Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

pdf 23 trang phuongvu95 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_thu_chi_tai_chinh_o_cac_t.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

  1. 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sự phát triển tất yếu, khách quan, hết sức nhanh chóng, mạnh mẽ của kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các địa phương, các lĩnh vực nghề nghiệp trong một quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao được tạo ra bởi chất lượng, hiệu quả GD&ĐT mà nền tảng là giáo dục tiểu học. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh này, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư TC cho giáo dục, luôn xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Nghị Quyết TW 3, khoá VII năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết TW 8, khoá XI một lần nữa khẳng định: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.” Để đảm bảo nguồn kính phí khá lớn, có nhiều thay đổi hàng năm chi cho việc nâng cao đời sống, phát triển năng lực, phẩm chất độ ngũ giáo viên, tiến hành các HĐGD, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong trường tiểu học, HTTTH cần có các biện pháp QLHĐTC TC để thu hút, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp và các nguồn thu khác đúng pháp luật, đúng mục đích, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Qua thực tế công tác QLHĐTCTC, việc thu hút, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách và các nguồn lực khác đúng pháp luật, đúng mục đích, công khai, minh bạch, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thường xuyên của đơn vị ; nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao
  2. 2 chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp. Công tác QLHĐTCTC ngành GD&ĐT không nằm ngoài qui luật đó. Trong thời gian qua công tác QLHĐTCTC trong ngành Giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động nhiều hơn trong việc thu hút, sử dụng và QL các nguồn lực TC phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong từng đơn vị. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực trạng QLHĐTCTC trong một số trường tiểu học hiện nay vẫn còn lúng túng, hạn chế, yếu kém,do: a. Nhận thức về vai trò, nội dung, tính đặc thù của HĐTCTC và QLHĐTCTC ở TTH của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng còn hạn chế nên việc đổi mới xây dựng kế hoạch, lập dư toán thu chi TC của trường chưa xác định đúng nội dung thu chi trọng tâm, trọng điểm cần tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp trên trong lãnh đạo QL;b. Công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò của thu chi TC ở TTH còn hạn chế, thực hiện chưa thật tốt như mong muốn;c. Việc QL hồ sơ sổ sách, chứng từ KT chưa thật chặt chẻ như mong muốn do năng lực của KT còn hạn chế, chủ tài khoản chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn TC;d. Việc chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch, dự toán thu chi TC chưa thật thường xuyên, chặt chẽ;e. Nguồn ngân sách chi hoạt động thường xuyên còn hạn hẹp, các nguồn thu khác còn khó khăn nên việc thực hiện nhiệm vụ chi chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao ĐSGVvàcác HĐGD nhằm đổi mới căn bản, toàn diện các HĐGD ở nhà trường;g. Cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định, sự chỉ đạo, hướng dẫn xã hội hóa tài chính trong xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục tiểu học còn hạn chế nên việc tăng cường nguồn thu ngoài ngân sách, việc tập
  3. 3 trung ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục và nâng cao đời sống giáo viên ở các trường còn khó khăn, hạn chế. Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh”. Hy vọng rằng những biện pháp QL, những khuyến nghị được đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QLHĐTCTC nhằm nâng cao chất lượng GDTD ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 2.Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lý luận về QLHĐTCTC ở trường phổ thông và thực trạng QL HĐTCTC ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số biện pháp QL góp phần nâng cao hiệu quả QLHĐTC TC ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 3.2.Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: QLHĐTCTCở các TTH. 4.Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập làm dữ liệu nghiên cứu là những số liệu từ năm 2015 đến thời điểm nghiên cứu. -Phạm vi không gian: Một số TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 5.Giả thuyết khoa học Công tác QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần hoàn thiện. Nếu xây dựng và
  4. 4 thực hiện được các biện pháp QL HĐTCTC một cách hợp lý, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng trường thì sẽ nâng cao hiệu quả HĐTCTC, góp phần nâng cao chất lượng GDTD của các trường. 6.Nhiệm vụ nghiên cứu -Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về QLHĐTCTC ở trường phổ thông. -Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. -Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. 7.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1.Phương pháp luận 7.2.Phương pháp nghiên cứu 8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8.1.Ý nghĩa lý luận 8.2.Ý nghĩa thực tiễn 9.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận văn còn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của QLHĐTCTC ở trường phổ thông Chương 2: Thực trạng QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Chương 3: Một số biện pháp QLHĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
  5. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận của đề tài,bao gồm những nội dung sau: 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.3. HĐTCTC ở trường phổ thông 1.4. QL HĐTCTC ở trường phổ thông 1.4.1. Nội dung QL HĐTC TC và tài sản ở trường phổ thông 1.4.2. Các chức năng QL trong QL HĐTC TC và tài sản ở trường phổ thông a. Lập kế hoạch HĐTC TC và dự toán b. Tổ chức thực hiện kế hoạch và dự toán HĐTC TC c. Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTC TC và dự toán d. Kiểm tra, phân tích đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTC TC và dự toán 1.5. Tính đặc thù của QLHĐTCTC ở TTH 1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QL HĐTCTC ở trường phổ thông 1.3. Hoạt động thu chi tài chính ở trường phổ thông 1.3.1. Hoạt động thu tài chính ở trường phổ thông Tài chính là hiện tượng đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế – xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo
  6. 6 lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể (pháp nhân hay thể nhân) trong xã hội. Nguồn TC là một yếu tố cơ bản trong khái niệm TC. Trong trường phổ thông, nguồn TC trong trường ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm: các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định; các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trường; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Ngoài những khoản thu sự nghiệp nêu trên, các trường phổ thông được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động hợp pháp của nhà trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. 1.3.2. Hoạt động chi tài chính ở trường phổ thông Nội dung chi trong nhà trường phổ thông Nội dung chi trong nhà trường phổ thông bao gồm: a. Chi thường xuyên: Các trường phổ thông được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau: - Chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường. - Chi cho cán bộ giáo viên và lao động hợp đồng: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành. - Chi cho học sinh: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của học sinh.
  7. 7 - Chi QL hành chính: Chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng,công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax - Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập: + Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi tham quan, học tập + Chi phí thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên của nhà trường. + Chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi. - Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. - Chi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí . - Chi cho các hoạt động dịch vụ như chi thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm chi tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, nộp thuế theo quy định của pháp luật b.Chi không thường xuyên Chi không thường xuyên gồm: - Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ của cán bộ, giáo viên; - Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; - Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; - Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao; - Chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định(nếu có);
  8. 8 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt; - Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước; - Các khoản chi khác theo qui định của pháp luật (nếu có). Từ những nội dung trên, chúng ta thấy rằng: Nguồn TC ở TTH là điều kiện, phương tiện rất quan trọng để tiến hành có hiệu quả các HĐGD, nâng cao ĐSGV-“Ông Thầy Tổng Thể” nhằm nâng cao chất lượng GDTD. Nguồn TC ở TTH chỉ được tăng cường khi có sự QL của HT cùng bộ máy giúp việc, nhất là KT TC. 1.4. Quản lý hoạt động thu chi tài chính ở trường phổ thông 1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động thu chi tài chính và tài sản ở trường phổ thông a.Quản lý hoạt động thu TC b. Quản lý hoạt động chi TC Để quản lý hoạt động thu chi tài chính và tài sản ở trường phổ thông, hiệu trưởng cần thực hiện các chức năng QL: Lập kế hoạch HĐTC TC và dự toán; Tổ chức thực hiện kế hoạch và dự toán HĐTC TC (Tổ chức nâng cao nhậ thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về HĐTC TC trong nhà trường; Xây dựng cơ cấu tổ chức QLHĐTCTC TC trong nhà trường; Thực thi chính sách, pháp luật về thu, chi TC; Thực hiện hoạt động thu TC trong nhà trường); Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTC TC và dự toán; Kiểm tra, phân tích đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTC TC và dự toán.
  9. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH 2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục của Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh 2.2. Khái quát quá trình khảo sát 2.3. Thực trạng hoạt động thu chi tài chính ở các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh 2.3.1. Kết quả lấy ý kiến chung về hoạt động thu chi tài chính : -Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về HĐTCTC: -Thực trạng thu TC của các TTH: Tình huống lạm thu ở TTH: 2.3.2. Kết quả tự đánh giá hoạt động thu chi tài chính: a. Trường Tiểu học Sơn Phú: b. Trường Tiểu học Sơn Tây: 2.3.3. Nhận xét chung về Thực trạng HĐTCTC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh -Ưu điểm + Công tác thu, chi TC là một nội dung trong công tác QL ở TTH, được HT nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện, có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp QL giáo dục và của ngành TC. + Công tác thu chi thực hiện theo Luật ngân sách và chế độ KT hiện hành của Nhà nước; được thanh tra, kiểm tra theo quy định.
  10. 10 + Công tác thu chi tài chinh được gắn với việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng trong trường học và ở địa phương. + Mức độ thực hiện nhiệm vụ thu từ nguồn ngân sách nhà nước khá tốt. Việc chi lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn thực hiện tốt. Các việc chi tăng cường, sửa chữa cơ sở vật chất; Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị; Chi công tác phí; Chi sử dụng điện thoại, internet được thực hiện khá tốt. -Hạn chế + Nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý (quy định pháp luật) của HĐTC TC ở TTH chưa thật cao như mong muốn. + Mức độ thực hiện thu từ nguồn vận động tăng cường cơ sở vật chất chưa thật cao như mong muốn. Mức độ thực hiện nhiệm vụ thu từ nguồn thu khác còn rất hạn chế. + Nhu cầu về nguồn tài chính cho các hoạt động giáo dục và nâng cao đời sống giáo viên ở trường tiểu học là rất bức thiết; nếu thiếu hệ thống văn bản pháp luật về xã hội hóa tài chính trong xã hội hóa giáo dục, thiếu sự chỉ đạo bằng văn bản của cấp trên, rất dễ dẫn đến lạm thu, thu sai quy định. + Các việc chi làm thêm giờ; Chi cho các hoạt động giáo dục; Chi tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được đánh giá ở mức độ chưa thật cao như mong muốn. -Nguyên nhân của hạn chế: + Do nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý (quy định pháp luật) của HĐTC TC ở TTH chưa thật cao như mong muốn.
  11. 11 + Nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của các TTH còn ít không đủ để chi cho các hoạt động trước yêu cầu đổi mới và phát triển. + Do nghiệp vụ QL TC của chủ tài khoản và KT có những điểm còn hạn chế cần phải được bồi dưỡng cập nhật kịp thời. + Hệ thống văn bản pháp luật về xã hội hóa tài chính trong xã hội hóa giáo dục chưa thất đầy đủ. Sự chỉ đạo HĐTCTC ở TTH chưa thật thường xuyên, chặt chẽ. 2.4.Thực trạng quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh: 2.4.1. Kết quả ý kiến chung về quản lý hoạt động thu chi tài chính : Bảng 2.10.Thực trạng QL HĐTC TCở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh: Mức độ thực hiện Nội dung X.sắc Tốt Khá Tr.bình Yếu Lập kế hoạch, dự toán 0,00 22,95 77,05 0,00 0,00 thu, chi Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò, 0,00 78,69 11,47 9,84 0,00 bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của HĐTCTC ở TTH Thực thi chính sách, pháp 0,00 86,88 13,12 0,00 0,00 luật về thu, chi TC Thành lập bộ máy QL thu, 0,00 77,05 13,11 9,84 0,00
  12. 12 Mức độ thực hiện Nội dung X.sắc Tốt Khá Tr.bình Yếu chi TC của Trường có năng lực và phẩm chất Tổ chức thực hiện thu, chi theo dự toán, đúng 0,00 81,97 17,73 0,00 0,00 quy định pháp luật, công khai, minh bạch Xây dựng quy chế chi 0,00 73,77 23,22 0,00 0,00 tiêu nội bộ QL hồ sơ sổ sách chứng 0,00 77,05 6,56 16,39 0,00 từ KT QL quỷ tiền mặt 0,00 85,24 14,75 0,00 0,00 QL tài sản công 0,00 78,69 21,31 0,00 0,00 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi 0,00 73,77 14,75 11,47 0,00 TC Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi 0,00 76,77 16,39 9,84 0,00 TC Ưu tiêm đầu tư TC cho 0,00 0,00 67,21 27,87 4,92 các HĐGD Tăng cường đầu tư TC 0,00 0,00 0,00 57,38 42,62 nâng cao ĐSGV Tăng cường nguồn thu 0,00 0,00 0,00 77,005 22,95 khác
  13. 13 Bảng 2.10 cho thấy thực trạng QL thu, chi TCở các TTH. +Thực trạng lập kế hoạch, dự toán thu chi: Việc lập kế hoạch, dự toán thu, chi đã được các trường thực hiện ở mức độ khá và tốt. Tuy nhiên mức độ tốt chưa chiếm ưu thế. Các nội dung của tổ chức thực hiện như Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của HĐTC TC ở TTH; Thành lập bộ máy QL thu, chi TC của Trường có năng lực và phẩm chất;QL hồ sơ sổ sách chứng từ KT chưa đạt được mức độ thật cao như mong muốn- còn biểu hiện mức độ trung bình, chứng tỏ chưa được nhấn mạnh trong kế hoạch và dự toán. Các nội dung của tổ chức thực hiện kế hoạch dự toán thu chi: Ưu tiêm đầu tư TC cho các HĐGD; Tăng cường đầu tư TC nâng cao ĐSGV; Tăng cường nguồn thu khác được thực hiện ở mức độ thấp, còn biểu hiện mức độ yếu, chứng tỏ chưa được đề cập tới trong kế hoạch và dự toán. +Thực trạng tổ chức thực hiện lập kế hoạch, dự toán thu chi: Nội dung của tổ chức thực hiện kế hoạch dự toán thu chi: Thực thi chính sách, pháp luật về thu, chi TC; Tổ chức thực hiện thu, chi theo dự toán, đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch; QL quỷ tiền mặt ; QL tài sản công; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện ở mức độ khá và tốt, mức độ tốt chiếm ưu thế. Các nội dung của tổ chức thực hiện kế hoạch dự toán thu chi: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò, bản chất, quy định của thu chi TC ở TTH; Thành lập bộ máy QL thu, chi TC của Trường có năng lực và phẩm chất; QL hồ sơ sổ sách chứng từ KT chưa đạt được mức độ thật cao như mong muốn- còn biểu hiện mức độ trung bình. Các nội dung của tổ chức thực hiện kế hoạch dự toán thu chi: Ưu tiêm đầu tư TC
  14. 14 cho các HĐGD; Tăng cường đầu tư TC nâng cao ĐSGV; Tăng cường nguồn thu khác được thực hiện ở mức độ thấp, còn biểu hiện mức độ yếu. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, dự toán thu chi: Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi TC chưa đạt được mức độ thật cao như mong muốn- còn biểu hiện mức độ trung bình. +Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán thu chi: Việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi TC chưa đạt được mức độ thật cao như mong muốn- còn biểu hiện mức độ trung bình. 2.4.2. Kết quả tự đánh giá quản lý hoạt động thu chi tài chính: a. Trường Tiểu học Sơn Phú: b. Trưởng Tiểu học Sơn Tây: 2.5.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh 2.6.Nhận xét chung về thực trạng QLHĐTC TC ở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh: -Ưu điểm: +Các TTH đã xây dựng được kế hoạch, dự toán thi chi TC hằng năm đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị. Thực hiện thu chi TC đúng mục đích, đúng kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt. +Việc thực thi chính sách, pháp luật, các quy định, các văn bản hướng dẫn hiện hành của nhà nước về thu chi TC ở các TTH đã từng bước tiến bộ hơn. +Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ ở các TTH đã triển khai khá tốt. + Việc QL quỷ tiền mặt, tài sản ở các TTH khá tốt.
  15. 15 -Hạn chế: + Nhận thức về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của HĐTC TC và QLHĐTCTC ở TTH của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng còn hạn chế nên việc đổi mới xây dựng kế hoạch, lập dư toán thu chi TC của trường chưa xác định đúng nội dung thu chi trọng tâm, trọng điểm cần tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp trên trong lãnh đạo QL. + Công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò của thu chi TC ở TTH còn hạn chế, thực hiện chưa thật tốt như mong muốn. + Việc QL hồ sơ sổ sách, chứng từ KT chưa thật chặt chẻ như mong muốn do năng lực của KT còn hạn chế, chủ tài khoản chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn TC. + Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, dự toán thu chi TC chưa thật thường xuyên, chặt chẽ. + Nguồn ngân sách chi hoạt động thường xuyên còn hạn hẹp, các nguồn thu khác còn khó khăn nên việc thực hiện nhiệm vụ chi chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao ĐSGV và các HĐGD nhằm đổi mới căn bản, toàn diện các HĐGD ở nhà trường. + Cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định, sự chỉ đạo hướng dẫn xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục tiểu học còn hạn chế nên việc tăng cường nguồn thu ngoài ngân sách ở các trường còn khó khăn. -Nguyên nhân của hạn chế: + Do nhận thức về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của HĐTC TC và QLHĐTCTC ở TTH của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mệ học sinh, cộng đồng còn hạn chế .
  16. 16 + Do nhận thức, quán triệt các VBPL, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên chưa thật đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc; hoặc do thiếu VBPL, sự chỉ đạo, hướng dẫn bằng văn bản của cấp trên . + Do năng lực QLHĐTCTC của chủ tài khoản; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ KT của KT còn hạn chế. + Nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi cho hoạt động thường xuyên; nguồn thu ngoài ngân sách ở TTH còn hạn chế. + Do công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ QL TC cho HT và KT, thủ quỹ; việc chỉ đạo, thanh tra HĐTC TC các TTH của cấp trên .
  17. 17 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi 3.2.Một số biện pháp quản lý hoạt động thu chi tài chính ở các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh 3.2.1. Chú trọng việc tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của hoạt động thu chi tài chính ở trường tiểu học 3.2.2.Đổi mới việc lập kế hoạch, dự toán hoạt động thu chi tài chính 3.2.3.Tập trung tổ chức thực hiện hoạt động thu chi tài chính theo dự toán, đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả -Nghiêm chỉnh thực thi chính sách, pháp luật về hoạt động thu chi tài chính Để tăng cường QL nhà nước, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất; tạo cơ sở pháp lý cho QLHĐTCTC; làm cho HĐTC TC đúng pháp luật cần quán triệt, xây dựng và thực thi VBPL về HĐTC TC ở TTH.
  18. 18 -Nâng cao năng lực và phẩm chất của bộ máy quản lý hoạt động thu chi tài chính của Trường Để thực hiện HĐTCTC đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả giáo dục cần xây dựng bộ máy QLHĐTCTC (HT; KTTC) ở các trường TH thật sự có năng lực, phẩm chất. -Chú trọng việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Để đảm bảo cho HĐTC chủ động, tự chủ, công bằng, dân chủ, minh bạch; nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên; tạo động lực thúc đẩy các HĐGD; góp phần nâng cao chất lượng GDTD cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. -Tăng cường các nguồn thu tài chính TC Để tăng cường đầu tư, chi cho nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại; nâng cao ĐSGV, góp phần nâng cao chất lượng GDTD cần tăng cường nguồn thu TC. - Nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch thu chi TC theo dự toán Để đảm bảo cho HĐTC TC đúng quy định, công khai minh bạch và hiệu quả cần thực hiện hoạt động thu chi TC theo dự toán; thể hiện việc thu chi qua chứng từ, sổ sách KT; công khai việc thu chi qua các phương tiện thông tin. -Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động giáo dục và nâng cao đời sống giáo viên Để nâng cao chất lượng GDTD cần tăng cường điều kiện, phương tiễn hỗ trợ, thúc đẩy HĐGD.
  19. 19 3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch, dự toán hoạt động thu chi tài chính 3.2.5. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán hoạt động thu chi tài chính 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 3.4.1. Quá trình khảo nghiệm 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐTCTC ở các TTH trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh: Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Biện pháp QL Không Không Rất khả Cần Rất cần Khả thi cần khả thi thi Chú trọng việc tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng 0,00 27,87 72,13 0,00 63,93 36,06 đồng về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của thu, chi TC ở TTH Đổi mới việc lập kế hoạch, dự toán 0,00 32,79 67,21 0,00 68,85 31,15 HĐTCTC
  20. 20 Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Biện pháp QL Không Không Rất khả Cần Rất cần Khả thi cần khả thi thi Tập trung tổ chức thực hiện hoạt động thu chi tài chính theo dự toán, đúng quy 0,00 16,39 83,61 0,00 63,93 36,06 định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả Tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch, 0,00 80,33 19,67 0,00 65,57 34,43 dự toán HĐTCTC Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế 0,00 72,13 27,87 0,00 73,77 26,23 hoạch, dự toán HĐTCTC (Nguồn: Kết quả của khảo sát đề tài) Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tất cả các biện pháp đề xuất điều có tính khả thi và tính cần thiết; trong đó, biện pháp Tập trung tổ chức thực hiện hoạt động thu chi tài chính theo dự toán, đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả (nhất là nghiêm chỉnh thực thi chính sách, pháp luật về thu, chi TC ; tăng cường các nguồn thu; tăng cường đầu tư TC cho các HĐGD và nâng cao ĐSGV) là biện pháp được đánh giá cao nhất.
  21. 21 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1.Nguồn TC ở TTH là điều kiện, phương tiện rất quan trọng để tiến hành có hiệu quả các HĐGD, nâng cao ĐSGV-“Ông Thầy Tổng Thể” nhằm nâng cao chất lượng GDTD. Nguồn TC ở TTH chỉ được tăng cường khi có sự QL của HT. 1.2.Nghiên cứu thực trạng QL thu chi TCở các TTH trên địa bàn Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại những hạn chế. 1.3. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp QL: Chú trọng việc tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về vai trò, bản chất, nội dung, tính đặc thù, tính pháp lý của HĐTCTC ở TTH; Đổi mới việc lập kế hoạch, dự toán HĐTCTC; Tập trung tổ chức thực hiện hoạt động thu chi tài chính theo dự toán, đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả (nhất là nghiêm chỉnh thực thi chính sách, pháp luật về thu, chi TC ; tăng cường các nguồn thu; tăng cường đầu tư TC cho các HĐGD và nâng cao ĐSGV); Tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch, dự toán HĐTCTC; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán HĐTCTC. Tất cả các biện pháp đề xuất điều có quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau; đều có tính khả thi và tính cần thiết; trong đó, biện pháp Tập trung tổ chức thực hiện hoạt động thu chi tài chính theo dự toán, đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả (nhất là nghiêm chỉnh thực thi chính sách, pháp luật về thu, chi TC ; tăng cường các nguồn thu; tăng cường đầu tư TC cho các HĐGD và nâng cao ĐSGV) là biện pháp được đánh giá cao nhất. Như vậy giả thuyết của đề tài đã được chứng minh; các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.
  22. 22 2. Khuyến nghị 2.1.Với Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn -Cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn HĐTC TC ở TTH như Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; Xã hội hóa TC trong xã hội hóa giáo dục; Chống lạm thu; Ưu tiên nguồn TC cho các HĐGD và nâng cao ĐSGV; -Tham mưu cho Ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có chính sách, văn bản quy định HĐTC TC ở TTH. -Tăng cường thanh tra HĐTC TC ở các TTH. -Chỉ đạo Phòng TC, Phòng GD&ĐT Hương Sơn phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực TC cho đội ngũ HT và KT TC ở các TTH. 2.2.Với Phòng Tài chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Sơn -Để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm, chỉ đạo các trường học thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đúng định mức, chế độ, quy mô và khối lượng nhiệm vụ được giao; không vượt quá khả năng cân đối ngân sách; hồ sơ TC đúng biểu mẫu quy định và đúng mục lục ngân sách nhà nước Chủ tài khoản của các TTH phải dự tính được các khoản kinh phí phát sinh trong năm như: tăng lương, tăng phụ cấp thâm niên, kinh phí tăng thêm do tăng lớp, tăng học sinh, tăng giáo viên, các chế độ, chính sách mới của Nhà nước hỗ trợ cho giáo viên và học sinh; tiết kiệm chi tiêu, chi tiêu hợp lý để tăng cường nguồn TC đầu tư cho các HĐGD, nâng cao ĐSGV; -Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ; bồi dưỡng kỹ năng QL TC cho đội ngũ chủ tài khoản và KT của các TTH học. Tăng cường công
  23. 23 tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc QL TC trong các TTH học; xử lý kịp thời, đúng quy định đối với những cá nhân, đơn vị sai phạm. -Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn ban hành hoặc tham mưu, kiến nghị cấp trên ban hànhcác văn bản chỉ đạo, hướng dẫn HĐTC TC ở TTH. 2.3.Với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các trường tiểu học trên địa bàn -Căn cứ vào thực tiễn đời sống nhân dân và nhu cầu TC ở TTH lập kế hoạch thu chi hợp pháp và hợp lý trình Hội đồng nhân dân xã ban hành Nghị quyết và xin ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Với Phòng TC, Phòng GD&ĐT Hương Sơn. -Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn HĐTC TC ở TTH. -HT các TTH cần vận dụng sáng tạo 10 biện pháp QLHĐTCTC mà luận văn đã đề xuất nhằm đảm bảo cho HĐTC TC đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.