Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tiến Phước

doc 110 trang yendo 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tiến Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_xua.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tiến Phước

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHƯỚC Sinh viên thực hiện Lớp : Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp – k33 GVHD : Th.S. Đặng Thị Thanh Loan QUY NHƠN, 2014
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ 2 LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu của đề tài 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.1.2.1. Phương pháp so sánh 8 1.1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ 9 1.1.2.3. Phân tích tài chính theo phương pháp DUPONT 9 1.1.3. Nguồn số liệu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 11 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán 11 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) 12 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 13 1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính DN 14 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính DN 14 1.2.1.1. Thông qua bảng cân đối kế toán 14 1.2.1.2. Thông qua báo cáo kết quả HĐKD 14 1.2.1.3. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14 1.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn 15 1.2.2.1. Về biến động kết cấu tài sản 15 1.2.2.2. Về kết cấu và sự biến động nguồn vốn 15 1.2.2.3. Về mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn 15
  3. 1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 15 1.2.3.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả 15 1.2.3.2. Khả năng thanh toán tổng quát 16 1.2.3.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 16 1.2.3.4. Khả năng thanh toán nhanh 17 1.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay 18 1.2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh khả năng hoạt động 19 1.2.4.1. Vòng quay hàng tồn kho 19 1.2.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho 20 1.2.4.3. Kỳ thu tiền bình quân (KTTBQ) 20 1.2.4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 21 1.2.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 21 1.2.4.6. Vòng quay vốn lưu động 22 1.2.5. Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 22 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 22 1.2.5.2. Sức sinh lời căn bản (BEPR) 22 1.2.5.3. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) 23 1.2.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 23 1.2.6. Phân tích các tỷ số phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp 23 1.2.6.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 23 1.2.6.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức 24 1.2.6.3. Tỷ suất cổ tức 24 1.2.6.4. Tỷ số giá - thu nhập (P/E) 25 1.2.6.5. Tỷ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) 25 1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 25 1.3.1. Những nhân tố bên ngoài 25 1.3.2. Những nhân tố bên trong 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHƯỚC 27 2.1. Giới thiệu chung về công ty 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
  4. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 28 2.1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty 28 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 29 2.1.4. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu 30 2.1.4.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất 31 2.1.4.2. Giải thích các bước trong quy trình công nghệ 31 2.1.5. Công tác quản lý sản xuất của công ty 33 2.1.5.1. Hình thức tổ chức sản xuất 33 2.1.5.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất 33 2.1.5.3. Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 34 2.1.5.4. Đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu 34 2.1.5.5. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát 35 2.1.5.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 36 2.1.6. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây (giai đoạn 2011-2013) 37 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP XNK Tiến Phước 38 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 38 2.2.1.1. Thông qua bảng cân đối kế toán 38 2.2.1.2. Thông qua báo cáo kết quả HĐKD 43 2.2.1.3. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 48 2.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn công ty 48 2.2.2.1. Về biến động kết cấu tài sản 48 2.2.2.2. Về kết cấu và sự biến động nguồn vốn 49 2.2.2.3. Về mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn 50 2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 53 2.2.3.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả 53 1.2.3.2. Khả năng thanh toán tổng quát 55 2.2.3.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 56 2.2.3.4. Khả năng thanh toán nhanh 58 2.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay 59 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh khả năng hoạt động của công ty 61
  5. 2.2.4.1. Vòng quay hàng tồn kho 61 2.2.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho 62 2.2.4.3. Kỳ thu tiền bình quân 63 2.2.4.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 64 2.2.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 66 2.2.4.6. Vòng quay vốn lưu động 67 2.2.5. Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của công ty 68 2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 68 2.2.5.2. Sức sinh lời căn bản (BEPR) 70 2.2.5.3. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) 71 2.2.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 72 2.2.6. Phân tích các tỷ số phản ánh giá trị thị trường của công ty 74 2.2.6.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 74 2.2.6.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức 75 2.2.6.3. Tỷ suất cổ tức 75 2.2.6.4. Tỷ số giá - thu nhập (P/E) 75 2.2.6.5. Tỷ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) 75 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty 75 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được 75 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 76 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 77 2.4. Định hướng giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 83 NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 104 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 105
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên từ 1 BQ Bình quân 2 CB - CNV Cán bộ - công nhân viên 3 CP Cổ phần 4 CSH Chủ sở hữu 5 ĐVT Đơn vị tính 6 HĐKD Hoạt động kinh doanh 7 HSSD Hiệu suất sử dụng 8 KCN Khu công nghiệp 9 LNST Lợi nhuận sau thuế 10 NVL Nguyên vật liệu 11 NSLĐ Năng suất lao động 12 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TS Tài sản 15 TSCĐ Tài sản cố định 16 XNK Xuất nhập khẩu 1
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG: Bảng 1.1. Định mức khối lượng gỗ cho một sản phẩm 34 Bảng 1.2. Tình hình tài sản cố định của công ty trong 3 năm (2011-2013) 36 Bảng 1.3. Doanh thu và LNST của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 36 Bảng 1.4. Phân tích tài sản của công ty qua 3 năm (đvt: đồng) 38 Bảng 1.5. Phân tích nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (đvt: đồng) 42 Bảng 1.6. Báo cáo kết quả HĐKD của công ty qua 3 năm (2011-2013) 44 Bảng 1.7. Phân tích kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2011-2013 45 Bảng 1.8. Phân tích sự biến động tài sản của công ty từ 2011-2013 49 Bảng 1.9. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty từ 2011-2013 51 Bảng 1.10. Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 của công ty 52 Bảng 2.1. Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 công ty 53 Bảng 2.2. Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 của công ty (đvt: đồng) 54 Bảng 2.3. Phân tích các khoản phải thu của công ty (đvt: đồng) 54 Bảng 2.4. Phân tích các khoản phải trả của công ty giai đoạn 2011-2013 56 Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm 57 Bảng 2.6. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 57 Bảng 2.7. Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2011-2013 59 Bảng 2.8. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giai đoạn 2011-2013 61 Bảng 2.9. Vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011-2013 62 Bảng 2.10. Số ngày một vòng quay HTK của công ty giai đoạn 2011-2013 63 Bảng 3.1. Kỳ thu tiền bình quân của công ty giai đoạn 2011-2013 65 Bảng 3.2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty giai đoạn 2011-2013 66 Bảng 3.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013 68 Bảng 3.4. Vòng quay vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011-2013 69 Bảng 3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2011-2013 71 Bảng 3.6. Sức sinh lời căn bản (BEPR) của công ty năm 2011-2013 72 Bảng 3.7. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) của công ty (2011-2013) 74 Bảng 3.8. ROE của công ty giai đoạn 2011-2013 76 Bảng 3.9. Thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty giai đoạn 2011-2013 77 2
  8. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2011-2013) 38 Biểu đồ 1.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 41 Biểu đồ 1.3. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty giai đoạn 2012-2013 57 Biểu đồ 1.4. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 58 Biểu đồ 1.5. Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2011-2013 60 Biểu đồ 1.6. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giai đoạn 2011-2013 61 Biểu đồ 1.7. Vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011-2013 63 Biểu đồ 1.8. Số ngày một vòng quay HTK của công ty giai đoạn 2011-2013 64 Biểu đồ 1.9. Kỳ thu tiền bình quân của công ty giai đoạn 2011-2013 65 Biểu đồ 1.10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2011-2013 67 Biểu đồ 2.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013 68 Biểu đồ 2.2. Vòng quay VLĐ của công ty giai đoạn 2011-2013 70 Biểu đồ 2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2011-2013 71 Biểu đồ 2.4. BEPR của công ty năm 2011-2013 73 Biểu đồ 2.5. ROA của công ty giai đoạn (2011-2013) 74 Biểu đồ 2.6. ROE của công ty giai đoạn 2011-2013 76 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 28 Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất và tinh chế sản phẩm 30 3
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại tác động thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Dù là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, nhà cho vay tiềm tàng hay một nhà phân tích tham mưu của doanh nghiệp thì mục đích của họ đều như nhau, đó là tìm cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Do đó cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có thể tìm ra nguyên nhân, giải pháp cải thiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong tương lai. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều muốn có hiệu quả và thu về lợi nhuận nhiều nhất, để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, lao động, công nghệ, Một trong những việc cần làm là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước” nhằm làm rõ thêm bài toán kinh kế của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước nói riêng và của các công ty tại Việt Nam hiện nay nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước, từ đó tìm ra những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty trong tương lai. 3. Phạm vi nghiên cứu Báo cáo tài chính và những nội dung có liên quan đến quản trị tài chính, báo cáo tài chính và một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước. 4. Phương pháp nghiên cứu 4
  10.  Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp tại các báo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số tài liệu khác có liên quan tại phòng kế toán của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.  Phương pháp phân tích số liệu: - So sánh năm này với năm trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp kịp thời trong kỳ tới. - So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Tiến Phước. Do thời gian thực tập không lâu, khả năng của bản thân còn có hạn cho nên bản chuyên đề của em khó có thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô để cho bản chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, em xin cảm ơn các cô chú trong công ty và các anh chị trong phòng tài vụ kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ của chị kế toán trưởng cùng với sự dìu dắt tận tình của cô giáo hướng dẫn – Th.s Đặng Thị Thanh Loan đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này. Em xin chân thành cản ơn! 5
  11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp  Khái niệm: Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính – một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp ).  Ý nghĩa: Với kết quả phân tích tình hình tài chính người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như : ban giám đốc, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, ngân hàng Mỗi nhóm người này sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau và họ sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau tình hình tài chính của doanh nghiệp mang ý nghĩa khác nhau đối với từng nhóm người quan tâm đến doanh nghiệp, cụ thể: 6
  12. - Đối với chủ doanh nghiệp hay các nhà quản trị doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu của họ là xem xét lợi nhuận đạt được cũng như đánh giá khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai. Bên cạnh đó,các chủ doanh nghiệp còn quan tâm đến các yếu tố cơ bản khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là yếu tố về phúc lợi dành cho người lao động, các điều kiện để thu hút đầu tư, khả năng về vốn để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật - Đối với tổ chức tín dụng: Khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng quan tâm đến một số chỉ tiêu cụ thể như vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn tín dụng, khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp các chỉ tiêu này cho phép tổ chức tín dụng quyết định có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn trong thời gian tiếp hay không? Thời gian thu hồi nợ là bao lâu? Xác định doanh nghiệp có khả năng phải thế chấp tài sản khi vay vốn không? Mọi chỉ tiêu này rất quan trọng và cần thiết với các tổ chứ tín dụng. - Đối với bạn hàng và các chủ đầu tư: Tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp họ nhận xét quyết định có nên tiếp tục giữ quan hệ làm ăn với doanh nghiệp hay không? Việc nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp các chủ đầu tư có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tiền mà họ đã đầu tư, hay nói cách khác họ sẽ tìm cách bảo hiểm cho khoản tiền của họ. - Đối với các cơ quan nhà nước : doanh nghiệp thực hiện quan hệ tài chính với nhà nước thông qua việc nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Chính vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng được các cơ quan cấp trên hết sức quan tâm. Đó là việc xem xét doanh nghiệp có nộp thuế theo quy định hay không? doanh nghiệp có tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc, các chế độ hạch toán kế toán và thống kê theo quy định nhà nước cho từng loại hình doanh nghiệp hay không? - Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng mang ý nghĩa đối với những người quan tâm như : những người lao động, những nhà đầu tư có ý định đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà phân tích kinh tế của đất nước  Mục tiêu: Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong tổng thể tác động liên quan với nhau. Do vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới 7
  13. đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp trình độ hoàn thành các mục tiêu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật và được hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ hành lang pháp lý quy định. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt các mục tiêu sau: - Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin để họ có thể đưa ra các quyết định về đầu tư, tham gia tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các quyết định tương tự. - Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng thông tin khác nhau đánh giá được số lượng, thời gian và rủi ro của các khoản thu bằng tiền, tình trạng tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin về nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động nhà quản lý doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 1.1.2.1. Phương pháp so sánh - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải 8
  14. thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành. - So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau: + Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”. + Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán. 1.1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. - Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.1.2.3. Phân tích tài chính theo phương pháp DUPONT Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính 9
  15. của công ty bằng cách nào. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình Dupont: Trước hết, chúng ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (DLDT), tỷ số hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (HSSDTS) và tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). EAT EAT TR Công thức: ROA = = x N A TRN A ROA = DLDT x HSSDTS Phương trình này cho thấy ROA phụ thuộc vào hai yếu tố: + Thu nhập của doanh nghiệp trên mỗi đông doanh thu là bao nhiêu (DLDT). + Một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu (HSSDTS). Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp; hoặc do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận (HSSDTS của doanh nghiệp không cao), hoặc do lợi nhuân thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp? Trên cơ sở đó nhà quản trị cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp: hoặc đẩy mạnh tiêu thụ để tăng HSSDTS hoặc tiết kiệm chi phí để tăng DLDT, hoặc cả hai. Thứ hai, chúng ta xem xét tỷ lệ sinh lời trên vốn CSH của doanh nghiệp được tạo thành bởi các mối quan hệ sau: EAT EAT TR A ROE = = x N x E TRN A E Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Lợi nhuận thuần ROE = x x = Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn CSH BQ Vốn CSH BQ Ký hiệu: - Tổng tài sản là A - Vốn CSH là E - Tổng nợ là D Nợ phải trả - Hệ số nợ là HN = x 100% Tổng tài sản Ta có: 10
  16. A A A 1 = = A = E A D A D 1 H N A A Chúng ta có thể viết lại phương trình trên như sau: EAT EAT TR A ROE = = x N x E TRN A E EAT TR 1 ` ROE = x N x TRN A 1 H N Điều này nói lên rằng các nhà quản trị có 3 chỉ tiêu để quản lý ROE: + DLDT phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu thuần của doanh nghiệp. Khi DLDT tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp quản lý doanh thu quản lý chí phí có hiệu quả. + Doanh thu tạo được từ mỗi đồng tài sản hay gọi là số vòng quay tài sản. + 1/(1-H N ): là hệ số nhân vốn CSH, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu hệ số này tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. ROE của doanh nghiệp có thể phát triển lên bằng cách: sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (gia tăng vòng quay tài sản), tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, gia tăng đòn cân nợ. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.1.3. Nguồn số liệu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối (tổng tài sản = tổng nguồn vốn). - Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có. 11
  17. Tóm lại, bảng cân đối kế toán hay bảng tổng kết tài sản là bức tranh tài chính tại một thời điểm, phản ánh tất cả tài sản do doanh nghiệp sở hữu và những nguồn tài chính (nguồn vốn) để hình thành nên các tài sản này. Công thức biểu diễn cơ bản là: TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Báo cáo hàng năm của một doanh nghiệp trình bày sự cân đối kế toán ở tại thời điểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán: + Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn. + Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản lưu động, tài sản cố định. + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. + Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) Là một báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra quyết định hợp lý, quyết định tài chính phù hợp. Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ theo yêu cầu quản lý, nhưng phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau đây: doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; 12
  18. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh; Lợi nhuận từ hoạt động tài chính; Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai. Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Nếu số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan. Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo ngân lưu giúp cho doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền (sources), lĩnh vực nào sử dụng tiền (uses); khả năng thanh toán; lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn (minimization cost of capital). 13
  19. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính DN 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính DN Phân tích chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích nhận thức đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và việc phân phối, sử dụng, các nguồn vốn kinh doanh, qua đó thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp căn cứ vào số liệu tổng hợp về tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lợi nhuận bán hàng, cũng như các khoản thu nhập và lợi nhuận khác. Phân tích chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1.2.1.1. Thông qua bảng cân đối kế toán Tiến hành phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm, cũng như đi sâu vào phân tích các khoản mục quan trọng cấu thành tài sản và nguồn vốn của công ty qua các kỳ để thấy được sự biến động tăng giảm của các khoản mục đó qua các năm, các thời kỳ để từ đó nắm bắt được nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó để có biện pháp thích ứng. 1.2.1.2. Thông qua báo cáo kết quả HĐKD Ta tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ trước thông qua việc so sánh giữa số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước. Phân tích doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Đồng thời tìm ra nguyên nhân của việc tăng giảm đó để có những quyết định đúng đắn cho kỳ tới. 1.2.1.3. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích dòng tiền vào ra của công ty trong kỳ và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước cũng như phân tích những thay đổi về tiền tệ trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. 14
  20. 1.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn 1.2.2.1. Về biến động kết cấu tài sản Phân tích và so sánh các khoản mục trong kết cấu tài sản giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự biến đổi đó diễn ra như thế nào qua đó tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình đó. 1.2.2.2. Về kết cấu và sự biến động nguồn vốn Tương tự như phân tích về tình hình biến động kết cấu tài sản, ta tiến hành phân tích và so sánh các khoản mục trong kết cấu nguồn vốn giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự biến đổi đó diễn ra như thế nào qua đó tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình đó. 1.2.2.3. Về mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn Để phân tích mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn, ta tiến hành phân tích các mối quan hệ cân đối sau: ● Quan hệ cân đối 1: giữa nguồn vốn CSH và tài sản hiện tồn tại tại doanh nghiệp (tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn). Theo cân đối (1), toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn CSH, doanh nghiệp không cần huy động thêm các nguồn tài trợ khác như nguồn vốn vay hay vốn chiếm dụng. ● Quan hệ cân đối 2: giữa nguồn vốn (gồm vốn CSH và vốn vay) với tài sản (gồm tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và tài sản dài hạn). Theo cân đối (2), toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn CSH và vốn vay. ● Quan hệ cân đối 3: giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn. 1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 1.2.3.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả ● Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo. Các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn, và được coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý. 15
  21. ● Khoản phải trả: là những khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: Tiền thuế phải nộp cho nhà nước, tiền mua hàng, tiền lương, và các khoản phải trả công nhân viên phải trả nội bộ. 1.2.3.2. Khả năng thanh toán tổng quát - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, ). HS thanh toán Tổng tài sản = tổng quát Tổng nợ phải trả - Nếu hệ số này = 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu hệ số này = 1 hoặc gần = 1 có nghĩa là vốn CSH không có hoặc bị mất toàn bộ. Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố định) sẽ không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.3.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện hành). - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo cuả tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ giữa tổng tài sản ngắn hạn với tổng số nợ sắp đến hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận 16
  22. tài sản thành tiền. Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý và sử dụng thì chỉ có tài sản lưu động là trong kỳ có thể dễ dàng hơn khi chuyển đổi thành tiền. Tài sản ngắn hạn HTTHH = Tổng nợ ngắn hạn Đối với doanh ghiệp vừa và nhỏ: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn HTTHH = Tổng nợ ngắn hạn - Nhận xét: + Hệ số thanh toán hiện hành cho biết biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể quy đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. + Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (ví dụ thương nghiệp) trong tổng tài sản hệ số này lớn và ngược lại. + Nếu hệ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. + Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị TSLĐ của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi, Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.3.4. Khả năng thanh toán nhanh Các tài sản lưu động mang đi thanh toán cho chủ nơ đều phải chuyển đổi thành tiền. Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm TSNH trừ hàng tồn kho, vì ta đã biết hàng tồn kho (dự trữ) là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng ứ đọng kém phẩm chất. Công thức: 17
  23. Tài sản ngắn hạn – Dự trữ HTTN = Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho, nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. - Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết doanh nghiệp sẵn sang trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. - Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. - Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Công thức: Thu nhập trước thuế và trả lãi HTTLV = Chi phí trả lãi Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT): phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Chi phí trả lãi: bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu. - Mặt khác tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản nợ của 18
  24. doanh nghiệp. - Hệ số này dung để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. 1.2.4.1. Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho (HTK) là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng HTK của mình hiệu quả như thế nào. - Số vòng HTK là số lần mà hàng hóa bình quân luân chuyển trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt. Công thức: Giá vốn hàng bán Số vòng quay HTK = HTK bình quân Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, - Chú ý: trong trường hợp không có thông tin về giá vốn hàng bán thì có thể thay thế bằng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi đó thông tin về vòng quay HTK sẽ có chất lượng kém hơn. - Nếu số vòng quay dự trữ năm nay thấp hơn năm trước và thấp hơn trung bình ngành thì điều này chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được xem xét nhằm đưa ra giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 19
  25. 1.2.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay HTK Công thức: Số ngày một Số ngày trong kỳ = vòng quay HTK Số vòng quay HTK trong kỳ Số ngày trong một năm thường là 360 ngày. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.4.3. Kỳ thu tiền bình quân (KTTBQ) - Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Công thức: Số dư BQ các khoản phải thu KTTBQ = Doanh thu BQ 1 ngày Các khoản phải thu: gồm những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho người bán, Doanh thu thuần Doanh thu BQ 1 ngày = 360 Doanh thu thuần: ở đây là tổng doanh thu thuần của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác. + Kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi. Ngược lại, nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. + Trong nhiều trường hợp do doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới số ngày thu tiền bình quân cao. - Tỷ số kỳ thu tiền bình quân có thể được thể hiện dưới dạng khác đó là tỷ số 20
  26. vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thnah toán các khoản phải thu, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Vòng quay các Doanh thu thuần = khoản phải thu Các khoản phải thu BQ Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Tỷ số này nói lên một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân Muốn đánh giá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả không phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Chỉ tiêu này đo lường 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức: Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = toàn bộ tài sản Tổng tài sản BQ Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao. Nếu chỉ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. 21
  27. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.4.6. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này nói lên trong một năm (quý), vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu. Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao. Giá vốn hàng bán Vòng quay VLĐ = Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động = TSNH – Nợ NH (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.5. Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu hay doanh lợi doanh thu (DLDT) phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Công thức: Lợi nhuận sau thuế DLDT = x 100% Doanh thu thuần Sự biến động của các tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.5.2. Sức sinh lời căn bản (BEPR) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, nghĩa là chưa kể tới ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Công thức xác định tỷ số này như sau: EBIT BEPR = x 100% Tổng tài sản BQ 22
  28. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các doanh nghiệp có thuế suất thuế TNDN và mức độ sử dụng nợ khác nhau. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.5.3. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế ROA = x 100% Giá trị tài sản BQ Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do doanh nghiệp có sử dụng vốn vay. Nếu doanh nghiệp không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dung để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn CSH. Nó được định nghĩa như sau: Lợi nhuận sau thuế ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu BQ Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các CSH. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này của doanh nghiệp bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được khi đặt vốn vào doanh nghiệp. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.6. Phân tích các tỷ số phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp 1.2.6.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị 23
  29. của cổ phiếu bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần. Hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có thể có được do mua cổ phiếu. Thu nhập ròng của cổ đông thường EPS = Số lượng cổ phiếu thường Thu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế trừ đi tiền lãi của cổ phần ưu đãi. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.6.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức Cổ tức mỗi cổ phiếu thường Tỷ lệ chi trả cổ tức = EPS Tổng cổ tức cổ đông thường Cổ tức mỗi cổ phần = Số lượng cổ phần thường Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - tỷ lệ chi trả cổ tức Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên doanh nghiệp chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định giá trị thị trường của mỗi cổ phần. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.6.3. Tỷ suất cổ tức Cổ tức mỗi cổ phiếu Tỷ suất cổ tức = Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần: cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phiếu thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư. (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu 24
  30. hành nội bộ). 1.2.6.4. Tỷ số giá - thu nhập (P/E) Đây là một tỷ số nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. Nó chỉ ra việc các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đồng lợi nhuận nhận được. Giá trị thị trường của 1 cổ phiếu Tỷ số P/E = Thu nhập trên 1 cổ phiếu (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.2.6.5. Tỷ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. Giá trị thị trường của 1 cổ phiếu Tỷ số M/B = Mệnh giá cổ phiếu (hoặc giá trị sổ sách) (Nguồn: TS. Hà Thanh Việt (2011), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ). 1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.3.1. Những nhân tố bên ngoài  Các chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước về thuế và các luật liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động chế biến lâm sản của công ty đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.  Sự tăng trưởng của nề kinh tế: Nền kinh tế suy thoái sẽ làm cho thi trường tiêu thụ bị đóng băng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời việc huy động vốn hoặc đi vay nợ để trang trải nguồn vốn cho việc kinh doanh của các công ty cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi nền kinh tế bị khủng hoảng. Từ đó làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên xấu hơn. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư, mở rộng hoạt động 25
  31. kinh doanh cũng như dễ dàng huy động vốn hoặc đi vay hơn, doanh nghiệp cũng dễ kiếm được lợi nhuận hơn từ hoạt động kinh doanh vì thị trường luôn rất hấp dẫn, từ đó làm cho tài chính của công ty ngày càng mạnh và tăng trưởng.  Đối thủ cạnh tranh: Các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động đến tình hình tài chính của công ty đó. 1.3.2. Những nhân tố bên trong  Kết quả kinh doanh Kết quả từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều với tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận thì tình hình tài chính sẽ vững mạnh hơn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.  Quyết định đầu tư vốn chủ sở hữu: Các quyết định đầu tư của các chủ sở hữu trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đầu tư đúng lúc và hợp lý sẽ giúp tài chính của công ty vững mạnh hơn. Hoạt động đầu tư vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh tình trạng bị thiếu vốn kinh doanh, hạn chế phải đi vay nợ.  Các chính sách công nợ của doanh nghiệp: Chính sách công nợ của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có quá nhiều các khoản nợ thì khả năng tài chính của doanh nghiệp đó được đánh giá là xấu và ngược lại.  Việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình có hiệu quả thì sẽ giúp cho đơn vị của mình hoạt động có hiệu quả cao, đem về lợi nhuận cao hơn, từ đó tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng được cũng cố và vững mạnh hơn. 26
  32. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHƯỚC 2.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên pháp nhân: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Phước - Tên viết tắt: Công ty CP XNK Tiến Phước - Tên công ty viết bằng Tiếng Anh: Tien Phuoc Import – Export JSC - Địa chỉ: 107E Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, Bình Định. - Xưởng: Lô A7a Đường số 14 KCN Phú Tài, Bình Định. - Điện thoại : 84.056.6252258. - Fax : 84.056.6252257. - Email : Tienphuocxnk@gmail.com - Diện tích mặt bằng: Hơn 10.000 m2 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Năm 2009 được Sở kế hoạch và Đầu Tư Bình Định cấp giấy phép kinh doanh số 4100836719 ngày 17/04/2009. Với số vốn kinh doanh ban đầu là: 10.000.000.000 đồng. Ngày đầu thành lập công ty có mặt bằng trên 200m 2 và 10.000m2 nhà xưởng, tổng số cán bộ công nhân viên là 40 người. Cho đến nay Công Ty đã trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển, với sự cố gắng nỗ lực của CB – CNV Công ty đã vượt qua nhiều thử thách trong từng giai đoạn phát triển. Với tinh thần đoàn kết cao, tập thể ban lãnh đạo công ty và các phòng ban nghiệp vụ đã luôn cố gắng hết mình để tìm ra những hướng đi đúng đắn như: Tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động cho phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất như: Đầu tư mở rộng thị trường quy mô sản xuất, thay đổi hệ thống máy móc thiết bị và đổi mới khoa học công nghệ, đồng thời tăng cường đổi mới tư duy để hoàn thiện dần phương thức quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, Công ty hoạt động trên địa bàn có tổng diện tích là 10.000m 2, mức doanh thu trên 180 tỷ đồng, đã giải quyết việc làm hơn 100 lao động, với mức thu nhập bình quân là 3.500.000 đồng/người/tháng (2013). Dựa vào các chỉ tiêu trên ta 27
  33. có thể đánh giá quy mô hoạt động của Công ty là có quy mô vừa và nhỏ. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty có chức năng thu mua XNK các mặt hàng nông sản, phân bón, gỗ và nguyên vật liệu có liên quan phục vụ cho quá trình sản xuất các mặt hàng gỗ tinh chế như: bàn, ghế, giá sách, giường tắm nắng, xích đu chậu hoa, đèn vườn, phục vụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước trong và ngoài khu vực. Xưởng chế biến lâm sản là một đơn vị trực thuộc sản xuất hàng hóa trên cơ sở xậy dựng, tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Góp phần phát triển sản xuất, tăng nguồn thu nhập cho công ty, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng GDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Định. Có nhiệm vụ sau: - Nhà máy tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đã cân đối hoàn thành kế hoạch, chịu trách nhiệm trước tổng công ty về kết quả hoạt động của nhà máy và trước khách hàng về sản phẩm của mình làm ra. - Căn cứ vào kế hoạch công ty đã giao tiến hành sản xuất kinh doanh. - Có trách nhiệm đảm bảo vốn và thực hiện mọi nhiệm vụ đối với công ty, đồng thời tăng tích lũy tài sản và mở rộng sản xuất. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CB – CNV nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Khai thác triệt để các thế mạnh của nhà máy. - Kinh doanh đúng ngành nghề. - Ưu tiên sử dụng lao động trong tỉnh và đảm bảo lợi ích cho người lao động, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. - Tuân thủ các quy định của Nhà Nước về bảo vệ môi trường, không gây tiếng ồn, đảm bảo trật tự xã hội. - Ghi chép sổ sách đầy đủ và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 2.1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty Cơ cấu bộ máy Công ty CP XNK Tiến Phước được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng, quan hệ kiểm tra, kiểm soát. Theo mô hình này, giám đốc điều hành là người chỉ huy trực tiếp cho các bộ phận phòng ban, các phân xưởng. Các phòng ban, phân xưởng có chức năng tham mưu lên xuống cho Ban Giám Đốc. Nhờ 28
  34. có sự phân chia giữa các bộ phận chức năng đã làm giảm nhẹ công việc cho giám đốc. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng tổ chức tài vụ kế hoạch hành kế toán kinh chính doanh Xưởng chế biến lâm sản Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ) 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Với mô hình quản lý như trên thì từng bộ phận của công ty cổ phần XNK Tiến Phước có chức năng nhiệm vụ như sau: ● Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ● Phó giám đốc: là người giúp cho giám đốc điều hành các hoạt động của công ty. Phó giám đốc có trách nhiệm trước giám đốc về pháp luật và nhiệm vụ mà giám đốc đã phân công. ● Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đốc quản lý hồ sơ cán bộ công nhân 29
  35. viên; bố trí nhân sự; thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm, Thực hiện nhiệm vụ hành chính văn thư, lưu trữ, bảo vệ tài sản của công ty. ● Phòng tài vụ kế toán: + Lập kế hoạch tài chính để áp dụng vốn kịp thời cho công tác sản xuất nhằm thúc đẩy các sản phẩm đã ký hợp đồng với các chủ đầu tư, được thi hành đúng tiến độ và thời gian đã giao. Quản lý, đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng vốn, tài sản của công ty và các xí nghiệp. + Theo dõi toàn bộ hoat động của công ty và các xí nghiệp, báo cáo cho giám đốc tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty và xí nghiệp. + Lập quỹ tiền lương, bảo hiểm xã hội và phối hợp xây dựng các định mức tiền lương phù hợp với tình hình của công ty. ● Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp xúc với khách hàng và nắm bắt các yêu cầu của khách hàng để từ đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. ● Xưởng chế biến lâm sản: là nơi sản xuất và chế biến lâm sản thành sản phẩm và cung ứng cho thị trường. 2.1.4. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu Hiện công ty sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm gỗ nội thất và ngoài trời làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như: Teak, Chò, Dầu, Khuynh Diệp, và có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như : bàn, ghế, chậu hoa và dàn hoa, dù, đèn vườn, hộp đệm, gác chân, phục vụ trong mọi lĩnh vực, mỗi chủng loại có rất nhiều sản phẩm khác nhau như: - Bàn gồm các loại: bàn tròn, bàn vuông theo các kích cỡ, bàn chữ nhật, bàn hạt xoài, bàn ô van, - Ghế gồm các loại: Ghế ohio không tay, ghế ohio có tay, ghế xếp không tay, ghế ragoon, Tuy khác nhau về mẫu mã và hình dáng nhưng chúng có điểm chung là sự khéo léo, tinh xảo, sáng tạo của đội ngũ công nhân kết tinh trong từng sản phẩm . Đi đôi với mẫu mã đẹp và phong phú về kiểu dáng là sự ưu việt của tính năng, thuận tiện cho việc sử dụng tháo lắp, tạo ấn tượng mạnh cho người sử dụng. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001:2000. 30
  36. 2.1.4.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất và tinh chế sản phẩm Nguyên liệu gỗ tròn, gỗ xẻ Chất thải, mùn cưa, dăn bào, củi Xẻ, sấy và tẩm thuốc đốt, nhiên liệu lò sấy Cắt phôi Tinh chế Phôi bào, dăn mùn cưa, bụi Hệ thống hút bụi Chà nhám, đánh bóng Khu vực buồng chứa Lắp ráp và nhúng dầu Sử dụng theo định mức Đóng gói thành phẩm Nhập kho thành phẩm (Nguồn: Xưởng chế biến lâm sản) 2.1.4.2. Giải thích các bước trong quy trình công nghệ ● Xẻ gỗ: từ nguyên liệu chính là gỗ tròn các loại đưa vào máy cưa vòng theo kích cỡ yêu cầu của sản phẩm. ● Sấy khô và tẩm thuốc: bởi vì gỗ tròn sau khi xẻ vẫn còn tươi nên phải đưa vào lò sấy nhiệt độ từ 700 – 800 để gỗ có độ bền nhất định trong khi chế biến. Nếu không sấy thì trong khi chế biến tác dụng của nhiệt độ gỗ sẽ bị cong hoặc vênh tạo ra những khe hở làm cho sản phẩm bị biến dạng không đạt được yêu cầu. 31
  37. Việc sấy khô phải đảm bảo một độ ẩm nhất định tùy theo yêu cầu của loại sản phẩm và yêu cầu của khách hàng. Thời gian sấy cũng tùy thuộc vào loại gỗ và kích thước của từng loại. Có loại chỉ sấy từ 15 – 20 ngày nhưng có loại phải sấy 30 ngày mới đạt yêu cầu. ● Cắt phôi: Gỗ sau khi qua công đoạn sấy khô và tẩm thuốc được đưa vào công đoạn cắt phôi chi tiết tùy theo kích cỡ quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Sau khi phôi chi tiết cắt xong được xếp vào Pallet và chuyển vào kho bảo quản để sang công đoạn khác. ● Tinh chế phôi: Phôi chi tiết được đưa vào cưa lộng tạo cho phôi có những đường cong lượn hay gợn sóng tùy theo yêu cầu của bản vẽ chi tiết của sản phẩm rồi đưa vào máy chà bốn mặt, cắt phay mộng, máy đục lỗ mộng, soi rãnh để tạo ra chi tiết sản phẩm. Trong quá trình cắt phay mộng và khoan các chi tiết sản phẩm có thể làm mất đi phần nào độ bóng láng, vì thế sản phẩm được đưa qua khâu chà nhám để làm cho sản phẩm có độ bóng nhẵn hơn và làm nổi bật hơn các vân gỗ có sẵn của sản phẩm sau đó chuyển qua tổ mộc để ghép, lắp ráp hoàn chỉnh. ● Ghép hoàn thiện: Nếu ở các công đoạn trên được thực hiện bằng máy thì công đoạn này sử dụng lao động thủ công là chính. Công nhân sử dụng tay bào để sữa những chỗ mà máy không làm được sau đó các chi tiết sẽ được lắp ráp lại để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, tiếp đó thành phẩm sẽ được mang đi nhúng dầu với mục đích làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn có thể chịu được nắng, mưa, chống mối mọt, Nếu sản phẩm hoàn thành bị dính bẩn, bị lỗi thì tổ làm đẹp sẽ sữa lại, tram bít lỗ mộng, chà nhám đánh bóng lại sản phẩm. ● Đóng gói và nhập kho: sản phẩm sau khi hoàn thiện xong phải qua khâu kiểm nghiệm (KCS) của công ty và khách hàng, sau khi hoàn thành công đoạn này thì sản phẩm mới nghiệm thu đúng kỹ thuật và chất lượng để nhập kho. Thành phẩm sẽ được tháo rời các chi tiết để đóng gói lại bởi không thể để nguyên thành phẩm, khi vận chuyển sản phẩm dễ bị hư hỏng, thứ hai nếu bảo quản trong kho thì chiếm một diện tích khá lớn. ● Hệ thống xử lý bụi và mùn cưa: Sinh ra trong quá trình bào đục khoan. Bên cạnh quy trình cụ thể khép kín để sản xuất sản phẩm gỗ tinh chế đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu của khách hàng, tạo được uy tín trên thị trường thì ta cũng thấy rằng việc 32
  38. quan tâm đến môi trường lao động cũng được xí nghiệp đưa ra và gắn liền trong tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất. Đây là vấn đề mà có ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thực hiện tốt nên có thể nói đây là một thế mạnh của xí nghiệp nhằm tạo tâm lý thoải mái, yên tâm công tác cho CB – CNV từ đó năng suất cũng được tăng lên. 2.1.5. Công tác quản lý sản xuất của công ty 2.1.5.1. Hình thức tổ chức sản xuất Hệ thống sản xuất của công ty được hình thành trên nguyên tắc chuyên môn hóa sản phẩm. Tức là trong phân xưởng sẽ được phân chia thành các bộ phận sản xuất riêng biệt. Mỗi bộ phận trong phân xưởng đảm nhận sản xuất hoàn chỉnh một vài loại sản phẩm có khối lượng lớn và ổn định. 2.1.5.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất của công ty được lập theo quy trình gồm những bước sau: ● Bước 1: Xác định nhu cầu của các yếu tố sản xuất như vốn, trang thiết bị, cơ sở để xác định các nhu cầu, các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo sản lượng, doanh thu qua việc nghiên cứu thị trường về các sản phẩm của công ty và các dự kiến chủ quan về lợi nhuận, chi phí, tiền lương của cán bộ công nhân. Dựa vào nguyên tắc tính toán, phân xưởng có được những con số cụ thể về nhu cầu của từng yếu tố. ● Bước 2: Xác định những khả năng đang và sẽ có của phân xưởng về các yếu tố, những con số này sẽ được thể hiện qua số liệu cuối năm của báo cáo tài chính và dự kiến tăng giảm của phân xưởng. ● Bước 3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất nếu bằng nhau hoặc có sự chênh lệch ít thì tốt. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch lớn thì phân xưởng sẽ có những điều chỉnh. Cân đối nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất. Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là phân xưởng tiến hành nhiều cân đối liên tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với những thay đổi của môi trường. ● Bước 4: Sau khi lập được kế hoạch tổng thể với các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế VAT, thu nhập bình quân, phân xưởng tiến hành lập các kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, hàng tuần, kế hoạch cho các đơn hàng và kế hoạch chạy máy. 33
  39. 2.1.5.3. Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ● Các loại nguyên liệu chính dùng trong sản xuất: Nguyên vật liệu chính dung trong hoạt động sản xuất tại nhà máy chế biến lâm sản là các loại gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Tùy theo từng loại sản phẩm mà nguyên liệu sử dụng là các loại gỗ khác nhau như: gỗ Chò (trên 50%), gỗ Khuynh Diệp, gỗ Teak, gỗ Dầu, Nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành gỗ tinh chế. Vì vậy công việc hạch toán chặt chẽ chi phí này là một trong những cơ sở quan trọng để xác định giá thành. Nguồn cung cấp chủ yếu từ việc nhập khẩu từ nước ngoài về như: Thái Lan, Singapore, Lào, Mianma, Trong những thời gian qua thị trường nguyên vật liệu luôn biến động kể cả về giá và chủng loại. Cụ thể giá của một số loại gỗ trong năm qua, nhất là những tháng cuối năm tăng cao bình quân từ 10% - 20%, riêng gỗ teak tăng 50% - 60%. Nguồn gỗ nhập khẩu có nghịch lý là giá cao nhưng lại khan hiếm, nguồn gỗ trong nước đã cạn kiệt. Mặt khác các khách hàng hiện nay đòi hỏi gỗ phải có chứng nhận FSC, TFT trong các đơn đặt hàng của họ. Đối phó với sự cạn kiệt, khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu và sự khắt khe của khách hàng ngày càng tăng, công ty đã có sự chuyển đổi sang một số loại NVL mới như chuyển từ gỗ Chò là chủ yếu sang các loại gỗ từ bạch đàn cứng và bạch đàn mềm, Bên cạnh đó công ty còn tìm kiếm một số nhà cung ứng mới như Mianma, Newzealand, để có thể chủ động nguồn NVL trong sản xuất. Do đó trong thời gian qua NVL vẫn được cung ứng kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu NVL phải ngừng sản xuất. Đây là cố gắng lớn của ban lãnh đạo công ty. ● Các loại NVL phụ dùng trong sản xuất: Bên cạnh các loại NVL chính trên, để góp phần tạo ra một sản phẩm hoàn thiện thì còn cần phải có các vật liệu phụ đi kèm. Tùy vào từng loại sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ đòi hỏi cần có những vật liệu phụ riêng để hoàn thiện sản phẩm đó. Một số vật liệu phụ chủ yếu có trong các loại sản phẩm như: keo, dầu, giấy nhám, hóa chất, ốc vít, xăng các loại, được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. 2.1.5.4. Đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu Phân xưởng sản xuất của công ty dựa vào thực tế sản xuất các năm để lập ra bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể cho từng sản phẩm. Công ty dựa vào bảng định mức này để tiến hành tính toán rồi mua sắm nguyên vật liệu cần thiết cho 34
  40. hoạt động sản xuất trong kỳ của mình. Bảng 1.1. Định mức khối lượng gỗ cho một sản phẩm Gỗ sẽ sử dụng STT Tên sản phẩm Loại gỗ cho 1 sản phẩm (m3) 1 Ghế Ohio không tay Dầu 0,0553 2 Ghế Ohio có tay Dầu 0,0656 3 Ghế xếp không tay Chò 0,0307 4 Ghế ragoon 150 cm Teak 0,0792 5 Ghế ragoon 180 cm Teak 0,1206 6 Bàn tròn 110 cm Khuynh Diệp 0,328 7 Bàn tròn 120 cm Dầu 0,390 8 Bàn vuông 56x56 Teak 0,4231 9 Bàn chữ nhật 80x140 Khuynh Diệp 0,5780 10 Bàn chữ nhật 90x160 FSC 0,6729 11 Bàn hạt xoài 100x20 Dầu 1,0071 12 Bàn Oval 150/120 Khuynh Diệp 1,1012 13 Bàn vuông 56x56 Teak 0,425 14 Mâm xoay 60cm Dầu 0,0240 15 Giường tắm Dầu 0,0747 16 Xe đẩy trà Chò 0,0143 17 Đèn vườn Dầu 0,0098 18 Ghế Rocking Khuynh Diệp 0,2297 (Nguồn: Xưởng chế biến lâm sản) 2.1.5.5. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát ● Bảo quản: Công ty có lợi thế là diện tích rộng, công ty xây dựng 2 kho nguyên liệu gồm: kho cót nan và kho gỗ. Các kho được xây dựng gần phân xưởng sản xuất và đều nằm trong khuôn viên của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập kho cũng như xuất kho nguyên liệu sản xuất. Kho rộng và thoáng đảm bảo nguyên liệu được bảo 35
  41. quản tốt. Hiện công ty chỉ có 1 nhân viên làm thủ kho. Thủ kho có nhiệm vụ theo dõi tình trạng vật liệu trong các kho cũng đồng thời có trách nhiệm bảo vệ các nguyên liệu trong kho đó kết hợp với bảo vệ của công ty. Đối với các lô vật liệu mua về, sau khi làm thủ tục nhập kho, công ty phải thuê ngoài để bốc dỡ vật liệu rồi sắp xếp vào kho theo sự chỉ đạo của thủ kho. Do có một số loại gỗ rất khó phân biệt bằng mắt thường nên thủ kho thường đánh dấu trực tiếp lên thân gỗ để dễ dàng nhận biết theo dõi chính xác hơn. ● Dự trữ: Quá trình thu mua nhập khẩu gỗ mất khá nhiều thời gian hơn nữa công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Nghĩa là khi công ty ký được đơn đặt hàng mới thì sẽ tiến hành sản xuất. Công ty không sản xuất các mặt hàng bán sẵn cho các cửa hàng nội thất. Để đáp ứng nhu cầu NVL kịp thời cho sản xuất và đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng gỗ yêu cầu và đáp ứng yêu cầu quay vòng vốn nhanh, công ty tiến hành mua sắm và dự trữ vật tư từ đầu năm, hàng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm mà hợp đồng khách hàng yêu cầu để tính toán ra số lượng vật tư cần mua thêm và số lượng vật tư dự trữ cần thiết trong kỳ. ● Cấp phát: Tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất vật liệu thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. 2.1.5.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là tư liệu lao động phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Máy móc thiết bị tại phân xưởng sản xuất của công ty được sử dụng tùy theo công suất thiết kế của máy móc và công suất thiết kế mà phân xưởng quy định. Các phương tiện chuyên chở hàng hóa được sử dụng thường xuyên mỗi khi công ty cần trong thời gian làm việc quy định. Tình hình tài sản cố định của công ty qua 3 năm (2011-2013) như sau: 36
  42. Bảng 1.2. Tình hình tài sản cố định của công ty trong 3 năm (2011-2013) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản cố định 14.335.222.454 12.711.059.915 13.331.415.352 - Nguyên giá 15.678.037.702 15.668.965.786 17.483.172.975 - Hao mòn lũy kế 1.342.815.248 2.957.905.871 4.151.757.623 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.1.6. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây (giai đoạn 2011- 2013) Bảng 1.3. Doanh thu và LNST của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 (ĐVT: đồng) Chỉ Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 tiêu Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) % Doanh 167.438.317.403 131.522.238.357 170.693.940.009 -35.916.079.046 -21,45 +39.171.701.652 +29,78 thu LNST 1.055.558.475 2.654.081.254 2.177.976.898 +1.598.522.779 +151,4 -476.104.356 -17,94 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty)  Doanh thu: Qua số liệu trong bảng ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 bị giảm 35.916.079.046 đồng tương đương giảm 21,45% so với năm 2011. Điều này cho thấy doanh số bán và cung cấp dịch vụ của công ty bị giảm xuống. Năm 2013 so với năm 2012 có sự tăng lên đáng mừng về doanh thu của công ty. Doanh thu năm 2013 của công ty là 170.693.940.009 đồng. Tăng 39.171.701.652 đồng tương đương tăng 29,78% so với năm 2012. Nhìn chung doanh thu của công ty 3 năm qua tăng trưởng không đồng đều, tốc độ tăng doanh thu của cả giai đoạn 2011-2013 là rất nhỏ. Lợi nhuận: Trong 3 năm, từ năm 2011 đến 2013 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Lợi nhuận năm 2011 của công ty đạt 1.055.558.475 đồng. Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty là 2.654.081.254 đồng, tăng 1.598.522.779 đồng tương 37
  43. đương với tốc độ tăng rất lớn 151,4% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm xuống 17,94% (tương đương giảm 476.104.356 đồng) so với năm 2012. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty CP XNK Tiến Phước 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 2.2.1.1. Thông qua bảng cân đối kế toán  Phân tích tình hình tài sản: Tài sản của công ty cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế công ty dùng vào hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài sản giúp ta đánh giá khái quát quy mô và cơ cấu tài sản của công ty. Biểu đồ 1.1. Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2011-2013) Nhìn vào biểu đồ ta thấy quy mô tài sản của công ty không ngừng được mở rộng trong 3 năm qua. Năm 2012, tổng tài sản của công ty tăng mạnh so với năm 2011 chủ yếu là do công ty bán chịu quá nhiều hoặc các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán cũng như lượng hàng tồn kho khá cao làm cho tài sản ngắn hạn tăng rất nhanh so với năm 2011. Trong năm 2013 thì nhìn chung quy mô tài sản của công ty tiếp tục tăng lên nhưng mức tăng không cao như năm trước. 38
  44. Bảng 1.4. Phân tích tài sản của công ty qua 3 năm (đvt: đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền +/- % Số tiền +/- % I - TÀI SẢN 21.285.703.614 41.437.218.982 47423610778 +20.151.515.368 +94,7 +5.986.391.796 +14,5 NGẮN HẠN 1. Tiền và các khoản tương 2.885.083.159 2.863.750.235 1.331.639.751 -21.332.924 -0,7 -1.532.110.484 -53,5 đương tiền 2. Các khoản phải thu ngắn 1.412.030.209 9.737.246.603 - +8.325.216.394 +589,6 -9.737.246.603 -100 hạn - Phải thu 933.341.103 8.929.950.000 - +7.996.608.897 +856,8 -8.929.950.000 -100 khách hàng - Các khoản 478.689.106 807.296.603 - 328607497 68,6 -807296603 -100 phải thu khác + 3. Hàng tồn 16.685.664.213 27.577.135.000 45.808.703.754 +10.891.470.787 +65,3 18.231.568.754 +66,1 kho 4. Tài sản 312.926.033 1.259.087.144 303.267.273 +946.161.111 +302,4 -955.819.871 -75,9 ngắn hạn khác - Chi phí trả trước ngắn - 29.911.955 74.984.490 +29.911.955 - +45.072.535 +150,7 hạn - Thuế GTGT 312.926.033 1.228.861.189 228.282.783 +915.935.156 +292,7 -1.000.578.406 -81,4 được khấu trừ II - TÀI SẢN 15.099.941.741 15.318.250.654 13.331.415.352 +218.308.913 +1,5 -1.986.835.302 -12,9 DÀI HẠN 1. Tài sản cố 14.335.222.454 12.711.059.915 13.331.415.352 -1.624.162.539 -11,3 +620.355.437 +4,9 định 2. Bất động -363.636.364 401.082.923 363.636.364 - - - -100 sản đầu tư 39
  45. 3. Tài sản dài 401.082.923 2.242.304.431 - +1.841.221.508 +459,1 -2.242.304.431 -100 hạn khác TỔNG TÀI 36.395.645.355 56.755.469.636 60.755.026.130 +20.359.824.281 +55,9 +3.999.556.494 +7,1 SẢN (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2011-2013) ● Tài sản ngắn hạn: - Tiền và các khoản tương đương tiền: Như trong bảng phân tích ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm. Đặc biệt giảm mạnh vào năm 2013, cụ thể là giảm 1.532.110.484 đồng tương đương 53,5% so với năm 2012. Riêng trong năm 2012 thì tỷ lệ giảm nhẹ hơn, chỉ giảm 21.332.924 đồng (0,7%) so với năm 2011. - Các khoản phải thu ngắn hạn: Khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng giảm phát, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm nhiều hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng vọt trong năm 2012 với một tốc độ tăng khủng khiếp 589,6% so với năm 2011 tương đương tăng 8.325.216.394 đồng. Do tăng mạnh trong năm 2012 nên trong năm 2013 hầu như các khoản phải thu này đã được giải quyết hết, hơn nữa trong năm 2013 công ty đã không bán chịu và không áp dụng phương thức thanh toán chậm đối với khách hàng nữa nên khoản mục này nhận giá trị bằng 0 trong năm 2013. - Hàng tồn kho: Nhìn vào bảng ta thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2012 tăng 10.891.470.787 đồng (tăng 65,3%) so với năm 2011. Trong năm 2013 hàng tồn kho tiếp tục tăng cao với tốc độ tăng gần như năm ngoái, cụ thể tăng 66,1% so với năm 2012. Giá trị hàng tồn kho liên tục gia tăng mạnh qua các năm cộng với lượng tiền mặt của công ty giảm điều này cho thấy công ty dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hóa bị tồn đọng trong kỳ không ngừng tăng lên qua các năm do lượng hàng bán ra được ít. Hàng tồn kho tăng cao làm cho công ty bị ứ đọng vốn, gây khó khăn trong việc kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. - Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty gồm chi phí trả trước ngắn hạn và thuế VAT được khấu trừ trong đó thuế VAT chiếm tỷ trọng cao 40
  46. hơn rất nhiều. Do trong năm 2012 lượng thuế VAT được khấu trừ tăng 915.935.156 đồng tương đương 292,7% so với năm 2011 điều này là nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng mạnh trong năm 2012, cụ thể tăng 302,4% so với năm 2011. Tuy nhiên cùng với sự sụt giảm của thuế VAT trong năm 2013 thì giá trị tài sản ngắn hạn khác của công ty đã giảm mạnh xuống còn 303.267.273 đồng (giảm 75,9%) so với năm 2012. ● Tài sản dài hạn: Như trong bảng phân tích ta thấy tài sản dài hạn của công ty không biến động nhiều qua các năm, sự ổn định của khoản mục này là do trong 3 năm qua công ty đầu tư rất ít vào các lĩnh vực hoạt động nên hầu như giá trị tài sản dài hạn không biến đổi nhiều, sự biến đổi nhỏ này chủ yếu là do sự hao mòn lũy kế của tài sản cố định, sự thay đổi lượng giá trị đầu tư hay là do sự biến động nhẹ của các tài sản dài hạn khác trong công ty. Cụ thể: tài sản dài hạn của công ty năm 2012 tăng 218.308.913 đồng tương đương 1,5% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng nhẹ này là do sự gia tăng mạnh của tài sản dài hạn khác (tài sản dài hạn khác của công ty tăng 1.841.221.508 đồng, tăng 459,1% so với năm 2011) nhưng tài sản cố định của công ty lại giảm xuống 11,3% so với năm 2011. Riêng đến năm 2013 thì chỉ có tài sản cố định tăng lên trong khi bất động sản đầu tư và tài sản dài hạn khác đều bằng 0, điều đó làm cho tài sản dài hạn của công ty giảm 12,9% so với năm 2012.  Phân tích tình hình nguồn vốn: Biểu đồ 1.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 41
  47. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. Sự gia tăng này là do nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của công ty đều tăng lên qua các năm. Để thấy rõ hơn sự biến động này ta phân tích cụ thể sự thay đổi của các khoản mục trong nguồn vốn của công ty. Bảng 1.5. Phân tích nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (đvt: đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % I. NỢ PHẢI 14.480.401.324 32.186.144.351 34.007.723.947 +17.705.743.027 +122,3 +1.821.579.596 +5,7 TRẢ 1. Nợ ngắn 7.880.401.324 27.786.144.351 28.925.992.299 +19.905.743.027 +252,6 +1.139.847.948 +4,1 hạn 2. Nợ dài hạn 6.600.000.000 4.400.000.000 5.081.731.648 -2.200.000.000 -33,3 +681.731.648 +15,5 II. VỐN CSH 21.915.244.031 24.569.325.285 26.747.302.183 +2.654.081.254 +12,1 +2.177.976.898 +8,8 1. Vốn đầu tư 20.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 0 0 0 0 của CSH 2. Lợi nhuận 1.915.244.031 4.569.325.285 6.747.302.183 +2.654.081.254 +138,6 +2.177.976.898 +47,6 chưa phân phối TỔNG CỘNG 36.395.645.355 56.755.469.636 60.755.026.130 +20.359.824.281 +55,9 +3.999.556.494 +7,05 NGUỒN VỐN (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty) Dựa vào bảng phân tích nguồn vốn của công ty ta có một vài nhận xét về tình hình biến động các khoản mục trong nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua như sau: ● Nợ phải trả: + Năm 2012: Nợ phải trả của công ty tăng 17.705.743.027 đồng tương đương 122,3% so với năm 2011. Sự gia tăng này là do nợ ngắn hạn của công ty tăng quá 42
  48. nhanh mặc cho nợ dài hạn của công ty có bị sụt giảm. Cụ thể, nợ ngắn hạn tăng 27.786.144.351 đồng (252,6%) trong khi nợ dài hạn chỉ giảm 2.200.000.000 đồng (33,3%) so với năm 2011. + Năm 2013: Nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng nhẹ so với năm 2012. Cụ thể tăng 5,7% so với năm trước. Sự gia tăng không nhiều này là do 2 khoản mục cấu thành nợ phải trả của công ty tăng nhẹ trong năm 2013, cụ thể nợ ngắn hạn tăng 4,1% và nợ dài hạn tăng 15.5% so với năm 2012. ● Vốn CSH: Nhìn chung vốn CSH của công ty đều tăng qua các năm, sự gia tăng này hoàn toàn là do sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối vì vốn đầu tư của CSH là không đổi qua các năm. + Năm 2012: Vốn CSH của công ty tăng 2.654.081.254 đồng tương đương 12,1% so với năm 2011. + Năm 2013: Vốn CSH của công ty tiếp tục tăng với tốc độ 8,8% so với năm 2012. Qua phân tích ta thấy trong 2 năm gần đây (2012, 2013) thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả không ngừng tăng lên qua các năm điều này làm cho công ty chịu thêm nhiều lãi vay hơn. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu cũng không ngừng tăng lên qua 3 năm phân tích mà sự tăng lên này chủ yếu là do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chứng tỏ các cổ đông của công ty không đầu tư thêm nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh vì nền kinh tế hiện nay đang rất khó khăn, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước chưa thực sự mở rộng trở lại nên công ty rất e ngại trong việc đầu tư thêm nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.1.2. Thông qua báo cáo kết quả HĐKD Do những bất ổn của thị trường trong những năm gần đây, giá cả không ổn định, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty trong cả nước, nhất là công ty có liên quan đến xuất nhập khẩu. Công ty CP XNK Tiến Phước cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng đó. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011- 2013 sẽ giúp ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trước những ảnh hưởng đó như 43
  49. Bảng 1.6. Báo cáo kết quả HĐKD của công ty qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu bán hàng và cung 167.438.317.403 131.522.238.357 170.693.940.009 cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu - - - DTT về bán hàng và cung cấp 167.438.317.403 131.522.238.357 170.693.940.009 dịch vụ Giá vốn hàng bán 156.709.507.899 116.642.218.808 160.751.129.103 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 10.728.809.504 14.880.019.549 9.942.810.906 cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 38.216.584 43.991.283 490.928.801 Chi phí tài chính 6.244.309.332 2.764.046.721 2.345.660.006 Trong đó: Chi phí lãi vay 5.944.311.422 2.764.046.721 2.060.974.015 Chi phí bán hàng 3.123.127.717 5.383.434.887 2.400.788.980 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.123.127.717 3.237.754.219 3.086.132.672 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 1.399.589.039 3.538.775.005 2.601.158.049 kinh doanh Thu nhập khác 51.530.349 - 1.158.567.017 Chi phí khác 43.708.088 - 855.755.869 Lợi nhuận khác 7.822.261 - 302.811.148 Tổng lợi nhuận kế toán trước 1.407.411.300 3.538.775.005 2.903.969.197 thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành 351.852.825 884.693.751 725.992.299 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.055.558.475 2.654.081.254 2.177.976.898 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) 44
  50. Bảng 1.7. Phân tích kết quả HĐKD của công ty giai đoạn 2011-2013. Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (+/-) đồng % Số tiền (+/-) đồng % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -35.916.079.046 -21,45 +39.171.701.652 +29,78 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ -35.916.079.046 -21,45 +39.171.701.652 +29,78 Giá vốn hàng bán -40.067.289.091 -25,57 +44.108.910.295 +37,82 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp +4.151.210.045 +38,69 -4.937.208.643 -33,18 dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính +5.774.699 +15,11 +446.937.518 +1016 Chi phí tài chính -3.480.262.611 -55,73 -418.386.715 -15,14 Trong đó: Chi phí lãi vay -318.026.4701 -53,5 -703.072.706 -25,44 Chi phí bán hàng +2.260.307.170 +72,37 -2.982.645.907 -55,4 Chi phí quản lý doanh nghiệp +114.626.502 +3,67 -151.621.547 -4,68 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +2.139.185.966 +152,8 -937.616.956 -26,49 Thu nhập khác -51.530.349 - +1.158.567.017 - Chi phí khác -43.708.088 - +855.755.869 - Lợi nhuận khác -7.822.261 - +302.811.148 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế +2.131.363.705 +151,4 -634.805.808 -17,94 Chi phí thuế TNDN hiện hành +532.840.926 +151,4 -158.701.452 -17,94 Lợi nhuận sau thuế TNDN +1.598.522.779 +151,4 -476.104.356 -17,94 Dựa vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2011-2013) thì để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích sự biến động của các chỉ tiêu quan trọng trong trong bảng 1.7. ● Doanh thu và doanh thu thuần: Qua bảng 1.7. Ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2012 giảm 35.916.079.046 đồng tương ứng 21,45% so với năm 2011 điều này làm cho doanh thu thuần cũng giảm một lượng tương ứng (do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu) so với năm trước. Doanh thu của công ty giảm trong năm 2012 chứng tỏ doanh số bán ra và xuất khẩu sản phẩm bị giảm xuống so với năm trước đồng nghĩa việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn hơn năm 2011. Tuy nhiên, công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu chứng tỏ hàng hóa của công ty bán ra thị 45
  51. trường không bị khách hàng trả lại điều này cho thấy hàng hóa của công ty có chất lượng tốt, thực hiện các đơn hàng đúng theo hợp đồng mua bán, không bị khiếu nại từ khách hàng và vì thế mà công ty không hề giảm giá hàng bán hay chiết khấu thương mại cho người mua. Đây là một điều đáng mừng nhằm giảm thiểu các khoản giảm trừ doanh thu giúp cho công ty thu về lợi nhuận cao hơn. Sang năm 2013 thì doanh thu thuần của công ty tăng lên 29,78% so với năm 2012 lên mức 170.693.940.009 đồng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định hơn năm 2012, công ty cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. ● Giá vốn hàng bán: Quan sát chỉ tiêu này trong bảng 1.7 ta thấy, trong năm 2012 chỉ tiêu này cũng giảm một lượng tương đối so với năm 2011, cụ thể giảm 40.067.289.091 đồng (25,57%). Nguyên nhân của sự giảm sút này là do doanh số bán ra của công ty trong năm 2012 giảm 21,45% so với năm 2011. Trong năm 2013, giá vốn hàng bán của công ty tăng lên 44.108.910.295 đồng tương ứng tăng 37,82% so với năm 2012. Sự gia tăng này là nhờ doanh thu của công ty năm 2013 tăng 29,78% so với năm 2012 và sự tụt giảm của cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. ● Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2012 thì lãi gộp tăng 4.151.210.045 đồng tương đương tăng 38,69% so với năm 2011. Lãi gộp năm 2012 tăng lên là do sự chênh lệch giữa tốc độ giảm của 2 chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Như trong bảng 4 ta thấy giá vốn hàng bán trong năm 2012 có tốc độ giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần, cụ thể giá vốn hàng bán giảm 25,57% trong khi doanh thu thuần chỉ giảm 21,45% so với năm 2011. Năm 2013: Mặc dù chỉ tiêu doanh thu thuần tăng hơn năm 2012 nhưng giá vốn hàng bán lại tăng với tốc độ lớn hơn điều này làm cho lãi gộp của công ty giảm 4.937.208.643 đồng (33,18%) so với năm 2012. ● Doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu hoạt động tài chính của công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2012 tăng 15,11% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 1016% tăng rất mạnh so với năm 2012. ● Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 46
  52. Quan sát bảng ta thấy chi phí bán hàng của công ty có những biến động lớn. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 2.260.307.170 đồng (72,37%) so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng năm 2012 tăng là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng so với năm 2011, chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí kiểm hàng, chi phí cước tàu, chi phí xuất nhập khẩu. Đến năm 2013 chi phí bán hàng lại giảm xuống 2.982.645.907 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 55,4% so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng có những biến động nhẹ trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 114.626.502 đồng (3,67%) so với năm 2011. Sau đó vào năm 2013 thì giảm 4,68% so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng là do công ty chủ động tăng chi phí tiền lương cho nhân viên. ● Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2012 nhưng cũng không làm cho lợi nhuận thuần bị giảm xuống mà lại còn tăng lên 2.139.185.966 đồng với một tốc độ rất cao 152,8% so với năm 2011. Sự gia tăng mạnh mẽ này là do trong năm 2012 thì doanh thu hoạt động tài chính tăng lên trong khá cao trong khi chi phí tài chính lại giảm xuống so với năm 2011. Trong năm 2013 thì mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính tăng với một tốc độ kinh khủng (1015%) so với năm 2012 cùng với sự giảm xuống của các chỉ tiêu như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính nhưng tất cả những điều đó vẫn không bù lại được sự giảm sút của lãi gộp so với năm 2012 và vì thế đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm 937.616.956 đồng tương ứng giảm 26,49% so với năm 2012. ● Lợi nhuận khác: Sự thay đổi của lợi nhuận khác cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2011, thu nhập khác lớn hơn chi phí khác nên lợi nhuận khác dương là làm tăng lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2013 lợi nhuận khác là 302.811.148 đồng góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế. Tóm lại, qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua ta thấy lợi nhuận ròng của công ty luôn biến động, cụ thể trong năm 2012 lợi nhuận ròng của công ty tăng so với năm 2011, điều này là do tốc độ tăng của 47
  53. doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2013 thì lợi nhuận ròng lại giảm so với năm 2012. Công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa doanh thu để thu về lợi nhuận ròng ngày càng lớn và ổn định hơn nữa trong thời gian tới. 2.2.1.3. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty CP XNK Tiến Phước là công ty có quy mô vừa và nhỏ. Công ty căn cứ vào đặc thù riêng của công ty (đây là công ty của gia đình, các dòng tiền vào ra của công ty tương đối rõ ràng, đơn giản, ) nên những năm qua công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và việc công ty không lập báo cáo này hoàn toàn hợp pháp theo quyết định số 48 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006). 2.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn công ty 2.2.2.1. Về biến động kết cấu tài sản Trong 3 năm qua (2011-2013) kết cấu tài sản của công ty luôn biến động, để thấy rõ hơn sự biến động này ta đi phân tích từng khoản mục chính trong kết cấu tài sản của công ty trong 3 năm qua đã thay đổi như thế nào. Bảng 1.8. Phân tích sự biến động tài sản của công ty từ 2011-2013 (ĐVT: đồng) Tỷ Tỷ Tỷ Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 trọng Năm 2012 trọng Năm 2013 trọng 2012/2011 2013/2012 (%) (%) (%) (%) (%) 1. Tài sản 21.285.703.614 58,66 41.437.218.982 73,01 47.423.610.778 78,06 +94,7 +14,5 ngắn hạn 2.Tài sản 15.099.941.741 41,34 15.318.250.654 26,99 13.331.415.352 21,94 +1,5 -12,9 dài hạn Tổng tài 36.395.645.355 100 56.755.469.636 100 60.755.026.130 100 +55,9 +7,1 sản Như trong bảng ta thấy, tuy cả 2 khoản mục này luôn biến động nhưng tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn trong kết cấu tài sản của công ty 48
  54. trong 3 năm qua. Cụ thể: Trong năm 2011: Tài sản ngắn hạn chiếm 58,66% trong tổng tài sản của công ty, tài sản dài hạn chỉ chiếm 41,34%. Năm 2012: Tài sản ngắn hạn tăng rất nhanh, tăng 94,7% so với năm 2011 và chiếm 73,01% trong kết cấu tài sản của công ty. Trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 26,99% trong kết cấu tài sản mặc dù trong năm 2012 thì tài sản dài hạn cũng có tăng lên 1,5% so với năm 2011. Năm 2013: Kết cấu tài sản của công ty lại tiếp tục thay đổi do tài sản ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng 14,5% so với năm 2012, chiếm 78,06% trong kết cấu tài sản. Trong khi tài sản dài hạn lại giảm 12,9% so với năm 2012 và chỉ chiếm 21,94% trong cơ cấu tài sản hiện tại của công ty. Tuy tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn biến động nhiều qua các năm như ta đã phân tích nhưng nhìn chung tài sản của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân cụ thể như ta đã phân tích trong mục 2.2.1.1. 2.2.2.2. Về kết cấu và sự biến động nguồn vốn Trong 3 năm qua (2011-2013) kết cấu nguồn vốn của công ty luôn biến động, để thấy rõ hơn sự biến động này ta đi phân tích sự thay đổi của từng khoản mục chính trong kết cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua đã thay đổi như thế nào. Bảng 1.9. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty từ 2011-2013 (ĐVT: đồng) Tỷ Tỷ Tỷ Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 trọng Năm 2012 trọng Năm 2013 trọng 2012/2011 2013/2012 (%) (%) (%) (%) (%) 1. Nợ phải 14.480.401.324 39,78 32.186.144.351 56,71 34.007.723.947 51,38 +122,3 +5,7 trả 2.Vốn chủ 21.915.244.031 60,22 24.569.325.285 43,29 26.747.302.183 48,62 +12,1 +8,8 sở hữu Tổng 36.395.645.355 100 56.755.469.636 100 60.755.026.130 100 +55,9 +7,05 nguồn vốn 49
  55. Trong năm 2011: Nợ phải trả chỉ chiếm 39,78% trong tổng nguồn vốn của công ty, còn vốn chủ sở hữu chiếm tới 60,22%. Năm 2012: Nợ phải trả tăng rất nhanh, tăng 122,3% so với năm 2011 và chiếm 56,71% trong kết cấu nguồn vốn của công ty. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 43,29% trong kết cấu nguồn vốn mặc dù trong năm 2012 thì vốn CSH cũng có tăng lên 12,1% so với năm 2011, tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể so với tốc độ tăng của khoản mục nợ phải trả. Năm 2013: Kết cấu nguồn vốn của công ty hầu như không thay đổi nhiều, khoản nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng nhẹ 5,7% so với năm 2012, chiếm 51,38% trong kết cấu nguồn vốn, vốn CSH cũng tăng lên 8,8% so với năm 2012 và chiếm 48,62% trong cơ cấu nguồn vốn hiện tại của công ty. Qua phân tích ta thấy hầu như nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao hơn vốn CSH trong cơ cấu nguồn vốn của công ty trong thời gian qua. Điều này cho thấy trong 2 năm gần đây (2012-2013) doanh nghiệp ít đầu tư thêm vốn mà nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu là các khoản nợ mà công ty chiếm dụng hợp lý. 2.2.2.3. Về mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn Việc phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khía quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nó còn được dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng chúng có hiệu quả và hợp lý hay không. Theo quan điểm luân chuyển vốn, thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không cần bất cứ nguồn vốn chiếm dụng nào. Tuy nhiên, cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Ta xét 3 loại cân đối sau: ● Quan hệ cân đối 1: giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản hiện tồn tại doanh nghiệp (gồm tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn) Bảng 1.10. Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 của công ty ĐVT: đồng 50
  56. Chênh lệch giữa vốn Chỉ tiêu Vốn CSH Tài sản CSH với tài sản Năm 2011 21.915.244.031 36.395.645.355 -14.480.401.324 Năm 2012 24.569.325.285 56.755.469.636 -32.186.144.351 Năm 2013 26.747.302.183 60.755.026.130 -34.007.723.947 Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của công ty và sự thiếu hụt ngày càng gia tăng. Trong năm 2011 lượng thiếu hụt là 14.480.401.324 đồng, đến năm 2012 thì tăng lên đến 32.186.144.351 đồng và đến thời điểm cuối năm 2013 lượng thiếu hụt là 34.007.723.947 đồng. Điều này cho thấy quan hệ cân đối (1) không xảy trong 3 năm qua. ● Quan hệ cân đối 2: giữa nguồn vốn (gồm vốn CSH và vốn vay) với tài sản Bảng 2.1. Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 công ty Nguồn vốn Chênh lệch giữa nguồn Chỉ tiêu (gồm vốn CSH và vốn Tài sản vốn với tài sản vay) Năm 2011 28.515.244.030 36.395.645.355 -7.880.401.325 Năm 2012 55.785.023.290 56.755.469.636 -970.446.346 Năm 2013 57.147.302.180 60.755.026.130 -3.607.723.950 51
  57. Năm 2011: Công ty đã huy động nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn nhưng vẫn không đủ vốn tài trợ cho toàn bộ tài sản. Vì thế công ty đành phải chiếm dụng bởi các đơn vị khác một lượng là 7.880.401.325 đồng. Việc công ty phải chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để có vốn trang trải cho việc kinh doanh cho thấy trong năm 2011 các khoản phải trả và các khoản nợ của công ty là khá nhiều. Năm 2012: Vốn vay và vốn tự có của công ty tiếp tục không đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh (thiếu 970.446.346 đồng). Đến cuối năm 2012 lượng thiếu hụt này vẫn không được cân bằng, vì thế công ty vẫn đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Năm 2013: Không những lượng thiếu hụt không được cân bằng mà còn tăng lên so với năm trước. Lượng thiếu hụt trong năm 2013 đã là 3.607.723.950 đồng. Và khoản thiếu hụt này công ty lại trang trải bằng cách đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Qua phân tích quan hệ cân đối (2) giữa tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm (2011-2013) ta thấy công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, việc công ty đi chiếm dụng vốn quá nhiều trong một thời gian dài là không tốt, làm gia tăng áp lực thanh toán dẫn đến tình hình tài chính xấu và ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Vì thế trong những năm tới công ty cần bố trí lại cơ cấu vốn cho hợp lý hơn. ● Quan hệ cân đối 3: giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn. Bảng 2.2. Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 của công ty (đvt: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản lưu động (1) 21.295.703.614 41.437.218.982 47.423.610.778 Nợ ngắn hạn (2) 7.880.401.324 27.786.144.351 28.925.992.299 Chênh lệch giữa (1) với (2) +13.415.302.290 +13.651.074.631 +18.497.618.479 Tài sản cố định (3) 14.335.222.454 12.712.309.859 13.331.415.352 Nợ dài hạn (4) 6.600.000.000 4.400.000.000 5.081.731.648 Chênh lệch giữa (3) với (4) +7.735.222.454 +8.312.309.859 +8.249.683.704 52
  58. Qua bảng phân tích trên , ta thấy trong 3 năm qua thì tài sản lưu động luôn lớn hơn nợ ngắn hạn và tài sản cố định cũng luôn lớn hơn nợ dài hạn. Điều này chứng tỏ công ty đã giữ vững mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 2.2.3.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả  Phân tích các khoản phải thu: Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 thì các khoản phải thu của công ty gồm 3 khoản mục có số dư đó là: phải thu khách hàng, chi phí trả trước, thuế VAT được khấu trừ và phải thu khác. Bảng 2.3. Phân tích các khoản phải thu của công ty (đvt: đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % Phải thu 933.341.103 8.929.950.000 - +7.996.608.897 +856,8 -8.929.950.000 -100 khách hàng Chi phí trả - 29.911.955 74.984.490 +29.911.955 - +45.072.535 +150,7 trước Thuế VAT +915.935.156 +292,7 -1.000.578.406 -81,42 được khấu 312.926.033 1.228.861.189 228.282.783 trừ Phải thu 487.689.106 807.296.603 - +319.607.497 +65,54 -807.296.603 -100 khác Tổng cộng 1.733.956.242 10.996.019.747 303.267.273 +9.262.063.505 +534,2 -10.692.752.474 -97,24 Qua bảng phân tích cho ta thấy rằng, khoản phải thu của công ty có những thay đổi lớn qua các năm. Năm 2012 tăng lên rất nhiều so với năm 2011, cụ thể tăng 9.262.063.505 đồng tương đương với tốc độ tăng cực mạnh 534,2%. Sự gia tăng mạnh mẽ này là do trong năm 2012 tất cả các khoản mục cấu thành nên các khoản phải thu của công ty đều tăng cao so với năm 2011, cụ thể phải thu khác hàng tăng 856,8%; chi phí trả trước tăng 29.911.955 đồng, thuế VAT được khấu trừ tăng 292,7% và các khoản phải thu khác cũng tăng 65,54%. Đây là một tỷ lệ tăng được xem là khá cao. Công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng, công tác thu hồi công nợ của công ty. Với kết quả như vậy thì rõ ràng trong năm 2012 các biện pháp thu hồi công nợ của công ty là không hiệu quả, công ty đã bị khách hàng chiếm dụng 53
  59. nhiều đây là một bất lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình vì bị chiếm dụng vốn cao như vậy, nên công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản nợ của công ty. Bước qua năm 2013, các khoản phải thu của công ty đã giảm đáng kể so với năm 2012, cụ thể giảm 10.692.752.474 đồng tương đương giảm 97,24% so với năm 2012. Các khoản phải thu giảm là do trong năm 2013 công ty thường xuyên đôn đốc và cử cán bộ xuống các đơn vị nợ vận động họ trả nợ, đồng thời giúp họ tháo gỡ một số vướng mắc trong vấn đề về công nợ, điều này chứng tỏ rằng những nổ lực của cán bộ công nhân viên thu nợ là có hiệu quả. Như vậy là trong năm 2013 công ty ít bị khách hàng chiếm dụng vốn, các khoản nợ khó đòi là không có, tình hình tài chính của công ty được đánh giá là khả quan hơn năm 2011.  Phân tích các khỏa phải trả: Các khoản phải trả của công ty là những khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định và được coi là nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền công ty vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định. Căn cứ vào số liệu trên bảng kế toán trong 3 năm (2011-2013) của công ty, ta lập bảng phân tích tình hình công nợ phải trả của công ty. Bảng 2.4. Phân tích các khoản phải trả của công ty giai đoạn 2011-2013 (đvt: đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % Vay và nợ - 26.786.144.351 28.925.992.299 +26.786.144.351 +100 +2.139.847.948 +7,98 ngắn hạn Phải trả 6.838.208.713 - - -6.838.208.713 -100 - - người bán Thuế và các khoản phải 86.752.600 970.446.351 725.992.299 +883.693.751 +1018,6 -244.454.052 -25,2 nộp Phải trả ngắn 955.440.011 - - -955.440.011 -100 - - hạn khác 54
  60. Vay và nợ 660.000.000 4.400.000.000 2.200.000.000 +3740.000.000 +566,7 -2.200.000.000 -500 dài hạn Phải trả dài +2.881.731.648 - - 2.881.731.648 +2.881.731.648 +100 +100 hạn khác Tổng cộng 8.540.401.324 32.156.590.702 34.733.716.246 +23.616.189.378 +276,5 +2.577.125.544 +8,01 Bảng phân tích cho thấy rằng các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2012 tăng rất nhanh so với năm 2011, tăng 23.616.189.378 đồng tương ứng 276,5% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho các khoản phải trả của công ty tăng nhanh như vậy là do trong năm 2012 công ty vay nợ dài hạn nhiều hơn, vay nợ dài hạn tăng 566,7% so với năm 2011. Qua năm 2013, các khoản phải trả của công ty tiếp tục tăng 8,01% so với năm 2012. Do năm nay công ty ít vay nợ dài hạn hơn, cùng với các khoản thuế phải nộp cũng giảm xuống nên các khoản phải trả của công ty tăng rất ít so với năm 2012. 1.2.3.2. Khả năng thanh toán tổng quát Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm (đvt: đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- % Tổng tài 36.395.645.355 56.755.469.636 60.755.026.130 +20.359.824.281 +55,94 +3.999.556.494 +7,04 sản Tổng 14.480.401.324 32.186.144.351 34.007.723.947 +17.705.743.030 +122,3 +1.821.579.596 +5,66 NPT HS thanh toán tổng 2,51 1,76 1,78 -0,75 -29,85 +0,02 +1,3 quát 55