Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 9001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_to_chuyen_mon_theo_huong.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ, đổi mới rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, sự bùng nổ của tri thức công nghệ sản xuất mới và công nghệ thông tin truyền thông làm thay đổi nội dung giáo dục, yêu cầu người học phải thay đổi cách học và người dạy thay đổi cách dạy. Khái niệm học tập suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Người học có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ tài liệu nào; đồng thời được tạo điều kiện tốt nhất trong việc học, học theo khả năng, theo nhịp độ và cách học phù hợp; có quyền chọn các chương trình và các nguồn liệu đa dạng. Trong trường Tiểu học, mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách trong bối cảnh nhà trường hiện nay. Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ này, bên cạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thì vấn đề tạo điều kiện cho GV tự học thông qua hoạt động TCM là một hướng giải quyết khả thi và hiệu quả. Mặt khác, hoạt động TCM trong trường Tiểu học là một yêu cầu bắt buộc được qui định Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Do đó, yêu cầu đặt ra là làm thế nào nâng cao năng lực dạy học cho GV và bằng cách nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH là một mô hình phát triển năng lực dạy học của GV thông qua việc NCBH để cải tiến các hoạt động dạy học, các bài học cụ thể, qua đó góp phần đắc lực hình thành năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu. Vì vậy, quản lý có hiệu quả hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH là một trong những công tác trọng tâm và thường xuyên của các trường để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường Tiểu học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, việc xây dựng kế hoạch bài học gần như khoán trắng cho GV, trong khi hoạt động chuyên môn có lúc, có nơi còn nặng về quản lý hành chính hơn là sinh hoạt chuyên môn và nhiều khi mang tính hình thức, đối phó mà chưa đi vào thực chất. Đó là nguyên nhân khiến GV trong cùng TCM chưa thực sự gắn kết được với nhau một cách chặt chẽ để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề:“Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH nâng cao hiệu quả hoạt động TCM trong trường Tiểu học.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động TCM trong cơ sở giáo dục phổ thông, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở một số trường TH huyện Quốc Oai, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai nhằm góp phần cải tiến chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa vấn đề lí luận về quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường Tiểu học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường TH huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ chuyên môn trong trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động TCM trong các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên đứng trước thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hiện nay thì còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định. Việc đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo NCBH trong các trường Tiểu học sẽ góp phần phát triển năng lực dạy học của GV, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường Tiểu học huyện Quốc Oai nói riêng và các trường Tiểu học nói chung. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với các trường Tiểu học gồm nhiều nội dung khác nhau như quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất Mục tiêu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 6.2. Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu 8 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, bao gồm các trường Tiểu học: Thị trấn A, Sài Sơn A, Cộng Hòa, Phượng Cách, Phú Cát, Nghĩa Hương, Đông Xuân, Tân Hòa đại diện theo các khu vực khác nhau của địa bàn huyện.
  3. 3 6.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở trường Tiểu học huyện Quốc Oai từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2017-2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.2 Phỏng vấn, phỏng vấn sâu 7.2.3 Phương pháp quan sát 7.2.4 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 7.3. Phương pháp toán thống kê 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động của tổ chuyên môn trong trường phổ thông Hoạt động TCM là hoạt động quan trọng trong các hoạt động của nhà trường. Nâng cao chất lượng hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong các nhà trường phổ thông nói chung từ lâu đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Việt Nam quan tâm. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường phổ thông Hiện nay nói đến hoạt động TCM, trên thế giới đã và đang xuất hiện thuật ngữ "Nghiên cứu bài học" (tiếng Anh là lesson Study hoặc lesson Research), theo tiếng Nhật (jugyo kenkyu) có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi hoàn hảo (theo Catherine Lewis, 2006). NCBH được miêu tả như một quá trình bao gồm những bước sau: (1) cùng nhau lên kế hoạch nghiên cứu bài học; (2) thực hiện nghiên cứu bài học, thảo luận về NCBH; (3) xem xét lại kế hoạch đề ra (không bắt buộc); (4) giảng dạy theo bài học mẫu (không bắt buộc); (5) chia sẻ những đánh giá về mẫu bài học ôn tập. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của
  4. 4 con người nhằm sử dụng các nguồn lực phù hợp quy luật khách quan để đạt được các mục đích phát triển tổ chức. 1.2.2. Quản lý nhà trường 1.2.2.1. Nhà trường Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. 1.2.2.2. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục là nhà trường, nhằm thực hiện giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. 1.2.3. Tổ chuyên môn trong trường Tiểu học 1.2.3.1 Tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là tế bào của hệ thống tổ chức nhà trường, thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Hoạt động tổ chuyên môn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng GD&ĐT của mỗi nhà trường. 1.2.3.2 Tổ trưởng tổ chuyên môn Tổ trưởng TCM môn do hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp và điều hành mọi hoạt động của tổ. Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp hoạt động của TCM. 1.2.4. Hoạt động tổ chuyên môn 1.2.4.1. Hoạt động tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là một tổ chức cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động của GV, thống nhất thực hiện các kế hoạch của nhà trường, chịu sự chỉ đạo của hiệu trưởng, đảm bảo xây dựng, thiết lập bầu không khí đoàn kết, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường. 1.2.4.2 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH cũng là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học. Hoạt động chuyên môn theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng; chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng HS của lớp mình, trường mình. 1.2.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn Quản lý hoạt động TCM là quá trình tác động của hiệu trưởng một các có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và có ảnh hưởng tích cực từ vai trò lãnh đạo của thủ trưởng và các tổ chức khác tới TCM và sau đó là quá trình tự
  5. 5 quản lý, điều hành, điều chỉnh, tự kiểm tra đánh giá của chính TCM với các thành viên nhằm đạt thành tích với kết quả tốt nhất. 1.3. Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.3.1. Cơ sở lý thuyết của hoạt động nghiên cứu bài học 1.3.1.1. NCBH dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần 1.3.1.2. NCBH dựa trên lý thuyết “Vòng đối ngoại” của Mikhail Bakhtin 1.3.1.3. Tháp học tập 1.3.2. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.3.2.1. Nguyên tắc hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học Nguyên tắc 1: Từ bỏ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt kiểu thuyết trình truyền thống. Nguyên tắc 2: Sử dụng thiết bị dạy học thực tế. Nguyên tắc 3: Hoạt động nhóm nhỏ hiệu quả, chống lại các hiện tượng ỷ lại, hiện tượng tách nhóm (bị bỏ rơi từ nhóm trung bình xuống nhóm yếu, kém) Nguyên tắc 4: Giao nhiệm vụ học tập vừa sức, không quá dễ, nhưng không quá khó. Nguyên tắc 5: Chia sẻ ý kiến, ý tưởng để xây dựng mối quan hệ GV – HS, HS - HS. 1.3.2.2. Nội dung hoạt động TCM theo hướng NCBH Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH Bước 2: Các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân công. Bước 3: Tổ chuyên môn thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy Bước 4: Cá nhân tự soạn - sáng tạo cá nhân Bước 5: Tổ chuyên môn dự giờ tiết dạy minh họa Bước 6: Tổ chuyên môn thảo luận về giờ dạy minh họa Bước 7: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày.
  6. 6 1.3.2.3. Sự khác biệt của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4.1. Quán triệt nhận thức của giáo viên về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Quán triệt GV nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động chuyên, xác định rõ hoạt động TCM theo hướng NCBH là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nên phải đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và đổi mới công tác quản lý để thực hiện công việc này có kết quả theo từng năm học. 1.4.2. Quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn Quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động TCM là một quá trình xác định, thiết lập các mục tiêu của TCM, trong đó Tổ trưởng TCM và giáo viên thống nhất mục tiêu và hiểu được làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. 1.4.3. Tổ chức lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên mô theo hướng nghiên cứu bài học Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý hoạt động NCBH. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động NCBH khi kết thúc một giai đoạn phát triển. 1.4.4. Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (1) Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH. (2) Phát huy vai trò đội ngũ GV đầu đàn trong hoạt động NCBH của nhà trường và TCM. (3) Giám sát việc thực hiện đúng quy trình NCBH trong sinh hoạt TCM. (4) Chỉ đạo TCM chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài học được nghiên cứu. (5) Phát triển mỗi TCM theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi". 1.4.5. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Tổ trưởng TCM là cấp trung gian triển khai thực hiện các nội dung mà Hiệu trưởng yêu cầu đến GV trong tổ. Tổ trưởng phải có chuyên môn chắc chắn, có uy tín trong tổ. Nếu năng lực chuyên môn của Tổ trưởng không hơn hẳn các thành viên trong tổ thì việc điều hành tổ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vừa gặp khó khăn vừa không có chất lượng. 1.4.6. Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (1) Thay đổi nhận thức của GV về SHCM. (2) Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng NCBH cho GV. (3) Tổ chức làm mẫu (một tổ CM và một GV cốt cán của tổ) của một bài học cụ thể.
  7. 7 1.4.7. Tổ chức đánh giá hoạt động tổ chuyên môn hoạt động theo hướng nghiên cứu bài học (1) Đánh giá việc thực hiện quy trình NCBH tại TCM. (2) Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của GV tại TCM. (3) Đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của GV tại TCM. (4) Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra. 1.4.8. Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc cho tổ chuyên môn và giáo viên (1) Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, công bằng và khách quan. (2) Tạo môi trường làm việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tôn trọng cá nhân. (3) Thông qua các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động ngoại khoá để giáo dục HS có động cơ học tập đúng đắn, ước mơ, hoài bão cho tương lai. (4) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới. 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.5.1. Nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động nghiên cứu bài học Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, khả năng tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng. 1.5.2 Năng lực chuyên môn của tổ trưởng Năng lực chuyên môn của tổ trưởng thể hiện qua chất lượng giờ dạy; khả năng tiếp thu và truyền tải các kiến thức mới, am hiểu về kiến thức NCBH, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý hoạt động NCBH của tổ trưởng TCM; là tấm gương cho các thành viên trong tổ về tự học và sáng tạo trong chuyên môn. 1.5.3. Năng lực chuyên môn của giáo viên Năng lực chuyên môn của giáo viên góp phần vận hành và quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn. Nắm vững mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa. Nhận thức, kiến thức về NCBH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của GV. Tiểu kết chương 1 Quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở trường Tiểu học là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến TCM và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của HS. Các nội dung về quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH đã được trình bày trong chương này là cơ sở, định hướng cho công tác nghiên cứu, khảo
  8. 8 sát, điều tra phân tích thực hiện ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và giáo dục huyện Quốc Oai Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội. Tháng 8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây cũ sát nhập với thủ đô Hà Nội. Dân số hiện nay có 44.929 hộ, 193.000 người. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao tay nghề nhờ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Cán bộ quản lý thường xuyên được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới . 2.2. Thực trạng giáo dục Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 2.2.1. Quy mô trường lớp Bảng 2.1. Thống kê số trường, số lớp và số học sinh Tiểu học Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Số Số Số học Số Số Số học Số Số Số học trường lớp sinh trường lớp sinh trường lớp sinh 23 511 15548 24 525 16330 25 539 17325 (Báo cáo thống kê cuối năm học - Phòng GD&ĐT) 2.2.2. Chất lượng giáo dục Bảng 2.4.Thống kê kết quả xếp loại giáo dục môn Toán và môn Tiếng việt SL Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 TT Môn học Hoàn Hoàn Chưa hoàn Hoàn Hoàn Chưa hoàn Tỷ lệ thành tốt thành thành thành tốt thành thành SL 7274 9265 91 8492 8629 104 1 Toán Tỷ lệ 43.74 55.71 0.55 49.3 50.1 0.6 SL 7057 9495 78 7100 10017 108 2 Tiếng việt Tỷ lệ 42.44 57.1 0.47 41.22 58.15 0.63 (Báo cáo thống kê cuối năm học - Phòng GD&ĐT) Chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Toán, Tiếng Việt và năng lực, phẩm chất năm trước cao hơn năm sau.
  9. 9 2.2.3. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý Bảng 2.5. Thống kê về trình độ và năng lực của cán bộ quản lý huyện Quốc Oai Đánh giá theo Trình độ chuyên môn Số cán chuẩn Hiệu trưởng Năm học bộ quản Thạc Đại Cao Xuất Trung lý Khá sĩ học đẳng sắc bình 2016-2017 55 0 48 7 11 44 0 2017-2018 56 0 52 4 13 43 0 (Báo cáo thống kê cuối năm học - Phòng GD&ĐT) Từ kết quả trên nhận thấy, về đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng qua các năm học. 2.2.4. Trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên Bảng 2.6. Thống kê về trình độ và năng lực của giáo viên Tiểu học huyện Quốc Oai Đánh giá theo chuẩn Trình độ chuyên môn Số giáo nghề nghiệp GV Tỷ lệ Năm học viên Đại Cao Trung Xuất Trung GV/lớp Khá học đẳng cấp sắc bình 2016-2017 809 511 225 43 509 275 25 1.54 2017-2018 834 524 243 67 591 230 13 1.54 (Báo cáo thống kê cuối năm học - Phòng GD&ĐT) Bảng 2.6 cho ta thấy số giáo viên hàng năm được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp mức xuất sắc và khá đạt 97% trở lên. Đây là những điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo hoạt động TCM của nhà trường. 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát - Nội dung khảo sát - Đối tượng và phạm vi khảo sát - Công cụ và phương pháp khảo sát - Xử lý số liệu 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và tổ trưởng chuyên môn về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
  10. 10 Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và tổ trưởng về hoạt động TCM theo hướng NCBH SL Mức độ nhận thức Điểm Thứ TT Nội dung Rất quan Quan Không trung bậc tr ọng trọng quan trọng bình Điểm CBQL của các nhà SL 16 6 0 1 2.73 1 trường Điểm 48 12 0 SL 54 34 0 2 Giáo viên 2.16 2 Điểm 178 68 0 Cán bộ quản lý của các trường cần nhận thức rõ, NCBH là một phương pháp quan trọng để phát triển nghề nghiệp cho GV, đặc biệt là đối với lực lượng GV trẻ mới vào nghề. 2.4.2. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bảng 2.8. Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động TCM theo hướng NCBH SL Kết quả thực hiện Điểm Thứ TT Nội dung trung Tốt Khá TB Yếu bậc Điểm bình Tổ chức chuyên môn xây SL 74 12 2 0 1 2.82 1 dựng kế hoạch NCBH Điểm 292 24 2 0 Cá nhân nghiên cứu bài dạy SL 66 20 2 0 2 và soạn bài theo nhiệm vụ 2.73 3 Điểm 198 40 2 0 phân công TCM thảo luận mục tiêu, SL 70 16 2 0 3 2.77 2 nội dung bài học Điểm 210 62 2 0 Cá nhân tự soạn - sáng tạo SL 58 26 4 0 4 2.61 6 cá nhân Điểm 174 52 4 0 Thực hiện giờ dạy minh họa SL 64 22 2 0 5 trên lớp và việc dự giờ của 2.7 4 Điểm 192 44 2 0 TCM TCM thảo luận, chia sẻ về SL 62 24 2 0 6 2.68 5 giờ dạy minh họa Điểm 186 48 2 0 Áp dụng cho thực tế dạy SL 50 34 4 0 7 2.52 7 học hàng ngày Điểm 150 68 4 0 Điểm trung bình chung 2.69
  11. 11 Như vậy, qua việc tự đánh giá của GV cho thấy: không có sự khác biệt lớn ở tần suất thực hiện và kết quả thực hiện qua việc GV tự đánh giá; các nội dung về tần suất thực hiện của hoạt động NCBH của TCM đa số đều được đánh giá khá tốt, tuy có chênh lệch về thứ bậc nhưng không đáng kể. 2.4.3. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bảng 2.11. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH SL Mức độ thực hiện Điểm Thứ TT Nội dung trung bậc Tốt Khá TB Yếu bình Điểm Phân tích thực trạng hoạt SL 68 20 0 0 1 động NCBH và quản lý hoạt 2.77 1 động NCBH Điểm 204 40 0 0 Xác định mục tiêu, chỉ tiêu SL 66 22 0 0 cần đạt của hoạt động 2 2.75 2 NCBH và đánh giá tính khả Điểm 199 44 0 0 thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó Xác định các hoạt động SL 60 28 0 0 3 NCBH của nhà trường 2.68 4 tương ứng với các mục tiêu Điểm 180 56 0 0 Xác định các nguồn lực SL 56 24 8 0 4 thực hiện hoạt động NCBH 2.55 6 của nhà trường Điểm 168 48 8 0 Xác định các biện pháp chỉ SL 58 10 20 0 số theo dõi, kiểm tra và 5 2.66 5 đánh giá hoạt động NCBH Điểm 174 20 20 0 của nhà trường Trình bày kế hoạch NCBH SL 62 26 0 0 6 của nhà trường trước Hội 2.7 3 đồng sư phạm Điểm 186 52 0 0 Điểm trung bình chung 2.69 Ngoài những kết quả như đã nêu trên, đề tài tiến hành phỏng vấn một số GV cho biết về thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của hiệu trưởng thì đa số những người được hỏi họ đều đánh giá cao việc xây dựng kế hoạch NCBH của hiệu trưởng, tuy nhiên một sổ GV cho rằng hiệu trưởng chưa xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường (2.55 điếm - thứ bậc 6). Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của hiệu trưởng.
  12. 12 2.4.4. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bảng 2.12. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH SL Mức độ nhận thức Điểm Rất Không Thứ TT Nội dung Quan trung quan quan bậc trọng bình Điểm trọng trọng Chỉ đạo TCM xây dựng kế SL 76 12 0 1 hoạch NCBH 2.86 1 Điểm 228 24 0 Phát huy vai trò của đội ngũ SL 74 14 0 GV đầu đàn trong hoạt động 2 2.84 2 NCBH của nhà trường và Điểm 222 28 0 TCM Giám sát việc thực hiện SL 66 22 0 3 đúng quy trình NCBH ở 2.75 4 TCM Điểm 198 44 0 Chỉ đạo TCM chú trọng SL 70 18 0 nâng cao chất lượng cho 4 2.8 3 buổi thảo luận cho từng bài Điểm 210 36 0 dạy được nghiên cứu Phát triển mỗi TCM theo SL 50 38 0 5 tinh thần “Tổ chức biết học 2.57 5 hỏi”. Điểm 150 76 0 Điểm trung bình chung 2.76 Bảng 2.13. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH SL Mức độ thực hiện Điểm Thứ TT Nội dung trung bậc Tốt Khá TB Yếu bình Điểm Chỉ đạo TCM xây dựng kế SL 70 18 0 0 1 hoạch NCBH 2.8 1 Điểm 210 36 0 0 Phát huy vai trò của đội ngũ SL 66 22 0 0 GV đầu đàn trong hoạt động 2 2.75 2 NCBH của nhà trường và Điểm 198 44 0 0 TCM
  13. 13 Giám sát việc thực hiện đúng SL 60 28 0 0 3 quy trình NCBH ở TCM 2.68 4 Điểm 180 56 0 0 Chỉ đạo TCM chú trọng nâng SL 62 26 0 0 cao chất lượng cho buổi thảo 4 2.7 3 luận cho từng bài dạy được Điểm 186 52 0 0 nghiên cứu Phát triển mỗi TCM theo tinh SL 67 17 0 0 5 thần “Tổ chức biết học hỏi”. 2.61 5 Điểm 201 34 0 0 Điểm trung bình chung 2.71 Đề tài tiến hành phỏng vấn một số CBQL và một số GV thì họ có cùng chung quan điểm là, việc phát triển mỗi TCM theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” là một việc làm cần thiết, làm tốt điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc gắn kết các tổ chức, các cá nhân trong cơ quan, tạo nên mối đoàn kết nội bộ cơ quan, góp phần thực hiện thành công hoạt động NCBH trong sinh hoạt TCM. 2.4.5. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng TCM đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng TCM đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH Mức độ thực hiện SL Điểm Thứ TT Nội dung trung Tốt Khá TB Yếu bậc bình Điểm Tổ chức cho TTCM học tập, SL 65 23 0 0 nghiên cứu các vấn đề liên 1 2.74 3 quan đến hoạt động của TCM Điểm 195 46 0 0 theo hướng NCBH Hướng dẫn TCM cách thức SL 48 40 0 0 nắm bắt và phân tích các bước 2 3.9 1 hoạt động chuyên môn theo Điểm 144 80 0 0 hướng NCBH Hướng dẫn TTCM xác định SL 61 27 0 0 3 quản lý mục tiêu hoạt động 2.69 5 Điểm 183 54 0 0 TCM theo hướng NCBH
  14. 14 Hướng dẫn TTCM cách thức SL 54 34 0 0 xác định thứ bậc ưu tiên của 4 2.61 6 các mục tiêu trong hệ thống Điểm 162 68 0 0 mục tiêu của tổ Hướng dẫn TTCM cách thức SL 62 26 0 0 giúp cho các tổ viên nắm vững 5 2.7 4 các bước hoạt động TCM theo Điểm 186 52 0 0 hướng NCBH Hướng dẫn TTCM phân chia SL 52 36 0 0 hệ thống mục tiêu và hướng dẫn để chuyển hóa 6 2.59 7 những mục tiêu chung đó Điểm 156 72 0 0 thành mục tiêu phấn đấu của từng nhóm, từng cá nhân Hướng dẫn TTCM xây dựng SL 58 30 0 0 7 các biện pháp huy động sự nỗ 2 8 lực của các thành viên nhằm Điểm 174 60 0 0 thực hiện các mục tiêu của tổ Hướng dẫn TTCM dự kiến SL 72 16 0 0 8 2.81 2 điều chỉnh kế hoạch Điểm 216 32 0 0 Điểm trung bình chung 2.56 Kết quả cho thấy: các nội dung bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn được CBQL và GV đánh giá ở mức độ khá tốt. 2.4.6. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH Mức độ nhận thức SL Điểm Rất Không Thứ TT Nội dung Quan trung quan quan bậc trọng bình Điểm trọng trọng Thay đổi nhận thức của GV SL 64 24 0 1 2.73 1 về SHCM Điểm 192 48 0 Mời chuyên gia bồi dưỡng SL 58 30 0 2 kiến thức phát triển kỹ năng 2.66 3 NCBH cho GV Điểm 174 60 0 Tổ chức làm mẫu (một tổ SL 62 26 0 3 CM và một GV cốt cán của 2.7 2 tổ) của một bài học cụ thể Điểm 192 52 0 Điểm trung bình chung 2.7
  15. 15 Bảng 2.17. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH Mức độ thực hiện SL Điểm Thứ TT Nội dung trung bậc Điểm Tốt Khá TB Yếu bình Thay đổi nhận thức của GV SL 70 18 0 0 1 2.8 1 về SHCM Điểm 210 36 0 0 Mời chuyên gia bồi dưỡng SL 50 34 4 4 2 kiến thức phát triển kỹ năng 2.52 3 NCBH cho GV Điểm 150 68 4 4 Tổ chức làm mẫu (01 TCM SL 68 20 0 0 3 và 01 GV cốt cán của tổ) 2.77 2 của 01 bài học cụ thể Điểm 204 40 0 0 Điểm trung bình chung 2.7 Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn một số GV thì nhìn chung họ có cùng quan điểm NCBH là một hoạt động cần thiết và hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp GV. 2.4.7. Thực trạng tổ chức giám sát đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Đối với các nội dung được CBQL, GV đánh giá mức độ khá như: Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra (2.73 điểm); đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kỹ năng hiện có, bổ sung những kỹ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáo viên trong tổ chuyên môn (2.70 điểm). Điều đó đã phản ánh nghiêm túc thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCBH ở các tổ chuyên môn của hiệu trưởng. 2.4.8. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV tự đánh giá việc xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và GV của Hiệu trưởng được thực hiện ở mức độ khá, tốt, mức độ nhân thức (2.73 điểm), mức độ thực hiện (2.49 điểm). 2.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Nhóm chủ thể quản lý là nhóm có sức ảnh hưởng lớn nhất, tác động đến thực trạng quản lý hoạt động NCBH của tổ chuyên môn, có điểm trung bình (2.98 điểm); tiếp theo là nhóm đối tượng quản lý - tổ trưởng chuyên môn cũng có sự ảnh hưởng không kém phần quan trọng có điểm trung bình chung (2.81
  16. 16 điểm); nhóm nhân tố ảnh hưởng - GV (2.82 điểm) và cuối cùng nhóm ít có ảnh hưởng nhất là nhóm môi trường quản lý (2.60 điểm). 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 2.6.1. Những điểm mạnh - Sự quan tâm của các cấp, các ngành luôn sát sao trong công tác cán bộ. - Tổ chức và hoạt động của tổ chuyên môn duy trì nền nếp. - Đội ngũ CBQL nhà trường đã cơ bản được đảm bảo phù hợp với thực tế, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp 2.6.2. Những hạn chế - Đội ngũ TTCM còn có những hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức các hoạt động của tổ. - Hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình hoạt động NCBH tại TCM. - Hiệu trưởng chưa thật sự chú ý đến việc xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ. - Hiệu trưởng chưa xây dựng được các biện pháp chế tài để xử phạt những TCM chưa thực hiện tốt hoạt động NCBH, chỉ mới dừng lại ở mức đôn đốc, nhắc nhở. 2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động của TCM và quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH còn chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nó trong hoạt động chuyên môn. Hiệu trưởng chưa mạnh dạn đổi mới, chưa mời chuyên gia về tại trường để bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng NCBH cho Cán bộ quản lý và GV. Hiệu trưởng chưa có biện pháp để chỉ đạo GV chia sẻ những kinh nghiệm lẫn nhau trong đồng nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động NCBH chưa được thường xuyên Tiểu kết chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường TH huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội gồm 6 nội dung. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng. Có 3 nhóm nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng, trong đó nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhiều nhất thuộc về chủ thể quản lý, sau đó đến đối tượng quản lý và môi trường quản lý.
  17. 17 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển giáo dục Tiểu học 3.1.1. Định hướng chung về phát triển giáo dục Tiểu học Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu giáo dục Tiểu học tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát huy khả năng sáng tạo, tự học của HS. 3.1.2. Định hướng về phát triển giáo dục Tiểu học của thành phố Hà Nội Giáo dục Tiểu học là cấp học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân, đây là cấp học vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì vậy nếu giáo dục Tiểu học được triển khai tốt, chắc chắn đúng hướng sẽ có tác động một cách bền vững tới các cấp học, bậc học tiếp theo. 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động của TCM thông qua cấp quản lý trung gian là tổ trưởng môn. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp chỉ đạo thì hiệu quả chất lượng hoạt động TCM mới được nâng cao. 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp chỉ đạo đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng chỉ đạo hoạt động TCM, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình chỉ đạo, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn chỉ đạo hoạt động TCM. 3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp chỉ đạo mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp chỉ đạo đã và đang thực hiện. 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp chỉ đạo đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục, đó là các trường TH của huyện Quốc Oai.
  18. 18 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 3.3.1. Tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý và giáo viên vai trò quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 3.3.1.1. Mục đích của biện pháp 3.3.1.2. Nội dung của biện pháp 3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch, hoàn thiện quy chế sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường 3.3.2.1. Mục đích của biện pháp 3.3.2.2. Nội dung của biện pháp 3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3.3.Chỉ đạo của hiệu trưởng thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 3.3.3.1. Mục đích của biện pháp 3.3.3.2. Nội dung của biện pháp 3.3.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3.4. Tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn hoạt động theo hướng nghiên cứu bài học 3.3.4.1. Mục đích của biện pháp 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp 3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3.5. Tổ chức tư vấn cho tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 3.3.5.1. Mục đích của biện pháp 3.3.5.2. Nội dung của biện pháp 3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3.6. Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên 3.3.6.1. Mục đích của biện pháp 3.3.6.2. Nội dung của biện pháp 3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp được đề xuất trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh
  19. 19 riêng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thế thống nhất trong khâu quản lý hoạt động NCBH. Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ sau: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Tổ chức quán triệt cho CBQL, GV vai trò quan trọng của quản Xây dựng môi trường, tạo động lý TCM theo hướng NCBH lực làm việc chho TCM và GV Tổ chức xây dựng kế hoạch, Tổ chức tư vấn cho tổ trưởng hoàn thiện quy chế sinh hoạt TCM và GV về triển khai TCM theo hướng NCBH hoạt động TCM theo hướng NCBH Chỉ đạo của Hiệu trưởng thực Tổ chức định kỳ kiểm tra, hiện kế hoạch hoạt động TCM đánh giá hoạt động TCM hoạt theo hướng NCBH động theo hướng NCBH Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở trường TH huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 3.5. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.5.1. Giới thiệu tổ chức khảo nghiệm 3.5.1.1. Mục đích khảo nghiệm 3.5.1.2. Nội dung khảo nghiệm 3.5.1.2. Đối tượng, phạm vi khảo nghiệm 3.5.1.3. Công cụ và phương pháp khảo nghiệm 3.5.1.4. Xử lý kết quả khảo nghiệm 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm
  20. 20 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất Rất Không Cần thiết Thứ TT Các biện pháp cần thiết cần thiết  bậc SL TL% SL TL% SL TL% Tổ chức quán triệt cho CBQL và giáo viên vai trò quan trọng của quản 1 38 95 2 5 0 0 118 3 1 lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức xây dựng kế hoạch, hoàn thiện quy 2 chế sinh hoạt của tổ 35 88 5 13 0 0 115 2.9 2 chuyên môn theo hướng NCBH. Chỉ đạo của Hiệu trưởng thực hiện kế 3 hoạch hoạt động tổ 36 90 4 10 0 0 116 2.9 3 chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động 4 32 80 8 20 0 0 112 2.8 5 của tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức tư vấn cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về triển khai 5 34 85 6 15 0 0 114 2.9 4 hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Xây dựng môi trường, 6 tạo động lực làm việc 31 78 9 23 0 0 111 2.8 6 cho TCM và GV. 2.86 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết, thể hiện ở điểm trung bình X = 2.86. Cả 6/6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với X từ 2.78 đến 2.95.
  21. 21 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp Rất Không Khả thi Thứ Khả thi Khả thi TT Các biện pháp  bậc SL TL% SL TL% SL TL% Tổ chức quán triệt cho CBQL và giáo viên vai trò quan 1 trọng của quản lý 34 85 6 15 0 0 114 2.85 2 hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức xây dựng kế hoạch, hoàn thiện 2 quy chế sinh hoạt 35 87.5 5 12.5 0 0 115 2.88 1 của tổ chuyên môn theo hướng NCBH Chỉ đạo của Hiệu trưởng thực hiện kế 3 hoạch hoạt động tổ 31 77.5 9 22.5 0 0 111 2.78 4 chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá 4 hoạt động của tổ 30 75 10 25 0 0 110 2.75 5 chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức tư vấn cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về 5 32 80 8 20 0 0 112 2.8 3 triển khai hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Xây dựng môi trường, tạo động lực 6 30 75 10 25 0 0 110 2.75 6 làm việc cho TCM và GV. X 2.8 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp đề xuất, với điểm trung bình X = 2.80 là rất cao. Có 6/6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất khả thi với X từ 2.75 đến 2.88.
  22. 22 Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi TT Các biện pháp Thứ Thứ   bậc bậc Tổ chức quán triệt cho CBQL và giáo viên vai trò quan trọng của quản lý 1 118 2.95 1 114 2.85 2 hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Tổ chức xây dựng kế hoạch, hoàn 2 thiện quy chế sinh hoạt của tổ chuyên 115 2.88 3 115 2.88 1 môn theo hướng NCBH. Chỉ đạo của Hiệu trưởng thực hiện kế 3 hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo 116 2.9 2 111 2.78 4 hướng NCBH. Tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá 4 hoạt động của tổ chuyên môn theo 112 2.8 5 110 2.75 5 hướng NCBH. Tổ chức tư vấn cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về triển khai hoạt 5 114 2.85 4 112 2.8 3 động của tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Xây dựng môi trường, tạo động lực 6 111 2.78 6 110 2.75 6 làm việc cho TCM và GV.  2.86 2.8 Hệ số tương quan bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi được 6  D 2 tính theo công thức r 1 (1) NN(2 1) Trong đó: r: hệ số tương quan D: hiệu số thứ bậc của hai đại lượng đem ra so sánh N: số lượng các biện pháp Áp dụng công thức (1) cho kết quả r = 0,72 Với kết quả hệ số tương quan r = 0,72 cho phép kết luận giữa tính cần thiết và tính khả nghi của các biện pháp đưa ra là tương quan thuận và chặt chẽ, điều đó có nghĩa là giữa nhận thức về tính cần thiết và khả năng thực hiện là phù hợp.
  23. 23 Tiểu kết chương 3 Căn cứ vào 04 nguyên tắc, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp của Hiệu trưởng nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH ở các trường Tiểu học huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đã được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng đến TCM và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của HS. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường TH gồm: ((1) Quán triệt nhận thức của GV về hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH; (2) Quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn;(3) Tổ chức lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH; (4) Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH; (5) Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH; (6) Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH; (7) Tổ chức đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH và (8) Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho tổ chuyên môn và giáo viên. 1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường TH huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội cho thấy biện pháp đánh giá kết quả thực hiện hoạt động NCBH của các TCM được đánh giá thực hiện tốt nhất. Biện pháp xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho TCM và GV được đánh giá thực hiện thấp nhất. Mức độ thực hiện được đánh giá thấp hơn mức độ nhận thức trong quản lý, sau đó đến khách thể quản lý và môi trường quản lý. 1.4. Đề tài đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH ở các trường TH huyện Quốc Oai. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đã được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai - Trang bị thêm thiết bị dạy học cho các phòng thí nghiệm thực hành; thay thế những thiết bị đã cũ và bổ sung thêm dụng cụ trực quan - Xây dựng thêm các phòng sinh hoạt cho các TCM, đặc biệt là phòng sinh
  24. 24 hoạt chuyên môn dành cho các tiết dạy minh họa. - Tổ chức tập huấn cho GV cốt cán, tổ trưởng chuyên môn để họ hiểu rõ về nội dung hoạt động TCM theo hướng NCBH và có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện hoạt động này. - Tăng cường nguồn kinh phí cho nhà trường tổ chức hoạt động TCM theo hướng NCBH nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV. 2.2. Đối với hiệu trưởng - Hiệu trưởng cần chú trọng quản lý công tác nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tạo niềm tin cho GV về những thay đổi tích cực trong phát triển nghề nghiệp khi tham gia hoạt động TCM theo hướng NCBH để đảm bảo chất lượng của hoạt động này. - Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động TCM theo hướng NCBH ngay từ đầu năm học và công khai kế hoạch, quy chế này đến toàn thể GV nhà trường. - Tổ chức cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán đi học tập kinh nghiệm ở nhũng trường đã tổ chức thành công hoạt động TCM theo hướng NCBH. - Nhà trường cần có kế hoạch mời chuyên gia về tập huấn, tư vấn cho hoạt động TCM theo hướng NCBH tại TCM, cho GV trước và trong quá trình thực hiện hoạt động này. 2.3. Đối với các tổ trưởng tổ chuyên môn - Nâng cao nhận thức, vai trò, thay đổi hành vi, tạo niềm tin cho GV trong tổ về những thay đổi tích cực trong phát triển nghề nghiệp khi tham gia hoạt động TCM theo hướng NCBH. - Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế hoạt động TCM theo hướng NCBH một cách cụ thể, chi tiết cho từng tháng, từng học kì và cả năm học. Chỉ đạo các thành viên trong tổ tích cực, thực hiện đúng kĩ thuật hoạt động TCM theo hướng NCBH; tổ trưởng là người đầu tiên gương mẫu thực hiện. 2.4. Đối với giáo viên Mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc các vấn đề liên quan đến phát triển chuyên môn của mình. Tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn cao hơn của người giáo viên trong thời kỳ mới. Một trong những đổi mới hoạt động chuyên môn đó là phải cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn. Hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một hình thức mới, giáo viên cần nghiên cứu, học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV khi tham gia hoạt động chuyên môn theo hướng NCBH./.