Khóa luận Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

pdf 118 trang thiennha21 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_hiep_uoc_basel_ii_trong_quan_tri_rui_ro_ti.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Sinh viên thực hiên: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền Trang Th.S: Lê Ngọc Quỳnh Anh Lớp: K50 Tài chính TrườngNiên khóa: 2016Đại– 2020 học Kinh tế Huế Huế, 12/2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hoạt động Tài chính – Ngân hàng có vai đặc biệt quan trọng trong điều hòa, ổn định nền kinh tế. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như hiệp ước Basel II là giải pháp mà các NHTM đang hướng đến để có thể đứng vững trước những biến động khó lường của nền thị trường tài chính, giúp các Ngân hàng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài hoặc thâm nhập các thị trường phát triển khác, vươn xa ra thị trường thế giới. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong năm Ngân hàng đạt chuẩn triển khai hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng vào 01/05/2019. Triển khai Basel II trong hoạt động tín dụng cho thấy VPBank đang hoạt động an toàn lành mạnh, trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, nguồn vốn được quản lý hiệu quả. Bài nghiên cứu tập trung làm rõ khả năng đáp ứng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank dựa trên cơ sở ba trụ cột, khung quản trị rủi ro hoạt động đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn thông lệ quốc tế. Đánh giá khả năng áp dụng Basel II dựa trên các công tác nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng khi áp dụng Basel II. Qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giúp Ngân hàng nâng cao được khả năng quản trị rủi ro tín dụng theo yêu cầu của hiệp ước Basel II. Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Trong khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại môi trường Đại học, hoạt động thực tập cuối khóa đóngL vaiờ triò quanCả trmọng nềƠn tảngn cho những áp dụng vào công việc của sinh viên sau này. Đây là một hình thức tốt để mỗi sinh viên trau dồi, học hỏi kinh nghiệm về cả kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng khác cần thiết trong xã hội. Là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế công việc sau khi được trang bị kiến thức lý thuyết đầy đủ tại giảng đường đại học. Qua đó, tôi đã có nhiều cơ hội được trải nghiệm và tích lũy kiến thức, chủ động áp dụng nó vào môi trường thực tế làm việc. Để hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa cũng như bài báo cáo này. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Huế, Quý Thầy, Cô Khoa Tài chính – Ngân hàng, những người đã luôn tâm huyết, hết mình truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Ngọc Quỳnh Anh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập cuối khóa này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Tĩnh cùng các anh, chị tại Phòng Khách hàng cá nhân đã đồng ý cho tôi thực tập, luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong quá trình tôi tham gia thực tập tại Ngân hàng cũng như cảm ơn những đóng góp, sửa đổi trong suốt thời gian này để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như bài khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhSinh viên tế Huế Nguyễn Thị Huyền Trang
  5. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5.Kết cấu của đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại 4 1.1.1.1 Khái niệm 4 1.1.1.2 Bản chất của tín dụng 5 1.1.1.3 Vai trò của tín dụng 5 1.1.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 6 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 6 1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 6 1.1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 8 1.1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 9 1.1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 10 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 13 1.2.1 Định nghĩa quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 13 1.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tin dụng tại các Ngân hàng thương mại 13 1.2.3 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng 14 Trường1.2.3.1 Công tác nh ậĐạin diện rủi ro tínhọc dụng Kinh tế Huế14 1.2.3.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng 16 1.2.3.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 21
  6. 1.2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro 23 1.3 Các quy định về quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II 24 1.3.1 Nội dung của hiệp ước Basel II 24 1.3.2. Sự cần thiết phải đáp ứng Basel II để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại 32 1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng thương mại 34 1.4.1 Kinh nghiệm tại Trung Quốc 34 1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số ngân hàng thương mại Việt Nam36 1.5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG THEO YÊU CẦU CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II 39 2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 39 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 40 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 41 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và quản trị rủi ro hoạt động tại VPBank khi áp dụng hiệp định Basel II 41 2.1.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn 43 2.1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh 46 2.2. Tình hình rủi ro tín dụng và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 50 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng 50 2.2.1.1 Dư nợ tín dụng 50 2.2.1.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 56 Trường2.2.1.3 Nợ xấu và tỷĐạilệ nợ xấu học Kinh tế Huế 57 2.2.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng khác 59 2.2.1.4.1 Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng 59 2.2.1.4.2 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng VPBank giai đoạn 2016 – 2018 60
  7. 2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 63 2.2.2.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng 63 2.2.2.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng 65 2.2.2.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 65 2.2.2.4 Công tác tài trợ rủi ro tín dụng 67 2.3 Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu Basel II trong thực hiện quản trị rủi ro tại VPBank. 68 2.3.1. Môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho các Ngân hàng thực hiện theo Basel II 68 2.3.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II 70 2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 78 2.4.1 Ưu điểm 78 2.4.2 Nhược điểm 79 2.4.3 Nguyên nhân 80 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 80 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 81 2.5 Dự báo về mức dư nợ có khả năng mất vốn trong thời gian tới tại ngân hàng thương mại Việt Nam Thịnh Vượng 82 2.5.1 Phương pháp lịch sử 83 2.5.2 Phương pháp sử dụng số liệu quá khứ với giả định dãy số liệu tuân theo phân phối chuẩn. 84 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ĐÁP ỨNG THEO YÊU CẦU CỦA BASEL II 88 3.1 Định hướng phát triển quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng yêu cầu của Basel II 88 3.1.1 Định hướng của nhà nước 88 3.1.2 Định hướng của các ngân hàng thương mại nói chung 89 Trường3.1.3 Định hướng c ủĐạia ngân hàng thươnghọc mại c ổKinhphần Việt Nam Th tếịnh Vư ợHuếng 90 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam Thịnh Vượng theo chuẩn mực Basel II 91
  8. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Kiến nghị 95 2.1 Kiến nghị với Nhà nước 95 2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 95 2.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Basel Basel Capital Accord – Hiệp ước vốn Basel CBTD Cán bộ tín dụng Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam DPRR Dự phòng rủi ro KH Khách hàng VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTRR Quản trị rủi ro QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ các bộ phận của rủi ro tín dụng 7 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản trị rủi ro hoạt động 41 Hình 2.2 Biểu đồ kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2016 – 2018 49 Hình 2.3:Tình hình nợ quá hạn VPBank giai đoạn 2016 – 2018 57 Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn dự phòng rủi ro của VPBank giai đoạn 2016 – 2018 63 Hình 2.5: Biểu đồ hệ số CAR của các Ngân hàng thương mại năm 2018 74 Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn nợ có khả năng mất vốn tại VPBank giai đoạn 2014 – 2018 83 Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn nợ có khả năng mất vốn tại VPBank giai đoạn 2014 – 2018 (đã được sắp xếp) 84 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Vốn yêu cầu đối với rủi ro tín dụng theo BASEL II theo phương pháp chuẩn hóa 25 Bảng 1.2: Theo Basel II Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng 26 Bảng 1.3: Xác suất vỡ nợ trong trường hợp xấu nhất 27 Bảng 1.4: Ba trụ cột của Basel II 31 Bảng 2.1. Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2016-2018 43 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn từ năm 2016 – 2018 47 Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của VPBank giai đoạn từ 2016 – 2018 51 Bảng 2.4 Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của VPBank giai đoạn 2016 -2018 54 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn của VPBank giai đoạn 2016 – 2018 56 Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2016- 2018 57 Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại VPBank giai đoạn 2016 2018 59 Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro tín dụng của VPBank giai đoạn 2016 – 2018 60 Bảng 2.9: Bảng chi tiết chi phí dự phòng rủi ro tại VPBank giai đoạn 2016 - 2018 63 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả tại VPBank giai đoạn 2016 - 2018 73 Bảng 2.11: Các giá trị thống kê của mô phỏng dữ liệu theo phân phối chuẩn 85 Bảng 2.12. Kết quả tính VaR theo các phương pháp 86 Bảng 2.13. Dự báo mức trích dự phòng cần thiết cho VPBank trong tương lai . 87 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  12. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng ở tốc độ cao với mức lạm phát ở mức thấp là động lực chính đóng góp 60% mức tăng trưởng thế giới. Năm 2019, đà tăng trưởng có xu hướng giảm lại bởi cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế Mỹ - Trung cũng như các vấn đề nội tại khác. Kinh tế thương mại hòa chung vào dòng chảy hội nhập của đất nước, hội nhập ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các nước đối tác phát triển theo chiều sâu, tạo ra nhiều lợi thế và đạt được nhiều kết quả tích cực hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước, dưới sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng đã và đang diễn ra phức tạp và luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt trong hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Đặt ra các thách thức rất lớn đối với NHTM nói chung và đối với VPBank nói riêng cần có những định hướng để xác định hướng đi an toàn cho mình trong tương lai. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của NHTM là khả năng quản trị rủi ro. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc. Áp dụng thành công Basel II giúp các ngân hàng không chỉ dễ dàng thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mà sẽ tự mình mở rộng phạm vi kinh doanh ra thế giới. Việc phát triển ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần phải phân tích, nhận dạng, đo lường Trườngđược các nguyên nhân Đại gây ra rủ i họcro tín dụng. TKinhôi lựa chọn đề tàitế“Áp dHuếụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” làm báo cáo thực tập cuối khóa của mình. 1
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, tình hình quản trị rủi ro tín dụng theo yêu cầu của hiệp ước Basel II đồng thời tìm ra các nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm đề phòng hạn chế rủi ro tín dụng gây ra.  Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTD, QTRRTD, các yêu cầu của hiệp ước Basel II trong hoạt động của NHTM. -Tìm hiểu phân tích đánh giá thực hiện QTRRTD theo yêu của hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -Đề xuất các kiến nghị, giải pháp phòng tránh, nâng cao khi áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “ Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng” -Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn từ năm 2016 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu, phân tích những hiểu biết liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các Website, sách, báo, tạp chí, giáo trình, khóa luận, chuyên đề các kết quản nghiên cứu trước đây, có liên quan ở trong nước, quốc tế và khu vực khác. -Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập tổng hợp từ báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh Vượng (số liệu so sánh lấy từ năm 2016-2018) Trườngtiến hành đánh giá, soĐại sánh làm rõ hơnhọc các yếu tố tácKinh động đến Basel IItế trong QTRRTD.Huế -Phương pháp tổng hợp: Các nội dung lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng, quản tri rủi ro tín dụng, các quy định của hiệp ước Basel II và các thông tin cần thiết khác. Rút ra kết luận và đánh giá. 2
  14. -Phương pháp tính VaR: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp số liệu quá khứ với giả định dãy số liệu phân theo phân phối chuẩn để dự báo mức lỗ có khả năng mất vốn và dự báo trích lập dự phòng trong tương lai. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về Quản trị rủi ro tín dụng và các quy định về Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng theo yêu cầu của hiệp ước Basel II. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng theo yêu cầu của hiệp ước Basel II. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  15. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Tín dụng Ngân hàng ngày càng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tín dụng Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng tuy nhiên nó ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra về các khái niệm khác nhau về tín dụng Ngân hàng, và được thể hiện một các tổng quát như sau: Hồ Diệu (2011), Quản trị ngân hàng đưa ra khái niệm: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại đã đưa ra khái niệm “Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản, chi phí nhất định”. Vậy tín dụng Ngân hàng thương mại có thể được hiểu là “Tín dụng NHTM Trườnglà quan hệ tín dụng Đại bằng tiền tệhọcgiữa một bên Kinh là tổ chức tín dtếụng, chuyên Huếkinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hôi. Trong đó tổ chức tín dụng đóng vai trò vừa là người đi vay và vừa là người cho vay. 4
  16. Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện trả toàn bộ gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán”. 1.1.1.2 Bản chất của tín dụng - Bản chất của tín dụng là mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay trong một thời gian nhất định. - Người sử dụng phải hoàn trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. - Những thỏa thuận với các bên liên quan bằng miệng, hay bằng các văn bản, gọi là hợp đồng tín dụng những thỏa thuận ấy phải phù hợp với luật pháp quốc gia hay thông lệ quốc tế. 1.1.1.3 Vai trò của tín dụng Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ngân hàng ra đời gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tín dụng của Ngân hàng được ví như chiếc cầu nối giữa những người có vốn đến những người cần vốn gặp nhau. Tín dụng đã thực hiện vai trò trung gian thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân để cho vay, để đầu tư phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng. Làm quá trình sản xuất hoạt động tuần hoàn, tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tăng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tín dụng góp phần ổn định cơ cấu nền kinh tế, cân bằng vĩ mô trong nền kinh tế Trong nền kinh tế cân bằng vĩ mô có ý nghĩa và vai trò trên nhiều phương diện kinh tế đặc biệt là mối quan hệ gắn chặt với ổn định kinh tế. Kinh tế vĩ mô ổn định thì kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, Trườngsản xuất kinh doanh thúcĐại đẩy kinh họctế phát triển. NgưKinhợc lại tăng trư ởtếng nền kinhHuế tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập, NHTW là cơ quan quản lí vĩ mô đối với 5
  17. các NHTM và các TCTD khác, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức này, thông qua những công cụ tài chính như lãi suất, dự trữ bắt buộc để nền kinh tế hoạt động hiệu quả. NHTW điều tiết mọi hoạt động đối với NHTM đưa nền kinh tế vào ổn định vì thế NHTW được ví như là viên thuốc tây làm cho nền kinh tế nhanh chóng phục hồi thông qua các thành phần là lãi suất và hạn mức tín dụng. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đối ngoại Trong nền kinh tế hội nhập, không quốc gia nào có thể có tất cả tiềm năng để phát triển kinh tế về mọi mặt mà phải mở rộng quan hệ hợp tác vay mượn lẫn nhau cùng nhau hợp tác phát triển. Tín dụng ngân hàng như là cầu nối kinh tế các nước với nhau. Thông qua Ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, chuyển tiền nhanh các nơi, sử dụng đồng tiền quốc tế, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, áp dụng đổi mới công nghệ và khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là may mặc, nông sản. 1.1.2 Rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Căn cứ vào Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, Quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lí rủi ro, theo quyết định số 57/2019/TT-BTC ngày 26/08/2019 của Thống đốc NNHN thì “RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng không thực biện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết .” 1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  18. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao Rủi ro danh dịch mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro tập lựa chọn đảm bảo nghiệp vụ nội tại trung Hình 1.1: Sơ đồ các bộ phận của rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mà ngân hàng quyết định cho vay khoản tín dụng mới cho khách hàng trong hoạt động giao dịch về xứt duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Bao gồm: - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, để ngân hàng quyết định phương án đó có hiệu quả và quyết định cấp vốn. - Rủi ro tài sản đảm bảo: Rủi ro do sơ hở trong khâu TSBĐ và những cam kết ràng buộc quy định trong hợp đồng tín dụng như các loại TSBĐ và mức cho vay trên TSBĐ đó, chủ thể đảm bảo, - Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến hoạt động quản lí khoản vay và hoạt động cho vay như phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi quyết định cho vay, phát sinh do không giám sát chặc chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay.sủ dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kĩ thuật xử lí các khoản vay khi có vấn đề. TrườngRủi ro danh mĐạiục là những rhọcủi ro liên quan Kinh đến việc hạn chtếế quả n Huếlí kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Bao gồm: 7
  19. - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay trong ngành và từng lĩnh vực kinh tế mà họ sản xuất kinh doanh. Nó xuất phát đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay. - Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Nguyên nhân từ phía năng lực quản trị của Ngân hàng - Cán bộ tín dụng không đủ năng lực chuyên môn, đạt chỉ tiêu bằng cách cho vay không đúng đủ quy trình, vi phạm đạo đức kinh doanh. - Ngân hàng đốt cháy giai đoạn, rút ngắn quy trình cho vay chạy theo lợi nhuận. Không thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay. Định giá tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị thực. Bỏ qua khách hàng tốt và cho vay đối với khách hàng xấu. - Ngân hàng quản lí qua sổ sách chưa chú trọng đến kiểm tra thực tế. - Ngân hàng chưa đa dạng danh mục đầu tư Nguyên nhân từ phía khách hàng - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. - Khách hàng cố tình lừa dối ngân hàng, cố tình chiếm dụng vốn, sử dụng giấy tờ giả. - Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thua lỗ liên tục nên khách hàng không thể trả nợ. - Năng lực quản lí của chủ doanh nghiệp yếu kém, kiến hàng hóa sản xuất Trườngkhông thể tiêu thụ đưĐạiợc. học Kinh tế Huế Nguyên nhân khách quan khác - Chính sách quản lí của Ngân hàng nhà nước trong từng giai đoạn 8
  20. - Do thiên nhiên bão lũ, sạt lỡ, động đất - Tình hình của các nước trên thế giới, cuộc chiến thương mại khiến cho các nhà đầu tư e ngại khi rót vốn đầu tư - Tình hình an ninh, chính trị trong và ngoài nước. 1.1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân tổ chức tín dụng và đối với nền kinh tế của quốc gia đó mà còn gây ra ảnh hưởng đến các nước trên thế giới. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Khi Ngân hàng cho vay mà không thu hồi được vốn vay và lãi suất, các loại phí dẫn đến Ngân hàng phải gánh chịu và bù lỗ cho các khoản vay đó. Khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và chu chuyển vốn, khách hàng mất lòng tin đối với Ngân hàng. Khách hàng rút tiền, chuyển tiền đi hàng loạt sẽ làm cho Ngân hàng mất thanh khoản. Thâm chí nhiều tổ chức tín dụng, và NHTM phải tuyên bố phá sản. Việc Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các Ngân hàng khác điều đó làm cho nền kinh tế không thể phát triển, và dẫn đến suy thoái trong thời gian ngắn. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội Tín dụng ngân hàng như là chiếc cầu nối giữa nơi có vốn đến nơi cần vốn. Vai trò bơm tiền vào nền kinh tế. Nếu như hoạt động của Ngân hàng gặp vấn đề sẽ khiến thị trường nền kinh tế bị đóng băng xuất hiện những tệ nạn xã hội, thất nghiệp kéo dài, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rút vốn đầu tư làm cho nền kinh tế không thể phát triển, khủng hoảng kéo dài. Trường Ảnh hướng đĐạiến đối ngoạ i học Kinh tế Huế Khi một quốc gia gặp vấn đề về Tài chính sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị. Từ đó các quốc gia hay các nhà đầu tư e ngại khi rót vốn đầu tư vào. Hình 9
  21. ảnh của quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng từ đó khiến cho giá cả tăng cao, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và nền kinh tế khó phục hồi, rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài nếu không có chính sách hoàn thiện Tài chính – Tiền tệ. 1.1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng  Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Theo Thông tư 39/2016 TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng về nợ quá hạn “Tổ chức tín dụng chuyên nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thông báo cho khách hàng về việc chuyên nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyên nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn”. Nợ quá hạn là toàn bộ hoặc một phần nợ gốc đã quá hạn trả không phân biệt vì lí do gì. NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. NQH bao gồm nợ nhóm 2, 3, 4 và 5. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD và sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. NQH là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn theo các trình tự sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn dưới 91, ngày các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn điều chỉnh lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ này được đánh giá là không có Trườngkhả năng thu hồi n ợĐạigốc và lãi khi họcđến hạn. C ácKinh khoản nợ cơ cấ u ltếại thờ i hHuếạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. 10
  22. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ này được đánh giá là khả năng tổn thất rất là cao. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lí, Các khoản nợ đã có cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ nợ quá hạn = ự ợ á ạ ổ ư ợ Trong đó: Tổng dư nợ gồm: Các khoản cho vay, ứng× trướ%c thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác. Thông thường: -Tỷ lệ nợ quá hạn <5% được coi là bình thường -Tỷ lệ quá hạn từ 5% - 10% được coi là không bình thường -Tỉ lệ nợ quá hạn từ trên 10%- 15% được coi là cao -Tỉ lệ nợ quá hạn trên 15% - 20% được coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ khủng hoảng rất lớn. Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thì nguy cơ rủi ro tín dụng rất là lớn, do khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn rất là thấp. Mặt khác ngân hàng phải chịu rất nhiều phí và thủ tục, tài sản bảo đảm.  Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, có nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ xấu gây nên ảnh hưởng nặng nề cho ngân hàng và làm giảm hiệu quả kinh doanh. TrườngTheo quy định tại NghĐạiị quyết số 42/2017/QH14học Kinhnợ xấu bao gồ mtế nợ nhóm Huế 3, 4, 5. Tỉ lệ nợ xấu cho phép theo quy định của NHNN đối với NHTM là không quá là 3%. Tỉ lệ nợ xấu = 100% ổ ợ ấ ổ ư ợ × 11
  23. Tỉ lệ nợ xấu là công cụ quan trọng để cho ngân hàng nhận biết những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, và có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế được nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu xấu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lí các khoản vay, và chất lượng khoản vay của ngân hàng thấp và nguy cơ mất vốn rất cao.  Tỉ lệ thu nợ Hệ số thu nợ = ố ợ ố Chỉ tiêu tỉ lệ thu nợ dùng để đánh giá hiệu quả tín d×ụng trong% việc thu hồi vốn vay từ khách hàng. Chỉ số này càng cao càng tốt cho thấy Ngân hàng làm tốt trong công tác thu hồi vốn, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Nó phản ánh trong thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn.  Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng RRTD = % ự ò đượ í ậ ổ ư ợ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là s ự bù đắp của Ngân hàng cho× 100 các khoản vay bị tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng tín dụng hằng năm từ thu nhập của Ngân hàng. Trích lập dự phòng RRTD dựa trên kết quả phân loại toàn bộ danh mục tín dụng của Ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau và tỷ lệ trích lập tăng dần tùy theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng lớn. Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhanh Ngân hàng nước ngoài do thống đốc NHNN Việt Nam ban hành và sửa đổi Thông tư 09/2014/TT-NHNN khoản 12 điều 1, theo đó: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo Trườngcông thức sau: Đại học Kinh tế Huế Trong đó: = ( − ) × -Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ 12
  24. gốc của từng khoản nợ thứ i. -Ai: Số dư nợ gốc thứ i - : Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính của khoản nợ thứ i -R: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định (Trường hợp > thì được tính bằng 0). Do đó đối với từng nhóm nợ tỉ lệ trích lập dự phòng là: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 0% 5% 20% 50% 100% 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 1.2.1 Định nghĩa quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại Từ trước đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về “Quản trị rủi ro tín dụng” được đưa ra, tuy nhiên nhìn chung bản chất của các định nghĩa là khá giống nhau. Có thể nêu định nghĩa về quản trị rủi ro tín dụng như sau: Shroeck,(2002), Rick Management And Value Creation In Financial Institutions, đưa ra khái niệm “Quản trị rủi ro là một quá trình mang tính chủ động, chiến lược và tích hợp bao gồm cả đo lường và giảm thiểu rủi ro với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phá sản Quản trị rủi ro của các NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn của các ngân hàng. 1.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tin dụng tại các Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại hiện nay. TrườngThứ nhất, Vi ệt ĐạiNam tham giahọc ngày càng nhiKinhều về những hitếệp định, Huế diễn đàn kinh tế thế giới thì các NHTM ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập chuyển đổi. Trong môi trường hệ thống pháp lý đang xây dựng, 13
  25. môi trường kinh tế chưa ổn định, mức độ minh bạch thông tin còn thấp. Nếu hoạt động của Ngân hàng yếu kém sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước và ngoài nước. Nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt, đối với Ngân hàng sẽ bị phá sản. Thứ hai, ngày nay cuộc công nghiệp 4.0 đang lan rộng, công nghệ phát triển không ngừng càng tạo nên nhiều rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm tín dụng truyền thống dần được thay thế bởi các sản phẩm mới hiện đại và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng cần được cải thiện một cách chuyên nghiệp và nâng cấp sao cho tương xứng với bước phát triển của công nghệ. Thứ ba, quản trị rủi ro tốt sẽ góp phần giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, có điều kiện phát triển và tạo ra giá trị của ngân hàng thương mại. Thứ tư, quản trị rủi ro tín dụng tốt giúp ổn định nền kinh tế xã hội, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, gia tăng niềm tin từ phía công chúng và khách hàng, khẳng định mức độ uy tín và hình ảnh của ngân hàng đối với cộng đồng trong nước và quốc tế về việc quản trị hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 1.2.3 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng Quy trình QTRRTD Theo sơ đồ trên, quy trình QTRRTD có 4 khâu cơ bản song cả 4 khâu đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau khâu trước định hướng cho khâu sau để đạt được mục tiêu đã đề ra. 1.2.3.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng Đây là khâu đầu tiên trong quy trình QTRRTD, nó được triển khai một cách liên tục và có hệ thống. Nhận biết RRTD sẽ giúp ngân hàng sớm nhận ra các rủi ro có thể xảy ra đề từ đó có giải pháp điều chỉnh và khắc phục nhằm hạn chế đến mức Trườngthấp nhất các thiệt hạĐạii cho Ngân hàng.học Kinh tế Huế Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ phía khách hàng và nội bộ Ngân hàng. 14
  26. Xuất phát từ phía khách hàng - Liên quan đến mối quan hệ khách hàng + Trì hoãn hay kéo dài thời gian kiểm tra của ngân hàng, không có báo cáo và dòng tiền cụ thể. Gửi báo cáo chậm so với yêu cầu của ngân hàng, đề nghị cơ cấu lại vốn nhiều lần, thiếu tính thuyết phục, chậm thanh toán tiền vốn gốc + Số dư tài khoản tiền gửi giảm sút bất thường. Gia tăng các khoản nợ thương mại và mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao, chi phí nhiều để vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau. - Liên quan đến quản lí, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Doanh thu nhỏ hơn so với kế hoạch dự kiến, tăng doanh số bán nhưng lợi nhuận giảm hoặc không có, phát sinh các chi phí các khoản chi phí bất hợp lý. + Không có chiến lược rõ ràng để phát triển sản phẩm. Thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị ban điều hành thường xuyên, hội đồng quản trị bất đồng quan điểm, có sự tranh chấp trong quá trình quản trị. + Thay đổi chiến lược kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới không phải là thế mạnh của khách hàng. Xuất phát từ phía ngân hàng - Các yếu tố chủ yếu phản ánh rủi ro tín dụng có xu hướng thiên lệch + Quy mô tín dụng tăng nhanh vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng, cấp tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vức. Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu vượt mức quy định của NHNN. + Dự phòng rủi ro được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro - Trình độ của nhân viên tín dụng và năng lực quản trị của người quản trị ngân hàng. Trường+ Đánh giá và phânĐại loại không học chuẩn xác vKinhề mức độ rủi ro c ủatế khách Huếhàng. Cán bộ, nhân viên Ngân hàng thiếu kinh nghiệm, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. 15
  27. + Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, quy trình cho vay không đầy đủ, cho khách hàng nợ hồ sơ. Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn, thiếu tính đảm bảo. + Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng và tầm kiểm soát. + Nguồn vốn ngân hàng cho vay dụa trên những sự kiện bất thường có thể xảy ra như sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý của chi nhánh - Các chính sách tín dụng của ngân hàng quá cứng nhắc hay còn lỏng lẻo, tạo ra nhiều khe hở cho khách hàng có thể lợi dụng vay vốn với nhiều mục đích không hợp lý như đầu cơ mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán 1.2.3.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dưng các mô hình thích hợp để lượng hóa các mức độ rủi ro và tính toán xác suất xảy ra rủi ro, từ đó xem xét mức rủi ro mà khả năng của ngân hàng có thể chấp nhận được.  Mô hình 6C Trọng tâm của mô hình này là xem xét thiện chí và khả năng khách hàng có trả được các khoản vay khi đến hạn hay không từ đó tiến tới quyết định cấp tín dụng. - Character – Tư cách người vay: Thể hiện uy tín, danh tiếng của khách hàng, về lịch sử đi vay và trả nợ. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng sẵn lòng trả nợ khi đến hạn. - Capacity – Năng lực người vay: Thể hiện tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự, khách hàng có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đồng thời phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng - Cashflow – Thu nhập của người vay: Thể hiện năng lực tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng. Trường- Collateral – ĐạiBảo đảm tiề nhọc vay: Đây là nguKinhồn trả nợ thứ haitế của kháchHuế hàng trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả được nợ theo cam kết. 16
  28. - Conditions – Các điều kiện khác: Tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà khách hàng có những chính sách tín dụng phù hợp dựa theo các dự đoán về điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng ngành nghề . - Control – Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét như thế nào, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Việc sử dụng mô hình 6C là tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.  Mô hình điểm số Z Mô hình này được xây dựng bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại học New York phát minh dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ các công ty ở Mỹ. Song mô hình này vẫn được áp dung tại nhiều quốc gia khác nhau và xem như công cụ cảnh báo sớm nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp cũng như nguy cơ mất vốn của các ngân hàng. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Với: X1 = Tỷ số Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi /Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn TrườngX5 = Tỷ số Doanh Đại thu /Tổng học tài sản Kinh tế Huế 17
  29. Nếu doanh nghiệp có điểm số Z lớn hơn 2,99 thì nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; nhỏ hơn 1,8 thì nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao và từ 1,8 đến 2,99 thì nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.  Mô hình ước tính tổn thất dự kiến Basel II là Hiệp ước Quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác đối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Ứng với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay được đo lường theo công thức sau: EL = PD x LGD Trong đó: - EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến - PD (Probability của default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng đó là bao nhiêu. - LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ. - EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ. Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Nhờ vào ba chỉ tiêu này mà nhiều nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được gói gọn lại trong ba cấu phần rủi ro ấy.  Giá trị rủi ro (Value at Risk) Trường Khái niệm Đại học Kinh tế Huế Giá trị tới hạn VaR của một tài sản (hoặc một danh mục tài sản) được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ các trường hợp 18
  30. hiếm khi xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá mức rủi ro của tài sản (hoặc danh mục tài sản) theo hai tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư. Ví dụ, một ngân hàng dự định cho vay một khách hàng với số tiền là 10 tỷ đồng trong vòng 5 tháng. Ngân hàng tính được VaR (6 tháng, 95%) = 50 triệu đồng, tức là nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt, điều kiện của khách hàng và thị trường bình thường, tổn thất tối đa trong 95% các trường hợp sẽ không vượt quá 50 triệu đồng. VaR phụ thuộc vào 3 thông số là độ tin cậy, thời gian đo lường VaR và sự phân bổ lời/lỗ trong khoảng thời gian này. Trong đó đường phân bổ khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể hiện thông số quan trọng nhất và khó xác định nhất. Thông thường giá trị rủi ro (VaR) phụ thuộc vào các giả định sau đây (trừ một số phương pháp tiếp cận VaR phi tham số có những điểm khác): - Tính dừng: Trong mô hình hồi quy cổ điển chúng ta đã giả thiết rằng các yếu tố ngẫu nhiên có kỳ vọng bằng không, phương sai không đổi và chúng không có tương quan với nhau. Nếu chúng ta tiến hành ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian, khi đó giả thiết của OLS bị vi phạm. Một chuỗi được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không thay đổi theo thời gian. Điều này cũng có nghĩa là phân bố xác suất của chuỗi này là không thay đổi theo thời gian. - Bước ngẫu nhiên: Một biến Yt được định nghĩa là một bước ngẫu nhiên nếu Yt = Yt-1+ut mà trong đó ut là nhiễu trắng ( nghĩa là có trung bình = 0, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng 0) Khi đó: E(Yt) = E(Yt-1) + E(ut) = E(Yt-1) Điều này có nghĩa là kỳ vọng của Yt không đổi. Trường- Thời gian c ốĐạiđịnh: Giả thi họcết này cho rằKinhng, điều gì đúng trongtế m ộHuết khoảng thời gian cũng đúng cho nhiều khoảng thời gian. Thí dụ, khoảng thời gian một tuần cũng có thể mở rộng cho một năm. 19
  31. - Phân phối chuẩn: Trong đa phần các phương pháp tính VaR, thì giả thiết dữ liệu phân tích mang quy luật phân phối chuẩn, trừ một vài phương pháp tiếp cận khác như Monte Carlo – phi tham số.  Các phương pháp tính VaR - Phương pháp lịch sử Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bổ tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Cụ thể, VaR được xác định như sau: • Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư. • Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lời quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, ) • Xếp các tỷ suất sinh lời theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất. • Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ: nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này =(1-0.95) x 1400. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14. - Phương pháp sử dụng số liệu quả khứ với giả định dãy số liệu tuân theo phân phối chuẩn. VaR được tính cụ thể như sau: • Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư. • Từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng m và độ lệch chuẩn suất sinh lợi của danh mục đầu tư. • VaR được xác định theo biểu thức sau đây: Trường ĐạiVaR= học(-m Kinh+ zq ) σ. tế Huế Trong đó: zq bằng 1,65 nếu mức độ tin× cậy là 95%× và 2,33 nếu độ tin cậy là 99%. 20
  32. Ngoài phương pháp này, còn có phương pháp Gauss đơn giản hơn với giả thuyết tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuân theo phân phối chuẩn tắc N(0,1) với µ=0, σ=1 Giá trị VaR lúc này: VaR (α= 5%)= 1,96*σ ; VaR ( α=1%)= 2,33*σ  Số liệu rủi ro Nguyên tắc tính VaR của phương pháp này tương tự với nguyên tắc tính VaR của phương pháp sử dụng số liệu quá khứ với phân phối chuẩn, nhưng thay vì tính độ lệch chuẩn cho tất cả các tỷ suất sinh lợi, ta tính theo những suất sinh lợi mới nhất. Phương pháp này cho ta phản ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời cho ta quan đến đến những sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của danh mục đầu tư. 1.2.3.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng Để kiểm soát rủi ro tín dụng thường sử dụng các kỹ thuật sau như: Phòng tránh, ngăn ngừa rủi ro, bảo hiểm rủi ro, giảm thiểu tổn thất, phân tán rủi ro và xử lý nợ xấu: - Phòng tránh rủi ro: là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. - Ngăn ngừa rủi ro: chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. - Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng: Hiện nay để đáp ứng nhu cầu bù đắp rủi ro cho các khoản tín dụng cho các ngân hàng hay cho các khách hàng vay vốn, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới cũng như Việt Nam đã phát triển các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức, cá nhân vay vốn. Nhiều ngân hàng đã yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các khoản vay và coi như là một yêu cầu bắt buộc trước khi được cấp tín dụng (bảo hiểm tín dụng Trườngdự án, tín dụng cá nhân ).Đại Bản thânhọc ngân hàng, Kinh để đảm bảo bù đtếắp m ộtHuế phần hay tổn thất cho các khoản tín dụng cấp cho khách hàng, ngân hàng có thể chủ động mua bảo hiểm tín dụng cho một số trường hợp. 21
  33. - Giảm thiểu tổn thất: các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra, tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất. - Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm: + Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực: Để hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như “Bỏ trứng vào một rổ” điều đó có ý nghĩa: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn. Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các ngân hàng thương mại trong phòng chống rủi ro. + Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặc một số khách hàng. Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi. + Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định. + Cho vay đồng tài trợ, cho vay đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia Trườngđồng tài trợ, phải kýĐại kết với nhau học một hợp đồKinhng mà ở đó ghi rtếõ trách Huếnhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Do đó, khi rủi ro xảy ra gánh 22
  34. nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình. - Xử lí nợ xấu khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lí nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận nợ xấu. Hiện nay, đang tồn tại 2 loại xử lí nợ: + Một là, hình thức xử lí khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản trị doanh nghiệp. + Hai là, hình thức xử lí các biện pháp thanh lí: bao gồm xử lí nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, và không có tài sản đảm bảo); thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ cho các tổ chức được phép mua bán nợ (như DATC, VAMC ), sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ 1.2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro Là việc sử dụng những kĩ thuật, công cụ để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Trong quản trị RRTD, các ngân hàng thường dùng phổ biến một số công cụ: - Bù đắp tổn thất bằng quỹ dự phòng rủi ro. - Bán nợ: Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia (Participation loan) và chuyển nhượng nợ (assignment). - Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap). - Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Option). Trường- Hợp đồng trao Đại đổi các kho ảhọcn tín dụng r ủiKinhro. tế Huế - Chứng khoán hóa các khoản vay. 23
  35. 1.3 Các quy định về quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II 1.3.1 Nội dung của hiệp ước Basel II Các hiệp ước vốn Basel là những khuyến nghị hướng tới việc tạo ra hệ thống chuẩn mực quốc tế cho các nhà điều hành ngân hàng kiểm soát mức vốn cần dự trữ để bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro mà Ngân hàng đó và cả nền kinh tế phải đối mặt. Kế thừa và khắc phục những hạn chế của Basel I, Basel II được ban hành vào tháng 06/2004 và có hiệu lực từ tháng 01/2007. Basel II thực hiện phân loại rủi ro và tính toán lượng vốn cần duy trì để đảm bảo ngân hàng có đủ mức vốn dự phòng cho những loại rủi ro về tài chính và vận hành mà ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động cho vay và đầu tư, đảm bảo khả năng thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. So với Basel I, Basel II đã xem xét toàn diện hơn các loại rủi ro và được đánh giá là nhạy cảm hơn với rủi ro, bao gồm: phân loại các tài sản có thành các nhóm có hệ số rủi ro khác nhau, bổ sung vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và đi sâu hơn đối với rủi ro thị trường.Theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ mức độ an toàn vốn tối thiểu đối với Ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 8%. Mục đích chính của Basel II bao gồm: - Đảm bảo việc phân bổ vốn được thực hiện trên cơ sở có xem xét các yếu tố rủi ro. - Thúc đẩy việc công bố thông tin cho phép các thành viên tham gia thị trường đánh giá mức độ đủ vốn của một tổ chức. - Đảm bảo rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường được đo lường dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật tiêu chuẩn. Các mục đích trên được thể hiện trong TrườngBasel II thông qua kháiĐại niệm “Ba trụhọc cột”, cụ thể Kinh như sau: tế Huế 24
  36. Trụ cột 1 (Yêu cầu vốn tối thiểu): tập trung vào đo lường mức vốn bắt buộc phải duy trì cho ba loại rủi ro chủ yếu đối với một ngân hàng là Rủi ro tín dụng, Rủi ro hoạt động và Rủi ro thị trường. Đối với từng loại rủi ro, Basel II đưa ra các phương pháp khác nhau theo hướng tăng dần mức độ phức tạp để tính toán mức vốn dự trữ tối thiểu. Cụ thể: Rủi ro tín dụng: được tính toán theo 3 phương pháp là: (1) Phương pháp chuẩn hóa (SA – Standardized Approach. (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based - Foundation) (3) Phương pháp xếp hạng nội bộ – nâng cao (FIRB: Internal Rating based - Advanced) (1) Phương pháp chuẩn hóa (SA – Standardized Approach): sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau; Ngân hàng và doanh nghiệp được xử lý như nhau (khác với Basel I) Bảng 1.1: Vốn yêu cầu đối với rủi ro tín dụng theo BASEL II theo phương pháp chuẩn hóa AAA A+ BBB+ BB+ B+ Chưa được Xếp hạng Below B- to AA- to A- to BBB- to BB- to B- xếp hạng Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng 20% 50% 50% 100% 100% 150% 50% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100% (Nguồn: Theo quy định của ủy ban Basel) Trường Đại học Kinh tế Huế 25
  37. Bảng 1.2: Theo Basel II Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng Tên nhóm Loại hình tài sản có Nhóm A1 Tiền mặt, chứng khoán phát hành bởi Kho bạc NN, chính phủ các TSRR: nuớc thuộc OECD, Khoản phài đòi đối với TC vay được XHTD AA- 0% trở lên Khoản tiền mặt đang trong quá trình thu; khoản đặt cọc, bảo lãnh liên Nhóm A2 ngân hàng các nước OECD và Mỹ. Một số chứng khoán có tài sản thế TSRR: chấp; trái phiếu bắt buộc trong nước. Khoản phải đòi đối với TC vay 20% được XHTD từ A+ đến A- Nhóm A3 Một số loại trái phiếu trong nước khác: Các khoản phải đòi đối với tổ TSRR: chức vay được xếp hạng tín dụng từ BBB+ đến BBB- 50% Khoản phải đòi đối với tổ chức vay được xếp hạng tín dụng từ BB+ Nhóm A4 đến B-. Các tài sản nội bảng khác không thuộc các nhóm trên, gồm các TSRR: khoản phải đòi đối với các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, BĐS và 100% khoản vay đầu tư vào các chi nhánh và công ty con Nhóm A5 Khoản phải đòi đối với các tổ chức vay, các ngân hàng khác, các công TSRR: ty chứng Khoản bị xếp hạng tín dụng dưới B- 150% (Nguồn: Theo quy định của ủy ban Basel) (2) Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based - Foundation): sử dụng dữ liệu nội bộ Basel II cung cấp công thức để chuyển từ mô hình xác suất vỡ nợ (PD - probability of default), mức lỗ nếu vỡ nợ (LGD – loss given default), EAD lỗ nếu vỡ nợ (LGD – Loss Given Default), EAD (Exposure At TrườngDefault), và thời hạn Đại hiệu dụng Mhọc (Effective Kinh Maturity) sang trọngtế số rủiHuế ro. Do ngân hàng nhà nước cung cấp để tính toán vốn. 26
  38. - Theo cách tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao, ngân hàng phải ước lượng cả 4 biến : PD, LGD, EAD, và M lượng cả 4 biến : PD, LGD, EAD, và M - Theo cách tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng cơ bản, ngân hàng chỉ ước lượng PD và Basel II sẽ đưa ra hướng dẫn để xác định các biến còn lại. Xác suất vỡ nợ trong trường hợp xấu nhất (trong 1 năm, độ tin cậy 99,9%): WCDR = N × × ( , ) Bảng 1.3: Xác suất vỡ nợ trong trường hợp xấu nhất PD=0.1% PD=0.5% PD=1% PD=1.5% PD=2% ρ=0.0 0.10% 0.50% 1.0% 1.5% 2.0% ρ=0.2 2.80% 9.10% 14.6% 18.9% 22.6% ρ=0.4 7.10% 21.10% 31.6% 39.0% 44.9% ρ=0.6 13.50% 38.70% 54.2% 63.8% 70.5% ρ=0.8 23.30% 66.30% 83.6% 90.8% 94.4% (Nguồn: Theo quy định của ủy ban Basel) (3) Phương pháp xếp hạng nội bộ – nâng cao (FIRB: Internal Rating based - Advanced): ngân hàng tự xây dựng các mô hình PD, LGD, EAD để tính vốn cho rủi ro tín dụng. Rủi ro thị trường: có 2 phương pháp tính toán là: (1) Phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardied Measurement Approach) tính vốn trên cơ sở gắn các hệ số rủi ro nhất định cho các mảng kinh doanh khác nhau. (2) Phương pháp mô hình nội bộ (Internal Model Approach) sử dụng dữ liệu Trườnglịch sử để tính toán VaRĐại(giá trị chịuhọc rủi ro) làm Kinhcơ sở tính vốn. tế Huế = %, ă ∑ × × 27
  39. Trong đó: + EAD (Exposure at default): Giá trị rủi ro khi xảy ra vỡ nợ + LGD (Loss given default): Tỷ lệ lỗ nếu xảy ra vỡ nợ - Mức lỗ kỳ vọng khi vỡ nợ: - Vốn yêu cầu: ∑ × × Đối với nợ của∑ doanh nghiệp,× chính× ( phủ và− ngân hàng:) Ρ = 0.12 . + 0.24 . = 0.12 × Trong đó: × × − × + PD=0.1% PD=0.5% PD=1% PD=1.5% PD=2% WCDR 3.40% 9.80% 14.00% 16.90% 19.00% (Nguồn: Theo quy định của ủy ban Basel) Vốn yêu cầu: EAD LGD (WCDR – PD) MA Trong đó: MA: thời× hạn điều× chỉnh (adjustment× maturity) MA = b= , × Khi đó: , × 0,11852 − 0,05478 × ( ) RWA = 12,5 EAD LGD (WCDR – PD) MA Các khoản vay nhỏ lẻ: × × × × Không có sự phân biệt giữa cách tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB approach) cơ bản trên xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB approach) cơ bản và nâng cao. Ngân hàng phải ước lượng PD, EGD, LGD. Không ước lượng MA (MA = 0) Vốn yêu cầu : EAD LGD (WCDR – PD) TrườngRWA: 12,5 EADĐại× LGD ×học(WCDR – PD) Kinh tế Huế +Vay thế chấp× nhà ×ở: ρ = 0,15.× + Vay thẻ tín dụng hoặc các khoản vay cá nhân không an toàn khác: ρ = 0,04 28
  40. Các khoản vay nhỏ lẻ khác: ρ = 0.03 . + 0.16 . = 0.03+0.13 . PD bị giảm bởi 2× yếu tố: × − - Tài sản thế chấp: + Cách tiếp cận đơn giản: trọng số rủi ro của đối tác được thay thế bằng trọng số rủi ro của tài sản thế chấp của tài sản thế chấp. + Cách tiếp cận toàn diện: ngân hàng điều chỉnh giá trị rủi ro phòng trường hợp giá trị rủi ro tăng và điều chỉnh giá trị tài sản thế chấp phòng trường hợp giá trị tài sản thế chấp giảm. (4) Đảm bảo và công cụ phái sinh tín dụng + Trước đây, Hội đồng Basel sử dụng cách tiếp cận thay thế tín dụng : thay thế xếp hạng tín dụng của người vay bằng xếp hạng tín dụng của người đảm bảo. + Cách tiếp cận khác được đễ xuất bởi Hội đồng Basel Vốn yêu cầu = Vốn yêu cầu trường hợp không được đảm bảo 0,15+160 PDg Trong đó: PDg là xác suất vỡ nợ của người đảm bảo. × × Hệ số đảm bảo an toàn vốn - CAR (Capital Adequacy Ratio) là 8% của tổng tài sản có rủi ro tương tự quy định tại Basel II theo Thông tư TT41/2016-NHNN Trụ cột 2: Quy trình giám sát của cơ quan quản lý Quy định tương tự nhau ở các nước. Mỗi nước sẽ thay đổi phù hợp với đặc điểm của bản thân nước đó để sớm đưa ra những giải pháp và can thiệp kịp thời. Yêu cầu các ngân hàng cần nhận diện, đánh giá và quản lý những rủi ro khác (ngoài rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường) mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi Trườngsuất trên sổ ngân hàng, Đại rủi ro tập họctrung, Để đápKinhứng yêu cầu này,tế các ngânHuế hàng cần có quy trình đánh giá mức an toàn vốn nội bộ (Internal Capital Adequacy Assessment Process – ICAAP). 29
  41. Basel II đưa ra những nguyên tắc rà soát, giám sát như sau: (1) Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và cần có một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. (2) Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. (3) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. (4) Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng từ 7% lên 8% thì xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường Ngân hàng cần công bố các thông tin: Phạm vi và áp dụng khung Basel của ngân hàng, cơ cấu vốn của ngân hàng, yêu cầu về vốn, rủi ro của ngân hàng, Thiết lập khung yêu cầu về công bố thông tin, cho phép các thành viên trên thị trường (bao gồm các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, khách hàng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng khác) có thể đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các rủi ro tiềm tàng, khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
  42. Bảng 1.4: Ba trụ cột của Basel II BASEL II Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3 Sự xem xét của quá trình đánh Công bố thông tin để Yêu cầu về vốn tối thiểu giá nội bộ và mức độ rủi ro tăng cường kỉ luật Yêu cầu vốn đối với: - Quy định về đánh giá nội bộ - Yêu cầu công bố - Rủi ro tín dụng về mức đủ vốn (ICAAP) cho thông tin cho các ngân - Rủi ro thị trường các ngân hàng hàng - Rủi ro hoạt động - Khung khổ giám sát (Nguồn: Theo quy định của ủy ban Basel) Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro. Dựa trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp các khoản lỗ mà những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Chuẩn mực Basel là bước chuyển hóa đặt nền móng đầu tiên cho TCTD nhằm điều hành, đưa ra quyết định kinh doanh. Theo đó, việc quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được chuyển hóa từ việc quản lý riêng lẻ các nhóm rủi ro (Cấu trúc Silo – ví dụ: Tín dụng, Thị trường, Hoạt động, Thanh khoản, ) nay đã trở thành một thể thống nhất với ba trụ cột (3 Pillars) và lượng hóa rủi ro qua khái niệm “tài sản có rủi ro” (Risk Weighted Assets – RWA). Lợi ích của việc áp dụng Basel II vào hoạt động quản trị trong ngân hàng có thể kể tới gồm: Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng: Áp dụng Basel được lượng hóa qua từng con số, tính toán với xác suất chuẩn vì thế cho phép TCTD định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp TCTD lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các Ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro Trườngtừ đó trích lập dự phòng Đạiđể phòng họctránh các rủi roKinh phát sinh. tế Huế Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro: Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số vì thế ngân hàng có thể tính toán để trích lập 31
  43. dự phòng rủi ro. Hiệp định Basel không chỉ định lượng rủi ro cho tương lai với một xác suất với một xác suất chính xác đã được các TCTD trên thế giới chấp nhận. Basel như một thước đo để các nhà quản trị nhìn nhận và đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh. Phòng tránh rủi ro trong tương lai: sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007, vấn đề ngân hàng đã trở thành một vấn đề đặc biệt quan tâm. Basel đã đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua kiểm nghiệm sức chịu đựng thông qua mô hình (Stress test). Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của Ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt. Như thế, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường. 1.3.2. Sự cần thiết phải đáp ứng Basel II để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Những sai lầm trong việc thực hiện năng lực quản trị rủi ro quá mức và giảm năng lực tín dụng tạo gánh nặng cho nền kinh tế tài chính quốc gia và quốc tế trở nên quá lớn. Sự lựa chọn nhằm tăng cường quản trị rủi ro bị hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, sự ngăn cấm hoạt động hoặc cơ quan giám sát quá chặt chẽ. Các nhà quản trị cũng như cổ đông, những người am hiểu về quy luật thị trường sẽ được hưởng những lợi ích từ việc áp dụng Basel II. Một hiệp ước như công cụ đắc lực cho Ngân hàng trong công tác năng lực quản trị rủi ro trong đó có QTRRTD. -Basel II thiết lập sự an toàn cho hệ thống ngân hàng Quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng được chú trọng khi áp dụng Basel nhờ đó nâng cao năng lực quản trị. Basel II hỗ trợ vào tài chính hiện đại và nỗ lực phát triển Trườngtrong các tổ chức ngân Đại hàng lớn mộthọc cách tổng Kinhthể, có hệ thống trongtế việc Huếđánh giá các rủi ro khác nhau mà ngân hàng đối mặt. Nâng cao kì vọng của cơ quan giám sát thị trường tăng nguồn lực và sự chú tâm của tất cả các ngân hàng, bao gồm các ngân 32
  44. hàng của nước phát triển và đang phát triển dành cho các hoạt động quản trị rủi ro cụ thể nhằm mục đích giảm rủi ro, tăng lợi nhuận. Trích lập dự phòng khi có tổn thất xảy ra. Việc áp dụng 3 trụ cột theo khuyến nghị của Basel II thúc đẩy ngân hàng đầu tư và mở rộng cải thiện năng lực quản trị rủi ro. Phương pháp tiếp cận đối với RRTD yêu cầu các ngân hàng lớn phân tích RRTD có hệ thống thông qua phân tích khả năng và rủi ro đổ vỡ từ đó tạo ổn định cho năng lực tín dụng. Đặc biệt áp dụng Basel II sẽ giảm thiểu thiệt hại và các chuẩn mực cho vay chặt chẽ hơn trong giai đoạn suy thoái kinh tế và có thể làm giảm tác động chu kỳ của yêu cầu mức đủ vốn . -Basel II khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin Điều hành hoạt động ngân hàng trong thời kì hội nhập dựa vào những trụ cột cơ bản theo tinh thần của hiệp ước Basel II đó là khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin. NHTM tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro riêng (dựa trên một số phương pháp hiện đại, được dùng rộng rãi nhưng “Vừa sức” khi ứng dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam cũng như khả năng giám sát của NHNN) rồi gửi bản đề án cho NHNN xem xét. NHNN sẽ có các điều chỉnh cần thiết, và xem đó như là hợp đồng mà NHTM phải tuân thủ, NHNN sẽ yêu cầu báo cáo định kì, kiểm tra giám sát việc tuân thủ hợp đồng ấy. NHTM khi áp dụng hiệp ước Basel II phải tăng tính minh bạch trong báo cáo của mình. Trình bày cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình có thể gặp, cách thức quản trị, và mức vốn dự phòng cho các rủi ro. Tạo ra một “ kỉ luật thị trường” cho các Ngân hàng, nếu Ngân hàng không tuân thủ sẽ bị loại bỏ. -Basel II làm tăng hiệu quả hệ thống ngân hàng Tất cả các quốc gia trên phạm vi toàn cầu khi áp dụng hiệp ước Basel II đều hướng đến sự bình đẳng. Đối với mỗi ngân hàng khác nhau, quy mô khác nhau Trườngcách tiếp cận đối vớiĐại hiệp định Baselhọc II khác Kinhnhau, đều phải áptế dụng cácHuế chuẩn chung đã được đề cập. Từ đó Basel II tạo sự sàng lọc tự nhiên những Ngân hàng không đáp ứng được thì tự động loại bỏ. Chẳng hạn, khi ngân hàng hoạt động quá 33
  45. nhiều rủi ro khiến hạng mức tín nhiệm của Ngân hàng sẽ thấp, cổ phiếu bị rớt giá. Ngân hàng khác sẽ thâu tóm Ngân hàng đó. Ngoài ra, các ngân hàng hoạt động trên mối quan hệ hỗ trợ, cộng tác tương hỗ lẫn nhau nên sự sụp đổ của một ngân hàng nào đó cũng gây thiệt hại đến một hoặc nhiều ngân hàng khác. Do vậy những ngân hàng khi hợp tác với nhau khi tham gia hiệp ước đều phải có sự phối hợp, liên kết, trao đổi kinh nghiệm để đề ra những giải pháp hữu ích. Đây cũng là cơ hội cho Ngân hàng ở các nước đang phát triển hoàn thiện quản trỉ rủi ro tín dụng ngân hàng rút ngắn được khoảng cách kỹ thuật và công nghệ. Với những điểm tiến bộ không thể phủ nhận trong hiệp ước Basel II đã tạo nền tảng vững chắc trong quản trị rủi ro tín dụng, việc áp dụng các yêu cầu của hiệp ước này nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro là một hệ quả tất yếu. 1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khi áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng thương mại 1.4.1 Kinh nghiệm tại Trung Quốc Triển khai áp dụng Basel II Ủy ban quản lí ngân hàng Trung Quốc bắt đầu từ năm 1994. Ban hành “Thông tư về quản lí tỉ lệ tài sản – khoản phải trả trong ngân hàng” dựa trên Basel I, tỉ lệ an toàn vốn lần đầu tiên giới thiệu ở Trung Quốc. + Năm 2003, Ủy ban quản lí Ngân hàng Trung Quốc bắt đầu triển khai hiệp định Basel II. Quy chế quản lí mức an toàn vốn của các NHTM bằng hiệp ước vốn Basel. Trước đó Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã ban hành hệ số vốn tối thiếu là 8% nhưng không đưa ra phương pháp tính toán chi tiết hoặc các định nghĩa của thành phần của vốn các NHTM chưa thực hiện các quy định của pháp luật về vốn. + Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra và tình trạng nợ xấu hình thành Trườngtrước tình hình các ngânĐại hàng cho họcvay quá nhi ều.KinhThực tế, Trung Quốtếc áp Huế dụng hầu hết các yêu cầu và nội dung từ Basel II. Đối với hiệp ước vốn quốc tế Basel II, Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã lựa chọn phương thức tiếp cận rất thận trọng 5 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II. CBRC đã yêu 34
  46. cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc đã hoạt động hải ngoại và kinh doanh quốc tế bắt buộc phải áp dụng Basel II. Các NHTM có quy mô lớn của Trung Quốc sẽ áp dụng Basel II từ năm 2010. CBRC ban hành Thông báo về các tiêu chí giám sát liên quan đến việc thực hiện các quy định về vốn tập trung vào việc đo lường vốn, phân loại rủi ro, hệ thống xếp hàng nội bộ, xếp hạng cho vay chuyên ngành, giảm thiểu rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động. Những thông báo về đo lường rủi ro thị trường và các phương pháp quản lý rủi ro lãi suất, quản trị thanh khoản, công bố các thông tin về hệ số CAR, các tính toán hệ số CAR, rủi ro chứng khoán, đánh giá và giám sát hệ số CAR + Năm 2013, BCBS phát hành đầy đủ các văn bản của Basel III: Tỉ lệ thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lên toàn cầu: Phương pháp đánh giá và bổ sung các yêu cầu bù lỗ, ban hành các văn bản về chứng khoán đưa ra. Nhờ những cố gắng nỗ lực trong hơn ba thập kỉ đã mang lại hướng đi mới cho các ngân hàng Trung Quốc: Quản lí rủi ro chất lượng cao hơn mặc dù bắt đầu xuất phát điểm thấp. PBOC và CBRC đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định trong hệ thống ngân hàng đưa ra các giải pháp, định hướng tài chính để các nghiệp vụ ngân hàng được tiến hành thuận lợi. Thiệt lập một môi trường cạnh tranh công bằng và hoạt động theo kỉ luật, thúc đẩy nâng cao tính canh tranh trên thị trường quốc tế cho ngân hàng Trung Quốc. CBRC còn có vai trò quan trọng trong việc thống nhất công tác giám sát để giúp các ngân hàng đo lường và quản trị rủi ro, cải tiến các phương pháp đánh giá cho phù hợp với với các tiêu chuẩn và quy tắc thực hành quốc tế. Quá trình hướng thực hiện Basel II được diễn ra theo một lộ trình khá chi tiết và với cách tiếp cận dần dần đã giúp các ngân hàng Trung Quốc Trườngđáp ứng với các quy Đạiđịnh của Basel học II. Kinh tế Huế 35
  47. 1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số ngân hàng thương mại Việt Nam Quá trình triển khai Basel II tại 10 Ngân hàng thí điểm Basel II trong thời gian qua cũng với quá trình hội nhập kinh tế. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng phức tạp, các sản phẩm, dịch vụ kèm theo đó là những rủi ro khác nhau, kéo theo nợ xấu hàng loạt. Các NHTM đã thể hiện rõ sự quyết tâm thực hiện Basel II thông qua những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi, kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. 10 ngân hàng thí điểm Basel II đã: (1) Thành lập Ban Quản lý dự án triển khai Basel II (PMO) (2) Thực hiện phân tích đánh giá chênh lệch thực trạng hiện tại (về quản trị, dữ liệu, công nghệ thông tin, quy trình quản lý rủi ro nhằm thu hẹp chênh lệch và đáp ứng được yêu cầu về cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ IT). (3) Thực hiện QIS (2 lần) 4 đối với Thông tư 41, tham gia góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ (4) Gấp rút triển khai các dự án để thu hẹp khoảng cách và đáp ứng lộ trình triển khai Basel II theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Basel II ngành ngân hàng chất lượng nguồn dữ liệu; hiệu quả của công tác phân loại tài sản có rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng; trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ; tính đầy đủ của nguồn Trong khi đó, một số ngân hàng (không nằm trong nhóm 10 ngân hàng Basel II) trước nhu cầu tăng cường năng lực quản trị nội bộ cũng đã chủ động ứng dụng Basel II trong các hoạt động của mình. - Về khung chính sách: Thiết lập các chính sách trọng yếu như khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi Trườngro thị trường, rủi ro thanhĐại khoản vàhọc rủi ro lãi su ấKinht trên sổ ngân hàng. tế Huế - Về cơ cấu quản trị (Governance): Mô hình 3 vòng bảo vệ (hay 3 tuyến phòng thủ, 3 vòng kiểm soát, ) 36
  48. - Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hoàn thành việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các công cụ rủi ro hoạt động như LDC; hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value-at-Risk: giá trị chịu rủi ro), các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark- to-market) và định giá theo mô hình (mark-to-model), - Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Một số ngân hàng đã đầu tư cho việc mua, xây dựng các phần mềm thực hiện các chức năng khởi tạo khoản vay (LOS – Loan Origination System), quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, tính toán tài sản có rủi ro (RWA – Risk Weighted Asset), quản lý tài sản nợ – tài sản có (ALM - Asset Liability Management, ) - Về dữ liệu: Một số ngân hàng thực hiện xây dựng Kho dữ liệu tập trung (Data Arehouse) cùng với thiết lập Khung quản trị dữ liệu (Data Governance) nhằm quản lý dữ liệu, phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro, hỗ trợ quá trình ra các quyết định kinh doanh. 1.5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài QTRRTD luôn là vẫn đề mà các NHTM đặc biệt quan tâm. Áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro đã được nhiều nhà khoa học, nhiều quản trị ngân hàng trên thế giới cũng như trong nước nghiên cứu để giúp NHTM giảm thiểu những rủi ro, tổn thất, đồng thời nâng cao chất lượng rủi ro tín dung, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững. Một số công trình nghiên cứu cụ thể như: “ Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Tài trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Nga Trường Đại học Kinh tế & QTK Thái Nguyên. Bài viết này nghiên cứu hiệu quả kinh doanh Trườngcủa các ngân hàng thươngĐại mại Vihọcệt Nam trong Kinh mối quan hệ v ớtếi rủi ro Huế tín dụng. Nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas tuyến tính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của 30 NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015 có tính đến yếu tố rủi ro 37
  49. bằng cách xem xét rủi ro tín dụng như biến đầu vào độc lập (biến nội sinh) và biến ngoại sinh là biến ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả của Ngân hàng. Kết quả cho thấy, biến rủi ro tín dụng thực sử có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Góp phần giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xác định chính xác hơn về hiệu quả kinh doanh ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. “Áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tại Agribank – Những khó khăn và thách thức” của GS.TS Nguyễn Văn Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS Nguyễn Thị Thanh Hương, ThS Nguyễn Thị Thu Hà. Thông qua đề tài nghiên cứu tác giả muốn góp phầm phân tích, đánh giá thực trạng những khó khăn, thách thức mà các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng phải đối mặt trong việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro. “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam” Lê Công Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Bài viết được tác giả nghiên cứu triển khai thực tế tại một NHTM (MB) phân tích, đánh giá triển khai Basel II tại Việt Nam, làm rõ sự cần thiết những khó khăn và thách thức trong lộ trình áp dụng Basel II. Qua đó nêu ra một số giải pháp và đề xuất kiến nghị trong việc xây dựng hệ thống QTRR, áp dụng thành công Basel II hướng tới sự phát triển bền vững, lành mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập ngày càng sâu rộng. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG THEO YÊU CẦU CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II 2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng là Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đăng kí tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tên viết tắt: VP Bank Trụ sở chính: Số 89, Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 (043) 9288869 Fax: +84 (043) 9288867 Website: www.vpbank.com.vn Được thành lập theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0042/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Và giấy đăng kí kinh doanh số 0100233583 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 8 tháng 9 năm 1993. Ngày 08/08/2017, sở Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã cấp Quyết định Niêm yết số 286/QĐ-SGDHCM cho phép VPBank niêm yết trên sàn HOSE. Ngày 17/08/2017, cổ phiếu của VPBank chính thức giao dịch với mã chứng khoán VPB. Sau 26 năm hoạt động VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với gần 27.000 cán bộ nhân viên. Tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 đạt 16.832 tỷ. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được tốt hơn, VPBank luôn chú trọng và Trườngmở rộng và phát tri ểĐạin dịch vụ và họcsản phẩm ngày Kinh càng đa dạng. VPBanktế Huếphát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Các lĩnh vực kinh doanh của VPBank 39
  51. có thể kể đến như là: Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam, cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định Pháp luật, Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan theo quy định của Pháp luật, kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác Từ khi thành lập cho đến nay, 26 năm phát triển không ngừng. VPBank với tầm nhìn là trở thành một Ngân hàng thân thiện nhất với khách hàng và sứ mệnh vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng, VPBank đã vươn lên mạnh mẽ, chứng minh rằng là một ngân hàng có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN Việt Nam quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng trong tương lai. Thương hiệu của VPBank được nhận diện như một ngân hàng năng động mà vẫn duy trì được vị thế ổn định để phát triển bền vững, đóng góp vào thành công chung của ngân hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung. 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm: -Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân. -Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. -Kinh doanh ngoại tệ, cung ứng các dịch vụ ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, đầu tư chứng khoán. -Cung cấp dịch vụ thanh toán, ví điện tử, đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. -Nhận ủy thác cho vay, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động đại lí bảo hiểm -Dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, lưu ký chứng khoán Trường- Kinh doanh, Đạicung ứng sả n họcphẩm phái sinh Kinh lãi suất tế Huế - Cấp tín dụng dưới hình thức tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác mà NHNN cho phép. 40
  52. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và quản trị rủi ro hoạt động tại VPBank khi áp dụng hiệp định Basel II HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban Kiểm soát Ủy ban Quản lý Rủi ro TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng Quản lý Rủi ro hoạt động Đơn vị kinh Đơn vị vận Khối quản Khối Pháp Khối Kiểm doanh hành – Hỗ trợ trị rủi ro chế và KSTT toán nội bộ Khách hàng cá Quản trị nguồn nhân. Dịch vụ nhân lực, tài ngân hàng chính, công Các phòng có công nghệ số. nghệ thông tin, Tín dụng tiểu liên quan đến tín dụng, vận thương, VP quản trị hành, phân tích RRHĐ Direct KHDN kinh doanh, vừa và nhỏ, truyền thông và KHDN lớn và tiếp thị đầu tư Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản trị rủi ro hoạt động (Nguồn: Báo cáo thường niên tại VPBank) Cơ cấu tổ chức và QTRR hoạt động tại VPBank được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc ba tuyến bảo vệ. TrườngTuyến bảo vệ thứĐại nhất: Là đơnhọc vị có chức Kinh năng nhận diện, kiểmtế soát Huế và giảm thiểu rủi ro. Đây là đơn vị sở hữu rủi ro và chịu trách nhiệm đầu tiên trong công tác quản trị mọi RRHĐ phát sinh trong chính hoạt động và quy trình của đơn vị theo 41
  53. khẩu vị RRHĐ đã được xác định. Trách nhiệm của tuyến bảo vệ thứ nhất: + Quản lý mọi RRHĐ phát sinh hằng ngày tại đơn vị, báo cáo đầy đủ, kịp thời khi phát hiện các RRHĐ phát sinh. + Tuân thủ và triển khai đầy đủ các biện pháp kiểm soát của đơn vị sở hữu rủi ro. Báo cáo đầy đủ cho tuyến bảo vệ thứ hai, tuyến bảo vệ thứ ba về thực trạng RRHĐ tại đơn vị, tính hiệu quả của các biện pháp kiểm sóat được áp dụng và kế hoạch triển khai giảm thiểu rủi ro tại đơn vị. Tuyến bảo vệ thứ hai: Là đơn vị có chức năng xây dựng chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của tuyến bảo vệ thứ hai: + Xây dựng và áp dụng các khung chính sách, giám sát, kiểm tra độc lập, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất. + Phát hiện rủi ro hoạt động có thể phát sinh trong hoạt động có thể phát sinh trong hoạt động của các đơn vị thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất. + Đưa ra yêu cầu với tuyến bảo vệ thứ nhất trong việc bổ sung các biện pháp kiểm soát và triển khai các kế hoạch hành động để phòng ngừa, giảm thiểu, hạn chế thiệt hại khi RRHĐ phát sinh Tuyến bảo vệ thứ ba: Là đơn vị có chức năng kiểm toán nội bộ Trách nhiệm của tuyến bảo vệ thứ ba: + Hỗ trợ Ban kiểm soát đánh giá công tác quản trị RRHĐ của Ngân hàng. Kiểm tra, đánh giá độc lập công tác quản trị RRHĐ của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ 2. + Đưa ra các khuyến nghị và theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị với hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm soát quy trình, hệ thống quản trị RRHĐ. Công tác QTRRHĐ, VPBank đã hoàn thiện và triển khai đồng bộ trên toàn hệ Trườngthống khung QTRRH ĐạiĐ với cấu trúchọc và lộ trình Kinhrõ ràng, được xây tế dựng chuẩnHuế hóa, đáp ứng đầy đủ theo chuẩn mực quốc tế (Hiệp định Basel II) về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNN. 42
  54. 2.1.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn Bảng 2.1. Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A TÀI SẢN 228.771 100 277.750 100 323.291 100 48.979 21,41 45.541 16,4 1. Tiền mặt 1.727 0,75 2.574 0,93 1.855 0,57 847 49,04 -719 -27,9 2. Tiền mặt gửi tại NHNN, TCTD 2.983 1,30 6.460 2,33 10.828 3,35 3.477 116,56 4.368 67,6 3. Cho vay khách hàng 142.583 62,33 179.517 64,63 218.395 67,55 36.934 25,90 38.878 21,7 5. Tài sản cố định 624 0,27 808 0,29 1.963 0,61 184 29,49 1.155 142,9 6. Tài sản có khác 80.854 35,34 88.391 31,82 90.250 27,92 7.537 9,32 1.859 2,10 B. NGUỒN VỐN 228.771 100 277.750 100 323.291 100 48.979 21,41 45.541 16,4 1. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 1.104 0,48 26 0,01 3.781 1,17 -1.078 -97,64 3.755 14442,31 2. Tiền gửi và vay của các TCTD khác 28.836 12,60 33.200 11,95 54.231 16,77 4.364 15,13 21.031 63,35 3. Tiền gửi của khách hàng 123.788 54,11 133.551 48,08 170.851 52,85 9.763 7,89 37.300 27,93 4. Nguồn vốn khác 75.043 32,80 110.973 39,95 94.428 29,21 35.930 47,88 -16.545 -14,91 (Nguồn: Số liệu được tác giả tổng hợp từ BCTC của VPBank giai đoạn 2016 – 2018) Trường Đại học43 Kinh tế Huế
  55. Nhìn vào Bảng 2.1 của VPBank trong giai đoạn 2016 - 2018 ta thấy: Nhìn tổng quan, tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Trong bối cảnh thị trường phát triển, việc bổ sung, tăng cường tổng tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng là xu hướng tất yếu để Ngân hàng phát triển. Điều này cho thấy tầm nhìn về hội nhập, quan sát Ban thống đốc, duy trì tốt tình hình hoạt động đảm bảo thu chi hợp lý, bên cạnh đó còn chú trọng vào đào tạo đội ngũ CBCNV đủ tâm, đủ tài để đưa Ngân hàng phát triển bền vững và ổn định trong hiện tại và tương lai.  Về tài sản: Nhìn chung về tài sản của VPBank tăng qua các năm, năm 2016 tổng tài sản đạt 228.771 tỷ đồng, năm 2018 tổng tài sản đạt 323.291 tỷ đồng. Cụ thể năm 2016 có giá trị là 228.771 tỷ đồng đến năm 2017 đạt giá trị là 277.750 tỷ đồng tăng 48.979 tỷ đồng tương ứng tăng 21,41% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 45.541 tỷ đồng tương ứng tăng 16,40% so với năm 2017. Những con số thực tế thể hiện về năng lực tài chính kinh tế của hệ thống VPBank trên toàn quốc, cho thấy trong 3 năm qua, Ngân hàng hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Để thấy rõ hơn sự biến động của tài sản, chúng ta có thể phân tích một vài chỉ tiêu: Tiền mặt: Tiền mặt chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng tài sản của Ngân hàng VPBank. Tiền mặt duy trì trong hệ thống các Ngân hàng VPBank chiếm tỷ trọng thấp nhất từ 0,57% - 0,93%. Năm 2016, lượng tiền mặt duy trì là 1.727 tỷ đồng, năm 2017 là 2.574 tỷ đồng tăng 847 tỷ đồng tương ứng tăng 49,04% so với năm 2016. Năm 2018 lại có xu hướng giảm 719 tỷ đồng tương ứng giảm 27.9%. Nhìn chung, lượng tiền mặt tại Ngân hàng được duy trì ở mức hợp lí, đảm bảo tuân thủ Trườngcác quy định của NHNNĐạiđồng thờihọcđáp ứng đưKinhợc yêu cầu hoạt tếđộng kinhHuế doanh. Tiền mặt trong Ngân hàng giảm cũng chứng tỏ lương tiền lưu thông trong hệ thống ngân hàng cao, giúp ngân hàng luân chuyển được vốn thực hiện chức năng tạo tiền, tạo ra nhiều lợi nhuận. 44
  56. Tiền mặt gửi tại NHNN, TCTD: Nhìn chung tiền mặt gửi tại NHNN, TCTD tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, giá trị tại năm 2017 là 6.460 tỷ đồng tương ứng tăng 3.477 tỷ đồng tức tăng 116,56% so với năm 2016. Năm 2018 có giá trị 4.368 tỷ đồng tương ứng tăng 67,6%. Khoản tiền mặt gửi tại NHNN, TCTD qua hai năm trở lại đây đều có xu hướng tăng cao, cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng vào dự phòng để để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng đề phòng những biến động xấu xảy ra. Cho vay khách hàng: Ta thấy, cho vay khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và tỷ trọng này luôn được duy trì khá ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2017 đạt giá trị cho vay là 179.517 tỷ đồng tăng 36.934 tỷ đồng tương ứng tăng 25,90% so với năm 2016. Năm 2018 cho vay đạt 218.395 tỷ đồng tăng 38.878 tỷ đồng tương ứng tăng 21,7% so với năm 2017. Khoản mục cho vay khách hàng càng cao chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng hiệu quả cho người cần vốn, giữ chân được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài sản cố định: Có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 tăng 184 tỷ đồng tương ứng tăng 29,49% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 1.155 tỷ đồng tương ứng tăng 142,9% so với năm 2017. Tài sản cố định tăng cho thấy Ngân hàng đã đang đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị để cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Tài sản có khác: Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định phát triển, VPBank đã chú trọng mở rộng các hoạt động đa dạng hóa đầu tư như: kinh doanh ngoại tệ, các giấy tờ có giá như trái phiếu, nhằm đảm bảo nguồn thu cho mình. Năm 2017 tăng 7.537 tỷ đồng tương ứng tăng 9,32% so với năm 2016. Năm 2018 tăng nhẹ 1.859 tỷ đồng tương ứng tăng 2,10% so với năm 2017.  Nguồn vốn TrườngNguồn vốn của Đại NHTM là toàn học bộ các nguồn Kinh tiền mà ngân hàngtế tạo lậpHuế và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy tình hình nguồn vốn Ngân hàng 45
  57. qua các năm khá ổn định. Nguồn vốn tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ uy tín. Cụ thể năm 2017 đạt giá trị là 277.751 tỷ đồng tăng 48.979 tỷ đồng tương ứng tăng 21,41% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 45.541 tỷ đồng tương ứng tăng 16,40% so với năm 2017. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất. Cho thấy ngân hàng huy động vốn đa số từ tiền nhàn rỗi trong công chúng. Góp phần làm tăng dòng vốn của ngân hàng, đặc biệt phát huy với vai trò là trung gian tài chính huy động từ nơi thiếu vốn đến nơi thừa vốn của Ngân hàng. Năm 2017 tăng 9.763 tỷ đồng tương ứng tăng 7,89% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 37.300 tỷ đồng tương ứng tăng 27,93% so với năm 2017. Số tiền huy động ngày càng nhiều chứng tỏ được uy tín và chất lượng đảm bảo của Ngân hàng ngày càng nâng cao. Chính sách tín dụng của Ngân hàng được chú trọng, nhiều gói sản phẩm vay ưu đãi thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ tại VPBank. Trong khi vốn huy động có biến động khá tốt thì các khoản mục khác: Vốn vay từ NHNN, TCTD, Vốn và các quỹ, Nguồn vốn khác có sự biến động. Tùy vào biến động thị trường như tỷ giá, lãi suất cũng như tác động của thị trường bên ngoài khiến cho các nguồn vốn khác tăng giảm không ổn định 2.1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn từ năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Tổng doanh thu 29.198 40.606 49.464 11.408 39,07 8.858 21,81 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.929 8.130 9.199 3.201 64,94 1.069 13,15 Tổng chi phí 18.579 23.941 18.468 5.362 28,86 -5.473 -22,86 Lợi nhuận ròng 3.935 6.441 7.356 2.506 63,68 915 14,21 Hiệu suất sinh lợi trên tổng 1,90 2,50 2,40 0,60 - -0,10 - tài sản (ROAA) Hiệu suấ t sinh lợi trên tổng 25,70 27,50 22,80 1,80 - -4,70 - vốn chủ sở hữu (ROAE) (Nguồn: Số liệu được tác giả tổng hợp từ BCTC của VPBank giai đoạn 2016 – 2018) Trường Đại học47 Kinh tế Huế
  59. Nhìn vào bảng 2.2 ta nhận thấy trong 3 năm từ năm 2016 – 2018 ta nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm. Lợi nhuận ròng tăng đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động của một Ngân hàng cho thấy Ngân hàng đã tăng doanh thu và giảm được chi phí hiệu quả. Bên cạnh đó những con số thực tế đã thể hiện là Ngân hàng hoạt động tốt thông qua các hoạt động mà kinh doanh mà Ngân hàng hoạt động và đưa lại những tín hiệu khởi sắc cho nền kinh tế tài chính trong nước. Tổng doanh thu trong 3 năm tại VPBank đều tăng nhanh trong đó năm 2017 tăng 11.408 tỷ đồng tương đương tăng 39,70% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 8.858 tỷ đồng tức tăng 21,81% so với năm 2017. Với con số doanh thu ấn tượng tiếp tục đưa VPBank nằm trong nhóm các Ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thị trường. Đây là kết quả có được từ việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như bảo hiểm, thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng số. Nguồn thu từ phí tăng cao đồng nghĩa rằng sự lệ thuộc của Ngân hàng vào các sản phẩm cho vay truyền thống đang giảm bớt đi, và dịch vụ Ngân hàng cũng cho thấy các dịch bị Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa hơn. Tổng chi phí có sự biến động năm 2017 tăng 5.362 tỷ đồng tương ứng tăng 28,86% so với năm 2016. Tuy nhiên năm 2018 có xu hướng giảm 5.473 tỷ đồng tức giảm 22,86% so với năm 2017. Chi phí giảm cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng trong công tác cắt giảm chi phí không cần thiết mang lại hiệu quả hoạt động cho chính Ngân hàng trong thời gian gần đây. Hàng loạt các dự án chiến lược của VPBank nhằm tăng nguồn thu nhập từ cắt giảm chi phí đã mang lại kết quả tốt. Năm 2017 lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.130 tỷ đồng tăng 64,94% so với năm 2016. Kết thúc năm 2018 lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9.199 tỷ đồng tương ứng tăng 13,15% so với năm 2017. Kết quả này giúp VPBank tiếp tục nằm trong Trườngnhóm các Ngân hàng Đại có lợi nhuận học cao nhất thị Kinhtrường. Nhờ kết quảtế lợi nhuậnHuế tích cực, hiệu suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROAA), và hiệu suất sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu (ROAE) đều duy trì ở mức tốt, thuộc nhóm dẫn đầu trong khối 48
  60. NHTMCP về các chỉ số sinh lời. Hiệu suất thu lời trên từng đồng vốn cũng thuộc nhóm cao nhất thị trường. Hiệu suất sinh lời trên tổn tài sản năm 2017 tăng 0,6% tương ứng tăng 31,58% so với năm 2016. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2018 là 2,4% giảm 0,1% so với năm 2017. Hiệu suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2017 tăng 1,8% tương ứng tăng 7% so với năm 2016. Tuy nhiên năm 2018 hiệu suất sinh lợi giảm 4,7% tương ứng giảm 17,09% so với năm 2017. Đơn vị tính: Tỷ đồng 60.000 50.000 49.464 40.606 40.000 29.198 30.000 23.941 18.579 20.000 18.468 10.000 6.441 7.365 3.935 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận ròng Hình 2.2 Biểu đồ kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các số liệu từ BCTC từ năm 2016 – 2018) Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể giá trị năm 2017 đạt 6.411 tỷ đồng tăng 2.506 tỷ đồng tương ứng tăng 63,68% so với năm 2016. Năm 2018 giá trị đạt 7.356 tỷ đồng tăng 915 tỷ đồng tương ứng tăng 14,21% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có lãi, có xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. Cho thấy hoạt động kinh Trườngdoanh trong nước từĐại các hoạt động học khác như cácKinh công cụ phái sinh tế khác, Huếthu từ nợ và xử lí rủi ro, thu từ thanh lí tài sản cố định, từ hoạt động mua bán nợ, vi phạm hợp 49
  61. đồng cũng đem lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Góp phần đưa tổng thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Lợi nhuận tăng tạo nền tảng tốt cho Ngân hàng, đặc biệt là góp phần cải thiện cơ sở vật chất, khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả, tạo được lòng tin cho người gửi tiền và uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ nước nhà và khu vực Đông Nam Á. Giúp cho các nhà đầu tư có thể nhìn nhận và lựa chọn VPBank để đầu tư trong dài hạn. Ngân hàng VPBank là một trong 5 ngân hàng đáng để đầu tư theo ý kiến của các chuyên gia tài chính. 2.2. Tình hình rủi ro tín dụng và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng 2.2.1.1 Dư nợ tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  62. Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của VPBank giai đoạn từ 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % THEO THỜI HẠN 144.673 100 182.666 100 221.962 100 37.993 100 39.296 100 Ngắn hạn 35.892 24,81 58.093 31,80 73.408 33,07 22.201 61,86 15.315 26,36 Trung hạn 59.596 41,19 80.232 43,92 99.663 44,90 20.636 34,63 19.431 24,22 Dài hạn 49.185 34,00 44.342 24,27 48.891 22,03 -4.843 -9,85 4.549 10,26 THEO NGÀNH NGHỀ KINH 144.673 100 182.666 100 221.962 100 37.993 100 39.296 100 DOANH Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 2.499 1,73 3.512 1,92 1.149 0,52 1.013 40,54 -2.363 -67,28 Công nghiệp 19.407 13,41 29.873 16,35 30.325 13,66 10.466 53,93 452 1,51 Dịch vụ 69.565 48,08 86.300 47,24 87.611 39,47 16.735 24,06 1.311 1,52 Thương mại 53.203 36,77 62.980 34,48 102.877 46,35 9.777 18,38 39.897 63,35 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các số liệu từ BCTC từ năm 2016 – 2018) Trường Đại học51 Kinh tế Huế
  63. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là các khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kì hạn trả theo hợp đồng đã kí kết hoặc các khoản vay đã đến kì hạn nhưng do nhiều nguyên nhân chưa trả được. Dư nợ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Cho vay được chia theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Ngắn hạn là thời gian dưới 1 năm được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời của vốn lưu động của doanh nghiệp, nó còn có thể được vay cho tiêu dùng cá nhân. + Trung hạn là thời gian từ 1 – 5 năm, loại hình tín dụng này dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ và thu hồi vốn nhanh. + Dài hạn là trên 5 năm loại tín dụng này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất, Nhìn vào bảng 2.3 ta nhận thấy rằng Ngân hàng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, ngắn hạn được vay nhiều và dư nợ tăng cụ thể: giá trị dư nợ ngắn hạn vào năm 2017 là 58.093 tỷ đồng tăng 22.201 tỷ đồng tương ứng tăng 61,86% so với năm 2016. Giá trị dư nợ dài hạn vào năm 2018 là 73.408 tỷ đồng tăng 15.315 tỷ đồng tương ứng tăng 26,36% so với năm 2017. Cho thấy Ngân hàng trong những năm gần đây đã cho vay ngắn hạn nhằm duy trì dòng vốn lưu động cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh khá lớn nên dư nợ ngắn hạn trong hai năm gần đây tăng lên. Đối với dư nợ trung hạn giá trị dư nợ có xu hướng tăng lên qua các năm cụ thể năm 2017 tăng 20.636 tỷ đồng tương ứng tăng 34,63% so với năm 2016, năm 2018 Trườngtăng 19.431 tỷ đồng Đạitương ứng tăng học 24,22%. Ngân Kinh hàng chủ yếu chotế vay Huếtrung hạn cho vay để phát triển chiều sâu như cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và 52
  64. đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ và thu hồi vốn nhanh. Tình hình cho vay tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng theo. Cho vay dài hạn là cho vay để mở rộng quy mô các công trình. Tuy nhiên năm 2017 lại giảm 4.843 tỷ đồng tương ứng giảm 9,85% so với năm 2016. Năm 2018 lại tăng nhẹ lên 4.549 tỷ đồng tương ứng tăng 10,26% so với năm 2017. Dư nợ giảm đối với dư nợ dài hạn là điều đáng mừng cho Ngân hàng. Theo ngành nghề kinh doanh ta nhận thấy ngành dịch vụ, thương mai chiếm tỉ trọng cao, công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá thấp. Kinh tế ngày càng phát triển bên cạnh đó những dịch vụ và thương mại càng ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đời sống của người dân ngày càng được cải thiện vì thế các dịch vụ, thương mại ngày càng được chú trọng và đầu tư. Cụ thể đối với ngành dịch vụ năm 2017 tăng 16.735 tỷ đồng tương ứng tăng 24,06% so với năm 2016, năm 2018 tăng 1.311 tỷ đồng tương ứng tăng 1,51% so với năm 2017. Cơ cấu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi các dòng dịch vụ bán lẻ, hiện đại có tốc độ tăng trưởng tốt. Còn đối với ngành thương mại, có sự tăng mạnh cụ thể năm 2017 tăng 9.777 tỷ đồng tương ứng tăng 18,38% so với năm 2016, năm 2018 tăng 39.897 tỷ đồng tương ứng tăng 63,35% so với năm 2017. Dư nợ tăng đối với các ngành được dịch vụ và đặc biệt là thương mại. Đối với ngành nông lâm, thủy hải sản là ngành có tỉ trọng dư nợ thấp nhất. Biến động tăng giảm tùy theo từng năm là từ 0,52% cho đến 1,92%. Do đặc điểm khí hậu nước ta là khi hậu nhiệt đới gió mùa, từng vùng miền khác nhau. Nước ta lại là nước khuyến nông nên được chính sách của nhà nước hỗ trợ nên tỉ lệ dư nợ thấp, tâm lí người dân e ngại nợ nần nên nợ xấu thấp. Đối với ngành công nghiệp: Tỉ lệ dự nợ chiếm ở mức khá thấp trong ngành Trườngnghề kinh doanh vì Đạiđây là ngành họcyêu cầu vố n Kinhcao và liên tục nên tế Ngân Huếhàng cho vay khá thấp, cụ thể năm năm 2017 tăng 10.46 tỷ đồng tương ứng tăng 53,93% so với năm 2016, năm 2018 có giá trị dư nợ tăng 452 tỷ đồng tương ứng tăng 1,51%. 53
  65. Bảng 2.4 Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của VPBank giai đoạn 2016 -2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % THEO LOẠI HÌNH DOANH 144.673 100 182.666 100 221.962 100 37.993 100 39.296 100 NGHIỆP Công ty cổ phần khác 21.201 14,65 30.304 16,59 51.966 23,41 9.103 42,94 21.662 71,48 Công ty TNHH khác 27.409 18,95 29.042 15,90 37.132 16,73 1.633 5,96 8.090 27,86 Hộ kinh doanh - Kinh tế cá thể 89.973 62,19 117.376 64,26 128.504 57,89 27.403 30,46 11.128 9,48 Công ty nhà nước 2.170 1,50 2.138 1,17 2.149 0,97 -32 -1,47 11 0,51 Khác 3.920 2,71 3.806 2,08 2.211 1,00 -114 -2,91 -1.595 -41,91 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các số liệu từ BCTC từ năm 2016 – 2018) Trường Đại học54 Kinh tế Huế
  66. Nhìn vào bảng 2.4 dư nợ chủ yếu đối với các hộ kinh doanh – Kinh tế cá thể, Công ty TNHH khác, Công ty cổ phần khác. Còn đối với các loại hình cho vay khác thì với tỷ trọng dư nợ là rất thấp. + Đối với hộ kinh doanh – Kinh tế cá thể giá trị dư nợ có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2017 tăng 27.403 tỷ đồng tương ứng tăng 30,46% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 11.128 tỷ đồng tương ứng tăng 9,48% so với năm 2017. Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với Hộ kinh doanh – Kinh tế cá thể, nên dư nợ đối với lĩnh vực kinh doanh này là cao nhất trong các loại hình cho vay. + Đối với công ty cổ phần khác giá trị dư nợ tăng qua các năm cụ thể năm 2017 tăng 9.103 tỷ đồng tương ứng tăng 42,94% so với năm 2016. Giá trị dư nợ của năm 2018 tăng 21.662 tỷ đồng tăng 71,48% so với năm 2017. Vì công ty cổ phần được giám sát chặt chẽ, minh bạch các thông tin cũng như tồn tại ổn định, lâu bền và được thừa nhận hợp pháp nên Ngân hàng cho vay đối với loại hình này tăng qua các năm và dẫn đến dư nợ khá lớn. + Đối với Công ty TNHH khác: Giá trị dư nợ tăng cụ thể giá trị dư nợ năm 2017 tăng 1.633 tỷ đồng tương ứng tăng 5,96% so với năm 2016. Giá trị dư nợ năm 2018 tăng 8.090 tỷ đồng tương ứng tăng 27,86% so với năm 2017. Đối với loại hình này vì có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân nên có nhiều vị thế tài chính tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai nên Ngân hàng cho vay đối với loại hình này tăng qua các năm nên dư nợ cũng tăng theo. + Còn đối với các loại hình khác thì tỉ trọng dư nợ khá thấp. Và một số loại hình có dư nợ giảm trong 2 năm như: các công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước 100%, Các nguyên nhân dư nợ tăng như vậy là do tổng doanh số cho vay hằng năm Trườngtăng khá đều. Chính Đại sách giữ chân học khách hàng Kinh cũ và thu hút khách tế hàng Huế mới của VPBank. Khách hàng mở rộng địa bàn, ra sản phẩm mới nên cần vốn để duy trì hoạt động kinh doanh vì khách hàng chủ yếu của VPBank là hộ kinh doanh – cá thể. 55