng công nghê nén giống như ZIP (CBZ) hoặc RAR (CBR), được dùng chủ yếu để lưu trữ truyện tranh hoặc một số sách ảnh khác. Chính vì thế, chúng ta có thể sử dụng một phần mềm nén và giải nén để giải nén file CBR và CBZ ra thành các file ảnh riêng biệt. Tuy nhiên để hiển thị tốt nhất và để đọc được như đọc một cuốn truyện tranh thật sự, chúng ta nên sử dụng chương trình đọc riêng như CDisplay (dành cho Windows), Stuff Deluxe (dành cho Mac và Windows), Comix (dành cho Linux).
- 6 – DJVU ( DjVu Image ) Đây cũng là một định dạng nén các file ảnh lại thành một file duy nhất. DJVU là định dạng e-book của Lizard Tech, được phát triển bởi AT&T, dùng để lưu trữ các sách tranh ảnh, catalogs, tạp chí, DJVU là cách viết tắt chơi chữ của déjà vu, tiếng Pháp có nghĩa là nhìn, thấy. DJVU có thể được đọc bởi MacDJView (trên Mac), WinDJView (trên Windows) hoặc trình duyệt web có cài plugin LizardTech DJVU. 7– LIT Định dạng e-book của Microsoft, sử dụng công nghệ Microsoft ClearType và được đọc bằng ứng dụng Microsoft Reader. LIT chủ yếu sử dụng cho các thiết bị đọc e-book của Microsoft. Trên các hệ điều hành khác như Mac và Linux, định dạng LIT có thể được đọc bằng ConvertLIT. Trên đây là một số định dạng e-book phổ biến thường gặp, ngoài ra còn một số định dạng khác như PDB, PS, RB, 2.3.4. Tình hình sử dụng e-book Ngoài nước Khái niệm e-book được biết đến đầu tiên vào những năm 1970 và ngày càng được phát triển. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, e- book cũng có nhiều bước tiến đáng kể. Hiện nay có cả một kho e-book khổng lồ trên mạng internet để người dùng dễ dàng chia sẻ và trao đổi với nhau. Những tài liệu có giá trị và mới cập nhật thì được rao bán trên các website chuyên bán sách qua mạng (www.amazon.com). Đa phần thì các e-book có thể tải miễn phí từ các website. Các website này có đầy đủ e-book với nhiều thể loại khác nhau. Một vài website cho phép tải e-book miễn phí: www.free-e-book-download.net www.pdfbooks.co.za www.e-booksdirectory.com www.e-library.net www.onlinefreee-books.net www.freetechbooks.com www.pdfoo.com/pdf-156 www.e-book3000.com www.gutenberg.org www.ochem4free.info
- www.e-booklobby.com www.pdfoo.com Một vài e-book hóa học hay: • Francis A. Carey - Organic Chemistry, Fourth edition - The McGraw-Hill Companies (2001). • Clayden.J, Greeves.N, Warren.S, Wothers.P - Organic Chemistry - Oxford University Press (2000). • Francis A. Carey, Richard J. Sundberg - Advanced Organic Chemistry, Fifth Editon, Part A: Reactions and Synthesis - Springer Science + Business Media, LLC (2007). • Francis A. Carey, Richard J. Sundberg - Advanced Organic Chemistry, Fifth Editon, Part B: Structure and Mechanisms - Springer Science + Business Media, LLC (2007). • Richard F. Daley, Sally J. Daley - Organic Chemistry. • Michael B. Smith, Jerry March - March's Advanced Organic Chemistry, Sixth Edition - John Wiley & Sons, Inc (2007). • Daniel R. Bloch - Organic Chemistry Demystified - The McGraw-Hill Companies (2006). • Dictionary of Chemistry - The McGraw-Hill Companies. • Dictionary of organic chemistry. • Dictionary of Inorganic Chemistry. Đây là những cuốn e-book chuyên về hóa học được biên soạn bởi các tác giả nổi tiếng. Chúng được chăm chút kĩ càng cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung sách được biên soạn rõ ràng, khoa học, cập nhật thường xuyên theo kịp xu hướng phát triển của khoa học. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh sinh động, bắt mắt. Trong nước Theo kịp xu hướng phát triển của thế giới, nước ta cũng xây dựng được một kho e-book đồ sộ bằng tiếng Việt dùng để chia sẻ qua mạng internet. Hầu hết các trang diễn đàn trên mạng đều có sẵn kho e-book miễn phí cho phép người dùng tải về. Một vài website cho tải e-book miễn phí: www.e-book.moet.gov.vn www.thuvien-e-book.com www.e-book.edu.vn www.e-book4u.vn
- www.e-book.edu.net.vn www.get4share.com Mặc dù kho e-book tại các trang website trong nước có nhiều thể loại đa dạng nhưng e-book chuyên về hóa học có kèm theo phim thí nghiệm hay hình ảnh đa màu sắc thì hầu như không có, chỉ có một số tài liệu thông thường hoặc là tài liệu chụp từ sách in rồi scan thành file PDF. Giới thiệu website giáo trình điện tử của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Đây là website về giáo trình điện tử với sự tham gia đóng góp của các trường đại học qua dự án thư viện giáo trình đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức khai trương tháng 3 năm 2007. Đã được thiết kế mới, trang bị các chức năng cộng đồng mạnh mẽ. Tại đây khách thăm là giáo viên, sinh viên, học sinh, có thể tìm kiếm, download giáo trình về sử dụng và có cơ hội sử dụng nhiều dịch vụ liên quan khác như lưu trữ, chia sẻ, rao bán sách và các nội dung điện tử. Thư viện là nguồn chứa giáo trình, tài liệu, thông tin sách, phục vụ rộng rãi, nó không có các khái niệm như mượn/trả, biên mục. Dưới đây là một số đặc tính: 1. Điểm truy cập tập trung thông tin về giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, thông tin nguồn học liệu, ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. 2. Công bố, phổ biến, chia sẻ các nội dung khoa học, kỹ thuật, 3. Cung cấp nội dung giáo trình toàn văn, các yêu về cầu thời lượng, nội dung giảng dạy, tham khảo và các thông tin khách. 4. Là một kho giáo trình, học liệu trực tuyến mở, không phải là một hệ quản lý thư viện, không quản lý bạn đọc, mượn, trả sách, 5. Là môi trường chia sẻ các nội dung điện tử phục vụ học tập và nghiên cứu, cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin mua – bán sách. 6. Mở cho bất kỳ ai quan tâm muốn tìm hiểu, tham khảo, xem, download giáo trình, học liệu, tìm mua sách. 7. Mục đích thương mại và công bố lại nội dung từ website là không được phép. 8. Tổ chức cây phân ngành đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho duyệt, tìm kiếm giáo trình. Thông tin trên website được tổ chức dạng cây thư mục và được phân loại theo đặc tính của tư liệu. Hỗ trợ đăng tải 4 loại nội dung: giáo trình/bài giảng điện tử, tài
- liệu tham khảo, luận văn – báo cáo khoa học, thông tin rao bán sách. Dưới đây là một số tính năng hỗ trợ truy cập nội dung: 1. Tài liệu được tổ chức theo trình độ và sắp xếp theo cây thư mục ngành. 2. Giao diện dễ sử dụng, trình bày thông tin giới thiệu giáo trình chi tiết đầy đủ theo nội dung giáo trình gốc (nguồn gốc, tác giả, chuyên ngành, và cả ảnh tác giả). 3. Tra cứu tài liệu dễ dàng theo nhiều tiêu chí, tìm kiếm toàn văn với các thông tin mô tả giáo trình. 4. Nội dung tài nguyên tổng hợp, phân loại, cung cấp nhiều phần mềm, sách, hướng dẫn, liên kết hỗ trợ học tập. Đây có thể xem là điểm truy cập tập trung các thông tin về giáo trình, nội dung tham khảo, các thông tin về nguồn học liệu, nơi công bố và phổ biến các nội dung khoa học và kỹ thuật, điểm chia sẻ học liệu tích cực cho cộng đồng. Đặc biệt thông tin chia sẻ có thể được sử dụng trên blog cá nhân. Các nội dung điện tử trên website này được phép sử dụng cho công chúng quan tâm, bạn đọc phải đăng ký sử dụng và tham gia cộng đồng e-books mới có thể download. Việc sử dụng cho các mục đích thương mại hoặc công bố lại là không được phép nếu không được website và tác giả đồng ý.
- 3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ BIÊN SOẠN E-BOOK HÓA HỌC 3.1. Phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended Adobe® Acrobat® 9 Professional Extended là phần mềm cho bạn dễ dàng tạo tập tin PDF từ các chương trình khác dưới dạng Plug-ins tích hợp trong Microsoft Office, Outlook, InternetExplorer, Project, Visio, Access, Publisher, AutoCAD®, Lotus Notes, Ngoài ra, chương trình còn có thể liên kết các tài liệu, các bảng vẽ với các nội dung media khác và cho xuất bản dưới dạng PDF. Chương trình hoạt động hiệu quả trong việc tối ưu hóa dung lượng tập tin, sắp xếp. Adobe® Acrobat® 9 Professional Extended là một phần mềm tiên tiến cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng để tạo, kết hợp, kiểm soát và phân phát các file Adobe PDF an toàn, chất lượng cao, cho các nhà chuyên nghiệp sử một cách dễ dàng. Tập hợp các hồ sơ điện tử hoặc trên giấy ngay cả các trang web, các bản vẽ kỹ thuật và email - thành những tài liệu PDF đáng tin cậy để chia sẻ với mọi người sử dụng phần mềm Adobe Reader miễn phí một cách dễ dàng. Quản lý các cách xem văn bản, tổng hợp các phản hồi từ nhiều người xem trong khi đó vẫn bảo vệ được định dạng và tính nguyên vẹn của tài liệu. Mở rộng các khả năng chú giải đối với bất kỳ người nào sử dụng Adobe Reader. Người sử dụng Windows có thể thiết kế các biểu mẫu Adobe PDF thông minh bao gồm nguyên lý kinh doanh, chẳng hạn như các tính toán và đánh giá dữ liệu, nhằm gia tăng độ chính xác việc thu thập dữ liệu trong khi đó có thể giảm bớt chi phí việc nhập dữ liệu thủ công. Và còn rất nhiều tính năng khác, 3.1.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended Adobe Acrobat 9 gồm ba phiên bản là Standard, Pro và Pro Extended. Cách download phần mềm Download phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended tại địa chỉ: - Adobe Pro: www.adobe.com/go/acrobatpro_trial - Adobe Pro Extended: www.adobe.com/go/acrobatproext_trial
- Phiên bản mới nhất của dòng sản phẩm Adobe Acrobat 9 Pro Extended là phiên bản Adobe Acrobat 9.3.2 Pro Extended, có thể được download trực tiếp trên www.adobe.com hoặc nếu máy đã cài sẵn Adobe Acrobat 9 Pro Extended thì có thể tải bản Update của phiên bản này tại địa chỉ: /support/downloads/thankyou.jsp?ftpID=4656&fileID=4353. Một số tính năng mới của Adobe Acrobat 9 Pro Extended Tạo file PDF - Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended đã tích hợp thêm menu Acrobat vào bộ Microsoft Office 2003, 2007, 2010 nhằm giúp người dùng tạo nhanh định dạng PDF từ những chương trình như Word, Excel, PowerPoint, Visio, - Bên cạnh rất nhiều định dạng tài liệu khác, menu File > Create PDF > From file của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended cũng hỗ trợ tạo file PDF từ AutoCAD. Chương trình hỗ trợ chuyển đổi nhanh các dạng tài liệu thành PDF từ menu chuột phải của Windows Explorer bằng lệnh Convert to Adobe PDF. - Một số tính năng mới hữu ích khi click chuột vào biểu tượng Create trên thanh công cụ: + PDF from Clipboard: Cho phép copy nhiều dữ liệu hơn và quản lý chặt chẽ thông qua cửa sổ Clipboard. + PDF from Scanner: Dùng để tạo file PDF từ máy quét. Ngoài ra, Adobe Acrobat 9 còn có tính năng nhận dạng chữ trên hình ảnh nằm trong menu Document > OCR Text Recognition > Recognize Text Using OCR để lưu lại thành dạng văn bản. + PDF from Web page: Hỗ trợ lấy nguồn là một trang web để tạo thành file PDF. Chỉ cần nhập địa chỉ của trang web muốn chuyển thành PDF và bấm Create. Đợi chương trình tải nội dung từ trang web về, sau đó vào menu File > Save As để lưu lại. Ghi chú, minh họa trong PDF bằng hình ảnh, flash, video
- Sau khi mở file PDF cần xử lý, trong giao diện chính của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, chúng ta bấm vào biểu tượng Multimedia . Chức năng này gồm 4 công cụ: - 3D Tool: chèn các vật thể 3D định dạng *.u3d của AutoCAD vào nội dung PDF. - Flash Tool: chèn 2 định dạng flash là *swf hoặc *flv vào PDF. - Sound: chèn âm thanh vào PDF. - Video Tool: chèn video vào PDF. Cách sử dụng: Chọn một trong bốn công cụ trên, dùng chuột khoanh vùng để đánh dấu vị trí cần chèn đối tượng trong nội dung PDF và ở hộp thoại hiện ra, bấm Browse, tìm chọn định dạng file tương ứng, rồi bấm OK. Đối với flash, âm thanh và video thì trên mỗi đối tượng đều có gắn sẵn nút Play để trình diễn chúng. Khi đã chèn xong, ta bấm vào biểu tượng Save để lưu lại. Nhúng nhiều định dạng file vào file PDF Nếu muốn tạo ra một file PDF chứa những định dạng file khác trong nội dung (kể cả file PDF khác) hay còn gọi là PDF Portfolio, ta bấm vào biểu tượng Combine > Assemble PDF Portfolio. Tính năng này tương tự phương pháp giấu những dữ liệu quan trọng vào trong một file PDF. Trong cửa sổ Editor Portfolio xuất hiện, bấm nút Add Files và tìm chọn những file muốn add vào file PDF sẽ tạo ra (hỗ trợ mọi định dạng file). Nút Add Folder cho ta chọn nguyên thư mục chứa file, còn nút New Folder dùng để tạo ra 1 thư mục mới chứa các file nhúng trong file PDF này. Tiếp đó, chọn kiểu hiển thị cho tất cả file trong mục CHOOSE A LAYOUT là Basic Gird, On an Image, Revolve hay Sliding Row. Phần ADD WELCOME & HEADER giúp ta chèn hình ảnh, Flash và Text vào trang chào mừng của file PDF đích. Mọi thao tác khá dễ dàng, ta chỉ việc bấm vào
- biểu tượng tương ứng và tìm chọn file cần chèn vào là xong. Tại phần PUBLISH, ta lưu lại file PDF hoặc gửi qua email cho bạn bè. Chỉ phiên bản Adobe Acrobat 9 Pro Extended hoặc phiên bản mới hơn mới mở được file PDF dạng Portfolio. Bảo mật file PDF Để bảo mật một tập tin PDF: mở tập tin, bấm vào biểu tượng Secure > Encrypt with PassWord rồi chọn Yes. Trong phần Compatibility, xác định phiên bản Acrobat có thể mở được file PDF sẽ mã hóa này (nên chọn Acrobat 7.0 or later). Tiếp đó đánh dấu vào mục Require a passWord to open the docment, rồi nhập mật khẩu chống mở file vào hộp trống phía dưới. Tương tự, đánh dấu mục Restrict editing and printing of the document rồi nhập mật khẩu chống chỉnh sửa và in file PDF. Sau cùng, bấm OK, nhập lại mật khẩu mở file và bấm OK 2 lần, nhập lại mật khẩu chống chỉnh sửa và in file rồi bấm OK 2 lần nữa là hoàn tất. Lưu giữ, chia sẻ file PDF thông qua dịch vụ Acrobat.com Menu hiện ra khi bấm vào biểu tượng Collaborate gồm các lệnh đáng chú ý như: − Upload Documents to Acrobat.com: Tải file PDF đang mở lên server của Acrobat.com. − Share Documents on Acrobat.com: Chia sẻ file PDF với cộng động người dùng dịch vụ Acrobat.com. − Create BuzzWord Document: Liên kết nhanh đến ứng dụng tạo văn bản trực tuyến của Acrobat.com. − Send & Collaborate Live: Gửi file PDF cho người quan tâm. − Share My Screen: Chia sẻ màn hình đang làm việc bằng ứng dụng Adobe CONNECTNOW. 3.1.2. Các tính năng của phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended Khởi động phần mềm Cách 1: Double click vào icon Cách 2: Start/All Programs/Adobe Acrobat 9 Pro Extended Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc của chương trình
- Thanh menu Thanh công cụ Mục lục Giới thiệu các thanh menu File - Open : Mở một file pdf đã lưu. - Organizer: Mở cửa sổ hiển thị danh sách các file PDF đã mở ra. - Create PDF Portfolio: Tạo file PDF Porfolio (là một dạng file PDF trong đó có chứa các file với định dạng khác). - Modify PDF Portfolio: Chỉnh sửa file PDF Porfolio. - Create PDF: Tạo file PDF mới, gồm: + From File : Tạo file PDF từ các file khác. + From Sanner: Tạo file PDF từ máy chiếu. + From Web Page : Tạo file PDF từ trang web. + From Clipboard: Tạo file PDF từ clipboard (bộ nhớ tạm khi ta copy hay cut một đối tượng). + From 3D Capture : Tạo file PDF từ file AutoCAD. + From Blank Page: Mở một trang mới để tạo file PDF. + Assemble PDF Porfolio : Tạo file mới từ file PDF Porfolio.
- + Merge files into a Single PDF : Kết hợp nhiều file khác nhau thành một file PDF. + Batch Create Multiple Files : Kết hợp nhiều file document (văn bản Word) thành một file PDF. - Combine: Kết hợp các file khác nhau thành một file PDF. - Collaborate: Các ứng dụng online của Adobe Acrobat. - Save: Lưu file đang làm việc. - Save As: Lưu file dưới một tên khác. - Save as Certified Document: Lưu file dưới dạng đã đăng kí bản quyền. - Export: Xuất file PDF sang định dạng khác. - Attach to Email: Đính kèm vào email. - Revert: Quay trở lại trạng thái lần save cuối (tương tự chức năng Undo). - Close: Đóng file đang làm việc. - Properties : Trình bày các thuộc tính của file PDF đang làm việc. - Print Setup : Định dạng trang in. - Print : Cài đặt các thông số khi in. - History: Danh sách các file PDF đã mở. - Exit: Thoát khỏi chương trình. Edit - Undo: Hủy lệnh vừa thực hiện. - Redo: Lấy lại lệnh vừa hủy. - Cut: Cắt đối tượng, lúc này đối tượng được lưu vào clipboard (bộ nhớ tạm). - Copy: Sao chép đối tượng và lưu vào clipboard. - Paste: Dán đối tượng từ clipboard vào vùng làm việc. - Delete: Xóa đối tượng. - Copy File to Clipboard: Sao chép file vào clipboard. - Select All: Chọn tất cả các đối tượng. - Desselect All: Bỏ chọn tất cả các đối tượng. - Check Spelling: Kiểm tra lỗi chính tả. - Look Up Selected Word : Tra nghĩa của từ được chọn trên trang web www.dictionary.com. Cách khác: bôi đen từ, right click > Look Up “ ” .
- - Find: Tìm kiếm một từ trong file PDF đang làm việc. Ở khung Find, gõ từ cần tìm kiếm > enter. - Search: Tìm kiếm trong các tài liệu khác đã lưu trong bộ nhớ của máy tính. - Search Results: Có các tùy chọn Next Result (kết quả tìm kế tiếp), Previous Result (kết quả tìm trước), Next Document (kết quả tìm kết tiếp ở tài liệu khác), Previous Document (kết quả tìm trước ở tài liệu khác). - Preferences : Thiết lập các thông số cho chương trình. View - Go To: Di chuyển đến + First Page: Trang đầu tiên. + Previous Page: Trang trước. + Next Page: Trang kế tiếp. + Last Page: Trang cuối cùng. + Page : Chọn trang cần đến - Zoom: Phóng to hay thu nhỏ trang tài liệu. - Page Display: Cách hiển thị trang làm việc, gồm: + Single Page: Chỉ hiển thị một trang. + Single Page Continuos: Hiển thị một trang nhưng nối tiếp nhau. + Two-Up: Hiển thị hai trang cùng lúc. + Two-Up Continuous: Hiển thị hai trang cùng lúc nối tiếp nhau. - Rotate View: Quay trang đang làm việc, bao gồm Clockwise (quay dọc trang tài liệu), Counterclockwise (quay ngang trang tài liệu). - Reading Mode: Chuyển sang chế độ đọc tài liệu, lúc này tất cả các thanh công cụ đều ẩn, chỉ còn thanh menu, thanh cuộn dọc và tài liệu. - Full Screen Mode: Chuyển sang chế độ toàn màn hình, lúc này chỉ còn tài liệu. - Menu Bar: Ẩn/ Hiển thị thanh menu. - Toolbars: Hiển thị các thanh công cụ. - Navigation Panels: Hiển thị các cửa sổ panel bên trái màn hình làm việc. - Grid: Ẩn/ Hiển thị đường kẻ ô trong vùng làm việc.
- - Snap to Grid: Sắp xếp thẳng hàng các đối tượng với đường kẻ ô của chương trình. - Rulers: Hiển thị thước kẻ. - Automatically Scroll: động di chuyển trang tài liệu theo chiều dọc. Document - Header & Footer: Thêm, chỉnh sửa Header và Footer. - Backgroud: Thêm, chỉnh sửa background (nền) của trang tài liệu. - Watermark: Thêm text vào trang tài liệu. - Insert Pages: Chèn thêm trang mới vào trang tài liệu. - Extract Pages : Giãn trang tài liệu. - Replace Pages : Thay thế trang tài liệu bằng một trang khác. - Delete Pages : Xóa trang tài liệu. - Split Document : Chia tài nhiệu thành nhiều phần nhỏ. - Rotate Pages : Quay trang tài liệu. - Scan to PDF: Chuyển tài liệu từ máy quét thành file PDF. - Optimized Scanned PDF: Chỉnh sửa file PDF được tạo từ máy quét. - Reduce File Size : Thu nhỏ kích thước file PDF. - Add Bookmark: Thêm mục lục. - Attach a File : Đính kèm file. Comments (lời bình luận, chú thích) - Add sticky note: Thêm chú thích cho trang tài liệu: di chuyển đến vị trí cần chèn note, rồi gõ nội dung chú thích vào hộp thoại bên cạnh, sau đó đóng hộp thoại. Nếu trỏ chuột vào sticky note sẽ hiện lên nội dung chú thích. - Show comment & markup toolbar: Hiển thị thanh công cụ comment. - Show comments list: Hiển thị danh sách tất cả các comment trong cửa sổ phía dưới trang tài liệu. - Comment view: Chọn lựa kiểu hiển thị cho các comment. - Comment and markup tools: Gồm các công cụ trên thanh toolbar comment & markup.
- - Attach for email review : Chuyển tài liệu để xem bằng email. - Send for shared review : Đưa tài liệu lên trang web của adobe để chia sẻ (người sử dụng phải có tài khoản trên trang web adobe). - Enable for commenting and analysis in adobe reader : Mở hộp thoại Save As. - Summarize comments : Tóm tắt các comment của trang tài liệu, lúc này xuất hiện một file PDF mới Summary of Comments on Microsoft Word. - Print with comments summary : In file Summary of Comments on Microsoft Word. - Import comments : Chèn comment từ một file khác. Forms Gồm các lệnh dùng để tạo, chỉnh sửa form (mẫu có sẵn) của file PDF. Tools Mỗi lựa chọn tương ứng với một thanh toolbar. Chức năng Custome Toolbars gồm các tùy chọn để chọn hiển thị các thanh công cụ cần thiết. Advanced Menu này gồm nhiều tính năng nâng cao, nhưng đáng lưu ý nhất là tính năng Security, biểu tượng trên thanh công cụ . Trong đây, ta cần lưu ý chức năng 2 Encrypt with PassWord (khóa bằng mật mã). Ban đầu chức năng này bị ẩn, ta không thể cài mật mã được. Chương trình yêu cầu phải lưu tài liệu hiện hành thêm một bản sao (copy), rồi sau đó cài mật mã trên file copy này. Cách cài passWord cho file PDF: - Mở file cần cài mật mã. - Vào menu File > Save a Copy Hiện ra hộp thoại chọn Save a Copy, rồi chọn nơi lưu file, chọn save. - Mở bản sao (file copy vừa mới tạo). Chọn Advaced > Security > Encrypt with PassWord chọn Yes. Lúc này hiện ra hộp thoại: + Compatibility (khả năng tương thích): Chọn phiên bản của phần mềm có thể mở được file này. Để thuận tiện, thường chọn Acrobat 7.0 and later.
- + Select Document Components to Encrypt: Chọn các thành phần của file PDF muốn khóa. Thường chọn Encrypt all document contents (khóa toàn bộ nội dung của tài liệu). + Require a password to open the document (yêu cầu mật mã để mở tài liệu): Nếu chọn mục này, thì người xem cần nhập mật mã khi muốn mở tài liệu. Sau đó nhập mật mã vào khung bên dưới. + Permissions > Restrict editing and printing of the document. A password will be required in order to change these permission settings (yêu cầu mật mã để chỉnh sửa hay in tài liệu): Chọn mục này thì người xem có thể mở được tài liệu nhưng không thể chỉnh sửa hay in tài liệu. So sánh với tính năng Secure của Microsoft Office Word: Khi khóa file DOC bằng Word thì chương trình yêu cầu mật mã để mở file. Còn với Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, chương trình không yêu cầu mật mã khi mở file PDF (nếu không chọn Require a password to open the document), do đó có thể xem file PDF nhưng không thể chỉnh sửa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phần mềm bẻ khóa file PDF cho phép người dùng chỉnh sửa file PDF mà không yêu cầu mật mã. Adobe Acrobat 9 Pro Extended là một bộ phần mềm hỗ trợ đắc lực cho việc tạo và chỉnh sửa các file định dạng PDF. Đây là công cụ mạnh mẽ gồm nhiều tính năng, nhưng trong giới hạn cho phép chỉ có thể giới thiệu một số tính năng cơ bản, thông dụng của phần mềm này.
- Giới thiệu các thanh công cụ Vào menu View > Toolbars rồi chọn các thanh công cụ cần hiển thị. Dưới đây chỉ giới thiệu một vài thanh công cụ thông dụng. Khi trỏ chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ thì sẽ xuất hiện chỉ dẫn cách dùng chức năng đó. Advanced editing Gồm các công cụ nâng cao dùng để chỉnh sửa trực tiếp trên file PDF gốc. Select Object: Chọn các đối tượng được tạo từ phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended. Nếu cần chỉnh sửa đối tượng thì double click vào đối tượng rồi chỉnh sửa. Button: Bôi đen một vùng làm việc để chèn thêm đối tượng khác. Link: Thiết lập đường dẫn liên kết tại vị trí của một đối tượng đã chọn. TouchUp Text: Chỉnh sửa đối tượng là text (chữ) trên tài liệu (chỉ có thể chỉnh sửa những lỗi đơn giản). TouchUp Reading Order: Chỉnh sửa lỗi hệ thống trên file PDF. TouchUp Object: Chỉnh sửa đối tượng là image (hình ảnh), object (vật thể) trong file PDF. Analysis Gồm các công cụ phân tích các thông tin trên tài liệu Comment & Markup Gồm các công cụ dùng để bình luận, ghi chú, đánh dấu trên file PDF. Sticky Note: Thêm ghi chú vào tài liệu, ta chọn vị trí cần đặt ghi chú, rồi nhập nội dung vào hộp thoại mới xuất hiện.
- Text Edits: Công cụ để chỉnh sửa text (văn bản). Stamp: Dán tem vào tài liệu. Highlight Text: Đánh dấu một đoạn text. Attach a File as a Comment: Chèn một file làm lời bình luận. Record Audio Comment: Ghi âm một file làm lời bình luận. Text Box: Vẽ textbox. Pencil: Vẽ chú thích tùy ý. Pencil Eraser: Xóa chú thích đã vẽ bằng Pencil. Hình dạng các chú thích. Edit Check spelling: Kiểm tra lỗi chính tả của các comment. Undo: Hủy lệnh vừa thực hiện. Redo: Lặp lại lệnh vừa hủy. Copy: Sao chép đối tượng. File Open: Mở một file PDF. Print: In file hiện hành. Save: Lưu file hiện hành. Organizer: Mở cửa sổ hiển thị danh sách các file PDF đã mở ra. Attach File: Chèn thêm file vào file hiện hành.
- Search: Tìm kiếm, có 2 chức năng: In the current document (tìm trong tài liệu hiện hành) và All PDF Document in (tìm trong các file PDF có trong thư mục) nhập từ cần tìm > Search . Attach PDF file to email: Đính kèm file PDF hiện hành vào email. Upload Documents to Acrobat.com: Đưa tài liệu lên trang web Acrobat.com (đòi hỏi người dùng phải có tài khoản trên Adobe). Find Công cụ tìm kiếm: nhập từ cần tìm vào ô trống > Enter Multimedia 3D tool: Chèn hình ảnh 3D (từ ứng dụng AutoCAD) vào tài liệu. Flash tool: Chèn file flash vào tài liệu. Sound tool: Chèn file âm thanh vào tài liệu. Video tool: Chèn file video vào tài liệu. Page Display Chọn cách hiển thị trang tài liệu. Page Navigation Di chuyển giữa các trang tài liệu. Print Production Chỉnh sửa khi in tài liệu. Select & Zoom Chọn đối tượng (hoặc cả trang) để phóng to và
- thu nhỏ Task Tạo file PDF mới. Kết hợp nhiều file với nhau. Khóa file PDF. Chọn chức năng Multimedia. Chọn công cụ comment. Type Writer Công cụ này cho phép nhập text vào file PDF. Tuy nhiên không có tác dụng đối với text trên file gốc. 3.2. Một số phần mềm hỗ trợ 3.2.1. Microsoft Office Word 2007 So với phiên bản cũ 2003, Microsoft Office 2007 thực sự là một cuộc cách mạng về giao điện đồ họa ấn tượng và hàng loạt tính năng mới ưu việt. Trong bộ Office này, ứng dụng Word là công cụ không thể thiếu cho việc biên soạn các tài liệu. Dưới đây nêu ra một vài tính năng hữu ích trong ứng dụng Microsoft Office Word 2007. Giao diện đồ họa mới: Toàn bộ hệ thống menu cũ được thay thế bằng khái niệm Ribbon, Office Button, các menu thông minh chỉ xuất hiện khi cần thiết. Điều này giúp thao tác cực kỳ nhanh chóng thay vì phải đi tìm trong nhiều cấp menu như trước đây. Một tính năng mới đáng lưu ý Word 2007 là thanh Quick Access Toolbar.
- Office Button Quick Access Toolbar Ribbon Cải tiến mới: Các chức năng định dạng tài liệu, công cụ xử lý hình ảnh, đồ thị, smartart được cải tiến đáng kể giúp cho người dùng thao tác nhanh và tạo ra các văn bản với hiệu ứng cực kỳ chuyên nghiệp mà không cần phải có các kỹ năng về đồ họa. Thao tác đơn giản: Có thể xem nhanh định dạng tài liệu khi rê chuột ngang qua các kiểu định dạng như font chữ, màu sắc, kiểu dáng, hiệu ứng cho ảnh Cải thiện chức năng tìm kiếm: Khả năng tìm kiếm thông tin trong bộ Office cũng được cải tiến đáng kể, có thể tìm nhanh các thông tin trên toàn bộ tài liệu với sự kết hợp các chức năng hightlight từ khóa cần tìm, lọc thông tin, di chuyển con trỏ đến vị trí từ cần tìm, Chuyển sang định dạng PDF: Công cụ đắc lực khi cần chuyển file doc sang PDF mà không cần phải cài đặt thêm phần mềm khác. Hỗ trợ đọc file đa định dạng: Office 2007 không chỉ hỗ trợ các tài liệu từ các phiên bản Office trước đây (cho đến phiên bản 2000) mà còn hỗ trợ cả các tài liệu được soạn thảo bởi OpenOffice. Ngược lại, các chương trình Office ở các phiên bản trước cũng có thể đọc tài liệu phiên bản 2007 khi cài đặt tiện ích tương thích ngược Microsoft Office Compatibility Pack for Word, Excel, and PowerPoint File Formats (có thể tải trên trang web www.microsoft.com). Dung lượng file nhỏ: Định dạng file theo chuẩn Open XML cho phép lưu trữ tập tin với dung lượng chỉ bằng một nửa với kiểu định dạng Office cũ nhưng lại mang nhiều thuộc tính hơn, khả năng bảo mật tốt hơn, khả năng phục hồi khi bị sự cố cao hơn và khả năng tích hợp với các ứng dụng của các hãng thứ ba theo định dạng XML dễ dàng và thuận tiện. Tương thích tốt: Office 2007 tương thích tốt với các phần mềm khác như Mathype, Acrobat, (trên
- thanh menu của Word tích hợp sẵn hai ứng dụng này). Giao diện mới của Office 2007 Microsoft Office Button - Nhắp nút này sẽ xuất hiện một bảng lệnh tương tự như menu File của các phiên bản Word cũ, bao gồm New, Open, Save, Print, Ba thành phần chính của một thanh Ribbon là Tab, Group, Command như hình bên trên. Tab: Có tổng cộng là 7 tab căn bản xuất hiện phía trên cùng của thanh Ribbon. Mỗi tab thể hiện một nhóm mục tiêu khác nhau. Nhóm (group): Mỗi Tab sẽ có một số Group có các tính năng có liên quan với nhau. Lệnh (Command): Có thể là một nút lệnh, một hộp thoại để nhập thông tin hoặc một menu.
- Dialog Box Launcher: Biểu tượng xuất hiện ở góc dưới phải của một số nhóm, nhấp nút này sẽ mở hộp thoại tương ứng với các tính năng trong nhóm. Chẳng hạn nhóm Font có nút Font Dialog Box Launcher, nhắp nút này vào sẽ mở hộp thoại Font. Thẻ ngữ cảnh (contextual tab): Tương tự như thẻ bình thường (như mô tả bên trên). Điểm khác biệt là thẻ ngữ cảnh chỉ xuất hiện khi một đối tượng nào đó được chọn trong tài liệu. Chẳng hạn, ta vừa chèn vào một hình và muốn chèn thêm chữ hoặc thay đổi kích thước của ảnh. Vậy ta sẽ làm như sau: Chọn hình Thẻ Picture Tools xuất hiện. Hãy chọn thẻ này. Những nhóm và lệnh liên quan đến hình ảnh sẽ xuất hiện: ví dụ như nhóm Picture Styles Một số lệnh định dạng hữu ích cũng sẽ tự động xuất hiện khi cần. Ví dụ muốn định dạng nhanh một đoạn văn bản nhưng lại đang trong thẻ Page Layout. Ta có thể nhấn nhóm thẻ Home. Tuy nhiên có cách nhanh chóng hơn như sau:
- Kéo chuột chọn vùng văn bản và chỉ chuột vào vùng chọn Một Mini toolbar xuất hiện ở dạng mờ, nếu ta chỉ chuột đến Mini toolbar này, nó sẽ được kích hoạt và ta có thể chọn các lệnh định dạng. Quick Access Toolbar: Thanh công cụ giúp truy xuất nhanh đến các tính năng thường dùng như Save, Undo, Redo, Ta có thể thêm các lệnh thường dùng vào thanh Quick Access Toolbar bằng cách nhấn nút phải chuột vào lệnh mong muốn trên thanh Ribbon rồi nhấn chọn lệnh. Add to Quick Access Toolbar Tương tự, ta cũng có thể bỏ một lệnh khỏi thanh Quick Access Toolbar bằng cách nhấn nút phải chuột vào nút lệnh đó rồi nhấn chọn lệnh Remove from Quick Access Toolbar Có thể tạm thời giấu thanh Ribbon để có thêm không gian làm việc bằng cách double click vào tên một Tab, để cho nó xuất hiện trở lại thì làm hành động tương tự. Ta có thể nhấn nút ALT để cho xuất hiện các hướng dẫn phím tắt trên thanh Ribbon. Sau đó chỉ việc dùng đúng ký tự hiển thị để thao tác nhanh các lệnh mà không cần dùng đến con chuột. Với nhiều tính năng nổi trội và dễ dàng thao tác, Microsoft Office Word 2007 là ưu tiên hàng đầu cho người sử dụng. Tuy nhiên, ta cũng có thể sử dụng Microsoft Office Word 2010 là phiên bản mới nhất hiện nay.
- Microsoft Word 2010 giúp cho việc cộng tác biên soạn tài liệu và việc liên kết xuyên suốt một tài liệu dài trở nên dễ dàng hơn. Khi nhiều người cùng biên soạn chung một tài liệu, điều thú vị là họ có thể cùng nhau làm việc ngay trên cùng một tài liệu, mà không cần phải làm việc trên các phiên bản sao chép khác nhau của tài liệu đó. Mặt khác, các tính năng mới cũng tập chung vào việc làm cho các tài liệu đã hoàn thiện trở nên bóng bẩy hơn so với phiên bản cũ. Phiên bản mới của Word 2010 giúp ta truy cập vào những tính năng mới rất phong phú và những cũng rất quen thuộc của Word trên trình duyệt và trên điện thoại di động, 3.2.2. Ulead Video Studio 11[14] Ulead Video Studio 11 là phần mềm biên tập phim và DVD cho bất kì ai muốn dễ dàng sản xuất các bộ phim chuyên nghiệp, các trình diễn ảnh hay DVD. Ulead Video Studio 11 cho phép người dùng nhanh chóng và dễ dàng tạo các bộ phim gia đình hoàn chỉnh với tiêu đề bắt mắt, các bộ lọc phim, hiệu ứng chuyển, và âm thanh. Lưu giữ nhưng thước phim quí giá lên DVD, CD, băng, mạng hay các thiết bị di động để chia sẻ với gia đình và bạn bè. Không như các phần mềm khác, Ulead Video Studio 11 cung cấp một giao diện người dùng trực quan theo từng bước giúp người dùng bắt tay ngay vào việc Các tính năng chính của Ulead Video Studio 11 Dễ sử dụng Thu phim từ bất kì đâu Sửa các lỗi video phổ biến dễ dàng Các công cụ cho sức mạnh sáng tạo Các tùy chọn mã hóa mới Các trình thuật sĩ phim cải tiến Trình thuật sĩ DV-to-DVD Tiêu đề và phụ đề chuyên nghiệp Nhiều hiệu ứng và bộ lọc thông minh Âm thanh tuyệt hảo cho các bộ phim tuyệt hảo Biên tập menu cải tiến Giải pháp hoàn thiện nhất Yêu cầu hệ thống
- Yêu cầu chung (cho biên tập thông thường và Proxy HDV) Intel® Pentium® 4 (tương đương) hay cao hơn, hệ điều hành là Microsoft® Windows® XP SP2 Home Edition/Professional, Windows® XP Media Center Edition, Windows® XP Professional x64 Edition, Windows Vista™, Windows 7. Bộ nhớ RAM: 512 MB (đề nghị từ 1GB trở lên), 1 GB HDD Card âm thanh tương thích Windows (đề nghị card âm thanh hỗ trợ đa kênh). Ổ CD-ROM tương thích Windows để cài đặt. Khả năng phân tích các định dạng (định dạng nguồn vào và xuất ra) - Ulead Video Studio 11 hỗ trợ hầu hết các định dạng Video, Audio, Images hiện có và khả năng trích xuất ra các định dạng chất lượng cao. - Khả năng xuất ra Disc: DVD, Video CD (VCD), Super Video CD (SVCD). Cách sử dụng Ulead Video Studio 11 Sau khi cài đặt, giao diện chính của Ulead Video Studio 11 như sau: Chọn đây nếu không muốn xuất hiện lại ô thông báo này trong các lần mở sau Trong đó có các thành phần: 1. Bảng các bước thực hiện (Step panel) Là một bảng chứa các bước (step) khi thực hiện tạo một video clip:
- + Capture: step này giúp ta bắt hình từ máy quay số, webcam hay từ bất kỳ thiết bị phần cứng khác. + Edit: cho phép ta chỉnh sửa, thực hiện các thao tác biên tập. + Effect: step này cho phép ta chèn hiệu ứng chuyển cảnh. + Overlay: chèn thêm đoạn video clip nhỏ (hình phóng to chẳng hạn) trên video clip chính. + Tile: Chèn chữ vào video clip. + Audio: Chèn file nhạc, âm thanh vào đoạn clip. + Share: Xuất ra file video (mpeg1, mpeg2, avi, ecard ) 2. Thanh Menu: để thiết lập các tùy chọn. - Bao gồm mở file ảnh, file video, file nhạc, và nhiều chức năng khác như cài đặt, 3. Bảng lựa chọn (Options panel) Qua mỗi bước (step), bảng lựa chọn này sẽ thay đổi để ta tùy chọn thời gian hiện clip, các hiệu ứng cho video, image, text (chữ viết) hay audio, 4. Màn hình xem trước (Preview window) Giúp ta xem trước được thành quả của mình. 5. Bảng điều khiển Có các nút điều khiển giúp ta xem trước, tua đi, tua lại, chạy repeat, cắt video clip thành đoạn ngắn hơn. 6. Bảng liệt kê (Library panel)
- Liệt kê tất cả những file mẫu có sẵn để ta áp dụng. Ví dụ: video clip mẫu, các kiểu chữ, các file nhạc mẫu, hiệu ứng chuyển cảnh, Tất nhiên ta có thể bổ sung thêm vào Library panel những video clip, file nhạc, ảnh của riêng mình bằng cách chọn nút browse. 7. Dòng thời gian (Timeline) Bạn sẽ chủ yếu biên tập video clip của mình trên Timeline - Dòng Video: dòng này để chèn video clip, những file ảnh của mình. - Dòng Overlay: chèn những đoạn video clip nhỏ, video clip minh họa lên trên video clip chính. - Dòng Title Track (T): chèn chữ vào video clip. - Dòng mix: chèn file ghi âm, hoặc file nhạc bất kỳ. - Dòng audio: chèn file nhạc nền. Dòng audio và mix đều có chức năng như nhau. Ta có thể dùng dòng nào để chèn file nhạc cũng được. Sẽ rất hay nếu ta kết hợp cả 2 dòng này. Vừa có nhạc nền, vừa có âm thanh. 8. Điều chỉnh âm lượng to nhỏ hoặc ghi âm lên Video làm Bài tập ví dụ về các bước biên tập đoạn video clip đơn giản. Ta tiến hành các bước như sau: Chọn new: để tạo một file mới. Chế độ Timeline View. Sau đó làm theo các bước sau (hình dưới): 1- Nhấn browse trên bảng Library. Chọn đường dẫn đến file ảnh của mình.
- Ta có thể chọn nhiều ảnh cùng một lúc. Rồi nhấp OK. 2- File ảnh được chọn sẽ hiện trên bảng Library. Ta kéo rê chuột những file ảnh xuống dòng video trên Timeline view như hình vẽ. 3- Sau đó ta có thể định thời gian hiện trên hình cho ảnh bằng
- 2 cách: hoặc là chỉnh thời gian trên ô thời gian. Hoặc chỉnh bằng tay bằng cách rê chuột trên mép ảnh. Độ dài ngắn của ảnh chính là khoảng thời gian hiện ảnh. Khi ta rê chuột, thời gian trên ô thời gian sẽ thay đổi. Việc chọn thời gian hiện ảnh ngắn hay dài tùy thuộc vào dòng chữ ta muốn thể hiện. Sau khi đã chọn được nhiều ảnh ưng ý xuống dòng Video của bảng Timeline view, ta tiến hành chèn hiệu ứng chuyển cảnh (Effect) cho đoạn video. Hiệu ứng này sẽ giúp khi chuyển giữa ảnh này và ảnh kia được sinh động hơn. Ta tiến hành như sau: 1- Nhấn Effect (trên bảng Step) 2- Sau đó trong bảng Library sẽ hiện ra một loạt những mẫu Effect (hiệu ứng chuyển cảnh) để áp dụng. 3- Để áp dụng, ta kéo rê chuột một mấu Effect xuống giữa 2 ảnh (hoặc kích đúp vào hiệu ứng ta muốn sử dụng, cách này hiệu ứng sẽ điền lần lượt từ đầu đến cuối). Khi nào xuất hiện khoảng màu chuyển tiếp giữa hai ảnh như hình vẽ thì thả chuột. Sau đó ta cũng áp dụng những hiệu ứng khác cho những đoạn nối còn lại.
- Chú ý: Có nhiều loại Effect. Ta chỉ chuột vào thanh "3D" sẽ xổ xuống nhiều loại Effect khác để chọn lựa. Sau đó tiến hành chèn chữ (text hoặc title) vào video clip. Tiến hành như sau (hình dưới): 1- Nhấn step Title hoặc nhấp vào biểu tượng chữ T ở dòng (Title). 2- Ta có thể chọn kiểu chữ mẫu trong bảng Library. Nhưng nếu chọn những chữ mẫu này thì ta sẽ không đánh được tiếng Việt vì Video Studio 9 và 11 không hỗ trợ Unicode. Ta phải dùng font .Vn Time để đánh chữ Tiếng Việt. Khi ấy ta cũng phải đổi bảng mã của bộ gõ tiếng Việt (Vietkey hoặc Unikey) thành TCVN3. Nếu không dùng title mẫu, ta nháy đúp chuột lên màn hình để chèn chữ. 3- Ta có thể chỉnh sửa thời gian hiện chữ, font chữ, cỡ chữ và màu chữ ở trong bảng 3. Chú ý: Ta nên rê chuột để chỉnh thời gian hiện chữ. Tiến hành rê chuột sao cho độ dài title vừa với bức ảnh của mình. Để chữ chạy như đoạn video clip minh họa thì ta phải tiến hành add hiệu ứng chạy chữ (animation) cho chữ. Tiến hành như sau: 1- Click chuột vào dòng chữ đã chèn trước đó trên thanh title (T).
- 2- Cick chuột đánh dấu vào dòng chữ muốn chèn animation trên màn hình. 3- Nhấn tab Animation 4- Nhấp chọn Apply animation 5- Chọn kiểu chữ chạy trên bảng liệt kê. Để áp dụng những kiểu chữ chạy khác, ta nhấp chuột vào dòng "Drop" sẽ xổ xuống nhiều kiểu chạy hơn. Sau đó ta tiến hành chèn nhạc vào video clip. Để chèn nhạc, ta tiến hành các bước sau: 1- Nhấn step Audio. 2- Nhấn nút Browse để chọn file nhạc cần chèn. Sau khi đã chọn được bản nhạc nhấp Ok (hoặc Open). Thì bản nhạc đó cũng được add trên bảng Library. 3- Để áp dụng bản nhạc cho đoạn clip, Ta cũng tiến hành rê chuột xuống dòng Audio (hoặc dòng Sound cũng được). 4- Nếu file nhạc quá dài so với đoạn hình ảnh thì ta có thể dùng chuột kéo rê đoạn cuối của file nhạc nhỏ lại sao cho vừa với dòng hình ảnh (dòng video) phía trên. Còn nếu đoạn hình ảnh quá dài mà một bản nhạc vẫn không đủ thì phải add thêm một hoặc nhiều bản nhạc nữa sao cho vừa. * Ta cũng có thể ghi âm lời nói của mình bằng cách chọn Audio và chọn Music and Voice và ấn vào biểu tượng cái Microphone sau đó ấn Stat để bắt đầu ghi âm. nếu không muốn ghi nũa ấn vào chỗ bất kỳ trên vùng làm việc là dừng. Sau khi tất cả các bước trên đã hoàn thì thì có nghĩa là ta đã xong một đoạn video clip đơn giản của mình. Để xuất được ra file video ta tiến hành như sau: 1- Chọn step Share 2- Nhấp chuột vào nút "Create Video File" ở trên bảng Options. 3- Chọn kiểu file cần xuất ra. Sau đó chọn đường dẫn lưu file và đánh tên file rồi nhấp OK. Chú ý: sau khi bạn nhấp OK, Video Studio sẽ có quá trình "Rendering". Quá trình khá lâu và tốn 100% công suất của bộ vi xử lý. Tốt nhất bạn nên đóng tất cả các ứng dụng khác lại. Và có thể thì nên nâng cấp CPU lên Core 2 Doul, Pentium D hay chí ít là Pen4 2,4Ghz trở lên. Dòng Celeron không xử lý được. Dù là Celeron D.
- Ý nghĩa của các loại file này + NTSC DV: tạo ra file video hệ NTSC dạng DV. Còn kiểu (4:3) hoặc (16:9) chỉ là chọn kiểu hiện thị trên màn hình rộng (16:9) hay màn hình TV bình thường (4:3) + NTSC DVD: tạo ra file video hệ NTSC dạng DVD. Nếu các bạn có ổ ghi DVD thì hãy xuất ra dạng này. Còn không thì chỉ có thể xem được trên máy tính và copy bằng USB. + NTSC VCD: tạo ra file video hệ NTSC dạng VCD. Dạng này phổ biến, các bạn có thể ghi ra đĩa CD-R. + NTSC SVCD: tương tự như VCD. Nhưng chỉ có khác là Super VCD thôi. Vẫn đọc được trên đầu VCD có hỗ trợ SVCD. + NTSC Mpeg1 (352x250, 29,97fps): tạo ra file video dạng Mpeg. (Mpeg1 có thể ghi ra đĩa dạng VCD, Mpeg2 là DVD). + Streaming RealVideo file: tạo ra file video có dung lượng nhỏ dạng *.rm dùng để upload lên mạng và đọc bằng phần mềm RealOne. + WMV: tạo ra file Windows Media Video tức là file video đọc bằng phần mềm Windows Media. + WMV HD NTSC: sẽ tạo ra file video có hình ảnh đẹp nhất nhưng dung lượng thì cũng lớn. + WMV Pocket PC: tạo ra file video có dung lượng nhỏ hơn phù hợp với loại Pocket PC.
- + WMV SmartPhone: tạo ra file video có dung lượng nhỏ phù hợp với các loại SmartPhone như: Sony Ericson P990i, Samsung i300x, D900, P910i, Nokia N91, N93, N92, N90, Motor Ming của Motorolla 3.2.3. Snagit 8[15] SnagIt là phần mềm dùng để "chụp ảnh" (capture) màn hình thông dụng nhất hiện nay. Từ khi phát hành bản đầu tiên năm 1990 tới nay, qua nhiều phiên bản, SnagIt luôn là một công cụ hữu ích cho những người sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows. Nó cung cấp cho chúng ta một phương cách dễ dàng nhất để chụp ảnh và in ra các màn hình Windows. Không chỉ có hình ảnh, SnagIt còn có khả năng chụp luôn cả văn bản (text) và phim (video). Một số chức năng chính của SnagIt là: capture các màn hình và các menu trong một chương trình để dùng làm tư liệu; xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp; hình thành các file video từ hoạt động của một chương trình nào đó đang diễn ra trên desktop; nó ghi được cả âm thanh từ micro kết nối với máy tính; chụp màn hình để gửi qua e-mail; chụp trang web đang duyệt, Một điều rất hữu ích cho giáo viên cần xây dựng giáo trình điện tử là SnagIt chụp được luôn cả sự di chuyển của con trỏ chuột cũng như các thao tác diễn ra trên màn hình. Phiên bản mới nhất của phần mềm này tính đến thời điểm hiện tại là phiên bản 8.2.3. Có thể download bản dùng thử mới nhất tại trang web: hoặc có thể tìm mua trong các đĩa CD có bán trên thị trường. Cách cài đặt chương trình Sau khi tải về hoặc từ thư mục chứa chương trình trong đĩa CD, nhắp đúp lên biểu tượng để tiến hành cài đặt chương trình. Trong cửa sổ hiện lên chọn (Next) liên tục cho đến khi hoàn tất cài đặt. Trong khi cài đặt sẽ hiện lên các hộp thoại yêu cầu về sử dụng của nhà sản xuất, nhập thông tin cá nhân, mã sản phẩm, giống như việc cài đặt các phần mềm thông dụng khác. Chúng ta
- cứ việc chấp nhận và nhập đầy đủ theo yêu cầu. Sau khi hoàn tất, chọn (Finish) để kết thúc quá trình cài đặt. Ví dụ: đối với phiên bản SnagIt 8.2.0, trong mục yêu cầu nhập mã sản phẩm, cần nhập vào đúng dãy kí tự: CCC5C-QCBDH-CQCXG-QFKBS-D8BF6. Nếu không có mã sản phẩm phù hợp, chúng ta chỉ có thể dùng thử trong 30 ngày! Sau khi kết thúc cài đặt, trên màn hình có biểu tượng (SnagIt 8). Kể từ đây chúng ta có thể nhắp đúp vào biểu tượng nói trên hoặc vào start/programs/SnagIt 8/ để bắt đầu sử dụng phần mềm này. Khi cài đặt phần mềm này chương trình cũng tự tích hợp vào trong Word, Excel, PowerPoint và Internet Explore thêm một thanh công cụ, do đó chúng ta cũng có thể sử dụng SnagIt trực tiếp ngay trong các phần mềm đó. Khởi động chương trình Cách 1: nhắp đúp lên biểu tượng trên màn hình Cách 2: vào start → programs → SnagIt 8 → SnagIt 8 Sau khi khởi động, tùy theo thiết lập dao diện chương trình có thể có các dạng như các hình (Hình 1, Hình 2, Hình 3) dưới đây: Hình 1. Dao diện ở chế độ chuẩn (Normal View) Hình 2. Dao diện ở chế độ cổ điển (Classic View)
- Hình 3. Dao diện ở chế độ thu gọn (Compact View) Ở chế độ mặc định, dao diện chương trình có dạng như ở hình 1. Để chuyển đổi giữa các dạng dao diện này, trong cửa sổ chương trình SnagIt, từ thanh công cụ ta chọn View → Normal View hoặc View → Classic View hoặc View → Compact View Trong tài liệu này chúng ta cùng làm việc với giao diện chương trình ở chế độ chuẩn (Normal View ) 3.2.4. MathType 6.7 Word 2007 cũng có tính năng viết công thức toán học: menu Insert > Equation. Ví dụ . Tuy nhiên ứng dụng chỉ mới hỗ trợ định dạng font Cambria Math, chưa hỗ trợ các loại font khác. Mặt khác, chỉ có thể viết được một số dạng có sẵn của ứng dụng, với các công thức phức tạp khác thì không thể dùng Word Equation. Do đó để thuận tiện ta hay dùng MathType để soạn thảo công thức toán học. MathType 6.7 (phiên bản mới nhất của dòng sản phẩm MathType) là một tiện ích được thiết kế dùng để thay thế tính năng Equation Editor được tích hợp trong trình sọan thảo văn bản Microsoft Word giúp người dùng có thể biểu diễn các công thức của môn toán học thậm chí cả lý và hóa học một cách đầy đủ hơn và hiển thị chính xác hơn. MathType 6.7 rất dễ sử sụng và tương thích tốt với ứng dụng Microsoft Office Word 2007. Sau khi cài đặt thì menu MathType đã được tích hợp sẵn trong Word 2007. Ứng dụng này có kí tự toán học đa dạng và dễ sử dụng hơn so với Equation đi kèm của Microsoft Office Word 2007, đặc biệt có thể chọn font chữ tùy thích. Để tiến hành chèn một công thức vào văn bản hãy chọn mục Insert Display Equation trong thực đơn MathType sẽ xuất hiện giao diện chính của MathType 6.7. Khung bên trên là các biểu tượng tương ứng với các dạng công thức toán, lý, hóa học không chỉ ở các bậc trung cấp mà thậm chí cả bậc đại học. Hầu như là không thiếu bất cứ dạng nào. Tùy theo nhu cầu của công việc mà ta chọn các mục tương ứng bằng cách click chọn vào các ô biểu tượng dạng công thức. Sau đó nội dung ở khung bên dưới sẽ thay đổi theo. Tiến hành nhập dữ liệu vào. Khi hoàn tất nhấn nút ở góc
- trên bên phải màn hình > OK. Khi đó công thức sẽ được chèn vào văn bản đang soạn thảo. Ví dụ: Khi muốn chỉnh sửa nội dung của một công thức nào đấy, ta chỉ việc double click vào công thức đó. Ngay lập tức sẽ xuất hiện giao diện của chương trình để chỉnh sửa. Một vấn đề cần lưu ý là ở cách thay đổi Font chữ và các định dạng về kích thước của từng vùng khi nhập công thức được thể hiện trong các mục Define Styles và Define lần lượt trong menu Style và Size sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đánh tiếng việt trong MathType 6.7. Một số cách thao tác nhanh trong MathType Giả sử ta cần gõ dạng phân số. Nếu là cách dùng chuột thì rất mất thời gian nếu gặp một công thức dài. Còn nếu dùng Help để đọc thì ta cũng sẽ rối cả mắt vì toàn tiếng anh. Vậy cách gõ thế nào mới là tốt? Ta nhận thấy là Mathtype có rất nhiều công thức, tuy nhiên từng bài toán cụ thể ta chỉ dùng một lượng công thức nhất định. Để gõ nhanh ta để hờ chuột vào ký hiệu phân số ta sẽ thấy có phím tắt ghi ở dưới: Nó ghi là Ctrl+F, có nghĩa là ta ấn Ctrl+F thì nó sẽ ra luôn ký hiệu phân số. Đó chính là cách gõ nhanh.
- Vậy nếu ta quen gõ TEX, giờ ta muốn gõ TEX trên Mathtype thì sao? Vậy ta chỉnh Mathtype như sau: 1. Vào Preferences/Workspace Preferences 2. Ta ấn vào ô Allow TEX Language entry from the keyboard rồi ấn OK. Rồi gõ TEX, gõ xong ấn Enter ta sẽ thấy công thức TEX chuyển thành hình ảnh. Cách gõ này rất thích hợp với ai muốn trình chiếu trên PowerPoint mà quen gõ TEX vì Mathtype hỗ trợ cho PowerPoint rất tốt. Vậy thế nếu ký tự mà ta cần không có phím tắt trong bảng chọn Mathtype thì sao? Vậy ta phải đặt phím tắt cho nó. Ta vào Edit/Insert Symbol. Rồi chọn ký tự là Ctrl+Shift+D, ta có thể đặt theo ý bạn tùy thích. Cuối cùng là ấn vào nút 3, Assign.
- 3.2.5. ChemSketch[16,17] ChemSketch là một phần mềm rất thông dụng trong hóa học, dùng để viết các công thức hóa học. Trước hết, để bắt đầu sử dụng phần mềm chúng ta vào start/All Program/ACDLABS 10.0/ChemSketch (đây là khung làm việc chính): Có hai khung làm việc khác nhau của phần mềm là: Structure: vẽ, thiết kế, xây dựng các công thức phân tử, cấu trúc với nhiều liên kết, cấu trúc cho sẵn. Draw: tự vẽ với những công cụ đồ họa như hình vuông, tròn, Các theme đã được cải tiến Draw Trong phần này có đầy đủ các công cụ để vẽ các đối tượng như: đường thẳng, cung tròn, đường ziczac, hình vuông, tròn, chữ nhật, viết chữ, ghi chú, Với những công cụ này, chúng ta có thể tự vẽ các hình đơn giản: vuông, tròn, đường ziczac, Sau khi vẽ xong, có thể chỉnh sửa với các công cụ phía trên menu, như dịch chuyển điểm mút, xoay hình, căn chỉnh hình,
- Ví dụ, chúng ta cần vẽ một phân tử benzen có vòng tròn bên trong, bắt đầu, chọn công cụ Polyline . Công cụ này cho chúng ta vẽ các đoạn thẳng liền nét, sau đó tiến hành vẽ từng đường nét một của vòng benzen này: Tiếp tục, chọn công cụ Ellipse và vẽ tiếp một vòng tròn bên trong Như vậy, đã có một vòng benzen có nhân khá đẹp : . Structure: đây là phần quan trọng của phần mềm. Chức năng chủ yếu của thanh công cụ bên trái là vẽ, chỉnh sửa các ký hiệu nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn với số oxi hóa cao nhất hoặc hợp chất mà nguyên tố lựa chọn có số oxi hóa cao nhất. Ví dụ khi ta lựa chọn C thì hợp chất được vẽ sẽ là CH4. Thanh công cụ cấu trúc bên trên chủ yếu thể hiện các cách vẽ các liên kết, góc xoay, dấu, cân bằng, tính toán trong công thức cấu tạo hoặc phản ứng hóa học. Đối với, thanh công cụ bên phải mang đến một thư viện các gốc hay các công thức tiêu biểu đã được thiết kế sẵn trong máy. Chỉ cần lựa chọn chúng cho mục đích vẽ của bạn. Đặc biệt, để có thể lựa chọn được nhiều gốc, lựa chọn nút phía trên cùng của thanh để có được một bảng rất nhiều gốc hơn:
- 3.2.6. QuickTime 7.8 QuickTime là một ứng dụng truyền thông số đỉnh cao của hãng Apple dùng để xem phim, nghe nhạc, nghe audio và xem Video trực tuyến, sử dụng cho máy MAC hoặc Windows. Ngoài khả năng chơi các định dạng MPEG-4 và MP3, chương trình còn hỗ trợ những dạng file nhạc phổ biến theo chuẩn MIDI như dạng Roland Sound Cavas & dạng mở rộng GS. Nó còn hỗ trợ các giao thức chuẩn để truyền tải qua đường Internet như HTTP, RTP & RTSP. Thêm nữa, nó còn hỗ trợ các định dạng file ảnh như JPEG, BMP, PICT, PNG và GIF. QuickTime được trang bị bộ mã hóa/giải mã video H.264 hoạt động cực kỳ hiệu quả đem đến chất lượng tuyệt vời ngay cả khi tốc độ đường truyền thấp. Phần mềm QuickTime là phần mềm không thể thiếu trong việc chèn nhạc, phim vào PDF. Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended yêu cầu hệ thống phải cài đặt phần mềm QuickTime 7.0 hoặc cao hơn thì mới có thể chèn Multimedia vào được. Ở đây em sử dụng Quicktime 7.8 là phiên bản mới nhất và tốt nhất trong dòng sản phẩm này cho tới hiện nay. 3.2.7. Adobe Reader 9.3 Sự khó khăn nhất đối với e-book này là phần mềm tạo ra nó Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended chiếm một lượng tài nguyên quá lớn trong hệ điều hành, dung lượng trước khi cài đặt là 724MB, dung lượng sau khi cài đặt lên tới 2100MB. Tuy nhiên sau một thời gian tìm kiếm các phần mềm khác có tính năng tương tự, có thể đọc được các file PDF có phim và hình ảnh mà dung lượng cài đặt lại nhỏ hơn, dễ dàng cho việc di chuyển và cài đặt hơn. Cuối cùng, dòng phần mềm Adobe Reader 9 là lựa chọn duy
- nhất và tối ưu nhất để đọc e-book này, trong đó phiên bản mới nhất là Adobe Reader 9.3. Phần mềm Adobe Reader 9.3 là phần mềm chuyên dụng tốt nhất dành cho việc đọc file PDF. Nó được phát hành như một phần mềm nguồn mở và miễn phí (khác với Acrobat Pro – phải trả phí). Có thể download tại địa chỉ: thankyou/xpi/?installer=Reader_9.3_English_for_Windows&a=ARH&a=Acrobat.com &a=Air_Installer&d=McAfee_Security_Scan_Plus. Đồng thời với việc phát hành Acrobat 9 Pro thì hãng Adobe cũng phát hành Acrobat Reader 9. Phiên bản này nhỏ gọn nhưng khả năng đọc file PDF ngang hàng với Acrobat Pro. Nó có thể đọc file có hình ảnh, phim, âm thanh, Sự tiện lợi ở chỗ phần mềm này chỉ có 26MB, có thể cài đặt ở một máy tính bình thường, không chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ, mà khả năng đọc thì lại ngang hàng với Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended (dung lượng sau khi cài đặt của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended là 2100MB). Giao diện tương tự như giao diện của Acrobat Pro 9.0. 3.3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM VÀO BIÊN SOẠN E-BOOK HÓA HỌC 3.3.1. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007 Hóa học 12 là phần rất hay trong chương trình hóa học THPT. Tài liệu chuyên viết về hóa học 12 rất nhiều. Do đó cần chọn lựa tài liệu kĩ càng, phù hợp với nội dung cần biên soạn. Để biên soạn e-book hóa học 12 nâng cao với đầy đủ nội dung theo sách giáo khoa và sách bài tập hóa học 12 nâng cao, em đã lựa chọn một vài tài liệu chính sau đây: Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao – NXB giáo dục (2010): Sách này đang được dùng để giảng dạy cho học sinh lớp 12 trên toàn quốc. Sách bài tập hóa học 12 nâng cao – NXB Giáo Dục (2008). Sách giáo viên hóa học 12 nâng cao – NXB giáo dục (2010): sách này được viết kĩ và có bổ sung thêm những thông tin không có trong sách giáo khoa cùng cách giải chi tiết cho một số bài tập. Các tài liệu này là nền tảng để biên soạn cuốn e-book giáo khoa hóa học 12 nâng cao dành cho học sinh lớp 12.
- 3.3.2. Thao tác trong Word 2007 Đây là thao tác cơ bản quan trọng nhất trong quá trình biên soạn e-book, vì e- book được xây dựng trên cơ sở văn bản Word rồi sau đó mới chuyển qua file PDF. Với những tính năng mới ưu việt, Word 2007 là lựa chọn hàng đầu để thực hiện biên soạn văn bản. Word là một ứng dụng phổ thông, quen thuộc với mọi đối tượng người dùng, nên dưới đây chỉ giới thiệu một vài mẹo nhỏ để thao tác nhanh trên Word 2007. Xây dựng thanh Quick Access Toolbar - Thanh công cụ này sẽ giúp người dùng thao tác nhanh hơn. Với những icon có sẵn, người dùng dễ dàng chọn được công cụ thích hợp mà không cần tìm kiếm trong các ribbon. Ví dụ: Để Insert Symbol, người dùng phải vào menu Insert > Symbol. Trong khi, ta chỉ cần một lần nhấp chuột vào icon Insert Symbol trên thanh Quick Access Toolbar. - Cách tiến hành: Click vào > chọn More Commands Trong hộp thoại hiện ra, chọn những công cụ cần hiện thị > OK. Để sắp xếp thứ tự hiển thị các công cụ, dùng Thiết kế style - Hệ thống style này được áp dụng cho toàn bộ văn bản, giúp tháo tác nhanh chóng hơn. Ví dụ: Chọn toàn bộ văn bản là Normal, với mỗi đề mục lớn chọn các Heading phù hợp. - Cách thực hiện: Right click vào một loại style > Modify Trong hộp thoại, lựa chọn các định dạng cho phù hợp với mục đích sử dụng. Cài đặt Chemistry Formatter add-ins - Add-ins là một cài đặt nhỏ được đính kèm vào Word để bổ sung một số tính năng thuận lợi cho người dùng. Chemistry Formatter là một add-in rất hữu ích để soạn
- thảo nhanh các công thức hóa học, nó cũng có thể được cài đặt vào Power point và Excel. Ví dụ: Khi nhập Cu2+(dd) + SO42-(dd) CuSO4*5H2O ΔH = 1E4 J/mol rồi bôi đen, click , chương trình tự động chuyển thành 2+ 2- 4 Cu (dd) + SO4 (dd) CuSO4·5H2O ΔH = 1 × 10 J/mol - Cách cài đặt: Vào trang web sẽ có hướng dẫn chi tiết cách thực hiện cài đặt. Chức năng tìm kiếm và thay thế Trên ribbon có công cụ Editing, gồm các chức năng: - Find: Tìm kiếm một từ bất kì trong toàn bộ văn bản. - Replace: Thay thế từ này bằng một từ khác. Công cụ này rất hữu ích để sửa lỗi hệ thống của toàn văn bản Sau đó chọn Replace All để sửa tất cả các từ trong văn bản. Ví dụ: Cần sửa từ ebook thành e-book: tại vị trí Find what nhập ebook, tạo ô Replace with gõ e-book, rồi chọn Replace All.
- 3.3.3. Vẽ cấu trúc hóa học bằng ChemSketch[16,17] Ví dụ: Vẽ công thức hóa học sau Các bước thực hiện để vẽ công thức cấu tạo trên: 1. Lựa chọn đồng thời chức năng draw normal và carbon. Nhắp chuột vào màn hình làm việc được công thức CH4. 2. Nhắp đúp chuột vào công thức vừa mới tạo ta được công thức cấu tạo. 3. Chọn một trong hai đoạn của công thức cấu tạo (-CH3). Vừa nhắp chuột vừa kéo công thức mới được vẽ có dạng H3C-CH2 -CH3.
- 4. Chọn Oxygen trên thanh công cụ vẽ nguyên tố chọn đoạn (–CH3 ) và nhắp chuột ta được công thức 5. 5. Từ công thức 5 ta đưa chuột vào nối đơn và nhắp chuột tại vị trí lựa chọn sẽ xuất hiện nối đôi. Công thức cấu tạo 6. 6. Dùng References toolbar và chọn benzen. Nháy chuột vào vị trí cần liên kết ta được công thức số 7. 7. Chọn nguyên tố F từ thanh công cụ vẽ nguyên tử và nhắp chuột vào vị trí cần liên kết. Ta được công thức mong muốn. Đặc biệt, chúng ta cũng có thể xem bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng cách: lựa chọn nút trên cùng của thanh công cụ bên trái. Có thể xem đầy đủ các thông tin về bất kỳ nguyên tố nào khi kích chọn nguyên tố đó.
- Rất nhiều công thức phức tạp sẽ được tìm thấy trong phần Template , trong thanh menu phía trên, trong cả hai phần Structure và Draw: - Và chúng ta có thể nhìn thấy bất kỳ chất nào đó trong không gian 3D bằng cách, sau khi đã có một chất hóa học trong khung làm việc như C6H5-CH3, lựa chọn nút 3D Viewer , một màn hình mới được đưa ra, chúng ta sẽ được nhìn C6H5-CH3 dưới dạng 3D: Phân tử axit glutamic HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH ở dạng 3D:
- 3.3.4. Chụp hình bằng SnagIt 8[15] Khảo sát dao diện của SnagIt Thanh thực đơn lệnh (Menu) Trên thanh thực đơn có các nhóm lệnh tương tự như nhiều phần mềm soạn thảo khác (hình bên) gồm: File, Capture, Wiew, Tools, Help. Khi click chuột vào các nhóm lệnh đó một thực đơn sẽ xuất hiện cho phép người sử dụng lựa chọn các lệnh cần thiết: - Nhóm lệnh trong thực đơn File (nhóm lệnh này thường ít sử dụng cho những người mới làm quen) → Mở một File (hình hay phim) có sẵn → Tổ chức sắp xếp lại các file định dạng → Đưa thêm vào bảng các file định dạng → Xuất ra các file định dạng → Ẩn cửa sổ chương trình xuống khay hệ ố → Thoát chương trình Ghi chú: Khi thao tác chụp (capture) màn hình, thường chúng ta phải xác định chế độ chụp – tức là chụp hình ảnh hay quay phim, ; xác định kiểu dữ liệu đưa vào (Input); phương thức xuất ra cho đối tượng chụp (Output), tất cả các định dạng đó có thể được lưu lại dưới dạng một tập tin có tên dạng *.snagprof gọi là một Profile (tạm dịch là file định dạng), khi cần chúng ta có thể chọn file định dạng này để áp cho
- đối tượng cần chụp mà không cần chọn và định dạng lại, mỗi file định dạng được đại diện bằng một biểu tượng trong bảng công cụ định dạng sẵn (Profiles). - Nhóm lệnh trong thực đơn Capture → Xác định kiểu chụp. Ví dụ: toàn màn hình hay chỉ 1 khu vực, → Xác định phương thức xuất ra. Ví dụ: ra máy in, vào bộ nhớ tạm, → Xác định các định dạng cho đối tượng. Ví dụ: màu sắc, kích thước, → Xác định chế độ chụp. Ví dụ: chụp hình hay quay phim, → Chọn chức năng này để xem kết quả sau khi chụp → Chọn chức năng này nếu muốn chụp cả con trỏ chuột → Chụp và giữ lại liên kết → Chụp cùng lúc nhiều phần khác nhau được lựa chọn trên màn hình → Chụp và thu âm thanh thuyết trình → Cài đặt thời gian chụp tự động
- + Các kiểu chụp trong nhóm thực đơn Input: → Chụp toàn màn hình → Chụp các cửa sổ nhỏ trong một chương trình → Chụp toàn bộ cửa sổ chương trình → Chụp khu vực lựa chọn (dùng chuột nhắp kéo) → Chụp một vùng với kích thước định trước → Chụp một đối tượng (1 cửa sổ, 1 nút nhấn, ) → Chụp các thanh Menu (giống hình bên) → Chụp sử dụng nút cuộn (chụp được cả phần không thấy) → Chụp khung hình xác định (hình chữ nhật, elip, ) → Định nơi tập tin đưa vào (bộ nhớ tạm, camera, ) → Chụp cùng lúc nhiều khu vực được lựa h → Chụp bao gồm cả trỏ chuột → Chụp và giữ lại liên kết → Các chức năng khác (định kích thước, màu nền, ) + Các phương thức xuất ra trong nhóm thực đơn Output:
- → Không xuất ra các thiết bị ngoài → Xuất ra máy in → Xuất ra bộ nhớ tạm → Xuất ra dưới dạng một tập tin → Gửi qua thư điện tử → Chụp và lưu vào bộ sưu tập (1 thư mục trên máy) → Chụp và đưa vào nơi lưu trữ trên mạng → Gửi qua tin nhắn → Đưa vào một chương trình chỉnh sửa (Ví dụ: Paint) → Các lựa chọn khác → Hiện kết quả chụp trong cửa sổ chương trình → Các thi ết lập cho vị trí xuất tập tin ra + Các định dạng cho đối tượng trong nhóm thực đơn Filters
- → Thiết lập chiều sâu màu → Thay đổi màu sắc trên đối tượng thành màu khác → Chỉnh từng gam màu và độ sáng cho đối tượng → Thiết lập độ phân giải cho đối tượng chụp → Thu nhỏ hay phóng lớn hình sau khi chụp → Đặt tên hay ghi chú thích cho đối tượng chụp → Định dạng khung hình → Thiết lập hiệu ứng viền cho đối tượng chụp → Thiết lập chế độ bóng mờ → Điều chỉnh kích thước ảnh so với vùng chọn + Xác định kiểu chụp trong nhóm thực đơn Mode: → Chụp hình ảnh (Image) → Chụp lấy phần văn bản (Text) → Quay phim một phần hay toàn màn hình (Video) → Chụp trang web
- Nhóm lệnh trong thực đơn View → Thiết lập dao diện làm việc ở chế độ chuẩn → Thiết lập dao diện làm việc ở chế độ cổ điển (giống các phiên bản cũ) → Thiết lập dao diện làm việc ở chế độ thu gọn → Hiện bảng công cụ chụp nhanh và chụp bằng một động tác nhắp chuột → Hiện thanh công cụ Nhóm lệnh trong thực đơn Tools → Khởi động chương trình chỉnh sửa hình ảnh → Tìm kiếm file đã chụp và lưu trong bộ sưu tập → Khởi động chương trình xem và chỉnh sửa video → Thêm vào các tính năng cho SnagIt → Cài đặt thời gian chụp tự động → Thiết lập chế độ in ấn với SnagIt → Thiết lập các tính năng ưu tiên, các phím tắt,
- Nhóm lệnh trong thực đơn Help → Trợ giúp, hướng dẫn sử dụng → Tìm hiểu các tính năng của SnagIt trong Word PowerPoint, → Nhắc nhở hàng ngày, Các tính năng liên quan đến việc xem phiên bản, cập nhật, nâng cấp phần mềm SnagIt trực tuyến, nhập mã bản quyền sản phẩm, Thanh công cụ định dạng Thanh công cụ định dạng gồm 5 nhóm chức năng: Input, Output, Effects, Options, Capture, khi nhắp chuột vào mũi tên bên cạnh mỗi nhóm sẽ hiện lên các chức năng tương tự như khi sử dụng thực đơn lệnh: + Nhóm Input: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Input + Nhóm Output: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Output + Nhóm Effects: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Filters + Nhóm Options: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Options + Nhóm Capture: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Mode Thông thường khi ta tiến hành thao tác chụp, để nhanh chóng và có tính trực quan hơn ta thường thao tác với nhóm chức năng này. Các bước cơ bản để thực hiện thao tác chụp
- 1.Chọn chế độ chụp: Vào Capture → Mode sau đó chọn 1 trong 4 chế độ chụp: Chụp hình (Image Capture), quay phim (Video Capture), chụp văn bản (Text Capture) hay chụp nội dung trang web (Web Capture) 2. Chọn quy cách dữ liệu vào (Input) Vào Capture → Input , chọn một trong các kiểu chụp: toàn màn hình, chụp một thanh công cụ, chụp một khu vực lựa chọn tùy ý, 3. Chọn phương thức xuất ra cho đối tượng chụp (Output). Chẳng hạn chụp xong xuất ra máy in hay lưu vào bộ nhớ tạm, dán trực tiếp sang Word, Excel, PowerPoint, gửi E-mail, Ghi chú: Nếu đã có một profile định dạng sẵn hoặc chọn một profile mặc định của chương trình chúng ta có thể chọn nó (trong bảng công cụ profile) và thực hiện ngay sang bước 4 mà không cần qua 3 bước trên! 4. Nhắp chuột lên biểu tượng (Capture) màu đỏ ở góc dưới bên phải cửa sổ chương trình (hoặc nhấn phím Print Screen trên bàn phím) 5. Trỏ chuột đến đối tượng, nhắp chọn hoặc rê chuột khoanh vùng cần chụp. 6. Chọn các hiệu ứng cần thêm vào (Khung hình, tỉ lệ hình, tạo bóng đổ cho hình, ) hoặc chỉnh sửa đối tượng vừa chụp nếu cần 7. Lưu trữ hoặc dán hình đến vị trí cần thiết. Ví dụ về chụp hình và biên tập bằng SnagIt 8 Chụp, chỉnh sửa hình ảnh (Image Capture) - Bước 1: Chọn chế độ chụp là chụp hình: Image Capture (Từ thanh menu, chọn Capture → Mode → Image Capture hoặc nhắp chuột vào mũi tên trên biểu tượng và chọn Image Capture) - Bước 2: Chọn quy cách dữ liệu vào là vùng chọn tùy ý (Region)
- (Từ thanh menu, chọn Capture → Input → Region hoặc trên thanh công cụ định dạng, tại nhóm Input, chọn Region) - Bước 3: Chọn phương thức xuất ra cho đối tượng chụp (Output). (phần này thường để mặc định – ở chế độ này, sau khi chụp xong, kết quả đối tượng chụp được sẽ hiện lên ở cửa sổ SnagIt Preview. Trong cửa sổ này chúng ta có thể lưu hình ảnh hay dán đến vị trí tùy ý) - Bước 4: Nhắp chuột lên biểu tượng hoặc nhấn phím Print Screen trên bàn phím để tiến hành chụp. - Bước 5: Nhắp và rê chuột khoanh vùng cần chụp (vùng chứa phần hình cần chụp) - Bước 6: Chọn các hiệu ứng cần thêm vào (Khung hình, tỉ lệ hình, tạo bóng đổ cho hình, ) hoặc chỉnh sửa đối tượng vừa chụp nếu cần. - Bước 7: Lưu trữ hoặc dán hình đến vị trí cần thiết. Thao tác lưu và sao chép giống như các chương trình quen thuộc khác. Chẳng hạn chọn Edit/Copy và Paste sang Word, . Quay phim màn hình (Video Capture) Ví dụ chúng ta cần ghi lại một đoạn phim từ một phần mềm mô phỏng hay một đoạn phim đang xem trên một chương trình nào đó hoặc ghi lại các thao tác trên màn hình. Giả sử đoạn phim (hay đối tượng động nói chung) cần ghi lại đang trình chiếu trên màn hình. - Bước 1: Khởi động SnagIt, chọn chế độ chụp là Video Capture. - Bước 2, bước 3, bước 4, bước 5: Tương tự như thao tác với việc chụp hình ở ví dụ trên. Sau khi tiến hành bước 5, hộp thoại SnagIt Video Capture hiện ra. Chúng ta chỉ việc chọn Start trên cửa sổ đó để bắt đầu ghi hình. Khi chương trình đang tiến hành ghi hình, một khung nhấp nháy màu đen xung quanh cho biết khu vực đang được ghi (khu vực này phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta ở bước 2). Khi