Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 6371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_theo_huong_phat_t.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đạt được mục tiêu về giáo dục cấp Tiểu học trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay thì việc quản lí các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của từng học sinh là một yêu cầu tất yếu và cần thiết. Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội thuộc trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP Hà Nội là một ngôi trường đi đầu trong các phong trào đổi mới giáo dục, mặc dù được thành lập chưa lâu song nhờ công tác định hướng, quản lý đúng đắn nhà trường đẩy mạnh, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển cá nhân của từng học sinh, thường xuyên giao lưu với các trường bạn trên khắp thế giới. Vì thế mà những năm qua chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội luôn luôn là điểm sáng của TP Hà Nội với nhiều thành tích cao trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đó, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu và xem xét. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng hợp lý những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội do tác giả đề xuất thì chất lượng của học sinh sẽ được nâng cao,
  2. 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội; nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 6.2. Giới hạn về chủ thể quản lý Công tác quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu Từ 2015 – 2017 và định hướng 2020. 6.4. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp: 7.2.5. Phương pháp sử dụng toán thống kê 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
  3. 3 Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội Chương 3: iện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN N NG L C C HỌC SINH 1.1. T ng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên th giới 1.1.2. i t Na 1.2. Một ố hái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. hái ni uản lý 1.2.2. hái ni uản lý giáo dục 1.2.3. hái ni uản lý nhà trường 1.2.4. hái ni uản lý hoạt động dạy học 1.2.5. hái ni năng lực 1.2.6. hái ni uản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực 1.3. Đ c điểm hoạt động dạ học trường tiểu học 1.3.1. ục tiêu dạy học 1.3.2. Nội dung chương tr nh dạy học 1.3.3. Phương pháp dạy học 1.3.4. H nh th c t ch c dạy học 1.3.5. ơ s t ch t phục ụ hoạt động dạy học 1.3.6. Đ c điể t lý l a tu i học sinh tiểu học 1.4. Chức năng nhiệm vụ của hiệu trư ng trường tiểu học 1.5. Nội dung quản lý hoạt động dạ học trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực của học inh 1.5.1. Quản lý i c thực hi n k hoạch chương tr nh dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh a) Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh b) Quản lý việc thực hiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh
  4. 4 1.5.2. Quản lý ph n công giảng dạy cho giáo iên theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.5.3. Quản lý i c soạn ài à chu n ị ài lên lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.5.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo iên 1.5.5. Quản lý đ i ới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.5.6. Quản lý hoạt động của t chuyên ôn định hướng phát triển năng lực của học sinh 1) Quản lý việc lập kế hoạch hoạt động của tổ 2) Quản lý các nguồn lực và điều kiện hoạt động của tổ 3) Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên 4) Quản lý việc đánh giá học tập của học sinh 5) Quản lý hồ sơ, dữ liệu chuyên môn của tổ 1.6. Các ếu tố ảnh hư ng đến quản lý hoạt động dạ học theo định hướng phát triển năng lực trường tiểu học 1.6.1. ác y u tố khách uan 1.6.2. ác y u tố chủ uan Tiểu ết chương 1 Nội dung QL hoạt động DH theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD bao gồm: + Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học + Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên + Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp + Quản lý giờ lên lớp của giáo viên + Quản lý đổi mới phương pháp dạy học + Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Để QL hoạt động DH theo định hướng phát triển năng lực cho HS đạt hiệu quả thì Hiệu trưởng phải nắm vững hệ thống các văn bản quy định của các cấp QLGD đối với cấp học của mình. Đồng thời, hiệu trưởng phải huy động được sự tham gia của tất cả các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, phải tạo được sự đồng thuận, quyết tâm cao trong nhà trường, sự đồng tình ủng hộ của các cấp QL, của PHHS và cả cộng đồng.
  5. 5 Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý luận, đã được trình bày ở trên là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 2 TH C TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN N NG L C C HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔI S O HÀ NỘI 2.1. Khái quát tình hình inh tế quận Thanh Xuân, TP Hà Nội 2.1.1. Đ c điể kinh t -xã hội của u n Thanh Xu n TP Hà Nội. 2.1.2. Đ c điể giáo dục Tiểu học u n Thanh Xu n TP Hà Nội. 1) Quy mô trường lớp và học sinh 2) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 3) Thuận lợi, khó khăn 2.2. Tình hình phát triển giáo dục trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 2.2.1. Số lượng học sinh a/ Đánh giá ề ki n th c kĩ năng: / Đánh giá ề năng lực ph ch t: 2.2.2. Đội ngũ cán ộ uản lý giáo dục Bảng 2.6. Cơ cấu và trình độ của cán bộ quản lý trường Cán bộ Quản lý Giới tính Trình độ Nam Nữ Đại học Cao Đẳng THSP SL % SL % SL % SL % SL % 5 100% 5 100% 0 0 0 0 (Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội) 2.2.3. Số lượng ch t lượng cơ c u của đội ngũ giáo iên Bảng 2.7. Bảng thống ê trình độ đào tạo của GV Trình độ đào tạo T ng Trình Năm học Tiến ĩ Thạc ĩ Đại học Cao đẳng ố GV độ hác SL % SL % SL % SL % SL % 2014-2015 37 0 0 1 2,7 35 94,6 1 2,7 0 0 2015-2016 56 0 0 4 7,14 48 85,72 4 7,14 0 0 2016-2017 73 0 0 5 6,85 68 93,15 0 0 0 0 (Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội)
  6. 6 2.2.4. Ưu th trong i c dạy học theo định hướng phát triển năng lực của trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 2.3. Vài nét về hoạt động hảo át nghiên cứu thực trạng hoạt động dạ học và quản lý hoạt động dạ học theo định hướng phát triển năng lực của học inh trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 2.3.1. Mục tiêu khảo sát 2.3.2. Đối tượng khảo sát 2.3.3. Nội dung khảo sát 2.3.4. Phương pháp à kĩ thu t ti n hành 2.4 Thực trạng hoạt động dạ học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. 2.4.1. Thực trạng hoạt động thi t k ài giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2.4.2. Thực trạng thực hi n hoạt động giảng dạy của giáo iên theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bảng 2.11 Thực trạng thực hiện hoạt động giảng dạ theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên trường TH Ngôi Sao Hà Nội Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % GV nắm chắc và thực hiện giảng dạy theo đúng mục 35 43,75 27 33,75 18 22,5 0 0 tiêu giáo dục của cấp học, môn học Thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ nội dung, chương 30 37,5 32 40,0 18 22,5 0 0 trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực Chất lượng thực hiện nội dung giảng dạy theo định 28 35,0 28 35,0 17 21,25 7 8,75 hướng phát triển năng lực học sinh Nắm chắc và vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy theo theo định hướng 23 28,75 29 36,25 19 23,75 9 11,25 phát triển năng lực dạy học
  7. 7 Thường xuyên sử dụng 27 33,75 35 43,75 12 15,0 6 7,5 phương tiện, T dạy học Sử dụng linh hoạt các hình thức DH theo định hướng 29 36,25 30 37,5 16 20,0 5 6,25 phát triển năng lực Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá, phản ánh đúng 32 40,0 36 45,0 10 12,5 2 2,5 chất lượng thực tế của HS 2.4.3. Thực trạng đ i ới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển 2.4.4. Thực hi n hoạt động kiể tra đánh giá k t uả học t p của học sinh 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạ học theo định hướng phát triển năng lực của hiệu trư ng trường Tiểu Ngôi Sao Hà Nội. 2.5.1. Thực trạng công tác l p k hoạch ph n công giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2.5.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch Bảng 2.14. T ng hợp ý iến thực trạng công tác lập ế hoạch Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Phân công nhân sự hợp lý, khoa học phát huy 35 43,75 31 38,75 12 15,0 2 2,5 thế mạnh của đội ngũ Xây dựng quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân về dạy học theo định 41 51,25 32 40,0 7 8,75 0 0 hướng phát triển năng lực Tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch đáp ứng mục tiêu chung dạy học 37 46,25 32 40,0 10 12,5 1 1,25 theo định hướng phát triển năng lực Tổ chức kiểm tra đánh giá việc xây dựng kế hoạch của tổ, khối và cá 29 36,25 25 31,25 19 23,75 7 8,75 nhân để có những điều chỉnh phù hợp
  8. 8 2.5.1.2. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạ cho giáo viên Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Phân công đúng chuyên 40 50,0 38 47,5 2 2,5 0 0 môn được đào tạo Phân công theo năng lực 35 43,75 29 36,25 14 17,5 2 2,5 giáo viên Phân công dựa vào điều 41 51,25 37 46,25 2 2,5 0 0 kiện thực tế tại đơn vị Phân công dựa trên kết quả giảng dạy của các 38 47,5 35 43,75 6 7,5 1 1,25 năm trước 2.5.2. Thực trạng công tác ồi dưỡng n ng cao tr nh độ cho giáo iên theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bảng 2.16. Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cán bộ GV đáp ứng yêu cầu dạy học 35 43,75 37 46,25 8 10,0 0 0 theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tự học, tự bồi dưỡng 21 26,25 25 31,25 27 33,75 6 7,5 ồi dưỡng dài hạn nâng 23 28,75 25 31,25 28 35,0 4 5 cao trình độ, nghiệp vụ Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên 32 40,0 37 46,25 10 12,5 1 1,25 môn ồi dưỡng ngắn hạn 27 33,75 32 40,0 16 20 5 6,25 trong hè Mời các chuyên gia về các lĩnh vực dạy học theo định hướng phát 36 45,5 40 50,0 4 5,0 0 0 triển năng lực về tập huấn hướng dẫn
  9. 9 2.5.3. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Bảng 2.17. Thực trạng quản lý việc oạn bài và chuẩn bị lên lớp Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Quy định thống nhất và cụ thể về việc soạn bài và 47 58,75 25 31,25 8 10,0 0 0 chuẩn bị bài lên lớp của GV Giao cho tổ chuyên môn 42 52,5 28 35 10 12,5 0 0 kiểm tra giáo án hàng tuần Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn kiểm tra góp ý nội dung bài soạn, chuẩn bị 25 31,25 30 37,5 18 22,5 7 8,75 giờ lên lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh Sử dụng kết quả kiểm tra việc công tác soạn bài và công tác chuẩn bị lên lớp 27 33,75 32 40,0 16 20,0 5 6,25 của giáo viên làm một căn cứ để xếp loại giáo viên 2.5.4. Quản lý công i c giảng dạy trên lớp của giáo iên Bảng 2.18. Kết quả hảo át nội dung quản lý công việc giảng dạ trên lớp của giáo viên Mức độ thực hiện Trung Nội dung Tốt Khá Yếu bình SL % SL % SL % SL % Truyền đạt kiến thức 37 46,25 35 43,75 8 10,0 0 0 chính xác, khoa học Liên hệ với thực tế nhằm phát huy năng 23 28,75 27 33,75 20 25,0 10 12,5 lực học sinh Sử dụng kết hợp phương pháp dạy học 21 26,25 25 31,25 28 35,0 6 7,5 phù hợp nhằm phát huy năng lực của học sinh
  10. 10 Tổ chức tốt khâu điều khiển HS nhằm phát 25 31,25 27 33,75 19 23,75 9 11,25 huy năng lực Quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc 35 43,75 29 36,25 16 20,0 0 0 nề nếp, quy chế chuyên môn Kiểm tra đột xuất, dự 29 36,25 32 40,0 17 21,25 2 2,5 giờ đột xuất 2.5.5. Thực trạng uản lý hoạt động kiể tra đánh giá k t uả học t p của học sinh theo định hướng phát triển năng lực Bảng 2.19. T ng hợp khảo sát ý ki n ề uản lý hoạt động kiể tra đánh giá k t uả học t p của học sinh Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học 23 28,75 35 43,75 16 20,0 6 7,5 tập theo định hướng phát triển năng lực GH nhà trường kiểm tra sổ điểm bộ môn, sổ 40 50,0 21 26,25 19 23,75 0 0 điểm cá nhân GV sau mỗi kì thi Theo dõi việc chấm điểm, chữa, trả bài cho 45 56,25 26 32,5 9 11,25 0 0 HS theo quy định của Thông tư 22 Xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi đa dạng, đề thi ra theo định hướng 23 28,75 30 37,5 18 22,5 9 11,25 phát triển năng lực học sinh Xây dựng những quy định cụ thể về việc tổ 28 35,0 32 40,0 15 18,75 5 6,25 chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
  11. 11 2.6. Đánh giá chung về thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.6.1. Những ưu điể Đội ngũ GV nhà trường đạt trình độ trên chuẩn ngày càng tăng; nhạy bén và thích ứng nhanh với sự đổi mới của GDPT. Đội ngũ C QL có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình theo qui định. Có chuẩn bị kế hoạch bài dạy trước khi lên lớp, nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, đảm báo mức độ phân hóa, phát huy năng lực của học sinh. Công tác tổ chức kiểm tra định kì theo qui định của chương trình cũng như kiểm tra học kì được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh. Chú trọng tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm đồng thời đề ra các biện pháp để nâng chất lượng sinh hoạt tổ nhóm, góp phần bồi dưỡng chuyên môn và nâng chất lượng giảng dạy các bộ môn. Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Triển khai nhiều biện pháp với những mức độ khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế của trường mình để quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Vì thế, công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS đã có những chuyển biến tích cực 2.6.2. Những hạn ch - Một số giáo viên trẻ tuổi việc tiếp thu đổi mới PPDH nhanh, tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn hạn chế. - Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn của một số tổ trưởng trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực còn rất chậm, số giờ được sử dụng đồ dùng dạy học còn chưa nhiều. - Một số GV tiếp thu những cái mới còn chậm, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, còn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng.
  12. 12 - Việc xây dựng KHDH theo định hướng phát triển NLHS chưa được quan tâm đầy đủ; KHDH theo định hướng phát triển NLHS của tổ chuyên môn và GV còn sơ sài, mang tính đối phó. - Hiệu quả tổ chức HĐDH theo định hướng phát triển NLHS chưa cao, nhất là tổ chức cho GV đổi mới HTTCDH và PP kiểm tra, đánh giá; tổ chức cho HS đổi mới PP và hình thức học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường chưa được tạo động lực thúc đẩy bởi các chính sách và môi trường thích hợp. - Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐDH theo định hướng phát triển NLHS chưa được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá 2.6.3. Nguyên nh n của những hạn ch - Nguyên nhân khách quan Tổ chức dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS trong điều kiện vẫn dựa trên chương trình GDPT hiện hành, vốn được xây dựng theo tiếp cận nội dung. ộ GD&ĐT chưa có kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và C QL phục vụ cho việc đổi mới chương trình GDPT theo tiếp cận NLHS. Tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho tổ chức dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS của nhà trường còn thiếu và chưa đồng bộ - Nguyên nhân chủ quan Dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS là vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều GV và C QL. Kiến thức, kỹ năng dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS của phần đông GV, C QL còn hạn chế. Một bộ phận GV và C QL chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS
  13. 13 Tiểu ết chương 2 Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội ổn định và từng bước được nâng cao. Đội ngũ GV và C QL của cấp học tiểu học về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục tiểu học của trường Liên cấpTiểu học &THCS Ngôi Sao Hà Nội cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức khi chuyển sang nền “giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của Hệ thống giáo dục khác như Vinschool; Ban Mai, TH Nhận thức của GV và C QLGD ở khối tiểu học trong trường Liên cấpTiểu học &THCS Ngôi Sao Hà Nội về dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS còn hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Trong thời gian vừa qua, khối tiểu học đã triển khai nhiều HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Các hoạt động này bước đầu đã đem lại kết quả thiết thực, góp phần thay đổi cách dạy, cách học trước đây. Tuy nhiên, một số hoạt động vẫn chưa được tổ chức hoặc được tổ chức nhưng hiệu quả còn thấp. Công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở khối tiểu học còn nhiều hạn chế, nhất là bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ C QL đội ngũ GV. Đánh giá HĐDH và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở khối tiểu học dựa trên mô hình SWOT đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của HĐDH và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS trong chương 3.
  14. 14 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN N NG L C C HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔI S O HÀ NỘI, QUẬN TH NH XUÂN, TP HÀ NỘI 3.1. Ngu ên tắc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạ học 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạ học theo hướng phát triển năng lực của học inh trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. 3.2.1. N ng cao nh n th c ề tầ uan trọng của i c uản lý hoạt động dạy học cho cán ộ uản lý giáo iên à các lực lượng khác 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp Giúp thay đổi tư duy của các đối tượng có liên quan trực tiếp tới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh của trường. Phải làm cho các đối tượng đó hiểu được rằng: Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một bộ phận rất quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong gian đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết số 29-NQ/TW 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Thông qua các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, chính sách về giáo dục mà trọng tâm là về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học để giúp họ nhận thức được hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, không phải là trách nhiệm của riêng tổ khối, cá nhân nào. Mỗi người ý thức được nhiệm vụ của mình trong đó sẽ là điều kiện để hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực đạt được hiệu quả cao nhất. Tích cực tuyên truyền, khuyến khích các em học sinh, gia đình và toàn xã hội nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong xu thế phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay. 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp Tổ chức cho C QL, GV nghiên cứu, học tập tất cả các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
  15. 15 Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho C QL, cho giáo viên về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Hiệu trưởng tạo điều kiện cho mỗi giáo viên, khẳng định nhận thức của mình thông qua việc trình bày, trao đổi những thu hoạch của mình trước tập thể giáo viên. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp. - an giám hiệu và giáo viên trong trường cần nắm chắc, quán triệt các quan điểm của Đảng; các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3.2.2. Tăng cường ồi dưỡng chuyên ôn n ng cao tr nh độ giáo iên 3.2.2.1 Mục tiêu biện pháp iện pháp này nhằm mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, trọng tâm là nâng cao quản lý hoạt động dạy học trong đó có quản lý việc thực hiện chương trình, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2.2.2 Nội dung biện pháp Tăng cường tổ chức quán triệt nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cho cán bộ, GV trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện Tăng cường tổ chức quán triệt nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cho cán bộ, GV trong nhà trường. + Tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp về GD&ĐT, vận dụng, thực hiện đúng Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Điều lệ trường tiểu học hiện hành. + Đầu năm học Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn rà soát đội ngũ của tổ khối, báo cáo bằng văn bản lên GH nhà trường, trên cơ sở thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV một cách cụ thể và mang tính khả thi cao đáp ứng nhu cầu mục tiêu phát triển nhà trường và mục tiêu về chất lượng đội ngũ GV trong gian đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo
  16. 16 dục hiện nay. + Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với Hội đồng quản trị của trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi Sao Hà Nội và phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong việc chọn cử cán bộ GV đi học các lớp nâng cao trình độ hằng năm theo nhu cầu của nhà trường, tạo mọi điều kiện để C QL và GV chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau. + Tiếp tục mời các chuyên gia nước ngoài tham gia công tác tập huấn, bồi dưỡng cho C QL, GV về dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng CNTT vào giảng dạy; mở lớp tập huấn cho giáo viên về soạn bài trên máy vi tính, thiết kế giáo án điện tử bằng các phần mềm, kỹ năng sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại và khuyến khích giáo viên khai thác thông tin trên internet. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Để thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV đạt hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi cán bộ, GV phải thay đổi được cách học: Tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, tham gia vào các hoạt động để tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Phương pháp tập huấn và bồi dưỡng GV phải được đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV. 3.2.3. hỉ đạo thực hi n tốt i c đ i ới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội 3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học. 3.2.3.2. Nội dung biện pháp + Cải tiến phương pháp dạy, phương pháp học; tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy học.
  17. 17 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp + Chỉ đạo quán triệt thực hiện tốt những yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. + GH chỉ đạo cho GV, các tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS bằng một số biện pháp sau: + Hướng dẫn GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách soạn bài đảm bảo thực hiện được các nội dung chính sau: - Đổi mới thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. - Ứng dụng CNTT phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS. + Tổ chức cho các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn xây dựng bài dạy mẫu, sử dụng tốt đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó thống nhất chung trong toàn trường. 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp + Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng phải thực sự am hiểu và nắm vững các yêu cầu về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Có kinh phí để đầu tư, trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, bổ sung các ĐDDH còn thiếu, đặc biệt là để động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên khắc phục khó khăn thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
  18. 18 3.2.4. T ch c đ i ới sinh hoạt t chuyên ôn cho giáo iên 3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp Mục tiêu của biện pháp nhằm đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm hỗ trợ những vấn đề khó khăn giáo viên gặp phải khi đổi mới dạy học. 3.2.4.2. Nội dung biện pháp Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu: Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, dự kiến các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, nhằm phát triển năng lực của HS, Đổi mới cách thức dự giờ của GV: Chuyển từ việc chỉ quan sát giáo viên sang quan sát hoạt động học tập của HS là chủ yếu. Phải quan sát tất cả đối tượng HS, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn, vướng mắc của HS; mức độ tích cực hoạt động của HS. 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp ồi dưỡng năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Xây dựng văn hóa học hỏi trong mỗi tổ chuyên môn Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Tạo sự chủ động cho các tổ chuyên môn, khuyến khích các tổ có sáng tạo trong xây dựng kế hoạch và hoạt động, nhất là trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Để có thể tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, điều cần thiết là phải tạo được sự tự tin của giáo viên trong thực hiện bài học nghiên cứu, khiến họ thực hiện bài học một cách tự nguyện. Chỉ như vậy những người dự giờ mới quan sát được những tình huống thực để nghiên cứu. 3.2.5. Tăng cường công tác kiể tra uản lý i c thực hi n uy ch chuyên môn 3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp iện pháp này giúp các nhà quản lý kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các hoạt động chuyên môn trong nhà trường một cách khoa học, nghiêm túc và linh hoạt phù hợp với thực tiễn hoạt động của các tổ chuyên môn trong
  19. 19 trường học nhờ dựa vào tự giám sát và đánh giá của tổ cũng như của mọi thành viên trong tổ. 3.2.5.2. Nội dung biện pháp + Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. + Việc thực hiện qui chế chuyên môn ở các tổ chuyên môn. + Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ chuyên môn. + Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn. + Công tác thi đua của tổ chuyên môn 3.2.5.3. Cách thức tiến hành Hiệu trưởng phải bao quát nhiều hoạt động, xử lí nhiều mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại Vì vậy cần phải ủy quyền và tin tưởng vào tự giám sát và tự đánh giá của tổ trưởng, của các thành viên của tổ. Để kết hợp với tự giám sát và tự đánh giá, nhà trường luôn quán triệt nội dung và yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Tự giám sát được thực hiện thường xuyên dựa vào tình thần chỉ đạo của trường và của tổ. Chú trọng những lĩnh vực nào chưa mạnh, còn nhiều vướng mắc, những nhược điểm của bản thân và chỗ hạn chế của tổ. Tự giám sát có sức mạnh dẫn đến tự điều chỉnh, không cần ai phải đôn đốc hay nhắc nhở, cho nên công việc sẽ dần đi vào nề nếp một cách êm dịu. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp C QL quan tâm tới hoạt động kiểm tra, đánh giá các tổ chuyên môn và hoạt động tự giám sát, tự đánh giá của mọi người. 3.3. Khảo át tính cần thiết và tính hả thi của các biện pháp đã đề xuất Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm 50 người gồm: Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiểu học Phòng GD&ĐT, C QL nhà trường, Tổ trưởng, tổ phó, giáo viên - Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách khối tiểu học: 02 - Cán bộ quản lý: 05 người; - Tổ trưởng, tổ phó, Giáo viên cốt cán: 43 người.
  20. 20 3.3.1. Tính cần thi t của các i n pháp uản lý Bảng 3.1. Đánh giá mức cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạ học theo hướng phát triển năng lực của học inh trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. Mức độ cần thiết Điểm Rất Không Thứ TT Tên các biện pháp Cần thiết trung cần thiết cần thiết bậc bình SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý 1 hoạt động dạy học cho cán 32 64 18 36 0 0 2,64 2 bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác Tăng cường bồi dưỡng 2 chuyên môn, nâng cao trình 31 62 19 38 0 0 2,62 3 độ giáo viên Chỉ đạo thực hiện tốt việc 3 đổi mới phương pháp dạy 34 68 16 32 0 0 2,68 1 học Tổ chức đổi mới sinh hoạt 4 tổ chuyên môn cho giáo 29 58 21 42 0 0 2,58 4 viên Tăng cường công tác kiểm 5 tra, quản lý việc thực hiện 27 54 23 46 0 0 2,54 5 quy chế chuyên môn Qua bảng 3.1 Về sự cần thiết của 5 biện pháp đề xuất, 100% các ý kiến đều cho rằng cả 5 biện pháp là cần thiết và rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp là không cần thiết. Mức độ rất cần thiết của các biện pháp trên đạt từ 54% (biện pháp 5) đến 68% (biện pháp 3).
  21. 21 3.3.2. Tính khả thi của các i n pháp uản lý Bảng 3.2. Đánh giá tính hả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạ học theo hướng phát triển năng lực của học inh trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. Tính hả thi Điểm Không Thứ TT Tên các biện pháp Rất hả thi Khả thi trung hả thi bậc bình SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy 1 31 62 19 38 0 0 2,62 2 học cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác Tăng cường bồi dưỡng 2 chuyên môn, nâng cao 29 58 21 42 0 0 2,58 3 trình độ giáo viên Chỉ đạo thực hiện tốt 3 việc đổi mới phương 32 64 18 36 0 0 2,64 1 pháp dạy học Tổ chức đổi mới sinh 4 hoạt tổ chuyên môn cho 25 50 25 50 0 0 2,5 4 giáo viên Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc 5 23 46 27 54 0 0 2,46 5 thực hiện quy chế chuyên môn Qua bảng 3.2 ta thấy, Về tính khả thi 100% ý kiến cho rằng các biện pháp có tính khả thi và rất khả thi. Trong đó mức độ rất khả thi cao nhất 64% (biện pháp 3) và thấp nhất 46% (biện pháp 5) Tiểu ết chương 3 Trên cơ sở các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ. Tác giả luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động
  22. 22 dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội Những biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống quản lý giúp cho Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo và thực hiện tốt việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. Các biện pháp này khi được đưa vào thực hiện tốt sẽ giúp cho hoạt động dạy và học trong nhà trường được thuận lợi, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn với mục đích đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, nhằm giúp quản lý hoạt động dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh tại nhà trường ngày càng có hiệu quả. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, QLGD, quản lý hoạt động dạy học, năng lực, các đặc điểm hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Các nghiên cứu lý luận đã thực sự định hướng và tạo nên cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học Ngôi Sao
  23. 23 Hà Nội, từ đó đề xuất một số hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm giúp cho công tác quản lý dạy học ngày càng có chất lượng và mang lại hiệu quả cao. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, luận văn đã rút ra được những đánh giá khá đầy đủ về thực trạng chất lượng quản lý dạy học theo định hướng năng lực học sinh; tìm ra nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý dạy học theo định hướng năng lực học sinh. Từ thực trạng đó, luận văn đã đi đến đề xuất 5 PQL dạy học theo định hướng năng lực học sinh với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động dạy học. Qua tìm hiểu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp như sau: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác; Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ giáo viên; Chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn cho giáo viên; Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, phân tích đánh giá khách quan. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề ra đều có tính khả thi cao và được đồng thuận từ cơ sở. 2. Khu ến nghị 2.1. Đối ới Bộ GD&ĐT Xây dựng hệ thống phần mềm trao đổi thông tin tài liệu về đổi mới chương trình SGK Cung cấp các tài kiệu và câu hỏi đáp về dạy học phát triển NLHS. Triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và C QL phục vụ cho việc triển khai Chương trình GDPT tổng thể. 2.2. Đối ới S GD&ĐT TP Hà Nội. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng C QL theo chương trình bồi dưỡng của ộ GD&ĐT, trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Tạo điều kiện để GV và C QL được tiếp cận sớm với chương trình GDPT mới; với việc dạy học và quản lý HĐDH chương trình GDPT mới.
  24. 24 2.3. Đối ới Phòng GD&ĐT Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học nâng cao phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tổ chức hội thảo đổi mới inh hoạt chuyên môn 2.4. Đối ới Hội đồng uản trị Có chế độ đãi ngộ và thu hút tài năng, chính sách động viên, khuyến khích GV tham gia học tập và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, GV thành tích cao trong các phong trào thi đua dạy tốt học tốt. 2.5. Đồi ới Trường tiểu học Ngôi Sao Hà Nội Nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp quản lý HĐDH mà luận văn đề xuất nhằm tổ chức quản lý có hiệu quả HĐDH của nhà trường. Tạo điều kiện hỗ trợ cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH, các chuyên đề hội thảo, các hội thi, hội giảng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, an toàn, lành mạnh để GV yên tâm công tác.