Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

doc 26 trang phuongvu95 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hieu_truong_tru.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUYỆN VĂN QUÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẤN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ TUYẾT OANH HÀ NỘI – 2017
  2. 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ \ họp tại: Vào hồi ngày . tháng . năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và những yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT có Thông tư số 14/2011/T-BGD&ĐT ngày 08/4/2011 ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu học, vừa là căn cứ để đánh giá cán bộ quản lý trường tiểu học hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loại hiệu trưởng và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn mới, là cơ sở để đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp. Đồng thời, Chuẩn hiệu trưởng giúp cán bộ quản lý tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học có thể xem như một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên hoàn các khâu của GD&ĐT, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng thực hiện Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học vào thực tiễn công tác quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Hưng Yên do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả chưa cao, chưa có chiến lược cụ thể và chưa xác định đầy đủ nội dung của công việc này. Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học thiếu tính hệ thống, đồng bộ. Mặt khác, việc thực hiện đánh giá cán bộ quản lý theo Chuẩn của tỉnh Hưng Yên còn nhiều hạn chế như chưa mạnh dạn kiểm điểm một cách trung thực, thẳng thắn. Bản thân cán bộ quản lý vận dụng một cách cứng nhắc Chuẩn hiệu trưởng đề ra theo luật định mà không quan tâm đến hiệu suất coi trọng thành tích mà không chú ý đến tự học, tự bồi dưỡng những hạn chế của bản thân theo Chuẩn; cán bộ, GV, nhân viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý theo kiểu ê kíp, thiên về mối quan hệ thân thiết hơn là căn cứ vào năng lực cán bộ quản lý. Từ quá trình đánh giá trên đã dẫn đến những hạn chế, những bất cập trong quản lý như hình thức, quan liêu, cửa quyền, chậm tiến bộ và chậm đổi mới. Trước thực trạng trên, xuất phát từ ý nghĩa và tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; với cương vị là một cán bộ phụ trách chuyên môn tiểu học của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của tỉnh Hưng Yên nói riêng.
  4. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Hưng Yên, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh Hưng Yên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng hiệu quả chưa cao. Một trong các nguyên nhân là các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học chưa tập trung vào Chuẩn hiệu trưởng. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng và phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của tỉnh thì sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực của cán bộ quản lý trường tiểu học, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của tỉnh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào chủ thể quản lý là Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn. Địa bàn nghiên cứu tại 170 trường tiểu học tỉnh Hưng Yên. Khảo sát và sử dụng các số liệu từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2016- 2017 của cấp học tiểu học tỉnh Hưng Yên. 7. Phương pháp nghiên cứu
  5. 3 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cửu thực tiên 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hoá lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng làm căn cứ cho các biện pháp bồi dưỡng hiệu trưởng có hiệu quả 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu được áp dụng đối với tỉnh Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kểt luận, khuyển nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Đề tài được nghiên cứu bởi các tác giả như: Andrew Carnegie, John C.Maxwell, Hướng Phi (Trung Quốc), Pam Robbins Harvey B.Alvy, Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần, Pam Robbins Harvey B.Alvy, Kentd, Peterson, John C.Maxwell, Mark E Anderson, Sergiovani, Bulach, Davi dean, leverme Barret vaf Edgar Yoder, McPherson, Wynne Mỗi tác giả đứng ở góc độ khác nhau để bàn về phương pháp bồi dưỡng, tựu chung lại các tác giả đặc biệt nhấn mạnh vấn đề về phát huy tính tích cực của đối tượng học. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Các tác giả như: Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Quang Thái, Phạm Tất Dong, Nguyễn Cảnh Toàn, Mạc Văn Trang, Trần bá Hoành, Lê Thị
  6. 4 Ánh Tuyết, Nguyễn Trí, Nguyễn Văn An, Đặng Quốc,Vũ Lan Hương, Đặng Thành Hưng, La Hồng Huy, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Công Giáp khẳng định về vai trò quan trọng của bồi dưỡng đối với các nhà quản lý trường học 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục * Quản lý: là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý với hệ thống công cụ quản lý, thông qua các chức năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu nhất định. * Quản lý giáo dục: là quá trình tổ chức những tác động giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý, đồng thời thoả mãn các điều kiện: có thông tin hai chiều, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có khả năng thích nghi. 1.2.2. Đổi mới, đối mới giáo dục * Đổi mới: là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. * Đổi mới giáo dục: Sự đổi mới giáo dục cần bắt đầu ngay ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học ở trên lớp đến vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mục tiêu, nội dung, phương pháp, đa dạng hoá các phương tiện và hình thức tổ chức và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học. 1.2.3. Bồi dưỡng Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kĩ năng (những nội dung liên quan đến nghề nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định, giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, ki xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đã làm. 1.2.4. Hiệu trưởng trường tiểu học Người hiệu trưởng trường tiểu học luôn đóng vai trò là nhà sư phạm; nhà lãnh đạo; nhà quản lý; nhà văn hoá và là nhà chính trị. Đồng thời, họ có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Họ là hạt nhân lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Họ là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung do Bộ GD&ĐT quy định. 1.2.5. Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/T-BGD&ĐT ngày 8 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Theo đó, Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường tiểu học thuộc các loại hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng). Chuẩn
  7. 5 hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng, đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn. 1.2.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 1.3. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.3.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Trước những thay đổi của thời đại đã tác động to lớn đến giáo dục toàn cầu, công cuộc đổi mới giáo dục đang diến ra quy mô lớn trên toàn thế giới. Chính vì vậy: trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò hàng đầu của giáo dục và trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục phổ thông trong đó có giáo dục tiểu học. 1.3.2. Các yêu cầu đối với hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay - Yêu cầu về phẩm chất nhân cách đối với người can bộ quản lý trường tiểu học; - Yêu cầu về năng lực đối với người cán bộ quản lý trường tiểu học Thứ nhất: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Thứ hai: Năng lực quản lý trường tiểu học; Thứ ba: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình và xã hội. 1.3.3. Các thành tố của bồi dưỡng bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay * Mục tiêu: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học chính nhằm mục tiêu là bổ sung kiến thức, kĩ năng * Nội dung: Chuẩn thứ nhất: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; Chuẩn thứ hai: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Chuẩn thứ ba: Năng lực quản lý trường tiểu học; Chuẩn thứ tư: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng và xã hội. * Phương pháp: - Nhóm phương pháp dạy học lý thuyết ở trên lớp; - Nhóm phương pháp bồi dưỡng ngoài giờ lên lớ; - Nhóm phương pháp đánh giá, động viên kích thích
  8. 6 * Hình thức: Hình thức bồi dưỡng bao gồm: - Bồi dưỡng thường xuyên; - Bồi dưỡng định kì; - Bồi dưỡng nâng cao. 1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay 1.4.1. Vai trò của Sở Giáo dục và Đào tạo trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD&ĐT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT: Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay * Lập kế hoạch: Khi tiến hành lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, Sở GD&ĐT cần thực hiện các nội dung như sau: - Hình thành bộ phận lập kế hoạch; - Đánh giá thực trạng và phân tích những ưu điểm, hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng; - Thiết lập các mục tiêu quản lý; - Xây dựng các phương án; - Đánh giá, lựa chọn phương án và ra quyết định * Tổ chức thực hiện: Tổ chức bao gồm các nội dung như sau: - Xác định các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng; - Bố trí, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; - Thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các bộ phận để tạo điều kiện đạt mục tiêu rõ ràng. * Chỉ đạo thực hiện: Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng bao gồm các nội dung như sau: - Điều khiển bộ máy hoạt động hiệu quả; - Ra các quyết định kịp thời; - Tạo động lực cho các thành viên trong tổ chức. * Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện: Trong quá trình kiểm tra - đánh giá thì Sở GD&ĐT thực hiện các công việc cụ thể như sau:
  9. 7 - Xây dựng các tiêu Chuẩn; - Đo lường việc thực hiện; - Điều chỉnh các sai lệch; - Tổng kết công tác kiểm tra. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.5.1. Yếu tố khách quan * Điều kiện kinh tế - xã hội: * Chủ chương, chính sách của nhà nước đối với cán bộ quản lý. * Môi trường giáo dục: * Chương trình nội dung, phương pháp bồi dưỡng: 1.5.2. Yếu tố chủ quan * Năng lực và tầm nhìn của cấp quản lý: * Yếu tố về năng lực của CBQL: Kết luận chương 1 Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định Sở GD&ĐT tiến hành các quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay dựa trên theo các bước đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Việc thực hiện quá trình quản lý thì luôn chịu các tác động của các yếu tổ khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới quá trình quản lý như: chủ trương chính sách nhà nước, địa phương, yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, bản thân người GV và các điều kiện vật chất khác. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát và địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát * Mục của khảo sát: * Nội dung khảo sát: * Đối tượng khảo sát: * Phương pháp khảo sát: * Cách tính kết quả: 2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu * Đặc điểm về tự nhiên: * Tình hình giáo dục và đào tạo
  10. 8 * Tình hình giáo dục tiểu học: Trong những năm qua, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học của Hưng Yên luôn được duy trì và đạt chất lượng vững chắc. Bảng 2.1. Quy mô giáo dục tiểu học của Hưng Yên qua các năm Số trường Tỷ lệ HS trên TT Năm học Số lớp Số HS tiểu học lớp 1 2014-2015 170 2902 89140 30.71 2 2015-2016 170 2977 94160 31.62 3 2016-2017 170 3044 97225 31.93 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.2. Kết quả phổ cập giáo dục của Hưng Yên qua các năm Số Số xã đạt Số xã đạt Số xã đạt Đạt đơn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn TT Năm học vị PCGD PCGD PCGD PCGD cấp tiểu học tiểu học tiểu học tiểu học xã mức độ 1 mức độ 2 mức độ 3 mức độ 1 2014-2015 161 10 151 0 Mức độ 2 2 2015-2016 161 0 151 0 Mức độ 3 3 2016-2017 322 0 2 09 Mức độ 3 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.3. Số lượng các trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia Tổng Số trường đã được công Số trường số nhận được công Đơn vị TT trường đạt Chuẩn Quốc gia nhận năm (huyện, TP) tiểu Tổng Mức Mức Tỉ lệ học 2016- học số 1 2 % 2017 1 TP Hưng Yên 17 13 7 6 76,47 2 Tiên Lữ 15 11 7 4 73,33 3 Phù Cừ 15 11 10 1 73,33 2 4 Kim Động 17 12 7 5 70,59 5 Ân Thi 21 14 8 6 66,67 6 Yên Mỹ 20 13 8 5 65,00 7 Mỹ Hào 14 13 11 2 92,86 8 Văn Lâm 13 13 8 5 100 9 Văn Giang 11 9 8 1 81,82 1 10 Khoái Châu 27 21 12 9 77,78 2
  11. 9 Toàn tỉnh 170 130 86 44 76.47 5 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.4. Chất lượng của giáo dục tiểu học của Hưng Yên qua các năm Hoàn thành Năng lực Phẩm chất chương trình Năm TT Chưa học Chưa Chưa Hoàn Đạt Đạt hoàn đạt đạt thành thành 2014- 1 99.5 0.5 99.9 0.1 99 1 2015 2015- 2 99.5 0.5 99.5 0.5 99.3 0 2016 2016- 3 99.95 0.41 99.8 0.2 99.17 0.83 2017 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) 2.2. Thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ Bên cạnh đó, về cơ cấu trình độ và thâm niên của đội ngũ hiệu trường trường tiểu học tỉnh Hưng Yên đa dạng cụ thể là: Bảng 2.5. Trình độ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên Trình độ Trình độ chính trị Trình độ quản lý Trên Chư Tổng Cao Cao Trun đại Trun Trun Bồi a số đẳng Cao Sơ đẳng, g học g g dưỡn Bồi , đại cấp cấp đại cấp cấp cấp g dưỡn học học g 170 0 167 3 1 130 39 0 0 165 5 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.5 cho thấy thực trạng về đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên tính đến 2016 – 2017 bao gồm 170 người, trong đó có 167 hiệu trưởng đạt trình độ cao đẳng và đại học và có 3 hiệu trưởng đạt trình độ trên đại học. Bảng 2.6. Độ tuổi hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên Tuổi đời Năm quản lý Tổng Từ 5 20-30 31-45 45-55 Từ 1 đến số đến 10 >10 năm tuổi tuổi tuổi 5 năm năm 170 5 95 70 8 91 71
  12. 10 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.6 cho thấy thực trạng về tuổi đời và thâm niên của hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên. Tổng số có 170 hiệu trưởng, trong đó số hiệu trưởng có tuổi đời từ 20-30 tuổi gồm 5 người chiếm tỷ lệ 15.4%. 2.2.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực Bảng 2.7. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Phẩm chất chính trị 97,4 2,6 0 3,97 1 Đạo đức nghề nghiệp 96,6 3,4 0 3,97 1 Lối sống, tác phong 65,5 34,5 0 3,66 3 Giao tiếp, ứng xử 78,2 21,8 0 3,78 2 Học tập, bồi dưỡng 68,2 29,2 2.6 3,66 3 Điểm TB chung = 3.81 Kết quả bảng 2.7 cho thấy thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá ở mức độ tốt và đồng đều với Điểm TB = 3,81 so với min = 1 và max = 4, mức độ dao động trong khoảng từ 3,66 <_ Điểm TB <_3,97. Bảng 2.8. Thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Trình độ chuyên môn 27,1 31,5 41,4 2,85 1 Nghiệp vụ sư phạm 24,6 31,8 43,6 2,81 2 Điểm TB chung = 2.83 Kết quả bảng 2.8 cho thấy thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá chung ở mức độ khá và tương đối đồng đều với Điểm TB = 2,83 so với min = 1 và max = 4, mức độ dao động trong khoảng từ 2,71 <_ Điểm TB <_2,85. Bảng 2.9. Thực trạng về năng lực quản lý trường tiểu học Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt
  13. 11 Hiểu biết nghiệp vụ 19,4 30,1 50,5 2,69 8 quản lý Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, 7,1 22,9 70 2,23 3 kế hoạch phát triển nhà trường Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, GV, 23,1 33,8 43,1 2,80 4 nhân viên nhà trường Quản lý HS 29,2 25,3 45,5 2,83 2 Quản lý hoạt động 26,9 32,8 40,3 2,87 1 dạy học và giáo dục Quản lý tài chính, tài 24,7 25,3 45,5 2,66 9 sản nhà trường Quản lý hành chính 14,3 41,2 44,5 2,70 7 và hệ thống thông tin Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng 25,8 28,1 46,1 2,79 5 giáo dục Thực hiện dân chủ trong hoạt động của 22,9 32,3 43,8 2,76 6 nhà trường Điểm TB chung = 2.70 Kết quả bảng 2.9 cho thấy năng lực quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,70 so với min = 1 và max = 4. Các năng lực quản lý được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,23 <_ Điểm TB <_2,87. Bảng 2.10. Thực trạng về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng và xã hội Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Tổ chức phối hợp với 26,7 31,8 41,5 2,85 1 gia đình HS Phối hợp giữa nhà 24,5 23,1 52,4 2,72 2 trường và địa phương Điểm TB chung = 2.78
  14. 12 Quản lý trường tiểu học yêu cầu hiệu trưởng nhà trường cần có năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS và năng lực phối hợp giữa nhà trường và địa phương, qua điều tra kết quả bảng 2.12 cho thấy năng lực này được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,78 so với min = 1 và max = 4. Các năng lực quản lý được đánh giá ở mức độ đồng đều, đạt khá so với yêu cầu đổi mới hiện nay. 2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.3.1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng Bảng 2.11. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng Mức độ (%) Điểm Thứ Nội dung Chưa Rất phù phù hợp TB bậc Phù hợp hợp Chưa phù hợp Phẩm chất chính trị, 53,1 46,9 0 3,53 1 đạo đức nghề nghiệp Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư 26,5 46,2 27,3 2,99 2 phạm Năng lực quản lý 8,4 45,8 45,8 2,63 4 trường tiểu học Năng lực tổ chức phối hợp với gia 27,3 34 38,7 2,88 3 đình, nhà trường và cộng đồng Điểm TB chung = 3.01 Kết quả bảng 2.11 cho thấy thực trạng về nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 3,01 so với min = 1 và max = 4. Các năng lực quản lý được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,63 <_ Điểm TB <_3,53. 2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng Mức độ (%) Điểm Thứ Phương pháp Thường Thỉnh Không TB bậc xuyên thoảng bao giờ Phương pháp diễn 83,1 16,9 0 2.83 1
  15. 13 giảng, thuyết trình Phương pháp nêu vấn 65,8 34,2 0 2.66 2 đề Phương pháp bồi dưỡng ngoài giờ lên 0 43,4 56,6 1.43 7 lớp Phương pháp vấn đáp 51,2 48,8 0 2.51 3 Phương pháp thực 0 0 100 1.00 8 hành cá nhân. Phương pháp 0 0 100 1.00 8 Xêmina Phương pháp thảo 50,1 49,9 0 2.50 4 luận Phương pháp kiểm 43,3 56.7 0 2.43 5 tra, đánh giá Các phương pháp 0 56,8 43,2 1.57 6 khác Điểm TB chung = 1.99 Kết quả bảng trên cho thấy: đối với phương pháp diễn giảng, thuyết trình có 83,1% giảng viên thường xuyên sử dụng; Phương pháp nêu vấn đề có 65,8% giảng viên sử dụng và 34,2% giảng viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng; Phương pháp bồi dưỡng ngoài giờ lên lớp được đánh giá 43,4% giảng viên thỉnh thoảng sử dụng và 56,6% giảng viên không bao giờ sử dụng. 2.3.3. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng Bảng 2.13. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng Mức độ (%) Điểm Hình thức Thứ bậc Ít phù Chưa TB Phù hợp hợp phù hợp Bồi dưỡng ban đầu 63,5 46,5 0 2,64 1 Bồi dưỡng lại 46,1 34,9 19 2,27 2 Bồi dưỡng theo nhu 0 45,9 54,1 1,31 3 cầu Điểm TB chung = 2.07 Kết quả bảng 2.15 cho thấy hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên hiện nay được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,07 so
  16. 14 với min = 1 và max = 3. Các hình thức bồi dưỡng được đánh giá ở mức độ không đồng đều, dao động trong khoảng từ 1,31 <_ Điểm TB <_2,64. 2.3.4. Thực trạng về kết quả bồi dưỡng Bảng 2.14: Kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng Xếp loại (%) Năm học Tốt Khá Đạt yêu cầu 2014-2015 21.3 33.6 45.1 2015-2016 26.7 43.6 29.7 2016-2017 30.0 50.1 19.9 (Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hưng Yên) Bảng 2.14 cho thấy kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng hàng năm có sự thay đổi rõ rệt. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.4.1. Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Bảng 2.15. Nhận thức mức độ cần thiết về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Cán bộ TT Mức độ GV Chung quản lý 1 Rất cần thiết 90.67 88.9 89.5 2 Cần thiết 9.33 10.4 10.0 3 Ít cần thiết 0.00 0.7 0.5 Qua bảng số liệu 2.15 cho thấy, kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý và GV đã đánh giá rất cao mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học; thể hiện có xấp xỉ 90% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, chỉ có 10% ý kiến đánh giá cần thiết, và chưa đến 1% ý kiến cho rằng không cần thiết. 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Bảng 2.16. Kết quả đánh giá việc lập kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Thiết lập các mục 13,4 50,1 36,5 2,93 1
  17. 15 tiêu. Phân tích thực trạng của hiệu trưởng 21,5 27,3 51,2 2,7 3 trường tiểu học; Xây dựng các 21,5 36,5 42 2,79 2 phương án Đánh giá, lựa chọn phương án và ra 11,4 24,7 63,9 2,48 4 quyết định Phân công cá nhân và hình thành bộ phận 13,4 50,1 36,5 2,35 5 lập kế hoạch Điểm TB chung = 2.65 Kết quả bảng 2.16 cho thấy ý kiến đánh giá chung của hiệu trưởng về mức độ thực hiện của nội dung quản lý lập kế hoạch ở mức độ khá với Điểm TB = 2,65 so với min = 1 và max = 4. Các nội dung quản lý được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,35 <_ Điểm TB <_2,93. 2.4.3. Thực trạng tổ chức công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Bảng 2.17. Kết quả đánh giá việc tổ chức công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Triển khai kế hoạch tới tất cả các bộ phận, thành viên liên 12,9 36,1 51 2,62 2 quan phối hợp thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn các bộ phận, cá nhân lập chương trình, tiến trình hoạt động cụ 12,9 39,1 48 2,65 1 thể cho từng mục tiêu, chỉ tiêu đã nêu trong kế hoạch. Duyệt kế hoạch tác 13,6 35,2 51,2 2,62 2 nghiệp của bộ phận,
  18. 16 cá nhân và chương trình thực hiện của họ trước khi tiến hành Căn cứ kế hoạch tổng thể để sắp xếp tổ chức đánh giá hoạt động của kế hoạch 0 39,5 60,5 2,39 4 quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học theo nội dung. Đề ra các giải pháp, hình thức, cách thức tối ưu nhất, xác lập 0 40,8 59,2 2,62 2 các quan hệ để huy động nguồn lực. Điểm TB chung = 2.53 Kết quả đánh giá ở bảng 2.22 cho thấy ý kiến đánh giá chung của hiệu trưởng về mức độ thực hiện của tổ chức công tác bồi dưỡng ở mức độ khá với Điểm TB = 2,53 so với min = 1 và max = 4. Các tiểu nội dung quản lý được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,39 <_ Điểm TB <_2,65. 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Bảng 2.18. Kết quả đánh giá việc chỉ đạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Điều khiển bộ máy 12,9 36,1 51 2,62 2 hoạt động hiệu quả. Ra các quyết định kịp 13,4 50,1 36,5 2,93 1 thời. Tổ chức các hình thức hoạt động bồi 0 45,6 54,4 2,46 3 dưỡng Tạo động lực học tập 0 17,1 66,7 2,01 4 Điểm TB chung = 2.51
  19. 17 Kết quả bảng 2.18 cho thấy ý kiến đánh giá chung của hiệu trưởng về mức độ thực hiện của nội dung chỉ đạo công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá chung ở mức độ TB với Điểm TB = 2,51 so với min = 1 và max = 4. Các nội dung của quản lý được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,01 <_ Điểm TB <_2,93. 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Bảng 2.19. Kết quả đánh giá việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Mức độ (%) Điểm Thứ Tiêu chí TB bậc Tốt TB Chưa tốt Xây dựng các tiêu 0 47,3 52,7 2,47 3 Chuẩn Đo việc thực hiện 0 51,2 48.8 2,5 2 Tổng kết công tác 35.4 51.2 13.4 3,18 1 kiểm tra Điểm TB chung = 2.71 Kết quả bảng 2.19 cho thấy ý kiến đánh giá chung của hiệu trưởng về mức độ thực hiện của giải pháp được đánh giá chung là khá với Điểm TB = 2,71 so với min = 1 và max = 4. Các nội dung của giải pháp được đánh giá ở mức độ tương đối đồng dao động trong khoảng từ 2,47 <_ Điểm TB <_3,18. 2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.5.1. Ưu điểm. 2.5.2. Hạn chế, tồn tại 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại Kết luận chương 2 Kết quả khảo sát công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên cho thấy về nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của hiệu trưởng là tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học. Các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay của Sở GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới được đánh giá ở mức độ TB hoặc khá. Theo xu hướng phát triển của giáo dục và Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam thì quản lý hoạt động bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường tiểu học ngoài những nội dung đang thực hiện cần phải có những biện pháp khác hỗ trợ cũng như
  20. 18 việc thực hiện các biện pháp cần đồng bộ để phát huy tác dụng tối đa của các biện pháp. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH HƯNG YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho hiệu trưởng, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo * Mục tiêu của biện pháp Việc nâng cao nhận thức đối với hai lực lượng trên về ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động "Bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng" có giá trị to lớn đối với việc kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thống nhất tập trung nguồn lực, vận dụng các hình thức tổ chức phù hợp thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng ở các cấp nói chung, hiệu trưởng cấp học tiểu học nói riêng ở địa phương phải nắm vững mục đích, yêu cầu và nội dung của việc bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng mà Bộ GD&ĐT đã ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2011 Các nội dung thông tin chính thức cơ bản quan trọng này được chuyển tải một cách gián tiếp bằng các công văn, Chỉ thị, Thông tư Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống quản lý giáo dục đa cấp thì Sở GD&ĐT tỉnh cần phải kế hoạch hoá, tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức không những của hiệu trưởng trường tiểu học cả đội ngũ cô giáo, hiệu trưởng cấp phường, xã trên phạm vi trường đóng. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Phải có sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng uỷ và chính quyền các cấp từ tỉnh, thành phố đến phường, xã về chủ trương của Đảng, Chính phủ. Sở GD&ĐT của tỉnh có trọng trách thực hiện chủ trương này.
  21. 19 Chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo * Mục tiêu của biện pháp: Lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT là chức năng đầu tiên, quan trọng nhằm giúp cho nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể từ thực trạng trước khi chưa bồi dưỡng thì hiệu trưởng trường tiểu học. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng theo các bước như sau: - Bước 1: Giai đoạn tiền kế hoạch - Bước 2: Dự thảo kế hoạch: gồm những nét chủ yếu sau: - Bước 3: Xây dựng kế hoạch chính thức * Điều kiện thực hiện biện pháp: Sở GD&ĐT cần xác định được mục tiêu trong tổng thể trong quá trình quản lý, từng giai đoạn Đồng thời cần phải nắm bắt được lượng thông tin cụ thể, chính xác về các nguồn lực chủ yếu để thực hiện được mục tiêu của quá trình quản lý. 3.2.3. Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng * Mục tiêu của biện pháp: Việc cải tiến tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng nhằm giúp cho hiệu trưởng bù đắp được những thiếu hụt về các năng lực, kĩ năng đòi hỏi người hiệu trưởng phải có trong thời kì đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Để cải tiến tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng trước hết Sở GD&ĐT cần thành lập một số tiểu ban bao gồm những cán bộ của Phòng GD&ĐT và một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về thực tiễn công việc quản lý và bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu họC. - Đối với khóa khoá học tập trung: - Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn ngày: * Điều kiện thực hiện biện pháp: Sở GD&ĐT cần phải nắm được số lượng chính xác, nguyện vọng bồi dưỡng cụ thể đối với Chuẩn nào? Mặt khắc phải lựa chọn giảng viên có trình độ lý luận vững vàng, có kinh nghiệm
  22. 20 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục * Mục tiêu của biện pháp: Vấn đề cốt lõi của đổi mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT được xác định là tập trung "chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của người học". * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm đưa ra những quyết định sử dụng phương pháp trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng. Sở GD&ĐT tiến hành chỉ đạo tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Chỉ đạo tổ chức Xemina theo nhóm, lớp: - Chỉ đạo cải tiến phương pháp thuyết trình: - Chỉ đạo sử dụng phương pháp công não: - Chỉ đạo áp dụng một số hình thức học theo nhóm. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Nhằm được tổ chức tuy là tạm thời nhưng xác định được mục đích cụ thể đối với hoạt động là nâng cao hiệu quả học tâp. Mọi người phải có trách nhiệm tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, tôn trọng ý kiến của nhau, phải có ý thức khiêm tốn, học hỏi, lắng nghe. 3.2.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng * Mục tiêu của biện pháp: Giúp người học tự đánh giá và biết được GV đánh giá năng lực học tập của mình, biết những mặt mạnh, mặt cần cố gắng để bổ sung và điều chỉnh trong quá trình học. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá: - Tăng cường tự kiểm tra, đánh giá của học viên: - Chỉ đạo đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá: * Điều kiện thực hiện biện pháp: Sở giáo dục và đào tạp cần xây dựng tiêu chí kiểm tra cụ thể, rõ ràng và công khai trước khi tiến hành tổ chức bồi dưỡng cho hiệu trưởng. Nội dung kiểm tra phải thiết thực gắn với mục tiêu yêu cầu của khoá học. Công tác này phải gắn với công tác đánh giá hiệu trưởng hàng năm. 3.2.6. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học để bồi dưỡng có hiệu quả * Mục tiêu của biện pháp:
  23. 21 Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy cho giảng viên và nâng cao hiệu quả học tập bồi dưỡng của học viên. Vì vậy, để công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng đạt hiệu quả thì cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần tạo ra những thuận lợi cho công tác này. * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Sở GD&ĐT cần tham mưu với UBND tỉnh có những chính sách thoả đáng đối với hiệu trưởng tích cực tham gia học tập để tạo tinh thần phấn chấn, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ cho công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng nhà trường. Kế hoạch phải xác định rõ dự kiến về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cần tham mưu với UBND về chính sách đãi ngộ phù hợp cho hiệu trưởng trường tiểu học để họ yên tâm học tập, rèn luyện trong các khoá tập huấn, bồi dưỡng. 3.3. Mối quan hệ giữa biện pháp Biện pháp một "Nâng cao nhận thức cho hiệu trưởng, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT" chính là khởi đầu khai thông hoạt động tự giác, sáng tạo tiếp tục những hành vi, thói quen hành vi Chuẩn mực, hành vi văn hoá, hành vi pháp luật, hành vi đạo đức theo yêu cầu phát triển của xã hội. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Vài nét về hoạt động khảo nghiệm 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp Tính cần thiết Không Điểm Thứ TT Biện pháp Rất cần Cần cần TB bậc thiết thiết thiết 1 Biện pháp 1 51 4 1 2.9 1 2 Biện pháp 2 36 11 9 2.5 4 3 Biện pháp 3 39 10 7 2.6 3 4 Biện pháp 4 43 7 6 2.7 2 5 Biện pháp 5 43 7 6 2.7 2 6 Biện pháp 6 34 7 15 2.3 5 Điểm TB chung = 2.6
  24. 22 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Tính khả thi Điểm Thứ TT Biện pháp Rất Không Khả thi TB bậc khả thi khả thi 1 Biện pháp 1 43 9 4 2.7 1 2 Biện pháp 2 34 4 18 2.3 5 3 Biện pháp 3 34 4 18 2.3 4 4 Biện pháp 4 38 5 13 2.4 3 5 Biện pháp 5 41 8 7 2.6 2 6 Biện pháp 6 27 14 15 2.2 6 Điểm TB chung = 2.5 Để thấy được mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục đã được đề xuất, chúng tôi lập bảng sau: Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi TT Biện pháp quản lý Điểm Thứ Điểm Thứ TB bậc TB bậc 1 Biện pháp 1 2.9 1 2.7 1 2 Biện pháp 2 2.5 4 2.3 5 3 Biện pháp 3 2.6 3 2.3 4 4 Biện pháp 4 2.7 2 2.4 3 5 Biện pháp 5 2.7 2 2.6 2 6 Biện pháp 6 2.3 5 2.2 6 Đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spiec man để tính toán: 6D 2  = 1 - N(N 2 1) Kết quả tính toán  + 0.85 Với hệ số tương quan  + 0.85 cho phép rút ra kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học có tương quan thuận và chặt chẽ, tức là có sự phù hợp khá cao. Kết luận chương 3 Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp quản lý.
  25. 23 Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn giáo dục tiểu học tỉnh Hưng Yên. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng trong nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các khái niệm cơ bản sau đã được hệ thống hóa: quản lý, hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng trường tiểu học, quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. 1.2. Kết quả khảo sát ý kiến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Hưng Yên như sau: Cán bộ quản lý và GV đã nhận thức đầy đủ và cao tầm quan trọng và vai trò của quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD đã áp dụng nhiều biện pháp: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQL và GV đã đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý ở mức độ TB. 1.3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp quản lý. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn địa phương hiện nay. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với UBND tỉnh Hưng Yên Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho Sở GD&ĐT. Đầu tư kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên để thu hút thêm giảng viên giỏi dạy cho các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Có sự chỉ đạo sát sao tới các phòng Giáo dục làm tốt công tác quy hoạch hiệu trưởng trường tiểu học. Xây dựng qui định việc đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm.
  26. 24 Liên tục tìm hiểu và cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng của Ngành, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác bồi dưỡng để tăng chất lượng và hiệu quả 2.3. Đối với hiệu trưởng trường tiểu học Thường xuyên học hỏi, tích cực tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của mình. Chấp hành nghiêm túc những quy định về quản lý hoạt động bồi dưỡng do nhà trường đã đề ra.