Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn - Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 3961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn - Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_to_chuyen_mon_truong_le_d.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn - Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường Lê Duẩn, ngôi trường duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ chỉ huy Đội - nơi ươm mầm những hạt giống đỏ, nơi đào tạo nguồn cán bộ quản lý tương lai cho Thủ đô, đất nước. Hiệu quả công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn Trường Lê Duẩn đã đem lại nhiều kết quả nhất định trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy Đội nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và hiện tại vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào về công tác Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại nhà trường. Nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn Trường Lê Duẩn có ý nghĩa to lớn tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói riêng và góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường nói chung. Từ những lý do trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động TCM để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chỉ huy Đội trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động của tổ chuyên môn trường Lê Duẩn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội 4. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn một cách đồng bộm có hệ thống và áp dụng phương pháp quản lý khoa học thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động TCM, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đội Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội.
  2. 2 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu - Chuyên gia (cộng tác viên, ủy viên Hội đồng đồng Đội Thành phố HN): 29 người - Cán bộ quản lý (03 Ban Giám hiệu, 05 lãnh đạo trưởng phòng/khoa): 08 người - Cán bộ viên chức nhân viên trường Lê Duẩn: 32 người - Giáo viên khoa Nghiệp vụ (của 3 tổ chuyên môn): 21 người 6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên cứu - Luận văn chỉ nghiên cứu, điều tra, khảo sát hoạt động của các TCM và quản lý hoạt động của TCM ở trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội. - Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội năm 2017 - 2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học trong xử lý số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội.
  3. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Hồng Quang, Bùi Yến Nhi, Lê Văn Biên, Phạm Tuấn Dũng đều chỉ làm rõ cơ sở lý luận và biện pháp QL hoạt động TCM ở các trường THCS, THPT; các nghiên cứu cúa các tác giả Cao Thị xuân, Nguyễn Thứ Mười, Nguyễn Thị Hồng dù địa bàn nghiên cứu là tại trường Lê Duẩn song chưa có nghiên cứu nào về QL hoạt động TCM trường đào tạo cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội (mang tên Lê Duẩn). 1.1.2. Những nghiên cứu ngoài nước Những nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra biện pháp QL hoạt động TCM sao cho có hiệu quả nhất. Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về QL hoạt động TCM tại một đơn vị cụ thể, đặc biệt là QL hoạt động TCM tại trường Lê Duẩn – ngôi trường chuyên đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ chỉ huy Đội. 1.2. Một số khái niệm liên quan tới đề tài 1.2.1. Quản lý Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa QL từ các góc độ khác nhau như tác giả Đặng Quốc Bảo, Trần Hồng Quân Tuy nhiên, luận văn quan niệm: Quản lý là những tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 1.2.2. Quản lý giáo dục và Quản lý nhà trường 1.2.2.1.Quản lý giáo dục Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý giáo dục (QLGD) khác nhau, tựu chung ta có thể hiểu: QLGD là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học QL vào lĩnh vực giáo dục, nhằm đạt mục tiêu mà giáo dục đã đề ra. 1.2.2.2.Quản lý nhà trường QLNT là những hoạt động của chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực
  4. 4 lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường. 1.2.3. Tổ chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 1.2.3.1. Tổ chuyên môn Theo qui định của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có thể hiểu: - TCM là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm GV (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường. 1.2.3.2.Quản lý tổ chuyên môn Quản lý TCM là đề ra phương hướng, mục đích và lập kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở, giúp HS phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hình thành và phát triển những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động tổ chuyên môn 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông 1.3.2. Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay 1.3.3. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 1.3.4. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 1.3.5. Đặc điểm của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 1.3.6. Vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 1.3.7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Hiệu trưởng và các tổ chức khác trong trường 1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn 1.4.1. Quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn 1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học ở tổ chuyên môn 1.4.3.Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn
  5. 5 1.4.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn 1.5.1. Yếu tố chủ quan - Quy chế, quy định của nhà trường về tổ chuyên môn - Trình độ năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng - Trình độ năng lực, phẩm chất của tổ trưởng TCM - Trình độ năng lực, phẩm chất của GV - Điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của TCM 1.5.2. Yếu tố khách quan - Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương. - Chương trình công tác của ngành, của cấp trên trực tiếp. Kế hoạch công tác của nhà trường. - Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương, của đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ (nếu có). Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và sử dụng các khái niệm cơ bản: Quản lý, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tổ chuyên môn, quản lý tổ chuyên môn. Những cơ sở này sẽ là tiền đề để nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội.
  6. 6 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG LÊ DUẨN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội 2.1.1. Trường Lê Duẩn trong hệ thống quản lý của Thành đoàn Hà Nội Trường Lê Duẩn - tiền thân là Trường Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh Hà Nội được thành lập vào ngày 19/5/1983 theo Quyết định số 286/QĐ-TU của Thành uỷ Hà Nội. Trường Lê Duẩn là một trong tám thiết chế văn hóa – đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn Hà Nội, chịu sự QL và chỉ đạo trực tiếp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. 2.1.2. Trường Lê Duẩn trong hệ thống quản lý của Trung ương Đoàn Theo phân cấp QL, Trường Lê Duẩn không nằm trong hệ thống QL của Trung ương Đoàn. Nhưng về mặt chuyên môn, trường như một cơ quan tham mưu, giúp việc cho Trung ương Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước thông qua việc Hội đồng Đội Trung ương chỉ đạo Hội đồng Đội Thành phố giao nhiệm vụ cho trường Lê Duẩn thực hiện. 2.1.3. Cơ sở vật chất Trường Lê Duẩn được xây dựng với quy mô là một ngôi trường nội trú. Có hội trường, phòng họp, nhà ăn, phòng khu nội trú, thư viện, sân chơi hoạt động kĩ năng, hệ thống phòng làm việc của BGH và CBVC. CSVC đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động và công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường theo kế hoạch. 2.1.4. Hoạt động tổ chuyên môn Trường Lê Duẩn Từ năm 2013 đến nay, sau khi bảo vệ thành công đề án cấp trường và được Thành phố phê duyệt về việc thành lập tổ Nghệ thuật trong khoa Nghiệp vụ, trường Lê Duẩn hình thành rõ nét ba TCM thuộc khoa Nghiệp vụ, bao gồm: - Tổ Nghi thức Đội: Là TCM thực hiện hoạt động giảng dạy các mô đun về: Công tác chủ yếu của BCH Đội; Sinh hoạt Đội; Sinh hoạt sao nhi đồng; 7 yêu cầu đối với đội viên (1. Hát quốc ca, đội ca; 2. Tháo, thắt khăn quàng đỏ; 3. Chào kiểu đội viên; 4. Cầm cờ, gương cờ, vác cờ, kéo cờ; 5. Hô đáp khẩu hiệu đội; 6. Các động tác cá nhân, tại chỗ và di động; 7. Biết ba bài trống đội: trống chào cờ, trống quốc ca và trống đội ca); - Tổ Nghệ thuật: Là TCM thực hiện giảng dạy các mô đun về:
  7. 7 Múa, hát tập thể, dân vũ và chịu trách nhiệm dàn dựng các chương trình nghệ thuật - Tổ kĩ năng: Là TCM thực hiện giảng dạy các mô đun về: Kĩ thuật lều trại, Dấu đường, mật thư; Hướng dẫn trò chơi thiếu nhi; Nút dây; Kĩ năng Mooc và Semapho; Các chuyên đề về kĩ năng xã hội, kĩ năng sinh tồn như: phòng chống hỏa hoạn, tai nạn thương tích, sơ cấp cứu; phòng chống điện giật, đuối nước; Một số chuyên đề về kĩ năng mềm như: tập làm MC, kĩ năng thuyết trình, nói trước đám đông; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng tự tin đứng trước ống kính truyền hình . 2.1.5. Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội Giáo viên trường Lê Duẩn luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chấp hành kỷ luật lao động, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế làm việc của cơ quan. Đội ngũ GV của trường Đội Lê Duẩn cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số GV còn coi nhẹ hoạt động của TCM. 2.1.6. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội Đội ngũ tổ trưởng TCM tại trường Lê Duẩn có trình độ chuyên môn, kỹ năng tốt, giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác lâu năm, yêu nghề, tâm huyết, say mê với công việc. Nhưng thiếu kinh nghiệm QL. 2.1.7. Chất lượng đào tạo của Trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội Trong hơn 35 năm qua, trường Lê Duẩn đã thực hiện tốt chức năng là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho cán bộ phụ trách, cán bộ Đội của Thành phố Hà Nội. Đào tạo, bồi dưỡng hơn 50 vạn lượt cán bộ Đội, phụ trách thiếu nhi với 23 khóa đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp (KNNV) vụ cho GV làm Tổng phụ trách Đội; 172 khóa đào tạo, bồi dưỡng KNNV cho Chi đội trưởng khối 7; 83 khóa đào tạo bồi dưỡng KNNV cho Ban chỉ huy Liên đội khối Tiểu học và THCS; 10 khóa đào tạo, bồi dưỡng KNNV cho cán bộ phụ trách thiếu nhi Thành phố Viêng Chăn (Lào); gần 260 các lớp chuyên đề cho đối tượng phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư, giáo viên làm công tác phụ trách chi đội Nghiên cứu và ứng dụng hàng chục đề tài khoa học cấp thành phố, hàng trăm đề tài cấp phòng, khoa và sáng kiến kinh nghiệm cá nhân, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
  8. 8 dưỡng Với những kết quả đã đạt được, trường Lê Duẩn đã và đang khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, được Đảng, Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (1993), Huân chương Lao động hạng Nhì (1998), Huân chương Lao động hạng Nhất (2003), Huân chương Độc lập hạng Ba (2013), Huân chương lao động hạng Ba (lần thứ hai) năm 2018, Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2018. 2.2. Giới thiệu khảo sát thực trạng công tác quản lý hoat động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội 2.2.1. Mục đích khảo sát Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường Lê Duẩn nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học. 2.2.2. Nội dung khảo sát Thống kê số liệu định lượng thực trạng hoạt động của TCM; khảo sát thực trạng quản lí hoạt động của TCM trường Lê Duẩn (theo quan điểm quản lý truyền thống) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn tập trung vào các vấn đề: 1) Quản lý kế hoạch hoạt động TCM. 2) Quản lí hoạt động, nề nếp dạy học của TCM. 3) Quản lý việc tổ chức triển khai hoạt động dạy học của TCM. 4) Quản lí việc tổ chức kiểm tra, đánh giá. 5) Quản lí việc sinh hoạt chuyên môn. 6) Quản lí việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 7) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động TCM ở Trường Lê Duẩn. 2.2.3. Đối tượng khảo sát Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh tại trường Lê Duẩn, tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng. - Nhóm 1: 8 cán bộ quản lý ( 3 cán bộ trong Ban giám hiệu và 5 cán bộ là trưởng các phòng, khoa) - Nhóm 2: 21 Giáo viên: khoa nghiệp vụ (gồm có 3 tổ chuyên môn, mỗi tổ có 7 giáo viên) - Nhóm 3: 32 cán bộ thuộc 5 phòng: Phòng đào tạo, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Hành chính – Tổ chức, phòng Công nghệ thông tin.
  9. 9 2.2.4. Thời gian và công cụ khảo sát * Thời gian khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát bắt đầu từ tháng 5/2017 đối với đối tượng Cán bộ quản lý và giáo viên. * Công cụ khảo sát Tác giả sử dụng công cụ chính để khảo sát lấy kết quả thực trạng bằng cách xây dựng những phiếu hỏi trong công tác quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn. Ngoài ra tác giả còn sử dụng công cụ, vấn đáp, quan sát, phân tích số liệu. 2.2.5. Phương pháp khảo sát Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM tại trường Lê Duẩn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu dưới đây: - Trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên gia, học sinh. - Quan sát hoạt động quản lý, sinh hoạt TCM; dự giờ, thăm lớp. - Nghiên cứu văn bản liên quan tới đề tài. - Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi với 3 nhóm khách thể: 21 giáo viên; 32 CBVC nhân viên nhà trường, và 08 cán bộ quản lý. - Xin ý kiến 29 chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp. 2.2.6. Thu thập số liệu và phân tích kết quả khảo sát Số liệu được xử lý phân tích ra dưới dạng tỷ lệ % kết quả lựa chọn. 2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn a. Khảo sát thực trạng nhận thức của GV về vai trò của TCM trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường Lê Duẩn được tổng hợp tại bảng 2.3. Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường Lê Duẩn Giáo viên Nhân viên các Tổng Vai trò của tổ Cấp quản lý TT khoa nghiệp vụ phòng khoa (61GV) chuyên môn SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Rất quan trọng 4 50% 1 4,8% 1 3,1% 6 9,8% 2 Quan trọng 3 37,5% 7 33,3% 5 15,7% 15 24,7% 3 Ít quan trọng 1 12,5% 13 61,9% 25 78,1% 39 63,9% Không quan trọng 0 0 0 0 1 3,1% 1 1,6% 4
  10. 10 Có thể thấy 50% các cán bộ QL gồm có BGH nhà trường, các trưởng khoa, trưởng phòng, ban đã nhận thức được vai trò của TCM là rất quan trọng; 37,5% đánh giá là quan trọng. Tuy nhiên vẫn có tới 12,5 % chưa đánh giá đúng vai trò của TCM trong nhà trường. Có tới 78,1% nhân viên các phòng khoa đánh giá mờ nhạt vai trò của TCM trong nhà trường, chỉ có 36,4 % cho rằng hoạt động của TCM ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường (33,3 % đánh giá là quan trọng; 3,1% đánh giá là rất quan trọng). Có tới 61,9% tổ viên đánh giá vai trò của TCM là ít quan trọng; chỉ có 33,3% cho rằng quan trọng và 4,8% GV đánh giá rằng rất quan trọng. b. Khảo sát về mức độ hiệu quả của hoạt động TCM tại trường Lê Duẩn, thu được kết quả được tổng hợp tại bảng 2.4. Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn Giáo viên Hiệu quả hoạt Nhân viên các Tổng Cấp quản lý khoa nghiệp TT động của tổ phòng ban (61GV) vụ chuyên môn SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Rất hiệu quả 2 Hiệu quả 2 25% 2 9,6% 3 93,4% 7 11,5% 3 Ít hiệu quả 5 62,5% 11 52,4% 15 46,9% 31 50,8% 4 Không hiệu quả 1 12,5% 8 38% 14 43,7% 23 37,7% Qua bảng trên ta thấy, có tới 37,7% đánh giá các TCM tại trường Lê Duẩn hoạt động không hiệu quả, 50,8% đánh giá TCM hoạt động ít hiệu quả, chỉ có 11,5% đánh giá hoạt động hiệu quả. c. Khảo sát tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao các TCM lại hoạt động không hiệu quả, nội dung nào chưa hiệu quả, thu được kết quả tại bảng 2.5.như sau: Bảng 2.5: Đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả TT Nội dung Thường Thi K. bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Vai trò quản lý của 4 57 0 0 23 34 4 1 tổ trưởng 6,6% 93,4% 0% 0% 37,7% 55,7% 6,6% Xây dựng kế hoạch 58 3 0 0 56 5 0 2 hoạt động của tổ 95,8% 4,92% 0% 0% 91,8% 8,2% 0% chuyên môn
  11. 11 Thực hiện các 0 61 0 0 10 29 21 3 chuyên đề chuyên 34,4 0% 100% 0% 0% 16,4% 47,5% môn % Sinh hoạt TCM định 5 56 0 0 4 57 0 4 kỳ 2 tuần 1 lần 8,2% 91,8% 0% 0% 6,6% 93,4% 0% Bồi dưỡng chuyên 7 54 0 0 11 50 0 5 môn, nghiệp vụ 11,4% 88,6% 0% 0% 18,0% 82% 0% Tổ chức và tham 0 58 3 0 40 18 3 6 gia các tiết dự giờ, 0% 95,1% 4,9% 0% 65,6% 29,5% 4,9% thao giảng. Công tác NCKH, 0 61 0 0 61 0 0 7 viết sáng kiến kinh 0% 100% 0% 0% 100% 0% 0% nghiệm Quản lí hồ sơ của 0 40 21 0 57 3 1 8 TCM 0% 65,6% 34,4% 93,4% 4,9% 1,7% Tham gia đánh giá 59 2 0 59 2 0 0 xếp loại giáo viên, 9 bình bầu thi đua và 96,7% 3,3% 0% 96,7% 3,3% 0% 0% đề xuất khen thưởng kỷ luật Đánh giá về vai trò QL của các tổ trưởng TCM, có 23/61 (37,7%) cán bộ, GV đánh giá, xếp loại là khá; 34/61 (55,7%) đánh giá là trung bình, thậm chí có 4/61 (6,6%) đánh giá vai trò của tổ trưởng TCM là yếu. 16,4% đánh giá hoạt động chuyên đề đạt mức khá; 91,8% đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM là khá. 47,5% đánh giá hoạt động chuyên đề đạt mức trung bình và có 34,4% xếp hoạt động chuyên đề ở mức yếu. 91,8% số cán bộ, GV, nhân viên được hỏi đều đánh giá hoạt động SHCM diễn ra không thường xuyên. Vì thế, có tới 93,4% số GV được hỏi đánh giá chất lượng các buổi SHCM ở mức độ trung bình. 2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội 2.3.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn a) Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện quản lý kế hoạch chung của TCM
  12. 12 Bảng 2.6. Đánh giá của các cán bộ quản lý về mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện quản lí kế hoạch tổ chuyên môn ở trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả TT Nội dung Thường Thi K. bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Các cấp quản lý chỉ đạo 7 1 0 0 8 0 0 TCM xây dựng kế hoạch 1 của tổ nhằm triển khai cụ 87,5% 12,5% 0% 0% 100% 0% 0% thể kế hoạch của trường. Kế hoạch năm TCM cụ thể 0 5 3 0 0 5 3 rõ ràng theo từng tháng, 2 nổi bật các hoạt động, 0% 62,5% 27,5% 0% 0% 62,5% 27,5% chương trình trọng tâm. Kế hoạch năm học của 0 4 4 2 5 1 TCM xây dựng được một 3 hệ thống biện pháp có hiệu 0% 50% 50% 0% 0% 62,5% 0% lực về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Kế hoạch năm học của 0 8 0 0 0 8 0 TCM quy định rõ thời 4 gian, nội dung sinh hoạt 0% 100% 0% 0% 0% 100% 0% TCM. Kế hoạch năm học của 8 0 0 0 0 8 0 5 TCM phải được cán bộ 100% 0% 0% 0% 0% 100% 0% quản lý kiểm tra, phê duyệt Chất lượng kế hoạch năm học chưa cao, 62,5% cán bộ QL đánh giá kế hoạch năm học của các TCM xếp loại trung bình, 27,5% xếp loại yếu. Có 50% số cán bộ QL đánh giá trong kế hoạch của một số TCM có xây dựng được một số biện pháp nâng cao chất lượng. Việc xây dựng những biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động TCM trong kế hoạch 62,5%.100% cán bộ QL đánh giá chất lượng sinh hoạt các TCM chỉ đạt loại trung bình. b) Đánh giá về mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện QL kế hoạch của GV trong tổ TCM
  13. 13 Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện quản lý kế hoạch của giáo viên ở trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả TT Nội dung Thường Thi K. bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ GV được chỉ đạo lập 21 0 0 0 0 15 6 1 kế hoạch cá nhân 100% 0% 0% 0% 0% 71,4% 28,6% ngay từ đầu năm. Kế hoạch cá nhân của 0 5 16 0 2 12 7 GV ghi rõ chỉ tiêu 2 phấn đấu, đăng ký 0% 23,9% 76,1% 0% 9,6% 57,1% 33,3% danh hiệu thi đua Kế hoạch cá nhân của 0 9 12 0 2 13 6 GV xây dựng được một hệ thống biện 3 pháp có hiệu lực về 0% 42,9% 57,1% 0% 9,7% 61,9% 28,6 nâng cao chất lượng dạy học Chất lượng của việc lập kế hoạch của TCM cũng như của GV còn thấp. 71,4% kế hoạh của GV bị xếp loại trung bình, 28,6% xếp loại yếu. 76,1% kế hoạch năm học của GV chưa ghi rõ chỉ tiêu phấn đấu, đăng ký danh hiệu thi đua. 23,9% kế hoạch năm học của GV có ghi rõ chỉ tiêu phấn đấu, đăng ký danh hiệu thi đua nhưng không cụ thể ở từng nội dung thi đua. Vì thế ở nội dung này, có 57,1% kế hoạch của GV xếp loại TB, 33,3% xếp loại yếu. Có tới 57,1% số kế hoạch của GV không chú ý xây dựng một hệ thống biện pháp có hiệu lực về nâng cao chất lượng dạy học. 61,9% đánh giá trung bình cho nội dung xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực về nâng cao chất lượng dạy học. 2.3.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn a) Thực trạng quản lý nề nếp dạy học của tổ chuyên môn
  14. 14 Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý hoạt động nề nếp dạy học của TCM trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả TT Nội dung Thường Thi K. bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Cán bộ Phòng Đào tạo kiểm tra theo chức năng, 03 04 22 21 8 0 0 nhiệm vụ việc lên lớp 1 đúng giờ, đúng tiết, đúng 10,3 % 13,8 % 75,9 % 72,4% 27,6% 0% 0% chương trình, có giáo án của GV Lãnh đạo khoa, Tổ trưởng TCM kiểm tra việc lên lớp 0 0 0 0 0 0 0 2 đúng giờ, đúng tiết, đúng chương trình, có giáo án 0 % 0% 0 % 0% 0% 0% 0% của GV Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra đột 0 17 12 22 7 0 0 3 xuất việc lên lớp đúng giờ, đúng tiết, đúng chương 0 % 58,6 % 41,4 % 75,9% 24,1% 0% 0% trình, có giáo án của GV Hiệu trưởng kiểm tra đột 0 25 04 20 9 0 0 xuất việc lên lớp đúng giờ, 4 đúng tiết, đúng chương 0 % 86,2 % 13,8 % 69% 31% 0% 0% trình, có giáo án của GV Việc kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ chỉ có 10,3% đánh giá thường xuyên; 13,8% đánh giá thi thoảng và có tới 75,9% đánh giá là không bao giờ. Việc kiểm tra đột xuất của lãnh đạo khoa hay tổ trưởng TCM qua khảo sát cũng cho thấy là chưa từng có (0%); BGH cũng được đánh giá là thi thoảng (58,6 %) kiểm tra hoặc không bao giờ (41,4%). b) Thực trạng quản lý phương pháp dạy học Qua khảo sát cho thấy thực tiễn công tác QL phương pháp dạy học tại trường Lê Duẩn thu được kết quả tại bảng 2.9:
  15. 15 Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý phương pháp dạy học của TCM trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Nội dung TT thăm dò Thường Thi Không Tốt Khá TB xuyên thoảng bao giờ 1 Duyệt giáo án đúng 23 06 0 17 10 2 quy trình, quy định theo phân cấp QL 79,3 % 20,7 % 0 % 58,6% 34,5% 6,9% 2 GV lên lớp không có 0 giáo án (kế hoạch bài 0 11 18 0 0 giảng) hoặc sử dụng giáo án cũ 0% 37,9% 62,1% 0% 0% 0% 3 Tổ trưởng TCM dự 0 2 27 8 21 0 giờ đột xuất của GV 0% 6,9% 93,1% 27,6% 73,4% 0% 4 Tổ chức sinh hoạt 25 04 25 4 0 0 chuyên đề “Giờ dạy 0% 0% mẫu” 86,2% 13,8% 86,2% 13,8% 5 Tổ chức Hội giảng 0 29 0 27 2 0 “Giáo án hay- Giờ dạy tốt” 0% 100% 0% 0% 0% 0% Việc ký duyệt giáo án của các TCM trường Lê Duẩn vẫn còn tới 20,7% đánh giá là thi thoảng thực hiện đúng quy trình; 65% đánh giá là giáo án không bao giờ được ký duyệt trước ba ngày khi lên lớp. Hoạt động dự giờ đột xuất có tới 93,1% đánh giá hoạt động này cán bộ QL không bao giờ thực hiện.việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Giờ dạy mẫu” có tới 86,2% đánh giá là hoạt động này thi thoảng mới được tổ chức. 100% đánh giá thi thoảng mới tổ chức Hội giảng “Giáo án hay- Giờ dạy tốt”. c) Thực trạng quản lý công tác tổ chức hoạt động dạy học của tổ chuyên môn trường Lê Duẩn Khi tiến hành khảo sát về về mức độ thực hiện và mức độ kết quả nội dung QL công tác tổ chức hoạt động dạy học của GV trong TCM tại trường Lê Duẩn tôi thu được kết quả sau:
  16. 16 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý công tác tổ chức, triển khai hoạt động dạy học của tổ chuyên môn trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả K. STT Nội dung Thường Thi bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Việc sắp xếp đội ngũ GV trong TCM đáp 58 3 0 52 9 0 0 1 ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, khả 95,1% 4,9% 0% 85,2% 14,8% 0% 0% năng của GV Tổ trưởng CM phải nghiên cứu, nắm 56 5 0 54 7 0 0 chắc sở trường, sở 2 đoản của từng GV 91,8% 8,2% 0% 88,5% 11,5% 0% 0% để giao nhiệm vụ cho phù hợp Tổ trưởng TCM chỉ đạo 41 20 0 17 41 3 0 3 GV lập kế hoạch cá nhân ngay từ đầu năm 67,2% 32,8% 0% 27,9% 67,2% 4,9% 0% Tổ trưởng TCM quản lý đội ngũ GV trong 53 8 0 22 37 2 0 tổ thực hiện nghiêm 4 túc nội quy, quy chế 86,9% 13,1% 0% 36,1% 59% 4,9% 0% chuyên môn theo quy định Tổ trưởng có chỉ 38 23 0 49 12 0 0 5 đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn về 62,3% 37,7% 0% 80,3% 19,7% 0% 0% hồ sơ chuyên môn Khác: 6 Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Việc sắp xếp đội ngũ GV trong TCM đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp khả năng của GV đã được quan tâm thường xuyên (95,1%) và đạt được kết quả đáng kể (85,2%). 91,8% đánh giá các đồng chí tổ trưởng TCM đã quan tâm nghiên cứu, nắm chắc sở trường, sở đoản của từng người để giao nhiệm vụ cho phù hợp và kết quả đat được được đánh giá là tương đối tốt (88,5%). Tuy nhiên, Tổ trưởng
  17. 17 TCM chỉ đạo GV lập kế hoạch cá nhân ngay từ đầu năm chưa thường xuyên (có 32,8% đánh giá thi thoảng tổ trưởng TCM làm việc này) và hiệu quả mới đạt 27,9% là tốt, có tới 67,2% là khá và vẫn còn 4,9 đánh giá hoạt động này trung bình. Việc Tổ trưởng CM quản lý đội ngũ GV trong tổ thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn theo quy định đã thường xuyên (86,9%) song mức độ kết quả đạt được còn khiêm tốn (tốt 36,1%; khá 59% và trung bình 4,9%). Việc tổ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các TCM về hồ sơ chuyên môn cũng chưa được tốt lắm (37,7% đánh giá là thi thoảng) và kết quả đạt được vẫn còn 19.7% là khá. Như vậy, cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ trưởng TCM trong việc triển khai các hoạt động dạy học. 2.3.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Để đánh giá được thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV các TCM, tôi thống kê công tác BDCM của các TCM năm 2017, kết quả như sau: Bảng 2.11. Thống kê công tác BDCM của các tổ chuyên môn năm 2017 Nội dung bồi Tổ kĩ năng Tổ Nghệ thuật Tổ công tác Đội TT dưỡng TS Đạt CĐ TS Đạt CĐ TS Đạt CĐ BDCM thông qua 1 7/7 6 1 7/7 7 2 7/7 7 0 hội giảng BDCM thông qua 2 4/7 3 1 3/7 2 1 6/7 6 0 viết SKKN Bồi dưỡng thông qua 3 các chuyên đề tập huấn 7/7 7 0 7/7 7 5 7/7 7 0 theo kế hoạch Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tự tìm và tham gia 4 2/7 2 0 3/7 3 0 4/7 4 0 các khóa bồi dưỡng kĩ năng của các trung tâm khác GV đăng kí đi học 5 tập thực tế tại cơ sở 2/7 2 0 2/7 2 0 3/7 3 0 (tại các liên đội) Bồi dưỡng thông qua việc tự học 6 0 0 0 3/7 0 0 3 0 0 nâng cao trình độ chuyên môn
  18. 18 2.3.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn Bảng 2.12. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn trường Lê Duẩn Mức độ thực hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thường Thi K. bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Nội dung kiểm I tra Kiểm tra toàn 19 42 0 54 7 0 0 1 diện 31,1% 68,9% 0% 88,5% 11,5% 0% 0% Kiểm tra chuyên 46 15 0 56 5 0 0 2 môn 75,4% 24,6% 0% 91,8% 8,2% 0% 0% Hình thức II kiểm tra Kiểm tra thường 0 0 61 0 0 0 0 3 xuyên 0% 0% 100% 0% 0% 0% 0% Kiểm tra định 59 2 0 58 3 0 0 4 kỳ 96,7% 3,3% 0% 95,1% 4,9% 0% 0% Kiểm tra đột 0 0 61 0 0 0 0 xuất 0% 0% 100% 0% 0% 0% 0% Quy trình III kiểm tra Lập kế hoạch 56 5 0 52 9 0 0 5 kiểm tra 91,8% 8,2% 0% 85,2% 14,8% 0% 0% Tổ chức lực 47 14 0 54 7 0 0 6 lượng và tiến 77% 23% 0% 88,5% 11,5% 0% 0% hành kiểm tra Tổng hợp thành 14 44 3 6 55 0 0 7 biên bản kiểm 23% 72,1% 4,9% 9,8% 90,2% 0% 0% tra Tổng kết, đánh giá hoạt động của tổ và đề ra những kiến 18 32 11 9 32 20 0 8 nghị; lấy kết quả làm căn cứ 29,5% 52,5% 18% 14,8% 52,5% 32,7% 0% đánh giá khen thưởng thi đua giữa các tổ
  19. 19 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội 2.4.1. Yếu tố chủ quan Chất lượng hoạt động của TCM phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu, vào năng lực, kinh nghiệm của của tổ trưởng TCM, sự tâm huyết, yêu nghề của đội ngũ GV. Việc sinh hoạt TCM còn phụ thuộc vào các hoạt động chính trị trọng tâm, nên thường chịu yêu cầu cấp bách về thời gian, chương trình. 2.4.2. Yếu tố khách quan Việc sinh hoạt của TCM phụ thuộc vào kế hoạch của Thành Đoàn HN, của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chịu ảnh hưởng của nhiệm vụ từng năm học, từng đợt thi đua, các mô hình điểm, tiến độ thực hiện 2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội 2.5.1. Ưu điểm Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ lãnh đạo phòng khoa đều quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động của TCM. Đội ngũ cán bộ quản lý TCM có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn tận tụy và tâm huyết với nghề, am hiểu công việc mình phụ trách, năng động sáng tạo trong công tác QL. 2.5.2. Hạn chế Lãnh đạo phòng khoa chưa chủ động xây dựng kế hoạch Sinh hoạt TCM còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, nặng về giải quyết sự vụ, mô hình, khóa học đơn lẻ. Việc tạo mối liên kết các thành viên trong TCM, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa tốt. Công tác kiểm tra đánh giá còn hời hợt, chưa thường xuyên, liên tục. 2.5.3. Nguyên nhân Cán bộ QL và tổ trưởng TCM chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới QL trong việc phân cấp, phân quyền làm cho các đồng chí tổ trưởng TCM và GV chưa chủ động trong việc thực hiện công việc. Tổ trưởng TCM còn tỏ ra lúng túng trong phương pháp điều hành, kiểm tra và xử lý các tình huống trong QL hoạt động TCM. Nội dung sinh hoạt TCM chưa phong phú, chưa thường xuyên, liên tục; hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng
  20. 20 tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. Công tác phân công nhiệm vụ cho GV chưa đúng yêu cầu, nhiệm vụ, đôi lúc còn chồng chéo và làm trái chuyên môn. Tiểu kết chương 2 Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong QL hoạt động TCM, từ việc QL xây dựng kế hoạch hoạt động TCM, QL hoạt động dạy học của TCM, QL hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của GV đến việc QL công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn. Những cố gắng đó được ghi nhận trên những điểm mạnh để nhà trường tiếp tục phát huy và những điểm yếu để nhà trường khắc phục. Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động TCM ở trường Lê Duẩn là cơ sở để nhà trường tiến hành đổi mới và hoàn thiện một số biện pháp QL hoạt động TCM, để công tác QL của trường ngày càng được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG LÊ DUẨN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa, phát triển 3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội 3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về vai trò, trách nhiệm của tổ chuyên môn đối với chất lượng đào tạo của nhà trường
  21. 21 3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn 3.2.3. Tổ chức triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn 3.2.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở các tổ chuyên môn 3.2.5.Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp trên tồn tại trong mốỉ quan hệ biện chứng có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong thực tế, cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ để nâng cao hiệu quả QL hoạt động TCM tại trường Lê Duẩn – Thành phố Hà Nội. 3.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất Tính cần thiết STT Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Các biện pháp QL SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho tổ trưởng TCM và 1 24 82,8% 5 17,2% 0 0% GVvề vai trò, trách nhiệm của TCM đối với chất lượng đào tạo của nhà trường Chỉ đạo xây dựng kế hoạch 2 hoạt động TCM 26 89,7 % 3 10,3% 0 0% Tổ chức triển khai sinh hoạt tổ 28 96,6% 1 3,4% 0 0% 3 chuyên môn Chỉ đạo thực hiện hoạt động 4 27 93,1% 2 6,9 % 0 0% dạy học ở các tổ chuyên môn Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng 5 25 86,2% 4 13,8% 0 0% chuyên môn nghiệp vụ cho GV Tăng cường công tác kiểm tra, 6 đánh giá hoạt động của tổ 25 86,2% 4 13,8% 0 0% chuyên môn
  22. 22 Như vậy, mức độ cần thiết của các biện pháp QL hoạt động của TCM tại trường Lê Duẩn đã đề xuất tương đối đồng đều. Điều đó khẳng định để QL hoạt động của TCM đạt hiệu quả cao cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất Tính khả thi Rất cần Ít cần TT Các biện pháp QL Cần thiết thiết thiết SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho tổ trưởng chuyên 1 môn và giáo viên về vai trò, trách nhiệm 29 100% 0 0 0 0 của tổ chuyên môn đối với chất lượng đào tạo của nhà trường Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tổ 2 27 93,1 % 2 6,9% 0 0 chuyên môn Chỉ đạo triển khai sinh hoạt tổ chuyên 28 96,6% 1 3,4% 0 0 3 môn Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở 4 27 93,1% 2 6,9 % 0 0 các tổ chuyên môn Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng, 5 tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 28 96,6% 1 3,4 % 0 0 cho giáo viên Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá 6 28 96,6% 1 3,4% 0 0 hoạt động của tổ chuyên môn Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 4 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được trên 90% các cán bộ QL và GV tán thành, đại đa số các ý kiến cho rằng 4 biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác QL hoạt động TCM tại trường Lê Duẩn. Tiểu kết chương 3 Kết thúc chương 3, tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp nhằm quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn, Thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác Đội trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi, kết quả các biện pháp đều được các nhà QL, GV đánh giá cao cho là cần thiết và có sự tương quan, tuy nhiên sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi trong từng biện pháp là khác nhau.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về cơ sở lý luận Qua tìm hiểu, nghiên cứu luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động quản lý TCM trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội. Một là, Luận văn đã khái quát được lịch sử nghiên cứu của vấn đề, trình bày được các khái niệm cơ bản, một số lý luận liên quan đến quản lý hoạt động TCM. Hai là: Cơ sở lý luận cũng khẳng định cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội. 1.2. Về thực trạng Luận văn đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về thực trạng của công tác quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn trên cơ sở dùng phiếu khảo sát kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp phiếu hỏi, trao đổi, quan sát. Kết quả được tổng hợp bằng máy tính nên kết quả thu được là hoàn toàn khách quan. 1.3. Đề xuất các biện pháp quản lý Căn cứ vào lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, để nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong trường tác giả xin mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM trường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội: - Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về vai trò, trách nhiệm của tổ chuyên môn đối với chất lượng đào tạo của nhà trường - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn - Tổ chức triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn - Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở các tổ chuyên môn - Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Thành ủy Hà Nội - Chỉ đạo xây dựng và ban hành những quy định riêng, cụ thể về hoạt động chuyên môn của trường Lê Duẩn. - Đồng ý chủ trương cho Thành đoàn HN tổ chức thi tuyển viên chức
  24. 24 2.2. Đối với Trung ương Đoàn - Giao cho trường Lê Duẩn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tiếp tục đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Điều lệ Đội, Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tạo cơ chế phối hợp giữa trường Lê Duẩn với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV nhà trường. 2.3. Đối với Thành đoàn Hà Nội - Tạo cơ chế thuận lợi cho trường Lê Duẩn về hoạt động chuyên môn - Tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho giáo viên. - Định hướng, chỉ đạo nhà trường chuẩn bị các điều kiện để nâng hạng trường từ đương đương Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng. - Tham mưu với Thành ủy và các sở, ban ngành liên quan tổ chức kỳ thi tuyển viên chức cho trường Lê Duẩn. 2.3. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội - Tạo cơ chế phối hợp thuận lợi với Thành đoàn Hà Nội để trường Lê duẩn thực hiện thắng lợi kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm. - Tích cực chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo 30 đơn vị của Thành phố tạo điều kiện cho GV trường Lê Duẩn về các trường Tiểu học, THCS học tập trải nghiệm thực tiễn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô. 2.4. Đối với trường Lê Duẩn - Đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Bổ sung quy chế khen thưởng đối với các TCM. - Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho tổ trưởng CM. Tạo điều kiện cho tổ trưởng TCM đi học các lớp QLGD và LLCT. - Xây dựng lộ trình chuẩn hóa đội ngũ GV theo vị trí việc làm, chuẩn chức danh nghề nghiệp. - Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để bổ sung và hoàn thiện các biện pháp QL hoạt động TCM theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ GV. - Đội ngũ GV cần chủ động, tích cực trong SHCM, trong xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân. Thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.