Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) khu vực Hải Phòng 01 (HP01)

pdf 10 trang thiennha21 09/04/2022 6831
Bạn đang xem tài liệu "Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) khu vực Hải Phòng 01 (HP01)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_ba.pdf

Nội dung text: Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) khu vực Hải Phòng 01 (HP01)

  1. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển, nhận thức và khả năng hòa nhập của cộng đồng ngày càng được mở rộng. Khái niệm bảo hiểm đến với mỗi chúng ta không phải là quá xa với: Bảo hiểm xe máy, bảo hiểm y tế, xã hội hay bảo hiểm hàng hàng và hơn thế nữa là khái niệm về bảo hiểm nhân thọ hay còn gọi là bảo hiểm con người. Trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ không phải là một khái niệm quá xa là một điều thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên ở nước ta chỉ có 8% dân số hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đông dân nhưng bên cạnh việc có 8% dân số hiểu về bảo hiểm thì chỉ có từ 5-6% dân số mua bảo hiểm nhân thọ tập trung chủ yếu vào khu vực thành thị, thành phố lớn. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện có khoảng 6 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho sản phẩm bảo hiểm chính và 6 triệu hợp đồng bảo hiểm bổ trợ. Những hợp đồng này phần lớn được bán cho khách hàng tại các tỉnh, thành lớn. Các phân khúc thị trường khác hầu như còn bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc 30% dân số sống ở thành thị, những người có thu nhập khá và ổn định. Những nông dân có trang trại trồng cây ăn trái hay nuôi trồng thủy hải sản cũng được các doanh nghiệp bảo hiểm chú ý tiếp cận, nhưng chưa đồng đều và ổn định. Còn các phân khúc khách hàng khác như người có thu nhập trung bình và thấp có nhu cầu mua bảo hiểm với mệnh giá và mức phí phù hợp gần như chưa được các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm. Sau gần 2 thập kỷ mở cửa thị trường, bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn được đánh giá còn rất trẻ, người dân vẫn còn thiếu ý thức và nhận thức chưa tích cực về bảo hiểm tự nguyện. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta sau khi hội nhập đã đạt được nhiều thành tựu đáng. Tăng trưởng kinh tế 5.98% trong năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng đề ra là 5,8%. Xã hội ngày càng phát triển thì việc chăm lo đời sống sức khỏe lại ngày càng được nâng cao. Theo nguồn cục Cảnh sát giao thông đường bộ năm 2013 mỗi ngày tại nước ta có 27 người chết và 88 người bị thương vì tai nạn 1
  2. giao thông. Ngoài ra, xác xuất tai nạn xảy ra cho nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Theo thống kê của American Cancer Society thì cứ 4 người có 1 người bị ung thư. Những số liệu này cho thấy những rủi ro trong cuộc sống luôn luôn rình rập mỗi chúng ta. Do đó việc tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một giải pháp giúp bảo vệ rủi ro cho mỗi chúng ta. Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam. Công ty hoạt động khắp cả nước với mục tiêu trở thành Công ty bảo hiểm số một Việt Nam tại Việt Nam về uy tín đối với khách hàng. Ngay khi vào nước ta năm 1999 sau đó một năm công ty mở rộng khai thác thị trường thành phố Hải Phòng. Là một thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính. Đến nay là 15 năm hoạt động, khu vực Hải Phòng 01 là khu vực mang tính truyền thống, với uy tín và kinh nghiệm trong việc khai thác thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của khu vực. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) khu vực Hải Phòng 01 (HP01)” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế và có thể làm tài liệu tham khảo tại khu vực. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm phân tích, đánh giá tình hình hoạt động khai thác kinh doanh bảo hiểm nhân thị của Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) tại khu vực Hải Phòng 01 về hai mặt chính: Số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác được và số lượng bảo phí thu về, số lượng đại lý bảo hiểm hiện hữu và mới trong giai đoạn 2010- 2014. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của khu vực theo cả hai hướng chủ quan và khách quan. Trên cơ sở phân tích và những số liệu thu thập được, phân tích sự tác động của xã hội, sự biến đổi của nền kinh tế, những thuận lợi và khó khăn của khu vực, các mục tiêu kinh doanh sẽ đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cho khu vực Hải Phòng 01. 2
  3. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) khu vực Hải Phòng 01, từ đó có thể đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của khu vực. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số vấn đề cơ bản như lý luận chung về bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ tại nước ta, các chỉ tiêu đánh giá một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định của nhà nước, tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty tại khu vực Hải Phòng 01, đánh giá thị trường bảo hiểm của nước ta, những tiềm năng, nguy cơ đe dọa, qua đó gắn với mục tiêu kinh doanh của khu vực để có thể đề ra được biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Số liệu nghiên cứu trong đề tài được lấy từ năm 2010- 2014 từ kết quả kinh doanh của khu vực trong từng năm. Bên cạnh đó, còn các số liệu đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tài chính, bảo hiểm tham khảo từ báo, internet, tạp chí công ty . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, dự báo trên cơ sở gắn với lý luận thực tiễn. Luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc từ những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, các quy đinh của pháp luật về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu đánh giá một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định của pháp luật từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của công ty tại khu vực Hải Phòng 01. 3
  4. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho khu vực trong thời gian tới, góp phần khai thác một cách có hiệu quả thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Hải Phòng. 4
  5. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1. Lý luận chung về bảo hiểm nhân thọ 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ Có rất nhiều khái niệm khác nhau vể bảo hiểm. Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. [12.1] Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.[12.1] Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro chocông ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.[12.1] Theo định nghĩa của Manulife Việt Nam theo phương diện kinh tế: Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại một phần thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm thông qua người bảo hiểm. [11,Tr 11] Theo điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10: Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. 5
  6. 1.1.2. Khái niệm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểmđóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. [3] 1.1.3. Vai trò của Bảo hiểm 1.1.3.1.Vai trò kinh tế của bảo hiểm - Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cá nhân của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. - Bảo hiểm đóng vai trò trung gian trong việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. - Góp phần ổn định ngân sách Quốc gia. - Tạo điều kiện thúc đẩy và hội nhập nền kinh tế. 1.1.3.2.Vai trò xã hội của bảo hiểm - Góp phần bảo đảm an toàn cho nền kinh tế. - Tạo thêm cơ hội việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của mỗi Quốc gia. - Tạo nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về mặt tinh thần cho xã hội. 1.1.3.3.Vai trò của bảo hiểm nhân thọ Bên cạnh những vai trò chung của bảo hiểm thì bảo hiểm nhân thọ góp phần giúp chia sẻ rủi ro của những người tham gia bảo hiểm. Giúp cho con người có thể thực hiện được kế hoạch, ước mơ và trách nhiện của mình. Có thể nói bảo hiểm nhân thọ từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp mang tính chất vừa bảo hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Theo Tài liệu của công ty Bảo Việt nhân thọ, năm 1996, ở châu Á, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 61,1 tỷ USD trong đó phí bảo hiểm nhân thọ là 45,1 tỷ USD chiếm 73,8%. 6
  7. Bên cạnh đó Bảo hiểm nhân thọ cũng là một trong những công cụ tốt nhất và tiết kiệm nhất để bảo vệ sự bình yên về tài chính cho gia đình và lớn hơn là cho tổ chức, doanh nghiệp khi xảy ra vấn đề, rủi ro liên quan đến con người. Khi đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần hỗ trợ số tiền đền bù rủi ro lớn hơn nhiều lần so với số phí bảo hiểm được đóng vào. 1.1.4. Phân loại bảo hiểm 1.1.4.1. Theo luật Kinh doanh bảo hiểm [3] Bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Theo điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10quy định. - Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: + Bảo hiểm trọn đời; + Bảo hiểm sinh kỳ; + Bảo hiểm tử kỳ; + Bảo hiểm hỗn hợp; +Bảo hiểm trả tiền định kỳ; + Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định. - Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: + Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; + Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; + Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; + Bảo hiểm hàng không; + Bảo hiểm xe cơ giới; + Bảo hiểm cháy, nổ; + Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; + Bảo hiểm trách nhiệm chung; + Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; + Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; + Bảo hiểm nông nghiệp; 7
  8. + Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định. 1.1.4.2. Phân loại bảo hiểm theo đối tượng Nếu căn cứ theo đối tượng bảo hiểm, các loại sản phẩm bảo hiểm được xếp vào 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. - Bảo hiểm tài sản: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các tài sản và những lợi ích liên quan. Có nhiều loại bảo hiểm tài sản thông dụng như là: bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử; bảo hiểm tàu thuyền - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp luật. Có nhiều loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt - Bảo hiểm con người:bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Bảo hiểm con người được chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho trường hợp tử vong của người được bảo hiểm hoặc bảo hiểm cho trường hợp còn sống của người được bảo hiểm hoặc bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính là bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau. 1.1.4.3. Phân loại theo hình thức bảo hiểm Theo hình thức bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. - Bảo hiểm bắt buộc: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ 8
  9. nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm. Đối với bảo hiểm bắt buộc, thông thường pháp luật còn có quy dịnh thống nhất về các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và mức phí bảo hiểm tối thiểu mà doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Điểm cần lưu ý là bắt buộc không làm mất đi nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ hợp đồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những vấn đề không phải tuân theo quy định thống nhất của pháp luật. Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm: Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Bảo hiểm cháy, nổ. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác: Bảo hiểm tự nguyện: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý nguyện của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn trên nguyên tắc thoả thuận. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện. 1.1.3.4. Phân loại theo kỹ thuật quản lý hợp đồng bảo hiểm - Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật phân chia: Nghiệp vụ bảo hiểm có thời hạn của hợp đồng bảo hiểm ngắn (thường nhỏ hơn hoặc bằng một năm), đó là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. 9
  10. - Nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật tồn tích: Nghiệp vụ bảo hiểm có thời hạn của hợp đồng bảo hiểm dài (trên một năm), chủ yếu là các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 1.1.5.1. Nguyên tắc chung của bảo hiểm Nguyên tắc 1: Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuitynot certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra. Nguyên tắc 2: Trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề. Nguyên tắc 3: Quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắcnày chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Nguyên tắc 4: Hoạt động theo quy luật số đông là sự đóng góp của số đông để bù vào sự bất hạnh của số ít, việc phân tán rủi ro cho số lượng bảo hiểm phải đủ lớn. Nó khác với hoạt động tiết kiệm, số tiền bảo hiểm vượt xa so với số phí bảo hiểm. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc bồi thường được hiểu khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Bảo hiểm phi nhân thọ bồi thường chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế tái tạo tài sản như tình trạng trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bảo hiểm bồi thường tối đa bằng số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. 1.1.5.2. Nguyên tắc riêng chỉ áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ 10