Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực

pdf 24 trang phuongvu95 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_the_chat_cho_hoc.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Giáo dục Thể chất là bộ phận hợp thành quan trọng để tạo nên quá trình giáo dục toàn diện; có quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác (Trí dục, Mỹ dục, Đức dục, Giáo dục lao động) trực tiếp góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng. Hoạt động Giáo dục Thể chất bao gồm một tổ hợp các hoạt động chính khóa và ngoại khóa nhằm thực hiện mục tiêu GDTC đã xác định; cùng với các hoạt động giáo dục khác tạo nên hệ thống các hoạt động đa dạng và phong phú trong nhà trường. Quản lý HĐGDTC là bộ phận hợp thành của quản lý nhà trường và quản lý giáo dục, thông qua việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, chuẩn bị các nguồn lực cho việc tổ chức các HĐGDTC cho học sinh. Như vậy, về mặt lý luận, QLHĐGDTC cho học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục bậc THPT. Quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực là xu thế quản lý tất yếu của quản lý giáo dục hiện đại; thể hiện qua việc xác định toàn bộ các HĐGDTC cho học sinh THPT phải xuất phát từ chính nhu cầu, nguyện vọng và năng lực của học sinh và nhằm thực hiện phát triển năng lực đó lên một mức độ cao hơn thông qua hệ thống các tiêu chí về năng lực thể chất cụ thể và có thể đo lường được. Như vậy, Quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực là đối tượng, mục tiêu nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục. 1.2. Lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ thuận lợi cho sự phát triển thể chất và đã bước vào giai đoạn phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Đây cũng là thời kỳ nhân cách được định hình và phát triển dưới những sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, việc GDTC để hình thành cho các em, đối tượng chuẩn bị trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, những thói quen rèn luyện lành mạnh giúp phát triển và định hình nhân cách là một trong những công việc quan trọng giúp trang bị cho các em hành trang vững vàng trước khi bước vào cuộc sống. Trong những năm qua, ngành GD&ĐT của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công các
  2. 2 giáo dục học sinh THPT; trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước. Công tác quản lý GD&ĐT trực tiếp ngày càng đi vào nề nếp, quy củ, đúng các quy định của Nhà nước, từng bước cải tiến và áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của địa phương. Trong đó, QLHĐGDTC cho học sinh THPT được đặc biệt coi trọng và đổi mới, cụ thể: quy trình và nguyên tắc quản lý được đảm bảo theo quy định; các hoạt động HĐGDTC cho học sinh được tổ chức một cách đa dạng, phong phú, hiệu quả, thu hút được học sinh tích cực tham gia; việc tổ chức, chỉ đạo các HĐGDTC được đổi mới về phương pháp và cách thức, việc kiểm tra, đánh giá các HĐGDTC được tổ chức thường xuyên, liên tục, đảm bảo chính xác, khách quan; năng lực của đội ngũ giáo viên GDTC được tổ chức bồi dưỡng thường xuyên; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động HĐGDTC cho học sinh ngày càng được đảm bảo và ngày càng hiện đại; kết quả hoạt động HĐGDTC cho học sinh liên tục được nâng cao. Tuy nhiên, QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cũng còn những hạn chế, bất cập nhất định, cụ thể: Một vài nơi cán bộ quản lý và giáo viên GDTC chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của HĐGDTC cho học sinh; một số thời điểm, việc tổ chức các HĐGDTC cho học sinh còn có tính chất đối phó, hiệu quả thấp, chậm đổi mới; quan điểm và nhận thức của học sinh THPT và phụ huynh học sinh về các HĐGDTC còn phiến diện, thiếu chính xác. 1.3. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về QLHĐGDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay, từ đó có những kiến nghị hữu ích tới Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên toàn quốc. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn HĐGDTC cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực, luận văn lý giải và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của QLHĐGDTC cho học sinh các
  3. 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực; từ đó có những kiến nghị và đề xuất tới Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham khảo trong công tác QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên toàn quốc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động GDTC cho học sinh các trường THPT theo định hướng phát triển năng lực. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý HĐGDTC cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Công tác QLHĐGDTC của các trường THPT tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp QLHĐGDTC một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả QLHĐGDTC; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về QLHĐGDTC cho học sinh trường THPT theo định hướng phát triển năng lực. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLHĐGDTC cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. 5.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, bao gồm: THPT Đan Phượng, THPT Hồng Thái, THPT Tân Lập. 6.2. Giới hạn khách thể điều tra: Đề tài tiến hành điều tra 45 cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách chuyên môn (Sở GD&ĐT Hà Nội, Ban Giám hiệu, các Tổ trưởng, Tổ phó
  4. 4 và giáo viên phụ trách chuyên môn GDTC) trong việc khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT huyện Đan Phượng theo định hướng PTNL. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp luận nghiên cứu: 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và khuyến nghị, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng PTNL. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng PTNL.
  5. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và các điều kiện nhất định. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và các điều kiện khách quan của chủ thể quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức giáo dục vận hành tối ưu, đạt được các mục tiêu đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất. 1.2.1.3. Quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường là tập hợp các tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, can thiệp, huy động) của chủ thể quản lý tới tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới. 1.2.2. Khái niệm GDTC, hoạt động GDTC Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
  6. 6 Hoạt động GDTC là quá trình bồi dưỡng kiến thức vận động thể lực, ý chí, trau dồi đạo đức, tác phong và những yếu tố tinh thần khác nhằm hoàn thiện cơ thể, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của con người, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực, hình thành lối sống lành mạnh, kéo dài thời gian hoạt động của con người để con người thực hiện tốt nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động GDTC Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. 1.2.4 Khái niệm năng lực, phát triển năng lực 1.2.4.1 Khái niệm năng lực Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. 1.2.4.2. Khái niệm phát triển năng lực Phát triển năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và các phương pháp dạy học khác là ở chỗ dạy học phát triển năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có năng lực giảng dạy cao hơn để việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhấn cách con người. 1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng pháp triển năng lực cho học sinh THPT 1) Thông tư liên tịch số 04-93/GD&ĐT-TDTT ngày 17/6/1993 về việc xây dựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiến công tác tổ chức quản lý TDTT và GDTC trong trường học đến năm 2025[7]. 2) Quyết định ngày 01/9/2004 của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất
  7. 7 lượng GD&ĐT và GDTC nói riêng. 3) Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28-04-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030[19]. 1.4. Lý luận chung về hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực - Vai trò, ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với việc phát triển toàn diện cho học sinh trung học phổ thông - Mục tiêu, nội dung, phương thức, hình thức và nguyên tắc giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông - Định hướng phát triển năng lực trong hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông 1.5. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 1.5.1. Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực Quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL có ý nghĩa hết sức quan trọng; thể hiện qua những khía cạnh sau đây: Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT đảm bảo cho HĐGDTC cho học sinh đạt được mục tiêu đã xác định; thực hiện nội dung, phương pháp GDTC và đạt đến kết quả mong đợi; Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT đảm bảo cho việc lập và thực hiện kế hoạch HĐGDTC cho học sinh được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả; Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT đảm bảo huy động được các nguồn lực thuận lợi đảm bảo cho HĐGDTC cho học sinh được diễn ra đúng kế hoạch, bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và các điều kiện khác; Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, đánh giá các HĐGDTC cho học sinh THPT diễn ra một cách khách quan, trung thực, chính xác; Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT đảm cho các HĐGDTC cho học sinh THPT diễn ra đúng theo định hướng PTNL, một xu thế tất yếu khách quan của việc tổ chức các HĐGDTC hiện đại cho học sinh; Việc QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động quản lý khác và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý đó; góp phần
  8. 8 nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của trường THPT. 1.5.2. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực Mục tiêu QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra. 1.5.3. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 1.5.3.1. Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục 1.5.3.2. Quản lý các hoạt động ngoại khoá 1.5.4. Quản lý phương thức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực Quản lý phương thức hoạt động giáo dục thể chất thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chuyên môn. Hoạt động giảng dạy GDTC là một hoạt động đặc thù. Ngoài việc truyền thụ những kiến thức chuyên môn đòi hỏi phải có khả năng sư phạm thực hành các bài tập, động tác thị phạm mang tính nghệ thuật và có tính thuyết phục cao. 1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực Thông qua kiểm tra, đánh giá mà người học biết được mức độ kiến thức và trình độ của mình từ đó điều chỉnh phương pháp học tập rèn luyện phù hợp, người dạy có được những thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh phương pháp và nội dung giảng dạy sao cho đạt kết quả cao nhất. Đối với người quản lý, kiểm tra, đánh giá cho phép nắm bắt được kịp thời tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của sinh viên để từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao nhất. 1.5.6. Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy hoạt động giáo dục thể chất Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất - trang thiết bị được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường. Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học là một quá trình cung cấp, bảo quản, sử dụng cơ sở vật
  9. 9 chất trang thiết bị dạy học tuân thủ các nguyên tắc sư phạm và nguyên tắc kinh tế. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 1.6.1. Yếu tố khách quan 1.6.1.1. Các điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 1.6.1.2. Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương thức tổ chức các HĐGDTC cho học sinh THPT 1.6.2. Yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý về các HĐGDTC và QLHĐGDTC theo định hướng PTNL: 1.6.2.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên trong việc tổ chức các HĐGDTC cho học sinh theo định hướng PTNL: 1.6.2.3. Nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh về các HĐGDTC theo định hướng PTNL: Kết luận chương 1 Trong phạm vi chương 1, tác giả đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các vấn đề sau đây: Các khái niệm cơ bản (bao gồm các khái niệm: Quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục thể chất, quản lý nhà trường ); Cơ sở pháp lý của QLGDTC cho học sinh (bao gồm các văm bản: Các Luật liên quan; các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc liên bộ ban hành); Lý luận về GDTC (bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức GDTC cho học sinh); Lý luận về QLGDTC cho học sinh (bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, các chức năng QLGDTC cho học sinh); Định hướng PTNL cho học sinh (bao gồm các nội dung: Khái niệm về PTNL, cách thức xây dựng và triển khai bài giảng GDTC theo định hướng PTNL cho học sinh); Những yếu tố ảnh hưởng đến QLGDTC cho học sinh theo định hướng PTNL (bao gồm 5 yếu tố). Đây là những vấn đề cốt lõi của đề tài, có tính chất dẫn đường, định hướng cho việc triển khai điều tra, nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng QLGDTC cho học sinh theo định hướng PTNL cho học sinh.
  10. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Theo Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng là một trong 29 quận, huyện của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Mê Linh có dòng sông Hồng cắt ngang làm ranh giới, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện Hoài Đức; tổng diện tích tự nhiên là 77,35km; cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn, 120 thôn, cụm dân cư, 06 tổ dân phố, dân số năm 2012 trên 156.000 người. 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực 2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Qua việc thống kê số liệu về chất lượng và trình độ đội ngũ giáo viên GDTC các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cho thấy: 1) Tất cả 11/11 giáo viên (chiếm 100%) đạt chuẩn giáo viên bậc THPT, có trình độ được đào tạo đại học, trong đó có 1/11 giáo viên (chiếm 9%) đạt trên chuẩn (trình độ được đào tạo sau đại học). 2) Đa số (10/11 giáo viên, chiếm 91%) là nhiệm vụ giảng dạy môn học GDTC và tổ chức cá hoạt động ngoại khóa GDTC; chỉ có 1/11 giáo viên (chiếm 9%) làm nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 3) Phỏng vấn Hiệu trưởng các trường THPT, họ cho biết số lượng giáo viên GDTC như vậy là đủ tính trên số lượng học sinh và khối lượng giờ dạy môn học GDTC và các hoạt động ngoại khóa GDTC.
  11. 11 2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên GDTC về HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh. Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ quan trọng của HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh Kết quả điều tra Quan Bình Không quan trọng thường trọng Khách thể điều tra n % n % n % Cán bộ quản lý (n = 28) 13 46,4 15 53,6 0 0 Giáo viên (n = 17) 6 35,2 11 64,8 0 0 Tổng hợp 19 42,2 26 57,8 0 0 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thống kê) Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên GDTC đều cho rằng HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh là quan trọng và bình thường; không có ai cho rằng hoạt động này không quan trọng. Kết quả này cho thấy sự đồng bộ và thống nhất trong nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh. Sau khi có kết quả khảo sát và đánh giá về mức độ quan trọng của cán bộ quản lý, giáo viên về HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh, kết quả được tổng hợp và thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh Các mức độ Điểm TT Các tiêu chí đánh giá Trung trung Tốt Khá Yếu bình bình Nhận thức về mục tiêu GDTC và 1 2,3 86,6 11,1 0 2,91 cho học sinh Nhận thức về nội dung GDTC 2 2,3 88,8 9,9 0 2,93 và cho học sinh Nhận thức về phương pháp 3 2,3 86,6 11,1 0 2,94 GDTC và cho học sinh Nhận thức về kiểm tra, đánh giá 4 2,3 84,4 13,3 0 2,88 GDTC và cho học sinh Tổng hợp chung 2,3 86,6 11,9 0 2,92 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thống kê) Phân tích bảng trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá Nhận
  12. 12 thức của cán bộ quản lý, giáo viên về HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh ở mức độ khá, thể hiện qua điểm trung bình-khá là 2,92. 2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ HĐGDTC cho học sinh Kết quả thống kê, điều tra cho thấy: Về chủng loại, các trang thiết bị nêu trên phục vụ cho HĐGDTC cho học sinh là đầy đủ theo yêu cầu của các nhà trường. Tuy nhiên, khi tìm hiểu cụ thể, tác giả được biết chất lượng, hình thức của các trang thiết bị này còn chưa đáp ứng được yêu cầu của cả người dạy và người học; lỗi thời và chậm đổi mới. Nguyên nhân được xác định là nguồn kinh phí dành cho việc mua sắm các trang thiết bị còn hết sức khó khăn, hạn chế. 2.2.4. Thực trạng hứng thú đối với môn học giáo dục thể chất và các hoạt động ngoại khóa giáo dục thể chất cho học sinh Tác giả khảo sát, điều tra mức độ hứng thú của 250 học sinh đối với môn học GDTC và các hoạt động ngoại khóa GDTC và xếp thành 5 loại như sau: Rất hứng thú (n5): 5 điểm; Hứng thú (n4): 4 điểm; Bình thường (n3): 3 điểm; Ít hứng thú (n2): 2 điểm; Không hứng thú (n1): 1 điểm. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.8. Thực trạng hứng thú đối với môn học GDTC và các hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh Mức độ hứng thú của học sinh Tổng Điểm Đối tượng Thứ TT Rất Ít Không số học trung hứng thú Hứng Bình bậc hứng hứng hứng sinh bình thú thường thú thú thú 1 Môn học GDTC 80 95 30 31 14 250 3,78 1 2 Các hoạt động 40 65 85 35 25 250 3,25 2 ngoại khóa GDTC (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thống kê) Phân tích bảng trên cho thấy: Học sinh THPT ở các trường THPT của huyện Đan Phượng khá hứng thú với môn học GDTC và các hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh; thể hiện qua điểm trung bình là 3,78 và 3,25.
  13. 13 2.2.5. Thực trạng nội dung, phương thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh Bảng 2.9. Nội dung, phương thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên của học sinh Nội dung và phương Ở trường Ở các sân bãi Ở các câu TT thức tập luyện học địa phương lạc bộ 1 Đi bộ thể dục, chạy 98 150 0 2 Bơi 0 0 118 3 Bóng đá 53 68 12 4 Bóng chuyền 76 10 5 Cầu lông 89 64 29 6 Bóng bàn 31 53 29 7 Đá cầu 127 78 10 8 Võ 0 0 112 9 Cờ vua, cờ tướng 19 54 34 10 Các môn thể thao khác 0 21 17 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thống kê) Phân tích bảng trên cho thấy: Một số Nội dung và phương thức tập luyện có sự tham gia của khá đông học sinh THPT, đó là: Đi bộ thể dục, chạy; Bơi; Võ; Đá cầu. Một số môn có ít hoạc sinh tham gia, đó là: Cờ vua, cờ tướng; bóng bàn. Phỏng vấn giáo viên GDTC và các em học sinh, tác giả được biết: Số lượng học sinh tham gia các môn có nhiều nguyên nhân, đó là: kinh phí, điều kiện sân bãi, trang thiết bị 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực
  14. 14 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá việc xây dựng kế hoạch HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực Các mức độ Điểm TT Các tiêu chí Trung Tốt Khá Yếu trung bình bình 1 Tính khả thi 0,4% 89,9% 9,7% 0% 2,91 2 Tính kịp thời 0,8% 90,3% 8,9% 0% 2,92 3 Tính khoa học 0,6% 88,5% 10,9% 0% 2,90 4 Tính dự phòng 0,4% 88,3% 11,3% 0% 2,89 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, thống kê) Phân tích kết quả bảng trên cho thấy: Tất cả các tiêu chí để đánh giá về việc xây dựng kế hoạch HĐGDTC cho học sinh được đa số các đối tượng đánh giá và xếp ở mức độ khá. 2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý nội dung HĐGDTC cho học sinh Các mức độ Điểm TT Các tiêu chí Trung Tốt Khá Yếu trung bình bình 1 Tính hiệu quả 1,6% 91,6% 6,8% 0% 2,95 Huy động được đông đảo 2 1,2% 90,9% 7,9% 0% 2,93 học sinh tham gia Phát huy tính chủ động 3 tích cực và sáng tạo của 1,2% 90,3% 8,5% 0% 2,93 giáo viên và học sinh Tổng hợp 2,935 (Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê) Phân tích kết quả bảng trên cho thấy: Tất cả các tiêu chí để đánh giá về công tác quản lý nội dung HĐGDTC cho học sinh đều được đánh giá chủ yếu phổ biến ở mức khá. Tổng hợp cả ba tiêu chí trên cho thấy, công tác quản lý nội dung HĐGDTC cho học sinh được những người điều tra đánh giá ở mức độ khá (điểm trung bình là 2,935). Kết quả này phù hợp và thống nhất với kết quả đánh giá chung tại phần trên. Tức là các kết quả và số liệu điều tra có thể tin cậy được.
  15. 15 2.3.3. Thực trạng quản lý phương thức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực Xét một cách tổng thể, các tiêu chí để đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động BDCM cho giáo viên THCS được đánh giá chủ yếu ở mức khá với tỉ lệ lần lượt là: Tiêu chí 1: Có 90,5%. Tiêu chí 2: Có 90,3%. Tiêu chí 3: Có 90,7%. So sánh giữa các tiêu chí có thể nhận thấy: Tiêu chí thứ 3 sát với thực tế là tiêu chí được đánh giá cao hơn so với hai tiêu chí còn lại. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các tiêu chí không quá lớn. 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. Nhìn chung, các tiêu chí để đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá HĐGDTC cho học sinh được xếp ở mức Khá. Cụ thể như sau: Tiêu chí 1: Có 85,6%. Tiêu chí 2: Có 86,2%. Tiêu chí 3: Có 86,8%. Tổng hợp ba tiêu chí này cho thấy: Đa số người được hỏi đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDTC cho học sinh được xếp ở mức Khá. Kết quả này thống nhất với kết quả khảo sát tại phần trước. Tức là: Các số liệu và kết quả điều tra có thể tin cậy. 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL chỉ ra ra 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. Tác giả xác định có 5 mức độ ảnh hưởng khác nhau (rất mạnh, mạnh, bình thường, ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng) tương ứng với thang điểm 5 và thể hiện trong bảng sau:
  16. 16 Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL Các mức độ ảnh hưởng Điểm Không TT Các yếu tố Rất Bình Ít ảnh trung Mạnh ảnh mạnh thường hưởng bình hưởng Các điều kiện đảm 1 bảo cho quản lý 1,3% 80,4% 8,2% 5,1% 0 2,87 HĐGDTC Mục tiêu, chương trình, nội dung, 2 1,7% 80,3% 7,8% 10,2% 0 2,86 phương thức tổ chức các HĐGDTC Trình độ, nhận thức 3 1,6% 80,7% 7,7% 0 0 2,94 của cán bộ quản lý Năng lực của đội ngũ 4 giáo viên GDTC 1,2% 85,6% 11,9% 1,3% 0 2,99 PTNL Nhận thức của học 5 sinh và phụ huynh học 1,6% 86,2% 10,7% 1,5% 0 2,88 sinh Tổng hợp chung 2,90 (Nguồn: Tác giả tổng hợp và thống kê) Tổng hợp chung, các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khá lớn đến QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL, kết quả này thể hiện ở điểm trung bình là 2,90. Kết luận Chương 2 Quản lý HĐGDTC cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng đã được triển khai một cách khá hiệu quả. Tất cả các tiêu chí đánh giá đều đạt từ mức trung bình đến tốt, không có tiêu chí nào đạt mức yêu và kém. Tuy nhiên, thực tiễn QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng cũng cho thấy: Chưa có sự định hướng cụ thể về vấn đề định hướng phát triển năng lực học sinh trong việc triển khai QLHĐGDTC cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng; không có sự hướng dẫn của cơ quan
  17. 17 quản lý nhà nước, vận hành thiếu thống nhất và đồng bộ, hiệu quả triển khai còn thấp. Kết quả điều tra cho thấy: 5 yếu tố nêu trên có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của HĐGDTC, QLHĐGDTC cho học sinh THPT; mức độ ảnh hưởng đều được đánh giá là mạnh và rất mạnh. Các kết quả này là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp Quá trình đề xuất các biện pháp QLHĐGDTC cho học sinh theo định hướng PTNL cần đảm bảo các nguyên tắc cụ thể sau đây: 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu GDTC Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất, nếu được áp dụng vào thực tiễn giáo dục, phải hướng tới và góp phần thực hiện mục tiêu HĐGDTC cho học sinh lứa tuổi THPT theo đúng định hướng PTNL; đó là: Góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho lứa tuổi này, phát triển thể chất cân đối, hài hòa, giữ gìn sức khỏe, phát triển các kỹ năng vận động, hỗ trợ cho các hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh. Nếu không hướng tới và góp phần thực hiện mục tiêu, các biện pháp sẽ trở nên vô dụng và không thể áp dụng vào thực tiễn giáo dục. 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn giáo dục của các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đó là: Trình độ, nhận thức của học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDTC, trình độ và năng của giáo viên GDTC và những điều kiện thực tiễn khác. Chỉ như vậy, các biện pháp đề xuất mới đảm bảo tính thực tiễn.
  18. 18 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo về mặt khoa học, đáp ứng yêu cầu của các ngành khoa học liên quan trực tiếp và gián tiếp đến HĐGDTC, đó là: Khoa học quản lý, Giáo dục học, Sinh lý học, Khoa học về thể chất, Tâm lý học và các ngành khoa học khác. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải thể hiện sự hợp lý về logic, tuần tự thực hiện, quy trình thực hiện chuẩn mực và những yêu cầu khoa học khác. 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có mối quan hệ chặt chẽ, logic với nhau, hậu thuẫn cho nhau, tạo tiền đề cho nhau thực hiện, không mâu thuẫn và ngược chiều với nhau; cùng tạo nên cộng hưởng để thực nhiệm mục tiêu GDTC. Đồng thời, các biện pháp đề xuất còn thể hiện các chức năng quản lý và cách tiếp cận mục tiêu mang tính đồng bộ. 3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất, nếu được áp dụng vào thực tiễn, phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh. Cụ thể đó là: Kết quả học tập môn học GDTC được cải thiện; chất lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDTC được nâng lên; lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia với hứng thu cao hơn; hiệu lực và chất lượng quản lý được cải tiến. 3.1.6. Đảm bảo tính khả thi Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất dễ hiểu trong nhận thức và dễ dàng, thuận lợi khi áp dụng và dễ dàng vào thực tiễn giáo dục tại địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, chính xác trong kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả. Nguyên tắc này làm cho các các biện pháp gần gũi với thực tiễn, không xa rời thực tiễn giáo dục thể chất. 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực 3.2.1. Biện pháp 1: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên GDTC, học sinh về vai trò của HĐGDTC, QLHĐGDTC trong các trường THPT theo định hướng PTNL. a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp
  19. 19 d. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC theo định hướng PTNL. a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp d. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức các HĐGDTC ngoại khoá cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp d. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Biện pháp 4: Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp d. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực phục vụ cho HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp d. Điều kiện thực hiện 3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL a. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp b. Nội dung của biện pháp c. Tổ chức, thực hiện biện pháp d. Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp được đề xuất đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định
  20. 20 hướng PTNL. Các biện pháp này có tính đồng bộ tạo nên một thể thống nhất, được xây dựng theo hai trục, hai cách tiếp cận về QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL, đó là tiếp cận theo mục tiêu và tiếp cận chức năng của hoạt động quản lý. Các biện pháp QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên hệ thống các tác động phức hợp đến HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT. Kết quả thực hiện biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp khác. Các biện pháp không mâu thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Mục đích khảo nghiệm: Nhằm khảo sát và đánh giá chính xác mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp; trên cơ sở đó đánh giá tổng thể cả 6 biện pháp đề xuất. Từ đó đưa các kết luận và kiến nghị khoa học. Nội dung khảo nghiệm: Bao gồm hệ thống các câu hỏi với các mức độ khác nhau đối với từng biện pháp. Cách thức khảo nghiệm: Khảo sát thông qua bảng hỏi với kết quả thu được sẽ phân tích, biểu thị qua các chỉ số có nghĩa về xác suất thống kê; từ đó rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Đối tượng khảo nghiệm: Gồm 60 người (gồm 13 cán bộ quản lý, chiếm 21,6%; 47 giáo viên GDTC, chiếm 79,4%) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. Xử lý kết quả khảo nghiệm: Các kết quả thu được sẽ được tổng hợp và xử lý theo số liệu đặc trưng của Toán học thống kê. Kết quả khảo sát, điều tra được thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 3.1. Bảng kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Biện D2 Thứ Thứ 2 pháp SL % SL % (mi-ni) bậc (mi) bậc (ni) BP1 87/120 72,5 3 90/120 75 1 4 BP2 92/120 76,6 1 89/120 74,1 2 1 BP3 78/120 65 4 82/120 68,3 4 0 BP4 67/120 55,8 6 70/120 58,3 5 1 BP5 75/120 62,5 5 65/120 54,1 6 1 BP6 89/120 74,1 2 88/120 73,3 3 1
  21. 21 90 80 76,6 72,5 75 74,1 74,1 73,3 68,3 70 65 62,5 58,3 60 55,8 54,1 50 Tính cấp thiết 40 Tính khả thi 30 20 10 0 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Biểu 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Công thức Spearman cho ta xem xét tương quan (tương quan hạng) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Công thức đó như sau: Trong công thức trên, n = 6 (ứng dụng với 6 biện pháp). Sau khi thay số vào tính, nếu: R > 0 (R dương): Tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi. Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1), thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cần thiết, mà khả năng khả thi rất cao). R < 0 (R âm): Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể nhưng không khả thi hoặc ngược lại. Thay số vào công thức trên, ta được: R = 1 – R = 1 – R = 0,77
  22. 22 Dựa vào kết quả trên (R = 0,77), ta kết luận: Giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết vừa có mức độ khả thi rất cao. Kết quả khảo nghiệm cho thấy quá trình lựa chọn và đề xuất 6 biện pháp của tác giả đảm bảo tính khoa học, khách quan, xuất phát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn với mức độ cần thiết và tính khảo thí rất cao. Điều này có nghĩa tác giả hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài luận văn đã đặt ra. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực” đã triển khai việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về QLHĐGDTC cho học sinh THPT. Song, chưa có công trình nào đề cập đến việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tại một địa phương cụ thể của Hà Nội. Hệ thống cơ sở lý luận cũng cho thấy QLHĐGDTC cho học sinh THPT là một bộ phận của quản lý nhà trường, tạo nên hệ thống lý luận về quản lý giáo dục; với mục tiêu, nội dung, phương pháp cách thức tổ chức các HĐGDTC cho học sinh THPT. Tuy nhiên, tiếp cận theo một góc độ khác (tiếp cận chức năng) thì QLHĐGDTC cho học sinh THPT bao gồm 4 nội dung cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức các HĐGDTC cho học sinh THPT. Kết hợp hai cách tiếp cận này, tác giả đề tài đã xây dựng được hệ thống lý luận đầy đủ cho QLHĐGDTC cho học sinh THPT; góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý nhà trường và quản lý giáo dục. Hệ thống cơ sở lý luận cũng cho thấy QLHĐGDTC cho học sinh THPT chịu sự tác động của các yêu tố chủ quan và khác quan, trong đó có 5 yêu tố cơ bản là: Các điều kiện đảm bảo cho QLHĐGDTC; Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương thức tổ chức các HĐGDTC; Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý; Năng lực của đội ngũ giáo viên GDTC
  23. 23 PTNL; Nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh. Kết quả điều tra thực trạng QLHĐGDTC cho học sinh THPT khẳng định 5 yếu tố trên tác động đến QLHĐGDTC cho học sinh THPT ở mức độ khá lớn. Kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội cho thấy: HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL đã được chú trọng; đạt được các mục tiêu cơ bản của HĐGDTC, đội ngũ giáo viên GDTC được bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, các nguồn lực đảm bảo cho HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT từng bước được cải thiện, nâng cấp và mua sắm, kết quả HĐGDTC và QLHĐGDTC được cải tiến. Tuy nhiên, thực trạng cũng chỉ ra một số tồn tại nhất định, đó là: Định hướng về PTNL chưa được rõ ràng, cụ thể, khó hiểu, khó thực hiện; yếu kém về diện tích sân bãi và trang thiết bị thì cũ, lạc hậu; chưa lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia; đầu tư, mua sắm trang thiết bị thì nhỏ giọt và phân tác các nguồn lực, thiếu kinh phí; công tác xã hội hóa thì chưa hiệu quả. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL, đó là: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên GDTC, học sinh về vai trò của HĐGDTC, QLHĐGDTC trong các trường THPT theo định hướng PTNL; Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC theo định hướng PTNL; Đa dạng hoá các hình thức tổ chức các HĐGDTC ngoại khoá cho học sinh THPT theo định hướng PTNL; Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào HĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL; Tăng cường các nguồn lực phục vụ cho HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL; Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp do tác giả đề xuất đều rất cần thiết và khả thi trong thực tiễn tổ chức HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL.
  24. 24 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần có hướng dẫn về chuyên môn cụ thể đối với định hướng phát triển năng lực trong việc tổ chức các HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT. Hiện nay, nhiều trường THPT còn hết sức lúng túng, chưa có sự thống nhất về quan điểm, cách thức tổ chức thực hiện. Cần có những khảo sát, nghiên cứu để bổ sung những nội dung mới trong các môn học GDTC và các loại hình hoạt động ngoại khóa GDTC phù hợp hơn với nhu cầu của học sinh, phụ huynh học sinh và xu thế của giới trẻ. Từ đó tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên GDTC về vấn đề định hướng PTNL để họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ. 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội: Cần có sự đầu tư nhiều hơn dành cho các trường THPT trên địa bàn, cụ thể về sân bãi tập luyện, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, hỗ trợ các nguồn lực 2.3. Các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội: Cần tham khảo 6 giải pháp do tác giả đề xuất để có thể áp dụng thử nghiệm đối với các HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT. Nếu thấy hiệu quả và khả thi, có thể áp dụng trên diện rộng; Tham khảo các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của đề tài để nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGDTC và QLHĐGDTC cho học sinh THPT theo định hướng PTNL.