Bài thuyết trình môn Dược lý thuốc kích thích thần kinh trung ương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình môn Dược lý thuốc kích thích thần kinh trung ương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_mon_duoc_ly_thuoc_kich_thich_than_kinh_trun.pptx
Nội dung text: Bài thuyết trình môn Dược lý thuốc kích thích thần kinh trung ương
- BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN DƯỢC LÝ THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 1
- THUỐC ỨC CHẾ, KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG DẠNG ĐƠN CHẤT
- STRYCHNINE SULFATE ØVề biệt dược Strychnin sulfat là alcaloid của hạt mã tiền có tác dụng ưu tiên trên tuỷ sống.
- ØDạng bào chế Dung dịch tiêm. Dung dịch uống.
- ØChỉ định: Điều trị nhược cơ. Mệt mỏi, mới ốm dậy, ăn kém ngon. Yếu cơ thắt, liệt dương.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc. Tăng huyết áp. Động kinh. Viêm gan.
- ØTác dụng: Strychnin có tác dụng ưu tiên trên tuỷ sống. Kích thích phản xạ tuỷ, tăng dẫn truyền thần kinh cơ, tăng dinh dưỡng và hoạt động cơ cho nên thường dùng điều trị các trường hợp tê liệt, suy nhược, đái dầm, liệt dương.
- Thuốc gây kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, giúp ăn ngon dễ tiêu. Thuốc làm tăng nhạy cảm của các cơ quan cảm giác: do kích thích vào trung tâm nghe, nhìn, ngửi.
- Cơ chế: strychnin tác dụng chọn lọc và đối kháng cạnh tranh với glycin trên receptor glycin ở tuỷ sống. Liều cao tác động cả lên receptor glycin ở não.
- IMIPRAMINE Biệt dược: TOFRANIL
- Dạng dùng: Viên nén: 10mg, 25mg, 50mg. Viên nang giải phóng chậm: 75mg, 100mg, 125mgvà 150mg.
- Chỉ định: Điều trị trầm cảm, thuốc có thể gây an thần. Vì vậy nó dùng hiệu quả ở bệnh nhân trầm cảm có mất ngủ, hoảng sợ và khó ở.
- Tác dụng phụ: Hay gặp nhất là nhịp tim nhanh, mờ mắt, khó tiểu, khô miệng, táo bón, sút cân , hạ huyết áp tư thế đứng
- Hiếm khi gặp phát ban, co giật và viêm gan. Imipramine cũng có thể làm tǎng nhãn áp ở mọt số bệnh nhân tǎng nhãn áp.
- Quá liều Imipramine gây loạn nhịp đe doạ tính mạng hoặc co giật.
- Sau khi dùng liều cao, kéo dài ngừng thuốc đột ngột có thể gây các triệu chứng Cholinergic như buồn nôn, nôn hoặc ỉa chảy. Vì vậy cần phải giảm liều từ từ nếu cần ngừng thuốc.
- Cách dùng và liều dùng: Liều tính toán cho từng bệnh nhân. Thường bắt đầu với liều thấp 25mg, ngày 3 lần để làm giảm nguy cơ an thần quá mức. Sau đó liều tǎng dần. Một số thầy thuốc chỉ định dùng ngày 1 lần vào buổi tối để lợi dụng tác dụng an thần của thuốc
- Giảm liều cho bệnh nhân già và bệnh gan tiến triển. Tǎng an thần chỉ xảy ra ở bệnh nhân trầm cảm, không biểu hiện ở bệnh nhân không mắc trầm cảm.
- Tác dụng của thuốc xuất hiện sau 2 - 3 tuần điều trị. Điều trị đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi, liều bắt đầu 10mg - 25mg vào lúc đi ngủ.
- Nếu liều này không có tác dụng sau 1 tuần, liều có thể tǎng lên25mg/ngày. Điều trị rối loạn tǎng động giảm tập trung: trẻ em 6 - 12 tuổi: Liều bắt đầu là 10 - 30mg/ngày.
- Clonazepam ØBiệt dược Clonazepam là một benzodiazepin có cấu trúc hóa học tương tự diazepam, có tác dụng mạnh chống co giật.
- Hoạt chất: Thuốc chống co giật
- Dạng thuốc: Viên 0,5 mg Viên 1 mg Viên 2 mg Ống tiêm
- ØChỉ định Bệnh động kinh: Clonazepam dùng điều trị mọi trạng thái động kinh và co giật nhất là đối với động kinh cơn nhỏ điển hình hoặc không điển hình và đặc biệt tình trạng động kinh liên tục.
- Chứng hoảng sợ: Clonazepam cũng dùng điều trị các chứng hoảng sợ có hoặc không kèm theo chứng sợ khoảng rộng.
- ØChống chỉ định Clonazepam chống chỉ định đối với người bệnh có bệnh gan, bệnh glôcôm góc đóng cấp và người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các chất benzodiazepin.
- ØTác dụng phụ Những tác dụng không mong muốn quan sát thấy đều do tác dụng an thần và giãn cơ của clonazepam gây nên.
- Những phản ứng thường xuất hiện là: Buồn ngủ, rối loạn điều phối, rối loạn tác phong, biến đổi nhân cách.
- Ðôi khi có tăng tiết nước bọt và tăng tiết dịch phế quản. Hiếm gặp trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và suy hô hấp.
- ØLiều lượng và cách dùng Ðối với bệnh động kinh: Người lớn: liều khởi đầu không được dùng quá 1,5 mg/ngày, chia làm 3 lần
- Liều có thể được tăng thêm từ 0,5 đến 1 mg, cứ 3 ngày một lần tăng, cho đến khi cơn động kinh đã được kiểm soát hoặc khi tác dụng không mong muốn xuất hiện ngăn cản không cho phép tăng liều nữa
- Liều duy trì vào khoảng 4 - 8 mg/ngày, chia làm 3 lần, tùy theo đáp ứng của từng người bệnh. Liều tối đa hàng ngày là 20 mg.
- Trẻ còn bú và trẻ em (dưới 10 tuổi hoặc 30 kg cân nặng). Liều khởi đầu: 0,01 - 0,03 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.
- Từng 3 ngày một, có thể tăng thêm không quá 0,25 - 0,50 mg/24 giờ, chia 3 lần cho tới liều duy trì: 0,1 - 0,2 mg/kg/24 giờ, chia làm 3 lần. Liều tối đa: 0,2 mg/kg/24giờ.
- Xử trí cấp cứu trạng thái động kinh liên tục Dùng 1 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 30 giây; với trẻ em dùng liều 500 mg.Ðã dùng tới 3mg hòa trong 250 ml dung môi thích hợp để tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
- Ðối với chứng hoảng sợ: Người lớn: Liều khởi đầu là 0,25 mg mỗi lần, dùng hai lần trong ngày. Ðối với phần lớn người bệnh, liều có thể tăng đến 1 mg/ngày, sau 3 ngày.
- Trẻ còn bú và trẻ em: Chưa có kinh nghiệm sử dụng lâm sàng clonazepam trong điều trị chứng hoảng sợ với người bệnh dưới 18 tuổi. Khi ngừng điều trị phải giảm từ từ, cứ 3 ngày giảm 0,125 mg, cho tới khi dừng hẳn.
- DOGATINA ØDạng bào chế: Viên nang Hộp 2 vỉ x 15 viên nang
- ØChỉ định: - Ðiều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn. - Các rối loạn tâm thần trong các bệnh thực thể.
- -Trạng thái thần kinh ức chế. - Các rối loạn hành vi nặng: kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn, ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh hội chứng tự kỷ.
- ØChống chỉ định: U tế bào ưa sắc. Quá mẫn.
- ØTương tác thuốc: Các thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu, levodopa
- ØTác dụng phụ: Tiết sữa, nữ hóa tuyến vú, bất lực hay lãnh cảm, vô kinh, phản ứng ngoại tháp, hạ huyết áp tư thế,chứng loạn vận động muộn, an thần, ngủ gật.
- ØLiều lượng: - Các triệu chứng lo âu ở người lớn 50 - 150 mg/ngày, dùng tối đa 4 tuần. - Rối loạn hành vi nặng ở trẻ 5 - 10 mg/kg.
- PARACETAMOL Ø Biệt dược Acetaminophen
- Ø Hoạt chất
- ØDạng bào chế : Viên nang, viên nén giải phóng kéo dài, viên nén bao phim, thuốc đạn, dung dịch treo, gói để pha dung dịch
- ØTác dụng : Paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.
- Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
- Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương
- Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
- ØChỉ định : Paracetamol được dùng rộng tãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
- Đau: Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh
- Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.
- Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp. Paracetamol là thuốcthay thế salicylat để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
- Sốt: Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.
- ØChống chỉ định : Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan. Người bệnh quá mẫn với paracetamol. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
- ØTương tác thuốc : Uống rưọu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
- Thuốc chống giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan.
- Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
- Thường không cần giảm liều người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
- ØTác dụng phụ Thường: là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
- Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
- ØLiều lượng : Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 - 650 mg, cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh.
- Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 - 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 - 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi.
- Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.
- ØCách dùng: Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.
- Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
- Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
- Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
- PHENOBARBITAL
- ØDạng thuốc và hàm lượng Viên nén 15 mg, 50 mg, 100 mg; dung dịch tiêm 200 mg/1 ml; dung dịch uống 15 mg/5 ml; viên đạn.
- ØTác dụng Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Phenobarbital và các barbiturat khác có tác dụng tăng cường và/hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric (GABA) ở não.
- Phenobarbital và các barbiturat khác làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, có lẽ chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron.
- ØChỉ định Ðộng kinh (trừ động kinh cơn nhỏ): Ðộng kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ. Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
- Vàng da sơ sinh, và người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
- ØChống chỉ định Người bệnh quá mẫn với phenobarbital. Người bệnh suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn. Người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin. Suy gan nặng.
- ØThận trọng Người bệnh có tiền sử nghiện ma túy, nghiện rượu. Người bệnh suy thận. Người bệnh cao tuổi.
- Không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh. Dùng phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc. Người bệnh bị trầm cảm.
- ØTác dụng phụ Thường gặp Buồn ngủ. Có hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.
- Rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, lo hãi, bị kích thích. Nổi mẩn do dị ứng.
- Ít gặp Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau khi điều trị), đau khớp. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Hiếm gặp Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.
- ØCách dùng Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm. Ðường tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ, không được khuyến cáo.
- Khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải nằm bệnh viện và được theo dõi chặt chẽ. Thuốc phải tiêm chậm vào tĩnh mạch, tốc độ không quá 60 mg/phút.
- Ðể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 120 mg bột natri phenobarbital khan được hòa tan trong 1 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn.
- Ðể tiêm tĩnh mạch, 120 mg bột natri phenobarbital khan cần được hòa tan trong 3 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn.
- Nếu đã dùng dài ngày, phải giảm liều phenobarbital dần dần để tránh các triệu chứng cai thuốc khi người bệnh đã nghiện.
- Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều thấp.
- ØLiều lượng Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ phenobarbital huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở đa số người bệnh.
- Nồng độ phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80 microgam/ml có khả năng gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600 mg.
- ØTương tác Phenobarbital và acid folic: Nồng độ phenobarbital trong huyết tương giảm có thể làm giảm tác dụng của acid folic. Phải điều chỉnh liều phenobarbital khi dùng bổ sung acid folic.
- Phenobarbital và theophylin: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng của theophylin bị giảm. Cần điều chỉnh liều theophylin trong khi điều trị bằng phenobarbital.
- Phenobarbital và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các thuốc chống trầm cảm loại imipramin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Cần phải tăng liều các thuốc chống động kinh.
- Phenobarbital và acid valproic: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng an thần của phenobarbital tăng lên. Cần giảm liều phenobarbital khi có dấu hiệu tâm thần bị ức chế.