Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_doi_ngu_cong_tac_vien_thanh_tra_so.pdf
Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác QLGD có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định đến sự thành bại của sự phát triển giáo dục. Hiệu quả của lãnh đạo, quản lý nói chung, và quản lý giáo dục nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác TT, KT. TT có vai trò cực kỳ quan trọng, là một khâu trọng yếu trong công tác quản lý của bộ máy QLNN. Thanh tra có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo kiểm tra sự đúng đắn của bản thân sự lãnh đạo của mình. Đồng thời TT còn kiểm tra sự chấp hành của các cơ quan thuộc quyền, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, bảo đảm cho những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành một cách đầy đủ và có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thanh tra là tai mắt của Đảng, của Chính phủ, tai mắt sáng suốt thì con người mới sáng suốt”. Trong những năm qua hoạt động TT của Sở GD&ĐT Hưng Yên đã đạt được những kết quả nhất định; thông qua TT đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giữ vững kỷ cương nền nếp, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, so với mục đích và yêu cầu đặt ra vẫn còn một số hạn chế bất cập; đội ngũ CTVTT còn thiếu về số lượng, hạn chế về mặt chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhà trường và hoạt động chuyên môn của giáo viên. Để khắc phục những hạn chế trên vấn đề xây dựng đội ngũ CTVTT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đang trở thành một việc cấp thiết của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên, trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường nghiệp vụ TT đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng GD. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng GD tỉnh Hưng Yên hiện nay mặc dù đứng hàng đầu trong ngành GD&ĐT của toàn quốc, nhưng không phải là không có hạn chế, bất cập, chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển. Một trong những nguyên nhân đó là việc đánh giá công tác quản lý, đánh giá các hoạt động chuyên môn, công tác TT, công tác KT ở mỗi cơ sở GD trong địa bàn tỉnh còn chưa tốt. Do đó, nếu áp dụng đồng bộ những biện pháp quản lý CTVTT do tác giả đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CTVTT, nâng cao hiệu quả quản lý trong mỗi nhà trường của Sở GD&ĐT, góp phần hoàn thành tốt nhất công tác chuyên
- 2 môn, thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác QLGD của tỉnh Hưng Yên nói riêng và quốc gia nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận của quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. 5.2. Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên trong 5 năm trở lại đây và đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT trong các năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu các nhà trường thuộc quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục thì nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên. Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài 1.1.2. Ở Việt Nam 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm biện pháp: Là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể. 1.2.2. Quản lý giáo dục: Là tập hợp những biện pháp (tổ chức, cán bộ, kế hoạch hóa, ) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. 1.2.3. Khái niệm đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục
- 3 1.2.3.1. Đội ngũ: Là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. 1.2.3.2. Cộng tác viên: Là người cộng tác trong một công việc chung. 1.2.3.3. Cộng tác viên thanh tra giáo dục - Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên - Cộng tác viên thanh tra giáo dục không thường xuyên 1.2.3.4. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục: Là một thể số quá đông CTVTT giáo dục thường xuyên và không thường xuyên có cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ đạo thống nhất, có kế hoạch của Sở GD&ĐT, họ gắn bó với nhau về nhiệm vụ, quyền hạn khi tham gia thanh tra. 1.2.4. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý và quản lý giáo dục 1.2.4.1. Khái niệm kiểm tra và thanh tra: Là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Thanh tra: Thứ nhất: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”; với nghĩa thứ hai: “Chỉ nghề nghiệp, tên gọi, chức danh của những người làm nhiệm vụ thanh tra”. 1.2.4.2. Vai trò của thanh tra trong quản lý giáo dục: TT, KT nói chung và TT, KT GD&ĐT nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT nước nhà. 1.2.5. Khái niệm quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT là cách quản lý tập trung, cộng với các yêu cầu của tổ chức sử dụng đội ngũ CTVTT do sở GD&ĐT quản lý để tạo hiệu quả cho công tác TTGD bao gồm: 1.3. Hệ thống thanh tra Nhà nước và thanh tra giáo dục 1.3.1. Hệ thống thanh tra Nhà nước Ngày 15/11/2010 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có ban hành Luật Thanh tra - Luật số 56/2010/QH12, quy định hệ thống TTNN Thanh tra chính phủ Thanh tra tỉnh, thành phố Thanh tra Bộ, cơ quan trực thuộc trung ương ngang Bộ Thanh tra quận, huyện Thanh tra Sở Sơ đồ 1.1. Hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước
- 4 1.3.2. Hệ thống thanh tra giáo dục * Điều 5 Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của chính phủ quy định TTGD Sơ đồ bộ máy TTGD được biểu diễn ở dưới đây: THANH TRA BỘ GIÁO DỤC Chánh thanh tra Phó chánh thanh tra Phó chánh thanh tra Thanh tra viên Thanh tra viên Thanh tra viên THANH TRA SỞ GIÁO DỤC Chánh thanh tra Phó chánh thanh tra Thanh tra viên Thanh tra viên CTVTT GD GD Phòng Trung tâm Các trường Mầm non Phổ thông GD&ĐT GDTX trung cấp chuyên nghiệp Sơ đồ 1.2. Bộ máy thanh tra giáo dục
- 5 1.4. Hoạt động thanh tra giáo dục 1.4.1. Chức năng, đối tượng, hình thức, lực lượng Thanh tra giáo dục 1.4.1.1. Những quy định chung 1.4.1.2. Chức năng của thanh tra giáo dục Đánh giá, phát hiện, điều chỉnh, giúp đỡ, phòng ngừa. Có thể hiểu chức năng của TT qua sơ đồ sau. Có thể hiểu chức năng của TT qua sơ đồ sau: Xác định các So sánh kết Đo lường kết Kết quả sai lệch quả thực tế với quả thực tế thực tế cá tiêu chuẩn Phân tích các Xây dựng Thực hiện Kết quả nguyên nhân chương trình các điều mong muốn sai lệch điều chỉnh chỉnh Sơ đồ 1.3. Vòng liên hệ ngược của thanh tra, kiểm tra trong quản lý 1.4.1.3. Đối tượng thanh tra giáo dục 1.4.1.4. Hình thức thanh tra giáo dục 1.4.1.5. Lực lượng cán bộ thanh tra 1.4.2. Nguyên tắc và nội dung của thanh tra giáo dục 1.4.2.1. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục 1.4.2.2. Nội dung hoạt động của thanh tra giáo dục 1.5. Đổi mới thanh tra giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo hiện nay Yêu cầu cơ bản hiện nay là quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cụ thể là đạt được các tiêu chí về phẩm chất, năng lực và trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác TT. Đồng thời với kiện toàn bộ máy quản lý, công tác TT cần có những phương thức tổ chức, kế hoạch hoạt động TT hợp lý, hiệu quả. 1.6. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 1.6.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 1.6.1.1.Vị trí, chức năng 1.6.1.2. Nhiệm vụ 1.6.2. Những yêu cầu của cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay 1.6.2.1.Yêu cầu về phẩm chất 1.6.2.2.Yêu cầu về năng lực: 1.6.2.3.Các yêu cầu khác về trình độ, kinh nghiệm công tác 1.6.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục
- 6 1.6.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục (Điều 5 thông tư 54/2012/TT – BGDĐT) 1.6.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục khi tham gia đoàn thanh tra (Điều 6, thông tư 54/2012/TT – BGDĐT). 1.7. Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 1.7.1. Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục 1.7.2. Nội dung quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra 1.7.2.1. Quản lý về số lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra 1.7.2.2. Quản lý về chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra 1.7.2.3. Quản lý về cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra 1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 1.8.1. Yếu tố về chủ thể quản lý 1.8.2.Yếu tố về khách thể quản lý 1.8.3. Yếu tố về môi trường quản lý 1.8.4. Những yếu tố khác Kết luận chương 1 TT, KT có một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong công tác QLNN. Chương 1 của luận văn đã khái quát tổng quan nghiên cứu vấn đề, làm rõ được các khái niệm cơ bản như thanh tra, thanh tra giáo dục, CTVTT giáo dục, quản lý đội ngũ, quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục. Ngoài ra, tác giả luận văn đã phân tích và làm rõ được chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ làm công tác CTVTT giáo dục. Tác giả luận văn đã phân tích và làm rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cán bộ làm công tác CTVTT giáo dục. Đồng thời, tác giả luận văn đã phân tích đổi mới thanh tra và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý đội ngũ CTVTT. Chương 1 của luận văn đã tập trung nêu rõ các nội dung quản lý đội ngũ CTVTT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ CTVTT.
- 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.2. Đặc điểm về văn hóa, giáo dục Năm 2016, Hưng Yên hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh có 288 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng cường, tỷ lệ phòng học được kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt trên 72.1%, bậc phổ thông đạt 91.7%. Mạng lưới giáo dục - đào tạo tiếp tục được mở rộng. 2.2. Khái quát về giáo dục phổ thông tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Về quy mô trường lớp Từ năm học 2012-2013 đến nay GD&ĐT tỉnh Hưng Yên về quy mô trường lớp ở các cấp học tiếp tục được củng cố và phát triển, toàn tỉnh có 562 trường trong đó công lập: 533 trường (chiếm 94,8%), ngoài công lập: 29 trường (chiếm 5,2%) 2.2.2. Về chất lượng giáo dục 2.2.2.1. Chất lượng hai mặt giáo dục 2.2.2.2. Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi: Chất lượng mũi nhọn HS giỏi THPT của tỉnh Hưng Yên luôn được duy trì và phát triển bền vững. 2.2.3. Về cơ cấu đội ngũ Về cơ cấu đội ngũ: (đến 31/5/2017 - không tính trường ngoài CL) Bảng 2.11. Bảng tổng hợp cơ cấu đội ngũ Đơn vị tính: Người Trên Đạt chuẩn Đảng viên Bậc TSCBGV, chuẩn CBQL TSGV học NV Tổng Tổng Tổng % % % số số số MN 4226 543 3183 4226 100 2960 70.1 1434 33.9 TH 4835 340 4120 4835 100 4366 90.3 1896 39.2 THCS 4281 342 3499 4281 100 2709 63.3 1919 44.8 THPT 1989 117 1618 1989 100 302 15.2 912 45.8 Tổng 15331 1342 12420 15331 100 10337 67.4 6161 40.2 cộng Nguồn số liệu điều tra cơ cấu đội ngũ từ bậc MN đến bậc PT 2.3. Tổ chức khảo sát và nghiên cứu thực trạng 2.3.1. Điều tra sâu về cộng tác viên thanh tra 2.3.2. Khảo sát thực trạng
- 8 2.4. Thực trạng đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên 2.5. Thực trạng quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên 2.5.1. Quản lý số lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra Bảng 2.14: Tổng hợp số lượng CTVTT phân bổ theo bậc học Trong đó Tổng PHÒN số Năm học SỞ G THC THP CTVT MN TH GD GD&Đ S T T T 2013-2014 637 20 101 89 133 239 55 2014-2015 637 20 101 89 133 239 55 2015-2016 637 20 101 89 133 239 55 2016-2017 302 30 84 30 33 86 39 Nguồn số liệu điều tra số lượng CTVTT phân bổ theo bậc học từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017 Năm học 2015-2016 cho ta thấy với tổng số CTVTT là 637 người (trong đó các trường MN: 89 TH: 133, THCS: 239, THPT: 55), với số trường MN, TH, THCS, THPT trên toàn tỉnh có 562 trường với tổng số CB – GV – NV: 15.531 người (trong đó CBQL: 1.342; GV trực tiếp đứng lớp: 12.420) là quá ít. Tỉ lệ thấp dẫn đến yêu cầu đáp ứng chất lượng cho mỗi đợt thanh tra chưa cao. Bảng 2.15. Đánh giá mức độ hợp lý về số lượng CTVTT các bậc học Mức độ Cấp học Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý SL % SL % SL % MN 86 28.7 70 23.3 144 48 TH 25 8.3 59 19.7 216 72 THCS 53 17.7 46 15.3 201 67 THPT 55 18.3 46 15.3 199 66.3 Khi trực tiếp trao đổi và phỏng vấn đại đa số người được hỏi đều khẳng định: Với khối lượng công việc của công tác TTGD là rất lớn trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày, số lượng CTVTT quá mỏng đã ảnh hưởng đến áp lực cho đối tượng TT, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động TT. 2.5.2. Quản lý chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra Tác giả đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến của các đồng chí trực tiếp tham gia CTVTT. Kết quả phiếu trưng cầu thu được từ 150 CTVTT (theo thống kê trong các bảng 2.14, 2.15).
- 9 Bảng 2.16. Tổng hợp đánh giá thực trạng về phẩm chất CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Mức độ Thứ Số Nội dung Xuất Yế ∑ bậc TT Tốt Khá TB sắc u Có lập trường tư tưởng 1 85 58 7 0 0 150 1.52 1 chính trị vững vàng Hiểu biết và làm việc 2 34 56 50 10 0 150 0.76 4 theo pháp luật Nắm vững quan điểm 3 10 48 82 10 0 150 0.39 6 đường lối giáo dục 4 Tính nguyên tắc 28 35 73 14 0 150 0.51 5 Tính dũng cảm kiên 5 8 26 101 15 0 150 0.18 7 quyết Toàn tâm toàn ý cho 6 2 8 133 7 0 150 0.03 9 công việc 7 Tinh thần trách nhiệm 4 21 121 4 0 150 0.17 8 Tính trung thực, thẳng 8 50 54 40 6 0 150 0.99 2 thắn Công bằng, cởi mở, quan 9 21 91 34 4 0 150 0.86 3 tâm đến mọi người Bảng 2.17. Bảng tổng hợp Đánh giá thực trạng về năng lực CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Mức độ Số Thứ Nội dung Xuất ∑ x TT Tốt Khá TB Yếu bậc sắc 1 Năng lực quan sát 19 30 80 21 0 150 0.31 4 2 Năng lực giao tiếp 18 44 64 24 0 150 0.37 3 3 Năng lực sư phạm 19 40 75 18 0 150 0.39 2 4 Năng lực quản lý 16 36 95 3 0 150 0.43 1 Năng lực cảm hóa 5 4 19 97 30 0 150 -0.02 5 thuyết phục
- 10 Bảng 2.18. Bảng tổng hợp Đánh giá thực trạng về uy tín CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Mức độ Số Thứ Nội dung Xuất ∑ x TT Tốt Khá TB Yếu bậc sắc Được CBGV chấp 1 16 26 101 7 0 150 0.34 2 nhận phục tùng Được CBGV tin 2 19 27 98 6 0 150 0.39 1 tưởng, kính trọng Như vậy, vẫn còn một số CTVTT khi được hỏi ngay trong câu trả lời có sự xác định chưa đúng và đủ về phẩm chất, năng lực và uy tín cần có của người CTVTT trong công tác TTGD. Nghĩa là việc xác định năng lực và uy tín này chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GD hiện nay. Chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng về công tác TTGD còn bất cập, cần phải được tăng cường. 2.5.3. Quản lý về cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Bảng 2.19. Thực trạng đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Trình độ Đã Thâ chuyên môn Độ Thâ qua m tuổi m đào Sa niên Đối tượng SL trun niên tạo, u C TH ngàn ĐH g làm bồi Đ Đ CN h bình TT dưỡng H GD NVTT CTV SỞ 30 6 24 0 0 44.8 23.1 10 30 CTV 84 10 74 0 0 39.1 20.3 8.2 30 PGD&ĐT CTV MN 30 0 20 10 0 30.6 12 2 12 CTV TH 33 0 33 0 0 35 18 5 20 CTV THCS 86 7 79 0 0 42 22 6 46 CTV THPT 39 18 21 0 0 44 25 10 20 Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên Tác giả đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến về cơ cấu đội ngũ CTVTT của 35 CBQL và 115 giáo viên cốt cán các nhà trường, tổng số là: 150 người để đánh giá thực trạng về cơ cấu đội ngũ CTVTT của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên.
- 11 Bảng 2.20. Thực trạng cơ cấu đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Mức độ Cơ cấu Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý SL % SL % SL % Chuyên môn 113 75.3 37 24.7 0 0 Độ tuổi 65 43.3 73 48.7 12 8.0 Giới tính 25 16.7 47 31.3 78 52.0 2.6. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ công tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên Bảng 2.21. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên Cán bộ quản lý Sở Hiệu trưởng Giáo viên Yếu tố ảnh SL, GD&ĐT hưởng tỷ lệ Bình Ít tác Bình Ít tác Bình Ít tác Nhiều Nhiều Nhiều thường động thường động thường động Những yếu tố SL 16 3 1 24 5 1 31 14 5 về chủ thể quản lý % 80,0 15,0 5,0 80,0 16,7 3,3 62,0 28,0 10 Những yếu tố SL 10 6 4 14 11 5 11 27 12 về khách thể quản lý % 50 30 20 46,7 36,7 16,7 22,0 54,0 24,0 Những yếu tố SL 16 4 0 21 6 3 32 12 6 về môi trường quản lý % 80,0 20,0 0 70,0 20,0 10,0 64,0 24,0 12,0 Những yếu tố SL 13 5 2 18 7 5 36 6 8 khác % 65,0 25,0 10,0 60,0 23,3 16,7 72,0 12,0 16,0 2.7. Những kết quả đạt đươc, những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên 2.7.1. Một số kết quả đã đạt được trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra 2.7.2. Một số hạn chế trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra 2.7.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Để có cơ sở chuẩn bị lực lượng cho việc xây dựng đội ngũ TTV, CTVTT nhiệm kỳ tới, chúng tôi đã điều tra đánh giá về tiêu chuẩn của người cán bộ TT. Tổng hợp kết quả thu được như sau:
- 12 Bảng 2.22. Đánh giá về phẩm chất cần có ở CTVTT (Đối tượng được trưng cầu ý kiến là 170 người) Mức độ SỐ Rất quan Không Phẩm chất Quan trọng TT trọng quan trọng SL % SL % SL % 1 Phẩm chất chính trị tốt 136 80.0 34 20.0 0 0 2 Trung thực 105 61.8 65 38.2 0 0 3 Công minh 98 57.6 72 42.4 0 0 4 Thân thiện 30 17.6 70 41.2 70 41.2 Bảng 2.23. Đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ cần có ở CTVTT (Đối tượng được trưng cầu ý kiến là 170 người) Mức độ Rất Không SỐ Quan Nội dung quan quan TT trọng trọng trọng SL % SL % SL % 1 Tốt nghiệp đại học 82 48.2 88 51.8 0 0 2 Đạt GV giỏi cấp tỉnh 50 29.4 90 52.9 30 17.7 3 Đã là cán bộ QLGD giỏi 47 27.6 82 48.2 41 24.2 4 Có nhiều SKKN (QLGD và GD) 53 31.2 96 56.4 21 12.4 5 Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên 105 61.8 38 22.4 27 15.8 6 Có nghiệp vụ thanh tra 170 100.0 0 0 0 0 Những yêu cầu về tiêu chuẩn của một CTVTT là cơ sở để Sở GD&ĐT tổ chức lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TT chuyên ngành và CTVTT có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn giáo dục ở tỉnh. Người CTVTT đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chí cần có về chuyên môn, phẩm chất của đối tượng TT chính là một trong các tiền đề cho công tác TT đạt hiệu quả. Kết luận chương 2 Trong những năm qua Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành quả rất đáng tự hào. Có được thành công đó, ngoài rất nhiều lí do khác, người ta phải nói đến sự đóng góp của hoạt động TTGD. Hoạt động TT của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên được chú trọng xây dựng và làm việc có hiệu quả. Chương 2 luận văn đã điều tra, phân tích để làm rõ hiện trạng công tác thanh tra giáo dục chỉ ra được những mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ
- 13 TTV. Đối chiếu với quy định về tiêu chuẩn CTVTT giáo dục tại Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012, đây là một điểm yếu của đội ngũ cán bộ thanh tra và có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động thanh tra còn có những hạn chế. Cũng trong chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục của tỉnh thông qua các nội dung: Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu và một số nhận định về đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Ngoài ra luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích làm rõ các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý, những yếu tố ảnh hưởng đội ngũ CTVTT của tỉnh. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN 3.1. Một số nguyên tắc nhằm đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên 3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp - Làm cho CB, GV các trường trên địa bàn tỉnh quản lý nắm được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của TTGD, TTV và CTVTT chuyên môn, cũng như tiêu chuẩn của CTVTT. Từ đó nhận thức đúng đắn về hoạt động TT và người làm công tác TT. Hình thành ở CB, GV ý thức và hành động hợp tác, đóng góp xây dựng tổ chức TT ngày càng vững mạnh. 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Cập nhật, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong CBQL, GV những thông tin, kiến thức về công tác TT trong QLGD hiện nay 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong CB, GV trong các bậc học: MN; TH; THCS; THPT về các vấn đề chung của TTGD. - Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề TT cho CBQL các trường MN, TH, THCS, THPT và CTVTT.
- 14 - Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của CB, GV, CBQL, CTVTT để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và cập nhật thông tin cho đội ngũ về công tác TT. Trong ba nội dung trên, nội dung (1) tuyên truyền rộng rãi cho CB, GV về các vấn đề chung của TTGD có tác dụng tích cực nhất. Nếu CB, GV có nhận thức đúng đắn, họ sẽ ủng hộ đội ngũ cán bộ TT và trở thành những người của đội ngũ cán bộ TT, chỉ có như vậy đội ngũ TT mới phát huy hết sức mạnh của mình. 3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của CB, GV về TTGD, trong đó có TT chuyên môn. - Phải có những cán bộ nòng cốt làm tuyên truyền viên, có trình độ lý luận, có năng lực cảm hóa, thuyết phục và thực sự tâm huyết với công việc. 3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp Cụ thể hóa các văn bản của cấp trên về công tác TTGD đối với các cơ sở GD, trường trực thuộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp Nghiên cứu kỹ, thống kê chính xác thực trạng hoạt động GD của các trường trực thuộc trên toàn tỉnh. Thu thập thông tin đầy đủ về những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng GD toàn diện, ảnh hưởng đến vị thế của ngành GD&ĐT trong xã hội làm cơ sở cho công tác tham mưu. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp Đảm bảo tính pháp lý của các văn bản và chuyển tới các trường trên địa bàn tỉnh quản lý kịp thời để các trường hợp thực hiện, tập trung vào vấn đề tiêu điểm của xã hội: 3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện các biện pháp Ban hành các văn bản kịp thời, nội dung rõ ràng, dễ hiểu. Xử lý kết quả TT kịp thời, nghiêm túc, phù hợp với quy định. 3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp. Thông qua việc tuyển chọn, bổ nhiệm, xây dựng được đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực thực hiện công tác TTGD theo các nội dung và chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT quy định. 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- 15 Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nội dung thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý ở các trường MN, TH, THCS, THPT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ CTVTT và điều kiện thực tiễn của tỉnh, Thanh tra Sở GD&ĐT xây dựng quy trình cải tiến việc tổ chức, tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu lại đội ngũ CTVTT. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp Quán triệt các văn bản, hướng dẫn của ngành nghề về việc tuyển chọn CTVTT. Nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình của đơn vị để xác định hệ thống tiêu chí về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của cộng tác viên thanh tra phù hợp với yêu cầu công tác và điều kiện thực tế. 3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp. - Các cơ sở GD cần nghiên cứu kỹ và nắm vững các văn bản, hướng dẫn về công tác TT, về các tiêu chuẩn của TTV và CTVTT. - Nắm vững tình hình từng cơ sở GD 3.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra 3.2.4.1. Mục đích của biện pháp - Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CTVTT nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất năng lực của đội ngũ, đảm bảo cho đội ngũ CTVTT có đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. 3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp. - Cập nhật và nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến công tác thanh tra, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những hướng dẫn đổi mới nội dung chương trình thay sách giáo khoa, nội dung giảm tải, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới để xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng đội ngũ CTVTT. 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp Xác định đúng những vấn đề cần đổi mới trong hoạt động TT. Đánh giá đúng thực trạng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CTVTT Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Cách thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho CTVTT tự bồi dưỡng nghiệp vụ TT 3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp. - Đội ngũ CTVTT được bổ nhiệm ổn định - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo năm học, theo nhiệm kỳ - Có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ CTV nòng cốt trong đội ngũ CTVTT.
- 16 3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp - Giúp Sở GD&ĐT đánh giá đúng hiệu quả hoạt động TTGD. - Phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc trong hoạt động TT - Đánh giá đúng trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ CTVTT làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CTVTT. 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp Căn cứ văn bản hướng dẫn công tác thanh tra các cấp. Cụ thể hóa bằng kế hoạch chi tiết về TT chuyên môn, TT quản lý và làm tốt kế hoạch phối hợp để đảm bảo thực hiện TT theo đúng kế hoạch. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp Quán triệt đến lãnh đạo TT Sở GD&ĐT, cán bộ giáo viên các trường MN, TH, THCS, THPT và CTVTT tầm quan trọng của việc KT hoạt động TT và đánh giá kết quả công tác của CTVTT. 3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc: “Chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra”. 3.2.6. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra 3.2.6.1. Mục đích của biện pháp Xác định các vấn đề cần tham mưu cho Sở GD&ĐT và các cấp có thẩm quyền về các nội dung cần thực hiện để tăng cường kinh phí cho công tác thanh tra. 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp Xác định các vấn đề tham mưu cho Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Tài chính - Kế hoạch những nội dung cần thực hiện để tăng cường kinh phí cho hoạt động TTGD. 3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với CTVTT cần được trang bị: + Hệ thống các văn bản chủ yếu phục vụ cho công tác thanh tra hoạt động giáo dục + Cặp tài liệu, sổ công tác + Được trang bị và hướng dẫn sử dụng các thiết bị kỹ thuật khi cần thiết. + Được tạo điều kiện về phương tiện đi lại, ăn ở khi làm công tác thanh tra. 3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp.
- 17 Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành GD&ĐT nhận thức được các yêu cầu về kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật dành cho hoạt động TT là một yếu tố quan trọng để bảo đảm kết quả TT. 3.3. Mối quan hệ tương tác giữa các biện pháp Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng thời, thống nhất mới có thể tổ chức, xây dựng được đội ngũ CTVTTGD đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu góp phần vào việc đổi mới quản lý, tăng cường trật tự kỷ cương, củng cố nề nếp các hoạt động GD ở các trường MN, TH, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Biện pháp 1 Biện pháp 6 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ tương tác giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục 3.4.1. Mục đích khảo sát 3.4.2. Đối tượng xin ý kiến đánh giá Trưng cầu ý kiến của 217 người, bao gồm: 3 lãnh đạo Sở, 14 chuyên viên Sở GD&ĐT, 60 Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng và 140 TTV, CTVTT. 3.4.3. Tiến trình thực hiện phương pháp chuyên gia để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.4. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
- 18 Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ Điể Rất Khôn Tổng Cần m Thứ Biện pháp quản lý cần g cần số thiết TB bậc thiết thiết điểm (2đ) X (3đ) (1đ) 3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh tra 202 15 0 636 2.93 1 và thanh tra giáo dục 3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác 189 28 0 623 2.87 3 thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng 183 34 0 617 2.84 4.5 tác viên thanh tra Sở GD&ĐT 3.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho 192 25 0 626 2.88 2 cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra 3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh 183 34 0 617 2.84 4.5 giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra 3.2.6. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ 161 56 0 595 2.74 6 cộng tác viên thanh tra Tổng cộng 2.85
- 19 Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ Rất Tổng Điểm Khả Không Thứ Biện pháp quản lý khả số TB thi khả thi bậc thi điểm X (2đ) (1đ) (3đ) 3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh 206 11 0 640 2.95 1 tra và thanh tra giáo dục 3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác 202 15 0 636 2.93 2 thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng 191 26 0 625 2.88 3.5 tác viên thanh tra Sở GD&ĐT 3.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh 192 25 0 626 2.88 3.5 tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra 3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và 167 50 0 601 2.77 6 đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra 3.2.6. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ 177 40 0 611 2.82 5 cộng tác viên thanh tra Tổng cộng 2.87
- 20 Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Biện n – Tổng Điểm Thứ Tổng Điểm Thứ 1 D2 pháp n2 điểm số TB bậc(n1) điểm số TB bậc(n2) 1 636 2.93 1 640 2.95 1 0 0 2 623 2.87 3 636 2.93 2 1 1 3 617 2.84 4.5 625 2.88 3.5 1 1 4 626 2.88 2 626 2.88 3.5 -1.5 2.25 5 617 2.84 4.5 601 2.77 6 -1.5 2.25 6 595 2.74 6 611 2.82 5 1 1 Ta có công thức Spearman như sau: 6 D2 6(0 1 1 2.25 2.25 1) 6x 7.25 R 1 1 1 1 0.21 0.79 n( n2 1) 6(36 1) 6 x 35 R>0: Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận R=0.79>0.7: Tương quan chặt chẽ Với kết quả trên, cho phép chúng ta kết luận: tương quan trên thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là, các biện pháp đưa ra vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi cao. Từ kết quả trên, chúng tôi cho rằng: các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý và khoa học sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong việc quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. Điều đó sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động TTGD. Kết luận chương 3 Để có thể xác lập được các biện pháp nhằm đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT và phù hợp với tình hình đổi mới GD hiện nay thì các quan điểm có tính chất lý luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn về công tác TT phải được quán triệt trong toàn ngành.
- 21 Quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là vấn đề mấu chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTGD. Chính vì vậy trong đề tài này, chúng tôi đã đưa ra 6 biện pháp vừa mang tính lý luận, vừa phù hợp với thực tiễn với nội dung đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. Các biện pháp này nhằm khắc phục những mặt hạn chế của đội ngũ CTVTT hiện nay. - Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục - Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương - Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở GD&ĐT - Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra - Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra - Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra Các cán bộ quản lý cấp Sở và cấp trường cùng những giáo viên được hỏi ý kiến đều thống nhất đánh giá: các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Các biện pháp đều có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện đồng bộ, thống nhất và thường xuyên trong cùng một hệ với sự phấn đấu không ngừng của mỗi CBQL GD, TTV và CTVTT.
- 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về mặt lý luận Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý; QLGD; quản lý đội ngũ CTVTT; TT; TTGD; vai trò, vị trí, chức năng của TTGD, nguyên tắc quản lý công tác TTGD, yêu cầu đổi mới công tác TTGD trong điều kiện hiện nay. Đặc biệt, khai thác sâu các nội dung quản lý của Sở GD&ĐT về công tác TTGD, về quản lý đội ngũ CTVTT, từ đó xác định rõ vai trò quản lý của Sở GD&ĐT trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ CTVTT. Đây chính là những định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp nhằm đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT. 1.2. Về mặt thực tiễn Qua khảo sát và phân tích thực trạng các nội dung quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đối với công tác TTGD. Bên cạnh những điểm mạnh, công tác TTGD của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên còn có những bất cập và luận văn cũng đã chỉ ra những nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trọng tâm là công tác quản lý của Sở GD&ĐT còn nhiều tồn tại, hạn chế. Từ thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đối với công tác quản lý đội ngũ CTVTT, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần giúp Sở GD&ĐT nghiên cứu, quản lý tốt công tác quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả TT. Luận văn đã đề ra 6 biện pháp cơ bản sau: - Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục. - Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. - Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở GD&ĐT. - Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra. - Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra. - Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra.
- 23 6 biện pháp trên có mối quan hệ biến chứng với nhau, và thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách chặt chẽ, có hệ thống và đồng bộ. Qua khảo nghiệm cho thấy: các biện pháp đều mang tính thực tiễn, cần thiết, khả thi và trong chừng mực nào đó phù hợp với quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. Tuy nhiên khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thực tế để đạt được kết quả mong đợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ TT hàng năm, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn các Sở GD&ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với TT tỉnh và Sở Nội vụ, trình UBND tỉnh để kiện toàn tổ chức TT, bố trí biên chế cho cơ quan TT Sở đảm bảo ít nhất 10% biên chế cơ quan Sở; CTVTT 15% tổng biên chế CB - GV trong đó có TTV có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đây không phải là văn bản pháp quy, nên mỗi địa phương thực hiện mỗi khác, phần lớn là không thực hiện theo hướng dẫn trên. Do vậy, để lực lượng Thanh tra, CTVTT đủ mạnh nhằm thực thi tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản pháp quy quy định cụ thể về biên chế và cơ cấu của Thanh tra Sở, CTVTT để các địa phương thực hiện thống nhất và có hiệu quả hơn. - Đề nghị bổ sung Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006: khi thanh tra toàn diện trường học, trong phần đánh giá nhà trường cần phải có xếp loại mới có tác dụng động viên, khuyến khích các đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Chỉ tiêu TT 25% trường học và 20% GV hằng năm là quá cao, cần phải điều chỉnh thấp hơn để có điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả TT. Trong khi đó lại quy định lực lượng CTVTT 15% tổng biên chế CB GV trong đó có CTVTT có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính là quá thấp khó hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì thống nhất, phối hợp và phân định giữa các kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh và Thanh tra Sở GD&ĐT để tránh chồng chéo, trùng lặp làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của đối tượng TT. 2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên - Quán triệt cho toàn Ngành nhận thức đúng đắn về công tác TT. Trong phạm vi quyền hạn của Sở GD&ĐT cần quy định nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ
- 24 khen thưởng động viên TT chuyên trách, CTVTT để thu hút CBQL giỏi và GV giỏi tham gia công tác TTGD. - Chỉ đạo công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng đội ngũ TT phải gắn liền với đề án chất lượng đội ngũ GV và CBQL của ngành, yêu cầu đầu tiên là bố trí đủ số lượng và cơ cấu TTV chuyên trách của Sở và CTVTT Sở GD&ĐT. - Quan tâm đầu tư thiết bị nghiệp vụ, tạo điều kiện làm việc cho cán bộ TT. Chỉ đạo các Sở chuyên môn trong tỉnh phối hợp nhịp nhàng công tác TT với kiểm tra, kịp thời xử lý các kiến nghị của TT. Động viên kịp thời những cố gắng, nỗ lực trong đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm. Tạo điều kiện cho đội ngũ TT giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương làm tốt công tác TT. - Tăng cường mở rộng đào tạo, bồi dưỡng CTVTT về nghiệp vụ thanh tra. - Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TT đặc biệt đối với đội ngũ CTVTT để kịp thời điều chỉnh hoạt động của CTVTT cho phù hợp với yêu cầu quản lý. - Tích cực tham mưu với UBND tỉnh tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh tra và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTVTT. 2.4. Đối với cộng tác viên thanh tra - Cần tích cực rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những thông tin, công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác TTGD. - Sắp xếp công việc hợp lý để có thể vừa hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của một CTVTT.