Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam

pdf 85 trang yendo 6490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tinh_doc_lap_cua_ngan_hang_trung_uong_trong_moi_quan.pdf

Nội dung text: Đề tài Tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương trong mối quan hệ với lạm phát - Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam

  1. 1 Mã số: TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT - NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM
  2. i TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm. Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và quản trị.
  3. ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ vii LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục tiêu nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 Đóng góp của đề tài 2 Hướng phát triển của đề tài 3 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VỚI LẠM PHÁT 4 1.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ương 4 1.1.1. Lịch sử hình thành & khái niệm, bản chất của NHTW 4 1.1.2. Khái niệm, bản chất của NHTW 5 1.1.3. Mục tiêu, chức năng và công cụ của NHTW 6 1.1.4. Mô hình tổ chức 7 1.2. Tính độc lập của NHTW 9 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW 9 1.2.2. Đo lường tính độc lập của NHTW 12 1.3. Lạm phát 15 1.3.1. Khái niệm về lạm phát 15 1.3.2. Phân loại lạm phát 15 1.3.3. Nguyên nhân của lạm phát 16 1.3.4. Đo lường lạm phát 16 1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và lạm phát 17 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước 17 1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước 18 KẾT LUẬN PHẦN 1 20
  4. iii 2. THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 21 2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam 23 2.2. Tính độc lập của NHNN Việt Nam 26 2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 28 2.3.1. Giai đoạn 1986-1999 28 2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 31 2.3.3. Giai đoạn 2008-2013 34 2.3.4. Hiện nay 42 KẾT LUẬN PHẦN 2 43 3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT 45 3.1. Phương pháp nghiên cứu 45 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 45 3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW 45 3.2.2. Dữ liệu khác 50 3.3. Mô hình nghiên cứu 51 3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc 51 3.3.2. Mô hình hồi quy 53 3.4. Kết quả thực nghiệm 55 3.4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với những phá vỡ cấu trúc 55 3.4.2. Mô hình hồi quy 59 KẾT LUẬN PHẦN 3 60 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 61 4.1. Mô hình tổ chức NHTW một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 61 4.1.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ 61 4.1.2. Ngân hàng trung ương châu Âu 65 4.1.3. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 68 4.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69
  5. iv 4.2. Ý kiến đề xuất 71 4.2.1. Góc nhìn tính độc lập NHNN Việt Nam của nhóm nghiên cứu 71 4.2.2. Ý kiến đề xuất 72 KẾT LUẬN PHẦN 4 73 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO i
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBI Chỉ số độc lập của Ngân hàng Trung ương CBIP Chỉ số độc lập chính trị CBIE Chỉ số độc lập kinh tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa ECB European Central Bank, Ngân hàng Trung ương Châu Âu FED Federal Reserve System, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FOMC Ủy ban thị trường mở liên bang GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMT Chỉ số độc lập của NHTW tính theo phương pháp của Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991) HĐQT Hội đồng quản trị IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NĐ Nghị định OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OMO Nghiệp vụ thị trường mở PCB Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PTA Policy Targets Agreenebt, Cam kết mục tiêu chính sách PPI Chỉ số giá hàng sản xuất USD Đô la Mỹ UNDP United Nations Development Programme, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc TK Thế kỷ TCTD Tổ chức tín dụng TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  7. vi TOR Chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW VAT Thuế giá trị gia tăng VND Việt Nam đồng
  8. vii DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ 8 Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội 8 Hình 3: Cơ cấu của NHNN Việt Nam 25 Hình 4: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (1986 -1999) 31 Hình 5: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân(2000 – 2007) 32 Hình 6: Đồ thị biến động tăng trưởng GDP, lạm phát, tín dụng 2008 -2013 35 Hình 7: Biểu đồ CPI năm 2008 36 Hình 9: Biểu đồ lãi suất năm 2008 37 Hình 10: Biểu đồ CPI năm 2011 39 Hình 11: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011 40 Hình 12: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 41 Hình 13: Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của Việt Nam theo thang đo GMT 47 Hình 14: Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo của GMT 48 Hình 15: Đồ thị của kiểm định Zivot and Andrews(1992) 56 Hình 16: Đồ thị của kiểm định Clemente et al. (1998) 57 Hình 17: Đồ thị kiểm định Zivot and Andrews cho chuỗi lạm phát hạn chế 1996 - 2006 58 Hình 18: Bảng kết quả mô hình hồi quy 59
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi lẽ nó có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Trải qua quá trình phát triển, vai trò quan trọng của NHNN Việt Nam trong việc điều hành CSTT kiểm soát lạm phát ngày càng thể hiện rõ nét hơn, đưa Việt Nam vượt qua được những giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với sự hội nhập, mở cửa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, cũng như gia tăng nguy cơ bất ổn, từ đó mà diễn biến lạm phát ngày càng phức tạp. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng những quốc gia có NHTW độc lập cao thì sẽ duy trì được mức lạm phát ở mức hợp lý nhất thông qua việc điều hành các chính sách trở nên linh hoạt hơn, kịp thời hơn, bám sát những diễn biến phức tạp của thị trường. Hơn thế nữa, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào xác nhận sự tồn tại mối quan hệ giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát. Chính bởi những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “Tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với lạm phát – Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định về mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát trong hiện tại và gợi ý những đề xuất trong thời gian sắp tới. Mục tiêu nghiên cứu Nhóm nghiên cứu có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Tìm hiểu về tính độc lập của NHTW và mối quan hệ của tính độc lập của NHTW với lạm phát.
  10. 2 (2) Kiểm tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát. (3) Đề xuất về tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp thực tiễn hiện tại. Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. Công việc này được thực hiện qua hai bước. Bước một, kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà có ảnh hưởng tới chỉ số độc lập của NHNN, tới tỷ lệ lạm phát thông qua nhận diện những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong chuỗi tỷ lệ lạm phát động1 bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực hiện cải cách. Bước hai, hồi quy2 tỷ lệ lạm phát động3 theo chỉ số độc lập của NHNN động để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng. Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích mô hình NHTW ở những quốc gia trên thế giới nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm tăng tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp với bối cảnh hiện tại. Nội dung nghiên cứu Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài nghiên cứu bao gồm 4 phần chính: Phần 1. Cở sở lý thuyết về tính độc lập ngân hàng trung ương và mối quan hệ của tính độc lập của ngân hàng trung ương với lạm phát. Phần 2. Thực trạng về tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lạm phát qua các giai đoạn. Phần 3. Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với lạm phát. Phần 4. Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất Đóng góp của đề tài Cả về ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn ứng dụng Ý nghĩa khoa học: Đề tài thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng đầu tiên trong kiểm tra mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN với lạm phát. Bên cạnh đó, 1 Chuỗi tỷ lệ lạm phát động từ năm 1996 – 2013. 2 Do hạn chế số liệu, các biến trong mô hình hồi quy được lấy từ năm 2000 – 2013. 3 Tỷ lệ lạm phát động là chuỗi tỷ lệ lạm phát theo thời gian.
  11. 3 bài nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị với phá vỡ cấu trúc để xác định mối quan hệ này (từ đề tài của Arnone and Romelli, 2013 chỉ áp dụng trên các nước OECD), áp dụng tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa lạm phát với sự độc lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm cải thiện mức độ độc lập của NHNN hiện tại, hướng tới bình ổn giá cả, phát triển kinh tế. Hướng phát triển của đề tài Do hạn chế của việc thu thập số liệu, chỉ số độc lập mà nhóm sử dụng để đánh giá mức độ độc lập của NHNN Việt Nam là chỉ số độc lập pháp định. Tuy nhiên, như lập luận trong một số các nghiên cứu trước đây ủng hộ chỉ số độc lập thực tế, hạn chế trong luật pháp cũng như thể chế ở các nước đang phát triển chính là nguyên nhân làm chỉ số độc lập pháp định không diễn tả chính xác mức độ độc lập của NHTW. Bởi vậy, khi giải quyết được vấn đề số liệu để đo lường chỉ số độc lập thực tế thì các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng chỉ số độc lập thực tế để xác nhận lại xem liệu kết quả về việc tồn tại mối quan hệ này là có còn đúng hay không. Nghị định 156/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 12/2013, đã nới lỏng hơn trong việc NHNN Việt Nam có quyền quyết định việc sử dụng các công cụ chính sách nào để thực hiện mục tiêu của mình. Đây là một cải tiến hết sức rõ rệt trong mức độc lập của NHNN Việt Nam và điều này gợi ý đến việc phát triển nghiên cứu sau vài năm nữa, nhằm đánh giá sự thay đổi mức độ độc lập này có tác động tích cực đến công tác điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát của Việt Nam hay không?
  12. 4 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VỚI LẠM PHÁT 1.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ương 1.1.1. Lịch sử hình thành & khái niệm, bản chất của NHTW Thời kỳ thứ nhất: sơ khai hình thành nghề ngân hàng. Khoảng 3500 trước Công nguyên, trên thế giới, các nền văn minh đã bắt đầu phát triển rực rỡ. Con người bắt đầu sử dụng kim tệ (tiền kim loại đúc bằng đồng, bạc, vàng) trong lưu thông. Tuy nhiên, các thương nhân thời bấy giờ lại gặp rắc rối với việc làm sao để bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong khi cướp bóc và chiến tranh xảy ra thường xuyên, rủi ro trong vận chuyển tiền trên những khoảng cách địa lý lớn, hay xử lý thế nào với những đồng tiền bị hao mòn để có thể lưu thông bình thường Để giải quyết vấn đề này, họ đi tới những chùa chiền, nhà thờ, những người quyền quý trong xã hội, Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với những nghiệp vụ hết sức đơn giản: nhận bảo quản tiền và thu thù lao bảo quản, đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng, Thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện (Bank) cùng với hình ảnh những chiếc bàn dài nhiều ngăn để cất giữ tiền, sổ sách, giấy tờ (theo tiếng Latin là Bancus). Nghề ngân hàng sơ khai như vậy xuất hiện ở Hy Lạp và lan rộng ra những nước khác. Thời kỳ thứ hai: Những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản xuất hiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nghiệp vụ ngân hàng cũng dần phát triển. Các chủ ngân hàng đã bắt đầu biết sử dụng sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép. Từ đó, nghiệp vụ bù trừ và chuyển ngân phục vụ cho thanh toán các giao dịch được diễn ra một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn. Các chứng thư do ngân hàng phát hành giúp các thương nhân có thể dễ dàng nhận tiền ở một ngân hàng khác liên quan. Các hoạt động trả tiền trước cho thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi (ngày nay còn gọi là nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ bảo lãnh) bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ thứ ba: Định hình và phát triển hệ thống ngân hàng, hình thành NHTW. Từ thế kỷ XVI đến nay, cũng với những bước tiến vượt bậc trong nền văn minh nhân loại, ngành ngân hàng cũng phát triển và đã, đang là một bộ phận có vai trò vô cùng
  13. 5 quan trọng trong nền kinh tế. Bắt đầu từ đây, hệ thống ngân hàng đã được định hình qua 3 giai đoạn: Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu sử dụng kỳ phiếu và mỗi ngân hàng thương mại sẽ phát hành một loại kỳ phiếu riêng, gây ra tình trạng khó khăn và cản trở lưu thông hàng hóa do một nước lại có quá nhiều kỳ phiếu ngân hàng cùng được sử dụng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng xảy ra, các kỳ phiếu của những ngân hàng có quy mô lớn, uy tín ngày càng chiếm ưu thế và lưu thông rộng rãi. Những ngân hàng vừa và nhỏ lúc này phải sử dụng các kỳ phiếu của các ngân hàng lớn phát hành, dần dần xuất hiện sự phân hóa giữa các ngân hàng thương mại phát hành kỳ phiếu (ngân hàng phát hành) và các ngân hàng thương mại không phát hành kỳ phiếu. Giai đoạn II (khoảng từ đầu TK XVIII đến đầu TK XX): lúc này quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Bên cạnh quy luật kẻ mạnh thắng người yếu thì sự tác động, trợ giúp của chính quyền nhà nước cũng giữ vai trò rất quan trọng. Thậm chí nhà nước còn can thiệp trực tiếp bằng các ra những sắc luật cho phép ngân hàng nào được quyền phát hành, tạo nên ngân hàng phát hành độc quyền. Lúc này hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia phân hóa thành 2 cấp rõ rệt: - Hệ thống ngân hành phát hành: chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. - Hệ thống các ngân hàng trung gian (gồm các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính phi ngân hàng): giao dịch trực tiếp với khác hàng. Giai đoạn III: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết các nước bắt đầu quốc hữu hóa ngân hàng phát hành để hợp pháp vị trí độc tôn của ngân hàng phát hành, đồng thời củng cố quyền lực và quyền lợi của nó trong xã hội. Theo đó, nhà nước sẽ mua lại toàn bộ số cổ phần của ngân hàng phát hành, biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước (Ngân hàng công), và từ đây, hình thành ngân hàng Trung ương. 1.1.2. Khái niệm, bản chất của NHTW Sách Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa ra khái niệm về NHTW như sau: “NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW
  14. 6 là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế.” Bản chất của NHTW thể hiện qua những nội dung sau: - Là ngân hàng phát hành độc quyền của nhà nước. - Là thể chế bậc cao của hệ thống ngân hàng thương mại và là nơi cho vay cuối cùng của các ngân hàng thương mại. - Là một bộ máy của nhà nước, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. - Là cơ quan quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. 1.1.3. Mục tiêu, chức năng và công cụ của NHTW Mục tiêu của NHTW Là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, NHTW cũng có 5 mục tiêu chính như các mục tiêu chính của CSTT bao gồm: (1) Ổn định giá cả. (2) Ổn định tỷ giá. (3) Ổn định hệ thống tài chính. (4) Tăng trưởng kinh tế. (5) Tỷ lệ việc làm cao. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến một NHTW không thể cùng lúc theo đuổi tất cả các mục tiêu trên, như vì: - Một số mục tiêu là không tương thích với nhau. Ví dụ như trong trường hợp “bộ ba bất khả thi”, cụ thể một quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu tự do hóa tài chính – Chính sách tiền tệ độc lập – Tỷ giá ổn định. - Việc theo đuổi nhiều mục tiêu cùng lúc trong một số trường hợp còn có thể là không cần thiết. Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế và việc làm có tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới, nên NHTW không cần phải theo đuổi cả hai mục tiêu trên.
  15. 7 - Đồng thời theo đuổi nhiều mục tiêu còn có thể làm hạn chế hiệu quả của chính sách. Hiện nay, trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước, các biến vĩ mô ngày càng biến động linh hoạt hơn. Do đó việc theo đuổi nhiều mục tiêu có thể khiến cho hiệu quả về mặt chính sách bị sụt giảm. Do những lý do này, các NHTW phải rất thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu cũng như thứ tự ưu tiên của chúng. Chức năng của NHTW - Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng - Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ. - Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng. - Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ. Công cụ - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - Lãi suất tái chiết khấu. - Hạn mức tín dụng. - Nghiệp vụ thị trường mở. 1.1.4. Mô hình tổ chức Tùy theo đặc điểm của từng nước, cũng như hệ thống pháp chế của các quốc gia, NHTW được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây: Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp, ) CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
  16. 8 Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia Ưu điểm: hoạt động của NHTW nằm trong sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của Chính phủ, vì vậy nó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ. Nhược điểm: làm mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ. NHTW có thể thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong ngân sách nhà nước, khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn tới lạm phát. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng mô hình này, trong có đó Việt Nam. Mô hình NHTW trực thuộc quốc hội QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ (Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Thương mại, Công nghi ệp, Nông nghiệp, ) CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội NHTW có vị trí độc lập so với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội. Đây là mô hình tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại, từng bước nâng cao vị trí NHTW trong nền kinh tế thị trường.
  17. 9 Ưu điểm: NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền do sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước. Nhược điểm: thiếu sự phối hợp giữa chính phủ và NHTW, khiến cho các mục tiêu kinh tế - xã hội không được thực hiện một cách nhất quán. Mô hình này hiện được áp dụng tại Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản . và một số nước khác. 1.2. Tính độc lập của NHTW 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW Không có một khái niệm tuyệt đối nào khi nói về tính độc lập của NHTW. Theo Carl E. Walsh, 2005, tính độc lập của NHTW liên quan đến sự tự do của chính sách tiền tệ dưới những tác động trực tiếp từ chính trị hoặc chính phủ trong việc điều hành chính sách. Hầu hết những thảo luận về tính độc lập của NHTW tập trung vào hai phương diện chính. Phương diện đầu tiên bao gồm những đặc điểm thể chế ngăn cách các NHTW khỏi ảnh hưởng chính trị trong việc xác định các mục tiêu chính sách của mình. Phương diện thứ hai bao gồm những vấn đề liên quan đến việc NHTW được phép tự do thi hành các chính sách để theo đuổi các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Grilli, Masciandaro and Tabellini (1991) gọi hai phương diện này là "sự độc lập chính trị" và "sự độc lập kinh tế". Tuy nhiên một thuật ngữ phổ biến hơn theo cách gọi của Debelle and Fischer (1994) là "sự độc lập trong mục tiêu" và "độc lập trong công cụ". Sự độc lập mục tiêu đề cập đến khả năng NHTW có thể xác định các mục tiêu của chính sách mà không bị tác động trực tiếp của cơ quan chính phủ. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, Ngân hàng Anh thiếu sự độc lập trong mục tiêu vì mục tiêu lạm phát được thiết lập bởi Chính phủ. Tại Hoa Kỳ, mục tiêu của Cục dự trữ Liên bang (FED) được thiết lập trong điều lệ pháp lý của nó, nhưng các mục tiêu được mô tả bởi những điều khoản không cụ thể (ví dụ như tỷ lệ việc làm tối đa), từ đó FED có thể đề ra các mục tiêu hoạt động. Bởi vậy FED có một mức độ độc lập mục tiêu cao. Cũng như đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ổn định giá cả là một mục
  18. 10 tiêu bắt buộc, nhưng ECB có thể lựa chọn cách giải thích mục tiêu này với việc tự định nghĩa về ổn định giá cả và chỉ số giá cụ thể. Sự độc lập trong công cụ chỉ đề cập đến khả năng của NHTW trong tự do thay đổi các công cụ chính sách của mình để theo đuổi các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Anh mặc dù thiếu sự độc lập trong mục tiêu nhưng lại có sự độc lập trong công cụ. Cụ thể, việc thiết lập nhiệm vụ lạm phát là của Chính phủ, nhưng nó có thể tự do quyết định công cụ sử dụng. Tương tự như vậy, phạm vi mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Dự trữ New Zealand được thiết lập trong Cam kết mục tiêu chính sách (Policy Targets Agreement – PTA) với Chính phủ, nhưng theo PTA, nó có quyền sử dụng công cụ mà không có sự can thiệp. Theo cánh phân định các khía cạnh độc lập khác được trình bày trong những công trình nghiên cứu của những tác giả Đặng Hữu Mẫn (2007), Vũ Thành Tự Anh (2013) , thì sự độc lập của NHTW được thể hiện trên những khía cạnh chính sau: (i) độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý; (ii) độc lập về chính sách, và (iii) độc lập về tài chính. Độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức, quản lý: Khía cạnh đầu tiên của sự độc lập được thể hiện thông qua quyền hạn của Thống đốc NHTW trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của mình như bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế độ lương bổng và trợ cấp Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của thống đốc và các nhân sự chủ chốt của NHTW nếu lệch so với nhiệm kỳ của Quốc hội và Chính phủ, thì mức độ lộc lập của NHTW cũng sẽ được tăng cường. Đối với một số quốc gia, các vị trí chủ chốt khác của NHTW có chu kỳ bầu/bổ nhiệm khác nhau, điều này vừa giúp cho công việc của NHTW được trôi chảy và có tính kế thừa, vừa đảm bảo cho các thành viên được chỉ định bởi các nhiệm kỳ Quốc hội hay Chính phủ khác nhau. Độc lập về chính sách:
  19. 11 Khía cạnh độc lập về chính sách lại được chia ra làm hai mức cụ thể, bao gồm độc lập trong việc quyết định các mục tiêu trung gian và độc lập trong việc lựa chọn các công cụ chính sách. Lưu ý rằng ở hầu hết các quốc gia hiện nay, những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hay NHTW như ổn định giá cả, ổn định hệ thống tài chính, ổn định việc làm, đều được quy định trong luật NHTW và do Quốc hội quyết định. Việc quyết định mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ có sự khác biệt ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở Úc và Anh thì mục tiêu này được quyết định do Bộ Tài Chính cùng với NHTW, còn ở Mỹ hay EU thì mục tiêu này do NHTW quyết định hoàn toàn. Cơ quan nào ra quyết định thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về chính sách và kết quả chính sách. Ví dụ nếu cả Bộ Tài chính và NHTW cùng tham gia vào việc xác lập mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ thì về nguyên tắc, hai tổ chức này phải cùng chịu trách nhiệm về việc giải trình này. Sau khi đã xác định được mục tiêu trung gian thì ngay sau đó NHTW cần quyết định các công cụ để thực hiện những mục tiêu đó. Các công cụ thường là lãi suất cơ bản trên thị trường liên ngân hàng, mức tỷ giá trung bình (như Việt Nam là tỷ giá bình quân liên ngân hàng) hay biên độ dao động tỷ giá. Độc lập về tài chính Khía cạnh thứ ba là khía cạnh độc lập về tài chính. Điều này được thể hiện đầu tiên ở việc NHTW có quyền tự chủ quyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu Chính phủ trực tiếp hay gián tiếp bằng nguồn vốn tín dụng của mình hay không. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả. Thứ hai, nó cũng thể hiện qua việc NHTW có nguồn tài chính đủ lớn để không phụ thuộc vào sự cấp phát tài chính của Chính phủ, cụ thể là từ Bộ Tài chính. Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là NHTW có thể tùy tiện chi tiêu nhất là khi đa số các NHTW đều có thặng dư từ hoạt động của mình. Trên thực tế ở nhiều quốc gia cũng như Việt Nam, khoản thặng dư này thường phải chuyển vào ngân khố quốc gia. Thứ ba, Thống đốc có quyền quyết định hầu hết các khoản chi tiêu của NHTW trong khuôn khổ dự toán ngân sách đã được phê duyệt.
  20. 12 1.2.2. Đo lường tính độc lập của NHTW Để đo lường mức độ độc lập của NHTW và tìm kiếm mối liên hệ của nó với các chỉ số vĩ mô quan trọng như lạm phát, tăng trưởng GDP, đầu tư các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độc lập của NHTW trên cả ba khía cạnh nhân sự, chính sách, và tài chính như đã trình bày ở phần 1.2.1. Trên thực tế, vì khái niệm độc lập của NHTW chỉ có tính tương đối và đa chiều nên nhiều khi không thể đo lường một cách trực tiếp. Do đó, các khía cạnh độc lập của NHTW sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu gián tiếp. Có nhiều phương pháp đo lường mức độ độc lập của NHTW được sử dụng phổ biến. Đầu tiên là thang đo của Bade và Parkin (1982) gồm 4 cấp độ đo lường cho 12 nước dựa trên sự độc lập về mặt chính trị. Và sau đó vào năm 1988 Alesina đã bổ sung đo lường thêm 4 nước khác dựa vào thang đo này. Độc lập về chính trị được định nghĩa theo các tác giả này là liên quan đến mối quan hệ có tính thể chế giữa Chính phủ và NHTW, về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm của các nhân sự cấp cao của NHTW bởi Thủ tướng, hay khả năng chi phối về các mục tiêu và công cụ chính sách của các thành viên Chính phủ trong NHTW. Hiện nay, hai phương pháp đo lường tính độc lập của NHTW phổ biến nhất là do Grilli, Masciandaro, and Tabellini (GTM) xây dựng năm 1991và do Cukierman đề xuất năm 1992. GMT phân biệt khía cạnh độc lập về chính trị (quyền hạn của NHTW trong việc xây dựng mục tiêu của chính sách tiền tệ) và độc lập về kinh tế (quyền hạn của NHTW trong việc lựa chọn công cụ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ). Trong khi đó, Cukierman quan tâm về mức độ độc lập về việc bổ nhiệm thống đốc NHTW, việc hình thành mục tiêu và chính sách của NHTW, và những giới hạn trong việc NHTW cho chính phủ vay được quy định trong luật. GMT – Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991) đánh giá mức độ độc lập của NHTW trên hai phương diện: độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế: - Độc lập về chính trị là khả năng của NHTW trong việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Sự độc lập về chính trị được đo lường theo tám chỉ tiêu bao gồm:
  21. 13 1) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm Thống đốc NHTW. 2) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc. 3) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm. 4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm. 5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc. 6) Chính sách tiền tệ không phải qua sự phê duyệt của Chính phủ. 7) NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản. 8) Tồn tại những quy định pháp luật tăng cường vị thế của NHTW trong trường hợp có mâu thuẫn với Chính phủ. - Độc lập về kinh tế đo lường sự tự chủ trong hoạt động của NHTW trên bảy chỉ tiêu sau: 1) Không tồn tại thủ tục tự động cho phép Chính phủ vay tiền trực tiếp từ NHTW. 2) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải theo lãi suất thị trường. 3) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải có tính ngắn hạn. 4) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải nằm trong hạn mức nhất định. 5) NHTW không tham gia thị trường sơ cấp đối với nợ của Chính phủ. 6) NHTW có trách nhiệm thiết lập lãi suất tái chiết khấu. 7) NHTW không có trách nhiệm giám sát ngành ngân hàng (hai điểm), hoặc chia sẻ chức năng này với các cơ quan chức năng khác (một điểm). Chỉ số CWN – Cukierman (1992) đề xuất phương pháp đo lường mức độ độc lập của NHTW theo 16 chỉ tiêu như sau:
  22. 14 - Thống đốc NHTW: (i) Độ dài của nhiệm kỳ, (ii) Cơ quan được ủy quyền bổ nhiệm thống đốc, (iii) Điều khoản bãi nhiệm thống đốc, và (iv) Khả năng giữ một vị trí khác trong Chính phủ. - Hình thành chính sách: (v) NHTW có chịu trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ hay không, (vi) Quy tắc liên quan đến việc giải quyết xung đột giữa NHTW và Chính phủ, và (vii) Mức độ tham gia của NHTW trong việc xây dựng ngân sách của Chính phủ. - Mục tiêu của NHTW: (viii) Ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản của NHTW. - Hạn chế đối với việc NHTW cho chính phủ vay: (ix) Tạm ứng trước và (x) Chứng khoán hóa nợ của chính phủ, (xi) Chính phủ kiểm soát các điều khoản của khoản vay (thời gian đáo hạn, lãi suất, và quy mô tín dụng), (xii) Độ rộng của những đối tượng trong diện được phép vay từ NHTW, (xiii) Các loại ràng buộc (nếu có) đối với các khoản vay từ NHTW, (xiv) Thời hạn của khoản vay từ NHTW, (xv) Những giới hạn về lãi suất đối với các khoản vay từ NHTW, và (xvi) Việc ngăn cấm NHTW tham gia thị trường nợ thứ cấp đối với các chứng khoán của Chính phủ. IMF cũng đưa ra thang đo 4 mức độ về sự độc lập của NHTW ở các nước như sau: Mức độ độc lập cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: ngân hàng trung ương có quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như nó không được thả nổi (Ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ- FED được lựa chọn mục tiêu hoạt động trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển dụng nhân công và ổn định giá cả). Mức độ độc lập thứ hai là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW được quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá. Tuy nhiên không giống với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động là việc xây dựng các chỉ tiêu của một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, Luật quy định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả thì trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của ECB cũng quy định mục tiêu là ổn định giá cả và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động để hoàn thành mục tiêu đó.
  23. 15 Mức độ độc lập thứ ba là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định mục tiêu và xây dựng chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc và thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm lựa chọn các công cụ chính sách phù hợp ví dụ như hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, chế độ tỷ giá hối đoái, để thực hiện mục tiêu đó. Cuối cùng là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định tất cả từ việc tạo ra chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là can thiệp vào việc lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách. 1.3. Lạm phát 1.3.1. Khái niệm về lạm phát Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: “Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của hầu hết các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế”. Bên cạnh đó, giảm phát là khái niệm chỉ tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một thời gian nhất định. Khác với giảm lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước. 1.3.2. Phân loại lạm phát Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, có thể chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát dưới 1 con số): khi mà giá cả hàng hóa dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/năm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định. Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát 2 con số hay 3 con số): khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng từ 10% đến 999%. Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, chẳng hạn 400%, 700%; đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế bất ổn. Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn. Người ta ví tiền mặt trong thời kỳ này như những hòn than rực cháy, ai giữ tiền nhiều và càng lâu thì càng bị thiệt hại. Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế bất ổn, cuộc sống ngày càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.
  24. 16 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Đức bị tàn phá nặng nề, sản lượng hàng hóa sản xuất giảm sút nghiêm trọng, nguồn thu ngân sách giảm mạnh, lại phải bồi thường chiến phí cho các nước đồng minh thắng trận, ngân khố quốc gia cạn kiệt. Để có tiền chi tiêu duy trì bộ máy, chính phủ Đức đã phát hành một lượng tiền rất lớn, và kết quả là giá cả hàng hóa tăng một cách chóng mặt. Ví dụ: Giá một tờ nhật báo vào tháng 1 năm 1921 là 0,3 Mác, đến tháng 11 năm 1923 là 70 triệu Mác! Giá một ly bia là bốn tỷ Mác, giá một ổ bánh mỳ là 3 tỷ Mác! Chính phủ phải mua thêm nhiều máy in tiền, nhwng khối lượng tiền tăng lên vẫn chậm hơn tốc độ tăng giá. Đến mức vào cuối giai đoạn siêu lạm phát, họ phải lấy những đồng tiền trong kho chưa phát hành đóng thêm vào vài con số zero để phát hành. Tiền không còn thức hiện các chức năng vốn có của nó. Thị trường tài chính gần như tê liệt. Để đảm bảo mức sống cho cán bộ công nhân viên chức, chính phủ Đức đã phát lương 2 lần/ngày. Người dân chỉ giữ một lượng tối thiểu để chi tiêu hằng ngày, mọi khoản tiền chưa tiêu dùng đều gửi hết vào ngân hàng. Người dân đã mất rất nhiều thời gian để lui tới ngân hàng. Như vậy, do tài trợ cho chi tiêu ngân sách bằng cách in tiền đã gây ra tình trạng siêu lạm phát ở Đức giai đoạn 1921 – 1923. 1.3.3. Ngu ên nhân của lạm phát Có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát: Lạm phát do cầu (còn gọi là lạm phát do cầu kéo): xuất phát từ gia tăng của tổng cầu, có thể do khu vực tư nhân lạc quan về tình hình kinh tế, nên tiêu dùng và đầu tư tăng lên, do chính phủ tăng chi tiêu, NHTW tăng cung tiền hay người nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát do cung (còn gọi lạm phát do chi phí đẩy): xuất phát từ sự sụt giảm của tổng cung, khi mà chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên do tiền lương tăng trong khi năng suất lao động không đổi, thuế tăng lãi suất tăng, thiên tai mất mùa chiến tranh , giá các nguyên vật liệu chính tăng cao. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ: những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra. 1.3.4. Đo lường lạm phát
  25. 17 Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ lạm phát hàng năm được tính theo công thức: Thông thường, có ba loại chỉ số giá được dùng để tính tỷ lệ lạm phát bao gồm: chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát theo GDP (Id). 1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đâ về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và lạm phát 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước Đã tồn tại nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự độc lập NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. Bài viết của Lê Xuân Nghĩa (2006) cho thấy NHNN Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính Phủ. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao một cách căn bản hiệu quả hoạt động của NHTW. Theo đó, luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng cần phải sớm sửa đổi để thể chế hóa tính độc lập của NHTW. Bài nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2007) trình bày về mục tiêu hàng đầu của NHTW là ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, duy trì mức lạm phát thấp và hợp lý trong một khoảng thời gian dài là dấu hiệu cho sự hoạt động hiệu quả một NHTW. Bài viết không xem xét toàn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTW, thay vào đó, tác giả chỉ nghiên cứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lược và cơ bản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đề chính trong tính độc lập của NHTW, từ đó chứng minh được vai trò của nó đối với sự ổn định giá của một quốc gia thông qua một minh chứng điển hình nhất. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất như là một tiếng nói đóng góp thêm vào nhiệm vụ ổn định giá cả ở Việt Nam hiện nay. Bài nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2013) nêu lên mối quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTW và một số chỉ số vĩ mô, đồng thời đưa ra một số mô hình NHTW ở các
  26. 18 nước như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu (ECB), Malaysia, đồng thời đánh giá mức độ độc lập của NHTW hiện nay ở Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị về vai trò cũng như sự phân nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, NHTW trong việc tổ chức và quyết định các chính sách tiền tệ, hơn thế nữa, là các khuyến nghị tăng cường tính độc lập cho NHTW Việt Nam. 1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước Rogoff (1985) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao phó chính sách tiền tệ cho một NHTW mà nó đặt nặng việc ổn định tỷ lệ lạm phát hơn so với ổn định việc làm. Thật vậy, sự độc lập giúp NHTW có thể thực thi những chính sách tiền tệ đáng tin cậy nhằm đạt một tỷ lệ lạm phát thấp hơn, vì vậy loại bỏ vấn đề không nhất quán thời gian trong các chính sách chính phủ (Kydland and Prescott, 1977). Bài nghiên cứu cơ sở của Rogoff có tác động kép, vừa khuyến khích thực hiện cải cách ngân hàng trung ương trên khía cạnh chính sách, và tạo hướng đi cho việc thiết kế các chỉ số phù hợp để thể hiện mức độ độc lập của NHTW, trên khía cạnh nghiên cứu. Sau đó, bắt đầu với Bade và Parkin (1998), nhiều nghiên cứu khác nhau đã phát triển các chỉ số đại diện cho mức độ độc lập của NHTW, sau đây gọi tắt là CBI (ví dụ Alesina, 1988; Grilli et al., 1991; Cukierman, 1992; Cukierman et al., 1992; Alesina and Summers, 1993). Theo sau sự ra đời của các chỉ số này, các lý thuyết thực nghiệm đã ra đời nghiên cứu mối quan hệ giữa CBI với lạm phát, tăng trưởng kinh tế và các biến vĩ mô khác. Các bài viết của Alesina (1988), Grilli et al. (1991), Cukierman et al. (1992), và Alesina and Summers (1993) đều đưa ra một kết quả nổi bật là tồn tại mối tương quan nghịch biến giữa mức độ độc lập của NHTW và mức lạm phát – tức là lạm phát có xu hướng thấp ở các nước có mức độ độc lập của NHTW cao. Bên cạnh tác động tích cực tới mức lạm phát, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tính độc lập của NHTW giúp giảm mức độ biến thiên của lạm phát, ví dụ như trong nghiên cứu của Alesina and Summers (1993), Catão và Terrones (2003). Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nếu như mức độ lạm phát cho thấy sự dâng lên của mặt bằng giá cả thì sự biến thiên của nó phản ánh mức độ rủi ro của môi trường vĩ mô – và do vậy nếu như việc tăng tính độc lập của
  27. 19 NHTW giúp giảm tính biến thiên của lạm phát thì đây là một chính sách cần thiết nếu một quốc gia muốn duy trì sự ổn định vĩ mô. Mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và lạm phát được phát hiện không chỉ ở các nước đã phát triển mà còn ở một diện rất rộng các quốc gia đang phát triển hay các nền kinh tế mới nổi. Jacome and Vazquez (2008) nghiên cứu tác động của CBI tới lạm phát cho một mẫu gồm 24 quốc gia Mỹ Latinh và Caribean trong thời kỳ từ 1985 – 2002. Kết quả của họ xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa CBI và lạm phát. Arnone et al. (2009) và Laurens et al. (2009), sử dụng chỉ số CBI của Grilli et al. (1991) cho một nhóm những quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi cũng cho thấy vai trò quan trọng của ngân hàng Trung ương trong việc giữ lạm phát ở mức thấp. Acemoglu et al. (2008) phân tích những thay đổi trong luật ngân hàng Trung ương của 52 quốc gia trong thời kỳ từ 1989 – 2003 và chứng thực rằng CBI có liên quan đến một sự suy giảm đáng kể trong lạm phát ở những nước có mức ràng buộc chính trị trung bình. Lý thuyết thực nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa CBI và lạm phát đã sử dụng các chỉ số tính dựa trên luật NHTW (pháp định), hay dựa trên chỉ số doanh thu của thống đốc NHTW (thực tế). Hồi quy meta của Klomp and de Haan (2010) phân tích 57 nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ số CBI theo luật định có mối quan hệ ngược chiều với lạm phát ở những quốc gia OECD, đặc biệt trong suốt những năm 1970. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dựa trên CBI thực tế lại cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa các chỉ số đó và lạm phát, dẫu cho quan hệ nhân quả giữa hai biến này là rất khó để đánh giá. Tuy nhiên, những phương pháp trên đây không cung cấp một đánh giá chi tiết về tác động của những cải cách luật NHTW tới tỷ lệ lạm phát động của mỗi quốc gia. Vả lại, các nghiên cứu chỉ tiến hành xem xét CBI hiện hành, có lẽ không thể nắm bắt được ảnh hưởng của sự tiến triển chỉ số này. Bởi vậy gần đây nhất, Arnone and Romelli (2013) đã thực hiện nghiên cứu trên 10 quốc gia OECD và cho thấy kết quả là chỉ số độc lập NHTW động (chỉ số CBI theo thời gian) tính toán từ những cải cách luật NHTW, có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ lạm phát động ở những quốc gia đó.
  28. 20 KẾT LUẬN PHẦN 1 Lạm phát cao gây ra rất nhiều những hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bởi vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu của NHTW các quốc gia là giữ cho lạm phát ở một mức thấp vừa phải. Tuy nhiên một thực tế rằng, những nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm ở trong và ngoài nước đã cho thấy: mức độ độc lập của NHTW là một trong những nhân tố tác động tới lạm phát, và tồn tại một mối tương quan nghịch giữa chỉ số độc lập của NHTW (CBI) và lạm phát ở nhiều quốc gia. Những giải thích được đưa ra chủ yếu bao gồm, việc NHTW không được độc lập trong thực hiện chính sách tiền tệ có thể gây ra những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách, và từ đó giảm hiệu quả các chính sách tiền tệ, trong đó có mục tiêu giữ cho lạm phát ở một mức vừa phải. Thêm vào đó, cũng có trường phái lập luận rằng việc NHTW trực thuộc Chính phủ có thể dẫn tới khả năng NHTW cung thêm tiền vào nền kinh tế nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Ở Việt Nam cho đến nay, những nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát thì chủ yếu đều sử dụng phương pháp định tính, chưa có những nghiên cứu định lượng. Mặt khác, trong những bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại các quốc gia đang phát triển và mới nổi, các tác giả trước cũng chưa có những đánh giá chi tiết về tác động của cải cách luật NHTW tới tỷ lệ lạm phát, cũng như các nghiên cứu đó chỉ tiến hành xem xét CBI hiện hành, có thể sẽ không nắm bắt được ảnh hưởng của sự tiến triển chỉ số này. Bởi vậy trong Chương 3, phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu tác động của cải cách luật NHTW (cái mà có tác động đến sự độc lập của NHNN Việt Nam) tới tỷ lệ lạm phát, cũng như sử dụng chỉ số CBI động4 trong mô hình hồi quy của mình. 4 Từ đây về sau, chỉ số CBI trong bài viết được hiểu là chỉ số CBI động.
  29. 21 2. THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trước Cách Mạng Tháng Tám, ở Việt Nam ta có Ngân hàng Đông Dương, vừa đóng vai trò là ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương), vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của ngân hàng thương mại. Cho đến khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngân hàng Đông Dương không còn tồn tại nữa. Chính phủ đương thời bắt đầu xây dựng hệ thống tiền tệ - ngân hàng của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền: Năm 1948, Quốc hội ra đạo luật đình chỉ lưu hành tiền Đông Dương, và cho phép Bộ tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam. Năm 1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 15/SL/CT - Sát nhập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất, tách ra khỏi Bộ tài chính để thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam vào năm 1951. Ta có thể thấy việc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ - ngân hàng độc lập, tự chủ của nước ta.Trong thời điểm này, nó đối mặt với 5 nhiệm vụ cấp bách: phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Năm 1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến năm 1975, sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Năm 1976, hệ thống ngân hàng ở miền nam được hợp nhất với NHNN Việt Nam, từ đó NHNN Việt Nam trở thành Ngân hàng trung ương của nước Việt Nam thống nhất. Năm 1978, phát hành tiền mới , thu hồi tiền cũ ở cả 2 miền.
  30. 22 Như vậy, đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam ta từ một cấp trở thành hai cấp: - Ngân hàng cấp I: là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân hàng của các ngân hàng. - Ngân hàng cấp II: bao gồm các ngân hàng chuyên doanh (NHTM) và các tổ chức tín dụng – NH cấp II thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Năm 1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh NHNN, tuy nhiên vì ở giai đoạn mới chuyển sang mô hình 2 cấp, chưa có được nhiều sự học hỏi từ các nước khác, kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước chưa nhiều nên Pháp lệnh này quy định cơ cấu và các chức năng của NHNN còn rất sơ khai, chưa đi vào cụ thể ở nhiều điều điểm. Theo đó NHNN được điều hành bởi Hội đồng quản trị gồm 10 thành viên, trong đó chủ tịch HĐQT là Thống đốc NHNN còn phó chủ tịch là Phó thống đốc thứ nhất, ngoài ra còn có 1 giám sát viên từ Chính phủ do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm. Năm 1990, pháp lệnh quy định NHNN chỉ có vai trò tư vấn các chính sách về tiền tệ, kinh tế và tài chính cho chính phủ. Nhưng sau một thời gian hoạt động và cùng với việc gia nhập tổ chức ASEAN vào năm 1995, vào năm 1997, Quốc hội đã ban hành Luật NHNN, quy định chi tiết hơn về hoạt động và cơ cấu của NHNN. Luật NHNN đã chính thức công nhận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong Luật NHNN này, Ngân hàng Nhà nước chính thức được công nhận là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. NHNN được quyền xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến
  31. 23 hàng năm rồi mới trình Chính phủ xem xét để nộp lên Quốc hội. Thống đốc ngân hàng nhà nước lúc này là Uỷ viên thường trực cho hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia. Bộ luật này được sửa đổi và bổ sung vào tháng 10/2003. Năm 2008, chính phủ ra NĐ96 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam. Và đến tháng 06/2010, Quốc Hội khoá 12 đã ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng để phù hợp hơn với thời cuộc. Ngày 11/11/2013, Thủ tướng chính phủ ký nghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, được thi hành từ ngày 26/12/2013, thay thế Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008. NĐ156 đã có những điểm mới như: NHNN có thêm nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ, được quyết định sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia như tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, NĐ96 thì việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia NHNN cũng chỉ được đề xuất trong đề án trình Chính phủ. Sự tiến bộ này đã cho thấy NHTW đã và đang từng bước độc lập hơn. 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam Theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 11/11/2013: Vị trí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chức năng và nhiệm vụ - Thực hiện chức năng phát hành tiền và quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ NHTW như: in, đúc, phát hành tiền; tái cấp vốn; tố chức, quản lý thị trường tiền tệ, thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
  32. 24 Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm và sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Công bố, quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, quản lý Dự trữ ngoại hối và mua bán ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng. - Thực hiện chức năng ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ: Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Can thiệp bằng những biện pháp xử lý đặc biệt khi các tổ chức tín dụng vi phạm hoặc gặp khó khăn về tài chính. - Xử lý các ngân hàng yếu kém trong trường hợp hệ thống ngân hàng gặp rủi ro. Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ là quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước: Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế, cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước. Bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia. Thống kê thông tin về kinh tế, tiền tệ, ngân hàng và công khai thông tin theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp thực hiện phòng chống rửa tiền. Cơ cấu tổ chức Trụ sở Trung ương của NHNN Việt Nam đặt tại thủ đô Hà Nội với bộ máy lãnh đạo tập trung – gồm Thống đốc NHNN Việt Nam và các Phó Thống đốc.
  33. 25 Vụ chính sách tiền tệ Vụ quản lý ngoại hối Vụ thanh toán Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Vụ Dự báo, thống kê Vụ Hợp tác quốc tế Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính Vụ Kiểm toán nội bộ Vụ Cục Vụ Pháp chế NHTW Vụ Tài chính - Kế toán Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Thi đua - Khen thưởng Văn phòng Cục Công nghệ tin học Cục phát hành và kho quỹ Cục quản trị Thống đốc Các phó Sở Giao dịch NHNN thống đốc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Viện Chiến lược NH Vp đại diện NHNN tại TPHCM Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam Thời báo Ngân hàng Các tổ chức sự nghiệp Tạp chí Ngân hàng Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng 63 chi nhánh Trường ĐH Ngân hàng NHNN Tỉnh, TP TPHCM trực thuộc TW Học viện Ngân hàng Hình 3: Cơ cấu của NHNN Việt Nam
  34. 26 2.2. Tính độc lập của NHNN Việt Nam Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90, hệ thống ngân hàng đã có sự thay đổi lớn, chuyển từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp, kèm theo đó là sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước năm 1990 (có hiệu lực từ 1/10/1990), tạo cơ sở pháp lý để củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. Theo mô hình một cấp, tức là Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Còn theo mô hình hai cấp thì NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ ngân hàng của các ngân hàng, tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp hai(các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng); ngoài ra NHNN là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền. Trên cơ sở pháp lệnh tính độc lập của NHNN bước đầu được thể hiện; NHNN đã được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản, cốt lõi trong chức năng nhiệm vụ của mình, đây là điểm độc lập cơ bản của các NHTW (Pháp lệnh năm 1990, điều 1: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gọi tắt và Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.) và điểm thứ hai là không trực tiếp tham gia thị trường sơ cấp đối với nợ của Chính phủ, chỉ tham gia với bộ tài chính làm đại lí phát hành công trái chính phủ(Pháp lệnh năm 1990, điều 27: Ngân hàng Nhà nước có thể thoả thuận với Bộ tài chính làm đại lý cho kho bạc Nhà nước về các hoạt động sau đây: 1- Phát hành công trái ngắn hạn và dài hạn; 2- Trả vốn gốc và lãi đối với công trái.). Tuy vậy, do thực tế Việt Nam chúng ta vừa đang trong quá trình thực hiện Đổi mới, hệ thống ngân hàng vừa chuyển từ ngân hàng 1 cấp sang 2 cấp, chưa có được nhiều sự học hỏi từ các nước khác, kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước chưa nhiều nên Pháp lệnh này quy định cơ cấu và các chức năng của NHNN còn rất sơ khai, chưa đi vào cụ thể ở nhiều điều điểm. Theo đó, NHNN chỉ có vai trò tư vấn các chính sách về tiền tệ, kinh tế và tài chính cho chính phủ, mức độ độc lập của NHNN hầu như không có. Một phần
  35. 27 cũng do thực tế bản thân NHNN Việt Nam lúc bấy giờ chưa đủ khả năng cũng như kinh nghiệm trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lí hoạt động hệ thống ngân hàng. Năm 1997, để hình thành nên một khung pháp lí làm nền tảng cho hoạt động của NHNN, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời (có hiệu lực từ 1/10/1998). Với sự ra đời của luật này thì vai trò là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam đã được xác định (Điều 1 – khoản 1: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.), cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, hoạt động của NHNN đã được cụ thể hóa, đặc biệt là đã chính thức được thừa nhận là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Theo khuôn khổ của luật này, tính độc lập của NHNN tiếp tục được tăng lên, cụ thể là tăng điểm trong việc chịu trách nhiệm xác định lãi suất chính sách làm cơ sở định hướng cho các hoạt dộng kinh tế (Điều 18: Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.) và một điểm nữa là không còn sự ràng buộc chặt chẽ của việc tham gia của chính phủ trong quá trình bổ nhiệm thành viên của hội đồng thống đốc. Đến năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước(có hiệu lực từ 1/8/2003) được ban hành, để hoàn thiện, phù hợp cho thời kì phát triển mới, nó đã góp phần tăng tính độc lập của NHNN lên một bậc, ở chỗ tạm ứng cho chính phủ có tính ngắn hạn (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003 - Điều 32: Tạm ứng cho ngân sách nhà nước Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong nămngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.). Và theo hướng hoàn thiện hơn hoạt động của NHNN, năm 2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đặc biệt 2010, chính phủ đã ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay cho Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; tuy vậy, mới chỉ hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của NHNN, mà chưa có tác động đáng kể trong việc nâng cao tính độc lập, tự chủ của NHNN. Và gần đây nhất, chính phủ đã ban hành nghị định
  36. 28 156/2013/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nới lỏng hơn trong kiểm soát của Chính phủ về việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN (Điều 2 – khoản 4: Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia). 2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi lẽ nó có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Trải qua quá trình phát triển, vai trò quan trọng của NHNN trong việc điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Có thể thấy, từ năm 1986 đến nay, Việt nam đã trải qua rất nhiều khó khăn thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Đặc biệt phải kể đến là những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển , khi mà nền kinh tế luôn nằm trong trạng thái bất ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số. Nhưng nhờ có sự điều phối, dẫn dắt hợp lý của NHNN thông qua các công cụ CSTT đã đưa Việt Nam vượt qua những giai đoạn khó khăn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng bền vững như hiện nay. Để thấy rõ vai trò quan trọng của NHNN trong việc điều hành CSTT và tình trạng lạm phát của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu trình bày vài nét chính về thực trạng lạm phát và CSTT của Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 2.3.1. Giai đoạn 1986-1999 Trước thời kỳ đổi mới 1986, kinh tế nước ta bắt đầu xuất hiện lạm phát 2 chữ số trong một thời gian dài tuy nhiên không được sự quan tâm giải quyết đúng mức chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến siêu lạm phát năm 1986 đồng thời kéo theo một chuỗi những biến động phức tạp trong những giai đoạn đầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
  37. 29 Mở đầu cho thời kỳ khủng hoảng này là giai đoạn 1986-1988: Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước phải phát hành tiền liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt ngân sách khiến cho nền kinh tế luôn nằm trong trạng thái bất ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số ( siêu lạm phát) , năm 1986 là 774,7%; năm 1987 là 323,1%, năm 1988 là 393%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng, chính sách nhà nước chưa phù hợp dẫn đến sản xuất tăng trưởng thấp, mất cân bằng cung cầu hàng hóa trên thị trường .Từ đó cho thấy, tỷ lệ lạm phát cao trong giai đoạn chủ yếu là lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo do sự mất cân đối tiền hàng và một số tác động ngoại sinh: thiên tai, tâm lý đầu cơ do lo sợ sự mất giá của nội tệ . Từ thực trạng đó, mục tiêu chống lạm phát được đặt lên hàng đầu, điều này đã đưa đến 2 thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ: Tỷ giá hối đoái được đưa lên ngang mức giá thị trường. Việc áp dụng tỷ giá hối đoái thực tế nhằm ổn định tâm lý người dân , giảm việc tích lũy hàng hóa, vàng USD và chuyển hướng sang tích lũy đồng nội tệ. Chế đô lãi suất thực dương . Tức là nâng lãi suất tích kiệm lớn hơn tỷ lệ lạm phát nhằm thu hồi lượng tiền trong lưu thông. NHTW từng bước cắt giảm lãi suất cho vay thông qua giảm dần lãi huy động từ 12% xuống 9% rồi 6% năm. Những thay đổi trên trong chính sách tiền tệ bước đầu đã góp phần đẩy lùi khủng hoảng và lạm phát, khôi phục lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, các quan hệ thị trường dần dần được hình thành và cải thiện, tạo cơ sở vững chắc cho xu hướng đổi mới về sau. Đến giai đoạn 1989 – 1991 tình hình lạm phát được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức tăng khá cao, trung bình khoảng 67% trong năm 1990 và 1991. Nguyên nhân là do nguồn lực cho nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi, thích nghi với hệ thống kinh tế thị trường. Để khắc phục tình trạng này, NHTW đã đưa ra các biện pháp như: thắt chặt chi tiêu, tăng cường hoạt động của các ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưởng. Chính sách tiền tệ của NHTW được đưa ra trong giai đoạn
  38. 30 này có tác động đáng kể đến lạm phát, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa lạm phát Việt Nam về mức một con số. Từ năm 1992 trở đi, nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang giai đoạn chuyển đổi , tình hình lạm phát bắt đầu lắng dịu và tạm ổn định trong giai đoạn này . Việc chấm dứt cung ứng tiền cho bội chi ngân sách thông qua các chính sách cải cách về hành chính cũng như các chính sách kinh tế mang tính tích cực của nhà nước đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ lạm phát so với các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, việc điều hành quản lý kinh tế vẫn ở dạng thô, do vậy nền kinh tế vẫn không thể tránh khỏi những giao động về lạm phát, đặc biệt là năm 1995 khi lạm phát quay lại ở mức 2 con số (16.9%). Đến năm 1997, khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra khiến cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại nhưng lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp (3.1%) , đây được xem là một thành tựu đáng kể của CSTT trong giai đoạn này. Bên cạnh những thành công đạt được trong việc kiềm chế lạm phát, quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất việc điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1992-1999 cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế: sự phối hợp giữa CSTT và CSTK chưa thật sự ăn khớp, trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng phát hành để bù đắp chi tiêu gây ra lạm phát ngoài dự kiến, các công cụ của CSTT chưa được hoàn thiện theo cơ chế thị trường gây khó khăn trong việc điều hành những công cụ này
  39. 31 500.00% 450.00% 400.00% 350.00% 300.00% 250.00% 200.00% 150.00% 100.00% 50.00% 0.00% 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tỷ lệ lạm phát BQ Hình 4: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (1986 -1999) Nguồn: www.tradingeconomics.com 2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 2000-2007, tỷ lệ lạm phát có những diễn biến phức tạp , xuất hiện cả giảm phát lẫn lạm phát trong cùng một thời kỳ. Mặc dù lạm phát đã được kiểm soát đáng kể từ năm 1997,nhưng hậu quả của nó vẫn kéo dài đến tận năm 2000 thể hiện qua sự trì trệ của nền kinh tế trong suốt giai đoạn 1997-2000 như: thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tốc độ gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài có phần giảm sút, sản xuất một số ngành cũng thu hẹp đáng kể Kết quả là nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát trong năm 2000. Thực trạng trên đã tác động đến CSTT của NHNN thông qua quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất từ trần lãi suất sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với ngoại tệ. Sự chuyển đổi trong cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt này là một bước tiến mới trong tiến trình tự do hóa lãi suất của CSTT với điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển còn yếu kém của Việt Nam. Ngoài ra, ngày 12/7/2000 nghiệp vụ thị trường mở do NHNN chủ trì mở phiên giao dịch đầu tiên cũng là cột mốc quan trọng trong điều hành CSTT từ việc sử dụng những công cụ cứng nhắc mang tính hành chính sang
  40. 32 công cụ linh hoạt hiệu quả hơn, góp phần cải thiện tỷ lệ lạm phát trong các năm sau đó. Sang năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế trong nước rơi vào tình trạng lạm phát, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, CSTT được Ngân hàng Nhà nước đề ra là chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức không quá 5%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000-2007 10.00% 8.42% 8.00% 8.29% 7.76% 7.41% 6.00% 4.00% 4.00% 3.24% 2.00% 0.00% -0.34% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 -1.58% -2.00% -4.00% Hình 5: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (2000 – 2007) Nguồn: www.tradingeconomics.com Từ năm 2002 Việt Nam chuyển từ giảm phát sang lạm phát 1 con số. Các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra không mấy phức tạp, kinh tế tăng trưởng dần qua các năm. Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2000-2005 (bình quân 7-7.5%/năm); năm 2005 mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 8-8,5% và chỉ số lạm phát định hướng dưới 6.5%. Cần chú ý giai đoạn 2004-2007 khi mà lạm phát có xu hướng tăng cao trở lại và gần
  41. 33 như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn: năm 2004 tăng 9.5%, năm 2005 tăng 8.4%, thì năm 2006 chỉ tăng 6.6%; năm 2007 tăng 12.63%. Tình trạng lạm phát gia tăng một cách đột biến vào năm 2004 được giải thích chủ yếu thông qua hai nguyên nhân chính là chi phí đẩy và sự mất cân đối của nền kinh tế vĩ mô. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá VND so với USD đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, mặt khác giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá ngoài thị trường tự do. Nhưng với việc đồng USD mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới trong khi VND lại gắn chặt với USD đã làm cho giá cả các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu (sắt thép, phân bón, ) tăng lên, cộng thêm việc xuất hiện dịch cúm gia cầm và sự biến đổi khí hậu làm giảm nguồn cung khiến giá thực phẩm gia tăng. Tổng hợp những điều này đã làm gia tăng lạm phát. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại một sự mất cân đối lớn trong nguyên vật liệu nông sản, khoáng sản và xăng, hàng công nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát gia tăng. Có thể nói, CSTT với những thay đổi trong giai đoạn này mang lại tác động tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời nó cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự gia tăng trở lại của lạm phát. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2005, CSTT của NHNN có một số thay đổi chính. Để chống lại tình trạng giảm phát của nền kinh tế (năm 2000), NHNN tiến hành nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngoại tệ từ 15% xuống còn 4% vào năm 2003. Điều này giúp lãi suất ngoại tệ giảm một cách nhanh chóng, hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại gia tăng và làm giảm chi phí huy động vốn của các cơ sở kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng. Song mặt trái của chính sách được đưa ra trong giai đoạn này là khiến lạm phát trở lại đạt mức 0.79% vào năm 2001; 4.04% vào năm 2002; 3.01% vào năm 2003 và đỉnh điểm là 9.67% vào năm 2004. Ngoài ra, NHNN còn sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) như một công cụ chủ yếu nhằm ổn định lãi suất, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra Tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn này khoảng 30% mỗi năm dẫn đến việc NHNN
  42. 34 tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc như một hệ quả tất yếu, giúp tỷ lệ lạm phát của năm 2005 giảm xuống chỉ còn 8.71%. Tỷ lệ lạm phát tuy có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2006, nhưng ngay sau đó đến năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, khiến cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, đồng nội tệ tăng giá mạnh. Những yếu tố này trực tiếp tác động làm cho lạm phát năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Từ 2007-2010, tăng trưởng hầu như hoàn toàn là dựa vào tích lũy vốn. Cơ sở của sự tích lũy vốn này là tăng trưởng tín dụng. Đây là một nguyên nhân giúp cho Việt Nam giữ được mức tăng trưởng GDP và lạm phát thấp như đã nói ở trên.Tuy nhiên, sự lệ thuộc thái quá vào vốn hay các yếu tố đầu vào sẽ tạo nên sự tăng trưởng không bền vững, lạm phát có xu hướng quay trở lại. Trước bối cảnh này, NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước giữ các mức lãi suất (lãi suất cơ bản 8.25%/năm, tái cấp vốn 6.5%/năm, chiết khấu 4.5%/năm v.v ) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động can thiệp mua - bán ngoại tệ và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát để tránh việc tăng giá VND và làm cho tỷ giá VND so với USD trên thị trường biến động tăng ở mức độ thấp Mặc dù lạm phát bắt đầu gia tăng trong giai đoạn 2001 – 2007 nhưng CSTT trong giai đoạn này cũng mang lại một số thành tựu, như Hạn mức tín dụng, Dự trữ bắt buộc và Tái cấp vốn được điều chỉnh tăng giảm phù hợp với mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng hàng năm . Chính sách lãi suất có sự thay đổi căn bản trong việc điều hành , thích ứng với nhịp độ cải cách kinh tế. Điều này góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng giữ ở mức khá, xấp xỉ 7%/năm. 2.3.3. Giai đoạn 2008-2013
  43. 35 Tình hình biến động của tốc độ tăng GDP, tăng trưởng tín dụng, lạm phát giai đoạn 2008 - 2013 Tốc độ tăng GDP (%) Tăng trưởng tín dụng (%) Lạm phát (%) 40 8 37.73 35 6.78 7 6.31 5.89 30 30 6 5.421 5.32 27.65 5.03 25 5 20 19.87 4 18.13 15 3 11.75 10 10.9 12.51 2 8.91 6.52 6.81 6.04 5 1 0 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hình 6: Đồ thị biến động tăng trưởng GDP, lạm phát, tín dụng 2008 – 2013 Nguồn: www.vneconomy.vn ; www.gso.gov.vn ; www.vietstock.vn Mở đầu giai đoạn này là năm 2008 với nhiều biến động lớn trong nền kinh tế. Lạm phát và giảm phát trong cùng một năm. Đây cũng là một năm ghi nhận những biến động chưa từng có về lãi suất và tỷ giá trên thị trường ngân hàng. Nguyên nhân là do sự chủ quan trong 3 tháng đầu năm khi nền kinh tế đang trên đà phát triển mà ẩn sau đó là những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng. Sự gia tăng chóng mặt của bong bóng bất động sản cũng như thị trường chứng khoán ,tình trạng đầu cơ và kinh doanh theo “bầy đàn” cùng với lượng tiền cung ứng và dư nợ tín dụng tăng mạnh từ cuối năm 2007 kéo theo tỷ lệ lạm phát trở lại mức cao đột biến 19.87%. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn khiến cho giá cả các nguyên vật liệu như xăng ,dầu, sắt, thép cũng gia tăng ở mức cao.
  44. 36 Biểu đồ CPI năm 2008 5 4 3 2 1 0 -1 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2008 2.38 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68 Hình 7: Biểu đồ CPI năm 2008 Nguồn: www.tradingeconomics.com Đây là một năm áp lực đối với hệ thống ngân hàng, nhất là NHTW trong việc điều hành CSTT. Trong những tháng đầu năm, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng nghiệp vụ thị trường mở thông qua phát hành tín phiếu bắt buộc đồng thời điều chỉnh lãi suất liên tục. Do Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên dưới sự chỉ đạo nóng vội trong giai đoạn này, CSTT thực hiện một cách bị động khiến cho tình hình trở nên căng thẳng. Việc thắt chặt CSTT đột ngột trong giai đoạn đầu tạo ra cú sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức thời tới thị trường tiền tệ và NHTM. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn khiến cho nền kinh tế trong ngắn hạn không thể thực hiện được tất cả các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đến cuối năm, CSTT được nới lỏng thận trọng linh hoạt và hợp lý hơn trong cả bốn công cụ.
  45. 37 Biểu đồ lãi suất năm 2008 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% Lãi suất CB 6.00% Lãi suất tái chiết khấu 4.00% Lãi suất tái cấp vốn 2.00% 0.00% 1/1/2008 1/2/2008 1/3/2008 1/4/2008 1/5/2008 1/6/2008 1/7/2008 1/9/2008 11/6/2008 19/5/2008 1/10/2008 5/11/2008 5/12/2008 21/11/2008 22/12/2008 21/10/2008 Hình 9: Biểu đồ lãi suất năm 2008 Nguồn: Nhìn chung, CSTT năm 2008 của NHTW dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã giúp cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng và kiềm chế lạm phát về mức một con số. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như việc định hướng thực hiện các giải pháp chưa đúng mức độ, thời gian tiến hành chưa thích hợp, dồn dập cùng một lúc trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng ở mức thấp. Ngoài ra, chính sách phát triển kinh tế nóng của Chính phủ đã gây ra hoàn cảnh khó khăn cho nền kinh tế cũng như việc thực thi các công cụ trong CSTT. Năm 2009 CSTT vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn phát sinh từ bất cập của nền kinh tế và tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế dẫn tới lạm phát vẫn ở mức cao và sự đảo chiều của dòng vốn. Trước những tác động bất lợi trên, CSTT được NHNN thực thi linh hoạt và có sự phối hợp với các giải pháp kích cầu của Chính phủ thông qua hạ lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định biên độ tỷ giá mua bán USD/VND . Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ bản: Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất ở mức 4%; Với dân cư: trợ
  46. 38 cấp người nghèo, giãn/miễn thuế TNCN, giảm VAT, đào tạo lao động; Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu. Nổi bật và có tác động rõ rệt nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất.Tuy nhiên, sự thâm hụt ngân sách tăng cao (2009 – 6.5% GDP ) buộc ngân sách vay nợ nhiều, gây áp lực giảm giá VND. Thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, bất cập : Tốc đô tăng trưởng tín dụng cao nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp, VND khan hiếm biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp . Việc tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất không chỉ làm gia tăng sức ép lạm phát, ngoài ra có thể dẫn đến việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả gây tác động không tốt cho nền kinh tế mặc dù vẫn có một số tác động tích cực từ chính sách. Năm 2010 , Kinh tế thế giới dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính từ đó góp phần thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng Việt Nam tăng trưởng ổn định và phù hợp với diễn biến, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng tín dụng đạt 29.81%, tổng dư nợ tăng 27.6%, tổng phương tiện thanh toán tăng 25.3% so với cuối năm 2009, . Thị trường vàng và ngoại tệ cũng dần ổn định, tỷ giá diễn biến phù hợp góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Sự chuyển biến này là do có sự chủ động và linh hoạt hơn trong CSTT, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, Chỉ đạo của Chính phủ và bám sát với tình hình thực tế trong việc điều hành ổn định lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%, giảm lãi suất cho vay, tăng cường hoạt động thị trường mở, điều chỉnh tỷ giá mua bán phù hợp . Từ năm 2011-2013, nền kinh tế Việt Nam được cải thiện tương đối. Lạm phát có xu hướng giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18.13%) xuống mức 1 con số (6.81% năm 2012 và 5.92% trong 10 tháng đầu năm 2013). Nguyên nhân lạm phát cao trong năm 2011 là do giá cả nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu (tăng 20%), điện (tăng 15.28% ), tỷ giá USD/VND (tăng 9.3%) tăng cao khiến cho chỉ số CPI tăng cao.
  47. 39 CPI năm 2011 (So với cùng kỳ năm trước ) 25 20 15 10 5 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CPI (So với cùng kỳ năm trước ) Hình 10: Biểu đồ CPI năm 2011 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Nhờ đó, đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng lần lượt tăng khoảng 10% và 12%, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm. Từ đó, tình hình kinh tế những tháng cuối năm đã có dấu hiệu cải thiện, GDP năm 2011 tăng 5.89%, lạm phát so cùng
  48. 40 kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm dần từ mức 22% trong tháng 10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18,13% trong tháng 12. Lạm phát Việt Nam năm 2011 23.02 24 22.16 22.42 21.59 22 20.82 19.78 19.83 20 18.13 17.51 18 16 13.89 14 12.17 12.31 12 10 1-Jan 1-Feb 1-Mar 1-Apr 1-May 1-Jun 1-Jul 1-Aug 1-Sep 1-Oct 1-Nov 1-Dec So với cùng kỳ năm trước (%) Hình 11: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011 Nguồn: www.gso.gov.vn Năm 2012 là một trong những năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới. Khi mà kinh tế thế giới dần thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất, để chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi, thì kinh tế Việt Nam mới “ngấm” tác dụng của chính sách thắt chặt. Đến tháng 3/2012, Chính phủ buộc phải can thiệp, khi Thủ tướng Chính phủ lệnh cho Ngân hàng Nhà nước phải hạ dần trần lãi suất huy động, từ đó hạ lãi suất cho vay. Trần lãi suất huy động bắt đầu giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm (13/3), rồi 12%/năm (11/4), 11% (28/5), 9% (11/6) và từ thời điểm này các ngân hàng thương mại được tự quyết định mức huy động lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Đến ngày 24/12, trần lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm. Như vậy, sau 5 lần hạ lãi suất trong năm, trần lãi suất đã giảm gần một nửa, từ 14%/năm xuống còn 8%/năm. Một phần do những chính sách điều hành, một phần nhờ giá cả thế giới không tăng mà còn có xu hướng giảm, nên mức lạm phát năm 2012 được kiềm ở mức một con số (6,81%). Kết thúc năm 2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 8,91%, con số thấp kỷ lục. Có thể thấy từ năm 2012, chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt hơn để góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường theo những chỉ đạo của Chính phủ, tuy nhiên NHNN vẫn luôn thận trọng với rủi ro lạm phát.
  49. 41 Cho đến năm 2013, chính sách tiền tệ thắt chặt của năm 2011 đã phát huy tác dụng, làm cho tỷ lệ lạm phát ở mức thấp 2 năm liên tiếp 2012 và 2013, tỷ lệ lạm phát chỉ 6,81% và 6,04% so với mức 18,13% năm 2011. Tỷ lệ lạm phát thấp trong hai năm 2012 và 2013 là một thành công lớn của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của CSTT. Từ năm 2011 đến nay, tín dụng tuy tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. NHTW đã điều hành lãi suất theo định hướng đúng đắn nhằm dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó ,điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ góp phần làm cho mặt bằng lãi suất cho vay và huy động trong giai đoạn gần đây giảm mạnh so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy, điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng giai đoạn này có những chuyển biến tích cực thông qua việc gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương giảm dần tỉ trọng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống các TCTD, tập trung vốn tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 (Đơn vị tính: %) 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn Hình 12: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 Nguồn: www.sbv.gov.vn
  50. 42 Tuy nhiên, còn một số vấn đề đáng lưu ý trong CSTT ở giai đoạn này như: (i) CSTT mặc dù đã điều hành nới lỏng đáng kể từ năm 2012 nhưng đến giữa năm 2013, tín dụng tăng thấp so với định hướng. (ii) Mặc dù mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ đã được xác định khá rõ trong Luật NHNN 2010 nhưng thực tế điều hành đã cho thấy chính sách tiền tệ vẫn chịu ảnh hưởng của những mục tiêu khác như bảo đảm an toàn hệ thống, tăng trưởng kinh tế, chống đô la hóa. Điều này làm phức tạp quá trình điều hành chính sách tiền tệ. 2.3.4. Hiện nay Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn so với năm 2013, tăng trưởng dự kiến đưa ra cho năm 2014 là khoảng 5.8%, Chính phủ nới lỏng bội chi ngân sách lên 5.3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 7% do Chính phủ đề ra tạo ra đang tạo áp lực khá lớn cho chính sách tiền tệ. Đầu năm 2014, kinh tế Việt Nam bước đầu có những chuyển biến bất ngờ, nhất là trong hai tháng đầu năm. Chỉ số lạm phát toàn phần của Việt Nam trong tháng 2/2014 giảm xuống rõ rệt và đạt mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Cụ thể, lạm phát toàn phần đã chậm lại ở mức 4.6% trong tháng 2/2014 so với năm ngoái. Bên cạnh đó, giá cả thực phẩm cũng đã chậm lại từ mức 4.5% trong tháng 1/2014 xuống còn 3.3% trong tháng 2/2014 so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung, lạm phát thực phẩm vẫn là yếu tố chính dẫn dắt lạm phát Việt Nam trong năm 2014. Lạm phát toàn phần chỉ tăng nhẹ trong quý II/2014 nhờ giá gạo được giữ ổn định cùng với nhu cầu tiêu dùng yếu hơn giúp giữ mức lạm phát đầu năm 2014 giảm còn 7.3%. Tuy nhiên, giá các mặt hàng thực phẩm, chi phí vận chuyển cùng áp lực chi phí từ tăng giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh lên tối đa 307 đồng/lít (ngày 21/2/2014 ) có khả năng sẽ đẩy lạm phát toàn phần lên cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó , mặc dù có những chuyển biến tốt trong một số lĩnh vực đầu tư mới như ngành điện tử và sản xuất nhưng dòng vốn FDI vẫn không đủ lớn để vực dậy nền kinh tế nội địa đang trì trệ. Nguyên nhân là do đầu tư nội địa vẫn gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ còn chậm.
  51. 43 Trước tình hình đó, NHNN chủ chương giữ lãi suất OMO ổn định ở mức 5,5%, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu góp phần duy trì sự tăng tưởng và kích thích sản xuất trong nước. Sức ép đối với lạm phát năm 2014 có thể mạnh hơn năm 2013 bởi tổng cầu đang tiếp tục từng bước được cải thiện. Trong đó, việc tăng phát hành trái phiếu của CSTT có thể gián tiếp ảnh hưởng đến lạm phát. Bên cạnh đó, những thay đổi trong CSTT đưa ra trong thời gian sắp tới cần thận trọng để bảo đảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế ở mức hợp lý nhằm kiểm soát mục tiêu lạm phát đề ra. KẾT LUẬN PHẦN 2 Ở Việt Nam ta, sau khi chuyển đổi mô hình hệ thống ngân hàng từ 1 cấp 2 cấp, kèm theo đó là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước năm 1990, tính độc lập của NHNN Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Mặc dù ban đầu mới chỉ là độc lập trong mục tiêu hoạt động căn bản là ổn định tiền tệ và tách biệt ra khỏi thị trường nợ sơ cấp của chính phủ. Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay đổi từ Luật sửa đổi - bổ sung của Luật NHNN năm 1997, Luật NHNN năm 2010; tính độc lập của NHNN ngày càng được khẳng định. Cho đến nay NHNN đã độc lập hơn trong tạm ứng ngân sách chính phủ, chịu trách nhiệm trong việc xác định lãi suất chính sách, không còn bị ràng buộc chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức. Gần đây nhất, Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nới lỏng hơn trong kiểm soát của chính phủ về việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Tuy nhiên, mức độ độc lập của NHNN Việt Nam vẫn còn thấp so với thế giới; về tự chủ chính trị, vẫn bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật của chính phủ; về tự chủ kinh tế, mới bước đầu được nới lỏng trong việc sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chứ chưa thực sự độc lập, và chưa được độc lập trong việc được đưa ra các chính sách tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, trong quá trình hình thành và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 3 lần lạm phát lớn: mất cân đối tiền hàng năm 1986-1991, khủng hoảng tài chính khu vực 1997-2000, lạm phát do tác động của kinh tế thế giới năm 2008. Và những hậu quả của chúng là vô cùng nặng nề, tác động sâu rộng tới mọi phương diện của đời
  52. 44 sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây. Một phần nguyên nhân được cho là do việc thực hiện kiểm soát lạm phát của NHTW chưa hiệu quả, cũng như do những mâu thuẫn mục tiêu chính sách qua từng thời kỳ, Bởi vậy, tiếp bước những nghiên cứu trước đó, việc thực hiện kiểm tra bằng phương pháp định lượng xem liệu có mối tương quan giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát hay không là một điều cần thiết, từ đó xác nhận lại những lý thuyết ủng hộ nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam cũng như cơ sở để đề xuất những công việc cần thực hiện để góp phần thực hiện mục tiêu ổn định lạm phát, cho phát triển bền vững.
  53. 45 3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số độc lập của NHTW động5 nhằm thấy được những tác động cũng như độ lớn của nó tới lạm phát. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà có ảnh hưởng chỉ số CBI, tới tỷ lệ lạm phát. Nhóm nghiên cứu nhận diện những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong tỷ lệ lạm phát thông qua kiểm định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực hiện cải cách luật NHTW. Thứ hai, nhóm nghiên cứu hồi quy tỷ lệ lạm phát động theo chỉ số độc lập của NHTW động thay vì một biến giả mà nó sẽ nhận giá trị bằng 1 trong các năm sau cuộc cải cách quan trọng dẫn đến tăng tính độc lập (như Polillo and Guillén, 2005; Acemoglu et al.2008), để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng. Thực vậy, mặc dù phương pháp biến giả có thể giảm nhẹ một phần sự yếu kém của các chỉ số CBI bất biến, song sự ra đời các chỉ số CBI động có thể khắc phục vấn đề này tốt hơn nữa. Vì do thực tế là tỷ lệ lạm phát động không chỉ chịu ảnh hưởng bởi mức CBI hiện hành, mà còn bởi độ lớn của sự cải cách và độ dài thời gian mà cải cách có hiệu lực. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW Bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số CBI pháp định6 để nghiên cứu mối quan hệ của nó với lạm phát. Có 3 lý do chính để nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số CBI pháp định để đo lường CBI, đó là: Thứ nhất, nhiều nhà kinh tế đã lập luận và đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng chỉ cần thông qua một đạo luật đảm bảo cho sự độc lập của NHTW thì có thể làm suy giảm kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế (Polillo and Guillén, 2005). 5 Chỉ số độc lập của NHTW động (CBI động): là chuỗi các chỉ số CBI theo thời gian, do đó CBI động sẽ thể hiện được sự thay đổi của CBI cũng như độ dài thời gian của thay đổi đó. 6 Chỉ số CBI pháp định là chỉ số CBI được đo lường căn cứ trên Luật NHTW. Khác với chỉ số CBI thực tế được đo lường dựa trên doanh thu của Thống đốc NHTW – TOR.
  54. 46 Thứ hai, CBI pháp định được tính dựa trên những căn cứ cụ thể có trong các đạo luật NHTW, và bởi vậy chúng không bị sai lệch do những đánh giá chủ quan có thể có. Lý do thứ ba cho việc ủng hộ sử dụng chỉ số CBI pháp định là bởi vì, chỉ số CBI thực tế (được tính dựa trên chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW – TOR) thể hiện được một phần sự độc lập NHTW và quyền tự chủ của thống đốc. Tuy nhiên, do bởi không tính đến sự độc lập của các thành viên khác trong hội đồng quản trị, chỉ số này có thể đánh giá cao hơn hay thấp hơn mức độ CBI. Hơn nữa, để tính được chỉ số TOR chính xác thì rất là phức tạp. Chỉ số CBI pháp định được sử dụng trong bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là chỉ số GMT, bao gồm chỉ số CMT độc lập chính trị và kinh tế. Cụ thể, chỉ số độc lập chính trị (CBIP ) được tính dựa trên 8 đặc điểm khác nhau mà qua đó cho thấy được khả năng của cơ quan tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu chính sách cuối cùng một cách độc lập. Chỉ số này nắm bắt ba khía cạnh chính của các chế độ tiền tệ: thủ tục bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị NHTW, mối quan hệ giữa bộ máy này với Chính phủ, và trách nhiệm chính thức của NHTW. Bắt đầu từ ba khía cạnh đó, mỗi một điểm sẽ được gán cho mỗi tiêu chuẩn sau nếu thỏa mãn: (1) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm Thống đốc NHTW; (2) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm; (3) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc; (4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm; (5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc; (6) Chính sách tiền tệ không phải qua sự phê duyệt của Chính phủ; (7) NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản; (8) và tồn tại những quy định pháp luật tăng cường vị thế của NHTW trong trường hợp có mâu thuẫn với Chính phủ.
  55. 47 Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của NHNN Việt Nam theo thang đo GMT Năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) CBIP 1990 Q1 - - - - - - - 0 1990 Q2 - - - - - - - 0 1990 Q3 - - - - - * - 1 1998 Q4 * - - - - * - 2 Hình 13: Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của Việt Nam theo thang đo GMT Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán (1) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thống đốc NHTW (2) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc (3) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm (4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm (5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc (6) Chính sách tiền tệ không phải qua sự phê duyệt của Chính phủ (7) NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản (8) Khuôn khổ pháp lý tăng cường vị thế của NHTW khi có mâu thuẫn với chính phủ Trước Pháp lệnh NHNN năm 1990 NHNN hoạt động chỉ với vai trò chủ yếu là tư vấn chính sách tiền tệ nên mức độ độc lập hoàn toàn không có. Sau khi Pháp lệnh này ra đời, NHNN mới chính thức trở thành NHTW của Việt Nam, tính độc lập của NHNN mới dần xuất hiện, cụ thể NHNN đã được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản (Điều 1 – Pháp lệnh Năm 1990), đánh dấu sự khởi đầu cho sự tự chủ chính trị. Đến năm 1998, Luật Ngân hàng Nhà nước được ban hành, sự độc lập của NHNN càng được khẳng định hơn trong việc chính phủ đã nới lỏng hơn trong việc tham gia vào việc bổ nhiệm vào hội đồng điều hành của NHNN, nếu như theo Pháp lệnh năm 1990, thì điều này quy định vô cùng chặt chẽ, với một máy điều hành được chính phủ giâm sát vô cùng khắt khe. Chỉ số độc lập kinh tế thể hiện mức độc lập của NHTW trong việc lựa chọn công cụ chính sách tiền tệ của nó. Hai khía cạnh chính của chỉ số này liên quan tới tầm ảnh hưởng của Chính phủ trong việc xác định số tiền có thể vay từ NHTW và bản chất các
  56. 48 công cụ tiền tệ dưới sự kiểm soát của NHTW. Tương tự như phía trên, một điểm được gán khi thỏa mãn mỗi chỉ tiêu sau đây: (1) Không tồn tại thủ tục tự động cho phép Chính phủ vay tiền trực tiếp từ NHTW; (2) Tín dụng cho Chính phủ nếu có thì theo lãi suất thị trường; (3) Tín dụng cho Chính phủ nếu có thì trên cơ sở tạm thời; (4) Tín dụng cho Chính phủ nếu có thì thuộc một hạn mức nhất định; (5) NHTW không được tham gia thị trường sơ cấp cho nợ công; (6) NHTW có trách nhiệm thiết lập lãi suất chiết khấu; (7) NHTW không có trách nhiệm giám sát ngành ngân hàng (hai điểm), hoặc chia sẻ chức năng này với các cơ quan chức năng khác (một điểm). Với các nguyên tắc này, một NHTW sẽ được xem là độc lập hơn khi giá trị của các chỉ số này cao hơn. Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo GMT Năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) CBIE 1990 Q2 - - - - - - - 0 1990 Q3 - - - - - - - 0 1990 Q4 - - - - * - - 1 1998 Q4 - - - - * * - 2 2003 Q3 - * - - * * - 3 Hình 14: Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo của GMT Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán 1) Không tồn tại cơ chế tự động cho phép chính phủ vay tiền trực tiếp từ NHTW 2) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) theo lãi suất thị trường 3) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) có tính ngắn hạn 4) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) nằm trong hạn mức nhất định 5) NHTW không tham gia thị trường sơ cấp đối với nợ của chính phủ 6) NHTW chịu trách nhiệm xác định lãi suất chính sách 7) NHTW không có trách nhiệm hay cùng chia sẻ trách nhiệm giám sát khu vực ngân hàng Sự ra đời của Pháp lệnh NHNN năm 1990, đã mở đầu cho sự phát triển của tính độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam. NHNN không phải chịu trách nhiệm với thị trường sơ cấp đối với nợ của chính phủ, mà chỉ tham gia như một đại lí phối hợp với bộ tài chính trong việc phát hành công trái chính phủ (Điều 27 – Pháp lệnh NHNN năm
  57. 49 1990). Và khi Luật NHNN năm 1997 được ban hành, kéo theo sự phát triển của tính độc lập kinh tế, với luật này NHNN đã được quyền xác định lãi suất chính sách, chứ không phải chỉ là lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn như trong Pháp lệnh NHNN năm 1990 đã ban hành (Điều 18 – Luật NHNN năm 1997). Và tính độc lập tiếp tục tăng khi năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 1997 ban hành, theo đó NHNN tạm ứng cho ngân sách Chính phủ có tính ngắn hạn, không còn chịu sự chi phối của Chính phủ như Luật 1997, bởi quyền quyết định được giao cho thường vụ Quốc hội (Điều 32 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN 1997). Mặc dù thực tế rằng loại chỉ số CBI pháp lý được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số theo Cukierman et al. (1992) (CWN), song nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp GMT để đánh giá mức độ CBI là vì các lý do chính dưới đây: Thứ nhất, chỉ số GMT còn có thể nắm bắt thông tin liên quan đến nhiệm kỳ và mức độ tham gia của Chính phủ trong bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Thống đốc ngoài Thống đốc. Tầm quan trọng của thông tin này đã phát triển trong hai thập kỷ qua, kể từ khi xu hướng về việc quyết định chính sách tiền tệ phải do một ủy ban thực hiện (Blinder, 2004). Thật vậy, ngày nay chỉ có một vài thống đốc NHTW ví dụ như Ngân hàng dự trữ Newzealand là tự chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ mà thôi. Bởi thế, chỉ số GMT với khả năng nắm bắt mức độc lập của thành viên khác trong Hội đồng Thống đốc sẽ cải thiện được tính chính xác của chỉ số CBI. Thứ hai, sự tham gia của NHTW trong việc giám sát ngành ngân hàng có thể làm cho NHTW tăng khả năng "bắt ngân hàng" (Boyer và Ponce, 2012), theo đó sự tách biệt trong quyền hạn giám sát giữa nhiều người giám sát khác nhau sẽ tốt hơn trong việc phân chia phúc lợi xã hội cũng như hiệu quả chính sách tiền tệ. Bởi vậy, việc xem xét thông tin liên quan đến sự tham gia của NHTW trong giám sát ngành ngân hàng (có trong chỉ tiêu của chỉ số GMT) sẽ là thích hợp, đặc biệt khi nhiệm vụ này cùng với nhiệm vụ ổn định tài chính đang ngày càng quan trọng và giành được sự quan tâm nhiều hơn trên toàn thế giới (De Haan et al., 2008).
  58. 50 Thêm vào đó, thực tế là một số nhà kinh tế khác như Jacome and Vazquez (2008) đã mở rộng chỉ số CWN bằng kết hợp thêm các khía cạnh về quyền tự chủ của NHTW như trình bày trong chỉ số GMT. Cụ thể là đánh giá quy định về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm toàn bộ ban quản trị NHTW và các quy định pháp lý để xây dựng chính sách, bao gồm cả khả năng NHTW cho vay đối với khu vực công. Thực tế có nhiều cải cách luật nhưng chỉ có một số ít là có tác động tới mức độc lập của NHNN Việt Nam như là Pháp lệnh NHNN năm 1990, làm tăng điểm về việc “NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản” và “NHTW không tham gia thị trường sơ cấp đối với nợ của Chính phủ; hay Luật NHNN năm 1997, làm tăng điểm về việc “Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong hội đồng thống đốc” và “NHTW chịu trách nhiệm xác định lãi suất chính sách (còn gọi là lãi suất định hướng hay mục tiêu)”; hay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 2003, đã làm tăng tính độc lập trong vấn đề “Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải có tính ngắn hạn”. Bởi vì thực tế là thay đổi tính độc lập của NHTW là một vấn đề rất cần sự cẩn trọng và có một kế hoạch lâu dài, cũng như cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn về nền kinh tế, thể chế của từng quốc gia. 3.2.2. Dữ liệu khác Một biến quan trọng nữa trong phân tích của nhóm nghiên cứu là tỷ lệ lạm phát hàng quý của Việt Nam , được lấy trên dữ liệu hàng quý về lạm phát từ International Financial Statistics (IFS) của IMF, đơn vị là phần trăm thay đổi so với cùng kỳ năm trước, cho thời kỳ 1996 – 2013. Và nhóm nghiên cứu có được một chuỗi 72 quan sát về tỷ lệ lạm phát, được sử dụng toàn bộ để kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc, và sử dụng chuỗi trong thời kỳ 2000 – 2013 cho biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy7. Những biến độc lập khác được xem xét trong mô hình hồi quy bao gồm: độ mở thương mại (được tính toán từ số liệu xuất nhập khẩu và GDP hàng quý của 7 Nhóm nghiên cứu không thực hiện hồi quy cho thời kỳ dài hơn (từ 1996 – 2013) bởi vì sự hạn chế trong dữ liệu về các biến trong mô hình hồi quy. Bởi vậy trong thời gian 1996 – 2000, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc để tìm hiểu xem liệu có mối liên quan giữa hai biến này hay không.
  59. 51 Việt Nam lấy từ Tổng cục thống kê); lỗ hổng sản lượng opgapq (Output gap) (được tính toán từ chuỗi số liệu GDP quý của Việt Nam); lãi suất chính sách thực (Real Monetary Policy-Related Interest Rate được lấy từ cơ sở dữ liệu International Financial Statistics (IFS) của IMF). 3.3. Mô hình nghiên cứu 3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc Để kiểm tra xem những cải cách luật NHTW có thể có liên quan đến sự phá vỡ cấu trúc tỷ lệ lạm phát động hay không. Giả thuyết này được kiểm tra bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị với những thay đổi cấu trúc. Một phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định nghiệm đơn vị trong chuỗi thời gian là kiểm định ADF (Augmented Dickey – Fuller) được phát triển bởi Dickey and Fuller (1979). Đối với chuỗi được đặc trưng bởi hằng số và xu hướng, như tỷ lệ lạm phát, phương trình kiểm định như sau: ∑ trong đó nhóm nghiên cứu kiểm định giả thuyết không: , nghĩa là không dừng, ngược lại với giả thuyết đối: ; và Δ có nghĩa là sai phân bậc 1, là tỷ lệ lạm phát mà ta kiểm định, t là biến xu hướng thời gian và k là độ trễ được thêm vào mô hình để bảo đảm phần dư là nhiễu trắng (white noise). Tuy nhiên, với mục đích phát hiện những thay đổi trong mức CBI có liên quan với sự phá vỡ cấu trúc của dynamic của tỷ lệ lạm phát, nhóm nghiên cứu tập trung vào lý thuyết phát triển gần đây về kiểm định nghiệm đơn vị. Perron (1989) giới thiệu một khái niệm về sự phá vỡ cấu trúc, chỉ ra rằng kiểm định ADF là chệnh về hướng không bác bỏ giả thuyết không trong trường hợp phá vỡ cấu trúc. Ông ấy đề nghị sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller mở rộng (modified) bao gồm cả những biến giả để có thể tính được cái đã biết hay sự phá vỡ cấu trúc nội sinh. Phương pháp này, tuy nhiên giả định phải lựa chọn một phá vỡ cấu trúc trước đó dựa trên một tính toán trước đó hay hiểu biết về dữ liệu mà có thể dẫn tới một bác bỏ của giả thuyết nghiệm đơn vị. Để khắc phục những hạn chế, nhiều nghiên cứu (thí dụ